Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, Quảng Trị

pdf 142 trang thiennha21 5410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_nha_may_tinh_bot_san_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA, QUẢNG TRỊ HỒ THỊ NĂNG NIÊN KHÓA: 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA, QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Năng ThS. Trần Thị Thanh Nhàn Lớp: K51A Kế Toán Niên khóa: 2017-2021 HUẾ, 01/2021
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi đã có một chuyến đi thực tập cuối khóa khá thành công và thuận lợi. Trong chuyến đi ấy, tôi đã có những trải nghiệm đáng giá và khó quên. Tôi biết rằng tất cả những điều đó không phải tự nhiên mà có. Tôi cần phải cám ơn nhà trường đã sát cánh cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Cảm ơn Khoa Kế toán – Tài chính đã ân cần tạo mọi cơ hội, điều kiện tốt nhất có thể để chúng tôi không phải lo lắng trong chuyến đi thực tập cuối khóa có khá nhiều biến động trong năm nay. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi đủ mạnh mẽ và đủ tự tin để thích ứng và vượt qua để hoàn thành chuyến đi thực tập của mình một cách thuận lợi nhất. Lời cảm ơn lớn nhất có lẽ phải dành cho giảng viên chịu trách nhiệm hướng dẫn tôi, cô Trần Thị Thanh Nhàn. Những kinh nghiệm quý báu về việc đi thực tập được cô chia sẻ tận tình đã giúp tôi trở nên rõ ràng với việc lựa chọn và hoàn thành đề tài. Sự quan tâm, lo lắng của cô khiến tôi an tâm trong khi đi thực tập và viết khóa luận. Cảm ơn cô rất nhiều đã luôn tận tình chỉ bảo tôi để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi càng phải cám ơn Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa đã chịu khó tiếp nhận tôi đến thực tập. Không chỉ thế còn cố gắng tạo cho tôi nhiều cơ hội rèn luyện mình và hoàn thành khóa luận một cách nhanh chóng. Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do sự hạn chế của bản thân và các cơ hội có được, Khóa luận sẽ không thể tránh khỏi sự thiếu sót và mang suy nghĩ cá nhân. Rất mong nhận được những lời nhận xét từ giảng viên hướng dẫn và các thầy cô trong Hội đồng chấm khóa luân để khóa luận của tôi ngày càng được hoàn thiện. Sinh viên thực hiện Hồ Thị Năng 3
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix DANH MỤC HÌNH xi TÓM TẮT KHÓA LUẬN xii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu tổng quát 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3 4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 3 5. Kết cấu 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6 1.1 Tổng quan về phân tích Báo cáo tài chính 6 1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích BCTC 6 1.1.1.1 Khái niệm 6 1.1.1.2 Mục tiêu 6 1.1.1.3 Ý nghĩa 8 1.2 Tài liệu phân tích 9 ii
  5. 1.3 Nội dung nghiên cứu 11 1.3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán 11 1.3.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14 1.3.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 16 1.3.4 Phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính 17 1.4. Chỉ số tài chính 17 1.4.1 Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 17 1.4.2 Chỉ số hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 19 14.3 Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn 22 1.4.4 Chỉ số về khả năng sinh lời 24 1.5. Phương pháp phân tích 26 1.5.1. Phương pháp so sánh 27 1.5.2. Phương pháp loại trừ 28 1.5.3. Phương pháp Dupont 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 33 2.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Hướng Hóa 33 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy 33 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 35 2.1.2.1 Chức năng 35 2.1.2.2 Nhiệm vụ 35 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 36 2.1.3.1Trường Đặc điểm ngành Đạinghề chế bihọcến tinh bộ tKinh sắn tế Huế 36 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức 37 2.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy 38 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 38 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 39 iii
  6. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức lao động tại Nhà máy 41 2.2 Phân tích Báo cáo tài chính Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 42 2.2.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản 42 2.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 49 2.2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh 55 2.2.4 Phân tích dòng tiền lưu chuyển thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 60 2.2.5 Phân tích các chỉ số tài chính 70 2.2.5.1 Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 70 2.2.5.2 Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 77 2.2.5.3 Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn 87 2.2.5.4 Chỉ số về khả năng sinh lời 96 2.2.6 Mô hình Dupont 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 116 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 117 3.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 117 3.1.1 Ưu điểm 117 3.1.2 Hạn chế 118 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 119 3.2.1 Giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh 119 3.2.1.1 Giải pháp tăng doanh thu 119 3.2.1.2Trường Giải pháp tiết ki ệĐạim chi phí học Kinh tế Huế 121 3.2.3 Giải pháp nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn 121 3.2.4 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán 122 3.2.5 Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản 122 3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 123 iv
  7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 125 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 126 III.1 Kết luận 126 III.2 Kiến nghị 127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BH Bán hàng CCDV Cung cấp dịch vụ CPLV Chi phí lãi vay DN Doanh nghiệp DTT Doanh thu thuần EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay GVHB Giá vốn hàng bán HTK Hàng tồn kho KPT Khoản phải thu LNST Lợi nhuận sau thuế NDH Nợ dài hạn NPT Nợ phải trả TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn VCSH Vốn chủ sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 40 Bảng 2.2: Bảng phân tích thể hiện cơ cấu và biến động tài sản của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 42 Bảng 2.3: Bảng phân tích thể hiện cơ cấu và biến động nguồn vốn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 48 Bảng 2.4: Bảng phân tích kết quả kinh doanh của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 55 Bảng 2.5: Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 60 Bảng 2.6: Bảng phân tích các chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 69 Bảng 2.7: Bảng tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán NNH của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 70 Bảng 2.8: Bảng phân tích chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 – 2019 78 Bảng 2.9: Bảng phân tích chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 – 2019 79 Bảng 2.10: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 87 Bảng 2.11: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 - 2019 88 Bảng 2.12: Bảng phân tích khả năng sinh lời của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giaiTrường đoạn 2018 – 2019 Đại học Kinh tế Huế 97 Bảng 2.13 : Bảng phân tích khả năng sinh lời của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 - 2019 97 Bảng 2.14: Bảng phân tích ROA của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa theo mô hình Dupont giai đoạn 2017 - 2019 106 vii
  10. Bảng 2.15: Bảng tính ROA theo mô hình Dupont của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 - 2019 107 Bảng 2.16: Bảng thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố lên ROA giai đoạn 2017 - 2019 109 Bảng 2.17: Bảng tính ROE theo mô hình Dupont của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 110 Bảng 2.18: Bảng tính ROE theo mô hình Dupont của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 - 2019 112 Bảng 2.19: Bảng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên ROE của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 115 Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 36 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 37 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 - 2019 44 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động tài sản của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 45 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 50 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động nguồn vốn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 51 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động doanh thu của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019. 56 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện sự biến động của chi phí của Nhà máy chế biến Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 57 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện sự biến động lợi nhuận của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019. 58 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ so sánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 70 Biểu đồ 2.9: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 72 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán tức thời của Nhà máy tinh bột sắTrườngn Hướng Hóa giai đo ạĐạin 2017 – 2019học Kinh tế Huế 74 Biểu đồ 2.11: Biểu đồ thể hiện chất lượng của tài sản ngắn hạn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 76 Biểu đồ 2.12: Biểu đồ so sánh TAT của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 – 2019 79 ix
  12. Biểu đồ 2.13: Biểu đồ so sánh số vòng quay tài sản ngắn hạn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 – 2019 81 Biểu đồ 2.14: Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 - 2019 82 Biểu đồ 2.15: Biểu đồ thể hiện số vòng quay khoản phải thu của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 - 2019 84 Biểu đồ 2.16: Biểu đồ thể hiện sức sản xuất của TSCĐ của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 – 2019 85 Từ biểu đồ 2.16, ta có: 85 Biểu đồ 2.17: Biểu đồ so sánh NPT trên VCSH của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 89 Biểu đồ 2.18: Biểu đồ so sánh khả năng thanh toán nợ dài hạn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 90 Biểu đồ 2.19: Biểu đồ so sánh hệ số nợ của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 92 Biểu đồ 2.20: Biểu đồ so sánh hệ số tự tài trợ của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 93 Biểu đồ 2.21: Biểu đồ so sánh số lần thanh toán lãi vay dài hạn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 95 Biểu đồ 2.22: Biểu đồ so sánh lợi nhuận gộp biên của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 – 2019 98 Biểu đồ 2.23: Biểu đồ so sánh ROS của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2018 – 2019 99 BiTrườngểu đồ 2.24: Biểu đồ thĐạiể hiện tỷ suhọcất lợi nhu Kinhận trên TSCĐ tế của NhàHuế máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 - 2019 101 Biểu đồ 2.25: Biểu đồ thể hiện ROA của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2018 - 2019 102 x
