Khóa luận Khảo sát kiến thức về bệnh cận thị của học sinh khối 12 tại Trường trung học phổ thôngTrần Văn Bảy, năm 2017

pdf 55 trang thiennha21 5952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát kiến thức về bệnh cận thị của học sinh khối 12 tại Trường trung học phổ thôngTrần Văn Bảy, năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khao_sat_kien_thuc_ve_benh_can_thi_cua_hoc_sinh_kh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khảo sát kiến thức về bệnh cận thị của học sinh khối 12 tại Trường trung học phổ thôngTrần Văn Bảy, năm 2017

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH CẬN THỊCỦA HỌC SINH KHỐI 12TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN VĂN BẢY,NĂM 2017 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. NGHỊ NGÔ LAN VI NGUYỄN THANH TRÚC MSSV: 13D720501049 LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8 Cần Thơ, 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH CẬN THỊCỦA HỌC SINH KHỐI 12TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN VĂN BẢY,NĂM 2017 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. NGHỊ NGÔ LAN VI NGUYỄN THANH TRÚC MSSV: 13D720501049 LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8 Cần Thơ, 2017
  3. PHỤ LỤC vii Cận thị có thể làm giảm chất lượng cuôc sống của bệnh nhân thông qua ảnh hưởng tới công việc và học tập. Mặc dù sự suy giảm thị lực liên quan đến cận thị có thể dễ dàng được điều chỉnh, nhưng vẫn có khoảng 25% số người bị tật khúc xạ không được điều chỉnh khúc xạ hoặc được điều chỉnh không đúng. [14] 6 2.2.6. Chẩn đoán bệnh cận thị 10 Nguyên tắc thử thị lực 10 - Bệnh nhân ngồi cách bản thị lực 5m. 10 - Độ chiếu sáng của bảng thị lực là 100 lux (tương đương độ chiếu sáng của bóng đèn là 100 W) 10 - Nếu thử trong buồng tối phải để bệnh nhân thích nghi khoảng 10–15 phút. 10 - Phải thử thị lực lần lượt từng mắt một. 10 - Một số bảng thị lực thường dùng 10 - Bảng thị lực bằng chữ số, bằng chữ cái (bảng Monoyer). 10 - Bảng thị lực chữ E (bảng Snellen). 10 - Bảng thị lực hình để dùng cho trẻ em (bảng Rossano, bảng Weiss) 10 - Bảng thị lực vòng hở (bảng Landoldt): là bảng thông dụng nhất, thường dùng cho mọi đối tượng. [15] 10 Các phương pháp chẩn đoán tật khúc xa 10 - Phương pháp chủ quan (Dondes): 10 + Phương pháp này đơn giản, thuận tiện vì chỉ cần một kính và một bảng thị lực. Tuy nhiên chỉ dựa vào chủ quan của bệnh nhân nên còn chưa thực sự chính xác, do không loại trừ được sự điều tiết của mắt. [15] 10 + Nếu thị lực nhìn xa không kính của bệnh nhân dưới 10/10 thì nguyên nhân làm giảm thị lực có thể là do tổn thương thực thể (ở võng mạc, thị thần kinh, ) hoặc do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loãn thị) để chẩn đoán xác định ta cần phải cho bệnh nhân thử kính lỗ (lỗ thủng 1,5mm) và cho bệnh nhân đeo kính phân kỳ – 1D để chẩn đoán xác định cận thị. Với kính – 1D, nếu thị lực tăng hơn thì mắt bị cận thị.[3] 10 - Phương pháp khách quan: 10 + Soi bóng đồng tử (Streak retinoscopy):người đo có thể xác định được tình trạng khúc xạ của mắt. Phương pháp này đòi hỏi phương tiện và điều kiện phức tạp hơn nên ít được áp dụng. 10 + Đo khúc xạ tự động (Autorefrto meter): là phương pháp khách quan chính xác để chẩn đoán tật khúc xạ. Nhưng vì máy đắt tiền nên còn chưa được áp dụng rộng rãi. [15] 10 2.2.7. Một số biện pháp điều trị bệnh cận thị 10 - Đeo kính cận đúng số 10 + Điều trị cận thị bằng phương pháp sử dụng kính tiếp xúc cứng thấm khí (Orthokeratology). Việc đeo kính này giúp làm dẹp vùng trung tâm giác mạc một thời gian. Phương pháp này được áp dụng từ thập niên 1970. Đến thập niên 1990 xuất hiện một loại kính mới có thiết kế hình học i
  4. nghịch đảo (Reverse geometry designs), phương pháp này đã được FDA, cơ quan thực phẩm và dược phẩm của Mỹ chấp thuận. Ngoài thiết kế đặc biệt loại kính tiếp xúc này do phải đeo về đêm khi ngủ nên phải được làm bằng chất liệu có tính thấm khí cao (Dk ≥ 100). Phương pháp này có thể điều chỉnh được cận thị tới – 6 D và loạn thị tới ± 0,75 D. Loại kính này được đeo vào ban đêm và sau khoảng 2 tuần sẽ có tác dụng điều chỉnh độ cận thị trong ban ngày mà không cần đeo kính. Người ta ghi nhận tình trạng biểu mô giác mạc bị mỏng hoặc bị ép lại sau một thời gian đeo kính. [6] 10 2.2.8.Các biện pháp chăm sóc 12 2.2.9. Các biện pháp dự phòng cận thị 12 Bảng 4.1. Kiến thức về khái niệm, phân loại về bệnh cận thị 24 Kiến thức 24 Đúng 24 Chưa đúng 24 Số lượng 24 (người) 24 Tỷ lệ 24 (%) 24 Số lượng 24 (người) 24 Tỷ lệ 24 (%) 24 Kiến thức 25 Đúng 25 Chưa đúng 25 Số lượng 25 (người) 25 Tỷ lệ 25 (%) 25 Số lượng 25 (người) 25 Tỷ lệ 25 (%) 25 Kiến thức 25 Đúng 25 Chưa đúng 25 Số lượng 25 ii
  5. (người) 25 Tỷ lệ 25 (%) 25 Số lượng 25 (người) 25 Tỷ lệ 25 (%) 25 Kiến thức 26 Đúng 26 Chưa đúng 26 Số lượng 26 (người) 26 Tỷ lệ 26 (%) 26 Số lượng 26 (người) 26 Tỷ lệ 26 (%) 26 10 26 Kiến thức 26 Đúng 26 Chưa đúng 26 Số lượng 26 (người) 26 Tỷ lệ 26 (%) 26 Số lượng 26 (người) 26 Tỷ lệ 26 (%) 26 Nhận xét: Theo kết quả thu được trên bảng 4.6cho thấy có 48% HS có kiến thức đúng về BCT còn lại 52% là những HS chưa có kiến thức đúng về BCT. 27 LỜI CẢM ƠN iii
  6. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Ban Chủ nhiệm KhoaDược–Điều dưỡng Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện giúp đỡem trong quá trình học tập. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn côNghị Ngô Lan Vi, người cô đã trực tiếp chỉ dạy cho em hướng nghiên cứu, luôn động viên, tận tình hướng dẫn từng bước cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp của mình. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ, tham gia nhiệt tình của Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báo này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia sẻ khó khăn trong thời gian em học tập để hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn. CầnThơ, ngày 10 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THANH TRÚC iv
  7. CAM KẾT KẾT QUẢ Em xin cam đoan đây là khảo sát của riêng em. Các kết quả và số liệu viết trong tiểu luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THANH TRÚC v
  8. TÓM TẮT Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 triệu người mù và khoảng 110 triệu người bị giảm thị lực ở các mức độ khác nhau của tật khúc xạ trong đó có cận thị. Cận thị học đường ngày càng chiếm tỷ lệ cao ở học sinh vàtrở thành một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển.Bệnh cận thị có thể được khắc phục khi chúng tacó đủ kiến thức cần thiết để phòng chống. Ngoài ra, chúng ta cần nhận biết được những dấu hiệu của cận thị để sớm phát hiện,điều chỉnh kịp thời tránh ảnh hưởng đến chức năng thị giác và bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh nên đề tài “Khảo sát kiến thức về bệnh cận thị của học sinh khối 12 tại Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy” được tiến hành với mục tiêu cụ thể như sau:Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về bệnh cận thị của học sinh khối 12 Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy. Khảo sát được thực hiện trên 100 đối tượng nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang phân tích. Số liệu thu thập thông qua bộ câu hỏi tự điền được soạn sẵn. Qua khảo sát, kết quả có 48% học sinh có kiến thức đúng chung về bệnh cận thị. Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, bổ sung kiến thức về bệnh cận thị cho học sinhnhiều hơn để các em có đủ kiến thức để chăm sóc mắt tốt hơn. vi
  9. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i CAM KẾT KẾT QUẢ ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC GIẢI PHẪU, SINH LÝ MẮT 3 2.2.BỆNH HỌC VỀ BỆNH CẬN THỊ 6 2.3. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẬN THỊ 13 2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 15 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀTHẢO LUẬN 22 4.1. KẾT QUẢ 22 4.2. THẢO LUẬN 27 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36 5.1. KẾT LUẬN 36 5.2. ĐỀ XUẤT 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1. Kiến thức về khái niệm, phân loại bệnh cận thị 24 Bảng 4.2. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh cận thị 25 Bảng 4.3. Kiến thức về dấu hiệu, ảnh hưởng, yếu tố nguy cơ, biến chứng bệnh cận thị 25 Bảng 4.4. Kiến thức điều trị bệnh cận thị 26 Bảng 4.5. Kiến thức phòng ngừa bệnh cận thị 26 Bảng 4.6. Kiến thức chung về bệnh cận thị của học sinh 27 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Trang Linh 2.1. Các đường kính của nhãn cầu 3 Hình 2.2. Thiết đồ bổ dọc nhãn cầu 4 Hình 2.3. Các tia sáng song song hội tụ trước võng mạc 7 Hình 2.4. Kính phân kỳ đưa tiêu cự về võng mạc 7 Hình 3.1. Sơ đồ khảo sát 20 Hình 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính 22 Hình 4.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc 22 Hình 4.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp của Bố (Mẹ) 23 Hình 4.4. Phân bố đối tượng theo tình trạng mắt hiện tại 23 Hình 4.5. Nguồn thông tin về bệnh cận thị 24 ix
  12. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đặc biệt là cận thị. Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh. Cùng với sự phát triển của xã hội và thói quen sinh hoạt, tỷ lệ cận thị đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Cận thịgây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, nhất là với lứa tuổi học đường. Tỷ lệ cận thị học đường cao cùng với những ảnh hưởng bệnh lý của mắt đã tạo mối quan tâm của từng gia đình và toàn xã hội. Chính vì thế, trong chương trình “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy” Tổ chức Y tế Thế giới xếp tật khúc xạ vào một trong những nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cầu. [15] Trên thế giới, cận thị học đường chiếm tỷ lệ cao ở các quốc gia. Tỷ lệ cận thị ở các nước châu Á như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc là trên 50% trẻ từ 7 đến 15 tuổi. Theo nghiên cứu của Viện thị giác Brien Holden năm 2015, ước tính đến năm 2050 tỷ lệ cận thị ở đa số quốc gia là trên 50%, tỷ lệ 77% ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và 67% mắc cận thị sống ở khu vực Đông Nam Châu Á. [19] Ở Việt Nam, tật khúc xạ là một vấn đề thời sự được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là cận thị. Một số nghiên cứu của các tác giả trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh từ 5–18 tuổi khám tại Bệnh viện Mắt trung ương (2012) là 55,2% [11]. Tại thành phố Hồ Chí Minh (2009), nghiên cứu trên 2747học sinh ở 20 trường từ 7–15 tuổi cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung là 39,35%, trong đó cận thị là 38,88% [10]. Theo Viện khoa học Giáo dục Việt Nam đã công bố tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ là 26,14% [19].Đến nay, cận thị học đường ngày càng chiếm tỷ lệ cao ở học sinh và gia tăng. Bệnh cận thị đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của học sinh. Cận thịcần được phát hiệnvà điều trị kịp thời, bởi cận thị nặng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và dẫn tới nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng cho mắt. Đây không chỉ là nỗi lo của riêng các bậc ba mẹ mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Bởi lẽ, có đôi mắt sáng và khoẻ mạnh là sự phát triển toàn diện, đảm bảo một tương lai tươi sáng. Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Các tác giả đã đề cập, phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với cận thị học đường. Ngoài ra, cường độ học tập và việc thực hiện vệ sinh trong học tập cũng được nói đến. Các nghiên cứu đã chỉ rõ sự can thiệp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành Y tế–Giáo dục, các cấp, các ngành khác có liên quan và gia đình để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây cận thị ở học sinh. Nhưng có một thực tế, nhiều học sinh không tự phát hiện được mình bị cận thị chỉ vì chưa biết rõđược những dấu hiệu của cận thị. Để các em có đủ kiến thức cần thiết về cận thị cũng như cách phòng chống, nhận biết được những dấu hiệu của cận thị thì việc phát hiện cận thị sớm cũng không phải là quá khó. Khi đã phát 1
