Khóa luận Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện

pdf 86 trang thiennha21 25/04/2022 8851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_toan_khoan_muc_chi_phi_ban_hang_va_chi_phi_qu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA THỰC HIỆN NGUYỄN TẤN PHÁT KHÓA HỌC: 2015 – 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA THỰC HIỆN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tấn Phát ThS. Phạm Thị Hồng Quyên Lớp: K49A Kiểm Toán Niên Khóa: 2015 - 2019 HUẾ, 05/2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô, Ban lãnh đạo công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA cùng với các anh chị phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và các thày cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức trong những năm học vừa qua làm cơ sở nền tảng để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phạm Thị Hồng Quyên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, đặc biệt là các anh chị kiểm toán viên phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính đã tạo điều kiện để tôi tiếp xúc với thực tế quá trình kiểm toán cũng như cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu và nhiệt tình chỉ dẫn để tôi có được những nhận thức đúng đắn trong quá trình hoàn thành bài luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người đã luôn đồng hành, chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Huế, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Tấn Phát Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Hệ thống tài khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 7 Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ TK 641 và 642 32 Bảng 2.2 – Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể tương ứng với các chỉ tiêu 35 Bảng 2.3 – Bảng hướng dẫn cơ sở xác định trọng yếu 35 Bảng 2.4: So sánh chi phí năm nay với năm trước, kết hợp với biến động doanh thu của doanh nghiệp 40 Bảng 2.5: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp 41 Bảng 2.6: Phân tích chi phí bán hàng 42 Bảng 2.7: Chi phí quản lý bất thường 45 Bảng 2.8: Chi phí bán hàng được kiểm tra 47 Bảng 2.9: Chi phí quản lý được kiểm tra 48 Bảng 2.10: Thủ tục kiểm tra tại công ty CP ABC 49 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí bán hàng 9 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí quản lí doanh nghiệp 10 Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 27 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BQT Ban quản trị CĐPS Cân đối phát sinh CPBH Chi phí bán hàng CP Cổ phần CPQLDN Chi phí quản lí doanh nghiệp GĐ Giám đốc GTGT Giá trị gia tăng KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên LNTT Lợi nhuận trước thuế MTY Mức trọng yếu TGĐ Tổng giám đốc TM Thương mại TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát iv
  7. Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 2.1. Mục tiêu tổng quát 1 2.2 mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2 4.2. Phương pháp xử lý số liệu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 3 5.1. Phạm vi không gian 3 5.2. Phạm vi thời gian 3 1.6. Kết cấu khóa luận 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái quát về CPBH và CPQLDN trong kiểm toán bctc 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của CPBH và CPQLDN trong hệ thống BCTC 4 1.1.1.1. Chi phí bán hàng 4 1.1.1.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5 1.1.2. Đặc điểm hạch toán CPBH và CPQLDN 6 1.1.2.1. Chứng từ sử dụng 8 1.1.2.2. Việc hạch toán hai loại chi phí này được mô tả theo sơ đồ 1.1 và 1.2 9 Trường Đại học Kinh tế Huế 9 SVTH: Nguyễn Tấn Phát ii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 1.1.3. Vai trò của CPBH và CPQLDN trong chi phí sản xuất kinh doanh 11 1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán báo cáo tài chính 12 1.2.1 Ảnh hưởng của CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC 12 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán CPBH và CPQLDN 13 1.2.3 Nội dung kiểm toán CPBH và CPQLDN 14 1.1.4. Khảo sát KSNB khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC 15 1.1.4.1. Mục tiêu khảo sát 15 1.1.4.2. Nội dung khảo sát 16 1.1.4.3. Phương pháp khảo sát 16 1.1.5. Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán CPBH và CPQLDN 17 1.1.5.1. Những chi phí phản ánh trên báo cáo , sổ sách thấp hơn chi phí thực tế 17 1.1.5.2. Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách lớn hơn chi phí thực tế 18 1.2. Quy trình kiểm toán CPBH, CPQLDN trong kiểm toán BCTC 18 1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 18 1.2.1.1. Tiền kế hoạch 18 1.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán 19 1.2.2. Thực hiện kiểm toán 21 1.2.3. Kết thúc kiểm toán 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 23 2.1. Giới thiệu về công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá AFA 23 2.1.1. Quá trình thành lập 23 21.2. Phương châm hoạt động 23 2.1.3. Ngành nghề và dịch vụ kinh doanh 23 2.1.3.1. Kiểm toán và soát xét bctc 24 2.1.3.2. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành 24 2.1.3.3. TrườngDịch vụ kế toán Đại học Kinh tế Huế 24 SVTH: Nguyễn Tấn Phát iii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.3.4. Dịch vụ tư vấn thuế 25 2.1.3.5. Dịch vụ thẩm định giá 25 2.1.3.6. Dịch vụ chuyên ngành khác 25 2.1.4. Văn phòng công ty 26 2.1.4.1. Trụ sở chính 26 2.1.4.2. Chi nhánh 26 2.1.5. Cơ cấu tổ chức 27 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán 27 2.1.6.1. Đánh giá và chấp nhận khách hàng 27 2.1.6.2. Kế hoạch kiểm toán 28 2.1.6.3. Các thử nghiệm – giao dịch, tài khoản và thuyết minh 28 2.1.6.4. Các thử nghiệm ảnh hưởng toàn doanh nghiệp 29 2.1.6.5. Hoàn thành và kết thúc 29 2.2. Kiểm toán khoản mục cpbh và cpqldn trong bctc tại một đơn vị khách hàng – công ty cp abc 29 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 30 2.2.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng 30 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán 30 2.2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 31 2.2.1.4. Tìm hiểu môi trường hoạt động của khách hàng 31 2.2.1.5. Đánh giá rủi ro 32 2.2.1.6. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ đối với cpbh và cpqldn 32 2.2.1.7. Đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu đối với chi phí bản hàng và quản lý 34 2.2.1.8. Xác định mức trọng yếu cho khoản mục CPBH và CPQLDN 34 2.2.2 Thực hiện kiểm toán tại CPBH và CPQLDN tại AFA 39 2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát 40 2.2.2.2. Thủ tục phân tích cơ bản 40 2.2.2.3. Thử nghiệm chi tiết 42 2.2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và quản lý 51 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát iv
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.3.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ ảnh hưởng đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý 51 2.2.3.2. Đánh giá tổng hợp bằng chứng kiểm toán 51 2.2.3.3. Kết luận kiểm toán 52 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPBH VÀ CPQLDN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 53 3.1 Nhận xét về thực tế công tác kiểm toán cpbh và cpqldn của afa 53 3.1.1. Ưu điểm 53 3.1.2. Hạn chế 53 3.1.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong BCTC tại công ty AFA. 54 3.1.3.1. Hoàn thiện quy trình xác định mức trọng yếu cho khoản mục 54 3.1.3.2. Hoàn thiện thủ tục chọn mẫu 56 3.1.3.3. Hoàn thiện thủ tục phân tích 59 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1. Kết luận chung về nội dung nghiên cứu 60 2. Một số các kiến nghị và đề xuất 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát v
  12. Trường Đại học Kinh tế Huế
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay với nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ vươn ra khỏi khu vực hướng tới quốc tế thì thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ một lĩnh vực, hoạt động gì thì thông tin luôn là cái đầu tiên và tất yếu mà ai cũng mong muốn có được. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thông tin về báo cáo tài chính, tình hình hoạt động của công ty luôn được quan tâm hết mức bởi nó không chỉ phục vụ cho đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là hỗ trợ cho các đối tượng khác có liên quan với doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình. Do vậy một yêu cầu được đặt ra là thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính phải trung thực, khách quan và chính xác. Chính vì điều đó mà kiểm toán báo cáo tài chính ra đời nhằm đưa ra ý kiến về tính khách quan, chính xác, trung thực của thông tin trên báo cáo tài chính. Kiểm toán báo cáo tài chính là một bộ phận của kiểm toán độc lập, được áp dụng cho tất cả các khoản mục, chu trình diễn ra trong mỗi doanh nghiệp. Một trong những dịch vụ quan trọng hàng đầu mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng phải kể đến dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Chi phí bán hàng (CPBH) và Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) tuy chỉ là chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuất nhưng lại là nhân tố cấu thành nên giá thành tiêu thụ của sản phẩm, hàng hóa , dịch vụ, ảnh hưởng một cách trực tiếp và thường tạo rủi ro đến việc xác định thu nhập chịu thuế trên BCKQKD của doanh. Vì vậy CPBH và CPQLDN có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng nhất định đến cuộc kiểm toán BCTC, đòi hỏi phải có sự chú trọng khi tiến hành kiểm toán khoản mục này. Với ý nghĩa và vai trò như trên cũng như qua quá trình thực tập và kiến thức đã học tôi chọn nghiên cứu đề tài “Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu việc vận dụng các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán ChiTrường phí bán hàng và Chi Đại phí quả n họclý Doanh nghiKinhệp ở các tếCông tyHuế khách hàng do SVTH: Nguyễn Tấn Phát 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện, từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện. 2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hoá các lý luận về Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý Doanh nghiệp; quy trình kiểm Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý Doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC. Thứ hai, tìm hiểu thực tế quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý Doanh nghiệp trong BCTC tại công ty kiểm toán TNHN Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Thứ ba, nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý Doanh nghiệp tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 3. Đối tượng nghiên cứu Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Thu thập số liệu thống kê tại công ty; - Trực tiếp tham gia cùng các đoàn đi kiểm toán công ty khách hàng với vai trò là trợ lý kiểm toán. - Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành trao đổi trực tiếp với những người cung cấp thông tin, dữ liệu, nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu; và - Quan sát thực tế tại công ty. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi đã thu thập được số liệu, ta tiến hành tổng hợp, phân tích, đối chiếu số liệu kết hợp vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế có được về Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN để từ đó có những đánh giá và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN tại công ty Kiểm toán AFA. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, phòng kiểm toán báo cáo tài chính. 5.2. Phạm vi thời gian Số liệu thực hiện tại công ty khách hàng cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2018. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 1/01/2019 đến ngày 25/04/2019. 