Khóa luận Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt (VDAC)

pdf 123 trang thiennha21 23/04/2022 5483
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt (VDAC)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_tai_san_co_dinh_va_chi_phi_kha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt (VDAC)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC) Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: ThS. THÁI THỊ NHO Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN Lớp: 13DKKT04 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC) Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: ThS. THÁI THỊ NHO Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN Lớp: 13DKKT04 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong bài khoá luận tốt nghiệp này được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Rồng Việt, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017. Tác giả NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN i
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, gắn bó học tập tại trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM dưới sự dẫn dắt của giảng viên trường, em học được nhiều kiến thức quý báo trong chuyên ngành và ngoài cuộc sống, đó là hành trang đầu tiên khi em ra trường bước vào đời. Và nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM , đặc biệt là GVHD – cô Thái Thị Nho, người luôn trực tiếp hướng dẫn, cô luôn tận tình giúp đỡ, sữa chữa lỗi để em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt, các Anh/Chị đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập tại Công ty, giúp em biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Do hạn chế và kiến thức cũng như thời gian, bài khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Vì vậy, em mong sự góp ý quý báu từ Quý Thầy Cô, Anh/Chị tại Công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Cuối lời, em kính chúc Quý Thầy Cô trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM, Quý Anh/Chị tại Công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác và cuộc sống. Chúc Công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt ngày càng phát triển, lớn mạnh, thịnh vượng trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, Ngày tháng năm 2017 Người thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN ii
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu các chương của đề tài 2 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 3 2.1. Khái quát về kiểm toán 3 2.1.1. Khái niệm kiểm toán 3 2.1.2. Phân loại kiểm toán 3 2.1.3. Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế 3 2.1.4. Một số khái niệm liên quan trong kiểm toán 4 2.1.4.1. Chuẩn bị kiểm toán 4 2.1.4.2. Thực hiện kiểm toán 4 2.1.4.3. Hoàn thành kiểm toán 5 2.1.4.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ 5 2.1.4.5. Các loại rủi ro 5 2.1.4.6. Khái niệm trọng yếu 6 2.1.4.7. Chương trình kiểm toán 7 2.1.4.8. Bằng chứng kiểm toán 7 2.1.4.9. Báo cáo kiểm toán 7 2.1.4.10. Hồ sơ kiểm toán 7 2.2. Nội dung, đặc điểm của tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định 7 2.2.1. Tài sản cố định 7 2.2.2. Khấu hao Tài sản cố định 12 2.2.3. Đặc điểm 13 2.3. Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao 14 v
  6. 2.3.1. Mục đích của kiểm soát nội bộ 14 2.3.2. Các rủi ro liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao 14 2.3.3. Các thủ tục kiểm soát 15 2.3.4. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao 15 2.3.5. Quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao 16 CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT 24 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24 3.1.1. Sơ lược về công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt 24 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty VDAC 24 3.1.3. Các dịch vụ do VDAC cung cấp 25 3.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý ở công ty 27 3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 29 3.3. Cơ cấu tổ chức kiểm toán tại công ty 30 3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán 30 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh 30 3.4. Tình hình công ty những năm gần đây 32 3.5. Chương trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Rồng Việt . 33 3.5.1. Kế hoạch kiểm toán 33 3.5.2. Thực hiện kiểm toán 36 3.5.3. Hoàn thành kiểm toán .39 3.6. Chế độ chính sách áp dụng ở công ty 38 3.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 39 3.7.1. Thuận lợi 39 3.7.2. Khó khăn 40 3.7.3. Phương hướng phát triển 40 CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT 41 4.1. Giới thiệu về công ty TNHH XYZ 41 vi
  7. 4.1.1. Quá trình hình thành và vốn chủ sở hữu 43 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh .43 4.1.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 44 4.2. Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt 43 4.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 43 4.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ 47 4.2.2.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 47 4.2.2.2. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 47 4.2.2.3. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 49 4.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 62 4.3. So sánh quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao thực tế công ty áp dụng với quy trình kiểm toán mẫu của VACPA 62 4.3.1. Giống nhau 62 4.3.2. Khác nhau 63 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Nhận xét 65 5.1.1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt 65 5.1.1.1. Ưu điểm 65 5.1.1.2. Nhược điểm 66 5.1.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty 67 5.1.2.1. Ưu điểm 67 5.1.2.2. Nhược điểm 68 5.2. Kiến nghị 70 5.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán 70 5.2.2. Kiến nghị khác 73 5.2.2.1. Về phía đơn vị được kiểm toán 73 5.2.2.2. Về phía Nhà nước 73 5.2.2.3. Về phía Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 74 KẾT LUẬN 75 vii
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 VDAC Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt 2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 3 BCTC Báo Cáo Tài Chính 4 TT Thông tư 5 TK Tài Khoản 6 TSCĐ Tài Sản Cố Định 7 DN Doanh Nghiệp 8 BTC Bộ Tài Chính 9 HTKSNB Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ 10 VACPA Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam 11 BGĐ Ban Giám Đốc 12 BCĐPS Bảng Cân Đối Phát Sinh 13 BCĐKT Bảng Cân Đối Kế Toán 14 QĐ Quyết Định viii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng ma trận xác định rủi ro phát hiện Bảng 3.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt giai đoạn 2014 – 2016. Bảng 3.2: Bảng xác định mức trọng yếu Bảng 4.1 : Tỷ trọng của từng loại TSCĐ hữu hình trên tổng TSCĐ hữu hình Bảng 4.2: Bảng phân tích biến động của TSCĐ. Bảng 4.3: Bảng tính khấu hao năm nay so với năm trước Bảng 4.4: Bảng đối chiếu thời gian trích khấu hao năm 2016 Bảng 4.5: Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ Bảng 4.6 Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng 4.7: Bảng kiểm tra danh sách TSCĐ tăng trong năm Bảng: 4.8: Bảng liệt kê các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ. Bảng 4.9: Bảng kê mẫu các chi phí cần kiểm tra. Bảng 4.10: Bảng tổng hợp đối ứng tài khoản Nợ - Có. Bảng 4.11: Bảng phát sinh hao mòn TSCĐ Bảng 4.12: Bảng tổng hợp TSCĐ ix
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ. Sơ đồ 3.2.1. Tổ chứ c bô ̣máy Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Viêṭ Sơ đồ 3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán. Sơ đồ 3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán. Sơ đồ 3.3: Chu trình kiểm toán x
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, dẫn đến sự ra đời và phát triển ngày càng nhanh của các công ty trong và ngoài nước. Song hành với sự phát triển này, việc đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin tài chính về tình hình hoạt động của các công ty là hết sức cần thiết. Từ đó, nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính có vai trò ngày càng quan trọng. Trên thực tế, một số lượng không hề nhỏ các công ty cố tình làm sai lệch các thông tin trên báo cáo tài chính để làm đẹp báo cáo tài chính, thu hút các nhà đầu tư, trốn thuế Một trong những gian lận thường xảy ra đó là khai khống tài sản cố định và khai giảm chi phí khấu hao do khoản mục “tài sản cố định” chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất. Tài sản cố định là một bằng chứng về khả năng phát triển dài hạn, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một khoản mục quan trọng mà KTV cần quan tâm. Qua quá trình thực tập có cơ hội tiếp cận thực tế công việc, cùng với mong muốn được nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công việc kiểm toán tài sản cố định, em đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt (VDAC)”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định tại Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt (VDAC) từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao và nâng cao chất lượng kiểm toán. - Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định được Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn Rồng Việt áp dụng tại Công ty TNHH XYZ thông qua quá trình kiểm toán thực tế. + Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định mà Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt áp dụng với Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. 1
  12. 1.3. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: - Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn Rồng Việt. - Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, phường An Phú, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.  Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ ngày 15/03/2017 đến ngày 02/07/2017.  Thời gian số liệu: Số liệu thực hiện trong đề tài được thu tập tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn Rồng Việt và trong quá trình kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH XYZ trong năm 2016 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: - Tham khảo tài liệu: đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình cũng như các thông tư, sổ sách có liên quan. - Phương pháp phỏng vấn: trong quá trình thực tập để hiểu rõ về tình hình công ty nói chung và phòng kiểm toán nói riêng bằng cách hỏi các anh/chị trong phòng kiểm toán để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập các giấy tờ làm việc, các chứng từ, mẫu biểu có liên quan tới đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.5. Kết cấu các chương của đề tài Nội dung khoá luận gồm có 5 chương: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 2
  13. CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 2.1. Tổng quan về kiểm toán 2.1.1. Khái niệm kiểm toán “Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”: Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các KTV đủ năng lực và độc lập. Phân loại kiểm toán. a. Phân loại theo mục đích - Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm tra, đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức, từ đó đề ra những biện pháp cải tiến. - Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào đó, thí dụ như các văn bản luật pháp, các điều khoản của một hợp đồng hay một quy định của đơn vị. - Kiểm toán BCTC: Là việc kiểm tra và đưa ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của BCTC của một đơn vị. Do BCTC bắt buộc phải được lập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành nên chuẩn mực và chế độ kế toán được sử dụng làm thước đo trong kiểm toán BCTC. b. Phân loại theo chủ thể kiểm toán - Kiểm toán nội bộ: Là loại kiểm toán do nhân viên của đơn vị thực hiện, họ có thể thực hiện ba loại kiểm toán trên, với thế mạnh của họ là kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán Nhà nước: Là hoạt động kiểm toán do công chức Nhà nước tiến hành và chủ yếu là kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán độc lập: Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các KTV thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập. Họ thường kiểm toán BCTC, họ còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính. 2.1.2. Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế Từ những rủi ro về thông tin trên BCTC cho ta thấy được tầm quan trọng của kiểm toán trong nền kinh tế, được thể hiện ở các phương diện sau: - Kiểm toán trở thành công cụ giúp bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia mà thị trường chứng khoán giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, 3