  13. Biểu đồ 2.26: Biểu đồ so sánh ROE của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa và Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 - 2019 104 Biểu đồ 2.27: Biểu đồ thể hiện chỉ số ROA theo mô hình Dupont giai đoạn 2017 – 2019 107 Biểu đồ 2.28: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố lên ROA của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 - 2019 108 Biểu đồ 2.29: Biểu đồ thể hiện sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến ROE theo mô hình Dupont giai đoạn 2017 – 2019 111 Biểu đồ 2.30: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố lên ROE của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà giai đoạn 2017 - 2019 112 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hình ảnh Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa 32 Hình 2.2: Màn hình nhập liệu của phần mềm kế toán Bravo tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa 39 Trường Đại học Kinh tế Huế xi
  14. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Với đề tài “Phân tích BCTC nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa”, khóa luận đã đưa ra được lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu trong phần Đặt vấn đề. Ở phần II, nội dung của đề tài nghiên cứu được trình bày trong 03 chương. Chương 1 nêu ra các cơ sở lý luận chung về phân tích BCTC của doanh nghiệp được chia thành hai nội dung chính: tổng quan về phân tích BCTC và nội dung sẽ nghiên cứu khi đi phân tích. Chương 2 sẽ đi tìm hiểu tổng quát các thông tin về đối tượng phân tích như lịch sử hình thành và phát triển, ngành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán phân tích BCTC của nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thông qua việc phân tích cơ cấu và biến động của tài sản, nguồn vốn dựa vào BCĐKT; xem xét tình hình hoạt động của nhà máy thông qua BCKQHĐKD; đánh giá nguồn hình thành tiền tệ trong doanh nghiệp qua Báo cáo LCTT. Để nắm rõ hơn sức khỏe và sự tự chủ tài chính của nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, chúng ta cần phân tích các chỉ số tài chính: Chỉ số về tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, chỉ số hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn, chỉ số về khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, đề tài đã áp dụng mô hình Dupont để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ROA và ROE. Từ việc phân tích, chúng ta nhận ra được các ưu điểm cũng như các hạn chế đang tồn tại trong vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy được rõ ràng các hạn chế đó, khóa luận đưa ra các giải pháp tương ứng nhằm định hướng và góp phần nâng cao tình hình tài chính của nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa. Điều này sẽ được trình bày trong chương 3. Ở phần III, khóa luận đưa ra lời nhận xét chung về tình hình tài chính của nhà máy và kèm theo đó là các kiTrườngến nghị, đề xuất để vi ệĐạic phân tích học BCTC củ aKinh doanh nghi ệptế trở nên Huế dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Như vậy, với đề tài là phân tích BCTC nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, khóa luận đã dựa trên các lý luận về phân tích BCTC để phân tích chi tiết BCTC của nhà máy trong các năm 2017, 2018 và năm 2019. xii
  15. Đề tài phân tích BCTC là sự lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên làm đề tài tốt nghiệp vì những điều thú vị mà đề tài mang lại. Từ đó, giúp chúng ta khám phá được nhiều điều mới mẻ trong quá trình phân tích. “Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH MTV Vinh Quang” là đề tài tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Trần Bảo Trân. Bài làm này không chỉ đạt được những yêu cầu cơ bản đối với đề tài phân tích BCTC mà còn phần nào đưa ra được những đánh giá đúng trọng tâm về thực trạng tài chính tại Vinh Quang nhờ sử dụng phương pháp phân tích hợp lý và hiệu quả. Đặc biệt, là việc sử dụng mô hình Dupont trong việc phân tích ROA, ROE để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Do đó, bài làm đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng và hữu ích nhằm giúp Vinh Quang có thể tự chủ và có một sức khỏe tài chính bền vững. Bên cạnh tiếp thu những kinh nghiệm từ đề tài khóa luận trên, khóa luận của tôi có một vài điểm khác biệt là trong quá trình phân tích các chỉ số tài chính của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa đã so sánh với một vài chỉ số tương tự của Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà – cũng là một trong 11 đơn vị thành viên của Tổng Công ty TM Quảng Trị. Do đó, các nhận xét, đánh giá sẽ phần nào sát với thực trạng tài chính tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế xiii
  16. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tài chính có thể được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp muốn tồn tại, duy trì và phát triển bền vững cần đặc biệt quan tâm và lưu ý. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính càng được khẳng định rõ ràng hơn, sâu sắc hơn. Hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp huy động vốn không chỉ để hoạt động bình thường mà còn tận dụng mọi thời cơ để có những quyết định đúng đắn nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả tránh lãng phí. Báo cáo tài chính (BCTC) là kết quả cuối cùng thể hiện hoạt động tài chính doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Thế nhưng, doanh nghiệp muốn biết BCTC nói gì và muốn đưa ra các kế hoạch nhằm cải thiện tài chính thì hoạt động thường xuyên phải làm là phân tích BCTC. Phân tích BCTC không chỉ giúp nắm bắt tổng quát bức tranh tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp nắm rõ sức mạnh tài chính trong quá khứ, hiện tại và dự đoán được trong tương lai gần hay trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa là một trong 11 đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty TM Quảng Trị, với lĩnh vực kinh doanh chính là mua và chế biến tinh bột sắn. Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị. Sắn là loại nông sản chịu nhiều tác động từ thời tiết nên giá cả thường có xu thế biến động theo mùa vụ. Chính vì vậy mà vấn đề tài chính đối với loại hình doanh nghiệp này càng cần phải được đảm bảo nhằm dự phòng những rủi ro bất ngờ và không mong muốn. Phân tích BCTC sẽ giúp nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa nhìn rõTrường thực trạng hoạt động tàiĐại chính c ủhọca mình. Đ ồKinhng thời giúp doanhtế nghiHuếệp có thể đưa ra các kế hoạch quản lý hiệu quả hơn cũng như có chính sách phân bổ tài chính phù hợp với những kế hoạch và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Không những vậy, phân tích BCTC còn giúp cho việc sử dụng tài sản và nguồn vốn được tốt hơn nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình. 1
  17. Chính vì những lý do nêu trên cùng với việc củng cố lại các bài học đã được dạy khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như rèn luyện khả năng đọc các con số để biến chúng thành “các con số biết nói” trên BCTC nhằm thỏa mãn niềm đam mê với hoạt động tài chính của bản thân, tôi chọn đề tài “Phân tích BCTC Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa” làm đề tài khóa luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt 02 mục tiêu chủ yếu sau: 2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích BCTC của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa nhằm giúp bản thân Nhà máy và người dùng BCTC có cái nhìn khách quan, đúng đắn về tình trạng tài chính của Nhà máy. Qua đó, Nhà máy có thể nắm bắt được những điểm mạnh, những mặt còn hạn chế trong hoạt động tài chính để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý giúp cho tài chính Nhà máy bền vững, tự chủ và phát triển. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống lại cơ sở lý luận chung về phân tích BCTC trong doanh nghiệp. - Đánh giá tình hình tài chính và các nhân tố tác động đến tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích BCTC của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019. - Kiến nghị một số giải pháp để cải thiện những mặt còn yếu, tiếp tục duy trì những điểm mạnh và không ngừng nâng cao để đạt những kết quả tốt hơn về mặt tài chính của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1Trường Đối tượng nghiên c ứĐạiu học Kinh tế Huế Khóa luận với đề tài nghiên cứu “Phân tích BCTC của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa” nhằm nghiên cứu các đối tượng là: - Hệ thống thông tin trên BCTC. 2
  18. - Các chỉ tiêu và số liệu trên 03 bảng BCTC chủ yếu của nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa: BCĐKT, BCKQHĐKD, LCTT, thuyết minh BCTC. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa. - Về thời gian: BCTC của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019. - Về nội dung: Phân tích BCTC của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu đề tài sử dụng được phân thành 02 loại với những cách thu thập không giống nhau được trình bày dưới đây: - Thu thập dữ liệu sơ cấp: Các thông tin sơ cấp được thu thập dựa vào sự trao đổi với nhà quản lý phòng Tổ chức – Hành chính, phó Trưởng kế toán phòng Kế toán - Tài chính và một số nhân viên làm việc lâu năm trong đơn vị cùng với việc tìm hiểu trên website để nắm được các thông tin chung về Nhà máy. - Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các thông tin thứ cấp được sử dụng vào đề tài nghiên cứu là các thông tin trên BCTC của nhà máy sản xuất tinh bột sắn Hướng Hóa và một số tài liệu, giáo trình phân tích BCTC của PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, slide bài giảng phân tích BCTC doanh nghiệp của Th.S Hoàng Thị Kim Thoa cũng như các công trình nghiên cứu về phân tích BCTC của một doanh nghiệp mà ở đây là của sinh viên Nguyễn Trần Bảo Trân. 4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Xử lý dữ liệu là quá trình tính toán để biến các dữ liệu thô thành các dữ liệu giúp ngưTrườngời dùng dễ dàng nh ậĐạin biết đư ợhọcc ý nghĩa cKinhủa chúng, đ ềtế tài đã Huế sử dụng một số phương pháp xử lý chính sau đây: - Phương pháp phân tích theo chiều ngang: là phương pháp nhằm xác định mức độ chênh lệch của các chỉ tiêu ở kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Đề tài đã sử dụng phương pháp này xuyên suốt trong toàn bộ tiến trình hoàn thành khóa luận. Số tiền chênh lệch = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc 3
  19. Tỷ lệ chênh lệch = (Số tiền chênh lệch/Chỉ tiêu kỳ gốc) x 100 - Phương pháp phân tích theo chiều dọc: là phương pháp được sử dụng để tính cơ cấu, tỷ trọng của một bộ phận trong tổng thể. Với phương pháp này, đề tài áp dụng để tính toán tỷ trọng của các chỉ tiêu trên BCĐKT chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản, nguồn vốn. Tỷ trọng = (Chỉ tiêu bộ phận/Chỉ tiêu tổng thể) x 100 - Phương pháp hệ số, tỷ suất: là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới dạng phân số. Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp tập hợp, thống kê số liệu trên BCTC để đưa vào đề tài làm nội dung phân tích cũng như thống kê các chỉ tiêu tài chính có tầm quan trọng và cần thiết với Nhà máy. - Phương pháp loại trừ: Phương pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mô hình Dupont lên ROA và ROE của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa. - Phương pháp tích số: Phương pháp này được sử dụng bằng cách thiết lập một biểu thức toán học nhằm thể hiện mối liên hệ giữa mục này và mục khác trên BCTC. Đề tài đã sử dụng phương pháp này để phát triển công thức tính ROA, ROE đơn thuần thành các công thức tính toán trong mô hình Dupont. - Phương pháp Dupont: Phương pháp này nhằm xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố lên sức sinh lời của tài sản và sức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Từ đó, có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và sử dụng nguồn vốn. 5. Kết cấu Khóa luận gồm có 03 phần: PhTrườngần I: Đặt vấn đề Đại học Kinh tế Huế Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích Báo cáo tài chính 4
