Khóa luận Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 73 trang thiennha21 26/04/2022 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mo_hinh_xac_dinh_sai_lech_tren_bao_cao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH SAI LỆCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện TRẦN NGỌC SƠN MSSV: 13D340301055 LỚP: ĐH Kế toán 8A Cần Thơ, 2017
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH SAI LỆCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. Nguyễn Minh Nhật TRẦN NGỌC SƠN MSSV: 13D340301055 LỚP: ĐH Kế toán 8A Cần Thơ, 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Trải qua hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Tây Đô, nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô, em đã đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi về cách thức, phƣơng pháp nghiên cứu khóa luận chuyên ngành kế toán em cũng không tránh khỏi những lúng túng cũng nhƣ sai sót về đề tài mà mình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nói riêng và quý thầy cô trƣờng Đại học Tây Đô nói chung để em có thể hoàn thiện và báo cáo thành công khóa luận tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình, sâu sát của thầy Nguyễn Minh Nhật đã giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Kính chúc quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trƣờng Đại Học Tây Đô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Sơn i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết bài nghiên cứu này đƣợc hoàn thành dựa trên các số liệu có thật, và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Sơn ii
  5. LỜI NÓI ĐẦU Báo cáo tài chính là những báo cáo hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác báo cáo tài chính là công cụ để các công ty công bố tình hình sản xuất kinh doanh với những đối tƣợng quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng). Bởi vậy báo cáo tài chính cẩn đảm bảo tính minh bạch, phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp. Sai phạm báo cáo tài chính là yếu tố quan trọng nhằm xác minh tính trung thực của các thông tin kế toán và hoạt động tài chính. Nhƣ vậy, trƣớc khi sử dụng, báo cáo tài chính cần đƣợc xác định có sai phạm hay không. Trƣờng hợp có sai sai phạm sẽ làm ảnh hƣởng đến tất cả những chủ thể sử dụng báo cáo đó. Các chủ thể bao gồm bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan. Gian lận nói chung và gian lận trên báo cáo tài chính nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng biểu hiện tinh vi, là hành vi không thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của xả hội. Tại Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới, nguy cơ xuất hiện gian lận trên báo cáo tài chính doanh nghiệp ở rất cao. Bài viết thực hiện tìm hiểu bản chất của gian lận trong Báo cáo tài chính, đồng thời đƣa ra một số dẫn chứng Báo cáo kiểm toán của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán để minh hoạ về khả năng xảy ra gian lận trong Báo cáo tài chính. Kết thúc bài viết, tác giả tổng hợp về những khả năng xảy ra gian lận trên Báo cáo tài chính và đƣa ra một số khuyến nghị để gia tăng sự minh bạch hoá thông tin kế toán tài chính, cũng nhƣ những chú ý cho nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vốn vào các công ty này. iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Giảng viên hƣớng dẫn Nguyễn Minh Nhật iv
  7. MỤC LỤC Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 1.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 3 1.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 3 1.4. Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1. Đối tƣợng 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4 1.4.2.1. Phạm vi về thời gian 4 1.4.2.2. Phạm vi về không gian 4 1.5. Cấu trúc khóa luận 4 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở lý luận về sai phạm trong BCTC 5 2.1.1. Định nghĩa về BCTC và sai phạm, gian lận trong BCTC 5 2.1.2. Động cơ gây gian lận trên BCTC 6 2.1.2.1. Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị 6 2.1.2.2. Áp lực cao đối với Nhà quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba 7 2.1.2.3. Động cơ liên quan đến hợp đồng nhân sự 8 2.1.3. Những thủ thuật gian lận trong BCTC 9 v
  8. 2.1.3.1. Ghi nhận sai thời kỳ về các khoản mục doanh thu, chi phí 9 2.1.3.2. Ghi nhận doanh thu ảo 10 2.1.3.3. Che giấu nợ 11 2.1.3.4. Công bố thông tin trong báo cáo tài chính không đúng 11 2.1.3.5. Xác định giá tài sản, chi phí không đúng 12 2.1.4. Trách nhiệm ngăn ngừa gian lận trong BCTC 12 2.1.4.1. Trách nhiệm của Ban Giám đốc 12 2.1.4.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên 13 2.1.5. Các nghiên cứu về nhận diện gian lận trong BCTC 13 2.1.5.1. Nghiên cứu trong nƣớc 13 2.1.5.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài 16 2.2. Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập số liệu ngành bất động sản 22 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 22 2.2.2. Mô tả dữ liệu 23 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sai phạm BCTC ngành Bất động sản 27 2.3.1. Khung nghiên cứu 27 2.3.1.1. Mô hình M-score của Beneish (1999) 27 2.3.1.2. Mô hình dồn tích của Friedlan (1994) 28 2.3.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng gian lận báo cáo tài chính của Rhee và các cộng sự (2003) 29 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 29 Chƣơng 3 GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 32 3.1. Thực trạng về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2016 32 3.2. Thực trạng về chênh lệch thông tin trên BCTC trƣớc và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán 36 vi
  9. 3.2.1. Thực trạng trong nƣớc 36 3.2.2. Thực trạng ở nƣớc ngoài 39 3.3. Tổng quan về thị trƣờng bất động sản tại Việt Nam 40 3.3.1. Khái niệm về bất động sản 40 3.3.2. Khái quát về thị trƣờng bất động sản tại Việt Nam 41 3.3.3. Hƣớng đi cho thị trƣờng Bất động sản tại Việt Nam 42 Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44 4.1. Kết quả nghiên cứu 44 4.1.1. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình 44 4.1.2. Kết quả mô hình 46 4.1.2.1. Kết quả bƣớc 1: Lựa chọn những biến có ý nghĩa trong mô hình . 46 4.1.2.2. Kết quả bƣớc 2: Xây dựng mô hình M-score phù hợp với dữ liệu ngành Bất động sản 2013 – 2015 48 4.1.2.3. Kết quả bƣớc 3: Ƣớc lƣợng ngƣỡng giá trị phù hợp để phân loại các công ty sai phạm báo cáo tài chính đồng thời xác định tính chính xác của mô hình qua dữ liệu ngành bất động sản năm 2016 48 4.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu 53 Chƣơng 5 KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 54 5.1. Khuyến nghị 54 5.1.1. Về phía doanh nghiệp 54 5.1.1.1. Nâng cao vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát 54 5.1.1.2. Nâng cao vai trò của Kiểm toán độc lập 54 5.1.1.3. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của đội ngũ kế toán 55 5.1.2. Về phía Nhà nƣớc 55 5.1.2.1. Tăng cƣờng các biện pháp xử lý vi phạm 55 5.1.2.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trên thị trƣờng chứng khoán 56 vii
  10. 5.1.2.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam 56 5.1.3. Về phía nhà đầu tƣ 57 5.2. Kết luận 57 viii
  11. DANH SÁCH CÁC BIỂU, BẢNG, HÌNH Hình 2.1 Mô hình tam giác gian lận 16 Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu của ACFE 19 Bảng 2.2 Kết quả thống kê số liệu theo loại gian lận ACFE 19 Bảng 2.3 Mô tả các biến trong mô hình 24 Bảng 2.4 Bảng kiểm tra mức độ chính xác của mô hình 31 Bảng 3.1 Một số DN BĐS triển vọng theo số liệu về quỹ đất (11/2014) 41 Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến độc lập đƣa vào mô hình 44 Bảng 4.2 Bảng ma trận hệ số tƣơng quan của các biến trong mô hình 46 Bảng 4.3 Bảng thống kê kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình 46 Bảng 4.4 Bảng kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) 47 Bảng 4.5 Bảng kết quả ƣớc lƣợng mô hình (2) 48 Bảng 4.6 Ngƣỡng M-socre tƣơng ứng với mức xác suất dự báo 49 Bảng 4.7 Kết quả chạy mô hình qua dữ liệu ngành Bất động sản 2016 52 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp các dự báo theo ngƣỡng xác suất 52 Bảng 4.9 Bảng kết quả mức độ chính xác của mô hình 53 ix
  12. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên x
  13. Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Gian lận trong công bố thông tin trên Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới bị phá sản vào đầu thế kỷ 21. Các công ty bị phá sản đã cho là có gian lận về BCTC có thể kể ra rất nhiều nhƣ: Lucent, Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest, Điển hình là Enron – công ty khí tự nhiên lớn nhất nƣớc Bắc Mỹ tập niên 90, giá cổ phiếu Enron tăng vùn vụt qua các năm (tăng 311% từ 1990 đến 1998), là ngôi sao sáng chói trên thị trƣờng chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên sự tăng trƣởng không ngừng đó lại đi kèm với gian lận. Ban điều hành đã khai thác những khe hở kế toán, sử dụng các thể chế đặc thù và các báo cáo tài chính không trung thực để đẩy giá cổ phiếu, làm hài lòng các nhà đầu tƣ Phố Wall. Thậm chí họ còn gây áp lực với công ty kiểm toán bỏ qua các vấn đề rủi ro ở Enron. Khi mọi việc vỡ lở đã làm công ty phá sản, giá cổ phiếu đang từ mức đỉnh 90 USD năm 2000 rơi xuống xuống còn chƣa tới 1 USD vào cuối tháng 11/2011, các nhà đầu tƣ mất trắng hàng tỷ USD và khoảng 20.000 nhân viên mất việc làm. Vụ bê bối này cũng đánh động các nhà chức trách ban hành luật mới nhằm tăng cƣờng tính chính xác BCTC Nhà quản lý cao cấp gồm cả Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc tài chính (CFO) của những công ty này đều bị cho rằng đã tham gia vào việc chế biến số liệu đƣa đến gian lận BCTC. Rõ ràng, việc phát hiện sai phạm trên BCTC nhằm đảm bảo tính trung thực của nó đã trở thành thách thức lớn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ các bên có liên quan. Do vậy, gian lận trong BCTC luôn là chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, năm 1996 Beasley đã tiến hành phân tích kinh nghiệm mối liên hệ giữa thành phần Ban Giám đốc và gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy số thành viên độc lập từ bên ngoài công ty trong Ban Giám đốc càng nhiều thì hành động gian lận BCTC càng giảm. Nghiên cứu năm 2002 của Rezaee tập trung nhận diện nguyên nhân, hậu quả và phƣơng pháp ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ. Nghiên cứu đã trình bày các giải pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa nhằm giảm thiểu hành động gian lận BCTC, bao gồm các giải pháp đến phân tích chức năng, vai trò của các bên có liên quan đến quy trình lập và công bố BCTC của công ty nhƣ Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, Kiểm soát nội bộ, đội ngũ quản lý cấp cao, Kiểm toán độc lập, các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Rõ ràng, nhận diện gian lận 1
