Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

pdf 71 trang thiennha21 22/04/2022 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_hien_trang_chat_thai_ran_tai_cac_cho_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO THỊ THU HIỀN “NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP” NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Môi trường Khoa : Khoa học Môi trường Khoá học : 2014 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO THỊ THU HIỀN “NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP” NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Môi trường Lớp : K47_KHMT_N02 Khoa : Khoa học Môi trường Khoá học : 2014 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS.Hà Xuân Linh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực hiện đề tài tốt nghiệp là khâu cuối của khóa học, mục tiêu là nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có vận dụng kiến thức đã học từ lý thuyết vào thực tế, đồng thời giúp sinh viên hệ thống hóa và củng cố những kiến thức đã học. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa học Môi Trường, Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp” Để hoàn thành khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Hà Xuân Linh, người thầy luôn nhiệt huyết, tận tâm chỉ bảo giúp đỡ và động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Bàn Thị Mỳ và các thầy cô thuộc phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành các bước thí nghiệm. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Môi Trường, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn của quá trình hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên ngày 25 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Đào Thị Thu Hiền
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh 6 Bảng 2.2: Xử lý CTR đô thị ở một số nước trên thế giới 10 Bảng 4.1: Hiện trạng hoạt động của các chợ quanh xã Tân Cương 36 Bảng 4.2. Thành phần rác thải tại các chợ 38 Bảng 4.3: Sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá theo thời gian 44 Bảng 4.4: Khối lượng của nước và bã của các mẫu phân hủy 46 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số sau 5 tuần 47 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân P2O5 sau 5 tuần Error! Bookmark not defined. Bảng 4.7: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng K2O sau 5 tuần Error! Bookmark not defined. Bảng 4.8 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi PHError! Bookmark not defined. Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học tới đặc điểm hình thái của giống chè LDP1 sau 30 ngày tưới Error! Bookmark not defined. Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến mật độ búp chè sau 30 tưới 50
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1:Cá và sản phẩm từ cá 23 Hình 4.1: Bản đồ hành chính xã xã Tân Cương 33 Hình 4.2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải tại khu vực chợ 37 Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số sau 5 tuần 47 Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng P2O5 48 Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng K2O sau 5 tuần Error! Bookmark not defined. Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng pH Error! Bookmark not defined.
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CT Công thức CTR Chất thải rắn ĐC Đối chứng EM Effective microorganism HTX Hợp tác xã HCSH Hữu cơ sinh học KH & CN Khoa học và công nghệ PHCVS Phân hữu cơ vi sinh PHC SVCN Phân hữu cơ vi sinh vật chức năng TBKH Tiến bộ khoa học TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VSV Vi sinh vật
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.2.1. Mục tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn 4 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh 4 2.1.3. Thành phần và phân loại chất thải rắn 4 2.1.3.2 Thành phần hóa học 5 2.1.4. Phân loại CTR 5 2.1.5. Ảnh hưởng của CTR tới môi trường 6 2.1.6. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới 8 2.1.7. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 10 2.2. Tình hình xử lý rác thải tại các khu vực chợ 11 2.2.1. Khái niệm và phân loại chợ 11 2.2.2. Tình trạng rác thải tại các khu chợ ở nước ta hiện nay 13 2.3. Phân bón hữu cơ sinh học và vai trò trong phát triển nông nghiệp 14 2.3.1. Khái niệm phân hữu cơ sinh học 14 2.3.2. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng trong nông nghiệp 14 2.3.3. Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học 15 2.4. Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất 15
  8. vi 2.4.1. Phân hữu cơ vi sinh vật 15 2.4.3. Một số vấn đề về sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh tại Việt Nam 17 2.5. Chế phẩm EM 18 2.5.1. Lịch sử nghiên cứu 18 2.5.2. Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm EM 18 2.5.3. Một số ứng dụng của chế phẩm EM 19 2.5.3.2 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường 20 2.5.4. Một số chế phẩm EM được sản xuất tại Việt Nam 22 2.6. Một số hiểu biết về thành phần dinh dưỡng từ cá 23 2.7. Đặc điểm về cây chè 25 2.7.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè [13] 25 2.7.2. Yêu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây chè 26 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 29 3.1.1. Các chợ trên địa bàn xã Tân Cương 29 3.1.2. Chế phẩm EM2 29 3.1.3. Xác cá thải 29 3.1.4. Giống chè LPD 29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế ,xã hội của xã Tân Cương 29 3.3.2. Điều tra hiện trạng quản lý, xác định số lượng, đánh giá, phân loại thành phần, tỷ lệ chất thải rắn trên địa bàn xã Tân Cương 29 3.3.4. Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân vi sinh bằng chế phẩm EM2 29 3.3.5. Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của một số phân bón chế biến từ xác cá trên cây chè 29
  9. vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 29 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 30 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 30 3.3.2. Bố trí thí nghiệm bãi trè để đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ xác cá: 31 3.3.4. Phương pháp theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu thí nghiệm 31 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 33 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Cương 33 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 35 4.2. Hiện trạng xử lý chất thải các chợ trên địa bàn xã Tân Cương 36 4.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại các chợ xã Tân Cương 39 4.2.3.2. Khả năng đáp ứng của công tác thu gom 40 4.2.4. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 40 4.2.4.1. Thái độ của nhà quản lý 40 4.2.4.2. Thái độ của người thu gom 40 4.2.4.3. Thái độ của các hộ kinh doanh 41 4.2.5. Đề xuất 41 4.3. Đánh giá hiệu lực của các chế phẩm EM đến khả năng phân hủy xác cá 44 4.3.1. Ảnh hưởng của EM tới sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá 44 4.3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học 46
  10. viii 4.3.2.2. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân tổng số Error! Bookmark not defined. 4.3.2.3. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng K2O Error! Bookmark not defined. 4.3.2.4. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi PHError! Bookmark not defined. 4.4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học lên cây chè. 48 4.4.1. Đánh giá cảm quan 49 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường là nơi chúng ta sinh sống chính vì thế bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Nhưng hiện nay, môi trường lại bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải. Ở Việt Nam thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta đó là ô nhiễm môi trường từ các khu vực chợ. Tân Cương là xã miền núi phía bắc tỉnh Thái Nguyên, nơi có tài nguyên khoáng sản phong phú cùng hệ thống giao thông thuận lợi, với vị trí nằm trên trục đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên và các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng. Cùng với điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển , nhu cầu tiêu dùng của người dân nơi đây ngày càng phong phú và đa dạng, hoạt động buôn bán tại các chợ trên địa bàn xã ngày càng sôi nổi và mạnh mẽ hơn. Xong đây cũng là một trong những nguyên nhân chính tạo ra nguồn rác thải ngày càng nhiều, phức tạp và khó xử lý ở địa bàn xã. Hiện nay tình trạng CTR nói chung và CTR của các khu chợ nói riêng tại xã Tân Cương – tỉnh Thái Nguyên chưa có đánh giá một cách đầy đủ dẫn đến việc quản lý CTR gặp nhiều khó khăn và chưa phù hợp trong công tác bảo vệ môi trường. Để giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm tại các khu chợ cũng như để tránh lãng phí các thực phẩm thừa, chúng tôi xin đưa ra giải pháp đó là tận dụng một số rác thải tại các chợ để chế biến phân bón hữu cơ cho cây trồng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ (hữu cơ truyền, hữu cơ sinh học, hữu cơ-khoáng, hữu cơ vi sinh) không những giải quyết được các vấn đề về thoái hóa đất, tránh được ô nhiễm
