Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế một số hộ trồng dong riềng tại địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

pdf 61 trang thiennha21 19/04/2022 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế một số hộ trồng dong riềng tại địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_mot_so_ho_trong_dong_rie.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế một số hộ trồng dong riềng tại địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NÔNG VĂN HÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ HỘ TRỒNG DONG RIỀNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT – N02 Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NÔNG VĂN HÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ HỘ TRỒNG DONG RIỀNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT – N02 Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Dương Hoài An đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn đã giúp đỡtôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các các cán bộ UBND huyện Na Rì đã hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại cơ quan, cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong cơ quan và nhân dân trong huyện và các xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ UBND huyện Na Rì đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi sai sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 06 2019 Sinh viên Nông văn Hùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Của Huyện Na Rì qua 3 năm 2016 - 2018 23 Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao độngcủa Huyện Na Rì qua 3 năm 2016 – 2018 25 Bảng 4.3 cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2016-2018 28 Bảng 4.4 số liệu tổng quan về diện tích năng suất, sản lượng và giá bándong riềng tại Huyện Na Rì năm 2016-2018 31 Bảng 4.5 Tình hình giá dong riềng của Huyện qua 3 năm 2016 – 2018 33 Bảng 4.6.Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu năm 2018 33 Bảng 4.7 So sánh chi phí sản xuất cho 1 sào dong riềng và chi phí sản xuất cho 1 sào ngô 36 Bảng 4.8 Hiệu quả sản xuất dong riềng của các hộ điều tra năm 2018 .38
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CBKN Cán bộ khuyến nông CN – XD Công nghiệp - Xây dựng ĐVT Đơn vị tính GO Giá trị sản xuất GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian GO/L Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động HĐND Hội đồng nhân dân HQKT Hiệu quả kinh tế HQSX Hiệu quả sán xuất IC Chi phí trung gian KH Kế hoạch KHKT Khoa học kỹ thuật KN Khuyến nông MI Thu nhập hỗn hợp MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian MI/L Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động NN Nông nghiệp Pr Lợi nhuận Pr/IC Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian Pr/L Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động PTNT Phát triển nông thôn TM – DV Thương mại - Dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế 4 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế 8 2.2 Cơ sở thực tiễn 9 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại Việt Nam 9 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn 9 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại Huyện Na Rì 11 PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 12 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu 12 3.2. Nội dung nghiên cứu 12 3.3. Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu. 12 3.3.1. Số liệu thứ cấp 12 3.3.2. Số liệu sơ cấp 12 3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 14 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 14 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 21
  7. v 4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây dong riềng 30 4.2.1 Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên địa bàn Huyện 30 4.2.2.Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu 33 4.2.3. Đánh giá hiệu quả các hộ trồng dong riềng trong địa bàn nghiên cứu 34 4.2.3.1 So sánh chi phí sản xuất 1 sào dong riềng với chi phí sản xuất 1 sào ngô 4.2.3.2 hiệu quả sản xuất dong riềng của các hộ diều tra 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho dong riềng 38 4.3.1. Giải pháp chung 38 4.3.2. Giải pháp cụ thể 38 4.3.3 phân tích SWOT 40 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước. Có hơn 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp, vì vậy nôngnghiệp và nông thôn luôn là lĩnh vực được các cấp, các ngành quan tâm. Với sức ép nông nghiệp thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ.Trong những năm gần đây nền nông nghiệp của nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, đây là nền tảng đóng góp quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của đất nước. Một trong những ngành nông nghiệp của nước ta là sản xuất cây dong riềng. Cây dong riềng giờ đây đã trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương, là nguyên liệu chính để sản xuất miến dong. Tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên là 485.941ha, trong đó 413.044ha là đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) chiếm 85%, 21.159ha là đất phi nông nghiệp chiếm 4,35% và 51.738ha là đất chưa sử dụng chiếm 10,65%. Do đó, tỉnh có lợi thế về phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp trong đó nổi bật là các sản phẩm nông sản có thương hiệu tập thể, có chỉ dẫn địa lý. Tỉnh tập trung phát triển sản xuất với quy mô tương đối lớn, sản phẩm đạt chất lượng, từng bước thâm nhập thị trường phân phối hiện đại trong nước và hướng tới xuất khẩu. Bắc Kạn sở hữu những sản phẩm nổi bật như miến dong, cam, quýt, hồng không hạt. Từ lợi thế về địa lý, tỉnh Bắc Kạn đã lấy ngành nôngnghiệp là ngành mũi nhọn của tỉnh. Tại Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 17/10/2015 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đưa ra Chương trình trọng tâm, nhiệm vụ và giải pháp “thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường ”, trong đó tỉnh Bắc Kạn đã phát triển cây dong riềng như là một ngành nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Trong
  9. 2 các đơn vị thuộc tỉnh Bắc Kạn thì huyện Na Rì là địa phương có diện tích đất trồng cây nông nghiệp khá lớn, do vậy địa phương đã chú trọng phát triển mạnh về trồng cây nông sản, trong đó cây dong riềng là một lại nông sản có thế mạnh của địa phương. Trong những năm qua, cây dong riềng trở thành nguồn nguyên liệu chính, huyện Na Rì đã không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về diện tích và quy mô sản xuất, tỉnh đã tập trung hỗ trợ về cơ chế, chính sách và tài chính để các cơ sở sản xuất mặt hàng miến dong, một mặt hàng thương phẩm được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa thích. Đến nay huyện Na Rì đã mở rộng diện tích lên hơn 822 ha. Từ những lý do nêu trên, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế một số hộ trồng dong riềng tại bàn huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dong riềng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây dong riềng tại địa bàn Huyện Ra Rì Tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dong riềng tại Huyện Na Rì Tỉnh Bắc Kạn - Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho dong riềng tại địa bàn nghiên cứu. 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.3.1 Trong học tập - Nâng cao kiến thức hiểu biết về ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn nói riêng, trong đó nâng cao được năng lực của sinh viên về lý luận cũng như thực tiễn về lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao năng lực nhìn nhận, đanh giá bao quát về tình hình phát triển của địa phương.
  10. 3 - Củng cố kiến thức đã được học, được nghiên cứu. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho bản thân. - Rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào trong thực tiễn. 1.3.2 Trong thực tiễn Làm cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng và phát triển dong riềng để có hiệu quả kinh tế cao cho địa phương. Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế người dân trong địa bàn. Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu.
  11. 4 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế 2.1.1.1 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật chất hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Lúc đó ta phải tình đến việc sử dụng đất đai và nguồn dự trữ vật chất, lao động, hay nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp (vốn sản xuất, vốn lao động, vốn đất đai). Nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh tế. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là thước đo một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng hiệu quả kinh tế và phản ánh lợi ích chung của toàn xã hội, là đặc lượng của mọi nền sản xuất xã hội. Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi hiệu quả kinh tế của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau và có tác động đến hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Song hiệu quả kinh tế không đơn thuần là một phạm trù kinh tế chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà nó còn gắn liền với ý nghĩa xã hội . Cơ sở của sự phát triển xã hội chính là sự tăng lên không ngừng của lực lượng vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu dùng không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia
  12. 5 Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích cực và hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh. Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vấn đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu thị mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh một cách tổng quát dưới góc độ xã hội. Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó kích thích phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ phát triển sản xuất mà xã hội ngày càng nâng cao được mức sống của người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều được nâng lên. Hiệu quả môi trường: Thể hiện bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng không thể bỏ qua hiệu quả xã
  13. 6 hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội. * Một số công thức tính hiệu quả kinh tế + Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất hay H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí sản xuất + Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất hay H = Q – C + Công thức 3 : Đánh giá hiệu quả kinh tế dựa vào tỷ lệ đầu vào, đầu ra : Trong đó: Thuận : 1 đơn vị yếu tố đầu vào sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị đầu ra. Nghịch: Để có 1 đơn vị đầu ra thì cần bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào. 2.1.1.2 Các khái niệm về hộ kinh tế a, Khái niệm hộ Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Theo Ellis - 1988 thì "hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng
  14. 7 bởi việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao. b, Đặc điểm kinh tế hộ Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao. Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi. Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ. Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân. Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là họ phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Do đa số các hộ nông lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá cao nhưng mức độ dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹ thuật nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro. Cũng vì vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao. Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô rủi ro cũng khá lớn. Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc. Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số lượng thì không nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi ro, nếu
  15. 8 giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác. Nhưng cách sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ. c, Vai trò của kinh tế hộ Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao Nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội. Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng. Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ thường được chọn làm điểm khởi đầu. Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế. Nó cũng là tiền đề cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Xét về mặt tổng thể, có 3 nhóm nhân tố chính tác động đến HQKT : Pháp luật chính sách; nhân tố tự nhiên, môi trường và nhân tố thuộc về đặc điểm của nông hộ. Pháp luật & Đặc điểm tự nhiên, môi Đặc điểm của chính sách trường nông hộ -Cơ chế chính sách của nhà -Điều kiện thời tiết, khí - Quy mô sản xuất nước, địa phương về đất đai, hậu - Số tượng lao động tín dụng, thuế -Điều kiện đất đai nguồn - Mức độ đầu tư -Cơ sở hạ tầng, giao thông, nước tưới tiêu - Khoa học kỹ thuật áp thủy lợi, dịch vụ sản xuất dụng nông nghiệp - Kinh nghiệm sản -Công tác khuyến nông xuất -Thị trường tiêu thụ sản phẩm - Số lần đi tập huấn
  16. 9 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại Việt Nam Ở nước ta Dong riềng được trồng với diện tích lớn và cho năng suất cao như: Hà Tây, Hưng Yên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Để phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện có hiệu quả ở nhiều địa phương. Trong đó hoạt động chế biến các loại sản phẩmcây trồng, vật nuôi sản xuất tại chỗ để tạo sản phẩm có giá trị cao phục khẩu vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã được khuyến khích. Nhiều lại sản phẩm đã được tổ chức sản xuất ở quy mô làng nghề. Miến dong là một loại sản phẩm chế biến từ tinh bột của Dong riềng, một loại cây trồng phù hợp với nhiều vùng đất miền núi. Nhiều địa hình cấp xã, huyện ở các tỉnh miền núi đã chọn cây Dong riềng và sản phẩm miến Dong là sản phẩm chủ lực trong cơ cấu thu nhập từ trồng trọt của nhiều hộ nông dân. Các làng nghề miến Dong nổi tiếng ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Huyện Na Rì, huyện Ba Bể - Bắc Kạn, huyện Nguyên Bình - Cao Bằng, Trong một số năm qua đã nâng diện tích trồng Dong riềng lên hàng nghìn ha, do áp dụng giống mới nên sản lượng củ thu được lên tới hàng vạn tấn. Từ củ Dong riềng hàng nghìn hộ dân đã có thêm việc làm để nâng cao thu nhập bằng việc sản xuất miến, góp phần cải thiện tích cực cuộc sống gia đình cũng như điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn thuộc xã Côn Minh (Na Rì). Thì nay đã có rất nhiều xã và huyện đã đưa cây dong riềng vào canh tác. Sản phẩm miến dong Na Rì, Ba Bể được thị trường trong và ngoài tỉnh ngày càng ưa chuộng.
