Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

pdf 118 trang thiennha21 23/04/2022 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_thue_gtgt.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA SinhTrường viên thực hiện: Đại học KinhGiảng viêntế hư Huếớng dẫn: Nguyễn Phúc Hậu ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: K48C Kiểm toán Niên khoá: 2014 – 2018 Huế, 04/2018
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô, Ban lãnh đạo công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA cùng với các anh chị phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và các thày cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức trong những năm học vừa qua làm cơ sở nền tảng để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phạm Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, đặc biệt là các anh chị kiểm toán viên phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính đã tạo điều kiện để tôi tiếp xúc với thực tế quá trình kiểm toán cũng như cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu và nhiệt tình chỉ dẫn để tôi có được những nhận thức đúng đắn trong quá trình hoàn thành bài luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người đã luôn đồng hành, chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trường Đại học Kinh Nguytế ễHuến Phúc Hậu
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản GĐ/TGĐ Giám đốc/Tổng giám đốc GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho LNTT Lợi nhuận trước thuế NSNN Ngân sách Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân TrườngXDCB Đại họcXây dKinhựng cơ bản tế Huế VCSH Vốn chủ sở hữu
  4. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng hội nhập và phát triển chóng mặt của nền kinh tế Việt Nam, mối quan tâm hàng đầu của không chỉ Nhà Nước mà còn các cấp quản lý, nhà đầu tư và cả người lao động là có được thông tin về tình hình tài chính của các doanh nghiệp với độ chính xác, trung thực và tin cậy cao. Hay nói cách khác, những thông tin phản ánh về tình hình kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp được trình bày trên BCTC phải đảm bảo được tính trung thực, hợp lý – gián tiếp đặt ra nhiệm vụ cụ thể và cấp thiết cho kiểm toán độc lập nhằm mang lại sự đảm bảo và tin cậy cho tất cả các khoản mục được thể hiện trên BCTC. Trên BCTC của các doanh nghiệp, thuế là khoản mục có liên quan và tác động rõ rệt đến nhiều khoản mục khác như doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả; trong đó thuế GTGT luôn chiếm tỷ trọng lớn về tổng giá trị và tần suất các nghiệp vụ phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm; thuế TNDN lại là một khoản giảm trừ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp (EBT) hình thành nên sự tác động đến lợi ích cổ đông (EPS) Đồng thời, việc nộp thuế cho Nhà Nước là khoản được ưu tiên cao trong các dòng tiền của doanh nghiệp vì thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc của Nhà Nước đồng thời là nghĩa vụ của doanh nghiệp, nên khoản mục thuế trên BCTC luôn tiềm ẩn khả năng gian lận hoặc sai sót do cách hạch toán, tính toán, Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuế liên tục được cập nhật và thay đổi; các chứng từ, biểu mẫu dần được bổ sung để phù hợp và thiết thực hơn cho người sử dụng dẫn đến nhiều khả năng khai sai, khai thiếu do các đơnTrường vị chưa được bắt kĐạiịp và vận họcdụng kịp thKinhời các thay đtếổi. Huế Vì vậy, kiểm toán thuế trong BCTC, cụ thể là thuế GTGT và thuế TNDN, có vai trò thiết yếu trong việc kiểm tra, xác nhận khoản mục đã được phản ánh kết hợp với các khoản mục khác để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về BCTC của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểm toán thuế còn nhằm đưa ra ý kiến tuân thủ về các quy định pháp lý đảm bảo thu
  7. đúng, thu đủ và không làm thất thoát ngân sách nhà nước. Nhận ra được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục thuế nói chung và kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN nói riêng, sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hoá các lý luận về thuế GTGT và thuế TNDN; quy trình kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN trong kiểm toán BCTC. Thứ hai, tìm hiểu thực tế quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN trong BCTC tại công ty kiểm toán TNHN Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Thứ ba, nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDNTrường tại công ty kiểm Đạitoán. Cụ thhọcể: Kinh tế Huế - Số liệu dùng để nghiên cứu được lấy trong năm tài chính, từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017. - Địa điểm: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.
  8. - Nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến quy trình kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN tại một đơn vị khách hàng cụ thể. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Sử dụng hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam hiện hành cùng các văn bản hợp nhất, thông tư, nghị định về thuế GTGT và thuế TNDN, đồng thời kết hợp các tài liệu có liên quan như giáo trình, sách báo về quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC. - Thu thập các giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán khách hàng liên quan đến việc kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN của công ty AFA. - Phỏng vấn kiểm toán viên về quy trình thực hiện. - Trực tiếp tham gia cùng các đoàn đi kiểm toán công ty khách hàng với vai trò là trợ lý kiểm toán. 1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập số liệu, ta tiến hành tổng hợp, phân tích, đối chiếu số liệu cũng như vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế có được về quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN để từ đó có những đánh giá và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại công ty Kiểm toán AFA. 1.5.3. Hệ thống phương pháp kế toán Hệ thTrườngống phương pháp kĐạiế toán bao học gồm 4 phươngKinh pháp: Phươngtế Huế pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Mỗi phương pháp độc lập một cách tương đối nhưng lại nằm trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
  9. 1.6. Kết cấu khoá luận Đề tài gồm 3 chương chính sau: Chương 1 – Cơ sở lý luận về kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN trong báo cáo tài chính. Chương 2 – Thực trạng kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Chương 3 – Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và thuế TNDN 1.1.1. Khái niệm và đối tượng chịu, nộp thuế 1.1.1.1. Thuế GTGT a. Khái niệm Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Giá trị gia tăng là giá trị mà người cung cấp hàng hoá, dịch vụ tạo ra thêm cho sản phẩm dịch vụ của mình trên cơ sở sử dụng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ đã tạo ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh trước đó, được gọi là chi phí trung gian. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La tinh và một số quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng loại thuế này. Ở nưTrườngớc ta, tại kỳ họp lầĐạin thứ 11 họcQuốc hộ i Kinhkhóa 9, Quố ctế hội nưHuếớc ta đã thông qua Luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
  11. b. Đối tượng chịu, nộp thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tại Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu). 1.1.1.2. Thuế TNDN a. Khái niệm Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, vào năm 1951 thuế TNDN được hình thành. Hình thức sơ khai ban đầu là thuế tính trên lợi tức kinh doanh theo biểu thuế luỹ tiến từng phần với thuế suất từ 5% đến 7%, phân biệt theo ngành nghề cần thiết nhiều hay ít cho kháng chiến và cho đời sống nhân dân. Đây là loại thuế quy định trong sắc thuế công thương nghiệp. Thuế TNDN còn được gọi là thuế thuế thu nhập công ty. Đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các doanh nghiệp trong kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ nhu cầu về tài chính của Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện chức năng phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thTrườngế thuộc đối tượng nĐạiộp thuế TNDNhọc ph ụKinhthuộc vào quan tế đi ểHuếm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
  12. b. Đối tượng chịu, nộp thuế Đối tượng chịu thuế TNDN là thu nhập ròng còn gọi là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định theo công thức: Thu nhập Doanh thu tính thu nhập _ Chi phí được khấu trừ = chịu thuế chịu thuế trong thu nhập chịu thuế (trong kỳ tính thuế) (trong kỳ tính thuế) Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp); cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trường hợp tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính. Các tổ chức này nếu có hoặt động chuyển nhượng vốn thì được thực thiện nộp thuế TNDN theo hướng dẫn tại điều 14 chương IV của văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC. 1.1.2. Căn cứ tính thuế 1.1.2.1. Thuế GTGT Theo quy định tại điều 6 Luật thuế GTGT thì căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Công thức tính thuế GTGT: Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x thuế suất thuế GTGT Giá Trườngtính thuế GTGT Đại học Kinh tế Huế Giá tính thuế GTGT được quy định như sau: - Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT;
  13. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu; Giá tính thuế GTGT = Giá Nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập khẩu Lưu ý: Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hóa nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm. - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này; - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT (kể từ ngày 01/09/2014 theo Thông tư 119/2014/TT-BTC); - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi theo quy định giá tính thuế được xác định bằng không (0); - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê chưa có thuế GTGT; - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm; - Đối với gia công hàng hóa là giá hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT; -TrườngĐối với hoạt độ ngĐại xây dự ng,học lắp đặt làKinh giá trị công tếtrình, Huếhạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
  14. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN; - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT; - Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá thanh toán Giá chưa có thuế GTGT = 1 + thuế suất hàng hoá, dịch vụ Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Giá Trườngtính thuế được xác Đạiđịnh bằng học đồng Vi ệKinht Nam. Trư ờngtế h ợpHuế người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
  15. Thuế suất Thuế GTGT có phạm vi tác động rất rộng, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, dịch vụ. Vì vậy, thuế suất thuế GTGT thường thấp. Thuế suất thuế GTGT có ba mức: 0%, 5%, 10% cụ thể được quy định: - Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ dịch vụ lữ hành ra nước ngoài, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài ). - Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ như: nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở kinh doanh khai thác từ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho các đối tượng sử dụng; đồ chơi trẻ em; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người - Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ còn lại không thuộc diện hưởng thuế suất 0%, 5%. 1.1.2.2. Thuế TNDN Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất. Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN Thu nhập tính thuế _ Phần trích lập quỹ = ( ) x Thuế suất phải nTrườngộp trong kĐạiỳ tính thu họcế KH&CNKinh (nếu có)tế Huế Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Các khoản lỗ Thu nh p Thu nh p Thu nh c ậ ậ _ ( ập đượ + được kết chuyển ) tính thu = ch u thu mi n thu ế ị ế ễ ế theo quy định Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được tính theo công thức sau:
  16. Thu nhập chịu Doanh thu để tính thu Chi phí hợp Thu nhập chịu thuế trong kỳ = nhập chịu thuế trong kỳ _ lý trong kỳ + thuế khác trong tính thuế tính thuế tính thuế kỳ tính thuế Doanh thu tính thu nhập chịu thuế Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền thu bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương thức khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT. Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. Một số trường hợp cụ thể: - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, vật liệu phụ Trườngvà chi phí khác phĐạiục vụ cho học việc gia côngKinh hàng hoá. tế Huế - Đối với hàng hoá của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau: doanh nghiệp giao hàng hoá cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi là tổng số tiền bán hàng hoá; doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký
  17. gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hoá. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần theo quy định của Bộ tài chính đối với từng loại hình cơ sở kinh doanh. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế. - Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế. - Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hoàng hoá, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế. - Đối với hoạt động kinh doanh cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên hoá đơn tính tiền điên, tiền nước sạch. - Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bô số tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hoá, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chưa có thuế GTGT. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục Trườngcông trình hoặc giáĐại trị khố i họclượng công Kinh trình xây d ựtếng, l ắHuếp đặt nghiệm thu. - Đối với hoạt đông kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh có đặt cược) là số tiền thu được từ hoạt động này bao gồm cả thuế TTĐB trừ đi số tiền đã trả thưởng cho khách.
