Khóa luận Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

pdf 122 trang thiennha21 21/04/2022 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_cho_vay_doi_voi_ho_san_xuat_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN THỪA THIÊN HUẾ NGÔ THỊ SONG HẢO Trường ĐạiKHÓA HhọcỌC 2015 Kinh- 2019 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN THỪA THIÊN HUẾ Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Đức Trí Sinh viên thực hiện :Ngô Thị Song Hảo Lớp : K49 Quản Trị Kinh Doanh Trường ĐạiHU họcẾ, 06/2019 Kinh tế Huế
  3. Lời Cảm Ơn Với mục đích củng cố kiến thức đã học và vận dụng chúng vào thực tế ngành học, tìm hiểu và nắm bắt vấn đề thực tiễn, đồng thời nâng cao trình độ nhận thức, học hỏi kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt cho công tác thực tập tại trường và thực tế công việc sau này, trường Đại Học Kinh Tế Huế - Khoa Quản Trị KinhDoanh đã tổ chức cho sinh viên năm cuối chúng em đợt thực tập nghề nghiệp. Qua hơn ba tháng thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế đã giúp em nhận thức được nhiều điều trong quá trình thực tập và học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho vay sau này. Đợt thực tập này giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm và cung cấp cho em thêm nhiều kiến thức mới mẻ; giúp em rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, nghiên cứu và giải quyết vấn đề, đồng thời tạo ra môi trường để em có thể rèn luyện kiến thức, phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo, rèn luyện được những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Kinh Tế Huế, Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có môi trường học tập và nghiên cứu hiệu quả nhất. Để hoàn thành tốt đợt thực tập này em xin gửi lời cảm ơn đến ban Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế đã tạo cho em cơ hội được học tập, tìm hiểu và làm việc giúp em học hỏi được nhiều điều mà em chưa từng biết. Em xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các chú, các anh chị phòng kinh doanh, phòng kế toán đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Đức Trí đã hướng dẫn và chi bảo nhiệt tình để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp và đợt thực tập này. Lời cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến toàn thể bạn bè, anh chị và gia đình đã luôn động viên khích lệ em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ! Huế, tháng 06 năm 2019 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Song Hảo Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8 1.1. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 8 1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất 8 1.1.2. Phân loại hộ sản xuất 8 1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất 9 1.1.4. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất 10 1.2. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất 12 1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 12 1.2.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 14 1.2.3. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất trong ngân hàng thương mại 15 1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 16 1.3. Một số chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất 16 1.3.1.Về nguồn vốn cho vay 17 1.3.2. Đối tượng cho vay 17 1.3.3. Thời gian cho vay 18 1.3.4. Cơ chế đảm bảo tiền vay 18 1.3.5. Chính sách hỗ trợ của nhà nước 19 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo i
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 1.3.5.1. Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết 19 1.3.5.2. Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 19 1.3.5.3. Bảo hiểm nông nghiệp trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.20 1.3.6. Lãi suất cho vay 20 1.3.7. Bộ hồ sơ vay vốn 20 1.3.7.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác 20 1.3.7.2. Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn 21 1.3.7.3.Hộ gia đình vay vốn thông qua doanh nghiệp 21 1.3.8. Xử lý rủi ro 21 1.4. Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại 21 1.4.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay 21 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất 22 1.4.2.1. Về mặt định tính 22 1.4.2.2. Về mặt định lượng 22 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại 25 1.4.3.1. Các nhân tố khách quan 25 1.4.3.2. Các nhân tố chủ quan 26 1.4.4. Sự cần thiết khách quan nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 29 2.1.Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 31 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 31 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 31 2.2. KháiTrường quát hoạt động kinh Đạidoanh củ a họcNHNo&PTNT Kinh chi nhánh tế huy ệnHuế Quảng Điền 32 SVTH: Ngô Thị Song Hảo ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 2.2.1. Tình hình lao động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 32 2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 35 2.2.4. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 40 2.2.5. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 41 2.3. Thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 44 2.3.1. Những vấn đề chung về cho vay HSX tại ngân hàng 44 2.3.2. Thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay 45 2.3.3. Lãi suất cho vay đối với HSX 46 2.3.4. Phân tích hiệu quả hoạt dộng cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền giai đoạn 2016-2018 46 2.3.4.1. Tình hình doanh số cho vay HSX 46 2.3.4.2. Tình hình daonh số thu nợ hộ sản xuất 52 2.3.4.3. Tình hình dư nợ HSX 54 2.3.4.4. Tình hình nợ xấu của HSX 60 2.3.4.5. Vòng quay vốn tín dụng của HSX 61 2.4. Đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 62 2.4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát 62 2.4.2. Đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 63 2.4.2.1. Đánh giá chung hoạt động cho vay 63 2.4.2.2. Đánh giá về hình thức và lãi suất cho vay đối với HSX 66 2.4.2.3. Mức độ quan trọng đối với từng tiêu chí 68 2.4.2.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 69 2.4.2.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA 71 2.4.2.6.Phân tích tương quan Pearson 78 2.5. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 81 2.5.1. Những kết quả đạt được 81 2.5.2.Trường Một số hạn chế Đại học Kinh tế Huế 82 SVTH: Ngô Thị Song Hảo iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỂN 84 3.1. Định hướng nâng cao hiệu hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 84 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với HSX của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 84 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất 86 3.3.1. Giải pháp thuộc vê chính quyền địa phương 86 3.3.2. Giải pháp thuộc về HSX 87 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại CBTD Cán bộ tín dụng DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ HSX Hộ sản xuất CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DN Dư nợ UBND Uỷ ban Nhân dân HQCV HIệu quả cho vay LS Lãi suất TT Thủ tục CSCV Chính sách cho vay CSKH Chăm sóc khách hàng CSUD Chính sách ưu đãi DKVV Điều kiện vay vốn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình lao động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 33 Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 37 Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 39 Bảng 2.4. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 40 Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT trong 3 năm từ 2016-2018 43 Bảng 2.6. Tình hình doanh số cho vay hộ sản xuấtcủa NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 47 Bảng 2.7. Tình hình doanh số thu nợ HSX của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 52 Bảng 2.8. Số hộ sản xuất được vay vốn và dư nợ bình quân trên hộ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-1018 54 Bảng 2.9. Tình hình dư nợ HSX của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền giai đoạn 2016-2018 56 Bảng 2.10. Tình hình nợ xấu HSX của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong giai đoạn 2016-2018 60 Bảng 2.11. Vòng quay vốn tín dụng đối với HSX của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền giai đoạn 2016-2018 61 Bảng 2.12. Phân loại thống kê 63 Bảng 2.13. Đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với HSX của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. 64 Bảng 2.14. Hình thức và lãi suất cho vay đối với HSX 66 Bảng 2.15. Kết quả phân tích thống kê mô tả 68 Bảng 2.16. Kiểm định độ tin cậy thang đo đối với các biến độc lập 69 Bảng 2.17. Kiểm định độ tin cậy thang đo đối với các biến phụ thuộc 71 Bảng 2.18.Trường Chỉ số KMO and ĐạiBarlett’s Testhọc lần 1 Kinh tế Huế 71 SVTH: Ngô Thị Song Hảo vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Bảng 2.19. Rút trích nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt lần 1 73 Bảng 2.20. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 74 Bảng 2.21. Chỉ số KMO và Bartlett’s Test lần 2 75 Bảng 2.22. Rút trích nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt lần 2 75 Bảng 2.23. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 76 Bảng 2.24. Chỉ số KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc 77 Bảng 2.25. Rút trích nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt của biến phụ thuộc 77 Bảng 2.26. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 77 Bảng 2.27. Bảng định nghĩa nhân tố 78 Bảng 2.28. Phân tích hệ số tương quan Pearson 79 Bảng 2.29. Tóm tắt hệ thống về mức độ phù hợp mô hình 80 Bảng 2.30. Phân tích ANOVA 80 Bảng 2.31. Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình hồi quy tuyến tính 80 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo vii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 31 Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh số cho vay HSX theo kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm từ 2016-2018. 48 Biểu đồ 2.2. Tình hình doanh số cho vay HSX theo mục đích của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. 49 Biểu đồ 2.3. Tình hình doanh số cho vay HSX theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 51 Biểu đồ 2.4. Tình hình doanh số thu nợ HSX theo kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 53 Biểu đồ 2.5. Tình hình dư nợ HSX theo kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền giai đoạn 2016-2018 57 Biểu đồ 2.6. Tình hình dư nợ HSX theo mục đích của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền giai đoạn 2016-2018 58 Biểu đồ 2.7. Tình hình dư nợ HSX theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền giai đoạn 2016-2018 59 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo viii