  13. hiện sẽ kịp thời can thiệp, điều chỉnh để tránh những ảnh hưởng đến chức năng thị giác của các em đồng thời bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh. Hiểu được tầm quan trọng đó cũng như nhầm hạn chế và giảm thiểu tỷ lệ học sinh bị cận thị cần tăng cường phổ biến kiến thức cho các em học sinh về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và các biện pháp phòng chống cận thị học đường nên đề tài “Khảo sát kiến thức về bệnh cận thị của học sinh khối 12 tại Trường trung học phổ thôngTrần Văn Bảy, năm 2017”được tiến hành với mục tiêu cụ thể sau: Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về bệnh cận thị của học sinh khối 12 Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy, năm 2017. 2
  14. CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. SƠ LƯỢC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU, SINH LÝ MẮT 2.1.1. Sơ lược cấu trúc giải phẫu Mắt là một giác quan đảm nhiệm chức năng thị giác, giúp ta nhận biết được các môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trí tuệ con người phát triển. Có khoảng 90% lượng thông tin được nhận biết qua mắt. Cơ quan thị giác bao gồm 3 phần: Nhãn cầu, các bộ phận phụ cận nhãn cầu, đường dẫn truyền thần kinh [15]. Nhãn cầu có hình dạng như quả cầu nhỏ, được tạo bởi vỏ bọc nhãn cầu (giác mạc chiếm 1/5 phía trước, 4/5 phía sau là củng mạc), màng bồ đào, võng mạc và các môi trường trong suốt (giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thủy, dịch kính). Trong đó độ cong của giác mạc và các môi trường trong suốt có liên quan tới tật cận thị. [1], [15] Hình 2.1: Các đường kính của nhãn cầu (Vũ Quang Dũng (2010). Giáo trình Mắt) Người trưởng thành: - Trục trước sau : 23 – 24 mm. - Xích đạo : Từ nơi thấp nhất tới nơi cao nhất là 74,9 mm. - Trục ngang : 24,1 mm. - Trục dọc : 23,6 mm. Trẻ sơ sinh: trục trước sau: 16 – 17,5 mm. Giác mạc là phần trước nhất của lớp bọc ngoài, trong suốt so với võng mạc màu trắng đục. Đó là mặt khúc xạ chính của mắt, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu, khoảng 43D ở mặt trước giác mạc. Chỉ 1/3 giữa giác mạc là sử dụng cho khúc xạ. [4] 3
  15. Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng trong hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi dộ dày của thể thủytinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần. [2] Hình 2.2. Thiếtkế đồ bổ dọc nhãn cầu (Vũ Quang Dũng (2010). Giáo trình Mắt) Chỉ số khúc xạ của các môi trường trong suốt của mắt, so với không khí: - Không khí: Chỉ số khúc xạ = 1 - Giác mạc: Chỉ số khúc xạ = 1,37 - Thủy dịch: Chỉ số khúc xạ = 1,33 - Thể thủy tinh: Chỉ số khúc xạ = 1,38–1,42 Sự tạo ảnh trên võng mạc: sự tạo ảnh trên võng mạc phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Chiều dài trục nhãn cầu - Lực khúc xạ của quang hệ - Chỉ số khúc xạ của quang hệ. Trung bình khoảng 1,33 Như vậy, sự tạo ảnh trên võng mạc chủ yếu phụ thuộc vào chiều dài trục nhãn cầu và lực khúc xạ của quang hệ.Ở những người tật khúc xạ < 1D, trục nhãn cầu có thể từ 20,5–29,15 mm. Chiều dài trục nhãn cầu thường từ 23,5–24,5 mm. Lực khúc xạ chung của quang hệ có thể thay đổi từ 52,69 D–64,2 D ở mắt bình thường.Sự phối hợp giữa chiều dài của trục với lực khúc xạ tạo ra mắt bình thường. Vậy mắt chính thị là kết quả của sự phối hợp hài hòa giữa chiều dài của trục và lực quang học của mắt. Và như thế nếu sự phối hợp này không xảy ra hài hòa ảnh sẽ ở phía trước võng mạc gây ra cận thị. Hệ thống quang học của mắt bao gồm các môi trường: giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh và dịch kính. Các môi trường này tạo nên một thể thấu kính hội tụ đồng tâm. 4
  16. Giác mạc có chiết suất là 1,37. Công suất khúc xạ của mặt trước giác mạc là + 48,83 D và mặt sau là – 5,88 D. Do đó tổng công suất của giác mạc là + 42,95 D. Thể thủy tinh có chiết suất là 1,42. Công suất khúc xạ của thể thủy tinh là + 19,11 ở trạng thái không điều tiết và + 33,06 D khi điều tiết tối đa. Như vậy công suất khúc xạ của giác mạc chiếm khoảng 2/3 công suất khúc xạ của mắt. Giác mạc không phải một mặt cầu mà là mặt phi cầu. Phần chu vi giác mạc dẹt hơn so với phần trung tâm. Cấu tạo phi cầu của giác mạc này có tác dụng làm giảm cầu sai, do đó tăng chất lượng hình ảnh của mắt. [6] Sự phối hợp 4 yếu tố quan trọng nhất quyết định tình trạng khúc xạ của quang hệ mắt là công suất giác mạc, công suất thể thủy tinh, độ sâu tiền phòng và chiều dài trục nhãn cầu. Tất cả 4 yếu tố trên thay đổi liên tục trong quá trình phát triển nhãn cầu. - Giác mạc + Giác mạc là phần trước nhất của lớp bọc ngoài, trong suốt so với củng mạc màu trắng đục. Đó là mặt khúc xạ chính của mắt, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu, khoảng 43 D ở mặt trước giác mạc. [4] + Giác mạc chiếm 1/5 trước vỏ ngoài cùng của nhãn cầu. Giác mạc có hình chỏm cầu, trong suốt, nhẫn bóng, không có mạch máu và phong phú về thần kinh.[1] - Thể thủy tinh + Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi được treo cố địnhvào vùng thể mi nhờ các dây Zinn. Thể thủy tinh dày khoảng 4mm, đường kính 8–10mm, bán kính độ cong mặt sau là 6mm, mặt trước 10mm. Công suất quang học là 20–22D. + Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng trong hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thủy tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần. [2] + Ở người trẻ mật độ thể thủy tinh mềm, nên có thể thay đổi độ cong của hai mặt lồi để tăng công suất hội tụ trong khi điều tiết. Đường kính trước sau trung bình là 4mm, khi nhìn xa là 3,7 và khi điều tiết là 4,4 (Privec, 1968). Càng nhiều tuổi đường kính này càng lớn hơn. [12] - Trục nhãn cầu + Độ dài trung bình của trục nhãn cầu khoảng từ 23,5mm đến 24,5mm. Theo nghiên cứu của Hoàng Hồ trên người Việt Nam trưởng thành thì kết quả cho thấy chiều dài trung bình của nhãn cầu ở nữ là 22,77 ± 0,06 mm, ở nam là 23,5 ± 0,10 mm. Ở trẻ sơ sinh chiều dài trung bình của nhãn cầu là 16mm, khi 8 tuổi chiều dài này đạt 24mm.[1] + Mắt của nam giới to hơn mắt nữ giới một ít. Theo Sappey, trung bình mỗi đường kính mắt nam lớn hơn mắt nữ khoảng 0,5mm. [12] + Trục nhãn cầu ngắn hoặc dài sẽ gây tật khúc xạ hình cầu cận thị hoặc viễn thị. [2] - Độ sâu tiền phòng 5
  17. + Độ sâu tiền phòng ở phần trung tâm khoảng 3–3,5mm, càng gần rìa độ sâu tiền phòng càng giảm dần. Độ sâu tiền phòng thay đổi theo tuổi, tình trạng khúc xạ của mắt ở người lớn tuổi, độ sâu tiền phòng giảm dần do thể tích của thủy tinh tăng lên. Mắt cận thị tiền phòng thường rộng và sâu hơn mắt bình thường. [1] + Độ sâu tiền phòng của nam giới lớn hơn nữ giới một ít. Độ sâu của tiền phòng còn thay đổi tùy theo tình hình khúc xạ của mắt: ở người cận thị độ sâu tiền phòng lớn hơn ở người chính thị và viễn thị. [12] 2.1.2. Sinh lý thị giác Có nhiều thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng điều tiết. Thuyết Helmholtz kinh điển cho đến nay vẫn được công nhân là nhờ những nghiên cứu kĩ càng cả trên thực nghiệm và lâm sàng. Theo Helmholtz, khi mắt điều tiết, các cơ mi co sẽ làm cho vòng thể mi ngắn lại, do đó làm giảm sức căng của các dây Zinn lên bao thể thủy tinh. Sự giảm căng của bao thể thủy tinh làm cho chất thủy tinh trong bao biến dạng, vồng lên ở phần trung tâm và dẹp hơn ở vùng xích đạo. Mặt trước của thể thủy tinh vồng lên nhiều hơn so với mặt sau. Cùng với sự vồng lên của thể thủy tinh, trong khi mắt điều tiết còn xảy ra các hiện tượng: co đồng tử, mống mắt xê dịch về phía trước.[1] Đối với con mắt bình thường trên người trẻ tuổi thì khi nhìn một vật ở xa (viễn điểm, đối với mắt là 5m trở lên) thấy rõ vì ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc. Nếu vật cứ tiến lại gần, lẽ ra người đó sẽ nhìn mờ đi vì ảnh tiến ra xa võng mạc, nhưng thực tế nhìn vẫn rõ và còn rõ hơn nữa do vật càng gần ảnh càng to. Có hiện tượng trên là nhờ sự điều tiết của thể thủy tinh. Nhưng nếu vật cứ tiến gần đến sát mắt thì một lúc nào đó mắt nhìn không rõ vật nữa, ảnh đã ra sau võng mạc, mắt đã điều tiết tối đa. Điểm gần nhất mà mắt còn thấy rõ gọi là cận điểm. Khoảng không gian từ cận điểm đến viễn điểm gọi là quãng đường điều tiết là khoảng mà mắt nhìn rõ. Khả năng điều tiết tối đa của mắt còn gọi là biên độ điều tiết. Càng lớn tuổi, khả năng điều tiết càng giảm. Độ 40 tuổi, khả năng này giảm đi rất nhiều (lão thị) và mất hẳn ở 60 tuổi. Ở những người này nếu không đeo kính lão thì không thể nhìn gần được.[4] 2.2. BỆNH HỌC VỀ BỆNH CẬN THỊ Cận thị có thể làm giảm chất lượng cuôc sống của bệnh nhân thông qua ảnh hưởng tới công việc và học tập. Mặc dù sự suy giảm thị lực liên quan đến cận thị có thể dễ dàng được điều chỉnh, nhưng vẫn có khoảng 25% số người bị tật khúc xạ không được điều chỉnh khúc xạ hoặc được điều chỉnh không đúng. [14] 2.2.1. Định nghĩa bệnh cận thị Cận thị là mắt có tiêu điểm nằm trước võng mạc. Nói cách khác, cận thị là tật khúc xạ khi các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi không điều tiết.[15] 6
  18. Hình 2.3. Mắt cận thị (Đỗ Như Hơn (2014). Nhãn khoa) Cận thị được điều chỉnh bằng kính phân kỳ Hình 2.4. Kính phân kỳ đưa tiêu cự về võng mạc (Đỗ Như Hơn (2014). Nhãn khoa) 2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh cận thị - Trục trước sau của mắt quá dài. - Bán kính độ cong của giác mạc. - Khi thể thủy tinh bắt đầu đục, có hiện tượng sơ cứng thể thủy tinh làm tăng công suất quang học của mắt, gây ra tình trạng cận thị. [3] 2.2.3. Phân loại bệnh cận thị Cận thị đơn thuần: do sự bất cân xứng giữa công suất quang hệ (giác mạc và thể thủytinh) và chiều dài trục trước sau của trục nhãn cầu. Cận thị đơn thuần có thể do trục trước sau của nhãn cầu quá dài so với công suất của hệ quang học. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là do công suất của quang hệ quá cao trong khi chiều dài của trục nhãn cầu bình thường. Cận thị thường dưới 6D và không có tổn thương đáy mắt. Loại cận thị này hay bắt đầu ở tuổi đi học. [4], [6] Cận thị bệnh lý: do nhãn cầu dài, cận thị bệnh thường > – 7D, có khi tới – 20 hoặc – 30D và nhất là tổn hại ở đáy mắt. Thị lực rất thấp khi chưa điều chỉnh bằng kính. Dù với kính thích hợp nhất, thị lực chỉ đạt tới 4–5/10, có khi chỉ được 1–2/10. Nếu cận thị nặng thường kèm theo thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu. Những thoái hóa này có 7
