Khóa luận Kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Cự thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

pdf 73 trang thiennha21 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Cự thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ket_qua_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Cự thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUANG HUY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KÊ KHAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT XÃ CỰ THẮNG, HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lí Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUANG HUY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KÊ KHAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT XÃ CỰ THẮNG, HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K47 - QLĐĐ - N03 Khoa : Quản lí Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thùy Linh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng của mỗi sinh viên trước khi kết thúc khóa học, giúp sinh viên hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong thời gian học tập tại trường, kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng nhưđể tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cũng như làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai sau này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tậpvà rèn luyện tại trường. Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và rất tâm huyết củacác thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của cô giáo ThS. Nguyễn Thùy Linh. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ýkiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Quang Huy
  4. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Cự Thắng năm 2018 31 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 38 Bảng 4.3. Tổng hợp số hồ sơ của hộ gia đình cá nhân đủ điều kiệncấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 theo kết quả các hộ tham gia kê khai trên bảng 4.2 40 Bảng 4.4. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiệncấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng theo kết quả các hộ tham gia kê khai trên bảng 4.2 42 Bảng 4.5. Một số trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 44
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, các từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấychứng nhận quyền sử dụng đất NĐ-CP Nghị định Chính phủ QSDĐ Quyền sử dụng đất STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất 4 2.1.1. Đăng kí đất đai 4 2.1.2. Quyền sử dụng đất 5 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 6 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 7 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 8 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 9 2.3. Cơ sở thực tiễn 11 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới 11 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam 12
  7. v 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 13 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất 13 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 14 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 15 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 16 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 20 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 21 2.4.7. Mẫu GCN 23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 3.3. Nội dung thực hiện 25 3.4. Phương pháp thực hiện 25 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 25 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 26 3.4.3. Phương pháp kiểm tra, thống kê 26 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá trình bày kết quả 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Cự Thắng 27
  8. vi 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Cự Thắng 31 4.3. Kết quả công tác kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 32 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 32 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 38 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 45 4.4.1. Những thuận lợi 45 4.4.2. Những khó khăn 46 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng 47 4.5.1. Giải pháp chung 47 4.5.2. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bànxã 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất đai năm 2013 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợivà nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay.Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Ngoài ra một vấnđề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho nhà
  10. 2 nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Có thể thấy rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất ở nước ta vẫn còn chậm, thiếu sự đồng đều, ở các vùng khác nhau thì tiến độ cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ở từng địa phương. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã và đang thực hiện tốt. Được sự nhất trí của ban giám hiệu Trường Đại học Nông LâmThái Nguyên, sự phân công của khoa Quản lý Tài nguyên và dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS.Nguyễn Thùy Linh. Em tiến hành thực hiện đề tài "Kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Cự thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ". 1.2. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội vàtình hình sử dụng đất đai củatại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 - Những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấpGCNQSD đất tại xã Cự Thắng 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Tiếp cận thực tế để nắm được quy trình, trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã. - Thực hiện các quy định trong Luật Đất đai năm 2013, các văn bản dưới luật về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Số liệu thu thập được phải chính xác, đánh giá trung thực, khách quan. Quá trình thực hiện phải tuân theo quy định, trình tự vàthủ tục của pháp luật. - Những giải pháp đưa ra phải rõ ràng, phù hợp với thực trạng của địa phương đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
  11. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tếnhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất 2.1.1. Đăng kí đất đai (Nguyễn khắc Thái Sơn 2017 )[5] * Khái niệm đăng kí đất đai: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháplý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làmthủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất làviệc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tàisản gắn liền với đất. * Vai trò của công tác đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến
  13. 5 hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đaiđể quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗtrợ các giao dịch về đất đai, giảm khảnăng tranh chấp đất đai. * Hình thức đăng ký đất đai: Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất đaiđược chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 2.1.2. Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Đất đai có thể đem lại sự giàu có, sự phồn thịnh cho chủ sở hữu đất, và việc sở hữu đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn định hoà bình, công bằng xã hội lại là vấn đề hết sức hóc búa đối vớimỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ
  14. 6 thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 1992 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đaithống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất. 2.1.3. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xãhội. Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi, ). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhàở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên.
  15. 7 2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất * Khái niệm. Theo quy định tại Khoản ,16 Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 [3]: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. * Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận. - Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chitiết đến từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điềuđó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là phương thức, vừa là công cụ để Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCN là điều kiện để Nhà nước thực hiện các biện pháp, các hoạt động về quản lý nhằm lậplại trật tự trong sử dụng đất hiện nay. - Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp đối với các thửa đất, tài sảnđã được đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai. - Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiệnđể mọi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấpGCN.
  16. 8 2.1.5. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định [3]: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp phápcủa người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụkhi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệkhi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai. - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
  17. 9 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phụcvụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: * Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời: Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005. Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về GCN. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN. Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. Thông tư 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó hướng dẫn cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
  18. 10 Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất. * Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
  19. 11 - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, quan hệ sởhữu đất đai và hình thức sở hữu đất đai tuỳ thuộc vào bản chất Nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị, nên quan hệ sở hữu đất đai và các biện pháp để quản lý đất đai của mỗi quốc gia là khác nhau. - Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN. Nước Mỹđã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp GCN tại Mỹsớm hoàn thiện, đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sảntại Mỹ phát triển ổn định. - Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCNGCN và ở Thái Lan được chia thành 3 loại: Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ. Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng, cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh.
