Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung giai đoạn 2016-2018

pdf 75 trang thiennha21 21/04/2022 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung giai đoạn 2016-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_cong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung giai đoạn 2016-2018

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯƠNG DUNG GIAI ĐOẠN 2016-2018 NGUYỄN THỊ HẰNG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯƠNG DUNG GIAI ĐOẠN 2016-2018 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hằng ThS. Bùi Văn Chiêm Lớp K50B- QTKD Niên khóa: 2016 - 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và các anh chị tại đơn vị thực tập. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, đặc biệt là thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cho em trong quá trình học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo ThS. Bùi Văn Chiêm, người đã trực tiếp hướng dẫn, dẫn dắt và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại công ty. Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị nhân viên trong công ty đã luôn giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Do còn hạn chế về mặt thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến của Thầy Cô để em có thể hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Hằng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Cấu trúc của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 4 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 5 1.1.3. Phân loại hiệu quả 5 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 6 1.1.5. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 10 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá 10 1.1.6.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh 10 1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 12 Trường1.2. Cơ sở thực ti ễnĐại học Kinh tế Huế.18 1.2.1. Tổng quan về tình hình bán lẻ hàng hóa trong nước 18 1.2.2. Khái quát về tình hình bán lẻ hàng hóa tỉnh Quảng Bình 19 SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD i
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯƠNG DUNG 20 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung 20 2.1.1. Thông tin chung về Công ty 20 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 20 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 20 2.1.4. Tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 22 2.1.5. Tình hình tài chính của công ty 25 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 31 2.2. 1. Tình hình kêt quả kinh doanh của công ty 31 2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu 31 2.2.1.2. Phân tích chi phí 32 2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận 35 2.2. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty 37 2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn 37 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty 42 2.2.2.3. Khả năng sinh lời của công ty 45 2.2.2.4. Khả năng thanh toán của công ty 47 2.2.2.5. Phân tích cơ cấu tài chính 50 2.2.2.6. Phân tích về khả năng hoạt động 52 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 56 Trường2.3.1. Những mặt tíchĐại cực học Kinh tế Huế56 2.3.2. Những hạn chế 57 SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯƠNG DUNG 58 3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty trong thời gian tới 58 3.1.1. Định hướng 58 3.1.2. Mục tiêu 58 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 59 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 59 3.2.2. Giải pháp sử dụng tiết kiệm chi phí 60 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 60 3.2.4. Giải pháp khác 61 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 1. Kết luận 63 2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TM TH: Thương Mại Tổng Hợp CCDV: Cung cấp dịch vụ DT: Doanh thu CP: Chi phí LN: Lợi nhuận LĐ: Lao động Tr. đ: Triệu đồng HTK: Hàng tồn kho VLĐ: Vốn lưu động VCĐ: Vốn cố định HĐKD: Hoạt động kinh doanh NSLĐ: Năng suất lao động VCSH: Vốn chủ sở hữu TSCĐ: Tài sản cố định SL: Số lượng TT: Tỷ trọng HĐ: Hoạt động Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 23 Bảng 2.2. Tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2016-2018 26 Bảng 2.3 : Tình hình doanh thu của công ty trong giai đoạn 2016-2018 31 Bảng 2.4: Tình hình chi phí của của công ty giai đoạn 2016-2018 33 Bảng 2.5: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2016-2018 35 Bảng 2. 6 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2016-2018 38 Bảng 2.7 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2016-2018 40 Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 43 Bảng 2.9. Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2016-2018 46 Bảng 2.10. Tỷ số về khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2016 -2018 48 Bảng 2.11: Phân tích cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn 2016-2018 51 Bảng 2.12: Chỉ số về khả năng hoạt động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 53 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 21 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2016-2018 24 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ công ty giai đoạn 2016-2018 25 Biểu đồ 2.3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn năm 2016-2018 27 Biểu đồ 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn năm 2016-2018 30 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyến biến tích cực và phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ra đời và hoạt động. Bên cạnh đó, đời sống xã hội của con người ngày càng được nâng cao, dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của con người cũng tăng lên, họ muốn sử dụng những sản phẩm tốt hơn, mới hơn, được phục vụ tốt hơn. Đứng trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh lại với các doanh nghiệp khác, các nhà lãnh đạo cần đưa ra những định hướng, kế hoạch kinh doanh phù hợp, những chính sách quản lý doanh nghiệp hợp lý nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp của mình trong từng giai đoạn. Để đưa ra những giải pháp phù hợp, chính sách hợp lý, đòi hỏi các nhà quản trị cần phải xem lại tình hình hoạt động của doanh nghiệp và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình nhằm tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên thường xuyên phân tích, đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của mình. Việc phân tích và đánh giá này, sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những điểm mạnh và hạn chế của mình, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp có thể rút ra được một số kinh nghiệm nhằm làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, bán lẻ đồ gia dụng, nội thất trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Qua 15 năm hoạt động, công ty đã có những bước tiến tích cực, tuy nhiên, cũng gặp không ít khó khăn. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, công Trườngty muốn đứng vững trênĐại thị trường học thì cần phả i Kinhnâng cao hiệu qu tếả hoạ t đHuếộng kinh doanh của mình và tìm ra hướng đi phù hợp cho công ty trong tương lai. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp hiện nay, nên em đã chọn đề tài nghiên cứu là “Phân tích hiệu quả SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung giai đoạn 2016-2018” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Qua việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Tìm hiểu được thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung trong giai đoạn 2016-2018. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian sắp tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung, thành phố Đồng Hới. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp của công ty từ năm 2016 đến năm 2018. Trường- Phạm vi về nộ i dung:Đại Nghiên họccứu tập trung Kinh vào kết quả và hitếệu qu ả Huếhoạt động kinh doanh của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung trong giai đoạn 2016-2018. Ngoài ra, các thông tin, dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các văn bản trong công ty, báo chí, internet, giáo trình và các tài liệu khác. Bên cạnh đó, dữ liệu, thông tin sơ cấp được thu thập qua quá trình trao đổi, làm việc, tham khảo thông tin với các cán bộ và nhân viên trong Công ty về những vấn đề liên quan đến nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu và các bảng số liệu được sử dụng trong bài được xử lý bằng phần mềm Excel từ nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập tại Doanh nghiệp. 5. Cấu trúc của đề tài Kết cấu đề tài gồm 3 phần: PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn bên trong doanh nghiệp như: nguồn lao động, nguồn vốn, máy móc, thiết bị và các yếu tố khác nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó. “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. (Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, PGS. TS. Hoàng Hữu Hoà, NXB Đại học Huế, 2008) 1.1.1.2. Bản chất Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí của các nguồn lực nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể hiểu là đạt được kết quả kinh tế cao nhất với chi phí kinh tế nhất định hoặc là kết quả nhất định với chi phí thấp nhất. (Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, PGS. TS. Hoàng Hữu Hoà, NXB Đại học Huế, 2008). Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh khả năng khai thác các nguồn lực để đạt được mục đích kinh doanh. Để hiểu hơn và ứng dụng được hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc lập ra các chỉ tiêu, công thức cụ thể nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh thì trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các Trườngyếu tố đầu vào và có tínhĐại đến các m ụhọcc tiêu của doanh Kinh nghiệp. Mối quan tế hệ soHuế sánh này có thể là so sánh tương đối hoặc là so sánh tuyệt đối. So sánh tuyệt đối: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đạt được - Chi phí bỏ ra SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm So sánh tương đối: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = ế ả đạ đượ Bên cạnh đó, chúng ta cần phải phân biệt hiệu qu ả xãí hỏ ội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hiệu quả xã hội, nó phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành các mục tiêu về xã hội như: giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho mỗi người, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao tinh thần làm việc, đảm bảo vệ sinh môi trường Đối với hiệu quả kinh tế xã hội, nó phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành các mục tiêu về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và trên phạm vi của từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Qua quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể đánh giá được trình độ khai thác và sử dụng nguồn lực sẵn có và đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng và tiết kiệm nguồn lực đó. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, từ đó tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở nên trở nên ổn định hơn, tình hình hoạt động kinh doanh phát triển nhanh và vững chắc. Ngoài ra, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh còn giúp doanh nghiệp nhận thấy được khả năng, sức mạnh và hạn chế của mình. Từ đó, doanh nghiệp phát huy được những ưu điểm, khắc phục được các hạn chế trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đưa ra các biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Trường1.1.3. Phân Đại loại hiệu quhọcả Kinh tế Huế  Theo phạm vi tính toán: Hiệu quả xã hội phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài chính, vật lực, vốn ) nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội như: giải quyết công ăn việc làm SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm cho người lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, tay nghề của nguồn nhân lực, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh việc khái thác các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu kinh tế đã đề ra. Nó thể hiện kết quả kinh doanh và lợi ích mà doanh nghiệp thu được từ quá trình kinh doanh. Hiệu quả an ninh quốc phòng phản ánh khả năng lợi dụng các nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên, phải đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong và ngoài nước. Hiệu quả môi trường phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có vào hoạt động kinh doanh với mục tiêu về kinh tế đã đề ra, tuy nhiên, phải xem xét các vấn đề về môi trường như việc đảm bảo vệ sinh môi trường và điều kiện làm việc của người lao động và khu vực xung quanh. Hiệu quả đầu tư cho thấy khả năng khai thác các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại cho nhà đầu tư các kết quả, lợi ích trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra.  Theo nội dung tính toán: Hiệu quả dưới dạng thuận cho biết bao nhiêu đơn vị đầu ra (doanh thu thuần, lợi nhuận ) được tạo ra từ một đơn vị đầu vào (vốn, tài sản, lao động ). Nó phản ánh khả năng sản xuất của các yếu tố đầu vào. Hiệu quả dưới dạng nghịch phản ánh mức hao phí của các yếu tố đầu vào khi tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nó cho biết cần bao nhiêu đơn vị đầu vào để thu được một đơn vị đầu ra.  Theo phạm vi tính: Hiệu quả toàn phần được tính chung cho toàn bộ kết quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra của từng yếu tố đầu vào hoặc tính chung cho tổng nguồn lực. Hiệu quả đầu tư tăng thêm chỉ tính cho phần đầu tư được tăng thêm và kết quả Trườngtăng thêm của thời kỳ tínhĐại toán. học Kinh tế Huế 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 1.1.4.1. Các yếu tố bên trong SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp gồm nguồn nhân lực, năng lực tài chính, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên phân tích, đánh giá và kiểm soát sự biến động của các nguồn lực bên trong mình, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực này nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mình. - Nguồn nhân lực Nhân lực được thể hiện qua số lượng, chất lượng, cơ cấu, sự biến động lao động trong doanh nghiệp. Con người có vai trò quyết định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi quá trình, mọi giai đoạn sản xuất, kinh doanh. Tình hình thị trường cạnh tranh phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, tay nghề tốt để tăng năng suất, tăng lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, nhân lực là yếu tố mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. - Khả năng tài chính Năng lực tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố về nguồn vốn (khả năng huy động vốn, tình hình sử dụng vốn ), các quan hệ tài chính Vốn kinh doanh là điều kiện để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, thiếu vốn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động do không tận dụng được lợi thế về quy mô, không tận dụng được lợi thế về kinh doanh. - Cơ cấu tổ chức và trình độ quản lý của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp. Các bộ phận nếu được sắp xếp hợp lý thì sẽ giúp việc xác định và phân chia chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức trở nên đơn giản, thuận tiện hơn, các cá nhân, bộ phận có thể phát huy được năng lực của mình. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều có phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ các Trườngnhà quản trị, họ có trách Đạinhiệm trong học việc vạch raKinh mục tiêu, các k ế hotếạch, chínhHuế sách kinh doanh và đưa ra quyết định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Trình độ khoa học- kỹ thuật: SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Khoa học -kỹ thuật tham gia vào quá trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế. Nếu không có khoa học thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ trở nên chậm chạp và khó kiểm soát. Việc nghiên cứu khoa học và áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất và kinh doanh sẽ đem lại kết quả tốt trong việc tạo ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động Doanh nghiệp mạnh về khoa học kỹ thuật sẽ có lợi thế hơn, năng lực cạnh tranh ngày càng cao. 1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên ngoài thường thay đổi theo thời gian và theo từng lĩnh vực hoạt động. Yếu tố bên ngoài gồm yếu tố vĩ mô (chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa – xã hội, tự nhiên, công nghệ ), yếu tố vi mô (nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh ).  Yếu tố vĩ mô - Môi trường chính trị và pháp luật Môi trường chính trị – luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế cũng như xã hội. Nó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị và pháp luật có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho nhóm doanh nghiệp này nhưng lại tạo ra khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác. Môi trường chính trị và pháp luật, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là do các chính sách pháp luật sẻ ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. - Văn hóa – xã hội Những đặc trưng về văn hóa xã hội, tập tục truyền thống, quan niệm lối sống của một đất nước, một dân tộc đều tác động đến tâm lý tiêu dùng và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành. Bên cạnh đó, các đặc điểm về xã hội như dân số, cơ cấu, xu hướng biến động của dân số, thu nhập các doanh nghiệp cũng phải quan tâm. Khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có Trườngnhững đặc điểm về tâm Đại lý, sở thích, thuhọc nhập khác Kinh nhau. tế Huế - Kinh tế Các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực. Các yếu tố như GDP, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, các chính sách SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm kinh tế của chính phủ (luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách ưu đãi), thất nghiệp đều có tác động đến doanh nghiệp. - Môi trường tự nhiên Các yếu tố tự nhiên bao gồm thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc cũng cần quan tâm. Doanh nghiệp cần phải hiều về môi trường này để có kế hoạch đúng đắn vì chúng có thể mang đến cả thuận lợi và khó khăn nhất định. Mặt khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. - Công nghệ Ngày nay khoa học càng phát triển, các doanh nghiệp phải quan tâm theo sát những thông tin về kỹ thuật công nghệ để có thể áp dụng chúng vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm mới, tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm Những thành tựu của khoa học công nghệ đang làm thay đổi phương pháp làm việc của con người, tác động đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường - Môi trường quốc tế Hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, toàn cầu hóa đang tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Khi hội nhập các rào cản về thương mại sẽ được hủy bỏ, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các doanh nghiệp ngoài nước, có thể tiếp cận với khách hàng ở các nước khác.  Yếu tố vi mô - Khách hàng Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có quyền mặc cả và họ tự do chọn sản phẩm hay dịch vụ của nhà sản xuất nào đó. Khách hàng gây áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lượng, dịch vụ, họ là lực lượng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy, thái độ của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường- Đối thủ cạnh Đại tranh học Kinh tế Huế Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân cùng cung cấp các sản phẩm cùng nhãn hiệu, sản phẩm có thể thay với các sản phẩm doanh nghiệp. Sự cạnh tranh SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm giữa các doanh nghiệp luôn tạo ra những áp lực gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đối phó trong mọi thời điểm. - Nhà cung cấp Là những cá nhân hay tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Yếu tố này ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm. Nhà cung cấp, nếu có lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất như việc ép giá nguyên, nhiên vật liệu. 1.1.5. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Theo giáo trình Phân tích kinh doanh ( NXB Đại học Huế, năm 2007) của TS. Trịnh Văn Sơn: “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh giúp các doanh nghiệp nhìn thấy được điểm mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và năng chặn rủi ro có thể xảy ra. - Tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh cũng rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, về lợi ích với doanh nghiệp 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá 1.1.6.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, Trườngtừ các hoạt động tài chính Đại và các ho ạhọct động khác củKinha doanh nghiệp. Chtếỉ tiêu Huếdoanh thu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng: TR = ∑ P x Q SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Trong đó : TR : Tổng doanh thu P: Giá bán Q: Sản lượng Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu thu từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được thu về từ hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng toàn bộ doanh thu thu từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu hàng hóa, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). Doanh thu hoạt động tài chính được thu từ các hoạt động như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và hoạt động tài chính tài chính khác của doanh nghiệp. Thu nhập khác được thu từ các hoạt động như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách Nhà nước hoàn lại, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, Chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động và lao động vật chất phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ), chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và các chi phí khác. Chi phí bao gồm chi phí cố định cộng với chi phí biến đổi: TC = FC+VC Trong đó: TC: tổng chi phí TrườngFC: chi phí cĐạiố định học Kinh tế Huế VC: chi phí biến đổi Lợi nhuận SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu thu được và tổng chi phí đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Π = TR –TC Trong đó Π : là tổng lợi nhuận TR: tổng doanh thu TC: tổng chi phí Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đã trừ đi giá vốn hàng bán. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng với doanh thu từ hoạt động tài chính trừ đi chi phí tài chính (chí phí lãi vay) và chi phí quản lý kinh doanh. Lợi nhuận khác của công ty bằng thu nhập khác trừ đi chi phí khác. Lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với các lợi nhuận khác, còn lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS): ROS = ợ ậ ế ROS đo lường khả năng sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu được từ một đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này sẽ tăng đối với các công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, trong khi tỷ lệ giảm có thể là dấu hiệu khó khăn về tài chính. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE): Trường ĐạiROE =học Kinh tế Huế ợ ậ ế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sởốhữ u đoủ ởlư ờững hiìệu quảâsử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở cho ta biết là cứ một đồng SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm vốn chủ sở hữu bình quân tham giam vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mang giá trị dương thì công ty hoạt động có lãi, nếu âm thì công ty làm ăn thua lỗ. Chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu. - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản(ROA): ROA = ợ ậ ế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là chổỉ số đoà lưảờ ngì hi ệu quâ ả sử dụng và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản bình quân tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu trên đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.  Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời: Khả năng thanh toán hiện thời = à ả ắ ạ Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khảợnăng ắ c ủaạ mỗi doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì cần sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán. Chỉ số này cao cho biết doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và ngược lại, chỉ số này thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi đến hạn thanh toán. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao cũng không tốt, nếu chỉ số này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn càng thấp. Trường- Chỉ tiêu kh ả Đạinăng thanh toánhọc nhanh Kinh tế Huế Khả năng thanh toán nhanh = à ả ắ ạ à ồ ợ ắ ạ SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số này cao quá thì cũng không tốt.  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ầ Trong đó, vốn cố định bình quân được tính nhưố sau: ố đị ì â Vốn cố định bình quân = ố ố đị đầ ỳ ố ố đị ố ỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử dụng vốn càng cao. - Mức đảm nhiệm vốn cố định: Mức đảm nhiệm vốn cố định = ố ố đị ì â Mức đảm nhiệm vốn cố định là đại lượng nghịch đả o củ a chầỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả. - Mức doanh lợi vốn cố định: Mức doanh lợi vốn cố định = ợ ậ ế Mức doanh lợi vốn cố định phán ánh khả năngố sinhố đị lờ i ìcủa vốân cố định. Chỉ số Trườngnày cho biết cứ một đ ồĐạing vốn cố đ ịnhhọc tham gia vàoKinhhoạt động sản xutếất kinh Huế doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức doanh lợi vốn cố định càng cao thì càng tốt. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: - Số vòng quay vốn lưu động: SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Số vòng quay vốn lưu động phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kỳ kình doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Chỉ số này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại. Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, chứng tỏ hoạt động luân chuyển vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Số vòng quay vốn lưu động = ầ Trong đó, vốn lưu động bình quân được tínhố như ư sau: độ ì â Vốn lưu động bình quân = ố ư độ đầ ỳ ố ư độ ố ỳ - Mức đảm nhiệm vốn lưu động: Mức đảm nhiệm vốn lưu động là nghịch đảo của số vòng quay vố lưu động. Mức đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, vốn lưu động đã quay được nhiều vòng trong kỳ, số vốn lưu động tiết kiệm càng lớn. Mức đảm nhiệm vốn lưu động = ố ư ộ ì â - Mức doanh lợi vốn lưu động: ầ Mức doanh lợi vốn lưu động phản ánh cứ một đơn vị vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Mức doanh lợi vốn lưu động = ợ ậ ế Trường- Độ dài vòng Đại quay vốn lưu họcđộng Kinhố ư độ ì tế â Huế Độ dài vòng quay vốn lưu động = ố ò ố ư độ SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Độ dài vòng quay vốn lưu động là số ngày cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng luân chuyển vốn. Độ dài vòng quay vốn lưu động càng lớn thì tốc độ luân chuyển vố lưu động càng chậm.  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động - Năng suất lao động : Năng suất lao động = ổ Năng suất lao động phản ánh khả năng tạổo ra bao đ nhiêuộ đơn vị doanh thu của một lao động khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. - Lợi nhuận bình quân 1 lao động : Lợi nhuận bình quân 1 lao động = ợ ậ ế Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trìnhổ s ản xu độất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.  Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và đòn bẩy tài chính - Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ = ố ủ ở ữ Tỷ suất tự tài trợ phản ánh mức độ tổự ch ủ vồề m ặốt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ cho biết cứ một đồng vốn hoạt động có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này càng cao thì khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn. - Hệ số nợ trên tổng tài sản: Hệ số nợ trên tổng tài sản = ổ ợ Chỉ tiêu hệ số nợ trên tổng tài sản phản ánh khổ ả năngà ả tự chủ về mặt tài chính của Trườngdoanh nghiệp. Nếu hệ sĐạiố nợ càng cao học thì hệ số tự tàiKinh trợ càng thấp, chotế thấ y mHuếức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, dễ bị ràng buộc với các chủ nợ. - Khả năng thanh toán lãi vay: SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Khả năng thanh toán lãi vay = ợ ậ ướ ế à ã Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghií ãệ p phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đó, nó được tính bằng EBIT (EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay) chia cho lãi vay. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết một đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.  Chỉ tiêu về khả năng hoạt động - Vòng quay hàng tồn kho : Vòng quay hàng tồn kho = á ố à á Trong đó, hàng tồn kho bình quân được tính ànhư sau:ồ ì â Hàng tồn kho bình quân = ồ đầ ỳ ồ ố ỳ Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này lớn thì cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, tốc độ luân chuyển của hàng hóa trong kho là nhanh và hàng tồn kho ít và không bị ứ động. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp bị ứ động hàng hóa do tiêu thụ chậm hoặc là do dự trữ quá mức. Tuy nhiên, nếu mức tồn kho của doanh nghiệp quá thấp thì cũng gây ảnh hưởng không tốt, vì nó có thể làm hàng tồn kho bị thiếu, không đủ để đáp ứng cho quá trình bán hàng, tiêu thụ. - Độ dài vòng quay hàng tồn kho: Độ dài vòng quay hàng tồn kho = Độ dài vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ốngày ò trung bình à củ aô mộ t vòng quay hàng tồn kho hay cần bao nhiêu ngày để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ số này càng nhỏ thì thời gian quay vòng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Trườngcàng lớn, hiệu quả kinh Đại doanh của doanhhọcnghiệp càngKinh cao và ngượ c ltếại, nế u chHuếỉ số này càng lớn thì thời gian quay vòng càng dài, chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng thấp, hàng hóa bị ứng đọng. - Vòng quay tài sản cố định: SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Vòng quay tài sản cố định = Chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định giúp doanh nghiệàp đánhả ốgiá đị hiệu quả sử dụng tài sản cố định của mình. Vòng quay tài sản cố định cho thấy một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. - Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản = Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản giúp đánh giá hiổệu qu àả sảử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh càng cao. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan về tình hình bán lẻ hàng hóa trong nước Đối với khu vực dịch vụ, trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 6,69%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước. Trong khu vực này, bán buôn và bán lẻ tăng 8,09% so với cùng kỳ năm trước và là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,9%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,48%, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,43%, ngành vận tải, kho bãi tăng 7,89%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước năm 2016 là 3.546.268,6 tỷ đồng, tăng 10,02% so với năm 2015. Năm 2017, con số này là Trường3.956.599,1 tỷ đồng, tăngĐại 11,57% sohọc với năm 2016. Kinh Trong đó, tổ ngtế mức bánHuế lẻ năm 2016 chiếm 74,7% và năm 2017 là 75% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong từng năm. SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.391,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 là 1.823,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,3% tổng mức và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 13%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,1%. Nhìn chung, doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước trong thời gian gần đây có xu hướng tăng, trong đó doanh thu bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất. Tình hình ngành bán lẻ của nước ta trong những năm gần đây đang có những chuyển biến tích cực. (Nguồn: 1.2.2. Khái quát về tình hình bán lẻ hàng hóa tỉnh Quảng Bình Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh trong năm 2016 là 18.933,2 tỷ đồng tăng 4,34% so với năm 2015. Năm 2017, con số này đạt 21.044,8 tỷ đồng tăng 11,15% so với năm 2016. Đối với bán lẻ hàng hóa, ước tính năm 2017 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 18.079,0 tỷ đồng, tăng 8,9% so năm 2016. Sang năm 2018, nên kinh tế nước ta tăng trưởng khá, đời sống của người dân được cải thiện, lượng khách du lịch tăng cao nên góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá. Ước tính năm 2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 19.884,0 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2017. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 6 năm 2019 ước tính đạt 2.099,7 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng đạt 11.752,4 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Trong sáu tháng đầu năm 2019, doanh thu bán lẻ hàng hoá của hầu hết các nhóm hàng đều tăng cao so với cùng kỳ, tăng cao nhất là nhóm bán lẻ ô tô loại 9 chỗ ngồi trở xuống tăng 55,7%; nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) và phụ tùng tăng 15,3%; nhóm bán lẻ phụ tùng, bộ phận phụ trợ của ô tô tăng Trường15,1%; nhóm bán lẻ hàngĐại may mặ c, họcgiày dép tăng Kinh 10,9%; nhóm bán tế lẻ xăng, Huế dầu các loại tăng 11,9%; các nhóm còn lại cũng tăng khá cao so với cùng kỳ. ( Nguồn : cucthongke.quangbinh.gov.vn) SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯƠNG DUNG 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung 2.1.1.Thông tin chung về Công ty Tên chính thức: Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung Trụ sở chính của công ty: Số 370 đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Vị trí kho: phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Mã số thuế: 3100311727 Vốn điều lệ: 3.300.000.000 đồng Ngành nghề kinh doanh của công ty: - Buôn bán thực phẩm: bánh kẹo, đồ uống, - Các ngành nghề khác: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện. - Đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các của hàng chuyên doanh, mua bán hàng điện tử, điện lạnh. 2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số thuế là 3100311727 kể từ ngày 12/07/2004 và bắt đầu hoạt động vào ngày 12/07/2004. Mới ngày đầu còn hoạt động, công ty đã gặp nhiều khó khăn, trải qua nhiều thử thách, nhưng với sự cố gắng và phấn đấu của mỗi con người trong tổ chức, đã giúp công ty hoạt động ổn định. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, tình hình kinh doanh của công ty phát triển hơn, quy mô được mở rộng, ban giám đốc, các bộ nhân Trườngviên vẫn luôn sự nỗ l ựcĐại để nâng cao họckết quả hoạ t đKinhộng kinh doanh, ttếạo đượ cHuế uy tín tốt giúp công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy của công ty GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN KINH DOANH KHO Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận Công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, đứng đầu là giám đốc, dưới giám đốc là ba bộ phận kế toán, kinh doanh và kho, mỗi bộ phận có chức năng , nhiệm vụ riêng. Giám đốc là người đứng đầu công ty đồng thời cũng là chủ sở hữu của công ty. Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh công ty. Là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động của công ty; quyết định các vấn đề trong công ty, tổ chức các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư cho công ty. Là người đưa ra các quyết định liên quan đến nhân lực như việc bổ nhiệm, miễm nhiệm đối với quản lý trong công ty; quyết định lương, thưởng, phụ cấp đối với lao động, quyết định các chương trình đào tạo nhân lực, tuyển dụng lao động trong công ty. Tóm lại, giám đốc là người đưa ra mợi quyết định đối với mọi hoạt động của công ty. Kế toán là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ về kế toán tài chính trong doanh Trườngnghiệp. Bộ phận kế toán Đạicó trách nhi họcệm theo dõi, Kinhđánh giá và báo cáotế về tình Huế hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty cho lãnh đạo và tham mưu kịp thời cho lãnh đạo khi đưa ra các quyết định, phải thường xuyên theo dõi và nắm các luật thuế, chính sách SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm thuế mới ban hành nhằm đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật; giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm lập ra mục tiêu và kế hoạch bán hàng định kỳ và thực hiện tổ chức triển khai việc bán các sản phẩm, lập ra các chính sách về giá, chương trình khuyến mãi và các chương trình quảng bá nhằm tiếp cận đến khách hàng và phải được Giám đốc phê duyệt. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh còn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị phần, định hướng phát triển thị trường, xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, quảng cáo theo từng thời kỳ. Kho là nơi lưu trữ là bảo quản hàng hóa. Quản lý kho có trách nhiệm kiểm kê hàng hóa trong kho, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa khi nhập kho và khi giao cho khách hàng, giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào kho, sắp xếp vị trí hàng hóa trong kho. Bộ phận kho có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và sắp xếp hàng hóa vào đúng vị trí khi nhập hàng về và xuất kho. 2.1.4.Tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 Trong mỗi doanh nghiệp nguồn nhân lực là yếu tố cần phải được quan tâm hàng đầu, vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Con người có vai trò rất quan trọng , vì họ tham gia vào mọi hoạt động, giai đoạn, mọi quá trình của doanh nghiệp. Trình độ tay nghề, thái độ của nhân viên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động phân theo giới tính được chia thành hai loại là lao động nam và lao động nữ. Lao động phân theo trình độ chuyên môn được chia thành ba loại là trình độ Đại học, lao động thuộc trình độ Cao đẳng và Trung cấp và lao động phổ thông. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Người So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng lao động 32 100 35 100 37 100 3 9,38 2 5,71 Theo giới tính 1. Nam 21 65,62 23 65,71 23 62,16 2 9,52 0 - 2. Nữ 11 34,38 12 34,29 14 37,84 1 9,09 2 16,67 Theo trình độ chuyên môn 1. Đại học 14 43,75 14 40 15 40,54 0 - 1 7,14 2. Cao đẳng, 10 31,25 12 34,29 14 37,84 2 20 2 16,67 trung cấp 3. Lao động phổ 8 25 9 25,71 8 21,62 1 12,5 -1 -11,11 thông (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tình hình lao động của công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể, năm 2016, tổng số lao động của công ty là 32 người, sang năm 2017 tăng lên thành 35 người. Như vậy, số lao động của năm 2017 có xu hướng tăng thêm 3 người, hay tăng lên 9,38% so với năm 2016. Năm 2018, số lao động của công ty tiếp tục tăng và tăng lên thành 37 người, tăng thêm 2 người hay tăng 5,71% so với năm 2017. - Xét theo giới tính TrườngQua bảng số liệ u Đại2.1, ta thấy laohọc động nam Kinhchiếm tỷ trọng caotế hơn soHuế với lao động nữ. Cụ thể, tỷ trọng lao động nam trên tổng số lao động của công ty qua năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 65,62%, 65,71% và 62,16%. SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm 100% 80% 60% 40% 20% 0% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nam Nữ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2016-2018 Qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ trên, ta thấy số lao động nam và nữ có xu tướng tăng lên trong giai đoạn 2016- 2018. Cụ thể, số lao động nam của công ty năm 2016 là 21 người và lao động nữ là 11 người. Năm 2017, số lao động nam là 23 người, tăng thêm 2 người tương ứng với 9,52% so với năm 2016, còn lao động nữ tăng lên thành 12 người, tăng thêm 1 người, tức là tăng thêm 9,09% so với năm 2016. Năm 2018, số lao động nam không thay đổi so với năm trước, còn lao động nữ tăng lên thành 14 người, tăng thêm 2 người, hay là tăng 16,67% so với năm 2017. Nguyên nhân lao động nam nhiều hơn nữ là do tính chất công việc cần phải mang vác và vận chuyển hàng hóa, còn lao động nữ của công ty chủ yếu làm kế toán và nhân viên bán hàng. - Xét theo trình độ Qua bảng 2.1, ta thấy, lao động thuộc trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động toàn công ty (chiếm hơn 40% trong tổng số lao động của từng Trườngnăm). Lao động thuộ c Đại trình độ Cao học đẳng và Trung Kinh cấp chiếm tỷ tếtrọng caoHuế thứ hai trong tổng số lao động (chiếm hơn 30%) và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng thấp nhất. SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm 100% 80% 60% 40% 20% 0% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đại học Cao đẳng, trung cấp Lao động phổ thông Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ công ty giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 và 2017, lao động trình độ Đại học là 14 người, chiếm tỷ trọng lần lượt là 43,75% và 40% tổng số LĐ của các năm đó. Năm 2018, số lao động tăng lên thành 15 người, tăng lên 7,14% so với năm 2017. Số lao động thuộc trình độ Cao đẳng và Trung cấp của năm 2016 là 10 người. Năm 2017, số lao động của công ty thuộc trình độ này là 12 người, chiếm 34,29% trong tổng số LĐ, tăng thêm 2 người tức là 20% so với năm 2016. Qua năm 2018, số lao động trình độ này là 14 người, chiếm 37,84% trong tổng số LĐ, tăng 2 người tương ứng 16,67% so với năm trước. Số lao động phổ thông năm 2016 là 8 người chiếm 25% tổng lao động trong năm này. Năm 2017, số lao động phổ thông là 9 người, chiếm 25,71%, tăng 12,5% so với năm 2016. Sang năm 2018, số lao động phổ thông giảm xuống còn 8 người, tức giảm 11,11% so với năm 2017. Những lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ LĐ của công ty và đang có xu hướng tăng lên. Do những năm qua Công ty đang cố gắng để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng lao động. Lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu là nhân viên kế toán và nhân viên kinh doanh. TrườngNguyên nhân số LĐ cóĐại trình độ cao họcngày càng tăng Kinh là do những năm tế gần đây,Huế doanh nghiệp quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tuyển dụng LĐ chất lượng. 2.1.5. Tình hình tài chính của công ty SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.2. Tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2016-2018 So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT +/- +/- % % (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (Tr.đ) A. Tài sản ngắn hạn 11.552,87 79,87 15.607,05 82,93 16.167,64 84,03 4.054,18 35,09 560,59 3,59 I. Tiền và các khoản tương 170,70 1,18 850,13 4,52 666,61 3,46 679,43 398,03 -183,52 -21,59 đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn 590,64 4,08 1.008,15 5,36 1.198,18 6,23 417,51 70,69 190,03 18,85 III. Hàng tồn kho 10.685,45 73,88 13.586,13 72,19 14.175,08 73,68 2.900,68 27,15 588,95 4,33 IV. Tài sản ngắn hạn khác 106,08 0,73 162,64 0,86 127,77 0,66 56,56 53,32 -34,87 -21,44 B. Tài sản dài hạn 2.910,90 20,13 3.211,53 17,07 3.071,87 15,97 300,63 10,33 -139,66 -4,35 Tài sản cố định 2.910,90 20,13 3.211,53 17,07 3.071,87 15,97 300,63 10,33 -139,66 -4,35 TỔNG TÀI SẢN (A+B) 14.463,77 100 18.818,58 100 19.239,51 100 4.354,81 30,11 420,93 2,24 C. Nợ phải trả 10.377,88 71,75 9.682,25 51,45 10.096,04 52,48 -695,63 -6,70 413,79 4,27 I. Nợ ngắn hạn 10.377,88 71,75 9.682,25 51,45 10.096,04 52,48 -695,63 -6,70 413,79 4,27 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - D. Vốn chủ sở hữu 4.085,89 28,25 9.136,33 48,55 9.143,47 47,52 5.050,44 123,61 7,14 0,08 TỔNG NGUỒN VỐN(C+D) 14.463,77 100 18.818,58 100 19.239,51 100 4.354,81 30,11 420,93 2,24 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm  Về tình hình tài sản của công ty 25.000,00 20.000,00 15.000,00 10.000,00 5.000,00 0,00 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản Biểu đồ 2.3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn năm 2016-2018 Qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ trên, ta thấy tình hình tài sản của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung có sự thay đổi trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tổng tài sản của năm 2016 là 14.463,77 triệu đồng, qua năm 2017 tăng lên thành 18.818,58 triệu đồng, tăng 4.354,81 triệu đồng, tức là tăng 30,11% so với năm 2016. Năm 2018, tổng tài sản của công ty là 19.239,51 triệu đồng, so với năm 2017 con số này tăng thêm 420,93 triệu đồng, nghĩa là tăng 2,24%. Tài sản của công ty bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, sự thay đổi của tổng tài sản tăng do tài sản ngắn hạn và dài hạn tăng.  