Khóa luận Kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn

pdf 84 trang thiennha21 25/04/2022 2411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_nghiep_vu_tin_dung_tai_ngan_hang_tmcp_cong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHỢ LỚN Họ và tên sinh viên Trường NGUYĐạiỄN học THỊ QUỲNHKinh NH tếƯ Huế Huế, tháng 05 năm 2020
  2. ` BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHỢ LỚN Giáo viên hướng dẫn: Họ và tên sinh viên: ThS. Lê Thị Nhật Linh Nguyễn Thị Quỳnh Như Trường Đại học KinhKhóa học: tế 2016 Huế– 2020 Lớp học: K50D Kế toán Huế, tháng 05, năm 2020
  3. Lời cảm ơn Sau gần ba tháng thực tập tại phòng giao dịch Vĩnh Lộc thuộc Chi nhánh Chợ Lớn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn”. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân cùng với những kiến thức tích lũy được, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý anh chị trong phòng giao dịch Vĩnh Lộc thuộc Chi nhánh Chợ Lớn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người trực tiếp hướng dẫn khóa luận - ThS. Lê Thị Nhật Linh đã hướng dẫn nhiệt tình và luôn giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Chợ Lớn và đặc biệt là quý anh chị phòng giao dịch Vĩnh Lộc đã tạo điều kiện để tác giả được thực tập và có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Tác giả xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Minh Phúc – Cán bộ tín dụng tại phòng giao dịch Vĩnh Lộc đã luôn qua tâm giúp đỡ, cung cấp số liệu, chứng từ để giúp em hoàn thành khóa luận Do hạn chế về thời gian và kiến thức, bài khóa luận vẫn còn những điểm sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Huế, tháng 05 năm 2020 Trường Đại học KinhSinh viên tế Huế Nguyễn Thị Quỳnh Như
  4. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1 Lý luận chung về Ngân hàng Thương mại (NHTM) 4 1.1.1Khái niệm 4 1.1.2 Chức năng của NHTM 4 1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng 4 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán 5 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền 6 1.1.3. Vai trò của Ngân hàng thương mại 6 1.1.4. Các hoạt động của NHTM 7 1.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM 7 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 8 1.2.1. Vai trò 8 1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng 8 1.3. LýTrường luận chung về ho Đạiạt động tín học dụng ngân Kinh hàng tế Huế 9 1.3.1. Khái niệm 9 1.3.2. Chức năng của tín dụng ngân hàng 9 1.3.2.1. Chức năng huy động và phân phối tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả 9 1.3.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt 10 1.3.2.3 Chức năng giám đốc các hoạt động của nền kinh tế 10 1.3.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 10
  5. 1.3.3.1 Điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. 10 1.3.3.2. Tăng cường hiệu quả kinh doan, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội 10 1.3.3.3 Công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà Nước 11 1.3.4. Nguyên tắc tín dụng của ngân hàng 11 1.3.5. Thời hạn tín dụng của ngân hàng 11 1.3.6. Phương thức tín dụng ngân hàng 12 1.3.7. Lãi suất tín dụng ngân hàng 13 1.3.8. Rủi ro tín dụng ngân hàng 13 1.4. Kế toán nghiệp vụ tín dụng ngân hàng 13 1.4.1 Khái niệm 13 1.4.2 Nhiệm vụ của kế toán tín dụng 13 1.4.3. Tổ chức kế toán tín dụng 14 1.4.4 Hạch toán các nghiệp vụ tín dụng 15 1.4.4.1 Kế toán nghiệp vụ cho vay các tổ chức tín dụng khác 15 1.4.4.2 Kế toán nghiệp vụ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 23 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 23 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt NamTrường Đại học Kinh tế Huế 23 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh. 24 2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn. 25 2.1.3.1. Mô hình hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 25 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn 25
  6. 2.1.3.3 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 26 2.1.4 Các nguồn lực của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn (2017-2019) 28 2.1.4.1 Tình hình nguồn lao động của chi nhánh 28 2.1.4.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của chi nhánh 30 2.1.4.3 Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh 35 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Chợ Lớn 39 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 39 2.1.5.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng 40 2.1.5.3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 41 2.1.5.4 Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 42 2.1.5.5. Tổ chức hệ thống tài khoản 42 2.1.5.6. Hình thức sổ và hệ thống sổ sách kế toán 42 2.1.5.7 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 44 2.1.5.8 Các chính sách kế toán được áp dụng trong quy trình cho vay 45 2.2 Thực trạng kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 47 2.2.1 Quy trình tín dụng 47 2.2.2 Chứng từ được sử dụng đối với kế toán cho vay 49 2.2.3 Hoạt động tín dụng chủ yếu tại chi nhánh 49 2.2.3.1 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá (cầm cố sổ tiết kiệm) 49 2.2.3.2 Cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp (vay thông thường) 58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁNTrường TÍN DỤNG T ẠĐạiI NGÂN họcHÀNG TMCP Kinh CÔNG tếTHƯƠNG Huế- CHI NHÁNH CHỢ LỚN 65 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn 65 3.1.1Ưu điểm 65 3.1.2 Nhược điểm 66 3.1.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Chợ Lớn 66
  7. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 1. Kết luận 68 2. Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 71 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CK Chiết khấu CMKT Chuẩn mực kế toán CN Chi nhánh GDV Giao dịch viên GTCG Giấy tờ có giá KH Khách hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHCT Ngân hàng Công Thương PGD Phòng giao dịch TCQT Tổ chức quốc tế TCTD Tổ chức tín dụng TG Tiền gửi TK Tài khoản TM Tiền mặt TS Tài sản TrườngTSCĐ Đại họcTài sả nKinh cố định tế Huế TSĐB Tài sản đảm bảo VIETINBANK Ngân hàng Công Thương
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng lao động của Vietinbank - CN Chợ Lớn từ năm 2017 đến năm 2019 30 Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Vietinbank - CN Chợ Lớn từ năm 2017 đến năm 2019 32 Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Vietinbank- CN Chợ Lớn từ năm 2017 đến năm 2019 36 Bảng 2.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ 46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biến động tài sản 31 Biểu đồ 2.2: Biến động nguồn vốn 34 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống tổ chức của Vietinbank - CN Chợ Lớn 26 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Vietinbank – CN Chợ Lớn 39 Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán trên phần mềm Core Sunshine tại VietinBank – CN Chợ Lớn 44 Sơ đồ 2.4: Quy trình tín dụng của Vietinbank – CN Chợ Lớn 47 Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu 2.1: Tờ trình đánh giá, thẩm định và quyết định cho vay của VD1 50 Biểu 2.2: Phiếu nhập kho hồ sơ TSĐB cho VD1 53 Biểu 2.3: Ủy nhiệm chi – giải ngân cho VD1 54 Biểu 2.4: Sổ chi tiết TK 2111.xxxxx cho VD1 55 Biểu 2.5: Giấy đề nghị thu nợ cho VD1 56 Biểu 2.6: Giấp nộp tiền trả nợ vay cho VD1 57 Biểu 2.7: Giấy ủy nhiệm chi cho VD1 58 Biểu 2.8: Giấy nhận nợ cho VD2 59 Biểu 2.9: Ủy nhiệm chi cho VD2 60 Biểu 2.10: Phiếu thu dịch vụ cho VD2 61 Biểu 2.11: Sổ chi tiết tài khoản 2111.xxxxx cho VD2 62 Biểu 2.12: Phiếu thu lãi tiền vay 63 Biểu 2.13: Vấn tin trả hết khoản vay cho VD2 64 Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong 20 năm qua, công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta đã đạt được nhiều thành công, các chỉ số kinh tế cơ bản như GDP, xuất nhập khẩu, đầu tư, thu chi ngân sách nhà nước đều đạt cao và bền vững, có được kết quả trên, ngoài sự đóng góp chung của cả nước, của các ngành, các cấp, phải kể đến những nỗ lực của ngành ngân hàng. Ngành kinh doanh ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng và cần thiết cho nền kinh tế thị trường hiện nay. Cùng với quá trình chuyển dịch nền kinh tế hàng hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, trong những năm qua, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển theo xu hướng tích cực và năng động cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng và là cầu nối giữa người đi vay với người cho vay nên càng ngày ngân hàng càng có vị trí quan trọng hơn khi nó làm cho dòng vốn cũng như sự lưu thông trong nền kinh tế một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, góp phần thực hiện các dự án đầu tư lớn, thúc đẩy mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và một trong những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp là tín dụng ngân hàng. Đó là một hoạt động chủ yếu, quan trọng của ngân hàng, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, tạo thu nhập lớn mặt khác cũng mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Do đó nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng cần được tổ chức một cách chặt chẽ và tiện lợi cho ngân hàng và khách hàng. Thông qua các quy trình nghiệp vụ, kế toán cho vay vốn tín dụng đã phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản cho vay, thu nợ, thu lãi, theo dõi và quản lý số dư nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, trên cơ sở đó giúp cho việc theoTrường dõi các hoạt động Đạitín dụng dhọcễ dàng và Kinhhạn chế các rủtếro chHuếo ngân hàng trong việc thu gốc và lãi đúng hạn thì vấn đề đặt ra là phải theo dõi chặt chẽ các khoản cho vay, thu gốc và lãi kịp thời, đây chính là nhiệm vụ của kế toán tín dụng. Thực hiện tốt công tác kế toán tín dụng sẽ giúp cho ngân quản lý vốn tín dụng một cách khoa học, có hệ thống và ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng dịch vụ. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi Nhánh Chợ Lớn và nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tín dụng trong hệ thống ngân hàng nên tôi quyết định chọn đề tài “ Kế toán nghiệp vụ tín dụng tại 1
  12. ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các vấn đề của hoạt động kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng thương mại.  Đánh giá thực trạng công tác kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Chợ Lớn .  Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh Chợ Lớn. 3. Đối tượng nghiên cứu  Các vấn đề lý luận về kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng thương mại.  Công tác kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Chợ Lớn. 4. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu về tình hình nguồn nhân lực, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong 3 năm từ năm 2017 – 2019. Các ví dụ về việc hạch toán phần hành tín dụng được lấy của năm 2019, 2020. Về không gian: Giới hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn Về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu cụ thể về nghiệp vụ kế toán nghiệp vụ cho vay trong phạm vi thực hiện của phòng kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, gồm cho vay thông thường đối với khách hàng doanh nghiệp và cho vay cầm cố khách hàngTrườngcá nhân. Đại học Kinh tế Huế 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đơn vị như tình hình sử dụng chứng từ, hạch toán tài khoản, ghi sổ sách, từ các phòng ban của đơn vị. Thu thập các tài liệu liên quan từ Internet, sách tham khảo và các khóa luận tốt nghiệp Đại học, luận văn thạc sĩ. 2
