Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_tai_con.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CPSX Chi phí sản xuất DDCK Dở dang cuối kỳ DDĐK Dở dang đầu kỳ GTSP Giá thành sản phẩm KPCĐ Kinh phí công đoàn MTC Máy thi công NCTT Nhân công trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định VAT Thuế Giá trị gia tăng XDTH Xây dựng tổng hợp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017-2018 46 Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-201849 Biểu 2.1: Hóa đơn bán hàng 54 Biểu 2.2: Phiếu nhập kho 55 Biểu 2.3: Giấy yêu cầu vật tư 56 Biểu 2.4: Phiếu xuất kho 57 Biểu 2.5: Sổ nhật ký chung Ngày 27 tháng 01 năm 2019 58 Biểu 2.6: Sổ cái ngày 27 tháng 01 năm 2019 59 Biểu 2.7: Hóa đơn bán hàng số 0000075 60 Biểu 2.8: Bảng kê nhập vật tư 61 Biểu 2.9: Chứng từ kế toán tháng 01 năm 2019 66 Biểu 2.10: Sổ chi tiết tài khoản chi phí NCTT 67 Biểu 2.11: Sổ Cái TK 154 – Cầu Bản Cồn Cùng số 02 68 Biểu 2.12: Hóa đơn GTGT số 0003567 70 Biểu 2.13: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 72 Biểu 2.14: Sổ chi tiết tài khoản 623 73 Biểu 2.15: Sổ cái TK 154 Số 03 74 Biếu 2.16: Sổ chi tiết tài khoản 627 – Cầu Bản Cồn Cùng 77 Biểu 2.17: Sổ cái TK 154 – Cầu Bản Cồn Cùng số 04 78 Biểu 2.18: Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 80 Biểu 2.19: Bảng tính giá thành sản phẩm 83 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần XDTH II Quảng BìnhError! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần XDTH II Quảng BìnhError! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần XDTH II Quảng BìnhError! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từError! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.5: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình Xây dựng Cầu Bản Cồn Cùng Error! Bookmark not defined. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu khóa luận 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 7 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 7 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 7 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 8 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ban đầu 8 1.1.2.2. Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí 9 1.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động 10 1.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ đối tượng chịu chi phí 11 1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm 12 1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 12 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 14 1.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành 14 1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí cấu thành 14 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15 1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 16 Trường1.4.1.1. Đối tượng tậĐạip hợp chi phí học sản xuất Kinh tế Huế16 1.4.1.2. Đối tượng tính giá thành 16 1.4.1.3. Kỳ tính giá thành 17 1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất 17 SVTH: Lê Thị Khánh Huyền
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 1.4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 20 1.4.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 22 1.4.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 25 1.4.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 28 1.4.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 29 1.4.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TỔNG HỢP II QUẢNG BÌNH 34 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình 34 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 34 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34 2.1.2.1. Quá trình hình thành 34 2.1.2.2. Quá trình phát triển 35 2.1.2.3. Những khó khăn và điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển của công ty 36 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 37 2.1.3.1. Chức năng 37 2.1.3.2. Nhiệm vụ 37 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 38 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 38 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 38 2.1.5. Tổ chức sản xuất tại công ty 39 2.1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 41 2.1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán 41 Trường2.1.6.2. Tổ chức công Đại tác kế toán học Kinh tế Huế43 2.1.7. Tình hình nguồn lực của công ty 45 2.1.7.1. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn giai đoạn 2017-2018 45 2.1.7.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2018 48 SVTH: Lê Thị Khánh Huyền
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình 51 2.2.1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình 51 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 51 2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành 51 2.2.1.3. Phương pháp tính giá thành 51 2.2.1.4. Phương pháp phân bổ chi phí 51 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 52 2.2.2.1. Nội dung 52 2.2.2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 52 2.2.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán 53 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 61 2.2.3.1. Nội dung 61 2.2.3.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 63 2.2.3.3. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán 64 2.2.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 69 2.2.4.1. Nội dung 69 2.2.4.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 69 2.2.4.3. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán 70 2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung 75 2.2.5.1. Nội dung 75 2.2.5.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 75 2.2.5.3. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán 75 2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 78 2.2.6.1. Nội dung 79 Trường2.2.6.2. Phương pháp Đại hạch toán học Kinh tế Huế79 2.2.7. Tính giá thành sản phẩm 82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TỔNG HỢP II QUẢNG BÌNH 84 SVTH: Lê Thị Khánh Huyền
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 3.1. Một số nhận xét chung 84 3.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý 84 3.1.2. Về tổ chức kế toán 85 3.2. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình 86 3.2.1. Ưu điểm 86 3.2.2. Nhược điểm 87 3.3. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình.90 3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 90 3.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp 91 3.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công 92 3.3.4. Chi phí sản xuất chung 93 3.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm 93 3.3.6. Những kiến nghị khác 95 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 1. Kết luận 96 2. Kiến nghị 97 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong cơ chế quản lý kinh tế, tài chính luôn là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế, tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính - tiền tệ, không chỉ có nhiệm vụ khai thác nguồn lực tài chính, tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế mà còn là giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu vừa là cơ hội, vừa là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện các công cụ quản lý; trong đó kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp để kinh doanh có hiệu quả, tạo được vị thế trên thị trường thì phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với giá thành hợp lý, không chỉ mang lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những biện pháp chiến lược và đề ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm tối thiểu hóa chi phí mà không làm giảm chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là thông tin quan trọng; chi phối mọi quyết định trong công tác xây dựng doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo. Bởi để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí, toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về khi tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà kinh tế quan tâm, bởi nó gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, việc này yêu cầu phải tính kịp thời, tính đúng, tính đủ các loại chi phí vào giá thành sản phẩm. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm và đặc thù riêng, thể hiện rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bởi lẽ công tác kế Trườngtoán vừa đáp ứng yêu cĐạiầu về nhiệm học vụ chức năng Kinh, vừa phải đảm btếảo phù Huế hợp với cả doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Nhận thức được tầm quan trọng của Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; cùng với kiến thức, kinh nghiệm đã học ở trường kết hợp với quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình. Đề tài nghiên cứu nhằm ba mục tiêu: Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hoá những lý luận chung liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình. Thứ ba, phân tích, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình, trong đó tập trung nghiên cứu vào kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình “Xây dựng Cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP” tỉnh Quảng Bình. 4. Phạm vi nghiên cứu TrườngPhạm vi nghiên c ứuĐại đề tài bao ghọcồm phạm vi nghiênKinh cứu theo khôngtế gian, Huế phạm vi nghiên cứu theo thời gian và phạm vi nghiên cứu về nội dung. Cụ thể như sau: SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Đề tài nghiên cứu tại Phòng kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứ theo thời gian: Số liệu liên quan đến công trình thi công xây dựng Cầu Bản Cồn Cùng tỉnh Quảng Bình, các báo cáo tài chính của Công ty năm 2017, năm 2018. Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công trình “Xây dựng Cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP”. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành; các tài liệu về cơ cấu tổ chức, các quy định của đơn vị thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty. Đồng thời phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. b. Phương pháp quan sát, phỏng vấn Phương pháp này để tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đặc điểm của từng khoản mục chi phí, phương pháp tính giá thành, đánh giá sản phẩm dở dang, phân bổ chi phí cũng như những vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, các quy định của Công ty thông qua việc quan sát công việc hàng ngày của các nhân viên phòng kế toán, của Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình kết hợp với việc phỏng vấn các cán bộ nhân viên phòng kế toán. Trườngc. Phương pháp thu Đại thập tài liệu học Kinh tế Huế Phương pháp này tiến hành thu thập các báo cáo, chứng từ, sổ sách về chi phí sản xuất và giá thành công trình “Xây dựng Cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP tỉnh Quảng Bình” cùng các tài liệu liên quan để làm căn cứ hạch toán kế toán. