Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng cây măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 67 trang thiennha21 19/04/2022 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng cây măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_sinh_truong_cay_mang_tay_xanh_asparagus.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng cây măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ NẾT NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY MĂNG TÂY XANH (Asparagus Officinalis. L) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khoá : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ NẾT NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY MĂNG TÂY XANH (Asparagus Officinalis. L) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 - NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khoá : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa được công bố trên tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày. tháng. năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan (Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học) ThS. Nguyễn Văn Mạn Đinh Thị Nết XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng cây Măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, là nội dung tôi chọn để nghiên cứu tốt nghiệp sau 4 năm theo học chương trình đại học chuyên ngành nông lâm kết hợp tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Mạn đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ công nhân viên của Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng đông bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận,nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Đinh Thị Nết
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN: Công thức thí nghiệm Hvn: Chiều cao vút ngọn Doo: Đường kính cổ rễ CT: Công thức STT: Số thứ tự Hvn : Là chiều cao vút ngọn trung bình D oo : Là đường kính gốc trung bình cm: Xentimet TB: Trung bình
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trên 100g măng tây 7 Bảng 2.2. Sản lượng xuất khẩu măng tây tươi của các nước (Tấn) 11 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2011 12 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo 24 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo 26 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo 28 Bảng 4.4. Kết quả ra chồi mới qua các công thức bón phân 31 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo 32 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo 34 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo 36 Bảng 4.8. Kết quả chồi mới ra qua các công thức che sáng 38 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá chất lượng Măng tây sử dụng các loại phân bón 40 Bảng 4.10. Kết quả đánh giá chất lượng cây Măng tây khi che sáng 40 Bảng 4.11. Tỉ lệ xuất vườn khi sử dụng các loại phân khác nhau 41 Bảng 4.12. Tỉ lệ xuất vườn khi che sáng 41
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại phân bón 19 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của công thức che bóng 21 Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng chiều cao qua các lần đo 25 Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng đường kính qua các lần đo 27 Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm 29 Hình 4.4. Biểu đồ ra chồi mới qua các công thức bón phân 31 Hỉnh 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao qua các lần đo 33 Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng đường kính qua các lần đo 35 Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến động thái ra lá qua các lần đo 37 Hình 4.8. Biểu đồ ra chồi mới qua các công thức che sáng 39
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẨN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Phân loại và đặc điểm thực vật 4 2.1.2. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây măng tây 6 2.1.3. Phân loại 9 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 10 2.2.1. Tình hình sản suất và nghiên cứu trên thế giới 10 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 13 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17
  9. vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Vật liệu, dụng cụ 18 3.4.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của cây con Măng tây giai đoạn vườn ươm 19 3.4.3. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm 21 3.4.4. Đóng bầu, xếp bầu, cấy hạt vào bầu và chăm sóc cây con 21 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của cây măng tây giai đoạn vườn ươm 24 4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây măng tây giai đoạn vườn ươm 24 4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng đường kính của cây măng tây giai đoạn vườn ươm 26 4.1.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây Măng tây 28 4.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm 32 4.2.1. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm 32 4.2.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm 34 4.2.3. Ảnh hưởng của độ che sáng đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm 36 4.3. Đánh giá chất lượng cây Măng tây và tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn39 4.3.1. Đánh giá chất lượng cây Măng tây 39 4.3.2. Tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn 41
  10. viii 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cây măng tây trong giai đoạn vườn ươm 42 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng, là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình người Việt Nam. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng, chất lượng rau xanh lại càng cao. Rau xanh là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ. Rau còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến thuốc, thực phẩm chức năng Sản xuất rau phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác theo Vũ Văn Thông (2016) [8]. Theo sự phát triển của đời sống xã hội, nhiều nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 2300 – 2500 calo năng lương để sống và hoạt động. Để có năng lượng này, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày trung bình cho một người vào khoảng 250 – 300g (tức là vào khoảng 7,5 – 9kg/người mỗi tháng). Còn nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Dorolle từ năm 1942 đã tính khoảng 360g/ngày (tức là khoảng 10,8kg/tháng cho mỗi người). Theo số liệu thống kê thì hiện nay tính bình quân chung cả nước chúng ta mới sản xuất được 4 – 4,5kg/người/tháng theo Nguyễn Văn Thắng và cs (1996) [9]. Ở Việt Nam do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên rau màu được trồng quanh năm. Tuy nhiên sản suất rau hiện nay chủ yếu là nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình chưa chú trọng phát triển các loại rau chất lượng cao. Phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất thấp. Ở từng địa phương nhiều hộ trồng rau chạy theo lợi nhuận đã sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, các chất hóa
  12. 2 học độc hại, nước tưới bị ô nhiễm nên không đảm bảo được về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, hiện nay sản phẩm rau quả sản xuất ra chủ yếu bán nguyên liệu thô không qua chế biến nên thời gian bảo quản không được dài và chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau sạch cho chế biến không đáng kể. Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và ngoài nước do sản xuất chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm. Măng tây có thể trồng trên hầu hết tất cả các loại đất, đặc biệt là trên loại đất có tầng canh tác sâu và thành phần cơ giới nhẹ như thịt pha cát và thịt mịn, Sajid và cộng sự (2006). Thompson và Kelly (1959) đã chứng minh rằng măng thích hợp hơn trên đất có độ pH trung tính và kiềm nhẹ. Trong số các loại rau, măng tây là loại rau có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế rất cao, măng tây có khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau và được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, măng tây đã được gây trồng ở các tỉnh phía Nam và đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm. Ngoài ra, măng tây còn là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh tật như tốt cho hệ hô hấp, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, tốt cho đường tiết niệu và đường ruột, Măng tây là loại rau có tính thích ứng rộng với điều kiện, khí hậu, đất đai cũng như mọi điều kiện canh tác. Măng tây ít bị sâu bệnh không cần có những yêu cầu kĩ thuật đặc biệt như những cây trồng khác. Tuy nhiên hiện nay còn thiếu những nghiên cứu về sinh trưởng của măng tây, đặc biệt là trong giai đoạn vườn ươm, để từ đó có biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng cây măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của măng tây trong mô hình vườn ươm tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là cần thiết.
  13. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Xác định được ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. - Xác định được ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. - Đánh giá chất lượng cây Măng tây và tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng cây con xuất vườn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp tôi hiểu biết về ảnh hưởng của phân bón, chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. - Ứng dụng những kiến thức đã học về cây trồng nông nghiệp vào trong thực tiễn. - Biết được giá trị kinh tế và dinh dưỡng của Măng tây. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Thông qua nghiên cứu đề tài đề xuất được các giải pháp về phân bón, chế độ che bóng cho cây măng tây giai đoạn vườn ươm.