1.6. Kết cấu khóa luận Đề tài gồm 3 chương chính sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán AFA. Chương 3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc tại công ty TNHH kiểm toán AFA. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của CPBH và CPQLDN trong hệ thống BCTC Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các chi phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định (tháng, quý, năm). Căn cứ vào hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí được chia làm 3 loại: - Chi phí sản xuất; - Chi phí bán hàng; và - Chi phí quản lý doanh nghiệp . 1.1.1.1. Chi phí bán hàng Là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng hóa sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển Chi phí bán hàng có 7 loại: - Chi phí nhân viên bán hàng: là tất cả các khoản tiền phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đi tiêu thụ sản phẩm và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ) các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ); - Chi phí vật liệu bao bì: bao gồm các chi phí vật liệu liên quan đến bán hàng như: vật liệu bao gói, vật liệu dùng cho nhân viên bán hàng, vật liệu dùng cho sửa chữa quầy hàng; Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: là các loại chi phí cho dụng cụ cân, đo đong đếm, bàn ghế, máy tính cầm tay phục vụ cho bán hàng; - Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phần bán hàng (nhà cửa, kho bãi, phương tiện vận chuyển ); - Chi phí bảo hành sản phẩm: là chi phí chi cho sản phẩm trong thời gian bảo hành theo hợp đồng; - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí dịch vụ mua ngoài cho sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi, thuê bốc vác, vận chuyển hàng hóa để tiêu thụ, tiền hoa hồng cho đại lý bán hàng, hoa hồng cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu; và - Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, chi phí hội nghị khách hàng. 1.1.1.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp Là những khoản chi phí phát sinh liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của đơn vị mà không tách riêng cho hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp ) các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế môn bài, dự phòng khoản phải thu khó đòi, dịch vụ mua ngoài (chi phí điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm cháy nổ ) chi phí bằng tiền khác (hội nghị, tiếp khách ) Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nhân viên quản lý: Tiền lương cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban trong doanh nghiệp và các khoản trích theo lương (BHYT, BHTN, BHXH, KPCĐ) trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định; - Chi phí vật liệu quản lý: là giá trị thực tế các vật liệu xuất dùng cho hoạt động của ban giám đốc, các phòng ban của doanh nghiệp, dùng cho hoạt động sửa chữa các TSCĐ dùng chung cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp; Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Chi phí đồ dùng văn phòng: là chi phí về đồ dùng văn phòng , dụng cụ dùng cho công tác quản lý chung của đơn vị; và - Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao các tài sản dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp: văn phòng, vật kiến trúc, kho tàng, phương tiện truyền dẫn; - Thuế, phí lệ phí: là các khoản thuế nhà đất, thuế môn bài và các khoản phí, lệ phí giao thông cầu phà; - Chi phí dự phòng: là các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng nợ phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh; - Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ chung toàn doanh nghiệp như: tiền điện, nước, vệ sinh, thuê sửa chữa TSCĐ, tiền mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng phát minh sáng chế phân bổ dần (không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ), chi phí trả cho nhà thầu phụ; và - Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi khác bằng tiền ngoài các khoản kể trên như chi hội nghị tiếp khách, chi đào tạo cán bộ, chi công tác phí và các khoản chi khác. 1.1.2. Đặc điểm hạch toán CPBH và CPQLDN Nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản trong việc ghi nhận các yếu tố trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý và hợp pháp. Đối với việc hạch toán CPBH, CPQLDN thì cần chú trọng các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc nhất quán: Các nguyên tắc và phương pháp doanh nghiệp áp dụng phải thống nhất ít nhất trong vòng một năm tài chính như chính sách khấu hao, chính sách phân bổ; - Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Như vậy, kế toán phải phản ánh ngay chi phí khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí và không được phản ánh thấp hơn hay cao hơn giá trị thực của khoản chi phí đó; - Nguyên tắc phù hợp: Ghi nhận doanh thu, chi phí phải phù hợp với nhau tức là khi ghi nhận một khoản doanh thu thì đồng thời ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó; - Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó làm sai lệch đáng kể thông tin Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên trình bày trên BCTC, làm ảnh hưởng quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC; - Nguyên tắc kì kế toán: Chi phí phát sinh trong kì nào thì hạch toán vào đúng kì đó; và - Nguyên tắc chi phí: CPBH, CPQLDN hạch toán theo chi phí thực tế mà doanh nghiệp chi ra, không phụ thuộc vào giá thị trường, chú ý phân bổ chi phí giữa các kì. Hệ thống tài khoản Theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 641, tài khoản 642 được chia thành các tiểu khoản sau: Bảng 1.1: Hệ thống tài khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu Tên tài khoản 641 Chi phí bán hàng 6411 Chi phí nhân viên 6412 Chi phí vật liệu – bao bì 6413 Chi phí dụng cụ - đồ dùng 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 6415 Chi phí bảo hành 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6418 Chi phí bằng tiền khác 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421 Chi phí nhân viên quản lý 6422 Chi phí vật liệu – bao bì 6423 Chi phí dụng cụ - đồ dùng 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ 6425 Thuế, phí và lệ phí 6426 Chi phí dự phòng 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6428 Chi phí bằng tiền khác Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Ngoài ra có các tài khoản liên quan để phản ánh CPBH, CPQLDN như: TK 111, 112, 141, 142, 242, 331, 334 1.1.2.1. Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng để hạch toán CPBH, CPQLDN liên quan đến nhiều phần hành khác nhau: - Chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, biên bản xác nhận, các quyết định đi kèm; - Chứng từ phân bổ chi phí trả trước: Chính sách phân bổ chi phí, bảng tính việc phân bổ, cá chứng từ khác liên quan dến việc hình thành chi phí; - Chứng từ về hàng tồn kho: Các phiếu nhập- xuất hàng hóa, bảng kê mua hàng; - Chứng từ tài sản cố đinh: Chứng từ và quyết định mua sắm liên quan đến việc hình thành TSCĐ, bảng tính phân bổ khấu hao, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý TSCĐ; và - Chứng từ về lương nhân viên: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, TK 641, 642 có thể được mở thêm một số tiểu tài khoản khác để theo dõi các khoản chi phí thuộc về quản lý doanh nghiệp. Khi hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì cần đảm bảo một số nguyên tắc: - Kế toán chi phí phải tính toán ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Qua dó kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch chi phí nhằm đảm bảo chi đúng, chi có hiệu quả; - Tập hợp và phân bổ đúng đắn các khoản chi phí phát sinh theo đúng đối ng chi phí; và Trườngtượ Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Tổ chức hợp lý kế toán chi tiết chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán chi phí kinh doanh và tiết kiệm chi phí. 1.1.2.2. Việc hạch toán hai loại chi phí này được mô tả theo sơ đồ 1.1 và 1.2 TrườngSơ đồ 1.1: ĐạiSơ đồ hạ chhọc toán tổ ngKinh quát chi phí tế bán Huế hàng SVTH: Nguyễn Tấn Phát 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên TrườngSơ đồ 1.2: Sơ đồ h ạchĐại toán t ổhọcng quát chi Kinh phí quản lítế doanh Huế nghiệp SVTH: Nguyễn Tấn Phát 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 1.1.3. Vai trò của CPBH và CPQLDN trong chi phí sản xuất kinh doanh Bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý trong doanh nghiệp là hai bộ phận rất quan trọng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Nếu như không có bộ phận bán hàng doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của đơn vị, quá trình luân chuyển vốn gây ứ đọng vốn, và đó là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn cả. Cũng như vậy, nếu như không có bộ phận quản lý thì doanh nghiệp sẽ không định hướng được, không xác định được liệu các sản phẩm của mình có thực sự là cái mà thị trường đang cần không, ngoài ra bộ phận quản lý còn đóng vai trò trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn. Như vậy, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý là hai bộ phận rất quan trọng trong các bộ phận trong doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến chi phí bỏ ra để duy trì sự hoạt động của hai bộ phận này là điều tất yếu mà các doanh nghiệp phải chịu. Ngoài ra CPBH, CPQLDN có ảnh hưởng trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên BCKQHĐKD: - Các khoản mục chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng quát quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. CPBH, CPQLDN bị phản ánh sai lệch sẽ thay đổi lợi nhuận trước thuế, thuế lợi tức và lợi nhuận sau thuế nghiêm trọng đến Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh không trung thưch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Mọi sai sót liên quan đến việc phản ánh chi phí đều có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; - CPBH, CPQLDN cũng ảnh hưởng tới các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Một sự thay đổi lớn về chi phí sẽ làm thay đổi số dư của tài khoản lợi nhuận, thuế phải nộp; - CPBH, CPQLDN phát sinh thường liên quan đến các khoản phải trả ngắn hạn hay các khoTrườngản phải trả ngay làĐại những yếhọcu tố có kh ảKinhnăng tồn t ạitế gian lHuếận cao;và SVTH: Nguyễn Tấn Phát 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Đối với ngân sách thì các chỉ tiêu chi phí là một trong các cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế do đó luôn đòi hỏi đơn vị hạch toán tuân thủ theo đúng quy định, điều này cũng đòi hỏi các kiểm toán viên phải thận trọng khi kiểm toán các khoản mục này nếu họ không muốn khách hàng của mình bị truy thu thuế vì hạch toán chi phí không hợp lý, hợp lệ. 1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1 Ảnh hưởng của CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần hành quan trọng trong kiểm toán BCTC. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có một đặc điểm quan trọng: chúng là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuất nhưng lại là chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể: - Khoản mục chi phí này tham gia trực tiếp vào việc xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp nên những sai sót về CPBH và CPQLDN thường dẫn đến những sai sót trọng yếu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - CPBH và CPQLDN cũng ảnh hưởng tới các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Một sự thay đổi lớn về CPBH và CPQLDN sẽ làm thay đổi số dư của tài khoản lợi nhuận, thuế phải nộp nhà nước; - CPBH và CPQLDN phát sinh thường xuyên liên quan đến các khoản phải trả ngắn hạn hay các khoản phải trả ngay. Đây là những yếu tố có khả năng tồn tại gian lận cao; và - CPBH và CPQLDN là cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán theo đúng quy định, điều này đòi hỏi các KTV phải thận trọng khi kiểm toán khoản mục này. Đặc điểm CPBH và CPQLDN làm nảy sinh nhiều vấn đề trong công tác kế toán cũng như kiểm toán đối với khoản mục này. CPBH và CPQLDN có những ảnh hưởng nhất định đến một cuộc kiểm toán BCTC: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - CPBH và CPQLDN là hai chỉ tiêu được thể hiện trên Báo cáo kết quả kinh doanh, nó bao gồm rất nhiều các yếu tố chi phí liên quan tới các chỉ tiêu được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán như: tiền, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, khấu hao TSCĐ, tiền lương và các khoản trích theo lương. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ này mà trong quá trình kiểm toán, KTV luôn phải quan tâm xem xét đối chiếu với việc kiểm toán các khoản mục liên quan, kết hợp các phần hành kiểm toán khác để đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc; và - CPBH, CPQLDN liên quan mật thiết tới khâu tiêu thụ trong một doanh nghiệp, nó bao gồm cả những chi phí rất nhạy cảm, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về quản lý của mỗi doanh nghiệp. Kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp, phân loại và ghi nhận CPBH, CPQLDN không chỉ giúp KTV đưa ra ý kiến nhận xét về việc tiêu thụ và quản lý trong doanh nghiệp góp phần tư vấn cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn là cơ sở để KTV đánh giá mức độ tin cậy đối với BCTC của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán CPBH và CPQLDN Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét rằng BCTC có được lập trên chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân theo pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”. Đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, mục tiêu này được phân loại thành mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán chung là việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm trình bày trung thực và hợp lý thông tin trên BCTC và với tất cả các thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể. Với kiểm toán CPBH và CPQLDN mục tiêu chung là tất cả các khoản CPBH và CPQLDN trong BCTC có được phát ánh trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Mục tiêu kiểm toán đặc thù: - Kiểm tra xem các chi phí được hạch toán vào CPBH và CPQLDN đảm bảo có căn cứ hợp lý, tính toán đánh giá đúng và ghi sổ kế toán kịp thời, đầy đủ, đúng khoản mục hay không; - Kiểm tra việc tính và phân bổ CPBH và CPQLDN cho các đối tượng chịu chi phí có đúng đắn, hợp lý và nhất quán hay không; - Kiểm tra việc tổng hợp, cộng dồn của các khoản mục CPBH và CPQLDN có chính xác và đúng đắn không; và - Kiểm tra việc trình bày và công bố CPBH và CPQLDN trên BCTC có phù hợp, đúng đắn hay không. Ngoài ra trong quá trình kiểm toán CPBH, CPQLDN, kiểm toán viên cũng rất quan tâm đến tính tuân thủ trong việc hạch toán các khoản mục chi phí này. Với mục tiêu này kiểm toán viên phải thu thập đủ bằng chứng để chứng minh việc hạch toán chi phí hoạt động tại doanh nghiệp đúng hoặc chưa đúng quy định của Nhà nước cũng như các quy định do doanh nghiệp đề ra. 1.2.3 Nội dung kiểm toán CPBH và CPQLDN Khi kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN nội dung công việc thường bao gồm: Thứ nhất: là thu thập bảng tổng hợp các loại chi phí, thực hiện so sánh chi phí năm kiểm toán với các năm trước, so sánh chi phí thực tế phát sinh với chi phí trong dự toán của doanh nghiệp từ đó có thể thấy các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân của những biến động đó. Thứ hai: là phải thực hiện kiểm toán phối hợp với các bằng chứng thu được từ các phần hành kiểm toán khác có liên quan. Chẳng hạn: - Chi phí khấu hao liên quan đến khoản mục tài sản cố định; - Chi phí tiền lương, nhân công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền công, tiền lương khác liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theoTrường lương; Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến các khoản mục tiền mặt, tiền gửi, các khoản phải trả; - Chi phí lãi vay liên quan đến các khoản vay; - Chi phí dự phòng phải thu khó đòi liên quan đến các khoản phải thu khách hàng; - Chi phí tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, hoa hồng môi giới liên quan đến tài khoản tiền và tài khoản phải trả; - Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp liên quan đến tài khoản 333; - Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị liên quan đến khoản mục tài sản cố định và tài khoản phải trả; và - Chi phí bảo hành sản phẩm thì liên quan đến khoản mục tiền mặt, hàng tồn kho và tài khoản phải thu. Thứ ba: là lập bảng phân tích các tài khoản chi phí có khả năng xảy ra sai phạm cao như chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí vận chuyển hàng bán, các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Thứ tư: là phải soát xét các khoản chi phí quy mô lớn và bất thường. Thứ năm: là phải thu thập bản giải trình của Ban Giám đốc về các cam kết thuê tài sản, các chi phí phát sinh không nằm trong dự toán và các nghiệp vụ xảy ra không thường xuyên. 1.1.4. Khảo sát KSNB khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC 1.1.4.1. Mục tiêu khảo sát Mục tiêu cụ thể và chủ yếu của khảo sát KSNB là để hiểu rõ cơ cấu KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN; đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán.Trên cơ sở kết quả khảo sát về KSNB, KTV xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 1.1.4.2. Nội dung khảo sát Khảo sát KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC cũng được xem xét trên 2 khía cạnh: - Về mặt thiết kế: Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách, các quy định về kiểm soát khảo sát nội bộ đối với khoản mục CPBH, CPQLDN. Các thủ tục kiểm soát có được thiết kế hợp lý không, có đảm bảo tính chặt chẽ, tính hiệu lực hay không; - Về mặt vận hành: kiểm toán viên xem xét việc vận dụng các thủ tục kiểm soát vào trong thực tế có được đơn vị tiến hành tốt hay không; Thông qua khảo sát về kiểm soát nội bộ kiểm toán viên có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là tốt, trung bình hay là không tốt, qua đó kiểm toán viên quyết định phạm vi các thử nghiệm cơ bản. Phạm vi các thư nghiệm cơ bản có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là tốt thì phạm vị thử nghiệm sẽ được thu hẹp và ngược lại nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là trung bình hoặc yếu thì phạm vi kiểm toán sẽ được mở rộng. 1.1.4.3. Phương pháp khảo sát Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua các thủ tục kiểm soát. Đối với khảo sát về mặt thiết kế thì KTV yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như: Quy định về chính sách phân bổ, quy định về chính sách khấu hao TSCĐ, quy chế lương .Đối với khảo sát về mặt vận hành, KTV đánh giá sự hiện hữu, tính thường xuyên liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát. Cách thức thu thập bằng chứng rất đa dạng: phỏng vấn người có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu, tình thường xuyên liên tục; kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục kiểm soát nội bộ đã thực hiện. Các sai sót trong vận hành của KSNB thường dẫn đến sự thiếu tin cậy của các thông tin tài chính liên quan đã ghi nhận. Bên cạnh việc khảo sát mặt thiết kế và vận hành các quy chế kiểm soát nộ bộ, KTV cũng cần kiểm tra tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Khảo sát về KSNB là một công việc cần thiết nhưng cũng tốn nhiều công sức và thơì gian, đòi hỏi KTV phải có nhận thức đúng đắn và dành thời gian công sức phù hợp. Nếu làm tốt khâu khảo sát nội bộ sẽ tạo điều kiện cho bước thực hiện các khảo sát cơ bản đúng trọng tâm với quy mô hợp lý, tiết kiệm chi phí kiểm toán mà hiệu quả sẽ cao. 1.1.5. Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán CPBH và CPQLDN 1.1.5.1. Những chi phí phản ánh trên báo cáo , sổ sách thấp hơn chi phí thực tế Khi doanh nghiệp muốn làm đẹp thêm báo cáo tài chính bằng cách khai tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư hay công ty đang được xem xét để được trở thành công ty đại chúng được niêm yết chứng khoán có thể dẫn đến rủi ro những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế. Có thể khái quát một số tình huống dẫn đến rủi ro này như sau: - Một số khoản thực tế đã chi nhưng vì chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoản chi này không được hạch toán vào chi phí trong kỳ; - Một số khoản thực tế đã chi ra như khoản tạm ứng cho cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ, họ hoàn thành ngay trong kỳ nhưng đến cuối kỳ chưa làm thủ tục thanh toán do đó những khoản chi này chưa ghi nhận vào chi phí trong kỳ; - Doanh nghiệp đã theo dõi, hạch toán các khoản chi tiêu theo những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán (chi phí dở dang) cao hơn so với chi phí thực tế của những công việc này; - Doanh nghiệp không ghi nhận các chi phí phát sinh từ kỳ trước nhưng được phân bổ trong nhiều kỳ; và - Doanh nghiệp chưa hạch toán vào CPBH, CPQLDN những khoản đã tiêu dùng trong kỳ nhưng đến kỳ sau mới phải thanh toán cho kỳ này như chi phí điện, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên nước, điện thoại của tháng 12, sang tháng 1 năm sau mới có giấy báo của người cung cấp. 1.1.5.2. Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách lớn hơn chi phí thực tế. Với những nguyên nhân khác nhau như trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán còn thấp kém hay cá nhân với mục đích gian lận, biển thủ tư lợi cá nhân; công ty có mục đích trốn thuế có thể dẫn đến rủi ro KTV không phát hiện ra khi chi phí phản ánh trên sổ sách kế toán lớn hơn chi phí thực tế khi mà: - Doanh nghiệp hạch toán vào CPBH, CPQLDN cả những khoản chi không đầy đủ, không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng chứng từ gốc không hợp lệ; - Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH, CPQLDN cả những khoản chi mà theo quy định của Nhà nước không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh như: các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí kinh doanh, chi phí công tác nước ngoài vượt quá định mức, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chức, xã hội; và - Kế toán có sự nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ, do đó đã làm cho chi phí ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên so với phản ánh trên chứng từ kế toán. 1.2. Quy trình kiểm toán CPBH, CPQLDN trong kiểm toán BCTC Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần hành trong quy trình kiểm toán BCTC do đó tuân theo quy trình BCTC, cũng bao gồm ba bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 1.2.1.1. Tiền kế hoạch Các công việc trong giai đoạn tiền kế hoạch bao gồm việc quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không, tìm hiểu lý do khách hàng có nhu cầu kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 1.