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú d. Phương pháp hạch toán kế toán Hệ thống phương pháp kế toán bao gồm 4 phương pháp: phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán. Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị. Phương pháp này được vận dụng thông qua hệ thống các bản chứng từ và một quy trình luân chuyển chứng từ của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành và phát sinh chi phí liên quan đến các hoạt động của đơn vị. Phương pháp này giúp kế toán xác định được giá trị vốn kinh doanh và giá trị các giao dịch ảnh hưởng đến nguồn vốn của đơn vị. Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự vận động của vốn kinh doanh trong đơn vị. Nó được vận dụng thông qua hệ thống tài khoản kế toán. Phương pháp này giúp ghi nhận sự vận động của vốn kinh doanh vào tài khoản và sổ sách kế toán theo các mối quan hệ đối ứng sẵn có của các tài khoản. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra một cách khái quát nhất về vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh và việc tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Phương pháp này giúp cộng dồn các con số phát sinh trên các tài khoản và sổ sách kế toán, từ đó tính toán được các chỉ tiêu phù hợp để lập các báo cáo tài chính. e. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin từ những số liệu thu thập được ở Công ty để phân tích tình hình tài chính TrườngCông ty, đánh giá và t ìmĐại ra biện pháp học góp phần hoànKinh thiện công tác tế kế toán Huế chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và kiến nghị; nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự kết hợp của ba yếu tố này trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người. Việc tiêu hao một lượng nhất định của các yếu tố trên để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ được gọi là chi phí. Chi phí sản xuất bao gồm yếu tố lao động sống liên quan đến sử dụng lao động (Tiền lương); lao động vật hóa (Khấu hao TSCĐ, Chi phí NVL, ); các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ );các loại thuế không được hoàn trả (VAT, Thuế tài nguyên, ); lãi vay ngân hàng Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn được tính toán, đo lường bằng tiền. Xét ở bình diện doanh nghiệp khi loại trừ các quy định của luật thuế thu nhập, chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt, nó phải bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất, bất kể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan. Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định phụ thuộc vào hai yếu tố sau: Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào một thời kỳ nhất định. Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, cung cấp những thông tin để giám đốc dự toán chi phí. TrườngNhư vậy, có thể địĐạinh nghĩa: “Chi học phí sản xu ấKinht là biểu hiện b ằngtế tiền cHuếủa toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và một phần thu nhập thuần túy của xã hội SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”. (Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán chi phí và tính giá thành. NXB Thống kê). 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau về cả nội dung lẫn tính chất. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định thì chi phí cần được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Thường các chi phí được phân loại dựa trên các tiêu thức sau: 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ban đầu Theo tiêu thức phân loại này, các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế được sắp xếp vào cùng một loại gọi là yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nào, ở đâu và có tác dụng như thế nào. Vì vậy, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành 5 yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiển lương, phụ cấp phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Máy móc, TSCĐ được sử dụng trong quá trình sản xuất được tính hao mòn theo từng kỳ. Lượng hao mòn này được chuyển vào chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: bao gồm các dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: dịch vụ điện nước, bảo hiểm tài sản, Trường- Chi phí bằng tiề nĐại khác: Là các học khoản chi phíKinh phát sinh trong tếquá trình Huế sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên mà doanh nghiệp thường thanh toán trực tiếp trong kỳ kế toán. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Phân loại theo tiêu thức này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại CPSX mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí cho kỳ sau. (TS Huỳnh Lợi, 2009. Giáo trình Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải) 1.1.2.2. Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí Theo tiêu thức phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra thành các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi phí phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, phụ và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ ). - Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy như nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy, tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân vận hành máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những loại máy móc chuyển động bằng Diezel, xăng, điện, - Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi của phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật Trườngliệu dùng chung cho phân Đại xưởng sản xuhọcất với mục đíchKinh là phục vụ và qutếản lý sHuếản xuất. Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất. Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm. (TS Huỳnh Lợi, 2009. Giáo trình Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải) 1.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động Biến phí (chi phí khả biến): Là các chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với sự thay đổi của các mức độ hoạt động, và thông thường biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (sản phẩm, 1 giờ máy, ) thì không đổi. Tùy thuộc vào mức độ biến đổi của biến phí khi mức độ hoạt động thay đổi, có thể phân thành 2 loại: Biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ): Là biến phí mà sự thay đổi về tổng số của chúng tỷ lệ thuận với sự thay đổi với mức độ hoạt động. Biến phí thực thụ tính trên một đơn vị mức độ hoạt động thì không đổi; ví dụ: chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Biến phí cấp bậc: Là biến phí mà sự thay đổi về tổng số của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến mức giới hạn nhất định. Ví dụ: Chi phí lương thợ bảo trì máy móc thiết bị, chi phí lương sản phẩm lũy tiến, Trường Định phí (chi phíĐại bất biến): học Kinh tế Huế Là những chi phí mà xét về tổng số thì không thay đổi hoặc ít thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi trong một phạm vi nhất định, nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Ví dụ: Chi phí khấu hao thuê SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú nhà xưởng, chi phí quảng cáo, nhằm đảm bảo cho việc lập dự toán chi phí được chặt chẽ, định phí được chia làm 2 loại: - Định phí bắt buộc: Là những loại chi phí liên quan đến sử dụng tài sản dài hạn như khấu hao TSCĐ, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí bảo dưỡng và chi phí liên quan đến lương của các nhà quản lý gắn liền với cơ cấu quản lý SXKD của một doanh nghiệp, tồn tại lâu dài trong hoạt dộng SXKD của doanh nghiệp và không thể cắt giảm chúng đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hay bị gián đoạn. - Định phí tùy ý: Được lập kế hoạch trong ngắn hạn – thường là 1 năm và trong những trường hợp cần thiết có thể cắt giảm chúng. Ví dụ: chi phí đào tạo, chi phí hành chính. Chi phí hỗn hợp: Bao gồm cả định phí và biến phí - Phần định phí của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí cơ bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để dịch vụ đó luôn ở tình trạng sẳn sàng hoạt động. - Phần biến phí thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt định mức. (TS Huỳnh Lợi, 2009. Giáo trình Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải). 1.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ đối tượng chịu chi phí Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, hoạt động, công việc, đơn đặt hàng ) và hoàn toàn có thể quy nạp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nên chúng dễ nhận biết, hạch toán chính xác như: chi phí TrườngNVLTT, chi phí NCTT Đại học Kinh tế Huế Chi phí gián tiếp: SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể hạch toán trực tiếp được mà hạch toán cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Khi thực hiện phân bổ chi phí cho từng đối tượng, doanh nghiệp cần lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí phân bổ cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ lựa chọn. Vì vậy, các nhà quản lý cần quan tâm đến lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí nếu muốn có thông tin đúng đắn, trung thực về chi phí, kết quả, lợi nhuận. (PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, 2008. Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính) Như vậy, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất đều có ý nghĩa riêng biệt trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng góc độ khác nhau, nhưng chúng đều xuất phát từ yêu cầu làm cơ sở cho công tác quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm 1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí, lao động sống. Kết quả thu được là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi Trườngphí. Đại học Kinh tế Huế (PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, 2008. Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính) SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Có thể nói giá thành là một chỉ tiêu phản ánh toàn diện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản trị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng được yêu cầu về nghiên cứu, quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu về việc xây dựng giá cả sản phẩm, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều tiêu thức khác nhau và được phân thành các loại giá thành khác nhau. 1.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo tiêu thức phân loại này, giá thành được chia thành: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất. Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức giúp cho việc đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế; là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu Trườngvà là cơ sở để xác định kếĐạit quả sản xu ấhọct kinh doanh cKinhủa doanh nghiệp. tế Huế 1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí cấu thành - Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú xuất. Đối với các đơn vị xây lắp, giá thành sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ về bản chất có sự khác nhau, đòi hỏi kế toán cần phải phân biệt để đảm bảo tính chính xác và hợp lý trong kỳ hạch toán. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, vừa là tiền đề, vừa là nguyên nhân, kết quả của nhau. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm hai mặt: Hao phí sản xuất và kết quả hao phí sản xuất được phản ánh qua giá thành. - Xét về mặt bản chất: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm tương đương nhau, chúng đều thể hiện hao phí lao động sống và các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp. - Xét về nội dụng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành tính trên cơ sở chi phí đã tập hợp và số lượng sản phẩm đã hoàn thành từ chi phí. Nội dung giá thành sản phẩm chính là các khoản mục chi phí đã tập hợp và tính cho số lượng sản phẩm. - Xét về phạm vi: Chi phí sản xuất được giới hạn trong một kỳ nhất định mà không cần biết nó phân bổ cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay là sản phẩm dở dang; còn giá thành sản phẩm là giới hạn của một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành. - Xét về mặt lượng: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biếu hiện bằng công thức tổng quát sau: Trường Đại học Kinh tế Huế Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Xét về mặt công tác kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc kế tiếp nhau. Chỉ khi công tác tập hợp chi phí trong kỳ hoàn thành thì việc tính giá thành mới được thực hiện. Chính vì vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 1.4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán CPSX là giới hạn và phạm vi để tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm). (TS Huỳnh Lợi, 2009. Giáo trình Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải). Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc bộ phận, chi tiết sản phẩm. Để xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý; quy trình công nghệ sản xuất; loại hình sản xuất sản phẩm; khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của từng đơn vị. Trong công tác kế toán, xác đinh đối tượng tập hợp CPSX là cơ sở tổ chức tài khoản, tiểu khoản, số chi tiết để tập hợp chi phí cho các đối tượng, phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.4.1.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là toàn bộ các loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Đối Trườngtượng tính giá thành đư ợĐạic xác định cănhọc cứ vào đ ặcKinh điểm tổ chức s ảntế xuất, quHuếản lý; đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; khả năng, điều kiện hạch toán và yêu cầu SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú quản lý cụ thể ở từng đơn vị. Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng, từng chi tiết, từng bộ phận sản xuất Xác định đối tượng tính giá thành là cơ sở để tổng hợp CPSX và tính giá thành, lập bảng tính GTSP, cho phép kiểm tra đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện các biện pháp quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. 1.4.1.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định. Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành cuối kỳ và các chi phí liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm này, nên mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ có kỳ tính giá thành khác nhau. Xác định đúng kỳ tính giá thành sẽ giúp cho công tác tổ chức tính GTSP hợp lý, khoa hoc, chính xác. Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm hay khi kết thúc mùa vụ, thời điểm sản phẩm đã hoàn thành. 1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất 1.4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất, cấu thành nên sản phẩm xây lắp. Ngoài ra, khoản mục này còn bao gồm những chi phí phát sinh đi kèm như chi phí thu mua, vận chuyển b. Chứng từ sử dụng Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi Trường Biên bản nghi ệmĐại thu học Kinh tế Huế Giấy đề nghị cung cấp vật tư SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú c. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tài khoản 621. Tài khoản này được dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp. Cuối kỳ chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết cấu và nội dung của TK 621 TK 621 - Trị giá thực tế nguyên vật liệu - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây không hết được nhập lại kho lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh - Trị giá phế liệu thu hồi. dịch vụ trong kỳ hạch toán. - Kết chuyển chi phí NVLTT vào tài khoản 154. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú d. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán chi phí NVLTT được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 152 TK 621 TK 154 (1) (5) TK 111, 112, 331 (2) TK 133 TK 152 (6) TK 111, 112, 152 TK 141 (3) (4) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chú thích: (1) Xuất NVL dùng trực tiếp cho sản xuất (2) Mua NVL đưa thẳng vào sản xuất (3) Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ (4) Quyết toán giá trị khối lượng đã tạm ứng (5) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Trường(6) Vật liệu không Đại dùng hết nh ậhọcp lại kho Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp trong xây lắp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp (bao gồm tiền lương của công nhân trong danh sách và cả tiền thuê lao động bên ngoài). Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm: - Tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý đội, nhân viên văn phòng ở bộ máy quản lý doanh nghiệp. - Các khoản trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo quy định hiện tại của nhà nước, các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải chịu là 23,5%, trong đó tỷ lệ như sau: - Bảo hiểm xã hội: 17,5% - Bảo hiểm y tế: 3% - Bảo hiểm thất nghiệp: 1% - Kinh phí công đoàn: 2% b. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công, chấm giờ làm thêm Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng thanh toán tiền làm thêm ngoài giờ Bảng thanh toán tiền thuế ngoài Trường Hợp đồng giao Đạikhoán học Kinh tế Huế Biên bản thanh lý Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú c. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là tài khoản 622. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết cấu và nội dung của TK 622 TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia - Kết chuyển chi phí nhân công trực thi công, xây lắp tiếp vào TK 154 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 TK 622 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành. d. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán chi phí NCTT được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154 (1) (5) TK 335 (2) (3) TK 338 TK 632 (4) (6) Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Chú thích: (1) Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. (2) Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân. (3) Trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. (4) Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho công nhân sản xuất. (5) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154. (6) Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường. 1.4.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công a. Nội dung Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các công trình xây lắp bao gồm: - Chi phí nhân công: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển, phục vụ xe máy thi công. - Chi phí vật liệu: nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ máy thi công. - Chi phí dụng cụ phục vụ máy thi công. - Chi phí khấu hao máy thi công. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: thuê ngoài sửa chữa xe máy thi công, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện nước, thuê máy thi công, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ - Chi phí bằng tiền khác. b. Chứng từ sử dụng Trường Phiếu xuất kho ĐạiNVL sử dụng học cho máy thi côngKinh tế Huế Hóa đơn, chứng từ mua ngoài sử dụng cho MTC Hóa đơn, chứng từ khác SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú c. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công là tài khoản 623. Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp DN xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Trong trường hợp thi công hoàn toàn bằng máy thì các chi phí được tập hợp trực tiếp trên TK 621, TK622, TK 627. Kết cấu và nội dung của tài khoản 623 TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công - Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phát sinh trong kỳ. phí sử dụng máy thi công vào TK 154. - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào TK 632 TK 623 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 623 được mở chi tiết thành sáu tài khoản cấp 2: - TK 6231: Chi phí nhân công - TK 6234: Chi phí khấu hao MTC - TK 6232: Chi phí nguyên, vật liệu - TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6238: Chi phí bằng tiền khác Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú d. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 334, 338 TK 623 TK 154 (1) (5) TK 152, 153, 242 (2) TK 214 TK 632 (3) (6) TK 111, 112, 331 (4) TK 133 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Chú thích: (1) Chi phí nhân công sử dụng máy thi công (2) Chi phí NVL, CCDC cho máy thi công Trường(3) Trích khấu hao máyĐại thi công học Kinh tế Huế (4) Chi phí dịch vụ mua ngoài (5) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành sản phẩm (6) Chi phí sử dụng MTC vượt trên mức bình thường được ghi nhận vào giá vốn. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.4.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung a. Nội dung Chi phí sản xuất chung (CP SXC) trong doanh nghiệp xây lắp là những chi phí phục vụ xây lắp, những chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng công trình, hạng mục công trình. CP SXC bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý đội; các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công; chi phí vật liệu sử dụng ở đội thi công; công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí chung bằng tiền khác. Các khoản chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội, ), cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Công thức phân bổ chi phí SXC: Tổng chi phí sản xuất cần Mức chi phí SXC phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho từng = × phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ đối tượng của các đối tượng b. Chứng từ sử dụng Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ Phiếu xuất kho Hóa đơn dịch vụ c. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung là tài khoản 627. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh cho phân xưởng, bộ phận, đội, công trường Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 154 - Chi phí sản xuất Trườngkinh doanh dở dang. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Kết cấu và nội dung của tài khoản 627 TK 627 - Tập hợp chi phí sản xuất chung - Các khoản ghi giảm chi phí sản phát sinh xuất chung - Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí TK 627 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6272: Chi phí nguyên, vật liệu - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác d. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú TK 334, 338 TK 627 TK 154 (1) (6) TK 152, 153, 242 (2) TK 632 (7) TK 214 (3) TK 111, 112, 331 (4) TK 111, 112, 138 TK 133 (8) TK 111, 112, 335, 242 (5) Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Chú thích: (1) Chi phí nhân viên phân xưởng (2) Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất (3) Chi phí khấu hao TSCĐ (4) Chi phí dịch vụ mua ngoài Trường(5) Chi phí đi vay phĐạiải trả học Kinh tế Huế (6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm, dịch vụ. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú (7) Khoản chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ vào giá thành, được ghi nhận vào giá vốn hàng bán (8) Các khoản thu làm giảm chi phí sản xuất chung. 1.4.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là sự phân tích chi phí đã tập hợp ở từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào giá thành, trên cơ sở đó tính GTSP. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho đang áp dụng, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tổng hợp CPSX và tính GTSP, lao vụ ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán CPSX hoặc tính GTSP . Phương pháp hạch toán như sau: TK 621 TK 154 TK 152, 111 (1) (5) TK 622 TK 138, 334, (2) (6) 811 TK 623 (3) TK 155, 157, (7) 632 TrườngTK 627 Đại(4) học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Chú thích: (1) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3) Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công (4) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (5) Giá trị phế liệu thu hồi (6) Giá trị sản phẩm hỏng (7) Giá trị sản phẩm thực tế hoàn thành nhập kho, xuất bán hoặc gửi bán. 1.4.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục chi phí, các chi phí này là chi phí thực tế đã chi trong kỳ không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành hay còn dở dang cuối kỳ. Để đảm bảo xác định phần chi phí của sản phẩm xây lắp hoàn thành phải xác định được chi phí của sản phẩm dở dang. Việc xác định chi phí dở dang tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm xây lắp, vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp, vào đối tượng tính giá thành đã xác định. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau: Đánh giá theo chi phí dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau: Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Chi phí khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp của khối Chi phí thực DDĐK thực hiện đầu kỳ lượng xây tế của khối = × lắp Trườnglượng DDCK Đại học Kinh tế HuếDDCK Chi phí của khối Chi phí của khối theo dự lượng xây lắp hoàn + lượng xây lắp toán thành bàn giao trong DDCK theo dự toán kỳ SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Đánh giá theo mức độ hoàn thành của sản phẩm xây lắp Theo phương pháp này khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được quy đổi theo khối lượng hoàn thành tương đương, được xác định theo công thức sau: Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Chi phí theo khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp dự toán của Chi phí th c ự DDĐK thực hiện đầu kỳ khối lượng tế của khối = × xây lắp DDCK ng DDCK Chi phí theo d lượ Chi phí của khối ự tính theo sản toán c a kh ng lượng xây lắp bàn + ủ ối lượ lượng hoàn xây l p DDCK tính giao trong kỳ theo dự ắ thành tương toán theo sản lượng hoàn đương thành tương đương Đánh giá theo giá trị dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế cùa khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được căn cứ dựa vào giá trị dự toán và khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, được xác định theo công thức sau: Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp Chi phí thực DDĐK thực hiện trong kỳ Giá trị dự toán tế của khối = × của khối lượng lượng DDCK Chi phí của khối lượng Chi phí dự toán của xây lắp DDCK xây lắp hoàn thành + khối lượng xây lắp bàn giao trong kỳ DDCK Riêng đối với những công trình bàn giao một lần thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế: Chi phí sản xuất DDCK = Tổng chi phí NVLTT + chi phí NCTT + chi phí SDMTC Trường+ chi phí SXC thực tế phát Đại sinh. học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 1.4.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp hay hệ thống các phương pháp được vận dụng để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị. Theo quy định, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất phải được tính theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung Tùy theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp mà các khoản mục quy định trên có thể chi tiết hơn để phục vụ thiết thực cho các nhà quản trị trong việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, các khoản chi phí tới giá thành sản phẩm. Theo quan điểm truyền thống, các doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp tính giá thành như sau: a. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm và mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong những phân xưởng riêng biệt hoặc dể tính toán giá thành của những công việc, kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định. b. Phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt, công việc sản xuất thường được tiến hành căn cứ vào các Trườngđơn đặt hàng của ngườ i mua.Đại Đối tư ợnghọc tập hợp chi Kinh phí là các đơn đ ặttế hàng vàHuế đối tượng tính giá thành là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng đó. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú c. Phương pháp định mức Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công và dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm, phân xưởng hặc giai đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành là chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh. d. Phương pháp phân bước Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, với một quy trình công nghệ được chia làm nhiều giai đoạn (bước) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước sau. Hoặc các doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu song song, tương ứng với quy trình công nghệ lắp ráp, mỗi phân xưởng sản xuất hay mỗi dây chuyền công nghệ sản xuất một sản phẩm riêng biệt và được lắp ráp ở phân xưởng hay dây chuyền công nghệ ở giai đoạn lắp ráp sau cùng. e. Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất mà trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm chính khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ tỷ lệ. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về cùng một loại sản phẩm duy nhất được gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi đã được xây dựng sẵn. Sản phẩm tiêu chuẩn là sản phẩm có hệ số bằng 1. Đối tượng tập hợp chi phí trong trường hợp này có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm hoặc quy trình. f. Phương pháp loại trừ giá trị của sản phẩm phụ TrườngPhương pháp này ápĐại dụng trong họcnhững doanh Kinh nghiệp mà trong tếmột quy Huế trình công nghệ sản xuất vừa cho ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu. Do đó, để tính giá SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú thành sản phẩm chính cần loại trừ sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TỔNG HỢP II QUẢNG BÌNH 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình - Địa chỉ trụ sở chính: 27 Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. - Điện thoại: 0232.3843592 - Số fax: 0232.3825436 - Mã số thuế: 3100130953 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài nhà nước 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.2.1. Quá trình hình thành Năm 1990 Quảng Bình được trở lại với tên gọi cũ sau khi chia tách từ tỉnh Bình-Trị- Thiên. Vào thời điểm đó cơ sở hạ tầng của Quảng Bình hết sức lạc hậu, hệ thống giao thông yếu kém không đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển của tỉnh nhà. Trước tình hình đó ngày 09 tháng 01 năm 1993 UBND tỉnh Quảng Bình quyết định thành lập Công ty Công trình giao thông II Quảng Bình trực thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Bình. Kể từ đó Công ty Công trình giao thông II Quảng Bình đã góp phần xây dựng nên một Quảng Bình với cơ sở hạ tầng khang trang như ngày hôm nay. Bằng sự nỗ lực vượt bậc của tập Trườngthể cán bộ, công nhân viên,Đại Công ty họcCông trình giaoKinh thông II Quả ngtế Bình đHuếã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận trong sự phát triển của ngành Giao thông tỉnh nhà. Đặc biệt năm 1999 Công ty đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Thực hiện công cuộc đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát huy quyền làm chủ của người lao động, Chính phủ đã từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Sau một thời gian thực hiện cổ phần hoá Công ty Công trình giao thông II Quảng Bình, ngày 25 tháng 3 năm 2004 UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định số 14/2004/QĐ-UB về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Công trình giao thông II Quảng Bình thành Công ty cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình. Từ buổi đầu sơ khai tổng số vốn kinh doanh của Công ty chỉ dừng lại ở con số hàng trăm nghìn đồng, nhưng đến nay trải qua quá trình sản xuất kinh doanh tổng số vốn kinh doanh đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Tài sản ngày một kiên cố hơn, Công ty đang từng bước hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm nâng cao sức sản xuất, khả năng cạnh tranh đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hạ và lợi nhuận ngày càng tăng. 2.1.2.2. Quá trình phát triển Từ khi được thành lập đơn vị đã có những bước phát triển mạnh, phù hợp với đà phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu của cơ chế thị trường. Công ty đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào thi công công trình, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Chính vì vậy, uy tín Công ty ngày càng được nâng lên, công trình thi công luôn đảm bảo chất lượng, hoàn thành trước thời hạn và luôn được chủ đầu tư đánh giá cao. Trong tương lai Công ty sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô nhằm đáp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, mục tiêu cổ phần hoá của công ty nhằm phát triển huy động vốn CBCNV-LĐ và các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài tỉnh để đầu tư, đổi mới và phát triển công ty. Sử dụng vốn có hiệu quả, đổi mới cơ chế quản lý, phát huy vai trò làm chủ của người lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hoàn thành Trườngnghĩa vụ với Nhà Nước. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.1.2.3. Những khó khăn và điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển của công ty Khó khăn: - Trong tình hình chung của nền kinh tế cả nước còn rất nhiều khó khăn. Chính phủ chỉ đạo siết chặt công tác đầu tư công, chính sách quản lý tài chính, quản lý tiền tệ Số lượng dự án, công trình được đầu tư trên địa bàn của tỉnh Quảng Bình đã giảm rất nhiều so với các năm trước, dẫn đến việc làm của các đơn vị trong ngành XDCB nói chung, của công ty nói riêng ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Vì vậy, công tác tìm kiếm việc làm hết sức khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Phần lớn các công trình đã trúng thầu, nguồn vốn bố trí chưa đáp ứng đủ nên dàn trải nhiều năm. Có nhiều công trình từ lúc khởi công đến khi hoàn thành bàn giao công trình vẫn chưa có vốn nên Công ty hoàn toàn phải sử dụng vốn vay từ ngân hàng với tỷ trọng lớn, dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao. - Đa số công trình thực hiện nằm ở vùng núi xa xôi, đường đi lại hết sức khó khăn, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động. Mặt khác, do tác động của thời tiết nắng ít, mưa nhiều làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Những khó khăn ở trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm qua. Thuận lợi: Bên cạnh những khó khăn, Công ty cũng có những thuận lợi cơ bản tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Sự năng động và nhạy bén của Hội đồng quản trị, Ban điều hành công ty trong việc tìm kiếm việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, trong năm đã trúng thầu được một số công trình, đảm bảo tương đối đủ việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao Trườngđộng trong toàn Công ty. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Có nền tài chính lành mạnh, ổn định nên các tổ chức tín dụng đã tin tưởng và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp dòng vốn tín dụng với mức lãi suất vừa phải và ổn định, đáp ứng đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ thi công xây dựng của Công ty được đầu tư mua sắm trong năm và các năm trước vẫn còn hiệu quả và đưa vào sử dụng thi công các công trình đều đạt được hiệu suất cao. - Việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, bộ phận gián tiếp phù hợp với tình hình nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát huy hết khả năng của mỗi một cán bộ, giảm tối đa số lượng con người cho từng hạng mục công việc. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.3.1. Chức năng Công ty cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình là loại hình công ty cổ phần hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp. Hạch toán độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân. Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; Sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì công trình đường bộ (Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ; sửa chữa công trình đường bộ). - Xây dựng nhà các loại. - Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. - Chuẩn bị mặt bằng. - Khai thác đá, cát sỏi, đất sét. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày 2.1.3.2. Nhiệm vụ Trường- Xây dựng và tổ chĐạiức thực hiệ nhọc kế hoạch sả nKinh xuất kinh doanh đtếạt yêu Huếcầu về chất lượng, đảm bảo yếu tố kỷ thuật, mỹ thuật. - Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích cho cổ đông và người lao động. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình được xây dựng theo mô hình chức năng, thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc Phó Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng TC-HC Tài vụ KH- KT VT-XM BCH Công trường Đội Đội Đội TCCG XDCT 1 XDCT 2 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình Ghi chú: Quan hệ chức năng 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: TrườngLà người lãnh đạo Đạivà trực tiếp điềuhọc hành m ọiKinh hoạt động sản xuấttế kinh Huế doanh của công ty, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Là người chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 38
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú ngân sách nhà nước, đảm bảo thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, thay mặt cho giám đốc để điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách công tác sản xuất. Phụ trách Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật. Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác nhân sự, quản lý lao động, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các chế độ của người lao động, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty. Phòng tài vụ: Là bộ máy chức năng làm công tác tổ chức, quản lý, thực hiện và giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, thực hiện và giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tham mưu, xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật. Phòng Vật tư – Xe máy: Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, vật liệu theo kế hoạch. Theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư. Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Đội thi công cơ giới. Ban chỉ huy các công trường: Trực tiếp chỉ đạo thi công các công trình được phân công đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, đúng tiến độ. Trường2.1.5. Tổ chức sản xuĐạiất tại công ty học Kinh tế Huế Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản phẩm chủ yếu là các công trình giao thông, thủy lợi Nơi tổ chức sản xuất SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú tại các công trường xây dựng. Tùy theo đặc điểm, quy mô và thiết kế của công trình để tổ chức và bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý trên nguyên tắc tối đa hóa thi công bằng cơ giới. Cụ thể là: Tổ chức sản xuất: Ban chỉ huy công trường Bộ phận thi Bộ phận thi công Bộ phận công cơ giới nhân lực phụ trợ Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình Ban chỉ huy công trường: Trực tiếp chỉ đạo thi công các công trình được phân công đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, đúng tiến độ. Bộ phận thi công cơ giới: Vận chuyển vật tư, thiết bị, cấu kiện phục vụ thi công; đảo đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi để thi công. Bộ phận thi công nhân lực: Trực tiếp thi công ở giai đoạn thi công mặt đường, đổ bê tông, lắp ráp cấu kiện. Bộ phận phụ trợ: Là bộ phận làm các công việc phụ cho công trình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Tổ chức dây chuyền thi công Dây chuyền thi công nên đường: Máy ủi Máy xúc Oto vận chuyển Máy san; Máy lu, đầm Sản phẩm nền đường. Dây chuyền thi công mặt đường: Máy xúc Oto vận chuyển Máy ủi Máy san Máy lu Nhân công Sản phẩm bán thấm nhập nhựa hoặc mặt đường cấp phối. Dây chuyền đổ bê tông từng hạng mục: Máy xúc Oto vận chuyển Máy trộn + máy đầm bê tông Nhân công Sản phẩm bê tông theo hạng mục. Dây chuyền lắp ráp cấu kiện: Oto vận chuyển Cần cẩu Nhân công Sản phẩm cấu kiện cầu, công trình được lắp ráp. 2.1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 2.1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Tất cả các công việc kế toán đều tập trung tại phòng kế toán của công ty, tại các đơn vị trực thuộc các kế toán viên chỉ làm nhiệm vụ là thu thập, hạch toán ban đầu, kiểm tra, phân loại chứng từ kế toán phát sinh sau đó gửi về phòng kế toán doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 41
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tài KT KT TM, Thủ quỹ sản, vật tư Ngân hàng thanh toán nội bộ Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình Ghi chú: Quan hệ chức năng b. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán Kế toán trưởng: Là người tổ chức công tác kế toán các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là giám sát viên của Nhà Nước về mặt tài chính đối với các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc và Pháp luật về quản lý tài chính và hệ thống kế toán của công ty; chỉ đạo, đôn đốc nhân viên kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với điều kiện hoạt động của Công ty; tổ chức công tác hạch toán kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước; giải quyết các mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến công tác tài chính của Công ty; ký duyệt các sổ sách và các báo cáo kế toán. Ngoài ra, kế toán trưởng là người thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Kế toán tài sản, vật tư: TrườngLà người thực hiệ nĐại kế toán nguyên học vật liệu, côngKinh cụ dụng cụ tếKiểm tra,Huế giám sát và quản lý tình trạng vật tư, công cụ dụng cụ để phát hiện tình trạng kém, mất phẩm chất, hư hỏng Đồng thời thực hiện đúng hướng dẫn của kế toán trưởng về nghiệp vụ kế toán. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Kế toán thanh toán ngân hàng: Giao dịch, thu thập chứng từ tiền gửi, tiền vay tại các ngân hàng mà công ty có quan hệ giao dịch. Nhận kế hoạch vốn thi công, lập giải trình vay vốn để đảm bảo vay vốn kịp thời cho công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo tình hình vay vốn và phân tích thực hiện vốn vay ngân hàng. Chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng, Giám đốc công ty về số liệu xử lý. Kế toán thanh toán nội bộ: Là người thực hiện và theo dõi việc thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán nội bộ. Kiểm tra, khảo sát giá cả, so sánh chi phí bán hàng của Công ty so với định mức để đưa ra những giải pháp kịp thời. Thủ quỹ: Đảm nhận công tác trực tiếp thu chi tiền mặt khi có chứng từ thu chi được lập, được duyệt, theo dõi tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt và định kỳ lâp báo cáo quỹ cho lãnh đạo Công ty. 2.1.6.2. Tổ chức công tác kế toán a. Chế độ kế toán áp dụng: - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Kỳ kế toán: Kỳ lập báo cáo tài chính theo quý và năm. - Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đơn vị VND. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường Trườngthẳng. Đại học Kinh tế Huế - Hệ thống chứng từ kế toán: áp dụng theo Thông tư 200/2014 ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính. Hệ thống chứng từ gồm 5 chỉ tiêu: SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 43