  20. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 5
  21. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về phân tích Báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích BCTC 1.1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp là các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu công ty. Báo cáo tài chính doanh nghiệp là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Phân tích Báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các Báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Tóm lại, phân tích các Báo cáo tài chính là cần phải làm sao để thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của nhàTrường quản lý doanh nghi ệĐạip đó. học Kinh tế Huế 1.1.1.2 Mục tiêu Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau. 6
  22. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp - Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp - Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cần thiết cho những dự đoán tài chính. - Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư Phân tích BCTC là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, đặt hàng các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất. Đối với các nhà cung cấp tín dụng Phân tích hoạt động tài chính nhằm xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau. - Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. - TrườngĐối với các khoản choĐại vay dài học hạn, nhà cungKinh cấp tín dụngtế dài Huế hạn phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quản lý được quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như kiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tư của doanh nghiệp. 7
  23. Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm định hướng việc làm ổn định và tạo nên sự an tâm cho các khoản thu nhập có trong công ty để những người hưởng lương yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phân công. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, kiểm tra việc chấp hành luật pháp của doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý của các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn. Các bên có liên quan khác Thuộc nhóm này có các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan truyền thông đại chúng cũng rất quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cụ thể. Tóm lại, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng chủ thể quản lý có cơ sở cần thiết để lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.1.1.3 Ý nghĩa Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được các tình hình kinh doanh và hoạt độngTrường tài chính của doanh Đại nghiệp , họcxác định đượcKinh những thếtế mạnh Huế và những biểu hiện tốt, không tốt bất cập trong vấn đề tài chính có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đưa ra dự đoán tài chính, tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. 8
  24. Đối với nhà đầu tư: Dựa vào để đánh giá thu nhập, những rủi ro để quyết định có đầu hay rút vốn về hay không Những chủ nợ, nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp: Dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ra quyết định tín dụng với mức cho vay, thời gian cho vay, hình thức thu nợ một cách phù hợp nhất. Những người hưởng lương trong doanh nghiệp - Hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp để biết được khả năng phát triển của mình khi làm trong doanh nghiệp. lớp học kế toán thuế - Những thông tin này trực tiếp liên quan tới các quyền lợi cùng trách nhiệm đến khách hàng và tương lai của họ. Cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào phân tích tài chính để đánh giá tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô. Từ đó, có những sửa đổi, điều chỉnh và ban hành những chính sách phù hợp hơn với sự phát triển các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi 1.2 Tài liệu phân tích a. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. (Bộ tài chính, 2014) Trường Bảng cân đối kế toán Đại có kết c ấuhọc gồm hai phKinhần: Phần tài tếsản và Huế phần nguồn vốn sao cho Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. - Phần tài sản: bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định - Phần nguồn vốn: bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, phản ánh nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp. 9
  25. Khi nhìn vào BCĐKT, chúng ta có thể biết được lĩnh vực hoạt động kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, quy mô, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, thấy được cơ cấu và sự biến động của tài sản cũng như cơ cấu và việc phân bổ vốn để tạo ra các tài sản đó. b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phản ánh chi tiết các hoạt động kinh doanh chính trong một thời kỳ hoạt động. Căn cứ vào việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể biết được khả năng sinh lãi và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Bộ tài chính, 2014) Kết cấu Báo cáo kết quả kinh doanh chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh, Hoạt động tài chính và Hoạt động khác. Trong đó, hoạt động kinh doanh là hoạt động cốt lõi, phản ánh mảng hoạt động chính của doanh nghiệp. Từ Báo cáo KQHĐKD, chúng ta có thể biết được doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Qua đó, chúng ta có thể thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp đã hoạt động đúng với lĩnh vực kinh doanh cùa mình hay chưa? Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhìn rõ được xu hướng vận động của doanh nghiệp, nhằm đưa ra các quyết định quản lý và quyết định đầu tư phù hợp cũng như xây dựng các kế hoạch cho tương lai. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợpTrường lại tình hình thu, chiĐại tiền tệ học của doanh Kinh nghiệp được tế phân Huế loại theo 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo LCTT giúp chúng ta biết được các luồng tiền ra, vào trong doanh nghiệp, nguồn gốc sinh ra và khả năng trả nợ. Ngoài ra, báo cáo LCTT còn giúp 10
  26. chúng ta dự báo dòng tiền trong tương lai để đánh giá doanh nghiệp, từ đó giúp các đối tượng quan tâm có những dự định, kế hoạch cho những hành động tiếp theo của mình trong thời gian tới. d. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, cung ứng – kinh doanh cũng như kết quả marketing của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà những bản báo cáo khác không thể mô tả rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chuẩn xác hơn về tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của bộ phận BCTC doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin đã được trình bày trong BCĐKT, BCKQHĐKD, Báo cáo LCTT cũng như các thông tin khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán. (Bộ tài chính, 2014) 1.3 Nội dung nghiên cứu 1.3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán a. Phân tích khái quát tình hình tài sản Phân tích khái quát tình hình tài sản là đánh giá năng lực thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại, đồng thời đánh giá tính hợp lý của sự biến động về giá trị, cơ cấu của tài sản qua các năm. Phân tích tài sản ngắn hạn Nhằm xem xét xu hướng biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn cả về cơ cấu lẫn quy mô. Trường Tiền và các khoản tươngĐại đương học tiền Kinh tế Huế Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, cũng là khoản mục ít chịu tác động bởi kế toán. Việc so sánh tỷ trọng và số tuyết đối của các tài sản tiền giúp chúng ta thấy được tình hình sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp. Sự tăng, giảm của khoản mục này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng thanh toán của 11
  27. doanh nghiệp. Thông thường, khoản mục này giảm và ở một mức nhất định được đánh giá là lạc quan vì không nên dữ trự tiền quá lớn, thay vì làm vậy, chúng ta nên lâp ra các kế hoạch kinh doanh, đầu tư để “tiền có thể tạo ra tiền”, cũng như tạo vòng quay tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Các khoản phải thu Các khoản phải thu là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp. Đây là khoản mục cần theo dõi sát sao. Khi xem xét tỷ trọng và số tuyệt đối qua các năm, nếu xu hướng là giảm thì được đánh giá là tích cực. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã có những biện pháp ngăn chặn việc chiếm dụng vốn, đồng thời cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong một số trường hợp, khoản mục này tăng được cho là hợp lý khi doanh nghiệp đang mở rộng các mối quan hệ. Hàng tồn kho HTK là giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp. Đó có thể là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm Tùy thuộc từng doanh nghiệp mà tỷ trọng phân bổ HTK sẽ khác nhau. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất thì sẽ tồn kho một lượng lớn nguyên vật liệu. Trong khi đó, một doanh nghiệp thương mại thì thường tồn kho chủ yếu là hàng hóa, thành phẩm. Phân tích tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là những tài sản có thời hạn sử dụng trên một năm. Trong đó, tài sản cố định là khoản mục quan trọng nhất. Tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình như là nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bất động sản Và tài sản cố định vô hình nhưTrường bản quyền, thương hiệu,Đại bằng pháthọc minh sáng Kinh chế Việc tếphân tíchHuế tài sản dài hạn nhằm đánh giá sự đầu tư chiều sâu và khả năng phát triển lầu dài của doanh nghiệp. Xu hướng chung của quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng cả về tỷ trọng lẫn cơ cấu, điều này cho thấy doanh nghiệp đang không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và không ngừng đầu tư để ngày càng 12
  28. lớn mạnh Tùy nhiên, không phải lúc nào tài sản cố định tăng cũng được đánh giá là tích cực. Chẳng hạn, doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị nhưng thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc không sử dụng do hàng tồn kho vẫn còn một lượng lớn chưa tiêu thụ. b. Phân tích tình hình nguồn vốn Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá tính hợp lý, hợp pháp và sự biến động của các nguồn vốn có trong doanh nghiệp. Phân tích sự biến động nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích nợ phải trả Nợ phải trả thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với bên ngoài. Nợ phải trả được phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính phải thanh toán dưới một năm. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ dùng các tài sản ngắn hạn tương tự hay các khoản nợ ngắn hạn khác thanh toán. Còn nợ dài hạn là những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính phải thanh toán trên một năm, dùng tài sản dài tương ứng để bảo đảm. Sự gia tăng của nợ phải trả đặt gánh nặng thanh toán lên các tài sản của doanh nghiệp. Xu hướng chung của khoản mục này phải thống nhất với xu hướng biến độngTrường của phần tài sản. TùyĐại theo trường học hợp mà Kinh sự thay đổi củatế nợ phảiHuế trả có những nhận định khác nhau. Phân tích vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của cổ đông. Phân tích vốn chủ sở hữu thông qua BCĐKT là việc làm xem xét tỷ trọng và 13
