Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động tài chính tại các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

pdf 79 trang thiennha21 4250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động tài chính tại các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_trach_nhiem_xa_hoi_doanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động tài chính tại các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện: Trường ĐạiNgô học Lê Thảo NhiKinh tế Huế KHÓA HỌC: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Ngô Lê Thảo Nhi Th.S Nguyễn Quốc Tú TrườngLớp: K49C Kế toánĐại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2018-2019 Huế, tháng 4, năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Lời cám ơn Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị Hơn nữa là sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè. Đặc biệt em xin gửi đến thầy Nguyễn Quốc Tú, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp lời cảm ơn sâu sắc nhất. Thầy là người đã tận tình chỉ dẫn cho em hướng đi, cách làm bài, lấy số liệu cũng như đã giải quyết những vấn đề còn thắc mắc của em và cả nhóm. Em xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, trường Đại học Kinh tế Huế cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong bài khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! Huế, ngày 1 tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trường Đại học KinhNgô Lê Thảo Nhitế Huế 3 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTN Báo cáo thường niên BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phiếu DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị NC Nghiên cứu NH Ngân hàng NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NCKH Nghiên cứu khoa học TNXHDN Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp TTTN Thông tin tự nguyện TTCK Thị trường chứng khoán Trường Đại học Kinh tế Huế 4 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Danh mục các nhân tố về TNXHDN Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển khái niệm về TNXHDN Bảng 1.3. Chỉ số ROA, ROE, EPS của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2015 và 2016 Bảng 1.4. Chỉ số ROA, ROE, EPS của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2016, 2017 và 2018 Bảng 1.5. ROA và mức độ thực hiện TNXHDN Bảng 1.6. ROE và mức độ thực hiện TNXHDN Bảng 1.7. EPS và mức độ thực hiện TNXHDN Hình 1.1. Khung phân tích nghiên cứu (Tác giả đề xuất) Biểu đồ 1.1. Cơ cấu nguồn vốn của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2018 Biểu đồ 1.2. Biến động vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2016 và 2018 Biểu đồ 1.3. Biến động tài sản của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2016 và 2018 Biểu đồ 1.4. Biến động lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2015 và 2016 Biểu đồ 1.5. Biến động lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2016, 2017 và 2018 Biểu đồ 1.6. Tỷ lệ thực hiện TNXHDN của các NHTMCP dựa trên báo cáo thường Trườngniên năm 2017 Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 1.7. Tỷ lệ thực hiện TNXHDN theo từng nhân tố và bình quân Biểu đồ 1.8. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về quản trị công ty 5 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Biểu đồ 1.9. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về quyền con người Biểu đồ 1.10. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về thực hành lao động Biểu đồ 1.11. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về môi trường Biểu đồ 1.12. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về khách hàng Biểu đồ 1.13. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về công bằng trong hoạt động Biểu đồ 1.14. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về cộng đồng Biểu đồ 1.15. ROA và mức độ thực hiện TNXHDN Biểu đồ 1.16. ROE và mức độ thực hiện TNXHDN Biểu đồ 1.17. EPS và mức độ thực hiện TNXHDN Trường Đại học Kinh tế Huế 6 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Mục Lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG, BIỂU 5 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 11 1. Lý do chọn đề tài 11 2. Mục tiêu của đề tài 12 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 4. Phương pháp nghiên cứu 13 5. Kết cấu đề tài 16 PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TNXHDN VỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP 17 1.1. Khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 17 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quan niệm về TNXHDN 17 1.1.2. Khái niệm Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 20 1.1.2.1. Theo lý thuyết khế ước xã hội 21 1.1.2.2. Theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực 22 1.1.2.3. Theo lý thuyết đại diện 22 1.1.2.4. Lý thuyết các bên liên quan 22 1.1.3. Các phương thức thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 23 Trường1.1.3.1 Các khuôn Đại khổ thực hihọcện TNXHDN Kinh theo các tiêu chu ẩtến và thông Huế lệ quốc tế 23 1.1.3.2. Cách thức thực hiện TNXHDN 23 1.2. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần 24 7 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại cổ phần 24 1.2.2. Các hình thức phân loại Ngân hàng thương mại cổ phần 24 1.2.3. Đặc điểm Ngân hàng thương mại cổ phần 25 1.2.4. Hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần 25 1.2.4.1. Trung gian tín dụng 25 1.2.4.2. Trung gian thanh toán 26 1.2.4.3. Chức năng tạo tiền 27 1.2.4.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng 28 1.3. Khái quát về Hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP 28 1.3.1. Khái niệm Hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP 28 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP 29 1.3.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP 30 1.4. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của TNXHDN đến hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần 30 1.4.1. Các hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của TNXHDN và Hiệu quả tài chính 30 1.4.2. Các mô hình lý thuyết kiểm định ảnh hưởng của TNXHDN đến hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP 32 1.4.2.1. Mô hình kim tự tháp 32 1.4.2.2. Mô hình vòng tròn giao thoa 32 1.4.2.3. Mô hình vòng tròn đồng tâm 32 1.4.2.4. Mô hình nghiên cứu các bên liên quan 32 Trường1.4.3. Khung phân Đại tích nghiên học cứu Kinh tế Huế 33 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TNXHDN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP 34 8 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1. Các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP 34 2.1.2. Số lượng NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 34 2.1.3. Đặc điểm của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 35 2.1.3.1. Vốn chủ sở hữu 35 2.1.3.2. Tài sản 37 2.1.3.3. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng 38 2.1.4. Thực trạng hiệu quả tài chính của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 40 2.1.4.1. Hiệu quả tài chính của các NHTMCP 2014-2016 40 2.1.4.2. Hiệu quả tài chính của các NHTMCP 2016-2018 45 2.1.4.3. Đánh giá chung về hiệu quả tài chính của các NHTMCP 2014-2018 48 2.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 50 2.2.1. Các nội dung và các bên liên quan thực hiện TNXHDN của NHTMCP50 2.2.1.1. Các nội dung thực hiện TNXHDN của NHTMCP 50 2.2.1.2. Các bên liên quan trong thực hiện TNXHDN của NHTMCP 51 2.2.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của NHTMCP 52 2.2.2.1. Thực trạng thực hiện theo cách tiếp cận truyền thống 52 2.2.2.2. Thực trạng thực hiện theo bộ tiêu chuẩn ISO 26000 52 Trường2.3. Ảnh hưởng củaĐại TNXHDN học đến hiệu quả Kinh tài chính của các tế NHTMCP Huế 60 2.3.1. Ảnh hưởng của TNXHDN đến ROA 60 2.3.2. Ảnh hưởng của TNXHDN đến ROE 62 9 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.3.3. Ảnh hưởng của TNXHDN đến EPS 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ THÚC ĐẨY THỰC HIỆN TNXHDN CỦA CÁC NHTMCP 67 3.1. Định hướng phát triển hệ thống NHTMCP trong thời gian tới 67 3.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trước áp lực hội nhập 67 3.1.2. Dẫn dắt các ngành kinh tế khác trong chiến lược tăng trưởng xanh 67 3.1.3. Thực hiện quản trị ngân hàng theo chuẩn quốc tế (Basel, OECD) 68 3.2. Giải pháp thúc đẩy thực hiện TNXHDN tại các NHTMCP theo chuẩn quốc tế 68 3.2.1. Nhóm giải pháp do các Ngân hàng chủ động thực hiện 68 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng và cộng đồng để thúc đẩy ngân hàng thực hiện TNXHDN 68 3.2.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá TNXHDN theo chuẩn quốc tế 69 3.3. Kiến nghị thúc đẩy thực hiện TNXHDN tại các NHTMCP 69 3.3.1. Ứng dụng đánh giá thí điểm 10 NHTM Việt Nam top đầu theo chuẩn quốc tế 69 3.3.2. Kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ban ngành khác 69 3.3.2.1. Kiến nghị Chính phủ 69 3.3.2.2. Kiến nghị Ngân hàng nhà nước 69 3.3.2.3. Kiến nghị với các Bộ Ban ngành 70 3.4. Một số hạn chế của đề tài 71 PHẦN III – KẾT LUẬN 72 TrườngDANH MỤC TÀI LI ỆĐạiU THAM KH họcẢO Kinh tế Huế 74 PHỤ LỤC 75 10 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là chủ đề nghiên cứu được nhiều học giả trên thế giới quan tâm trong nhiều năm qua, đặc biệt là các vấn đề TNXHDN của ngân hàng. Bởi sự thiếu TNXHDN của ngân hàng có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, dài lâu cho nền kinh tế và xã hội cũng như sự phát triển bền vững của quốc gia. Hiện nay, đa số các nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của ngân hàng chủ yếu được đặt trong bối cảnh tại các quốc gia phát triển mà chưa có nhiều nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, nơi ngân hàng là đầu tàu, mũi nhọn dẫn dắt các ngành trong nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu kiểm định mối quan hệ này còn đưa ra nhiều kết quả gây tranh cãi do sự đa dạng trong phương pháp nghiên cứu, các biến số và bối cảnh nghiên cứu. Ví dụ một số nghiên cứu đưa ra kết quả thuận chiều, số khác đưa ra không thuận chiều và đôi khi là không có quan hệ. Tại Việt Nam, các vấn đề về TNXHDN của ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi ngân hàng được coi là trái tim, huyết mạch của nền kinh tế, nơi chi phối, dẫn dắt các ngành trong nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong các ngân hàng thương mại Việt Nam còn thiếu sự xuất hiện của những cam kết về thực hiện TNXHDN mặc dù những cam kết này là bắt buộc và phổ biến tại các nước phát triển. Thêm vào đó, các công bố nghiên cứu kiểm định về tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần. Bởi vậy, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động tài chính tại các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định, các giám đốc Trườngđiều hành ngân hàng trongĐại quá trình học xây dựng, hoKinhạch định và thự c tếthi chi ếHuến lược về trách nhiệm xã hội theo các thông lệ quốc tế, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành ngân hàng. 11 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về