Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 138 trang thiennha21 25/04/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_kiem_soat_noi_bo_quy_trinh_cho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN LÊ NGỌC CHÂU Trường ĐạiNiên khóa học: 2015 –Kinh2019 tế Huế
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Lê Ngọc Châu PGS. TS Trịnh Văn Sơn Lớp: K49A Kiểm toán Niên khóa: 2015 – 2019 Trường ĐạiHuế, tháng học 05 năm Kinh 2019 tế Huế
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế nói chung và quý thầy, cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng. Những người đã truyền dạy, chỉ bảo cho em những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng đời sống bổ ích, quý giá trong suốt bốn năm vừa qua trên giảng đường Đại học. Đồng thời, em cũng xin được chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế và đặc biệt là các cán bộ chuyên viên, nhân viên Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân của ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tế về phần hành em đang nghiên cứu cũng như thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho bài khóa luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Trịnh Văn Sơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ, quan tâm em hết sức ân cần, nhiệt tình trong suốt thời gian em làm khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng và thực hiện bài khóa luận, tuy bản thân em đã cố gắng để hoàn thiện bài báo cáo này một cách hết sức có thể nhưng do bị hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài báo cáo có thể vẫn còn tồn tại những sai sót nhất định. Bởi vậy em kính mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dạy của quý thầy, cô giáo để em có thể chỉnh sửa hoàn thiện bài làm của mình cũng như tích lũy thêm những kiến thức quý báu cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Lê Ngọc Châu Trường Đại học Kinh tế Huế i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung CB Cán bộ CB QHKHCN Cán bộ Quan hệ Khách hàng cá nhân CBTD Cán bộ tín dụng HDBANK Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh HĐQT Hội đồng quản trị HĐTD Hợp đồng tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KSNB Kiểm soát nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PDVKH Phòng Dịch vụ khách hàng PQHKHCN Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân PQLRRTD Phòng Quản lý rủi ro tín dụng PQTTD Phòng Quản trị tín dụng PTTKQ Phòng tiền tệ kho quỹ TMCP Thương mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 48 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 - 2018 51 Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 - 2018 54 Bảng 2.4: Tình hình hoạt động huy động vốn tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 – 2018 56 Bảng 2.5: Tình hình hoạt động cho vay tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 – 2018 59 Bảng 2.6: Trình tự thực hiện quy trình cho vay KHCN của các bộ phận tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế 62 Bảng 2.7: Thang điểm đánh giá, phân loại khách hàng trong hoạt động cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế 73 Bảng 2.8: Đặc điểm của các loại khách hàng trong hoạt động cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế 74 Bảng 2.9: Bảng chấm điểm các chỉ tiêu về nhân thân của vợ chồng khách hàng Tôn Nữ Tố Phượng 76 Bảng 2.10: Bảng chấm điểm các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của vợ chồng khách hàng Tôn Nữ Tố Phượng 77 Bảng 2.11: Các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế 78 Bảng 2.12: Thủ tục kiểm soát áp dụng trong quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế 88 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM 30 Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của HDBANK Thừa Thiên Huế 45 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế 61 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv MỤC LỤC v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu 4 5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích 5 6. Tính mới của đề tài nghiên cứu 5 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 8 1.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại 10 1.2. Tổng quan về hệ thống Kiểm soát nội bộ 11 1.2.1. Định nghĩa về Kiểm soát nội bộ 12 1.2.2. Mục tiêu của hệ thống Kiểm soát nội bộ 13 1.2.3. NhiTrườngệm vụ của hệ thống Đại Kiểm soát học nội bộ Kinh tế Huế 13 v
  8. 1.2.4. Sự cần thiết và lợi ích của hệ thống Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 14 1.2.5. Các bộ phận của hệ thống Kiểm soát nội bộ 15 1.2.5.1. Môi trường kiểm soát 15 1.2.5.2. Đánh giá rủi ro 19 1.2.5.3. Hoạt động kiểm soát 22 1.2.5.4. Thông tin và truyền thông 23 1.2.5.5. Giám sát 24 1.2.6. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 25 1.3. Những vấn đề liên quan đến Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại 25 1.3.1. Khái quát về hoạt động cho vay trong Ngân hàng thương mại 25 1.3.1.1. Khái niệm về cho vay 25 1.3.1.2. Nguyên tắc vay vốn 26 1.3.1.3. Điều kiện vay vốn 26 1.3.1.4. Những trường hợp không cho vay 26 1.3.1.5. Một số khái niệm liên quan đến quy trình cho vay 27 1.3.2. Khái quát về hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại 28 1.3.2.1. Khái niệm 28 1.3.2.2. Đối tượng 28 1.3.2.3. Đặc trưng của hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân 28 1.3.2.4. Các hình thức cho vay Khách hàng cá nhân 29 1.3.2.5. Quy trình tổng quát hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân trong các Ngân hàng thương mại 30 1.3.3. Hệ thống Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong các Ngân hàng thương mại 32 1.3.3.1. Sự cần thiết của công tác Kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 32 1.3.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác Kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 33 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. 1.3.3.3. Các rủi ro thường gặp trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 34 1.3.3.4. Các thủ tục Kiểm soát nội bộ áp dụng cho quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong các Ngân hàng thương mại 35 1.3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 40 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế) 40 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 40 2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 42 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 43 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 44 2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 44 2.1.6. Tình hình các nguồn lực và kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 47 2.1.6.1. Tình hình lao động 47 2.1.6.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 – 2018 50 2.1.6.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 – 2018 .52 2.1.7. Đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 55 2.1.7.1. TìnhTrường hình huy động vĐạiốn học Kinh tế Huế 55 vii
  10. 2.1.7.2. Tình hình hoạt động cho vay 58 2.2. Thực trạng công tác Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.60 2.2.1. Tìm hiểu quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 60 2.2.2. Thực trạng công tác Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.66 2.2.2.1. Môi trường kiểm soát 66 2.2.2.2. Đánh giá rủi ro quy trình cho vay Khách hàng cá nhân 70 2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 85 2.2.2.4. Thông tin và truyền thông 106 2.2.2.5. Giám sát 109 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 111 3.1. Đánh giá chung về hệ thống Kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 111 3.1.1. Ưu điểm 111 3.1.2. Nhược điểm 116 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ quy trình cho Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 119 3.2.1. Môi trường kiểm soát 119 3.2.2. Đánh giá rủi ro 120 3.2.3. Hoạt động kiểm soát 120 3.2.4. Thông tin và truyền thông 122 3.2.5. Giám sát 122 PHẦN III:Trường KẾT LUẬN VÀ Đại KIẾN NGH họcỊ Kinh tế Huế 123 viii
  11. 3.1. Kết luận 123 3.2. Kiến nghị 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC 127 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại (NHTM) gắn liến với lịch sử phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Trải qua hàng trăm năm, đến nay các NHTM đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu, gắn liền chặt chẽ với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó là xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã hoạt động vô cùng hiệu quả và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Có thể nói, NHTM là một trong những tổ chức quan trọng nhất, là huyết mạch, là hệ thống thần kinh, là những định chế tài chính không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân. Về thực tế thì NHTM có rất nhiều hoạt động kinh doanh nhưng hoạt động tín dụng từ lâu vẫn luôn được coi là hoạt động đặc trưng truyền thống, hoạt động chủ yếu và là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các NHTM ở Việt Nam. Tuy nhiên, tín dụng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rủi ro cao nhất trong các hoạt động kinh doanh của NHTM và khi xảy ra rủi ro thường mang lại hậu quả rất nghiêm trọng cho các ngân hàng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thực trạng rủi ro tín dụng đó là do từ phía ngân hàng như trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng yếu kém, khả năng tổ chức quản lý của bộ phận lãnh đạo còn nhiều thiếu sót, phương hướng tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng đắn, hoặc từ phía khách hàng như khách hàng cố tình gian lận với những hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi để vay vốn ngân hàng, khách hàng kinh doanh thua lỗ, khách hàng bị mất khả năng thanh toán, Hoặc xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, lạm phát, biến động kinh tế, Do đó, trong giai đoạn hiện nay với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suyTrường thoái và những khó Đại khăn nhi họcều chiều tKinhừ nền kinh tếtế, mu ốHuến tồn tại và phát SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn triển lâu dài, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và trong bản thân từng đơn vị NHTM nói riêng cần phải thiết kế và xây dựng một hệ thống Kiểm soát nội bộ (KSNB), đặc biệt là kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân (KHCN) vững mạnh, hữu hiệu nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Dễ dàng nhận thấy, hệ thống KSNB đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Khi đã thiết lập được một hệ thống KSNB chặt chẽ, vững mạnh thì đó chính là rào cản hữu hiệu nhất để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là hạn chế được những mất mát, thiệt hại, kiểm soát quản lý được toàn bộ quá trình kinh doanh và các nguồn lực kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng xây dựng một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng, phát triển vững mạnh của mình. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động lớn, ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Hơn thế nữa, các cá nhân ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu chi tiêu của họ cũng ngày càng tăng lên một cách mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó, tín dụng cá nhân trở thành một “miếng bánh béo bở, hấp dẫn” để các NHTM tập trung khai thác. Đặc biệt là đẩy mạnh chú trọng, tiếp cận sang mảng cho vay KHCN. Vậy nên, để đảm bảo chiến lược kinh doanh đi đúng đắn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, có thể hạn chế được rủi ro đến mức thấp nhất có thể thì việc xây dựng, vận hành hệ thống KSNB đối với quy trình cho vay KHCN có ý nghĩa quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Chính từ ý nghĩa và tầm quan trọng đó, trong thời gian qua các NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế) nói riêng đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động KSNB trong việc cho vay KHCN. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động KSNB quy trình cho vay KHCN tại Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và giải quyết kịp thời. Và theo tìm hiểu của em, từ trước đến nay tại HDBANK chi nhánh Thừa Thiên Huế chưa có đề tài nào nghiên cứu về hệ thống KSNB, đặc biệt là hệ thống KSNB đối với quy trình cho vay KHCN. Vì vậy, với những kiến thức tích lũy được qua bốn năm Đại học và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng quan hệ KHCN, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại HDBANK chi nhánh Thừa Thiên Huế, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác KSNB quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình. Hy vọng bài khóa luận này sẽ có những đóng góp hữu ích vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng tại HDBANK chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Thông qua tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB quy trình cho vay KHCN, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao tính hữu hiệu trong việc thiết kế và vận hành công tác KSNB trong quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài tập trung nghiên cứu ba mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hệ thống KSNB quy trình vay KHCN tại các NHTM. - Nghiên cứu thực trạng công tác KSNB quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB trong quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác KSNB trong quy trình cho vayTrườngKHCN tại HDBANK Đạichi nhánh học Thừa Thiên Kinh Huế. tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình cho vay đối với KHCN và thực trạng công tác KSNB của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong quy trình này. - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế, cụ thể là phòng Quan hệ KHCN, địa chỉ 41 – 43 Bến Nghé, phường Phú Hội, TP. Huế, tỉnh TT. Huế. - Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các phòng ban của HDBANK – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 – 2018. Bên cạnh đó, thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài diễn ra từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề tài như: + Các nội dung cơ bản của hệ thống KSNB theo khuôn mẫu của COSO nói chung và công tác KSNB trong hoạt động cho vay KHCN nói riêng. + Các thông tư, quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên quan đến hoạt động tín dụng; các báo cáo tài chính (2016 – 2018) và tình hình nhân lực của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế; các quyết định của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế về việc cho vay và kiểm soát việc cho vay KHCN; các chứng từ trong hoạt động cho vay KHCN. Việc tìm hiểu về các tài liệu trên sẽ giúp thực tế hóa các lý thuyết và giúp bài nghiên cứu được cụ thể, sâu sắc hơn. - Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại công việc và cách thức làm việc của các Cán bộ tín dụng (CBTD): CBTD tiếp xúc, trao đổi với khách hàng ra sao? Quy trình lập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ cho vay, giải ngân trải qua các giai đoạn nào? Trưởng phòng Phòng quan hệ Khách hàng cá nhân (PQHKHCN) kiểm tra, phê duyệt các chứng từ, Hợp đồng tín dụng (HĐTD) dựa vào những tiêu chí nào? Để từ đó có cái nhìn tổngTrường thể về hoạt động cho Đại vay và kihọcểm soát choKinh vay KHCN tếdiễn Huếra trên thực tế. SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành hỏi, trao đổi trực tiếp với các cán CBTD và Trưởng phòng PQHKHCN về những vấn đề còn thắc mắc liên quan tới phần hành KSNB trong quy trình cho vay KHCN thông qua những câu hỏi nhỏ. Từ đó giải đáp được các thắc mắc và hạn chế về ngân hàng, về quy trình kiểm soát trong hoạt động tín dụng tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp so sánh: + So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối theo tỷ lệ phần trăm: Dùng khi tính sự biến động của chỉ tiêu tài sản - nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lao động của công ty qua các năm. + So sánh số tương đối cơ cấu: Dùng khi tính cơ cấu của mỗi chỉ tiêu trong tổng tài sản - nguồn vốn và khi tính cơ cấu lao động theo mỗi tiêu chí qua từng năm. - Phương pháp tổng hợp: Hệ thống hóa lại số liệu thu thập được để có những nhận định ban đầu về công tác KSNB trong hoạt động cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp phân tích: Từ kết quả đã được so sánh cùng với kiến thức đã được học, tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, nguồn lực và thực trạng công tác KSNB trong hoạt động cho vay KHCN của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 6. Tính mới của đề tài nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp các năm trước của Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Huế, em nhận thấy đã có một số tác giả đề cập đến thực trạng công tác KSNB đối với quy trình cho vay KHCN. Đó là các đề tài như: “Thực trạng hoạt động KSNB quy trình cho vay KHCN tại NHTM Cổ phần Đông Á – Chi nhánh Quảng Ngãi” của tác giả Phan Thị Trinh (2013), “KSNB quy trình cho vay KHCN tại NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh” của tác giả Lê Thị Huyền Trang (2014) và “KSNB quy trình cho vay KHCN tại NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn” do tác giTrườngả Nguyễn Thu Trang Đại(2016) th ựhọcc hiện. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Nhìn chung, những vấn đề về KSNB trong quy trình cho vay KHCN tại NHTM đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu trong các đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của đề tài, chưa làm rõ các thực trạng, quy trình, nguyên tắc, rủi ro, thủ tục liên quan đến hoạt động KSNB trong quy trình cho vay KHCN. Do đó, với đề tài này, em sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập đến, đồng thời kế thừa những gì mà các tác giả ấy đã đạt được để từ đó nêu bật được tầm quan trọng của công tác KSNB trong quy trình cho vay KHCN và đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn nữa dựa trên hoạt động thực tiễn của chính NHTM mà mình đang thực tập. Bên cạnh đó, khi cân nhắc đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp, qua sự tìm hiểu, em được biết tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế chưa có tác giả nào đề cập, thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến thực trạng công tác KSNB đối với quy trình cho vay KHCN. Do đó, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng công tác KSNB quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế” với mong muốn là người đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu đề tài này tại đơn vị mà mình đang thực tập. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần: Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 – Cơ sở lý luận chung về hệ thống KSNB quy trình cho vay KHCN trong NHTM Chương 2 – Thực trạng công tác KSNB quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế Chương 3 – Giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay KHCN tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế Phần III – Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng đã tạo ra các NHTM, được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ chức tài chính nào khác, NHTM luôn được coi là bách hoá tài chính, cung ứng rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ về tài chính. Để xây dựng khái niệm NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, hoặc kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính". Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 12, Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a)Trường Nhận tiền gửi; Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (2013), giáo trình “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài Chính, TP. Hồ Chí Minh thì các hoạt động chủ yếu của NHTM bao gồm: Hoạt động huy động vốn Đây là hoạt động tiền tệ có vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế. Là nguồn gốc để các NHTM phát tín dụng vào nền kinh tế, còn phấn vốn tự có của NHTM chủ yếu là để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, Trong hoạt động này, ngân hàng được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn tiền này để cho vay lại. NHTM được huy động vốn dưới các hình thức: - Nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn từ NHNN. - Các hình thức khác theo quy định của NHNN. Có thể nói rằng, các NHTM kinh doanh bằng nguồn vốn huy động là chủ yếu. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi là chiếm tỷ trọng cao nhất. Hoạt động cấp tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Khi đã huy động được nguồn vốn trong tay, để tạo ra lợi nhuận, NHTM phải tiến hành kinh doanh dưới các hình thức mà chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng. Theo quy định tại Khoản 14, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bão lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Trong các hoạt động cấp tín dụng của NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất, quyết định phần lớn đến kết quả kinh doanh và khả năng tồn tại của ngân hàng. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các tổ chức thông qua ngân hàng, NHTM mở tài khoản cho các khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN. Ngoài ra, chi nhánh tại của mỗi một NHTM ở tỉnh, thành phố được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tại tỉnh, thành phố đó. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán - Dịch vụ hanh toán trong nước cho khách hàng - Dịch vụ thu hộ và chi hộ - Dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN - Dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép - Dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước - ThamTrường gia hệ thống thanh Đạitoán quố c họctế khi đư ợcKinh NHNN cho tếphép. Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động truyền thống kể trên, NHTM còn có thể thực hiện một số các hoạt động khác như: - Góp vồn và mua cổ phần - Tham gia thị trường tiền tệ - Kinh doanh ngoại hối - Ủy thác và nhân ủy thác - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm - Tư vấn tài chính - Bảo quản vật quý giá. Các hoạt động của NHTM có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau. Vì vây, các NHTM cần phải thực hiện tốt đồng bộ tất cả các hoạt động. 1.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại Theo GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2015), giáo trình “Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Lao động, TP. Hà Nội, NHTM có các chức năng chính sau đây: Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, đồng thời góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Người gửi tiền và người đi vay. Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanhTrường toán theo yêu cầu củaĐại khách họchàng như tríchKinh tiền từ tàitế kho ảnHuế tiền gửi của họ SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. NHTM tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. 1.2. Tổng quan về hệ thống Kiểm soát nội bộ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn 1.2.1. Định nghĩa về Kiểm soát nội bộ Qúa trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã dẫn đến sự hình thành các định nghĩa khác nhau từ giản đơn đến phức tạp về hệ thống này. Có nhiều định nghĩa về KSNB, tiêu biểu có các định nghĩa sau: Theo Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (American Institute of Certificated Public Accountant – AICPA): “KSNB bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài”. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC): “HTKSNB là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo. HTKSNB trợ giúp cho các nhà quản l. đạt được mục tiêu một cách chắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý.; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”. Theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 400 (IAS 400): “Hệ thống KSNB là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Ban Giám Đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện các sai sót hay gian lận, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập các báo cáo trong thời gian mong muốn”. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400): “HTKSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”. Đến nay, định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất về KSNB là định nghĩa của tổ chức COSOTrường(Committee of ĐạiSponsoring học Organizations Kinh of Treadway tế Huế Commission) SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn đưa ra vào năm 2013. COSO là Ủy ban các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway được thành lập vào 1985, với mục đích thiếp lập các khuôn mẫu và đưa ra các hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và giảm thiểu gian lận. Báo cáo COSO (2013) đã đưa ra định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối. Nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây: - Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; - Sự tin cậy của Báo cáo tài chính; - Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”. 1.2.2. Mục tiêu của hệ thống Kiểm soát nội bộ Theo báo cáo COSO 2013, KSNB hướng tới ba nhóm mục tiêu sau: - Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. - Nhóm mục tiêu về báo cáo, gồm báo cáo tài chính và phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong: Nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính và phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho cả bên trong và bên ngoài. - Nhóm mục tiêu về tuân thủ: Nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định. Các mục tiêu trên có thể tách biệt nhưng cũng có thể trùng lắp, vì một mục tiêu riêng lẻ có thể được sắp xếp vào một hay nhiều loại trong ba nhóm mục tiêu trên. Sự phân loại các mục tiêu chỉ nhắm giúp đơn vị kiểm soát các phương diện khác nhau, không bỏ sót một phương diện nào. Và một hệ thống KSNB hữu hiệu được mong đợi cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu nêu trên. 1.2.3. Nhiệm vụ của hệ thống Kiểm soát nội bộ - Phát hiện kịp thời những vấn đề trong kinh doanh để nhanh chóng đề ra các biện pháp giải quyết hợp lý Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Ngăn ngừa, giảm thiểu các sai phạm và gian lận trong các bộ phận, các hoạt động của đơn vị - Bảo vệ tài sản của đơn vị khỏi những hư hỏng, lãng phí, thất thoát cố ý - Đánh giá kết quả việc thực hiện quy định và chế độ, xem xét điều chỉnh cho phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Bảo đảm việc ghi chép một cách đầy đủ và chính xác theo đúng thể thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Bảo đảm việc cung cấp số liệu một cách chính xác, đầy đủ phục vụ việc lập báo cáo nội bộ khi cần thiết và báo cáo tài chính định kỳ kịp thời theo đúng yêu cầu pháp luật có liên quan - Đảm bảo việc thực hiện các quyết định và quy định quản lý đúng với yêu cầu và quy định của pháp luật. 1.2.4. Sự cần thiết và lợi ích của hệ thống Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Trong mọi tổ chức, mâu thuẫn giữa quyền lợi chung và quyền lợi riêng giữa người sử dụng lao động với người lao động luôn luôn là vấn đề tồn tại khiến các nhà quản lý phải “đau đầu” để cân đo đong đếm. Nếu không có hệ thống KSNB, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi của riêng mình mà làm những điều gây thiệt hại đến lợi ích chung của tổ chức? Làm sao để có thể ngăn ngừa được các rủi ro? Làm thế nào để có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Đó là những vấn đề khó có thể giải quyết được nếu như không có hệ thống KSNB. Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức rất nhiều lợi ích: Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; giảm thiểu được các sai sót, các rủi ro làm chậm kế hoạch kinh doanh, gây ra những thiệt hại không mong muốn; bảo vệ tài sản của đơn vị tránh khỏi những hư hỏng, mất mát bởi các hành vi gian lận, lừa gạt, trộm cắp; đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; đảm bảo mọi thành viên đều tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt độngTrườngcủa tổ chức cũng nhĐạiư các quy học định của phápKinh luật tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Xây dựng và vận hành một cách hữu hiệu, hiệu quả hệ thống KSNB là một việc làm tất yếu đối với các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường mở rộng hội nhập như hiện nay. Đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra gian lận, sai sót với hậu quả lớn thì đây là vấn đề cấp thiết và quan trọng cần phải được đặt lên hàng đầu. 1.2.5. Các bộ phận của hệ thống Kiểm soát nội bộ Theo báo cáo của COSO (2013), hệ thống KSNB bao gồm 5 bộ phận, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như hình trình bày dưới đây: Gắn với 5 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB là 17 nguyên tắc liên quan đến cách thức tổ chức KSNB, cụ thể: 1.2.5.1. Môi trường kiểm soát “Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong một đơn vị”. Môi trường kiểm soát được đánh giá là hữu hiệu nếu đảm bảo được 5 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức. Để thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: - Quan điểm của người lãnh đạo cấp cao nhất trong đơn vị: Hội đồng quản trị (HĐQT)Trườngvà các nhà quản lý Đạicấp cao c ầhọcn có quan Kinhđiểm đúng đtếắn trong Huế việc xây dựng SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn các giá trị của đơn vị, xác định triết lý kinh doanh và thể hiện thông qua phong cách điều hành. Tính trung thực và các giá trị đạo đức được phản ánh thông qua sứ mạng và các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực hay quy tắc ứng xử, các chính sách ban hành và thực tiễn áp dụng; các nguyên tắc điều hành; các hướng dẫn, chi thị; thái độ và cách thức xử lý đối với các sai phạm cũng như các hành động hàng ngày của các nhà lãnh đạo ở các cấp trong đơn vị. - Các tiêu chuẩn ứng xử: Các tiêu chuẩn ứng xử được thiết lập nằm hướng dẫn nhân viên trong các hành vi, các hoạt động hàng ngày và khi đưa ra các quyết định để đạt được mục tiêu của đơn vi. - Đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử: Các tiêu chuẩn về ứng xử đã được xây dựng phải là nền tảng cho việc đánh giá sự tuân thủ tính trung thực và các giá trị đọa đức của mọi cá nhân trong đơn vị và cả các nhà cung cấp dịch vụ. Việc đánh giá sự tuân thủ các quy tắc ứng xử có thể được thực hiện bởi người quản lý hoặc bởi một bộ phận độc lập.Các nhân viên cũng có thể tham gia vào quá trình đánh giá và báo cáo về các vi phạm thông qua các kênh chính thức và không chính thức. Nguyên tắc 2: HĐQT thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại đơn vị. Để đảm bảo sự độc lập và nâng cao vai trò giám sát của HĐQT cần lưu ý các điểm quan trọng sau: - Quyền hạn và trách nhiệm của HĐQT: HĐQT có quyền tuyển dụng, sa thải Giám đốc điều hành hay các chức vụ tương đương. HĐQT có trách nhiệm giám sát và chất vấn nhà quản lý về các quyết định và hành động của họ, gồm cả trách nhiệm liên quan đến việc thiết kế và vận hành một hệ thống KSNB hữu hiệu tại đơn vị. - Độc lập và có chuyên môn phù hợp: HĐQT phải độc lập với nhà quản lý và các thành viên HĐQT cần có kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện chức năng giám sát. HĐQT cần có các thành viên độc lập ngoài các thành viên kiêm nhiệm điều hành để đánh giá khách quan cũng như có thái độ hoài nghi mang tính xây dựng. - Giám sát của HĐQT: Chức năng giám sát của HĐQT trong thiết kế và vận hành HTKSNBTrường liên quan đến cả năm Đại bộ ph ậnhọc của hệ th ốKinhng KSNB. tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của HĐQT, nhà quản lý xây dựng cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Để thực hiện nguyên tắc này, cần chú ý các điểm quan trọng sau: - Xác định cơ cấu tổ chức và cấp bậc báo cáo: Nhà quản lý cấp cao và HĐQT thiết lập cơ cấu tổ chức và các cấp bậc báo cáo cần thiết để giúp lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và đánh giá định kỳ các hoạt động của doanh nghiệp. - Phân định quyền hạn và trách nhiệm: Phân định quyền hạn và trách nhiệm là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhím người trong việc đề xuất và giải quyết các vấn đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên quan. - Giới hạn việc ủy quyền: Ủy quyền đem lại quyền lực cần thiết cho một người để thực hiện một vai trò nào đó. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của việc ủy quyền, cần xác định giới hạn của việc ủy quyền. Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện cam kết sử dụng nhân lực thông qua thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị. Để thể hiện các cam kết này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: - Chính sách nguồn nhân lực và việc áp dụng trong thực tế: Chính sách và thực tế về nguồn nhân lực là các hướng dẫn, quy định về tuyển dụng, đãi ngộ để giữ chân các nhân viên có năng lực và việc áp dụng các các hướng dẫn, quy định này vào thực tế. Nó là cơ sở để giúp đơn vị đạt được mục tiêu, cũng như có phản ứng phù hợp với các thay đổi trong môi trường kinh doanh. - Thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực: Chính sách và nguồn nhân lực thể hiện thông qua việc thu hút, phát triển, đánh giá và giữ chân các nhà quản lý, các nhân viên và các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài phù hợp với việc đạt được mục tiêu của đơn vị. - Lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc kế nhiệm: Nhà quản lý cần xác định và đánh giá vị trí (chức năng) nào là chính yếu, quan trọng nhất giúp đạt được mục tiêu của đơn vị. CácTrường vị trí quan trọng Đạicần chuẩ nhọc bị tốt ngư Kinhời kế nhiệm ctếũng nhHuếư cần có nguồn SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn lực dự phòng để đảm bảo rằng các mục tiêu vẫn đạt được cho dù các cá nhân đảm nhận vị trí này vắng mặt. Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu được thiết lập. Để đảm bảo trách nhiệm giải trình của từng cá nhân, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: - Xác lập trách nhiệm giải trình thông qua cơ cấu, quyền hạn và trách nhiệm: HĐQT cần khẳng định Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành, là người hiểu rõ các rủi ro mà đơn vị đối mặt cũng như nhận trách nhiệm thiết lập một hệ thống KSNB để giảm thiểu rủi ro. Giám đốc điều hành và các nhà quản lý cấp cao có trách nhiệm thiết kế, triển khai, đánh gái định kỳ cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận để xác lập trách nhiệm giải trình về KSNB đối với tất cả các cấp trong đơn vị. - Xác lập tiêu thức đo lường kết quả hoạt động trong đó gồm cả biện pháp khuyến khích và khen thưởng: Nhà quản lý và HĐQT chịu trách nhiệm xây dựng tiêu thức đo lường kết quả hoạt động trong đó cần chú ý đén các biện pháp khuyến khích và khen thưởng phù hợp với các trách nhiệm khác nhau ở tất cả các cấp cũng như xem xét việc đáp ứng cả mục tiêu ngắn và dài hạn. - Xem xét các áp lực quá mức: Trong quá trình xây dựng các mục tiêu cần đạt được, có khi vô tình tạo ra áp lực trong đơn vị. Nhà quản lý và HĐQT cần nắm rõ áp lực và cân bằng chúng với các thông điệp, khuyến khích và khen thưởng phù hợp. Đánh giá hiệu quả làm việc, khen thưởng và kỷ luật: HĐQT đánh gá hiệu quả làm việc của Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành đánh gái hiệu quả làm việc của các nhà quản lý cấp cao khác. Các nhà quản lý cấp cao lại đánh gái hiệu quả làm việc của các nhà quản lý cấp trung gian. Cuối cùng hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ được đánh giá. Việc đánh gái hiệu quả làm việc cũng như các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cần được truyền đạt rõ ràng để nhân viên hiểu và thực hiện. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn 1.2.5.2. Đánh giá rủi ro Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra có thể tác động tiêu cực đến việc đạt được mục tiêu. “Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro”. Khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của doanh nghiệp cần xem xét trong mối liên hệ với các ngưỡng chịu đựng rủi ro đã thiết lập. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định pháp lý luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. Đánh giá rủi ro cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến việc đạt được mục tiêu. Nguyên tắc 2: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu của đơn vị và phân tích rủi ro để quản trị các rủi ro này. Nguyên tắc 3: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa đạt được mục tiêu. Nguyên tắc 4: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB.  Thiết lập mục tiêu - Có hai mức độ mục tiêu: Mục tiêu ở mức độ toàn đơn vị và mục tiêu ở mức độ từng bộ phận. - Các loại mục tiêu: Theo Báo cáo COSO 2013, có ba nhóm mục tiêu đối với một đơn vị bao gồm: Mục tiêu hoạt động; mục tiêu báo cáo (gồm mục tiêu báo cáo tài chính và phi tài chính, mục tiêu báo cáo nội bộ) và mục tiêu tuân thủ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn + Mục tiêu hoạt động: Nhóm mục tiêu này gắn liền với nhiệm vụ cơ bản của đơn vị, liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động trong đơn vị. + Mục tiêu báo cáo tài chính và phi tài chính: Liên quan đến việc lập các báo cáo có chất lượng, tức là các báo cáo phải đáng tin cậy, kịp thời, minh bạch để cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị, bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính. + Mục tiêu báo cáo nội bộ: Cung cấp thông tin về quản trị doanh nghiệp cho các nhà điều hành và các cấp quản lý thông qua các báo cáo tài chính nội bộ, báo cáo KSNB. + Mục tiêu tuân thủ: Liên quan đến sự tôn trọng các luật lệ và quy định trong môi trường kinh doanh và pháp lý mà đơn vị đang hoạt động.  Nhận dạng rủi ro Việc nhận dạng rủi ro cần phải xem xét ở các cấp khác nhau trong đơn vị. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến đơn vị, có thể nhận dạng các loại rủi ro như sau: Rủi ro ở mức độ toàn đơn vị: Có thể xuất phát từ những yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị. - Nhân tố bên ngoài: bao gồm kinh tế, môi trường, luật pháp, các hoạt động ở nước ngoài, kỹ thuật và xã hội. - Nhân tố bên trong: chẳng hạn như việc thay đổi người quản lý có thể ảnh hưởng đến những cách thức kiểm soát. Rủi ro ở mức độ hoạt động: Là rủi ro xảy ra ở cấp độ từng bộ phận, từng hoạt động, từng quy trình kinh doanh như bán hàng, mua hàng, sản xuất, tiếp thị, kỹ thuật, hay nghiên cứu và phát triển. Việc đánh giá đúng đắn rủi ro ở mức độ hoạt động sẽ góp phần duy trì rủi ro ở mức độ toàn đơn vị trong phạm vi chấp nhận được.  Phân tích rủi ro Bao gồm các bước thực hiện như sau: Bước 1: Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro (cả về định lượng và định tính) Bước 2: Đánh giá xác suất xảy ra rủi ro. BướcTrường 3: Xem xét phương Đạipháp quả nhọc trị rủi ro: soKinh sánh giữa chitế phí Huế và lợi ích. SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Bước 4: Xác định mức rủi ro chấp nhận được.  Đánh giá rủi ro gian lận tiềm tàng Gian lận tiềm tàng bao gồm: - Lập báo cáo tài chính gian lận. - Biển thủ tài sản - Thực hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. Khi đánh giá rủi ro gian lận tiềm tàng cần chú ý đến các hành vi hối lộ và người quản lý khống chế hệ thống KSNB. Ngoài ra, cần xem xét đến ba nhân tố liên quan đến gian lận: Áp lực, cơ hội và thái độ, cá tính.  Quản trị sự thay đổi Để KSNB phù hợp với sự thay đổi của môi trường, việc nhận dạng rủi ro phải thực hiện liên tục theo sự thay đổi này, đó chính là quản trị sự thay đổi. Nhà quản lý cần có cơ chế để nhận dạng những thay đổi đã hay sẽ xảy ra trong thời gian tới. Các cơ chế này cần hướng đến tương lai để đơn vị có thể lường trước và có kế hoạch cho các thay đổi quan trọng. Nhà quản lý nên xây dựng hệ thống cảnh báo nhằm nhận dạng dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh. Ngoài ra cũng cần thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát có liên quan đến việc vận hành các cơ chế này. Để quản trị sự thay đổi cần chú ý đến các vấn đề sau: - Thay đổi từ bên ngoài: + Sự thay đổi của môi trường hoạt động + Biến động của môi trường tự nhiên - Thay đổi trong hoạt động kinh doanh: + Thay đổi mô hình kinh doanh + Mua, bán, hợp nhất các hoạt động kinh doanh quan trọng + Mở rộng hoat động nước ngoài + Tăng trưởng nhanh chóng + Kỹ Trườngthuật mới Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Thay đổi trong nhân sự chủ chốt 1.2.5.3. Hoạt động kiểm soát “Là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ thị của nhà quản lý để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị”. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi cấp độ tổ chức trong đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ. Khi xây dựng các hoạt động kiểm soát cần chú ý đến sự cân đối giữa chi phí và lợi ích, cân đối giữa hoạt động kiểm soát với rủi ro phát sinh. Nếu các biện pháp kiểm soát quá nhiều, gây tốn kém thì cần thay đổi cơ cấu kiểm soát và ngược lại. Hoạt động kiểm soát hữu hiệu cần thỏa mãn 3 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro (đe dọa đến việc đạt được mục tiêu) xuống mức thấp nhất có thể thực hiện được. Nguyên tắc 2: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 3: Đơn vị triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát.  