Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh sản2 của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 66 trang thiennha21 19/04/2022 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh sản2 của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kha_nang_sinh_san2_cua_ga_long_xuoc_dan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu khả năng sinh sản2 của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ LÔNG XƯỚC ĐÀN HẠT NHÂN THẾ HỆ 2 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ LÔNG XƯỚC ĐÀN HẠT NHÂN THẾ HỆ 2 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47– TY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Minh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập tại cơ sở và ở trường, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. Để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình dạy dỗ giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Lê Minh đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này. Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người đã luôn giúp đỡ em trong thời gian qua Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Phương
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Lịch dùng vắc xin và thuốc thú y cho gà sinh sản giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi 29 Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn 20 – 38 tuần tuổi 29 Bảng 4.1. Quy trình tiêm vắc xin và sử dụng thuốc thú y phòng bệnh cho gà Lông Xước 36 Bảng 4.2. Khối lượng của gà sinh sản qua các giai đoạn tuổi (g) 38 Bảng 4.3. Tuổi thành thục tính dục của gà Lông Xước 39 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước 41 Bảng 4.5. Khối lượng và chất lượng trứng của gà Lông Xước 38 tuần tuổi 43 Bảng 4.6. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở trứng gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 46 Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lông Xước 47
  5. iii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Hình 4.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ trứng của gà Lông Xước giai đoạn 20-38 tuần 42
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa diễn giải 1 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 NQ-HĐND Nghị quyết- hội đồng nhân dân 3 TLCD Tích lũy cộng dồn 4 TTTA Tiêu thụ thức ăn 5 NST Năng suất trứng 6 Cs Cộng sự 7 Nxb Nhà xuất bản 8 TĂ Thức ăn
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm 3 2.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm 6 2.1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà 10 2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 10 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm 16 2.1.6. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ 19 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trong nước 23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đối tượng nghiên cứu 28 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
  8. vi 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: 28 3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 21/11/2018 – 26/5/2019 28 3.3. Nội dung thực hiện 28 3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất 28 3.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước 28 3.4.2. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 30 3.4.3. Phương pháp theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của gà Lông Xước 30 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng: 30 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 31 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Công tác phục vụ sản xuất 32 4.1.1. Công tác vệ sinh thú y khu vực trại chăn nuôi 32 4.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng gà Lông Xước 32 4.1.3. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc thú y 35 4.1.4. Công tác điều trị bệnh 37 4.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 38 4.2.1. Nghiên cứu khối lượng cơ thể gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 38 4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 39 4.2.2.2 Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 1.Kết luận 49 1.1. Về công tác phục vụ sản xuất 49
  9. vii 1.2. Về khối lượng cơ thể gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi 49 1.3. Về kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 49 2. Đề nghị 50 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống lâu đời, đã và đang góp phần quan trọng cải thiện kinh kế của hàng triệu nông dân. Hàng năm, ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp 18 - 20% tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ 75 - 76%), bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm còn cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hoàn chỉnh đó là trứng gia cầm. Vốn có nhiều truyền thống trong chăn nuôi, song hành với tiến độ hội nhập của cả nước, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp, dịch bệnh nhiều, do yếu tố thích nghi nên một số giống gà nhập ngoại thường có sức chống chịu bệnh tật kém và một số chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong điều kiện đó một số giống gia cầm địa phương đang được chú trọng khôi phục và phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. Gà Lông Xước là giống gà bản địa mới được phát hiện ở một số huyện như: Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh - tỉnh Hà Giang. Giống gà này có đặc điểm: lông xước ngược toàn thân như lông nhím; hình dáng thon, nhỏ, nhanh nhen, chắc khỏe. Chúng có chất lượng thịt ngon, có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao của tỉnh Hà Giang. Trọng lượng lớn nhất của gà Lông Xước là 4 - 5kg và mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60 quả trứng. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về giống gà này và chưa có công bố cụ thể về thực trạng của giống gà này ở tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở lưu giữ đàn hạt nhân gà Lông Xước đã được chọn lọc qua 1 thế hệ, chúng em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh sản
  11. 2 của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” để có cơ sở khoa học đánh giá về khả năng sinh sản của giống gà này. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ xuất phát thế hệ 2 được nuôi giữ tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về khả năng sinh sản của gà Lông Xước hạt nhân thế hệ 2. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2; từ đó đưa ra đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản của đàn hạt nhân thế hệ tiếp theo.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm 2.1.1.1. Các dẫn xuất của da gia cầm Lông là dẫn xuất của da, là một đặc điểm di truyền của giống, có ý nghĩa phân loại và ý nghĩa kinh tế. Gà con mới nở có lông tơ che phủ, cùng với sự sinh trưởng của gia cầm non, lông tơ dần dần được thay thế bằng lông cố định. Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện mức độ mọc lông sớm hay muộn, biểu hiện theo một nhịp điệu có tính di truyền. Tốc độ mọc lông liên quan chặt chẽ đến cường độ sinh trưởng, những gia cầm lớn nhanh thì tốc độ mọc lông nhanh (Brandsch và Billchel H.1978) [2]. - Mỏ: Có nguồn gốc vảy sừng, ngắn, cứng và chắc. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng sản xuất thấp. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, gà da đen thì mỏ cũng tối màu. Ở gà mái màu sắc này cũng bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng. Mỏ gà cần chắc chắn và ngắn. - Chân: Được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Bàn chân và ngón chân bao phủ một lớp vảy sừng tương tự như mỏ. Gà có khoảng cách giữa hai chân rộng thường được ưa thích hơn vì chân đứng rộng chứng tỏ thân rộng. Gà có chân chữ bát, các ngón cong và bộ xương khuyết tật không nên dùng làm giống. Chân gà có 4 ngón (trừ gà ác chân có 5 ngón). Chân thường có vuốt và cựa. Cựa là một đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, có ở gà trống. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài. 2.1.1.2. Hình dáng và kích thước các chiều đo Tùy mục đích sử dụng, các dòng gà được chia thành 3 loại hình: hướng trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà hướng trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà hướng thịt có thân hình to, thô, cổ
  13. 4 dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn. Gà kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng - thịt hoặc thịt - trứng. 2.1.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu gà Máu là một trong những mô biệt hóa cao nhất ở dạng lỏng, lưu thông trong huyết quản, là nguồn gốc của tất cả các dịch thể, có ảnh hưởng sâu sắc đến các tổ chức, cơ quan trong cơ thể sống, là nội mô của cơ thể. Khi lưu thông huyết quản của vòng tuần hoàn lớn, máu thực hiện các chức năng sinh lý: tham gia vận chuyển sinh dưỡng và chất thải trong quá trình trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất khí O2 và CO2 cho quá trình hô hấp mô bào. Nhiệm vụ bảo vệ cơ thể là do các dạng protein miễn dịch, các kháng thể (phetixitin, inglutinin ) tồn tại trong huyết thanh, bạch cầu là phòng tuyến bảo vệ vững chắc sự xâm nhập của vi khuẩn. Cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể, tạo một hệ thống đệm rất hoàn chỉnh và hoạt động linh hoạt. Hồng cầu ở gia cầm có hình bầu dục, lồi hai mặt, có nhân nhỏ. Hồng cầu là loại tế bào có nhiều nhất trong máu, có chức năng vận chuyển khí O2 và CO2. Số lượng hồng cầu và kích thước của nó phụ thuộc vào loài giống, mùa vụ, tuổi của gia cầm. Số lượng hồng cầu gà con dưới 5 ngày tuổi 2,3 triệu/mm3. Đến 3 - 4 tháng tuổi số lượng hồng cầu đạt tới mức như ở gia cầm trưởng thành 3 - 4 triệu mm3. Trong hồng cầu có 60 % là nước và 40 % là vật chất khô. Trong vật chất khô có 90 - 95 % là hemoglobin, 3 - 8 % các protein khác, 0,5 % lexitin, 0,3% cholesteron, các muối kim loại chủ yếu là muối kali. Hồng cầu tăng khi con vật bị trở ngại về hô hấp (viêm phế quản, khí quản ) hoặc máu giảm trạng thái lỏng (ỉa chảy, tăng mô huyết ). Hemoglobin (Hb) chiếm 9 - 14 % trong máu động vật khỏe mạnh. Hemoglobin là một chromoprotein có cấu tạo globin (96%) và nhóm Hem (4%), kết cấu của nhóm Hem có nhân sắt (Fe) làm cho máu có màu đỏ, cũng như đồng (Cu) trong hemoxiamin làm máu loài nhuyễn thể có màu xanh da
  14. 5 trời và Magie (Mg) trong chlorophyll làm cho lá cây có màu lục. Globin có bản chất protein nên hemoglobin mang tính đặc trưng cho loài. Hàm lượng hemoglobin còn đánh giá chất lượng của máu, mặc dù số lượng hồng cầu ít nhưng hàm lượng hemoglobin cao thì máu vẫn tốt. Hàm lượng hemoglobin trong máu gia cầm phụ thuộc vào tuổi và giống. Gà mái Leghorn 6,7g/100ml máu; gà mái trưởng thành 8,9 g/100ml máu; gà trống trưởng thành 10,2g/100ml máu. Bạch cầu là loại tế bào có nhân, có bào trứng được phân loại thành: bạch cầu có nhân, các nhân nằm ở nguyên sinh chất, tùy theo tính chất bắt màu của các nhân mà phân ra hạch cầu trung tính, toan tính, kiềm tính. Bạch cầu không nhân gồm: lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân. Chức năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể, chống lại những vi khuẩn xâm nhập vào máu và mô thông qua: phương thức thực bào, miễn dịch dịch thể (tiết kháng thể và làm ngưng kết kháng nguyên), miễn dịch tế bào (không tiết kháng thể, nhưng cố định được độc tố ngay trên bản thân nó). Thực bào là phương thức quan trọng nhất chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể, là chức năng chỉ yếu của bạch cầu có hạt. Còn bạch cầu không hạt như: lâm ba cầu (lymphocytes) thì tham gia quá trình miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gọi là công thức bạch cầu. Khi sinh trưởng cơ thể thay đổi, công thức bạch cầu cũng biến đổi, dựa vào đó để chẩn đoán lâm sàng. Bạch cầu trắng khi có bệnh nhất là chứng viêm, nhiễm trùng ở nơi có nhiều mầm bệnh. Bạch cầu là những tế bào có kích thước lớn hơn hồng cầu nhưng số lượng ít hơn nhiều lần so với hồng cầu. Số lượng bạch cầu của gà trong 1mm3 máu là 40 (20 - 60) nghìn. Số lượng bạch cầu phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, tình trạng sức khỏe, đặc điểm giống, loài và các nguyên nhân khác. Ngoài các chỉ tiêu sinh lý máu như hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin còn các chỉ tiêu khác như: đông máu, lắng máu, thể tích hồng cầu, sức kháng thẩm