  14. mỗi BCTC đều phải kèm theo báo cáo của KTV độc lập để khẳng định sự trung thực và hợp lý của BCTC. Đồng thời thúc đẩy lành mạnh hóa nền kinh tế quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. - Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố ổn định hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kiểm toán nói chung. Ngoài ra, kiểm toán còn có thể tư vấn giúp doanh nghiệp hạn chế khả năng xảy ra các sai phạm về kế toán, tài chính. - Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính hợp lý và giảm thiểu rủi ro. 2.1.3. Một số khái niệm liên quan trong kiểm toán 2.1.3.1. Chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm: - Tiền kế hoạch là quá trình KTV tiếp cận khách hàng để thu thập những thông tin cần thiết nhằm giúp cho họ hiểu về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng Trên cơ sở đó, hai bên sẽ ký hợp đồng kiểm toán hoặc thư hẹn kiểm toán. - Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh, tìm hiểu về HTKSNB, xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC để lập chiến lược và kế hoạch kiểm toán, nhờ đó sẽ nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán. 2.1.3.2. Thực hiện kiểm toán Giai đoạn thực hiện kiểm toán là thực hiện kế hoạch kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhằm làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của KTV. Trong giai đoạn này, KTV đã đánh giá rủi ro và các thủ tục kiểm toán tiếp theo (thủ tục bổ sung). Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm: - Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra HTKSNB) là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để KTV điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản. - Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong BCTC. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích cơ bản và thử nghiệm chi tiết. - Trong thủ tục phân tích cơ bản KTV so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu hướng để phát hiện các biến động bất thường. Còn khi thực hiện thử nghiệm chi tiết (kiểm tra 4
  15. chi tiết), KTV đi sâu vào việc kiểm tra các số dư hoặc nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp. 2.1.3.3. Hoàn thành kiểm toán Hoàn thành kiểm toán là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để KTV hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Tùy theo sự đánh giá về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC mà KTV sẽ phát hành loại báo cáo kiểm toán tương ứng. 2.1.3.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, BCTC và tuân thủ. Theo VSA 400, HTKSNB được khái niệm: “HTKSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. HTKSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát” 2.1.3.5. Các loại rủi ro Rủi ro kiểm toán (AR - Audit risk) là rủi ro xảy ra khi KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC được trình bày trung thực và hợp lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu. Để quản trị rủi ro kiểm toán, người ta sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán. Mô hình rủi ro kiểm toán là sự phân tích rủi ro kiểm toán như là kết quả của các rủi ro có thể có trong quá trình kiểm toán BCTC, bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng (IR - Inherent risk) là rủi ro tiềm ẩn, sẵn có do khả năng BCTC có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, trước khi xem xét bất kỳ hoạt động hay thủ tục kiểm soát nào có liên quan. Rủi ro kiểm soát (CR - Control risk) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, mà kiếm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện (DR - Detection risk) là rủi ro mà các thủ tục mà KTV thực hiện vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: Mối quan hệ các loại rủi ro được chuẩn mực kiểm toán thiết lập như sau: 5
  16. AR=IR x CR x DR Trong VSA 400, mối quan hệ các loại rủi ro được xác lập bằng một bảng dưới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện như sau: Bảng 2.1: Bảng ma trận xác định rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của Cao Tối thiểu Thấp Trung bình KTV về rủi Trung bình Thấp Trung bình Cao ro tiềm tàng Thấp Trung bình Cao Tối đa (Nguồn: Tài liệu kiểm toán công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt – tài liệu lưu hành nội bộ 2016) 2.1.3.6. Khái niệm trọng yếu Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” định nghĩa: “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai sót đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính” Mức trọng yếu tổng thể của BCTC là mức giá trị mà KTV xác định ở cấp độ toàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC, mức trọng yếu này là cơ sở để KTV kết luận rằng BCTC có được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mức trọng yếu thực hiện là một số tiền được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thấp hơn này nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu. Ngưỡng sai sót không đáng kể. Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Các sai sót dưới ngưỡng sai sót không đáng kể sẽ không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn vị và quyết định ý kiến kiểm toán. Ngưỡng sai sót không đáng kể chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, tuy nhiên nó cũng được xác định cùng lúc với xác định mức trọng yếu. 6
  17. 2.1.3.7. Chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. 2.1.3.8. Bằng chứng kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, BCTC và các tài liệu, thông tin từ những ngườn khác”. 2.1.3.9. Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán là văn bản trình bày ý kiến KTV về sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực được thiết lập. Nội dung và hình thức báo cáo phụ thuộc vào mục đích của từng loại kiểm toán. Các loại báo cáo kiểm toán: - Ý kiến chấp nhận toàn phần - Ý kiến chấp nhận từng phần - Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) - Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến) 2.1.3.10. Hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất cứ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.2. Nội dung, đặc điểm của tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định 2.2.1. Tài sản cố định a. Tài sản cố định hữu hình Định nghĩa 7
  18. “Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định hữu hình”.1 Điều kiện ghi nhận Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời các tiêu chuẩn ghi nhận sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.  Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.  Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.2 Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu. Chi phí liên quan đến TSCĐ hữu hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được tính vô nguyên giá TSCĐ hữu hình: - Chi phí có khả năng làm cho TSCĐ hữu hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu. - Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ hữu hình cụ thể. Giá trị sau khi ghi nhận ban đầu Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng TSCĐHH được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐHH được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐHH được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước. b. Tài sản cố định vô hình. Định nghĩa 1 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 03 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC:HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 8
  19. “Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”.3 Điều kiện ghi nhận. Cũng giống như đối với TSCĐ hữu hình nhưng có 1 số đặc điềm đáng lưu ý sau: - Các chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.(Thông tư 200/2014/TT-BTC) - Một số TSCĐ vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. - Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình như: Quyền sử dụng đất có thời hạn,phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế. Tuy nhiên, để xác định đây là TSCĐ vô hình cần xem xét các yếu tố: tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.4 Chi phí phát sinh & giá trị sau khi ghi nhận ban đầu. Cũng giống như đối với TSCĐ hữu hình, chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kể cả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. c. Nguyên tắc ghi chép TSCĐ Tại Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Bên Nợ: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa; - Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp; - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại. 3 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04 4Thông tư 200/2014/TT-BTC:HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 9
  20. Bên Có: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh, - Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận; - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại. Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp. Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng - Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ. - Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn. - Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính. - Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm. - Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên. 10
  21. Sơ đồ 2.2.1: Sơ đồ hạch toán chung TSCĐ (Nguồn: Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC) 11
  22. 2.2.2. Khấu hao Tài sản cố định a. Định nghĩa. “Khấu hao Tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó”.5 b. Nguyên tắc, thời gian và phương pháp trích khấu hao.6 Nguyên tắc. Theo hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, và trích khấu hao TSCĐ, tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất. - TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. - TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi người lao động của doanh nghiệp. - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp. Thời gian trích khấu hao Đối với TSCĐ hữu hình còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ 5 Chuẩn mực Kế Toán Việt Nam số 03. 6Thông tư 200/2014/TT-BTC:HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 12
  23. Thời gian trích Giá trị hợp lý của TSCĐ Thời gian trích khấu hao của khấu hao của = Giá bán của TSCĐ cùng loại X TSCĐ mới cùng loại xác định TSCĐ mới 100% (hoặc của TSCĐ theo phụ lục 1 (ban hành kèm tương đương trên thị trường) theo Thông tư 200/2014/TT- BTC) Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi); giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác. c. Các phương pháp tính khấu hao. Có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình gồm: - Phương pháp khấu hao đường thẳng - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. 2.2.3. Đặc điểm TSCĐ là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể trên Bảng cân đối Kế toán, đặc biệt đối với các ngành sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí. Do đó, những sai sót hiện hữu trong khoản mục này thường dẫn đến sai sót trọng yếu trên Báo cáo Tài chính. Tuy nhiên, việc kiểm toán TSCĐ thường không chiếm nhiều thời gian vì những lý do: - Số lượng TSCĐ thường không nhiều so với các khoản mục khác. Từng đối tượng thường có giá trị lớn, chi tiết kỹ thuật phức tạp. - Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm không nhiều. - Vấn đề khoá sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn do khả năng xảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận vê TSCĐ giữa các niên độ thường không cao. 13