  29. giá trị của VCSH đã có những thay đổi ra sao qua từng chu kỳ kinh doanh. Xem xét và đánh giá vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác như nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có phù hợp với loại hình doanh nghiệp hay không, phù hợp với quy định tối thiểu về mức vốn cho từng doanh nghiệp, có phù hợp với mục đích trích lập từng loại quỹ hay không. 1.3.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích kết quả kinh doanh để nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với những điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. a. Phân tích doanh thu Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, có được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Đây là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là nguồn tài chính quyết định hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo. Doanh thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó phải thường xuyên phân tích để thấy được những ưu, nhược điểm của các phương án nhằm tăng doanh thu. Từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh để loại bỏ những mặt chưa đạt được, duy trì nhữngTrường mặt tích cực để doanhĐại thu đạthọc hiểu quả caoKinh nhất. tế Huế b. Phân tích chi phí Chi phí là tất cả hao phí tính thành tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí là dòng tiền ra của doanh nghiệp. 14
  30. Giá vốn hàng bán là trị giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thấp sẽ tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh lớn. Việc kiểm soát chi phí sản xuất luôn luôn là điều mà các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp quan tâm. Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu có xu hướng biến động theo những lên xuống của thị trường. Việc lời lỗ sẽ được quyết định bởi sự chênh lệch giữa giá bán và GVHB thực sự. Để khai thác hết tiềm năng mà GVHB mang lại, doanh nghiệp cần đi tìm hiểu các thành phần cấu thành nên GVHB: nguyên vật liệu, nhân công Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để vận hành các hoạt động của mình, có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí tài chính là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và một số khoản chi phí khác. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy, doanh nghiệp không chỉ cần phải tăng doanh thu hết mức có thể mà còn phải giảm chi phí hết sức. Do vậy, chi phí cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng được doanh nghiệp lưu ý. Doanh nghiệp phải phân tích chi phí một cách thường xuyên, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chi phí. c. Phân tích lợi nhuận Trường Lợi nhuận là kết quả Đại tài chính học cuối cùng Kinhcủa hoạt động tế sản xuất,Huế kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở, nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu lợi nhuận giúp chúng ta giải thích được tại sao doanh nghiệp cần phải xem xét thường xuyên chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu chi phí sau mỗi kỳ 15
  31. hoạt động kinh doanh. Do đó, việc phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí là hết sức cần thiết và quan trọng nếu muốn đưa ra những phương án kết quả kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận tạo ra trong doanh nghiệp. Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Đánh giá chung tình hình thực hiện là đánh giá sự biến động của tổng lợi nhuận cũng như của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này với kỳ trước nhằm khái quát tình hình lợi nhuận và nhân tố ảnh hưởng đến nó. Lợi nhuận là cơ sở để tính chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh. 1.3.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền ra, dòng tiền vào trong doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện quá trình luân chuyển tiền tệ từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích BCLCTT là đánh giá tình hình sử dụng và nguồn hình thành tiền tệ. Để đánh giá được tài chính của doanh nghiệp qua BCLCTT, trước hết chúng ta cần so sánh dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp với các hoTrườngạt động khác bằng cách Đại tính tỷ họctrọng dòng Kinhtiền từ hoạt đtếộng kinhHuế doanh và các hoạt động khác so với tổng tiền tạo ra trong kỳ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải xem sự biến động của dòng tiền và xác định ảnh hưởng của từng hoạt động. Đồng thời, so sánh từng khoản mục tiền vào và chi ra của các hoạt động để thấy được tiền được tạo ra chủ yếu đến từ hoạt động nào, tiền chi ra cho hoạt động nào nhiều nhất nhằm đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp 16
  32. được cho là an toàn về tài chính chỉ khi dòng tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương, có khả năng bù đắp các khoản lỗ của doanh nghiệp do các hoạt động khác mang lại. Khi đó, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được duy trì và diễn ra liên tục. Tiền tạo ra từ hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội đầu tư, tài trợ Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương cho thấy quy mô đầu tư của doanh nghiệp đang dần thu hẹp vì đây là kết quả do doanh nghiệp bán các tài sản tạo ra thu nhập. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi trả cổ tức và mua bán chứng khoán. Ngoài ra, thông tin trong BCLCTT cho chúng ta biết liệu công ty đang nghiên cứu có đang hưởng lợi từ một lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. 1.3.4 Phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính Phân tích TMBCTC nhằm thu thập các thông tin như: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng, chính sách kế toán áp dụng, các thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo trong BCDDKT, những thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCKQHĐKD, những thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo LCTT và những thông tin khác. Phân tích những thông tin trình bày trên bản TMBCTC nhằm làm rõ thêm, chi tiết thêm, chi tiết hơn những thông tin mà trong các BCTC chưa được làm rõ. (Nguyễn Năng Phúc, 2008) 1.4. Chỉ số tài chính 1.4.1 Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn HệTrường số khả năng thanh toánĐại nợ ngắn học hạn = Tổng Kinh tài sản ngắn tế hạn/Tổng Huế nợ ngắn hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn. 17
  33. Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. Trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán, bởi HTK là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản thấp nhất, nếu chúng là loại hàng khó bán chúng ta rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. Hệ số thành toán tức thời Hệ số thành toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN. Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn HTrườngệ số thanh toán của tài Đạisản ngắn hhọcạn = Tiền vàKinh tương đương tế tiền/ TàiHuế sản ngắn hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu này cho biết, trong một đồng tài sản ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tiền và tương đương tiền. 18
  34. Chất lượng của tài sản ngắn hạn Chất lượng của tài sản ngắn hạn = Hàng tồn kho/Tài sản ngắn hạn (Nguyễn Năng phúc, 2008) Ý nghĩa của chỉ tiêu này là trong một đồng TSNH thì có bao nhiêu đồng HTK Số lần hoàn trả lãi vay Số lần hoàn trả lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay (Nguyễn Năng Phúc, 2008) 1.4.2 Chỉ số hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản Số vòng quay của tài sản Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số vòng quay của tài sản dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua hệ số này chúng ta biết được cứ một đồng tài sản thì có thể tạo ra mấy đồng doanh thu. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác, chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản với hệ số vòng quay tài sản bình quân chung của ngành hoặc với đối thủ cạnh tranh. Suất hào phí của tài sản so với doanh thu thuần Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần = Tổng TS bình quân/DTT (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu này cho biết, để tạo ra một đồng DTT trong kỳ thì cần đầu tư bình quân mTrườngấy đồng tài sản vào ho Đạiạt động sả nhọc xuất kinh doanh.Kinh tế Huế Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (V) (V) = Doanh thu thuần /Tổng TSNH bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) TSNH thể hiện phần vốn doanh nghiệp đầu tư vào các hạng mục tài sản có tính luân chuyển nhanh với thời gian thu hồi vốn trong một năm. Thông qua chỉ tiêu 19
  35. này, ta biết rằng, cứ bình quân đầu tư 01 đồng TSNH vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh của doanh nghiệp. Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn (K) (K) =360 / Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Số vòng quay của hàng tồn kho Hệ số vòng quay HTK = GVHB/Bình quân HTK (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số vòng quay HTK thể hiện khả năng quản trị HTK. Vòng quay HTK là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay HTK thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị HTK là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong là nhanh và ngược lại. Cần lưu ý, HTK mang đậm tích chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp lầ tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay HTK càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và HTK không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối hủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dữ trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay HTK phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất vàTrường đáp ứng được nhu c ầuĐại khách hàng. học Kinh tế Huế Số ngày dự trữ HTK Số ngày dự trữ HTK = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay HTK (Nguyễn Năng Phúc, 2008) 20
  36. Từ công thức trên, chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân để từ lúc mua nguyên liệu về, sản xuất và xuất bán hết phải mất bao nhiêu ngày. Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu = DTT/Các khoản phải thu bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó. Chỉ số vòng quay khoản phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số. Chỉ số này thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Kỳ thu tiền bình quân (DOS) DOS = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay khoản phải thu (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu này cho biết, thời gian bình quân để thu hồi được khoản nợ phải mất bao nhiêu ngày. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả = (GVHB + Tăng (giảm) HTK )/KPT bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ số vòng luân chuyển các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn củTrườnga doanh nghiệp đối vĐạiới nhà cung học cấp. Ch ỉKinh số này quá tế thấp cóHuế thể anh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Chỉ số vòng luân chuyển khoản phải trả quá thấp (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể 21