  19. thể gây ra những bất thường về mặt chức năng của thị giác đó là làm giảm thị lực tối đa sau điều chỉnh kính hay khiếm khuyết thị trường.[4], [6] 2.2.4. Biểu hiện của bệnh cận thị - Nhìn xa mờ, khi nhìn xa thường đau đầu do mắt mệt mỏi. - Thị lực giảm khi nhìn xa. - Hay nheo mắt khi nhìn xa, đọc sách ở khoảng cách gần hơn. - Không nhìn rõ chữ trên bảng. [4], [6] - Về biến chứng thường gặp nhất và cũng khóc liệt nhất là bong võng mạc, nếu không xử trí kịp thời và đúng sẽ bị mù vĩnh viễn. Bệnh nhân cận thị cũng có nguy cơ bị tăng nhãn áp hơn bệnh nhân bị viễn thị và những tổn thương gây mất thị giác xảy ra ngay khi nhãn áp thấp. Ở các nước như Mỹ, Anh, Canada các biến chứng cận thị bệnh lý như bong võng mạc và tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu. [4], [6] 2.2.5. Một số yếu tố liên quan đế bệnh cận thị - Yếu tố di truyền và gia đình + Vai trò của cận thị hay cận thị bệnh lý đã được chứng minh trong các nghiên cứu về gen. Các hội chứng cận thị cao có yếu tố gia đình đã được phát hiện trong hàng loạt các hội chứng như hội chứng Marfan, hội chứng Weill – Marchesani, hội chứng Stickler, hội chứng Ehlers – Danlos. Đối với hầu hết các hội chứng này, vị trí nhiễm sắc thể và gen biến dị đã được xác định rõ ràng. [26] + Daniel Kurtz và ctv. (2007) và nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy cha mẹ bị cận thị là một trong những yếu tố nguy cơ đáng kể đối với sự phát triển của cận thị trẻ. [21] + Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 33% đến 60% trẻ bị cận thị có cha và mẹ bị cận thị. Trong khi đó 23% đến 40% trẻ bị cận có cha hoặc mẹ bị cận thị và chỉ có 6% đến 15% trẻ không có cha mẹ bị cận thị. [6] - Yếu tố giới tính + Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn so với nam. Theo Lin L. L. và ctv. (2000) nghiên cứu ở Đài Loan thấy khúc xạ cầu tương đương của nhóm học sinh nữ 18 tuổi là – 4,12 D và ở học sinh nam là – 3,15 D. Tỷ lệ cận thị mức độ nặng (> – 6,0 D) ở học sinh nữ (24%) và cao hơn học sinh nam (18%). [27] + Hittalamani S. B, Jivangi V. S (2015) nghiên cứu trên 4429 học sinh. Tỷ lệ cận thị được phát hiện là 6% (266 học sinh) trong nghiên cứu này. Trong số 266 học sinh thì nữ giới chiếm 155 (58,27%) nhiều hơn so với nam giới chiếm 111 (41,73%). [25] + Ở Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Thị Thanh (2009)trên 6184 học sinh từ 6–15 tuổi tại thành phố Hà Nội cho thấy nữ có tỷ lệ cận thị là 35% cao hơn so với nam có tỷ lệ là 32,5% với (p < 0,05) [17].Lê Minh Thông cùng ctv. (2009) với 3617 học sinh đầu cấp 8
  20. I, II, III từ 16 trường vớihọc sinh được khám cho thấy tỷ lệ khúc xạ chung là 24,8%, cận thị (≤ –0,5 D) chiếm 19,43% thì tỷ lệ cận thị ở nam là 16,93%, nữ là 21,88%. [8] - Yếu tố môi trường. + Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị cao hơn ở nhóm người có thu nhập cao, có trình độ học vấn và ở những nhóm người có công việc đòi hỏi làm việc ở thị giác gần và cường độ cao. Khối lượng công việc gần được xem là yếu tố nguy cơ phát triển cận thị. Yếu tố khối lượng công việc ở thị giác gần bao gồm thời gian dành cho viêc đọc sách hoặc làm các công việc nhìn gần(đọc sách, viết, làm việc với máy vi tính, xem TV gần, ), thời gian học tại các bậc học, các công việc đòi hỏi thị giác gần. [6] + Nghiên cứu của Ben–Simon G. J. và ctv. (2004) tại Israel ở trường Orthodox học chuyên ngành nhân chủng học thấy tỷ lệ cận thị là 72,5% so với 27,3% ởnam học sinhcác trường thông thường khác. Các tác giả cho rằng cận thị ở nam học sinh Orthodox gia tăng là do các thói quen trong học tập khác thường như các chữ in lời chú dẫn có kích thước nhỏ hơn 1mm và thời gian để dùng cho đọc và viết ở trường rất lớn. [20] + Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Mai Lý (2006) tại Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy tỷ lệ bệnh nhân học giỏi và khá có mức độ tăng cận thị trung bình và nhiều (58,2% và 34,5%) cao hơn nhóm có mức tăng cận thị ít (42,2%). Ngược lại tỷ lệ bệnh nhân có thành tích học trung bình ở nhóm có mức tăng cận thị ít (11,6%) cao hơn ở nhóm có mức tăng cận thị trung bình (7,3%) và nhiều (7,1%). Liên quan giữa mức tăng cận thị và thành tích học tập có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). [11] - Yếu tố tuổi và cấp học + Có nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tăng theo từng cấp học và lớp học. Theo Lin L. L. và ctv. (2000) đã khảo sát trên 10.889 học sinh 7–18 tuổi thấy tỷ lệ cận thị tăng theo lứa tuổi từ 20% ở 7 tuổi đến 61% là 12 tuổi, 81% học sinh 15 tuổi và 84% từ 16–18 tuổi. [27] + Fan D. S. và ctv. (2004) nghiên cứu cắt ngang và theo dõi dọc trong 12 tháng trên 7.560 học sinh ở Hồng Kông từ 5–16 tuổi thấy tỷ lệ cận thị tương quan với độ tuổi. Nguy cơ cao nhất ở nhóm trẻ 11 tuổi (OR= 2,27; CI 95%: 2,11–2,44). Sự thay đổi khúc xạ cầu tương đương đối với học sinh bị cận thị (≤– 0,50D) là – 0,63 3,44D so với học sinh không bị cận thị (– 0,29 2,96D) và (p<0,001). [22] + Ở Việt Nam, nghiên cứu tại 2 địa điểm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần theo tuổi và cấp học cụ thểtại Hà Nội (1998) tỷ lệ cận thị tiểu học là 10.3%, trung học cơ sở 15,9%, trung học phổ thông chiếm 20,2%. Thành phố Hồ Chí Minh (1994) tỷ lệ cận thị trung học cơ cở là 9,75%, trung học phổ thông 18,4%. [15] 9
  21. 2.2.6. Chẩn đoán bệnh cận thị Nguyên tắc thử thị lực - Bệnh nhân ngồi cách bản thị lực 5m. - Độ chiếu sáng của bảng thị lực là 100 lux (tương đương độ chiếu sáng của bóng đèn là 100 W) - Nếu thử trong buồng tối phải để bệnh nhân thích nghi khoảng 10–15 phút. - Phải thử thị lực lần lượt từng mắt một. - Một số bảng thị lực thường dùng - Bảng thị lực bằng chữ số, bằng chữ cái (bảng Monoyer). - Bảng thị lực chữ E (bảng Snellen). - Bảng thị lực hình để dùng cho trẻ em (bảng Rossano, bảng Weiss) - Bảng thị lực vòng hở (bảng Landoldt): là bảng thông dụng nhất, thường dùng cho mọi đối tượng. [15] Các phương pháp chẩn đoán tật khúc xa - Phương pháp chủ quan (Dondes): + Phương pháp này đơn giản, thuận tiện vì chỉ cần một kính và một bảng thị lực. Tuy nhiên chỉ dựa vào chủ quan của bệnh nhân nên còn chưa thực sự chính xác, do không loại trừ được sự điều tiết của mắt. [15] + Nếu thị lực nhìn xa không kính của bệnh nhân dưới 10/10 thì nguyên nhân làm giảm thị lực có thể là do tổn thương thực thể (ở võng mạc, thị thần kinh, ) hoặc do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loãn thị) để chẩn đoán xác định ta cần phải cho bệnh nhân thử kính lỗ (lỗ thủng 1,5mm) và cho bệnh nhân đeo kính phân kỳ – 1D để chẩn đoán xác định cận thị. Với kính – 1D, nếu thị lực tăng hơn thì mắt bị cận thị.[3] - Phương pháp khách quan: + Soi bóng đồng tử (Streak retinoscopy):người đo có thể xác định được tình trạng khúc xạ của mắt. Phương pháp này đòi hỏi phương tiện và điều kiện phức tạp hơn nên ít được áp dụng. + Đo khúc xạ tự động (Autorefrto meter): là phương pháp khách quan chính xác để chẩn đoán tật khúc xạ. Nhưng vì máy đắt tiền nên còn chưa được áp dụng rộng rãi. [15] 2.2.7. Một số biện pháp điều trị bệnh cận thị - Đeo kính cận đúng số + Đeo kính cận đúng số là biện pháp can thiệp chủ yếu và phổ biến nhất khi bị cận thị. [30] + Điều trị cận thị bằng phương pháp sử dụng kính tiếp xúc cứng thấm khí (Orthokeratology). Việc đeo kính này giúp làm dẹp vùng trung tâm giác mạc một thời 10
  22. gian. Phương pháp này được áp dụng từ thập niên 1970. Đến thập niên 1990 xuất hiện một loại kính mới có thiết kế hình học nghịch đảo (Reverse geometry designs), phương pháp này đã được FDA, cơ quan thực phẩm và dược phẩm của Mỹ chấp thuận. Ngoài thiết kế đặc biệt loại kính tiếp xúc này do phải đeo về đêm khi ngủ nên phải được làm bằng chất liệu có tính thấm khí cao (Dk ≥ 100). Phương pháp này có thể điều chỉnh được cận thị tới – 6 D và loạn thị tới ± 0,75 D. Loại kính này được đeo vào ban đêm và sau khoảng 2 tuần sẽ có tác dụng điều chỉnh độ cận thị trong ban ngày mà không cần đeo kính. Người ta ghi nhận tình trạng biểu mô giác mạc bị mỏng hoặc bị ép lại sau một thời gian đeo kính. [6] - Sử dụng thuốc + Sử dụng thuốc nhằm hạn chế sự điều tiết quá mức của mắt gây nên cận thị. Ở Đài Loan, Shih Y. F và ctv. (2001) thấy sử dụng atropin 0,5% kết hợp với kính đa tiêu cự có thể làm chậm sự tiến triển của cận thị. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng kính đa tiêu cự đơn thuần thì không có kết quả. [29] + Fang Y. T. và ctv. (2013) thấy tỷ lệ sử dụng atropine nhỏ mắt cho học sinh cận thị tăng từ 36,9% ở năm 2000 lên 49,5% ở năm 2007. Nồng độ atropine nhỏ mắt sử dụng cũng giảm từ (0,5% và 1%) xuống nồng độ thấp hơn (0,3%; 0,25% và 0,1%). Atropine nhỏ mắt được sử dụng thường xuyên hơn ở học sinh 9–12 tuổi so với học sinh 7–8 tuổi (OR= 1,26–1,42) và học sinh ở các gia đình có điều kiện kinh tế (OR= 1,19–1,25) đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị. [23] - Phẫu thuật + Phẩu thuật rạch giác mạc hình nan hoa: Phẫu thuật này do tác giả Fyodorov người Nga thực hiện năm 1972. Dành cho những người có cận thị ổn định, độ cận từ 1 D đến 8 D, không có loạn thị hoặc loạn thị nhẹ mà không muốn đeo kính hoặc không thể đeo kính. Là phương pháp rạch giác mạc hình tia để giảm công suất của giác mạc. Giác mạc được rạch 8–16 đường bằng dao kim cương. Tính chính xác của phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa không cao, dễ thoái cận, hay gặp hiện tượng rối loạn thị giác ban đêm. [3], [6] + Phẫu thuật bằng Leser Excimer . Phẫu thuật laser bề mặt (PRK, LSEK, EpiLASIK): là phẫu thuật biểu mô bề mặt, bộc lộ màng Bowman và nhu mô bên dưới, chiếu laser lên nền nhu mô, giác mạc tự tái tạo lớp biểu mô mới. Các phương pháp laser bề mặt khác nhau ở cách thức xử lý lớp biểu mô. Phẫu thuật này không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu của giác mạc, có thể phẫu thuật cho những trường hợp giác mạc mỏng, không bị các biến chứng liên quan đến vạt giác mạc, nguy cơ phình giác mạc thấp nhưng có nguy cơ đục giác mạc khi điều trị cao độ. 11
