Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cô phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 75 trang thiennha21 25/04/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cô phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cô phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ HỒ VĂN THÀNH Niên khóa 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn: Hồ Văn Thành Ths. Bùi Thành Công Lớp: K49A Tài chính Niên khóa 2015-2019
  3. Huế, 2019
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình Người cam đoan Hồ Văn Thành SV: Hồ Văn Thành i
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, thực tập và nỗ lực làm bài, khóa luận tốt nghiệp cuối khóa của tôi đã hoàn thành. Đạt được kết quả này là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình , bạn bè và đơn vị thực tập. Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban giám hiệu Trường đại học Kinh tế Huế, các quý thành cô đã giảng dạy, hướng dẫn, cung cấp kiến thức và phương pháp nghiên cứu trong bốn năm học vừa qua. Những kiến thức đã được học là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài và sẽ còn là hành trang quý báu cho công việc sau này của tôi. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Bùi Thành Công, người đã dành nhiều thời gian và công sức để trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Thừa Thiên Huế và các cô chú, anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập tại chi nhánh. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng còn hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! SV: Hồ Văn Thành ii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ DT: Doanh thu DV: Dịch vụ NHTM: Ngân hàng Thương mại VPBANK: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng TSĐB: Tài sản đảm bảo NHNN: Ngân hàng nhà nước CBTD: Cán bộ tín dụng SV: Hồ Văn Thành iii
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài: 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG 4 1.1 Hoạt động tín dụng 4 1.1.1 Khái niệm tín dụng 4 1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 4 1.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng 6 1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng 8 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng: 8 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 8 1.2.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 10 1.2.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 10 1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 11 1.2.6 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 13 1.2.6.1 Doanh số cho vay 13 1.2.6.2 Doanh số thu nợ 13 1.2.6.3 Dư nợ 13 1.2.6.4 Tỷ lệ nợ quá hạn 14 1.3 Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng 15 1.3.1 Khái niệm: 15 1.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong NHTM 16 SV: Hồ Văn Thành iv
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 16 1.4 Các nghiên cứu cùng chủ đề 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 22 2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế 22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 23 2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016- 2018 26 2.2.1 Tình hình cho vay tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 28 2.2.2 Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 37 2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 44 2.3.1 Công tác nhận diện rủi ro 44 2.3.2 Công tác đo lường rủi ro 45 2.3.3 Công tác kiểm soát và xử lý rủi ro 46 2.3.4 Công tác tài trợ rủi ro 47 2.4 Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro của VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế: 47 2.4.1 Kết quả đạt được 47 2.4.2 Một số hạn chế còn tồn tại 48 2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 49 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 51 3.1 Định hướng trong thời gian tới 51 SV: Hồ Văn Thành v
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế 52 3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên 52 3.2.2 Củng cố và hoàn thiện thông tin tín dụng 53 3.2.3 Xây dựng quy chế xác định mức lãi suất cho vay phù hợp 54 3.2.4 Quản lý danh mục TSĐB 55 3.2.5 Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng 55 3.2.6 Giám sát, quản lý chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân 56 3.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 58 3.2.8 Sử dụng công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1. Kết luận 60 2. Kiến nghị 61 2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 61 2.2 Kiến nghị với Chính phủ: 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 64 SV: Hồ Văn Thành vi
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 26 Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016- 2018 29 Bảng 2.3 Tình hình thu nợ tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 32 Bảng 2.4 Tình hình dư nợ tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế 35 từ năm 2016-2018 35 Bảng 2.5 Tình hình Nợ quá hạn tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 38 Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016- 2018 39 Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016- 2018 40 Bảng 2.8 Vòng quay vốn tín dụng tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 41 Bảng 2.9 Hệ số thu hồi nợ tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 43 Bảng 2.10 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 44 SV: Hồ Văn Thành vii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sau năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành tựu như: chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá; GDP bình quân đầu người 2540 USD/người, đạt ngưỡng thu nhập trung bình; Đến nay, ta có thể tự hào khi Việt Nam được vinh dự lọt top 18 nền kinh tế mới nổi vượt trội nhất thế giới năm 2018. Và sẽ không chỉ dừng ở đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong 2019 khi mà nước ta vừa kí Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình dương – TPP11 (CPTPP). Và, khi mà cơ hội kinh tế càng nhiều thì nhu cầu vốn càng lớn. Vai trò của các Ngân hàng Thương mại càng được đề cao. Ngân hàng thương mại không những là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế đầu tư và phát triển mà còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Không chỉ có thế, đây còn là một phương tiện để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Không phụ kì vọng, những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển và lợi nhuận cao thì ngành ngân hàng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ và rủi ro. Và, một trong những rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng chính là rủi ro tín dụng, nó không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn liên đới ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động tín dụng. Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập và khả năng thanh toán của ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, khi rủi ro tín dụng buộc ngân hàng phải giảm thiểu hoạt động cho vay hay giảm quy mô hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung vốn gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất hay kinh doanh, ảnh hưởng cực lớn đến thu nhập của doanh nghiệp. SV: Hồ Văn Thành 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp Cùng với sự phát triển của đất nước, Thừa Thiên Huế cũng không ngừng có những bước tiến mạnh mẽ. Chỉ tính 9 tháng đầu năm 2018, số doanh nghiệp mới thành lập là 492 với tổng số vốn lên đến 3.602 tỉ đồng, thu hút 25 dự án đầu tư với tổng vốn lên đến hơn 40.600 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.400 tỉ đồng tăng 6,43% so với cùng kì năm trước, hứa hẹn một năm 2019 đầy bùng nổ. Cũng vì thế, rủi ro tài chính càng là nỗi lo cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đã đang và sẽ đầu tư góp vốn tại Thừa Thiên Huế. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng cũng như tính cấp thiết của rủi ro tín dụng, em đã quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cô phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đồng thời tìm ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó tìm các giải pháp để phòng rủi ro, giảm thiếu tối đa các thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh thừ Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế. SV: Hồ Văn Thành 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng công bố trên website, các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình, internet, ), nghị định, thông tư, chủ trương của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế. Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu, chỉ tiêu trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp được sử dụng để thống kê số liệu và mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thông qua các biểu đồ, đồ thị và các bảng tóm tắt số liệu. Phương pháp chỉ số: chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc % tính được bằng cách so sánh hai mức độ của cùng một hiện tượng kinh tế-xã hội. 5. Kết cấu đề tài: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị SV: Hồ Văn Thành 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG 1.1 Hoạt động tín dụng 1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo một khoản lợi tức, bên cho vay tạm thời chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoản thời gian được thỏa thuận trước, bên đi vay có trách nhiệm phải hoàn trả vô điều kiện vốn gốc kèm theo lãi theo thỏa thuận khi đến hạn thanh toán. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kì, từng giai đoạn kinh tế, hình thức tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú: tín dụng nặng lãi, tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng, Trong quá trình phát triển, các hình thức quan hệ tín dụng trước không hề mất đi hay bị thay thế hoàn toàn mà vẫn tồn tại và phát huy được tác dụng mặc dù có sự ra đời của hình thức tín dụng mới. Trong thời kì hiện nay, tín dụng ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là phương thức phổ biến giúp luân chuyển nguồn vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu vay vốn thông qua một trung gian là ngân hàng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời về nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, các chủ thể trong nền kinh tế. Chính vì vậy, tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ và phong phú, trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng đã trong những năm gần đây phát triển ngày càng đa dạng và phong phú, tùy vào tiêu thức khác nhau mà tín dụng ngân hàng chia ra làm nhiều loại khác nhau : SV: Hồ Văn Thành 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp Căn cứ vào thời hạn cho vay: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân, thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng của ngân hàng. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng, doanh nghiệp thường dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hay đổi mới máy móc, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn của doanh nghiệp như xây dựng nhà xưởng, thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, các công trình xây dựng, . Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng: - Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi trong thời gian xác định. - Chiết khấu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc giấy nợ). - Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để khách hàng thuê với những thỏa thuận nhất định, sau thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. - Bão lãnh: là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Căn cứ vào tiêu thức đảm bảo: - Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: là loại tín dụng được đảm bảo bằng các loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốn vay. SV: Hồ Văn Thành 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Tín dụng đảm bảo không phải bằng tài sản: là loại tín dụng được đảm bảo bằng các hình thức như tín chấp, cho vay theo chỉ định của Chính phủ và hộ nông dân vay vốn được bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: - Tín dụng trực tiếp: người đi vay là người trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. - Tín dụng gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Do đó, người đi vay không phải là người trực tiếp trả nợ cho ngân hàng. Căn cứ vào mục đích tín dụng: - Cho vay phục vụ sản xuất công thương nghiệp. - Cho vay tiêu dùng. - Cho vay bất động sản. - Cho vay nông nghiệp. - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. Căn cứ vào hình thức hoàn trả nợ: - Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. - Cho vay có nhiều kì trả nợ. - Cho vay trả nợ từng lần nhưng không có kì hạn trả nợ cụ thể, tùy vào khả năng tài chính mà người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng Chức năng của tín dụng: - Tập trung và phân phối vốn nhàn rỗi dưới hình thức cho vay, nhờ đó điều hòa vốn tín dụng từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người đi vay và mang lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi của người cho vay. SV: Hồ Văn Thành 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Tiết kiệm tiền mặt: dưới sự phát triển ngày càng mở rộng và đa dạng của hoạt động tín dụng, việc thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế ngày càng được mở rộng. Điều này sẽ làm giảm khối lượng giấy bạc trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông giấy bạc ngân hàng, đồng thời cho phép nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. - Giám đốc các hoạt động của nền kinh tế. Trong quá trình tập trung và phân phối vốn nhàn rỗi để tái sản xuất, tín dụng sẽ phản ánh được tình hình hoạt động của nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác. Do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược kinh tế. Vai trò của tín dụng: - Tín dụng phân phối nguồn vốn một cách phù hợp từ những nơi dư thừa đến những nơi thiếu nguồn vốn, đáp ứng hầu hết các nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Đồng thời, đây còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm và là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động tín dụng ngân hàng tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội của các tổ chức, sau đó cho các đơn vị lớn, có triển vọng để sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất. - Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng tăng cường giám sát đối với khách hàng vay vốn, từ đó nâng cao hiệu quả chung cho nền kinh tế. - Góp phần thúc đẩy việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh vì chỉ khi có lãi, các doanh nghiệp mới được ngân hàng cho phép vay vốn. - Tạo điểu kiện để phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ là trợ thủ đắc lực cung cấp nguồn vốn cho các nhà đầu tư SV: Hồ Văn Thành 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện để nối liền nền kinh tế các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong việc mở rộng sản xuất hàng hóa. - 1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được trình bày bằng rất nhiều định nghĩa: Theo Anthony Sauders: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thực hiện cả về số lượng và thời hạn”. Theo Thomas P.Fitch : ”Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng”. Theo Timothy W.Koch: “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và giá trị khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. Như vậy, thông qua các định nghĩa, ta có thể hiểu được bản chất rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay trễ hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm cả vốn lẫn lãi. Rủi ro tín dụng sẽ gây ra tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến phá sản. 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng  Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro: SV: Hồ Văn Thành 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp Rủi ro giao dịch: Là hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận: - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro đảm bảo: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo. - Rủi ro nghiệp vụ: là loại rủi ro liên quan đến công tác quản lý vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạn rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: là hình thức rủi ro tín dụng mà nghuyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong việc quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. - Rủi ro nội tại: là rủi ro phát sinh từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc các lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng. - Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, trong cùng một vùng đại lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Rủi ro tác nghiệp: là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào ngân hàng.  Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng: Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: là việc khách hàng trả nợ không đúng với thời hạn quy định của hợp đồng cho vay. SV: Hồ Văn Thành 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp Rủi ro do mất khả năng chi trả: là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để thu nợ. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ, 1.2.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng mang các đặc điểm như sau: Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho hoạt động tín dụng luôn tồn tại rủi ro, do đó các ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro, dựa vào mối quan hệ rủi ro – lợi ích để tìm ra được các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, sau khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng, việc sử dụng vốn không hợp lý dẫn đến những tốn thất và thất bại từ phía khách hàng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Rủi ro tính dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng. Do đó, khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng cần chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa, xử lý cho phù hợp. 1.2.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng Nguyên nhân chủ quan (từ phía ngân hàng): - Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, quy trình tín dụng không nhất quán, lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở để người đi vay lách luật. - Sự lỏng lẻo trong công tác thẩm định, phân tích đánh giá khách hàng để xét duyệt hồ sơ cho vay. Việc phân tích và đánh giá thông tin khách hàng không chặt chẽ, SV: Hồ Văn Thành 10
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp chưa hiểu bản chất phương án kinh doanh dễ dẫn dến việc quyết định phương án vay vốn không phù hợp, điều này làm tăng tỉ lệ rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay đối với khách hàng. - Ngân hàng chưa chú trọng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Việc sử dụng khoản vay của khách hàng không được kiểm soát hoặc kiểm soát mang tính hình thức sẽ khiến cho Ngân hàng không thể nắm bắt kịp thời những thay đổi trong khả năng trả nợ của khách hàng để đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời. - Sự yếu kém về năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ Ngân hàng. Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan và khó lường nhất, bởi vì nó liên quan đến yếu tố con người. Sự yếu kém về chuyên môn hay những biến chất trong đạo đức của đội ngũ cán bộ dù trong bất kì khâu nào cũng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Nguyên nhân khách quan( từ phía khách hàng): - Hiệu suất sử dụng vốn của khách hàng kém do sự thiếu kinh nghiệm hay thiếu năng lực của lãnh đạo, hoặc do tình hình tài chính yêu kém của khách hàng dẫn đến sự khó khăn trong việc trả nợ, gây ra rủi ro tín dụng. - Do sự yếu kém về đạo đức của người đi vay: Khách hàng cố tình lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích để chiếm đoạt vốn của ngân hàng. - Một số rủi ro bất khả kháng như người đi vay không thực hiện trả nợ vì bỏ trốn, bị bệnh, tử vong, mất tích, - Do nền kinh tế biến động thường xuyên như suy thoái kinh tế, lạm phát, tỷ giá biến động, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng. 1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng mang lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng của ngân hàng, bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Đối với ngân hàng: SV: Hồ Văn Thành 11
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Việc rủi ro tín dụng làm cho ngân hàng không thể thu hồi nguồn vốn cho vay, điều này làm cho ngân hàng phải dùng vốn tự có để chi trả chi phí huy động vốn, gây ra sự mất cân đối trong việc thu – chi và làm giảm sút hiệu quả kinh doanh. - Rủi ro tín dụng cao làm gia tăng tỉ lệ nợ xấu, dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, gây ảnh hưởng đến uy tín và làm mất niềm tin của khách hàng, nếu nghiêm trọng, ngân hàng sẽ phải chịu sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước hoặc bị đưa vào tình trạng phá sản, xác nhập. Đối với khách hàng - Đối với người đi vay, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khách hàng vay vốn của ngân hàng phải chịu lãi suất cao hơn, làm tăng chi phí sử dụng vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận. - Nếu chủ thể không có khả năng trả nợ, họ gần như không thể tiếp cận đến nguồn vốn của bất kì một ngân hàng nào, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong kinh doanh. - Rủi ro tín dụng còn khiến cho lịch sử vay vốn của chủ thể xấu đi, khiến việc tiếp cận nguồn vốn sẽ khó khăn hơn vì các tổ chức tín dụng sẽ thắt chặt việc cho vay. Đối với nền kinh tế: - Hệ thống ngân hàng là công cụ điều tiết nền kinh tế hiệu quả nhất, vì vậy khi rủi ro tín dụng xảy ra, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế cũng như các chính sách kinh tế của Nhà nước. - Rủi ro tín dụng làm cho việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp trở nên khó khăn,khiến quá trình sản xuất kinh doanh bị trì trệ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế. - Khi một ngân hàng bị sụp đổ do rủi ro tín dụng, cả hệ thống Ngân hàng Thương mại cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng làm cho nền kinh tế cũng trở nên khủng hoảng. SV: Hồ Văn Thành 12