  20. 12 Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấp GCN là bìa vàng. Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếuxác minh mảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trường hợp đó. Và trường hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xemxét đưa ra các quyết định xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đấtđai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai[6] về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vicả nước đã đạt kết quả như sau: Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông
  21. 13 thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sởdữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như:Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Theo quy định tại khoản 16, điều 3, Luật đất đai 2013[3]: " Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đấtlà chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất làquá trính xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liênquan
  22. 14 đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước là chủ sở hữu với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật hiện hành. Cấp giấy chứng nhận nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; giúp nhà nước quản lý đất đai chặtchẽ hơn, biết được chính xác thửa đất, diện tích, họ tên, địa chỉ chủ sử dụng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất. GCN cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật đất đai 2013 và Điều 37 của Nghị định thi hành Luật đất đai 2013. Theo điều 105 Luật đất đai 2013[3], quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liềnvới quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
  23. 15 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nguyên tắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều98 Luật đất đai 2013[3] như sau: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đấtđang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùngột m xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàởvà tài sản khác gắn liền vớiất đ chung cho các thửa đất đó. - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sởhữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầyđủ tên của những người có chung quyền sử đất, người sở hữu chung nhà ở,tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sauhi k cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
  24. 16 gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợvà họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng cóthỏa thuận ghi tên một người. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đãcấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đôi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đểghi cả họ, tên vợ họ,và tên chồng nếu có yêu cầu. 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2.4.4.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 99 Luật đất đai năm 2013[3] quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  25. 17 d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thihành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đấtở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổioặc h cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Căn cứ Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP[4] ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai về việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quancóthẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và này phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  26. 18 b) Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sửdụng; c) Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; d) Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; đ) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấytờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bêncó liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó. e) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. 2. Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:
  27. 19 a) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng thông qua đầu tư xây dựng mới theo quy định của pháp luật thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình; b) Trường hợp tạo lập công trình xây dựng bằng một trong các hình thức mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp không có một trong những giấy tờ quy định tại Điểm avà Điểm b Khoản này thì phải được cơ quan quản lývề xây dựng cấp tỉnh xác nhận công trình xây dựng tồn tại trước khi có quy hoạch xây dựng mà nay vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d) Trường hợp công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì phần diện tích công trình không phù hợp với giấy tờ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng kiểm tra, xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  28. 20 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Căn cứ theo điều 19, nghị định số 43/2014/NĐ-CP[4] ngày 15/05/2014 của chính phủ, các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâmường, tr doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
  29. 21 2.4.6. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau: 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy ạiđịnh t Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửihồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận vàcông khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều- 70 NĐ 43/2014/NĐ-CP này;
  30. 22 b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giớisử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địachính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạtđộng đo đạc bản đồ; d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờhoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32,33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai; e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thìgửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
  31. 23 a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70- NĐ 43/2014/NĐ- CP. 2.4.7. Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT – BTNMT[6] quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng
  32. 24 năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trongcả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hình 2.1. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  33. 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Kê khai cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Cự Thắng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Tiến hành kê khai cấp giấy trên địa bàn xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển - Địa điểm nghiên cứu: xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Thời gian: Từ 08/01/2019 đến 17/05/2019. 3.3. Nội dung thực hiện Nội dung 1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Nội dung 2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Nội dung 3. Thực hiện công tác cấp GCNQSD đất tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 Nội dung 4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp thực hiện 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cấp GCNQSĐ đai, công tác điều tra được thực hiện: Tiến hành thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết :
  34. 26 - Điều tra tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Điều tra tổng hợp tài liệu tình hình sử dụng đất đai của tại xã Cự Thắng 3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Thu thập nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình đăng ký, kê khai cấp GCNQSDĐ gồm các loại giấy tờ như : GCNQSDĐ cũ (nếu có), chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, các giấy tờ liên quan đến đất nếu có. 3.4.3. Phương pháp kiểm tra, thống kê Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay không đạt. 3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá trình bày kết quả - Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để đưa ra những kết luận, đánh giá về quá trìnhthực hiện công tác cấp giấy chứng nhận tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Trình bày kết quả công tác cấp GCNQSDĐ bằng phần mêm Excel, Word
  35. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cự Thắng 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Cự Thắng là xã miền núi, thuộc vùng hạ huyện Thanh Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ, dọc theo Quốc lộ 70B. cách trung tâm huyện Thanh Sơn khoảng 10 km.Với tổng diện tích đất tự nhiện là 2.958,75 ha, Xã có 1.403 hộ với 5.954 khẩu. được chia thành 15 khu dân cư. Phạm vi hành chính: Có đường địa giới hành chính giáp với các xã: - Phía ông Đ giáp huyện Thanh Thủy và Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình, phía đông nam). Phía tây giáp các huyện Yên Lập (tây bắc) và Tân Sơn. Phía bắc giáp các huyện Tam Nông, Yên Lập (tây bắc). Phía nam giáp các huyện và thành phố của tỉnh Hòa Bình như Đà Bắc (nam và tây nam), Hòa Bình (đông nam), Kỳ Sơn (đông nam). - Diện tích tự nhiên của huyện Thanh Sơn là 62.063 ha. Dân số 120.229 người năm 2013 4.1.1.2. Khí hậu thời tiết * Khí hậu: Là một xã nằm ở phía tây tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt nên rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp, lâm nghiệp đa dạng, bền vững. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình về mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau khoảng 20oC, thời điểm lạnh nhất là tháng 1, 2 có nhiệt độ khoảng từ 8oC - 13oC, đặc biệt có thời điểm rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống đến 3oC. Từ tháng 4 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình khoảng 23oC, tháng 6 – 7 có nhiệt
  36. 28 độ trung bình từ 29oC – 30oC. - Chế độ mưa: Tổng lượng mưa hằng năm khoảng 1.600 – 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85– 87%. 4.1.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng - Cự Thắng là một xã của huyện Thanh Sơn của Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đây là một vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng 4.1.1.4. Thủy Văn Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn như trên, Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế– xã hội 4.1.1.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên của xã - Thuận lợi:Cự Thắng có thuận lợi về điều kiện tự nhiên giúp người dân có thể phát triển về kinh tế Nông – Lâm nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ và nghành nghề để nâng cao đời sống Kinh tế - Xã hội góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo. - Khó khăn: Là ộm t xã vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí trong dân nhìn chung còn thấp và không đồng đều, vì vậy còn có nhiều khó khăn
  37. 29 cho việc nâng cao tốc độ phát triển kinh tế và hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, cần phải thực hiện đồng bộ chính xác hơn nữa để tăng cường hiệu quả của việc đầu tư các dự án, chính sách phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân. Cự Thắng là xã có diện tích tương đối lớn (2.958,75ha), nhưng phần lớn diện tích là đất rừng, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ít, đặc biệt là đất trồng cây lương thực. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chỉ đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực trong xã, không có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế của xã. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số, lao động Lao động : là yếu tố tất yếu và không thể thiếu trong phát triển sản xuấtđể mạng lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bảo đảm nguồn lực lao động của xã không bị dư thừa chính là chúng ta đã tận dụng được một lợi thế có sẵn của trongxã phát triển kinh tế hiện nay. - Toàn xã có 5.954 khẩu, bao gồm 1.403 hộ (Số liệu 23/9/2014). - Bình quân từ 4 – 5 nhân khẩu/hộ. Lực lượng lao động của xã hằng năm vẫn đang được bổ sung thêm có nghĩa là gánh nặng trong giải quyết việc làm cho người lao động xã tănglên. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Cơ sở hạ tầng. Hệ thống các công trình nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự phát triển sản xuất và nâng caochất lượng cuộc sống. việc quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. - Về xây dựng cơ bản: Các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm xá, các công trình phụ đã được xây dựng nhưng chưa đáp ứng được yêu
  38. 30 cầu của người dân. - Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang, nhưng về cơ sở vật chất, trang thiết bị đa số còn thiếu. * Hệ thống giao thông. Nhìn chung hệ thống giao thông đảm bảo được hoạt động đi lại của người dân, đường liên xóm chủ yếu là đường bê tông và đường đất đảm bảo cho hoạt động đi lại đường liên xã đã đảm bảo. * Hệ thống thông tin liên lạc. Xã hội ngày càng phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc là một phần không thể thiếu trong xã góp phần thúc đầy và phát triển hơn. Nhờ hệ thống thông tin thông suốt từ xã đến thôn đã thực hiện công tác tuyên truyền những đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của địa phương đến tận người dân. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí và phục vụ kịp thời cho các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn, cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức kiểm tra, xét công nhận gia đình vănhóa. * Hệ thống thủy lợi. Hệ thống thủy lợi dảm bảo. đủ điều kiện cung cấp nươc tưới tiêu cho hoạt động nông nghiệp tại địa phương. * Mạng lưới điện Hiện nay 100% các hộ đều sử dụng điện, mạng lưới hệ thống điện đã bao phủ được toàn xã. 4.1.2.3. Giáo dục, y tế * Giáo dục. Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang, đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu học tập.