  15. 6 thấu của hồng cầu, công thức bạch cầu cũng rất quan trọng. Trong chăn nuôi thú y có ý nghĩa xác định giống, chọn và lai tạo giống, trong chẩn đoán lâm sàng cũng có ý nghĩa quan trọng. 2.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm 2.1.2.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản, mọc lông, tăng trưởng thịt, đẻ trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng cũng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể qui định. Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [1] các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng.v.v. Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen này hoạt động theo 3 phương thức: - Công gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen - Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một locus - Át gen (I) hiệu ứng do tương tác của các gen không cùng 1 locus Hiệu ứng cộng gộp (A) là các giá trị giống thông thường (general breeding value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng trội (D) và át gen (I) là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị giống đặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và sai lệch môi trường qui định. Những giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minon gen) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sản xuất là một
  16. 7 ví dụ (Nguyễn Văn Thiện, 1996) [19]. Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hương rất lớn bởi các yếu tố tác động của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền nhưng nó tác động làm phát huy hay kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng được qui định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau: P = G + E Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen, E là sai lệch môi trường. Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Từ đó, G cũng có thể biểu thị theo: G = A + D + I Trong đó: G là giá trị kiểu gen, A là giá trị cộng gộp, D là giá trị sai lệch trội, I là giá trị sai lệch tương tác. Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. Có 2 loại môi trường chính: - Sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng - Sai lệch môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể được xác định bởi kiểu gen từ 2 locut trở lên có giá trị là: P P= G + E Trong đó: G = A + D + I; E = Eg + Es, suy ra P = A + D + I +Eg + Es Trên cơ sở đó cho thấy, các giống gia cầm, cũng như các sinh vật khác, con cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào
  17. 8 đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung (Χg), mức độ biến dị (CV%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v 2.1.2.2. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các tính trạng số lượng như tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng. * Tuổi thành thục sinh dục Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển và hoàn chỉnh, độ thành thục sinh dục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, tuổi đẻ này được tính toán dựa trên số liệu của từng gia cầm, do vậy mà nó phản ánh được mức độ biến dị của tính trạng. Đối với quần thể không theo dõi được cá thể thì tuổi thành thục về tính được tính khi toàn bộ đàn có tỷ lệ đẻ đạt 5%. Tuổi thành thục sinh dục có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn trong chọn giống gia cầm, tuy nhiên tuổi thành thục lại có tương quan với khối lượng cơ thể. Khi chọn lọc tăng khối lượng cơ thể thì tuổi thành thục cũng tăng theo và ngược lại khi chọn lọc giảm khối lượng cơ thể thì tuổi thành thục cũng giảm theo. * Năng suất trứng Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của một gia cầm mái trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó phản ảnh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc
  18. 9 điểm của cá thể. * Khối lượng trứng Khối lượng trứng cũng là một tính trạng số lượng do nhiều gen có tác động cộng gộp qui định, nhưng đến nay người ta cũng chưa xác định được số lượng gen qui định tính trạng này. Sau sản lượng trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn bố mẹ. Khối lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao, nên có thể đạt được mục đích nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc. Ngoài các yếu tố về di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như: chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm. Khối lượng trứng mang tính đặc trưng của từng loài và tính di truyền cao. Hệ số di truyền của tính trạng này là 0,48 - 0,8 (Brandsch và Billchel (1978) [2]. * Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [13], Nguyễn Trọng Thiện (2008) [21] sức sản xuất trứng chỉ sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau; các gen qui định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Sản lượng trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ. Sức đẻ trứng của gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp bóng, tuổi thành thục sinh dục. * Khả năng thụ tinh và ấp nở Tỷ lệ trứng có phôi ở gia cầm là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng sinh sản của con trống và con mái. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng, ghép đôi giao phối Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống của gia cầm non. Đối với những trứng có chỉ số hình thái chuẩn, khối lượng trung bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Khả năng ấp nở phụ thuộc vào chất lượng trứng, tỷ lệ phôi, kỹ thuật ấp nở
  19. 10 Nghiên cứu khả năng ấp nở của trứng gà, các tác giả cho biết tỷ lệ trứng được thụ tinh, tỷ lệ nở gà loại 1 phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường. Trong điều kiện phối giống tự nhiên, đặc tính phối giống của gà trống là rất quan trọng. Các dòng gà nặng cân có tỷ lệ giao phối và thụ tinh kém so với dòng gà nhẹ cân, sự khác nhau này là do tính năng đạp máu của dòng gà nặng cân kém dòng gà nhẹ cân. Nguyễn Quý Khiêm (2003) [12] nghiên cứu gà Tam Hoàng cho biết, trứng có khối lượng 45g - 55g có tỷ lệ nở/trứng ấp và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt tương ứng là 84,09 % - 86,46% và 86,95 % - 88,89%, cao hơn trứng có khối lượng dưới 45g và trứng có khối lượng trên 55g lần lượt là 7,41% - 9,06%; 12,35 - 13,45%. 2.1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà Tỷ lệ nuôi sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đề đánh giá sức sống của gia cầm. Ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch và Billchel, 1978) [2]. Khavecman (1972) [11] cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống gia cầm còn phụ thuộc vào sức sống của đàn gà bố mẹ, gà mái đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gà con sẽ tốt và ngược lại. Đối với cơ thể sinh vật những phản ứng sinh lý trong phản ứng stress là tác động tương quan giữa gen và môi sinh, trong đó tất nhiên chịu ảnh hưởng vai trò của các quy luật di truyền đa gen, trội, lặn, giới tính v.v 2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 2.1.4.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm sinh sản * Cơ quan sinh dục đực: gồm tinh hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối. Tinh hoàn có hình ô van hoặc hạt đậu màu trắng hoặc hơi vàng; nằm phía trên thùy trước của thận, cạnh túi khí bụng. Khối lượng tinh hoàn phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của con vật. Cơ quan giao cấu có
  20. 11 cấu trúc khác biệt. Gai giao cấu nằm sâu ở dưới lỗ huyệt. Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra tương tự như ở gia súc. Tế bào sơ cấp bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất phát triển. Mỗi tinh bào thứ nhất lại chia thành tinh bào thứ hai, tiếp tục phát triển, sau đó hình thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng. Ở gà, một lần phóng tinh khoảng 0,6-2ml tinh dịch. Trong mỗi ml tinh dịch chứa 3,2 tỷ tinh trùng. Các phản xạ và cơ chế giao phối ở gia cầm giống động vật có vú nhưng thời gian để tinh trùng từ cơ quan sinh dục đực đến loa kèn rất lâu, khoảng 72-75 giờ (3 ngày). Tuy nhiên, tinh trùng gà sống được rất lâu trong đường sinh dục cái. * Cơ quan sinh dục cái: gồm buồng trứng và ống dẫn trứng. - Buồng trứng: có chức năng tạo lòng đỏ, nằm bên trái xoang bụng, được giữ bằng màng bụng, hình dạng và kích thước buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm. Ở gà 1 ngày tuổi, buồng trứng có kích thước 1-2 mm, khối lượng đạt 0,03 g. Đến 4 tháng tuổi, buồng trứng có dạng hình thoi, khối lượng đạt 2,66g. Gà ở thời kỳ đẻ, buồng trứng hình chùm nho chứa nhiều tế bào trứng, có khối lượng 45-55g. Gà dò và gà đẻ thay lông có khối lượng buồng trứng là 5g. Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) [15], sự phát triển của mỗi tế bào trứng gồm 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Thời kỳ tăng sinh: trước khi bắt đầu đẻ trứng, đếm được 3500 - 4000 tế bào trứng ở buồng trứng gà mái. Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và nguyên sinh chất. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào. Thời kỳ sinh trưởng: tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong khoảng thời gian 3-14 ngày, lòng đỏ chiếm 90-95% khối lượng của tế bào trứng. Thành phần gồm: protit, photpholipit, mỡ trung hoà, các chất khoáng và vitamin. Lòng đỏ tích lũy mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi
  21. 12 trứng rụng. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa lòng đỏ chứa đầy lympho. Trong đó, noãn hoàng bơi tự do và các cực của nó nằm theo lực hướng tâm-cực anivan (cùng đĩa phôi) hướng lên trên, cực thực vật hướng xuống dưới. Đường kính lòng đỏ khoảng 35-40mm. Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành trứng): lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào không có liên kết với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng. Cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy dịch. Bên ngoài follicun giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chin dần làm buồng trứng trở về hình dạng ban đầu. Các follincun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch follicum và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục. Đó là quá trình xảy ra một lần trong ngày. Có trường hợp đặc biệt, có hai hoặc ba tế bào trứng cùng rụng một lúc. Trường hợp quả trứng của ngày hôm trước đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới xảy ra quá trình rụng trứng. - Ống dẫn trứng: Là một phần hình ống. Ở đó xảy ra sự thụ tinh tế bào trứng và kết thúc ở lỗ huyệt. Ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng. Trứng lưu lại trong ống dẫn trứng 23 - 24 giờ. Kích thước ống dẫn trứng thay đổi theo tuổi và hoạt hóa chức năng hệ sinh dục. Khi thành thục sinh dục, ống dẫn trứng trơn, thẳng, có đường kính đồng nhất trên chiều dài ống. sau khi gà đẻ quả trứng đầu tiên, ống dẫn trứng có chiều dài 68cm, khối lượng 77g. Khi đẻ với cường đọ cao, chiều dài tăng tới 86 - 90cm, dường kính 10cm. Ở gà không đẻ trứng, ống dẫn trứng có chiều dài 11 - 18cm, đường kính 0,4 - 0,7cm. Khi gia cầm thành thục, ống dẫn trứng gồm các phần : phễu, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.
  22. 13 Phễu: Phần mở rộng hình loa kèn ở đầu ống dẫn trứng dài 4 – 7cm, đường kính 8 - 9cm, nằm ở dưới buồng trứng. Bề mặt liêm mạc phễu gấp nếp, không có tuyến. Lớp niêm mạc cổ phễu có tuyến hình ống. Chất tiết của nó tham gia vào tạo trứng và hình thành dây chằng lòng đỏ. Tại đây, trứng được thụ tinh nếu gặp tinh trùng. Trứng dừng ở đây khoảng 20 phút. Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng, có thể dài tới 20 - 30cm. Niêm mạc phần này có nhiều tuyến hình ống như cổ phễu tiết ra lòng trắng đặc, hình thành dây chằng lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng. Trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ. Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm. Các tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và chất hạt hình thành nên màng dưới vỏ gồm hai lớp. Hai lớp này tách nhau ra tại đầu lớn của vỏ trứng tạo nên buồng khí. Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua màng này đi vào lòng trắng. Trứng rừng ở đây 60 - 70 phút. Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, dài 8 - 12cm. Tuyến vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng. Nó thẩm thấu qua màng vỏ đi vào trong làm tăng khối lượng lòng trắng. Một số tuyến ở tử cung tiết ra chất dịch tạo vỏ trứng diễn ra chậm chạp. Trứng dừng lại ở đây khá lâu, khoảng 18 - 20 giờ. Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra ngoài cơ thể. Thành âm đạo có nhiều lớp lớn. Niêm mạc nhăn nhưng không có các tuyến hình ống. Mép biểu mô của âm đạo tiết ra chất dịch tham gia hình thành lớp màng keo trên vỏ. Trứng đi qua phần âm đạo rất nhanh. 2.1.4.2. Khả năng sinh sản ở gia cầm Trong chăn nuôi gia cầm, khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất của một con giống hoặc một dòng nào đó. Khả năng sản xuất của gà không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, khối lượng lúc giết thịt mà còn phụ thuộc vào khả năng sinh sản, số lượng trứng, số lượng gà con trên một đầu mái.