TNXHDN của ngân hàng thương mại cổ phần và ảnh hưởng của TNXHDN đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng thực hiện TNXHDN tại một số các NHTMCP. - Kiểm định tác động của TNXHDN theo cách tiếp cận ISO 26000 đến kết quả tài chính của các NHTMCP. - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện TNXHDN của các NHTMCP theo các thông lệ quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động tài chính tại các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu về TNXHDN đối với 9 NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Trường Ngân hàng Đại Thương m ạhọci Cổ phần Xu ấKinht nhập khẩu Việ t Namtế Huế Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 12 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu về các nội dung thực hiện TNXHDN và hiệu quả tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố cấu thành TNXHDN theo cách tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000 và ảnh hưởng của nó đến kết quả tài chính của NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được mô tả như sau: Bước 1: Tìm kiếm thông tin nghiên cứu: xác định sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn, những vấn đề cấp thiết về lý luận. Thông qua BCTC và BCTN của các NHTMCP Chọn mẫu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sở giao dịch TP.HCM. Tính đến cuối năm 2018 có 9 ngân hàng đang hoạt động. Hầu hết các NHTMCP đều có công bố báo cáo thường niên từ 2014-2017. Do vậy, đề tài chọn mẫu nghiên cứu là 9 ngân hàng thương mại cổ phần được nêu trên hiện đang hoạt động và có công bố báo cáo thường niên vào năm 2017. Bước 2: Lọc các nguồn dữ liệu thứ cấp: sử dụng các từ chìa khóa kết hợp để lọc, tập trung vào các bài báo nghiên cứu trong nước và quốc tế có chỉ số ảnh hưởng cao, tập trung vào nguồn dữ liệu báo cáo tài chính do các NHTMCP đã được kiểm toán, tập trung lựa chọn dữ liệu cụ thể tại quốc gia, ngành Bước 3: Đánh giá sơ bộ nguồn dữ liệu: đọc các tóm tắt và tiêu đề của bài báo hoặc chương sách. Phân loại dữ liệu vào nhóm quan trọng, ít quan trọng, không quan Trườngtrọng, tập trung vào dĐạiữ liệu liên quanhọc để tính các Kinh chỉ số trong báo cáotế tài chínhHuế Bước 4: Phân tích dữ liệu: Tìm những tài liệu nguồn thông qua danh mục tài liệu tham khảo, phân loại nghiên cứu theo ứng dụng lý thuyết, thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và giới hạn của nghiên cứu 13 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bước 5: Tổng hợp, đánh giá dữ liệu - Phương pháp xử lý dữ liệu: Xử lý dữ liệu kết quả tài chính của Ngân hàng: Sử dụng phần mềm excel 2013 nhập liệu các chỉ số như tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, số lượng chi nhánh và tính toán tỷ suất ROA, ROE và chỉ số EPS từ năm 2014-2018 tại các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Đo lường mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội: Sử dụng các phương pháp tính điểm bình quân không trọng số (unweighted average method) với kỹ thuật đánh giá lưỡng phân (1,0) để đo lường mức độ thực hiện TNXHDN của các NHTMCP dưới kết quả là tỷ lệ phần trăm thực hiện TNXHDN trên tổng số nhân tố ảnh hưởng mà ngân hàng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài. Nếu ngân hàng có thực hiện TNXHDN trong danh sách các chỉ mục thì nhận giá trị là 1, nếu không thực hiện thì nhận giá trị là 0. Chỉ số mức độ thực hiện TNXHDN của mỗi ngân hàng (I) được tính theo công thức: Ij = ∑ Trong đó: Ij là chỉ số thực hiện TNXHDN của ngân hàng dij=1 nếu có thực hiện TNXHDN dij = 0 nếu không thực hiện TNXHDN n là số lượng danh mục mà ngân hàng thực hiện (n ≤ 25) Trường Đại học Kinh tế Huế 14 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Sau đây là danh mục các nhân tố về TNXHDN dựa trên lý thuyết về các bên liên quan và bộ tiêu chuẩn hướng dẫn ISO26000 gồm 7 nhân tố theo bảng sau: Bảng 1.1. Danh mục các nhân tố về TNXHDN Mã Nhân tố Thang đo 1. Xây dựng chiến lược, mục tiêu và chỉ tiêu phản ánh cam kết về trách nhiệm của tổ chức 2. Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản Quản trị QT 3. Đối xử bình đẳng với cổ đông công ty 4. Vai trò của các bên có liên quan trong quản trị công ty 5. Công bố thông tin và tính minh bạch 6. Trách nhiệm của HĐQT 7. Tôn trọng quyền con người Quyền con CN 8. Không phân biệt đối xử người 9. Đảm bảo an toàn lao động 10. Trả công - đãi ngộ 11. Đào tạo bồi dưỡng NLĐ Thực hành LĐ 12. Tuyển dụng, bổ nhiệm minh bạch lao động 13. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi 14. Chế độ, chính sách bảo hiểm cho NLĐ 15. Tín dụng xanh Môi MT 16. Sử dụng tài nguyên bền vững trường 17. Hỗ trợ các dự án đảm bảo môi trường, giảm thiểu khí thải . Công bằng 18. Cạnh tranh lành mạnh CB trong hoạt 19. Quy tắc ứng xử và đạo đức kinh doanh động 20. Quy trình chống tham nhũng 21. Giải quyết phàn nàn, khiếu nại Khách KH 22. An toàn, bảo mật thông tin hàng 23. Sự hài lòng của khách hàng 24. Tài trợ giáo dục, y tế, người nghèo, thiên tai CĐ Cộng đồng 25. Chiến lược về phát triển cộng đồng Nguồn: tác giả tổng hợp TrườngNghiên cứu ảnh Đạihưởng của TNXHDN học đến hiKinhệu quả hoạt độ ngtế tài chính Huế của các NHTMCP: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với đồ thị phân tán để so sánh nhóm ngân hàng có chỉ số ROA, ROE, EPS cao nhất và nhóm ngân hàng có mức độ thực hiện TNXHDN cao nhất. Nếu đa số các ngân hàng có ROA, ROE, EPS cao nhất đều 15 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú công bố thông tin nhiều nhất thì giữa hiệu quả tài chính và mức độ thực hiện TNXHDN có liên quan theo tính chất thuận chiều, và ngược lại. Nghĩa là những ngân hàng có hiệu quả tài chính cao sẽ có xu hướng thực hiện TNXHDN và cung cấp nhiều thông tin trên báo cáo thường niên của ngân hàng. 5. Kết cấu đề tài Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về TNXHDN với hiệu quả tài chính của NHTMCP Chương 2: Ảnh hưởng của TNXHDN đến hiệu quả tài chính tại các NHTMCP Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy thực hiên TNXHDN của các NHTMCP Phần III – Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 16 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TNXHDN VỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP 1.1. Khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quan niệm về TNXHDN Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được manh nha từ những năm 1917 và dần dần được hợp lý hóa thông qua một quá trình từ từ và khó khăn. Trong suốt ba thập kỷ qua, khái niệm TNXHDN đã được hợp lý hóa dần dần và trở nên gắn liền với các mục tiêu tổ chức lớn hơn như danh tiếng và quyền lợi của các bên liên quan. Thuật ngữ TNXHDN xuất hiện chính thức lần đầu tiên năm 1953 trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nhân (Social Responsibilities of the Businessmen) của tác giả Howard Rothmann Bowen nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Từ đó đến nay, thuật ngữ này đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Bảng sau đây tóm tắt sự phát triển các quan niệm về TNDNXH : Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển khái niệm về TNXHDN Năm Sự phát triển khái niệm về TNXHDN - Cuốn sách “Social Responsibilities of the Businessmen” (Trách nhiệm xã hội của doanh nhân) 1953 - Tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm Bowen tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp Trường làmĐại tổn hại chohọc xã hội. Kinh tế Huế 17 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Cuốn sách “Capitalism and Freedom” (Chủ nghĩa tư bản và S t do) 1970 ự ự - Có m t và ch m t trách nhi m duy nh i Friedman ộ ỉ ộ ệ ất đó là tối đa hóa lợ nhuận trong khuôn khổ luật chơi của thị trường và không bao gồm các hành động dẫn đến sự hiểu lầm và gian lận. 1975 - TNXHDN hàm ý nâng cao hành vi của DN lên một mức Prakas Sethi phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội 1979 - TNXHDN bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một Caroll thời điểm nhất định - TNXHDN là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào 2003 việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động Nhóm Phát triển nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và Kinh tế Tư nhân của các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, Ngân hàng Thế giới theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. 2006 - TNXHDN là sự mô tả hiện tượng mà các doanh nghiệp hành động đạt được cả mục tiêu kinh tế, pháp luật với mục Dahlsrud tiêu xã hội và môi trường. - TNXHDN là những hoạt động tích cực của DN đối với các 2008 bên liên quan. Các hoạt động này có thể là những hoạt động về cải thiện chất lượng sản phẩm, quan tâm đến người lao Duygu Turker động, cải thiện chất lượng cuộc sống, chấp hành pháp luật hay giúp đỡ chính phủ giải quyết những vấn đề về xã hội. - TNXHDN là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc 2010 phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn Hội đồng Kinh mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, Doanh Thế giới về quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển Sự Phát Triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản Bền Vững phẩm theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.” Trường -ĐạiTiêu chuẩn tráchhọc nhiệm xãKinh hội doanh nghi ệptế gồm 7 Huếnhân tố 2013 cốt lõi: Quản trị doanh nghiệp, quyền con người, thực hành ISO 26000 lao động, môi trường, thực tiễn hoạt động công bằng, vấn đề người tiêu dùng, sự tham gia và phát triển của cộng đồng 18 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Nguồn: Tự tổng hợp Trường Đại học Kinh tế Huế 19 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.1.2. Khái niệm Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Hiện nay vẫn còn tồn tại một số tranh cãi liên quan đến một định nghĩa rõ ràng và thống nhất về TNXHDN do bản thân khái niệm này là một thuật ngữ không rõ ràng và rắc rối với nhiều tầng ý nghĩa . Bên cạnh đó, mỗi học giả trên thế giới lại có những cái nhìn khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sử dụng những thuật ngữ khác nhau để giải thích về vấn đề này như là đạo đức doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, đầu tư trách nhiệm xã hội và trách nhiệm doanh nghiệp Một lý do khác là do sự không ngừng thay đổi và vận động của bản thân khái niệm TNXHDN để phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song nội hàm phản ánh của TNXHDN về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Nội hàm của TNXHDN bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp, trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà thực chất cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Trên thế giới có rất nhiều bộ tiêu chuẩn đã ra đời để hướng dẫn và thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, trong số đó có các tiêu chuẩn mang tính ràng buộc pháp lý và một số bộ tiêu chuẩn mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc. Các tiêu chuẩn mang tính ràng buộc pháp lý thường được nêu trong các quy định trong luật và các văn bản dưới luật. Vì