Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang_va_thue_thu_nhap_doa.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC “KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ÂN NGHĨA” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh Giáo viên hướng dẫn Lớp: K51G Kế Toán TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Niên khóa: 2017-2021
- Huế, tháng 01 năm 2021 Trường Đại học Kinh tế Huế
- LỜI CÁM ƠN Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài thực tập nghề nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và dạy bảo tận tình của quý thầy cô. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường đại học Kinh tế Huế cùng với khoa Kế toán – Tài chính đã tạo điều kiện để tôi và các bạn sinh viên khác có cơ hội tham gia thực tập cuối khóa nhằm củng cố lại kiến thức chuyên ngành thông qua các công việc thực tiễn tại đơn vị. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và bổ sung cho nhóm thực tập chúng tôi hoàn thành đề tài thực tập cuối khóa này. Tiếp đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi có một môi trường làm việc thực tế nhất, cọ sát nhất để tôi tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để tôi có thể vững bước hơn trong công việc sau này. Tuy nhiên, do dây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu về công việc thực tế và hạn chế về kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty nên tôi rất mong được sự đóng góp của quý Thầy Cô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế i
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung: 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu: c 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của khóa luận 4 PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và thuế TNDN 5 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế 5 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng 7 1.1.3. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp 14 1.2. Nội dung kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 23 1.2.1. Kế toán thuế GTGT 23 1.2.2. Kế toán thuế TNDN 32 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠTrườngI CÔNG TY TNHH XÂYĐại DỰ NGhọc VÀ THƯƠNG Kinh MẠI ÂNtế NGH HuếĨA 37 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 37 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 37 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 37 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty 38 2.1.4. Tình hình lao động của công ty 39 ii
- 2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 03 năm 2017 – 2019 41 2.1.6. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 03 năm 2017-2019 43 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa. 50 2.2.1. Thực trạng công tác thuế giá trị gia tăng tại Công ty 50 2.2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại Công ty 66 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY XD VÀ TM ÂN NGHĨA 78 3.1. Đánh giá chung tình hình kế toán tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 78 3.1.1.Đánh giá công tác kế toán nói chung tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 78 3.1.2. Đánh giá công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 80 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại đơn vị 83 3.2.1. Đối với công tác kế toán tại công ty 83 3.2.2. Đối với công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 55 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 1. Kết luận 85 2. Kiến nghị 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 39 Bảng 2.2: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 03 năm 2017-2019 41 Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 03 năm 2017-2019 43 Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0000252 ngày 20/12/2019 52 Biểu 2.2: Trích sổ cái tài khoản 133 quý 4/2019 54 Biểu 2.3: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào quý 4/2019 55 Biểu 2.4: Hóa đơn GTGT số 0000218 ngày 30/12/2019 58 Biểu 2.5: Sổ cái tài khoản 3331 quý 4/2019 60 Biểu 2.6: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra quý 4/2019 61 Biểu 2.7: Tờ khai thuế GTGT quý 4/2019 62 Biểu 2.8: Sổ cái tài khoản 3334 năm 2019 70 Biểu 2.9: Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019 73 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sự ra đời của thuế 6 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 133 27 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tài khoản 33311 30 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 3334 35 Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ hạch toán tài khoản 8211 36 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 38 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 45 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy 49 Trường Đại học Kinh tế Huế v
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sau một thời gian học tập và nghiên cứu ở trường, cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa, tôi thấy kế toán là một công việc hết sức quan trọng và là bộ phận không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp hay một tổ chức nào trong bộ máy nhà nước. Như chúng ta đã biết, kế toán thuế nói chung là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng. Đối với công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN nói riêng đã gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ đối với các đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Điều này thể hiện qua công tác quản lý thu thuế còn lỏng lẻo, tình trạng trốn nộp thuế vẫn còn phổ biến, số thu hằng năm tuy đã hoàn thành kế hoạch được giao nhưng vẫn chưa phản ánh nghĩa vụ thực sự đóng góp vào NSNN. Về phía các doanh nghiệp, công tác hạch toán, kê khai, quyết toán thuế còn nhiều sai phạm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình trạng này đã được cải thiện thông qua cơ chế tự kê khai tự nộp thuế và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về số liệu kê khai của các doanh nghiệp và đã có những thành công nhất định trong công tác thuế GTGT và thuế TNDN. Tại đơn vị thực tập – Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa, một đơn vị thành công trong lĩnh vực xây dựng. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của công ty là công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của bộ phận Kế toán – Tài chính đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính, đồng thời chủ trì, phối hợp vớTrườngi phòng ban trong vi ệcĐại phản ánh họccác nghiệ p Kinhvụ phát sinh trongtế cônHuếg ty, đó là một vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện trong công ty. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa, tôi đã quyết định chọn: “Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 1
- tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa để nhận xét, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán trong công ty. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm công tác kế toán diễn ra một cách chính xác theo đúng quy định pháp luật Nhà nước, tránh được những sai sót như: thông tin sai lệch trên các hóa đơn, chứng từ; quy trình luân chuyển chứng từ không hợp lệ; nộp thuế không đúng thời hạn , góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của doanh nghiệp. 2.2.Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về tầm quan trọng của kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai, tìm hiểu và phân tích về tình hình hoạt động trong 03 năm 2017 - 2019 và thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa Thứ ba, dựa trên những phân tích và đánh giá tình hình thực tế để đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trường3.1 Đối tượng nghiên Đại cứu: họccơ sở lý lu ậKinhn về kế toán thutếế GTGT, Huế thuế TNDN và thực tiễn công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: 2
- - Đề tài tiến hành lấy số liệu về tình hình hoạt động của Công ty từ Báo cáo tài chính từ năm 2017- 2019. - Tình hình kế toán và nộp thuế GTGT quý 4/2019 - Tình hình kế toán thuế và nộp thuế TNDN năm 2019. Về không gian: công tác nghiên cứu tập trung tại phòng Kế toán – Tài chính thuộc Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa Về nội dung: nội dung đề tài nghiên cứu công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa. Từ đó, đề xuất một số kết luật đúc kết được trong quá trình thực tập và giải pháp đề xuất giúp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp tổng kết, phân tích lý luận kết hợp với việc khảo sát thực tiễn về số liệu thực tế tại địa phương. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích của nghiên cứu số liệu các báo cáo, giáo trình, tài liệu kế toán, các chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành, Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp. Đồng thời thu thập các chứng từ, sổ sách kế toán và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. - Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phTrườngỏng vấn trực tiếp cán bĐạiộ kế toán họctại văn ph òngKinh công ty nh ằtếm làm Huế rõ mọi thắc mắc và trao đổi thông tin về đề tài và các vấn đề liên quan đến kế toán thuế GTGT và thuế GTGT tại doanh nghiệp. 3
- - Phương pháp quan sát: phương pháp này hữu hiệu nhất khi sử dụng song song với phương pháp phỏng vấn. Việc quan sát giúp hiểu được trình tự thực hiện công việc kế toán diễn ra trong doanh nghiệp. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu: tiến hành phân tích các số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận của đơn vị trong các năm. Từ đó, phân tích, đánh giá nêu ra các ưu điểm, nhược điểm các hoạt động của Công ty. - Phương pháp kế toán: Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài khoản, sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa. Trường Đại học Kinh tế Huế 4
- PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế 1.1.1.1. Khái niệm Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế. Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”. Từ đó có thể kết luận lại khoái niệm thuế cụ thể như sau: “ Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và không hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.” 1.1.1.2. Sự ra đời của thuế Cuối công xã nguyên Phong kiến – tư Trường Đại học thKinhủy: tế Huếbản: Công xã nguyên - Phân công lao động - Thu ng thủy: ế huy độ b ng giá tr . - Xuất hiện tiền tệ ằ ị Phân phố nội bộ - Thuế gia tăng dưới hình thái - Hình thành giai cấp, vai trò và trở hi n v t. ệ ậ Nhà nước ra đời Thuế thành công cụ kinh tế. ra đời, thu bằng hiện vật 5