  23. 14 Theo Brandsch và Bichel (1978) [2], thì sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố: - Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục; - Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng; - Tần số thể hiện bản năng đòi ấp; - Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông; - Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (tính ổn định sức đẻ). Các yếu tố trên do gen di truyền của từng giống gia cầm quy định. Để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm, người ta dựa vào chỉ tiêu đầu và năng suất trứng. Khối lượng trứng bình quân theo các tháng. Chambers (1990) [29] cho biết: khối lượng trứng thường tăng đến cuối chu kỳ đẻ trứng. Nhiều tác giả cho rằng, giữa khối lượng trứng và sản lượng trứng có tương quan âm. - Tuổi đẻ đầu: Tuổi đẻ quả trứng đầu là thời điểm đàn gà đã thành thục về tính. Tuổi đẻ đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, hướng sản xuất, kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, đặc biệt là chế độ chiếu sáng. Tuổi đẻ đầu đánh giá sự thành thục về tính của đàn gà. Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Sự thành thục về tính sớm hay muộn có lien quan chặt chẽ tới sự tăng khối lượng cơ thể cũng như sự hoàn thiện tới các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Những giống gia cầm có tầm vóc nhỏ thường có tuổi thành thục sớm hơn những con có tầm vóc lớn. Trong cùng một giống, cá thể nào được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện khí hậu và chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ thành thục sớm hơn. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh, tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn. Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh sản. Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm tại đó, đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%
  24. 15 - Năng suất trứng: Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản suất, khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng, mùa vụ, tuổi, độ béo, thể trọng và đặc điểm của cá thể. Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng như nhau, năng suất đẻ của các cá thể trong cùng một giống khác nhau. Giữa các cá thể có sự chênh lệch khá lớn so với chỉ tiêu trung bình của cả đàn. Các giống gà khác nhau thì khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Năng suất trứng gia cầm phụ thuộc vào tuổi; năng suất trứng của gà ở năm thứ nhất cao hơn so với năm thứ hai. Nhiệt độ môi trường xung quanh liên quan mật thiết với sản lượng trứng. Nếu nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp đều làm cho sản lượng trứng giảm. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp nhất cho gà đẻ là 14 – 22oC. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng được đánh giá qua cường độ và thời gian kéo dài sự đẻ. Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào có tỷ đẻ cao và kéo dài thời kỳ sinh sản thì chứng tỏ là giống tốt. Nếu chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Gà chăn thả có tỷ lệ đẻ thấp trong vài tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và thấp ở cuối thời kỳ sinh sản. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chế độ chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các đợt đẻ, gà thường có khoảng thời gian thường ấp. Các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,
  25. 16 Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, dinh dưỡng, khối lượng trứng quyết định chất lượng trứng, giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng cơ thể và sức sống của gà con. Brandsch H. và Bichel H. (1978)[2] cho rằng hiện nay chưa có cách nào để tăng khối lượng trứng mà không đồng thời tăng khối lượng cơ thể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân phải hạn chế khối lượng trứng ở mức 55-60g để phù hợp với sinh lý của gà và kỹ thuật ấp nở. Ngoài ra tăng khối lượng trứng còn làm tăng tiêu tốn thức ăn. Theo Lochus và Starstikov (1979) thì trứng gia cầm khi bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành. Theo Awang (1984) thì khối lượng trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài và chiều rộng của quả trứng cũng như khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng (dẫn theo Trần Huê Viên, 2011) [27] Theo Trương Thúy Hằng, khối lượng trứng của gia cầm thuộc nhóm tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều gen, đặc biệt là gen liên kết với giới tính. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [26], trong cùng một độ tuổi, khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị năng lượng giảm dần. Khối lượng gà con khi nở bằng 62-78% khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các giống khác nhau là khác nhau. 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm Sức sản xuất trứng của gia cầm là đặc điểm phức tạp và biến động. Nó chịu ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài như: giống dòng, sự phát triển, tuổi, trọng lượng cơ thể, trạng thái sức khỏe, sự thay lông, bản tính ấp bóng, tuổi thành thục, cường độ và sức bền để trứng, chu kỳ và nhịp độ đẻ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chọn lọc, thức ăm, mùa vụ,
  26. 17 - Giống, dòng Giống, dòng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức sản xuất của gia cầm. Các giống dòng gia cầm khác nhau thì sản lượng trứng cũng khác nhau. Nếu dòng nào được chọn lựa tốt thì khả năng sản xuất trứng sẽ cao hơn. Giống, dòng gia cầm là yếu tố quyết định đến khả năng sản xuất trứng. Về sản lượng trứng, những dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15-30%. Sự phát triển của cơ thể cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng. Các cá thể thành thục sớm hay muộn hơn bình thường đều do sản lượng trứng thấp. - Tuổi gia cầm Tuổi gia cầm có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng, sản lượng trứng giảm dần theo tuổi. Ở gà, sản lượng trứng trung bình năm thứ hai giảm 15- 20% so với năm thứ nhất. - Tuổi thành thục Tuổi thành thục có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó là đặc điểm di truyền của cá thể. Sản lượng trứng 3-4 tháng đầu tiên tương quan thuận với sản lượng trứng cả năm. - Mùa vụ Mùa vụ có ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt. Ở nước ta, sức đẻ trứng ở mùa hè giảm xuống nhiều so với mùa xuân, đến mùa thu lại tăng lên. - Nhiệt độ môi trường xung quanh Liên quan mật thiết tới sản lượng trứng. Ở nước ta, nhiệt độ nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là 14-22oC. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm cần phải huy động năng lượng chống rét và trên giới hạn cao thì gia cầm sẽ thải nhiệt nhiều qua hô hấp. - Ánh sáng Ánh sáng có ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm, nó được xác
  27. 18 định qua thời gian và cường độ chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng yêu cầu của gà đẻ là 12-16 giờ/ngày. Có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để đảm bảo thời gian và cường độ chiếu sáng 3-3,5 w/m². Theo Letner và Taylor (1987) [30], thời gian gà đẻ trứng là 7-17 giờ nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể, số gà đẻ lúc 7-9 giờ đạt 17,7%; độ đẻ trứng của gà cao nhất vào lúc 8- 12 giờ, chiếm 60-70% số gà đẻ trứng trong ngày. - Cường độ đẻ trứng Cường độ đẻ trứng có liên quan mật thiết với sản lượng trứng. Cường độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại. - Chu kỳ đẻ trứng Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi gà đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm non bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau. Ở gà, chu kỳ đẻ trứng thường là một năm; nó có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng. - Thay lông Gia cầm nghỉ đẻ và thay lông sau mỗi chu kỳ đẻ trứng. Ở điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trong để đánh giá khả năng đẻ của chúng. Những con thay lông sớm và kéo dài (thường kéo dài tới 4 tháng) thường đẻ kém. Ngược lại, nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng. Ở gà, khi thay lông cánh, gà thường ngừng đẻ nhưng nó vẫn có khả năng đẻ khi thay lông ở các bộ phận khác. Những cá thể thay lông cánh chính nhanh có khả năng đẻ trứng cao. - Tính ấp bóng Con người đã sử dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật để hạn chế bản năng ấp bóng của gia cầm nhưng vẫn chưa xóa được bản tính tự nhiên này. Cá thể có bản năng ấp bóng kéo dài thì sản lượng trứng giảm.
  28. 19 2.1.6. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ được xác định trên nhu cầu duy trì, nhu cầu sinh trưởng đối với gà giai đoạn đầu đẻ, nhu cầu sản xuất trứng. - Nhu cầu năng lượng: gà đẻ sử dụng năng lượng cảu TĂ vào việc duy trì cơ thể, tạo trứng, sinh trưởng ở thời kỳ đầu và tích lũy mỡ. Sản lượng trứng càng cao thì nhu cầu năng lượng càng lớn. Năng lượng trong khẩu phần ăn quá cao thường gây các rối loạn trao đổi năng lượng, gan nhiễm mỡ, giảm năng suất trứng 30 – 40%. - Nhu cầu protein: Gà đẻ có nhu cầu protein và một số axit amin khá cao. Gà sử dụng protein để duy trì cơ thể, thay cũ đỏi mới các tế bào và tạo protit cho trứng. Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất đối với cơ thể. Tất cả những biểu hiện của sự sống đều gắn liền với protein mà không có một loại vật chất nào thay thế được. Do cơ thể động vật không tạo ra protein từ gluxit và lipit nên phải lấy đều đặn từ TĂ với số lượng đầy đủ theo tỷ lệ hợp lý. Để duy trì sự sống, cứ 1 kg thể trọng cần 3 g protein/ngày và tạo 100 g trứng cần 28 g protein vì trong 100 g trứng có 11,2 g protein, mà hiệu suất sử dụng protein trong TĂ để tạo trứng là khoảng 40 %. Nhu cầu protein cũng thay đổi theo tuổi và sức đề kháng của gia cầm. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015)[38], thì axit amin là thành phần chủ yếu của cơ thể, giữ một vai trò quan trọng trong chăn nuôi. - Nhu cầu khoáng: Ở gà mái đẻ, phần lớn canxi trong TĂ được sử dụng để tạo thành vỏ trứng. Vì thế, nếu trong TĂ thiếu canxi thì gà có thể ngừng đẻ trứng hoàn toàn. Cứ 1 quả trứng cần 2 g canxi nên yêu cầu hàm lượng khoáng trong khẩu phần ăn gà đẻ là 3,5 %. Gà thiếu canxi sẽ đẻ trứng vỏ mỏng hay trứng không vỏ. Ngoài ra, gà đẻ còn có nhu cầu về các nguyên tố khoáng đa vi lượng như: P, Mn, Zn, Cu, Co, I, các nguyên tố này có yêu cầu với số lượng ít nhưng cũng tham gia cấu tạo vỏ, làm bền vững trứng, tăng tỷ lệ có phôi và ấp nở.
  29. 20 - Nhu cầu nước: Nước trong cơ thể vừa là dung môi vừa là phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng. Cơ thể gà mái có tới 60 % là nước. Trong trứng hàm lượng nước là 66 %. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [14], thì gà tiêu thụ lượng nước gấp 2 – 3 lần so với lượng thức ăn hằng ngày. - Nhu cầu vitamin: vitamin tham gia hầu hết các phản ứng sinh hóa học trong cơ thể. Gà đẻ rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin. Thậm chí thiếu hụt một ít cũng làm giảm sức sản xuất của gà. Vitamin ảnh hưởng tới quá trình trao đổi protein, hydratcacbon, khoáng. Trong chăn nuôi, vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các vitamin A, D, E, C, K, B có vai trò quan trọng đối với gà sinh sản. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới Chăn nuôi gia cầm có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới. để cung cấp thịt. trứng cho bữa ăn hàng ngày của con người và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong các loại gia cầm thì gà là vật nuôi quan trọng hơn cả. FAO dự đoán: thập niên 2015 - 2025 là thập niên của sản xuất thịt gia cầm, lần đầu tiên trong tiên trong lịch sử ngành sản xuất thịt thế giới: Sản lượng thịt gia cầm toàn cầu đang đuổi kịp và vượt sản lượng thịt lợn. Sản xuất thịt gia cầm toàn cầu tiếp tục tốc độ tăng cao hơn so với thịt lợn và thịt trâu bò. Tới năm 2020 sản lượng thịt gia cầm toàn cầu sẽ đạt tương đương sản lượng thịt lợn và tới năm 2025, sẽ vượt sản lượng của thịt lợn 254 ngàn tấn. Năm 2015: 10 nước có sản lượng trứng trên 1 triệu tấn là: Trung Quốc: 29,990 triệu tấn; Hoa Kỳ: 5,786; Ấn Độ: 4,356; Mexico: 2,638; Nhật Bản: 2,521; Nga: 2,500; Brazil: 2,371; Indonesia: 1,387; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,045; Ucraina: 1,007 triệu tấn. Việt Nam đứng thứ 20 thế giới về sản xuất thịt gia cầm.
