Khóa luận Nghiên cứu nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm

pdf 62 trang thiennha21 20/04/2022 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_nhan_giong_vo_tinh_loai_cay_kim_ngan_lo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PỜ DẦN KHAI “NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LOÀI CÂY KIM NGÂN (Lonicera Japonice Thunb) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên – năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PỜ DẦN KHAI “NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LOÀI CÂY KIM NGÂN (Lonicera Japonice Thunb) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Lớp: K48 - LN Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THANH TIẾN Thái Nguyên – năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Tiến. Những phần sử dụng tài liệu để tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN TS. Nguyễn Thanh Tiến Pờ Dần Khai XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu của khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm là đào tạo những kĩ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo về thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên nhằm vận dụng những kiến thức đã học, đồng thời làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất chí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại viện nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên của Viện Lâm Nghiệp, các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Tiến đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề tài. Đây là công trình nghiên cứu khoa học của em, mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của quý thầy cô và các bạn để khoa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Sinh viên PỜ DẦN KHAI
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất 16 Bảng 2.2. Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên năm 2019 17 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Kim ngân đầu dòng 23 Bảng 4.2: Kết quả tuyển chọn sơ bộ cây Kim ngân 24 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của loại hom đến kết quả giâm hom cây Kim ngân 26 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân 29 Bảng 4.5. Kết quả phân tích phương sai 29 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm kết quả giâm hom cây Kim Ngân 33 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom cây Kim ngân 36
  6. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN Biểu đồ 4.1: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ 26 Biểu đồ 4.2: Biểu diễn số rễ trung bình/hom 27 Biểu đồ 4.3: Biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom 27 Biểu đồ 4.4: Biểu diễn chỉ số ra rễ 28 Biểu đồ 4.5: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ 30 Biểu đồ 4.6: Biểu diễn số rễ trung bình/hom 31 Biểu đồ 4.7: Biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom 31 Biểu đồ 4.8: Biểu diễn chỉ số ra rễ 32 Biểu đồ 4.9: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ 34 Biểu đồ 4.10: Biểu diễn số rễ trung bình/hom 34 Biểu đồ 4.11: Biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom 35 Biểu đồ 4.12: Biểu diễn chỉ số ra rễ 35 Biểu đồ 4.13: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ 37 Biểu đồ 4.14: Biểu diễn số ngày trung bình bật chồi 37
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN Hình 2.1. Cây Kim ngân 12 Hình 4.1. Cây Kim ngân lựa chọn sơ bộ 23
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức lương thực thế giới) ĐC Đối chứng WB World Bank (Tổ chức ngân hàng thế giới) UNCED Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc ĐVT Đơn vị tính NC&PTLN Nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI NÓI ĐẦU ii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN iv DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN vi MỤC LỤC vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 11 2.2.1. Khái quát về cây Kim ngân 11 2.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới 12 2.2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 13 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu đề tài 15 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 3.3. Nội dung nghiên cứu 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 19 3.4.1. Phương pháp xây dựng tiêu chí cây Kim ngân đầu dòng 19
  10. viii 3.4.2. Điều tra tuyển chọn trong tự nhiên và trong trồng trọt 19 3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân 19 3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân 19 3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân 20 3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả giâm hom Kim ngân . 20 3.4.7. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu 21 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Kết quả lựa chọn cây mẹ loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống bằng phương pháp vô tính (kế thừa kết quả điều tra của Viện NC&PTLN) 23 4.1.1. Xây dựng tiêu chí cây Kim ngân Lonicera japonica Thunb 23 4.1.2. Kết quả chọn lọc các cây Kim ngân vượt trội về kích thước chiều cao trung bình 24 4.2. Kết quả giâm hom cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb). 26 4.2.1. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng nhân giống 26 4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân 28 4.2.3. Ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm kết quả giâm hom cây Kim Ngân 32 4.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả giâm hom cây Kim ngân( mùa Thu và mùa Đông được kế thừa kết quả thí nghiệm của Viện NC&PTLN) 36 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân giống vô tính loài Kim ngân bằng phương pháp giâm hom 38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, con người có nhu cầu về thảo dược trong điều trị bệnh, nâng cao sức khoẻ ngày càng cao. Tuy nhiên, các hoạt động của con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn và phát triển của các loài cây thuốc trong tự nhiên, nhất là cây thuốc quý. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành dược liệu đã và đang phấn đấu không ngừng tìm hiểu thêm những dược liệu mới, công dụng mới giúp điều trị và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Ngày nay, các công trình nghiên cứu đã hướng đến phát triển công tác nhân giống cây thuốc là một yêu cầu cấp bách. Các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, có nhiều lợi ích cho nghiên cứu khoa học và cuộc sống của con người có phân bố trong tự nhiên ngày một bị thu hẹp. Con người đã khai thác sử dụng một cách quá mức làm cho số lượng cá thể bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Chính vì vậy, bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ hàng đầu trong nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới các loài cây lá kim được nhiều nước tập trung nghiên cứu, ứng dụng giâm hom được phục vụ cho chương trình trồng rừng, dòng vô tính đã được tuyển chọn và đã thu được những kết quả đáng kể nhất là ở các nước Châu Âu. Việt Nam đang được chú trọng nhiều hơn đến công tác nghiên cứu và giâm hom một số loài cây phục vụ cho công tác trồng, cải tạo rừng. Từ xưa con người đã biết đến và sử dụng cây Kim ngân để làm thuốc. Theo các nhà dược học Cây Kim ngân có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng Người dân thường sử dụng chủ yếu là hoa, ngoài ra còn lấy cành và lá để đun nước tắm.
  12. 2 Với mục đích nhằm khôi phục lại quần thể loài cây dược liệu, trong đó có loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) hiện nay đang bị khai thác nghiêm trọng và chỉ còn lại một số quần thể nhỏ tại một số khu vực nghiên cứu bằng phương pháp giâm hom. Phương pháp giâm hom (Cutting propagation): Là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo nên cây mới gọi là cây hom, cây hom có đặc tính di truyền được giữ nguyên từ cây mẹ. Nhân giống bằng hom là phương pháp nhân giống nhanh và có hệ số nhân giống cao nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả. Nguồn dược liệu hoang dại ngày càng trở nên khó khăn hơn do khai thác không hợp lý làm hạn chế khả năng tái sinh của cây. Nghiên cứu đưa cây Kim ngân vào nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom sẽ góp phần chủ động sản xuất dược liệu cây Kim ngân dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế muốn phát triển cây Kim ngân rộng rãi, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và chủ động được nguồn giống cho sản xuất lâu dài, em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) tại Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (i) Lựa chọn được cây mẹ loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom. (ii) Xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố đến nhân giống vô tính cây Kim ngân bằng phương pháp giâm hom. (iii) Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân giống vô tính loài Kim ngân bằng phương pháp giâm hom.
  13. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Nghiên cứu phương thức nhân giống vô tính giống cây Kim ngân và các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống và nghiên cứu các các biện pháp kỹ thuật khác trên khu vực nghiên cứu; Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn Kết quả nghiên cứu vận dụng vào thực tế tạo giống loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) bằng phương pháp vô tính. Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân giống vô tính loài Kim ngân bằng phương pháp giâm hom.