- Sơ đồ 1.1: Sự ra đời của thuế 1.1.1.3. Đặc điểm của thuế Thuế bao gồm 06 đặc điểm chính sau: - Không mang tính đối giá: thể hiện ở chỗ bất kỳ chủ thể nào họ đủ điều kiện nộp thuế theo quy định, bất kể họ đã được nhận một khoản lợi ích công cộng nào hay chưa thì đều phải nộp thuế. - Hoàn trả không trực tiếp: trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Tuy nhiên một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các hàng hóa công cộng, bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, chi xây dựng cơ sở hạ tầng, và tòa án, viện kiểm soát, hệ thống quân đội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm cuộc sống cho mọi người; chi cho hệ thống giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; chi cho hệ thống an sinh xã hội, chi hỗ trợ đảm bảo công bằng cho mọi người . - Có tính bắt buộc: Vì thuế là nguồn thu chính của nhà nước và nhà nước dùng số tiền đó cho việc cung cấp cho các lợi ích cho quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường, để phục vụ cho người dân. Tính bắt buộc để đảm bảo rằng mọi công dân phải đóng thuế. Tính bắt buộc xuất phát từ việc nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng ấy, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để nhân dân phải nộp thu. Đây là nghĩa vụ của mỗi công dân và đã được ghi nhận trong hiến phápTrường của mỗi quốc gia. Đại học Kinh tế Huế - Duy trì quyền lực chính trị: Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, nếu nhà nước không có thuế sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 90% nguồn thu Ngân sách được tạo 6
- lập từ thuế, chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì mới đảm bảo thực hiện thu được thuế một cách có hiệu quả nhất, tạo lập nguồn thu tài chính cho quốc gia. - Thực hiện chức năng của Nhà nước: thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định kinh tế. Thuế có thể được sử dụng để khắc phục những bất cân bằng của thị trường. - Dựa vào thực trạng nền Kinh tế: GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất 1.1.1.4. Vai trò của thuế - Nguồn thu của NSNN: Nguồn thu về thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Nguồn thu về thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. - Công cụ điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Nguồn thu về thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng nguồn thuế thu được để tài trợ, trợ cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng cần khuyến khích phát triển hoặc cần cung cấp đến vùng sâu vùng xa ở miền núi, hải đảo. Nhà nước cũng có thể sử dụng nguồn thu từ thuế để đầu tư trực tiếp cho các công trình trọng điểm của cả nước hoặc của từng vùng, đầu tư vào những việc tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm. 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vài trò của thuế GTGT Trườnga) Khái niệm Đại học Kinh tế Huế Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.” 7
- b) Đặc điểm của thuế GTGT - Thuế GTGT là thuế gián thu, được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ và được thu vào khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Người nộp thuế GTGT là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ nhưng chỉ tính trên giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ. - Thuế GTGT là sắc thuế có tính lũy thoái so với thu nhập. Do thuế GTGT tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người chịu thuế lại là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ thuế giá trị gia tăng phải trả trong giá mua so với thu nhập của họ giảm đi. - Thuế GTGT thường được đánh theo nguyên tắc điểm đến: hàng hóa tiêu dùng ở nước nào thì nước đó có quyền đánh thuế. Hàng hóa tiêu dùng ở nước nào thì nước đó có quyền đánh thuế. Thuế GTGT Việt Nam quy định đối tượng chịu thuế này là “hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia”. Theo đó tiêu chí đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm 2 điều kiện, một là mục đích là dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, hai là lãnh thổ tiêu dùng là ở Việt Nam - Thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng, là loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. c) Vai trò của thuế GTGT - Thứ nhất, thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, mở rộngTrường lưu thông hàng hoá Đại dịch vụ học vì thế thuế Kinh GTGT đã kh ắctế phục Huế được tình trạng trùng lắp của thuế doanh thu. - Thứ hai, bảo đảm nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN, thuế GTGT huy động và xác định ngay từ khâu đầu và việc thu VAT ở khâu sau còn 8
- kiểm tra việc tính VAT đã nộp ở khâu trước nên hạn chế được việc thất thu thuế, kiểm soát được nguồn thu trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. - Thứ ba, thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá phải có đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ theo luật định. Việc đăng ký mã thuế cùng với phương pháp khấu trừ thuế đã buộc cả người mua, người bán thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ trong các hoạt động thanh toán. 1.1.2.2. Người nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT a) Người nộp thuế GTGT - Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng. b) Đối tượng chịu thuế Theo quy định tại điều 3 luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013) thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đốiTrường tượng chịu thuế GTGT, Đại trừ cáchọc đối tượng Kinh quy định tại tế Điều Huế 5 của luật thuế GTGT”. Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam. 9
- c) Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC, được ban hành vào ngày 31/12/2013 quy định 27 đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT, có thể chia các đối tượng đó thành các nhóm đối tượng sau đây: Bao gồm 7 nhóm đối tượng: - Nhóm HHDV là sản phẩm nông nghiệp, là dịch vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp. - Nhóm HHDV không chịu thuế theo cam kết quốc tế. - Nhóm HHDV không chịu thuế GTGT vì lý do xã hội. - Nhóm HHDV không thuộc diện chịu thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế. - Nhóm HHDV không chịu thuế do người kinh doanh có thu nhập thấp. - Nhóm HHDV do Nhà nước trả tiền. - Nhóm HHDV không chịu thuế vì một số lý do khác. 1.1.2.3. Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất, thể hiện ở công thức: Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất a) Giá tính thuế GTGT Nguyên tắc chung: Trường- Giá tính thuế GTGTĐại là giá học bán không Kinh bao gồm thuế tế GTGT Huế - Giá tính thuế GTGT đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Trường hợp CSKD áp dụng hình thức CKTM dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã CKTM dành cho khách hàng. 10
- - Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam b) Thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT bao gồm 3 mức thuế suất: - Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu và được coi lad xuất khẩu theo quy định của pháp luận hiện hành; dịch vụ xuất khẩu, bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ quốc, các nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (quy định tại Điều 5 của Luật thuế GTGT) khi xuất khẩu. - Thuế suất 5%: Áp dụng với các sản phẩm quy định tại Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau: Nước sạch sinh hoạt, phân bón, nông sản, thủy sản, quặng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, - Thuế suất 10%: áp dụng đối với các HHDV không áp dụng 2 mức thuế suất 0% và 5%. 1.1.2.4. Phương pháp tính thuế GTGT a) Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Cách xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào được = - phải nộp đầu ra khấu trừ Trong đó: TrườngThuế GTGT đầu raĐại = Giá tínhhọc thuế GTGT Kinh x Thuế suấttế thuế Huế GTGT Thuế GTGT đầu vào được KT = Giá mua chưa thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT b) Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Cách xác định thuế GTGT phải nộp: 11
- - Phương pháp trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng: hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT (10%) - Phương pháp trực tiếp trên doanh thu: Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu (áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ VNĐ hay không đăng ký tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ). Trong đó: tỉ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1% + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5% +Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắng với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3% + Hoạt động kinh doanh khác: 2% 1.1.2.5. Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng a) Kê khai thuế GTGT Theo Điều 15, Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC: - Hình thức khai thuế doanh nghiệp sẽ sử dụng: khai thuế theo tháng hoặc khai thuế theo quý. Hình thức kê khai thuế theo quý sẽ được áp dụng với những trường hợp sau: Trường- Các doanh nghiệp mớiĐạibắt đầu họchoạt động, dKinhưới một năm. tế Huế - Các doanh nghiệp có mức doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ. Các hình thức kê khai thuế GTGT theo tháng sẽ được áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động khoản một năm trở lên, có tổng doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ đồng. Đối với việc lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT: 12
- - Các doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ trở lên bắt buộc phải kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ nếu muốn vẫn có thể đăng ký để được kê khai theo phương pháp này. - Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ những doanh nghiệp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ. b) Nộp thuế GTGT CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai cho cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT vào NSNN, chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT kê khai và thực hiện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo. Riêng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo mức khoản ổn định thì nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. c) Hoàn thuế GTGT Các trường hợp được hoàn thuế GTGT được hướng dẫn tại Thông tư 219/2013/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung, cụ thể: - Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. - Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của Trườngpháp luật, cụ thể nhưĐại sau: Trư họcờng hợp lũyKinh kế sau ít nhtếất 12 Huế tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. 13