  30. 21 Do từ năm 2000, sản xuất thịt gia cầm liên tục tăng và tỷ lệ tăng cao hơn so với các loại thịt khác nên đến năm 2016, tổng sản lượng thịt gia cầm toàn cầu đã xấp xỉ tổng tống sản lượng thịt lợn (chỉ thấp hơn 200.000 tấn). Châu Á sản xuất tới 34 % tổng sản lượng thịt gia cầm thế giới. Các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Brazil đã sản xuất 68 triệu tấn, chiếm 58,56% sản lượng thịt gia cầm toàn cầu. Mặc dù Dịch cúm gia cầm đã gây tổn thất không nhỏ cho ngành nuôi gà lấy trứng ở nhiều nước, nhất là ở Hoa Kỳ và ở Trung Quốc, năm 2015, tổng sản lượng trứng gia cầm toàn cầu vẫn tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục là 70,8 triệu tấn với 1338 tỷ quả trứng, tăng 1,6% so với năm 2014 (tăng 1,11 triệu tấn). FAO dự kiến, sản lượng trứng toàn cầu sẽ đạt tới 100 triệu tấn năm 2035. So với năm 2000, sản lượng trứng toàn cầu 2015 đã tăng 38,7%, bình quân tăng 2,2 %/năm. Số lượng gà mái đẻ toàn cầu năm 2015 đạt 7,3 tỷ con; 1 tấn trứng tương đương 18.895 quả trứng; bình quân năng suất trứng/mái/năm toàn cầu đạt 183,8 quả. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sản xuất 60% sản lượng trứng gia cầm toàn cầu, luôn dứng đầu các khu vực về sản xuất trứng gia cầm. Gà Newhamshire có nguồn gốc ở bang Newhamshire. Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,3 - 3 kg; gà trống nặng 3,5 - 4 kg. Gà con chậm lớn (ở 10 tuần tuổi nặng khoảng 1,2 - 1,4 kg). Phẩm chất thịt thơm ngon, năng suất trứng đạt khoảng 200 - 220 quả /năm, trứng nặng khoảng 60g. Gà Newhamshire được sử dụng để tạo ra các giống gà chuyên trứng có sức sống cao. Hãng H&N International tạo ra giống gà “Brown Nick” có sản lượng trứng 60 tuần tuổi đạt 250 - 255 quả/mái, 80 tuần tuổi đạt 350 - 360 quả/mái, tỷ lệ đẻ đỉnh cao đạt: 94 - 95 % (24 - 28 tuần tuổi). Khối lượng trứng 63 - 64 g/quả, tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng (21 - 80 tuần tuổi): 2,05 - 2,10 kg; tỷ lệ
  31. 22 nuôi sống (18 - 80 tuần tuổi) là 93 - 96%. Khối lượng gà mái 18 tuần tuổi là 1,48kg; khối lượng gà 60 tuần tuổi 2,00 kg; khối lượng. Ở vùng Bắc Mỹ đã tạo ra giống gà Tetra Brown, gà có màu lông nâu đỏ, khối lượng gà mái lúc vào đẻ (18 tuần tuổi) là 1520g, sản lượng trứng đạt 311 quả/mái/72tuần tuổi, khối lượng trứng trung bình 63 - 64g/quả. Tại Cộng hoà Pháp hãng ISA đã tạo ra một số giống gà chuyên trứng có năng suất trứng cao như: ISA Brown và ISA White, Hisex Brown và Hisex White, Shever Brown và Shever White, Bovans Brown và Bovans White, Babcock Brown và Babcock White. Gà mái khối lượng lúc vào đẻ (18 tuần tuổi) là 1470 - 1500g, năng suất trứng/mái/80 tuần tuổi đạt 350 - 360 quả, khối lượng trứng trung bình 62 - 64g/quả. Với đặc điểm thuận lợi đó là sự di truyền màu sắc lông theo giới tính (autosex) nên các giống gà này được sử dụng trong công tác phân biệt trống mái theo màu lông khi gà con mới nở. điều này đã đem lại nhiều lợi ích như giảm chi phí thức ăn, công sức. Tại Mỹ, hãng Hyline tạo ra bộ giống gà chuyên trứng gồm bốn dòng: Variety Brown: có sản lượng trứng đến 65 tuần tuổi đạt 249 quả/mái, tỷ lệ đẻ đỉnh cao: 92 % (28 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng là 1,65 kg; tỷ lệ nuôi sống (19 - 65 tuần tuổi) là 91%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là 1,44 kg; con trống là 2,2 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,88 kg; con trống là 2,80 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 6,55 kg. Variety W - 36: năng suất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 262 quả/mái đầu kỳ, tỷ lệ đẻ đỉnh cao: 91% (27 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng là 1,48 kg; tỷ lệ nuôi sống (19 - 65 tuần tuổi) là 96%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là 1,20 kg; con trống là 1,56 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,59 kg; con trống là 2,12 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1 - 18 tuần tuổi là 5,58 kg. Như vậy ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất.
  32. 23 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trong nước Đến nay, Việt Nam đã tìm kiếm và thống kê được 93 giống vật nuôi bản địa, trong đó có đến 48 giống gia cầm (gồm có 32 giống gà, 9 giống vịt, 4 giống ngan và 3 giống ngỗng). Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi gia cầm mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Từ năm 1996, cùng với sự đổi mới kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi gia cầm có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều giống gia cầm có lông màu, năng suất trứng và thịt khá được nhập vào nước ta, thích hợp với chăn nuôi (thả vườn) trong gia đình như gà Tam Hoàng, Kabir, Lương Phượng, gà Ai Cập; các giống vịt siêu thịt (Super meat), siêu trứng. Sản phẩm gia cầm tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2000, sản lượng thịt 286,513 nghìn tấn, sản lượng trứng 3,708 tỷ quả. Năm 2003, sản lượng thịt 372,720 nghìn tấn và trứng 4,854 tỷ quả. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chăn nuôi gà với các giống địa phương vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (70%), các giống này chăn nuôi theo phương thức thả vườn cũng không ngừng phát triển và hiệu quả cũng ngày càng tăng với các giống địa phương như: Gà Ri, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Ác Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam, chúng ta đã thu thập được nhiều số liệu về giống vật nuôi truyền thống được nuôi ở các vùng miền, trong đó nhiều giống gia cầm số liệu đã được đưa và danh sách mục các giống Quốc gia và Quốc tế cụ thể như: Giống gà Ri: Địa bàn phân bố khắp cả nước, đặc biệt là đồng bằng Bắc bộ, miền Đông nam bộ. Là giống gà có tầm vóc nhỏ, tăng khối lượng chậm. Gà mái có màu vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, mào đơn. Gà trống có màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, mào đơn. Ở tuổi trưởng thành, con trống nặng từ 1,5 - 2 kg, con mái nặng 1,1 - 1,6 kg, sản lượng trứng từ 70 - 90 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 45 - 50g/quả Giống gà Hồ: Giống gà Hồ có nguồn gốc từ vùng Hồ (nay là làng Lạc
  33. 24 Thổ), thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đang ở trạng thái tối nguy hiểm (Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu và cs (2009) [23]. Nhưng với việc thực hiện công tác bảo tồn quỹ gen giống gà được mở rộng, thành lập được Hội khôi phục và phát triển giống gà Hồ, tổ chức bình tuyển và chọn gà theo đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất. Giống gà Mía: Là giống gà thịt nổi tiếng từ xưa đến nay, nó được lai tạo ra không rõ từ thời nào tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, nhưng nó được phát triển nhiều và còn giữ được những đặc trưng chủ yếu về giống chỉ được thấy ở thôn Mông Phu, xã Đường Lâm. Gà Mía có đặc điểm ngoại hình: Thân hình to lớn, gà Trống có lông chủ yếu màu “mận chín”, còn lại là màu đen, mào đơn, chân hơi cao và nhỏ hơn gà Đông Tảo. Gà mái có lông màu “lá chuối khô xám”, mắt tinh nhanh, da chân màu vàng nhạt. Đặc biệt nhất, gà mái sau khi đẻ được 3 - 4 tháng, lườn chảy xuống giống “yếm bò”. Đây là đặc điểm nổi bật của gà Mía khác với các giống gà khác. Gà Lông Xước: Là giống gà được phát hiện ở khu vực núi cao ở phía Bắc của huyện Đồng Văn, huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang. Chúng có bộ lông xù như lông nhím, không xẹp xuống như các giống gà khác, chất lượng thịt ngon, có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao; trọng lượng lớn nhất khoảng 5 kg, mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60 quả trứng. Gà Lông chân: Là giống gà mới được phát hiện tại huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang, chúng có đặc điểm: có nhiều lông ở chân ngay từ khi mới nở, chúng có lông ở gần bàn chân, các ngón chân tõe ra; chất lượng thịt ngon, có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao; trọng lượng lớn nhất khoảng 5 kg, mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60 quả trứng. Các giống gia cầm được bảo tồn đã được sử dụng làm nguyên liệu cho công tác chọn lọc giống và lai tạo. Nguyễn Huy Đạt và cs (2006) [6] tiếp tục nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm, kết quả cho thấy màu lông vàng rơm tăng cao
  34. 25 đạt 62,2%. Khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi gà mái đạt 1,24 - 1,26 kg/con; gà trống đạt 1,74 - 1,75 kg/con. Năng suất trứng tăng 4,5 quả/mái. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đạt 2,59 - 2,61 kg. Tỷ lệ nuôi sống cao 96,5%. Tỷ lệ thân thịt là 77,8%. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang có hiện tượng suy thoái và mất dần tính đa dạng di truyền của các giống gia súc, gia cầm truyền thống. Nhiều giống vật nuôi đang bị thoái hoá, lai tạp, thậm chí có một số giống bị tuyệt chủng. Tổ chức FAO cho biết, đe doạ lớn nhất đối với sự đa dạng các động vật nông nghiệp hiện nay chính là việc các nước nghèo đang nhập khẩu ồ ạt các giống vật nuôi cao sản nhưng chất lượng sản phẩm và khả năng thích nghi kém. Việc làm đó dẫn đến việc lai tạo hỗn loạn, không kiểm soát được, thậm chí là thay thế các giống địa phương quý hiếm. Đó là một hiểm hoạ về lâu dài. Cứ mỗi tuần có 2 loài bị biến mất và hiện có 1350 loài động vật nông nghiệp đang bị đe doạ tuyệt chủng (FAO, 2003). Hiện trạng ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Ở nước ta đàn gà phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng núi, trung du phía Bắc (27,5 %), vùng đồng bằng sông Hồng (24,7 %), vùng đồng bằng sông Cửu Long (15,6 %). Chăn nuôi gà cho đến nay vẫn chủ yếu chăn nuôi các giống gà nội (75 - 80 %) theo phương thức chăn thả tự do, tận dụng thức ăn (Nguyễn Duy Hoan, 1999) [9]. Tuy nhiên, gà nội chưa được tập trung chọn lọc, bị pha tạp, nhiều các giống, dòng chưa được xác định rõ ràng, các công trình nghiên cứu còn ít ỏi. Trong mấy năm gần đây nhà nước đã có chủ trương nghiên cứu và phát triển chăn nuôi các giống gà địa phương để bảo tồn quỹ gen vật nuôi và đảm bảo tính đã dạng trên toàn cầu. Để ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta vừa phát triển nhanh chóng vừa bền vững, bên cạnh việc nhập khẩu các giống gia cầm công nghiệp năng suất cao, chúng ta cần chú ý thống kê, khảo sát, bảo tồn và phát triển các giống gà địa phương của chính nước mình. Vì những giống gà này có chất
  35. 26 lượng thịt và trứng rất cao, thích nghi với điều kiện chăn nuôi địa phương. Hơn nữa, nước ta lại được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá là một trong những quê hương của các giốn gà nhà hiện nay trên thế giới. Các giống gà địa phương là nguồn gen rất quý trong việc thực hiện các công thức lai kinh tế có hiệu quả cao trong thời gian gần đây và đồng thời chuẩn bị nguyên liệu di truyền cho việc tạo ra các giống gia cầm mang thương hiệu Việt Nam trong tương lai. Việc nghiên cứu xác định khả năng sinh sản cũng như đặc điểm ngoại hình sẽ góp phần làm cơ sở trợ giúp cho công tác chọn giống, nâng cao năng suất, chất lượng của các giống gà nội của Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính vì nhận thức sâu sắc hiểm họa đang đến đối với các giống vật nuôi bản địa, từ năm 1989 đến nay, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã cho thực hiện đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi với nhiệm vụ: - Thu thập các dữ liệu đánh giá hiện trạng các giống địa phương nuôi, phát hiện và gìn giữ các đặc điểm di truyền quý giá. Đưa vào mạng máy tính các số liệu và hình ảnh của các giống địa phương. - Phân loại mức độ, nguy cơ của một số giống vật nuôi, đặc biệt chú ý các giống có nguy cơ tuyệt chủng để có hành động bảo tồn kịp thời. - Đưa vào sử dụng các gen tốt, các đặc tính tốt phục vụ cho người tiêu dùng thông qua các chương trình giống quốc gia. Đề nghị với nhà nước có chính sách bảo tồn nguồn gen vật nuôi. Huy động sức dân ở những vùng có con giống tham gia đóng góp cho công tác này trên ý thức chăm lo kinh tế và văn hóa của địa phương. - Xuất bản các tư liệu, sách về kết quả nghiên cứu để trao đổi trong và ngoài nước. Từ năm 1990 đến nay, dự án đã được tiến hành trên phạm vi cả nước, với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức. Kết quả là nhiều giống có đặc điểm di truyền độc đáo đã được bảo tồn.