  12. 2 môi trường mà còn mang lại năng suất kinh tế cao cho nền kinh tế nông nghiệp và là tiền đề để có thể “phát triển bền vững”. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học môi trường, dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Xuân Linh, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên và ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ trong nông nghiệp” 1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tổng quát - Phân tích thực trạng ô nhiễm chất thải rắn tại các khu chợ trên địa bàn xã Tân Cương tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng các chế phẩm Vi sinh hữu hiệu để phân hủy chất thải thực phẩm (xác cá) tạo thành sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp, ứng dụng cho cây chè. Góp phần tái sử dụng các phế phụ liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng nông sản. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra số lượng, thành phần của rác thải tại các chợ ở xã Tân Cương - Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền, vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải - Đánh giá nhận thức của các hộ kinh doanh đối với vấn đề ô nhiễm tại chợ - Đề xuất một số giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm ở các khu vực chợ và nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề ô nhiễm trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên - Sử dụng chế phẩm EM2 để phân hủy xác cá trong điều kiện háo khí. - Xây dựng quy trình chế biến xác cá thành phân bón hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ canh tác cây trồng. - Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ xác cá sau phân hủy trên cây chè
  13. 3 1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được hiện trạng môi trường tại khu vực các chợ trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên. - Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn tại các chợ theo hướng tích cực và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc khai thác và tận thu các phế phụ phẩm tại các chợ để sản xuất phân hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp. - Tiết kiệm được chi phí từ việc góp phần giảm lượng phân bón hóa học nhập khẩu. - Chế phẩm phân hữu cơ sinh học được sử dụng tại địa phương làm tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Nâng cao khả năng tự học hỏi, nghiên cứu - Vận dụng nâng cao kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này - Tiết kiệm được chi phí từ việc góp phần giảm lượng phân bón hóa học nhập khẩu. - Chế phẩm phân hữu cơ sinh học được sử dụng tại địa phương làm tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn 2.1.1.1 Khái niệm chung về chất thải rắn Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình . Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống. Chất thải rắn độ thị được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó. 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ 2.1.3. Thành phần và phân loại chất thải rắn 2.1.3.1 Thành chất vật lý CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa trong năm,
  15. 5 Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao. Tỷ trọng của CTR được xác định: Tỷ trọng = (khối lượng cân CTR)/(thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng), kg/m3 2.1.3.2 Thành phần hóa học Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ (dao động trong khoảng 40– 60%), chất tro, hàm lượng carbon cố định (hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%). Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%. 2.1.4. Phân loại CTR CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau: - Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải rắn trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng. - Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại chất thải rắn thành ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại
  16. 6 Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh Nguồn phát sinh Loại chất thải rắn Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác Hộ gia đình vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy Khu thương mại tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn Giấy, carton, nhựa, túi nilon gỗ, rác thực phẩm, thủy Công sở tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như kệ sách Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây Trạm xử lý nước Bùn hóa lý, bùn sinh học thải ( Nguồn Trịnh Quang Huy,201 2.1.5. ảnh hưởng của CTR tới môi trường 2.1.5.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm
  17. 7 tàng trong nước rác gồm có: COD: từ 3000 45.000 mg/l, N-NH3: từ 10 800 mg/l, BOD5: từ 2000 30.000 mg/l, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 20.000 mg/l, Phosphorus tổng cộng từ 1 70 mg/l 2.1.5.2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng ) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. 2.1.5.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4 Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm.Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
  18. 8 2.1.5.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế 2.1.6. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới Hiện nay, bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề mang tính toàn cầu. ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á dã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia này như Ðan Mạch, Anh, việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp được thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. Ðối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư
  19. 9 Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác
  20. 10 Bảng 2.2: Xử lý CTR đô thị ở một số nước trên thế giới Chôn lấp hợp Chế biến thành Đốt rác phát Tên nước Stt vệ sinh (%) phân bón (%) điện (%) 1 Thụy Sỹ 20 - 80 2 Nhật Bản 23 4,2 72,8 3 Đan Mạch 18 12 70 4 Thụy Điển 35 10 55 5 Hà lan 45 4 51 5 Pháp 40 22 38 7 Đức 65 3 32 8 Bỉ 62 9 29 9 Australia 62 11 24 10 Anh 88 1 11 (Nguồn: Shenzhen Energy, 2000) Từ bảng trên ta thấy mỗi đất nước đều có một cách xử lý CTR chiếm ưu thế. Đối với một số nước chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh như Anh có chôn lấp hợp vệ sinh gấp 8 lần phần trăm đốt rác phát điện; Bỉ và Đức thì phương pháp chôn lấp gấp 3 lần đốt rác. Những đất nước Thụy Sĩ và Đan Mạch lại có biện pháp đốt rác phát điện gấp 4 lần phần trăm chôn lấp hợp vệ sinh. Hầu như tất cả các nước nói trên đều có biện pháp chế biến thành phân bón chiếm phần trăm nhỏ nhất. Đất nước khác nhau thì thành phần, tính chất, lượng loại chất thải khác nhau dẫn tới biện pháp xử lý cũng khác nhau. 2.1.7. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm tăng nhanh chóng
  21. 11 lượng CTR phát sinh. CTR tăng nhanh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý và xử lý. Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý CTR ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương pháp quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng CTR rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý CTR tại địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý; nhà máy xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý CTR còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý CTR đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý CTR chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý CTR có những hạn chế nhất định và đồng thời việc xử lý C những tác động tổng hợp đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá thực tế tình hình quản lý CTR (nguy hại, sinh hoạt, công nghiệp thông thường) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTR nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường theo tinh thần luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QDD13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 và Nghị định số 38/2015 về quản lý chất thải và phế liệu. 2.2. Tình hình xử lý rác thải tại các khu vực chợ 2.2.1. Khái niệm và phân loại chợ * Khái niệm:
  22. 12 Theo thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của bộ thương mại hướng dẫn của tổ chức và quản lý chợ: “ Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội”. Theo nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”. * Phân loại chợ: Dựa theo địa giới hành chính thì chợ được chia thành 2 loại là chợ đô thị và chợ nông thôn. - Chợ đô thị: Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn. Do ở đây, đời sống và trình độ văn hóa có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thành phố có tốc độ hiện đại hóa nhanh hơn. - Chợ nông thôn: Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã,trung tâm cụm xã. Hình thức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi như ở một số vùng núi, người dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Còn nếu dựa trên tính chất và quy mô xây dựng thì chợ được chia thành: Chợ kiên cố, bán kiên cố và chợ tạm. - Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm). Chợ kiên cố thường là chợ loại 1, có diện tích hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tích đất từ 6000-9000 m2. - Chợ bán kiên cố: Là chợ chưa được hoàn chỉnh. Bên cạnh những hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng
  23. 13 Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có diện tích đất 3000-5000 m2 . Chợ này phân bố chủ yếu ở các xã nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi - Chợ tạm: Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có tính chất tạm thời, không ổn định, không cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ: Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì được chia thành 3 loại: chợ loại 1, chợ loại 2, chợ loại 3 - Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và thường được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông dữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác. - Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực - Chợ loại 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố 2.2.2. Tình trạng rác thải tại các khu chợ ở nước ta hiện nay Ở nước ta hiện nay, vấn đề ô nhiễm tại các khu chợ kéo dài từ nhiều năm, các cơ quan chức năng cũng đã có những biện pháp hữu hiệu tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn hoặc làm hạn chế