  17. 10 Hiện nay cây Dong riềng mang lại thu nhập từ 80- 90 triệu đồng/ ha cho nông dân, chủ yếu là người dân tộc ở Bắc Kạn. Chế biến tinh bột dong riềng cũng mang lại lợi nhuận cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nên đến nay toàn tỉnh có 108 nhà máy, dây chuyền, cơ sở chế biến tinh bột dong riềng ở khắp các địa phương trong tỉnh. Năm 2013, cây dong riềng được trồng nhiều ở Bắc Kạn, do điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, cây dong riềng phát triển tốt,hàm lượng tinh bột cao phù hợp với địa hình có độ dốc cao,. Ngoài ra, sản phẩm miến dong Bắc Kạn trong những năm gần đây đã thành thương hiệu, được nhiều người tin dùng. Từ tình hình thực tế ở địa phương, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bắc Kạn đã chọn cây dong riềng là cây thế mạnh, cho năng suất, giá trị thu nhập cao trên một diện tích so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, để sản phẩm củ dong riềng khi thu hoạch tiêu thụ hết, không bị ép giá, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các huyện, thị xã chủ động các phương án chế biến, tổ chức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở chế biến bột dong, chế biến miến dong để bao tiêu sản phẩm củ dong riềng cho nông dân. Sở KH&CN tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện xong đề tài bảo hộ sản phẩm trí tuệ tập thể miến Dong Bắc Kạn (một loại hàng hóa có giá trị được người nội trợ nhiều nơi tin dùng vì chất lượng đặc biệt). Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể miến dong Bắc Kạn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ cây nông nghiệp và các ngành nghề thủ công truyền thống, đồng thời tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất, kinh doanh chống lại các hành vi giả mạo nhãn hiệu tập thể. Tuy nhiên, bản thân các nhà sản xuất cũng phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng nhất theo quy chế sử dụng chung, để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, nguồn gốc rõ ràng.
  18. 11 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại Huyện Na Rì Năm 2018, huyện Na Rì trồng được hơn 500ha dong riềng, đạt 100% kế hoạch; năng suất dong củ đạt hơn 730 tạ/ha, sản lượng đạt trên 36.891 tấn. Huyện Na Rì đang tích cực chỉ đạo các cơ sở chế biến khẩn trương thu mua tiêu thụ củ dong riềng, phấn đấu không để tồn đọng củ dong của nông dân. Là cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần trong công tác giảm nghèo cho người dân địa phương, do đó, năm 2018, huyện Na Rì vận động bà con duy trì trồng với diện tích 500ha cây dong riềng, đạt 100% kế hoạch giao. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, năm nay năng suất dong tăng hơn so với năm 2017, kết quả này là nhiều hộ trồng dong riềng thực hiện trồng theo phương thức lên luống thông qua mô hình thí điểm của ngành chuyên môn, do đó, năng suất dong củ toàn huyện năm nay đạt trên 730 tạ/ha, sản lượng đạt trên 36.891 tấn. Hiện nay huyện đang tích cực chỉ đạo các cơ sở chế biến dong riềng đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con từ đầu năm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch dong củ cho nông dân. Lãnh đạo huyện cũng đã tích cực xuống cơ sở nắm tình hình, đôn đốc các địa phương tích cực thu mua, chế biến củ dong riềng, do đó, trong hơn 500ha diện tích dong riềng toàn huyện đến thời điểm này đã thu mua cho bà con được khoảng trên 80% diện tích. Giá dong củ trên thị trường có giảm so với đầu vụ, huyện tích cực bám sát tình hình, chỉ đạo, tổ chức nhiều cuộc làm việc trực tiếp với các cơ sở thu mua, các nhà xe, cố gắng bình ổn giá không để giảm dưới mức 1.000 đồng/kg. Na Rì là huyện có diện tích trồng dong riềng cao nhất tỉnh và cũng được đánh giá là địa phương chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân có thuận lợi hơn các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Việc thu mua, tiêu thụ củ dong của huyện Na Rì cũng được triển khai tương đối thuận lợi, tạo tiền đề cho việc triển khai các vụ dong riềng tốt hơn.
  19. 12 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân trồng dong riềng và các vấn đề về hiệu quả kinh tế cây dong riềng. 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Tại 3 xã Cư Lễ, Côn Minh, Lam Sơn, Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian: Từ tháng 20/02/ 2019 đến hết tháng 20/05/ 2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu Tìm hiều về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - Đánh giá hiệu quả của của các hộ trồng dong riềng . - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dong riềng tại địa phương. 3.3. Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu. Đề tài sử dụng cả 2 nguồn số liệu là thứ cấp và sơ cấp để phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế. 3.3.1. Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sách báo, báo cáo có liên quan đến các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. Tham khảo các luận văn Thạc sĩ, các khóa luận tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của huyện Na Rì 3.3.2. Số liệu sơ cấp Là những thông tin, số liệu thu thập từ các nguồn điều tra, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân trồng dong riềng. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, điều tra nông thôn có
  20. 13 sự tham gia của người dân. Các thông tin về sản xuất, ý kiến của người dân để tổng hợp và phân tích nghiên cứu. 3.3.2.1. Chọn mẫu Trên toàn huyện chọn ra 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng sản xuất dong riềng. Gồm xã Cư Lễ, xã Côn Minh, xã Lam Sơn. Ba xã được chọn trên là 3 xã có diện tích , sản lượng và năng suất cao trong việc sản suất dong riềng trên địa bàn huyện Na Rì. Trong mỗi xã chọn ra 5 thôn đại diện cho mỗi xã,5 thôn được chọn là những thôn có kinh nghiệm trồng dong riềng lâu năm cũng như có diện tích trồng dong riềng lớn trong tổng số thôn, số hộ trồng dong riềng trong địa bàn các xã, đáp ứng đủ lượng mẫu cần cho nghiên cứu của tôi. 3.3.2.2. Phương pháp điều tra Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Có 4 cách thu thập số liệu sơ cấp: quan sát, nhóm tập trung, điều tra và thực nghiệm Để thu thập số liệu sơ cấp tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp người nông dân tại nhà. Sau khi phỏng vấn tại nhà thứ nhất tôi sẽ hỏi người nông dân về những hộ trồng dong riềng xung quanh để dễ dàng trong việc lấy mẫu và tiết kiệm thời gian và vật chất. Trong quá trình thiết kế bảng hỏi tôi chia làm hai loại câu hỏi: câu hỏi có sẵn câu trả lời và câu hỏi để ngỏ. Những câu hỏi có trả lời sẵn là những câu hỏi có kèm theo những phương án trả lời có thể có và người được hỏi chỉ cần lựa chọn một trong những câu hỏi có trả lời sẵn. Câu hỏi để ngỏ là những câu hỏi để cho người được hỏi trả lời bằng những lời lẽ của mình. Để tạo thuận lợi cho đáp án và tăng độ chính xác cho thông tin tôi kết hợp cả hai dạng câu hỏi này với nhau. Phương pháp tiếp xúc: phỏng vấn trực tiếp
  21. 14 3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sau khi thu thập thông tin sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả, đánh giá hiệu quả dong riềng. Sử dụng các phương pháp như : Thống kê mô tả, SWOT. Phương pháp thống kê mô tả Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn vị diện tích Năng suất = sản lượng thu hoạch/diện tích trồng - Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một vụ hoặc một năm. Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:
  22. 15 + Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của nhành nông nghiệp. + Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động. - Chi phí trung gian (IC): ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn. Ý nghĩa: + Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp. - Giá trị tăng thêm (VA): là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp. Ý nghĩa: + Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP). + Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. + Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: Như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr). VA = GO – IC Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian
  23. 16 - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích hoặc trên một công lao động . MI = VA – (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp L là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có) - Lợi nhuận sản xuất (Pr): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao . Pr = MI – L*Pi Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp L là lao động gia đình Pi là chi phí cơ hội của lao động gia đình. - Hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian. + GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian. + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian. - Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động. + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động. + GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động.