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Chỉ tiêu lao động tiền lương Chỉ tiêu hàng tồn kho Chỉ tiêu bán hàng Chỉ tiêu tiền tệ Chỉ tiêu TSCĐ - Hệ thống tài khoản: áp dụng theo Thông tư 200/2014 ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở hệ thống tài khoản này và đặc thù của lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, Công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán chi tiết theo các đối tượng quản lý được mã hóa chi tiết. b. Hình thức kế toán Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán Sổ Nhật ký chung chi tiết B ng t ng h p Sổ cái ả ổ ợ chi tiết Bảng cân đối số phát Trường Đạisinh học Kinh tế Huế Báo cáo tài chính SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế. Lập Chứng từ ghi sổ cho các chứng từ cùng loại (có cùng định khoản). Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu. Số hiệu của Chứng từ ghi sổ chính là số thứ tự trong sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Sau khi đăng ký xong, số hiệu tổng cộng trên Chứng từ ghi sổ dùng để ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối tháng kế toán cộng sổ cái để tính số phát sinh, số dư cuối kỳ các tài khoản. Căn cứ vào số liệu cuối kỳ kế toán lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo kế toán. Kế toán cũng căn cứ các số liệu trên chứng từ để ghi vào sổ chi tiết các tài khoản có liên quan. Hình thức này có ưu điểm là thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy vi tính. Tuy nhiên, việc ghi chép bị trùng lắp nhiều nên việc lập báo cáo dễ chậm trể nhất là trong điều kiện kế toán thủ công. 2.1.7. Tình hình nguồn lực của công ty 2.1.7.1. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn giai đoạn 2017-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 45
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.1: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017-2018 (ĐVT: đồng) Năm 2017 Năm 2018 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % +/- % TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 32.199.136.172 70,85 42.406.187.541 76,44 10.207.051.369 31,70 I. Ti à các kho ền v ản tương 1.172.398.871 2,58 15.123.829.058 27,26 13.951.430.187 1189,99 đương tiền III. Các khoản phải thu ngắn hạn 30.564.291.090 67,25 22.857.769.863 41,20 -7.706.521.227 -25,21 IV. Hàng tồn kho 429.277.383 0,94 4.424.588.620 7,98 3.995.311.237 930,71 V. Tài sản ngắn hạn khác 33.168.828 0,07 - 0,00 -33.168.828 -100,00 B. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 13.247.963.319 29,15 13.071.676.612 23,56 -176.286.707 -1,33 I. Tài sản cố định 11.611.445.970 25,55 11.243.828.616 20,27 -367.617.354 -3,17 III. Tài sản dài hạn khác 1.636.517.349 3,60 1.827.847.996 3,29 191.330.647 11,69 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 45.447.099.491 100,00 55.477.864.153 100,00 10.030.764.662 22,07 NGUỒN VỐN A – NỢ PHẢI TRẢ 32.747.781.372 72,06 43.010.538.822 77,53 10.262.757.450 31,34 I. Nợ ngắn hạn 29.211.957.121 64,28 40.499.818.196 73,00 11.287.861.075 38,64 II. Nợ dài hạn 3.535.824.251 7,78 2.510.720.626 4,53 -1.025.103.625 -28,99 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 12.699.318.119 27,94 12.467.325.331 22,47 -231.992.788 -1,83 I. Vốn chủ sở hữu 12.699.318.119 27,94 12.467.325.331 22,47 -231.992.788 -1,83 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 45.447.099.491 100,00 55.477.864.153 100 10.030.764.662 22,07 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ Công ty Cổ phần XDTH II Quảng Bình) SVTH:Trường Lê Thị Khánh Huy ềĐạin học Kinh tế Huế46
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Phân tích biến động và cơ cấu tài sản Căn cứ vào số liệu trên, ta có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn hiện đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Qua số liệu tính toán ở bảng 2.1 ta thấy: Tổng Tài sản của Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình trong giai đoạn 2017-2018 đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2018, tổng tài sản của Công ty là 55.477.864.153 đồng tăng 10.030.764.662 đồng tương ứng tăng 22.07% so với năm 2017. Trong đó, TSNH năm 2018 của công ty là 42.406.187.541 đồng tăng 10.207.051.369 đồng tương ứng tăng 31,70% so với năm 2017 và đây là nguyên nhân chủ yếu làm Tổng tài sản tăng. TSNH có sự tăng lên như vậy chủ yếu là do có sự tăng lên của Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền do trong năm 2018 Công ty hoàn thành công trình được thanh toán và sự tăng lên của khoản mục Hàng tồn kho, Công ty nhận thầu một khối lượng công trình lớn nhưng vẫn còn đang thi công dở dang và một số công trình đã thi công nhưng chưa được nghiệm thu thanh quyết toán với chủ đầu tư. Bên cạnh sự tăng lên của TSNH thì TSDH có xu hướng giảm nhẹ, TSDH năm 2018 là 13.071.676.612 đồng giảm 176.286.707 đồng so với năm 2017 tương ứng giảm 1,33%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2018 công ty thanh lý một số tài sản. Từ bảng số liệu cho thấy, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản tăng dần qua từng năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Cụ thể, năm 2018 chiếm 70,85% và đến năm 2018 tỷ trọng TSNH lại tiếp tục tăng lên là 76,44% trong tổng tài sản. Phân tích biến động nguồn vốn Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá một cách hiệu quả hơn, trên cơ sở phân tích tài sản được hình thành cần phải xem xét vốn được hình thành từ đâu, là vốn Trườngchủ sở hữu, vốn góp hay Đại là vốn đi vay học để từ đó xem Kinh xét việc phân phtếối vố n Huếnhư thế đã hợp lý chưa. Một doanh nghiệp được đánh giá tài chính là tốt khi doanh nghiệp biết sử dụng vốn hợp lý và phân bổ vốn vào tài sản phù hợp, đồng thời nguồn vốn đó dồi dào để thấy được tính độc lập của công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy: SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Trong giai đoạn 2017-2018, Nguồn vốn của công ty có biến động tăng. Cụ thể: Năm 2017 Tổng nguồn vốn của công ty là 45.447.099.491 đồng và đến năm 2018 Tổng nguồn vốn đạt 55.477.864.153 đồng tương ứng tăng 22.07%. Trong đó Nợ phải trả là nguyên nhân chủ yếu làm tổng nguồn vốn tăng lên. Sự tăng lên của nợ phải trả chủ yếu là do nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2018 tăng 11.287.861.075 đồng tương ứng tăng đến 38,64% so với năm 2017. Qua đó, cho thấy Công ty đang chiếm dụng vốn của khách hàng và ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, đây là một chuyển biến tích cực tuy nhiên Công ty nên đảm bảo cơ cấu hợp lý để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán làm ảnh hưởng đến uy tín Công ty. Nợ dài hạn của công ty năm 2017 là 3.535.824.351 đồng, sang đến năm 2018 nợ dài hạn của công ty đã giảm xuống còn 2.510.725.626 đồng tương ứng giảm 28,99%. Còn Vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ biến động nhẹ không mấy đáng kể trong 2 năm qua. 2.1.7.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 48
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2018 (ĐVT: đồng) Năm 2017 Năm 2018 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.289.772.726 43.701.596.061 1.411.823.335 3,34 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - 3. Doanh thu thu àng và cung c ần bán h ấp 42.289.772.726 43.701.596.061 1.411.823.335 3,34 dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 36.348.175.344 37.507.146.772 1.158.971.428 3,19 5. L àng và cung c ợi nhuận gộp về bán h ấp 5.941.597.382 6.194.449.289 252.851.907 4,26 dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 539.193.835 65.937.012 -473.256.823 -87,77 7. Chi phí tài chính 1.692.723.442 1.242.585.546 -450.137.896 -26,59 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.619.961.511 1.242.585.546 -377.375.965 -23,30 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.702.667.396 4.277.419.870 574.752.474 15,52 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.085.400.379 740.380.885 -345.019.494 -31,79 10. Thu nhập khác 1076312405 451.666.443 -624.645.962 -58,04 11. Chi phí khác 264.935.159 15.168.144 -249.767.015 -94,27 12. Lợi nhuận khác 811.377.246 436.498.299 -374.878.947 -46,20 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.896.777.625 1.176.879.184 -719.898.441 -37,95 14. Chi phí thu ế thu nhập doanh nghiệp hiện 291.984.988 246.681.863 -45.303.125 -15,52 hành 15. L nh ợi nhuận sau thuế thu ập doanh 1.604.792.637 930.197.321 -674.595.316 -42,04 nghiệp (Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ Công ty Cổ phần XDTH II Quảng Bình) SVTH:Trường Lê Thị Khánh Huy Đạiền học Kinh tế Huế49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Để có thể biết được sau một kỳ kế toán, Công ty có được bao nhiêu doanh thu, các chi phí liên quan để có được doanh thu đó hay lãi (lỗ), số thuế phải nộp trong kỳ là bao nhiêu thì việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một việc tất yếu. Từ bảng 2.2 ta thấy: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 2 năm tăng nhẹ, cụ thể: Năm 2017, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 42.289.772.726 đồng đến năm 2018 đạt 43.701.596.061 đồng, tăng 1.411.823.335 đồng tương ứng tăng 3,34%. Doanh thu tăng cho thấy Công ty hoạt động có hiệu quả. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên qua 2 năm. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên đây là dấu hiệu tốt. Cụ thể, năm 2018 giá vốn hàng bán là 37.507.146.772 đồng tăng 1.411.823.335 đồng tương ứng tăng 3.19% so với năm 2017. Do sự giảm đi của Doanh thu hoạt động tài chính cụ thể: Doanh thu hoạt động tài chính năm 2018 là 65.937.012 đồng giảm 473.256.823 đồng tương ứng giảm 87,77% so với năm 2017; và sự tăng lên của Chi phí quản lý doanh nghiệp cụ thể: Chi phí tài chính năm 2018 là 4.277.419.870 đồng tăng 574.752.471 đồng tương ứng tăng 15,52% so với năm 2017 làm cho Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm xuống nên Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm mạnh. Cụ thể: Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty năm 2017 là 1.604.792.637 đồng, đến năm 2018 Lợi nhuận sau thuế TNDN chỉ còn 930.197.321 đồng tương ứng giảm đến 42.04%. Do đặc thù kinh doanh của công ty với các công trình đang thi công và các công trình đã hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu trong năm 2018 nên Công ty chưa thể ghi nhận Doanh thu và phải tăng thêm các chi phí quản lý liên quan làm Lợi nhuận công ty giảm so với năm 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 50
