Khóa luận Nghiên cứu bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền bi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_bao_che_nano_loratadin_bang_ky_thuat_ng.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền bi
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI ĐỨC TRUNG NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NANO LORATADIN BẰNG KỸ THUẬT NGHIỀN BI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI ĐỨC TRUNG NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NANO LORATADIN BẰNG KỸ THUẬT NGHIỀN BI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2016.Y Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huyền Hà Nội – 2021
- LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cám ơn đến toàn thể thầy cô của Trường Đại học Y – Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội và bộ môn Bào chế và Công nghệ dược phẩm về sự tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Lời cám ơn chân thành nhất tôi xin gửi đến ThS. Nguyễn Thị Huyền, người cô đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến ThS. Nguyễn Văn Khanh, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, cùng thầy cô trong ban chủ nhiệm, các phòng ban và cán bộ nhân viên Trường Đại học Y – Dược, đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận của bản thân. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Bùi Đức Trung
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung DĐVN Dược điển Việt Nam DC Dược chất DSC Phân tích nhiệt vi sai CDH Chất điện hoạt HPC Hydroxypropyl Cellulose HPMC Hydroxypropyl Methylcellulose KTTP Kích thước tiểu phân NaCMC Natri Carboxymethyl Cellulose NaLS Natri Lauryl Sulfat NSX Nhà sản xuất PDI Chỉ số đa phân tán PEG Polyethylen Glycol PVA Polyvinyl Alcohol PVP Polyvinyl Pyrrolidon KL Khối lượng TKHH Tinh khiết hóa học FDA Food and Drug Administration HPTR Hệ phân tán rắn
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Một số nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật nghiền bi 13 Bảng 2.1 Nguyên liệu, hóa chất nghiên cứu 14 Bảng 3.1 Độ hấp phụ theo từng nồng độ loratadin 21 KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo Bảng 3.2 23 loại chất ổn định khác nhau (n=3) KTTP, PDI và thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo Bảng 3.3 25 khối lượng chất ổn định (n=3) KTTP, PDI và thế Zeta của hỗn dịch nano loratadin theo Bảng 3.4 27 loại chất diện hoạt sử dụng (n=3) KTTP, PDI và thế zeta của hỗn dịch Nano Loratadin theo Bảng 3.5 29 tỉ lệ chất diện hoạt (n=3) KTTP, PDI và thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo Bảng 3.6 31 loại bi (n=3) KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo Bảng 3.7 32 thời gian nghiền khác nhau (n=3) KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo các Bảng 3.8 34 tần số nghiền khác nhau (n=3) Một số đăc tính của bột nano loratadin khi loại dung môi Bảng 3.9 36 bằng các phương pháp khác nhau (n=3) Độ hòa tan của loratadin nguyên liệu và bột nano Bảng 3.10 37 loratadin
- DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ STT Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1.1 Công thức cấu tạo của loratadin 2 Hình 1.2 Hai kĩ thuật sản xuất hạt nano thuốc 8 Hình 1.3 Thiết bị nghiền bi 11 Sơ đồ quy trình bào chế nano Loratadin bằng kỹ thuật nghiền Hình 2.1 18 ướt Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ loratadin và Hình 3.1 22 độ hấp thụ đo được tại bước sóng 248 nm KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo loại chất ổn Hình 3.2 24 định KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo lượng chất ổn Hình 3.3 26 định KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo loại chất điện Hình 3.4 27 hoạt KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo tỉ lệ chất điện Hình 3.5 29 hoạt Hình 3.6 KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo kích cỡ bi 31 Hình 3.7 KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo thời gian nghiền 33 KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo thời tần số Hình 3.8 34 nghiền Sơ đồ quy trình bào chế nano loratadin bằng kĩ thuật nghiền Hình 3.9 36 bi Đồ thị biểu diễn tốc độ hòa tan của loratadin nguyên liệu và Hình 3.10 38 bột nano loratadin trong môi trường đệm phosphat pH 6,8. Phổ DSC của loratadin nguyên liệu và nano loratadin phun Hình 3.1 39 sấy Hình 3.12 Phổ IR của loratadin nguyên liệu và bột nano loratadin 41
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan về loratadin 2 1.1.1. Tên gọi, công thức 2 1.1.2. Tính chất vật lý 2 1.1.3. Định tính 2 1.1.4. Định lượng 2 1.1.5. Dược động học 3 1.1.6. Tác dụng dược lý 3 1.1.7. Chỉ định 4 1.1.8. Chống chỉ định 4 1.1.9. Một số dạng bào chế của Loratadin 4 1.2. Tổng quan về hạt nano thuốc 4 1.2.1. Vài nét về công nghệ nano 4 1.2.2. Các đặc tính làm tăng sinh khả dụng của thuốc khi được bào chế dưới dạng nano 5 1.2.3. Các phương pháp bào chế tiểu phân nano thuốc 7 1.3. Tổng quan về kỹ thuật nghiền bi 9 1.3.1. Khái niệm kỹ thuật nghiền bi 9 1.3.2. Các lực tác động làm giảm kích thước tiểu phân 10 1.3.3. Thiết bị nghiền bi 10 1.3.4. Phân loại 11 1.4. Một số nghiên cứu về bào chế nano loratadin trên thế giới 14 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Hóa chất, thiết bị 15 2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất 15 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 16 2.2.1. Định lượng loratadin bằng phương pháp đo quang 16 2.2.2. Đánh giá tốc độ hòa tan invitro của loratadin 17 2.2.3. Bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền ướt 18
- 2.2.4. Đánh giá một số đặc tính của hỗn dịch nano loratadin 20 2.2.5. Đánh giá một số đặc tính của bột nano loratadin 20 2.2.6. Đánh giá tương tác dược chất – tá dược sử dụng phương pháp đo quang phổ IR 21 2.2.7. Đánh giá hiệu suất phun sấy 21 2.2.8. Phương pháp xử lí số liệu 21 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 22 3.1. Định lượng loratadin bằng phương pháp đo quang 22 3.2. Bào chế nano loratadin bằng kĩ thuật nghiền bi 23 3.2.1. Lựa chọn chất ổn định hỗn dịch 23 3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất ổn định hỗn dịch 25 3.2.3. Lựa chọn chất diện hoạt 27 3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ chất diện hoạt 29 3.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của kích cỡ bi tới KTTP 31 3.2.6. Khảo sát thời gian nghiền 33 3.2.7. Khảo sát tần số nghiền 34 3.2.8. Chuyển hỗn dịch nano về dạng bột nano 36 3.3. Đánh giá một số đặc tính của nano loratadin bào chế được: 38 3.4. Bàn luận 43 3.4.1. Về phương pháp nghiền bi 43 3.4.2. Về xây dựng công thức bào chế nano loratadin 43 3.4.3. Về quy trình bào chế nano loratadin 44 3.4.4. Về phương pháp đưa hỗn dịch bào chế về dạng bột 45 3.4.5. Về các đặc tính của nano loratadin sau bào chế 45 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47 4.1. Kết luận 47 4.2. Đề xuất 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC 51
- ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện nay, các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, nổi mề day hay viêm kết mạc dị ứng đang ngày một gia tăng. Trong đó bệnh viêm mũi dị ứng ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của một số lượng người không nhỏ trên thế giới: khoảng 20 – 30% ở Mỹ và Châu Âu [18], 20 – 25% ở Canada [22] hay khoảng 27% ở Hàn Quốc [8]. Ở nước ta, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng về thời tiết cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng nên các bệnh dị ứng khá phổ biến. Loratadin được biết đến là thuốc chống dị ứng kháng histamin thế hệ thứ hai có tác động đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên được sử dụng trong điều trị các bệnh dị ứng liên quan đến giải phóng histamin. Tuy nhiên do đặc tính tan kém nên sinh khả dụng đường uống của loratadin thấp (khoảng 40%) dẫn đến tác dụng lâm sàng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, cho đến nay, các nhà khoa học luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng cao sinh khả dụng của thuốc như tạo muối [30], tạo phức với β-cyclodextrin [34], sử dụng chất diện hoạt [23], tạo hệ phân tán rắn [24], giảm kích thước hạt [11], Trong đó, phương pháp giảm kích thước tiểu phân đến kích cỡ nano là phương pháp tiềm năng, giúp tăng độ tan cũng như hạn chế một số nhược điểm của các phương pháp khác. Ở dạng nano, kích thước tiểu phân dược chất rất nhỏ (<1µm), các hạt nano (NP) chứa thuốc được đóng gói, phân tán, hấp thụ hoặc liên hợp có các đặc điểm riêng biệt có thể nâng cao hiệu suất ở nhiều dạng bào chế khác nhau. Khi được bào chế đúng công thức, các hạt thuốc có thể có độ tan bão hòa cao hơn, hòa tan nhanh và tăng cường độ bám dính vào bề mặt sinh học, do đó mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng và cải thiện sinh khả dụng [9]. Có nhiều phương pháp để bào chế hệ nano như: đồng nhất áp suất cao, nghiền bi .Trong đó nghiền bi là một phương pháp có tính khả thi cao và dễ áp dụng trong thực tế sản xuất. Do đó, đề tài “Nghiên cứu bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền bi” được tiến hành với hai mục tiêu chính sau: 1. Bào chế được nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền bi 2. Đánh giá được một số đặc tính của nano loratadin bào chế được 1