  24. 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý a. Vị trí địa lý Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn. - Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông. Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách thị xã Bắc Kạn 72 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn. b. Địa hình Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau: * Địa hình vùng núi đá
  25. 18 Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ với độ dốc trên 200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300m - 500m. Khối núi đá vôi Kim Hỷ được đánh giá là loại địa hình caxtơ trẻ với những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều sông suối chảy ngầm, vô cùng nguy hiểm. * Địa hình vùng núi đất Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300m - 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu. Ở vùng này thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú, những nơi còn rừng đất đai còn tốt, tầng đất dày. Một số nơi do việc khai thác không hợp lý, độ che phủ thực vật giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hàm lượng các chất dinh dưỡng suy giảm nhiều. Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới. * Khí hậu: Huyện Na Rì chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình hằng năm là: 22,10C - Nhiệt độ cao trung bình năm là 27,10C vào tháng 6 và tháng 7. - Nhiệt độ tối thấp trung bình là 150C vào tháng 12, 1, 2. - Mùa đông thường xuyên xuất hiện sương muối.
  26. 19 Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất từ 10 - 120C. Cá biệt có những ngày nhiệt độ lên tới 38,60C vào mùa hè và xuống thấp dưới 100C vào mùa đông làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1384 mm/năm. Nhìn chung lượng mưa phân bố không đều trong năm, cụ thể là: - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 70% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này chỉ chiếm từ 10 - 20% lượng mưa cả năm. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm giao động từ 70 - 80% trong đó 3 tháng có độ ẩm cao 85% là tháng 6, 7, 8, độ ẩm thấp nhất là tháng 12 có 79%. Gió: Có hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió mùa đông bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ Đông Xuân, thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, đôi khi xuất hiện một số đợt sương muối. Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm khí hậu mát mẻ kèm theo mưa nhiều. Ngoài ra còn có gió Tây Nam thường xuyên xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2 đến 3 ngày, gió Tây Nam khô, nóng ẩm, độ ẩm không khí thấp, nhiều khi xuất hiện sương muối. Ngoài các yếu tố khí hậu kể trên huyện Na Rì còn chịu ảnh hưởng của những cơn bão gây mưa tập trung làm xói lở đất và gây ra lũ quét làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong các tháng mùa đông vào những ngày rét đêm còn có sương muối gây thiệt hại cho sản xuất và sức khoẻ của người dân. c. Thủy văn Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì. - Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn), chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang
  27. 20 hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc, đổ vào hệ thống sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì. Đoạn chảy qua huyện dài 28,6km trên địa bàn các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành, Lam Sơn, thị trấn Yến Lạc và xã Kim Lư. Chiều rộng lòng sông trung bình 40 - 60m, độ chênh cao giữa sông và mặt ruộng khoảng 4 - 5m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm đạt 24,2 m3/s, vào mùa lũ lưu lượng có thể lên tới 2.100 m3/s (năm 1979, 1986). Ngoài ra, thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối chính như suối Khuổi Súng, suối Tả Pìn, suối Khuổi Khe là nguồn sinh thuỷ dồi dào cung cấp lượng dòng chảy đáng kể cho sông chính. - Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850m thuộc xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã Lương Thành). Sông có chiều dài 55,5km, diện tích lưu vực 540km2, độ dốc bình quân 22,70%, dòng chảy Q = 9,60m3/s. Sông Na Rì là hợp lưu của một số suối chính như suối Bản Buốc (xã Liêm Thủy), suối Bản Cháo (xã Đổng Xá), suối Khuổi Lu (xã Quang Phong, Côn Minh, Hảo Nghĩa) với diện tích lưu vực 88km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 1,46 m3/s; suối Cư Lễ với diện tích lưu vực 15km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 0,25 m3/s. Do ảnh hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới sông suối khá phức tạp trên địa bàn huyện. Phần lớn đồi núi sát thềm sông, thềm suối đã khống chế quá trình bồi tụ phù sa, chính vì vậy trong huyện không có những cánh đồng rộng lớn mà chỉ có những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ, hẹp dọc theo các triền sông, triền suối. + Nước mặt Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.
  28. 21 + Nước ngầm Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào. + Nước mưa Với lượng mưa trùng bình hằng năm đến 1800mm đây là nguồn nước rất lớn bổ sung cho nguồn nước mặt, nước ngầm đồng thời cung cấp trực tiếp cho sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân. Tóm lại: Do đặc điểm của vị trí địa lý, địa hình địa mạo của Huyện nên khí hậu của Huyện mang đầy đủ tính chất nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm của mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, hanh khô. Nhìn chung, đất đai Huyện Na Rì khá phong phú và đa dạng, hầu hết là diện tích đất đồi núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và cải tạo thành đồng cỏ chăn thả, sử dụng vào mục đích đất lâm nghiệp chỉ nên sử dụng những diện tích đất có độ cao nhỏ hơn 500 m so với mực nước biển và độ dốc nhỏ hơn 250 Trong quá trình canh tác cần chú ý biện pháp cải tạo đất chống xói mòn rửa trôi, giữ độ ẩm và các chất dinh dưỡng cho đất. Tăng cường các biện pháp cải tạo đất bằng thủy lợi, thâm canh tăng vụ và sử dụng tốt nhất diện tích đất ruộng hiện có. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2018, mặc dù còn gặp khó khăn do thời tiết bất lợi nhưng một số chỉ tiêu về kinh tế của huyện đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng đạt gần 103% kế hoạch, tăng trên 46 ha so với năm 2017; Hệ số sử dụng đất ruộng đạt 1,86 lần, đạt 103% kế hoạch; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 34.000 tấn, so với năm 2017 tăng 570 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt trên 800kg/người/năm. Năm 2018, huyện trồng được 500,02ha dong riềng, năng suất đạt 737,83 tạ/ha, tổng thu nhập từ cây dong riềng đạt 100,339 tỷ đồng.
  29. 22 Đặc biệt, trong sản xuất nông - lâm nghiệp, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và khảo nghiệm đưa những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh vào sản xuất, thực hiện đúng lịch thời vụ, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thực hiện các mô hình cây ăn quả có thế mạnh như: Phát triển cây cam, quýt, hồng không hạt tại Kim Lư, Lương Hạ, Liêm Thủy, Lam Sơn, Lương Thành Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được bà con nhân dân đầu tư mở rộng chăn nuôi theo hướng trang trại vừa và nhỏ để phát triển thành hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của huyện với diện tích 421,45 ha, chiếm 0,50% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số đô thị có 3.402 người, chiếm 9,14% dân số toàn huyện, bình quân diện tích đất đô thị là 806 người/km. Trong đó: đất ở đô thị có 21,52 ha, tương ứng với bình quân diện tích đất ở mỗi hộ là 165,54 m2 ; đất nông nghiệp trong đô thị còn 289,49 ha, đất xây dựng đô thị có 56,28 ha. Do đặc điểm địa hình và lịch sử phát triển, Na Rì là một huyện miền núi với nhiều dân tộc anh em sinh sống nên khu dân cư nông thôn được phát triển với nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc và địa hình, múc sống của từng khu vực, với các điểm dân cư truyền thống như làng, bản. Huyện có 21 xã với diện tích 808,52 ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên, với dân số là 33.949 người, bình quân 239,63 m2 /người dân nông thôn. Trong những năm qua, được sự đầu tư của cấp ngành trong tỉnh, hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực nông thôn ngày một được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc thiểu số.
  30. 23 4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Của Huyện Na Rì qua 3 năm 2016 - 2018 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cơ Cơ Diện tích Diện tích Diện tích Cơ cấu cấu cấu (ha) (ha) (ha) (%) (%) (%) Tổng diện tích đất 85300,00 100 85300,00 100 85300,00 100 tự nhiên 1.Tổng diện tích đất 79673,99 93,54 81741,30 95,83 80674,00 94,56 nông nghiệp 1.1 Đất trồng lúa 7527,63 6,6 7627,64 8,82 7828,43 9,18 1.2 Đất trồng cây 6440,64 7,55 6540,63 7,58 6667,36 7,56 công nghiệp 1.3 Đất trồng cây 1086,79 1,27 1186,79 1,28 1361,07 1,60 ngắn ngày 1.4 Đất trồng cây 66861,75 78,38 67972,76 78,85 73563,05 79,47 lâm nghiệp 1.5 Đất nuôi trồng 283,74 0,33 283,74 0,33 349,09 0,41 thủy sản 2. Đất phi nông 2449,08 2,77 2549,23 2,37 2623,66 4,08 nghiệp 2.1 Đất ở nông thôn 305,42 0,32 307,24 0,34 309,97 0,36 2.2 Đất chuyên dùng 12362,23 146 1265,26 1,48 1304,67 1,53 2.3Đất nghĩa trang 29,21 0,3 29,74 0,04 30,82 0,05 ,nghĩa địa 2.4 Đất sông, suối 922,53 1,06 946,69 1,07 978,20 1,08 3. Đất chưa sử dụng 3176,93 3,69 2076,77 1,86 935,04 1,36 (Nguồn: Thống kê Huyện qua 3 năm 2016 – 2018)
  31. 24 Qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình sửa dụng đất tại địa phương không biến động quá lớn. Tổng diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi năm 2016 là 79673,99 ha (chiếm 93,54%), năm 2017 là 81741,30 ha (chiếm 95,83%) tăng 1,02% so với năm 2016 và cao hơn 2017 1,27%, năm 2018 giảm xuống còn 80674,00 ha (chiếm 94,56%). Trong đó, đất trồng lúa tăng năm 2016 là 7537,63 ha đến năm 2016 và 2018 tăng 7828,43 ha, diện tích trồng cây công nghiệp năm 2016 là 6440,64 ha, năm 2018 là 6667,36 ha tăng 226,72 ha, diện tích đất trồng cây ngắn ngày năm 2016 là 1086,79 ha, năm 2017 là 1186,79 ha tăng so với năm 2016 là 100 ha nhưng đến năm 2018 tăng mạnh kên 1361,07 ha tăng 174,28 ha so với năm 2017. Vì vậy, thay đổi cơ cấu cây trồng là tăng diện tích các cây công nghiệp và cây ngắn ngày mang lại hiểu quả hơn, diện tích đất trồng cây lâm nghiệp vẫn giữ mức ổn định. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp cũng có sự tăng nhẹ năm 2016 là 2449,08 ha (chiếm 2,77%) đến năm 2018 tăng 174,58 ha là 2623,66 ha (chiếm 4,08%). Trong đó, đất ở nông thôn năm 2016 là 305,42 ha đến năm 2017 và 2018 tăng lên 4,55 ha là 309,97 ha (do dân số ngày càng tăng, nhu cầu về nhà ở cũng tăng theo); diện tích đất sông suối năm 2016 là 922,53 ha đến năm 2018 tăng 55,67 ha là 978,20 ha (do theo chủ trương của Huyện là xây dựng thêm kênh mương để cung cấp nước cho bà con ở những khu vực xa kênh, mương chính khó khăn cho qua trình lấy nước để sản xuất nông nghiệp nhất là cung cấp nước cho cây lúa về mùa hanh khô). Tổng diện tích đất chưa sửa dụng giảm mạnh năm 2016 là 3176,93 ha (chiếm 3,69%), năm 2017 là 2076,77 ha (chiếm 1,86%), năm 2018 là 953,04 ha (chiếm 1,36%) giảm so với năm 2016 là 2223,89 ha (do sửa dụng để xây dựng nhà ở, đào kênh mương cung cấp nước, trồng cây công nghiệp), nhưng vẫn còn một diện tích là 953,04 ha bỏ không (chủ yếu là khu vực đồi núi cao do lẻ tẻ, manh mún và chưa tìm được phương án giải quyết nên vẫn còn hiện tượng đất trống đồi trọc).
