Khóa luận Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương

pdf 97 trang thiennha21 25/04/2022 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ KHƯƠNG Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÚY QUỲNH Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2015-2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ KHƯƠNG Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thúy Quỳnh Th.S Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Lớp: K49A – Kế toán Niên khoá: 2015-2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 5 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Thực tế luôn cho thấy sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hổ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian làm bài khóa luận đến nay, em rất may mắn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến quý Thầy, Cô giáo của trường Đại học kinh tế Huế đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học ở trường. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn thầy Th.S Tôn Thất Lê Hoàng Thiện đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, tận tình định hướng và dẫn dắt em trong quá trình thực tập. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài khóa luận của em đã hoàn thành một cách xuất sắc nhất. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và anh chị phòng kế toán công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương đã tận tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và tài liệu trong quá trình em nghiên cứu cũng như giúp em tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành được nghiên cứu của mình. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh/chị đã luôn giúp đỡ em. Vì điều kiện thời gian, kiến thức có hạn và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài Khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Quỳnh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 2 1.6. Kết cấu đề tài 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4 1.1 Những vấn đề chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 4 1.1.1 Một số khái niệm 4 1.1.2 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.5 1.1.2.1 Sự cần thiết của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.2.2 Nhiệm vụ công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 6 1.1.3 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa 6 1.1.3.1 Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng 6 1.1.3.2 Phương thức tiêu thụ qua đại lý 7 1.1.3.3 Phương thức bán hàng trả góp 7 1.1.3.4 Phương thức hàng đổi hàng 7 1.2 Nội dung tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 7 1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7 1.2.1.1 Khái niệm 7 1.2.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu 8 1.2.1.3 Nguyên tắc hạch toán 9 1.2.1.4 Chứng từ và tài khoản sử dụng 9 1.2.1.5 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 10 1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 11 1.2.2.1 Khái niệm 11 Trường1.2.2.2 Phương pháp xácĐại định giá v ốnhọc hàng bán Kinh tế Huế11 1.2.2.3 Chứng từ sử dụng 14 1.2.2.4 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 14 1.2.2.5 Phương pháp hạch toán 15 1.2.3 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 15 1.2.3.1 Khái niệm 15 SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.3.2 Chứng từ sử dụng 16 1.2.3.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 16 1.2.3.4 Phương pháp hạch toán 17 1.2.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 17 1.2.4.1 Khái niệm 17 1.2.4.2 Chứng từ sử dụng 17 1.2.4.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 17 1.2.4.4 Phương pháp hạch toán 18 1.2.5 Kế toán chi phí tài chính 18 1.2.5.1 Khái niệm 18 1.2.5.2 Chứng từ sử dụng 18 1.2.5.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu 19 1.2.5.4 Phương pháp hạch toán 19 1.2.6 Kế toán thu nhập khác 20 1.2.6.1 Khái niệm 20 1.2.6.2 Chứng từ sử dụng 20 1.2.6.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 20 1.2.6.4 Phương pháp hạch toán 21 1.2.7 Kế toán chi phí khác 21 1.2.7.1 Khái niệm: 21 1.2.7.2 Chứng từ sử dụng 21 1.2.7.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 21 1.2.7.4 Phương pháp hạch toán 22 1.2.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 22 1.2.8.1 Khái niệm 22 1.2.8.2 Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp 22 1.2.8.3 Chứng từ sử dụng 23 1.2.8.4 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 23 1.2.8.5 Phương pháp hạch toán 24 Trường1.2.9 Kế toán xác định Đạikết quả kinh doanhhọc Kinh tế Huế 24 1.2.9.1 Khái niệm 24 1.2.9.2 Chứng từ sử dụng 24 1.2.9.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 24 1.2.9.4 Phương pháp hạch toán 25 1.2.10 Một số đề tài liên quan 25 SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ KHƯƠNG 29 2.1. Khái quát về công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương 29 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV SX và TM Phú Khương 29 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV SX và TM Phú Khương 29 2.1.2.1 Chức năng 29 2.1.2.2 Nhiệm vụ 29 2.1.2.3 Mục tiêu 30 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty TNHH MTV SX và TM Phú Khương 30 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 30 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận 30 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp 31 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 31 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 32 2.1.4.3 Hình thức ghi sổ 33 2.1.4.4. Các chính sách kế toán tại công ty 34 2.1.5. Tình hình lao động tại công ty 34 2.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 37 2.1.7. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 43 2.2 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 47 2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 48 2.2.1.1 Chứng từ sử dụng 48 2.2.1.2 Tài khoản sử dụng 48 Trường2.2.1.3 Chứng từ Đại học Kinh tế Huế 48 2.2.1.4 Trình tự hạch toán, ghi sổ 48 2.2.1.5 Một số nghiệp vụ minh họa 49 2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 54 SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 54 2.2.3.1 Phương pháp xác định giá xuất kho 54 2.2.3.2 Chứng từ sử dụng 54 2.2.3.3 Tài khoản sử dụng 54 2.2.3.4 Phương pháp hạch toán 54 2.2.3.5 Nghiệp vụ minh họa 55 2.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 59 2.2.4.1 Chứng từ sử dụng 60 2.2.4.2 Tài khoản sử dụng 60 2.2.4.3 Phương pháp hạch toán 60 2.2.4.4 Một số nghiệp vụ phát sinh: 60 2.2.5. Kế toán doanh thu tài chính tại Công ty TNHH MTV SX và TM Phú Khương64 2.2.5.1 Chứng từ sử dụng 64 2.2.5.2 Tài khoản sử dụng 64 2.2.5.3 Phương pháp hạch toán 65 2.2.5.4 Nghiệp vụ phát sinh 65 2.2.6 Kế toán chi phí hoạt động tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 67 2.2.6.1 Chứng từ sử dụng 67 2.2.6.2 Tài khoản sử dụng 67 2.2.6.3 Phương pháp hạch toán 68 2.2.6.4 Nghiệp vụ minh họa 68 2.2.7. Kế toán thu nhập khác tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 70 2.2.7.1 Chứng từ sử dụng 70 2.2.7.2 Tài khoản sử dụng 70 2.2.7.3 Phương pháp hạch toán 70 Trường2.2.8 Kế toán chi phí khácĐại tại Công tyhọc trách nhiệm Kinhhữu hạn một thành tế viên sảHuến xuất và thương mại Phú Khương 71 2.2.8.1 Chứng từ sử dụng 71 2.2.8.2 Tài khoản sử dụng 71 2.2.8.3 Phương pháp hạch toán 71 SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 2.2.9 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 71 2.2.9.1.Chứng từ sử dụng 71 2.2.9.2. Tài khoản sử dụng 71 2.2.9.3. Phương pháp hạch toán 71 2.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 73 2.2.10.1 Tài khoản sử dụng 73 2.2.10.2 Phương pháp hạch toán 73 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ KHƯƠNG 78 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 79 3.1.1. Ưu điểm 79 3.1.2. Nhược điểm 81 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn MTV sản xuất và thương mại Phú Khương 82 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1.1 Kết luận 84 1.2 Kiến nghị 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 15 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh 17 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 18 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính 19 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 21 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 22 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 24 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 25 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty 31 Sơ đồ 2.3 Trình tự xử lý trên máy tính 33 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình lao động của Cty TNHH MTV SX&TM Phú Khương 2016- 2018 35 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 38 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 44 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Tình hình lao động của công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 phân theo trình độ chuyên môn. 35 Biểu đồ 2.2. Tình hình lao động của Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 phân theo giới tính 35 Biểu đồ 2.3. Tình hình tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn năm 2016- 2018. 37 Biểu đồ 2.4. Tình hình nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn năm 2016- 2018 37 Biểu đồ 2.5. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn năm 2016- 2018 43 DANH MỤC BIỂU Trang Biểu 2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000047 49 Biểu 2.2. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000048 50 Biểu 2.3. Sổ nhật ký chung 52 Biểu 2.4. Sổ cái Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 53 Biểu 2.5: Phiếu xuất kho số 47XK 56 Biểu 2.6: Phiếu xuất kho số 48XK 57 Biểu 2.7. Sổ cái TK 632- Giá vốn hàng bán 59 Biểu 2.8. Hóa đơn GTGT số 3227510 61 Biểu 2.9: Phiếu chi số 86 62 Biểu 2.10. Sổ cái Tài khoản 642- Chi phí quản lý kinh doanh 64 Biểu 2.11. Giấy báo có số 15 65 TrườngBiểu 2.12. Sổ cái Tài khoĐạiản 515- Doanh học thu hoạt đKinhộng tài chính tế Huế.67 Biểu 2.13. Giấy báo nợ số 04 68 Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 635- Chi phí tài chính 70 Biểu 2.15. Giấy tạm nộp thuế TNDN Quý 4 năm 2018 72 Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 911 76 SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện DANH MỤC VIẾT TẮT Ký Hiệu Nghĩa DN : Doanh nghiệp TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn CP : Chi phí NVL : Nguyên vật liệu NVLC : Nguyên vật liệu chính NVLP : Nguyên vật liệu phụ LN : Lợi nhuận TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định DNTN : Doanh nghiệp tư nhân Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, điều này tạo ra nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên cũng đem lại nhiều cơ hội phát triển đối với doanh nghiệp biết nắm bắt nhu cầu thị trường. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao lợi thế cạnh tranh thu hút vốn, kinh doanh hiệu quả để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Kinh doanh mang lại lợi nhuận là vấn đề hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp. Để nâng cao lợi nhuận, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có giải pháp để nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhưng phải đảm bảo chất lượng, có nhiều mẫu mã cho người tiêu dùng lựa chọn. Câu hỏi đặt ra “Hoạt động kinh doanh đang tiến hành có hiệu quả hay không? Doanh thu đã đủ lấp đầy khoản trống chi phí bỏ ra hay chưa? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?”. Vì thế, công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phải được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống các chính sách và công cụ quản lý từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong hệ thống đó, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý. Hệ thống kế toán này có ý nghĩa quan trọng, không những cung cấp thông tin lập các báo cáo tài chính, mà quan trọng hơn là cung cấp các thông tin hữu ích về thực trạng công tác quản lý, thực trạng kinh doanh trên cơ sở đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp trong quản lý, điều hành cũng như kinh doanh hiệu quả. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để xác định được kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp là hiệu quả hay không hiệu quả từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hiện nay, chế độ kế toán được bộ tài chính ban hành có những quy định cụ thể và thống nhất vể việc hạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, đồng thời bộ tài chính cũng ban hành các thông tư hướng dẫn nhằm giúp doanh nghiệp có Trườngthể vận dụng một cách Đạidễ dàng hơn. họcĐể giúp doanh Kinh nghiệp nắm bắ t tếvà thự c Huếhiện công tác hạch toán phù hợp với các chính sách của bộ tài chính thì kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn. Nhận thức SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện được điều này nên em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương” để làm Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài đề nghị một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương. 2.2 Mục tiêu tổng quát - Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kinh doanh tại công ty vừa và nhỏ - Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cho công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương. 3 Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu vào tình hình công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty theo số liệu sổ sách kế toán, được hạch toán liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, và các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất của công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương. 4 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được thực hiện ở công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương. - Thời gian: Đề tài thực tập nghiên cứu số liệu phân tích tình hình của công ty trong khoảng thời gian 2016-2018. Số liệu minh họa về doanh thu và xác định kinh doanh được lấy vào quý 4 năm 2018. Trường5 Phương pháp nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở lý luận cho đề tài. Các tài liệu về SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện cơ cấu tổ chức và các quy định của công ty thực tập. - Phương pháp quan sát: Quan sát các công nhân viên tại phân xưởng làm việc, ghi chép lại các hoạt động của phân xưởng, quy trình sản xuất và tổ chức công tác kế toán và các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn những người có liên quan trong công ty để xác định rõ một số hoạt động và thông tin của chi phí. - Phương pháp mô tả: Thông qua thông tin thu thập được từ doanh nghiệp, miêu tả lại bộ máy quản lí, bộ máy kế toán, quy trình hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh - Phương pháp phân tích số liệu: Tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp thông tin từ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán thu được từ các bộ phận, phòng ban của công ty. - Phương pháp hạch toán kế toán: Thông qua số liệu đã thu thập được kết hợp với các kiến thức đã học để xác định thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, đồng thời nhận biết việc hạch toán tại đơn vị có phù hợp với chế độ kế toán hiện hành hay không. 6. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng về việc kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 Những vấn đề chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1 Một số khái niệm Khái niệm về doanh thu: Theo Khoản 1 Điều 56 Thông tư 133/2016/TT- BTC: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (DN) ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền”. Theo chuẩn mực 01 Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Khái niệm về chi phí Theo Khoản 1 Điều 59 Thông tư 133/2016/TT- BTC: “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”. Theo chuẩn mực 01 Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở Trườnghữu, không bao gồm kho Đạiản phân ph ốhọci cho cổ đông Kinhhoặc chủ sở hữu ”tế. Huế Khái niệm về kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Theo khoản 1 điều 68 thông tư 133/2016/TT-BTC: “ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp,chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”. 1.1.2 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.2.1 Sự cần thiết của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Trong doanh nghiệp, kế toán doanh thu là công cụ cung cấp thông tin tài chính cho nhà quản lý phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất nhằm đưa ra kế hoạch, dự án cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Kế toán xác định kết quả kinh doanh cho chúng ta cái nhìn tổng quát và toàn diện, chi tiết về các hoạt động kinh doanh của DN phục vụ đắc lực cho nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển DN. Bên cạnh đó, kế toán xác định kết quả có ý nghĩa đặc biệt vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các thông tin kế toán, nhà quản trị có thể biết được mức độ hoàn thành mục tiêu tiêu thụ sản phẩm từ đó xác định được kết quả kinh doanh trong kì, hay thậm chí là đưa ra các chiến lược để phát triển trong nhiều kỳ tiếp theo hay là cải thiện, khắc phục những tồn đọng, thiếu sót trong kỳ vừa rồi để hoàn thiện DN, cung cấp những thông tin có ích, cần thiết đối với những đối tượng quan tâm đến DN. TrườngViệc xác định đúng kếĐạit quả kinh doanh học sẽ giúp cho Kinh nhà quản trị doanh tế nghiệ p Huếthấy được ưu nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, đề ra các phương án chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp hơn trong các kỳ tiếp theo. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.1.2.2 Nhiệm vụ công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh - Nhiệm vụ quan trọng nhất là cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các nhà quản lí và những người có nhu cầu quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó các nhà quản lí có thể đánh giá, phân tích và đưa ra những biện pháp tốt hơn cho hoạt động của doanh nghiệp. - Ghi chép, theo dõi, phản ánh trung thực, kịp thời đầy đủ các khoản doanh thu, giảm trừ doanh thu, chi phí từ đó xác định đúng kết quả kinh doanh. - Mở các loại sổ, thẻ theo quy định để theo dõi, phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin chính xác trung thực, kịp thời. - Lập các báo cáo, các quyết toán đầy đủ kịp thời để giúp đánh giá đúng về tình hình doanh nghiệp, cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. - Phân tích, đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cũng như các chi phí phát sinh ở các khâu. - Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước. - Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý. Tóm lại: Chỉ khi kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có lãi và có thể tái sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô nhằm nâng cao lợi nhuận đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế việc tổ chức nâng cao hiệu quả công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa đối với mọi doanh nghiệp. 1.1.3 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa 1.1.3.1 Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng Trường hợp giao hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho của DN hoặc tại các phân xưởng sản xuất không qua kho thì số sản phẩm này khi đã giao cho khách thì được coi là đã tiêu thụ. TrườngTrường hợp giao hàng Đại tại kho c ủhọca bên mua hoKinhặc tại một địa đi ểtếm nào đóHuế đã quy định trước trong hợp đồng thì hàng hóa khi xuất kho chuyển đi vẫn còn thuộc quyền sở hữu của DN. Khi được bên mua kiểm tra chấp nhập mua, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng đã chuyển giao thì số hàng đó được xác định là đã tiêu thụ. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.1.3.2 Phương thức tiêu thụ qua đại lý Đối với đơn vị có hàng ký gửi: Khi xuất hàng cho đại lý hoặc các đơn vị nhận hàng ký gởi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của DN cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gửi, DN sẽ trả cho bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ % trên giá ký gửi của số hàng thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng phải trả này được DN hạch toán vào chi phí bán hàng. Đối với đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi: Số sản phẩm, hàng hóa nhận bán ký gửi không thuộc quyền sở hữu của đơn vị này. Doanh thu của các đại lý chính là khoản hoa hồng được hưởng. 