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về loratadin 1.1.1. Tên gọi, công thức Hình 1.1. Công thức cấu tạo của loratadin Loratadin có tên khoa học là ethyl 4 - (8-chloro - 5,6 - dihydro - 11H - benzo [5,6] cyclohepta [1,2-b] pyridin - 11 - yliden) piperidin - 1 - carboxylat và công thức phân tử là C22H23ClN2O2 [13, 33]. 1.1.2. Tính chất vật lý Khối lượng phân tử của loratadin là 382,9 g/mol. Loratadin có dạng bột kết tinh màu trắng hoặc trắng đục; không tan trong nước, tan tốt trong aceteon, chloroform, methanol, toluen. Theo bảng phân loại sinh dược học, loratadin thuộc nhóm II là nhóm dược chất có tính thấm cao và độ tan kém. Độ tan của loratadin trong nước dưới 1 mg/ml ở 25oC. Nhiệt độ nóng chảy của loratadin là 132 - 137oC [13, 33]. Giá trị logP là 5,2 và pKa là 5,0 [27]. 1.1.3. Định tính Tiến hành đo phổ hồng ngoại của chế phẩm, phổ hồng ngoại phải phù hợp với phổ hấp phụ hồng ngoại của loratadin chuẩn. Nếu so sánh phổ có sự khác nhau thì hòa tan mẫu thử và mẫu đối chiếu riêng biệt trong aceton (TT), bay hơi đến khô và dùng cắn để đo phổ mới [1]. 1.1.4. Định lượng 2
- Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic băng (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế. 1 ml dung dịch acidpercloric 0, 1 N (CĐ) tương đương với 38,29 mg C22H23ClN2O2 [1]. 1.1.5. Dược động học Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Tác dụng kháng histamin xuất hiện trong vòng 1 - 4 giờ, đạt tối đa sau 8 - 12 giờ, và kéo dài hơn 24 giờ. Loratadin bị chuyển hóa qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytochrom P450, hình thành chất chuyển hóa có hoạt tính là descarboethoxyloratadin (desloratadin). Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và desloratadin tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ. Tỷ lệ loratadin liên kết với protein huyết tương là 98%. Thời gian bán thải của loratadin là 8,4 giờ và của desloratadin là 28 giờ. Thời gian bán thải biến đổi nhiều giữa các cá thể, không bị ảnh hưởng bởi urê máu, tăng ở người cao tuổi và người xơ gan. Độ thanh thải của thuốc là 57 - 142 ml/phút/kg, không bị ảnh hưởng bởi urê máu nhưng giảm ở người bệnh xơ gan. Thể tích phân bố của thuốc là 80 - 120 lít/kg. Loratadin và chất chuyển hóa của nó desloratadin vào sữa mẹ nhưng không qua hàng rào máu - não ở liều thông thường. Hầu hết liều của loratadin được bài tiết ngang nhau qua nước tiểu và phân dưới dạng chuyển hóa [2, 3, 33]. 1.1.6. Tác dụng dược lý Loratadin là thuốc kháng histamin tác dụng kéo dài thuộc thế hệ thứ hai. Loratadin tác động đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên. Loratadin không qua hàng rào máu não nên hầu như không có tác động lên thụ thể H1 của hệ thần kinh trung ương, do đó ít gây an thần, không chống nôn và không kháng cholinergic. Loratadin cho thấy tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng an thần, thấp hơn những thuốc kháng histamin thuộc thế hệ hai khác. Loratadin có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Ngoài ra còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc hỗ trợ lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như sốc phản vệ [3, 33]. 3
- Loratadin được chuyển hóa bởi cytochrom P450 isoenzym CYP3A4 và CYP2D6 nên khi sử dụng đồng thời những thuốc ức chế hoặc bị chuyển hóa bằng những enzym này có thể tạo ra thay đổi về nồng độ thuốc trong huyết tương. Khi dùng loratadin chung với những thuốc ức chế enzym như cimetidin, erythromycin, ketoconazol sẽ làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tương [2, 3]. 1.1.7. Chỉ định Làm giảm triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay tự phát mạn tính [3]. 1.1.8. Chống chỉ định Quá mẫn với clorpheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm; phì đại tuyến tiền liệt; bí tiểu; tắc ruột hoặc tắc nghẽn môn vị - tá tràng; hen; glôcôm góc hẹp; trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng [3]. 1.1.9. Một số dạng bào chế của Loratadin Vào năm 1993 ở Mỹ, loratadin được chấp thuận lưu hành và trở thành thuốc không kê đơn vào năm 2002. Loratadin thường được sử dụng qua đường uống với biệt dược gốc là Claritin ở dạng viên nén và viên nang 5 mg, 10 mg [15]. Ngoài dạng viên nang và viên nén, loratadin còn có cả viên nén rã nhanh Claritin RediTabs 10 mg, sirô Erolin 1 mg/ml và chế phẩm viên nén giải phóng kéo dài Claritin-D kết hợp 5 mg loratadin với 120 mg pseudoephedrin sulfat. Hiện nay có nhiều thuốc chứa dược chất loratadin được đăng ký và lưu hành ở Việt Nam. Các thuốc được nhập khẩu từ Mỹ (Clarityne), từ Hungary (Erolin) hay từ Ấn Độ (Loratadine 10, Loridin rapitab) và thuốc sản xuất trong nước như Airtalin, Savi lora 10, Loratadin 10 mg (Traphaco), 1.2. Tổng quan về hạt nano thuốc 1.2.1. Vài nét về công nghệ nano Công nghệ nano được định nghĩa là các công nghệ nghiên cứu về việc thiết kế, phân tích, chế tạo ứng dụng cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng các thao tác, điểu khiển hình dáng, kích thước của vật chất đạt đến kích thước là nanomet (nm) hay nhỏ hơn 1µm [6, 36]. 4
- Mặc dù công nghệ nano đã có lịch sử phát triển và ứng dụng lâu dài, nhưng trong gần hai thập kỉ qua mới xuất hiện những tiến bộ khoa học mang tính chất quan trọng [36]. Hệ thống dựa trên công nghệ nano được phân chia thành vật liệu nano và thiết bị nano. Trong đó, vật liệu nano lại được chia nhỏ thành tinh thể nano và vật liệu có cấu trúc nano (gồm vật liệu dựa vào polyme như dendrimer, hạt nano, micell và không dựa vào polyme như ống nano cacbon, hạt nano kim loại, dấu chấm lượng tử) [7, 19]. Ngày nay, công nghệ nano đang ngày càng có tác động tới cuộc sống, tạo ra cuộc cách mạng lớn về mô hình và hiệu năng sản xuất trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp. Khi ứng dụng công nghệ nano trong y học sẽ mang lại những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Các ứng dụng dự kiến bao gồm: phân phối thuốc, chẩn đoán in vitro và in vivo, sản xuất dược phẩm và các vật liệu sinh học tương thích [14]. Khi áp dụng công nghệ nano vào bào chế thuốc đã tạo ra những công thức và đường dùng thuốc mới giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh [7]. 1.2.2. Các đặc tính làm tăng sinh khả dụng của thuốc khi được bào chế dưới dạng nano Theo các nghiên cứu gần đây, người ta ước tính rằng có xấp xỉ 40% các hoạt chất được xác định thông qua các chương trình sàng lọc tổ hợp rất khó để tạo thành công thức do chúng khó có thể hòa tan đến độ tan cần thiết trong nước [26]. Do đó một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất được đặt ra là việc tạo ra các dạng bào chế của các hợp chất có độ tan thấp để hấp thu qua đường uống mà vẫn giữ được sinh khả dụng của chúng [14, 28]. Hiện nay, các dạng tiểu phân nano đã cung cấp giải pháp tích cực trong việc làm tăng độ tan của các hợp chất có độ tan kém mà vẫn đảm bảo được sinh khả dụng [35, 36]. Việc giảm kích thước đến cỡ nano đã thay đổi tính chất hóa lý của vật chất giúp tạo ra các tính năng mới độc đáo và quan trọng [20] như việc giúp tăng độ hòa tan bão hòa (Cs), tốc độ giải phóng dược chất và khả năng bám dính tế bào [14, 17, 28]. Nguyên lý cơ bản của phương pháp nano hóa dựa trên sự gia tăng diện tích bề mặt tiếp xúc dẫn đến tăng cường tốc độ giải phóng dược chất theo phương trình Noyes – Whitney. Tốc độ giải phóng dược chất chất tăng làm tăng độ tan của thuốc trong nước [20, 36]. 5
- 1.2.2.1. Tăng độ tan bão hòa Độ tan bão hòa (Cs) là một hằng số đặc trưng của một hợp chất, nó phụ thuộc vào tính chất lý hóa của hợp chất, môi trường hòa tan và nhiệt độ. Điều này chỉ đúng khi kích thước của hợp chất nằm trong phạm vi micromet. Khi kích thước giảm xuống dưới 1000 nm thì độ tan bão hòa của hợp chất tăng. Hiện tượng này được giải thích bằng phương trình Kelvin và Ostwald Mitch Freundlich [10, 20]: Phương trình Kelvin: 푃 2훾 푙푛 = 푃 ∞ 푅 휌 Trong đó: 푃 là áp lực giải thể một hạt có bán kính r. 푃∞ là áp lực giải thể một hạt vô cùng lớn. 훾 là sức căng bề mặt. R là hằng số khí. T là nhiệt độ tuyệt đối. r là bán kính của hạt. là khối lượng phân tử. ρ là mật độ hạt. Phương trình Kelvin ban đầu được sử dụng để mô tả áp suất hơi trên bề mặt cong của một giọt chất lỏng trong khí, sau được mở rộng với các tiểu phân chất rắn. Theo đó, áp lực hòa tan tăng lên khi kích thước tiểu phân giảm. Ở trạng thái bão hòa, xảy ra cân bằng động giữa các phân tử hòa tan và các phân tử đang kết tinh. Khi áp lực hòa tan tăng có thể làm chuyển dịch cân bằng và do đó làm tăng khả năng hòa tan của dược chất [21]. Phương trình Ostwald Mitch Freundlich: 2𝜎 Log 푠 = 훼 2,303푅 𝜌휏 Trong đó: 푠 là độ tan bão hòa. 훼 là độ hòa tan chất rắn. σ là lực căng liên kết của chất. V là thể tích của vật liệu hạt. R là hằng số khí. T là nhiệt độ tuyệt đối. 휌 là mật độ của vật rắn. r là bán kính của hạt. 1.2.2.2. Tăng tốc độ hòa tan Theo mô tả của Nernst–Brunner và Levich biến đổi từ mô hình của Noyes – Whitney, tốc độ hòa tan của dược chất được biểu diễn theo phương trình sau [17, 20, 36]: × = × ( 푠 − 푡) (1) 푡 ℎ 6