  14. 4 PHẨN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Theo Mai Thị Phương Anh (2001) [1], Mấy năm gần đây, cùng với mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, thị trường rau ngày càng được phong phú, người ta đòi hỏi chất lượng rau xanh ngày càng cao không chỉ ở các nhà hàng, các bữa tiệc mà ngay cả trong bữa ăn của các gia đình. Các loại rau như súp lơ, cải bao, măng tây, ngày càng hấp dẫn với những đặc tính riêng của nó. Trong các loại rau, măng tây là một loại cây trồng lâu năm đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 250C – 330C như ở nước ta, được trồng với các mục đích: lấy chồi Măng non làm rau xanh, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, lấy cành lá trang trí hoa cắt cành; lấy gốc măng, rễ, thân, lá làm dược liệu, mỹ phẩm, trà/chè, nước giải khát tăng lực; lấy phế liệu làm thức ăn gia súc, phân bón cây trồng, Khi trưởng thành, cây Măng tây sẽ phát triển các cành lá trải rộng 1-1,50 mét, và có thể cao tới 1,5 - 2 mét. Theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7], Cây Măng tây trồng một lần, nhưng có thể cho thu hoạch từ 6-8 năm, thậm chí 10-15-20 năm (cây có thể sống thọ đến 25-30 năm, chịu hạn rất tốt nên bộ rễ khô héo trong đất mùa nắng nếu không bị hư hỏng vẫn có thể tự phục hồi lại khi mùa mưa tới). Sản lượng măng thu hoạch được sẽ tăng dần từ 15-20-25-30 tấn/ha/năm từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 lên 30-35-40-45-50 tấn/ha/năm từ năm thứ 5 đến năm thứ 10-15. Từ năm thứ 15 trở đi, tuỳ theo đất trồng, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng cây mới. 2.1.1. Phân loại và đặc điểm thực vật Ngành: Magnoliophita Lớp: Liliospida
  15. 5 Bộ: Asparagales Họ: Asparagaceae Chi: Asparagus Loài: Asparagus officinalis L. Bộ Măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ thuộc bộ Asparagales hiện nay đã từng được xếp vào bộ Loa kèn (Liliales), và một số chi trong đó thậm chí còn được xếp vào trong họ Loa kèn (Liliaceae). Một số hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác, bao gồm cả các bộ Phong lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào trong bộ Asparagales. Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây), dẫn theo Phạm Thị Ngọc (2013) [4]. Theo Mai Thị Phương Anh (2001) [1] một loài măng tây (có thể là Asparagus officinalis altilis nhưng có khả năng nhiều hơn là A.martimus) đã được trồng trong vườn rau của người La Mã. Từ các loài măng tây hoang dại chỉ có A. officinalis là loài trồng trọt cho rau xanh. Loài A. Springeri là loài có tính chống chịu cao với nấm Fusarium spp. nhưng không lai được với A. Officinalis. Theo Bailey thì măng tây là một chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo lưu niên có thân gỗ leo, mềm, được trồng hầu như cho mục đích lấy cành lá làm cây cảnh. Cây cao khoảng 1,3 - 3,8 m, có thể sống từ 15 - 20 năm, khi cây mọc cao thân ngã màu xanh và phân cành nhiều dẫn theo Mai Thị Phương Anh, (2001) [1]. Măng tây là cây đơn tính biệt chu, nhị hoa đực và nhụy hoa cái không hoàn chỉnh, chỉ có một số ít trong số các hoa đậu quả được. Các hoa cái có dấu tích của nhị đực nhưng không có khả năng sinh hạt phấn. Hoa măng tây được sinh ra trên các cành mới, và đạt được độ thành thục trước khi cành mang hoa thành thục. Theo Nguyễn Thị Sao (2008) [5]., Các cây hoa đực thường cho nhiều măng, sống lâu hơn và sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng măng lại kém hơn. Quả
  16. 6 măng tây thuộc loại quả mọng, đường kính trung bình 8 -9mm, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hạt, khi chín quả có màu đỏ. Hạt có màu đen, vỏ rất cứng đường kính trung bình 1 - 3mm, 40 - 60 hạt . Theo Lê Hồng Triều (2009) [12], Nhờ được các nhà khoa học kỹ thuật tuyển chọn rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống, trên đất trồng cây Măng tây bao giờ cũng có 80-90% số cây là cây nam chủ yếu cung cấp Măng và 10- 20% số cây là cây nữ vừa cung cấp Măng (to hơn nhưng ít hơn cây nam), vừa cung cấp hoa và trái lấy hạt. Các cây nam trông khoẻ mạnh hơn, thông thường cho sản lượng Măng thu hoạch nhiều hơn cây nữ 20-25%. 2.1.2. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây măng tây 2.1.2.1. Giá trị kinh tế Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng lớn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Nó không chỉ là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Ở Mỹ măng tây chiếm vị trí thứ mười trong các loại rau theo FAO, USDA (2005) [3]. Thị trường nhập khẩu măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan Lê Hồng Triều (2009). Công ty Việt Hoa Mỹ (2013) [19] cho biết, măng tây xanh được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Mỗi ngày, Việt Hoa Mỹ thực hiện xuất khẩu từ 500kg - 1 tấn măng tây sang 20 nước khác nhau. Đơn vị này cũng trồng 50ha măng tây ở 40 tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. "Nhu cầu thị trường nước ngoài rất lớn, có khi đặt hàng chục tấn/tuần nhưng công ty chưa đáp ứng được vì măng tây khó trồng, công chăm sóc lớn, diện tích trên cả nước lại chưa lớn nên chưa đủ nguồn cung".
  17. 7 2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng Rau Măng tây là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể ăn tươi như rau sống, hoặc hấp/luộc/trụn sơ 2-4 phút với nước sôi + một ít muối + 1 ít giấm (để vẫn giữ được độ giòn và màu xanh), tẩm bơ/sữa tươi/rượu mùi, rồi hấp/luộc/chiên/xào/nấu/nướng với dầu hào/dầu mè/dầu olive và các loại tôm, cua, thịt, cá; làm lẩu, nấu canh, làm gỏi, dưa chua, kim chi, làm nhân bánh, yaourt, nước ép, xay sinh tố với bơ đậu phọng + sữa, đều rất ngon và rất bổ dưỡng dẫn theo dẫn theo Lư Cẩm và cs (2008) [2]. Măng tây thuộc nhóm cây lưu niên, có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit 1,2%, xenluloza 2,4% ,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho, Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate, [1]. Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trên 100g măng tây Hàm lượng Hàm lượng Thành phần Thành phần (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) Năng lượng 20 kcal Riboflavin (vit. B 2) 0,141 mg (12%) Cacbon-hyđrat 3,88 g Niaxin (vit. B 3) 0,978 mg (7%) Đường 1,88 g Pantothenic acid (B 5) 0,274 mg (5%) Chất xơ thực phẩm 2,1 g Vitamin B 6 0,091 mg (7%) Chất béo 0,12 g Folate (vit. B 9) 52 mg (13%) Protein 2,20 g Choline 16 mg (3%) Vitamin A equiv. 38 mg (5%) Vitamin C 5,6 mg (7%) Thiamin (vit. B 1) 0,143 mg 12%) Magiê 14 mg (4%) Vitamin E 1,1 mg (7%) Mangan 0,2 mg (10%) Vitamin K 41,6 mg (40%) Photpho 52 mg (7%) Canxi 24 mg (2%) Kali 202 mg (4%) Sắt 2,14 mg (16%) Kẽm 0,54 mg (6%) Nguồn: FAO, USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng
  18. 8 Kết quả bảng cho thấy: trong 100g măng tây hàm lượng dinh dưỡng gồm nhiều loại vitammin và các khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin K có tỷ lệ cao nhất đạt 41,6 mg chiếm 40%. Vai trò chính của vitamin K được biết đến là hỗ trợ quá trình đông máu, phát triển của xương, tác dụng trên mạch máu, ngăn ngừa loãng xương, xơ vữa động mạch, phòng và điều trị xuất huyết. Ngoài ra trong 100g măng tây còn có hàm lượng sắt đạt 2,14mg chiếm 16%, vitamin C đạt 7% và nhiều hàm lượng dinh dưỡng khác có tác dụng giúp cơ thể phòng tránh và tăng cường sức khỏe hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư * Các dược tính của cây măng tây Từ 2.000 năm trước, người Hy Lạp, người Ai Cập và La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây làm thuốc lợi tiểu, trị táo bón, chống lão hóa da, phòng ngừa bệnh tim mạch, suy gan, thận, tăng cường sức khoẻ tình dục. Vua Louis XIV của Pháp đã từng đem Măng tây về trồng trong cung điện nhà vua để phục vụ cho mình và giới quý tộc. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Descinq Raciness làm thuốc lợi tiểu, người Đức có Kommission E trị nhiễm trùng đường tiểu, sạn thận, người Ấn Độ có Shatawari làm thuốc tăng cường sinh lực, kích thích tình dục, Cây Măng tây rất giàu dinh dưỡng. Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón, chất Asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu đường, suy gan và đau bàng quang. Măng tây còn là nguồn cung cấp chất đạm Homocystein giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh nguyệt, làm giàu sữa mẹ, giúp điều trị bệnh goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol; có