1.1.3.3 Phương thức bán hàng trả góp Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được xác định là đã tiêu thụ. Khách hàng thanh toán một phần tiền hàng ngay lần đầu để được nhận hàng, phần còn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phải chịu thêm một khoản lãi suất đã được quy định trước trong hợp đồng mua bán. Khoản tiền lãi có được do bán trả góp không được hạch toán vào doanh thu mà phải hạch toán như khoản doanh thu hoạt động tài chính của DN. Doanh thu bán hàng trả góp được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần. 1.1.3.4 Phương thức hàng đổi hàng Theo phương thức hàng đổi hàng, người bán đem sản phẩm, hàng hóa của mình để lấy sản phẩm, hàng hóa của người mua. Giá trao đổi là giá bán sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Trường hợp nếu xảy ra chênh lệch giá trị hàng hóa, sản phẩm trao đổi hai bên tiến hành thanh toán bù trừ cho nhau. 1.2 Nội dung tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1.1 Khái niệm “Doanh thu bán hàng là số tiền hàng doanh nghiệp thu được từ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng. Giá trị hàng hóa được Trườngthỏa thuận như trên h ợĐạip đồng kinh thọcế về mua, bán Kinh và cung cấp sả ntế phẩm, Huếhàng hóa, dịch vụ đã được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán”. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: 1/ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; 2/ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; 3/ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa, đã mua theo những điều kiện cụ thể, DN chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa dịch vụ khác). 4/ DN đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; 5/ Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện sau: 1/ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, DN chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp; 2/ DN đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; 3/ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo; 4/ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Không ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với: 1/ Trị giá hàng hóa, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến; Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được xác Trườngđịnh là đã bán); Đại học Kinh tế Huế 2/ Số tiền thu được từ việc bán sản phẩm sản xuất thử; 3/ Các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính 4/ Các khoản thu nhập khác. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.1.3 Nguyên tắc hạch toán Trong quá trình hạch toán kế toán doanh thu cần tôn trọng những nguyên tắc sau: - Doanh thu và chi phí liên quan đến cũng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính. - Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia. Khi không thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu không hạch toán vào tài khoản doanh thu. - Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao dổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu. - Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loaự doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản thu như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như: chiết khấu thương mại, gảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản sử dụng để hạch toán thu không có số dư cuối kỳ. 1.2.1.4 Chứng từ và tài khoản sử dụng Trong quá trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng Trườngmột số chứng từ chủ y ếĐạiu sau: học Kinh tế Huế - Phiếu xuất kho - Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT - Phiếu thu tiền mặt , giấy báo nợ, báo có của ngân hàng SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.1.5 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản * Tài khoản sử dụng - Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này không có số dư.Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp II: - Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng hóa - Tài khoản 5112- Doanh thu bán các thành phẩm - Tài khoản 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ - Tài khoản 5118- Doanh thu khác * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT). - Các khoản giảm trừ doanh thu; - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. TK 511 TK 111, 112, 131 TK 111,112,131,136 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng TK 911 và cung cấp dịch vụ Cuối kỳ kết chuyển TK 333 doanh thu thuần Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng, cung cấp dịch vụ (Trường hợp chưa tách ngay các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu) TrườngCác khoản thuế phĐạiải nộp khi bánhọc hàng hóa vàKinh cung tế Huế cấp dịch vụ (Trường hợp tách ngay các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.2.1 Khái niệm “Giá vốn hàng bán (GVHB) là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được ( hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kì – đối với doanh nghiệp thương mại ), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành – đối với doanh nghiệp sản xuất), đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kì.” Trong hoạt động thương mại tùy thuộc vào tính chất kinh doanh và tổ chức kế toán chi tiết hàng tồn kho mà khi sản xuất hàng hóa ra bán kế toán kết chuyển ngay chi phí mua hàng phát sinh thực tế vào giá vốn của hàng hóa bán ra hay đến cuối kỳ mới tính một lần vào chi phí mua hàng theo công thức phân bổ hoặc tổng giá trị hàng tồn kho trong kỳ. 1.2.2.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Phương pháp hạch toán hàng tồn kho  Đối với những doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp Kê khai thường xuyên - Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. - Nội dung: + Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống. + Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho. Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng tồn kho cuối = tồn kho đầu + tồn kho nhập - tồn kho xuất kỳ kỳ trong kỳ trong kỳ  Đối với những doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp Kiểm kê định kỳ - Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) là phương pháp không theo dõi một cách Trườngthường xuyên về tình hìnhĐại nhập, xu ấhọct, tồn của các Kinhloại vật liệu trên cáctế tài khoHuếản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn thực tế. - Nội dung: + Không theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện + Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ. Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng xuất kho = tồn kho đầu + tồn kho nhập - tồn kho tồn kỳ trong kỳ cuối kỳ Cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho, sau đó kết chuyển giá trị hàng xuất kho trong kỳ. Phương pháp tính giá hàng tồn kho Trong nền kinh tế thị trường, cùng một loại hàng tồn kho nhưng mua ở các thời điểm khác nhau, theo các nguồn khác nhau thì đơn giá mua là khác nhau. Vì vậy cần phải có phương pháp xác định giá của hàng xuất kho. Có 3 phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Phương pháp thực tế đích danh  Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về. Đơn giá thực tế xuất kho = Số lượng x Đơn giá thực tế bình quân Đơn giá thực tế Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng thực tế nhập trong kỳ = bình quân Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Sô lượng thực tế nhập trong kỳ Đơn giá trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.  Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào Trườnggiá nhập, lượng hàng tồĐạin kho đầu k ỳhọcvà nhập trong Kinh kỳ để tính giá đơn tế vị bình Huế quân. Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.  Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm) Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Đơn giá Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trước lần xuất thứ i xuất kho = lần thứ i Số lượng HH tồn đầu kỳ + Số lượng HH nhập trước lần xuất thứ i Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.  Phương pháp nhập trước xuất trước FIFO: Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng hóa được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất bán trước. Theo phương pháp này thì giá trị hàng hóa xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Sau đó căn cứ vào số lượng hàng hóa bán ra để tính giá xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng hàng hóa xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại tính theo đơn giá của lần nhập tiếp theo. Phương pháp này có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, với những loại hàng cần tiêu thụ nhanh.  Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Thành phẩm được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế đích danh lô đó. Ưu điểm của phương Trườngpháp này là độ chính xácĐại cao, công táchọc tính giá thành Kinh phẩm, hàng hóa tếthực hi ệHuến kịp thời tuy nhiên lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩm, hàng hóa. Phương pháp này phù hợp với những thành phẩm, hàng hóa có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng. Ta có công thức: SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Trị giá vốn của hàng Số lượng từng loại Giá vốn của từng = x bán ra hàng bán ra trong kỳ loại hàng hóa 1.2.2.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hóa đơn bán hàng 1.2.2.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản * Tài khoản sử dụng Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá HTK phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). Bên Có: - Trị giá hàng bán bị trả lại; - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được khi hàng mua đã tiêu thụ; - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); Trường- Các khoản thuế nhậ p Đạikhẩu, thuế tiêuhọc thụ đặc bi ệt,Kinh thuế bảo vệ môi tế trường Huếđược tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại; - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.2.4 Phương pháp hạch toán TK 632 TK 154, 155,156,157 TK 155, 156 Trị giá vốn của sản Hàng hoá bị trả lại phẩm, hàng hoá xuất bán nhập kho TK 154 TK 911 Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Cuối kì kết chuyển giá vốn hàng bán trên mức bình thường TK 2294 Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK Trích lập dự phòng giảm giá HTK Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 1.2.3 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 1.2.3.1 Khái niệm Theo điều 64 thông tư 133/2016/TT-BTC: “Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ (bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên bộ phận bán hàng, chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác) TrườngChi phí quản lý doanh Đại nghiệp là họctoàn bộ chi phíKinh liên quan đến hotếạt độ ngHuế quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp (chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác)” 1.2.3.2 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Phiếu chi, phiếu đề nghị thanh toán - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng tính và phân bổ khấu hao. - Bảng kê thanh toán tạm ứng và những chứng từ khác có liên quan 1.2.3.