  13. - Phương pháp quan sát: Thông qua việc quan sát các công việc cụ thể, thao tác và quy trình tiến hành nghiệp vụ của nhân viên kế toán tại phòng kế toán và các phòng khác của đơn vị. - Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn, trao đổi với nhân viên kế toán của đơn vị để tìm hiểu thêm về các thông tin không có trong tài liệu được đơn vị cung cấp và làm rõ thêm về các thông tin, số liệu có trong tài liệu của đơn vị. Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Các thông tin số liệu sau khi đã thu thập sẽ được tiến hành đối chiếu với mục tiêu, phương hướng đã đề ra để đánh giá việc thực hiện so với kế hoạch có đạt hiệu quả hay không hoặc so sánh các chỉ tiêu giữa các năm để xem sự khác nhau giữa các năm. - Phương pháp thống kê: Dùng số tương đối, số tuyệt đối để phân tích sự tăng giảm của các chỉ tiêu và xu hướng của chúng. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Các thông tin. số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp lại theo đặc điểm nghiệp vụ Sau đó tiến hành phân tích để đưa ra kết luận và giải pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  14. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Lý luận chung về Ngân hàng Thương mại (NHTM) 1.1.1Khái niệm. Theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam được ghi trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loài hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.” Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi dư thừa và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt đó là "tiền". Phần chênh lệch giữ lãi suất cho vay vốn và lãi suất huy động vốn chính là phần lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng thương mại là cung cấp các dịch vụ, nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán phục vụ cho mọi nhu cầu về tiền của mọi người, mọi loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. 1.1.2 Chức năng của NHTM 1.1.2.1TrườngChức năng trungĐại gian tínhọc dụng Kinh tế Huế Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng NHTM là “cầu nối” giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cho nền kinh tế. Với hình chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa đóng vai trò là chủ thể cho vay. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM góp phần tạo lợi ích tất cả các chủ thể kinh tế tham gia và lợi ích chung của nền kinh tế. 4
  15. - Đối với người gửi tiền: Thông qua cơ chế huy động vốn của NH đã tập hợp các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và tạo ra thu nhập cho những người gửi tiền. - Đối với người đi vay: khách hàng vay sẽ thỏa mãn được nhu cầu về vốn mà không phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để đi tìm kiếm nguồn cung ứng vốn đảm bảo, an toàn và hợp pháp. - Đối với ngân hàng thương mại: Ngân hàng sẽ tìm kiếm được khoản lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. - Đối với nền kinh tế: việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp, cá nhân. hộ gia đình đã khuyến khích sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng sản lượng, lượng làm tăng thu nhập và khuyến khích tiêu dùng hàng hóa điều này sẽ giúp cho việc tăng cường sản xuất. Đây được coi là chức năng quang trọng nhất của NHTM vì vó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NH đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng làm chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện được yêu cầu của KH như trích một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền tiền hàng. dịch vụ hoặc nhập vào một khoản tiền gửi của KH từ bán hàng hóa hoặc các khoản thu khác. NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán làm cho nó trở thành quỹ cho KH . Trên thực tế, khi việc thanh toán trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế bằng tiền mặt gặp nhiều hạn chế và rủ ro cao lại thiếu chính xác và an toàn, đặc biệt là hạn chế về khoảng cách địa lý giữa các chủ thể thanh toán. Từ những hạn chế đó đã tạo nên nhu cầu và gia tăng khối lượng thanh toán qua NH. Với chức năng trung gian thanh toán. NH thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: -TrườngMở tài khoản tiền gĐạiửi giao d ịchhọc cho KH Kinh. tế Huế - Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho KH. - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các KH. Chức năng trung gian thanh toán của NH có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động của nền kinh tế xã hội. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống của nền kinh tế xã hội thông qua hệ thống NH góp phần tiết giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông và đảm bảo an toàn trong thanh toán. Việc lựa chọn phương thức không dùng tiền mặt thích hợp cho phép KH thực hiện thanh toán nhanh 5
  16. chóng và chính xác, điều này góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hóa. tốc độ lưu chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, việc cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho NH thu hút nguồn vốn tiền gửi. 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền Khi có sự phân hóa trong hệ thống NH, hình thành nên ngân hàng phát hành và ngân hàng trung gian thì NH trung gian không còn thực hiện chức năng phát hàng giấy bạc NH nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyện khoản, hệ thống NH có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Tóm lại, sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán là cơ sở để NHTM thực hiện chức năng trung gian tạo tiền gửi thanh toán. Khi NH chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, NH chưa hề tạo tiền mà chỉ khi thực hiện cho vay NH mới bắt đầu tạo tiền. Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt các chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng, từ đó tăng thu nhập cho ngân hàng. 1.1.3. Vai trò của Ngân hàng thương mại NHTM giúp cho cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho con người. TrongTrường nền kinh tế th ịĐạitrường, đểhọcmở rộng Kinhquy mô sản xutếất đ òiHuế hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định để đổi mới, nâng cấp thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô. Trước nhu cầu đó NHTM có vai trò đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt, cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác nhằm hổ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa NHNN với nền kinh tế trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ, NHTM góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Với xu hướng phát triển kinh tế theo hướng hội nhập vào cộng đồng kinh tế quốc tế, 6
  17. việc mở rộng và giao lưu kinh tế là một vấn đề tất yếu. Thông qua các nghiệp vụ tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, quan hệ thanh toán với các tổ chức tài chính quốc tế, NHTM giúp cho việc thanh toán trao đổi mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả. 1.1.4. Các hoạt động của NHTM - Hoạt động huy động vốn. - Hoạt động tín dụng: Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Hoạt động thanh toán và ngân quỹ. - Hoạt động khác: NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần. tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối. kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. 1.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM a) Cấu trúc tài sản, cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn sinh lợi nhuận có tính đặt thù riêng. Do NHTM kinh doanh tiền và các giấy tờ có giá khác nên cấu trúc tài sản có sự khác biệt so với cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp phi tài chính. Cơ cấu vốn kinh doanh gồm phần lớn là vốn huy động từ bên ngoài và chỉ một phần nhỏ là vốn tự có của ngân hàng. Nguồn gốc sinh lời cũng khác so với các doanh nghiệp phi tài chính: NHTM chủ yếu kiếm lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư, trong khi đó, các doanh nghiệp phi tài chính kiếm lợi nhuận chủ yếu từ bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.Trường Đại học Kinh tế Huế b) Khách hàng vừa là nhà cung ứng vừa là người tiêu thụ. Khách hàng có thể cho ngân hàng vay các khoản tiền nhàn rỗi trong một thời gian nhất định, đồng thời cũng có thể đi vay của ngân hàng. c) Môi trường hoạt động nhạy cảm với thông tin. Hoạt động kinh doanh của NHTM thường chịu tác động rất lớn bởi các thông tin từ thị trường. Khách hàng dễ mất niềm tin khi tiếp nhận thông tin xấu về ngân hàng. Điều này có thể dẫn tới việc khách hàng rút tiền ồ ạt gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động thanh toán của NH. 7
  18. d) Môi trường hoạt động có tính hợp tác cao. Hoạt động kinh doanh của một NH đòi hỏi phải hợp tác chặt chẽ với các NH khác để giảm rủi ro kinh doanh và cùng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tránh tình trạng “Domino” là sự phá sản của một NH sẽ làm lung lay toàn bộ hệ thống NH. e) Môi trường hoạt động chịu tác động lớn của các yếu tố: - Chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ. So với các ngành nghề khác. hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực NH chịu sự giám sát cao nhất. - Chịu tác động của nhiều rủi ro như rủi ro lãi xuất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối - Chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như hệ thông pháp luật, văn hóa tiêu dùng. công nghệ, môi trường cạnh tranh ngành f) Chịu sự chi phối mạnh của yếu tố công nghệ. Bên cạnh yếu tố con người, công nghệ chính là chìa khóa quang trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH ngày nay. Ứng dụng công nghệ cho phép NH kiểm soát hiệu quả hơn hoạt động kinh doanh và cung cấp nhiều tiện ích hơn cho KH. Ngày nay, hệ thống máy ATM, máy POS và internet banking đang dần thay thế nhân viên giao dịch của NH. 1.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 1.2.1. Vai trò Kế toán ngân hàng có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp các số liệu, phản ánh toàn bộ diễn biến hoạt động kinh tế và nhờ vậy nó có thể kiểm tra tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng, về việc sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế có hiệu quả hay không. Cho nên kế toán ngân hàng là công cụ để quản lý các nghiệp vụ Ngân hàng và hoạt động của nền kinh tế. 1Trường.2.2. Nhiệm vụ củ a Đạikế toán Ngân học hàng Kinh tế Huế Kế toán ngân hàng có nhiệm cung cấp nguồn thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phục vụ cho các đối tượng sau đây: - Nhà quản trị, điều hành ngân hàng - Các nhà đầu tư - Cơ quan thuế - Khách hàng Thế nên kế toán ngân hàng có nhiệm vụ sau: 8
  19. - Kế toán ngân hàng phải ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng, hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng khác theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và các thể lệ chế độ kế toán ngân hàng quy định. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu và đề xuất các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong đơn vị. - Kế toán ngân hàng phải tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh, lịch sự, góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng. - Cung cấp thông tin chính xác cho Ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho sự chỉ đạo thực thi các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính. - Kế toán ngân hàng giám phải giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản, kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính. 1.3. Lý luận chung về hoạt động tín dụng ngân hàng 1.3.1. Khái niệm “Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.” (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2007, tr.43) Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành thì cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiTrườngệp vụ cấp tín d ụngĐại khác. học Kinh tế Huế 1.3.2. Chức năng của tín dụng ngân hàng 1.3.2.1. Chức năng huy động và phân phối tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. Đây là chức năng cốt lõi của tín dụng ngân hàng, được thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả có lãi. Chức năng này gồm hai loại nghiệp vụ được tách hẳn ra là huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế, nhờ chức năng này mà dòng vốn của xã hội được lưu thông từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu”, làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. 9
