Khóa luận Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định

pdf 83 trang thiennha21 7212
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mo_rong_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÝ PHƢỢNG LINH MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÝ PHƢỢNG LINH MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. TÓM TẮT Hiện nay, ngân hàng và hoạt động ngân hàng đã và đang dần trở thành một nhân tố mang tính trọng yếu trong nền kinh tế. Không những thế, ngân hàng còn là một trong những chủ thể kinh tế quan trọng hàng đầu của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với mỗi ngân hàng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất, đó là nguồn thu nhập và lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, cho vay tiêu dùng là một trong những khía cạnh dịch vụ đang được các ngân hàng quan tâm và phát triển, là mảng tiềm năng được nhiều ngân hàng thương mại chú trọng và đề cao. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại những hạn chế tiềm ẩn trong chiến lược xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Luận văn dựa vào cơ sở lý thuyết về định nghĩa, khái niệm, các chỉ tiêu tính toán trong quá trình phân tích hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định qua các chi tiêu doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn trong giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm giúp ngân hàng hoàn thiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, giúp ngân hàng ngày càng phát triển tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra những nhận định về cho vay tiêu dùng ở ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. i
  4. ABSTRACT In the modern life, banks and banking activity has gradually become a key factor in nature in the economy. Moreover, the bank is one of the most important economic actors of the global leading general and Vietnam in particular. For each bank, loan is the most important activity, which is the source of income and the highest profit in business operations. In particular, consumer lending is one of the aspects of service that are of interest and bank development, the array potential commercial banks are more focused and improve. However, it remains the limitations implicit in the strategy and development of business activities of the commercial banks. Thesis based on the theoretical basis of the definition, concepts, indicators calculated in the process of analyzing credit activities in commercial banks. Articles focus on consumer lending situation at Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank Gia Dinh branch through loan sales, loan balance, overdue debt in the period 2015 - 2017. Since then launched solutions and proposals to help banks improve and expand consumer lending activities, help banks better growing in business operations. The paper uses the methods of collecting information and methods of data analysis combined with comparative method, with reference from which to make judgments on consumer loans at Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank Gia Dinh branch. ii
  5. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. TP.HCM, ngày 29 tháng 05 năm 2018 Tác giả LÝ PHƯỢNG LINH ii
  6. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 1 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 1 1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 2 1.1.2.1. Về lãi suất 2 1.2.2.2. Về đảm bảo tiền vay 2 1.1.2.3. Về thẩm định tín dụng 3 1.1.2.4. Số lượng món vay nhiều nhưng lượng tiền cho từng món vay nhỏ 3 1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng 3 1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay vốn 3 1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 4 1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ 4 1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng 6 1.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại 6 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế 6 1.1.4.3. Đối với khách hàng 7 1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại 7 1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng 7 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng 9 iii
  7. 1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng 9 1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính 14 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng 15 1.2.3.1. Các nhân tố khách quan 15 1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan 16 1.3. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng mại và bài học cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam 18 1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thương mại 18 1.3.1.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 18 1.3.1.2. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) 19 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 21 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 21 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam 21 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam 23 iv
  8. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 24 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định giai đoạn 2015 - 2017 25 2.1.3.1. Tình hình hoạt động huy động vốn 25 2.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay 26 2.1.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 28 2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 29 2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 29 2.2.2. Quy định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 30 2.2.2.1. Đối tượng cho vay 30 2.2.2.2. Điều kiện cho vay 30 2.2.2.3. Mục đích vay vốn 31 2.2.2.4. Hạn mức vay vốn và nguồn trả nợ 31 2.2.2.5. Thời hạn và lãi suất cho vay 33 2.2.2.6. Hồ sơ vay vốn 33 2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 34 2.3. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Chi nhánh Gia Định 39 2.3.1. Chỉ tiêu định lượng 39 2.3.1.1. Doanh số cho vay tiêu dùng 39 v
  9. 2.3.1.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng 40 2.3.1.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 44 2.3.2. Chỉ tiêu định tính 46 2.3.2.1. Mức độ đa dạng của sản phẩm tại ngân hàng 46 2.3.2.2. Uy tín của ngân hàng 46 2.3.2.3. Mức độ hài lòng của khách hàng 46 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 47 2.4.1. Kết quả đạt được 47 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 49 2.4.3.1. Các nhân tố chủ quan 49 2.4.3.2. Các nhân tố khách quan 51 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 53 3.1. Mục tiêu và định hƣớng về việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 53 3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 53 3.1.2. Định hướng phát triển của ngân hàng đến năm 2020 54 3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 54 3.2.1. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về cho vay 54 3.2.2. Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng 56 3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 57 vi
  10. 3.2.4. Mở rộng mạng lưới kênh phân phối cho vay 58 3.2.5. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ ngân hàng 58 3.3. Kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 59 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 59 3.3.2. Đối với chính phủ và các cơ quan hữu quan 60 3.3.3. Đối với hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam 61 3.3.3.1. Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của ngân hàng 61 3.3.3.2. Cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý 63 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
  11. DANH MỤC VIẾT TẮT PVcomBank Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam TSĐB Tài sản đảm bảo KHCN Khách hàng cá nhân NHTM Ngân hàng thương mại QLTD Quản lý tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước CIC Trung tâm thông tin tín dụng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh viii
  12. DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp. Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức PVcomBank. Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức PVcomBank. Sơ đồ 2.3. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 – 2017. Sơ đồ 2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi nhánh Gia Định. Sơ đồ 2.5. Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017. Sơ đồ 2.6. Dư nợ theo thời gian giai đoạn 2015 – 2017. Sơ đồ 2.7. Dư nợ theo đối tượng vay giai đoạn 2015 – 2017. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn PVcomBank chi nhánh Gia Định giai đoạn 2015- 2017. Bảng 2.2. Tình hình cho vay của PVcomBank chi nhánh Gia Định 2015 – 2017. Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank chi nhánh Gia Định 2015 – 2017. Bảng 2.4. Doanh số cho vay tiêu dùng của PVcomBank chi nhánh Gia Định. Bảng 2.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn của PVcomBank chi nhánh Gia Định. Bảng 2.6. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay PVcomBank chi nhánh Gia Định. Bảng 2.7. Dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay PVcomBank chi nhánh Gia Định. ix
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Logo ngân hàng PVcomBank x
  14. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang dần được cải thiện và phát triển, có nhiều cánh cửa hội nhập quốc tế đang mở ra đi kèm với nhiều cơ hội và thách thức đổi với các chủ thể tham gia. Trong đó, ngành ngân hàng cũng là một trong những thành phần quan trọng góp phần trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước. Điều đó đòi hỏi các sản phẩm, dịch vụ cần phải được không ngừng hoàn thiện, đổi mới và mở rộng sao cho đa dạng, thích hợp với môi trường cạnh tranh hiện nay và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đối với mỗi ngân hàng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất, đó là nguồn thu nhập và lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Trước đây, các ngân hàng chỉ chú trọng và có các sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế phát triển, mọi người dân cũng là một trong những chủ thể đóng góp công sức vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất, đồng nghĩa với nhu cầu cần vốn của họ tăng cao và các khoản dành cho hoạt động chi tiêu cá nhân cũng tăng theo. Vì vậy, cho vay tiêu dùng là một trong những khía cạnh dịch vụ đang được các ngân hàng quan tâm và phát triển, là mảng tiềm năng được nhiều ngân hàng thương mại chú trọng và đề cao. Trong những năm gần đây, nhờ vào sự có mặt của mảng cho vay tiêu dùng, các hoạt động kinh doanh, sản xuất, mua bán của hộ kinh doanh, nông dân hay các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển. Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho những cá thể vừa và nhỏ có thêm nguồn vốn để đầu tư vào nhiều khía cạnh khác nhau, mở rộng mạng lưới. Có thể nói, tín dụng đã tạo điều kiện cho người lao động có thêm việc làm, chủ kinh doanh có nguồn vốn vững chắc để mở rộng hoạt động kinh doanh, đời sống của người dân dần được cải thiện và nâng cao. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam ra đời vào năm 2013 với mạng lưới 116 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc, nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, năng lượng, hạ xi
  15. tầng. PVcomBank là thế hệ trẻ, nắm bắt được thời thế và đã học hỏi được ở những ngân hàng thế hệ trước nên đã có những bước cải tiến trong mảng cho vay tiêu dùng. Ngân hàng có các sản phẩm dịch vụ đa dạng và thực tế nên đã không những đáp ứng được nhu cầu mà còn tạo niềm tin ở khách hàng và góp phần khẳng định thương hiệu trong hệ thống ngân hàng của đất nước. Với slogan “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank mong muốn được rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng đồng thời tạo thêm những bước tiến trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, đây lại là đề tài chưa được nghiên cứu rộng rãi tại PVcomBank chi nhánh Gia Định. Sau thời gian thực tập tại ngân hàng, nhận thấy các cán bộ lãnh đạo của ngân hàng đang có những kế hoạch để phát triển mảng dịch vụ này, tôi quyết định chọn đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi nhánh Gia Định qua các chi tiêu doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn trong giai đoạn 2015 – 2017. Đề ra các giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi nhánh Gia Định. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Sử dụng cơ sở lý thuyết nào cho hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại? Thực trạng cho vay tại ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định giai đoạn 2015 – 2017 được diễn ra như thế nào? Đề xuất những biện pháp, kiến nghị nào để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định? xii