- Trong đó: dX / dt là tốc độ giải phóng. D là hệ số khuếch tán. A là diện tích bề mặt tiếp xúc. ℎ là khoảng cách khuếch tán. 푠 là độ tan bão hòa. 푡 là nồng độ xung quanh các hạt. Theo phương trình của Noyes – Whitney, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến tốc độ giải phóng của hợp chất là độ tan bão hòa của hợp chất Cs và diện tích bề mặt tiếp xúc A. Khi giảm kích thước tiểu phân theo phương trình Ostwald Mitch Freundlich thì dẫn đến sự tăng độ tan bão hòa Cs, từ đó làm tăng gradient nồng độ ( 푠 − 푡)/ℎ tăng, đi kèm với đó là sự tăng của diện tích bề mặt tiếp xúc, như vậy khi cả 2 yếu tố này đều tăng thì sẽ làm tăng tốc độ hòa tan của hạt nano. Ngoài ra, khi 푡 độ tan bão hòa tăng sẽ làm tăng nồng độ gradient giữa lòng ruột và máu, giúp cho sự thẩm thấu và hấp thụ bằng khuếch tán thụ động được đẩy mạnh hơn [20, 36]. Ngoài ra theo phương trình Prandtl, khoảng cách lớp khuếch tán được xác định: 퐿 hD = k×√ [4] 푣 Với: k là hằng số, L là độ dài quãng đường dòng chảy, v là vận tốc chuyển động tương đối của dòng chất lỏng so với bề mặt tiểu phân chất rắn. Như vậy, hD giảm khi v tăng, nên khoảng cách lớp khuếch tán giảm khi tăng độ cong bề mặt của tiểu phân. Do đó, tiểu phân dược chất có kích thước càng nhỏ thì bề dày lớp khuếch tán càng nhỏ. 1.2.2.3. Tăng độ bám dính tế bào So với các vi hạt, khả năng bám dính của hạt nano thuốc lên bề màng tế bào tăng rõ rệt. Sự bám dính tăng do diện tích bề mặt tiếp xúc tăng. Điều này giúp cải thiện sự hấp thu của thuốc qua đường uống [20]. 1.2.3. Các phương pháp bào chế tiểu phân nano thuốc Với các kỹ thuật sản xuất nano thuốc hiện nay có thể được chia ra làm 3 phương pháp chính: bottom-up (kết tủa/kết tinh có kiểm soát), top-down (phá vỡ các hạt lớn để giảm kích thước tiểu phân, ví dụ dùng lực cơ học) và phương pháp kết hợp giữa bottom-up và top-down [20, 36]. 7
- Hình 1.2. Hai kĩ thuật sản xuất hạt nano thuốc 1.2.3.1. Phương pháp bottom-up Trong phương pháp này, dược chất được hòa tan hoàn toàn trong một dung môi thích hợp, sau đó thêm một dung môi mà có thể hòa lẫn cùng dung môi trước mà không hòa tan dược chất, dược chất sẽ được kết tủa lại [5]. Phương pháp sản xuất này có ưu điểm như: quy trình đơn giản, có thể phát triển ở quy mô lớn, kết tủa tạo thành có thể ở dạng vô định hình. Tuy vậy phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm: - Dung môi hòa tan thường là dung môi hữu cơ, độc hại [36]. - Rất khó kiểm soát quá trình tạo mầm và tăng trưởng tinh thể để có được phân bố kích thước hẹp. - Cần loại bỏ dung môi hữu cơ sử dụng dẫn tới chi phí sản xuất cao, đặc biệt trong trường hợp dược chất hòa tan trong dung môi hữu cơ, ít hòa tan trong nước cần thể tích dung môi hữu cơ lớn [20]. Chính các nhược điểm này đã hạn chế việc sử dụng phương pháp bottom-up để sản xuất các thuốc bán trên thị trường. 1.2.3.2. Phương pháp top-down 8
- Phương pháp top-down bắt đầu từ các tiểu phân chất rắn kích thước lớn (micromet) và đi xuống kích thước nhỏ (nanomet) bằng cách tác động một lực cơ học như quá trình xay nghiền hoặc đồng nhất hóa [12, 20]. Đối với phương pháp nghiền bi, trong sản xuất nano thuốc, chỉ áp dụng phương pháp nghiền ướt, còn phương pháp nghiền khô không hiệu quả để đạt kích thước trong phạm vi nanomet [20]. Nghiền ướt là phương pháp mà dược chất được phân tán trong môi trường lỏng chứa chất hoạt động bề mặt và chất ổn định với tỉ lệ nhất định. Các viên bi có kích thước khác nhau được làm bằng gốm sứ, thép không gỉ, thủy tinh hoặc nhựa polystyren được sử dụng làm vật liệu phay, tác dụng lực làm vỡ các tiểu phân. Phương pháp này là phương pháp quan trọng trong giảm kích thước tiểu phân được sử dụng để sản xuất 4 loại thuốc được FDA phê chuẩn là Rapamune, Emend, Tricor, Megace [20]. Đối với phương pháp đồng nhất hóa gồm hai công nghệ chính là đồng nhất áp suất cao và đồng nhất tốc độ cao. Phương pháp đồng nhất hóa ở áp suất cao là một kỹ thuật đơn giản để sản xuất tiểu phân nano. Tối ưu hóa các tham số của quy trình để thu được tiểu phân nano nhỏ nhất với hiệu suất cao [20]. Phương pháp này sử dụng thiết bị đồng nhất hóa áp suất cao, hệ phân tán thô khi đi qua buồng tạo áp suất cao, các tiểu phân trương phồng va chạm sẽ vỡ tạo nên hệ tiểu phân nano. 1.2.3.3. Phương pháp kết hợp Trong thực tế, điều chế hệ tiểu phân nano thường kết hợp giữa kỹ thuật bottom- up và top-down. Kết tập tạo hệ tiểu phân thô, sau đó phân tán giảm kích thước để thu được hệ tiểu phân nano. Chẳng hạn, điều chế hệ tiểu phân liposome bằng kỹ thuật tạo lớp màng phim lipid kép rồi hydrat hóa tạo hệ liposome kích thước cỡ micromet. Để giảm kích thước xuống nanomet, sử dụng các kỹ thuật phân tán như siêu âm, đùn ép, đồng nhất hóa [20, 31]. 1.3. Tổng quan về kỹ thuật nghiền bi 1.3.1. Khái niệm kỹ thuật nghiền bi Kỹ thuật nghiền bi là quá trình tác động một lực cơ học đủ lớn từ các bóng, viên bi được chế tạo từ các loại chất liệu có độ bền và chắc như sứ hoặc thép không gỉ để phá vỡ các tiểu phân thô thành các tiểu phân có kích cỡ nhỏ hơn và được coi là phương 9
- pháp tiếp cận từ trên xuống (top-down) hàng đầu trong sản xuất hạt mịn [5, 20], với mức năng lượng thấp hơn nhiều so với kỹ thuật đồng nhất [36]. Khi nghiền bi, kích thước tiểu phân giảm và có sự thay đổi về phân bố kích thước tiểu phân. Các tính chất này có thể được đo bằng kỹ thuật tán xạ ánh sáng như quang phổ photon hay nhiễu xạ laser. Kích thước nhỏ, diện tích bề mặt tiếp xúc tăng. Theo phương trình Noyes – Whitney, diện tích bề mặt tiếp xúc tăng làm tăng tốc độ hòa tan của dược chất. Đồng thời, theo phương trình Kelvin và Ostwald Mitch Freundlich kích thước tiểu phân giảm làm tăng độ hòa tan bão hòa của dược chất [20]. Ngoài việc thay đổi kích thước, kỹ thuật nghiền bi cũng làm thay đổi độ nhám bề mặt và hình dạng của các tiểu phân. Các yếu tố hình dạng hạt có liên quan chặt chẽ đến khả năng hòa tan, độ hòa tan và sinh khả dụng của dược chất [20]. Khi nguyên liệu được nghiền càng mịn, thì hiệu suất quá trình càng giảm [5], khi việc giảm kích thước hạt đã đạt tới ngưỡng tới hạn, việc tiếp tục chuyển năng lượng cơ học từ máy nghiền sang tiểu phân có thể gây ra sự vô định hình của thuốc [20]. 1.3.2. Các lực tác động làm giảm kích thước tiểu phân Các loại lực tác động để nghiền mịn khi tốc độ quay của thùng khác nhau: - Tại tốc độ thấp, các bi lăn trên nhau và mài mòn sẽ là cơ chế chính làm giảm kích thước tiểu phân. - Khi tốc độ quay cao hơn, các viên bi sẽ bị đổ rơi xuống khi bị đưa lên vị trí tới hạn, khi đó lực va chạm do bị rơi tự do, trở thành một cơ chế nữa để làm gãy vỡ tiểu phân. - Tại tốc độ quá cao, các viên bi sẽ bị lực ly tâm ép vào thành, vì thế không có quá trình va đập hay mài mòn xảy ra, và hiệu suất quá trình sẽ giảm nhanh chóng [5]. 1.3.3. Thiết bị nghiền bi 10
- Hình 1.3. Thiết bị nghiền bi Thiết bị nghiền bi là loại thiết bị được sử dụng để nghiền mịn, nó có một số ưu điểm như: - Nghiền được bột rất mịn. - Là thiết bị nghiền kín nên có thể sử dụng để nghiền cả khô và ướt, nghiền trong môi trường khí trơ. - Có thể duy trì được trạng thái vô khuẩn của nguyên liệu. Tuy nhiên thiết bị này có nhược điểm là thời gian nghiền kéo dài và vì thế dễ làm tăng tạp trong nguyên liệu [5], gây nóng thiết bị và dược chất, đồng thời trong quá trình nghiền, các viên bi có thể bị mài mòn do va chạm với buồng nghiền khiến dược chất có thể bị lẫn tạp [37]. Thiết bị nghiền bi có cấu tạo gồm một thùng chứa hình trụ quay, một nửa được nạp các viên bi có kích thước khác nhau (bi nhỏ có hiệu suất nghiền cao do diện tích bề mặt tiếp xúc lớn) được chế tạo từ kim loại hoặc sứ [5]. Tốc độ quay của buồng bằng 50 – 80 % tốc độ tới hạn (tốc độ tới hạn được định nghĩa là tốc độ mà tại đó các viên bi ngừng chảy do lực ly tâm) [20]. 1.3.4. Phân loại 1.3.4.1. Kỹ thuật nghiền khô Kỹ thuật nghiền khô là kỹ thuật mà vật liệu cần làm nhỏ kích thước được nghiền ở thể khô [5], thường chỉ gồm dược chất và bi. 11
- Kích thước tiểu phân thu được trong giới hạn micromet, việc giảm kích thước tiểu phân xuống phạm vi micromet không đủ để tăng độ hòa tan và khả năng hấp thu của dược chất qua đường uống [20]. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nghiền khô: tốc độ quay; kích thước, mật độ, độ cứng của bi; độ bền cơ học của tiểu phân chất rắn, lượng chất rắn đem đi nghiền. 1.3.4.2. Kỹ thuật nghiền ướt Kỹ thuật nghiền ướt là kỹ thuật mà vật liệu cần làm nhỏ kích thước được phân tán trong môi trường lỏng chứa tỉ lệ chất diện hoạt và polyme thân nước nhất định [5], với nồng độ dược chất dao động từ 5 – 40%, nồng độ polyme dao động từ 1 – 10% và nồng độ của chất diện hoạt thường < 1%. Nếu cần, có thể bổ sung thêm hệ đệm, muối để tăng cường sự ổn định của hỗn hợp [25]. Các vi hạt hoặc hạt nano được sản xuất từ kỹ thuật nghiền bi có diện tích bề mặt lớn, năng lượng tự do lớn làm giảm sự ổn định nhiệt động học. Những yếu tố này thúc đẩy sự kết tụ hạt. Trong thực tế người ta cho rằng, với các tiểu phân có kích thước nhỏ hơn 30 µm bị kết tụ do lực van der wall và lực tĩnh điện. Các thuốc kị nước và có kích thước nhỏ rất dễ bị kết tụ, do đó nếu quá trình nghiền kéo dài sẽ dẫn tới kết tụ và làm giảm hiệu quả quá trình theo thời gian [20]. Trong kỹ thuật nghiền ướt, tiểu phân chất rắn lơ lửng trong môi trường lỏng, lực hút tĩnh điện có thể làm chúng kết tụ với nhau.Vì vậy cần phải phối hợp dược chất với một số tá dược để giảm thiểu sự kết tụ. Các tá dược này không độc hại và có vai trò như là chất mang và hoặc chất ổn định trong quá trình nghiền [16]. Các polyme như: HPC, HPMC, PVP K30 pluronics ( F68 và F127), các chất diện hoạt như: Tween 80, NaLS là các chất được sử dụng phổ biến trong nghiền ướt [25]. Kỹ thuật nghiền ướt cho phép sản xuất các tiểu phân có kích thước nanomet (< 1µm). Các tiểu phân nano vượt trội hơn đáng kể so với vi hạt trong việc tăng cường khả năng hòa tan dược chất. Kỹ thuật nghiền ướt được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất tiểu phân nano thuốc.Trong thập kỷ vừa qua, kỹ thuật này đã trở thành tâm điểm nghiên cứu vì có thể dễ dàng mở rộng quy mô công nghiệp, đơn giản và đặc biệt có lợi ích kinh tế cao [20]. 12
- Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình: hàm lượng chất rắn, đồ bền cơ học (bản chất) của tiểu phân chất rắn, chất diện hoạt và nồng độ chất diện hoạt, polyme và nồng độ polyme, độ nhớt của huyền phù, tốc độ quay, thời gian nghiền, kích thước, mật độ và độ cứng của bi [20, 36]. Bảng 1.1. Một số nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật nghiền bi Hoạt chất Tá dược Biến KTTP Phương pháp bào chế Vit E TPGS, Máy nghiền bi hành phuronic Chất ổn tinh (Retch PM 400 Naproxen P127, SLS, định khác <500nm MA, Retch, Haan, DOSS, nhau Đức) HPMC 3cps Máy nghiền ướt Griseofulvi Nồng độ (Microxer, Netzsch HPC, SLS 50-250 nm n HPC Fine Particle Technologu, PA, US) Máy nghiền bi (Dyeo HPMC, Tốc độ Mill Research Lab, Fenofibrat <700 nm DOSS nghiền WAB, Muttenz, Switzeland) Pharonic Chất ổn Máy nghiền bi hành F127, Vit E Ibuprofen định khác 12± 4 nm tinh (PM400, Retsch, TPGS, PEG, nhau Newtown, PA, US) PVP Chất ổn định và tỉ Máy nghiền công Pharonic Paclitxel lệ chất ổn 307±12 nm nghiệp (Peira, Beerse, F68 và F127 định Belglum) Máy nghiền bi hành Poloxame Idomethacin - 485 nm tinh (Pulverisette 7 188 Premium, Fritsch, Đức) Máy nghiền bi dao Phenytoin PVP, SLS - ~300 nm động (Multi-beads Shocker, Yasui Kikai, 13
- Osaka, Japan) 8,72±5,66 µm (itraconazole); 3,37±2,88 µm Itraconazole (fenofibrate); , fenofibrat, HPMC 2,65±1,12 µm griseofulvin (4000-5600 Máy nghiền ướt Dược (griseofulvin); , ibuprofen, cp), Tween (Microso Ring Mill, chất, chất 3,30±2,18 µm azodicarbon 80, SLS, Nara Machinery, ổn định (ibuprofen); amide, sodium Tokyo, Japan) 0,67±0,52 µm sulfamethox alginate (azodicarbonamid); azole 0,63±0,56 µm(sulfamethoxaz ole) 1.4. Một số nghiên cứu về bào chế nano loratadin trên thế giới Hiện nay ở trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có các nghiên cứu cụ thể trong việc bào chế hay sử dụng tiếu phân nano loratadin. Các nghiên cứu hầu hết tập trung vào việc kết hợp loratadin với các tá dược khác dưới dạng hệ phân tán rắn (HPTR) hay các dạng giải phóng có kiểm soát kết hợp cùng dược chất khác: Mofizur Rahman và cộng sự (2015) đã tiến hành bào chế HPTR loratadin với các polyme khác nhau như poloxame 188, poloxame 407. HPTR được bào chế bằng phương pháp nghiền với các tỷ lệ dược chất chất mang khác nhau (1 : 3 và 1 : 5). Kết quả nghiên cứu độ hòa tan in vitro của hệ phân tán rắn so với loratadin nguyên liệu cho thấy sự cải thiện đáng kể về độ hòa tan dược chất [29]. 14
- CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất, thiết bị 2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất Bảng 2.1. Nguyên liệu, hóa chất nghiên cứu STT Tên hóa chất Nguồn gốc Tiêu chuẩn 1 Loratadin Ấn Độ TCNSX 2 PVP K30 Trung Quốc TCNSX 3 HPMC E6 Trung Quốc TCNSX 4 HPMC E15 Trung Quốc TCNSX 5 Tween 80 Trung Quốc TCNSX 6 Methanol Trung Quốc TCNSX 7 Nước cất Việt Nam DĐVN V 8 Natri hydroxid (NaOH) Trung Quốc TKHH 9 Kali dihydrophotphat (KH2PO4) Trung Quốc TKHH 10 Natri Lauryl Sulfat Trung Quốc TCNSX 11 Poloxame 407 Đức BP 2013 12 Polyethylen glycol 400 Mỹ USP 36 13 Polyethylen glycol 3000 Trung Quốc TCNSX 14 HPMC Mỹ USP 36 15 Carbopol 940 Ý BP 2013 16 NaCMC Nhật Bản JP 16 17 PVA Ấn Độ BP 2013 15
- 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu Thiết bị: - Cân kĩ thuật Sartorius PRACTUM612 – 1S (Đức). - Cân phân tích Sartorius QUINTIX224 – 1S (Đức). - Máy khuấy từ gia nhiệt IKA RCT B (Đức). - Máy đo pH Hach sensION+ PH3 (Trung Quốc). - Tủ sấy Memmert UN110 (Đức). - Máy đo quang UV-2600 Shimadzu (Nhật Bản). - Hệ thống thiết bị phân tích kích thước thế zeta Horiba SZ100 (Nhật Bản). - Máy nghiền bi SFM-1 (Mỹ). - Máy phun sấy YC-015. - Máy đo độ hòa tan 708-DS Disolution Apparatus (Agilent Technologies). - Máy đo hàm ẩm MB45 (Switzerland). - Máy phân tích nhiệt vi sai quét DSC LINSEIS (Đức). - Máy quét phổ IR Cary 630 FTIR (Agilent). Dụng cụ: - Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, ống đong, ống nghiệm, bình định mức các loại. - Pipet, pipet bầu, micro pipet. - Màng lọc cellulose acetat 0,45 µm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Định lượng loratadin bằng phương pháp đo quang 2.2.1.1. Xác định bước sóng hấp thụ cực đại của loratadin Cân chính xác khoảng 25 mg chất chuẩn loratadin vào bình định mức 100 ml. Bổ sung methanol tới vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml pha loãng bằng methanol và thu được dung dịch chuẩn gốc. Pha loãng dung dịch chuẩn gốc thu được dung dịch chuẩn có nồng độ 10 µg/ml. Mẫu trắng: Dung dịch methanol. 16
- Tiến hành quét độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn gốc ở dải bước sóng từ 800 - 200 nm với mẫu trắng là methanol. Xác định bước sóng tại đỉnh hấp thụ cực đại (λmax). 2.2.1.2. Định lượng loratadin bằng phương pháp đo quang Xây dựng đường chuẩn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ loratadin với tiêu chí đường chuẩn tuyến tính trong khoảng độ hấp thụ quang từ 0,2 đến 0,8 và R2> 0,99, RSD ≤ 2%. Sau khi xác định được cực đại hấp thụ của loratadin, sử dụng phương pháp đo quang UV - VIS để định lượng loratadin. Mẫu chuẩn: Từ dung dịch chuẩn gốc, pha loãng với methanol thành các dung dịch có nồng độ lần lượt là 5 µg/ml; 7,5 µg/ml; 10 µg/ml; 12,5 µg/ml; 15 µg/ml. Mẫu trắng: Dung dịch methanol. Mẫu thử: Mẫu thử đem lọc qua màng cellulose acetat 0,45 µm và đo ở cực đại hấp thụ. Trong trường hợp nếu dung dịch thử có nồng độ thấp, nằm ngoài khoảng thì tiến hành phương pháp thêm chuẩn để được nồng độ dung dịch thử trong khoảng tuyến tính 5 đến 15 µg/ml. Đo độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn và mẫu thử ở bước sóng cực đại. Xây dựng đường chuẩn và phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ quang và nồng độ loratadin. Nồng độ loratadin trong mẫu thử được xác định dựa vào phương trình tuyến tính xây dựng. 2.2.2. Đánh giá tốc độ hòa tan invitro của loratadin Đánh giá độ hòa tan của loratadin nguyên liệu và nano loratadin bằng máy thử độ hòa tan 708-DS Dissolution Apparatus. Phép thử độ hòa tan thực hiện theo phụ lục 11.4 DĐVN V với các thông số sau: - Thiết bị cánh khuấy, tốc độ: 100 ± 2 vòng/phút. - Nhiệt độ môi trường thử: 37ºC ± 0,5ºC. - Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8. - Khối lượng mẫu thử: cân một lượng mẫu là bột loratadin nguyên liệu hoặc bột phun sấy tương ứng với 100 mg loratadin. 17
- Tiến hành: Vận hành máy, cho môi trường hòa tan vào cốc và đợi nhiệt độ môi trường đạt 37ºC ± 0,5ºC. Cho mẫu thử vào cốc. Sau các khoảng thời gian 5, 10, 15, 30, 60 phút hút mẫu đem định lượng. Mỗi lần hút 10 ml dung dịch thử sau đó bổ sung ngay 10 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8 vào cốc thử độ hòa tan; dung dịch thử vừa hút ra được lọc qua màng cellulose acetat 0,45 µm, pha loãng tới nồng độ thích hợp rồi đem định lượng bằng phương pháp đo quang. Hàm lượng loratadin đã hòa tan ở lần thứ n được tính theo công thức như sau: 풏− 푽 푪 = 푪 + ∑ ( ) 풙푪 풏 풏 푽 풕 풕= Trong đó: - Cn: nồng độ loratadin đã hiệu chỉnh ở lần hút thứ n (µg/ml). - Cn0: nồng độ loratadin định lượng được ở lần hút thứ n (µg/ml). - V0: thể tích dịch hòa tan đã hút (ml). - V: thể tích môi trường hòa tan (ml). Mỗi mẫu thử làm 3 lần lấy kết quả trung bình. 2.2.3. Bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền ướt • Nano loratadin được bào chế theo quy trình như sau: Cho bi zirconium oxid, loratadin, chất diện hoạt, polyme, nước tinh khiết vào bình chứa trụ rồi nghiền với tần số và thời gian nhất định. Sau đó, tiến hành đưa hệ hỗn dịch nano loratadin tạo thành về dạng bột bằng phương pháp phun sấy. Sơ đồ quy trình bào chế ghi như trong Hình 2.1. 18
- Bi zirconium, loratadin, chất điện hoạt, polyme, nước tinh khiết Nghiền ướt: + Tần số: 20- 30Hz + Thời gian: 40-70 phút + Nhiệt độ phòng Phun sấy: + Nhiệt độ đầu vào : 170oC + Áp lức súng phun: 10atm + Tốc độ phun dịch: 600ml/h + Tốc độ thổi khí: 0,51m3/phút Sản phẩm thu được bảo quản trong bình tránh ẩm ở nhệt độ phòng. Hình 2.1.Sơ đồ quy trình bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền ướt 19
- 2.2.4. Đánh giá một số đặc tính của hỗn dịch nano loratadin KTTP, phân bố KTTP, thế zeta Kích thước trung bình của tiểu phân, chỉ số đa phân tán PDI và thế zeta được đo bằng thiết bị phân tích kích thước, thế zeta Horiba SZ100. Nguyên tắc: Kích thước trung bình của tiểu phân và chỉ số đa phân tán PDI được đo bằng nhiễu xạ tia laser. Bằng cách cho hỗn dịch pha loãng chạy qua một chùm tia laser và đo các chùm tia khúc xạ và phản xạ, kích thước hạt trung bình của hệ sẽ được tính toán dựa theo định luật xấp xỉ Fraunhofer hoặc lý thuyết Mie. Thế zeta được xác định khi đo tốc độ di chuyển của tiểu phân trong vùng điện trường bằng phép đo gió bởi Doppler laser. Cách tiến hành Sử dụng hỗn dịch nano loratadin sau nghiền ướt, pha loãng tới nồng độ thích hợp để tiến hành đo KTTP, chỉ số đa phân tán PDI và thế zeta bằng thiết bị phân tích kích thước, thế zeta Horiba SZ100. 2.2.5. Đánh giá một số đặc tính của bột nano loratadin 2.2.5.1. Hình thức Đánh giá hình thức bằng cảm quan: màu sắc, độ mịn. 2.2.5.2. KTTP, phân bố KTTP, thế zeta Phân tán bột nano loratadin trong nước với nồng độ thích hợp, tiến hành đo KTTP, chỉ số đa phân tán PDI và thế zeta bằng thiết bị phân tích kích thước, thế zeta Horiba SZ100. 2.2.5.3. Hàm ẩm Cân một lượng chính xác khoảng 1 g loratadin trải đều trên đĩa của máy đo hàm ẩm, tiền hành đo và ghi nhận kết quả hàm ẩm của bột nano loratadin phun sấy trên máy máy đo hàm ẩm MB45. Xác định bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô theo phụ lục 9.6 DĐVN V. 2.2.5.4. Đánh giá sự thay đổi trạng thái tinh thể của nano loratadin với loratadin nguyên liệu 20
