Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ phần Bốn Phương (Khách sạn Moonlight Huế)

pdf 118 trang thiennha21 25/04/2022 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ phần Bốn Phương (Khách sạn Moonlight Huế)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_chi_phi_va_xac_dinh_ket_qua_kinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ phần Bốn Phương (Khách sạn Moonlight Huế)

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG (KHÁCH SẠN MOONLIGHT HUẾ) Sinh viên thực hiện: Trường ĐạiNGUY họcỄN THỊ KinhSƯƠNG tế Huế Khoá học 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG (KHÁCH SẠN MOONLIGHT HUẾ) Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn TrườngNguyễn Thị Sương Đại học Ths.NguyKinhễn Thtếị Thanh Huế Bình Lớp: K50B Kế toán Niên khóa: 2016 - 2020 Huế, tháng 04 năm 2020
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Lời Cảm Ơn Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, không ai thành công mà không gắn liền với những hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Thầy cô - hai chữ thiêng liêng, thầy cô là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, là những người chắp cánh ước mơ cho chúng em xây dựng tương lai đầy chông gai phía trước. Trong suốt thời gian bắt đầu học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế- Đại Học Huế. Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Kinh Tế Huế- Đại Học Huế đã tạo cho em môi trường học tập tốt, vui vẻ. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Thanh Bình đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ các thầy cô giáo. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, đặc biệt là người hướng dẫn Hoàng Lê Nhân và các Anh Chị văn phòng Chi nhánh Công ty Cổ Phần Bốn Phương (Khách sạn Moonglight Huế) đã quan tâm chỉ dẫn tạo điều kiện cho em và cung cấp cho em những số liệu và tài liệu cần thiết để em hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên đề tài này khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những lời góp ý chân thành của quý thầyTrường cô và bạn đọc để đềĐại tài được học hoàn thi ệnKinh hơn. tế Huế Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Sương SVTH: Nguyễn Thị Sương i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC SƠ ĐỒ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5 1.1. Những vấn đề chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. 5 1.1.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh du lịch 5 1.1.2. Nội dung về kế toán doanh thu và xác định KQKD 6 1.1.2.1. Một số khái niệm về doanh thu và xác định KQKD 6 1.1.2.2. Đặc điểm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 7 1.1.2.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu 7 1.1.3. NhiTrườngệm vụ công tác do Đạianh thu và học xác định KinhKQKD tế Huế 8 1.1.4. Ý nghĩa công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD 9 1.2. Nội dung kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 18 1.2.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 21 1.2.4. Kế toán thu nhập khác 24 SVTH: Nguyễn Thị Sương ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.5. Kế toán giá vốn hàng bán 25 1.2.6. Kế toán chi phí tài chính 30 1.2.7. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 32 1.2.8. Kế toán chi phí khác 34 1.2.9. Kế toán chi phí thuế TNDN 36 1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG 41 2.1 Giới thiệu khái quát về chi nhánh CTCP Bốn Phương 41 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh CTCP Bốn phương 41 2.1.1.1 Một số nội dung khái quát về chi nhánh CTCP Bốn Phương 41 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh CTCP Bốn Phương 42 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh CTCP Bốn Phương 43 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty 43 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban. 44 2.1.3.Các nguồn lực hoạt động của chi nhánh CTCP Bốn Phương 46 2.1.3.1. Tình hình về lao động qua 3 năm 2017 - 2019 46 2.1.3.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2017 – 2019 48 2.1.3.3.Tình hình về kết quả kinh doanh qua 3 năm 2017 – 2019 51 2.1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 53 2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán 53 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ phận kế toán 54 2.1.5. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán áp dụng tại Khách sạn Moonlight 56 2.1.6. CácTrường chính sách kế toán Đại áp dụng họctại công ty.Kinh tế Huế 56 2.2. Thực trạng công tác Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 58 2.2.1. Tình hình doanh thu tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 58 2.2.1.1 .Tình hình nguồn khách du lịch đến với Chi nhánh CTCP Bốn Phương 58 2.2.1.2. Phân loại khách hàng tại chi nhánh CTCP Bốn Phương 58 2.2.2. Phương thức thanh toán 59 SVTH: Nguyễn Thị Sương iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 60 2.2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 69 2.2.5 Doanh thu hoạt động tài chính 71 2.2.6. Kế toán thu nhập khác 73 2.2.7. Kế toán giá vốn hàng bán 73 2.2.8. Kế toán chi phí tài chính 77 2.2.9. Kế toán chi phí bán hàng 78 2.2.10. Kế toán quản lý doanh nghiệp 81 2.2.11. Kế toán chi phí khác 83 2.2.13. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 83 2.2.13. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 84 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG – KHÁCH SẠN MOONLIGHT HUẾ 90 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở chi nhánh CTCP Bốn Phương. 85 3.2. Đánh giá chung về công tác kế toán tại chi nhánh CTCP Bốn Phương – Khách sạn Moonlight Huế. 85 3.2.1. Ưu điểm 85 3.2.2. Hạn chế 87 3.3. Đánh giá công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương. 88 3.3.1. ƯuTrường điểm Đại học Kinh tế Huế 88 3.3.2. Nhược điểm 90 3.4 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh CTCP Bốn Phương. 91 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Sương iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 – Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2017 - 2019 46 Bảng 2.2 – Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2017 - 2019 48 Bảng 2.3 – Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2017 – 2019 51 Bảng 2.4 – Tình hình nguồn khách du lịch đến với Công ty 58 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Sương v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12 Sơ đồ 1.2 – Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống .13 Sơ đồ 1.3 – Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp 14 Sơ đồ 1.4 – Bán hàng thông qua đại lý bán hàng đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị giao 15 Sơ đồ 1.5 – Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị nhận bán hàng đại lý 16 Sơ đồ 1.6 – Doanh thu trừ trợ cấp, trợ giá 16 Sơ đồ 1.7 – Kế toán doanh thu theo hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch 17 Sơ đồ 1.8 – Kế toán doanh thu hoạt động xây dựng thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện 17 Sơ đồ 1.9 – Kế toán xuất kho hàng