  16. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định. Thời gian: giai đoạn 2015 – 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, diễn giải để phân tích thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định. 6. Lƣợc khảo các công trình đã nghiên cứu 6.1. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Ninh (2016), Luận văn thạc sĩ Trần Văn Tuyền, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của NHTM và mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đã nghiên cứu. 6.2. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng, Luận văn thạc sĩ Lê Quốc Thái, Berlin School of Economics and Law. Luận văn đã nêu được những lý luận liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM , nêu những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay như doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu và thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng BIDV. Đề xuất giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng cho ngân hàng. xiii
  17. 6.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng và giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh 8 tháng 3 (2013), Khóa luận tốt nghiệp, Trần Mai Vũ, Đại học Hoa Sen. Luận văn đã được tóm tắt cơ sở lý thuyết để làm tiền đề phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đồng thời cũng đã mô tả được đầy đủ quy trình cho vay tiêu dùng, thực trạng cho vay tại ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013 và đưa ra giải pháp giúp ngân hàng phát triển mô hình hoạt động cho vay này hơn. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 nên chưa thấy được kết quả khả quan trong việc cho vay tiêu dùng do đời sống kinh tế người dân khó khăn, lạm phát cao. Nhưng nhận thấy tiềm năng ở mảng cho vay tiêu dùng, bài viết đưa ra những giải pháp, đề xuất cho kế hoạch phát triển trung và dài hạn nhằm giúp ngân hàng rút kinh nghiệm và có những lựa chọn sáng suốt trong việc phát triển kinh doanh của ngân hàng. 7. Kết cấu của khóa luận Chương 1: Tổng quan mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định. xiv
  18. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Theo Bùi Diệu Anh (2016), “ Tín dụng tiêu dùng là các khoản vốn ngân hàng tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người dân trang trải nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng được tài trở bởi tín dụng tiêu dùng.” Theo Lý Hoàng Ánh - Lê Thị Mận (2013), “Tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng tài trợ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư (cá nhân và hộ gia đình) với các chi phí về vật chất như: nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng cá nhân hoặc các dịch vụ: giáo dục, y tế, du lịch, văn hóa, nghệ thuật.” Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay mà ngân hàng tài trợ một khoản tiền cho khách hàng (cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong một thời gian nhất định với các thỏa thuận ký kết giữa hai bên (về số tiền, thời gian phát hành và lãi suất phải trả) để giúp khách hàng trang trải cho hàng hoá hoặc dịch vụ trước khi họ có đủ khả năng kinh tế để tận hưởng một cuộc sống cao hơn. Ngày nay, các ngân hàng không chỉ dành sự chú trọng đối với khách hàng doanh nghiệp mà họ còn dành sự quan tâm đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Điều đó làm cho các sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Cho vay tín dụng rất cần thiết vì nó làm gia tăng nhu cầu mua sắm các sản phẩm cá nhân như xe cộ, đồ điện tử, nhà cửa, giáo dục khi khả năng tài chính của người vay chưa thể chi trả. Có thể nói, đây là một sản phẩm rất có ích đối với nền kinh tế. Vậy cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Hình thức tài trợ này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá và dịch vụ mà họ mong muốn trước khi họ có đủ khả năng chi trả và tạo điều kiện cho họ hưởng thụ cuộc sống tốt hơn với mục đích: mua nhà, sửa nhà, xây nhà, mua sắm vật dụng cần thiết tron gia đình , mua xe hơi, du học và du lịch . 1
  19. 1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng Nhìn chung, cho vay tiêu dùng vì mục đích cá nhân phục vụ nhu cầu hằng ngày chứ không phải vì những mục tiêu lợi nhuận và nó có nguồn chi trả độc lập so với việc sử dụng tiền vay. Vay tiêu dụng có đặc điểm như sau: 1.1.2.1. Về lãi suất Lãi suất của các khoản vay tiêu dùng thông thường sẽ cao hơn so với các khoản vay với mục đích kinh doanh, sản xuất và các ngành dịch vụ. Cho vay tiêu dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái. Nhìn chung, người đi vay chỉ quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hằng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng. Bởi vì đây là khoản vay có tính rủi ro cao nên gói vay tiêu dùng thường có chi phí và lãi suất cao hơn các khoản vay khác (trừ khoản vay để mua bất động sản). Các chi phí khác bao gồm: Mở rộng hệ thống mạng lưới, phát triển chiến lược quảng cáo, marketing để tuyên truyền rộng rãi với khách hàng trên các khu vực, địa bàn khác. Các chi phí khác như: chi phí quản lý, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện nước, hỗ trợ và phụ cấp chi phí điện thoại và đi lại cho nhân viên, chi phí công chứng hồ sơ, . Bởi vì cho vay tiêu dùng có đối tượng là cá nhân, số lượng đông nên cần sự hỗ trợ từ nhiều từ phía nhân sự của ngân hàng. Dẫn đến sự đòi hỏi cao về nguồn nhân lực để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh chóng nhất từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cho vay, giải ngân và thu nợ. 1.2.2.2. Về đảm bảo tiền vay Các khoản vay tiêu dùng đều không sử dụng tiền vay cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, mua bán mà nguồn trả nợ từ thu nhập của khách hàng nên nguồn thu này đối với ngân hàng rất khó kiểm soát. Vì vậy, đây là khoản vay thường có rủi ro cao hơn so với các khoản vay còn lại. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng đều yêu cầu người đi vay phải có tài sản đảm bảo. 2
  20. 1.1.2.3. Về thẩm định tín dụng Khi muốn được xét duyệt chấp nhận khoản vay, khách hàng phải xuất trình các thông tin cá nhân như nghề nghiệp, kỹ năng, thu nhập và các giấy tờ liên quan khác để chứng minh họ có đủ điều kiện được cấp tín dụng và có khả năng chi trả tiền nợ hằng tháng. Tiêu chí quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay là khách hàng phải có việc làm ổn định và trình độ học vấn. Tuy nhiên, phía ngân hàng rất khó có thể xác minh về những thông tin khách hàng cung cấp có đáng tin cậy và cố định hay không. Đây là yếu tố làm tăng rủi ro trong cho vay tiêu dùng. 1.1.2.4. Số lượng món vay nhiều nhưng lượng tiền cho từng món vay nhỏ Khi muốn đáp ứng mục đích tiêu dùng của bản thân, khách hàng thường sẽ có phần tiết kiệm của họ dành cho loại hàng hóa họ cần mua. Phần vay ngân hàng đa phần chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời (trừ các khoản vay dành cho bất động sản hoặc ô tô). Tuy nhiên, nó chiếm tối đa 80% tổng giá trị sản phẩm và được chia phần tiền trả trong thời gian dài hạn từ 180 tháng đến 240 tháng. Nguyên nhân dẫn đến số lượng khoản vay dành cho tiêu dùng chiếm số lượng lớn là do chủ thể đi vay là cá nhân thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được cấp tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng là không thể thiếu, cộng với thu nhập của người dân cũng tăng cao do điều kiện kinh tế phát triển, số lượng món vay dành cho tiêu dùng cũng không ngừng tăng cao để nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần của người dân. 1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng 1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay vốn Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản vay để phục vụ các nhu cầu về xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở cá nhân, hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản vay để phục vụ các nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, giải trí, du lịch, học tập, 3
  21. 1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng mà người đi vay sẽ trả gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của khách hàng không đủ để có thể thanh toán hết một lần số nợ vay. Cho vay tiêu dùng phi trả góp là khoản vay được cấp cho khoản vay có giá trị nhỏ và thời gian ngắn, khách hàng chỉ thanh toán một lần duy nhất cho ngân hàng khi đến hạn. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là hình thức vay mà khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai với thời gian được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu hoặc thu nhập kiếm được từng thời kỳ. Khách hàng được vay với một hạn mức tín dụng nhất định và được trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn. 1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ Cho vay tiêu dùng gián tiếp là phương thức tín dụng mà ngân hàng tiến hành mua các món nợ do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp 3 NGÂN HÀNG CÔNG TY BÁN 5 1 2 4 NGƯỜI VAY Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, PGS.TS Lý Hoàng Ánh – PGS.TS Lê Thị Mận (2013) 4
  22. 1. Ký hợp đồng vay (Ngân hàng và khách hàng). 2. Người vay trả trước một phần tiền cho công ty bán lẻ. 3. Ngân hàng trả phần tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ. 4. Công ty bán lẻ giao tài sản cho người vay. 5. Người vay thanh toán tiền vay cho Ngân hàng. Cho vay tiêu dùng trực tiếp là khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng và khách hàng trực tiếp thực hiện hoạt động cho vay và thu nợ. Cho vay tiêu dùng trực tiếp là hình thức cho vay linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp. Bởi vì, khách hàng và ngân hàng sẽ trực tiếp làm việc với nhau nên khi phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn sẽ được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, đtôi lại quyền lợi tốt nhất cho cả đôi bên. Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp 1 4 NGÂN HÀNG CÔNG TY BÁN 5 6 2 3 NGƯỜI VAY Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, PGS.TS Lý Hoàng Ánh – PGS.TS Lê Thị Mận (2013). 1. Hợp đồng mua bán nợ (Ngân hàng và công ty bán lẻ). 2. Hợp đồng mua bán chịu hàng hóa (Công ty bán lẻ và người vay). 3. Công ty bán lẻ giao tài sản cho người vay. 4. Công ty bán lẻ giao toàn bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng. 5