  23. . Phẫu thuật cắt lớp (LASIK): Dùng microkeratome cơ học hoặc laser cắt gần hoàn toàn một lớp mỏng trên cùng của giác mạc, chiều dày từ 90–200 micron, bao gồm toàn bộ lớp biểu mô và một phần nhu mô trước. Tiếp theo, vạt giác mạc được lật lên, dùng tia laser excimer làm bóc bay một phần nền nhu mô bên dưới. Cuối cùng, vạt được đậy trở lại, sau khi rửa sạch các chất lắng cặn, vạt giác tự đông dính với lớp nhu mô bên dưới, không cần khâu. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, nhanh lành, thị lực sau mổ phục hồi nhanh chống, tính chính xác cao. Không điều trị cho những trường hợp giác mạc mỏng, độ cạn cao, không phù hợp với những ngành nghề có tính chất đối kháng về thể lực hoặc xác suất chấn thương cao. LASIK tiềm ẩn nguy cơ dãn phình giác mạc cao hơn phẫu thuật laser bề mặt. [6] 2.2.8.Các biện pháp chăm sóc Tăng cường chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giúp nuôi dưỡng một đôi mắt sáng và mạnh khỏe. Các vi chất như Vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá biển, trúng giúp duy trì các môi trường trong suốt của mắt tăng khả năng điều tiết, chống thoái hóa võng mạc và hoàng điểm của mắt. [9] Thư giãn, tránh quá tải cho mắt bằng cách không đọc sách hoặc làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu vì như vậy đòi hỏi nổ lực của thị giác cao, cần nghỉ ngơi mắt mỗi 45 phút. Khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn ra xa (nhìn ra ngoài cửa sổ). Nơi học tập và làm việc cần có đủ ánh sáng và ngồi đúng tư thế. Cần đeo kính và đi khám lại định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ. [6] 2.2.9. Các biện pháp dự phòng cận thị Nâng cao sức khỏe thể chất: chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý (tăng cường các chất dinh dưỡng protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin C, kẽm ) giúp duy trì môi trường trong suốt của mắt, giúp mắt tăng khả năng điều tiết, chống thoái hóa võng mạc. Giữ vệ sinh thị giác: - Khi đọc sách hoặc làm các công việc đòi hỏi sự nổ lực của thị giác cao ở thị giác gần cần nghỉ ngơi mắt mỏi 45 phút. Khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn xa (nhìn ra ngoài cửa sổ). - Khoảng cách đọc sách cần phù hợp. Khoảng cách lý tưởng để đọc sách được đo từ đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ khi cong lại tới cùi trỏ. Khoảng cách này đối với người lớn là 35–40cm. - Không học bài, xem tivi, chơi điện tự, liên tục lâu quá (trên 2 giờ). - Khi đọc sách cần có đủ ánh sáng. Ngoài ánh sáng trong phòng cần một ngọn đèn để bàn và cách chiếu sáng tốt nhất là từ sau chiếu qua vai hơn là chiếu trực tiếp từ phía trước để tránh phản xạ vào mắt chúng ta. 12
  24. - Khi đọc sách hoặc làm máy tính ta cần ngồi ngay ngắn giữ cho lưng thẳng và thư giãn. - Đối với trẻ nhỏ cần hạn chế thời gian xem truyền hình và chơi game. - Ngồi cách truyên hình khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình (khoảng 2,5 đến 3m). - Các hoạt động ngoài trời, để giúp cho mắt nhìn xa và thị giác được thư giãn. Cần đi khám ngay khi trẻ có biểu hiện mắt mờ, không nhìn rõ chữ trên bảng. Cần đeo kính và đi khám định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ. [6] 2.3. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẬN THỊ 2.3.1. Tình hình mắc bệnh cận thị trên thế giới Theo thống kê năm 2010 về tỷ lệ tật khúc xạ trên toàn thế giới khoảng 2,5 tỷ người, trong đó khoảng 80% đến 95% số người mắc bệnhcận thị. Tỷ lệ cận thị tại Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2004 tăng gấp 2/3 lần so với tỷ lệ bệnh cận thị của những năm thập kỉ 70. Báo cáo nêu rõ tỷ lệ bệnh cận thị nhẹ là 17,5% so với trước là 13,4%, trung bình 22,4% so với trước là 11,4%, nặng 1,6% so với trước là 0,6% (p< 0,001). Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Susan Vitale tỷ lệ bệnh cận thị năm 2008 của lứa tuổi trên 20 là 33%. Trong đó, những người da đen tỷ lệ bệnh tăng gấp đôi từ 13% lên 33,5% (p< 0,001), tỷ lệ bệnh của người da trắng tăng từ 26,3% lên 43% (p< 0,001). Tỷ lệ cận thị ở những nước Châu Á như Singapore, Đài loan, Hàn quốc, Trung quốc là trên 50% trẻ em từ 7 đến 15 tuổi bị cận thị. Theo nghiên cứu của Viện Thị giác Brien Holden năm 2015, ước tính đến năm 2050 tỷ lệ cận thị ở đa số các quốc gia là trên 50%, tỷ lệ lên tới 77% ở khu vực châu Á–Thái Bình Dương và 67% mắc cận thị sống ở khu vực Đông Nam Châu Á (Việt nam nằm trong khu vực này).[18] 2.321. Tình hình mắc bệnh cận thị tại Việt Nam Tại Việt Nam, thống kê của Bệnh viện Mắt trung ương tỷ lệ cận thị khoảng 48,10%, tại Bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ khoảng 39,35%, của Viện khoa học giáo dục Việt nam là 26,14%. Đặc biệt, tỷ lệ cận thị tăng theo cấp học, tỷ lệ cận thị ở bậc tiểu học khoảng 18%, trung học cơ sở là 25%, trung học là 50% tại Bệnh viện Mắt Hà Nội. Tại khu vực phía Nam, tỷ lệ cận thị ở tiểu học là 29,86%, trung học cơ sở là 46,11% (Bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ). Tỷ lệ cận thị tại các nước Đông Nam Châu Á là 50%, tỷ lệbệnhcận thị trong các trường cao đẳng và đại học là 90%.[18] 2.4. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thạnh Trị là một huyện thuộc vùng nông thôn của tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 32 km nằm dọc trên Quốc Lộ 1A. Trường THPT Trần Văn Bảy là một ngôi trường có bề dày thành tích củahuyện Thạnh Trị. Trường tọa lạc tại ấp 3, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Trường có một cơ sở vật chất khang trang và cực kì kiên cố với bốn dãy nhà cao tầng. Ngôi trường được xây dựng theo hình chữ O 13
  25. truyền thống được bố trí cho từng khối lớp 10, lớp 11, lớp 12. Ngoài ra, trường có đầy đủ các phòng chức năng như phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, hội trường, phòng truyền thống cùng với sân chơi và sân thể dục rộng rãi. Hiện tại, trường có 109 giáo viên, giữ các chức vụ khác nhau với nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Trường có ba khối lớp gồm: lớp 10, lớp 11, lớp 12 với tổng số học sinh hiện có là 1226. Trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ với những học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, tỷ lệ tốt nghiệp khá cao và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ nhờ sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. 14
  26. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nhiên cứu Học sinh tại Trường THPT Trần Văn Bảy thuộc ấp 3, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị,tỉnh Sóc Trăng. 3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các học sinh lớp 12 đang học tại Trường THPT Trần Văn Bảy. Học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu. 3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Những học sinh thường vắng mặt trên lớp. 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Trường THPT Trần Văn Bảy thuộc ấp 3, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 4năm 2017 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 3.2.2. Cỡ mẫu Khảo sát trên 100 học sinh đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. 3.2.3. Phương pháp chọnmẫu Chuẩn bị bộ câu hỏi đã được soạn sẵn. Lập danh sách những học sinh khối 12. Lấy toàn bộ học sinh khối 12 đúng với tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến khi đủ 100 đối tượng nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Lập danh sách 100 đối tượng đã được chọn tham gia nghiên cứu. 3.2.4. Nội dung nghiên cứu 3.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng - Giới tính: có 2 giá trị gồm + Nam + Nữ - Dân tộc: có 2 giá trị gồm + Kinh + Khác - Nghề nghiệp của bố (mẹ): có 5 giá trị gồm + Công chức + Công nhân 15
  27. + Kinh doanh + Làm ruộng + Khác - Tình trạng mắt hiện tại: có 2 giá trị gồm + Có cận thị + Không cận thị - Nguồn thông tin thu thập: có 5 giá trị gồm + Gia đình + Bạn bè + Sách, Báo chí + Tivi, Đài phát thanh + Nhà trường 3.2.4.2. Kiến thức về bệnh cận thị của đối tượng nghiên cứu - Bệnh cận thị là gì ? + Có thể nhìn rõ những vật ở gần + Có thể nhìn rõ những vật ở xa + Không thể nhìn rõ những vật ở xa + Không biết Người có kiến thức đúng là người chọn hai đáp: có thể nhìn rõ những vật ở gần, không thể nhìn rõ những vật ở xa. - Bệnh cận thị có những loại nào ? + Cận thị đơn thuần (cận thị mắc phải ở tuổi đi học) + Cận thị bệnh lý (cận thị di truyền) + Không biết Đáp án đúng về phân loại bệnh cận thị là: cận thị đơn thuần (cận thị mắc phải ở tuổi đi học), cận thị bệnh lý (cận thị di truyền). - Bệnh cận thị có ảnh hưởng gì tới chất lượng cuộc sống? + Giảm khả năng nhìn xa. + Lao động, sinh hoạt khó khăn. + Ảnh hưởng đến thẩm mỹ. + Không biết Người trả lời đúng là người chọn từ hai đến ba đáp án sau: giảm khả năng nhìn xa, lao động, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. - Những nguyên nhân gây nên bệnh cận thị + Ngồi tivi quá lâu + Làm việc với máy tính thường xuyên. + Ngồi học không đúng tư thế. 16
  28. + Tham gia các hoạt động ngoài trời. + Không biết. Người có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh cận thị khi chọn từ hai đến ba đáp án: ngồi tivi quá lâu, làm việc với máy tính thường xuyên, ngồi học không đúng tư thế. - Tư thế ngồi học và đọc sách có thể gây nên bệnh cận thị ? + Có cúi đầu thấp < 30 cm. + Không có cúi đầu thấp. + Áp sát mặt vào sách. + Ngồi ngay ngăn, giữ cho lưng thẳng. Người trả lời đúng khi chọn hai đáp án: có cúi đầu thấp < 30 cm, áp sát mặt vào sách. - Bệnh cận thị có di truyền không ? + Có + Không + Không biết Đáp án đúng là bệnh cận thị có di truyền - Những dấu hiệu để nhận biết bệnh cận thị: + Nhìn xa rõ + Nhìn xa không rõ + Thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ một vật nào đó, đặc biệt khi án sáng yếu. + Đau đầu do quá mỏi mắt. Người có kiến thức đúng về dấu hiện nhận biến bệnh cận thị là người trả lời chọn hai đến ba đáp án sau: nhìn xa không rõ, đau đầu do quá mỏi mắt, thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ một vật nào đó, đặc biệt khi ánh sáng yếu. - Bệnh cận thị có gây nên biến chứng không: + Có + Không + Không biết Đáp án đúng là bệnh cận thị có biến chứng. - Những biện pháp điều trị bệnh cận thị: + Không nên đeo kính + Đeo kính phù hợp + Thư giản mắt + Không điều trị được Người trả lời đúng biện pháp điền trị bệnh cận thị là người chọn cả hai đáp án: đeo kính phù hợp và thư giãn mắt. 17
  29. - Bệnh cận thị có thể phẫu thuật không ? + Có + Không + Không biết Đáp án đúng là bệnh cận thị có thể phẫu thuật. - Người bị bệnh cận thị nên đeo kính như thế nào là đúng: + Đeo kính đúng độ + Không nên đeo kính + Đeo kính chênh lệch độ vẫn được. Người có kiến thức đúng khi trả lời người bệnh cận thị nên đeo kính phân kì. - Có nên đi khám mắt định kỳ không ? + Có + Không + Không biết Câu trả lời đúng là có đi khám mắt định kỳ. - Loại kính thích hợp cho người mắc bệnh cận thị: + Đeo kính phân kì + Đeo kính hội tụ + Không biết Đáp án đúng là đeo kính phân kì cho người mắc bệnh cận thị. - Thời gian đi khám mắt định kỳ dành cho người bệnh cận thị là bao lâu ? + 3 tháng/năm + 6 tháng/năm + 1 năm + Không biết Người có kiến thức đúng khi trả lời là người bệnh cận thị nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/năm. - Có những cách nào để phòng ngừa bệnh cận thị ? + Ngồi đúng tư thế + Đảm bảo đủ ánh sáng + Thư giản mắt hợp lý + Giữ khoảng cách phù hợp (xem tivi, máy tính, thiết bị điện tử ) + Cung cấp dinh dưỡng đủ và đúng (khoáng chất, vitamin A, .) Người trả lời đúng cách phòng bệnh cận thị là người chọn từ bốn đến năm đáp án sau: ngồi đúng tư thế, đảm bảo đủ ánh sáng, thư giản mắt hợp lý, giữ khoảng cách phù hợp (xem tivi, máy tính, thiết bị điện tử ). 18