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.2.6 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 1.2.6.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay là tổng số tiền vay khách hàng đã nhận qua các lần giải ngân cho khách hàng tính trong một giai đoạn/thời kỳ. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng giảm khi các nhân tố khác không đổi chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là không tốt. 1.2.6.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu nợ từ khách hàng trong một giai đoạn/thời kỳ. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ dùng để đánh giá khách hàng cũ, đánh giá lịch sử vay-trả để tính toán lợi ích thu được từ mỗi khách hàng. 1.2.6.3 Dư nợ Dư nợ là số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng. Dư nợ của năm (t+1) được tính theo công thức: Dư nợ năm (t+1)=Dư nợ năm (t) + Doanh số cho vay năm (t+1) – Doanh số thu nợ năm (t+1) Dư nợ tín dụng cao và tăng trưởng nhìn chung thường phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng và ngược lại, dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém. Tuy nhiên, tổng dư nợ cao cũng chưa hẳn phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm. SV: Hồ Văn Thành 13
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.2.6.4 Tỷ lệ nợ quá hạn - Nợ quá hạn là nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. - Công thức tính tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = ư ợ á ạ - Đây là chỉ tiêu cho thấy tình hìnhổ quá ư nợợ của khách100% hàng, đồng thời nó cũng thể hiện khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong quá trình cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. 1.2.6.5 Tỷ lê nợ xấu - Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. - Công thức tính tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu = ợ ấ - Tỷ lệ nợ xấu dùng để phân tíchổ thưự cợ ch ất tình 100%hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng trong khâu cho vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tính dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. 1.2.6.6 Hệ số thu nợ - Hệ số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số lượng vốn thu về trong một thời kỳ nhất định với một doanh số cho vay nhất định. - Công thức tính hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ = ố ợ - Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín d ụống trong vi100%ệc thu nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho ngân hàng. 1.2.6.7 Vòng quay vốn tín dụng - Công thức tính vòng quay vốn tín dụng: SV: Hồ Văn Thành 14
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp Vòng quay vốn tín dụng = ố ợ Trong đó: ư ợ ì â Dư nợ bình quân trong kì = ư ợ đầ ỳ ư ợ ố ì - Vòng quay vốn tín dụng là các chỉ tiêu đo lường tốc độ lưu chuyển vốn của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư được an toàn. 1.2.6.8 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = ự ò ủ í ụ - Tỷ lê này thể hiện tỷ lệ dư nợ được tríchổ lậ pư d ựợphòng, nó100% thể hiện sự chuẩn bị của ngân hàng cho các khoản vay bị tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tín dụng hằng năm từ thu nhập của ngân hàng. - Tỷ lệ này càng cao cho thấy các khoản vay của ngân hàng là càng xấu và rủi ro thu hồi vốn cao, nhưng nếu chỉ tiêu này quá thấp sẽ vi phạm quy định và làm tăng rủi ro của các khoản nợ. 1.3 Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng 1.3.1 Khái niệm: Quản trị rủi ro là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng để giám sát, phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng. Nói cách khác, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các định sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. SV: Hồ Văn Thành 15
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong NHTM Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế, đề cao cạnh tranh. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng cũng có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, quy luận đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân hàng, làm tăng thiệt hại của ngân hàng. Do đó, nếu hoạt động quản trị rủi ro yếu kém sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của ngân hàng. Cho nên việc quản trị rủi ro tín dụng là điều vô cùng quan trọng. Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ gia tăng năng lực tài chính cho ngân hàng, tạo điều kiện đê phát triển và nâng cao uy tín cho ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng có thể hoạt động và phát triển một cách ổn định và bền vững. 1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 1.3.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng Đây là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độ: từ phía ngân hàng và từ phía khách hàng. Về phía ngân hàng: Rủi ro tín dụng được thể hiện qua nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro. Do đó, khi các đối tượng này có xu hướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro hoặc các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt quá ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được xử dụng hết, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro. Về phía khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ra quyết định kịp thời. SV: Hồ Văn Thành 16
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp Do dó, để nhận biết rủi ro, ngân hàng cần: - Phân tích danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng. - Phân tích khách hàng: + Phân tích đánh giá các khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. + Phân tích đánh giá khách hàng được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và sau khi vay. + Để có thể phân tích đánh giá khách hàng, cần thu thập thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của khách hàng. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cần thu thập thông tin về đối tác của khách hàng, những ngân hàng có quan hệ tín dụng với khách hàng, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro. Nội dung phân tích khách hàng theo các chỉ tiêu định lượng và định tính để có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng. 1.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng Là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa các mức độ rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Các ngân hàng có thể đo lường rủi ro tín dụng thông qua các mô hình cho điểm tín dụng, mô hình Z, mô hình xếp hạng tín dụng theo Basel II. Nếu các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ sở cho điểm doanh nghiệp, xem doanh nghiệp đang ở mức rủi ro nào thì theo Basel II có thể tính được tổn thất dự kiến (EL). Như vậy, nếu mỗi món vay được xem là một phép thử và có số liệu đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư. SV: Hồ Văn Thành 17
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp Còn đối với rủi ro tín dụng tổng thể, ngân hàng có thể đo lường qua việc tính toán các chỉ tiêu như quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro, Đặc biệt, hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu sẽ phản ánh rõ nét rủi ro của ngân hàng. Ý nghĩa của việc đo lường rủi ro tín dụng: - Loại bỏ những khách hàng có mức độ rủi ro quá cao và nhận biết trước những rủi ro có thể xảy ra. - Giúp khách hàng hiểu rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của chính khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng những biện pháp đảm bảo vay vốn phù hợp. - Tiến hành phân tích một cách khách quan theo quy định của ngân hàng, đảm bảo khách hàng có thể trả nợ, mong muốn trả nợ. - Ngân hàng có thể đưa ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội. 1.3.3.3 Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro: nhằm mục đích phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm soát rủi ro hoạt động bao gồm trước, trong và sau cho vay: - Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan. - Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng, kiểm tra quá trình giải ngân , điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay - Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ. kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng. SV: Hồ Văn Thành 18
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp Xử lý rủi ro: một khi khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức như: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. 1.3.3.4 Tài trợ rủi ro Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ các hoạt động của tín dụng. Phương pháp: các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp: - Đối với các tổn thất đã được lường trước, ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp. - Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, ngân hàng phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro 1.4 Các nghiên cứu cùng chủ đề  Đề tài: “Phân tích rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế” Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đầu tiên, đề tài trình bày cơ sở lý luận về tín dụng như khái niệm, phân loại, vai trò và chức năng của tín dụng, rủi ro tín dụng, dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng và hậu quả của nó gây ra cho ngân hàng.Tiếp theo, bài viết đưa ra thực trạng tình hình rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng tại chi nhánh Thừa Thiên Huế trong ba năm từ năm 2014-2016. Qua đó, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, SV: Hồ Văn Thành 19
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong ba năm 2014-2016, đồng thời ứng dụng mô hình hồi quy logistic để tìm ra được quy luật xảy ra rủi ro tín dụng cá nhân. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh.  Đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà Nội” Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần hàng hải chi nhánh Hà Nội. Bài viết giới thiệu về tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại như khái niệm, phân loại, vai trò, đặc điểm của tín dụng và rủi ro tín dụng, quy trình, các chỉ tiêu đánh giá và mô hình của quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tiếp theo, bài viết giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà Nội. Sau đó, tác giả đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, tình hình quản trị tín dụng tại chi nhánh, đưa ra đánh giá tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Tiếp theo, tác giả giới thiệu cơ hội và thách thức của chi nhánh trong điều kiện hội nhập, các định hướng phát triển của chi nhánh và cuối cùng là một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cho chi nhánh.  Đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh Ba Đình” Đề tài nói về thực trạng tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình, sau đó tập trung đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- chi nhánh Ba Đình. Đầu tiên, bài viết nêu tổng quan về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại, khái niệm, phân loại, một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, nguyên nhân phát sinh, hậu quả của rủi ro tín dụng và một số kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Sau đó, giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình. Tiếp theo, tác giả bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng và đưa ra các đánh giá SV: Hồ Văn Thành 20