Tài sản ngắn hạn: Dựa bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.3, ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn từ 2016 đến 2018 chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn, nó chiếm khoảng từ 79,87% đến 84,03% trong tổng tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Cụ thể, tổng tài sản ngắn hạn của năm 2016 là Trường11.552,87 triệu đồng, quaĐại năm 2017 ,họctổng tài sản ngKinhắn hạn của công tế ty tăng Huế lên thành 15.607,05 triệu đồng, tăng thêm 4.054,18 triệu đồng, tức 35,09% so với năm 2016. Sang năm 2018, tổng tài sản ngắn hạn của công ty là 16.167,64 triệu đồng, so với năm 2017 con số này tăng thêm 560,59 đồng, nghĩa là tăng 3,59%. Tài sản ngắn hạn bao SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Sự thay đổi của tài sản ngắn hạn do sự thay đổi của các chỉ tiêu này. Cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền: gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ tài sản ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền trong giai đoạn này có sự thay đổi. Năm 2016, con số này đạt 170,7 triệu đồng chiếm 1,18% tài sản ngắn hạn trong năm đó. Năm 2017, con số này tăng lên thành 850,13 triệu đồng, tăng lên 679,43 triệu đồng, tức là tăng 398,03% so với năm 2016. Đến năm 2018, tiền và các khoản tương đương tiền giảm xuống còn 666,61 triệu đồng, giảm 183,52 triệu đồng, nghĩa là giảm 21,6% so với năm 2017. Các khoản phải thu ngắn hạn: bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán Các khoản phải thu ngắn hạn trong các năm 2016, 2017, 2018 chiếm tỷ trọng lần lượt là 4,08%, 5,36%, và 6,23% trong tổng tài sản ngắn hạn của những năm đó. Các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn này có sự thay đổi, nó có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2016 là 590,64 triệu đồng, qua năm 2017 con số này tăng lên thành 1.008,15 triệu đồng, tăng thêm 417,51 triệu đồng tức 70,69% so với năm 2016. Sang năm 2018, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 1.198,18 đồng, so với năm 2017 con số này tăng thêm 190,03 đồng, nghĩa là tăng 18,85%. Hàng tồn kho là tài sản của công ty đang trong quá trình được chờ để bán, bao gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán. TrườngHàng tồn kho trong Đại giai đoạn 2016học-2018 chi Kinhếm tỷ trọng cao nhtếất trong Huế toàn bộ tài sản ngắn hạn. Giá trị hàng tồn kho có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho của công ty năm 2016 là 10,.685,45 triệu đồng chiếm 73,88% tài sản ngắn hạn trong năm đó. Năm 2017, con số này tăng mạnh đạt 13.586,13 triệu đồng, SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm tăng thêm 2.900,68 triệu đồng, tức là tăng 27,15% so với năm 2016. Đến năm 2018, giá trị hàng tồn kho tiếp tục tăng, tăng lên thành 14.175,08 triệu đồng, tăng 588,95 triệu đồng, nghĩa là giảm 4,33% so với năm 2017. Tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các tài sản ngắn hạn khác. Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy các tài sản ngắn hạn khác trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ tài sản ngắn hạn. Các tài sản ngắn hạn khác trong giai đoạn này có xu hướng thay đổi. Năm 2016, các tài sản ngắn hạn khác là 106,08 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 0,73% trong tổng tài sản ngắn hạn trong năm này. Năm 2017, con số này tăng lên thành 162,6 triệu đồng, tăng thêm 56,56 triệu đồng, tức là tăng 53,32% so với năm 2016. Đến năm 2018, các tài sản ngắn hạn khác giảm xuống còn 127,77 triệu đồng, giảm 34,87 triệu đồng, nghĩa là giảm 21,44% so với năm 2017. Tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 tăng là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất, các tài sản khác chiếm tỷ trọng nhỏ nên khi hàng tồn kho tăng làm cho tài sản ngắn hạn tăng. Bên cạnh đó, năm 2018, tiền và các khoản tương đương tiền và các tài sản khác có giảm nhưng tổng tải sản ngắn hạn vẫn tăng, chứng tỏ nó không ảnh hưởng nhiều đến tài sản ngắn hạn.  Tài sản dài hạn: Là những tài sản của công ty có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Dựa vào bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.3, ta thấy tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản ngắn hạn, nó chiếm trong khoảng 15- 20% tổng tài sản. Tài sản dài hạn của công ty trong giai đoạn này chỉ bao gồm tài sản cố định. Tài sản cố định trong 3 năm gầm đây có luôn sự thay đổi. Cụ thể, năm 2016, các Trườngtài sản cố định của công Đại ty là 2.910,9 học triệu đồng, Kinhchiếm tỷ trọng 20, tế13% tổHuếng tài sản trong năm đó. Năm 2017, con số này tăng lên thành 3.211,53 triệu đồng, tăng thêm 300,63 triệu đồng, tức là tăng 10,33% so với năm 2016. Đến năm 2018, tài sản cố định SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm giảm xuống còn 3.071,87 triệu đồng, giảm 139,66 triệu đồng, nghĩa là giảm 4,35% so với năm 2017. Qua phân tích tổng tài sản của công ty, ta tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn. Trong giai đoạn 2016-2018, tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, tài sản dài hạn năm 2018 giảm, tuy nhiên tổng tài sản vẫn tăng.  Về tình hình nguồn vốn của công ty 25.000,00 20.000,00 15.000,00 10.000,00 5.000,00 0,00 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Biểu đồ 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn năm 2016-2018 Nguồn vốn của công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự thay đổi của vốn chủ sở hữu do sự thay đổi của hai nhân tố trên. Cụ thể:  Nợ phải trả: Nợ phải trả của công ty trong giai đoạn 2016-2018 chỉ bao gồm nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.4, ta thấy nợ ngắn hạn của công chiếm tỷ trọng cao, nó chiếm khoảng 51% -72% tổng nguồn vốn. Tình hình nợ ngắn hạn của công ty có sự thay đổi trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2016, nợ ngắn hạn của công ty là 10.377,88 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,75% tổng nguồn vốn trong năm đó. TrườngNăm 2017, nợ ngắn h ạnĐại của công ty gihọcảm xuống cònKinh 9.682,25 triệu đtếồng, gi ảHuếm 695,63 triệu đồng, tức là giảm 6,7% so với năm 2016. Đến năm 2018, nợ ngắn hạn của công ty tăng lên thành 10.096,04 triệu đồng, tăng 413,79 triệu đồng, nghĩa là giảm 4,27% so với năm 2017. SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm  Vốn chủ sở hữu Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.4, ta thấy vốn chủ sở hữu của công chiếm tỷ trọng thấp. Trong năm 2016, 2017, 2018, vốn chủ sở hữu lần lượt chiếm tỷ trọng là 28,25%, 48,55% và 47,52%. Tình hình vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2016, vốn chủ sở hữu của công ty là 4.085,89 triệu đồng. Năm 2017, vốn chủ sở hữu tăng mạnh, đạt 9.136,33 triệu đồng, tăng thêm 5.050,44 triệu đồng, nghĩa là tăng 123,61% so với năm 2016. Đến năm 2018 vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên thành 9.143,47 triệu đồng, tăng 7,14 triệu đồng, nghĩa là tăng 0,08% so với năm 2017. 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.2. 1. Tình hình kêt quả kinh doanh của công ty 2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu Bảng 2.3 : Tình hình doanh thu của công ty trong giai đoạn 2016-2018 So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 CHỈ 2017/2016 2018/2017 TIÊU Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT +/- +/- % % (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (Tr.đ) DT bán hàng và 37.693,59 99,5 45.232,16 99,3 46.453,9 100 7.538,57 20 1.221,74 2,7 CCDV DT HĐ 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - tài chính DT khác 200,37 0,5 300,10 0,7 0 0 99,73 49.8 - - Tổng DT 37.893,96 100 45.532,26 100 46.453,9 100 7.638,3 20,2 921,64 2,0 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) Trường Đại học Kinh tế Huế Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh thu của công ty liên tục tăng qua 3 năm từ 2016 đến 2018. Cụ thể, doanh thu của công ty năm 2016 là 37.893,96 triệu đồng, SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm năm 2017, tổng doanh thu là 45.532,26 triệu đồng, tăng 7.638,3 triệu đồng, tức là tăng 20,2% so với năm 2016. Sang năm 2018, tổng doanh thu là 46.453,9 triệu đồng, tăng 921,64 triệu đồng, tương ứng với tăng 2,0% so với năm 2017. Tổng doanh thu thay đổi do sự thay đổi của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và thu nhập khác. Cụ thể: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Dựa vào bảng số liệu 2.3, ta thấy doanh thu chủ yếu của công ty chủ yếu là được thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao so với các hoạt động khác (chiếm hơn 90% tổng doanh thu). Trong giai đoạn 2016-2018, doanh thu về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 là 37.693,59 triệu đồng. Năm 2017, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, đạt là 45.232,16 triệu đồng, tăng 7.538,57 triệu đồng, tương ứng tăng 20% so với năm 2016. Đến năm 2018, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng, đạt 46.453,9 triệu đồng, tăng 1.221,74 triệu đồng, tương ứng tăng 2,7% so với năm 2017. Công ty không có doanh thu từ hoạt động tài chính. Thu nhập khác: Trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy doanh thu đến từ các hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2016, thu nhập khác của công ty là 200,37 triệu đồng, chiếm 0,5% tổng doanh thu của năm này. Đến năm 2017, thu nhập khác của doanh nghiệp là 300,1 triệu đồng. Như vậy, thu nhập khác của năm 2017 tăng 99.734,752 đồng, tức là tăng 49,8% so với năm 2016. Năm 2018 không có khoản thu nhập nào khác ngoài doanh thu từ bán hàng hóa và dịch vụ. Qua phân tích doanh thu trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, chứng tỏ hoạt động bán hàng của công ty diễn ra ổn định. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch Trườngvụ và thu nhập khác t ăngĐại làm tổng doanhhọc thu tăng .Kinh tế Huế 2.2.1.2. Phân tích chi phí SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.4: Tình hình chi phí của của công ty giai đoạn 2016-2018 So sánh CHỈ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 TIẾU Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT +/- +/- % % (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (Tr.