Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

pdf 146 trang thiennha21 25/04/2022 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế ĐOÀN THỊ KIM CHI Niên khóa : 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TrườngHọ và tên sinh Đạiviên: học KinhGiáo viên tế hướ ngHuế dẫn: Đoàn Thị Kim Chi ThS. Trần Thị Thanh Nhàn Lớp: K50A Kế toán Huế, 4/2020
  3. Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Quý thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính đã tận tình dạy bảo, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi, đó là hành trang, những món quà quý báu mà thầy cô đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học. Đặc biệt, để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Thị Thanh Nhàn – Cô giáo trực tiếp hướng dẫn tôi, người đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cần thiết trong quá trình thực tập tại Công ty và và tạo cơ hội cho tôi có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn bè, đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có nhiều cố gắng, đã bám sát nội dung và phương pháp nghiên cứu song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để khóa luTrườngận được hoàn thiệ nĐại hơn. học Kinh tế Huế Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Kim Chi I
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CĐKT Cân đối kế toán CSKD Cơ sở kinh doanh DN Doanh nghiệp DT Doanh thu GTGT Giá trị gia tăng HĐ Hóa đơn HHDV Hàng hóa dịch vụ HTKK Hỗ trợ kê khai KQKD Kết quả kinh doanh KHCN Khoa học công nghệ NCC Nhà cung cấp NSNN Ngân sách nhà nước SDCK Số dư cuối kỳ SDĐK Số dư đầu kỳ SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TrườngUBNN Đại họcỦy ban nhân Kinh dân tế Huế UNC Ủy nhiệm chi II
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình biến động lao động của Công ty từ năm 2017 - 2019 45 Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2017-2019 46 Bảng 2.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2017-2019 48 Biểu 2.1: Hóa đơn Giá trị gia tăng đầu vào số 0000479 58 Biểu 2.2: Phiếu nhập kho 59 Biểu 2.3: Trích sổ chi tiết TK 1331 60 Biểu 2.4: Trích sổ cái TK 1331 61 Biểu 2.5: Chứng từ ghi sổ 62 Biểu 2.6 Trích bảng kê HĐ, chứng từ mua vào tháng 11/2019 63 Biểu 2.7: Trích hóa đơn Giá trị gia tăng số 0001906 71 Biểu 2.8: Trích sổ chi tiết TK 33311 72 Biểu 2.9: Trích sổ cái TK 33311 73 Biểu 2.10: Chứng từ ghi sổ 74 Biểu 2.11: Trích Bảng kê HĐ, chứng từ HHDV bán ra tháng 11/2019 75 Biểu 2.12: Trích tờ khai thuế giá trị gia tăng 77 Biểu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 3334 85 Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 3334 86 Biểu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 8211 87 Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 8211 88 Biểu 2.17: Trích tờ khai Thuế TNDN năm 2019 94 Biểu 2.18:Trường Phụ lục kết qu ảĐạihoạt động học sản xuất kinhKinh doanh tế Huế 96 III
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với HHDV mua vào trong nước 28 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu 29 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra 30 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành 33 Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 35 Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế 38 Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông 41 và Xây dựng Thừa Thiên Huế 41 Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy 43 Lưu đồ 2.1: Lưu đồ chứng từ của quá trình mua hàng 56 Lưu đồ 2.2: Lưu đồ chứng từ của quá trình bán hàng 69 Trường Đại học Kinh tế Huế IV
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT II DANH MỤC BẢNG, BIỂU III DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ IV PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 I.4. Phương pháp nghiên cứu 3 I.5. Kết cấu đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Đặc điểm của thuế 7 1.1.3. Chức năng, vai trò của thuế 8 1.1.4. Thuế GTGT và thuế TNDN 9 1.1.4.1 Thuế GTGT 9 1.1.4.2. Thuế TNDN 17 1.1.5. TrườngNhiệm vụ của kế toán Đại thuế GTGT học và thu Kinhế TNDN tế Huế 26 1.1.5.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT 26 1.1.5.2. Nhiệm vụ của kế toán TNDN 26 1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 26 1.2.1. Kế toán thuế GTGT 26 1.2.2. Kế toán thuế TNDN 31 1.2.3. Tổ chức sổ sách kế toán 33 V
  8. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 36 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 36 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế .36 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 36 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh 37 2.1.3.1 Chức năng 37 2.1.3.2 Nhiệm vụ 37 2.1.3.3 Các lĩnh vực hoạt động 37 2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 37 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 37 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 38 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 41 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 41 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 41 2.1.5.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 43 2.1.6. Phân tích năng lực kinh doanh của công ty (lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả kinh doanh) 45 2.1.6.1. Tình hình lao động giai đoạn 2017 -2019 45 2.1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2017 -2019 46 2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017- 2019 48 2.2. ThTrườngực trạng công tác kĐạiế toán thu ếhọcGTGT vàKinh thuế TNDN tếtại Công Huế ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 50 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 50 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT 50 2.2.1.2. Chứng từ sử dụng 51 2.2.1.3. Tài khoản sử dụng 51 2.2.1.4. Sổ kế toán sử dụng 51 VI
  9. 2.2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN 81 2.2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác thuế TNDN 81 2.2.2.2. Chứng từ sử dụng 82 2.2.2.3. Tài khoản sử dụng 82 2.2.2.4. Số kế toán sử dụng 82 2.2.2.5. Thực trạng kế toán thuế TNDN 83 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 99 3.1. Nhận xét, đánh giá công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 99 3.1.1. Ưu điểm 99 3.1.2. Nhược điểm 100 3.2. Nhận xét, đánh giá công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 100 3.2.1. Ưu điểm 100 3.2.2. Nhược điểm 102 3.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 103 3.3.1. Một số giải pháp chung đối với công tác kế toán 103 3.3.2. Giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 103 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 1.1 Kết luận 105 1.2 KiTrườngến nghị Đại học Kinh tế Huế 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC VII
  10. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Lý do chọn đề tài Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, con đường đổi mới đã và đang phát huy hiệu quả, nền kinh tế đất nước ngày một phát triển đi lên. Một trong những nguyên nhân góp phần quan trọng vào thắng lợi đó là việc sử dụng công cụ chính sách thuế của Nhà nước. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là một vấn đề bức thiết mang tính khách quan đối với tất cả các quốc gia. Vì vậy vai trò của thuế ngày nay không chỉ dừng ở chỗ đảm bảo nguồn thu cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, mà nó còn phải đảm bảo vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế quốc gia ngày một phát triển. Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước mà còn là sự phản ánh rõ nét đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng phát triển cho từng ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi, đồng thời, hạn chế đầu tư sản xuất đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp. Tuy nhiên, có tác động hạn chế hay khuyến khích của thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chỉ giới hạn trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Do đó để phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhà nước đã hết sức linh động trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế. Ở nước ta, hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thị trường ở nước ta, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX ngày 10/5/1997 và chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay cho Luật thuTrườngế doanh thu, thuế lĐạiợi tức trư họcớc đây. Trong Kinh những nămtế qua, Huế Nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hai sắc thuế này. Việc sửa đổi các chính sách thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Từ khi ra đời cho đến nay thuế GTGT cũng như thuế TNDN luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thuế. Từ khi chúng ta áp dụng luật thuế GTGT, thuế TNDN đã có nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như: Đảm bảo nguồn thu 1
  11. cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT giúp các doanh nghiệp tính ra số thuế GTGT phải nộp cho nhà nước để các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT, thuế TNDN giúp doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT, thuế TNDN được hoàn lại hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuế phát sinh chủ yếu và thường xuyên, hằng năm đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó, tổ chức công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trở nên rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và mong muốn hệ thống lại kiến thức đã được học về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế tôi đã quyết định chọn đề tài “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ ” để thực hiện nghiên cứu và làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài  Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN từ đó nhằm đề xuất Trườngmột số giải pháp góp Đại phần năng học cao công Kinh tác kế toán thutếế tạHuếi Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.  Mục tiêu cụ thể Khóa luận được thực hiện nhằm hướng đến ba mục tiêu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế GTGT và thuế TNDN để làm khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. 2