  30. - Những chất cần thiết bổ sung cho mắt cận thị + Vitamin A, Vitamin C, Omega–3 + Bơ thực vật + Đường Đáp án đúng là các chất Vitamin A, Vitamin C, Omega–3 cần bổ sung cho mắt cận thị - Hướng chiếu của đèn trong lúc học tập và làm việc như thế nào là phù hợp ? + Từ trên chiếu xuống + Từ sau chiếu qua vai + Trực tiếp từ phía trước + Không biết Câu trả đúng là trong lúc học tập và làm việc nên để đèn chiếu từ sau chiếu qua vai. - Khoảng cách thích hợp nhất khi ngồi đọc sách: + Dưới 30 cm + Từ 35–40 cm + Trên 40 cm + Không biết Người trả lời đúng là người chọn đáp án từ 35–40 cm là khoảng cách thích nhất trong lúc ngồi đọc sách. - Có những cách nào để thư giản mắt sau khi học tập và làm việc: + Đứng lên, đi lại và nhìn ra xa (ngoài cửa sổ) + Nhắm mắt, xoa nhẹ vùng mi mắt + Chớp mắt Người có kiến thức đúng khi chọn từ hai đến ba đáp sau: đứng lên, đi lại và nhìn ra xa (ngoài cửa sổ), nhắm mắt, xoa nhẹ vùng mi mắt, chớp mắt Bộ câu hỏi gồm có 19 nôi dung. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Số điểm này được chia làm 2 mức: - Người có kiến thức đúng là người có từ 14–19 điểm. - Người có kiến thức chưa đúng có từ 0–13 điểm. 3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn. Bộ câu hỏi được tham khảo thử trên 20 đối tượng nghiên cứu sau đó được chỉnh sửa hoàn chỉnh và đưa vào nghiên cứu chính thức. Lập danh sách những học sinh khối 12. Lấy toàn bộ học sinh khối 12 đúng với tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến khi đủ 100 đối tượng nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 19
  31. Giải thích mục tiêu, ý nghĩa, nội dung nghiên cứu. Phát bộ câu hỏi khảo sát cho từng đối tượng đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về bệnh cận thị. 3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu Lập danh sách những học sinh khối 12 Lấy toàn bộ học sinh khối 12 đúng với tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến khi đủ 100 đối tượng nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Chuẩn bị bộ câu hỏi đã được soạn sẵn Giải thích mục tiêu, ý nghĩa, nội dung nghiên cứu Tiến hành phát bộ câu hỏi khảo sát cho từng đối tượng đủ điều kiện tham gia nghiên cứu Đánh giá kiến thức về bệnh cận thị của các đối tượng nghiên cứu Hình 3.1. Sơ đồ khảo sát 3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. 3.2.8. Biện pháp khắc phục sai số Bộ câu hỏi được tham khảo thử trên 20 đối tượng nghiên cứu sau đó được chỉnh sửa hoàn chỉnh và đưa vào nghiên cứu chính thức. Bộ câu hỏi được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời. 20
  32. Khắc phục sai số do người trả lời: tất cả các đối tượng đều được giải thích về mục tiêu, yêu cầu và nội dung nghiên cứu, nếu gặp khó khăn khi nghiên cứu sẽ được giải đáp rõ ràng những thắc mắc nhưng không gợi ý. 3.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Tất cả các đối tượng tham gia khảo sát đều được giải thích cụ thể về nội dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tư nguyện tham gia. Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích khảo sát và không sử dụng cho mục đích khác. Nếu cao tin thần tự nguyện của người tham gia. Sau khi khảo sát xong sẽ cung cấp thêm những kiến thức cần thiết về bệnh cận thị mà học sinh chưa biết. 21
  33. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.KẾT QUẢ 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Quả kết quả khảo sát 100 học khối 12 tại Trường THPT Trần Văn Bảy như sau: 44% 56% Nam Nữ Hình 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính Nhận xét:Qua biểu đồ cho thấy đối tượng nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 56% cao hơn nam giới với tỷ lệ là 44%. 16% Kinh 84% Khác Hình 4.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh thuộc kính chiếm cao nhất là 84%, còn lại 16% là những học sinh thuộc các dân tộc khác. 22
  34. 45% 45 40 35 30 24% 25 20 17% 15 13% 10 5 1% 0 Công Công Kinh Làm Khác chức nhân doanh ruộng Hình 4.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp của Bố (Mẹ) Nhận xét:Nghề nghiệp của bố (mẹ) học sinh được khảo sát là làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất 45%,thấp nhất là bố (mẹ) có nghề nghiệpcông nhân chiếm tỷ lệ 1%. 57% 43% Có Không Hình 4.4. Phân bố đối tượng theo tình trạng mắt hiện tại Nhận xét: Có 57% học sinh không mắc bệnh cận thị, còn lại 43% là những học sinh mắc bệnh cân thị. 23
  35. 90 85% 80 75% 70 58% 60 54% 54% 50 40 30 20 10 0 Gia đình Bạn bè Sách, Báo Tivi, Đài Nhà trường chí phát thanh Hình 4.5. Nguồn thông tin về bệnh cận thị Nhận xét: Các bạn họcsinhcó hiểu biết về bệnh cận thị qua sách, báo chí chiếm tỷ lệ cao nhất với 85%, kế tiếp là nguồn thông tin từ tivi, đài phát thanh chiếm 75%. Thấp nhất là 54% với nguồn thông tin về bệnh cận thị các bạn được biết được từ gia đình và nhà trường. 4.1.2. Kiến thức của học sinh khối 12 Trường trung học phổ thông Trần Văn bảy về bệnh cận thị Bảng 4.1. Kiến thức về khái niệm, phân loại về bệnh cận thị Đúng Chưa đúng Kiến thức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) Khái niệm bệnh cận thị 34 34 66 66 Phân loại bệnh cận thị 46 46 54 54 Nhận xét: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về khái niệm bệnh cận thị là 34%, chiếm tỷ lệ cao hơn là 66% những học sinh chưa có kiến thức đúng khi nói về khái niệm bệnh cận thị. Kiến thức về phân loại bệnh cận thị có 46% học sinh có kiến thức đúng, 54% còn lại là những học sinh có kiến thức chưa đúng. 24
  36. Bảng 4.2. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh cận thị Đúng Chưa đúng Kiến thức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) Những nguyên nhân gây ra bệnh cận 73 73 27 27 thị Tư thế ngồi học và đọc sách dễ gây ra 62 62 38 38 bệnh cận thị Nhận xét:Hầu hết học sinh ở đây đều biết được những nguyên nhân gây ra bệnh cận thị. Cụ thể qua bảng 4. 2 cho ta thấy kiến thức của học sinh về vấn đề này khá cao chiếm tỷ lệ từ 62–73%. Bảng 4.3. Kiến thức về dấu hiệu,ảnh hưởng, yếu tố nguy cơ, biến chứngcủa bệnh cận thị Đúng Chưa đúng Kiến thức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) Dấu hiệu nhận biết bệnh cận thị 64 64 36 36 Ảnh hưởng của bệnh cận thị 67 67 33 33 Yếu tố nguy cơ gây bệnh cận thị 54 54 46 46 Biến chứng của bệnh cận thị 50 50 50 50 Nhận xét: Về dấu hiệu để nhận biết bệnh cận thị các học sinh đều có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ là 64%, chiếm 36% là những học sinh chưa có kiến thức đúng. Số học sinh nhận ra những ảnh hưởng của bệnh cận thị là 67%, cao hơn những học sinh có kiến thức chưa đúng vềbệnh cận thị là 34%. Hầu hết các học sinh đều chưa biết rõnhững yếu tố nguy cơ gây cận thị nên tỷ lệ này khá cao chiếm 54%, chỉ có một số ít hiểu đúng về yếu tố nguy cơ gây cận thị với tỷ lệ 46%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng và chưa đúng về biến chứng của bệnh cận thị là ngang nhau với tỷ lệ là 50%. 25
  37. Bảng 4.4. Kiến thức điều trị bệnh cận thị Đúng Chưa đúng Kiến thức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) Những biện pháp để điều trị bệnh cận 69 69 31 31 thị Phẫu thuật bệnh cận thị 87 87 13 13 Cách đeo kính phù hợp cho người mắc 90 90 10 10 cận thị Khám mắt định kỳ 95 95 5 5 Loại kính thích hợp cho người cận thị 80 80 20 20 Thời gian khám mắt định kỳ đối với 65 65 35 35 người mắc cận thị Nhận xét: Trong số học sinh được khảo sát về kiến thức điều trị bệnh cận thị thì hầu hết những học sinh này có kiến thức đúng khá cao đạt từ 65–95%. Trong đó, chiếm cao nhất là 95%học sinh biết nên đi khám mắt định kỳ, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 65% biết thời gian đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ năm. Bảng 4.5. Kiến thức phòng ngừa bệnh cận thị Đúng Chưa đúng Kiến thức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) Những cách phòng ngừa bệnh cận thị 75 75 25 25 Những chất người bị cận thị nên bổ 91 91 9 9 sung cho mắt Hướng chiếu của đèn khi học tập và 12 12 88 88 làm việc Khoảng cách phù hợp ngồi đọc sách 83 83 17 17 Các cách thư giản mắt sau khi học tập 70 70 30 30 và làm việc mệt mỏi 26
  38. Nhận xét:Đa số các học sinh đều biết được những cách phòng ngừa bệnh cận thị là 75% có kiến thức đúng, chiếm 91% học sinh biết nên bổ sung các chất cần thiết cho mắt được tốt, biết được khoảng cách phù hợp nhất để đọc sách chiếm 83%, 70% học sinh đều biết thư giản mắt khi mệt mỏi. Nhưng bên canh đó nhiều học sinh còn chưa biết được hướng chiếu của đèn như thế nào là phù hợp, về vấn đề này chỉ có 12% học sinh trả lời đúng, còn lại 88% học sinh có kiến thức chưa đúng chiếm tỷ lệ khá cao. Bảng 4.6.Kiến thức chung về bệnh cận thị của đối tượng nghiên cứu Kiến thức Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Đúng 48 48 Chưa đúng 52 52 Tổng 100 100 Nhận xét: Theo kết quả thu được trên bảng 4.6cho thấy có 48% HS có kiến thức đúng về BCT còn lại 52% là những HS chưa có kiến thức đúng về BCT. 4.2. THẢO LUẬN 4.2.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Giới tính của đối tượng nghiên cứu Khảo sát được thực hiện trên 100 học sinh khối 12 tại Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy. Trong đó, đối tượng nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 56% và namlà 44%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Đức Dũng vào năm 2010 với tỷ lệ nữgiới là 61,2% và nam giới là 38,8%[14]. Cũng với kết quả này, chúng tôi so sánh thêm nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan tiến hành trên học sinh Trường Phan Chu Trinh tại Hà Nội năm 2010 với nữ giới chiếm 54,2% và tỷ lệ của nam là 45,8% [16].Trong khi đó, kết quả của chúng tôi khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lý thực hiện tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2006 cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu giữa nam và nữ là 1:1[11].Mặc dù vậy, kết quả khảo sát của chúng tôi là phù hợp với sự phân bốtrên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vì theo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kêngày 1 tháng 4 năm 2009 cho thấy tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ nữ giới chiếm 50,3%, còn nam giới chiếm 49,3%.[19] - Dân tộc của đối tượng nghiên cứu Qua kết quả nghiên cứu hình 4.2, cho thấy tỷ lệ học sinh thuộc dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 84%, còn lại 16% là những học sinh thuộc các dân tộc khác. Điều này phù hợp với sự phân bố dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Dựa trên Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê ngày 1 tháng 4 năm 2009 cho thấy ở Sóc Trăng dân tộc Kinh chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 65,2% dân số của tỉnh. Ngoài ra, còn 27