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp chung về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Cuối cùng, tác giả đưa ra định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam trong thời gian tới và một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam. SV: Hồ Văn Thành 21
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau hơn 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Tính đến hết năm 2018, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 25.300 tỷ đồng. VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2018 là năm có những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Kết thúc năm 2018, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của ngân hàng đạt hơn 31,000 tỷ đồng, tăng 24.2% so với năm 2017. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 9,200 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với một năm trước. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng tập khách hàng của VPBank cả về độ lớn và thời gian gắn bó với tốc độ nhanh chóng. SV: Hồ Văn Thành 22
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch. VPBank cũng gây được dấu ấn mạnh với việc đóng góp doanh thu từ thu nhập phí. Năm 2018, tổng doanh thu từ phí đạt hơn 3,818 tỷ đồng , tăng 19% so với năm trước. Lãi ròng từ các khoản thu nhập phí đạt 1,612 tỷ đồng, tăng 10%. Riêng khoản lãi ròng từ nguồn thu phí của ngân hàng riêng lẻ đạt 1,569 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2017. Đây là kết quả có được từ việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh như bảo hiểm, thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng số, điều này cũng cho thấy các dịch vụ ngân hàng đang ngày càng đa dạng hóa hơn. Cũng trong năm 2018, VPBank đã chính thức nộp hồ sơ lên ngân hàng nhà nước đề xuất áp dụng TT41/NHNN theo tiêu chuẩn Basel 2 trong năm 2019, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn tất quá trình chuẩn bị và sẵn sàng tuân thủ Basel 2. VPBank đã củng cố nền tàng vững chắc và chuẩn bị kĩ lưỡng cho những động lực tăng trưởng mới trong tương lai. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Ban giám đốc - Điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và thể chế của Ngân hàng VPBank. - Tạo dựng kế hoạch và chiến lược hoạt động kinh doanh cho chi nhánh, phù hợp với đặc điểm tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mang lại lợi ích cho cả hệ thống và tình hình xã hội tại địa bàn hoạt động. SV: Hồ Văn Thành 23
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Quản lý một cách có hiệu quả về nhân sự tại chi nhánh. - Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận, các phòng chức năng, nhân viên tại chi nhánh về thực hiện nhiệm vụ chấp hành chính sách nhà nước và của VPBank. - Xử lý theo quyền hạn trách nhiệm, kiến nghị cấp trên có thẩm quyền giải quyết các hành vi vi phạm liên quan tới hoạt động của chi nhánh. Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của VP Bank Huế (Nguồn: Phòng kế toán, tin học VPBank Huế) Phòng kiểm soát nội bộ - Thương xuyên kiểm soát và theo dõi toàn bộ các hoạt động của chi nhi nhánh để phù hợp với các quy định cả ngà nước và chế độ của VPBank. Phòng phục vụ khách hàng - Tìm hiểu, thu thập, xử lý, nghiên cứu thị trường về nhu cầu khách hàng tại địa bàn, đưa ra các đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng. Lập kế hoạch phục vụ cho từng nhóm tầng lớp khách hàng. - Đôn đốc thu hồi nợ của khách hàng vay. - Bộ phận thẩm định tài sản: định giá tài sản thế chấp của khách hàng vay, quản lý theo dõi tài sản thế chấp, xử lý tài sản thế chấp nếu rủi ro xảy ra SV: Hồ Văn Thành 24
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bộ phận thẻ: Thực hiện các nhiệm vụ quy định trong quy chế của VPBank và kết hợp với các phòng ban khác trong ngân hàng nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thẻ của VPBank. Phòng tổ chức hành chính - Phối hợp với văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. - Thực hiện tốt công tác văn thư lễ tân. - Thực hiện công tác của cơ quan, phối hợp với bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn cho kho quỹ. Phòng kế toán tin học - Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí hoạt động của chi nhánh. Quản lý các khoản tiền gửi của của chi nhánh tại Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng, thực hiện các nhiệm vụ về giao dịch liên ngân hàng. - Tổ chức hạch toán, khai thác số liệu đưa vào vi tính, lên cân đối tài khoản ngày tháng năm theo đúng chế độ kế toán quy định. - Quản lý mạng vi tính của toàn chi nhánh. Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên mạng vi tính. Lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định. Phòng giao dịch kho quỹ - Tiếp cận, chào đón khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Giải thích và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm, tiện ích của dịch vụ của ngân hàng một cách có hiệu quả. - Quản lý các tài khoản dùng trong giao dịch tại Ngân hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các loại tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, tín dụng, thực hiện các công tác liên quan đến giải ngân, thu hồi vốn – lãi, hạch toán, chuyển nợ quá hạn. - Thực hiện thu chi trên các tài khoản ký quỹ, thanh toán. - Tính toán lãi và giải thích cho khách hàng từ các hoạt động tín dụng. SV: Hồ Văn Thành 25
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ. Các phòng chi nhánh cấp 2 của VPBank - Thực hiện các công tác như phòng giao dịch kho quỹ tại chi nhánh chính (chi nhánh cấp 1). - Đóng vai trò như là mạng lưới giao dịch mở rộng đối với khách hàng trên từng địa bàn hoạt động. - Chịu sự quản lý từ chi nhánh chính tại Thừa Thiên Huế 2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016- 2018 Bảng 2.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A. Tổng doanh thu 72,876 100 88,283 100 96,282 100 15,407 21.14 7,999 9.06 Thu lãi từ cho vay 61,143 83.90 72,041 81.60 78,177 81.20 10,898 17.82 6,136 8.52 Thu lãi hoạt động 6,195 8.50 10,622 12.03 12,283 12.76 4,427 71.46 1,661 15.64 dịch vụ Thu lãi khác 5,538 7.60 5,620 6.37 5,822 6.04 82 1.48 202 3.59 B. Chi phí 62,862 100 70,879 100 74,659 100 8,017 12.75 3,780 5.33 Chi phí huy động 48,142 76.58 54,842 77.37 57,963 77.64 6,700 13.92 3,121 5.69 vốn Chi cho nhân viên 8,230 13.09 8,890 12.54 9,186 12.30 660 8.02 296 3.33 Chi phí hao mòn TS 1,753 2.79 1,997 2.82 2,107 2.82 244 13.92 110 5.51 Chi phí khác 4,737 7.54 5,150 7.27 5,403 7.24 413 8.72 253 4.91 C. LN trước thuế 10,014 17,404 21,623 7,390 73.80 4,219 24.24 Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế SV: Hồ Văn Thành 26
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp Nhìn vào bảng, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tốt và tăng qua các năm. Đây là minh chứng cho việc VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển một cách ổn định trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Về Tổng doanh thu: Nhìn chung, tổng doanh thu của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2016, tổng doanh thu của Ngân hàng là 72,876 triệu đồng. Qua năm 2017, tổng doanh thu của Ngân hàng là 88,283 triệu đồng, tăng 15,407 triệu đồng tương ứng với 21.14% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng doanh thu là 96,282 triệu đồng, tăng 7,999 triệu đồng tương ứng với 9.06% so với năm 2017. Điều này cho thấy rằng, Ngân hàng đang dần phát triển chậm lại và ổn định cơ cấu nguồn thu, cụ thể như sau: Thu lãi từ cho vay: Cho vay luôn là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Năm 2016, thu lãi từ cho vay là 61,413 triệu đồng, chiếm 83.90% trong tổng doanh thu. Qua năm 2017, thu lãi từ cho vay là 72,041 triệu đồng, tăng 10,898 triệu đồng tương ứng với 17.82% so với năm 2016 , chiếm 81,60% trong tổng doanh thu. Đến năm 2018, thu lãi từ cho vay là 96,282 triệu đồng, tăng 6,136 triệu tương ứng với 8.52% so với năm 2017 và chiếm 81.20% trong tổng doanh thu. Thu lãi từ cho vay đều tăng qua các năm cho thấy chi nhánh vẫn đang thực hiện tốt công tác cho vay của mình. Ngoài ra, tỷ lệ luôn xấp xỉ 81% so với tổng doanh thu của thu lãi từ cho vay cho thấy rằng ngân hàng đang dần ổn định trong công tác cho vay và đã có được một lượng khách hàng ổn định qua các năm. Thu từ hoạt động dịch vụ và thu lãi khác: Hai khoản thu này tuy chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu của ngân hàng, nhưng nhìn chung nó cũng tăng trưởng đều qua các năm. Cho thấy, các khách hàng vẫn đang có sự ưu tiên và tin cậy vào các dịch vụ của ngân hàng. Về chi phí: tổng chi phí năm 2016 là 62,862 triệu đồng, qua năm 2017 là 70,879 triệu đồng, tăng 8,017 triệu đồng tương ứng với 12.75% so với năm 2016. Sang năm 2018, tổng chi phí là 74,659 triệu đồng, tăng 3,780 triệu đồng tương ứng với 5.33% so với năm 2017. Nhìn chung, tổng chi phí của chi nhánh đang có dấu hiệu tăng chậm lại trong ba năm vừa qua, lý do là vì công tác cho vay đang có xu hướng tăng SV: Hồ Văn Thành 27
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp chậm và ổn định. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu cho thấy rằng ngân hàng vẫn đang hoạt động hiệu quả. Chi phí huy động vốn: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Ngân hàng. Năm 2016, chi phí huy động vốn là 48,142 triệu đồng chiếm tỷ lệ 76,58% trong tổng chi phí. Qua năm 2017, chi phí huy động vốn của chi nhánh là 54,842 triệu đồng, tăng 13.92% so với năm 2016 và chiếm 77.37% trong tổng chi phí. Đến năm 2018, chi phí huy động vốn là 57,963 triệu đồng, tăng 5.69% so với năm 2017 và chiếm 77.64% trong tổng chi phí. Việc chi phí huy động vốn tăng chậm lại và chiếm một tỷ lệ ổn định là kết quả của việc ổn định trong khoản thu lãi từ cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, các chi phí khác như chi phí hao mòn tài sản, chi cho nhân viên, cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Về lợi nhuận: khoản mục lợi nhuận trước thuế chịu sự ảnh hưởng của 2 yêu tố là doanh thu và chi phí. Năm 2016, lợi nhuận của chi nhánh là 10,014 triệu đồng. Qua năm 2017, lợi nhuận đạt 17,404 triệu đồng, tăng đến 7,390 triệu đồng tương ứng với 73.80% so với năm 2016. Sang năm 2018, lợi nhuận chi nhánh đạt 21,623 triệu đồng, tăng 4,219 triệu đồng tương ứng với 24.24% so với năm 2017. Nhìn chung, lợi nhuận của chi nhánh vẫn đang ở mức tốt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận đang có dấu hiệu giảm tốc, nguyên nhân chủ yếu của điều này là do tổng doanh thu ở năm 2018 tăng chỉ bằng gần một nửa so với mức tăng của năm 2017. 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 2.2.1 Tình hình cho vay tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 2.2.1.1 Doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một ngân hàng thương mại nào và doanh số cho vay chính phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, đây là một chỉ tiêu quan trọng và đáng được quan tâm hàng đầu ở mỗi NHTM. SV: Hồ Văn Thành 28