  12. - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. - Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế, cụ thể tại phòng tài chính – kế toán của Công ty. - Phạm vi thời gian: + Phạm vi thời gian của đề tài nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện từ ngày 30/12/2019 đến ngày 20/04/2020. + Phạm vi thời gian của số liệu nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tổng quan về tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn và kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua ba năm gần đây (2017-2019). Nghiên cứu công tác kế toán thuế GTGT tháng 11 năm 2019 và thuế TNDN năm 2019. - Phạm vi nội dung: Công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. I.4. Phương pháp nghiên cứu ĐTrườngể có thể hoàn thành Đại đề tài n ghọchiên cứu , Kinhtôi đã phải áptế dụ ngHuế hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu, cụ thể:  Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan: Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu về tình hình lao động, bảng CĐKT, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2017-2019; các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ phát sinh: Hợp đồng, hóa đơn GTGT mua vào, phiếu nhập kho, phiếu kế toán (đối với 3
  13. HHDV mua vào); hóa đơn GTGT bán ra, biên bản nghiệm thu, phiếu giao nhận ống cống (đối với HHDV bán ra). Và các chứng từ khác liên quan đến công tác thuế GTGT: bảng kê HHDV bán ra và mua vào, tờ khai thuế GTGT, giấy nộp tiền; thuế TNDN: tờ khai quyết toán thuế TNDN, phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh, giấy nộp tiền; sổ sách: sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 1331, 33311, 8211, 3334 và chứng từ ghi sổ. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: Tham khảo tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế (đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác kế toán giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh và “Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế ” của tác giả Nguyễn Thị Nhãn); văn bản Pháp luật (Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, Luật thuế số 31/2013/QH13, Luật thuế số 71/2014/QH13; Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật thuế số 32/2013/QH13), các Thông tư (về thuế GTGT: Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC; về thuế TNDN: Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC), Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và thuế TNDN. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN cũng như làm rõ mọi thắc mắc trong quá trình thực tập tại đơn vị thông qua việc trao đổi với toàn bộ kế toán tại Công ty, đặc biệt là kế toán tổng hợp phụ trách về kế toán thuế. Phương pháp này được thực hiện thường xuyên và trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. - Phương pháp quan sát: Là quá trình quan sát và ghi chép lại những công việc mà kế toánTrường Công ty thực hiĐạiện như: Chọcập nhật chKinhứng từ vào phtếần mHuếềm, đối chiếu sắp xếp chứng từ trong quá trình làm việc, cách kê khai và nộp thuế trên phần mềm.  Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Cụ 4
  14. thể, so sánh tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả hoạt động SXKD qua ba năm từ 2017-2019. - Phương pháp chứng từ kế toán: Thu thập các bằng chứng kế toán để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra tại doanh nghiệp, ghi nhận, hạch toán theo các tài khoản đối ứng vào sổ kế toán có liên quan từ đó đối chiếu giữa sổ kế toán và chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích tách biệt từng quy trình kế toán thuế GTGT và thuế TNDN để nhìn nhận từng vấn đề được chi tiết và rõ ràng hơn. Từ đó làm căn cứ tổng hợp lại, rút ra các nhận định làm cơ sở đưa ra kết luận, đánh giá về công tác kế toán thuế tại đơn vị. I.5. Kết cấu đề tài Ngoài mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cấu đề tài gồm có ba phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phầnTrường Bê tông và Xây d ựĐạing Thừa Thọchiên Huế .Kinh tế Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị. I.6. Tổng hợp các đề tài liên quan Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu hai đề tài cùng lĩnh vực như sau: 5
  15. Đề tài 1: “Thực trạng công tác kế toán giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Trường đại học Kinh tế Huế. Đề tài 2: “Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thị Nhãn – Trường đại học Kinh tế Huế. Hai đề tài trên đã trình bày đầy đủ nội dung các phần, các thông tin, nội dung cần thiết của một đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi thì hai đề tài vẫn còn những thiếu sót nhất định, chưa khai thác sâu vấn đề cần nghiên cứu cụ thể như sau: + Chưa có lưu đồ luân chuyển chứng từ và giải thích quá trình luân chuyển chứng từ của quy trình bán hàng và quy trình mua hàng tại đơn vị thực tế. + Chỉ đưa tờ khai quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN nhưng chưa giải thích được các chỉ tiêu được trình bày trên tờ khai. + Cả hai đề tài đều trình bày hai đến ba nghiệp vụ mua hàng và bán hàng nhưng chưa thể hiện được việc nhập liệu nghiệp vụ trên phần mềm kế toán của Công ty và chưa đưa các màn hình nhập liệu trên phần mềm. + Chưa trình bày các bước mà kế toán tại đơn vị nhập liệu trên phần mềm kế toán, kê khai thuế trên phần mềm HTKK và nộp thuế như thế nào. + Không có trình bày phần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tại Công ty. Hiểu và nhận thấy được những thiếu sót của các đề tài mà tôi đã nghiên cứu nên với đề tàiTrườngthực trạng công tácĐạikế toán họcthuế GTGT Kinh và thuế TNDN tế tạHuếi Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế tôi đã khắc phục các nhược điểm trên và bổ sung đầy đủ các nội dung để đi sâu làm rõ thực trạng kế toán thuế tại đơn vị. 6
  16. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế 1.1.1. Khái niệm Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. (Trích từ TS. Lê Quang Cường & TS. Nguyễn Kim Quyến (1976), giáo trình Thuế 1) 1.1.2. Đặc điểm của thuế Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước: Tính bắt buộc của thuế thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế thì buộc phải chuyển giao một phần tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, nếu không thực hiện thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết. Còn đối với cơ quan thu thuế buộc phải thực hiện việc thu thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ là như nhau mà không được có sự ưu tiên với bất kì người nộp thuế nào. Thứ hai, thuế gắn với quyền lực nhà nước: Để thuế phát huy vai trò của mình đối với xã hội thì Nhà nước đã pháp luật hóa thuế thành hệ thống pháp luật, từ đó buộc mọi cá Trườngnhân phải tuân thủ. ĐạiChỉ gắn vhọcới yếu tố Kinhquyền lực th ì tếthuế mớiHuế đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước. Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp: Thuế là khoản bắt buộc mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước khi có những điều kiện nhất định. Khi nộp thuế người nộp sẽ không được nhận lại một số tiền tương đương với khoản thuế đã nộp mà chỉ nhận được những lợi ích không thể xác định dưới dạng vật chất như: yên 7
  17. bình xã hội, sự phát triển kinh tế đó là tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Số tiền thuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ hưởng lợi ích của người nộp thuế. 1.1.3. Chức năng, vai trò của thuế a. Chức năng - Chức năng phân phối và phân phối lại: Là chức năng cơ bản đặc thù của thuế. Nhà nước dùng tiền thu từ thuế để tái đầu tư và phân phối thu nhập trong toàn xã hội - Chức năng điều tiết nền kinh tế: Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. b. Vai trò Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước: Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước thì vai trò quan trọng này thuộc về thuế. Thuế luôn được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó xuất phát từ chức năng điều tiết của thuế, lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và với doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Việc điều chỉnh chính sách thuế cũng góp phần hình thành cơTrường cấu ngành hợp lý theoĐại yêu c ầhọcu phát tri ểKinhn nền kinh tế tếtrong Huếtừng giai đoạn. Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối: Trong các chính sách, vai trò của thuế, Nhà nước đã xác định đối tượng điều tiết khác nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau. Sự bình đẳng của chính sách thuế sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội làm ăn có hiệu quả, có năng suất cao phải được thu nhập cao hơn. Vai trò phân phối lại của thuế được 8
  18. thực hiện thông qua việc Nhà nước sử dụng tiền thuế để sản xuất ra HHDV công phục vụ tiêu dùng chung cho toàn xã hội. Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng một phần tiền thuế để trợ cấp, thực hiện điều hòa thu nhập xã hội. Thứ tư, ngoài những vai trò của thuế nêu trên thuế còn có vai trò là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh: Thông qua khai báo thuế của các doanh nghiệp, thông qua công tác kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế, có thể kiểm tra kiểm soát và nắm được thực trạng các hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế, khai báo sai với tình hình SXKD trong thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động SXKD và nâng cao vai trò giám sát hoạt động SXKD trong xã hội của cơ quan thuế. 1.1.4. Thuế GTGT và thuế TNDN 1.1.4.1 Thuế GTGT a. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế GTGT  Khái niệm Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của giá trị hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. (Trích từ Điều 2 của luật số 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008)  Đặc điểm Thứ nhất, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Thứ hai, thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụTrườngtrong các khâu của quáĐại trình từhọcsản xuấ t,Kinh lưu thông đ ếntế tiêu Huếdùng. Thứ ba, thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu hết các HHDV được tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Thứ tư, thuế GTGT có tính chất lũy thoái. Thứ năm, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. 9