  14. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là phương pháp nhân giống đem lại hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua. Giâm hom là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Phương thức này dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm không có sự kết hợp vật chất di truyền giao hợp giữa giao tử cái và giao tử đực nên cây mới tạo ra mang đầy đủ vật chất di truyền của cây mẹ (Lê Đình Khả và CS, 2003). Nhân giống bằng hom là phương pháp sử dụng đoạn thân, cành, lá để tạo ra 1 cây mới mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao nên được áp dụng phổ biến trong công tác nhân giống cây trồng (Lê Đình Khả và CS, 2003) Các loại hom được dùng trong nhân giống: có thể là thân cây non, cành, lá, rễ Hom thân và hom cành: là hom được cắt từ một phần của thân cây non, từ chồi vượt hoặc cành non của cây. Như một số loại tre, luồng hom giâm có thể là một đoạn thân, một đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân. Hom của các loài thân gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây. Các loại cành giâm thường là cành non, cành hóa gỗ yếu, cành nửa hóa gỗ, cành hóa gỗ. Hom rễ là loại hom được cắt từ rễ cây. Một số loại cây có thể dùng rễ để giâm hom như Xoan, Long não, Lê, Hồng. Ngoài ra ở một số loài thực vật người ta có thể giâm hom từ lá (thu hải đường, Sống đời, ) hoặc từ củ (Khoai lang, Khoai tây, ) Ở một số loài khi nhân giống hom thường có hiện tượng
  15. 5 bảo lưu cục bộ là hiện tượng mà cây hom tiếp tục sinh trưởng và phát triển hình thái theo đặc trưng của cành được lấy từ cây mẹ. * Cơ sở tế bào học Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể mang đầy đủ thông tin di truyền cho quá trình phát triển của sinh vật. Trong quá trình sinh sản vô tính, cây con được tạo ra có nguồn gốc từ bản sao của cây mẹ * Cơ sở di truyền học Trong quá trình sinh trưởng phát triển trải qua nhiều lần phân bào liên tiếp cùng với quá trình phân hóa các cơ quan. Quá trình phân bào giảm nhiễm kết quả từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sác thể y hệt tế bào mẹ. Các loại hom đều xuất phát từ 1 bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ nên khi tạo ra 1 cây mới luôn mang đủ đặc tính vốn có của cây mẹ. * Sự hình thành rễ bất định: Nhân giống bằng hom dựa trên cơ sở hình thành tái sinh rễ bất định của 1 đoạn thân hoặc đoạn cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể mới. Rễ bất định là rễ ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây, ngoài hệ rễ của nó trong giâm hom và điều quan trọng là hình thành được rễ bất định. Có hai rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, trong cành cây, nhưng chỉ phát triển khi thân hoặc cành đó tách khỏi thân cây. Rễ mới sinh chỉ được hình thành khi cắt hom. Sự hình thành rễ bất định có thể chia ra làm ba giai đoạn: - Các tế bào bị thương ở vết cắt chết đi và hình thành nên một lớp tế bào bị thối trên bề mặt, vết thương bị bao bọc bởi một lớp keo. Lớp bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát nước. - Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành một lớp mô mềm được gọi là mô sẹo.
  16. 6 - Các tế bào vùng thượng tầng hoặc vùng lân cận thượng tầng và libe bắt đầu hình thành rễ. * Cơ sở sinh lý: Sự hình thành rễ trong quá trình giâm hom chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố: Nội sinh và ngoại sinh - Các nhân tố nội sinh : Đặc điểm di truyền của loài: nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau: Nanda (1970) chia các loài cây gỗ thành 3 nhóm dựa theo khả năng ra rễ là: + Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài như một số loài thuộc chi Ficussp. Moruss, Pophussp, Salixsp, + Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài như các chi Malussp, Prunussp, Moruss, Pophussp, Salixsp, + Nhóm có khả năng ra rễ trung bình bao gồm 65 loài trong đó có các chi Eucaluptussp, Quercussp, Grewiliasp, Taxassp, Vì thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật làm hai nhóm chính. + Nhóm sinh sản chủ yếu bằng cành, là nhóm loài cây thuộc họ Dâu tằm (Maraceae) như Dâu tằm, Đa, Sung, Dương Một số loài thuộc họ Liễu (Salicaceae) như Dương, Liễu, + Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn chế ở các mức độ khác nhau. - Đặc điểm di truyền của từng suất xứ, từng cá thể : + Tuổi cây mẹ lấy hom: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quyết định mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây chưa sinh sản hạt dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt, hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già. VD: Hom lấy từ các cây Mỡ 1 tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi có khả năng ra rễ tương ứng là 98%, 47%, 0% (Lê Đình Khả, Hoàng Thành Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1990). Cây non
  17. 7 không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn. Khả năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của cây nhiều tuổi được giải thích là do tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số (tỷ lệ đường/đạm) cao ở thân cây, nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống như trường hợp ở Quercusrobur (Liubinskii, 1957). Song có người cho rằng sở dĩ cây nhiều tuổi ra rễ kém là do tính mềm dẻo của chúng bị giảm đi (Komisarow, 1964). + Vị trí cành và tuổi cành lấy hom: Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới rễ ra rễ hơn cành ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3. Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây. Tuy nhiên khả năng ra rễ cao của cành chồi vượt cũng thay đổi theo vị trí lấy hom. Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thường cành nửa hóa gỗ (cành bánh tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, cành hóa gỗ yếu hoặc đã hóa gỗ thông thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. Thí nghiệm của Dansin (1983) cho các loại cành có tuổi khác nhau của Buloo đã thu được kết quả như sau: + Cành mùa đông tỷ lệ ra rễ 2,5%. + Cành hóa gỗ yếu tỷ lệ ra rễ 33,0%. + Cành nửa hóa gỗ tỷ lệ ra rễ 84,0%. + Cành đã hóa gỗ tỷ lệ ra rễ 3,2%. Tuy vậy ảnh hưởng của mức độ hóa gỗ yếu đến tỷ lệ ra rễ cũng thay đổi theo loài cây. - Các chất kích thích ra rễ: Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì Auxin được coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Song nhiều chất khác tác động cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của Auxin cùng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng. Trong đó quan trọng nhất là Khizocalin, đồng nhân tố ra rễ, các chất kích thích kìm hãm ra rễ (Tewari, 1993).
  18. 8 - Đồng nhân tố ra rễ (Hess, 1961) cho rằng có một số chất nội sinh điều phối hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi là đồng nhân tố. - Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ. VD: Sesquiterpenic actone được chiết tách từ lá cây Hướng dương, dicyliterpenic được chiết tách từ cây Rau sam đều là những chất kích thích ra rễ cho Đậu xanh. Một số chất kìm hãm Nhaxanthoxin, axit abscisic (ABA) và một số chất khác - Các nhân tố ngoại sinh: Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy hom. Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ những cây non. Theo Enrght (1995) thì hom lấy từ cây 3 tuổi của các loài Picea abies, Pinusresinosa, P.strobus có bón phân hữu cơ và phân vô cơ đã có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với hom lấy từ cây không được bón phân. Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm. Và điều kiện lấy hom ở xa nơi giâm hom cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm. - Thời vụ giâm hom: Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số loài có thể giâm hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính chất thời vụ rõ rệt. Theo Frison (1967) và Netserov (1967) thì mùa mưa là mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ nhiều nhất ở nhiều loài cây, trong khi một số loài cây khác lại tỷ lệ ra rễ nhiều hơn ở mùa xuân. Hom được lấy trong các thời kỳ cây mẹ hoạt động sinh trưởng mạnh có tỷ lệ ra rễ cao hơn các thời kỳ khác. - Chế độ ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom giâm (Tewari, 1994). Không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó không có hoạt động ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Theo Kiomisasov (1964) thì ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ,
  19. 9 còn ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loại cây ưa sáng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng chỉ tác động đến ra rễ của hom với sự có mặt của lá cây, hom không có lá thì không chịu ảnh hưởng của ánh sáng và cũng không có hoạt động ra rễ. - Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong nhưng nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm (Pravdin, 1938). Ở nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường nhiệt độ và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 28-33℃ và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25-30℃ (Longman, 1993). Nếu nhiệt độ không khí trên 35℃ làm tăng tỷ lệ héo của lá (Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự, 1984). - Độ ẩm: Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom 15-20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loại cây độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 50-70%. Yêu cầu độ ẩm không thay đổi theo loài cây mà còn theo mức độ hóa gỗ của hom giâm. Để đảm bảo độ ẩm cho hom bắt buộc phải phun sương vừa làm tăng độ ẩm, vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm sự bốc hơi của lá. - Giá thể giâm hom: Các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ Dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ tạo ra rễ, sau đó mới
  20. 10 cấy cây hom vào bầu thì giá thể thường là cát tinh, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu để tạo thành cây hom thì giá thể thường là mùn cưa để mục, xơ Dừa băm nhỏ, đất vườn ươm hoặc có thể trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể giâm hom tốt là có độ thoáng khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6-7. * Ý nghĩa của nhân giống bằng hom: - Nhân giống hom là phương pháp truyền đạt các biến dị di truyền của cây mẹ cho cây hom. - Nhân giống hom là phương thức lưu giữ được ưu thế lai cho đời F1. Nhân giống hom làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, rút ngắn thời gian thực hiện. - Nhân giồng hom là một phương pháp phát triển nhân nhanh các loại quý hiếm đang bị khai thác cạn kiệt, là phương pháp phát triển bảo tồn nguồn gen cây rừng. - Nhân giống hom là phương thức nhân giống bổ sung cho các loại cây khó thu hái và bảo quản. * Ưu điểm của phương pháp giâm hom: - Hệ số nhân cao: Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều cành hom để tạo ra nhiều cây con (Mai Quang Trường và cs, 2007). - Giữ nguyên đặc tính cây mẹ, chất lượng và tính chống chịu ổn định. - Năng suất, sản lượng cao * Nhược điểm của giâm hom: Giâm hom đòi hỏi kỹ thuật công phu, giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt (chi phí cao gấp 6-8 lần so với trồng bằng hạt). Hạn chế tuổi của cây mẹ lấy hom (Mai Quang Trường và cs, 2007).