- Điều kiện để cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT là: - Đã đăng ký kinh doanh. - Đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động. - Thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC như dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng chưa đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động (như bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ); Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư; - Nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. 1.1.3. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kế toán thuế TNDN a) Khái niệm TrườngHiện nay, chưa cóĐại một khái họcniệm cụ th ểKinhvề thuế TNDN. tế Tuy Huế nhiên, dựa theo các quy định như luật thuế TNDN, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau: “Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở SXKD HHDV.” b) Sự cần thiết của thuế TNDN 14
- - Bổ sung hoặc thu trước hoặc thu gộp thuế TNCN; - Một hình thức bồi hoàn những lợi thế, ưu đãi mà Nhà nước dành cho DN. c) Đặc điểm - Thuế TNDN là một loại thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, song thuế TNDN thường không sử dụng thuế suất luỹ tiến mà sử dụng thuế suất phổ thông và một số mức thuế suất khác mức thuế suất phổ thông. - Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế (TNCT) của doanh nghiệp d) Vai trò - Là nguồn thu quan trọng của NSNN: Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào. - Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nó còn có mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hoà thu nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Bởi vậy, pháp luật thuế thu nhập ở các nước thường có nhTrườngững quy định về chế Đạiđộ ưu đãi, họcmiễn, giả mKinh thuế để đảm tếbảo chHuếức năng khuyến khích của thuế thu nhập hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế để thực hiện các mục tiêu điều tiết. - Thuế TNDN bao quát và điều tiết hầu hết các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của DN. 15
- - Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội. 1.1.3.2. Người nộp thuế - Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động SXKD HHDV có TNCT (sau đây gọi là DN), gồm: + DN được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác; + Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có SXKD HHDV có TNCT trong tất cả các lĩnh vực. + Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật HTX. + DN được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. + Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d trên có hoạt động SXKD HHDV, có TNCT. - Tổ chức được thành lập và hoạt động (hoặc đăng ký hoạt động) theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân kinh doanh là người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn trong trường hợp mua dịch vụ (kể cả mua dịch vụ gắn với hàngTrường hoá, mua hàng hoá Đại được cung học cấp, phân Kinh phối theo hình tế thứ cHuế xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế) trên cơ sở hợp đồng ký kết với doanh nghiệp nước ngoài (còn gọi là nhà thầu, nhà thầu phụ). 1.1.3.3. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế TNDN bao gồm Thu nhập tính thuế (TNTT) và Thuế suất thuế TNDN. 16
- a) Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định. Thu nhập Các khoản lỗ Thu nhập Thu nhập = - được miễn - được kết tính thuế chịu thuế thuế chuyển Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập = Chi phí Thu nhập tính Doanh thu - + chịu thuế tính thuế được trừ thuế khác Trong đó: - Doanh thu tính thuế bao gồm: Theo Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. + Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. + Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Trường+ Trường hợp doanh Đại nghiệp cóhọc hoạt động Kinh kinh doanh dịchtế vụ Huế mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước. 17
- - Chi phí được trừ bao gồm: Theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau: Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; + Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. + Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền. b) Thuế suất thuế TNDN TrườngBao gồm 03 mức thuĐạiế: học Kinh tế Huế - Thuế suất phổ thông 20%: áp dụng cho các thành phần kinh tế - Thuế suất ưu đãi: đối với các dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư được áp dụng thuế suất thuế TND 18
- N ưu đãi theo quyết định. Thuế suất 10% trong 15 năm Dự án đầu tư tại địa bàn KTXH Miễn thuế: 4 năm đặc biệt khó khăn Giảm thuế: 9 năm Dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động hóa thực hiện tại địa bàn KTXH Miễn thuế: 4 năm khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn Giảm thuế: 9 năm Dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa không thực hiện tại địa bàn Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động KTXH khó khăn hoặc đặc biệt khó Miễn thuế: 4 năm khăn Giảm thuế: 5 năm Miễn thuế: 2 năm Dự án đầu tư tại khu công nghiệp Giảm thuế: 4 năm - Thuế suất đặc biệt (từ 32% - 50%): áp dụng cho DN khai thác tìm kiếm dầu khí, tài nguyên quý hiếm. 1.1.3.4.Phương pháp tính thuế a) Phương pháp tính thuế trực tiếp Đơn vị sản xuất, tổ chức khác không phải là DN thành lập theo pháp luật Việt Nam: TrườngThuế TNDN ĐạiDoanh học thu bán hàngKinh tếTỉ lệHuế % của hoạt = X phải nộp cung cấp dịch vụ động kinh doanh Căn cứ vào khoản 5, điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành ngày 02 tháng 08 năm 2014, có quy định: 19
- "Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau: - Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%. - Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%. - Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%. - Đối với hoạt động khác: 2%." c) Phương pháp tính thuế khấu trừ Thuế Doanh thu Quỹ KHCN Thuế suất TNDN thuế tính thuế (10% x TNTT) phải nộp TNDN Tổng doanh thu Doanh thu chịu thuế Chi phí được trừ Thu nhập miễn thuế TrườngKhoả nĐại chuyển lỗ học Kinh tế Huế 1.1.3.5.Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN a) Kê khai thuế TNDN Theo điều 16 Thông tư 151/2014-TT-BTC thực hiện kê khai thuế TNDN như sau: 20
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định. Các trường hợp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh: - Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu. - Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn. b) Nộp thuế TNDN - Thuế TNDN phải nộp tại nơi có trụ sở chính - Nếu có CSPT ở tỉnh, thành phố phải nộp thuế tại trụ sở chính và tại nơi có CSPT.Trường Thuế nộp tại CSPT Đại được tính học theo tỷ lệKinhchi phí phân tếbổ gi ữHuếa trụ sở chính và sơ sở hạch toán phụ thuộc. Theo quy định tại Điều 17 thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 quy định: Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát 21
- sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế TNDN tạm nộp hàng quý. Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế TNDN tạm nộp hàng quý. - Các bước tạm tính theo quý như sau: Bước 1: Tập hợp doanh thu – chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong quý. Nguồn số liệu để tổng hợp doanh thu và chi phí sẽ được lấy từ sổ sách kế toán, trên các TK mà đã hạch toán ở bút toán kết chuyển quý. Sau khi tổng hợp số liệu, lấy: (TK loại 5 + TK loại 7) – (TK loại 6 + TK loại 8) + Nếu kết quả quý tạm tính này không phải nộp thuế + Nếu kết quả > 0 => tiếp tục bước 2 Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế Kế toán tiến hành tổng hợp thu nhập miễn thuế (nếu có) và cá khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. Xác định thu nhập tính thuế như sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Chuyển lỗ Trường+ Nếu thu nhập tínhĐại thuế > 0học => quý tạ mKinh tính này không tế ph ảHuếi nộp thuế + Nếu thu nhập tính thuế tiếp tục bước 3 Bước 3: Xác định phần trích lập quỹ KHCN (nếu có) Bước 4: Xác định số thuế TNDN tạm tính phải nôp + Nếu có phần trích KHCN: 22
- Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích KHCN) x Thuế suất + Nếu không có phần trích KHCN: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất Doanh nghiệp tự ước tính và tạm nộp thuế TNDN hàng quý vào ngày 30 của quý tiếp theo (Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC). Số tạm nộp 03 quý đầu năm phải đạt tối thiểu 75% số thuế TNDN theo quyết toán cả năm và đến hết thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 4 (30/01 năm sau), doanh nghiệp phải tạm nộp tối thiểu 80% số thuế TNDN so với tờ khai quyết toán, phần tạm nộp thiếu bị tính chậm nộp. Tính đến hết thời hạn nộp tờ khai quyết toán (31/03 năm sau), doanh nghiệp phải nộp đủ 100% thuế TNDN theo tờ khai quyết toán. - Quyết toán một lần cho cả năm (90 ngày kể khi kết thúc năm tài chính). c) Quyết toán thuế TNDN Doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính, số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi đóng trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. 1.2.Nội dung kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng Trường1.2.1.1. Kế toán thuĐạiế GTGT họctheo phương Kinh pháp khấu trtếừ Huế a) Kế toán thuế GTGT đầu vào Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL) - Bảng kê hóa đơn, chứng từ dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT) 23
- - Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) - Bản giải trình kê khai bổ sung (01/KHBS) Tài khoản sử dụng - Kế toán sử dụng tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Kết cấu tài khoản TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ SDĐK: số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ -Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ -Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã bị trả lại, được giảm giá - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại SDCK: số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ Tài khoản 133 bao gồm 02 tài khoản cấp 2: Trường+ Tài khoản 1331 Đại– Thuế GTGT học được khấuKinh trừ của htếàng hóa, Huế dịch vụ: phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dung vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. 24
- + Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. Sổ sách sử dụng - Sổ cái tài khoản 133 - Sổ chi tiết tài khoản 133 - Sổ theo dõi thuế GTGT (S25-DNN) - Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (S27-DNN) - Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (S26-DNN) Phương pháp hạch toán - Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) Có TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán) - Khi mua vật tư, hàng hóa, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 621, 632, 627, 641, 642, (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Trường ĐạiCó các TKhọc 111, 112, Kinh 331, (tổng giátế thanh Huế toán) - Khi mua hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán) 25
- - Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất: căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá). Có các TK 152, 153, 156, 211 (giá mua chưa có thuế GTGT) - Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ - Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Sơ đồ hạch toán TK 133 như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 26
- Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 133 b) Kế toán thuế GTGT đầu ra Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT (mẫu 01-2/GTKT) - Bảng kê hóa đơn, chứng từ dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT) - Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) - Bản giải trình kê khai bổ sung (01/KHBS) Tài khoản sử dụng Trường- Kế toán sử dụng Đạitài khoản 3331học– Thu Kinhế GTGT phải tế nộp: phảnHuế ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. - Kết cấu tài khoản: TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp 27
- - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. - Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN trong kỳ. - Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Số thuế GTGT đầu ra và số thuế - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. SDCK (nếu có): - số thuế GTGT đã nộp lớn hơn số thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước -Số thuế GTGT đã nộp được xét miễn, giảm, cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc SDCK: Số thuế GTGT còn phải thoái thu. nộp vào NSNN. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. + Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN. Sổ sách sử dụng - Sổ cái tài khoản 3331 Trường- Sổ chi tiết tài khoĐạiản 33311, học 33312 Kinh tế Huế - Sổ theo dõi thuế GTGT - Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại - Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm Phương pháp hạch toán 28
- - Khi xuất hóa đơn GTGT theo pp khấu trừ và DN nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, hạch toán: Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra. - Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. - Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi nhận số thuế GTGT được giảm vào thu nhập khác, ghi: Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp Nợ các TK 111, 112 – Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền Có TK 711 – Thu nhập khác. - Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) Có các TK 111, 112. Sau đây là sơ đồ hạch toán TK 33311: Trường Đại học Kinh tế Huế 29
- TrườngSơ đ ồĐại1.3: Sơ đ ồhọchạch toán Kinhtài khoản 33311 tế Huế 1.2.1.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp a) Kế toán thuế GTGT đầu vào Những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ ( tức là không hạch toán vào TK 133) mà 30
- đưa vào nguyên giá của hàng hóa, dịch vụ, vật tư, công cụ, TSCĐ mua vào hoặc được đưa vào chi phí để tính thuế TNDN. b) Kế toán thuế GTGT đầu ra Chứng từ sử dụng - Tờ khai mẫu 03/GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT - Tờ khai mẫu 04/GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (mẫu 01-2/GTGT) Tài khoản sử dụng - Kế toán sử dụng tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp: phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. - Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. + Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN. Sổ sách sử dụng - Sổ cái tài khoản 3331 Trường- Sổ chi tiết tài kho Đạiản 33311, học 33312 Kinh tế Huế - Sổ theo dõi thuế GTGT Phương pháp hạch toán - Đối với đầu vào sẽ không được khấu trừ và không hạch toán vào tài khoản 1331 (kể cả có mua hàng ở công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Số thuế này được tính vào giá trị hàng hóa, vật tư, tài sản cố định mua vào 31
- Nợ TK 1153, 156, 642: Trị giá hàng hóa mua vào Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền phải trả - Đối với hàng hóa , dịch vụ bán ra: ghi giảm doanh thu Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp - Khi nộp thuế GTGT vào NSNN Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Có TK 111, 112: Số tiền thuế nộp vào NSNN 1.2.2. Kế toán thuế TNDN 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng - Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN - Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo 1.2.2.2. Tài khoản sử dụng - Kế toán sử dụng tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Kết cấu TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN trong kỳ; Số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Số thuế TNDN phải nộp. SDCK: - Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp cho Nhà nước - Số thuế TNDNđã nộp được xét miễn, Trườnggiảm hoặc cho thoái Đại thu nh ưnghọc chưa KinhSố thuếtế TNDN Huế còn phải nộp thực hiện việc thoái thu. vào Ngân sách Nhà nước. - Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại; 32
- Kết cấu TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành - Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện - Chi phí thuế TNDN hiện hành hành đã ghi nhận trong năm. phát sinh trong năm. - Thuế TNDN hiện hành của các - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm năm trước phải nộp bổ sung do do phát hiện sai sót không trọng yếu của phát hiện sai sót không trọng yếu các năm trước được ghi giảm chi phí của các năm trước được ghi tăng thuế TNDN hiện hành trong năm hiện chi phí thuế TNDN hiện hành của tại. năm hiện tại. - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm thuế TNDN hiện hành trong năm vào TK 911- xác định kết quả kinh doanh. 1.2.2.3. Sổ sách sử dụng - Sổ cái tài khoản 3334 - Sổ chi tiết tài khoản 3334, 8211 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán a) Hạch toán thuế TNDN tạm nộp hàng quý TrườngCăn cứ vào chứ ngĐại từ nộp thuhọcế TNDN đKinhể ghi nhận sốtếthu ế HuếTNDN tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN như sau: - Hạch toán chi phí thuế TNDN: Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp 33
- - Hạch toán số tiền thuế TNDN đã tạm nộp: Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có các TK 111, 112 b) Hạch toán thuế TNDN sau quyết toán: Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu 03 TNDN để xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính. - Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải tạm nộp hàng quý trong năm => đây là trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa tiền thuế, thì số chênh lệch được hạch toán như sau: Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN phải tạm nộp hàng quý trong năm => đây là trường hợp doanh nghiệp đã nộp thiếu tiền thuế, thì số thuế chênh lệch được hạch toán như sau: Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp c) Hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi: - Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ lớn hơn phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Nếu TK 821 có số phát sinh dự Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh Trườnglệch, ghi: Đại học Kinh tế Huế Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh d) Hạch toán số tiền chậm nộp - Xác định số tiền chậm nộp: 34
- Nợ 811 – Chi phí khác Có 3339 – phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác - Khi nộp tiền phạt: Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác Có TK 111, 112 e) Hạch toán truy thu thuế TNDN - Hạch toán tăng khoản tiền thuế TNDN bị truy thu: Nợ 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có TK 3334 (số tiền bị truy thu) - Hạch toán khi nộp tiền thuế TNDN bị truy thu: Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112 Sau đây là sơ đồ hạch toán tài khoản: - Tài khoản 3334 TK 3334 821 111,112 Thuế TNDN phải nộp vào NSNN hàng quý Nộp thuế TNDN vào NSNN 821 821 Trường Đại họcChênh Kinh lệch số thu ếtếTNDN Huế thực tế phải nộp Chênh lệch số thuế TNDN thực lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 3334 35
- - Tài khoản 8211 TK 3334 TK 8211 TK 911 K/c chi phí thuế Số thuế thu nhập hiện hành phải nộp trong kỳ do DN tự xác định TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ hạch toán tài khoản 8211 Trường Đại học Kinh tế Huế 36
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ÂN NGHĨA 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa Địa chỉ: Tại nhà ông Nguyễn Lụa, thôn Bàu Láng, Xã Thạch Đài, Huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh Mã số thuế: 3000266069 Người ĐDPL: Nguyễn Lụa Ngày hoạt động: 01/12/2001 Giấy phép kinh doanh: 3000266069 Lĩnh vực: Xây dựng nhà các loại Công ty được thành lập vào ngày 1/12/2001 tại Hà tĩnh. Lúc đầu với thành lập chỉ là một xí nghiệp với quy mô nhỏ, cho đến năm 2005, Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường và thay đổi thành Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa. Đây là công ty hoạt động dưới hình thức sở hữu vốn tư nhân, có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh và chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Trường2.1.2. Chức năng Đại và nhiệm học vụ Kinh tế Huế 2.1.2.1. Chức năng - Xây dựng công trình công ích, công trình nhà ở. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt trong xây dựng. - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. 37
- 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Khắc phục vượt qua mọi khó khăn, duy trì sữa chữa, bảo đảm thông suốt và an toàn trong mọi tình huống. - Lo đủ việc làm cho cán bộ - công nhân lao động, cải thiện đời sống công nhân, thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ trích nộp ngân sách Nhà nước và quy định của địa phương. - Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của trình tự xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an toàn giao thông. - Bảo toàn, phát triển tốt nguồn vốn, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ xung cho sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh để đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty 2.1.3.1. Bộ máy tổ chức Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng tài < hành phát kỹ thuật kế chính chính triển dự thi công hoạch án kế toán đầu tư Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa Quan hệ trực tuyến: TrườngQuan hệ chức năng: Đại học Kinh tế Huế 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Giám đốc: là vị trí chịu trách nhiệm cho hoạt động của phòng dự án. Là người nắm rõ nhất yêu cầu của tổng thầu thi công, thời gian hoàn thành dự án, mức độ khả thi của dự án so với nguồn lực của công ty, từ đó đưa ra quyết định nhận yêu cầu thi công hay không. Giám đốc dự án đồng thời cũng đảm nhiệm công tác tổ chức, triển 38