  19.  Vai trò Thuế GTGT đóng vai trò rất quan trọng trong lưu thông hàng hóa và quản lý kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trên thị trường quốc tế. Cụ thể như sau : + Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT. + Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN: Thuế GTGT tạo ra được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN, chiếm tỷ trọng ổn định. + Thuế GTGT không trùng lắp: Do chỉ tính dựa trên phần giá trị tăng thêm của HHDV, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước đó. + Thuế GTGT giúp khuyến khích xuất khẩu: HHDV thông qua thuế suất 0% doanh nghiệp xuất khẩu HHDV không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước đó nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. + Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua Ngân hàng: Tạo điều kiện chống thất thu thuế do việc khấu trừ thuế GTGT thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào thúc đẩy DN hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào và thực hiện tốt chế độ hóa đơn chứng từ, hạch toán kế toán. b. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế  ĐốTrườngi tượng chịu thuế Đại học Kinh tế Huế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ đối tượng không chịu thuế. Đối tượng không chịu thuế: Theo Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC đã sửa đổi bổ sung theo Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 151/2014/TT-BTC, 10
  20. Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC có 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (xem phụ lục số 01)  Đối tượng nộp thuế Tổ chức, cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là CSKD) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. b. Căn cứ và phương pháp tính thuế  Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất: + Giá tính thuế: Theo điều 7 Luật thuế số 13/2008/QH12 bổ sung sửa đổi một số điều từ Luật thuế số 31/2013/QH13, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 219//2013/TT- BTC (xem phụ lục số 02) + Thuế suất: Theo điều 8 Luật 13/2008/QH12 và một số sửa đổi bổ sung từ Luật 31/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13 (hiệu lực từ 01/01/2015) và Luật số 106/2016/QH13 (xem phụ lục số 03) Phương pháp tính thuế GTGT có hai phương pháp cụ thể như sau:  Phương pháp khấu trừ + Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: a) CSKD đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy địnhTrường của pháp luật về kĐạiế toán, hóa học đơn, ch ứKinhng từ, trừ hộ ,tế cá nhân Huế kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp. b) CSKD đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp. 11
  21. c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. + Cách tính: Số thuế GTGT = Số thuế GTGT - Số thuế GTGT đầu vào phải nộp đầu ra được khấu trừ (Trích Khoản 5, Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC) Trong đó: Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.  Phương pháp trực tiếp: Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. ĐốTrườngi với các hoạt động Đại sản xuất, họckinh doanh Kinh khác : tế Huế Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được xác định bằng số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ % + Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức 12
  22. ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ. Hộ, cá nhân kinh doanh. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp HHDV để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: Phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%. Hoạt động kinh doanh khác là 2%. c. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế  Đăng ký CSKD kể cả chi nhánh của hàng trực thuộc CSKD chính phải đăng ký nộp thuế với CụcTrường thuế hoặc Chi cục Đại thuế về địahọc điểm, ngKinhành nghề kinh tế doanh, Huế lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế. CSKD nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nếu thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán thì tự nguyện đăng ký áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì cơ quan thuế sẽ xem xét giải quyết để thực hiện. 13
  23. - Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Các CSKD đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành nghề kinh doanh, sáp nhập, giải thể, hợp nhất, chia, tách có tổ chức cửa hàng, chi nhánh, phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là năm (05) ngày trước khi có sự thay đổi đó. - Cơ sở hoạt động sản xuất ở một địa phương này nhưng có trụ sở, văn phòng giao dịch làm thủ tục bán hàng ở một địa phương khác thì cơ sở bán hàng cũng phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi bán hàng. - Những CSKD thương nghiệp, dịch vụ có chi nhánh cửa hàng ở các địa phương khác nhau thì từng chi nhánh, cửa hàng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đặt chi nhánh, cửa hàng. - Cơ sở xây dựng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở, đồng thời phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng công trình. - Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể cá nhân phải trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh. - Về việc cấp mã cho đối tượng nộp thuế: Các CSKD đã thực hiện nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho CSKD theo chế độ quy định về việc cấp mã số cho đối tượng nộp thuế.  Kê khai  Thời điểm khai thuế ThuTrườngế GTGT là loại thu Đạiế kê khai họctheo tháng Kinh trừ các trườ ngtế hợ p Huếsau đây: • Khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của 14
  24. năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. • Khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh. • Khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.  Hồ sơ khai thuế GTGT - Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT (Chỉ cần nộp tờ khai, không cần nộp các phụ lục kèm theo (Theo điều 5 luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015)). - Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT (nếu DN kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý thì theo tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT).  Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT: - Kê khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo. - Kê khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.  Nộp thuế CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai cho cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT vào NSNN, chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT kêTrường khai và thực hi ệĐạin nộp thu họcế theo thông Kinh báo của cơtế quan Huế thuế, chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo. Riêng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo mức khoán ổn định thì nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu. 15
  25.  Hoàn thuế - CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. - CSKD mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên thì được hoàn thuế của HHDV sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của HHDV mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. - Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư thì phải có phương án đầu tư được người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư phê duyệt. - Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu CSKD trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của HHDV xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. - CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyTrườngển đổi sở hữu, chuy Đạiển đổi doanh học nghi ệKinhp, sáp nhập, htếợp nhHuếất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. - Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. 16
  26. - Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh. - Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT. 1.1.4.2. Thuế TNDN a) Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN  Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, còn gọi là thuế thu nhập công ty hay thuế lợi tức ở nhiều quốc gia. Đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp) được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí cố liên quan đến việc hình thành doanh thu đó. (Trích từ TS. Lê Quang Cường & TS. Nguyễn Kim Quyến (1976), giáo trình Thuế 1)  ĐặTrườngc điểm Đại học Kinh tế Huế Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế trong kì của các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế. Thứ hai, thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của các CSKD nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. 17
  27. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.  Vai trò Là nguồn thu quan trọng của NSNN. Các chủ thể hoạt động SXKD, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho NSNN thông qua thuế TNDN ngày càng dồi dào. Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý. Là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy SXKD phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Là một trong công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định. b) Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế. Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN 2008 và Khoản 1 Điều 1 Luật thuế TNDN sửa đổi năm 2013 thì đối tượng nộp thuế TNDN (xem phụ lục số 04). c) Căn cứ và phương pháp tính thuế  Căn cứ tính thuế TNDN  Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất - TrưTrườngờng hợp DN n ếuĐại có trích họcquỹ phát triKinhển KHCN thìtế thu Huếế TNDN phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN = Thu nhập - Phần trích lập x Thuế suất phải nộp tính thuế quỹ KHCN thuế TNDN (Trích từ Điều 3 của Thông tư 78/2014/TT-BTC) 18