hóa để biếu tặng 18 Sơ đồ 1.10 – Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 20 Sơ đồ 1.11 – Kế toán các khoản doanh thu hoạt động tài chính 23 Sơ đồ 1.12 – Kế toán thu nhập khác 25 Sơ đồ 1.13 – Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê thường xuyên 28 Sơ đồ 1.14 – Kế toán GVHB theo phương pháp kiểm kê định kỳ 30 Sơ đồ 1.15 – Kế toán chi phí tài chính 32 Sơ đồ 1.16 – Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 34 Sơ đồ 1.17 – Kế toán chi phí khác 36 Sơ đồ 1.18 – Kế toán thuế TNDN hiện hành 38 Sơ đồ 1.19 –Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại 38 Sơ đồ 1.20 – Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả 38 Sơ đồ 1.21Trường– Kế toán xác đ ịĐạinh kết qu ảhọckinh doanh Kinh tế Huế 40 Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ tổ chức quản lý Khách sạn Moonlight 43 Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ bộ máy kế toán 53 Sơ đồ 2.3 – Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 57 Sơ đồ 2.4 – Trình tự luân chuyển chứng từ doanh thu phòng 61 Sơ đồ 2.5 – Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán 63 SVTH: Nguyễn Thị Sương vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCDKT : Bảng cân đối kế toán BĐS : Bất động sản BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BVMT : Bảo vệ môi trường CCDC : Công cụ dụng cụ CTCP : Công ty cổ phần CKTM : Chiết khấu thương mại DN : Doanh nghiệp DTBH : Doanh thu bán hành GVHB : Giá vốn hàng bán GGHB : Giảm giá hàng bán GVHB : Giá vốn hàng bán HTK : Hàng tồn kho KPCĐ : Kinh phí công đoàn KQKD : Kết quả kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSNH : Tài sản ngắn hạn TrườngTSDH Đại: họcTài sản dài Kinh hạn tế Huế TSCĐ : Tài sản cố định TTĐB : : Tiêu thụ đặc biệt XK : : Xuất khẩu SVTH: Nguyễn Thị Sương vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Khi con người ngày càng có điều kiện sống tốt hơn, thời gian rỗi nhiều hơn thì nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu. Du lịch là cầu nối, là động lực thúc đẩy sự tìm tòi hiểu biết văn hóa, lịch sử, chính trị của mỗi quốc gia dân tộc. Đây là một ngành kinh tế đặc biệt. Sản phẩm của nó là những dịch vụ phục vụ lợi ích của con người, là những giá trị tinh thần mà con người có được sau khi hưởng thụ các dịch vụ. Những lợi ích mà ngành du lịch mang lại là không thể phủ nhận. Nhận thức được điều đó, thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã tăng cường đầu tư vào phát triển du lịch, hướng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam ngày càng được bạn bè thế giới biết đến như một điểm đến an toàn, thân thiện, trong lành cũng như sự độc đáo về văn hóa, lịch sử, ẩm thực của mỗi vùng miền. Hòa mình với sự phát triển chung của đất nước, Thừa Thiên Huế trong những năm qua cũng có bước chuyển mình đáng kể ở ngành du lịch. Huế là nơi có hàng nghìn di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên thơ mộng như: Chùa Thiên Mụ, Đại Nội Huế, Lăng Khải Định , ngoài ra Huế còn là địa phương duy nhất trên cả nước có tới 4 di sản được thế giới vinh danh gồm: Di sản Văn hóa Thế giới Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của Nhân loại Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Di sản Tư liệu Thế giới Mộc bản triều Nguyễn (2009). Và mới đây nhất vào ngày 19/5/2016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cũng đã được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới thuộc chương trình ký ức khu vực Châu ÁTrường– Thái Bình Dương Đại. học Kinh tế Huế Ngày nay Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, sự kiện Festival Huế 2000 đánh dấu một bước ngoặt lớn cho ngành du lịch. Kể từ đây, cứ 2 năm một lần, Huế lại nhộn nhịp đón du khách trong và ngoài nước đến tham dự Festival. Tạo hóa và lịch sử đã ban tặng cho Huế một kho báu hoàn mỹ về cảnh quan, di sản, nhờ đó mà ngành du lịch Huế ngày càng phát triển. Đặc biệt, kể từ khi Khu Di tích Cố đô Huế SVTH: Nguyễn Thị Sương 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình được UNESCO công nhận là di sản thế giới, doanh thu từ du lịch tăng vượt trội, chiếm từ 56-57% GDP của toàn tỉnh. Năm 2010 tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.338 tỉ đồng, đến năm 2015 đã lên đến 3.000 tỷ đồng. Du lịch phát triển, cơ sở hạ tầng cũng đang được cải thiện, xây mới. Các khách sạn mới được xây dựng, hiện đại, tiện nghi và tạo cảm giác thoải mái. Bên cạnh dịch vụ lưu trú còn có dịch vụ ẩm thực và các dịch vụ tổng hợp đa dạng, tạo sự cạnh tranh giữa các khách sạn. Để có thể đứng vững trên thị trường với nhiều sự cạnh tranh gay gắt thì vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm tìm hiểu hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, doanh thu có đủ trang trải các khoản chi phí không, làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, lập ra chiến lược kinh doanh hợp lý còn phải tổ chức, kiểm tra các khoản doanh thu, chi phí để tìm biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Thông tin kế toán giúp các nhà quản lý có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh của mình qua các năm để làm căn cứ lập kế hoạch cho kỳ sau. Do đó, việc xây dựng và thực hiện hệ thống Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh được quan tâm trên hết. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn cũng như tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD tại đơn vị và nhu cầu tìm hiểu thực tế, vận dụng kiến thức đã học, tôi chọn đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty Cổ phần Bốn Phương (Khách sạn Moonlight Huế)” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích Đề tài được thực hiện với các mục đích sau: - Thứ nhất: Hệ thống hóa lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. - ThTrườngứ hai: Tìm hiểu thĐạiực trạng học tình hình Kinh công tác kế toán,tế đHuếặc biệt là kế toán doanh thu và xác định KQKD cũng như về cơ cấu tổ chức, các vấn đề khác liên quan tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương. - Thứ ba: Từ các thông tin và số liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá ưu nhược điểm để đưa ra các giải pháp cần thiết góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn SVTH: Nguyễn Thị Sương 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Số liệu về nguồn lực chủ yếu của Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương trong 3 năm, từ năm 2017 – 2019. + Do doanh nghiệp thực hiện kỳ kế toán theo tháng nên số liệu về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương chủ yếu trong tháng 12 năm 2019. - Phạm vi không gian: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG (KHÁCH SẠN MOOLIGHT HUẾ) Địa chỉ: Số 20, đường Phạm Ngũ Lão, phường Phú Hội, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được ba mục tiêu đã đề ra và đạt kết quả cao nhất, bài khóa luận đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như sau:  Phương pháp thu thập số liệu: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu phục vụ trong quá trình hoàn thành bài khóa luận như các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước như thông tư 200/2014/TT-BTC, các nguồn thông tin trên Internet, các văn bản Trườngquy định của công ty,Đại các khóa học luận thư viKinhện nhằm htếệ thố ngHuế hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu tình hình kinh doanh thực tế tại công ty, thu thập các số liệu các thông tin phục vụ cho bài khóa luận, xác minh thông tin tự tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn các nhân viên tại công ty. Đồng thời giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập. SVTH: Nguyễn Thị Sương 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Phương pháp quan sát: Quan sát một cách tổng thể về cơ cấu hoạt động của công ty như bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, các quy trình luân chuyển chứng từ diễn ra hàng ngày Phương pháp này giúp hiểu thêm về cơ cấu công ty cũng như công việc hàng ngày của bộ phận kế toán.  Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích số liệu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tình hình lao động tại công ty giai đoạn 2017 - 2019. - Phương pháp phân tích số liệu: Dựa trên những số liệu đã thu thập được để tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Phương pháp kế toán: Thu thập các chứng từ kế toán để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế xảy ra tại doanh nghiệp; ghi nhận, hạch toán các TK đối ứng vào sổ sách kế toán liên quan, từ đó đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ sách và chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. - Phương pháp sơ đồ: Phương pháp này được sử dụng để vẽ các sơ đồ kết chuyển. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu đã thu thập được cũng như tổng hợp những kiến thức đã học được từ nhà trường cũng như trong quá trình thực tập tại công ty. 6. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trongTrường các doanh nghi Đạiệp kinh doanh học dịch vKinhụ tế Huế Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương PHẦN III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Nguyễn Thị Sương 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Những vấn đề chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu đặc điểm của ngành du lịch có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức hợp lý công tác kế toán mà đặc biệt là công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh vì phần này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề hoạt động. Những đặc điểm của ngành du lịch có thể kể đến: Kinh doanh du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động vừa mang tinh kinh doanh vừa mang tính xã hội bao gồm nhiều ngành hoạt động khác nhau: kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh hàng hóa, vận tải, ăn uống, khách sạn, đồ lưu niệm nhằm phục vụ thõa mãn nhu cầu của con người. Kinh doanh du lịch là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Chi phí phục vụ khấu hao TSCĐ chiếm tỷ lệ cao, trong khi cho phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ nhỏ. Hoạt động kinh doanh mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội. ĐốTrườngi tượng khách hàng màĐại du lịch họcphục vụ mang Kinh tính di đ ộngtế và phHuếức tạp, đến từ các miền khác nhau, văn hóa và nhu cầu khác nhau. Do đó, nhân viên du lịch phải có khả năng thích ứng cao, phải chịu sức ép tâm lý và làm việc trong môi trường phức tạp. Mỗi sản phẩm du lịch có tính chất khác nhau phụ thuộc vào hoạt động nhưng nhìn chung không có hình thái vật chất, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định, SVTH: Nguyễn Thị Sương 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình thường không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm du lịch tạo ra đồng thời với quá trình tiêu thụ. 1.1.2. Nội dung về kế toán doanh thu và xác định KQKD 1.1.2.1. Một số khái niệm về doanh thu và xác định KQKD Theo chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bap gồm doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài hay nội bộ doanh nghiệp, các khoản trợ giá phụ theo quyết định của nhà nước sử dụng cho doanh nghiệp, giá trị sản phẩm hàng hóa đem biếu tặng và tiêu dùng nội bộ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền đã thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm bên ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa tổng doanh thu với các khoản giảm trừ doanh thu như: giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bị trả lại, chiết khấu thương mại và số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hay thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp. KếTrườngt quả kinh doanh làĐại kết qu ả họccuối cùng Kinh về các hoạ t tế động Huế của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập và một bên là tổng các chi phí của các hoạt động kinh tế đã thực hiện. Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, ngược lại nếu doanh thu và thu nhập bé hơn chi phí thù doanh nghiệp bị lỗ. SVTH: Nguyễn Thị Sương 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ được phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận, bao gồm: lợi nhuận từ hoạt dộng sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. 1.1.2.2. Đặc điểm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, doanh thu phát sinh dưới dạng tiền hoặc khoản chấp nhận cho nợ (cho nợ: là sự cam kết của khách hàng sẽ trả tiền hàng hay dịch vụ ở một thời điểm được ấn định trong tương lai). Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm hàng hóa lao vụ từ người bán sang người mua hay là thời điểm người mua trả tiền cho người bán hoặc người mua chấp nhận thanh toán số hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà người bán đã chuyển giao. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ kệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. 1.1.2.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác trong hệ thống chuẩn mực kết toán Việt Nam. DoanhTrường thu bán hàng đư Đạiợc ghi nh họcận khi đồ ngKinh thời thõa mãn tế tấ t Huếcả 5 điều kiện sau: 1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; 2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; SVTH: Nguyễn Thị Sương 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 3) Doanh thu được xác định chắc chắn; 4) Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; 5) Xác định được chi phí liên quan từ giao dịch bán hàng. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thõa mãn (4) điều kiện sau: 1) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; 2) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; 3) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT; 4) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 1.1.3. Nhiệm vụ công tác doanh thu và xác định KQKD. a. Kế toán doanh thu - Tính toán và ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời khối lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ. - Mở sổ chi tiết để theo dõi từng khản mục doanh thu theo yêu cầu của đơn vị. - Cung cấp thông tin thông về doanh thu một cách chính xác, trung thực để lập báo cáoTrường tài chính và đánh giá Đại đúng v ềhọctình hình thuKinh nhập trong tế kỳ. Huế b. Kế toán xác định kết quả kinh doanh - Xác định kế quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. - Hạch toán chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Sương 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Cung cấp thông tin vê kết quả kinh doanh cho nhà quản lý để từ đó đưa ra các chiến sách đúng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kết chuyển toàn bộ doanh thu, chi phí vào cuối kỳ nhằm xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4. Ý nghĩa công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD a. Đối với nhà nước - Cơ quan Thuế xác định chính xác các khoản phải thu, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. - Riêng đối với các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước, việc xác định doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh còn đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước không bị thất thoát. b. Đối với doanh nghiệp - Kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiêp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tạo và phát riển của doanh nghiệp nói chung cũng như việc xác định khối lượng hàng hóa tiêu thụ thực tế và chi phí tiêu thụ thực tế trong kỳ nói riêng của doanh nghiệp. - Xác định đúng kết quả của từng loại hình hoạt động trong doanh nghiệp, đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, biết được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược, giải pháp sản xuất kinh doanh cụ thể đạt hiệu quả cao nhất trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. - Căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, thực hiện việc phân phối cũng như tái đTrườngầu tư sản xuất kinh Đại doanh. học Kinh tế Huế c. Đối với nhà đầu tư - Thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính, các nhà đầu tư sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. SVTH: Nguyễn Thị Sương 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình d. Đối với các tổ chức tài chính trung gian - Các số liệu về doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ để các tổ chức tài chính đưa ra quyết định có hay không nên cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư. 1.2. Nội dung kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  Khái niệm Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: - Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bất động sản đầu tư; - Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thõa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, di lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).  Tài khoản kế toán Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TrườngTài khoản 5111 – DoanhĐại thu họcbán hàng hóaKinh tế Huế Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư SVTH: Nguyễn Thị Sương 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Tài khoản 5118 – Doanh thu khác. Kết cấu của TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bên Nợ TK 511 Bên Có - Các khoản thuế gián thu phải nộp - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); bất động sản đầu tư và cung cấp dịch - Doanh thu hàng hóa bị trả lại kết vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ chuyển cuối kỳ; kế toán - Khoản GGHB kết chuyển cuối kỳ; - Khoản CKTM kết chuyển cuối kỳ; - Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”  Chứng từ sử dụng - Hoá đơn giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ (Hóa đơn thông thường) đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, sec chuyển khoản, sec thanh toán, ủy nhiệm thu,Trường giấy báo có ngân Đại hàng, bả nghọc sao kê cKinhủa ngân hàng. tế Huế - Các chứng từ khác có liên quan như: Phiếu xuất kho bán hàng, hóa đơn vận chuyển, bốc dỡ. SVTH: Nguyễn Thị Sương 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Nội dung và phương pháp nghiên cứu Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 911 TK 511 TK 111,112,131,113 TK 521 (6) (1a) (3) TK 333 (2a) (2c) TK 113 TK 112 (1b) TK 33311 (2b) (4) (5) Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chú thích: (1a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không chịu thuế. (1b) Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. (2a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chịu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (thuế GTGT đầu ra, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT). (2b) Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (thuế GTGT đầu ra, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT) (2c)Trường Định kỳ, xác định Đại số thuế GTGThọc ph ảiKinh nộp khi ghi nhtếận doanhHuế thu bao gồm thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. (3) Doanh thu bán hàng bị trả lại, bị giảm giá, CKTM. (4) Điều chỉnh giảm thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá và CKTM. SVTH: Nguyễn Thị Sương 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình (5) Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá và CKTM. (6) Kết chuyển doanh thu thuần.  Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống TK 511 TK 111, 112, 131 (1a) TK 333 TK 911 (1b) TK 3387 (2) (1c) (3) TK 521 (4a) TK 111,112 (4b) Sơ đồ 1.2 – Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống Chú thích: (1a) Ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng. (1b) Các khoản thuế phải nộp (nếu có). (2) Khi hết thời hạn quy định của chương trình, nếu khách hàng không áp dụng được cácTrường điều kiện để hưở ngĐại ưu đãi. học Kinh tế Huế (3) Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện hưởng ưu đãi, trường hợp người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ. SVTH: Nguyễn Thị Sương 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình (4a) Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện hưởng ưu đãi, trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò đại điện của người thứ ba (người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng) (4b) Số tiền thanh toán cho bên thứ ba. (5) Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, GGHB, CKTM. (6) Kết chuyển doanh thu thuần.  