Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

pdf 104 trang thiennha21 25/04/2022 3070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_tnhh_che.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH Trần Thị Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K50A-Kế toán TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Niên khóa: 2016-2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, 01/2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế, nhất là các thầy cô trong Khoa Kế toán- Kiểm toán đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy chu đáo trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận. Và đặc biệt là em xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền - giáo viên trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em để có thể hoàn thành tốt nhất đề tài khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn trân trọng nhất đến Ban lãnh đạo và các Anh chị làm việc tại phòng kế toán của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em thực tập, tìm hiểu làm quen với công việc thực tế, cung cấp thông tin cũng như số liệu cần thiết. Qúa trình thực tập tại Công ty đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào những tình huống thực tế diễn ra tại Công ty, giúp nâng cao kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh. Đồng thời cũng là cơ hội để em học hỏi thêm kinh nghiệm, tích lũy nhiều bài học, trang bị những kỹ năng cần thiết giúp ích cho công việc sau này của em. Sau khi hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng vì kiến thức cũng như thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo này không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những góp ý nhận xét từ quý thầy cô cũng như quý Công ty. Cuối cùng, Em xin chúc quý thầy cô Khoa Kế toán - Kiểm toán cũng như Ban lãnh đạo, anh chị tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện: Trường Đại học TrKinhần Thị Bích Ng ọtếc Huế
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ v DANH MỤC SƠ ĐỒ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Các phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5 1.1. Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp5 1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan: 5 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính 6 1.1.2.1. Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7 1.1.3. Các nguồn thông tin sử dụng cho phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7 1.1.3.1. Báo cáo tài chính 7 1.1.3.2. Các nguồn thông tin khác 9 Trường1.1.4. Các phương pháp Đạitrong phân tíchhọc tình hình tàiKinh chính tế Huế 10 1.1.4.1.Phương pháp so sánh: 10 1.1.4.2. Phương pháp loại trừ: 10 1.1.4.3. Phương pháp Dupont: 10 i
  5. 1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính 11 1.2.1. Phân tích báo cáo tài chính: 11 1.2.1.1.Phân tích bảng cân đối kế toán 11 1.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13 1.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14 1.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính 15 1.2.2.1. Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 15 1.2.1.2. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 18 1.2.2.3. Chỉ số về khả năng sinh lời 22 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH 25 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh.25 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 26 2.1.2.1. Chức năng 26 2.1.2.2. Nhiệm vụ 26 2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh 27 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 27 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 28 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty : 29 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty: 29 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 32 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 32 2.1.5.2. Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 32 2.1.5.3.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: 33 2.1.6. Đội ngũ nhân viên: 35 2.1.6.1.Phân loại theo trình độ 37 2.1.6.2.Phân loại theo giới tính . 38 Trường2.1.6.3. Phân Đại loạ i học theo Kinh tính tế chất Huế công việc 38 2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 40 ii
  6. 2.2.1. Phân tích báo cáo tài chính 40 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 40 2.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 54 2.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 58 2.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính 63 2.2.2.1. Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 62 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 69 2.2.2.3. Chỉ số về khả năng sinh lời 75 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH 82 3.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty 82 3.1.1. Những điểm mạnh về tình hình tài chính tại Công ty 82 3.1.1.1. Về cơ cấu Tài Sản, Nguồn Vốn của Công ty 82 3.1.1.2. Về Kết Quả Hoạt Động Kinh doanh: 82 3.1.1.3. Tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: 83 3.1.1.4. Hiệu quả quản lý và sử dụng Tài Sản 84 3.1.1.5. Chỉ số về khả năng sinh lời 84 3.1.2. Những điểm yếu về tình hình tài chính 84 3.1.2.1. Về Khả năng thanh toán tức thời và Khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn: 84 3.1.2.2. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 85 3.1.2.3. Chỉ số khả năng sinh lời 85 3.1.2.4. Công tác lưu trữ dữ liệu: 86 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty: 86 3.2.2.1. Về Khả năng thanh toán tức thời và Khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn .86 3.2.2.2. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 86 3.2.2.3. Chỉ số khả năng sinh lời 87 3.2.2.4. Công tác lưu trữ dữ liệu: 89 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 Trường1. Kết Luận Đại học Kinh tế Huế90 2. Kiến Nghị 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC iii
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016-2018 37 Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016- 2018 41 Bảng 2.3. Biến động tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 44 trong giai đoạn 2016- 2018. 44 Bảng 2.4. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 - 2018 47 Bảng 2.5. Biến động nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 - 2018 50 Bảng 2.6. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016-2018. 55 Bảng 2.7. Lưu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016- 2018 59 Bảng 2.8. Tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 -2018. 65 Bảng 2.9. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2017- 2018. 70 Bảng 2.10. Bảng khả năng sinh lời của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2017- 2018 76 Bảng 2.11. Sự biến động của ROA giai đoạn 2017-2018 78 Bảng 2.12. Sự biến động của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2017-2018 80 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018 42 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu và biến động tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 -2018. 45 Biểu đồ 2.3 .Tỉ trọng về nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018 48 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016- 2018. 51 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 29 Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 32 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 35 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo Cáo Tài Chính CĐKT : Cân Đối Kế Toán HTK : Hàng Tồn Kho KQKD : Kết Quả Kinh Doanh LCTT : Lưu Chuyển Tiền Tệ LNTT : Lợi Nhuận Trước Thuế NDH : Nợ Dài Hạn NNH : Nợ Ngắn Hạn NPT : Nợ Phải Trả SXKD : Sản Xuất Kinh Doanh TMBCTC : Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính TNHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn TS : Tài Sản TSCĐ : Tài Sản Cố Định TSDH : Tài Sản Dài Hạn TSNH : Tài Sản Ngắn Hạn Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việc hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới đã tạo điều kiện cho rất nhiều Công ty ở Việt Nam được thành lập, dẫn đến có nhiều cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường. Đây được đánh giá là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các Công ty. Trước cơ hội cũng như thách thức đó, Công ty và các nhà đầu tư hướng sự quan tâm nhiều đến năng lực tài chính-yếu tố chi phối các quyết định đầu tư ở hiện tại và tương lai của các Công ty. Các Công ty muốn cạnh tranh với đối thủ thì cần hiểu rõ thực trạng tại chính Công ty của họ. Công ty nào có nguồn lực tài chính mạnh sẽ là Công ty đi đầu, có nhiều những cơ hội để phát triển và ngược lại những Công ty có nguồn lực tài chính yếu kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên chính con đường kinh doanh của Công ty đó, điều này đã nhấn mạnh thêm sự quan trọng của vấn đề này. Để đưa ra quyết định kinh tế hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn của mỗi Công ty, đòi hỏi sự quản lý tốt về tiềm lực tài chính - sức khỏe trong mỗi Công ty nên các nhà quản trị trong mỗi Công ty cần sử dụng đến các báo cáo tài chính nhằm định hướng và đưa ra những chiến lược phát triển cho Công ty của mình. Việc chỉ đọc báo cáo tài chính đơn thuần, xem những con số ghi trên chúng không thể cho những người sử dụng báo cáo tài chính cái nhìn tốt nhất, khách quan nhất về sự biến động của tình hình tài chính cũng như mức độ hoạt động hiệu quả của Công ty đó. Những người sử dụng báo cáo tài chính cần thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính bằng những phương pháp cụ thể, khác nhau để có cái nhìn tốt. Vì vậy có thể thấy được vai trò quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của mỗi Công ty trong thời buổi ngày nay. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của mỗi Công ty trong mỗi năm sẽ Trườnggiúp tìm ra những điể mĐại mạnh và nh ữhọcng điểm yế u cKinhủa quá trình ho ạt tếđộng kinhHuế doanh, đánh giá cũng như định hướng được tiềm năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, những rủi ro và khó khăn có thể gặp phải của mỗi Công ty. Từ đó biết được nguyên nhân để đưa ra những quyết định hợp lý nhằm nâng cao chất lương hiệu quả quản lý SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 1
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền sản xuất kinh doanh cho Công ty. Ngoài ra thì sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ngày nay để tìm được chỗ đứng trên thị trường đang là bài toán khó của các Công ty, để tìm ra lời giải cho bài toán này không phải là điều đơn giản, các Công ty cần tiến hành phân tích đánh giá cho được tiềm năng, năng lực bên trong cũng như bên ngoài Công ty, đánh giá thị trường, đồng thời tìm ra giải pháp giúp tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận tạo ra giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường. Để làm tốt các hoạt động này sẽ phải thực hiện thông qua phân tích tình hình tài chính rồi đưa ra giải pháp cụ thể giúp Công ty phát trển, tìm được chỗ đứng trên thị trường. Trong quá trình thực tập thực tế tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh Tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, dựa trên những kiến thức có được kết hợp với những thông tin thu thập được. Tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh” để làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018. Từ đó đưa ra những nhận xét tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của Công ty, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh góp phần cải thiện tình hình tài chính của Công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. - Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh. Trường- Đề xuất một s ố Đạigiải pháp nh ằmhọc cải thiện tìnhKinh hình tài chính tạtếi Công Huếty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 2