Xét về mục đích, có các hoạt động kiểm soát sau: Kiểm soát phòng ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát bù đắp. - Kiểm soát phòng ngừa: Là hoat động kiểm soát nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót và gian lận, ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. - Kiểm soát phát hiện: Là hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời những hành vi gian lận hoặc sai sót nào đó đã được thực hiện. - Kiểm soát bù đắp: Là hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện các sai phạm và bù đắp cho sự thiếu hụt hay khiếm khuyết của một thủ tục kiểm soát khác.  Xét về chức năng, các loại hoạt động kiểm soát phổ biến của doanh nghiệp bao gồm: - Soát xét của nhà quản lý cấp cao: Là việc soát xét của nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiTrườngệp như so sánh th Đạiực tế và dhọcự toán, d ựKinhbáo; so sánh tế kết quHuếả của kỳ này so SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn với kỳ trước, Nhà quản lý cần soát xét các chương trình, kế hoạch của doanh nghiệp để xác định mức độ hoàn thành. - Quản trị hoạt động: Nhà quản lý ở các cấp trung gian sẽ soát xét và báo cáo về hiệu quả hoạt động so với kế hoạch, dự toán đã đề ra. Nội dung soát xét phải tập trung vào cả ba mục tiêu của KSNB: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ. - Phân chia trách nhiệm hợp lý: Dựa trên hai nguyên tắc là phân công, phân nhiệm và bất kiêm nhiệm. Việc phân chia trách nhiệm yêu cầu không để cho một cá nhân nắm tất cả các khâu của một quy trình nghiệp vụ từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc. Đồng thời phải tách biệt giữa các chức năng: chức năng xét duyệt và chức ăng bảo quản tài sản, chức năng kế toán và chức năng bảo quản tài sản, chức năng xét duyệt và chức năng kế toán. - Kiểm soát quá trình xử lý thông tin: gồm kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng. Kiểm soát chung áp dụng cho tất cả các hệ thống ứng dụng đê đảm bảo cho các hệ thống này hoạt động liên tục và ổn định. Còn kiểm soát ứng dụng là kiểm soát cho từng hệ thống cụ thể, ví dụ như quá trình bán hàng, mua hàng, quản lý công nợ hay chi phí. - Bảo vệ tài sản: Là các hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu mất mát, lãng phí, lạm dụng, hư hỏng và phá hoại tài sản của doanh nghiệp, bao gồm: Hạn chế tiếp cận tài sản, kiểm kê tài sản, sử dụng thiết bị và bảo vệ thông tin. - Phân tích rà soát: Mục đích của hoạt động kiểm soát này là phát hiện các biến động bất thường từ đó xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời. Phương pháp là đối chiếu định kỳ tổng hợp và chi tiết, thực tế và kế hoạch, kỳ này và kỳ trước, 1.2.5.4. Thông tin và truyền thông “Thông tin là những tin tức cần thiết giúp từng cá nhân, bộ phận thực hiện trách nhiệm của mình”. Chất lượng thông tin sẽ ảnh hưởng tới sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Thông tin có chất lượng cần đảm bảo các thuộc tính sau: Dễ dàng truy cập, đúng đắn, cập nhật, bảo mật,Trường lưu trữ, đủ chi tiết, kĐạiịp thời, có học thật, có th Kinhể xác minh đưtếợc. Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn “Truyền thông là quá trình cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin cần thiết tới các bên có liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp, gồm hai bộ phận: truyền thông bên trong va truyền thông bên ngoài”. Thông tin và truyền thông phải đảm bảo phủ sóng tới mọi bộ phận, phòng ban và cá nhân trong từng doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngoài có liên quan. Thông tin và truyền thông liên quan đến 3 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB. Nguyên tắc 2: Đơn vị truyền thông trong nội bộ các thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB. Nguyên tắc 3: Đơn vị truyền thông với bên ngoài các vấn đề có tác động tới việc vận hành của KSNB. 1.2.5.5. Giám sát “Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. Có hai loại giám sát là giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ”. - Giám sát thường xuyên: Là việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ngay trong quá trình điều hành doanh nghiệp hàng ngày, thường được thực hiện bởi các nhà quản lý các cấp. - Giám sát định kỳ: Bên cạnh giám sát thường xuyên, đơn vị cần có một cái nhìn khách quan, độc lập hơn về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB thông qua sự đánh giá định kỳ hay còn gọi là giám sát định kỳ. Giám sát định kỳ còn giúp đánh giá sự hữu hiệu của đánh giá thường xuyên. Giám sát định kỳ được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, Giám sát hữu hiệu cần thỏa mãn 2 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện việc giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận của KSNB hiện hữu và hoạt động hữu hiệu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Nguyên tắc 2: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về KSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm các nhà quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị, khi cần thiết. 1.2.6. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị chứ không thể mang đến sự đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB. Chẳng hạn như: - Những sai lầm của con người trong quá trình đưa ra các quyết định. - Sự thông đồng của các cá nhân. - Sự lạm quyền của nhà quản lý dẫn đến vượt khỏi hệ thống KSNB. - Chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. - Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên, do đó những sai phạm trong các nghiệp vụ này thường hay bị bỏ qua. - Những thay đổi đến từ môi trường kinh doanh, quan điểm và yêu cầu nhà quản lý làm cho các thủ tục KSNB trở nên lạc hậu, không còn phù hợp và kém hiệu quả. Do đó, dù đơn vị có thể đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế và vận hành hệ thống những vẫn không thể nào có được một hệ thống KSNB hoàn hảo, mang đến sự đảm bảo tuyệt đối. 1.3. Những vấn đề liên quan đến Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại 1.3.1. Khái quát về hoạt động cho vay trong Ngân hàng thương mại 1.3.1.1. Khái niệm về cho vay Theo Điều 3, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: “Cho vayTrường là một hình thức c ấĐạip tín dụng, học theo đó tổKinhchức tín d ụngtế giao Huế cho khách hàng SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. 1.3.1.2. Nguyên tắc vay vốn Theo Điều 6, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, khách hàng vay vốn của NHTM phải đảm bảo hai nguyên tắc: - Sử dụng vốn đúng mục đích đích đã thỏa thuận trong HĐTD. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD. 1.3.1.3. Điều kiện vay vốn Theo Điều 7, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, khách hàng vay vốn của NHTM phải thỏa mãn năm điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có mục đích vay vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và hiệu quả, hoặc dự án đầu tư phục vụ đời sống khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên các điều kiện vay vốn trên đây chỉ là hướng dẫn chung cần thiết cho các NHTM, do đó các NHTM có thể cụ thể hóa và đặt ra các điều kiện riêng của mình. 1.3.1.4. Những trường hợp không cho vay Theo Điều 19, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHTM không được phép cho KHCN thuộc các trường hợp sau đây vay vốn: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của tổ chức tín dụng. - Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay. - Bố, mẹ, vợ, chồng con của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc). 1.3.1.5. Một số khái niệm liên quan đến quy trình cho vay Các khái niệm sau được trích dẫn từ Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: - Thời hạn cho vay: “Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong HĐTD giữa tổ chức tín dụng và khách hàng”. Căn cứ vào thời hạn cho vay, chia thành 03 hình thức sau: + Cho vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. + Cho vay trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. + Cho vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. - Kỳ hạn trả nợ: “Là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng”. - Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: “Là việc tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận trước đo trong HĐTD”. - Hạn mức tín dụng: “Là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong HĐTD”. - Gia hạn nợ vay: “Là việc tổ chức tín dụng chấp nhận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và lãi vốn vay vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong HĐTDTrường”. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Khả năng tài chính của khách hàng vay: “Là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán”. 1.3.2. Khái quát về hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại 1.3.2.1. Khái niệm Cho vay KHCN là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: Mua sắm các vật dụng đắt tiền, các khoản vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng; hoặc cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của những đối tượng là KH cá nhân. 1.3.2.2. Đối tượng Là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội. Cá nhân được đề cập ở đây là những cá nhân có đủ năng lực pháp lý thuộc nhiều thành phần khác nhau như: Cán bộ công nhân viên chức; những người lao động tự do; cá nhân sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ có uy tín, 1.3.2.3. Đặc trưng của hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân - Khách hàng đa dạng về mức thu nhập và trình độ học vấn. - Giá trị hợp đồng cho vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay KHCN là rất lớn. - Thời hạn của các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn va một phần rất nhỏ là dài hạn. - Lãi suất cho vay cao do các NHTM thường phải bỏ ra nhiều chi phí trong việc phát triển khách hàng, thẩm định¸ xét duyệt và quản lý các khoản vay KHCN. - Chứa đựng nhiều rủi ro do tình hình tài chính của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc và sức khoẻ của họ. - ChấtTrường lượng thông tin tài chínhĐại thấp .học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Khó thẩm định yếu tố phi tài chính. 1.3.2.4. Các hình thức cho vay Khách hàng cá nhân  Căn cứ vào mục đích vay vốn, các khoản cho vay KHCN bao gồm hai hình thức: - Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình như: xây dựng, sữa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơ giới, du học, chữa bệnh, cưới hỏi, - Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư kinh doanh, chứng khoán, vàng,  Đối với cả hai hình thức cho vay trên, thời gian vay có thể là ngắn, trung và dài hạn.  