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả, KTV và công ty kiểm toán chủ động về công việc trong suốt quá trình kiểm toán, giúp các KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và chất lượng. Kế hoạch kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nằm trong kế hoạch kiểm toán chung cả BCTC nên khi lập kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDN, có những bước được KTV lập chung cho cả cuộc kiểm toán BCTC, có những bước được KTV lập riêng cho phần kiểm toán CPBH, CPQLDN. VSA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh – quy định: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải có hiểu biết đầy đủ bề tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiển hoạt động của đơn vụ mà theo kiểm toán viên có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên, hoặc đến báo cáo kiểm toán ” Do vậy, kiểm toán viên cần tìm hiểu về khách hàng trên nhiều phương diện: tình hình sản xuất kinh doanh, các chính sách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy định pháp luật và chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh nghiệp Để đạt được những hiểu biết trên, ngoài các thông tin có thể thu thập từ sách báo, các nguồn thông tin bên ngoài, kiểm toán viên phải tiến hành các phương pháp thu thập thông tin từ nội bộ đơn vị: - Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh: điều lệ công ty; giấy phép thành lập; BCTC và các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay một vài năm trước; các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hay (Hội đồng thành viên và) Ban giám đốc; các hợp đồng và cam kết quan trọng; các nội quy, chính sách kế toán, tiếp thị, tín dụng của khách hàng. - Tham quan đơn vị nhằm nắm bắt phương thức sử dụng và bảo vệ tài sản, sơ bộ đánh giá về kiểm soát nội bộ. - Phỏng vấn nhằm tìm hiểu về phương diện chuyên môn, đánh giá sơ bộ về năng lực,Trường phẩm chất của đội ngĐạiũ nhân vihọcên đơn v ị.Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Phân tích sơ bộ BCTC. Ngoài việc bước đầu giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về tình hoạt động của khách hàng, phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thường từ đó dự đoán những khu vực có rủi ro cao. Sau khi thu thập được thông tin khách hàng, kiểm toán viên phải đánh giá được mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC. Việc phân bổ giúp cho kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Các sai sót thường gặp đối với tài khoản CPBH và CPQLDN: Chương trình kiểm toán CPBH và CPQLDN được thiết kế bao gồm: - Lập bảng kê chi tiết các khoản mục chi phí bán hàng theo từng tháng trong năm, đánh giá tính hợp lý của việc trình bày đồng thời đối chiếu tổng chi phí với Sổ cái; - Rà soát các khoản mục chi phí có sự biến động bất thường trong năm/kỳ được xác định trong quá trình phân tích (số tiền lớn, giao dịch khác thường, điều chỉnh giảm, ), tiến hành kiểm tra chứng từ gốc để đảm bảo các khoản chi phí này là có thực, được phân loại đúng và đánh giá tính hợp lý của việc ghi nhận; - Đánh giá tính hợp lý của các tiêu thức phân bổ các khoản chi phí gián tiếp vừa thuộc về chi phí bán hàng vừa thuộc về chi phí quản lý, chi phí sản xuất; - Đối chiếu các khoản mục chi phí đã ghi nhận với các phần hành kiểm toán khác như: chi phí lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí phải trả, chi phí trả trước; - Xây dựng ước tính độc lập với các khoản chi phí mang tính chất định kỳ, ít biến động hoặc gắn liền với doanh thu (các khoản tiền thuê, hoa hồng, phí bản quyền, v.v ) và so sánh với số chi phí đã ghi sổ, tìm hiểu các chênh lệch lớn (nếu có); - Chọn mẫu kiểm tra chứng từ gốc đối với các khoản mục chi phí bán hàng khác: kiểm tra hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp, các bảng tính toán kèm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên theo, các phiếu chi, chứng từ thanh toán qua ngân hàng cùng với các chứng từ khác kèm theo (duyệt chi của BGĐ, định mức chi ); và - Đối chiếu quy định của văn bản nội bộ về định mức chi tiêu với các khoản chi tiêu thực tế tại DN. 1.2.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với các đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Để hiểu rõ quá trình kiểm toán CPBH, CPQLDN cần nghiên cứu việc thực hiện các thủ tục kiểm toán và vận dụng chúng trong các loại nghiệp vụ về CPBH, CPQLDN. Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là có hiệu lực. Nội dung thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với CPBH, CPQLDN: nh c i v i vi c h ch toán - Xem xét các chính sách, quy đị ủa khách hàng đố ớ ệ ạ đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy định, kế hoạch CPBH, CPQLDN năm nay so với năm trước trong thực tế, đánh giá hiệu quả của các quy định đó. Quan sát th c t và xác minh tính hi u qu c a các th t c v bán hàng, - ự ế ệ ả ủ ủ ụ ề quản lý doanh nghiệp trên các chứng từ và báo cáo kế toán. i v i các kho i lý, chi phí qu ng cáo, - Đố ớ ản chi như chi phí hoa hồng cho đạ ả chi phí tiếp khách, chi phí mua ngoài, cần kiểm tra dấu hiệu sự phê duyệt, đó là: có đầy đủ chứng từ gốc, hoá đơn, các chứng từ đầy đủ dấu, chữ ký, hợp lý hợp lệ. Kiểm tra xem có hay không sự kiểm soát định kỳ đối với các chi phí như: chi phí vận chuyển hàng bán, các chi phí do nhân viên tự quyết định để đảm bảo số tiền chi ra là hợp lý và trong định mức của đơn vị. Khi kh ng k t h p cùng v i kh o sát - ảo sát CPBH và CPQDN, KTV thườ ế ợ ớ ả chi phí khấu hao TSCĐ, khảo sát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, khảo sát chi phí nguyên vật liệu, khảo sát tiền, ở các chu kỳ khác. Sau khi kiểm tra chi tiết, KTV sẽ tiến hành xử lý chênh lệch kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Để xử lý chênh lệch kiểm toán KTV cần xác định loại chênh lệch (chênh lệch năm nay hay năm trước), điều tra về tính chất và nguyên nhân của chênh lệch (vô ý hay cố ý) và tiến hành các thủ tục kiểm toán khác. Trách nhiệm của KTV là báo cáo các chênh lệch này cho ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị trong trường hợp KTV thấy những chênh lệch kiểm toán này là sai sót trọng yếu, nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ, gian lận. Sau khi báo cáo chênh lệch mà không được điều chỉnh thì KTV tiến hành đánh giá tính trọng yếu của chênh lệch và ảnh hưởng của chúng đến BCTC. 1.2.3. Kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng và được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC. Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét, trong đó có khoản mục CPBH, CPQLDN thể hiện qua một số thủ tục sau đây: - Rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán: các thông tin thu được từ khi lập kế hoạch kiểm toán, kết quả thực hiện kiểm toán từng khoản mục, các bằng chứng thu thập được, Trong đó đối với CPBH, CPQLDN cần kiểm tra lại xem kết quả kiểm toán đưa ra đã hợp lý chưa, đã lưu đầy đủ bằng chứng để chứng minh cho kết quả đó chưa: Sai phạm đã tìm ra khi kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kết luận về mức độ của sai phạm và các bút toán điều chỉnh sai phạm; Nguyên nhân của sai lệch (nếu có); và Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được chưa. - Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.1. Quá trình thành lập Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”), tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA, là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 01/10/2017. Tổng số vốn điều lệ của AFA ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng. 21.2. Phương châm hoạt động AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà AFA cung cấp. Mục tiêu hoạt động của AFA là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AFA cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. 2.1.3. Ngành nghề và dịch vụ kinh doanh AFA cung cấp đầy đủ các dịch vụ Giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng cho các khách hàng trong và ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách, chế độ qui định của Nhà nước Việt Nam.TrườngCụ thể: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.3.1. Kiểm toán và soát xét BCTC Kiểm toán và soát xét BCTC bao gồm: - Kiểm toán BCTC thường niên; - Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế; - Kiểm toán tuân thủ; - Kiểm toán hoạt động; - Soát xét BCTC; - Soát xét thông tin tài chính dựa trên các thông tin thoả thuận trước; và - Các dịch vụ khác về kiểm toán. 2.1.3.2. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: - Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình với quy định hiện hành của Nhà nước. - Kiểm tra nguồn dự án cho toàn bộ công trình, số vốn đầu tư cấp phát qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho các công trình, vốn đầu tư thực hiện qua các năm. - Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộ công trình. - Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư, thiết bị. - Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình. - Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán công trình. 2.1.3.3. Dịch vụ kế toán Dịch vụ kế toán: - Ghi sổ kế toán, lập BCTC, báo cáo quản trị. - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. - Cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS. - Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán. - Cung cấp nhân viên kế toán và Kế toán trưởng. - Cung cấp các dịch vụ kế toán khác. 2.1.3.4. Dịch vụ tư vấn thuế Dịch vụ tư vấn thuế: - Tư vấn cho các doanh nghiệp về các Luật thuế. - Tư vấn kê khai và quyết toán thuế. - Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế. - Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế. - Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế. - Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế trọn gói. - Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế. - Cung cấp dịch vụ soát xét tờ khai quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN. - Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. 2.1.3.5. Dịch vụ thẩm định giá Dịch vụ thẩm định giá: - Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản. - Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thị trường mới, một kênh phân phối mới. - Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của một doanh nghiệp gồm tài sản cố định, tài sản lưu động. - Thẩm định các dự án đầu tư. - Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ thẩm định giá. 2.1.3.6. Dịch vụ chuyên ngành khác Dịch vụ chuyên ngành khác: Trường- Tư vấn thành lập vàĐại quản lý doanhhọc nghi Kinhệp. tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và giải thể doanh nghiệp. - Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập. - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán. - Đào tạo kiểm toán viên nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán. - Hỗ trợ tuyển dụng kế toán trưởng, kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ. - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. 