  24. Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản ước tính kế toán, chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh. Mức khấu hao của một TSCĐ phụ thuộc vào 3 nhân tố là nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích; trong đó nguyên giá là yếu tố khách quan, 2 yếu tố còn lại phụ thuộc theo ước tính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc kiểm toán chi phí khấu hao không thể dựa vào chứng từ, tài liệu để tính toán chính xác được mà còn phải xem cả về tính nhất quán và quy định về khung khấu hao. - Do chi phí khấu hao là sự phân bổ có hệ thống nguyên giá sau khi trừ đi giá trị thanh lý ước tính, nên sự hợp lý của nó còn phụ thuộc vào phương pháp khấu hao được áp dụng tuỳ theo tính chất của tài sản. Vì vậy kiểm toán chi phí khấu hao còn mang tính chất kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế toán. 2.3. Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao 2.3.1. Mục đích của kiểm soát nội bộ Mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí, cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Ngoài ra, kiểm soát nội bộ còn phải giúp hoạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên tài sản cố định, chi phí sữa chữa, chi phí khấu hao. Do các chi phí này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính. Chẳng hạn, nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăng nguyên giá TSCĐ hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí của niên độ sẽ làm khoản mục TSCĐ và chi phí của niên độ bị sai lệch. Hoặc nếu không qui định chặt chẽ về việc mua sắm, thanh lý, bảo dưỡng TSCĐ thì chi phí phát sinh có thể sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí thực tế, dẫn đến lỗ sẽ tăng và thiệt hại có thể không kém tổn thất do bị gian lận về tiền. 2.3.2. Các rủi ro liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao Ghi nhận tăng TSCĐ đối với những tài sản không thỏa mãn điều kiện ghi nhận hoặc đối với những tài sản chưa sẵn sang đưa vào sử dụng. Chưa ghi nhận giảm đối với các TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, tài sản bị lỗi thời , hư hỏng hoặc những tài sản không còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm TSCĐ không liên quan đến TSCĐ. Các chi phí sửa chữa TSCĐ không đủ điều kiện vốn hóa phải ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì thì kế toán lại ghi tăng TSCĐ, làm tăng khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán. 14
  25. Kế toán ghi nhận sai nguyên giá TSCĐ, tập hợp không đầy đủ tất cả những chi phí liên quan đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Chẳng hạn, chi phí lắm đặt, chạy thử không ghi tăng nguyên giá mà ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, hoặc ghi nhận giá trị tài sản lớn hơn thực tế trong trường hợp đem tài sản đi góp vốn. Chi phí khấu hao ghi nhận không chính xác, phương pháp khấu hao sử dụng không nhất quán giữa các kì. Các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ và chi phí khấu hao ghi nhận sai kì thực tế phát sinh. 2.3.3. Các thủ tục kiểm soát Nguyên tắc phân chia trách nhiệm Đơn vị phải tách biệt trách nhiệm giữa các chức năng bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện mua, thanh lý và nhượng bán TSCĐ. Doanh nghiệp phải quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐ như mua mới, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tách biệt quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ. Tránh tình trạng người bảo quản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việc mua bán, thuyên chuyển tài sản dễ dẫn tới rủi ro thất thoát tài sản. A. Kế hoạch dự toán TSCĐ B. Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ và chi phí khấu hao C. Thủ tục mua sắm, thanh lý, nhượng bán, trao đổi TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản D. Tiêu chuẩn để xác định chi phí được tính vào nguyên giá TSCĐ E. Các quy định bảo vệ TSCĐ F. Các quy định về tính chi phí khấu hao 2.3.4. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao - Mục tiêu kiểm toán TSCĐ Đối với TSCĐ, mục tiêu kiểm toán bao gồm: Hiện hữu và quyền: Tất cả các TSCĐ đã được ghi chép là có thật và đang tồn tại trong đơn vị. Đồng thời đơn vị có quyền hợp pháp về việc sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Đầy đủ: Mọi TSCĐ của đơn vị đều được ghi nhận, trình bày tất cả các thông tin liên quan đến giá trị và tình trạng tài sản. 15
  26. Ghi chép chính xác: Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Đánh giá: Các TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Trình bày và công bố: Sự trình bày và khai báo TSCĐ, gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. - Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao. Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể. Quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao Tài liệu sử dụng kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao  Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu kì, số phát sinh tăng, giảm trong kì, số cuối kì của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ theo từng nhóm tài sản.  Danh sách chi tiết của từng loại tài sản tăng, tài sản thanh lí, chuyển nhượng trong kì.  Bảng tính khấu hao trong kì  Danh mục các công trình xây dựng đã hoàn thành, các công trình còn dở dang.  Chính sách của công ty về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.  Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản TSCĐ, chi phí khấu hao.  Các chứng từ, hợp đồng. 2.3.5. Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của kiểm soát nội bộ chung, cũng như từng bộ phận, từng khoản mục. Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Từ đó, KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần 16
  27. thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán, nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thông qua các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao thì KTV cần chú ý đến nội dung sau: Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ có khác với người ghi sổ hay không, khi thanh lý TSCĐ có thành lập hội đồng thành thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ trong năm hay không, các chênh lệch giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn hay không. Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí của niên độ hay không Có lập báo cáo định kì về TSCĐ không được sử dụng cũng như có thực hiện trích khấu hao đúng như đã đăng kí hay không. Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu. Theo VSA 400.28 quy định “Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”. Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiếm soát là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm: - Phỏng vấn - Kiểm tra tài liệu - Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát - Thực hiện lại thủ tục kiểm soát Đối với TSCĐ và chi phí khấu hao, KTV có thể thực hiện thủ tục kiểm soát sau: - Kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái về TSCĐ để xem công việc đối chiếu có được một nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cách đều đặn hay không 17
  28. - Quan sát TSCĐ tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản tài sản. - Kiếm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ để xem xét sự tồn tại của phiếu đề nghị mua TSCĐ, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ. - Kết hợp với việc kiểm tra vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản để xem những TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị có được ghi chép vào khoản mục TSCĐ hay không. - Đối với TSCĐ mua trong kì, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị TSCĐ được mua trong kì. Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản Sau khi thực hiện các thử hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao. Khi đánh giá, KTV nên nhận diện những điểm yếu của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản. Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, KTV thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát. Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm soát được xem xét là hữu hiệu. Ngược lại, nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát là không hữu hiệu. - Thiết kế các thử nghiệm cơ bản - Kiểm toán tài sản cố định Thủ tục phân tích Phân tích là việc xem xét các số liệu, thông tin của đơn vị thông qua việc tính các tỷ số cũng như so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, giữa các thông tin tài chính với thông tin phi tài chính. Phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể cung cấp những bằng chứng về tính đồng bộ, hợp lí chung về các số liệu kế toán, đồng thời phát hiện khả năng có các sai lệch trọng yếu. Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị, KTV có thể sử dụng nhiều thủ tục phân tích khác nhau đối với TSCĐ hữu hình, thông thường là các thủ tục sau: Tính tỷ trọng của từng loại TSCĐ so với tổng số 18
  29. Tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị từng loại TSCĐ chia cho tổng giá trị TSCĐ. Sau đó so sánh với năm trước để xem xét sự thay đổi về tình hình sử dụng TSCĐ qua các năm Tính tỷ số doanh thu với tổng giá trị TSCĐ Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho tổng giá trị TSCĐ, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị. Tính tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ với vốn chủ sở hữu Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị TSCĐ hiện có của đơn vị chia cho vốn chủ sở hữu để xem xét mức độ đầu tư vào TSCĐ so với vốn chủ sở hữu. Phân tích tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định Tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị TSCĐ. Qua đó cho thấy khả năng thu hồi của vốn đầu tư vào TSCĐ. Tính tỷ số giữa giá trị TSCĐ so với giá vốn hàng bán Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị TSCĐ chia cho giá vốn hàng bán nhằm xem xét mức độ hữu dụng của TSCĐ so với giá vốn của đơn vị. Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lí sẽ cung cấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác. Thử nghiệm chi tiết - Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản cố định và đối chiếu với sổ cái - Trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên, KTV phải thu thập những bằng chứng về quyền về tính có thực về số dư đầu kì của TSCĐ chủ yếu đang sử dụng. Thông tin về tài sản đầu kì trong lần kiểm toán đầu tiên sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung. - Trước khi kiểm tra chi tiết về số tăng hay giảm trong năm, KTV cần bảo đảm số liệu trên sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khaorn tổng hợp. Muốn vậy, đầu tiền cần đối chiếu giữa số tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái. - Sau đó, KTV cần thu thập hay tự lập một bảng phân tích, trong đó liệt kê số dư đầu kì và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm, để từ đó tính ra số dư cuối kì. Số dư đầu kì được kiểm tra thông qua đối chiếu với các hồ sơ kiểm toán năm trước. a) Kiểm tra các chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng tài sản cố định 19