TNXHDN là một vấn đề lớn bao trùm nhiều chủ đề nên có thể nói các bộ Trườngluật về môi trường, kinh Đại doanh, lao họcđộng và các quyKinh định khác củ atế nhà nư Huếớc đều có thể được coi là những tiêu chuẩn bắt buộc đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế khác cũng đã rất nỗ lực đưa ra những bộ tiêu chuẩn mang tính khuyến khích, hướng dẫn thực hiện và đánh giá mức độ thực hiện 20 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú TNXHDN. Trong các bộ tiêu chuẩn này, rất nhiều vấn đề TNXHDN được đề cập tới như bộ tiêu chuẩn BSCI có 9 nội dung về TNXHDN, SA 8000 có 10 nội dung về TNXHDN, ISO 26000 có 7 chủ đề với 39 nội dung bao trùm tất cả các nội dung của TNXHDN. Có thể thấy, với sự đa dạng của các bộ tiêu chuẩn và tính toàn diện của vấn đề TNXHDN, việc đánh giá mức độ thực hiện TNXHDN không hề đơn giản và cần có những tiêu chí cụ thể, toàn diện. Hiện nay quan điểm về TNXHDN được xem như là toàn diện và bao phủ toàn bộ các đặc điểm TNXHDN, đó là khái niệm của Hội đồng doanh nghiệp thế giới về phát triển bền vững. Cùng với quan điểm cho rằng ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp và dựa trên việc tổng hợp các khái niệm đã nêu, trong khuôn khổ nghiên cứu này em sử dụng khái niệm trách nhiệm xã hội của ngân hàng theo cách tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000 là nền tảng: “Trách nhiệm xã hội của ngân hàng là sự tự nguyện của ngân hàng cam kết thực hiện tốt các vấn đề về quản trị công ty, quyền con người, thực hành lao động, môi trường,công bằng trong hoạt động, khách hàng và cộng đồng trên cơ sở tuân thủ các luật pháp quốc gia, thông lệ quốc tế và đảm bảo hài hòa lợi ích các bên đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội quốc gia một cách bền vững”. 1.1.2.1. Theo lý thuyết khế ước xã hội Khế ước xã hội là một thỏa thuận ngụ ý giữa người bị cai trị và người cai trị. Lý thuyết khế ước xã hội là một lý thuyết chính trị chiếm ưu thế trong lịch sử hiện đại của phương Tây, lần đầu tiên được giải thích kỹ bởi Thomas Hobbes và được giải thích thêm và sửa đổi bởi John Locke và Jean-Jacques Rousseau. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp phải hành động một cách có trách nhiệm không chỉ vì đó là lợi ích thương mại của mình phải làm như vậy, bởi đó là một phần những giá trị ẩn mà xã hội kỳ vọng từ những hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, theo các mô hình khế ước xã hội, một doanh nghiệp được coi là một tổ chức xã hội và Trườngnên tham gia với các cĐạiấu trúc xã h ộhọci khác như giaKinh đình, hệ thống giáotế dụ cHuế và các tổ chức tôn giáo để giúp nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu. 21 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.1.2.2. Theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực bao hàm mạnh mẽ ý nghĩa về cấu trúc phân chia tối ưu của tổ chức, tuyển dụng các thành viên Hội đồng quản trị, tuyển dụng nhân viên, chiến lược sản xuất, cơ cấu hợp đồng, liên kết tổ chức bên ngoài và nhiều khía cạnh khác của chiến lược tổ chức. Lý thuyết này bao gồm 3 yếu tố cốt lõi đó là bối cảnh xã hội, chiến lược để tăng cường quyền tự chủ và sử dụng quyền lực để hiểu các hành động bên trong và bên ngoài tổ chức. Chỉ ra rằng để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, TNXHDN có thể được sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh chiến lược. 1.1.2.3. Theo lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết đại diện là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát của công ty và giải thích mối quan hệ giữa chủ và người đại diện. Dựa trên lý thuyết này đã đưa ra những ý kiến về TNXHDN, rằng các nhà quản lý, đại diện cho các ông chủ có trách nhiệm phải tối đa hóa lợi nhuận công ty, do vậy các nhà quản lý chỉ dành tiền cho các hoạt động đem lại tài chính thay vì quan tâm đến những mối quan hệ khác. Tuy nhiên, chỉ ra rằng các xã hội và doanh nghiệp có chung mối quan tâm. Ví dụ như sản phẩm an toàn là mối quan tâm của doanh nghiệp cũng như xã hội. Do vậy, thực thi TNXHDN liệu có thể giúp doanh nghiệp đạt tối đa lợi ích. 1.1.2.4. Lý thuyết các bên liên quan Đây là lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về TNXHDN. Tiêu biểu trong trường phái lý thuyết này là các tác giả Freeman, Friedman và Wood trong đó Freeman được xem như là cha đẻ của lý thuyết này. Lý thuyết này cho rằng công ty nên đối xử với các bên liên quan một cách công bằng và điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động của công ty trên thị trường và do đó đảm bảo được tương lai cho các bên liên quan. Lý thuyết các bên liên quan đã thay đổi tính chất cố hữu của Trườngchủ nghĩa tư bản đó là Đạitổ chức không học có nghĩa v ụKinhpháp lý đối với cáctế bên khôngHuếphải là cổ đông của công ty. Trong nghiên cứu này, em sử dụng lý thuyết đại diện để làm nền tảng cho phần nghiên cứu. 22 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.1.3. Các phương thức thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 1.1.3.1 Các khuôn khổ thực hiện TNXHDN theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế Hiện nay các khuôn khổ cho việc thực hiện TNXHDN đã được cụ thể hóa trong các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế như dưới đây: - Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia - Thỏa ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC) - ISO 26000 - GRI G4 - Quy định về TNXHDN của EU Ngoài ra, trong lĩnh vực ngân hàng còn tuân thủ các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế được quy định trong: - Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD và Ủy ban Basel. - Quy định quản trị rủi ro của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel) Bên cạnh đó, còn có các Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh và quyền con người của Liên Hợp quốc, Bảo đảm điều kiện lao động của ILO, Tiêu chuẩn của IFC về môi trường và xã hội mà các doanh nghiệp cần tuân thủ. 1.1.3.2. Cách thức thực hiện TNXHDN Trước đây, mỗi doanh nghiệp đã có những hướng đi riêng tùy theo đặc thù tổ chức vàlĩnh vực hoạt động để triển khai thực hiện TNXHDN. Khoảng 10 năm trở lại đây, xu hướng tiêu chuẩn hóa của các hoạt động TNXHDN là xu hướng nổi trội. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia cũng như các tổ chức tín dụng đã áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực về TNXHDN. Theo kết quả điều tra của Nielson 2014 trên toàn cầu thì các tiêu chuẩn TNXHDN của ISO 26000 và GRI được Trườngáp dụng nhiều nhất tạ i cácĐại doanh nghi họcệp. Kinh tế Huế 23 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần 1.2.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại cổ phần Trước tiên, khái niệm Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại thì khái niệm Ngân hàng thương mại cổ phần được quy định cụ thể như sau: “ Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần”. 1.2.2. Các hình thức phân loại Ngân hàng thương mại cổ phần - Căn cứ vào mục đích sở hữu: + Ngân hàng thương mại cổ phần 100% vốn trong nước + Ngân hàng thương mại cổ phần liên doanh (có đối tác nước ngoài góp vốn vào). - Căn cứ vào chiến lược kinh doanh + Ngân hàng bán lẻ: quy mô nhỏ hướng tới cá nhân, chủ yếu là cho vay tiêu dùng. + Ngân hàng bán buôn: chỉ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp,tổ chức. + Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: chiếm đa số. - Căn cứ vào hình thức hoạt động: + Ngân hàng thương mại cổ phần mậu sở: là trụ sở chính. + Ngân hàng thương mại cổ phần dưới hình thức chi nhánh, phòng giao dịch (là Trườngđơn vị phụ thu ộcĐại chi nhánh). học Kinh tế Huế + Ngân hàng thương mại cổ phần khác: ngân hàng cho vay dài hạn, ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng 24 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2.3. Đặc điểm Ngân hàng thương mại cổ phần - Là pháp nhân đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích lợi nhuận. - Là tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện các hoạt động của ngân hàng. - Là tổ chức tín dụng không được huy động vốn không kỳ hạn dưới một năm. - Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính). - Được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định. - Được thành lập trên cơ sở pháp luật ngân hàng và giấy phép hoạt động của ngân hàng trung ương. 1.2.4. Hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm , tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương. Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào hay ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 nói riêng cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Với vị trí quan trọng đó, Ngân hàng thương mại đảm nhiệm những chức năng khác nhau trong nền kinh tế. Trường1.2.4.1. Trung gian tín dụĐạing học Kinh tế Huế Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và 25 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi. Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán mà không chi phí nhiều về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ. Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại nói chung. 1.2.4.2. Trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại cổ phần đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khác thu khác theo lệnh của họ. Việc ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện Trườngcác khoản thanh toán. Đại học Kinh tế Huế Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này mô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng 26 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản, Ngân hàng thương mại thu phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. 1.2.4.3. Chức năng tạo tiền Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước. Bản thân các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống ngân hàng đã làm tăng tổng phương tiện thanh Trườngtoán trong nền kinh t ế,Đại đáp ứng nhu học cầu thanh toán, Kinh chi trả của xã tếhội. Rõ Huếràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại cổ phần tạo ra. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu 27 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng. 1.2.4.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng Hiện nay dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần rất đa dạng và phong phú , chẳng hạn như : + Dịch vụ nhận tiền gửi + Cho vay tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân . + Dịch vụ mua bán ngoại tệ + Chiết khấu giấy tờ có giá và vay thương mại. + Bảo quản vật có giá trị . + Cung cấp tài khoản giao dịch. + Cung cấp dịch vụ ủy thác. + Tư vấn tài chính. 1.3. Khái quát về Hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP 1.3.1. Khái niệm Hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP Hiệu quả nói chung là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiệu quả hoạt động được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”. Trong khi đó, theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt (PGS.TS TrườngNguyễn Khắc Minh, 2004)Đại thì “Hi ệuhọc quả là mức đKinhộ thành công mà tếcác doanh Huế nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”. 