  24. 14 mức độ ô nhiễm. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa tại các khu chợ diễn ra mạnh mẽ; lượng hàng hóa ngày càng lớn và lượng rác, nước thải cũng theo đó mà tăng lên mạnh, đó thực sự là vấn đề xã hội mà người dân bức xúc, cần được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết. Theo khảo sát tại các khu chợ trên địa bàn cả nước cho thấy, hệ thống xử lý nước thải, rác thải những nơi chứa rác, thùng đựng rác công cộng, cống thoát nước nhìn chung đều có nhưng đa số đều bị tắc do rác thải quá nhiều người dân không có ý thức phân loại rác. Nhiều công trình hạ tầng ở các chợ phần lớn đã xuống cấp, đường vào nhiều chỗ nước đọng bẩn sau các trận mưa, hoặc do người dân sử dụng hàng ngày, tình trạng buôn bán lấn chiếm lề lòng đường rất phổ biến tại các chợ, đặc biệt là nhiều người dân và các hộ tiểu thường kinh doanh rất thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, đổ rác xuống cống rãnh thoát nước làm tắc các cống rãnh thoát nước, gây ngập tràn ứ đọng, gây ra mất vệ sinh môi trường toàn khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. 2.3. Phân bón hữu cơ sinh học và vai trò trong phát triển nông nghiệp 2.3.1. Khái niệm phân hữu cơ sinh học Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón sử dụng quá trình lên men vi sinh vật để hoạt hóa than bùn (rác thải) rồi trộn với các phân bón hóa học (N, P, K), các nguyên tố vi lượng, trung lượng cùng các chất điều hòa kích thích tăng trưởng cho cây trồng.[1] 2.3.2. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng trong nông nghiệp Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu và sử dụng phân bón đã có từ rất lâu đời và được bắt đầu từ phân hữu cơ. Tại Trung Quốc, 1.500 năm trước công nguyên, người ta đã sử dụng cỏ, thân lá cây đậu và sau đó là phân chuồng để
  25. 15 bón ruộng. Đến tận thế kỷ 18 loài người vẫn cho rằng cây hút thức ăn từ mùn trong đất vì vậy chỉ cần bón phân hữu cơ cho cây. [2] Năm 1905, cả thế giới mới sử dụng 1,4 triệu tấn NPK thì đến các năm 1990 lượng phân hóa học đã sử dụng tới 138 triệu tấn, năm 2000 là 144 triệu tấn, năm 2005 là 150 triệu tấn và hiện nay nhu cầu sử dụng phân hóa học của thế giới lên tới 200 triệu tấn. [2] 2.3.3. Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học Sử dụng phân hữu cơ sinh học nghĩa là cùng lúc đưa vào đất canh tác 3 loại phân: phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh. Ngoài ra nó còn được bổ sung đầy đủ các nguyên tố, các hoạt chất quan trọng mà cây trồng và đất thiếu, từ đó điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng trên mỗi vùng đất canh tác khác nhau.[1] 2.4. Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất 2.4.1. Phân hữu cơ vi sinh vật Trên thế giới, các loại phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) được sử dụng ngày càng nhiều do làm tăng năng suất, giảm chi phí phân khoáng, cải thiện độ phì nhiêu đất và đặc biệt làm tăng chất lượng nông sản. PHCVS là loại phân bón mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích ở mật số trên 106 CFU/gam phân. Ở những nước có nền nông nghiệp tiến bộ, xu hướng hiện nay là sử dụng những loại PHCVS vừa có hàm lượng hữu cơ cao vừa chứa nhiều chủng VSV có ích để đồng thời giải quyết được nhiều mục tiêu trong nền nông nghiệp hiện đại.Ở Việt Nam, phân VSV cố định đạm cây họ đậu và phân VSV phân giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960. Đến năm 1987, phân Nitragin trên nền chất mang than bùn mới được hoàn thiện. Năm 1991 đã có hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật. Các
  26. 16 nhà khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm và một số VSV phân giải lân. * Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh lên năng suất và chất lượng cây trồng Tính toán hiệu quả kinh tế từ một số nghiên cứu ban đầu cho các vùng trồng tiêu ở Đông Nam Bộ cho thấy sử dụng PHCVSVCN với lượng từ 2-4 kg/nọc sẽ giảm được 25-40 kg N, 25-35 kg P2O5, giảm tỷ lệ bệnh héo rũ từ 16,5% xuống còn 5%, năng suất tiêu tăng hơn so với chỉ bón phân hoá học từ 7-15%, lợi nhuận 12,3 triệu đồng đối với cà phê.[2] Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC.04.04 thì sử dụng PHCVSVCN có hiệu quả rõ rệt với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây cà phê ở Đông Nam Bộ.[ 2] Năng suất trái dưa leo trồng tại Thốt Nốt biến động trong khoảng 15,2 – 19,8 tấn/ha. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bã bùn mía, kết hợp nấm Trichoderma-ĐHCT (BBM-Trico) 15 tấn/ha kết hợp tưới dung dịch N cấp II vẫn giữ được năng suất không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức nông dân mặc dù nông dân sử dụng rất nhiều lượng phân hoá học. Mặc dù năng suất có thấp hơn nhưng các nghiệm thức sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh mang lại kết quả trong thực tế sản xuất cho vùng thâm canh rau màu là rất lớn, giúp giảm 300 kg Urê, 1000 kg Super P và 250 kg KCl so với bón phân vô cơ theo nông dân. Với kết quả này cho thấy hiệu quả rõ ràng về hiệu quả và tiềm năng của việc sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh (BBM- Trico) kết hợp với dung dịch vi khuẩn cố định đạm Gluconacetobacter diazotrophicus vào sản xuất rau màu là có triển vọng trong việc nâng cao năng suất cũng như phẩm chất do hoàn toàn không sử dụng phân hóa học. [4] 2.4.2. Phân lân vi sinh
  27. 17 Hàm lượng lân tổng số trong nhiều loại đất Việt Nam khá cao, nhất là đất đỏ bazan, nhưng hầu hết các đất lại nghèo lân dễ tiêu. Các nguồn lân hữu cơ trong đất và lân vô cơ bón vào đều cần thiết có sự tham gia phân giải của VSV mới trở lên hữu dụng. VSV phân giải lân vô cơ khó tan thường gặp là Pseudomonas, Agrobacterium, Micrococus, 2.4.3. Một số vấn đề về sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh tại Việt Nam Phân bón có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản, góp phần quan trọng về bảo đảm an ninh lương thực, tăng sản phẩm trồng trọt để xuất khẩu. Do vậy giải pháp tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí là rất quan trọng. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp, tuỳ theo đất, mùa vụ và cây trồng, phân bón chiếm tỷ lệ từ 30-50% giá thành sản phẩm trồng trọt. Do vậy, việc tăng cường chỉ đạo hướng dẫn sử dụng hiệu quả phân bón thông qua các biện pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản xuất, góp phần cải thiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản và hạn chế ô nhiễm môi trường. Với định hướng này, phát triển sản xuất phân bón VSV có chất lượng cao nhằm thay thế từ 20-30% lượng phân vô cơ là cần thiết và khả thi. Mặc dù hiện tại đã có khá nhiều sản phẩm phân vi sinh sản xuất ở trong nước, nhưng một mặt do nông dân ưa sử dụng phân hóa học, mặt khác máy móc thiết bị, điều kiện và nhân lực nghiên cứu còn hạn chế nên chất lượng phân vi sinh sản xuất trong nước thiếu ổn định, chưa mở rộng được quy mô ứng dụng. Vì vậy đầu tư cho chương trình ứng dụng những tiến bộ mới về công nghệ sinh học nói chung và trong sản xuất phân vi sinh vật nói riêng sẽ tạo ra bước đột phá trong chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp, tăng sức cạnh tranh các nông sản có chất lượng cao trên thị trường quốc tế. [2]
  28. 18 2.5. Chế phẩm EM 2.5.1. Lịch sử nghiên cứu Chế phẩm EM (effective microorgannic) đã được bắt đầu nghiên cứu bởi Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa (người Nhật Bản) vào những năm 1970. Ông đã phân lập, nuôi cấy trộn lẫn các vi sinh vật có ích được tìm thấy trong môi trường và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và thực phẩm. Ông đã kiên trì đấu tra cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh bằng hoá học. Ông và các cộng sự sau khi nghiên cứu thành công đã đảm nhiệm phân lập, nhân giống và cung cấp công nghệ, kỹ thuật, xây dựng các Trung tâm nghiên cứu công nghệ EM và tham gia xây dựng nhà máy sản xuất chế phẩm EM tại nhiều nước trên thế giới. [5] 2.5.2. Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm EM Chế phẩm EM được tạo ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không chứa các loài vi sinh vật được tạo ra bởi kỹ thuật di truyền. EM rất an toàn, rẻ, và ứng dụng có hiệu quả, cải thiện tốt môi trường. Thành phần chính của chế phẩm chủ yếu là các khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển Nitơ trong không khí thành các hợp chất Nitơ), xạ khuẩn (sản sinh các kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu hoá), nấm men (sản sinh các vitamin và các axít amin). Các vi sinh vật tạo ra một môi trường sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau cùng sinh trưởng, phát triển. Mỗi loại vi sinh vật trong chế phẩm EM có chức năng năng hoạt động riêng của chúng. Các vi sinh vật này đều là những vi sinh vật có lợi chung sống trong cùng một môi trường, chúng sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả họat động tổng hợp của chế phẩm tăng lên rất
  29. 19 nhiều. Trong đó loài vi khuẩn quang hợp đóng vai trò chủ chốt, sản phẩm của quá trình quang hợp là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các loài khác trong chế phẩm EM.[6] Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thực hiện: xử lý thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế biến, phối trộn với chế phẩm EM gốc và một vài phụ liệu khác như đạm, kali,rỉ mật , độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45-50%. Nguyên liệu dùng để sản xuất chế phẩm là tận dụng các loại phế phẩm nông nghiệp như: bột bắp, bột cám, vỏ trấu, lõi bắp, vỏ điều, mùn cưa, với giá thành thấp, nhưng hiệu quả của sản phẩm mang lại giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay [6] 2.5.3. Một số ứng dụng của chế phẩm EM 2.5.3.1 Ứng dụng trong chăn nuôi - Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh - Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn. - Kích thích khả năng sinh sản, tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi. - Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi. - Chế phẩm EM có tác dụng đối với mọi vật nuôi, bao gồm các loại gia súc gia cầm và các loài thủy hải sản. - Tác động trực tiếp đến người sản xuất, làm thay đổi phương thức, thói quen tập quán sản xuất dựa vào hóa chất, từng bước áp dụng những công nghệ sinh học, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.