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, hơn hai mươi năm qua sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có sự chuyển biến lớn.Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của hộ sản xuất, coi hộ sản xuất kinh doanh như một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đặc biệt, chính sách cho vay hộ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giảm dần khoảng cách giữa các vùng nông thôn, miền núi, vùng xâu, vùng xa với các khu vực thành thị. Huyện Quảng Điền là một huyện thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.Nắm được điều đó NHNo&PTNT huyện Quảng Điền đã mạnh dạn đầu tư cho vay trực tiếp tới những hộ có nhu cầu vay vốn để sản xuất nông nghiệp.Sau nhiều năm tín dụng Ngân hàng đã thực sự góp phần đổi mới đời sống kinh tế xã hội tại địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân.Đổi lại, cho vay hộ sản xuất đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngân hàng NHNo&PTNT huyện Quảng Điền.Đây là một hoạt động quan trọng mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Quảng Điền đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hộ vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ. Do vậy em đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế ”làm đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện Quảng Điền. Trong đề tài thực tập này, em tập trung nghiên cứu một số điểm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Quảng Điền, trong đó trọng tâm là hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất từ năm 2016 - 2018. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hộ sản xuất và hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 từ năm 2016 - 2018. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền và hiệu quảcủa việc cho vay và việc sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016 - 2018. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất trong thời gian tới. - Phạm vi về không gian Nghiên cứu được thực hiện tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, điều tra thu thập ý kiến từ các xã trên địa bàn huyện Quảng Điền. - Phạm vi về thời gian Phân tích các số liệu trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 và có liên hệ những năm trước đó. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất và hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Đối tượng khảo sát: Các hộ sản xuất có vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp Các tài liệu, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: từ báo cáo của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, các văn bản quy định, tài liệu liên quan của Ngân hàng nhà nước. Ngoài ra tài liệu còn thu thập từ các bài khóa luận trước đó, thu thập từ các đề tài khoa học có liên quan, đề tài còn sử dụng một số tài liệu từ một số sách báo, tạp chí, Internet, đặc biệt là website của NHNo&PTNT Việt Nam w.w.w.agribank.com.vn, 4.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tham khảo ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo và nhân viên tại chi nhánh, giáo viên hướng dẫn để làm căn cứ đưa ra các kết luận một cách chính xác, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin từ ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền và hiệu quả sử dụng vốn vay. 4.2. Phương pháp chọn mẫu Xác định cỡ mẫu: Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thể nghiên cứu, tác giả sử dụng cônng thức sau: p(1 − p) = Trong đó: nTrường = là cỡ mẫu Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96 ) p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể). e = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5% ). Do tính chất p+q=1,vì vậy pq sẽ lớn nhất khi p=q=0.5 nên p=q=0.25.Vậy tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e= 9%. Lúc đó mẫu ta có thể chọn với kích thước mẫu lớn nhất: p(1 − q) 1.96 × 0.5(1 − 0.5) = = ≈ 119 Theo (Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Th0.09ị Mai Trang, nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), để kết quả điều tra có ý nghĩa thì đòi hỏi số biến quan sát phải ít nhất bằng 5 lần số biến trong bảng hỏi. Bảng hỏi gồm 25 biến quan sát, vậy tổng số mẫu cần điều tra là 25 5=125 mẫu1. Vậy tác giả quyết định lấy mẫu điều tra× là 130khách hàng đang giao dịch tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Vì trên thực tế khả năng để thu hồi được 100% số bảng hỏi khảo sát hợp lệ thì không có khả năng,chính vì vậy tác giả đã phát ra 130 bảng khảo sát để dự phòng cho một số trường hợp khách hàng đánh sót câu,sai sót,hư hỏng trong quá trình điều tra. Tác giả sẽ chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với số lượng mẫu là 130 hộ, tác giả vừa điều tra trực tiếp tại quầy giao dịch khi khách hàng tới trả tiền lãi hàng tháng, vừa trực tiếp đến nhà khách hàng có hoạt động vay vốn ở chi nhánh để điều tra. Thời gian thực hiện khảo sát điều tra bắt đầu từ ngày 10/2/2019 - 10/4/2019. 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý các dữ liệu có liên quan đến các thông tin được điều tra trong bảng hỏi khảo sát như giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Ngoài ra dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập dưới dạng bảng câu hỏi theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Sau khi được mã hóa và làm sạch, dữ liệu trải qua các khâu kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định One Sample - Test và thực hiện phân tích ANOVA dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20. a. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Các tiêu chuẩn kiểm định - Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu2. - Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha: + Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. + Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt. + Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện3. b. Phân tích nhân tố khám phá EFA Các tiêu chí trong phân tích nhân tố khám phá EFA - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp.Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu4. - Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Chúng ta cần lưu ý, điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên5. - Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân6. - TrườngTổng phương sai T ríchĐại (Total học Variance KinhExplained) ≥tế 50% Huếcho thấy mô hình SVTH: Ngô Thị Song Hảo 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được Trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát. - Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì: - Factor Loading ở mức 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại. - Factor Loading ở mức 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt. - Factor Loading ở mức 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.Factor c. Phân tích hồi quy tuyến tính Các tiêu chí trong phân tích hồi quy tuyến tính - Giá trị (R Square), hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy với mức dao động của 2 giá trị này là từ 0 đến 1. - Giá trị sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Nếu sig nhỏ hơn 0.05, ta kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử đụng được. - Trị số Durbin - Watson (DW) dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). DW có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2, nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch.7 - Giá trị sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0.05, ta kết luận biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Hệ số phóng đại phương sai VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là đang có đa cộng tuyến xảTrườngy ra với biến độc lậ p Đạiđó. học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 5. Kết cấu của bài luận văn Bố cục của bài luận văn được chia làm 3 chương với những nội dung cụ thể sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về hộ sản xuất và hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐIVỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, đưa ra khái niệm: “ Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác ”. Trên góc độ ngân hàng: “ Hộ sản xuất kinh doanh ” là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ “ hộ sản xuất ” là “ hộ ” “ hộ gia đình ”. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó. Tóm lại, hộ sản xuất kinh doanh là một tổ chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương và theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Phân loại hộ sản xuất Theo mức thu nhập - Loại thứ nhất: Là các hộ có vốn, có kỹ thuật, kỹ năng lao động, biết tiếp cận với môi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hòa nhập với thị trường. Như vậy các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ chức quá trình lao động sản xuất cho phù Trườnghợp với thời vụ để sảĐạin phẩm tạhọco ra có th ểKinhtiêu thụ trên tế thị trư Huếờng. Chính vì vậy SVTH: Ngô Thị Song Hảo 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí mà các hộ này luôn có nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất tức là có nhu cầu đầu tư thêm vốn. - Loại thứ hai: Là các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng trong tay họ không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi trường kinh doanh. Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội do đó việc tăng cường đầu tư tín dụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Loại thứ ba: Là các hộ không có sức lao động, không tích cực lao động, không biết tính toán làm ăn gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp tai nạn ốm đau và những hộ gia đình chính sách, đang còn tồn tại trong xã hội. Thêm vào đó quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa cùng với sự phá sản của các nhà sản xuất kinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dư thừa. Theo ngành nghề Loại 1: Hộ sản xuất ngành nông nghiệp Loại 2: Hộ sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Loại 3: Hộ sản xuất ngành thủy sản, hải sản Loại 4: Hộ sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ Loại 5: Hộ sản xuất ngành nghề khác 1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất Tại Việt Nam hiện nay, trên 70% dân số sinh sống ở nông thôn và đại bộ phận còn sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. Trong điều kiện đó, hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà chính ở đó diễn ra quá trình phân công tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Hộ được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng. Tùy thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình thành một kiểu cách sản xuất, cách tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong hộ quan hệ với nhau hoàn toàn theo cấp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Đối tượng sản xuất phát triển hết sức phức tạp và đa dạng, chi phí sản xuất thường là thấp, vốn đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất của hộ mang tính thời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi, hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nông nhàn, vì vậy thu nhập cũng rải đều, đó cũng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển toàn diện. Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy móc có chăng cũng còn ít, đơn giản, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ không được đào tạo bài bản.Hộ sản xuất hiện nay nói chung vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán của làng quê. Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ rất dễ chuyển đổi hoặc mở rộng cơ cấu vì chi phí bỏ ra ít, trình độ khoa học kỹ thuật thấp. Quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, về vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hóa, không thể tiếp cận với cơ chế thị trường. 1.1.4. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất Kinh tế hộ sản xuất góp phần giải quyết vấn đề về việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn. Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là nông thôn hiện nay. Nước ta có trên 80% dân số sống ở nông thôn, với một đội ngũ lao động dồi dào, việc sử dụng khai thác số lao động này là vấn đề quan trọng cần được quan tâm giải quyết. Từ khi được công nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời với việc nhà nước giao đất, giao rừng cho nông-lâm nghiệp, đồng muối trong diêm nghiệp, ngư cụ trong ngư nghiệp và việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp, hợp tác xã đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn lao động sẵn có của mình. Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất, kinhTrường doanh trong khu vĐạiực nông thônhọc tự vươn Kinh lên mở rộ ngtế sả n Huếxuấ thành các mô SVTH: Ngô Thị Song Hảo 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác xã thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Tóm lại, khi hộ sản xuất được tự chủ về sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Đất đai, tài nguyên và các công cụ lao động cũng được giao khoán. Chính họ sẽ dùng mọi cách thức, biện pháp sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất, bảo quản để sử dụng lâu dài.Họ cũng biết tự đặt ra định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, khai thác mọi tiềm năng kỹ thuật vừa tạo ra công việc làm ăn, vừa cung cấp được sản phẩm cho tiêu dùng của chính mình và cho toàn xã hội. -Kinh tế hộ sản xuất có khả năng thích ứng được thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa. Là đơn vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ các tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Căn cứ điều kiện của mình và thu nhập của thị trường họ có thể tính toán sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?Hộ sản xuất tự bản thân mình có thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất mà không phải qua nhiều cấp trung gian chờ quyết đinh. Với quy mô nhỏ hộ sản xuất có thể dễ dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản phẩm thị trường cần mà không sợ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy định. Mặc khác, là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên thị trường, hòa nhập với thị trường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó hộ sản xuất đã từng bước tự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Để theo đuổi mục đích lợi nhuận, các hộ sản xuất phải làm quen và dần dần thực hiện chế độ hạch toán kinh tế để hoạt động sản xuất có hiệu quả, đưa hộ sản xuất đến một hình thức phát triển cao hơn. Như vậy, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu của thị trường, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội.Hộ sản xuất cũng là lực lượng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nước ta phát triển cao hơn. -Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội. Như đã nói ở trên, hộ sản xuất đã đứng ở cương vị là người tự chủ trong sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Tốc độ tăng trưởng về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ năm 1988 đến nay trung bình hàng năm đạt 4%, nổi bật là sản lượng lương thực. Gần 70% rau quả, thịt trứng, cá, 20% đến 30% quỹ lương thực và một phần hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu là do lực lượng kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra. Từ chỗ nước ta chưa tự túc được lương thực thì đến nay đã là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, công lao đó cũng thuộc về người nông dân sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sản xuất lương thực, sản xuất nông sản hàng hóa khác cũng có bước phát triển, đã hình thành một số vùng chuyên canh có năng suất cao như: chè, cà phê, cao su, dâu tằm Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hóa (thịt, sữa tươi ), tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm 24,7% giá trị nông nghiệp. Tóm lại, với hơn 80% dân số nước ta sống ở nông thôn thì kinh tế hộ sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi quyền quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên lâu dài được giao cho hộ sản xuất thì vai trò sử dụng nguồn lao động, tận dụng tiềm năng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị trường ngày càng thể hiện rõ nét. Người lao động có toàn quyền tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp hưởng kết quả lao động sản xuất của mình, có trách nhiệm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ sản xuất còn đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã hội do hành vi “ nhàn cư bất thiện ” gây ra. 1.2. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất 1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại a. Khái niệm Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, ngân hàng thương mại được các tổ chức tín dụng của các nước trên thế giới đưa ra các nhận định khác nhau để diễn đạt về hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Ở Mỹ “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trongTrường nền kinh tế ”. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Ở Pháp, “ Ngân hàng được coi là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới nhiều hình thức ký thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính (luật ngân hàng năm 1941) Ở Việt Nam trong nghị định 49/NĐCP về tổ chức ngân hàng thương mại là: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng có hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhận tiền gửi, cho vay, cung ứng các phương tiện thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác ”. b. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại Chức năng trung gian tín dụng: Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thông qua việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng trung gian tín dụng: NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay, làcầu nối giữa những người có tiền cho vay với những người thiếu vốn cần vay. NHTM đã góp phần lợi ích quan trọng cho cả ba bên trong quan hệ: người gửi tiền, ngân hàng, người vay. Chức năng trung gian thanh toán: NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo yêu cầu của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM.Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và Trườngchức năng thanh toán. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.2.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng a. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền,tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếc khấu (tái chiếc khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. b.Khái niệm cho vay Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 quyết định 1627 của Thống Đốc NHNo ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi ”. c. Phương thức cho vay - Cho vay từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. - Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì.Đó là số dư tại thời điểm tính.Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn của khách hàng. - Cho vay khấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoTrườngảng thời gian xác đ ịĐạinh. Giới hhọcạn này đư ợKinhc gọi là mứ c tếthấu chi.Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí - Cho vay hợp vốn: Là hình thức cho vay mà một nhóm các cán bộ tín dụng(TCTD), ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Hình thức này thường áp dụng với các dự án, phương án cần vay một lượng vốn lớn mà một ngân hàng, TCTD không thể đáp ứng đủ. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Đặc điểm của hình thức cho vay trả góp có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng chính hàng hóa mua trả góp. Do rủi ro cao nên lãi suất vay trả góp thường cao nhất trong khung lãi suất của ngân hàng. - Cho vay theo dự án đầu tư: Là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. 1.2.3. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất trong ngân hàng thương mại Thứ nhất,cho vay hộ sản xuất có tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của động, thực vật. Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ thể mà Ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau: Tính mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch hoặc tiêu thụ tiến hành thu nợ. Như vậy, chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để Ngân hàng tính toán thời hạn cho vay. Thứ hai, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng: Nguồn trả nợ của Ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng mà sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiênTrường nhiên rất nhiều. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Thứ ba, chi phí tổ chức cho vay cao: Cho vay hộ sản xuất đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bổ ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi nhánh, phòng giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã. Hiện nay mạng lưới của NHNo & PTNT Việt Nam cũng chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất. Do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với ngành khác. 1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất Ngân hàng là một tổ chức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát tireern sản xuất, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Dưới đây là một số vai trò chủ yếu của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất: - Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế hộ sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất. Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất. - Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp ụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường. - Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyên từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn. - Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Tạo nhiều việc làm cho người lao động. - Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tong nông thôn, tình trạng bán lúa non 1.3. Một số chính sách tín dụngđối với phát triển kinh tế hộ sản xuất Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế đất nước, Chính phủ, các ngành, các cấp và các ngành ngân hàng có nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế chỉ đạo đầu tư cho ngành nông nghiệp và nông thôn nói chung, cũng như đầu Trườngtư cho hộ sản xuất nói Đại riêng. học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Để tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với hộ sản xuất nói riêng và nông nghiệp, nông thôn nói chung, căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những nội dung chủ yếu của các văn bản nói trên được thể hiện như sau: 1.3.1.Về nguồn vốn cho vay Nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: - Nguồn vốn tự có và huy động của các tổ chức tín dụng theo quy định. - Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. 1.3.2. Đối tượng cho vay Các tổ chức thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng). Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là khách hàng, được vay vốn theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: - Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; - Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn; - Chủ trang trại; - Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt Trườngđộng sản xuất kinh doanhĐại trong học lĩnh vực nôngKinh nghiệp; tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí - Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ các đối tượng sau: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Điểm e khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất; - Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp. 1.3.3. Thời gian cho vay Phân chia theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và vốn vay đã thỏa thuận trong hợp đồng giữa ngân hàng với khách hàng. Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống thường là các tài sản lưu động thường có vòng quay trên 1 vòng trong một năm, vì vậy các ngân hàng cấp tín dụng ngắn hạn với thời hạn từ 1 năm trở xuống. Cho vay trung hạn: Từ trên một năm đến 5 năm gồm các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn có yêu cầu tài trợ trong thời gian từ 1 đến 5 năm. Cho vay dài hạn: Trên 5 năm bao gồm các công trình xây dựng như nhà xưởng, mua máy móc thiết bị có giá trị lớn thường có thời hạn sử dụng lâu, có yêu cầu tài trợ trên 5 năm, có thể tới 10 năm. Cho vay hộ sản xuất thường theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất theo mùa vụ với thời gian ngắn nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn so với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. 1.3.4. Cơ chế đảm bảo tiền vay Có thể chia các khoản cho vay thành cho vay có đảm bảo bằng uy tín của khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản. Nhà nước có những chính sách về tài sản đảm bảo đối với hộ sản xuất như sau: ĐTrườngối với các món vay nhĐạiỏ, dưới 10học triệu, ngân Kinh hàng đượ ctế phép choHuế vay không cần SVTH: Ngô Thị Song Hảo 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí tài sản đảm bảo. Hộ sản xuất - chủ trang trại được vay 20 triệu không phải thế chấp, các hộ nuôi trồng thủy sản được vay 50 triệu không phải thế chấp Để làm căn cứ trong việc xét duyệt cho vay, hộ sản xuất cần xuất trình giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và ngân hàng được phép giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi cấp tín dụng Các hộ nghèo được áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng tín chấp, dưới sự bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh 1.3.5. Chính sách hỗ trợ của nhà nước Chính phủ có chính sách khuyến khích việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua hỗ trợ nguồn vốn, sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác trong từng thời kỳ. 1.3.5.1. Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết. Các doanh nhiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu mối (sau đâu gọi chung là tổ chức đầu mối) ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết. 1.3.5.2. Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp tác xã có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc tiêu thụ sản phẩm là kết quả của Trườngviệc sản xuất ứng d ụngĐại công ngh họcệ cao củ aKinhkhách hàng. tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. 1.3.5.3. Bảo hiểm nông nghiệp trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Khách hàng khi tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay, được tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng. 1.3.6. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ. Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ. Những khoản cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác. 1.3.7. Bộ hồ sơ vay vốn Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ: Các tổ chức tín dụng cần phải cải tiến quy trình cho vay đối với từng đối tượng khách hàng là: Hộ gia đình, các hợp tác xã, các doanh nghiệp đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. 1.3.7.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác a. Hồ sơ pháp lý - CMND, Hộ khẩu(các tài liệu chỉ cần xuất trình khi vay vốn). - Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh. - Hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác. - Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí b. Hồ sơ vay vốn Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh. Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại điểm trên): - Giấy đề nghị vay vốn. - Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. 1.3.7.2. Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân. - Biên bản thành lập tổ vay vốn. - Hợp đồng làm dịch vụ. 1.3.7.3.Hộ gia đình vay vốn thông qua doanh nghiệp Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải có thêm: - Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán - Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay. 1.3.8. Xử lý rủi ro Các tổ chức tín dụng tham gia vào vay vốn phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong các trường hợp rủi ro thông thường thì xử lý theo quy chế quy định chung.Trong trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như: Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh thì Nhà nước có chính sách xử lý cho người vay và Ngân hàng như: Xóa, miễn, khoanh, dãn nợ tùy theo mức độ thiệt hại. 1.4. Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại 1.4.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay Hiệu quả cho vay là tập hợp các tiêu chí chỉ số sự tăng trưởng bền vững của doanh sốTrườngcho vay và sự ổn đ ịnhĐại của dư họcnợ, với nợ Kinhquá hạn và cáctế rủi roHuế khác ít nhất.Hay mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra được gọi là hiệu quả. SVTH: Ngô Thị Song Hảo 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí - Đối với Ngân hàng Hiệu quả cho vay là tập hợp những tiêu chí chỉ rõ lợi ích kinh tế mang lại cho NHTM từ khoản vốn cho vay trong một thời gian nhất định. Hiệu quả cho vay được đánh giá là tốt khi Ngân hàng đó thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, phạm vi và mức độ giới hạn cho vay phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc thu hồi đúng hạn cả gốc và lãi. Theo đó khoản vay mang lại hiệu quả là khoản vay mang lại khả năng sinh lời cao nhất cho Ngân hàng. - Đối với hộ sản xuất Hiệu quả cho vay chính là khoản vay được các hộ nông dân sử dụng đúng mục đích với lãi xuất cho vay hợp lý, thủ tục đơn giản, đồng vốn sử dụng hiệu quả, mang lại thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của các hộ sản xuất. 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất Hiệu quả cho vay bao gồm các tiêu chí cả về mặt định tính và định lượng: 1.4.2.1. Về mặt định tính Một khoản vay được cho là có hiệu quả nếu đạt được các điều kiện sau: - Đối với khách hàng: Thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng về cả số lượng vốn vay, thời gian cho vay và lãi suất cho vay. - Đối với Ngân hàng: Tạo được lợi nhuận từ khoản vay và không bị rủi ro. 1.4.2.2. Về mặt định lượng Có thể đưa ra một số tiêu chí làm thước đo hiệu quả cho vay: Doanh số cho vay: (DSCV) Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định (thường tính theo năm tài chính là một năm). Đây là con số mang tính thời kỳ, phản ánh một cách khái quát tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong năm tài Trườngchính. Chính vì vậ y,Đại DSCV cànghọc lớn, đ ạKinht tỷ lệ cao vàtế tăng Huếso với năm trước SVTH: Ngô Thị Song Hảo 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí chứng tỏ hiệu quả cho vay của Ngân hàng tốt và ngày càng được mở rộng. Đối với cho vay hộ sản xuất, DSCV là tổng số tiền mà Ngân hàng cho các hộ sản xuất vay trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu này gồm cả về tuyệt đối và tương đối. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hoạt động cho vay hộ sản xuất tăng trưởng nhanh và hiệu quả. DSCV = Dư nợ cuối kì - Dư nợ đầu kì + Doanh số thu nợ trong kì Doanh số thu nợ (DSTN) Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà khách hàng đã trả cho Ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng thẩm định xét duyệt các khoản vay của cán bộ tín dụng, đồng thời nói lên hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh của các hộ vay, thể hiện qua khả năng trả nợ Ngân hàng của khách hàng, từ đó có thể đánh giá được chất lượng tín dụng. DSTN trong kì = Dư nợ đầu kì - Dư nợ cuối kì + DSCV trong kì Tỷ lệ thu nợ Là tỷ số giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt và có thể đủ tài trợ cho hoạt động cho vay, nhưng nó cũng cho biết rằng quy mô hoạt động của Ngân hàng có xu hướng chững lại. Do đó, Ngân hàng cũng không cần thiết duy trì tỷ lệ này cao. Tỷ lệ thu nợ (%) = x 100 ố ợ Dư nợ ố Dư nợ là số tiền mà khách hàng còn đang nợ Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào mức dư nợ và tỷ lệ các nhóm nợ, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu, ta có thể biết được chất lượng tín dụng của Ngân hàng là tốt hay xấu. Dư nợ tín dụng càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng lớn nhưng cũng cho thấy nguy cơ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải cũng rất cao. Dư nợ = DSCV + Dư nợ đầu kì - Doanh số thu nợ trong kì Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định trong các điều khoản của quyết định 493/2005/QĐ - NHNN của chính phủ.Cũng tương tự như chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng trong một thời kỳ nhất định, phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu = x 100 ợ ấ Vòng quay vốn tín dụng ổ ư ợ Vòng quay vốn tín dụng (%) = x 100 ư ợ ì â ố ợ ư ợđầ ă ư ợ ố ă Trong đó: Dư nợ bình quân HSX = Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định. Vòng quay vốn càng nhanh thì chứng tỏ đồng vốn tín dụng của ngân hàng quay càng nhanh. Chênh lệch thu phí lãi từ hoạt động cho vay Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay thông qua việc so sánh thu nhập và chi phí từ hoạt động cho vay. Từ chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay là cao hay thấp, trên cơ sở đó Ngân hàng sẽ có các biện pháp để tăng thêm thu nhập đồng thời giảm những chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận, thu nhập Lợi nhuận cho vay = Doanh thu cho vay - chi phí cho vay Chỉ tiêu lợi nhuận cho vay cho biết hoạt động cho vay mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng.Đây là một chỉ tiêu rất cần thiết để đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng.Chỉ tiêu này nói lên mức độ đóng góp của hoạt động cho vay vào toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng.Nếu tỉ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay trên tổng lợi nhuận caoTrường thì chứng tỏ hiệu quĐạiả cho vay học cao và ngư Kinhợc lại. tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Tuy nhiên, hiệu quả cho vay không chỉ được quyết định bởi tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay mà còn phải xét đến các chỉ tiêu khác.Mỗi chỉ tiêu nói lên một khía cạnh khác nhau của hiệu quả cho vay.Vì vậy cần phải kết hợp các chỉ tiêu thì mới phân tích, đánh giá đúng hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại 1.4.3.1. Các nhân tố khách quan a. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, xuất nhập khẩu Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mặc dù điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất nhưng lại hay xảy ra hiện tượng hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản. Do đó việc đầu tư của khách hàng nếu gặp rủi ro sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. b. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý tạo hành lang, là cơ sở cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách hợp pháp và có hiệu quả. Hệ thống các quy phạm pháp luật chi phối các hoạt động kinh tế, đưa các doanh nghiệp vào hoạt động theo khung pháp lý đã được quy định. Vì vậy phải có sự đồng bộ, thống nhất giữa các bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra sự chặt chẽ và hiệu lực của pháp luật. Hiệu quả hoạt động tín dụng chịu tác động lớn của môi trường của môi trường pháp lý, một khi có môi trường pháp lý phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và ngược lại nếu môi trường pháp lý không phù hợp,thủ tục rườm rà sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay. Hiện nay môi trường pháp lý cho ngành ngân hàng còn nhiều bất cập đang được tranh cãi nhất là vấn đề sở hữu và xử lý tài sản thế chấp.Chính những bất cập này là nguyên nhân chú ý gây nên các khoản nợ khó đòi, tạo kẽ hở cho khách hàng khi vay vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay. c. Môi trường kinh tế CácTrường thành phần kinh tĐạiế đều ho ạhọct động và kinhKinh doanh trongtế môiHuế trường kinh tế, SVTH: Ngô Thị Song Hảo 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí luôn chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và các quy luật trên thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị Do vậy, việc tạo lập môi trường kinh tế lành mạnh cho hoạt động của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của họ cũng như sự ổn định sẽ kiềm chế lạm phát là những yếu tố tích cực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.4.3.2. Các nhân tố chủ quan a.Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Hiệu quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế hoạt động của bản thân các ngân hàng. Xây dựng một cơ chế hoạt động hợp lý nhịp nhàng với sự ăn khớp giữa các phòng ban, sự chỉ đạo tốt của ban lãnh đạo sẽ tạo tính hiệu quả cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng rất quan trọng. Sự hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của nhân viên ngân hàng sẽ kéo theo một loạt các hoạt động không hiệu quả như việc thẩm định, quản lý, giám sát khách hàng. Phát triển thông tin cũng vô cùng quan trọng.Hệ thống thông tin của ngân hàng góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Nếu hệ thống thông tin tốt ngân hàng sẽ hiểu một cách nhanh chóng và rõ ràng về khách hàng của mình từ đó đưa ra chính sách cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, ngược lại nếu không xây dựng một hệ thống thông tin tốt sẽ gây nên tình trạng rủi ro do thông tin không cân xứng làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. b. Các nhân tố thuộc về khách hàng Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng như năng lực, khả năng trả nợ, phương án trả nợ, phương án sản xuất kinh doanh và cả uy tín của khách hàng quyết định đến hiệu quả hoạt động cho vay. Khách hàng có đủ tư cách pháp nhân, tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện đầy đủ các quyết địnhvề đảm bảo tiền vay sẽ là nhân tố tích cực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn là mối quan hệ hai chiều, vì vậy khả năng sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng vốTrườngn ngân hàng cho h ộĐạisản xuất vay.học Hiện nay,Kinh phần lớn tếhộ gia Huế đình với năng lực SVTH: Ngô Thị Song Hảo 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí sản xuất kinh doanh thấp kém do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, kinh tế hộ còn trong giai đoạn tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển nên việc cho vay của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hộ sản xuất cũng là một trong những thành phần kinh tế quan trọng của nước ta trong thời kỳ quá độ. Mặt khác hộ sản xuất hoạt động nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp nên hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất chịu tác động rất lớn của các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế như các yếu tố thuộc về thời tiết, luật, các chính sách kinh tế của Nhà nước có thể ảnh hưởng đến kinh tế hộ sản xuất và hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách của ngân hàng đối với từng loại khách hàng, khả năng cug cấp vốn của ngân hàng cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất. 1.4.4. Sự cần thiết khách quan nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực do Nhà nước quy định. Như chúng ta đã biết, dân số nước ta có khoảng 96 triệu dân (theo ước tính của tổng cục thống kê) trong đó gồm 70% dân số sống ở nông thôn. Trong đó khoảng 60% lao động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm hiện đại hóa nông thôn.Trong thực tế hộ sản xuất với kinh tế tự chủ được giao đất quản lý và sử dụng, được phép kinh doanh và tự chủ được chủ động trong sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng kinh doanh (trừ những mặt hàng Nhà nước nghiêm cấm). Với sức lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ được phép kinh doanh, được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ được giao. Để thực hiện được những mục đích trên họ phải cần vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những con có giá trị lớn để tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Đồng thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Do vậy, hộ sản xuất kinh doanh cần NHTM hỗ trợ về vốn để họ thực hiện những phương án trồng trọt - chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hươngTrường họ. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn đối với nông nghiệp - nông thôn.NHTM đã cho vay tới tận hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế. Xuất phát từ chức năng của NHTM là đi vay để cho vay cho nên vốn cho vay phải hoàn trả đúng hạn gốc và lãi.Có như vậy Ngân hàng mới đảm bảo sự hoạt động bình thường.Đáp ứng nhu cầu vốn đối với hộ sản xuất cũng như nền kinh tế. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất, có nâng cao hiệu quả cho vay mới giúp hộ sản xuất có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình họ, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Phát huy được mọi nguồn lực ở nông thôn, từ đó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng và phát triển thủ - công nghiệp đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 2.1.Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền được thành lập theo quyết định số 82/QP-TCCB ngày 21/06/1996 của Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, chi nhánh bao gồm 2 phòng giao dịch tại Thị Trấn Sịa và xã Quảng An. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền hoạt động trên địa bàn rộng lớn gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng dân số là 85.760 người (theo niên giám thống kề năm 2015), trong đó số lao động 40.152 người. Quảng Điền là huyện có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp có địa hình phức tạp trong đó có vùng đồng bằng thuận lợi cho sản xuất nông sản, chăn nuôi, Vùng đầm phá rộng lớn và vùng ven biển có nguồn lợi thủy sản, hải sản lớn.NHNo&PTNT đóng trên địa bàn Thị Trấn Sịa, trung tâm giaoTrường lưu hàng hóa của huy Đạiện, cách họcthành phố HuKinhế 15km. tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động ngày càng lớn, chất lượng ngày càng được nâng cao, các hình thức cho vay ngày càng đa dạng phong phú, các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. Trong quá trình CNH-HĐH đất nước, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền - Chức năng: NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền là một NHTM quốc doanh do đó có chức năng như các NHTM khác như chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền và làm các dịch vụ Ngân hàng khác. - Nhiệm vụ: Thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức cá nhân trên địa bàn huyện, thực hiện đầu tư cho vay đến các tổ chức các nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó chi nhánh còn thực hiện nhiệm vụ ủy thác đầu tư từ nguồn vốn của Chính phủ, ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế như WB, ADB, RDF, dành cho các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế khoán tài chính cấp trên, trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, đảm bảo kinh doanh ngày càng hiệu quả, gắn kết quả kinh doanh với thu nhập của người. Thống nhất hạch toán kế toán theo luật kế toán và theo quy định của ngành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc (Kế toán) (Kinh doanh) Phòng kế toán Phòng giao dịch Phòng kinh doanh ngân quỹ Quảng An Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền Ghi chú: :Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban - Ban giám đốc bao gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. - Giám đốc: là người trực tiếp quản lý, điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng trước Giám đốc NHNo & PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, phân công trách nhiệm cho các bộ phận ở ngân hàng, đảm bảo cho bộ máy hoạt động mộtcách nhịp nhàng, an toàn và hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí - Phó giám đốc (kế toán): Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác kế toán kho quỹ và các công việc hành chính, đảm bảo an toàn tài sản, không để mất mát, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ban giám đốc của chi nhánh và các cơ quan liên quan về quyết định của mình. - Phó giám đốc (kinh doanh): Là người được giám đốc ủy quyền và điều hành hệ thống tín dụng tại chi nhánh, có quyền ra quyết định về việc cho vay hoặc không cho vay. Ngoài ra, Phó giám đốc kinh doanh còn có trách nhiệm theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các đơn vị vay vốn, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ban giám đốc của chi nhánh và các cơ quan liên quan về quyết định của mình. - Phòng kế toán - Ngân quỹ: + Bộ phận kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, mở tài khoản giao dịch với khách hàng, lưu giữ hồ sơ, lập báo cáo tài chính, chuyển tiền, +Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm cố thế chấp và các tài sản có giá trị khác, quản lý an toàn cho quỹ thu đổi ngoại tệ, - Phòng kinh doanh: Đây là phòng có vị trí quan trọng trong công tác hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từng cán bộ tín dụng (CBTD) được giao khoán và chịu trách nhiệm cụ thể đến từng địa bàn, từng ngành hay từng cơ quan. Ngoài ra CBTD còn có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo công tác kế hoạch, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu nợ trên địa bàn, kiểm tra báo cáo chuyên đề, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án trước khi quyết định cho vay và kiểm tra việc sử dụng vốn vay. - Phòng giao dịch Quảng An: Có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm soát việc chấp hành đầy đủ báo cóa thống kê, thực hiện theo yêu cầu của giám đốc ngân hàng cấp trên trực tiếp quản lý. 2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 2.2.1. Tình hình lao động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Bảng 2.1. Tình hình lao động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 Năm So sánh Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 29 100 30 100 32 100 +1 3.45 +2 6.67 Phân theo giới tính Nam 19 65.52 20 66.67 22 68.75 +1 5.26 +2 10 Nữ 10 34.48 10 33.33 10 31.25 0 0 0 0 Phân theo trình độ Trên đại học 3 10.34 4 13.33 5 15.63 +1 33.33 +1 25 Đại học 19 65.52 20 66.67 21 65.63 +1 5.26 +1 5 Dưới đại học 7 24.14 6 20 6 18.75 -1 -14.29 0 0 Phân theo tính chất công việc Trực tiếp 26 89.66 27 90 29 90.63 +1 3.85 +2 7.41 Gián tiếp 3 10.34 3 10 3 9.38 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền) SVTH: Ngô Thị Song Hảo 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Qua bảng 2.1 có thể thấy tình hình lao động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 có xu hướng tăng qua các năm, năm 2016 là 29 lao động, năm 2017 tăng lên là 30 lao động, năm 2018 tăng lên 32 lao động. Sự thay đổi về bộ máy nhân sự chính là cốt lõi thành công của mọi tổ chức hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức hành chính, mọi sự thay đổi về lao động, về cơ cấu tổ chức cũng như mọi hoạt động của những cán bộ chi nhánh đều ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy trong những năm qua NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền đã không ngừng đổi mới để hoàn thiện về chất lượng CBVN của mình. Điều này thể hiện qua tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch rõ rệt, tỷ lệ giới tính nam chiếm số lượng cao hơn và có xu hướng tăng so với nữ, trong khi đó tỷ lệ giới tính nữ vẫn giữ nguyên qua các năm. Cụ thể, số lượng nam từ năm 2016-2017 tăng 1 người và từ năm 2017-2018 là tăng 2 người chiếm trên 60% trong tổng số lao động, số lượng nữ từ năm 2016-2018 vẫn giữ nguyên là 10 người chiếm dưới 40% tổng số lao động tại chi nhánh. Tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ như vậy là do chi nhánh đã điều chỉnh cơ cấu giới tính để phù hợp với đặc thù dịch vụ của chi nhánh. Bởi đặc trưng của chi nhánh là hoạt động huy động vốn phải song song với hoạt động cấp tín dụng, lĩnh vực này rất cần sự nhanh nhẹn, chịu được áp lực công việc cao, sức khỏe tốt.Như vậy với tỷ lệ nam cao hơn nữ là một lợi thế của chi nhánh để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Đối với trình độ học vấn nhìn vào bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy đội ngũ nhân viên chi nhánh phần lớn đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trên 60%, trình độ trên đại học cũng có xu hướng tăng qua các năm nhưng không đáng kể chỉ chiếm dưới 20% tổng số lao động, trình độ nhân viên dưới đại học có xu hướng giảm và chỉ chiếm 20% trông tổng số lao động. Suốt 3 năm từ 2016-2018 chi nhánh có tuyển dụng thêm một số nhân viên mới và có sự chuyển biến về chất lượng lao động, tình độ trên đại học có xu hướng tăng thêm 1 người qua các năm, trình độ đại học cũng có xu hướng tăng thêm 1 người qua các năm, và trình độ dưới đại học có xu hướng giảm 1 người từ năm 2017 và giữ nguyên đến năm 2018. Điều này cho thấy chi nhánh ngày càng chú trọng đến vấn đề chất lượng sử dụng lao động có trình độ chuyên môn ngày càng cao,Trường nhằm tạo đà phát triĐạiển tốt các học dịch vụ c ủKinha chi nhánh đemtế l ạHuếi cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của chi SVTH: Ngô Thị Song Hảo 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí nhánh, nhờ vậy mà trong những năm qua chi nhánh đã có những tiến bộ vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. 2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền Bên cạnh nguồn nhân lực thì tài sản và nguồn vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào đặc biệt là với những tổ chức tín dụng, là cơ sở để hình thành và phát triển của ngân hàng, thể hiện sức mạnh tài chính của ngân hàng đó mạnh hay yếu. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy rằng giá trị tài sản của chi nhánh khá lớn, có sự tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, năm 2016 tổng tài sản là 515,087 triệu đồng, từ năm 2016 đến năm 2017 tài sản tăng đáng kể với mức tăng là 123,617 triệu đồng (tương đương tăng 24%). Năm 2018 tài sản cũng tăng đáng kể, tăng 110,263 triệu đồngso với năm 2017(tương đương tăng 17,26%). Đây là dấu hiệu cho thấy tiềm lực tài chính cũng như uy tín của chi nhánh trên thị trường ngày càng lớn. Trong tài sản, ta có thể thấy hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều qua các năm, vì đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra nguồn thu nhập chính cho chi nhánh. Cụ thể năm 2016 hoạt động tín dụng đạt giá trị là 377,395 triệu đồng, đến năm 2017 thì giá trị này đạt 433,636 triệu đồng tăng 56,241 triệu đồng (tương đương tăng 14,9%) so với năm 2016. Năm 2018 hoạt động tín dụng tăng đáng kể đạt giá trị là 511,587 triệu đồng, tăng 77,951 triệu đồng (tương đương tăng 17,98%) so với năm 2017. Những số liệu này chứng tỏ ngân hàng đã có những nổ lực trong việc đưa ra những chính sách ưu đãi hấp dẫn như: giảm lãi suất cho vay, triển khai sớm các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất, nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản suất thông qua tổ vay vốn. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, giao và điều hành kế hoạch tín dụng linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của chi nhánh. Hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng trong tổng tài sản của chi nhánh. Cùng với sự tăng trưởng của tài sản thì nguồn vốn cũng có sự tăng trưởng tương đối lớn qua các năm. Cụ thể từ năm 2016 đến năm 2017, tổng nguồn vốn tăng đáng kể với mức tăng là 123,617 triệu đồng (tương đương tăng 24%), đến năm 2018 tổng nguồn vốn tăng lên 110,263 triệu đồng so với năm 2017 (tương đương tăng 17,26%).Trường Trong tổng nguồn vĐạiốn các kho họcản phải trKinhả chiếm tỷ tr ọtếng l ớnHuế nhất, năm 2016 SVTH: Ngô Thị Song Hảo 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí đạt giá trị 484,284 triệu đồng, đến năm 2017 đạt giá trị 607,747 triệu đồng tăng 123,463 triệu đồng (tương đương tăng 25,49%), năm 2018 đạt 721,463 triệu đồng tăng 113,716 triệu đồng (tương đương tăng 18,71%). Lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2016 đạt 12,266 triệu đồng, đến năm 2017 đạt giá trị 14,740 triệu đồng tăng 2,474 triệu đồng (tương đương tăng 20,17%) so với năm 2016, đến năm 2108 đạt giá trị 17,729 triệu đồng tăng 2,989 (tương đương 20,28%) so với năm 2017. Sự thay đổi tình hình tài sản và nguồn vốn qua các năm cho thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn chung của chi nhánh tương đối ổn định tạo cho chi nhánh một nguồn vốn ổn định góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Từ đó có thể nâng cao hoạt động kinh doanh của chi nhánhnói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % TÀI SẢN 515.087 100 638.704 100 748.967 100 123.617 24,00 110.263 17,26 1. Vốn khả dụng và các khoản đầu tư 6.830 1,33 5.340 0,84 4.847 0,65 -1.490 -21,82 -493 -9,23 2. Hoạt động tín dụng 377.395 73,27 433.636 67,89 511.587 68,31 56.241 14,90 77.951 17,98 3. TSCĐ và TS có khác 14.570 2,83 17.113 2,68 18.980 2,53 2.543 17,45 1.867 10,91 4. Hao mòn TSCĐ (3.581) 0,70 (4.554) 0,71 (4.289) 0,57 973 27,17 -265 -5,82 5. Vốn điều chuyển trong hệ thống 119.873 23,27 187.168 29,30 217.841 29,09 67.295 56,14 30.673 16,39 NGUỒN VỐN 515.087 100 638.703 100 748.967 100 123.617 24,00 110.263 17,26 1. Các khoản phải trả 484.284 94,02 607.747 95,15 721.463 96,33 123.463 25,49 113.716 18,71 2. Vốn điều chuyển trong hệ thống 18.537 3,60 16.216 2,54 9.774 1,30 -2.321 -12,52 -6.442 -39,73 3. Lợi nhuận chưa phân phối 12.266 2,38 14.740 2,31 17.729 2,37 2.474 20,17 2.989 20,28 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền) SVTH: Ngô Thị Song Hảo 37 Trường Đại học Kinh tế Huế