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh số cho vay 955,787 100 1,079,672 100 1,226,153 100 123,885 12.96 146,481 13.57 1. Theo thời gian Ngắn hạn 703,796 73.64 800,197 74.11 912,751 74.44 96,401 13.70 112,554 14.07 Trung, dài hạn 251,991 26.36 279,475 25.89 313,402 25.56 27,484 10.91 33,927 12.14 2. Theo đối tượng KH doanh nghiệp 711,907 74.48 765,117 70.87 838,622 68.39 53,210 7.47 73,505 9.61 KH cá nhân 243,880 25.52 314,555 29.13 387,531 31.61 70,675 28.98 72,976 23.20 3. Theo ngành kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp 4,301 0.45 4,427 0.41 4,931 0.40 126 2.93 504 11.38 Công nghiệp xây dựng 658,069 68.85 706,213 65.41 798,459 65.12 48,144 7.32 92,246 13.06 Thương mại dịch vụ 264,562 27.68 333,079 30.85 381,736 31.13 68,517 25.90 48,657 14.61 Hoạt động phục vụ cá nhân 28,865 3.02 35,953 3.33 41,027 3.35 7,088 24.56 5,074 14.11 cộng đồng khác Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế SV: Hồ Văn Thành 29
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp Nhìn vào số liệu ta có thể thấy rằng doanh số cho vay của Chi nhánh tăng ổn định qua các năm. Cụ thể là doanh số cho vay năm 2016 là 955,787 triệu đồng. Sang năm 2017, doanh số cho vay là 1,079,672 triệu đồng, tăng 123,885 triệu đồng tương ứng với 12.96% so với năm 2016. Qua năm 2018, doanh số cho vay tại chi nhánh là 1,226,153 triệu đồng, tăng 146,481 triệu đồng tương ứng với 13.57% so với năm 2017. Doanh số cho vay biến động ổn định và tăng đều qua các năm là do tình hình kinh tế của tỉnh đang phát triển ổn định khi được đầu tư bởi nhiều doanh nghiệp có tiếng trong nước trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh cũng đang hoạt động hiệu quả nên có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, cũng như đời sống nhân dân ngày càng phát triển, họ có nhu cầu vay vốn mua nhà, xe, ngoài ra cũng phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ của Ngân hàng đã và đang không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà Ngân hàng đặt ra. Theo thời gian: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm trên 70% và tăng ổn định qua các năm, cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng đều tăng qua các năm. Năm 2016, doanh số cho vay ngắn hạn là 703,796 triệu đồng, chiếm 73.64% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2017, doanh số cho vay ngắn hạn là 800,197 triệu đồng, tăng 96,401 triệu đồng tương ứng với 12.96%, chiếm 74.11% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2018, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 912,751 triệu đồng, tăng 112,554 triệu đồng tương ứng với 13.57%, chiếm 74.44% trong tổng doanh số cho vay. Cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế giúp cho Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn mình tốt hơn, hạn chế các rủi ro và nợ xấu. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ gây áp lực trong việc quản lý nợ của ngân hàng do vay ngắn hạn nên doanh nghiệp phải thanh toán lãi vay và vốn gốc trong thời gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh không thuận lợi, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ nên ngân hàng phải luôn kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình của các doanh nghiệp. Theo đối tượng: VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung vào cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2016, doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp là 711,907 triệu đồng, chiếm 74.48% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2017, SV: Hồ Văn Thành 30
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp là 765,177 triệu đồng, tăng 53,210 triệu đồng tương ứng với 7.47% và chiếm 70.87% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2018, doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp là 838,622 triệu đồng, tăng 73,505 triệu đồng tương ứng với 9.61% và chiếm 68.39 trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung, tỷ trọng của doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm trong cơ cấu cho vay trong ba năm qua. Tuy nhiên, thực tế thì số lượng doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp vẫn đang tăng lên với tốc độ tốt, việc tỷ trọng trong cơ cấu doanh số cho vay giảm là vì Ngân hàng đã và đang khai thác tốt trong công tác cho vay khách hàng cá nhân (tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay cá nhân của năm 2017 là 28.93% và của năm 2018 là 23.20%) nên làm gia tăng tỷ lệ của doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong tổng doanh thu. Theo ngành kinh tế: Ta thấy VPBank đang tập trung cho vay vào ngành công nghiệp xây dựng, điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách và phương hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây đang là hướng đi được tỉnh tạo điều kiện phát triển, hàng loạt khu công nghiệp chế xuất được đầu tư tạo nhiều điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Do đó, doanh số cho vay của ngành công nghiệp xây dựng đang rất khả quan. Năm 2016, doanh số cho vay của ngành công nghiệp xây dựng là 658,069 triệu đồng. Năm 2017, doanh số cho vay của ngành công nghiệp xây dựng là 706,213 triệu đồng, tăng 48,144 triệu đồng tương ứng với 7.32%. Năm 2018, doanh số cho vay của ngành công nghiệp xây dựng là 798,459 triệu đồng, tăng 92,246 triệu đồng tương ứng với 13.06% so với năm 2017. Ngoài ra, năm 2018 nông lâm ngư nghiệp cũng có dấu hiệu tăng trưởng trở lại với tỷ lệ tăng trưởng là 11.38% so với năm 2017 (lớn hơn rất nhiều so với 2.93% của năm 2017 so với năm 2016), nguyên nhân chính là do ngành nông lâm ngư nghiệp đang dần hồi phục sau sự cố Formosa năm 2016. 2.2.1.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu cho thấy lượng vốn mà ngân hàng được hoàn trả trong một kỳ, nó phản ánh tình hình thu hồi vốn của ngân hàng và là cơ sở để xác định vòng luân chuyển của vốn vay. SV: Hồ Văn Thành 31
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bảng 2.3 Tình hình thu nợ tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh số thu nợ 846,860 100 884,485 100 946,122 100 37,625 4.44 61,637 6.97 1. Theo thời gian Ngắn hạn 702,425 82.94 711,012 80.39 753,704 79.66 8,587 1.22 42,692 6.00 Trung, dài hạn 144,435 17.06 173,473 19.61 192,418 20.34 29,038 20.10 18,945 10.92 2. Theo đối tượng KH doanh nghiệp 610,193 72.05 584,018 66.03 603,177 63.75 -26,175 -4.29 19,159 3.28 KH cá nhân 236,667 27.95 300,467 33.97 342,945 36.25 63,800 26.96 42,478 14.14 3. Theo ngành kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp 4,660 0.55 4,677 0.53 4,725 0.50 17 0.36 48 1.03 Công nghiệp xây dựng 597,101 70.51 610,463 69.02 659,037 69.66 13,362 2.24 48,574 7.96 Thương mại dịch vụ 240,347 28.38 244,072 27.59 253,012 26.74 3,725 1.55 8,940 3.66 Hoạt động phục vụ cá nhân 22,752 2.69 25,273 2.86 29,348 3.10 2,521 11.08 4,075 16.12 cộng đồng khác Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế SV: Hồ Văn Thành 32
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp Qua bảng ta có thể thấy được rằng doanh số thu nợ của Chi nhánh biến động tăng qua các năm và luôn gần với doanh số cho vay của Ngân hàng, điều này thể hiện rằng các khoản vay của Chi nhánh luôn được đảm bảo cân bằng trong việc cho và thu hồi nợ vay. Cụ thể là năm 2016 doanh số thu hồi nợ là 846,860 triệu đồng. Qua năm 2017, doanh số thu hồi nợ là 884,485 triệu đồng tăng 37,625 triệu đồng tương ứng với 4.44% so với năm 2016. Sang năm 2018, doanh số thu hồi nợ đạt 946,122 triệu đồng, tăng 61,637 triệu đồng tương ứng 6.97% so với năm 2017. Theo thời gian: doanh số thu hồi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với luôn xấp xỉ 80% trong ba năm qua, đây là điều dễ hiểu khi doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay và mức độ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Năm 2016, doanh số thu nợ của ngắn hạn là 702,425 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 82.94% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2017, doanh số thu nợ ngắn hạn là 711,012 triệu đồng, tăng 8,587 triệu đồng tương ứng với 1.22% so với năm 2016, chiếm 80.39% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2018, doanh số thu nợ ngắn hạn là 753,704 triệu đồng, tăng 42,692 triệu đồng tương ứng với 6.00% so với năm 2017, chiếm 79.66% trong tổng doanh số thu nợ. Theo đối tượng: doanh số thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn này. Năm 2016, doanh số thu nợ của doanh nghiệp là 610,193 triệu đồng, chiếm 72.05% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2017, doanh số thu nợ của doanh nghiệp là 584,016 triệu đồng, giảm 26,175 triệu đồng tương ứng với 4.29% so với năm 2016, chiếm 66.03% trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ doanh nghiệp của năm 2017 giảm mạnh là do bão và lũ lụt liên tục trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác sản xuất, kinh doanh cũng như cơ sở hạ tầng của đại đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, gây khó khăn trong cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Năm 2018, doanh số thu nợ của doanh nghiệp là 603,177 triệu đồng, tăng 19,159 triệu đồng tương ứng với 3.28% so với năm 2017, chiếm 63.75% trong tổng doanh số thu nợ. SV: Hồ Văn Thành 33
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp Theo ngành kinh tế: Công nghiệp xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2016 , doanh số thu nợ của công nghiệp xây dựng là 597,101 triệu đồng, chiếm 70.51% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2017, doanh số thu nợ của công nghiệp xây dựng là 610,463 triệu đồng, tăng 13,362 triệu đồng tương ứng với 2.24% và chiếm 69.02% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2018, doanh số thu nợ của ngành công nghiệp xây dựng là 659,037 triệu đồng, tăng 48,574 triệu đồng tương ứng với 7.96% và chiếm tỷ lệ 69.66% trong tổng doanh số thu nợ. Ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng thứ hai sau công nghiệp xây dựng. Năm 2016, doanh số thu nợ của ngành thương mại dịch vụ là 240,347 triệu đồng, chiếm 28.38% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2017, doanh số thu nợ của thương mại dịch vụ là 244,072 triệu đồng, tăng 3,725 triệu đồng, chiếm 27,59% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2018, doanh số thu nợ của ngành thương mại dịch vụ là 253,012 triệu đồng, tăng 8,940 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26.74% trong tổng doanh số thu nợ. Công tác thu nợ năm 2018 của Chi nhánh đã thực hiện khá thành công khi doanh số thu nợ của năm 2018 tăng một cách đáng kể so với năm 2017. Tổng doanh số thu nợ của năm 2018 tăng 61,637 triệu đồng, gần gấp đôi so với con số 37,625 triệu đồng của năm 2017. Thu nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh với 42,692 triệu đồng tăng lên, lớn hơn rất nhiều lần so với con số 8,587 triệu đồng ở năm 2017. Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp cũng tăng trở lại ở năm 2018 với giá trị 19,159 triệu đồng sau đợt giảm mạnh ở năm 2017 (doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp giảm 26.175 triệu đồng ở năm 2017). Doanh số thu hồi nợ năm 2018 cũng tăng đến 48,574 triệu đồng, gấp nhiều lần so với con số 13,362 triệu đồng của năm 2017. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Năm 2018, VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nghiêm túc các công tác kiểm soát và thu hồi nợ như thường xuyên kiểm tra, dò xét tình hình kinh doanh của khách hàng để có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, dùng các gói bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay, tái cơ cấu nợ, hỗ trợ khách hàng tăng khả năng trả nợ, ứng dụng phần mềm thu hồi nợ và gọi điện thoại tự động medialtel & telhys với tin nhắn nhắc nợ SMS và thư nhắc nợ gửi mỗi tháng SV: Hồ Văn Thành 34