  39. 31 Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ, phòng chức năng, nhà nội trú cho giáo viên. Tỷ lệ học sinh đến lớp ở các cấp học đều đảm bảo đạt kết quả đềra. *Y tế. Toàn xã có 01 trạm y tế với đầy đủ trang thiết bị y tế đội ngũ cán bộ ytế có tay nghề cao , cộng tác viên được tăng cường, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Cự Thắng Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Cự Thắng năm 2018 Diện tích Cơ cấu STT Loại Đất Mã (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2.958,75 100 1 Đất Nông Nghiệp NNP 2.240 75,8 1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 113.16 3.8 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 67.06 2.3 1.1.2 Đất trồng cây hàngnăm khác CHN 28.02 0.9 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 18.08 0.6 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.000 67.6 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.000 67.6 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0 0 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDT 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 13.8 0.4 2 Đất phi nông nghiệp PNN 718.74 24,2 2.1 Đất ở nông thôn ONT 239.58 8.1 2.2 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 83.63 2.8 2.3 Đất Quốc phòng CQP 119.79 4.0 2.4 Đất phi nông nghiệp khác PNK 92.03 3.1 2.5 Đất bằng chưa sử dụng BCS 81.2 2.7 2.6 Đấtđồi núi chưa sử dụng DCS 102.24 3.4 (Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển)[2]
  40. 32 * Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Đất nông nghiệp của xã Nghinh Tường có tổng diện tích là 2.958,75 ha, chiếm 100% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại đất sau: - Đất sản xuất nông nghiệp là 240 ha, chiếm 8,2%. - Đấtlâm nghiệp diện tích là 2.000 ha, chiếm 67,6% - Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 13.8 ha, chiếm 0,4% * Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 718.74 ha, chiếm 24,2% diện tích đất tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại đất sau: - Đất ởnông thôn có diện tích là 239.85 ha, chiếm 8,1% - Diện tích đất trụ sở cơ anqu công trình sự nghiệp là 83.63 ha, chiếm 2,8% - Diện tích đất quốc phòng là 119.79ha, chiếm 4,0% - Đất phi nông nghiệp khác 92.3 ha, chiếm 3,1%, * Hiện trạng đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng có tổng diện tích là 183.44 ha, chiếm 6,1% diện tích đất tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại đất sau: - Diện tích đất bằng chưa sử dụng có diện tích là 81.2ha, chiếm 2,7%. - Diện tíchđất đồi núi chưa sử dụng là 102.24 ha, chiếm 3,4%. 4.3. Kết quả công tác kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ họp xét Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai tại cơ sở: Xây dựng lịch họp, xét cho từng thôn, xóm, tổ dân phố; chỉ đạo cán bộ địa chính xã và thành viên Ban chỉ đạoxã chủ trì phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp huyện, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký
  41. 33 QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn và Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố chuẩn bị hồ sơ phục vụ cho việc họp, xét cấp giấy chứng nhận. Công việc cụ thể gồm: - Kiểm tra về tính đầy đủ của các tài liệu và nội dung kê khai trong hồsơ đăng ký đất đai của từng chủ sử dụng đất. Trường hợp hồ sơ kê khai còn thiếu tài liệu hoặc kê khai thiếu nội dung phục vụ cho việc họp xét thì Tổ cấp giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố có trách nhiệm bổ sung hoàn chỉnh theo đúng Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Căn cứ các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận, nộidung kê khai của các hộ (ghi tại mục 3.2 của Tờ kê khai, đăng ký đất đai) và kết quả kiểm tra tại bước 4 Hướng dẫn số766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành xem xét cụ thể đối với từng thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu, dự kiến các trường hợp đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính (nếu có); lập các biểu số liệu và biên bản phục vụ việc họp xét của Ban chỉ đạo cấp xã theo mẫu kèm theo văn bản này, cụ thể: + Biểu tổng hợp thông tin kê khai và dự kiến xét cấp cấp giấy chứng nhận Ban chỉ đạo cấp xã phục vụ cho Ban chỉ đạo hợp xét; + Dự kiến Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; + Dự kiến Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấyhận; chứngn + Dự thảo biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấpxã. Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) phụ trách địa bàn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và nội dung dự kiến họp xét nêu trên; ghi phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ dự kiến xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo văn bản này.
  42. 34 Bước 2: Họp Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã - Thành phần tham gia họp, xét: + Trưởng ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã- Chủ trì cuộc họp; + Thư ký cuộc họp: Một trong các thành viên Ban chỉ đạo do Trưởng Ban cử để ghi chép nội dung và lập Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo theo mẫu Biên bản kèm theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. + Các thành viên Ban chỉ cấp giấy chứng nhận cấp xã; + Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, xóm, tổ dân phố; + Thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy của huyện, thành phố và cánbộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công phụ trách địa bàn. + Tùy theo từng điều kiện cụ thể, Ban chỉ đạo cấp xã có thể mời đạidiện nhân dân trong cùng thôn, bản, tổ dân phố là người am hiểu về đất đai và nắm được các quy định của pháp luật về đất đai để cùng tham gia họp xét. - Nội dung họp xét: + Cán bộ địa chính xã trình bày Dự thảo kết quả xét, cấp giấy chứng nhận đối với từng thửa đất theo đề nghị của từng hộ gia đình, cá nhân; thông qua danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) huyện, thành phố đọc phiếu ý kiến kiểm tra của cán bộ được phân công phụ trách địa bàn. + Trưởng Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã chủ trì thảo luận, tập trung làm rõ đối với các trường hợp: Thửa đất còn có ý kiến chưa thống nhất về tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình
  43. 35 trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch của những người tham gia họp xét; thửa đất có nguồn gốc phức tạp cần phải có ý kiến thống nhất. Trường hợp đặc biệt, thửa đất có nguồn gốc và thời điểm sử dụng phức tạp mà chưa thống nhất được tại cuộc họp thì thư ký cuộc họp lập thành danh sách để lấy ý kiến khu dân cư . Ý kiến kết luận theo phiếu lấy ý kiến khudân cư là căn cứ để xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã biểu quyết thông qua vềdanh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bằng hình thức biểu quyết giơ tay. Kết luận rõ nội dung cần hoàn thiện bổ sung và thời gian hoàn thành đối với hồ sơ còn tồn tại. - Hoàn thiện hồ sơ sau họp xét: + Căn cứ kết quả xét, cấp của Ban chỉ đạo cấp xã, Thư ký cuộc họphoàn thiện Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo; lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kèm theo Biên bản để chuẩn bị công khai. Cán bộ địa chính xã lập danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tổ cấp Giấy chứng nhận tại thôn, bản, tổ dân phố hoàn thiện hồ sơ kê khai của hộ gia đình, cá nhân (nếu có) theo kết luận tại Biên bản cuộc họp. + Hồ sơ sau họp xét, gồm: Hồ sơ kê khai, đăng ký của hộ gia đình, cá nhân; Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã; Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấp xã; Phiếu ý kiến thẩmđịnh của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách địa bàn được lưu vào
  44. 36 hồ sơ họp xét do cán bộ địa chính xã lưu giữ và bảo quản để thực hiện cácnội dung tiếp theo. Bước 3: Công khai hồ sơ và giải quyết vướng mắc - Sau thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày họp xét của Ban chỉ đạo, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả tại trụ sởỦy ban nhân dân xã, phường thị trấn; Tổ trưởng Tổ cấp giấy chứng nhận niêm yết công khai tại nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố (hoặc địa điểm Tổ cấp giấy chứng nhận làm việc) và có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp ý kiếncủa nhân dân trong quá trình công khai. Trường hợp có vướng mắc không giải đáp được thì ghi nhận ý kiến của nhân dân, gửi ban chỉ đạo cấp xã xem xét, giải quyết. - Tài liệu công khai gồm: Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai. - Kết thúc thời gian công khai phải được lập thành biên bản theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, lập Tờ trình - Căn cứ kết quả công khai Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xãcó trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận. - Hồ sơ kèm theo tờ trình gồm: + Biểu tổng hợp thông tin và kết quả xét, cấp giấy chứng nhận của Ban chỉ đạo cấp xã .