  39. có nhiều dân tộc khác cùng sinh sống như người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%[19]. Họ cùng nhau sinh sống với nhau qua nhiều thế kỷtạo nên một mái nhà chung của ba dân tộc anh em của tỉnh Sóc Trăng nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng thêm đa dạng và phong phú. - Nghề nghiệp của bố (mẹ) đối tượng nghiên cứu Trong số 100 học sinh được khảo sát, bố(mẹ) làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là bố (mẹ) có nghề nghiệp công nhân với tỷ lệ 1%. Kết quảcủa chúng tôi khác so với Trần Đức Dũng năm 2010 nghiên cứu trên học sinh thành phố Bắc Giang có tỷ lệ nghề nghiệp bố (mẹ) làm công chức chiếm 39,2%, làm ruộng chiếm 22,7% và thấp nhất là nội trợ chiếm 1,6%[14].Dù vậy, kết quả nghiên cứu của tôi là phù hợp vì Trần Đức Dũng nghiên cứu trên địa bàn thành phố. Bố mẹ học sinh trong nghiên cứu của Trần Đức Dũng sẽ có kiến thức và trình độ học vấn cao hơn nên bố (mẹ) làm công chức sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,2%. Còn khảo sát của chúng tôi thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Một tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước và là nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào, đa dạng, đặc biệt là lúa gạo. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất nông nghiệp nên hầu hết những người dân ở đây đều làm ruộng là chủ yếu. Chính vì vậy, bố (mẹ) của những học sinh trong khảo sát đa số đều làm ruộng.Phần lớn bố (mẹ) đều làm ruộng nên không dành nhiều thời gian chăm sóc các em. Có thể giải thích, bố (mẹ) không có thời gian để tìm hiểu về bệnh cận thị do đó sự hiểu biết của họ về vấn đề này còn hạn chế, thiếu sót dẫn đếncác em chưa thực sự hiểu rõ, thiếu kiến thức và quan tâm nhiều đến việc chăm sóc mắt cũng như có kiến thức đầy đủ về bệnh cận thị. - Tình trạng mắt hiện tại của học sinh Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy Theo kết quả khảo sát,tỷ lệhọc sinh không mắc bệnh cận thịlà 57% và chiếm 43% là những học sinh mắc bệnh cận thị.So với kết quả của Vũ Thị Hoàng Lan năm 2010 tại Hà Nội cho thấy kết quả tỷ lệ cận thị là 50,3%[16].Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan. Có thể giải thích là do nơi nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan là những học sinh sống tại thành phốcó tỷ lệ cận thị cao do những học sinh này chịu nhiều gánh nặng trong học tập như chế độ học tập thường căng thẳng, chịu áp lực của học tập cũng như cường độ học tập nhiều hơn. Một thực tế chỉ ra rằng học sinh ở thành thị sau những giờ học chính khóa ở trường các em còn tham gia nhiều khóa học thêm.Mặt khác, do điều kiện sống của các gia đình ở nội thành tốt hơn và phụ huynh kỳ vọng vào các em nên viêc đầu tư dành thời gian cho các em học tập nhiều hơn, dành thời gian cho các em học hơn ở nông thôn. Ngoài ra, với điều kiện kinh tế khá giả thì nhiều gia đình còn mua cho các em những đồ giải trí như máy vi 28
  40. tính, trò chơi điện tử, truyện để các em ở nhà sau khi đi học nhầm tránh những thói hư tật xấu ngoài xã hội. Các hoạt động nhìn gần như thế nhiều giờ liên tục làm cho mắt phải điều tiết quá mức cũng tạo thêm yếu tố gây ảnh hưởng tới gánh nặng thị giác. Bên cạnh đó, ở thành phố không gian sống bị thu hẹp do sự phát triển của đô thị hóa dẫn đến tình trạng thiếu sân chơi cho các em hoạt động ngoài trời khiến tầm nhìn các em bị hạn chế. Các hoạt động nhìn gần với một mức độ kéo dài liên tục ít thay đổi có thể làm tăng nguy cơ mắc cận thi. Điều này cũng phù hợp trong nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tần tiến hành trên 757 học sinh ở bốn trường trung học cơ sở tại thành phô Bắc Ninh năm 2010 cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh nội thành là cao chiếm 30,2%, trong khi đó tỷ lệ học sinh ở ngoại thành chỉ có 10%. Học sinh ở nội thành có nguy cơ mắc cận thị cao gấp 3,9 lần so với học sinh ở ngoại thành, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001[13]. TheoBen–Simon G. J. và ctv. (2004) cho rằng học sinh nam ở Orthodox có tình trạng cận thị ngày càng gia tăng là do các thói quen trong học tập. Những học sinh này thường đọc các chữ in lời chú dẫn có kích thước nhỏ hơn 1 mm và thời gian để dùng cho đọc và viết ở trường rất lớn [20].Lin L. L. và ctv. (2000) cũng cho rằng học sinh ở thành thị có tỷ lệ cận thị nhiều hơn so với học sinh ở nông thôn [27]. Ngoài ra, Gou Y. H và ctv. (2012) cũng cho rằng tỷ lệ cận thị có liên quan đáng kể với mức độ đô thị hóa ở nơi sinh sống và trình độ học vấn cao(p < 0,001). Trong đó, cận thị mạnh hơn là do ảnh hưởng của trình độ học vấn nhiều hơn mức độ đô thị hóa. [24] Qua kết quả khảo sát,thấy rằng tỷ lệ cận thị của chúng tôi thấp hơn so với những nghiên cứu khác. Có thể giải thích, do nơi khảo sát của chúng tôi thuộc về vùng nông thôn nên tỷ lệ cận thị sẽ thấp hơndo. Nhữnghọc sinhở đây áp lực học tập, cường độ học tập không nhiều.Ngoài ra,những học sinh ở này ngoài giờ học còn tham gia phụ giúp gia đình, được vui chơi với nhiều hoạt động ở ngoài trời như các trò chơi nhân gian. Những hoạt động ngoài trời giúp giải phóng tầm mắt, thị giác được thư giãn, giảm điều tiết nên khả năng mắc bệnh cận thị thấphơn. Theo Rose K. A và ctv. (2008)các hoạt động ngoài trời có thể làm giảm nguy cơ bị cận thị với những người thường tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời [28]. Điều này được giải thích qua hai giả thuyết. 4.2.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh cận thị Khảo sát trên 100học sinh, trong đó có 48% học sinh có kiến thức đúng về bệnh cận thị còn lại 52% là những học sinh chưa có kiến thức đúng.Tỷ lệ này chênh lệch không cao,học sinh kiến thức chưa đúng nhiều hơn những học sinh có kiến đúng chỉ 4%. Có thể do môi trường học tập như nhau, lượng kiến thức về bệnh cận thị được tiếp nhận cũng như nhau nên mức độ chênh lệch kiến thức ở những học sinh này không 29
  41. nhiều. Theo kết quả của Lê Thị Thanh Xuyên(2007) trên 2052 học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 52,5% có kiến thức từ loại khá trở lên, còn lại 47,5% học sinh có kiến thức từ loại trung bình trở xuống [10]. Kết quả của chúng tôi khác so với nghiên cứu củaLê Thị Thanh Xuyên. Sự khác biệt này,là do những học sinhnày được khảo sát tại thành phố nên được tiếp thu kiến thức về bệnh cận thị từ nhiều nguồn thông tin, tham gia nhiều những buổi tuyên truyền cũng như tư vấn về bệnh cận thịnhiều hơn so với nơi chúng tôi khảo sát. Ngoài ra, trong khảo sát hình 4.3 của chúng tôi cho thấy nghề nghiệp của bố(mẹ) các học sinh này hầu hết là làm ruộng chiếm 45%. Phần lớn thời giancông việc của họ thường xuyên ở ngoài đồng nên không có thời gian tìm hiểu về vấn đề này. Do đó,sự hiểu biết của bố (mẹ) học sinh ở đây về kiến thức bệnh cận thị còn hạn chếdẫn đến can thiệp không hợp lý. Bên cạnh đó, bố (mẹ) không có thời gian hướng dẫn, cung cấp kiến thức cho các em nênnhiều học sinh chưa có đủ kiến thức đầy, chưa thực sự hiểu rõ và quan tâm nhiều đến bệnh cận thị. Qua bảng 4.1 cho thấykiến thức về bệnh cận thị của học sinh còn nhiều sai lệch. Có tới 66% học sinh tham gia nghiên cứu chưa hiểu đúng về khái niệm của bệnh cận thị là khi mắt bị cận thị nhìn rõ những vật ở gần và không nhìn rõ vật ở xa. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Đinh Mạnh Cường (2015) trên 76 giáo viên các Trườngtrung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn cho thấy có 100% giáo viên biết được mắt bị cận thị nhìn gần rõ và nhìn xa không rõ [7].Điều này có thể giải thích, do kết quả của Đinh Mạnh Cường nghiên cứu trên giáo viên, những giáo viên này có trình độ học vấn và kiến thức cao hơn những học sinh chúng tôi khảo sát. Ngoài ra, trong số các học sinh trả lời bảng câu hỏi có 54% trả lời sai về phân loại bệnh cận thị. Bệnh cận thị tuy được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo chí nhưng nguồn thông tin cung cấp cho học sinh vẫn còn nhiều hạn chế và còn thiếu sót. Hầu hết các nguồn thông tin được đưa rachỉ chú trọng cung cấp những kiến thức về dấu hiệu, nguyên nhân, ảnh hưởng, hướng điều trị và cách phòng ngừa. Những thông tin này có thể giúp các bạn có thể nhận biết được biểu hiện của cận thị như thế nào, hướng phòng ngừa để tránh bị cận thị. Nhưng bên cạnh đó, vẫn chưa đề cập đến khái niệm và phân loại bệnh cận thị. Tuy khái niệm và phân loại bệnh cận thị không phải là một trong những yếu tố quan trọng nhưng cần cung cấp thêm cho các em đầy đủ. Bỡi lẽ, nếu chưa cung cấp một cách đầy đủ sẽ làm cho các em học sinh có nhiều kiến thức sai lệch về bệnh cận thị. Nhà trường cần trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh để các em nhận biết được thế nào là bệnh cận thị, có những loại cận thị nào cũng như hiểu rõ hơn và quan tâm nhiều về vấn đề chăm sóc mắt. Nhưng theo kết quả khảo sát từ bảng 4.2, thấy rằng hầu hết học sinh đềucó hiểu biết về nguyên nhân dễ gây ra bệnh cận thị là 73%, nhiều học sinh còn biết được tư thế ngồi học và làm việc như thế nào là đúng với 62% người trả lời đúng câu hỏi này.Vẫn 30
  42. còn khá nhiều học sinh chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh cận thị nên có kiến thức chưa đúng. Có 27% học sinh trả lời sai về nguyên nhân gây cận thị và 38% chưa biết tư thế ngồi học như thế nào gây nên bệnh cận thị.Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh (2016) cho thấy tỷ lệ học sinh ngồi sai tư thế khi học, đọc sách, báo là 27,3%. Nhóm học sinh cận thị có tỷ lệ ngồi học sai tư thế (ngồi lệch, đầu cúi thấp, ) là 49,4% nhiều hơn so với nhóm không cận thị chiếm 16,1% với OR = 5,08 vàp < 0,001 [17].Tuy có nhiều học sinh đã có kiến thức đúng nhưng vẫn còn số ít học sinh có kiến thức chưa đúng về vấn đề này. Nhà trường phải tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức cận thị học đường cho giáo viên, gia đình và học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên và gia đình cần phải thường xuyên nhắc nhở học sinh về tư thế ngồi học hàng ngày trong lúc học tập và làm việc phải ngồi ngay ngắn giữ thẳng lưng và thư giãn. Ngoài ra, không nên cúi thấp đầu dưới 30 cm và áp sát mặt vào sách, không nên nằm khi đọc sách vì đây là một trong những nguyên nhân dễ gây nên bệnh cận thị. Biết được nguyên nhân chúng ta sẽ có những kiến thức tốt để phòng tránh bệnh cận thị tốt nhất cho các em học sinh. Đa số học sinh được khảo sát đều có kiến thức về bệnh cận thị,tỷ lệ học sinh nhận biết đúng các dấu hiệu của bệnh cận thị là 64%, có 67% học sinhcó hiểu biết những ảnh hưởng của bệnh cận thịvới chất lượng cuộc sống, chiếm tỷ lệ 54% học sinhtrả lờiđúng về những yếu tố nguy cơ của bệnh và 50% biết được cận thị có thể gây ra biến chứng được thể hiện rõ qua bảng 4.3.Nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa có kiến thức đúng và đầy đủ về những phần này. Có tới 46% trả lời sai yếu tố nguy cơ là bệnh cận thị không di truyền, tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của Đinh Mạnh Cường. Theo kết quả của Đinh Mạnh Cường(2015) trên 76 giáo viên các trường trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn cho thấy chỉ có 9,2% cho rằng cận thị không di truyền [7]. Có thể giải thích, kết quả của Đinh Mạnh Cường thấp hơn là do nghiên cứu trên giáo viên, những giáo viên này có trình độ học vấn và kiến thức cao hơn những học sinh. Ngoài ra, còn có 50% học sinh chưa biết được cận thị có thể gây ra những biến chứng đáng sợ. Vì vậy, nhà trường cần cung cấp cho các em biết nhiều hơn về biến chứng và các yếu nguy cơ. Khi được cung cấp kiến thức về những vấn đề học sinh sẽ biết được những đều đó mà có thể đề xuất những biến pháp dự phòng bệnh cận thị tốt hơn. Theo kết quả khảo sát trên 100 học sinh, kiến thức điều trị bệnh cận thị ở bảng 4.4 thì đa số những học sinh này đều có kiến thức đúng cao chiếm tỷ lệ từ 65–95%. Cụ thể cho thấy số học sinh có hiểu biết tốt về các biện pháp điều trị bệnh cận thị là 69%. Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ ngày càng phổ biến và ứng dụng rộng rãi với nhiều phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật cắt lớp lasik, phẫu thuật laser đã được các em tìm hiểu nên có tới 87% học sinh trả lời đúng câu hỏi này. Có đến 90% học sinh biết khi mắt bị cận thị nên đeo kính đúng độ sẽ tốt mắt. Không những thế, nhiều học sinh còn có kiến thức trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt khi trả lời là nên đi khám mắt định 31