- Để nghiên cứu sự thay đổi trạng thái tinh thể, điểm nóng chảy của nano loratadin được so sánh với điểm nóng chảy của loratadin nguyên liệu. Các điểm nóng chảy này được xác định bằng phương pháp đo nhiệt quét vi sai DSC. Cách tiến hành: Sử dụng đĩa nhôm chứa mẫu 40 µl, đục thủng nắp, khối lượng mẫu khoảng từ 3 - 7 mg. Nhiệt độ quét từ 50 – 300oC, tốc độ gia nhiệt 10oC/phút. Trong quá trình thử, thổi khí nitrogen với lưu lượng 50 ml/phút. 2.2.6. Đánh giá tương tác dược chất – tá dược sử dụng phương pháp đo quang phổ IR Lấy khoảng 5-10mg mẫu bột nano, đối với nguyên liệu thì nghiền mịn rồi tiến hành quét phổ hồng ngoại trên thiết bị Cary 630 FTIR (Agilent) ở số sóng từ 4000 – 400 cm-1. 2.2.7. Đánh giá hiệu suất phun sấy Hiệu suất phun sấy được tính theo công thức (%) = 푡ℎự 푡ế × 100 푙ý 푡ℎ ế푡 Trong đó: mthực tế là khối lượng nano loratadin thu được (g). mlý thuyết là khối lượng nano loratadin theo lý thuyết có trong dịch phun sấy (g). 2.2.8. Phương pháp xử lí số liệu Các kết quả được xử lý thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel 2013. Kết quả được trình bày dưới dạng: X ± SD. Trong đó: X là giá trị trung bình SD là độ lệch chuẩn (cỡ mẫu: n = 3). 21
- CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Định lượng loratadin bằng phương pháp đo quang Kết quả quét phổ hấp thụ của loratadin Tiến hành quét phổ cực đại hấp thụ của loratadin trong methanol ở nồng độ 10μg/ml với bước sóng 200- 800 nm. Nhận xét: Dựa vào dãy phổ hấp thụ quang trên xác định được đỉnh cực đại hấp thụ quang của loratadin ở bước sóng 248nm. Hình ảnh phổ hấp thụ của dung dịch loratadin 10 μg/ml được thể hiện trong phụ lục 1. Như vậy các nghiên cứu định lượng tiếp theo sẽ tiến hành bằng phương pháp đo quang UV- VIS ở bước sóng 248 nm. Đường chuẩn định lượng loratadin bằng phương pháp đo quang Tiến hành pha các dung dịch có nồng độ 5; 7,5; 10; 12,5; 15 µg/ml trong dung môi methanol. Đo độ hấp thụ của các mẫu dung dịch tại bước sóng λ = 248 nm và xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ dung dịch loratadin. Bảng 3.1. Độ hấp phụ theo từng nồng độ loratadin Nồng độ (µg) 5 7,5 10 12,5 15 Độ hấp phụ (Abs) 0,181 0,276 0,380 0,472 0,566 22
- 0.6 0.5 y = 0.038x - 0.011 R² = 0.9996 0.4 0.3 0.2 Độhấp thụquang (Abs) 0.1 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nồng độ loratadin (µg/ml) Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ loratadin và độ hấp thụ đo được tại bước sóng 248 nm Phương trình biểu diễn sự tương quan độ hấp thụ quang với nồng độ là: y = 0,038x - 0,011 Trong đó y là độ hấp thụ quang (Abs), x là nồng độ x là nồng độ loratadin (µg/mL) Nhận xét: Kết quả cho thấy có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ dược chất và độ hấp thụ trong khoảng nồng độ khảo sát từ 5 µg/ml đến 15 µg/ml với hệ số tương quan R2 = 0,9996 (>0,995) ở bước sóng λ = 248 nm. Do đó, nồng độ loratadin trong mẫu thử có thể được xác định dựa vào phương trình tuyến tính vừa xây dựng được. 3.2. Bào chế nano loratadin bằng kĩ thuật nghiền bi 3.2.1. Lựa chọn chất ổn định hỗn dịch Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình như mô tả trong mục 2.2.3 với các thông số: 23
- - Thành phần hỗn dịch: 1g loratadin (20%), 0,01g NaLS (1%), 0,1g (10%) chất ổn định trong 5ml nước cất. Loại chất ổn định trong công thức được thay đổi với lượng cố định là 0,1g . - Thời gian nghiền: 60 phút. - Tần số: 30 Hz. - Bi zirconium oxid gồm: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2g. Nano loratadin trong hỗn dịch sau quá trình nghiền ướt được đánh giá KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta như mô tả trong mục 2.2.4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2. Bảng 3.2. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo loại chất ổn định khác nhau (n=3) Thế zeta Mẫu Chất ổn định KTTP (nm) PDI (mV) M1 PEG 400 3786,73±23,02 1,020±0,041 -62,17±3,70 M2 PEG 3000 1704,27±18,51 0,767±0,024 -71,47±6,01 M3 PVP K30 848,65±21,00 0,491±0,016 -48,07±7,89 M4 HPMC E6 383,57±28,73 0,417±0,051 -23,57±1,92 M5 HPMC E15 459,17±23,31 0,556±0,063 -32,23±2,05 M6 PVA 1126,70±66,37 0,633±0,031 -47,27±1,67 M7 HPMC 497,67±104,75 0,449±0,022 -61,13±2,00 M8 Carbopol 940 x x x M9 NaCMC 3778,03±2,87 1,250±0,320 -70,67±3,19 (Chú thích: x là không xác định được trên máy) 24
- 4000 1.4 3500 1.2 3000 1 2500 0.8 2000 PDI 0.6 KTTP KTTP (nm) 1500 0.4 1000 500 0.2 0 0 KTTP PDI Hình 3.2. KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo loại chất ổn định Nhận xét: KTTP nhỏ nhất khi sử dụng HPMC E6 (383,57 nm). Khi thay đổi chất ổn định, KTTP tăng. KTTP đo được cao nhất khi sử dụng PEG 400 (3786,73 nm), khi sử dụng Cabopol 940 KTTP rất lớn, quan sát được bằng mắt thường. Phân bố kích KTTP đều lớn hơn 0,4 chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố tương đối rộng, M4 (HPMC E6) có khoảng phân bố nhỏ nhất (0,417); M9 (NaCMC) có khoảng phân bố lớn nhất (1,25). Giá trị tuyệt đối thế zeta của các mẫu đều cao (>20mV), cho thấy hỗn dịch nano loratadin có độ ổn định cao, mẫu cho giá trị tuyệt đối thế zeta cao nhất là PEG 3000 (71,47 mV). Kết luận: Sử dụng polyme HPMC E6 trong nghiền ướt để bào chế nano loratadin sẽ thu được KTTP nhỏ nhất (383,57 nm), PDI nhỏ nhất (0,417). Vì thế, mẫu HPMC E6 được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất ổn định hỗn dịch Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình như mô tả trong mục 2.2.3 với các thông số: 25
- - Thành phần hỗn dịch: 1g loratadin (20%), 0,01g NaLS (1%), ag HPMC E6 trong 5 ml nước cất. Lượng HPMC E6 (a) được thay đổi lần lượt là: 0g, 0,05g, 0,1g, 0,5g, 1g. - Thời gian nghiền: 60 phút. - Tần số: 30 Hz. - Bi zirconium oxid gồm: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2 g. Nano loratadin trong hỗn dịch sau quá trình nghiền ướt được đánh giá KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta như mô tả trong mục 2.2.4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.3. Bảng 3.3. KTTP, PDI và thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo khối lượng chất ổn định (n=3) Lượng HPMC Thế zeta Mẫu KTTP (nm) PDI E6 (g) (mV) M10 0 1091,75±13,23 0,821±0,008 -65,37±2,08 M11 0,05 587,50±11,45 0,511±0,087 -47,97±0,41 M12 0,1 413,95±46,59 0,411±0,014 -45,50±0,75 M13 0,5 714,85±12,94 0,413±0,014 -27,67±0,75 M14 1 751,45±11,01 0,454±0,130 -40,40±1,97 26
- 1200 0.9 0.8 1000 0.7 800 0.6 0.5 600 0.4 PDI KTTP KTTP (nm) 400 0.3 0.2 200 0.1 0 0 0 0.05 0.1 0.5 1 Khối lượng chất ổn định (g) KTTP PDI Hình 3.3. KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo lượng chất ổn định Nhận xét: Khi không có chất ổn định thì KTTP của nano loratadin (1091,75 nm) cao hơn hẳn so với khi sử dụng polyme. KTTP và PDI giảm dần khi tăng tỷ lệ HPMC E6/DC tới 10%. Với tỉ lệ HPMC E6/DC là 10%, nano loratadin được bào chế có KTTP nhỏ nhất và PDI nhỏ nhất (KTTP = 413,95 nm; PDI = 0,411). Khi tỉ lệ HPMC E6/DC tăng (> 10%) thì KTTP tăng. Tất cả các mẫu đều có PDI >0,4 chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố tương đối rộng, trị tuyệt đối thế zeta ( ≥ 20mV) cao cho thấy hỗn dịch nano loratadin có độ ổn định cao. Kết luận: Sử dụng tỉ lệ HPMC E6 10% so với dược chất trong nghiền ướt để bào chế nano loratadin sẽ thu được KTTP nhỏ nhất và PDI nhỏ nhất. Vì vậy tỉ lệ HPMC E6/DC là 10% được lựa chọn để sủ dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.3. Lựa chọn chất diện hoạt Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình như mô tả trong mục 2.2.3 với các thông số: - Thành phần hỗn dịch: 1g loratadin (20%), 0,01g chất diện hoạt (1%), 0,1g HPMC E6 (10%) trong 5ml nước cất. Chất diện hoạt với lượng cố định là 0,01g 27
- và thay đổi loại chất diện hoạt trong các mẫu. Ba chất diện hoạt được sử dụng trong ba mẫu của nghiên cứu này là: NaLS, Polyxame 407, Tween 80. - Thời gian nghiền: 60 phút - Tần số: 30 Hz - Bi zirconium oxid gồm: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2 g. Nano loratadin trong hỗn dịch sau quá trình nghiền ướt được đánh giá KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta trong mục 2.2.4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.4. Bảng 3.4. KTTP, PDI và thế Zeta của hỗn dịch nano loratadin theo loại chất diện hoạt sử dụng (n=3) Thế zeta Mẫu Chất diện hoạt KTTP (nm) PDI (mV) M15 NaLS 412,97±77,89 0,395±0,032 -48,13±2,35 M16 Poloxamer 407 815,06±67,92 0,485±0,044 -45,17±1,46 M17 Tween 80 910,13±80,12 0,504±0,058 -43,83±1,15 1000 0.6 900 0.5 800 700 0.4 600 500 0.3 PDI KTTP KTTP (nm) 400 0.2 300 200 0.1 100 0 0 NaLS Poloxamer Tween 80 KTTP PDI Hình 3.4. KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo loại chất điện hoạt 28
