Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại - dịch vụ Trường Thắng

pdf 156 trang thiennha21 26/04/2022 3930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại - dịch vụ Trường Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_chi_phi_va_xac_dinh_ket_qua_hoat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại - dịch vụ Trường Thắng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TRƯỜNG THẮNG Sinh viên: HUYỀN TÔN NỮ HẠ QUYÊN Trường ĐạiKhóa học học: 2015 - Kinh2019 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TRƯỜNG THẮNG Tên sinh viên: Tên giáo viên hướng dẫn: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Lớp: K49A Kế Toán Niên khóa: 2015 - 2019 Trường ĐạiHu ếhọc, tháng 5/2019 Kinh tế Huế
  3. LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp (02/01 – 02/05/2019), tôi đã được học tập và rèn luyện những kỹ năng, những kiến thức trang bị cho tương lai. Để có được những điều này, là nhờ sự dạy dỗ và giúp đỡ tận tình của các thầy cô ở trường Đại học Kinh tế Huế. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên làm quen với môi trường doanh nghiệp, được học hỏi thêm nhiều điều, trang bị được những kỹ năng cần thiết để sinh viên thích nghi với môi trường làm việc mới. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thanh Bình - giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Cảm ơn Cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, bổ sung kiến thức, đồng thời đưa ra những nhận xét và lời khuyên bổ ích giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Công Tằng Tôn Nữ Thanh Diễm – kế toán tổng hợp kiêm nội bộ tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập, cũng như góp ý và nhận xét giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn đến Ban Giám Đốc công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty. Trong quá trình tìm hiểu, quan sát, học hỏi và bắt tay vào thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận này, mặc dù bản thân tôi đã cố gắng, nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra, song kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự thông cảm cũng như nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô để bài nghiên cứu của mình Trườngđược hoàn thiện hơn. Đại học Kinh tế Huế Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên, Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản KQKD Kết quả kinh doanh BĐSĐT Bất động sản đầu tư MTV Một thành viên BH Bán hàng NVL Nguyên vật liệu BHXH Bảo hiểm xã hội NVVP Nhân viên văn phòng BHYT Bảo hiểm y tế NXB Nhà xuất bản BVMT Bảo vệ môi trường QLKD Quản lý kinh doanh CCDV Cung cấp dịch vụ QLDN Quản lý doanh nghiệp CKTM Chiết khấu thương mại SXC Sản xuất chung CKTT Chiết khấu thanh toán SXKD Sản xuất kinh doanh CP Chi phí TK Tài khoản CSH Chủ sở hữu TNDN Thu nhập doanh nghiệp CTGS Chứng từ ghi sổ TNHH Trách nhiệm hữu hạn DV Dịch vụ TSCĐ Tài sản cố định DVVT Dịch vụ vận tải TSDH Tài sản dài hạn GGHB Giảm giá hàng bán TSNH Tài sản ngắn hạn GTGT Giá trị gia tăng TTDB Tiêu thụ đặc biệt GVHB Giá vốn hàng bán UNC Ủy nhiệm chi HĐ Hợp đồng UNT Ủy nhiệm thu HMLK Hao mòn lũy kế XDCB Xây dựng cơ bản HTK Hàng tồn kho XK Xuất khẩu KPCĐ Kinh phí công đoàn Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Bảng cơ cấu và biến động tài sản của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 42 Bảng 2.2 - Bảng cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 45 Bảng 2.3 - Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 48 Bảng 2.4 - Tình hình nguồn lao động của Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng TSNH và TSDH qua 3 năm (2016, 2017,2018) 43 Biểu đồ 2.2: Biến động theo thời gian của nguồn vốn qua 3 năm 46 Biểu đồ 2.3: Biến động của lợi nhuận trước thuế năm 2016, 2017,2018 49 Biểu đồ 2.4: Biến động về số lao động phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ qua 3 năm (2016, 2017, 2018) 52 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT đầu ra 63 Biểu mẫu 2.2: Sổ chi tiết TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ 65 Biểu mẫu 2.3: Sổ cái TK 511 66 Biểu mẫu 2.4: Giấy báo Có của Ngân hàng Sacombank 68 Biểu mẫu 2.5: Sổ phụ ngân hàng 69 Biểu mẫu 2.6: Sổ chi tiết TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 70 Biểu mẫu 2.7: Sổ cái TK 515 71 Biểu mẫu 2.8: Hóa đơn GTGT đầu vào của Công ty TNHH MTV Quang Hải 76 Biểu mẫu 2.9: Ủy nhiệm Chi 77 Biểu mẫu 2.10: Sổ chi tiết TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 79 Biểu mẫu 2.11: Sổ cái TK 154 80 Biểu mẫu 2.12: Bảng thanh toán tiền lương công nhân trực tiếp 81 Biểu mẫu 2.13: Phiếu chi lương tháng 12 82 Biểu mẫu 2.14: Hóa đơn đầu vào của Trương Quang Truyền 84 Biểu mẫu 2.15: Phiếu chi trả tiền sửa chữa theo Hóa đơn số 0047500 85 Biểu mẫu 2.16: Bảng phân bổ chi phí lốp xe, sửa chữa xe 86 Biểu mẫu 2.18: Hóa đơn GTGT đầu vào của Công ty TNHH SH 123 90 Biểu mẫu 2.19: Vé cầu đường 91 Biểu mẫu 2.20: Sổ chi tiết TK 632 – giá vốn hàng bán 94 Biểu mẫu 2.21: Sổ cái TK 632 95 Biểu mẫu 2.22: Hóa đơn GTGT của Ngân hàng Sacombank 96 Biểu mẫu 2.23: Sổ chi tiết TK 635 97 Biểu mẫu 2.24: Sổ cái TK 635 98 Biểu mẫu 2.25: Hóa đơn GTGT đầu vào của Công ty TNHH Thái Sinh 100 Biểu mẫu 2.26: Phiếu chi trả tiền tiếp khách 101 Biểu mẫu 2.27: Sổ chi tiết TK 6422 – Chi phí quản lý kinh doanh 102 Biểu mẫu 2.28: Sổ cái TK 6422 103 Biểu mẫu 2.29: Bảng thanh toán lương Ban giám đốc 105 TrườngBiểu mẫu 2.30: Bảng thanhĐại toán lương học công nhân viênKinh gián tiếp tế Huế105 Biểu mẫu 2.31: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương công ty 105 Biểu mẫu 2.32: Hóa đơn GTGT Sacombank về phí chuyển tiền 107 Biểu mẫu 2.33: Sổ phụ ngân hàng Sacombank 107 Biểu mẫu 2.34: Hóa đơn GTGT của ngân hàng Sacombank 108
  8. Biểu mẫu 2.35: Bảng khấu hao TSCĐ văn phòng và nhà kho 110 Biểu mẫu 2.36: Hóa đơn GTGT đầu vào của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây 113 Biểu mẫu 2.37: Sổ cái TK 911 121 Biểu mẫu 2.38: Trích sổ chi tiết TK 6422 125 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 515 – Doanh thu tài chính 17 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán TK 711 – Thu nhập khác 19 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 23 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán TK 632 – Giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên 26 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán TK 635 – Chi phí tài chính 29 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh 34 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán TK 811 – Chi phí khác 36 Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán TK 821 – Chi phí thuế TNDN 38 Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 40 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 55 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 57 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 59 Trường Đại học Kinh tế Huế
  10. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 2 1.5. Các phương pháp nghiên cứu: 3 1.6. Cấu trúc của khóa luận: 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 5 1.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp: 5 1.1.1. Một số nghiên cứu liên quan trong những năm vừa qua và tính mới của đề tài: 5 1.1.2. Một số đặc điểm của loại hình vận tải hàng hóa bằng đường bộ ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 5 1.1.3. Vai trò công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ vận tải tại công ty: 8 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 9 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp: 9 1.2.1. Kế toán doanh thu: 9 1.2.1.1. Khái niệm: 9 1.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: 9 1.2.1.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: 10 1.2.1.4. Thời điểm ghi nhận doanh thu: 11 1.2.1.5. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 12 1.2.1.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 15 1.2.2. Kế toán thu nhập khác: 17 Trường1.2.2.1. Nguyên tắc ghi Đại nhận thu nh ậhọcp khác: Kinh tế Huế17 1.2.2.2. Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: 18 1.2.3. Kế toán chi phí: 20 1.2.3.1. Khái niệm: 20 1.2.3.2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí: 20
  11. 1.2.3.3. Thời điểm ghi nhận chi phí: 20 1.2.3.4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 21 1.2.3.5. Kế toán Giá vốn hàng bán: 24 1.2.3.6. Kế toán chi phí tài chính: 27 1.2.3.7. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh: 29 1.2.3.8. Kế toán chi phí khác: 35 1.2.3.9. Kế toán chi phí thuế TNDN: 37 1.2.4. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 38 1.2.4.1. Khái niệm: 38 1.2.4.2. Nguyên tắc ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh: 39 1.2.4.3. Nguyên tắc kế toán: 39 1.2.4.4. Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 41 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 41 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: 41 2.1.1.1. Giới thiệu chung: 41 2.1.1.2. Sơ lược về tài sản, nguồn vốn của công ty: 42 2.1.1.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: 48 2.1.1.4. Tình hình nhân sự của công ty trong những năm gần đây: 51 2.1.1.5. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 53 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 54 2.1.2.1. Chức năng: 54 2.1.2.2. Nhiệm vụ: 54 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty: 55 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: 55 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: 55 2.2. Giới thiệu về bộ máy kế toán của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng:57 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán: 57 Trường2.2.2. Tổ chức vận dụ ngĐại chế độ kế toán:học Kinh tế Huế 58 2.3. Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng: 61 2.3.1. Kế toán doanh thu quý IV năm 2018: 61 2.3.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 61 2.3.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính: 66