Phương thức cho vay KHCN có thể là: - Cho vay từng lần (vay theo món): Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng làm thủ tục cần thiết và kết HĐTD. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận, xác định số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản khách hàng phù hợp với quy định của Chính Phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Riêng đối với các nhu cầu vay vốn bổ sung, vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định) được sử dụng khá phổ biến. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Các biện pháp đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng. Hiện tại các NHTM đang xem xét cho vay với KHCN dựa trên hai cách thức: Cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp). 1.3.2.5. Quy trình tổng quát hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân trong các Ngân hàng thương mại Lập hồ sơ đề nghị vay vốn Thẩm định cho vay Quyết định cho vay Giải ngân Giám sát cho vay Thanh lý HĐTD Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM  Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình tín dụng, thu thập thông tin quan trọng làm cơ sở để thực hiện giai đoạn phân tích và ra quyết định cho vay, được thực hiện ngay sau khi CBTD tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: - Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Khả năng sử dụng vốn vay. - Khả năng hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn vay và lãi vay.  Bước 2: Phân tích tín dụng, thẩm định cho vay Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dTrườngụng vốn vay và hoàn Đại trả nợ vay. học Phân tích Kinh tín dụng nh ằtếm m ụHuếc tiêu: SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. - Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.  Bước 3: Quyết định và ký HĐTD Trong giai đoạn này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ tín dụng của khách hàng dựa vào kết quả đã phân tích. Đây là giai đoạn thường dễ phạm sai lầm nhất. Thông thường khi ra quyết định các ngân hàng thường mắc hai sai lầm cơ bản là đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt và từ chối cho vay với một khách hàng tốt.  Bước 4: Giải ngân Ở giai đoạn này, ngân hàng sẽ phát hành tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong HĐTD. Nhiệm vụ của ngân hàng là thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của HĐTD trước khi phát tiền vay.  Bước 5: Giám sát tín dụng Ở giai đoạn này nhân viên tín dụng thờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ. Có các phương pháp sau: Giám sát khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, việc trả lãi định kỳ, mối quan hệ với khách hàng khác, những thông tin thu thập khác. - Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. - Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay.  Bước 6: Thanh lý HĐTD Đây là giai đoạn kết thúc của quy trình cho vay bao gồm các công việc quan trọng cần đượcTrường xử lý: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Thu nợ cả gốc và lãi: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết. Hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ là thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn, thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ, thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. - Tái xét HĐTD: Là phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp với mục đích đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có thể xử lý kịp thời. - Thanh lý HĐTD: Nếu hết thời hạn hợp đồng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản bảo đảm nếu có và lưu hồ sơ vay vốn vào kho lưu trữ. 1.3.3. Hệ thống Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong các Ngân hàng thương mại 1.3.3.1. Sự cần thiết của công tác Kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã từng tiến hành một cuộc khảo sát nhằm điều tra về nguyên nhân những vụ sụp đổ của các ngân hàng trên thế giới và đã đưa ra kết luận rằng: “Sự yếu kém của hệ thống KSNB là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng”. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, bị giải thể, sáp nhập như ngân hàng Đệ Nhất, ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Và một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên cũng chính là do những sự sai lầm trong khâu thiết lập và vận hành hệ thống KSNB tại đơn vị. Điều này đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của hệ thống KSNB đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tại các NHTM. Sự cần thiết đó được thể hiện qua các điểm cụ thể sau: - Cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Nhưng kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro trong hoat động cho vay chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Một sai sót trong nghiệp vụ cho vay có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho ngân hàng như ảnh hưởTrườngng tới kế hoạch sử dĐạiụng vốn chọcủa ngân hàng, Kinh gây trở ngtếại trong Huế việc sử dụng SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn của khách hàng, khả năng thanh toán, lợi nhuận và uy tín của ngân hàng bị giảm sút, thậm chí có thể dẫn đến phá sản ngân hàng. Chính vì vậy cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ của hệ thống KSNB trong hoạt động cho vay nhằm đảm bảo NHTM đạt được các mục tiêu đã được đề ra. - Một hệ thống KSNB hữu hiệu giúp ngăn chặn nguy cơ gian lận của các đối tượng, kể cả khách hàng lẫn cán bộ ngân hàng, góp phần bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng và đảm bảo cho nó được sử dụng đúng mục đích. - Kiểm soát cho vay thường xuyên và xuyên suốt giúp ngân hàng nắm bắt được những nhu cầu mới của khách hàng, từ đó tìm được những cơ hội kinh doanh mới. Chẳng hạn thông qua việc kiểm soát cho thấy khách hàng đang mở rộng quy mô kinh doanh, số lượng nhân viên ngày càng nhiều. Như vậy, đây là cơ hội tốt để Ngân hàng tiếp thị sản phẩm “trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản”. - Trong bối cảnh môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các NHTM trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Sự cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng xem nhẹ tiêu chuẩn tín dụng, giảm bớt các thủ tục trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Nếu như không có hệ thống KSNB vững mạnh thì các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn. 1.3.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác Kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại  Mục tiêu: - Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ. - Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao. - Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý. - Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được bảo đảm an toàn.  NhiTrườngệm vụ: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ cho vay. - Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ cho vay. - Bảo vệ NHTM trước những thất thoát tài sản có thể tránh. - Đảm bảo việc chấp hành chính sách tín dụng, quy định của ngân hàng Nhà nước và pháp luật. 1.3.3.3. Các rủi ro thường gặp trong quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại  Giai đoạn lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng - Thông tin thu thập về khách hàng không đầy đủ và thiếu chính xác. - Khách hàng không trung thực, có ý đồ gian lận và che giấu CBTD. - Khách hàng và CBTD thông đồng với nhau làm giả thông tin.  Giai đoạn phân tích tín dụng, thẩm định cho vay - CBTD không đánh giá toàn diện, không khách quan về tư cách pháp lý, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. - Ngân hàng không quy định rõ ràng và đầy đủ các chính sách tín dụng, khiến cho CBTD gặp khó khăn khi áp dụng chính sách vào thực tế. - CBTD không đủ năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc nên dễ sai sót trong quá trình thẩm định thực tế (thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn ). - Tài sản bảo đảm (TSBĐ) không thuộc quyền sở hữu của khách hàng, không hợp lệ nhưng không được phát hiện trong giai đoạn thẩm định hoặc định giá sai giá trị thật của TSBĐ khiến hạn mức cho vay bị sai. - Thời gian thẩm định kéo dài, không đúng với quy định của ngân hàng.  Giai đoạn quyết định và ký HĐTD - Đưa ra những quyết định sai, đồng ý cho các khách hàng không tốt vay hoặc từ chối cho các khách hàng tốt vay, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng cũng nhưTrường uy tín của ngân hàng. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Phê duyệt không đúng thẩm quyền hoặc cho vay vượt giới hạn tín dụng được giao. - HĐTD soạn thảo không đúng, không hợp lệ hoặc còn thiếu chặt chẽ so với quy định của ngân hàng. - HĐTD không điền đầy đủ các thông tin, thiếu sự soát xét của các cấp có thẩm quyền.  Giai đoạn giải ngân - Tiến hành giải ngân khi chưa có đầy đủ chứng từ hoặc chưa có phê duyệt của cấp có thẩm quyền. - Giải ngân không đúng đối tượng vay vốn hoặc giải ngân nhưng khách hàng chưa ký nhận tiền dẫn đến khách hàng có hành vi gian lận tiến hành đòi giải ngân lần hai.  Giai đoạn giám sát tín dụng - Không kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. - Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết trong HĐTD. - Phương án, dự án vay vốn được thực hiện không hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không sinh lời, không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết.  Giai đoạn thanh lý HĐTD - Không thu được nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn mà khách hàng đã cam kết trong HĐTD, chuyển sang nợ quá hạn, nợ khó đòi và không thể thu hồi. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị pháp luật cấm, doanh nghiệp nơi khách hàng làm việc bị phá sản, khách hàng mất khả năng về tài chính. - Tất toán khoản vay không đúng đối tượng, thanh lý hợp đồng khi chưa trả hết nợ. 1.3.3.4. Các thủ tục Kiểm soát nội bộ áp dụng cho quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong các Ngân hàng thương mại  Giai đoạn lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Cần quy định cụ thể những mục hồ sơ tín dụng chuẩn, phân loại hồ sơ trong danh mục rõ ràng giúp CBTD thuận tiện trong việc rà soát và kiểm tra tài liệu, thông tin từ khách hàng. - Ban lãnh đạo Phòng quan hệ KHCN hoặc CBTD độc lập kiểm tra lại thông tin khách hàng, các hồ sơ tiếp nhận mà CBTD khác thu thập.  