  14. trong BCTC đã đƣợc nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Việc phát sinh gian lận trên BCTC ở những công ty có tầm vóc lớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của BCTC. Nó cũng là thách thức lớn đối với ngƣời quản lý công ty cũng nhƣ đối với Kiểm toán viên trong việc phát hiện các sai phạm trên BCTC. Do vậy, gian lận luôn là chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và nhiều nghề nghiệp khác nhau quan tâm. Ngoài những vi phạm của các công ty đại chúng có thể nhìn ra đƣợc, các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán cũng cho hay, những năm gần đây nền kinh tế rất khó khăn. Không ít doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán rơi vào hoàn cảnh doanh thu bán hàng giảm, hàng hóa chậm luân chuyển, trong khi lãi suất ngân hàng lại lên cao, chi phí đầu vào cao, Khiến công ty không hoàn thành kế hoạch, thậm chí còn lỗ nặng. Điều này dẫn đến việc một vài đơn vị có những gian lận để làm đẹp BCTC nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, mặc dù các công ty kiểm toán đã thực hiện đủ các thủ tục và chuẩn mực, nhƣng vẫn không thể phát hiện đƣợc hết các gian lận từ phía các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định về lập BCTC hiện tại về các bên liên quan vẫn còn theo hƣớng liệt kê mà chƣa chú trọng vào việc xây dựng nguyên tắc xác định đâu là các bên liên quan cũng nhƣ yêu cầu cụ thể về thuyết minh các giao dịch với các bên liên quan, tạo điều kiện cho các công ty né tránh hoặc không trình bày đầy đủ về các thông tin này, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của BCTC. Trong những năm gần đây, ngành Bất động sản tại Việt Nam đang có chiều hƣớng hồi phục và dần đi vào quỹ đạo. Các dự án nhà ở, đất đai, kinh doanh, đã và đang phát triển một cách chóng mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Thị trƣờng bất động sản là thị trƣờng quan trọng trong nền kinh tế, có mối liên hệ mật thiết với các thị trƣờng khác, nhƣ: thị trƣờng vật liệu xây dựng, thị trƣờng lao động, thị trƣờng khoa học công nghệ và đặc biệt là với thị trƣờng tài chính, tiền tệ. Theo phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở các nƣớc phát triển nếu đầu tƣ vào lĩnh vực BĐS tăng lên 1 USD sẽ thúc đẩy các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển 1,5 - 2 USD. Vì thế, trong tƣơng lai, ngành Bất động sản là ngành có tiềm năng, cần đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Để thu hút đƣợc nguồn đầu tƣ cho ngành này, tính minh bạch và trung thực của thông tin đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, cơ chế phát hiện và xử lý sai sót trên BCTC của Việt Nam hiện chƣa đƣợc hoàn thiện. Vì vậy, vấn đề gian lận trên BCTC của ngành Bất động sản cần đƣợc quan tâm hơn nữa. Từ những phân tích về hậu quả của sai phạm báo cáo tài chính nhƣ trên, kết hợp với những thông tin về thị trƣờng Bất động sản Việt Nam, cho thấy việc phát hiện sai phạm báo cáo tài chính ngành này là rất cần thiết. 2
  15. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đƣợc thực hiện để xác định các nhân tố có thể giúp Kiểm toán viên, Ban Quản trị cũng nhƣ cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhận diện khả năng gian lận trong BCTC của các công ty niêm yết, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa tình trạng này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài này là nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính trung thực trong báo cáo tài chính của các công ty trên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mô tả thực trạng về sai lệch báo cáo tài chính các công ty ngành Bất động sản niêm yết trên hai sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 - 2015. Xây dựng mô hình dự đoán sai lệch BCTC phù hợp với ngành Bất động sản Việt Nam năm 2016 dựa trên những mô hình sẵn có và đƣợc chứng minh có hiệu quả cao trong việc đánh giá sai lệch BCTC. Đánh giá khả năng dự báo mô hình đƣợc xây dựng, đồng thời từ mô hình đƣa ra những đề xuất hữu ích cho những đối tƣợng quan tâm về nhận diện sai lệch báo cáo tài chính trọng yếu. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc thu thập từ các mẫu BCTC trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 - 2015. 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu (sẽ đề cập chi tiết ở chương 2) Sử dụng phần mềm Eviews 6 để tiến hành thống kê mô tả dữ liệu (giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, ) các biến thu thập đƣợc dựa trên số liệu thu thập từ các mẫu BCTC trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 - 2015. Phƣơng pháp định lƣợng sử dụng mô hình logistic ƣớc lƣợng bằng phần mềm Eviews 6. Mô hình logistic với biến đầu ra là biến giả 0; 1 nhằm nhận dạng báo cáo tài chính có dấu hiệu sai lệch hay không. Mô hình logistic này sử dụng 3
  16. dữ liệu các mẫu báo cáo tài chính trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 - 2015. Sau khi xây dựng đƣợc mô hình ƣớc lƣợng, kiểm định tính chính xác của mô hình trên phần mềm Excel với số liệu từ báo cáo tài chính trƣớc và sau kiểm toán của các công ty thuộc ngành Bất động sản năm 2016. Khóa luận sử dụng mô hình Beneish để dự đoán khả năng sai sót trọng yếu do gian lận báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE). Nghiên cứu của Beneish (1999) đã xây dựng mô hình M-score (M viết tắt của “manipulation” - thao túng) để xác định để xác định các công ty có thực hiện thao túng thu nhập hay không. 1.4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của bài viết là những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 – 2015. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi về thời gian - Thời gian thu thập số liệu: số liệu để thực hiện đề tài đƣợc thu thập trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016. - Thời gian thực hiện đề tài: đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ 13/02/2017 đến 05/5/2017. 1.4.2.2. Phạm vi về không gian Mẫu số liệu nghiên cứu đƣợc chọn từ các Báo cáo tài chính (BCTC) trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE). 1.5. Cấu trúc khóa luận Chƣơng 1: Mở đầu. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Giới thiệu về thị trƣờng chứng khoán tổng quan về thị trƣờng Bất động sản tại Việt Nam. Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Khuyến nghị - Kết luận. 4
  17. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về sai phạm trong BCTC 2.1.1. Định nghĩa về BCTC và sai phạm, gian lận trong BCTC Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm: báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lƣu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo khác theo quy định của pháp luật (Điều 29, Luật Kế toán số: 88/2015/QH13). Theo từ điển tiếng Việt: gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt ngƣời khác. Theo nghĩa rộng: gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để thu đƣợc một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thƣờng thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Theo Lý thuyết Kiểm toán (GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- NXB Tài chính): sai phạm là yếu tố mấu chốt trong việc xác minh tính trung thực của thông tin kế toán và hoạt động tài chính. Sai phạm bao gồm gian lận và sai sót. “Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tƣ lợi”. “Sai sót là lỗi không cố ý, thƣờng đƣợc hiểu là sự nhầm lẫn bỏ sót hoặc yếu kém về năng lực gây ra sai phạm”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung): “Sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và sai sót, cần xem xét hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý”. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 cũng định nghĩa: “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều ngƣời trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”. Nhƣ vậy, gian lận và sai sót đều là hành vi sai phạm; trong lĩnh vực tài chính kế toán các hành vi này gây lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế. Tuy nhiên, hai hành vi này khác nhau về khía cạnh ý thức và mức độ “trong yếu” của sai phạm. Về mặt ý thức, sai sót là hành vi không có chủ ý, nguyên nhân của sai sót có thể là do năng lực hạn chế hoặc do sao nhãng, thiếu thận trong trong công việc; trong khi đó gian lận là hành vi có chủ ý cố ý gây ra sự sai khác để trục lợi. Từ sự 5
  18. khác nhau về ý thức nên gian lận đƣợc che giấu rất tinh vi và khó phát hiện, còn sai sót dễ phát hiện hơn. Một sự khác nhau nữa của gian lận và sai sót là mức độ trong yếu. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung), thông tin đƣợc coi là trọng yếu nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hƣởng đến các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Nếu hành vi gian lận thì luôn đƣợc xem là nghiêm trọng, còn hành vi sai sót mức độ trọng yếu đƣợc xem xét trên qui mô và tính chất của sai phạm. Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý. Luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các sai sót cố ý trong báo cáo tài chính hay nói cách khác là nghiên cứu các gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 2.1.2. Động cơ gây gian lận trên BCTC 2.1.2.1. Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị Tình hình tài chính hay mức sinh lời không ổn định của doanh nghiệp vẫn luôn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến doanh nghiệp phải thực hiện các thao túng trên báo cáo tài chính. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung rất cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ. Hay nói cách khác, tài chính của doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức, huy động, phân phối, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sự tồn tại cũng nhƣ nổ lực của doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt động, là kết quả tất yếu của mọi mặt mà doanh nghiệp hoạt động. Dựa vào đó, ngƣời sử dụng BCTC sẽ biết đƣợc tình trạng hay trạng thái cụ thể cũng nhƣ xu thế phát triển của doanh nghiệp về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, về chính sách huy động sử dụng vốn, về tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời cũng qua xem xét tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tƣ có thể dự báo đƣợc những chỉ tiêu tài chính trong tƣơng lai, dự báo đƣợc những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sắp đƣơng đầu nhằm giảm thiểu tối đa tỷ xuất rủi ro trong đầu tƣ cho bản thân mình. Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tƣ, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận 6
  19. thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể (mức sinh lời). Chính vì những lý do trên, sự ổn định về tình hình tài chính hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp ảnh hƣởng rất nhiều đến quyết định của nhà đầu tƣ. Những nhà đầu tƣ sẽ xem xét các số liệu mà doanh nghiệp công bố trên BCTC và áp dụng các công thức tính toán để quyết định có nên đầu tƣ vào doanh nghiệp hay không. Đồng thời, vì một số lý do chủ quan hoặc khách quan mà sự ổn định về tính hình tài chính hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng không tốt bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị, dẫn đến doanh nghiệp có động cơ gian lận trên BCTC nhằm qua mắt nhà đầu tƣ, thu hút nhà đầu tƣ góp vốn vào công ty mình. 2.1.2.2. Áp lực cao đối với Nhà quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tƣ về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tƣơng ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trƣờng. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lƣợng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật thao túng BCTC. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc có điều kiện thực hiện hành vi gian lận vì họ có khả năng làm sai lệch sổ kế toán và lập báo cáo tài chính gian lận bằng cách khống chế kiểm soát mà dƣờng nhƣ đang hoạt động tốt. Mặc dù mức độ rủi ro xảy ra việc Ban Giám đốc khống chế kiểm soát ở mỗi đơn vị là khác nhau , nhƣng rủi ro này có thể tồn tại trong tất cả các đơn vị. Do việc khống chế kiểm soát xảy ra không thể đoán trƣớc đƣợc nên đây là loại rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và là rủi ro đáng kể . Sai sót cố ý có thể xuất phát từ chủ định của Ban Giám đốc nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh, làm ngƣời sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị đƣợc kiểm toán. Việc điều chỉnh kết quả kinh doanh có thể bắt đầu từ những hành vi nhỏ hoặc những điều chỉnh không thích hợp đối với các giả định và thay đổi các xét đoán của Ban Giám đốc. Áp lực và động cơ dẫn đến các hành vi nêu trên có thể tăng thêm mức độ ảnh hƣởng và dẫn đến việc lập báo cáo tài chính gian lận. Đó là khi do áp lực phải đạt đƣợc các mục tiêu về thị trƣờng hoặc mong muốn tối đa hóa tiền lƣơng và 7