  32. 25 4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao độngcủa Huyện Na Rì qua 3 năm 2016 – 2018 (ĐVT: người) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Số CC Số CC Số CC lượng (%) lượng (%) lượng (%) I, Tổng dân số 41.489 100 41.899 100 42.477 100 II, Giới tính 1, Nam 20.672 50,6 21.055 52,1 21.255 51,8 2. Nữ 20.539 49,4 20.844 48,9 21.192 49,2 III. Lao động 39.452 100 39.672 100 40.023 100 1.Nông nghiêp 34.632 92,2 34.745 91,8 34.865 89,6 2,CN,TM-DV 4820 7,8 4927 9,2 5158 10,4 (Nguồn: Thống kê Huyện Na Rì qua 3 năm 2016 - 2018) Qua số liệu điều tra cho thấy số nhân khẩu trong Huyện từ năm 2016 – 2018 liên tục tăng. Năm 2016 số nhân khẩu là 41.489 người đến năm 2019 số nhân khẩu của Huyện là 42.477 người, tăng thêm 988 người. Lao động của Huyện tăng qua 3 năm: Năm 2016, lao động của xã có 39.452 người, chiếm 80,9% trong tổng số nhân khẩu của Huyện, đến năm 2017 con số tăng lên 39.673 lao động chiếm 79,5% tổng số nhân khẩu, năm 2018 có 40.023 chiếm 79,04% tổng số nhân khẩu của Huyện. Trong đó, lao động của Huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 89,6% lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ 10,4% trong tổng số lao động năm 2018. Từ thực tế dân số và lao động của Huyện cho thấy Huyện có tiềm năng về đất đai và lao động. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn rất chậm, lao động chưa được đào tạo. Điều này gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện.
  33. 26 Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp so với các vùng động lực của tỉnh, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Số lượng công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn rất ít, mức sống của nhân dân còn thấp. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng số lao động hầu hết không được đào tạo và chuyên sâu, số ít lao động được đào tạo chủ yếu là cán bộ làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt động trong các ngành phi nông nghiệp. a, Giao thông Na Rì có một hệ thống giao thông đối ngoại gắn liền với các trục đường quan trọng của khu vực vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các trục này nối các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với Đồng Bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quốc lộ 3B chạy qua huyện Na Rì và đi Lạng Sơn là tuyến đường quan trọng liên kết các Quốc lộ 1, 2 và 3 thành một hệ thống. Tỉnh lộ 279 từ phía Bắc tỉnh Tuyên Quang qua các huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì. Đây là tuyến đường có điều kiện thuận lợi, liên kết kinh tế Na Rì với các địa bàn phát triển khác, giúp khai thác tốt những thế mạnh của huyện, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi rừng, du lịch và các cơ hội phát triển bên ngoài. Trong những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư nâng cấp và được đánh giá có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đầu tư toàn diện, đặc biệt đối với vùng định canh định cư, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đường ô tô đến trung tâm. b, Thủy lợi Trong những năm qua, hệ thống thủy lợi của huyện được tỉnh và huyện chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đã xây dựng được những công trình thủy lợi phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân, xây dựng hồ chứa, đập dâng, kiên cố hóa kênh mương, sửa chữa những đập bị hư hỏng, đầu tư công trình thủy lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào định canh, định cư, phục vụ tưới, tiêu và chống xói mòn cho hàng trăm ha ruộng.
  34. 27 Trên địa bàn huyện Na Rì hiện có 108 công trình thủy lợi, trong đó có 13 hồ chứa nước; 92 đập kênh kiên cố hóa; 03 công trình trạm bơm; tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hóa là 125.881 m. Với các công trình thủy lợi trên thì hàng năm trên địa bàn huyện Na Rì đã có 2.264,40 ha đất nông nghiệp được tưới bằng hệ thống công trình thủy lợi trên. c, Y tế Mạng lưới y tế đã được xây dựng từ huyện xuống tới xã đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đến nay trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa với 100 giường bệnh và 22 trạm y tế xã, thị trấn trong đó có 03 trạm Y tế đa khoa khu vực. d, Giáo dục đào tạo Công tác giáo dục ngày càng được quan tâm và chú trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành giáo dục được đầu tư ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Qua các chương trình, dự án cùng với sự đóng góp của nhân dân trong huyện, hệ thống trường học đã được hoàn thiện một bước e,Bưu chính viễn thông Hệ thống bưu chính viễn thông của huyện đã đạt được 1 số thành tựu đáng kể. Mạng lưới thông tin liên lạc luôn được duy trì bảo dưỡng, nâng cấp từng bước, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, vận chuyển thư báo nhanh chóng, kịp thời, an toàn, bí mật. Từng bước hiện đại hoá mạng lưới thông tin, phủ sóng điện thoại di động tại trung tâm huyện. Lĩnh vực truyền thanh - truyền hình ngày càng được đầu tư lắp đặt. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, phủ sóng truyền hình đạt 98%, tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt 92,6%. Hệ thống truyền thanh tại trung tâm huyện và các xã hoạt động tốt và phát huy hiệu quả, đã góp phần tuyên truyền tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội và nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn huyện.
  35. 28 4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua, nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng tiếp tục phát triển như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa phúc lợi; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Bảng 4.3 cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm 2018 Chỉ tiêu Giá trị Cơ Giá trị Cơ (tỷ đông) cấu(%) (tỷ đồng) cấu(%) Giá trị sản xuất(giá hiện hành) 328,7 100 334 100 Khu vực kinh tế nông nghiệp 225 58,9 231 57 Khu vực kinh tế công nghiệp 48,1 16,2 51 17 Khu vực kinh tế dịch vụ 55,6 24,8 52 26 (Nguồn: Thống kê Huyện Na Rì qua năm 2016 - 2018) Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 334 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 6 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của huyện đạt 9,5 triệu đồng/người. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi khá đều theo hướng tích cực ở cả ba khu vực kinh tế cho thấy sự chuyển dịch là đúng hướng, phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và của cả nước và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp tăng khá nhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất của huyện, cùng với đó cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đặc biệt là giao thong,giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông .đã giúp huyện phát triển hơn trước khá nhiều * Trồng trọt Đến nay ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của huyện, cây trồng chính là lúa ruộng và ngô. Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 đạt gần
  36. 29 103% kế hoạch, tăng trên 46ha so với năm 2017. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 34.000 tấn, so với năm 2017 tăng 570 tấn. Hệ số sử dụng đất ruộng đạt 1,86 lần, đạt 103% kế hoạch. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng nhanh đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Trong đó sản xuất nông nghiệp, trồng trọt giữ vai trò chính, sau là chăn nuôi và cuối cùng là dịch vụ. * Chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng được nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Công tác thú y được quan tâm, đặc biệt như triển khai công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm, phun thốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn huyện. * Dịch vụ nông nghiệp Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển. Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: sản xuất cung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông. Dịch vụ khoa học trong nông, lâm nghiệp không tính hết vì thế giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt thấp. - Ngành lâm nghiệp Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng thường xuyên được quan tâm, tuy nhiên tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ quí hiếm vẫn xảy ra và ngày càng phức tạp, đặc biệt là tại khu rừng giáp ranh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ với các huyện khác. Năm 2018 tổng diện tích trồng rừng đạt 1.324,23 ha, tăng so với năm 2016 là 817,90 ha. Trong đó: - Trồng rừng theo dự án 661 được 848,04 ha: trong đó có 55,08 ha là trồng rừng phòng hộ và 792,96 ha là trồng rừng sản xuất. - Trồng rừng nguyên liệu đạt 110,55 ha (trong đó dân tự bỏ vốn trồng rừng là 365,60 ha). Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện trong những năm gần đây có xu hướng tăng, năm 2018 đạt 18 tỷ đồng. Tóm lại, ngành lâm nghiệp của huyện Na Rì trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả quan trọng, song nhìn chung chưa phát triển mạnh. Mặc dù rừng và nghề rừng có
  37. 30 liên quan đến gần 70% dân cư trong huyện (đặc biệt ở vùng cao và vùng xa cuộc sống của gần 100% dân cư liên quan trực tiếp đến rừng), song rừng chưa tạo được nhiều việc làm thường xuyên, thu nhập của những người làm nghề rừng còn thấp, kinh tế rừng chưa thực sự đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa bảo đảm được chức năng phòng hộ của khu vực. -Ngành nuôi trồng thủy sản Trong năm 2018 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 317 ha, tăng so với năm 2016 là 142,4 ha. Trong đó diện tích ruộng là 32 ha, diện tích ao là 285 ha. Sản lượng cá ước đạt 390,6 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 2.345,93 triệu đồng, tăng 788,22 triệu đồng so với năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,13%/năm. Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn huyện là đúng hướng, có hiệu quả, tạo cơ hội phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Huyện đã chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền đưa giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng; mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như cung ứng giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật Tuy nhiên nhiều vùng vẫn còn mang tính quảng canh, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi còn hạn chế. Một yếu tố cần nhấn mạnh là thời tiết không thuận đã ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp. 4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây dong riềng 4.2.1 Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên địa bàn Huyện Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng: giống dong riềng đã mang lại sự gia tăng sản phẩm đầu ra, đặc tính của giống cho thấy đây là loại giống có khả năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, chịu rét khá. Các hộ nông dân sẽ gieo cấy theo vùng và các CBKN của Trung tâm khuyến nông ngày càng mở rộng thêm quy mô để có thể cung ứng đủ cho thị trường.