  45. 37 + Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. + Biên bản họp xét cấp giấy chứng nhân của ban chỉ đạo cấpxã. + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ. + Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cánhân + Tài liệu dạng số nếu thực hiện trên máy tính. Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận - Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra về số lượng hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã nộp về. Việc tiếp nhận hồ sơ phải được lập sổ ghi rõ người nhận, người nộp, thời gian nộp, số lượng, loại hồ sơ nộp và ghi phiếu tiếp nhận cho người đến nộp hồ sơ. - Việc viết giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính thì sơ đồ trên trang 3 của Giấy chứng nhận thể hiện sơ họa theo sơ đồ tự đo vẽ của chủ sử dụng đất và ghi rõ tên của các chủ sử dụng đất liền kề, không ghi kích thước các cạnh thửa đất (có giấy chứng nhận viết mẫu kèm theo). - Sau khi hoàn thành việc viết giấy chứng nhận văn phòng đăng ký cấp huyện phải lập sổ Mục kê, Địa chính và sổ Cấp giấy chứng nhận theo quy định để quản lý.
  46. 38 4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 * Tiến hành kê khai: Sau quá trình thực hiện đến xã phối hợp với đồng chí địa chính tiến hành kiểm tra, rà soát, phân tích, tổng hợp số liệu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chỉ đạo cấp giấychứng nhậncủa Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển. Tổ công tác thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thu được kết quả kê khai củacác hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và thu được kết quả như sau: Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 Số hồ sơ kê Các loại hồ Số thửa Diện tích STT khai Loại đất sơ (thửa) (ha) ( hồ sơ) 339 ONT 439,05 63 BHK 130,75 Cấp mới 351 120 LUC 125,05 1 29 CLN 18,08 24 NTS 13,08 Tổng 575 728,35 3.859 ONT 553,05 Cấp đổi 1.073 BHK 229,02 1816 2 chính chủ 1.452 LUK 185,02 695 NTS 53,03 Tổng 7.079 1.021,02 (Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển)[2]
  47. 39 Tổng số hộ tham gia kê khai cấp mới GCNQSDĐ là 2167 hồ sơ với 7654 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 1.749,55ha. Trong đó: trường hợp Cấp mới có 351 hồ sơ kê khai với diện tích kê khai là 728,35ha. Các hộ chủ yếu kê khai cấp mới GCNQSDĐ đối với các loại đất sau: - Đất bằng trồng cây hành năm khác (BHK), 63 thửa, với diện tích 130.75ha. - Đất ở nông thôn (ONT), có 339 thửa với diện tích 439,05ha. - Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), có 120 thửa với diện tích là 125,05ha. - Đất trồng cây lâu năm (CLN), có 29 thửa với diện tích là 18,08ha. - Đấtnuôi trồng thủy sản (NTS), có 24 thửa với diện tích là13, 08ha. * Trường hợp Cấp đổi chính: chủ có 1816 hồ sơ kê khai với 7079 thửa đất, diện tích kê khai là 1.021,02ha. - Đất bằng trồng cây hành năm khác (BHK), 1073 thửa, với diện tích 229,02ha. - Đất ở nông thôn (ONT), có 3859 thửa với diện tích 553,05ha. - Đất trồng lúa nước còn lại (LUK), có 1452 thửa với diện tích là 185,02ha. - Đấtnuôi trồng thủy sản (NTS), có 695 thửa với diện tích là 53,03ha. * Đối với các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, ở trên địa bàn xã không có hồ sơ nào liên quan đến các trường hợp trên.
  48. 40 Bảng 4.3. Tổng hợp số hồ sơ của hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2018 theo kết quả các hộ tham gia kê khai trên bảng 4.2 Số hồ sơ đủ Các loại Số thửa Diện tích STT điều kiện Loại đất hồ sơ (thửa) (ha) (hồ sơ) 291 ONT 30,04 Cấp đổi 208 BHK 24,08 600 1 chính chủ 93 LUK 8,02 8 NTS 3,01 Tổng 600 66,05 (Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển)[2] Sau khi xét duyệt hồ sơ tại UBND xã Cự Thắng thì số hồ sơ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ đạt tỷ lệ là 33.0% a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. c) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm: - Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị lývề do cấp đổi Giấy chứng nhận;
  49. 41 - Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; d) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tíndụng thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng kýthế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi. Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi được thực hiện đồngthời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau: - Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp; - Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để quản lý.Cấp đổi chính chủ GCNQSDĐ: là 600 hồ sơ, tổng số thửa là 600 thửa với diện tích đủ điều kiên cấp GCNQSDĐ là 66,05ha. Trong đó: đất ONT có 291 thửa, diện tích 30,04ha; đất BHK có 208 thửa, diện tích 24,08ha; đất LUK có 93 thửa, diện tích 8,02ha; đất NTS có thửa,8 diện tích3,0 1ha.