  37. hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Sức sản xuất của tài sản dài hạn Sức sản xuất của tài sản dài hạn = Doanh thu thuần/Tổng tài sản dài hạn bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu nói lên rằng cứ bình quân đầu tư một đồng tài sản dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiều đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần/Tổng TSCĐ bình quân (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản cố định sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nếu độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cao của DN, hay nói cách khác vốn của DN được quay vòng nhanh. 14.3 Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu NPT trên VCSH = NPT/VCSH (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mô tài chính của một DN, cho biết trong tổng nguồn vốn của DN thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tàiTrường trợ chủ yếu bởi các khoĐạiản nợ, cònhọc ngược lạKinhi thì tài sản ctếủa DN Huế được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn. 22
  38. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Hệ số khả năng thanh toán NDH = Tổng giá trị TSDH/Tổng NDH (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số khả năng thanh toán NDH tổng quát nhằm cung cấp cho người dùng thông tin về tình trạng nợ cũng như khả năng phát triển xa của doanh nghiệp trong tương lai. Hệ số này cho biết, với 01 đồng NDH thì được đảm bảo bởi mấy đồng TSDH. Hệ số nợ Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không; hệ số này cho biết mức độ an toàn cao hay thấp, có trang trải được khi doanh nghiệp phá sản hay không? Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ vào nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp Thông thường, hệ số ở mức 60% là chấp nhận được và khá an toàn. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản TrườngHệ số nợ dài Đạihạn so vớ i họctổng tài sả nKinh = Nợ dài hạ n/tếTổng tàiHuế sản (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số này cung cấp thước đo tổng quát về tình hình tài chính dài hạn của một công ty, bao gồm khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối với các khoản nợ tồn đọng. Hệ số cho ta thấy, với 01 đồng tài sản thì đảm bảo được mấy đồng nợ dài hạn. 23
  39. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà hệ số này cao hay thấp là tốt. Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả = Nợ dài hạn/Nợ phải trả (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả cho thấy trong 01 đồng nợ phải trả thì có bao nhiêu đồng nợ dài hạn. Hệ số này giúp chúng ta xác định cơ cấu nợ dài hạn để có những đánh giá đúng về nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Số lần thanh toán lãi vay dài hạn Số lần thanh toán lãi vay dài hạn = (LNST + CPLV – Lãi cổ phần)/CPLV (Nguyễn Năng Phúc, 2008) 1.4.4 Chỉ số về khả năng sinh lời Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận gộp biên = (Lợi nhuận gộp từ BH và CCDV / DTT) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Lợi nhuận gộp biên cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong quy trình sản xuất doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp từ BH và CCDV. Lợi nhuận gộp biên càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả. Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt bạn cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành. Trường Lợi nhuận ròng biên Đại (ROS) học Kinh tế Huế Lợi nhuận ròng biên = (LNST/DTT) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Lợi nhuận ròng biên dùng để tính toán, xác định khả năng sinh lời của toàn bộ công ty. Nó thể hiện bằng phần trăm, tỉ lệ phần trăm càng cao thì lãi càng lớn. Qua hệ số lợi nhuận ròng biên sẽ chỉ ra được doanh nghiệp đó đang gặp phải những vấn 24
  40. đề gì làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, ví dụ như chi phí không cần thiết, vấn đề quản lý, năng suất Lợi nhuận ròng biên là hệ số dùng để so sánh nội bộ, đồng thời nó cũng là một chỉ số để đánh giá chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Khả năng sinh lời cơ bản (BEF) BEF = (EBIT/Tổng tài sản bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Khả năng sinh lợi là một con số cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian dài, giả sử các điều kiện hoạt động không đổi. Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Khả năng sinh lời cơ bản thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Chỉ tiêu này mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Còn nó mang giá trị âm thì là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định = (LNST/Tổng tài sản cố định bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản cố định thể hiện khả năng sinh lời của tài sản cố định, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện khả năng sinh lời cao của tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết, cứ bình quân đầu tư 100 đồng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Phân tích hiệu quTrườngả sử dụng tài sản cố đĐạiịnh đặc bi ệhọct cần thiết trongKinh việc phân tế tích báoHuế cáo tài chính của các DN sản xuất công nghiệp, với phần vốn đầu tư cho tài sản cố định cao. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 25
  41. ROA = (LNST/Tổng tài sản bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Tỷ suất sinh lời của tài sản là một chỉ số tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Nhà đầu tư sẽ thấy được bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = (LNST/VCSH bình quân) x 100 (Nguyễn Năng Phúc, 2008) ROE là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả. Chỉ số ROE của một doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Trong thực tế, người ta sử dụng ROE để lựa chọn doanh nghiệp thông qua tốc độ tăng trưởng, đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông và nhận diện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. 1.5.Trường Phương pháp phân Đại tích học Kinh tế Huế Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. (Nguyễn Năng Phúc, 2008) 26
  42. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp phân tích sau: 1.5.1. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được các nhà phân tích sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế phân tích tài chính. Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. - Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp so sánh, về thời gian và đơn vị đo lường. - Gốc so sánh: Tùy thuộc vào mục đích phân tích mà lựa chọn gốc về thời gian hay không gian Về mặt không gian: sử dụng đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác Việc so sánh được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, với bình quân ngành, bình quân khu vực. Kết quả phân tích không bị ảnh hưởng khi điểm gốc và điểm phân tích đổi chỗ cho nhau. Về mặt thời gian: điểm gốc được lựa chọn là kỳ đã qua hay kế hoạch, dự án. Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ Trườnggốc khác. Đại học Kinh tế Huế Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu. Khi đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh thường so sánh chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của 27
  43. ngành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh. - Các dạng so sánh: So sánh bằng số tương đối: các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. + So sánh bằng số tuyệt đối: các nhà phân tích tài chính sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc. (Nguyễn Năng Phúc, 2008) 1.5.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác độ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì loại trừ nhân tố khác. (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Phương pháp loại trừ được thực hiện qua hai phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. - Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kì phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Việc thay thế được ưu tiên cho nhân tố số lượng trước, nhân tố chất lượng sau. Nhân tố nào được thay thế thì đó là nhân tố ảnh hưởng, nhân tố nào không được thay thế thì giữ nguyên. GiảTrường sử chỉ tiêu cần phân Đạitích: A = ahọc x b x c Kinh tế Huế Ở kỳ gốc: A0 = a0 x b0 x c0 Ở kỳ phân tích: A1 = a1 x b1 x c1 Đối tượng cần phân tích: A = A1 – A0 Ảnh hưởng của nhân tố a: ∆A (a) = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 28
  44. Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆A (b) = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆A (c) = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0 Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích: ∆A = ∆A (a) + ∆A (b) + ∆A (c) (Nguyễn Năng Phúc, 2008) - Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng). Giả sử chỉ tiêu cần phân tích: A = a x b x c Ở kỳ gốc: A0 = a0 x b0 x c0 Ở kỳ phân tích: A1 = a1 x b1 x c1 Ảnh hưởng của nhân tố a: ∆A (a) = (a1 – a0) x b0 x c0 Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆A (b) = a1 x (b1 – b0) x c0 Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆A (c) = a1 x b1 x (c1 – c0) Tổng mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu lên đối tượng phân tích: ∆A = ∆A (a) + ∆A (b) + ∆A (c) (Nguyễn Năng Phúc, 2008) 1.5.3. Phương pháp Dupont Phương pháp Dupont hay mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tíchTrường khả năng sinh lời củaĐại một doanh học nghiệp Kinh bằng các công tế cụ quảnHuế lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. 29
  45. Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào phương pháp Dupont, ta phân tích các chỉ tiêu ROA, ROE như sau: Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROA = = x Tổng tài sản BQ Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ = Tỷ suất lợi nhuận x Số vòng quay tài sản (1) trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng TS BQ ROE = = x x Tổng vốn CSH BQ Doanh thu thuần Tổng TS BQ Vốn CSH BQ = Tỷ suất lợi nhuận trên x Số vòng quay x Đòn bẩy (2) doanh thu tổng tài sản tài chính tài ch Từ công thức (1), ta thấy số vòng quay tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất của tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy, làm cho tỷ lệ sinh lời của tài sản càng lớn. Để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu tổng tài sản. Tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệ mật thiết và cùng chiều với nhau. Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi theo doanh thu thuần phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần. Đồng thời, hai nhân tố này có quan hệ cùng chiều với nhau. Muốn tăng tỷ lệ lãi theo doanh thu thuần phải thực hiện đồng thời tăng cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. (Nguyễn Năng Phúc, 2008) Từ công thức (2), chỉ tiêu ROE được cấu thành từ 03 yếu tố. Thứ nhất là tỷ suất lợiTrường nhuận sau thuế trên Đạidoanh thu. học Đây là yếu Kinh tố phản ánh tếtrình độHuế quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là, vòng quay vòng quay tài sản. Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. (Nguồn: phantichtaichinh.com) 30