  21. 11 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Khái quát về cây Kim ngân Cây Kim ngân còn có các tên gọi khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái) Kim ngân có tên Khoa học là Lonicera japonica Thunb. (Võ Văn Chi, 1997). Đặc điểm thực vật học: Kim ngân thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Dây leo bằng thân quấn phân cành nhiều Lá mọc đối, hình trái xoan cỡ 3 - 7 x 2 - 3 cm, không lông, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi nhạt màu. Cụm hoa xim mọc từng đôi từ kẽ lá, tập trung ở đầu cành, cuống lá rất ngắn, lá bắc dạng lá. Hoa hình ống màu trắng sau ngả vàng nhạt, có mùi thơm, dài 3 - 4 cm, đài nhỏ. Cánh hoa 5 chỉ có 2 cánh hợp thành 1 môi cánh hoa ngắn hơn nhiều so với ống hoa. Nhị 5, nhị nhỏ, vòi nhụy dài hơn nhị. Quả hình trứng dài 0,5 - 0,6 mm có 1 hạt nhỏ (Võ Văn Chi, 1997). Đặc điểm nông sinh học: Kim ngân thường mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Kim ngân thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, thường phân bố ở miền núi, trung du và đồng bằng và ở nơi mát, cây sinh trưởng nhanh, còn ở những vùng nóng (34oC - 37oC) cây phát triển chậm. Đất trồng Kim ngân cần thoát nước và màu mỡ (Võ Văn Chi, 1997; Lê Trần Đức, 1997). Phân bố: Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, (Võ Văn Chi, 1997). Giá trị y học: Từ lâu con người đã biết đến và sử dụng cây Kim ngân để làm thuốc. Họ cho rằng cây Kim ngân có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng Người dân thường sử dụng chủ yếu là hoa, ngoài ra còn lấy cành và lá để đun nước tắm(Lê Trần Đức, 1997).
  22. 12 Hình 2.1. Cây Kim ngân 2.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới  Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên thế giới Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số thế giới sử dụng thảo dược làm thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Dự báo nhu cầu dược liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, phù hợp với xu hướng sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên trong việc phòng và chữa bệnh ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU, Sử dụng nguồn dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới tạo ra những thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một thuốc hóa dược mới. Nhận thức được tầm quan trọng của dược liệu, Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) năm 1992 đã thông qua Đề tài nghị sự 21 đã xác định vài trò quan trọng của cây dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và là nguồn nuôi sống người dân miền núi. Do đó các tổ chức thế giới như FAO, UNCED, WB, v.v đã xây dựng nhiều đề tài, giúp các nước bảo tồn, nuôi trồng và khai thác cây dược liệu theo hướng phát triển bền vững, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi.
  23. 13 Từ những nhận thức về tầm quan trọng của dược liệu, Chiến lược bảo tồn, khai thác và phát triển cây cây dược liệu đã được thực hiện ở nhiều Quốc gia (FAO, 2000). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vần để cần giải quyết như nguồn gen chưa được đánh giá, tuyển chọn, thiếu quy trình công nghệ nhân giống hiệu quả; quy trình nhân giống còn ở quy mô nhỏ; thiếu quy trình nuôi trồng hoặc quy trình công nghệ sản xuất ở quy mô nhỏ, thiếu nguồn cây giống, hạt giống tốt.  Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Kim ngân trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất của Kim ngân. Tuy nhiên, nghiên cứu về nhân giống, bảo tồn và phát triển loài vẫn còn ít được công bố. Một số nghiên cứu tiêu biểu như Jiang et al., (2012) đã nhân giống Kim ngân sử dụng các đoạn cành nhánh làm vật liệu nuôi cấy trong môi trường WPM. Trong 5 loài Kim ngân, loài Lonicera japonica Thunb cho tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất: 3,4 chồi/đoạn. Ảnh hưởng của nồng độ 2.0 mg/l IBA + 2.5 mg/l IAA cho kết quả ra rễ tốt nhất 95%. Lin et al., (2012) đã nghiên cứu so sánh đặc điểm hình thái nguồn gen kim ngân để phục vụ chọn giống Kim ngân có dược liệu hoa to, nặng. Guo et al., (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ABT1 và NAA đến ra rễ hom giâm thân bánh tẻ kim ngân. Đoạn hom thân được nhúng vào ABT1 (150 mg/L) trong 30 phút cho kết quả ra rễ tốt nhất. Lan et al., (2006) đã tiến hành thí nghiệm và tìm được nồng độ 100 mg/l IBA nhúng trong 30 phút hoặc NAA 75 mg/l trong 40 phút cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất. 2.2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam  Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu ở nước ta Nghiên cứu về cây dược liệu phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu ở các tỉnh vùng núi nước ta đã được tiến hành từ những năm 1968 – 1975 (thực hiện chỉ thị 210/TTg – VG của Hội đồng chính phủ về công tác dược liệu, năm 1966). Qua đó, Viện dược liệu Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật,
  24. 14 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, v.v đã phối hợp với ngành địa phương tiến hành điều tra cơ bản nguồn cây dược liệu ở tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, v.v Tại Hà Giang, kết quả điều tra bước đầu cho thấy Hà Giang có nguồn cây dược liệu đặc biệt phong phú, với nhiều loại cây quý như Ngũ gia bì gai, Cầu tích, Hà thủ ô đỏ, Đảng sâm, Tục đoạn, Bách bộ, v.v Các loài cây thuốc của vùng rất phong phú với 665 loại thuộc 159 họ thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; xác định được danh mục 30 loài dược liệu có giá trị sử dụng phổ biến; 26 loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ. Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi có các Trung tâm nhân giống và nuôi trồng một số cây dược liệu. Để phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao với quy mô lớn, không chỉ cần nguồn giống chất lượng cao, mà cả số lượng lớn cho nuôi trồng. Nhu cầu về giống cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh là rất lớn, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng cây giống còn rất hạn chế, chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống và nhập khẩu giống. Quy trình trồng trọt và thu hái chưa hoàn chỉnh.  Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Kim ngân ở nước ta Kim ngân được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng hạt, giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Loài đã được nghiên cứu bảo tồn và phát triển ở nước ta. Một số nghiên cứu đã được công bố về nhân giống Kim ngân ở nước ta: Hoàng Thị Thùy Dương (2015) đã nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình hình thành mô sẹo của hom cây Kim ngân rừng (IAA 750 ppm) có tỷ lệ số hom ra mô sẹo cao nhất đạt 91,11%. Nồng độ NAA 750 ppm cho tỷ lệ số hom sống cao nhất. Tỷ lệ ra rễ cao nhất ở công thức (IBA 1000 ppm) 46,67%. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) đã chỉ ra thời vụ giâm cành tốt nhất là 15/8,
