Khóa luận Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND

pdf 84 trang thiennha21 23/04/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_no_phai_thu_khach_hang_tai_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN TND Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Th.S Võ Tƣờng Oanh Sinh viên thực hiện : Phạm Bạch Ngọc MSSV: 1054030394 Lớp: 10DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN TND Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Th.S Võ Tƣờng Oanh Sinh viên thực hiện : Phạm Bạch Ngọc MSSV: 1054030394 Lớp: 10DKKT06 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2014 Trang i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Phạm Bạch Ngọc Trang ii
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: - Quý thầy cô Trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM - HUTECH, Khoa Kế toán-Tài chính- Ngân hàng đã tâm huyết truyền đạt kiến thức cho chúng em trong những năm qua. - GVHD Th.S Võ Tường Oanh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận này. - Ban lãnh đạo công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND đặc biệt là các anh chị Phòng Kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em những thông tin quý báu, chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế để em có thể hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này. TP.HCM, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiên Phạm Bạch Ngọc Trang iii
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THUKHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1 Những vấn đề chung về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp 4 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính 4 1.1.2 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.1.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 4 1.1.2.2 Thực hiện kiểm toán 8 1.1.2.3 Hoàn thành kiểm toán 8 1.2 Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng. 10 1.2.1 Nội dung 10 1.2.2 Đặc điểm 10 1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng 10 1.3 Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán nợ phải thu khách hàng 12 1.3.1 Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng 12 1.3.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính 13 1.3.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 13 1.3.2.2 Thực hiện kiểm toán 14 1.3.2.3 Hoàn thành kiểm toán 22 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1. 23 CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN TND 24 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND. 24 2.1.1 Thông tin chung và lịch sử hình thành, phát triển 24 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động 24 2.1.3 Các loại hình dịch vụ 26 2.1.4. Bộ máy tổ chức công ty 27 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 27 2.4.1.2 Bộ máy tổ chức phòng kiểm toán 27 2.1.5 Tình hình hoạt động 28 2.1.6 Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động 28 2.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán TND. 30 Trang iv
  6. 2.2.1 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại TND 30 2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán 30 2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 31 2.2.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB 31 2.2.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản 32 2.2.1.2.3 Hoàn thành kiểm toán 34 2.2.2 Minh họa quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty A do TND thực hiện. 34 2.2.2.1 Giới thiệu về công ty A 34 2.2.2.2 Chuẩn bị kiểm toán 35 2.2.2.3 Thực hiện kiểm toán 40 2.2.2.3.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB 40 2.2.2.3.2 Thử nghiệm cơ bản 43 2.2.2.4 Hoàn thành kiểm toán 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2. 52 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 53 3.1 Nhận xét 53 3.1.1 Ưu điểm 53 3.1.2. Nhược điểm 54 3.1.2.1 Tìm hiểu về hệ thống KSNB 54 3.1.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích. 54 3.1.3. Giải pháp 55 3.1.3.1. Tìm hiểu về hệ thống KSNB. 55 3.1.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích. 57 3.2 Kiến nghị 57 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC Trang v
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn CĐKT Cân đối kế toán CĐPS Cân đối phát sinh TK Tài khoản KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ BCKT Báo cáo kiểm toán KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh CPXD Cổ phần xây dựng ĐVT Đơn vị tính
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa các rủi ro kiểm toán 7 Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng 13 Bảng 1.3 Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu 15 Bảng 1.4 Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải thu khách hàng 18 Bảng 2.1 Đánh giá rủi ro và duy trì khách hàng cũ 36 Bảng 2.2 Xác định mức trọng yếu tại Công ty A 39 Bảng 2.3 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại công ty A 40 Bảng 2.4 Bảng đánh giá tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục KSNB của chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền 41 Bảng 2.5 Trích sổ chi tiết TK 131 của công ty CPXD A 44 Bảng 2.6 Trích bảng tổng hợp công nợ cuối kỳ 45 Bảng 2.7 Trích Bảng Cân Đối Phát Sinh năm 2013 tại Công ty CPXD A – TK 131 46
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 4 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại TND 27 Sơ đồ 2.2 Tổ chức phòng kiểm toán tại TND 27
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì vậy những doanh nghiệp ở Việt Nam có thêm nhiều cơ hội cùng những thách thức hơn.Cùng với đó, nhiều phương thức và hình thức kinh doanh mới đã được ra đời. Nhà nước đã ban hành và bổ sung nhiều chế tài, quy định cho các quan hệ tài chính, kinh tế. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng công tác kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa chuyển hướng kịp thời dẫn tới tình trạng kỷ cương bị buông lỏng, lợi ích của Nhà nước nhiều nơi bị vi phạm. Từ thực tiễn này đã đưa ra một kinh nghiệm thực tế: phải triển khai tốt công tác kiểm toán mới có thể đưa công tác kế toán vào nề nếp. Trong mỗi tổ chức, BCTC hàng năm là đối tượng quan tâm của rất nhiều người: các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan chủ quản của Nhà nước, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, để có được các thông tin chính xác và tin cậy là điều rất quan trọng và cần thiết. Để làm được điều đó thì cần phải có một bên thứ ba độc lập được thừa nhận rộng rãi thực hiện kiểm tra và đưa ra các kết luận về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các công việc này được các công ty kiểm toán thực hiện và đưa ra các ý kiến tin cậy về Báo cáo tài chính của khách hàng được lập có chính xác không, xét trên các khía cạnh trọng yếu. Và trong kiểm toán Báo cáo tài chính, thông tin về nợ phải thu là một trong những điểm trọng yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Và muốn kiểm toán khoản mục nợ phải thu được chính xác, kiểm toán viên phải tìm hiểu chu trình bán hàng – thu tiền tại doanh nghiệp để có cái nhìn bao quát hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND”. Tình hình nghiên cứu Qua tìm hiểu từ các luận văn có cùng đề tài về kiểm toán khoản mục nợ phải thu, em nhận thấy rằng ý nghĩa đề tài này được đánh giá cao. Nghiên cứu sâu về đề tài có thể giúp người xem bổ sung được kiến thức về kiểm toán nói chung và kiểm toán nợ phải thu nói riêng. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Tuy đa phần các công ty kiểm toán đều áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, nhưng cũng có một số trường hợp áp dụng theo chương trình kiểm toán tại công ty. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp cần kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ linh động ứng dụng cho phù hợp. Sau khi xem qua các đề tài, em nhận thấy rằng tuy mỗi công ty có một cách làm việc khác nhau, nhưng đều mang lại hiệu quả cao. Và em sẽ vận dụng những ưu điểm của các công ty này để bổ sung và hoàn thiện hơn cho công tác kiểm toán nợ phải thu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND. Mục đích nghiên cứu Phục vụ cho nhu cầu hiểu biết của bản thân về công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Hoàn thiện kiến thức cho bản thân về kiểm toán nói chung và kiểm toán nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng. Phục vụ cho thực tế làm việc sau này của bản thân. Nhiệm vụ nghiên cứu Áp dụng lý thuyết từ cơ sở lý luận về kiểm toán nợ phải thu vào thực trạng công tác kiểm toán khoản mục này tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND. Mô tả các giai đoạn thực hiện quy trình kiểm toán, sau đó tiến hành phân tích đánh giá. Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu, tham khảo lý thuyết quy trình kiểm toán của VACPA về kiểm toán nợ phải thu khách hàng. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu. Phương pháp thực hiện các thử nghiệm cơ bản. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp Nội dung của đề tài: “Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND” gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chƣơng 2: Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND. Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Những vấn đề chung về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một đơn vị. Kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính có thể phục vụ cho đơn vị, nhà nước và bên thứ ba như: các cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng để họ đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Khi kiểm toán báo cáo tài chính thì chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được sử dụng để làm thước đo vì báo cáo tài chính bắt buộc phải được lập theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 1.1.2 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán BCTC gồm ba giai đoạn cơ bản: Chuẩn bị Thực hiện Hoàn thành kiểm toán kiểm toán kiểm toán Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.2.1 Chuẩn bị kiểm toán  Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý trí tuệ và vật chất cho công tác kiểm toán.Đây là bước công việc đầu tiên và quyết định chất lượng kiểm toán. Các bước công việc được thực hiện trong giai đoạn này được khái quát như sau:  Tiếp cận khách hàng: Đối với khách hàng mới: Đầu tiên KTV sẽ tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, tìm hiểu các thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính thông qua các phương tiện thông tin như: sách báo, tạp chí chuyên ngành hay từ các nguồn như: luật sư của khách hàng, ngân hàng hay các doanh nghiệp có mối quan hệ với khách hàng. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Ngoài ra có thể tìm hiểu thông qua KTV tiền nhiệm nếu khách hàng đó đã được kiểm toán trước đó. Đối với khách hàng cũ: Hàng năm sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán thì KTV sẽ cập nhật thông tin để đánh giá lại các khách hàng hiện hữu của mình để xem nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không. Có cần thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không.  Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toán chung, quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ, thành thạo như một KTV. Việc lựa chọn đội ngũ KTV dựa trên: yêu cầu về số người, trình độ khả năng của KTV, yêu cầu về chuyên môn và có kinh nghiệm hay kiến thức về ngành nghề kinh doanh của khách hàng.  Hợp đồng kiểm toán: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - VSA 210 Hợp đồng kiểm toán “Hợp đồng kiểm toán: là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.” Như vậy, hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán.  Tìm hiểu về khách hàng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh, quy định: “ để thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích những sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV thì có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của KTV hoặc tới BCTC.” Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV cần thu thập thông tin như sau: + Thông tin chung về nền kinh tế như: thực trạng kinh tế, mức độ lạm phát SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh + Thông tin về môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng như: tình hình thị trường và cạnh tranh, các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán khác và các quy định pháp lý liên quan. + Thông tin về yếu tố nội địa của chính khách hàng được kiểm toán như: tình hình kinh doanh, khả năng tài chính, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, hình thức sở hữu và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Những thông tin trên có thể được thu thập thông qua việc trao đổi với KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước, trao đổi với nhân viên hay Ban Giám đốc, tham quan nhà xưởng, giấy phép thành lập và điều lệ công ty, qua tạp chí  Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – Trọng yếu: “Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.” Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đánh giá mức trọng yếu nhằm:  Ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được  Xác định phạm vi của cuộc kiểm toán  Từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm kiểm soát. Ước tính ban đầu về mức trọng yếu: là sai sót có thể chấp nhận được của toàn bộ BCTC nhưng chỉ mang tính xét đoán của KTV và có thể điều chỉnh trong suốt quá trình kiểm toán. Rủi ro kiểm toán là rủi ro khi KTV có thể mắc phải khi đưa ra ý kiến kiểm toán không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm nghiêm trọng. Rủi ro này bao gồm ba yếu tố là: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV xác định mức rủi ro mong muốn (DR) cho từng khoản mục. Mức rủi ro mong muốn quyết định khối lượng công việc kiểm toán cần thực hiện. Mối quan hệ giữa các rủi ro kiểm toán và các thành phần của rủi ro kiểm toán được thể hiện qua công thức sau: SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa các rủi ro kiểm toán Trƣờng Rủi ro tiềm Rủi ro Rủi ro Rủi ro Số lƣợng hợp tàng (IR) kiểm soát phát hiện kiểm toán bằng (CR) (DR) (AR) chứng cần thu thập 1 Thấp Thấp Cao Cao Thấp 2 Thấp Thấp Trung bình Thấp Trung bình 3 Cao Cao Thấp Thấp Cao 4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 5 Thấp Trung bình Trung bình Cao Trung bình (Nguồn: Phòng kiểm toán.)  Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và rủi ro kiểm soát. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng tức là thực hiện những công việc sau: tìm hiểu môi trường kiểm soát, tìm hiểu hệ thống thông tin, tìm hiểu các thủ tục kiểm soát, mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc. Từ các thông tin tìm hiểu được ở trên, KTV có những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát nhằm: nhận diện các mục tiêu kiểm soát, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù, nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao trong trường hợp: hệ thống KSNB không hoạt động hoặc không hiệu quả, việc áp dụng hệ thống KSNB không đầy đủ, việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống KSNB mất nhiều thời gian hơn là thực hiện các thử nghiệm cơ bản.  Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm: tình hình kinh doanh của khách hàng, những rủi ro kinh doanh khách hàng thường gặp, những mục tiêu kiểm toán trọng tâm, đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB, khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, chính sách kế toán của khách hàng Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về: + Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. + Thời gian hoàn thành. + Phân công lao động giữa các KTV. + Các tài liệu thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 1.1.2.2 Thực hiện kiểm toán  Thực hiện thử nghiệm kiểm soát KTV kiểm tra, thu thập các bằng chứng về sự thiết kế phù hợp và việc hiện hữu của hệ thống KSNB, từ đó cho thấy được khả năng đảm bảo ngăn chặn và phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC của hệ thống KSNB. Có ba khía cạnh của hệ thống KSNB mà KTV cần xem xét kiểm tra. Đó là sự tồn tại, sự hiện hữu, sự liên tục của hệ thống kiểm soát thông qua việc phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát thực hiện hay thực hiện lại các quy trình áp dụng.  Thực hiện các thủ tục phân tích Là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ lệ, để phát hiện và nghiên cứu các trường hợp bất thường, hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của khách hàng và giới hạn phạm vi kiểm tra chi tiết.  Thực hiện các thử nghiệm chi tiết Là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay các số dư. Kiểm tra nghiệp vụ: kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét độ chính xác của các khoản mục. Kiểm tra số dư: kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. 1.1.2.3 Hoàn thành kiểm toán - Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán + Xem xét các khoản nợ tiềm tàng. + Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính. + Xem xét về giả định hoạt động liên tục. + Đánh giá kết quả: Áp dụng các thủ tục phân tích Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh Rà soát lại hồ sơ kiểm toán Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc Kiểm tra các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán (báo cáo thường niên) - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính + Khái niệm: Báo cáo kiểm toán là văn bản do KTV lập và công bố để thể hiện ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán. Như vậy, báo cáo kiểm toán là sản phẩm của cuộc kiểm toán và có vai trò rất quan trọng. + Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Theo VSA 700 về Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây: Tiêu đề: giúp phân biệt với các báo cáo do người khác lập. Thường được gọi là “Báo cáo kiểm toán”, hoặc “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” Người nhận: Phải ghi tên người nhận phù hợp với hợp đồng kiểm toán. Người nhận có thể là Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc các cổ đông của đơn vị. Đoạn mở đầu; Chỉ rõ đối tượng kiểm toán là các báo cáo tài chính, ngày lập và niên độ. Khẳng định rõ ràng việc lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán, còn trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trên kết quả kiểm toán của mình. Phạm vi kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ: Các chuẩn mực kiểm toán được áp dụng; cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có được sự đảm bảo hợp lý; Các công việc đã thực hiện, như những phương pháp kiểm toán để thu thập bằng chứng, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, đánh giá các ước tính kế toán, đánh giá việc trình bày báo cáo tài chính; Xác định cuộc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý làm căn cứ cho ý kiến của KTV. Ý kiến của KTV: Nêu rõ ý kiến về báo cáo tài chính trên các phương diện là: Việc phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; Việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành; Việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán Chữ ký và đóng dấu + Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Căn cứ kết quả kiểm toán, KTV có thể đưa ra một trong các loại ý kiến sau: Ý kiến chấp nhận toàn phần SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Ý kiến chấp nhận từng phần Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược) Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến) + Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán Sự kiện xảy ra sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính Sau khi báo cáo tài chính đã được công bố 1.2 Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng. 1.2.1 Nội dung Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. 1.2.2 Đặc điểm Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô. Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. 1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng Nợ phải thu và doanh thu có liên hệ với nhau và liên hệ chặt chẽ với chu trình bán hàng – thu tiền. Nếu đơn vị không xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu đối với chu trình bán hàng – thu tiền thì việc xuất hiện sai phạm và rủi ro trên khoản mục doanh thu và nợ phải thu là điều không tránh khỏi. Do đó, để tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát của nợ phải thu khách hàng, KTV cần phải khảo sát về hệ thống KSNB đối với toàn bộ chu trình bán hàng – thu tiền. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Một hệ thống KSNB hữu hiệu về chu trình bán hàng – thu tiền thì đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa các chức năng, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân, bộ phận cũng như sự phê duyệt và ủy quyền của cấp có thẩm quyền. Khi mức độ phân chia trách nhiệm càng cao thì các sai phạm càng dễ bị phát hiện thông qua việc đối chiếu số liệu giữa các phần hành, bộ phận khác nhau. Do đó, hạn chế được khả năng xảy ra gian lận và sai sót. Chu trình bán hàng thường được chia thành các chức năng cụ thể sau: Lập lệnh bán hàng (phiếu xuất kho) Đơn đặt hàng hợp lệ phải có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của doanh nghiệp mua. Bộ phận có thẩm quyền xét duyệt đơn đặt hàng về số lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã để xác định khả năng cung ứng đúng hạn của đơn vị và lập lệnh bán hàng. Trong trường hợp nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, email, fax, cần có những thủ tục để đảm bảo tính pháp lý về việc đã đặt hàng của khách hàng. Việc chấp thuận đơn đặt hàng cần được hồi báo cho khách hàng biết để tránh các tranh chấp trong tương lai. Trường hợp quan trọng cần ký kết hợp đồng kiểm toán. Xét duyệt bán chịu Mỗi doanh nghiệp cần phải thiết lập chính sách bán chịu rõ ràng. Đây chính là cơ sở pháp lý cũng như điều kiện thỏa ước xác định quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên. Bộ phận xét duyệt bán chịu căn cứ vào đơn đặt hàng và các nguồn thông tin khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp để đánh giá về khả năng thanh toán của khách hàng. Đối với khách hàng mới, môi trường kinh doanh được đánh giá là có rủi ro cao, một thủ tục khá hữu hiệu là yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản hay ký quỹ. Xuất kho hàng hóa Căn cứ lệnh bán hàng đã được phê chuẩn bởi bộ phận phụ trách bán chịu, thủ kho xuất hàng cho bộ phận giao hàng Gửi hàng đi Bộ phận gửi hàng lập chứng từ vận chuyển hàng và gửi hàng cho khách hàng. Chứng từ vận chuyển hàng là cơ sở để lập hóa đơn, thường bao gồm các thông tin về quy cách và chủng loại hàng hóa, số lượng và các dữ liệu có liên quan. Doanh nghiệp cần thành lập một bộ phận gửi hàng độc lập để hạn chế sai sót trong khâu xuất hàng và các gian lận xảy ra do sự thông đồng giữa thủ kho với người nhận hàng. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Lập và kiểm tra hóa đơn Hóa đơn được lập bởi một bộ phận độc lập với phòng kế toán và bộ phận bán hàng, có chữ ký của người lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và khách hàng. Có thể thay chữ ký của người đại diện theo pháp luật bằng cách đóng dấu treo, trường hợp bán hàng qua điện thoại có thể không cần chữ ký của khách hàng. Theo dõi thanh toán Để theo dõi chặt chẽ việc thu tiền, cần phải liệt kê các khoản nợ phải thu theo từng nhóm tuổi để theo dõi và phân công đòi nợ, thông thường công việc này được giao cho bộ phận phụ trách bán chịu. Ngoài ra, để giảm thiểu sai phạm, đơn vị có thể phân công cho hai nhân viên khác nhau phụ trách kế toán chi tiết công nợ và kế toán tổng hợp. Và nên thường xuyên thực hiện thủ tục gửi thông báo nợ cho khách hàng. Thủ tục gửi thông báo nợ có thể thực hiện định kì hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý trong năm, và dưới nhiều hình thức như gửi e-mail hay fax, gửi thư qua bưu điện hay nhân viên theo dõi công nợ của hai bên trực tiếp đối chiếu với nhau. Xét duyệt hàng bán bị trả lại,hay giảm giá Doanh nghiệp cần có một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt, cũng như khấu trừ những khoản liên quan đến các hàng hóa này, và có đơn vị đã thiết kế một chứng từ riêng để phản ánh sự xét duyệt đối với hàng bị trả lại hay giảm giá, chứng từ này cũng được sử dụng làm căn cứ ghi sổ nghiệp vụ trên. Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi đƣợc Khi không còn hy vọng thu hồi được các khoản nợ phải thu khách hàng, nhà quản lý có trách nhiệm xem xét để cho phép hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép xóa sổ các khoản nợ này. Để tăng cường kiểm soát đối với việc xóa sổ nợ phải thu khó đòi, hạn chế các gian lận có thể phát sinh (thí dụ nhân viên chiếm dụng các khoản tiền mà khách hàng đã trả, sau đó che giấu bằng cách xóa sổ chúng như một khoản nợ khó đòi), đơn vị cần quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt vấn đề này. 1.3 Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán nợ phải thu khách hàng 1.3.1 Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng Đối với từng khoản mục kiểm toán trên báo cáo tài chính, KTV xây dựng các mục tiêu kiểm toán nhằm làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh chứng khi thực hiện kiểm toán các khoản mục. Các mục tiêu kiểm toán được xây dựng dựa trên các cơ sở dẫn liệu sau: hiện hữu hay sự phát sinh, sự đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, sự đánh giá và phân bổ, sự chính xác, trình bày và khai báo. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng Các khoản phải thu được ghi nhận là có thực vào ngày lập Hiện hữu báo cáo. Đầy đủ Các khoản phải thu đều được ghi nhận một cách đầy đủ. Các khoản nợ phải thu khách hàng vào cuối kỳ kế toán là Quyền sở hữu thuộc quyền sỡ hữu của đơn vị. Đánh giá Các khoản dự phòng được tính toán và ghi nhận hợp lý. Ghi chép chính xác Các khoản nợ phải thu được ghi chép chính xác. Các khoản phải thu được trình bày đúng đắn và công bố Trình bày và công bố đầy đủ. 1.3.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính 1.3.2.1 Chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên nhằm tạo tiền đề và điều kiện trước khi tiến hành kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng của cuộc kiểm toán. Giai đoạn này bắt đầu bằng các công việc: tiếp nhận khách hàng, lựa chọn và phân công đội ngũ KTV và quan trọng là lập ra một kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán cụ thể để phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán. KTV xem xét chấp nhận khách hàng mới, và duy trì khách hàng cũ, thu thập thông tin về khách hàng: lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, các chính sách kế toán. Qua đó, KTV đánh giá rủi ro của của việc chấp nhận kiểm toán và thực hiện lập hợp đồng kiểm toán. Đối với công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng, KTV cần phải yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ những tài liệu liên quan đến doanh thu và nợ phải thu như: Bảng tổng hợp doanh thu các loại, sổ chi tiết công nợ, SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 1.3.2.2 Thực hiện kiểm toán  Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với nợ phải thu khách hàng Tìm hiểu về hệ thống KSNB Việc nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng thể hiện sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của KTV. Trên cơ sở hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, các KTV sẽ phác thảo sơ bộ về khối lượng và độ phức tạp của công việc, thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng. Để tìm hiểu về hệ thống nội bộ của khách hàng, KTV thường dùng bảng câu hỏi nhằm xem xét các thủ tục kiểm toán có được thiết kế hay không và có được thực hiện hay không. Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “Có” hay “Không”. Các câu trả lời “Có” cho thấy hệ thống KSNB hữu hiệu, câu trả lời “Không” sẽ cho thấy yếu điểm của hệ thống KSNB. Tùy theo từng môi trường, lĩnh vực hoạt động của công ty, KTV sẽ đưa ra bảng câu hỏi khác nhau cho phù hợp nhưng đều thực hiện theo mẫu của VACPA. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Bảng 1.3 Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu STT Câu hỏi Có Không 1 Phiếu thu có được đánh số thứ tự trước không? 2 Có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu không? 3 Thủ quỹ có độc lập với kế toán không? 4 Có tiến hành đối chiếu giữa sổ quỹ và sổ nhật ký không? 5 Các khoản bán chịu có được xét duyệt không? 6 Có lập báo cáo công nợ hằng kỳ không? Hóa đơn có được kiểm tra trước khi giao cho khách 7 hàng không? Có quy định rõ ràng về việc mọi hàng gởi đi đều phải 8 lập hóa đơn và ghi nhận doanh thu không? Công tác thực hiện các chính sách về giá, chiết khấu, 9 giảm giá có được kiểm tra chặt chẽ không? 10 Có tiến hành đối chiếu công nợ hằng kỳ không? 11 Có tiến hành đối chiếu bảng tổng hợp phải thu khách hàng với sổ cái TK 131 không ? Ngoài bảng câu hỏi thì KTV có thể thực hiện thêm kĩ thuật “kiểm tra từ đầu đến cuối” – Walk through, cụ thể là KTV sẽ chọn ra một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiện, để kiểm tra thực tế có diễn ra đúng như bảng câu hỏi hay không. Nếu không sẽ điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho đúng với thực tế. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Từ những hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nhằm thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải tiến hành. Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát được đánh giá là không cao thì KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết để thu thập SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh những bằng chứng về sự hữu hiệu tương ứng của hệ thống KSNB. Điều này rất quan trọng vì đó là cơ sở để KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản cần phải tiến hành. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ cao, KTV sẽ không cần phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nữa (bởi vì hệ thống kiểm soát nội bộ là thật sự yếu kém) mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp.Việc đánh giá này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán cùng kinh nghiệm của KTV. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Các thử nghiệm kiểm soát được KTV thực hiện nhằm mục đích thu thập bằng chứng liên quan đến ba khía cạnh: hiện hữu, hữu hiệu, sự liên tục của hệ thống kiểm soát. Đối với khoản mục nợ phải thu có các thử nghiệm kiểm soát sau: - Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng Các thử nghiệm cụ thể sẽ tùy thuộc vào thủ tục kiểm soát hiện hữu tại đơn vị. Để hình dung về cách thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với hoạt động này, KTV thường chọn mẫu trong các hóa đơn phát hành trong kỳ để: + Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng như quy trình mà đơn vị đã thiết lập. + Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt: để xem phương thức bán chịu có được chuẩn y trước khi hàng hóa được chuyển đi không. + Xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. Thử nghiệm này để kiểm tra xem đơn vị có dùng bảng giá đã được duyệt để tính đơn giá bán hay không. + Sau khi xem xét về tính chính xác như trên, KTV sẽ lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Thử nghiệm này nhằm thu thập bằng chứng của các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán. + Ngoài ra, KTV còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấu của đơn vị và xem xét các sổ sách liên quan để kiểm tra xem đơn vị có thực hiện như chính sách đã đề ra hay không. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh - Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan Thử nghiệm “Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng” giúp so sánh giữa hóa đơn với đơn đặt hàng nhằm bảo đảm các hóa đơn được lập chính xác trên cơ sở số hàng được giao. Tuy nhiên, thử nghiệm này không giúp phát hiện được các trường hợp hàng đã được gửi đi nhưng vì một lý do nào đó mà không lập hóa đơn. Để kiểm tra, cần chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với hóa đơn có liên quan. Cần đặc biệt lưu ý đến số thứ tự liên tục của các chứng từ là chứng từ chuyển hàng và hóa đơn bán hàng. - Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay hàng bị hư hỏng Tất cả hàng hóa bị trả lại, hay bị hư hỏng đều phải được chứng minh bởi các tài liệu đã được đánh số thứ tự, được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền và người này phải độc lập chịu trách nhiệm chi quỹ, hay giữ sổ kế toán. Kiểm soát nội bộ tốt liên quan đến hàng bị trả lại bao giờ cũng phải bao gồm các thủ tục kiểm tra và xét duyệt trước khi nhận lại hàng. Để chứng minh sự hiện hữu cũng như hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên (nếu có), KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan (thí dụ chứng từ nhận hàng bị trả lại) để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị. Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật kí, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản Nợ phải thu của khách hàng có liên quan.  Thực hiện các thử nghiệm cơ bản  Đối với nợ phải thu khách hàng Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải thu khách hàng được thể hiện tóm lược qua Bảng 1.4 - Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải thu khách hàng như sau: SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Bảng 1.4 Các thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải thu khách hàng Mục tiêu kiểm Thử nghiệm cơ bản Loại toán Tính các tỷ số: Hiện hữu, Đầy - Nợ phải thu khách hàng/ Doanh thu Thủ tục đủ, Đánh giá, Ghi - Nợ phải thu khách hàng/ Tổng tài sản ngắn hạn phân tích chép chính xác - Dự phòng phải thu khó đòi/ Doanh thu bán chịu - Đối chiếu số dư đầu năm của tài khoản Phải thu khách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi với số Ghi chép chính dư cuối kỳ năm trước. xác Thử - Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ nghiệm chi tiết Gửi thư xác nhận đến khách hàng Hiện hữu, Quyền Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi Đánh giá Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng Hiện hữu, Đầy đủ Nợ phải thu khách hàng thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn dùng để đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị, rất dễ xảy ra gian lận và sai sót. Ở đây ta cần quan tâm đến hai tài khoản là nợ phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi. Thủ tục phân tích Các thủ tục phân tích thường được sử dụng khi thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng là: Thử nghiệm 1: Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu KTV thường tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc của năm trước. Sự biến động trong tỷ lệ này có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị, như sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, biến động giá hàng mua hoặc do thay đổi cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, sự biến động của tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu cũng có thể xuất phát từ các sai sót trong số liệu kế toán. Chẳng hạn việc ghi chép thiếu doanh thu có thể làm tỷ lệ này sụt giảm bất thường. Thử nghiệm 2: Tính số vòng quay nợ phải thu khách hàng Số vòng quay nợ phải thu khách hàng được tính trên cơ sở đem chia doanh thu bán chịu cho nợ phải thu khách hàng bình quân. Việc so sánh tỷ số này với số liệu của ngành SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh hoặc của năm trước có thể giúp KTV hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính do: - Sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, thí dụ đơn vị đã mở