  36. 27 Một thực trạng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan trong công tác bảo tổn giống ở nước ta nói chung (bảo tồn quỹ gen gà địa phương nói riêng) là tình trạng “xói mòn nguồn gen” - nguồn gen địa phương không bị tuyệt chủng mà bị lai tạp. Lý do của vấn đề này là do: sự thiếu quan tâm của cơ quan chức năng do kinh phí hạn hẹp, người dân thì chưa ý thức được giá trị của giống địa phương cũng như sự thờ ơ do hiệu quả kinh tế thấp mà con giống mang lại. Như vậy, nhìn chung công tác bảo tồn giống vật nuôi của nước ta cho thấy: Giống địa phương quý hiếm đang trong nguy cơ bị lai tạp hoặc tuyệt chủng trong khi đó các dự án lớn của Quốc gia phục vụ công tác bảo tồn giống không nhiều và rất nhiều khó khăn nảy sinh trong công tác bảo tồn. Vì vậy, mỗi địa phương cần có chương trình hành động góp phần thu thập, bảo tồn và phát triển giống vật nuôi địa phương nói chung và giống gà địa phương nói riêng.
  37. 28 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm đào tạo và nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 21/11/2018 – 26/5/2019 3.3. Nội dung thực hiện 3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất 3.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 3.3.2.1. Nghiên cứu khối lượng cơ thể gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 3.3.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 - Nghiên cứu tuổi thành thục sinh dục của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 - Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước giai đoạn 20 – 38 tuần tuổi - Đánh giá khối lượng và chất lượng trứng gà Lông Xước sinh sản - Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở trứng gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 - Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà Lông Xước sinh sản 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước Gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn sinh sản được bố trí theo dõi trong 3 lô thí nghiệm đảm bảo sự đồng đều về các yếu tố: giống, tuổi, tính biệt, thức ăn và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng; mỗi lô gồm 30 con. Thời gian theo dõi thí nghiệm: 20 tuần. Phương thức nuôi: bán chăn thả, cho ăn 2 bữa/ngày. Lịch dùng vắc xin phòng bệnh cho gà như sau:
  38. 29 Bảng 3.1. Lịch dùng vắc xin và thuốc thú y cho gà sinh sản giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi Tuần Loại vắc xin, thuốc thú y Phòng bệnh tuổi và cách sử dụng Bổ sung vitamin – khoáng (Aminovit) 21 Cúm gia cầm Vifluvac: tiêm gốc cánh 0,5 Phòng bệnh Cúm gia ml/con cầm 24 Mebendazol 10% Tẩy giun tròn Vắc xin ND + IB nhược độc đông khô: Phòng bệnh Newcastle 25 0,5 ml/com. Tiêm dưới da và viêm phế quản truyền nhiễm Vắc xin Newcastle hệ 1: 0,5 ml/con, tiêm 30 Phòng bệnh Newcastle dưới da Vắc xin cúm gia cầm vifluvac: 0,5 Phòng bệnh cúm gia 32 ml/con, tiêm cơ ức cầm Vắc xin ND + IB nhược độc đông khô: Phòng bệnh Newcastle 35 0,5 ml/com. Tiêm dưới da và viêm phế quản truyền nhiễm Giai đoạn 20 – 38 tuần tuổi, thức ăn của gà được sử dụng là thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ Con Cò C24 với định mức dinh dưỡng như sau: Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn 20 – 38 tuần tuổi Chất dinh dưỡng Đơn vị tính Định mức ME (Kcal/kg) 2.700 Protein thô % 17,5 Xơ thô % 7,0 Ca % 3,0 – 4,5 P tổng số % 0,5 – 1,1 Lysine tổng số % 0,9 Methinine + Cystine tổng số % 0,7
  39. 30 3.4.2. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 Khối lượng cơ thể gà được cân bắt đầu lúc 20 tuần tuổi vào thời điểm sau 15h00 trong ngày, cứ 4 tuần sau (1 tháng) lại cân để theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đến lúc 38 tuần tuổi. 3.4.3. Phương pháp theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của gà Lông Xước - Tỷ lệ đẻ: Hàng ngày đếm chính xác số lượng trứng đẻ ra và số gà mái đang nuôi. Tỷ lệ đẻ được xác định bằng công thức: Số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) Tỷ lệ đẻ (%) = x 100 Số gà mái có mặt trong kỳ (con) x Số ngày trong kỳ - Năng suất trứng (NST): Là số trứng đẻ ra trên số gà mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định. NST được tính theo công thức: Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) NST (quả/mái/tuần) = Số gà mái có mặt bình quân trong tuần (con) - Khối lượng trứng: Cân trứng qua các gia đoạn đẻ khi đàn đạt tỷ lệ đẻ 30%; 50%, đẻ đỉnh cao lúc 38 tuần tuổi, mỗi giai đoạn cân vào một ngày, giờ quy định, cân từng quả bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,01 gam. 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng: + Khối lượng trứng, lòng đỏ, lòng trắng, vỏ trứng được cân bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,01 gam Khối lượng lòng đỏ (g) Tỷ lệ lòng đỏ (%) = x 100 Khối lượng quả trứng (g) Khối lượng lòng trắng (g) Tỷ lệ lòng trắng (%) = x 100 Khối lượng quả trứng (g) Khối lượng vỏ (g) Tỷ lệ vỏ (%) = x 100 Khối lượng quả trứng (g) + Độ dày vỏ: Đo bằng thước Palme với độ chính xác 0,01 mm, đo tại 3 vị trí: Đầu lớn, đầu nhỏ và xích đạo (trung tâm).
  40. 31 + Chỉ số hình dạng được tính như sau: Đường kính lớn (D) (mm) Chỉ số hình dạng = Đường kính nhỏ (d) (mm) + Đơn vị Haugh (Hu): Là chỉ số của mối liên hệ giữa chiều cao của lòng trắng đặc và khối lượng trứng, được tính theo công thức: Hu = 100 log (H-1,7 W0,37 + 7,6) Trong đó: H là chiều cao lòng trắng đặc (mm) W là khối lượng trứng (g) + Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) được tính như sau: Tổng thức ăn thu nhận (kg) Tiêu tốn TA /10 quả trứng (kg) = x 10 Tổng số trứng được đẻ ra (quả) 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [20] với các tham số thống kê sau: * Số trung bình: * Sai số trung bình: * Hệ số biến dị: Cv ( % )
  41. 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng em đã tiến hành các công việc liên quan đến vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà Lông Xước nuôi tại trại chăn nuôi thuộc Trung tâm đào tạo và nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi. 4.1.1. Công tác vệ sinh thú y khu vực trại chăn nuôi Trước khi nhận gà vào nuôi 05 ngày, chúng em quét dọn sạch sẽ trong và ngoài chuồng, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát nước, phát quang toàn bộ cỏ và bụi cây xung quang dãy chuồng nuôi; nền chuồng, chuồng được dựng lưới phân từng ô chắc chắn, phun sát trùng bằng dung dịch Benkocid 0,5 – 1%; sau khi vệ sinh sát trùng xong, các ô chuồng được khóa cửa, kéo rèm và để trống chuồng 10 – 15 ngày trước khi đưa và vào nuôi. Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, chụp sưởi, quây úm, đèn sưởi, đều được cọ rửa sạch sẽ và phun sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào sử dụng. Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch được phun sát trùng sau khi dải, độ dày của đệm lót phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Khu vực úm gà phải đảm bảo vệ sinh, hệ thống các quây úm phải sạch sẽ, hệ thống đèn chiếu sáng và chụp sưởi phải đảm bảo đủ về số lượng và các yêu cầu kỹ thuật. 4.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng gà Lông Xước Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp: * Giai đoạn gà con: 0 – 8 tuần tuổi - Chuẩn bị úm gà
  42. 33 + Phòng úm và quây úm gà Nếu nhận gà con vào mùa nóng khi nhiệt độ bên ngoài trên 30oC thì không cần làm thêm phòng úm bên trong chuồng mà chỉ cần che kín bạt xung quanh là được. Nếu nhận gà con vào mùa lạnh khi nhiệt độ bên ngoài thấp thì bên trong chuồng cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà. Phòng úm được quây bằng bạt và có trần bên trên, bạt xung quanh có thể mở ra dễ dàng để điều chỉnh độ thông thoáng trong phòng úm. Quây được làm trong phòng úm nên làm hình tròn để tránh gà con dồn vào góc đè lên nhau. Độ rộng, hẹp của quây tùy vào số lượng gà nuôi. + Bố trí trong quây úm Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây, đảm bảo cho gà con dễ dàng tìm được thức ăn và nước uống. Như vậy, gà sẽ ăn được nhiều thức ăn hơn. Chụp sưởi: tùy loại thiết bị mà có thể treo ở giữa quây gà, treo cao 30 – 60 cm so với mặt nền hoặc đặt ở giữa quây gà. - Chăm sóc, nuôi dưỡng khi úm gà con + Yêu cầu về nhiệt độ Khi úm gà cần đảm bảo cho gà con luôn đủ ấm. Vì vậy, trước khi nhận gà con về cần sưởi ấm phòng úm trước 3 – 6 tiếng, tùy vào điều kiện nhiệt độ môi trường ngoài mà điều chỉnh nguồn sưởi và có thời gian sử dụng thích hợp. Thường xuyên kiểm tra theo dõi nhiệt độ trong quây bằng nhiệt kế hoặc quan sát biểu hiện của đàn gà để điều chỉnh nguồn nhiệt cho phù hợp. Nếu thiếu nhiệt, đàn gà sẽ nằm dồn lại bên dưới chụp sưởi, ít đi lại, ăn uống kém, kêu nhiều, thì cần bổ sung thêm nguồn nhiệt. Nếu quá nóng, gà nằm tản ra xa nhiệt, xung quanh vòng quây, há mỏ để thở; gà uống nhiều nước, ăn ít thì cần giảm bớt nguồn nhiệt. Nhiệt độ thích hợp thấy gà phân tán đều trong quây, đi lại, ăn uống bình thường.