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh dựa trên những dữ liệu cung cấp từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Đề tài được nghiên cứu cụ thể tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh. -Về thời gian: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016-2018. 4. Các phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu và sử dụng tài liệu là việc làm rất quan trọng. Tài liệu nghiên cứu có thể trong nước và ngoài nước. Nghiên cứu tài liệu là tìm đọc những tài liệu thích hợp, có ích cho đề tài nghiên cứu để từ đó chọn ra những thông tin nào là cần thiết để làm đề tài. -Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu trên Báo cáo tài chính của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh. -Phương pháp so sánh: Phương pháp này sẽ so sánh chỉ tiêu đang nghiên cứu với một chỉ tiêu gốc tức là lấy chỉ tiêu đang nghiên cứu so với chỉ tiêu ở kì gốc, từ đó đưa ra cách nhìn nhận về vấn đề đó. Phương pháp so sánh có thể được tiến hành theo chiều dọc hoặc so sánh theo chiều ngang là tùy vào từng chỉ tiêu đang nghiên cứu. Cụ thể: So sánh theo chiều dọc là việc tính tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể qua đó thấy được tầm quan trọng của từng chỉ tiêu đang nghiên cứu trong tổng thể rồi đưa ra đánh giá nhận xét. So sánh theo chiều ngang là so sánh để thấy được sự biến động của Trườngchỉ tiêu, thấy được ảnh Đạihưởng của chhọcỉ tiêu đó trên Kinhbáo cáo tài chính đtếể rồi đưaHuế ra cách nhìn nhận về vấn đề. -Ngoài ra, còn dùng các phương pháp: thống kê, mô tả bằng bảng biểu và biểu đồ SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 3
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 5. Kết cấu khóa luận Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh. Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 4
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.1.Các khái niệm cơ bản liên quan: Tình hình tài chính của Công ty phản ánh nguồn lực kinh tế( tài sản ) và nguồn hình thành tài sản( nguồn vốn ), tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hay tình hình về luồng tiền luân chuyển thường được thể hiện thông qua những số liệu trên báo cáo tài chính (Nguyễn Năng Phúc,2013 ). Phân tích tình hình tài chính Công ty là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong một thời gian hoạt động nhất định, trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh (Nguyễn Năng Phúc,2013). Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ doanh nghiệp nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng ). Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Còn đối với các Công ty hay tổng Công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính Trườngtổng hợp hay báo cáo tàiĐại chính hợp nhhọcất vào cuố i Kinhkỳ kế toán năm dựtếa trên báoHuế cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sao? Các doanh nghiệp này ngoài báo cáo tài chính năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm báo cáo SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 5
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền tài chính giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng Công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính 1.1.2.1. Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc làm có vai trò quan trọng đối với những người sử dụng chúng, cụ thể: a)Về phía các đối tượng bên trong Công ty: - Các nhà quản trị trong Công ty sẽ phân tích tình hình tài chính nội bộ, công việc này khác với phân tích tài chính do nhà phân tích bên ngoài Công ty tiến hành.Vì các nhà quản trị bên trong Công ty có nhiều thông tin và hiểu rõ về Công ty hơn nên đây được xem là lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt hơn. Các nhà quản trị bên trong Công ty sử dụng thông tin này vào nhiều việc vì họ quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như cách thức nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, cách tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, cách làm giảm chi phí thấp nhất mà vẫn thân thiện với môi trường phù hợp với quy định pháp luật hiện hành trong việc xử lý nước thải Nhưng trước hết vẫn là việc trả lãi cho các chủ nợ và thanh toán nợ cho khách hàng của Công ty là việc làm đầu tiên của các nhà quản trị trong Công ty quan tâm Thông tin sau khi phân tích sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá được tình hình tài chính từ đó có thể đưa ra các tham mưu quyết định rồi lên kế hoạch để thực hiện. - Đối với công nhân viên, người lao động của Công ty: người lao động có nhu cầu biết được thông tin cơ bản về tình hình Công ty bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến công việc hiện tại và tương lai của họ. b)Về phía các đối tượng bên ngoài Công ty : Trường- Đối với các nhà Đạiđầu tư vào Công học ty là nhữ ngKinh người sử dụng thôngtế tin Huế phân tích để đề ra quyết định đầu tư vào Công ty này hay Công ty khác. Vì mối quan tâm của những người này là khả năng hoàn vốn của việc đầu tư, mức sinh lời của việc đầu tư, tỷ lệ rủi ro có thể gặp phải khi quyết định đầu tư SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 6
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Đối với các chủ cho vay: cần thông tin về tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền, khả năng thanh toán tức thời của Công ty đó, rủi ro của việc cho Công ty này vay có cao hơn lợi nhuận đem lại cho họ thông tin này giúp họ biết được khả năng trả nợ của Công ty đối với họ để đề ra quyết định hợp lý. Thử lấy ví dụ là chúng ta là người cho vay thì điều đầu tiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản cho vay của mình sẽ được thanh toán thì trong trường hợp Công ty đó gặp phải rủi ro sẽ không có số vốn để đảm bảo cho chúng ta, đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của Công ty vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay cho chúng ta sau này. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Nhiệm vụ của việc tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là căn cứ vào những số liệu tại Công ty, dùng chúng để phân tích về thực trạng, triển vọng của hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh rồi từ đó chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu của các chỉ tiêu tài chính để xác định nguyên nhân đề ra giải pháp thích hợp. 1.1.3. Các nguồn thông tin sử dụng cho phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.3.1. Báo cáo tài chính Phân tích tình hình tài chính cần sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. Hiện nay thì hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các Công ty, thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước Việt Nam bao gồm 04 biểu mẫu báo cáo sau đây: - Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN - Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN Trườnga) Bảng cân đối kế toán Đại học Kinh tế Huế Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày cuối quý, cuối năm) (Nguyễn Năng Phúc, 2013). SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 7
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Các chỉ tiêu cũng được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm. Căn cứ bảng cân đối kế toán người sử dụng có thể nhận xét, đánh giá tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn của mỗi Công ty. Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán thể hiện được phương trình kế toán cơ bản là: Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn Vốn. b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác (Nguyễn Năng Phúc, 2013). Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 18 chỉ tiêu, báo cáo sẽ được chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính trong mỗi Công ty. Hiểu cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện giúp trình bày kết quả kinh doanh, thực trạng hoạt động kinh doanh của mỗi Công ty. c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng dòng tiền trong kỳ kế toán của mỗi Công ty. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền của Công ty giúp cho những người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá về khả năng tạo ra dòng tiền và trình bày việc sử dụng những dòng tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như thế nào. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm ba loại hoạt động kinh doanh: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt Trườngđộng tài chính. Đại học Kinh tế Huế - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty: đây là dòng tiền chủ yếu và quan trọng của mỗi Công ty, thể hiện dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến doanh SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 8
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền thu, chi phí của Công ty xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua dòng tiền này để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty, khả năng trang trải các khoản chi phí trong kỳ của mỗi Công ty. - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: đây là dòng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý các tài sản dài hạn. Hoạt động đầu tư thường là hoạt động có dòng tiền vào ra ít hơn hoạt động kinh doanh. - Dòng tiền từ hoạt động tài chính: đây là dòng tiền thu vào và chi ra có liên quan đến hoạt động tài chính của mỗi Công ty: tiền thu lãi từ việc cho vay, thu từ lãi tiền gửi, tiền chi cho tiền trả nợ các khoản vay, trả lại vốn, cổ tức cho các chủ sở hữu d) Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là loại báo cáo được sử dụng để trình bày những giải trình bằng lời về những số liệu trong các báo cáo trước đó. Thuyết minh báo cáo tài chính là mô tả mang tính tường thuật, phân tích chi tiết các thông tin về số liệu đã được trình bày trong các báo cáo tài chính khác (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Thuyết minh báo cáo tài chính cũng cung cấp các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể hiện hành. Thuyết minh báo cáo tài chính có thể trình bày những thông tin khác nếu Công ty xét thấy thông tin trình bày đó là thực sự cần thiết cho việc làm thể hiện sự trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính của Công ty. Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày được, những thông tin này sẽ được trình bày cụ thể hơn, chi tiết hơn về các con số trên các bảng trước đó. Thuyết minh báo cáo tài chính cho biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty để từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các quy định về thể lệ, chế độ kế toán, phương pháp mà Công ty đăng ký áp dụng. 1.1.3.2. Các nguồn thông tin khác TrườngNgoài sử dụng thôngĐại tin từ các họcbáo cáo tài chínhKinhcủa Công tytếlà quan Huế trọng thì người phân tích cần có thêm những nguồn thông tin khác nữa để việc ra quyết định được chính xác hơn. Các thông tin cần thêm cho sự phân tích tình hình tài chính có thể được sử dụng là: chế độ chính sách tại địa bàn hoạt động, chính sách của nhà nước, SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 9