  19. 9 lượng Magnesium và Potassium cao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu. Măng tây còn có Beta-Carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Và đặc biệt hơn, Măng tây còn có khả năng giúp tăng cường rất tốt sức khoẻ tình dục vợ chồng (thiên nhiên đã chủ ý tạo hình “ngọn giáo khoẻ mạnh” cho chồi non rau Măng tây xanh). Ngoài ra, Măng tây còn có dược chất Synthetase chứa nhiều tinh thể Nitơ rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, giúp hạn chế các khuyết tật khi cấu tạo tế bào máu và hệ thần kinh ở thai nhi. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (US National Cancer Institute), Măng tây cũng có nhiều Folate và Glutathione là chất chống ung thư và chống lão hóa rất hữu hiệu dẫn theo Lư Cẩm và cs (2008) [2]. 2.1.3. Phân loại 2.1.3.1. Măng tây xanh Là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây xanh để lấy măng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng), Ở nước ngoài, măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; ngoài ra còn đóng hộp xuất khẩu đi khắp nơi trên Thế giới. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh, và ngày càng tăng lên rất nhiều. Hiện nay, cây măng tây xanh được sự khuyến khích của các Hợp Tác Xã và của Trung tâm Khuyến nông TPHCM nên được trồng thành công ở nhiều nơi của Việt Nam và giờ đây cây măng tây xanh đã
  20. 10 trở về được với giá trị thật của nó đang và sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Việt Nam trong tương lai dẫn theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7]. 2.1.3.2. Măng tây trắng Măng tây trắng có chất lượng cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá bán của măng tây trắng gấp đôi măng tây xanh. Ngoài ra, măng tây trắng cũng cho năng suất thu hoạch cao hơn so với măng tây xanh nên được các nhà sản xuất ưu ái đầu tư. Măng tây trắng có đặc điểm mềm, giòn, hương vị dịu hơn các giống măng tây xanh, vì trong cấu trúc của măng tây trắng kém gỗ hơn. Sản phẩm măng tây trắng được ưa chuộng hơn cả đặc biệt là thị trường Châu Âu. Tuy nhiên kĩ thuật trồng măng tây trắng vì thế lại khó hơn nhiều so với măng tây xanh, nên ởViệt Nam hiện nay việc trồng măng tây trắng còn hạn chế. Nhưng trong tương lai với những lợi ích to lớn mà loại cây này mang lại thì chúng tôi tin rằng việc phát triển nó là một điều dễ dàng dân theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7]. 2.1.3.3. Măng tây tím Măng tây tím là một dạng khác của măng tây xanh và măng tây trắng. Măng tây tím mềm hơn măng tây xanh và măng tây trắng; toàn bộ đọt có thể ăn từ gốc cho đến ngọn. Măng tây tím ngọt ngào, đọt dày hơn so với măng tây xanh và măng tây trắng. Măng tây tím thường có nhiều vào tháng mười và giữa tháng mười hai dẫn theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình sản suất và nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình sản suất Về xuất khẩu măng tây tươi trên thế giới có 8 nước xuất khẩu với sản lượng lớn, cụ thể như sau:
  21. 11 Bảng 2.2. Sản lượng xuất khẩu măng tây tươi của các nước (Tấn) TT Quốc gia 1961 1970 1980 1990 2000 2003 1 Peru 0 0 461 3.378 37.009 67.089 2 Mexico 0 2.683 3.309 14.526 43.856 47.657 3 Mỹ 0 3.212 7.439 19.568 23.252 23.656 4 Tây BanNha 0 12 409 18.483 19.184 19.005 5 Hy Lạp 0 0 327 9.115 15.90 28.920 5 Thái lan 0 0 0 2.180 3.822 6.980 6 Pháp 5.683 10.096 10.242 9.222 5.709 6.448 8 Hà Lan 3.643 4.294 3.173 5.971 6.833 6.260 Nguồn: FAO, USAD- 2005 Theo FAO (2004), Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất măng tây, sản lượng đạt 587.392 tấn, với giá trị ước đoán khoảng 590,6 triệu đô la Mỹ. Thái Lan vị trí thứ 14 về sản lượng sản xuất đạt 20.710 tấn với giá trị khoảng 13 triệu đô la Mỹ dẫn theo FAO, USAD (2005) [3] Theo FAOSTAT (2011) [14], hiện nay diện tích trồng măng tây trên thế giới khoảng 1.400.000 ha, trong đó Châu Á là khu vực trồng măng tây lớn nhất thế giới. Một số nước trồng măng tây với diện tích lớn là Trung Quốc, Đức, Peru, Mêxico, Tây Ban Nha, Thái Lan. Trong đó lớn nhất là Trung Quốc (1.320.597 ha), đến Peru (33.144 ha) và Đức (18.611 ha). Năng suất măng tây trên thế giới dao động rất lớn, những nước có năng suất thấp nhất là Phần Lan (6,09 tấn ha năm), cao nhất là Iran (225,63 tấn ha năm). Còn lại đa số các nước đạt năng suất từ 30 – 60 tấn ha năm.
  22. 12 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2011 Diện tích Năng suất Khu vực (ha) (tấn ha-1) Châu Á 1.344.954 54,79 Châu Mỹ 66.211 82,88 Châu Âu 50.832 52,67 Châu Phi 565 63,26 Châu Đại Dương 2.668 45,77 Thế giới 1.465.230 55,97 Nguồn: FAOSTAT, 2011 Theo FAO (2011) [14], tổng sản lượng măng tây sản xuất trên thế giới đạt 8.201.267 tấn. Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất đạt 7.252.903 tấn, chiếm 88,44% tổng lượng măng tây của thế giới, kế đó là Peru 392.306 tấn, chiếm 4,78%, Đức có sản lượng là 103.457 tấn, chiếm 1,26%, các nước còn lại chiếm 5,52%. Hiện nay sản phẩm măng tây lưu hành trên thị trường ở 3 dạng: măng tươi, măng bảo quản đông lạnh và sản phẩm măng đóng hộp. Ngoài ra măng tây còn được sử dụng như một loại cây dược liệu, có tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, suy gan, thận, chống lão hóa, và tăng cường sinh lực. Ở các nước trên thế giới, Măng tây là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi người dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày nhiều như người Việt Nam ăn rau Muống. Ngoài ra còn đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Nhưng do các quốc gia phương Tây ở vùng khí hậu ôn đới lạnh lẽo chỉ thu hoạch được rau Măng tây trong 3 tháng mùa Xuân nên nhu cầu nhập khẩu rau Măng tây của thế giới rất lớn (hàng triệu tấn/năm), đến nay cũng còn tăng cao từng năm,
  23. 13 chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, dẫn theo Lư Cẩm và cs (2008) [2]. 2.2.1.2. Nghiên cứu Măng tây trên thế giới Theo nghiên cứu của Krug và Kailuweit (1999) [15], về ảnh hưởng của phân đạm ở các liều lượng 50, 75, 100 và 200 kg N ha-1 đến năng suất của măng tây. Kết quả cho thấy 3 trong 4 trường hợp theo dõi, năng suất đạt tối đa với liều lượng đạm thấp nhất. Tuy nhiên, Sander và Benson (1999) đã thử -1 nghiệm bón 0, 50, 100, 150 và 200 kg N ha + 0, 50, 150, 250 và 350 kg K2O ha-1 cho giống măng tây lai Jersey Gem. Năng suất tích lũy gia tăng đến liều -1 -1 lượng 150 kg N ha và 150 kg K2O ha . Thí nghiệm của Asghar và cộng sự (2006) [13]. Về ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng và năng suất của 6 giống măng tây chỉ ra rằng với mức đạm 90 kg N ha cho chiều cao cây tối đa (2,3 m), số nhánh trên cây (12,2), trọng lượng trung bình cây (178,8 gram) và trọng lượng trung bình rễ (288,3 gram), số lượng búp măng chồi (34,1), chiều dài măng (25,1 cm), trọng lượng măng (32,2 gram) và năng suất cao nhất 37,9 tấn ha năm. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, các nghiên cứu về măng tây còn hạn chế. Trần Khắc Thi (2005) [10] đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu và các biện pháp thâm canh giai đoạn 1991 – 1996 trong đó có cây rau măng tây. Tài liệu đã cung cấp những thông tin cơ bản về kỹ thuật tạo cây con và trồng cây rau măng tây. Trong một nghiên cứu khác về cây măng tây của tác giả Mai Thị Phương Anh, (2001) [1] về kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp có đề cập đến nguồn gốc, đặc tính, yêu cầu đối với ngoại cảnh, kỹ thuật trồng và bảo quản măng tây. Tác giả cũng xác định lượng đạm thích hợp bón cho măng tây là 92 kg N ha-1. Các loại phân bón lá GREEN BIO – 3 BUD, Nhật Quang 1 và
  24. 14 BIO – trùn quế 01 ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây măng tây được ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thiêm (2012) [11]. Ở Việt Nam, Cây Măng tây đã du nhập vào từ những năm 1960-1970, nhưng ngày đó do không tìm được thị trường nên cây Măng tây không thể phát triển được. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, các nhà hàng, khách sạn và cộng đồng xã hội đã biết đến giá trị dinh dưỡng cao cấp và tác dụng phòng, chữa bệnh đặc biệt kỳ diệu của Măng tây nên nhu cầu tiêu thụ rau Măng tây càng ngày càng tăng cao. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về măng tây còn hạn chế. Nguyễn Văn Thắng và cs (1996) [9], đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu và các biện pháp thâm canh giai đoạn 1991 – 1996 trong đó có cây rau măng tây. Tài liệu đã cung cấp những thông tin cơ bản về kỹ thuật trồng cây rau măng tây. Năm 1988, có một Việt kiều mang 0,5 kg hạt giống Măng tây “Mary Washington” về trồng ở Ðà Lạt, nhưng khi cây vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh xinh làm kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc đó bị thất bại. Đầu thập niên 1990, Công ty Rau quả TPHCM đã trồng thành công Măng tây tại Đơn Dương, Đức Trọng và đã xuất khẩu sang Đức. Mười lăm năm sau, năm 2005 cây Măng tây được Trung tâm Khuyến nông TPHCM đưa về trồng thí điểm 4 ha tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức, kết quả cho thấy cây vẫn sinh trưởng được trên vùng đất phù sa cổ nghèo dinh dưỡng ở Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, từ đó đã phát triển sản xuất rộng ra ở nhiều tỉnh, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong cả nước [2].