  12. 2.3.1.3. Kế toán thu nhập khác: 71 2.3.2. Kế toán chi phí: 73 2.3.2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 73 2.3.2.2. Giá vốn hàng bán: 92 2.3.2.3. Chi phí tài chính: 95 2.3.2.4. Chi phí quản lý kinh doanh: 98 2.3.2.5. Chi phí khác: 113 2.3.2.6. Chi phí thuế TNDN: 114 2.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 118 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TRƯỜNG THẮNG 122 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng: 122 3.1.1. Nhận xét chung: 122 3.1.2. Ưu điểm: 122 3.1.3. Nhược điểm: 124 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải: 125 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 129 1. Kết luận: 129 2.Kiến nghị: 130 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 PHỤ LỤC 1322 Trường Đại học Kinh tế Huế
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển, đất nước ta đã và đang chuyển mình để vươn tới hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi tổ chức sản xuất kinh doanh là một tế bào kinh tế. Vì vậy, để một nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thì mỗi tế bào kinh tế đó phải không ngừng hoàn thiện và đứng vững trên thị trường. Trong doanh nghiệp, kế toán là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Bởi thông qua bộ phận này, các nhà quản lý có thể biết được ý nghĩa của các con số một cách đáng tin cậy, theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra những đánh giá và hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai nhằm thu về lợi nhuận lớn nhất. Nhiều năm qua, ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và là lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ hàng muốn chuyển hàng trong nội thành và liên tỉnh. Chính vì lẽ đó, công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh là một vấn đề ảnh hưởng lớn. Công tác kế toán doanh thu, chi phí cung cấp các tài liệu nhằm làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là phần hành không thể thiếu đối với tất cả ngành kinh doanh nói chung và ngành vận tải nói riêng. Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng sau khoảng thời gian kinh doanh không hiệu quả (Cụ thể: năm 2016, tình hình kinh doanh của công ty lỗ, lợi nhuận sau thuế đạt -558.429.437 đồng), gặp phải không ít khó khăn. Từ năm 2017 – 2018, ban giám đốc và nhân viên công ty đã đồng lòng vượt qua khó khăn và bắt đầu đã có những bước chuyển mình để gây dựng lại danh tiếng và uy tín đối với khách hàng trong hiện tại. Xuất phát từ thực trạng trên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng Trườngdẫn và sự giúp đỡ của cácĐại nhân viên họctại bộ phận kếKinhtoán ở coông ty TNHHtế thươngHuế mại – dịch vụ Trường Thắng, tôi đã lựa chọn đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Để từ đó, cá nhân tôi có thể tổng SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình hợp kiến thức đã học và áp dụng vào thực tiễn, đồng thời tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số ưu nhược điểm, giải pháp để tổ chức công tác này được hoàn thiện hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng” hướng tới: Mục tiêu chung: - Thực hiện việc nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng”. Mục tiêu cụ thể: - Thứ nhất, Tổng quan cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ vận tải. - Thứ hai, Tìm hiểu về thực trạng công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng. - Thứ ba, Thông qua việc tìm hiểu thực trạng để đưa ra một số ưu nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng” thông qua hệ thống sổ sách kế toán, tài khoản, phương pháp kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ liên quan đến doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ vận tải. Trường1.4. Phạm vi nghiên Đại cứu: học Kinh tế Huế Phạm vi không gian: Số liệu phục vụ cho đề tài thực tập được thu thập tại phòng kế toán của Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng. SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Phạm vi thời gian: - Số liệu được dùng để phân tích tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn nhân sự của công ty trong 3 năm: năm 2016, 2017, 2018. - Số liệu được dùng để phản ánh thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ vận tải tại công ty trong quý IV năm 2018. 1.5. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tìm hiểu, tham khảo các giáo trình của các giảng viên biên soạn, internet và một số bài khóa luận tốt nghiệp tại thư viện Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu và hệ thống hóa phần cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh - Phương pháp quan sát: Quan sát kế toán viên thực hiện việc nhập sổ sách, số liệu, ghi nhận nghiệp vụ, luân chuyển chứng từ để thực hiện việc mô tả lại quy trình luân chuyển chứng từ, cách kế toán viên xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh tại bộ phận kế toán công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng. - Phương pháp điều tra: Hỏi trực tiếp kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng để hoàn thành phần giới thiệu chung về công ty, cụ thể là: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và tổ chức vận dụng chế độ kế toán của công ty. - Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành thu thập báo cáo tài chính các năm 2016, 2017, 2018; các chứng từ; sổ cái; sổ chi tiết; báo cáo quyết toán thuế TNDN để áp dụng trong các phần sau: Sơ lược về tài sản, nguồn vốn của công ty, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình nhân sự của công ty trong những năm gần đây và phần thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ vận tải. Trường- Phương pháp phân Đại tích: Dự a trênhọc những s ốKinhliệu đã thu thập đưtếợc, ti ếnHuế hành xử lý số liệu thô và chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách phù hợp, khoa học. Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích đánh giá tổng quát về tài sản, nguồn vốn, nguồn lao động và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản, hạch toán kế toán: Tập hợp các chứng từ kế toán, phân loại chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ xảy ra trong kỳ liên quan đến doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh nhằm hiểu rõ hơn về công tác hạch toán, các chứng từ được sử dụng và các quy trình luân chuyển chứng từ để đưa ra các ví dụ thực tế một cách rõ ràng và chính xác nhất. 1.6. Cấu trúc của khóa luận: Kết cấu đề tài khóa luận bao gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 1.1.1. Một số nghiên cứu liên quan trong những năm vừa qua và tính mới của đề tài: Đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ vận tải tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng” là một đề tài không còn mới đối với những nghiên cứu trước đây. Một số khóa luận ở những khóa trước tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế liên quan như: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải Hùng Đạt, Hoàng Bích Phượng, khóa 2010 - 2014”; khóa luận “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Mai Linh Huế, Nguyễn Thị Thôi, khóa 2013 -2017”; Tuy nhiên, không như những bài khóa luận về doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh trên, phần chi phí chỉ đề cập để phục vụ cho phần hành xác định kết quả kinh doanh. Còn trong bài khóa luận của mình, doanh thu và chi phí đều là phần hành lớn nhất trong công ty nên tôi muốn tổng hợp và nhấn mạnh rõ cả 2 mảng này cùng với mảng xác định kết quả kinh doanh để có một cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ vận tải hàng hóa là ngành chưa được các sinh viên khóa trước đề cập và nghiên cứu nhiều, một số khóa luận có đề cập tới ngành dịch vụ vận tải hành khách. Để có một cách nhìn tổng quan và đa dạng hơn nên đề tài tôi lựa chọn để nghiên cứu là: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại – dịch Trườngvụ Trường Thắng”, cụ thĐạiể hơn là về lhọcĩnh vực dịch vKinhụ vận tải hàng hóa tế bằng đưHuếờng bộ. 1.1.2. Một số đặc điểm của loại hình vận tải hàng hóa bằng đường bộ ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Trên thị trường cạnh tranh, ngoài các hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng rất đa dạng. Bao gồm các hoạt động kinh doanh bưu điện, vận tải, du lịch, sửa chữa, dịch vụ khoa học kĩ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí, chụp ảnh, cho thuê đồ dùng, cắt tóc, giặt là . Căn cứ vào tính chất của hoạt động dịch vụ, người ta chia làm 2 loại dịch vụ: - Dịch vụ có tính chất sản xuất: Ví dụ: dịch vụ vận tải, bưu điện, sửa chữa - Dịch vụ không có tính chất sản xuất: Ví dụ: dịch vụ hướng dẫn du lịch, giặt là, chụp ảnh Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ta có định nghĩa về vận tải như sau: Vận tải hay giao thông vận tải là sự vận chuyển hay chuyển động của người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Phương thức vận chuyển bao gồm hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, Phương tiện giao thông rất quan trọng vì nó cho phép quan hệ thương mại trong cuộc sống; đó là điều cần thiết cho sự phát triển của nền văn minh. Trong đó: Căn cứ vào đối tượng vận chuyển, dịch vụ vận tải bằng đường bộ có thể chia làm 2 loại: - Vận chuyển hành khách: Đối với vận tải hành khách có các phương tiện như: vận tải hành khách bằng xe khách với số ghế từ 12 chỗ trở lên, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách bằng xe buýt hoặc bằng phương tiện khác như: xe máy (xe ôm) Vận chuyển hàng hóa: Đối với vận tải hàng hoá loại phương tiện chủ yếu được dùng là xe tải với các xe có tải trọng rất đa dạng từ 0.25 tấn tới các xe tải kéo bằng dơmooc có tải trọng lên tới hàng vài trăm tấn. Vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải bao gồm: vận tải đường biển, vận tải đường sắt, vận tải đường Trườnghàng không Đại học Kinh tế Huế Ưu điểm nổi bật của loại phương tiện này là sự tiện lợi, tính linh hoạt, có khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình và có hiệu quả kinh tế cao đối với các khoảng cách ngắn và trung bình. Vận chuyển bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển hành khách, các loại hàng hoá. Chính vì vậy, một SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình doanh nghiệp lựa chọn loại hình vận tải bằng đường bộ để kinh doanh cần một khoản chi phí không quá lớn so với các loại hình vận tải khác. Mặt khác vận tải bằng đường bộ rất phù hợp với vận chuyển nội địa. Tuy nhiên, hình thức vận tải này cũng mang lại sự nhược điểm bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối lượng hàng hoá lớn như vận tải bằng đường thuỷ, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hoá có khối lượng vận chuyển nhỏ và trung bình. Về chi phí các doanh nghiệp vận tải bằng đường bộ có chi phí cố định thấp do các doanh nghiệp không sở hữu hệ thống đường sá, tuy vậy chi phí biển đổi lại cao do các chi phí về nhiên liệu, và các chi phí phát sinh khác trên đường đi như: chi phí cầu đường, chi phí công an, chi phí thay săm lốp, chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, chi phí bồi dưỡng, tiền ăn ca cho các lái xe. Dịch vụ vận tải là ngành sản xuất đặc biệt, sản phẩm vận tải là quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác và đo được bằng các chỉ tiêu: tấn.km, hàng hóa vận chuyển và người.km, hành khách. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải không mang hình thái vật chất, quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn liền với nhau không thể tách rời. Chính vì vậy, sản phẩm dịch vụ vận tải không có sản phẩm tồn kho hoặc lưu kho được nên cũng không thể tính được chi phí sản phẩm dở dang như trong ngành sản xuất và xây dựng. Phương tiện vận tải chủ yếu là xe tải (vận chuyển hàng hóa), xe khách, xe máy .(vận chuyển hành khách) - đây là TSCĐ và quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này lại bao gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiêu liệu, năng lượng khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí và doanh thu dịch vụ. Ngày nay, sự phát triển của ngành vận tải phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng của con người. Trong đó, vận tải bằng đường Trườngbộ là một loại hình v ậnĐại tải quan tr ọnghọc trong cơ cấKinhu các ngành vận ttếải và là Huếhình thức vận tải phổ biến nhất và có sự cạnh tranh khốc liệt hơn cả đối với vận tải nội địa. Mặc dù còn nhiều bất cập vì việc khai thác vận chuyển phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ tầng, cầu đường, điều kiện địa lý và khí hậu, nhưng loại hình này đang ngày càng SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình phát triển, hoàn thiện và góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của Đất nước. Do đó, việc tổ chức quản lý hợp lý công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ngành vận tải. 1.1.3. Vai trò công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty: Công tác tập hợp doanh thu, chi phí đầy đủ, chính xác, hợp lý và xác định kết quả hoạt động kinh doanh đáng tin cậy có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Chức năng của kế toán viên là ghi chép, tính toán, phản ánh và báo cáo thường xuyên tình hình kinh doanh cho ban giám đốc để quản lý chi phí và tăng trưởng doanh thu. Thông qua số liệu mà kế toán cung cấp Ban giám đốc có thể quản lý được tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh chỉ có thể dựa trên doanh thu và chi phí chính xác. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải tại công ty để xác định nội dung, phạm vi doanh thu, chi phí là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ doanh thu và chi phí là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh còn phải thực hiện đúng theo các quy định trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, thông tư 133/2016/TT-BTC mà công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng đang áp dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Như vậy, công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả Trườnghoạt động kinh doanh Đạilà phần không học thể thiếu đưKinhợc đối với các doanhtế nghiHuếệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp. SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh: - Xác định đúng doanh thu, chi phí và tổ chức tập hợp doanh thu, chi phí đầy đủ, hợp lý. - Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chứng từ, số liệu kịp thời, chính xác. - Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa số liệu chi tiết và tổng hợp. - Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán doanh thu và chi phí phù hợp với phương pháp kế toán HTK kê khai thường xuyên mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh đáng tin cậy. - Thực hiện phân tích tình hình lãi lỗ của công ty. - Lập báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo giải trình chi tiết. - Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán. - Cung cấp số liệu cho Ban Giám đốc, cơ quan thuế định kỳ hoặc khi có yêu cầu. 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 1.2.1. Kế toán doanh thu: 1.2.1.1. Khái niệm: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, Điều 56, khoản 1, định nghĩa về doanh thu như sau: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trừ phần vốn góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.” Suy ra: Doanh thu dịch vụ vận tải là doanh thu mà doanh nghiệp nhận được từ Trườngviệc phục vụ khách hàng Đại trong việc vhọcận chuyển, lưuKinh thông, phân ph ốtếi hàng hóaHuế từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm ở một thời gian nhất định. 1.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 57 khoản 1.2b, điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ là: - Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp; - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo; - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 1.2.1.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 56, khoản 2, 3, 4; ta có nguyên tắc ghi nhận doanh thu như sau: - Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý. Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp. Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua sản phẩm hàng hóa của Trườngđơn vị (như mua 2 sản phẩmĐại được tặng học thêm 1 sản Kinhphẩm) thì bản chất tế giao dịchHuế là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng; về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm. Trường hợp này giá trị sản phẩm tặng cho khách hàng được phản ánh vào giá vốn SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình và doanh thu tương ứng với giá trị hợp lý của sản phẩm đó phải được ghi nhận. Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện. - Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa. (Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả. Ví dụ: Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý đều được coi là đã thực hiện) - Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba. Ví dụ: Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường) phải nộp; Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý; Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng; Các trường hợp khác. Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán bắt buộc phải xác định và loại trừ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra Trườngkhỏi các chỉ tiêu phản ánhĐại doanh thu họcgộp. Kinh tế Huế 1.2.1.4. Thời điểm ghi nhận doanh thu: Trích Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 56, khoản 5, 6, ta có: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Thời điểm căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng. - Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. 1.2.1.5. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: a) Khái niệm: Theo Chuẩn mực số 14: “Doanh thu và thu nhập khác”, ta có định nghĩa như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). b) Nguyên tắc kế toán: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 57 khoản 1.1; khoản 2 quy định như sau: Tài khoản 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: - Bán hàng hóa: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư; - Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng Trường- Doanh thu khác. Đại học Kinh tế Huế Trong đó, bao gồm: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Doanh thu bán hàng (TK 5111): phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hóa, vật tư, lương thực, Doanh thu bán thành phẩm (TK 5112): Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, Doanh thu cung cấp dịch vụ (TK 5113): phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán, Doanh thu khác (TK 5118): Tài khoản này dùng để phản ánh về doanh thu nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư, các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước c) Quy trình quản lý và phương pháp kế toán của TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: - Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, Bảng kê, Bảng thanh toán - Sổ kế toán: Sổ chi tiết doanh thu và sổ các TK liên quan Sổ cái TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - TK sử dụng: TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trường- Nội dung và kết Đạicấu TK: học Kinh tế Huế Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 57, khoản 2, ta có kết cấu TK 511 như sau: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Bên Nợ Bên Có - Các khoản thuế gián thu phải nộp - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của - Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.  Các khoản giảm trừ doanh thu: Theo Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, quy định như sau: Các khoản giảm trừ doanh thu là tổng hợp các khoản được ghi trừ vào tổng doanh thu trong kỳ bao gồm các khoản: Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn. Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Hàng bán bị trả lại: Là khối lượng hàng bán đã xác định là đã tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại và bị từ chối thanh toán - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 111,112,131 111,112,131 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu BH&CCDV 333 Các khoản thuế phải nộp khi BH&CCDV (Trường hợp chưa tách các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu) Các khoản thuế phải nộp khi BH&CCDV (Trường hợp tách ngay các khoản thuế phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu) 911 Kết chuyển doanh thu BH&CCDV vào TK 911 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: a) Khái niệm: Theo Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, ta có: “Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán” b) Nguyên tắc kế toán: - Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm: Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch Trườngvụ; Đại học Kinh tế Huế Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư; Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ; lãi do bán ngoại tệ; Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. c) Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: - Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo Có của Ngân hàng - Sổ kế toán: Sổ phụ Ngân hàng Sổ chi tiết TK 515 Sổ cái TK 515 - TK sử dụng: TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính - Nội dung và kết cấu TK: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 58, khoản 2, ta có kết cấu TK 515 như sau: Bên Nợ Bên Có - Số thuế GTGT phải nộp tính theo - Các khoản doanh thu hoạt động tài phương pháp trực tiếp (nếu có); chính phát sinh trong kỳ. - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính 911 Kết chuyển doanh thu tài chính 138 vào TK 911 Cổ tức, lợi nhuận được chia sau ngày đầu tư 331 CKTT mua hàng được hưởng 1112,1122 1111,1121 Bán ngoại tệ Tỷ giá Lãi bán ngoại tệ bán 121,228 Thu hồi, nhượng bán các khoản đầu tư tài chính Lãi bán khoản đầu tư 152,156,211, 331,341,642 Mua vật tư, HH, TS, DV, thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ Lãi tỷ giá 3387 Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận trước 413 Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 515 – Doanh thu tài chính 1.2.2. Kế toán thu nhập khác: 1.2.2.1. Nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 65 khoản 1 quy định như sau: TrườngTài khoản 711 dùng Đại để phản ánhhọc các khoản Kinhthu nhập khác ngo tếài ho ạtHuế động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư khác; - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); - Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại nhà sản xuất; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. 1.2.2.2. Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: - Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo Có, các chứng từ khác liên quan - Sổ kế toán: Sổ phụ ngân hàng Sổ cái, sổ chi tiết TK 711 - Tài khoản sử dụng: TrườngTK 711 – Thu nh ậpĐại khác học Kinh tế Huế - Nội dung và kết cấu TK: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 65, khoản 2, ta có kết cấu TK 711 là: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Bên Nợ Bên Có - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối - Các khoản thu nhập khác phát sinh với các khoản thu nhập khác ở doanh trong kỳ. nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: TK 711 Thu nhập khác 911 111,112,128 Kết chuyển thu nhập khác vào Thu phạt khách hàng vi phạm TK 911 để xác định KQKD hợp đồng kinh tế, tiền các tổ chức bảo hiểm bồi thường Thu được các khoản phải thu khó đòi đã xóa sổ 338 333 Tiền phạt tính trừ vào khoản Các khoản thuế trừ vào nhận ký quỹ, ký cược thu nhập khác (Nếu có) 152,156,221 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ 331,338 Tính vào thu nhập khác khoản nợ phải trả không xác định được chủ 333 Các khoản thuế XNK, TTĐB, BVMT được giảm, được hoàn Trường Đại học Kinh tế 3387Huế Định kỳ, phân bổ doanh thu chưa thực hiện nếu được tính vào TN khác Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán TK 711 – Thu nhập khác SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.3. Kế toán chi phí: 1.2.3.1. Khái niệm: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 59, khoản 1, ta có khái niệm về chi phí như sau: “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa” Suy ra, chi phí vận tải là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho việc vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải trong một thời gian nhất định. 1.2.3.2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 59, khoản 3,4, nguyên tắc ghi nhận chi phí là: - Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ - Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. - Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. 1.2.3.3. Thời điểm ghi nhận chi phí: Trích Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 59, khoản 2, thời điểm ghi nhận chi phí được quy định như sau: Trường- Việc ghi nhận chiĐại phí ngay cảhọc khi chưa đếnKinh kỳ hạn thanh toántế nh ưngHuế có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất của giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý. 1.2.3.4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: a) Nguyên tắc ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 26, khoản 4a,b,c,d; nguyên tắc ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau: - Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ, Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí (nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện. - Đối với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành về vận tải đường bộ (ô tô, tàu điện, vận tải bằng phương tiện thô sơ khác ) vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không, TK 154 áp dụng cho ngành giao thông vận tải phải được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, ) theo từng doanh nghiệp hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ. - Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế mà phải phân bổ dần theo từng kỳ. Vì vậy, hàng kỳ các doanh nghiệp vận tải ô tô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải (chi phí phải trả) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành. - Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ thì không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. b) Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: - Chứng từ kế toán sử dụng: TrườngHóa đơn GTGT, CácĐại chứng từ lihọcên quan khác Kinh tế Huế - Sổ kế toán: Sổ chi tiết, sổ cái TK 154 - Tài khoản sử dụng: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Nội dung và kết cấu TK: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 26, khoản 6 quy định như sau: Bên Nợ Bên Có - Các chi phí NVL trực tiếp, chi - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo phí nhân công trực tiếp, chi phí sử xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ dụng máy thi công, chi phí SXC ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB; phát sinh trong kỳ liên quan đến - Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành sản xuất sản phẩm và chi phí thực bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hiện dịch vụ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính - Các chi phí NVL trực tiếp, chi xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phí nhân công trực tiếp, chi phí sử phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ; dụng máy thi công, chi phí SXC - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn phát sinh trong kỳ liên quan đến thành cung cấp cho khách hàng; giá thành sản phẩm xây lắp công - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng trình hoặc giá thành xây lắp theo không sửa chữa được; giá khoán nội bộ; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công - Kết chuyển chi phí sản xuất, xong nhập lại kho; kinh doanh dở dang cuối kỳ - Phản ánh chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên (trường hợp doanh nghiệp hạch mức bình thường không được tính vào trị giá HTK toán hàng tồn kho theo phương mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. pháp kiểm kê định kỳ). Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã phản ánh chi phí SXC cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí SXC cố định không được tính vào trị giá HTK thì phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Nợ TK 632, Có TK 154); - Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng Trường Đại tồnhọc kho theo ph ươngKinh pháp kiểm k ê tếđịnh kỳ). Huế Số dư Bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. - Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 152,153 152 Chi phí VVL trực tiếp thực tế phát Trị giá NVL xuất thuê gia công chế sinh theo từng đối tượng tập hợp biến hoàn thành nhập kho chi phí 334 138,334 Chi phí NC trực tiếp thực tế phát sinh Trị giá sp hỏng không sửa chữa được, người thiệt hại phải bồi thường 111,112,214, 331,338 642,241 Chi phí SXC thực tế phát sinh Sp sx ra sử dụng cho tiêu dùng nội bộ hoặc sử dụng cho HĐ XDCB không qua nhập kho 241 111,112,331 Chi phí sx thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc CKTM,GGHB được hưởng tương ứng bán, thanh lý sp sx thử với số NVL đã xuất dùng để sx sp dở dang 133 Thuế GTGT (Nếu có) 111,112,131 Thu hồi (bán, thanh lý) sp sx thử 3331 Nếu có 241 Chi phí sx thử lớn hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sp sx thử 632 155 Sp hoàn thành Xuất bán thành phẩm nhập kho Sp dịch vụ hoàn thành tiêu thụ ngay Trường Đại họcChi phí Kinh NVL trực tiếp, NCtế trực tiếp,Huế SXC vượt trên mức bình thường Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.3.5. Kế toán Giá vốn hàng bán: a) Nguyên tắc kế toán: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 62, khoản 1, ta có: - Giá vốn hàng bán (TK 632): phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí cho thuê BĐSĐT theo phương thức cho thuê hoạt động; chi phí nhượng bán, thanh lý BĐSĐT b) Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: - Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, UNC, Phiếu chi, Phiếu xe chạy, Phiếu dầu, Bảng tính khấu hao - Sổ kế toán: Sổ chi tiết TK 632 Sổ cái TK 632 - TK sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán - Nội dung kết cấu TK: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 62, khoản 2.1, trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bên Nợ Bên Có - Đối với hoạt động sản xuất, kinh - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng doanh, phản ánh: hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài Trị giá vốn của sản phẩm, hàng khoản 911 “Xác định kết quả kinh hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. doanh”; Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh Trườngphí nhân công vượt Đại trên mức học bình BĐSĐT Kinh phát sinh trong tế kỳ để xácHuế định thường và chi phí sản xuất chung cố định kết quả hoạt động kinh doanh; không phân bổ được tính vào giá vốn - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng bán trong kỳ; hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh Các khoản hao hụt, mất mát của lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường nhỏ hơn số đã lập năm trước); do trách nhiệm cá nhân gây ra; - Trị giá hàng bán bị trả lại; Số trích lập dự phòng giảm giá - Khoản hoàn nhập chi phí trích trước hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự đối với hàng hóa bất động sản được xác phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập định là đã bán (chênh lệch giữa số chi năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm phí trích trước còn lại cao hơn chi phí trước chưa sử dụng hết). thực tế phát sinh); - Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá tư, phản ánh: hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để tiêu thụ; cho thuê hoạt động trích trong kỳ; - Số điều chỉnh tăng nguyên giá BĐSĐT Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải nắm giữ chờ tăng giá khi có bằng chứng tạo BĐS không đủ điều kiện tính vào chắc chắn cho thấy BĐSĐT có dấu hiệu nguyên giá BĐS đầu tư; tăng giá trở lại; Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu cho thuê hoạt động BĐSĐT trong kỳ; thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã Giá trị còn lại của BĐSĐT bán, tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất thanh lý trong kỳ; bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn l Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh ại. lý BĐSĐT phát sinh trong kỳ; Số tổn thất do giảm giá trị BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá; Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: TK 632 Giá vốn hàng bán 154,155,156,157 911 Trị giá vốn của sp, HH, DV Kết chuyển GVHB vào TK 911 xuất bán 138,152,153, 155,156 155,156 Phần hao hụt, mất mát HTK Hàng bán bị trả lại nhập kho được tính vào GVHB 154 Chi phí SXC vượt quá mức bình 2294 thường tính vào GVHB Giá thành thực tế của sp chuyển Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK thành TSCĐ sử dụng cho XDCB 217 Bán BĐS đầu tư (GTCL) 2147 HMLK Trích khấu hao BĐS đầu tư 111,112,331,334 Chi phí phát sinh liên quan đến BĐS đầu tư không được ghi tăng giá trị BĐS đầu tư 242 Nếu được phân bổ Trích lập dự phòng giảm giá HTK Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán TK 632 – Giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai Trường Đại thưhọcờng xuyên Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.3.6. Kế toán chi phí tài chính: a) Nguyên tắc kế toán: Trích Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 63, khoản 1a,b; ta có: Chi phí tài chính (TK 635): Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm: - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; - Chiết khấu thanh toán cho người mua; - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; chi phí giao dịch bán chứng khoán; - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; Lỗ bán ngoại tệ; - Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác; - Các khoản chi phí tài chính khác. Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây: - Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; - Chi phí bán hàng; - Chi phí quản lý doanh nghiệp; - Chi phí kinh doanh bất động sản; - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản; - Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác; - Chi phí khác. b) Quy trình quản lý và phương pháp hạch toán: Trường- Chứng từ kế toán Đại sử dụng: học Kinh tế Huế Giấy báo Ngân hàng về thanh toán các khoản vay, Chứng từ liên quan - Sổ kế toán: Sổ phụ ngân hàng SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Sổ chi tiết, sổ cái TK 635 - TK sử dụng: TK 635 – Chi phí tài chính - Nội dung và kết cấu TK: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 63, khoản 2, kết cấu TK 635: Bên Nợ Bên Có - Các khoản chi phí tài chính phát sinh - Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng trong kỳ; khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu - Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hết); hơn số dự phòng đã lập kỳ trước). - Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính; - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: TK 635 Chi phí tài chính 413 2291,2292 Xử lý lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ vào giảm giá đầu tư chứng khoán và chi phí tài chính tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 121,228 911 Lỗ về bán các khoản đầu tư Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính 111,112 Tiền thu bán các Chi phí nhượng khoản đầu tư bán các khoản đầu tư 2291, 2292 Lập dự phòng giảm giá chứng khoán và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 111,112,331 CKTT cho người mua 111,112,335,242, Lãi tiền vay phải trả, lãi phân bổ mua hàng trả chậm, trả góp Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán TK 635 – Chi phí tài chính 1.2.3.7. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh: a) Nguyên tắc kế toán: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 64, khoản 1.1, nguyên tắc kế toán TK Trường642 được quy định nh ưĐại sau: học Kinh tế Huế Chi phí quản lý kinh doanh (TK 642): Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, ); chi phí bằng tiền khác. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuế đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng ). Trích Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 64, khoản 1.3, ta có: Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở chi tiết theo từng loại chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong từng loại chi phí được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như: - Đối với chi phí bán hàng (TK 6421): Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công Trườngđoàn, bảo hiểm thất nghiệp, Đại học Kinh tế Huế Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ, dùng cho bộ phận bán hàng. Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc, Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng, Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” mà không phản ánh ở TK này. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu, Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí nêu trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng - Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6422): Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp. Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản Trườnglý doanh nghiệp như vănĐại phòng ph ẩm học vật liệu Kinhsử dụng cho việc tếsửa chữa Huế TSCĐ, công cụ, dụng cụ, (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT). Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT). SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng, Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác. Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ. Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, b) Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: - Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi Hóa đơn GTGT Bảng thanh toán lương Bảng tính khấu hao Giấy báo Có - Sổ kế toán: Sổ phụ ngân hàng Sổ chi tiết, sổ cái TK 642 Trường- TK sử dụng: Đại học Kinh tế Huế TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh - Nội dung và kết cấu TK: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 64, khoản 2, kết cấu TK 642 là: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Bên Nợ Bên Có - Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh - Các khoản được ghi giảm chi phí quản trong kỳ; lý kinh doanh; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự lập kỳ trước chưa sử dụng hết); phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình TK 642 Chi phí QLKD 111,112,152, 111,112 153,242,331 Chi phí vật liệu, dụng cụ Các khoản giảm trừ CP QLKD 133 911 334,338 Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, Kết chuyển CP QLKD BHYT, BHXH, KPCĐ, tiền ăn ca 214 Chi phí KH TSCĐ 2293 242,335 Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết lớn hơn số phả trích lập năm nay 352 Dự phòng phải trả HĐ có rủi ro lớn, 352 dự phòng phải trả khác 229 Hoàn nhập dự phòng phải trả về Dự phòng phải thu khó đòi chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa 111,112,153, 141,331,335 -Chi phí dịch vụ mua ngoài -Chi phí bằng tiền khác 133 Thuế GTGT Thuế GTGT đầu (Nếu có) vào không được 152,153,155,156 khấu trừ Thành phẩm, hh, dv khuyến mãi, quảng cáo, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho khách hàng bên ngoài DN (không kèm theo điều kiện khách hàng phải mua hd, dv khác) 338 TrườngSố phải trả cho đơn vĐạiị nhận ủy thác học XK Kinh tế Huế về các khoản đã chi hộ 133 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.3.8. Kế toán chi phí khác: a) Nguyên tắc kế toán: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 66, khoản 1a, quy định về TK 811 như sau: Chi phí khác (TK 811): Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác; - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính; - Các khoản chi phí khác. b) Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: - Chứng từ kế toán sử dụng: UNC, Phiếu chi, Bảng đối chiếu công nợ, Các chứng từ liên quan - Sổ kế toán: Sổ chi tiết, sổ cái TK 811 - TK sử dụng: TK 811 – Chi phí khác Trường- Nội dung và kết cĐạiấu TK: học Kinh tế Huế Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 66, khoản 2, ta có: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Bên Nợ Bên Có - Các khoản chi phí khác phát sinh - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: TK 811 Chi phí