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền trình độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ quản lý, tay nghề của công nhân viên 1.1.4. Các phương pháp trong phân tích tình hình tài chính 1.1.4.1.Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích báo cáo tài chính. Phương pháp so sánh dựa vào các số liệu tài chính đem so sánh các năm với nhau nhằm so sánh số kỳ này với số kỳ trước của cùng một chỉ tiêu để xem sự chênh lệch, xu hướng biến động tăng giảm của các chỉ tiêu đó. Việc so sánh các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính cần lựa chọn chỉ tiêu kỳ gốc hợp lý, phương pháp tính toán, thời gian tính toán, nội dung kinh tế cũng như đơn vị tính hợp lý đồng thời cần giữ gốc so sánh cố định để kết quả so sánh được chính xác hơn. (Hoàng Thị Kim Thoa,2014) 1.1.4.2. Phương pháp loại trừ: Phương pháp loại trừ nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nghiên cứu đến chỉ tiêu cần phân tích. Khi sử dụng phương pháp này để xác định ảnh hưởng của nhân tố đang nghiên cứu cần loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố còn lại (Hoàng Thị Kim Thoa,2014). Trong thực tế phương pháp loại trừ được biểu hiện giữa hai dạng khác nhau là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch: -Phương pháp thay thế liên hoàn: phương pháp này là thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kì phân tích rồi từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu cần phân tích, các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên ở kì gốc sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố đó, chênh lệch trị số trước và sau khi phân tích nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu. Trường-Phương pháp s ố Đạichênh lệch: phươnghọc pháp nàyKinh sử dụng để xác tế định mHuếức độ ảnh hưởng của một nhân tố này đến nhân tố khác, ta tính chênh lệch về giá trị ở kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó. 1.1.4.3. Phương pháp Dupont: SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 10
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown và được ứng dụng đầu tiên tại Công ty hóa học khổng lồ Dupont, vì vậy, mà nó được gọi là phương pháp Dupont. Phương pháp này sử dụng kĩ thuật để phân tích khả năng sinh lời của Công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả, phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này giúp các nhà quản trị có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bản chất của phương pháp là tách một chỉ số tổng hợp thành nhiều tích số có mối quan hệ với nhau, từ đó có thể phân tích ảnh hưởng của các chỉ số thành phần với chỉ số tổng hợp, là cơ sở cho việc đề ra những chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao khả năng sinh lời. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích: chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROA= Tỷ suất LN trên DT x Số vòng quay tổng tài sản ROE= Tỷ suất LN trên DT x Số vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính Từ mô hình phân tích trên cho thấy để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì các nhà quản trị phải nghiên cứu và xem xét đến những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời trong quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp (Nguyễn Năng Phúc,2013) Nhìn chung thì việc phân tích tình hình tài chính thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau thay vì sử dụng riêng lẻ một phương pháp. Điều này sẽ giúp kết quả phân tích được khách quan, chính xác và cung cấp cho người sử dụng lượng thông tin tổng quan và bao quát hơn. 1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính 1.2.1. Phân tích báo cáo tài chính: 1.2.1.1.Phân tích bảng cân đối kế toán Trườnga) Phân tích cơ cấu và Đại sự biến độ nghọc của các kho Kinhản mục tài sản tế Huế Phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục tài sản là việc sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán (cụ thể là phần tài sản của bảng cân đối kế toán trong báo SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 11
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền cáo tài chính của Công ty) tiến hành so sánh số liệu ở kỳ phân tích so với số liệu ở kỳ gốc, xong tính chênh lệch về giá trị về tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trong phần tài sản qua các năm. Chênh lệch tăng, chênh lệch giảm về giá trị, tỷ trọng của các chỉ tiêu con như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tài sản dài hạn, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn rồi đưa ra đánh giá về tình hình biến động của các khoản mục trong tài sản đó trong hiện tại so với năm gốc trong quá khứ như thế nào để từ đó dự đoán tiềm năng tài chính những năm sắp đến của Công ty đó. So sánh tổng số tài sản cuối năm so với tổng tài sản đầu năm, tỷ trọng các khoản mục tài sản trong tổng số tài sản, chênh lệch biến động tăng, biến động giảm của chúng nhận xét thay đổi này có phù hợp với hướng kinh doanh của Công ty hay không. Nếu phù hợp thì là một dấu hiệu tốt, ngược lại thì là dấu hiệu xấu cần tìm ra nguyên nhân, điều này còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người phân tích. ỷ ọ ủ ừ ộ ℎầ à ả á ị ủ ừ ộ ℎậ à ả = 100% Pℎhânế tích cơ c ấổu tài sốản àcầ nả chú ý đến tình hình biến độngổ củ a ốcác à kho ảản mục tài sản con trong mục này vì sự biến động của từng khoản mục tài sản con sẽ tác động tới sự biến động của khoản mục tổng tài sản trong kỳ phân tích so với kỳ gốc, giúp người phân tích có thể nắm được những khoản mục tác động ảnh hưởng tới sự biến động của khoản mục tổng tài sản trong Công ty, từ biến động của các khoản mục kết hợp với các thông tin được cung cấp thêm có thể đưa ra đánh giá nhân xét tốt hay xấu về sự biến động rồi đề ra hướng giải quyết. Mức chênh lệch = Giá trị khoản mục kỳ phân tích - Giá trị khoản mục kỳ gốc giá trị của khoản mục ứ ℎê ℎ ệ ℎ á ị ủ ℎả ụ ự ế độ ủ ℎả ụ = 100% TrườngTính toán để thấ y Đạisự thay đổi bấhọct thường củ a Kinhchỉátiêu ị nàoℎ đóả s ẽ ụgiúptế ỳ cho ốHuế người sử dụng nắm bắt được để từ đó tìm hiểu nguyên nhân đề ra giải pháp khắc phục. b) Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 12
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Việc phân tích cơ cấu và sự biến động của các khoản mục trong nguồn vốn của Công ty cần sử dụng các số liệu của khoản mục nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của Công ty rồi tính chênh lệch các khoản mục nguồn vốn qua các thời kì để có cái nhìn tổng quan về cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Nguồn vốn của Công ty: vốn vay, vốn chủ sở hữu và vốn đi chiếm dụng thông qua nợ phải trả từ đó đánh giá được mức độ độc lập về tài chính của Công ty. Việc xác định tỷ trọng của từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của Công ty giúp nhận định được việc sử dụng các khoản mục trong nguồn vốn có hợp lý hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể mà đi sâu phân tích cụ thể từng khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty để có kết luận chính xác hơn về tình hình nguồn vốn để đưa ra các quyết định hợp lý, kịp thời trong thời gian quản lý nguồn vốn của Công ty. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn =100% x chiếm trong tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn Sự thay đổi về giá trị tỷ trọng của nguồn vốn của Công ty qua các thời kỳ, phân tích biến động các khoản mục trong nguồn vốn giúp người phân tích có thể đánh giá sự thay đổi này là tốt hay là xấu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh và có phù hợp với các chiến lược cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty hay không. Mức tăng giảm của khoản mục = Giá trị khoản mục kỳ phân tích - Giá trị khoản mục kỳ gốc Sự biến động (Giá trị khoản mục kỳ phân tích-Giá trị khoản mục kỳ gốc) =100% x của khoản mục Giá trị khoản mục kỳ gốc 1.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại báo cáo về tình hình doanh thu, Trườngtình hình chi phí cũng nhĐạiư tình hình họclợi nhuận củ aKinhCông ty trong m ộtết thời kỳHuếnào đó ( thường chọn là năm, quý hoặc tháng). Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu mang tính thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 13
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp các thông tin về tổng doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý Công ty, lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các khoản thu nhập và chi phí khác để tạo lợi nhuận khác ta dựa vào những thông tin đó để tính được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, tính toán ra được lợi nhuận sau thuế thu nhập của mỗi Công ty, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sự thay đổi của khoản mục doanh thu bán hàng của Công ty trong thời gian phân tích khi chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như sự thay đổi của môi trường kinh doanh, thị hiếu và nhu cầu của thị trường, số lượng bán, giá bán Mức tăng giảm của chỉ tiêu= Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc ứ ă ả ủ ℎỉ ê ỷ ệ ă ả ủ ℎỉ ê = 100% ℎỉ ê ỳ ố Phân tích kết quả kinh doanh là phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi đó cho biết sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. 1.2.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là việc làm quan trọng vì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo cho biết sự lưu chuyển của dòng tiền trong thời gian phân tích. Tiền là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của mỗi Công ty, tiền hỗ trợ mọi hoạt động của Công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như Công ty có nhiều tiền thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn là việc thiếu hụt tiền, Công ty sẽ đối diện với không ít khó khăn. Vì vậy, việc tìm hiểu về sự lưu chuyển của dòng tiền của Công ty và đánh giá về mức độ hợp lí của sự dòng tiền vào và dòng tiền ra này là điều vô cùng quan trọng. TrườngViệc phân tích báo Đại cáo lưu chuy họcển tiền tệ c ầnKinhthực hiện so sánh tế theo chi Huếều ngang và so sánh theo chiều dọc đối với các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, so sánh số liệu của kỳ phân tích so với số liệu kỳ gốc, từ đó đưa ra những nhận định phù hợp. So sánh theo chiều ngang là phương pháp so sánh bằng cách tính toán mức biến động SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 14
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền và tỷ lệ biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa số liệu kỳ phân tích so với số liệu kỳ gốc. So sánh theo chiều dọc là phương pháp tính toán tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu bộ phận so với tổng số để phản ánh mối quan hệ của chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể. Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động khác cần tiến hành việc so sánh sự dịch chuyển vào ra của dòng tiền của từng hoạt động để xác định sự biến động của dòng tiền lưu chuyển của từng loại hoạt động cụ thể của Công ty. Ta có: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần tự hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền = Tổng số tiền thu vào - Tổng số tiền chi ra Nếu như kết quả này có giá trị dương thì điều này cho thấy Công ty đủ khả năng thanh toán ngược lại nếu như lưu chuyển tiền thuần trong kỳ có giá trị âm thì Công ty không thể huy động được các nguồn tiền từ bên ngoài hoặc huy động không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt của Công ty, đây là tình trạng không tốt nên tránh của mỗi Công ty. 1.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính 1.2.2.1. Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn a) Hệ Số Thanh Toán Ngắn Hạn Công thức: Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn = Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty thì được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, hệ số này phản ánh khả năng đáp ứng được Trườngcác khoản nợ ngắn h ạnĐại của Công tyhọctrong một chu Kinh kỳ kinh doanh , tếcàng cao Huếthì càng tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1: các khoản nợ ngắn hạn của Công ty không có khả năng được đảm bảo, nên cố gắng cải thiện ở những năm tới. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 15