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản * Tài khoản sử dụng Tài khoản 642- Chi phí quản lý kinh doanh. Tài khoản không có số dư cuối kì * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết). Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ; - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 642- chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6421- Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. - Tài khoản 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của Trườngdoanh nghiệp phát sinh Đại trong kỳ và tìnhhọc hình kết chuyKinhển chi phí qu ảntế lý doanh Huế nghiệp sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.3.4 Phương pháp hạch toán TK 642 TK 111, 112, 331 CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền TK 111,112 TK 133 Các khoản giảm chi phí TK 334, 338 Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương TK 911 TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ Cuối kì, kết chuyển chi phí quản lý, kinh doanh TK 242, 335 phát sinh trong kì Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh 1.2.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.2.4.1 Khái niệm Theo điều 58 thông tư 133/2016/TT-BTC: “ Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại như: Tiền lãi, tiền bản quyền, lợi nhuận, cổ tức được chia cùng các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.” 1.2.4.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu thu, Giấy báo Có của ngân hàng - Bảng kê tính lãi 1.2.4.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản Trường* Tài khoản sử dụng Đại học Kinh tế Huế Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính. Tài khoản không có số dư cuối kì * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. 1.2.4.4 Phương pháp hạch toán TK 515 TK 111,112, 138 TK 911 Lãi tiền gửi,lãi tiền cho vay, lãi trái phiếu cổ tức được chia Cuối kỳ kết chuyển TK 331 doanh thu thuần Chiết khấu thanh toán họat động tài chính mua hàng được hưởng TK 3387 Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận trước TK 121, 222 Dùng cổ tức lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 1.2.5 Kế toán chi phí tài chính 1.2.5.1 Khái niệm Theo điều 63 thông tư 133/2016/TT – BTC: “Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính, chiết khấu thanh toán cho người mua, các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư, chi phí giao dịch bán chứng khoán chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái, ” TrườngKhông hạch toán vào tàiĐại khoản 635 nhhọcững nội dung Kinh chi phí sau đây: tế Huế 1.2.5.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu tính lãi - Phiếu chi - Giấy báo nợ SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.5.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu * Tài khoản sử dụng Tài khoản 635- Chi phí tài chính. Tài khoản không có số dư cuối kì * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính phát sinh trong kỳ; - Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lơn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước). Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); - Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính; - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.5.4 Phương pháp hạch toán TK 635 TK 111, 112, 242, 335 TK 911 Cuối kỳ, kết chuyển Tr lãi ti n vay, phân b lãi ả ề ổ chi phí tài chính mua hàng trả chậm, trả góp TK 229 TK 229 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư tài chính TrườngSơ đồ 1.5:Đại Sơ đồ hạ chhọc toán chi p híKinh hoạt động tài chính tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.6 Kế toán thu nhập khác 1.2.6.1 Khái niệm Theo điều 65 thông tư 133/2016/TT – BTC: “Các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế XK được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); Thu tiền được phạt do khách hàng VPHĐ; Thu các khoản nợ khó đòi đã xữ lý xóa sổ; Thu nhập từ quà tặng của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; ” 1.2.6.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu thu - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng - Biên bản vi phạm hợp đồng - Biên bản thanh lý, nhượng bán tài sản 1.2.6.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản * Tài khoản sử dụng Tài khoản 711- Thu nhập khác. Tài khoản không có số dư cuối kì. * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.6.4 Phương pháp hạch toán TK 3331 TK 711 TK 111, 112, 131 (33311) Số thuế GTGT phải Thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ nộp theo phương pháp trực tiếp TK 333 (33311) Thuế GTGT (nếu có) TK 331, 338 Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ quyết định xóa ghi vào thu nhập khác TK 111, 112 TK 911 Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; Thu tiền phạt khách hàng do vi Cuối kỳ, kết chuyển các phạm hợp đồng khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ TK 152, 156, 211 Được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, tài sản cố định Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 1.2.7 Kế toán chi phí khác 1.2.7.1 Khái niệm: Theo điều 66 thông tư 133/2016/TT – BTC: “Những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp, chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý); Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; Các khoản chi phí khác, ” 1.2.7.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu chi Trường- Biên bản thanh lý tài Đại sản cố định học Kinh tế Huế - Các giấy tờ khác 1.2.7.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản * Tài khoản sử dụng Tài khoản 811- Chi phí khác. Tài khoản không có số dư cuối kì. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.7.4 Phương pháp hạch toán TK 811 TK 111, 112 TK 911 Chi phí khác phát sinh (chi hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ) Kết chuyển chi phí khác để xác định KQKD Phạt do vi phạm hợp đồng TK 211 TK 214 Ghi giảm TSCĐ do Giá trị thanh lý, nhượng bán còn lại Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 1.2.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.8.1 Khái niệm Theo điều 67 thông tư 133/2016/TT – BTC: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.” Hàng quý, kế toán căn cứ vào chứng từ nộp thuế TNDN để ghi nhận số thuế tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi Trườngnhận số thuế phải nộp thĐạiêm vào chi phíhọc thuế TNDN. Kinh Trường hợp số thuếtế tạm Huế phải nộp trong năm lớn hơn phải nộp của năm đó, kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN. 1.2.8.2 Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp - Căn cứ tính thuế: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất - Phương pháp tính thuế: SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Thu nh p Các kho n l c Thu nhập Thu nhập ậ ả ỗ đượ c mi n k t chuy n theo quy tính thuế = chịu thuế - đượ ễ + ế ể = thuế định 1.2.8.3 Chứng từ sử dụng - Biên lai nộp thuế - Báo cáo quyết toán thuế TNDN hằng năm - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Các chứng từ kế toán có liên quan 1.2.8.4 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản * Tài khoản sử dụng Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN. Tài khoản không có số dư cuối kì. * Kết cấu tài khoản Bên Nợ: - Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm; - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN của năm hiện tại; Bên Có: - Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã ghi nhận trong năm; - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại; - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm lớn hơn Trườngkhoản được ghi giảm chiĐại phí thuế TNDNhọc trong nămKinh vào tài khoản 911tế “Xác Huế định kết quả kinh doanh” SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 1.2.8.5 Phương pháp hạch toán TK 333 (3334) TK 821 TK 911 Số thuế TNDN phải nộp trong Kết chuyển chi phí thuế kỳ (DN xác định) TNDN xác định KQKD Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp > số phải nộp Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.2.9.1 Khái niệm Theo thông tư 133/2016/TT – BTC: “Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.” Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và những hoạt động khác. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong một kỳ nhất định, được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp: kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ kế toán (tháng, năm, quý) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán đó. 1.2.9.2 Chứng từ sử dụng - Phiếu kết chuyển - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.9.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản * Tài khoản sử dụng Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản không có số dư cuối kì. Trường* Kết cấu tài khoản Đại học Kinh tế Huế Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện - Kết chuyển lãi. Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. 