  46. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, khóa luận đã trình bày các cơ sở lý luận chung khá đầy đủ về phân tích BCTC trong doanh nghiệp và được chia ra thành hai nội dung chủ yếu gồm tổng quan về phân tích BCTC doanh nghiệp và nội dung phân tích. Đó là cơ sở cho việc tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tài chính tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 được trình bày cụ thể ở chương 2. Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  47. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 2.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa Hình 2.1: Hình ảnh Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa  Liên hệ: Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa  Người đại diện pháp luật: Hồ Xuân Hiếu  Địa chỉ: Xã Thuận, huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị  Điện thoại: (+84) 2333 764 163 - (+84) 2333 764 166  Fax: (+84) 2333 764 164 Trường Email: sepontapioca@yahoo.com.vn Đại học Kinh tế Huế sepontapioca@sepon.com.vn  Vốn điều lệ : 11 tỷ đồng  Mã số thuế : 3200042556019  Tài khoản số : 0006563210 Mở tại Ngân hàng NN & PTNT Hướng Hóa 32
  48. Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa là một đơn vị thành viên của Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị nay là Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị, chịu sự quản lý về mặt nhà nước của sở Công Thương Quảng Trị, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Nhà máy nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm và mang đặc thù riêng của miền tây Quảng Trị, nằm tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ngày 09/03/2004 Giám đốc công ty đã ký kết thành lập: Nhà Máy Tinh bột sắn Hướng Hóa theo quyết định số: 97/QĐ-TM (ban hành theo điều lệ tổ chức họat động của nhà máy), Nhà máy trực thuộc công ty và độc lập về ngành kinh doanh sản xuất. Ngày 01/08/2007 theo QĐ số 10/HĐ-TV của hội đồng thành viên đã chuyển đổi từ Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa sang chi nhánh công ty TNHH MTV Thương Mại Quảng Trị Nhà Máy Tinh Bột Sắn Hướng Hóa. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị - Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa chính thức chuyển qua Chi nhánh Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương Mại Quảng Trị – Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa. Từ khi thành lập đến này, Nhà máy đã có 16 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực chế biến tinh bột sắn của mình. Từ một doanh nghiệp non trẻ Nhà máy đã khẳng định vị trí của mình khi liên tiếp nhận các giải thưởng như: “Sản phẩm chất lượng thế kỷ” của Tổ chức Sáng kiến kinh doanh quốc tế (B.I.D), “Top 100 Thương hiệu Việt Bền vững”, “Sao vàng Đất Việt” năm 2013 và nhiều giải thưởng khác. Quá trình phát triển của nhà máy Tinh Bột Sắn Hướng Hóa đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn thử thách nhưng nhà máy đã biết cách thích nghi với nền kinh tế thịTrường trường, để từ đó nhà Đại máy càng họcngày càng Kinhphát triển tạo tếra công Huế việc cho nhiều lao động và thu hút hơn 10.000 lao động nông dân địa phương. Đây là một trong những nhà máy nằm trong chủ trương xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng tính tới thời điểm này. Góp 33
  49. phần phát triển tỉnh Quảng Trị nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung, tạo sự phồn vinh toàn xã hội. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa chuyên sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn và các mặt hàng nông sản khác. Ngoài ra Nhà máy còn cung ứng vật tư và các mặt hàng thiết yếu phục vụ miền núi như Nhà máy đã nghiên cứu và tạo ra phân vi sinh chất lượng cao, giá rẻđể phục vụ bà con trong trồng trọt. 2.1.2.2 Nhiệm vụ Nhà máy được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả và phát triển nguồn vốn kinh doanh để tái đầu tư, làm cho Nhà máy ngày một lớn mạnh. - Tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ củ sắn tươi, sắn lát khô và các nông sản khác theo chỉ tiêu kế hoạch của công ty giao. - Đóng góp một phần chủ trương xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa và các huyện lân cận như Cam Lộ, Đakrông . - Hoàn thiện nhiệm vụ tài chính đã đặt ra nhằm góp phần thực hiện chỉ tiêu đó. - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ pháp luật của nhà nước, đào tạo đội ngũ lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, bảo hộ lao động đối với công nhân viên của nhà máy. - Khai thác có hiệu quả khả năng tiềm tàng của nguồn nguyên liệu sắn có sẵn ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. - Trường Cung cấp một phần Đại nguyên li ệhọcu cho các Kinh Nhà máy ch ếtế biến ởHuế khu vực Miền Trung, Miền Bắc và xuất khẩu đi các nước trên thế giới. - Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trong tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng. 34
  50. - Làm tốt công tác quản lý lao động, chú trọng đến công tác bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Nhà máy. Thường xuyên chăm lo cho đời sống, sức khỏe, nâng cao thu nhập cho nhân viên. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 2.1.3.1 Đặc điểm ngành nghề chế biến tinh bột sắn - Tinh bột sắn hay còn gọi là tinh bột khoai mì là nguồn nguyên liệu không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong đời sống như làm: thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, bánh kẹo, bột ngọt, keo - Tinh bột sắn có thành phần và đặc tính gần giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn nhiều tinh bột bắp và tinh bột lúa mì. Về đặc điểm kỹ thuật, tinh bột sắn có tỷ trọng cao và không dễ tan trong nước. Nó sẽ kết tủa nếu để một thời gian trong tình trạng chất lỏng. Dưới nhiệt độ cao, cấu trúc của nó sẽ được phá vỡ tạo thành chất keo dính đặc quánh giống như hiện tượng hồ hóa. Đồng thời, tinh bột sắn dễ dàng bị hồ hóa với độ dính cao, chất liệu hồ tinh khiết và quá trình thoái hóa của chúng diễn ra rất chậm. - Tinh bột khoai mì có giá thấp hơn tinh bột khoai tây. Từ những ưu điểm về đặc tính và giá, tinh bột sắn đang có nhu cầu tăng trưởng rõ rệt ở khắp nơi trên thế giới. Và với các đặc tính như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đối với ngành chế biến tinh bột sắn đang là một vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi. Lý do là trong nước thải ngành tinh bột sắn chứa lượng chất hữu cơ, chất rắn cao và có tính axit. Tuy nhiên, nhờ có “Hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch” nên Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa luôn là tấm gương về bảo vệ môi trường. Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  51. 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức Ban Giám đốc Tổ chức Phòng kế Phòng kinh PX sản P.KCS&M PXSX hành chính toán doanh xuất T phân hữu cơ Tổ b ảo Tổ cấp Tổ cân Trạm Tổ cơ Ca A Ca B Ca C vệ dưỡng thu mua điện Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa Chức năng từng bộ phận - Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của nhà máy, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Người đại diện cho pháp luật là giám đốc nhà máy. - Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành nhà máy theo sự ủy quyền và phân công của giám đốc, thay giám đốc thực hiện các việc cụ thể khi giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi việc được giao. - TrườngPhòng kế toán: Giám Đại sát tham họcmưu các nghiệp Kinh vụ tài chính tế cho Huế giám đốc, quản lý chặt chẽ mọi nguồn vốn và tài sản, lập các định mức về theo dõi công nợ, tiền hàng hóa, cung cấp số liệu cần thiết cho giám đốc chính xác và kịp thời lập báo cáo định kỳ và hàng tháng theo dõi tình hình biến động của tiền mặt, tiền gửi của nhà máy tại quỹ và tại Ngân hàng. 36
  52. - Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề nhân sự của nhà máy đồng thời theo dõi tình hình nhân sự, những biến động về lao động để xin ý kiến cấp trên giải quyết. Nghiên cứu nguồn đạo tạo cán bộ. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ hành chính văn thư của nhà máy. - Phân xưởng sản xuất: Theo dõi và kiểm tra quá trình sản xuất. + Tổ cơ điện: Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, kiểm tra các sự cố trong quá trình sản xuất. + Ca sản xuất A, B, C: Vận hành máy móc thiết bị, sản xuất tinh bột sắn đảm bảo chất lượng và số lượng. - Phòng KCS và môi trường: Kiểm tra hàm lượng bột đầu vào, kiểm tra giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng bột, kiểm tra thành phẩm nhập kho, xử lý chất thải môi trường. 2.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng KT KT KT KT vật KT KT Thủ Thủ tổng thanh ngân tư, thành công theo quỹ kho hợp toán hàng phẩm, nợ, tiền dõi hàng lương CCDC Trường Đại học Kinh tế Huế hóa, TSCD Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 37
  53. Chức năng từng bộ phận - Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo phòng kế toán, có chức năng kiểm tra việc hạch toán của kế toán viên, lập kế hoạch thu chi tài chính, dự toán chi phí Tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động trong nhà máy, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, có nhiệm vụ lập báo cáo định kì và hàng tháng phân bổ kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời đưa ra những phương án kinh doanh có hiệu quả. - Kế toán tổng hợp: Kiểm tra số liệu, công tác tài chính, kế toán tại đơn vị, tổng hợp, phân bổ và tính giá thành nhập kho. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ chi bằng tiền mặt, tạm ứng, kiểm tra kiểm soát các khoản thanh toán. - Kế toán ngân hàng: Theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng. - Kế toán vật tư, thành phẩm: Theo dõi vật tư thành phẩm, nguyên vật liệu. - Kế toán tiền lương: Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh giám đốc, thanh toán BHXH, BHYT cho các lao động theo quy định theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của nhà máy, thanh toán các khoản thu chi công đoàn. - Kế toán CCDC, TSCĐ: Theo dõi và hoạch toán tình hình tăng giảm và phân bổ CCDC, TSCĐ. - Thủ kho: Theo dõi hàng hóa nhập, xuất theo từng loại, từng mặt hàng, từng vùng, theo dõi hàng tồn kho cuối kỳ cả về số lượng lẫn chất lượng. - Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi từ các chứng từ thu chi được ký duyệt bảo quản tiền mặt, lập báo cáo các quỹ vào cuối tháng, ghi chép vào sổ qũy theo quy định hằng ngày và cuối tháng. 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa a.Trường Tổ chức vận dụng ch Đạiế độ chứ nghọc từ Kinh tế Huế - Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày BCTC là Việt Nam Đồng (VNĐ). - Kỳ kế toán năm của Nhà máy bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. 38
  54. - Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn tại thông tư số 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 và Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính. c. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán Hệ thống sổ kế toán đang áp dụng trong Nhà máy gồm: - Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp - Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng hình thức ghi sổ trên máy tính thông qua phần mềm kế toán Bravo, ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ - ghi sổ”. Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.2: Màn hình nhập liêu của phần mềm kế toán Bravo tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa d. Hệ thống báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN) 39