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nếu hệ số này bằng 1: cho thấy tình hình tài chính của Công ty là bình thường và Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này lớn hơn 1: cho thấy nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn, được đánh giá là tốt. b) Khả Năng Thanh Toán Nhanh Công thức: Tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn − = Ý nghĩa: nhằm dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ ngắn hạn, hiểu cách khác: khả năng huy động tài sản lưu động (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho của Công ty) của một Công ty dùng để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1: Công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Tình hình này Công ty cần chú trọng xem xét. Nếu hệ số này bằng1: điều này cho thấy Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Nếu hệ số này lớn hơn 1: Khi hệ số này cao hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời. c) Khả Năng Thanh Toán Tức Thời Công thức: Tiền và tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn = Ý nghĩa: cho biết tình hình lượng tiền và tương đương tiền hiện có trong Công ty Trườngcó thể thanh toán đượ c Đạibao nhiêu n ợhọcngắn hạn. Khi Kinh chỉ tiêu này càng tế lớn thì Huế khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của Công ty càng cao. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1: Công ty không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời, tiền và khoản tương đương tiền trong Công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 16
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền ngắn hạn. Nếu hệ số này bằng 1: Công ty bảo đảm được khả năng thanh toán tức thời. Nếu hệ số này lớn hơn 1: Công ty thừa khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của Công ty càng cao. d) Hệ Số Thanh Toán Của Tài Sản Ngắn Hạn: Công thức: Tiền và tương đương tiền Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Ý nghĩa: Là cho biết tốc độ chuyển đổi thành= tiền của tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn có nghĩa là trong một đồng tài sản ngắn hạn mà Công ty tạo ra thì có bao nhiêu đồng là tiền và tương đương tiền. Nếu chỉ tiêu này mà càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn thành vốn bằng tiền càng nhanh, cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty càng tốt. nếu hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn tăng lên qua các năm thì được đánh giá là tốt, tình hình tài chính của Công ty tiến triển hơn. e) Chất Lượng Của Tài Sản Ngắn Hạn: Công thức: Hàng tồn kho Chất lượng của TSNH Tài sản ngắn hạn Ý nghĩa: cho biết cứ trong 1 đồng tài sản= ngắn hạn, có bao nhiêu đồng là hàng tồn kho. Vì có mối quan hệ mật thiết với khả năng thanh toán nhanh của Công ty nên chất lượng của tài sản ngắn hạn được đưa vào hệ thống chỉ số thanh toán ngắn hạn. Khi mà tỷ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng hay khả năng thanh toán nhanh của Công ty càng cao và ngược lại khi mà tỷ số này càng cao chứng tỏ chất lượng hay khả năng thanh toán nhanh của Công ty càng thấp. TrườngChỉ số này càng thĐạiấp cho thấ y họclượng hàng tKinhồn kho trong Công tế ty càng Huế thấp và khả năng thanh toán nhanh của Công ty càng cao. Công ty không nên duy trì hệ số này ở mức độ quá thấp cần theo dõi ở mức vừa phải để đảm bảo tình hình tài chính cho Công ty luôn được kiểm soát. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 17
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền f) Số Lần Hoàn Trả Lãi Vay Ngắn Hạn: Công thức: EBIT Số lần hoàn trả lãi vay = Tài sản ngắn hạn Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1: chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty yếu kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay mà Công ty đã vay trước đó. Nếu hệ số này bằng 1: Công ty có thể đáp ứng được việc thanh toán lãi vay. Nếu hệ số này lớn hơn 1: Công ty có khả năng trả lãi vay 1.2.1.2.Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản a) Số Vòng Quay Của Tài Sản TAT: Công thức: Doanh thu thuần Số vòng quay của tài sản Tổng tài sản bình quân = Ý nghĩa: Chỉ tiêu này có nghĩa là cứ bình quân đầu tư 1 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hệ số này càng cao thì càng tốt. b) Suất Hao Phí Của Tài Sản So Với Doanh Thu Thuần: Công thức: Tổng tài sản bình quân Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần Doanh thu thuần = TrườngÝ nghĩa: Đối v ớĐạii chỉ tiêu su ấthọc hao phí củ a tàiKinh sản so với doanh tế thu thìHuế lại có ý nghĩa ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay của tài sản . Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt đối với Công ty SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 18
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền c) Số Vòng Quay Của Hàng Tồn Kho: Công thức: Giá vốn hàng vốn Số vòng quay của hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân = Ý nghĩa: Chỉ số này có nghĩa là số lần bình quân mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kì. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy Công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp, mức độ luân chuyển liên tục, nhanh chóng của hàng tồn kho trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì lúc đó lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì khó cung cấp đủ hàng cho khách hàng, tùy vào đặc thù kinh doanh của mỗi Công ty sẽ có chỉ số phù hợp hơn, thông thường thì chỉ số này thường cao vào dịp xuất hàng hóa, dịp dự trữ hàng cho lễ hội d) Số Ngày Dự Trữ Hàng Tồn Kho: Công thức: 360 Số ngày dự trữ hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Ý nghĩa: là thời gian để hàng tồn kho chuyển đổi thành tiền, số ngày mà lượng hàng tồn kho chuyển đổi thành hàng xuất bán trong kỳ kinh doanh của Công ty e) Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu: Công thức: Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân TrườngÝ nghĩa: Đây là mĐạiột chỉ số cho học thấy =tính hiKinhệu quả của chính tếsách tín Huế dụng mà Công ty áp dụng đối với các khách hàng. Nếu hệ số này càng thấp thì Công ty có thể đang đối mặt với tình trạng bị chiếm dụng vốn cao, làm giảm sự chủ động của Công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 19
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền động trong sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của Công ty càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao. Công ty cần xem xét để duy trì chỉ số này ở một số nhất định, vừa cân đối được khả năng tài chính của Công ty, vừa có thể thu hút được các khách hàng đến với Công ty mình. f) Kỳ Thu Tiền Bình Quân (DOS): Công thức: 360 Kỳ thu tiền bình quân Số vòng quay các khoản phải thu = Ý nghĩa: cho biết Công ty mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình, phản ảnh khả năng thu hồi nợ của Công ty. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ Công ty chuyển đổi các khoản này càng nhanh, số ngày thu hồi nợ của Công ty ít, số ngày Công ty bị chiếm dụng vốn cũng giảm đi. Và ngược lại hệ số này càng cao chứng tỏ Công ty chuyển đổi các khoản này càng chậm, số ngày thu hồi nợ của Công ty cao, số ngày Công ty bị chiếm dụng vốn cũng cao g) Số Vòng Luân Chuyển Các Khoản Phải Trả: Công thức: Giá vốn hàng bán + Tăng (giảm) HTK Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Số dư bình quân các khoản phải trả = Ý nghĩa: cho biết khả năng chiếm dụng vốn của Công ty đối với nhà cung cấp. Chỉ số nói lên trong kỳ các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. TrườngSố vòng luân chuy Đạiển các kho ảnhọc phải trả càng Kinh thấp càng tốt vì tếlúc này Huế số dư nợ phải trả sẽ cao, khi đó Công ty sẽ chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp, chi phí sử dụng vốn của Công ty thấp từ đó lợi nhuận của Công ty sẽ tăng và ngược lại. Tuy SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 20
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền nhiên khi chỉ số này quá thấp thì không tốt thì dễ đẩy Công ty rơi vào tình mất khả năng thanh toán, có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. h) Kỳ Luân Chuyển Khoản Phải Trả: Công thức: Thời gian của kỳ phân tích Thời gian quay vòng của khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả = Ý nghĩa: Đây là chỉ số ngược lại so với số vòng luân chuyển các khoản phải trả, cho biết thời gian cần thiết để các khoản phải trả của Công ty quay được 1 vòng. k) Sức Sản Xuất Của Tài Sản Dài Hạn: Công thức: Doanh thu thuần Sức sản xuất của tài sản dài hạn Tổng tài sản dài hạn bình quân = Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh bình quân 1 đồng tài sản dài hạn sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Khi sức sản xuất của tài sản dài hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng cao và ngược lại khi sức sản xuất của tài sản dài hạn càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng thấp. l) Sức Sản Xuất Của Tài Sản Cố Định: (Hsx) Công thức: Doanh thu thuần Hsx Tổng tài sản cố định bình quân = Ý nghĩa: Sức sản xuất của tài sản cố định thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định của một Công ty, cho biết bình quân cứ mỗi một đồng giá trị tài sản cố định đầu Trườngtư vào hoạt động sản xuĐạiất kinh doanh học có thể tạo ra Kinhbao nhiêu đồng doanh tế thu Huếthuần. Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 21
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Và ngược lại sức sản xuất của tài sản cố định càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp, sức sản xuất từ tài sản cố định của Công ty không được tốt. 1.2.2.3.Chỉ số về khả năng sinh lời a) Đòn Bẩy Tài Chính (FLM): Tổng tài sản bình quân Đòn bẩy tài chính Vốn chủ sở hữu bình quân = 100 Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số đòn bẩy tài chính sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì có thể số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất những thay đổi cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều lợi thế đòn bẩy tài chính. b) Lợi Nhuận Ròng Biên (Tỷ Lệ Lãi Ròng) ROS: Công thức: ợ ℎậ ℎế ợ ℎậ ò ê = 100% Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh cứ 100 đồng doanh ℎthu ℎ thì ℎtạoầ ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ. Trườngc) Lợi Nhuận Gộp Biên Đại (Lợi Nhu ậnhọc Hoạt Động Biên,Kinh Tỷ Lệ Lãi Gtếộp): Huế Công thức: ợ ℎậ ộ ừ à ợ ℎậ ộ ê = 100% ℎ ℎ ℎầ SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 22
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ Công ty tiến hành hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có hiệu quả Và ngược lại khi chỉ tiêu này nhỏ thì hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đang biều hiện xấu, cần được tìm hiều nguyên nhân và để ra giải pháp khắc phục. d) Khả Năng Sinh Lời Cơ Bản (BEF): Công thức: = 100% Ý nghĩa: Chỉ số này là một trong nhổ ững àch ỉảsố đìể ℎđánh â giá về khả năng sinh lời của Công ty nhưng không xét đến sự ảnh hưởng của thuế và chi phí lãi vay. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ Công ty kinh doanh càng có lãi. Khi tỷ số mang giá trị âm là Công ty kinh doanh thua lỗ. e) Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tài Sản Cố Định: Công thức: ợ ℎậ ℎế ỷ ấ ợ ℎậ ê à ả ố đị ℎ= 100% Ý nghĩa: Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả củaổ việ c àsử dảụng ố tài đị sảℎn cìố ℎđị nh âtại Công ty, cứ 100 đồng tài sản cố định sử dụng trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại Công ty càng tốt và ngược lại. TrườngNếu hệ số này thĐạiấp: hiệu quả họcsử dụng tài sKinhản tại Công ty thtếấp, cần Huếđược chú trọng hơn. f) Tỷ Suất Sinh Lời Của Tài Sản (ROA): SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 23