  20. Việc phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách: Phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. 1.3.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều này sẽ làm giảm được khối lượng giấy bạc trong lưu thông, làm giảm được chi phí lưu thông giấy bạc ngân hàng, đồng thời cho phép nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. 1.3.2.3 Chức năng giám đốc các hoạt động của nền kinh tế Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế. Do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế. Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt, gắn liền với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá tình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế. 1.3.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 1.3.3.1 Điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp với số vốn tự có sẽ khó mà đảm bảo được tất cả các khoản cần thanh toán. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải huy động từ các nguồn vốn khác. Trong đó vốn tín dụng là giải pháp hàng đầu cho cácTrường doanh nghiệp, vì nóĐạicó sự linhhọc hoạt caoKinh, nhờ vố n tế tín dụHuếng mà các doanh nghiệp đều được thỏa mãn về vốn dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên. liên tục và nguồn vốn được sử dụng một cách tối đa. 1.3.3.2. Tăng cường hiệu quả kinh doan, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, tín dụng ngân hàng vừa giúp doanh nghiệp có vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, một trong những quy định tín 10
  21. dụng của ngân hàng là khâu giám sát sử dụng vốn vay. Với việc giám sát này, doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay có mục đích, nhạy bén với những thay đổi của thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân kèm theo đó là các hoạt động phúc lợi và phát triển xã hội. 1.3.3.3 Công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà Nước Một trong những đặc điểm quan trong của NHTM là khả năng tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Khi Nhà nước muốn tăng khối lượng tiền cung ứng thì Ngân hàng Nhà nước có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nền kinh tế và ngược lại. Do vậy thông qua hình thức tín dụng ngân hàng, nhà nước có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Đây chính là công cụ tài chính hữu hiệu để điều tiết vĩ mô của Nhà nước. 1.3.4. Nguyên tắc tín dụng của ngân hàng Nguyên tắc cho vay là các điều khoản được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện đúng theo yêu cầu đã kí kết. Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Cần có các biện pháp để phòng và chống các rủi ro xảy ra. 1.3.5. Thời hạn tín dụng của ngân hàng Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. thời hạn thu hồi vốn của các dự án đầu tư, khả năngTrường thanh toán nợ cĐạiủa khách họchàng để xác Kinh định thời h ạtến cho Huế vay: - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm (dưới 12 tháng). - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 - 5 năm (từ 12 - 60 tháng) nhưng không vượt quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn vị. - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm (trên 60 tháng) nhưng không vượt quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn vị. Đối với các dự án phục vụ đời sống sinh hoạt thì không vượt quá 15 năm. 11
  22. 1.3.6. Phương thức tín dụng ngân hàng Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn phương án cho vay theo một những phương pháp sau: - Cho vay từng lần: áp dụng đối với KH có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, KH và ngân hàng làm thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết HĐTD. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: là cách thức cho vay bằng cách ngân hàng xác định và thỏa thuận cho KH một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh để làm căn cứ cho việc phát tiền vay. - Cho vay theo dự án đầu tư: cho KH vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống, là một dạng cho vay trung và dài hạn. Đó là việc các NHTM hỗ trợ các KH có đủ nguồn lực tài chính thực hiện các dự định đầu tư mà thời gian thu hồi vốn đầu tư vượt quá 12 tháng. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của cơ chế này và quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều TCTD do một TCTD làm đầu mối. Thông thường. ngân hàng đầu mối sẽ thẩm định toàn bộ dự án và được thu một mức phí đồng tài trợ, nắm giữ toàn bộ tài sản đảm bảo, các ngân hàng thành viên phản hồi và quyếTrườngt định tỉ lệ tham gia Đại của mình học. mức độ Kinhrủi ro tương đươngtế Huếvới tỉ lệ vốn tham gia dự án. - Cho vay trả góp: TCTD cùng KH xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời kỳ cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là việc TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KH vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để giúp KH chủ động thu xếp nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh, KH có quyền rút vốn của HĐTD dự phòng. 12
  23. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp thuận cho KH sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD đó. 1.3.7. Lãi suất tín dụng ngân hàng Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm được xác định cho một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng, quý, năm ) dùng làm cơ sở để tính lợi tức tín dụng. Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong thời gian (tháng, quý, năm ) với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong cùng thời gian đó. Lãi suất tín dụng là giá cả tín dụng, giá cả của quyền sử dụng vốn. Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và phù hợp với lãi suất công bố của Ngân hàng cho vay. Khi ký kết hợp đồng tín dụng có thể áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng hoặc lãi suất của từng thời kỳ. 1.3.8. Rủi ro tín dụng ngân hàng Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả hoặc trả không đúng hạn, đầy đủ cả gốc và lãi. 1.4. Kế toán nghiệp vụ tín dụng ngân hàng 1.4.1 Khái niệm “Kế toán nghiệp vụ tín dụng là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản tín dụng trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, Trườngthu lãi và theo dõi dĐạiư nợ toàn họcbộ quá trình Kinh cấp tín dụ ngtế củ aHuế NHTM, trên cơ sở đó để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời làm tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng.” (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2007, tr.49). 1.4.2 Nhiệm vụ của kế toán tín dụng Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ, thu lãi trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành thông tin kế toán phục vụ quản lý. 13
  24. Quản lý hồ sơ cho vay theo dõi kì hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn hoặc chuyển nợ quá hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng hạn. Tính lãi và thu lãi vay chính xác, đầy đủ, kịp thời. Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay. Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mưu của kế toán trong quản lý nghiệp vụ tín dụng. 1.4.3. Tổ chức kế toán tín dụng Chứng từ cho vay Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay, trả nợ đều được giải quyết trên cơ sở chứng từ các khoản cho vay. Chứng từ cho vay bao gồm chứng từ gốc và chứng từ để ghi sổ kế toán. Chứng từ gốc - Đơn xin vay: là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốn ngân hàng. Trong đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay. Đó là căn cứ ban đầu để ngân hàng xem xét cho vay. - Hợp đồng tín dụng: là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra giữa khách hàng và ngân hàng. - Khế ước vay kiêm kỳ hạn nợ hay còn gọi là Bảng phân kỳ hạn nợ: là chứng từ xác nhận số tiền ngân hàng thu nợ của khách hàng theo lịch trình thời gian cụ thể. Đây cũng là căn cứ để khách hàng trả nợ cho ngân hàng theo đúng định kỳ. Chứng từ để ghi sổ: -TrườngChứng từ cho vay Đại học Kinh tế Huế + Nếu vay bằng chuyển khoản thường là các chứng từ thanh toán qua ngân hàng như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. + Nếu vay bằng tiền mặt: séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền, phiếu chi. - Chứng từ thu nợ + Thu bằng chuyển khoản: ủy nhiệm chi, lệnh chi + Thu bằng tiền mặt: giấy nộp tiền, séc lĩnh tiền mặt. 14
  25. 1.4.4 Hạch toán các nghiệp vụ tín dụng Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN và được bổ sung, sửa đổi tại thông tư số 10/2014/TT-NHNN. 1.4.4.1 Kế toán nghiệp vụ cho vay các tổ chức tín dụng khác  Khái niệm: “Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của tổ chức tín dụng (bên cho vay) cho một tổ chức tín dụng khác (bên vay)” (Quyết định số 1310/ 2001/QĐ-NHNN). . Tài khoản sử dụng TK 20 Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác TK 201 Cho vay các TCTD trong nước bằng đồng Việt Nam TK 202 Cho vay các TCTD trong nước bằng ngoại tệ TK 203 Cho vay các TCTD nước ngoài bằng ngoại tệ TK 205 CK, tái CK công cụ chuyển nhượng và các GTCG khác TK 209 Dự phòng rủi ro TK 2011,2021,2031,2051 Nợ trong hạn TK 2012,2022,2032,2052 Nợ quá hạn Nội dung và kết cấu tài khoản Bên Nợ: Số tiền đã cho các tổ chức tín dụng khác vay Bên Có: Số tiền mà các tổ chức tín dụng khác đã trả nợ Số dư Nợ: Số tiền mà các tổ chức tín dụng khác đang vay . Kế toán tiền gốc 1. Khi quyết định cho các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước vay ngắn hạn. trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. TrườngNợ TK 2011, 2021 ,Đại2031 học KinhSố tiền các t ổtếchức Huếtín dụng vay Có TK 1011, 1031, 5211, 5191, 5012 Giải ngân bằng tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán vốn khác giữa các các ngân hàng. 2. Khi các TCTD khác trả nợ Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 .Giải ngân bằng tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán vốn khác giữa các ngân hàng Có TK 2011, 2021, 2031 Số tiền TCTD khác đã trả 15
  26. 3. Nếu các TCTD khác không trả nợ đúng hạn hoặc có khả năng không trả nợ thì ngân hàng điều chỉnh kì hạn nợ như sau: Nợ TK 2012, 2022, 2032, 2052 Nợ quá hạn Có TK 2011, 2021, 2031 Số tiền khách hàng chưa thanh toán . Kế toán dự phòng rủi ro cho vay đối với các TCTD khác 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 209 Dự phòng rủi ro 2. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ Nợ TK 209 Dự phòng rủi ro Có TK 2012, 2022, 2032, 2052 Nợ quá hạn Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi . Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ, ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà KH thanh toán Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng 1. Chi phí phát mãi tài sản Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ Có TK 1011, 1031, 4211 2.TrườngSố tiền thu đượ cĐại khi phát mãihọc tài sả nKinh trừ vào số titếền vay Huế khách hàng chưa trả Nợ TK 1011, 1031 Có TK 2012, 2022, 2032, 2052 Nợ quá hạn Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi KH chưa thanh toán 1.4.4.2 Kế toán nghiệp vụ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước. . Tài khoản sử dụng 16