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình 2.2.1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình Để làm rõ hơn về quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành công tác xây lắp tại Công ty, tôi xin lấy công trình: “Thi công xây dựng cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP tỉnh Quảng Bình” làm ví dụ minh họa. Công trình khởi công ngày 13 tháng 07 năm 2018 và kết thúc ngày 30 tháng 09 năm 2019, với giá trị hợp đồng là 7.633.842.152 VNĐ. 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí là công trình : “Thi công xây dựng cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP tỉnh Quảng Bình”. 2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành Do công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông đường bộ. Sản phẩm xây lắp của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng hoàn thành theo các hợp đồng xây dựng ký kết với chủ đầu tư. Trong trường hợp này, đề tài tôi chọn đối tượng tính giá thành là công trình: “Thi công xây dựng cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP” tỉnh Quảng Bình. 2.2.1.3. Phương pháp tính giá thành Hiện nay, Công ty cổ phần Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng). 2.2.1.4. Phương pháp phân bổ chi phí Tại Công ty, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình. Trong đó, chi phí NVLTT và chi phí NCTT tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng Trườngmục công trình. Còn chi Đại phí SDMTC họcvà chi phí SXCKinh liên quan trự c tếtiếp đ ếnHuế đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó, nếu chi phí nào sử dụng chung cho nhiều công trình thì tiến hành tập hợp cho tất cả các công trình liên quan và cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng công trình theo tỷ lệ với chi phí phát sinh. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.2.1. Nội dung NVLTT dùng cho công trình “Thi công xây dựng cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP” bao gồm: thép, xi măng, cát, đá, vật liệu nước, thép buộc – đinh, vật liệu điện, ván cospha, thép, cây chống, bạt tái sinh. Các nghiệp vụ phát sinh chi phí NVL trực tiếp sẽ được hạch toán vào TK 621. Phương pháp tính giá xuất kho NVL được công ty sử dụng là phương pháp thực tế đích danh. Giá trị NVL mua ngoài trực tiếp đưa vào hoạt động xây lắp được tính bằng giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng, cộng thêm các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thu mua nếu có. 2.2.2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng a. Chứng từ sử dụng Để hạch toán kế toán nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Giấy đề nghị cấp vật tư - Hóa đơn bán hàng - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Bảng kê nhập vật tư - Sổ chi tiết TK 621 - Chứng từ ghi sổ TK 621 - Sổ cái TK 621 Trườngb. Tài khoản sử d ụngĐại học Kinh tế Huế - Để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 621 – chi phí NVLTT. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Ngoài ra, còn có các TK liên quan như: TK 111, TK 112, TK 331, . 2.2.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán Tại Công ty, nguyên vật liệu dùng vào sản xuất bao gồm nhiều loại như đất, đá, cát, xi măng, sắt thép Trong đó, mỗi chủng loại lại bao gồm nhiều loại như đá gồm có đá 1×2, đá 2×4, đá 6×8; sắt thép lại có thép phi 6, thép phi 12, thép phi 14, thép phi 16 và mỗi loại lại có một công dụng khác nhau sử dụng cho các công trình khác nhau. Bên cạnh đó nguyên vật liệu của Công ty mang tính chất cồng kềnh, việc thi công từng công trình ở địa điểm cách xa nhau nên để thuận tiện trong việc quản lý cũng như tiết kiệm chi phí vận chuyển, công ty tiến hành lập kho vật liệu ngay tại công trình, việc nhập xuất NVL xảy ra tại đó. Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành, do đó việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu không những là điều kiện quan trọng để tính toán giá thành chính xác mà còn là cách để sử dụng chi phí sản xuất có hiệu quả và có biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong công ty hiện đang thi công nhiều công trình cùng một lúc, mỗi công trình có tỷ lệ về nguyên vật liệu khác nhau, sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau và được định mức chi phí sản xuất về nguyên vật liệu khác nhau dựa trên dự toán xây lắp nên việc tập hợp chi phí sản xuất về nguyên vật liệu phải được tập hợp theo từng công trình. Do đặc điểm của sản xuất ở Công ty, chi phí nguyên vật liệu phát sinh thường chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí đó là một công trình, một hạng mục công trình riêng biệt nên việc tập hợp chi phí sản xuất nguyên vật liệu được tiến hành theo phương pháp tập hợp trực tiếp. Tức là chi phí nguyên vật liệu sản xuất giao để sử dụng cho công trình nào được thể hiện trên phiếu xuất kho nên việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình được tập hợp trực tiếp từ chứng từ gốc, nghĩa là chi phí nguyên vật liệu Trườngcủa công trình nào sẽ đư ợĐạic tập hợp riêng học cho công trìnhKinhđó. tế Huế Căn cứ nhu cầu thi công thực tế, cán bộ kỹ thuật lập giấy Yêu cầu vật tư để yêu cầu công ty cấp vật tư, gửi lên Giám đốc công ty để xin sự xác nhận. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Căn cứ giấy yêu cầu vật tư được cán bộ kỹ thuật gửi lên (có sự xét duyệt của giám đốc), nếu loại NVL được yêu cầu còn tồn kho đủ số lượng yêu cầu, kế toán lập phiếu xuất kho và tiến hành hạch toán nghiệp vụ phát sinh chi phí. Thủ kho căn cứ phiếu nhập kho, xuất kho theo đúng loại vật tư và số lượng. Ví dụ: Ngày 21/01/2019, Công ty cổ phần XDTH II Quảng Bình nhập xi măng theo hóa đơn số 0000086. Biểu 2.1: Hóa đơn bán hàng HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Liên 2: Giao cho người mua Ký hiệu: NB/16P Ngày 21 tháng 01 năm 2019 Số: 0000086 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM và Vận tải Dũng Hiền Mã số thuế: 3100359648 Địa chỉ: Đường F325, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua: Tên đơn vị: Công ty Cổ phần XDTH II Quảng Bình Mã số thuế: 3100130953 Địa chỉ: 27 Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: Tên hàng hóa, STT dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4×5 Xi măng Nghi kg 30.000 1.409,0909 42.272.727 1 Sơn Cộng tiền hàng: 42.272.727 Thuế suất GTGT: 10% Thuế GTGT 4.227.273 Tổng cộng tiền thanh toán: 46.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Trường(Đã ký) Đại học Kinh(Đã ký) tế Huế - Ngày 27/01/2019, Phòng vật tư lập Phiếu nhập kho. Kế toán căn cứ vào Hóa đơn bán hàng cùng Phiếu nhập kho tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Biểu 2.2: Phiếu nhập kho Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình Mẫu số: 01 - VT Số 27 Đường Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, Thành (Ban hành theo Thông tư số phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 27 tháng 01 năm 2019 Nợ: 152 Số: NK014 Có: 3311 - Họ và tên người giao: Công ty TNHH TM và Vận tải Dũng Hiền - Theo hóa đơn số 0000086 ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Công ty TNHH TM và Vận tải Dũng Hiền - Nhập tại kho: Nguyên vật liệu-Cầu Bản Cồn Cùng Địa điểm: Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, Đơn vị Thành STT Mã kho Số lượng Đơn giá dụng cụ sản phẩm, hàng tính tiền hóa Theo Thực chứng từ nhập A B C D 1 2 3 4 Công ty TNHH TM và 1 Vận tải Dũng Hiền nhập BCC.1 Kg 30.000,00 1.409,0909 42.272.727 Xi măng Nghi Sơn Cộng 42.272.727 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bốn mươi hai triệu hai trăm bảy mươi hai ngàn bảy trăm hai mươi bảy đồng. - Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày tháng năm Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) nhập) (Ký, họ tên) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Dựa vào Phiếu nhập kho kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 152 42.272.727 Nợ TK 1331 4.227.273 Có TK 331 46.500.000 - Ngày 27/01/2019, căn cứ thi công thực tế, cán bộ kỹ thuật lập Giấy yêu cầu công ty cấp 30.000 kg xi măng và gửi lên Giám đốc để xin sự xác nhận. Giấy yêu cầu vật tư được lập theo biểu ở Biểu 2.3: Biểu 2.3: Giấy yêu cầu vật tư CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIẤY YÊU CẦU VẬT TƯ T ÌNH ỔNG HỢP II QUẢNG B Ngày 27 tháng 01 năm 2019 Kính gửi: Giám đốc công ty Tôi tên là: Lê Văn Dũng Bộ phận công tác: Phòng KH-KT Yêu cầu cấp các loại vật tư sau STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Xi măng Nghi Sơn kg 30.000 2 Lý do: Thi công Công trình xây dựng cầu Bản Cồn Cùng Người yêu cầu Người duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) - Ngày 27/01/2019, Kế toán căn cứ Giấy yêu cầu vật tư (có sự xác nhận của Giám đốc), lập Phiếu xuất kho theo mẫu ở Biểu 2.4 và xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế Trườngtoán. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 56
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Hạch toán: Nợ TK 621 42.272.727 Có TK 152 42.272.727 Biểu 2.4: Phiếu xuất kho Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình Mẫu số: 02 - VT Số 27 Đường Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, Thành phố (Ban hành theo Thông tư số Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 27 tháng 01 năm 2019 Nợ: 621 Số: XK15 Có: 152 - Họ tên người nhận hàng: Lê Văn Dũng - Địa chỉ (bộ phận): Phòng KH - KT - Lý do xuất kho: Xuất xi măng cho Lê Văn Dũng nhận thi công -Xuất tại kho (ngăn lô): Nguyên vật liệu-Cầu Bản Cồn Cùng Địa điểm: Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng cách, phẩm chất vật Đơn vị STT Mã số Thực Đơn giá Thành tiền tư, dụng cụ sản phẩm, tính Yêu cầu hàng hóa xuất A B C D 1 2 3 4 Xuất xi măng cho Lê 1 Văn Dũng nhận thi XMNS Kg 30.000 30.000 1.409,0909 42.272.727 công Cộng 42.272.727 -Tổng số tiền (Viết bằng Bốn mươi hai triệu hai trăm bảy mươi hai nghìn bảy trăm hai chữ): mươi bảy đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: NK014 Ngày tháng năm TrườngNgười lập phiếu Ngư ờĐạii nhận hàng họcThủ kho KinhKế toán trưtếởng HuếGiám đốc (Hoặc bộ phận có (Ký, họ tên, (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) nhu cầu nhập) đóng dấu) (Ký, họ tên) SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 57
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Thủ kho xuất kho theo đúng loại vật tư và số lượng đã nêu trên Phiếu xuất kho. - Ngày 27/01/2019, Kế toán thể hiện lên Sổ Nhật ký chung và Sổ cái như sau: Biểu 2.5: Sổ nhật ký chung Ngày 27 tháng 01 năm 2019 Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình Mẫu số: S03a-DN Số 27 Đường Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, Thành phố (Ban hành theo Thông tư số Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Ngày 27 tháng 01 năm 2019 Ngày S Ngày hạch ố Tài TK đối Phát sinh Phát sinh ch ng ch ng Diễn giải toán ứ ứ khoản ứng Nợ Có từ từ Công ty TNHH TM và V n 27/01/2019 27/01 NK014 ậ 152105 3311 42.272.727 tải Dũng Hiền nhập xi măng Công ty TNHH TM và V n 27/01/2019 27/01 NK014 ậ 3311 152105 42.272.727 tải Dũng Hiền nhập xi măng Xu 27/01/2019 27/01 XK15 ất xi măng cho Lê Văn 621 152105 42.272.727 Dũng nhận thi công Xu 27/01/2019 27/01 XK15 ất xi măng cho Lê Văn 152105 621 42.272.727 Dũng nhận thi công Tổng cộng - Sổ này có 04 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 04 - Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người lập báo cáo Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 58