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Công thức: ợ ℎậ ℎế ỷ ấ ℎ ờ ủ à ả = 100% Ý nghĩa: thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổổchức, à qu ảản lý ìhoℎạ t đâộng sản xuất kinh doanh của Công ty, cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Khi ROA càng cao càng thể hiện hiệu quả của việc sử dụng tài sản và ngược lại. g) Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE: Công thức: ợ ℎậ ℎế ỷÝ nghấ Chℎ ờtiêu ênày ốnói lênℎủ bìnhở ℎ ữquân= c100% ng v n ch s h ĩa: ỉ ứ 100 đồố ốℎủ ởủ ℎữở ữìu ℎđầ u tưâ vào hoạt động kinh doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra. Đây là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tổng quát được tình hình tài chính của Công ty, thước đo về năng lực của một Công ty trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư. Công ty đạt được ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh càng mạnh vì thông thường, tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông và càng có khả năng huy động thêm vốn ở trên thị trường tài chính để đầu tư kinh doanh và ngược lại. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 24
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH 2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Nhận định được tiềm sản xuất gỗ dăm và thấy được sự thuận lợi của vùng đất Phong Điền - Thừa Thiên Huế, khi ở đây có nguồn nhân công giá trẻ đông đảo, có nguồn nguyên liệu dồi dào, địa bàn thuận lợi, con người thân thiện nên Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3301573803 ngày 26/11/2015. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo luật Công ty, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh có vốn góp điều lệ: 25.000.000.000( Hai mươi lăm tỷ đồng ). Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh cung cấp chế biến dăm gỗ, nguyên liệu này sẽ được dùng làm nguyên liệu giấy chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan Văn phòng Công ty đóng tại địa bàn Km 23, Quốc lộ 1A, Xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 54.000 m2. Sau khi có quyết định đầu tư, Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh đã thực hiện xây dựng với nhiều hạng mục công trình: văn phòng, nhà xưởng, kho, bãi chứa gỗ nguyên liệu, bãi chứa gỗ dăm khô và các công trình phụ trợ khác. Vị trí khu đất xây dựng nhà máy rất thuận lợi cho việc thông thương xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt trong năm 2017 Công ty đã thực hiện đầu tư kho chứa gỗ dăm tại Cảng Chân Mây với công suất 40.000 tấn/lượt trên diện tích 5,5 ha nhằm đáp ứng tiến độ Trườngthời gian xuất hàng. Đại học Kinh tế Huế Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU PHÚC THỊNH Tên tiếng Anh: PHUC THINH EXPORT WOOD PRODUCTS PROCESSING CO. LTD SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 25
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trụ sở chính: Km 23 Quốc lộ 1A, Xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 3301573803 Giám đốc: Phạm Quang Hồng Điện thoại: 0981811357 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3301573803 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 2.1.2.1.Chức năng Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh với chức năng chính là chế biến dăm gỗ làm nguyên liệu giấy xuất khẩu qua các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan 2.1.2.2. Nhiệm vụ Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh sẽ tận dụng mọi nguồn lực hiện có để tiến hành sản xuất, khai thác thêm những tiềm năng để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đã, đang và sẽ từng ngày cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong Công ty. Công ty sẽ cố gắng áp dụng đầu tư kĩ thuật tiên tiến, khoa học công nghệ để có thể tiến hành sản xuất cung cấp nguyên liệu kịp thời cho thị trường. Thực thiện tốt các nghĩa vụ nhà nước giao cho, công tác an toàn lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn cũng luôn được chú trọng và xem trọng vì sức khỏe của công nhân viên là sức khỏe của Công ty. Luôn coi trọng ý thức trách nhiệm của Công ty đối với cộng đồng và bảo vệ môi trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn dựa trên tiêu chí hài hòa lợi Trườngích Công ty với cộng đồĐạing xã hội, b ảhọco vệ môi trư ờKinhng. Trong ngắn h ạtến có th ểHuếnhiệm vụ này không quan trọng nhưng xét trong dài hạn thì đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiện trách nhiệm của Công ty với môi trường sống. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 26
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Kinh doanh mua bán lâm sản, gỗ, nông sản có nguồn gốc hợp pháp trồng rừng và chăm sóc rừng. - Vận tải hàng hóa đường bộ. - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện. Chi tiết: Chế biến lâm sản, gỗ, nông sản có nguồn gốc hợp pháp. Công ty TNHH Chế biến gỗ Xuất khẩu Phúc Thịnh cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng tối đa bằng các sản phẩm gỗ dăm chất lượng cao với giá thành hợp lý nhất. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề đã đăng kí, thực hiện các kế hoạch đã đề ra, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho đội ngũ nhân viên, người lao động. Áp dụng khoa học công nghệ, kĩ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh, trình độ nhân công luôn được nâng cao. Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Hiện tại, Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh có đồng chủ sở hữu gồm 3 thành viên: Giá trị phần vốn góp Tỷ lệ vốn góp STT Tên Thành viên (VNĐ) ( %) 1 PHẠM QUANG HỒNG 17.000.000.000 68,00 2 PHẠM QUANG PHÚC 5.000.000.000 20,00 3 PHẠM QUANG HIẾU 3.000.000.000 12,00 Trường Đại học Kinh tế Huế *Quy cách và chất lượng sản phẩm: - Khách hàng Nhật Bản: SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 27
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền + Trên 28,6 mm: chấp nhận tối đa 5%. + Từ 4,8mm – 28,6mm: không ít hơn 92%. + Dưới 4,8mm: chấp nhận tối đa 3%. +Vỏ cây: chấp nhận tối đa 0,5%. + Gỗ mục: chấp nhận tối đa 0,5% - Khách hàng Trung Quốc + Trên 40 mm: chấp nhận tối đa 5%. + Từ 9,5 mm đến 40 mm: không ít hơn 82% + Từ 4,8 mm đến 9,5 mm: chấp nhận tối đa 9%. + Dưới 4,8mm: chấp nhận tối đa 2%. + Độ ẩm dăm gỗ: 40% - 56% + Vỏ cây và gỗ mục: chấp nhận tối đa 1%. *Tiêu chí kinh doanh: - Liên kết để phát triển. - Không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thiện quy trình tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ dăm. - Lấy khách hàng làm trọng tâm: Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh luôn cam kết phấn đấu nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. - Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh lấy chất lượng sản phẩm để khách hàng tín nhiệm. - Giao hàng nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. - Phương thức thanh toán đa dạng. Trường2.1.4. Cơ cấu tổ chức quĐạiản lý của Cônghọc ty Kinh tế Huế Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh là một đơn vị kinh doanh độc lập, ngày càng phát triển, có chỗ đứng trên thị trường. Để giúp Công ty ngày càng phát SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 28
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền triển thì cơ cấu tổ chức của Công ty phải hợp lý phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mỗi công nhân viên trong Công ty. 2.1.4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty : GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P.TỔ CHỨC P. KẾ TOÁN P. BẢO P.MẪU P.CÂN V HÀNH CHÍNH TÀI VỤ Ệ QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG TỔ CƠ TỔ SẢN TỔ ĐIỆN KHÍ XUẤT Ghi chú: - Quan hệ trực tuyến: - Quan hệ chức năng: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty Trường TNHHĐại chế bi ếnhọc gỗ xuất kh ẩKinhu Phúc Thịnh tế Huế 2.1.4.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty: SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 29
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành, ra quyết định để các cấp dưới thực hiện theo. Là người quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về mọi mặt của hoạt động sản xuát kinh doanh cũng như hiệu quả kinh tế. Giám đốc sẽ xây dựng các chiến lược kinh doanh, xây dựng các kế hoạch và phương án hoạt động trong từng giai đoạn cụ thể của Công ty. Tổ chức và quản lý các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu kinh doanh, điều hành tổng thể các bộ phận trong Công ty. Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc, chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công. Phòng tổ chức hành chính: phòng này sẽ có nhiệm vụ theo dõi, tổ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng kỷ luật nhân viên và tổ chức các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm tuyển và đào tạo đội ngũ nhân viên, chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ sổ sách, con dấu của Công ty, theo dõi các phòng ban, nhân sự thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Thường xuyên theo dõi và xem xét năng lực lao động của mỗi bộ phận trong Công ty để từ đó kiến nghị cho giám đốc về việc tổ chức, sắp xếp và bố trí nhân sự một cách hợp lý. Phòng kế toán - tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý tài chính trong vấn đề thu chi hàng ngày của Công ty để nắm bắt dòng tiền lưu chuyển ra sao, giữa khoản thu vào và chi ra có phù hợp hay không, kết hợp với các bộ phận chức năng trong việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị, đề xuất các phương pháp và giám sát các kế hoạch đó chặt chẽ và góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận để tạo vốn thực hiện các hợp đồng kinh tế, xuất nhập hàng hóa, đôn đốc thu hồi công nợ. Các bộ phận kế toán theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, lập các sổ và cuối kỳ kết chuyển sổ sách, báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời thực hiện các nghĩa vụ khai báo thuế, nộp thuế, mở tài Trườngkhoản ngân hàng để t ạoĐại thuận lợi trong học việc thanh Kinhtoán trong và ngoài tế nướ c,Huế tiến hành các thủ tục vay vốn ngân hàng, ký kết các hợp đồng tín dụng. Phòng mẫu: đây là phòng có nhiệm vụ đặc thù, phải tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nguyên liệu( gỗ )để tính tỷ lệ độ ẩm, xét chất lượng gỗ của từng khu vực, khoanh vùng SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 30
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền từng loại gỗ đề ra các quy cách về nhập nguyên liệu, góp phần quan trọng trong việc đánh giá nguyên liệu đầu vào để lên kế hoạch sản xuất hợp lý. Phòng cân: đây là phòng đo lường khối lượng nguyên liệu đảm bảo cho việc thu mua nguyên liệu, cân hàng cho khách được chính xác theo kế hoạch. Phòng cân góp phần cho việc thu mua, cân đo khối lượng nguyên liệu thích hợp, nhân viên làm việc tại phòng cân cần trung thực trong việc cân nguyên liệu, hàng hóa. Phòng bảo vệ: chức năng của phòng này là là đảm bảo an toàn cho Công ty, thường xuyên bố trí nhân công hợp lý để tuất trực ngày đêm, bảo vệ tài sản của Công ty. Ra vào cổng phải được được sự cho phép của bảo vệ. Nhân viên bảo vệ đòi hỏi phải nhanh nhẹn, hoạt bát, xử lý tốt công việc. Quản đốc phân xưởng: Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại phân xưởng của Công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc công việc, hướng dẫn công nhân sản xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao, đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong giờ làm việc. Tổ cơ khí: được phân công, bố trí công việc theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty; quản lý, bảo dưỡng, bảo trì các công cụ dụng cụ của tổ cơ khí, luôn gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Tuân thủ theo các quy định an toàn lao động trong lúc làm việc, tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn cho công nhân viên. Tổ sản xuất: Đây là tổ có vị trí quan trọng, nhân công của tổ sản xuất được bố trí vị trí thích hợp trong quy trình sản xuất đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đề ra, thường xuyên nâng cao tay nghề có thể cải thiện chất lượng, thời gian làm việc. Phát hiện xử lý kịp thời trong quá trình sản xuất tại phân xưởng. TrườngTổ điện: cung cấ pĐại nguồn điện anhọc toàn, hỗ tr ợ Kinhcác bộ phận khác đtếể hoàn Huếthành tốt kế hoạch. Luôn tuân thủ các quy định an toàn lao động, đề cao cảnh giác vì đây là công việc đặc thù, tiềm ẩn nguy hiểm, đặc an toàn lên hàng đầu. Thường xuyên có kế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 31