rộng hoặc thu hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu - Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu khách hàng của đơn vị vì điều này liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ do việc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các khoản nợ phải thu khách hàng. Thử nghiệm 3: So sánh số dƣ nợ quá hạn năm nay so với năm trƣớc Thủ tục này cũng giúp KTV ghi nhận những biến động trong thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu nợ phải thu khách hàng. KTV có thể mở rộng thủ tục này bằng cách so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ của cuối kỳ với đầu kỳ để ghi nhận những biến động của các khoản phải thu quá hạn theo những mức thời gian khác nhau (thí dụ 30 ngày, 30-60 ngày, trên 60 ngày ) Thử nghiệm 4: Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dƣ nợ phải thu khách hàng Việc so sánh tỷ số này với tỷ số năm trước rất hữu ích vì giúp KTV đánh giá sự hợp lý của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Ngoài việc phân tích chung, KTV cần xem xét lại bảng kê nợ phải thu khách hàng để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt quá một số tiền nào đó, hoặc có số dư kéo dài trong nhiều năm để nghiên cứu chi tiết hơn. Thử nghiệm chi tiết Thử nghiệm 1: Kiểm tra bảng số dƣ chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái Thử nghiệm chi tiết về khoản mục nợ phải thu khách hàng chủ yếu dựa vào bảng bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dư của từng khách hàng và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ tính từ ngày hết hạn trả nợ đến ngày lập báo cáo. Bảng này thường được đơn vị lập ngay khi kết thúc niên độ, hoặc do KTV tự lập. Thử nghiệm 2: Gửi thƣ xác nhận công nợ đến khách hàng Đây là thủ tục được dùng phổ biến nhất để xác nhận tính hữu hiệu và quyền sở hữu của các khoản phải thu khách hàng. Có hai phương pháp gửi thư xác nhận khách hàng, đó là: xác nhận toàn bộ và xác nhận không toàn bộ. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Trong phương pháp xác nhận toàn bộ, KTV yêu cầu khách hàng trả lời trong mọi trường hợp. Nếu sau một thời gian mà chưa nhận được thư trả lời KTV sẽ gửi thư nhắc nhở. Đây là loại xác nhận cung cấp bằng chứng tin cậy.Còn đối với hình thức xác nhận không toàn bộ KTV chỉ yêu cầu khách hàng trả lời nếu có bất đồng về thông tin đề nghị xác nhận. Hình thức này không mang lại độ tin cậy cao, bởi vì việc không trả lời của khách chưa chắc là không có sai phạm mà có thể là do thư bị thất lạc. Do đó nó có thể được sử dụng trong trường hợp rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và các khoản phải thu cần xác nhận có giá trị nhỏ. Thử nghiệm 3: Kiểm tra việc lập dự phòng khó đòi Bước đầu tiên trong việc kiểm toán các khoản lập dự phòng là xem xét lại chính sách bán chịu của đơn vị. Nếu chính sách bán chịu không đổi mà số dư tài khoản nợ phải thu thay đổi thì nguyên nhân có thể là do đơn vị thay đổi tình hình kinh doanh và doanh số bán. Để xác định đơn vị có lập đủ các khoản lập dự phòng hay không, trước tiên cần lập Bảng phân tích dự phòng phải thu khó đòi. Sau đó KTV cần đối chiếu những khoản ghi Nợ vào tài khoản dự phòng phải thu khó đòi đến các chứng từ liên quan cũng như tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Đồng thời so sánh bút toán ghi Có ở tài khoản này với tài khoản chi phí dự phòng về nợ không thu hồi được. Năm 2013, Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013, sửa đổi một số nội dung trong việc trích lập dự phòng của Thông tư 228/2009/TT-BTC. Cụ thể là đối với các khoản đầu tư dài hạn. Theo đó, chỉ tiêu “vốn chủ sở hữu thực có” sẽ được xác định trên cơ sở BCTC của năm trích lập dự phòng, thay cho quy định trước đây là BCTC của năm liền trước năm trích lập. Với các tổ chức đã trích lập dự phòng đầu tư tài chính trên cơ sở BCTC của năm trước không cần phải điều chỉnh việc trích lập dự phòng theo quy định của Thông tư này. Đối với việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, trong Thông tư 89/2013/TT-BTC không có sự sửa đổi nào, vẫn áp dụng theo Thông tư 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Cụ thể như sau: SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh “Điều 6. Dự phòng phải thu khó đòi 1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau: Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu khách hàng theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất. Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: Nợ phải thu khách hàng đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác; Nợ phải thu khách hàng tuy chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể. 2. Phương pháp lập dự phòng - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.” Thử nghiệm 4: Kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng Để kiểm tra việc đúng kỳ, thủ tục kiểm toán có thể áp dụng là lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và sau ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn bán hàng và với các chứng từ liên quan. Xem xét tất các các khoản hàng trả lại sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước, để loại trừ khả năng doanh thu có thể bị tăng giả tạo. Bên cạnh đó, KTV cần chọn mẫu để so sánh giữa ngày ghi trên các chứng từ chuyển hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kế toán Thử nghiệm 5: Xem xét các khoản nợ phải thu khách hàng đang đƣợc thế chấp Trong một số trường hợp, khách hàng không còn quyền sở hữu đầy đủ với các khoản nợ vì đã bị đem đi cầm cố thế chấp. Bằng chứng về sự thế chấp các khoản phải thu khách hàng có thể được thu thập thông qua thư xác nhận. Ngoài ra, việc phân tích tài khoản 635 – Chi phí lãi vay giúp KTV phát SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh hiện các khoản vay có thế chấp và đọc các biên bản họp và các tài liệu có liên quan hay phỏng vấn nhân viên cũng là một chỉ dẫn tốt. Thử nghiệm 6: Đánh giá về sự trình bày và khai báo các khoản nợ phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính Xem xét các khoản nợ phải thu khách hàng có tách biệt với các khoản nợ phải thu khác. Các khoản nợ phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn cần được trình bày cách biệt trên Bảng cân đối kế toán. Cần lưu ý nếu tài khoản chi tiết phải thu khách hàng có số dư có thì phải trình bày ở mục nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Xem xét các quy định khác về trình bày và công bố khoản nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính. 1.3.2.3 Hoàn thành kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV tiến hành các công việc sau: - Xem xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. - Rà soát lại hồ sơ kiểm toán. - Phát hành báo cáo kiểm toán. - Lưu trữ hồ sơ kiểm toán. - Tổng hợp kết quả và đưa ra các đề nghị, đề xuất về các bút toán điều chỉnh với doanh thu bán hàng và nợ phải thu (nếu có) với Ban Giám Đốc đơn vị được kiểm toán. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh KẾT LUẬN CHƢƠNG 1. Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng bao gồm hai nội dung chính. Một là, những vấn đề chung về khoản mục nợ phải thu khách hàng. Hai là, cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC. Trong nội dung thứ nhất, trình bày khái niệm và quy trình kiểm toán BCTC, nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng, các quy định và chuẩn mực liên quan. Nội dung thứ hai, tìm hiểu lý thuyết về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC, bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn thành kiểm toán. Trong mỗi giai đoạn, nêu rõ các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết mà KTV cần thực hiện trong quá trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng. Khoản mục nợ phải thu khách hàng là khoản mục trọng yếu trên BCTC, vì nó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả trên BCTC. Vì thế em nhận thấy rằng khi tiến hành kiểm toán, KTV cần phải có những hiểu biết nhất định liên quan đến khoản mục này. Đồng thời, luôn theo dõi các quyết định, thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính để cập nhật kiến thức kịp thời. Vì các quy định về kiểm toán thường xuyên thay đổi, nếu KTV không cập nhật kịp thời sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Do đó, trong chương 1 này, em đã trình bày những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán nợ phải thu khách hàng, chu trình bán hàng – thu tiền trong doanh nghiệp. Lý thuyết về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng được trình bày theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Đây là cơ sở vững chắc để các công ty kiểm toán tại Việt Nam có thể xây dựng các chương trình kiểm toán riêng, phù hợp với tình hình hoạt động tại công ty và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh CHƢƠNG 2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN TND 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND. 2.1.1 Thông tin chung và lịch sử hình thành, phát triển Thông tin chung Công ty TND là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính. Tên đầy đủ là: công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND. Địa chỉ: 296 Phan Xích Long, P.2,Q. Phú Nhuận, TP.HCM. Giám đốc điều hành: Ông Tô Quang Tùng Tel: (848)35 171936 Quy mô hoạt động trên toàn quốc. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1995 công ty TNHH T&D được thành lập cung cấp dịch vụ kế toán. Năm 2000 công ty đổi tên thành công ty TNHH TND cùng với việc thay đổi lĩnh vực hoạt động bao gồm: cung cấp dịch vụ về kế toán, tư vấn (tư vấn thuế, tư vấn tài chính). Năm 2012 bổ sung thêm chức năng kiểm toán độc lập trở thành công ty TNHH kiểm toán và kế toán TND. Công ty có đối tác kinh doanh chiến lược là: - Các tổ chức tài chính doanh nghiệp gồm ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán - Các tổ chức doanh nghiệp gồm VCCI, hội doanh nghiệp trẻ, doanh nhân trẻ. 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động, mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động Lĩnh vực hoạt động TND là công ty kiểm toán chuyên nghiệp hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính kế toán, tư vấn quản lý. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Mục tiêu TND thành lập với mục tiêu là: Kiểm tra, đưa ra ý kiến xác nhận tính khách quan, đúng đắn, trung thực hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, công ty còn tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các quy định của Nhà nước về tài chính, kế toán, thuế để giúp đơn vị được kiểm toán và giúp tư vấn điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức, các cá nhân có quan hệ và quan tâm đến tình hình tài chính của đơn vị. Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Bảo đảm độ tin cậy của hệ thống thông tin. Bảo đảm hiệu quả hoạt động của công ty. Nhằm đảm bảo các mục tiêu chung, hệ thống quy chế kiểm soát đảm bảo hoạt động cho các nhân viên, các phòng ban, bộ phận trong công ty cung cấp thông tin cho ban quản lý kịp thời chính xác và đầy đủ, các dịch vụ thực hiện đáp ứng được yêu cầu khách hàng trên cơ sở chế độ kế toán – tài chính, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, bảo vệ hệ thống thông tin của doanh nghiệp, bảo đảm hoạt động của công ty tuân theo kế hoạch, chiến lược đề ra. Phương hướng hoạt động TND luôn theo dõi tình hình biến động tài chính của khách hàng một cách thường xuyên nhất, hàng năm đến mùa kiểm toán TND đều gửi thư chào hàng đến cho khách hàng có nhu cầu kiểm toán kể cả khách hàng lâu năm và khách hàng mới. Với khách hàng mới thì thư chào mời kiểm toán là bức thông điệp để TND giới thiệu về uy tín và chất lượng dịch vụ vủa công ty; với khách hàng lâu năm, công ty thể hiện mối quan tâm thường xuyên và độ hiệu quả của hệ thống quản lý trong công ty khách hàng. Thư chào hàng cung cấp các loại hình dịch vụ, những khách hàng đã mời kiểm toán đội ngũ nhân viên và cam kết chất lượng cung cấp. Nếu nhận được lời mời kiểm toán TND sẽ cử đại diện của công ty để tiếp xúc khách hàng. Đối với khách hàng cũ thì việc gặp gỡ này nhằm mục đích xem xét thay đổi đáng kể so với năm trước và biết yêu cầu của khách hàng về cuộc kiểm toán năm trước do công ty đã cung cấp để có các biện pháp khắc phục và thay đổi cần thiết những tồn tại. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 2.1.3 Các loại hình dịch vụ Đáp ứng nhu cầu thị trường TND thực hiện cung cấp đầy đủ những dịch vụ chuyên ngành bao gồm: Dịch vụ kiểm toán: Kiểm toán BCTC thường niên, kiểm toán hoạt động các dự án, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, kiểm toán xác định vốn, giá trị doanh nghiệp, kiểm toán tuân thủ các luật định, kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết thị trường chứng khoán, kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa, kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác cổ phần hóa và giám định các tài liệu tài chính kế toán. Dịch vụ kế toán: Công ty cung cấp dịch vụ kế toán gồm: Mở và ghi sổ kế toán, lập các BCTC định kỳ, xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và BCTC, phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận. Dịch vụ tư vấn: - Dịch vụ tư vấn tài chính: Các dịch vụ tư vấn do công ty cung cấp sẽ đem đến cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí hoạt động, không ngừng tăng doanh thu như: tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản, tư vấn quyết toán vốn đầu tư - Dịch vụ tư vấn thuế: Lập kế hoạch thuế, đăng ký, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan nộp thuế, rà soát đánh giá việc vận dụng các sắc lệnh, chính sách thuế ở Việt Nam. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 2.1.4 Bộ máy tổ chức công ty 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty BAN GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN KẾ BỘ PHẬN NHÂN KIỂM TOÁN TƢ VẤN TOÁN SỰ Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại TND - Giám đốc: có nhiệm vụ giao dịch ký kết hợp đồng, ký Báo cáo đã kiểm toán, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban. - Các phòng kiểm toán, phòng kế toán: có chức năng cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán cho khách hàng trên lĩnh vực tài chính kế toán Các phòng kiểm toán độc lập tương đối nhau, song có sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động, nhân viên của phòng này vẫn có thể thực hiện tốt công việc của phòng khác nếu thiếu nhân viên, đặc biệt trong mùa kiểm toán. - Phòng nhân sự: tuyển chọn và bố trí nhân sự; tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển; đánh giá năng lực và quản lý thành tích nhân viên; tổ chức thực hiện công tác quản lý chế độ lương, thưởng phúc lợi; tổ chức thực hiện công tác phát triển tổ chức, quản lý hành chính. - Phòng tư vấn: có chức năng cung cấp dịch vụ về tư vấn cho khách hàng như: tư vấn thuế, tư vấn tài chính, tư vấn quản trị. 2.4.1.2 Bộ máy tổ chức phòng kiểm toán Kiểm toán viên Trưởng Nhóm Trợ lý phòng trưởng KTV (KTV hay Trợ lý kiểm toán KTV lâu viên lâu năm năm Sơ đồ 2.2 Tổ chức phòng kiểm toán tại TND SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh - Trưởng phòng: trực tiếp điều hành và quản lý phòng kiểm toán, đảm nhiệm việc tìm kiếm khách hàng, lên kế hoạch cho cả phòng, bố trí về nhân sự, thời gian kiểm toán - Nhóm trưởng: giúp cho Trưởng phòng hoàn thành công việc, trực tiếp chỉ đạo cho các KTV và trợ lý, tham gia kiểm toán các khách hàng, chủ yếu là các khách hàng lớn. - Dưới nhóm trưởng là các KTV và trợ lý KTV. Các KTV và trợ lý KTV này sẽ được tổ chức thành các nhóm trực tiếp tiến hành cuộc kiểm toán tại khách hàng. Một nhóm kiểm toán thường gồm từ 4 – 6 người, trong đó có một nhóm trưởng để điều hành trực tiếp cuộc kiểm toán, có từ 1 – 3 trợ lý kiểm toán trong một nhóm kiểm toán tùy thuộc vào khách hàng lớn hay nhỏ. 2.1.5 Tình hình hoạt động Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 11,000,000,000 14,560,000,000 15,720,780,000 - Qua bảng trên ta thấy rằng doanh thu của công ty tăng đều từ năm 2011 đến 2013. Trong đó năm 2013 là 1 năm hoạt động mạnh mẽ của TND, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ cùng với nâng cao chất lượng công việc và uy tín trên thị trường kiểm toán đã giúp cho TND ngày càng nhận được nhiều khách hàng thân tín và tăng doanh thu hoạt động của công ty. Sở dĩ năm 2012 doanh thu tăng mạnh là vì 2012 TND bổ sung thêm chức năng kiểm toán độc lập trong hoạt động của công ty. Phân tích - Qua bảng trên ta thấy rằng doanh thu của công ty tăng rõ từ 2011 đến 2013. Cụ thể: Chênh lệch tăng/ giảm Chênh lệch tỷ trọng 2011-2012 3,560,000,000 Tăng 32,36% 2012-2013 1,160,780,000 Tăng 8% - Từ đó ta thấy rằng tình hình hoạt động của công ty ngày càng phát triển. Đó là 1 dấu hiệu khả quan trong thời điểm đầy cạnh tranh của các công ty kiểm toán hiện nay. 2.1.6 Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động Quan hệ kinh doanh chiến lƣợc Một trong những tài sản quý giá nhất của TND là quan hệ kinh doanh chiến lược với những quan chức chính phủ quan trọng.Trong nhiều năm, TND đã thiết lập và duy trì SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh quan hệ chiến lược với những người nắm giữ vị trí quan trọng trong các tổ chứ chính phủ cấp trung ương và địa phương. Thông qua các quan hệ chiến lược này, TND có thể thu thập được những thông tin xác thực về cách diễn giải các chính sách, quy định và luật pháp kinh tế, nhờ đó có thể đưa ra những kế hoạch và chiến lươc kinh doanh phù hợp và chính xác. TND hiểu cách suy nghĩ và hành xử của các quan chức chính phủ, do đó có thể tư vấn cho khách hàng của TND những giải pháp hữu hiệu và kịp thời. Đối tác kinh doanh chiến lƣợc Một trong những chiến lược phát triển của TND là phát triển mối quan hệ chiến lược với các đối tác là các hãng dịch vụ chuyên nghiệp và các tổ chức doanh nghiệp.Một trong các đối tác chiến lược của TND là: - Các tổ chức tài chính bao gồm: ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán. - Các tổ chức doanh nghiệp gồm VCCI, hội doanh nghiệp trẻ, doanh nhân trẻ. Khách hàng: TND tự hào có được các khách hàng trong các lĩnh vực đa dạng. Các khách hàng là những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành họ hoạt động-tuy nhiên đối với TND khách hàng dù lớn hay nhỏ đều có tầm quan trọng như nhau. Với nhiều khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, TND có cơ hội xây dựng được kiến thức sâu rộng đảm bảo có thể tạo ra những dịch vụ gia tăng bền vững. Các khách hàng thường xuyên của TND: METAN, Thanh Phu packaging Co.,Ltd, Tyre Pacific, PHARMAQ, DUCKHAI CORPORATION, QCGL Group, VICO, SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 2.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán TND. 2.2.1 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại TND 2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán - Tiền kế hoạch: Trước khi tiến hành một cuộc kiểm toán, công việc đầu tiên mà TND phải làm là tiến hành chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng. Công việc này được thực hiện với từng khách hàng. Công ty sẽ gửi thư chào hàng dịch vụ kiểm toán đến những khách hàng tiềm năng và cả những khách hàng cũ vào những thời điểm thích hợp như cuối quý, cuối năm tài chính. Nếu khách hàng chấp nhận, họ sẽ gửi thư mời kiểm toán, công ty sẽ liên hệ với Ban Giám Đốc khách hàng và gửi người khảo sát cụ thể khách hàng, trường hợp xét thấy hợp đồng kiểm toán có nhiều rủi ro, người đi khảo sát có thể đề xuất không ký hợp đồng và phải nêu rõ nguyên nhân. Đối với những khách hàng thường xuyên, công ty sẽ chủ động liên lạc với khách hàng và thống nhất kế hoạch kiểm toán phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là một hợp đồng được ký kết làm cơ sở pháp lý cho cuộc kiểm toán. Khi đã ký kết được hợp đồng kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành thảo luận sơ bộ với khách hàng về mục tiêu, phạm vi kiểm toán, mức phí, thời gian kiểm toán, đồng thời gửi trước cho khách hàng danh sách tài liệu cần được cung cấp phục vụ cho cuộc kiểm toán để khách hàng chuẩn bị trước. TND sẽ thành lập một đoàn kiểm toán thường từ 4-6 người bao gồm một trưởng nhóm kiểm toán, KTV chính và các trợ lý kiểm toán. Trưởng nhóm có nhiệm vụ phổ biến cho các thành viên thông tin về cuộc kiểm toán mới: thông tin khách hàng, thời gian tiến hành và phân công nhiệm vụ cho từng người. - Lập kế hoạch kiểm toán: Quá trình này bao gồm các công việc sau: tìm hiểu khách hàng, xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro gian lận để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh + Tìm hiểu khách hàng KTV cần tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này rất quan trọng, nó sẽ đảm bảo cho KTV có được cái nhìn bao quát về khách hàng. Ngoài ra, cần tìm hiểu thêm về xu hướng của ngành nghề, môi trường kinh doanh chung và các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới doanh nghiệp. + Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình bán hàng – thu tiền. KTV phỏng vấn bộ phận kế toán và thu thập thông tin về các chính sách kế toán và mô tả lại chu trình bán hàng – thu tiền. + Xác lập mức trọng yếu Tại TND để xác lập mức trọng yếu ban đầu KTV ước tính về tính trọng yếu căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, doanh thu và tổng tài sản cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – Trọng yếu, thì: “Việc xác định mức trọng yếu là công việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV”. Do đó, tỷ lệ % KTV áp dụng thường dựa vào kinh nghiệm sau nhiều năm kiểm toán. + Đánh giá rủi ro gian lận Rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu luôn đi cùng với nhau và có mối quan hệ khăng khít. Nếu mức trọng yếu được đánh giá cao thì rủi ro kiểm toán giảm xuống và ngược lại khi mức trọng yếu được đánh giá thấp thì rủi ro kiểm toán tăng cao. + Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và đưa ra chương trình kiểm toán chi tiết Tổng hợp thông tin từ các bước trên, trưởng nhóm sẽ lập một kế hoạch kiểm toán cụ thể. Dựa vào kế hoạch kiểm toán đã được duyệt, thiết lập một chương trình kiểm toán chi tiết. Một chương trình kiểm toán phù hợp sẽ giúp KTV thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý. 2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 2.2.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Đối với nghiệp vụ bán chịu - Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ này gồm có các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng. Sau đó thiết lập bảng câu hỏi gồm SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh những vấn đề chính xung quanh vấn đề bán chịu của doanh nghiệp, tiếp theo KTV sẽ thực hiện kỹ thuật walk-through để kiểm tra xem trên thực tế, KSNB có vận hành đúng như mô tả hay không. Tại TND, KTV thường sử dụng bảng câu hỏi thông qua quá trình phỏng vấn, quan sát nhân viên kế toán tại đơn vị để tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Đối với nghiệp vụ bán chịu: nếu như mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa thì KTV phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm kiểm soát. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát + Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng + Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan + Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng - Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản: KTV nên nhận diện những điểm yếu của KSNB để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản. 2.2.