- Nhận xét: KTTP nhỏ nhất khi sử dụng chất diện hoạt NaLS (M15) là 412,97 nm. KTTP của loratadin khi sử dụng chất diện hoạt Poloxame 407 (M16) và Tween 80 (M17) lần lượt là 815,06 nm và 910,13 nm, lớn hơn nhiều so với NaLS (M15). PDI trong 3 mẫu M15, M16, M17 đều bằng hoặc lớn hơn 0,4 chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố tương đối rộng, M15 có khoảng phân bố KTTP nhỏ nhất (0,395).Giá trị tuyệt đối của thế Zeta trong cả ba mẫu đều cao (>40 mV), hỗn dịch nano loratadin có độ ổn định cao. Mẫu M15 có giá trị tuyệt đối thế zeta (48,13 mV) cao hơn so với mẫu M16 (45,17 mV) và M17 (46,83 mV). Kết luận: Sử dụng chất diện hoạt NaLS trong nghiền ướt để bào chế nano loratadin sẽ thu được KTTP nhỏ nhất, PDI nhỏ nhất và thế Zeta lớn nhất. Vì thế, mẫu NaLS được lựa chọn sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ chất diện hoạt Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình như mô tả trong mục 2.2.3 với các thông số: - Thành phần hỗn dịch: 1g loratadin (20%), (a)g NaLS, 0,1g HPMC E6 (10%) trong 5ml nước cất. Lượng NaLS được khảo sát trong các mẫu nghiên cứu lần lượt là 0g (0%); 0,01g (1%); 0,02g (2%); 0,03g (3%); 0,04g (4%); 0,05g (5%); 0,1g (10%). - Thời gian nghiền: 60 phút. - Tần số: 30 Hz. - Bi zirconium oxid gồm: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2 g. Nano loratadin trong hỗn dịch sau quá trình nghiền ướt được đánh giá KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta như mô tả trong mục 2.2.4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.5. 29
- Bảng 3.5. KTTP, PDI và thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo tỉ lệ chất diện hoạt (n=3) Tỉ lệ Thế zeta Mẫu NaLS/Loratadin KTTP (nm) PDI (mV) (%) M18 0 843,77±47,92 0,639±0,038 -50,60±0,90 M19 1 425,67±50,98 0,462±0,060 -43,20±0,96 M20 2 535,53±77,95 0,542±0,021 -43,30±1,11 M21 3 579,40±96,34 0,692±0,045 -45,60±0,75 M22 4 621,90±64,05 0,508±0,038 -45,50±1,15 M23 5 804,67±43,23 0,651±0,054 -59,57±1,00 M24 10 1249,27±55,18 0,697±0,028 -68,13±2,02 1400 0.8 1200 0.7 1000 0.6 0.5 800 0.4 600 PDI KTTP KTTP (nm) 0.3 400 0.2 200 0.1 0 0 0% 1% 2% 3% 4% 5% 10% Tỉ lệ khối lượng chất diện hoạt (%) KTTP PDI Hình 3.5. KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo tỉ lệ chất diện hoạt 30
- Nhận xét: Khi nồng độ NaLS là 10%, KTTP của hỗn dịch cao nhất (1249,27 nm). Với tỉ lệ NaLS/DC (kl/kl) là 1% (M19) thì nano loratadin được bào chế có KTTP nhỏ nhất (KTTP = 425,67 nm). Khi thay đổi tỉ lệ chất diện hoạt từ 1-10%, KTTP thay đổi nhiều (trong khoảng 535,53–1249,27 nm). PDI trong bảy mẫu đều lớn hơn 0,4 chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố tương đối rộng, M19 có khoảng phân bố nhỏ nhất (PDI = 0,462) , các mẫu khác có PDI tăng so với M19. Tất cả các mẫu đều có trị tuyệt đối thế zeta cao cho thấy hỗn dịch nano loratadin có độ ổn định cao. Kết luận: Sử dụng tỉ lệ NaLS 1% so với dược chất trong nghiền ướt để bào chế nano loratadin sẽ thu được KTTP nhỏ nhất, PDI nhỏ nhất. Vì vậy tỉ lệ NaLS/DC (kl/kl) là 1% được lựa chọn để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của kích cỡ bi tới KTTP Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình như mô tả trong mục 2.2.3 với các thông số: - Thành phần hỗn dịch: 1g loratadin (20%), 0,01g NaLS (1%), 0,1g HPMC E6 (10%) trong 5 ml nước cất. - Thời gian nghiền: 60 phút. - Tần số: 30 Hz. - Bi zirconium oxid gồm 3 loại: Loại 1: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2 g Loại 2: 8 bi loại 25g và 17 bi loại 10g Loại 3: 43 bi loại 5,5 g và 70 bi loại 2g. Nano loratadin trong hỗn dịch sau quá trình nghiền ướt được đánh giá KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta như mô tả trong mục 2.2.4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.6. 31
- Bảng 3.6. KTTP, PDI và thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo loại bi (n=3) KTTP Thế zeta Mẫu Cỡ bi PDI (nm) (mV) M25 Loại 1 410,40±49,87 0,455±0,084 -60,53±2,67 M26 Loại 2 713,70±64,50 0,614±0,015 -47,90±0,25 M27 Loại 3 565,27±97,50 0,602±0,153 -57,23±4,37 800 0.7 700 0.6 600 0.5 500 0.4 400 0.3 PDI KTTP KTTP (nm) 300 0.2 200 100 0.1 0 0 Loại 1 Loại 2 Loại 3 KTTP PDI Hình 3.6. KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo kích cỡ bi. Nhận xét: KTTP nhỏ nhất là 410,4 nm khi sử dụng đồng thời bốn cỡ bi loại 25g; 10g; 5,5g; 2g (M25). M26 sử dụng bi to loại 25g và 10 g cho KTTP lớn nhất là 713,7 nm. PDI trong ba mẫu đều lớn hơn 0,4 chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố tương đối rộng, M25 có khoảng phân bố nhỏ nhất (0,455), các mẫu khác có PDI tăng so với M25. Tất cả các mẫu đều có trị tuyệt đối thế zeta cao cho thấy hỗn dịch nano loratadin có độ ổn định cao.Trong đó M25 có giá trị tuyệt đối thế zeta lớn nhất (60,53 mV); M26 có trị tuyệt đối thế zeta nhỏ nhất (47,9 mV). 32
- Kết luận: Cả ba mẫu sử dụng loại bi khác nhau có KTTP, PDI có sự khác biệt tương đối rõ ràng; mẫu M25 cho KTTP và PDI có giá trị nhỏ nhất. Vì vậy chọn dùng đồng thời bốn loại cỡ bi để thuận tiện cho việc áp dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.6. Khảo sát thời gian nghiền Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình như mô tả trong mục 2.2.3 với các thông số: - Thành phần hỗn dịch: 1g loratadin (20%), 0,1g HPMC E6 (10%), 0,01g NaLS (1%) trong 5 ml nước cất. - Thời gian nghiền: 40 phút, 50 phút, 60 phút, 70 phút. - Tần số: 30 Hz. - Bi zirconium oxid gồm: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2g. Nano loratadin trong hỗn dịch sau quá trình nghiền ướt được đánh giá KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta như mô tả trong mục 2.2.4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.7. Bảng 3.7. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo thời gian nghiền khác nhau (n=3) Thời gian KTTP Thế zeta Mẫu PDI (phút) (nm) (mV) M28 40 760,63±101,10 0,563±0,023 -49,93±3,13 M29 50 589,57±69,10 0,548±0,005 -53,17±2,04 M30 60 419,17±29,03 0,475±0,160 -52,77±1,17 M31 70 486,00±29,23 0,636±0,001 -23,63±3,37 33
- 800 0.7 700 0.6 600 0.5 500 0.4 400 0.3 PDI KTTP KTTP (nm) 300 200 0.2 100 0.1 0 0 40p 50p 60p 70p Thời gian nghiền (p: phút) KTTP PDI Hình 3.7. KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo thời gian nghiền Nhận xét: Khi tăng thời gian nghiền, KTTP và PDI giảm cho đến khi thời gian nghiền là 60 phút, KTTP và PDI của nano loratadin đạt trạng thái cân bằng và đạt giá trị nhỏ nhất lần lượt là 419,17 nm và 0,475. Khi thời gian nghiền là 70 phút KTTP và PDI tăng (486 nm và 0,636), điều này có thể được giải thích do hiện tượng kết tụ tiểu phân trong quá trình nghiền gây ra. PDI của các mẫu đều lớn hơn 0,4, chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố tương đối rộng. Giá trị tuyệt đối của thế zeta trong bốn mẫu đều cao, chứng tỏ hỗn dịch nano của loratadin có độ ổn định cao. Kết luận: Nghiền ướt loratadin với chất ổn định là HPMC E6 và chất diện hoạt là NaLS trong thời gian 60 phút sẽ thu được KTTP nhỏ nhất (419,17 nm), PDI nhỏ nhất (0,475). Vì vậy, thời gian nghiền là 60 phút được lựa chọn để áp dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.7. Khảo sát tần số nghiền Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình như mô tả trong mục 2.2.3 với các thông số: - Công thức hỗn dịch: 1g loratadin (20%), 0,1g HPMC E6 (10%), 0,01g (1%) NaLS trong 5ml nước tinh khiết. 34
- - Thời gian nghiền: 60 phút - Tần số: 20; 25; 30Hz - Bi zirconium oxid gồm: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2g. Nano Loratadin trong hỗn dịch sau quá trình nghiền ướt được đánh giá KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta như mô tả trong mục 2.2.4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.8 và hình 3.8. Bảng 3.8. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch nano loratadin theo các tần số nghiền khác nhau (n=3) Tần số KTTP Thế zeta Mẫu PDI nghiền (Hz) (nm) (mV) M32 20 1119,43±179,50 0,842±0,035 -41,47±0,86 M33 25 670,90±39,28 0,695±0,078 -42,97±2,34 M34 30 418,07±20,28 0,407±0,021 -45,83±2,71 1200 0.9 0.8 1000 0.7 800 0.6 0.5 600 0.4 PDI KTTP KTTP (nm) 400 0.3 0.2 200 0.1 0 0 20Hz 25Hz 30Hz KTTP PDI Hình 3.8. KTTP, PDI của hỗn dịch nano loratadin theo thời tần số nghiền 35
- Nhận xét: KTTP nhỏ nhất khi nghiền ở tần số 30 Hz (418,07 nm) – tốc độ giúp hình thành cả lực va chạm và lực mài mòn. Điều này có thể được giải thích là do ở tốc độ thấp hơn (f = 20; 25 Hz) lực mài mòn là cơ chế chính gây gãy vỡ tiểu phân. Phân bố KTTP của bốn mẫu đều lớn hơn 0,4 chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố tương đối rộng, M34 có khoảng phân bố nhỏ nhất (0,407). Giá trị tuyệt đối thế zeta của các mẫu đều cao, cho thấy hỗn dịch nano loratadin có độ ổn định cao. Kết luận: Nghiền ướt với tần số f = 30 Hz là thích hợp để thu được KTTP và PDI nhỏ nhất (PDI = 0,407). Từ các kết quả khảo sát được, chúng tôi lựa chọn các thông số sau đây để bào chế nano loratadin: - Công thức hỗn dịch: 1g Loratadin (20%), 0,1g HPMC E6 (10%), 0,01g (1%) NaLS trong 5ml nước tinh khiết. - Thời gian nghiền: 60 phút - Tần số: 30Hz - Bi zirconium oxid gồm: 4 bi loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi loại 5,5g và 30 bi loại 2g. 3.2.8. Chuyển hỗn dịch nano về dạng bột nano Từ kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi tiến hành bào chế hỗn dịch nano loratadin và đưa hỗn dịch nano loratadin về dạng bột bằng phương pháp phun sấy với các thông số: 36
- 1g loratadin; 0,1g Bi zirconium oxid gồm: 4 bi HPMC E6 loại 25g, 10 bi loại 10g, 20 bi 0,01g NaLS loại 5,5g và 30 bi loại Trong 5ml nước Cối xứ 2g . Nghiền ướt: + Tần số: 30Hz + Thời gian: 60 phút + Nhiệt độ phòng Phun sấy: + Nhiệt độ đầu vào : 170oC + Áp lức súng phun: 10atm + Tốc độ phun dịch: 600ml/h + Tốc độ thổi khí: 0,51m3/phút Sản phẩm thu được bảo quản trong bình tránh ẩm ở nhệt độ phòng. Hình 3.3. Sơ đồ quy trình bào chế nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền bi 푡푡 1,149 Hiệu suất của quá trình phun sấy là H = × 100 = × 100 = 54,49%. 푙푡 2,11 m tt: Khổi lượng thực tế (g) m lt: Khối lượng trên lý thuyết (g) 37