  23. 5. Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ. 6. Người vay trả tiền trả góp cho ngân hàng. Khi người vay không trả nợ có hai cách thỏa ước: Công ty bán lẻ cam kết trả toàn bộ cho ngân hàng. Công ty bán lẻ cam kết trả một phần cho ngân hàng. 1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng 1.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại Các sản phẩm cho vay tiêu dùng thường đa dạng và phong phú. Vì vậy, ngân hàng có thể phân tán rủi ro và tăng thu nhập. Với sự phát triển của nền kinh tế, các chủ thể luôn trong trạng thái cạnh tranh gay gắt với nhau, để có thể đứng vững trong điều kiện khắc nghiệt như vậy thì đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới và cập nhật theo xu hướng thị trường nhưng vẫn đảm bảo những quy tắc nghề nghiệp nhất định để thu hút một số lượng khách hàng nhất định. Cho vay tiêu dùng giúp cho ngân hàng tạo dựng hình ảnh trên thị trường và mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể huy động thêm nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng và bán thêm nhiều sản phẩm khác để làm tăng nguồn doanh thu. Ngân hàng là trung gian có uy tín trong hoạt động nhận tiền gửi từ nguồn vốn đầu tư của khách hàng và chuyển nguồn vốn đó sang những đối tượng đi vay, là những người đang cần vốn với mức lãi suất nhất định. Cho vay tiêu dùng là hình thức tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên ngân hàng hoàn thiện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết phục. Điều đó càng giúp ngân hàng tạo thêm uy tín và nâng cao chất lượng hình ảnh của mình trên thị trường. 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế Cho vay tiêu dùng làm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và tạo việc làm cho người lao động. Từ đó, làm tăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng và của các tổ chức tín dụng. Cho vay tiêu dùng còn giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, tăng nguồn cầu hàng hóa trong nước và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững hơn. 6
  24. Đối với điều kiện sống phát triển, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của người dân là không ngừng tăng trưởng, họ thường có những nhu cầu cần thiết để đáp ứng cho những điều kiện tinh thần và tiêu dùng. Vì vậy, để kích cầu nguồn hàng, các doanh nghiệp sản xuất phải luôn có sự đổi mới và phát triển về công nghệ, chất lượng dịch vụ, hàng hóa để đtôi lại những sản phẩm chất lượng cao hơn, tốt hơn, phong phú hơn để phục vụ nhu cầu càng cao của xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng còn góp phần thực hiện tốt những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra trong việc xây dựng đất nước ngày càng tiến bộ, nền kinh tế ngày càng vững mạnh. Đây là yếu tố cơ bản giúp cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng không ngừng phát triển và cải thiện. 1.1.4.3. Đối với khách hàng Cho vay tiêu dùng giúp thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng khi khả năng tài chính của họ chưa đủ. Điều đó làm cho những người đi vay sẽ làm việc và tiết kiệm hiệu quả nhất để có nguồn thu nhập ổn định, vừa đảm bảo điều kiện được vay và vừa có nguồn trả nợ cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của bản thân họ. Với nhu cầu mua sắm tăng cao, các đơn vị sản xuất sẽ phải có nhiều sản phẩm mới, đa dạng, nhiều mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, vay tiêu dùng nếu bị lạm dụng sẽ làm vượt quá khả năng chi trả, giảm tiết kiệm và chi tiêu trong tương lại của khách hàng. Vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc các khoản vay của mình để có thể đem lại lợi ích cho bản thân họ. 1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng Theo Lê Quốc Thái (2014), “Mở rộng hoạt động vay tiêu dùng có nghĩa là ngân hàng tăng quy mô cho vay, đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng đi vay để đáp ứng nhu cầu hợp lý và hợp pháp của người tiêu dùng.” Theo Vũ Văn Thực (2014), “Phát triển cho vay tiêu dùng được hiểu là gia tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay, tức là quy mô cho vay mở rộng, số 7
  25. lượng khách hàng ngày càng gia tăng, đa dạng hóa đối tượng cho vay, tỷ lệ nợ xấu giảm, lợi nhuận gia tăng ” Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng nhằm tăng trưởng thu nhập nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay, đáp ứng được chiến lược kinh doanh đã được đề ra trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Trước đây, đối tượng cho vay của ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp và người dân thường ngại đến ngân hàng để vay vì thủ tục phức tạp, lãi suất cao và những gói cho vay thường không đa dạng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, đất nước hội nhập thì các ngân hàng trong nước học hỏi các ngân hàng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng và rút ngắn khoảng cách giữa hai chủ thể. Đối với khoản chi tiêu cho nhà ở, xe hơi, xe máy, du học nước ngoài, người tiêu dùng cần phải tích lũy trong thời gian khá dài; hay đối với những khoản tiền dành cho nhu cầu cấp bách như cấp cứu, chữa bệnh thì cho vay tiêu dùng thực sự rất có ý nghĩa. Cho vay tiêu dùng phát triển tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận với mơ ước trong khoảng thời gian ngắn nhất. Số lượng khoản vay tăng cao làm cho thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng theo. Đồng thời, với những bước tiến sáng giá trong quá trình phát triển kinh doanh đòi hỏi các ngân hàng không ngừng sáng tạo, không ngừng nghiên cứu để phát triển và mở rộng thêm những gói vay khác, đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao uy tín và đứng vững trong hệ thống ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng được phản ánh qua các yếu tố như số lượng khách đông, thủ tục vay đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn về vốn tín dụng, chi phí về tổng lãi suất, chi phí nghiệp vụ. Mở rộng cho vay tiêu dùng còn làm hạn chế những hình thức cho vay khác như cho vay nặng lãi, “chơi hụi”, giúp cho các cơ quan pháp chế, cơ quan nhà nước có thể quản lý trật tự an ninh xã hội và có những thay đổi thích hợp, ban hành các chính sách hợp lý để ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác được tạo điều kiện 8
  26. thuận lợi trong kinh doanh, các chủ thể tham gia được bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng. Vậy mở rộng cho vay tiêu dùng là sự gia tăng về quy mô lẫn chất lượng của khoản vay, tăng về số lượng khách hàng, tăng lợi nhuận, tăng doanh số, giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng vẫn có thể đảm bảo được chất lượng tín dụng. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng 1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng Doanh thu từ hoạt động cho vay Doanh thu từ hoạt động cho vay là con số phản ánh chính xác hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ảnh sự tăng trưởng tuyệt đối của doanh thu cho vay tiêu dùng: Giá trị tăng trưởng Tổng doanh thu _ Tổng doanh thu = doanh thu tuyệt đối năm t năm (t-1) Chỉ tiêu phản ảnh sự tăng trưởng tương đối của doanh thu cho vay tiêu dùng: Giá trị tăng Tổng doanh thu năm t – Tổng doanh thu năm (t-1) trưởng doanh thu = tương đối Tổng doanh thu cho vay tiêu dùng năm (t-1) Chỉ tiêu tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của doanh thu cho vay tiêu dùng phản ảnh sự tăng trưởng doanh số cho vay của năm t sau với năm (t-1). Giá trị này tỷ lệ thuận với sự mở rộng cho vay tiêu dùng. Tỷ lệ này càng lớn thì mức độ mở rộng cho vay càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu phản ảnh tỷ lệ phát triển doanh thu cho vay tiêu dùng: Tổng doanh thu cho vay tiêu dùng x 100 Tỷ lệ phát triển = Tổng doanh thu 9
  27. Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu cho vay của ngân hàng nhằm đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình tiến độ thực hiện hoạt đồn mở rộng cho vay. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì ngân hàng càng thành công trong mở rộng cho vay tiêu dùng. Ngược lại, ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp khác để khắc phục như tìm kiếm, huy động thêm nhiều khách hàng, có những chính sách ưu đãi lãi suất hay quà tặng lưu niệm dành cho từng loại khách hàng đến vay. Dư nợ Dư nợ là chỉ tiêu phản ảnh quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Dư nợ là khoản vay của khách hàng chưa đến thời điểm thanh toán hoặc tới thời điểm thanh toán nhưng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Chỉ tiêu phản ảnh sự tăng trưởng tuyệt đối của dư nợ: Giá trị tăng trưởng Tổng dư nợ năm t _ Tổng dư nợ năm (t-1) = dư nợ tuyệt đối Chỉ tiêu phản ảnh sự tăng trưởng tương đối của dư nợ: Tổng dư nợ năm t _ Tổng dư nợ năm (t-1) Giá trị tăng trưởng = dư nợ tương đối Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ảnh sự tăng giảm tuyệt đối qua mỗi năm. Nếu chỉ số này dương thì ngân hàng đạt được dấu hiệu tốt trong mở rộng cho vay, ngược lại thì ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục. Chỉ tiêu phản ảnh tỷ lệ phát triển: Tỷ trọng doanh số Dư nợ cho vay tiêu dùng = x 100 cho vay Tổng dư nợ 10
  28. Nợ quá hạn và nợ xấu Theo Điều 10.1, Thông tư TT 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” Có 5 nhóm nợ được quy định như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: - Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; - Nếu khách hàng trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi. Nhóm 2: Nợ cần chú ý: - Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Nợ gia hạn nợ lần đầu. - Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: - Nợ quá hạn trên 360 ngày. 11
  29. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được. - Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%; - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%; - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%; - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên thế giới sẽ chia sẻ thông tin thông qua các trung tâm thông tin tín dụng. Ở Việt Nam, hệ thống này được gọi là “Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia – CIC (Credit Information Center)”. Đây là nơi lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng để phục vụ yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của Pháp luật. Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt và được chấp nhận vay vốn đều nằm ở nhóm 1. Khi khách hàng bị đánh giá là kém nếu nằm trong nhóm từ 3 đến 5, sẽ không được vay vốn ở hầu hết các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nếu khách hàng thuộc nhóm 2 là nợ cần chú ý thì tùy thuộc vào từng nơi để được xét có chấp nhận cho vay vốn hay không. 12
  30. Nợ quá hạn Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Tỷ trọng nợ = x 100 Tổng dư nợ quá hạn Theo Điều 2.3, Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010, “Quy đinh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy mô nhỏ”, “nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Nợ quá hạn là khoản nợ tính đến thời điểm hoàn trả khách hàng vẫn chưa trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng. Thông thường, chỉ tiêu này được đánh giá là tốt nhất là ở mức nhỏ hơn 5%. Các ngân hàng đều mong muốn hạ thấp tỷ lệ này xuống đến mức thấp nhất bởi lẽ tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nợ xấu Nợ xấu cho vay tiêu dùng T ỷ trọng nợ x 100 = quá hạn Tổng dư nợ Nếu tỷ lệ nợ xấu quá lớn thì có nghĩa là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng khoản vay. Còn nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng đang dần được cải thiện. Ngân hàng sẽ căn cứ vào tỷ lệ này để đánh giá kết quả mở rộng cho vay tiêu dùng và có biện pháp khắc phục nếu cần thiết. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay Số lượng khách hàng cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc theo dõi chiến lược mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Sự tăng giảm số lượng khách hàng năm nay so với năm trước cho thấy sự tăng giảm trong quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Để kiểm soát được sự phát triển cho kế 13