  38. 31 Bảng 4.4 số liệu tổng quan về diện tích năng suất, sản lượng và giá bán dong riềng tại Huyện Na Rì năm 2016-2018 2016 STT Chỉ tiêu ĐVT Na Rì Cư Lễ Côn Minh Lam Sơn 1 Diện tích Ha 350 78,4 94,3 64,5 2 Năng suất Tấn/ha 70 68 69 67 3 Sản lượng Tấn/ha 19.229 5880 6483 5482 4 Số hộ sản xuất Hộ 954 137 154 126 Triệu 5 Giá bán 130 130 130 130 VNĐ/tấn 2017 STT Chỉ tiêu ĐVT Na Rì Cư Lễ Côn Minh Lam Sơn 1 Diện tích Ha 454 80,6 98,3 69,2 2 Năng suất Tấn/ha 72 70 70 69 3 Sản lượng Tấn/ha 31.788 5934 6539 5573 4 Số hộ sản xuất Hộ 1056 146 163 137 Triệu 5 Giá bán 140 140 140 140 VNĐ/tấn 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Na Rì Cư Lễ Côn Minh Lam Sơn 1 Diện tích Ha 500 84,8 107,6 74,4 2 Năng suất Tấn/ha 75 72 73 72 3 Sản lượng Tấn/ha 36.891 6037 6759 5761 4 Số hộ sản xuất Hộ 1142 158 172 145 Triệu 5 Giá bán 150 150 150 150 VNĐ/tấn (Nguồn: Thống kê Huyện qua 3 năm 2016 - 2018) Nhìn chung qua bảng số liệu tổng qua ta thấy diện tích và sản lượng của 3 xã so với toàn huyện là khá cao, diện tích sản xuất lớn nhất là xã Côn Minh
  39. 32 năm 2016 là 94,3(ha), xã cư lễ 78,4(ha), xã lam sơn 64,5(ha), năm 2018 diện tích sản xuất và sản lượng đạt cao nhất là 36.891(tấn/ha) trong đó xã Côn minh tăng diện tích canh tác lên 107,6(ha) sản lượng đạt 10.329(tấn/ha) Diện tích trồng dong riềng qua các năm có sự thay đổi Từ năm 2016 – 2018 diện tích dong riềng tăng lên500(ha) do vài năm trở lại đây người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thị trường tiêu thụ tốt. Năng suất dong riềng dao động từ68 tấn/ha (năm 2016) đến 75 tấn/ha (năm 2018). Nhìn chung năng suất của dong riềng có dấu hiệu gia tăng, đây là dấu hiệu khả quan. Sản lượng dong riềng từ 19.229 tấn lên đến 36.891 tấn. Sản lượng thấp nhất là năm 2016 đạt 19.229 tấn nguyên nhân là năm 2016 diện tích dong riềng không cao sản lượng dong riềng đạt cao nhất là năm 2018(36.891 tấn). Trong địa bàn Huyện thì 3 xã Cư Lễ,Côn Minh,Lam Sơn vẫn là địa phương thực hiện trồng, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ củ dong nhiều nhất của huyện và cũng là các xã có diện tích và sản lượng cao nhất huyện . Mặt khác, hơn các cơ sở chế biến tinh bột, sản xuất miến dong của huyện cũng yên tâm, bởi đã có các vùng trồng quy hoạch sẽ đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở này chế biến, sản xuất. Nghề miến dong của 3 xã đã bước đầu chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài tỉnh. Nghề làm miến dong đã thực sự góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân 3 xã vùng cao này. Cùng với việc phát triển nghề làm miến dong, các xã đã có chủ trương mở rộng vùng trồng cây dong riềng, tạo vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất miến dong, do điều kiện địa lý, thổ nhưỡng của 3 xã khá phù hợp với cây dong riềng nên phát triển khá tốt,hàm lượng tinh bột cao phù hợp với địa hình có độ dốc cao,. Ngoài ra, sản phẩm miến dong của xã Côn Minh trong những năm gần đây đã thành thương hiệu, được nhiều người tin dùng. Từ tình hình thực tế ở địa phương, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bắc Kạn cũng như các xã đã chọn cây dong riềng là cây thế mạnh, cho năng suất, giá trị thu nhập cao trên một diện tích so với các loại cây trồng khác
  40. 33 Nhiều năm qua, dong riềng luôn được huyện Na Rì coi là loại cây chủ lực để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Mức độ tăng nhanh diện tích đã cho thấy, đây là loại cây trồng được người dân quan tâm, nhân rộng nhanh chóng nhất trong các loại cây chủ lực của huyện Na Rì,ngoài ra đây cũng là những xã có kinh nghiệm và truyền thống trồng dong riềng lâu đời. * Về giá cả Bảng 4.5 Tình hình giá dong riềng của Huyện qua 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: 1.000đ Năm Giá 2016 1.600đ 2017 1.500đ 2018 1.800đ (Nguồn: Thống kê của Huyện qua 3 năm 2016- 2018) Giá của dong riềng không ổn định qua các năm. Cụ thể là vào năm 2018 giá dong riềng của Huyện là 1800đ còn năm 2017 giá là 1500 là thấp nhất trong 3 năm. Trước đây, do không có chính sách bảo đảm tiêu thụ ổn định nên người trồng dong riềng ở các xã thường xuyên bị ép giá. Có thời điểm giá dong củ xuống tới 500 đồng/kg mà vẫn không ai mua. Bài toán được mùa, mất giá diễn ra dẫn tới có vụ diện tích lên tới hàng nghìn ha, có vụ chỉ vài trăm ha. 4.2.2.Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu Bảng 4.6.Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Tuổi trung bình chủ hộ Tuổi 38,5 Trình độ học vấn trung bình chủ hộ Lớp 5,0 Nhân khẩu trung bìnhhộ Người 5,0 Lao động chính của hộ LĐ 3,0 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điểu tra, 2018) Kết quả tổng hợp của số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân của150 hộ điều tra là 38,5 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đều đã ổn
  41. 34 định về cơ sở vật chất, số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng cây dong riềng. Do vậy, đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất, kinh doanh dong riềng của hộ nghiên cứu. Bên cạnh các yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của các chủ hộ nhìn chung còn thấp chỉ từ cấp I đến cấp II không có trình độ cao đẳng, đại học. Trong đó trình cấp I chiếm đại đa số. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong hộ gia đình. Những chủ hộ có học vấn cao hơn họ sẽ nhận thức được từ đó họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn so với những hộ có trình độ học vấn thấp hơn. Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất dong riềng của hộ. 4.2.3. Đánh giá hiệu quả các hộ trồng dong riềng trong địa bàn nghiên cứu 4.2.3.1 Chi phí sản xuất dong riềng Bảng 4.7 So sánh chi phí sản xuất cho 1 sào dong riềng và chi phí sản xuất cho 1 sào ngô ĐVT: Đồng/sào/vụ Dong riềng Ngô Ngô/ TT Chi phí/Giống Số Đơn giá Thành Số Đơn giá Thành Dong lượng (1000đ/kg) tiền(100đ) lượng (100đ/kg) tiền(1000đ) riềng 1.Chi phí 1 284,5 166,95 1,64 trung gian 2 Giống(kg) 0 0 0 0,9 35,5 31,95 0 Phân hữu 3 100 0,75 75 214 0,75 160,5 2,14 cơ(kg) Phân 4 11 8 88 0 8 0 0 NPK(kg) 5 Phân đạm(kg) 3 10 30 10,5 10 105 3,5 6 Phân lân(kg) 11 5,5 60,5 15,6 5,5 85,8 1,42 7 Phân kali(kg) 2 15,5 31 5,4 15,5 83,7 2,7 8 Tổng chi phí 984.5 1.166,95 1,19 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)
  42. 35 Qua bảng trên cho ta thấy chi phí sản xuất trung gian của dong riềng nhỏhơn chi phí sản xuất trung gian của ngô là 1,64 lần. Trong đó: - Chi phí phân hữu cơ dùng cho sản xuất dong riềng thấp hơn dùng cho sản xuất ngô là 2,14 lần, chi phí phân đạm dùng cho sản xuất dong riềng thấp hơn dùng cho sản xuất ngô là 3,5 lần. - Trong sản xuất dong riềng người dân được hỗ trợ giống và sử dụng phân lân và phân kali với một lượng ít. Còn đối với ngô thì chi phí giống, phân lân và phân kali lần lượt là 31,95 nghìn đồng, 85,8 nghìn đồng và 83,7 nghìn đồng. Điều này đã làm nên sự chênh lệch trong chi phí trung gian cũng như tổng chi phí. - Trong sản xuất dong riềng chi phí phân NPK là 88 nghìn đồng còn ngô không sử dụng phân NPK. - Dong riềng không sử dụng thuốc BVTV. Do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên trồng dong riềng sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay cây dong riềng là cây thân thiện với môi trường. Vậy chi phí trung gian của dong riềng thấp hơn chi phí trung gian của ngô là do ngô sử dụng nhiều phân bón hơn dong riềng. Nếu tính chi phí thực tế của chi phí trung gian thì lượng phân chuồng có thể không tính, vì người dân đã tận dụng từ chất thải của chăn nuôi trong gia đình để bón bãi, vườn, ruộng. Người dân đã sử dụng phân hữu cơ để bón cho dong riềng như vậy sẽ tốt cho khả năng phục hồi và tái tạo lại tính chất của đất. Tuy nhiên lượng phân hữu cơ này vẫn rất là nhỏ người dân nên đầu tư thêm phân hữu cơ hơn nữa. Người dân cũng bón rất ít phân vô cơ điều này rất thân thiện với môi trường nhưng như vậy thì năng suất mà dong riềng thu được sẽ không phải là tối đa. Chi phí nhân công trong sản xuất dong riềng bằng chi phí nhân công trong sản xuất ngô. Vậy sự chênh lệch về chi phí sản xuất thì chi phí nhân công không phải là nguyên nhân gây nên. Vì những nguyên nhân trên mà tổng chi phí cho sản xuất dong riềng thấp hơn tổng chi phí cho sản xuất ngô là 1,19 lần. Sự chênh lệch này là do có sự chênh lệch trong chi phí trung gian.