  25. 15 cành bánh tẻ giâm trên nền cát có thời gian nảy mầm và ra rễ nhanh, tỷ lệ nảy mầm và ra rễ và tỷ lệ sống cao nhất (Trần Danh Việt, 2006). Đề tài "Khai thác và phát triển các nguồn gen dược liệu Kim ngân hoa, Huyền sâm" do Viện Y học cổ truyền Quân đội tiến hành trong thời gian từ năm 2011 – 2015 đã nghiên cứu xây dựng được các quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế Kim ngân hoa. Đã nghiên cứu xây dựng được Tiêu chuẩn dược liệu sạch Kim ngân hoa trồng theo tiêu chuẩn GACP: Kết quả định tính so sánh sắc ký đồ của dược liệu trồng theo GACP và dược liệu trên thị trường thấy rằng cả 2 mẫu đều có vết của acid chlorogenic và có các vết cơ bản giống nhau. Định lượng chất chiết được trong ethanol 96% và hàm lượng trong các mẫu kim ngân hoa trên thị trường trung bình là 33,4% và các mẫu trồng theo GACP trung bình là 35,6%. Định lượng acid chlorogenic, kết quả là: Mẫu trồng theo GACP 2,56% và mẫu kim ngân hoa trên thị trường 2,14%. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tiến hành chọn giống, xây dựng vườn giống gốc và bảo tồn phục vụ phát triển vì vậy nguồn gen đang bị mất đi. 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu đề tài Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên là đơn vị nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ được thành lập từ tháng 8 năm 2008. Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực nông lâm nghiệp. Sau hơn 10 năm hoạt động, Viện đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường tại khu vực Miền núi phía Bắc. Viện đã nhân giống thành công nhiều loài cây quý như: các cây trồng rừng, cây dược liệu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh; áp dụng công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất nhiều loại cây giống. Nhiều giống cây lâm nghiệp trên thế
  26. 16 giới đã và đang được khảo nghiệm nhằm tìm ra được tập đoàn cây lâm nghiệp có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay. . Vị trí địa lí: Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào điều kiện địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của viện như sau: + Phía Bắc giáp với phường Quán Triều + Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán + Phía Tây giáp với xã Phúc Hà + Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. . Cơ sở vật chất: + Viện hiện nay đang dần dần cải tiến trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình nghiên cứu. + Viện hiện này sản xuất các loại cây ăn quả như cam, bưởi, ổi cây trồng lâm nghiêp như keo, mỡ, lát + Viện có khu vực riêng dành cho sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Hệ thống tưới nước và có dàn che cho từng khu vực riêng để tiện cho việc chăm sóc. . Địa hình: Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm nằm ở chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu Chỉ Tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất tầng đất PH Mùn N P2O5 K2O N P2O5 K2O (cm) 1 - 10 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.56 0.90 3.5 10 - 30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.12 3.9 30 - 60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.04 3.7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
  27. 17 - Độ PH của đất thấp điều đo chứng tỏ đất ở đây chua. - Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng. .Đặc điểm khí hậu, thủy văn: - Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên có đầy đủ các đặc điểm của Thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt là nóng ẩm và khô lạnh. Bảng 2.2. Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Yếu tố Độ ẩm Nhiệt độ Tổng lượng Tổng số giờ không khí trung bình mưa nắng trung bình (°C) (mm) (giờ) Tháng (%) Tháng 1 15,90 81,00 11,40 43,00 Tháng 2 19,30 87,00 48,90 92,00 Tháng 3 24,60 85,00 56,40 26,00 Tháng 4 25,60 86,00 89,00 77,00 Tháng 5 25,80 80,00 285,40 125,00 Tháng 6 29,80 82,00 26,77 214,00 Tháng 7 28,90 86,00 404,70 184,00 Tháng 8 28,30 87,00 253,70 146,00 Tháng 9 27,70 85,00 78,50 168,00 Tháng 10 26,20 83,00 78,80 161,00 Tháng 11 21,60 88,00 83,10 95,00 Tháng 12 19,10 85,00 55,70 82,00 (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2019)
  28. 18 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb). Phạm vị nghiên cứu: Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhân giống vô tính loài cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) bằng phương pháp giâm hom, ảnh hưởng của một số nhân tố đến kết quả giâm hom và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân giống cây Kim ngân. Đề tài kế thừa 1 phần số liệu của Viện NC&PTLN đã nghiên cứu (đây là một phần nhỏ trong đề tài cấp bộ). 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: ngày 01/01/2020 - 20/06/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1. Nghiên cứu chọn lọc cây trội, cây đầu dòng, vật liệu di truyền tốt phục vụ cho nhân giống, bảo tồn và phát triển loài cây Kim ngân. - Xây dựng tiêu chí cây Kim ngân tuyển chọn đầu dòng - Điều tra tuyển chọn sơ bộ trong tự nhiên và trong trồng trọt Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến nhân giống vô tính cây Kim ngân bằng phương pháp giâm hom + Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng nhân giống + Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng nhân giống + Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng nhân giống + Ảnh hưởng chất kích thích và chế phẩm ra rễ đến khả năng nhân giống
  29. 19 Nội dung 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân giống cây Kim ngân. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp xây dựng tiêu chí cây Kim ngân đầu dòng Dựa vào tiêu chí cây đầu dòng của cây lâm nghiệp và cây ăn quả đưa ra các tiêu chí như sau: - Cây khỏe mạnh, thân rễ lá đầy đủ, không nhiễm sâu bệnh - Chiều cao cây: tính từ mặt đất tới chỗ cao nhất của cây - Lá: lá phát triển tốt, xanh tươi, không héo úa, sâu bệnh. 3.4.2. Điều tra tuyển chọn trong tự nhiên và trong trồng trọt - Bước 1: Từ vật liệu thu thập về, chọn ra cây trội đáp ứng mục tiêu làm giống - Bước 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trội. 3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 loại hom: Hom non, hom bánh tẻ và hom già. Hom có chiều dài từ 10 - 15cm, mỗi công thức 90 hom, lặp lại 3 lần. Các điều kiện giá thể, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc đồng nhất. Thời gian theo dõi: 90 ngày. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống (%), ngày bật chồi (ngày). 3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 công thức: CT1: 70% Đất + 30% Xơ dừa. CT2: 50% Đất + 50% Xơ dừa. CT3: 70% Đất + 30% Cát. CT4: 50% Đất + 50% Cát. CT5: 100% Đất. CT6: 100% Cát.
  30. 20 Mỗi công thức sử dụng 90 hom, 3 lần lặp lại. Loại hom sử dụng cho thí nghiệm này là kết quả tốt nhất trong thí nghiệm 1. Thời gian theo dõi: 90 ngày. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống (%), ngày bật chồi (ngày). 3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân Loại hom, giá thể tốt nhất trong thí nghiệm 1 và 2 được sử dụng trong thí nghiệm này. Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với các công thức sử dụng chất kích thích ra rễ như sau: NAA với các nồng độ (100ppm; 200ppm; 300ppm; 400ppm; 500ppm); IBA với các nồng độ (100ppm; 200ppm; 300ppm; 400ppm; 500ppm). Mỗi công thức sử dụng 90 hom, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần 30 hom cành. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ (%), số lượng rễ và chiều dài rễ (cm) sau 90 ngày giâm. 3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả giâm hom Kim ngân Cây Kim ngân được giâm hom trong các mùa vụ khác nhau trên giá thể nghiên cứu tốt nhất ở trên. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 hom cụ thể như sau: Công Thời gian giâm hom thức CT1 Vụ Xuân CT2 Vụ Hè CT3 Vụ Thu CT4 Vụ Đông
  31. 21 Chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy chồi và tỷ lệ ra rễ của hom. Theo dõi sau 90 ngày sau giâm. 3.4.7. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu Các chỉ tiêu theo dõi được tính toán theo công thức sau: Tỷ lệ cây sống Σ Số hom sống Tỉ lệ hom sống = x 100(%) Σ Số hom thí nghiệm Tỷ lệ cây chết Σ Số hom chết Tỉ lệ hom chết = x 100(%) Σ Số hom thí nghiệm Σ Số hom ra rễ Tỷ lệ ra rễ = x 100(%) Σ Số hom sống Σ Số rễ Số rễ trung bình/hom = Σ Số hom sống Σ Chiều dài rễ Chiều dài rễ trung bình/hom = Σ Số hom sống Chỉ số ra rễ = số rễ trung bình trên hom x chiều dài rễ trung bình trên hom. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Thống kê sinh học SPSS. Excel: Data/Data Analysis: Chọn: Anova: Single Factor
  32. 22 Input Range: Chọn vùng dữ liệu. Output Range: Chọn vùng xuất kết quả.