  28. Theo Điều 10 TT 78/2014-TT/BTC quy định về quỹ KHCN như sau: - DN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển KHCN của DN. DN tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển KHCN theo quy định trước khi tính thuế TNDN. - Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát KHCN không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì DN phải nộp NSNN phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó.  Thuế suất: - Thuế suất thuế TNDN là 20 %. - Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ DN có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài Chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. - Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm (bạch kim, vàng bạc, thiếc, đá quý, ) áp dụng thuế suất 50%. + Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế TNDN là 40%.  KỳTrườngtính thuế : Đại học Kinh tế Huế + Kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp DN áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì tính theo năm tài chính. + Kỳ tính thuế năm đầu tiên của DN mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sát nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, có thời gian ngắn hơn ba (03) tháng thì được cộng với kỳ 19
  29. tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó. b. Phương pháp tính thuế TNDN Thuế TNDN = Thu nhập - Phần trích lập x Thuế suất phải nộp tính thuế quỹ KHCN thuế TNDN (Trích từ Điều 3 của Thông tư 78/2014/TT-BTC) Thu nhập tính thuế Thu nhập = Thu nhập _ Thu nhập được _ Các khoản lỗ được kết tính thuế chịu thuế miễn thuế chuyển theo quy định (Trích từ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư 78/2014/TT-BTC) Thu nhập chịu thuế: Thu nhập = Doanh _ Chi phí hợp lý + Các khoản thu chịu thuế thu được trừ nhập khác (Trích từ Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 78/2014/TT-BTC)  Doanh thu tính thuế TNDN - Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà CSKD được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền, cụ thể: - Nếu CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì DT không bao gồm thuế GTGT. - TrườngNếu cơ sở nộp thu ếĐạiGTGT theo học phương Kinhpháp trực ti ếptế thì DTHuếlà khoản đã bao gồm thuế GTGT. - Trường hợp DN có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì DT để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo DT trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế TNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước. 20
  30.  Thời điểm xác định DT tính thuế: - Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua. - Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. + Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định DT tính thuế được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.  Chi phí hợp lý được trừ và chi phí không được trừ  Điều kiện để xác định khoản chi được trừ: + Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của DN theo quy định của Pháp luật. + Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật. + Đối với hoá đơn mua HHDV từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.  Các khoản chi không được trừ: + Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. + KhoTrườngản trích khấu hao Đại TSCĐ khônghọc đúng Kinh quy định củ atế Pháp Huếluật. + Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. + Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức. 21
  31. + Chi phí của DN mua hàng hóa không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ. + Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ chứng từ. + Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của Pháp luật. Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại các hồ sơ theo quy định của Pháp luật. Tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành SXKD. + Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. + Chi phụ cấp tàu xe nghỉ phép không đúng quy định của Bộ Luật Lao động. + Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính. + ThuTrườngế GTGT đầu vào Đại đã được khhọcấu trừ ho Kinhặc hoàn thu ế,tế thuế GTGTHuế đầu vào của TSCĐ là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định không được khấu trừ. Thuế TNDN trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN. Thuế thu nhập cá 22
  32. nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân. + Và một số khoản chi phí không được trừ khác.  Các khoản thu nhập khác: Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của DN (Điều 7, Thông tư 78/2014/TT-BTC).  Thu nhập được miễn thuế: Thu nhập được miễn thuế TNDN bao gồm các trường hợp sau đây theo quy định tại điều 8 thông tư 78/2014/TT- BTC và điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT – BTC: + Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã. Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. + Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập từ DT bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ DT bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Thời gian miễn thuế tối đa không quá một (01) năm, kể từ ngày bắt đầu có DT bán sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm Trườnghoặc sản xuất theo côngĐại ngh ệ họcmới lần đ ầKinhu tiên áp dụ ngtế tại ViHuếệt Nam. + Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp. 23
  33. + Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên. + Và một số khoản thu nhập khác.  Các khoản lỗ được kết chuyển: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì: - Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. - DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. - DN tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. d) Đăng ký, kê khai, quyết toán và nộp thuế  Đăng ký - CSKD có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký thuế GTGT. - CácTrường đơn vị trực thu ộĐạic CSKD phhọcải đăng kýKinh với cơ quan tế thu ếHuếtại địa phương nơi đóng trụ sở. - Các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc CSKD có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế riêng.  Kê khai - Khai tạm tính theo quý, không cần nộp tờ khai tạm tính. 24
  34. - Khai theo từng lần phát sinh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. - Khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN, giải thể, chấm dứt hoạt động.  Quyết toán - DN khai quyết toán thuế TNDN tại nơi có trụ sở chính, số thuế TNDN còn phải nộp được xác định bằng số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã nộp tại nơi có trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các CSKD phụ thuộc. - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. - Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN gồm : + Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN + Báo cáo tài chính năm + Phụ lục kèm theo (nếu có) + Phụ lục kết quả hoạt động SXKD mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 031B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN. + Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2A/TNDN. + Các Phụ lục khác (nếu có).  Nộp thuế - Hằng quý, căn cứ vào kết quả SXKD, DN thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN Trườngcủa quý. Thời hạn tĐạiạm nộp thuhọcế theo quýKinh chậm nhấ ttế là ngày Huế thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. - Cuối năm, nếu tổng số thuế tạm nộp trong kỳ thấp hơn số thuế TNDN phải nộp từ 20% trở lên thì DN phải nộp thêm số thuế chênh lệch, đồng thời phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp 25
  35. theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán. Trường hợp số thuế tạm nộp trong kỳ thấp hơn số thuế TNDN phải nộp dưới 20% mà DN chậm nộp so với quy định thì tính tiền nộp chậm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán. 1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 1.1.5.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT Theo dõi thuế GTGT đầu vào, đầu ra phát sinh trong tháng, việc theo dõi hai khoản thu này điều phải căn cứ vào hóa đơn GTGT. Lập Bảng kê hàng tháng bao gồm Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào và Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra và căn cứ để lập là hóa đơn GTGT. Kê khai thuế phải nộp hằng tháng và lập tờ khai thuế GTGT. Ghi sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 133, tài khoản 3331 và lập báo cáo thuế. 1.1.5.2. Nhiệm vụ của kế toán TNDN Kế toán phải tập hợp doanh thu, chi phí hợp lý các khoản thu nhập khác, trong kỳ để từ đó tính ra thu nhập chịu thuế và tính ra số thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Sau đó tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ cái TK 3334, TK 8211 và lập báo cáo thuế. Như vậy, công tác kế toán thuế giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, tránh việc bị truy thu thuế hay bị xử phạt vì nộp thuế chậm. Đồng thời giúp Nhà nước nhanh chóng trong việc bổ sung ngân sách từ việc thu thuế, cung cấp nguTrườngồn vốn kịp thời cho Đạicác hoạt đhọcộng kinh tếKinhxã hội phát tritếển ĐHuếất nước. 1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 1.2.1. Kế toán thuế GTGT Tại thực tế Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế áp dụng phương pháp kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên phần cơ sở lý luận tôi chỉ tập trung trình bày phương pháp này. 26
  36. 1.2.1.1.Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ a. Kế toán thuế GTGT đầu vào  Chứng từ sử dụng • Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL). • Bảng phân bổ khấu trừ thuế GTGT tháng (mẫu 01-4A/GTGT). • Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu • Giấy báo nợ và giấy báo có của ngân hàng. • Tờ khai thuế GTGT( mẫu 01/GTGT) • Phiếu gắn trừ công nợ • Sổ theo dõi thuế GTGT (Theo thông tư 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT , bãi bỏ bảng kê HHDV mua vào)  Tài khoản sử dụng Khi hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.  Kết cấu tài khoản Tài khoản 133 -Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ. - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn Số dư:TrườngSố thuế GTGT đầ uĐại vào còn đưhọcợc lại. Kinh tế Huế khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. TK này có hai TK cấp 2: + TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ: + TK 1332 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định 27