khác 111,112,131,141 911 Các chi phí khác phát sinh (Chi hoạt động thanh lý, nhượng bán Kết chuyển chi phí khác để xác định TSCĐ) KQKD 331,338 Khi nộp phạt Khoản bị phạt do vi phạm hợp 111,112,138 đồng, vi phạm Thu bán hồ sơ thầu, hoạt động hành chính thanh lý, nhượng bán TSCĐ 2111,2113 214 Nguyên giá Giá trị Khấu hao TSCĐ góp hao mòn TSCĐ ngừng vốn liên dụng sử cho SXKD doanh, liên kết 228 Giá trị góp vốn liên doanh liên kết Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ TrườngSơ đồĐại1.8: Sơ đồ hạhọcch toán TK 811Kinh– Chi phí khác tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.3.9. Kế toán chi phí thuế TNDN: a) Nguyên tắc kế toán: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 67, khoản 1a, nguyên tắc kế toán của TK 821 là: Tài khoản 821 dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập tính thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. b) Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: Theo Luật 14/2008, điều 3; Luật 32/2013, điều 3; Nghị định 218/2013, điều 6; Thông tư 78/2014; Luật 7/2014, điều 1, khoản 1,2; Thông tư 96/2015, điều 1,2. Ta có: - Phương pháp tính thuế: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất thuế TNDN Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập miễn thuế + Chuyển lỗ) Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu tính thuế - Chi phí được trừ) + Thu nhập khác Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác Mức thuế suất: Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng áp dụng mức thuế suất 20% - Sổ kế toán: Sổ cái TK 821 Trường- TK sử dụng: Đại học Kinh tế Huế TK 821 – Chi phí thuế TNDN - Nội dung và kết cấu TK: Trích Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 67, khoản 2, ta có: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Bên Nợ Bên Có - Chi phí thuế TNDN phát sinh trong - Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm; năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã bổ sung do phát hiện sai sót không trọng ghi nhận trong năm; yếu của các năm trước được ghi tăng chi - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm phí thuế TNDN của năm hiện tại. do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại; - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ. - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: TK 821 Chi phí thuế TNDN 333 (3334) 911 Số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ Kết chuyển chi phí thuế do DN tự xác định TNDN Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán TK 821 – Chi phí thuế TNDN Trường1.2.4. Xác định kếĐạit quả hoạt đ ộhọcng kinh doanh Kinh: tế Huế 1.2.4.1. Khái niệm: Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh sau một thời gian nhất định. Việc xác định kết quả kinh doanh SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình thường được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán tháng, quý hay năm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. 1.2.4.2. Nguyên tắc ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh: Trích Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 68, khoản 1b,c, quy định như sau: - Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính ). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. - Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. 1.2.4.3. Nguyên tắc kế toán: Trích Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 68, khoản 1a, ta có: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Trường- Kết quả hoạt động Đại khác là s ố họcchênh lệch giữaKinh các khoản thu tếnhập khHuếác và các khoản chi phí khác 1.2.4.4. Quy trình quản lý và phương pháp kế toán: SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Chứng từ kế toán sử dụng: Các chứng từ liên quan đến doanh thu, chi phí trong kỳ kinh doanh - Sổ kế toán: Sổ cái TK 911 - Tài khoản sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh - Nội dung và kết cấu TK: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, điều 68, khoản 2, quy định như sau: Bên Nợ Bên Có - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế bán trong kỳ; TNDN và chi phí khác; - Doanh thu hoạt động tài chính, các - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý khoản thu nhập khác và khoản kết chuyển doanh nghiệp; giảm chi phí thuế TNDN; - Kết chuyển lãi. - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: TK 911 Xác định kết quả kinh doanh 632,635,642,811 511,515,711 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác 821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN 421 421 Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh Trườngtrong Đại kỳ học Kinhtrong ktếỳ Huế Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: 2.1.1.1. Giới thiệu chung: Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng Địa chỉ: 27 Lê Hồng Phong, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế Số điện thoại: 0234.3935998 Email: truongthang1106@gmail.com Mã số thuế: 3301194192 Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế Người đại diện pháp luật: Trần Sơn Ngày cấp giấy phép: 26/05/2010 Ngày bắt đầu hoạt động 01/06/2010 - H4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (Ngành chính) - G4530 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe Ngành nghề kinh doanh: có động cơ khác - G4752 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, trong các cửa hàng chuyên doanh Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa TrườngLoại hình kinh tế: ĐạiTrách nhi họcệm hữu hạn Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.1.2. Sơ lược về tài sản, nguồn vốn của công ty: Bảng 2.1 - Bảng cơ cấu và biến động tài sản của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng. Đơn vị: Đồng Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 % Năm 2017 % Năm 2018 % Chênh lệch % Chênh lệch % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.949.686.771 52,10 17.916.280.079 66,08 16.479.383.860 63,67 1.966.593.308 12,33 (1.436.896.219) (8,02) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 41.962.542 0,14 364.578.131 1,34 735.301.359 2,84 322.615.589 768,82 370.723.228 101,69 II. Đầu tư tài chính - - - - III. Các khoản phải thu 15.670.941.202 51,19 17.418.980.207 64,25 15.397.051.264 59,48 1.748.039.005 11,15 (2.021.928.943) (11,61) 1. Phải thu của khách hàng 15.670.941.202 51,19 17.401.775.882 64,18 15.360.406.939 59,34 1.730.834.680 11,04 (2.041.368.943) (11,73) 4. Phải thu khác - 0,00 17.204.325 0,06 36.644.325 0,14 17.204.325 - 19.440.000 112,99 IV. Hàng tồn kho 236.783.027 0,77 132.721.741 0,49 347.031.237 1,34 (104.061.286) (43,95) 214.309.496 161,47 1. Hàng tồn kho 236.783.027 0,77 132.721.741 0,49 347.031.237 1,34 (104.061.286) (43,95) 214.309.496 161,47 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 14.664.745.739 47,90 9.196.257.391 33,92 9.405.120.631 36,33 (5.468.488.348) (37,29) 208.863.240 2,27 I. Tài sản cố định 13.783.067.633 45,02 8.963.107.763 33,06 9.036.930.100 34,91 (4.819.959.870) (34,97) 73.822.337 0,82 Nguyên giá 16.517.310.004 53,95 12.313.528.184 45,42 14.422.619.092 55,72 (4.203.781.820) (25,45) 2.109.090.908 17,13 Giá trị hao mòn lũy kế (2.734.242.371) (8,93) (3.350.420.421) (12,36) (5.385.688.992) (20,81) (616.178.050) 22,54 (2.035.268.571) 60,75 II. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - III. XDCB dở dang - - - - - - - - IV. Tài sản khác 881.678.106 2,88 233.149.628 0,86 368.190.531 1,42 (648.528.478) (73,56) 135.040.903 57,92 1. Thuế GTGT được khấu trừ 484.937.766 1,58 - - - (484.937.766) (100,00) - - 2. Tài sản khác 396.740.340 1,30 233.149.628 0,86 368.190.531 1,42 (163.590.712) (41,23) 135.040.903 57,92 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 30.614.432.510 100,00 27.112.537.470 100,00 25.884.504.491 100,00 (3.501.895.040) (11,44) (1.228.032.979) (4,53) (Nguồn từ Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018 tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng) SVTH: Huyền Tôn NTrườngữ Hạ Quyên Đại học Kinh42 tế Huế
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 35,000,000,000 30,000,000,000 25,000,000,000 20,000,000,000 15,000,000,000 10,000,000,000 5,000,000,000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TÀI SẢN DÀI HẠN 14,664,745,739 9,196,257,391 9,405,120,631 TÀI SẢN NGẮN HẠN 15,949,686,771 17,916,280,079 16,479,383,860 TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng TSNH và TSDH qua 3 năm (2016, 2017,2018) Qua số liệu tính toán ở bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, ta thấy: Tổng tài sản của công ty giảm dần qua các năm. Trong đó: TSNH biến động ổn định hơn còn TSDH giảm đáng kể. Cụ thể là: Tổng tài sản của năm 2017 là 27.112.537.470 đồng, giảm 3.501.895.040 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,44% so với tổng tài sản của năm 2016 là 30.614.432.510 đồng. Đến năm 2018, tổng tài sản đạt 25.884.504.491 đồng, giảm 1.228.032.979 đồng, tương ứng giảm 4,53% so với năm 2017. Cụ thể là: - TSNH: Năm 2016, TSNH của công ty là 15.949.686.771 đồng, chiếm 52,10% so với tổng tài sản. Năm 2017, con số này tăng lên thành 17.916.280.079 đồng, tương ứng tăng 12,33% so với năm 2016, chiếm 66,08% so với tổng tài sản. Đến năm 2018 giảm còn 16.479.383.860 đồng, tương ứng giảm 8,02% so với năm 2017, chiếm 63,67% so với tổng tài sản. Dù TSNH giảm nhưng tỷ lệ nắm giữ TSNH của công ty vẫn cao hơn so với tỷ lệ nắm giữ TSDH. Trường- TSDH: Năm 2016, Đại TSDH c ủahọc công ty là 14.664.745.739Kinhđ ồng,tế chiếm Huế47,90% so với tổng tài sản. Năm 2017, TSDH của công ty giảm còn 8.963.107.763 đồng, chiếm 33,92% so với tổng tài sản. Điều này cho thấy, TSDH của công ty năm 2017 giảm 5.468.488.348 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 37,29% so với năm 2016. Đến SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình năm 2018, TSDH của công ty tăng nhưng không đáng kể, đạt 9.405.120.631 đồng, tăng 208.863.240 đồng, tương ứng tăng 2,27%; chiếm 36,33% so với năm trước. Kết luận: Với đặc điểm của Công ty là doanh nghiệp thương mại – dịch vụ thì cơ cấu giữa tỷ trọng