28 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Như vậy, hiệu quả hoạt động của NHTMCP có thể được hiểu theo ba hướng: (1) Tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít các yếu tố đầu vào nhất như vốn, cơ sở vật chất, lao động để tạo ra thu nhập. (2) Giữ nguyên đầu vào nhưng tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn. (3) Sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhưng lượng đầu ra được tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào. Hệ thống NHTMCP đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, do đó hiệu quả hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm củng cố tiềm lực tài chính và an toàn hoạt động trong nền kinh tế mở hiện nay. Đây là những thông tin, căn cứ quan trọng trong việc phân tích, dự báo và đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư của NHTMCP. 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy, hiệu quả tài chính của ngân hàng được đo lường thông qua hai chỉ số cơ bản là tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE). - ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết một đồng tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng trong kỳ chia cho bình quân tổng tài sản trong kỳ - ROE là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng, được tính bằng lợi nhuận ròng sau thuế trên bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế Lợi nhuận sau thuế ROA = Bình quân tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế ROE = Bình quân vốn chủ sở hữu 29 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Ngoài ra, em cũng sử dụng chỉ số EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu hay lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu như một thước đo của các công ty dựa trên thị trường hoạt động tài chính. Thu nhập ròng – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi EPS = 1.3.3. Các nhân tố tác động đếSnố hilưệợung qu cảổho phiạt ếđuộ ngđangtài lưuchính thông của NHTMCP Các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của NHTMCP có thể được chia làm hai loại, đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài (Aburime, 2005). - Các yếu tố bên trong gồm có mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản, hiệu quả quản lý là những yếu tố gắn liền với các đặc điểm của ngân hàng và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả tài chính. - Các yếu tố bên ngoài gồm có GDP, lạm phát, lãi suất là những yếu tố mang tính toàn ngành hay toàn quốc gia, nằm ngoài sự kiểm soát của các ngân hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Thực hiện TNXHDN có tác động không nhỏ đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Đây mà một mắt xích quan trọng trong việc kết nối các yếu tố tác động từ bên trong, bên ngoài đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. 1.4. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của TNXHDN đến hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần 1.4.1. Các hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của TNXHDN và Hiệu quả tài chính Trong những năm 1950 và 1960, trọng tâm lý thuyết của nghiên cứu TNXHDN Trườnglà trên cơ sở xã hội vĩ môĐại nhằm thúc họcđẩy TNXHDN. Kinh tế Huế Phía đối lập chỉ trích và phản đối quan điểm TNXHDN do Milton Friedman đề xuất cho rằng trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là để kiếm tiền cho các cổ đông. Ông coi là TNXHDN là một "học thuyết lật đổ" đe dọa nền tảng của xã hội tự 30 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú do doanh nghiệp. Ông lập luận rằng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của nó“ và bổ nhiệm người quản lý không có quyền chi tiền của cổ đông cho các mục đích khác ngoài việc tối đa hóa lợi tức cổ đông (Friedman,1970). Trên thực tế, cho thấy rằng những người trong cuộc, tức là các nhà quản lý, có khuyến khích đầu tư quá mức vào TNXHDN để tăng danh tiếng cá nhân của họ (Barnea và Rubin, 2010). Dòng suy nghĩ này cho thấy rằng tăng TNXHDN sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút khi các nhà quản lý bị phân tâm khỏi chính mục tiêu. Tuy nhiên, khung lý thuyết được đề xuất bởi Friedman không được hỗ trợ một cách thuyết phục bằng lý thuyết hoặc bằng chứng thực nghiệm. Rất nhiều lập luận thuyết phục đã được đưa ra về cách hiệu suất TNXHDN tốt khi đầu tư chiến lược cuối cùng có thể chuyển thành lợi nhuận cao hơn và do đó giá trị cổ đông cao hơn. Jensen gọi ý tưởng này là tối đa hóa giá trị khai sáng (2001, trang 308) và nhấn mạnh rằng sự phát triển giá trị của một công ty nên được coi là duy nhất tiêu chí đánh giá sự thành công của ban quản lý. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng tham gia tài khoản lợi ích của các bên liên quan khác nhau có thể là một phương tiện hợp pháp và hiệu quả để đạt được mục tiêu này. Với những điều trên, Russo và Fouts (1997) đã xác định TNXHDN là một nguồn lợi thế cạnh tranh phù hợp với quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty. Theo lý thuyết này, các công ty cần phải sở hữu các nguồn tài nguyên có giá trị, hiếm, không thể bắt chước được và không thể thay thế để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Barney, 1991). McWilliams và Siegel (2011) cho rằng một số khoản đầu tư TNXHDN đã nêu ở trên, cụ thể là uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực (bao gồm cả quản lý hàng đầu) và dễ dàng hơn sẵn có về tài chính, chính xác là các tài nguyên như vậy và được tạo ra bằng các biện pháp TNXHDN. Vì thế, tham gia vào các vấn đề trách nhiệm xã hội của công ty có thể là một sự cân nhắc đáng giá cho một quản lý của Trườngcông ty. Đại học Kinh tế Huế Mối quan hệ gắn kết giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính đã chuyển dần từ không có gắn kết, ít gắn kết và đến những năm 90 các nghiên cứu kiểm chứng sử dụng phương pháp phân tích các bên liên quan và quản trị chiến lược cho thấy mức độ gắn 31 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú kết chặt chẽ giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính. Đến cuối những năm 1990, ý tưởng về TNXHDN gần như đã được thừa nhận trên toàn cầu và được khuyến khích bởi tất cả các thành phần trong xã hội từ các chính phủ và các tập đoàn cho đến các tổ chức phi chính phủ và những người tiêu dùng cá nhân. 1.4.2. Các mô hình lý thuyết kiểm định ảnh hưởng của TNXHDN đến hiệu quả hoạt động tài chính của NHTMCP 1.4.2.1. Mô hình kim tự tháp Đây là mô hình nghiên cứu được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, TNXHDN gồm bốn nội dung gồm có: trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện tách biệt nhau và tuân theo một thứ tự cấp bậc giảm dần. 1.4.2.2. Mô hình vòng tròn giao thoa Mô hình này giải thích rằng 4 phạm vi trách nhiệm trên không tồn tại độc lập với nhau mà chồng chéo và giao thoa với nhau. Chính sự giao thoa phức tạp giữa các lĩnh vực trách nhiệm đã dẫn đến kết quả không đồng nhất giữa các nghiên cứu về tác động của TNXHDN tới hiệu quả tài chính. 1.4.2.3. Mô hình vòng tròn đồng tâm Mô hình này được phát triển bởi OECD. Ở đó, các TNXHDN hòa nhập với nhau và đều có một yếu tố trung tâm cốt lõi đó là lợi ích kinh tế. Geva (2008) cho rằng các tác giảnghiên cứu về tác đông của TNXHDN và kết quả tài chính dựa trên mô hình này đều cho kết luận mối quan hệ theo hình chữ U ngược. 1.4.2.4. Mô hình nghiên cứu các bên liên quan Mô hình này miêu tả mối quan hệ giữa các nhóm đối tượng khác nhau xung quanh một doanh nghiệp. Theo Freeman (1984), mô hình hình được đưa ra với 11 nhóm các bên liên quan và được điều chỉnh trong các nghiên cứu sau này của tác giả. Trong nghiên cứu năm 2006, tác giả đã giải thích mô hình với các nhóm cổ đông bên Trườngtrong bao gồm: cổ đông, Đại khách hàng, học nhà cung c ấKinhp, nhân viên, cộ ngtế đồng. CácHuế nhóm cổ đông bên ngoài bao gồm: tổ chức phi chính phủ, truyền thông, nhà môi trường học, nhà phê bình, những bên khác (Freeman và Miles, 2006). 32 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.4.3. Khung phân tích nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết và mô hình nghiên cứu TNXHDN của các bên liên quan để chỉ ra ảnh hưởng giữa TNXHDN đến hiệu quả hoạt động tài chính tại các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Khung phân tích nghiên cứu được tóm tắt tại biểu đồ sau: TNXHDN Hiệu quả tài chính Quản trị công ty (CT) ROA Quyền con người (CN) Thực hành lao động (LĐ) Hiệu quả tài chính Môi trường (MT) ROE Công bằng trong hoạt động (CB) Khách hàng (KH) Hiệu quả tài chính Cộng đồng (CĐ) EPS Hình 1.1. Khung phân tích nghiên cứu (Tác giả đề xuất) Trường Đại học Kinh tế Huế 33 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TNXHDN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTMCP 2.1. Các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP Các NHTM ở Việt Nam lại có lịch sử hình thành và phát triển cách đây 25 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi kể từ khi hai pháp lệnh quan trọng được ban hành: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà Nước và pháp lệnh các Tổ chức Tín dụng. Theo đó, chức năng của Ngân hàng Nhà Nước được thu hẹp lại, chỉ có giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các NHTM, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm soát lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính được chuyển sang cho các NHTM. Đặc biệt các NHTMCP phát triển mạnh và đa dạng. Chúng có vai trò là người môi giới trung gian nhằm tập trung tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay các doanh nghiệp và dân chúng. Với một hệ thống gồm các NHTMCP hoàn toàn có thể khẳng định rằng, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới ngân hàng nói chung và sự tồn tại, phát triển của hệ thống NHTMCP nói riêng đã thành công ở Việt Nam. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thực sự làm đổi mới hệ thống NHTM phù hợp với tình hình ngày càng phát triển về kinh tế của đất nước. 2.1.2. Số lượng NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, các NHTM Việt Nam đã trở nên đa dạng hóa về hoạt động ngân hàng, hình thức sở hữu cũng như số lượng các ngân hàng. Sau đây là danh sách các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM hiện nay (2019): Trường• Ngân hàng Thương Đại mại Cổ phhọcần Công thương Kinh Việt Nam (VietinBank) tế Huế • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank) 34 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EximBank) • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TechcomBank) 2.1.3. Đặc điểm của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 2.1.3.1. Vốn chủ sở hữu Trong bộ phận nguồn vốn thì Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp dưới 20%, còn Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn trên 80%. Các NHTCMCP hoạt động chủ yếu dựa trên Nợ phải trả, nguồn tài chính bên trong khá ít. Như vậy nhận xét chung về cơ cấu cho thấy các NHTMCP đang hoạt động nhờ biết cách sử dụng nguồn tiền đi vay, hầu như là sử dụng nguồn tiền gửi của khách hàng tuy nhiên nếu tỷ trọng này quá cách biệt cũng không tốt đối với các NHTMCP, dẫn đến khả năng tự chủ tài chính thực sự chưa được đảm bảo tốt. Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Đây là văn bản hợp nhất 2 nghị định về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng: Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ Trườngchức tín dụng. Theo đó, Đại mức vốn pháp học định của NHTMCP Kinh là 3000 tỷtếđồng Huế 35 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 100% 95% 90% 85% 80% 75% Techcom VPBank Exim MBBank TPBank Sacom Vietcom Vietin BIDV Bank Bank Bank Bank Bank VCSH 15.47 11.13 9.65 9.14 7.81 6.01 5.84 5.64 3.90 NPT 84.53 88.87 90.35 90.86 92.19 93.99 94.16 94.36 96.10 Biểu đồ 1.1. Cơ cấu nguồn vốn của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2018 Tính đến năm 2018 các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, cho đến nay số vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau: VietinBank (37,234 tỷ), VietcomBank (35,977 tỷ), MBBank (21,604 tỷ), SacomBank (18,852 tỷ), TPBank (8,566 tỷ), VPBank (25,300 tỷ), EximBank (12,355), BIDV(34,187 tỷ), TechcomBank (34,966 tỷ). 40,000 30,000 20,000 10,000 Vốn điều lệ (tỷ đồng) (tỷ lệ điều Vốn 0 Trường ĐạiNăm học2014 2016 Kinh2018 tế Huế Biểu đồ 1.2. Biến động vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2016 và 2018 36 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Vốn điều lệ của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có xu hướng biến động tăng qua các năm. Trong đó ngân hàng VietinBank và EximBank hầu như không tăng vốn điều lệ từ năm 2014 cho đến 2018. Ngân hàng VietcomBank, Sacombank và BIDV thì có tăng từ năm 2014 đến 2016, sau đó đến năm 2018 thì không tăng thêm vốn điều lệ. Đặc biệt ngân hàng TechcomBank vào năm 2018 lại có mức vốn điều lệ tăng khá mạnh, để đảm bảo được khả năng tự chủ của ngân hàng. 2.1.3.2. Tài sản 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 Tổng tài sản (tỷ đồng) (tỷ sản tài Tổng 200,000 0 Năm 2014 2016 2018 Biểu đồ 1.3. Biến động tài sản của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2016 và 2018 Qua biểu đồ thì ta nhận thấy rằng tổng tài sản của từng năm có sự biến động. Giá trị tổng tài sản của năm 2016 tăng so với năm 2014, năm 2018 tăng so với năm 2016. Ta có thể nói rằng quy mô của các NHTMCP có sự biến động tăng dần, ngày càng được mở rộng qua các năm. Dẫn đầu hệ thống NHTMCP niêm yết trên sở giao Trườngdịch chứng khoán TP.HCM Đạivề quy học mô tổng tài Kinhsản vẫn là BIDV tế. Tính Huế đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của BIDV là 1,278,285 tỷ đồng. Tiếp theo đó lần lượt là VietinBank (1,154,628 tỷ đồng) và Vietcombank (1,070,192 tỷ đồng). Các ngân hàng còn lại tổng tài sản ở ngưỡng dưới 600,000 tỷ đồng. 37 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.3.3. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng Trước năm 2008 thị phần chủ yếu tập trung vào NHTMNN, tuy nhiên sau năm 2008 số dư huy động vốn của các NHTMCP đã vượt NHTMNN nhờ việc sử dụng công cụ lãi suất cạnh tranh. Từ năm 2012 NHNN áp dụng công cụ trần lãi suất, việc huy động vốn của các NHTMCP chững lại. Đồng thời do các vụ bê bối của một số NHTMCP như ACB, Oceanbank, GPbank nguồn vốn huy động từ dân cư dịch chuyển sang các NHTMNN nhằm đảm bảo an toàn tiền gửi. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2014, NHTMNN và NHTMCP có cổ phần Nhà nước chi phối vẫn chiếm đa số thị phần trên toàn hệ thống. NHTMNN chiếm 52%, tiếp đó là các NHTMCP chiếm 40.7% và các NHNN chiếm chưa đến 10% thị phần tín dụng. Cuối năm 2014, ghi nhận tại một số ngân hàng thương mại NHTMCP cho thấy, lãi suất huy động đã giảm xuống đáng kể, như Ngân hàng Vietcombank lãi suất giảm từ 0,2% - 0,5%/năm ở các kỳ hạn; Ngân hàng Eximbank mức lãi suất cao nhất của các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống đã giảm còn 6,8%/năm; Ngân hàng BIDV điều chỉnh giảm 0,2%/năm lãi suất huy động ở các kỳ hạn 3-6 tháng; Ngân hàng MBBank điều chỉnh giảm 0,1% - 0,2%/năm các kỳ hạn dưới 12 tháng Vào thời điểm năm 2016 sắp kết thúc, nhìn chung, mức lãi suất giữa các ngân hàng thương mại lớn thấp hơn mức lãi suất cùng kỳ hạn tại các ngân hàng vừa và nhỏ. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hiện dao động trong khoảng 0,3 - 1%/năm. Trong đó, các Ngân hàng VietcomBank, MBBank, áp dụng mức lãi suất 0,3%/năm. Thậm chí, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của VietinBank còn là 0,2%/năm. Khối các Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước như BIDV, Vietcombank có mức lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 4,3 - 4,8 %/năm. Ở kỳ hạn 3 tháng, nhìn chung không có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng. Mức lãi suất tiền gửi 3 tháng ở các ngân hàng đều Trườngdao động ở mức 5,2 - 5,5%/năm.ĐạiTuy học nhiên, mứ c Kinhlãi suất tiền gửi kỳtếhạn 6 Huếtháng của các ngân hàng lại có sự chênh lệch lên tới 1% với mức dao động từ 5,3 – 6,9%/năm. Cụ thể, Vietcombank có mức lãi suất chỉ là 5,3%, BIDV áp dụng mức lãi suất 38 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 5,8%/năm. Tại kỳ hạn 12 tháng, nhìn chung các ngân hàng áp dụng mức lãi suất trên 7%/năm đều là các ngân hàng nhỏ. Thị trường ngân hàng Việt Nam ghi nhận nhóm “Ngân hàng thu hút tiền gửi tiết kiệm nhiều nhất năm 2018" là tứ đại gia ngân hàng bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank. Năm 2018, BIDV là ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm lớn nhất. Bốn ngân hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Vì vậy, “cuộc đua” trở thành Ngân hàng có huy động vốn cao nhất thị trường chỉ dành cho BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank. Trong năm 2018, đã có tới 989.671 tỷ đồng của các tổ chức và cá nhân được “gửi gắm” tại BIDV dù ngân hàng này không tham gia cuộc đua tăng lãi suất. Mức lãi cao nhất tại BIDV vẫn chỉ là 6,9%/năm, áp dụng cho 2 kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Như vậy, chỉ tiêu “Tiền gửi của khách hàng” tại BIDV chiếm tới 75% nguồn vốn của ngân hàng này và tăng 129.686 tỷ đồng, tương ứng 15,1% so với năm 2017. Con số này giúp BIDV trở thành quán quân trong danh sách các ngân hàng có huy động vốn cao nhất thị trường. Đứng thứ 2 là VietinBank. Trong năm 2018, VietinBank đã huy động được 825.816 tỷ đồng, tăng 72.881 tỷ đồng, tương ứng 9,7% so với năm 2017 và chiếm 70,9% tổng nguồn vốn của VietinBank. Cũng như BIDV, VietinBank không áp dụng chính sách lãi suất cao. Mức cao nhất mà VietinBank dành cho khách hàng chỉ là 7%/năm áp dụng cho các kỳ hạn trên 36 tháng. Còn với kỳ hạn 36%, mức lãi suất được chi trả là 6,9%/năm. Vietcombank đứng thứ 3 khi thu hút được 802.222 tỷ đồng từ các tổ chức và cá nhân. Huy động vốn tại Vietcombank tăng 93.702 tỷ đồng, tương ứng 13,2% so với năm 2017 và chiếm 74,8% tổng nguồn vốn. Agribank chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nên Agribank Trườngchưa phải công bố báo Đạicáo kết quả kinhhọc doanh năm Kinh 2018. Vì vậy, hi ệtến tại chưaHuế rõ tình hình huy động vốn tại ngân hàng này. 39 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.4. Thực trạng hiệu quả tài chính của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 2.1.4.1. Hiệu quả tài chính của các NHTMCP 2014-2016 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) (tỷ thuế sau nhuận Lợi - Năm 2014 2015 2016 Biểu đồ 1.4. Biến động lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2015 và 2016 Nhóm các ngân hàng có chỉ tiêu lợi nhuận tốt đó là VietinBank, VietcomBank. BIDV, từ khoảng 4,000-7,000 tỷ đồng. Hầu hết đó là những ngân hàng có quy mô lớn và có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Nhóm ngân hàng có chỉ tiêu lợi nhuận ở mức trung bình đó là MBBank, Techcombank, VPBank, từ khoảng 1,000- 3,000 tỷ đồng. Các ngân hàng còn lại có lợi nhuận rất thấp, dưới 1,000 tỷ đồng. Lợi nhuận của các Ngân hàng đều có xu hướng tăng dần qua từng năm. Riêng chỉ có ngân hàng SacomBank lợi nhuận lại giảm dần từ năm 2014-2016. Nguyên nhân là do trong Trườngnăm 2016, thu nhập từĐạilãi thuần ghi họcnhận giảm 1.099Kinh tỷ đồng do thoáitế lãi dHuếự thu đối với các khoản cho vay bị hạ nhóm. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 2 tỷ đồng do bổ sung bút toán loại trừ giao dịch nội bộ với công ty con. Bên cạnh đó Ngân hàng 40 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú EximBank là ngân hàng có lợi nhuận qua các năm thấp nhất trong số các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Bảng 1.3. Chỉ số ROA, ROE, EPS của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch Chỉ số ROA (%) Chỉ số ROE (%) Ngân hàng 2014 2015 2016 Ngân hàng 2014 2015 2016 VietinBank 0.91 0.80 0.78 VietinBank 10.52 10.48 11.73 VietcomBank 0.86 0.83 0.91 VietcomBank 10.60 11.98 14.49 MBBank 1.25 1.18 1.27 MBBank 15.07 12.81 12.55 Sacombank 1.31 0.22 0.02 Sacombank 13.21 2.72 0.35 TPBank 1.28 0.88 0.62 TPBank 13.50 12.44 10.79 VPBank 0.88 0.93 1.53 VPBank 15.01 14.94 21.24 EximBank 0.03 0.03 0.23 EximBank 0.33 0.33 2.23 BIDV 0.80 0.82 0.66 BIDV 14.76 16.70 14.80 TechcomBank 0.64 0.57 1.28 TechcomBank 7.51 6.90 16.05 Chỉ số EPS (Đồng/cp) Ngân hàng 2014 2015 2016 VietinBank 1,519 1,536 1,797 VietcomBank 1,680 1,954 1,838 MBBank 2,030 1,543 1,737 Sacombank 1,994 297 43 TPBank 966 1,013 983 VPBank 1,975 1,973 3,164 EximBank 38 36 241 BIDV 1,699 1,786 1,776 TechcomBank 1,197 1,180 3,079 chứng khoán TP.HCM năm 2014, 2015 và 2016 a. Chỉ số ROA TrườngChỉ số ROA th ểĐạihiện mức đ ộhọchiệu quả khi Kinh sử dụng tài sản ctếủa doanh Huế nghiệp. Nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản. Tương tự như chỉ số ROE, những chứng khoán có ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng hơn. Và tất yếu những chứng khoán có chỉ số ROA cao cũng 41 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú có giá cao hơn. Theo chuẩn quốc tế: ROE > 15%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Trong khi đó ROA chỉ cần > 7.5%. Ngoài ra, cũng nên quan tâm đến xu hướng của ROA. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng với các lĩnh vực liên quan đến tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán Ngành ngân hàng mà duy trì ROA > 2%, cũng đã là khá tốt, vì đòn bẩy của ngân hàng khá cao. Năm 2014, chỉ số ROA của các ngân hàng ngang mức trung bình. Một số ngân hàng như MBBank, SacomBank, TPBank có ROA > 1.2%. Các ngân hàng khác có chỉ số ROA từ 0.6%-0.9%. Riêng ngân hàng EximBank có ROA rất thấp (0.03%) thể hiện mức độ kém hiệu quả khi sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Vào năm 2015, chỉ số ROA của hầu hết các ngân hàng đều có xu hướng giảm. Chỉ có ngân hàng MBBank còn giữ được ROA > 1%, còn lại các ngân hàng đều có ROA thấp hơn 0.9%. Đến năm 2016, các ngân hàng TechcomBank, VPBank có xu hướng đột phá, ROA tăng lên khá cao so với năm trước. Cụ thể ROA của TechcomBank tăng từ 0.57% lên 1.28%, VPBank tăng từ 0.93% lên 1.53% và dẫn đầu chỉ số ROA trong năm 2016 so với các ngân hàng còn lại. Trong khi đó, SacomBank lại có chỉ số ROA giảm rất mạnh, chỉ còn 0.02%, là ngân hàng có chỉ số ROA thấp nhất trong năm 2016. b. Chỉ số ROE Bên cạnh chỉ số ROA, thì chỉ số ROE cũng rất quan trọng đối với việc phản ánh hiệu quả tài chính. Năm 2014, chỉ số ROE của các ngân hàng giữ ở mức khá ổn định, từ 10%-15%. Trong số đó, 3 ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất là MBBank (15.07%), VPBank (15.01%) và BIDV (14.76%). Tuy nhiên vẫn tiếp tục là ngân hàng EximBank có chỉ số ROE thấp nhất (0.33%), chứng tỏ công ty không sử dụng hiệu quả đồng vốn Trườngcủa cổ đông, có nghĩa lĐạià công ty đã khônghọccân đ ốiKinh một cách hài hòa tếgiữa v ốHuến cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. 