  37.  Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 133 Thuế GTGT được khấu trừ. - Sổ cái tài khoản 133 Thuế GTGT được khấu trừ.  Phương pháp hoạch toán 111, 112, 331 133 632, 242 (1) (4) 152, 156, 211 111, 112, 331 (5) (2) 152, 621, 627, 641 156,211 333 (6) 1 (3) 157 111, 112,331 (7) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với HHDV mua vào trong nước Giải thích: (1) Mua hàng hóa, nguyên liệu, tài sản cố định. (2) Mua dùng ngay cho các chi phí phát sinh khác phục vụ cho hoạt động SXKD (3) Mua hàng gửi đi bán không qua kho. (4)Trường Cuối kỳ kết chuy ểĐạin số thuế GTGThọc không Kinh được khấ utế trừ. Huế (5) Trả lại hàng bán. (6) Khấu trừ thuế GTGT. (7) Hoàn thuế GTGT. 28
  38. 112, 331 152, 156, 211 33312 133 (2) (1) 111, 112 3333, 33312 3333 (3) Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu Giải Thích: (1) Giá trị HHDV nhập khẩu (2) Thuế GTGT hàng nhập khẩu (3) Nộp thuế + Trường hợp DN được gia hạn nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, tức là chưa nộp thuế ngay, kế toán hạch toán Nợ TK 138 Có TK 33312 + Khi nộp thuế, nhận được biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán hạch toán: Nợ TK 133 Có TK 138 b. Kế toán thuế GTGT đầu ra  ChTrườngứng từ sử dụng Đại học Kinh tế Huế - Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3 LL). - Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra (Mẫu 01 – 1/GTGT). Lập nhưng không gửi cho cơ quan thuế - Phiếu xuất kho. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. 29
  39. - Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý.  Tài khoản sử dụng TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu  Kết cấu tài khoản: TK 3331 SDĐK: số thuế GTGT đã nộp thừa còn Số thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ đầu kỳ Khấu trừ thuế GTGT Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ Nộp thuế GTGT vào NSNN Được miễn giảm thuế Thuế GTGT hàng bán bị trả lại SDCK: số thuế GTGT đã nộp thừa vào Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ NSNN  Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 3331 Thuế GTGT phải nộp - Sổ cái tài khoản 33331 Thuế GTGT phải nộp  Phương pháp hoạch toán 133 TK 3331 111,112,131 (2 ) 111, 112 511, 711, 515 (1) Trường Đại(3 học Kinh tế Huế ) 711 (4) 111, 112 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra 30
  40. Giải Thích: (1) Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ; Doanh thu tài chính, thu nhập khác. (2) Khấu trừ thuế. (3) Nộp thuế. (4) Giảm thuế, hoàn thuế. 1.2.2. Kế toán thuế TNDN Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu của đề tài nên phần thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tôi chỉ có thể tìm hiểu về kế toán thuế TNDN hiện hành vậy nên phần cơ sở lý luận của đề tài tôi chỉ tập trung trình bày khoản mục này. 1.2.2.1. Kế toán thuế TNDN hiện hành Theo VAS 17, “Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành”.  Chứng từ sử dụng: Để theo dõi, hạch toán thuế TNDN kế toán phải sự dụng các chứng từ sau: - Tờ khai quyết toán thuế TNDN. - Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN. - Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước. - Các chứng từ liên quan khác.  TàiTrường khoản sử dụng: Đại học Kinh tế Huế - TK 3334 – Thuế TNDN. - TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành. 31
  41.  Kết cấu của hai tài khoản TK 3334 SDĐK: Số thuế TNDN còn phải nộp đầu kỳ. Số thuế TNDN đã nộp Số thuế TNDN phải nộp Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính. SDCK: Số thuế TNDN còn phải nộp. TK 8211 Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp năm. được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện Thuế TNDN của các năm trước phải nộp hành trong năm. bổ sung do phát hiện sai sót không trọng Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm yếu của các năm trước được ghi tăng chi do phát hiện sai sót không trọng yếu của phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện các năm trước được ghi giảm chi phí tại. thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. TK 8211 không có số dư.  SổTrườngsách kế toán Đại học Kinh tế Huế - Sổ chi tiết tài khoản 3334 và tài khoản 8211. - Sổ cái tài khoản 3334 và tài khoản 8211 32
  42.  Phương pháp hoạch toán (2) (1) (4a) (3) (4b) 111,112 3334 8211 911 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành Giải thích 1. Thuế TNDN tạm nộp hàng quý. 2. Nộp thuế. 3. Điều chỉnh thuế TNDN khi số thuế TNDN phải nộp số phát sinh Có. (4b) Kết chuyển chi phí thuế TNDN khi số phát sinh Nợ < số phát sinh Có. 1.2.3. Tổ chức sổ sách kế toán Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà DN áp dụng. Cụ thể tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và kế toán máy vậy nên ở phần cơ sở lý luận tôi chỉ tập trung vào hai hình thức này.  HìnhTrường thức kế toán Chứng Đại từ ghi học sổ gồm cóKinh các loại sổ kếtế toán Huế sau: - Chứng từ ghi sổ - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ - Sổ Cái - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 33
  43. Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phảiTrường bằng nhau, và số Đạidư của từng học tài kho ảnKinh trên Bảng Cântế đối Huế số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 34
  44. Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Chương 1 đã nêu lên tổng quan về đề tài nghiên cứu là kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Khái quát lại những lý thuyết cơ bản về thuế và kế toán thuế GTGT và thuế TNDN cTrườngũng như cập nhật Đại các thông học tư nghị địnhKinh đang đư ợctế áp Huế dụng hiện về thuế GTGT và thuế TNDN. Ngoài ra, trong chương một đã nêu khái quát được các chứng từ, sổ sách và các công việc kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. Từ đó làm cơ sở để so sánh sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế tại đơn vị. 35
  45. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Tên công ty: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock Company Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Điện thoại: (84) 0234.3812 945 Fax: (84) 0234.3820 217 Mã số thuế: 3300384426 cấp ngày 10/01/2006 bởi cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại diện theo pháp luật: Lê Minh Trí - Giám đốc công ty Vốn điều lệ: 18.000.000.000 đồng 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở xây dựng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tờ trình số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập xí nghiệp chuyên trách về Bê tông và Xây dựng. Năm 2006, xí nghiệp sản xuất Bê tông thuộc Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế đã tách riêngTrường thành Công ty CĐạiổ phần Bê học tông và XKinhây dựng Th ừtếa Thiên Huế Huế hoạt động độc lập với Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số 4204/QĐ – UBND ngày 12/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã sáu (06) lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký DN và lần điều chỉnh gần đây nhất nào ngày 07/01/2019. 36
  46. Đến nay, sau 14 năm hoạt động Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế vẫn đứng vững và phát triển mạnh trên thị trường Thừa Thiên Huế và thị trường các tỉnh lân cận. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Chức năng Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế chuyên sản xuất cung ứng ống bi và bê tông thương phẩm, bê tông tươi cho các công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi , vận chuyển thuê cho các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh. 2.1.3.2 Nhiệm vụ - Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của trình tự xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông. - Tạo việc làm cho cán bộ - công nhân lao động, cải thiện đời sống, thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh chế độ bảo hiểm bao gồm BHXH, BHYT cho người lao động. - Bảo toàn, phát triển tốt nguồn vốn, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho SXKD, đổi mới trang thiết bị để đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững. - Phải tạo sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý. 2.1.3.3 Các lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất cung ứng bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, ống công ly tâm các loại đây là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của Công ty. Ngoài ra Công ty còn xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng. Những công trình Công ty cung ứng được đánh giá chất lượTrườngng tốt, tiến độ đảm bĐạiảo, được họclòng tin t ừKinhphía khách hàng.tế Huế 2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Với mô hình này người lãnh đạo của tổ chức vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt của công việc và có toàn quyền quyết định. 37
  47. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRẠM BÊ XƯỞNG TỔ CHỨC KỸ THUẬT ĐỘI XE TÀI CHÍNH- TÔNG TỨ ỐNG CỐNG HÀNH KẾ HOẠCH MÁY KẾ TOÁN HẠ LY TÂM CHÍNH TIẾP THỊ Các thành viên liên kết Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Ghi chú Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  ĐạTrườngi hội đồng cổ đông Đại học Kinh tế Huế Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị, bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằng hình thức bỏ phiếu kín, mức cổ tức chia cho các loại cổ phần, 38
  48.  Hội đồng quản trị Là cơ quan đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn của Nhà nước và các cổ đông tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của cổ đông và Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội cổ đông.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và điều lệ Công ty đã thông qua, về công tác kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo kết quả kiểm tra tài chính và chấp hành điều lệ, các nghị quyết, quyết định của Công ty và Đại hội đồng cổ đông về mọi hoạt động của Công ty.  Giám đốc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động SXKD hàng ngày cho Công ty như phụ trách tổ chức nhân sự, tài chính của Công ty, quản lý sản xuất , căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho các thành viên trong ban Giám đốc về những công việc điều hành chuyên môn.  Phó giám đốc Phó giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để giúp Giám đốc điều hành công việc trong Công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.  Trạm bê tông Tứ Hạ: Bao gồm ba bộ phận chính với các chức năng: BãiTrường chứa cốt liệu: Là mĐạiột khoảng học đất trống Kinh để chứa cốt litếệu như Huế cát, đá, Hệ thống máy trộn bê tông: Bao gồm hệ thống thùng chứa liên kết với hệ thống định lượng dùng để xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cấu tạo nên bê tông. Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào thùng trộn và gồm máy bơm nước, máy bơm phụ gia, xi lô chứa xi măng, vít tải xi măng, thùng trộn bê tông, hệ thống khí nén. Hệ thống cung cấp điện: Cung cấp điện cho các động cơ và thiết bị trong trạm. 39