  31. hoạch mở rộng cho vay tiêu dùng, ngân hàng cần phải xem xét và phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động cho vay. 1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính Mức độ đa dạng của sản phẩm Muốn có thể thành công trong mở rộng cho vay tiêu dùng, ngân hàng phải có nhiều sản phẩm để thu hút khách hàng. Hiện nay, để tăng chỉ tiêu và doanh thu, sự đa dạng về sản phẩm là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Các sản phẩm phải có nhiều tiện ích, vừa phù hợp, vừa thuận lợi, vừa đáp ứng được nhu cầu hợp lý của nhiều đối tượng khách hàng. Số lượng khách hàng đến giao dịch càng cao càng cho thấy sự thành công của ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là những sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng có thể làm hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng kịp lúc nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Uy tín và vị trí của ngân hàng Chỉ tiêu này cho thấy sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng và khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng về ngân hàng. Điều đó có nghĩa là khi cần, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng trước tiên. Uy tín và vị trí của ngân hàng là yếu tố hàng đầu để tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Điều đó được thể hiện trong chiến lược marketing và trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng với nhau. Mức độ hài lòng của khách hàng Mức độ hài lòng của khách hàng được biểu hiện qua số lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Khách hàng càng cảm thấy thoải mái và hài lòng với các dịch vụ tại ngân hàng thì họ sẽ càng tin tưởng và sử dụng các loại dịch vụ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng càng tốt và ngược lại. Theo Parasuraman, Zeithaml và Berry (1991), có năm nhân tố đánh giá chất lượng dịch vụ: 14
  32. Phương tiện hữu hình được thể hiện qua thương hiệu, hình ảnh, tài liệu, trang thiết bị và máy móc để thực hiện dịch vụ và ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ. Độ tin cậy thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hẹn ngay từ lần đầu. Tính đáp ứng cho thấy mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng kịp thời. Năng lực phục vụ là kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm, niềm nở của nhân viên phục vụ, tính sẵn sàng và đặc biệt là giải quyết nhanh các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Sự cảm thông được thể hiện qua sự ân cần, quan tâm, thăm hỏi, động viên đến từng cá nhân khách hàng. Theo công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thạch (2012) sử dụng thang đo SERVQUAL gốc của Parasuraman (1988), có 7 thành phần đo lường chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Agribank bao gồm: Đáp ứng Năng lực phục vụ Phương tiện hữu hình về cơ sở vật chất Chuyên nghiệp Đồng cảm Tin cậy Phương tiện hữu hình về con người 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng 1.2.3.1. Các nhân tố khách quan Điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Có thể nói bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mô đều có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ví như sự tăng trường kinh tế cũng như sự thay đổi về tốc độ lạm phát sẽ có ảnh hưởng đến mức tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt 15
  33. với tỷ lệ lạm phát hợp lý, dư nợ cho vay của các ngân hàng thường cao hơn rất nhiều so với khi mà nền kinh tế có những biến động xấu. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng có hiệu quả. Bởi vì thu nhập người tiêu dùng tăng sẽ tăng nhu cầu mua sắm, tăng vay tiêu dùng. Điều kiện pháp lý cũng ảnh hưởng đến vay tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại hóa, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng vì nó có thể bảo vệ các chủ thể tham gia, ngành ngân hàng cũng vậy. Các hoạt động của ngân hàng đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước, pháp luật. Khi hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ đảm bảo được quyền lợi của ngân hàng, tránh tạo ra sơ hở để những kẻ lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Khi đó, NHNN sẽ khống chế các NHTM trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có. Điều kiện xã hội ổn định, an ninh, trật tự được đảm bảo sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Nếu có sự góp vốn của các doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ tăng, tăng nhu cầu cần vốn. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng có ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay của ngân hàng. Mức độ cạnh tranh tỷ lệ thuận với khả năng mở rộng cho vay. Nếu trên một khu vực có nhiều ngân hàng thì số lượng khách hàng sẽ bị phân tán, khách hàng chỉ tìm đến những ngân hàng uy tín, các ngân hàng top dưới sẽ không có khả năng cạnh tranh. Vì vậy, các ngân hàng luôn có từng loại sản phẩm riêng biệt, tạo dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng, thu hút sự chú ý của khách hàng. 1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan Định hướng phát triển của ngân hàng, nếu định hướng phát triển là hoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những người có nhu cầu đến với mình. Và khi đó, ngân hàng sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm, đồng thời hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Năng lực tài chính của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết 16
  34. định về hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn có thể coi là có sức mạnh về tài chính. Từ đó, ngân hàng có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có cơ hội phát triển. Nguồn nhân lực, muốn thực hiện mở rộng cho vay, chất lượng và số luợng của cán bộ tín dụng phải đảm bảo yêu cầu để ngân hàng dễ kiểm soát chất lượng tín dụng. Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, marketing tốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp trong khách hàng về ngân hàng, bởi vì dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Đồng thời số lượng cán bộ tín dụng hợp lý, phân công cụ thể thì ngân hàng đó mới có thể phát triển không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng mà tất cả các hoạt động khác. Chính sách tín dụng, quan điểm cho vay cởi mở là nhân tố giúp ngân hàng thuận lợi mở rộng cho vay hơn là quan điểm cho vay bảo thủ. Quan điểm cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro, Chính sách, quy định của ngân hàng là các chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay, là các quy định về lãi suất và phí tín dụng, có phù hợp thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán. Thủ tục xin vay vốn, thời gian thẩm định hồ sơ xin vay vốn nếu không được làm nhanh chóng và phù hợp thì khách hàng có thể tìm đến ngân hàng khác. Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dẫn tới việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng, chính xác và giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn. 17
  35. 1.3. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng mại và bài học cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thƣơng mại Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tính đến cuối năm 2017, TP. HCM đã cán mốc mức dư nợ cho vay tiêu dùng trên 2 triệu tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ cả nước và đây là năm đầu tiên đạt đến mức này. Riêng cho vay tiêu dùng, trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, bình quân dư nợ tín dụng tiêu dùng của TP.HCM trong một năm tăng từ 20% đến 22%. Nếu như năm 2012, chỉ có 4% trong tổng dư nợ là tín dụng cho vay tiêu dùng, thì đến năm 2015, con số này đã là 6% và đến năm 2016 là 8%, đến cuối năm nay như dự kiến có thể đạt 12,2%. Có thể nói, cho vay tiêu dùng đang là một trong những mục tiêu phát triển của các ngân hàng. Sau đây là những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng sau quá trình hoạt động cho vay tiêu dùng. 1.3.1.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Sacombank luôn tuân theo những quy định của NHNN, tuy nhiên, để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đầu năm 2015, ngân hàng đã có những gói lãi suất ưu đãi và cho phép khách hàng được trả nợ trước hạn. Yếu tố lãi suất là một trong những yếu tố giúp ngân hàng chiếm được một số lượng lớn khách hàng đến vay tại ngân hàng. Sacombank luôn có nhiều gói vay ưu đãi phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng và dành nhiều hạn mức cho khoản vay này từ 900 tỷ đồng đến 4.500 tỷ đồng để tài trợ cho những khoản vay mua nhà và mua xe ô tô. Hiện nay, ngân hàng Sacombank có những gói vay mua ô tô, mua xe máy, du học, vay mua nhà với mức lãi suất giao động từ 6,99%/năm đến 7,8%/năm để thu hút số lượng lớn khách hàng đến giao dịch. 18
  36. 1.3.1.2. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) VPBank có mức lợi nhuận trước thuế đạt gần 5000 tỷ đồng vào năm 2016 và tiếp tục đẩy mạnh và năm 2017 là nhờ hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp của ngân hàng đối với hình thức bán lẻ. VPBank hiện là một trong số ít ngân hàng đẩy mạnh giải ngân các khoản vay nhỏ lẻ, tín chấp hoặc thế chấp, phục vụ cho các đối tượng cụ thể cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Tỷ trọng cho vay cá nhân của VPBank thuộc vào nhóm cao nhất thị trường, chiếm 71% tổng thu nhập hoạt động trong năm 2017. Đồng thời, VPBank đang ở top 5 ngân hàng lớn ở Việt Nam nhờ vào phát triển những gói vay nhỏ lẻ. Hiện nay, mức lãi suất của VPbank dao động từ 0,93% đến 3%/ tháng và có những mức lãi suất ưu đãi cho đối tượng theo từng ngành nghề như giáo viên, cán bộ công chức nhà nước, Tùy theo từng cá nhân mà mức lãi suất và số tiền vay của họ sẽ khác nhau. Ngân hàng đã và đang mở rộng cho vay tiêu dùng theo hình thức cho vay tín chấp. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Có những chính sách cho vay tiêu dùng hiệu quả, phù hợp và tuân thủ theo những quy định của pháp luật của Nhà nước và NHNN. Đồng thời phải đảm bảo tính chính xác và nghiêm minh trong công tác thẩm định và đánh giá khách hàng theo nguyên tắc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nhưng vẫn thực hiện theo quy trình. Xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả từ khâu hồ sơ, thủ tục đến giải ngân, theo dõi và kết thúc hợp đồng. Có mức lãi suất cạnh tranh, thu hút khách hàng tìm đến ngân hàng để vay những sản phẩm như mua xe ô tô, mua nhà hoặc những sản phẩm phục vụ cho đời sống hằng ngày vào các dịp lễ, tết hay cuối năm vừa giúp kích cầu mua sắm, tăng trưởng kinh tế nước nhà vừa giúp cho ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. 19
  37. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến hệ thống lý thuyết về vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Nhìn vào đó, ta có thể nắm được những khái niệm, các yếu tố định lượng và định tính là tiền đề để phân tích thực trạng về hoạt động cho vay và mở rộng cho vay tại các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định nói riêng. Đồng thời cũng nêu được những kinh nghiệm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. 20
  38. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam. Loại hình: Doanh nghiệp cổ phần. Thể loại: Ngân hàng thương mại. Thành lập: 16/09/2013 Số giấy CNĐKKD: 0101057919 Tổng tài sản: 108.298 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 9.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu: 9.693 tỷ đồng. Tổng số cổ phần: 900.000.000. Trụ sở chính: 22 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Số điện thoại: +84 04.39426800 Số lượng Chi nhánh và phòng giao dịch: 116. Website: www.pvcombank.com.vn 21
  39. Logo thương hiệu gợi nên sự vận động linh hoạt, đồng thời cũng như vòng tay bao bọc thể hiện sự bảo vệ trọn vẹn của “Ngân hàng trọn đời”. Đồng thời, logo còn hàm chứa yếu tố phong thủy tốt đẹp. Hình tam giác đại diện cho yếu tố “Kim”, hình vuông mang yếu tố “Thổ”. “Thổ sinh Kim” - mà yếu tố “Kim” sinh ra lại có diện tích lớn hơn, bao trùm không gian thiết kế, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ. Bố cục giữa tên thương hiệu và biểu tượng theo 3 hàng, không chỉ vững về bố cục đồ họa, mà còn gửi gắm những ý niệm tốt đẹp về sự hài hòa trong thế giới tam tài (Thiên – Địa – Nhân). Sự kết hợp giữa màu vàng và màu xanh, trong đó màu vàng nổi bật, thể hiện mong muốn kỳ vọng của PVcomBank trở thành một ngân hàng phát triển vững chắc, trường tồn. PVcomBank sử dụng hai tông màu chính – màu xanh nước biển thể hiện tính cách tin cậy và màu vàng, màu của trí tuệ tỏa sáng. Hai tông màu trên được kết hợp hài hòa và truyền tải rõ ràng nét tính cách đáng tin cậy, bản lĩnh, chủ động và tính trí tuệ thiết yếu trong ngành tài chính. Hình 2.1. Logo Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam 22