  43. 34 + Cho gà con uống nước Khi gà mới nhận về cần cho uống nước ngay, bổ sung B. complex, glucoza. Chỉ pha 1/3 máng, gà uống hết lại tiếp tục pha để đảm bảo vệ sinh. Từ những ngày sau cho gà uống đủ nước sạch, máng uống phải vệ sinh thường xuyên. Gà từ 5 – 6 tuần cho uống bằng máng dài, máng nhựa cỡ lớn, máng có thể để bên ngoài hoặc bên trong chuồng tùy vào thiết kế. Tuy nhiên, không để gà nhảy lên làm nước rơi vãi nền chuồng. + Cho gà con ăn Gà con nhận về sau khi thả vào quây ổn định tiếp tục cho gà uống nước và sau 2 – 3 giờ thì cho gà ăn, máng ăn bằng khay tôn hoặc khay nhựa, mẹt tre, mẹt nứa Tùy vào độ to nhỏ của khay, mẹt mà bố trí số lượng cho đủ, điều quan trọng là khi cho ăn toàn bộ số gà con đủ chỗ ăn cùng một lúc. Khi cho ăn cần rắc một lượng thức ăn mỏng trên khay, mẹt để cho gà ăn hết lại rắc tiếp lần khác. Gà con úm 2 tuần đầu cần cho ăn 9 – 10 lần/ngày, trước khi cho ăn nên sàng loại bỏ phân và chất độn chuồng lẫn vào thức ăn cũ. Sau 2 – 3 tuần có thể tập và chuyển dần cho gà sang ăn bằng các loại máng tròn, cần đảm bảo đủ máng cho gà ăn. Máng ăn treo cao ngang tầm sống lưng gà và được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Từ tuần tuổi thứ 3 – 4 tùy thuộc vào khả năng thu nhận thức ăn và lượng thức ăn cần cung cấp cho gà mà giảm dần số lần cho ăn trong ngày cho phù hợp. * Giai đoạn gà dò 9 – 19 tuần tuổi Giai đoạn này gà được nuôi tách riêng trống mái và được ăn theo chế độ ăn thích hợp để đảm bảo gà đạt được khối lượng cơ thể chuẩn và độ đồng đều cao. Giai đoạn này, tùy thuộc vào thời gian thu nhận thức ăn mà cho ăn 2 – 3 lần/ngày, lượng thức ăn được đổ đều vào tất cả các máng để toàn bộ gà trong ô chuồng được ăn một lượng thức ăn đều nhau.
  44. 35 * Giai đoạn gà đẻ Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống và các dụng cụ khác theo yêu cầu. Không để gà bị khát nước vì nếu gà khát nước sẽ giảm tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng. Nền chuồng luôn khô và đảm bảo độ dày đệm lót nền chuồng đạt 10 - 15cm. Thường xuyên bổ sung đệm lót mới và vệ sinh sạch sẽ. Ổ đẻ được đưa vào chuồng nuôi trước tuổi đẻ đầu dự kiến khoảng 2 tuần để gà làm quen với tổ đẻ. Hạn chế gà đẻ xuống nền chuồng. Kiểm tra loại thải gà đẻ kém, không đẻ. Căn cứ vào tỷ lệ đẻ, khối lượng gà hằng tuần để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trứng được thu nhặt 3 - 4 lần/ngày để đảm bảo trứng không bị dập vỡ. Đối với gà Lông Xước sinh sản nuôi tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sử dụng thức ăn hỗn hợp của PROCONCO có thành phần dinh dưỡng: đạm 17,5%, xơ thô 7%, 3,0 - 4,5%, P tổng số 0,5 - 1,1%, năng lượng trao đổi 2700 Kcal/kg TĂ. 4.1.3. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc thú y Bên cạnh công tác vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng thì việc tiêm vắc xin và sử dụng thuốc thú y để phòng bệnh cho gà Lông Xước là hết sức quan trọng. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà Lông Xước. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà Lông Xước các lứa tuổi, chúng em đã thực hiện quy trình tiêm vắc xin và sử dụng thuốc thú y như sau:
  45. 36 Bảng 4.1. Quy trình tiêm vắc xin và sử dụng thuốc thú y phòng bệnh cho gà Lông Xước Thời điểm Loại vắc xin, Liều lượng, cách dùng Phòng bệnh sử dụng thuốc thú y Pha nước sinh lý 0,9%, tiêm Phòng bệnh 1 ngày tuổi Marek dưới da cổ 0,2 ml/con Marek Pha vào lọ vắc xin 10 ml nước Phòng bệnh 5 ngày tuổi Lasota lần 1 sinh lý mặn 0,9%, lắc tan và nhỏ Newcastle vào mắt 01 giọt Gumboro lần Pha với nước sinh lý mặn 0,9%. Phòng bệnh 7 ngày tuổi 1 Nhỏ miệng 4 giọt/con Gumboro Pha nước với liều 1 ml/lít nước, Phòng bệnh cầu 8 – 9 ngày Vicox Toltra cho uống trong vòng 3 giờ vào trùng tuổi buổi sáng Pha vào 1 lọ vắc xin 1 ml nước Phòng bệnh đậu sinh lý mặn 0,9%, dùng kim gà 10 ngày Vắc xin đậu chuyên dùng nhúng vào vắc xin tuổi ngập qua lỗ kim rồi đâm vào màng cánh của gà Cúm gia cầm 0,5 ml/con. Tiêm dưới da cổ Phòng bệnh cúm 14 ngày vifluvac phía trên gia cầm Pha vào lọ vắc xin 10 ml nước Phòng bệnh Vắc xin 18 ngày sinh lý mặn 0,9%, lắc tan và nhỏ Newcastle Lasota lần 2 vào miệng 2 giọt/con Pha vào lọ vắc xin 10 ml nước Phòng bệnh 21 ngày Gumboro lần sinh lý mặn 0,9%, lắc tan. Nhỏ Gumboro tuổi 2 vào mắt 1 giọt và mũi 01 giọt Pha nước với liều 1 ml/lít nước, Phòng bệnh cầu 22 – 25 Vicox Toltra cho uống trong vòng 2 giờ vào trùng ngày tuổi buổi chiều 28 ngày Nhỏ mắt 01 giọt/con Phòng bệnh Lasota lần 2 tuổi Newcastle 35 ngày Cúm gia cầm 0,5 ml/con, tiêm gốc cánh Phòng bệnh cúm tuổi Vifluvac 56 ngày Newcastle 0,5 ml/con, tiêm dưới da Phòng bệnh tuổi hệ 1 Newcastle 0,5 ml/con, tiêm cơ ức Phòng bệnh sưng Coryza phù đầu 15 tuần 0,5 ml/con, tiêm dưới da Phòng bệnh tuổi IB+ND Newcastle, viêm phế quản 18 tuần Newcastle 0,5 ml/con, tiêm dưới da cánh Phòng bệnh tuổi hệ 1 Newcastle
  46. 37 4.1.4. Công tác điều trị bệnh Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà thí nghiệm, chúng em luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện kịp thời gà có biểu hiện triệu chứng bệnh. Việc chẩn đoán được tiến hành thông qua quan sát triệu chứng và mổ khám bệnh tích để từ đó có hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập tại trại, chúng em phát hiện và điều trị một số bệnh thường gặp ở đàn gà đẻ như sau: * Bệnh bạch lỵ gà con Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà Lông Xước tại trại, ở giai đoạn gà úm thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện: mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, gà con tụ lại từng đám, phân tiêu chảy có màu trắng dính bết quanh lỗ huyệt. Mổ khám thấy gan, phổi sung huyết, có nhiều điểm hoại tử màu trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết. Trên cơ sở các triệu chứng và bệnh tích trên, chúng em chẩn đoán gà con bị bệnh bạch lỵ. + Điều trị: Getacostrim liều 1g/lít nước uống liên tục 3 – 4 ngày. Ampicoli liều 1g/lít nước uống liên tục 3 – 5 ngày kết hợp B.complex liều 1g/3 lít nước. + Kết quả: Số con điều trị: 15 con, khỏi 13 con; tỷ lệ khỏi đạt 86,67%. * Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) Mặc dù trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chúng em đã thực hiện quy trình phòng cầu trùng cho gà Lông Xước; tuy nhiên khi theo dõi vẫn thấy có một số gà có biểu hiện triệu chứng của bệnh cầu trùng như: kém ăn, lông xù, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, có màu sô cô la, có trường hợp phân có máu tươi. Mổ khám gà chết thấy niêm mạc ruột dầy lên, có nhiều điểm trắng, một số trường hợp có bệnh tích manh tràng sưng to, bên trong có máu tươi. Từ các biểu hiện trên, chúng em chẩn đoán gà bị bệnh cầu trùng và tiến
  47. 38 hành dùng thuốc cho cả đàn để điều trị cho những gà đang bị bệnh và điều trị dự phòng cho những gà có nguy cơ bị bệnh. + Điều trị: Anticoccid 1g/1 lít nước cho 5kg TT cho uống liên tục 5 - 7 ngày. + Kết quả: điều trị 121 con, hết triệu chứng: 118 con, tỷ lệ khỏi đạt 97,52%. 4.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 4.2.1. Nghiên cứu khối lượng cơ thể gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 Chúng em đã tiến hành cân khối lượng gà ở 3 lô thí nghiệm, mỗi lô 30 gà (trống: 04 con/lô, mái: 26 con/lô) bắt đầu lúc 20 tuần tuổi. Sau đó cứ 4 tuần sau (1 tháng) lại cân để theo dõi cho đến 38 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Khối lượng của gà sinh sản qua các giai đoạn tuổi (g) Tuần Gà trống Gà mái tuổi n X mx Cv (%) n Cv (%) 20 12 2.139,62 ± 0,777 0,08 78 1.870,10 ± 1,479 0,43 24 12 2.152,22 ± 1,126 0,12 78 1.881,79 ± 1,591 0,46 28 12 2.184,48 ± 2,698 0,28 78 1.929,40 ± 2,467 0,69 32 12 2.227,58 ± 2,646 0,25 78 1.964,56 ± 1,493 0,41 36 12 2.241,00 ± 2,078 0,21 78 1.992,23 ± 1,357 0,37 38 12 2.252,90 ± 2,174 0,22 78 2.020,37 ± 1,993 0,53 Bảng 4.2 cho thấy: Gà Lông Xước sinh sản từ 20 tuần tuổi, khối lượng đạt trung bình 1870,1 g/con, những tuần tiếp theo gà mái đẻ vẫn tiếp tục tăng về khối lượng. Tuy nhiên trong thời gian nuôi dưỡng và theo dõi khả năng sinh sản, khối lượng gà mái tăng lên thấp hơn so với giai đoạn trước 20 tuần tuổi. Khối lượng gà mái lúc kết thúc theo dõi 38 tuần tuổi là 2020,37 g/con, số lượng gà theo dõi vẫn ổn định ở 78 con như lúc bắt đầu theo dõi (tỷ lệ nuôi sống đạt 100%).