  55. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04 – DN) d. Các phương pháp kế toán áp dụng - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp kế toán HTK: Phương pháp bình quân gia quyền 2.1.5 Đặc điểm tổ chức lao động tại Nhà máy Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội thì những yêu cầu của khách hàng cũng trở nên khắt khe hơn về chất lượng, giá cả thẩm mỹ và dịch vụ sau khi mua. Do đó Nhà máy luôn có chính sách đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ công nhân viên làm cho nguồn lực về lao động trở nên dồi dào và lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bảng 2.1: Tình hình lao động của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị tính: Người) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu SL % SL % SL % (+/-) % (+/-) % Tổng số lao động 168 100.00 166 100.00 186 100.00 -2 -1.19 20 12.05 1. Phân theo giới tính Nam 102 60.71 103 62.05 120 64.52 1 0.98 17 16.50 Nữ 66 39.29 63 37.95 66 35.48 -3 -4.55 3 4.76 2. Phân theo trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng 30 17.86 39 23.49 47 25.27 9 30.00 8 20.51 Trường Trung cấp Đại49 29.17 học 45 27.11Kinh 55 29.57tế Huế-4 -8.16 10 22.22 Công nhân, kỹ thuật 89 52.98 82 49.40 84 45.16 -7 -7.87 2 2.44 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Nhà máy) 40
  56. Từ bảng 2.1, ta có nhận xét về tình hình nguồn lao động tại Nhà máy như sau: Tổng số lao động: Số lao động của Nhà máy có sự biến động không đều qua các năm. Năm 2018, số lao động giảm 02 người với tốc độ giảm là 1.19%. Năm 2019, tổng số lao động là 186 người, tăng thêm 20 người với tốc độ tăng là 12.05%, do nhu cầu công việc nhà máy tăng lên. Phân theo giới tính: Ta thấy rằng lao động nữ ít hơn nhiều so với nam, do dặc điểm sản xuất nên nhà máy ít tuyển lao động nữ, số lượng tăng giảm không đáng kể qua 03 năm. Năm 2017, số lao động nam là 102 người, chiếm 60.71% trong tổng số lao động của Nhà máy, số lao động nữ là 66 người, chiếm 39.29%. Năm 2018, số lao động nam là 103 người, chiếm 62.05%, số lao động nữ là 63 người, chiếm 37.95%. Năm 2019, số lao động nam là 120 người, chiếm 64.52%, số lao động nữ là 66 người, chiếm 35.48%. Phân theo trình độ chuyên môn: Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng trong khi số lao động trình độ trung cấp và công nhân, kỹ thuật cũng có những thay đổi đáng kể. Cụ thể, năm 2018, trình độ đại học, cao đẳng tăng 09 người và tăng với tốc độ 30%, trình độ trung cấp giảm 04 người với tốc độ giảm 8.16%. Số lượng công nhân, kỹ thuật giảm 07 người với tốc độ giảm 7.87%. Đến năm 2019, số lao động trình độ đại học, cao đẳng tăng thêm 08 người với tốc độ tăng 20.51% trong khi đó, số lao động trình độ trung cấp cũng tăng thêm 10 người với tốc độ tăng là 22.22% và số lượng công nhân, kỹ thuật tăng thêm 02 người với tốc độ tăng 2.44%. Điều này cho thấy trình độ lao động của nhà máy ngày càng được nâng cao. Hiện tại và trong tương lai nhà máy sẽ có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tay nghề sẽ tăng năng suất lao động và chất lượng công việc của nhân viên, khuyến khích họ học hỏi nhiều hơn. Các thành viên thi đua rèn luyện kỹ năngTrường tay nghề giỏi tạo cơĐại sở vững chhọcắc làm thành Kinh sức mạnh đtếể phát Huế triển nhà máy. 2.2 Phân tích Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa 2.2.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản 41
  57. Bảng 2.2: Bảng phân tích thể hiện cơ cấu và biến động tài sản của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 (Đơn vị tính: Đồng) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % A. Tài sản ngắn hạn 8,696,960,560 25.26 10,485,481,169 28.88 11,816,241,702 32.97 1,788,520,609 20.56 1,330,760,533 12.69 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,790,133,605 8.10 1,937,620,957 5.34 3,653,993,334 10.19 (852,512,648) -30.55 1,716,372,377 88.58 1, Tiền 2,790,133,605 8.10 1,769,620,957 4.87 3,653,993,334 10.19 (1,020,512,648) -36.58 1,884,372,377 106.48 2. Các khoản tương đương tiền 168,000,000 0.46 168,000,000 (168,000,000) -100.00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1,022,312,616 2.97 1,638,003,646 4.51 2,465,178,935 6.88 615,691,030 60.23 827,175,289 50.50 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 750,940,280 2.18 1,309,956,368 3.61 2,176,645,246 6.07 559,016,088 74.44 866,688,878 66.16 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 219,933,749 0.64 295,208,209 0.81 229,073,091 0.64 75,274,460 34.23 (66,135,118) -22.40 3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 5,000,000 0.01 0.00 0.00 (5,000,000) -100.00 - 4. Phải thu ngắn hạn khác 46,438,587 0.13 32,839,069 0.09 59,460,598 0.17 (13,599,518) -29.28 26,621,529 81.07 IV. Hàng tồn kho 4,863,115,754 14.13 6,887,918,445 18.97 5,682,339,811 15.85 2,024,802,691 41.64 (1,205,578,634) -17.50 1. Hàng tồn kho 4,863,115,754 14.13 6,887,918,445 18.97 5,682,339,811 15.85 2,024,802,691 41.64 (1,205,578,634) -17.50 V. Tài sản ngắn hạn khác 21,398,585 0.06 21,938,121 0.06 14,729,622 0.04 539,536 2.52 (7,208,499) -32.86 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 21,398,585 Trường0.06 21,938,121 Đại0.06 học 14,729,622 Kinh 0.04 tế 539,536 Huế 2.52 (7,208,499) -32.86 42
  58. 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % B. Tài sản dài hạn 25,729,144,669 74.74 25,822,724,233 71.12 24,025,569,967 67.03 93,579,564 0.36 (1,797,154,266) -6.96 II. Tài sản cố định 25,412,134,379 73.82 25,017,991,807 68.90 23,931,544,944 66.77 (394,142,572) -1.55 (1,086,446,863) -4.34 1. Tài sản cố định hữu hình 24,190,533,979 70.27 23,796,391,407 65.54 22,709,944,544 63.36 (394,142,572) -1.63 (1,086,446,863) -4.57 Nguyên giá 34,575,429,724 100.43 34,898,862,274 96.12 35,076,272,043 97.86 323,432,550 0.94 177,409,769 0.51 Giá trị hao mòn lũy kế (10,384,895,745) -30.17 (11,102,470,867) -30.58 (12,366,327,499) -34.50 (717,575,122) 6.91 (1,263,856,632) 11.38 2. Tài sản cố định vô hình 1,221,600,400 3.55 1,221,600,400 3.36 1,221,600,400 3.41 - 0.00 - 0.00 Nguyên giá 1,264,600,400 3.67 1,264,600,400 3.48 1,264,600,400 3.53 - 0.00 - 0.00 Giá trị hao mòn lũy kế (43,000,000) -0.12 (43,000,000) -0.12 (43,000,000) -0.12 - 0.00 - 0.00 IV. Tài sản dở dàng dài hạn 3,508,000 0.01 49,890,272 0.14 0.00 46,382,272 1322.19 (49,890,272) -100.00 1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3,508,000 0.01 49,890,272 0.14 0.00 46,382,272 1322.19 (49,890,272) -100.00 VI. Tài sản dài hạn khác 313,502,290 0.91 754,842,154 2.08 94,025,023 0.26 441,339,864 140.78 (660,817,131) -87.54 1. Chi phí trả trước dài hạn 313,502,290 0.91 754,842,154 2.08 94,025,023 0.26 441,339,864 140.78 (660,817,131) -87.54 Tổng tài sản 34,426,105,229 100.00 36,308,205,402 100.00 35,841,811,669 100.00 1,882,100,173 5.47 (466,393,733) -1.28 (Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hương Hóa năm 2017, 2018, 2019) Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  59. a. Phân tích cơ cấu tài sản 2017 2018 2019 25.2 28.8 32.9 6% 8% 7% 67.0 74.7 71.1 3% 4% 2% TSNH TSDH TSNH TSDH TSNH TSDH Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 - 2019 Qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.1, ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng TSNH có xu hướng tăng trong khi tỷ trọng TSDH có xu hướng giảm trong 03 năm 2017, 2018 và 2019. Cụ thể như sau: Năm 2017, tổng TSNH là 8,696,960,560 đồng, chiếm 25.26% trong tổng tài sản và tổng TSDH đạt giá trị là 25,729,144,669 đồng, chiểm 74.74% trong tổng tài sản. Vào năm 2018, tổng TSNH có giá trị là 10,485,481,169 đồng, chiếm 28.88%, trong khi đó tổng TSDH đạt giá trị là 25,822,724,233 đồng, chiếm 71.12% trong tổng tài sản. TSNH tăng là do: Tổng khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2017 có giá trị là 2,790,133,605 đồng và năm 2018, giá trị khoản mục là 1,937,620,957 đồng. Đồng thời tỷ trọng của tiền và tương đương tiền đã giảm 2.03% (từ 5.97% năm 2017 xuống 3.94% năm 2018). Bên cạnh đó, tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn tăng 1.02% ( từ 4.94% năm 2017 tăng lên 5.96% vào năm 2018), tỷ trọng HTK tăng 0.23% (từ 2.88%Trường lên 3.11%) Ta nhậnĐại thấy, chỉhọc có khoản Kinh mục tiền và tếtương Huếđương tiền giảm. Ngoài ra, tốc độ tăng tỷ trọng của chỉ tiêu giảm nhỏ hơn tốc độ tăng tỷ trọng các chỉ tiêu tăng nên mặc dù chỉ tiêu giảm là khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH nhưng cũng không đủ làm TSNH giảm. Tỷ trọng TSDH giảm chủ yếu là do TSCĐHH giảm 14.54% (từ 70.27% năm 2017 xuống 65.54% năm 2018), đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSDH. 44
  60. Năm 2019, tổng TSNH là 11,816,241,702 đồng, chiếm 32.97% trong tổng tài sản; tổng TSDH là 24,025,569,967 đồng, chiếm 67.03% trong tổng tài sản. Như vậy tỷ trọng TSNH đã tăng 4.09% trong khi tỷ trọng của TSDH lại giảm thêm 4.09%. TSNH tăng về tỷ trọng do tỷ trọng tiền và các khoản mục tương đương tiền tăng thêm 4.86% (từ 5.34% năm 2018 lên 10.19% vào năm 2019), tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn tăng 2.37% (từ 4.51% năm 2018 lên 6.88% năm 2019), tỷ trọng HTK có xu hướng giảm và giảm khoảng 3.12% (từ 18.97% năm 2018 xuống 15.85% năm 2019). Tuy nhiên, ta thấy tỷ trọng tăng của các chỉ tiêu tăng lớn hơn tỷ trọng giảm của chỉ tiêu giảm do đó dẫn đến TSNH tăng. Tỷ trọng TSDH giảm chủ yếu do tỷ trọng TSCĐHH giảm khoảng 2.18% (từ 65.54% năm 2018 xuống còn 63.36% năm 2019). Cơ cấu TS doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển tăng TSNH và dịch chuyển giảm TSDH. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch còn quá nhỏ, tỷ trọng TSDH vần chiếm một tỷ trọng rất lớn, chiếm hơn 60% trong tổng tài sản. Đối với một Nhà máy chế biến sắn thì điều này được cho là hoàn toàn hợp lý. Thế nhưng, nếu xu hướng này tiếp tục là xu hướng cho các năm tiếp theo thì lại là một dấu hiệu không được tốt. b. Phân tích biến động tài sản BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN 30,000,000,000 25,729,144,669 25,822,724,233 24,025,569,967 25,000,000,000 20,000,000,000 15,000,000,000 11,816,241,702 10,485,481,169 10,000,000,000 8,696,960,560 5,000,000,000 - Trường Đại2017 học Kinh2018 tế Huế2019 TSNH TSDH Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động tài sản của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 45