  30. 20 - Đây là con đường tái sử dụng các chất hữu cơ bằng công nghệ vi sinh vừa xử lý được ô nhiễm nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, vừa tạo ra phân bón bổ sung có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. - Đẩy mạnh công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi.[6] * Một số công trình ứng dụng sử dụng EM trong chăn nuôi: Năm 2000, TS. Nguyễn Văn Kiệm, Đại học nông nghiệp Hà Nội, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm EM trong việc phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở gia súc”, trong đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường” [8] Năm 2011, triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học tại HTX Quang Trung, HTX Tử Mạc, xã Yên Trung (Ý Yên, Nam Định) đã đạt hiệu quả cao. Các trang trại sử dụng chế phẩm sinh học này trong thời gian 3 tháng đều không có hiện tượng con nuôi mắc bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở lợn, trâu bò; tốc độ tăng trọng của vật nuôi tại các trang trại có bổ sung chế phẩm EM trong thức ăn và nước uống tăng 5-7% so với vật nuôi tại các trang trại khác.[6] Triển khai ứng dụng chế phẩm EM trong xử lý nguyên liệu trồng nấm, xử lý nền đáy và môi trường nước nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh và quảng canh cải tiến tại các xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc), Nam Dương (Nam Trực) và các xã Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy.[6] 2.5.3.2 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường Có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2, NH3, ), nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toa lét, chuồng trại chăn nuôi, sẽ khử được mùi hôi một cách nhanh chóng. Chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các emzyme phân hủy như lignin
  31. 21 peroxidase, có khả năng phân hủy các hóa chất nông nghiệp tồn dư, môi trường được cải thiện. Đây là sản phẩm thân thiện môi trường phù hợp với xu hướng của xã hội hướng đến thay thế thuốc hóa học bằng chế phẩm sinh học. [6] * Ứng dụng trong sản xuất phân bón Hiện nay nhiều chế phẩm vi sinh làm phân bón được sản xuất theo nhiều hướng khác nhau, nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, công nghệ. Thành phần vi sinh vật trong các chế phẩm làm phân hữu cơ ở mỗi cơ sở sản xuất khác nhau. Có hai dạng chế phẩm chủ yếu là chế phẩm nấm (ít phổ biến hơn do khó bảo quản và dễ bị nhiễm tạp) và các chế phẩm vi khuẩn rất phổ biến trên thị trường. Hiện nay các chế phẩm vi khuẩn được sản xuất theo nhiều dạng với những ưu nhược điểm khác nhau: dạng trên môi trường thạch, dạng dịch thể, dạng khô, dạng đông khô, nhưng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là dạng bột chất mang. VSV được tẩm vào chất mang, cư ngụ và được bảo vệ chức năng chuyên tính cho đến khi sử dụng. Nguồn chất mang có thể dùng là than bùn, bã mía, bột xenlulo hoặc rác thải hữu cơ nghiền (Đông Nam Á), hoặc bentonit với bột cá (Ấn Độ), còn ở Mỹ hiện nay sử dụng bột Polyacrylamit. [2] Trên thế giới, một số chế phẩm VSV đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả gồm: - Chế phẩm VSV cố định đạm: có các dạng VSV tự do và hội sinh chế phẩm cố định nitơ phân tử cộng sinh với cây họ đậu có hoạt tính Nitrozenaza (các loài vi khuẩn Rhizobium), các chế phẩm vi khuẩn hảo khí, yếm khí, xạ khuẩn và nấm. Các chủng VSV này phải được tuyển chọn kỹ lưỡng bảo đảm chúng có cường độ cố định nitơ
  32. 22 2.5.4. Một số chế phẩm EM được sản xuất tại Việt Nam Năm 2009, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Yên Bái (Sở KH&CN Yên Bái) đã đăng ký và đề xuất thực hiện dự án: “Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM (Effective Microoganisms) và xây dựng mô hình thử nghiệm xử lý rác thải sinh hoạt trong trồng trọt và chăn nuôi tại thị xã Nghĩa Lộ và xã Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. Đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận công nghệ và sản xuất thành công 5 loại chế phẩm E.M thứ cấp đang được sử dụng phổ biến, đó là: + Chế phẩm E.M 2: Là dung dịch được sản xuất từ EM gốc, có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi + Chế phẩm E.M 5: Là dung dịch được sản xuất từ EM gốc. Được sử dụng trong trồng trọt, dùng để xua đuổi côn trùng, diệt trừ một số sâu hại; hạn chế, phòng ngừa bệnh tật, sâu hại, + Chế phẩm E.M - Bokashi chăn nuôi: Là hỗn hợp các chất hữu cơ lên men với EM 2. Dùng trong chăn nuôi nhằm tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn chặn mùi hôi trong chuồng trại Quy trình sử dụng, bảo quản các loại chế phẩm EM trên rất đơn giản và thuận tiện. Chế phẩm được sản xuất từ các hợp chất hữu cơ, thảo dược và các vi sinh vật sống có ích, do đó không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường. Giá thành của các loại chế phẩm EM rẻ, phù hợp với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh (để xử lý môi trường cho 100 m2 chuồng nuôi gia súc thì chi phí cho chế phẩm chỉ hết 500 đồng/ngày). * Nguyên tắc ứng dụng công nghệ EM ở các nước đều trải qua các giai đoạn như: - Giai đoạn 1: Huấn luyện, chuyển giao công nghệ, chế tạo thử EM và thử nghiệm.
  33. 23 - Giai đoạn 2: Sản xuất thử với liều lượng lớn hơn và áp dụng với quy mô rộng lớn. - Giai đoạn 3: Phát triển, mở rộng quy mô ứng dụng. Các kết quả đạt được trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ EM một cách rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới trong các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất cây trồng, rau, lúa, ngô, khoai tây, đậu, cà phê ;Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà ;Bảo vệ thực vật, xử lý môi trường Qua các hội nghị Quốc tế về công nghệ EM, các báo cáo của các nhà khoa học cho thấy chế phẩm sinh học EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển, tính đa dạng của đất nông nghiệp, tăng chất lượng đất, khả năng sinh trưởng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy Chế phẩm sinh học EM được các nước trên thế giới đón nhận như là một giải pháp để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. [6] 2.6. Một số hiểu biết về thành phần dinh dưỡng từ cá Hình 2.1:Cá và sản phẩm từ cá Thành phần hóa học của cá cũng tương tự như động vật khác bao gồm nước, protein,lipid, khoáng, glucid, muối vô cơ, men, hoormon. Chúng khác nhau chỉ ở hàm lượng các chấtcấu tạo cơ thể: + Nước:
  34. 24 Trong cơ thể cá, hàm lượng nước là cao nhất, thường chiếm trên 60 - 80%. Hàm lượng nước thay đổi tùy theo loài và giai đoạn phát triển. + Protein: Protein là thành phần hóa học chủ yếu trong thịt động vật thủy sản, chiếm khoảng 60- 75 % (trọng lượng khô). Protein trong cơ thể động vật thủy sản thường liên kết với nhóm chất hữu cơ khác như lipid, acid nucleic, glycogen để tạo thành các phức chất phức tạp có những tính chất sinh học đặc trưng khác nhau. Protein trong tổ chức cơ thịt cá được chia làm 2 nhóm chính: chất xơ hòa tan (Mucle plasma) và chất cơ cơ bản ( Mucle stroma + Lipit: Thành phần chủ yếu của chất béo trong động vật thuỷ sản là triglycerit do acid béo bậc cao hóa hợp với glycerin. Chất béo trong cá có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của chúng. Chất béo trong động vật thuỷ sản thường có màu vàng nhạt, một số loài có màu đỏ, thường thì lượng Vitamin A trong dầu càng nhiều thì dầu càng có màu thẫm. + Khoáng: Khoáng trong cá khác nhau theo giống loài thời tiết và hoàn cảnh sống. Nguồn khoáng quan trọng và chiếm số lượng nhiều trong ĐVTS là Canci, Photpho, Fe. Hàm lượng Fe chiếm khoảng 12% tổng lượng khoáng. Các chất khoáng: Fe, Cu, Mn, Zn, Co, Cr, F, I + Vitamin: Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản, ĐVTS còn có một lượng Vitamin phong phú đặc biệt như Vitamin A và D Vitamin trong cá chủ yếu tập trung ở nội tạng đặc biệt là gan và một phần ở tuyến sinh dục (chủ yếu là Nhóm A &D),
  35. 25 2.7. Đặc điểm về cây chè Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Các danh pháp khoa học cũ còn có tên là Thea bohea và Thea viridis [13]. Chè là 1 thức uống lý tưởng có nhiều giá trị về dược liệu. Ngày nay, chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và cao cao.Ngoài ra, chè là 1 cây công nghiệp lâu năm cho giá trị kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm. Do đó, chè là 1 trong những cây trồng được quan tâm và phát triển mạnh đặc biệt là ở vùng trung du và miền núi. 2.7.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè [13] * Thân và cành: - Chè chỉ có một thân chính và sau đó mới phân ra các cấp cành. - Do hình dạng phân cành khác nhau nên người ta chia thân chè ra làm 3 loại:Thân gỗ, thân bán gỗ và thân bụi - Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành. Trên cành chia làm nhiều đốt - Từ thân chính cành chè được chia ra làm nhiều cấp: I, II,III. - Thân và cành chè đã tạo nên khung tán của cây chè. Số lượng cành thích hợp và cân đối trên khung tán, chè sẽ cho sản lượng cao. * Mầm chè: - Mầm sinh dưỡng: phát triển thành cành lá. - Mầm sinh thực: nằm ở nách lá. Bình thường ở mỗi nách lá có 2 mầm sinh thực hoặc nhiều hơn và khi đó ở nách lá sẽ có một chùm hoa. * Búp chè: - Là một đoạn non của 1 cành chè. Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. Kích thước của búp thay đổi