  43. kỳ chiếm tỷ lệcao là 95%. Ngoài ra, những học sinh này cũng có tham khảo thêm nhiều tài liệu về bệnh cận thị cũng như chăm sóc mắt với 80% học sinh trả lời là người mắt cận thị nên đeo kính phân kỳ. Trong số học sinh được khảo sát vẫn còn một số học sinh vẫn chưa biết để điều chỉnh cận thị thì cần đeo kính phân kỳ để đưa ảnh hội tụ đúng vào võng mạc, ngoài ra do sự phát triển về thể chất nên người bị cận thị cần thiết phải đi khám mắt định kỳ 6 tháng/năm để kiểm tra và điều chỉnh độ cho phù hợp. Có 65% học sinh trả lời đúng khi được hỏi thời gian khám mắt định kỳ. Dựa trên số liệu bảng 4.5, chúng tôi cũng thấyrằng nhiều học sinh có sự hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh cận thị với tỷ lệ khá cao là 75% có kiến thức đúng. Khi biết được các cách phòng ngừa như tư thế ngồi đúng, đảm bảo ánh sáng trong lúc làm việc, giữ khoảng cách phù hợp trong khi học tập, làm việc và sử dụng các thiết bị điện tử. Ngoài ra, các em học sinh còn biết nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, vitamin C, omega–3, với 91% học sinh có đáp án đúng. Không những vậy, các em cũng biết được những chất này giúp tăng cường thị lực cho mắt. Khi nói về những cách phòng ngừa cận thị thì không thể nào bỏ khoảng cách phù hợp nhất để đọc sách mà các em học sinh nên biết là từ 35–40 cm, có tới 83% trả lời đúng câu hỏi này. Một nghiên cứu của Dương Hoàng Ân và ctv. (2014) trên sinh viên Trường Đại học Thăng Long cho thấy những sinh viên có khoảng cách đọc sách và tài liệu dưới 30 cm có nguy cơ bị cận thị độ II trở lên cao gấp 3,21 lần những sinh viên có khoảng cách đúng khi đọc sách với p < 0,005[5].Tư thế ngồi đúng và khoảng cách phù hợp khi học tập là yếu tố cần thiết khi phòng ngừa cận thị. Bên cạnh đó, thư giản cho mắt cũng rất cần thiết và có 70% học sinh đều biết được cách để thư giản cho mắt. Sau khi học tập và làm việc mệt mỏi bằng cách chớp mắt, nhắm mắt, xoa nhẹ vùng mi mắt, không những thế còn có thể đứng lên, đi lại và nhìn ra xa như nhìn ra cửa sổ để mắt có thể giải phóng tầm mắt và giảm mệt mỏi. Đa số học sinh đều có hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh cận thị. Nhưng các học sinh này còn chưa biết được các sử dụng đèn với hướng chiếu như thế nào cho phù hợp với mắt. Các bạn chỉ biết nên có đủ ánh sáng khi đọc sách và học tập nhưng các bạn chưa biết được ngoài ánh sáng trong phòng cần có một đèn bàn và cách chiếu sáng tốt nhất là từ sau chiếu qua vai hơn là chiếu trực tiếp từ phía trước để tránh phản xạ vào mắt của chúng ta. Khi được hỏi về vấn đề này thì chỉ 12% học sinh trả lời đúng hướng chiếu của đèn như thế nào là phù hợp với mắt trong lúc học tập và làm việc,còn lại 88% học sinh có kiến thức chưa đúng, tỷ lệ này chiếm khá cao.Mặc dù hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều về kiến thức chăm sóc mắt và phòng ngừa cận thị nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra,việc tự tìm hiểu kiến thức của các học sinh vẫn chưa đầy đủ. Điều này có thể giải thích là do nhà trường, gia đình, các phương tiện thông tin đại chúng chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho các em. 32
  44. Mặt khác cũng có thể do còn nhiều hạn chế về kiến thức bệnh cận thị, cũng có thể trong quá trình tuyên truyền, giáo dục chưa được cụ thể và chưa thể hiện rõ. Chính vì vậy, nhiều học sinh còn mơ hồ về cách sử dụng, vị trí của đèn như thế nào là tốt để khi học tập tránh gây bệnh cận thị. Nhà trường cần giáo dục, truyền thông nâng cao sức khỏe và phòng chống cận thị cho học sinh cần được thể hiện một cách cụ thể, dễ hiểu, rõ ràng và tuyên truyền bằng nhiều hình thức để học sinh thật sự hiểu rõ, nắm vững đầy đủ về kiến thức bệnh cận thị. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hếthọc sinh đều có kiến thức chưa đúng về khái niệm cũng như phân loại bệnhcận thị. Nhưng bên cạnh đó, có kiến thức đúng khá cao về những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, ảnh hưởng, yếu tố nguy cơ, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh cận thị. Vấn đề này có thể giải thích, do sự hiểu biết về kiến thức bệnh cận thịcủa học sinh trong khảo sát được cung cấp thông tin chủ yếu qua các qua sách, báo, tivi, đài phát thanh. Nhưng những phương tiện này vẫn chưa là nơi cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh cận thị cho các em. Thông tin trên báo, tivi, đài phát thanh chủ yếu chỉ chú trọng nêu ra những dấu hiệu để nhận biết, nguyên nhân và biến chứng của bệnh cận thị cũng như nêu ra cách điều trị và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ít nói chuyên sâu, cụ thể về vấn đề này. Ngoài ra, trên các phương tiện thông tin này thường đưa ra một lượng thông tin lớn, đa chiều với nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhaugây nên sự khó hiểu cho các em học sinh trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến nhiều ý kiến sai lệch về bệnh cận thị. Nội dung trong sách giáo khoa phần lớn còn sơ sài, chưa chú trọng, quan tâm nhiều về vấn đề chăm sóc mắt. Đến nay, cận thị ngày càng chiếm tỷ lệ cao ở học sinh vàtrở thành một vấn đề đáng lo ngại. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của học sinh.Tỷ lệ cận thị học đường cao cùng với những ảnh hưởng bệnh lý của mắt đã tạo mối quan tâm của từng gia đình và toàn xã hội. Nhưng qua khảo sát số liệu từ kết quả hình 4.5 cho thấy hầu hết các em học sinh tiếp cận thông tin về bệnh cận thị chủ yếu qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng. Nguồn thông tin từphía nhà trường và gia đình chỉ chiếm 54% thấp nhất trong những nguồn thông tin được khảo sát. Nhà trường còn thiếu quan tâm trong việc bổ sung, hướngdẫn và chăm sóc mắt cho học sinh.Thầy cô giáo chưa cập nhập nhiều những thông tin kiến thức về bệnh cận thị từ nhiều nguồn tài liệu khác để hướng dẫn cho học sinh. Cũng có thể, do kiến thức về bệnh cận thị của gia đình học sinh chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu hụt hoặc thiếu thời gian quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn và cung cấp kiến thức về vấn đề này cho các em. Chính điều này khiến cho nhiều học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh cận thị.Qua đó, nhà trường cần quan tâm, chú trọng phổ biến và tăng cường kiến thức cho học sinh thông qua các thông tin từ 33
  45. nhà trường. Cụ thể là tăng cường trang bị tài liệu cho nhà trường, lồng ghép các nội dung về chăm sóc mắt vào các buổi ngoại khóa, đưa kiến thức bệnh cận thị vào trong những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt của các câu lạc bộ của trường.Ngoài ra, gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm, trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết về bệnh cận cho các em một cách tốt nhất. Các giải pháp can thiệp từ truyền thông, giáo dục để nâng cao sức khỏe, nhận thức của học sinh, bố mẹ, giáo viên về bệnh cận thị là rất quan trọng trong. Có đầy đủ kiến thức sẽ giúp chúng ta phát hiện và phòng chống cận thị. Chỉ khi có nhận thức đúng về nguyên nhân, biểu hiện và tác hại của cận thị thì biện pháp phòng chống mới được thực hiện có hiệu quả. Ở nhà trường, giáo viên có vai trò quan trọng đối với phòng chống cận thị tại lớp. Do đó giáo viên cần phải trang bị kiến thức cơ bản về cận thị để có thể hướng dẫn, bổ sung và cung cấp kiến thức đầy đủ cho học sinh về vấn đề này. Ngoài ra, bố mẹ cũng là một yếu tố quan trọng vì bố mẹ quan tâm và có kiến thức đúng sẽ hạn chế được bệnh cận thị. Vì vậy, bố mẹ nên bổ sung và tìm hiểu thêm kiến thức bệnh cận thị để có thể cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh cận thị cho các em. Từ đó, sẽ giúp cho nhiều học sinh hiểu biết tốt hơn để có thể chủ động trong việc phòng ngừa bệnh cận thị tránh những hậu quả do thiếu kiến thức đem lại. Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng của rất cần thiết. Nhà trường, ngành Y tế cần kết hợp các phương tiện truyền thông, báo chí, đài phát thanh nên phổ biến kiến thức về ảnh hưởng của bệnh cận thị cũng như các biện pháp phòng chống và điều trị cận thị.Ngoài ra, cần tổ chức nói chuyện chuyên đề dưới nhiều hình thức như thuyết trình, tư vấn, thi tìm hiểu kiến thức chăm sóc mắt và bệnh cận thị cho học sinh. Được tiếp nhận nhiều nguồn kiến thức sẽ giúp các em học sinh sẽ có kiến thức đầy đủ và nhận thức đúng hơn về bệnh cận thị. - Nguồn thông tin về bệnh cận thị của hõ sinh khối 12 Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy Hiện nay, mức độ đô thị hóa ngày càng cao cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, phát thanh, internet, đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin và tạo ra các xu hướng mới trong lối sống, văn hóa, đồng thời cũng đóng vai trò cung cấp thêm kiến thức học tập cho các em học sinh. Phương tiện truyền thông đang phát triển mạnh mẽ và không còn xạ lạ với tất cả mọi người kể cả thành thị hay nông thôn. Nhờ đó, con người có thể cập nhập thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chính vì thế mà kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy hầu hết học sinh tiếp nhận kiến thức về bệnh cận thị từ sách, báo chí chiếm tỷ lệ cao nhất với 85%, kế tiếp là 75% nguồn thông tin được tiếp nhận tử tivi, đài phát thanh. Với 54% là kiến thức về bệnh cận thị các bạn được cung cấp từ phía gia đình và nhà trường. 34
  46. Nguồn thông tin học sinh thu thấp từ nhà trường và gia đình thấp nhất có thể do thầy cô giáo và cha mẹ học sinh chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn, bổ sung kiến thức về bệnh cận thị cho học sinh. Ngoài ra kiến thức về bệnh cận thị còn chưa đươc cập nhập nhiều nguồn thông tin mới nên lượng kiến thức về vấn đề này được truyền đạt cho học sinh còn hạn chế. Việc tiếp cận thông tin từ các phương tiện truyền thông tuy hữu ích nhưng song song bên cạnh đó nhà trường và gia đình cần quan tâm nhiều hơn, dành nhiều thời gian để hướng dẫn, cung cấp và bổ sung kiến thức về bệnh cận thị cũng như những vấn đề cần thiết khác cho học sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó nhà trường cần tăng cường trang bị thêm nhiều tài liệu về bệnh cận thị, lồng ghép các nội dung về chăm sóc mắt vào các buổi ngoại khóa, đưa kiến thức bệnh cận thị vào trong những buổi sinh hoạt lớp hay sinh hoạt của các câu lạc bộ của trường. 35