2.1.4. Văn phòng công ty 2.1.4.1. Trụ sở chính Địa chỉ : Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. - Điện thoại: (0236)-3633333. - Fax: (0236)-3633338. - Email: info@afac.com.vn - Website: afac.com.vn 2.1.4.2. Chi nhánh Tại Hà Nội: 96 Tân Mai, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. - Điện thoại: (024) 211 80888. - Email: kiemtoanafa.hn@gmail.com Văn phòng đại diện Quảng Ngãi: 101 Nguyễn Trãi, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Văn phòng đại diện Tây Nguyên: 41A Trần Quang Khải, Thành phố Pleiku, Gia Lai Văn phòng đại diện Quảng Nam: 14 Lý Thường Kiệt, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.5. Cơ cấu tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ - GĐ PHÒNG PHÒNG KẾ PHÓ TGĐ - GĐ GĐ KHỐI KHỐI KIỂM TƯ VẤN - TOÁN - KHỐI KIỂM THẨM ĐỊNH TOÁN XDCB ĐÀO TẠO HÀNH CHÍNH TOÁN BCTC GIÁ KHỐI KHỐI KIỂM KHỐI KIỂM THẨM TOÁN XDCB TOÁN BCTC ĐỊNH GIÁ BAN KIỂM PHÒNG KIỂM PHÒNG KIỂM BAN KIỂM PHÒNG PHÒNG SOÁT CHẤT TOÁN XDCB TOÁN XDCB SOÁT CHẤT KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN LƯỢNG 1 2 LƯỢNG BCTC 1 BCTC 2 Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán Việc lập kế hoạch kiểm toán thường do các kiểm toán viên thực hiện hoặc có thể do các trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm lập sau đó được các kiểm toán viên kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết. Kế hoạch kiểm toán được lập gồm: tiền kế hoạch và kế hoạch kiểm toán. 2.1.6.1. Đánh giá và chấp nhận khách hàng Thu thập thông tin tổng quan về khách hàng - Quyết định có chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng - Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính độc lập - Xem xét các điều kiện tiên quyết của cuộc kiểm toán hoặc soát xét - Liên lạc với KTV tiền nhiệm - Thống nhất phạm vi công việc trong hợp đồng kiểm toán - Xem xét nhân sự thực hiện và cơ cấu của cuộc kiểm toán bao gồm số lần thực hiện kiểm toán, và sự cần thiết sử dụng chuyên gia - TrườngTrường hợp từ chối kháchĐại hàng học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Tiền kế hoạch - Hiểu biết về khách hàng - Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động có liên quan - Xem xét hoạt động và chiến lược kinh doanh - Thủ tục phân tích tài chính ban đầu - Hiểu biết HTKSNB, bao gòm cả hệ thống kế toán - Chính sách kế toán - Xác định các chu trình kinh doanh, tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh - Kiểm toán nội bộ - Công nghệ thông tin - Tổ chức cung cấp dịch vụ 2.1.6.2. Kế hoạch kiểm toán - Xác định MTY - Xác định các phần hành của BCTC và CSDL - Đưa ra các giải pháp thực hiện đối với rủi ro đã được đánh giá - Xác định chiến lược kiểm toán, thủ tục kiểm toán - Sử dụng công việc của các chuyên gia kiểm toán - Thông báo kế hoạch kiểm toán đến BGĐ của khách hàng 2.1.6.3. Các thử nghiệm – Giao dịch, Tài khoản và Thuyết minh - Kiểm tra hệ thống KSNB - Thực hiện thủ tục phân tích chính yếu - Kỹ thuật kiểm toán “ Sampling and JSSD ” Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 2.1.6.4. Các thử nghiệm ảnh hưởng toàn doanh nghiệp - Kỹ thuật kiểm toán “Scoping ” - Kiểm tra chi tiết - Quan sát kiểm kê - Xác nhận bên ngoài - Ước tính kế toán - Các bên liên quan - Rủi ro sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ BCTC - Số dư đầu năm và sự nhất quán của chính sách kế toán - Hoạt động liên tục - Tuân thủ pháp luật và các quy định - Kiện tụng và bồi thường - Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ - Các cam kết và khoản mục tiềm tàng 2.1.6.5. Hoàn thành và kết thúc - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán - Thủ tục phân tích sau cùng - Trình bày và thuyết minh BCTC - Xin ý kiến của chuyên gia tư vấn - Giải trình của BGĐ - Hình thành ý kiến kiểm toán - Trao đổi với BGĐ và BQT: Phát hành và chuyển giao báo cáo Thông tin khác trong BCTC được kiểm toán 2.2. Kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong BCTC tại một đơn vị khách hàng – Công ty CP ABC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Để có thể hiểu rõ được việc thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do AFA thực hiện, tôi xin được minh họa tại công ty CP ABC. Trước khi tiến hành kiểm toán, AFA cần phải xem xét, thu thập thông tin để chấp nhận khách hàng, lập và thảo luận về hợp đồng kiểm toán. Vì công ty CP ABC là khách hàng cũ nên việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán chính là đưa ra quyết định có nên tiếp tục duy trì khách hàng hay không. Qua tìm hiểu, xem xét và đánh giá thì AFA quyết định chấp nhận kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán. 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng - Trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán với Công ty CP ABC, kiểm toán viên cần phải thực hiện các thủ tục đánh giá chấp nhận khách hàng. - Đối với khách hàng cũ thì thu thập thông tin để đánh giá lại khách hàng hiện hữu để xem có nên tiếp tục kiểm toán hay không. - Đối với khách hàng mới thì tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng; tìm hiểu thông tin kế toán KSNB, trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm để tìm hiểu lý do không tiếp tục kiểm toán. Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến pháp lý như: nợ phí kiểm toán, kiện tụng. - Do ABC là khách hàng cũ nên nên KTV chỉ đánh giá những thông tin mới có thay đổi trong năm được kiểm toán. KTV thu thập thông tin thông qua báo chí, truyền thông, phỏng vấn. - Kết quả được KTV đánh giá là rủi ro của Công ty thấp nên quyết định chấp nhận tiếp tục kiểm toán. Phụ lục 01: Mẫu 201 Global Independence Assessment Questionnaire (Client Acceptance or Continuance) 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán. Sau khi chấp nhận khách hàng, đại diện Công ty AFA và công ty khách hàng ABC đã Trườngtiến hành kí kết hợp Đạiđồng. Nộ i họcdung hợp đKinhồng bao gồ m:tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Thời gian thực hiện kiểm toán: 25-27/3/2019. - Phạm vi thực hiện: tại công ty khách hàng ABC. - Phí thực hiện: - Phương thức thanh toán: 2.2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán. Thành viên được công ty AFA lựa chọn trong nhóm kiểm toán: - Ông Phạm Quang Trung: Thành viên BGĐ phụ trách kiểm toán. - Ông Văn Thanh Phương: Kiểm toán viên. - Bà Nguyễn Thị Thu Thủy: Trợ lý kiểm toán viên. - Ông Hồ Quốc Cường: Trợ lý kiểm toán viên. Tiếp theo AFA sẽ gửi danh sách những tài liệu mà khách hàng ABC cần cung cấp để phục vụ kiểm toán như: BCTC 2018, SCT, Bảng kê chứng từ. 2.2.1.4. Tìm hiểu môi trường hoạt động của khách hàng. - Bản chất của doanh thu: xây lắp. - Thị trường chính: trong nước. - Công ty kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu là: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông. - Trụ sở chính: đường 30/4, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. - Khách hàng chủ yếu: Viễn Thông Quảng Nam. TT Hạ tầng mạng Miền Trung. BQLDA ĐTXD Huyện Nam Trà My. - Nhà cung cấp chủ yếu: Công ty CP Máy - Thiết bị dầu khí Đà Nẵng. Công ty CP Tân Hoàn Long. Công ty TNHH TM Cơ Khí Viễn Thông Thuận Phát. - Phần mềm kế toán: Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên 2.2.1.5. Đánh giá rủi ro Phân tích sơ bộ BCTC Phương pháp phân tích được áp dụng trong giai đoạn này là phân tích ngang và phân tích dọc các khoản mục trên BCTC qua 2 năm liên tiếp 2017, 2018. Đối với khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV tiến hành so sánh số phát sinh của năm nay so với năm trước, KTV sử dụng phương pháp phân tích ngang. Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ TK 641 và 642 Khoản mục Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch Tỉ lệ 641 548.443.931 569.883.540 -21.439.609 -3,76% 642 3.394.614.889 5.368.069.347 -1.973.454.458 -36,76% Qua bảng phân tích, KTV nhận định: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do việc giảm chi phí lương nhân viên quản lý và các khoản dự phòng. KTV lưu ý phân tích sự biến động của chi phí bán hàng kết hợp với sự biến động của doanh thu, đồng thời kiểm tra các chứng từ phát sinh chi phí. 2.2.1.6. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ đối với CPBH và CPQLDN (Phụ lục số 2: Mẫu 320) Tìm hiểu chung về HTKSNB luôn là công việc dành cho những KTV có kinh nghiệm, thường là trưởng đoàn trong mỗi cuộc kiểm toán. Quá trình tìm hiểu này sẽ được KTV kết hợp với quá trình tìm hiểu thông tin chung về KH bằng những câu hỏi đã được soạn sẵn. - Mục tiêu kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Tìm hiểu những thủ tục kiểm soát của đơn vị có được thiết kế và vận hành hiệu quả hay không. - Phương pháp thực hiện Ở AFA việc đánh giá HTKSNB của công ty khách hàng được thực hiện theo mẫu được xây dựng theo quy trình chuẩn của VACPA , KTV chỉ cần kiểm tra xem mỗi thành phần của HTKSNB trên mẫu chuẩn đó có tồn tại tại đơn vị KH hay không, nếu có thì hoạt động như thế nào, có hiệu quả hay không. Kiểm toán viên sẽ sử dụng các thủ tục: phỏng vấn, walk-through để kiểm tra các chỉ tiêu trên quy trình chuẩn VACPA. - Minh họa thực tế tại ABC: Đối với việc tìm hiểu về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, KTV tìm hiểu được những thông tin sau: Những khoản chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý sẽ được ghi sổ tại thời điểm phát sinh, hoặc có thể sau đó vài ngày. Những chứng từ như hóa đơn, phiếu chi, sẽ được lưu lại đầy đủ. Đối với chi phí quản lý, công ty ghi nhận những khoản chi phí về tiền lương, tiền phát sinh phục vụ cho nhân viên, tiền ăn uống của công nhân, tất cả những khoản chi này đều được trình duyệt bởi kế toán trưởng và ban giám đốc. Những phiếu chi đều có chữ ký của thủ quỹ, kế toán trưởng và Ban giám đốc. Tất cả những chứng từ liên quan đến hai khoản chi phí này đều được lưu theo từng tháng, theo hình thức nhật ký chứng từ. - Nhận xét của KTV: Sau khi tìm hiểu về KSNB đối với chi phí bán hàng và quản lý Công ty CP ABC, thì đánh giá của KTV như sau: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế tương đối chặt chẽ. Trường Hệ thống kiểm soát Đại nội bộ đưhọcợc vận hành Kinh hiệu quả. tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Tuy nhiên KTV có định hướng là không thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với hai khoản mục chi phí này mà tăng cường thử nghiệm cơ bản. 2.2.1.7. Đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu đối với chi phí bản hàng và quản lý - Rủi ro tiềm tàng Thông qua tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động, phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng, KTV có cơ sở để đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý là khá thấp. - Đánh giá rủi ro kiểm soát KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trên cơ sở: Tìm hiểu hệ thống KSNB nói chung và kiểm soát đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý nói riêng Tìm hiểu về công tác kế toán đối với chi phí bán hàng và quản lý. Đánh giá của KTV: Thông qua đánh giá hệ thống kiểm soát, rà soát các yếu tố và trao đổi với Ban giám đốc, KTV nhận thấy không có rủi ro sai phạm trọng yếu nào đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thận trọng thì KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình. 2.2.1.8. Xác định mức trọng yếu cho khoản mục CPBH và CPQLDN - Ước tính mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM) Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) được xác định tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng hoạt động tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin. Xác lập mức trọng yếu có ý nghĩa rất lớn, xác lập mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán. Do vậy, để thận trọng, AFA đã xây dựng chính sách thích hợp để xác lập mức trọng yếu bao gồm các chỉ tiêu được quy định làm số gốc và khung tỷ lệ tương ứng với từng chỉ tiêu đó. Trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ dựa vào ghi m c a mình nh ch tiêu và t l thích h p. chính sáchTrường đó cũng như kinh Đạin ệ ủhọcđể xácKinh đị ỉ tế Huếỉ ệ ợ SVTH: Nguyễn Tấn Phát 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.2 – Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể tương ứng với các chỉ tiêu 22,500 T ỷ giá VND/USD Tổng TS/Doanh thu Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận trước thuế USD VNĐ USD VNĐ USD VNĐ (triệu) (tỷ) % (triệu) (tỷ) % (triệu) (tỷ) % ên Đầu ti 25 563 2.0 10 225 5.0 5 113 10 Ti ếp theo 50 1,125 1.5 20 450 4.0 10 225 7.5 Ti ếp theo 75 1,688 1.0 30 675 3.5 15 338 6.0 Ti ếp theo 100 2,250 0.75 40 900 3.25 20 450 5.5 Tiếp theo 0.5 3 5 Đồng thời, AFA cũng đưa ra một số hướng dẫn cụ thể để xác định PM đối với từng loại khách thể kiểm toán như sau: Bảng 2.3 – Bảng hướng dẫn cơ sở xác định trọng yếu Loại hình khách thể Cơ sở Giải thích Đơn vị phi lợi nhuận Tài sản/Doanh thu LNTT không phản ánh quy mô của đơn vị Đơn vị mới đi vào hoạt đông Tài sản, VCSH Đơn vị mới đi vào hoạt động, kinh doanh, có khả năng bị LNTT, doanh thu chưa có phá sản Doanh nghiệp do chủ sở hữu LNTT nhưng cần có sự tự quản lý điều chỉnh phù hợp Công ty niêm yết trên thị LNTT Đây là chỉ tiêu được đông đảo trường chứng khoán mọi người