  18. Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 26/VBHN – BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hoá đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm đối với phần giá trị hàng hoá, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt. Thu nhập chịu thuế khác - Chênh lệch về mua bán chứng khoán. - Thu nhập liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. -TrườngThu nhập từ chuy Đạiển như ợnghọc tài sả n,Kinh thanh lý tài tế sản. KhoHuếản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản. - Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
  19. - Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi bán hàng trả chậm, lãi do bán ngoại tệ, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được, thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ. - Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra. - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. - Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó. - Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước. Trường hợp khoản thu nhập nhân được là thu nhập được chia từ thu nhập sau thuế của hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế thì cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ. - Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền. -TrườngCác khoản thu nh Đạiập khác học Kinh tế Huế Thuế suất Kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế TNDN là 20% trừ các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi và các trường hợp sau đây:
  20. - Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiết, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%. Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%. 1.1.3. Phương pháp tính thuế 1.1.3.1. Thuế GTGT Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. PhươngTrường pháp khấu tr ừĐạithuế học Kinh tế Huế a. Đối tượng áp dụng Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: - Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
  21. - Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ, hàng hóa để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. b. Cách tính: Số thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT đầu vào = _ phải nộp đầu ra được khấu trừ Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng a. Đối tượng áp dụng: - Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; - Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; - Hộ, cá nhân kinh doanh; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí; -TrườngTổ chức kinh tế khácĐại không học phải là doanhKinh nghiệp, tếhợp tácHuế xã trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương thức khấu trừ. b. Cách tính: Số thuế GTGT = Doanh thu x Tỷ lệ (%) phải nộp
  22. Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1% - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5% - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3% - Hoạt động kinh doanh khác: 2% Riêng hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì có cách tính khác: Số thuế GTGT Thuế suất thuế = (Giá bán ra _ Giá mua vào) x phải nộp GTGT 1.1.3.2. Thuế TNDN Kể từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính (sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78), thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN Thu nhập chịu thuế _ Phần trích lập quỹ = ) x Thuế suất phải nộp ( trong kỳ tính thuế KH&CN (nếu có) Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Các khoản lỗ Thu nh p Thu nh p Thu nh c ậ ậ _ ( ập đượ + được kết chuyển ) tính thu = ch u thu mi n thu ế ị ế ễ ế theo quy định ThuTrường nhập chịu thuế trong Đại kỳ tính thuhọcế được tínhKinh theo công tế thức sau:Huế Thu nhập chịu Doanh thu để tính thu Chi phí hợp Thu nhập chịu thuế trong kỳ = nhập chịu thuế trong kỳ _ lý trong kỳ + thuế khác trong tính thuế tính thuế tính thuế kỳ tính thuế Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
  23. trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau: - Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5% - Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2% - Đối với kinh doanh hàng hoá: 1% - Đối với hoạt động khác: 2% 1.1.4. Phương pháp hạch toán 1.1.4.1. Thuế GTGT a. Nguyên tắc kế toán Theo hệ thống kế toán hiện nay quy định các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT sử dụng hai tài khoản để theo dõi thuế GTGT là TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) và TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp Nhà nước). TK 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. TK 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT. Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào khôngTrường được khấu trừ. Trư Đạiờng hợp họckhông th ểKinhhạch toán riêng tế đư ợHuếc thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
  24. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. TK 133 - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào đãp được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả Sơ đồ 1.1 – Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 131 TK 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. TK này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. TK 3331 - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ - Số thuế đưuọc giảm trừ vào số Số thuế GTGT đầu ra thuếTrườngphải nộp Đại học Kinh tế Huế - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. - Số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước Số thuế GTGT còn phải nộp vào - Số thuế đã nộp được xét miễn ngân sách Nhà nước hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu Sơ đồ 1.2 – Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 3331
  25. b. Phương pháp hạch toán thuế GTGT Phương pháp khấu trừ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ. - Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu liên quan đến khoản mục thuế GTGT được khấu trừ được trình bày cụ thể dưới sơ đồ 1.3. TK 133 3331 152, 153, 156, 211, 217, 241, 611, 627, 641, 642, Thuế GTGT đã được khấu trừ 142, 242, 627, 111, 112, 331, 632, 641, 642 Thuế GTGT không được khấu trừ Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ 111, 112 333 (33312) Thuế GTGT đã được hoàn Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN nếu được khấu trừ Trường Đại học 152,Kinh 153, tế Huế 156, 211, Hàng mua trả lại người bán hoặc giảm giá Sơ đồ 1.3 – Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  26. TK 3331 111, 112, 131, 136, 334, 353 133 Khi phát sinh doanh Thuế GTGT đầu vào thu và thu nhập khác c kh u tr đượ ấ ừ 511, 515, 711 133 Thuế GTGT của hàng bán bị 111, 112 tr l i, gi m giá hàng bán ho c ả ạ ả ặ Nhận trước tiền của khách hàng chi t kh i ế ấu thương mạ trả trước về hoạt động cho thuê 521 tài sản của nhiều kỳ 3387 133 Thuế GTGT của hoạt động 111, 112, 131 cho thuê TS không thực hiện Doanh thu bán hàng và cung cấp 3387 dịch vụ theo phương thức trả Số tiền hợp đồng cung chậm, trả góp cấp dịch vụ về cho thuê 3387 hoat động chưa thực Lãi trả hiện chậm 111, 112 Khi nộp thuế GTGT vào NSNN 511 Giá bán Trường Đại học Kinh tếtr ảHuếngay 331 711 Doanh thu hoa hồng ng Thuế GTGT phải nộp được được hưở giảm, được trừ vào số thuế 511 GTGT phải nộp trong kỳ Sơ đồ 1.4 – Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ
  27. Phương pháp trực tiếp Theo Khoản 9 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT – BTC và Điều 19 Thông tư 200, những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ mà phải đưa vào nguyên giá của hàng hoá, công cụ, dịch vụ, vật tư, TSCĐ mùa vào hoặc đưa vào chi phí để tính thuế GTGT. Nợ TK 152/153/156/211/627/641/642/ Có TK 111/112/331 Khi bán hàng, cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thì kế toán được lựa chọn một trong hai phương pháp ghi sổ sau: - Phương pháp 1: Tách riêng số thuế GTGT phải nộp khi xuất hoá đơn. Nợ TK 111/112/131 Có TK 511/515/711 Có TK 3331 - Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Nợ TK 111/112/131 Có TK 511/515/711 Định kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp để ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng. Nợ TK 511/515/711 TrườngCó TK 3331Đại học Kinh tế Huế Cuối kỳ nộp thuế vào NSNN, ghi: Nợ TK 3331 Có TK 111/112 1.1.4.2 Thuế TNDN
  28. 111, 112 3334 821 911 Hàng quý tạm tính thuế Chi nộp thuế TNDN, điều chỉnh bổ sung Cuối kỳ kết chuyển TNDN thuế TNDN phải nộp chi phí thuế TNDN Điều chỉnh giảm khi số thuế tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp xác định cuôi năm Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ hạch toán thuế TNDN 1.2. Kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN trong BCTC 1.2.1. Chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu của cuộc kiểm toán, tức là giúp giới hạn rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được, đồng thời tối ưu hoá chi phí kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là xem xét tiếp nhận khách hàng, nếu đã tiến đến hơp đồng kiểm toán hay thư hẹn kiểm toán thì công ty kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. 1.2.1.1. Tiền kế hoạch ĐoạTrườngn 12, mục f, VSA 220Đại– Ki ểmhọc soát ch ấKinht lượng hoạ t tếđộng Huếkiểm toán, quy định “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng”, do đó trước hết, kiểm toán cần đánh giá khả năng chấp nhận việc kiểm toán cho khách hàng mới và duy trì khách hàng
  29. cũ nhằm tránh các rủi ro trong hoạt đông kiểm toán hay sự tổn hại đến uy tín của công ty kiểm toán. Công ty cần lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thích hợp, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán đối với khách hàng đó, kiểm toán viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát công việc của các trợ lý kiểm toán để luôn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Tiếp theo, hợp đồng kiểm toán được thiết lập (VSA 210 – 1999) hoặc thư hẹn kiểm toán. Trong đó cần xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm mỗi bên, hình thức báo cáo, thời gian thực hiện, các điều khoản về phí kiểm toán và xử lý khi tranh chấp hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán giữa Công ty (bên B) và khách hàng (bên A) bao gồm những điều khoản quan trọng sau: - Nội dung dịch vụ: Bên B sẽ cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 của bên A. - Luật định và chuẩn mưc: Dịch vụ kiểm toán độc lập sẽ được tiến hàng theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hàng và dựa trên đặc thù hoặc động của bên A. Các chuẩn mực này đòi hỏi bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện các thử nghiệm cơ bản bằng các bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong BCTC. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các Trườngchính sách về k ếĐạitoán đượ chọc áp dụng, Kinhcác ước tính vàtế xét Huếđoán quan trọng của giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể BCTC. Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và công ty trong việc phát hiện sai sót. - Trách nhiệm của các bên:
  30. Trách nhiệm bên A: Lưu giữ và quản lý chứng từ, sổ sách kế toán, lập BCTC và các tài liệu liên quan, cung cấp kịp thời, đầy đủ cho bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi để bên B có thể xem xét các bằng chứng kiểm toán cần thiết; thanh toán cho bên B phí kiểm toán theo thoả thuận Trách nhiệm bên B: Đảm bảo tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán; xây dựng và thông báo cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán theo đúng nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật thông tin, tài liệu của bên A; cử kiểm toán viên có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện hợp đồng kiểm toán. - Báo cáo kiểm toán: Sau khi hoàn thành kiểm toán, bên B sẽ cung cấp cho bên A: Báo cáo kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12. Thư quản lý (nếu có) sẽ đề cập đến những điểm còn tồn tại và ý kiến đề xuất của kiểm toán viên nhằm cải thiện hệ thống kế toán và hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Số lượng báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) được lập. - Phí kiểm toán và phương pháp thanh toán. - Cam kết: hai bên cam kết thực hiện hợp đồng và các điều khoản hợp đồng. - Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các BCTC như bảng cân Trường đối kế toán, báo cáoĐại kết qu ảhọchoạt độ ngKinh kinh doanh, tế thuy Huếết minh báo cáo tài chính của năm tài chính đó và báo cáo của ban giám đốc trong việc lập BCTC theo Chuẩn mực Kế toán và các quy định hiện hành. Sau khi nhận được các tài liệu cần thiết, Công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. 1.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
  31. VSA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh – quy định: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải có hiểu biết đầy đủ bề tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiển hoạt động của đơn vụ mà theo kiểm toán viên có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên, hoặc đến báo cáo kiểm toán ” Do vậy, kiểm toán viên cần tìm hiểu về khách hàng trên nhiều phương diện: tình hình sản xuất kinh doanh, các chính sách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy định pháp luật và chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh nghiệp Để đạt được những hiểu biết trên, ngoài các thông tin có thể thu thập từ sách báo, các nguồn thông tin bên ngoài, kiểm toán viên phải tiến hành các phương pháp thu thập thông tin từ nội bộ đơn vị: - Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh: điều lệ công ty; giấy phép thành lập; BCTC và các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay một vài năm trước; các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hay (Hội đồng thành viên và) Ban giám đốc; các hợp đồng và cam kết quan trọng; các nội quy, chính sách kế toán, tiếp thị, tín dụng của khách hàng. - Tham quan đơn vị nhằm nắm bắt phương thức sử dụng và bảo vệ tài sản, sơ bộ đánh giá về kiểm soát nội bộ. - Phỏng vấn nhằm tìm hiểu về phương diện chuyên môn, đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viên đơn vị. -TrườngPhân tích sơ bộ BCTCĐại. học Kinh tế Huế Ngoài việc bước đầu giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về tình hoạt động của khách hàng, phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thường từ đó dự đoán những khu vực có rủi ro cao.