  30. Đây là một trong những thử nghiệm cơ bản quan trọng nhất về TSCĐ. Phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào sự đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của KTV. Các công việc thường thực hiện như sau:  Xem xét sự phê chuẩn và ghi nhận đối với mọi TSCĐ tăng trong kì, gồm cả TSCĐ mua và tự xây dựng nhằm thu thập bằng chứng về sự có thực của các TSCĐ được ghi nhận trong kì.  Chọn mẫu từ các nghiệp vụ mua TSCĐ để lần theo đến những chứng từ liên quan như hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác.  Điều tra những trường hợp có giá mua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dự toán. Xác định xem các trường hợp này có được xét duyệt của người có thẩm quyền hay không.  Xem xét việc định nguyên giá của TSCĐ. Lưu ý các khoản chi phsi đi vay chi được vốn hóa khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng TSCĐ đó và chi phí này có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Điều tra mọi khoản ghi nợ TSCĐ hữu hình nhưng chi tăng về giá trị mà không tăng về hiện vật. Các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng tăng nguyên giá mà phải ghi nhận vào chi phí sản xuất khẩu kinh doanh trong kỳ.  Rà soát lại tất cả các hợp đồng thi công và chi phí liên quan đến xây dựng cơ bản dở dàng đã phát sinh và hoàn thành trong năm. Đối với các công trình xây dựng cơ bản dở dang vẫn chưa hoàn thành tính đến thời điểm cuối niên độ, KTV cần chọn mẫu từ sổ chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang để kiểm tra đến các chứng từ gốc nhằm đảm bảo các chi phí này đã thực sự phát sinh trong kì.  Xem xét đánh giá TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng hoặc tự chế. Kiểm toán viên nên áp dụng các thử nghiệm bổ sung để so sánh giữa tổng chi phí xây dựng thực tế phát sinh với giá ước tính so bên ngoài cung cấp. - Chứng kiến kiểm kê các tài sản cố định tăng lên trong kỳ  Công việc này sẽ giúp KTV hiểu được đặc điểm kinh doanh của đơn vị và bổ sung cho thủ tục kiểm tra các bút toán ghi tăng TSCĐ trong kì. Việc chứng kiến kiểm kê càng cần thiết đối với các đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém.  Khi chứng kiến kiểm kê, tùy theo mục tiêu kiểm toán mà KTV có thể chọn một trong hai hướng sau đây; bắt đầu từ các TSCĐ hay từ các sổ sách kế toán. Nếu mục tiêu kiểm toán là sự hiện hữu tài sản trên thực tế thì KTV sẽ chọn hướng đi từ số liệu trên sổ chi 20
  31. tiết, sau đó quan sát trên thực tế xem tài sản cố định ghi trên sổ kế toán là có thực và đang được sử dụng hay không. - Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cố định - Để kiểm tra, kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng có liên quan như văn bản pháp lí về quyền sỡ hữu TSCĐ, các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế. Đối với TSCĐ bị thế chấp, KTV có thể kiểm tra các tài liệu về vay, các hợp đồng tín dụng lớn và có thể thu thập thông tin về những vấn đề này qua phỏng vấn nhân viên khách hàng hoặc gửi thư xác nhận đến người nhận thế chấp. - Khi thu thập bằng chứng đối với các bất động sản, KTV cần lưu ý rằng giấy chứng nhận quyền sở hữu chưa hẳn là một bằng chứng về quyền. Khi bán TSCĐ thì giấy chứng nhận mới sẽ được lập, nhưng có thể giấy chứng nhận cũ vẫn còn. Do vậy, bằng chứng xác thực nhất là các chứng từ khác có liên quan như hóa đơn nộp thuế, những hợp đồng bảo hiểm, các phiếu thu tiền cho thuê, cũng như các khoản chi để hoàn trả vốn và lãi cho các tài sản đem thuế chấp. - Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ tài sản cố định + Lập bảng phần tích chi phí, bảo dưỡng phát sinh hàng tháng, rồi đối chiếu với số phát sinh năm trước để phát hiện các tháng có biến động tăng, giảm bất thường , từ đó tìm kiếm các khoản chi phí có số tiền lớn để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan. Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng lớn đã được phân bổ hoặc trích lập từng phần vòa chi phí thông qua các tài khoản chi phí trả trước hay chi phí trả lại. + Kiểm toán viên cần lưu ý các công trình xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày kết thúc niên độ nhưng chưa ghi nhận TSCĐ. Việc kiểm tra thường bắt đầu từ việc xem xét tất cả các hợp đồng thi công quan trọng đã phát sinh trước ngày kết thúc niên độ và kiểm tra đến các chứng từ có liên quan như hóa đơn, biên bản bàn giao. - Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản cố định trong kỳ  Mục tiêu kiểm tra là để xem liệu có TSCĐ nào bị thanh lí, nhượng bán trong kì nhưng không được phản ánh vào sổ kế toán. Kiểm toán viên thường thực hiện các thủ tục kiểm tra sau:  Nếu có mua TSCĐ mới trong năm, phải xem TSCĐ cũ có được mang đi trao đổi hay được thanh lý hay không 21
  32.  Phân tích tài khoản thu thập khác để xác định xem có khoản thu thập nào phát sinh từ việc bán tài sản cố định hay không.  Phỏng vấn các nhân viên và ban giám đốc để xem có TSCĐ nào được thanh lí trong năm hay không.  Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm TSCĐ để xem liệu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân giảm TSCĐ hay không.  Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê để xem có bị mất mát, thiếu hụt TSCĐ hay không. - Xem xét việc trình bày trên báo cáo tài chính Theo quy định hiện hành, số dư của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế trên bảng cân đối kế toán phải được trình bày riêng theo từng loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. - Kiểm toán chi phí khấu hao  Khấu hao hàng năm. Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao chủ yếu là xem xét tính tính đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ các đối tượng có liên quan. Điều này phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao cũng như dữ liệu hiện có tại doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tinh toán, xác định khoản mục phân bổ và tiêu thức phân bổ khấu hao. Khi kiểm toán TSCĐ, KTV cần xem xét thận trọng các vấn đề sau: - Phương pháp khấu hao có phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành và được áp dụng nhất quán hay không. - Giá trị khấu hao có được xác định một cách hợp lý hay không. - Thời gian sử dụng hữu ích và giá trị thanh lý có được ước tính hợp lý hay không - Mức khấu hao có tính toán chính xác hay không. - Việc phân bổ chi phí khấu hao vào các đối tượng chịu chi phí có dựa trên cơ sở phân bổ hợp lý hay không (trang 141-142, Giáo trình kiểm toán của Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh)  Khấu hao luỹ kế. Mục tiêu kiểm toán đối với giá trị hao mòn luỹ kế là xem xét việc ghi nhận đầy đủ, đúng đắn giá trị hao mòn luỹ kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn luỹ kế giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng TSCĐ cụ thể. Thủ tục phân tích 22
  33. Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ. Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúp KTV lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu TSCĐ hoặc khả năng có sai sót trong việc tính toán khấu hao Thử nghiệm chi tiết - Thu thập hay tự lập một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế Bảng phân tích cần ghi rõ giá trị hao mòn lũy kế đầu kì, số khấu hao trích trong năm, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ và số dư cuối kì. Trên cơ sở đó KTV sẽ: + So sánh số dư đầu kì với số liệu kiểm toán năm trước + So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở sổ chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái + So sánh tổng số dư cuối kì trên các sổ chi tiết với số dư cuối kì trên sổ cái + Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị Kiểm toán viên cần lưu ý xem xét những vần đề sau: A. Phương pháp khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. B. Phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại hay không. C. Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp không. D. Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao - Kiểm tra mức khấu hao + So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành so với năm trước, và điều tra các khoản chênh lệch + Tính toán lại mức khấu hao cho một số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái + So sánh số phát sinh có của tài khoản hao mòn TSCĐ với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí. 23
  34. CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT 3.1. Quá triǹ h hiǹ h thành và phá t triển của công ty 3.1.1. Sơ lược về công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt - Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt. - Tên tiếng Anh: Viet Dragon Auditing & Consulting Company Limited (VDAC). - Địa chỉ: 59 Nguyễn Quý Đức, phường An Phú, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại: (+84 8) 62 871 141 – (+84 8) 62 871 151 - Fax: (+84 8) 62 871 152 - Email: vdac@vdac.com.vn – info@vdac.com.vn - Website: - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng 3.1.2. Quá triǹ h hiǹ h thành và phá t triển công ty VDAC Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Viêṭ (VDAC) đươc̣ thành lâp̣ theo Nghi ̣ điṇ h số 133/2005/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Chính Phủ và Thông tư số 60/2006/TT-TC ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bô ̣Tài Chính. Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Viêṭ (VDAC) là môṭ trong những công ty kiểm toán hàng đầu taị Viêṭ Nam, cung cấp các dic̣ h vu ̣ chuyên nghiêp̣ về kiểm toán, kế toán, thuế, tư vấn, đào taọ cho tất cả các khách hàng thuôc̣ moị thành phần kinh tế hoaṭ đôṇ g taị Viêṭ Nam. Hiêṇ nay, VDAC đa ̃ xây dưṇ g đươc̣ đôị ngũ hơn 25 chuyên viên chuyên nghiêp̣ đươc̣ đào taọ trong nướ c và ở nhiều quốc gia khác nhau. Các chuyên viên đều có đủ năng lưc̣ , trình đô ̣ nghiêp̣ vu,̣ khả năng xét đoán công viêc̣ trong từ ng trường hơp̣ cu ̣ thể, với phẩm chất đaọ đứ c nghề nghiêp̣ trung thưc̣ , liêm khiết, có ý thứ c chấp hành pháp luâṭ. Trong quá trình hoaṭ đôṇ g, đôị ngũ chuyên viên liên tuc̣ đươc̣ đào taọ nhằm nâng cao trình đô ̣ chuyên môn, ky ̃ năng và bản liñ h nghề nghiêp̣ cùng các kiến thứ c hỗ trơ ̣ về pháp luâṭ, Kinh tế, Ky ̃ thuâṭ, Thi ̣trường để có khả năng đa daṇ g hóa các loaị hình dic̣ h vu ̣ nhằm phuc̣ vu ̣tốt cho khách hàng. Từ những kinh nghiêṃ thưc̣ tiêñ và kiến thứ c đúc kết đươc̣ qua quá trình làm viêc̣ của đôị ngũ nhân viên trong công ty, VDAC đa ̃ xây dưṇ g và đưa vào áp duṇ g quy trình 24
  35. cùng phương pháp kiểm toán, tư vấn tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mưc̣ kiểm toán Viêṭ Nam và Quốc tế. a. Nguyên tắ c hoaṭ đôṇ g VDAC hoaṭ đôṇ g theo nguyên tắc đôc̣ lâp̣ , chính trưc̣ , khách quan, tin câỵ , hiêụ quả, tính bảo mâṭ, bảo vê ̣quyền lơị và bí mâṭ kinh doanh của khách hàng. Hoaṭ đôṇ g Kiểm toán của VDAC tuân thủ các chuẩn mưc̣ Kiểm toán Viêṭ Nam cũng như các chuẩn mứ c Kiểm toán Quốc Tế phù hơp̣ với quy điṇ h của pháp luâṭ Viêṭ Nam. b. Muc̣ tiêu hoaṭ đôṇ g Muc̣ tiêu lâu dài của VDAC là trở thành môṭ trong những công ty chuyên ngành hàng đầu taị Viêṭ Nam chuyên cung cấp các dic̣ h vu ̣ chất lươṇ g cao về Kiểm toán và tư vấn tài chính, Kế toán với chi phí hơp̣ lý. Không ngừ ng nâng cao chất lươṇ g đôị ngũ nhân viên để phuc̣ vu ̣ có hiêụ quả và chất lươṇ g nhằm hoàn thiêṇ hình ảnh của công ty trong lòng khách hàng. c. Điṇ h hướ ng phá t triển Công ty se ̃ nổ lưc̣ taọ moị điều kiêṇ để nâng cao trình đô ̣ chuyên môn, năng lưc̣ , phẩm chất đaọ đứ c nghề nghiêp̣ của đôị ngũ nhân viên bằng các lớp hoc̣ với các chuyên gia hàng đầu ngành, các lớp huấn luyêṇ nghiêp̣ vu,̣ thường xuyên câp̣ nhâp̣ các quy điṇ h chuẩn mưc̣ , văn bản mới nhất mà nhà nước ban hành liên quan đến liñ h vưc̣ hoaṭ đôṇ g của công ty, mở rộng quy mô Kiểm toán sang những khách hàng có niêm yết trên thi ̣trường chứ ng khoán. Phuc̣ vu ̣khách hàng vớ i các hình thứ c dic̣ h vu ̣đa daṇ g và chất lươṇ g hơn nữa, nhằm ổn điṇ h khách hàng góp phần khuếch trương hình ảnh, vi ̣thế của công ty trong và ngoài khu vưc̣ . - Logo của công ty: 3.1.3. Các dịch vụ do VDAC cung cấp a) Dịch vụ kiểm toán đảm bảo: - Kiểm toán BCTC. - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. 25