  20. thƣởng dựa trên hiệu quả hoạt động, Ban Giám đốc cố ý tìm mọi cách lập báo cáo tài chính gian lận bằng cách tạo ra sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Trong một số đơn vị, Ban Giám đốc có thể tìm cách báo cáo giảm lợi nhuận nhằm làm giảm số thuế phải nộp (ví dụ: thuế suất thuế TNDN thay đổi từ mức 25% năm 2013 xuống còn 22% năm 2014 và 20% năm 2017, điều này càng làm cho các Nhà quản lý thúc đẩy hành vi gian lận BCTC nhằm điều chỉnh lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế TNDN; Giả sử thu nhập chịu thuế của năm 2013 là 1.000.000 thì thuế TNDN phải nộp là 25% x 1.000.000 = 250.000, khi Doanh nghiệp điều chỉnh thu nhập chịu thuế của năm 2013 xuống còn 800.000 thì thuế TNDN phải nộp là 25% x 800.000 = 200.000, như vậy thuế TNDN phải nộp giảm 50.000 tức là 25% x 200.000 = 50.000 và số thu nhập điều chỉnh giảm năm 2013 là 200.000 sẽ được dịch chuyển sang năm 2014 phần thu nhập được điều chỉnh này sẽ chịu thuế suất TNDN 22%. Do đó thuế TNDN phải nộp trên phần thu nhập chịu thuế được điều chỉnh của năm 2013 chuyển qua là 22% x 200.000 = 44.000. Như vậy Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 6.000 chi phí thuế TNDN phải nộp. Hay nói cách khác, Doanh nghiệp sẽ kiếm được 3% trên số thu nhập chịu thuế được điều chỉnh) hoặc báo cáo tăng lợi nhuận để việc vay vốn ngân hàng đƣợc thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, rủi ro về việc kiểm toán viên không phát hiện hết sai sót trọng yếu xuất phát từ hành vi gian lận của Ban Giám đốc là cao hơn so với việc phát hiện sai sót do gian lận của nhân viên, bởi vì Ban Giám đốc thƣờng xuyên có điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp thao túng việc ghi sổ kế toán, trình bày các thông tin tài chính gian lận hoặc khống chế các thủ tục kiểm soát đƣợc thiết lập nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận tƣơng tự của các nhân viên khác. Đối với một số hợp đồng đi vay, khi chủ nợ cho rằng doanh nghiệp đang làm ăn không có lãi, gặp rủi ro mất khả năng thanh toán nợ, chủ nợ có thể yêu cầu tăng lãi suất các khoản nợ hoặc yêu cầu thanh toán khoản nợ ngay lập tức. Bởi vậy, doanh nghiệp có động cơ điều chỉnh lợi nhuận để tránh các rắc rối liên quan đến hợp đồng đi vay. Hệ quả là, các nhà quản trị sử dụng thủ thuật để tăng lợi nhuận. Chính vì thế, nếu công ty muốn nhận đƣợc vốn đầu tƣ từ các bên thứ ba thì nhất thiết công ty đó phải có BCTC hợp lý và thể hiện sức khỏe tài chính tốt của công ty. Bởi thế, dù muốn hay không muốn nhà quản lý vẫn luôn có xu hƣớng tiến hành thao túng báo cáo tài chính để nhận đƣợc sự ủng hộ từ các bên thứ ba. 2.1.2.3. Động cơ liên quan đến hợp đồng nhân sự Nhà quản trị doanh nghiệp đƣơng nhiệm có khả năng đối mặt với nguy cơ bị sa thải nếu công ty làm ăn thua lỗ, bởi vậy anh ta có động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận để tránh việc bị sa thải. Mặt khác, khi đã có sự thay đổi nhà quản trị 8
  21. diễn ra, nhà quản trị mới sẽ cố gắng dịch chuyển lợi nhuận từ thời điểm anh ta đƣợc chuyển giao để thể hiện năng lực lãnh đạo, khả năng chuyên môn. Thực tế các doanh nghiệp có chế độ trả lƣơng thƣởng cho nhà quản trị nói riêng và ban điều hành nói chung bằng tỷ lệ nhất định nhân với lợi nhuận kế toán. Vì tỷ lệ này là không đổi, nên muốn tăng mức lƣơng thƣởng nhận đƣợc buộc nhà quản trị phải tăng lợi nhuận. Hay một cách trả lƣơng thƣởng khác thƣờng đƣợc áp dụng: nếu doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối thiểu X đồng thì nhà quản trị đƣợc Y đồng tiền lƣơng thƣởng. Nhƣ vậy để đạt đƣợc mục đích thù lao, nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận về X đồng, phần dƣ thừa có thể chuyển sang năm sau. 2.1.3. Những thủ thuật gian lận trong BCTC Có hai xu hƣớng ngƣời quản lý gian lận BCTC, các nhà quản trị sử dụng hai xu hƣớng gian lận này tùy thuộc vào tình hình công ty. - Xu hƣớng 1: phóng đại doanh thu và tài sản đồng thời làm giảm chi phí và nợ phải trả trên báo cáo tài chính. Mục đích của việc này nhằm thu hút huy động vốn đầu tƣ từ bên thứ 3 vào doanh nghiệp, tạo sự an tâm cho nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào doanh nghiệp. - Xu hƣớng 2: cố ý nói giảm doanh thu và tài sản và phóng đại chi phí và các khoản nợ. Mục đích chính của việc này nhằm qua mắt cơ quan thuế, hạn chế tối đa số tiền thuế phải nộp cho Nhà nƣớc. Bonner và các cộng sự (1998) cũng có nghiên cứu về cách thức gian lận báo cáo tài chính. Trong nghiên cứu này, nhóm chỉ ra rằng có ba loại phổ biến nhất của gian lận bao gồm cả ghi nhận doanh thu không có thật, ghi nhận doanh thu quá sớm hoặc ghi sai giá trị tài sản hoặc ghi giảm chi phí/nợ. Ngoài ra, một cách gian lận phổ biến nữa là bán hàng không có thực, dự phòng tổn thất nhỏ hơn chi phí nợ xấu, công bố thông tin hạng mục tài chính không chính xác và bỏ qua các hoặc thay đổi nguyên tắc kế toán. 2.1.3.1. Ghi nhận sai thời kỳ về các khoản mục doanh thu, chi phí Gian lận trong BCTC có thể đƣợc thực hiện bởi kỹ thuật ghi nhận sai niên độ. Trong đó, doanh thu hay chi phí đƣợc ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngƣợc lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn. Ví dụ tại Việt Nam, trong mùa kiểm toán năm 2010, đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cƣ - Khu chung cƣ Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định 9
  22. cƣ. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã đƣợc cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã ƣớc tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn nhƣ trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chƣa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu. Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cƣ - Khu chung cƣ Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải đƣợc ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhƣng đã đƣợc doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010. 2.1.3.2. Ghi nhận doanh thu ảo Doanh thu ảo đƣợc tạo ra thông qua việc ghi nhận doanh thu nhƣng thực tế doanh thu không bao giờ phát sinh. Doanh thu đƣợc ghi nhận này có thể liên quan đến các khách hàng có trong thực tế hoặc những khách hàng không có thực. Kết quả là làm tăng doanh thu, lợi nhuận và tài sản. Cụ thể là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực. Kỹ thuật thƣờng sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhƣng hàng hóa không đƣợc giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại. Ghi nhận doanh thu ảo còn đƣợc thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên Hóa đơn nhƣ số lƣợng, giá bán hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chƣa hoàn tất, chƣa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá, dịch vụ đƣợc bán. Ví dụ tại Việt Nam, công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trƣớc kiểm toán. Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến loại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chƣa đƣợc đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) -Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia đƣợc ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trƣớc thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tƣơng ứng là 9,28 tỷ đồng. Ngoài ra, vụ bê bối của công ty bảo hiểm Equity Funding ở Mỹ liên quan đến ghi nhận doanh thu ảo để thổi phồng doanh thu và khoản phải thu khách hàng. Để tạo doanh thu ảo, CEO của công ty đã tạo ra những hợp đồng bảo hiểm 10
  23. giả. Bảy năm sau (năm 1973), gian lận này đƣợc phát hiện bởi các nhân viên bất mãn. Tại thời điểm đó, giá trị khoản phải thu khách hàng giả là 2 tỷ đô la (trong số 3 tỷ đô là phải thu khách hàng). 2.1.3.3. Che giấu nợ Che giấu công nợ đƣa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trƣớc thuế sẽ tăng tƣơng ứng với số chi phí hay công nợ bị che giấu. Đây là phƣơng pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thƣờng không để lại dấu vết. Có ba phƣơng pháp chính thực hiện giấu chi phí: Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng; Vốn hoá chi phí; Không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trƣớc chi phí bảo hành. Ví dụ tại Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở màn cho hoang mang của nhiều nhà đầu tƣ với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả trƣớc kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trƣớc thuế giảm một lƣợng tƣơng ứng. Dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng. Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng nhƣ VAS 16, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu thực hiện đúng nhƣ VAS 16, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tƣơng ứng 1,04 tỷ đồng. 2.1.3.4. Công bố thông tin trong báo cáo tài chính không đúng Một trong những nguyên tắc của gian lận là luôn luôn che dấu gian lận. Các doanh nghiệp có gian lận luôn tìm cách che dấu vi phạm trong sổ kế toán. Một hình thức che dấu khác là che dấu thông tin công bố trong báo cáo tài chính. Bỏ sót công bố thông tin về nợ, các sự kiện quan trọng, giao dịch các bên có liên quan, giao dịch nội bộ, có thể là cách thức che dấu gian lận. Công bố thông tin không thích hợp, không đầy đủ có thể là cách để che dấu bằng chứng gian lận. Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của ngƣời sử dụng BCTC. Ví dụ tại Việt Nam, trong báo cáo kiểm toán về BCTC của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lƣu ý ngƣời sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chƣa thực hiện do đánh giá lại số dƣ có gốc ngoại tệ cuối 11
  24. năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang đƣợc ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc, việc áp dụng TT 201/2009/TT-BTC giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VAS 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho ngƣời sử dụng thấy một phần lợi nhuận đƣợc tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra. 2.1.3.5. Xác định giá tài sản, chi phí không đúng Bằng việc nâng giá trị tài sản (thƣờng là hàng tồn kho, phải thu và tài sản dài hạn), tăng vốn hoá chi phí, hoặc giảm chi phí (nhƣ chi phí dự phòng, khấu hao, ), doanh nghiệp có thể báo cáo lợi nhuận và vốn chủ sở hữu cao hơn thực tế. Một công ty có thể thổi phồng tài sản nhằm gia tăng lợi nhuận trong một kỳ; chẳng hạn ghi tăng tài sản và tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng doanh thu (thu nhập) tạo ra một khoản lợi nhuận phù phép. 2.1.4. Trách nhiệm ngăn ngừa gian lận trong BCTC Có ba cách thông thƣờng nhất để đối phó với gian lận: ngăn ngừa, phát hiện và trừng phạt. Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trƣớc hết thuộc về trách nhiệm của ngƣời quản lý đơn vị thông qua việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu. Việc phát hiện các gian lận còn thuộc về trách nhiệm của kiểm toán viên. Theo đoạn 02 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 240 - Gian lận và sai sót): “Khi lập kế hoạch và thực hiện thủ tục kiểm toán, khi đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét xem có các sai phạm do gian lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính không?” 2.1.4.1. Trách nhiệm của Ban Giám đốc Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trƣớc hết thuộc về trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty đƣợc kiểm toán. Điều quan trọng là Ban giám đốc, với sự giám sát của hội đồng quản trị, phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận nhằm làm giảm bớt các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận qua đó thuyết phục các cá nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt. Trách nhiệm này bao gồm việc cam kết tạo ra văn hóa trung thực và hành vi có đạo đức mà có thể đƣợc tăng cƣờng bằng hoạt động giám sát tích cực của hội đồng quản trị. 12