- khai đôn đốc dự án thông qua việc đánh giá mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và mô phỏng được hoạt động của dự án đầu tư sau khi quá trình thi công thiết kế. - Phòng hành chính: bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng đề xuất, giúp việc cho Ban lãnh đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra các công tác quản lý nhân sự; bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy, quản trị hành chính – văn phòng. - Phòng phát triển dự án: đưa ra các thiết kế, định hướng phát triển cho các dự án trong doanh nghiệp. - Phòng kế toán – tài chính: + Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Công ty, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. + Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và nội bộ tại đơn vị. - Phòng kế hoạch đầu tư: tham mưu, giúp giám đốc về quản lý, điều hành công tác kế hoạch, Đầu tư, Xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm tài sản. 2.1.4. Tình hình lao động của công ty Tình hình lao động của công ty dao động qua các năm từ 2017 – 2019 được thể hiện qua bảng 2.1 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Lao Lao % % Lao động % Lao động % Lao động % động động Tổng số lao động 38 100 36 100 40 100 -2 -5,2 -4 11.1 1. PhânTrường theo giới tính Đại học Kinh tế Huế Nam 30 78,9 29 80,55 33 82,5 -1 -3,3 4 13.7 Nữ 8 21,1 7 19,45 7 17,5 -1 -12,5 0 0,0 2. Phân theo trình độ Đại học và trên đại học 16 42,1 22 61,1 22 55,0 6 37,5 0 0,0 Cao đẳng và trung cấp 7 18,4 2 5,5 2 5,0 -5 -71,4 0 0,0 Lao động phổ thông 15 39,5 12 33,4 16 40,0 -3 -20 4 33,3 39
- (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa) Qua bảng phân tích số liệu trên, ta có thể thấy tình hình lao động của Công ty có thay đổi tăng giảm qua các năm từ 2017 – 2019. Vào năm 2017, số lao động hiện có của DN là 38 lao động, trong khi năm 2018 giảm xuống 36 lao động và cho đến năm 2019 thì con số này tăng lên 4 người thành 40 lao động. Cụ thể như sau: Phân theo giới tính Là một DN mang tính chất đặc thù ngành xây dựng nên tỷ trọng lao động thuộc giới tính nam luôn chiếm phần lớn trong tổng số lao động trong các năm qua. Như năm 2017, tổng số lao động là 38 người, trong đó, lao động nam đến 30 người (chiếm 78,9%) và số lao động nữ là 8 người (chiếm 21,1% chủ yếu làm việc ở các phòng ban trong công ty). Đến năm 2018, só lao động giảm xuống nhưng ở mức không đáng kể là 02 người. Năm 2019, số lao động tăng lên 04 người và toàn bộ mức tăng đều thuộc giới tính nam tức tăng 13,7%, còn lao động nữ vẫn giữ nguyên so với năm cũ. Phân theo trình độ Nhìn chung, trong 03 năm qua, số lao động thuộc trình độ Đại học và trung cấp luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể như năm 2017, số lao động thuộc trình độ Đại học và trên đại học là 16 người (chiếm 42,1%) trong khi trình độ Cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông lần lượt là 7 và 15 người. Năm 2018, số lao động Đại học và trên đại học tăng 06 người nâng tổng số lên 22 lao động (tức tăng 37,5%) đồng thời lao động thuộc trình độ Cao đẳng và phổ thông giảm xuống còn 02 người và 12 người. Năm 2019, số lao động phan theo trình độ thay đổi không đáng kể, lao động phổ thông tăng 04 người ứng với 40% trên tổng số lao động. Trường Đại học Kinh tế Huế 40
- 2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 03 năm 2017 – 2019 Bảng 2.2: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 03 năm 2017-2019 Chỉ tiêu Mã số 2017 2018 2019 2017/2018 2018/2019 Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1,569,500,632 2,572,088,984 723,714,425 1,002,588,352 63,88 (1,848,374,559) (71,86) II. Đầu tư tài chính 120 - - - - - - - III. Các khoản phải thu 130 9,103,454,486 6,612,562,900 4,965,182,978 (2,490,891,586) (27,36) (1,647,379,922) (24,91) IV. Hàng tồn kho 140 556,655,995 - - - - - V. Tài sản cố định 150 956,666,667 1,032,666,667 2,182,244,251 76,000,000 7,94 1,149,577,584 111,32 VI. Bất động sản đầu tư 160 - - - - - - - VII. XDCB dở dang 170 - - - - - - - VIII. Tài sản khác 180 - 149,976,417 6,115,351 149,976,417 100,00 (143,861,066) (95,92) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 200 12,186,277,780 10,367,294,968 7,877,257,005 (1,818,982,812) (14,93) (2,490,037,963) (24,02) I.Nợ phải trả 300 6,040,781,321 4,211,573,655 1,751,511,438 (1,829,207,666) (30,28) (2,460,062,217) (58,41) II. Vốn chủ sử hữu 400 6,145,496,459 6,155,721,313 6,125,745,567 10,224,854 0,17 (29,975,746) (0,49) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 500 12,186,277,780 10,367,294,968 7,877,257,005 (1,818,982,812) (14,93) (2,490,037,963) (24,02) (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa) Trường Đại học Kinh tế Huế 41
- Tình hình tài sản Ta thấy rằng, trong ba năm vừa qua thì cơ cấu tài sản của công ty có sự biến động giảm rõ rệt. Cụ thể như sau: Năm 2017, tổng tài sản của công ty là 12,186,277,780 đồng. Sang năm 2018, tổng tài sản này đã giảm đi 1,818,982,812 đồng so với năm trước tức giảm 14,93%. Và đến năm 2019, còn số này lại tiếp tục sụt giảm 24,02% tương đương 2,490,037,963 đồng. Vậy nguyên nhân do đâu. Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền tăng giảm không đồng đều, khi năm 2018 ứng với giá trị 2,572,088,984 đồng tức tăng thêm 63,88% so với năm 2017. Ngược lại, con số mày lại giảm đi đáng kể khi vào năm 2019, khi giảm tới 1,848,374,559 đồng tương đương 71,6% so với thời gian trước. Điểm chú ý tiếp theo, mặc dù Tài sản cố định của Công ty tăng dần qua các năm và đặc biệt năm 2019 tăng đến 111,32% những cũng không thể bù được mức giá trị giảm sút của mục Các khoản phải thu qua các năm. Vào năm 2017 khoản mục này ứng với 956,666,667 đồng và đến năm 2018 giảm 2,490,891,586 đồng. Con số này tiếp tục giảm 24,91% khi vào năm 2019 còn 4,965,182,978 đồng. Đây là một tín hiệu tốt cho đơn vị khi Việc khoản phải thu kỳ này giảm so với kỳ trước là thể hiện việc bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp giảm. Tình hình nguồn vốn Cũng giống như tài sản, nguồn vốn trong 03 năm qua có xu hướng giảm dần đều. Nguyên nhân chủ yếu là khoản mục Nợ phải trả năm 2017 là 6,040,781,321 đồng nhưng giảm mạnh 30,28% vào năm 2018 còn 4,211,573,655 đồng. Đến năm 2019,Trườngcon số này tiếp tụcĐại sụt giảm học58,41% tương Kinh đương 2,460,062,217 tế Huế đồng. Điều này có thể bất lợi với doanh nghiệp khi các doanh nghiệp thường cố gắng kéo dài kỳ trả nợ nhưng vẫn giữ được sự uy tín đối với nhà sản xuất. Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ NCC và bên mua ứng trước sẽ giảm được áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. 42
- 2.1.6. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 03 năm 2017-2019 Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 03 năm 2017-2019 2017/2018 2018/2019 CHỈ TIÊU Mã số 2017 2018 2019 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 17,446,340,095 11,273,863,498 9,650,965,279 (6,172,476,597) (35,38) (1,622,898,219) (14,40) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 363,554,991 144,478,555 174,165,937 (219,076,436) (60,26) 29,687,382 20,55 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 17,082,785,104 11,129,384,943 9,476,799,342 (5,953,400,161) (34,85) (1,652,585,601) (14,85) 4. Giá vốn hàng bán 11 15,969,544,140 9,980,827,678 8,156,612,375 (5,988,716,462) (37,50) (1,824,215,303) (18,28) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 1,113,240,964 1,148,557,265 1,320,186,967 35,316,301 3,17 171,629,702 14,94 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 185,988 312,289 253,389 126,301 67,91 (58,900) (18,86) 7. Chi phí tài chính 22 14,027,500 23,110,143 25,535,342 9,082,643 64,75 2,425,199 10,49 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 23,110,143 25,535,342 23,110,143 2,425,199 10,49 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 1,054,591,559 1,112,978,343 1,265,741,769 58,386,784 5,54 152,763,426 13,73 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 44,807,893 12,781,068 29,163,245 (32,026,825) (71,48) 16,382,177 128,18 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12,635,556 (12,635,556) (100,00) 12. Lợi nhuận khác 40 (12,635,556) 12,635,556 (100,00) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 32,172,337 12,781,068 29,163,245 (19,391,269) (60,27) 16,382,177 128,18 14. Chi phí thuế TNDN 51 6,434,467 2,556,214 5,832,649 (3,878,253) (60,27) 3,276,435 128,18 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 25,737,870 10,224,854 23,330,596 (15,513,016) (60,27) 13,105,742 128,18 Trường Đại(Ngu họcồn: Phòng kKinhế toán – tài chínhtế Công Huế ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa) 43
- Dựa vào Bảng 2.3 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 03 năm 2017-2019 như sau: - Năm 2017 - 2018: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm 35.38% ở năm 2018 tương ứng với 6,172,476,597 đồng, vây nên mức doanh thu của năm này còn 11,273,863,498 đồng. Tuy nhiên, lượng giá vốn hàng bán của năm 2018 lại giảm 37,5%, tức giảm hơn so với tỉ lệ phần trăm của doanh thu nên phần lợi nhuận của năm 2018 tăng tương hơn so với năm 2017 là 3,17% Chi phí quản lý kinh doanh trong Công ty chiếm một phần giá trị lớn đến 1,054,591,559 đồng trong năn 2017, vì mang tính chất công ty xây dựng, mặc dù hàng tồn kho chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng trong quá trình triển khai công tác xây dựng trong một thời gian dài, phải đảm bảo NVL không bị hư tổn nên công tác bảo quản, bảo trì cũng chiếm phần giá trị lớn. Năm 2018, khoản mục này lại tăng lên 5,54% tương ứng với 58,386,784 đồng. Lợi nhuận sau thuế của năm 2018 giảm mạnh đến 60,27% ứng với giá trị 15,513,016 đồng. Nguyên nhân chính do đâu? Khoản mục lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn này tăng 35,316,301 đồng trong khi Chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng nhưng tăng mạnh hơn (58,386,784 đồng > 35,316,301 đồng) cùng với đó Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh đến 71,48% ứng với 32,026,825 đồng. - Năm 2018 – 2019: . Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng và tăng mTrườngạnh hơn so với thời Đại gian trư ớchọc khi năm Kinh 2018 khoản tế mục Huế này có giá trị 1,148,557,265 đồng và tăng 14,94% trong năm 2019. Lý do cũng như giai đoạn 2017-2018, tỷ lệ giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhỏ hơn với mức giảm của giá vốn hàng bán. Cùng với đó, Lợi nhuận sau thuế TNDN trong năm 2019 tăng cực mạnh lên tới 128,18% từ 10,224,854 đồng của năm 2018 lên 23,330,596 đồng trong năm 2019. 44
- 2.1.7. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty 2.1.7.1. Đặc điểm tổ chức quản lý a) Sơ đồ bộ máy tổ chức KẾ TOÁN (1 nhân viên) THỦ QUỸ (1 nhân viên) Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa Chú thích: Quan hệ trực tuyến: b) Chức năng, nhiệm vụ Kế toán: - Trong công việc kế toán tổng hợp có mối liên hệ với các phòng, ban. Chịu sự lãnh chỉ đạo của quản lý doanh nghiệp. Có trách nhiệm truyền tải những thông tin từ ban lãnh đạo tới đội ngũ nhân viên trong phòng kế toán. - Trực tiếp làm việc với các cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Hàng tháng kế toán thuế GTGT phải lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo chế suất và đầu vào của toàn công ty theoTrường tỷ lệ phân bố đầu raĐại được khấu học trừ. Kinh tế Huế - Thống kê, tổng hợp lại chứng từ bán hàng cũng như kiểm soát tình hình tài chính của các khách hàng. Ngoài ra kế toán còn có nhiệm vụ: 45