  49.  Xưởng ống cống ly tâm Xưởng ống cống ly tâm bao gồm hệ thống thiết bị, máy móc và đội ngũ công nhân thực hiện sản xuất sản phẩm ống cống các loại để cung cấp ra thị trường tiêu thụ.  Đội xe máy Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho khách hàng và các đơn vị thi công một cách nhanh chóng, kíp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ. Quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ Công ty phục vụ sản xuất và thi công trên công trường.  Phòng tổ chức hành chính + Công tác tổ chức lao động, tiền lương: Tham mưu về công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bố trí điều động, đề bạt, bỗ nhiệm, miễn nhiệm, tăng lương, khen thường, kỷ luật đối với cán bộ nhân viên; sắp xếp bộ máy Công ty, tổ chức thực hiện phân cấp quản lý cán bộ trong bộ máy điều hành. + Công tác hành chính: Lưu trữ công thư đến và đi, phát hành các loại tài liệu; quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo đúng nguyên tắc do Nhà nước quy định, quản lý hệ thống thông tin liên lạc, dụng cụ hành chính thiết bị văn phòng; thực hiện lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị định kỳ.  Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn Công ty đạt hiểu quả cao nhất; thực hiện nguyên tắc hoạt động tài chính kế toán theo Luật định; lập kế hoạch tài chính năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động tài chính, kế toán các đội, xưởng trực tiếp thao tác nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận trong Công ty tạo sự thống nhất trong thanh toán và hạch toán; tổng hợp và phân tích quyTrườngết toán hoạt động kinh Đại tế của Cônghọc ty hàng Kinh quý và năm tế. Huế  Phòng kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động SXKD của Công ty từng tháng, quý, năm và báo cáo thống kê. Tổng hợp, phân tích kế hoạch; quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất; thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất đầu tư phù hợp. 40
  50. Bộ phận kỹ thuật: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, công trình đảm bảo chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. Tổ chức tốt công tác thống kê ở xưởng sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động tiền lương cho công nhân. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty đóng vai trò quan trọng, đảm nhận việc ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty nhằm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo tài chính lên giám đốc và cơ quan quản lý thuế của Nhà nước. Phòng kế toán ở Công ty gồm sáu người. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán vật bán hàng, thanh tư, giá thành, Thủ quỹ công nợ toán HTK Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Ghi chú:Trường ĐạiQuan học hệ trự c Kinhtuyến tế Huế Quan hệ chức năng 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận  Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán cũng như các hoạt động của Công ty có liên quan đến tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty; tổ chức công tác kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế 41
  51. độ tài chính của Nhà nước; kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng; tổng hợp vốn kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, giám sát phần nghiệp vụ đối với các kế toán viên.  Kế toán tổng hợp: Giúp kế toán trưởng phụ trách tổng hợp về số liệu nhập, xuất hàng và xác định kết quả kinh doanh; Theo dõi và quản lý tình hình tăng giảm tài sản cố định của toàn doanh nghiệp, bảo quản, lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán, lập báo cáo nội bộ cho bên ngoài doanh nghiệp theo định kỳ báo cáo hoặc có yêu cầu đột xuất. Kế toán bán hàng, công nợ: Tổ chức ghi chép tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, kiểm tra và theo dõi các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả, các khoản dự phòng khó đòi của khách hàng; theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; thực hiện việc giám sát và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước.  Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền; thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; thực hiện việc giám sát và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước.  Kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho: Mở các sổ sách chi tiết theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự hình thành và hao phí nguyên vật liệu Công ty; tập hợp tất cả các chi phí liên quan từTrườngđó tính đúng, tính đĐạiủ giá thành học cho từ ngKinh đơn vị sản phtếẩm Huếcủa Công ty; kiểm tra đối chiếu các số liệu về vật tư; thực hiện việc tổ chức ghi chép, theo dõi lượng hàng nhập, xuất và theo dõi lượng hàng tồn kho theo từng ngày, tháng, quý, năm. Thủ quỹ: Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ có đầy đủ các chữ ký của từng người có trách nhiệm, thủ quỹ mới tiến hành việc thu, chi; đồng thời theo dõi tồn kho 42
  52. quỹ tiền mặt hằng ngày, đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời, đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách. 2.1.5.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán a) Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài Chính trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. b) Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng tất cả các tài khoản theo Thông tư số 200/2014/ TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thông tư số 244/2009/ TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. c) Hệ thống chứng từ kế toán Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 1012 của Bộ Tài Chính. Hình thức kế toán của Công ty áp dụng trên máy vi tính, sử dụng phần mềm Bravo7, hình thức kế toán sử dụng trong phần mềm là “chứng từ ghi sổ”. d) Tổ chức vận hành hệ thống sổ kế toán Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm Bravo7 (xem phụ lục số 05) để hạch toán, hình thức sổ Công ty đang áp dụng là “chứng từ ghi sổ” Sổ kế toán: ChứngTrường từ kế toán Đại học Kinh tế Huế PHẦN MỀM Sổ cái, sổ chi tiết KẾ TOÁN BRAVO7 Bảng tổng hợp ch ng t k toán Báo cáo tài chính ứ ừ ế MÁY VI TÍNH cùng loại Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) 43
  53. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm Bravo7. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. e) Hệ thống báo cáo kế toán  Báo cáo kế toán tài chính: - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Mẫu số B02-DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính: .  Báo cáo kế toán thuế: - Tờ khai quyết toán thuế TNDN: Mẫu số 03/TDNN. - Tờ khai thuế GTGT: Mẫu số 01/GTGT. - TrườngBảng kê hóa đơn, chĐạiứng từ hàng học hóa, d ịchKinh vụ bán ra. tế Huế - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. f) Chính sách kế toán áp dụng Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày trong Báo cáo tài chính: Việt Nam Đồng (VNĐ). 44
  54. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Giá gốc, hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác định căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính. Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Công ty sử dụng phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp trực tiếp theo định mức do Công ty quy định dựa trên những tiêu chuẩn của Nhà nước. 2.1.6. Phân tích năng lực kinh doanh của công ty (lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả kinh doanh) 2.1.6.1. Tình hình lao động giai đoạn 2017 -2019 Lao động là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Một cơ cấu lao động hợp lý có trình độ, năng lực chuyên môn cao và mức lương hợp lý là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao. Bảng 2.1: Tình hình biến động lao động của Công ty từ năm 2017 - 2019 ĐVT: Người 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng 98 100 98 100 90 100 0 0 -8 -8,16 Phân theo tính chất công việc Gián tiếp 30 30,61 30 30,61 30 33,33 0 0 0 0 Trực tiếp 68 69.39 68 69,39 60 66,67 0 0 -8 -11,76 Phân theoTrường giới tính Đại học Kinh tế Huế Nam 92 93,88 92 93,88 84 93,33 0 0 -8 -8,70 Nữ 6 6,12 6 6,12 6 6,67 0 0 0 0 Phân theo trình độ Đại học 18 18,37 18 18,37 18 20,00 0 0 0 0 Cao đẳng 5 5,10 5 5,10 3 3,33 0 0 -2 -40,00 Trung cấp 5 5,10 5 5,10 5 5,56 0 0 0 0 Kĩ thuật 70 71,43 70 71,43 64 71,11 0 0 -6 -8,57 (Nguồn: Phòng hành chính của công ty và tính toán của tác giả) 45