  27. TK 21 Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước TK 211 Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam TK 212 Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam TK 213 Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam TK 214 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng TK 215 Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng TK 216 Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng TK 219 Dự phong rủi ro TK 2111, 2131, 2141, 2151, 2161 Nợ trong hạn TK 2112, 2132, 2142, 2152, 2162 Nợ quá hạn TK 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng TK 3941 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam TK 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng TK 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính TK 3944 Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng Nội dung và kết cấu các tài khoản 21 Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước Bên Nợ: Số tiền giải ngân cho các tổ chức, cá nhân trong nước Bên Có: Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước đã thanh toán Số dư Nợ: Số tiền các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước đang vay Nội dung và kết cấu của tài khoản 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng Bên Nợ: Số tiền lãi đã hạch toán vào thu nhập TrườngBên Có: ĐạiSố tiền lãi họckhách hàng Kinhđã thanh toán tế Huế Số dư Nợ: Số tiền lãi khách hàng chưa thanh toán . Kế Toán tiền gốc 1. Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay Nợ TK 2111, 2141 Cho vay ngắn hạn Nợ TK 2121, 2151 Cho vay trung hạn Nợ TK 2131, 2161 Cho vay dài hạn 17
  28. Có TK 1011, 1031, 4211, 4221 Số tiền ngân hàng giải ngân Có TK thích hợp khác Đối với các tài khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố kế toán căn cứ vào Biên bản định giá của tài sản để hạch toán ngoại bảng ghi: Nợ TK 994 TS thế chấp, cầm cố của khách hàng 2. Khi khách hàng trả nợ Nợ TK thích hợp khác Tuỳ thuộc hình thức thanh toán Nợ TK 1011, 1031, 4211, 4221 KH trả bằng TM hay tiền gửi Có TK 2111, 2141 Cho vay ngắn hạn Có TK 2121, 2151 Cho vay trung hạn Có TK 2131, 2161 Cho vay dài hạn 3. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn ngân hàng xem xét tình hình thu nợ rồi kết chuyển vào tài khoản thích hợp để theo dõi. Nợ TK 2112, 2132, 2142, 2152, 2162 Nợ quá hạn Có TK 2111, 2141 Số tiền khách hàng chưa trả Có TK 2121, 2151 Số tiền khách hàng chưa trả Có TK 2131, 2161 Số tiền KH chưa thanh toán . Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và bằng ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà KH thanh toán TrườngCó TK 3941, 3942 ĐạiLãi họcphải thu từKinhcho vay bằ ngtế VND Huế và ngoại tệ . Kế toán dự phòng rủi ro 1. Định kỳ ngân hàng dựa vào số nợ đã phân loại và theo qui định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng hệ thống để lập dự phòng rủi ro nợ cho vay Nợ TK 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi Có TK 219 Dự phòng rủi ro 2. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng quyết định xoá nợ Nợ TK 219 Dự phòng rủi ro 18
  29. Có TK 2112, 2122, 2132, 2142, 2152, 2162 Nợ quá hạn Đồng thời chuyển hồ sơ của khách hàng để tiếp tục theo dõi ở tài khoản 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi . Kế toán tiền lãi phải thu 1. Định kỳ ngân hàng tính lãi phải thu đối với các khoản cho vay Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ Có TK 702 Thu lãi cho vay 2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012 Số tiền và hình thức mà KH thanh toán Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ Ngoài ra nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại còn có các nghiệp vụ khác, tác giả chỉ giới thiệu sơ qua như sau: 1. Kế toán cho thuê tài chính  Khái niệm:”Cho thuê tài chính là cho vay trung và dài hạn trong đó Ngân hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng sẽ mua tài sản về cho thuê và có thể bán lại cho khách hàng chậm nhất là sau khi kết thúc hợp đồng thuê với giá thỏa thuận trong hợp đồng thuê.” (Lê Thị Kim Liên, 2007, tr.111). . Tài khoản sử dụng TK 23 Cho thuê tài chính TK 231/ 232 Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam/ ngoại tệ TK 239 Dự phòng rủi ro Nội dung và kết cấu các tài khoản BênTrường Nợ: Giá trị tài sĐạiản giao cho học khách hàngKinh thuê tài chính tế theoHuế hợp đồng. Bên Có: Giá trị tài sản thuê tài chính được thu hồi khi khách hàng trả tiền theo hợp đồng. Số dư Nợ: Giá trị còn lại của tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính theo hợp đồng đang trong hạn nợ. Ngân hàng không trích khấu hao đối với tài sản cho thuê tài chính mặc dù đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng vì giá trị tài sản được thu hồi dần qua tiền thuê mà người đi thuê phải trả. 19
  30. Nếu hợp đồng tín dụng thuê mua đã ký với khách hàng có sự chênh lệch về giá trị tài sản (do Ngân hàng mua được thấp hơn giá trị thường), khoản chênh lệch này ghi vào TK 709 - Thu lãi khác. Vì hoạt động này nằm ngoài phạm vi thực hiện tại đơn vị thực tập nên tác giả chỉ giới thiệu sơ qua mà không đi sâu vào quy trình hạch toán. 2. Kế toán nghiệp vụ tín dụng do bảo lãnh  Khái niệm: “Trong loại hình cho vay qua cam kết bằng chữ ký của ngân hàng, bảo lãnh là loại hình tín dụng được áp dụng phổ biến. Bảo lãnh là một dịch vụ sử dụng sự uy tín và sức mạnh tài chính của ngân hàng cam kết cùng với khách hàng mà ngân hàng bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quy định từ trước. Sự bảo lãnh của ngân hàng thường được áp dụng để đảm bảo cho một hoạt động nào đó của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp chưa được đối tác tin tưởng nên nhờ ngân hàng bảo lãnh. Việc bảo lãnh của ngân hàng cho phép chủ nợ của doanh nghệp có được một chứng từ đảm bảo thanh toán. đơn vị được bảo lãnh phải trả chi phí dưới hình thức lợi tức cho ngân hàng theo cam kết thỏa thuận.”(Lê Thị Kim Liên, 2007, tr.115). . Tài khoản sử dụng TK 24 Bảo lãnh TK 241 Các khoản trả thay KH bằng đồng Việt Nam TK 242 Các khoản trả thay KH bằng ngoại tệ TK 249 Dự phòng rủi ro Nội dung và kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Số tiền ngân hàng thanh toán thay cho KH được ngân hàng bảo lãnh BênTrường Có: Số tiền KH Đạitrả nợ. số tihọcền chuy ểnKinh sang các tài tếkhoả nHuế nợ thích hợp Số dư Nợ: Phản ánh số tiền còn đang cho KH vay 3. Cho vay chiết khấu chứng từ có giá  Khái niệm: “Chiết khấu chứng từ có giá là một loại hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này ngân hàng thương mại sẽ đứng ra trả tiền trước cho các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá khác chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu 20
  31. của người thụ hưởng (người sở hữu chứng từ) bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định gọi là tỷ lệ chiết khấu tính theo giá trị chứng từ, thời gian chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác, còn lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng, người thụ hưởng muốn nhận được số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối với các chứng từ xin chiết khấu.” (Lê Thị Kim Liên, 2007, tr. 107) Đối với nghiệp vụ cho vay chiết khấu chứng từ có giá, khách hàng phải làm đơn gửi kèm bản gốc các chứng từ có giá để ngân hàng làm căn cứ để xem xét: - Tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ có giá - Mệnh giá của chứng từ có giá - Thời hạn lưu hành của chứng từ Sau đó, căn cứ vào lãi suất chiết khấu, lệ phí, hoa hồng được hưởng khi nhận chiết khấu để thanh toán số tiền khách hàng được vay chiết khấu. * Mức chiết khấu (hay còn gọi là số tiền chiết khấu): Ngân hàng chiết khấu sẽ khấu trừ vào trị giá chứng từ chiết khấu. Đó là số tiền mà ngân hàng chiết khấu được hưởng theo phương thức khấu trừ ngay khi thực hiện chiết khấu. Mức chiết khấu = Tiền lãi chiết khấu + Hoa hồng và lệ phí chiết khấu * Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng sử dụng để tính tiền lãi chiết khấu. Tiền lãi CK = Trị giá chứng từ * lãi suất CK (%/năm) * Số ngày nhận CK / 365 * Hoa hồng chiết khấu: Trong nghiệp vụ chiết khấu. khi chứng từ đến hạn thanh toán ngân hàng chiết khấu phải gởi chứng từ đi để yêu cầu được thanh toán số tiền trên chứng từ. Từ khi gởi chứng từ đi cho đến khi ngân hàng nhận tiền thanh toán phát sinh một số khoản chi phí: bưu điện, chi phí nhờ thu, chuyển tiền. TTrườngất cả các chi phí đóĐại cần ph ảihọc có nguồ nKinh bù đắp mớ i tếđảm bHuếảo cho nghiệp vụ chiết khấu của ngân hàng có lãi thích đáng. Ngoài ra nghiệp vụ chiết khấu được coi như là dịch vụ cho nên các khoản trên sẽ được tính vào hoa hồng chiết khấu. Tiền hoa hồng sẽ được xác định theo công thức sau: Hoa hồng chiết khấu = Trị giá chứng từ * Tỷ lệ hoa hồng 21
  32. * Lệ phí chiết khấu: Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng phải tiếp nhận các chứng từ có giá khác nhau. Khi tiếp nhận thì ngân hàng phải xác minh tính hợp lệ, hợp pháp, chi phí bảo quản, Các khoản chi phí phát sinh này sẽ được tính vào lệ phí để có nguồn bù đắp cho ngân hàng chiết khấu. Đối với tiền lệ phí chiết khấu, ngân hàng có hai cách tính: + Định mức thu tuyệt đối cho một món chứng từ + Tỷ lệ % về phí cố định nhưng có giới hạn về mức tối thiểu và mức tối đa. Lệ phí chiết khấu = Trị giá chứng từ * Tỷ lệ phí cố định * Giá trị còn lại (Giá trị thanh toán cho người xin chiết khấu): là số tiền mà ngân hàng chiết khấu phải trả cho người xin chiết khấu. Giá trị còn lại = Trị giá chứng từ - Mức chiết khấu 4. Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư Khái niệm: “Cho vay từ nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư là loại cho vay mà nguồn vốn được các tổ chức quốc tế, chính phủ và các tổ chức khác tài trợ theo nội dung và mục tiêu do tổ chức tài trợ vốn quy định.” (Lê Thị Kim Liên 2007, tr. 103) . Tài khoản sử dụng: TK 25 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư TK 251/254 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam/Ngoại tệ nhận trực tiếp của các Tổ chức Quốc tế TK 252/255 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ nhận của Chính phủ TK 253/256 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ nhận của tổ chức, cá nhân khác TKTrường 259 Dự phòng Đại rủi ro học Kinh tế Huế TK 2511, 2521, 2531, 2541, 2551, 2561 Nợ trong hạn TK 2512, 2522, 2532, 2542, 2552, 2562 Nợ quá hạn Nội dung và kết cấu các tài khoản 251, 252, 253, 254, 255, 256 Bên Nợ: Số tiền cho khách hàng vay Bên Có: Số tiền khách hàng trả nợ; Số tiền khách hàng không trả nợ phải xử lý Số dư Nợ: Số tiền khách hàng còn vay của ngân hàng 22
  33. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 tên giao dịch ban đầu là Incombank, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. NHCT là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã có 1 Sở giao dịch, hơn 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch trải rộng toàn quốc, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 và cũng là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Hiệp hội ngân hàng châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới bằng việc là ngân hàng Việt Nam mở chi nhánh đầu tiên tại châu Âu. Các mốc lịch sử chính trong quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: - Ngày 26/08/1988: Thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng vTrườngề việc thành lập các Đại Ngân hàng học chuyên doanhKinh. tế Huế - Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng. - Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam. (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam). - Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam. (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam). 23