  25. 2.1.4.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phƣơng diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là kiểm toán viên không phát hiện đƣợc một số sai sót làm ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã đƣợc lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đoạn A51 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200). 2.1.5. Các nghiên cứu về nhận diện gian lận trong BCTC Gian lận xuất hiện cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn và biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau. Gian lận xuất hiện trong mọi nghề nghiệp ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển xả hội. Chính vì vậy, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về gian lận đứng trên nhiều góc độ khác nhau nhằm giúp các nghề nghiệp có liên quan tìm đƣợc các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện gian lận. Nếu so sánh với thiệt hại to lớn của gian lận gây ra cho nền kinh tế thì kết quả của những công trình nghiên cứu về gian lận chỉ dừng lại ở một mức độ đóng góp rất khiêm tốn. Tuy vậy, nó giúp ích rất nhiều cho các nghề nghiệp có liên quan có thể nhận diện và phát hiện gian lận, đặc biệt là nghề nghiệp kiểm toán. Dƣới đây là tóm tắt một số công trình nghiên cứu về gian lận ở Việt Nam và trên thế giới: 2.1.5.1. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhận dạng sai phạm báo cáo tài chính cũng đƣợc chia thành nghiên cứu sử dụng mô hình dồn tích có điều chỉnh và nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thống kê. - Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014). Trong nghiên cứu tác giả áp dụng mô hình Friedlan (1994) đánh giá khả năng điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh DA. Với mẫu là 75 công ty niêm yết, kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng các công ty cổ phần niêm yết có xu hƣớng điều chỉnh lợi nhuận tăng trong kỳ báo cáo trƣớc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm mục tiêu thu hút nhà đầu tƣ để đợt chào bán đƣợc thành công. Cụ thể hơn, tác giả chỉ ra rằng các công ty có 13
  26. quy mô càng lớn thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng cao, nhằm đạt đƣợc mức kỳ vọng của thị trƣờng. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng mô hình có sẵn, chƣa có những thay đổi phù hợp với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. - Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013 - Phan Thị Thùy Dương. Nghiên cứu sử dụng mẫu 24 công ty cổ phần niêm yết ở Hose có phát hành thêm cổ phiếu trong năm 2013 thỏa mãn yêu cầu có báo cáo tài chính công bố 2 quý liên tiếp trƣớc quý phát hành cổ phiếu. Áp dụng mô hình mô hình Jones, tác giả chỉ ra rằng các công ty niêm yết trên sàn Hose có thực hiện điều chỉnh lợi nhuận trƣớc khi phát hành thêm cổ phiếu. Các công ty điều chỉnh lợi nhuận chia làm 2 nhóm: điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm, mức độ điều chỉnh nhìn chung khá lớn. Nhóm điều chỉnh tăng lợi nhuận có mức điều chỉnh trung bình khoảng 18,19% tổng tài sản đầu quý; nhóm điều chỉnh giảm lợi nhuận có mức điều chỉnh trung bình khoảng 11,24% trên tổng tài sản đầu quý. Bên cạnh đó tác giả cũng nhận định: Việc điều chỉnh tăng lợi nhuận đã đem lại kết quả nhƣ mong đợi cho các công ty. Đối với các công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận, việc 33 điều chỉnh đợt phát hành bổ sung cổ phiếu có tác động tích cực tới giá cổ phiếu. Các công ty còn điều chỉnh giảm lợi nhuận có thể do những công ty này tồn tại nhiều mục tiêu khác nhau ngoài giá cổ phiếu. Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Phƣơng, nghiên cứu này đƣợc dựa trên những nghiên cứu trƣớc đó và chƣa có sự điều chỉnh phù hợp. - Các cách đo lường sự trung thực của các chỉ tiêu lợi nhuận - Phạm Thị Bích Vân (2013). Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2013) đo lƣờng sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính theo bốn cách. T là sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận. Cách thức nhất: mô phỏng theo nghiên cứu của Leuz và các cộng sự (2003), tính tỷ lệ giữa độ lệch chuẩn của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho độ lệch chuẩn dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỷ lệ này càng nhỏ thể hiện sự che giấu lợi nhuận càng cao. Độ lệch chuẩn thuần từ hoạt động kinh doanh T = Độ lệch chuẩn dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 14
  27. Cách thứ hai: đo lƣờng sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận bằng cách tính toán tỷ lệ giữa tài sản hoạt động thuần chia cho doanh thu thuần, tỷ lệ này càng nhỏ thì độ trung thực càng cao (Barton và Simko- 2002). Tài sản – Nợ phải trả – Tiền và tƣơng đƣơng tiền – Đầu tƣ ngắn hạn T = Doanh thu thuần Cách thứ ba: đo lƣờng sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận là tính toán tỷ số giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế (Penman - 2001), tỷ số này càng nhỏ thì độ trung thực của lợi nhuận càng cao. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh T = Lợi nhuận sau thuế Cách thứ tƣ: của chính tác giả, sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận đƣợc tính bằng tỷ số giữa biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đƣợc (DA) chia cho lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng nhỏ thì độ trung thực của lợi nhuận càng cao. Giá trị biến kế toán dồn tích có điều chỉnh (DA) T = Lợi nhuận sau thuế Kết quả của nghiên cứu với 111 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE trong giai đoạn 2009 - 2011, nếu 4 cách trên có kết quả đồng nhất, có thể kết luận rằng có sai phạm. Hạn chế của nghiên cứu này là không có sự so sánh giữa các mô hình và chƣa xác định rõ % chính xác của các mô hình dự báo. - Nghiên cứu về sai sót báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) sử dụng mô hình Beneish để dự đoán khả năng sai sót trọng yếu do gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu đƣa ra sau khi áp dụng mô hình Beneish tỷ lệ phát hiện gian lận là 63,33% trên mẫu 30 công ty đƣợc chọn. Tác giả cũng nhận định mô hình M-score của Beneish có thể đƣợc sử dụng nhằm phát hiện sớm một số công ty có khả năng thực hiện các hành vi thao túng trên báo cáo tài chính tại thị trƣờng Việt Nam. Hạn chế của mô hình chỉ dừng lại ở áp dụng trực tiếp mô hình gốc Beneish. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu sớm về sử dụng kỹ thuật thống kê, cụ thể là mô hình dự báo gian lận M-score, vậy nên đóng góp lớn nhất của nghiên cứu chính là mở đƣờng cho việc xây dựng M-score ở Việt Nam. - Phát hiện sai phạm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết - Hoàng Khánh, Trần Thị Thu Hiền (2015) Ứng dụng các nghiên cứu của DeAngelo (1986), Friedlan (1994) và Beneish (1999), nhằm xây dựng mô hình nhận diện khả năng sai phạm BCTC 15
  28. của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai mô hình: mô hình gốc 8 biến của Beneish và mô hình 10 biến đƣợc pháp triển thêm hai biến dồn tích (DA) và biến quy mô doanh nghiệp Size. Từ kết quả ƣớc lƣợng hồi quy, tác giả kết luận về 2 mô hình hồi quy nhƣ sau: Mt = 0,67872 – 0,669SGIt + 0,684AQIt – 0,477DEPIt + εt (1) Mt = 0,84323 – 0,933SGIt + 0,748AQIt – 0,524DEPIt + 0,845DAt + εt (2) Độ chính xác hai mô hình lần lƣợt là 63.41% và 68.29% tính theo kết quả kiểm toán độc lập. Với mô hình (2), sau khi thêm biến DA, ta cũng thấy đƣợc một kết quả cao hơn về dự đoán sai phạm báo cáo tài chính cao hơn kết quả của nghiên cứu gốc Beneish (1999). 2.1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài - Tam giác gian lận, Donald R. Cressey Công trình nghiên cứu của Donald R. Cressey (1919-1987): Donald R. Cressey là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trƣờng Đại học Indiana (Mỹ) vào những năm 40 của thế kỷ 20. Cressy đã chọn việc nghiên cứu về vấn đề tham ô, biển thủ làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. Cressey tập trung phân tích gian lận dƣới góc độ tham ô và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200 trƣờng hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trên. Ông đã đƣa ra mô hình: Tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày về các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận mà ngày nay đã trở thành một trong những mô hình chính thống dùng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc nghiên cứu gian lận, trong đó có nghề nghiệp kiểm toán. Cơ hội Áp lực Thái độ, cá tính Hình 2.1 Mô hình tam giác gian lận 16
  29. Theo ông, gian lận chỉ phát sinh khi hội đủ 3 nhân tố sau: + Áp lực: Gian lận thƣờng phát sinh khi nhân viên, ngƣời quản lý hay tổ chức chịu áp lực. Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân nhƣ: khó khăn về tài chính, sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa ngƣởi chủ và ngƣời làm thuê, + Cơ hội: Khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận. Có hai yếu tố liên quan đến cơ hội là: nắm bắt thông tin và có kỹ năng thực hiện. + Thái độ, cá tính: Không phải mọi ngƣời khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện gian lận mà phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cá tính của từng cá nhân. Có những ngƣời dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện nhƣng vẫn không thực hiện gian lận và ngƣợc lại. Tâm lý thông thƣờng của con ngƣời là: lần đầu tiên khi thực hiện gian lận, ngƣời phạm tội thƣờng tự an ủi rằng, họ sẽ không để chuyện này lặp lại. Nhƣng nếu tiếp tục, ngƣời thực hiện sẽ không còn băn khoăn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ đƣợc chấp nhận hơn. Tam giác gian lận của Cressey đƣợc dùng để lý giải rất nhiều vụ gian lận. Tuy nhiên, do đây không phải là một tiên đề nên không thể khẳng định rằng mô hình này đúng với mọi trƣờng hợp. Tuy vậy, tam giác gian lận đƣợc áp dụng trong viêc nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận phát sinh trong nhiều nghề nghiệp trong đó có nghề nghiệp kiểm toán. - Công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners - ACFE) Vào năm 1993, một tổ chức chuyên nghiên cứu về gian lận ra đời bên cạnh Uỷ ban quốc gia chống gian lận Mỹ đó là Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận (ACFE). Cho đến nay, có thể nói đây là tổ chức nghiên cứu và điều tra về gian lận có quy mô lớn nhất thế giới. Ngay sau khi đƣợc thành lập, ACFE đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên quy mô lớn các trƣờng hợp gian lận. Đầu tiên, vào năm 1993, ACFE đã tiến hành gửi bảng câu hỏi cho khoản 10.000 thành viên của Hiệp hội nhằm thu thập thông tin về các trƣờng hợp về gian lận mà các thành viên này đã từng chứng kiến. Cho tới đầu năm 1995, đã có 2.608 phản hồi, trong đó có 1.509 trƣờng hợp đề cập trực tiếp đến vấn đề gian lận tài sản của tổ chức họ đã hay đang làm việc. Sau đó, các năm 2002, 2004, 2006, 2008, ACFE tiếp tục các cuộc nghiên cứu về gian lận trên qui mô toàn nƣớc Mỹ với phƣơng pháp tƣơng tự năm 1993, 17
  30. tức là tổng hợp nguồn thông tin từ thành viên của tổ chức ACFE nhƣng với một mục tiêu khác: tập trung vào phân tích cách thức tiến hành gian lận từ đó giúp các nghề nghiệp đƣa ra biện pháp ngăn ngừa và phát hiện gian lận trên BCTC. Một trong những con số thống kê đƣa ra rất ấn tƣợng là: Gian lận gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ là khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội vào năm 2004 (tƣơng đƣơng với 10.000 tỷ USD), tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD do gian lận. Đây là con số rất lớn vì nó gần gấp đôi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự trong năm 2003. Và tất nhiên là nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục, vƣợt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ƣu tiên dùng để phòng chống tội phạm năm 2003. Dù công trình nghiên cứu về gian lận ACFE đã đƣa ra những số liệu thống kê về những thiệt hại của việc gian lận trên báo cáo tài chính bị phát hiện, tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khó mà xác định đƣợc thiệt hại thực sự bởi lẽ không phải tất cả những gian lận đều bị phát hiện và không phải tất cả các gian lận đƣợc phát hiện đều đƣợc báo cáo và không phải tất cả gian lận đã báo cáo đều bị khởi tố theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu trên chỉ thống kê thiệt hại về kinh tế trực tiếp do gian lận trên báo cáo tài chính, trong khi còn rất nhiều thiệt hại vô hình không thể biểu hiện bằng con số cụ thể ví dụ nhƣ chi phí kiện tụng, phí bảo hiểm, sự sụt giảm niềm tin và tác động xấu đến thị trƣờng chứng khoán. Kết quả nghiên cứu về gian lận theo công trình nghiên cứu của ACFE Có ba loại gian lận nhƣ sau: + Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lƣơng). + Tham ô: Xảy ra khi ngƣời quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngƣợc với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba. + Gian lận trên Báo cáo tài chính: Là trƣờng hợp các thông tin trên Báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt ngƣời sử dụng thông tin. (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả hay chi phí). 18