đ) GVHB 35.596,35 94,7 41.676,17 93,27 42.358,2 93,2 6.079,82 17,1 682,03 1,61 CP tài 130,59 0,4 150,13 0,34 244,15 0,54 19,54 15 94,03 38,5 chính CP quản 1.751,37 4,66 2.600,15 5,82 2.592,06 5,7 848,78 48,5 -8,09 -0,3 lý KD CP thuế 81,53 0,22 239,95 0,54 251,90 0,55 158,42 194 11,95 4,74 TNDN CP khác 7,99 0,02 15,13 0,03 0 0 7,14 89,4 - - Tổng CP 37.567,83 100 44.681,53 100 45.446,31 100 7.113,70 18,9 764,78 1,68 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) Qua bảng số liệu 2.4, ta thấy, tổng chi phí của công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 có xu hướng tăng. Cụ thể, tổng chi phí của công ty năm 2016 là 37.567,83 triệu đồng. Sang năm 2017, tổng chi phí của công ty tăng mạnh, tăng lên thành 44.681,53 triệu đồng, tăng 7.113,7 triệu đồng, tức tăng 18,94% so với năm 2016. Sang năm 2018, tổng chi phí là 45.446,31 triệu đồng, tăng 764,78 triệu đồng, tương ứng với 1,68 % so với năm 2017. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí khác. Tổng chi phí thay đổi do sự thay đổi của các chi phí kể trên thay đổi. Cụ thể: Trường- Giá vốn hàng bán Đại: là tất cả các học chi phí từ lúcKinh mới mua về đế n tếlúc có mHuếặt tại kho của công ty gồm: giá nhập hàng hóa, chi phí vận chuyển hàng về kho, thuế, bảo hiểm Qua bảng số liệu 2.4, ta thấy: SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Trong giai đoạn 2016-2018, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ chi phí của công ty. Nó chiếm khoảng hơn 90%, nên sự thay đổi của giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ trọng của giá vốn hàng bán qua năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 94,7%, 93,27% và 93,2% trong tổng chi phí của công ty. Giá vốn hàng bán của công ty trong giai đoạn 2016 -2018 có xu hướng tăng lên. Cụ thể, giá vốn hàng bán của năm 2016 là 35.596,35 triệu đồng. Sang năm 2017, giá vốn hàng bán tăng mạnh, tăng lên thành 41.676,17 triệu đồng, tăng thêm 6.079,82 triệu đồng, hay là tăng 17,1% so với năm 2016. Qua năm 2018, giá vốn hàng bán của công ty tiếp tục tăng, tăn lên thành 42.358,2 triệu đồng, tăng thêm 682,03 triệu đồng, tương ứng với 1,61% so với 2017. - Chi phí tài chính: Qua bảng số liệu 2.4, ta thấy, chi phí tài chính chiếm tỷ trọng khá nhỏ, nó chiếm khoảng 0,34% đến 0,54% trong tổng chi phí của công ty. Chi phí tài chính của công ty qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 có xu hướng tăng. Cụ thể, chi phí tài chính của công ty năm 2016 là 130,59 triệu đồng. Sang năm 2017, chi phí này là 150,13 triệu đồng, tăng 19,54 triệu đồng, tức 15% so với 2016. Năm 2018, chi phí tài chính tăng lên thành 244,15 triệu đồng, tăng thêm 38,51% so với năm 2017. - Chi phí quản lý kinh doanh: bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý kinh doanh có sự thay đổi qua các năm 2016-2018. Cụ thể, chi phí quản lý kinh doanh năm 2016 là 1.751,37 triệu đồng, chiếm 4,66% tổng chi phí trong năm này. Qua năm 2017, chi phí quản lý kinh doanh tăng lên thành 2.600,15 triệu đồng, tăng thêm 848,78 triệu đồng, tức là tăng 485% so với năm 2016. Đến năm 2018, chi phí quản lý kinh doanh giảm xuống còn 2.592,06 triệu đồng, giảm 8,09 triệu đồng, hay là giảm 0,3% so với năm 2017. Trường- Chi phí thuế thu Đạinhập doanh nghihọcệp: Kinh tế Huế Trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy chi phí thuế thu nhập doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 là 81,53 triệu đồng, chiếm 0,22% tổng chi phí trong năm này. Năm 2017, chi phí SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên thành 239,95 triệu đồng, tăng 158,42 triệu đồng, tương ứng với 194% so với năm 2016. Năm 2018, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục tăng, tăng lên thành 251,9 triệu đồng, tăng lên 11,95 triệu đồng, tức tăng 4,74% so với 2017. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bằng thuế suất thuế TNDN nhân với lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế tăng làm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng. - Chi phí khác: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị còn lại của tài sản cố định, tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng Các chi phí khác trong năm 2016-2018 chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,02% - 0,03% trong toàn bộ chi phí. Chi phí khác trong năm 2016 là 7,99 triệu đồng, đến năm 2017 là 15,13 triệu đồng, tăng 7,14 đồng hay 89,4% so với 2016. Năm 2018, không có chi phí nào ngoài giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí thuế TNDN. Điều đó chứng tỏ công ty đã giảm bớt được các hoạt động phát sinh chi phí khác. 2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận Bảng 2.5: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng So sánh Năm Năm Năm CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % LN gộp về bán 2.097,23 3.555,99 4.095,69 1.458,76 69,56 539,70 15,18 hàng và CCDV LN thuần từ 215,28 805,71 1.259,49 590,43 274,26 453,78 56,32 HĐKD LN khác 192,38 284,97 0 92,59 48,13 LN trước thuế 407,66 1.090,68 1.259,49 683,02 167,55 168,81 15,48 LN sau thuế TNDN 326,13 850,73 1.007,59 524,60 160,86 156,86 18,44 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) TrườngNhận xét: Đại học Kinh tế Huế Qua bảng 2.5, ta thấy các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 – 2018. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Ngoài ra, còn có lợi nhuận trước thuế và sau thuế, chúng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đã trừ đi giá vốn hàng bán. Qua bảng số liệu trên, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016,lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.097,23 triệu đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2017 là 3.555,99 triệu đồng, tăng 1.458,76 triệu đồng, tức tăng 69,56% so với năm 2016. Đến năm 2018, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng, tăng lên thành 4.095,69 triệu đồng, tăng 539,70 triệu đồng hay tăng 15,18% so với năm trước. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng do doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng với doanh thu từ hoạt động tài chính trừ đi chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2016 là 215,28 triệu đồng, qua năm 2017 lợi nhuận thuần tăng mạnh, tăng lên thành 805,71 triệu đồng, nghĩa là lợi nhuận thuần của năm 2017 tăng 590,43 triệu đồng, tức là tăng 274,27% so với năm 2016. Năm 2018, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng lên, tăng thêm 453,78 triệu đồng, tương ứng với tăng 56.,32% so với năm 2017. - Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác của công ty bằng thu nhập khác trừ đi chi phí khác. Lợi nhuận khác của công ty năm 2016 là 192,38 triệu đồng, sang năm 2017, con số này là 284,97 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận khác của năm 2017 tăng lên thành 92.59 triệu đồng, tức là tăng 48.13% so với năm 2016. Năm 2018, doanh nghiệp Trườngkhông có lợi nhuận khác Đại nào, do không học có chi phí khácKinh và doanh thu tếkhác. Huế - Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với các lợi nhuận khác, còn lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016- 2018. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của công ty là 1.090,68 triệu đồng, tăng 683,02 triệu đồng, tương ứng với 167,55 % so với năm 2016. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và các lợi nhuận khác tăng. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 1.007,59 triệu đồng tăng 156,86 triệu đồng tức là 18,44% so với năm 2017, vì lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng làm cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng. 2.2. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty 2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn cố định Để sử phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu như: hiệu suất sử dụng vốn cố định, mức đảm nhiệm vốn cố định và mức doanh lợi vốn cố định. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2016 là 13,248 lần, có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 13,248 đồng doanh thu. Sang năm 2017, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên thành 14,776 lần, nghĩa là với một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 14,776 đồng doanh thu. Như vậy chỉ số này của năm 2017 tăng 1,528 lần so với năm 2016, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân, doanh thu năm 2017 sẽ tạo ra nhiều hơn doanh thu năm 2016 là 1,28 đồng. Đến năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 14,786 lần, có nghĩa một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 14,789 đồng doanh thu, so với năm 2017 đã tăng 0,01 đồng doanh thu. TrườngCụ thể có thể thấy ở b ảngĐại sau: học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2. 6 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần Tr.đ 37.693,59 45.232,16 46.453,90 7.538,57 20 1.221,74 2,7 2. LN sau thuế Tr.đ 326,13 850,73 1.007,59 524,60 160,86 156,86 18,44 3. VCĐ bình quân Tr.đ 2.845,17 3.061,21 3.141,70 216,04 7,59 80,49 2,63 Hiệu suất sử dụng VCĐ Lần 13,248 14,776 14,786 1,528 0,01 Mức đảm nhiệm VCĐ Lần 0,075 0,068 0,068 -0,007 0 Mức doanh lợi VCĐ Lần 0,115 0,278 0,321 0,163 0,043 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm - Mức đảm nhiệm vốn cố định: Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, mức đảm nhiệm vốn cố định của công ty năm 2016 là 0,075 lần, có nghĩa là một đồng doanh thu được tạo ra cần sử dụng 0,075 đồng vốn cố định bình quân. Sang năm 2017, mức đảm nhiệm vốn cố định giảm xuống còn 0,068 lần, tức là với để tạ ra một đồng doanh thu cần phải đầu tư 0,068 đồng vốn cố định bình quân. Như vậy,mức đảm nhiệm vốn cố định của năm 2017 giảm 0,007 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, mức đảm nhiệm vốn cố định là 0,068 lần, tức là với một đồng doanh thu được tạo ra cần sử dụng 0,068 đồng vốn cố định, mức đảm nhiệm vốn cố định năm 2018 không có thay đổi so với 2017. - Mức doanh lợi vốn cố định: Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, mức doanh lợi vốn cố định có xu hướng tăng qua các năm 2016 đến 2018. Cụ thể, mức doanh lợi vốn cố định năm 2016 là 0,115 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,115 đồng lợi nhuận. Năm 2017, mức doanh lợi vốn cố định là 0,278 lần, tức là cứ một đồng vốn cố định sẽ tạo ra được 0,278 đồng lợi nhuận, con số này tăng 0,321 lần so với năm 2016, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân, lợi nhuận năm 2017 sẽ tạo ra nhiều hơn lợi nhuận năm 2016 là 0,007 đồng. Đến năm 2018, chỉ số này tiếp tục tăng, tăng lên thành 0,321 lần, có nghĩa là cứ một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,321 đồng lợi nhuận và đã tăng 0,043 đồng lợi nhuận so với năm 2017. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định và mức doanh lợi vốn cố định có xu hướng tăng, trong khi mức đảm nhiệm lại có xu hướng giảm. Qua những chỉ số trên chứng tỏ, công ty ngày càng sử dụng có hiệu quả vốn cố định, tận dụng được tài sản cố định. Do những năm gần đây công ty đang dần chú trọng vào công tác quản lý tài sản cố định, sử dụng tốt các thiết bị, máy móc. Trường Hiệu quĐạiả sử dụng vhọcốn lưu động Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.7 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần Tr.