  32. - So sánh số liệu năm nay với năm trước trên BCTC, phân tích các tỷ suất về khả năng thanh toán. - So sánh số thuế trong kỳ (thuế đầu vào, đầu ra, được hoàn lại, phải nộp, đã nộp, còn phải nộp) với số thuế năm trước để tìm ra các biến động bất thường. Tuy nhiên, kiểm toán viên phải đặt các biến động trong mối tương quan với những thay đổi của doanh thu; dịch vụ mua vào. - So sánh số thuế phải nộp của doanh nghiệp với các doanh nghiệp có điều kiện tương tự (về ngành nghề, về điều kiện kinh doanh, ) - So sánh các tỷ suất: Thuế GTGT đầu ra/Doanh thu chịu thuế GTGT; Thuế GTGT đầu vào/Giá trị hàng mua chịu thuế GTGT, và các mức thuế suất để xem có chênh lệch bất thường hay không. Sau khi thu thập được thông tin khách hàng, kiểm toán viên phải đánh giá được mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC. Việc phân bổ giúp cho kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Các sai sót thường gặp đối với tài khoản thuế: - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước thường bị ghi giảm trên BCTC nhưng lại ghi tăng trong quá trình hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông. - Một số khoản thuế thường bị phân loại sai hoặc trình bày sai lệch. -TrườngThuế bị doanh nghi Đạiệp tính saihọc do áp dKinhụng thuế suấ t tếsai. Huế Rủi ro cụ thể đới với từng khoản mục thuế sẽ được trình bày trong quá trình thực hiện kiểm toán thuế.
  33. Các kết quả thu thập được kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể nhăm định hướng cho chương trình kiểm toán tiến hành đúng kế hoạch. Chương trình kiểm toán thuế được thiết kế bao gồm: - Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: sổ cái TK 333, 1331, sổ chi tiết các TK thuế liên quan, tờ khai thuế, biên bản quyết toán thuế các năm trước, các văn bản về thuế áp dụng riêng đối với doanh nghiệp như quyết định miễn giảm thuế, và các chứng từ khác liên quan. - Mục tiêu kiểm toán thuế: tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, tính đầy đủ, chính xác, đánh giá, trình bày và công bố phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. - Rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục: do kiểm toán viên đánh giá. - Thủ tục kiểm toán bao gồm: thử nghiệm cơ bản (bao gồm kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích cơ bản), thử nghiệm kiểm soát. 1.2.2. Thực hiện kiểm toán Kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị liên quan đến thuế GTGT và thuế TNDN để nhằm mục đích thiết lập độ tin cậy vào hệ thống KSNB từ đó xác định phạm vi và thời gian của các bước kiểm toán cụ thể cũng như để xác định những trọng điểm trong quá trình xử lý các nghiệp vụ và các hiện tượng gian lận, sai sót đối với các khoản mục này. Giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ sử dụng phương pháp như: kiểm tra xem xét các hồ sơ, tài liệu liên quan, phỏng vấn, điều tra, quan sát để thu thập các bằng chứng vềTrườngđộ tin cậy của hệ th Đạiống KSNB học. Kinh tế Huế Các kiểm toán viên sẽ thực hiện kết hợp các thủ tục kiểm toán như sau: 1.2.2.1. Xem xét số dư đầu kỳ Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, BCTC kỳ trước với số dư đầu kỳ phản ánh trên sổ sách, BCTC kỳ này.
  34. Thu thập các biên bản quyết toán, bản xác nhận về thuế của cơ quan thuế để xác định số thuế GTGT và TNDN còn phải nộp của kỳ trước. Đồng thời tham chiếu với số dư đầu kỳ trên bản cân đối, với báo cáo kết quả kinh doanh và sổ sách của năm nay. Nếu có chênh lệch thì phải điều chỉnh theo số đã được quyết toán với cơ quan thuế. 1.2.2.2. Xem xét số phát sinh trong kỳ Lập bảng tổng hợp số phát sinh trong kỳ đối với thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp, đối chiếu với các năm trước xem có biến động bất thường không, nếu có phải giải thích nguyên nhân. Tiếp theo thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các loại thuế: a.Thuế GTGT Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Kiểm toán viên thu thập tờ khai thuế GTGT, thông báo nộp thuế và các hoá đơn bán hàng, dịch vụ của nhà cung cấp, hoá đơn nhập khẩu, hoá đơn bán hàng của đơn vị để xác định số thuế GTGT phải nộp (tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của nghiệp vụ mà tiến hành kiểm tra trực tiếp 100% hay kiểm tra chọn mẫu đại diện). Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chọn mẫu tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của các hoá đơn, chứng từ. Sau khi đối chiếu kiểm tra, tính toán giữa các hoá đơn với các sổ chi tiết, các bảng kê, kiểm toán viên xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và trình tự kế toán thuế GTGT. Phương phápTrường khấu trừ Đại học Kinh tế Huế - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Kiểm toán viên phải thu thập bảng kê hoá đơn, chừng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào, các hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ của nhà cung cấp. Ngoài ra, đối với các đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì phải có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; hay kinh doanh uỷ thác xuất
  35. khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bản thanh lý uỷ thác xuất khẩu, hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác và bên nhận. Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chọn mẫu tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ đối với các hoá đơn, chứng từ; đối chiếu từ bảng kê tài khoản kế toán tổng hợp đến các hoá đơn, chứng từ theo các chỉ tiêu giá hàng hoá mua vào chưa thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Kiểm toán viên thực hiện tính toán và kiểm tra lại thuế GTGT đầu vào được khấu trừ dựa trên tính chất, công dụng của hàng hoá, dịch vụ mua vào và thuế suất thuế GTGT tương ứng của loại hàng hoá, dịch vụ đó. Kiểm toán viên phải đặc biệt chú ý đến các trường hợp sau: - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. - Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN hoặc tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật, trừ số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. - Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để Trườngtrong kho. Đại học Kinh tế Huế - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào không phục vụ sản xuất kinh doanh thì không được khấu trừ. - Các trường hợp khác, liên quan đến thuế GTGT đầu vào của các loại máy móc, thiết bị đặc thù phải được tính vào nguyên giá; hay ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
  36. hành khách, du lịch, khách sạn, làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có giá trị trên 1.6 tỷ; hàng hoá, dịch vụ sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo, Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đồng thời lưu ý đến việc áp dụng chế độ kế toán hiện hành, các thông tư, nghị định sửa đổi, văn bản hợp nhất đối với thuế GTGT của đơn vị làm căn cứ trao đổi khi kết thúc kiểm toán giữa kiểm toán viên và ban giám đốc nhằm cải thiện công tác kế toán thuế tại đơn vị. - Thuế GTGT đầu ra: Thu thập tờ khai thuế GTGT, bảng kê hoá đơn chứng từ, thông báo nộp thuế GTGT và các hoá đơn cung cấp hàng hoá, dịch vụ của đơn vị. Đối với kinh doanh xây dựng, lắp đặt cần phải có hợp đồng thi công, xây dựng và biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình hay từng hạng mục, khối lượng xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành. Kiểm toán viên kiểm tra chọn mẫu tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của các hoá đơn cung ứng hàng hoá, dịch vụ; đối chiếu các hoá đơn với việc ghi chép trên sổ chi tiết, bảng kê chi tiết và thuế suất áp dụng với từng mặt hàng. Kiểm toán viên căn cứ vào giá tính thuế GTGT của từng loại hàng hoá, dịch vụ kết hợp với mức thuế suất tương ứng để thực hiện tính toán lại thuế GTGT đầu ra. Đồng thời, phải chú ý đến thời điểm tính thuế GTGT đầu ra, tránh ghi nhận sai niên độ: - Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu Trườngđược tiền. Đại học Kinh tế Huế - Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến
  37. độ thực hiện dự án hay tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ vào số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra trong kỳ. - Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. b. Thuế TNDN Kiểm toán viên sử dụng kết quả của việc kiểm toán doanh thu và chi phí để tính toán thuế TNDN phải nộp trong kỳ. Kiểm toán viên lập một bảng kê chi tiết các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (khấu hao tài sản cố định vượt mức quy định, chi phí không có hoá đơn chứng từ hợp lệ, các khoản chi về phạt hành chính, ). Từ kết quả đó, kiểm toán viên trao đổi với doanh nghiệp để dự báo cho họ biết về khả năng phát sinh thuế TNDN phải nộp sẽ được xác định lại theo quy định của Nhà nước. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đồng thời lưu ý đến việc áp dụng chế độ kế toán hiện hành, các thông tư, nghị định sửa đổi, văn bản hợp nhất đối với thuế TNDN của đơn vị làm căn cứ trao đổi khi kết thúc kiểm toán giữa kiểm toán viên và ban giám đốc nhằm cải thiện công tác kế toán thuế tại đơn vị. 1.2.3. Kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải làm những công việc cuối cùng để hoàn tất công việc kiểm toán theo hợp đồng với khách hàng. Các công việc chủ yếu trong giai đoạn này Trườngbao gồm: Đại học Kinh tế Huế - Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán. - Lập báo cáo kiểm toán. - Xử lí các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán (nếu có). Đối với giai đoạn này khi kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN, các kiểm toán viên phải đưa ra được ý kiến về tính đầy đủ, chính xác và sự tuân thủ đúng đắn
  38. các quy định của Nhà nước trong việc phản ánh các loại thuế này. Kiểm toán viên sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán của các bộ phận đã được kiểm toán, trong đó có phần thuế GTGT và TNDN, để lập báo cáo kiểm toán. Đối với kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục thuế GTGT thì công việc tổng hợp những bút toán điều chỉnh (nếu có). Nêu những vấn đề tồn tại trong việc hạch toán và quản lí thuế GTGT và thuế TNDN của khách hàng cùng với việc đề xuất những giải pháp có thể để giải quyết những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên chính sẽ có những chú thích trong trường hợp cần thiết cho các khoản mục này trên báo cáo kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Huế