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Biểu 2.6: Sổ cái ngày 27 tháng 01 năm 2019 Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình Mẫu số: S03b-DN Số 27 Đường Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, Thành (Ban hành theo Thông tư số phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Ngày 27 tháng 01 năm 2019 Tài 152105 - Nguyên vật liệu chính-Cầu Bản Cồn Cùng Đơn vị tính: VND khoản: Nhật ký Số Chứng từ Số tiền Ngày, chung hiệu tháng Diễn giải TK Ngày, Trang STT ghi sổ Số hiệu đối Nợ Có tháng số dòng ứng A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ Công ty TNHH TM 27/01/2019 NK014 27/01/2019 và Vận tải Dũng Hiền 3311 42.272.727 nhập xi măng Xuất xi măng cho Lê 27/01/2019 XK15 27/01/2019 Văn Dũng nhận thi 621 42.272.727 công - Cộng số phát sinh 42.922.727 42.922.727 - Số dư cuối kỳ - Cộng lũy kế từ đầu năm - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 01 - Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Trường(Ký, họ tên) Đại (Ký,học họ tên) Kinh(Ký, họtếtên, đóng Huế dấu) Trong trường hợp cán bộ vật tư đi mua vật liệu: Khi vật liệu trong kho hết hoặc không đủ thì phòng kế hoạch sẽ làm hợp đồng mua bán với đơn vị bán hàng để mua vật tư SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 59
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú kịp thời cho thi công công trình (nếu số lượng lớn). Còn với số lượng vật tư nhỏ thì cán bộ vật tư được cử đi mua, đơn vị sẽ làm một biên bản nhận vật tư xác định khối lượng thực nhập. Để thanh toán tiền mua vật tư thì người đi mua phải có hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của đơn vị cung cấp vật liêu. Ví dụ: Ngày 13/01/2019 Đào Văn Ái thanh toán tiền mua khí ôxy phục vụ thi công của Công ty TNHH và Vận tải Dũng Hiền theo số hóa đơn 0000075. Biểu 2.7: Hóa đơn bán hàng số 0000075 HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Liên 2: Giao cho người mua Ký hiệu: NB/16P Ngày 13 tháng 01 năm 2019 Số: 0000075 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM và Vận tải Dũng Hiền Mã số thuế: 3100359648 Địa chỉ: Đường F325, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua: Đào Văn Ái Tên đơn vị: Mã số thuế: Địa chỉ: Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4×5 1 Khí oxy Lít 10 100.000 1.000.000 Cộng tiền hàng 1.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Thuế GTGT 100.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.100.000 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu một trăm ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Trường(Đã ký) Đại học Kinh tế(Đã ký) Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 60
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Dựa vào hóa đơn, Kế toán lập Bảng kê nhập vật tư và tiến hành định khoản: Nợ TK 621 1.000.000 Nợ TK 133 100.000 Có TK 1412 1.100.000 Biểu 2.8: Bảng kê nhập vật tư CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢNG KÊ NHẬP VẬT TƯ TỔNG HỢP II QUẢNG BÌNH Số: 01 Ngày 13 tháng 01 năm 2019 Tên người nhập (cty): Đào Văn Ái Nợ TK 621, 133 Địa chỉ: Có TK 141 STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Công trình 1 Khí oxy lít 10 100.000 1.000.000 Công trình Cầu Bản Cồn Cùng VAT 10% 100.000 Cộng 1.100.000 Người lập Kế toán (Đã ký) (Đã ký) Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập xuất kho, Hóa đơn GTGT, kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc (Phụ lục số 01), vào sổ chi tiết nguyên vật liệu trong tháng. Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc công trình, kế toán khóa sổ trên phần mềm MISA sổ Chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 (Phụ lục số 02) và Sổ Cái TK 621 sẽ được xuất ra (Phụ lục số 03). 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 2.2.3.1. Nội dung Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương chính lương phụ, các khoản Trườngphụ cấp của công nhân trĐạiực tiếp tham giahọc công tác thiKinh công xây dựng vàtế lắp đ ặtHuế thiết bị. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 61
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm do sản phẩm xây lắp thường có giá trị lớn và thời gian thi công tương đối dài. Tại Công ty Cổ phần XDTH II Quảng Bình chi phí NCTT là toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. Tuy nhiên khoản mục này không bao gồm các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với việc sử dụng lao động, Công ty thường thuê công nhân theo hợp đồng thời vụ tức là công trình thi công tại địa phương nào thì tiến hành thuê nhân công tại đó nhằm tiết kiệm chi phí. Công ty áp dụng hình thức trả lương cho NCTT theo giá thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa Công ty và đội trưởng các đội thi công. Công trình thi công “Xây dựng cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP” có tổ thi công do Cao Viết Thành làm tổ trưởng và do Lê Văn Dũng trực tiếp chỉ đạo thi công (Ban chỉ huy thi công). Công tính lương theo đơn giá ngày công theo thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng lao động. Lương của 1 công nhân = Công trực tiếp + Công chuyển quân (nếu có) + Công trực đêm (nếu có) + Công chờ đợi (nếu có). Cụ thể: Ngày công của nhân công Đơn giá ngày công - Công trực tiếp = cố định làm việc Ngày công của nhân công Đơn giá ngày công - Công chuyển quân = Trường Đại họcchuyển quân Kinhchuy tếển quân Huế - Công trực đêm = Ngày công của nhân công Đơn giá ngày công SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 62
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú trực đêm trực đêm Ngày công của nhân công Đơn giá ngày công - Công chờ đợi = chờ làm chờ đợi Trong đó: - Đơn giá ngày công làm việc: 270.000 đ/công - Đơn giá ngày công chuyển quân: 246.000 đ/công - Đơn giá ngày công trực đêm: 180.000 đ/công - Đơn giá ngày công chờ đợi: 30.000 đ/công 2.2.3.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng a. Chứng từ sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và tính lương phải trả cho công nhân kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu tạm ứng lương - Phiếu chi - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Hợp đồng thuê lao động . b. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 334, TK Trường141 Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 63
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú 2.2.3.3. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán Hằng ngày, ngoài nhiệm vụ đôn đốc hoạt động thi công, Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất và chấm công cho người lao động vào các ngày tương ứng trên bảng chấm công. Hàng tháng, công ty sẽ tiến hành chu cấp tiền bỗi dưỡng ăn ca và tiền cấp dưỡng cho công nhân theo từng đợt. Vào cuối mỗi tháng, các tổ trưởng thi công phải gửi bảng chấm công có chữ ký của người lao động lên phòng kế toán để kế toán tiến hành kiểm tra, tính lương cho công nhân. Căn cứ bảng chấm công, phiếu tạm ứng, phiếu chi, bảng tính tiền lương, kế toán tiến hành hạch toán chi phí cho từng công trình và ghi sổ. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo phương pháp tập hợp trực tiếp tức là căn cứ vào các bảng tính lương của từng đội phụ trách công trình đó. Khi kết thúc công trình, tiến hành nghiệm thu và thanh toán tiền lương cho Đội thi công công trình. Sau đây là ví dụ minh họa liên quan đến việc hạch toán chi phí NCTT tại công trình “Thi công xây dựng cầu Bản Cồn Cùng dự án LRAMP” tỉnh Quảng Bình. Ví dụ minh họa: (1) Ngày 05/01/2019 Lê Văn Dũng lập Giấy đề nghị tạm ứng (Phụ lục số 04) trình lên Giám đốc Công ty để tạm ứng tiền chi phục vụ thi công công trình xây dựng cầu Bản Cồn Cùng. Sau khi giám đốc phê duyệt kế toán lập phiếu chi (Phụ lục số 05) và tiến hành định khoản: Nợ TK 1412 30.000.000 TrườngCó TK 111 Đại30.000.000 học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 64
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Ngày 16/01/2019 Lê Văn Dũng tiến hành thanh toán tiền cấp dưỡng từ ngày 12/12/2018 – 12/01/2019 cho công nhân Đội thi công và gửi phiếu chi (Phụ lục số 06) có chữ ký của Tổ trưởng Cao Viết Thành về Phòng kế toán. Kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 622 6.000.000 Có TK 1412 6.000.000 (2) Ngày 31/01/2019, Đội trưởng đội thi công mang bảng chấm công tháng 1 (Phụ lục số 07) nộp về phòng kế toán. Căn cứ vào số liệu trên bảng chấm công, kế toán lập Bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công xây lắp công trình (Phụ lục số 08) trên phần mềm kế toán MISA. Tổ Cao Viết Thành - Công trực tiếp: Lương ngày công làm việc trực tiếp: 270.000 đ/công Số ngày công: 216,5 ngày Lương phải trả = 270.000 × 216,5 = 58.455.000 đồng - Công trực đêm: Lương ngày công trực đêm: 180.000 đ/công Số ngày công: 29 ngày Lương phải trả = 180.000 × 29 = 5.220.000 đồng - Công chuyển quân: Lương ngày công chuyển quân: 246.000 đ/công Số ngày công: 2 ngày TrườngLương phải trĐạiả = 246.000 ×học 2 = 492.000 Kinhđồng tế Huế Tổng tiền lương phải trả = 58.455.000 + 5.220.000 + 492.000 = 64.167.000 đồng. SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 65
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú - Kế toán định khoản: Nợ TK 622 64.167.000 Có TK 334 64.167.000 - Căn cứ vào Bảng tính tiền lương, kế toán lập: Biểu 2.9: Chứng từ kế toán tháng 01 năm 2019 Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình Số 27 Đường Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Mỹ, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình CHỨNG TỪ KẾ TOÁN STT Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có Thành tiền 1 Lương công nhân trực tiếp xây lắp trong tháng 01 622 334 64.167.000 Cộng 64.167.000 Thành tiền bằng chữ: Sáu mươi bốn triệu một trăm sáu mươi bảy nghìn đồng chẵn. Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 31 tháng 01 năm 2019 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) - Các bảng chấm công, phiếu tạm ứng, phiếu chi, bảng tính lương được ký duyệt, kế toán tiến hành vào sổ chi tiết và sổ cái TK 622 – Chi tiết cho công trình “Xây dựng cầu Bản Cồn Cùng” và khóa sổ trên phần mềm, xuất ra file Excel. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Khánh Huyền 66