Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG LIÊN VIỆT Lê Thị Lệ Hà Khóa học: 2013 - 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG LIÊN VIỆT Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Lệ Hà Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Lớp: K47B – KTDN Niên khóa: 2013 - 2017 Huế, 5/ 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gởi đến cô giáo Th.S Phạm Thị Ái Mỹ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng Kế toán của công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt bài khóa luận thực tập tốt nghiệp này. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán cũng như quý công ty. Sinh viên thực hiện Lê Thị Lệ Hà Trường Đại học Kinh tế Huế
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCDC Công cụ dụng cụ TSCĐ Tài sản cố định BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang CPSXPS Chi phí sản xuất phát sinh QĐ Quyết định BTC Bộ tài chính DDCK Dở dang cuối kỳ NVL Nguyên vật liệu GTGT Giá trị gia tăng CPNVL Chi phí nguyên vật liệu BHTN Bảo hiểm thất nghiệp TK Tài khoản GTSP Giá thành sản phẩm MTC Máy thi công SXC Sản xuất chung NCTT Nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSDMTC Chi phí sử dụng máy thi công CPSXC Chi phí sản xuất chung KT Trường Đại học KKinhế toán tế Huế NVL Nguyên vật liệu SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 2.1 Phiếu đề nghị cấp vật tư Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT Biểu 2.3: Giấy xác nhận vật liệu Biểu 2.4: Giấy đề nghị thanh toán Biểu 2.5: Phiếu chi Biểu 2.6: Bảng kê chứng từ ghi có TK 1111 Biểu 2.7: Sổ quỹ Biểu 2.8: Phiếu đề nghị cấp vật tư Biểu 2.9: Hóa đơn giá trị gia tăng Biểu 2.10: Giấy xác nhận vật liệu Biểu 2.11: Chứng từ ghi sổ Biểu 2.12: Phiếu đề nghị cấp vật tư Biểu 2.13: Giấy xác nhận vật liệu Biểu 2.14: Hóa đơn giá trị gia tăng Biểu 2.15: Chứng từ ghi sổ Biểu 2.16: Bảng kê chứng từ ghi có TK 331 Biểu 2.17: Sổ chi tiết TK 331 Biểu 2.18: Sổ chi tiết TK 331 Biểu 2.19: Sổ chi tiết TK 154(1541) Biểu 2.20: Bảng chấm công Biểu 2.21: Bảng thanh toán tiền lương Biểu 2.22: Phiếu chi Biểu 2.23: Bảng kê chứng từ ghi có TK 1111 Biểu 2.24: Sổ quỹ TK 1111 Biểu 2.25: Sổ chi tiết TK 154(1542) Biểu 2.26: Bảng kê chi tiết tình hình phân bổ công cụ dụng cụ các công trình Biểu 2.27: Giấy biên nhận Biểu 2.28: TrườngHóa đơn giá trị gia Đại tăng học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.29: Giấy đề nghị thanh toán Biểu 2.30: Phiếu chi Biểu 2.31: Sổ chi tiết TK 154(1548) Biểu 2.32: Sổ cái TK 154 Biểu 2.33: Phiếu kế toán tổng hợp Biểu 2.34: Chứng từ ghi sổ Biểu 2.35: Sổ cái TK 632 Biểu 2.35: Bảng cân đối phát sinh chi tiết Biểu 2.36: Bảng tính giá thành Biểu 2.37: Biên bản Thanh lý Hợp đồng Biểu 2.38: Bảng quyết toán khối lượng hoàn thành Biểu 2.39: Khối lượng thi công thực tế Biểu 2.40: Chứng từ ghi sổ Biểu 2.41: Sổ cái TK 5111 Biểu 2.42: Sổ cái TK 3331 Biểu 2.43: Hóa đơn giá trị gia tăng Biểu 2.44: Lệnh chuyển có Biểu 2.45: Bảng kê chứng từ ghi có tài khoản 131 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 40 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 42 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tại công ty 43 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự thi công công trình tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt 46 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự lập và luân chuyển chứng từ tính lương công nhân trực tiếp sản xuất 67 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Các nghiên cứu trước đây về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3 6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5 1.1. Đặc điểm sản xuất xây lắp 5 1.1.1. Đặc điểm tổ chức thi công xây lắp 5 1.1.2. Đặc điểm sản xuất xây lắp chi phối đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 6 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6 1.3. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7 1.3.1. Bản chất, khái niệm và phân loại về chi phí sản xuất 7 1.3.1.1. Bản chất kinh tế của chi phí sản xuất 7 1.3.1.2. Khái niệm về chi phí sản xuất xây lắp 7 1.3.1.3. Phân loại chi phí sản xuất 8 1.3.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 10 1.3.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 10 1.3.2.2. Các loại giá thành trong xây lắp 10 1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 1.4. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sảnTrường xuất, đối tượng tínhĐại giá thànhhọc và kKinhỳ tính giá thành tế trongHuế xây lắp 12 SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 12 1.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 13 1.4.3. Đối tượng tính giá thành 14 1.4.4. Kỳ tính giá thành 14 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên 14 1.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14 1.5.2. Chi phí nhân công trực tiếp 16 1.5.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 18 1.5.4. Chi phí sản xuất chung 22 1.6. Kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất 25 1.6.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 25 1.6.2. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất 25 1.6.2.1. Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công 25 1.6.2.2. Phân bổ chi phí sản xuất chung 27 1.7. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp 27 1.7.1. Kế toán đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. 27 1.7.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp 28 1.8. Kế toán doanh thu sản phẩm xây lắp theo hợp đồng xây dựng 32 1.8.1. Kế toán bàn giao công trình 32 1.8.2. Kế toán bàn giao công trình theo giá trị khối lượng thực hiện 34 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ 36 VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 36 CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG LIÊN VIỆT 36 2.1. Tổng quan về công ty 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. 36 2.1.1.1.Trường Lịch sử hình thành Đại học Kinh tế Huế 36 2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty 36 SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37 2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ 37 2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 38 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 39 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 39 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty40 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 41 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 41 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận kế toán 42 2.1.5. Hình thức và chế độ kế toán áp dụng 43 2.1.5.1. Hình thức kế toán áp dụng 43 2.1.5.2. Chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 44 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt 45 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty cỏ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt 45 2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt 45 2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt 45 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất 47 2.2.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí 47 2.2.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 48 2.2.5. Tổ chức hệ thống tài khoản 48 2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 49 2.2.6.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp 49 2.2.6.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 65 2.2.6.3. Chi phí sử dụng máy thi công 72 2.2.6.4.Trường Chi phí sản xu ấĐạit chung học Kinh tế Huế 72 2.2.7. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 78 SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 2.2.8. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 81 2.2.9. Kế toán tính giá thành sản phẩm 83 2.2.10. Kế toán doanh thu công trình 83 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 93 3.1.1. Ưu điểm 93 3.1.1.1. Bộ máy quản lý 93 3.1.1.2. Hình thức kế toán 93 3.1.1.3. Hệ thống chứng từ sổ sách 93 3.1.1.4. Phần mềm kế toán 94 3.1.1.5. Hạch toán chi phí sản xuất 94 3.1.2. Nhược điểm 94 3.1.2.1. Nhược điểm trong công tác kế toán tại công ty 94 3.1.2.2. Một số nhược điểm trong công tác kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại công ty 95 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất xây lắp tại công ty 96 3.2.1. Giải pháp khắc phục công tác kế toán 97 3.2.2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 97 3.2.3. Chi phí nhân công trực tiếp 98 3.2.4. Chi phí sản xuất chung 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN viii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới, điều này tạo cho doanh nghiệp những cơ hội để phát triển, nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng chịu nhiều áp lực, thử thách để có thể giữ vững vị thế và mở rộng doanh thu hơn. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành hợp lý là một biện pháp thiết thực để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Chính vì thế mà trong công ty, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trung tâm của công tác kế toán, là cơ sở để công ty giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, khắc phục những tồn tại, phát huy thế mạnh đảm bảo cho sự phát triển của công ty. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc tiết kiệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được coi là biện pháp quan trọng để đứng vững trong cạnh tranh thì kế toán tập hợp chi phí và hạ giá thành sản phẩm ngày càng có ý nghĩa thiết thực. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc vấn đề này , qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt, tôi đã chọn đề tài ‘Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt’ để làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với những mục tiêu sau: Thứ nhTrườngất, hệ thống hóa nhĐạiững vấ nhọc đề cơ b ảKinhn về kế toán tếtập hợHuếp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. Thứ ba, từ những kiến thức đã học và quá trình thực tập tại công ty, đưa ra những nhận xét, đánh giá, bên cạnh đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và cụ thể là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình ‘ Xưởng may Valeyview’ đã hoàn thành trong năm 2015. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Số liệu được thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu là các chứng từ, sổ sách năm 2015. Về không gian: Đề tại này được thực hiện tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Để có thể hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu từ sách vở, giáo trình, internet, các thông tư, nghị định, luận văn liên quan đến đề tài tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn nhân viên kế toán của công ty về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng. Phương pháp quan sát: Quan sát các nhân viên kế toán của công ty làm việc, quan sát cácTrường bước nhập và xử Đạilý số liệu, học xuất hóa Kinhđơn, lưu ch ứtếng từ .Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập các số liệu thô cần thiết cho đề tài từ phòng kế toán, từ đó tổng hợp lại những số liệu đã thu thập được, tiến hành chọn lọc, xử lý thông tin, đánh giá thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp thống kê, mô tả: Dựa vào những thông tin thu thập được để mô tả lại bộ máy kế toán, bộ máy quản lý, quy trình luân chuyển chứng từ của công tác kế toán chi phí tại công ty. Phương pháp kế toán: Sử dụng nhằm tìm hiểu quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, thu thập chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán. Từ đó chọn lọc, xử lý số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. 5. Các nghiên cứu trước đây về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” không còn là một đề tài mới mẻ nhưng lại mang ý nghĩa thiết thực và quan trọng vì vậy có rất nhiều khóa luận được các sinh viên khóa trước nghiên cứu, có thể liệt kê một số nghiên cứu như: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng giao thông vận tải Thừa Thiên Huế (Phạm Thị Mỹ Linh, K46-KTDN)”, “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây dựng giao thông số 1 Thừa Thiên Huế - Hồ Thị Thùy Trâm (K46 – KTDN)” hay đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty cổ phần xây lắp – Xí nghiệp xây lắp 5 (Lê Thị Kiều- K46 KTDN)”, “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Công ty cổ phần cơ khí – xây dựng Thừa Thiên Huế (Nguyễn Thị Vân – K46 KTDN)”. Song mỗi đề tài lại được trình bày khác nhau tùy năng lực tác giả và thực tế ở doanh nghiệp. Các đề tài nghiên cứu về tập hợp chi phí và tính giá thành trước đây thể hiện những nội dung như hệ thống những cơ sở lý luận cơ bản phục vụ cho nghiên cứu, hầu hết các bài khóa luận và chuyên đề đều đã làm rõ được nội dung của đề tài ‘Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm’, tuy nhiên những bài khóa luận và chuyên đề đó chỉ dừng lại tìm hiểu việc tậTrườngp hợp chi phí sả nĐại xuất và tínhhọc giá thànhKinh mà chưa tế đi sâuHuế vào nghiên cứu việc bàn giao công trình, hạch toán doanh thu và giá vốn. Để khắc phục điểm hạn chế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ đó, trong đề tài nghiên cứu này của tôi, tôi đã làm rõ những vấn đề về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, bên cạnh đó, điểm mới của đề tài là tôi đã đi chuyên sâu hơn vào việc ghi nhận doanh thu của công trình và việc thanh lý hợp đồng sau khi công trình bàn giao. 6. Kết cấu đề tài Đề tài ngoài những phần mục lục, danh mục viết tắt, sơ đồ, bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Đặc điểm sản xuất xây lắp 1.1.1. Đặc điểm tổ chức thi công xây lắp Tổ chức thi công xây lắp có thể thực hiện theo 2 phương pháp: giao thầu hoặc tự làm. Hiện nay, phương pháp giao nhận thầu là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong công tác xây lắp do mức độ chuyên môn hóa cao hơn so với phương pháp tự làm. Phương pháp giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau: Giao nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng): Theo phương thức này, chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể ủy nhiệm những công việc của mình cho một tổ chức tổng thầu xây dựng như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng Tùy theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho các đơn vị nhận thầu khác. Giao nhận thầu từng phần: Theo phương thức này, chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị như: Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng. Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán các hạng mục công trình. MộTrườngt tổ chức nhận th ầuĐại xây lắp họctừ công tác Kinh chuẩn bị xây tế lắ pHuế và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Ngoài ra, chủ đầu tư có thể cho nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập. 1.1.2. Đặc điểm sản xuất xây lắp chi phối đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẽ. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm riêng biệt. Ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Kỳ tính giá thành thường được xác định khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài Mọi sai lầm trong quá trình thi công thường phải phá đi làm lại. Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Thường phát sinh các chi phí di dời. Thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chổ. Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, tự nhiên, thời tiết. Việc thi công mang tính thời vụ. Phải có kế hoạch điều độ chi phí sản xuất 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tổ chức và quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hTrườngợp với đặc thù củ aĐại doanh nghi họcệp và yêuKinh cầu quản lý.tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã chọn. Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất một cách đầy đủ và chính xác. 1.3. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.1. Bản chất, khái niệm và phân loại về chi phí sản xuất 1.3.1.1. Bản chất kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có thể hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực kinh tế, về tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, góc độ, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung là: chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Khái niệm về chi phí sản xuất xây lắp Chi phí sản xuất xây lắp là quá trình chuyển biến của vật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới tác động của máy móc thiết bị cùng sức lao động của công nhân. Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới sự tác động có mục đích của sức laoTrường động qua quá trình Đại thi công học sẽ trở thành Kinh sản phẩm tế xây dHuếựng. Tất cả những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản xuất. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 1.3.1.3. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu: Theo cách phân loại này, các yếu tố có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố không phân biệt chi phí sản xuất được phát sinh ở đâu hay dùng vào mục đích gì trong sản xuất, nhằm tổng hợp và cân đối mọi chỉ tiêu kinh tế và kế hoạch của doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đối với doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: Là những chi phí nguyên vật liệu không phân biệt được trực tiếp hay gián tiếp như xi măng, sắt thép Chi phí nhân công : Là những chi phí về lương và khoản trích theo lương. Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí phải trả về dịch vụ mua ngoài sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như tiền điện, tiền nước, tiền tư vấn Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài những yếu tố chi phí trên. Phân loại chi phí theo khoản mục: Cách phân loại này dựa vào công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận tách rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực tế sản phẩm xây lắp, giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung). ChiTrường phí nhân công tr ựcĐại tiếp: Gồm học toàn bKinhộ tiền lương, tế tiền Huếcông và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện Gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên: Gồm lương chính, phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy) và các chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng tu ), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray, chạy máy ) Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Chi phí bán hàng: Gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất cứ hoạt động hay phân xưởng, công trình nào. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành Theo cách này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí được phân thành 3 loại: Biến phí: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: Chí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, .BiTrườngến phí trên một đĐạiơn vị sản họcphẩm luôn Kinh là một mức tếổn định. Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Định phí: Là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm: Chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, . Hỗn hợp căn phí: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Hỗn hợp phí thường gồm: Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ loại nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. 1.3.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung) tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán. 1.3.2.2. Các loại giá thành trong xây lắp Giá thành dự toán: Giá thành dự toán là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lTrườngắp nhất định. Giá thànhĐại dự toánhọc đượ c Kinhxác định trên tế cơ sởHuếcác định mức chi SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ phí theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định áp dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do các cấp có thẩm quyền ban hành. Giá trị dự toán xây lắp trước thuế = chi phí trực tiếp + chi phí chung + thu nhập chịu thuế tính trước Nguồn: Nguồn: Kế toán chi phí – TS.Huỳnh Lợi Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành dự toán bằng các biện pháp quản lý kỹ thuật và tổ chức thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp. Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán Nguồn: Nguồn: Kế toán chi phí – TS.Huỳnh Lợi Giá thành thực tế : Phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành, bàn giao khối lượng công tác xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành này bao gồm các khoản chi phí theo định mức, vượt định mức và các khoản chi phí phát sinh không có định mức (như chi phí phát sinh do thiệt hại về sản phẩm hỏng, thiệt hại về ngừng sản xuất ). 1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng vẫn khác nhau trên các phương diện: Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (Chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Mặt khác, chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa, còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí sản xuất liên quan đến khốiTrường lượng sản phẩm, Đại dịch vụ họcđã hoàn thành.Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Về mặt lượng: Chi phí sản xuất xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ + Tổng CPSXPS trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ Nguồn: Nguồn: Kế toán chi phí – TS.Huỳnh Lợi Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.4. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành trong xây lắp 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Với các doanh nghiệp xây lắp, do tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. Theo sản phẩm đơn đặt hàng: Sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp công trình hạng mục, công trình hoàn thành hàng tháng chi phí phát sinh có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp vào đối tượng đó một cách thích hợp. Khi hoàn thành tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng chính là giá thành sản phẩm xây lắp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Theo bộ phận của hạng mục công trình: Bộ phận của hạng mục công trình ở đây là các giai đoạn xây lắp của các công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng. Hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo các giai đoạn xây lắp có liên quan. Khi hoàn thành tổng cộng chi phí theo các giai đoạn xây lắp chính là giá thành. Theo nhóm hạng mục công trình: Trường hợp doanh nghiệp xây lắp cùng lúc thi công một số công trình, hạng mục công trình theo cùng một thiết kế (hay thiết kế gần như nhau) theo một phương thức thi công nhất định và trên cùng một địa điểm. Hàng tháng chi phí sản xuất tập hợp theo nhóm hạng mục công trình. 1.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: Chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: Các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thiTrường công. Trong từng Đạiđơn vị thi học công lạ i Kinhđược tập hợ ptế theo Huếtừng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo nhóm vật kiến trúc: Nhóm có cùng thiết kế, kiến trúc tương tự nhau, xây dựng trên cùng một mặt bằng, theo cùng một phương pháp thi công. Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng. 1.4.3. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành thường là công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành bàn giao hoặc đã được nghiệm thu đúng tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật chờ bán. 1.4.4. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Theo quyết định 48/2006/QĐ –BTC ban hành ngày 14/09/2006, tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung đều được tập hợp vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và được mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí. 1.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung Chi phí NVL trực tiếp bao gồm các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành sản phẩm xây lắp. Chi phí NVL trực tiếp không bao gồm các chi phí đã tính vào máy thi công hoặc đã tính vào chi phí sản xuất chung. Các loại vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp choTrường công trình, hạng Đại mục công học trình đóKinh trên cở sở tếcác chHuếứng từ gốc và số SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ lượng thực tế đã sử dụng. Trường hợp vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ để phân bổ cho các đối tượng có liên quan đến tiêu thức thích hợp. Chi phí vật Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tiêu thức phân liệu = bổ của từng X phân bổ cho đối tượng từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng Nguồn: Kế toán chi phí – TS.Huỳnh Lợi Vật liệu xuất dùng phải được tính theo giá thực tế gồm giá mua và chi phí thu mua, không bao gồm thuế giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. b. Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT. Biên bản nghiệm thu giao nhận. Bảng kê chi tiết xuất nguyên vật liệu, nhiên liệu cho các hạng mục công trình. c. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) Nợ TK 154 Có - Trị giá thực tế nguyên vật liệu - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng trực tiếp cho hoạt không sử dụng hết nhập lại kho. động sản xuất sản phẩm hoặc - Kết chuyển sang TK 632 khi thực hiện dịch vụ trong kỳ. hoàn thành bàn giao hoặc tiêu - Chi phí sản xuất kinh doanh dở thụ. dang (Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nguyên vật liệu vượt trực tiếp) cuối kỳ. mức bình thường không tính Trường Đại học vàoKinh giá thành stếản phẩm Huế xây lắp. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ d. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (CP NVL trực tiếp). Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. Mua nguyên vật liệu chuyển dùng trực tiếp cho công trình không qua nhập kho: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (CP NVL trực tiếp). Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 331 Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (CP NVL trực tiếp). Chi phí nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (CP NVL trực tiếp). 1.5.2. Chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương chính của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình và lắp đặt máy móc thiết bị. Tiền lương chính của công nhân vận chuyển vật liệu trong thi công của công nhân làm nhiệm vụ bảo dưỡng, công nhân lắp ráp, tháo dỡ dàn giáo Nguyên tắc hạch toán: TiềTrườngn lương phải trả choĐại công nhânhọc trự c Kinhtiếp sản xu ấtết có liênHuế quan đến công trình, hạng mục công trình phải dựa trên các chứng từ gốc về lao động tiền lương. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương công nhân điều khiển máy thi công và phục vụ máy thi công. Không hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí nhân công trực tiếp trong hoạt động xây lắp không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, lương của nhân viên vận chuyển ngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu trước khi đến kho công trường, lương nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dung máy thi công, những người làm công tác bảo quản công trường. b. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền lương. Giấy đề nghị tạm ứng. c. Tài khoản sử dụng Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí nhân công trực tiếp). Nợ TK 154 Có - Chi phí nhân công tr - - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia ực tiếp vượt mức bình th ào giá thành trực tiếp vào sản xuất sản phẩm xây lắp, ường không tính v s sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ ản phẩm. - K gồm: tiền lương, tiền công và các khoản ết chuyển chi phí nhân công trực tiếp ào TK 632 khi hoàn thành phụ cấp của lao động trực tiếp. vượt mức v bàn giao ho êu th - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ặc ti ụ. (Chi phí nhân công trực tiếp) cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ d. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp, khi tính lương, phụ cấp cho công nhân trực tiếp xây lắp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí nhân công trực tiếp). Có TK 334: Phải trả người lao động. Trích trước tiền lương nghĩ phép của công nhân xây lắp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí nhân công trực tiếp). Có TK 335: Chi phí phải trả. Khi công nhân sản xuất thực tế nghĩ phép, kế toán phản ảnh số phải trả về tiền lương nghĩ phép của công nhân sản xuất: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí nhân công trực tiếp). Có TK 334: Phải trả người lao động. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí nhân công trực tiếp). Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác. Chi phí nhân công trực tiếp vượt mức không tính vào giá thành xây lắp: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí nhân công trực tiếp). 1.5.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công a. Nội dung Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí sử dụng máy để hoàn thành khối lượng xây lắp bao gồm: Chi phí về vật liệu sử dụng máy thi công, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn và các chi phí sử dụng máy thi công khác.Trường Chi phí sử dụng máyĐại thi công học gồm chi Kinh phí thường xuyêntế Huếvà chi phí tạm thời. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Chi phí thường xuyên là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công như tiền khấu hao, tiền thuê máy, nhiên liệu động lực Chi phí tạm thời là những chi phí có liên quan tới việc tháo lắp, chạy thử, vận chuyển máy thi công và những công trình tạm thời có sử dụng máy thi công. Nguyên tắc hạch toán: Chi phí máy thi công phát sinh được phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo khối lượng (thường tính theo ca máy) Tổng chi phí SD Chi phí SDM máy thi công phát sinh Khối lượng máy tính cho từng = × phục vụ cho từng Tổng khối lượng ng đối tượng đối tượ máy phục vụ Nguồn: Kế toán Chi phí – TS.Huỳnh Lợi Trường hợp chi phí sử dụng máy không theo dõi riêng cho từng máy mà theo dõi chung cho tất cả các máy thì phải quy đổi khối lượng của các máy ra khối lượng chuẩn theo giá kế hoạch của mỗi máy trước khi phân bổ. Quá trình hạch toán chi phí máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy cho các đội, xí nghiệp xây lắp. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp. Nếu tổ chức máy thi công riêng biệt và đội máy có tổ chức kế toán thì CPSX, GTSP của bộ phận máy thi công được hạch toán như bộ phận sản xuất phụ. Nếu doanh nghiệp không tổ chức máy thi công riêng mà giao máy cho các đội, xí nghiệp sử dụng thì chi phí sử dụng máy được hạch toán như chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán theo từng loại máy hoặc nhóm máy Trườngthi công, đồng thờ iĐại phải chi tihọcết theo từKinhng khoản m ụtếc quy Huế định. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ b. Chứng từ sử dụng Giấy đề nghị cấp nhiên liệu. Bảng phân bổ chi phí xe, máy. Hóa đơn GTGT, hóa đơn mua nhiên liệu, phụ tùng. Phiếu xuất kho. Bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền lương. Bảng khấu hao máy thi công. c. Tài khoản sử dụng Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí sử dụng máy thi công). Nợ TK 154 Có - K chuy - Chi phí liên quan đến máy thi công ( chi ết ển chi phí sử dụng máy thi công vào TK 632 khi hoàn thành bàn giao phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, ho êu th chi phí lương và phụ cấp lương, tiền ặc ti ụ lương công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí sửa chữa, bảo hành máy ) - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi phí sử dụng máy thi công) cuối kỳ. d. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán Trường hợp 1: Có tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng. Hạch toán các chi phí liên quan đến hoạt động của xe, máy thi công. Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Có TK 111/112/152/331/334/214 . Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy và tính giá thành ca xe, căn cứ vào giá thành ca máy cung cấp cho các đối tượng xây lắp. Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Có TK 512: Doanh thu nội bộ. Trường hợp 2: Nếu không tổ chức Đội xe, máy thi công riêng; hoặc có tổ chức đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội thì toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy (Kể cả chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời như: phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công) sẽ hạch toán như sau: Căn cứ vào số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Có TK 334: Phải trả người lao động. Khi xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Có TK 152, 153 Trường hợp mua vật liệu, công cụ sử dụng ngay (Không qua nhập kho) cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ: Nợ 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT) Có TK 331, 111, 112,. . . Trích khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở Đội xe, máy thi công: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Có TK 214: Hao mòn TSCĐ. Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (Sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước, tiền Trườngthuê TSCĐ, chi phí Đại trả cho nhàhọc thầu phKinhụ): tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 111/112/331. . . Chi phí bằng tiền khác phát sinh: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sử dụng MTC). Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có). Có TK 111/112 1.5.4. Chi phí sản xuất chung a. Nội dung Chi phí sản xuất chung là những khoản mục chi phí trực tiếp liên quan đến việc phục vụ cho sản xuất chung quản lý quá trình sản xuất, bao gồm chi phí về tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân viên phục vụ quản lý phân xưởng tổ đội sản xuất, các chi phí về vật liệu dùng cho các phân xưởng. Các khoản chi phí thường hạch toán riêng cho từng địa điểm phát sinh các chi phí, tổ đội, công trình. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Các khoản chi phí có liên quan sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Hạch toán chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp thì kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan. Chi phí SXC được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Do các khoản chi phí SXC thường được sử dụng cho nhiều đối tượng nên được tập hợp hàng tháng và cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Việc phân bổ chi phí này có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau như tiền lương, chi phí sử dụng MTC Mức chi phí SXC = Tiêu thức phân bổ Tổng chi phí SXC phân bổ cho = × của từng đối từng đối tượng Tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ tượng Trường Đại họcNgu Kinhồn: Kế toán tế Chi phíHuế– TS.Huỳnh Lợi SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ b. Chứng từ sử dụng Hóa đơn mua vào. Phiếu xuất kho. Bảng chấm công của bộ phận quản lý. Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận quản lý. Bảng kê các khoản trích theo lương. Bảng khấu hao TSCĐ phân bổ cho sản xuất chung. c. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Chi phí sản xuất chung) để tập hợp và phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung trong kỳ. Nợ TK 154 Có - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất sinh trong kỳ. chung. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Kết chuyển sang TK 632 khi công trình (Chi phí sản xuất chung) cuối kỳ. hoàn thành bàn giao hoặc tiêu thụ. d. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Có TK 334: Phải trả người lao động. Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị xây lắp khoán nội bộ (trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng), khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Có TK 141: Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hổ trợ người lao động được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác. Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng như sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất: Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn. Có TK 153: Công cụ, dụng cụ. Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn. Chi phí điện, nước, điện thoại . Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 111/112/331 Trích khấu hao máy móc, thiết bị sử dụng cho đội thi công: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Có TK 214: Hao mòn TSCĐ. Trường hợp có phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK 111/112/138 Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). Chi phí sản xuất chung cố định, chi phí vượt định mức không tính vào giá thành sản phẩm: Nợ TKTrường 632: Giá vốn hàn Đại bán. học Kinh tế Huế Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi phí SXC). SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 1.6. Kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất 1.6.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp là một giai đoạn trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, nó xác định toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng kế toán chi phí và của toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp nhằm xác định giá thành sản xuất thực tế của khối lượng xây lắp, hạng mục công trình và tổng chi phí xây lắp của doanh nghiệp trong kỳ. Chi phí sau khi được tập hợp theo số thực tế phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp với giá gốc: loại trừ những chi phí chưa thực sự phát sinh như vật liệu còn thừa chưa sử dụng lúc cuối kỳ, loại trừ những chi phí không được tính vào giá gốc như chi phí vượt định mức, vượt dự toán. Theo quyết định 48, ngay từ đầu các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đều được tập hợp vào TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang. Vì vậy, cuối kỳ không cần tập hợp chi phí vào TK 154 mà chỉ kết chuyển từ TK 154 sang TK 155 và tính giá vốn của thành phẩm. Hạch toán Khi công trình hoàn thành chờ bán: Nợ TK 155: Thành phẩm. Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Khi công trình hoàn thành bàn giao được xác định là tiêu thụ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 1.6.2. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất 1.6.2.1. Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Chi phíTrường sử dụng máy thiĐại công đưhọcợc phân Kinh bổ cho các tế đối tưHuếợng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Trường hợp các chi phí sử dụng máy được theo dõi riêng cho từng loại máy. Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng như sau: T ổng chi phí sử dụng Số ca máy thực tế (hoặc Chi phí sử dụng máy phải phân bổ × khối lượng công tác) máy phân bổ = Tổng số ca máy hoạt máy đã phục vụ cho cho từng đối tượng động thực tế hoặc khối từng đối tượng. lượng công tác do máy thực hiện Nguồn: Nguồn: Kế toán chi phí – TS.Huỳnh Lợi Trường hợp không theo dõi tập hợp chi phí cho từng máy riêng biệt, phải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi. Hệ số quy đổi thường được xác định căn cứ vào đơn giá kế hoạch. Giá kế hoạch của ca máy thấp nhất được lấy làm ca máy: Giá kế hoạch một ca máy H = Giá kế hoạch một ca máy thấp Nguồn: Nguồn: Kế toán chi phí – TS.Huỳnh Lợi Sau đó, căn cứ vào hệ số quy đổi và số ca máy đã thực hiện của từng loại máy để quy đổi thành số ca máy chuẩn: Số ca máy tiêu chuẩn Số ca máy của từng loại máy = thực tế hoạt động × H đã hoạt động của từng loại máy Trường Đại họcNgu Kinhồn: Kế toán tế chi phíHuế– TS.Huỳnh Lợi SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tính phân bổ chi phí sử dụng máy cho từng đối tượng theo số ca máy tiêu chuẩn: Tổng chi phí sử dụng Chi phí sử dụng máy máy phải phân bổ Số ca máy đã phân bổ = × được quy đổi cho từng đối tượng phục vụ cho Tổng số ca máy chuẩn từng đối tượng (đã được quy đổi) của các loại máy Nguồn: Kế toán chi phí – TS.Huỳnh Lợi 1.6.2.2. Phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trường hoặc từng đội thi công và tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp thích hợp. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí sản xuất chung thường được sử dụng có thể là: phân bổ theo chi phí sản xuất chung định mức, phân bổ theo giờ công sản xuất kinh doanh định mức hoặc thực tế, phân bổ theo ca máy thi công, phân bổ theo chi phí nhân công, phân bổ theo chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). 1.7. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.7.1. Kế toán đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thưTrườngờng được đánh giá Đại theo chi phíhọc thực tếKinh: tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Chi phí sản xuất Tổng chi phí NVL trực tiếp, Chi phí NCTT, Chi phí dở dang cuối kỳ = sử dụng MTC, Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Nguồn: Kế toán Chi phí – TS. Huỳnh Lợi Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ có thể đánh giá bằng một trong hai phương pháp sau: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản xuất dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Giá trị khối dở dang = × lượng xây lắp cuối kỳ Giá trị khối lượng Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ xây l p hoàn thành + theo d toán ắ xây lắp dở dang ự theo dự toán cuối kỳ theodự toán Nguồn: Kế toán Chi phí – TS.Huỳnh Lợi Giá thành dự toán gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP SDMTC, CPSXC theo giá dự toán. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức: Chi phí sản Khối lượng công Định mức sản xuất xuất dở dang = việc thi công xây lắp × ( CP NVLTT, CPNCTT, × cuối kỳ dở dang đầu kỳ. CP SDMTC, CP SXC) Nguồn: Kế toán Chi phí – TS.Huỳnh Lợi 1.7.2. Kế toánTrường tính giá thành sĐạiản phẩm họcxây lắp Kinh tế Huế a. Nội dung SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tính giá thành sản phẩm là xác định chi phí trong khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Chi phí được tính vào giá thành là những chi phí có liên quan đến quá trình hình thành sản phẩm. Tính giá thành sản phẩm xây lắp chính là tính giá thành của công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành. b. Tài khoản sử dụng Để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập kho mà chỉ làm thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao thì cũng được coi là sản phẩm được nhập kho thành phẩm, sử dụng TK 155- Thành phẩm. c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành đưa đi tiêu thụ (bàn giao toàn phần hoặc toàn bộ cho bên giao thầu). Trường hợp tiêu thụ, bàn giao cho bên giao thầu: Nợ TK 632: Gía vốn hàng bán. Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ hoặc sản phẩm hoàn thành mà chưa kịp bàn giao: Nợ TK 155: Thành phẩm. Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. d. Phương pháp tính giá thành Phương pháp giản đơn Phương pháp này thường áp dụng để tính giá thành của các sản phẩm xây lắp mà đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành như công trình dân dụng bàn giao một lần, các công trình xây dựng giản đơn Theo phương pháp này, trong doanh nghiệp xây lắp tính giá thành sản phẩm theo công thức: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Giá thành thực tế Chi phí thi Chi phí thi Chi phí thi Khoản công xây l p công xây l p công xây l p u ch nh khối lượng, hạng ắ ắ ắ điề ỉ d dang + phát sinh - d dang - gi m mục, công trình = ở ở ả hoàn thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành Nguồn: Kế toán Chi phí -TS.Huỳnh Lợi Phương pháp tỷ lệ (tính theo từng khoản mục) Phương pháp này áp dụng để tính gía thành sản phẩm xây lắp mà trên cùng một quy trình thi công xây lắp tạo ra nhiều sản phẩm (hạng mục, chi tiết) khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình thi công xây lắp, đối tượng tính giá thành là từng hạng mục, chi tiết. Quy trình tính giá thành được thực hiện như sau: Tính tổng giá thành thực tế của công trình: Giá thành thực tế Chi phí thi Chi phí thi Chi phí thi Khoản điều công xây l p công xây l p công xây l p ch nh gi m khối lượng, hạng ắ ắ ắ ỉ ả d dang + phát sinh - d dang - mục, công trình = ở ở giá thành hoàn thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Nguồn: Kế toán Chi phí – TS.Huỳnh Lợi Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tính giá thành dự toán và tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục: Giá thành thực tế công trình Tỷ lệ hoàn thành bàn giao tính giá thành = Giá thành dự toán hạng mục công trình hoàn thành Nguồn: Kế toán Chi phí – TS.Huỳnh Lợi Phương pháp hệ số Phương pháp này chỉ khác với phương pháp tỷ lệ là các hạng mục công trình hoàn thành được xác lập các hệ số quy đổi. Như vậy, sau khi tính giá thành thực tế của công trình, xác định giá thành hạng mục công trình chuẩn và sau đó xác định giá thành từng hạng mục quy đổi. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn công việc còn đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Z = CPSXKDDĐK + C1 + C2 + .+ Cn – CPSXDDCK Nguồn: Kế toán Chi phí – TS.Huỳnh Lợi Trong đó: Z: Là giá thành sản phẩm hoàn thành. C1, C2, , Cn là chi phí sản xuất mỗi giai đoạn. n: Là số giai đoạn sản xuất để hoàn thành sản phẩm e. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành Trong xây lắp, khoản điều chỉnh giảm giá thành cũng bao gồm giá trị phế liệu vật tư sử dụng Trườngtrong thi công xây Đạilắp hoặc thihọcệt hại pháKinh đi làm lạ i tếvà đư Huếợc điều chỉnh bằng một trong hai nguyên tắc: nguyên tắc doanh thu hoặc nguyên tắc giá vốn. Với những SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ khoản thiệt hại phá đi làm lại có giá trị lớn có thể căn cứ vào biên bản tách biệt khi hạch toán chi phí, với những khoản thiệt hại xác định do bên chủ đầu tư gây nên như thay đổi thiết kế, thay đổi chủng loại vật tư phải kết chuyển và xử lý cụ thể theo biên bản thỏa thuận, xử lý giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư. 1.8. Kế toán doanh thu sản phẩm xây lắp theo hợp đồng xây dựng 1.8.1. Kế toán bàn giao công trình theo tiến độ kế hoạch a. Nội dung Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch khi kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà đầu tư tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc đã hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ: Nếu áp dụng theo phương pháp (1) thì giao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác thực hiện. Nếu áp dụng theo phương pháp (2) thì giao cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành trong kỳ (không phải hóa đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán. Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng đòi tiền. Kế toán căn cứ vòa hóa đơn để ghi sổ kế toán số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch. b. TàiTrường khoản sử dụng Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng. Tài khoản 337 chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Tài khoản này không áp dụng đối với trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện được khách hàng xác nhận. Căn cứ để ghi vào bên nợ TK 337 là chứng từ xác định doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong kỳ (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự lập, không phải chờ khách hàng xác nhận. Căn cứ để ghi vào bên có TK 337 là hóa đơn được lập trên cơ sở tiến độ thanh toán theo kế hoạch đã được quy định trong hợp đồng. Số tiền ghi trên hóa đơn là căn cứ để ghi nhận số tiền nhà thầu phải thu của khách hàng, không là căn cứ để ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán Kết cấu tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Nợ TK 337 Có - Ph n ánh s ti n khách hàng ph i tr - - Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu ả ố ề ả ả theo ti k ho ch c a h ng xây đã ghi nhận tương ứng với phần công việc ến độ ế ạ ủ ợp đồ d ng d dang. đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở ự ở dang. - Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh ã ghi nh n c a h ng nh - - Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đ ậ ủ ợp đồ ỏ hơn số ti n khách hàng ph i tr theo k ho ch thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn hơn số ề ả ả ế ạ c a h ng xây d ng d dang. tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế ủ ợp đồ ự ở hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang. c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán Khi hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi Trườngkết quả thực hiện hĐạiợp đồng xâyhọc dựng Kinhđược ước tính tế mộ tHuế cách đáng tin cậy, SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi: Nợ TK 337- Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng. Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi: Nợ TK 111/112 Có TK 131 – Phải thu khách hàng. 1.8.2. Kế toán bàn giao công trình theo giá trị khối lượng thực hiện a. Nội dung Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản ánh trên hóa đơn đã lập. Khi khách hàng xác nhận thì nhà thầu phải căn cứ vào phương pháp tính toán thích hợp để xác định giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn gửi cho khách hàng đòi tiền và phản ánh doanh thu và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ b. Hạch toán Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi: Nợ TK 111/112/131 Có TK 33331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 111/112/131 Có TK 33331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng, ghi: Nợ TK 111/112/131 Có TK 33331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi: Nợ TK 111/112 Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu về kết quả xác định kinh doanh Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG LIÊN VIỆT 2.1. Tổng quan về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển đi lên, tiến hành quá trình hội nhập, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kỹ thuật xây dựng để tạo nên những công trình đẹp, quy mô tạo nên một bộ mặt đất nước khang trang bền vững. Đứng trước tình hình đó, công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt ra đời là đơn vị kinh doanh xây lắp, đã xây dựng và thi công nhiều công trình trong và ngoài thành phố. Được thành lập chính thức theo biên bản họp Hội đồng quản trị số 01/BB/2007 ngày 05 tháng 05 năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 4.900.000.000 đồng. Công ty do ông Hồ Công Vẽ làm giám đốc và cũng là người đại diện pháp lý của công ty. Trụ sở chính đặt tại 19 Đống Đa- Hải Châu- Đà Nẵng, hoạt động theo cơ chế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng, có con dấu riêng và được cổ phần hóa theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203001427 ngày 17 tháng 05 năm 2007. Là một công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả uy tín trên thương trường. Công ty không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tập hợp được đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng động, giàu kinh nghiệm trong thi công đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình. Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt được phép hoạt động chuyên ngành công tác: + Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. + Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng. +Tư vTrườngấn xây dựng dân dĐạiụng và công học nghệ. Kinh tế Huế 2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Bước đầu thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt như cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, vốn, thị trường nhưng để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường Công ty cổ phần Kỹ thuật xây dựng Liên Việt nói chung và ban giám đốc nói riêng đã nổ lực mạnh dạn cùng với tập thể cán bộ công nhân viên chủ động thay đổi, chuyển hướng kinh doanh hợp với xu thế chung. Trải qua 10 năm thành lập và phát triển, công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Công ty luôn mở rộng hợp tác với các chủ đầu tư, tìm kiếm đối tượng công trình, các đơn vị thi công khác trên địa bàn toàn tỉnh và ngoài thành phố để giải quyết công ăn việc làm, chăm lo cho đời sống công nhân viên, qua đó chú trọng sản phẩm, thi công công trình đảm bảo tiến độ kỹ thuật – mỹ thuật và nâng cao trình độ uy tín của công ty với khách hàng, công ty đã tự khẳng định mình và chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài thành phố. Đến nay công ty đã có cơ sở vật chất tương đối vững mạnh, đội ngũ nhân viên lành nghề, đời sống nhân viên được cải thiện rõ rệt. Tại thời điểm thành lập, công ty có số vốn là 4.900.000.000 đ, cùng với đội ngũ nhân viên gồm 22 người trong đó có cả trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân lành nghề nhưng đến nay số lượng nhân viên đã tăng lên đáng kể. Với sự uy tín và làm ăn hiệu quả của công ty, trong những năm qua công ty đã trúng thầu thi công nhiều công trình có quy mô lớn trong và ngoài Thành phố Đà Nẵng. Cùng với đó là phương châm lấy uy tín và chất lượng đặt lên hàng đầu, công ty đã và đang không ngừng hoàn thiện để thu hút ngày càng nhiều sự hợp tác của nhiều đối tác không chỉ trong thành phố mà còn cả những tỉnh khác. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ Chức năng Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt là tổ chức sản xuất kinh doanh về xây dựng các công trình dân dụng và công trình công nghiệp trong cả nước. Mục tiêu kinh doanhTrường chủ yếu của công Đạity là tổ ch họcức sản xu Kinhất kinh doanh tế để tạHuếo ra lợi nhuận hợp SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ pháp, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Xây dựng các công trình như công trình công nghiệp, công trình dân dụng, thủy lợi, xây dựng nhà ở Nhiệm vụ Tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm đứng vững trên cơ chế mới và ngày càng cũng cố vị thế của mình trên thị trường, tạo ra của cải cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nộp thuế đối với nhà nước. Tuyển dụng, đào tạo cho cán bộ công nhân viên nắm bắt được các kỹ thuật mới, nắm bắt công nghệ thông tin đồng thời thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đối với nhân viên, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên. Nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác góp phần bình ổn thị trường phục vụ tốt cho người tiêu dùng. 2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Là công ty xây dựng điển hình nên đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều điểm khác biệt với các công ty hoạt động trong các lĩnh lực khác: Thứ nhất, địa điểm sản xuất phải thường xuyên thay đổi phụ thuộc vị trí công trình thi công máy móc, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm sản xuất. Mặt khác, các công trình thi công ở nhiều nơi khác nhau nên công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư gặp rất nhiều khó khăn. Thứ hai, thời gian từ khi thi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao thì phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Mặt khác, quá trình thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau nên thời gian để hoàn thành một công trình thường kéo dài. Các công việc được tiTrườngến hành tại các vùng Đại miền kháchọc nhau, Kinh diễn ra ngoài tế tr ờiHuế nên chịu tác động SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ rất lớn của các nhân tố môi trường, thiên nhiên. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý giám sát chặt chẽ để vừa đảm bảo tiến độ thi công của công trình, vừa đảm bảo chất lượng công trình, nhanh chóng hoàn thành và thu hồi vốn đầu tư. Điều đó sẽ hạn chế những tổn thất do ảnh hưởng của điều kiện xung quanh. Ngoài ra, lượng vốn đầu tư vào mỗi công trình cũng rất lớn, nếu thời gian kéo dài sẽ chịu nhiều thiệt hại do lạm phát. Thứ ba, sản phẩm hoàn thành đơn chiếc, thời gian thi công dài, khi hoàn thành thì được tiêu thụ ngay sau khi nghiệm thu không cần phải nhập kho như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giá của công trình thường được ấn định theo hợp đồng. Do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ vì nó đã được ấn định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Đặc điểm chung Bộ máy quản lý của công ty Liên Việt được tổ chức theo cơ cấu chức năng bao gồm các bộ phận: Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và Phó giám đốc. Các phòng kỹ thuật, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính. Ban chỉ huy công trình và các tổ đội. Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ cùng với chủ trương của Công ty Cổ phần xây dựng Liên Việt nên công ty có tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao nhằm nâng cao trình độ công tác quản lý. Đặc biệt là bộ máy quản lý tại công ty được tổ chức một cách tương đối gọn nhẹ nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH CÁC TỔ, ĐỘI Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. Chú thích: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ chức năng. Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty. 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty, được bổ nhiệm và giao quyền quản lý thực hiện phương án kinh tế - xã hội của công ty, là người điều hành trực tiếp, là người đại diện hợp pháp có quyền điều hành cao nhất, thay mặt cho nhân viên thực hiện nghĩa vụ đối với công ty, với nhà Trườngnước, có quyền quy Đạiết định tổhọcchức bộ Kinhmáy quản lý tếvà xây Huế dựng để đảm bảo có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu kinh tế cao. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công của các tổ đội, trực tiếp hoạt động quản lý thuộc chức năng của mình . Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức biện pháp quản lý, lập dự toán ở các công trình thi công. Đưa ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời theo dõi quá trình thi công của công trình. Phòng kế toán: Ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Theo dõi toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Đồng thời, phản ánh tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích của công ty. Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện xây dựng các mô hình tổ chức sắp xếp, bố trí nhân lực theo yêu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với mô hình sản xuất của công ty. Xây dựng các quy chế áp dụng các mặt quản lý của công ty trên cơ sở tổng hợp các ý kiến từ các phòng ban chức năng, đội xây lắp Tổ chức lưu trữ các công văn, các văn bản về chế độ chính sách đối với người lao động. Ban chỉ huy công trình và các tổ, đội: Là đơn vị thực hiện trực tiếp nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của công ty, thi công những công trình, hạng mục công trình, sửa chữa, đại tu máy móc, thiết bị của công ty và thực hiện nhiệm vụ bàn giao theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Để đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu kịp thời cho các cấp lãnh đạo, tham mưu cho giám đốc trong các chiến lược tài chính của doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời, mọi chi phí sản xuất phát sinh, kế toán tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung nhằm phát huy các ưu điểm của loại hình này. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN CÔNG KẾ TOÁN THANH KẾ TOÁN CÔNG CỤ TOÁN VÀ THỦ QUỶ DỤNG CỤ NỢ VÀ TGNH Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. Chú thích : : Quan hệ chức năng. : Quan hệ trực tuyến. Nguồn: Phòng kế toán của công ty. 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận kế toán Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu các hoạt động tài chính cho giám đốc, trực tiếp lãnh đạo các nhân viên kế toán trong công ty. Trực tiếp điều hành, hướng dẫn, kiểm tra công tác thu thập và xử lý chứng từ. Kiểm soát và phân tích tình hình vốn của công ty. Cuối tháng, kế toán trưởng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu và lập báo cáo để báo cáo cho lãnh đạo và các cơ quan chủ quản cấp trên. Kế toán công nợ và TGNH: Theo dõi tình hình biến động của tiền gửi, tiền vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các cá nhân và tổ chức. Kế toán thanh toán và thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi các khoản tiền mặt của công ty, ghi chép kế toán vốn bằng tiền (thu chi quỹ tiền mặt). Mở sổ công nợ thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, lập BHXH, BHYT, và các khoản thanh toán khác. Kế toán công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ rà soát toàn bộ chứng từ, số liệu trước khi trình cho kế toán trưởng và giám đốc ký chứng từ kế toán. Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế liênTrường quan đến công cụ Đạidụng cụ. học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 2.1.5. Hình thức và chế độ kế toán áp dụng 2.1.5.1. Hình thức kế toán áp dụng Do đặc điểm quy mô sản xuất của công ty và xuất phát từ yêu cầu quản lý nên công ty đã áp dụng hình thức: “Chứng từ ghi sổ” Chứng từ kế toán B ng t ng h p ch ng t ả ổ ợ ứ ừ Sổ thẻ kế toán chi g c cùng lo i Sổ quỹ ố ạ tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi Sổ cái tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tại công ty Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi hàng tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Trình tự luân chuyển chứng từ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đTrườngã được kiểm tra, đưĐạiợc dùng họclàm căn cKinhứ ghi sổ, kế toántế lậHuếp chứng từ ghi sổ. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu , kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 2.1.5.2. Chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty a. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND) b. Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. c. Các phương pháp kế toán liên quan Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. ThờTrườngi gian khấu hao Đại TSCĐ học và tỷ lệ Kinhkhấu hao áptế d ụHuếng theo thông tư 45/2013/TT – BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp thực tế đích danh. 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty cỏ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt 2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt Sản phẩm xây lắp của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian thi công để hoàn thành sản phẩm có giá trị sử dụng thường dài. Không chỉ vậy tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm đã được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Vì vậy, công ty phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng công trình. Mỗi công trình đều được tiến hành thi công theo gói thầu, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và thiết kế kỹ thuật của công trình đó. Khi thực hiện các gói thầu công ty phải bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. 2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt mang đặc thù của ngành xây dựng cơ bản do đó quá trình sản xuất thi công công trình có tính liên tục đa dạng, kéo dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm sản xuất thi công khác nhau. Do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình liên tục khép kín từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện và bàn giao côngTrường trình. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Mua vật tư, tổ chức công nhân Tổ chức thi Nghiệm thu Nh n th u ậ ầ công bàn giao công trình Lập kế hoạch thi công Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự thực hiện công trình tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt. Các giai đoạn thực hiện công trình của công ty được tiến hành tuần tự theo các bước sau: Nhận thầu: Công ty thông qua đấu thầu sau khi trúng thầu tiến hành nhận thầu, ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (bên A), trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết. Lập kế hoạch thi công: Công ty tiến hành lập dự toán về các khoản chi phí cần thiết để thực hiện thi công công trình. Công ty nhận bản thiết kế từ chủ đầu tư giao cho phòng kỹ thuật để tổ chức lập kế hoạch thi công công trình. Mua vật tư, tổ chức thi công nhân: Công ty tiến hành mua sắm vật tư, thiết bị cần thiết cho quá trình thi công, tổ chức đội thi công của công ty và thuê ngoài thêm công nhân thời vụ cho việc thi công công trình. Tổ chức thi công: Công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công công trình, khoan sụt, khảo sát địa hình địa chất để lấy mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thi công, cung cấp vật tư, xây dựng, lắp ráp hoàn thiện công trình. Nghiệm thu bàn giao công trình: Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của tư vấn giám sát, chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công, công ty tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành và quyết toán hợp đồng xây dựng với chTrườngủ đầu tư. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, máy thi công, khấu hao TSCĐ, tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý công trình và các chi phí khác trong kỳ hạch toán của công ty phục vụ cho quá trình sản xuất thi công công trình trong kỳ. Chi phí sản xuất tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt được phân thành 3 loại: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung. Công ty không có chi phí sử dụng máy thi công như những doanh nghiệp xây lắp bình thường. Chi phí NVL trực tiếp: Gồm chi phí NVL chính như cát, đá, gạch, sắt, thép, xi măng các loại, chi phí NVL phụ như đinh, dây các loại, nhiên liệu như xăng, dầu xuất dùng cho công trình. Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia vào công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị trong công trình xây dựng. Chi phí sản xuất chung : Là các chi phí trực tiếp khác và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công trường thi công. 2.2.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí Để đảm bảo cho việc tính giá thành đầy đủ và chính xác đòi hỏi phải tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây lắp và phù hợp với loại hình sản xuất của công ty là sản phẩm đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tập hợp với từng công trình, từng hạng mục công trình. Các khoản chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng hạch toán chi phí và theo khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. ChiTrường phí sản xuất chung. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Chi phí được tập hợp không phụ thuộc vào quá trình thi công công trình, các chi phí trực tiếp được hạch toán riêng cho từng công trình, chi phí gián tiếp được tập hợp và phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức tỷ trọng công trình trên doanh thu. Doanh thu công trình X Chi phí công trình X = ×Chi phí cần phân bổ Tổng doanh thu các công trình Nguồn: Phòng kế toán của công ty 2.2.