  36. 26 tùy thuộc vào giống, loại và liều lượng phân bón,các khâu kỹ thuật canh tác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt. - Búp chè là sản phẩm cuối cùng của trồng trọt, đồng thời là nguyên liệu khởi đầu cho quá trình chế biến, do vậy số lượng búp, năng xuất búp là mối quan tâm của người thu hái , còn chất lượng nguyên liệu, phẩm cấp búp và tiêu chuẩn búp lại liên quan đến chè thành phẩm sau chế biến. - Năng suất búp chè có quan hệ chặt với số lá trên cây. Với đặc điểm của cây chè mỗi một búp sinh ra từ 1 nách lá, do vậy nhiều lá mới có nhiều búp, năng xuất cao . Cho nên hái búp và chừa lá có tương quan chặt đến năng suất chè. 2.7.2. Yêu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây chè 2.7.2.1. Nghiên cứu trên thế giới. Theo Eden, T. (1952) [14], cứ 1.000 kg chè khô thì cần lượng N, P, K nguyên chất tương ứng là 40,2 kg, 8,5 kg và 16,0 kg. Othienno (1979) nghiên cứu trên dòng chè 6/8 cũng có kết luận tương tự, thu hoạch 1.000 kg chè khô thì cần lượng N, P, K nguyên chất là 40,0 kg, 4,0 kg và 19,0 kg. Trong nhóm các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu cho cây chè thì ngoài N, P, K phải kể đến là magiê, canxi, lưu huỳnh. 2.7.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay đất trồng chè rất nghèo chất hữu cơ, chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo. Muốn canh tác chè có hiệu quả cần phải thâm canh ngay từ khi bắt đầu trồng. Nghiên cứu hiệu lực của các loại phân các tác giả Bùi Đình Dinh, Lê Văn Tiềm, Võ Minh Kha (1993) cho thấy công thức bón đủ lân cho năng suất tăng 24% so công thức không bón. Theo Vũ Cao Thái (1996), việc sử dụng phân bón cân đối là một tiền đề duy trì năng suất cao và tiết kiệm phân bón. Mục tiêu của sử dụng phân bón cân đối là tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, hiệu chỉnh sự thiếu
  37. 27 hụt các chất dinh dưỡng của cây trồng mà đất thiếu, duy trì, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu của đất. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đối với đời sống cây trồng hầu hết các tác giả chủ yếu chú trọng đến các loại phân đa lượng như N, P, K còn các loại phân trung vi lượng như S, Zn, Mn, Mg, Bo, Al rất ít tác giả đề cập đến. Trong các nguyên tố trung lượng thì magiê là thành phần cấu tạo diệp lục tố, enzym chuyển hóa hyđrat cacbon và axit nuclêic, thúc đẩy hấp thu, vận chuyển lân và đường trong cây giúp cho cây cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu Magiê cây chè xuất hiện những vệt xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng giảm. Tác giả Lê Văn Đức (1997) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của Mg đến chất lượng cây chè trên 2 giống PH1 và LDP1. Kết quả cho thấy bón Mg ở các liều lượng 50 kg và 70 kg MgSO4/ha làm tăng mật độ búp chè tương ứng 10,5% và 18,9%. Tỷ lệ búp mù xòe giảm, khối lượng và chiều dài búp không tăng có tác dụng tích cực đến năng suất và chất lượng chè. Bón Mg với các công thức 50 kg MgSO4/ ha và 75 kg MgSO4/ha làm tăng dung lượng đốn của chè 25% và 32,8% so với đối chứng. Bón Mg làm tăng hàm lượng đường khử, đặc biệt là axit amin, do đó ảnh hưởng tốt đến chất lượng chè. Khi nghiên cứu tỷ lệ bón NPK cho giống chè shan TRI 777 giai đoạn đầu chu kỳ kinh doanh của Đinh Thị Ngọ (1996) đã kết luận: tỷ lệ bón phối hợp N:P:K khác nhau thì cho năng suất chè khác nhau. Các tỷ lệ phối hợp có N chiếm tỷ lệ cao chè cho năng suất cao hơn, trong đó tỷ lệ N:P:K = 2:2:1 cho năng cao và hiệu quả kinh tế . Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón phân NPK phối hợp cho chè shan tại Phú Hộ (Đỗ Văn Ngọc và ctv., 2008) cho thấy, khi bón NPK phối
  38. 28 hợp với các tỷ lệ khác nhau (cây chè chưa khép tán) năng suất búp có sự sai khác nhiều. Khi cây chè đã khép tán năng suất búp sai khác nhau không đáng kể. Tỷ lệ phối hợp 2:1:1 cho năng suất thấp nhất, tỷ lệ phối hợp 3:1:2 và 3:1:1 cho năng suất búp cao hơn. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu như đã trình bày trên đều khẳng định cần phải bón phân NPK theo tỷ lệ cân đối. Trong đó cho thấy vai trò hàng đầu của đạm đối với cây chè, song đạm có hiệu lực tốt đến năng suất, chất lượng chè chỉ trên cơ sở bón cân đối với lân và ka li cùng các nguyên tố bán đa lượng và vi lượng khác như Magiê và Bo.
  39. 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1.1. Các chợ trên địa bàn xã Tân Cương 3.1.2. Chế phẩm EM2 3.1.3. Xác cá thải 3.1.4. Giống chè LPD 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu - Địa điểm: Phòng thí nghiệm trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên & Địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên -Thời gian thực tập: Từ 15/1/2019 đến 15/5/2016 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế ,xã hội của xã Tân Cương 3.3.2. Điều tra hiện trạng quản lý, xác định số lượng, đánh giá, phân loại thành phần, tỷ lệ chất thải rắn trên địa bàn xã Tân Cương 3.3.4. Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân vi sinh bằng chế phẩm EM2 3.3.5. Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của một số phân bón chế biến từ xác cá trên cây chè 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp + Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: hiện trạng rác thải, công tác thu gom, vận chuyển thông qua các cơ quan của xã Tân Cương. + Các số liệu thu thập thông qua ban quản lý chợ. + Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet .
  40. 30 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên địa bàn. + Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ kinh doanh về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực chợ. + Phương pháp xác định lượng thải bình quân của các hộ kinh doanh/ phiên chợ: Mỗi chợ điều tra 4 phiếu, tổng 12 chợ là 48 phiếu. Các phiếu được phỏng vấn ngẫu nhiên để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. + Phương pháp lấy mẫu: Trung bình mỗi tuần đến các chợ lấy 1 lần, mỗi lần lấy 3kg sau đó phân loại rác theo các thành phần. Cân đo đong đếm tính % và lượng thải trung bình của các lần lấy mẫu. + Từ kết quả cân thực tế rác từ các hộ kinh doanh tại các chợ, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ ngày. 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.3.2.1. Phương pháp ủ thủ công có đảo trộn (cải tiến trên cơ sở phương pháp cổ truyền của dân) - Bố trí thí nghiệm: gồm công thức - + CT: 600 ml nước + 3kg cá + 150ml rỉ đường + 300g cám gạo Các công thức được tiến hành cùng một thời điểm; nhiệt độ, pH tự nhiên. Đánh giá cảm quan và phân tích 1 số chỉ tiêu hóa học sau 5 tuần ủ phân: + Xác định đạm tổng số + Xác định lân P2O5 + Xác định K2O + Xác định pHkcl Tính toán lượng đạm acid amin
  41. 31 Chế biến hỗn hợp dịch đã phân hủy thành sản phẩm phân hữu cơ sinh học thông qua phối trộn: Dung dịch sau ủ xác cá bằng men + (5%N, 3% P; 1% K) 3.3.2. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng để đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ xác cá: Giống chè LPD1 03 tuổi Trong đó diện tích mỗi ô thí nghiệm (công thức) là: 5m*6m = 30m vuông + CT1: chỉ sử dụng phân bón lót + tưới nước (Đ/c) + CT2: Dung dịch sau ủ xác cá bằng men EM 2 (1,5l EM/1kg cá) + (5%N, 3% P; 1% K) + CT3: Dung dịch sau ủ xác cá bằng men EM2 (2lML/1kg cá) + (5%N, 3% P; 1% K) + CT4: Dung dịch sau ủ xác cá bằng men EM2 (2,5l EM/1kg cá) + (5%N, 3% P; 1% K) Chế độ tưới nước: 3ngày 1 lần (tùy vào thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới thích hợp. Chế độ ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, độ pH đều giống nhau 3.3.4. Phương pháp theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu thí nghiệm Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây theo phương pháp đường chéo để theo dõi, các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển. * Theo dõi các chỉ tiêu hình thái: - Chiều cao cây (cm): Đo từ cổ rễ đến vị trí cao nhất của tán, chiều cao tính theo trung bình của 5 cây lấy mẫu. - Độ rộng của tán (cm): Đo từ mặt dưới lá đến phần cao nhất mặt trên của tán lá chè. Độ rộng tán tính trung bình của 5 cây lấy mẫu. * Theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
  42. 32 Theo dõi - Mật độ búp/m2 : Chỉ tính búp 1 tôm 2 lá khi theo dõi. Dùng khung 25 x 25cm sau đó đếm. 3.3.1.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu + Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên + Xử lý số liệu bằng Excel.
  43. 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Cương 4.1.1.1. Vị trí địa Lý Tân Cương là xã miền núi, nằm ở vùng phía Tây của tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp với xã phúc trìu phía Nam giáp xã Bình Sơn và Đông giáp xã Thịnh Đức, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 12km về phía Bắc. Hình 4.1: Bản đồ hành chính xã xã Tân Cương
  44. 34 Hiện nay, Tân Cương có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã gồm: xã Nam đồng , xã Nam Tiến , xã Nam Tân, Y Na 1, Y Na 2, Nam Thái, xóm nhà Thờ, Gó Pháo , Tân Thái .xóm Hồng Thái 1, Hồng Thái 2, xóm Guộc, xóm Soi Vàng Địa hình Xã Tân Cương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình 200-500m so với mặt nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15-20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều. ● Khí hậu Tân Cương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đạm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt; Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 25 đến 27°C; Mùa đông khô hạn và giá lạnh, thời gian khô hạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 10 đến 18°C có khi lạnh xuống 4 đến 5 độ °C. Lượng mưa trong năm tương đối lớn chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8,9. Độ ẩm không khí mùa mưa trung bình từ 80 đến 85%, còn mùa khô khoảng 12 đến 15% ● Thủy văn Tân Cương có mạng lưới sông suối, ao, hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú chạy dọc qua 3 xã là xã nam đồng, nam tân ,nam thái trong đó có 4 xã (Nam Tiến, Hồng Thái 1, Hồng Thai 2,Y Na1 ) nằm bên sông Cầu là con sông quan trọng nhất được bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn, vừa là nơi phân chia địa giới giữa hai xã Tân Cương và Đồng Hỷ vừa là nơi đem lại nguồn nước phong phú cho xã.