quan tâm, đặc biệt là cổ đông công ty Công ty không niêm yết trên VCSH, Tổng doanh thu LNTT không phản ánh được thị trường chứng khoán quy mô của công ty Chi nhánh công ty xuyên quốc Mức trọng yếu được xác định trên cơ sở doanh thu và ở mức gia cao hơn 2% so với các công ty không niêm yết trên thị Trường Đại họctrường Kinh chứng khoán tếngang Huếbậc SVTH: Nguyễn Tấn Phát 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Mặc dù đã có sự hướng dẫn cụ thể nhưng việc ước lượng PM mang tính chủ quan rất lớn của kiểm toán viên. Đồng thời, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cũng chưa dự đoán hết được những yếu tố có khả năng xảy ra, ảnh hưởng thay đổi đến mức trọng yếu đã xác lập trước đó. Do vậy, PM có thể thay đổi trong suốt giai đoạn thực hiện kiểm toán và nó phải được xem xét lại khi kết thúc kiểm toán. Việc xem xét lại mức trọng yếu trên sẽ làm cơ sở cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn chỉ tiêu cũng như tỉ lệ xác định mức trọng yếu trong các cuộc kiểm toán tiếp theo. - Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC Hiện nay, AFA không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. Theo đó, sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể (PM), kiểm toán viên xác định mức trọng yếu thực hiện MP = (70 – 80%) x PM. Đây là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. - Ước tính mức trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ BCTC: Để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính KTV dựa vào 04 chỉ tiêu: Tổng doanh thu, Tổng tài sản, Lợi nhuận trước thuế hoặc Vốn chủ sở hữu. Dựa vào đặc điểm của KH và kinh nghiệm xét đoán của mình KTV lựa chọn một trong 04 chỉ tiêu trên để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Thường thì cơ sở để KTV xét đoán phụ thuộc vào mức độ quan tâm của những người sử dụng BCTC. Vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu ổn định nhất của ABC nên KTV đã chọn chỉ tiêu này để tính mức trọng yêu tổng thể. Kiểm toán viên chọn tỉ lệ 2% vốn chủ sở hữu bởi vì đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán này ở mức trung bình. Cụ thể, việc ước tính tại công ty ABC được thể hiện như sau: Chỉ tiêu VCSH: 140.000.000.000 (đ) Tỉ Trườnglệ lựa chọn: 2% Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Mức trọng yếu tổng thể: 140.000.000.000x2%= 2.800.000.000 (đ) - Ước tính mức trọng yếu thực hiện Từ mức trọng yếu tổng thể này kiểm toán viên sẽ sử dụng xét đoán của mình, chọn mức tỉ lệ trong khung từ 50-75% để tính mức trọng yếu thực hiện, đối với công ty ABC, KTV chọn mức tỉ lệ 50%, lí do: Bởi vì kiểm toán viên bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát, nên để đảm bảo tính thận trọng, kiểm toán viên chọn ở mức tỉ lệ thấp nhất là 50% để giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm toán. Ước tính tại ABC như sau: Với mức trọng yếu tổng thể là 2.800.000.000(đ), KTV lựa chọn tỉ lệ mức trọng yếu thực hiện so với mức trọn yếu tổng thể là 50%, từ đó tính được mức trọng yếu thực hiện là 1.400.000.000; và Đối với AFA, họ lựa chọn mức trọng yếu từng khoản mục bằng với mức trọng yếu thực hiện. Vì vậy mức trọng yếu của khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chính bằng mức trọng yếu thực hiện. - Ước tính ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: KTV lựa chọn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua ở mức 4%, cụ thể: 4% x 2.800.000.000 = 56.000.000(đ) Khi có một sai sót nào đó vượt quá 4% mức trọng yếu tổng thể (56.000.000đ), KTV sẽ đề nghị đơn vi điều chỉnh cho phù hợp. Nếu đơn vị không đồng ý điều chỉnh, KTV sẽ tổng hợp tất cả những sai sót đó lại và so sánh với mức trọng yếu thực hiện, đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp. - Xác định cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu Đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV lựa chọn phương pháp chọn mẫu theo xét đoán và kinh nghiệm, vì là chọn mẫu theo xét đoán nênTrường KTV thường chọn cỡĐại mẫu lớn học để đảm bảo Kinh tính đại diện tế cho Huếtổng thể. SVTH: Nguyễn Tấn Phát 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Kiểm toán viên sẽ phân loại theo nội dung nghiệp vụ, rồi dựa vào xét đoán của kiểm toán viên, đáp ứng mỗi nội dung phải có vài nghiệp vụ. Thường những tiêu chí xét đoán của KTV đó là giá trị lớn (thường là những nghiệp vụ có giá trị lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua), phát sinh không thường xuyên, và những nghiệp vụ được chọn thường là những nghiệp vụ đối ứng với tài khoản 111, 331, vì những tài khoản đối ứng khác đã được kiểm tra tại các phần hành khác. - Thiết kế chương trình kiểm toán CPBH và CPQLDN. Chương trình kiểm toán của khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được AFA xây dựng một quy trình riêng theo chuẩn của VACPA, KTV sẽ xác định mục tiêu kiểm toán và lựa chọn các công việc thực sự quan trọng, phù hợp để thực hiện và trình bày lên giấy làm việc. Mục tiêu kiểm toán: Đảm bảo rằng các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là có thật; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Thủ tục chung . Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng; và . Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Thủ tục phân tích . So sánh chi phí bán hàng, quản lý năm nay với năm trước, kết hợp với biến động về doanh thu của DN, giải thích các biến động lớn (nếu có); và . Phân tích chi phí bán hàng, quản lý theo tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh thu và giải thích các biến động lớn (nếu có). . Phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí phát sinh trong năm và so sánh với Trườngnăm trước, giải thích Đạinhững bi ếhọcn động bấ t Kinhthường (nếu tếcó). Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Thử nghiệm chi tiết . Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí bán hàng, quản lý theo khoản mục theo các tháng trong năm: o Đối chiếu với các tài liệu có liên quan: Sổ Cái, sổ chi tiết, o Phân tích biến động từng khoản mục chi phí theo tháng, đánh giá tính hợp lý, giải thích nội dung biến động và thực hiện kiểm tra tương ứng. . Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). . Đối chiếu các khoản mục chi phí đã được kiểm tra tại các phần hành kiểm toán liên quan: chi phí lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí phải trả, chi phí trả trước, v.v . Chọn mẫu kiểm tra chứng từ gốc đối với các khoản mục chi phí bán hàng, quản lý khác: kiểm tra hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp, các bảng tính toán kèm theo, các phiếu chi, chứng từ thanh toán qua ngân hàng cùng với các chứng từ khác kèm theo. . Kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí: o Đối chiếu đến phần hành kiểm toán chi phí phải trả và phần hành tiền. o Đọc sổ chi tiết Chi phí bán hàng, tiền mặt, tiền gửi và tờ khai thuế GTGT sau ngày kết thúc kỳ kế toán, xác định các giao dịch không đúng niên độ. o Xem xét các chi phí của kỳ trước nhưng được ghi nhận trong kỳ kiểm toán, đánh giá khả năng rủi ro này có thể lặp lại. . Rà soát và tổng hợp các khoản chi phí bán hàng không đủ điều kiện là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (phối hợp với phần hành Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước); và . Kiểm tra sự trình bày và công bố của chi phí trên BCTC. 2.2.2 Thực hiện kiểm toán tại CPBH và CPQLDN tại AFA Trong giai đoạn này các kiểm toán viên tiến hành thu thập số liệu, thực hiện các thủ tục kiểm toán từ tổng hợp đến chi tiết số liệu liên quan đến Báo cáo được kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Để phục vụ cho kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị khách hàng cung cấp các tài liệu sau: - Bảng cân đối phát sinh tài khoản tại ngày 31/12/2018 - Sổ cái. sổ tổng hợp đối ứng TK 334, 3382, 3383, 3384, 3389, 111,112, 641, 642, - Báo cáo kiểm toán năm trước; - Sổ cái tài khoản 641, 642 năm trước. 2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát Công ty AFA không tiến hành đi sâu đánh giá HTKSNB đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đối với Công ty CP ABC, vì vậy không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà đi thẳng vào các thử nghiệm cơ bản. 2.2.2.2. Thủ tục phân tích cơ bản Phân tích chi phí theo tháng kết hợp với biến động về doanh thu qua hai năm 2017, 2018 Kiểm toán viên sẽ sử dụng số liệu năm kiểm toán và năm trước đó để tìm ra những biến động bất thường, kết hợp với sự biến động của doanh thu, để xem thử sự biến động của chi phí có phù hợp với doanh thu không, cụ thể: (Phụ lục 3: Mẫu GLV 8340) Bảng 1.4: So sánh chi phí năm nay với năm trước, kết hợp với biến động doanh thu của doanh nghiệp Tỷ lệ chênh Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch lệch Doanh thu thuần 126.273.949.581 122.144.432.124 4.129.517.457 3,38% CPBH 548.443.931 569.883.540 -21.439.609 -3,76% CPQLDN 3.494.614.889 5.368.069.347 -1.873.454.45 -34,9% TL CPBH/DT 0,43% 0,47% -0,04% -0,072% TL CPQLDN/DT 2,86% 4,39% -1,53% 34,9% Các số liệu trên bảng này được KTV lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 và 2017Trườngcủa đơn vị. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Đánh giá của KTV: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm xuống trong năm 2018 so với năm 2017; nhìn chung tỉ lệ của CPBH so với doanh thu gần như không đổi, tỉ lệ của CPQLDN so với doanh thu có thay đổi đáng kể. Chi phí quản lý trên doanh thu biến động lớn giữa 2 năm. Doanh thu thay đổi không đáng kể nhưng chi phí giảm mạnh do lương và các khoản dự phòng Chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng nhỏ so với doanh thu Phân tích theo từng yếu tố chi phí qua hai năm 2017, 2018 KTV sẽ lấy số liệu chi phí theo từng yếu tố của năm 2018 (trên thuyết minh 2018) và năm 2017 (trên báo cáo kiểm toán năm trước), sau đó tiến hành tính toán và so sánh, cụ thể: (Phụ lục 4: Mẫu GLV 8441) Cột “Tỷ lệ” được tính bằng công thức: (Số liệu năm 2018 – Số liệu năm 2017)/Số liệu năm 2017 x 100% Cột “Tỷ lệ TM” được tính bằng công thức (Số liệu của yếu tố chi phí)/Tổng chi phí x 100% Bảng 2.5: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp 642 Nội Dung Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch Tỷ lệ Tỷ lệ TM Chi phí nhân viên quản lý 2.156.541.613 3.138.193.660 (981.652.047) -31% 64% Chi phí khấu hao TSCĐ 86.467.854 (86.467.854) -100% Chi phí vật liệu quản lý 28.881.108 69.086.497 (40.205.389) -58% 1% Đồ dùng văn phòng 88.209.851 8.328.091 79.881.760 959% 3% Thuế, phí và lệ phí 200.691.486 587.309.029 (386.617.543) -66% 6% Chi phí dự phòng 456.248.478 (456.248.478) -100% Chi phí dịch vụ mua ngoài 450.343.437 450.321.892 21.545 0% 13% Chi phí bằng tiền khác 454.886.407 626.983.040 (172.096.633) -27% 13% Tổng cộng 3.379.553.902 5.422.938.541 (2.043.384.639) -38% 100% Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Trên cơ sở biến động của từng yếu tố, KTV đưa ra nhận xét: Chi phí quản lý trong năm giảm so với năm trước nguyên nhân chủ yếu do việc giảm chi phí nhân viên quản lý. (Phụ lục 5: Mẫu GLV 8341) Bảng 2.6: Phân tích chi phí bán hàng 641 Nội Dung Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch Tỷ lệ Chi phí NC thuê ngoài 84.250.000 78.875.000 78.875.000 7% Nhiên liệu 302.063.714 247.688.539 247.688.539 22% Chi phí khấu hao TSCĐ 17.064.399 81.909.090 81.909.090 -79% Chi phí sửa chữa 70.265.818 153.798.183 153.798.183 -54% Chi phí khác 74.800.000 7.612.728 7.612.728 883% 548.443.931 569.883.540 (21.439.609) -4% Tổng cộng Trên cơ sở biến động của từng yếu tố, KTV đưa ra nhận xét: - Chi phí bán hàng trong năm giảm do biến động của các khoản mục: Giảm chi phí khấu hao TSCĐ Giảm chi phí sửa chữa > Tập trung chọn mẫu vào khoản mục chi phí này 2.2.2.3. Thử nghiệm chi tiết - Lập bảng tổng hợp và đối chiếu: Mục tiêu kiểm toán: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Tổng hợp số liệu, phân tích biến động, đối chiếu số liệu với Bảng CĐPS, Sổ cái, sổ chi tiết, đối chiếu số đầu kỳ, nhận diện các rủi ro nếu có. Đảm bảo số liệu được trình bày trên BCTC được tổng hợp từ các sổ chi tiết, chính xác, có thực. Phương pháp thực hiện: KTV tiến hành thu thập số liệu của chi phí bán hàng và chi phí quản lý từ Bảng CĐPS, sổ cái, sổ chi tiết, BCTC năm trước, BCTC trước kiểm toán. Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, sổ Cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có), đồng thời tiến hành phân tích sơ bộ chi phí năm nay so với năm trước Nếu số liệu trên BCTC không thống nhất với Sổ cái hoặc Sổ chi tiết thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có điều chỉnh phù hợp. Số trước kiểm toán được lấy trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 của đơn vị, số năm trước được lấy trên BCTC đã được kiểm toán năm 2017. Dựa vào kết quả đối chiếu và số liệu phân tích trên bảng tổng hợp, KTV đưa ra nhận xét: . Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên chủ yếu do việc giảm chi phí lương nhân viên quản lý . Các số liệu trên BCTC 2018 đều khớp với sổ cái, sổ chi tiết chi phí và Bảng CĐPS. - Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường: Mục tiêu kiểm toán Các nghiệp vụ bất thường (nếu có) được phản ánh chính xác và phù hợp với quyTrường định, xác minh tính Đạicó thực của học các khoản Kinh chi phí này. tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Nguồn gốc số liệu: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 641, 642. Phương pháp thực hiện Đối với thủ tục này, KTV sẽ kiểm tra 3 loại nghiệp vụ bất thường: Bất thường về tài khoản đối ứng, về nội dung và về giá trị. KTV sẽ đọc lướt sổ cái để lọc ra những nghiệp vụ mà theo xét đoán của KTV đó là nghiệp vụ bất thường. Những nghiệp vụ được coi là bất thường về nội dung hay giá trị nếu như theo xét đoán của KTV là nó có giá trị lớn bất thường so với các nghiệp vụ khác, phát sinh không thường xuyên, những khoản chi cho hội đồng quản trị, hoặc là những khoản chi nhạy cảm như tặng quà khách hàng, tặng quà nhân viên, tham quan du lịch, KTV sẽ list ra những nghiệp vụ như vậy để tiến hành kiểm tra và đối chiếu chứng từ. Những nghiệp vụ được coi là bất thường về tài khoản đối ứng thì KTV kiểm tra bằng cách tổng hợp số liệu trên bảng cân đối phát sinh các TK, sau đó xem các đối ứng từ sổ chi tiết TK xem có các nghiệp vụ bất thường hay không. Nếu thấy có nghiệp vụ bất thường tiến hành hỏi kế toán hoặc xem xét chứng từ chi tiết liên quan tới nghiệp vụ đó. Việc làm này giúp KTV dễ dàng phát hiện gian lận, hoặc sai sót do định khoản sai của kế toán. Minh họa tại công ty ABC Sau khi đọc lướt sổ cái, KTV không phát hiện thấy những nghiệp vụ bất thường về tài khoản. KTV chỉ lọc ra được những khoản chi phí được cho là bất thường về nội dung và giá trị như sau: (Phụ lục 6: Hóa đơn, chứng từ kèm theo) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.7: Chi phí quản lý bất thường Số hiệu Ngày chứng Nội dung TK Số tiền Chứng từ CT từ đối ứng 00707 31/01/2018 Ngân hàng TMCP đầu tư & 1121 66.882.120 Giấy đề PT ĐNẵng thu phú BL tạm nghị cấp ứng HĐ gói thầu TN 03 thảm bảo lãnh, BTN các tuyến N8-N17;N8- HĐ GTGT 48404 31/12/2018 KC tiền thuê đất quý 33372 35.242.400 HĐ GTGT 3+4/2018 33011 06/09/2018 Ngân hàng TMCP đầu tư & 1121 28.301.686 Giấy đề PT thu phí tạm ứng HĐ nghị cấp Ctrình khu dân cư Phong Bắc bảo lãnh, 4 HĐ GTGT 299 12/09/2018 Thanh toán tiền trợ cấp thôi 1111 25.788.750 PC, QĐ việc 413 05/12/2018 Thanh toán tiền trợ cấp chấm 1111 22.124.500 PC, QĐ dứt hợp đồng lao động đợt cuối 29459 23/08/2018 Ngân hàng TMCP Đầu tư & 1121 15.848.017 Giấy đề PT ĐNẵng thu phí BLTHHĐ nghị cấp công trình khu dân cư Phong bảo lãnh, Bắc HĐ GTGT 185 18/06/2018 Thanh toán tiền chi phí phục 1111 15.510.000 PC, Giấy đề vụ đại hội cổ đông thường nghị thanh niên năm 2018 toán, HĐ GTGT, Bảng kê 097 27/03/2018 Thanh toán chi phí liên hoan 1111 14.206.182 PC, Giấy đề gặp mặt tất niên tết nguyên nghị thanh đán Mậu Tuất 2018 toán, HĐ GTGT, Bảng kê 13235 20/04/2018 Ngân hàng TMCP đầu tư & 1121 12.333.333 HĐ GTGT, PT Đà Nẵng thu phí gia hạn Văn bản sửa BL thanh toán HĐ mua nhựa đổi HĐ bảo lãnh 38355 22/10/2018 Ngân hàng TMCP đầu tư & 1121 12.133.333 HĐ GTGT, PT Đà Nẵng thu phí gia hạn Văn bản sửa BLTT hợp đồng mua nhựa đổi HĐ bảo đường lãnh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 45
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Kết luận: Sau khi lọc được danh sách các nghiệp vụ bất thường, KTV tiến hành đối chiếu đến các chứng từ gốc của các nghiệp vụ đó và nhận thấy đơn vị đã có đầy đủ chứng từ và hạch toán đúng. Do đó KTV kết luận đã đạt được mục tiêu kiểm toán - Đối chiếu với sổ cái và các phần hành liên quan Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo số liệu khớp đúng với các phần hành liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, đảm bảo tính chính xác, có thực của các khoản chi phí. Nguồn gốc số liệu Bảng CĐSPS, sổ tổng hợp chi phí, giấy tờ làm việc có liên quan. Phương pháp thực hiện KTV sẽ tiến hành tổng hợp chi phí theo các khoản mục (lấy trên sổ tổng hợp chi phí hoặc thuyết minh), sau đó đối chiếu với số liệu của các phần hành liên quan đã được kiểm tra để đảm bảo sự chính xác và có thực. Đây là thủ tục nhằm giảm bớt khối lượng công việc đối với khoản mục chi phí này, bởi vì nó đã được kiểm tra ở các khoản mục tương ứng, nên chỉ cần đối chiếu lại số liệu. Nếu số liệu sai với các phần hành liên quan thì KTV sẽ tiến hành trao đổi với những KTV kiểm tra phần hành liên quan đó, và tìm hướng giải quyết. Sau khi tham chiếu đến giấy làm việc cũng như trao đổi với các KTV phụ trách khoản mục 334, 214 và 338, KTV nhận thấy số liệu tại các khoản mục chi phí này khớp đúng với số liệu trên các giấy làm việc tương ứng, vì vậy KTV đưa ra kết luận đã đạt được mục tiêu kiểm toán. - Kiểm tra chứng từ gốc MTrườngục tiêu kiểm toán Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Đảm bảo sự phát sinh của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo sự ghi chép chính xác. Phương pháp thực hiện KTV sẽ tiến hành chọn mẫu theo xét đoán, tập trung vào những tháng biến động bất thường như đã phân tích trước đó, kiểm tra các chứng từ gốc như: Hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp, các bảng tính toán kèm theo, các phiếu chi, chứng từ thanh toán qua ngân hàng cùng với các chứng từ khác kèm theo. Nếu nghiệp vụ kiểm tra không có đầy đủ chứng từ thì KTV sẽ ghi chú lại trên GLV, sau đó yêu cầu đơn vị bổ sung, nếu không sẽ đưa vào chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Minh họa tại công ty ABC Bảng 2.8: Chi phí bán hàng được kiểm tra Ngày CT Số CT Diễn giải TK Nợ Số tiền Chứng từ 04/04/2018 14704 Thanh toán tạm ứng chi phí 141 12 600 000 Hóa đơn, tiền tưới nước đường vc đá XN PC đá tháng 04/2018 04/04/2018 14705 Thanh toán tạm ứng chi phí 141 1 500 000 Hóa đơn dọn vệ sinh đường vc đá Tết 2018 XN đá tháng 04/2018 17/10/2018 39813 Thanh toán chi phí tạm ứng XN 141 18 000 000 Hóa đơn đá tháng 10/2018- tiền tưới nước đường tháng 8+9/2018 27/12/2018 47013 Thanh toán chi phí tiền tưới 141 16 400 000 Hóa đơn nước đường vc, đường công vụ XN đá tháng 10+11/2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Bảng 2.92: Chi phí quản lý được kiểm tra Ngày CT Số CT Diễn giải TK Có Số tiền Hóa đơn 09/02/2018 062 Thanh toán tiền làm bảng hiệu 141 PC, HĐ ALu chữ nổi tên công ty CP 5.500.000 GTGT, ABC Bảng báo giá 31/07/2018 27012 Thanh toán giảm ứng tiền mua 141 HĐ khối máy tính phòng tổng hợp 5.409.091 GTGT, giấy thanh toán tạm ứng 23/03/2018 094 Thanh toán chi phí mua vật tư 1111 HĐ & nhân công lắp đặt máy điều 3.906.500 GTGT hòa VP Cty tại lô 04 khu B2-3 đường 30/4 21/06/2018 189 Thanh toán tiền mua quạt làm 3311 PC, mát không khí Sunhoues SHD 3.652.727 Giấy đề 7721 nghị thanh toán, HĐ GTGT 22/07/2018 25854 Điện Lực Hải Châu thu tiền 3311 HĐ điện từ 20/6/2018 đến 3.353.381 GTGT 19/07/2018 Lô 4 khu B2-3 đường 30/4 18/06/2018 184 Thanh toán chi phí thuê NC 141 PC, dỡ đan hhó ga để kiểm tra xử 3.300.000 Giấy đề lý HTTN khu DC Phong Bắc nghị Hòa Thọ thanh toán, Bảng thanh toán tiền nhân công Kết luận Sau khi chọn mẫu theo xét đoán và kiểm tra chứng từ gốc, KTV thấy rằng tất cả các nghiệp vụ của mẫu được chọn đều có đầy đủ các chứng từ cần thiết, và được Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên ghi nhân chính xác với so với chứng từ. Trên cơ sở kết quả của mẫu, vì tất cả các nghiệp vụ của mẫu đều có giá trị lớn hơn hoặc gần bằng ngưỡng sai sót, những nghiệp vụ không được chọn vào mẫu đều nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua, nên nếu có xảy ra sai sót cũng không thể vượt quá ngưỡng sai sót có thể bỏ qua. Vì vậy dựa trên kết quả kiểm tra mẫu, KTV đưa ra kết luận đã đạt được mục tiêu kiểm toán đối với toàn bộ tổng thể. - Kiểm tra tính đúng kì của chi phí: Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo các nghiệp vụ chi phí phát sinh được ghi nhận đúng kỳ kế toán. Phương pháp thực hiện Đọc lướt chi tiết chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ trước và sau ngày khóa sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu đến các hóa đơn, chứng từ gốc khác để xem những nghiệp vụ này có được ghi nhận đúng không. Minh họa thực tế Đối với công ty CP ABC, vì tại thời điểm kiểm toán, đơn vị chưa có sổ sách của năm 2017 nên KTV không thể kiểm tra những nghiệp vụ đầu kì sau được, vì vậy chỉ kiểm tra những nghiệp vụ trước ngày khóa sổ. Bảng 2.10: Thủ tục kiểm tra tại công ty CP ABC Ngày tháng Số chứng Nội Dung TK Số tiền từ Đối ứng 30/06/2018 23522 Phân bổ chi phí tiền thuê nhà 242 162 000 000 đường 30/4 quý 1+2/2018 12/09/2018 299 Thanh toán tiền trợ cấp thôi việc 1111 25 788 750 05/12/2018 413 Thanh toán tiền trợ cấp chấm dứt 1111 22 124 500 hợp đồng lao động đợt cuối 18/06/2018 185 Thanh toán tiền chi phí phục vụ đại 1111 15 510 000 hội cổ đông thường niên năm 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 49
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Kết luận Sau khi đối chiếu ngày hạch toán với ngày trên hóa đơn, KTV nhận thấy tất cả các nghiệp vụ được kiểm tra đều khớp ngày, vì vậy KTV kết luận đã đạt được mục tiêu kiểm toán. - Kiểm tra các khoản chi phí không được trừ Mục tiêu Đảm bảo tính có thực, sự chính xác, sự đánh giá của đơn vị đối với các khoản chi phí không được trừ. Phương pháp thực hiện Rà soát và tổng hợp các khoản chi phí không đủ điều kiện là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Những khoản chi phí được cho là không được trừ thường gặp: . Không có đầy đủ hóa đơn và các chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật. . Phát sinh không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. . Những khoản chi 20 triệu đồng trở lên mà không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt . Các khoản chi cho hội đồng quản trị. . Các khoản chi tặng quà cho khách hàng, nhân viên, . Và các khoản chi được liệt kê tại khoản 2 điều 6 TT78/2014, sửa đổi bổ sung tại khoản 2 điều 4 TT96/2015, TT25/2018. Việc rà soát và tổng hợp các khoản chi phí không đủ điều kiện là chi phí được trừ, KTV sẽ phối hợp với phần hành Thuế và các khoản phải nộp nhà nước để tổng hợp. - Kiểm tra sự trình bày và công bố Mục tiêu Đảm bảo số liệu về chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh phù hợp với quy định vủa pháp luật. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 50