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 2.2.3. Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền Trên cơ sở nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế uy tín của thương hiệu và mạng lưới rộng khắp, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền luôn chủ động xây dựng, hoàn thiện danh mục sản phẩm huy động phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Chất lượng phục vụ cho khách hàng ngày càng được chú trọng và nâng cao. Cụ thể năm 2017 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 577,395 triệu đồng tăng 114,644 triệu đồng (tương đương tăng 24,77%) so với năm 2016, đến năm 2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 679,448 triệu đồng tăng 102,053 triệu đồng (tương đương tăng 17,67%) so với năm 2017. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, vốn huy động từ dân cư của năm 2017 đạt 577,146 triệu đồng tăng 24,76% so với năm 2016, đến năm 2018 vốn huy động từ dân cư đạt 679,448 triệu đồng tăng 17,65% so với năm 2017. Tiền gửi không kỳ hạn trong 3 năm có sự tăng trưởng và tăng mạnh vào năm 2018, năm 2017 tiền gửi không kỳ hạn đạt 48,466 triệu đồng tăng 2,334 triệu đồng tương đương tăng 5,06% so với năm 2016. Năm 2018 tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh đạt 57,828 triệu đồng tăng 9,362 triệu đồng tương đương tăng 19,32% so với năm 2017. Cơ cấu vốn tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững, tăng dần tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm khác, riêng tiền ký quỹ có xu hướng giảm và không ổn định trong 3 năm. Vốn huy động từ tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng cao, tiền gửi của các tổ chức tín dụng(TCTD) và tổ chức kinh tế được quản lý chặt chẽ, dẫn dắt đầu vào duy trì ở mức thấp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Bảng 2.3.Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % 1. Theo đối tượng 462.751 `100 577.395 100 679.448 100 114.644 24,77 102.053 17,67 Dân cư 462.600 99,97 577.146 99,96 679.030 99,94 114.546 24,76 101.884 17,65 Các tổ chức tài chính, các TCTD 151 0,03 249 0,04 418 0,06 98 64,90 169 67,87 2. Theo kỳ hạn 462.751 100 577.395 100 679.448 100 114.644 24,77 102.053 17,67 a. Tiền gửi không kỳ hạn 46.132 9,97 48.466 8,39 57.828 8,51 2.334 5,06 9.362 19,32 b. Tiền gửi tiết kiệm 416.424 89,99 528.805 91,59 621.435 91,46 112.381 26,99 92.63 17,52 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 89 0,02 56 0,01 103 0,01 -33 -37,08 47 83,92 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 413.019 89,25 524.967 90,92 617.344 90,86 111.948 27,10 92.377 17,60 Tiền gửi tiết kiệm khác 3.316 0,72 3.782 0,66 3.988 0,59 466 14,05 206 5,45 c. Tiền ký quỹ 195 0,04 124 0,02 185 0,03 -71 -36,41 61 49,19 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền) SVTH: Ngô Thị Song Hảo 39 Trường Đại học Kinh tế Huế
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 2.2.4. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền Từ khi NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền đi vào hoạt động, với vị trí là chi nhánh của ngân hàng thương mại lớn nhất, đóng vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền đã vượt qua rất nhiều khó khăn để có thể gánh vác hai nhiệm vụ: vừa phục vụ các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng nhà nước vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và phát triển. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền luôn lấy khách hàng làm trọng tâm trong mục tiêu hướng tới phát triển bền vững, vì vậy chi nhánh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng có hiệu quả, tiên phong triển khai mạnh mẽ các chương trình tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng khách hàng trên địa bàn huyện Quảng Điền chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân, hợp tác xã, Bảng 2.4. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 (Đơn vị tính:triệu đồng) Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT GT GT GT % GT % Doanh số cho vay 410.364 437.978 538.247 27.614 6,73 100.269 22,89 DSCV ngắn hạn 151.696 176.268 189.056 24.572 16,20 12.788 7,25 DSCV trung hạn 258.668 261.710 349.191 3.042 1,18 87.481 33,43 Doanh số thu nợ 338.72 376.624 458.896 376.285 111,090 82.272 21,84 DSTN ngắn hạn 150.350 160.480 193.612 10.130 6,74 33.132 20,65 DSTN trung hạn 188.370 216.144 265.284 27.774 14,74 49.140 22,73 Tổng Dư nợ 377.395 433.636 511.588 56.241 14,90 77.952 17,98 Dư nợ ngắn hạn 90.182 105.741 101.106 15.559 17,25 -4.635 -4,38 Dư nợ trung hạn 287.213 327.895 410.482 40.772 14,20 82.497 25,15 Nợ xấu 1.498 1.013 753 -485 -32,38 -260 -25,67 Trường(Nguồn: Báo cáo kếĐạit quả kinh học doanh củ aKinh NHNo&PTNT tế huy Huếện Quảng Điền) SVTH: Ngô Thị Song Hảo 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trưởng ổn định. Doanh số cho vay đều tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2018, cụ thể năm 2017 tổng doanh số cho vay đạt 437,978 triệu đồng tăng 27,614 triệu đồng tương đương tăng 6,73% so với năm 2016. Năm 2018 tổng doanh số cho vay đạt 538,247 triệu đồng tăng 100,269 triệu đồng tương đương tăng 22,89% so với năm 2017. Trong tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay trung hạn là chủ yếu và tăng trưởng cao hơn doanh số cho vay (DSCV) ngắn hạn, cụ thể DSCV trung hạn năm 2017 đạt 261,710 triệu đồng tăng 3,042 triệu đồng tương đương tăng 1,18% so với năm 2016. Năm 2018 DSCV trung hạn đạt 349,191 triệu đồng tăng 87,481 triệu đồng tương đương tăng 33,43% so với năm 2017. Tổng dư nợ tăng đều qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2016 tổng dư nợ đạt 377,395 triệu đồng, năm 2017 tổng dư nợ đạt 433,636 triệu đồng tăng 56,241 triệu đồng tương đương tăng 14,90% so với năm 2016; năm 2018 tổng dư nợ đạt 511,588 triệu đồng tăng 77,952 triệu đồng tương đương tăng 17,98% so với năm 2107. Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh chủ yếu là từ dư nợ trung hạn, cụ thể năm 2017 dư nợ trung hạn đạt 327,895 triệu đồng tương đương tăng 14,20% so với năm 2016; năm 2018 dư nợ trung hạn đạt 410,482 triệu đồng tương đương tăng 25,15% so với năm 2017. Nợ xấu của chi nhánh giảm qua các năm, đặc biệt năm 2017 tỷ lệ nợ xấu giảm 32,38%, năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng dư nợ của chi nhánh. Từ các số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng phát triển, doanh số cho vay ngày càng tăng nhưng chi nhánh luôn kiểm soát được tình hình dư nợ nên tình hình dư nợ ngày càng tăng. 2.2.5. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng điền cũng như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùng với sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ côngTrường nhân viên nên chi Đại nhánh đã đhọcạt được k ếKinht quả khá kh ảtếquan. Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Qua bảng số liệu trên thấy thu nhập của chi nhánh tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2017 tổng thu nhập đạt 53,456 triệu đồng tăng 10,196 triệu đồng tương đương tăng 23,57% so với năm 2016, đến năm 2018 tổng thu nhập đạt 65,202 triệu đồng tăng 11,746 triệu đồng tương đương tăng 21,97% so với năm 2017. Trong tổng thu nhập, chi nhánh thu chủ yếu từ lãi hoạt động tín dụng đây cũng là thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, năm 2017 thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 46,983 triệu đồng tăng 8,730 triệu đồng tương đương tăng 22,82% so với năm 2016. Năm 2018 thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 58,253 triệu đồng tăng 11,270 triệu đồng tương đương tăng 23,99% so với năm 2017. Cùng với việc mở rộng phòng giao dịch Xã Quảng An, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền có điều kiện tiếp cận với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế và các hộ sản xuất. Hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh khác cũng không ngừng tăng lên. Do đó thu nhập của chi nhánh tăng lên qua từng năm. Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí hoạt động của chi nhánh cũng tăng lên qua từng năm. Cụ thể năm 2017 tổng chi phí đạt 38,716 triệu đồng tăng 7,721 triệu đồng tương đương tăng 24,91% so với năm 2016. Năm 2018 tổng chi phí đạt 47,473 triệu đồng tăng 8,757 triệu đồng tương đương tăng 22,61% so với năm 2017. Trong đó chi phí cho hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng lên qua từng năm, đó là những khoản chi để trả lãi huy động vốn. Cụ thể năm 2017 chi phí trả lãi huy động vốn đạt 28,430 triệu đồng tăng 6,073 triệu đồng tương đương tăng 27,16% so với năm 2016. Năm 2018 chi phí trả lãi huy động vốn đạt 35,052 triệu đồng tăng 6,622 triệu đồng tương đương tăng 23,29% so với năm 2017. Nhìn chung chi nhánh đã có những điều chỉnh hợp lý để hạn chế những khoản chi phí không quan trọng đối với chi nhánh giúp tiết kiệm được những khoản chi không cần thiết. Nhìn chung, kết quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm từ 2016-2018 đều mang lại lợi nhuận khá cao. Cụ thể, năm 2017 lợi nhuận trước thuế đạt 14,74 triệu đồng tăng 2,475 triệu đồng tương đương tăng 20,18% so với năm 2016. Năm 2018 lợi nhuận trước thuế đạt 17,729 triệu đồng tăng 2,989 triệu đồng tương đương tăng 20,28% so với năm 2017. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ vào Trườngsự lãnh đạo của Ban Đạigiám đố c họccùng với sựKinhcố gắng củ atế toàn thHuếể nhân viên chi nhánh huyện Quảng Điền và sự tin tưởng của khách hàng đối với chi nhánh. SVTH: Ngô Thị Song Hảo 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Bảng 2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT trong 3 năm từ 2016-2018 (Đơn vị tính:Triệu đồng) Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % Tổng thu nhập 43.260 100 53.456 100 65.202 100 10.196 23,57 11.746 21,97 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 38.253 88,43 46.983 87,89 58.253 89,34 8.730 22,82 11.270 23,99 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.503 3,78 2.081 3,89 2.464 3,78 578 38,46 383 18,40 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 15 0,03 17 0,03 9 0,01 2 13,33 -8 -47,06 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác 93 0,21 98 0,18 300 0,46 5 5,38 202 206,12 Thu nhập khác 3.396 7,85 4.277 8 4.193 6,43 881 25,94 -84 -1,96 Tổng chi phí 30.995 100 38.716 100 47.473 100 7.721 24,91 8.757 22,61 Chi phí hoạt động tín dụng 22.357 72,13 28.430 73,43 35.052 73,84 6.073 27,16 6.622 23,29 Chi phí hoạt động dịch vụ 164 0,53 176 0,45 206 0,43 12 7,32 30 17,05 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 2 0,01 1 0 0 0 -1 -50 -1 -100 Chi phí nộp thuế và các khoản khác 20 0,06 47 0,12 39 0,08 27 135 -8 -17,02 Chi phí hoạt động kinh doanh khác 345 1,11 448 1,16 544 1,15 103 29,86 96 21,43 Chi phí cho nhân viên 4.081 13,17 5.472 14,13 5.104 10,75 1.391 34,08 -368 -6,73 Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 1.197 3,86 1.249 3,23 1.622 3,42 52 4,34 373 29,86 Chi về tài sản 917 2,96 1.537 3,97 649 1,37 620 67,61 -888 -57,77 Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm 1.822 5,88 1.206 3,11 4.096 8,63 -616 -33,08 2.890 239,64 tiền gửi của KH Chi phí khác 9 0,03 150 0,39 161 0,34 141 1566,67 11 7,33 Lợi nhuận 12.265 14.74 17.729 2.475 20,18 2.989 20,28 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền) SVTH: Ngô Thị Song Hảo 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 2.3. Thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền 2.3.1. Những vấn đề chung về cho vay HSX tại ngân hàng Hiện tại Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Quảng Điền thực hiện quy chế cho vay theo quyết định số 180/QĐ/HĐQT ngày 15/12/1998 của hội đồng quản trị của Ngân hàng phải có các điều kiện sau: Thứ nhất, phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, cụ thể là: - Phải thường trú tại địa bàn huyện Quảng Điền, trường hợp hộ chỉ có đăng ký tạm trú thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã cho phép hoạt động kinh doanh. - Người đại diện cho hộ đi giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ, người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Đối với hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho thuê, giao quyền sử dụng đất, mặt nước. - Đối với hộ cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh. - Đối với hộ làm kinh tế gia đình phải được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận cho phép kinh doanh hoặc làm kinh tế gia đình. Thứ hai, phải có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết, cụ thể là: - Kinh doanh có hiệu quả, không có nợ quá hạn trên 6 tháng với Ngân hàng. - Đối với khách hàng vay vốn phục vụ đời sống phải có nguồn thu nhập ổn định để chi trả cho Ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp Thứ ba, mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. Không vi phạm pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giao hợp với mục đích được giao, thuê, khoán quyền sử dụng mặt đất, mặt nước. Thứ tư, phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng.Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí 2.3.2. Thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay Để thực hiện vay vốn của Ngân hàng, hộ sản xuất phải lập và cung cấp cho Ngân hàng các bộ hồ sơ bao gồm: - Thứ nhất: Hồ sơ pháp lý. Bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự (Số hộ khẩu của hộ gia đình cá nhân), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với hộ kinh doanh); Giấy tờ hợp pháp hợp lệ được giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước (đối với hộ làm nông nghiệp, ngư nghiệp). - Thứ hai: Hồ sơ vay vốn Đối với hộ cho vay trực tiếp: Hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn; Phương án sản xuất kinh doanh; Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định. Đối với cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn, ngoài các hồ sơ đã quy định ở trên các hộ phải có thêm: Biên bản thành lập tổ vay vốn, danh sách thành viên có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, hợp đồng dịch vụ vay vốn. Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua doanh nghiệp ngoài các hồ sơ đã quy định như trên phải có thêm: Danh sách hộ gia đình,cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay; hợp đồng dịch vụ vay vốn. Sau khi khách hàng lập đầy đủ các bộ hồ sơ theo quy định của Ngân hàng, Ngân hàng sẽ làm thủ tục xét duyệt cho vay + Nếu khoản vay được chấp thuận, bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ sang cho bộ phận kế toán để thực hiện hạch toán. Bộ phận thủ quỹ thực hiện giải ngân cho khách hàng. Cán bộ tín dụng vào sổ theo dõi cho vay, thu nợ. + Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay theo quy định. + Hàng tháng (cuối tháng), kế toán cho vay tiến hành sao kê các khoản vay vốn đã quá hạn, sắp xếp đến hạn, báo cáo giám đốc để chỉ đạo điều hành. Riêng đối với trường hợp thông qua tổ vay vốn thì thủ tục, quy trình cho vay như sau: + Tổ viên phải gửi cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác theo quy định. + Tổ trưởng nhận hồ sơ của tổ viên, tổng hợp danh sách các tổ viên có đủ điều kiện vayTrường vốn đề nghị Ngân hàng Đại xét cho học vay. Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí + Tổ trưởng ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, kèm danh sách nhận nợ của từng tổ viên. + Ngân hàng làm tiếp các bước công việc xét duyệt cho vay như trên. 2.3.3. Lãi suất cho vay đối với HSX Tùy vào từng đối tượng sản xuất, ngành nghề sản xuất sẽ có những những mức lãi suất khác nhau, lãi suất luôn thay đổi trong một năm. Mức lãi suất chung đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm từ 2016-2018 là: - Năm 2016: Lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất ngắn hạn là 8,5%/năm; trung dài hạn là 9,5%/năm. - Năm 2017: Lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất ngắn hạn là 9%/năm; trung dài hạn là 10%/năm. - Năm 2018: lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất ngắn hạn là 9,5%/năm; trung dài hạn là 10,5%/năm. Mức lãi suất cho vay đối với HSX tăng lên qua từng năm, điều này cho thấy chi nhánh đang hoạt động hiệu quả, nâng cao lợi nhuận thu lãi từ tiền vay của HSX. 2.3.4. Phân tích hiệu quả hoạt dộng cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền giai đoạn 2016-2018 2.3.4.1. Tình hình doanh số cho vay HSX Trong những năm qua bám sát định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh và tình hình thực hiện tại địa phương, chi nhánh đã đầu tư một lượng vốn tương đối lớn để đáp ứng nhu cầu vốn để người dân mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy hoạt động cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng lên. Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất tăng liên tục qua 3 năm và tăng mạnh vào năm 2018. Năm 2017 tổng doanh số cho vay HSX đạt 407,660 triệu đồng tăng 28,021 triệu đồng tức tăng 7,38% so với năm 2016. Sang năm 2018 tổng doanh số cho vay HSX tăng mạnh đạt 509,676 triệu đồng tăng 102,016 triệu đồng tức tăng 25,02% so với năm 2017.Doanh số cho vay HSX chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Hoạt động cho vay đối với HSX ngày càng tăng là vì người dân không chỉ vay vốn để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà họ còn vay vốn Trườngđể sản xuất kinh doanh Đại phục v ụhọcđời sống phátKinh triển nông tế thôn. Huế SVTH: Ngô Thị Song Hảo 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí Bảng 2.6. Tình hình doanh số cho vay hộ sản xuấtcủa NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm 2016-2018 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm So Sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT GT GT GT % GT % Tổng DS cho vay HXS 379.639 407.66 509.676 28.021 7,38 102.016 25,02 1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 122.021 147.83 163.94 25.809 21,15 16.110 10,90 Trung hạn 257.618 259.83 345.736 2.212 0,86 85.906 33,06 2. Theo mục đích Chăn nuôi, trồng trọt 75.607 58.364 34.917 -17.243 -22,81 -23.447 -40,17 Nuôi trồng thủy sản 10.347 8.245 3.618 -2.102 -20,32 -4.627 -56,12 Sản xuất kinh doanh khác 187.36 210.62 280.754 23.260 12,41 70.134 33,30 Mục đích khác 106.325 130.431 190.387 24.106 22,672 59.956 45,97 3. Theo thành phần KT Cá nhân 309.000 381.87 498.537 72.870 23,58 116.667 30,55 Hộ gia đình 68.461 23.294 9.563 -45.167 -65,97 -13.731 -58,95 Hợp tác xã 2.178 2.496 1.576 318 14,60 -920 -36,86 (Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền) SVTH: Ngô Thị Song Hảo 47 Trường Đại học Kinh tế Huế
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Đức Trí a. Doanh số cho vay HSX theo thời hạn: 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 Ngắn hạn trung hạn 150,000 100,000 50,000 0 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh số cho vay HSXtheo kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong 3 năm từ 2016-2018. Qua biểu đồ 2.1 ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuấttheo kỳ hạn có xu hướng tăng qua từng năm và tăng mạnh vào năm 2018. Năm 2016 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 122,021 triệu đồng, đến năm 2017 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 147,830 triệu đồngtăng 25,809 triệu đồngtương đương tăng 21,15% so với năm 2016; đến năm 2018 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 163,940 triệu đồngtăng 16,110 triệu đồngtương đương tăng 10,90% so với năm 2017. Doanh số cho vay ngắn hạn có tỷ trọng tăng lên qua từng năm vì phương thức sản xuất của người dân ngày càng đa dạng hơn, không chỉ có các hộ sản xuất vay để chăn nuôi trồng trọt theo thời vụ mà bên cạnh đó xã hội ngày càng phát triển cùng với thời đại công nghệ internet phổ biến người dân không chỉ vay để sản xuất nông nghiệp mà họ còn mạnh dạn vay để đầu tư sản xuất kinh doanh làm giàu cho gia đình và cho nông thôn. Bên cạnh đó doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay HSX. Cụ thể doanh số cho vay trung hạn cũng không ngừng tăng lên qua 3 năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018. Năm 2016 doanh số cho vay trung hạn đạt Trường257,618 triệu đồng, Đạiđến năm học2017 doanh Kinh số cho vay tế trung Huế hạn tăng không SVTH: Ngô Thị Song Hảo 48