TSNH và TSDH của công ty trong năm 2017, năm 2018 là chưa được hợp lý (TSNH chiếm tỷ trọng cao hơn so với TSDH trong tổng tải sản; tức là công ty đang nắm giữ TSNH nhiều hơn) Vì vậy, Công ty cần phải xem xét và cân nhắc tỷ trọng này để công ty thuận lợi hơn trong hoạt động thương mại – dịch vụ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng cùng một lúc, từ đó làm cơ sở cho công ty đạt được mục tiêu kinh doanh có lãi, mang lại lợi nhuận, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Bảng 2.2 - Bảng cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng Đơn vị : Đồng Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 Chỉ tiêu Năm 2016 % Năm 2017 % Năm 2018 % Chênh lệch % Chênh lệch % C. NỢ PHẢI TRẢ 23.451.512.977 76,60 18.582.393.133 68,54 17.222.904.290 66,74 (4.869.119.844) (20,76) (1.359.488.843) (7,32) 1. Phải trả người bán 10.051.665.162 32,83 12.187.792.713 44,95 14.442.839.907 55,97 2.136.127.551 21,25 2.255.047.194 18,50 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 41.747.404 0,14 142.720.420 0,53 114.481.506 0,44 100.973.016 241,87 (28.238.914) (19,79) 4. Phải trả người lao động - - - 5. Phải trả khác 719.800.411 2,35 0,00 - - (719.800.411) (100,00) - 6. Vay và nợ thuê tài chính 12.638.300.000 41,28 6.251.880.000 23,06 2.665.582.877 10,33 (6.386.420.000) (50,53) (3.586.297.123) (57,36) D. VỐN CSH 7.162.919.533 23,40 8.530.144.337 31,46 8.634.464.167 33,46 1.367.224.804 19,09 104.319.830 1,22 1. Vốn góp của CSH 7.500.000.000 24,50 7.500.000.000 27,66 7.500.000.000 29,06 0 0,00 - - 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (337.080.467) (1,10) 1.030.144.337 3,80 1.161.600.201 4,50 1.367.224.804 (405,61) 131.455.864 12,76 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 30.614.432.510 100,00 27.112.537.470 100,00 25.805.064.491 100,00 (3.501.895.040) (11,44) (1.307.472.979) (4,82) (Nguồn từ Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018 tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng) SVTH: Huyền Tôn NTrườngữ Hạ Quyên Đại học Kinh45 tế Huế
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 35,000,000,000 30,000,000,000 25,000,000,000 20,000,000,000 15,000,000,000 10,000,000,000 5,000,000,000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 VỐN CSH 7,162,919,533 8,530,144,337 8,634,464,167 NỢ PHẢI TRẢ 23,451,512,977 18,582,393,133 17,222,904,290 NỢ PHẢI TRẢ VỐN CSH Biểu đồ 2.2: Biến động theo thời gian của nguồn vốn qua 3 năm Qua bảng phân tích 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy: nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm. Năm 2016, tổng nguồn vốn là 30.614.432.510 đồng, sang năm 2017 tổng nguồn vốn giảm xuống còn 27.112.537.470 đồng, tức là giảm 3.501.895.040 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,44% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng nguồn vốn của công ty giảm xuống còn 25.805.064.491đồng, tương ứng giảm 1.307.472.979 đồng, với tỷ lệ giảm 4,82% so với năm 2017. Cụ thể là: - Nợ phải trả: Trong năm 2016, nợ phải trả của công ty chiếm 23.451.512.977 đồng, chiếm 76,60% so với tổng nguồn vốn, đến năm 2017, nợ phải trả của công ty giảm xuống còn 18.582.393.133 đồng, chiếm 68,54% so với tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy nợ phải trả của công ty năm 2017 giảm nhẹ so với năm 2016 với con số là 4.869.119.844 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 20,76%. Đến năm 2018, nợ phải trả của công ty tiếp tục giảm còn 17.222.904.290 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,32% so với năm 2017, chiếm 66,74% so với tổng nguồn vốn. - Vốn CSH: Trong năm 2016, VCSH của công ty chiếm 7.162.919.533 đồng, chiếm 23,40% so với tổng nguồn vốn. Đến năm 2017, vốn CSH của công ty tăng lên Trườngnhưng không đáng k ể Đại thành 8.530.144.337 họcđồng, Kinh chiếm 31,46% sotế với tổngHuế nguổn vốn. Qua đó, ta thấy, vốn CSH của công ty năm 2017 tăng 1.367.224.804 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,09% so với năm 2016. Năm 2018, vốn CSH tiếp tục tăng lên. Cụ thể là: Vốn CSH năm 2018 đạt 8.634.464.167 đồng, tức là tăng 104.319.830 đồng, SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình tương ứng với tỷ lệ tăng 1,22% so với năm 2017. Vốn CSH chiếm 33,46% so với tổng nguồn vốn. Điều này thể hiện sự thay đổi dù không đáng kể so đối với việc nắm giữ tỷ trọng giữa Nợ phải trả và Vốn CSH, tuy nhiên Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng đã có cái nhìn tổng quát hơn để cố gắng cân bằng tỷ trọng này. Kết luận: Ở bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả của công ty mặc dù giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Sự biến động của nợ phải trả chủ yếu phụ thuộc vào sự biến động của chỉ tiêu “phải trả người bán”. Trong khi đó, Vốn CSH tuy có sự biến động tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty. Qua đó, ta thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty trong giai đoạn 2016- 2017-2018 đang dần cải thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển trong tương lai, công ty cần tiếp tục chính sách tài chính đảm bảo tỷ trọng vốn CSH và nợ phải trả ở mức cân đối, để gia tăng doanh thu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.1.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Bảng 2.3 - Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng Đơn vị: Đồng Năm 2017/Năm 2016 Năm 2018/Năm 2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.966.262.540 45.659.739.707 33.454.958.709 13.693.477.167 42,84 (12.204.780.998) (26,73) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.966.262.540 45.659.739.707 33.454.958.709 13.693.477.167 42,84 (12.204.780.998) (26,73) 4. Giá vốn hàng bán 30.539.581.218 43.205.052.944 29.828.079.935 12.665.471.726 41,47 (13.376.973.009) (30,96) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.426.681.322 2.454.686.763 3.626.878.774 1.028.005.441 72,06 1.172.192.011 47,75 6. Doanh thu hoạt động tài chính 992.198 1.881.126 2.443.787 888.928 89,59 562.661 29,91 7. Chi phí tài chính 1.078.781.227 826.156.442 153.696.820 (252.624.785) (23,42) (672.459.622) (81,40) Trong đó: Chi phí lãi vay 1.078.781.227 826.156.442 - (252.624.785) (23,42) (826.156.442) (100,00) 8. Chi phí quản lý kinh doanh 907.322.230 956.105.318 3.325.898.759 48.783.088 5,38 2.369.793.441 247,86 9. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh (558.429.937) 674.306.129 149.726.982 1.232.736.066 (220,75) (524.579.147) (77,80) 10. Thu nhập khác - 3.000.000.000 14.592.848 3.000.000.000 - (2.985.407.152) (99,51) 11. Chi phí khác - 3.600.379.815 - 3.600.379.815 - (3.600.379.815) (100,00) 12. Lợi nhuận khác - (600.379.815) 14.592.848 (600.379.815) - 614.972.663 (102,43) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (558.429.437) 73.926.314 164.319.830 632.355.751 (113,24) 90.393.516 122,28 14. Chi phí thuế TNDN 0 14.785.263 32.863.966 14.785.263 18.078.703 122,28 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (558.429.437) 59.141.051 131.455.864 617.570.488 (110,59) 72.314.813 122,28 (Nguồn từ Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018 tại công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng) SVTH: Huyền Tôn NTrườngữ Hạ Quyên Đại học Kinh tế Huế 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 300,000,000 200,000,000 164,319,830 73,926,314 100,000,000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 -100,000,000 Tổng lợi nhuận kế -200,000,000 toán trước thuế -300,000,000 -400,000,000 -500,000,000 -600,000,000 -558,429,437 Biểu đồ 2.3: Biến động của lợi nhuận trước thuế năm 2016, 2017,2018 Qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.3, ta thấy: Lợi nhuận trước thuế trong 3 năm qua có sự biến động lớn. Cụ thể là: Năm 2016: Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt -558.429.437 đồng. Con số này thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty là chưa hiệu quả, việc cân đối doanh thu và chi phí chưa hợp lý. Ta thấy: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 31.966.262.540 đồng, trong khi đó giá vốn đã chiếm 30.539.581.218 đồng, điều này dẫn tới lợi nhuận gộp chỉ đạt 1.426.681.322 đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra lợi nhuận kế toán trước thuế âm là vì: Doanh thu tài chính của công ty chỉ chiếm 992.198 đồng, trong khi đó chi phí tài chính lại đạt tới 1.078.781.227 đồng và chi phí quản lý kinh doanh là 907.322.230 đồng; mặt khác công ty trong năm 2016 lại không có lợi nhuận khác nên đã làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế âm. Việc kinh doanh không đem lại lợi nhuận, không đảm bảo mục tiêu hoạt động của công ty là một sự thức tỉnh để công ty phải nỗ lực để duy trì sự tồn tại của mình trên thị trường cạnh tranh và kinh doanh có lãi. Đến năm 2017: Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 73.926.314 đồng, đã tăng Trường632.355.751 đồng so vớiĐại năm 2016. Điềuhọc này cho thKinhấy, công ty đã cótế những Huếbiện pháp khắc phục những sai sót ở năm 2016. Cụ thể là: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 45.659.739.707 đồng, đã tăng 13.693.477.167 đồng, tương ứng tăng 42,84% so với năm 2016. Giá vốn cũng tăng lên 12.665.471.726 đồng, tương ứng tăng SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 49