  33. 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả lựa chọn cây mẹ loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống bằng phương pháp vô tính (kế thừa kết quả điều tra của Viện NC&PTLN) 4.1.1. Xây dựng tiêu chí cây Kim ngân Lonicera japonica Thunb Căn cứ vào: Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (68/2006/QH11); Căn cứ vào đặc điểm hình thái tôi tạm thời đưa ra tiêu chí chọn lọc cây Kim ngân đầu dòng như sau: Cây khỏe mạnh, thân rễ lá đầy đủ, không nhiễm sâu bệnh; Chiều cao cây: tính từ mặt đất tới chỗ cao nhất của cây; Lá: lá phát triển tốt, xanh tươi, không héo úa, sâu bệnh; Hàm lượng các hoạt chất trong thân, lá, hoa cao. Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Kim ngân đầu dòng TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú Đo từ mặt bầu đến phân 1 Chiều cao cây Cm >20 cành đầu tiên 2 Đường kính thân Cm > 0,2 Đo cách gốc 2cm 3 Số lá thật Lá > 5 Phát triển đầy đủ 4 Chiều rộng lá Cm > 2 Đo tại lá thứ 5 5 Chiều dài lá Cm > 3 Đo tại lá thứ 5 6 Sâu bệnh hại Cây giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình Hình 4.1. Cây Kim ngân lựa chọn sơ bộ
  34. 24 4.1.2. Kết quả chọn lọc các cây Kim ngân vượt trội về kích thước chiều cao trung bình Tiến hành lấy mẫu Kim ngân tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Từ kết quả điều tra hiện trạng của Kim ngân tại tỉnh Hà Giang tiến hành lựa chọn 3 mẫu/huyện vượt trội về chiều cao cây để làm vật liệu giống. Các cây vật liệu giống được chọn là các cây sinh trưởng từ trung bình trở lên, cây có lá xanh, thân cây to khỏe, không bị sâu bệnh. Bảng 4.2: Kết quả tuyển chọn sơ bộ cây Kim ngân Chiều Chiều Chất Nhắc cao Chiều Cây Xuất xứ rộng Đặc điểm lá lượng lại cây dài lá lá cây (cm) Lá xanh tốt, 1 Bắc Quang 1 26 5 2,3 không sâu bệnh, +++ phát triển mạnh Lá xanh, không 2 Bắc Quang 2 24 4,8 2 sâu bệnh, phát ++ triển tốt Lá xanh, không 3 Bắc Quang 3 25,5 5,2 2,3 sâu bệnh, phát +++ triển tốt Lá xanh tốt, 4 Vị Xuyên 1 30 6 2,6 không sâu bệnh, ++ phát triển mạnh Lá xanh tốt, 5 Vị Xuyên 2 27,4 6 2,4 không sâu bệnh, +++ phát triển mạnh Lá xanh tốt, 6 Vị Xuyên 3 32,5 5,8 2,8 không sâu bệnh, +++ phát triển mạnh Lá xanh tốt, 7 Bắc Mê 1 27 5,3 2,1 không sâu bệnh, +++ phát triển mạnh
  35. 25 Chiều Chiều Chất Nhắc cao Chiều Cây Xuất xứ rộng Đặc điểm lá lượng lại cây dài lá lá cây (cm) Lá xanh, không 8 Bắc Mê 2 28 4,8 2,2 sâu bệnh, phát +++ triển tốt Lá xanh, không 9 Bắc Mê 3 28,6 5,1 2,5 sâu bệnh, phát +++ triển tốt Lá xanh tốt, 10 Mèo Vạc 1 25,7 5 2,2 không sâu bệnh, ++ phát triển mạnh Lá xanh tốt, 11 Mèo Vạc 2 26 5,2 2 không sâu bệnh, +++ phát triển mạnh Lá xanh, không 12 Mèo Vạc 3 27 4,5 2,3 sâu bệnh, phát ++ triển tốt Chú thích: +++ lá có đặc điểm đặc trưng, phát triển tốt, không sâu bệnh. ++ lá có đặc điểm đặc trưng, phát triển bình thường, không sâu bệnh. Thông qua đánh giá về hình thái, cảm quan bằng mắt thường đã tiến hành sơ tuyển chọn ra 12 cây Kim ngân của 4 huyện tại Hà Giang. Những cây Kim ngân đã qua sơ tuyển đều có chiều cao từ 25-35 cm, lá phát triển tốt, chiều rộng là >2 cm, chiều dài lá >3 cm, cây không bị sâu bệnh. Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy chất lượng cây Kim ngân ở huyện Vị Xuyên nhìn chung có các chỉ tiêu chiều cao trung bình, chiều dài lá trung bình và chiều rộng lá trung bình là lớn nhất so với các huyện còn lại, nên sẽ lấy cây ở huyện này để tiến hành nhân giống.
  36. 26 4.2. Kết quả giâm hom cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb). 4.2.1. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng nhân giống Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom hom đến nhân giống giâm hom cây Kim ngân, kết quả được thể hiện trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Ảnh hưởng của loại hom đến kết quả giâm hom cây Kim ngân Số Tỷ lệ Số rễ Chiều Chỉ Tỷ lệ Công hom hom TB/ dài rễ số ra Loại hom hom thức thí sống hom TB/hom rễ ra rễ nghiệm (%) (cái) (cm) (lr) CT1 Hom non 90 5,56 17,17 1,25 4,39 5,50 CT2 Hom bánh tẻ 90 81,48 79,73 2,61 7,44 19,44 CT3 Hom già 90 49,63 58,00 2,32 5,28 12,25 Qua bảng 4.3 cho thấy khi giâm 3 loại hom cho kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ khác nhau. Hom bánh tẻ cho tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ của hom là cao nhất tương ứng là 81,48% và 79,73%. Tiếp đến là hom già với tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ lần lượt là 49,63% và 58,00%. Thấp nhất là hom non cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất là 5,56% và 17,17%. 90 81,48 80 79,73 70 58 60 49,63 50 Tỷ lệ hom sống (%) 40 Tỷ lệ hom ra rễ (%) 30 17,17 20 10 5,56 0 CT1 CT2 CT3 Biểu đồ 4.1: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ
  37. 27 Kết quả bảng 4.3 cho thấy, số rễ trung bình phản ánh sức sống và chất lượng cây hom, vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của hom. Nếu cây hom ra nhiều rễ thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và ngược lại, nếu cây hom ra rễ ít dẫn đến sức sống yếu ảnh hưởng đến chất lượng cây trước khi xuất vườn. Số rễ trung bình/hom ở hom bánh tẻ nhiều nhất là: 2,67 cái, số rễ trung bình/hom hom non là thấp nhất: 1,25 cái. 3 2,61 2,5 2,32 2 Hom già 1,5 1,25 Hom bánh tẻ 1 Hom non 0,5 0 CT1 CT2 CT3 Biểu đồ 4.2: Biểu diễn số rễ trung bình/hom Chiều dài rễ trung bình/hom là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng của cây hom nhanh hay chậm. Cây hom có nhiều rễ và dài thì tốc độ sinh trưởng tốt, nhanh và ngược lại. Chiều dài rễ trung bình/hom cao nhất ở công thức 2 là: 7,44cm, thấp nhất ở công thức 1 là: 4,39cm. 8 7,44 7 6 5,28 5 4,39 Hom già 4 Hom bánh tẻ 3 Hom non 2 1 0 CT1 CT2 CT3 Biểu đồ 4.3: Biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom
  38. 28 Chỉ số ra rễ phản ánh tổng thể sinh trưởng, chất lượng của hệ rễ, nếu so sánh về chỉ tiêu ra rễ của cây hom với cùng một tỷ lệ ra rễ như nhau công thức nào có chỉ số ra rễ cao sẽ có sức sinh trưởng mạnh hơn. Chỉ số ra rễ ở công thức 2 cao nhất là: 19,44. Chỉ số ra rễ ở công thức 1 thấp nhất là: 5,50. 25 20 19,44 15 12,25 Hom già Hom bánh tẻ 10 Hom non 5,5 5 0 CT1 CT2 CT3 Biểu đồ 4.4: Biểu diễn chỉ số ra rễ Dựa vào kết quả thí nghiệm nhận thấy loại hom có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ của hom. Hom bánh tẻ cho kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ cao nhất. Do đó, khi tiến hành giâm hom thân cây Kim ngân thì chọn hom bánh tẻ là hiệu quả nhất. 4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân Lựa chọn những hom bánh tẻ cho thí nghệm này. Bố trí thí nghiệm với 6 công thức giá thể, theo dõi sau 90 ngày kết quả thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây:
  39. 29 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Kim Ngân Số Tỷ lệ Số rễ Chiều Chỉ Tỷ lệ Công hom hom TB/ rễ số ra Loại giá thể hom thức thí sống hom TB/hom rễ ra rễ nghiệm (%) (cái) (cm) (lr) 70% Đất + CT1 90 82,96 86,04 3,48 6,65 23,17 30% Xơ dừa 50% Đất + CT2 90 70,74 71,77 2,91 5,77 16,80 50% Xơ dừa 70% Đất + CT3 90 60,74 65,94 2,43 4,94 11,99 30% Cát 50% Đất + CT4 90 44,44 49,02 2,09 4,56 9,52 50% Cát CT5 100% Đất 90 61,48 57,61 2,63 5,02 13,19 CT6 100% Cát 90 5,46 0.00 0 0 0 Bảng 4.5. Kết quả phân tích phương sai ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 22.3322 5 4.46644 25.26544 5.57E-06 3.105875 Within Groups 2.121367 12 0.176781 Total 24.45357 17 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 80.82728 5 16.16546 4.685893 0.013252 3.105875 Within Groups 41.39776 12 3.449813 Total 122.225 17
  40. 30 Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy khi giâm hom thân Kim ngân trên 6 loại giá thể thì cho kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ khác nhau. Hom giâm trên CT1 giá thể 70% Đất + 30% Xơ dừa cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất, tương ứng là 82,96% và 86,04%. Tiếp đến lần lượt là các công thức giá thể: CT2 50% Đất + 50% Xơ đừa cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 70,74% và 71,77%; CT5 Giá thể 100% Đất cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 61,48% và 57,61%; CT3 Giá thể 70% Đất + 30% Cát cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 60,74% và 65,94%; CT4 giá thể 50% Đất + 50% Cát cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 44,44% và 49,02%; CT6 giá thể 100% Cát cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất lần lượt là 5,46% và 0%. 100 90 86,04 82,96 80 70,7471,77 65,94 70 61,48 60,74 57,61 60 49,02 50 44,44 40 30 20 5,46 10 0 0 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom ra rễ (%) Biểu đồ 4.5: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ Hom ở các công thức thí nghiệm có số rễ trung bình trên hom đạt từ 0 – 3,48 rễ. Hom giâm trên giá thể 70% Đất + 30% Xơ dừa cho số rễ trung bình trên hom nhiều nhất là 3,48 rễ. Đối với cây Kim ngân, khi giâm hom trên giá thể 100% cát không có khả năng hình thành rễ.