  31. Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Loại gian lận Thiệt hại Thiệt hại Thiệt hại % % % (USD) (USD) (USD) Biển thủ 92.7% 93.000 91,5% 150.000 88,7% 150.000 Tham ô 30,1% 250.000 30,8% 538.000 27,4% 375.000 Gian lận trên BCTC 7,9% 1.000.000 10,6% 2.000.000 10,3% 2.000.000 Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu của ACFE Kết quả nghiên cứu của ACFE cho thấy, trong các trƣờng hợp khảo sát, gian lận liên quan đến tài sản tuy chiếm khoảng 90% trƣờng hợp nhƣng mức thiệt hại cho nền kinh tế là thấp nhất. Trong khi đó, các gian lận trên Báo cáo tài chính, tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất nhƣng hậu quả gây ra cho nền kinh tế là lớn nhất. Những phương pháp phổ biến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính Một trong những đóng góp rất lớn của ACFE là việc thống kê các phƣơng pháp gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính. Theo số liệu thống kê, dù gian lận trên Báo cáo tài chính xảy ra ít thƣờng xuyên hơn nhƣng tác động của chúng đối với báo cáo tài chính lớn hơn nhiều lần so với hành vi tham ô, biển thủ. Dƣới đây là thống kê các loại gian lận phổ biến trên BCTC. Loại gian lận Trƣờng hợp báo cáo % (trƣờng hợp) Che giấu công nợ 54 45% Ghi nhận doanh thu không có thật 52 43.3% Định giá sai tài sản 45 37.5% Ghi nhận sai niên độ 34 28,3% Không công bố đầy đủ thông tin 56 48% Bảng 2.2 Kết quả thống kê số liệu theo loại gian lận ACFE - Mô hình dồn tích có điều chỉnh của DeAnglo (1986) Mô hình của DeAngelo (1986) giả định rằng các thành phần biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) thời kỳ t là ngẫu nhiên và bằng với số biến kế toán dồn tích (TA) của thời kỳ t-1, do đó tác giả cho rằng sự thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích (TA) giữa thời kỳ t và t-1 có thể xuất phát từ hành vi điều chỉnh lợi nhuận. 19
  32. Biến kế toán có thể Biến kế toán dồn Biến kế toán dồn = - điều chỉnh (DAt) tích năm t (TAt) tích năm t-1 (TAt-1) Biến kế toán Dòng tiền thuần từ hoạt = Lợi nhuận sau thuế - dồn tích (TA) động kinh doanh Theo DeAngelo, phần kế toán có thể điều chỉnh (DA) hay sự thay đổi số biến kế toán dồn tích chính là phần lợi nhuận do nhà quản trị điều chỉnh. Nói cách khác, DA≠0 tƣơng đƣơng với có hiện tƣợng gian lận. Tuy nhiên mô hình của DeAngele chỉ đúng trong trƣờng hợp giả định, tức biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) của năm t ngẫu nhiên và bằng với số biến kế toán dồn tích (TA) của năm t-1. Trƣờng hợp công ty đang trong giai đoạn tăng trƣởng, biến kế toán không thể điều chỉnh sẽ thay đổi liên tục từ năm này qua năm khác không thể áp dụng mô hình DeAngele (1986). - Mô hình dồn tích có điều chỉnh của Friedlan (1994) Mô hình Friedlan (1994) ra đời đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của mô hình DeAngele. Friedlan giả định sự thay đổi trong tổng số trích trƣớc giữa hai kỳ kế toán là do sự ảnh hƣởng của hai nhân tố: (1) sự thay đổi do tăng trƣởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát triển. Mô hình nhƣ sau: Biến kế toán dồn tích Biến kế toán có Biến kế toán dồn tích (TA ) t năm t-1 (TA ) thể điều chỉnh = - t-1 (DAt) Doanh thut Doanh thut – 1 Theo Friedlan (1994), phần biến kế toán có thể điều chỉnh (DA) chính là lợi nhuận đƣợc điều chỉnh. Tùy thuộc vào kết quả tính toán DA nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng 0 để đƣa ra kết luận về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty. - M-score của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu (2005) Dựa trên M-score, Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu (2005) phát triển một mô hình nhằm phát hiện sự sai phạm báo cáo tài chính của các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nghiên cứu này, Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 126 công ty đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán. Mô hình đƣợc đƣa ra gồm 10 biến nhƣ sau: Chỉ số đòn bẩy (LVGI), chỉ số hàng tồn kho (DINV), chỉ số chi phí tài chính (FEI), chỉ số kì thu tiền (DSRI), chỉ số lợi nhuận gộp (GMI), chỉ số 29 chất lƣợng tài sản (AQI), chỉ số tăng trƣởng doanh thu (SGI), chỉ số khấu hao (DEPI), chỉ số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (SGAI), chỉ số tổng tài sản và tổng kế toán dồn tích (TATA). Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả không sử dụng mô hình logistic để ƣớc lƣợng mà sự dụng 3 bƣớc phân tích phân lớp để tính toán hệ số các biến trong mô hình: 20
  33. Mô hình của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu: M= 16,4952 DSRI – 13,1584 GMI + 8,3547 TATA + 8,1473 DINV - 2,5999 LVGI + 1,8112 DEPI + 1,6927 SGAI – 1,559 SGI + 1,2698 AQI + 0,6528 FEI Mô hình của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu mở rộng thêm hai biến là DINV và FEI so với mô hình gốc. Về độ chính xác của mô hình, so sánh với kết quả đƣợc công bố bởi Ủy ban Chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ (Capital Markets Board of Turkey) mô hình của Burcu Dikmen và Güray Küçükkocaoğlu dự báo đúng 81% công ty bị thao túng thu nhập và 65% công ty không bị thao túng, kết quả chung là đúng 67%. - Mô hình M-score của Marinakis (2011) Marinakis (2011) cũng xây dựng mô hình M – score cho nƣớc Anh. Mô hình của Marinakis gồm 11 biến số, trong đó có 8 biến số tƣơng tự mô hình Beneish. Ngoài ra, ông còn thêm vào 3 biến số khác gồm: EFTAXI – Chỉ số tỷ lệ thuế suất hiệu quả, DIRAI – chỉ số đãi ngộ cho các giám đốc trên tổng tài sản, AUDI – Chỉ số thù lao kiểm toán đối với tổng tài sản. M – score’ = -5,124 +0,242(DSRI) +0,512(GMI) +0,424(AQI) +0,421SGI + 0,317(DEPI) – 0,152(SGAI) + 3,21(TATA) +0,624(LVGI)+ 0,421(AUDI) – 0,391(EFTAXI) +0,317(DIRAI) Marinakis đặt ngƣỡng giá trị cho mô hình của mình là -1.31. Theo kiểm định của tác giả, mô hình có xác suất xác định chính xác các công ty có hành vi sai phạm cao hơn mô hình gốc của Beneish là 10%. - Mô hình F-score của Dechow và các cộng sự (2011) Nghiên cứu về nguyên nhân và hậu quả của thao túng thu nhập của Dechow và các cộng sự đã xem xét 2190 công ty niêm yết trong giai đoạn 1982 – 2005 và thu đƣợc mô hình F-score với 3 cấp độ. Mô hình 1: Sử dụng các biến số thu thập từ báo cáo tài chính, bao gồm biến kế toán dồn tích (rsst), sự thay đổi khoản phải thu khách hàng (∆recv), thay đổi hàng tồn kho (∆inv), tài sản ngắn hạn (softassets), sự thay đổi tiền trong doanh thu (∆cs), sự thay đổi tỷ suất sinh lợi tài sản (∆roa) và biến giả issue bằng 1 nếu năm đó công ty phát hành cổ phiếu bằng 0 nếu không phát hành (issue): F-score 1= - 7,893 + 0,790sst + 2,158∆recv + 1,19∆inv + 1,970softassets +0,171∆cs ± 0,932∆roa + 1,029issue Mô hình 2: Sử dụng các biến từ mô hình 1 đồng thời thêm các biến phi tài chính và ngoài bảng cân đối là ∆emp sự thay đổi số lƣợng nhân viên và biến giả 21
  34. leasedum bằng 1 khi có cho thuê hoạt động, bằng 0 khi không cho thuê hoạt động. F-score 2= - 8,252 + 0,665sst + 2,457∆recv + 1,393∆inv + 2,011softassets + 0,159∆cs – 1,029∆roa + 0,983issue – 0,150∆emp + 0,419leasedum Mô hình 3: Gồm các biến ở mô hình 2 và thêm các biến đo lƣờng thị trƣờng: tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo thị trƣờng trong hiện tại rett và độ trễ của chính biến này rett-1 F-score 3= - 7,966 + 0,909sst + 1,731∆recv + 1,447∆inv + 2,265softassets + 0,160∆cs – 1,455∆roa + 0,653issue – 0,121∆emp + 0,345leasedum + 0,082 rett + 0,098 rett-1 Dechow và các cộng sự (2009) kết luận rằng F – score lớn hơn 1 đồng nghĩa với khả năng cao các công ty trình sai phạm báo cáo tài chính và bóp méo thu nhập. Hậu kiểm, mô hình F-score 1 dự báo đúng 65,9%. Các con số này lần lƣợt là 65.78% và 63.36% đối với F–score2 và F– score3. Có thể thấy F-score mở rộng hơn M-score của Beneish khi có thêm các biến phi tài chính, biến ngoài bảng cân đối cà các biến thị trƣờng nhằm xác định mối tƣơng quan của các yếu tố khác đến hành vi sai phạm báo cáo tài chính. Tuy nhiên về xác suất dự báo đúng cả 3 mô hình đƣợc Dechow và các cộng sự đƣa ra đều có xác suất thấp hơn M-score ban đầu. - Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến khả năng thao túng thu nhập của nhà quản trị- Rhee và các cộng sự (2003) Nghiên cứu về ảnh hƣởng của quy mô doanh nghiệp đến khả năng thao túng thu nhập của nhà quản trị của Rhee và các cộng sự đƣợc thực hiện năm 2013. Trong nghiên cứu tác giả chỉ ra cả doanh nghiệp nhỏ và lớn đều có xu hƣớng thao túng thu nhập, tuy nhiên công ty nhỏ tham gia nhiều hơn. Mặt khác, xu hƣớng thao túng thu nhập ở công ty nhỏ và lớn khác nhau, công ty nhỏ có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận báo cáo so với lợi nhuận thực tế, còn các công ty lớn hầu hết thao túng để lợi nhuận không bị giảm qua các năm. Hạn chế của nghiên cứu này là chƣa định lƣợng đƣợc tác động của biến quy mô đến khả năng gian lận cũng nhƣ xu hƣớng gian lận của các công ty. 2.2. Dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu ngành bất động sản 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu đƣợc tiến hành thu thập và xử lý nhƣ sau: 22
  35. - Bước 1: Thu thập số liệu từ các BCTC công bố của các công ty. Dữ liệu đƣợc thu thập từ trang web tài chính: www.cafef.vn. Đây một trong những trang website lớn và có uy tín về cung cấp thông tin các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, nên báo cáo tài chính thu thập từ trang này có độ tin cậy cao. Dữ liệu bao gồm BCTC trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành bất động sản niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong ba năm 2013- 2015. Các khoản mục trên báo cáo tài chính cần thu thập: Lợi nhuận sau thuế; Tài sản ngắn hạn; Các khoản phải thu khách hàng; Tài sản dài hạn; Tài sản cố định; Khấu hao tài sản cố định; Tổng tài sản; Nợ ngắn hạn; Nợ dài hạn; Vốn chủ và các quỹ; Doanh thu thuần; Giá vốn hàng bán; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. - Bước 2: Lọc bỏ những quan sát không phù hợp. Những quan sát bị lọc bỏ là những quan sát gặp phải một trong các vấn đề nhƣ sau: + Những quan sát không đủ dữ liệu: Cụ thể những quan sát bị lọc bỏ là những quan sát thiếu một trong những khoản mục cần thu thập nhƣ đã nêu ở trên. + Những doanh nghiệp đã bị hủy niêm yết hoặc không công bố BCTC. + Những giá trị của quan sát có sai lệch quá lớn (phƣơng sai, độ lệch chuẩn quá lớn), những quan sát này làm tăng giá trị trung bình (mean) của dữ liệu biến, gây nhiễu và ảnh hƣởng đến độ chính xác của mô hình. 2.2.2. Mô tả dữ liệu Mô hình đƣợc sử dụng để nhận diên sai phạm báo cáo tài chính ngành Bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là mô hình logistic với biến phụ thuộc là biến phân loại (có sai phạm hoặc không sai phạm), biến độc lập là các biến định lƣợng. - Biến phụ thuộc: 1 nếu báo cáo tài chính có sai lệch M = 0 nếu báo cáo tài chính không sai lệch Biến phụ thuộc đƣợc phân loại theo chênh lệch lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của các công ty trƣớc và sau kiểm toán với giả định kết quả kiểm toán là kết quả chính xác về tình hình công ty. 23
  36. LNST trƣớc kiểm toán – LNST sau kiểm toán Chênh lệch BCTC = LNST sau kiểm toán - Biến độc lập: Mô hình đƣợc xây dựng trên cơ sở mô hình M-score 8 biến của Beneish (1999). Tuy nhiên với tình hình Việt Nam các chế độ kế toán còn lỏng lẻo, các công ty ngành Bất động sản đa phần là các công ty nhỏ hơn so với khu vực nên ta đƣa thêm biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) theo lý thuyết Friedlan (1994), và biến quy mô doanh nghiệp (Size) theo Rhee et al. (2003) để đánh giá tác động của các yếu tố này tới khả năng nhận diện sai phạm của mô hình. STT Biến độc lập Mô tả Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in 1 DSRI Receivables Index) 2 GMI Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index) 3 SGI Tỷ số tăng trƣởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) 4 AQI Tỷ số chất lƣợng tài sản (Asset Quality Index) 5 DEPI Tỷ số khấu hao tài sản cố định hữu hình (Depreciation Index) Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and 6 SGAI administrative expense Index) 7 LVGI Tỷ số đòn bẩy tài chính (Leverage Index) Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to 8 TATA Total Assets) Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary 9 DA Accruals) 10 SIZE Quy mô doanh nghiệp Bảng 2.3 Mô tả các biến trong mô hình Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần (Days Sales in Receivables Index) Các khoản phải thu /Doanh thu DRSI = t t Các khoản phải thu t - 1 /Doanh thu t-1 Chỉ số DSRI so sánh sự thay đổi các khoản phải thu trên doanh thu giữa năm t chƣa kiểm toán và năm t-1 đã kiểm toán. Trong trƣờng hợp không có sự 24
