Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc

pdf 110 trang thiennha21 25/04/2022 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Trường HĐạiỒ TH ỊhọcTHANH Kinh THỦY tế Huế Huế, tháng 1 năm 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Họ và tên: Hồ Thị Thanh Thủy Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K49B - Kiểm toán Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Niên khóa: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 1 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức nền tảng cho em trong suốt bốn năm đại học, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán, không những chỉ dạy những kiến thức chuyên môn mà còn tạo điều kiện và môi trường cho em hoàn thiện kiến thức và kỹ năng tại cơ sở thực tập. Và đặc biệt hơn, em xin gửi lời biết ơn lớn nhất đến giảng viên hướng dẫn ThS. Hoàng Thị Kim Thoa, tuy bận rộn với nhiều công việc nhưng vẫn tận tình giúp đỡ, giải đáp, giúp cho bài báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc đã cho phép và tạo điều kiện cho em được trải nghiệm công việc thực tế tại Quý công ty, cảm ơn các anh chị, cô, chú tại phòng Tài chính – Kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp thông tin để em hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, gia đình là động lực để em phấn đấu, để em có thể hoàn thiện quá trình thực tập, hoàn thiện bản thân trong hành trang bước vào đời. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè của em đã không ngừng quan tâm, động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này. Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu của mình. Trong suốt quá trình thực tập cũng như thực hiện bài báo cáo, em đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng sẽ rất khó để tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô để em có thể hoàn thiện bản thân mình hơn. EmTrường xin chân thành cảĐạim ơn! học Kinh tế Huế Huế, tháng 1 năm 2019 Sinh viên Hồ Thị Thanh Thủy SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BVMT Bảo vệ môi trường CCDV Cung cấp dịch vụ CKTM Chiết khấu thương mại CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng HĐTC Hoạt động tài chính QLDN Quản lý doanh nghiệp TMCP Thương mại cổ phần TNDN Thu nhập doanh nghiệp TP Thành phẩm TSCĐ Tài sản cố định TTĐB Tiêu thụ đặc biệt XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 – Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 35 Bảng 2.2 – Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 38 Bảng 2.3 – Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 42 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1 – Trích Hợp đồng kinh tế số 09/2017/FCC-HL 52 Biểu 2.2 – Hóa đơn GTGT số 0000098 53 Biểu 2.3 – Sổ chi tiết tài khoản 5112 54 Biểu 2.4 – Hóa đơn số 0000096 56 Biểu 2.5 – Phiếu thu số 00133 57 Biểu 2.6 – Sổ chi tiết tài khoản 5111 58 Biểu 2.7 – Nhật ký chứng từ số 10 59 Biểu 2.8 – Sổ Cái tài khoản 511 60 Biểu 2.9 – Giấy báo có lãi tiền gửi của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN 62 Biểu 2.10 – Sổ chi tiết tài khoản 515 63 Biểu 2.11 – Nhật ký chứng từ số 10 63 Biểu 2.12 – Sổ Cái tài khoản 515 64 Biểu 2.13 – Phiếu xuất kho số 00146 67 Biểu 2.14 – Sổ chi tiết tài khoản 632 68 Biểu 2.15 – Nhật ký chứng từ số 10 68 Biểu 2.16 – Sổ cái tài khoản 632 69 Biểu 2.17 – Giấy báo Nợ khoản trả lãi tiền vay 71 Biểu 2.18 – Sổ chi tiết tài khoản 635 71 Biểu 2.19 – Sổ cái tài khoản 635 72 Biểu 2.20 – Giấy đề nghị thanh toán 74 Biểu 2.21 – Phiếu chi số 0154 74 Biểu 2.22 – Sổ chi tiết tài khoản 641 75 Biểu 2.23Trường– Nhật ký chứng Đạitừ số 10 học Kinh tế Huế 75 Biểu 2.24 – Số cái tài khoản 641 76 Biểu 2.25 – Hóa đơn dịch vụ viễn thông tháng 11/2017 78 Biểu 2.26 – Phiếu chi số 0423 79 Biểu 2.27 – Sổ chi tiết tài khoản 642 80 Biểu 2.28 – Sổ cái tài khoản 642 81 Biểu 2.29 – Sổ chi tiết tài khoản 811 83 SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ 11 Sơ đồ 1. 2 – Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và CCDV không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp 11 Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 13 Sơ đồ 1.4 – Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 14 Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 16 Sơ đồ 1.6 – Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 18 Sơ đồ 1.7 – Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 20 Sơ đồ 1.8 – Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 22 Sơ đồ 1.9 – Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 24 Sơ đồ 1.10 – Sơ đồ hạch toán chi phí khác 25 Sơ đồ 1.11 – Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 27 Sơ đồ 1.12 – Sơ đồ hạch toán Xác định kết quả kinh doanh 29 Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP chế biến nông sản Hưng Lộc 33 Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán CTCP chế biến nông sản Hưng Lộc 45 Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc 48 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ v MỤC LỤC vi Phần I: Đặt vấn đề 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5 1.1. Doanh thu 5 1.1.1. CácTrường khái niệm doanh Đại thu học Kinh tế Huế 5 1.1.2. Ý nghĩa của việc tạo doanh thu 5 1.2. Xác định kết quả kinh doanh 6 1.2.1. Khái niệm kết quả kinh doanh 6 1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh 7 1.3. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 7 SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 1.4. Các phương thức thanh toán chủ yếu trong doanh nghiệp 8 1.5. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 8 1.5.1. Kế toán doanh thu, thu nhập, giảm trừ doanh thu 8 1.5.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8 1.5.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 12 1.5.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 13 1.5.1.4. Kế toán thu nhập khác 14 1.5.2. Kế toán chi phí 16 1.5.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 16 1.5.2.2. Kế toán chi phí tài chính 18 1.5.2.3. Kế toán chi phí bán hàng 20 1.5.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.5.2.5. Kế toán chi phí khác 24 1.5.2.6. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 26 1.5.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC 30 2.1. KháiTrường quát về Công ty Đại cổ phần chhọcế biến nôngKinh sản Hưng tế Lộ cHuế 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty 31 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 32 2.1.4. Các nguồn lực hoạt động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 35 SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 2.1.4.1. Tình hình về lao động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 35 2.1.4.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 37 2.1.4.3. Tình hình về kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 . 41 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 45 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 45 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 46 2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc 49 2.2.1. Kế toán doanh thu, thu nhập, giảm trừ doanh thu 49 2.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 49 2.2.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 60 2.2.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 61 2.2.1.4. Kế toán thu nhập khác 64 2.2.2. Kế toán chi phí 65 2.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 65 2.2.2.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 69 2.2.2.3. Kế toán chi phí bán hàng 72 2.2.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 76 2.2.2.5.Trường Kế toán chi phí khác Đại học Kinh tế Huế 82 2.2.2.6. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 83 2.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 85 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC 88 SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty 88 3.1.1. Những ưu điểm 88 3.1.2. Những hạn chế 89 3.2. Đánh giá về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 90 3.2.1. Những ưu điểm 90 3.2.2. Những hạn chế 91 3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 92 3.3.1. Đối với tổ chức công tác kế toán 92 3.3.2. Đối với công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 93 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 3.1. Kết luận 95 3.2. Kiến nghị 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Phần I: Đặt vấn đề 1.1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, cây sắn là một cây lương thực truyền thống đang chuyển đổi nhanh chóng thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao. Tinh bột sắn Việt Nam trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng, được Chính phủ và các địa phương quan tâm phát triển. Tinh bột sắn có nhiều công dụng, ngoài việc làm thực phẩm trực tiếp còn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, đồng thời tinh bột sắn còn dùng để sản xuất thức ăn gia súc, cồn, bột nêm, mì chính, sản xuất men, chế biến các thực phẩm khác như bánh phở, mì sợi, hủ tiếu, Nhu cầu của thế giới đối với tinh bột sắn đang ngày càng gia tăng, nhất là tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Để đáp ứng nhu cầu đó, cả nước Việt Nam đã có hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn, trong đó có Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc. Tuy nhiên, sự canh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng, để đứng vững được trên thị trường thì vấn đề đặt ra là thành phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra phải tiêu thụ được. Tiêu thụ thành phẩm là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc nói riêng. Tiêu thụ thành phẩm đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu thì việc tổ chức kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh đòi hỏi càng phải hoàn thiện hơn. Việc xác định doanh thu thu được so với chi phí đã bỏ ra phục vụ cho sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại doanh nghiệp sẽ lỗ. Do vậy, doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác kế toánTrường nói chung và k ếĐạitoán doanh họcthu và xácKinh định kết qutếả kinh Huế doanh nói riêng một cách hợp lý, nhằm giúp doanh nghiệp xác định một cách chính xác hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, góp phần làm tăng lợi nhuận. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc, em nhận thấy kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một phần hành kế toán quan trọng của Công ty. Vì vậy, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa phần chế biến nông sản Hưng Lộc”. Với mong muốn tìm hiểu thực tế nhằm nâng cao vốn kiến thức cho bản thân và đóng góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu tại Công ty. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp sản xuất. - Tìm hiểu thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc. Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện tại phòng kế toán Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc: thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Về mặt thời gian: Từ ngày 24/9/2018 đến ngày 30/12/2018 Về nguồn số liệu: Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ các Báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm từ 2015 đến 2017, sổ sách kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh được lấy trong năm 2017, nghiệp vụ minh họa sử dụng trong bài được lấy chủ Trườngyếu trong tháng 12 nămĐại 2017 .học Kinh tế Huế 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu để nghiên cứu, trang bị những kiến thức sử dụng để đánh giá công tác kế toán của Công ty, thu thập các thông tin liên quan đến đề tài thông qua các phương tiện như nghiên cứu giáo trình, báo, SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa internet, các số liệu từ phòng kế toán của Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc. Phương pháp xử lý số liệu: Sắp xếp, phân tích các số liệu đã thu thập được tại Công ty liên quan đến đề tài giúp cho bài làm được trình bày một cách khóa học. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này để hỏi những người cung cấp thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhất là các cô, chú, anh, chị trong Phòng Tài chính – Kế toán nhằm tìm hiểu hoạt động kinh doanh và công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Phương pháp phân tích, so sánh: Là phương pháp thu thập tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty như tình hình lao động, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để có thể phân tích, đánh giá, so sánh tình hình kinh doanh của Công ty qua 3 năm, từ đó có cái nhìn tổng quan về Công ty và đưa ra một số biện pháp và kiến nghị. Phương pháp quan sát: Là phương pháp quan sát các công việc kế toán làm hằng ngày để thấy được quá trình luân chuyển chứng từ trong Công ty. Phương pháp hạch toán kế toán: Gồm các phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản và phương pháp tổng hợp, cân đối nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu tại Công ty, để hệ thống hóa và tìm hiểu thông tin về các nghiệp vụ kế toán phát sinh. 1.5. Kết cấu của đề tài Phần I: Đặt vấn đề PhTrườngần II: Nội dung và Đại kết quả nghiên học cứu Kinh tế Huế Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Doanh thu 1.1.1. Các khái niệm doanh thu “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” [1, đoạn 03] “Doanh thu phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia ” [2, đoạn 31] - “Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào” [1, đoạn 02] - “Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán” [1, đoạn 02] - “Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp như: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán ” [1] - “Tiền bản quyền: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản như: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính ” [1] -Trường“Cổ tức và lợi nhu Đạiận được chhọcia: Là s ốKinhtiền lợi nhu ậntế đư ợHuếc chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn” [1] 1.1.2. Ý nghĩa của việc tạo doanh thu Doanh thu là một khoản mục quan trọng và phức tạp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tính chất phức tạp của khoản mục này không chỉ do sự đa dạng của doanh thu, sự khó khăn trong việc đo lường doanh thu mà còn ở việc xác định thời điểm để ghi nhận doanh thu. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Khi doanh nghiệp có doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí, phần dôi ra chính là lợi nhuận. Việc tạo doanh thu lớn hơn chi phí là nguồn gốc tạo ra lợi nhuận, từ đó làm tăng giá trị của vốn chủ sỡ hữu. Tuy nhiên, cần phân biệt với các nghiệp vụ mà các chủ sở hữu đóng góp thêm vốn, nghiệp vụ này cũng làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu. Trên cơ sở số liệu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà trong đó chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu quan trọng, cơ quan thuế sẽ xác định khoản thuế phải thu, đảm bảo nguồn Ngân sách nhà nước. 1.2. Xác định kết quả kinh doanh 1.2.1. Khái niệm kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Thời điểm xác định kinh doanh phụ thuộc vào chu kỳ kế toán của từng loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong từng ngành nghề. Kết quả hoạt động kinh doanh trước thuế= Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác Kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế = Kết quả hoạt động kinh doanh trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp “Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác”. [3] - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vTrườngốn hàng bán, chi phí Đại bán hàng họcvà chi ph íKinh quản lý doanh tế nghi Huếệp. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu HĐTC – Chi phí tài chính SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, các khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp không mang tính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít khi xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại. Lợi nhuận từ hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác 1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh Kế toán xác định kết quả kinh doanh là điều kiện cần thiết để đánh giá kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, là cơ sở để tiến hành phân phối lợi nhuận một cách chính xác theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước. Thông qua tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà Nhà nước có thể có cơ sở để đề ra các giải pháp phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua các chính sách như chính sách giá trần, giá sàn, khoản trợ cấp Ngoài ra, kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn những phương án kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Xác định kết quả kinh doanh là việc cần thiết cần phải làm cuối kỳ của kế toán. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những hoạt động của doanh nghiệp được biểu hiện bằng sản phẩm, dịch vụ, phù hợp với lợi ích kinh tế, văn minh của người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận. 1.3. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Mọi thông tin về tình hình tiêu thụ hàng hóa đều được kế toán doanh thu và xác định kếtTrường quả kinh doanh ti ếĐạin hành thu học thập, xử lý,Kinh cung cấp chotế các Huế nhà quản lý, giúp các nhà quản lý đưa ra những phương án kinh doanh phù hợp để làm tăng lợi nhuận. Vì vậy, kế toán doanh thu và xác định kinh doanh có những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động nhập - xuất - tồn của từng loại hàng hóa dịch vụ trên các mặt hiện vật cũng như giá trị. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Tính toán đúng giá vốn của hàng hóa dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác. - Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước. - Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý. - Cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để làm cơ sở lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả. - Cung cấp những thông tin cần thiết cho các bộ phận liên quan. Định kì tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàn, thu thập và phân phối kết quả. 1.4. Các phương thức thanh toán chủ yếu trong doanh nghiệp Phương thức thanh toán bằng tiền mặt: Là phương thức người mua sẽ thanh toán trực tiếp cho người bán không thông qua ngân hàng. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt: Là phương thức được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản hoặc bù trừ công nợ thông qua việc chuyển khoản mà không dùng tiền mặt. Ngoài ra còn có thể sử dụng các phương thức thanh toán như ủy nhiệm thu, thanh toán bù trừ công nợ, thanh toán bằng thẻ Phương thức thanh toán trả chậm: Là phương thức người mua sẽ trả tiền cho người bán trong một thời gian nhất định sau khi nhận được hàng và người mua sẽ phải trả thêmTrường một khoản tiền lãi Đại trên phầ nhọc nợ đó cho Kinh người bán. tếThờ i Huếhạn thanh toán, lãi suất được quy định trong hợp đồng theo sự thỏa thuận của hai bên. 1.5. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.5.1. Kế toán doanh thu, thu nhập, giảm trừ doanh thu 1.5.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Điều kiện ghi nhận doanh thu SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn cả 5 điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; (c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện sau: (a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; (c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán; (d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. c. Tài khoản sử dụng TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hóa,Trường sản phẩm và cung Đại cấp dịch học vụ cho côngKinh ty mẹ, công tế ty Huếcon trong cùng tập đoàn.  Kết cấu của tài khoản: + Bên Nợ: SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Các loại thuế gián thu phải nộp (Thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế GTGT đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất khẩu) - Các khoản giảm trừ doanh thu kết chuyển cuối kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. + Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. + TK 511 không có số dư cuối kì + TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có 6 TK cấp 2: - TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa - TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm - TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá - TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư - TK 5118 – Doanh thu khác d. Chứng từ sử dụng Căn cứ để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một số chứng từ liên quan như: - Hóa đơn GTGT: Dùng trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ -TrườngSổ kế toán áp dụng: Đại Sổ chi ti ếhọct, Nhật ký Kinhchứng từ, Sổ tếcái, Huế - Giấy báo có - Phiếu thu e. Nội dung và phương pháp hạch toán SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Trường hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: TK 5211, 5212, 5213 TK 511 TK 111, 112, Cuối kì kết chuyển các Doanh thu bán hàng khoản giảm trừ doanh và CCDV đã thu tiền thu hoặc chưa thu tiền TK 3332, 3333 TK 3331 Các loại thuế gián thu phải nộp Thuế GTGT đầu ra TK 911 Cuối kì kết chuyển doanh thu thuần để XĐKQKD Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ Trường hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: TK 5211, 5212, 5213 TK 511 TK 111, 112, 131 Cuối kì kết chuyển các Doanh thu bán hàng và khoản giảm trừ doanh thu CCDV đã thu tiền hoặc chưa thu tiền TK 3331, 3332, 3333 TrườngCác loại thuế gián Đại thu phải nhọcộp Kinh tế Huế TK 911 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần để XĐKQKD Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và CCDV không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 1.5.