  39. CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.1. Quá trình thành lập Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”), tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA, là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 01/10/2017. Tổng số vốn điều lệ của AFA ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng. 2.1.2. Phương châm hoạt động AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà AFA cung cấp. Mục tiêu hoạt động của AFA là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AFA cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. 2.1.3. NgànhTrường nghề và dịch v ụĐạikinh doanh học Kinh tế Huế AFA cung cấp đầy đủ các dịch vụ Giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng cho các khách hàng trong và
  40. ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách, chế độ qui định của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể: Kiểm toán và soát xét BCTC - Kiểm toán BCTC thường niên. - Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán hoạt động. - Soát xét BCTC. - Soát xét thông tin tài chính dựa trên các thông tin thoả thuận trước. - Các dịch vụ khác về kiểm toán. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành - Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình với quy định hiện hành của Nhà nước. - Kiểm tra nguồn dự án cho toàn bộ công trình, số vốn đầu tư cấp phát qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho các công trình, vốn đầu tư thực hiện qua các năm. - Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộ công trình. - Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư, thiết bị. - Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình. - KiTrườngểm tra báo cáo quy ếĐạit toán và hhọcồ sơ quy ếtKinh toán công trình. tế Huế Dịch vụ kế toán - Ghi sổ kế toán, lập BCTC, báo cáo quản trị. - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. - Cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán.
  41. - Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS. - Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán. - Cung cấp nhân viên kế toán và Kế toán trưởng. - Cung cấp các dịch vụ kế toán khác. Dịch vụ tư vấn thuế - Tư vấn cho các doanh nghiệp về các Luật thuế. - Tư vấn kê khai và quyết toán thuế. - Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế. - Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế. - Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế. - Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế trọn gói. - Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế. - Cung cấp dịch vụ soát xét tờ khai quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN. - Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. Dịch vụ thẩm định giá - Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản. - Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thị trường mới, một kênh phân phối mới. - Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của một doanh nghiệp gồm tài sản cố định, tài sản lưu động. - ThTrườngẩm định các dự án đĐạiầu tư. học Kinh tế Huế - Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ thẩm định giá. Dịch vụ chuyên ngành khác - Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp. - Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và giải thể doanh nghiệp.
  42. - Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập. - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán. - Đào tạo kiểm toán viên nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán. - Hỗ trợ tuyển dụng kế toán trưởng, kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ. - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. 2.1.4. Văn phòng công ty Trụ sở chính : Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. - Điện thoại: (0236)-3633333. - Fax: (0236)-3633338. - Email: info@afac.com.vn - Website: afac.com.vn Chi nhánh tại Hà Nội: 96 Tân Mai, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. - Điện thoại: (024) 211 80888. - Email: kiemtoanafa.hn@gmail.com Văn phòng đại diện Quảng Ngãi: 101 Nguyễn Trãi, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Văn phòng đại diện Tây Nguyên: 41A Trần Quang Khải, Thành phố Pleiku, Gia Lai Văn phòng đại diện Quảng Nam: 14 Lý Thường Kiệt, Thành phố Tam Kỳ, Quảng NamTrường Đại học Kinh tế Huế 2.1.5. Cơ cấu tổ chức
  43. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ - GĐ PHÒNG PHÒNG KẾ PHÓ TGĐ - GĐ GĐ KHỐI KHỐI KIỂM TƯ VẤN - TOÁN - KHỐI KIỂM THẨM ĐỊNH TOÁN XDCB ĐÀO TẠO HÀNH CHÍNH TOÁN BCTC GIÁ KHỐI KHỐI KIỂM KHỐI KIỂM THẨM TOÁN XDCB TOÁN BCTC ĐỊNH GIÁ BAN KIỂM PHÒNG PHÒNG BAN KIỂM PHÒNG PHÒNG SOÁT CHẤT KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN SOÁT CHẤT KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN LƯỢNG XDCB 1 XDCB 2 LƯỢNG BCTC 1 BCTC 2 Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán 2.1.6.1. Lập kế hoạch kiểm toán Trong bước lập kế hoạch kiểm toán công ty sẽ thực hiện các thủ tục để đạt được sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng. Trên cơ sở của sự hiểu biết này để đánh giá các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của khách hàng. Cũng trong giai đoạn này công ty sẽ thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng trong năm và làm cơ sở để xác định các rủi ro có thể có đối với báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh củaTrường khách hàng. Đại học Kinh tế Huế Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên công ty sẽ tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.
  44. Kế hoạch kiểm toán sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán và được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc phục vụ khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng kiểm toán. Các bước thực hiện chi tiết như sau: - Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết để có thể hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm việc tìm hiểu về các yếu tố bên trong doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức quản lý, mục tiêu kinh doanh, các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, các nguồn tài chính và chính sách kế toán của các đơn vị; các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các vấn đề đặc thù của ngành, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và quá trình kiểm soát rủi ro như môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, kiểm soát hoạt động và thông tin của Ban lãnh đạo Công ty khách hàng. - Thu thập tài liệu, thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhân viên của Công ty khách hàng để có thể hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh sau: Chu trình lập báo cáo tài chính theo qui định hiện hành; Qui trình quản lý tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và các giao dịch bằng tiền trong Trườngdoanh nghiệp; Đại học Kinh tế Huế Chu trình quản lý doanh thu, thu nhập khác và các khoản phải thu; Chu trình quản lý và theo dõi việc sử dụng tài sản cố định và các khoản đầu tư; Chu trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho; chi phí mua sắm; Chu trình trình quản lý và theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán cho
  45. người lao động; Chu trình theo dõi thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; Chu trình theo dõi và quản lý các khoản vay, nợ. Trong việc soát xét các qui trình này, các kiểm toán viên của chúng tôi phải hiểu được về các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong mỗi chu trình, việc ứng dụng tin học trong quản lý mỗi chu trình để có thể rút ra các kết luận sơ bộ về mức độ tin cậy của quy trình xử lý các thông tin tài chính. - Phân tích sơ bộ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Công việc này bao gồm việc thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị; Thực hiện tính toán và so sánh các chỉ số và thông tin; phân tích kết quả dựa trên các tính toán ban đầu và phân tích sâu hơn trên cơ sở kết hợp các thông tin với kết quả đạt được trong các tính toán ban đầu. - Đánh giá rủi ro cho các khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng. Công việc này bao gồm việc xem xét các rủi ro phát hiện trong quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị, tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, phân tích sơ bộ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong các bước trên và xác định thêm các rủi ro chi tiết liên quan đến từng tài khoản và số dư cụ thể. - Lập kế hoach kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. 2.1.6.2. Thực hiện kiểm toán ViệcTrường thực hiện kiểm toán Đại bao gồ mhọc việc kiể mKinh tra đánh giá tếhệ th ốHuếng kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng và kiểm tra chi tiết cho từng chỉ tiêu trình bày trên báo cáo tài chính, tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện tại các đơn vị bởi các nhóm kiểm toán. Mỗi nhóm kiểm toán sẽ bao gồm có trưởng nhóm và các
  46. nhân viên kiểm toán. Toàn bộ công việc kiểm toán đều được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách khách hàng và thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng cuộc kiểm toán. Các bước công việc chi tiết như sau: - Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình ký hợp đồng với khách hàng, theo dõi doanh thu, chi phí và các nghĩa vụ tài chính liên quan; - Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, và theo dõi công nợ phải trả; - Soát xét việc tuân thủ các quy chế quản lý và sử dụng tài sản cố định; - Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên; - Soát xét việc quản lý theo dõi về thuế và các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; - Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho; - Gửi thư xác nhận và đối chiếu với số liệu kế toán của các khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư, các phải thu và phải trả tại thời điểm cuối năm; - Đối chiếu các khoản phải thu - phải trả; - Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của đơn vị, kiểm tra việc phản ánh giá trị tài sản cố định chủ yếu tại ngày kết thúc năm tài chính; - Tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và tiền mặt trên cơ sở chọn mẫu (nếu có);Trường Đại học Kinh tế Huế - Thực hiện kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu đối với các số dư và nghiệp vụ kinh tế trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị; - Phân tích và đánh giá một số tỷ suất tài chính chủ yếu; - Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong các