  34. - Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg). - Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước. - Ngày 04/06/2009: Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). - Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN) Ngành nghề kinh doanh của NHCT: thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn được thành lập kể từ ngày 08/09/2016, có trụ sở ở tòa nhà số 132-138 Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Chợ Lớn là đơn vị kinh doanh trực thuộc Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, có con dấuTrường riêng, được kinh doanhĐại các ngànhhọc ngh ềKinhvà nội dung tếhoạt đHuếộng theo quy định của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Những văn bản pháp lý làm căn cứ để thành lập chi nhánh: - Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam hiện hành. - Căn cứ Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại. 24
  35. - Căn cứ văn bản số 9962/NHNN-TTGS ngày 28/12/2015 của Ngân hàng NHNN Việt Nam chấp thuận thành lập Chi nhánh. - Căn cứ công văn số 2115/HCM-QLCTCTD ngày 26/08/2016 của Cục Thanh tra giám sát ngân hàng TP HCM. - Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-HĐQT-NHCT1.2 ngày 26/08/2016 của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn. 2.1.3.1. Mô hình hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có mạng lưới rộng khắp toàn quốc với 01 Sở giao dịch, trên 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, bên cạnh đó còn có 07 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê tài chính. Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 5 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin,Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II – Cửa Lò. 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn VietinBank – Chi nhánh Chợ Lớn là chi nhánh bán lẻ loại 2 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, do Giám đốc phụ trách, trợ giúp cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc và các phòng ban như sau: - Phòng khách hàng -TrườngPhòng dịch vụ khách Đại hàng học Kinh tế Huế - Phòng kế toán tổng hợp - Phòng hỗ trợ tín dụng - PGD Vĩnh Lộc - PGD Lê Quang Sung Bộ máy quản lý của VietinBank – Chi nhánh Chợ lớn được thể hiện như sơ đồ 2.1 dưới đây: 25
  36. Quyền hạn của các thành viên trong Ban giám đốc đã được quy định trong văn bản điều hành hoạt động tại cuộc họp thành viên Ban giám đốc diễn ra vào đầu năm tài chính và được công bố đến toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh để tạo sự hiểu biết và thuận lợi trong quá trình làm việc tại chi nhánh. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cho cả chi nhánh và là người trực tiếp giám sát, giao nhiệm vụ cho hai Phó Giám đốc. Hai Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý 4 phòng chức năng và hai phòng giao dịch theo nhiệm vụ được giao. Mỗi trưởng phòng có trách nhiệm trực tiếp báo cáo toàn bộ hoạt động của phòng cho Phó Giám Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Phòng PGD Phòng kế Phòng PGD Hỗ trợ Lê d ch toán khách Vĩnh ị tín Quang vụ KH tổng hàng Lộc dụng Sung hợp TrườngQuan h ệĐạitrực tuyế nhọc Kinh tế Huế Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống tổ chức của Vietinbank - CN Chợ Lớn 2.1.3.3 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban Căn cứ quyết định số704/QĐ-NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh NHCT, đồng thời dựa trên quá trình thực tế tại đơn vị, ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Chợ Lớn được tổ chức thành các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: 26
  37. Giám Đốc: Giám đốc là lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm cho cả chi nhánh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh theo quy định, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về hoạt động của chi nhánh; phân công nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó giám đốc, các phòng, bộ phận trong Chi nhánh; trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công tác tổ chức tại chi nhánh; quản lý biên chế, thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức và người lao động; có nhiệm vụ thông báo thông tin về hoạt động của ngân hàng; quyết định mức tiền lương, khen thưởng cho cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Phó Giám đốc: Trực tiếp quản lý và điều hành 4 phòng chức năng và hai PGD theo sự chỉ đạo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và phát luật về hoạt động của chi nhánh; tham gia ý kiến, thảo luận với Giám đốc trong việc thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh; có nhiệm vụ thông báo các thông tin, chính sách về hoạt động của ngân hàng; tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch tiền lương, thưởng theo mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. Phòng dịch vụ khách hàng: là phòng có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ hằng ngày như đóng, mở tài khoản, chuyển tiền, rút hoặc gửi tiền, thu nợ, mua bán ngoại tệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến thanh toán; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng; xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm đối với các nghiệp vụ phát sinh trên hệ thống giao dịch trên máy; quản lý quỹ tiền mặt từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHCT Việt Nam. Phòng kế toán tổng hợp: Kiểm tra các hoạt động kinh doanh, chi tiêu nội bộ và tài chính của Chi nhánh; quản lý kho quỹ (tiền mặt, tài sản thế chấp, cầm cố, ), duy trì lượng tiền mặt ở mức an toàn tại chi nhánh; lấy số liệu từ các phòng ban khác để tổng Trườnghợp, lập báo cáo đ ịĐạinh kì theo họcquy định Kinhcủa NHNN vàtế NHCT Huế Việt Nam; phối hợp với các phòng tham mưu cho Giám đốc điều hành trong công tác tổ chức hạch toán công tác kế toán, hạch toán kinh doanh đạt hiệu quả. Phòng khách hàng: là phòng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân hay tổ chức; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng thẩm định tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy 27
  38. định; kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký; quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định; cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định. Phòng hỗ trợ tín dụng: là phòng quản lý. kiểm tra thực hiện danh mục cho vay, đưa ra quyết định có cho vay hay không; đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; soạn thảo hợp đồng tín dụng, giải ngân; đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong việc cấp tín dụng; lưu trữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. Các phòng giao dịch: trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. thực hiện các giao dịch với khách hàng. Hoạt động như chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ, chịu sự quản lý và điều hành của chi nhánh. Các phòng ban được phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và đảm nhận vai trò chuyên biệt trong bộ máy. Cách tổ chức như thế là hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành các quyết định cũng như dễ phát hiện sai sót, quy trách nhiệm trong các khâu thực hiện, giúp cho ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển. 2.1.4 Các nguồn lực của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn (2017-2019) 2.1.4.1 Tình hình nguồn lao động của chi nhánh Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tình hình biến động lao động tại chi nhánh không có biến động nhiều, chỉ tăng 4 – 5 lao động qua các năm. Trong đó lao động nữ chiếm tỉ trọng Trườngnhiều hơn lao động Đại nam và thọcất cả lao đKinhộng tại chi nhánhtế đHuếều có trình độ đại học và trên đại học. Điều này cho thấy NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Chợ Lớn luôn quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, tuyển chọn lao động có chất lượng cao.  Phân theo giới tính: Số lao động nữ luôn chiếm tỉ trọng cao, cao gấp hơn 1,7 lần số lao động nam. Tốc độ tăng của lao động nam và lao động nữ không biến động quá lớn, cụ thể là năm 2018 chi nhánh tuyển dụng thêm 1 lao dộng nam và 3 lao động nữ, còn năm 2019 tăng 28
  39. thêm 2 lao động nam và 3 lao động nữ. Năm 2017 số lao động nam – nữ chiếm 36,96% – 63,04%. năm 2018 là 36% - 64% và đến năm 2019 là 36,36% - 63,64%. cho thấy việc chi nhánh phân chia lao động theo giới tính diễn ra khá đều qua các năm. Đặc thù của ngành dịch vụ tài chính ngân hàng thì việc phân chia lao động theo giới tính như vậy là cân bằng và hợp lí.  Phân theo trình độ: 100% lao động tại chi nhánh đều có trình độ đại học và trên đại học, chi nhánh luôn chú trọng trong việc đào tạo cán bộ có đủ năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm để đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng. Trong đó tỉ lệ lao động trên đại học đều tăng qua hai năm, 8.70% trong năm 2017, năm 2018 tăng 1 lao động chiếm 10% trong tổng lao động. đến năm 2019 tăng 2 lao động chiếm 12,73% trong tổng lao động còn. Điều này thể hiện Vietinbank CN Chợ Lớn lựa chọn tuyển dụng cán bộ có trình độ và năng lực. Tóm lại, cùng với việc tuyển dụng lao động mới, chi nhánh rất chú trọng trong việc đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên trong công ty, là cơ sở để đơn vị hình thành nên một đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, góp phần tạo nên sự thành công của chi nhánh trong suốt 3 năm vừa qua. VietinBank đã ngày càng xây dựng được lòng tin và thương hiệu trong lòng công chúng bởi đầu tư vào con người là cốt yếu, là tiền đề trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. . Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  40. Bảng 2.1. Tình hình sử dụng lao động của Vietinbank - CN Chợ Lớn từ năm 2017 đến năm 2019 2017 2018 2019 2017/2018 2018/2019 Chỉ tiêu Giá % Giá % Giá % +/- % +/- % trị trị trị Tổng số 46 100 50 100 55 100 4 8,69 5 10 lao động I. Phân theo giới tính 1. Nam 17 36,96 18 36 20 36,36 1 5,88 2 11,11 2. Nữ 29 63,04 32 64 35 63,64 3 10,34 3 9,38 II. Phân theo trình độ 1. Trên 4 8,70 5 10 7 12,73 1 25,00 2 40,00 đại học 2. Đại học 42 91,30 45 90 48 87,27 3 7,14 3 6,67 3. Cao 0 0 0 0 0 đẳng và trung cấp 2.1.4.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của chi nhánh Qua bảng số liệu phản ánh tình hình tài sản nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2017-2019, ta thấy tổng tài sản và nguTrườngồn vốn của chi nhánhĐại liên họctục tăng quaKinh các năm, ctếụ th ể Huếvề sự gia tăng của tổng tài sản và nguồn vốn là do sự biến động của nhiều nhân tố thành phần. Để nhìn nhận rõ điều này, ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu ở bảng số liệu 2.2 bên dưới:  Về tổng tài sản: Qua bảng số liệu và biểu đồ bên dưới ta có thể thấy tổng tài sản của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2018 tăng 49,79% so với năm 2017 tương ứng tăng 471,997 tỉ, năm 2019 tăng 366,012 tỉ tương ứng với tốc độ tăng 25,78% so với năm trước. Mà nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động có xu hướng tăng của thành phần cho vay khách hàng, vì nó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài 30