  61. Từ bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, nhìn chung thì tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm và giảm đều qua 03 năm. Để làm rõ, chúng ta sẽ tiến hành phân tích như sau: Trong giai đoạn 2017 – 2018: Năm 2017, tổng tài sản đạt giá trị 34,426,105,229 đồng. Vào năm 2018, tổng tài sản có giá trị là 36,308,205,402 đồng. Vậy là quy mô tổng tài sản trong giai đoạn này đã tăng là 1,482,069,297 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 5.47%. Trong đó, TSNH tăng thêm với giá trị là 1,788,520,609 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 20.56% và TSDH tăng thêm 93,579,564 đồng với tỷ lệ tăng thêm là 0.36%. Trong TSNH, ta thấy các khoản tiền và tương đương tiền giảm mạnh với tốc độ giảm là 30.55% do tiền mặt tại đơn vị và tiền gửi ngân hàng giảm có thể là do Nhà máy thanh toán trước tiền điện cho nhà cung cấp là Điện lực Khe Sanh với số tiền lớn hơn, các khoản phải thu ngắn hạn tăng với tốc độ là 60.23% có thể là do Nhà máy nới lỏng chính sách bán chịu để tăng mở rộng các mối quan hệ và HTK tăng với tốc độ tăng 41.64% do Nhà máy tiến hành dự trữ cho năm tới. Rõ ràng, chúng ta thấy được tỷ lệ tăng thêm của các chỉ tiêu tăng lớn hơn rất nhiêu tỷ lệ tăng thêm của chỉ tiêu giảm. Trong TSDH, TSCĐ giảm với tốc độ 1.55% và tài sản dài hạn khác tăng rất mạnh với tốc độ tăng 140.78% chủ yếu là do Nhà máy tiến hành thanh lý một số máy móc, phương tiện vận tải đã hư hỏng hoặc không còn sử dụng. Mặc dù tốc độ tăng của chỉ tiêu tăng rất lớn nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSDH nên vẫn không đủ làm TSDH tăng mạnh. Trong giai đoạn 2018 – 2019: Năm 2019, tổng tài sản đạt giá trị là 35,841,811,669 đồng, tương đương với việc giảmTrường về quy mô là 466,393,733 Đại đồng học và tương Kinh ứng với tốc độtế giảm Huế là 1.28% so với năm 2018. Trong đó, TSNH tăng thêm với giá trị 1,330,760,533 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 12.69% và TSDH giảm về quy mô là 1,797,154,266 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 6.96%. Trong TSNH, tiền và các khoản tương đương tiền tăng với tốc độ đột biến là 88.58% do có một số khách hàng thanh toán các 46
  62. khoản nợ đến hạn vào cuối năm, các khoản phải thu ngắn hạn tăng với tốc độ cũng rất mạnh là 50.50% do chính sách bán chịu được nới lỏng và HTK có xu hướng giảm và giảm với tốc độ là 17.50%. Các chỉ tiêu tăng có tốc độ tăng lớn hơn rất nhiêu so với tốc độ giảm của các chỉ tiêu giảm. Còn trong TSDH, tài sản cố định hữu hình tiếp tục giảm và giảm với tốc độ 4.34% do một số tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn còn được Nhà máy sử dụng, tài sản dài hạn khác giảm với tốc độ rất mạnh là 87.54%. Đồng thời, các TSCĐ hữu hình của Nhà máy đều dùng để thế chấp, cầm cố nhằm vay vốn. Từ những biến động được phân tích ở trên, ta nhận thấy Nhà máy đang đầu tư cho TSNH nhưng tỷ trọng TSNH vẫn nhỏ hơn TSDH. Điều này cho thấý, Nhà máy đang mở rộng uy tín của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Đồng thời nhằm tạo ra một cơ cấu tài sản ngày càng hợp lý cho Nhà máy.Và kết quả chứng minh là sản phẩm tinh bột do Nhà máy chế biến ngày càng nhận được sự tin tưởng và công nhận của khách hàng. 2.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Trường Đại học Kinh tế Huế 47
  63. Bảng 2.3: Bảng phân tích thể hiện cơ cấu và biến động nguồn vốn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị tính: Nghìn đồng) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % C. Nợ phải trả 21,219,406 61.64 25,307,347 69.70 24,243,720 67.64 4,087,940 19.27 (1,063,627) -4.20 I. Nợ ngắn hạn 9,090,297 26.41 11,705,368 32.24 11,592,276 32.34 2,615,070 28.77 (113,091) -0.97 1. Phải trả người bán ngắn hạn 370,682 1.08 586,832 1.62 1,317,712 3.68 216,149 58.31 730,880 124.55 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 277,997 0.81 406,032 1.12 317,156 0.88 128,034 46.06 (88,875) -21.89 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 493,564 1.43 68,109 0.19 300,345 0.84 (425,455) -86.20 232,236 340.98 4. Phải trả người lao động 83,215 0.23 343,470 0.96 83,215 260,255 312.75 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 125,415 0.36 119,239 0.33 63,081 0.18 (6,176) -4.92 (56,158) -47.10 6. Doanh thu chưa thực hiện - ngắn hạn 5,272 0.01 5,272 (5,272) 100.00 7. Phải trả ngắn hạn khác 73,379 0.21 49,052 0.14 55,984 0.16 (24,326) -33.15 6,931 14.13 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 7,654,721 22.24 10,280,170 28.31 9,127,504 25.47 2,625,449 34.30 (1,152,666) -11.21 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 94,536 0.27 107,443 0.30 67,020 0.19 12,906 13.65 (40,422) -37.62 II. Nợ dài hạn 12,129,109,434 35.23 13,601,979,440 37.46 12,651,443,729 35.30 1,472,870,006 12.14 (950,535) -6.99 1. Phải trả dài hạn khác 82,005,011Trường 0.24 148,224,602 Đại học0.41 451,236,805 Kinh tế1.26 66,219,591Huế 80.75 303,012 204.43 2. Vay và nợ thuê tài chính 12,047,104 34.99 13,453,754 37.05 12,200,206 34.04 11.68 (1,253,547) -9.32 48
  64. 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % khác 1,406,650 B. Vốn chủ sở hữu 13,206,698 38.36 11,000,857 30.30 11,598,091 32.36 (2,205,840) -16.70 597,233 5.43 I. Vốn chủ sở hữu 13,026,698 37.84 10,820,857 29.80 11,598,091 32.36 (2,205,840) -16.93 777,233 7.18 1. Vốn góp của chủ sở hữu 6,992,084 20.31 6,992,084 19.26 6,992,084 19.51 - - 0.00 Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 6,992,084 20.31 6,992,084 19.26 6,992,084 19.51 - - 0.00 2. Quỹ đầu tư phát triển 47,490 0.14 73,790 0.20 98,660 0.28 26,300 55.38 24,869 33.70 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5,987,123 17.39 3,754,983 10.34 4,507,347 12.58 (2,232,140) -37.28 752,363 20.04 LNST chưa phân phối kỳ này 5,987,123 17.39 3,754,983 10.34 4,507,347 12.58 (2,232,140) -37.28 752,363 20.04 II. Nguồn kinh phí và quỹ - khác 180,000 0.52 180,000 0.50 - (180,000) 100.00 - 1. Nguồn kinh phí 180,000 0.52 180,000 0.50 - (180,000) 100.00 Tổng cộng nguồn vốn 34,426,105 100.00 36,308,205 100.00 35,841,811 100.00 1,882,100 5.47 (466,393) -1.28 (Nguồn: Báo cáo tài chính Nhà máy Tinh bột sắn Hương Hóa năm 2017, 2018, 2019) Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  65. a. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 2017 2018 2019 30.3 32.36 38.36 0% % % 61.64 69.7 67.64 % 0% % NPT VCSH NPT VCSH NPT VCSH Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2019 Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, ta nhận thấy tỷ trọng của NPT có xu hướng tăng và tăng không đều qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của VCSH có xu hướng giảm và giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2017, tổng giá trị NPT là 21,219,406,943 đồng, chiếm 61.64% trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, VCSH đạt tổng giá trị là 13,206,698,286 đồng, tương đương chiếm một tỷ trọng là 38.36%. Vào năm 2018, tổng giá trị NPT là 25,307,347,447 đồng, chiếm 69.70% trong tổng nguồn vốn và tổng giá trị VCSH là 11,000,857,955 đồng, chiếm tỷ trọng là 30.30%. Ta nhận thấy, tỷ trọng NPT đã tăng 8.06% chủ yếu là do chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn tăng thêm về tỷ trọng là 0.54% ( từ 1.08% vào năm 2017 lên 1.62% năm 2018) và chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính đã tăng 6.07% (từ 22.24% năm 2017 lên 28.31% năm 2018). Trong khi đó, tỷ trọng VCSH giảm về tỷ trọng là 8.06% là do chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phânTrường phối kỳ này giảm kháĐại mạnh vềhọc tỷ trọng làKinh 7.05% (từ 17.39%tế Huếnăm 2017 xuống 10.34% năm 2018). Năm 2019, tổng giá trị NPT đạt 24,243,720,347 đồng, tương đương chiếm 67.64% về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Còn VCSH đạt giá trị là 11,598,091,322 đồng, chiếm 32.36% trong tổng nguồn vốn. Như vậy so với năm 2018, tỷ trọng 50
  66. NPT giảm 2.06% và tỷ trọng VCSH tăng 2.06%. Trong NPT, chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn tăng 2.06% về tỷ trọng (từ 1.62% năm 2018 lên 3.68% năm 2019), tỷ trọng vay và nợ thuê tài chính giảm 2.84% (từ 28.31% năm 2018 xuống 25.47%). Tỷ trọng của chỉ tiêu tăng lớn hơn tỷ trọng của chỉ tiêu giảm. Trong VCSH, tỷ trọng chỉ tiêu LNST chưa phân phối kỳ này tăng 2.24% (từ 10.34% năm 2018 lên 12.58% năm 2019). Trong phần nguồn vốn, chúng ta nhận thấy cơ cấu của Nhà máy có xu hướng dịch chuyển tăng về NPT và dịch chuyển giảm về VCSH. Ta nhận thấy tỷ trọng của NPT luôn luôn lớn hơn tỷ trọng của VCSH và luôn chiếm hơn 60% cơ cấu nguồn vốn xuyên suốt trong 03 năm. Điều đó cho thấy nguồn vốn của Nhà máy hầu như có và bổ sung từ các khoản nợ, Nhà máy chưa thực sự tự chủ về tài chính. Đây là một tín hiệu không tốt, doanh nghiệp cho thấy khả năng huy động vốn của mình còn kém. Và với mức tỷ trọng mà NPT chiếm gần 70% trong tổng nguồn vốn thì đây thực sự là một điều đáng báo động về cơ cấu tài chính của Nhà máy. Nó cho thấy một sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của Nhà máy. Đồng thời, NPT ở đây chủ yếu là các khoản vay tài chính từ Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. b. Phân tích biến động nguồn vốn NGUỒN VỐN 30,000,000,000 25,307,347,447 24,243,720,347 25,000,000,000 21,219,406,943 20,000,000,000 13,206,698,286 15,000,000,000 11,000,857,955 11,598,091,322 10,000,000,000 Trường 5,000,000,000 Đại học Kinh tế Huế - 2017 2018 2019 NPT VCSH Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động nguồn vốn của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trong giai đoạn 2017 – 2019 51
  67. Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.4, ta nhận thấy rằng xu thế biến động của nguồn vốn tăng, giảm không đều qua các năm. Trong giai đoạn 2017 – 2018: Năm 2017, tổng giá trị nguồn vốn là 34,426,105,229 đồng và đạt giá trị 36,308,205,402 đồng vào năm 2018. Như vậy, tổng nguồn vốn tăng thêm về giá trị là 1,882,100,173 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 5.47%. Trong đó, NPT tăng thêm 4,087,940,504 đồng về quy mô, tương ứng tăng với tốc độ 19.27% và quy mô VCSH giảm một lượng 2,205,840,331 đồng, tương đương giảm với tốc độ 16.70%. Trong NPT, nợ ngắn hạn tăng khá mạnh với giá trị tăng thêm là 2,615,070,498 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 28.77%, phải trả người bán ngắn hạn tăng với tốc độ 58.31%, người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng với tốc độ 46.06%, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm với tốc độ 86.20% chủ yếu là do Nhà máy đã thanh toán thuế GTGT và thuế tài nguyên, phải trả ngắn hạn khác giảm với tốc độ 33.15% là do sự giảm xuống của chi phí tiền điện phải trả và chi phí nhân công, vay và nợ thuê tài chính tăng với tốc độ 34.30%. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng với quy mô tăng thêm là 1,406,650,415 đồng và tăng với tỷ lệ 11.68%. Ta thấy rằng, các chỉ tiêu tăng có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của các chỉ tiêu giảm. Đây là một tín hiệu kém và Nhà máy cần kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính để biết được nguyên nhân. Trong VCSH, chỉ tiêu quỹ đầu tư phát triển tăng với tốc độ 55.38%, LNST chưa phân phối kỳ này giảm với 37.28% do doanh thu giảm, GVHB giảm. Mặc dù tốc độ giảm của chỉ tiêu giảm lớn hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu tăng nhưng do chiếm một tỷ trọng không lớn nên không đủ làm tăng VCSH. Trong giai đoạn 2018 – 2019: Trường Năm 2019, tổng nguồn Đại vốn đạthọc giá trị làKinh 35,841,811,669 tế đồng Huế, tương đương giảm một lượng 466,393,733 đồng về quy mô và giảm với tốc độ 1.28% so với năm 2018. Trong đó, NPT giảm một lượng về quy mô 1,063,627,100 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4.20%. Bên cạnh đó, VCSH tăng thêm 597,233,367 đồng về quy mô và tăng với tốc độ 5.43%. Trong NPT, nợ ngắn hạn giảm nhẹ với giá trị giảm là 113,091,389 đồng và giảm với tốc độ 0.97%, khoản mục phải trả người bán ngắn 52