  50. 42 Cấp mới GCNQSDĐ: không có hồ sơ cấp mới nào đạt đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ , số hồ sơ cấp mới, cấp đổi không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là do một số vướng mắc như : thiếu giấy tờ trong khi làm hồ sơ, một số hộ gia đình không hợp tác trong quá trình kê khai đưng ký cấp giấy, hồ sơ của thử đất đang tranh chấp với các hộ có thửa đất xung quanh, sai số đo đạc trong quá trình đo, sai số thửa số tờ bản đồ, dẫn đến việc không thể hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ. Bảng 4.4. Tổng hợp số hộ gia đình cá nhân không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng theo kết quả các hộ tham gia kê khai trên bảng 4.2 Số hộ không Các loại hồ Số thửa Diện tích STT đủ điều kiện Loại đất sơ (thửa) (ha) (hồ sơ) 339 ONT 439,05 63 BHK 130,75 120 LUC 125,05 1 Cấp mới 351 29 CLN 18,08 24 NTS 13,08 Tổng 575 728,35 3.568 ONT 523,01 Cấp đổi 865 BHK 204,04 1.216 2 chính chủ 1.359 LUK 177 687 NTS 50,02 Tổng 6.479 954,07 (Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển)[2]
  51. 43 Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật đất đai; 2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. 3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. 5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đãcó thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. Tổng số hồ sơ không đủ điều kiện cấp mới là 351 hồ sơ, tổng số thửa là 575 thửa với tổng diện tích là 728,35ha. Tổng số hồ sơ không đủ điều kiện cấp đổi là 1216 hồ sơ, tổng số thửa là 6479 với tổng diện tích là 954,07ha. Trong quá trình kê khai cấp giấy trên địa bàn xã Cự Thắng vẫn còn những hộ gia đình say ra những vẫn đề như tranh chấp, chưa thống nhất được về ranh giới và diện tích thửa đất của mình một số hộ gia đình nhận trùng
  52. 44 thửa đất của gia đình khác, số còn lại là đo k nộp đủ các loại giấy tờ cần thiết cho viêc cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ, không hợp tác trong quá trình kê khai đăng ký cấp giấy dẫn đến việc hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Bảng 4.5. Một số trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ Diện Số Số STT Tên chủ sử dụng MĐSD tích Loại hồ sơ Nguyên nhân tờ thửa (m2) Mất 1 Nguyễn Văn Kỳ 18 408 LUC 370,05 Cấp đổi GCNQSDĐ 2 Nguyễn Thị Thanh 18 409 LUC 33,09 Cấp đổi Thiếu hộ khẩu Sử dụng sai 3 Nguyễn Trung Kiên 18 411 LUC 565,09 Cấp đổi mục đích Mất 4 Đinh Văn Tiến 18 121 LUC 207,05 Cấp đổi GCNQSDĐ Mất 5 Trương Thị Lý 18 123 LUC 203,01 Cấp đổi GCNQSDĐ 6 Trương Thị Huệ 24 30 ONT 125 Cấp mới Tranh chấp 7 Bùi Văn Thanh 24 33 CLN 691 Cấp mới Sai mốc 8 Nguyễn Văn Hòa 24 44 BHK 131,01 Cấp mới Thiếu chứ ký 9 Đinh Văn Thức 24 374 BHK 111,07 Cấp mới Thiếu hộ khẩu 10 Nguyễn Văn Chất 24 14 CLN 931,04 Cấp mới Thiếu giáp ranh (Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển)[2] - Đối với hồ sơ cấp mới:các hồ sơ cấp mới GCNQSDĐ của các hộ đều không đủ điều kiện đều là do thiếu các loại giấy tờ , thiếu chứ ký cũngnhư giáp ranh giữa các nhà, hoặc đang tranh chấp, do sai số đã được đo đạc trước đó dẫn tới trùng lặp không thể cấp được GCNQSDĐ.
  53. 45 - Đối với hồ sơ cấp đổi chính chủ: Các hồ sơ cấp đổi không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDD do vi phạm sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không đúng với quy hoạch vàloại đất được cấp trong GCNQSDĐ, hoặc là vì GCNQSDĐ đã được cấp bị mất trong quá trình sử dụng, không có đủ căn cứ trong quá trình kê khai, lập hồ sơ. Mặc dù đã được làm đơn đính chính nhưng vẫn còn khó khăn trong quá trình cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân. Trong thời gian tới UBND xã Cự Thắng cần có phương án giải quyết hết những khó khăn nêu trên, hoàn thiện lại hồ sơ cấp GCNQSDĐ đảm bảo quyền lợi của người dân trong xã. - Tiếp nhận hồ sơ và viết giấy chứng nhận Sau khi trình hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thanh Sơn thẩm định hồ sơ. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thanh Sơn có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ và chuyển hồ sơ sang UBND huyện Thanh Sơn. UBND huyện Thanh Sơn ra Quyết định in GCNQSDĐ. 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 4.4.1. Những thuận lợi - Trong quá trình triển khai công tác CGCNQSDĐ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND xã Cự Thắng và sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thanh Sơn. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã được thực hiện thường xuyên, rõ nét hơn. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành tốt theo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên.
  54. 46 - Toàn xã đã có hệ thống bản đồ địa chính được đo vẽ hoàn chỉnh, thuận tiện với độ chính xác cao tạo điều kiện cho việc đăng ký kê khai, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người dân. - Các trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ tại địa bàn xã giúp hỗ trợ việc quản lý các thông tin thửa đất, nhập thông tin trong sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ; sử dụng phần mềm Famis để trích lục, trích đo bản đồ. - UBND xã Cự Thắng đã thường xuyên tập huấn, bồi thường cho đội ngũ công nhân viên chức cũng như cán bộ địa chính để nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn về công tác cấp GCNQSDĐ - Người dân hòa đồng, hợp tác nhiệt tình và cung cấp đầy đủ hồ sơ cho tổ công tác cấp GCNQSD đất và luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty. - Có đầy đủ bản đồ địa chính và bản đồ dải thửa 299 để tiến hành ốp bản đồ và so sánh bản đồ địa chính với bản đồ dải thửa 299. Ngoài ra còn có bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Có ầđ y đủ thông tin về đất đai như sổ kê địa chính, sổ mục kê đất - Có sự phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương. - Có ầđ y đủ văn bản hướng dẫn thực hiện cấp GCNQSD đất. 4.4.2. Những khó khăn -Vẫn có một số hộ dân trong xã không hợp tác nhiệt tình với tổ công tác, còn gây khó dễ không cung cấp hồ sơ nên một số thửa đất không được cấp GCNQSD trong đợt này. - Tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng đất; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp; vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không chủ động đăng ký kê khai.
  55. 47 - Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất của chính quyền xã còn chậm. - Do “dồn điền đổi thửa” nên sau khi thực hiện thành công các chủ trương trên thì ốs lượng GCNQSDĐ đất nông nghiệp của nhân dân cần cấp lại là rất lớn. - Hồ sơ địa chính còn thiếu và chưa hoàn thiện. - Trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất diễn ra rất phức tạp, thường xuyên thay đổi, mất nhiều thời gian, công sức. Hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ có nhiều mục cần kê khai gây khó khăn cho người sử dụng đất. Do vậy để hoàn thành một bộ hồ sơ hợp lệ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ không phải đơn giản đối với người dân. Nguồn nhân lực còn có hạn mà công việc thì nhiều nên kéo dài thời gian cấp GCNQSDĐ. 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng 4.5.1. Giải pháp chung - Chính quyền địa phương cần Phát hiện nhanh chóng, chính xác và những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông, ngăn chặn kịp thời các công trình xây dựng trái phép trên đất để bảo vệ hành lang bảo vệ an toàn công trình, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm để hạn chế các trường hợp khác xảy ra. - Dựa trên nhu cầu và quyền lợi, lợi ích của người dân UBND xã phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch hoặc hủy bỏ những quy hoạch không khả thi để cấp GCN cho người sử dụng đất. - Cần có chính sách mới cho phép cấp GCNQSD đất theo hiện trạng sử dụng đất đối với các hộ gia đình có đất được dồn điền đổi thửa theo quy định của pháp luật. - Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ địa chính còn thiếu.