  45. 35 Với điều kiện khí hậu thủy văn như trên đã tác động rất lớn đến quá trình sản xuất và phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Vào mùa mưa với lượng nước phong phú, nhiệt độ nóng ẩm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, ngô, khoai, lạc, chè và các loại cây ăn quả khác, về mùa mưa không đủ nước tưới một phần do rừng đầu nguồn bị tàn phá nên khả năng sinh thủy kém. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Dân số của xã trên 5.200 ngàn người, gồm 09 dân tộc anh em cùng chung sống. Là một xã có nhiều tiềm năng và lợi thế. Nằm giáp danh với thành phố Thái Nguyên và liền kề với tỉnh Bắc Kạn, có hệ thống đường giao thông thuận lợi. Với 38 km đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của xã; toàn xã có 136 km đường liên xã và 448 km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về điện đã có 100% các xã có điện lưới quốc gia, hệ thống trường học từng bước được xây dựng kiên cố, hạ tầng khác cũng dần được đầu tư. Vì vậy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hoá trong cơ chế thị trường hiện nay. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lượng lớn như: Than, Quặng titan, quặng sắt, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, v.v.v Đồng thời có tiềm năng to lớn về đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển các loại cây trồng có giá trị cao, điển hình là cây chè – loài cây được xác định là cây chủ lực mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của Xã Tân Cương nói riêng. Cây chè hiện là cây xoá đói giảm nghèo tiến tới cải thiện đáng kể đời sống cho người dân nơi đây. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần chọn lọc nâng cấp giống chè và nghiên cứu biện pháp tưới nước nhằm đưa sản lượng chè vụ đông tăng lên, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cả khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ để đạt được năng suất kinh tế tốt nhất cho xã
  46. 36 . Năm 2017, xã Tân Cương đặt mục tiêu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.157 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 475 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt trên 77 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho 1.800 lao động. 4.2. Hiện trạng xử lý chất thải các chợ trên địa bàn xã Tân Cương Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; vì thế, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính phát sinh rác thải của người dân ngày càng nhiều, phức tạp và khó xử lý hơn trước. Chợ là không gian sinh hoạt cộng đồng, tập trung đông người, thường xuyên diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, chợ tạo ra lượng lớn rác thải. Tuy vậy, công tác xử lý, thu gom rác thải tại các chợ ở xã Tân Cương còn nhiều bất cập. Hiện chỉ có 1/ 12 chợ có tài liệu quản lý môi trường là chợ Tân Cương . Bảng 4.1: Hiện trạng hoạt động của chợ Tân Cương Diện Tổng Số Số Phân Tài liệu Bãi để ST tích số ĐKKD phiên Tổng Tên Chợ hạng môi xe T chợ Điểm thường chợ/ 1 hợp chợ trường (m2) (m2) KD xuyên tháng Chợ Tân Bán 1 1500 3 171 121 6/5,10 Cương KC
  47. 37 Hình 4.2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải tại khu vực chợ Hộ gia đình Quán ăn Bán cá, thịt Bán rau Rác thải Cửa hang tạp phẩm Kinh doanh dịch Bán hoa quả Người đi chợ vụ 4.2.2. Thành phần rác thải tại các chợ Theo kết quả điều tra, rác thải sinh hoạt trên địa bàn các chợ chủ yếu là rác thải hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng trên 50% bao gồm: vỏ rau củ, hoa quả thối, thức ăn thừa, ruột cá còn lại là chất thải phi hữu cơ bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp được thể hiện ở bảng dưới đây:
  48. 38 Bảng 4.2. Thành phần rác thải tại các chợ ĐVT (%) Chất Đất cát, Nhựa, Thủy hữu cơ Giấy, Kim xi than cao su, tinh, STT Tên Chợ (rau,củ, giẻ loại, vỏ và các bao mảnh ruột rách đồ hộp tạp chất nilon vụn cá ) khác Chợ Tân 1 45 12 15 3 5 10 cương Để xác định các thành phần rác thải tại chợ bằng các phương pháp sau: - Phỏng vấn bằng phiếu điều tra và thu thập số liệu của người dân (phóng vấn 30 người dân) - Phương pháp lấy mẫu: 1 tuần đến chợ 1 lần,mỗi lần lấy 5kg rác thải sau đó phân loại rác theo thành phần cân đo, đong điếm tính % và lương thải trung bình các lần lấy rác.tỷ lệ chất hữu cơ (ruột cá) chiếm đa phần - tuần 2 lấy 4kg rác tại chợ thì co đến 2kg là ruột cá con lại 2kg là các loại rác khác - tuần 3 lấy 6kg rác tại chợ thì có đến 2,5 kg la ruột cá - tuần 4 lấy 8kg rác tại chợ thì có đến 4,5 kg là ruột cá - tuần 5 lấy 5kg rác tại chợ thì có đến 2,7 kg la ruột cá Qua bảng 4.2 ta thấy thành phần chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương chiếm tỉ lệ như sau: kim loại, vỏ đồ hộp chiếm 3 % thuỷ tinh, mảnh vụn chiếm 5% ; đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác 10% giấy, giẻ rách chiếm 12 % ; nhựa, cao su, bao nilon chiếm 15% ; Và chiếm tỉ lệ cao nhất là rác thải hữu cơ, lượng rác thải hữu cơ trung bình tại các chợ trên địa bàn xã Tân Cương giao động từ 45% tổng số rác được thải ra tại các khu vực chợ mỗi ngày. Tỷ lệ rác thải hữu cơ rất cao và chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy
  49. 39 sinh học, nếu không được xử lý kịp thời và hợp lý sẽ gây mùi ôi thối, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây. 4.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại các chợ xã Tân Cương 4.2.3.1. Thực trạng thu gom rác thải tại khu vực chợ xã Tân Cương. Theo điều tra, hiện tại 100% tất cả các chợ trên địa bàn xã Tân Cương đều có dịch vụ thu gom rác. Các hộ buôn bán trong khu vực các chợ mỗi tháng phải đóng phí chợ và phí xả thải với người nhận thầu. Đối với các chợ phiên hoạt động 6 buổi/ tháng thì mức phí trung bình là 20.000/hộ/tháng. Đối với các chợ hoạt động thường xuyên thì mức phí trung bình là 30.000đ/hộ/tháng. Tại các khu chợ, hệ thống xử lý nước thải, rác thải những nơi chứa rác, thùng đựng rác công cộng, cống thoát nước nhìn chung đều có nhưng đa số đều bị tắc do rác thải quá nhiều người dân không có ý thức phân loại rác. Nhiều công trình hạ tầng ở các chợ phần lớn đã xuống cấp, đường vào nhiều chỗ nước đọng bẩn sau các trận mưa, hoặc do người dân sử dụng hàng ngày, tình trạng buôn bán lấn chiếm lề lòng đường rất phổ biến tại các chợ, đặc biệt là nhiều người dân và các hộ tiểu thường kinh doanh rất thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, đổ rác xuống cống rãnh thoát nước làm tắc các cống rãnh thoát nước, gây ngập tràn ứ đọng, gây ra mất vệ sinh môi trường toàn khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Hầu hết ở các khu chợ trên địa bàn xã đều tồn tại một số hộ buôn bán nhỏ lẻ không có đăng ký giấy phép kinh doanh nên việc quản lý từ cơ quan chức năng là hoàn toàn không có, việc buôn bán nhỏ lẻ như vậy nên khi phát sinh ra chất thải họ cũng chỉ để ngay dưới chân hay bên cạnh chỗ bày bán của mình mà thôi, việc không có ý thức về quản lý rác thải càng thể hiện rõ hơn.