  41. 31 4 3,48 100% Cát 3,5 3 2,91 100% Đất 2,63 2,5 2,43 2,09 50% Đất + 50% Cát 2 1,5 70% Đất + 30% Cát 1 50% Đất + 50% 0,5 Xơ dừa 70% Đất + 30% 0 Xơ dừa CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Biểu đồ 4.6: Biểu diễn số rễ trung bình/hom Tương tự, chiều dài rễ trung bình trên hom ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch rõ rệt. Hom giâm trên giá thể 70% Đất + 30% Xơ dừa cho chiều dài rễ trung bình lớn nhất là 6,65cm; tiếp đến là công thức giá thể 50% Đất + 50% Xơ dừa là 5,77cm; đến giá thể 100% Đất là 5,02cm; và giâm hom trên giá thể 100% Cát không có khả năng hình thành rễ. 7 6,65 100% Cát 6 5,77 4,94 5,02 100% Đất 5 4,56 4 50% Đất + 50% Cát 3 70% Đất + 30% Cát 2 50% Đất + 50% Xơ 1 dừa 0 70% Đất + 30% Xơ CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 dừa Biểu đồ 4.7: Biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom Chỉ số ra rễ phản ánh chất lượng bộ rễ của hom. Hom giâm trên giá thể 70% Đất + 30% Xơ dừa cho chỉ số ra rễ cao nhất là 23,17; đến hom giâm trên giá thể 50% Đất + 50% Xơ dừa là 16,80; tiếp đến là hom giâm trên giá thể 100% Đất là 13,19.
  42. 32 25 23,17 100% Cát 20 16,80 100% Đất 15 13,19 11,99 50% Đất + 50% Cát 10 9,52 70% Đất + 30% Cát 5 0 50% Đất + 50% Xơ CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 dừa Biểu đồ 4.8: Biểu diễn chỉ số ra rễ Như vậy để có kết quả giâm hom tốt nhất nên lựa chọn loại giá thể giâm hom là 70% Đất + 30% Xơ dừa. 4.2.3. Ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm kết quả giâm hom cây Kim Ngân Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thích hợp được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong sự thành bại của công tác giâm hom. Tuy nhiên, mỗi loài cây chỉ phù hợp với một loại hóa chất ở một nồng độ nhất định, thậm chí cùng loại hóa chất và nồng độ nhưng phương pháp và thời gian xử lý cũng phải khác nhau mới mang lại hiệu quả cao cho sản xuất. Chính vì vậy mà chúng tối tiến hành nghiên cứu hiệu quả giâm hom thân cây Kim ngân khi với 2 chất kích thích NAA và IBA. Đây là 2 chất kích tổng hợp thường được xử dụng trong giâm hom các loài thực vật. Đồng nhất các yếu tố: loại hom, loại giá thể, chế độ tưới. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.6.
  43. 33 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chất kích thích và chế phẩm kết quả giâm hom cây Kim Ngân Tỷ lệ Số rễ Chiều Chỉ Chất kích Số hom Tỷ lệ hom TB/ dài rễ số ra thích ra rễ thí hom sống ra rễ hom TB/hom rễ (ppm) nghiệm (%) (%) (cái) (cm) (lr) 100 90 64,07 60,59 2,5 3,42 8,49 200 90 65,19 69,59 3,0 4,60 13,78 IBA 300 90 81,48 83,01 3,3 4,38 14,23 400 90 65,93 76,19 3,0 4,23 12,73 500 90 66,67 68,41 2,7 3,86 10,61 100 90 72,59 69,79 2,9 4,29 12,29 200 90 76,30 74,17 3,1 4,54 13,94 NAA 300 90 90,00 88,13 4,0 5,96 23,91 400 90 69,26 74,61 3,4 4,57 15,77 500 90 57,78 68,54 2,7 4,20 11,25 ĐC H2O 90 9,26 7,25 0,10 0,14 0,01 Từ kết quả ở bảng 4.6 ta thấy các chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng đến kết quả nhân giống cây Kim ngân bằng phương pháp giâm hom, cho tỉ lệ ra rễ của hom giâm cao hơn rất nhiều so với công thức đối chứng không sử dụng thuốc. Các chất kích thích và nồng độ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỉ lệ ra rễ, số lượng và chất lượng rễ khi giâm giâm hom. Đối với IBA tỉ lệ hom hom sống, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất là 81,48%; 83,01% đối với công thức nồng độ 300ppm và thấp nhất ở công thức nồng độ 100ppm với tỷ lệ hom sống, hom ra rễ lần lượt là 64,07%; 60,59%. Đối với NAA tỉ lệ hom hom sống, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất là 90,00% và 88,13% với nồng độ 300ppm và thấp nhất ở công thức nồng độ 500ppm với tỷ lệ hom sống, hom ra rễ lần lượt là 57,78%; 68,54%. Đối với công thức đối chứng tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom ra rễ rất thấp lần lượt là: 9,26% và 7,25%.