- - Thực hiện công việc ghi chép, tổng hợp và phản ánh kịp thời, đầy đủ các số liệu về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian kết quả lao động. - Xác định cơ sở tính thuế và kết hợp với kế toán tổng hợp để lập các báo cáo, thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước. - Theo dõi doanh thu hằng ngày; làm báo cáo điều chỉnh giảm trừ và lập báo cáo hàng tháng, quý, năm. Thủ quỹ: là người kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh trong doanh nghiệp như kiểm tra phiếu Thu, phiếu Chi, ký xác nhận, giao các liên, tạm ứng, Thủ quỹ quản lý, lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan khác trong quá trình này. - Thực hiện việc thanh toán tiền mặt hàng ngày theo quy trình thanh toán của doanh nghiệp. - Thực hiện kiểm tra lần cuối về tính hợp pháp và hợp lý của chứng từ trước khi xuất, nhập tiền khỏi quỹ. - Thực hiện kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp. - Lưu trữ chứng từ thu chi tiền. - Làm việc với kế toán tổng hợp về số dư tồn quỹ nhằm phục vụ các mục tiêu kinh doanh hay đảm bảo việc chi trả lương, BH, phúc lợi khác cho nhân viên. - Thực hiện các báo cáo định kỳ cho doanh nghiệp về quỹ tiền của doanh nghiệp và trình lên cấp trên. Trường- Thực hiện các côngĐại việc khác học do Kế toánKinh và Giám đốctế giao. Huế 2.1.7.2. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng Chế độ kế toán áp dụng - Công ty đang áp dụng chế độ theo thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông tư có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017, thay thế quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư 133 với mục tiêu mang lại tính khả thi cao áp 46
- dụng trong thực tế doanh nghiệp, hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị, điều hành doanh nghiệp và tách bạch giữa kế toán và thuế, tách kỹ thuật ghi chép trên sổ kế toán và kỹ thuật trình bày Báo cáo tài chính, hướng đến việc tiếp cận thông lệ và chuẩn mực quốc tế. - Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : Việt Nam Đồng - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng : Khấu hao đường thẳng. Việc trích khấu hao được áp dụng thông qua phần mềm kế toán Hùng Cường - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng Công ty đang sử dụng danh mục tài khoản kế toán được ban kèm theo phụ lục 1 của thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính, Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ - ghi sổ. Để giảm bớt khối lượng công việc ghi chép sổ sách kế toán, nâng cao năng suất, chất lượng kế toán cũng như đảm bảo tính kịp thời chính xác của công tác kế toán thì Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán Hùng Cường. Phần mềm Hùng Cường tiết kiệm chi phí, dễ sử dụng và đem lại hiệu suất cao cho nhân viên kế toán. Phần mềm kế toán chuyên nghiệp Hùng Cường thường xuyên được cải tiến, bổ sungTrường nhiều tính năng vư Đạiợt trội, s ẽ họcgiúp đơn vịKinhdễ dàng thự ctế hiện cácHuế nghiệp vụ kế toán – thuế mà không phải lo lắng về rủi ro sai sót. Khi có sự trợ giúp từ phần mềm, công việc Kế toán trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Công việc đầu tiên là từ những chứng từ kế toán nhập liệu vào máy tính, sau đó phần mềm sẽ thực hiện các bút toán kết chuyển tự động và lên các bút toán kết chuyển cuối kỳ. Trình tự công tác kế toán được thực hiện trên máy như sau: 47
- Trường Đại học Kinh tế Huế 48
- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN PHẦN -Sổ tổng hợp MỀM KẾ TOÁN - Sổ chi tiết HÙNG BẢNG TỔNG HỢP CƯỜNG Báo cáo tài chính CHỨNG TỪ KẾ - TOÁN CÙNG - Báo cáo kết quả quản tr LOẠI ị Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Chú thích: Nhập số liệu hằng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Đối chiếu, kiểm tra: Trình tự luân chuyển chứng từ: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng: - Phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, TổngTrườngsố phát sinh Có vàĐạiSố dư c ủahọctừng tài khoKinhản trên Sổ Cái.tếCăn Huếcứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và 49
- bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa. 2.2.1. Thực trạng công tác thuế giá trị gia tăng tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng tại Công ty - Công ty có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đồng thời, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký tự nguyện áp dụng tính và nộp thuế GTGT phương pháp khấu trừ thuế - Công ty nộp thuế theo quý. - Công thức tính thuế: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào Số thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó Mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng tại Công ty: 10% 2.2.1.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào a) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, bao gồm 02 tài khoản cấp 2: Trường- Tài khoản 1331 Đại– Thuế GTGThọc được Kinh khấu trừ của tếhàng hóa,Huế dịch vụ - Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định b) Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua ngoài - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hoàng hóa dịch vụ mua ngoài (mẫu 01/GTGT) 50
- - Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) - Một số chứng từ liên qua kèm theo như: phiếu chi, ủy nhiệm chi . c) Quy trình luân chuyển chứng từ Trong quá trình xây dựng, đối với hàng hóa dịch vụ mua ngoài, đội trưởng đội thi công sau khi nhận được hóa đơn GTGT từ Nhà cung cấp, so sánh, đối chiếu số lượng với hàng thực nhận và chuyển cho kế toán. Kế toán tiếp tục rà soát số liệu, thông tin, kiểm ra tính hợp lý, hợp lệ. Sau khi kiểm tra xong, kế toán tiến hành nhập dữ liệu trên phần mềm kế toán. Quy trình nhập liệu phải chú ý đến các thông tin trên hóa đơn như: ngày tháng, nguyên giá, thuế suất để đảm bảo phần mềm sẽ tính đúng số thuế và chuyển tiếp vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 133. d) Phương pháp hạch toán - Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211, (giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, - Khi mua vật tư, hàng hóa, công cụ dùng ngay cho quá trình xây dựng, ghi: Nợ TK 621, 632, 627, (giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 - Trường hợp đã mua hàng và trả lại hàng mua, ghi: Nợ TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán) Có TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 152, 153, 156 - Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số Trườngthuế GTGT đầu raĐại khi xác địnhhọc số thuế GTGTKinh phải nộp tế trong Huế kì, ghi: Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Có 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ e) Ví dụ minh họa Ngày 20/12/2019 nhập cửa nhôm các loại từ Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Thành Đạt theo hóa đơn số 0000252, chưa thanh toán cho nhà cung cấp. 51
- Sau khi nhận hóa đơn mua hàng liên 2 từ nhà cung cấp, kế toán tiến hành nhập liệu định khoản như sau: Nợ TK 152: 316.618.000 đồng Nợ TK 1331: 31.661.800 đồng Có TK 331: 348.279.800 đồng Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0000252 ngày 20/12/2019 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: TD/12P Liên 2: (Giao cho người mua) Số: 0000252 Ngày 20 tháng 12 năm 2019 Đơn vị bán hàng: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG THÀNH ĐẠT Mã số thuế: 3001 511 299 Địa chỉ: Thôn Song Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 0986 730 622 Số tài khoản: . Họ và tên người mua hàng: . Tên đơn vị: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ân Nghĩa Mã số thuế: 3000.266.064 Địa chỉ: Thạch Đài - Thạch Hà - Hà Tĩnh Hình thức thanh toán: Ck Số tài khoản: TT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cửa nhôm hệ Việt Pháp M2 6,07 1.800.000 115.326.000 2 Cửa sổ nhôm hệ Việt Pháp M2 28,27 1.600.000 45.232.000 3 Vách kính M2 58,5 1.100.000 64.350.000 4 Cửa sổ quay nhựa kính 6,38 M2 26,97 1.400.000 37.758.000 5 Cửa đi nhựa kính 6,38 M2 1,99 1.600.000 3.484.000 6 Ofix, nhựa kính 6,38 M2 14,52 900.000 13.668.000 7 Cửa thép hộp M2 29 1.300.000 37.700.000 Trường Đại học CKinhộng tiền hàng tế Huế316.618.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 31.661.800 Tổng cộng tiền thanh toán: 348.279.800 Số viết bằng chữ: Một trăm mười tám triệu tám trắm đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 52
- f) Sổ sách sử dụng - Sổ Cái TK 133 - Sổ chi tiết TK 133 Sau khi nghiệp vụ được hạch toán, phần mềm kế toán tự động cập nhật số liệu vào sổ Cái TK 133, 111, 112; sổ chi tiết 1331, sổ chi tiết quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng và sổ các tài khoản có liên quan. Trường Đại học Kinh tế Huế 53
- Biểu 2.2: Trích sổ cái tài khoản 133 quý 4/2019 CÔNG TY TNHN XD VÀ TM ÂN NGHĨA Thôn Bàu Láng – Xã Thạch Đài – Thạch Hà – Hà Tĩnh SỔ CÁI TÀI KHOẢN 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Năm 2019 Tài Chứng từ Diễn giải khoản Số phát sinh Số dư đối ứng Ngày Số Nợ Có Nợ có 20/12/2019 182 Nguyễn Lụa – Nhập kho cửa 252 331 31.661.800 536.099.766 Nguyễn Hữu Mận – Nhập kho gạch ốp 23/12/2019 186 3241 1111 1.760.909 590.990.454 26/12/2019 108 Nguyễn Lụa – Tiếp khách 740 1111 1.272.727 28/12/2019 110 Nguyễn Lụa – Mua xi măng 224150 1111 909.091 646.264.929 Dương thị châu – Nhập kho xi măng 31/12/2019 5411 1111 1.118.182 Tổng cộng 649.985.884 649.985.884 Số dư cuTrườngối kì Đại học Kinh tế Huế 54
- Biểu 2.3: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào quý 4/2019 BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA DỊCH VỤ MUA VÀO (Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT) [01] Kỳ tính thuế: Quý 4 năm 2019 [02] Tên người nộp thuế: Công ty TNHH XD và TM Ân nghĩa [03] Mã số thuế: 3000266069 STT Hóa đơn chứng từ mua Tên người mua Mã số thuế Mặt hàng Doanh số Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Số Ngày 90 3311 16/12/2019 Công ty cổ phần Nguyễn Hưng 3000421067 Thép hộp 18.173.000 10 1.817.300 97 45 19/12/2019 Công ty cổ phần Thanh Tâm 3000350320 Tôn lợp 174.000.000 10 17.400.000 98 727 19/12/2019 Công ty cổ phần Hoàng Mạnh Cường 2901263512 Ống nước và phụ kiện 18.150.356 10 1.815.036 99 252 20/12/2019 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Thành Đạt 3001511299 Cửa 316.618.000 10 31.661.800 100 48 20/12/2019 Công ty cổ phần Thanh Tâm 3000421067 Thép tấm 30.000.000 10 3.000.000 101 586 22/12/2019 Công ty cổ phần An Thịnh 3000433640 Thi công biển QC 426.182.040 10 42.618.204 102 587 22/12/2019 Công ty cổ phần An Thịnh 3000433640 Alu, hàng rào, nhà để xe 55.140.449 10 5.514.045 Tổng cộng 4.492.447.623 449.244.767 Trường Đại học Kinh tế Huế 55