42 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Năm 2015, hầu như chỉ số ROE đang có xu hướng giảm, chỉ riêng ngân hàng VietcomBank và BIDV là có xu hướng tăng. Cụ thể, BIDV tăng từ 14.76% lên 16.70%, VietcomBank tăng từ 10.60% lên 11.98%. Ngân hàng SacomBank lại có chỉ số ROE giảm mạnh từ 13.2% xuống còn 2.72%. Còn ngân hàng EximBank vẫn giữ nguyên mức thấp nhất là 0.33%. Đến năm 2016, một số ngân hàng có xu hướng tăng chỉ số ROE lên khá cao, VPBank tăng mạnh từ 14.94% lên 21.24%, TechcomBank tăng từ 6.90% lên 16.05%, VietcomBank cũng tăng từ 11.98% lên 14.49%, VietinBank thì tăng khá nhẹ từ 10.48% lên 11.73%. Còn lại các ngân hàng đều có xu hướng giảm chỉ số ROE. Riêng ngân hàng Sacombank giảm xuống ở mức thấp nhất 0.23% và đang ở vị trí cuối cùng, trong khi đó EximBank đã có xu hướng tăng chỉ số ROE từ 0.33% lên 2.23%. c. Chỉ số EPS Chỉ số EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. Năm 2014, EPS cao nhất là của ngân hàng MBBank với 2,030 đồng/cp. Tức là cứ đầu tư một cổ phiếu vào ngân hàng này sẽ tạo ra cho cổ đông 2,030 đồng lợi nhuận sau thuế. EPS càng cao chứng tỏ mức hấp dẫn của cổ phiếu cũng ngày càng cao, nhà Trườngđầu tư sẽ tin tưởng hơn Đại và tăng đ ầuhọc tư vào ngân Kinh hàng. Tiếp theo tế là các ngânHuế hàng SacomBank và VPBank với chỉ số EPS lần lượt là 1,994 đồng/cp và 1,975 đồng/cp. Các ngân hàng còn lại có chỉ số này giao động từ 1,100-1,700 đồng/cp. Trong đó ngân 43 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú hàng EximBank có chỉ số EPS rất thấp, chỉ ở mức 38 đồng/cp, kém thu hút các nhà đầu tư. Đến năm 2015, ngân hàng VPBank lên dẫn đầu với chỉ số là 1,973 đồng/cp, mặc dù có giảm so với năm 2014 nhưng vẫn là con số cao nhất trong các ngân hàng. Vươn lên tiếp theo đó là ngân hàng VietcomBank với chỉ số là 1,954 đồng/cp. Các ngân hàng VietinBank, BIDV, TPBank cũng đang có xu hướng tăng, còn các ngân hàng còn lại đang có xu hướng ngược lại. Tuy nhiên, ngân hàng SacomBank trong năm này lại có chỉ số giảm khá mạnh, từ 1,994 giảm còn 297 đồng/cp. Mặc dù vậy, ngân hàng Eximbank vẫn là ngân hàng có chỉ số EPS thấp nhất, 36 đồng/cp. Năm 2016 thì VPBank lại tiếp tục dẫn đầu với chỉ số EPS là 3,164 đồng/cp, tăng lên khá cao so với các năm trước. Bên cạnh đó là sự tăng mạnh của ngân hàng TechcomBank với 3,079 đồng/cp và đang đứng thứ 2 chỉ sau VPBank. Ngân hàng MBBank thì sau khi giảm vào năm 2015 thì đang có xu hướng tăng lên lại vào năm này với chỉ số là 1,737 đồng/cp. Các ngân hàng VietcomBank, BIDV, TPBank lại đang có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm không quá nhiều. Riêng ngân hàng EximBank lại đang có xu hướng tăng lên khá cao so với các năm trước, từ 36 lên 241 đồng/cp. Trong khi đó ngân hàng SacomBank tụt dốc khá nhanh với chỉ sổ chỉ còn 43 đồng/cp và đang ở vị trí cuối cùng so với các ngân hàng còn lại. Nhìn chung chỉ số phản ánh lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng biến động khá nhiều trong giai đoạn 2014-2016. Chỉ số ROA và ROE của hầu hết các ngân hàng, kể cả ở những ngân hàng lớn ở Việt Nam bị ảnh hưởng là do những vấn đề từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta. Trường Đại học Kinh tế Huế 44 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.4.2. Hiệu quả tài chính của các NHTMCP 2016-2018 16,000 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) (tỷ thuế sau nhuận Lợi 2,000 - Năm 2016 2017 2018 Biểu đồ 1.5. Biến động lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2016, 2017 và 2018 Vào giai đoạn 2016-2018, nhóm các ngân hàng vẫn giữ chỉ tiêu lợi nhuận tốt đó là VietinBank, VietcomBank. BIDV, từ khoảng 5,000-14,000 tỷ đồng. Đặc biệt, ngân hàng VietcomBank có mức tăng đột phá vào năm 2018, từ 8,849 tỷ đồng (2017) lên thành 14,454 tỷ đồng (2018). Mặc dù ngân hàng VietinBank vào năm 2018 lợi nhuận có giảm so với các năm trước, tuy nó vẫn ở mức cao hơn so với các ngân hàng khác. Nhóm ngân hàng có chỉ tiêu lợi nhuận ở mức trung bình trong giai đoạn trước thì trong giai đoạn này đã biến chuyển, mức lợi nhuận tăng lên khá tốt đó là MBBank, Techcombank,VPBank, từ khoảng 1,000-3,000 tỷ đồng giờ tăng lên ở mức 4,000- 8,000 tỷ đồng. Các ngân hàng còn lại có lợi nhuận vẫn tương đối thấp, mặc dù có tăng so với giai đoạn trước nhưng lợi nhuận vẫn dưới 1,500 tỷ đồng. Lợi nhuận của các Ngân hàng đều có xu hướng tăng dần qua từng năm. Riêng ngân hàng SacomBank Trườnghiện đã có dấu hiệu ti ếnĐại triển trở lạ i vàohọc năm 2017 Kinh so với trước đó . Bêntế cạ nhHuế đó Ngân hàng EximBank vẫn là ngân hàng có lợi nhuận qua các năm thấp nhất trong số các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. 45 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng 1.4. Chỉ số ROA, ROE, EPS của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch Chỉ số ROA (%) Chỉ số ROE (%) Ngân hàng 2016 2017 2018 Ngân hàng 2016 2017 2018 VietinBank 0.78 0.66 0.46 VietinBank 11.73 11.13 8.19 VietcomBank 0.91 0.97 1.37 VietcomBank 14.49 18.00 25.42 MBBank 1.27 1.54 1.72 MBBank 12.55 16.12 18.73 Sacombank 0.02 0.37 0.46 Sacombank 0.35 5.51 7.03 TPBank 0.62 0.84 1.39 TPBank 10.79 15.59 20.87 VPBank 1.53 2.20 2.72 VPBank 21.24 23.33 24.50 EximBank 0.23 0.58 0.42 EximBank 2.23 5.92 4.40 BIDV 0.66 0.61 0.59 BIDV 14.80 15.29 15.23 TechcomBank 1.28 2.26 2.73 TechcomBank 16.05 26.19 21.54 chứng khoán TP.HCMChỉ năm số EPS 2016, (Đồng/cp) 2017 và 2018 Ngân hàng 2016 2017 2018 VietinBank 1,797 1,804 1,395 VietcomBank 1,838 2,460 3,882 MBBank 1,737 2,365 2,618 Sacombank 43 681 917 TPBank 983 1,675 2,122 VPBank 3,164 3,043 2,815 EximBank 241 665 520 BIDV 1,776 1,929 2,099 TechcomBank 3,079 5,717 2,288 a. Chỉ số ROA Năm 2017, chỉ số ROA của các ngân hàng có xu hướng tăng so với năm 2016. Một số ngân hàng như MBBank, TechcomBank, VPBank có ROA > 1.5%. Cụ thể, chỉ số ROA của ngân hàng MBBank là 1.54%, VPBank là 2.20%, TechcomBank là 2.26%. Các ngân hàng khác có chỉ số ROA từ 0.5%-0.9%. Ngân hàng EximBank và TrườngSacomBank có ROA kháĐại thấp < 0.5% học thể hiện m ứKinhc độ kém hiệu qutếả khi sửHuếdụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên nếu so với giai đoạn trước thì chỉ số ROA vào giai đoạn này đã tăng lên phần nào. Cũng vào năm 2017, hai ngân hàng lớn là VietinBank 46 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú và BIDV lại có xu hướng giảm chỉ số ROA, VietinBank giảm từ 0.78% xuống còn 0.66%, BIDV giảm từ 0.66% xuống còn 0.61%. Vào năm 2018, chỉ số ROA của hầu hết các ngân hàng cũng có xu hướng giống năm 2017. Các ngân hàng VietcomBank, MBBank, TPBank, VPBank, TechcomBank có ROA > 1%, dẫn đầu là TechcomBank (2.73%), kế tiếp là VPBank (2.72%). Trong khi đó, VietinBank và BIDV vẫn tiếp tục giảm chỉ số ROA thấp hơn so với năm trước. EximBank sau khi có xu hướng tăng ROA thì vào năm 2018 lại có chỉ số ROA giảm trở lại, chỉ còn 0.42%, là ngân hàng có chỉ số ROA thấp nhất trong năm 2018. b. Chỉ số ROE Năm 2017, chỉ số ROE của các ngân hàng cũng đang có xu hướng tăng so với năm 2016. Đặc biệt là ngân hàng TechcomBank có chỉ số này tăng mạnh từ 16.05% lên 26.19% và đang dẫn đầu trong số các ngân hàng. Vị trí thứ 2 là ngân hàng VPBank với chỉ số là 23.33%, ngân hàng này có chỉ số ROE khá ổn qua các năm. Các ngân hàng còn lại có chỉ số ROE tăng lên khá nhẹ. Riêng ngân hàng Sacombank đã có xu hướng tăng chỉ số ROE sau năm 2016 giảm rất mạnh, giờ đang ở mức 5.51% nhưng vẫn đang ở vị trí cuối cùng, trong khi đó EximBank sau khi năm 2016 tăng trở lại thì năm 2017 vẫn tiếp tục tăng với chỉ số là 5.92%. Trong khi các ngân hàng khác đang tăng thì chỉ có duy nhất ngân hàng VietinBank lại có xu hướng giảm, chỉ số ROE giảm từ 11.73% xuống còn 11.13%. Đến năm 2018, ngân hàng VietinBank vẫn đang tiếp tục giảm xuống còn 8.19%. Bên cạnh đó, ngân hàng TechcomBank sau khi tăng cao vào năm trước thì giờ có xu hướng giảm xuống còn 21.54%, tuy nhiên con số này vẫn giữ cho TechcomBank đứng thứ 3, chỉ sau ngân hàng VietcomBank là 25.42% đang đứng thứ nhất và ngân hàng VPBank là 24.50% đứng thứ 2. Ngân hàng TPBank cũng có bước tăng khá tốt chỉ số ROE từ 15.59% lên 20.87%. Các ngân hàng còn lại như MBBank, SacomBank Trườngđều đang có xu hướng tăng.Đại Ngân hàng học BIDV th ì mKinhặc dù có giảm nhưngtế ch ỉHuếgiảm nhẹ 0.6%, từ 15.29% xuống còn 15.23%. Riêng ngân hàng EximBank lại giảm trở lại, đứng cuối trong số các ngân hàng với chỉ số ROE là 4.40%. Hầu như cả chỉ số ROA 47 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú và ROE của ngân hàng này đều khá thấp, và luôn đứng cuối so với các ngân hàng khác. c. Chỉ số EPS So với năm 2016 thì năm 2017 chỉ số EPS của các ngân hàng có xu hướng tăng lên khá tốt. Ngân hàng TechcomBank đã vượt qua ngân hàng VPBank vươn lên dẫn đầu với chỉ số EPS là 5,717 đồng/cp, tăng lên khá cao so với các năm trước. Trong khi đó ngân hàng VPBank lại giảm nhẹ xuống còn 3,043 đồng/cp và đang đứng thứ 2. Ngân hàng MBBank và VietcomBank thì đang có xu hướng tăng lên khá tốt vào năm này với chỉ số lần lượt là 2,365 đồng/cp và 2,460 đồng/cp. Các ngân hàng như VietinBank, TPBank, BIDV tăng khá nhẹ. Riêng ngân hàng EximBank vẫn tiếp tục tăng lên khá cao so với các năm trước, từ 241 lên 665 đồng/cp. Trong khi đó ngân hàng SacomBank mặc dù năm 2016 có chỉ số EPS rất thấp, chỉ 43 đồng/cp thì trong năm nay đã biến chuyển khá tốt lên thành 681 đồng/cp, dù vậy đây vẫn là con số khá thấp so với các ngân hàng còn lại. Năm 2018 là một năm có chỉ số EPS biến động khá phức tạp. Ngân hàng VietcomBank vẫn tiếp tục tăng chỉ số EPS và đang dẫn đầu với 3,882 đồng/cp. Trong khi đó các ngân hàng như VPBank, TechcomBank trong năm trước có chỉ số này khá cao thì năm nay cả hai ngân hàng đều giảm chỉ số EPS xuống lần lượt là 2,815 đồng/cp và 2,288 đồng/cp. Các ngân hàng MBBank, TBBank, BIDV đều có xu hướng tăng lên khá ổn định với chỉ số EPS lớn hơn 2,000 đồng/cp. Riêng ngân hàng SacomBank vẫn đang tiếp tục tăng so với năm trước, từ 681 đồng/cp lên 917 đồng/cp. Tuy nhiên ngân hàng VietinBank lại có xu hướng giảm, từ 1,804 đồng/cp xuống còn 1,395 đồng/cp. Dù vậy ngân hàng EximBank vẫn là ngân có chỉ số EPS đứng cuối cùng sau khi giảm từ 665 đồng/cp xuống còn 520 đồng/cp. Trường2.1.4.3. Đánh giá chung vĐạiề hiệu quả tài chínhhọc của các NHTMCPKinh 2014-2018 tế Huế Hiệu quả tài chính của các NHTMCP trong giai đoạn này có nhiều biến động, đầu tiên là do ảnh hưởng từ nền kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát 48 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn: Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đạt được trong năm qua cho thấy những tiến bộ nhất định trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng. Vào năm 2015, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ giá hối đoái bình quân của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ giữ ổn định sau khi biến động mạnh vào giữa tháng 8/2015. Đến năm 2016 thì nhìn chung, cơ cấu tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. Năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu đạt mức tăng trưởng khả quan. Hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dùng tăng lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Ở trong nước, bên cạnh các vấn đề tồn tại của nền kinh tế như chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, sự sụt giảm của ngành khai khoáng, cùng với giá thịt lợn giảm mạnh, thiên tai, bão, lũ liên tiếp xảy ra tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và thách thức mục tiêu tăng trưởng năm 2017 của cả nước. Lãi suất huy động trong năm tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3%- 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%-7,3%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu Trườngtiên ở mức 6%-6,5%/năm Đại đối với ng ắhọcn hạn, 9%-10%/năm Kinh đối với trung tế và dàiHuế hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. 