  41. sản của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác thu hút khách hàng, ngày càng phát triển và khẳng định sự uy tín trên thị trường. Cụ thể được trình bày như sau: Biểu đồ 2.1: Biến động tài sản BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN 1800000 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 Tiền mặt Tiền gửi tại các TCTD Cho vay khách hàng Tài sản có khác Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  42. Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Vietinbank - CN Chợ Lớn từ năm 2017 đến năm 2019 Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % I.Tài sản 947.891 100 1.419.867 100 1.785.880 100 471.977 49,79 366.012 25,78 1. Tiền mặt 94.255 9,94 85.599 6,03 126.895 7,11 (8.656) -9,18 41.296 48,24 2. Tiền gửi tại các TCTD 1.222 0,13 887 0,06 569 0,03 (335) -27,39 (318) -35,90 3. Cho vay KH 841.546 88,78 1.321.256 93,05 1.632.157 91,39 479.710 57,00 310.900 23,53 4. Tài sản có khác 10.868 1,15 12.126 0,85 26.260 1,47 1.258 11,57 14.134 116,56 II. Nguồn vốn 947.891 100 1.419.867 100 1.785.880 100 471.977 49,79 366.012 25,78 1. Tiền gửi của TCTD 120.001 12,66 250.989 17,68 327.067 18,31 130.988 109,16 76.079 30,31 2. Tiền gửi KH 700.457 73,90 920.256 64,81 1.010.446 56,58 219.780 31,38 90.189 9,80 3. Vốn và các quỹ 127.433 11,44 248.622 17,51 448.367 25,11 121.189 95,10 199.744 80,34 Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  43. - Tiền mặt: là thành phần chiếm tỉ lệ khá thấp và có sự biến đổi trong tổng tài sản, cụ thể năm 2018 giảm 9,18% so với năm 2017 nhưng đến năm 2019 lại tăng lên đến 48,24%. Mặc dù trong năm 2018 có sự biến động giảm nhẹ về tiền mặt tại quỹ nhưng đó là việc duy trì lượng tiền ở mức phù hợp, tránh sự tình trạng nhàn rỗi quá nhiều của tiền mặt, tránh gây lãng phí giá trị sinh lời của tiền mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản tại ngân hàng. - Tiền gửi tại các TCTD: Khoản mục này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản. không vượt quá 0,15% trong tổng tài sản qua 3 năm. Và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2018 giảm 27,39% so với năm 2017. năm sau giảm thêm 35,90% so với năm 2018. Cho thấy ngân hàng sử dụng tài sản vào các mục đích khác như cho vay và đầu tư nhiều hơn để tạo tác động tích cực hơn đến lợi nhuận thay vì gửi tiền chỉ nhằm mục đích sinh lãi tại các TCTD khác. - Cho vay KH: Đây là khoản mục chiếm phần lớn tỉ trọng trong tổng tài sản. chiếm trên dưới 90% qua 3 năm. Cho vay KH có xu hướng tăng dần qua 3 năm, cụ thể là năm 2018 so với năm 2017 tăng 57,00% tương ướng với tăng hơn 479 tỉ đồng. năm 2019 tăng 23,53% so với năm trước tương ứng tăng 310,9 tỉ đồng. Năm 2018 mức tăng rất cao cho thấy công tác cho vay được ngân hàng thực hiện rất tốt. Có sự tăng trưởng cao như vậy là do chi nhánh mới được thành lập cuối năm 2016 nên 2017 vẫn chưa được nhiều khách hàng biết đến và mới chỉ có một phòng giao dịch nên trong năm này khoản mục cho vay khách hàng chưa được cao, đến năm 2018 mở thêm một phòng giao dịch cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên đã thực hiện tốt công tác thu hút khách hàng nên đã làm cho tốc độ tăng của chỉ tiêu này như vậy. Dù năm 2019 khoản mục cho vay khách hàng tăng nhưng mức tăng trưởng thấp hơn năm trước nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực vì đây chính là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếuTrường cho ngành ngân hàng Đại, trong môihọc trường Kinhcạnh tranh như tế hiệ nHuế nay. - Tài sản khác: Đây là khoản mục chiếm tỉ lệ thấp và có sự biến động trong tổng tài sản của ngân hàng. Khoản mục này bao gồm TSCĐ, bán vốn cho hội sở, lãi dự thu, các khoản phải thu khác Ta thấy khoản mục này có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2018 tăng 11,57%, tương ứng tăng gần 1,257 tỉ so với năm 2017, đến năm 2019 tốc độ tăng tới 116,56% tương ứng tăng gần 14,134 tỉ so với năm trước. Cho thấy chi nhánh đang mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở vật chất, TSCĐ, phục vụ các hoạt động dịch vụ tại ngân hàng. 33
  44.  Về tổng nguồn vốn: Còn sự biến động của nguồn vốn chủ yếu là do sự biến động của thành phần tiền gửi khách hàng, bởi nó chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, được thể hiện ở biểu đồ dưới đây. Cụ thể về các khoản mục chi tiết được trình bày như sau: Biểu đồ 2.2: Biến động nguồn vốn BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 Tiền gửi của các TCTD Tiền gửi khách hàng Vốn và các quỹ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 - Tiền gửi của TCTD: Khoản mục này chiếm tỉ trọng không quá ít, cụ thể năm 2017 chiếm trên 12%, năm 2018 chiếm hơn 17% và hơn 18% vào năm 2019 trong tổng nguồn vôn của chi nhánh. Cho thấy tiền gửi của các TCTD gửi tại chi nhánh ngày càng tăng, năm 2018 tăng 109,16% tương ứng tăng hơn 130,988 tỉ, đến năm 2019 tăng hơn 76 tỉ tương ứng tăng 30,31% so với năm 2018. Điều này cho thấy việc chi nhánh hoạt động huy động vốn tại các TCTD vẫn được thực hiện và duy trì - Tiền gửi KH: Qua 3 năm, tiền gửi KH có xu hướng tăng và luôn chiếm tỉ trọng lớTrườngn trong tổng nguồ nĐại vốn củ a học chi nhánh Kinh, năm 2017 chitếếm Huế 13,44%, vào năm 2018 chiếm 17,51% và 25,11% vào năm 2019. Năm 2018 khoản tiền gửi KH tăng gần 219,8 tỉ, tăng 31,38% so với năm 2017, nhưng năm 2019 chỉ tăng thêm hơn 90 tỉ với tốc độ tăng chỉ 9,80% so với năm 2018. Điều này thể hiện hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng diễn ra rất tốt, khằng định uy tín của ngân hàng trên thị trường, nhiều người đến gửi tiền tại chi nhánh đặc biệt là vào năm 2018. - Vốn và các quỹ: khoản mục này gồm các chỉ tiêu như vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ tại đơn vị, chênh lệch tỷ giá hối đoái, lợi nhuận sau thuế chưa 34
  45. phân phối, Đây là khoản mục quang trọng và chiếm tỉ trọng khá lớn, giá trị khỏa mục tăng hơn 121 tỉ từ năm 2017 đến năm 2018, năm 2018 đến năm 2019 tăng hơn 199,7 tỉ tương ứng với tốc độ tăng nhanh chóng lần lượt là 95,10% và 80,34%. Cho ta thấy chi nhánh đang có xu hướng tăng dần nguồn vốn và các quỹ để đảm bảo chỉ tiêu an toàn và cho KH vay tại ngân hàng. 2.1.4.3 Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh Chi nhánh Chợ Lớn vừa mới được thành lập vào cuối năm 2016, nhưng với nổ lực luôn mang đến tiện ích để đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của khách hàng và ngày càng nâng cao uy tín cho Vietinbank trên thị trường. Điều đó đã làm cho chi nhánh ngày càng phát triển và được sự tin cậy của khách hàng, điều này được thể hiện ở lợi nhuận của chi nhánh đang tăng trưởng ổn định, số liệu cụ thể được ghi ở bảng 2.3 dưới đây: Tổng lợi nhuận của chi nhánh qua 3 năm từ năm 2017 – 2019 đều tăng, năm 2017 đạt 8,265 tỉ, năm 2018 tăng nhiều đạt 13,115 tỉ tương ứng với mức tăng 58,58% và đạt 16,116 tỉ vào năm 2019 với mức tăng là 22,88% so với năm 2018. Năm 2019 tổng lợi nhuận tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm trước nhưng tăng hơn 3 tỉ vẫn là một con số tăng trưởng khá tốt. Qua bảng số liệu ta thấy được việc kinh doanh của ngân hàng đã diễn ra tốt, cho thấy chi nhánh luôn cố gắng để khẳng định vị thế của Vietinbank trên thị trường. Để đạt được lợi nhuận tối đa, chi nhánh cần quản lí và kiểm soát tốt các khoản mục về thu nhập và chi phí của các hoạt động cụ thể: Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  46. Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Vietinbank- CN Chợ Lớn từ năm 2017 đến năm 2019 Đơn vị:Triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % I. Thu nhập 93.899 100 138.362 100 166.720 100 44.463 47.35 28.358 20.50 1. Thu nhập từ lãi cho vay 79.583 84,75 120.810 87,31 147.589 88,53 41.227 51,80 26.779 22,17 2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 8.865 9,44 10.857 7,85 12.547 7,53 1.992 22,47 1.690 15,57 3. Thu nh p t ho ng kinh doanh ậ ừ ạt độ 1.886 2,01 2.449 1,77 2.936 1,76 563 29,85 487 19,89 ngoại hối 4. Thu nhập từ hoạt động khác 3.565 3,80 4.247 3,07 3.648 2,19 682 19,13 -599 -14,10 II. Chi phí 85.642 91,21 125.247 90,52 150.604 90,33 39.605 46,24 25.357 20,25 1. Chi phí lãi tiền gửi KH 41.033 43,70 59.857 43,26 72.436 43,45 18.824 45,88 12.579 21,02 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1.356 1,44 1.756 1,40 2.386 1,58 400 29,50 630 35,88 3. Chi phí t ho ng kinh doanh ngo i - ừ ạt độ ạ 12 0,01 10 0,01 16 0,01 -2 6 60,00 hối 16,67 4. Chi phí hoạt động khác 15.952 16,99 25,468 20,33 30.198 20,05 9.516 59,65 4.730 18,57 5. Chi phí hoạt động 23.058 24,56 31.687 22,90 38.049 22,82 8.629 37,42 6.362 20,08 6. Chi phí dự phong rủi ro tín dụng 2.569 2,74 3.568 2,58 4.046 2,43 999 38,89 478 13,40 7. Chi phí thuế TNDN 1.662 1,77 2.901 2,10 3.473 2,08 1.239 74,55 572 19,72 III. Lợi nhuận Trường8.256 8,79Đại13.115 học Kinh9,48 16.116 tế Huế9.67 4.859 58.85 3.001 22.88 36
  47.  Về thu nhập Trong 3 năm từ 2017 – 2019 tổng thu nhập của chi nhánh có xu hướng tăng lên, năm 2017 tổng thu nhập đạt 93,899 tỉ đến năm 2018 tăng lên mức 138,362 tỉ tức là tăng 44,463 tỉ tương ứng với 47,35% so với năm 2017, đến năm 2019 tăng thêm 28,358 tỉ tức là đạt 166,720 tỉ tương úng với tăng 20,50% so với năm trước. Tổng doanh thu của chi nhánh tăng như vậy là do sự tác động của các nhân tố sau: - Thu nhập từ lãi cho vay: Năm 2017, nguồn thu từ lãi là 79,583 tỉ chiếm tỷ trọng 84,75% trong tổng doanh thu. Năm 2018, tăng thêm 41,227 tỉ ứng với 51,80% so với năm 2017, nâng tỉ trọng lên 87,31% trong tổng thu nhập. Cho đến năm 2019, tăng thêm 26,779 tỉ ứng với mức tăng 22,17% so với năm 2018, nâng tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay so với tổng thu nhập lên mức 88,53% trong năm 2019. Nguồn thu nhập từ lãi hoạt động tín dụng của chi nhánh chiếm phần lớn trong tổng thu nhập và tăng ổn định qua 3 năm 2017 – 2019 cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh được chú trọng và có xu hướng tăng trong giai đoạn này. - Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ là hoạt động nhằm phục vụ các nhu cầu hàng ngày của khách hàng, bao gồm các nghiệp vụ như chuyển tiền, gửi tiền, thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, ngân hàng điện tử, Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng mang lại cho chi nhánh nguồn thu ổn định tăng đều qua các năm 2017 – 2019. Vào năm 2016 nguồn thu này đạt 8,865 tỉ chiếm tỉ trọng 9,44 % trong tổng thu nhập đến năm 2018 tăng thêm gần 1,992 tỉ tương ướng với mức tăng 22,47% so với năm 2017. Năm 2019 tăng 15,57% so với năm ngoái ứng với tăng thêm 1,690 tỉ. Đây là nguồn thu chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong tổng thu nhập của chi nhánh. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng cho nên hoạt động này ngày càng được chú trọng và phát triển. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Là khoản mục chiếm tỉ trọng nhỏ và không phải là nguồn thu nhập chính cho chi nhánh nhưng nó vẫn giữ mức tăng trưởng ổTrườngn định trong giai đoĐạiạn từ 2017 học– 2019. Kinh Năm 2017 thutế đư ợHuếc 1,886 tỉ từ hoạt động này đến năm 2018 tăng lên đạt 2,449 tỉ với tốc độ tăng là 29,85% so với năm 2017. Năm 2019 thu được 2,936 tỉ với tốc độ tăng là 19,89% so với năm 2018. Các con số thấy chi nhánh đang có xu hướng thu hẹp hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chiếm tỉ trọng ngày càng giảm trong tổng thu nhập. - Thu nhập từ hoạt động khác: Đây là các khoản thu nhập bất thường, không cố định được phát sinh trong quá trình hoạt động của chi nhánh bao gồm: thanh lý, nhượng bán tài sản, Khoản thu này cũng chiếm tỉ trọng nhỏ và có sự biến động nhỏ trong tổng nguồn thu cụ thể là năm 2017 thu về được 3,565 tỉ, chiếm tỉ trọng 3,80%. 37