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Phương pháp thực hiện KTV kiểm tra xem chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý có được trình bày đúng mã số trên báo cáo KQKD không, số liệu trên BCKQKD có khớp với sổ sách không (phần này cũng đã được thực hiện ở thủ tục đối chiếu ban đầu). Kết luận Nhận thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý đã được trình bày đầy đủ, chính xác theo quy định, KTV đưa ra ý kiến đã đạt được mục tiêu kiểm toán. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và quản lý 2.2.3.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ ảnh hưởng đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Thời gian kiểm toán tại một Công ty khách hàng thường được tiến hành ít nhất khoảng sau 1 đến 2 tuần kể từ ngày kết thúc niên độ. Do đó, sau khi tiến thúc cuộc kiểm toán tại công ty KH, KTV sẽ tiến hành soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ nhằm đảm bảo các sự kiện trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính đã được xác định và phản ánh phù hợp trong BCTC. Các thủ tục được KTV sử dụng: - Phỏng vấn BGĐ/HĐQT đơn vị để xác định liệu có những sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán có khả năng ảnh hưởng đến BCTC hay không . - Xem xét các BCTC giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán (nếu có) và nhật ký chung từ ngày kết thúc kỳ kế toán cho đến thời điểm kiểm toán để xác định các sự kiện cần điều chỉnh/hoặc công bố. Tại Công ty CP sản xuất thép ABC, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán và nhận thấy không có sự kiện bất thường nào xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, nên không ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. 2.2.3.2. Đánh giá tổng hợp bằng chứng kiểm toán Trưởng đoàn kiểm tra toàn bộ giấy làm việc của các thành viên. Sau khi các thành viên trong đoàn tổng kết quá trình làm việc, nộp lại các hồ sơ, sổ sách đã thu thập được Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 51
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên làm bằng chứng cho quá trình kiểm tra, kiểm toán viên kiểm tra và đưa ra nhận xét, các điểm cần lưu ý cho các thành viên. Các trợ lý kiểm toán sẽ sắp xếp giấy làm việc lại, sau đó trưởng đoàn cùng các thành viên sẽ thảo luận tổng hợp ý kiến. Trưởng đoàn sẽ tổng hợp các ý kiến vào biên bản ghi nhớ để tiến hành họp và trao đổi với Ban giám đốc công ty. Khách hàng xem biên bản trao đổi trong suốt quá trình họp, có vấn đề gì cần trao đổi thì khách hàng đánh dấu lại và nêu ra ý kiến của mình. Các vấn đề trao đổi được kiểm toán viên giải thích rõ ràng và khách hàng thường đồng ý những thiếu sót nêu ra trong biên bản trao đổi và bổ sung điều chỉnh theo ý kiến của đoàn kiểm toán. Đối với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, sau quá trình kiểm toán, KTV không phát hiện thấy có sai sót nào, tất cả những mục tiêu kiểm toán đều đã đạt được. 2.2.3.3. Kết luận kiểm toán Sau khi tổng hợp ý kiến, Những vấn đề tồn tại cần giải quyết tại Công ty khách hàng được trưởng đoàn kiểm toán đề cập trong biên bản trao đổi trên cơ sở thu thập tất cả các giấy tờ làm việc của các thành viên trong đoàn trước khi kết thúc kiểm toán tại Công ty. Sau đó đoàn kiểm toán sẽ tiến hành họp với phòng kế toán và ban giám đốc để trao đổi những sai sót đó và phòng kế toán sẽ quyết định có thực hiện đồng ý điều chỉnh những sai sót đó không, trên cơ sở đó kiểm toán viên sẽ tổng hợp những sai số kiểm toán không điều chỉnh. Đối với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại công ty CP sản xuất thép ABC, qua kiểm toán KTV không phát hiện ra sai sót nào, vì vậy KTV đưa ra kết luận như sau: “Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán của khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đã đạt được.” Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 52
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPBH VÀ CPQLDN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 3.1 Nhận xét về thực tế công tác kiểm toán CPBH và CPQLDN của AFA 3.1.1. Ưu điểm - Khi thực hiện kiểm toán, bước đầu tiên luôn là kiểm tra tổng hợp đối ứng nhằm đảm bảo ghi chép chính xác số liệu, sau đó mới tiến hành kiểm tra tiếp. - Thủ tục chọn mẫu thường được sử dụng là chọn mẫu phi thống kê, tiết kiệm thời gian. Trường hợp cần thiết kiểm toán viên sử dụng phương pháp CMA để tăng hiệu quả chọn mẫu. - Hệ thống ký hiệu làm việc được xây dựng một cách hệ thống khoa học giúp dễ kiểm tra đối chiếu hay truy vấn tài liệu. Và góp phần bảo mật thông tin KH khi tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết. - KTV rất chú trọng đến việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ về chi phí. - Luôn có sự trao đổi giữa đoàn kiểm toán với KH về những bút toán sai cần điểu chỉnh, những vấn đề đơn vị được kiểm toán cần lưu ý và sữa chữa lại trên báo cáo tài chính tạo ra sự thống nhất cao về quan điểm giữa đoàn kiểm toán với đơn vị. - Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, được sự xét duyệt của ban kiểm soát và tổng giám đốc Cty, là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán, do đó rủi ro cho sai sót của việc đưa ra ý kiến cho một báo cáo kiểm toán có thể hạn chế thấp nhất có thể. 3.1.2. Hạn chế - Do sự hạn chế về thời gian và chi phí kiểm toán, nên trong quá trình thực thiện các kiểm tra chi tiết, KTV thường không thực hiện hết các thử nghiệm có trong tờ chương trình mẫu, mà chỉ thực hiện những thử nghiệm quan trọng. - Việc chọn mẫu chủ yếu dựa vào chủ quan, kinh nghiệm qua các phương pháp phi thống kê có thể chưa đại diện cho toàn bộ tổng thể được. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 53
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên - Việc không đánh giá tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát nội bộ KM chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp sẽ gây khó khăn trong việc tổng hợp kết quả, soát xét lại hồ sơ kiểm toán đặc biệt với KH thường xuyên của công ty. - Việc xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ chưa được xem trọng đúng mức và chưa được KTV thực hiện thường xuyên. - Một phương pháp hữu hiệu để tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB là phép thử Walk-through – đó là việc chọn ra một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiện để xem thực tế có diễn ra đúng như những gì KTV đã tìm hiểu. Nhưng kỹ thuật này hầu như không được áp dụng. - Mức trọng yếu chi tiết được sử dụng chung cho tất cả các khoản mục, điều này là không phù hợp vì việc phân bổ mức độ trọng yếu phụ thuộc vào các yếu tố như: Mức độ trọng yếu tổng thể; bản chất, quy mô của các khoản mục; mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục, kinh nghiệm kiểm toán và chi phí kiểm tra từng khoản mục. - Thủ tục phân tích vẫn còn hạn chế trong việc so sánh với số liệu trung bình ngành để có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình công ty. 3.1.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong BCTC tại công ty AFA. 3.1.3.1. Hoàn thiện quy trình xác định mức trọng yếu cho khoản mục Như đã trình bày ở phần nhược điểm, KTV chỉ xác định mức trọng yếu chi tiết cho tất cả các khoản mục mà không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục riêng. Việc phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục giúp KTV nhận biết các khoản mục trọng yếu và có độ rủi ro lớn, từ đó có kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp và có độ tin cậy cao. Việc phân bổ mức trọng yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệm của KTV. Đây là công việc mang tính xét đoán, do đó việc này phải được phân công cho các KTV có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm trực tiếp thực hiện. KTV có thể phân bổ mức trọng yếu như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 54
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Cách 1: (L.T.Kiều.Thơ, 2015) Bước 1: Ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Mức độ trọng yếu Mức trọng yếu tổng thể còn tiếp tục Số dư khoản tạm phân bổ cho = được phân bổ X mục A khoản mục A Tổng số dư các khoản mục còn lại Bước 3: Ước tính mức trọng yếu cho khoản mục dựa trên đánh giá IR, CR của khoản mục: Dựa vào đánh giá IR và CR, KTV sẽ điều chỉnh mức trọng yếu tạm phân bổ cho các khoản mục một cách phù hợp. Nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao đối với một khoản mục nào đó thì khoản mục đó được phân bổ mức trọng yếu là thấp và ngược lại. Hoặc dựa vào kinh nghiệm của KTV về những sai sót của khoản mục đó năm trước. Cách 2: KTV phân bổ mức trọng yếu cho từng tài khoản dựa vào đánh giá về rủi ro: (L.T.Kiều.Thơ, 2015) Bước 1: Ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Bước 2: KTV có thể sử dụng hệ số từ 1/3 đến 1/6. Nếu rủi ro cao thì mức trọng yếu phân bổ = 1/6 mức trọng yếu tổng thể. Cách này giúp KTV tập trung kiểm tra các TK có rủi ro cao. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 55
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Minh họa chi phí bán hàng và chi phí quản lý tại công ty ABC: Đối với khoản mục này, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình, vì vậy có thể chọn hệ số là 1/4 mức trọng yếu tổng thể: Mức trọng yếu tổng thể: 2.800.000.000 Mức trọng yếu khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý: 1/4 x 2.800.000.000= 700.000.000 (đ) 3.1.3.2. Hoàn thiện thủ tục chọn mẫu Công ty nên đa dạng hóa các phương pháp chọn mẫu để mẫu mang tính đại diện cao cho tổng thể, không nên chỉ chọn mẫu dựa trên kinh nghiệm của KTV. Mỗi phương pháp chọn mẫu có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Bên cạnh đó, KTV nên tăng kích cỡ mẫu lên để đảm bảo tính đại diện của mẫu được chọn. Đối với khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, KTV nên chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên hoặc phần mềm đã được thiết lập sẵn, vì cách chọn mẫu này đảm bảo tính khoa học cao, bảo đảm mẫu mang tính đại diện và các phần tử đều có thể được lựa chọn, tiết kiệm thời gian và có thể giảm rủi ro do chọn mẫu. Trước hết KTV phải xác định quy mô chọn mẫu theo công thức: (TS.Ph.Hoài.Hương) n= Trong đó : n:cỡ mẫu BV:giá trị sổ sách của tổng thể R:yếu tố tin cậy (xác định dựa vào mức rủi ro chấp nhận sai có thể chấp nhận được –ARIA) TM: mức sai phạm có thể bỏ qua Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 56
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Hồng Quyên Yếu tố tin cậy được xác định dựa vào mức rủi ro chấp nhận sai có thể chấp nhận được (ARIA). Bảng xác định yếu tố tin cậy: ARIA(%) R 1,0 4,6 5,0 3,0 7,5 2,6 10,0 2,3 12,5 2,1 15,0 1,9 20,0 1,6 Cách lựa chọn các phần tử vào mẫu theo bảng số ngẫu nhiên có thể thực hiện như sau: (Quantri.vn) Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất Thông thường, đối tượng kiêm toán (các chứng từ, tài sản ) đã được mã hóa (đánh số) trước bằng con số duy nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể cần thiết phải đánh số lại cho tổng thể để có được hệ thống các con số duy nhất tương thích với Bảng số ngẫu nhiên. Chẳng hạn, nếu các nghiệp vụ đã được đánh số A-001, B-001, thì kiểm toán viên có thể dùng các con số để thay thế các ký tự chữ cái và khi đó có thể dãy số mới là 1-001, 2-001 Nói chung, trong trường hợp phải đánh số lại cho đối tượng kiểm toán thì nên tận dụng các con số đã có một cách tối đa để đơn giản hóa việc đánh số. Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đoi tượng kiểm toán đã định lượng Do đối tượng kiểm toán đã được định lượng bằng các con số cụ thể nên vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng được mối quan hệ giữa các số cụ thể đã xác định với các số ngẫu nhiên trong Bảng số ngẫu nhiên. Có thể xảy ra một trong 3 trường hợp: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Tấn Phát 57