49 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Đến năm 2018, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp. Lạm phát toàn cầu những tháng đầu năm có xu hướng tăng cao hơn năm 2017 do giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu bình quân tăng mạnh. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có tác động đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực trong năm 2017, nền kinh tế nước ta cũng đối mặt tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến giá lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Mặc dù gần đây một số ngân hàng thương mại đã có động thái tăng lãi suất huy động để cân đối nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thanh toán và dự phòng chi trả trong mùa vụ kinh doanh cao điểm nhất của năm nhưng với mức độ tăng nhỏ và không thể hiện xu hướng tăng của thị trường. Hiện mặt bằng lãi suất huy động đồng Việt Nam phổ biến ở mức 4,3%-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng; mức 5,3%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%-7,3%/năm. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến khoảng 6%-9%/năm đối với ngắn hạn và 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu tiên, các dự án lớn trọng tâm, trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. 2.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của các NHTMCP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 2.2.1. Các nội dung và các bên liên quan thực hiện TNXHDN của NHTMCP 2.2.1.1. Các nội dung thực hiện TNXHDN của NHTMCP TrườngCác hoạt động TNXHDNĐại c ủahọc ngân hàng baoKinh gồm nhiều n ộitế dung, nhiHuếều khía cạnh. Tuy vậy, trong đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000, do đó các hoạt động TNXHDN về cơ bản có 7 nội dung lớn, bao gồm: - Quản trị doanh nghiệp 50 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Quyền con người - Thực hành lao động - Môi trường - Công bằng trong hoạt động - Khách hàng - Cộng đồng 2.2.1.2. Các bên liên quan trong thực hiện TNXHDN của NHTMCP a. Các bên liên quan bên trong ngân hàng - Đối với chủ sở hữu và cổ đông ngân hàng: Các hoạt động TNXHDN với đối tượng này được thể hiện và được đánh giá thông qua các hoạt động cải thiện quản trị công ty theo thông lệ của OECD - Đối với người lao động: Thực hiện thông qua các hoạt động như tiến hành các biện pháp giáo dục về đạo đức và các quy tắc ứng xử trong ngân hàng, công bố rõ ràng thông tin về điều kiện làm việc của doanh nghiệp, thường xuyên cải thiện chất lượng hệ thống thông tin nội bộ; Có ý thức bảo vệ sự riêng tư của người lao động, tạo ra nơi làm việc an toàn (cướp, cháy nổ), tổ chức các chương trình nâng cao an toàn phòng vệ khi có sự cố phát sinh; b. Các bên liên quan bên ngoài ngân hàng - Đối với người gửi tiền và khách hàng: TNXHDN được thể hiện bằng các hành động và hành vi ứng xử như tiến hành thương mại và cạnh tranh lành mạnh; tuân thủ pháp luật về bảo vệ người gửi tiền; thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về dịch vụ khách hàng - Đối với các đối tác kinh doanh: Ngân hàng cần tuân thủ pháp luật về hợp đồng Trườngphụ; thực hiện các hành Đại vi đấu thầ u,học mua sắm có Kinhđạo đức; tôn trọ ngtế quyề n Huếsở hữu trí tuệ để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp khác; cần công bố công khai và rõ ràng cho các đối tác biết triết lý kinh doanh cũng như các quy tắc ứng xử của mình; 51 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Đối với cơ quan nhà nước: Hoạt động TNXHDN của ngân hàng cần thể hiện rõ sự tôn trọng lợi ích của Nhà nước thông qua các hoạt động như: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, môi trường, lao động, thương mại , tham gia đóng góp vào các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước khi có yêu cầu. - Đối với cộng đồng: Các hoạt động TNXHDN của ngân hàng hiện nay chủ yếu được thể hiện bằng việc tài trợ từ thiện và tài trợ tài chính cho các hoạt động văn hóa giáo dục, thể thao, y tế, các đối tượng chính sách, biển đảo quê hương, thiên tai 2.2.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của NHTMCP 2.2.2.1. Thực trạng thực hiện theo cách tiếp cận truyền thống Hiện nay NHTMCP đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thực hiện TNXHDN. Tuy nhiên, các NHTMCP mới chỉ chú trọng thể hiện các hoạt động cộng đồng, đóng góp cho xã hội thông qua những đóng góp về tài chính. Hay nói cách khác, các NHTMCP mới tập trung phản ánh TNXHDN ở khía cạnh cộng đồng mà chưa chú trọng khai thác nhiều đến các vấn đề khác như: quản trị công ty, công bằng trong hoạt động, người lao động, khách hàng, môi trường Chính vì vậy, vai trò của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn môi trường và xã hội thông qua hoạt động cho vay tín dụng chưa được phát huy. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên môn nào đánh giá và xếp loại các ngân hàng trong việc thực hiện TNXHDN. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng thực hiện TNXHDN trong NHTMCP chủ yếu được áp dụng bằng phương pháp thu thập và phân tích các nội dung lấy từ các báo cáo thường niên của ngân hàng. Như vậy, có thể thấy hoạt động tài trợ cộng đồng chỉ phản ánh một khía cạnh về thực hiện TNXHDN của ngân hàng mà chưa phản ánh được bản chất các hoạt động TNXHDN của ngân hàng. Do vậy, cần sử dụng phương pháp phân tích nội dung để có đánh giá chínhxác về thực trạng thực hiện TNXHDN của ngân hàng theo cách tiếp cận ISO 26000. Trường2.2.2.2. Thực trạng thự c hiĐạiện theo bộ tiêu họcchuẩn ISO 260Kinh00 tế Huế Tỷ lệ thực hiện TNXHDN được công bố trên báo cáo thường niên năm 2017 của 9 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu được trình bày ở biểu đồ dưới đây. 52 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 100% 84% 80% 64% 64% 60% 56% 52% 60% 48% 40% 36% 40% 20% Tỷ lệ thực hiện TNXHDN (%) TNXHDNhiện thực lệ Tỷ 0% Năm 2017 Biểu đồ 1.6. Tỷ lệ thực hiện TNXHDN của các NHTMCP dựa trên báo cáo thường niên năm 2017 Ngân hàng có tỷ lệ thực hiện TNXHDN cao nhất là Ngân hàng BIDV với tỷ lệ thực hiện TNXHDN dựa trên báo cáo thường niên là 84%. Trong khi đó, TPBank là ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất với 36% là tỷ lệ thực hiện TNXHDN dựa trên báo cáo thường niên năm 2017. 100% 89% 80% 65% 63% 62% 56% 60% 41% 41% 40% 30% 20% Tỷ lệ thực hiện TNXHDN (%) TNXHDNhiện thực lệ Tỷ 0% Bình Quản trị Quyền Thực Môi Công Khách Cộng quân công ty con hành lao trường bằng hàng đồng Trường Đạingười họcđộng Kinhtrong tế Huế hoạt động Biểu đồ 1.7. Tỷ lệ thực hiện TNXHDN theo từng nhân tố và bình quân 53 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Từ tỷ lệ thực hiện TNXHDN của từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ bình quân chung của các ngân hàng về mức độ thực hiện TNXHDN của các ngân hàng là 56%. Trong số 7 nhân tố của việc thực hiện TNXHDN thì nhân tố cộng đồng có chỉ số thực hiện cao nhất với tỷ lệ 89%. Tiếp theo là nhân tố quản trị công ty với tỷ lệ bình quân là 65%. Tiếp theo là nhân tố quyền con người và thực hành lao động lần lượt có tỷ lệ là 63% và 62%. Nhân tố công bằng trong hoạt động và nhân tố khách hàng có cùng tỷ lệ là 41%. Thấp nhất là nhân tố môi trường với tỷ lệ bình quân là 30%. Để có thề so sánh chi tiết hơn về mức độ thực hiện TNXHDN của các NHTMCP, đề tài tiếp tục phân tích chi tiết hơn về tỷ lệ thực hiện TNXHDN theo từng nhân tố gồm: quản trị công ty, quyền con người, thực hành lao động, môi trường, công bằng trong hoạt động, khách hàng và cộng đồng ở các phần tiếp theo. a. Quản trị công ty VPBank 100% MBBank 83% TechcomBank 67% BIDV 67% TPBank 67% EximBank 50% Sacombank 50% VietcomBank 50% VietinBank 50% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Biểu đồ 1.8. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về quản trị công ty TrườngTrong lĩnh vự c ĐạiQuản trị công học ty, các báo cáoKinh thường niên thtếể hiệ n Huếđa số các ngân hàng đều thực hiện TNXHDN, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng có mức thực hiện như nhau. Cao nhất là tỷ lệ 100% của ngân hàng VPBank, hầu như các vấn đề như: Xây dựng chiến lược, mục tiêu và chỉ tiêu phản ánh cam kết về trách nhiệm 54 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú của tổ chức; Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; Đối xử bình đẳng với cổ đông; Vai trò của các bên có liên quan trong quản trị công ty; Công bố thông tin và tính minh bạch; Trách nhiệm của HĐQT của ngân hàng này đều được ngân hàng thực hiện đầy đủ và nêu rõ trong báo cáo thường niên. Đứng thứ hai trong việc thực hiên quản trị công ty là ngân hàng MBBank với tỷ lệ 83%, cho thấy ngân hàng này cũng chú trọng vào việc quản trị công ty, cụ thể là các vấn đề khác ngân hàng đều thực hiện trừ vấn đề trách nhiệm của HĐQT là không được thực hiện và không thể hiện trên báo cáo thường niên. Các ngân hàng Techcombank, BIDV, TPBank có tỷ lệ này ở mức 67% và cả 3 ngân hàng đều giống nhau ở việc không thực hiện 2 vấn đề là quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; đối xử bình đẳng với cổ đông. Còn lại là 4 ngân hàng EximBank, SacomBank, VietcomBank, VietinBank đều có mức độ thực hiện quản trị công ty khá thấp ở mức 50%, nghĩa là những hoạt động này không được công ty thực hiện cũng như công bố trên báo cáo thường niên. b. Quyền con người BIDV 100% Sacombank 100% TechcomBank 67% EximBank 67% MBBank 67% VietinBank 67% VPBank 33% TPBank 33% VietcomBank 33% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% TrườngBiểu đồ 1.9. Đại Tỷ lệ thự c hihọcện vấn đề TNXHDNKinh về quy ềtến con ngưHuếời Kết quả phân tích từ báo cáo thường niên của các ngân hàng chỉ ra rằng một số ngân hàng không thực hiện đầy đủ các vấn đề TNXHDN gắn liền với Quyền con người. Đó là các ngân hàng VPBank, TPBank và VietcomBank chỉ thực hiện 33% vấn 55 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú đề. Hầu hết các ngân hàng đều thực hiện chính sách tôn trọng quyền con người. Bên cạnh đó, số ngân hàng thể hiện vấn đề không phân biệt đối xử rất ít. Về vấn đề đảm bảo an toàn lao động thì báo cáo thường niên của các ngân hàng VietinBank, MBBank, SacomBank, EximBank, BIDV và TechcomBank thể hiện vấn đề này được các ngân hàng thực hiện. Cụ thể hơn, ngân hàng SacomBank và BIDV có mức độ thực hiện quyền con người là 100%, nghĩa là các ngân hàng này đã thực hiện đầy đủ các vấn đề TNXHDN về quyền con người. Các ngân hàng còn lại có tỷ lệ này khá thấp, đã được thể hiện ở biểu đồ. c. Thực hành lao động TechcomBank 80% BIDV 80% EximBank 60% TPBank 60% Sacombank 60% MBBank 60% VietcomBank 60% VietinBank 60% VPBank 40% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biểu đồ 1.10. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về thực hành lao động Trong vấn đề thực hành lao động, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện nhưng không có ngân hàng nào là thực hiện được 100% vấn đề này. Trong đó ngân hàng BIDV và TechcomBank có mức thực hiện cao nhất là 80%, 2 ngân hàng này thực hiện khá đầy đủ các vấn đề. Báo cáo thường niên của BIDV không thể hiện vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm minh bạch, còn ngân hàng Techcombank thì không thực hiện vấn đề Trườngthời giờ làm việc, ngh ỉ Đạingơi. Không chhọcỉ riêng Tech KinhcomBank mà hầ u tếhết các ngânHuế hàng trừ BIDV đều không thực hiện vấn đề này. Các ngân hàng còn lại cũng có thực hiện TNXHDN trong lĩnh vực này ở mức 60%. Riêng chỉ có ngân hàng VPBank chỉ thực hiện TNXHDN về vấn đề thực hành lao động chỉ ở mức khá thấp 40%. Ngoài ra, có 56 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú thể thấy rằng việc thực hiện đầy đủ chính sách trả công - đãi ngộ và đào tạo bồi dưỡng lao động là 2 nội dung phổ biến được các ngân hàng đều sử dụng để thể hiện TNXHDN. d. Môi trường BIDV 100% VietcomBank 100% Sacombank 67% TechcomBank 0% EximBank 0% VPBank 0% TPBank 0% MBBank 0% VietinBank 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Biểu đồ 1.11. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về môi trường Chỉ có ngân hàng Vietcombank và BIDV là có thể hiện các trách nhiệm xã hội gắn liền với lĩnh vực môi trường tại báo cáo thường niên. Hai ngân hàng này đều có thực thi các chính sách về giảm mức tiêu thụ năng lượng như tiết kiệm điện, tiết kiệm giấy cũng như áp dụng các công nghệ như ngân hàng điện tử, quan tâm đến chính sách tín dụng xanh và hỗ trợ các dự án giảm thải khí thải, bảo vệ môi trường. Ngân hàng SacomBank cũng thực hiện được vấn đề tín dụng xanh và sử dụng tài nguyên bền vững, tuy nhiên không thực hiện hỗ trợ các dự án giảm thải nên tỷ lệ là 67%. Các ngân hàng còn lại hầu như không thực hiện TNXHDN về vấn đề môi trường, tỷ lệ là 0%. Đây là một vấn đề đáng báo động khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm và cần chung tay để bảo vệ. Trườnge. Khách hàng Đại học Kinh tế Huế Số ít các ngân hàng thực hiện vấn đề TNXHDN gắn liền với các nội dung liên quan đến khách hàng. Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng VPBank, BIDV, 57 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Techcombank đều thể hiện nỗ lực hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, giải quyết các vấn đề khiếu nại, an toàn bảo mật thông tin thì có khoảng 50% số NHTMCP không thực hiện nội dung này hoặc có thực hiện nhưng không đề cập đến trong báo cáo thường niên. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại thực trạng một số ngân hàng chỉ khảo sát nhu cầu khách hàng mà không báo cáo về vấn đề bảo đảm an toàn và bảo mật cho khách hàng cũng như giải quyết khiếu nại cụ thể là ngân hàng VietinBank, VietcomBank có tỷ lệ TechcomBank 100% BIDV 100% VPBank 100% VietcomBank 33% VietinBank 33% EximBank 0% TPBank 0% Sacombank 0% MBBank 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% này ở mức 33%. Biểu đồ 1.12. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về khách hàng f. Công bằng trong hoạt động Sacombank 100% BIDV 67% VietcomBank 67% VietinBank 67% TechcomBank 33% TPBank 33% EximBank 0% VPBank 0% TrườngMBBank 0% Đại học Kinh tế Huế 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 58 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Biểu đồ 1.13. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về công bằng trong hoạt động Chỉ một vài các ngân hàng thực hiện chính sách cạnh tranh lành mạnh như: điều chỉnh chính sách dành cho khách hàng, triển khai nhiều hoạt động huy động vốn hấp dẫn Bên cạnh đó, việc có quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức và có quy trình chống tham nhũng không được đề cập trong rất nhiều các báo cáo tài chính của ngân hàng. Hiện chỉ có ngân hàng SacomBank là thực hiện đầy đủ vấn đề TNXHDN về công bằng trong hoạt động. Các ngân hàng như VietinBank, VietcomBank, BIDV thì đang ở mức 67%, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh lành mạnh và quy tắc ứng xử chứ chưa có quy trình chống tham nhũng. Các ngân hàng như TPBank, TechcomBank cũng đang ở mức 33% khi chỉ thực hiện quy tắc ứng xử. Còn lại đều ở mức 0% thực hiện. g. Cộng đồng Tất cả các NHTMCP đều thực hiện vấn đề TNXHDN hướng tới cộng đồng. Qua đó, các NHTMCP đều triển khai các hoạt động tài trợ gắn liền với nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa thể thao và tham gia hoạt động từ thiện, hỗ trợ các giải thưởng của chính phủ Đây được coi là lĩnh vực TNXHDN được quan tâm nhất đối với các NHTMCP. Các ngân hàng này hầu như tỷ lệ thực hiện là 100% chỉ riêng ngân hàng TPBank không thực hiện vấn đề này, hoặc có thực hiện nhưng không nêu trong báo cáo thường niên của ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 59 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú TechcomBank 100% BIDV 100% EximBank 100% VPBank 100% Sacombank 100% MBBank 100% VietcomBank 100% VietinBank 100% TPBank 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Biểu đồ 1.14. Tỷ lệ thực hiện vấn đề TNXHDN về cộng đồng 2.3. Ảnh hưởng của TNXHDN đến hiệu quả tài chính của các NHTMCP 2.3.1. Ảnh hưởng của TNXHDN đến ROA Bảng 1.5. ROA và mức độ thực hiện TNXHDN Thứ tự (ROA) NHTMCP ROA (%) TNXHDN (%) Thứ tự (TNXHDN) [1] [2] [3] [4] [5] 1 TechcomBank 2.26 64% 3 2 VPBank 2.20 56% 5 3 MBBank 1.54 48% 7 4 VietcomBank 0.97 60% 4 5 TPBank 0.84 36% 9 6 VietinBank 0.66 52% 6 7 BIDV 0.61 84% 1 8 EximBank 0.58 40% 8 Trường9 Sacombank Đại học0.37 Kinh64% tế 2 Huế Bảng trình bày số liệu về tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và mức độ thực hiện TNXHDN được công bố trên báo cáo thường niên của 9 NHTMCP trong mẫu nghiên 60 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú cứu. Cột [1] của Bảng trình bày thứ tự các ngân hàng được sắp xếp theo chiều giảm dần của chỉ tiêu ROA, ngân hàng có ROA cao nhất là Techcombank và giảm dần đến ngân hàng có ROA thấp nhất là SacomBank. Cột [2] là tên của các ngân hàng thương mại cổ phần. Cột [3] là giá trị ROA của ngân hàng tương ứng với cột [2]. Cột [4] là mức độ thực hiện TNXHDN được công bố trên báo cáo thường niên của ngân hàng tương ứng ở cột [2]. Cột [5] là thứ tự của xếp hạng theo mức độ thực hiện TNXHDN trong mẫu nghiên cứu. Từ số liệu của Bảng 3.1, TechcomBank là ngân hàng có chỉ tiêu ROA cao nhất, khả năng sinh lời cao nhất trong nhóm nhưng mức độ thực hiện lại xếp thứ tự thứ 3. Tiếp theo VPBank là ngân hàng có khả năng sinh lời đứng thứ 2 của nhóm thì mức độ thực hiện lại xếp thứ 5 trong tổng số 9 ngân hàng. Ngân hàng có khả năng sinh lời thấp nhất trong nhóm là SacomBank với chỉ tiêu ROA là 0,37% thì mức độ thực hiện lại xếp thứ 2 của nhóm. Để có cái nhìn tổng quan hơn về ảnh hưởng của TNXHDN được công bố trên báo cáo thường niên của các ngân hàng với chỉ số ROA, số liệu từ bảng 3.1 được trình bày bằng biểu đồ 3.8. 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 0.00 ROA TNXHDN Biểu đồ 1.15. ROA và mức độ thực hiện TNXHDN TrườngĐường nét liền là Đạichỉ tiêu ROA học của các ngân Kinh hàng được biểu diễntế theo Huế thứ tự từ ngân hàng có ROA cao nhất đến ROA thấp nhất. Đường nét đứt là mức độ thực hiện TNXHDN của ngân hàng tương ứng với ROA. Từ số liệu của bảng 3.1 và biểu đồ 3.8, có thể thấy rằng những ngân hàng có khả năng sinh lời cao nhất lại không phải là ngân 61 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú hàng có mức độ thực hiện TNXHDN nhiều nhất và ngược lại. Điều này giải thích việc có thực hiện TNXHDN nhiều hay ít thì cũng không ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA của ngân hàng. 2.3.2. Ảnh hưởng của TNXHDN đến ROE Bảng 1.6. ROE và mức độ thực hiện TNXHDN Thứ tự (ROE) NHTMCP ROE (%) TNXHDN (%) Thứ tự (TNXHDN) [1] [2] [3] [4] [5] 1 TechcomBank 26.19 64% 3 2 VPBank 23.33 56% 5 3 VietcomBank 18.00 60% 4 4 MBBank 16.12 48% 7 5 TPBank 15.59 36% 9 6 BIDV 15.29 84% 1 7 VietinBank 11.13 52% 6 Trường8 EximBank Đại học5.92 Kinh40% tế8 Huế 9 Sacombank 5.51 64% 2 62 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng trình bày số liệu về tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) và mức độ thực hiện TNXHDN được công bố trên báo cáo thường niên của 9 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu. Cột [1] của Bảng trình bày thứ tự các ngân hàng được sắp xếp theo chiều giảm dần của chỉ tiêu ROE, ngân hàng có ROE cao nhất là Techcombank và giảm dần đến ngân hàng có ROE thấp nhất là SacomBank. Cột [2] là tên của các ngân hàng thương mại cổ phần. Cột [3] là giá trị ROE của ngân hàng tương ứng với cột [2]. Cột [4] là mức độ thực hiện TNXHDN được công bố trên báo cáo thường niên của ngân hàng tương ứng ở cột [2]. Cột [5] là thứ tự của xếp hạng theo mức độ thực hiện TNXHDN trong mẫu nghiên cứu. Từ số liệu của Bảng 3.1, TechcomBank là ngân hàng có chỉ tiêu ROE cao nhất, khả năng sinh lời cao nhất trong nhóm nhưng mức độ thực hiện lại xếp thứ tự thứ 3. Tiếp theo VPBank là ngân hàng có khả năng sinh lời đứng thứ 2 của nhóm thì mức độ thực hiện lại xếp thứ 5. VietcomBank là ngân hàng có khả năng sinh lời đứng thứ 3 thì mức độ thực hiện lại xếp thứ 4. Ngân hàng có khả năng sinh lời thấp nhất trong nhóm vẫn tiếp tục là SacomBank với chỉ tiêu ROE là 5.51% thì mức độ thực hiện lại xếp thứ 2 của nhóm. Trong khi đó ngân hàng có mức độ thực hiện đứng thứ nhất là BIDV thì ROE của ngân hàng này lại đứng ở vị trí thứ 6 là khá thấp trong 9 ngân hàng. Biểu đồ sau sẽ thể hiện mối tương quan giữa ROE và TNXHDN 90.00 80.00 70.00 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 Trường Đại họcROE TNXHDN Kinh tế Huế Biểu đồ 1.16. ROE và mức độ thực hiện TNXHDN Đường nét liền là chỉ tiêu ROE của các ngân hàng được biểu diễn theo thứ tự từ 63 SVTH: Ngô Lê Thảo Nhi , K49C – Kế toán