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp 2.2.1.3 Tình hình dư nợ Bảng 2.4 Tình hình dư nợ tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Dư nợ 606,361 100 801,547 100 1,081,578 100 195,186 32.19 280,031 34.94 1. Theo thời gian Ngắn hạn 279,422 46.08 368,606 45.99 527,653 48.79 89,184 31.92 159,047 43.15 Trung, dài hạn 326,939 53.92 432,940 54.01 553,925 51.21 106,001 32.42 120,985 27.94 2. Theo đối tượng KH doanh nghiệp 538,042 88.73 719,141 89.72 954,586 88.26 181,099 33.65 235,445 32.74 KH cá nhân 68,318 11.27 82,406 10.28 126,992 11.74 14,088 20.62 44,586 54.11 3. Theo ngành kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp 2,923 0.48 2,673 0.33 2,479 0.23 -250 -8.55 -194 -7.26 Công nghiệp xây dựng 433,066 71.42 528,816 65.98 668,238 61.78 95,750 22.11 139,422 26.36 Thương mại dịch vụ 150,491 24.82 239,498 29.88 368,222 34.05 89,007 59.14 128,724 53.75 Ho ng ph c v cá nhân ạt độ ụ ụ 19,881 3.28 30,560 3.81 42,639 3.94 10,679 53.71 12,079 39.53 cộng đồng khác Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế SV: Hồ Văn Thành 35
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ là các khoản vay qua các năm của khách hàng nhưng chưa đến kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng hoặc các khoản vay đã đến kỳ hạn nhưng do nhiều nguyên nhân chưa được trả nợ. Dư nợ cho vay được tính theo công thức sau: Dư nợ năm (t+1) = Dư nợ năm (t) + Doanh số cho vay năm (t+1) – Doanh số thu nợ năm (t+1) Dư nợ và doanh số thu nợ là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Có thể thấy dư nợ trong giai đoạn 2016-2018 của VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng qua các năm. Dư nợ năm 2016 của Chi nhánh là 606,361 triệu đồng. Qua năm 2017, dư nợ của Chi nhánh là 801,547 triệu đồng, tăng 195,186 triệu đồng tương ứng 32.19%. Đến năm 2018, dư nợ của chi nhánh là 1,081,578 triệu đồng, tăng 280,031 triệu đồng tương ứng với 34.94%. Theo tính toán ở trên, dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn có tỷ trọng tương đương nhau và đều tăng lên qua các năm. Theo thời gian: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong ba năm qua khá cân bằng và tăng qua các năm. Năm 2016, dư nợ ngắn hạn là 279,422 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46.08% trong tổng dư nợ; dư nợ trung và dài hạn là 326,939 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53.92% trong tổng dư nợ. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn là 368,606 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45.99% trong tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn là 432,940 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54.01% trong tổng dư nợ. Năm 2018, dư nợ ngắn hạn là 527,653 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48.79%; dư nợ trung, dài hạn là 553,925 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51.21% trong tổng dư nợ. Theo đối tượng: tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp luôn giao động ở mức 88% trong tổng dư nợ và tăng đều qua các năm. Năm 2016, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp là 538,042 triệu đồng. Năm 2017, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp là 719,141 triệu đồng, tăng 181,099 triệu đồng tương ứng với 33.65%. Năm 2018, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp là 954,586 triệu đồng, tăng 235,445 triệu đồng tương ứng với 32.74%. Điều này có thể lý giải rằng trong giai đoạn này, ngân hàng đang ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động và cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Ngân hàng SV: Hồ Văn Thành 36
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp chủ yếu giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh sản xuất bởi đây là thành phần kinh tế chủ yếu của tỉnh hiện nay. Theo ngành kinh tế: Dư nợ của ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ và vẫn tăng qua các năm. Năm 2016, dư nợ của ngành công nghiệp xây dựng là 433,066 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 71.42% trong tổng dư nợ. Năm 2017, dư nợ của ngành công nghiệp xây dựng là 528,816 triệu đồng, tăng 95,750 tương ứng với 22.11%, chiếm tỷ trọng 65.98% trong tổng dư nợ. Năm 2018, dư nợ của ngành công nghiệp xây dựng là 668,238 triệu đồng, tăng 139,422 triệu đồng tương ứng với 26.36% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 61.78% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Ngành thương mại dịch vụ đang dần tăng tỷ trọng trong tổng dư nợ trong ba năm vừa qua. Cụ thể, dư nợ ngành thương mại dịch vụ năm 2016 là150,491 triệu đồng, chiếm 24.82% trong tổng dư nợ. Năm 2017, dư nợ ngành thương mại dịch vụ là 239,598 triệu đồng, chiếm 29.88% trong tổng dư nợ và dư nợ của ngành thương mại dịch vụ năm 2018 là 368,222 triệu đồng, tăng đến 34.05% trong cơ cấu tổng dư nợ. Trong khi đó, ngành nông lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm dư nợ, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của ô nhiễm Formosa và thiên tai lũ lụt những năm gần đây gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông lâm ngư nghiệp. 2.2.2 Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn Nợ quá hạn: Qua bảng số liệu dưới đây, ta có thể thấy rằng tình hình nợ quá hạn đã được cải thiện từ năm 2016-2018. Năm 2016, nợ quá hạn của Chi nhánh là 817 triệu đồng. Nhưng qua năm 2017, nợ quá hạn còn lại 694 triệu đồng, giảm 123 triệu đồng tương ứng 15.06%. Sang năm 2018, nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 603 triệu đồng, giảm 91 triệu đồng tương ứng 13.11%. Đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ giảm nợ quá hạn không được cao nhưng cũng chứng tỏ chi nhánh đang làm tốt trong việc quản lý chất lượng tín dụng. SV: Hồ Văn Thành 37
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bảng 2.5 Tình hình Nợ quá hạn tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá Giá Giá Giá Giá % % % % % trị trị trị trị trị Nợ quá hạn 817 100 694 100 603 100 -123 -15.06 -91 -13.11 1.Theo thời hạn Ngắn hạn 68 8.32 63 9.08 60 9.95 -5 -7.35 -3 -4.76 Trung, dài hạn 749 91.68 631 90.92 543 90.05 -118 -15.75 -88 -13.95 2.Theo ngành kinh tế Nông, lâm, ngư 3 0.37 2 0.29 6 1.00 -1 -33.33 4 200 nghiệp Công nghiệp xây 716 87.64 672 96.83 568 94.20 -44 -6.15 -104 -15.48 dựng Thương mại dịch 98 12.00 20 2.88 29 4.81 -78 -79.59 9 45 vụ Hoạt động phục vụ cá nhân cộng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 đồng khác Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế Theo thời hạn: nợ quá hạn của trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao, giảm qua các năm. Năm 2016 nợ quá hạn trung và dài hạn là 749 triệu đồng, sang năm 2017 nợ quá hạn trung và dài hạn là 631 triệu đồng, giảm 15.75%. Năm 2018 nợ quá hạn trung và dài hạn là 543 triệu đồng, giảm 13.11% so với năm 2017. Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay, nhưng nợ quá hạn của cho SV: Hồ Văn Thành 38
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nợ quá hạn. Lý do là vì mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn lớn, nhưng rủi ro của các khoản vay ngắn hạn thấp hơn rất nhiều so với các khoản vay trung và dài hạn, ngoài ra, các khoản vay trung dài hạn thường lớn hơn rất nhiều lần so với các khoản vay ngắn hạn, nên lãi suất của các khoản vay trung dài hạn lớn hơn, gánh nặng trong việc trả nợ của khách hàng trong các khoản vay trung và dài hạn lớn hơn so với ngắn hạn. Theo ngành kinh tế: tỷ trọng nợ quá hạn của công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao, và đang có xu hướng giảm. Năm 2016, nợ quá hạn của ngành công nghiệp xây dựng là 716 triệu đồng, năm 2017 là 672 triệu đồng, giảm 6.15%. Năm 2018, nợ quá hạn của ngành công nghiệp xây dựng là 568 triệu đồng, giảm 15.48% so với năm 2017. Nợ quá hạn của ngành thương mại dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2018. Do đó, ngân hàng cần thắt chặt công tác quản lý chất lượng tín dụng trong hai ngành này đề tìm ra nguyên nhân và cần có giải pháp xử lý sớm để hạn chế rủi ro. Tỷ lệ nợ quá hạn: Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2018 2016 2017 +/- % +/- % Nợ quá hạn 817 694 603 -123 -15.06 -91 -13.11 Tổng dư nợ 606,361 801,547 1,081,578 195,186 32.19 280,031 34.93 Nợ quá hạn/tổng 0.13 0.09 0.06 -0.04 -30.77 -0.03 -33.33 dư nợ (%) Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đánh giá chất lượng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao. Trong ba năm vừa qua, tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ tại chi nhánh thấp và có xu hướng giảm SV: Hồ Văn Thành 39
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp dần. Năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn là 0.13%. Qua năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn là 0.09% giảm 0.04% tương ứng với 30.77% so với năm 2016. Năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn là 0.06%, giảm 0.03% tương ứng với 33.33% so với năm 2017. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp và giảm qua các năm là dấu hiệu tốt cho ngân hàng, đây là kết quả của sự nỗ lực trong công tác xử lý và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn tại tổng Ngân hàng VPBank là 8.77%. Do đó, con số nợ quá hạn năm 2018 là 0.06% của chi nhánh cho thấy rằng Chi nhánh đang thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng. 2.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % Nợ xấu 687 680 653 -7 -1.02 -27 -3.97 Tổng dư nợ 606,361 801,547 1,081,578 195,186 32.19 280,031 34.93 Nợ xấu/tổng dư nợ(%) 0.11 0.08 0.06 -0.03 -27.27 -0.02 -25 Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Nợ xấu: Nhìn chung, ngân hàng vẫn đang thực hiện nghiêm túc công tác thu hồi nợ trong thời gian qua. Năm 2016, nợ xấu của Chi nhánh là 687 triệu đồng. Qua năm 2017 nợ xấu là 680 triệu đồng, giảm 7 triệu tương ứng với 1.02%. Sang năm 2018, nợ xấu là 653 triệu đồng, giảm 27 triệu đồng tương ứng với 3.97%. Tỷ lệ nợ xấu: Dựa vào bảng ta thấy trong giai đoạn từ năm 2016-2018, nợ xấu qua các năm chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng hoàn toàn kiểm soát được rủi ro, các khoản cấp tín dụng đảm bảo chất lượng cao. SV: Hồ Văn Thành 40
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tỷ lệ nợ xấu giảm đều qua các năm có thể là do tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn đã ổn định hơn. Ngân hàng cũng đã ban hành một số chính sách quản trị rủi ro và xây dựng các mô hình nhằm củng cố khung quản trị rủi ro, tích cực cải thiện khung kiểm tra sức chịu đựng và tiến hành thực hiện các bài kiểm tra sức chịu đựng định kỳ, bao gồm các bài kiểm tra bắt buộc đáp ứng yêu cầu của NHNN(kiểm tra sức chịu đựng vốn và thanh khoản) và không bắt buộc (ví dụ kiểm tra sức chịu đựng tập trung) để có thể hiểu rõ tác động của các yếu tố đối với hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất trong điều kiện bất lợi. Ngoài ra, ngân hàng còn liên tục cải thiện và áp dụng hệ thống thu hồi nợ Mediatel & Telhys, giúp tăng tỷ lệ kết nối và tối ưu hóa nguồn lực cho thu hồi nợ. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu ba năm qua có xu hướng giảm và đang ở mức tốt. Tuy nhiên, hiểu rõ mối nguy hiểm của nợ xấu, ngân hàng vẫn đặt nợ xấu là mối quan tâm hàng đầu và tiếp tục hoàn thiện quy trình theo dõi và xử lý nợ xấu, nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng nói chung và công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. 2.2.2.3 Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.8 Vòng quay vốn tín dụng tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tỷ lệ Tỷ lệ +/- +/- (%) (%) Doanh số thu nợ 846,860 884,485 946,122 37,625 4.44 61,637 6.97 Dư nợ bình quân 587,591 703,954 941,563 116,363 19.08 237,609 33.75 Vòng quay vốn tín 1.44 1.26 1.01 -0.18 -0.25 dụng (vòng) Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế Vòng quay vốn tín dụng phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. SV: Hồ Văn Thành 41