  37. thay đổi về chính sách tín dụng thƣơng mại, chỉ số này sẽ tăng hoặc giảm dƣới dạng tuyến tính. Sự gia tăng không chỉ dựa trên kế toán ghi nhận bán hàng ủy thác mà còn phụ thuộc vào việc phát sinh các tài khoản vãng lai của các công ty liên doanh, liên kết. Theo Beneish, một sự gia tăng bất thƣờng tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu hoặc là do công ty đã thay đổi chính sách tín dụng thƣơng mại hoặc là một dấu hiệu của sai phạm báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tỷ số lãi gộp (Gross Margin Index) (Doanh thu - Giá vốn hàng bán ) /Doanh thu GMI = t - 1 t - 1 t - 1 (Doanh thu t - Giá vốn hàng bán t ) /Doanh thu t GMI là tỷ số lợi nhuận biên giữa năm t chƣa kiểm toán và năm t-1 đã kiểm toán. GMI<1 nghĩa là lợi nhuận biên đang giảm, đây đƣợc cho là một dấu hiệu tiêu cực về triển vọng tăng trƣởng của công ty. Khi đó công ty sẽ có nhiều khả năng gian lận để che dấu tình hình thực tại. Bởi vậy, GMI đƣợc kỳ vọng sẽ có quan hệ thuận chiều với khả năng sai phạm báo cáo tài chính. Tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (Sales Growth Index) Doanh thu SGI = t Doanh thu t-1 Việc tăng trƣởng doanh thu bất thƣờng có thể là một trong các dấu hiệu sai phạm nếu xem xét trên khía cạnh hai động cơ nhƣ sau: Thứ nhất, bóp méo doanh thu nhằm tạo ra một kết quả đẹp, phù hợp với mục tiêu đề ra sẽ thu hút các nhà đầu tƣ. Thứ hai, nếu doanh thu giảm công ty có thể đối mặt với giảm giá cổ phiếu trên thị trƣờng. Tỷ số chất lượng tài sản (Asset Quality Index) 1 – (Tài sản ngắn hạn t + PP&Et) Tổng tài sản AQI = t 1 – (Tài sản ngắn hạn t - 1 + PP&Et - 1) Tổng tài sản t - 1 Tỷ số chất luợng sài sản cho thấy sự thay đổi trong tài sản cố định trừ giá tài sản hữu hình và bất động sản đầu tƣ (PP&E - plant, property and equipment: đất đai, nhà xƣởng, thiết bị) trong năm t chƣa kiểm toán và năm t-1 đã kiểm toán. Nếu AQI lớn hơn 1 đồng nghĩa với công ty gia tăng thanh lý tài sản, điều này cũng có thể là dấu hệu của sai phạm, đặc biệt là sai phạm luân chuyển chi phí giữa các kỳ. Theo Beneish có mối tƣơng quan cùng chiều giữa AQI và xác suất sai phạm báo cáo tài chính. 25
  38. Tỷ số khấu hao tài sản cố định hữu hình (Depreciation Index) Khấu hao / (Khấu hao + PP&E ) DEPI = t - 1 t - 1 t - 1 Khấu hao t / (Khấu hao t + PP&E t ) DEPI là tỷ số giữa tỷ lệ khấu hao năm t-1 và năm t, với tỷ lệ khấu hao đƣợc tính bằng [Mức khấu hao/(mức khấu hao + PP&E ròng)]. DEPI lớn hơn đồng nghĩa với công ty đã làm giảm tỷ lệ khấu hao bằng cách tăng thời gian sử dụng của tài sản hoặc áp dụng phƣơng pháp trích khấu hao mới, việc này làm lợi nhuận tăng lên. Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Sales, general and administrative expense Index) Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp /Doanh thu SGAI = t t Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp t - 1 /Doanh thu t-1 SGAI đƣợc tính bằng cách sự thay đổi của tỷ số chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu giữa năm t và năm t-1. Nếu SGAI > 1 có nghĩa chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đang tăng lên so với doanh thu, điều này có thể là một dấu hiệu của sai phạm. Tỷ số đòn bẩy tài chính (Leverage Index) Tổng nợ /Tổng tài sản LVGI = t t Tổng nợ t - 1 /Tổng tài sản t-1 Tỷ số LVGI đƣợc tính bằng cách so sánh giữa tỷ suất nợ với tổng tài sản của năm t (trƣớc kiểm toán) với năm t-1 (sau kiểm toán). Vay nợ tăng hoặc giảm bất thƣờng có thể nguyên nhân từ sai phạm báo cáo tài chính. Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản (Total Accruals to Total Assets) Thu nhập – Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh TATA = t t Tổng tài sản t TATA đƣợc tính bằng chênh lệch giữa thu nhập và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản. Theo Beneish, các khoản kế toán dồn tích càng lớn thì khả năng sai phạm càng cao. Tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals) Biến kế toán dồn tích (TA ) Biến kế toán dồn tích (TA ) DA = t t - t - 1 t - 1 Doanh thu t Doanh thu t - 1 Mô hình dồn tích điều chỉnh của Friedlan (1994) đƣợc phát triển dựa trên mô hình của DeAngele (1986). Mô hình này đƣợc sử dụng với giả định sự thay đổi trong tổng số trích trƣớc giữa hai kỳ kế toán là do sự ảnh hƣởng của hai nhân 26
  39. số: (1) sự thay đổi do tăng trƣởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát triển. Quy mô doanh nghiệp Nghiên cứu của Rhee và các cộng sự (2003) chỉ ra rằng công ty nhỏ có khả năng tham gia thao túng thu nhập nhiều hơn các công ty lớn, và xu hƣớng thao túng khác nhau theo quy mô: công ty nhỏ có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận, còn các công ty lớn hầu hết thao túng theo hƣớng lợi nhuận không bị giảm qua các năm. Biến Size đƣợc tính toán bằng cách lấy logarit cơ số tự nhiên của giá trị khoản mục tổng tài sản, điều này để tránh chênh lệch quá lớn giữa các công ty và phù hợp với hầu hết các mô hình khác nghiên cứu về quy mô doanh nghiệp. Sau khi tính toán các biến độc lập dựa trên số liệu thu thập đƣợc, ta thống kê mô tả các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các biến. Đồng thời, tính hệ số tƣơng quan để xem mức độ tác động giữa các biến trong mô hình. 2.3. Phương pháp nghiên cứu sai phạm BCTC ngành Bất động sản 2.3.1. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu của Beneish (1999) về mô hình M-score, nghiên cứu mô hình dồn tích của Friedlan (1994), và nghiên cứu của về ảnh hƣởng của quy mô doanh nghiệp đến khả năng sai phạm báo cáo tài chính. 2.3.1.1. Mô hình M-score của Beneish (1999) Mô hình M-score đƣợc viết dƣới dạng: 푖 = 훽 푖 + 휀푖̃ Trong đó: M là một biến nhị phân, M nhận giá trị 1 khi công ty có thực hiện thao túng thu nhập, M nhận giá trị 0 khi không có thao túng; X là ma trận biến giải thích và 휀̃ là ma trận vectơ phần dƣ. Tám biến đƣợc Beneish sử dụng: (1) DSRI (Days Sales in Receivables Index) - Tỷ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần. (2) GMI (Gross Margin Index) - Tỷ số lãi gộp. (3) SGI (Sales Growth Index) - Tỷ số tăng trƣởng doanh thu bán hàng. (4) AQI (Asset Quality Index) - Tỷ số chất lƣợng tài sản. (5) DEPI (Depreciation Index) - Tỷ số khấu hao tài sản cố định hữu hình. (6) SGAI (Sales, general and administrative expense Index) - Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. 27
  40. (7) LVGI (Leverage Index) - Tỷ số đòn bẩy tài chính. (8) TATA (Total Accruals to Total Assets) - Tỷ số biến dồn tích kế toán so với tổng tài sản. Tám biến độc lập Beneish đƣa ra có thể đƣợc chia thành hai nhóm: Nhóm các biến giúp nhận diện gian lận gồm DSRI, AQI, DEPI, và TATA. Và nhóm phản ánh động cơ gian lận: GMI, SGI, SGAI, LVGI. Nhƣ vậy mô hình Beneish vừa có thể nhận diện khả năng gian lận, vừa xác định đƣợc động cơ gian lận. Theo nghiên cứu của Beneish, các biến đƣợc kỳ vọng về dấu nhƣ sau: - DRSI – tỷ lệ phải thu của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - GMI – tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - SGI – tốc độ tăng trƣởng doanh thu có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - AQI – chất lƣợng tài sản của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - DEPI – chỉ số khấu hao có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - SGAI – tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - LVGI – đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. - TATA – tổng biến kế toán dồn tích có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. 2.3.1.2. Mô hình dồn tích của Friedlan (1994) Mô hình dồn tích của Friedlan (1994) đƣợc phát triển dựa trên của mô hình dồn tích của DeAngele (1986). Theo Friedlan, nếu hai giả định (1) sự thay đổi do tăng trƣởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát triển đƣợc thỏa mãn thì phần biến kế toán có thể điều chỉnh (DA) chính là lợi nhuận đƣợc điều chỉnh. Nhƣ vậy, ta kỳ vọng DA có mối quan hệ thuận chiều với xác suất xảy ra sai phạm báo cáo tài chính. 28
  41. 2.3.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng gian lận báo cáo tài chính của Rhee và các cộng sự (2003) Trong nghiên cứu, Rhee và các cộng sự (2003) chỉ ra rằng công ty nhỏ có khả năng tham gia thao túng thu nhập nhiều hơn các công ty lớn. Ta kì vọng Size có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng sai phạm báo cáo tài chính. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Bƣớc 1: Lựa chọn những biến có ý nghĩa trong mô hình. Xét mô hình: Yi = β0 + β1 X1i + Ui Trong đó: X1 – biến độc lập. Y – biến ngẫu nhiên rời rạc có thể nhận giá trị 0 hoặc 1. Gọi pi = P (Y=1|X1i) là xác suất để Y=1 với điều kiện X = X1i; 1-pi = P (Y=0|X1i). Suy ra, Yi phân bố A(pi). Giả thiết E(ui) = 0, khi đó E(Yi) = pi = β0 + β1X1i tức mô hình trở thành mô hình xác suất tuyến tính. Vì các xác suất chỉ đƣợc giới hạn từ 0 đến 1: 0 ≤ pi ≤ 1 nên 0 ≤ E(Y| X1i) ≤ 1. Đối với mô hình hồi quy, các yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình cần thỏa mãn đồng thời các giả thiết: E(ui) = 0 ∀i Cov(ui,uj) = 0 ∀i ≠j 2 Var(ui)=σ ∀i Tuy nhiên mô hình đang xét, xuất hiện những nhƣợc điểm nhƣ sau: (1) phƣơng sai không đồng đều, (2) u không phân bố chuẩn, (3) Yi thể nằm ngoài (0;1), và (4) R2 thấp. Bởi vậy, phƣơng pháp OLS là không phù hợp, ta chọn mô hình Logistic thích hợp hơn để khắc phục những nhƣợc điểm này. Mô hình Logistic, phƣơng pháp Goldberger: β0 + β1X1i Xiβ e e exp(Xiβ) pi= β0 + β1X1i = Xiβ = 1+ e 1+ e 1+ exp (Xiβ) Trong mô hình, p làm hàm phi tuyến đối với X và các tham số β. Mô hình Logistic không nghiên cứu ảnh hƣởng trực tiếp của biến độc Xk đối với Y mà 29
  42. xem xét ảnh hƣởng của Xk đến xác suất Y nhận giá trị bằng 1. Nói cách khác mô hình xem xét tác động của X tới kỳ vọng của Y. Ảnh hƣởng của Xk đến xác suất pi nhƣ sau: ∂ exp(Xiβ) pi= 2 βk = pi (1- pi) βk ∂ Xk (1+ exp (Xiβ)) Áp dụng trong bài xác định khả năng sai phạm báo cáo tài chính. Mô hình logistic để nhận diện sai phạm báo cáo tài chính ngành bất động sản Việt Nam - với các biến đã trình bày ở trên, có dạng nhƣ sau: M = β0 + β1(DSRI) + β2(GMI) + β3(AQI) + β4(SGI) + β5(DEPI) + β6(SGAI) + β7(LVGI) + β8(TATA) + β9DA + β10Size (1) Sau khi thành lập mô hình (1), ta tiến hành ƣớc lƣợng mô hình bằng phần mềm Eview 6 để xác định những biến có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 10%. Bƣớc 2: Xây dựng mô hình M-score phù hợp dựa trên dữ liệu ngành Bất động sản năm 2013 – 2015. Kết thúc bƣớc 1, ta có những biến ảnh hƣởng đến xác suất sai phạm ngành bất động sản Việt Nam, đƣa các biến này với mô hình mới, mô hình (2). Sau đó ƣớc lƣợng mô hình (2) để kiểm tra về độ giải thích của các biến trong mô hình. Bƣớc 3: Ƣớc lƣợng ngƣỡng giá trị phù hợp để phân loại các công ty sai phạm báo cáo tài chính đồng thời xác định tính chính xác của mô hình qua dữ liệu ngành Bất động sản năm 2016. Sau bƣớc 2, việc cần làm là xác định giá trị ngƣỡng phù hợp để phân loại báo cáo tài chính chƣa kiểm toán vào các nhóm có sai phạm và không sai phạm. Công ty có M nằm trong ngƣỡng này đƣợc nhận diện là sai phạm. Đồng thời trong bƣớc này ta kiểm tra về tính chính xác của mô hình với số liệu năm 2016. Với Mi (Giá trị M ở quan sát thứ i) > Giá trị phân loại M-score tại một ngƣỡng phân loại xác định ta đánh dấu doanh nghiệp thứ i có khả năng gian lận. Các kết quả có thể có khi so sánh kết quả từ mô hình với kết quả kiểm toán là: - Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dự báo đúng. - Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm dự báo đúng. - Mô hình xác định có sai phạm, kiểm toán xác định không sai phạm dự báo sai: nhận diện nhầm sai phạm. 30