  43. 36 4.2.3.2 .Hiệu quả sản xuất dong riềng của các hộ diều tra Trong quá trình phân tích các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng. Để tiện cho tính toán, em đã tiến hành phân tích các hộ trồng dong riềng tại 3 xã nghiên cứu. Bảng 4.8 Hiệu quả sản xuất dong riềng của các hộ điều tra 2018 Hiệu quả của các hộ trồng dong riềng tại Xã Cư Lễ: Diễn giải ĐVT Gía trị Diện tích BQ/hộ Sào 3,1 Năng suất BQ/sào Kg 2.283,4 Sản lượng tinh bột BQ/sào Kg 1.612,5 Giá bán tinh bột BQ 1000đ/kg 8,5 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điểu tra, 2018) Qua bảng số liệu về tình hình sản xuất dong riềng của các hộ điều tra xã Cư Lễ năm 2018 cho thấy: Diện tích BQ của hộ nghiên cứu là 3,1 sào, với điều kiện tự nhiên thuận lợi lại có sự đầu tư thích hợp nên năng suất BQ/hộ là 2.283,4 kg/sàovà cho sản lượng tinh bột BQ/sào là 1.612,5 kg/sào, giá bán tinh bột BQ đạt 8,5 nghìn đồng/kg. Sản xuất dong riềng thu được sản lượng khá là lớn nên rất hiệu quả về mặt kinh tế cho người dân. Hiệu quả của các hộ trồng dong riềng tại Xã Côn Minh : Diễn giải ĐVT Gía trị Diện tích BQ/hộ Sào 3,5 Năng suất BQ/sào Kg 2.362,3 Sản lượng tinh bột BQ/sào Kg 1.834,4 Giá bán tinh bột BQ 1000đ/kg 8,6 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điểu tra, 2018) Qua bảng số liệu về tình hình sản xuất dong riềng của các hộ điều tra xã Côn Minh năm 2018 cho thấy:Diện tích BQ/hộ của hộ nghiên cứu là 3,5 sào, cao nhất so với 2 xã còn lại với điều kiện tự nhiên thuận lợi và diện tích canh
  44. 37 tác lớn nên năng suất BQ/sào cũng tăng lên rõ rệt so với 2 xã còn lại 2.362,3 kg/sào giá bán tinh bột đạt 8,6 nghìn đồng/kg sản lượng và năng suất đạt rất lớn nên người dân xã Côn Minh vẫn chọn trồng cây dong riềng là một trong những cây chủ lực để cải thiện đời sống và làm nguồn thu nhập chính, do có nhiều cơ sở sản xuất và tiêu thụ nên xã Côn Minh là xã có sản lượng và năng suất lớn nhất Huyện. Hiệu quả của các hộ trồng dong riềng tại Xã Lam Sơn: Diễn giải ĐVT Gía trị Diện tích BQ/hộ Sào 2,7 Năng suất BQ/sào Kg 1.923,4 Sản lượng tinh bột BQ/sào Kg 1.491,2 Giá bán tinh bột BQ 1000đ/kg 8,4 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điểu tra, 2018) Nhìn chung hiệu quả sản xuất của các hộ tại xã Lam sơn cũng khá ổn định diện tích BQ/hộ đạt 2,7sào năng suất BQ/sào đạt 1.923,4 sản lượng tinh bột BQ/sào 1.491,2 giá bán tinh bột BQ chỉ đạt 8,4 nghìn đồng/kg do địa hình và cơ sở hạ tầng giao thông và các nguồn cung cấp nước còn gặp nhiều những khó khăn nên diện tích, năng suất và sản lượng còn khá thấp so với 2 xã còn lại. Vì vậy, để đạt được các chỉ tiêu nghiên cứu đạt hiệu quả cao cần mạnh dạn áp dụng ký thuật và công nghệ mới vào sản xuất và đổi mới trong công tác quản lýViệc mở rộng diện tích trồng cây dong riềng đã mở ra một hướng xóa đói, giảm nghèo cho các hộ trồng dong riềng tại các xã đây. Trong tổng số 3 địa bàn nghiên cứu năm 2018 thì xã Côn Minh là địa bàn có diện tích năng suất và sản lượng cao nhất so với 2 xã còn lại tuy nhiên Cư Lễ và Lam Sơn cũng đạt hiệu quả các chỉ tiêu do 2 xã đề ra cho thấy được mặt hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân, tuy các hộ trồng dong riềng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình trồng và thu hoạch nhưng nhìn chung thu lại được sản lượng khá lớn đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ trồng trong địa bàn nghiên cứu là không nhỏ, cây dong riềng thực sự đã giúp người dân phát
  45. 38 triển kinh tế tạo thu nhập, tạo việc làm cho người dân và được người dân các hộ chọn làm cây mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo. 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho dong riềng 4.3.1. Giải pháp chung - Đối với nhà nước cần ưu tiên hơn nữa với người dân ở vùng sâu, vùng xa như là các chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng. - Có kế hoạch quy hoạch lại vùng phát triển, đặc biết là những hộ đang có nhu cầu trồng dong riềng đỏ. - Đối với nông dân: Cần cố gắng phát huy hết khả năng sẵn có của mình, phát triển sản xuất một cách tổng hợp, tận dụng hết tiềm năng đất đai, nguồn lực lao động, điều kiện tự nhiên, tiền vốn đầu tư cho sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển hộ ngày càng cao. 4.3.2. Giải pháp cụ thể 4.3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các hộ tham gia vào trồng dong riềng Sản xuất dong riềng được thực hiện trong thời gian có những diễn biến thất thường của thời tiết như: nắng nóng, mưa to, gió lớn thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều lại thuận lợi cho một số loại sâu bệnh sinh trưởng và phát triển Do đó, để cây dong riềng sinh trưởng và phát triển tốt thì vấn đề đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu. Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật không những cây trồng tạo ra năng suất cao mà còn cho sản phẩm có chất lượng tốt. Chính vì vậy để cho mọi người dân tham gia vào sản xuất dong riềng có thể đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Tăng cường số buổi tập huấn kỹ thuật giúp người dân năm vững kỹ thuật, nhớ lâu hơn để dễ áp dụng vào thực tế. - Tăng cường quá trình giám sát, cán bộ nông nghiệp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình sâu bệnh để có những khuyến cáo kịp thời cho nông dân. - Tăng cường quá trình các hộ nông dân tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm bằng cách tổ chức các buổi họp thôn trao đổi về việc sản xuất.
  46. 39 - Nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông cơ sở bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn dành cho cán bộ nông nghiệp tại cơ sở. - Hỗ trợ nông dân về vật tư nông nghiệp góp phần đảm bảo quy trình kỹ thuật. 4.3.2.2. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất dong riềng Sản xuất dong riềng khi chủ động được giống thì yêu cầu vốn đầu tư không cao, chủ yếu là đầu tư vào việc mua phân bón và thuốc BVTV. Tuy không lớn nhưng đối với nhiều hộ nông dân thì đó thực sự là vấn đề khó khăn. Chính vì vậy để đảm bảo cho sự thành công trong việc sản xuất dong riềng thì giải pháp về vốn cũng là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của dự án. Để giải quyết vấn đề này thì chính quyền địa phương và nhân dân cần thực hiện một số giải pháp sau: - Hỗ trợ nông dân bằng cách bán vật tư nông nghiệp theo hình thức trả sau khi thu hoạch. - Hỗ trợ vốn cho nông dân bằng hiện vật (giống trâu, bò, lợn ) thông qua các tổ chức hội như hội nông dân, hội phụ nữ - Giúp cho nông dân tiếp cận hiểu biết thêm về các chính sách vốn, tín dụng của Nhà nước. - Hoàn thiện hệ thống các thủ tục hành chính để nhân dân thuận tiện hơn trong việc vay vốn. 4.3.2.3. Tăng cường quản lý, mở rộng thị trường và cơ sở hạ tầng. Thị trường là yếu tố quan trọng giúp người dân có thể tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp mà họ sản xuất ra. - Cải thiện hệ thống giao thông tới vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu thụ. - Mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân. Ngoài ra cán bộ địa phương cũng có thể chỉ cho người dân biết cách thu thập thông tin nhanh nhất và chính xác nhất. Khi đó người dân sẽ chủ động hơn trong quá trình sản xuất. 4.3.2.4. Giải pháp giải quyết vấn đề đầu ra cho dong riềng.