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, vòng quay vốn tín dụng tại Chi nhánh đang có dấu hiệu giảm xuống trong ba năm qua. Cụ thể, năm 2016 vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 1.44 vòng. Đến năm 2017, vòng quay vốn tín dụng là 1.26 vòng, giảm 0.18 vòng so với năm 2016. Năm 2018, vòng quay vốn tín dụng là 1.01 vòng, giảm 0.25 vòng so với năm 2017. Nguyên nhân gây ra việc vòng quay vốn tín dụng giảm tại ngân hàng là do năm 2017, thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm cho dòng vốn lưu thông của ngân hàng bị tắt nghẽn và làm giảm vòng quay vốn tín dụng. Bảng 2.9 Vòng quay vốn tín dụng của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: vòng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ 1.49 1.26 1.17 Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên Huế Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thừa Thiên 1.41 1.31 1.26 Huế Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 1.44 1.26 1.01 chi nhánh Thừa Thiên Huế. Nguồn: tổng hợp từ một số ngân hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế Có thể thấy rằng, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế giảm qua các năm mạnh hơn so với các ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh. Do đó, vòng quay vốn tín dụng của năm 2018 tại Chi nhánh (1.01 vòng) thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên Huế (với 1.17 vòng) hay Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thừa Thiên Huế (với 1.26 vòng). Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng càng nhỏ cho thấy rằng nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển chậm, tham gia vào ít chu kỳ sản suất kinh doanh hơn, điều này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân SV: Hồ Văn Thành 42
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp hàng. Do đó, Ngân hàng cần có các biện pháp nhằm cải thiện vòng quay vốn tín dụng để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn, tránh việc bị tụt lại so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. 2.2.2.4 Hệ số thu nợ Bảng 2.10 Hệ số thu hồi nợ tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 846,860 884,485 946,122 37,625 4.44 61,637 6.97 Doanh số cho vay 955,787 1,079,672 1,226,153 123,885 12.96 146,481 13.57 DS thu nợ/DS cho vay 0.89 0.82 0.77 -0.07 -7.87 -0.05 -6.10 Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế Việc thu hồi nợ của VPBank trong giai đoạn 2016-2018 được thực hiện khá tốt vì tỷ lệ thu hồi nợ trên cho vay chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2016, hệ số thu nợ là 0.89. Qua năm 2017, hệ số thu nợ là 0.82, giảm 0.07 tương ứng với 7.87%. Đến năm 2018, hệ số thu hồi nợ là 0.77, giảm xuống 0.05 tương ứng với 6.10% so với năm 2017. Việc hệ số thu hồi nợ của ngân hàng đang có dấu hiệu giảm xuống là do doanh số cho vay tăng trưởng mạnh hơn so với doanh số thu hồi nợ. Mặc dù hệ số thu hồi nợ là 0.77 ở năm 2018 là một con số khá tốt nhưng ngân hàng vẫn phải chú trọng hơn trong công tác thu hồi nợ để có thể đảm bảo được sự phát triển lâu dài và bền vững của Chi nhánh. 2.2.2.5 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro Việc trích lập dự phòng rủi ro tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế tuân thủ theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam. SV: Hồ Văn Thành 43
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bảng 2.11 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Dự phòng rủi ro 5,700 7,134 9,302 1,434 25.16 2,168 30.39 Dư nợ 606,361 801,547 1,081,578 195,186 32.19 280,031 34.94 Tỷ lệ trích lập dự 0.94 0.89 0.86 -0.05 -0.03 phòng rủi ro (%) 3. Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế Qua bảng ta thấy tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế tương đối ổn định. Dư nợ tín dụng tăng qua các năm nên dự phòng rủi ro được trích cũng tăng theo các năm. Năm 2016, tỷ lệ trích lập dự phòng là 0.94%, qua năm 2017 tỷ lệ trích lập dự phòng là 0.89%, giảm 0.05%. Đến năm 2018, tỷ lệ trích lập dự phòng là 0.86%, giảm 0.03% so với năm 2017. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm qua các năm, lý do là vì trích lập dự phòng được tính trên cơ sở phân loại nợ, những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm xuống trong tổng dư nợ nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm xuống cũng là điều hiển nhiên. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đang thực hiện tốt. 2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018 2.3.1 Công tác nhận diện rủi ro Việc nhận diện rủi ro tín dụng được VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện thông qua các dấu hiệu rủi ro chủ yếu sau: Về phía khách hàng: SV: Hồ Văn Thành 44
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Sự giảm sút bất thường số dư tài khoản tiền gửi khách hàng mở tại ngân hàng, xuất hiện những thay đổi ngoài dự kiến và không giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi đó. - Chậm thanh toán khi các khoản lãi đến hạn. - Thanh toán nợ gốc không đầy đủ và không đúng hạn. - Gửi chậm hoặc trì hoãn những báo cáo tài chính theo yêu cầu của khách hàng mà không giải thích được một các minh bạch và thuyết phục. - Đề nghị ra hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ ngoài lần không có lý do khách quan về việc xin ra hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ. - Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà không có sự công khai, minh bạch. - Hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ, thường xuyên chậm thanh toán cho người lao động. Về phía ngân hàng: - Soạn thảo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với khoản vay, cố ý thỏa hiệp trong nguyên tắc tín dụng mặc dù biết là rủi ro tiềm ẩn. - Chính sách tín dụng quá mức cân nhắc hoặc quá lỏng lẻo để kẻ hở cho khách hàng lợi dụng. - Vì mục tiêu thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên đôi lúc xem nhẹ mục tiêu an toàn, hiệu quả. - Phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp của một số cán bộ không tốt, ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao, tinh thần thái độ làm việc chưa nghiêm túc. 2.3.2 Công tác đo lường rủi ro VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tính dụng truyền thống qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, Ngoài ra, Chi nhánh còn sử dụng phương pháp khách hàng. SV: Hồ Văn Thành 45
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt động đo lường rủi ro, xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế được thực hiện bằng hai phương thức áp dụng cho hai nhóm khách hàng khách nhau: khách hàng doang nghiệp và khách hàng cá nhân theo quy định của hệ thống ngân hàng VPBank. Đối với khách hàng doanh nghiệp: cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá xếp hạng doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của VPBank, có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D (Xem chi tiết ở phụ lục). Đối với khách hàng cá nhân: sau khi chấm điểm dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính như độ tuổi, tình trạng nhà ở, cơ cấu gia đình, thu nhập cá nhân, tình hình trả nợ và trả lãi ngân hàng, VPBank đưa ra bảng hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Đây là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm tín dụng thống nhất cách đánh giá. Việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc ơhaan loại để chọn lọc khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng, giám sát và đánh giá khách hnafg khi khoản tín dụng đang còn dư nợ để có biện pháp xử lý và nâng cao năng lực cho vay, thu hồi nợ và xử lý rủi ro. 2.3.3 Công tác kiểm soát và xử lý rủi ro VPBank thực hiện công tác xử lý nợ xấu thông qua các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể như: - Đối với các khoản nợ xấu, chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản trị chất lượng là rủi ro tín dụng. - Đối với các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà chi nhánh không chịu bất cứ rủi ro nào thì chi nhánh không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài SV: Hồ Văn Thành 46
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng. - Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, chi nhánh phải phân loại vào nợ nhóm 1 để quản trị, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung. - Đối với các khoản vay đã được giải ngân, chi nhánh vẫn tiến hành theo dõi xem khách hàng có sử dụng vốn đúng với mục đích vay hay không hoặc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo để tránh xảy ra tình huống rủi ro ngoài ý muốn. 2.3.4 Công tác tài trợ rủi ro Hiện nay, VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện tài trợ rủi ro chủ yếu bằng việc trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN của NHNN Việt Nam. Ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro tại Hội sở chính trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để có thể thu nợ khách hàng. Việc trích lập dự phòng theo quy định của NHNN, Chi nhánh thực hiện khá chặt chẽ phần nào giúp Chi nhánh giảm thiểu các rủi ro xảy ra. 2.4 Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro của VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế: 2.4.1 Kết quả đạt được Trong những năm qua với những nỗ lực trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào: - Tốc độ tăng trưởng tốt trong cả huy động vốn và cấp tín dụng: doanh thu lẫn lợi nhuận trong ba năm qua đều tăng trường với cơ cấu dần ổn định. SV: Hồ Văn Thành 47