  48. Đến năm 2018 thu về được 4,247 tỉ tăng 19,13% so với năm 2017, vào năm 2019 giảm còn 3,648 tỉ với mức giảm 14,10% so với năm 2018.  Về chi phí Với mong muốn chi nhánh ngày càng phát triển thì việc đầu tư, mở rộng mở rộng cải tiến các loại hình dịch vụ, tiện ích để đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Vì vậy mà chi phí tại chi nhánh đang có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 tổng chi phí của chi nhánh là 85,642 tỉ, tăng thêm 39,605 tỉ tức là đạt 125,247 tỉ vào năm 2018 tương ứng tăng 46,24% so với năm 2017, đến năm 2019 là 150,604 tỉ tăng 25,357 tỉ ứng với tăng 20,25% so với năm 2018. Cụ thể chi phí tăng lên là do các nhân tố sau đây: - Chi phí tiền gửi khách hàng: Khoản mục này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi phí của chi nhánh. Năm 2017, chi phí lãi tiền gửi KH tại chi nhánh là 41.003 tỉ chiếm tỉ trọng 43,70 trong tổng chi phí. Năm 2018, tăng lên 39,605 tỉ ứng với tăng 45,88% so với năm 2017, chi phí bỏ ra là 59,857 tỉ chiếm tỷ lệ 43,26% trong tổng chi phí. Đến năm 2019, khoản chi phí là 72,436 tỉ chiếm tỷ trọng 43,45%, tăng 12,579 tỉ hay tăng 21,02% so với năm 2018. Điều này thể hiện trong 3 năm qua hoạt động huy động vốn tại chi nhánh tăng trưởng khá đều và ổn định. - Chi phí hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối: cả hai hoạt động này đều chiếm tỷ rất nhỏ trong tổng chi phí tuy nhiên sự tăng trưởng qua 3 năm cho thấy đây là những nhân tố quan trọng trong việc định hướng kinh doanh tại chi nhánh. Số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh không được chú trọng nhưng không gây hao tốn nhiều chi phí cho chi nhánh. Hoạt động dịch vụ ngày càng được đầu tư hơn, điều này được thể hiện bởi chi phí cho hoạt động này ngày càng tăng lên. - Chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động cần phải được quản lý và giám sát bởi nó cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi phí của chi nhánh. Chi phí ở khoản mục này ngàyTrường càng tăng qua các Đại năm 2017 học– 2019, Kinh cụ thể năm tế2017 Huếlà 23,058 tỉ chiếm 24,56% trong tổng chi phí, đến năm 2018 tăng thêm 8,629 tỉ đạt 31,687 tỉ ứng với tăng 37,42% so với năm 2017, năm 2019 tăng thêm 6,362 tỉ tức là đạt 38,049 tỉ với tăng 20,08%. - Chi phí hoạt động khác: Chi phí khác bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thuế TNDN. Nhìn chung qua 3 năm thì các khoản chi phí này đều tăng và tăng khá ổn định. Các chỉ tiêu này cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ (trên 20%) trong tổng tổng chi phí. Nên chi nhánh 38
  49. cần đẩy mạnh công tác kiểm soát các khoản chi phí này để tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong giai đoạn hiện tại. 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Chợ Lớn 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Ngân hàng Vietinbank áp dụng mô hình kế toán phân tán. dữ liệu tập trung tại Phòng Kế toán Hội sở chính và Phòng Chế độ Kế toán, các phòng Kế toán tại các chi nhánh thực hiện hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng tháng gửi về Hội sở chính. Trưởng phòng kế toán: phụ trách chung và điều hành công tác kế toán tại Chi nhánh. Kiểm tra chứng từ sổ sách đã được lập, ký duyệt các báo cáo kế toán và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban Giám đốc, nghiên cứu triển khai chỉ đạo công tác hoạt động nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn của cấp trên tới tập thể và các cán bộ trong phòng. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG Bộ phận quản lý Kế toán giao dịch Kế toán nội bộ chứng từ kiêm hậu Trường Đại họckiể mKinh tế Huế Quan hệ trực tuyến Quan hệ hỗ trợ Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Vietinbank – CN Chợ Lớn Phó phòng kế toán: tham mưu cho Trưởng phòng trong công tác điều hành, xây dựng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh. Kiểm tra chứng từ sổ sách đã được 39
  50. lập, kí duyệt các báo kế toán của các phòng giao dịch thuộc chi nhánh chuyển sang và chịu trách nhiệm báo cáo cho Ban giám đốc. Bộ phận Kế toán giao dịch: Tiếp nhận và xử lý trực tiếp các giao dịch từ khách hàng như là các giao dịch chuyển tiền, chuyển khoản, nhận tiền gửi, lãi tiền vay, thu nợ, mua bán ngoại tệ, theo nhiệm vụ cụ thể tại từng quy trình nghiệp vụ. Bộ phận Kế toán nội bộ: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch như thu, chi, tính lương, tài sản cố định, thiết bị, công cụ lao động, trong nội bộ chi nhánh mà không liên quan trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Bộ phận hậu kiểm kiêm quản lý chứng từ: là những cán bộ nhân viên có nhiệm vụ tiếp nhận chứng từ đã được sắp xếp và đánh số đầy đủ của ngày làm việc trước từ các giao dịch viên, thủ quỹ chi nhánh, sau đó tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các chứng từ này về tính hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ và phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát sinh sau một ngày hoạt động với các báo cáo liệt kê chứng từ cuối ngày đảm bảo chúng khớp đúng. Quản lý chứng từ là tiến hành sắp xếp. đóng thành các tập chứng từ và tiếp nhận các chứng từ hạch toán hàng ngày của các GDV - những chứng từ liên quan đến khách hàng sau mỗi ngày làm việc, tiến hành in sổ phụ của từng khách hàng, đóng dấu, lưu thành từng phong bì riêng để trả cho từng khách hàng. Định kì hai ngày một lần tiến hành nhận hồ sơ mở tài khoản của các cá nhân, doanh nghiệp, các giấy nhận nợ giải ngân từ các giao dịch viên để tiến hành lưu hồ sơ theo đúng tiêu chuẩn. 2.1.5.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng a. Báo cáo về tuân thủ các chuẩn mực kế toán: VietinBank nói chung và VietinBank – CN Nam TT Huế nói riêng áp dụng các chuẩn mTrườngực kế toán Việt Nam Đại (CMKT) học và các hưKinhớng dẫn do tế Bộ TàiHuế chính ban hành. Các báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ kếtoán được chấp nhận tại Việt Nam, bao gồm: - Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1). - Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2). 40
  51. - Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3). - Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4). - Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5). b. Chế độ kế toán và hình thức kế toán Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam áp dụng chế độ kế toán đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành và có hiệu lực trong năm tài chính. 2.1.5.3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Nam Chi nhánh Chợ Lớn nói riêng đã được HĐQT NHCT nghiên cứu. soạn thảo và ban hành theo Quy định Chế độ chứng từ kế toán trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Ban hành sửa đổi theo Quyết định số 127/QĐ-HĐQT-NHCT10 ngày 01/02/2012 của HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam). Quy định trên được ban hành dựa trên: - Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Thống đốc NHNN về “Ban hành Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng”. - Quyết định số 1913/2005/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc NHNN về “Ban hành Chếđộlưu trữ tài liệu kế toán trong ngành Ngân hàng”. - Quyết định số 32/2006/QĐ-NHNN ngày 19/07/2006 của Thống đốc NHNN về “Ban hành Quy định về kế toán trên máy vi tính đối với Ngân hàng Nhà nước. các Tổ chứcTrường tín dụng”. Đại học Kinh tế Huế - Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Thủ tướng Chính Phủ quy định về “Giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng”. Theo quy định, tất cả các chứng từ kế toán của KH đều được lập trên mẫu in sẵn của NH. Các chứng từ đó phải được lập đầy đủ các liên, viết hoặc in rõ ràng, không được tẩy xóa, có đầy đủ thông tin và chữ ký các bên liên quan và nộp vào NH theo đúng quy định. 41
  52. 2.1.5.4 Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán - Kỳ kế toán năm của VietinBank bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Tất cả các nghiệp vụ phát sinh được hạch toán theo nguyên tệ. Các khoản thu nhập, chỉ phí bằng ngoại tệ được hạch toán bằng VND theo tỷ giá ngày phát sinh thông qua mua bán ngoại tệ. Các báo cáo tài chính hợp nhất của VietinBank được lập theo đơn vị triệu đồng Việt Nam. 2.1.5.5. Tổ chức hệ thống tài khoản Ngân hàng Công thương Việt Nam sử dụng Hệ thống TK Kế toán theo Quyết định số 479/2004/QĐ- NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN Về việc Ban hành Hệ thống TK Kế toán các TCTD. Dựa trên quy định của NHNN. Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1348/QĐ-NHCT10 ngày 27 tháng 10 năm 2004 về: “Ban hành hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. Văn bản này được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Kết cấu của Hệ thống tài khoản kế toán được thiết lập gồm có 2 phần: - Các tài khoản nội bộ: Phản ánh các cấp tài khoản theo quy định của NHNN và đáp ứng yêu cầu quản lý của NHCT Việt Nam. - Các tài khoản giao dịch của khách hàng: Gồm mã phân loại tài khoản khách hàng và mã số khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý của NHCT Việt Nam. 2.1.5.6. Hình thức sổ và hệ thống sổ sách kế toán Với tính chất giao dịch liên tục nên lượng thông tin và dữ liệu là vô cùng lớn nên công tác kế toán của VietinBank cần vận hành trên hệ thống hiện đại với nhiều tính năng vượt trội hỗ trợ thuận tiện nhất dành cho ngân hàng hiện nay đó là hệ thống Core SunShineTrường. Đại học Kinh tế Huế Đối với sổ chi tiết của từng khách hàng (tiền vay, tiền gửi, tiển gửi thanh toán, ) trong hoạt động hằng ngày, khi khách hàng nhận chứng từ tại các điểm giao dịch của NHCT Việt Nam thì kế toán viên của chi nhánh sẽ tiến hành cung cấp cho khách hàng sổ phụ tài khoản để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh. Tại thời điểm cuối năm tài chính, NHCT Việt Nam phải thực hiện đối chiếu coi có khớp đúng số dư TK với khách hàng hay không có thể bằng cách gửi thư xác nhận qua bưu điện, nếu phát sinh chênh lệch thì phải xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời. Việc đối chiếu số dư 42
  53. TK với khách hàng được thực hiện một năm một lần định kì vào thời điểm khóa sổ năm tài chính hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Đối với các TK chi tiết nội bộ NH như chi phí, thu nhập, dự thu, dự chi, sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả, cuối tháng kế toán viên phải in sổ kế toán chi tiết, đối chiếu khớp đúng với chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán trên sổ, chuyển đến các cấp có thẩm quyền kiểm tra, ký đóng dấu, sau đó chuyển bộ phận quản lý chứng từ để lưu trữ, bảo quản theo quy định. Bảng liệt kê giao dịch là một loại sổ đặc trưng của kế toán ngân hàng. Bảng liệt kê giao dịch tại NH Công thương Việt Nam bao gồm 2 loại: - Bảng liệt kê giao dịch theo phân hệ nghiệp vụ. - Bảng liệt kê giao dịch của tất cả các giao dịch viên. Bảng liệt kê giao dịch có đầy đủ các yếu tố chủ yếu sau: ngày, tháng, năm lập bảng; Mã kế toán viên hoặc mã phân hệ nghiệp vụ liên quan đến phân hệ nghiệp vụ báo cáo (đối ứng) hoặc số hiệu các bảng liệt kê giao dịch; Số lượng giao dịch và tổng số tiền của từng kế toán viên hoặc từng phân hệ nghiệp vụ có liên quan hoặc Số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của từng Bảng liệt kê giao dịch; Tổng doanh số Nợ, tổng doanh số Có của Bảng tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch; Chữ ký người kiểm soát. Nghiệp vụ kế toán được hạch toán trên máy tính hiện đại nên khâu nhập dữ liệu vào rất quan trọng. trước khi nhập phải kiểm tra chứng từ có hợp pháp, hợp lệ hay không, sau đó đối chiếu kiểm tra với sổ chi tiết. Kế toán viên phụ trách phần hành sẽ kí tên trên sổ chứng từ rồi chuyển cho bộ phận kiểm soát phân hành đó kí duyệt, rồi sau đó đóng thành tập và lưu trữ theo quy định. Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  54. CHỨNG TỪ BẢNG LIỆT KÊ GỐC GIAO DỊCH Phần mềm CORE SUNSHINE CHỨNG TỪ BÁO CÁO GHI SỔ NGHIỆP VỤ BẢNG TỔNG SỔ CHI TIẾT HỢP CHI TIẾT BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra In báo cáo cuối ngày, cuối tháng, định kì Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán trên phần mềm Core Sunshine tại VietinBank – CN Chợ Lớn 2.1.5.7 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam đã ra Quyết định số 1001/2013/QĐ-TGĐ- NHCT10Trường ngày 21/06/2013 Đại về: “Quy học định chế Kinhđộ Báo cáo tàitế chính Huế trong hệ thống NHCT Việt Nam.” Văn bản đã qui định thống nhất phương pháp lập, trình bày, kiểm soát Báo cáo tài chính. Bảng cân đối tài khoản kế toán. Tuy nhiên, đối với mỗi năm tài chính khi thực hiện quyết toán thì Tổng Giám đốc sẽ có Công văn hướng dẫn cụ thể các báo cáo, thời hạn lập và gửi báo cáo mà Trụ sở chính, Sở giao dịch, các Chi nhánh, các Văn phòng đại diện, các đơn vị hạch toán độc lập; các Đơn vị sự nghiệp thuộc NH Công thương cần thực hiện. 44