  43. - Mô hình xác định không sai phạm, kiểm toán xác định có sai phạm dự báo sai: nhận diện thiếu sai phạm. Độ chính xác của mô hình sẽ tính bằng tổng số dự báo đúng trên tổng số quan sát. Các dự báo sai sẽ tùy trƣờng hợp mà có ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Kết quả kiểm toán Có sai phạm Không sai phạm Dự báo đúng có sai phạm Dự báo sai có sai phạm Có sai (Sai lầm loại 1) phạm (1) (2) Dự báo Dự báo sai không có sai Dự báo đúng không sai phạm phạm Không sai phạm (Sai lầm loại 2) (4) (3) Độ chính xác của 1/(1+3) 2/(2+4) dự báo Tổng độ chính xác (1+4)/tổng số quan sát Bảng 2.4 Bảng kiểm tra mức độ chính xác của mô hình Sau khi kiểm tra độ chính xác của mô hình tại tất cả các ngƣỡng, ta thống kê và chọn ngƣỡng có độ chính xác cao nhất. Đây là kết quả cuối cùng của mô hình. Đồng thời với cách kiểm tra này, ta cũng xác định đƣợc tính chính xác của mô hình với dữ liệu 2016. 31
  44. Chƣơng 3 GIỚI THIỆU THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; ngƣời thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tƣ, ngƣời thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng đƣợc; Vậy cần phải có một thị trƣờng cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trƣờng tài chính. Thông qua thị trƣờng tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi đƣợc huy động vào tiêu dùng, đầu tƣ, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Ban đầu nhu cầu vốn cũng nhƣ tiết kiệm trong dân chƣa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tƣ phát triển ngày càng cao; chính vì vậy, Thị trƣờng vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động đƣợc vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định đƣợc phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tƣ cách là một bộ phận của Thị trƣờng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại. Ngày 28/11/2016, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ra đời ngành Chứng khoán. Sau 20 năm, Việt Nam đã xây dựng đƣợc một thị trƣờng chứng khoán vận hành suôn sẻ, gồm các Sở GDCK (HSX và HNX), với trên 1.000 doanh nghiệp đại chúng đƣa cổ phiếu vào giao dịch tập trung, quy mô vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên 70 tỉ USD, thu hút 1,6 triệu nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Trong suốt hai thập kỷ qua, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã huy động trên 2 triệu tỷ đồng vốn cho đầu tƣ phát triển doanh nghiệp và đất nƣớc. Khoảng 4.000 doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá công khai cổ phần ra công chúng thông qua thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài có tác động mạnh mẽ chƣa từng thấy. Đó là các sự kiện rất ít nhà đầu tƣ nghĩ tới khả năng xảy ra, nhƣ: sự kiện thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 01/4, sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 24/6, kết 32
  45. quả bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 09/11. Hầu hết các sự kiện này đều tác động mạnh đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và dẫn đến hoạt động bán tháo, dù chỉ là những biến động từ bên ngoài. Ngày 24.6, VN-Index có lúc đã sụt giảm 5,47%, ngày 09/11 giảm sâu nhất 3%. Tuy nhiên, do nền tảng của thị trƣờng vẫn tốt nên đã phục hồi ngay sau đó. Ngày 01/11/2016, Thông tƣ số 115/2016/TT-BTC chính thức có hiệu lực. Theo đó, chỉ sau khoảng 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, nhà đầu tƣ mua cổ phần qua đấu giá đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trƣờng UPCoM. Nhƣ vậy, con đƣờng từ hậu IPO đến sàn chứng khoán đã đƣợc rút ngắn rất nhiều so với mức 90 ngày nhƣ đã quy định trƣớc đây. Cùng với việc cải tiến về thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian lên sàn chứng khoán, các chế tài cƣỡng chế đối với việc chậm trễ lên sàn chứng khoán hậu IPO đã đƣợc sửa đổi theo hƣớng nghiêm khắc hơn. Khung phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng ảnh hƣởng đến quyền lợi của cổ đông, đến tính minh bạch trong hoạt động và quản trị của công ty đại chúng tăng cao trong đó cao nhất là phạt tiền 400 triệu đồng đối với hành vi “chậm lên sàn” trên 12 tháng. Ngày 24/10/2016, chỉ số VNX-Allshare đã chính thức vận hành và là chỉ số cơ sở đầu tiên kết nối 2 sàn niêm yết hiện nay (HOSE và HNX). Đây là một trong những dấu mốc quan trọng trên con đƣờng hợp nhất 2 Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Việc ra đời chỉ số chung VNX-Allshare đƣợc giới đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đánh giá cao, bởi từ trƣớc đến nay, 2 Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam vận hành những bộ chỉ số độc lập. Tuy nhiên, việc hợp nhất 2 Sở Giao dịch chứng khoán vẫn đang chờ quyết định chính thức của Chính phủ. Việc hợp nhất 2 Sở thành Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ giúp thị trƣờng đƣợc tổ chức thống nhất, nâng quy mô vốn hóa toàn thị trƣờng niêm yết tại Việt Nam và là một trong những yếu tố thuận lợi trên con đƣờng nâng hạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam từ mức cận biên lên mới nổi. Ngày 12/12/2016, phiên chào bán cạnh tranh 9% cổ phần của Nhà nƣớc do Tổng Công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) làm đại diện chủ sở hữu tại CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã CK: VNM-HOSE) đã diễn ra tại Sở GDCK Tp.HCM. Theo đó, 78.378.300 cổ phần VNM, tƣơng đƣơng 60% số lƣợng cổ phần chào bán, đã đƣợc bán cho 2 nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với giá bán 144.000 đồng/cổ phần và giúp Nhà nƣớc thu về 11.286,5 tỉ đồng sau khi bán 5,4% cổ phần tại Vinamilk. Mặc dù khối lƣợng bán không nhƣ kỳ vọng nhƣng với mức giá giao dịch đạt 144.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 7,7% giá đóng cửa của 33
  46. ngày chào bán, thƣơng vụ thoái vốn đợt 1 của SCIC tại Vinamilk đƣợc xem là một thƣơng vụ tiêu biểu của năm 2016. Việc thành công trong bán vốn tại Vinamilk lần này chính thức “mở hàng” cho một loạt các hoạt động thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp lớn mà SCIC đang nắm giữ, đồng thời khai mở một con đƣờng cho quá trình bán vốn Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp lớn và có mức ảnh hƣởng nhất định tới thị trƣờng trong năm 2017. Tiếp sau Vinamilk, các tập đoàn tổng công ty nhà nƣớc nhƣ Sabeco, Habeco, Vinatex đã và đang đƣa cổ phiếu vào sàn chứng khoán nhằm thoái vốn một cách công khai minh bạch và hiệu quả. Trong năm 2016, cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC (Faros) không chỉ thu hút sự chú ý của giới truyền thông Việt Nam, mà còn gây tò mò với cả giới truyền thông tài chính quốc tế nhƣ The Wall Street Journal. Chỉ cần gõ cụm từ “cổ phiếu ROS”, Google lập tức cho ra tới 290.000 kết quả chỉ trong 0,34 giây với hàng loạt thông tin, bình luận về cổ phiếu này. Thành lập từ năm 2011 với số vốn điều lệ khoảng 1,5 tỷ đồng, sau 5 năm, vốn điều lệ của ROS đã tăng lên mức 4.300 tỷ đồng. Kể từ khi niêm yết, cổ phiếu ROS đã tăng từ mức 12.600 đồng/CP ngày 01/9 lên mức 126.000 đồng/CP vào ngày 25/11 - gấp 10 lần chỉ trong vòng 3 tháng lên sàn, đƣa cổ phiếu này vào TOP 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Ngày 16/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Trần Hữu Tiệp cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh. Ngày 19/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Hữu Tiệp – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (mã CK: MTM-UPCoM). Trƣớc đó, ngày 20/6/2016, Sở GDCK Hà Nội (HNX) ra quyết định buộc 31 triệu cổ phiếu MTM phải tạm ngừng giao dịch tại sàn UPCoM với lý do để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ. Tại thời điểm bị tạm ngƣng, cổ phiếu MTM chỉ còn 2.600 đồng/cp, mất đến 80% giá trị so với lúc mới chính thức lên sàn. Với sự việc MTM, thị trƣờng lần đầu tiên đƣợc chứng kiến một dạng rủi ro mới xuất hiện, đó là khả năng lừa đảo có chủ đích khi đƣa một doanh nghiệp không còn hoạt động, tài sản không có thật lên sàn chứng khoán, lợi dụng những quy định thông thoáng, nhằm trục lợi. Rủi ro này đã đặt ra vấn đề giám sát tốt hơn đối với sàn UPCoM, nhất là khi sự tăng trƣởng của thị trƣờng này đang rất nhanh. Sau 7 năm hoạt động, tính đến 34
  47. 16/12/2016, UPCoM có 394 doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Với đà tăng trƣởng nhƣ hiện nay, dự báo giá trị vốn hóa của thị trƣờng UPCoM có thể lên tới gần 13 tỷ USD, dự kiến sẽ gấp đôi so với thị trƣờng niêm yết của HNX hiện nay (khoảng 7 tỷ USD). Ngày 16/3/2016, HNX và VSD tổ chức công bố mô hình và kế hoạch phát triển hệ thống giao dịch và bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh. Mở đƣờng bằng Nghị định 42/2015/NĐ-CP, tiếp đó đƣợc chi tiết hóa bằng Thông tƣ 11/2016/TT-BTC, khung pháp lý cho TTCK phái sinh cơ bản đƣợc hoàn thiện. Tính tới cuối năm 2016, các khâu chuẩn bị về cơ bản đã đƣợc hoàn thiện, sẵn sàng cho cho TTCK phái sinh chính thức vận hành vào năm 2017. Sự hiện diện của thị trƣờng chứng khoán phái sinh đƣợc xem nhƣ một dấu ấn quan trọng trong lộ trình hoàn thiện cấu trúc của TTCK Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ cấu hàng hóa trên thị trƣờng tài chính và giúp hỗ trợ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày một nhiều đối với các sản phẩm tài chính bậc cao. Thị trƣờng trái phiếu Chính phủ (TPCP) năm 2016 liên tiếp lập nhiều kỷ lục ấn tƣợng: Thị trƣờng sơ cấp ghi nhận mức huy động kỷ lục với con số lên tới 281 nghìn tỉ đồng. Do nhu cầu thị trƣờng, kế hoạch huy động cả năm đƣợc thay đổi tới 2 lần, từ mức 220 ban đầu, lên 250 và 281 nghìn tỉ đồng. Chƣa bao giờ nhƣ năm nay, chỉ tính tới giữa tháng 9, huy động TPCP sơ cấp đã hoàn thành kế hoạch năm đã điều chỉnh (250 nghìn tỉ đồng). Một thành công khác của thị trƣờng TPCP trong năm 2016 là việc kỳ hạn huy động TPCP trên thị trƣờng sơ cấp liên tiếp đƣợc kéo dài. Tính tới thời điểm cuối năm 2016, kỳ hạn vay bình quân TPCP trong năm đạt 8,27 năm, nâng kỳ hạn bình quân của cả danh mục TPCP đạt 5,63 năm (cao hơn 1,19 năm so với kỳ hạn bình quân danh mục TPCP đến cuối năm 2015 là 4,44 năm). Cùng với việc lãi suất huy động giảm mạnh (có thời điểm kỳ hạn 5 năm về dƣới mốc 5%/năm, giảm tới 175 điểm cơ bản so với cùng kỳ, từ 6,65% xuống 4,9%/năm), khi kỳ hạn vay kéo dài có ý nghĩa rất lớn đối với việc tái cơ cấu kỳ hạn nợ của Chính phủ theo hƣớng kéo dài thời gian trả nợ, giảm bớt áp lực lên “đỉnh” nợ ngắn hạn và chi phí huy động vốn. Năm 2016, cũng là năm ghi nhận sự sôi động của thị trƣờng TPCP thứ cấp. Chƣa năm nào, tổng lƣợng giao dịch TPCP đạt con số khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và giá trị bình quân phiên đạt trên 6.200 tỷ đồng/phiên. Cùng với đó, lƣợng giao dịch repo đã chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều, một minh chứng cho thấy thị trƣờng đã có sự phát triển mạnh theo chiều sâu. 35