  47. trường hợp cần thiết; - Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính của khách hàng. 2.1.6.3. Kết thúc kiểm toán - Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối để khẳng định rằng các thông tin trên báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của chúng tôi về hoạt động kinh doanh của đơn vị. Việc phân tích này bao gồm tính toán các chỉ số, so sánh các chỉ số và thông tin, phân tích kết quả. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính lần cuối này chúng tôi có thể nhìn nhận đánh giá lại về báo cáo tài chính một cách tổng thể làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán đồng thời có thể cung cấp cho các đơn vị được kiểm toán các vấn đề tư vấn liên quan đến công tác tài chính. Việc phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối cũng xem xét đến việc trình bày các thông tin và chính sách kế toán trong báo cáo tài chính. - Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán. Công việc này được thực hiện chủ yếu bằng cách soát xét các thông tin tài liệu và phỏng vấn. - Lập báo cáo tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý; Gửi dự thảo báo cáo kiểm toán và Thư quản lý đến Ban lãnh đạo Công ty khách hàng; TrườngThảo luận với Ban Đạilãnh đạo vhọcề kết quả Kinhkiểm toán và tếcác khuy Huếến nghị chúng tôi đưa ra trong Thư quản lý; Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính thức của báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
  48. 2.2. Thực tế kiểm toán thuế GTGT và thuế TNDN trong báo cáo tài chính tại Công ty AFA 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Việc lập kế hoạch kiểm toán thường do các kiểm toán viên thực hiện hoặc có thể do các trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm lập sau đó được các kiểm toán viên kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết. Kế hoạch kiểm toán được lập gồm: tiền kế hoạch và kế hoạch kiểm toán. Tiền kế hoạch - Mô tả đặc điểm và tình hình kinh doanh của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức bộ máy quản lý, các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh mà khách hàng phải tuân thủ. - Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. - Mục tiêu kiểm toán trọng tâm và xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán. - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. - Tìm hiểu chế độ kế toán đang được khách hàng áp dụng trong đó có các Chuẩn mực kế toán áp dụng, chính sách tài chính áp dụng trong việc lập Báo cáo tài chính - Xác định nhu cầu hợp tác với các chuyên gia khác để thực hiện kiểm toán. - Dự kiến nhân lực cho cuộc kiểm toán: chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm và các thànhTrườngviên tham gia. Đại học Kinh tế Huế Lập kế hoạch kiểm toán (1) Thông tin về hoạt động của khách hàng - Khách hàng năm đầu, thường xuyên hay năm thứ mấy - Tên công ty khách hàng, trụ sở chính, các chi nhánh (nếu có), điện thoại, fax.
  49. - Giấy phép hoạt động (quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư - Lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, vốn đầu tư, thời gian hoạt động. - Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: số thành viên, danh sách các thành viên. - Kế toán trưởng, nhân sự chủ chốt của bộ phận kế toán. - Tóm tắt quy chế kiểm soát nội bộ. - Năng lực quản lý của Ban giám đốc. - Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. - Đặc điểm kinh doanh và những biến đổi trong công nghệ sản xuất kinh doanh, thay đổi mở rộng hay thu hẹp thị trường và môi trường cạnh tranh, thay đổi nhà cung cấp hay hình thức bán hàng (2) Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ - Căn cứ vào kết quả phân tích soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính. - Các chính sách kế toán đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó. - Các thông tin, các quy định và chế độ phải tuân thủ. - Các sự kiện, các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến Báo cáo tài chính cũng như các ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán. - TrườngĐội ngũ nhân viên Đạikế toán. học Kinh tế Huế - Yêu cầu về Báo cáo cùng các số dư tài khoản quan trọng. - Kết luận và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả ở các mức độ: cao, trung bình hay thấp. (3) Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu
  50. - Ước tính mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM) Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) được xác định tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng hoạt động tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin. Xác lập mức trọng yếu có ý nghĩa rất lớn, xác lập mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán. Do vậy, để thận trọng, AFA đã xây dựng chính sách thích hợp để xác lập mức trọng yếu bao gồm các chỉ tiêu được quy định làm số gốc và khung tỷ lệ tương ứng với từng chỉ tiêu đó. Trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ dựa vào chính sách đó cũng như kinh nghiệm của mình để xác định chỉ tiêu và tỉ lệ thích hợp. Bảng 2.1 – Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể tương ứng với các chỉ tiêu Tỷ giá 22,500 VND/USD Tổng TS/Doanh thu Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận trước thuế USD VNĐ USD VNĐ USD VNĐ (triệu) (tỷ) % (triệu) (tỷ) % (triệu) (tỷ) % Đầu tiên 25 563 2.0 10 225 5.0 5 113 10 Tiếp theo 50 1,125 1.5 20 450 4.0 10 225 7.5 Tiếp theo 75 1,688 1.0 30 675 3.5 15 338 6.0 Tiếp theo 100 2,250 0.75 40 900 3.25 20 450 5.5 Tiếp theo 0.5 3 5 Đồng thời, AFA cũng đưa ra một số hướng dẫn cụ thể để xác định PM đối với từng loại khách thể kiểm toán như sau: TrườngBảng 2.2Đại– Bảng hưhọcớng dẫ nKinh cơ sở xác đị nhtế trọ ngHuế yếu Loại hình khách thể Cơ sở Giải thích Đơn vị phi lợi nhuận Tài sản/Doanh thu LNTT không phản ánh quy mô của đơn vị
  51. Đơn vị mới đi vào hoạt đông Tài sản, VCSH Đơn vị mới đi vào hoạt động, kinh doanh, có khả năng bị LNTT, doanh thu chưa có phá sản Doanh nghiệp do chủ sở hữu LNTT nhưng cần có tự quản lý sự điều chỉnh phù hợp Công ty niêm yết trên thị LNTT Đây là chỉ tiêu được đông đảo trường chứng khoán mọi người quan tâm, đặc biệt là cổ đông công ty Công ty không niêm yết trên VCSH, Tổng doanh LNTT không phản ánh được thị trường chứng khoán thu quy mô của công ty Chi nhánh công ty xuyên Mức trọng yếu được xác định trên cơ sở doanh thu và ở quốc gia mức cao hơn 2% so với các công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán ngang bậc Mặc dù đã có sự hướng dẫn cụ thể nhưng việc ước lượng PM mang tính chủ quan rất lớn của kiểm toán viên. Đồng thời, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cũng chưa dự đoán hết được những yếu tố có khả năng xảy ra, ảnh hưởng thay đổi đến mức trọng yếu đã xác lập trước đó. Do vậy, PM có thể thay đổi trong suốt giai đoạn thực hiện kiểm toán và nó phải được xem xét lại khi kết thúc kiểm toán. Việc xem xét lại mức trọng yếu trên sẽ làm cơ sở cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn chỉ tiêu cũng như tỉ lệ xác đTrườngịnh mức trọng yếu trongĐại các cuhọcộc kiểm toánKinh tiếp theo. tế Huế - Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC Hiện nay, AFA không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. Theo đó, sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể (PM), kiểm toán viên xác định mức trọng yếu thực hiện MP = (70 – 80%) x PM. Đây là một mức giá trị hoặc các mức
  52. giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty AFA được đặt trong tổng thể của quá trình kiểm toán “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”, dựa vào khuôn mẫu chương trình kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam ban hành. Cụ thể chương trình kiểm toán khoản mục “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” như sau: Bảng 2.3 – Chương trình kiểm toán khoản mục “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” tại công ty AFA Audit Program 6330 Khách Công ty TNHH Tư vấn và hàng Đầu tư ABC Ngày Niên độ 31-12-17 Người lập 13-03-18 Tổng hợp Thuế và các khoản phải Tiêu đề nộp Nhà nước Người kiểm tra 15-03-18 Cơ sở dẫn liệu Tham chiếu C A V E P A. CÁC THỦ TỤC CƠ BẢN TrườngAgreed to General ĐạiLedger and Presentationhọc Kinh tế Huế 1) Disclosure C A P Review Tax Finalisation 2) VAT deductible and VAT payable C A V - VAT deductible - VAT payable
  53. - Test of Transactions 3) Corporate income tax C A V E - Summary of CIT - Review CIT rate - Calculate CIT payable 4) Deferred tax C A - Deferred tax assets - Deferred tax liabilities 5) Other taxs C A V E C. KẾT LUẬN Có hoặc Nhận xét và/hoặc STT Audit Conclusion Không Tham chiếu/Ký tên 1. Các thủ tục này đã được điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần thiết) để đáp ứng các rủi ro được đánh giá là trọng yếu ở mức độ BCTC và cơ sở dẫn liệu. 2. Các rủi ro trong yếu đã giảm xuống ở mức chấp nhận được. 3. Các cơ sở dẫn liệu khác đều đã được đảm bảo. Nếu “Không””, các thủ tục kiểm toán bổ sung sẽ được thực hiện để đưa ra ý kiến kiểm toán Cơ sở dẫn liệu: C – Đầy đủ A – Chính xác V – ĐánhTrường giá & Phân bổ Đại học Kinh tế Huế E / O – Có thực / Quyền và nghĩa vụ P – Trình bày & Khai báo Các thủ tục cơ bản So sánh, đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh của năm nay với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh năm trước nhằm
  54. kiểm tra sự khớp đúng về mặt số học; so sánh, đối chiếu số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của năm tài chính hiện hành trên sổ cái, sổ chi tiết với bảng cân đối phát sinh nhằm kiểm tra sự hiện hữu, đầy đủ và chính xác của khoản mục “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”. Xem xét Biên bản quyết toán và thanh tra thuế trong năm/kỳ (nếu có), đồng thời xem xét ảnh hưởng của các Biên bản quyết toán thuế các năm trước đến năm hiện hành; kết hợp với thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCTC năm nay (nếu có) với số liệu trên BCTC năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền) với biên bản quyết toán thuế). Lưu ý: Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong kỳ ở phần kiểm tra chi tiết. Thuế GTGT Thuế TNDN Hạch toán tiền thuế Nợ TK 811 Nợ TK 821 truy thu Có TK 3331 Có TK 3334 Khi nộp tiền Nợ TK 3331 Nợ TK 3334 Có TK 111/112 Có TK 111/112 Thu thập tờ khai quyết toán thuế, chứng từ tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải nộp của năm/kỳ trước để xác nhận số dư đầu kỳ. Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng năm nay nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Nếu không nhất quán, kiểm toán viên phải tìm hiểu ảnh hưởng của việc áp dụng khôngTrường thống nhất chính Đại sách kế toán học tại đơn Kinhvị. tế Huế Với mục tiêu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được trình bày, ghi nhận một cách đầy đủ, chính xác, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra, xem xét lại các quy định về thuế GTGT đối với đơn vị (thuế suất áp dụng, thuế GTGT hàng nhập khẩu, ). Đồng thời, đối chiếu số dư cuối kỳ trên BCĐKT (nếu có) với Báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết TK 133 và các Báo cáo thuế.