  47. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. KẾT LUẬN 5.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tỷ lệ học sinh mắc bệnh cận thị ở đây chiếm 43%, còn lại 57% học sinh không mắc bệnh cận thị. - Nguồn thông tin về bệnh cận thị học sinh tiếp nhận nhiều nhất từ sách, báo chí chiếm 85%, kế tiếp là từ tivi, đài phát thanh là 75%. Nhà trường và gia đình là nơi học sinh tiếp nhận thông tin thấp nhất với tỷ lệ 54%. 5.1.2. Kiến thức của học sinh khối 12 Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy - Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng chung về bệnh cận thị là 48%, chiếm 52% là những học sinh có kiến thức chưa đúng. - Tỷ lệ học sinh hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh cận thị là 73%, những học sinh có kiến thức chưa đúng chiếm 27%. - Có 64% học sinh đều có kiến thức đúng về dấu hiệu bệnh cận thị, chiếm tỷ lệ 36% là những học sinh chưa có kiến thức đúng. - Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về điều trị bệnh cận thị là 69%, các học sinh còn lại có kiến thức chưa đúng chiếm 31%. - Kiến thức đúng phòng bệnh cận thị của học sinh chiếm tỷ lệ 75%, còn là những học sinh chưa có kiến thức đúng là 25%. 5.2. ĐỀ XUẤT Nhà trường cần cung cấp, bổ sung thếm kiến thức về bệnh cận thị để học sinh có kiến thức trong phòng ngừa, điều trị bệnh cận thị thông qua các buổi tuyên truyền, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt lớp để phòng ngừa bệnh cận thị một cách tốt nhất. Nhà trường tổ chức khám mắt định kỳ cho các em học sinh để kịp thời phát hiện và điều trị sớm. 36
  48. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ môn Mắt Trường Đại học Y Hà Nội (2005a). Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu. Nhà Xuất bản Y học. 2. Bộ môn Mắt Trường Đại học Y Hà Nội (2005b). Bài giảng nhãn khoa. Nhà Xuất bản Y học. 3. Bộ môn Mắt Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2001). Thực hành nhãn khoa. Nhà Xuất bản Y học. 4. Bộ môn Mắt Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (1997). Giáo trình nhãn khoa. Nhà Xuất bản Giáo dục. 5. Dương Hoàng Ân, Nguyễn Bạch Ngọc, Đinh Minh Anh (2014). Thực trạng cận thị của tân sinh viên Trường Đại học Thăng Long năm 2013–2014 và một số yếu tố ảnh hưởng. Kỷ yếu công trình khoa học. Phần II. tr. 160–167. 6. Đỗ Như Hơn (2014). Nhãn khoa. Tập 1. Nhà Xuất bản Y học. 7. Đinh Mạnh Cường (2015).Đánh giá thực trạng tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở và dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ tại tỉnh Bắc Kạn. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. Trường đại học Y Hà Nội. 8. Lê Minh Thông, Trần Thị Phương Thu, Ngô Thị Thúy Phượng (2004). Kết quả nghiên cứu tật khúc xạ học đường tại quận Tân Bình, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tập 8. Số 1. tr 174–181. 9. Lê Thị Hải Năng. (2015). Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi hôc đường (6–18 tuổi) khám tại phòng khám Bệnh viện Mắt Hà Nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan. Luận văn cử nhân ngành Điều dưỡng. Khoa khoa học sức khỏe. Trường Đại học Thăng Long. 10. Lê Thị Thanh Xuyên và cs. (2007). Khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 13. tr. 13–25. 11. Nguyễn Thị Mai Lý, Nguyễn Đức Anh (2012). Đặc điểm của cận thị ở trẻ em và một số yếu tố liên quan đến sự phát triển cận thị. Tạp chí nghiên cứu Y học. Số 80 (3). tr 135–140. 12. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1996). Giải phẫu Mắt, ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác. Nhà Xuất bản Y học. 13. Phạm Văn Tần, Phạm Hồng Quang (2010). Nghiên cứu thực trạng cận thị ở học sinh tại bốn Trường trung học cơ sở Thành phố Bắc Ninh, năm 2010. Y học thực hành. Số 6. tr 135–138. 37
  49. 14. Trần Đức Dũng. (2010). Nghiên cứu thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh THPT Thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang năm 2010. Luậ văn thạc sĩ ngành Y học dự phòng. Trường Đại học Y–Dược Thái Nguyên. 15. Vũ Quang Dũng, Nguyễn Minh Hợi, Vũ Thị Kim Liên, Hoàng Thị Lực, Mai Quốc Tùng (2010). Giáo trình Mắt. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái (2010). Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại Trường Trung học Cơ sở Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010. Tạp chí Y tế Công cộng. Số 26 (26). tr 23–27 17. Vũ Thị Thanh. (2016). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp ở học sinh 6–15 tuổi tại Thành phố Hà Nội năm 2007–2009. Luận án tiến sĩ ngành Dịch tễ học. Trường Học viện Quân y. 18. Tổng quan Sóc Trăng. Sở Văn hóathể dục và Du lịch tỉnh Sóc Trăng xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwN3d3cDA8fgQFfvIEtvd2MTc_2CbEdFAFE92HU!/ 19. Tỷ lệ cận thị trên thế giới. Đông y chữa cận thị (17.02.2017) Tài liệu tiếng anh 20. Ben–Simon G. J, Peiss M, Anis E, Nakra, Luski and Spierer et al (2004). Spectacle use and reduced unaided vision in third grade students: a comparative study in different educational settings. Clin. Exp Optom. Vol 87. No 3. p. 175–199. 21. Daniel Kurtz, Leslie Hyman, Jane E. Gwiazda, Ruth Manny, Li Ming Dong, Ying Wang,Mitchell Scheiman, and the COMET Group (2007). Role of Parental Myopia in the Progression of Myopia and Its Interaction with Treatment in COMET Children. IOVS. Vol. 48. No 2. p. 562–570. 22. Fan D. S, Lam D. S, Lam R. F, Lau J. T, ChonG K. S, Cheung E. Y, Lai R. Y and Chew S. J (2004). Prevalence, incidence, and progression of myopia of school children in Hong Kong. Invest. Ophthalmol Vis Sci. Vol 45. No 4. p. 1071–1075. 23. Fang Y. T, Chou Y. J, Pu. C, Lin.P. C, Liu. T. L, Huang. N and Chou. P (2013). Prescription of atropine eye drops among children diagnosed with myopia in Taiwan from 2000 to 2007: a nationwide study. Eye (Lond). Vol 27. No 3. p. 418–424. 24. Guo Y. H, Lin H. Y, Lin L. L, Cheng C. Y(2012). Self-reported myopia in Taiwan: 2005 Taiwan National Health Interview Survey. Eye (Lond). Vol 26 (5). p. 684–689. 25. Hittalamanil S. B, Jivangi. V. S (2015). Prevalence of myopia among school going children. International Journal of Research in Medical Sciences. Vol 3(10). p. 2786– 2790. 38
  50. 26. Hornbeak D. M.,Young T. L (2009), Myopia genetics: a review of current research and emerging trends. Curr Opin Ophthalmol. p. 356–362. 27. Lin L. L, Shih Y. F, Hsiao C. K, Chen C. J, Lee L. A, and Hung P. T (2001). Epidemiologic study of the prevalence and severity of myopia among schoolchildren in Taiwan in 2000. J Formos Med Assoc. Vol 100 (10). p. 684–691. 28. Rose K. A, Morgan I. G, Ip J, Kifley A, Huynh S, Smith W, MitchellP. (2008). Outdoor activity reduces the prevalence of myopia inchildren. Ophthalmology. Vol 115. No8. p. 1279–1285. 29. Shih Y. F, Hsiao C. K, Chen C. J, Chang C. W, Hung P. T and Lin L. L. K (2001). An intervention trial on efficacy of atropine and multi-focal glasses in controlling myopic progression. Acta Ophthalmol Scand. Vol 79. No 3. p. 233–236. 30. Zhang N, Yang X. B, Zhang W. Q, Liu L. Q, Dong G. J, Chen T. W, Liao M, Liao X (2013). Relationship between higher–order aberrations and myopia progression in schoolchildren: a retrospective study. Int. J. Ophthalmol. Vol 6. No 3. p. 295–299. 39
  51. PHỤ LỤC A PHIẾU KHẢO SÁT: KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH CẬN THỊ CỦA HỌC SINH KHỐI 12 TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY NĂM 2017 Xin chào bạn, đây là nghiên cứu về bệnh cận thị. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn. Những thôngtin của các bạn cung cấp chỉ phục vụ mục đích học tập không phục vụ cho mục đích khác. Xin chân thành cảm ơn! I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC NGHIÊN CỨU Họ và tên: Lớp: 1. Giới tính: 1. Nam  2. Nữ  2. Dân tộc. 1. Kinh  2. Khác  3. Nghề nghiệp của bố (mẹ): 1. Công chức  2. Công nhân  3. Kinh doanh  4. Làm ruộng  5. Khác  4. Bạn có bị bệnh cận thị không? 1. Có  2. Không  40
  52. II. KIẾN THỨC VỀ BỆNH CẬN THỊ STT NỘI DUNG CÂU HỎI NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM Chọn một hoặc nhiều câu trả lời 1. Cóthể nhìn rõ những vật ở gần  2. Có thể nhìn rõ những vật ở xa  1 Cận thị là gì? 3. Không thể nhìn rõ những vật ở xa  4. Không biết  1. Cận thị đơn thuần (cận thị mắc phải ở tuổiđi học)  2 Có những loại cận thị nào? 2. Cận thị bệnh lý (cận thị di truyền)  3. Không biết  1. Giảm khả năng nhìn xa  Bệnh cận thị có ảnh hưởng 2. Lao động, sinh hoạt khó khăn  3 gì tới chất lượng cuộc sống? 3. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ  4. Không biết  1. Ngồi Tivi quá lâu  Những nguyên nhân nào 2. Làm việc với máy vi tính thường xuyên  4 gây nên bệnh cận thị? 3. Ngồi học không đúng tư thế  4. Tham gia các hoạt động ngoài trời  5. Không biết  1. Có cúi đầu thấp < 30 cm  Tư thế ngồi học và đọc sách 2. Không có cúi đầu thấp  5 như thế nào có thể gây cận 3. Áp sát mặt vào sách  thị? 4. Ngồi ngay ngắn, giữ cho lưng thẳng 1. Cấp 1  Tình trạng học sinh mắc cận 2. Cấp 2  6 thị cao nhất ở cấp học nào? 3. Cấp3  4. Không biết  1. Có  Cận thị có tính di truyền 7 2. Không  không? 3. Không biết  41
  53. 1. Nhìn xa rõ  Có thể nhận biết bệnh cận 2. Nhìn xa không rõ  thị qua những dấu hiệu 8 3. Thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ một nào? vật nào đó, đặc biệt khi ánh sáng yếu  4. Đau đầu do quá mỏi mắt  1. Có  Bệnh cận thị có biến chứng 9 2. Không  không? 3. Không biết  1. Không nên đeo kính  Những biện pháp nào sau 2. Đeo kính phù hợp  10 đây điều trị bệnh cận thị ? 3. Thư giản mắt  4. Không điều trị được  1. Có  Cận thị có phẫu thuật được 11 2. Không  không? 3. Không biết  Đối với những người bị cận 1. Đeo kính đúng độ  12 thị nên đeo kính như thế 2. Không nên đeo kính  nào là đúng? 3. Đeo kính chênh lệnh độ vẫn được  1. Có  Có nên đi khám mắt định kỳ 13 2. Không  không? 3. Không biết  Loại kính thích hợp cho 1. Đeo kính phân kì  14 những người bị bệnh cận 2. Đeo kính hội tụ  thị? 3. Không biết  1. 3 tháng/năm  Thờigian khám mắt định kỳ 2. 6 tháng/năm  15 cho những người bị bệnh 3. 1 năm  cận thị là bao lâu ? 4. Không biết  42
  54. 1. Ngồi đúng tư thế  2. Đảm bảo đủ ánh sáng  Có thể phòng ngừa bệnh cận 3. Thư giản mắt hợp lý  thị bằng những cách nào sau 16 4. Giữ khoảng cách phù hợp (xem tivi, máy đây? tính, thiết bị điện tử )  5. Cung cấp dinh dưỡng đủ và đúng (khoáng chất, vitamin A, .)  Người bị cận thị nên bổ 1. Vitamin A, Vitamin C, Omega-3  17 sung những chất nào cần 2. Bơ thực vật  thiết cho mắt? 3. Đường  1. Từ trên chiếu xuống  Ánh sáng của đèn khi học 2. Từ sau chiếu qua vai  18 tập và làm việc được chiếu 3. Trực tiếp từ phía trước  như thế nào là tốt nhất? 4. Không biết  1. Dưới 30 cm  Khi ngồi đọc sách khoảng 2. Từ 35 – 40 cm  19 cách từ mắt tới sách phù 3. Trên 40 cm  hợp là bao nhiêu? 4. Không biết  1. Đứng lên, đi lại và nhìn ra xa (nhìn ra Để mắt thư giãn sau khi học ngoài cửa số)  20 tập và làm việc mệt mỏi 2. Nhắm mắt, xoa nhẹ vùng mi mắt  chúng ta nên làm gì? 3. Chớp mắt  1. Gia đình  2. Bạn bè  Thông tin về bệnh cận thị 21 3. Sách, Báo chí  đượcthu thập từ đâu? 4. Tivi, đài phát thanh  5. Nhà trường  Tổng số điểm: Xin cảm ơn bạn đã nhiệt tình tham gia nghiên cứu này!. (NGƯỜI CUNG CẤP SỐ LIỆU) Ngày .tháng năm 2017 (NGƯỜI THU THẬP SỐ LIỆU) 43
  55. DỰ KIẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN NỘI DUNG THỜI GIAN Tìm tài liệu tham khảo và thiết kế 1 Tháng 1/2017 bộ câu hỏi Tháng 3/2017 đến tháng 2 Thu thập số liệu 4/2017 3 Xử lý số liệu Tháng 5/2017 4 Nộp tiểu luận hoàn chỉnh Tháng 6/2017 Xác nhận Cần Thơ, Ngày 25 tháng 5 năm 2017 của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. Nghị Ngô Lan Vi Nguyễn Thanh Trúc 44