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a. Nội dung Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản được điều chỉnh giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. “Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn” [1] “Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế” [1] “Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng hóa đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán” [1] b. Tài khoản sử dụng TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.  KTrườngết cấu tài khoản: Đại học Kinh tế Huế + Bên Nợ: - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng - Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng - Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán + Bên Có: Cuối kỳ kế toán, các khoản giảm trừ doanh thu gồm: chiết khấu thương SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán kết chuyển vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. + TK 521 không có số dư cuối kỳ + TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” có ba tài khoản cấp 2 - TK 5211 – Chiết khấu thương mại - TK 5212 – Hàng bán bị trả lại - TK 5213 – Giảm giá hàng bán c. Nội dung và phương pháp hạch toán TK 111, 112, 131 TK 521 TK 511 Các khoản giảm trừ Cuối kì kết chuyển các doanh thu khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần TK 3331 Thuế GTGT đầu ra Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.5.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Tài khoTrườngản sử dụng Đại học Kinh tế Huế TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.  Kết cấu tài khoản: + Bên Nợ: SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ + TK 515 không có số dư cuối kỳ b. Chứng từ sử dụng: Căn cứ để hạch toán các khoản doanh thu hoạt động tài chính là các chứng từ như: Phiếu thu, Giấy báo có, TK 911 TK 515 Cuối kì kết chuyển TK 111, 112, 152, 156, doanh thu HĐTC để xác 138, 121, 221, 222 định kết quả kinh doanh TK 3331 Các khoản doanh thu HĐTC phát sinh Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp c. Nội dung và phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.4 – Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 1.5.1.4. Kế toán thu nhập khác a. Nội dungTrường Đại học Kinh tế Huế Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. b. Tài khoản sử dụng TK 711 “Thu nhập khác” SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ, gồm: “Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; Các khoản thu khác.” [1]  Kết cấu tài khoản: + Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) - Kết chuyển các khoản thu nhập khác sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ + TK 711 không có số dư cuối kỳ c. Chứng từ sử dụng - Phiếu thu - Giấy báo có - Biên bản chuyển nhượng - Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa d. Nội dung và phương pháp hạch toán TK 3331 TK 711 TK 111, 112, 131 Thu GTGT ph i n p ế ả ộ Thu nhập từ thanh lý, theo phương pháp nhượng bán TSCĐ trực tiếp TK 3331 TK 911 Thuế GTGT Cuối kì kết chuyển thu đầu ra nhập khác để XĐKQKD TK 331, 338 Các khoản nợ phải trả được xóa sổ TK 111, 112 Thu được các khoản nợ khó đòi được xóa sổ TK 152, 221 Nhận quà tặng bằng vật tư, tài sản Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 1.5.2. Kế toán chi phí 1.5.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán a. Nội dung GTrườngiá vốn hàng bán làĐạigiá trị th họcực tế xuấ tKinh kho của số stếản ph Huếẩm được xuất bán trong kỳ hoặc là giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản chi phí khác được phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. b. Tài khoản sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.  Kết cấu tài khoản: Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp lựa chọn kế toán hàng tồn kho theo phương pháp nào để xác định kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ, kinh doanh thương mại hay là kinh doanh bất động sản để có kết cấu tài khoản thích hợp. + Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết) + Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữTrườnga số dự phòng phả i Đạilập năm nay học nhỏ hơn Kinh số đã lập năm tế trư ớc)Huế - Trị giá hàng bị trả lại - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại + TK 632 không có số dư cuối kỳ SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa TK 154, 155, 156 TK 632 TK 154, 155, 156 Giá vốn thành phẩm, Nhập kho hàng bán bị hàng hóa xuất bán trả lại TK 1593 TK 111,112,131 Hoàn nhập dự phòng Mua nguyên li u, v t ệ ậ giảm giá hàng tồn kho liệu, hàng hóa trực tiếp không qua kho TK 911 TK 133 Cuối kì kết chuyển giá vốn hàng bán để XĐKQKD Thuế GTGT đầu vào Trích dự phòng giảm giá HTK c. Nội dung và phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.6 – Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 1.5.2.2. Kế toán chi phí tài chính a. Nội dung Chi phí tài chính là các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, lỗ do thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư tài chính, chi phí giao dịch chứng khoán, các khoản lỗ phát sinh từ bán ngoại tệTrường, lỗ chênh lệch tỷ giá Đại học Kinh tế Huế b. Tài khoản sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính”  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính, lỗ bán ngoại tệ, chiết khấu thanh toán cho người mua, các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư, SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa  Kết cấu tài khoản: + Bên Nợ: - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính - Lỗ bán ngoại tệ - Chiết khấu thanh toán cho người mua - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán tài sản đầu tư - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ - Số dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác + Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết) - Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động tài chính + TK 635 không có số dư cuối kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa TK 111, 112, 131 TK 635 TK 129, 229 Chiết khấu thanh toán Hoàn nhập dự phòng cho người mua giảm giá TK 129, 229 TK 911 Cu i kì k t chuy n chi phí Lập dự phòng giảm giá ố ế ể đầu tư tài chính để XĐKQKD TK 111, 112, 242, 335 Lãi tiền vay phân bổ, lãi trả chậm, trả góp c. Nội dung và phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.7 – Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 1.5.2.3. Kế toán chi phí bán hàng a. Khái niệm Kế toán chi phí bán hàng là việc hạch toán toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. b. Tài khoản sử dụng TKTrường 641 “Chi phí bán Đại hàng” học Kinh tế Huế  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng,  Kết cấu tài khoản: SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa + Bên Nợ: - Các chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) + Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí bán hàng - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + TK 641 không có số dư cuối kỳ + TK 641 “Chi phí bán hàng” có 7 tài khoản cấp 2 - TK 6411 – Chi phí nhân viên - TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì - TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng - TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6415 – Chi phí bảo hành - TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa TK 111, 112, 331 TK 641 TK 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài Các khoản làm giảm và chi phí bằng tiền khác chi phí TK 133 TK 911 Thuế GTGT (nếu có) Cuối kì kết chuyển chi phí bán hàng để XĐKQKD TK 334, 338 Tiền lương, các khoản trích theo lương TK 352 Hoàn nhập dự phòng phải TK 214 trả về chi phí bảo hành sp Trích khấu hao TSCĐ TK 142, 242, 335 Chi phí phân bổ, trích trước c. Nội dung và phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.8 – Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 1.5.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Nội dungTrường Đại học Kinh tế Huế Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan đến quản lý chung toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kì hoạt động nào. b. Tài khoản sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý chung của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài,  Kết cấu tài khoản: + Bên Nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) + Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + TK 642 không có số dư cuối kỳ + TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” có 8 tài khoản cấp 2: - TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý - TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý -TrườngTK 6423 – Chi phí Đạiđồ dùng vănhọc phòng Kinh tế Huế - TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425 – Thuế phí, lệ phí - TK 6426 – Chi phí dự phòng - TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài khác - TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa TK 111, 112, 331 TK 642 TK 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài Các khoản làm giảm và chi phí bằng tiền khác chi phí TK 133 TK 911 Thuế GTGT (nếu có) Cuối kì kết chuyển chi phí quản lý DN để XĐKQKD TK 334, 338 Tiền lương, các khoản trích theo lương TK 214 Trích khấu hao TSCĐ c. Nội dung và phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.9 – Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1.5.2.5. Kế toán chi phí khác a. Nội dung Chi phí khác là việc những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vTrườngụ riêng biệt với ho Đạiạt động thông học thườ ngKinh của các doanh tế nghi Huếệp. Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí sau: Chi phí nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của tài sản bị phá vỡ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản chi phí khác. b. Tài khoản sử dụng TK 811 “Chi phí khác” SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí khác.  Kết cấu tài khoản: + Bên Nợ: - Các chi phí khác phát sinh trong kỳ - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) + Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí khác - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) - Kết chuyển chi phí khác vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + TK 811 không có số dư cuối kỳ TK 111, 112, 334, 338 TK 811 TK 911 Các khoản chi bằng tiền Cuối kì kết chuyển chi phí khác để XĐKQKD TK 152, 211, 213 Chi nhượng bán vật tư, TSCĐ TK 333 TrườngTiền phạt thu ếĐại, truy nạp họcthuế Kinh tế Huế c. Nội dung và phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.10 – Sơ đồ hạch toán chi phí khác SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 1.5.2.6. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a. Nội dung Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản chi phí thuế phải nộp cho cơ quan Nhà nước của đơn vị sản xuất kinh doanh có phát sinh thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Chi phí thuế TNDN bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính. b. Tài khoản sử dụng TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”  Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.  Kết cấu tài khoản: + Bên Nợ: - Chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ - Thuế TNDN kỳ trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. + Bên Có: - Số thuế TNDN phải nộp thực tế trong năm nay nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp được ghi giảmTrường chi phí thuế TNDN Đại hiện hành học Kinh tế Huế - Sổ thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại. - Kết chuyển chi phí thuế TNDN trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + TK 821 không có số dư cuối kỳ SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa + TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” có 2 tài khoản cấp 2 - TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại c. Nội dung và phương pháp hạch toán TK 111, 112 TK 3334 TK 821 TK 911 Chi nộp thuế Hàng quý tạm tính Cuối kì kết chuyển thuế TNDN phải TNDN chi phí thuế TNDN nộp, điều chỉnh bổ sung thuế TNDN để XĐKQKD phải nộp Điều chỉnh giảm khi số thuế tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp xác định cuối năm Sơ đồ 1.11 – Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.5.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh a. Nội dung Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh là là việc xác định kết quả cuối cùng của hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiệTrườngn bằng số lãi hay l ỗ.Đại học Kinh tế Huế b. Tài khoản sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”  Công dụng: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.  Kết cấu tài khoản: SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa + Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ - Chi phí của các hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác - Chi phí hoạt động bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Số lãi sau thuế về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ + Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. - Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường - Trị giá vốn hàng bán bị trả lại (số đã kết chuyển vào TK 911) - Chi phí thuế TNDN hoãn lại - Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ + TK 911 không có số dư cuối kỳ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa TK 632 TK 911 TK 515, 711 Cuối kỳ kết chuyển trị Cuối kì kết chuyển doanh giá vốn sản phẩm, hàng thu tài chính và thu nhập hóa, dịch vụ đã tiêu dùng khác TK 641, 642, 635, 811 TK 511 Cuối kỳ, kết chuyển chi Cuối kì kết chuyển phí: bán hàng, QLDN, tài doanh thu bán hàng chính, chi phí khác thuần TK 421 TK 8211 Cuối kỳ, kết chuyển Kết chuyển lỗ thuế TNDN hiện hành TK 421 Kết chuyển lãi c. Nội dung và phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.12 – Sơ đồ hạch toán Xác định kết quả kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Vùng đất Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là một trong những vùng miền thích hợp với việc trồng sắn. Lượng sắn được trồng nhiều nhưng nông dân vẫn chỉ sử dụng chủ yếu để làm thức ăn cho gia súc, người dân vẫn chưa có phương án tiêu thụ sắn tươi khi đến mùa thu hoạch, khiến sắn dễ bị thối và mất nhiều công sức phơi khô khi điều kiện thời tiết không thuận lợi. Bên cạnh đó, nhu cầu tinh bột sắn của thị trường ngày càng cao, các nhà máy tinh bột sắn lúc bấy giờ sản xuất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu trong nước. Chính vì vậy mà năm 2015, để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân về việc tiêu thụ sắn nguyên liệu cũng như nhu cầu về tinh bột sắn của thị trường, các nhà sáng lập đã cùng với cộng sự của mình quyết định thành lập Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc, xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn. Với địa hình thuận lợi, đất rộng, cách khu dân cư 500m, các nhà sáng lập đã quyết định xây dựng Công ty và nhà máy tại thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 3200615045 do phòng đăng kí kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp ngày 30/07/2015 và đổi lần thứ nhất vào ngày 30/11/2015 dưới sựTrườngquản lý của ông Đ ỗĐạiĐức Lộc hihọcện nay làKinh Tổng Giám đtếốc c ủHuếa Công ty. Vốn điều lệ công ty: 7.000.000.000 đồng (Bảy tỷ đồng) Tên giao dịch nước ngoài: HUNG LOC AGRICULTURAL PROCESSING JOINT STOCK COMPANY Mã số thuế: 3200615045 Điện thoại: 0233.387.3874 Fax: 0233.387.3875 SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng nông sản, sản phẩm chủ yếu là tinh bột sắn. Việc xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với người dân nơi đây, nhờ có nhà máy tiêu thụ nguyên liệu, đảm bảo đầu ra mà người dân yên tâm để trồng sắn. Công ty từ ngày thành lập đã chứng minh được hiệu quả hoạt động của mình, lượng sắn sản xuất ra ngày càng nhiều, giá trị sử dụng của cây sắn được nâng cao, tăng thu nhập cho người lao động. Để tăng năng suất sản xuất, Công ty tiến hành cải tiến kỹ thuật của nhà máy, công suất được nâng cao lên 90 tấn/ngày, không những giúp cho người dân ở Hải Lăng – Quảng Trị phát triển kinh tế mà còn giúp những vùng lân cận khác như Huế, Quảng Bình và cả đất nước bạn Lào. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty a. Chức năng Công ty có chức năng tạo ra các sản phẩm về tinh bột sắn đảm bảo quy trình kỹ thuật, chất lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng; Tạo ra uy tín lớn với các đối tượng khách hàng để đưa Công ty ngày một hoạt động tốt hơn, vững bước hơn trên thị trường kinh tế. b. Nhiệm vụ - Tiếp tục nghiên cứu, lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, cụ thể là giảm chi phí đầu vào, hạ thấp giá thành sản phẩm. - Nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao công suất Công ty lên phù hợp với khả năng, nguồn nguyên liệu. -TrườngĐáp ứng nhu cầu cĐạiủa bà con họcnông dân Kinhvề việc tiêu thtếụ s ắnHuế nguyên liệu cũng như nhu cầu về bột thành phẩm của thị trường trong và ngoài nước. - Bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ, thiên tai đảm bảo an toàn lao động. - Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt nghĩa vụ an ninh quốc phòng. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước và các quy định của Công ty. - Giữ nghiêm kỉ luật lao động được giao theo đúng quy định, quản lý và sử dụng tốt tài sản, trang thiết bị kỹ thuật. - Không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ và phát triển công ty, đảm bảo tự trang trải về tài chính. - Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. c. Ngành nghề kinh doanh Trồng cây lấy củ có chất bột; Trồng cây có hạt chứa dầu; Hoạt động dịch vụ trồng trọt; Xay xát và sản xuất bột thô; Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; Sản xuất phân bón và hợp chất Ni-tơ; Bán buôn nông, lâm sản, nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (bán buôn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản); Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (vận tải bằng ô tô khác). 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổng Phòng Tài chính Phòng Kỹ thuật Phòng Quản lý chất hợp - Kế toán sản xuất lượng và môi trường Trường Đại học Kinh tế Huế -Bộ phận tổ chức hành Ca s n Ca sản Ca sản chính Tổ cơ điện ả -B ph n ộ ậ xuất B xuất C nông vụ xuất A -Bộ phận kinh doanh SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP chế biến nông sản Hưng Lộc Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Chú thích: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: Ban giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, có trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều lệ tổ chức và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng Tổng hợp: Tiến hành thiết lập kế hoạch đầu tư theo các chu kỳ sản xuất và các biện pháp cụ thể khác (soạn thảo văn bản, bố trí nhân sự, theo dõi công tác thi đua khen thưởng ); Kiểm soát thực hiện các chương trình và công việc cụ thể liên quan đến công tác quản lý, nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm của công ty. Phòng gồm ba bộ phận: tổ chức hành chính, nông vụ và kinh doanh. Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc, thực hiện công tác kế toán thống kê của đơn vị, ghi chép kế toán, thực hiện công tác tài chính kế toán, lập báo cáo kế toán, bảo quản lưu trữ chứng từ; Thực hiện các các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế tài chính, các dự toán chi phí, tổng hợp số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phòng Kỹ thuật sản xuất: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất; Duy trì hoạt động của phòng sản xuất bao gồm các ca sản xuất phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng và môi trường để đảm bảo sản xuất ổn định; Ban hành và kiểm soát tài liệu, thiết bị công nghệ, quy trình vận hành máy móc, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị đúng theo quy định của công ty đưa ra; Chịu trách nhiTrườngệm trước Ban giám Đại đốc về hi ệhọcu quả sả nKinh xuất, quản lý, tế điều Huếhành. Phòng Quản lý chất lượng và môi trường (KCS): Kiểm tra chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường, chịu trách nhiệm kiểm tra và đề xuất các biện pháp xử lý về nước cấp, nước thải, vệ sinh môi trường của công ty; Xây dựng các quy chế, quy trình, định mức tiêu hao, phương pháp quản lý kiểm tra chất lượng, hệ thống rác thải đảm bảo phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Tổ cơ điện: Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị điện của công ty; Kiểm tra, đánh giá quy trình an toàn về sửa dụng điện, thiết bị điện của công ty; Thiết lập phương án sửa chữa, đề xuất mua sắm mới dụng cụ, đồ nghề cơ điện khi có thiết bị, đồ nghề cơ điện bị hỏng. Ca sản xuất A, B, C: Trực tiếp sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng và vệ sinh các vị trí trong ca sản xuất theo quy trình để đảm bảo dây chuyền sản xuất vận hành ổn định, an toàn. 2.1.4. Các nguồn lực hoạt động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 2.1.4.1. Tình hình về lao động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Bảng 2.1 – Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 87 100 90 100 97 100 3 3,45 7 7,78 Theo giới tính Lao động nam 67 77,01 68 75,56 77 79,38 1 1,49 9 13,24 Lao động nữ 20 22,99 22 24,44 20 20,62 2 10,00 (2) (9,09) Theo tính chất sản xuất Trực tiếp 75 86,21 77 85,56 80 82,47 2 2,67 3 3,89 Gián tiếp 12 13,79 13 14,44 17 17,53 1 8,33 4 30,77 Theo tính chất lao động Thường xuyên 15 17,24 38 42,22 97 100 23 153,33 59 155,26 Lao động thời vụ 72 82,76 52 57,78 0 0 (20) (27,78) (52) (100) Theo trình độ chuyên môn Đại học 15 17,24 18 20,00 21 21,65 3 20,00 3 16,67 Cao đẳng 3 3,45 3 3,33 4 4,12 0 0,00 1 33,33 Trung cấp 24 27,59 22 24,44 22 22,68 (2) (8,33) 0 0,00 Công nhân k ỹ 22 25,29 25 27,79 26 26,80 3 13,64 1 4,00 thuật ng ph Lao độ Trườngổ 23 26,43 Đại22 24,44học24 Kinh24,75 (1) tế(4,35) Huế2 9,09 thông Đơn vị: người (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc) Nhận xét: Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa nên lực lượng lao động cũng phải đáp ứng để phù hợp với quy mô đó. Bên cạnh số lượng thì chất lượng lao động cũng là yếu tố quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của Công ty. Để thấy SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa rõ điều này, chúng ta đi vào phân tích tình hình lao động của Công ty qua 3 năm gần đây. Nhận thấy ở bảng 2.1, tổng số lao động của Công ty qua 3 năm có chiều hướng tăng. Năm 2016 có tốc độ tăng lao động cao hơn năm 2015, tốc độ tăng lao động của năm 2017 cao hơn năm 2016. Tốc độ tăng này cho thấy được sự phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của Công ty theo thời gian. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này hơn qua các cách phân loại sau: Theo giới tính lao động: Do đặc thù của công việc là sản xuất, áp lực công việc cao, đòi hỏi lực lượng sản xuất phải có sức khỏe nên lao động nam chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với lao động nữ. Lao động nam năm 2016 tăng so với năm 2015, qua năm 2017 tăng nhanh hơn năm 2016. Trong khi đó lao động nữ có tốc độ tăng chậm vào năm 2016, và giảm tốc độ vào năm 2017. Sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Theo tính chất sản xuất: Lao động được chia thành 2 loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Năm 2016, lao động trực tiếp có tốc độ tăng cao hơn năm 2015, năm 2017, tốc độ tăng cao hơn năm 2016. Bên cạnh đó, lao động gián tiếp là bộ phận quản lý của công ty có tỷ trọng thấp hơn, tuy nhiên qua 3 năm cũng đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do Công ty mở rộng quy mô sản xuất, trình độ đội ngũ quản lý được nâng cao, cần một nguồn lao động trực tiếp lớn để sản xuất đáp ứng quy mô của Công ty. Theo tính chất lao động: Lao động được chia làm 2 loại là lao động theo thời vụ và lao động thường xuyên. Trong đó, lao động theo thời vụ đang có xu hướng giảm, đặc biệtTrường năm 2016 giảm m ạĐạinh so với nămhọc 2015. KinhQua năm 2017 tếthì khôngHuế còn lao động thời vụ nữa, mà tất cả lao động đều được đưa vào biên chế. Ngược lại với lao động thời vụ thì lao động thường xuyên đang có xu hướng tăng qua 3 năm, năm 2016 tăng mạnh so với năm 2015. Đến năm 2017 do không còn lao động thời vụ nên lao động thường xuyên bằng với tổng số lao động toàn Công ty. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy Công ty đã ổn định lao động để phát triển sản xuất, tránh tình trạng lao động nghỉ việc, thiếu lao động ảnh hưởng đến sản xuất. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Theo trình độ chuyên môn: Có thể nói, trình độ chuyên môn và lãnh đạo thể hiện chất lượng của lao động. Nhìn chung, qua 3 năm số lượng công nhân kỹ thuật và đội ngũ quản lý có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2016 công nhân kỹ thuật tăng 13,64%, còn đội ngũ cán bộ bằng đại học tăng 20% so với năm 2015. Qua năm 2017 thì con số này vẫn tiếp tục tăng khá cao. Bên cạnh đó, số lao động ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông vẫn còn thay đổi những không đáng kể. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong thời gian này Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nên phải tăng cường tuyển dụng và đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân và đọi ngủ quản lý nhằm phù hợp với sự phát triển của Công ty. Đây là một dấu hiệu tốt, hoàn toàn phù hợp với đặc thù của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất. Tóm lại, công ty muốn phát triển thì phải không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Và ban lãnh đạo công ty đã thực hiện tốt điều này trong việc tuyển dụng lao động cũng như đánh giá, phân loại nguồn lao động để thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh. 2.1.4.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Tài sản hay nguồn vốn đều được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nguồn vốn trong Công ty thay đổi từ hình thái này đến hình thái khác một cách liên tục. Tình hình hoạt động của Công ty sẽ được biểu hiện thông qua việc tăng hay giảm tài sản và nguồn vốn theo thời gian kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu, phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty trong 3 năm gần đây qua bảng số liệu sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.2 – Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Đơn vị: VNĐ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Tài s ản ngắn 30.349.726.353 58,21 11.657.485.618 40,44 43.181.943.038 77,63 (18.692.240.735) (61,59) 31.524.457.420 270,42 hạn I. Tiền và các khoản tương 2.192.961.316 4,21 271.183.966 0,94 2.965.158.455 5,33 (1.921.777.350) (6,33) 2.693.974.489 23,11 đương tiền II. Các kho ản phải 108.104.545 0,21 5.639.027.106 19,56 20.413.531.998 36,70 5.530.922.561 18,22 14.774.504.892 126,74 thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho 26.647.818.338 51,11 5.688.474.759 19,73 17.281.033.037 31,07 (20.959.343.579) (69,06) 11.592.558.278 99,44 IV. Tài s ản ngắn 1.400.842.154 2,69 58.799.787 0,20 2.522.219.548 4,53 (1.342.042.367) (4,42) 2.463.419.761 21,13 hạn khác B. Tài s ài ản d 21.787.481.743 41,79 17.168.122.639 59,56 12.442.802.515 22,37 (4.619.359.104) (15,22) (4.725.320.124) (40,53) hạn I. Tài sản cố định 21.787.481.743 41,79 17.168.122.639 59,56 12.442.802.515 22,37 (4.619.359.104) (15,22) (4.725.320.124) (40,53) TỔNG TÀI SẢN 52.137.208.096 100,00 28.825.608.257 100,00 55.624.745.553 100,00 (23.311.599.839) (76,81) 26.799.137.296 229,89 A. Nợ phải trả 44.373.381.214 85,11 18.572.230.158 64,43 48.112.987.189 86,50 (25.801.151.056) (58,15) 29.540.757.031 159,06 I. Nợ ngắn hạn 44.373.381.214 85,11 3.657.230.158 12,69 36.337.987.189 65,33 (40.716.151.056) (91,76) 32.680.757.031 893,59 II. Nợ dài hạn 0,00 14.915.000.000 51,74 11.775.000.000 21,17 14.915.000.000 - (3.140.000.000) (21,05) B. V ốn chủ sở 7.763.826.882 14,89 10.253.378.099 35,57 7.511.758.364 13,50 2.489.551.217 32,07 (2.741.619.735) (26,74) hữu I. Vốn chủ sở hữu 7.763.826.882 14,89 10.253.378.099 35,57 7.511.758.364 13,50 2.489.551.217 32,07 (2.741.619.735) (26,74) T ỔNG NGUỒN 52.137.208.096 100,00 28.825.608.257 100,00 55.624.745.553 100,00 (23.311.599.839) (44,71) 26.799.137.296 92,97 VỐN (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Nhận xét: * Tình hình tài sản của Công ty: Qua bảng 2.2 cho thấy tổng tài sản tăng dần qua các năm. Năm 2016, tốc độ tăng của tổng tài sản giảm nhiều so với năm 2015. Đến năm 2017 tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh gấp đôi so với năm 2016, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm Công ty là sản xuất sản phẩm. Mặc dù tài sản dài hạn đang có tốc độ giảm xuống, nhưng do tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản, bên cạnh đó tốc độ tài sản ngắn hạn qua 3 năm tăng nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn nên tổng tài sản cũng tăng lên. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng nhanh là do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác không ngừng tăng mạnh qua 3 năm. Đây là một tốc độ tăng khá cao, nguyên nhân là do Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều tài sản cho Công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2016 có tốc độ tăng nhanh hơn so với năm 2015, năm 2017 tốc độ tăng gấp 4 lần so với năm 2016. Đây là một dấu hiệu không được tốt vì Công ty phải bán chịu quá nhiều, Công ty cần nhanh chóng khắc phục được tình trạng này để giảm khoản vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, không thể khẳng định điều này là nhược điểm của Công ty, vì phần lớn khách hàng của Công ty là khách hàng làm ăn lâu năm, có uy tín và có khả năng thanh toán nhanh chóng nên Công ty phải bán chịu để tạo mối quan hệ làm ăn tốt với khách hàng. Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản nói chung và tài sảTrườngn ngắn hạn nói riêng. Đại Giá trhọcị này có xuKinh hướng tăng tếtrong Huế3 năm qua. Năm 2016, tốc độ tăng của hàng tồn kho giảm nhanh so với năm 2015, do giá cả thị trường tốt, Công ty thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. Qua năm 2017, tốc độ của hàng tồn kho tăng 99,44% so với năm 2016. Nguyên nhân là do giá cả thị trường giảm, Công ty có xu hướng giữ hàng lại để chờ năm 2018 giá tăng lên sẽ xuất bán. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Tài sản dài hạn qua 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2016, tài sản dài hạn giảm nhanh so với năm 2015. Năm 2017 cũng tương tự, tài sản dài hạn giảm so với năm 2016. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hằng năm, Công ty tiến hành khấu hao nhiều TSCĐ tại nhà máy của Công ty. * Tình hình nguồn vốn của Công ty: Tổng tài sản có tốc độ biến động thì tổng nguồn vốn cũng có tốc độ biến động tương ứng. Năm 2016 có tổng nguồn vốn giảm so với năm 2015, do tốc độ tăng của nợ phải trả năm 2016 giảm 58,15% so với năm 2015 mặc dù vốn hủ sở hữu tăng nhưng với tỷ lệ nhỏ. Qua năm 2017, tổng nguồn vốn tăng 92,97% so với năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2017, nợ phải trả có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn cũng tăng lên. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, khoản mục này tăng là do Công ty chủ động vay vốn từ các ngân hàng để phục vụ thêm cho việc mở rộng quy mô sản xuất như mua thêm máy móc, thiết bị Điều này khiến cho công ty phát sinh thêm khoản chi phí khá lớn đó là lãi vay. Tuy nhiên, chính điều này cũng đem lại một nguồn vốn lớn để Công ty đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng nếu như sự gia tăng doanh thu không xứng với sự đầu tư thì sẽ kéo theo hiệu quả kinh tế giảm sút, vì vậy, ban lãnh đạo Công ty cần chú trọng, cân nhắc kỹ điều này. Vốn chủ sở hữu năm 2016 có tốc độ tăng nhanh hơn so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2017, tốc độ này giảm so với năm 2016. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2017 giảm so với năm 2016, nên lợi nhuận phân phối vào vốn giảm xuống. Đây là một dấu hiệu không tốt của Công ty, vì vốn chủ sở hữu đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguTrườngồn vốn, mà lại đang Đại có xu hưhọcớng giả mKinh sẽ khiến cho tế Công Huế ty phải huy động nhiều nguồn vốn hơn để hoạt động sản xuất. Vì vậy, Công ty cần kịp thời khắc phục được điều này. 2.1.4.3. Tình hình về kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.3 – Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 Đơn vị: VNĐ Năm So sánh Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Chênh lệch % Chênh lệch % 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 11.580.026.364 105.308.583.782 52.349.046.159 93.728.557.418 809,40 (52.959.537.623) (50,29) 2.Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3.Doanh thu thu bán hàng và ần 11.580.026.364 105.308.583.782 52.349.046.159 93.728.557.418 809,40 (52.959.537.623) (50,29) CCDV 4.Giá vốn hàng bán 9.686.111.839 98.681.344.636 48.047.436.589 88.995.232.797 918,79 (50.633.908.047) (51,31) 5.L àng và ợi nhuận gộp về bán h 1.893.914.525 6.627.239.146 4.301.609.570 4.733.324.621 249,92 (2.325.629.576) (35,09) CCDV 6.Doanh thu từ HĐTC 4.675.300 128.800.265 49.374.270 124.124.965 2654,91 (79.425.995) (61,67) 7.Chi phí tài chính 580.403.076 1.547.455.694 580.403.076 - 967.052.618 166,62 8.Chi phí bán hàng 8.900.350 343.945.144 379.759.380 335.044.794 3764,40 35.814.236 10,41 9.Chi phí quản lý DN 1.040.992.939 3.065.666.449 2.116.003.287 2.024.673.510 194,49 (949.663.162) (30,98) 10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 848.696.536 2.766.024.742 307.765.479 1.917.328.206 225,91 (2.458.259.263) (88,87) 11.Thu nhập khác - 155.412.484 - - - - - 12.Chi phí khác - 155.084.380 13.942.000 - - (141.142.380) (91,01) 13.Lợi nhuận khác - 328.104 (13.942.000) - - (14.270.104) (4349,26) 14.T ổng lợi nhuận kế toán trước 848.696.536 2.766.352.846 293.823.479 1.917.656.310 225,95 (2.472.529.367) (89,38) thuế 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 84.869.654 276.801.629 35.443.214 191.931.975 226,15 (241.358.415) (87,20) 16.Lợi nhuận sau thuế TNDN 763.826.882 2.489.551.217 258.380.265 1.725.724.335 225,93 (2.231.170.952) (89,62) Trường(Nguồn: PhòngĐại Tài họcchính - K ếKinhtoán của Công tế ty cHuếổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc) SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Nhận xét: Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà Công ty đặt ra và quan tâm, chú trọng đến. Thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty mới xác định được mức lợi nhuận đạt được. Việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp Công ty có giải pháp đem lại mức lợi nhuận tối đa so với chi phí ban đầu bỏ ra nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có tốc độ giảm qua 3 năm. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng nhanh vượt trội so với năm 2015. Điều này có thể lý giải là do nhu cầu khách hàng tăng, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả thị trường cao đã đem lại một nguồn doanh thu khá lớn cho Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2017, tốc độ của doanh thu giảm 50,29% so với năm 2016. Nguyên nhân là do giá cả thị trường giảm, doanh thu bán hàng sẽ không bù đắp được giá vốn nên Công ty giữ hàng với số lượng lớn để chờ tăng giá sẽ xuất bán. Bên cạnh đó, doanh thu biến động cũng ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của giá vốn. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2016, tốc độ tăng của lợi nhuận thuần nhanh hơn so với năm 2015. Nhưng đến năm 2017, tốc độ của lợi nhuận thuần giảm đi so với năm 2016. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 giảm, nhưng do doanh thu thuần và doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2017 thấp hơn năm 2016, hơn nữa chi phí tài chính và chi phí bán hàng năm 2017 tăng nhanh, cho nên lợi nhuận thuần của năm 2017 có tốc độ giảm. Vì vậy, Công ty cần giảm đi khoản chi phí này và tăng doanh thu để có thể tăng thêm lợi nhuận vào những năm về sau. DoanhTrường thu hoạt động Đại tài chính họcchủ yếu đưKinhợc hình thành tế do thuHuế nhập từ tiền lãi gửi ngân hàng. Năm 2016, doanh thu hoạt động tài chính tăng so với năm 2015, nhưng năm 2017 lại giảm so với năm 2016, hơn nữa, doanh thu này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ với các khoản mục khác. Điều này cho thấy, hoạt động tài chính vẫn chưa phải là điểm chú trọng của Công ty. Chi phí tài chính có xu hướng tăng qua 3 năm, do Công ty tiến hành trả lãi các khoản vay Ngân hàng khi vay để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Chi phí bán hàng tăng dần qua các năm. Do năm 2017, Công ty tiến hành thuê dịch vụ bốc xếp bên ngoài và phải tốn chi phí cho việc vận chuyển hàng đi bán nên chi phí bán hàng tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 194,49% so với năm 2015. Tuy nhiên, Công ty đã nhanh chóng khắc phục tình trạng này nên đến năm 2017, chi phí này giảm 30,98% so với năm 2016. Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng Công ty đã kiểm soát được các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Và trong những năm tiếp theo, cần có các biện pháp để điều chỉnh các khoản mục này ở mức hợp lý để đưa lợi nhuận của Công ty ngày càng cao. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 tăng 225,95% so với năm 2015. Đến năm 2017, lợi nhuận kế toán trước thuế giảm mạnh so với năm 2016, do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh. Lợi nhuận kế toán trước thuế biến động kéo theo chi phí thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế TNDN cũng biến động với tỷ lệ tương ứng. Qua phân tích một số chỉ tiêu trên, ta thấy được kết quả kinh doanh của Công ty tuy doanh thu giảm nhưng không hẳn là không tốt, vì Công ty không bán hàng khi giá cả thị trường thấp bảo vệ cho việc kinh doanh của Công ty luôn có lãi, tránh gây thiệt hại cho Công ty. Để có thể đứng vững trên thị trường, Công ty cần có những chính sách kinh doanh, marketing tốt, máy móc thiết bị được cải tiến ngày càng khoa học, chất lượng sản phẩm tốt, tạo được uy tín tốt với khách hàng. Bên cạnh đó cũng nên đưa ra các biện pháp khắc phục, hạn chế và xử lí những mặt tiêu cực để đạt được mức lợi nhuận cao nhất, góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán Thủ doanh thu, công nợ nguyên quỹ chi phí vật liệu Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán CTCP chế biến nông sản Hưng Lộc Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: Kế toán trưởng: Là người giúp Ban giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế; Tham mưu các thông tin kế toán cần thiết cho lãnh đạo; Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, lập kế hoạch tài chính hằng năm, đảm bảo kịp thời, đúng quy định của Nhà nước; Kế toán trưởng cũng có quyền kiến nghị, giải trình với Ban giám đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, có quyềTrườngn từ chối nếu xét thĐạiấy việc gihọcải quyế t Kinhcủa Ban giám tế đố c Huế chưa phù hợp với nguyên tắc tài chính Nhà nước; Có trách nhiệm quan sát, kiểm tra, phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán đang làm việc tại Công ty. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu tất cả các phần hành kế toán, tổng hợp số liệu trên các chứng từ gốc cùng loại để vào sổ sách tổng hợp, tập hợp số liệu trên các chứng từ gốc để lên Nhật ký – Chứng từ; Theo dõi tình hình các khoản tiền gửi, tiền vay của công ty; Cùng với kế toán trưởng, kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, báo SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa cáo kế toán định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc theo yêu cầu quản lý; Kiểm tra tồn quỹ cuối tháng, tính giá thành sản phẩm thực tế, lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán doanh thu, chi phí: Thực hiện việc nhận biết tất cả mẫu giấy tờ liên quan đến việc thanh toán của khách hàng, thường xuyên nắm bắt chính xác doanh thu từ phía các bộ phận; Đối chiếu, điều chỉnh kịp thời, mở chứng từ ghi sổ và lập báo cáo doanh thu hàng ngày. Kế toán công nợ: Trong Công ty, kế toán công nợ kiêm kế toán thanh toán; Tiến hành theo dõi tình hình công nợ, tạm ứng, công nợ phải thu, phải trả đối với tổ chức bên trong và bên ngoài Công ty; Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, công cụ, dụng cụ, tiến hành trích khấu hao và phân bổ khấu hao, công cụ, dụng cụ; Tiến hành tính lương và các khoản trích theo lương. Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho nguyên liệu, vật liệu; Tính giá xuất kho nguyên liệu, vật liệu. Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu chi, chịu trách nhiệm về số lượng tồn quỹ; Cuối ngày lập báo cáo quỹ và chứng từ kèm theo. Đối chiếu quỹ cuối ngày, cuối tháng với sổ kế toán để xử lý chênh lệch; Căn cứ vào bảng tính lương để tiến hành trả lương để trả lương cho nhân viên trong Công ty. 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán a. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ Áp dụng chế độ chứng từ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Trườngtài chính thay cho QuyĐạiết định học 15/2006/QĐ Kinh-BTC ngày tế 20/3/2006 Huế và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/9/2009 của BTC. - Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT), Giấy đề nghị tạm ứng(03-TT), Giấy đề nghị thanh toán (05-TT) SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công (01a-LĐTL), Bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL), Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL) - Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho (01-VT), phiếu xuất kho (02-VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (03-VT) - Chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ (01-TSCĐ), Biên bản thanh lý TSCĐ (02-TSCĐ) b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản kế toán được Công ty sử dụng theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính ban hành phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Ngoài ra Công ty còn mở thêm các Tài khoản chi tiết theo từng đối tượng khác nhau để thuận tiện trong quá trình quản lý, theo dõi. c. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam theo Thông tư 200/2014/TT-BTC để tổng hợp và thuyết trình về tình hình tài chính của đơn vị, gồm: - Bảng cân đối kế toán (B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN) d. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng -TrườngNiên độ kế toán: B ắĐạit đầu từ ngàyhọc 01/01 Kinhvà kết thúc ngày tế 31/12 Huế hằng năm - Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kinh tế được lập và ghi sổ với đơn vị là Đồng Việt Nam (VNĐ) - Phương pháp tính thuế: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng e. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức kế toán máy theo hình thức Nhật ký – Chứng từ, gồm có các loại sổ sau: Sổ Nhật ký chứng từ; Sổ Cái; Bảng kê; Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật kết hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban, Công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc thực hiện hạch toán. Cụ thể là Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán BRAVO được thiết kế theo hình thức Nhật ký – Chứng từ. Đây là phần mềm có nhiều tính năng ưu việt, và việc lựa chọn hình thức này rất phù hợp với quy mô và tính chất sản xuất của Công ty. Với điều kiện trang thiết bị đầy đủ, việc hạch toán ở Công ty hầu như hoàn toàn đã giảm bớt nhiều hoạt động tính toán bằng tay trên các sổ tổng hợp cũng như trên các sổ chi tiết. Các sổ này đều do máy tính tự lập và tính toán theo chương trình đã được cài sẵn trong phần mềm. Ch ng t Sổ Kế Toán ứ ừ PHẦN MỀM kế toán KẾ TOÁN -Sổ tổng hợp BRAVO -Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chTrườngứng từ gốc Đại học Kinh tế Huế cùng loại MÁY VI TÍNH Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc Chú thích: : Nhập số liệu hằng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa : Đối chiếu kiểm tra số liệu Trình tự ghi sổ: Hằng ngày, các chứng từ gốc được chuyển tới phòng kế toán. Các chứng từ này được phân loại, chuyển đến các kế toán phụ trách phần hành liên quan để kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ. Kế toán viên căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào Sổ kế toán Tổng hợp và các sổ, thẻ chi tiết liên quan. Khi có yêu cầu về chứng từ, kế toán viên tiến hành in ra và chuyển lên cho Kế toán trưởng để xem xét, ký duyệt, sau đó chuyển đến Kế toán tổng hợp với đầy đủ chứng từ gốc kèm theo. Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp kiểm tra số liệu, phát hiện các sai sót và hoàn chỉnh số liệu để lập sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính hàng tháng. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối quý, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.Trường Đại học Kinh tế Huế 2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc 2.2.1. Kế toán doanh thu, thu nhập, giảm trừ doanh thu 2.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Nội dung kế toán doanh thu bán hàng SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Công ty hoạt động đa lĩnh vực như: Trồng cây lấy củ có chất bột, xay xát và sản xuất bột thô, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, bán buôn nông, lâm sản, nguyên liệu nhưng doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động sản xuất kinh doanh thành phẩm tinh bột sắn. Công ty còn có hoạt động cung cấp dịch vụ là cho thuê xe ô tô, nhưng các nghiệp vụ này rất ít khi xảy ra và có giá trị nhỏ nên trong bài Khóa luận này em sẽ không đề cập đến, chỉ đề cập đến doanh thu chính là bán thành phẩm tinh bột sắn. b. Các phương thức bán hàng tại Công ty - Phương thức bán sỉ hàng hóa cho các doanh nghiệp đã kí Hợp đồng bao tiêu: Công ty bán hàng hóa tại kho với số lượng lớn. - Phương thức bán lẻ hàng hóa cho các đối tượng khác: Công ty bán hàng tại kho với số lượng nhỏ. c. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để hạch toán các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong doanh nghiệp. TK 511 được chia thành 3 tài khoản nhỏ như sau: - TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa - TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm - TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ Chứng từ sử dụng: Đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có, sổ chi tiết, nhật ký chứng từ. d. Quy trìnhTrường kế toán doanh thuĐại học Kinh tế Huế Đối với phương thức bán lẻ hàng hóa: Khi khách hàng đến mua hàng tại kho của Công ty, bộ phận kinh doanh sẽ lập phiếu xuất kho và tiến hành xuất hàng hóa cho khách, đồng thời viết cho khách một hóa đơn bán lẻ. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các hóa đơn bán lẻ để tổng hợp viết vào hóa đơn GTGT. Tuy nhiên, các nghiệp vụ bán lẻ này thường xảy ra ít và có giá trị nhỏ nên em không đề cập trong Khóa luận này. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Đối với phương thức bán sỉ hàng hóa: Khi khách hàng đặt hàng, bộ phận kinh doanh tiếp nhận đơn đặt hàng và tiến hành kiểm tra hàng tồn kho, nếu đủ hàng để bán thì sẽ bán hàng cho khách. Bộ phận kinh doanh tiến hành lập phiếu xuất kho gồm 3 liên: liên 1 giữ lại để lưu, liên 2 chuyển cho kế toán. Sau đó, bộ phận kinh doanh tiến hành xuất kho để bán hàng cho khách, đồng thời lập phiếu giao hàng chuyển cho phòng kế toán. Từ phiếu xuất kho và phiếu giao hàng của bộ phận kinh doanh chuyển sang, kế toán tập hợp để ghi vào phân hệ Giá vốn hàng bán. Kế toán căn cứ phiếu xuất kho, tiến hành lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Liên 1: Giữ lại để lưu; Liên 2: Giao cho khách hàng; Liên 3: Giao cho thủ quỹ. Đồng thời xử lý hình thức thanh toán của khách hàng, nếu khách hàng chưa thanh toán thì kế toán công nợ sẽ ghi sổ công nợ và lưu lại để theo dõi công nợ. Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán công nợ tiến hành lập phiếu thu gồm 3 liên. Sau đó chuyển cả 3 liên phiếu thu này sang thủ quỹ. Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu thu gồm 3 liên do kế toán chuyển sang, sẽ xem xét và tiến hành thu tiền. Sau khi phiếu thu được duyệt xong và có đầy đủ các chữ ký hợp lệ, thủ quỹ gửi các liên phiếu thu như sau: Liên 1: Đưa cho phòng kế toán; Liên 2: Giao cho Khách hàng; Liên 3: Giữ lại để lưu. Kế toán dựa vào phiếu thu, tiến hành lập hóa đơn GTGT, căn cứ vào hóa đơn để ghi sổ kế toán để bù trừ công nợ và lưu. e. Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1: Ngày 20/12/2017, Công ty cổ phần FOCOCEV Việt Nam kí hợp đồng với Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc để mua 1500 tấn thành phẩm tinh bột sắn, đơn giá 10.670.000 đồng/tấn, đã bao gồm VAT 10%. Bên mua sẽ thanh toán 100%Trường giá trị tiền hàng Đại sau khi nhhọcận hàng Kinhvà hóa đơn GTGT tế cHuếủa bên bán. Ngày 31/12/2017, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán lập Hóa đơn GTGT số 0000098. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.1 – Trích Hợp đồng kinh tế số 09/2017/FCC-HL Đơn vị: VNĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số 09/2017/FCC-HL - Căn cứ Bộ Luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên. Hôm nay, ngày 20 tháng 12 năm 2017. Chúng tôi gồm có: Bên bán: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC (Bên A) Địa chỉ: Dốc Son, Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị Điện thoại: 0233.387.3874 - Fax: 0233.3873.875 Tài khoản : 0771000576918 Tại ngân hàng: NH TMCP NT VN – CN Quảng Trị Mã số thuế: 3200615045 Đại diện bởi: Ông Đỗ Đức Lộc - Chức vụ: Tổng Giám đốc. Bên mua: CÔNG TY CỔ PHẦN FOCOCEV VIỆT NAM (Bên B) Địa chỉ: Số 21 đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.39255098 - Fax: 028.39255099 Đại diện bởi: Ông Đào Hoài Nam - Chức vụ: Phó Tổng giám đốc Mã số thuế: 0400101588 Hai bên đồng ý ký hợp đồng mua bán với các điều khoản, điều kiện sau: Điều I: Hàng hóa, số lượng, giá cả Bên B đồng ý mua của bên A mặt hàng Tinh bột sắn đóng bao, với số lượng và giá cả như sau: - Số lượng: 1.500 tấn (+/- 10%) - Đơn giá: 10.670.000 đồng/tấn – đã bao gồm 10% VAT - Tổng Trườnggiá trị có VAT: 16.005.00 Đại0.000 đhọcồng Kinh tế Huế (Bằng chữ: Mười sáu tỷ không trăm linh năm triệu đồng chẵn./.) SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.2 – Hóa đơn GTGT số 0000098 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/003 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: HL/15P Liên 3: Nội bộ Số: 0000098 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Mã số thuế : 3200615045 Địa chỉ : Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Điện thoại : 0233.3873874 Fax: 0233.3873875 Số tài khoản : 0771000576918 – NH TMCP Ngoại Thương VN, CN Quảng Trị Họ và tên người mua hàng: Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN FOCOCEV VIỆT NAM Mã số thuế: 0400101588 Địa chỉ: Số 21 đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh Hình thức thanh toán: CK STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Tinh bột sắn Tấn 1.500 9.700.000 14.550.000.000 Cộng tiền hàng: 14.550.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.455.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 16.005.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười sáu tỷ không trăm linh năm triệu đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ Trường Đại học Kinh tế Huếtên) Bán hàng qua Fax Đơn vị: VNĐ Kế toán viên căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0000098 trên để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán BRAVO. Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 1311M0 16.005.000.000 đồng SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Có TK 5112 14.550.000.000 đồng Có TK 33311 1.455.000.000 đồng Căn cứ vào chứng từ gốc và theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin sẽ tự động nhập vào sổ chi tiết liên quan và sổ kế toán tổng hợp. Biểu 2.3 – Sổ chi tiết tài khoản 5112 CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2017 TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm Chứng từ TK Phát sinh Số dư Diễn giải Ngày Số đối ứng Nợ Có Nợ Có Dư đầu kỳ Xu t bán tinh 31/12/17 0000097 ấ 1311M0 43.227.273 43.227.273 bột lẻ Xuất tinh bột sắn theo HĐ số 31/12/17 0000098 09/2017/FCC- 1311M0 14.550.000.000 14.593.227.273 HL ngày 20/12/2017 Kết chuyển 31/12/17 09 doanh thu 5112 91112 14.593.227.273 91112 Tổng phát 14.593.227.273 14.593.227.273 sinh Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Trường(Ký, họ tên) Đại học Kinh tế(Ký, Huế họ tên) Đơn vị: VNĐ Nghiệp vụ 2: Ngày 31/12/2017, DNTN Hòa Thắng mua 1.381.766 tấn bã sắn. Công ty tiến hành xuất bã sắn với đơn giá: 10.000đ/tấn theo Hóa đơn số 0000096. Khách hàng trả ngay bằng tiền mặt. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 54
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 55
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.4 – Hóa đơn số 0000096 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/003 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: HL/15P Liên 3: Nội bộ Số: 0000096 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Mã số thuế : 3 2 0 0 6 1 5 0 4 5 Địa chỉ : Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Điện thoại : 0233.3873874 Fax: 0233.3873875 Số tài khoản : 0771000576918 – NH TMCP Ngoại Thương VN, CN Quảng Trị Họ và tên người mua hàng: Tên đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Hòa Thắng Mã số thuế: 4000284221 Địa chỉ: Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam Hình thức thanh toán: TM STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Bã sắn làm nguyên liệu Tấn 1.381.766 10.000 13.817.660 thức ăn chăn nuôi (từ ngày 16 – 31/12/2017) Cộng tiền hàng: 13.817.660 Thuế suất GTGT: \ Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán: 13.817.660 Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu tám trăm mười bảy nghìn sáu trăm sáu mươi đồng chẵn./. NgưTrườngời mua hàng ĐạiNgư họcời bán hàng Kinh tếThủ trưHuếởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) Đơn vị: VNĐ SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 56