  48. 39 Khối lượng của gà trống, mái qua các tuần tuổi cũng có sự khác biệt rõ rệt: Cụ thể lô gà trống có sự tăng trưởng tốt hơn so với lô gà mái, khối lượng trung bình của gà trống lớn hơn gà mái. Khối lượng lúc 20 tuần tuổi trung bình là 2139,62 g/con, khi kết thúc theo dõi 38 tuần tuổi gà trống có khối luợng là 2252,9 g/con. Tuy nhiên quá trình sinh trưởng gà trống sinh trưởng rất chậm, sau 04 tuần tuổi cân khối lượng thay đổi không đáng kể, thậm chí còn giảm do gà mái, gà trống phụ thuộc vào thời điểm sinh sản, điều kiện thời tiết, . Như vậy, việc tiêm phòng đầy đủ vắc xin và đảm bảo chế độ chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng nhất định đến sức sống và khối lượng của gà Lông Xước sinh sản qua các tuần tuổi. 4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 4.2.2.1. Tuổi thành thục tính dục của gà Lông Xước sinh sản Theo dõi quá trình đẻ của 78 gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại 3 lô thí nghiệm giai đoạn 20 - 38 tuẩn tuổi, chúng em đã xác định được tuổi thành thục tính dục của gà Lông Xước. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tuổi thành thục tính dục của gà Lông Xước TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên Ngày 142 2 Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% Ngày 155 3 Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 10% Ngày 169 4 Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% Ngày 186 5 Tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao Ngày 227 Qua bảng 4.3 cho thấy, gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 đẻ quả trứng đầu tiên vào thời điểm 142 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 5% ở thời điểm 155 ngày, đạt 10% ở thời điểm 169 ngày, đạt 50% ở thời điểm 186 ngày và đạt
  49. 40 đỉnh cao ở 227 ngày, sau đó sản lượng trứng có chiều hướng giảm dần có các tuần tuổi sau này. Theo Bùi Quang Hộ và Lê Hồng Sơn (2017) [10] , nghiên cứu về tuổi đẻ của gà H’mông cho biết tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà H’mông là 135 – 141 ngày. Như vậy, tuổi đẻ đạt 5% của gà Lông Xước tương đương với gà H’mông. Nguyễn Văn Thiện và cs (1996) [19] cho biết, gà Mía đẻ quả trứng đầu vào lúc 22 tuần tuổi và đạt tỷ lệ đẻ 5% vào 24 tuần tuổi, như vậy tuổi đẻ quả trứng đầu và đẻ đạt tỷ lệ 5% của gà Lông Xước sớm hơn gà Mía. Phạm Công Thiếu và cs (2018) [24] cho biết, gà Tò đàn hạt nhân qua 3 thế hệ có tuổi đẻ đạt 5% ở thời điểm 138 – 145 ngày, tuổi đẻ đinh cao ở 223 – 231 ngày. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng em tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. So với gà Mía, gà Móng trong nghiên cứu của Ngô Thị Kim Cúc (2016) [3] (tỷ lệ đẻ đạt 5% là 161 – 175 ngày ở gà Mía và 203 – 224 ở gà Tò), nghiên cứu của Lê Thị Thu Hiền (2015) [8] trên gà Đông Tảo, gà Chọi (đẻ đạt 5% ở 157 – 166 ngày ở gà Đông Tảo và 190 – 197 ngày ở gà Chọi) thì gà Lông Xước có tuổi đẻ đạt 5% sớm hơn. 4.2.2.2 Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi Kết quả xác định một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước thế hệ 2 được trình bày ở bảng 4.4.
  50. 41 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của gà Lông Xước Số lượng Tỷ lệ đẻ Năng suất trứng Tỷ lệ trứng giống Tuần tuổi (con) (%) (quả/mái/tuần) (%) 20 78 2,93 0,21 0,00 21 78 4,58 0,32 0,00 22 78 5,31 0,37 0,00 23 78 8,97 0,63 42,86 24 78 10,26 0,72 51,79 25 78 33,88 2,37 84,32 26 78 49,63 3,47 90,41 27 78 53,30 3,73 91,07 28 78 58,06 4,06 89,71 29 78 60,44 4,23 89,70 30 78 61,43 4,30 90,75 31 78 62,35 4,29 89,71 32 78 63,92 4,47 90,54 33 78 55,31 3,87 94,37 34 78 54,76 3,83 92,31 35 78 53,30 3,73 91,07 36 78 52,56 3,68 89,20 37 78 51,10 3,58 89,96 38 78 50,37 3,53 90,91 Trung bình 41,71 2,92 71,51 Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Theo dõi quá trình đẻ của gà mái Lông Xước tại 3 đợt thí nghiệm thấy ở tuần thứ 20 (thời điểm bắt đầu đẻ) gà có tỷ lệ đẻ đạt 2,93% với năng suất trứng là 0,21 quả/mái/tuần. Ở thời điểm này, do gà mới bắt đầu đẻ trứng đầu tiên nên chúng em không giữ trứng làm giống. Tỷ lệ đẻ có sự tăng dần qua các tuần theo dõi, đến tuần thứ 22 có 5,31% gà đẻ, năng suất trứng bình quân đạt 0,37 trứng/mái/tuần và cũng không tuyển chọn và giữ trứng để ấp. Tỷ lệ đẻ tăng lên 10,26% ở tuần 24 với
  51. 42 số trứng bình quân/mái/tuần là 0,72 trứng và đã tuyển chọn 51,79% trứng để đưa vào ấp. Sang đến tuần 27 tỷ lệ đẻ của gà mái ở 3 đợt thí nghiệm tăng lên và đạt bình quân 53,30%, số trứng bình quân/mái là 3,73 trứng/mái/tuần; đã tuyển chọn 91,07% trứng đưa vào ấp. Tỷ lệ đẻ của gà Lông Xước đạt cao nhất ở 32 tuần tuổi (63,92%) với số trứng bình quân/mái là 4,47 trứng. Ở thời điểm này, chúng em đã tuyển chọn được 90,54% trứng đủ điều kiện để đưa vào ấp. Sau 32 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ ở gà mái có xu hướng giảm dần qua các tuần tuổi, kết thúc thời gian thí nghiệm (38 tuần tuổi), tỷ lệ đẻ của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giảm xuống còn 50,37%, số trứng bình quân/mái là 3,53%, tỷ lệ trứng đạt yêu cầu giữ làm trứng giống là 90,91%. Tính chung cả giai đoạn thí nghiệm (20 – 38 tuần tuổi), tỷ lệ đẻ bình quân ở gà Lông Xước đạt 41,71%, số trứng bình quân/mái là 2,92 quả và tỷ lệ trứng giống là 71,51%. Hình 4.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ trứng của gà Lông Xước giai đoạn 20-38 tuần
  52. 43 Qua đồ thị hình 4.1 ta thấy đường cong biểu thị cho tỷ lệ đẻ trứng của gà Lông Xước theo dõi giai đoạn 20-38 tuần có xu hướng tăng lên, đạt đỉnh cao vào thời điểm tuần 32, sau đó giảm dần. Tỷ lệ đẻ trứng giảm từ từ, kể từ khi đạt đỉnh cao vào tuần 32. Trong thực tế việc đẻ trứng của gà thường kéo dài đến 52 tuần, đó là thời điểm loại thải cả đàn. Tuy nhiên trong quá trình chăn nuôi, ta cần loại những con đẻ kém trong quá trình theo dõi, đến thời điểm tỷ lệ đẻ giảm xuống dưới 30% đàn nên tiến hành loại thải cả đàn. 4.2.2.3. Đánh giá khối lượng và chất lượng trứng gà Lông Xước sinh sản Chúng tôi cũng đánh giá khối lượng và chất lượng trứng của gà Lông Xước thời điểm 38 tuần tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Khối lượng và chất lượng trứng của gà Lông Xước 38 tuần tuổi Chỉ tiêu theo dõi ĐVT n X mx Cv (%) Khối lượng trứng g 30 48,20 0,51 5,80 Chỉ số hình dạng D/d 30 1,40 0,01 6,33 Chỉ số lòng đỏ 30 0,41 0,006 8,80 Chỉ số lòng trắng 30 0,08 0,003 7,35 Đò dày vỏ mm 30 0,33 0,005 8,51 Tỷ lệ lòng đỏ % 30 30,32 0,27 2,21 Tỷ lệ lòng trắng % 30 61,04 0,155 1,45 Tỷ lệ vỏ % 30 8,64 0,110 6,86 Đơn vị Haugh Hu 30 76,30 1,28 9,20 Kết quả bảng 4.5 cho thấy khối lượng trứng gà Lông Xước đạt 48,02 g/quả, tỷ lệ vỏ trứng là 8,64%, độ dày vỏ 0,33 mm, tỷ lệ lòng đỏ 30,32%, tỷ lệ lòng trắng 61,04%, đơn vị Haugh đạt 76,30. So với giống gà Kabir có tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng lần lượt là 29,98% và 58,98% của (Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, (2002) [28] thì tỷ lệ lòng đỏ của gà thí nghiệm cao hơn
  53. 44 nhưng tỷ lệ lòng trắng thì thấp hơn gà Kabir. Điều này chứng tỏ trứng gà Lông Xước có tỷ lệ lòng đỏ cao hơn trứng gà Kabir. Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [20], cho biết: Khối lượng gà Hồ trưởng thành (24 - 36 tuần tuổi) trống có khối lượng 4570g; con mái có khối lượng 3250 g, gà mái đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa 10 - 15 trứng, sản lượng trứng 40 - 60 quả/mái/năm, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 75 - 80 %, khối lượng trứng 53,5 g. Như vậy trứng gà Hồ nặng hơn trứng gà Lông Xước. Nghiên cứu gà Tò lúc 38 tuần tuổi, Phạm Công Thiếu và cs 2018 [24] cho biết, khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi đạt khối lượng 47,93 – 48,57 g và có sự tương đương với với gà Lông Xước. Chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng lòng đỏ. Chỉ số này càng cao càng tốt. Trứng gia cầm tươi chỉ số này là 0,4 – 0,5 (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009 [16]). Chỉ số hình dạng: Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ của trứng (D/d). Chỉ số này ở trứng gà trung bình là 1,32; dao động từ 1,13 – 1,67 (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009) [16]. Những trứng gà khác nhau thì có chỉ số hình dạng khác nhau. Chỉ số hình dạng của gà Leghorn là 1,38 (Lê Hồng Mận, 2007)[17]; trứng gà lai Ri – Ai Cập là 1,36 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2005)[5], chỉ số hình dạng của gà Ai Cập là 1,26. Qua phân tích chúng tôi nhận thấy chỉ số hình dạng trứng của gà Lông Xước là 1,40. Như vậy, trứng gà Lông Xước trong nghiên cứu này có giá trị cao hơn so với gà ai cập và thấp hơn gà Leghorn, gà lai Ri – Ai Cập trong kết quả của các nghiên cứu trên. Như vậy, chỉ số hình dạng của đàn gà thí nghiệm là khá đồng đều phù hợp với đặc trưng của gà địa phương. Đơn vị Haugh: Đây là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh phụ thuộc vào thời gian và điều kiện bảo quản. Thời gian bảo quản trứng càng dài thì đơn vị Haugh thấp. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt.
  54. 45 Theo Lê Hồng Mận (2007)[17], trứng được coi là mới và bảo đảm chất lượng phải có đơn vị Haugh từ 75 trở lên. Kết quả cho thấy, giá trị Hu trung bình của trứng gà Lông Xước là 76,30. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs (2005)[5], trứng gà Ri có đơn vị Haugh là 83,5. Nghiên cứu của Trần Công Xuân và Phùng Đức Tiến (2002)[28], trên trứng gà Kabir đơn vị Haugh đạt 85,98. Chất lượng trứng rất tốt nếu trứng có đơn vị Haugh là 80 - 100, tốt 65 - 79, trung bình là 55 - 64 và xấu là <55. Như vậy trứng gà Lông Xước có chất lượng ở mức tốt. Vỏ trứng được tạo ra từ chất dịch nhầy cacbonat can xi trong phần tử cung gia cầm, vì vậy chất lượng vỏ trứng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn của gà mái đẻ có hàm lượng canxi khác nhau sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến độ dày vỏ trứng. Qua phân tích cho thấy độ dày vỏ trứng gà Lông Xước trung bình là 0,33 mm, tỷ lệ vỏ là 8,64%. Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009)[16], độ dày vỏ trứng lý tưởng của gia cầm là 0,26 – 0,34 mm. Như vậy, kết quả theo dõi của chúng tôi thu được về độ dày của vỏ trứng cao hơn cả trong khoảng lý tưởng trên. Chúng tôi cho rằng điều này để phù hợp với thực tế chăn nuôi bán chăn thả, và quảng canh lâu đời của bà con đối với gà Lông Xước, chính vì vậy độ dày vỏ trứng phải dầy để hạn chế sự va đập dẫn đến giảm khả năng tăng số lượng đàn. Đánh giá chung, trứng gà Lông Xước có khối lượng trứng là trung bình, chất lượng trứng ở mức tốt, giàu đinh dưỡng, đặc biệt lòng đỏ trứng to, màu sắc đẹp rất thơm ngon khi đem luộc thử cảm quan. 4.2.2.4. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở trứng gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 Chúng em đã tiến hành chọn lọc 582 trứng gà Lông Xước đủ điều kiện đưa vào ấp và theo dõi tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.