  55. Thu thập, đối chiếu và so sánh số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1; giữa sổ cái, sổ chi tiết TK 133 với tờ khai thuế GTGT đầu vào của từng tháng trong năm tài chính; kết hợp phân tích biến động, nếu có chênh lệch giữa sổ cái, sổ chi tiết với tờ khai thì phải giải thích được nguyên nhân và tiến hành điều chỉnh theo số liệu đã quyết toán. Lưu ý: Tài khoản này không dư Có và phải kết chuyển hàng tháng. Kiểm toán viên cần đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT, sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra: - Nếu công ty kê khai thuế GTGT đầu vào đúng theo tháng phát sinh thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư Nợ TK 133 bằng nhau. - Nếu công ty kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 sẽ khác với số dư Nợ TK 133. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ chi tiền mặt có hoá đơn, chứng từ giá trị trên 20 triệu đồng, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá rủi ro của các nghiệp vụ này (mua hoá đơn của các công ty không có thực, không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào). Kiểm toán viên cũng thực hiện xem xét, kiểm tra các quy định về thuế GTGT đầu ra hiện đang được áp dụng tại đơn vị (mức thuế suất áp dụng với từng loại hàng hoá, dịch vụ, thuế GTGT hàng nhập khẩu, ); đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1, số thuế phải nộp trong kỳ với tổng hợp các thông báo nộp thuế, tờ khai thuế. Nếu có chênh lệch phải giải thích được nguyên nhân và điều chỉnh theo số đã quyết toán. XemTrường xét các bảng kê khai Đại thuế, đ ảhọcm bảo rằ ngKinh các bảng kê tếkhai thuHuếế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định Lưu ý: Thuế GTGT nếu dư Có, sẽ có trường hợp xảy ra như sau: - Trường hợp chỉ phát sinh thuế GTGT của tháng 12 phải nộp thì bên Có của TK 3331 bằng với chỉ tiêu 40 trên tờ khai mẫu số 01/GTGT.
  56. - Thuế GTGT của những kỳ trước tháng 12 chưa nộp thì bên Có của TK 3331 bằng với số thuế doanh nghiệp còn nộp thiếu. Đồng thời, tiến hành đánh giá, ước tính độc lập số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ trong năm và so sánh, đối chiếu với số liệu trong sổ sách kế toán. Nếu thấy chênh lệch lớn thì phải xem xét kỹ khoản mục doanh thu xem có những doanh thu nào mà chưa thực hiện kê khai thuế GTGT để đảm bảo cơ sở dẫn liệu “đầy đủ” của tài khoản này. Mục tiêu nhằm kiểm tra tính hiện hữu, đầy đủ và chính xác của các giao dịch, nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT đầu vào; kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh gần ngày kết thúc niên độ có bị ghi nhận sai năm tài chính (cut-off); kiểm tra điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; đánh giá tính hiệu quả và thống nhất của bộ máy kiểm soát. Các bước được thực hiện như sau: - Chọn mẫu ngẫu nhiên 10 nghiệp vụ mua vào, hàng hoá dịch vụ từ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào các tháng 10-11-12 có giá trị trên 20 triệu đồng, đối chiếu với hoá đơn của người bán và các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (đảm bảo tính hiện hữu của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được khai báo). - Chọn mẫu ngẫu nhiên 10 hoá đơn mua vào hàng hoá, dịch vụ của các tháng 10-11-12 có giá trị trên 20 triệu đồng, đối chiếu với Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào để đảm bảo các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được ghi nhận đầy đủ. - Đối chiếu các mẫu đã chọn với sổ cái TK 133 để đảm bảo các nghiệp vụ Trườngđược ghi chép chính Đại xác, đ ầhọcy đủ. Kinh tế Huế - Nếu có chênh lệch, phải giải thích được nguyên nhân và điều chỉnh theo số được đã khai báo với cơ quan thuế. Kiểm tra, đối chiếu số dư đầu kì của TK 3334 trên sổ cái vời tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm trước để xác định số thuế TNDN còn phải nộp; đồng thời so
  57. sánh, đối chiếu số thuế TNDN phát sinh bên Nợ của mỗi quý với các chứng từ nộp thuế vào NSNN. Thu thập và đối chiếu đến các chứng từ nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước, các quyết định phạt, truy thu thuế TNDN do chậm nộp và khai sai số thuế phải nộp và các chứng từ, tài liệu liên quan. So sách, phân tích biến động giữa chi phí thuế TNDN năm hiện hành với chi phí thuế TNDN năm trước, nếu có biến động bất thường, chênh lệch lớn thì phải giải thích được nguyên nhân. Thu thập các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế nhằm rà soát lại các ngành nghề kinh doanh thuộc diện ưu đãi thuế, ngày bắt đầu đăng ký kinh doanh, ; các quyết định về miễn, giảm thuế TNDN còn hiệu lực để kiểm tra mức thuế suất ưu đãi áp dụng tại đơn vị có chính xác hay không. Kết hợp với công việc kiểm toán các khoản mục chi phí và doanh thu, kiểm toán viên thực hiện tính toán lại thu nhập chịu thuế trong năm, đặc biệt lưu ý các khoản điều chỉnh làm tăng (các khoản chi phí không được khấu trừ, các khoản phạt vi phạm hành chính, các khoản doanh thu đã tính thuế của năm trước, ) hay giảm thu nhập chịu thuế TNDN (các khoản doanh thu đã đưa vào thu nhập tính thuế năm trước, chi phí trích trước năm trước chưa có đủ hoá đơn chứng từ nhưng đã thực chi năm nay, ). Từ đó, tính được thuế TNDN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của đơn vị. Chi phí thuế TNDN năm hiện hành là tổng cộng của thuế TNDN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, các quyết định điều chỉnh chi phí thuế TNDN hiện hành kỳ trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành kỳ này vàTrường các thuế TNDN ph Đạiải nộp khác học (nếu có). Kinh Kiểm toán viêntế ti ếHuến hành tách từng chỉ tiêu, so sánh và phân tích biến động của chi phí thuế TNDN giữa năm nay và năm trước, nếu có biến động bất thường phải giải thích được nguyên nhân. Mục tiêu nhằm kiểm tra tính đầy đủ và đánh giá các khoản thuế thu nhập hoãn lại, kiểm toán viên tiến hành thu thập, xem xét bảng kê các khoản chênh lệch tạm
  58. thời chịu thuế và các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, tính được tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Tiếp tục tính chi phí thuế TNDN bị hoãn lại, so sánh, đối chiếu với sổ cái, tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng tháng; so sánh với số liệu năm trước, nếu xuất hiện biến động bất thường thì phải giải thích được nguyên nhân Kiểm tra, tính toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại, cách tính như sau: Tổng các khoản chênh lệch tạm thời Tài sản thuế Thuế suất thuế được khấu trừ, giá trị được khấu thu nhập hoãn = x TNDN hiện chuyển sang năm sau của các khoản lại hành (%) lỗ tính thuế, ưu đãi thuế chưa sử dụng Tiến hành đối chiếu với sổ cái, nếu có chênh lệch phải giải thích được nguyên nhân. Kiểm tra, tính toán lại thuế thu nhập hoãn lại phải trả, đối chiếu với sổ cái, nếu xuất hiện chênh lệch phải giải thích được nguyên nhân, cách tính như sau: Thuế thu nhập = Chênh lệch tạm thời được x Thuế suất thuế TNDN hoãn lại phải trả khấu trừ hiện hành (%) 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi mỗi nhân viên kiểm toán đã hoàn thành công việc của mình, kiểm toán viên chính (hay trưởng nhóm kiểm toán) sẽ tập hợp giấy tờ làm việc và tổng hợp ý kiến của các nhân viên kiểm toán về mức trung thực, hợp lý của từng khoản mục đã được thực hiện. Tại đơn vị khách hàng, kiểm toán viên chính sẽ lập Biên bản kiểm toán trình bày những côngTrường việc đã thực hiệ nĐại cũng nh ưhọc nêu ra nh ữKinhng vấn đề c ầtến giả i Huếquyết sau kiểm toán của khách hàng. Những điều chỉnh mà các kiểm toán viên cho là cần thiết sẽ được trao đổi với bộ phận kế toán của khách hàng sau khi thống nhất với khách hàng các kiểm toán viên sẽ lập Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh. Kế toán khách hàng sẽ lập Báo cáo tài chính sau điều chỉnh, sau đó kiểm toán viên sẽ có ý kiến thích hợp đối với Báo cáo tài chính. Quá trình này cũng không đơn giản do sự không thống nhất giữa khách hàng và
  59. đơn vị kiểm toán, bởi vì một ý kiến chấp nhận toàn phần luôn được khách hàng thỏa mãn song không chắc đảm bảo một mức rủi ro thấp cho đơn vị kiểm toán. Công việc cuối cùng là phát hành Báo cáo kiểm toán. Trên Báo cáo kiểm toán thể hiện đầy đủ những công việc mà các kiểm toán viên đã thực hiện, đồng thời thể hiện trách nhiệm mỗi bên (trách nhiệm của Giám đốc đơn vị khách hàng trong lập và trình bày báo cáo tài chính, trách nhiệm của KTV trong việc đưa ra một ý kiến thích hợp). Báo cáo kiểm toán được Phó giám đốc phụ trách ký thay Giám đốc công ty kiểm toán và kiểm toán viên tham gia kiểm toán ký. 2.3. Kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN trong BCTC tại một đơn vị khách hàng – Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn ABC Đây là năm thứ hai liên tiếp công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện kiểm toán tai công ty ABC, do đó Ban Giám đốc của công ty AFA cùng nhóm kiểm toán đã có sự hiểu biết nhất định về các thông tin cơ bản của công ty ABC. Sơ lược về đơn vị khách hàng – Công ty ABC Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn ABC được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4200430xxx ngày xx/xx/2000 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Khánh Hoà. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay công ty đã 13 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày xx/xx/2003. TuyTrường là khách hàng năm Đạithứ hai li ếhọcn tiếp nhưng Kinh Ban Giám tếđốc công Huế ty AFA và nhóm kiểm toán vẫn tiến hành đánh giá lại sơ bộ rủi ro kiểm toán thông qua mẫu “210.MPQ – Engangement Risk Assessment Questionaire”. Từ đó chuyển sang mẫu “230.MPQ – Annual Client Continuation” với các câu hỏi tổng hợp nhằm đánh giá rủi ro của hợp đồng, tính độc lập, điều kiện tiên quyết cho hợp đồng kiểm toán và những nguyên tắc cần thiết cho cuộc kiểm toán được tiến hành thuận lợi.