  36. - Kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa. - Kiểm toán các thông tin tài chính khác trên cơ sở thỏa thuận trước. - Soát xét HTKSNB, soát xét thông tin Tài chính. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ. - Kiểm toán báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản. b) Dịch vụ kế toán: - Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho doanh nghiệp. - Hướng dẫn lập chứng từ kế toán. - Rà soát, phân tích, cải tổ bộ máy kế toán – tài chính đã có sẵn. - Rà soát, hướng dẫn xây dựng HTKSNB. - Hướng dẫn và thực hiện ghi chép sổ kế toán, hạch toán kế toán. - Hướng dẫn lập BCTC bao gồm báo cáo hợp nhất. - Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức về kế toán. c) Dịch vụ về thuế - Tư vấn các ưu đãi và miễn giảm về thuế cho doanh nghiệp. - Tư vấn một số cấu trúc về tài chính hợp lý để doanh nghiệp có lợi về thuế. - Tư vấn các dự báo thay đổi về chính sách thuế. - Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các chi phí về thuế phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp đó - Cùng một số dịch vụ truyền thống khác liên quan đến thuế như: lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT; trợ giúp giải trình, quyết toán, khiếu nại về thuế, d) Dịch vụ tư vấn - Tư vấn tài chính doanh nghiệp. - Quản trị rủi ro. - Tư vấn đầu tư. - Tư vấn thành lập doanh nghiệp. e) Dịch vụ đào tạo - Đào tạo, hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế. - Tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các luật thuế tại Việt Nam, đặc biệt là các luật thuế mới. 26
  37. - Đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp đối với mọi loại hình doanh nghiệp f. Dịch vụ liên quan đến Phần mềm kế toán a. Tư vấn giải pháp sử dụng phần mềm kế toán. b. Cung cấp phần mềm kế toán. c. Đào tạo sử dụng phần mềm kế toán. 3.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý ở công ty 3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27
  38. Sơ đồ 3.2.1. Tổ chứ c bô ̣má y Công ty TNHH Kiểm toá n Tư vấ n Rồng Viêṭ Hội đồng thành viên Ban Giám Đốc Phòng Hành Phòng Kế Phòng Phòng Kinh Chính Toán Kiểm Toán Doanh -Hành chính Kiểm Toán -Tìm Kiếm Khách Hàng -Văn Thư Kế Toán Dịch Vụ Khác -Chăm Sóc Thủ Quỹ Khách Hàng (Nguồn: Phòng tổ chức Công ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn Rồng Việt) 28
  39. 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận - Ban Giám Đốc: là bộ phận quản lý và điều hành mọi hoạt động chính của công ty. Đồng thời trực tiếp đứng ra thực hiện các giao dịch và ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Phòng hành chính: là bộ phận thực hiện công tác quản lý tài chính của đơn vị. Đây là bộ phận hỗ trợ, phục vụ và tạo điều kiện cho các phòng ban khác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao chủ yếu là về tài chính. Ngoài ra, đây là bộ phận có thể bố trí, quản lý việc mua sắm các thiết bị, văn phòng phẩm, quản lý văn thư, sắp xếp cán bộ và điều động x echo kiểm toán viên thực hiện công việc, . - Phòng kế toán: là bộ phận thực hiện công tác quản lý về mặt sổ sách kế toán cho công ty bao gồm việc hạch toán kế toán, thống kê kế toán, thống kê thông tin kinh tế của công ty theo đúng pháp lệch kế toán thống kê, luật kế toán và các quy định của pháp luật, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn và phát triển nguồn vốn. - Phòng kiểm toán: là bộ phận có số lượng nhân viên nhiều nhất đồng thời là bộ phận đảm nhiệm thực hiện các chức năng, dịch vụ chính mà công ty cung cấp cho khách hàng. Bộ phận này đóng vai trò trong việc thực hiện tất cả các hợp đồng kiểm toán BCTC, các hợp đồng kiểm toán báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thành và các hợp đồng kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng Nhóm kiểm toán thường được thành lập từ bộ phận này và có thể bổ sung them các thành viên thuộc các bộ phận khác trong các trường hợp cần thiết. - Phòng kinh doanh: là bộ phận chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng cho công ty. 29
  40. 3.3. Cơ cấu tổ chức kiểm toán tại công ty 3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán Sơ đồ 3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán. Trưởng phòng kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán Trợ lý kiểm toán (Nguồn: Phòng tổ chức Công ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn Rồng Việt) 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh - Trưởng phòng kiểm toán:  Lập kế họach kiểm tóan và thực hiện việc kiểm tóan định kỳ đối với các công ty đã ký kết hợp đồng.  Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy định của các các phòng ban.  Cùng với Trưởng nhóm Kiểm tóan họach định, tổ chức, thực hiện, kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm báo cáo với Ban giám đốc về tòan bộ họat động của Ban Kiểm tóan. - Trưởng nhóm kiểm toán:  Tổ chức thực hiện các hợp đồng kiểm toán theo sự phân công của Trưởng phòng, bao gồm: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, soát xét công việc của các trợ lý kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý.  Tổ chức triển khai các hợp đồng ghi sổ kế toán theo sự phân công của Trưởng phòng, bao gồm: lập kế hoạch, soát xét công việc ghi sổ của các trợ lý, giám sát tiến độ hoàn thành công việc, thiết lập, duy trì thông tin với khách hàng để nhận phản hồi và đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng.  Trợ giúp Trưởng phòng kiểm toán trong việc triển khai công việc, giám sát công việc và hướng dẫn, đào tạo nhân viên cấp dướ.  Đóng vai trò là đầu mối liên lạc giữa cấp trên và khách hàng; phát hiện và thông tin các vấn đề trọng yếu báo cáo kịp thời tới cấp trên - Trợ lý kiểm toán: 30
  41.  Lên kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán và công việc có liên quan.  Hỗ trợ kiểm toán viên hoàn thành hồ sơ kiểm toán cho khách hàng, và hối hợp cùng kiểm toán viên thực hiện các công việc hậu cần cho mỗi hợp đồng kiểm toán  Tham gia học tập theo chương trình đào tạo của Công ty và bên ngoài  Tham gia vào các cuộc kiểm toán của Công ty  Hỗ trợ, phối hợp với trưởng nhóm kiểm toán để thực hiện quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến khâu tổng hợp, lập các báo cáo kiểm toán.  Hỗ trợ tư vấn khách hàng về các vấn đề có liên quan đến chính sách kế toán, tài chính, chính sách thuế và các văn bản pháp lý có liên quan.  Hỗ trợ trưởng nhóm kiểm toán trong việc thiết kế, tổ chức và kiểm tra hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá và xử lý các thông tin tài chính.  Luôn duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng và phát triển khách hàng mới.  Chịu trách nhiệm trước KTV về chất lượng công việc do mình đảm trách. 31
  42. 3.4. Tình hình công ty những năm gần đây Bảng 3.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Biến động 2015/2014 2016/2015 2014 2015 2016 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 4.313,49 4.783,38 5.314,87 469,89 10,89 531,49 11,11 Chi phí 3.775,45 4.070,28 4.404,04 249,83 7,81 333,76 8,20 Lợi nhuận 538,04 713,10 910,83 175,06 32,54 197,73 27,73 ( Nguồn: Trích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VDAC giai đoạn 2014 – 2016) Nhận xét: Qua kết quả kinh doanh của VDAC trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện trong bảng 3.1 ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của đơn vị trong giai đoạn 2014 – 2016 là tương đối khả quan với những mức biến động tăng của cả doanh thu và lợi nhuận. Tuy giá trị biến động không cao nhưng trong giai đoạn này, doanh thu của đơn vị tăng ổn định qua các năm. Cụ thể so với năm 2014, doanh thu thực hiện của đơn vị trong năm 2015 tăng 469,89 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,89%. Đến năm 2016, doanh thu của đơn cị lại tăng thêm 531,49 triệu đồng với tỷ tăng 11,11% so với năm 2015. Việc doanh thu của đơn vị không ngừng tăng phần nào là do trong giai đoạn này, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trên đà ổn định, phát triển và hội nhập, nhu cầu đầu tư trong và ngoài nước ngày càng cao, để thu hút vồn đầu tư các doanh nghiệp cần phải có một BCTC thể hiện trung thực tình hình tài chính của mình, điều này dẫn đến nhu cầu kiểm toán BCTC được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này hệ thống các văn bản pháp luật đang ngày càng được hoàn thiện mà đặc biệt là việc ban hành Thông tu 200 của Bộ Tài Chính (ngày 22/12/2014) thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC dẫn đến nhu cầu tư vấn về kế toán và luật ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho công ty. Nhờ các yếu tố chủ quan trên, với sự hiệu quả trong hoạt động nên trong giai đoạn này VDAC đã tìm kiếm được rất nhiều khách hàng với hơn 100 hợp đồng kiểm toán và tư vấn mỗi năm chủ yếu là vào mùa kiểm toán. Với nguyên tắc hoạt động tin cậy, hiệu quả, độc lập,khách quan, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng chính vì thế công ty không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình, điều này đã giúp cho VDAC tạo được lòng tin nơi khách hàng góp phần giữ 32
  43. được các khách hàng cũ và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới, ký được hợp đồng với những công ty có những hợp đồng giá trị lớn. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho doanh thu của đơn vị trong năm 2016 tăng cao hơn so với năm 2015. Sự gia tăng của doanh thu dẫn đến chi phí hoạt động của đơn vị cũng tăng theo. Từ năm 2014 – 2015, chi phí của đơn vị tăng thêm 294,83 triệu đồng tương đương tỷ lệ 7,81%. Con số này lại tiếp tục tăng trong năm 2016 với mức tăng 333,76 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8.20% so với năm 2015. Tuy chi phí của đơn vị có xu hướng tăng nhưng điều này cũng là hợp lý khi các dịch vụ mà công ty cung cấp ngày càng tăng về cả số lương và chất lượng. Sự hiệu quả trong công tác quản lý đã khiến chi phí của công ty tuy tăng nhưng biến động là không đáng kể và tương đối ổn định. Chi phí phát sinh của công ty chủ yếu là chi phí văn phòng phẩm, chi phí tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, tăng ca, chi phí từ tiền xăng dầu cho xe, tiền taxi phục vụ cho nhóm kiểm toán đi công tác. Đối với những hợp đồng ngoại tỉnh chi phí còn bao gồm thêm công tác phí Công tác quản lý tốt về chi phí cùng sự hiệu quả trong việc kinh doanh đã khiến cho công ty thu về được nhiều lợi nhuận. Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2015, lợi nhuận của VDAC tăng 175,06 triệu đồng tương đương tăng 32,54%. Và lại tiếp tục tăng thêm 179,73 triệu đồng trong năm 2016 với mức tăng 27,73% so với năm 2015. 3.5. Chương trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Rồng Việt 3.5.1. Kế hoạch kiểm toán a. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng. Tiếp nhận khách hàng mới: Công ty thường tiếp nhận khách hàng mới thông qua giới thiệu từ các khách hàng cũ của công ty, hoặc do bộ phận kinh doanh liên hệ. Đối với khách hàng mới, công ty thường tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, kiểm toán năm đầu tiên. Duy trì khách hàng cũ: Khi đến mùa kiểm toán, các khách hàng sẽ liên hệ với công ty hoặc công ty sẽ gọi điện thoại trực tiếp với khách hàng. Đối với khách hàng cũ, công ty theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng qua hồ sơ lưu trữ kiểm toán những năm trước đây và cập nhật những thay đổi mới nhất về hoạt động của khách hàng trước khi tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán. 33