  25. 15 Theo Đặc điểm sinh trưởng của cây măng tây, Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc cây măng tây (2010) [17], hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 200C, thích hợp nhất để cây phát triển tốt là 24-250C. Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-300C, tốt nhất là 23-240C, măng tây chịu được rét, nhưng dưới 100C măng ngừng sinh trưởng. Yêu cầu về đất: Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa ven sông. Măng tây có khả năng chịu hạn nhưng kém chịu úng. Vì vậy không nên trồng măng tây ở những chân đất thấp, khó thoát nước trong mùa mưa. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Nhưng ở độ cao 600- 900m so với mặt biển, măng cho năng suất cao hơn. Nguyễn Công Thành (2018) [6], Cây Măng tây (Asparagus) ít sâu bệnh nghiêm trọng gây hại nên có thể trồng không áp dụng thuốc hóa học và trồng theo phương pháp hữu cơ. Cần quản lý cỏ dại tốt, đặc biệt là thời kỳ xây dựng cơ bản. Đó là những điều chủ yếu nhằm sản xuất Măng tây hữu cơ an toàn, thỏa mãn về năng suất và chất lượng Theo Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây (2003) [18], Đối với cây măng tây tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mà ta có thể trồng sớm hay muộn. Thông thường thời gian ươm cây kéo dài trong khoảng thời gian là 2-3 tháng. Một số vùng ở miền Bắc đã trồng măng tây để xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng) nhưng năng suất không cao, khoảng 3 – 4 tấn/ha. Do khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, cây chỉ cho thu hoạch măng cuối mùa xuân và mùa hè, thời gian thu hoạch trong năm chỉ kéo dài 7– 8 tháng (Lê Hồng Triều, 1998) [12].
  26. 16 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý Đề tài được tiến hành tại Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quan Triều - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà - Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. * Địa hình Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vườn ươm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. * Đặc điểm khí hậu, thời tiết Vườn ươm làm nghiên cứu nằm trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  27. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) trong giai đoạn vườn ươm. - Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của một số loại phân bón, chế độ che sáng tới sinh trưởng đường kính, chiều cao và động thái ra lá của cây Măng tây trong giai đoạn vườn ươm. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: Đề tài được thực hiện từ 20 tháng 1 đến 30 tháng 5 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu, khóa luận nghiên cứu các nội dung chính sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của cây măng tây giai đoạn vườn ươm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm - Đánh giá chất lượng cây Măng tây và tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cây măng tây trong giai đoạn vườn ươm.
  28. 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Vật liệu, dụng cụ Túi bầu kích cỡ 9 x 12cm có 2 lỗ thủng ở 2 góc túi, phân bón NPK 20- 20-15, Emz-usa, NANO-GRO, đất đóng bầu, phân chuồng hoai, lưới cắt nắng; Bình tưới, bình phun thuốc trị nấm, bệnh. Hạt giống đem phơi nắng nhẹ 8–10 giờ cho háo nước sau đó rửa sạch đem ngâm nước bình thường từ 1–5 ngày. Khi ngâm cần quan sát kỹ để loại bỏ những hạt bị úng thối, hạt lép nổi trên mặt nước. Sau khi ngâm xong rửa cho sạch mùi chua nước nhớt, tạp chất bằng nước sạch. Đến khi quan sát thấy hạt giống đã ngậm nước trương nở to hơn bình thường, vỏ hạt đã mềm thì lấy hạt ra rửa sạch, rồi trải mỏng ra trên một cái khăn sạch để khô ráo hạt khoảng 30–45 phút mang đi ủ. Hạt giống trải đều trên mặt 1–2 lớp vải thun sạch sậm màu đã tạo ẩm nhẹ 30% rồi tưới phun sương nhẹ với chế phẩm kích thích phát triển rễ (như GA3, NAA, Atonik, Auxin, ). Giữ độ ẩm khoảng 30–50%, không để ướt quá dư ẩm làm thối hạt giống vốn đã ngậm đủ nước và không khô quá để thiếu ẩm làm ảnh hưởng tỉ lệ nảy mầm. Sau đó cuộn lớp vải thun chứa hạt giống cho vào bao nilon đen cột kín miệng, hoặc một cái hộp nhựa đậy nắp, để vào chỗ ấm mát, tránh chỗ có thể làm thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm sẽ làm giảm tỉ lệ nảy mầm. Nếu gặp trời trở lạnh bất thường có thể đặt hạt giống vào thùng xốp, xông đèn 5 watts để giữ ẩm 50% và giữ ấm nhiệt độ ngày đêm bình thường 250C–300C. Khi hạt giống nứt nanh mầm rễ con màu trắng. Lúc này cần quan sát hàng ngày để chọn những hạt đã nảy mầm đem gieo vào bầu ươm giống những hạt còn lại cứ để ủ tiếp.
  29. 19 3.4.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của cây con Măng tây giai đoạn vườn ươm NPK NANO-GRO Emz-usa Lối đi NANO-GRO Emz-usa NPK Lối đi Emz-usa NPK NANO-GRO Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại phân bón Thí nghiệm về phân bón được bố trí khối, 3 lần lặp. Mỗi công thức được bố trí 50 bầu cây, liều lượng, định kỳ bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Theo chỉ định của trung tâm thí nghiệm về phân bón được bố trí các loại phân sau: *Phân NPK Thành phần của phân bón N-P-K 20:20:15+TE có P2O5 hữu hiệu 20%, N:20%, K2O:15%. Các trung, vi lượng (TE): Ca, S, Mg, Bo, Mn, Zn, Fe, Cu, Cl, Mo *Phân NANO-GRO Thành phần các vi sinh vật: Các nấm Trichoderma có lợi chứa tối thiểu như sau: • Trichoderma viride 2.5 x 10^9/g = (2.5 tỉ bào tử/gram) • Trichoderma koningii 2.5 x 10^9/g • Trichoderma harzianum 2.5 x 10^9/g • Trichoderma polysporum 2.5 x 10^9/g Các vi khuẩn Bacillus có lợi chứa tối thiểu như sau: • Bacillus subtilis 2.0 x 10^9/g = (2.0 tỉ bào tử/gram) • Bacillus laterosporus 2.0 x 10^9/g • Bacillus licheniformus 2.0 x 10^9/g • Bacillus megaterium 2.0 x 10^9/g
  30. 20 • Bacillus pumilus 2.0 x 10^9/g Vi khuẩn có định đạm chứa tối thiểu như sau: • Paenibacillus polymyxa 5.0 x 10^9/g = ( 5 tỉ bào tử/gram) *Phân Emz-usa Thành phần vi sinh có trong phân bón hữu cơ EMZ – USA: Aerobic Bacter Anaerobic Bacter Azotobacter Clostridium Bacillus Micrococcus Nitrosomonas Pseudomonas Rhizobium Streptomyces. Các chất đa và trung lượng: Đạm (N): Tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lân (P2O5): Thúc đẩy ra rễ, hình thành thân lá, hoa quả và hạt. Kaly (K2O): Tăng cường huy động dinh dưỡng từ đất và trao đổi dinh dưỡng trong cây. Magiê (MgO): Hỗ trợ duy trì ổn định pH, thúc đẩy các hoạt động của VSV cố định đạm. Can xi (CaO): Tham gia vào cấu tạo và hoạt động của tế bào, kích hoạt enzyme. Lưu huỳnh (S): Là thành phần cấu tạo và tham gia vào quá trình quang hợp của cây trồng. Các chất trung và vi lượng:
  31. 21 Bo: Giúp cho việc chuyển hóa đường trong cây. Kẽm: Thúc đẩy tạo ra hóc môn sinh trưởng, tạo thành tinh bột và tạo hạt. Mangan: Tham gia vào kích hoạt enzyme và trao đổi nitơ. Sắt: Thiết yếu cho quang hợp và hình thành các chất diệp lục. Đồng: Thiết yếu cho trao đổi protein và cacbon. Môlipđen: Thúc đẩy sự tổng hợp nitơ. Côban: Tăng cường sự tổng hợp nitơ cho cây và củ. 3.4.3. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm Thử nghiệm các công thức che bóng sau: - Công thức không che sáng - Công thức che bóng 25% trong 2 tháng đầu sau khi cấy cây mầm. - Công thức che bóng 50% trong 2 tháng đầu sau khi cấy cây mầm. - Công thức che bóng 75% trong 2 tháng đầu sau khi cấy cây mầm. Mỗi công thức che bóng được bố trí 150 bầu cây. CT1 CT2 CT3 CT4 CT4 CT3 CT2 CT1 CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của công thức che bóng 3.4.4. Đóng bầu, xếp bầu, cấy hạt vào bầu và chăm sóc cây con Thành phần hỗn hợp ruột bầu là đồng nhất trong các công thức thí nghiệm. Bao gồm: 85% đất tầng B đã sàng qua lưới với kích thước mắt lưới 0,7x0,7cm + 15% phân chuồng hoai mục. Bầu sau khi đóng được xếp vào luống theo sơ đồ bố trí thí nghiệm. Trước khi cấy hạt vào bầu tiến hành phun thuốc phòng nấm, loại thuốc Nano bạc đồng. Hạt xử khi xử lí đã nứt nanh, tiến hành cấy hạt vào bầu. Có nhiều cách ươm