  55. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế không có nhiều biến động, đặc biệt năm 2018 không có sự thay đổi nào trong cơ cấu lao động của Công ty so với năm 2017. Tổng số lao động vẫn giữ mức 98 người trong đó số lao động tham gia trực tiếp vào quá trình SXDK là 68 người chiếm 69,39%, còn lại 30 người tham gia gián tiếp chiếm 30,61% trong tổng cơ cấu lao động. Đặc thù ngành nghề SXKD của Công ty là sản xuất cung ứng bê tông, ống bi các loại và xây dựng các công trình dân dụng nên lao động chủ yếu là nam đều là nhân viên kỹ thuật, cụ thể có 92 người chiếm 93,88%; còn lại lao động nữ chủ yếu là nhân viên thuộc bộ phận văn phòng chỉ chiếm 16,12%. Sang năm 2019 lao động của Công ty có chiều hướng giảm đi 8 người còn 90 người. Trong đó lao động gián tiếp thì không thay đổi chỉ có bộ phận trực tiếp đã nghỉ đi 8 người, và đó cũng là toàn lao động nam và thuộc bộ phận kĩ thuật. Với tình hình hoạt động của Công ty thì việc cắt giảm lao động là rất cần thiết để giảm một khoản chi phí tối ưu hóa lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó để đảm bảo chất lượng cũng như số lượng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong năm 2019 Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải để giúp người lao động giảm bớt khối lượng công việc, mang lại hiệu quả cao đảm bảo tiến độ các công trình. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  56. 2.1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2017 -2019 Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2017-2019 ĐVT:VNĐ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) (+/-) (%) (+/-) % A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 56.280.174.432 66,60 50.570.712.466 66,88 55.116.944.510 73,44 -5.709.461.966 -10,14 4.546.232.044 8,99 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.748.901.804 11,54 11.990.017.043 15,86 3.783.205.005 5,04 2.241.115.239 22,99 -8.206.812.038 -68,45 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 40.349.468.751 47,75 34.427.619.245 45,53 42.144.309.437 56,16 -5.921.849.506 -14,68 7.716.690.192 22,41 III. Hàng tồn kho 5.365.803.652 6,35 3.822.135.532 5,06 8.814.588.022 11,75 -1.543.668.120 -28,77 4.992.452.490 130,62 IV. Tài sản ngắn hạn khác 816.000.225 0,97 330.940.646 0,44 374.842.046 0,50 -485.059.579 -59,44 43.901.400 13,27 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 28.228.831.725 33,40 25.039.278.022 33,12 19.930.717.412 26,56 -3.189.553.703 -11,30 -5.108.560.610 -20,40 I. Tài sản cố định 26.057.362.920 30,83 22.088.258.649 29,21 17.169.651.727 22,88 -3.969.104.271 -15,23 -4.918.606.922 -22,27 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.036.468.805 2,41 2.315.546.541 3,06 2.520.000.000 3,36 279.077.736 13,70 204.453.459 8,83 III. Tài sản dài hạn khác 135.000.000 0,16 635.472.832 0,84 241.065.685 0,32 500.472.832 370,72 -394.407.147 -62,07 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 84.509.006.157 100 75.609.990.488 100 75.047.661.922 100 -8.899.015.669 -10,53 -562.328.566 -0,74 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 49.098.861.559 58,1 39.884.850.663 52,75 36.322.219.071 48,40 -9.214.010.896 -18,77 -3.562.631.592 -8,93 I. Nợ ngắn hạn 43.828.161.559 51,86 36.425.150.663 48,18 36.322.219.071 48,40 -7.403.010.896 -16,89 -102.931.592 -0,28 II. Nợ dài hạn 5.270.700.000 6,24 3.459.700.000 4,58 0 0,00 -1.811.000.000 -34,36 -3.459.700.000 -100,00 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 35.410.144.598 41,9 35.725.139.825 47,25 38.725.442.851 51,60 314.995.227 0,89 3.000.303.026 8,40 I. Vốn chủ sở hữu 35.410.144.598 41,9 35.725.139.825 47,25 38.725.442.851 51,60 314.995.227 0,89 3.000.303.026 8,40 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 84.509.006.157 100 75.609.990.488 100 75.047.661.922 100,00 -8.899.015.669 -10,53 -562.328.566 -0,74 Trường Đại (họcNguồn: BKinhảng cân đối kếtếtoán Huế của công ty và tính toán của tác giả) 46
  57. Về tình hình biến động tài sản: Qua số liệu tính toán ở bảng 2.2 ta thấy tình hình tài sản của Công ty từ năm 2017 đến năm 2019 giảm liên tục. Tổng tài sản của Công ty năm 2018 là 75.609.990.488 đồng giảm 8.899.015.669 đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ giảm 10,53%. Nguyên nhân là do TSNH và TSDH của Công ty đều giảm mạnh, trong đó TSNH giảm 5.709.461.966 đồng tương ứng giảm 10,14% và TSDH giảm 3.189.553.703 đồng tương ứng giảm 11,3%. Điều này làm cho tổng tài sản ở năm 2018 giảm so với năm 2017. Sang năm 2019 tổng tài sản tiếp tục giảm đi 562.328.566 đồng còn 75.047.661.922 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 0,74%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của TSNH chậm hơn tốc độ giảm của TSDH, trong đó TSNH tăng 4.546.232.044 đồng tương ứng tăng 8,99% và TSDH giảm 5.108.560.610 đồng tương ứng giảm 20,4%. Về tình hình biến động nguồn vốn: Dựa vào bảng số liệu 2.2, tổng nguồn vốn của Công ty biến động theo một xu hướng giảm theo thời gian qua các năm, cụ thể : Nợ phải trả có tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm mạnh năm 2018 là 39.884.850.663 đồng giảm 9.214.010.896 đồng tương ứng với tốc độ giảm 18,77% so với năm 2017. Sang năm 2019 thì tiếp tục giảm thêm 3.562.631.592 đồng tương ứng với tốc độ giảm 8,93%. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm đặc biệt năm 2019 nợ dài hạn của Công ty bằng 0 đồng. Vốn chủ sở hữu qua ba năm có xu hướng tăng nhẹ năm 2018 là 35.725.139.825 đồng tăng 314.995.227 đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng 0,89% và sang năm 2019 tiếp tục tăng lên thêm 3.000.303.026 đồng thành 38.725.442.851 đồng. Tóm lại, Qua ba năm 2017 đến 2019 Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa ThiênTrường Huế đã xây dự ngĐại một cơ họccấu tài sả nKinh- nguồn vốn tếtương Huế đối hợp lý và chặt chẽ, phù hợp với tình hình hoạt động SXKD của Công ty. Ngoài ra, để Công ty hoạt động lâu dài và bền vững, đạt được hiệu quả kinh tế cao trong tương lai thì đòi hỏi Ban lãnh đạo của Công ty cần chú trọng hơn nữa vào việc xử lý điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu, khoản mục có trong cơ cấu tài sản - nguồn vốn, có chính sách sử dụng vốn và quản lý tài sản một cách phù hợp để Công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn, khả năng sinh lời cao hơn và đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội. 47
  58. 2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017- 2019 Bảng 2.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2017-2019 ĐVT: VNĐ Chênh lệch 2018/1017 Chênh lệch 2019/1018 CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 158.325.624.732 160.085.291.708 148.762.079.176 1.759.666.976 1,11 -11.323.212.532 -7,07 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 13.488.636 10.045.455 4.363.636 -3.443.181 -25,53 -5.681.819 -56,56 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 158.312.136.096 160.075.246.253 148.757.715.540 1.763.110.157 1,11 -11.317.530.713 -7,07 4. Giá vốn hàng bán 134.723.932.054 138.109.903.952 126.965.397.508 3.385.971.898 2,51 -11.144.506.444 -8,07 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 23.588.204.042 21.965.342.301 21.792.318.032 -1.622.861.741 -6,88 -173.024.269 -0,79 6. Doanh thu hoạt động tài chính 9.740.409 21.372.904 14.930.169 11.632.495 119,43 -6.442.735 -30,14 7. Chi phí tài chính 954.476.920 802.811.188 564.478.697 -151.665.732 -15,89 -238.332.491 -29,69 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.055.885.324 1.081.888.924 0 26.003.600 2,46 -1.081.888.924 -100,00 8. Chi phí bán hàng 5.338.234.909 3.068.124.771 1.949.955.454 -2.270.110.138 -42,53 -1.118.169.317 -36,44 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.511.268.147 12.464.532.314 9.756.025.018 4.953.264.167 65,94 -2.708.507.296 -21,73 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.793.964.475 5.651.246.932 9.536.789.032 -4.142.717.543 -42,30 3.885.542.100 68,76 11. Thu nhập khác 2.306.792.488 281.818.181 27.502 -2.024.974.307 -87,78 -281.790.679 -99,99 12. Chi phí khác 103.655.694 33.313.716 112.350.202 -70.341.978 -67,86 79.036.486 237,25 13. Lợi nhuận khác 2.203.136.794 248.504.465 -112.322.700 -1.954.632.329 -88,72 -360.827.165 -145,20 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11.997.101.269 5.899.751.397 9.424.466.332 -6.097.349.872 -50,82 3.524.714.935 59,74 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.515.520.166 1.861.702.514 1.496.202.585 -653.817.652 -25,99 -365.499.929 -19,63 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 -635.472.832 427.960.722 -635.472.832 0 1.063.433.554 -167,35 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 9.481.581.103 4.673.521.715 7.500.303.025 -4.808.059.388 -50,71 2.826.781.310 60,49 17.Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 7.269 2.596 0 -4.673 -64,29 -2.596 -100,00 Trường Đại(Nguồ n:học Báo cáo Kinh kết quả kinh doanhtế Huế của công ty và tính toán của tác giả) 48
  59. Từ bảng số liệu trên, cho thấy qua ba năm lợi nhuận sau thuế của Công ty biến động không đồng đều. Cụ thể năm 2018 là 4.673.521.715 đồng giảm 4.808.059.388 đồng so với năm 2017 tương ứng giảm 50,71%. Tuy nhiên sang năm 2019 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng thêm 2.826.781.310 đồng thành 7.500.303.025 đồng tương ứng với tốc độ tăng 60,49% nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2017. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 là 160.075.246.253 đồng tăng 1.763.110.157 đồng tương ứng với tốc độ tăng 1,11% so với năm 2017, tuy nhiên sang năm 2019 thì lại giảm đi còn 148.757.715.540 đồng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng giảm thất thường năm 2018 là 138.109.903.952 đồng tăng 3.385.971.898 đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,51% so với năm 2017. Tốc độ tăng này lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên dẫn đến lợi nhuận gộp giảm từ 23.588.204.042 đồng (2017) còn 21.965.342.301 đồng (2018). Qua năm 2019 giá vốn hàng bán giảm 11.144.506.444 đồng còn 126.965.397.508 đồng tương ứng giảm 8,07% so với năm 2018 nhưng tốc độ giảm lại chậm hơn doanh thu nên dẫn đến lợi nhuận gộp lại tiếp tục giảm còn 21.792.318.032 đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD của Công ty năm 2018 là 5.651.246.932 đồng giảm 4.142.717.543 đồng tương ứng với tốc độ giảm 42,30% nguyên nhân do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh với tốc độ 65,94% mặc dù chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm nhưng giảm với tốc độ chậm hơn lần lượt là 15,89% và 42,53%. Sang năm 2019 lại tăng lên thành 9.536.789.032 đồng tương ứng với tốc độ tăng 68,76% nguyên nhân do các khoản mục chi phí đều giảm đi. Qua phân tích, trong ba năm gần đây từ năm 2017 - 2019, lợi nhuận của Công ty có nhữngTrường biến động liên t ục.Đại Tuy nhiên họcđến năm Kinh 2019 có sự tếtăng mHuếạnh trở lại, đây là dấu hiệu đáng ghi nhận thể hiện sự quản lý chặt chẽ, kiểm soát được chi phí của Ban lãnh Đạo Công ty. Tuy vậy để duy trì ổn định đà tăng trưởng này, tránh tình trạng lợi nhuận biến thiên, không ổn định, Công ty cần có thêm những chủ trương chính sách để phát triển nguồn lực hiện có, góp phần tăng lợi nhuận và có những hướng đi phù hợp hơn trong tương lai giúp Công ty ngày càng phát triển mạnh hơn. 49