  47. 40 Cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người dân với các công ty doanh nghiệp thông qua các bản hợp đồng mua bán sản phẩm. Khi hai bên thỏa thuận và ký kết mua bán dong riềng thì người dân sẽ không cần lo đến vấn đề tiêu thụ. Tuy hiên người dân thường không làm như hợp đồng làm cho các công ty không dám ký hợp đồng với người dân. Vì người dân không hiểu những kiến thức về việc ký kết đó. Để khắc phục được cần có các buổi tập huấn cho người dân hiểu hơn và không dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng. Hay cán bộ địa phương có thể giúp các công ty thu mua thông cảm với người dân hơn nữa. Cần tìm ra nhiều công ty chiết suất các sản phẩm làm từ dong riềng hơn nữa để tránh tình trạng độc quyền và ép giá bà con nông dân. Trong xã cũng nên lập ra các hội hay các hợp tác xã để họ cùng nhau tìm cách phát triển dong riềng một cách tốt nhất và có người đứng đầu giúp thành viên trong nhóm, hợp tác xã để liên kết với các kênh tiêu thụ để tìm đầu ra cho sản phẩm. 4.3.3 phân tích SWOT 4.3.3.1 Yếu tố tích cực * Điểm mạnh Về điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn lợi, nhân lực dễ kiếm cho sản xuất miến dong. Các cơ sở chế biến gần nguồn nguyên liệu, có điều kiện rút ngắn kênh thị trường, đầu tư mới thêm 1 công ty chế biến miến dong. Điều này tạo cơ hội để người sản xuất củ dong riềng có thị trường tiêu thụ tại chỗ và tăng nguồn cung ứng sản phẩm miến đáp ứng được nhu cầu thị trường. Người dân đã có thời gian trồng và chế biến củ dong riềng từ rất lâu nên hình thành những kinh nghiệm quý báu để tạo ra những sản phẩm miến dong ngon. * Cơ hội Cụ thể cơ hội của các xã trong Huyện để phát triển sản xuất miến dong bao gồm: Những chủ trương, chính sách, chương trình, chiến lược phát triển thể
  48. 41 hiện sự quan tâm của huyện, tỉnh và Nhà nước. Hợp tác, thu hút đầu tư của các tổ chức và cá nhân, tiếp thu công nghệ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại. Tìm kiếm và mở rộng thị trường, ngày càng có nhiều hơn những hoạt độngnhằm quảng bá sản phẩm miến dongđể tìm kiếm thị trường mới vàtiếp cận thị trường tiềm năng. Do đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, miếndong củaHuyện hiện nay đang dần khẳng định vị trí của mình trong lòng ngườitiêu dùng. Ví dụ như quảng cáo trên truyền hình Bắc Kạn hay tại các hội chợ 4.3.3.2 Yếu tố cản trở * Những điểm yếu Nhìn chung những điểm yếu hiện diện trong phát triển và trồng dong riềng như sau: Đối với đầu vào sản phẩm thì người trồng vẫn mang tính chất tận dụng nguồn lực sẵn có, chưa thực sự liên kết đầu tư trên quy mô rộng. Vốn đầu tư cho công nghệ chế biến mới của hộ còn thiếu đặc biệt là hộ nghèo, thuần nông. Cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất, bảo quản và chế biến hạn chế. Chưa có thủy lợi cho các ruộng nương trồng dong riềng. Môi trường nước bị ô nhiễm, nguồn nước thải từ các hộ chế biến miến dong ảnh hưởng đếnnguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng. Nhiều yếu tố mang tính tự phát, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trongsản xuất: Giữa người sản xuất và người trồng không hoạch định đượcsản lượng dẫn đến tình trạng cung và cầu không gặp nhau, sản lượng miếndong có lúc dư thừa làm cho giá giảm có lúc thiếu hụt làm giá tăng cao. Công tác dự báo và thông tin thị trường chưa được chú trọng, nhận thức của nông hộ còn chưa tốt về vấn đề tiếp cận thị trường Trình độ áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm của các hộ còn thiếu khoa học, thiếu kỹ thuật. Hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong các khâu sản xuất và chế biến vẫn ở mức thấp. Máymóc đầu tư chưa đồng bộ dẫn tới hiệu quả sản xuất, chế biến không caomà còn làm giảm chất lượng miến dong và khó khăn trong khâu bảo quản.
  49. 42 * Những thách thức Nhìn chung có những thách thức hiện diện trong sản xuất và trồng dong riềng là: Chưa có cơ chế chính sách cụ thể mà chỉ khuyến khích hộ trồng và chế biến. Gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, sản xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiệntự nhiên và nguồn nguyên liệu không đáp ứng đầu vào chế biến làm cho giá cảsản phẩm không ổn định. Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. việc xử lý môi trường trong quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến định hướng phát triển lâu dài, chưa tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch phát triển chung. Vẫn còn tồn tại thói quen sản xuất tự phát, dễ dẫn đến giá cả không ổn định khi thị trường có biến động, gây thiệt hại cho chính bản thân họ. 4.3.3.3 Tổng hợp SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Điều kiện tự nhiên, đất đai, nhân - Người trồng củ vẫn mang tính lực, phân bón thuận lợi chất tận dụng nguồn lực sẵn có, chưa - Các cơ sở chế biến gần nguồn thực sự mang kết đầu tư trên quy mô nguyên liệu, có điều kiện rút ngắn rộng. kênh thị trường. - Vốn đầu tư cho công nghệ chế biến - Người dân ở đây đã có kinh nghiệm mới của hộ còn thiếu đặc biệt là hộ sản xuất miến dong từ rất lâu nên nghèo. Cơ sở hạ tầng, phương tiện hình thành những kinh nghiệm quý sản xuất, bảo quản và chế biến hạn chế. báu để tạo ra những sản phẩm miến Chưa có thủy lợi cho các ruộng dong ngon. nương trồng dong riềng. - Các hộ có hy vọng vào cây dong - Nhiều yếu tố mang tính tự phát riềng và luôn để cây dong riềng có - Công tác dự báo và thông tin thị mặt trong cơ cấu cây trồng của hộ trường chưa được chú trọng, nhận
  50. 43 - Các hộ dân đã nhận thức được lợi thức của nông hộ còn chưa tốt về ích về kinh tế, xã hội, môi trường vấn đề tiếp cận thị trường. của cây dong riềng đối với sự phát - Trình độ áp dụng công nghệ chế triển của các xã miền núi cũng như biến, bảo quản sản phẩm của các Huyện Na Rì. hộcòn thiếu khoa học, thiếu kỹ thuật. Cơ hội (O) Thách thức (T) - Những chủ trương, chính sách, - Chưa có cơ chế chính sách cụ thể chương trình, chiến lược phát triển màchỉ khuyến khích hộ trồng và chế thể hiện sự quan tâm của huyện, biến. tỉnhvà Nhà nước. - Gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, - Hợp tác, thu hút đầu tư của các tổ sản xuất phụ thuộc phần lớn vào chức và cá nhân, tiếp thu công điều kiệntự nhiên và nguồn nguyên nghệ,phương tiện, kỹ thuật hiện đại. liệu không đáp ứng đầu vào chế biến - Tìm kiếm và mở rộng thị trường, làm cho giá cả sản phẩm không ổn Thực hiện những hoạt động nhằm định. quảng bá sản phẩm miến dong trên - Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất địa bàn để tìm kiếm thị trường mới và lượng và vệ sinh an toàn thực tiếp cận thị trường tiềm năng. phẩm. . - Thành lập các lớp tậphuấn về kỹ - Người dân chỉ quan tâm đến lợi thuật trồng, tiết kiệm nguồn nguyên ích trước mắt mà không tính đến định liệu và xử lý chất thải hướng phát triển lâu dài. Dựa trên các yếu tố trong SWOT, căn cứ vào tình hình thực tế ta có thể kết hợp một số yếu tố chủ yếu giữa 4 thành phần trên trong sơ đồ SWOT nhằm thấy được phương hướng sản xuất và phát triển trồng dong riềng như sau: Kết hợp S-O - Tăng cường mở rộng quy mô trồng và sản xuất cũng như liên kết giữa các tác nhân trồng và sản xuất .
  51. 44 - Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, chính quyền địa phương cũng như chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp miền núi của Nhà nước. - Tìm kiếm công nghệ mới và kêu gọi tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Kết hợp S-T - Chính quyền cần có các biện pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro trong các khâu sản xuất và tiêu thụ. - Từng bước chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh và uy tín trên thị trường nhằm tăng giá bán của chính phẩm. - Phân tích cho các tác nhân trồng dong riềng thấy được lợi ích khi áp dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và chế biến, chỉ ra được lợi ích kinh tế khi trồng dong riềng đem lại cho địa phương. Kết hợp W-O - Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật trồng và chế biến, phát triển tiềm lực sẵn có của địa phương. - Tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển vùng nguyên liệu an toàn cho hoạt động chế biến miến dong. - Hỗ trợ trong công tác xây dựng mô hình và công nghệ chế biến liên hoàn hiện đại. - Hỗ trợ phát triển các hiệp hội nghiên cứu sản phẩm và thông tin thị trường giúp quảng bá thương hiệu miến dong rộng rãi trên thị trường tiêu dùng. Kết hợp W-T - Có các biện pháp hỗ trợ về kỹ thuật để khai thác tốt hơn những nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh sản xuất trên quy mô rộng. - Tuyên truyền cho các hộ sản xuất và chế biến biết tiết kiệm nguyên liệu sản xuất chế biến, tránh gây ô nhiễm môi trường. - Phải tạo nhận thức tổng quát cho người dân để có thể tiếp cận và tạo môi trường thông thoáng cho sản xuất từ đầu vào đến đầu ra, nhờ vậy đáp ứng được yêu cầu thực tế.