  56. 48 - Nhanh chóng rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất và tiến hành cấp đầy đủ GCNQSD đất cho bà con nhân dân tránh trường hợp bỏ sót. 4.5.2. Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp tồn tại trên địa bàn xã - Đối với hộ gia đình đang có tranh chấp, gia đình chưa thống nhất: Cần Tăng cường công tác tuyền truyền và phổ biến chính sách pháp luật đến người dân để người dân hiểu được việc cấp giấy chứng nhận là quyền lợi của họ. Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND thành phố sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý. Sau đó giao cho bộ phận Địa chính tiến hành xét cấp cho các hộ. - Đối với các hộ gia đình ấl n chiếm đất công: Đối với các hộ tăng diện tích mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 nay vẫn phù hợp quy hoạch khu dân cư thì cho các hộ được nộp tiền sử dụng đất để hợp thức. Còn đối với các hộ phần diện tích tăng mà nằm vào quy hoạch thì vận động các hộ giải phóng mặt bằng phần đất lấn chiếm và chỉ cấp GCN cho các hộ này đúng với phần diện tích hợp pháp của mình. - Các trường hợp đã kê khai và đất đã quy hoạch cần cho phép các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì được phép chuyển mục đích sử dụng không được gây khó dễ cho người dân.
  57. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Cự Thắng là xã miền núi, thuộc vùng hạ huyện Thanh Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ, dọc theo Quốc lộ 70B. cách trung tâm huyện Thanh Sơn khoảng 10 km.Với tổng diện tích đất tự nhiện là 2.958,75 ha, Xã có 1.403 hộ với 5.954 khẩu. được chia thành 15 khu dân cư. 2. Tình hình sử dụng đất và quản lý đất đai của xã Cự Thắng ổn định, hiệu quả. Xã Cự Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 2.958,75 ha, trong đó240 ha; đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 8,2% so với 2.958,75 ha; đất lâm nghiệp chiếm dện tích khá lớn hơn 2000 ha; chiếm tỉ lệ 67,6% so với 2958,74ha; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm 24.2% với 718.74ha. 3. Xã Cự Thắng thực hiện công tác đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ cho 2167 hồ sơ với 7654 thửa đất, tổng diện tích kê khai là 1.749,55ha. Tổng số hồ sơ kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất là : 2167/2167 hồ sơ cần kê khai trong đó cấp đổi là: 1816, cấp mới là: 351 sau khi UBND xã đã xét duyệt số hồ sơ đủ điều kiện: 910/2167 hồ sơ trong đó cấp đổi là: 910/1816 hồ sơ,cấp mới là: 0/351 hồ sơ gửi lên phòng TNMT thẩm định còn lại số hồ sơ đủ điều kiện là 643/910 hồ sơ trong đó cấp đổi là: 643/910 hồ sơ cấp mới là: 0/351 hồ sơ sau khi xét duyệt số GCNQSD đất đã in: 600 giấy, trong đó cấp đổi là: 600 giấy và UBND huyện đã ký: 600 giấy. 5.2. Kiến nghị Quá trình đi thực tập và trải nghiệm công việc tại Công ty cổphần Tài Nguyên Môi Trường Biển là một quá trình hết sức bổ ích và là cơhội vô cùng quan trọng đối với bản thân em, giúp em hoàn thiện hơn tronh quá trình thực tập. Trong thời gian tới, mong Nhà trường cùng với Ban chủ nhiệm Khoa đẩy
  58. 50 mạnh liên kết việc thực tập cho sinh viên với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước để sinh viên có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, thực hành công việc thực tế một cách chính xác nhất, nâng cao chất lượng cho những sinh viên khi ra trường.
  59. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 2. Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Biển (2018), Danh sách tổng hợp các chủ sử dụng đất đã kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng. 3. Luật đất đai 2013 NXB chính trị gia, Hà Nội. Tài liệu ấn hành. 4. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2017), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 7. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 8. Sở Tài Nguyên và Môi Trường (2016), Hướng dẫn số 766/HD-STNMT ngày 13 tháng 04 năm 2016 của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên về hướng dẫn công tác lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đồng loạt.
  60. PHỤ LỤC 01 VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ HỒ SƠ KÊ KHAI CẤP ĐỔI QSDĐ