- Nhận xét: Khi sử dụng phương pháp phun sấy, trong quá trình chuyển hỗn dịch lỏng thành bột có một phần hỗn dịch bị dính vào thiết bị và theo luồng khí thải đi ra bên ngoài môi trường nên hiệu suất phun sấy không quá cao (H=54,49%). 3.3. Đánh giá một số đặc tính của nano loratadin bào chế được: Bột nano loratadin thu được sau khi phun sấy như phương pháp nêu ở mục 2.2.3 được đánh giá một số đặc tính: hình thức, KTTP, chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta, hàm ẩm của các mẫu bột nano như mô tả trong mục 2.2.5. Kết quả biểu diễn trong bảng 3.9. Bảng 3.91. Một số đăc tính của bột nano loratadin khi loại dung môi bằng phương pháp phun sấy (n=3) KTTP Thế zeta Hàm ẩm Chỉ tiêu Hình thức PDI (nm) (mV) (%) Mẫu nano Bột tơi loratadin mịn, màu 451,50±14,86 0,413±0,009 -41,50±2,38 1,05 phun sấy trắng Mẫu hỗn dịch trước 415,30±11,67 0,394±0,007 -40,86±1,80 khi loại dung môi Nhận xét: Sử dụng phương pháp phun sấy đối với hỗn dịch nano loratadin thu được bột nano loratadin khá tương đồng về kích thước tiểu phân của 2 mẫu, KTTP mẫu phun sấy lớn hơn so với hỗn dịch (451,5 > 415,3 nm), PDI cũng không có sự sai khác rõ rệt và đều xấp xỉ 0,4 chứng tỏ hai mẫu đều có sự phân bố KTTP tương đối rộng, thế zeta đều lớn chứng tỏ các mẫu có độ ổn định cao. Hàm ẩm của mẫu nano loratadin phun sấy đạt chuẩn (1,05%). 38
- Tốc độ hòa tan của các mẫu bột nano được đánh giá theo phương pháp đã mô tả ở mục 2.2.2. Kết quả biểu diễn trong bảng 3.10 và hình 3.10. Bảng 3.10. Độ hòa tan của loratadin nguyên liệu và bột nano loratadin Mẫu Độ hòa tan (%) Thời gian Mẫu nano Mẫu loratadin loratadin phun (phút) nguyên liệu sấy 5 20,37±2,66 9,21±1,92 10 22,43±1,84 10,70±2,11 15 23,11±2,13 11,22±1,88 30 24,31±1,99 11,80±2,36 60 25,97±2,07 12,74±1,45 30 25 20 15 10 %loratadinhòatan 5 0 0 10 20 30 40 50 60 Thời gian (phút) Bột nano loratadin Loratadin nguyên liệu Hình 3.10. Đồ thị hòa tan của loratadin nguyên liệu và nano loratadin trong môi trường đệm phosphat pH=6,8 39
- Nhận xét: Loratadin nguyên liệu khi thử độ hòa tan trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 trong 5 phút đầu tiên hòa tan được 9,21% trong khi đó mẫu nano loratadin bào chế được có độ tan tốt hơn 20,37% gấp khoảng 2 lần so với mẫu nguyên liệu. Tại phút thứ 15 độ tan của mẫu nguyên liệu và nano lần lượt là 11,22% và 23,11%, từ 15 phút đến 60 phút độ tan của cả 2 mẫu tăng không quá đáng kể chứng tỏ loratadin ít tan trong môi trường đệm phosphat pH 6,8, tuy vậy mẫu nano loratadin vẫn có độ tan gấp khoảng 2 lần so với mẫu loratadin nguyên liệu. Phổ DSC của bột nano loratadin phun sấy và loratadin nguyên liệu được đánh giá như mô tả trong mục 2.2.5.Kết quả được biểu diễn trong hình 3.11. Hình 3.4. Phổ DSC của loratadin nguyên liệu và nano loratadin phun sấy Nhận xét: Phổ DSC cho thấy loratadin nguyên liệu có điểm chảy ở 147,74oC, mẫu nano loratadin phun sấy có điểm chảy ở 145,41oC. Sự sai khác điểm chảy của nano loratadin so với nguyên liệu có thể do sự có mặt của tá dược (HPMC E6, NaLS) khi bào chế nano. Mặt khác, ở mẫu nano loratadin, điểm chảy có enthalpy nhỏ hơn ở mẫu nguyên liệu (51,11<72,00). Điều này có thể do trong công thức nano loratadin có chất diện hoạt, nên khi phân tán hỗn dịch vào nước để phun sấy thì có một phần loratadin tan nên 40
- làm cho bột nano sau phun sấy có một phần nhỏ dược chất ở trạng thái vô định hình, giúp tăng tốc độ hòa tan so với nguyên liệu. Kết luận: Mẫu nano loratadin thu được bằng phương pháp phun sấy không cho thấy sự thay đổi quá nhiều về KTTP, PDI và thế zeta so với mẫu nano loratadin hỗn dịch. Kết quả cho thấy sự cải thiện tốt về độ hòa tan của nano loratadin so với loratadin nguyên liệu, như vậy đã xác nhận được hiệu quả của nano loratadin trong việc cải thiện độ hòa tan. 41
- Tiến hành quét phổ hồng ngoại của loratadin nguyên liệu, nano loratadin. Kết quả được thể hiện trong hình 3.11. . Hình 3.5. Phổ IR của loratadin nguyên liệu và bột nano loratadin 42
- Nhận xét: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại cho thấy loratadin nguyên liệu có các pic ở bước sóng 1699,7 cm-1 đặc trưng cho liên kết C=O; 1580,4 cm-1 đặc trưng cho liên kết C=C; 1222,6 cm-1 đặc trưng cho liên kết C-O; 1170,4 cm-1 đặc trưng cho liên kết C-Cl. So sánh hai phổ IR ta thấy không có sự khác biệt về các đỉnh giữa loratadin nguyên liệu và nano loratadin. Nano loratadin cũng có bước sóng 1699,7 cm-1 đặc trưng cho liên kết C=O; 1580,4 cm-1 đặc trưng cho liên kết C=C; 1222,6 cm-1 đặc trưng cho liên kết C-O; 1170,4 cm-1 đặc trưng cho liên kết C-Cl. Kết luận: Không có sự tương tác giữa các tá dược bào chế và dược chất chính là loratadin. 3.4. Bàn luận 3.4.1. Về phương pháp nghiền bi Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiền bi để bào chế nano loratadin, đây là một kỹ thuật đơn giản, nhanh nên có thể áp dụng trên quy mô công nghiệp. Phương pháp này không sử dụng các dung môi hữu cơ như phương pháp kết tủa trong dung môi do đó tránh được việc tồn đọng dung môi trong sản phẩm. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng có các nhược điểm: thời gian nghiền lớn gây nóng cho thiết bị và dược chất, dễ lẫn tạp trong quá trình sản xuất, [5] Phương pháp nghiền bi được chia làm hai kỹ thuật là nghiền khô và nghiền ướt. Kỹ thuật nghiền khô chỉ có thể cho ra kích thước tiểu phân ở mức micromet nên không được áp dụng trong việc sản xuất nano. Hạt nano thường được sản xuất bằng kỹ thuật nghiền ướt, bằng việc sử dụng thêm các chất điện hoạt và chất ổn định phù hợp có thể đưa được tiểu phân về kích thước nhỏ nhất. 3.4.2. Về xây dựng công thức bào chế nano loratadin Trong nghiên cứu này, sau khi khảo sát các polyme khác nhau thì thu được kết quả là các polyme loại HPMC (HPMC, HPMC E6, HPMC E15) thì cho KTTP nhỏ hơn hẳn khi sử dụng các loại polyme khác (PEG 400, PEG 3000, PVP K40, ) (từ 383,57 - 497,67 nm với các polyme HPMC, từ 848,65 - 3778,03 đối với các polyme còn lại). Kết quả có sự tương đồng với nghiên cứu của Shenwu Zang và cộng sự khi nghiên cứu về khả năng ngăn chặn sự kết tụ lại dược chất của các polyme. Nghiên cứu của Shenwu 43
- Zang và cộng sự (2017) cho kết quả mức độ hòa tan của hệ phân tán rắn loratadin với chất mang HPMC - AS có sự giải phóng nhanh hơn ở cả môi trường pH 4,5 và 6,8 so với chất mang PVP – VA [32]. Trong các loại HPMC khảo sát đó HPMC E6 cho ra hỗn dịch nano có KTTP là nhỏ nhất (413,95 nm). Khi không sử dụng polyme, chỉ cho chất điện hoạt thu được KTTP (1091,75nm) cao hơn hẳn khi sử dụng HPMC E6 với tỷ lệ HPMC E6/DC (kl/kl) là 5% (587,5 nm), do khi không có polyme thì hệ kém ổn định, các tiểu phân có xu hướng bị kết tụ vào nhau dẫn đến KTTP lớn. Sử dụng chất điện hoạt là NaLS thu được hỗn dịch có KTTP nhỏ nhất so với Poloxamer và Tween 80 (412,97 nm), khi thay đổi nồng độ chất điện hoạt từ 0% đến 10% KTTP có sự thay đổi lớn (nhỏ nhất là 425,67nm, lớn nhất là 1249,27 nm) cho thấy chất điện hoạt đóng một vai trò quan trọng như chất ổn định là các polyme. Trị tuyệt đối thế zeta của hỗn dịch nano loratain cao (>20mV) chứng tỏ hỗn dịch có độ ổn định cao. Khi sử dụng chất diện hoạt NaLS, trị tuyệt đối thế zeta của hỗn dịch nano loratadin (-48,13 mV) cao hơn so với khi sử dụng Poloxamer (- 45,17mV) và Tween 80 (-43,82 mV), nguyên nhân là do NaLS là chất diện hoạt ion hóa còn Tween 80 và Poloxamer là các chất diện hoạt không ion hóa do vậy sự có mặt của NaLS đã làm tăng giá trị tuyệt đối thế zeta của hệ. Đồng thời, PDI của hệ cao trong tất cả các thực nghiệm (> 0,3) cho thấy hệ hỗn dịch nano loratadin có khoảng phân bố KTTP lớn. Kết quả cuối cùng, HPMC E6 và NaLS được lựa chọn với tỉ lệ 1g loratadin: 0,1g HPMC E6; 0,01g NaLS trong 5 ml nước cất, tỉ lệ dược chất cao. Khi bào chế nano loratadin với tỉ lệ này nano loratadin trong hỗn dịch thu được có kích thước tiểu phân nhỏ (410,4 nm). 3.4.3. Về quy trình bào chế nano loratadin Khi bào chế hỗn dịch nano loratadin sử dụng các loại bi có kích cỡ khác nhau thì KTTP đạt được là nhỏ nhất, khi sử dụng hai loại bi to thì KTTP và PDI đều lớn. Sử dụng kết hợp các kích cỡ bi làm hỗn hợp có độ ổn định cao hơn. Khi bào chế hỗn dịch nano loratadin ở các tần số nghiền khác nhau, ở tần số 30 Hz hỗn dịch nano có KTTP nhỏ nhất, lúc này xuất hiện cả lực mài mòn và lực va chạm do bi rơi tự do làm gãy vỡ tiểu phân. Khi tần số thấp hơn, lực va chạm do bi rơi tự do còn yếu, lực mài mòn là lực chủ yếu làm giảm kích thước tiểu phân; khi tăng tần số, 44