Doanh thu từ bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp TK 511 TK 131 (1) TK 333 (2) TK 515 TK 3387 (4) (3) Sơ đồ 1.3 – Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp Chú thích: Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi nhận 3 bút toán (1), (2), (3): (1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế). (2)TrườngThuế và các khoả n Đạinộp Nhà nưhọcớc (3331, Kinh 3332) (nếu có).tế Huế (3) Doanh thu chưa thực hiện (chên lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay). (4) Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ. SVTH: Nguyễn Thị Sương 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Doanh thu từ bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị giao hàng đại lý. TK 155, 156 TK 157 TK 632 (1a) (1b) TK 511 TK 111, 112, 131 TK 641 (2a) (3a) TK 33311 TK 133 (2b) (3b) Sơ đồ 1.4 – Bán hàng thông qua đại lý bán hàng đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị giao Chú thích: (1a) Xuất hàng hóa cho đơn vị nhận hàng đại lý. (1b) Kết chuyển giá vốn của hàng đại lý đã bán được. (2a) Doanh thu bán hàng đại lý. (2b) Thuế GTGT đầu ra (nếu có). Trường(3a) Phí hoa hồng bánĐại hàng đhọcại lý phải trKinhả. tế Huế (3b) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). SVTH: Nguyễn Thị Sương 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình TK 511 TK 331 TK 111, 112, 131 (2) (1) TK 3331 (3) Sơ đồ 1.5 – Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng ở đơn vị nhận bán hàng đại lý Chú thích: (1) Khi hàng hóa nhận bán đại lý đã được bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng (tổng giá thanh toán). (2) Định kỳ, xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, đồng thời ghi nhận thuế GTGT phải nộp (nếu có). (3) Trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng  Doanh thu từ trợ cấp, trợ giá TK 911 TK 5114 TK 3339 TK 111, 112 (3) (1) (2) TrườngSơ đĐạiồ 1.6 – Doanh học thu trKinhừ trợ cấp, trtếợ giá Huế Chú thích: (1) Khi nhận được thông báo của Nhà nước về trợ cấp, trợ giá. (2) Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán. (3) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần. SVTH: Nguyễn Thị Sương 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng thanh toán theo tiến độ kế hoạch TK 511 TK 337 TK 131 TK 111, 112 (1) (2a) (3) TK 3331 (2b ) Sơ đồ 1.7 – Kế toán doanh thu theo hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch Chú thích: (1) Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn thành do nhà thầu xác định tại thời điểm lập BCTC, ghi nhận DTBH và CCDV. (2a), (2b) Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi nhận các khoản phải thu khách hàng và thuế GTGT phải nộp. (2) Khi nhận được tiền do khách hàng trả hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước.  Kế toán doanh thu hoạt động xây dựng thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện TK 111, 112, 131 TK 511 (1) (2) TK 33311 (3) (4) Sơ đồ 1.8 – Kế toán doanh thu hoạt động xây dựng thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện Chú thích:Trường Đại học Kinh tế Huế (1) Doanh thu trên phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận. (2) Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng phụ thêm. (3) Khoản bồi thường (từ khách hàng hoặc bên khác) để bù đắp các chi phí không có trong hợp đồng. (4) Thuế GTGT phải nộp (nếu có). SVTH: Nguyễn Thị Sương 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Kế toán xuất kho hàng hóa để biếu tặng (được trang trải bằng Qũy khen thưởng phúc lợi TK 155, 156 TK 632 (1) TK 511 TK 353 (2a) TK 33311 (2b) Sơ đồ 1.9 – Kế toán xuất kho hàng hóa để biếu tặng Chú thích: (1) Giá vốn của hàng hóa xuất, biếu, tặng. (2a) Doanh thu sản phẩm, hàng hóa xuất, biếu, tặng. (2b) Thuế GTGT hàng xuất, biếu, tặng. 1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu  Nội dung kế toán Theo CMKT số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, saiTrường quy cách hay lạc hậĐạiu thị hiế u.học Kinh tế Huế Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán xác định đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.  Tài khoản sử dụng Tài khoản 521– Các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản 5211 có 3 tài khoản cấp 2: SVTH: Nguyễn Thị Sương 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình TK 5211 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ. TK 5212 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ. TK 5213 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ. Kết cấu TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu Bên Nợ TK 521 Bên Có - Số chiết khấu thương mại đã - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn chấp nhận thanh toán cho khách hàng; bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá - Số giảm giá hàng bán đã chấp hàng bán hàng bán, doanh thu của hàng thuận cho người mua hàng; bán bị trả lại sang tài khoản 511 để xác - Doanh thu của hàng hóa bị trả định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán  ChTrườngứng từ sử dụng Đại học Kinh tế Huế - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. - Phiếu giao hàng. - Biên bản giảm giá hàng bán. SVTH: Nguyễn Thị Sương 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Đối với hàng hóa bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại và đính kèm hóa đơn.  Nội dung và phương pháp hạch toán TK 111, 112, 131 TK 521 TK 511 (1a) (2) TK 333 (1b) Kế toán nhận lại sản phẩm hàng hóa TK 632 TK 154, 155, 156 TK 632 (3b) (3a) TK 611, 631 (4b) (4a) Hạch toán chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại TK 111, 112, 141, 334 TK 641 TK 911 (5a) (5b ) TrườngSơ đồ 1.10 –ĐạiSơ đồ hạ chhọc toán các Kinh khoản giảm tế trừ doanhHuế thu Chú thích: (1a) Khi phát sinh các khoản CKTM, GGHB và hàng bán bị trả lại. (1b) Giảm các thuế phải nộp (nếu có). SVTH: Nguyễn Thị Sương 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình (2) Kết chuyển CKTM, GGHB, và hàng bán bị trả lại. (3a) Giá trị thành phẩm, hàng hóa đưa đi tiêu thụ. (3b) Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa (theo phương pháp kiểm kê thường xuyên). (4a) Giá trị thành phẩm, hành hóa được xác định đã tiêu thụ trong kỳ. (4b) Khi nhận lại sản phẩm, hàng hóa (phương pháp kiểm kê định kỳ). (5a) Khi phát sinh chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại. (5b) Kết chuyển chi phí bán hàng. 1.2.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính  Nội dung kế toán Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động tài chính mang lại như tiền lãi, tiền bản quyền, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ, cổ tức, lợi nhuận được chia và các doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.  Chứng từ sử dụng - Chứng từ: Phiếu thu, giấy báo Có, giấy tính lãi đi gửi.  Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Sương 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình TK 911 TK 515 TK 138 (1) (2a) TK 121, 221, 222, 228 (2b) TK 121, 228, 635 (3) TK 331 (4) TK 1112, 1122 TK 1111, 1121 (5a) (5b) TK 128, 228, 221, 222 (6a) (6b) TK 331, Trường Đại học Kinh tế Huế341 TK 1112, 1122 (7a) (7b) SVTH: Nguyễn Thị Sương 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình TK 515 TK 152, 156, 211, TK 111, 112 627, 642 (8a) (8b) TK 3387 (9) TK 1113, 1123 (10) TK 413 (11) TK 1112, 1122 (12) TK 131, 136, 138 Sơ đồ 1.11 – Kế toán các khoản doanh thu hoạt động tài chính Chú thích: (1) Nhận thông bán về quyền cổ tức, lợi nhuận. (2a) Cổ tức, lợi nhuận được chia. (2b) Phần cổ tức lợi nhuận được chia dồn tích ghi giảm. (3)Trường Hoán đổi cổ phiếu. Đại học Kinh tế Huế (4) Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng. (5a) Bán ngoại tệ (theo tỷ giá ghi sổ). (6a) Nhượng bán, thu hồi các khoản đầu tư tài chính. (6b) Lãi bán các khoản đầu tư. (7a) Thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ. SVTH: Nguyễn Thị Sương 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình (7b) Lãi tỷ giá. (8a) Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ. (9) Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi trả trước. (10) Đánh giá lại vàng tiền tệ. (11) Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ. (12) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính. 1.2.4. Kế toán thu nhập khác  Khái niệm Theo chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, “Thu nhập khác là khoản đóng góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu”. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: - Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; - Thu được các khoản NPT đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; - Khoản NPT nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; - Thu các khản thuế được giảm, được hoản lại; - Các khoản thu khác.  Tài khoản sử dụng. - TK 711 – Thu nhập khác. Kết cấu TK 711 – Thu nhập khác: Bên Nợ TK711 TK Có - TrườngSố thuế GTGT phải n ộĐạip (nếu có) tínhhọc theo Kinh- Các khotếản Huế thu nhập khác phát phương pháp trực tiếp đối với những khoản thu sinh trong kỳ. nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 “Xác định KQKD”. SVTH: Nguyễn Thị Sương 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - TK 711 – Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ. - TK 711 – Thu nhập khác không có TK cấp 2.  Chứng từ sử dụng - Phiếu thu, giấy báo Có; - Giấy đề nghị thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Biên bản thanh lý TSCĐ, CCDC; - Các chứng từ khác có liên quan.  Nội dung và phương pháp hạch toán TK 911 TK711 TK 111, 112, 131 Thu nhập thanh lý Kết chuyển cuối kỳ Nhượng bán TSCĐ TK 3331 Thu GTGT ế TK 152, 156, 211 đầu ra Được tài trợ, biếu, tặng, vật tư, hàng hóa, TSCĐ TK331, 338 Các khoản NPT không xác định được chủ nợ. Sơ đồ 1.12 – Kế toán thu nhập khác 1.2.5. Kế toán giá vốn hàng bán  Khái niệm Giá vốn hàng bán là thực tế xuất kho của hàng hóa là giá thành thưc tế lao vụ, dịch vụTrườngđã hoàn thành và đ ãĐạiđược xác họcđịnh là ti êuKinhthụ và các khotếản khácHuế được tính vào giá vốn hàng bán để xác định KQKD trong kỳ.  Tài khoản sử dụng - TK 632 – Giá vốn hàng bán - Tk 632 – Giá vốn hàng bán không có số dư cuối kỳ. Kết cấu TK 632 – Giá vốn hàng bán SVTH: Nguyễn Thị Sương 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bên Nợ TK 632 Bên Có - Đối với hoạt động SX, KD, phản ánh: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, HH, + Trị giá vốn của sản phẩm, HH, DV, đã DV, đã bán trong kỳ sang TK 911 “Xác bán trong kỳ; định KQKD”; + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh nhân công vượt trên mức bình thường và BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác chi phí SXC cố định không phân bổ được định kết quả hoạt động kinh doanh; tính vào GVHB trong kỳ; - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá + Các khoản hao hụt, mất mát của hàng HTK cuối năm tài chính (chênh lệch giữa tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số + Chi phí XD, tự chế TSCĐ vượt trên đã lập năm trước); mức bình thường không được tính vào - Trị giá hàng bán trả lại nhập kho; nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, - Khoản CKTM, GGHB nhận được sau tự chế hoàn thành; khi hàng mua đã tiêu thụ; + Số trích lập dự phòng giảm giá HTK - Các khoản thuế NK, TTĐB, thuế (chênh l ch gi a s d phòng gi m giá ệ ữ ố ự ả BVMT đã tính vào giá trị hàng mua nếu HTK phải lập năm nay lớn hơn số dự khi xuất bán hàng hóa mà các hoản thuế phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết) đó được hoàn lại. - Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh: + Số khấu hao BĐS đầu tư dùng cho thuê hoạt động trích trong kỳ; + Chi phí sữa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư khôTrườngng đủ điều kiện tínhĐại vào nguyên học Kinh tế Huế giá BĐS đầu tư; + Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ. + Chi phí nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ; SVTH: Nguyễn Thị Sương 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Trường hợp doanh nghiệp kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ Bên Nợ TK 632 Bên có - Đối với doanh nghiệp kinh doanh - Đối với doanh nghiệp thương mại: thương mại: + Kết chuyển GVHH đã gửi bán nhưng + Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán chưa xác định đã tiêu thụ; trong kỳ; + Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK + Số trích lập dự phòng giảm giá HTK cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử năm trước); dụng hết); + Kết chuyển GVHH đã xuất bán vào - Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh bên Nợ TK 911 “Xác định KQKD”; doanh DV: + Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh + Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho doanh dịch vụ: đầu kỳ; + Kết chuyển giá vốn thành phẩm tồn + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải phẩm”; lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước + Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK chưa sử dụng hết); cuối năm tài chính; + Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất + Kết chuyển giá vốn thành phẩm đã xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành. bán, dịch vụ hoàn thành được xác định đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định KQKD”  Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập kho; - PhiTrườngếu xuất kho; Đại học Kinh tế Huế - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng; - Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn; - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý  Nội dung và phương pháp hạch toán SVTH: Nguyễn Thị Sương 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 154, 155 TK 632 TK 911 (1) (1) TK 156, 157 (2a) TK 138, 152, 153, 155, 156 (3) TK 155, 156 TK 627 (2b) (4) TK 154 (5a) (5b) TK 217 (6a) TK 2147 (6b) TK 241 TK 632 (7) TK 111, 112, 331, 334 (8a) TK 242 TK 2294 Trường Đại(8b) học Kinh tế Huế TK 335 (10b) (9) (10a) Sơ đồ 1.13 – Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê thường xuyên SVTH: Nguyễn Thị Sương 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Chú thích: (1) Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán. (2a) Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán. (2b) Hàng bán bị trả lại nhập kho. (3) Phần hao hụt, mất mát HTK được tính vào GVHB. (4) Chi phí SXC cố định không được phân bổ ghi vào GVHB trong kỳ. (5a) Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ tự chế và chi phí không hợp lý tính vào giá vốn hàng bán. (5b) Chi phí vượt quá mức bình thường của TSCĐ tự chế và chi phí không hợp lý tính vào. (6a) Bán BĐS đầu tư. (6b) Trích khấu hao BĐS đầu tư. (7) Chi phí xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ. (8a) Chi phí phát sinh liên quan đến BĐS đầu tư không được ghi tăng giá trị BĐS đầu tư. (8b) Chi phí phát sinh liên quan đến BĐS đầu tư không được ghi tăng giá trị BĐS đầu tư nếu chưa phân bổ. (9) Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn BĐS đầu tư nếu chưa phân bổ. (10a)Trường Trích lập dự phòng Đại giảm giáhọc HTK. Kinh tế Huế (10b) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (11) Kết chuyển