  60. 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.1. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT  Thuế suất Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế ghi nhận thuế GTGT theo các thời điểm phát sinh các nghiệp vụ liên quan vào phần mềm kế toán Bravo7. Công ty áp dụng mức thuế suất chủ yếu là 10 %, ngoài ra còn có thuế suất 5% đối với hàng hóa dịch vụ mua vào là nước sản xuất.  Cơ quan quản lý thuế Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế chịu sự quản lý của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.  Phương pháp tính thuế Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.  Kê khai và lập tờ khai thuế GTGT Công ty đang sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế HTKK 4.3.0 do Tổng cục thuế ban hành để kê khai, lập tờ khai thuế GTGT.  Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế Do doanh thu của Công ty hàng năm là trên 50 tỷ đồng nên phải lập tờ khai và nộp thuếTrườngGTGT theo tháng. Đại Thời hạn họcnộp tờ khai Kinh thuế GTGT tếhàng Huếtháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo. Ngay sau khi nộp tờ khai, Công ty sẽ thông báo với ngân hàng chuyển khoản nộp tiền thuế vào NSNN. Cụ thể, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã lập tờ khai và nộp thuế GTGT tháng 11/2019 vào ngày 20/12/2019. 50
  61. 2.2.1.2. Chứng từ sử dụng . Hóa đơn GTGT bán ra mẫu số 01GTKT3/005. . Hóa đơn GTGT mua vào mẫu số 01GTKT0/002, 01GTKT3/003, . Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. . Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra. . Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ tài Chính. 2.2.1.3. Tài khoản sử dụng . TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ . TK 3331: Thuế GTGT phải nộp 2.2.1.4. Sổ kế toán sử dụng . Sổ chi tiết TK 133, TK 3331 . Sổ cái TK 133, TK 3331 2.2.1.5. Thực trạng kế toán thuế GTGT  Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT đầu vào tại Công ty  Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ của quá trình mua vật tư, hàng hóa tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Căn cứ bản kế hoạch sản xuất, tiến độ cấp hàng cho các khách hàng, lượng vật tư tồn kho, định mức vật tư còn dùng, tình hình sử dụng sản xuất bộ phận kỹ thuật xác nhận nhu cầu vật tư nguyên liệu còn dùng các bộ phận của các đơn vị xác định nhu cầu sử dụngTrường vật tư, lập phiếu yêu Đại cầu mua học vật tư m ộKinht liên trình Giám tếđ ốHuếc ký duyệt. Sau đó chuyển cho kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho. Kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho dựa vào phiếu yêu cầu vật tư tiến hành kiểm tra giá của từng vật tư cần mua và tìm hiểu lập danh sách các nhà cung cấp một liên trình giám đốc ký duyệt. Sau khi nhận lại danh sách nhà cung cấp đã ký duyệt thì lập tức thông báo đến các nhà cung cấp có trong danh sách nhà cung cấp được phê 51
  62. duyệt đồng thời lựa chọn nhà cung cấp có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của Công ty và có giá cung cấp thấp nhất phù hợp với nhu cầu vật tư nguyên liệu trên phiếu yêu cầu. Và tiến hành đàm phán, soạn thảo hợp đồng mua vật tư gồm ba liên. Sau khi thống nhất các điều khoản của hợp đồng cán bộ phụ trách trình Giám đốc công ty ký hợp đồng, sau đó chuyển cho bộ phận kỹ thuật. Phiếu yêu cầu mua vật tư được lưu theo ngày. Căn cứ bản hợp đồng đã ký, hóa đơn và vật tư từ NCC phòng kỹ thuật tiến hành thực hiện đối chiếu kiểm tra hàng hóa và lập phiếu nhập kho gồm hai liên. Hoàn thành việc kiểm tra hàng xong thì ký xác nhận vào phiếu nhập kho rồi chuyển cho thủ kho. Còn hóa đơn và hợp đồng thì chuyển cho kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho tiến hành nhận vật tư mua vào, đồng thời kiểm tra lại số lượng, chất lượng chủng loại vật tư nhập và ký duyệt vào phiếu nhập kho sau đó trình Giám đốc ký duyệt rồi chuyển đến kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho. Sau khi nhận được phiếu nhập kho đã ký, hợp đồng, hóa đơn kế toán vật tư nhập liệu vào phần mềm bravo7, phần mềm tự động cập nhật vào các tài khoản liên quan, đồng thời lập một bản công nợ rồi chuyển sang phòng Giám đốc kiểm tra và ký duyệt. Sau đó bản công nợ được chuyển về lại bộ phận kế toán (kế toán thanh toán). Còn phiếu nhập kho, hợp đồng, hóa đơn thì lưu theo ngày. Kế toán thanh toán nhận được bản công nợ, ủy nhiệm chi của ngân hàng tiến hành ghi sổ tiền gửi ngân hàng, ghi giảm công nợ NCC. Các chứng từ được lưu theo ngày. Phòng tài chính - kế toán lưu trữ tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình mua hàng vàTrường nhập hàng. Đại học Kinh tế Huế  Lưu đồ chứng từ 52
  63. Phòng giám đốc 5 1 Hợp đồng 3 12 Phiếu yêu cầu mua vật tư Kiểm tra, ký duyệt Kiểm tra, ký duyệt Hợp đồng 23 1 Nhà cung cấp 6 Phiếu yêu cầu mua vật tư (đã ký) 9 Phiếu nhập kho 2 1 2 Ki m tra, ký duy t 3 ể ệ Phiếu nhập kho 2 1 Báo giá Danh sách NCC 10 11 Kiểm tra, ký duyệt Trường Đại học KinhB ảtến công Huế nợ Báo giá Danh sách NCC (đã kí) Kiểm tra, ký duyệt Bản công nợ 4 12 53
  64. Phòng kỹ thuật Thủ kho B t u ắ đầ 7 Lập phiếu yêu cầu mua vật tư Phiếu nhập Phiếu yêu cầu 2 kho mua vật tư 1 Kiểm tra, 1 nhận hàng và ký duyệt 6 Nhà cung cấp Phiếu nhập 2 Hợp đồng Hóa đơn cùng kho 1 (đã ký) vật tư 9 Đối chiếu kiểm tra vật tư và lập phiếu nhập kho và ký duyệt Hợp đồng Hóa đơn Phiếu 2 nhậTrườngp kho 1 Đại học Kinh tế Huế 7 8 54
  65. Kế toán vật tư, giá thành 2 Nhà cung cấp 10 8 Phiếu yêu cầu Báo giá mua vật tư Phiếu nhập Hợp đồng Hóa đơn 2 kho Kiểm tra giá, lập 1 danh sách NCC Phiếu nhập Phiếu yêu 2 mua cầu vật tư kho 1 Báo giá Danh sách NCC Hợp đồng D Nhập liệu 3 4 Hóa đơn Danh sách NCC Thông Báo giá Truy xuất dữ liệu, lập (đã ký) Dữ liệu NCC tin nhập bản đối chiếu công nợ Dữ liệu hàng liệu hóa Thông báo, lựa chọn NCC, đàm phán và soạn thảo hợp đồng Bản công nợ D Danh sách NCC (đã ký) Hợp đồng 123 Báo giá D 11 5 Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  66. Kế toán thanh toán Ngân hàng 12 Ủy nhiệm chi Bản công nợ Ghi sổ TGNH, Ghi Sổ giảm công nợ NCC công nợ Sổ TGNH Ủy nhiệm chi Bản công nợ D Lưu đồ 2.1: Lưu đồ chứng từ của quá trình mua hàng  Quy trình nhập liệu vào phần mềm Bravo7. Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm Bravo7 (xem phụ lục số 05) bằng tên và mật khẩu sau đó kích chọn “đăng nhập”. Bước 2: Trên giao diện phần mềm chọn “Nhập chứng từ phát sinh” sau đó chọn “phiếu nhập mua”. Căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho kế toán tiến hành nhập các thông tin theo đúng thông tin trên hóa đơn và phiếu nhập kho. Bước 3: Sau khi kiểm tra xong các thông tin đã chính xác thì chọn mục “lưu và quay ra”Trườngđể kết thúc nhập dữĐại liệu. học Kinh tế Huế Ví dụ trong tháng 11 năm 2019 Công ty có phát sinh nghiệp vụ đến thuế GTGT đầu vào, cụ thể như sau: Ngày 30/11/2019, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã mua Đá xay 0,5*1 từ Công ty Cổ phần khai thác đá và Xây dựng Hương Bằng theo hóa đơn số 0000479, ký hiệu HB/18P, với số tiền chưa thuế GTGT là 79.745.455 đồng, thuế GTGT 10% là 7.974.545 đồng. Công ty chưa thanh toán tiền. 56
  67. Kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm Bravo7 của Công ty như sau: Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm bằng tên và mật khẩu đã được đăng ký sẵn. Bước 2: Giao diện phần mềm chọn “Nhập chứng từ phát sinh”, chọn “phiếu nhập mua”. Căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho kế toán tiến hành nhập các thông tin: Ngày ghi sổ: 30/11/2019 Số thứ tự hóa đơn: 1211 Đối tượng: Mỗi đối tượng đều được gán với một mã số nhất định để theo dõi nên mục này kế toán chỉ cần nhấn vào dấu mũi tên phía bên phải để chọn đối tượng, cụ thể: CTCP khai thác đá và Xây dựng Hương Bằng với mã số của Công ty là 331141. Sau đó các mục như tên đối tượng và địa chỉ Công ty phần mềm tự động được cập nhật. Giao dịch: Mua hàng công nợ Nội dung: Mua đá 0,5*1_kho ống bi_HĐ:0000479_ngày 30/11/2019 Tên vật tư: Kế toán tiến hành nhấn vào mũi tên ở ô vật tư thì phần mền sẽ hiển thị các tên vật tư đã được khai báo sẵn trong phần mềm chỉ cần nhấn chọn “Đá 0,5*1” Số lượng: 408,00 M^3 Đơn giá: 195.454.50 đồng Thuế GTGT: Mục này phải tiến hành nhập liệu vào không được phần mềm tự động cập nhập vì tính chất làm tròn số nên khi phần mềm tự động cập nhật có thể dẫn đến chênh lệch giữa hóa đơn GTGT và phiếu nhập mua. Số thuế GTGT là: 7.947.545 đồng. Ngày hóa đơn: 30/11/2019 Số hóa đơn: 0000479 Mẫu số: 01GTKT3/003 Các thông tin còn lại khác phần mềm sẽ tự động cập nhật (xem phụ lục số 06). BưTrườngớc 3: Kiểm tra lại thôngĐại tin nh ấnhọc vào ô “lưu Kinh và quay ra” tếđể kếtHuế thúc nghiệp vụ. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 1521 79.745.455 đồng Nợ TK 1331 7.974.545 đồng Có TK 331 87.720.000 đồng 57
  68. Biểu 2.1: Hóa đơn Giá trị gia tăng đầu vào số 0000479 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2 : Giao cho người mua Mẫu: 01GTKT3/003 Ngày 30 tháng 11 năm 2019 Ký hiệu: HB/18P Số: 0000479 Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần khai thác đá Hương Bằng Mã số thuế : 3300551772 Địa chỉ : 11 Thống Nhất, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 0234.3758659* Fax: 0234.3758659 Số tài khoản : Họ tên người mua hàng : Tên đơn vị: Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 3300384426 Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Tây, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản : STT Tên hàng hóa, dịch Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền vụ tính 1 2 3 4 5 6=4*5 1 Đá xay 0,5*1 M^3 408 195.454,5 79.745.455 Cộng tiền hàng: 79.745.455 Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 7.974.545 Tổng cộng tiền thanh toán: 87.720.000 Số tiền viết bằng chữ: tám mươi bảy triệu bảy trăm hai mươi nghìn đồng chẵn Thủ trưởng đơn vị Người mua hàng Người bán hàng Trường Đại học Kinh( Ký, tế đóng Huếdấu ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Đã kí và đóng dấu (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) 58