  61. PHỤ LỤC 02 Danh sách các hộ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại xã Cự Thắng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Diện tích xin cấp đổi Diện tích GCN cũ(m2) GCN (m2) tờ tờ địa chỉ thửa Trong đó Trong đó số phát bản Loại bản thửa đất tổng số vào sổ ghi Họ Và Tên chủ sử dụng đất thường đất tổng loại đất cũ hành GCN ngày cấp cũ đò đất đất đồ cũ diện GCN cũ chú trú số diện đất đất cũ số ở cũ tích cũ đất ở tích CLN vườn ONT (m2) (m2) (m2) (m2) (m2) HOÀNG TIẾN CHÍNH Cự Thắng 22 156 ONT 264,9 5 49-2 Đất ở + Vườn tạp 280 200 80 M855082 00504 10/06/1999 Khu 7 VŨ THỊ HỢI Cự Thắng 22 190 ONT 460 5 53 Đất ở + Vườn tạp 434 200 234 I453314 00015 06/11/1997 Khu 7 HOÀNG TIẾN HẢI Cự Thắng 18 226 BHK 432,8 5 59-1 Vườn tạp 370 200 170 M855085 00506 06/06/1999 Khu 7 HOÀNG TIẾN HẬU Cự Thắng 22 227 ONT 284,4 5 59-2, 69-1 Đất ở + Vườn tạp 255 255 M855086 00507 10/06/1999 Khu 7 LÊ ĐÌNH BẢNG Cự Thắng 18 318 ONT 255,7 5 83-2 Đất ở + Vườn tạp 229 200 29 AI753469 H00189 04/12/2009 Khu 7 ĐỖ THANH TÙNG Cự Thắng 18 134 ONT 150,4 6 61-6 Đất ở 150 150 0 00847 05/12/2004 Khu 7 ĐỖ THỊ NGHĨA Cự Thắng 18 139 ONT 133,2 6 95-14 Đất ở 90 90 0 M855188 00529 06/10/1999 Khu 7 NGUYỄN XUÂN HÒA Cự Thắng 18 179 ONT 287,4 6 149-1 Đất ở + Vườn tạp 268 180 88 CN500284 125 26/4/2018 Khu 7 LÊ QUỐC HUY Cự Thắng 18 308 ONT 202,5 6 271 Đất ở 202 202 0 I453320 00021 06/11/1997 Khu 7 PHÙNG THỊ PHƯƠNG Cự Thắng 18 124 CLN 168,5 6 61-1 Đất ở 150 150 0 00850 05/12/2004 Khu 7 LÊ DUY THẢO Cự Thắng 18 128 ONT 152,3 6 62-2 Đất ở 150 150 0 T623646 00848 12/05/2004 Khu 7 NGUYỄN TÁ HUY Cự Thắng 18 129 ONT 160,1 6 63-2 Đất ở 150 150 0 I623647 00849 05/12/2004 Khu 7
  62. NGUYỄN HỮU TÍCH Cự Thắng 18 130 ONT 150,5 6 63-1 Đất ở 150 150 0 I623635 00837 12/05/2004 Khu 7 BÙI THẾ HUYỀN Cự Thắng 18 131 ONT 148,5 6 61-5 Đất ở 150 150 0 00841 05/12/2004 Khu 7 BÙI SƠN HỢP Cự Thắng 18 132 ONT 149,8 6 61-4 Đất ở 150 150 0 00838 15/5/2004 Khu 7 PHẠM VIỆT CƯỜNG Cự Thắng 18 133 ONT 152 6 61-3 Đất ở 150 150 0 T623640 00842 05/12/2004 Khu 7 PHÙNG THỊ LỆ Cự Thắng 18 136 ONT 159,6 6 61-8 Đất ở 150 150 0 T623644 00846 05/12/2004 Khu 7 LÊ VĂN NAM Cự Thắng 18 138 ONT 251,5 6 95-5 Đất ở 182 182 0 M856187 00523 06/10/1999 Khu 7 LÊ VĂN VẠN Cự Thắng 18 93 CLN 174,9 6 13 Đất ở + Vườn tạp 338 200 138 00056 11/06/1997 Khu 7 ĐỖ VĂN THÂN Cự Thắng 18 86 ONT 445,7 6 12-2 Đất ở + Vườn tạp 407 200 207 00532 06/10/1999 Khu 7 ĐỖ VĂN THUẬN Cự Thắng 18 85 ONT 259,2 6 12-3 Đất ở + Vườn tạp 191 150 41 AI753472 H00192 12/04/2009 Khu 7 ĐỖ VĂN TUẤN Cự Thắng 18 87 ONT 246 6 12-1 Đất ở 209 209 0 I453366 00067 11/06/1997 Khu 7 LÊ GIANG SƠN Cự Thắng 18 90 ONT 220,7 6 6-1 Đất ở + Vườn tạp 222 90 132 CN500269 110 26/4/2018 Khu 7 LÊ DUY SANG Cự Thắng 18 91 ONT 263,1 6 16-1 Đất ở + Vườn tạp 269 150 119 AI753471 H00191 12/04/2009 Khu 7 HOÀNG THỊ NGA Cự Thắng 18 92 ONT 236,7 6 6-3 Đất ở + Vườn tạp 247 200 47 I453344 00045 11/06/1997 Khu 7 LÊ VĂN THẮNG Cự Thắng 18 94 ONT 158,8 6 13 Đất ở + Vườn tạp 338 200 138 00056 11/06/1997 Khu 7 NGUYỄN THANH HÀ Cự Thắng 18 95 ONT 256,3 6 73 Đất ở + Vườn tạp 250 200 50 I453385 00066 11/06/1997 Khu 7 ĐỖ VĂN KHỞI Cự Thắng 18 96 ONT 476,9 6 74 Đất ở + Vườn tạp 465 400 65 I453368 00069 11/06/1997 Khu 7 HOÀNG TIẾN VĂN Cự Thắng 18 97 BHK 366,5 6 75 Đất ở + Vườn tạp 366 200 166 00059 11/06/1997 Khu 7 HOÀNG HỮU HẠNH Cự Thắng 18 99 ONT 230,3 6 80 Đất ở + Vườn tạp 230 200 30 I453356 00057 11/06/1997 Khu 7
  63. NGUYỄN THỊ LÀI Cự Thắng 18 103 ONT 303,7 6 161 Đất ở + Vườn tạp 282 200 82 I453351 00052 11/06/1997 Khu 7 HOÀNG TIẾN BỘ Cự Thắng 18 117 ONT 226,5 6 70-1 Đất ở 196 196 0 00063 11/06/1997 Khu 7 NGUYỄN HỮU CHÍNH Cự Thắng 18 105 ONT 251,5 6 76 Đất ở + Vườn tạp 258 200 58 I453346 00047 11/06/1997 Khu 7 NGUYỄN VĂN THÔNG Cự Thắng 18 106 CLN 311,2 6 84 Đất ở + Vườn tạp 309 200 109 I453349 00050 11/06/1997 Khu 7 ĐỖ KHẮC TỐ Cự Thắng 18 108 ONT 320,3 6 14 Đất ở + Vườn tạp 288 200 88 I453357 00058 11/06/1997 Khu 7 ĐỖ VĂN QUÝ Cự Thắng 18 109 ONT 257,5 6 15-2 Đất ở + Vườn tạp 242 180 62 CN500278 119 26/4/2018 Khu 8 ĐỖ XUÂN QUYẾT Cự Thắng 18 110 ONT 264,1 6 15-1 Đất ở + Vườn tạp 288 100 188 00051A 14/5/2001 Khu 8 LÊ DUY THỊNH Cự Thắng 18 111 ONT 299,9 6 16-2 Đất ở + Vườn tạp 267 200 67 00054 11/06/1997 Khu 8 PHẠM HUY THẮNG Cự Thắng 18 114 ONT 167,9 6 19-1 Đất ở 170 170 0 M855051 00518 06/10/1999 Khu 8 PHẠM THẾ HƯNG Cự Thắng 18 115 ONT 161,5 6 19-2 Đất ở 170 170 0 M855052 00519 06/10/1999 Khu 8 PHẠM VĂN TƯỜNG Cự Thắng 18 116 ONT 272,9 6 17 Đất ở + Vườn tạp 270 200 70 00060 11/06/1997 Khu 8 PHẠM QUANG HOA Cự Thắng 18 119 ONT 216,8 6 71 Đất ở + Vườn tạp 229 200 29 M855095 00514 10/06/1999 Khu 8 ĐỖ VĂN HỢI Cự Thắng 18 121 ONT 305,5 6 85 Đất ở + Vườn tạp 255 200 55 00062 11/06/1997 Khu 8 LÊ THỊ HÃN Cự Thắng 18 122 ONT 730,9 6 83 Đất ở + Vườn tạp 700 200 500 I453339 00040 11/06/1997 Khu 8 HOÀNG TIẾN TUYÊN Cự Thắng 18 124 ONT 390,9 6 160 Đất ở + Vườn tạp 352 300 52 CN500286 127 26/4/2018 Khu 8 NGUYỄN THỊ MIÊN Cự Thắng 18 125 ONT 173,4 6 159 Đất ở 176 176 0 00531 06/06/1999 Khu 8 PHÙNG NGỌC DẦN Cự Thắng 18 128 ONT 577,1 6 163 Đất ở + Vườn tạp 531 200 393 I453345 00046 11/06/1997 Khu 8 LÊ VĂN LƯU Cự Thắng 24 129 ONT 138,5 9 163-2 Đất ở + Vườn tạp 140 100 40 BD768731 CH00021 20/6/2011 Khu 8