đ 37.693,59 45.232,16 46.453,90 7.538,57 20 1.221,74 2,7 2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 326,13 850,73 1.007,59 524,60 160,86 156,86 18,44 3. VLĐ bình quân Tr.đ 11.202,38 13.579,96 15.887,35 2.377,59 21,22 2.307,39 16,99 4.Số vòng quay VLĐ Vòng 3,365 3,331 2,924 -0,034 -0,407 Độ dài vòng quay vốn lưu động Ngày 106,98 108,08 123,12 1,1 15,04 Mức đảm nhiệm VLĐ Lần 0,297 0,300 0,342 0,003 0,042 Mức doanh lợi VLĐ Lần 0,029 0,063 0,063 0,034 0 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Để sử phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu như: số vòng quay vốn lưu động, mức đảm nhiệm vốn lưu động và mức doanh lợi vốn lưu động. - Số vòng quay vốn lưu động: Qua bảng số liệu ta thấy, vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2016 số vòng quay vốn lưu động là 3,365 vòng, có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 3,365 đồng doanh thu. Sang năm 2017, số vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 3,331 vòng, nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được 3,331 đồng doanh thu. Như vậy, chỉ số này của năm 2017 giảm 0,034 vòng so với năm 2016. Đến năm 2018, số vòng quay vốn lưu động là 2,924 vòng, có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh trong năm này sẽ tạo ra 2,924 đồng doanh thu, so với năm 2017 chỉ số này tiếp tục giảm và giảm 0,407 vòng. Chỉ số này qua các năm 2016 đến 2018 có xu hướng giảm chứng tỏ hoạt động luân chuyển vốn của công ty không hiệu quả. - Độ dài vòng quay vốn lưu động: Trong giai đoạn 2016-2018, độ dài vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng lên. Cụ thể, độ dài vòng quay vốn lưu động năm 2016 là 106,98 ngày, tức là để thực hiện một vòng quay cần phải mất 106,98 ngày. Năm 2017, thời gian luân chuyển một vòng vốn lưu động đã tăng lên thành 108,08 ngày, tăng 1,1 ngày so với năm 2014. Năm 2018, để thực hiện một vòng luân chuyển vốn thì phải mất 123,12 ngày, tăng 15,04 ngày so với năm 2017. Độ dài vòng quay vốn lưu động ngày càng tăng là do số vòng quay vốn lưu động ngày càng giảm. - Mức đảm nhiệm lưu động: Qua bảng số liệu 2.7, ta thấy mức đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 2016 là 0,297 lần, có nghĩa là cứ một đồng doanh thu được tạo ra trong quá trình hoạt Trườngđộng kinh doanh cần sĐạiử dụng 0,297 họcđồng vốn lưuKinh động bình quân tế. Qua nămHuế 2017, mức đảm nhiệm vốn lưu động tăng lên thành 0,3 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần phải sử dụng 0,3 đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh daonh. Ta thấy, chỉ số này của năm 2017 giảm 0,003 lần so với năm 2016. Mức đảm SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm nhiệm vốn lưu động năm 2018 là 0,342 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng 0,342 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, mức đảm nhiệm vốn cố định năm 2018 tăng thêm 0,042 lần so với năm trước. Chỉ số này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn. - Mức doanh lợi vốn lưu động: Quan bảng số liệu 2.7 ta thấy, mức doanh lợi vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm 2016 đền 2018. Cụ thể, mức doanh lợi vốn lưu động của công ty năm 2016 là 0,029 lần, có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,029 đồng lợi nhuận. Năm 2017, mức doanh lợi vốn lưu động là 0,063 lần, tức là cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,063 đồng lợi nhuận, con số này tăng 0,034 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ số này vẫn là 0,063 lần, có nghĩa là với một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,063 đồng lợi nhuận. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, ta thấy số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm, trong khi đó độ dài ngày luân chuyển và mức đảm nhiệm lại tăng, mức doanh lợi vốn lưu động không sự thay đổi nhiều trong năm 2018 chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động chưa đạt hiệu quả. Công ty cần có những giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời giai tới. 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Để sử phân tích hiệu quả sử dụng lao động, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu như: năng suất lao động, lợi nhuận bình quân trên một lao động Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần Tr. đ 37.693,59 45.232,16 46.453,9 7.538,57 20 1.221,74 2,7 2. Lợi nhuận sau thuế Tr. đ 326,13 850,73 1.007,59 524,60 160,86 156,86 18,44 3. Số lao động Người 32 35 37 3 9.38 2 5,71 NSLĐ bình quân Tr. đ /Người 1.177,92 1.292,35 1.255,51 114,43 9,71 -36,84 -2,85 Lợi nhuận bình quân 1 LĐ Tr. đ 10,19 24,31 27,23 14,12 138,57 2,92 12,01 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm - Năng suất lao động bình quân : phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và số lao động, chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua bảng số liệu 2.8, ta thấy năng suất lao động bình quân của công ty có sự thay đổi trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể, năng suất lao động bình quân năm 2016 là 1.177,92 triệu đồng/người, nghĩa là một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh có thể tạo ra được 1,177,92 triệu đồng doanh thu. Đến năm 2017, con số này tăng lên thành 1.292,35 triệu đồng/người, nghĩa là một lao động có thể tạo ra được 1.292,35 triệu đồng doanh thu. Như vậy năng suất lao động bình quân của năm 2017 tăng thêm 114,43 triệu đồng/người, tức là tăng 9,71% so với năm 2016. Qua năm 2018, năng suất lao động bình quân của công ty giảm xuống còn 1.255,51 triệu đồng/người, nghĩa là một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh có thể tạo ra được 1,255,51 triệu đồng doanh thu. Vậy so với năm 2017 thì con số này đã giảm 36,84 triệu đồng/người, tương ứng với 2,85%. Chỉ tiêu này tăng vào năm 2017 và giảm vào năm 2018 là do doanh thu trong 2017 tăng mạnh so với năm 2016, còn qua năm 2018 thì doanh thu tăng nhẹ. Nguyên nhân tăng là do công ty tập trung vào công tác đào tạo nhân lực, tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, đầu tư vào một số máy móc, thiết bị. Năng suất lao động bình quân càng tăng thì chứng tỏ công ty đã sử dụng lao động có hiệu quả và ngược lại. - Lợi nhuận bình quân trên một lao động cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu 2.8, ta thấy lợi nhuận bình quân trên một lao động của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể, lợi nhuận bình quân trên một lao động năm 2016 là 10,19 triệu đồng, nghĩa là cứ một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh có thể tạo ra được 10,19 triệu đồng lợi nhuận. Đến năm 2017, con số này tăng lên thành 24,31 triệu đồng, nghĩa là cứ một lao động tham gia vào hoạt động kinh Trườngdoanh có thể tạo ra đư ợĐạic 24,31 triệ u đhọcồng lợi nhu ậnKinh. Như vậy lợi nhu tếận bình Huế quân trên một lao động của năm 2017 tăng thêm 14,12 triệu đồng, tức là tăng 138,57% so với năm 2016. Qua năm 2018, lợi nhuận bình quân trên một lao động của công ty tiếp tục tăng, đạt 27,23 triệu đồng, nghĩa là cứ một lao động tham gia vào hoạt động kinh SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm doanh có thể tạo ra được 27,23 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy, so với năm 2017 thì con số này tăng thêm 2,92 triệu đồng, tương ứng với 12,01%. Lợi nhuận bình quân trên một lao động của công ty tăng lên là do lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2016-2018 có tốc đọ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuân bình quân trên một lao động có xu hướng tăng và năng suất lao động tuy có giảm vào năm 2018 nhưng nhìn chung công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của mình. 2.2.2.3.Khả năng sinh lời của công ty Để sử phân tích khả năng sinh lời, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bằng tỷ số của lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Nó đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiêp. Qua bảng số liệu 2.9 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016- 2018. Tỷ lệ này càng tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2016 là 0,009 lần, có nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu là 0,009 đồng. Năm 2017 con số này là 0,019 lần, nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu là 0,019 đồng, tăng 0,01 lần so với 2016. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,022 lần, tức là lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu là 0,022 đồng, tăng 0,003 lần so với năm 2017. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng do lợi nhuận sau thuế tăng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao thì công ty hoạt động càng có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty có xu hướng tăng, công ty càng ngày Trườngcàng hoạt động có hiệ u Đạiquả. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.9. Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần Tr. đ 37.693,59 45.232,16 46.453,90 7.538,57 20 1.221,74 2,7 2. Lợi nhuận sau thuế Tr. đ 326,13 850,73 1.007,59 524,60 160,86 156,86 18,44 3. Tài sản bình quân Tr. đ 14.047,55 16.641,17 19.029,05 2.593,63 18,46 2.387,87 14,35 4. Vốn CSH bình quân Tr. đ 4.082,18 6.611,11 9.139,90 2.528,94 61,95 2.528,79 38,25 Tỷ suất LN/ DT Lần 0,009 0,019 0,022 0,010 0,003 Tỷ suất LN/ VCSH Lần 0,080 0,129 0,110 0,049 -0,019 Tỷ suất LN/tài sản Lần 0,023 0,051 0,053 0,028 0,002 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng từ năm 2016 đến 2017 và giảm từ 2017 đến 2018. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm 2016 là 0,08 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 0,08 đồng lợi nhuận. Sang năm 2017, con số này là 0,129 lần, có nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 0,129 đồng lợi nhuận, chỉ số này tăng 0,049 lần so với 2016. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 0,11 tức là cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 0,11 đồng lợi nhuận, so với năm 2017 con số này giảm 0,019 lần. - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) ROA là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tỷ số càng cao cho thấy công ty làm ăn càng hiệu quả. Chỉ số này cho biết bao nhiêu đơn vị lợi nhuận được tạo ra khi đầu tư vào một đơn vị tài sản. Chỉ tiêu này có giá trị âm chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động thu lỗ không sử dụng có hiệu quả tài sản vào hoạt động kinh doanh và ngược lại nếu chỉ tiêu này dương chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và việc khai thác và sử dụng tài sản diễn ra tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm 2016 là 0,023 lần, nghĩa là cứ một đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,023 đồng lợi nhuận. Sang năm 2017, con số này là 0,051 lần, có nghĩa là cứ một đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,051 đồng lợi nhuận, tăng 0,028 lần so với 2016. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 0,053 tức là cứ một đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,053 đồng lợi nhuận, so với năm 2017 con số này tăng 0,002 lần. 2.2.2.4. Khả năng thanh toán của công ty Để sử phân tích khả năng thanh toán của, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu Trườngnhư: khả năng thanh toán Đại hiện thời, khhọcả năng thanh Kinh toán nhanh. tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.10. Tỷ số về khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2016 -2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn Tr. đ 11.552,87 15.607,05 16.167,64 4.054,18 35,09 560,59 3,59 2. Nợ ngắn hạn Tr. đ 10.377,88 9.682,25 10.096,04 -695,63 -6,70 413,79 4,27 3.Hàng tồn kho Tr. đ 10.685,45 13.586,13 14.175,08 2.900,68 27,15 588,95 4,33 Khả năng thanh toán Lần 0,084 0,209 0,197 0,125 - -0,012 - nhanh Khả năng thanh toán Lần 1,113 1,612 1,601 0,499 - -0,011 - hiện thời (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm - Khả năng thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Dựa vào bảng số liệu 2.10, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có sự thay đổi trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể, khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2016 là 0,084 lần, nghĩa là công ty có 0,084 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn. Đến năm 2017, chỉ số này là 0,209 lần, nghĩa là công ty có 0,209 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn. Như vậy, chỉ số này của 2017 tăng 0,125 lần so với năm 2016. Sự thay đổi này do tài sản ngắn hạn năm 2017 tăng và nợ ngắn hạn trong năm này giảm. Năm 2018, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống còn 0,197 lần, có nghĩa là công ty có 0,197 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn. So với năm 2017, chỉ số này giảm 0,012 lần. Sự sụt giảm này do nợ ngắn hạn và giá trị hàng tồn kho trong năm 2018 tăng. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty khá thấp chỉ nằm trong khoảng 0,084 đến 0,209, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp, công ty không có đủ khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh. - Khả năng thanh toán hiện thời: cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn phải trả. Qua bảng số liệu 2.10, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty có sự biến động trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể, khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2016 là 1,113 lần, nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì cần 1,113 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn. Đến năm 2017, khả năng thanh toán hiện thời là 1,612 lần, nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì cần 1,612 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn. Như Trườngvậy, khả năng thanh toánĐại hiện thời chọcủa 2017 tăng Kinh0,499 lần so với nămtế 2016. Huế Sự thay đổi này do nợ ngắn hạn trong năm năm 2017 giảm và TSNH của năm này tăng. Năm 2018, khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm xuống còn 1,601 lần, nghĩa là cứ SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm một đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì cần 1,601 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn. So với năm 2017, chỉ số này giảm 0,011 lần. Nguyên nhân của sự sụt giảm này do nợ ngắn hạn trong năm 2018 tăng. Chỉ số này cao, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao . 2.2.2.5. Phân tích cơ cấu tài chính Để sử phân tích cơ cấu tài chính , doanh nghiệp có thể sử dụng sử dụng các chỉ tiêu sau: tỷ suất tự tài trợ, hệ số nợ trên tổng tài sản, khả năng thanh toán lãi vay - Hệ số tự tài trợ: phản ánh mức độ tự chủ về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp. Dựa vào bảng 2.11, ta thấy hệ số tự tài trợ có sự thay đổi trong giai đoạn 2016- 2018. Cụ thể, hệ số tự tài trợ năm 2016 là 0,282 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động có 0,282 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2017, hệ số tự tài trợ tăng mạnh, tăng lên thành 0,485 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động có 0,485 đồng vốn chủ sở hữu, tăng 0,203 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số tự tài trợ giảm xuống còn 0,475 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động có 0,475 đồng vốn chủ sở hữu, giảm 0,01 lần so với năm 2017. - Hệ số nợ trên tổng tài sản :phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Hệ số nợ của công ty trong giai đoạn 2016-2018 có sự thay đổi. Cụ thể, hệ số nợ năm 2016 của công ty là 0,718 lần. Sang năm 2017, hệ số nợ giảm xuống còn 0,515 lần, giảm 0,203 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm với tốc độ trong khi đó tổng tài sản lại có xu hướng tăng so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số nợ tăng lên thành 0,525 lần, tăng 0,01 lần so với năm 2017. Con số này tăng là do tốc Trườngđộ tăng của nợ phải tr ảĐạicao hơn tốc độhọctăng của tổ ngKinh tài sản. tế Huế Để cụ thể hơn ta có thể dựa vào bảng 2.11 dưới đây: SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.11: Phân tích cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Tổng nguồn vốn Tr. đ 14.463,77 18.818,58 19.239,51 4.354,810 30,108 420,930 2,237 2. Tổng nợ phải trả Tr. đ 10.377,88 9.682,25 10.096,04 -695,630 -6,703 413,790 4,274 3. Vốn chủ sở hữu Tr. đ 4.085,89 9.136,33 9.143,47 5.050,440 123,607 7,140 0,078 4. Lãi vay Tr. đ 130,59 150,13 244,15 19,535 14,959 94,025 62,631 5. EBIT Tr. đ 538,25 1.240,81 1.503,64 702,555 130,526 262,835 21,183 Hệ số tự tài trợ Lần 0,282 0,485 0,475 0,203 -0,010 Hệ số nợ Lần 0,718 0,515 0,525 -0,203 0,010 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 4,122 8,265 6,159 4,143 -2,106 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Nếu hệ số nợ càng cao thì hệ số tự tài trợ càng thấp, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, dễ bị ràng buộc với các chủ nợ. Qua bảng 2.11, ta thấy hệ số nợ của công ty còn khá cao, còn có xu hướng tăng vào năm 2018, trong khi đó hệ số tự tài trợ có xu hướng giảm. Chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty và mức độ tự tài trợ còn thấp, công ty còn sử dụng nhiều vốn đi vay. - Khả năng thanh toán lãi vay: chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của công ty được tính bằng EBIT chia cho lãi vay. Trong giai đoạn 2016-2018, có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty có sự biến động. Cụ thể, khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2016 là 4,122 lần, nghĩa là cứ một đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi 4,122 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đến năm 2017, khả năng thanh toán lãi vay là 8,265 lần, nghĩa là cứ một đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi 8,265 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, khả năng thanh toán lãi vay của 2017 tăng 4,143 lần, tương ứng với so với năm 2016. Năm 2018, khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm xuống còn 6,159 lần, có nghĩa là cứ một đồng chi phí lãi vay sẽ được đảm bảo bởi 6,159 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, chỉ số này giảm 2,106 lần so với năm 2017. Qua phân tích cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, ta thấy công ty còn phụ thuộc vào việc đi vay, chưa tự chủ được nguồn vốn. Tuy nhiên, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cao, chứng tỏ công ty đang làm tốt công tác trả lãi vay. Trong thời giai tới công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn chủ sở hữu, tự chủ về vốn. 2.2.2.6. Phân tích về khả năng hoạt động Để sử phân tích khả năng hoạt động, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu như: vòng quay hàng tồn kho, số ngày của một vòng quay hàng tồn kho, số ngày hàng tồn kho quay hết một vòng, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản, kỳ thu tiền Trườngbình quân, kỳ trả tiền bìnhĐại quân học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm Bảng 2.12: Chỉ số về khả năng hoạt động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % 1. Doanh thu Tr. đ 37.693,59 45.232,16 46.453,90 7.538,57 20,00 1.221,74 2,70 2. Tổng tài sản Tr. đ 14.463,77 18.818,58 19.239,51 4.354,81 30,11 420,93 2,24 3. Tài sản cố định Tr. đ 2.910,90 3.211,53 3.071,87 300,63 10,33 -139,66 -4,35 4.Giá vốn hàng bán Tr. đ 35.596,35 41.676,17 42.358,20 6.079,82 17,08 682,03 1,64 5. Tồn kho bình quân Tr. đ 10.369,80 12.135,79 13.880,61 1.765,99 17,03 1.744,82 14,38 Vòng quay HTK Vòng 3,433 3,434 3,052 0,001 -0,382 Số ngày của một vòng quay HTK Ngày 104,865 104,834 117,955 -0,031 13,121 Vòng quay TSCĐ Vòng 12,949 14,084 15,122 1,135 1,038 Vòng quay Tổng TS Vòng 2,606 2,404 2,415 -0,202 0,011 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung) SVTH: Nguyễn ThTrườngị Hằng – K50B QTKD Đại học Kinh tế Huế 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Bùi Văn Chiêm - Vòng quay hàng tồn kho: đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho trong một năm của doanh nghiệp. Nó cho ta biết khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt đến mức nào. Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho càng lớn nghĩa là hàng tồn kho ít, doanh nghiệp bán hàng nhanh. Trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty có sự thay đổi. Cụ thể, vòng quay hàng tồn kho năm 2016 là 3,433 vòng. Năm 2017, vòng quay hàng tồn kho tăng lên thành 3,434 vòng, tăng 0,001 vòng so với năm 2016. Đến năm 2018, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 3,052 vòng, giảm 0,382 vòng so với năm 2017. Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho bình quân trong năm 2018 tăng, với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Lượng hàng tồn kho tăng lên sẽ làm chi phí bảo quản tăng, hàng hóa để lâu ngày sẽ dễ bị hư hỏng, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt công ty còn kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nên rất dễ hỏng. Công ty cần đưa ra các giải pháp nhằm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. - Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho: là số ngày trung bình để quay hết một vòng của hàng tồn kho. Trong giai đoạn 2016-2018, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của công ty có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2016, số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng là 104,865 ngày. Năm 2017, số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là 104,834 ngày, nghĩa là hàng tồn kho quay hết một vòng mất 104,834 ngày, giảm 0,031 vòng so với năm 2016. Sự sụt giảm này do số ngày vòng quay của hàng tồn kho tăng. Đến năm 2018, số ngày của một vòng quay hàng tồn tăng lên thành 117,955 ngày, nghĩa là hàng tồn kho quay hết một vòng mất 117,955 ngày, tăng 13,121 ngày so với Trườngnăm 2017. Nguyên nhâ Đạin số ngày c ủahọc vòng quay hàngKinh tồn kho tăng làtế do số vòngHuế quay của hàng tồn kho giảm. SVTH: Nguyễn Thị Hằng – K50B QTKD 54