- lực ly tâm làm các viên bi có xu hướng ép vào thành, dẫn đến quá trình mài mòn và va đập giảm làm hiệu suất quá trình giảm [5]. Khi bào chế hỗn dịch nano với thời gian nghiền khác nhau, nghiền 60 phút thì hỗn dịch đạt trạng thái cân bằng có KTTP, PDI nhỏ nhất. Khi tăng thời gian nghiền KTTP, PDI có sự khác biệt không quá lớn. Thời gian nghiền nhanh, giảm nguy cơ lẫn tạp chất cũng như dễ nâng cấp lên quy mô công nghiệp. 3.4.4. Về phương pháp đưa hỗn dịch bào chế về dạng bột Hỗn dịch nano loratadin thu được sau nghiền bi đem loại dung môi bằng phương pháp phun sấy. Phương pháp này thu được bột nano loratadin không có nhiều sai khác về KTTP, PDI cũng như thế zeta so với hỗn dịch ban đầu, hàm ẩm của bột thu được cũng nằm trong khoảng cho phép (1,05%). Tuy hiệu suất của phương pháp còn chưa được cao (54,49%) nhưng dễ điều chỉnh các thông số quy trình và dễ thực hiện trên quy mô công nghiệp. Bột phun sấy kích thước mịn, độ xốp cao giúp tăng khả năng hòa tan dược chất. Còn có thể sử dụng phương pháp đông khô để đưa hỗn dịch nano thu được về dạng bột, phương pháp này có thể đạt hiệu suất lên đến 100%, tuy nhiên phương pháp đông khô chậm, tốn thời gian, cần có thiết bị đặc biệt và khó nâng cấp lên quy mô công nghiệp [5]. 3.4.5. Về các đặc tính của nano loratadin sau bào chế Bột nano loratadin sau bào chế có màu trắng, bột tơi, mịn, có KTTP là 451,5nm, PDI là 0,413 và thế zeta bằng -41,5 mV. Như vậy bột nano thu được đảm bảo được KTTP nhỏ, có độ ổn định cao. Tốc độ hòa tan của nano loratadin trong môi trường đêm phosphat pH 6,8 tăng đáng kể so với loratadin nguyên liệu: trong 5p đầu loratadin nguyên liệu tan 9,21% trong khi đó bột nano loratadin tan 20,37%, đến 60p lượng nano loratadin hòa tan tăng lên đến 25,97%, gấp khoảng 2 lần so với loratadin nguyên liệu. Kết quả này được giải thích là do khi kích thước tiểu phân giảm dẫn đến tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa tiểu phân với môi trường hòa tan giúp làm tăng độ hòa tan bão hòa và tốc độ hòa tan của loratadin. 45
- Kết quả phổ IR cho thấy không có sự tương tác giữa dược chất và tá dược. Từ đó cho thấy bột nano loratadin bào chế được không bị ảnh hưởng bởi tá dược như vậy đảm bảo được độ toàn vẹn của dược chất, thuận tiện sử dụng trong việc bào chế các dạng bào chế khác. 46
- CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành một loạt các thực nghiệm bám sát mục tiêu nghiên cứu và rút ra được các kết luận sau: 1) Nghiên cứu đã bào chế được nano loratadin bằng kỹ thuật nghiền bi. Công thức hỗn dịch gồm 1g loratadin, 0,1g HPMC E6 , 0,01g NaLS và 5 ml nước. Quy trình nghiền bi sử dụng bi zirconium oxid đồng thời cả bốn cỡ bi 25; 10; 5,5 và 2g, thời gian nghiền 60 phút, tần số nghiền 30 Hz. Hỗn dịch nano loratadin có KTTP trung bình 415,3nm; PDI = 0,394; giá trị tuyệt đối của thế zeta 40,86 mV. Hỗn dịch được phun sấy sấy để đưa về dạng bột ở nhiệt độ 1700C; áp lực súng phun là 10 atm; tốc độ phun dịch là 600 ml/h; tốc độ thổi khí là 800 l/h. 2) Nghiên cứu đã đánh giá được một số đặc tính của bột nano loratadin như hình thức (bột màu trắng, kích thước mịn, độ xốp cao), KTTP (451,5nm), phân bố kích thước tiểu phân (PDI=0,413), giá trị tuyệt đối thế zeta (41,5 mV), tốc độ hòa tan trong đệm phosphat pH 6,8 (hoàn tan 25,97% trong 60p), quét phổ IR (không có sự tương tác giữa dược chất và tá dược), phổ DSC (một phần dược chất chuyển từ dạng kết tinh sang dạng vô định hình sau quá trình phun sấy). 4.2. Đề xuất 1. Tiếp tục khảo sát và hoàn thiện quy trình nâng cao hiệu suất và nâng lên quy mô công nghiệp. 47
- TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y Tế (2017) "Dược điển Việt Nam V", ed. 5. Vol. 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 2. Bộ Y Tế (2012) "Dược lý học ". Vol. 2. Nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y Tế (2017) "Dược thư Quốc gia Việt Nam", ed. 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 4. Phạm Văn Giang (2013) "Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano curcurmin". Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội, 2013. 5. Từ Minh Koóng (2009) "Kỹ Thuật Sản Xuất Dược Phẩm – Tập 3". Vol. 3. Hà Nội: Bộ Y Tế. 6. La Vũ Thùy Linh (2010) "Công nghệ nano -cuộc cách mạng trong khoa học kỹ thuật thế kỉ 21". 2010. Đại học Tôn Đức Thắng. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 7. Alexandru Mihai Grumezescu, E.A. (2017) "Nanostructures for Oral Medicine". Vol. Micro and Nano Technologies. 8. An, S.Y., et al. (2015) "Analysis of various risk factors predisposing subjects to allergic rhinitis". Asian Pac J Allergy Immunol, 2015. 33(2): p. 143-51. 9. Bamrungsap, S., et al. (2012) "Nanotechnology in therapeutics: a focus on nanoparticles as a drug delivery system". Nanomedicine (Lond), 2012. 7(8): p. 1253-71. 10. Chandrasekhar V. Katteboinaa S., B.S. "Drug nanocrystals: a novel formulation approach for poorly soluble drugs". International journal of pharmtech research. 1: p. 682-694. 11. Chaumeil, J.C. (1998) "Micronization: a method of improving the bioavailability of poorly soluble drugs". Methods Find Exp Clin Pharmacol, 1998. 20(3): p. 211-5. 12. Chen, H., et al. (2011) "Nanonization strategies for poorly water-soluble drugs". Drug Discov Today, 2011. 16(7-8): p. 354-60. 13. Convention, U.S.P. (2017) "The United State Pharmacopoeia 40 ". 14. De Jong, W.H. and P.J. Borm (2008) "Drug delivery and nanoparticles: Applications and hazards". Int J Nanomedicine, 2008. 3(2): p. 133-49. 15. Diseases, N.I.o.D.a.D.a.K. (2012) "LiverTox: Clinical and Research Information on Drug-Induced Liver Injury". 2012. 16. Evangelos Tsotsas, A.S.M. (2011) "Product Quality and Formulation". Modern Drying Technology. Vol. 3. WILEY-VCH Verlag GmbH&Co. KGaA, Germany. 17. F. Kesisoglou, A.M. (2012) "Crystalline nanosuspensions as potential toxicology and clinical oral formulations for BCS II/IV compounds". AAPS 2012. 14: p. 677-87. 48
- 18. Hoyte, F. and H. Nelson (2018) "Recent advances in allergic rhinitis [version 1; peer review: 2 approved]". F1000Research, 2018. 7(1333). 19. Hussain, C.M. (2018) "Handbook of Nanomaterials for Industrial Applications". Vol. Micro and Nano Technologies. 20. Junyaprasert, V.B. (2015) "Nanocrystals for enhancement of oral bioavailability of poorly water – soluble drugs". 2015. 21. Kaptay, G. (2012) "The Gibbs equation versus the Kelvin and the Gibbs- Thomson equations to describe nucleation and equilibrium of nano-materials". J Nanosci Nanotechnol, 2012. 12(3): p. 2625-33. 22. Keith, P.K., et al. (2012) "The burden of allergic rhinitis (AR) in Canada: perspectives of physicians and patients". Allergy Asthma Clin Immunol, 2012. 8(1): p. 7. 23. Kohli, K., et al. (2010) "Self-emulsifying drug delivery systems: an approach to enhance oral bioavailability". Drug Discov Today, 2010. 15(21-22): p. 958-65. 24. Kolasinac, N., et al. (2012) "Solubility enhancement of desloratadine by solid dispersion in poloxamers". Int J Pharm, 2012. 436(1-2): p. 161-70. 25. Mauludin, R., Müller, R. H., & Keck, C. M. (2009) "Kinetic solubility and dissolution velocity of rutin nanocrystals. European Journal of Pharmaceutical Sciences". Vol. 36. 26. Merisko-Liversidge, E.M. and G.G. Liversidge (2008) "Drug nanoparticles: formulating poorly water-soluble compounds". Toxicol Pathol, 2008. 36(1): p. 43-8. 27. Moffat A, O.M.D., Widdop B (2011) " Clarke's Analysis of Drugs and Poisons". 28. Rabinow, B.E. (2004) "Nanosuspensions in drug delivery". Vol. Nature Reviews Drug Discovery. 29. Rahman M M, M.M., Haque S, Azad M A K, Aovi F I, Sultana N A "Effect of Poloxamer on release of poorly water soluble drug Loratadine from solid dispersion: Kneading method". Antimicrobial activity of berries and leaves essential oils of Macedonian Juniperus foetidissima Willd: p. 45. 30. Serajuddin, A.T.M. (2007) "Salt formation to improve drug solubility". Advanced Drug Delivery Reviews. USA: Elsevier B.V. 31. Shegokar, R. and R.H. Müller (2010) "Nanocrystals: industrially feasible multifunctional formulation technology for poorly soluble actives". Int J Pharm, 2010. 399(1-2): p. 129-39. 32. Shenwu Zhang, M.S., Yongshan Zhao, Xuyang Song, Zhonggui He, Jian Wang & Jin Sun (2017) "Molecular mechanism of polymer-assisting supersaturation of poorly water-soluble loratadine based on experimental observations and molecular dynamic simulations". Drug Delivery and Translational Research, 2017. 7 (5): p. 738-749. 33. Sweetman, S.C. (2009) "Martindale: the complete drug reference". Vol. 3709. Pharmaceutical Press London. 49
- 34. Szabados-Nacsa, A., et al. (2011) "Physico-chemical characterization and in vitro/in vivo evaluation of loratadine:dimethyl-beta-cyclodextrin inclusion complexes". J Pharm Biomed Anal, 2011. 55(2): p. 294-300. 35. Tatiana K. Bronich , D.R.R. (2020) "Nanomedicine: Nanotechnology, Biology and Medicine", A.P.K. Afonin, Editor. 36. Vijaykumar Nekkanti, V.V.a.R.P. (2011) "Drug Nanoparticles – An Overview". 2011. 37. Woo M. W., M.A.S., Daud W. R. W. (2010) "Spray Drying Technology". Vol. 1. Singapore. 50
- PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHỔ HẤP THỤ UV-VIS PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH KTTP CỦA HỖN DỊCH NANO LORATADIN PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH NANO LORATADIN PHUN SẤY PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH PHỔ HỒNG NGOẠI IR PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH PHỔ DSC CỦA LORATADIN 51
- PHỤ LỤC 1. PHỔ HẤP THỤ UV – VIS Hình 1.1. Dãy phổ hấp thụ quang của dung dịch loratadin chuẩn ở bước sóng từ 800 nm đến 200 nm Hình 1.2. Độ hấp thụ quang của dãy dung dịch chuẩn loratadin theo nồng độ tại bước sóng 248 nm 52
- PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH KTTP CỦA HỖN DỊCH NANO LORATADIN Hình 1. Kích thước tiểu phân, phân bố PDI của một mẫu nano loratadin 53
- PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH NANO LORATADIN PHUN SẤY Hình 1. Bột nano loratadin phun sấy 54
- PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH PHỔ HỒNG NGOẠI IR Hình 1. Hình ảnh phổ hồng ngoại của loratadin nguyên liệu Hình 2. Hình ảnh phổ hồng ngoại của nano loratadin 55
- PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH PHỔ DSC CỦA LORATADIN Hình 1. Phổ DSC của loratadin nguyên liệu Hình 2. Phổ DSC của nano loratadin phun sấy 56