  44. Sau khi tìm hiểu về khách hàng thì bộ phận kinh doanh đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán để quyết định có ký hoặc duy trì hợp đồng với khách hàng hay không, đồng thời gửi thư báo giá cho khách hàng. Khi chấp nhận kiểm toán với mức giá phí được đưa ra bởi công ty kiểm toán, khách hàng sẽ hồi báo lại cho công ty. Hồi báo của khách hàng có thể bằng văn thư hoặc bằng điện thoại. Mọi trường hợp hồi báo đều báo cáo trực tiếp cho Giám đốc. Sau đó, công ty sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán và gửi cho khách hàng ký. b. Chọn nhóm kiểm toán. Đối với khách hàng mới: đảm bảo thành viên của nhóm kiểm toán không có quan hệ kinh tế với khách hàng. Bố trí số lượng thành viên nhóm phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp về sổ sách của khách hàng. Đối với khách hàng cũ: có sự luân chuyển nhóm trưởng (người viết báo cáo) mỗi 2–3 năm một lần, nhưng thành viên nhóm không thay đổi nhiều để giúp họ nắm vững những nét đặc trưng của khách hàng, duy trì được mối liên hệ mật thiết giữa hai bên mà vẫn đảm bảo tính độc lập và khách quan của cuộc kiểm toán c. Lập thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán. Sau khi phân công nhân sự cho cuộc kiểm toán, nhóm trưởng sẽ trực tiếp liên hệ với kế toán bên khách hàng để xếp lịch kiểm toán. Sau khi thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm toán, nhóm trưởng sẽ báo cho trưởng phòng để sắp lịch và lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán. d. Tìm hiểu cụ thể khách hàng và môi trường hoạt động. Đối với các khách hàng mới, nhóm kiểm toán cần tìm hiểu thêm các nội dung sau: - Môi trường kinh doanh chung của khách hàng trong năm hiện hành. - Các thông tin chung về ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề. - Các thông tin chung về môi trường pháp lý mà khách hàng đang hoạt động. - Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của khách hàng. - Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng, kết quả kinh doanh và thuế. e. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhóm trưởng sẽ thực hiện việc đánh giá HTKSNB theo mẫu của chương trinh kiểm toán mẫu. Tùy theo mô hình HTKSNB của mỗi khách hàng mà kiểm toán viên thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cho phù hợp. 34
  45. f. Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu. Xác định mức trọng yếu: Được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty, để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng. Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu căn cứ trên nhu cầu sử dụng BCTC, đặc điểm khách hàng. Các tiêu chí và tỉ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tổng thể: Bảng 3.2: Bảng xác định mức trọng yếu Các tiêu chí Tỉ lệ sử dụng Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% Doanh thu 0,5% - 3% Tổng tài sản 1% - 2% Vốn chủ sở hữu 1% - 5% (Nguồn: Phòng kiểm toán Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt) Mức trọng yếu khoản mục được xác định = Mức trọng yếu tổng thể * (50% đến 75%) và được áp dụng đối với khách hàng có rủi ro cao. Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua = Mức trọng yếu khoản mục * 4% (tối đa), dựa vào đây kiểm toan viên có thể xem xét về mặt định lượng và định tính cho từng khoản mục. Phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu. Xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro của các vùng kiểm toán, từ đó xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu cho các vùng kiểm toán chính. Phương pháp chọn toàn bộ (kiểm tra 100%): được áp dụng khi tiến hành các thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục Tài sản cố định, Vay ngắn hạn/ dài hạn, Dự phòng, Vốn chủ sở hữu, Các nguồn trích lập quỹ. g. Thiết lập chương trình kiểm toán. Nhóm trưởng của cuộc kiểm toán sẽ thiết lập chương trình kiểm toán cho từng khoản mục bao gồm các nội dung chủ yếu: công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành, các thủ tục kiểm toán cụ thể áp dụng. 35
  46. 3.5.2. Thực hiện kiểm toán Trước khi triển khai công việc tại văn phòng khách hàng, KTV có trách nhiệm gửi công văn cho khách hàng để cho biết về kế hoạch kiểm toán như: thời gian, nhân sự, công việc cụ thể của KTV tại khách hàng và những yêu cầu khách hàng chuẩn bị trước cho cuộc kiểm toán. Tổ chức cuộc họp: Nhóm kiểm toán, trưởng phòng Nghiệp vụ tổ chức cuộc họp đầu tiên với BGĐ của khách hàng tại công ty khách hàng để trình bày phương pháp làm việc và các vấn đề cần sự hỗ trợ từ phía khách hàng. KTV chính thức có trách nhiệm trực tiếp thực hiện công tác kiểm toán và giám sát toàn bộ công việc của các thành viên trong nhóm theo kế hoạch đã được duyệt. Trách nhiệm của trưởng phòng nghiệp vụ: Bám sát công việc của nhóm để có biện pháp chỉ đạo kịp thời và báo cáo thường xuyên tiến độ thực hiện, những khó khăn vói Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ để BGĐ nắm được thông tin thường xuyên và có hướng chỉ đạo kịp thời. Triển khai thực hiện kiểm toán: - Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chỉ định một nhóm kiểm toán xuống đơn vị khách hàng để trực tiếp tiến hành cuộc kiểm toán. Số lượng một nhóm từ 3-5 người tùy theo quy mô hoạt động của khách hàng. Mỗi nhóm sẽ có một trưởng nhóm (thường là KTV chính) và các trợ lý kiểm toán. Trưởng nhóm sẽ trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán và làm việc với đại diện khách hàng đến khi cuộc kiểm toán kết thúc. - Khi đến công ty khách hàng, trưởng nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho các trợ lý kiểm toán từ việc tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu đến việc trao đổi với khách hàng để có những thông tin cần thiết cho việc xử lý phần hành. - Sau khi đã hoàn thành việc xử lý số liệu, trưởng nhóm sẽ tổng hợp những lỗi đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, cùng một số vấn đề mà đơn vị xử lý trái với quy định hiện hành để đưa ra những điều chỉnh đối với khách hàng. Khi mọi việc được tiến hành đối với khách hàng hoàn tất, trưởng nhóm có nhiệm vụ phát hành báo cáo kiểm toán tạm thời để trình lên cho chủ nhiệm kiểm toán ký duyệt. 3.5.3. Hoàn thành kiểm toán a) Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán Sau khi hoàn thành kiểm toán, nhóm trưởng sẽ tổng hợp kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát gồm: 36
  47. - Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. - Xem xét về giả định hoạt động liên tục. Trong phần này, KTV cần tổng hợp kết quả kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu và trình bày kết quả tổng hợp theo các nội dung gồm kết luận kiểm toán đối với khoản mục trọng yếu, các vấn đề tồn tại cần giải quyết, trao đổi với các chủ nhiệm kiểm toán, thành viên BGĐ và khách hàng. Đánh giá tổng quát kết quả là đánh giá đầy đủ của bằng chứng kiểm toán, tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh, rà soát lại hồ sơ kiểm toán, yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của BGĐ, kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC. b) Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Với hồ sơ kiểm toán đã được tổng hợp và các thông tin thu thập được từ khách hàng, nhóm trưởng sẽ lập dự thảo báo cáo kiểm toán và trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phê duyệt. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sẽ phê duyệt toàn bộ Bản dự thảo bao gồm: Báo cáo của Hội đồng quản trị hoặc Ban Tổng Giám đốc), Báo cáo kiểm toán, BCTC đã được kiểm toán (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC); thư giải trình và chuyển lại cho phòng Nghiệp vụ để hoàn chỉnh. Trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa KTV chính, Trưởng phòng Nghiệp vụ thì Phó Giám đốc phụ trách sẽ báo cáo Giám đốc để thành lập hội công ty xem xét và đưa ra ý kiến sau cùng trình bày trong báo cáo kiểm toán. Bản dự thảo đã được Phó Giám đốc duyệt sẽ được gửi đến cho khách hàng để lấy ý kiến. Trong trường hợp có nhiều vấn đề thảo luận với khách hàng, phòng Nghiệp vụ sắp xếp một buổi với khách hàng để trình bày rõ hơn các đề nghị điều chỉnh trong BCTC cũng như những vấn đề khác. Sau khi khách hàng đồng ý với bản dự thảo, báo cáo của hội đồng quản trị hoặc Ban Tổng Giám đốc, Báo cáo kiểm toán, các BCTC đã được kiểm toán sẽ được in ấn, đóng thành quyển theo số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng và gửi đến khách hàng để ký trước trên báo cáo. Sau khi nhận lại được báo cáo trên, KTV chính xem xét và ký tên lên báo cáo kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán xem xét và phê chuẩn báo cáo kiểm toán, chuyển các báo cáo trình với giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt lần cuối và ký lên báo cáo kiểm toán chính 37
  48. thức. KTV chính phát hành BCTC đã được kiểm toán, giao cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận hồ sơ. c) Lưu trữ hồ sơ Sau khi hoàn tất việc phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành tập hợp và lưu trữ lại các phần hành vào một hồ sơ có đánh số tham chiếu đầy đủ theo hồ sơ kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành theo QĐ số số 368/QĐ-VACPA ngày 23/12/2013 của Chủ tịch VACPA áp dụng từ ngày 01/01/2014. 3.6. Chế độ chính sách áp dụng ở công ty Chương trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Rồng Việt được áp dụng chặt chẽ theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành theo quyết định số 368/QĐ-VACPA ngày 23/12/2013 của Chủ tịch VACPA áp dụng từ ngày 01/01/2014, có sự điều chỉnh phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của công ty cũng như phù hợp với từng đối tượng cụ thể: 38
  49. Sơ đồ 3.3: Chu trình kiểm toán QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN Tổng hợp, kết luận và lập báo Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán cáo Xem xét chấp nhận khách Kiểm tra hệ thống kiểm soát Tổng hợp kết quả hàng và đánh giá rủi ro hợp nội bộ [C100-C500] kiểm toán [B410] đồng [A100] Lập hợp đồng kiểm toán và Phân tích tổng thể Kiểm tra cơ bản tài lựa chọn nhóm kiểm toán báo cáo tài chính lần sản [D100-D800] [A200] cuối [B420] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động [A300] Thư giải trình của Kiểm tra cơ bản nợ Ban Giám đốc và Ban Tìm hiểu chính sách kế toán phải trả [E100-E600] Tổng hợp kết Tổng quả kiểmhợp kết toán quản trị [B440-B450] và chu trình kinh doanh quan trọng [A400] Kiểm tra cơ bản Phân tích sơ bộ báo cáo tài Báo cáo tài chính và báo cáo NVCSH và TK ngoài chính [A500] kiểm toán [B300] bảng [F100-F300] Kiểm tra cơ Kiểmbản cơ bảng đốicân tra toán kế Đánh giá chung về hệ thống Kiểm tra cơ bản báo cáo kết Thư quản lý và các tư vấn Lập kế hoạch và xác định xác Lập và hoạch kế rủi ro kiểm soát nội bộ và rủi ro giấy làm tờ xét Lập soát việc và quả hoạt động kinh doanh khách hàng khác [B200] gian lận [A600] [G100-G700] TUÂN THỦ CHUẨN MỰC KIỂMVIỆT TOÁN CHUẨN NAM THỦ TUÂN PHÙ HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆTMỰC KẾ TOÁN HỢP PHÙ VỚI NAM CHUẨN Xác định mức trọng yếu Kiểm tra các nội dung khác Soát xét, phê duyệt và phát [A700] và phương pháp Tổng quả kiểm hợp kết đánh & toán giálượng chất [H100-H200] hành báo cáo [B110] chọn mẫu - cỡ mẫu [A800] Đánh giá lại mức trọng yếu Tổng hợp kế hoạch kiểm Kiểm soát chất lượng kiểm và phạm vi kiểm toán [A700] - toán [A900] toán [B120] [A800] XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO (Nguồn: Chu trình kiểm toán tại VDAC gồm ba phần: Lập kế hoạch kiểm toán, gồm: xem xét chấp nhận khách hàng; lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán; tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của họ (ngành nghề sản xuất, đặc điểm kinh doanh ) Thực hiện kiểm toán, gồm: kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán (tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu); kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, chi phí) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo, gồm: báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán; thư quản lý gửi cho giám đốc của công ty khách hàng về các yếu kém còn tồn đọng ở hệ thống kế toán và hướng giải quyết; soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán. 3.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 3.7.1. Thuận lợi - Khách quan: 39