  48. Nới rộng tỷ lệ đầu tƣ tối đa của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp đại chúng của Việt Nam là chính sách đƣợc chờ đợi nhiều nhất, bàn thảo nhiều nhất và kỳ vọng nhiều nhất tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, hơn 1 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định những điểm mới về tƣ duy nới room, nhƣng thực tế, số doanh nghiệp thực thi việc này còn quá ít. Điểm khó nhất trong triển khai Nghị định nới room lại chính nằm ở Luật Đầu tƣ khi quy định, các doanh nghiệp có sở hữu trên 51% vốn ngoại sẽ đƣợc “đối xử” nhƣ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp gặp khó với quy định về tỷ lệ 51% này khi họ buộc phải cân nhắc, nếu nới room và nhà đầu tƣ ngoại mua đến quá bán cổ phiếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ trở thành pháp nhân nƣớc ngoài. Thực tế, các doanh nghiệp niêm yết phải cân nhắc việc nới room và những quy định tại Luật Đầu tƣ vì quy định hiện hành trên thị trƣờng chứng khoán cho phép khối ngoại mua đến 49% vốn của doanh nghiệp. Ngƣỡng 49% và 51% cách nhau quá nhỏ, nhƣng địa vị pháp lý của doanh nghiệp lại có sự khác biệt lớn, bởi nếu doanh nghiệp thuộc đối tƣợng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhiều thủ tục liên quan nhƣ về thuế, về đầu tƣ, về tín dụng sẽ phải thực hiện theo quy định của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. 3.2. Thực trạng về chênh lệch thông tin trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Từ trƣớc đến nay, BCTC doanh nghiệp, dù đã kiểm toán hay chƣa, luôn là một trong những thông tin quan trọng và tin cậy để nhà đầu tƣ phân tích, đánh giá cổ phiếu và ra quyết định đầu tƣ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng chênh lệch về lợi nhuận giữa báo cáo tài chính trƣớc và sau khi kiểm toán lại khá phổ biến. Việc doanh nghiệp đang từ lãi nhiều thành lãi ít, đang từ lãi thành lỗ đã làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhà đầu tƣ vào doanh nghiệp, vào thị trƣờng chứng khoán, nhất là khi hiện tƣợng này gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ. Ông Bùi Văn Mai, Tổng thƣ ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nhận xét, báo cáo tài chính ở nƣớc ngoài ít khi sai sót, nhƣng đã sai thì thƣờng là những vấn đề rất lớn. Ở Việt Nam thì khác, đọc báo cáo tài chính, giới chuyên môn có thể phát hiện rất nhiều chỗ sai nhỏ, và tổng hợp lại trong một báo cáo tài chính, thì có thể lại là lớn. Sau đây là một số trƣờng hợp thực tế về chênh lệch thông tin trên BCTC trƣớc và sau kiểm toán của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. 3.2.1. Thực trạng trong nước - Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán năm 2008 36
  49. Sau khi trang web Stox.vn thống kê về sai lệch giữa báo cáo tài chính năm 2008 chƣa kiểm toán với báo cáo đã kiểm toán thì nhà đầu tƣ đều giật mình xem xét lại. Trong 357 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn, ít nhất 194 doanh nghiệp có sự chênh lệch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trƣớc và sau khi kiểm toán, trong đó 47 doanh nghiệp có sự chênh lệch trên 50%. Chẳng hạn, FPC công bố lỗ 44,4 tỷ đồng, nhƣng sau khi kiểm toán thì lỗ 83,2 tỷ đồng. Tƣơng tự, TPC từ lỗ 51 tỷ đồng thành lỗ 61,6 tỷ đồng; KDC từ lãi 142,3 tỷ đồng thành lỗ 60,6 tỷ đồng; NVC từ lãi 0,5 tỷ đồng thành lỗ 44,4 tỷ đồng; MPC từ lãi 4 tỷ đồng thành lỗ 38,1 tỷ đồng; NKD từ lãi hơn 38 tỷ đồng thành lãi chƣa đầy 1 tỷ đồng; NTL từ lãi 98,7 tỷ đồng về 61,8 tỷ đồng; SJS từ lãi 175,1 tỷ đồng về 118,8 tỷ đồng - Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012 Năm 2010 số lƣợng tổng công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là 428 công ty trong đó theo chỉ tiêu lợi nhuận có đến 197 công ty chiếm tỷ lệ 45% có lợi nhuận giảm sau kiểm toán so với trƣớc kiểm toán. Qua năm 2011 số lƣợng công ty đã có sự nhảy vọt đáng kể, tổng số công ty trên thị trƣờng chứng khoán đã là 628 công ty và số lƣợng công ty có lợi nhuận sau kiểm toán giảm so với trƣớc kiểm toán đạt mốc 311 công ty với tỷ lệ là 50%. Năm 2012 số lƣợng công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng lên 652 công ty trong đó theo chỉ tiêu lợi nhuận có khoảng 314 công ty có lợi nhuận sau kiểm toán giảm so với trƣớc kiểm toán chiếm tỷ lệ 48%. Có thể nhận thấy rằng qua 3 năm từ 2010 đến năm 2012 tỷ lệ các công ty có sự thay đổi về lợi nhuận sau kiểm toán so với trƣớc kiểm toán luôn xấp xỉ 50%. Điều này cho thấy thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cần có nhiều biện pháp hơn nữa để hạn chế hoặc giảm bớt mức tỷ lệ này. - Thực trạng chênh lệch số liệu trên BCTC sau kiểm toán năm 2014 Tính đến hết ngày 25/03/2015, có 330 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2014 đầy đủ, trong đó có tới 196 đơn vị có số liệu chênh lệch so với trƣớc kiểm toán, tức chiếm tới 59%, trong đó, một số doanh nghiệp đang lãi chuyển thành lỗ hoặc đang lỗ chuyển thành lãi. Chẳng hạn nhƣ: Cty Than Đèo Nai (HNX: TDN) sau kiểm toán 2014 công ty đột ngột chuyển từ lỗ 14.4 tỷ đồng sang lãi hơn 28 tỷ đồng. Theo lý giải của TDN cho việc lỗ trƣớc kiểm toán do năm 2014, các loại thuế, phí tăng trong kỳ (thuế tài nguyên tăng 2%, tiền cấp quyền khai thác ) làm chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) chƣa tổ chức nghiệm thu chi phí năm 2014 cho Công ty, do vậy Tập đoàn chƣa bổ sung khoản chi phí nói trên. Nếu đƣợc Tập đoàn bổ sung chi phí, Công ty đảm bảo đạt lợi nhuận năm 2014 theo kế hoạch. Bởi thế, TDN có lý do phù hợp để giải trình cho việc chênh lệch lớn sau kiểm toán vì tại thời gian đó TKV chƣa tổ chức 37
  50. nghiệm thu, quyết toán khoán chi phí năm 2014. Do vậy Công ty lập báo cáo tài chính theo số dự kiến và điều chỉnh số liệu chính thức tạo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014. Tƣơng tự, sau khi có báo cáo kiểm toán, từ mức lỗ 39 tỷ đồng trong năm 2014, Hacisco (HOSE: HAS) đã lật ngƣợc thế cờ khi lãi 4.5 tỷ đồng. Nguyên do là nhờ chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc điều chỉnh hồi tố những khoản dự phòng các năm trƣớc gần 42 tỷ đồng. Ngoài ra, HPS, CLW, VTB, HLC, VPH, V12, PVC, PVV và MDC cũng đều là những doanh nghiệp có kết quả lãi ròng tăng từ 12% trở lên sau kiểm toán. Đối với Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí (HNX: PVC), lãi tăng thêm gần 41 tỷ đồng sau kiểm toán nhờ lợi nhuận sau thuế tại công ty con là Công ty TNHH Dung dịch khoan M-I Việt Nam tăng 26.6 tỷ đồng. Bên cạnh đó PVC giảm lợi nhuận chƣa thực hiện trong hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ mà năm 2014 đã tiêu thụ số tiền là 6.9 tỷ đồng, Công ty cũng giảm hơn 7 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập hoàn lại tại M-I Việt Nam. Lãi ròng của Than Hà Lầm (HNX: HLC) tăng thêm hơn 8 tỷ đồng để lên mức 36.5 tỷ đồng do khi thực hiện báo cáo nghiệm thu khoán với TKV, công ty đã thực hiện tiết kiệm một số chỉ tiêu giao khoán và đƣợc TKV bù phụ các chi phí đã thực hiện. Ở chiều ngƣợc lại, kết quả kinh doanh năm 2014 sau kiểm toán của công ty Ntaco (HOSE: ATA) chuyển từ lãi 187 triệu đồng sang lỗ 14.4 tỷ đồng. Thêm vào đó, thông tin giải trình của ban lãnh đạo ATA cũng rất mơ hồ: “Năm 2014 doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu tài chính có tăng so với cùng kỳ nhƣng chi phí về giá vốn, chi phí quản lý, chi phí tài chính vẫn duy trì ở mức cao đã làm lợi nhuận bị âm” mà không hề đề cập đến việc vì sao có sự chênh lệch quá lớn giữa trƣớc và sau kiểm toán. Bên cạnh đó cũng có những trƣờng hợp lỗ nặng thêm sau kiểm toán nhƣ CID, SAV, S12, VNH, PFL, PVG, BTH Trong đó, sau khi công bố lỗ thêm 1 tỷ đồng tức âm 15 tỷ đồng, Dầu khí Đông Đô (HNX: PFL) đã cầm chắc án hủy niêm yết bắt buộc khi lỗ 3 năm liên tiếp do “tình hình kinh tế nói chung và thị trƣờng kinh doanh bất động sản nói riêng có nhiều biến động không thuận lợi, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực bất động sản vẫn còn cao và sức mua thấp dẫn đến doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chi phí tăng cao và một số khoản đầu tƣ phải trích lập dự phòng”. Còn Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc (HNX: PVG) lần đầu tiên báo lỗ 3.4 tỷ đồng từ khi thành lập đến nay (2007) do biến động mạnh về giá bán LPG, rồi kiểm toán cũng lƣu ý về việc PVG đang làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt 38
  51. Nam (PVN) và cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về khoản lãi chậm nộp tiền thu về cổ phần hóa hơn 49 tỷ đồng vào năm 2012. Sau đó vào năm 2014 PVN đã xác định lại là con số 13.88 tỷ đồng và đề nghị PVG không phải thực hiện nghĩa vụ nộp số tiền trên. Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành hồ hởi báo lãi đậm trong năm 2014 thì Thủy hải sản Việt Nhật (HOSE: VNH) lại báo lỗ thêm 4 tỷ đồng, tức âm tới 43.5 tỷ đồng sau kiểm toán. Theo VNH, sở dĩ có sự chênh lệch này do công ty kiểm toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chậm luân chuyển, rồi đánh giá lại chênh lệch tỷ giá nợ phải thu gốc ngoại tệ và tiền gửi ngân hàng gốc ngoại tệ Hay nhƣ Sông Đà 12 (HNX: S12) cũng lần đầu tiên báo lỗ 15 tỷ đồng (tăng 1.6 tỷ đồng sau kiểm toán) sau 9 năm hoạt động. Và dù các năm trƣớc doanh nghiệp này đều ghi nhận lãi nhƣng vẫn “không đủ” chi trả cổ tức 3% của năm 2011 mà phải hoãn thêm 6 tháng nữa, tức tới 30/09/2015. 3.2.2. Thực trạng ở nước ngoài - Công ty Viễn thông WorldCom (Hoa Kỳ) Năm 2002, cả thế giới chấn động với vụ phá sản của cty Viễn thông WorldCom. Công ty viễn thông đƣờng dài lớn thứ hai Hoa Kỳ (WorldCom) đã bùng nổ thần tốc thông qua 65 vụ thôn tính đạt tới giá trị thị trƣờng 180 tỷ USD trong vòng 15 năm, sở hữu 80.000 lao động. Tuy nhiên, công ty này phải nộp đơn phá sản vào ngày 21/7/2002 vì nợ nần và gian lận kế toán. Vụ phá sản của WorldCom với số tài sản 110 tỷ đô, lớn gấp đôi kỷ lục của Enron năm 2001. Với phƣơng thức chủ yếu dùng cổ phiếu thay tiền, trong nửa đầu thập niên 1990, Ebbers đã sáp nhập đƣợc trên 35 công ty, vƣơn sang lĩnh vực internet, dữ liệu, giao dịch thƣơng mại điện tử. Công ty đƣợc đổi tên thành WorldCom để thể hiện địa vị mới. Cho đến tháng 6 năm 2002, ban kiểm toán nội bộ WorldCom phát hiện công ty này che giấu khoản chi phí 3,8 tỷ USD kể từ năm 2001, đồng thời, lợi nhuận 1,4 tỷ USD năm 2001 và 130 triệu USD trong quý 1 năm 2002 đều là báo cáo sai. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) buộc tội WorldCom gian lận và Bộ Tƣ pháp bắt đầu một cuộc điều tra hình sự các hành vi của WorldCom. Giá trị cổ phiếu WorldCom từ đỉnh 63,5 USD/cổ phiếu vào ngày 18/6/1999 đã lao dốc xuống 6,74 USD/cổ phiếu và tiếp tục giảm chỉ còn 20 cent/cổ phiếu cho đến khi tuyên bố phá sản vào đêm 21/7/2002. - Tập đoàn Toshiba (Nhật Bản) 39
  52. Theo thông tin từ các hãng tin Reuters, Blomberg, từ năm 2008 đến nay, Toshiba đã khai khống tài chính lên tới 170 tỉ yen, tƣơng đƣơng 1,22 tỉ USD. Vụ bê bối bắt đầu khi cơ quan chức năng nƣớc này phát hiện ra những điểm bất thƣờng trong sổ sách kế toán của tập đoàn hồi đầu năm. Toshiba đã đặt ra những mục tiêu tài chính “ngoài sức tƣởng tƣợng” khi hoạt động của bộ phận liên quan đến năng lƣợng hạt nhân bị ảnh hƣởng bởi thảm họa Fukushima năm 2011. Không chỉ vậy, Tập đoàn Toshiba cũng phát hiện ra con số sai lệch khi thuê một tổ chức thứ ba độc lập để tiến hành điều tra việc hạch toán sổ sách kế toán. Nguyên nhân đƣợc xác định là trƣớc đó tập đoàn này đã không thể khóa sổ kế toán trong năm 2014 cũng nhƣ hoãn việc chi trả cổ tức. Ngoài ra, kết quả điều tra cũng cho thấy các sai lệch trong báo cáo lợi nhuận của Toshiba đã đƣợc che giấu rất “bài bản và điệu nghệ”. Cụ thể, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Toshiba, ông Hisao Tanaka và hai ngƣời tiền nhiệm đã tìm cách trì hoãn đƣa các khoản thua lỗ vào sổ sách. Trong khi đó, cấp dƣới của họ thì không thể nào chống lại chỉ đạo của cấp trên. Với kết quả điều tra này, Toshiba cho biết sẽ cắt giảm lợi nhuận đã đƣợc báo cáo của hơn 6 năm. Mặc dù bị lỗ nhƣng tập đoàn này vẫn liên tục đƣa ra thông báo lợi nhuận ròng đã tăng gấp 6 lần, lên 54,52 tỉ yen, tƣơng đƣơng khoảng 600 triệu USD nhờ doanh số bán thiết bị bán dẫn và các thiết bị cho nhà máy điện tăng mạnh. 3.3. Tổng quan về thị trường bất động sản tại Việt Nam Thị trƣờng bất động sản là một trong những thị trƣờng có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trƣờng tài chính tiền tệ, thị trƣờng xây dựng, thị trƣờng vật liệu xây dựng, thị trƣờng lao động Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trƣờng này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc. 3.3.1. Khái niệm về bất động sản Cho đến nay hầu hết các nƣớc trên thế giới đều phân loại tài sản theo luật cổ La mã, tức là phân loại tài sản thành “Bất động sản” và “Động sản”. Nhƣ vậy bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì đƣợc tạo ra do sức lao động của con ngƣời gắn liền với đất đai nhƣ các công trình xây dựng, cây cối Đối với nƣớc ta cũng tiếp cận với cách đặt vấn đề nhƣ vậy, nên Bộ luật Dân sự đã quy định “bất động sản là các tài sản không di dời đƣợc, bao gồm: Đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài 40