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản Thủ tục chung - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Thủ tục phân tích Tài khoản Phải thu khách hàng là tài khoản có ảnh hưởng lớn đến BCTC của Công ty. Nó là tài liệu cơ bản để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Tài khoản phải thu chứa đựng nhiều rủi ro, sai phạm, do đó KTV phải thu thập nhiều bằng chứng cho khoản này và phải gửi thư xác nhận số dư. - So sánh số dư phải thu khách hàng bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh giữa hai năm. Thủ tục này cũng giúp KTV ghi nhận những biến động trong thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu nợ phải thu khách hàng. - So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có). - Phân tích tuổi nợ của một số khoản nợ có giá trị to lớn, so sánh với tuổi nợ trung bình các khách hàng của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán và giải thích những biến động bất thường. Ngoài việc phân tích chung, KTV cần xem xét lại bảng kê nợ phải thu khách hàng để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt quá một số tiền nào đó, hoặc có số dư kéo dài trong nhiều năm để nghiên cứu chi tiết hơn. Đối với phần hành này, các tài khoản 131 sẽ liên quan đến các giao dịch bán hàng với khách hàng do vậy nó sẽ liên quan chặt chẽ đến các khoản mục doanh thu. Thử nghiệm chi tiết - Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT và so sánh với năm trước. - Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (Số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ khách hàng, ) - Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế: + Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có). + Gửi thư xác nhận lần thứ hai nếu không nhận được hồi đáp. + Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm. - Đọc lướt Sổ cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ.Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần). SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh - Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng - Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu kết hợp với tính đúng kỳ của doanh thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc năm tài chính. - Thu thập danh sách các khoản khách hàng trả tiền trước, đối chiếu với Sổ Cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư khách hàng trả trước lớn qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán. - Kiểm tra, xử lý chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu, khách hàng trả trước có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm. - Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu khách hàng và dự phòng (nếu có) trên BCTC. 2.2.1.2.3 Hoàn thành kiểm toán - Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ. - Rà soát lại hồ sơ kiểm toán: công việc này đảm bảo rằng các thủ tục kiểm toán đề cập trong chương trình kiểm toán đều được KTV thực hiện, qua đó đảm bảo được mục tiêu kiểm toán đề ra. - Phát hành báo cáo kiểm toán: tùy thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán, KTV có thể đưa ra ý kiến kiểm toán theo một trong bốn dạng sau: + Ý kiến chấp nhận toàn phần + Ý kiến chấp nhận từng phần + Ý kiến bác bỏ + Ý kiến chối từ - Lưu trữ hồ sơ kiểm toán 2.2.2 Minh họa quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty A do TND thực hiện. 2.2.2.1 Giới thiệu về công ty A Vì nguyên tắc bảo mật thông tin trong công việc nên em không nêu rõ tên khách hàng và xin được gọi tên khách hàng là công ty cổ phần xây dựng A. Công ty A đã là khách hàng của TND vào năm 2012. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 2.2.2.2 Chuẩn bị kiểm toán - Tiền kế hoạch + Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Sau khi gửi thư chào hàng đến khách hàng thường xuyên là Công tyCP xây dựng A, TND đã được công ty A gửi thư mời kiểm toán, với lý do Công ty A muốn minh bạch vấn đề tài chính để chia lợi nhuận, kiểm soát sai sót của báo cáo tài chính. TND đã cử một KTV đến công ty A để khảo sát thông tin, mặc dù đã là khách hàng năm trước nhưng vẫn cần phải khảo sát để đề phòng công ty A có những thay đổi trong chính sách kế toán hoặc hoạt động kinh doanh. Sau khi khảo sát thông tin bằng cách trực tiếp phỏng vấn nhân viên kế toán tại công ty A, cùng với kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân, KTV đã tổng hợp các thông tin lên mẫu đánh giá rủi ro và duy trì khách hàng cũ của TND. Mẫu này được TND thiết lập theo mẫu của VACPA, cụ thể như sau: SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Bảng 2.1 Đánh giá rủi ro và duy trì khách hàng cũ Không Có Không áp dụng Các sự kiện của năm hiện tại Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh X nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH. Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc X liên quan đến tính chính trực của BGĐ. Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại X trừ trên BCKT năm nay Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn X tương tự như vậy trong tương lai không. BCKT năm trước có bị ngoại trừ. X Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH. X Mức phí Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh X thu của Cty. Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành X viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán. Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài. X Quan hệ với KH Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào X liên quan đến KH. Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm X liên tiếp. Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ X kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH. Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của X quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH. Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của KH: - thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên X BGĐ) SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh - thành viên BGĐ của Cty X - cựu thành viên BGĐ của Cty X - các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia X đình với những người nêu trên Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm X toán sắp trở thành nhân viên của KH. Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc X thành viên của nhóm kiểm toán. Mẫu thuẫn lợi ích Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH X hiện tại khác. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh X hưởng đến tính độc lập. Khác Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ X chối bổ nhiệm làm kiểm toán. Kết luận: Qua Bảng 2.1 – Đánh giá rủi ro và duy trì khách hàng, KTV nhận thấy các câu trả lời “Không” chiếm đa số, và không có vấn đề bất thường nào. KTV đưa ra mức đánh giá cho hợp đồng kiểm toán đối với công ty A là: Thấp, và chấp nhận duy trì khách hàng. + Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng TND tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán và thỏa thuận sơ bộ với Công ty A. Theo hợp đồng đã ký, TND sẽ cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty A với các nội dung: Đối tượng kiểm toán: Báo cáo tài chính của Công ty CPXD A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013 Phạm vi công việc: kiểm toán BCTC của công ty CPXD A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013 phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam, và các quy định hiện hành. Đồng thời, tiến hành soát xét hệ thống KSNB của công ty. Thời gian kiểm toán: từ ngày 20/02/2014 đến ngày 23/2/2014 Mức phí kiểm toán: X VND SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh KTV tiến hành liên lạc với bộ phận kế toán tại công ty A yêu cầu cung cấp các tài liệu cần thiết: Báo cáo tài chính năm 2012 và năm 2013. Báo cáo kiểm toán năm 2011và năm 2012. Sổ sách, chứng từ cần thiết để phục vụ cho cuộc kiểm toán Đối với phần hành nợ phải thu khách hàng thì các chứng từ, sổ sách liên quan đến nợ phải thu mà KTV yêu cầu công ty A cung cấp như sau: TK 131 – Phải thu khách hàng; Sổ cái. Các chứng từ như hóa đơn bán hàng, giấy báo có, vận đơn, phiếu xuất kho, thư xác nhận công nợ + Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình bán hàng – thu tiền Về chính sách kế toán áp dụng: Chính sách kế toán áp dụng nhất quán phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành được trình bày phù hợp trên BCTC. + Xác lập mức trọng yếu Việc xác lập mức trọng yếu sẽ do trưởng nhóm KTV thực hiện. Bằng kinh nghiệm nhiều năm, KTV cho rằng nếu xác lập mức trọng yếu dựa trên chỉ tiêu doanh thu thuần với tỷ lệ là 3% và mức trọng yếu thực hiện là 60% sẽ mang lại rủi ro thấp hơn cho quy trình kiểm toán. Hai tỷ lệ này đều được ước tính dựa theo kinh nghiệm sau nhiều năm kiểm toán. KTV đã xác định được mức trọng yếu, được thể hiện qua Bảng 2.2 – Xác định mức trọng yếu tại Công ty A. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Bảng 2.2 Xác định mức trọng yếu tại Công ty A Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Lợi nhuận trước Lợi nhuận trước Tiêu chí được sử dụng để ước tính thuế/Doanh thuế/Doanh Doanh thu thuần mức trọng yếu thu/Vốn chủ sở thu/Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản hữu/Tổng tài sản Lý do lựa chọn tiêu chí Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 267,840,549,745 267,840,549,745 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (b) 3% 3% Doanh thu: 0,5% - 3% Mức trọng yếu tổng thể (c) = (a)*(b) 8,035,216,492 8,035,216,492 (d) = (c)*(50%- Mức trọng yếu thực hiện 4,821,129,895 4,821,129,895 75%) (e) = (d)*4% Ngƣỡng sai sót không đáng kể 192,845,196 192,845,196 (tối đa) Căn cứ vào Bảng 2.2 KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán Chỉ tiêu lựa chọn Năm 2013 Năm 2012 Mức trọng yếu tổng thể 8,035,216,492 5,382,166,391 Mức trọng yếu thực hiện 4,821,129,895 3,229,299,835 Ngưỡng sai sót không đáng kể 192,845,196 129,171,993 Giải thích nguyên nhân có chênh lệch về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước: KTV cho rằng vì trong năm 2013 doanh thu thuần của Cty A cao hơn năm 2012 nên mức sai sót có thể bỏ qua cao hơn so với năm 2012 – nếu như tính toán dựa trên tiêu chí doanh thu thuần Sau khi đã thực hiện được đầy đủ các bước trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập một kế hoạch kiểm toán và phân công các công việc cụ thể cho các thành viên. Sau đó, nhóm kiểm toán sẽ thực hiện công việc kiểm toán. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 2.2.2.3 Thực hiện kiểm toán 2.2.2.3.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống KSNB KTV tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng của công ty A, cùng với việc quan sát sổ kế toán và các chứng từ liên quan đếnnợ phải thu thuộc sở hữu của công ty. Sau khi thu thập được đầy đủ thông tin, KTV trình bày lại trên mẫu Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB do TND thiết lập dựa trên mẫu của VACPA. Cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.3 – Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại công ty A: Bảng 2.3 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại công ty A STT Câu hỏi Có Không 1 Phiếu thu có được đánh số thứ tự trước không? X 2 Có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu không? X 3 Thủ quỹ có độc lập với kế toán không? X 4 Có tiến hành đối chiếu giữa sổ quỹ và sổ nhật ký không? X 5 Các khoản bán chịu có được xét duyệt không? X 6 Có lập báo cáo công nợ hằng kỳ không? X Hóa đơn có được kiểm tra trước khi giao cho khách 7 X hàng không? Có quy định rõ ràng về việc mọi hàng gởi đi đều phải X 8 lập hóa đơn và ghi nhận doanh thu không? Công tác thực hiện các chính sách về giá, chiết khấu, X 9 giảm giá có được kiểm tra chặt chẽ không? 10 Có tiến hành đối chiếu công nợ hằng kỳ không? X 11 Có tiến hành đối chiếu bảng tổng hợp phải thu khách X hàng với sổ cái TK 131 không ? Qua Bảng 2.3 KTV nhận thấy số lượng các câu trả lời “Có” nhiều hơn các câu trả lời “Không”, vì thế có thể đánh giá rằng hệ thống KSNB tại Công ty A đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng là hữu hiệu. Nên KTV tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng – thu tiền. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Bảng 2.4 Bảng đánh giá tính hoạt động hữu hiệu của các thủ tục KSNB của chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền Mục tiêu kiểm Ký Tần Thủ tục kiểm tra Tham Kiểm soát chính soát hiệu suất KSNB chiếu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (1): “Tính có Hóa đơn bán hàng chỉ KS1 Mỗi 1. Chọn mẫu ngẫu nhiên C120 thật”: Doanh được lập khi Đơn hàng giao . Hóa đơn trong năm. thu, phải thu ghi và Lệnh xuất kho đã dịch Đối chiếu Đơn đặt hàng, Lệnh xuất kho, Phiếu nhận trên sổ được phê duyệt. Đối chiếu Phiếu xuất xuất kho phải có thật. kho với hóa đơn để đảm bảo rằng một khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều lần. (2): “Tính đầy Chứng từ vận chuyển, KS2 Mỗi 2. Chọn tháng trong C130 đủ”: Doanh Đơn đăt hàng, Phiếu giao năm để mượn Chứng từ thu, các khoản xuất hàng phải được dịch vận chuyển, Đơn đặt hàng, phiếu xuất hàng. phải thu và đã đánh số thứ tự để kiểm soát, so sánh với hóa Kiểm tra việc đánh STT thu tiền được đơn về số lượng xuất, có liên tục không. ghi nhận đầy thời gian xuất. đủ. [Định kì], phải tiến KS3 Hàng 3. Chọn tháng/quý C140 hành đối chiếu công nợ tháng/ trong năm để mượn với KH. Các chênh lệch Biên bản đối chiếu phải được điều tra, xử Quý công nợ với KH. Đối lý. chiếu số liệu với sổ kế toán. Xem xét việc xử lý các chênh lệch (nếu có). (3): “Tính Giá bán trên hóa đơn KS4 Mỗi 4. Căn cứ các hóa đơn C120 chính xác”: được [người có thẩm giao đã chọn ở bước (1): Doanh thu, các quyền] kiểm tra, đối dịch Kiểm tra, đối chiếu giá bán với Bảng giá khoản phải thu chiếu với Bảng giá và được cộng lại trước khi áp dụng tại thời điểm và đã thu tiền chuyển cho KH. đó.Xem xét sự phê được ghi nhận duyệt nếu có thay đổi chính xác, đúng giá bán. đối tượng. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh Mục tiêu kiểm Ký Tần Thủ tục kiểm tra Tham Kiểm soát chính soát hiệu suất KSNB chiếu (1) (2) (3) (4) (5) (6) [Hàng tháng] kế toán KS5 Hàng 5. Chọn tháng trong C150 lập biên bản đối chiếu tháng năm để mượn Biên nợ phải thu với phòng bản đối chiếu 2 bộ kinh doanh phận. Đối chiếu số liệu và xem xét việc xử lý các chênh lệch (nếu có). (4): “Tính [Người có thẩm quyền] KS6 Mỗi 6. Chọn khách hàng C160 đánh giá”: Các đánh giá khả năng giao có số dư nợ lớn. khoản phải thu thanh toán của KH dịch Kiểm tra hồ sơ đánh giá năng lực khách KH được ghi trước khi bán chịu hàng và sự phê duyệt nhận theo giá trị bán chịu. có thể thu hồi được. [BP chịu trách nhiệm] Hàng 7. Chọn tháng để C170 lập Báo cáo phân tích tháng mượn Báo cáo phân tuổi nợ hàng tháng, tích tuổi nợ. Kiểm tra trình lãnh đạo xem xét các số liệu phân tích trên báo cáo. Xem xét các KH dư nợ quá hạn đã được trích lập dự phòng chưa. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Vì công ty A là khách hàng thường xuyên của TND, đã được kiểm toán BCTC năm 2012, nên các thử nghiệm kiểm soát đã được KTV thực hiện ở năm trước. Khoản mục doanh thu bán hàng và nợ phải thu có sự biến động nên KTV tiến hành phân tích sâu vào các thử nghiệm cơ bản mà không tiến hành lại các thử nghiệm kiểm soát. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Tường Oanh 2.2.2.3.2 Thử nghiệm cơ bản Thủ tục chung Thủ tục 1: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trƣớc và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Qua tìm hiểu tại công ty A, và kiểm tra sổ sách, chứng từ KTV đã xác nhận được các khoản phải thu khách hàng là có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị và được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng niên độ. Việc trình bày khoản mục Phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính tại công ty A phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Thủ tục 2: Đối chiếu số liệu trên trên bảng số liệu tổng hợp và bảng CĐPS KTV yêu cầu bộ phận công nợ trong phòng kế toán công ty A cung cấp bảng tổng hợp công nợ, sổ chi tiết TK 131 để tiến hành đối chiếu với bảng CĐPS SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh Bảng 2.5 Trích sổ chi tiết TK 131 của công ty CPXD A SỔ CHI TIẾT Từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/12/2013 TK 131- Phải thu khách hàng ĐVT: VNĐ Dưđầu 91,416,057,683 Chøng tõ Sè ph¸t sinh Kh¸ch hµng DiÔn gi¶i TK ®/ư Ngµy Sè Nî Cã BÖnh ViÖn Chî RÉy - Doanh thu quyÕt to¸n CT BÖnh 04/01/2013 PKTHTDT 5111 1,085,666,424 69BVCRAY viÖn Chî RÉy BÖnh ViÖn Chî RÉy - VAT - Doanh thu quyÕt to¸n 04/01/2013 PKTHTDT 3388 108,566,642 69BVCRAY CT BÖnh viÖn Chî RÉy C«ng ty TNHH An Dòng - KÕt chuyÓn c«ng nî Cty An 07/02/2013 PKTKCCN 1311 46,000,000 64ANDUNG Dòng do nhÇm vô viÖc C«ng ty TNHH An Dòng - KÕt chuyÓn c«ng nî Cty An 07/02/2013 PKTKCCN 1311 46,000,000 64ANDUNG Dòng do nhÇm vô viÖc Tæng C«ng ty X©y dùng Doanh thu ®ît 32 - CT 31/12/2013 PKTDOT32/DHQG Sè 1- TNHH Mét Thµnh 5111 3,165,562,639 KTX§HQG Gãi x©y Viªn - 68TCTXD1 Tæng C«ng ty X©y dùng VAT - Doanh thu ®ît 33 - CT 31/12/2013 PKTDOT33/DHQG Sè 1- TNHH Mét Thµnh 3388 833,806,781 KTX§HQG Gãi ME Viªn - 68TCTXD1 TỔNG CỘNG 298,605,495,865 333,464,106,306 Dư cuối 55,154,002,387 SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh Bảng 2.6 Trích bảng tổng hợp công nợ cuối kỳ Số dư cuối kỳ Stt Mã khách Tên Khách hàng Nợ Có Ban quản lý DA ĐT XD Trụ sở cơ quan 69BQLKT 10,971,644,079 KTNN KV IV 69BVCRAY 1,194,233,066 Bệnh Viện Chợ Rẫy 65DLDKHI 606,375,692 Cty CP BĐS Điện lực Dầu khí CN TP.HCM 65SGTBAC 256,653,500 Cty CP PTĐT Sài Gòn Tây Bắc Cty CP ĐT & XD Số 8/Cao ốc CC 25 tầng CT100430 794,180,769 Phúc Thịnh 65XDSO5 150,026,300 Cty CP ĐT XD Số 5 Cty CPĐTXL Chương Dương/Thuê TB Đồng TBXLCD01 75,980,000 Nai 4 64HNBINH 23,797,000 Cty TNHH Hà Nguyên Bình 64HVUONG 6,947,062 Cty TNHH Hùng Vương Huế 64DLKHO 309,233,090 Cty TNHH MTV Du lịch Khánh Hòa 65QMINH 24,341,850 Công ty CP XD-TM-DV Quang Minh . 64ANDUNG 76,652,212 Công ty TNHH An Dũng Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ 64KYHOA 409,289,092 Hòa Nguyễn T Ngọc Liên/ căn hộ C2/22 Phúc 8PT22C2 42,550,000 Thịnh Nguyễn T Vĩnh An /căn hộ C3/22 cao ốc 8PT22C3 41,250,000 Phúc Thịnh Nguyễn Thị Mỹ Phượng/Căn A6 tầng 23 8PT23A6 44,500,000 Phúc Thịnh Phan Đình Phi Long/Căn hộ A6 tầng 22 Phúc 8PT22A6 44,000,000 Thịnh 68TCANBO 8,858,874,000 Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thanh Bình /căn hộ C2/19 cao ốc Phúc 8PT19C2 41,750,000 Thịnh Trần văn Hội /Căn hộ C3/19 chung cư Phúc 8PT19C3 40,750,000 Thịnh Trần ánh Tuyết /căn hộ A6 tầng 24 C/cư 8PT24A6 44,500,000 P/Thịnh 66PTBHOA 13,705,035,027 Tổng Công ty Phát Triển Khu Công Nghiệp Tổng Công ty Xây dựng Số 1- TNHH Một 68TCTXD1 11,459,921,314 Thành Viên 68DOSGON 500,000,300 Tổng công ty địa ốc Sài Gòn DV901973 107,925,800 Đội XD3-CTy TNHH Đất Phương Nam 55,154,002,387 36,953,118,143 TỔNG CỘNG SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh Bảng 2.7 Trích Bảng Cân Đối Phát Sinh năm 2013 tại Công ty CPXD A – TK 131 Số dƣ đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dƣ cuối kỳ Số Tên TK TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có Phải thu 131 91,416,057,683 38,356,56,998 298,605,495,865 333,464,106,306 55,154,002,387 36,953,118,143 khách hàng Qua hai Bảng 2.5 và Bảng 2.7, KTV nhận thấy có sự khớp đúng về số dư cuối trên Sổ chi tiết và số dư cuối kỳ trên Bảng CĐPS, cụ thể được KTV tổng hợp qua bảng sau: Sổ chi tiết Bảng CĐPS năm 2013 Chênh lệch TK 131 55,154,002,387 55,154,002,387 0 KTV tiếp tục dựa vào Bảng CĐKT, tiến hành đối chiếu số dư cuối kỳ trên Bảng CĐPS TK 131 với số liệu trên Bảng CĐKT, qua kiểm tra, nhận thấy có sự khớp đứng về số liệu. Cụ thể được KTV thể hiện qua bảng sau: Số dƣ TK 131 trên Số dƣ chi tiết tài 131 Chênh lệch Bảng CĐKT khoản trên Bảng CĐPS Năm 2013 55,154,002,387 55,154,002,387 0 Kết luận: Qua hai thủ tục chung, KTV đưa ra kết luận rằng cách hạch toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty A nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. Các số liệu TK 131 đều khớp đúng với nhau. Thủ tục phân tích Thủ tục 1: So sánh số dƣ phải thu khách hàng năm nay so với năm trƣớc, phân tích biến động của doanh thu thuần So sánh số dư phải thu khách hàng KTV dựa vào Bảng CĐKT năm 2013, tính số dư bình quân phải thu ngắn hạn năm 2013 và so sánh với số dư bình quân phải thu ngắn hạn năm 2012. Ở đây, KTV đã tính được như sau: - Năm 2013: Số đầu năm 91,416,057,683 VNĐ Số cuối năm 55,154,002,387 VNĐ SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 = (Số đầu năm +Số cuối năm)/2 = (91,416,057,683 +55,154,002,387)/2 =73,285,030,035 VNĐ - Dựa vào Bảng CĐKT năm 2012 được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm 2012, KTV thu thập được số liệu sau: Năm 2012: Số đầu năm 79,890,105,131 VNĐ Số cuối năm 91,416,057,683 VNĐ Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 = (Số đầu năm +Số cuối năm)/2 = (79,890,105,131 +91,416,057,683)/2 = 85,653,081,410 VNĐ Sau khi tính toán, KTV tiến hành so sánh số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 và năm 2012, cụ thể qua bảng sau: Năm 2013 Năm 2012 Tăng/giảm Tỷ lệ (%) (a) (b) (c)= (a) – (b) (c)/(b) Số dƣ bình quân các khoản phải thu 73,285,030,035 85,653,081,410 (12,368,051,380) -14,44% ngắn hạn Thủ tục 2: So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trƣớc Để thực hiện thủ tục này, KTV sử dụng lại kết quả đã tính ở thủ tục 1. Đầu tiên, KTV sẽ tính số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 và năm 2012, sau đó sẽ so sánh và đưa ra kết luận. Cụ thể như sau: - Năm 2013: Doanh thu thuần: 267,840,549,745 Số dư bình quân khoản phải thu: 73,285,030,035 Số vòng quay các khoản phải thu =267,840,549,745 / 73,285,030,035 = 3,65 - Số ngày thu tiền bình quân 2013: 360/3,65=98,63 - Năm 2012: Doanh thu thuần: 179,405,546,374 VNĐ Số dư bình quân khoản phải thu: 85,653,081,410 VNĐ Số vòng quay các khoản phải thu =179,405,546,374 /85,653,081,410 = 2,09 SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh - Số ngày thu tiền binh quân 2012: 360/2,09 =172,25 Kết luận: Sau khi tính toán, KTV nhận thấy rằng Số vòng quay khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng so với năm 2012, cụ thể tăng (3,65 – 2,09 = 1,56), điều này cũng chứng tỏ rằng tình hình thu hồi công nợ năm nay nhanh hơn năm trước. Thử nghiệm chi tiết Thử nghiệm 1: Thu thập bảng kê chi tiết số dƣ cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT KTV yêu cầu bộ phận kế toán cung cấp Sổ tổng hợp công nợ phải thu theo đối tượng, sau đó tiến hành so sánh số tổng cộng trên Sổ tổng hợp công nợ thấy khớp đúng với khoản Phải thu khách hàng trên Bảng CĐKT của Công ty A. Cụ thể được KTV thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính: VNĐ Sổ tổng hợp công nợ Bảng CĐKT Chênh lệch Phải thu khách hàng 55,154,002,387 55,154,002,387 0 Thử nghiệm 2: Đọc lƣớt Sổ cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thƣờng và kiểm tra đến chứng từ gốc KTV tiến hành xem qua Sổ Cái tài khoản 131 và nhận thấy không có nghiệp vụ nào bất thường, các khoản hạch toán hoàn toàn hợp lý, hợp lệ và khớp đúng với doanh thu và các tài khoản khác. Sau đó, KTV thu thập chứng từ của các khách hàng có số dư lớn và tiến hành kiểm tra chi tiết. Cụ thể: + Tỷ lệ tổng số dư cuối kỳ của các khách hàng lớn/Tổng số dư cuối kỳ khoản Phải thu khách hàng = 49,829,293,035/ 55,154,002,387= 90,346%. Cho thấy khoản phải thu từ các công trình lớn chiếm phần lớn trong tổng khoản phải thu khách hàng của Cty A. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh Khách hàng Số dƣ cuối kỳ Mã KH Bệnh viện Chợ Rẫy 1,194,233,066 69BVCRAY Công ty CP XD Hữu Mạnh 3,544,180,532 65HUMANH Công ty địa ốc Sacom 4,786,703,839 65SACOM Công ty CP Chương Dương 3,138,910,100 65CDUONG Công ty TNHH Xây dựng 143 3.141.435.157 1CPXD143 Trường cán bộ TP.HCM 8,858,874,000 68TCANBO Tổng công ty phát triển khu công 13,705,035,027 66PTBHOA nghiệp Tổng công ty XD số 1-TNHH 1 11,459,921,314 8PT19C3 thành viên Cộng 49,829,293,035 Tỷ lệ 90,346% Thử nghiệm 3 : Gửi thƣ xác nhận công nợ Từ Sổ chi tiết công nợ khách hàng, KTV tiến hành lập thư xác nhận theo mẫu có sẵn của TND bao gồm các nội dung chính: Tên khách hàng cần xác nhận số dư; Lời giới thiệu về công ty kiểm toán và lý do xác nhận số dư; Số tiền cần xác nhận; Địa chỉ và thời hạn nhận lại thư xác nhận; Ý kiến và xác nhận của khách hàng. Sau khi lập xong thư xác nhận, KTV giao thư xác nhận bằng file mềm cho đơn vị chèn logo công ty và in ra đóng dấu, ký tên. Đơn vị tiếp tục gởi thư xác nhận này đến các khách hàng cần làm xác nhận. Vì điều kiện không cho phép nên NTD tiến hành lập thư xác nhận ngay tại thời điểm thực hiện kiểm toán, cho nên trong thời gian kiểm toán tại đơn vị, KTV không có thư xác nhận để đối chiếu số dư. Vì vậy KTV đã tiến hành kiểm tra chi tiết phát sinh trong kỳ và phát sinh sau ngày khóa sổ đối với từng khách hàng. Sau thời hạn kiểm toán, khi thư xác nhận về, KTV sẽ tiến hành đối chiếu số dư với thư xác nhận của khách hàng. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh Sau đây là mẫu thư xác nhận công nợ: Ngày tháng .năm 20 THƢ XÁC NHẬN SỐ DƢ CÔNG NỢ Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty . Địa chỉ: . Tel: Fax: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND đang tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty A cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013. Theo yêu cầu của các kiểm toán viên chúng tôi, đề nghị Quý Công ty xác nhận các thông tin như sau: Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, số dƣ công nợ của chúng tôi với Quý Công ty nhƣ sau: Loại tiền tệ Số tiền Phải thu VNĐ Phải thu Vui lòng kiểm tra và ký xác nhận trựDc tiếp trên thư này. Nếu có sai lệch về số dư trên, đề nghị Quý Công ty ghi chi tiết những sai lệch để các kiểm toán viên của chúng tôi đối chiếu. Xin vui lòng gửi trực tiếp xác nhận của Quý Công ty về công ty kiểm toán độc lập của chúng tôi trước ngày 30 tháng 1 năm 2014 theo địa chỉ sau: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán TND 296 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (848) 3517 1936 Fax: (848) 3517 1935 Người nhận: Anh Hồ Đình Phúc (hdphuc@gmail.com). Xin lưu ý rằng thư này không phải thư yêu cầu thanh toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2013 đều không ảnh hưởng đến số dư xác nhận này. Xin chân thành cảm ơn. Ông . Giám Đốc Công ty A Công ty □ Chúng tôi đồng ý với số dư trên □ Chúng tôi không đồng ý với số dư trên (chi tiết số dư đính kèm) Số dư phải trả Công ty A tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 như sau: Loại tiền tệ Số tiền Phải trả VND Ký tên và đóng dấu Họ tên, Chức vụ, D Ngày SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh 2.2.2.4 Hoàn thành kiểm toán - Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ Tại công ty A, quá trình xem xét cho thấy tình hình hoạt động của Công ty sau ngày kết thúc niên độ là ổn định, không phát sinh sự kiện nào gây ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2013 - Rà soát lại hồ sơ kiểm toán Đây là công việc quan trọng trong quá trình kiểm toán, việc rà soát lại toàn bộ giấy làm việc và các tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán nhằm tìm ra những sai sót và điều chỉnh kịp thời. - Phát hành báo cáo kiểm toán TND phát hành Báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần và gửi cho khách hàng, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà TND sẽ phát hành bao nhiêu bộ, trong đó sẽ lưu tại nội bộ công ty một bộ. Ý kiến kiểm toán: BCTC của Công ty A được phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty A vào ngày 31/12/2013 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. Lập thư quản lý và gửi cho khách hàng: thông báo cho Công ty A rằng đã hoàn thành cuộc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013. Đồng thời, KTV đã tiến hành soát xét hệ thống KSNB và hệ thống kế toán của Công ty. Nêu các vấn đề đã nêu trong thư quản lý năm trước và các phát hiện trong việc kiểm toán năm nay. Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo: Kết luận được đưa ra là: Phương pháp kiểm toán, các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã được lưu lại đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán và thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh KẾT LUẬN CHƢƠNG 2. Nội dung chương 2 đề cập đến hai vấn đề chính đó là quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại TND và minh họa quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty CPXD A do TND thực hiện. Nội dung thứ nhất trình bày các giai đoạn của một quy trình kiểm toán nợ phải thu, nêu chi tiết các bước công việc mà KTV phải thực hiện ở từng giai đoạn. Nội dung thứ hai sẽ trình bày theo thực tế từ một công ty có thực dựa trên cơ sở là nội dung thứ nhất. Qua thực tiễn tham gia quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng cho thấy TND thực hiện chương trình kiểm toán dựa trên chương trình mẫu của VACPA. Tuy nhiên, tùy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty A mà KTV đã bỏ qua một số thủ tục không cần thiết nhưng vẫn không ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Tại TND, chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng sẽ được thiết kế tùy theo từng hình thức kinh doanh của doanh nghiệp yêu cầu kiểm toán cũng như về quy mô. Các thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết cũng sẽ được lược bỏ hoặc bổ sung cho phù hợp. Nhưng nhìn chung, chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại TND không có khác biệt mấy so với lý thuyết được đề cập ở chương 1. Điều đó cho thấy TND thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 3.1.1 Ƣu điểm Về nguồn nhân lực TND có nguồn nhân lực KTV giàu kinh nghiệm, trình độ cao, năng động, chuyên nghiệp, tận tâm với công việc đặc biệt TND đã thu hút được những KTV và chuyên viên tư vấn đã và đang hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán. Bên cạnh đó TND luôn tạo điều kiện cho các KTV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích đầu tư, chứng khoán, thuế đã góp phần nâng cao trình độ, chất lượng công tác trong cho các cán bộ trong doanh nghiệp. Về cơ sở vật chất: Các phòng rộng rãi, được trang bị đầy đủ các thiết bị để làm việc. Về quy trình kiểm toán chung Để nâng cao chất lượng công tác kiểm toán, vừa kết hợp với chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, TND đã xây dựng chương trình kiểm toán với từng quy trình của báo cáo tài chính nhằm giúp KTV định hướng được công việc cần thực hiện. Chương trình cũng dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, những quy định của Bộ Tài Chính, phù hợp với các nguyên tắc kiểm toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi. - Giai đoạn thực hiện kiểm toán + Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán luôn bám sát và kiểm tra công việc của trợ lý. Các vấn đề được thảo luận kỹ cũng như thống nhất cách giải quyết. Các tài liệu thu thập được đánh số tham chiếu một cách hệ thống để có bằng chứng khi tra cứu. + TND luôn cập nhật mọi thông tin về luật, về các quy định chế độ. Công ty cài đặt một phần mềm về các quy định, chế độ và các chuẩn mực mới nhất cho mọi nhân viên, và khi có một văn bản pháp luật mới được phát hành thì Công ty luôn phổ biến cho nhân viên của mình để công tác kiểm toán đạt hiệu quả cao. - Giai đoạn tổng hợp, kết luận, lập báo cáo + TND luôn rà soát lại toàn bộ công việc kiểm toán. Công việc này thường được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và sau đó là Ban Giám Đốc trước khi phát hành báo cáo SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh kiểm toán, trao đổi với Ban Giám Đốc của công ty khách hàng đưa ra các bút toán điều chỉnh. Sau đó xem xét các sai phạm trên khía cạnh trọng yếu để bày tỏ ý kiến trung thực và hợp lý của BCTC trên BCKT. Do đó kết luận kiểm toán trong BCKT chính thức đưa ra một cách độc lập, khách quan, chính xác với thực tế, tạo được sự tin cậy. Về quy trình kiểm toán phải nợ phải thu khách hàng - Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng được Công ty quy định rất cụ thể và có những hướng dẫn bổ sung cho chương trình kiểm toán khoản mục này rất chi tiết. Bên cạnh đó, công ty còn có hệ thống chỉ dẫn cho chương trình kiểm toán khoản phải thu, giúp cho KTV thực hiện công việc dễ dàng hơn. - Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng mang tính linh hoạt, không bắt buộc KTV làm theo một cách cứng nhắc. Tùy vào tình hình cụ thể của từng khách hàng mà KTV có thể thêm hoặc bớt một số thủ tục để đạt được kết quả kiểm toán tốt nhất. - Công ty đã thiết lập hệ thống bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB cho nhiều khoản mục trên BCTC, ngoài ra công ty còn thiết kế chương trình xác lập mức độ trọng yếu. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và hỗ trợ các KTV trong quá trình kiểm toán. - Kết quả kiểm toán từng khoản mục được trưởng nhóm kiểm toán tập hợp để phát hành BCKT. TND có hệ thống Báo cáo kiểm toán đảm bảo khoa học về hình thức, tin cậy về nội dung. 3.1.2. Nhƣợc điểm 3.1.2.1 Tìm hiểu về hệ thống KSNB Tại TND công ty thực hiện đánh giá về hệ thống KSNB phần lớn dựa vào phỏng vấn nhân viên công ty khách hàng, xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV. Công ty ít sử dụng lưu đồ để mô tả các chu trình kinh doanh. Tại TND chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn. Với mỗi cty với lĩnh vực kinh doanh và hình thức hoạt động khác nhau mà TND có soạn thảo mẫu câu hỏi dành riêng cho mỗi công ty khách hàng. 3.1.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích. Trên thực tế thủ tục phân tích chưa được thực hiện đồng bộ giữa các KTV vì sự phán đoán và kinh nghiệm kiểm toán, nhìn nhận vấn đề của các KTV khác nhau, tùy vào SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Võ Tường Oanh quy mô khách hàng và tỷ trọng khoản mục NPT chiếm trong tổng tài sản mà KTV thực hiện các thủ tục phân tích khác nhau. Đây được xem như là một giới hạn, thuộc về yếu tố con người. 3.1.3. Giải pháp 3.1.3.1. Tìm hiểu về hệ thống KSNB. Để mô tả hệ thống KSNB đúng đắn và hoàn thiện hơn, KTV có thể sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp sau (tùy theo đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểm toán): Vẽ các lưu đồ, lập bảng tường thuật, lập bảng câu hỏi về KSNB. Lƣu đồ là sự trình bày toàn bộ các quá trình kiểm soát áp dụng cũng như mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán cùng quá trình vận động và luân chuyển chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ. Ƣu điểm: Lưu đồ về KSNB giúp KTV có thể nhìn thấy khái quát, logic và súc tích về hệ thống KSNB của khách hàng, dễ dàng phát hiện những thiết sót trong thiết kế và vận hành của các quá trình và thủ tục kiểm soát. Từ đó nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với hoạt động và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm toán cần bổ sung. Cách thức mô tả hệ thống KSNB qua lưu đồ thường dễ dàng hơn việc đọc một bảng tường thuật. Nhƣợc điểm:Việc sử dụng lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB vẫn chưa được nhiều công ty kiểm toán áp dụng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do tâm lý e ngại của KTV vì cho rằng phương pháp này khó nên không muốn thực hiện. Bảng tƣờng thuật về hệ thống KSNB là sự mô tả bằng văn bản về nội dung KSNB của khách hàng. Để mô tả rõ nét về hệ thống KSNB thì tài liệu này thường được dùng phối hợp với các tư liệu khác về KSNB. Đối với những hệ thống đơn giản, KTV có thể sử dụng duy nhất bảng tường thuật để ghi nhận sự hiểu biết của mình. Đặc điểm của mô tả tường thuật gồm: . Mô tả nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách. . Mô tả tất cả các quá trình đã xảy ra . Mô tả việc luân chuyển, xử lý và lưu trữ chứng từ. . Mô tả những dấu hiệu để cho thấy những nguyên tắc thủ tục kiểm soát đã thực hiện. SVTH: Phạm Bạch Ngọc Trang 55