  40. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng PVcomBank Nguồn: Trang web của ngân hàng PVcomBank  Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Đình Lâm. Thành viên: Nguyễn Hoàng Nam, Trịnh Hữu Hiền, Đoàn Minh Mẫn, Võ Trọng Thuỷ, Nguyễn Khuyến Nguồn, Ngô Ngọc Quang.  Ban điều hành: Tổng giám đốc: Nguyễn Hoàng Nam Phó tổng giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Ngọc Quang, Dương Xuân Quang, Phạm Huy Tuyên, Nguyễn Việt Hà. Giám đốc Khối: Đặng Thế Hiển, Nguyễn Thị Linh Chi, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thúy Hạnh, Trịnh Thế Phương. Giám đốc Khối CNTT: Kiều Minh Thắng. 23
  41. Giám đốc Khối Quản lý và Thu hồi nợ: Mai Xuân Thuần. Phó Giám đốc Khối Phụ trách Khối pháp chế và Tuân thủ: Ngô Vi Phong.  Ban kiểm soát: Trưởng ban: Bùi Thu Hương. Thành viên: Đào Văn Chung, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Hương Nga. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định thành lập ngày 04/10/2013 với mã số thuế là 0101057919-029 được đăng ký và quản lý bởi Cục thuế TP. HCM. Địa chỉ: 495 – 497 An Dương Vương, phường 8, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 083.5207168 – Fax: 0835207168. Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định Trƣởng phòng Dịch vụ khách hàng Trƣởng phòng KHCN Trƣởng phòng Giám đốc Phó giám đốc khách hàng doanh nghiệp Trƣởng phòng hành chính Kế toán trƣởng Nguồn: trang web ngân hàng PVcomBank. 24
  42. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định giai đoạn 2015 - 2017 2.1.3.1. Tình hình hoạt động huy động vốn Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn PVcomBank chi nhánh Gia Định 2015-2017. Đơn vị tính: tỷ đồng. 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng huy 47,100 100% 64,550 100% 95,200 100% động vốn Không kỳ 11,450 24,30% 18,900 29,28% 25,430 26,71% hạn Có kỳ hạn 35,650 75,70% 45,650 70,72% 69,770 73,29% Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. Sơ đồ 2.3. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017 100,000 90,000 80,000 70,000 60,000 Không kỳ hạn 50,000 Có kỳ hạn Tỷ đồng Tỷ 40,000 30,000 20,000 10,000 0 2015 2016 2017 Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. Nguồn vốn huy động của chi nhánh Gia Định cuối năm 2017 là 95,200 tỷ đồng so với cuối năm 2015 là 47,100 tỷ đồng tăng 48,100 tỷ đồng. Trong đó: Tiền 25
  43. gửi không kỳ hạn cuối năm 2017 là 25,430 tỷ đồng (chiếm 26,71%) so với cuối năm 2015 là 11,450 tỷ đồng (chiếm 24,30%) tăng 13,98 tỷ đồng. Tiền gửi có kỳ hạn cuối năm 2017 là 69,770 tỷ đồng (chiếm 73,29%) so với cuối năm 2015 là 35,650 tỷ đồng (chiếm 75.70%) tăng 34,12 tỷ đồng. Từ đó, ta có thể thấy được nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn. Với chính sách sản phẩm linh hoạt cùng nhiều chương trình ưu tiên, khuyến mãi hướng tới khách hàng như: Tiền gửi sáng tạo, hợp tác bảo hiểm, dịch vụ thanh toán hoá đơn tiện ích, năm 2017 được coi là một năm thành công của PVcomBank nói chung, và PVcomBank chi nhánh Gia Định nói riêng trong dịch vụ huy động vốn. 2.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay Bảng 2.2. Tình hình cho vay của PVcomBank chi nhánh Gia Định 2015 – 2017. Đơn vị tính : tỷ đồng. 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Số tiền trọng trọng Tổng dƣ nợ 11,350 100% 25,460 100% 43,980 100% Dƣ nợ cho vay 2,345 20,66% 5,500 21,60% 8,875 20,18% KHCN Dƣ nợ cho vay KHDN vừa và 5,875 51,76% 13,660 53,65% 19,543 44,43% nhỏ Dƣ nợ cho vay 3,130 27,58% 6,300 24,75% 15,562 35,39% KHDN lớn Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. 26
  44. Sơ đồ 2.3. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017 45,000 Dư nợ cho vay 40,000 KHDN lớn 35,000 Dư nợ cho vay 30,000 KHDN vừa và 25,000 nhỏ 20,000 Dư nợ cho vay 15,000 KHCN 10,000 5,000 0 2015 2016 2017 Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. Dư nợ cho vay của chi nhánh cuối năm 2017 là 43,980 tỷ đồng so với cuối năm 2015 là 11,350 tỷ đồng tăng 32,630 tỷ đồng. Trong đó: Dư nợ cho vay KHCN cuối năm 2017 là 8,875 tỷ đồng (chiếm 20,18%) so với năm 2015 là 2,345 tỷ đồng (chiếm 20,66%) tăng 6,530 tỷ đồng. Mặc dù tỷ trọng cho vay KHCN năm 2017 có giảm nhẹ so với năm 2015, tuy nhiên nhìn chung vẫn tăng đều qua mỗi năm. Dựa trên kết quả khảo sát khách hàng tại chi nhánh, ngân hàng PVcomBank đã thiết kế những gói dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng cá nhân: bao gồm các gói chương trình cho vay lãi suất ưu đãi, sản phẩm tiền gửi ưu đãi, các chương trình quà tặng, tri ân khách hàng, giúp nguồn dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng mạnh. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cuối năm 2017 là 19,543 tỷ đồng (chiếm 44,43%) so với năm 2015 là 5,875 tỷ đồng (chiếm 51,76%) tăng 13,668 tỷ đồng. Đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của PVcomBank tập trung phục vụ là các đơn vị trong ngành dầu khí và các doanh nghiệp có quan hệ sản xuất trong chuỗi cung (supply chain) với ngành 27
  45. dầu khí. Và tập trung ứng dụng mô hình phục vụ hướng đến tăng cường chiều sâu cho mối quan hệ khách hàng, tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp tới khách hàng những dịch vụ phù hợp với nhu cầu đó. Với mục tiêu tăng trưởng danh mục cốt lõi và đẩy mạnh phát triển khách hàng mới, PVcomBank đã thực hiện song song hai nhiệm vụ trọng tâm: khoanh vùng xử lý các khoản nợ quá hạn đồng thời tăng trưởng dư nợ mới, tập trung vào cho vay lưu động nhằm tránh áp lực vốn dài hạn cho ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn cuối năm 2017 là 3,130 tỷ đồng (chiếm 27,58%) so với năm 2015 là 15,562 tỷ đồng tăng 12,432 tỷ đồng. Đây là nhóm khách hàng mà hiện nay chưa phải là mục tiêu đẩy mạnh của ngân hàng. 2.1.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank chi nhánh Gia Định giai đoạn 2015 – 2017. Đơn vị tính : tỷ đồng. 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Doanh thu hoạt động 13,742 22,113 35,535 Chi phí hoạt động 12,704 19,159 29,815 Hoàn nhập dự phòng rủi ro tín 437 688 910 dụng Lợi nhuận trƣớc thuế 1,475 3,622 8,498 Lợi nhuận sau thuế 1,756 4,853 9,000 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 11,03% 17,46% 20,56% Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. Doanh thu hoạt động của chi nhánh tăng rất nhanh, từ 13,742 tỷ đồng (cuối năm 2015) lên 22,113 tỷ đồng (cuối năm 2016) và đạt 35,535 tỷ đồng ở năm 2017, tăng 13,422 tỷ đồng. Doanh thu của chi nhánh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, 28
  46. nó luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Từ đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khá tốt. Đồng thời chi phí cũng tăng từ 12,704 tỷ đồng (cuối năm 2015) lên 19,159 tỷ đồng (cuối năm 2016) và dừng lại ở con số 29,815 vào cuối năm 2017, tăng 10,656 tỷ đồng do mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ. Nhưng tốc độ tăng của chi phí không cao bằng tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ ngân hàng đang phát triển tốt, tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng mạnh vào cuối năm 2017 là 9,000 tỷ đồng so với cuối năm 2015 là 1,756 tỷ đồng tăng 7,244 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 11,03% lên 20,56% cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là rất tốt. Đây là sự nổ lực cải tiến quy trình cũng như cách thức cho vay và các nghiệp vụ khác của ngân hàng, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Gia Định nói riêng và ngân hàng PVcomBank nói chung. Có thể thấy, mặc dù ngân hàng chỉ mới thành lập nhưng với kết quả hoạt động theo chiều hướng tích cực như vậy chứng tỏ ngân hàng đã phải cố gắng nỗ lực rất nhiều để tạo dựng thương hiệu của mình trên thị trường. 2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định Thông tư 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 về Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Quyết định số 673/QĐ-PVB ngày 19/01/2017 về Ban hành Quy trình chung về cho vay có tài sản đảm bảo dành cho KHCN tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam. Quyết định số 3376/2016/QT-PVB ngày 05/04/2016 về Cấp tín dụng cho KHCN và doanh nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam. 29
  47. 2.2.2. Quy định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 2.2.2.1. Đối tượng cho vay Khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ năng lực hành vi dân sự. Từ 20 tuổi trở lên thời điểm nộp hồ sơ vay và không quá 65 tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn tín dụng của khoản vay. Khách hàng có quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp vợ/chồng khách hàng không có quốc tịch Việt Nam, chỉ chấp nhận tính nguồn thu của vợ/chồng khách hàng để trả nợ trong trường hợp thời gian khoản vay không được vượt quá thời gian lưu trú của vợ/chồng khách hàng tại Việt Nam. 2.2.2.2. Điều kiện cho vay Nơi thường trú/tạm trú của khách hàng vay tại nơi đơn vị kinh doanh PVcomBank có trụ sở. Vợ/chồng khách hàng không cần thoả mãn điều kiện này. Người đồng vay vốn: Từ 25 tuổi trở lên thời điểm nộp hồ sơ vay và không quá 65 tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn cấp tín dụng khoản vay. Là bố/mẹ/anh/chị/tôi/con ruột của khách hàng hoặc của vợ/chồng khách hàng hoặc con nuôi/bố mẹ nuôi của khách hàng. Người đồng vay vốn phải thoả mãn các điều kiện đối với khách hàng tương tự như khách hàng vay vốn (trừ tiêu chí xếp hạng tiêu dùng). Một khoản vay được có tối đa 2 người đồng vay vốn (không bao gồm vợ/chồng khách hàng). DTI (Debt To Income ratio) là tổng thu nhập thường xuyên của khách hàng và người đồng vay vốn DTI không vượt quá 70%. . Với DTI là hệ số trả nợ trên thu nhập. DTI = Số tiền phải trả hàng tháng/Tổng thu nhập hàng tháng. Trong đó: . Số tiền phải trả hàng tháng = số tiền phải trả hàng tháng khoản vay đang xin cấp + số tiền phải trả hàng tháng tất cả các khoản vay trước tại PVcomBank và tổ chức tín dụng khác (nếu có) + 30
  48. 5% hạn mức thẻ tín dụng (nếu có). Khách hàng không có nợ nhóm 2 tại thời điểm xem xét tín dụng, nếu trên CIC thể hiện khách hàng đang có nợ nhóm 2 đơn vị bổ sung chứng từ chứng minh khách hàng đã thanh toán khoản trả chậm nhóm 2 và không còn dư nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng trước khi trình xét duyệt cấp tín dụng. Khách hàng không có phát sinh nợ nhóm 3 trở lên trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm xem xét tín dụng. 2.2.2.3. Mục đích vay vốn PVcomBank sẽ xem xét cấp tín dụng cho khách hàng với các mục đích phục vụ đời sống như sau: Mua sắm vật dụng gia đình, thiết bị nội thất. Thanh toán chi phí học tập trong nước. Chi phí cưới hỏi, du lịch, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh. Trả phí, thuế trước bạ tài sản. Các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống cá nhân khác (nếu có). Vay mua ô tô. Vay mua, xây, sửa nhà. Vay tiêu dùng có TSĐB. 2.2.2.4. Hạn mức vay vốn và nguồn trả nợ Mức cho vay tối thiểu là 50 tỷ đồng. Mức cho vay tối đa là 1 tỷ đồng đối với tài sản đảm bảo là đất ở nông thôn (bao gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). Còn lại tối đa là 3 tỷ đồng và không vượt quá tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo quy định dưới đây: Nếu TSĐB là bất động sản: Mức cho vay không vượt quá 70% trên giá trị tài sản. Nếu TSĐB là ô tô: Đối với ô tô mới tỷ lệ cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản bảo đảm và ô tô cũ là 30% giá trị tài sản. Nếu TSĐB là nhóm A: Theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ. Nguồn trả nợ: 31