giá vốn hàng bán và các chi phí khi xác định KQKD. SVTH: Nguyễn Thị Sương 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 156 TK 632 TK 156 Kết chuyển giá trị hàng hóa Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ TK 157 TK 157 Kết chuyển giá trị hàng gửi Kết chuyển giá trị hàng gửi đi bán đầu kỳ đi bán cuối kỳ TK 611 TK 911 Kết chuyển giá trị hàng hóa đã xuất bán trong kỳ Kết chuyển cuối kỳ (DN thương mại) TK 631 TK 2294 Kết chuyển thành của dịch Hoàn nhập dự phòng giảm đã hoàn thành giá HTK Trích lập dự phòng giảm giá HTK Sơ đồ 1.14 – Kế toán GVHB theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.2.6. Kế toán chi phí tài chính  Nội dung kế toán Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, chương 2, điều 90 về TK 635 – Chi phí tài chính, “ChiTrường phí hoạt động tàiĐại chính baohọc gồm các Kinh khoản chi phítế ho ặHuếc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi đi cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái ”. SVTH: Nguyễn Thị Sương 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Tài khoản sử dụng - TK 635 – Chi phí tài chính. - TK 635 – Chi phí tài chính không có số dư cuối kỳ. - Tk 635 – Chi phí tài chính không có TK cấp 2. Kết cấu TK 635 – Chi phí tài chính. Bên Nợ TK 635 Bên Có - Chi phí lãi vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi - Hoàn nhập dự phòng giảm giá thuê tài sản thuê tài chính; chứng khoán kinh doanh, dự phòng - Lỗ bán ngoại tệ; tổn thất đầu tư vào đơn vị khác - Chiết khấu thanh toán cho người mua; (chênh lệch giữa số dự phòng phải - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã khoản đầu tư; trích lập kỳ trước chưa sử dụng - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; lỗ tỷ hết); giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài - Các khoản được ghi giảm chi chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; phí tài chính; - Số trích lập dự phòng giảm giá chứng - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư bộ chi phí tài chính phát sinh trong vào đơn vị khác; kỳ để xác định kết quả hoạt động - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài kinh doanh chính khác.  ChTrườngứng từ sử dụng Đại học Kinh tế Huế - Phiếu chi, giấy báo Nợ. - Bảng tính khấu hao TSCĐ cho thuê. - Phiếu tính lãi đi vay SVTH: Nguyễn Thị Sương 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Nội dung và phương pháp hạch toán  Kế toán chi phí tài chính TK 111, 112, 242 TK 635 TK 911 Trả lãi tiền vay, phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp Kết chuyển cuối kỳ TK 121, 221, 222 Lỗ về các khoản đầu tư TK 111, 112 Tiền thu về Chi phí hoạt bán các động liên khoản đầu tư doanh, liên kết Sơ đồ 1.15 – Kế toán chi phí tài chính 1.2.7. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp  Khái niệm Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển. Chi phí quản lý doanh nghiệp chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, );Trường BHXH, BHYT, KPCĐ, Đại BHTN học của nhân Kinhviên quản tếlý doanh Huế nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại ,fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ, ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng, ) SVTH: Nguyễn Thị Sương 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Tài khoản sử dụng - TK 641 – Chi phí bán hàng. - TK 641 – Chi phí bán hàng không có số dư cuối kỳ. - Kết cấu tài khoản TK 641 – Chi phí bán hàng. Bên Nợ TK 641 Bên Có - Các chi phí phát sinh liên quan đến - Khoản được ghi giảm chi phí bán quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung hàng trong kỳ; cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 “Xác định KQKD” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ - - TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp không có số dư cuối kỳ. Kết cấu TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên Nợ TK 642 Bên Có - Các chi phí quản lý DN thực tế phát - Các khản được ghi giảm chi phí sinh trong kỳ; quản lý DN phát sinh trong kỳ; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự - Hoàn nhập dự phòng phải thu phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ đã lập Trườngkỳ trước chưa sử d ụĐạing hết). học Kinhhơn số dự phòng tế đHuếã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).  Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. SVTH: Nguyễn Thị Sương 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Phiếu chi, giấy báo Nợ. - Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ các khoản trích theo lương. - Bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng kê thanh toán tạm ứng. - Các chứng từ khác có liên quan  Nội dung và phương pháp hạch toán TK 152, 153 TK 641, 642 TK 911 Chi phí NVL, CCDC TK 334, 338 Kết chuyển cuối kỳ Tính lương và các khoản trích theo lương TK 214 Trích khấu hao TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 Thuế GTGT Sơ đồ 1.16 – Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.8.Kế toán chi phí khác  NTrườngội dung kế toán Đại học Kinh tế Huế Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí khác là những chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). SVTH: Nguyễn Thị Sương 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh gía lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác.  Tài khoản sử dụng - TK 811 – Chi phí khác. - TK 811 – Chi phí khác không có số dư cuối kỳ. Kết cấu TK 811 – Chi phí khác. Bên Nợ TK 811 Bên Có - Các khoản chi phí khác phát sinh. - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định KQKD”.  Chứng từ sử dụng - PTrườnghiếu chi, giấy báo NĐạiợ học Kinh tế Huế - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng - Hợp đồng kinh tế - Quyết định của cơ quan Thuế. SVTH: Nguyễn Thị Sương 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Nội dung và phương pháp hạch toán TK 2111, 2113 TK 811 TK 911 Ghi giảm TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán TK 214 Hao mòn TSCĐ TK 333 Các khoản tiền bị phạt thuế, Kết chuyển cuối kỳ tiền nộp thuế TK 111, 112 Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 133 Thuế GTGT Sơ đồ 1.17 – Kế toán chi phí khác 1.2.9. Kế toán chi phí thuế TNDN  Nội dung kế toán TrườngTheo chuẩn mực kĐạiế toán số 17học– Thuế TNDN:Kinh tế Huế - Chi phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. - Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. SVTH: Nguyễn Thị Sương 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, chương 2, điều 95. Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: + Chênh lệch tạm thời được khấu trừ + Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng. - Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: + Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; + Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. - Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc: + Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; + Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.  