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ của công ty sử dụng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành, tuy nhiên để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt cũng tự lập một số mẫu chứng từ riêng ví dụ như các sổ chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình. Danh mục chứng từ kế toán mà công ty sử dụng gồm có: Hàng tồn kho: Phiếu xuất kho; Phiếu nhập kho; Phiếu báo vật còn lại cuối kỳ; Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng kê mua hàng; Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Bảng kiểm kê quỷ; Bảng kê chi tiền. Tiền lương: Bảng chấm công; Hợp đồng giao khoán; Bảng thanh toán tiền lương; Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh toán TSCĐ; Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chửa lớn hoàn thành; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. 2.2.5. Tổ chức hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản của công ty cổ phần kỹ thuật Liên Việt theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Bên cạnh đó, công ty áp dụng kế toán trên máy tính, ngoài những TK có sẵn trong phần mềm kế toán như TK 111, 112, 152, 153, 211, 331 công ty còn mở thêTrườngm các TK chi tiế t Đạicho từng học công trình, Kinh hạng mụ c tếcông Huế trình, phù hợp với tình hình sản xuất và yêu cầu quản lý. SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ 2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trong phạm vi đề tài này, do thời gian và kiến thức hạn chế nên em xin được trình bày về một sản phẩm của công ty đó là công trình ‘Xưởng may Valeyview’. Công trình này do Công ty cổ phần thiết bị cơ điện Đà Nẵng làm chủ đầu tư và công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Liên Việt tham gia đấu thầu và đã trúng thầu với giá trị hợp đồng (gồm cả phụ lục hợp đồng) là 130.512.026 đồng, Công ty là nhà thầu xây dựng chính, bắt đầu thực hiện thi công công trình và hoàn thành nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng vào đúng như hợp đồng đã ký kết vào ngày 17/11/2015 giữa hai bên. Địa điểm tổ chức thi công công trình là lô 1-3, đường số 2, KCN An Đồn, TP.Đà Nẵng. Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC kế toán sẽ ghi nhận chung các khoản mục chi phí sản xuất vào TK 154 mà không qua các TK 621, 622, 623, 627 và TK 154 được kế toán công ty chi tiết thành TK 1541(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), TK 1542 (Chi phí nhân công trực tiếp), TK 1548 (Chi phí sản xuất chung) và được tập hợp riêng cho từng công trình và hạng mục công trình. 2.2.6.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trong công ty là toàn bộ số tiền bỏ ra để mua nguyên vật liệu và các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu không bao gồm chi phí nguyên vật liệu đã tính vào chi phí chung và chi phí máy thi công. Chi phí NVL trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành xông trình nên việc hạch toán phải chính xác và đầy đủ. NVL chính của công trình ‘Xưởng may Valeyview’ gồm: cát, đá, xi măng, gạch, sơn, bột maic Chi phí nguyên vật liệu được tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh số lượng, giá trị vật tư xuất kho cho công trình, hạng mục công trình đó. Đối với công trình ‘Xưởng may Valeyview’, các khoản chi phí NVL trực tiếp phát sinh cho công trình này được tập hợp trên cơ sở các Hóa đơn GTGT phản ánh số lượng, giá trị NVL xuất dùng cho công trình này. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Chủng loại vật tư trong công ty rất đa dạng, do vậy để quản lý tốt việc xuất nhập vật tư, cũng như vật tư xuất dùng trực tiếp công ty đã xây dựng hệ thống danh điểm vật tư dựa trên phần mềm kế toán của công ty. Tại công trình thi công, NVL được công ty quản lý tập trung, NVL trực tiếp phục vụ cho thi công do công ty xuất kho hoặc mua chuyển thẳng đến công trình mà không qua nhập kho. Đối với công trình ‘ Xưởng may Valeyview’ để đơn giản các nghiệp vụ, nguyên vật liệu chủ yếu được chuyển thẳng đến công trình mà không qua nhập kho. Trên thực tế tại doanh nghiệp, khi vật liệu được chuyển đến công trình, đội trưởng chỉ kiểm tra số vật liệu đúng như trong Phiếu đề nghị cấp vật tư và ký vào Sổ bán hàng từ nhà cung cấp đưa đến, còn hóa đơn sẽ được chuyển đến sau cho kế toán công ty, sau khi nhận được hóa đơn giá trị gia (liên 2) tăng từ nhà cung cấp chuyển đến thì kế toán mới lập giấy xác nhận vật liệu. Trường hợp mua nguyên vật liệu đã trả bằng tiền mặt Ngày 21/11/2015, Công trình ‘Xưởng may Valeyview’ có nhu cầu sử dụng xi măng nên đội trưởng tiến hành lập phiếu đề nghị cấp vật tư trình lên kế toán trưởng (giám đốc) ký duyệt. Biểu 2.1 Phiếu đề nghị cấp vật tư Công ty CP kỹ thuật XD Liên Việt PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ Kính gửi: Ban Giám Đốc Công ty CP kỹ thuật XD Liên Việt. Lý do: Cấp vật tư công trình Xưởng may Valeyview Đề nghị cung cấp các vật tư sau: STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Xi măng Tấn 10 Kim Đỉnh PCB 40 Ngày 21 tháng 11 năm 2015 Người duyệt Kỹ thuật Người đề nghị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Hồ Công Đăng Đoàn Văn Phương Tạ Ngọc Lễ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Sau đó tiến hành mua nguyên vật liệu (theo hình thức trả bằng tiền mặt) đưa tới công trình. Tại đây, đội trưởng đội thi công sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu và xác nhận vào sổ bán hàng của nhà cung cấp ( Hóa đơn GTGT chưa được nhà cung cấp xuất). Sau đó ngày 03 tháng 12, hóa đơn GTGT được chuyển tới công ty, kế toán tiền hành kiểm tra đối chiếu số lượng, chủng loại vật liệu trong giấy đề nghị cấp vật tư với hóa đơn, sau đó tiến hành lập giấy xác nhận vật liệu. Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Liên 2: giao cho người mua Ký hiệu: TT/15P Ngày 3 tháng 12 năm 2015 Số: 0001569 Đơn vị bán hàng: DOANH NGHỆP TƯ NHÂN TM & DVXD THẢO THÚ Mã số thuế: 0400204833 Địa chỉ: 09 Lê Trọng Tấn, P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng Điện thoại: 0511.368954 Fax: 05111.3683954 Số tài khoản: 20162110400214 tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – CN Chi Lăng Đà Nẵng Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty CP Kỹ thuật xây dựng Liên Viêt Mã số thuế: 0400537950 Địa chỉ: 19 Đống Đa, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng, Việt Nam Hình thức thanh toán: Tiền mặt Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xi măng Kim Đỉnh PCB 40 Tấn 10 1.327.272,7 13.272.727 Cộng tiền hàng: 13.272.727 Thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT 1.327.273 Tổng cộng tiền hàng 14.600.000 Số tiền bằng chữ: Mười bốn triệu,sáu trăm ngàn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bán hàng qua điện thoại Nguyễn Thị Lan Anh Vũ Văn Thú Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.3: Giấy xác nhận vật liệu Công ty CP Kỹ thuật XD Liên Việt GIẤY XÁC NHẬN VẬT LIỆU Ngày 03 tháng 12 năm 2015 Số 002 Công trình: Xưởng may Valeyview Người giao: Doanh nghiệp tư nhân TM & DVXD Thảo Thú Người nhận: Trương Tuấn, Đội trưởng công trình Đã nhận đủ số lượng vật tư đưa vào công trình dưới đây: STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Chất tính lượng 1 Xi măng Kim Đỉnh PCB 40 tấn 10 1.327.272,7 13.272.727 Tốt 13.272.727 Tôi hoàn toàn chịu trách trước Giám đốc công ty về số lượng cũng như chất lượng vật tư đưa vào công trình. Người nhận Người giao Đội trưởng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Tạ Ngọc Lễ Mai Văn Tính Trương Tuấn Sau đó, công ty nhận được giấy đề nghị thanh toán với nội dung thanh toán số tiền mua nguyên vật liệu cho hóa đơn ngày 3/12/2015. Biểu 2.4: Giấy đề nghị thanh toán Công ty CP Kỹ thuật XD Liên Việt CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc oOo GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN Kính gửi: - Ban giám đốc công ty - Kế toán trưởng Tôi tên là: Hồ Công Đăng Chức vụ: Hiện công tác tại : Công ty Liên Việt Đề nghị thanh toán số tiền: 14.600.000 đ ( Bằng chữ: Mười bốn triệu, sáu trăm ngàn đồng). Nội dung thanh toán: Thanh toán tiền cung cấp cát đá công trình Xưởng may Valeyview Ngày 3 tháng 12 năm 2015 Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Hồ Công Vẽ Nguyễn Thị Tuyết Hồng Trương Thị Ái Nhi Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Sau khi nhận được giấy đề nghị thanh toán từ nhà cung cấp là doanh nghiệp Thảo Thú, kế toán tiến hành lập phiếu chi và chi tiền. Biểu 2.5: Phiếu chi CTY CP KỸ THUẬT XD LIÊN VIỆT Nợ 133 1.327.273 Nợ 154 13.272.727 Có 1111 14.600.000 PHIẾU CHI Số: 0001 Ngày 03 tháng 12 năm 2015 Người nhận tiền: Hồ Công Đăng Địa chỉ: Công ty Liên Việt Lý do: TT tiền cung cấp cát đá công trình Valeyview. Số tiền: 14.600.000 đồng Viết bằng chữ: Mười bốn triệu, sáu trăm ngàn đồng. Chứng từ kèm theo: 1 chứng từ (0001596) Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Hồ Công Vẽ Nguyễn Thị Tuyết Hồng Trương Thị Ái Nhi Đã nhận đủ số tiền ( Viết bằng chữ) Thủ quỹ Người nhận tiền Cuối tháng 12 căn cứ vào phiếu chi kế toán lập bảng kê chứng từ ghi có TK1111. Bảng kê chứng từ ghi sổ TK 1111 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Ái Mỹ Biểu 2.6: Bảng kê chứng từ ghi có TK 1111 CTY CP KỸ THUẬT XD LIÊN VIỆT BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI CÓ TÀI KHOẢN 1111 Tháng 12 năm 2015 Tài khoản Chứng từ Ghi có tài khoản 1111, ghi nợ tài khoản Nội dung Số tiền khác Số Ngày 642 133 154 242 334 1121 Số tiền TK 0001 02/12 TT tiền xi măng CT 14.600.000 1.327.273 13.272.27 xưởng Valeyview . 0064 31/12 TT cước điện thoại 183.226 166.605 16.661 Tổng cộng 1.222.776.309 55.978.365 29.393.909 771.366.140 11.172.727 103.865.168 251.000.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC SVTH: Lê Thị Lệ Hà – K47B KTDN 54 Trường Đại học Kinh tế Huế