  52. 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có lợi thế về phát triển sản xuất dong riềng. Phát triển dong riềng đã trở thành định hướng chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Bắn Kạn. Cây dong riềng được phân bố hầu hết ở các huyện, tỉnh của Bắc Kạn .Tuy các hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất dong riềng nhưng nhìn chung thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận đem lại từ hoạt động này là không nhỏ. Cây dong riềng thực sự đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân và được xác định là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao trong vùng. Sự phát triển của cây dong riềng còn nâng cao trình độ và thay đổi được tập quán canh tác của các hộ dân ở vùng cao , giúp nâng cao năng lực cho đôị ngũ cán bô ̣khuyến nông và cán bô ̣cơ sở Huyện Na Rì đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Trung tâm khuyến nông cùng UBND Huyện Na Rì đã đạt được kết quả cao trong việc thực hiện gieo trồng dong riềng . Trong thành quả đã đạt được như trên có phần không nhỏ của người dân các xã đặc biệt là các hộ đã nhiệt tình tham gia gieo cấy giống dong riềng và cái quan trọng là đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật như cây, con mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng giống dong riềng DR1 tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao.Bởi giống dong riềng này không dễ bị nhiễm sâu bệnh, phù hợp với điều kiện chất lượng và giá cả không cao. Và giống dong riềng này có năng suất cao, giá bán cao nên thu được lợi nhuận cao hơn
  53. 46 Qua đó, giúp cho người dân được trao đổi học tập kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội góp phần giảm được tỷ lệ hộ nghèo cho Huyện. Tuy nhiên, việc canh tác dong riềng của người dân còncó những khó khăn cần được giải quyết, đó là: - Do bà con chưa kịp tìm hiểu kỹ về kỹ thuật chăm sóc như nuôi trồng nên các nhu cầu chăm sóc dong riềng còn hơi sơ sài. Nên có nhiều hộ trồng cây dong riềng chưa đúng theo hướng dẫn nên trong quá trình sinh trưởng cây dong riềng còn mắc nhiều sâu, bệnh dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. - Các cơ quan chức năng đã quan tâm và ban hành cơ chế hỗ trợ nhân dân trong việc cung cấp giống và hỗ trợ phân bón, tuy nhiên so với nhu cầu của người dân thì việc hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ về cả kỹ thuật, ) của các cấp còn hạn chế nên các hộ dân gặp khó khăn trong việc phát triển cây dong riềng tại địa phương. 5.2. Kiến nghị Đối với các cấp chính quyền địa phương Đề nghị UBND Huyện tiếp tục phối hợp với Trạm khuyến nông , Trung tâm Khuyến nông tỉnh đưa thêm nhiều giống mới thiết thực và đạt kết quả cao hơn nữa để tăng thu nhập cho người dân từ sản xuất nông nghiệp. - Cần có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của cây dong riềng như: Có chính sách về vốn, giá cả. Ngoài ra nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Na Rì nói chung và các xã nói riêng - UBND huyện, xã và các thôn, bản cần quan tâm nhiều hơn tới cây dong riềng, tổ chức công tác khuyến nông và công tác tiêu thụ sản phẩm đồng thời giúp người dân trồng dong riềng về vốn và kỹ thuật để người dân phát triển cây dong riềng. - Người dân cần đầu tư, chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật, tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phải sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai.
  54. 47 Đối với nông dân Chủ động tiếp cận, sử dụng nguồn giống bảo đảm chất lượng; Cần thường xuyên theo dõi ruộng đồng để kịp thời phát hiện bệnh có thể xảy ra nhằm giảm thiệt hại về kinh tế; Nên phòng, chữa bệnh kịp thời tránh tình trạng bệnh nặng mới chữa, nên bón phân và phun thuốc BVTV đúng liều lượng, đảm bảo an toàn, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường xung quanh; Người dân phải mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để có năng suất chất lượng cao thì mới góp phần xóa đói giảm nghèo.Phải tận dụng được nguồn lực sẵn có của mình như đất đai, nguồn lực và sựcần cù chịu khó
  55. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005,Giáo trìnhKinh tế phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Trần Văn Hà và Nguyễn Khánh Quắc, 1997. Khuyến nông học. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 3. Vũ Đình Thắng, 2006, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, ĐH KTQD, NXB lao động. 4. Đặng Trung Thuận, 1999. Mô hình Hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển. 5. Danh từ kinh tế, 1987, NXB Sự thật Hà Nội. 6. Tổng cục thống kê, cục thống kê Bắc Kạn, Báo cáo chính thức diện tích,năng suất, sản lượng cây hàng năm vụ đông xuân năm 2016. 7. UBND Huyện Na Rì Bắc Kạn, Báo cáo kết quả thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. II. Tài liệu từ internet 8. 9. 10. nong/Bon-phan-NPS-S-Lam-Thao-cho-cay-dong-rieng.html 11. item/57202.html
  56. 49 Phụ lục1: Một số hình ảnh của đề tài
  57. 50 Phụ lục 2: Phiếu điều tra dong riềng PHIẾU ĐIỀU TRA HỎI THÔNG TIN HỘ TRỒNG DONG RIỀNG Phiếu số: A.Thông tin chung về hộ gia đình 1. Họ và tên chủ hộ: Tuổi: Dân tộc: Nam(nữ): Trình độ học vấn: Nghề nghiệp chính: Xóm: xã, Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn Số nhân khẩu trong gia đình: người Số lao động chính trong gia đình: Diện tích đất nông nghiệp: B. Thông tin sản xuất tình hình nông nghiệp Câu 1. Hiện nay ông (bà) đang canh tác những giống dong riềng gì? Cấu 2: Giống lúa được ông (bà) mua ở đâu? Ở chợ  Trung tâm giống  Được phát  Câu 3: Ông (bà) hãy cho biết diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán, thành tiền giống dọng riềng trên một vụ? Chỉ tiêu Đơn vị tính Vụ xuân 1. Diện tích gieo cấy Sào 2. Năng suất bình quân Kg/sào 3. Sản lượng Kg 4. Giá bán 1.000đ/kg 5. Thành tiền 1.000đ
  58. 51 Câu 4: Tình hình đầu tư chi phí vật chất cho sản xuất dong riềng trên một vụ? Chỉ tiêu Vụ xuân Ghi chú 1.Giống - Số lượng(kg) - Giá(đồng/kg) - Thành tiền(đồng) 2.Đạm - Số lượng(kg) - Giá(đồng/kg) - Thành tiền(đồng) 3.Lân - Số lượng(kg) - Giá(đồng/kg) - Thành tiền(đồng) 4.Kali - Số lượng(kg) - Giá(đồng/kg) - Thành tiền(đồng) 5.Phân chuồng - Số lượng(kg) - Giá(đồng/kg) - Thành tiền(đồng) 6.Thuốc sâu - Số lượng(lọ) - Giá(đồng/lọ) - Thành tiền(đồng) 7. Chi khác -Thành tiền(đồng)
  59. 52 câu 5: Tình hình đầu tư chi phí dịch vụ cho sản xuất lúa trong hộ năm 2018? Đơn giá Công lao Chỉ tiêu Thành tiền (1.000đ/sào) động(ngày) 1.Làm đất -Thuê sức kéo trâu bò -Thuê máy cày bừa 2. Cấy 3. Làm cỏ 4. Phun thuốc 5.Rung Phấn 6.Bón phân 7. Thu hoạch -Thuê người lao động -Thuê máy 8. Phơi 9.công khác Tổng chi phí Câu 9. Theo ông(bà) nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu thành năng suất dong riềng? Giống  Kỹ thuật  Thuốc BVTV  Thời tiết  Phân bón  Khác Câu 12: Tài sản cố định của gia đình dùng trong sản xuất dong riềng? Số Số năm Giá trị Thời gian Giá trị ban Loại tài sản lượng đã sử còn sử dụng đầu( đồng) mua dụng lại(đồng) 1.Máy cày(chiếc) 2. Máy bừa(chiếc) 3. Máy tuốt (chiếc) 4. Máy cắt(chiếc) 5. Tài sản khác
  60. 53 Câu 13. Gia đình có vay vốn sản xuất không?( Nếu không chuyển câu 13) Có  Không  Tình hình vay vốn của gia đình: Mục đích sử Điều Nguồn vay Thời Lãi dụng Số tiền kiện vốn hạn(tháng) suất/tháng Trồng lúa khác vay giống NH NN&PTNT NHCSXH Hội phụ nữ Người quen khác Câu 14. Ông (bà) có tham gia lớp tập huấn nào không? Có  Không  Câu 15. Lý do không tham gia? Không biết  Bận  Không quan tâm  Khác  Câu 16:Dong riềng của ông (bà) sản xuất gia được tiêu thụ như thế nào? Thương lái tới mua  Bán cho trung tâm KN  Mang ra chợ bán  Sử dụng trong gia đình  Câu 17. Khi bán ông(bà) gặp khó khăn gì? Giá cả thị trường  Chất lượng sản phẩm  Phương tiện vận chuyển  Khác  (ghi rõ: ) Câu 18. Ông (bà) có dự định gì trong tương lai cho hoạt động sản xuất dong riềng của mình? Tại sao?
  61. 54 Mở rộng quy mô  Tăng năng suất  Khác  (ghi rõ ) Câu 19: Ông (bà) có nguyện vọng gì đối với chính quyền hay các tổ chức khác có liên quan cho hoạt động sản xuất dong riềng của mình? Ngày . tháng .năm 2018 Chủ hộ được phỏng vấn (ký,ghi họ tên)