  50. 40 4.2.3.2. Khả năng đáp ứng của công tác thu gom a. Thiết bị thu gom và phương tiện thu gom rất đơn giản gồm: 1 xe đẩy, chổi, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, đôi ủng, găng tay lao động. Những trang thiết bị này chủ thầu đầu tư cho những người thu gom rác hàng năm. b. Thành phần và tiền công thu gom: - Đối với các khu chợ phiên ở vùng nông thôn việc thu gom, xử lý rác thải vẫn đang bị “bỏ ngỏ” do chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù chính quyền xã có trích kinh phí để thuê người quét dọn chợ, nhưng do chưa có nơi tập kết nên rác cũng chỉ được thu gom, chất thành đống ở ven đường, cứ sau mỗi trận gió thì rác thải lại vung vãi khắp nơi. Có chăng cũng chỉ mới giải quyết bằng phương thức thô sơ nhất là quét dọn và gom lại để đốt. Và hậu quả thì chính những người dân xung quanh khu chợ phải hứng chịu. 4.2.4. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 4.2.4.1. Thái độ của nhà quản lý Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý rác thải ở khu vực chợ chưa có sự quan tâm sát xao đến công việc của mình dẫn đến tình trạng quản lý chưa chặt chẽ vấn đề thu gom, xử lý rác thải. Mặt khác những người chịu trách nhiệm quản lý này thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của mình. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường là rất kém. 4.2.4.2. Thái độ của người thu gom Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của chợ họ đều phản ánh là nhận được mức lương chưa thỏa đáng. Ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào trong khi phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải. Khi được hỏi về ý thức của người dân trên địa bàn xã thì đa số người dân chấp hành tốt
  51. 41 việc đổ rác thành đống gọn gàng nhưng bên cạnh đó vẫn có hành vi đổ rác và xả rác ra một cách bừa bãi không đúng nơi quy định. 4.2.4.3. Thái độ của các hộ kinh doanh Theo số liệu điều tra cho thấy: Có 30% số hộ điều tra cho rằng mức phí đó là cáo do chưa cảm thấy hài lòng về dịch vụ quét dọn tại chợ. Có 60% số hộ cho rằng mức phí đó là phù hợp. Và 10% số hộ đánh giá mức phí đó thấp vì cho rằng lượng rác thải tại các chợ mỗi ngày là rất nhiều, việc thu gom xử lý là rất vất vả và khó khăn. Tuy nhiên có một vài hộ lại cho rằng không cần đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom. + Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy phần lớn các hộ kinh doanh đã có ý thức bỏ rác thải gọn gàng, tập trung vào một chỗ. Bên cạnh đó còn một số hộ là xả rác lung tung, không tập trung lại một chỗ dẫn đến việc thu gom rác lâu và vất vả hơn vì phải quét dọn rác vào. + Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải: Theo kết quả điều tra người dân về chất lượng của hoạt động thu gom rác thải tại chợ thì có 16% số người được hỏi cho là tốt, 44% cho là bình thường, 36% cho là chưa tốt, 4% có ý kiến khác. Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các kinh doanh mà có rác để gọn gàng mà không quét dọn chỗ có rác rơi vãi lung tung. Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục. 4.2.5. Đề xuất Tình trạng ô nhiễm tại các khu chợ đang ngày càng tăng và có xu hướng phát triển theo chiều hướng xấu, vì vậy cần lắm đến những giải pháp để có thể quán triệt vấn đề này. Để người dân nơi đây được sống trong môi
  52. 42 trường sạch, các sản phẩm được bày bán đảm bảo chất lượng hơn. Các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn đến các vấn đề này và phải có các biện pháp khắc phục, xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng là rất cần thiết. Và quan trọng hơn cả, ban quản lý các chợ phải giữ vai trò chính, thường xuyên quan tâm hơn nữa và xem đây là một trong những nhiệm vụ chính của mình. Đặc biệt những chủ hộ kinh doanh cố tình vi phạm cần phải được nhắc nhở và áp dụng biện pháp cưỡng chế như: phạt tiền nặng khi vi phạm, tăng phí vệ sinh Ngoài ra, chính quyền và ngành chức năng cũng cần quan tâm hơn đến công tác quy hoạch lại hệ thống chợ trong nội thành, thị, trung tâm các xã cần chấm dứt những tình trạng chợ tự phát ở các tuyến đường ngã ba, ngã tư chỗ đông người và nhất là về đêm trên các vỉa hè đường phố những quán hàng bán đêm đều xả một lượng lớn chất thải, nước thải ra lòng lề đường gây mất vệ sinh đô thị, mỹ quan thành phố và từng bước nâng cấp các chợ trung tâm đầu mối cho khang trang để đáp ứng được kịp thời tiến trình phát triển của xã hội và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường tại các chợ. * Biện pháp xử lý xác cá tại chợ Hiện nay, cuối các buổi chợ, xác cá (đầu, ruột, cá chết) của các hàng cá tại các chợ được người bán cho lại, bỏ thải hoặc bán với giá rất rẻ, từ 2000 – 5000đ/kg (tùy thời điểm) . Xác cá được thải bỏ hoặc được sử dụng với những mục đích không thiết thực gây lãng phí và để lại mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân cũng như ô nhiễm môi trường. Cá chứa rất nhiều vitamin, vi lượng và khoáng chất giúp cây trồng bổ sung dinh dưỡng cực nhanh. Kết hợp sử dụng chế phẩm EM để ủ phân cá sẽ làm gia tăng mức độ đa dạng và hàm lượng của hệ vi sinh vật trong phân ủ bên cạnh hệ vi sinh tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu. Các vi sinh vật có ích giúp cho thời gian ủ
  53. 43 được rút ngắn, cho hiệu quả thủy phân gia tăng rõ rệt. Đồng thời, sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh làm giảm thiểu hệ vi sinh vật gây bệnh cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra trong quá trình ủ.
  54. 44 4.3. Đánh giá hiệu lực của các chế phẩm EM đến khả năng phân hủy xác cá 4.3.1. Ảnh hưởng của EM tới sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá Bảng 4.3: Sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá theo thời gian công Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 thức Hỗn hợp cá Hỗn hợp Hỗn hợp cá Hỗn hợp cá Hỗn hợp cá nhão, nát, cá đặc hơi nhão, đặc sệt, nát, đặc sệt, nát, màu nâu , sệt, CT1 nát, màu nâu màu nâu, mùi màu nâu, mùi thối nát,màu vàng, mùi thối nặng, mùi thối nặng, nhiễm nâu, mùi thối nhiễm giòi nặng giòi thối nặng Hỗn hợp cá Hỗn hợp Hỗn hợp cá Hỗn hợp cá Hỗn hợp cá nhão, nát, cá đặc hơi nhão, đặc sệt, nát, đặc sệt, nát, đặc sệt, sệt, nát CT2 nát, màu nâu màu nâu, mùi màu nâu đen màu nâu , ,màu nâu đen, mùi thối thối nặng, , mùi thối mùi thối đen, mùi nhẹ nhiễm giòi nhẹ nhiều rất nhẹ Hỗn hợp Hỗn hợp cá Hỗn hợp cá Hỗn hợp cá Hỗn hợp cá cá nát nhão, nát, nát loang, hơi nhão nát, nát loáng, loáng, CT3 màu nâu đỏ, màu nâu đỏ , màu nâu đỏ, màu nâu đỏ, màu nâu mùi thối mùi mùi rất mùi thối mùi hơi khai đỏ, mùi nhẹ nhẹ khai
  55. 45 Ghi chú: - + CT: 600 ml nước + 3kg xác cá + 150ml rỉ đường + 300g cám gạo + 4500ml EM2 Qua đánh giá cảm quan, chúng tôi nhận thấy rằng ở CT1 có mùi khá nặng hơn so với CT2, CT3. Điều này chứng tỏ, tỉ lệ lượng EM khi sử dụng ảnh hưởng tới khả năng giảm mùi rõ rệt. Chúng tôi thấy mùi giảm nhẹ nhất, ở tuần thứ 5 hầu như không mùi. Cùng với việc quan sát mùi, màu sắc của các mẫu phân hủy, sau 5 tuần, chúng tôi tiến hành lọc tách dịch phân hủy và chất bã như xương, da, mang .(nếu có), và chúng tôi thu nhận được kết quả sau:
  56. 46 Bảng 4.4: Khối lượng của nước và bã và đạm,lân của các mẫu phân hủy BÃ (g) DỊCH THỦY PHÂN (g) CT1 900 7899 CT2 878 9907 CT3 765 11280 ĐẠM TỐNG SỐ (g/l) LÂN P2O5 ( g/l) CT1 9000 87.88 CT2 10000 89,55 CT3 12000 99,78 K2O PH SAU 5 TUẦN CT1 9800 8,91 CT2 15000 9,33 CT3 1200 9,89 Chiều cao cây ( cm) CT1 53,11 82,55 CT2 64,35 84,78 CT3 61,95 81,53 4.3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học Để đánh giá chính xác hơn về khả năng phân hủy của xác cá Tra của các chế phẩm EM, qua phân tích một số chỉ tiêu hóa học và thu được kết quả như sau:
  57. 47 4.3.2.1. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số Bảng 4.5: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số sau 5 tuần Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm tổng số sau 5 tuần Dựa theo bảng 4.5 và Hình hình 4.3 chúng tôi nhận thấy trong các công thức thì hàm lượng đạm tổng số là cao nhất ở công thức 3 đạt 5700mg/l với tỉ lệ ủ 2.5lít EM/1kg cá .Và thấp nhất ở công thức 2 đạt 5700mg/lít với tỷ lệ ủ 2 lít/1kg cá.Tuy nhiên, cũng dễ dàng nhận thấy việc sử dụng vi sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác (nhiệt độ, nồng độ O2 ) nên giữa các mẫu thí nghiệm với kết quả phân tích còn có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.