  32. 22 giống cây măng tây: Ươm trực tiếp trên một góc đất sản xuất, ươm trong ly, bầu nilon, hoặc trong khay, vĩ xốp, vĩ nhựa Dùng đũa tre hoặc ngón tay ấn nhẹ một lỗ không sâu quá 5 mm giữa bầu giá thể ươm giống rồi dùng nhíp gấp từng hạt đã nứt nanh mầm đặt vào giữa mặt bầu ươm không sâu quá 5 mm, rồi lấp nhẹ. Sau đó, đem các bầu ươm đặt vào nhà lưới nilon mắc nhuyễn 3–5 mm màu trắng trong hoặc màu xanh lá cây tránh được trời mưa to, lấy được 80% – 100% nắng toàn phần và ngăn được côn trùng xâm hại cây, rồi phun xử lý dung dịch khử côn trùng, nấm bệnh pha loãng (như Basudin, Furadan, Bordeaux, Sincosin, Agrispon, Aliette, Ridomil Gold, ) những ngày sau đó dùng nước sạch có pH 6,5–7,5 tưới phun sương đều để giữ ẩm. Mỗi bầu cấy 1 hạt, sau khi cấy hạt xong tưới ẩm cho luống bầu. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, phá váng và tưới nước cho cây con. Bón phân: Phân NPK được hòa tan 100g pha 10 lít nước tưới 5m2 tưới cho luống bầu thí nghiệm, định kỳ 15 ngày tưới 1 lần. NANO-GRO hòa tan trong nước và tưới cho cho luống bầu thí nghiệm, liều lượng 1 viên 5g pha trong 100 lít nước để tưới cho 50m2, cứ sau 15 ngày tưới 1 lần; Emz-usa hòa tan trong nước, liều lượng 1 viên 5g pha vào 100 lít nước tưới cho 50m2, định kỳ 15 ngày tưới 1 lần. Thí nghiệm về chế độ ánh sáng sử dụng 1 loại phân duy nhất là emz- usa, nồng độ và liều lượng 1 viên 5g pha vào 100 lít nước tưới cho 50m2, định kỳ 15 ngày tưới 1 lần. Định kỳ 30 ngày tưới phòng nấm cổ rễ bằng thuốc Nano bạc đồng.
  33. 23 Mẫu phiếu 01. Phiếu điều tra sinh trưởng cây măng tây giai đoạn vườn ươm Công thức thí nghiệm: Lần đo: Ngày đo: Người đo: Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3 Ghi TT Hvn D00 Hvn D00 Hvn D00 Số lá Số lá Số lá chú (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) 1 2 . 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu Để có bảng phân tích phương sai một nhân tố ANOVA: Ta thực hiện trên phần mềm excel như sau: Nhập số liệu vào bảng tính. Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor. Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor. Input range: Khai vùng dữ liệu ( ) Grouped by: Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa cột tiêu đề. Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì đánh dấu vào Columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa hàng tiêu đề. Alpha: Nhập (0.05) hay (0.01). Input range: Khai vùng xuất kết quả.
  34. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của cây măng tây giai đoạn vườn ươm 4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây măng tây giai đoạn vườn ươm Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây con nói chung, cây Măng tây nói riêng. Kết quả theo dõi chỉ tiêu này được tổng hợp ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo Công thức thí Chiều cao vút ngọn P- TT Lần đo F nghiệm (HVN) (cm) value Lần 1 CT 1 6,09 1 (15 ngày CT 2 6,04 0,38 0,699 tuổi) CT 3 5,88 Lần 2 CT 1 14,63 2 (30 ngày CT 2 17,00 56,64 0,0001 tuổi) CT 3 15,35 Lần 3 CT 1 17,27 3 (45 ngày CT 2 20,09 104,72 0,0000 tuổi) CT 3 18,47 Lần 4 CT 1 18,73 4 (60 ngày CT 2 21,56 53,65 0,0001 tuổi) CT 3 19,95 Nguồn: Tổng hợp số liệu đo đếm
  35. 25 Số liệu bảng 4.1 được minh họa qua biểu đồ 4.1 dưới đây. Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng chiều cao qua các lần đo Từ bảng 4.1 và hình 4.1 nhận thấy: - Đối với phân NPK chiều cao khóm măng sau 15 ngày gieo hạt đến khi xuất vườn dao động từ 6,09cm – 18,73cm - Đối với Phân bón NANO-GRO chiều cao khóm măng sau 15 ngày gieo hạt đến khi xuất vườn dao động từ 6,04cm –21,56cm - Đối với Phân bón Emz-usa chiều cao khóm măng sau 15 ngày gieo hạt đến khi xuất vườn dao động từ 5,88cm –19,95cm - Ở giai đoạn 15 ngày tuổi kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy xác suất của F (P-value) về chiều cao vút ngọn cây Măng tây lớn hơn 0,05, điều này nói lên sinh trưởng chiều cao ở giai đoạn này không khác nhau tại các công thức phân bón - Từ giai đoạn 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đi xác suất F (P-value) nhỏ hơn 0,05, điều này nói lên sinh trưởng cây về chiều cao vút ngọn của cây
  36. 26 Măng tây ở đoạn tuổi khác nhau tại các công thức phân bón là có sự khác nhau rõ rệt. Như vậy phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây măng tây qua các công thức thí nghiệm. Sử dụng công thức tính LSD để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn phân bón tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao vút ngọn cây Măng tây ở 4 lần đo công thức 2 (Phân NANO-GRO) là công thức trội nhất (21,56cm). 4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng đường kính của cây măng tây giai đoạn vườn ươm Cùng với chiều cao, đường kính cổ rễ (D00) cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả thu thập số liệu về đường kính cổ rễ được tổng hợp ở bảng 4.2 dưới đây. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo Công thức thí Đường kính (D00) P- TT Lần đo F nghiệm (cm) value Lần 1 CT 1 0,09 1 (15 ngày CT 2 0,09 0,59 0,58 tuổi) CT 3 0,09 Lần 2 CT 1 0,08 2 (30 ngày CT 2 0,08 0,04 0,95 tuổi) CT 3 0,08 Lần 3 CT 1 0,08 3 (45 ngày CT 2 0,08 2,22 0,18 tuổi) CT 3 0,08 Lần 4 CT 1 0,08 4 (60 ngày CT 2 0,08 3,68 0,09 tuổi) CT 3 0,08
  37. 27 Số liệu bảng 4.2 được minh họa qua biểu đồ 4.2. Đơn vị tính: Cm Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng đường kính qua các lần đo Từ số liệu bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.2 cho thấy: Đường kính thân từ lần đo 1 đến lần đo 4 có xu hướng giảm Giai đoạn 15 ngày tuổi đường kính cổ rễ ở 4 công thức trung bình là 0,09cm - Giai đoạn 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đường kính cổ rễ ở 4 công thức trung bình 0,08cm - Ở giai đoạn 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy xác suất của F (P-value) về sinh trưởng đường kính cây Măng tây lớn hơn 0,05, điều này nói lên sinh trưởng đường kính ở các
  38. 28 giai đoạn này không khác nhau tại các công thức phân bón. Vì vậy phân bón không ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính cây con trong vườn ươm. Vì Măng tây là cây một lá mầm không có mô phân sinh cấp 2 nên đường kính không tăng. 4.1.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây Măng tây Cây Măng tây có đặc điểm khác với các loài cây gỗ là chúng có khả năng sinh măng ngay trong giai đoạn vườn ươm. Để đánh giá động thái ra măng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm chúng tôi đã tiến hành theo dõi. Kết quả theo dõi động thái ra lá của cây Măng tây chúng tôi đã tiến hành điều tra và tổng hợp ở bảng 4.3 dưới đây. Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo Đơn vị tính: lá Công thức thí Động thái ra lá TT Lần đo F P-value nghiệm (lá) Lần 1 CT 1 1,31 1 (15 ngày CT 2 1,15 3,14 0,116 tuổi) CT 3 1,12 Lần 2 CT 1 5,79 2 (30 ngày CT 2 6,39 23,04 0,0015 tuổi) CT 3 5,75 Lần 3 CT 1 8,86 3 (45 ngày CT 2 9,91 81,48 0,0000 tuổi) CT 3 8,74 Lần 4 CT 1 11,78 4 (60 ngày CT 2 12,50 19,45 0,0023 tuổi) CT 3 11,68
  39. 29 Số liệu bảng 4.3 được minh họa qua biểu đồ 4.3 dưới đây. Đơn vị tính: Cm Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm Kết quả cho thấy: - Giai đoạn 15 ngày tuổi Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (phân NPK) trung bình là 1,31 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (phân NANO-GRO) trung bình là 1,15 lá. Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (phân Emz-usa) trung bình là 1,12 lá. - Giai đoạn 30 ngày tuổi Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (phân NPK) trung bình là 5,79 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (phân NANO-GRO) trung bình là 6,39 lá.