  49. Từ nguồn thu nhập thường xuyên bao gồm: o Từ lương phụ cấp: . Thời gian làm việc tại nơi công tác hiện tại tối thiểu 12 tháng, có hợp đồng lao động chính thức, không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 1 năm trở lên (trừ trường hợp khách hàng đã nghỉ hưu). . Trường hợp chưa đủ 12 tháng làm việc tại nơi công tác hiện tại thì yêu cầu ít nhất 1 năm kinh nghiệm đã từng làm việc tại đơn vị khác với ngành nghề tương đương và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thời gian còn lại của hợp đồng lao động tối thiểu 6 tháng. . Và các chứng từ chứng minh khác (nếu có) theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ. o Từ sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh/ Doanh nghiệp do khách hàng làm chủ và có tên trên giấy đăng ký kinh doanh: . Khách hàng có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy xác nhận kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền trong đó đảm bảo tối thiểu nội dung như sau: tên tuổi, địa chỉ theo hộ khẩu, số CMND, điện thoại của đại diện hộ kinh doanh và có thời gian kinh doanh thực tế ổn định liên tục tối thiểu 12 tháng tính đến thời điểm vay vốn, địa điểm kinh doanh mặt hàng kinh doanh. . Và các chứng từ chừng minh khác (nếu có) theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ. o Nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản có quyền sở hữu/ khai thác (Nhà ở, phòng trọ/ mặt bằng kinh doanh) hoặc xe ô tô: . Khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh cho thuê tài sản có quyền sở hữu hoặc khai thác của chính khách hàng liên 32
  50. tục trên tháng 12 tháng và các hợp đồng cho thuê còn hiệu lực tại thời điểm trình xem xét cấp tín dụng tối thiểu 6 tháng. . Và các chứng từ chứng minh khác (nếu có) theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ. o Nguồn thu nhập khác: Dùng để tham khảo khi thẩm định cho vay, không dùng để tính toán trả nợ vay. 2.2.2.5. Thời hạn và lãi suất cho vay Thời hạn cho vay tối thiểu là 6 tháng và tối đa là 84 tháng. Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm là ô tô và bất động sản thì thời hạn vay được xác định theo nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt quá thời hạn cho vay mua ô tô mục đích tiêu dùng theo quy định cho vay mua ô tô dành cho khách hàng cá nhân tại PVcomBank trong từng thời kỳ. Lãi suất và phí: Lãi suất cho vay theo quy định hiện hành của ngân hàng theo từng thời kì, phù hợp với tình hình thị trường, lợi thế cạnh tranh và trong khuôn khổ quy định của NHNN Việt Nam. Lãi suất quá hạn: bằng 150% lãi suất trong hạn. Phí trả nợ trước hạn: áp dụng theo biểu phí của PVcomBank. 2.2.2.6. Hồ sơ vay vốn Hồ sơ pháp lý gồm có bản của của Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu/ KT3 và giấy Đăng ký kết hôn. Hồ sơ tài chính gồm có Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của PVcomBank, bản sao Hợp đồng lao động và xác nhận lương, thưởng hàng tháng của đơn vị sử dụng lao động (3 tháng gần nhất). Hồ sơ tài sản đảm bảo gồm có giấy chứng nhận sở hữu/quyền sở dụng của bất động sản hoặc giấy tờ thế chấp bằng ô tô: Hợp đồng mua bán, chứng nhận đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm nếu khách hàng đã mua bảo hiểm. 33
  51. 2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định Sơ đồ 2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi nhánh Gia Định Bước • Tiếp nhận hồ sơ 1 Bước • Thẩm định giá 2 Bước • Tái thẩm định 3 Bước • Phê duyệt tín dụng 4 Bước • Soạn thảo hợp đồng 5 Bước • Giải ngân 6 Bước • Kiểm tra chứng từ giải ngân 7 Bước • Xếp hạng tín dụng nội bộ 8 Bước • Kiểm tra sau cấp tín dụng 9 Bước • Định giá TSĐB theo định kỳ 10 Bước • Thu hồi nợ 11 Bước • Xử lý phát sinh 12 Bước • Thanh lý hợp đồng 13 Nguồn: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng PVcomBank 34
  52. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Chuyên viên KHCN tiếp xúc khách hàng để giới thiệu về sản phẩm và nhận Hồ sơ vay vốn từ phía khách hàng. Tại bước 1, chuyên viên KHCN sẽ xác định được các nội dung sau, nếu phù hợp với các chính sách của ngân hàng sẽ quyết định có cho khách hàng vay hay không: Mục đích khoản vay. Số tiền vay. Thời hạn vay. Nguồn thu nhập thường xuyên và không thường xuyên để xác định nguồn trả nợ của khách hàng. Kiểm tra CIC để xác nhận tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. TSĐB. Sau đó, chuyên viên KHCN xác nhận thông tin vào Tờ trình cấp tín dụng và trình lãnh đạo ký duyệt. Bước 2: Thẩm định giá TSĐB Có ba đơn vị thẩm định giá là Đơn vị cấp tín dụng định giá, Trung tâm Định giá – Khối Quản trị rủi ro, Công ty định giá độc lập. Chuyên viên KHCN sẽ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu định giá và trình lãnh đạo đơn vị ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận thẩm định giá của PVcomBank. Bộ phận thẩm định sẽ tiến hành phân tích và đánh giá về TSĐB; tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, uy tín khách hàng; phương thức và nhu cầu vay, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, các biện pháp đảm bảo tiên vay, Tuy nhiên, do chuyên viên KHCN không có thẩm quyền định giá TSĐB mà phải chuyển cho bộ phận thẩm định giá độc lập nên quá trình định giá và nhận kết quả thường tốn khá nhiều thời gian, làm cho khách hàng cảm thấy không hài lòng, ảnh hưởng đến kết quả động của chi nhánh. Bước 3: Tái thẩm định 35
  53. Trường hợp cần phải làm rõ hồ sơ, chuyên viên KHCN sẽ lập yêu cầu tái thẩm định và trình bày những nội dung được yêu cầu qua hệ thống phần mềm của ngân hàng và chờ thông báo phân công xử lý hồ sơ. Sau khi có kết quả, bộ phận tái thẩm định sẽ trả về cho chuyên viên KHCN để tập hợp hồ sơ. Bước 4: Phê duyệt tín dụng Sau khi nhận hồ sơ từ phía bộ phận thẩm định giá và tái thẩm định giá, chuyên viên KHCN tổng hợp toàn bộ hồ sơ của khách hàng và chuyển cho điều phối viên trình cấp chuyên gia hoặc hội đồng ủy ban phê duyệt tín dụng. Nêu rõ ý kiến cho vay hoặc từ chối cho vay trong Tờ trình đề xuất tín dụng. Bước 5: Soạn thảo hợp đồng/ Phụ lục hợp đồng Chuyên viên KHCN sẽ tập hợp hồ sơ của khách hàng và chuyển cho bộ phận QLTD soạn thảo hợp đồng. Hợp đồng gồm có Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo tín dụng, Khế ước nhận nợ (nếu khách hàng yêu cầu giải ngân ngay sau khi ký hợp đồng tín dụng), Biên bản thỏa thuận định giá, Phiếu đề nghị công chứng hợp đồng, Đơn đăng ký giao dịch đảm bảo. Sau khi soạn và kiểm tra thông tin đầy đủ và chính xác, bộ phận QLTD sẽ cho in đầy đủ số lượng hợp đồng và các giấy tờ liên quan theo quy định. Chuyên viên hỗ trợ tín dụng (HTTD) sẽ hẹn khách hàng ký kết hợp đồng và tiến hành giao dịch đảm bảo. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên – Môi trường hoặc Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo đúng quy định tại điều 47 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP. Sau đó, chuyên viên HTTD sẽ căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn để lấy kết quả. Trường hợp đăng ký giao dịch đảm bảo online, chuyên viên HTTD sẽ tiến hành đăng ký và theo dõi để in kết quả đăng ký nhận được qua mail trên website của Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo để làm căn cứ giải ngân. Đồng thời trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thực hiện giao dịch, chuyên viên HTTD phải lấy kết quả giao dịch đảm bảo bản chính có xác nhận của cơ quan nhà nước để tiến hành nhập kho. Bước 6: Giải ngân 36
  54. Sau tiếp nhận yêu cầu giải ngân từ phía khách hàng, chuyên viên KHCN sẽ tiến hành lập các hồ sơ cần thiết để giải ngân. Hồ sơ gồm có Đề xuất giải ngân, Đề nghị giải ngân, Khế ước nhận nợ và các giấy tờ liên quan để chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng với thỏa thuận được cấp hay không. Bước 7: Kiểm tra chứng từ giải ngân Sau khi lập đầy đủ hồ sơ theo quy định, chuyên viên KHCN sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận QLTD. Khi lệnh giải ngân được duyệt trên phần mềm của ngân hàng, chuyên viên KHCN sẽ hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch để lập phiếu rút tiền mặt hoặc rút tiền mặt tại cây ATM. Trường hợp khách hàng chuyển khoản bằng ủy nhiệm cho, chuyên viên KHCN sẽ hướng dẫn khách ghi thông tin khớp với Khế ước nhận nợ đã được ký kết. Khi hoàn tất quá trình giải ngân, chuyên viên KHCN sẽ tiến hành lưu kho giấy tờ theo quy định hiện hành của PVcomBank. Bước 8: Xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ Chấm điểm theo thang điểm quy định của PVcomBank. Xếp hạng tín dụng nội bộ theo thứ tự từ thấp đến cao thang điểm từ 1 đến 10. Thực tế, cho vay tiêu dùng là số lượng các món vay nhiều và có những khoản vay quy mô nhỏ đến rất nhỏ, nên việc thu thập thông tin và sử dụng thông tin sau khi xếp hạng tín nhiệm của chuyên viên KHCN cũng có những bước giản lược để có thể rút ngắn thời gian làm việc. Việc này có thể ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng xếp hạng và thẩm định trước cho vay, nhưng vì tiêu chuẩn và thông tin xếp hạng cần có được áp dụng đồng nhất cho tất cả các khách hàng, không phân biệt độ lớn của khoản vay hay độ rủi ro khác nhau trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng, cùng với việc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, nên chuyên viên KHCN phải linh hoạt trong xử lý các bước của quy trình. Vì vậy, đây là hoạt động mang tính chất lý thuyết. Bước 9: Kiểm tra sau cấp tín dụng Kiểm tra giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn đôn đốc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích 37
  55. như đã ký trong hợp đồng, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ đúng hạn cam kết. Chuyên viên KHCN sẽ tiến hành theo quy định như sau: Lập lịch kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Lập lịch kiểm tra định kỳ sau cấp tín dụng. Lập lịch kiểm tra định kỳ TSĐB. Lập lịch kiểm tra thực tế TSĐB. Lập lịch tái tục Hợp đồng Bảo hiểm (nếu có) cho khoản vay. Chuyên viên KHCN sẽ cập nhật thông tin sau khi hoàn tất Biên bản kiểm tra sau cấp tín dụng và Báo cáo kết quả kết tra chậm nhất là 05 ngày làm việc. Bước 10: Định giá lại TSĐB định kỳ: theo quy định của PVcomBank Bước 11: Thu hồi nợ Chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ lập lịch thu nợ đến hạn và quá hạn từ ngày 23 đến 25 hàng tháng và gửi mail cho lãnh đạo các đơn vị cấp tín dụng để chỉ đạo chuyên viên KHCN đôn đốc khách hàng trả nợ. Chuyên viên KHCN sẽ thông báo cho khách hàng bằng email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp khách hàng để nhắc nhở trước 05 ngày và hướng dẫn khách hàng thanh toán bằng cách chuyển tiền vào tài khoản mở tại PVcomBank. Bước 12: Xử lý phát sinh Chuyên viên KHCN sẽ tiếp nhận hồ sơ đề nghị của khách hàng về các điều kiện cấp tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc miễn giảm lãi, điều chỉnh các nội dung tại văn bản phê duyệt cấp tín dụng. Chuyên viên KHCN sẽ lập Tờ trình đề xuất phương án xử lý phát sinh để trình lãnh đạo xem qua. Trong trường hợp phải tái thẩm định theo quy định tại Quy định hoạt động tái thẩm định của ngân hàng thì bộ phận Tái thẩm định sẽ căn cứ vào Tờ trình đề xuất phương án xử lý phát sinh và tiến hành thực hiện theo định và sẽ trình bày kết quả tại Báo cáo tái thẩm định sau đó trình đề xuất chờ phê duyệt của lãnh đạo. 38
  56. Sau khi có quyết định, chuyên viên KHCN sẽ tiến hành thông báo kết quả bằng văn bản cho khách hàng và tiến hành cập nhật lại bằng Phụ lục hợp đồng và đưa cho khách hàng ký tên và công chứng theo quy định của pháp luật và PVcomBank. Sau đó bàn giao cho bộ phận lưu trữ hồ sơ, scan và cập nhật lại trên phần mềm của ngân hàng. Bước 13: Thanh lý hợp đồng Tất toán khoản vay khi khách hàng trả hết nợ: chuyên viên KHCN tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. Thanh lý hợp đồng cho vay: Khi bên vay trả xong nợ gốc, lãi và phí (nếu có) thì hợp đồng cho vay đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, chuyên viên KHCN soạn thảo Biên bản thanh lý hợp đồng trình xếp ký và đóng mộc của ngân hàng. Sau đó sẽ hoàn trả lại TSĐB cho khách hàng theo quy định của hợp đồng cho vay và khế ước nhận nợ. 2.3. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam Chi nhánh Gia Định 2.3.1. Chỉ tiêu định lƣợng 2.3.1.1. Doanh số cho vay tiêu dùng Bảng 2.4. Doanh số cho vay tiêu dùng của PVcomBank chi nhánh Gia Định. Đơn vị tính: triệu đồng. 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Doanh số cho vay tiêu dùng 685,435 875,423 983,855 % so với tổng doanh số cho vay KHCN 50,84% 68,25% 74,04% Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. 39