  58. 48 Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng P2O5 Qua hình 4.4 chúng tôi nhận xét thấy ở tất cả các công thức, hàm lượng P2O5 cao nhất ở CT3 tiếp theo là đến CT2 và hàm lượng P2O5 thấp nhất là ở CT1. Hàm lượng P2O5 giữa các công thức có sự chênh lệch không nhiều, gần như xấp xỉ nhau. Tuy nhiên, cũng dễ dàng nhận thấy việc sử dụng vi sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác (nhiệt độ, nồng độ O2 ) nên giữa các mẫu thí nghiệm với kết quả phân tích còn có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. 4.4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học lên cây chè. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Hướng dốc CT1 CT2 CT4 CT3 * Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học tới đặc điểm hình thái của giống chè LDP1
  59. 49 Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý trong cây. Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm tăng kích thước của cây, còn phát triển là quá trình biến đổi về chất giúp cho cây có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Vì vậy sinh trưởng và phát triển là hai quá trình không thể tách rời, sinh trưởng là cơ sở cho phát triển, phát triển tạo điều kiện cho sinh trưởng. Các đặc điểm hình thái của giống được thể hiện ra bên ngoài qua tác động của môi trường sống như điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dưỡng Qua quá trình theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đặc điểm hình thái của giống chè LDP1 tôi thu được kết quả sau 4.4.1. Đánh giá cảm quan * Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến chiều cao cây Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên thân, cành, lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sự sinh trưởng của cành lá. Chiều cao cây có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hái, nếu chiều cao cây quá lớn sẽ gây khó khăn cho người thu hái, dẫn đến năng suất lao động thấp. Chiều cao cây được quy định bởi bản chất di truyền của giống và chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh như: kỹ thuật đốn, kỹ thuật chăm sóc bón phân . Sự tăng trưởng chiều cao ở các công thức phân bón lá được thể hiện ở bảng Qua bảng ta thấy, chiều cao cây của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 55,18 –71,56cm. Trong đó CT4 có mức tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là 71,56cm, cao hơn công thức đối chứng. * Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến độ rộng tán chè. Sự sinh trưởng của thân cành có liên quan chặt chẽ đến năng suất và sản lượng chè. Độ rộng của tán chè là yếu tố cấu thành năng suất của cây chè, cây phát triển khỏe có bộ khung tán chắc khỏe, rộng tạo bề mặt tán lớn thu
  60. 50 được tối đa lượng búp có thể, cho năng suất cao. Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến độ rộng tán chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.14. Qua bảng ta thấy, CT4 có độ rộng tán lớn nhất (92,73cm), cao hơn công thức đối chứng. * Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè lai LDP1 Năng suất là yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung và đối với người làm chè nói riêng, năng suất quyết định đến sản lượng chè Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, đất đai, giống, điều kiện canh tác Năng suất là tổ hợp của các yếu tố cấu thành năng suất như: mật độ, khối lượng búp, tỷ lệ búp. * Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến mật độ búp chè Sản phẩm thu hoạch của cây chè là búp và lá non. Mật độ búp chè là một chỉ tiêu quan trọng có tương quan thuận với năng suất. Qua theo dõi nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới mật độ búp chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến mật độ búp chè sau 30 tưới ĐVT: Búp/ m2 CT Búp / m2 1 (Đ/c) 130,00 2 223,00 3 204,00 4 218,00
  61. 51 Qua bảng ta thấy các mật độ búp chè/ m2 có chiều hướng tăng dần qua các công thức. Ở công thức 2 ; 3 và 4 có mật độ búp giao động từ 204 đến 218 búp, có mật độ búp cao hơn với công thức đối chứng. Qua quan sát thực tế, chúng tôi thấy có sự khác biệt ngày càng rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm. Cụ thể, với công thức đối chứng, chỉ sử dụng nguồn phân bón lót ban đầu và tưới nước thường nên cây vẫn sống nhưng phát triển rất chậm, thân cây ngắn, ốm. Còn với những công thức mà chúng tôi sử dụng phân hữu cơ phân hủy từ xác cá thì cây chè tốt hơn về mặt chiều cao lẫn phẩm chất cây. Đặc biệt trong 3 công thức thì công thức ủ cá thứ 3 với tỉ lệ phân ủ 2.5lít EM/kg cá mang lại hiệu quả phát triển tốt nhất cho cây chè.
  62. 52 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đi đến kết luận sau: - Địa hình xã Tân Cương.và thế mạnh của xã Tân Cương là cây Chè, biết đươc cây chè phù hợp với điều kiện thời tiết như thế nào. - Vấn đề ô nhiễm tại khu chợ ở xã Tân Cương kéo dài từ nhiều năm nay , đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp phù hợp về vấn đề thu gom, xử lý rác thải ở chợ ở các xã để giữ môi trường sống trong lành, đảm bảo sức khỏe cho người . - Biết được các lợi thế của cá mà trước giờ chúng ta đã lãng phí.biết dược cách tận dụng xác Cá và chế phẩm để tạo ra loại phân bón hợp ve sinh mà lai an toàn. - Trong quá trình phân hủy protein từ xác cá: nhận thấy khả năng giảm mùi hôi giảm dần theo thời gian. - Năng xuất chè được cải thiện và có tuổi thọ lâu dài hơn - Cây trồng được sử dụng phân hữu cơ sinh học sản xuất từ dịch phân hủy xác cá có ủ bằng chế phẩm EM có thể rút ngắn thời gian thu hoạch chè xanh.
  63. 53 5.2. Kiến nghị - Cần có giải pháp phù hợp về vấn đề thu gom, xử lý rác thải ở chợ, khu vực đông dân cư ở các vùng đô thị, các xã- thị trấn để giữ môi trường sống trong lành, đảm bảo sức khỏe cho người dân. - UBND các xã, thị trấn cần quy hoạch bãi xử lý rác thải, thành lập Tổ dịch vụ thu gom rác thải và sẽ được trả công bằng đóng góp của các điểm kinh doanh trong chợ, hộ dân trong xã, thị trấn. - Về lâu dài, hoạt động kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn ngày càng gia tăng, thì cần có một giải pháp mang tính toàn diện về vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Bởi việc thu gom của các tổ thu gom rác chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, còn đối việc xử lý như thế nào đối với rác thải để không gây ô nhiễm môi trường là những vấn đề mang tính kỹ thuật, tổ thu gom rác thải không thể giải quyết, mà cần sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cơ quan chức năng. - Khai thác và tận thu các phế phụ phẩm tại các chợ để sản xuất phân hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp - Tiếp tục nghiên cứu các điều kiện ngoại cảnh tối ưu (nhiệt độ, pH môi trường) để các chế phẩm EM phân hủy protein hiệu quả nhất. - Cần phân tích thêm một số chỉ tiêu chất lượng của phân bón lá chế biến từ xác cá. Nghiên cứu hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế của phân bón chế biến từ xác cá trên nhiều đối tượng cây trồng và loại đất khác nhau . - Đưa vào sản xuất đại trà phân bón hữu cơ sinh học chế biến từ xác cá thông qua ủ bằng chế phẩm vi sinh.
  64. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Bình (2000), Nghiên cứu tác dụng và quá trình lên men của nấm Trichoderma từ than bùn và các phụ phế thải nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM. 2. Đỗ Trung Bình (2011), Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón, viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 3. Vũ Ngọc Bội (2006) Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng enzyme protease từ B. Subtilis S5, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Tự nhiên TPHCM 4. Nguyễn Đăng Võ Thị Gương, Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Văn Nhật, Vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sạch, trường Đại học Cần Thơ 5. Nguyễn Đức Lượng (2002) Công nghệ vi sinh, tập 2 – Vi sinh vật học công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM 6. Trúc Quỳnh (26/4/2011), Chế phẩm công nghệ sinh học, thông tin khoa học công nghệ, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Dương. 7. Trần Quang Khánh Vân (2010) Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm sú xã Quảng Công, Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm Huế 8. Nguyễn Văn Kiệm (2000), Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm EM trong việc phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở gia súc, trong đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường 9. Nguyễn Mạnh Dũng (1999), Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân hủy chất thải sinh hoạt, hội nghị công nghệ sinh học toàn
  65. 55 quốc, Hà Nội. 10. Nguyễn Việt Thu và cộng tác viên (2004), báo cáo khoa học: nghiên cứu hiệu quả ứng dụng một số chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi bãi rác, xử lý nước thải và nuôi trồng thủy sản, trung tâm tư vấn công nghệ và Trương Mạnh Quyết (2010), Sản xuất thành công chế phẩm EM sử dụng trongmôi trường TPHCM 11. xử lý rác thải sinh hoạt, chuồng trại, chăn nuôi và sản xuất rau an toàn, sở khoa học và công nghệ Yên Bái. 12. Cây chè miền Bắc Việt Nam (1981), Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 13. Eden T., 1952. The nutrition of a tropical crop as exemplified by tea. In report of 13th International Horticultural Congress, pp.1138-45. INTERNET 12. 13. 14.
  66. 56 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 HÌNH ẢNH CÁC MẪU PHÂN HỦY XÁC CÁ THEO CÁC TUẦN CT1 CT2 CT3 CT4 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5
  67. 57 PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH GIỐNG CHÈ LPD1 TRỒNG THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN HỮU CƠ PHÂN HỦY - Sau 10 ngày theo dõi giống chè bắt đầu phát triển,búp bắt đầu hình thành 10cm - Sau 20 ngày theo dõi giống chè, chè phát triển mạnh, búp có màu xanh nõn, búp dai 20 cm - Sau 30 ngày theo dõi giống chè,chè phát triển rât nhanh,búp vươn dài, màu xanh nõn.búp hinh thành dai 40 cm, co thể thu hoạch để sản xuất lam chè nõn
  68. 58 PHỤ LỤC 2: Dưới đây là hình ảnh cây chè phát triển sau 30 ngày CT1 CT2 CT3 CT4 10 ngày 20 ngày 30 ngày
  69. 59 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH: TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Quá trình điều tra tại các chợ xã Tân Cương
  70. 61 2.Quá trình ủ phân cá