  44. 34 100 90 80 70 60 50 Tỷ lệ hom sống (%) 40 30 Tỷ lệ hom ra rễ (%) 20 10 0 Biểu đồ 4.9: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ Đối với IBA số rễ trung bình trên hom cao nhất là 3,3 cái đối với công thức nồng độ 300ppm và giảm dần ở các nồng độ 200ppm, 400ppm, 500ppm và 100ppm. Đối với NAA số rễ trung bình trên hom cao nhất là 4,0 cái với nồng độ 300ppm và lần lượt giảm dần ở các công thức nồng độ 400ppm, 200ppm, 100ppm và 500ppm. Đối với công thức đối chứng số rễ trung bình trên hom là 0,1 cái. 4,5 4 4 3,5 3,3 3,4 3 3 3,1 3 2,9 2,7 2,7 2,5 2,5 2 1,5 1 0,5 0,1 0 CT11 CT10 CT9 CT8 CT7 CT6 CT5 CT4 CT3 CT2 CT1 Biểu đồ 4.10: Biểu diễn số rễ trung bình/hom Chiều dài rễ trung bình trên hom đối với IBA cao nhất là 4,60cm ở công thức nồng độ 200ppm và giảm dần ở các nồng độ 300ppm, 400ppm,
  45. 35 100ppm và 500ppm. Đối với NAA chiều dài rễ trung bình trên hom cao nhất là 5,96cm với nồng độ 300ppm và lần lượt giảm dần ở các công thức nồng độ 400ppm, 200ppm, 100ppm và 500ppm. Đối với công thức đối chứng số rễ trung bình trên hom là 0,14cm. 7 6 5,96 5 4,6 4,38 4,23 4,29 4,54 4,57 4,2 4 3,86 3,42 3 2 1 0,14 0 CT11 CT10 CT9 CT8 CT7 CT6 CT5 CT4 CT3 CT2 CT1 Biểu đồ 4.11: Biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom Chỉ số ra đối với IBA cao nhất là 14,23 lr ở công thức nồng độ 300ppm và giảm dần ở các nồng độ 200ppm, 400ppm, 500ppm và 100ppm. Đối với NAA chỉ số ra rễ cao nhất là 23,91 lr với nồng độ 300ppm và lần lượt giảm dần ở các công thức nồng độ 400ppm, 200ppm, 100ppm và 500ppm. 30 25 23,91 20 13,78 14,23 13,94 15,77 15 12,73 12,29 10,61 11,25 10 8,49 5 0,01 0 CT11 CT10 CT9 CT8 CT7 CT6 CT5 CT4 CT3 CT2 CT1 Biểu đồ 4.12: Biểu diễn chỉ số ra rễ
  46. 36 Như vậy đối với loại thuốc kích thích ta thấy thí nghiệm bổ sung thuốc kích thích NAA với các công thức nồng độ đều có số hom ra rễ của hom giâm đạt mức trung bình cao hơn các công thức đối chứng. Mặt khác với công thức nồng độ 300ppm cũng cho số hom ra rễ của hom giâm cao hơn các công thức nồng độ còn lại. Như vậy NAA với nồng độ 300 ppm là phù hợp nhất cho tỉ lệ ra rễ và số lượng rễ cao nhất. 4.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả giâm hom cây Kim ngân( mùa Thu và mùa Đông được kế thừa kết quả thí nghiệm của Viện NC&PTLN) Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến nhân giống giâm hom cây Kim ngân, kết quả được thể hiện trong bảng 4.7. Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom cây Kim ngân Số ngày Số hom Tỷ lệ Công Thời vụ Tỷ lệ hom TB bật thí hom sống thức giâm hom ra rễ (%) chồi nghiệm (%) (ngày) CT1 Xuân 90 91,48 89,14 41,1 CT2 Hè 90 66,06 63,60 50,3 CT3 Thu 90 77,78 78,94 46,2 CT4 Đông 90 48,52 62,87 53,6 Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy thời vụ giâm ảnh hưởng đến kết quả giâm hom thân cây Kim ngân. Giâm hom vụ Xuân cho kết quả tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ cao nhất tương ứng là 91,48% và 89,14%. Tiếp đến là giâm vào vụ Thu cho kết quả tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ tương ứng là 77,78% và 78,94%. Giâm hom thân Kim ngân vào vụ Đông cho kết quả về tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất tương ứng là 48,52% và 62,87%.
  47. 37 100 91,48 89,14 90 78,94 80 77,78 70 66,06 63,6 62,87 Tỷ lệ hom sống 60 (%) 48,52 50 Tỷ lệ hom ra rễ 40 (%) 30 20 10 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Biểu đồ 4.13: Biểu diễn tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ Thời vụ giâm hom cũng ảnh hưởng đến số ngày trung hình bật chồi giâm hom thân cây Kim ngân. Giâm hom vụ Xuân có số ngày bật chồi trung bình ngắn nhất là 41,1 ngày, tiếp đến là vụ Thu, vụ Hè, vụ Đông với số ngày bật chồi trung bình tương ứng là: 46,2 ngày, 50,3 ngày và 53,6 ngày. 60 50 40 CT4 30 CT3 53,6 50,3 46,2 CT2 20 40,1 CT1 10 0 Xuân Hè Thu Đông Biểu đồ 4.14: Biểu diễn số ngày trung bình bật chồi Phân tích kết quả thu được cho thấy mùa vụ giâm hom khác nhau có ảnh hưởng khác nhau thực sự tới kết quả nhân giống giâm hom thân cây Kim ngân. Để có kết quả giâm hom tốt nhất nên tiến hành giâm hom vào mùa Xuân.
  48. 38 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân giống vô tính loài Kim ngân bằng phương pháp giâm hom Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhân giống loài Kim ngân bằng phương giâm hom: - Giâm hom thân Kim ngân có thể sử dụng nhiều loại hom khác nhau nhưng nên sử dụng hom bánh tẻ để đạt hiệu quả nhân giống tốt hơn. - Khi giâm hom thân cây Kim ngân nên lựa chọn loại giá thể giâm hom là 70% Đất + 30% Xơ dừa. - Nên sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng NAA với nồng độ 300 ppm khi giâm hom thân Kim ngân. - Khi giâm hom thân cây Kim ngân nên tiến hành vào vụ Xuân để đạt hiệu quả tốt hơn.
  49. 39 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera Japonice Thunb) bằng phương pháp giâm hom tại Viện nghiên cứu và pháp triển Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau một thời gian có kết quả sau:  Kết quả lựa chọn cây mẹ loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) để nhân giống bằng phương pháp vô tính: Trong các mẫu được lấy tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, thì mẫu lấy tại huyện Vị Xuyên nhìn chung có các chỉ tiêu chiều cao trung bình, chiều dài lá trung bình và chiều rộng lá trung bình là lớn nhất so với các huyện còn lại. Nên cây mẹ loài Kim ngân để nhân giống sẽ lấy các mẫu tại huyện này.  Kết quả nhân giống cây Kim ngân bằng phương pháp giâm hom: - Ảnh hưởng của loại hom đến kết quả nhân giống: Loại hom có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ của hom. Trong các loại hom hom non, hom bánh tẻ và hom già thì hom bánh tẻ cho kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ cao nhất lần lượt là 81,48%, 79,73% và 19,44 lr. Do đó, khi tiến hành giâm hom thân cây Kim ngân thì chọn hom bánh tẻ là hiệu quả nhất. - Ảnh hưởng của giá thể đến kết quả nhân giống: Khi giâm hom thân Kim ngân trên các loại giá thể khác nhau thì cho kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ khác nhau. Trong số 6CT thì kết quả giâm hom tốt nhất là loại giá thể giâm hom: 70% Đất + 30% Xơ dừa, ở công thức này tỉ lệ hom sống đạt 82,96% và tỉ lện hom ra rễ đạt 86,04%.
  50. 40 - Ảnh hưởng của chất kích thích đến kết quả nhân giống: Các chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng đến kết quả nhân giống cây Kim ngân bằng giâm hom, cho tỉ lệ ra rễ của hom giâm cao hơn rất nhiều so với công thức đối chứng không sử dụng thuốc. Các chất kích thích và nồng độ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỉ lệ ra rễ, số lượng và chất lượng rễ khi giâm giâm hom. Trong các chất kích thích đã dùng thì NAA với nồng độ 300 ppm là phù hợp nhất cho tỉ lệ hom hom sống, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất là 90,00% và 88,13%. - Ảnh hưởng của thời vụ: Mùa vụ giâm hom khác nhau có ảnh hưởng khác nhau thực sự tới kết quả nhân giống giâm hom thân cây Kim ngân. Mùa vụ giâm hom có tủ lệ hom sống và tỉ lệ hom ra rễ cao nhất là mùa Xuân lần lượt 91,48% và 89,14%. Như vậy để có kết quả giâm hom tốt nhất nên tiến hành giâm hom vào mùa Xuân. 5.2. Kiến nghị - Cần nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của một số nhân tố khác như nhiệt độ, ẩm độ, chế độ tưới nước, đến tỉ lệ hom sống, tỉ lệ ra rễ của hom cây Kim ngân. - Tiếp tục nghiên cứu so sánh và tìm ra được những ưu và nhược điểm của bộ rễ của cây Kim ngân khi gieo hạt so với bộ rễ của cây khi giâm hom. - Tiếp tục thử nghiệm nhiều phương pháp nhân giống loài cây Kim ngân, để có thể chủ động trong sản xuất số lượng lớn phục vụ công tác bảo tồn và phát triển kinh tế nguồn dược liệu này.