  57. Sơ đồ 2.5. Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 - 2017 Doanh số cho vay tiêu dùng 2015 - 2017 1,000,000 900,000 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 2015 2016 2017 Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. Từ bảng trên cho thấy, doanh số cho vay tiêu dùng cuối năm 2017 là 983,855 triệu đồng so với năm 2015 là 685,435 triệu đồng, tăng 298,420 triệu đồng. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay cũng tăng, năm 2017 là 74,04% so với năm 2015 là 50,84%, tăng 23,2%. Do người dân đã biết đến và tin tưởng vào PVcomBank ngày càng nhiều hơn, và ngân hàng luôn đa dạng hoá các phương thức cho vay nhằm cung cấp dịch vụ cho vay phù hợp với người dân đã giúp cho doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng trưởng mạnh. Chính sự tăng trưởng này, cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng đang phát triển ổn định và có hiệu quả. Mặc dù mức tăng trưởng của doanh số cho vay không thay đổi quá rõ rệt nhưng nhìn chung, nó vẫn tăng dần đều qua mỗi năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay KHCN. 2.3.1.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng Dựa theo thời gian vay 40
  58. Bảng 2.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn của PVcomBank chi nhánh Gia Định. Đơn vị: triệu đồng. 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dƣ nợ ngắn 172,120 34,27% 290,080 38,44% 316,576 38,93% hạn Dƣ nợ trung 330,156 65,73% 464,641 61,56% 496,553 61,07% dài hạn Tổng dƣ nợ 502,276 100% 754,721 100% 813,129 100% Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho chi nhánh nói chung và mỗi nhân viên nói riêng. Với sự cố gắng không mệt mỏi cùng thái độ làm việc nghiêm túc, theo đúng quy định của NHNN và các quy chế khác, PVcomBank chi nhánh Gia Định vẫn luôn giữ vững phong thái của mình. Sự tăng đều này nhờ “nhu cầu” của khách hàng phát triển theo tình hình kinh tế của nước nhà. Người dân giờ đây đã có nhu cầu cao hơn cho tiêu chuẩn cuộc sống, không chỉ sử dụng hàng trong nước mà cả nguồn hàng nhập cũng tăng cao như hàng tiêu dùng, xe ô tô, nguyên vật liệu .Nhờ vào địa thế của chi nhánh là ở trung tâm quận 5, gần chợ và các khu trung tâm mua sắm nên thu hút nhiều người dân có thu nhập cao và ổn định. Vì vậy, thị hiếu của họ cũng ngày càng được tăng cao. o Dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn Dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn cuối năm 2017 là 316,576 triệu đồng so với năm 2015 là 172,120 triệu đồng, tăng 144,456 triệu đồng. Nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn trong năm 2017 là 38,93% so với năm 2015 là 34,27%, giảm 4,66%. Bởi vì ngân hàng tập trung phát triển hình thức cho vay trung và dài hạn, điều này sẽ làm cho nguồn vốn thu hồi chậm hơn. Nguyên nhân do tình hình kinh tế ngày càng gay gắt, lạm phát cao, người dân vẫn rất cẩn trọng trong vấn đề 41
  59. quyết định vay vốn tại ngân hàng nên con số dư nợ trong thời gian ngắn hạn giảm dần để họ không cảm thấy đây là gánh nặng lớn về tài chính. o Dư nợ cho vay tiêu dùng trung dài hạn Dư nợ cho vay tiêu dùng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn trong dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2015 đạt mức dư nợ là 330,156 triệu đồng, chiếm 65,73%, đến năm 2017 mức dư nợ là 496,553 triệu đồng, chiếm 61,07%, tăng 166,397 triệu đồng. Tỷ lệ dư nợ này một phần cũng do dư nợ của năm trước chuyển sang. Tuy là hình thức vay trung và dài hạn nhưng cũng tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng mà mức trả nợ gốc và lãi được trả vào thời gian nào, phần lớn khách hàng thường chọn phương thức trả nợ và gốc 1 tháng/1 lần và 3 tháng/1 lần. Nhờ vậy mà nguồn vốn được thu hồi nhanh, ngân hàng có thể đtôi nguồn vốn tiếp tục cho vay. Sơ đồ 2.6. Dƣ nợ theo thời gian giai đoạn 2015 - 2017 Dƣ nợ theo thời gian giai đoạn 2015 -2017 900000 800000 700000 600000 Trung - dài hạn 500000 Ngắn hạn 400000 300000 200000 100000 0 2015 2016 2017 Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định 42
  60. Dựa theo đối tượng vay Bảng 2.6. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay PVcomBank chi nhánh Gia Định. Đơn vị: triệu đồng. 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cá nhân 390,090 56,61% 603,120 70,36% 714,890 72,22% Hộ gia đình 299,011 43,39% 254,080 29,36% 274,859 27,78% Tổng 689,101 100% 857,200 100% 989,749 100% Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định Sơ đồ 2.7. Dƣ nợ theo đối tƣợng vay giai đoạn 2015 – 2017 Dƣ nợ theo đối tƣợng vay 2015 - 2017 800,000 700,000 600,000 500,000 Cá nhân Hộ gia đình 400,000 300,000 200,000 100,000 0 2015 2016 2017 Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định 43
  61. Từ bảng trên cho thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng khách hàng cá nhân tăng, và chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 50% trong tổng dư nợ. Năm 2017 là 714,890 triệu đồng, chiếm 72,22% so với năm 2015 là 390,090 triệu đồng, chiếm 56,61%, tăng 324,800 triệu đồng. Sở dĩ mức cho vay của đối tượng cá nhân chiếm tỷ trọng cao như vậy là vì nhu cầu vay vốn của họ ngày càng cao và đa dạng hơn như: vay mua nhà, mua xe, du học, du lịch Và để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng đã đa dạng hoá sản phẩm của mình, điều này đã góp phần thu hút và làm tăng lượng khách hàng nhiều hơn cho ngân hàng. Đối với cho vay hộ gia đình chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Năm 2017 là 274,859 triệu đồng, chiếm 27,78% so với năm 2015 là 299,011 triệu đồng, chiếm 43,39%, giảm 24,152 triệu đồng. 2.3.1.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Bảng 2.6. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay PVcomBank chi nhánh Gia Định. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 222,025 189,250 150,040 % so với tổng dư nợ cho vay KHCN 35% 22% 18% Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng PVcomBank chi nhánh Gia Định Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2017 là 150,040 triệu đồng so với năm 2015 là 222,025 triệu đồng, 71,985 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN giảm đáng kể, cuối năm 2015 là 35% đến năm 2016 chỉ còn 22% và giảm còn 18% vào năm 2017. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm nhờ vào khâu định hướng khách hàng mục tiêu tốt và khâu thẩm định đã xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh; xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Và công tác kiểm soát và thu hồi nợ đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu nợ. Từ 44
  62. việc tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm ta có thể thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt và rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng rất thấp. Nợ quá hạn của ngân hàng là yếu tố tất nhiên nảy sinh trong quá trình đầu tư tín dụng. Đây là chỉ tiêu đánh giá chính xác ngân hàng đó có chất lượng thẩm định cho vay dự án có khả thi hay không. Nếu nợ quá hạn càng nhiều thì ngân hàng càng sớm đi đến con đường phá sản. Nhìn chung, nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm vào năm 2016 và 2017, nguyên nhân của sự giảm đột biến về khoản nợ quá hạn là do chuyên viên KHCN luôn quan tâm theo dõi các khoản nợ của đối tượng đang có vấn đề về khả năng thanh toán từ đó chi nhánh đã nhanh chóng đề xuất các biện pháp tối ưu để tận thu những khoản có thể thu được cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ đến hạn. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã giao cho từng chuyên viên KHCN kế hoạch thu nợ, mỗi tuần đều có các cuộc họp đề ra những kế hoạch cần phải giải quyết trong tuần để hạn chế tối đa những bất trắc và có cách giải quyết, xử lý công việc kịp thời, nhanh chóng. Mặt khác cũng không thể phủ nhận khách hàng luôn tìm cách ổn định nguồn thu thường xuyên và không thường xuyên của mình để trả nợ cho ngân hàng. Kết quả nợ quá hạn giảm xuống qua ba năm là do ngân hàng đã ráo riết thu hồi nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp, cụ thể như bám sát tận thu các khoản thu có thể thu được, tranh thủ sự hợp của những cơ quan pháp luật có liên quan, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Đặc biệt, chi nhánh đã tranh thủ được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc thu nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng, thu được kết quả được rất khả quan. Tóm lại, nợ quá hạn dù phát sinh từ nguyên nhân nào đi chăng nữa đều chứa đựng rủi ro và gây ra mất vốn cho ngân hàng và do đó ngân hàng cần tăng cường công tác thu nợ xác minh thực tế để có biện pháp kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất. Mặt khác, ban lãnh đạo ngân hàng cần đặt công tác thẩm định cho các khoản 45
  63. vay mới và các khoản vay lớn lên hàng đầu để phân tích, đánh giá một cách chặt chẽ theo đúng quy định để giảm thiểu rủi ro phát sinh như về vấn đề nợ quá hạn. 2.3.2. Chỉ tiêu định tính 2.3.2.1. Mức độ đa dạng của sản phẩm tại ngân hàng Sự đa dạng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng có thể đáp ứng từng nhu cầu thực tế của khách hàng. Hiện nay, ngân hàng PVcomBank đang có những gói sản phẩm cho vay đi du học, vay mua xây sửa nhà, vay trả góp bằng lương, cho vay mua ô tô linh hoạt, cho vay mua nhà dự án, 2.3.2.2. Uy tín của ngân hàng Hiện nay, các ngân hàng đều đang cố gắng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần của người dân. PVcomBank là ngân hàng mới, ra đời năm 2013. Tuy nhiên với những nỗ lực trong hoạt động ngành ngân hàng, năm 2017, PVcomBank đã đạt được giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ đổi mới hiệu quả nhất Việt Nam” và “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” do tạp chí quốc tế International Finance Magazine được tổ chức tại Singapore. Đi song song với uy tín thì quy mô ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tín dụng và mạng lưới của ngân hàng. Quy mô vốn ngân hàng càng lớn thì mạng lưới hoạt động của ngân hàng cũng mở rộng tương đương. Mạng lưới ngân hàng càng rộng thì việc thu thập thông tin trở nên dễ dàng và quan trọng hơn, do đó việc kiểm soát rủi ro cũng chặt chẽ hơn thông qua mạng lưới của ngân hàng (các chi nhánh, phòng giao dịch). Tính đến thời điểm hiện tại thì PVcomBank đã có hơn 100 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước mà đa phần đều nằm ở những vị trí đông dân cư, gần chợ, siêu thị và các trung tâm mua sắm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch và tiếp xúc với các dịch vụ của ngân hàng. 2.3.2.3. Mức độ hài lòng của khách hàng Theo kết quả khảo sát được công bố tại trang web nội bộ của PVcomBank, những yếu tố làm khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ là: 46
  64. Thời gian xử lý hồ sơ nhanh gọn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chuyên viên KHCN sẽ có câu trả lời đồng ý cho vay hay không cho vay trong thời gian từ 2 đến 3 ngày. Còn đối với việc giải ngân sẽ được giải quyết trong vòng 2 giờ. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự và niềm nở của nhân viên ngân hàng. Hồ sơ thủ tục, quy trình không quá rườm ra, phức tạp. Đối với những trường hợp xác minh hồ sơ theo quy định của ngân hàng ở các cơ quan hành chính nhà nước như sao y, công chứng đều được thực hiện nhanh chóng ở những cơ sở gần khu vực ngân hàng. Lãi suất cho vay ưu đãi. Ngân hàng thường có những đợt ân hạn lãi suất vào những dịp lễ hay những dịp đặc biệt nhằm kích cầu số lượng món vay của khách hàng. 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc Về đối tượng khách hàng, lúc mới thành lập khách hàng vay chủ yếu là các khách hàng quen thuộc có quan hệ sản xuất theo chuỗi cung với ngành Dầu khí. Từ năm 2014 đến nay, Phòng dịch vụ khách hàng đã tích cực thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo qua một số phương tiện thông tin đại chúng (gửi thư giới thiệu sản phẩm, quảng cáo trên tivi, báo chí ) và thực hiện một số chương trình chăm sóc khách hàng nên đã thu hút được thêm rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay mua ô tô và nhà mới. Về công tác kiểm soát và thu hồi nợ, nhờ việc thực hiện tốt công việc kiểm soát sau khi vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ, cao nhất là 2,6% năm 2015 và đến năm 2017 chỉ còn 1,5%. Tỷ lệ này là khá tốt nếu so với tình trạng chung của các ngân hàng hiện nay. Công tác thu lãi cho vay tiêu dùng cũng đạt kết quả cao, thường đạt ở mức trên 150% so với kế hoạch. 47