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Tuy khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt khi mua hàng nhưng do đặc thù của Công ty nên kế toán không tiến hành ghi trực tiếp Nợ TK 111, Có TK 5111. Mà ban đầu, nghiệp vụ sẽ được kế toán tiến hành theo dõi công nợ như sau: Nợ TK 1311M01 13.817.660 đồng Có TK 5111 13.817.660 đồng Sau khi lập Hóa đơn GTGT 0000096, kế toán sẽ căn cứ vào hóa đơn để hạch toán doanh thu trên phân hệ Bán hàng của phần mềm kế toán BRAVO, và bù trừ công nợ phải thu. Đồng thời, khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt nên kế toán phải lập phiếu thu kèm theo. Biểu 2.5 – Phiếu thu số 00133 Đơn vị: VNĐ Công ty cổ phần chế biến nông sản Hưng Lộc Mẫu số 01 - TT Dốc Son, Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU THU Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số: 00133 Nợ: 111 Có: 131 Họ và tên người nộp tiền: Doanh nghiệp tư nhân Hòa Thắng Địa chỉ: Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam Lý do nộp: Bán hàng theo Hóa đơn 0000096 Số tiền: 13.817.660 đồng (Viết bằng chữ): Mười ba triệu tám trăm mười bảy nghìn sáu trăm sáu mươi đồng chẵn./. Kèm theo:Trường01 Chứ ngĐại từ gốc học Kinh tế Huế Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp Người lập Thủ quỹ tiền phiếu (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 57
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Sau đó, căn cứ vào phiếu thu số 00133, kế toán định khoản: Nợ TK 111 13.817.660 đồng Có TK 1311M01 13.817.660 đồng Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ gốc và theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin sẽ tự động nhập vào sổ chi tiết liên quan và sổ kế toán tổng hợp. Biểu 2.6 – Sổ chi tiết tài khoản 5111 Đơn vị: VNĐ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2017 TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa Chứng từ TK Phát sinh Số dư Diễn giải Ngày Số đối ứng Nợ Có Nợ Có Dư đầu kỳ Xu t bán bã 16/12/17 0000095 ấ 1311M0 13.817.610 13.817.610 sắn Xu t bán bã 31/12/17 0000096 ấ 1311M0 13.817.660 27.635.270 sắn Kết chuyển 31/12/17 09 doanh thu 5111 91112 27.635.270 91112 Tổng phát 27.635.270 27.635.270 sinh Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 58
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.7 – Nhật ký chứng từ số 10 Đơn vị: VNĐ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2017 Chứng từ Cộng PS Nợ Cộng PS có Diễn giải Có 911 Nợ TK 131 Số Ngày 511 511 0000096 31/12/17 Xuất bán bã sắn 13.817.660 13.817.660 0000097 31/12/17 Xuất bán tinh bột lẻ 43.227.273 43.227.273 Xu t tinh b t s 0000098 31/12/17 ấ ộ ắn theo HĐ số 14.550.000.000 14.550.000.000 09/2017/FCC-HL ngày 20/12/2017 K t chuy n doanh thu 511 09 31/12/17 ế ể 14.644.862.543 14.644.862.543 91112 // Tổng cộng 52.349.046.159 52.349.046.159 52.349.046.159 52.349.046.159 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 59
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.8 – Sổ Cái tài khoản 511 Đơn vị: VNĐ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị SỐ CÁI TÀI KHOẢN 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với Tháng 1 Tháng 12 Lũy kế TK này Dư Nợ Dư Có 911 3.374.744.533 14.644.862.543 52.349.046.159 Cộng SPS Nợ 3.374.744.533 14.644.862.543 52.349.046.159 Tổng SPS Có 3.374.744.533 14.644.862.543 52.349.046.159 Dư Nợ Dư Có Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Kế toán trưởng (ký tên, đóng dấu) Trường Đại học Kinh tế Huế 2.2.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Công ty không sử dụng TK 521 để theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu do khi bán hàng với số lượng lớn thì giá trên hóa đơn bán ra là giá đã trừ chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán nếu có. Đồng thời, bộ phận KCS kiểm tra nghiêm SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 60
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa ngặt trước khi xuất bán thành phẩm nên không xuất hiện trường hợp hàng bán bị trả lại. 2.2.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Nội dung kế toán Kế toán doanh thu hoạt động tài chính là việc thực hiện hạch toán các khoản thu của Công ty chủ yếu từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi từ tài khoản chứng khoán. Để thuận tiện cho việc theo dõi các tài khoản tại các ngân hàng, Công ty đã mở các tiểu khoản của TK 112 như sau: - TK 1121: Tiền Việt Nam + TK 1121M: Tiền Việt Nam – NM TBS Quảng Trị + TK 1121M02: Tiền VN – NH NN&PTNT Hải Lăng Quảng Trị + TK 1121M04: Tiền VN – NH TMCP Ngoại thương CN Quảng Trị + TK 1121M05: Tiền VN – NH CT Quảng Trị - PGD Thị xã Quảng Trị b. Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” để theo dõi doanh thu hoạt động tài chính, chi tết sử dụng: TK 5151 - Tiền lãi cho vay, tiền gửi. Chứng từ sử dụng: Giấy báo có, Sổ chi tiết, Nhật kí chứng từ, Sổ cái. c. Trình tự hạch toán Tùy thuộc vào ngày tính và trả lãi của các ngân hàng mà Công ty có mở tài khoản, các ngân hàng sẽ tính và trả lãi các khoản tiền gửi của Công ty tại ngân hàng thông quaTrường giấy báo có của ngânĐại hàng. học Căn cứ vàoKinh giấy báo cótế của Huếngân hàng, kế toán công nợ tiến hành kiểm tra thông tin trên chứng từ và nhập dữ liệu lên phần mềm kế toán. Phần mềm tự động cập nhật vào các sổ liên quan: Sổ chi tiết TK 515, Sổ Cái TK 515 và cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. d. Trích một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại doanh nghiệp SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 61
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Nghiệp vụ: Ngày 25/12/2017, Công ty nhận được Giấy báo có của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về khoản lãi tiền gửi ở ngân hàng trong tháng 12 năm 2017. Số tiền Ngân hàng báo có là 832.140 đồng. Biểu 2.9 – Giấy báo có lãi tiền gửi của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN CHUNG TU GIAO DICH GIAY BAO CO Ngày 25/12/2017 So HD: 251217.C950.0000028 So chung tu: 008. C950.00028 So chuyen tien: Note: Nguoi tra tien: NGAN HANG TMCP NGOAI THUONG VIET NAM So tai khoan: Dia chi: NHNT Quang Tri TK ghi Co: 771000576918 Nguoi huong: CONG TY CO PHAN CHE BIEN NONG SAN HUNG LOC So tai khoan: 00771000576918 Tai NH: TMCP Ngoai Thuong VN Dia chi: So tien: VND 832.140 Tám trăm ba mươi hai nghìn một trăm bốn mươi đồng. Nội dung: TIEN LAI THANG 12/2017 Đơn vị: VNĐ Kế toán căn cứ vào Giấy báo có Ngân hàng để hạch toán: NTrườngợ TK 1121M04 Đại832.140 học đồng Kinh tế Huế Có TK 5151 832.140 đồng Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ gốc và theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin sẽ tự động nhập vào sổ chi tiết liên quan và sổ kế toán tổng hợp. SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 62
  74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.10 – Sổ chi tiết tài khoản 515 Đơn vị: VNĐ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2017 TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Chứng từ TK Phát sinh Số dư Diễn giải Ngày Số đối ứng Nợ Có Nợ Có A B C D 1 2 3 4 Số dư đầu kỳ Lãi TGNH tháng 31/12/17 007/NHHL 1121M0 1.287.100 1.287.100 12/2017 Lãi TGNH tháng 31/12/17 008/NHNT 1121M0 832.140 2.119.240 12/2017 Thu nhập hoạt 31/12/17 21 động tài chính 515 9115 2.119.240 9115 Tổng phát sinh 2.119.240 2.119.240 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 2.11 – Nhật ký chứng từ số 10 Đơn vị: VNĐ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2017 Chứng từ Cộng PS Cộng PS Diễn giải Có 911 Nợ 1121 Nợ 1388 Số Ngày nợ 515 có 515 Trường Đại học Kinh tế Huế 07/NH 31/12 Lãi TGNH 1.287.100 1.287.100 HL tháng 12 08/NH 31/12 Lãi TGNH 832.140 832.140 NT tháng 12 31/12 Kết chuyển 2.119.240 2.119.240 515 9115 Tổng 49.374.270 49.374.270 2.707.603 46.666.667 49.374.270 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 63
  75. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa Biểu 2.12 – Sổ Cái tài khoản 515 Đơn vị: VNĐ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN HƯNG LỘC Thôn Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị SỐ CÁI TÀI KHOẢN 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối Tháng 1 Tháng 12 Lũy kế ứng Nợ với TK này Dư Nợ Dư Có 911 46.715.269 2.119.240 49.374.270 Cộng SPS Nợ 46.715.269 2.119.240 49.374.270 Tổng SPS Có 46.715.269 2.119.240 49.374.270 Dư Nợ Dư Có Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Kế toán trưởng (ký tên, đóng dấu) 2.2.1.4. Kế toán thu nhập khác a. Nội dungTrườngkế toán Đại học Kinh tế Huế Thu nhập khác phát sinh tại Công ty bao gồm thu nhập từ các hoạt động: Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nhập từ quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân tặng cho Công ty SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 64
  76. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Kim Thoa b. Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 711 “Thu nhập khác” để theo dõi các khoản thu nhập phát sinh ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh. Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, Hóa đơn GTGT đầu ra, Biên bản thanh lý TSCĐ, sổ chi tiết TK 711, sổ cái TK 711. c. Trình tự hạch toán Hằng ngày, kế toán kiểm kê các chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến thu nhập khác như phiếu thu, hóa đơn GTGT đối chiếu sổ sách, kiểm tra thông tin trên chứng từ, sau đó tiến hành ghi sổ vào phần mềm kế toán. Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển tự động trên phần mềm kế toán từ tài khoản 711 sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. d. Trích một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại doanh nghiệp Trong năm 2017, Công ty không xuất hiện hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, không xuất hiện trường hợp nhận quà biếu, tặng cũng như các hoạt động tạo thu nhập khác. 2.2.2. Kế toán chi phí 2.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán a. Đối tượng kế toán Hàng hóa, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải trả cho khách hàng, các khoản phải thu đối với khách hàng. b. Tài khoTrườngản sử dụng Đại học Kinh tế Huế Kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” để theo dõi các khoản chi phí vốn sử dụng. Để dễ theo dõi, Công ty mở rộng tài khoản 632 thành 2 tài khoản nhỏ như sau: - TK 6321: Giá vốn hàng bán của hàng hóa - TK 6322: Giá vốn hàng bán của thành phẩm SVTH: Hồ Thị Thanh Thủy 65