  51. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Hội thảo tình hình sản xuất, chế biến và thị trường lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 – 2020. 4. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 937 - 938. 5. Hoàng Thị Thùy Dương (2015), Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.) 6. Trần Danh Việt (2006), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica thunB.), Kỷ yếu công trình nghiên cứu Khoa học và Công nghệ 2001 – 2005, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 119 – 120. II. Tài liệu nước ngoài 7. FAO (2000): Non-wood News.Rome, 2000. 8. Jiang Xiang Hui, She Chao Wen, Zhu Yong Hua1, Liu Xuan Ming (2012), “Comparative study on different methods for Lonicera japonica Thunb, micropropagation and acclimatization”, Journal of Medicinal Plants Research, 6(27), pp. 4389-4393. 9. Guo Q.-L., Song W.-X., Yang Y.-C., Shi J.-G. (2015), “Two homosecoiridoids from the flower buds of Lonicera japonica,” Chinese Chemical Letters, vol. 26, no. 5, pp. 517 - 521.
  52. 42 10. Lin LM, Zhang XG, Zhu JJ, Gao HM, Wang ZM, Wang WH (2008), “ Two new triterpenoid saponins from the flowers and buds of Lonicera japonica. J”, Asian Nat Prod Res, 10, pp. 925–929. 11. Komisarow (1964), “Comparative study on different methods for Lonicera japonica Thunb”, Journal of Medicinal Plants Research, 8(27). 12. Shanga Xiaofei, Pana Hu, Li Maoxing, Miaoa Xiaolou, Ding Hong (2011), “Lonicera japonica Thunb.: Ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine”, Journal of Ethnopharmacology, 138 (2011), tr. 1–21. 13. Tewari (1993), “Two homosecoiridoids from the flower buds of Lonicera japonica,” Chinese Chemical Letters, vol. 32, no. 8, pp. 237–464. 14. Thomas S.C.Li (2006), Taiwanese Native Medicinal Plants, Taylor & Francis. 15. WHO (2010), Monographs on Medicinal Plants Commonly Used in the Newly Independent States (NIS).
  53. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Cây sau khi giâm Cây sau khi giâm 30 ngày Cây Kim ngân sau thí nghiệm
  54. PHỤ BIỂU 1 Bảng 1: Phiếu đo các chỉ tiêu hom sống, hom chết, hom ra rễ, số rễ, và chiều dài của rễ Lần đo: Công thức: Ngày đo: Hom Chiều TT Ký hiệu Ra rễ Số rễ sống/chết dài rễ 1 2 3 . . . 90 Tổng Trung bình
  55. PHỤ BIỂU 2 Bảng 2: Phiếu đo các chỉ tiêu hom sống, hom chết, hom ra rễ và bật chồi Lần đo: . Công thức: . Ngày đo: TT Ký hiệu Hom sống/chết Ra rễ Bật chồi 1 2 3 . . . 90 Tổng Trung bình
  56. PHỤ BIỂU 3 Bảng kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố. Để kiểm tra ảnh hưởng của loại loại giá thể đến số rễ của hom giâm Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Row 1 3 10.45029 3.483429 0.582179 Row 2 3 8.742015 2.914005 0.24823 Row 3 3 8.323864 2.774621 0.014336 Row 4 3 6.267107 2.089036 0.091964 Row 5 3 7.886529 2.628843 0.123974 Row 6 3 0 0 0 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between 5.57E- Groups 22.3322 5 4.46644 25.26544 06 3.105875 Within Groups 2.121367 12 0.176781 Total 24.45357 17
  57. Bảng kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố. Để kiểm tra ảnh hưởng của loại giá thể đến chiều dài rễ của hom giâm Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Row 1 3 19.95382 6.651273 5.720917 Row 2 3 17.29778 5.765927 5.948428 Row 3 3 14.80661 4.935536 4.671504 Row 4 3 13.6736 4.557866 1.1747 Row 5 3 15.05786 5.019286 3.183331 Row 6 3 0 0 0 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 80.82728 5 16.16546 4.685893 0.013252 3.105875 Within Groups 41.39776 12 3.449813 Total 122.225 17
  58. Bảng Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố. Để kiểm tra ảnh hưởng của loại chất kích thích đến số rễ của hom giâm Descriptives Sore 95% Confidence Interval for Mean Std. Upper Minimu N Mean Deviation Std. Error Lower Bound Bound m Maximum 1 3 2,4833 ,48789 ,28168 1,2714 3,6953 2,13 3,04 2 3 2,9967 ,50023 ,28881 1,7540 4,2393 2,46 3,45 3 3 3,2500 ,37510 ,21656 2,3182 4,1818 2,82 3,51 4 3 3,0067 ,37005 ,21365 2,0874 3,9259 2,64 3,38 5 3 2,7467 ,19502 ,11260 2,2622 3,2311 2,61 2,97 6 3 2,8633 ,15044 ,08686 2,4896 3,2371 2,72 3,02 7 3 3,0700 ,13077 ,07550 2,7452 3,3948 2,98 3,22 8 3 4,0100 ,09539 ,05508 3,7730 4,2470 3,95 4,12 9 3 4,2633 ,93217 ,53819 1,9477 6,5790 3,37 5,23 10 3 2,6767 ,42442 ,24504 1,6223 3,7310 2,33 3,15 11 3 ,1000 ,17321 ,10000 -,3303 ,5303 ,00 ,30 Total 33 2,8606 1,08780 ,18936 2,4749 3,2463 ,00 5,23 Test of Homogeneity of Variances Sore Levene Statistic df1 df2 Sig. 2,120 10 22 ,068 ANOVA Sore Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 34,003 10 3,400 19,361 ,000 Within Groups 3,864 22 ,176 Total 37,866 32
  59. Sore Subset for alpha = 0.05 CT N 1 2 3 a Duncan 11 3 ,1000 1 3 2,4833 10 3 2,6767 5 3 2,7467 6 3 2,8633 2 3 2,9967 4 3 3,0067 7 3 3,0700 3 3 3,2500 8 3 4,0100 9 3 4,2633 Sig. 1,000 ,063 ,467 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3,000.
  60. Bảng kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố. Để kiểm tra ảnh hưởng của loại chất kích thích đến chiều dài rễ của hom giâm Descriptives Sore 95% Confidence Interval for Std. Std. Mean Maximu N Mean Deviation Error Lower Bound Upper Bound Minimum m 1 3 3,4200 ,89839 ,51868 1,1883 5,6517 2,57 4,36 2 3 4,5967 1,47358 ,85077 ,9361 8,2572 3,04 5,97 3 3 4,3800 ,93209 ,53814 2,0645 6,6955 3,34 5,14 4 3 4,2367 ,95296 ,55019 1,8694 6,6040 3,15 4,93 5 3 3,8600 1,04762 ,60484 1,2576 6,4624 2,96 5,01 6 3 4,2933 1,07076 ,61821 1,6334 6,9533 3,20 5,34 7 3 4,5400 ,83162 ,48014 2,4741 6,6059 3,60 5,18 8 3 5,9600 1,36044 ,78545 2,5805 9,3395 4,62 7,34 9 3 4,5700 ,61992 ,35791 3,0300 6,1100 4,00 5,23 10 3 4,2067 1,23662 ,71396 1,1347 7,2786 2,79 5,07 11 3 ,1433 ,24826 ,14333 -,4734 ,7600 ,00 ,43 Total 33 4,0188 1,62155 ,28228 3,4438 4,5938 ,00 7,34 Test of Homogeneity of Variances Sore Levene Statistic df1 df2 Sig. ,722 10 22 ,696 ANOVA Sore Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 61,108 10 6,111 5,836 ,000 Within Groups 23,034 22 1,047 Total 84,142 32
  61. Sore Subset for alpha = 0.05 CT N 1 2 3 a Duncan 11 3 ,1433 1 3 3,4200 5 3 3,8600 10 3 4,2067 4,2067 4 3 4,2367 4,2367 6 3 4,2933 4,2933 3 3 4,3800 4,3800 7 3 4,5400 4,5400 9 3 4,5700 4,5700 2 3 4,5967 4,5967 8 3 5,9600 Sig. 1,000 ,235 ,081 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3,000.
  62. Bảng kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố. Để kiểm tra ảnh hưởng của thời vụ đến ngày bật chồi của hom giâm Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Row 1 3 0.738452 0.246151 0.050842 Row 2 3 0.377778 0.125926 0.012387 Row 3 3 0.827341 0.27578 0.05925 Row 4 3 0.522222 0.174074 0.003745 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.041734 3 0.013911 0.440847 0.730147 4.066181 Within Groups 0.252449 8 0.031556 Total 0.294183 11