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 41,47%. Ta thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn đều tăng lên so với năm trước, tuy nhiên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao hơn nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.028.005.441 đồng, tương ứng tăng 72,06% so với năm 2016. Sự cố gắng của công ty không dừng lại ở đây, mà còn thể hiện ở: doanh thu tài chính đạt 1.881.126 đồng, tăng 888.928 đồng, tương ứng tăng 89,59%; chi phí tài chính giảm 252.624.785 đồng, tương ứng giảm 23,42%; chi phí quản lý kinh doanh vẫn tăng 5,38% so với năm 2016 nhưng không đáng kể và tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ giảm của 2 chỉ tiêu trên. Mặt khác, năm 2017, công ty đã tạo thêm phần thu nhập khác, đạt 3.000.000.000 đồng, tuy nhiên chi phí khác lại cao hơn 600.379.815 đồng so với thu nhập khác nên lợi nhuận khác lại âm. Dù vậy, nhưng đây vẫn được coi là một bước ngoặc đánh dấu sự cố gắng đưa công ty trở lại với thị trường kinh doanh mạnh mẽ hơn, minh chứng là lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty năm 2017 đạt 59.141.051 đồng, tăng 617.570.488 đồng so với năm trước. Đây là con số không lớn nhưng nó là động lực để công ty tiếp tục cố gắng trong những năm tiếp theo. Năm 2018, Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng đạt lợi nhuận kế toán trước thuế là 164.319.830 đồng. Đây là con số này thể hiện sự vượt trội trong kinh doanh của Công ty so với 2 năm trước. Ta thấy: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 33.454.958.709 đồng, giảm 12.204.780.998 đồng, tương ứng giảm 26,73% so với năm trước, trong khi đó giá vốn chiếm 29.828.079.935 đồng, giảm 13.376.973.009 đồng, tương ứng giảm 30,96%. Mặc dù doanh thu thuần giảm nhưng giá vốn giảm với tốc độ nhanh hơn nên điều này dẫn tới lợi nhuận gộp đạt được 3.626.878.774 đồng, tăng 1.172.192.011 đồng, tương ứng tăng 47,75% so với năm 2017. Sự vượt trội của công ty còn được thể hiện ở: doanh thu tài chính đạt 2.443.787 đồng, tăng 562.661 đồng, tương ứng tăng 29,91%; chi phí tài chính giảm 672.459.622 đồng, tương ứng Trườnggiảm 81,40%; tuy nhiên Đạichi phí qu họcản lý kinh doanhKinhtăng đáng kểtế247,86 Huế% so với năm 2017. Nên lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh năm 2018 chỉ đạt 149.726.982 đồng, giảm 524.579.147 đồng, tương ứng giảm 77,80%. Bên cạnh đó, so với năm 2017, thu nhập khác của công ty đạt 14.592.848 đồng, giảm 99,51%; SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 50
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình tuy nhiên chi phí khác lại không phát sinh nên lợi nhuận khác năm nay tăng 614.972.663 đồng so với năm trước. Tóm lại, trong năm 2018, Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng đã thực hiện kế hoạch tăng doanh thu và tối thiểu hóa chi phí để tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Dù chi phí quản lý kinh doanh tăng cao tuy nhiên so với tổng thể thì đây là một bước tiến trên thị trường kinh doanh. Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng cần phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được trong năm 2018 để đến năm 2019 có những sự vượt bậc hơn. 2.1.1.4. Tình hình nhân sự của công ty trong những năm gần đây: Bảng 2.4 - Tình hình nguồn lao động của Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng Đơn vị: Người Năm 2017/ Năm 2018/ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2016 Năm 2017 Tiêu chí Số Số Số Chênh Chênh % % % % % lượng lượng lượng lệch lệch Tổng lao động 33 100 34 100 35 100 1 3,03 1 2,94 Phân loại Nữ 6 18,18 6 17,65 6 17,14 0 0 0 0 theo giới tính Nam 27 81,82 28 82,35 29 82,86 1 3,7 1 3,57 Lao Phân loại động 25 75,76 26 76,47 27 77,14 1 4 1 3,85 theo tính trực tiếp chất công Lao động 8 24,24 8 23,53 8 22,86 0 0 0 0 việc gián tiếp Trên đại 6 18,18 6 17,65 6 17,14 0 0 0 0 học, đại học Phân loại Cao đẳng, 3 9,09 4 11,76 3 8,57 1 33,3 (1) (25) theo trình độ trung cấp Lao động 24 72,73 24 70,59 26 74,29 0 0 2 8,33 phổ thông (Nguồn từ phòng kế toán công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 51
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Lao động phân Lao động phân Lao động phân loại theo giới tính loại theo tính chất loại theo trình độ 40 công việc 40 35 40 35 30 30 35 30 25 25 25 20 20 20 15 10 15 15 5 10 0 10 5 5 0 Năm Năm Năm 2016 2017 2018 0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2016 2017 2018 Lao động phổ thông 2016 2017 2018 Lao động gián tiếp Cao đẳng, trung cấp Nữ Nam Lao động trực tiếp Trên đại học, đại học Biểu đồ 2.4: Biến động về số lao động phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ qua 3 năm (2016, 2017, 2018) Từ bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.4, ta thấy: Tổng lao động qua 3 năm vẫn không có sự biến động lớn, tức là quy mô hoạt động kinh doanh của công ty không có sự thay đổi. Năm 2017, tổng lao động là 34 người, tăng 1 người, tương ứng tỷ lệ tăng 3,03% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng số lao động của công ty là 35 người, tăng thêm 1 người so với năm 2017, tương ứng tăng 2,94%. Cụ thể là: Xét ở khía cạnh phân loại theo giới tính, ta thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa lao động nam và lao động nữ. Năm 2016, lao động nữ chiếm 18,18%, trong khi đó lao động nam chiếm 81,82% trong tổng số lao động. Năm 2017, lao động nữ chiếm 17,65%, lao động nam tăng thêm 1 người, nên tỷ lệ lao động nam chiếm cao hơn so với năm trước đạt 82,35%. Qua năm 2018, số lao động nữ không thay đổi, tuy nhiên số lao động nam tăng thêm 1 người, nên tỷ lệ lao động nam đạt 82,86%; trong khi đó, lao động nữ giảm không đáng kể còn 17,14% so với năm trước. Có sự chênh lệch này là do đặc thù ngành kinh doanh của công ty chuyên về dịch vụ, lấy dịch vụ vận tải làm ngành chính nên công ty tuyển nhiều lao động nam để làm lái xe chính và lái phụ Trườngnhằm tạo ra nhiều chuy Đạiến xe đem l ại họcsự an toàn và Kinh nhanh chóng trong tế việc vậHuến chuyển hàng hóa cho khách hàng. Xét ở khía cạnh phân loại theo tính chất công việc, ta thấy: Do công ty lấy dịch vụ vận tải làm chủ yếu nên lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn so với lao động gián SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 52
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình tiếp. Cụ thể là: Năm 2016, lao động trực tiếp là 25 người, chiếm 75,76%; Lao động gián tiếp là 8 người, chiếm 24,24% trong tổng số lao động. Năm 2017, lao động trực tiếp tăng 1 người, tương ứng tỷ lệ 76,47% trong khi đó lao động gián tiếp không thay đổi về số lượng nhưng tỷ lệ giảm xuống không đáng kể còn 23,53% trong tổng số lao động. Đến năm 2018, lao động trực tiếp lại tăng thêm 1 người, đã làm cho tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên thành 77,14% trong tổng số lao động so với năm trước. Ở khía cạnh lao động phân loại theo trình độ, ta thấy lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất bởi vì công ty chọn ngành dịch vụ vận tải làm ngành chính, các lái xe chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Cụ thể là: Năm 2016, lao động phổ thông đạt 72,73%; trong khi đó trên đại học, đại học chiếm 18,18% và cao đẳng, trung cấp chiếm 9,09% trong tổng số lao động. Đến năm 2017, lao động phổ thông và lao động trên đại học, đại học không thay đổi về mặt số lượng; còn lao động với trình độ cao đẳng, trung cấp tăng lên 1 người, không đáng kể. Năm 2018, số lao động trên đại học, đại học không thay đổi; số lao động cao đẳng, trung cấp giảm 1 người, tương ứng giảm 25% so với năm trước; còn số lao động phổ thông lại tăng thêm 2 người, với tỷ lệ chiếm 74,29% trong tổng số lao động. 2.1.1.5. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng được Cục Thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép hoạt động vào ngày 26/05/2010. Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng đã có một số thay đổi về nhân lực cũng như lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể là: - Trước năm 2015, Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng không kinh doanh lĩnh vực vận tải mà chỉ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán các phụ tùng, các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính, các thiết bị khác trong xây dựng, trong các cửa hàng chuyên doanh. Nên số lao động của công ty trong giai đoạn này là 19 người. - Đến năm 2015, Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng bắt đầu Trườngkinh doanh thêm trong Đạilĩnh vực vậ n họctải. Từ đây, lĩnhKinh vực mà công tytế chú tr ọHuếng đầu tư và hiện được nhiều khách hàng đánh giá tốt trên thị trường là vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Với mục tiêu mang đến cho khách hàng sự tin tưởng vào dịch vụ mà công SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 53
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình ty cung cấp trên thị trường an toàn, đúng hẹn và uy tín. Số lượng lao động của công ty tăng lên thành 33 người vào năm 2016 và đến năm 2018, số lao động đạt 35 người. - Từ khi thành lập đến tháng 4/2015, Giám đốc của công ty – Người đại diện pháp luật là Ông Phan Trường Thắng. Nhưng từ tháng 5/2015 đến nay, Ông Trần Sơn là người giữ vị trí này. Dù có một số thay đổi từ khi thành lập cho đến nay nhưng với sự tin tưởng về một công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng ngày càng phát triển, công ty đang từng bước củng cố, hoàn thiện, phát triển cả về đội ngũ lãnh đạo cũng như nhân viên xây dựng và áp dụng tất cả các quy trình làm việc khoa học và đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, cùng với mục tiêu chung của toàn Công ty, toàn bộ nhân viên sẽ nỗ lực hết mình để đưa Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.1.2.1. Chức năng: Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng có các chức năng sau: - Chức năng chính của công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng là tạo ra tiền, tạo ra lợi nhuận. - Công ty xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, định mức thu chi đảm bảo có lãi trong hoạt động kinh doanh. - Công ty tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. - Công ty tạo ra nguồn cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa cho khách hàng. 2.1.2.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Trường Thắng trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế hiện nay. - Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn vững, kỷ luật cao, đáp ứng các yêu cầu trong công việc. Trường- Thực hiện ngh ĩaĐại vụ đối với Nhàhọc nước theo Kinhquy định về thuế , tếnộp ngân Huế sách lợi nhuận, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật Nhà nước. - Kinh doanh đúng ngành, đúng mục đích hoạt động mà Công ty đã đăng ký với Nhà nước. Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn vốn có cũng như vốn SVTH: Huyền Tôn Nữ Hạ Quyên 54