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hoạch bảo dưỡng các nguồn điện cho Công ty, tuất trực đề có các hình thức xử lý khi có vấn đề xảy ra. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN THANH THỦ KHO THỦ QUỸ TỔNG HỢP TOÁN VẬT TƯ Ghi chú: + Quan hệ trực tuyến: + Quan hệ chức năng: Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 2.1.5.2. Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh gồm có 6 nhân viên. Chức năng cụ thể: Kế toán trưởng: được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán của Công ty và là Trườngngười đảm trách, chỉ đĐạiạo chung, tham học mưu chính Kinh cho lãnh đạo vềtếtài chính Huế và các chiến lược tài chính, kế toán cho Công ty. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, rà soát, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, xử lý, kiểm tra, ghi chép các SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 32
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Kế toán tổng hợp giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến tài chính một cách chính xác nhất, cung cấp cho Công ty những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn nhằm quản lý Công ty đạt hiệu suất tốt hơn. Kế toán thanh toán: kế toán phụ trách có nhiệm vụ thực hiện việc lập các chứng từ thu, chi. Đồng thời trực tiếp theo dõi, quản lý, hạch toán kế toán các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Liên quan đến việc sử dụng dòng tiền để thanh toán các đối tượng bên trong và bên ngoài Công ty. Kế toán vật tư: Lập chứng từ nhập xuất vật tư, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. Kiểm soát nhập xuất tồn kho, trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo qui định Thủ kho: theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Thủ kho là người đảm trách vai trò quản lý hàng trong kho trên tất cả các công đoạn từ lúc chuyển hàng vào kho, xuất hàng ra khỏi kho, thống kê số liệu hàng tồn kho, là người kiểm soát những thay đổi về số lượng và chất lượng của hàng trong kho. Thủ quỹ: là người giữ tiền mặt của Công ty, căn cứ vào chứng từ thu – chi của Kế toán thanh toán chuyển qua để thi hành, nên về nguyên tắc Thủ quỹ không có chức năng quản lý. Có nhiệm vụ kiểm tra nội dung trên phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu hoàn tiền tạm ứng chính xác về thông tin. Nguyên tắc thu thì có thể Trườngcó người nộp hộ, chi thĐạiì không được họcchi cho ngư ờiKinh khác tên trên phi tếếu chi. MọiHuế phiếu chi phải ghi rõ số tiền và có chữ ký của người nhận. 2.1.5.3.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 33
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền a) Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán Công ty ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động, kinh doanh, yêu cầu quản lý của Công ty, nhưng vẫn phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. b) Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ Hệ thống chứng từ của Công ty áp dụng Chế độ kế toán Công ty Việt Nam được hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. c) Chính sách kế toán chủ yếu áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Công ty Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan do Bộ Tài chính ban hành. Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12. Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính làViệt Nam Đồng (VND) Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của ngân hàng thương mại nơi Công ty giao dịch vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Hình thức kế toán áp dụng: kế toán máy trên nền hình thức: chứng từ ghi sổ (Phần mềm kế toán Công ty áp dụng là Fast) TrườngChứng từ kế toán Đại họcPHẦN Kinh tế Huế MỀM Sổ kế toán KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết SVTH:Bảng Tr tổầnng Thịhợp Bích Ngọc 34 chứng từ kế Máy Vi Tính toán cùng loại Báo cáo tài chính Báo cáo kết quả
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá gốc của hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tài sản cố định hữu hình: được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản cố định hữu hình đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của bộ tài chính. 2.1.6. Đội ngũ nhân viên: Công ty TNHH Chế biến gỗ Xuất khẩu Phúc Thịnh hiện tại có 45 nhân viên đang làm việc, Công ty tự hào với đội ngũ nhân viên trẻ trung và đầy nhiệt huyết. Đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, chu đáo cả về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý, tác phong công nghiệp Lãnh đạo Công ty luôn xem mỗi một cá nhân chính là những viên gạch xây dựng nên ngôi nhà Phúc Thịnh. TrườngGiá trị của Công tyĐạiTNHH ch ế họcbiến gỗ xuấ t khKinhẩu Phúc Thịnh đưtếợc xây Huế dựng tập hợp các nguyên tắc dẫn đường cốt lõi mang bản sắc văn hóa riêng trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm tinh túy nhất trong ngành chế biến gỗ dăm, xuất phát từ con người, vì con người, tổ chức thực hiện quyết liệt, có tính chất hệ thống cao, sức lan tỏa sâu rộng và SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 35
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền đổi mới không ngừng. Đó là điều kiện tiên quyết vì sự phát triển dài hạn, bền vững, hướng tới là một đối tác tin cậy, một thương hiệu uy tín của khách hàng bằng các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 36
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016-2018. Đơn vị tính: Người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 25 100,00 32 100,00 45 100,00 7 28,00 13 40,63 Phân theo trình độ Thạc sĩ 4 16,00 4 12,50 4 8,89 0 0,00 0 0,00 Đại học 18 72,00 25 78,13 38 84,44 7 38,89 13 52,00 Trung cấp 3 12,00 3 9,38 3 6,67 0 0,00 0 0,00 Phân theo giới tính Nam 16 64,00 21 65,63 27 60,00 5 31,25 6 28,57 Nữ 9 36,00 11 34,38 18 40,00 2 22,22 7 63,64 Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 18 72,00 23 71,88 33 86,84 5 27,78 10 43,48 Lao động gián tiếp 7 28,00 9 28,13 12 26,67 2 28,57 3 33,33 SVTH: Trần Thị BíchTrường Ngọc Đại học Kinh tế Huế 37
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Từ bảng số liệu trên ta thấy: Công ty mới chỉ thành lập khoảng 4 năm, số lượng nhân viên của Công ty nhìn chung chưa nhiều, nhưng số lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng theo từng năm. Trong năm 2016, tổng số lao động của Công ty là 25 lao động tăng lên 32 lao động vào năm 2017, tức là tăng 7 người tương ứng với tốc độ tăng là 28% so với năm 2016. Năm 2018, số lượng lao động trong Công ty tiếp tục tăng thành 45 người, tức là tăng 13 người tương ứng với tốc độ tăng là 40,63% so với năm 2016. Như vậy, tổng số lao động của Công ty có xu hướng tăng theo từng năm, cho thấy sự mở rộng của Công ty. Ta thấy sự biến động của tổng số lao động trong Công ty bị ảnh hưởng bởi sự biến động về số lượng lao động xét theo từng tiêu chí khác nhau. Cụ thể: 2.1.6.1.Phân loại theo trình độ Nhìn tổng quan có thể thấy số lượng lao động trong Công ty gồm trình độ thạc sĩ, đại hoc, trung cấp vì đặc thù lĩnh vực kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản xuất dăm gỗ, sử dụng chủ yếu là máy móc nên đòi hỏi trình độ tay nghề cao, trong đó nhóm trình độ đại học là nhiều nhất. Cụ thể là năm 2016 lao động có trình độ thạc sĩ là 4 người, con số này tiếp tục được duy trì trong hai năm 2017 và năm 2018, cho thấy sự ổn định về trình độ thạc sĩ trong Công ty, những người có trình độ thạc sĩ đã gắn bó với công việc tại Công ty và đây được xem là điểm tốt khi Công ty có thể giữ chân được những người này. Tuy nhiên do số lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm trong khi số lượng thạc sĩ vẫn ở mức 4 người nên xét theo tỷ lệ phần trăm thì ta thấy trình độ lao động thạc sĩ đang có xu hướng giảm đi. Nhóm trình độ trung cấp của Công ty vẫn được duy trì ở mức 3 người trong suốt ba năm qua kéo theo tỷ trọng của nhóm người này có xu hướng giảm đi. Ta thấy được sự ổn định của nhóm lao động có trình độ thạc sĩ và trung cấp trong Công ty. Nhóm lao động có trình độ đại học chiếm chủ yếu trong Công ty, ở trình độ đại học thì đây được xem là nhóm có trình độ tay nghề thích hợp để có thể sử dụng những máy móc hiện đại tại Công ty, Trườngnhóm người có trình độĐạiđại học có xhọcu hướng tăng Kinh lên trong ba năm tếqua, năm Huế 2016 là Công ty có 18 lao động, chiếm 72% trong tổng số lao động của Công ty, sang năm 2017 thì nhóm người này tăng thêm 7 người thành 25 lao động chiếm 78,13% trong tổng lao động của Công ty, tương ứng với tốc độ tăng là 38,89%. Năm 2018 có số SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 38
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền lượng nhóm người này tăng thêm 13 người thành 38 lao động có trình độ đại học chiếm 84,44%. Số lượng lao động có trình độ đại học tăng thêm qua các năm kéo theo tỷ trọng của nhóm người này tăng thêm thể hiện tầm quan trọng của nhóm người lao động này. Điều này cho thấy rằng, Công ty có xu hướng chú trọng hơn đến trình độ và chất lượng của đội ngũ lao động của mình để phù hợp với công nghệ máy móc tại Công ty. 2.1.6.2.Phân loại theo giới tính Từ bảng số liệu về tình hình lao động của Công ty trong vòng 3 năm phân theo giới tính ta thấy được số lao động nam và nữ của Công ty có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể là lao động nam đều chiếm tỷ lệ hơn 60% trên tổng số lao động của Công ty, xuất phát từ đặc thù lĩnh vực kinh doanh của Công ty chủ yếu là hoạt động sản xuất cho nên số lượng lao động chủ yếu là nam giới, số lao động nữ chiếm tỷ trọng ít hơn và đảm nhiệm các công việc trong văn phòng là chủ yếu. Xét trong ba năm qua 2016, 2017, 2018 có thể thấy số lao động nam và nữ có xu hướng tăng dần, trong năm 2016, số lao động nam là 16 người, chiếm 64% trong tổng số lao động của Công ty trong khi đó số lao động nữ là 9 người, chiếm 36%. Trong năm 2017, số lao động nam tăng thêm 5 người thành 21 người, tương đương với tốc độ tăng là 31,25%, trong khi đó số lượng lao động nữ cũng tăng thêm 2 người thành 11 người, tương đương với tốc độ tăng là 22,22%. Nhìn chung số lượng lao động nam vẫn là lực lượng lao động chủ yếu với tỷ trọng hơn 60%. Trong năm 2018, số lượng lao động nam và số lượng lao động nữ vẫn có xu hướng tăng lên, cụ thể nam tăng thêm 6 người tương ứng với tốc độ tăng là 28,57%, nữ tăng thêm 7 người tương ứng với tốc độ tăng là 63,64 %. 2.1.6.3. Phân loại theo tính chất công việc Nhìn vào thống kê từ bảng trên có thể nhận thấy lao động trực tiếp của Công ty chiếm đa số với tỷ lệ cao trên 70% so với tổng lao động của Công ty vì đặc thù lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất dăm Trườnggỗ xuất khẩu vậy nên cầnĐại nhiều lao độnghọc trực tiếp Kinhđể phục vụ cho vitếệc sản xuHuếất. Hiểu cách khác, số lượng lao động trực tiếp của Công ty là lực lượng chính của Công ty. Cụ thể: lao động trực tiếp có xu hướng tăng qua các năm, năm 2016 là 18 người chiếm 72%, trong năm 2017 là 23 người chiếm 71,88%, tương ứng với tốc độ tăng là SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 39