  40. 30 Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (phân Emz-usa) trung bình là 5,76 lá. - Giai đoạn 45 ngày tuổi Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (phân NPK) trung bình là 8,86 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (phân NANO-GRO) trung bình là 9,91 lá. Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (phân Emz-usa) trung bình là 8,74 lá - Giai đoạn 60 ngày tuổi. Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (phân NPK) trung bình là 11,77 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (phân NANO-GRO) trung bình là 12,50 lá. Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (phân Emz-usa) trung bình là 11,76 lá. - Ở giai đoạn 15 ngày tuổi kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy xác suất của F (P-value) về động thái ra lá cây Măng tây lớn hơn 0,05, điều này nói lên động thái ra lá ở giai đoạn này không khác nhau tại các công thức phân bón. - Từ giai đoạn 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi xác suất F (P-value) nhỏ hơn 0,05, điều này nói lên động thái ra lá của cây Măng tây ở đoạn tuổi khác nhau tại các công thức phân bón là có sự khác nhau rõ rệt. Như vậy phân bón có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây Măng tây trong vườn ươm qua các công thức thí nghiệm. Sử dụng công thức tính LSD để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn phân bón tốt nhất cho động thái ra lá cây Măng tây ở 4 lần đo công thức 2 (Phân NANO-GRO) là công thức trội nhất trung bình 12,5 lá/cây.
  41. 31 Bảng 4.4. Kết quả ra chồi mới qua các công thức bón phân Phân NPK Phân NANO-GRO Phân Emz-usa 15 ngày tuổi 0 0 0 30 ngày tuổi 1,89 1,75 1,59 45 ngày tuổi 3,09 3,56 3,41 60 ngày tuổi 3,94 5,19 4,51 Số liệu bảng 4.4 được minh họa dưới biểu đồ 4.4 dưới đây Hình 4.4. Biểu đồ ra chồi mới qua các công thức bón phân Kết quả cho thấy: Theo các công thức bón phân thì số chồi của công thức bón phân NANO-GRO có số chồi nhiều nhất ở 60 ngày tuổi là 5,19 chồi. Còn phân Emz-usa 4,51 chồi, thấp nhất là phân NPK 3,94. Vì vậy phân NANO-GRO có tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất.
  42. 32 4.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm 4.2.1. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm Số liệu điều tra được tổng hợp ở bảng 4.5 dưới đây Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo Công thức thí Chiều cao vút ngọn P- TT Lần đo F nghiệm (HVN) (cm) value CT 1 6,46 Lần 1 CT 2 6,20 1 (15 ngày 3,88 0,055 CT 3 6,77 tuổi) CT 4 6,93 CT 1 14,87 Lần 2 CT 2 16,84 2 (30 ngày 147,00 0,0000 CT 3 15,33 tuổi) CT 4 19,29 CT 1 16,87 Lần 3 CT 2 19,81 3 (45 ngày 314,59 0,0000 CT 3 18,26 tuổi) CT 4 17,8 CT 1 18,32 Lần 4 CT 2 21,24 4 (60 ngày 252,54 0,0000 CT 3 19,73 tuổi) CT 4 19,21
  43. 33 Số liệu bảng 4.5 được minh họa qua biểu đồ biểu đồ 4.5 dưới đây Hỉnh 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao qua các lần đo Kết quả cho thấy: Qua 4 lần đo Sinh trưởng chiều cao ở công thức 1 (không che) đạt từ 6,64-18,32cm Sinh trưởng chiều cao ở công thức 2 (che 25%) đạt từ 6,20- 21,24cm Sinh trưởng chiều cao ở công thức 3 (che 50%) đạt từ 6,77-19,73cm Sinh trưởng chiều cao ở công thức 4 (che 75%) đạt từ 6,93-19,21cm - Ở giai đoạn 15 ngày tuổi kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy xác suất của F (P-value) về sinh trưởng chiều cao cây Măng tây lớn hơn 0,05, điều này nói lên sinh trưởng chiều cao ở giai đoạn này không khác nhau tại các công thức che sáng. - Từ giai đoạn 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi xác suất F (P-value) nhỏ hơn 0,05, điều này nói lên sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của cây Măng tây ở đoạn tuổi khác nhau tại các công thức che sáng là có sự khác nhau rõ rệt.
  44. 34 Như vậy chế độ che sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây Măng tây trong vườn ươm qua các công thức thí nghiệm Sử dụng công thức tính LSD để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho cây Măng tây trong vườn ươm qua 4 lần đo công thức 2 (che 25%) là công thức trội nhất trung bình 21,24cm. 4.2.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo Công thức Đường kính TT Lần đo F P-value thí nghiệm (D00) (cm) CT 1 0,09 Lần 1 CT 2 0,09 1 (15 ngày 0,12 0,939 CT 3 0,09 tuổi) CT 4 0,09 CT 1 0,08 Lần 2 CT 2 0,08 2 (30 ngày 4,02 0,051 CT 3 0,08 tuổi) CT 4 0,08 CT 1 0,08 Lần 3 CT 2 0,08 3 (45 ngày 2,53 0,13 CT 3 0,08 tuổi) CT 4 0,08 CT 1 0,08 Lần 4 CT 2 0,08 4 (60 ngày 2,02 0,18 CT 3 0,08 tuổi) CT 4 0,08
  45. 35 Số liệu bảng 4.6 được minh họa qua biểu đồ 4.6 dưới đây Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng đường kính qua các lần đo Kết quả cho thấy: Đường kính cổ rễ từ lần đo 1 đến lần đo 4 có xu hướng giảm Mỗi lần đo đường kính giữa các công thức không có sự chênh lệch nhiều - Giai đoạn 15 ngày tuổi đường kính cổ rễ ở 4 công thức trung bình là 0,09cm. - Giai đoạn 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đường kính cổ rễ ở 4 công thức trung bình 0,08cm. - Ở giai đoạn 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy xác suất của F (P-value) về sinh trưởng đường kính cây Măng tây lớn hơn 0,05, điều này nói lên sinh trưởng đường kính ở các giai đoạn này không khác nhau tại các công thức che sáng. Vì vậy che sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính cây con trong vườn ươm.