  55. Phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng Phương pháp quy đổi ngoại tệ: thực tế đích danh 2.1.5.8 Các chính sách kế toán được áp dụng trong quy trình cho vay 1. Nguyên tắc ghi nhận khoản vay: Các khoản cho vay khách hàng được công bố và trình bày theo số dư nợ gốc tại thời điểm kết thúc năm. 2. Các nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng: Căn cứ theo luật các TCTD, Thông tư 39/2016/TTNHNN ngày 30/12/2016 về việc cho vay của TCTD, với các quy định về nguyên tắc, điều kiện, hồ sơ vay, lãi suất cho vay tại NHTM, các TCTD khác, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài để kinh đoanh, tiêu dùng, sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2011. Theo đó, các khoản cho vay KH được phân loại theo mức độ rủi ro như sau: Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 Nợ cần chú ý Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 Nợ nghi ngờ TrườngNhóm 5 ĐạiNợ có khhọcả năng mKinhất vốn tế Huế Nợ nhóm 5 dựa vào dựa vào tình trạng quá hạn, các yếu tố định tính của khoản cho vay và kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp. 3. Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xoá số các khoản cho vay không có khả năng thu hồi: . Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: 45
  56. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (hiệu lực thi hành từ 01/06/2014) và các văn bản sửa đổi bổ sung, dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. - Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng được tính như sau: Số tiền dự phòng =( tổng số dư nợ gốc - giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm)* tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm l đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây: Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại TCTD nước ngoài; Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam. Bảng 2.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0% 2 Nợ cần chú ý 5% 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20% 4 Nợ nghi ngờ 50% 5 Nợ có khả năng mất vốn 100% . Cơ sở xoá số các khoản cho vay không có khả năng thu hồi: Theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN, các văn bản sửa đổi bổ sung và Quy định hiện hànhTrường của NHCT, NHCT Đại phải thành học lập H ộKinhi đồng xử lý rtếủi ro Huếđể quyết định việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp: khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích thì các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5. 4. Kế toán thu nhập lãi và ngừng dự thu lãi Chỉ tiêu thu nhập lãi cho vay được thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở dự thu và dự chi. 46
  57. Các khoản cho vay bị xếp vào từ loại 2 – 5 sẽ ngừng thu lãi. Lãi phải thu của các khoản cho vay này sẽ được chuyển ra ngoại bảng và ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi NH thực nhận từ khách hàng. 2.2 Thực trạng kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn 2.2.1 Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng chung của CN Chợ lớn nói riêng và của NH Vietinbank nói chung được hệ thống hóa theo sơ đồ dưới dây: Bước 1: Tư vấn Bước 2: Lập tờ trình Bước 3: Kiểm tra, lập hướng dẫn và tiếp đánh giá, thẩm định hồ sơ tài sản đảm bảo, nhận hồ sơ từ và đề xuất cấp tín hoàn thiện hồ sơ cấp khách hàng dụng tín dụng. Bước 6: Giám sát Bước 4: Quyết định và Bước 5: Giải ngân và thu nợ kí hợp đồng Bước 7: Thu hồi nợ, Bước 8: Thanh lý gia hạn hoặc xử lý hợp đồng tín dụng nợ Sơ đồ 2.4: Quy trình tín dụng của Vietinbank – CN Chợ Lớn Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng Cán bộ tín dụng tiếp nhận khách hàng có đề xuất yêu cầu vay vốn rồi tư vấn giải phápTrường vay vốn phù hợ p Đạihướng d ẫhọcn khách hàngKinh cụ thể và tếđầy đHuếủ về các điều kiện vay vốn. Nếu khách hàng đồng ý thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bước 2: Lập tờ trình đánh giá, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng Cán bộ tín dụng kiểm tra lại thông tin trên hồ sơ khách hàng đã cung cấp để phân tích và thẩm định khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng thu hồi nợ và lãi vay trong tương lai. Xác định rủi ro tín dụng và đưa các giải pháp phòng ngừa rủi ro. Bước 3: Kiểm tra, lập hồ sơ tài sản đảm bảo, hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng 47
  58. Bước này nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ vay vốn cho khách hàng làm cơ sở để ra quyết định tín dụng. Cán bộ Thẩm định tín dụng tại phòng hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định lại tài sản do khách hàng đăng kí thế chấp và soạn hồ sơ tài sản đảm bảo. Sau đó trình lên Giám đốc để xét duyệt hồ sơ tài sản đảm bảo rồi hoàn thiện hồ sơ tín dụng. Bước 4: Kí kết hợp đồng tín dụng Sau khi nhận được sự phê duyệt và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì cán bộ tín dụng của phòng khách hàng sẽ thông báo cho khách hàng các nội dung liên quan đến các khoản vay, bổ sung các thông tin cần thiết để hoàn thiện hồ sơ. Sau đó NH và KH sẽ tiến hàng kí kết hợp đồng tín dụng đã được soạn theo quy định của NH. Bước 5: Giải ngân Khi khác hàng có yêu cầu giải ngân thì cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra hồ sơ, điều kiện giải ngân. Hồ sơ giải ngân sau khi được phê duyệt, tiến hành lấy giấy nhận nợ, nhập dữ liệu khoản vay vào hệ thống, thực hiện giải ngân theo quy định Sau đó toàn bộ chứng từ sẽ chuyển đến cho phòng kế toán giao dịch để tiến hành giải ngân cho KH. Kế toán hạch toán nghiệp vụ dựa trên chứng từ đó và lưu lại theo quy định. Bước 6: Giám sát và thu nợ Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần phải theo dõi, giám sát khách hàng và kiểm tra khả năng trả nợ để dự báo những rủi ro có thể xảy ra trước khi sự việc trở nên nghiêm trọng nhằm đề ra các giải pháp xử lý kịp thời, làm được vậy cần có sự phối hợp giữa cán bộ phòng kế toán và phòng hỗ trợ tín dụng. Bước 7: Thu hồi nợ, gia hạn hoặc xử lý nợ Căn cứ vào giấy nhận nợ, cán bộ tín dụng của phòng khách hàng lập phiếu báo thu nợ trìnhTrường cấp lãnh đạo r ồĐạii gửi cho doanhhọc nghi Kinhệp vay vốn. tế Huế Khi khách hàng muốn đề nghị được gia hạn nợ, cơ cấu nợ thì cán bộ tín dụng kiểm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho cấp lãnh đạo xem xét và quyết định. Đối với các khoản nợ đã đến hạn mà không trả được nợ thì không được cho phép gia hạn nợ, cơ cấu nợ, và thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ. Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng được thực hiện trong các trường hợp như khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc khoản tín dụng đến hạn thanh toán. Khi đó đó, cán bộ tín 48
  59. dụng và cán bộ kế toán đối chiếu thu nợ gốc và lãi vay, tiến hành tất toán khoản vay rồi lưu toàn bộ hồ sơ. 2.2.2 Chứng từ được sử dụng đối với kế toán cho vay  Chứng từ gốc - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn trả nợ - Tờ trình đánh giá, thẩm định và quyết định cho vay - Biên bản định giá TSĐB - Hợp đồng cho vay - Giấy nhận nợ  Chứng từ ghi sổ - Giấy lĩnh tiền (giải ngân bằng tiền mặt) - Ủy nhiệm chi (giải ngân qua tài khoản) - Giấy nộp tiền (thu nợ bằng tiền mặt) - Phiếu hạch toán thu lãi - Phiếu nhập. xuất kho TSĐB 2.2.3 Hoạt động tín dụng chủ yếu tại chi nhánh Vì Chi nhánh Chợ Lớn chỉ tập trung cho mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, việc thu thập số liệu, chứng từ cũng gặp khó khăn nên tôi chỉ tìm hiểu được 2 loại nghiệp vụ chủ yếu này. 2.2.3.1 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá (cầm cố sổ tiết kiệm) Ví dụ 1: Ngày 09/12/2019 KH đến ngân hàng Vietinbank xin cầm cố 2 sổ tiết kiệm có kì hạn phát hành ngày 29/07/2019 kì hạn 6 tháng trị giá 90.000.000 đồng và 23/10/2019 kì hạn 3 tháng trị giá 60.000.000 để vay số tiền là 150.000.000 đồng với mực đích tiêu dùng, thời hạn vay là 53 ngày từ ngày 09/12/2019 đến 31/01/2020. Trả nợ gốc và lãi vào cuối kì. SauTrường khi việc kiểm địĐạinh tài sả nhọc đảm bảo Kinhlà sổ tiết kiệ mtế và đHuếã được quyết định cho vay bởi phòng hỗ trợ tín dụng thì KH đến phòng dịch vụ khách hàng để yêu cầu giao dịch viên giải ngân. Giao dịch viên lập giấy ủy nhiệm chi để chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của KH, đồng thời thực hiện hạch toán trên máy như sau: Nợ TK 2111.xxxxx (mã KH): 150.000.000 VND Có TK 4211.xxxxx (mã KH): 150.000.000 VND Đồng thời thực hiện hạch toán nhập kho TSĐB và in phiếu nhập kho TSĐB của KH dựa vào báo cáo thẩm định của KH. Nhập TK 9940.xxxxx (mã KH): 150.000.000 đồng 49
  60. Biểu 2.1: Tờ trình đánh giá, thẩm định và quyết định cho vay của VD1 Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  61. Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  62. Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  63. Biểu 2.2: Phiếu nhập kho hồ sơ TSĐB cho VD1 Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  64. Biểu 2.3: Ủy nhiệm chi – giải ngân cho VD1 Theo quy định của ngân hàng Vietinbank thì tất cả các khoản giải ngân trên 100 triệu đồng phải thực hiện qua tài khoản thanh toán của KH. Khoản vay này được cán bộ Phòng Kế toán theo dõi tại sổ chi tiết tài khoản trên phần mềm hệ thống như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  65. Biểu 2.4: Sổ chi tiết TK 2111.xxxxx cho VD1 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Chợ Lớn SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Số hiệu tài khoản: 2111.xxxxx Tên tài khoản: No du tieu chuan cho vay ngan hạn KH ca nhan Loại tiền: VND Phát sinh trong Chứng từ/Phiếu Tài Số dư ngày Diễn giải khoản Số CT C Ngày CT đối ứng Nợ Nợ Có ó Số dư đầu ngày TD.23x 9/12/2019 Giai ngan cho 150.000.000 150.000.000 KH Cộng phát sinh trong ngày Số dư cuối 150.000.000 ngày: Ngày 09 tháng 12 năm 2019 CÁN BỘTrường PHÒNG KẾ TOÁN Đại KIhọcỂM SOÁTVI KinhÊN tế GIÁMHuế ĐỐC Ngày 31/01/2020 là ngày đáo hạn của khoản nợ. Bộ phận khách hàng thông báo cho KH biết về khoản vay đã đến ngày đáo hạn và gửi giấy đề nghị thu nợ đến phòng dịch vụ khách hàng để yêu cầu giao dịch viên thu nợ gốc và lãi. Khi đó KH đem tiền mặt đến ngân nộp vào tài khoản thanh toán để trả nợ gốc và lãi vay. KH điền thông tin 55
  66. vào phiếu nộp tiền và giữ lại liên 2 do ngân hàng cung cấp, rồi giao dịch viên in phiếu Ủy nhiệm chi tất toán nợ gốc và lãi vay, liên 2 giao cho KH. Bút toán cụ thể: - KH nộp tiền mặt vào tài khoản thanh toán của mình Nợ TK 1011.xxxxx (mã KH): 152.000.000 VND Có TK 4211.xxxxx (mã KH): 152.000.000 VND - Chuyển khoản trả nợ gốc và lãi vay Nợ TK 4211.xxxxx (mã KH): 151.742.466 VND Có TK 2111.xxxxx (mã KH): 150.000.000VND Có TK 7020.xxxxx (mã KH): 1.742.466 VND Đồng thời hạch toán cho nghiệp vụ xuất tài sản cầm cố của khách hàng: Xuất TK 9940.xxxxx (mã KH): 150.000.000 đồng Biểu 2.5: Giấy đề nghị thu nợ cho VD1 Trường Đại học Kinh tế Huế 56