  64. LÊ VĂN CHUNG Cự Thắng 24 130 ONT 329,4 9 157 Đất ở + Vườn tạp 288 200 88 S007083 00712 14/9/2001 Khu 8 HOÀNG TIẾN PHƯƠNG Cự Thắng 24 136 ONT 226,6 9 87 Đất ở + Vườn tạp 228 200 28 00520 06/10/1999 Khu 8 HOÀNG TIẾN THẮNG Cự Thắng 24 137 ONT 547,2 9 88 Đất ở + Vườn tạp 535 200 335 I453340 00041 11/06/1997 Khu 8 BÙI THỊNH ĐÔNG Cự Thắng 24 138 ONT 268,1 9 89-1 Đất ở + Vườn tạp 247 150 97 CN413468 181 06/01/2018 Khu 8 LÊ DUY ĐẠI Cự Thắng 24 140 ONT 282,6 9 68-2 Đất ở + Vườn tạp 278,2 100 178,2 CN505445 03511 07/12/2018 Khu 8 HOÀNG TIẾN CHU Cự Thắng 24 142 ONT 409,1 9 67 Đất ở + Vườn tạp 363 300 63 CN500287 128 26/4/2018 Khu 8 HOÀNG TIẾN HÙNG Cự Thắng 24 144 ONT 296,2 9 90-1 Đất ở + Vườn tạp 282 200 82 I453382 00083 11/06/1997 Khu 8 HOÀNG ANH TÔN Cự Thắng 24 145 ONT 306,1 9 90-2 Đất ở + Vườn tạp 288 200 88 00084 11/06/1997 Khu 8 BÙI ĐÌNH KHÊ Cự Thắng 24 146 ONT 227 9 89-2 Đất ở + Vườn tạp 217 150 67 CN413469 182 13/6/2018 Khu 8 HOÀNG TIẾN QUÝ Cự Thắng 24 147 CLN 427,1 9 88-2 Đất ở + Vườn tạp 382 200 182 AO946809 00041A 24/11/2009 Khu 8 ĐỖ VĂN HÙNG Cự Thắng 24 148 ONT 209,2 9 151 Đất ở 200 200 0 I453367 00068 11/06/1997 Khu 8 HOÀNG TIẾN BÌNH Cự Thắng 24 149 ONT 306,7 9 152-2 Đất ở + Vườn tạp 287 200 87 M855181 00522 06/10/1999 Khu 8 PHẠM TUẤN ANH Cự Thắng 24 151 ONT 264,2 9 156 Đất ở + Vườn tạp 270 200 70 I453360 00061 11/06/1997 Khu 8 NGUYỄN VĂN LỊCH Cự Thắng 24 152 ONT 226 9 167-1 Đất ở 208 208 0 00524 06/10/1999 Khu 8 NGUYỄN VĂN NHÂM Cự Thắng 24 153 ONT 612,2 9 291 Đất ở + Vườn tạp 390 200 190 00527 06/10/1999 Khu 8 NGUYỄN CÔNG CHẤT Cự Thắng 24 154 CLN 346 9 165 Đất ở + Vườn tạp 286 100 186 BH573238 CH00030 10/10/2011 Khu 8 HOÀNG THỊ HẠNH Cự Thắng 24 160 ONT 219,3 9 257 Đất ở 213 213 0 00526 06/10/1999 Khu 8 NGUYỄN VĂN THIỆP Cự Thắng 24 162 ONT 87 9 167-2 Đất ở 175 175 0 00525 06/10/1999 Khu 8
  65. HOÀNG TIẾN VƯỢNG Cự Thắng 24 168 ONT 208,6 9 150-1 Đất ở + Vườn tạp 207 150 57 CN500276 117 26/4/2018 Khu 8 HOÀNG TIẾN DŨNG Cự Thắng 24 169 ONT 273,7 9 147 Đất ở + Vườn tạp 255 200 55 00081 11/06/1997 Khu 8 NGUYỄN THỊ DỤC Cự Thắng 24 170 ONT 199,5 9 146 Đất ở 180 180 0 00082 11/06/1997 Khu 8 PHẠM QUANG KHANH Cự Thắng 24 174 ONT 344,3 9 92-1 Đất ở + Vườn tạp 320 200 120 I453374 00075 11/06/1997 Khu 8 PHẠM QUANG KHƯƠNG Cự Thắng 24 175 ONT 227,3 9 92-2 Đất ở 215 215 0 I453375 00076 11/06/1997 Khu 8 ĐỖ VĂN SƠN Cự Thắng 24 176 ONT 242,1 9 144-1 Đất ở + Vườn tạp 247 200 47 00074 11/06/1997 Khu 8 ĐỖ VĂN SƠN Cự Thắng 24 281 ONT 346,3 9 270 Đất ở + Vườn tạp 330 200 130 I453906 00020 06/11/1997 Khu 8 HOÀNG THỊ THÂN Cự Thắng 24 180 CLN 631,6 9 173 Đất ở + Vườn tạp 453 200 253 I453370 00071 11/06/1997 Khu 8 NGUYỄN HỮU TOẢN Cự Thắng 24 181 ONT 321,5 9 169-2 Đất ở + Vườn tạp 302 200 102 M855061 00528 06/10/1999 Khu 8 HOÀNG MINH HOÀN Cự Thắng 24 182 CLN 262 9 256 Đất ở + Vườn tạp 237 200 37 00007 06/11/1997 Khu 8 HOÀNG TỐ TÂM Cự Thắng 24 183 ONT 226,1 9 260 Đất ở 210 210 0 00492 10/06/1999 Khu 8 NGUYỄN TUẤN DŨNG Cự Thắng 24 184 ONT 228,3 9 261 Đất ở 218 218 0 I453309 00010 06/11/1997 Khu 8 NGUYỄN HỮU HUYỀN Cự Thắng 24 197 ONT 153,3 9 356 Đất ở 265,9 200 65,9 CI922004 00063 14/08/2017 Khu 8 LÊ VĂN CHIẾN Cự Thắng 24 198 ONT 160,7 9 265-2 Đất ở + Vườn tạp 144 100 44 CN505977 04000 23/10/2018 Khu 8 LÊ PHƯƠNG NAM Cự Thắng 24 199 ONT 168,3 9 265-1 Đất ở + Vườn tạp 187 100 87 CN505976 04001 23/10/2018 Khu 8 NGUYỄN TRÍ THANH Cự Thắng 24 200 ONT 373,5 9 255 Đất ở + Vườn tạp 354 200 154 I453305 00006 06/11/1997 Khu 8 NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG Cự Thắng 24 201 ONT 297,3 9 170 Đất ở + Vườn tạp 253 200 53 I453354 00055 11/06/1997 Khu 8 LÊ CẢNH CHIÊU Cự Thắng 24 202 ONT 240 9 254-2 Đất ở + Vườn tạp 215 150 65 CN413473 186 13/6/2018 Khu 8