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 27,78%. Năm 2018 có 33 người tương ứng với tốc độ tăng là 43,48 %. Bên cạnh đó thì số lượng lao động gián tiếp cũng có xu hướng tăng qua các năm, từ năm 2016 là 7 người chiếm 28%, sang năm 2017 là 9 người tăng thêm 2 người so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng là 28,57%. Năm 2018 có 12 người tăng thêm 3 người tương ứng với tốc độ tăng là 33,33%. Điều này cho thấy sự thay đổi về cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp trong Công ty xét theo tính chất công việc. Nhìn chung trong ba năm 2016, năm 2017, năm 2018 số lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng thêm, chất lượng lao động vẫn được đảm bảo thể hiện qua sự gia tăng tỉ trọng của những nhân viên có trình độ đại học, sự gia tăng về nhân sự trong Công ty cho thấy Công ty đang có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm lao động để kịp tiến độ làm việc, cung cấp sản phẩm cho khách hàng. 2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh 2.2.1. Phân tích báo cáo tài chính 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán a) Phân tích cơ cấu và sự biến động của các khoản mục tài sản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 40
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.2.Bảng cơ cấu tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016- 2018. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 43.706.537.065 93,40 42.250.304.700 61,91 36.251.682.691 56,24 I. Tiền Và Các Khoản Tương Đương Tiền 7.392.388.771 15,80 1.138.475.182 1,67 2.365.999.121 3,67 1. Tiền 7.392.388.771 15,80 1.138.475.182 1,67 2.365.999.121 3,67 III. Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn 512.019.568 1,09 956.402.471 1,40 10.216.030.442 15,85 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng - - 214.831.650 0,31 515.124.620 0,80 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 316.647.747 0,68 331.440.000 0,49 8.507.900.001 13,20 3. Các khoản phải thu khác 195.371.821 0,42 410.130.821 0,60 1.193.005.821 1,85 III. Hàng Tồn Kho 35.760.648.254 76,42 33.919.642.256 49,70 20.846.597.341 32,34 1. Hàng tồn kho 35.760.648.254 76,42 33.919.642.256 49,70 20.846.597.341 32,34 V. Tài Sản Ngắn Hạn Khác 41.480.472 0,09 6.235.784.791 9,14 2.823.055.787 4,38 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 21.071.937 0,05 2.013.734.403 2,95 2.110.988.669 3,27 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 20.408.535 0,04 4.222.050.388 6,19 712.067.118 1,10 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 3.090.611.386 6,60 25.992.317.385 38,09 28.211.101.436 43,76 I. Các Khoản Phải Thu Dài Hạn 375.000.000 0,80 - - - - 2. Phải thu dài hạn khác 375.000.000 0,80 - - - - II. Tài Sản Cố Định 2.271.751.046 4,85 25.506.082.972 37,38 24.909.048.607 38,64 1. Tài sản cố định hữu hình 2.271.751.046 4,85 25.506.082.972 37,38 24.909.048.607 38,64 Nguyên giá 2.407.892.576 5,15 26.722.722.773 39,16 28.290.121.233 43,89 Giá trị hao mòn lũy kế -136.141.530 -0,29 -1.216.639.801 -1,78 -3.381.072.626 -5,24 IV. Tài Sản Dở Dang Dài Hạn 164.626.252 0,35 - - 2.880.000.000 4,47 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 164.626.252 0,35 - - 2.880.000.000 4,47 VI. Tài sản dài hạn khác 279.234.088 0,60 486.234.413 0,71 422.052.829 0,65 1. Chi phí trả trước dài hạn 279.234.088 0,60 486.234.413 0,71 422.052.829 0,65 TỔNG TÀI SẢN 46.797.148.451 100,00 68.242.622.085 100,00 64.462.784.127 100,00 SVTH: Trần Thị BíchTrường Ngọc Đại học Kinh tế Huế 41
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 7% 38% 44% 62% 56% 93% Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018 Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy qua các năm thì tổng tài sản có xu hướng tăng giảm, tuy nhiên xét trên tổng thể thì tổng tài sản của Công ty năm 2018 cũng đã có xu hướng tăng lên nhiều so với năm 2016, tỷ trọng của các khoản mục trong cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi. *Khoản Mục Tài Sản Ngắn Hạn: Qua 3 năm thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản và có xu hướng giảm dần, năm 2016 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 93,40% trong cơ cấu tài sản, sang năm 2017 giảm xuống còn 61,91% và tiếp tục xu hướng giảm còn 56,24% trong năm 2018. Nguyên nhân của sự việc này là do tỷ trọng của các khoản mục con như tiền, hàng tồn kho có xu hướng giảm. Cụ thể là khoản mục tiền có tỷ trọng ở năm 2016 là 15,80% giảm xuống 1.67% trong năm 2017 và có sự tăng nhẹ lên 3,67% trong năm 2018. Khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng có xu hướng tăng từ 0,31% lên 0,80% trong năm 2018. Khoản mục các khoản phải thu khác thì có tỷ trọng tăng qua Trườngcác năm từ 0,42% lên 1,85Đại% trong nămhọc 2018 do CôngKinh ty đang thự c tếhiện m ởHuếrộng khả năng thanh toán cho khách hàng nhằm tạo sự thu hút khách hàng cho Công ty. Đây cũng là vấn đề cần lưu tâm trong việc phân tích tình hình tài chính. Khoản mục hàng tồn kho có xu hướng giảm dần từ tỷ trọng là 76,42% năm 2016 xuống còn 32,34% SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 42
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền trong năm 2018, đây là một điều tốt khi Công ty đã giảm được hàng tồn kho. Đặc thù hàng hóa của Công ty chủ yếu là dăm gỗ tươi xuất cho khách hàng, đây là sản phẩm khó cất trữ nên việc này cần cố gắng phát huy trong năm tiếp theo. *Khoản Mục Tài Sản Dài Hạn: Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2016 tỷ trọng này là 6,6% sang năm 2017 tăng lên 38,09% và tiếp tục tăng lên 43,76% vào năm 2018. Nguyên nhân là do các khoản phải thu dài hạn khác giảm từ 375.000.000 đồng trong năm 2016 xuống còn 0 đồng, tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình tăng giảm qua các năm tài sản cố định hữu hình của Công ty gồm nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; tài sản cố định khác. Các tài sản cố định hữu hình này được khấu hao theo quy định, nguyên giá tài sản cố định hữu hình đã khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng tại ngày 31 tháng 12 hàng năm là 0 đồng và không có tài sản cố định hữu hình cầm cố hay thế chấp các khoản vay tại ngày 31 tháng 12 hàng năm. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang dài hạn giảm từ 164.626.252 đông trong năm 2016 xuống 0 đồng trong năm 2017 rồi tăng lên 2.880.000.000 đồng trong năm 2018 làm tài sản dỡ dang dài hạn giảm rồi tăng. Chi phí trả trước dài hạn của tài sản dài hạn khác cũng có sự biến động, tỷ trọng của khoản mục này cũng có sự tăng giảm nhẹ từ 0,60 % năm 2016 lên 0,71 % năm 2017 và 0,65 % trong năm 2018. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 43
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.3. Biến động tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016- 2018. Đơn vị tính: Đồng Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 43.706.537.065 42.250.304.700 36.251.682.691 -1.456.232.365 -3,33 -5.998.622.009 -14,20 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7.392.388.771 1.138.475.182 2.365.999.121 -6.253.913.589 -84,60 1.227.523.939 107,82 1. Tiền 7.392.388.771 1.138.475.182 2.365.999.121 -6.253.913.589 -84,60 1.227.523.939 107,82 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 512.019.568 956.402.471 10.216.030.442 444.382.903 86,79 9.259.627.971 968,17 1. Phải thu của khách hàng - 214.831.650 515.124.620 214.831.650 - 300.292.970 139,78 2. Trả trước cho người bán 316.647.747 331.440.000 8.507.900.001 14.792.253 4,67 8.176.460.001 2466,95 3. Các khoản phải thu khác 195.371.821 410.130.821 1.193.005.821 214.759.000 109,92 782.875.000 190,88 III. Hàng tồn kho 35.760.648.254 33.919.642.256 20.846.597.341 -1.841.005.998 -5,15 -13.073.044.915 -38,54 1. Hàng tồn kho 35.760.648.254 33.919.642.256 20.846.597.341 -1.841.005.998 -5,15 -13.073.044.915 -38,54 V. Tài sản ngắn hạn khác 41.480.472 6.235.784.791 2.823.055.787 6.194.304.319 14933,06 -3.412.729.004 -54,73 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 21.071.937 2.013.734.403 2.110.988.669 1.992.662.466 9456,48 97.254.266 4,83 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 20.408.535 4.222.050.388 712.067.118 4.201.641.853 20587,67 -3.509.983.270 -83,13 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 3.090.611.386 25.992.317.385 28.211.101.436 22.901.705.999 741,01 2.218.784.051 8,54 I. Các khoản phải thu dài hạn 375.000.000 - - -375.000.000 -100,00 - - 2. Phải thu dài hạn khác 375.000.000 - - -375.000.000 -100,00 - - II. Tài sản cố định 2.271.751.046 25.506.082.972 24.909.048.607 23.234.331.926 1022,75 -597.034.365 -2,34 1. Tài sản cố định hữu hình 2.271.751.046 25.506.082.972 24.909.048.607 23.234.331.926 1022,75 -597.034.365 -2,34 Nguyên giá 2.407.892.576 26.722.722.773 28.290.121.233 24.314.830.197 1009,80 1.567.398.460 5,87 Giá trị hao mòn lũy kế -136.141.530 -1.216.639.801 -3.381.072.626 -1.080.498.271 793,66 -2.164.432.825 177,90 IV. Tài sản dở dang dài hạn 164.626.252 - 2.880.000.000 -164.626.252 -100,00 2.880.000.000 - 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 164.626.252 - 2.880.000.000 -164.626.252 -100,00 2.880.000.000 - VI. Tài sản dài hạn khác 279.234.088 486.234.413 422.052.829 207.000.325 74,13 -64.181.584 -13,20 1. Chi phí trả trước dài hạn 279.234.088 486.234.413 422.052.829 207.000.325 74,13 -64.181.584 -13,20 TỔNG TÀI SẢN 46.797.148.451 68.242.622.085 64.462.784.127 21.445.473.634 45,83 -3.779.837.958 -5,54 SVTH: Trần Thị BíchTrường Ngọc Đại học Kinh tế Huế 44
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 70,000,000,000 60,000,000,000 50,000,000,000 40,000,000,000 Năm 2016 Năm 2017 30,000,000,000 Năm 2018 20,000,000,000 10,000,000,000 0 A. Tài sản B. Tài sản dài Tổng tài sản ngắn hạn hạn Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu và biến động tài sản của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 -2018. Từ số liệu trên, ta thấy cơ cấu tài sản năm 2018 nhìn chung đã tăng lên khá nhiều so với năm 2016, tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm, năm 2016 là 43.706.537.0650 đồng sang năm 2017 là 42.250.304.700 đồng và tiếp tục giảm 5.998.622.009 đồng còn 36.251.682.691 đồng trong năm 2018. Cụ thể là do khoản mục tiền năm 2016 là 7.392.388.771 đồng( trong đó tiền mặt là 7.341.534.681 đồng, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn là 48.354.090 đồng ) sang năm 2018 chỉ còn 2.365.999.121 đồng( trong đó tiền măt là 2.342.310.867 đồng, tiền gửi ngân hàng Trườngkhông kỳ hạn là 23.688.254 Đại đồng ) . Khohọcản mục cácKinh khoản phải thu tếngắn h ạHuến tăng lên từ 512.019.568 đồng lên 10.216.030.442 đồng do phải thu khách hàng tăng 515.124.620 đồng so với năm 2016; trả trước cho người bán cũng tăng nhiều từ 316.647.747 đồng trong năm 2016 lên 8.507.900.001 đồng trong năm 2018; các khoản SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 45
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền phải thu khác cũng tăng lên đáng kể, tăng 214.759.000 đồng so với năm 2016 và năm 2018 tăng 1.193.005.821 đồng so với năm 2017; hàng tồn kho năm 2018 giảm 38,54 % so với năm 2017. Tài sản dài hạn thì tăng qua các năm: năm 2016 là 3.090.611.386 đồng, sang năm 2017 đã tăng thêm 22.901.705.999 đồng thành 25.992.317.385 đồng, xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2018 đạt 28.211.101.436 đồng, tức là đã tăng 2.218.784.051 đồng so với năm 2017 do phải thu dài hạn khác giảm 375.000.000 đồng so với năm 2016; giá trị hao mòn lũy kế tăng 136.141.530 đồng thành 3.381.072.626 đồng trong năm 2018. Nhìn chung thì khoản mục Tổng tài sản của Công ty trong giai đoạn năm 2016- 2018 chịu sự ảnh hưởng của sự biến động của khoản mục tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm đi và tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên cho thấy Công ty đang có kế hoạch cho những mục tiêu dài hạn hơn trong những năm tiếp theo. Công ty đang trên đà cải thiện hơn cơ cấu tài sản của công ty, cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. b) Phân tích cơ cấu và sự biến động của các khoản mục nguồn vốn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 46