- 2.2.1.3. Kế toán thuế GTGT đầu ra a) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp, bao gồm tài khoản cấp 3: Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra b) Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu 01GTKT/001) - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (mẫu 01/GTGT) - Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) - Phiếu thu - Giấy báo Nợ của ngân hàng c) Quy trình luân chuyển chứng từ Khi Công ty thực hiện bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, kế toán tiến hành lập Hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu thành 03 liên: liên 1 lưu tại bộ phận, liên 2 giao cho người mua và liên 3 lưu tại cơ quan thuế. Tiếp đó, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, hệ thống sẽ tự động hạch toán, ghi sổ và Bảng kê hóa đơn, chứng từ dịch vụ bán ra. d) Phương pháp hạch toán - Khi xuất hóa đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ, kế toán tiến hành phản ánh như sau, ghi: TrườngNợ TK Đại 111,112,131 học (tổng giá Kinh thanh toán) tế Huế Có TK 511, 515,711 (giá chưa thuế GTGT) Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp - Định kỳ, số thuế GTGT được khấu trừ với số GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp 56
- Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ - Khi nộp thuế GTGT và NSNN, ghi: Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112 (BIDV) e) Ví dụ minh họa Ngày 30/12/2019, Công ty tiến hành Giá trị thanh toán công trình sửa chữa nhà kho công ty Điện lực Hà Tĩnh, doanh thu ghi nhận theo hóa đơn số 0000218, chưa thu tiền của khách hàng. Nghiệp vụ được hạch toán như sau: Nợ TK 131: 538.238.338 đồng Có TK 33311: 48.930.758 đồng Có TK 511: 489.307.580 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 57
- Biểu 2.4: Hóa đơn GTGT số 0000218 ngày 30/12/2019 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Liên 1: Lưu Ký hiệu: AN/16P Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Số: 0000218 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ÂN NGHĨA Mã số thuế: 3000.266.064 Địa chỉ: Thạch Đài - Thạch Hà - Hà Tĩnh Điện thoại: 0393.845068 Số tài khoản: 5201 000 000 2972 - tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tĩnh Họ và tên người mua hàng: . Tên đơn vị: Công ty Điện lực Hà Tĩnh Mã số thuế: 01 00100417 018 Địa chỉ: Đại lộ Xô viết Nghệ Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: T Đ Số Đơn Thành Tên hàng hóa, dịch vụ T VT lượng giá tiền Giá trị thanh toán công trình sửa chữa nhà kho công ty Điện 489.307.5 1 lực Hà Tĩnh cái 1 80 Cộng tiền hàng 489.307.580 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 48.930.758 Trường Đại họcTổng cộng Kinh tiền thanh toán: tế Huế538.238.338 Số viết bằng chữ: Năm trăm ba mưới tám triệu hai trăm ba mươi tám nghìn ba trăm ba mươi tám đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) f) Sổ sách sử dụng 58
- - Sổ cái TK 33311 - Sổ chi tiết TK 33311 Trong quá trình nhập liệu trên phần mềm, hệ thống sẽ cập nhật các phân hệ có liên quan như: sổ Cái TK 33311; sổ chi tiết TK 3331. Trường Đại học Kinh tế Huế 59
- Biểu 2.5: Sổ cái tài khoản 3331 quý 4/2019 CÔNG TY TNHH XD VÀ TM ÂN NGHĨA Thôn Bàu Láng – xã Thạch Đài – huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh SỔ CÁI TÀI KHOẢN 33311 – Thuế GTGT đầu ra Năm 2019 Tài Chứng từ Diễn giải khoản Số phát sinh Số dư đối ứng Ngày Số Nợ Có Nợ có Trần Thị Huyền Trang - XBH: Sửa chữa MNV dịch chuyển tuyến do mở đường GTNT tại TP 6/10/2019 3 HT 203 131 43.394.430 426.475.198 Viễn Thông Hà Tĩnh - Kiểm toán 20/11/2019 55 giảm giá trị công trình 208 131 1.616.412 571.671.390 Trần Thị Huyền Trang - XBH: Sửa chữa nhà kho công ty 30/12/2019 11 Điện lực Hà Tĩnh 218 131 48.930.758 Tổng cộng Số dTrườngư cuối kì Đại học Kinh tế Huế 60
- Vào cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp và kiểm tra số lượng hóa đơn đầu ra có khớp với số lượng hóa đơn đầu ra đã kê khai ở bảng kê khai hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, có mất mát hư hỏng hay không. Biểu 2.6: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra quý 4/2019 BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA DỊCH VỤ BÁN RA (Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT) [01] Kỳ tính thuế: Quý 4 năm 2019 [02] Tên người nộp thuế: Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa [03] Mã số thuế: 3000266069 Hóa đơn chứng từ mua Thuế Ghi STT Tên người mua Mã số thuế Mặt hàng Doanh số Thuế GTGT Số Ngày suất chú 4. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% 6.376.040.320 10 637.604.034 1 200 3/10/2019 Viễn Thông hà Tĩnh 3000171385 Sửa chữa MNV do mở đường GTNT tại huyện LH VNPT-2019 436.315.010 10 43.631.501 2 203 5/10/2019 Viễn Thông hà Tĩnh 3000171385 MNV dịch chuyển tuyến do mở đường GTNT tại TP HT 313.360.212 10 31.336.021 5 206 12/11/2019 Viễn Thông hà Tĩnh 3000171385 Cải tạo sửa chữa nhà trạm nút mạng viễn thông NX 206 705.365.508 10 70.536.551 7 212 30/11/2019 Viễn Thông hà Tĩnh 3000171385 Cải tạo sửa chữa nhà trạm BTST trên địa bàn HT VNTP-2019 597.182.921 10 59.718.292 9 216 30/11/2019 Công ty Điện lực Hà Tĩnh 0100100417-018 Chỉnh trang 5S trạm biến áp 110 kv Can Lộc 196.362.767 10 19.636.277 10 217 30/11/2019 Trung tâm kinh doanh VNPT – HT 0106869738-043 Sửa chữa màn hình lét 59.100.000 10 5.910.000 11 218 30/11/2019 Công ty Điện lực Hà Tĩnh 0100100417-018 Sửa chữa nhà kho công ty Điện Lực Hà Tĩnh 489.307.580 10 48.930.758 12 219 30/11/2019 Công ty Điện lực Hà Tĩnh 0100100417-018 Sửa chữa mái che mương thoát nước nhà ĐHSX ĐL tp HT 225.232.366 10 22.523.237 13 220 30/11/2019 Công ty Điện lực Hà Tĩnh 0100100417-018 Sửa chữa cơ sở vật chất trạm 110 KV Kỳ Anh 104.451.927 10 10.445.193 15 31/12/2019 UBND xã Cẩm Hà, huyện CX Nhà văn hóa 811.611.466 10 81.161.147 Tổng cộng Trường Đại học Kinh tế Huế 6.376.040.320 637.604.034 61
- g) Kê khai, nộp thuế GTGT Kê khai thuế Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa luôn kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế. Sau khi đối chiếu các hóa đơn chứng từ với Bảng kê hóa đơn chứng từ, dịch vụ mua vào, bán ra, hệ thống sẽ tự cập nhật Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu 01/GTGT Biểu 2.7: Tờ khai thuế GTGT quý 4/2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc Mẫu số: 01/GTGT TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Ban hành kèm theo Thông tư Số 26/2015/TT-BTC ngày (Dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) 27/02/2015 của Bộ Tài Chính) [01] Kỳ tính thuế: Quý 4 năm 2019 [02] Lần đầu: [03] Bổ sung lần thứ: 3 [04] Tên người nộp thuế: Công 3 0 0 0 2 6 6 0 6 0 ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa [05] Mã số thuế: [06] Địa chỉ: Thôn 10 – Thạch Đài – Thạch Hà – Hà Tĩnh [07] Quận/ huyện Thạch Hà [08] Tỉnh/ Thành phố: Hà Tĩnh [09] Điện thoại [10] Fax [11] Email: Nguyenlua150@gmail.com Gia hạn Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam ST Giá trị HHDV Chỉ tiêu Thuế GTGT T (Chưa có thuế GTGT) Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu A "X") [21] B TrườngThuế GTGT còn được khấu Đại trừ kỳ trước chuyểnhọc sang Kinh tế Huế[22] C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước I Hàng hóa, dịch vụ (HHDV) mua vào trong kỳ 1 Giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào [23] 4.492.447.632 [24] 449.244.767 2 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [25] 449.244.767 II Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ 1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26] 62
- Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ([27]=[29]+[30]+[32]+[32a]; 2 [28]=[31]+[33]) [27] 6.376.040.320 [28] 637.604.034 A Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] B Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] [31] C Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] 6.376.040.320 [33] 637.604.034 [32a D Hàng hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế ] Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra 3 ([34]=[26]+[27];[35]=[28]) [34] 6.376.040.320 [35] 637.604.034 III Thuế GTGT phát sinh trong kì ([36]=[35] - [25]) [36] 188.359.267 IV Điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT còn lại được khấu trừ của các kỳ trước 1 Điều chỉnh giảm [37] 2 Điều chỉnh tăng [38] Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, V bất động sản ngoại tỉnh [39] VI Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ ([40a]=[36]-[22]+[37]- 1 [38]-[39]≥ 0) [40a] 188.359.267 Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động SXKD [40b 2 cùng kì tính thuế ] 188.359.267 3 Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) [40] 4 Thuế GTGT chưa kháu trừ hết kỳ này (nếu [41]=[36]-[22]+[37]-[38]-[39]< 0) [41] 4.1 Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn [42] 4.4 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43]=[41]-[41]) [43] Tôi cam đoan số liệu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./. NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Ngày 27 tháng 01 năm 2020 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc Họ và tên: ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TrườngChứng chỉ hành ngh ề sĐạiố: học (Ký,Kinh ghi rõ họ tên, tế chức vHuếụ và đóng dấu) Để lập tờ khai thuế, kế toán tiến hành các bước dưới đây: 63
- Bước 1: Đăng nhập phần mềm HTKK Để kê khai Tờ khai thuế GTGT, kế toán tiến hành đăng nhập vào phần mềm HTKK của doanh nghiệp. Bước 2: Chọn tờ khai Trên giao diện chính phần mềm HTKK, bạn chọn “Kê khai”, chọn tiếp “thuế Giá Trị Gia Tăng” rồi lựa chọn Tờ khai thuế GTGT khấu trừ theo mẫu 01/GTGT. Bước 3: Chọn kỳ kê khai thuế GTGT Sau khi đã chọn xong loại tờ kê khai, cửa sổ “Chọn kỳ tính thuế” sẽ hiện ra. Khi này, kế toán sẽ chọn “Tờ khai quý” mà DN áp dụng. Tiếp đó, chọn vào đối tượng “Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống”. Bước 4: Hoàn thành tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT Sau khi nhấn “Đồng ý”, giao diện màn hình sẽ hiển thị “TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Mẫu số 01/GTGT). Việc của kế toán là phải hoàn thành tờ khai. Kế toán dùng số liệu đã hạch toán trên sổ kế toán để hoàn thành các tiêu chí trên tờ khai. - Mục [21]: không nhấn tích vào đây vì doanh nghiệp mình có phát sinh hoạt động mua bán trong kì. - Mục [22]: được nhặt từ mục [41] trên tờ khai thuế GTGT của kỳ trước chuyển sang và lưu ý mục [41] có khi tờ khai kỳ trước đang còn khấu trừ. - Mục [22]: Mục này sẽ được lấy từ chỉ tiêu [43] của kỳ trước chuyển sang. - TrườngMục [23] - Mục [25] chínhĐại là Thuế học GTGT đượcKinh khấu trừ kỳtế này: Huế Chỉ tiêu [23]: Giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào được cộng và chuyển sang ở phụ lục 01-1/GTGT. - Mục [24]: Tổng số thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào được cộng và chuyển sang ở phụ lục 01-1/GTGT. 64