  46. 36 Vì Măng tây là cây một lá mầm không có mô phân sinh cấp 2 nên đường kính không tăng. 4.2.3. Ảnh hưởng của độ che sáng đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo Công thức Động thái ra lá TT Lần đo F P-value thí nghiệm (lá) CT 1 1,16 Lần 1 CT 2 1,16 1 (15 ngày 2,84 0,105 CT 3 1,34 tuổi) CT 4 1,33 CT 1 5,30 Lần 2 CT 2 5,94 2 (30 ngày 9,11 0,0058 CT 3 5,08 tuổi) CT 4 4,79 CT 1 6,66 Lần 3 CT 2 7,85 3 (45 ngày 148,5 0,0000 CT 3 6,76 tuổi) CT 4 6,83 CT 1 10,31 Lần 4 CT 2 11,06 4 (60 ngày 91,38 0,0000 CT 3 10,04 tuổi) CT 4 9,72
  47. 37 Số liệu bảng 4.7 được minh họa qua biểu đồ 4.7 dưới đây Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến động thái ra lá qua các lần đo Động thái ra lá qua 4 công thức không có sự chênh lệch nhiều - Giai đoạn 15 ngày tuổi Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (không che) trung bình là 1,16 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (che 25%) trung bình là 1,16 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (che 50%) trung bình là 1,34 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 4 (che 75%) trung bình là 1,33 lá - Giai đoạn 30 ngày tuổi Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (không che) trung bình là 5,30 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (che 25%)) trung bình là 5,94 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (che 50%)) trung bình là 5,08 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 4 (che 75%) trung bình là 4,79 lá - Giai đoạn 45 ngày tuổi
  48. 38 Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (không che) trung bình là 6,66 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (che 25%) trung bình là 7,85 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (che 50%) trung bình là 6,76 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 4 (che 75%) trung bình là 6,83 lá - Giai đoạn 60 ngày tuổi Động thái ra lá của cây ở công thức 1 (không che) trung bình là 10,31 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 2 (che 25%) trung bình là 11,06 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 3 (che 50%) trung bình là 10,41 lá Động thái ra lá của cây ở công thức 4 (che 75%) trung bình là 9,72 lá - Ở giai đoạn 15 ngày tuổi kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy xác suất của F (P-value) về động thái ra lá cây Măng tây lớn hơn 0,05, điều này nói lên động thái ra lá ở giai đoạn này không khác nhau tại các công thức che sáng - Từ giai đoạn 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi xác suất F (P-value) nhỏ hơn 0,05, điều này nói lên động thái ra lá của cây Măng tây ở đoạn tuổi khác nhau tại các công thức che sáng là có sự khác nhau rõ rệt. Như vậy chế độ che sáng có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây Măng tây trong vườn ươm qua các công thức thí nghiệm. Sử dụng công thức tính LSD để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho động thái ra lá cây Măng tây ở 4 lần đo công thức 2 (che 25%) là công thức trội nhất trung bình 11,06 lá/cây. Bảng 4.8. Kết quả chồi mới ra qua các công thức che sáng Che 0% Che 25% Che 50% Che 75% 15 ngày tuổi 0 0 0 0 30 ngày tuổi 2,70 2,95 2,75 2,00 45 ngày tuổi 3,55 4,50 3,47 3,41 60 ngày tuổi 4,60 5,18 4,64 4,44
  49. 39 Số liệu bảng 4.8 được minh họa trong biểu đồ 4.8 dưới đây Hình 4.8. Biểu đồ ra chồi mới qua các công thức che sáng Kết quả cho thấy: theo các công che sáng thì số chồi của công thức che sáng 25% có số chồi nhiều nhất ở 60 ngày tuổi là 5,18 chồi, che sáng 50% có số chồi là 4,64 chồi, che sáng 0% là 4,6 chồi, còn thấp nhất là che sáng 75% có số chồi là 4,44 chồi. Vì vậy công thức che sáng 25% có tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất. 4.3. Đánh giá chất lượng cây Măng tây và tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 4.3.1. Đánh giá chất lượng cây Măng tây Việc đánh giá chất lượng cây giống trong vườn ươm là một bước trong công tác sản xuất cây giống, có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Đánh giá chất lượng cây sau khi trồng Cây tốt: Là cây phát triển cân đối về chiều dài, chiều cao không sâu bệnh cụt ngọn, không vỡ bầu, cây cao từ 20-25cm, có trên 5-6 chồi, Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây phát triển không đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không vỡ bầu, cây cao từ 17-20cm, có trên 3-4 chồi,
  50. 40 Cây xấu: Là những cây có chỉ tiêu sinh trường số lá số mầm chiều cao kém hơn cây trung bình, sâu bệnh cụt ngọn. Công thức tính tỉ lệ xuất vườn = % cây tốt + % cây trung bình Bảng 4.9. Kết quả đánh giá chất lượng Măng tây sử dụng các loại phân bón Số cây Phẩm chất sống CTTN Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ sau 60 Tốt TB Xấu (%) (%) (%) ngày 1 143 105 73,4 31 21,7 7 4,9 2 150 118 78,6 27 18 5 3,33 3 150 112 74,6 32 21,3 6 4 Từ kết quả bảng 4.7 ta thấy cây Măng tây sử dụng các công thức phân bón khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó, công thức 2 có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 78,6%, cây chất lượng xấu chỉ là 3,33%. Công thức 1 có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp nhất chỉ đạt 73,4%, cây có chất lượng xấu là 4,9%. Bảng 4.10. Kết quả đánh giá chất lượng cây Măng tây khi che sáng Số cây Phẩm chất sống CTTN Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ sau 60 Tốt TB Xấu (%) (%) (%) ngày 1 144 95 65,97 39 27,08 10 6,9 2 143 107 74,8 31 21,68 5 3,5 3 144 98 68,05 40 27,7 6 4,1 4 143 95 66,43 41 28,67 7 4,9
  51. 41 Từ kết quả bảng 4.10 ta thấy cây Măng tây khi mức ánh sáng khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó, công thức 2 có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 74,8%, cây chất lượng xấu chỉ là 3,5%. Công thức 1 có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp nhất chỉ đạt 65,97%, cây có chất lượng xấu là 6,9%. 4.3.2. Tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn Những cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là những cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phải đảm bảo tỷ lệ sống cao khi đem trồng ngoài thực địa. Qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy không phải tất cả các cây sống trong quá trình thí nghiệm đều đủ tiêu chuẩn xuất vườn vì chưa đảm bảo về chất lượng. Bảng 4.11. Tỉ lệ xuất vườn khi sử dụng các loại phân khác nhau CTTN Tỉ lệ xuất vườn 1 95,1% 2 96,6% 3 95,9% Qua bảng 4.11 ta thấy các công thức phân bón khác nhau cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là khác nhau, trong đó công thức 2 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất đạt 96,6%, công thức 1 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn thấp nhất là 95,1%. Bảng 4.12. Tỉ lệ xuất vườn khi che sáng CTTN Tỉ lệ xuất vườn 1 93,77% 2 96,48% 3 95,75% 4 95,13%
  52. 42 Qua bảng 4.12 ta thấy các công thức che sáng khác nhau cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là khác nhau, trong đó công thức 2 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất đạt 96,48%, công thức 1 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn thấp nhất là 93,77%. 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cây măng tây trong giai đoạn vườn ươm Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày trên đây, bước đầu chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng cây giống măng tây, cụ thể như sau: 1. Về Loại phân bón: - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, trong gieo ươm loài cây Măng tây nên sử dụng phân bón NANO-GRO có khả năng nâng cao chất lượng cây giống măng tây tốt nhất. 2. Về chế độ che sáng: - Trong phạm vi và kết quả nghiên cứu của đề tài tôi đưa ra đề xuất: nên sử dụng chế độ che sáng 25% trong gieo ươm cây Măng tây tại vườn ươm.
  53. 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh (Asparagus officinalis L.), chúng tôi có một số kết luận ban đầu như sau: - Trong các giai đoạn theo dõi khác nhau thì ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Măng tây là khác nhau. Trong giai đoạn 15 ngày tuổi sau khi sử dụng phân bón quá trình sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và động thái ra lá diễn ra chậm, sau 30 ngày cây có sự tăng trưởng nhanh về chiều cao vút ngọn và ra nhiều lá hơn, đường kính có xu hướng giảm. - Qua các công thức thí nghiệm thấy rằng công thức bón phân NANO- GRO có ảnh hưởng tốt nhất so với các loại phân còn lại. - Việc lựa chọn phân bón phù hợp cho cây giống là vô cùng quan trọng góp phần quan trọng trong công tác sản xuất cây giống. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây trong giai đoạn vườn ươm về chiều cao, đường kính và số lá cây con, đề tài có một số kết luận như sau: - Mỗi CTTN về che sáng cho cây đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao và số lá của cây Măng tây trong giai đoạn vườn ươm. - Chế độ che sáng thích hợp cho sinh trưởng chiều cao và số lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm sau 4 lần đo là CTTN 2 (che sáng 25%). Kết quả cho thấy, các CTTN khác nhau thì có số lượng và tỷ lệ (%), chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ, động thái ra lá và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn khác nhau. - Tỉ lệ xuất vườn của cây con Măng tây qua các công thức thí nghiệm bón phân, công thức 2 có tỉ lệ xuất vườn cao nhất 96,6%.
  54. 44 - Tỉ lệ xuất vườn của cây con Măng tây qua các công thức che sáng thì công thức 2 (che 25%) có tỉ lệ xuất vườn cao nhất 96,48%. Kết quả cho thấy, các CTTN khác nhau thì có số lượng chồi mới ra khác nhau. 5.2. Kiến nghị Dựa trên kết quả đạt được cần tiếp tục nghiên cứu những năm tiếp theo để có kết luận chắc chắn về ảnh hưởng của các loại phân đến sinh trưởng của Măng tây trong vườn ươm. Cần thử nghiệm thêm các loại phân khác nhau đối với cây Măng tây ở giai đoạn vườn ươm để tìm được loại phân thích hợp nhất đối với sinh trưởng của cây Măng tây.