Giai đoạn phân tích tín dụng - Thiết kế, xây dưng một mô hình chuẩn, cụ thể và chặt chẽ cho giai đoạn thẩm định từ khâu thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn cho đến thẩm định TSBĐ. - Đối với trường hợp đặc biệt, CBTD gặp khó khăn trong công tác thẩm định thì phải nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia thẩm định để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. - Lãnh đạo PQHKHCN, CBTD độc lập kiểm tra, phân tích, soát xét lại công tác thẩm định tín dụng của các CBTD khác.  Giai đoạn quyết định và ký HĐTD - CBTD cần thu thập, xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. Bên cạnh đó, CBTD cần hết sức thận trọng trong giai đoạn thẩm định để hạn chế những sai lầm khi phê duyệt các khoản vay. - Cấp có thẩm quyền cần rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng mọi thông tin và điều khoản quy định trong HĐTD trước khi phê duyệt khoản vay. - HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ tài liệu liên quan đến khoản vay phải được luân chuyển qua các bộ phận liên quan, rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạn chế việc ghi sai hoặc ghi thiếu thông tin trên hợp đồng.  Giai đoạn giải ngân - Kiểm tra kỹ lưỡng dấu vết của sự phê duyệt của cấp thẩm quyền trước khi tiến hành giải ngân tiền vay cho khách hàng (hồ sơ giải ngân phải có chữ ký của người phê duyệt và dấu tròn của ngân hàng trên văn bản). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Quy định cụ thể khoảng thời gian tối đa cho phép từ thời điểm CBTD nhận được phê duyệt giải ngân cho đến khi trao tiền vay đến khách hàng. - Độc lập kiểm tra việc thực hiện giải ngân tiền vay của CBTD, thu thập phản hồi từ phía khách hàng để có biện pháp khắc phục kịp thời.  Giai đoạn giám sát tín dụng - Giám sát khách hàng thông qua hoạt động tài khoản của khách hàng, qua trả lãi định kỳ, xem xét mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác. Việc kiểm tra giám sát này phải được kiểm tra độc lập bởi một CBTD hoặc một bộ phận. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Định kỳ tổ chức kiểm tra, định giá lại TSBĐ. - Độc lập kiểm tra việc giám sát sử dụng vốn vay của CBTD xem trên thực tế có thực hiện đầy đủ các công đoạn giám sát không, kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục khi phát hiện các sai phạm của CBTD .  Giai đoạn thanh lý HĐTD - Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn thông qua thông báo bằng văn bản gửi đến khách hàng hoặc trao đổi qua điện thoại, email - Xem xét, giải quyết nhanh chóng việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của khách hàng theo quy định của ngân hàng - Độc lập kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh lý HĐTD của CBTD đối với khách hàng, ghi nhận các phản hồi của khách hàng về quy trình vay vốn tại ngân hàng, thái độ làm việc của các CBTD để có biện pháp kịp thời. 1.3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Khách hàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại  Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế vĩ mô: Chính sách kinh tế của chính phủ, lạm phát cũng tác động tiêuTrường cực hay tích cực đĐạiến hoạt độhọcng của ngân Kinh hàng. Vi ệtếc kiể mHuế soát hoạt động SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn cho vay tốt yêu cầu phải dự báo được tỷ lệ lạm phát để có thể đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh. - Môi trường pháp lý: Hoạt động kiểm soát cho vay KHCN của các NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn của các quy định về cho vay và kiểm soát hoạt động cho vay của NHNN. - Môi trường chính trị xã hội: Tình hình chính trị trong nước, vấn đề dân trí, đạo đức xã hội ảnh hưởng tới việc kiểm soát cho vay KHCN. Trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết về hoạt động kinh doanh sẽ dẫn tới tình trạng làm ăn kém hiệu quả hay sự suy thoái đạo đức xã hội gây ra những rủi ro về vốn cho vay KHCN của ngân hàng. - Môi trường công nghệ: Nếu các NHTM có điều kiện tiếp cận được với các công nghệ hiện đại nhất trên thế giới nhất định hoạt động cho vay KHCN sẽ được tiến hành nhanh chóng, khi đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng và rủi ro là tối thiểu. - Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác kiểm soát hoạt động cho vay KHCN của các NHTM, chẳng hạn như việc thiên tai, lũ lụt, hạn hán những rủi ro do những nguyên nhân khách quan này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Các yếu tố thuộc môi trường vi mô - Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của các NHTM là các NHTM, các tổ chức tín dụng, các tổ chức cho vay trong và ngoài nước. Vừa để cạnh tranh trong hoạt động cho vay, vừa để đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng nói chung hoạt động cho vay KHCN nói riêng thì hoạt động kiểm soát cho vay KHCN của các NHTM cần rất được chú ý và quan tâm hàng đầu. - Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp ở đây chính là những nhà cung cấp vốn phục vụ cho việc cho vay của ngân hàng, đó là những khách hàng gửi tiền, những tổ chức tín dụng khác, NHNN Ngân hàng dựa vào thời hạn của những nguồn vốn trên từ đó kiểm soát hoạt động cho vay KHCN sao cho nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất, vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo thu được lợi nhuận lớn nhất.  CácTrường yếu tố từ phía khách Đại hàng học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn - Sự hợp tác của khách hàng: Hoạt động KSNB đối với quy trình cho vay KHCN chỉ có thể đạt chất lượng cao khi khách hàng có thiện chí hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin. - Thời gian quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: Nếu khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì ngân hàng đã có sẵn thông tin và phương thức kiểm soát trước đó. Do vậy sẽ giảm được chi phí KSNB. - Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay: Khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý vốn vay tốt thì công tác KSNB của ngân hàng cũng được vận hành dễ dàng hơn.  Các yếu tố từ phía ngân hàng - Văn hóa tín dụng: Những thủ tục kiểm tra khoản vay KHCN chính xác có thể làm tăng sự khuyến khích đối với CBTD trong việc theo dõi khoản vay mà họ thực hiện. - Năng lực của CBTD: Cán bộ quan hệ KHCN ngoài khả năng chuyên môn trong việc dự báo, phân tích năng lực tài chính, kiến thức pháp luật, đòi hỏi CBTD phải có một số kỹ năng như: kỹ năng thương lượng với khách hàng, kỹ năng xử lý nợ xấu, kỹ năng thu thập thông tin , nhạy bén trong việc phát hiện các dấu hiệu sai sót, gian lận - Chiến lược kinh doanh: Việc KSNB hoạt động cho vay KHCN phải dựa trên chính sách cho vay của ngân hàng (đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất áp dụng, các quy định về quy trình cho vay, quy định về TSBĐ ). Một chính sách cho vay hợp lý, chặt chẽ sẽ giúp CBTD thực hiện tốt việc kiểm soát. - Công nghệ: Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định đối với từng khách hàng và từ đó, tiết kiệm được rất nhiều thời gian dành cho công tác kiểm soát tín dụng. - Cơ cấu tổ chức: Một ngân hàng sẽ kiểm soát hoạt động cho vay KHCN tốt hơn nếu chức năng của các phòng ban, các bộ phận liên quan tới việc cho vay được quy định rõ ràng, hợp lý; không bị chồng chéo chức năng nhiệm vụ; phân công công việc cho CBTD rõ ràng và gắn công việc với trách nhiệm và đặc biệt phải có sự kiểm tra lẫn nhau giữTrườnga các nhân viên, phòng Đại ban. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế) 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Theo quyết định số 47/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 11/02/1989, ngày 04/01/1990, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Tên tiếng Anh là Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt là HDBANK. HDBANK có địa chỉ trụ sở chính tại: 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; có người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ngày 19/9/2011, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 2096/QĐ-NHNN chấp thuận đổi tên “Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh” thành “Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh”. Năm 2013, HDBANK mua lại 100% vốn cổ phần của công ty tài chính Societe Generale Viet Finance (SGVF) - công ty con của tập đoàn ngân hàng Societe Generale (Cộng hòa Pháp) và đổi tên công ty SGVF thành HDFinance. Cũng trong năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBANK trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ là 8.100 tỷ đồng. Cuối năm 2017, thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức HDBANK tiến hành nâng vốn điều lệ lần thứ nhất lên 8.829 tỷ đồng. Tiếp đó, đầu năm 2018, HDBANK hoàn tất đợt bán cổ phiếu riêng lẻ, thành công nâng vốn điều lệ lần hai lên 9.810 tỷ đồng và chính thứTrườngc lọt nhóm 7 ngân hàngĐại có vố nhọc hóa lớn nhKinhất thị trường. tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Đầu năm 2018, gần 981 triệu cổ phiếu “HDB” của HDBANK đã chính thức lên sàn HOSE và nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. Sự kiện này đã mở màn cho các doanh nghiệp vốn hóa lớn gia nhập thị trường chứng khoán, góp phần nâng cao thanh khoản thị trường, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến 31/12/2018, HDBANK có vốn điều lệ: 9.810 tỷ đồng; tổng tài sản trên 200.000 tỷ đồng; mạng lưới trải rộng khắp cả nước với hơn 250 điểm giao dịch ngân hàng và 11.500 điểm giao dịch tài chính của HD SAIGON và đang xúc tiến mở các chi nhánh tại ngước ngoài; phục vụ gần 5 triệu khách hàng trong hệ sinh thái đặc quyền từ hàng không, siêu thị, viễn thông, tài chính – ngân hàng, Hiện nay, HDBANK đang trong tiến trình hoàn tất kế hoạch sáp nhập với Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex. Dự tính HDBANK sau sáp nhập sẽ có quy mô vốn điều lệ đạt 15.345 tỷ đồng, sở hữu gần 371 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 15.000 điểm giao dịch tài chính và giới thiệu dịch vụ phủ khắp 63/63 tỉnh thành. HDBANK hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh chính sau: - Hoạt động trung gian tiền tệ khác, mã số 6419 - Hoạt động dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội), mã số 6499 - Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phát sinh lãi suất theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mã số 6499 - Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính, mã số 6619 Là một trong 10 NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 28 năm kinh nghiệm hoạt động, đến nay HDBANK đang bứt phá mạnh mẽ, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, lợi nhuận, mạng lưới, chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa. HDBANK có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng về dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. HD Bank đã và đang hoàn thiện mô hình điểm giao dịch hiện đại, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện với thông điệp "Cam kết lợi ích cao nhất" cho khách hàng và cộng đồng xã hội. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Với sự phát triển bền vững, HD Bank đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng do các tổ chức uy tín trong và ngoài nước, nhiều năm liền nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất” do Tạp chí uy tín Asiamoney, Euro Money trao tặng. Các giải thưởng tiêu biểu: HDBANK được NHNN nước xếp loại hạng A; Giải Ngân hàng tốt nhất Việt Nam “Best Bank in Vietnam 2017” do tạp chí Asiamoney trao tặng; Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citi Group trao tặng); Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (do Tạp chí Asiamoney và Euromoney trao tặng); Tháng 11/2016, Hãng xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service lần đầu xếp hạng HDBANK ở mức B2: mức tín nhiệm cao và triển vọng ổn định; Tháng 12/2016, The Asian Banker công bố HDBANK đứng thứ hạng cao trong Top 500 ngân hàng mạnh nhất châu Á và Top 8 NHTM Việt Nam 2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Gắn với sự trưởng thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thừa Thiên Huế được thành lập vào ngày 04/11/2014. Tên chính thức: Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh Chi Nhánh Thừa Thiên Huế (tên viết tắt: HDBANK Huế) Tên giao dịch: HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế Mã số thuế: 0300608092-073 Địa chỉ: 41- 43 Bến Nghé, Phường Phú Hội, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: (0234) 3 933 399 Fax: (0234) 3 823 388 Website: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Như những NHTM khác, HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng hoạt động trên các lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực thanh toán, chuyển đổi tiền tệ và các dịch vụ khác. HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và có các nghiệp vụ chủ yếu sau: Nghiệp vụ huy động vốn Ngân hàng nhận tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ từ cá nhân hay tổ chức kinh tế; phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn. Ngân hàng có thể vay vốn từ NHNN hoặc các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để gia tăng nguồn vốn. Nghiệp vụ cho vay Cung cấp vốn cho các khách hàng có nhu cầu, vốn vay có thể là ngắn, trung và dài hạn nội tệ hoặc ngoại tệ; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá; bão lãnh và tái bảo lãnh; cho thuê tài sản, cho thuê tài chính, cho vay bất động sản, cho vay thấu chi và nhiều hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng. Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ Mở tài khoản, cung cấp các phương tiện thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chuyển tiền trong nước và ngoài nước; thực hiện thanh toán quốc tế; thực hiện việc thu hộ chi hộ; thu đổi ngoại tệ, đổi séc du lịch; thực hiện dịch vụ hối đoái; dịch vụ E - banking, Home Banking, HDB - SMS Banking, HDB – iBanking, HDB - Mobile Banking, HDB Money. Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng Phát hành loại thẻ nội địa ATM - Connect 24. Các loại thẻ quốc tế HDBANK – Visa Card, HDBANK - American Express, HDBANK – Master Card. Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, JBC, Master, American Express, Diners Club Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế  Chức năng HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế là một thành viên của HDBANK Việt Nam, hoạt động theo các quy định của pháp luật và theo điều lệ tổ chức hoạt động của HDBANK. Chức năng chính của Chi nhánh là huy động vốn nhàn rỗi để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế và thực hiện các sản phẩm dịch vụ khách hàng.  Nhiệm vụ Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn bám sát mục tiêu của tỉnh nhà cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, chủ động nghiên cứu, phân tích thị trường, luôn tìm kiếm các phương án khả thi để mở rộng cho vay nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương. Với mục tiêu trở thành ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu và trở thành điểm tựa quan trọng cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế, HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, hoạt động theo phương châm: “Cam kết lợi ích cao nhất” cho khách hàng. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Cơ cấu tổ chức của một đơn vị kinh doanh luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị đó. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý thì sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiện đại, khoa học, năng động và mang lại hiệu quả hoạt động cũng như kết quả kinh doanh cao. Ngược lại, một cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý chồng chéo, thiếu logic sẽ gây ra nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Cơ cấu bộ máy quản lý của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế được tổ chức theo môTrường hình trực tuyến - ch Đạiức năng, vhọcừa đảm b ảKinho tính linh hotếạt, v ừHuếa tiết kiệm được SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn thời gian trong công tác điều hành hoạt động đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế được biểu diễn cụ thể trong sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Giám đốc: Là người điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp phụ trách khối quản trị rủi ro và phòng kế hoạch tổng hợp, tài chính kế toán; trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợ xấu. Đồng thời giám đốc chính là chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng nâng lương, hội đồng thi đua khen thưởng của chi nhánhTrường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Phó Giám đốc 1: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: PQHKHCN, KHDN, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Phó Giám đốc 2: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và quản lý nội bộ gồm phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ và phòng tổ chức hành chính. Phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp: Nhiệm vụ chính đó là tiếp thị và phát triển quan hệ KHDN, thực hiện công tác tín dụng bán buôn, công tác tài trợ dự án, nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu. Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân (PQHKHCN): Nhiệm vụ chính đó là tiếp thị và phát triển quan hệ KHCN, thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, công tác tín dụng bán lẻ. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (PQLRRTD): Đề xuất những chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; phân loại nợ và trích lập rủi ro; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, KSNB; thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. Phòng Quản trị tín dụng (PQTTD): Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, theo quy trình của HDBANK và của chi nhánh. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng; giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của HĐTD. Phòng Dịch vụ khách hàng (PDVKH): Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt; thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng quản trị tín dụng; thực hiện công tác thanh toán quốc tế. Phòng Tiền tệ kho quỹ (PTTKQ): Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ và thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin; quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh. Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán. Theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và ngân hàng. Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán; xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính; tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất 2.1.6. Tình hình các nguồn lực và kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.6.1. Tình hình lao động Con người là nhân tố quan trọng, đóng vai trò then chốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nói riêng. Trong bất cứ một ngành nghề, một tổ chức kinh tế nào thì việc sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động đều có tầm ảnh hưởng lớn, là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó. Bởi vậy, trong thời điểm hiện nay, quản trị nhân lực không chỉ phải đáp ứng yêu cầu về số lượng mà còn phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng của lực lượng sản xuất. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Trịnh Văn Sơn Nắm bắt được vấn đề này, HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã luôn chú trọng đến việc đào tạo, quản lý và nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Cụ thể: Bảng 2.1: Tình hình lao động tại HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Người So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Số Số Số % % % (+/-) % (+/-) % LĐ LĐ LĐ Tổng số 84 100 91 100 102 100 7 8,33 11 12,09 lao động 1. Phân theo giới tính Nam 36 42,86 40 43,96 45 44,12 4 11,11 5 12,50 Nữ 48 57,14 51 56,04 57 55,88 3 6,25 6 11,76 2. Phân theo trình độ chuyên môn Đại học, trên 59 70,24 68 74,73 79 77,45 9 15,25 11 16,18 đại học Cao đẳng, 10 11,90 8 8,79 7 6,86 (2) (20,00) (1) (12,50) trung cấp Phổ thông 8 9,52 8 8,79 8 7,84 0 0 0 0 Khác 7 8,33 7 7,69 8 7,84 0 0 1 14,29 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính HDBANK Chi nhánh Thừa Thiên Huế)  Theo giới tính: Đến năm 2017, số lượng nhân viên của HDBANK Huế đã tăng lên đến 91 nhân viên, tức tăng 8,33% so với năm 2016. Theo đó, số nhân viên nam và nữ cũng tăng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Châu 48