  60. Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, công ty tiến hành phân công nhóm kiểm toán bao gồm những kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có năng lực chuyên môn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty khách hàng và xem xét có cần thêm sự trợ giúp của chuyên gia hay không đồng thời cũng kiểm tra tính độc lập của các kiểm toán viên và trợ lý bằng cách hoàn thành mẫu “225.MPQ – Independence Confirmation Sign-off”. 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 2.3.1.1. Lập kế hoạch cuộc thảo luận giữa nhóm kiểm toán và đơn vị khách hàng (1) Kiểm toán viên cần tham chiếu mẫu “304 – Knowledge of Business – General Information” để nắm bắt và thảo luận về bản chất và loại hình doanh nghiệp, chế độ kế toán, những dịch vụ Thuế cung cấp, phần cứng hệ điều hành, Cụ thể như sau: Ngành nghề kinh doanh chính của công ty ABC: - Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất. Chi tiết: Môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản (không bao gồm định giá, đấu giá bất động sản); - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Bán lẻ thuỷ sản; - Bán lẻ hàng hoá khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh; - Sản xuất sản phẩm từ plastic; - Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; - Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng; -TrườngKinh doanh bất đĐạiộng sản, quyhọcền sử dKinhụng đất thuộ ctế chủ sHuếở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; - Hoạt động trung gian tiền tệ; - Hoạt động thiết kế chuyên dụng; - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật liên quan.
  61. Chi tiết: Tư vấn lập dự án đầu tư, thẩm định, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đường ống cấp thoát nước, điện. Tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, thẩm tra công trình dân dụng, công nghiệp. Thiết kế kiến trúc. Thiết kế quy hoạch. Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp. Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình giao thông cầu-đường bộ. Thiết kế kết cấu công trình giao thông cầu - đường bộ. - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; - Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác; - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng các cửa hàng chuyên doanh. Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung, sử dụng phần mểm kế toán FAST Accounting. Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành là 20%. Thuế GTGT của các hàng hoá dịch vụ do công ty công cấp được tính theo các mức thuế suất như sau: - Áp dụng mức thuế suất 10% đối với hoạt động xây lắp, tư vấn thiết kế, bán Trườngthành phẩm, ; Đại học Kinh tế Huế - Các hoạt động khác áp dụng mức thuế suất theo quy định. Bên cạnh đó kiểm toán viên cũng cần phải quan tâm đến những sự thay đổi trong cổ đông/chủ sở hữu, Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, đối thủ cạnh tranh, khách hàng chủ yếu, trong một năm vừa qua.
  62. (2) Thảo luận về rủi ro và phương pháp kiểm toán (tham chiếu mẫu “395.MPQ – Risk Report”) Kiểm toán viên tiến hành đánh giá và thảo luận các rủi ro kế toán, rủi ro về ngành nghề và rủi ro về các bên liên quan, bao gồm mô tả chi tiết về các phần hành, khoản mục tiềm ẩn khả năng sai phạm, gian lận; đánh giá ảnh hưởng, mức độ trọng yếu; và các phương pháp kiểm toán cho các phần hành, khoản mục này. Với khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN, kiểm toán viên ít khi đánh giá rủi ro trực tiếp trên các khoản mục này mà sẽ dựa trên kết quả đánh giá rủi ro các khoản mục doanh thu và chi phí, cùng với đánh giá rủi ro tiềm tàng về ngành nghề kinh doanh của đơn vị. Bảng 2.4 – Bảng đánh giá rủi ro và phương pháp kiểm toán Rủi Ảnh Trọng Mô tả Phương pháp kiểm toán ro hưởng yếu Doanh thu năm nay Tham chiếu thủ tục cut off đã thực hiện liên giảm so với năm quan đến phần hành HTK và AR. Xem xét các 2016, do vậy áp lực bằng chứng kiểm toán cần thiết đã được thu hoàn thành kế thập đầy đủ liên quan đến test cut off mở rộng hoạch có thể tạo ra dựa trên: cho BGĐ áp lực ghi 1/Liệu có số lượng lớn Hàng hóa đang chờ Rủi ro nhận doanh thu giao cho khách hàng được lưu ý trong quá trình kế chưa đủ hồ sơ hoặc Cao Có kiểm kê HTK. toán doanh thu ghi nhận 2/ Có HTK đang chuyển trọng yếu tại ngày sai niên độ kế toán 31/12/2016? Trường Đại học 3/CóKinh sự gia tăng tế doanh Huế thu bất thường trước ngày kế thúc niên độ và có doanh thu thấp sau ngày kết thúc niên độ . 4/ Công ty có nhiều địa điểm vận chuyển? 5/ Có trường hợp doanh thu được ghi nhận
  63. trước khi hàng được giao hoặc chuyển giao quyền sở hữu? Chi phí bán hàng, 1. Xem xét các phát sinh chi phí bán hàng tại quản lý ghi nhận thời điểm cuối năm và đối chiếu với việc ghi Rủi ro đúng kỳ nhận doanh thu đảm bảo sự phù hợp. về kế Thấp Không 2. Kiểm tra các chi phí phát sinh trước và sau toán thời điểm phát sinh niên độ đảm bảo chi phí được ghi nhận đúng kỳ. Công ty hoạt động 1. Xem xét các quy định hiện hành và việc áp trong lĩnh vực kinh dụng tại đơn vị. Rủi ro doanh bất động sản, về cần xem xét sự tuân Thấp Không ngành thủ các quy định nghề của Nhà nước về việc kinh doanh bất động sản Kết hợp với đánh giá rủi ro các phần hành, khoản mục khác, kiểm toán viên đưa ra kết luận “RTrườngủi ro tổng thể cho Đạicuộc kiểm học toán đượ cKinh đánh giá ở mtếức th ấHuếp”. (3) Cuối cùng, kiểm toán viên tiến hành bàn bạc, thảo luận về các vấn đề khác, bao gồm những thay đổi về chính sách kế toán trong kỳ, sự hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, việc sử dụng ý kiến của chuyên gia, tài liệu cần chuẩn bị và thời gian của cuộc kiểm toán, 2.3.1.2. Đánh giá mức trọng yếu
  64. Xác định mức độ trọng yếu tổng thể (PM) là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và những đánh giá chuyên môn dựa trên sự am hiểu về khách hàng và mức đánh giá rủi ro kiểm toán của kiểm toán viên. Công ty ABC là công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán hay đăng ký đại chúng, nên lợi nhuận trước thuế sẽ không phản ánh đúng quy mô của đơn vị. Vì vậy, kiểm toán viên quyết định sẽ đánh giá mức trọng yếu tổng thể (PM) dựa trên tiêu chí tổng doanh thu, cách tính như sau: Bảng 2.5 – Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể tương ứng với các chỉ tiêu Tỷ giá 22,500 VND/USD Tổng TS/Doanh thu Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận trước thuế USD VNĐ USD VNĐ USD VNĐ % % % (triệu) (tỷ) (triệu) (tỷ) (triệu) (tỷ) Đầu tiên 25 563 2.0 10 225 5.0 5 113 10 Tiếp theo 50 1,125 1.5 20 450 4.0 10 225 7.5 Tiếp theo 75 1,688 1.0 30 675 3.5 15 338 6.0 Tiếp theo 100 2,250 0.75 40 900 3.25 20 450 5.5 Tiếp theo 0.5 3 5 Tổng doanh thu năm 2017 của công ty ABC là 77.624.116.522 (đồng). Mức trọng yếu tổng thể (PM) = 2% x 77.624.116.522 = 1.552.482.330 (đồng). CănTrường cứ trên mức trọng yĐạiếu tổng th họcể trên, tiế pKinh tục tính đượ ctếmứ c Huếtrọng yếu thực hiện, đó là mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của những sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức
  65. trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Bởi vì rủi ro tổng thể cho cuộc kiểm toán được đánh giá ở mức thấp, nên mức trọng yếu thực hiện sẽ được tính như sau: Mức trọng yếu thực hiện (MP) = 80% x 1.522.482.330 = 1.241.985.864 (đồng). 2.3.1.3. Đánh giá những khoản mục, thuyết minh trọng yếu trên BCTC Kiểm toán viên sử dụng mẫu “430.MPQ – Financial Statement Areas Worksheet” để xác định những khoản mục, thuyết minh được cho là trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Xác định những khu vực trên BCTC bằng cách tạo ra bảng tính tùy chọn theo như mong muốn. Tiếp theo, ghi nhận quá trình kinh doanh và thủ tục hỗ trợ như: khởi tạo, ghi nhận, xử lý và phê duyệt các giao dịch, nghiệp vụ có liên quan đến số dư tài khoản hoặc thuyết minh. Cuối cùng, tham chiếu mỗi thủ tục với việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và chương trình làm việc liên quan. Qua đó, các chỉ tiêu “Thuế GTGT đươc khấu trừ”, “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Bảng cân đối kế toán; các chỉ tiêu “Chi phí thuế TNDN hiện hành”, “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” trên Báo cáo kết quả kinh doanh, đều được kiểm toán viên xác định là không trọng yếu và rủi ro thấp. Vì vậy, để kiểm toán các khoản mục này sẽ không cần phải sử dụng thêm các thủ tục bổ sung, đồng thời phân bổ ít nguồn lực và thời gian hơn so với các khoản mục trọng yếu trên BCTC của công ty. 2.3.2. Thực hiện kiểm toán Kiểm toán khoản mục thuế GTGT và thuế TNDN được đặt trong tổng thể của cuộc kiểm toán phần hành “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”, kiểm toán viên sử dụng giấy làm Trườngviệc “6300 – Taxation” Đại để ti ếhọcn hành các Kinh thủ tục ki ểmtế toán Huế cần thiết cho phần hành này. (1) Tổng hợp từng loại thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (mẫu “6340 – Tax and Statutory Obligation – Summary”).