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.4. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 - 2018. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % C. Nợ phải trả 42.242.211.730 90,27 57.976.905.124 84,96 38.024.876.999 58,99 I. Nợ ngắn hạn 42.242.211.730 90,27 57.976.905.124 84,96 38.024.876.999 58,99 1. Phải trả cho người bán ngắn hạn 1.244.657.932 2,66 12.929.078.979 18,95 6.496.173.580 10,08 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.119.274.976 2,39 1.435.715.619 2,10 130.980.181 0,20 4. Phải trả người lao động 215.199.970 0,46 370.749.645 0,54 442.542.250 0,69 6.Phải trả nội bộ ngắn hạn 2.500.000 0,01 2.500.000 0,01 2.500.000 0,01 9. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 43.778.900 0,09 183.062.376 0,27 869.875.089 1,35 10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 39.616.799.952 84,66 43.055.798.505 63,09 30.082.805.899 46,67 D. Vốn chủ sở hữu 4.554.936.721 9,73 10.265.716.961 15,04 26.437.907.128 41,01 I. Vốn chủ sở hữu 4.554.936.721 9,73 10.000.000.000 14,65 26.437.907.128 41,01 1. Vốn góp của chủ sở hữu 4.500.000.000 9,62 10.000.000.000 14,65 25.000.000.000 38,78 Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 4.500.000.000 9,62 - 0,00 25.000.000.000 38,78 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 54.936.721 0,12 265.716.961 0,39 1.437.907.128 2,23 LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước - - 54.936.721 0,08 265.716.961 0,41 LNST chưa phân phối kỳ này 54.936.721 0,12 210.780.240 0,31 1.172.190.167 1,82 T ỔNG NGUỒN VỐN 46.797.148.451 100,00 68.242.622.085 100,00 64.462.784.127 100,00 SVTH: Trần Thị BíchTrường Ngọc Đại học Kinh tế Huế 47
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 15% 10% 41% 59% 90% 85% Nợ Phải Trả Vốn chủ sở hữu Nợ Phải Trả Vốn chủ sở hữu Nợ Phải Trả Vốn chủ sở hữu Biểu đồ 2.3 .Tỉ trọng về nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh giai đoạn 2016-2018 Ta biết rằng, Nguồn vốn của Công ty được cấu thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong Công ty, cụ thể: *Khoản Mục Nợ Phải Trả: Từ số liệu trên ta thấy tỷ trọng nợ phải trả của Công ty cao hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong Công ty. Cụ thể là trong năm 2016 giá trị nợ phải trả của Công ty là 42.242.211.730 đồng, chiếm tỷ trọng 90,27% trong cơ cấu nguồn vốn, sang năm 2017 thì giá trị nợ phải trả tăng lên thành 57.976.905.124 đồng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn có giảm xuống còn 84,96%, tiếp trong năm 2018 thì nợ phải trả là 38.024.873.999 đồng chiếm tỷ trọng là 58,99%. Ta thấy khoản mục nợ phải trả của Công ty có sự biến động đáng kể, tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn có giảm qua các năm, cho thấy Công ty đã giảm dần sự phụ thuộc vào bên ngoài, đây là điều Trườngtốt mà Công ty đã đạ t Đạiđược, tuy nhiên học việc duy trìKinh một tỷ trọng n ợtếphải trảHuếtrong cơ cấu nguồn vốn là yếu tố cần được tính toán cẩn trọng hơn để có thể phát huy được tiềm năng nguồn lực bên ngoài. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 48
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền *Khoản Mục Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu: Ngược với sự biến động theo chiều hướng giảm dần của tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể là vốn chủ sở hữu đạt 4.554.936.721 đồng trong năm 2016 chiếm tỷ trọng 9,73% trong cơ cấu nguồn vốn, năm 2017 thì vốn chủ sở hữu là 10.265.716.961 đồng chiếm 15,04% trong cơ cấu nguồn vốn, năm 2018 co số này lại tiếp tục tăng lên đạt 26.437.907.128 đồng chiếm 41,01% trong tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn trong Công ty. Sự chuyển biến khi tỷ trong vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn tăng lên thể hiện sự tự chủ về tài chính của chủ sở hữu, Công ty sẽ hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 49
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.5. Biến động nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016 - 2018. Đơn vị tính: Đồng Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị % Giá trị % C. Nợ phải trả 42.242.211.730 57.976.905.124 38.024.876.999 15.734.693.394 37,25 -19.952.028.125 -34,41 I. Nợ ngắn hạn 42.242.211.730 57.976.905.124 38.024.876.999 15.734.693.394 37,25 -19.952.028.125 -34,41 1. Phải trả cho người bán 1.244.657.932 12.929.078.979 6.496.173.580 11.684.421.047 938,77 -6.432.905.399 -49,76 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.119.274.976 1.435.715.619 130.980.181 316.440.643 28,27 -1.304.735.438 -90,88 4. Phải trả người lao động 215.199.970 370.749.645 442.542.250 155.549.675 72,28 71.792.605 19,36 9. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 2.500.000 2.500.000 2.500.000 0 0,00 0 0,00 10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 43.778.900 183.062.376 869.875.089 139.283.476 318,15 686.812.713 375,18 12. Quỹ khen thưởng phúc lợi 39.616.799.952 43.055.798.505 30.082.805.899 3.438.998.553 8,68 -12.972.992.606 -30,13 D. Vốn chủ sở hữu 4.554.936.721 10.265.716.961 26.437.907.128 5.710.780.240 125,38 16.172.190.167 157,54 I. Vốn chủ sở hữu 4.554.936.721 10.265.716.961 26.437.907.128 5.710.780.240 125,38 16.172.190.167 157,54 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.554.936.721 10.000.000.000 26.437.907.128 5.445.063.279 119,54 16.437.907.128 164,38 Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 4.500.000.000 10.000.000.000 25.000.000.000 5.500.000.000 122,22 15.000.000.000 150,00 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 54.936.721 265.716.961 1.437.907.128 210.780.240 383,68 1.172.190.167 441,14 LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước - 54.936.721 265.716.961 54.936.721 - 210.780.240 383,68 LNST chưa phân phối kỳ này 54.936.721 210.780.240 1.172.190.167 155.843.519 283,68 961.409.927 456,12 TỔNG NGUỒN VỐN 46.797.148.451 68.242.622.085 64.462.784.127 21.445.473.634 45,83 -3.779.837.958 -5,54 SVTH: Trần Thị BíchTrường Ngọc Đại học Kinh tế Huế 50
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 70,000,000,000 60,000,000,000 50,000,000,000 40,000,000,000 Năm 2016 30,000,000,000 Năm 2017 Năm 2018 20,000,000,000 10,000,000,000 0 C. Nợ phải D. Vốn chủ Tổng nguồn trả sở hữu vốn Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty TNHH chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh trong giai đoạn 2016- 2018. ( Đơn vị tính: Đồng) *Khoản Mục Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu: Từ số liệu của bảng trên kết hợp với biểu đồ 2.2, ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty có sự biến động qua các năm, biến động tăng từ năm 2016 đến năm 2017 và biến động giảm từ năm 2017 sang năm 2018. Cụ thể là năm 2016 giá trị của tổng nguồn vốn là 46.797.148.451 đồng, sang năm 2017 thì giá trị tổng nguồn vốn tăng thêm 21.445.473 đồng thành 68.242.622.085 đồng, năm 2018 thì có sự sụt giảm 3.779.837.958 đồng trong tổng giá trị nguồn vốn còn 21.445.473.634 đồng. Tổng nguồn vốn biến động là do biến động tăng giảm trong tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nợ phải trả có biến động tăng và cũng có biến động giảm, tỷ trọng vốn chủ sở hữu có sự chuyển biến tăng qua các năm. Trường*Khoản Mục N ợĐạiPhải Trả: học Kinh tế Huế Trong khoản mục nợ phải trả của Công ty thì chỉ có nợ phải ngắn hạn mà không có khoản mục nợ phải trả dài hạn, điều này cho thấy Công ty sẽ có những áp lưc nhất định trong việc phải trả nợ khi đến hạn. Cụ thể là: SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 51
  62. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Khoản mục nợ phải trả cho người bán là khoản phải trả mang tính chất thương mại, phát sinh từ các giao dịch có tính chất mua bán giữa nhà cung cấp và Công ty. Trong năm 2016 là 1.244.657.932 đồng, con số này tăng thêm 11.684.421.047 đồng trong năm 2017 thành 12.929.078.979 đồng và sang năm 2018 có sự giảm đi 6.432.905.399 đồng còn 6.496.173.580 đồng. Những con số này cho thấy Công ty đang có những điều chỉnh thích hợp để có thể vẫn giữ chân được nhà cung cấp vẫn có thể sử dụng khoản tiền này để xoay vòng vốn trong Công ty. *Khoản Mục Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước: Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2016 giá trị của khoản mục này là 1.119.274.976 đồng( trong đó thuế xuất nhập khẩu thực phải nộp là 431.305.911 đồng và Công ty đã nộp thuế này vào cuối năm, thuế thu nhập Công ty phải nộp trong năm 2017 là 1.119.274.976 đồng). Năm 2017 thì có sự biến động tăng thêm 316.440.643 đồng so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng là 28,27 % thành 1.435.715.619 đồng. Năm 2018 thì có sự chuyển biến giảm đi 1.304.735.438 đồng còn 316.440.643 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 90,88% (trong đó gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập Công ty, thuế giá trị gia tăng) chuyển biến này là tốt vì Công ty đã hạ được khoản nợ của khoản mục này. *Khoản Mục Phải Trả Cho Người Lao Động: Khoản mục phải trả cho người lao động có sự gia tăng qua các năm. Năm 2016 thì khoản mục này có giá trị là 215.199.970 đồng. Năm 2017 tăng thêm 155.549.675 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 72,28%. Năm 2018 giá trị của khoản mục này tăng 71.792.605 đồng thành 155.549.675 đồng tương ứng với tốc độ tăng 19,36%. *Khoản Mục Phải Trả Ngắn Hạn Khác: TrườngKhoản mục ph ảiĐại trả ngắn hạ n họckhác là kho ảnKinh phải trả không cótế tính chHuếất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán nội bộ. Khoản mục này trong 3 năm vẫn là 2.500.000 đồng và không có sự thay đổi gì. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 52
  63. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền *Khoản Mục Vay Và Nợ Thuê Tài Chính Ngắn Hạn: Khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn có sự chuyển biến tăng qua các năm. Năm 2016 là 43.778.900 đồng, năm 2017 có sự tăng thêm 139.283.476 đồng thành 183.062.376 đồng tương tứng với tốc độ tăng là 318,15%. Năm 2018 thì giá trị của khoản mục này là 869.875.089 đồng tức là tăng thêm 686.812.713 đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng là 375,18 %. Vay và nợ thuê tài chính đang có xu hướng tăng qua các năm cho thấy được Công ty đang tận dụng được nguồn vốn từ các đối tượng bên ngoài Công ty, điều này sẽ là tốt khi Công ty mình là uy tín, tuy nhiên nên cân đo lại với rủi ro do áp lực trả nợ. *Khoản Mục Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi: Khoản mục quỹ khen thưởng phúc lợi có xu hướng tăng giảm qua các năm, quỹ này phụ thuộc vào chính sách của Công ty trong mỗi năm. Năm 2016 thì quỹ này là 39.616.799.952 đồng sang năm 2017 tăng thêm 3.438.805.899 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 8,68 %. Năm 2018 thì giá trị của quỹ này giảm 12.972.992.606 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 30,13%. Cho thấy Công ty đáng có kế hoạch điều chỉnh nhằm cân đối lại quỹ khen thưởng phúc lợi. *Khoản Mục Vốn Chủ Sở Hữu: Về khoản mục vốn chủ sở hữu của Công ty phản ánh số vốn thực tế đã góp vào Công ty của các cổ đông. Vốn chủ sở hữu của Công ty qua 3 năm 2016, năm 2017, năm 2018 đã có những chuyển biến thay đổi nhất định. Cụ thể là: -Khoản Mục Vốn Đầu Tư Của Chủ Sở Hữu: Khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng qua các năm. Năm 2016 là 4.554936.721 đồng, sang năm 2017 thì giá trị của khoản mục này tăng thêm 5.710.780.240 đồng so với năm 2016 thành 10.000.000.000 đồng tương ứng với tốc độ Trườngtăng là 119,54%. Năm Đại2018 là 26.437.907.128 học đ ồng,Kinh tăng 16.437.907.128 tế đồHuếng tương ứng với tốc độ tăng là 164,38%. Trong đó cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết cũng lần lượt tăng lên qua các năm: năm 2016 là 4.500.000.000 cổ phiếu, năm 2017 là 10.000.000.000 cổ phiếu, năm 2018 là 25.000.000.000 cổ phiếu. SVTH: Trần Thị Bích Ngọc 53