1.2.9.4 Phương pháp hạch toán TK 911 TK 632 Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán TK 511 Cuối kỳ, kết chuyển doanh TK 635 thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính TK 711 TK 642 Cuối kỳ, kết chuyển thu Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý nhập khác kinh doanh TK 811 TK 515 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài TK 821 chính Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế TNDN TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 1.2.10 Một số đề tài liên quan TrườngCông tác kế toán doanh Đại thu và xác học định kết qu ả Kinhkinh doanh chiếm tếmột v ị tríHuế quan trọng trong việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Vì thế mà đề tài “Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh” là một đề tài vô cùng quen thuộc và được rất nhiều anh chị lựa chọn làm đề tài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên tùy vào mỗi loại hình doanh nghiêp, lĩnh vực, đặc điểm kinh doanh, thì sẽ SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện có những điểm khác nhau. Doanh nghiệp sẽ dựa vào đặc điểm của mình để lựa chọn cách thức tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán cũng như những chính sách phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung những khóa luận trước đây đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của mình, đó là: - Nêu ra các lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh - Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập - Đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tại đơn vị và từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên, đa số các đề tài chỉ đưa ra nhận xét tổng quan tình hình hoạt động của công ty; chưa nêu được ưu, nhược điểm của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Giải pháp đưa ra mang tính lý thuyết chưa phù hợp, hữu ích đối với DN. Cụ thể khi tham khảo một số bài luận khóa trước, em có một số nhận xét sau: 1) Lê Thị Lâm Trinh: “Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cấp nước Quảng Bình” Nội dung sơ lược: Khóa luận đi sâu vào phân tích và làm rõ công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần cấp nước Quảng Bình, là công ty sản xuất nước sạch và xây lắp các công trình cấp thoát nước, phục vụ quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa, nước thải trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Qua tìm hiểu, tác giả đã đưa ra được những đánh giá về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị. Ưu điểm: + Bố cục rõ ràng, logic, có số liệu minh hoa cụ thể + Nhận xét đưa ra có dựa trên cơ sở phân tích và đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn tại doanh nghiệp Trường+ Cơ sở lý luận hệ th ốngĐại tương đối đhọcầy đủ, có sự nghiênKinh cứu, tìm tòi tế và ch ắtHuế lọc trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận. Nhược điểm: + Kiến nghị mang nặng tính lý thuyết, chưa đi sâu vào phân tích và đề xuất được phương án hiệu quả. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện + Trình bày các khái niệm về cơ sở lý luận không trích rõ nguồn. 2) Dương Thị Minh Châu “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nhật Anh” Nội dung sơ lược: Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nhật Anh, tác giả đã nêu ra được những nhận xét và kiến nghị để góp phần cải thiện công tác kế toán tại đơn vị. Cụ thể, công tác kế toán tại công ty có nhiều ưu điểm như ngoài việc để các tài khoản tổng hợp kế toán còn lập thêm các tài khoản chi tiết để tiện theo dõi như là TK 154 gồm có TK 154SX và TK154XD; tài khoản 112 có TK112 SCB, TK112 QĐ, TK112 HH, TK112 NVĐ Ưu điểm: + Bố cục rõ ràng, có số liệu minh họa. + Có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về đơn vị làm đề tài cũng như kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Nhược điểm: + Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp chưa nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm của từng khoản mục. + Tác giả chưa đưa ra biện pháp phù hợp nhằm cải thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. 3) Trịnh Thị Thu Thảo “ Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phát Đạt” Nội dung sơ lược: Qua quá trình trải nghiệm thực tế tại đơn vị, tác giả đã trình bày và làm rõ được công tác hạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TrườngTNHH Phát Đạt. Từ đóĐại đưa ra nhữ nghọc đánh giá vàKinh kiến nghị góp phtếần cải thiHuếện công tác kế toán tại đơn vị. Ưu điểm: + Tác giả có sự tìm hiểu chi tiết về đơn vị thực tập, nêu lên được tình hình hoạt động và phát triển của công ty qua các chỉ tiêu như tài sản, nguồn vốn và kết quả qua 3 năm SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện + Lý thuyết có sự hệ thống hóa, trình bày cụ thể có kèm theo phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. + Tác giả nêu lên được cách hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Nhược điểm: + Tác giả chưa nêu được ưu, nhược điểm của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. + Kiến nghị, giải pháp của tác giả đưa ra mang tính lý thuyết, chưa cụ thể, chưa góp phần giải quyết được vấn đề. Tại Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương, theo như em tìm hiểu thì các đề tài thực tập trước đây tại đơn vị chưa có đề tài về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Đây là một phần hành cơ bản và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động của công ty nó mang lại ý nghĩa thiết thực, vì vậy em quyết định chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, em sẽ cố gắng giải quyết và khắc phục được những hạn chế mà các bài khóa luận trên mắc phải. Đây được xem là điểm mới trong bài khóa luận của em.  KẾT LUẬN: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư số 133/2016/TT- BTC và các vấn đề có liên quan. Từ phần này, ta có thể biết được các khái niệm có liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, giá vốn hàng bán Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, tổ chức chứng từ, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, phương pháp tính giá xuất kho, các hình thức ghi sổ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ KHƯƠNG 2.1. Khái quát về công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV SX và TM Phú Khương - Tên công ty: Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương - Ban đầu công ty được thành lập với hình thức là DNTN được sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng kí kinh doanh với mã số thuế 3301566789 kể từ ngày 09/06/2015 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 09/06/2015. Tính đến nay công ty đã hoạt động được hơn 3 năm. - Năm 2018, doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại Phú Khương thay đổi loại hình doanh nghiệp trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn MTV sản xuất và thương mại Phú Khương - Địa chỉ: 728 Nguyễn Tất Thành, Phường Thủy Châu, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Mã số thuế: 3301566789 - Người đại diện: Trần Thị Hẹ - Nơi đăng kí quản lý: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế - Số điện thoại: 0935399776 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV SX và TM Phú Khương 2.1.2.1 Chức năng Ngành nghề kinh doanh: - Cưa xẻ chế biến gỗ Trường- Buôn bán, kinh doanh Đại các loại gỗ học Kinh tế Huế 2.1.2.2 Nhiệm vụ - Kinh doanh hiệu quả tạo ra lợi nhuận. - Đảm bảo an toàn cho nhân viên công ty, chăm lo công ăn việc làm và tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện - Quản lí, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật. - Mặt khác, nhiệm vụ quan trọng của công ty là nâng cao chất lượng, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, công ty đã không ngừng đầu tư sửa chữa mua sắm trang thiết bị để phục vụ khách hàng ( đây là kết quả ban đầu đáng khích lệ, xu hướng phát triển mới cho công ty). 2.1.2.3 Mục tiêu - Mang lại cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. - Liên kết, hợp tác với các đơn vị khác để phát triển công ty bền vững. - Mỡ rộng quy mô công ty. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty TNHH MTV SX và TM Phú Khương 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng nhân kinh kế toán doanh sự Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Ghi chú: Chỉ đạo từ trên xuống Phối hợp giữa các bên 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận - Giám đốc: Trường+ Là người đại diện v à Đạichịu trách nhiệm học với pháp luật.Kinh tế Huế + Là người chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo phối hợp các bộ phận với nhau. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện - Phòng kinh doanh: + Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của Công ty theo từng giai đoạn: Ngắn hạn – Trung hạn – Dài hạn; công tác tài chính – ngân hàng + Tổ chức hoạt động bán hàng tại bộ phận, thực hiện việc trưng bày hàng hóa và thực hiện các hoạt động Marketing theo yêu cầu của quản lý công ty. + Nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các kế hoạch, chiến lược kinh doanh + Thực hiện công việc theo chỉ đạo của giám đốc - Phòng kế toán: + Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán . + Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. + Tư vấn, cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ giúp Giám đốc ra quyết định đúng đắn. + Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu. - Phòng nhân sự: + Lập kế hoạch và tuyển dụng nhân viên phù hợp với từng công việc + Đào tạo phát triển nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty + Tiếp nhận hồ sơ và phỏng vấn người lao động xin việc. + Lập các hợp đồng đào tạo, hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Để thực hiện nhiệm vụ được giao là phản ánh ghi chép số liệu về việc sử dụng tài sản của đơn vị, theo dõi để báo cáo kịp thời tình hình tài chính. Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán 1 cấp. Bộ máy kế toán của công ty khá đơn giản, gồm có 3 người: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và thủ quỹ. KẾ TOÁN TRƯỞNG Chú thích: Quan hệ trực tuyến Trường Đại học Kinh Quantế hệ chứcHuế năng KẾ TOÁN THỦ TỔNG HỢP QUỸ Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán - Kế toán trưởng: + Là người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy kế toán, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán do nhà nước quy định. + Tham mưu cho ban giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ kế toán qua từng thời kì trong hoạt động kinh doanh. + Phân tích đánh giá tài chính của các dự án giúp giám đốc lựa chọn phương án thích hợp. + Lập báo cáo tài chính theo quý, nửa năm, cả năm và các báo cáo chi tiết giải trình đắn. + Cung cấp số liệu cho bạn lãnh đạo khi có yêu cầu. + Kê khai, nộp thuế cho nhà nước. - Kế toán tổng hợp: + Là người chịu trách nhiệm thanh toán với khách hàng về các khoản nợ , tạm ứng. + Có trách nhiệm theo dõi quá trình bán hàng, đối chiếu công nợ giữa các đơn vị. + Hổ trợ kế toán trưởng để hoàn thành nhiệm vụ. + Đối chiếu số liệu giữa các đơn vị, dữ liệu tổng hợp và chi tiết. + Kiểm tra, rà soát các định khoản nghiệp vụ phát sinh + Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết. + Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định của công ty. - Thủ quỹ: + Quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Trường+ Theo dõi sự biến động Đại của tiền gửi họcngân hàng. Kinh tế Huế + Định kỳ kiểm kê quỹ phục vụ cho công tác kiểm kê theo quy định. + Có nhiệm vụ kiểm tra nội dung trên phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu hoàn tiền tạm ứng . chính xác về thông tin. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ để nhập, xuất hàng hóa. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 2.1.4.3 Hình thức ghi sổ Hiện nay Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán máy vi tính, sử dụng bộ chứng từ sổ sách của hình thức nhật kí chung CHỨNG TỪ SỔ KẾ TOÁN KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp PHẦN - Sổ chi tiết MỀM KẾ TOÁN - Báo cáo tài chính BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Báo cáo kế toán MÁY VI TÍNH TỪ KẾ TOÁN quản trị CÙNG LOẠI Sơ đồ 2.3 Trình tự xử lý trên máy tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết lập sẵn trên phần mềm. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ, kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, quý, năm, hoặc khi nào cần thiết, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã Trườngđược nhập trong kỳ. Đại học Kinh tế Huế Cuối tháng, quý, năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đống thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán bằng tay. Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 2.1.4.4. Các chính sách kế toán tại công ty - Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư 133/2016/TT-BTC và QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006. - Niên độ kế toán: Kì kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc - Phương pháp tính hàng tồn kho: Bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: Khấu hao theo đường thẳng. Tổ chức hệ thống báo cáo Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động SXKD (Mẫu số B 02 - DNN) - Thuyết minh BCTC (Mẫu số B 09 - DNN) 2.1.5. Tình hình lao động tại công ty Vì là 1 công ty nhỏ nên số lượng lao động của công ty cũng không nhiều. Tuy vậy, để đáp ứng các yêu cầu về quản lý chung cũng như kinh doanh hiệu quả thì đòi hỏi chất lượng nguồn lao động phải được đặt lên trên hết. Để thấy rõ điều này, chúng ta đi vào phân tích tình hình lao động của công ty giai đoạn 2016- 2018 qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Bảng 2.1: Tình hình lao động của Cty TNHH MTV SX&TM Phú Khương 2016- 2018 ĐVT: người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh So sánh Chỉ tiêu S S S 2017/2016 2018/2017 ố (%) ố (%) ố (%) lượng lượng lượng +/- (%) (%) Tổng lao 23 100% 26 100% 27 100% 3 13,04% 1 3,85% động 1.Phân theo trình độ chuyên môn Đại học 5 21,74% 7 26,92% 9 33,33% 2 40,00% 2 28,57% Cao đẳng 8 34,78% 10 38,46% 11 40,74% 2 25,00% 1 10,00% LĐPT 10 43,48% 9 34,62% 7 25,93% -1 -10,00% -2 -22,22% 2. Phân theo giới tính Nam 16 69,57% 18 69,23% 21 77,78% 2 12,50% 3 16,67% Nữ 7 30,43% 8 30,77% 6 22,22% 1 -2 -25,00% Biểu đồ 2.1. Tình hình lao động của công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 phân theo trình độ chuyên môn. Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.2. Tình hình lao động của Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 phân theo giới tính. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Qua bảng thống kê tình hình lao động của công ty (bảng 2.1) kết hợp với 2 biểu đồ 2.1 và 2.2 ta thấy tổng số lao động qua 3 năm liên tục tăng lên cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể năm 2016 tổng số lao động của công ty là 23 người. Qua năm 2017 con số này có tăng nhẹ lên thành 26 người tương ứng tăng 13.04%, năm 2018 tiếp tục tăng 3,85% đưa số lao động tăng lên thành 27 người. Sự tăng lên về mặt số lượng lao động thể hiện rằng công ty đã có sự phát triển, mở rộng quy mô qua các năm, chính vì vậy mà đã tăng số lượng lao động để đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng của công ty. Để thấy rõ hơn sự thay đổi này, ta đi vào phân tích cụ thể tình hình lao động của công ty qua các cách phân loại sau: + Xét theo trình độ chuyên môn: Có thể nói, trình độ chuyên môn thể hiện chất lượng của lao động. Nhìn chung lao động qua 3 năm có sự thay đổi lớn về cơ cấu lao động, lao động có trình độ đại học - cao đẳng có xu hướng tăng mạnh qua các năm, còn lao động phổ thông thì có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2016 lao động có trình độ đại học chỉ chiểm 21,74% nhưng năm 2018 đã tăng lên 33,33% trong cơ cấu lao động, lao động có trình độ cao đẳng năm 2016 chiếm 34,78% tăng nhẹ lên 40,74% trong cơ cấu lao động năm 2018. Còn lao động phổ thông năm 2016 chiếm tỷ trọng 43,48% nhưng đến năm 2018 giảm xuống chỉ còn 25,93% trong cơ cấu lao động. Có sự tăng giảm lao động này là bởi vì do đất nước ngày càng phát triển yêu cầu về kiến thức và kĩ năng ngày càng cao. Đặc điểm công ty cần những người có tay nghề để chuyên môn hóa sản xuất, kinh doanh nên cần lao động có trình độ cao do đó công ty tăng thêm số lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng để đỡ mất thời gian trong việc đào tạo lại nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. + Xét theo giới tính: Lao động nam trong công ty chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với lao động nữ, chiếm tới gần 70% trong cơ cấu lao động. Năm 2016, chiếm 69,57%, năm 2018 chiếm 69,23% và năm 2018 chiếm 77,78%. Lao động nam có xu hướng tăng đều qua các năm, còn lao động nữ có sự thay đổi thất thường (tăng lên vào năm 2017 và giảm đi vào 2018). Lao động nam chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu lao Trườngđộng, điều này là phù hĐạiợp với đặc điểhọcm sản xuất, kinhKinh doanh của công tế ty. CôngHuế ty sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liên quan tới gỗ, cần nhiều lao động nam để mang vác, làm các công việc như cưa gỗ, xẽ gỗ, vận chuyển gỗ, , nữ chỉ làm các công việc liên quan tới bán hàng. Lao động nam tăng lên liên tục qua 3 năm là bởi vì công ty tuyển thêm nhân viên nhằm chuyên môn hóa lao động, đồng thời phục vụ trong việc vận SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện chuyển hàng hóa đến tận nơi cho khách hàng. Còn lao động nữ giảm vào năm 2018 là do có các nhân viên nghỉ sinh em bé. 2.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố quan trọng hàng đầu của một doanh nghiệp, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp, người ta xem xét cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp. Biểu đồ 2.3. Tình hình tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn năm 2016- 2018. Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.4. Tình hình nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn năm 2016- 2018. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 ĐVT: đồng Việt Nam Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.479.311.992 98,25% 16.733.229.724 98,78% 19.433.100.633 99,29% 1.253.917.732 8,10% 2.699.870.909 16,13% I. Tiền và khoản tương đương tiền 3.222.664.546 20,45% 1.902.438.619 11,23% 2.355.315.594 12,03% -1.320.225.927 -40,97% 452.876.975 23,81% II. Phải thu ngắn hạn 6.117.065.139 38,82% 7.386.613.725 43,06% 7.360.680.421 37,61% 1.269.548.586 20,75% -25.933.304 -0,35% 1.Phải thu khách hàng 3.948.463.514 25,06% 4.171.858.343 24,63% 2.937.100.663 15,01% 223.394.829 5,66% -1.234.757.680 -29,60% 2. Trả trước người bán 2.168.601.625 13,76% 3.214.755.382 18,98% 4.423.579.758 22,60% 1.046.153.757 48,24% 1.208.824.376 37,60% III. Hàng tồn kho 5.747.383.540 36,48% 6.981.889.131 41,21% 9.130.316.272 46,65% 1.234.505.591 21,48% 2.148.427.141 30,77% IV. TS ngắn hạn khác 392.198.767 2,49% 462.288.249 2,73% 586.788.346 3,00% 70.089.482 17,87% 124.500.097 26,93% 1.Thuế GTGT được khấu trừ 392.498.767 2,49% 462.288.249 2,73% 586.788.346 3,00% 69.789.482 17,78% 124.500.097 26,93% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 276.363.651 1,75% 207.272.738 1,22% 138.181.825 0,71% -69.090.913 -25,00% -69.090.913 -33,33% I. Tài sản cố định 276.363.651 1,75% 207.272.738 1,22% 138.181.825 0,71% -69.090.913 -25,00% -69.090.913 -33,33% 1.Nguyên giá 345.454.564 2,19% 345.454.564 2,04% 345.454.564 1,77% 0 0,00% 0 0,00% SVTH: Lê Thị Thúy QuỳnhTrường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % 2.Giá trị hao mòn lũy kế -69.090.913 -0,44% -138.181.826 -0,82% -207.272.739 -1,06% -69.090.913 100,00% -69.090.913 50,00% TỔNG TÀI SẢN 15.755.675.643 100,00% 16.940.502.462 100,00% 19.571.282.458 100,00% 1.184.826.819 7,52% 2.630.779.996 15,53% A. NỢ PHẢI TRẢ 11.475.162.510 72,83% 12.608.487.811 74,43% 15.107.530.059 77,19% 1.133.325.301 9,88% 2.499.042.248 19,82% 1. Phải trả cho người bán 3.418.446.535 21,70% 4.171.565.909 24,62% 4.970.075.273 25,39% 753.119.374 22,03% 798.509.364 19,14% 2.Thuế và các khoản phải nộp NN 309.333.666 1,96% 458.519.640 2,71% 672.396.685 3,44% 149.185.974 48,23% 213.877.045 46,65% 3. Người mua trả tiền trước 3.925.025.809 24,91% 3.605.873.151 21,29% 4.321.679.099 22,08% -319.152.658 -8,13% 715.805.948 19,85% 4.Vay và nợ thuê tài chính 3.822.356.500 24,26% 4.372.529.111 25,81% 5.143.379.002 26,28% 550.172.611 14,39% 770.849.891 17,63% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.280.513.133 27,17% 4.332.014.651 25,57% 4.463.752.399 22,81% 51.501.518 1,20% 131.737.748 3,04% I. Vốn chủ sở hữu 4.280.513.133 27,17% 4.332.014.651 25,57% 4.463.752.399 22,81% 51.501.518 1,20% 131.737.748 3,04% 1.Vốn đầu tư của CSH 4.000.000.000 25,39% 4.000.000.000 23,61% 4.000.000.000 20,44% 0 0,00% 0 0,00% 2.LN sau thuế chưa phân phối 280.513.133 1,78% 332.014.651 1,96% 463.752.399 2,37% 51.501.518 18,36% 131.737.748 39,68% TỔNG NGUỒN VỐN 15.755.675.643 100,00% 16.940.502.462 100,00% 19.571.282.458 100,00% 1.184.826.819 7,52% 2.630.779.996 15,53% (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ) SVTH: Lê Thị Thúy QuỳnhTrường Đại học Kinh tế Huế 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Qua bảng tổng hợp tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty (bảng 2.2) kết hợp với 2 biểu đồ 2.3 và 2.4 qua 3 năm ta thấy tổng tài sản của công ty tăng lên đáng kể. Năm 2016, tổng tài sản của công ty chỉ là 15.7 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 đã lên đến 19.5 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2017 tăng thêm gần 1.2 tỷ đồng tương ứng tăng 7,52%, năm 2018 tiếp tục tăng thêm 2.6 tỷ đồng tương ứng tăng 15,53%. Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên là do ảnh hưởng của 2 nhân tố là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tác động. Thứ nhất: Tài sản ngắn hạn: Trong 3 năm, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, Năm 2017 tài sản ngắn hạn là 16.7 tỷ đồng đã tăng lên so với năm 2016 là hơn 1.2 tỷ đồng tương ứng với tăng tới 8,10%. Đến năm 2018 tài sản ngắn hạn là 19.4 tỷ đồng đã tăng so với năm 2017 là gần 2.7 tỷ đồng, tương ứng với tăng 16,13% so với năm 2017. Để giải thích được vì sao TSNH của công ty lại có những biến động như vậy ta cần xem xét các yếu tố nhỏ cấu tạo nên TSNH: Tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. TSNH qua 3 năm có sự tăng lên là do tất cả các khoản mục cấu tạo nên TSNH của doanh nghiệp đều tăng, chỉ có phải thu khách hàng giảm đi, Cụ thể: Tiền và tương đương tiền năm 2017 là 1.9 tỷ đồng đã giảm so với năm 2016 là 1.3 tỷ đồng tương ứng giảm 40,97%, năm 2018 tăng với tốc độ tăng là 23,81% tương ứng tăng 452 triệu đồng làm tiền và tương đương tiền đạt 2.3 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền năm 2017 giảm là do doanh nghiệp trả tiền mua hàng cho nhà cung cấp, chi trả tiền cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn năm 2018 tăng bởi vì doanh nghiệp hạn chế cho khách hàng mua hàng hóa mà chưa trả tiền. Việc giảm mạnh tiền mặt ở năm 2017 có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp nên xem xét việc dự trữ khoản tiền cho phù hợp. Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng biến động thất thường qua các năm. Năm 2016, các khoản phải thu có giá trị là 6.1 tỷ đồng, chiếm 38,82% trong tổng tài sản, đến năm 2017 tăng lên 7.39 tỷ đồng, chiếm 43,60 % trong tổng tài sản, tức là tăng 1.3 tỷ đồng, tương ứng với tăng 20,75% so với năm 2016. Sang năm 2018 giá trị Trườngkhoản phải thu là gần Đại7.36 tỷ đồng, học chiếm 37,36 Kinh% trong tổng tà i tếsản, gi ảmHuế nhẹ 26 triệu đồng, tương ứng với giảm 0,35 % so với năm 2017. Sự tăng giảm thất thường của khoản mục này là do Phải thu khách hàng và trả trước người bán của doanh nghiệp có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Phải thu khách hàng - Khoản này năm 2017 tăng nhẹ 223 triệu đồng, tương ứng mức tăng 5,66% so với năm 2016, năm 2018 giảm mạnh 1.2 tỷ đồng, tương ứng giảm tới 29,60% so với năm 2017. Khoản mục này năm 2017 tăng lên khá nhiều bởi vì doanh nghiệp cho khách hàng mua chịu hàng hóa nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng hóa của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Năm 2018, khoản mục này giảm đi vì khách hàng trả tiền mua hàng năm trước cho doanh nghiệp đồng thời công ty tăng cường công tác kiểm soát các khoản phải thu, thực hiện chính sách chọn lọc khi cho khách hàng mua chịu hàng hóa nhờ đó các khoản phải thu ngắn hạn được thu hẹp, giúp tối ưu hóa nguồn vốn lưu động công ty. Đồng thời công ty đã có những chính sách chiết khấu để khuyến khích khách hàng mua hàng trả tiền ngay, trách được sự chiếm dụng vốn và mất mát tài sản cho công ty. Trả trước cho người bán: Ta thấy, trả trước cho người bán của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017, tăng mạnh lên đến 48,24% tương ứng tăng gần 1.1 tỷ đồng và tiếp tục tăng với tốc độ tăng là 37,60% năm 2018 tương ứng tăng tới 1.2 tỷ đồng. Vì doanh nghiệp mua hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều, việc trả trước cho người bán giúp doanh nghiệp hưởng đc các chính sách chiết khấu, đồng thời nhà cung cấp của doanh nghiệp là các đối tác làm ăn lâu năm nên doanh nghiệp thoải mái trong việc trả tiền hàng cho nhà cung cấp trước. Hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Điều này là do đặc trưng sản xuất, kinh doanh thương mại của công ty cần nhiều hàng hóa, thành phẩm. Hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2017 hàng tồn kho có giá trị là gần 7 tỷ đồng, đã tăng lên 1.2 tỷ đồng tương ứng với tăng tới 21,48% so với năm 2016. Năm 2018 tiếp tục tăng thêm 2.1 tỷ đồng, tương ứng tăng tới 30,77% so với năm 2017. Hàng tồn kho có xu hướng tăng lên qua các năm bởi vì doanh nghiệp mua thêm nhiều hàng hóa phục vụ cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty, chiếm khoảng trên 2% và giá trị của khoản này biến Trườngđộng qua các năm nhưng Đại cũng không học đáng kể, có Kinhxu hướng tăng lên tế qua các Huế năm với tốc độ tăng tương ứng là 17,87% năm 2017 và 26,93% năm 2018. Thứ 2: Tài sản dài hạn Giá trị tài sản dài hạn qua các năm đều có dấu hiệu giảm. Từ 276 triệu đồng năm 2016 giảm xuống còn 207 triệu đồng năm 2017 tương ứng giảm đi 25,00%. Năm 2018 SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện tài sản dài hạn của công ty tiếp tục giảm còn 138 triệu đồng tương ứng giảm tới 33,33% so với năm 2017. Toàn bộ giá trị tài sản dài hạn của công ty là tài sản cố định. Nghĩa là với mức giảm ở trên thì đó chính là mức giảm của tài sản cố định. Có sự giảm đi giá trị của tài sản cố định là bởi vì doanh trích khấu hao cho tài sản cố định. Cơ cấu nguồn vốn của công ty: Tương ứng với chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là chỉ tiêu nguồn vốn. Cũng như tài sản, nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vốn có vai trò quyết định đến sự ra đời, hoạt động, phát triển cũng như việc giải thể một doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu vốn khác nhau. Cũng giống như tài sản, nguồn vốn của công ty biến động như sau: Năm 2016, tổng nguồn vốn là 15.7 triệu đồng, năm 2017 có tăng nhẹ lên 16.9 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,52%. Qua năm 2018, tổng nguồn vốn tăng thêm 2.6 tỷ đồng so với năm 2017 đạt mức 19.6 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy tình hình nguồn vốn của công ty đang có chiều hướng tốt. Và sự tăng lên của tổng nguồn vốn là do tác động của 2 nhân tố: Thứ nhất: Nợ phải trả Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, trên 70% và có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2017 so với năm 2016 nợ phải trả tăng 22,03% từ gần 11.5 tỷ đồng tăng lên 12.6 tỷ đồng tương đương tăng 1.1 tỷ đồng. Sang năm 2018, tỷ lệ này lại tiếp tục tăng 19,82% so với năm 2017 tương đương tăng gần 2.5 tỷ đồng. Nguyên nhân là các khoản mục cấu tạo nên nợ phải trả như phải trả người bán, vay và nợ thuế tài chính, người mua trả tiền trước có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Phải trả người bán tăng mạnh với tốc độ tăng là 22,03% tương ứng tăng 753 triệu đồng năm 2017 và tiếp tục tăng 19,14% năm 2018 tương ứng tăng 798 triệu đồng. Khoản mục này tăng lên do doanh nghiệp mua nhiều hàng hóa hơn để về gia công, sản xuất phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Người mua trả tiền trước năm 2017 giảm nhẹ với tốc độ giảm là 8,13% tương ứng giảm 319 triệu đồng. Năm 2018 đã tăng mạnh với tốc độ tăng là 19,85% tương ứng Trườngtăng 715 triệu đồng đưa Đại khoản mụ c họcđạt 4.3 tỷ đồ ng.KinhNăm 2017, kho tếản mụ c Huếnày giảm đi là do doanh nghiệp thực hiện chính sách cho khách hàng mua chịu hàng hóa nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng tăng doanh thu. Năm 2018, người mua trả tiền trước tăng vì công ty thắt chặt chính sách bán chịu nhằm ổn định nguồn vốn. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Vay và nợ thuê tài chính của công ty có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Năm 2017 tăng 550 triệu đồng tương ứng tăng 14,39%. Năm 2018 tiếp tục tăng 771 triệu đồng tương ứng tăng tới 17,63%. Khoản mục này có xu hướng tăng lên là do doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài. Thứ 2: Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu (VCSH) chiếm tỷ trọng gần 30% trong tổng nguồn vốn, tuy là có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016, VCSH của công ty là gần 4.3 tỷ đồng đến năm 2017 tăng thêm 51 triệu đồng lên thành 4.3 tỷ đồng tương ứng tăng 1,2% so với năm 2016. Năm 2018 VCSH có tăng thêm 132 triệu đồng tương đương tăng 3,04% so với năm 2017. Việc tăng lên của vốn chủ sở hữu là do doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng qua các năm 2.1.7. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 Biểu đồ 2.5. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một Trườngthành viên sản xuất vàĐại thương m ạhọci Phú Khương Kinh trong giai đoạ n tếnăm 2016 Huế- 2018 SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương trong giai đoạn 2016- 2018 ĐVT: đồng Việt Nam So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (+/-) % (+/ -) % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 9.652.387.000 10.041.186.427 10.869.358.867 388.808.427 4,03 828.172.440 8,25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 9.652.387.000 10.041.186.427 10.869.358.867 388.808.427 4,03 828.172.440 8,25 4. Giá vốn hàng bán 9.152.837.409 9.506.488.169 10.196.900.019 378.650.760 3,86 690.411.850 7,26 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 499.540.591 534.698.258 672.458.848 10.157.667 7,04 137.760.590 25,76 6. Doanh thu hoạt động tài chính 494.460 446.971 546.136 -47.489 -9,6 99.165 22,19 7. Chi phí tài chính 70.579.312 95.364.256 166.197.483 12.784.944 35,12 70.833.227 74,28 8. Chi phí quản lí kinh doanh 395.698.973 385.404.075 357.135.316 -23.294.898 -2,6 -28.268.759 -7,33 9. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 33.759.766 54.376.898 149.672.185 20.620.132 61,08 95.295.287 175,25 10. Thu nhập khác 7.000.000 10.000.000 15.000.000 3.000.000 42,86 5.000.000 50 11. Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 0 12. Lợi nhuận khác 7.000.000 10.000.000 15.000.000 3.000.000 42,86 5.000.000 50 13. Tổng LN kế toán trước thuế 40.756.766 64.376.898 164.672.185 23.620.132 57,95 100.295.287 155,79 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 8.151.353 12.876.380 32.934.437 4.724.027 57,95 20.059.057 155,79 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 32.605.413 51.501.518 131.737.748 18.896.105 57,95 80.236.230 155,79 SVTH: Lê Thị Thúy QuTrườngỳnh Đại học Kinh tế Huế 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Từ kết quả kinh doanh, công ty mới biết được tình hình hoạt động của mình, những thành tích đạt được, những yếu kém cần khắc phục, cũng như những thuận lợi hay khó khăn gặp phải. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời chính xác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng thông qua kết quả kinh doanh, công ty mới xác định được lãi lỗ, từ đó làm cơ sở để xác định nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Để thấy rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2016- 2018, ta sẽ phân tích một số khoản mục chủ yếu hình thành nên tổng doanh thu và tổng chi phí. Về tình hình doanh thu của công ty Qua 3 năm, ta thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2017, doanh thu về bán hàng và CCDV là 10 tỷ đồng, tăng lên 388 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 4,03%. Năm 2018, giá trị khoản mục này lại tiếp tục tăng với mức tăng là 8,25% tương ứng tăng 828 triệu đồng Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công tác bán hàng của công ty có nhiều tiến bộ. Việc doanh thu tăng mạnh qua các năm là do năm 2017 doanh nghiệp thực hiện chính sách cho khách hàng mua chịu hàng hóa khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn. Có một tín hiệu đáng mừng là trong cả 3 năm 2016, 2017 và 2018 thì không hề có một ghi nhận nào về các khoản giảm trừ doanh thu do đặc điểm kinh doanh của công ty. Như vậy, việc tăng lên của khoản mục doanh thu bán hàng và CCDV sẽ kéo theo sự tăng lên của khoản mục doanh thu thuần về bán hàng và CCDV qua các năm. Qua đây, việc tăng lên của khoản mục này là chứng minh cho hoạt động kinh doanh của công ty đang thuận lợi, công ty làm ăn có hiệu quả trong 2 năm trở lại đây, công ty cần cố gắng hơn nữa để giữ vững tình hình kinh doanh của công ty. TrườngDoanh thu hoạt động tàiĐại chính có tănghọc qua các năm Kinh nhưng chỉ phát sinhtế v ớiHuế giá trị nhỏ. Ta thấy rằng doanh thu hoạt động tài chính đóng vai trò không đáng kể trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu này chủ yếu là từ hoạt động gửi tiền ngân hàng nhận lãi hàng tháng. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Nguồn thu nhập khác cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nguồn hình thành nguồn thu nhập khác này chủ yếu là do Bán mùn cưa, nhận khuyến mãi, trong 3 năm qua khoản mục này có xu hướng tăng nhẹ. Việc tăng lên là do doanh nghiệp ngày càng gia tăng sản xuất nên phế phẩm tạo ra cũng nhiều hơn. Về tình hình chi phí của công ty Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN Chi phí quản lý kinh doanh của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2016 chi phí quản lý kinh doanh là 395 triệu đồng nhưng tới năm 2017 chỉ còn 385 triệu đồng đã giảm đi 10 triệu đồng tương ứng giảm đi 2,60% so với năm 2017. Năm 2018 lại tiếp tục giảm tiếp 28 triệu đồng tương ứng giảm 7,33%. Chi phí này giảm là do doanh nghiệp đã thắt chặt, cắt giảm các chi phí không cần thiết trong sản xuất kinh doanh, là điều kiện để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể: Giá vốn năm 2016 là gần 9.2 tỷ đồng đến năm 2017 đã tăng lên 353 triệu đồng tương ứng tăng 3,86%. Năm 2018 tiếp tục tăng thêm 690 triệu đồng tương ứng tăng 7,26% đưa giá vốn đạt gần 10.2 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh bởi vì công ty bán nhiều hàng hóa hơn so với năm trước đòi hỏi lượng hàng hóa tăng lên về giá vốn. Chi phí tài chính của doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 24.7 triệu đồng tương ứng tăng tới 35,12%. Năm 2018, tiếp tục tăng mạnh thêm 70.8 triệu đồng tương ứng tăng tới 74,28%. Chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng mạnh qua 3 năm bởi doanh nghiệp vay vốn nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất , kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, ta thấy chi phí tài chính của doanh nghiệp 3 năm nay là khá cao cho thấy doanh nghiệp hơi lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm cải thiện hơn trong các năm tới để sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Về lợi nhuận của công ty Cả doanh thu và giá vốn của công ty đều tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của giá vốn Trườnghàng bán nhỏ hơn tốc độĐạităng của doanh học thu bán hàngKinh nên lợi nhuậ n tếgộp tăng Huế mạnh. Cụ thể: Năm 2016, lợi nhuận gộp là 499.5 triệu đồng đến năm 2017 đã tăng lên 35 triệu đồng tương ứng tăng 7,04%. Năm 2018 tiếp tục tăng mạnh lên 137.7 triệu tương ứng tăng tới 25,76%. Đây là dấu hiệu tốt bởi vì lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng phản ánh công SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện ty đã có những biện pháp làm giảm chi phí giá vốn hàng bán để tiết kiệm chi phí hơn, làm tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty được tạo thành từ các nhân tố là doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2016 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 33.7 triệu đồng sang năm 2017 tăng lên thành gần 54.4 triệu đồng đã tăng 20.6 triệu đồng tương ứng tăng 61,08% Năm 2018 tiếp tục tăng mạnh thêm 95.3 triệu tương ứng tăng 175,25% so với năm 2017. Việc tăng lên của lợi nhuận thuần là do doanh nghiệp đã có các chính sách nhằm tăng doanh thu đồng thời cắt giảm, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết trong sản xuất. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng qua 3 năm là do lợi nhuận thuần của doanh nghiệp và thu nhập khác đểu tăng trong khi không phát sinh chi phí khác. Cụ thể: Năm 2016 tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 40.7 triệu đồng năm 2017 đã tăng lên 23.6 triệu đồng tương ứng tăng 57,95%. Năm 2018 tiếp tục tăng mạnh thêm 100 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 115,79% so với năm 2017. Điều này là dấu hiệu tích cực, bởi nó làm cho lợi nhuận sau thuế tăng. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính hoạt động, nhận thấy công ty hoạt động đã có những tiến bộ trong 3 năm qua. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang kinh doanh có hiệu quả do công ty đã kiểm soát được chi phí tốt hơn, giảm thiểu chi phí phát sinh không cần thiết, có các chính sách tăng doanh thu. Công ty nên tiếp tục phát huy điều này để kinh doanh hiệu quả trong mấy năm tới. 2.2 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương - Các phương thức bán hàng tại công ty: TrườngCông ty tiêu thụ hàng hóaĐại theo phương học thức bán lẻ . Kinh tế Huế - Phương thức thanh toán: SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện Bán hàng thu tiền ngay: Theo hình thức này, hàng hóa được tiêu thụ đến đâu thì thu tiền ngay đến đó: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Bán hàng chưa thu tiền: Theo hình thức này khách hàng mua hàng nhưng chưa thanh toán tiền 2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương 2.2.1.1 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Giấy báo có của ngân hàng. 2.2.1.2 Tài khoản sử dụng - Kế toán sử dụng TK 511 để theo dõi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2.2.1.3 Chứng từ - Doanh thu được ghi nhận khi hàng đã được tiêu thụ và chuyển giao quyền sở hữu cho khách hàng, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chứng từ sử dụng là hóa đơn GTGT. - Khi có nghiệp vụ bán hàng xảy ra, Doanh nghiệp lập hóa đơn thuế giá trị gia tăng. Do Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên hóa đơn thuế GTGT sẽ có 3 liên: Liên 1: Lưu tại Doanh nghiệp Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Lưu nội bộ dùng để thanh toán Tất cả các hóa đơn dược lưu tại phòng kế toán của Doanh nghiệp, là căn cứ ghi nhận DT. Khi bán hàng xong, kế toán lập một bảng kê chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra và các chứng từ liên quan để căn cứ làm tờ khai nộp thuế cho Nhà nước. Khi nộp thuế cho Nhà nước phải kèm theo bảng kê dịch vụ bán ra và mua vào làm căn cứ để khấu trừ thuế. 2.2.1.4 Trình tự hạch toán, ghi sổ Hàng ngày khi có nghiệp vu kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, căn cứ vào chứng từ gốc (đơn đặt hàng, hóa đơn GTGT, phiếu thu, GBC, ) kế toán tiến hàng nhập Trườngvào máy tính (kế toán tiĐạiến hành phả n họcánh doanh thuKinh theo giá bán chưa tế có thuHuếế GTGT). Theo trình tự được cài đặt trên phần mềm kế toán, số liệu sẽ được tự động cập nhật vào sổ chi tiết, sổ cái TK 511, bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa bán ra và các sổ của các TK liên quan như TK 131,111,112. Cuối quý, kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD. SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Thất Lê Hoàng Thiện 2.2.1.5 Một số nghiệp vụ minh họa 1, Ngày 08 tháng 11 năm 2018 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và thương mại Phú Khương bán gỗ nhóm 2 thành phẩm theo hóa đơn số 0000047 với giá trị chưa thuế là 389.600.000 đồng, thuế giá trị gia tăng 10% là 38.960.000 đồng, tổng giá trị thanh toán là 428.560.000 đồng được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản sau. Biểu 2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000047 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/002 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: PK/18P Liên 1: Lưu Ngày 08 tháng 11 năm 2018 Số: 0000047 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ KHƯƠNG Mã số thuế: 3301566789 Địa chỉ : 728 Nguyễn Tất Thành, Phường Thủy Châu, Thị xã Hương Thủy, TT.Huế Điện thoại: 0935399776 Số tài khoản: 102010002243775 tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam TT.Huế Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Phân viện khoa học công nghệ xây dựng Miền Trung Mã số thuế:0100408233-002 Địa chỉ:Đường Phạm Văn Đồng – Khu QN Nam Vỹ Dạ - Thành Phố Huế Hình thức thanh toán: CK/TM Số tài khoản: TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 1 Gỗ nhóm II thành phẩm m3 17,093 22.793.000 389.600.000 Cộng tiền hàng: 389.600.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT : 38.960.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 428.560.000 Số tiền bằng chữ: Bốn trăm hai mươi tám triệu năm trăm sáu mười ngàn đồng chẵn TrườngNgười mua hàng Đại Ngưhọcời bán hàng KinhThủ tr ưởngtế đơn vHuếị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) SVTH: Lê Thị Thúy Quỳnh 49