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Tổng số nợ thu hồi cho vay ngày càng tăng. Năm 2016, số nợ tín dụng Ngân hàng thu hồi được là 846,860 triệu đồng, năm 2017 là 884,485 triệu đồng và năm 2018 là 946,122 triệu đồng. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đang thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ vay. - Ngân hàng cũng đang làm tốt trong khâu quản lý nợ xấu, minh chứng là tỷ lệ nợ xấu trong ba năm gần đây được duy trì ở mức 0,11% ở năm 2016, năm 2017 là 0,08% và năm 2018 là 0,06%. - Tích cực thay đổi cơ cấu cho vay, đối tượng cho vay, tập trung chủ yếu là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến các ngành nghề đang phát triển tại địa bàn tỉnh là công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, đồng thời cũng giữ vững doanh số cho vay ở các ngành nghề khác. 2.4.2 Một số hạn chế còn tồn tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát rủi ro trong cho vay. Hàng loạt giải pháp đã và đang được Chi nhánh triển khai để quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh những thành quả đạt được, tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế: - Hoạt động cho vay đã được đa dạng hóa song định hướng đầu tư tín dụng đối với từng loại khách hàng chưa có sự thống nhất nhằm phân tán rủi ro. - Nội dung báo cáo thẩm định chưa đánh giá được chính xác tình hình tài chính của khách hàng, cũng như chưa đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng. Việc thẩm định vốn tự có, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn gặp rất nhiều khó khăn do việc chấp pháp lệnh kế toán thống kê ở các doanh nghiệp chưa nghiêm, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số liệu trên báo cáo tài chính chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp. - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu về hạn chế rủi ro tín dụng, chưa đảm bảo tính kịp thời. Công nghệ phục vụ cho việc kiểm tra giám sát còn nhiều hạn chế. Trong khi các nghiệp vụ ngày càng đa dạng, luôn đổi mới và sử dụng công nghệ thông tin thì việc kiểm tra chủ yếu vẫn mang tính thủ công. SV: Hồ Văn Thành 48
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp 2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan - Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: môi trường pháp lý vẫn còn nhiều bất cập và chưa thuận lợi trong việc xử lý TSĐB giúp ngân hàng có thể sớm thu hồi nợ vay, việc cho phép khách hàng được mở tài khoản giao dịch cũng như vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát tình hình vay nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác. - Thiên tai: Thiên tai cũng là một vấn đề đau đầu của chi nhánh khi miền trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng luôn là khu vực chịu hậu quả nghiêm trọng của các cơn bão trong những năm vừa qua. Những cơn bão đi qua luôn để lại những thiện hại nặng nề của cả người lẫn của. Các công trình dở dang bị phá hại, cơ sở hạ tầng hư hỏng nặng, kinh doanh trì trệ và luôn phải tốn nhiều tiền của để khắc phục sau thiên tai. Cũng vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gánh nặng rủi ro không thu hồi lại vốn đè nặng lên doanh nghiệp và làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng. - Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập: thông tin cung cấp từ trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin, việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế và bất cập, gây khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin của khách hàng. 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan Từ phía khách hàng vay vốn: - Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế có báo cáo tài chính chưa thực hiện chế độ kiểm toán, dẫn đến nhiều số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa đảm bảo tính chính xác cao, không phản án đúng thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, thập chí có nhiều doanh nghiệp cố tình làm sai lệch các số liệu tài chính có lợi cho mình để ngân hàng không phát hiện ra và đồng ý cho vay. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng. - Doanh nghiệp gặp những trở ngại do sự yếu kém trong quản lý kinh doanh, không nắm bắt được tình hình biến động trên thị trường nên không có những chính SV: Hồ Văn Thành 49
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp sách phù hợp, kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. - Khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thị trường cung cấp vật tư, nguyên liệu bị đột biến, có những tai nạn xảy ra bất ngờ tại doanh nghiệp. - Do khách hàng không có thiện chí trả nợ muốn chiếm dụng vốn của Ngân hàng để đầu tư kiếm lời, không thực hiện cam kết đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Từ phía Ngân hàng: - Các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng vẫn chủ yếu theo phương pháp định tính, phương pháp định lượng còn chưa được coi trọng, một số biện pháp mang tính giải pháp tình thế, trong khi các biện pháp còn lại mang tính lâu dài chỉ mới bắt đầu thực hiện nhưng thay đổi quá đột ngột, thiếu thời gian chuẩn bị cho khách hàng cũng như ngân hàng. - Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của chi nhánh mặc dù được thực hiện một cách thường xuyên nhưng vẫn khó để có thể kiểm soát được khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. - Trước xu thế mở cửa ngân hàng hiện nay, các ngân hàng rầm rộ mở rộng mạng lưới giao dịch của mình, trong khi đó đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng vẫn còn hạn chế. Việc đào tạo cộng với kinh nghiệm thực tiễn làm việc của cán bộ vẫn không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu cán bộ của ngân hàng. - Chạy theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng thuần túy. . Để đạt chỉ tiêu đã đề ra, các điểm giao dịch ngoài các chương trình tiếp thị khách hàng theo xu hướng chung của toàn hệ thống, tuy nhiên vẫn có một số phòng giao dịch không đặt mục tiêu chất lượng tín dụng lên hàng đầu mà chỉ cố gắng làm mọi cách để có dư nợ tín dụng, dẫn đến các khoản vay khi đến thời hạn trả nợ không có khả năng trả nợ buộc phải gia hạn nợ, thấp chí có vài trường hợp tìm mọi cách đảo nợ cho khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh. SV: Hồ Văn Thành 50
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 3.1 Định hướng trong thời gian tới Mục tiêu của VPBank đến năm 2019 là phát triển hệ thống ngân hàng đa năng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ, cải biến thủ tục giao dịch trong đó đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp cận toàn diện hoạt động ngân hàng hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nền kinh tế. VPBank nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro tín dụng và luôn điều hành hoạt động tín dụng sát hơn với các quy định quốc tế cũng như các quy định của Ngân hàng nhà nước. VPBank đã nỗ lực xây dựng các hệ thống chính sách, quản lý và theo dõi, đảm bảo các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, an toàn và hiệu quả với chiến lược là củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ những định hướng trên, VPBank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn, chất lượng, hiệu quả nói chung trong đó có định hướng hạn chế rủi ro tín dụng như sau: - Tăng cường huy động vốn với cơ cấu hợp lý thông qua việc phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm dự thưởng, đồng thời thực hiện chính sách khách hàng để thu hút khách hàng huy động nguồn tiền gửi lớn. - Đánh giá chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải gắn với an toàn và kiểm soát được rủi ro. Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, dư nợ có TSĐB trên tổng nợ, tăng dần số lượng dịch vụ và giảm hợp lý cho vay trung, dài hạn đảm bảo cơ cấu chung của hệ thống. - Thực hiện tốt xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, có biện pháp tích cực để xử lý, cơ cấu lại. Đánh giá các khoản nợ một cách chính xác để từ đó xác định thực trạng và có biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý. SV: Hồ Văn Thành 51
  62. Khóa Luận Tốt Nghiệp - Đa dạng hóa các loại hình tín dụng, dịch vụ, phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng dự án hiện đại hóa, nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng doanh thu. 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thừa Thiên Huế 3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên Để một khoản tín dụng có chất lượng tốt thì yếu tố đầu tiên thuộc về cán bộ tín dụng. Thực tế, xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, trực giác nhạy bén sắc sảo, có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng. Ngân hàng nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, mở các lớp tập huấn thường kỳ cho cán bộ nhân viên tham gia để cập nhật những kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay để rút ra từ thực tế. Đối với các cán bộ tín dụng mới vào dưới 12 tháng, mở các lớp đào tạo về chính sách, quy định, quy trình tín dụng, phân hệ tín dụng của Ngân hàng để các cán bộ này có thể hiểu về sản phẩm, dịch vụ cho vay cũng như phân hệ sử dụng và quản lý sản phẩm khách hàng của Ngân hàng. Đối với các cán bộ có kinh nghiệm trên 12 tháng, cần mở các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như kỹ năng cho cán bộ như thẩm định khách hàng bậc nâng cao, quản trị rủi ro bậc nâng cao, kỹ năng bán hàng và bán chéo sản phẩm, Song hành đó, khâu tuyển chọn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần phải có một chế độ thi tuyển hợp lý, công bằng tránh những hiện tượng tiêu cực và xây dựng một chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý. Đối với những cán bộ tích cực: chủ động tìm kiếm các dự án khả thi mở rộng thị trường tín dụng, thực hiện các khoản vay có chất lượng đảm bảo, làm việc nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thì Ngân hàng cần phải có chính sách khen thưởng kịp thời. SV: Hồ Văn Thành 52
  63. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đối với những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém, có hành vi không trung thực khi tiến hành thẩm định và cho vay thì ngân hàng cần kỷ luật nghiêm khắc, nhẹ ở mức nhắc nhở phê bình để họ sửa chữa, nặng thì đưa ra hội đồng kỷ luật. 3.2.2 Củng cố và hoàn thiện thông tin tín dụng Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng và ra quyết định tín dụng. Muốn nâng cao chất lượng thẩm định và quyết định cho vay cần phải nâng cấp hệ thống thu thập thông tin. VPBank cần truyền đạt thông tin một cách thường xuyên, công khai các chính sách, mục tiêu tín dụng của ngân hàng đến toàn bộ các cán bộ công nhân viên liên quan. Các thông tin về nội bộ doanh nghiệp được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính, các thông tin khách hàng kê khai trên giấy đề nghị vay, và qua thông tin trao đổi với khách hàng. Vì vậy, cần thiết kế mẫu thu thập thông tin chi tiết, cụ thể và hiệu quả để yêu cầu các thông tin thống nhất và đầy đủ đối với từng loại khách hàng để có thể thu thập dễ dàng hơn. Có quy định về trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bộ phận, phòng ban của chi nhánh liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng để có các thông tin cụ thể và chi tiết về nhiều mặt hoạt động của khách hàng. Khi có một nghiệp vụ nào đó mà khách hàng giảm sử dụng hoặc ngưng sử dụng thì cảnh báo để cho các bộ phận khác biết để có những đánh giá, xử lý kịp thời. Song song với đó, chi nhánh tiến hành cử các nhân viên tín dụng kiểm tra thường xuyên các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để nắm bắt tình hình cụ thể trong từng thời kì nhất định (định kì từng tháng kiểm tra một lần). Cần đa dạng hóa các kênh thu thập thông tin khách hàng, không phụ thuộc vào một nguồn kênh thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng CIC. Các cán bộ tín dụng chủ động thu thập và cập nhật thông tin của khách hàng, TSĐB, cả trước và sau khi cho vay. Cần thu thập kịp thời các thông tin về biến động thị trường, các ngành cấp tín dụng cho khách hàng để có các chính sách thay đổi kịp thời. SV: Hồ Văn Thành 53