  65. Vào năm 2015 đến nay, PVcomBank thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất đối với dự án căn hộ City Gate Tower với lãi suất 5.99%/năm cố định 12 tháng đầu, biên độ tăng 3.8%/năm vào những năm tiếp theo. Còn đối với dự án căn hộ The PegaSuite, được áp dụng vào năm 2016 với lãi suất 7,5%/năm biên độ tăng 3.8%/năm vào những năm tiếp theo. Chương trình cho vay này đã góp phần thu hút nhiều đối tượng khách hàng, tăng tỷ lệ cho vay, tăng số lượng khách hàng cho ngân hàng và đóng góp một phần thành công vào kế hoạch phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Vào năm 2017 đến nay, PVcomBank thực hiện chương trình “Cho vay mua ô tô linh hoạt” chỉ trong 4 giờ với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,49%/ năm cho 6 tháng đầu với thủ tục đơn giản, khách hàng có thể nhận xe ngay trong ngày. Bên cạnh đó, ngân hàng còn hợp tác cạnh tranh với các đại lý, showroom ô tô lớn và uy tín kết hợp các dịch vụ ưu đãi như giảm 10% tổng hóa đơn thanh toán khi chăm sóc xe tại các showroom ô tô Long Biên, Vietvoiz, Bosch Car, .bằng hình thức thanh toán của thẻ MasterCard của PVcomBank. Đây là chương trình vay nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, hỗ trợ và đồng hành với khách hàng sở hữu chiếc xe mơ ước cho cuộc sống trọn vẹn hơn. Đồng thời cũng là cơ hội để ngân hàng đẩy mạnh chiến lược kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng một cách an toàn và hiệu quả. Về chất lượng phục vụ, ngân hàng PVcomBank chú trọng duy trì giá trị cốt lõi “Khách hàng là trung tâm” đã đặt khách hàng lên hàng đầu, từ đó tạo được lòng tin đối với khách hàng, góp phần tăng uy tín của ngân hàng. Thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên tại chi nhánh Gia Định được đánh giá khá tốt. Khách hàng được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, hiệu quả phục vụ khách hàng được chú trọng và là cơ hội tốt giúp ngân hàng tăng doanh thu từ dịch vụ. Đồng thời cũng thiết lập được mối quan hệ bền chặt với khách hàng trung thành bằng việc đưa ra những ưu đãi đặc biệt khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng như chương trình tri ân khách hàng, tặng quà có giá trị vào dịp tết. 48
  66. 2.4.2. Hạn chế Do ngân hàng PVcomBank mới được thành lập vài năm gần đây nên người dân vẫn chưa biết nhiều về ngân hàng. Và dịch vụ cho vay tiêu dùng chưa được xác định là chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Việc triển khai cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm một cách thống nhất trên toàn hệ thống, cho vay tiêu dùng vẫn chưa được chú trọng do tư tưởng “không thích làm cái nhỏ”. Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả. Mỗi phòng, mỗi ban có những chính sách làm việc riêng, chưa thống nhất, chưa đồng nên đôi khi sẽ không tránh khỏi những rắc rối, phiền hà trong công tác xử lý và phê duyệt hợp đồng. Hạn chế về mặt nhân lực: Cán bộ làm công tác tín dụng của phòng KHCN tại chi nhánh Gia Định phần lớn còn rất trẻ và mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Đồng thời, số lượng nhân viên đang công tác tại phòng KHCN còn khá ít, dao động từ 10 đến 15 thành viên. Vì vậy sẽ rất khó đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Nhiều khách hàng còn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng. Phần lớn người dân TP.HCM là do nhập cư, chưa có công việc ổn định, thu nhập không đều và phần lớn chưa có hộ khẩu nên khó khăn trong việc đi vay. Do vậy họ khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng do điều kiện đưa ra quá cao. Khách hàng cần phải chứng minh các điều kiện thu nhập mà chỉ những người có thu nhập cao mới đáp ứng được. Ngoài ra, thu nhập của họ sau khi trả tiền hàng tháng thường còn dư rất ít do đó họ sẽ khó khăn trong việc dành dụm tiền cho các chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, thời gian trả góp ngắn nên số tiền phải trả hằng tháng cao. Vì vậy, hoạt động cho vay dành cho người có thu nhập thấp vẫn chưa có sự chuyển biến. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.3.1. Các nhân tố chủ quan Thứ nhất là các nhân tố thuộc lĩnh vực marketing ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến việc chi nhánh chưa mở rộng được khách hàng là do công tác tuyên truyền, quảng cáo, khuếch trương hoạt động của chi nhánh chưa tốt. Do đó, nhiều khách 49
  67. hàn vẫn nghĩ rằng, vay vốn ngân hàng là rất khó khăn. Phần lớn họ không nắm được các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để vay vốn dẫn đến việc phải đi lại nhiều lần, mất thời gian và chi phí cho cả hai bên. Điều này làm cho khách hàng chưa thực sự thoải mái khi đến vay vốn ngân hàng. Mặt khác, với số lượng văn bản pháp luật lớn liên quan đến tài sản đảm bảo cùng hàng loạt các văn bản mới liên tục được ban hành trong nhiều năm, việc tiếp cận và hiểu sâu sắc tinh thần chủ đạo, nội dung chính sách trong các văn bản đó là điều không dễ dàng. Tuy chi nhánh đã đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhưng kết quả vẫn chưa thực sự mong muốn. Các kiến thức về một thị trường kinh tế đầy sôi động và phức tạp chi phối đến từng hoạt động của doanh nghiệp trong khi khả năng nắm bắt thực tế của cán bộ chưa sâu. Điều này dẫn đến những sai sót trong việc điều tra, nghiên cứu, thẩm định các dự án, phương án vay vốn và dẫn đến những thiệt hại cho ngân hàng sau này. Quy trình cho vay mà chi nhánh đang áp dụng đối với các khoản vay chưa mang tính linh hoạt. Các khoản vay phần lớn yêu cầu có TSĐB, chứng minh lương và những nguồn thu nhập của khách hàng phải thể hiện rõ ràng trên giấy tờ nên sẽ hạn chế một phần đông số lượng khách hàng có đủ điều kiện vay vốn và có khả năng trả nợ nhưng không đáp ứng điều kiện để vay vốn tại chi nhánh. Đây cũng là nguyên nhân gây nên những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Những điều kiện cho vay còn khắt khe, thủ tục phức tạp, mất thời gian khiến cho nhiều khách hàng vay khó tiếp cận được nguồn tín dụng từ chi nhánh. Thực tế là các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ. Một món cho vay tài trợ vốn lưu động tới một khách hàng có thể bằng hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn món vay tiêu dùng cung ứng tới KHCN. Hơn nữa, xtôi xét dưới góc độ một ngân hàng, cho vay tiêu dùng phát sinh nhiều thủ tục và mất thời gian hơn cho vay tài trợ sản xuất, kin doanh, đồng thời cho vay tiêu dùng có nhiều rủi ro hơn. Đó chính là vì yếu tố chính khiến cho ngân hàng nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng chưa quan tâm đúng mức tới hình thức cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực 50
  68. tế, lợi nhuận thu được từ cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với các hình thức cho vay khác. Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Dù quy trình cho vay có được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ tới đâu mà không có sự kiểm soát trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay thì mức độ an toàn tín dụng vẫn chưa được đảm bảo. Để khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ thì trước hết khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng theo mục đích đã cam kết từ trước. Tuy nhiên, công tác này không hẳn lúc nào cũng được thực hiện đầy đủ và theo thực tế cho thấy thì việc xử lý tài sản đảm bảo là cực kỳ phức tạp. 2.4.3.2. Các nhân tố khách quan Môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, các thể chế cho vay còn nhiều chồng chéo, khó khăn trong việc tuân thủ, thực hiện. Các quy chế hoạt động chưa được ban hành, chỉ đạo, hướng dẫn (các quy chế cho vay hợp vốn ), các quy định về an toàn tín dụng chưa phù hợp. Tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng diễn ra chậm, nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn trong quá trình hội nhập. Hoạt động của chi nhánh có sự cạnh tranh của rất nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh đó, khách hàng khó có thể chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đây là một vấn đề hết sức nan giải cho ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng tiêu dùng cho khách hàng. Đối với những đối tượng vay là công nhân viên thì điều đó có thể dễ dàng chứng minh qua bảng lương, sao kê lương hoặc hợp đồng lao động. Thực tế, ngân hàng còn xem xét thêm những nguồn thu nhập khác của khách để biết sau khi trả nợ thì phần thu nhập còn lại có đảm bảo đời sống của họ và gia đình hay không. Nếu phần còn lại ít thì vấn đề khách hàng không trả nợ đúng hạn sẽ có thể xảy ra. Yếu tố cạnh tranh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hạn chế. Các ngân hàng có sự cạnh tranh về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm, công tác marketing, Hiện nay, các ngân hàng rất chú trọng cho vay tiêu dùng và cũng tung ra nhiều chiêu thức thu hút một lượng lớn khách hàng. Đồng thời, ở khu 51
  69. vực gần chi nhánh đã tồn tại hơn 10 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng khi giao dịch tại các ngân hàng. Bên cạnh đó,biến động giá cả thị trường cũng gây ảnh hưởng đến lạm phát, lãi suất, giá cả nguyên vật liệu tăng cao tạo tâm lý e ngại của người dân khi vay vốn. Tóm lại, hạn chế trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh được xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, ngân hàng cần để ý và hạn chế những yếu tố đó đến mức thấp nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng cũng như tiện ích cho khách hàng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương 2 tập trung phân tích thực trạng về hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn, đồng thời diễn giải đầy đủ quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Bên cạnh đó cũng đề cập đến những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh; kết quả đạt được đối với xã hội; những thành tựu cần tiếp tục duy trì và thực hiện, sự tồn tại của những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Qua đó đưa ra nguyên nhân gây ra những tồn tại đó, để trong thời gian tới chi nhánh có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần ổn định, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. 52
  70. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 3.1. Mục tiêu và định hƣớng về việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Gia Định 3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng PVcomBank triển khai chiến lược hoạt động gắn liền với chiến lược kinh doanh và phát triển dài hạn của ngân hàng với mục tiêu trở thành một trong bảy ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam về quy mô tài sản vào năm 2020. Đồng thời, PvcomBank tiếp tục thực hiện tái cấu trúc, đẩy mạnh cơ cấu và xử lý nợ quá hạn, đảm bảo tối thiểu như phương án đã xây dựng tại “Đề án tái cơ cấu” đến năm 2020, đã trình NHNN và được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn vốn bằng cách phát huy thế mạnh về huy động vốn, đầu tư vào hệ thống công nghệ hiện đại và phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ và năng suất lao động vượt trội. Trở thành một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ chất lượng cao tới khách hàng. Phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, tuân theo những quy định của nhà nước và pháp luật. Nâng cao chất lượng quản trị điều hành, chất lượng quản trị rủi ro trong mọi hoạt động của ngân hàng. Cho vay được nhắc đến đầu tiên vì đây là một mảng kinh doanh khá quan trọng của ngân hàng, nó đem lại nguồn lợi chính và là yếu tố quyết định sự tồn vong của ngân hàng. Đồng thời với nhu cầu cá nhân của người dân càng tăng cao thì những gói cho vay với mục đích tiêu dùng khá là được các ngân hàng chú trọng không chỉ riêng với ngân hàng PVcomBank. 53