  55. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Mai Thị Phương Anh (2001), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 2. Lư Cẩm và cs (2008), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh, Nxb Mỹ Thuật. 3. FAO, USAD (2005), Tổ chức lương thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc 4. Phạm Thị Ngọc (2013) Nghiên cứu cải thiện độ PH và các mức phân đạm trong đất trồng Măng tây, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Đề tài sinh viên 5. Nguyễn Thị Sao (2008), Điều tra kỹ thuật canh tác và xác định tác nhân gây bệnh nứt cọng măng tây (Asparagus officinalis L.) trồng tại huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp. 6. Nguyễn Công Thành (2018), Măng tây hữu cơ được sản xuất như thế nào, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam. 7. Lê Duy Thành & cs (2014), Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc cây măng tây- MD02 sử dụng cho khóa học đào tạo nghề trồng măng tây, củ cải, cà rốt. 8. Vũ Văn Thông (2016), “Thuyết minh về dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi”. Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ cây măng tây tại Tỉnh Thái Nguyên. 9. Nguyễn Văn Thắng và cs (1996). Sổ tay người trồng rau. NXB nông nghiệp Hà Nội. Trang 101 – 104 10. Trần Khắc Thi và cs (1995), Ứng đụng công nghệ trong sản xuất rau, Nxb Lao đông Hà Nội.
  56. 46 11. Lê Thị Thiêm, 2012. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại chế phẩm sinh học đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây măng tây (Asparagus officinalis L.) trồng tại quận 9 Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp. 12. Lê Hồng Triều (2009). Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau măng tây xanh. II. TIẾNG ANH 13. Asghar H., A. Fouzia, R. Abdur and S. Muhammad, 2006. Effect of nitrogen on the growth and yield of asparsgus (Asparagus officinalis). Journal of Agricultural and Biological science. Vol. 1, No. 2. 14. FAOSTAT, 2011 15. Krug, H and D. Kailuweit. 1999. Is asparagus cultivation dangerous to the environment? Nitrogen balance of asparagus. 35(7): 433-436 (CAB Abst. 19990308667). II. INTERNET 16. Công ty TNHH SX & TM VIỆT HOA MỸ (2009). Hàm lượng dinh dưỡng và dược tính đặc biệt của măng tây xanh, : asparagus-tieu-thu-san-pham-theo-gia-thi-truong-iid-27717415 17. Đặc điểm sinh trưởng của cây măng tây, Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc cây măng tây 2010 trot?P_p_id=101_instance_y6w3vdzqm7wz&p_p_lifecycle=0&_101_in stance_y6w3vdzqm7wz_struts_action=%2fasset_publisher%2fview_co ntent&_101_instance_y6w3vdzqm7wz_assetentryid=49366&_101_inst ance_y6w3vdzqm7wz_type=content&_101_instance_y6w3vdzqm7wz_ urltitle=%c4%91ac-%c4%91iem-sinh-truong-cua-cay-mang-tay-ky- thuat-trong-va-cham-soc-cay-mang-tay
  57. 47 18. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây (2003) 19. Thiếu măng tây xuất khẩu 2013 ên+cứu+chê+độ+ánh+sáng+cây+ măng+tây+trong+giai+đoạn+vườn+ươm&oq=nghiên+cứu+chê+độ+ánh+ sáng+cây+măng+tây+tronCây Măng tây đã du nhập vào từ những năm 19601970,ng+giai+đoạn+vườn+ươm&aqs=chrome 69i57.40826j1j1&sou rceid=chrome&ie=UTF-8
  58. PHỤ LỤC Phụ biểu 1: Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của Măng tây qua các công thức phân bón Lần đo 1 (15 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups0.071277 2 0.035638 0.380187 0.699104 5.143253 Within Groups0.562434 6 0.093739 Total 0.63371 8 Lần đo 2 (30 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups8.881655 2 4.440827 56.6431 0.000127 5.143253 Within Groups0.470401 6 0.0784 Total 9.352056 8 Lần đo 3 (45 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups11.99951 2 5.999753 104.7227 2.16E-05 5.143253 Within Groups0.343751 6 0.057292 Total 12.34326 8 Lần đo 4 (60 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups12.12243 2 6.061214 53.65445 0.000148 5.143253 Within Groups0.677805 6 0.112968 Total 12.80023 8
  59. Phụ biểu 2: Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng đường kính (D00) của Măng tây qua các công thức phân bón Lần đo 1 (15 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups1.81E-07 2 9.05E-08 0.590955 0.583088 5.143253 Within Groups9.18E-07 6 1.53E-07 Total 1.1E-06 8 Lần đo 2 (30 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups1.24E-07 2 6.2E-08 0.044758 0.956545 5.143253 Within Groups8.31E-06 6 1.38E-06 Total 8.43E-06 8 Lần đo 3 (45 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups2.04E-06 2 1.02E-06 2.222205 0.189584 5.143253 Within Groups2.76E-06 6 4.6E-07 Total 4.8E-06 8 Lần đo 4 (60 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups8.58E-07 2 4.29E-07 3.687925 0.090259 5.143253 Within Groups6.98E-07 6 1.16E-07 Total 1.56E-06 8
  60. Phụ biểu 3: Phân tích phương sai ANOVA đối với động thái ra lá của Măng tây qua các công thức phân bón Lần đo 1 (15 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups0.060827 2 0.030414 3.144974 0.11636 5.143253 Within Groups0.058023 6 0.009671 Total 0.11885 8 Lần đo 2 (30 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups0.761141 2 0.38057 23.04061 0.001529 5.143253 Within Groups0.099104 6 0.016517 Total 0.860245 8 Lần đo 3 (45 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups2.482645 2 1.241323 81.48607 4.48E-05 5.143253 Within Groups0.091401 6 0.015234 Total 2.574046 8 Lần đo 4 (60 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups1.198276 2 0.599138 19.45677 0.002384 5.143253 Within Groups0.18476 6 0.030793 Total 1.383036 8
  61. Phụ biểu 4: Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của Măng tây qua các công thức che sang Lần đo 1 (15 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups0.935131 3 0.31171 3.883412 0.055451 4.066181 Within Groups0.642137 8 0.080267 Total 1.577268 11 Lần đo 2 (30 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups6.709182 3 2.236394 147.0048 2.46E-07 4.066181 Within Groups0.121705 8 0.015213 Total 6.830886 11 Lần đo 3 (45 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups13.79941 3 4.599803 314.5928 1.22E-08 4.066181 Within Groups0.116972 8 0.014621 Total 13.91638 11 Lần đo 4 (60 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups13.48076 3 4.493585 252.5434 2.92E-08 4.066181 Within Groups0.142347 8 0.017793 Total 13.6231 11
  62. Phụ biểu 5: Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng đường kính (D00) của Măng tây qua các công thức che sang Lần đo 1 (15 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups7.52E-08 3 2.51E-08 0.129379 0.939943 4.066181 Within Groups1.55E-06 8 1.94E-07 Total 1.63E-06 11 Lần đo 2 (30 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups3.38E-06 3 1.13E-06 4.026068 0.051137 4.066181 Within Groups2.24E-06 8 2.8E-07 Total 5.62E-06 11 Lần đo 3 (45 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups4.24E-06 3 1.41E-06 2.533532 0.130376 4.066181 Within Groups4.46E-06 8 5.57E-07 Total 8.7E-06 11 Lần đo 4 (60 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups1.13E-05 3 3.78E-06 2.020734 0.189634 4.066181 Within Groups1.5E-05 8 1.87E-06 Total 2.63E-05 11
  63. Phụ biểu 6: Phân tích phương sai ANOVA đối với động thái ra lá của Măng tây qua các công thức che sang Lần đo 1 (15 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups0.09085 3 0.030283 2.846692 0.105246 4.066181 Within Groups0.085105 8 0.010638 Total 0.175955 11 Lần đo 2 (30 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups2.149855 3 0.716618 9.111911 0.005849 4.066181 Within Groups0.629171 8 0.078646 Total 2.779026 11 Lần đo 3 (45 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups2.764259 3 0.92142 148.5029 2.37E-07 4.066181 Within Groups0.049638 8 0.006205 Total 2.813897 11 Lần đo 4 (60 ngày tuổi) ANOVA Source of VariationSS df MS F P-value F crit Between Groups2.730086 3 0.910029 91.38911 1.57E-06 4.066181 Within Groups0.079662 8 0.009958 Total 2.809748 11
  64. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hình 1: Hạt giống Măng tây làm thí nghiệm Hình 2: Đóng bầu, gieo hạt
  65. Hình 3: Sinh trưởng cây con trong giai đoạn vườn ươm Hình 4: Đo đếm sinh trưởng cây con Măng tây
  66. Hình 5: Cây con xuất vườn Hình 6: Công thức thí nghiệm về phân bón
  67. Hình 7: Công thức thí nghiệm về che sáng