  55. 46 Bảng 4.6. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở trứng gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Tổng số trứng đưa vào ấp Quả 582 Số trứng có phôi Quả 516 Tỷ lệ trứng có phôi % 88,66 Số gà con nở ra Con 389 Tỷ lệ nở/trứng ấp % 66,84 Tỷ lệ nở/phôi % 75,39 Số gà con loại I Con 318 Tỷ lệ nở gà loại I/trứng ấp % 61,63 Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong tổng số 582 trứng gà được đưa vào ấp có 516 trứng có phôi, đạt tỷ lệ 88,66%, trong đó có 389 gà nở, tỷ lệ nở/trứng ấp đạt 66,84%, tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 75,39%; số gà con nở ra đạt loại I là 318 con, chiếm 61,63%. Hồ Xuân Tùng và cs (2012) [4] cho biết, gà Hồ, Mía và Móng có tỷ lệ phôi đạt lần lượt là 87,37% - 90,72% - 86,71%, tương ứng với tỷ lệ nở/trứng ấp là 58,59% - 69,71% - 66,03%, gà Móng qua 3 thế hệ chọn lọc có tỷ lệ phôi đạt 85,89% - 87,93%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 69,71% - 71,70% (Ngô Thị Kim Cúc 2016 [3]). Gà Lạc Thủy có tỷ lệ nở loại I/trứng ấp là 777,00 – 77,95% (Nguyễn Huy Tuấn, 2013 [25]). Như vậy, kết quả ấp nở trứng gà Lông Xước cao hơn gà Hồ, Mía, Móng nhưng thấp hơn gà Lạc Thủy. 4.2.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà Lông Xước sinh sản Chúng em cũng đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà Lông Xước sinh sản/10 quả trứng, kết quả trình bày ở bảng 4.7.
  56. 47 Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lông Xước Tiêu tốn TA/10 Tuần Số trứng đẻ ra/ Tiêu thụ TA/ n quả trứng đẻ ra tuổi tuần (quả) tuần (kg) (kg) 20 78 16 43,0 26,88 21 78 25 43,0 17,20 22 78 29 43,0 14,82 23 78 49 43,0 8.78 24 78 56 45,0 8,04 25 78 185 45,0 2,43 26 78 271 45,0 1,67 27 78 291 45,0 1,55 28 78 317 45,0 1,42 29 78 330 45,0 1,36 30 78 335 50,0 1,49 31 78 340 50,0 1,47 32 78 349 50,0 1,43 33 78 302 50,0 1,66 34 78 299 50,0 1,67 35 78 291 50,0 1,72 36 78 287 50,0 1,74 37 78 279 50,0 1,79 38 78 275 50,0 1,82 Trung bình 227,68 46,94 5,13 Kết quả bảng 4.7 cho thấy rằng tiêu tốn thức ăn trung bình cho 10 quả trứng là 5,13 kg. Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2011) [7] tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng đẻ ra giai đoạn 23 - 40 tuần tuổi của gà Lương Phượng dòng M2 là
  57. 48 3,34 kg. Kết quả về tiêu tốn thức ăn của gà Lương Phượng dòng M2 là 3,34kg. Kết quả về tiêu tốn thức ăn của gà Lông Xước chúng tôi thấy cao hơn nhiều so với gà Lương Phượng dòng M2. Do từ tuần 20 - 22 tỷ lệ đẻ của gà Lông Xước thấp nên tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng rất cao (14,82 - 26,88kg), nhưng chuyển sang giai đoạn gà đẻ đỉnh cao ở tuần thứ 30 – 38 tuần tuổi thì TTTA/ 10 quả trứng giảm đi còn 1,49 – 1,82kg. Tác giả Phạm Kim Đăng (2016) [22] khi nghiên cứu trên gà Ri và gà Ri lai (Ri-Sasso-Lương Phượng) cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng giai đoạn 20-38 tuần tuổi của gà Ri là 2,68 kg, cao hơn gà RSL là 2,40 kg. Theo Trần Công Xuân và cs (2002) [28], tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà Lương Phượng là 2,80 kg. Theo Hồ Xuân Tùng và cs (2018) [24], tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà lai F1 (Lương Phượng x Ri), F1 (Ri x Lương Phượng) là 2,5- 2,55 kg; của gà lai (75% Lương Phượng x 25% Ri) là 2,72-2,88 kg. Kết quả nghiên cứu tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng của gà Lông Xước giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi trung bình tiêu tốn thức ăn là 5,69 kg/10 quả trứng của chúng tôi là cao hơn các nghiên cứu trên các gà lai đã công bố trước đây. Chúng tôi cho rằng gà Lông Xước không phải là gà chuyên đẻ trứng nên tiêu tốn thức ăn sẽ cao hơn. Tuy nhiên lượng thức ăn thu nhận và tính toán chỉ số tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng khi nuôi gà Lông Xước phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện chăn thả, điều kiện khí hậu, sự khác nhau khá rõ rệt khi gà nuôi ở 28 đến tuần thứ 38 tuần tuổi so với tuần thứ 20 - 27 (P < 0,05). Mặt khác yếu tố chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số tiêu thụ thức ăn.
  58. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết luận Từ kết quả đề tài nghiên cứu, chúng em có một số kết luận như sau: 1.1. Về công tác phục vụ sản xuất - Đã tham gia và hoàn thành tốt công tác vệ sinh thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà Lông Xước các giai đoạn. - Đã chẩn đoán và điều trị bệnh bạch lỵ cho gà con, bệnh cầu trùng đạt kết quả cao, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 86,67% và 97,52%. 1.2. Về khối lượng cơ thể gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn 20 - 38 tuần tuổi Ở 20 tuần tuổi, khối lượng cơ thể ở con trống đạt 2.139 g/con, con mái đạt 1.870 g/con. Kết thúc 38 tuần tuổi, con trống đạt khối lượng 2.252,90 g/con; con mái đạt 2.020,37 g/con. 1.3. Về kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 - Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên ở gà Lông Xước là 142 ngày. - Tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% là 155 ngày. - Tuổi đẻ đạt tỷ lệ 50% là 186 ngày. - Tuổi đẻ đạt đỉnh cao là 227 ngày. - Năng suất trứng bình quân/mái đạt cao nhất ở 32 tuần tuổi (4,47 trứng/mái), sau đó giảm dần; kết thúc thí nghiệm (38 tuần tuổi) năng suất trứng đạt 3,53 trứng/mái. - Trứng gà Lông Xước có khối lượng đạt mức trung bình, chất lượng trứng tốt. - Tỷ lệ ấp nở của trứng gà Lông Xước tương đối cao (66,84%/trứng ấp và 75,39%/trứng có phôi); tỷ lệ nở của gà loại I đạt 61,63%.
  59. 50 2. Đề nghị Tiếp tục chọn lọc và theo dõi khả năng sinh sản của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ tiếp theo để có đánh giá đầy đủ, chính xác hơn về các chỉ tiêu kỹ thuật.
  60. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Ân, Hoàng Giám, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền học động vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 86 - 88; 185 - 200. 2. Brandsch, Billchel (1978), "Cơ sở của sự nhân giống và di truyền ở gia cầm", Cơ sở khoa học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nguyễn Chí Bảo dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, trang 129 - 158. 3. Ngô Thị Kim Cúc (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ nhiệm vụ Khai thác và phát triển nguồn gen gà Mía và gà Mings, tr. 36 – 43. 4. Trịnh Phú Cử, Hồ Xuân Tùng, Vũ Văn Liệu, Nguyễn Thị Nga (2012), Báo cáo đánh giá sơ bộ nguồn gen gà Liên Minh, Hội nghị bảo tồn nguồn gen vật nuôi 2012 - 2012, Viện Chăn nuôi, Tr. 219 – 234. 5. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng (2005), Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo với gà Ri cải tiến nuôi trong nông hộ, Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2004, Viện chăn nuôi, trang 4 - 13. 6. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng (2006), “Nghiên cứu chọn tạo 2 dòng gà Ri cải tiến có năng suất, chất lượng cao”, Báo cáo khoa học năm 2005, Phần nghiên cứu giống vật nuôi, Viện chăn Nuôi, Hà Nội, 8/2006, Trang 193-202. 7. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 8. Lê Thị Thu Hiền, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Kim Oanh, Phạm Thùy Linh, Nguyễn Thanh Sơn, Phùng Văn Cảnh (2015), “Chọn lọc nhân thuần giống gà Đông Tảo”, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số 57 tháng 11/2015, tr. 31 - 38.
  61. 52 9. Nguyễn Duy Hoan (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, dùng cho Cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 10. Bùi Quang Hộ, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thị Anh, Chu Thành Năm, Nguyễn Văn Hùng (2017), Khả năng sản xuất của gà H’mông nuôi trong điều kiện nông hộ tại tỉnh Thái Bình, Tạp chó khoa học công nghệ chăn nuôi, số 81 tháng 11/2017, trang 13 – 23. 11. Khavecman (1972), "Sự di truyền năng xuất ở gia cầm", Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 2 Johansson, chủ biên, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 31, 34 - 37. 12. Nguyễn Quý Khiêm (2003), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gà Tam Hoàng, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, trang 122. 13. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền và chọn giống vật nuôi, Nxb GD,1999, tr.36, 51 - 52, 71 - 78, 376 - 380, 367, 349. 14. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp. 15. Bùi Đức Lũng, Nguyên Xuân Sơn (2003, sinh lý sinh sản và ấp trứng gia cầm bằng máy công nghiệp, Nxb Nông nghiệp. 16. Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn (2009), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 11-25. 17. Lê Hồng Mận (2007), Chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 18. Phan Cự Nhân (2000), “Di truyền học động vật và ứng dụng”. Nxb GD. 19. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê, di truyền giống trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 58.
  62. 53 20. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Giáo trình Giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, tr, 72, 73, 21. Nguyễn Trọng Thiện (2008), Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà giống ông bà hubbad Redbro nhập nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. 22. Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thúy Hằng, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Hữu Đoàn (2016), “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 14, số 1, Tr. 9 – 20. 23. Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Viết Thái và Trần Kim Nhàn (2009), “Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà H’Mông”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 18 tháng 6 năm 2009. 24. Phạm Công Thiếu, Nguyễn Quyết Thắng, Phạm Hải Ninh, Hồ Xuân Tùng, Trần Văn Phượng, Trần Thị Hiền, Nguyễn Thị Thu Hiền, Ma Thị Dược, Phạm Hồng Bé, Lê Thị Bình (2018), Chọn lọc đàn hạt nhân gà Tò, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số 85, tháng 3/2018, tr. 46 – 54. 25. Nguyễn Huy Tuấn (2013), Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ri vàng rơm và gà Ri lai (7/8 Ri vàng rơm và 1/8 Lương Phượng) nuôi tại trại thực nghiệm liên minh, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Học viên nông nghiệp Việt Nam. 26. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 27. Trần Huê Viên (2011) Giáo trình di truyền học động vật, Nxb Nông nghiệp. 28. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Phùng Đức Tiến (2002). Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa, Tạp chí chăn nuôi, 2: 9-13.
  63. 54 II. Tài liệu tiếng Anh 29. Chambers J. R. (1990) Genetic of growth and meat production in chicken in poultry breeding and genetics, R. D Cawforded Elsevier Amsterdam- Holland, p599; 23-30; 627-628. 30. Letner T.M, Laylor (1978), The interitance of egg production in the domeatic fow, P.Amer, Hat 77, 1943.
  64. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Hình 1: Hình ảnh đàn gà lông xước Hình 2: Hình ảnh chăn gà
  65. Hình 3: Hình ảnh gà nhẩy ổ đẻ Hình 4: Cân gà định kỳ
  66. Hình 5: Nhặt trứng Hình 6: Phun sát trùng định kỳ Hình 7: Nhỏ vắc xin