  50. + Nhu cầu của thị trường cũng như sự quan tâm của xã hội đối với lĩnh vực kiểm toán ngày càng cao đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập như hiện nay. + Hệ thống các văn bản pháp luật, chuẩn mực ngày càng được haonf thiện. - Chủ quan: + Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, năng nổ nhệt tình trong công việc. + Môi trường làm việc thuận lợi, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. + Công tác quản lý hiệu quả, số lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng đa dạng và nâng cao tạo được lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng. + Có mối quan hệ sâu rộng với các tổ chức kinh tế, tài chính. 3.7.2. Khó khăn Số lượng nhân viên còn ít chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.Cơ cấu nhân sự thay đổi lien tục qua các năm dẫn đến khó khăn trong việc đào tạo nhân sự mới. 3.7.3. Phương hướng phát triển - Tầm nhìn dài hạn của VDAC là trở thành một trong những công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. - Sứ mạng của VDAC là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng và giá trị tăng cao nhất với chi phí hợp lý. 40
  51. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN RỒNG VIỆT 4.1. Giới thiệu về công ty TNHH XYZ 4.1.1. Qua trình hình thành và vốn chủ sở hữu Công ty TNHH XYZ thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, hình thức đầu tư vốn 100% vốn nước ngoài hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tiên số 462045000358 ngày 19 tháng 12 năm 2007 và giấy chứng nhận thay đổi lần thứ 4 số 462045000358 ngày 29 tháng 04 năm 2014 do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp. Một số nội dung chính của Giấy chứng nhận đầu tư hiện hành: - Vốn pháp định/Vốn điều lệ: 1,000,000 USD - Vốn đầu tư: 2,000,000 USD - Đại diện pháp luật: Hsu Hsiu Hao - Trụ sở chính của công ty đặt tại: Đường số 9, Khu công nghiệp Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện (C2710). Sản xuất gia công các loại van, linh phụ kiện dùng trong công nghiệp, dùng trong ngành phòng cháy chữa cháy, ống dẫn nước và các loại máy bơm; thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu các mặt hàng với các mã KS: 8421, 8481, 8537 theo quy định của pháp luật Việt Nam; quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Quyết định số 10/20070QĐ-BTM ngày 21/05/2007, thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày17/07/2007 của Bộ Thương Mại và Thông tư số 05/2008/TT-BTC ngày 05/2008/TT-BTC của Bộ Công Thương 41
  52. 4.1.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ) - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành tại thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH XYZ: Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận ngay vào chi phí. Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với hướng dẫn theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể như sau: TSCĐ hữu hình Thời gian Nhà cửa, vật kiến trúc 5 – 30 năm Máy móc, thiết bị 2 – 22 năm Phương tiện vận tải 6 – 10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 – 5 năm TSCĐ vô hình Thời gian Quyền sử dụng đất 44 năm Phần mềm tin học 3 – 5 năm 42
  53. 4.2. Thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Rồng Việt 4.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán  Giai đoạn tiền kế hoạch. - Tiếp nhận khách hàng: Công ty TNHH XYZ là một trong những bản hợp đồng mới của VDAC trong mùa kiểm toán cuối năm 2016. Do là khách hàng mới nên việc tìm hiểu sơ bộ về khách hàng được Ban Giám đốc VDAC thực hiện rất kỹ lưỡng. Thông qua trao đổi trực tiếp với đại diện Công ty TNHH XYZ, các thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, chế độ kế toán, các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán năm trước đều được Ban Giám đốc VDAC nắm bắt. Sau khi tìm hiểu sơ bộ về Công ty TNHH XYZ và thống nhất về mức phí kiểm toán. Hai bên đi đến ký hợp đồng kiểm toán cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2016. Nội dung của hợp đồng quy định trách nhiệm của hai bên trong cuộc kiểm toán bao gồm trách nhiệm kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty TNHH XYZ cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2016 làm cơ sở để đánh giá độ trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC thể hiện qua Báo cáo kiểm toán của KTV VDAC. Nhận xét giai đoạn tiếp nhận khách hàng của VDAC: Việc tìm hiểu và đi đến tiếp nhận khách hàng được Ban lãnh đạo VDAC thực hiện rất thận trọng. Đặc biệt, do đây là khách hàng mới nên các thông tin sơ bộ về công ty đều được Ban Giám đốc VDAC tìm hiểu kỹ lưỡng. Đây là bước quan trọng giúp Ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quát về khách hàng làm cơ sở để đánh giá rủi ro của bản hợp đồng từ đó đưa ra quyết định có nên ký hợp đồng hay không. Đây cũng là giai đoạn giúp KTV đánh giá năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán, định hướng quy trình làm việc cũng như lập kế hoạch cụ thể cho cuộc kiểm toán. Thời gian và phí kiểm toán cũng được hình thành trong giai đoạn này phụ thuộc vào độ phức tạp, mức độ rủi ro, chi phí đi lại, ăn ở ước tính cho đoàn kiểm toán. (Phụ lục 1 – Hợp Đồng Kiểm Toán) - Phân công KTV: Sau khi ký hợp đồng kiểm toán và thỏa thuận về các điều khoản với Công ty TNHH XYZ, VDAC tiến hành lập kế hoạch kiểm toán như sau: 43
  54. - Phân công nhóm kiểm toán: Dựa trên sự hiểu biết sơ bộ về khách hàng kết hợp với đây là khách hàng mới nên việc lựa chọn nhân sự cho nhóm kiểm toán được Ban Giám đốc cân nhắc thận trọng. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng về mức độ phức tạp của công việc, Ban Giám đốc quyết định phân công nhóm kiểm toán gồm những thành viên sau: + Trưởng nhóm (KTV): Nguyễn Thị Phương. + Trưởng nhóm: Vũ Thành Long. + Trợ lý kiểm toán: Nguyễn Thị Huyền Trân. + Trợ lý kiểm toán: Nguyễn Bảo Ngọc. + Trợ lý kiểm toán: Lê Thị Thùy Linh. - Phạm vi công việc: + Trao đổi với đại diện Công ty TNHH XYZ về kế hoạch kiểm toán. + Trưởng nhóm kiểm toán Long sẽ tiến hành liên lạc với Kế toán trưởng của khách hàng để lấy số liệu kiểm toán. + Giai đoạn trực tiếp đến Công ty TNHH XYZ thực hiện kiểm toán: Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành trao đổi với khách hàng để tìm hiểu những thông tin về các chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền; mua hàng, phải trả, trả tiền; hàng tồn kho, tính giá thành, giá vốn; lương và các khoản phải trả cho người lao động; TSCĐ và xây dựng cơ bản Đánh giá chung về HTKSNB của Công ty TNHH XYZ. Xác lập mức trọng yếu kế hoạch và mức trọng yếu thực hiện. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Kiểm tra các khoản mục trên BCTC thông qua việc soát xét các giấy tờ làm việc chi tiết và thu thập bằng chứng kiểm toán. + Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Thời gian kiểm toán: Do Công ty TNHH XYZ là một công ty có quy mô ở mức trung bình, số liệu cũng tương đối đơn giản nên thời gian dự kiến cho cuộc kiểm toán là 1 ngày. Thời gian cụ thể là vào ngày 22/03/2017, nhóm kiểm toán sẽ bắt đầu khởi hành vào lúc 08h00. - Thời gian phát hành báo cáo: Báo cáo dự thảo sẽ được phát hành trong khoảng 1 tuần (7 ngày) kể từ sau ngày kiểm toán. 44
  55. - Tài liệu cần thu thập: Sau khi đến Công ty TNHH XYZ, KTV sẽ xem xét và đưa ra yêu cầu cung cấp về sổ sách, chứng từ và các tài liệu có liên quan phục vụ cho cuộc kiểm toán. Bao gồm: + Báo cáo tài chính, Bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết các tài khoản chi phí hoặc sổ nhật ký chung của niên độ 2016 (nếu khách hàng chưa cung cấp trước). + Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận kinh doanh. + Báo cáo kiểm toán năm 2015. + Các chứng từ, hóa đơn có liên quan đến khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao phát sinh trong năm 2016. Thông qua KTV, trợ lý kiểm toán sẽ lập yêu cầu cung cấp dưới dạng văn bản có chữ ký của mình. Nếu có phát sinh thêm yêu cầu về tài liệu cần khách hàng cung cấp, trợ lý kiểm toán sẽ lập thêm một yêu cầu cung cấp khác. (Phụ lục 2: Giấy tờ làm việc Mẫu A240 - Tài liệu cần cung cấp)  Giai đoạn lập kế hoạch: - Tìm hiểu khách hàng: Ở giai đoạn này, KTV sẽ tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh, bộ máy quản lý và các thông tin công tác kế toán đang áp dụng tại công ty. Kết quả thực hiện: Công ty TNHH XYZ sản xuất gia công các loại van, linh phụ kiện dùng trong công nghiệp, dùng trong ngành phòng cháy chữa cháy, ống dẫn nước và các loại máy bơm; thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu các mặt hàng với các mã KS: 8421, 8481, 8537 theo quy định của pháp luật Việt Nam; quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Quyết định số 10/20070QĐ-BTM ngày 21/05/2007, thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày17/07/2007 của Bộ Thương Mại và Thông tư số 05/2008/TT-BTC ngày 05/2008/TT-BTC của Bộ Công Thương Phòng kế toán của Công ty TNHH XYZ hiện chỉ có 3 nhân viên đó là Kế toán trưởng, 2 kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác kế toán. Tại thời điểm kiểm toán, công ty áp dụng chính sách kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Cách thức tổ chức của đơn vị:  Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND)  Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được lập 45
  56. và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành tại thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.  Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung. (Phụ lục 3: Giấy tờ làm việc mẫu A310 - Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động) - Tìm hiểu hệ thống KSNB, hệ thống kế toán và đánh giá rủi ro kiểm soát: Thực hiện đánh giá hệ thống KSNB: (Phụ lục 4: Giấy tờ làm việc VDAC - Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ)  Nhận xét: Dựa trên bảng câu hỏi, kết hợp với kiểm tra xem xét quá trình luân chuyển các chứng từ , KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH XYZ là tốt. - Thực hiện đánh giá hệ thống kế toán: Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng của công ty là bà: Nguyễn Thị Phương về hệ thống kế toán của công ty, được biết bà Phương có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán. Và bà Phương có thể đánh giá tốt được hệ thống kế toán của công ty. (Phụ lục 5: Giấy tờ làm việc VDAC - Bảng đánh giá hệ thống kế toán)  Kết quả thực hiện Tính hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống kế toán: Tốt - Thiết kế chương trình kiểm toán: Trên cơ sở các thông tin thu thập được về Công ty TNHH XYZ, KTV quyết định thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định chế độ kế toán, chuẩn mực và quy định pháp lý có liên quan trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán từng khoản mục; thực hiện kiểm tra chi tiết theo hướng tài sản khai khống, doanh thu khai khống, chi phí khai thiếu, công nợ khai thiếu. Các khoản mục như tài sản cố định, doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý, phải thu được xác định cỡ mẫu theo qui định công ty, chọn mẫu theo phương pháp thống kê. Các khoản mục khác thực hiện kiểm tra theo đánh giá của KTV và chọn mẫu ngẫu nhiên. (Phụ lục 6: Giấy tờ làm việc VDAC - Chương trình kiểm toán) 46