- - Mục [25]: Là số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này. - Mục [26]: Là tổng doanh thu bán ra của các mặt hàng không chịu thuế phát sinh trong kỳ. - Mục [27], [28]: Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin. - Mục [29]: Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra có thuế suất 0%. - Mục [30]: Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra có thuế suất 5%. - Mục [31]: Tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra có thuế suất 5%. - Mục [32]: Tổng giá trị HHDV bán ra có thuế suất 10%. - Mục [33]: Tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra có thuế suất 10%. - Mục [34], [35], [36]: Hệ thống sẽ tự động cập nhật. - Mục [37]: Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước. - Mục [38]: Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước. - Mục [39]: Hệ thống sẽ tự động cập nhật. - Mục [40]: Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ, tức số tiền phát sinh tại mục [40]. Hạn nộp cũng chính là hạn tờ khai. - Mục [41]: Hệ thống tự động cập nhật. - Mục [42]: Điền số thuế GTGT đề nghị hoàn. - Mục [43]: Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, tức nếu có số tiền phát tại mục [43] thì doanh nghiệp không phải nộp thuế trong kỳ. Số tiền này sẽ chuyTrườngển sang mục [22] củaĐại kỳ sau. học Kinh tế Huế Bước 5: Nộp tờ khai Sau khi đã hoàn tất việc kê khai thì bạn sẽ xuất kết tờ khai dưới dạng XML để nộp tờ khai và chọn hình thức nộp tờ khai thuế qua mạng. Lưu ý rằng, thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng sau; theo quý là ngày thứ 30 của quý tiếp theo. 65
- Nộp thuế Thông qua tờ khai, thuế GTGT trong tháng phát sinh như sau: - Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này: 449.244.767 đồng - Tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra: 637.604.034 đồng - Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 637.604.034 - 449.244.767 = 188.359.267 đồng - Bút toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ như sau: Nợ TK 33311: 449.244.767 đồng Có TK 1331: 449.244.767 đồng - Bút toán thuế GTGT khi nộp vào NSNN như sau: Nợ TK 33311: 188.359.267 đồng Có TK 112 (BIDV): 188.359.267 đồng Sau khi cập nhật tờ khai thuế , phần mềm sẽ tự động cập nhật số thuế phải nộp trong kì tính thuế đó. Kế toán tiến hành lập và lấy giấy nộp tiền qua địa chỉ . Ngân hàng BIDV sẽ tự động ghi giảm số tiền và chuyển vào NSNN để nộp thuế. Công ty nộp thuế vào ngày 30 của quý tiếp theo quý tính thuế. 2.2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại Công ty 2.2.2.1. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Hình thức nộp thuế: hằng quý tạm nộp, cuối năm quyết toán thuế được thực hiện như sau: Bước 1: Tập hợp doanh thu – chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong quý. Nguồn số liệu để tổng hợp doanh thu và chi phí sẽ được lấy từ sổ sách kế toán, trênTrường các TK mà đã hạch Đạitoán ở bút toánhọc kết chuy Kinhển quý. tế Huế Sau khi tổng hợp số liệu, lấy: (TK loại 5 + TK loại 7) – (TK loại 6 + TK loại 8) - Nếu kết quả quý tạm tính này không phải nộp thuế - Nếu kết quả > 0 => tiếp tục bước 2 66
- Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế Kế toán tiến hành tổng hợp thu nhập miễn thuế (nếu có) và cá khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. Xác định thu nhập tính thuế như sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Chuyển lỗ - Nếu thu nhập tính thuế > 0 => quý tạm tính này không phải nộp thuế - Nếu thu nhập tính thuế tiếp tục bước 3 Bước 3: Xác định phần trích lập quỹ KHCN (nếu có) Bước 4: Xác định số thuế TNDN tạm tính phải nôp - Nếu có phần trích KHCN: Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích KHCN) x Thuế suất - Nếu không có phần trích KHCN: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. Doanh nghiệp tự ước tính và tạm nộp thuế TNDN hàng quý vào ngày 30 của quý tiếp theo (Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC). Số tạm nộp 03 quý đầu năm phải đạt tối thiểu 75% số thuế TNDN theo quyết toán cả năm và đến hết thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 4 (30/01 năm sau), doanh nghiệp phải tạm nộp tối thiểu 80% số thuế TNDN so với tờ khai quyết toán, phần tạm nộp thiếu bị tính chậm nộp. Tính đến hết thời hạn nộp tờ khai quyết toán (31/03 năm sau), doanh nghiệp phải nộp đủ 100% thuế TNDN theo tờ khai quyết toán. Công thức tình thuế TNDN: Thuế TNDN Thu nhập Thuế suất = X Trườngphải nộp Đại họctính thuKinhế tế thuHuếế TNDN Công ty áp dụng mức thuế suất thuế TNDN: 20% Xác định số thuế TNDN: 67
- Ngày 31/12/2019, căn cứ số liệu tình hình hoạt động trong năm qua, số thuế TNDN được xác định như sau: Doanh thu tính thuế = 9,476,799,342 đồng Chi phí được trừ = 9,447,889,486 đồng Thu nhập khác = 0 Thu nhập chịu thuế = Doanh thu phát sinh – Chi phí được trừ + Thu nhập tính thuế = 9,476,799,342 - 9,447,889,486 = 29.163.245 đồng Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Khoản chuyển lỗ = 29.163.245 đồng Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN = 29.163.245 x 20% = 5.832.649 đồng 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng Tại công ty, tài khoản được kế toán sử dụng: TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp. TK 821 – Chi phí thuế TNDN, bao gồm tài khoản cấp 2: - TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Trường2.2.2.3. Chứng t ừĐạisử dụng học Kinh tế Huế - Tờ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu 03/TNDN) - Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu số c1-02/NS) 2.2.2.4. Phương pháp hạch toán Hạch toán chi phí thuế TNDN: 68
- Nợ TK 821: 5.832.649 đồng Có TK 3334: 5.832.649 đồng Hạch toán thuế TNDN nộp vào NSNN Nợ TK 3334: 5.832.649 đồng Có TK 1121 (BIDV): 5.832.649 đồng Hạch toán số thuế TNDN kết chuyển sang TK 911: Nợ TK 911: 5.832.649 đồng Có TK 821: 5.832.649 đồng 2.2.2.5. Sổ sách sử dụng - Sổ cái tài khoản 3334, 821 - Sổ chi tiết tài khoản 3334 Từ các chứng từ, nghiệp vụ liên quan tới doanh thu, chi phí, phần mềm sẽ tự động cập nhật tới sổ cái TK 3334, 821 và sổ chi tiết TK 3334 và các tài khoản có liên quan. Trường Đại học Kinh tế Huế 69
- Biểu 2.8: Sổ cái tài khoản 3334 năm 2019 CÔNG TY TNHH XD VÀ TM ÂN NGHĨA Thôn Bàu Láng – xã Thạch Đài – huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh SỔ CÁI TÀI KHOẢN 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2019 Chứng từ Tài Số phát sinh Số dư khoản Diễn giải Ngày Sổ đối Nợ Có Nợ Có ứng Số dư đầu kỳ 2.556.214 26/04/2019 37 Nguyễn Thị Loan - trích nộp thuế GTGT và thuế TNDN 1121 30.602.157 28.045.943 Nguyễn Thị Loan - hạch toán thuế TNDN phải nộp truy 20/6/2019 24 thu sau quyết toán 4211 6.264.000 7/12/2019 128 Nguyễn Thị Loan - Nộp thuế TNDN 1121 6.264.000 6.264.000 31/12/2019 144 Nguyễn Thị Loan - trích nộp thuế TNDN 1121 5.684.000 31/12/2019 72 Trần Thị Huyền Trang - Xác định thuế TNDN năm 2019 821 5.832.649 6.115.351 Tổng cộngTrường Đại học Kinh 42.550.157tế Huế33.878.592 Số dư cuối kỳ 6.115.351 70
- 2.2.2.6. Quyết toán thuế, nộp thuế TNDN a) Quyết toán thuế - Sau khi kỳ tính thuế kết thúc, kế toán thực hiện quyết toán thuế TNDN với cục thuế tỉnh Hà Tĩnh và nộp Tờ khai quyết toán thuế TNDN trong thời hạn chậm nhất 90 ngày kể từ ngày 31/12 dương lịch. - Tại Công ty TNHH XD và TM Ân Nghĩa, kế toán dung phần mềm HTKK để lập tờ khai quyết toán thuế TNDN. Trình tự thực hiện: Bước 1: Hoàn thiện Phụ lục 03-1A/TNDN trước để phần mềm tự động tổng hợp số liệu lên chỉ tiêu A1 trên tờ khai quyết toán. Bước 2: Làm tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN: - Điều chỉnh tăng giảm tổng lợi nhuận trước thuế ở các chỉ tiêu từ B1 – B14 (Nếu có) – Quan tâm nhất đến chỉ tiêu B4 – Các khoản chi phí không được trừ. - Xác định thu nhập tính thuế tại chỉ tiêu C4: âm hay dương + Trường hợp C4 dương: Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thu nhập bị tính thuế. nếu các kỳ trước doanh nghiệp có số lỗ chưa chuyển hết, thông qua phụ lục chuyển lỗ 03-2A/TNDN kế toán sẽ thực hiện chuyển lỗ vào chỉ tiêu C3. + Trường hợp C4 âm: khi C4 âm, doanh nghiệp không phải nộp thuế, kế toán không cần thực hiện chuyển lỗ tại C3. + Nếu trong năm, doanh nghiệp đã tạm tính ra số tiền thuế TNDN ở các quý và đã nộp số tiền này thì đưa số liệu vào E1. Phần mềm sẽ hiển thị lên chỉ tiêu G âm, thể hiện số tiền thuế nộp thừa. + Nếu trong năm, doanh nghiệp không có số tiền đã nộp tạm tính các quý thì tờ khai quyết toán thuế được hoàn thiện tại đây. Trường+ Kế toán không cầnĐại thực hiệnhọc các chỉ tiKinhêu còn lại nữa, tế chỉ cầnHuế tiến hành kết xuất tờ khai và gửi qua mạng là hoàn thành. - Chỉ tiêu C5 Chỉ tiêu [C5] – Trích lập quỹ khoa học công nghệ. Bạn có thể nhấn F1 để xem rõ hơn về chỉ tiêu này. Nếu doanh nghiệp không có trích lập quỹ khoa học công nghệ, có thể bỏ qua C5. 71
- - Chỉ tiêu [C7] [C8] [C9] [C9a] + Các chỉ tiêu này là thuế suất. Bạn xác định mức thuế suất mà doanh nghiệp mình áp dụng. Sau đó, bạn đưa giá trị dương tại chỉ tiêu C4 vào dòng có mức thuế suất đó. + Bạn có thể ấn F1 nếu muốn tìm hiểu thêm về các chỉ tiêu từ C11 đến C15. Cách lập trong tờ khai quyết toán thuế tndn chỉ còn vài chỉ tiêu. Tiếp tục tìm hiểu nhé. - Các chỉ tiêu [E] – Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm Nếu trong năm, kế toán đã tính ra số tiền phải nộp thì đưa số tiền này vào E1. Chỉ tiêu [E1] phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm và được xác định như sau: E1 = Tạm Tính Quý 1 + Tạm Tính Quý 2 + Tạm Tính Quý 3 + Tạm Tính Quý 4. Nếu doanh nghiệp có số thuế TNDN nộp thừa của năm trước, kế toán cũng đưa vào chỉ tiêu E1 này. - Chỉ tiêu G – Phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp Chỉ tiêu G là phần chênh lệch giữa tạm tính so với quyết toán: G1 =D1 – E1 + Nếu chỉ tiêu [G] âm, đây là số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp thừa. Tờ khai quyết toán sẽ được hoàn thành tại đây. Kế toán tiến hành kết xuất tờ khai và gửi. Số thuế nộp thừa này có thể làm thủ tục hoàn thuế hoặc bù trừ sang kỳ sau. + Nếu Chỉ tiêu [G] dương, đây là số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp còn phải nộp. Kế toán cần nộp số tiền phát sinh dương tại G và cần quan tâm thêm chỉ tiêu H và I. - Chỉ tiêu H và I: chênh lệch 20% Hàng quý, doanh nghiệp chỉ việc tính ra số tiền tạm nộp, không cần làm tờ khaiTrường thuế TNDN tạm tính Đại quý. Tuy học nhiên, n ếuKinh khi quyết toántế mà Huếra chênh lệch từ 20% số tiền quyết toán so với số tạm tính thì doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp. 72