  66. Kiểm toán viên thu thập sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 133, 333 (3331, 3334), bảng cân đối số phát sinh của năm 2017; Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh đã được kiểm toán của năm 2016. Các bước công việc như sau: - So sánh, đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh của năm nay với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh năm trước nhằm kiểm tra sự khớp đúng về mặt số học; - So sánh, đối chiếu số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của năm tài chính hiện hành trên sổ cái, sổ chi tiết với bảng cân đối phát sinh nhằm kiểm tra sự hiện hữu, đầy đủ và chính xác của từng loại thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Tax and Statutory Obligation - 6340 Summary Công ty TNHH Tư vấn và Khách hàng Đầu tư ABC Ngày Niên độ 31-12-17 Người lập 13-03-18 Tổng hợp Thuế và các khoản Tiêu đề phải nộp Nhà nước Người kiểm tra 15-03-18 LY LY GL GL GL GL Tham SDĐK SPSTK SDCK TK Tên TK chiếu Nợ Có Nợ Có Nợ Có Thuế GTGT được khấu 133 trừ - - 9,065,352,004 9,065,352,004 - - Tổng - - 9,065,352,004 9,065,352,004 - - Thuế GTGT 3331 phải trả 1,367,050,456 11,092,871,710 9,999,098,022 - 273,276,768 Trường Đại học Kinh tế Huế 3334 Thuế TNDN 923,711,793 1,538,615,518 1,297,116,882 - 682,213,157 Tổng - 2,335,394,455 13,026,667,048 11,667,782,971 - 976,510,378 Chi phí thuế TNDN Tham Năm trước Năm nay TK Tên TK chiếu Nợ Có Nợ Có 8211 Chi phí thuế 1.313.156.225 1.313.156.225 1,297,116,882 1,297,116,882
  67. TNDN hiện hành Chi phí thuế 8212 TNDN hoãn lại - - - - GL - Khớp với sổ cái LY - Khớp với số liệu đã kiểm toán năm trước Đối với chi phí thuế TNDN hiện hành, tài khoản này không có số dư cuối kỳ nên kiểm toán viên chỉ phải quan tâm đến số phát sinh trong kỳ của hai năm liên tiếp (2016 và 2017). Thu thập Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 đã được kiểm toán; Bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết TK 821 của năm tài chính hiện hành. Mục đích lớn nhất của thủ tục này chỉ dừng lại ở việc tổng hợp các số liệu với căn cứ xác đáng, nguồn gốc rõ ràng để làm căn cứ, nguyên liệu cho các thủ tục phân tích và xử lý sau này. Với bảng tổng hợp các loại thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có thể nói mục tiêu kiểm toán của thủ tục này đã đạt được. (2) Xem lại các biên bản về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (mẫu “6341 – Review Tax Finalisation”). Kiểm toán viên thu thập các văn bản liên quan, Biên bản quyết toán thuế, Biên bản thanh tra thuế trong năm/kỳ và các quyết định xử phạt (nếu có). Đặc biệt lưu ý đến các ảnh hưởng của các Biên bản quyết toán thuế các năm trước đến năm hiện hành; kết hợp với thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCTC năm nay với số liệu trên BCTC năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền) với biên bản quyết toán thuế. Đối với năm tài chính hiện hành, công ty ABC không chịu các quyết định xử phạt vi phạm hànhTrường chính hay truy thu Đại thuế, c ũnghọc như ch ịKinhu các ảnh hư ởtếng t ừHuếcác Biên bản quyết toán thuế của các kỳ trước. Các chính sách kế toán được áp dụng nhất quán qua các năm và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC. Tuy vậy, ngày 21/10/2016, đoàn kiểm tra của Cục thuế Tỉnh Khánh Hoà đã quyết định thanh tra thuế đối với công ty ABC cho thời kỳ từ 01/01/2014 đến 31/12/2015 và đã
  68. đưa ra quyết định truy thu số thuế GTGT đầu ra của hoạt động bất động sản do công ty ABC chưa xuất hoá đơn đối với số tiền khách hàng đã nộp theo tiến độ. Công ty đã hạch toán bút toán truy thu thuế GTGT là “Nợ TK 811/ Có TK 3331: 733.104.360 (đồng)” vào niên độ 2016. Điều này làm cho số thuế GTGT trên tờ khai bị lệch so với số liệu trên sổ sách, dẫn đến rủi ro công ty ABC phải giải trình với cơ quan Thuế về khoản chênh lệch này nếu phát sinh đợt thanh tra thuế cho những năm tiếp theo. (3) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (mẫu “6350 – VAT deductible”). Tài liệu cần thu thập: Sổ cái, sổ chi tiết TK 133, Bảng cân đối số phát sinh, các tờ khai thuế GTGT, các quyết định hoàn thuế và các tài liệu liên quan khác. Đầu tiên, tiến hành tổng hợp số thuế GTGT được khấu trừ của từng tháng trong năm và so sánh, đối chiếu với tờ khai thuế GTGT của các tháng tương ứng, sau đó phân tích biến động bất thường, đặc biệt chú ý đến các khoản chênh lệch giữa sổ sách với các tờ khai thuế. Bảng 2.6 – Bảng tổng hợp thuế GTGT được khấu trừ từng tháng trong năm 2017 GL TK Tháng Sổ sách Tờ khai Chênh lệch Số dư đầu kỳ - - 1 389,050,780 389,050,780 - 2 196,697,858 188,206,207 8,491,651 3 321,505,720 321,505,720 - 4 Trường297,006,166 Đại học Kinh297,006,167 tế Huế(1) 5 292,901,655 292,901,655 - 6 427,316,872 427,316,872 - 7 1,287,566,609 1,287,566,610 (1) 8 2,137,998,597 2,137,998,597 -
  69. 9 449,498,722 449,477,722 21,000 10 1,315,953,523 1,315,953,523 - 11 1,205,739,670 1,205,739,670 - 12 744,115,832 589,096,246 155,019,586 Tổng 9,065,352,004 8,901,819,769 163,532,235 Sau khi thực hiện so sánh và đối chiếu, phát hiện tổng chênh lệch giữa sổ sách và tờ khai thuế GTGT là 163.532.235 đồng, chủ yếu do hai khoản chênh lệch phát sinh ở tháng 2 và tháng 12. Qua kiểm tra, kiểm toán viên phát hiện ra: - Khoản chênh lệch 8.491.651 đồng giữa sổ sách và tờ khai thuế GTGT tháng 2 là do công ty ABC xuất trả lại hàng không đúng quy cách cho nhà cung cấp vào ngày 23/2/2017 làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ. - Khoản chênh lệch 155.019.586 đồng giữa sổ sách và tờ khai thuế GTGT tháng 12 là do công ty kết chuyển phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí tương ứng của hoạt động không chịu thuế GTGT. Tiếp theo, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ chi tiền mặt có hoá đơn, chứng từ giá trị trên 20 triệu đồng từ sổ chi tiết TK 111, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá rủi ro của các nghiệp vụ này (mua hoá đơn của các công ty không có thực, không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, ). Qua kiểm tra, không phát hiện trường hợp nào công ty có chi tiền mặt cho các hoá đơn, chứng từ trị giá trên 20 triệu đồng. Trong kỳ công ty cũng không phát sinh bất kỳ nghiệp vụ hoàn thuế nào. DựaTrường trên các bước công Đại việc trên, học thuế GTGT Kinh đầu vào đưtếợc khHuếấu trừ của công ty ABC được kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ; đảm bảo tính có thực, chính xác và đầy đủ của thuế GTGT được khấu trừ được ghi nhận trong kỳ. Kiểm toán viên hoàn toàn có căn cứ khi kết luận “Mục tiêu kiểm toán đã đạt được” đối với thuế GTGT được khấu trừ của đơn vị.
  70. (4) Kiểm tra chi tiết các giao dịch, nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT đầu vào (mẫu “6352 – VAT Transaction test”). Kiểm tra tính hiện hữu, đầy đủ và chính xác của các giao dịch, nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT đầu vào; kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh gần ngày kết thúc niên độ có bị ghi nhận sai năm tài chính (cut-off); kiểm tra điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; đánh giá tính hiệu quả và thống nhất của bộ máy kiểm soát Trường Đại học Kinh tế Huế