  57. 4.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ 4.2.2.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Đây là khách hàng mới của VDAC, nên việc tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng được KTV thực hiện rất thận trọng. Ngoài việc trao đổi, phỏng vấn kế toán trưởng của Công Ty TNHH XYZ, KTV lựa chọn bảng câu hỏi làm công cụ chính để đánh giá HTKSNB mà công ty áp dụng cho khoản mục TSCĐ. (Phụ lục 7: Giấy tờ làm việc VDAC - Bảng khảo sát HTKSNB) Nhận xét: Đánh giá nhìn chung HTKSNB chưa đưa ra được bằng chứng tin cậy để giúp KTV thực hiện. Ngoài ra, cân nhắc vấn đề hiệu quả kinh tế của cuộc kiểm toán, do vậy, KTV lựa chọn thử nghiệm cơ bản để thực hiện kiểm toán. 4.2.2.2. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Sau khi đã có được những đánh giá sơ bộ về HTKSNB, nếu đánh giá đó là tốt thì KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát ngược lại thì tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản. Thực tế tại VDAC các KTV ít khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Các thử nghiệm này cũng được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, kết hợp với việc phỏng vấn nhân viên kế toán, thu thập các tài liệu liên quan. Cuối cùng KTV đưa ra những đánh giá của mình rồi tiến hành kiểm toán Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát có thể được minh họa ở Công ty TNHH XYZ như sau: (Phụ lục 8: Giấy tờ làm việc VDAC - Bảng thử nghiệm kiểm soát)  Thử nghiệm kiểm soát 1: Kiểm tra việc ghi chép chính xác TSCĐ Công việc: Tiến hành kiểm tra đối chiếu số dư đầu, số dư cuối kỳ, số phát sinh trong kỳ của khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ trên bảng cân đối phát sinh so số liệu được ghi nhận trên sổ cái và báo cáo kiểm toán năm trước. Kết luận: Số liệu được ghi nhận chính xác đến ngày khóa sổ và được thể hiện đầy đủ trên sổ sách. (Phụ lục 9: Giấy tờ làm việc VDAC - bảng thử nghiệm kiểm soát 1) 47
  58.  Thử nghiệm kiểm soát 2: Quan sát việc phân chia trách nhiệm Công việc: Tiến hành phỏng vấn kết hợp với quan sát sự phân chia trách nhiệm của các nhân viên kế toán của công ty. Kết luận: Bộ phận kế toán của Công ty TNHH XYZ có sự phân chia trách nhiệm với nhau. (Phụ lục 10: Giấy tờ làm việc VDAC - bảng thử nghiệm kiểm soát 2)  Thử nghiệm kiểm soát 3:Kiểm tra tính liên tục, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ Công việc: KTV tiến hành chọn ra các chứng từ xem coi có được đánh số liên tục hay không. Sau đó xem xét các nội dung trên chứng từ như số tiền, diễn giải nội dung có khớp với sổ sách được ghi nhận. (Phụ lục 11: Giấy tờ làm việc VDAC - bảng thử nghiệm kiểm soát 3) Kết luận: Các chứng từ đều đầy đủ và hợp lý.  Thử nghiệm kiểm soát 4: Kiểm tra việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán Công việc: KTV tiến hành các nghiệp vụ mua sắm, thanh lý hay nhượng bán TSCĐ thực tế có xảy ra hay không. Xem xét các chứng từ có liên quan. Kết luận: Việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều có phát sinh trong kỳ, có đầy đủ chứng từ kèm theo và các chứng từ này đều tuân theo đúng quy định hiện hành. (Phụ lục 12: Giấy tờ làm việc VDAC - bảng thử nghiệm kiểm soát 4)  Thử nghiệm kiểm soát 5: Kiểm tra các quy định về tính khấu hao Công việc: KTV tiến hành kiểm tra các quy định về việc tính khấu hao TSCĐ mà công ty áp dụng có phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành hay không. Kết luận: Công ty áp dụng các quy định về việc tính khấu hao TSCĐ có tuân theo chuẩn mực, chế độ hiện hành. (Phụ lục 13: Giấy tờ làm việc VDAC - bảng thử nghiệm kiểm soát 5) Kết luận: Các nghiệp vụ phát sinh được phòng kế toán ghi nhận đầy đủ, chính xác. Thông qua các thử nghiệm kiểm soát, KTV nhận thấy rằng hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ mà Công ty TNHH XYZ xây dựng là phù hợp và vận hành hữu hiệu. Ngoài ra, công việc này hỗ trợ rất nhiều trong hoàn cảnh KTV chưa nắm rõ cách thức mà HTKSNB của khách hàng hoạt động, nhất là đối với một khách hàng mới như Công ty TNHH XYZ. Từ đó, KTV đưa ra quyết định có nên thay đổi hay giữ nguyên các mức rủi ro đã đánh giá ban đầu hay không. 48
  59. 4.2.2.3. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản  Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được sử dụng để nắm một cách khái quát về xu hướng, sự thay đổi tỷ trọng cũng như những biến động bất thường về TSCĐ nhằm tập trung kiểm tra những khía cạnh trọng yếu. Trong năm TSCĐ vô hình không có biến động về nguyên giá lẫn chi phí khấu hao, do đó đối với phần TSCĐ vô hình, KTV ước tính khấu hao và so sánh với số liệu của Công ty TNHH XYZ thì thấy chính xác. Ngoài ra, chi phí khấu hao cũng đưa vào tài khoản 627 để tính giá thành sản phẩm .Vì lý do đó nên KTV chủ yếu tập trung vào TSCĐ hữu hình.  Thủ tục phân tích 1: KTV tính tỷ trọng của từng TSCĐ trong tổng tài sản, tỷ trọng của từng loại TSCĐ hữu hình trong tổng TSCĐ hữu hình để xác định tính trọng yếu của từng khoản mục. Mục tiêu: Đánh giá mức trọng yếu của khoản mục TSCĐ Công việc thực hiện: KTV tính toán các tỷ số sau - Tỷ trọng của TSCĐ/TS = 3.526.987.516,55/24.725.584.496,12=14.26% - Tỷ trọng của TSCĐHH/TSCĐ = 3.514.751.764,04/3.526.987.516,55 = 99.65% - Tỷ trọng của TSCĐVH/TSCĐ = 12.235.752,51/3.526.987.516,55 = 0.35% Bảng 4.1 : Tỷ trọng của từng loại TSCĐ hữu hình trên tổng TSCĐ hữu hình Loại TSCĐHH Số dư cuối năm 2016 Tỷ trọng Nhả cửa, vật kiến trúc 3.385.855.725 30.59% Máy móc, thiết bị 5.992.155.808,10 54.14% Phương tiện vận tải 1.623.812.173 14.67% Thiết bị quản lý 66.747.000 0,60% Tổng TSCĐHH 11.068.570.706,10 100,00% (Nguồn: VDAC) Kết luận: Khoản mục “ Máy móc, thiết bị” (2112) có tỷ trọng lớn nhất, nên KTV cần tập trung kiểm tra. (Phụ lục 14: Trích bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản TSCĐ tại công ty TNHH XYZ 31/12/2016) 49
  60.  Thủ tục phân tích 2: So sánh, phân tích tình hình tăng của số dư TSCĐ hữu hình năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn. Mục tiêu: KTV xem xét tình hình biến động của TSCĐ trong năm, đánh giá tính hợp lý so với năm trước của TSCĐ hữu hình, xác định những biến động bất thường (nếu có). Công việc thực hiện: KTV tập hợp số liệu từ bảng cân đối phát sinh, bảng cân đối kế toán và lập bảng phân tích TSCĐ năm 2016. Nội dung chính là sự biến động năm nay so với năm trước về các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ, bất động sản đầu tư và hao mòn TSCĐ hữu hình. Nếu có những biến động bất thường, KTV cần lưu ý kiểm tra chi tiết biến động kết hợp với việc thu thập thêm thông tin từ Ban Giám Đốc công ty và nhân viên (nếu cần). 50
  61. Bảng 4.2: Bảng phân tích biến động của TSCĐ. VDAC D743 Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ NguyễnTên Thị Ngày Ngày khóa sổ:31/12/2016 Người thực hiện Huyền Trân 22/3/2017 Nội dung: Kiểm tra phân tích biến động Người soát xét 1 0 Người soát xét 2 Mục đích: Đạt được sự giải trình hợp lý về sự tăng, giảm TSCĐ, BĐSĐT và XDCBDD (cơ sở dẫn liệu: đầy đủ và chính xác) Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết tài khoản 211, 213, 217, 214 và 241 Công việc thực hiện: 1. Tính toán sự khác biệt giữa số dư năm nay và năm trước Kết quả kiểm tra: Số dư cuối kỳ Số dư đầu kỳ Chênh lệch Nội dung TK Ref 31/12/2016 Cơ cấu 1/1/2016 Cơ cấu Biến động Cơ cấu TSCĐ hữu hình 211 11,068,570,706 44.77% 9,830,486,342 41.54% 12.59% 3.22% (1) TSCĐ vô hình 213 98,950,000 0.40% 98,950,000 0.42% 0.00% -0.02% (2) Bất động sản đầu tư 217 - 0.00% - 0.00% (3) Hao mòn 214 (7,640,533,190) -30.90% (7,044,642,631) -29.77% 8.46% -1.13% (4) XDCB dở dang 241 - 0.00% - 0.00% (5) Tổng tài sản (CĐKT) CĐKT 24,725,584,496 23,662,399,989 4.49% Giải trình biến động: NĂM NAY CƠ CẦU TSCD KHÔNG BiẾN ĐỘNG NHIỀU_ CHỦ YẾU LÀ THEO THÔNG TƯ 45/2013/TT/BTC (Nguồn: Giấy làm việc D743 VDAC) (Phụ lục 14: trích bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản TSCĐ tại công ty TNHH XYZ 31/12/2016) Kết luận: Từ số liệu và kết hợp với tính toán biến động thì KTV cần kiểm tra 100% mẫu tăng, giảm TSCĐ. Đánh giá: Thủ tục phân tích biến động TSCĐ tuy là thủ tục đơn giản nhưng nó giúp KTV có nhìn tổng quát hơn về tình hình của TSCĐ, chi phí khấu hao qua các năm. Ngoài ra việc lập bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ giúp cho KTV dễ phát hiện được các biến động bất thường hay những sai lệch số liệu trong năm của công ty khách hàng, từ đó đưa ra hướng giải quyết thích hợp. 51
  62.  Thủ tục phân tích 3: So sánh tỷ lệ khấu hao năm nay so với năm trước. Mục đích: Xác định biến động của tỷ lệ giữa chi phí khấu hao và nguyên giá TSCĐ hữu hình. Công việc thực hiện: KTV tính toán tỉ lệ chi phí khấu hao và nguyên giá TSCĐ hữu hình. Bảng 4.3: Bảng tính khấu hao năm nay so với năm trước VDAC D743 Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ NguyễnTên Thị Ngày Ngày khóa sổ:31/12/2016 Người thực hiện Huyền Trân 22/3/2017 Nội dung: Bảng so sánh tỷ lệ khấu hao Người soát xét 1 0 Người soát xét 2 Mục đích: Đạt được sự giải trình hợp lý về sự tăng, giảm TSCĐ, BĐSĐT và XDCBDD (cơ sở dẫn liệu: đầy đủ và chính xác) Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết tài khoản 211, 213, 217, 214 và 241 Công việc thực hiện: 2. So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước và giải trình chênh lệch Năm nay (31/12/2016) Năm trước (31/12/2015) Chênh lệch Tỷ lệ Tỷ lệ Ref Nội dung SDCK KH/NG SDCK KH/NG Biến động Cơ cấu KH Nhà cửa, vật kiến trúc 1,317,618,310 11.90% 1,181,702,607 0.12020795 135,915,703 -0.12% KH Máy móc thiết bị 5,487,423,789 49.58% 5,185,527,158 0.52749447 301,896,631 -3.17% KH PTVT, truyền dẫn 725,629,575 6.56% 597,208,070 0.06075061 128,421,506 0.48% KH Thiết bị dụng cụ quản lý 23,147,268 0.21% 13,280,548 0.00135096 9,866,720 0.07% KH TSCĐ vô hình 86,714,247 87.63% 66,924,247 67.63% 19,790,000 20.00% Cộng 7,640,533,190 7,044,642,631 595,890,559 (Nguồn:Giấy làm việc D743 VDAC) (Phụ lục 14: trích bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản TSCĐ tại công ty TNHH XYZ 31/12/2016) Kết luận: Từ bảng so sánh khấu hao năm nay so với năm trước. Ở “máy móc thiết bị” có biến động cao nhất được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV. Do đó, KTV cần chú ý đến phần này để kiểm tra rõ hơn về tình hình biến động đó. 52
  63.  Thủ tục phân tích 4: Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành và chuẩn mực kiểm toán liên quan. Mục tiêu: Xem xét tính hợp lý về thời gian sử dụng hữu ích và trích khấu hao của TSCĐ tại đơn vị Công việc thực hiện: Tiến hành đối chiếu và phân tích hợp lý thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ và thời gian trích khấu hao của tài sản có phù hợp với thông tư 200/2014/TT- BTC không? Bảng 4.4: Bảng đối chiếu thời gian trích khấu hao năm 2016 VDAC D742 Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ NguyễnTên Thị Ngày Ngày khóa sổ:31/12/2016 Người thực hiện Huyền Trân 22/3/2017 Nội dung: Xem xét các nguyên tắc, chính sách kế toán áp dụng Người soát xét 1 0 Người soát xét 2 Mục tiêu Kiểm tra các nguyên tắc kế toán nhất quán với năm trước và phù hợp với qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Nguồn gốc số liệu: Sổ kế toán và các chứng từ liên quan Công việc thực hiện: Kiểm tra các nội dung hạch toán và nguyên tắc kế toán nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. TSCĐ hữu hình Thời gian khấu hao theo đơn vị Thời gian khấu hao theo thông tư 45 Nhà xưởng, vật kiến trúc 05 - 25 năm 05 - 30 năm Máy móc, thiết bị 05 - 20 năm 02 - 22 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06 - 10 năm 06 - 10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 05 năm 03 - 05 năm Tài sản cố định khác 02 - 20 năm 2 - 20 năm Tài sản cố định vô hình 20 năm 20 năm (Nguồn: Giấy làm việc D742 VDAC) Kết luận: Việc ghi nhận TSCĐ là phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và nhất quán với năm trước. Nhận xét: Qua việc phỏng vấn Ban Giám Đốc và tiến hành thu thập tài liệu về thời gian khấu hao TSCĐ ước tính của đơn vị giúp KTV dễ dàng so sánh với hướng dẫn thông tư 200/2014/TT-BTC, đồng thời nếu phát hiện không hợp lý có thể kịp thời yêu cầu đơn vị điều chỉnh. 53