Tài khoản sử dụng - TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. - TKTrường821 có 2 TK cấ pĐại2: học Kinh tế Huế + TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành + TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại - TK 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại SVTH: Nguyễn Thị Sương 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.  Chứng từ sử dụng - Tờ khai tạm tính thuế TNDN (Theo quý). - Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Năm).  Nội dung và phương pháp nghiên cứu TK 3334 TK 821 TK 911 Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ Kết chuyển chi phi thuế TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Sơ đồ 1.18 – Kế toán thuế TNDN hiện hành TK 821 (8212) TK243 Số chênh lệch giữa só tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoãn nhập trong năm Số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm Sơ đồ 1.19 –Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại (TH tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) TK 347 TK 821 (8212) Số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả Trườngphát sinh Đại lớn hơn shọcố được hoàn Kinh nhập trong tếnăm Huế Số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm Sơ đồ 1.20 – Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả (TH thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận vào Báo cáo hoạt động kinh doanh) SVTH: Nguyễn Thị Sương 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh  Nội dung kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.  Tài khoản sử dụng - TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh  Chứng từ sử dụng - Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như: hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có. - Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác.  NTrườngội dung và phương Đại pháp hạ chhọc toán Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Sương 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình TK 632 TK 911 TK 511, 512 Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh hàng bán thu thuần TK 641, 642 TK 515 Kết chuyển chi phí bán hàng và Kết chuyển doanh chi phí quản lý doanh nghiệp thu tài chính TK635 TK 711 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển thu nhập khác TK 811 TK 821 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại TK 821 TK 421 Kết chuyển chi phí thuế Kết chuyển lỗ TNDN TK 421 Kết chuyển lãi Sơ đồ 1.21 – Kế toán xác định kết quả kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Sương 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƯƠNG 2.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh CTCP Bốn phương 2.1.1.1 Một số nội dung khái quát về chi nhánh CTCP Bốn Phương - Tên: Chi nhánh công ty cổ phần Bốn Phương (Khách sạn Moonlight Huế). - Địa chỉ: 20 Phạm Ngủ Lão, Phú Hội, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. - Website: - Xếp hạng: - Nơi đăng kí quản lý: Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian đi vào hoạt động chính thức: Tháng 10 năm 2013 và được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh số 3200134983-002 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Giám đốc: Nguyễn Thị Phương. - Loại hình doanh nghiệp: Thương mại dịch vụ. - Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. - Mã số thuế: 3200134983-002. - CácTrường loại thuế phải nĐạiộp: Thuế họcmôn bài, Kinh Thuế giá trị giatế tăng, Huế Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế thu nhập cá nhân. - Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng các tờ khai quyết toán thuế. SVTH: Nguyễn Thị Sương 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh CTCP Bốn Phương Thừa Thiên Huế là một trong những thành phố du lịch của cả nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch ở nơi đây. Đặc biệt từ năm 2000 trở đi, cứ hai năm một lần sẽ diễn ra một kỳ Festival Huế và Chính phủ chỉ đạo xây dựng thành phố Huế trở thành Thành Phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Chính vì vậy, nắm bắt được nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách ngày càng tăng lên và đòi hỏi một số dịch vụ cao hơn nên năm 2012 chủ đầu tư khách sạn là Ông Trần Văn Tư tiến hành mua đất và xây dựng hệ thống công trình, hạng mục khách sạn với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 120 tỷ đồng bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ngân hàng. Khách sạn Moonlight được xem là cơ sở lưu trú lớn tại “Phố tây” của thành phố Huế. Với lợi thế thuộc khu vực Trung tâm Thành phố, cách sân bay Phú Bài 12 km, cách nhà ga 2km, cách chợ Đông Ba 1km. Từ khách sạn khách có thể thuận tiện trong việc tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của huế như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, Lăng Cô Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, năng động, trẻ trung, nhiệt tình, chu đáp nên Khách sạn đã thu hút được một số lượng khách đáng kể và quảng bá được thương hiệu cũng như các dịch vụ có tại khách sạn đến với du khách trong và ngoài nước khi đến Huế. Khách sạn Moonlight Huế là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế, có hệ thống kiến trúc bao bồm 15 tầng với 90 phòng lưu trú hạng sang đến cao cấp. Các loại phòng bao gồm: Có 28 phòng Superior, 58 phòng Deluxe (loại hướng phố và hướng sông), 4 phòng Suite cao cấp, tất cả các phòng từ hạng sang đến cao cấp điều có loại gường cỡ qeen bed và king bed, phòng tắm rộng rãi hướng ra phố và sông và 1 khu vực làm việc riêng. NgoàiTrường ra, nằm trong hĐạiệ thống khuônhọc viên Kinhkhách sạn còn tế có Phòng Huế hội nghị, Nhà hàng, bể bơi, trung tâm massage, phòng tập Gym, quầy Bar, khu vực lễ tân và các phòng ban chức năng khác. SVTH: Nguyễn Thị Sương 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Hội Đồng Quản Trị Giải thích sơ đồ: : Quan hệ chức năng Giám Đốc : Quan hệ trực tuyến : Quan h n i b Tổng Quản Lý ệ ộ ộ Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Nhân sự Sale Kế toán Lễ tân Buồng Spa & Nhà hàng Bếp Bảo trì An ninh phòng Masage TrườngSơ đồ 2.1 –ĐạiSơ đồ t ổhọcchức qu ảnKinh lý Khách s ạtến Moonlight Huế SVTH: Nguyễn Thị Sương 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban. Qua sơ đồ ta thấy Khách sạn đang áp dụng phương thức quản lý theo chức năng, nghĩa là phương thức tổ chức các nhân viên có kỹ năng giống nhau thành từng nhóm để thực hiện các công việc giống nhau, cụ thể như sau: - Hội đồng thành viên: là cơ quan có đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty, có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các bộ phận khác. - Giám đốc: Ở khách sạn, Giám đốc là người đại diện vốn, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước nhưng không trực tiếp điều hành công ty. - Tổng quản lý: Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành khách sạn trong khuôn khổ nguồn vốn theo yêu cầu của Giám đốc và Hội đồng quản trị. Tổng quản lý khách sạn chịu sự lãnh đạo của công ty, thực hiện một số nhiệm vụ khác như quan hệ khách hàng tiềm năng, quan hệ với chính quyền địa phương, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo sự phân công lao động. - Bộ phận Nhân sự: +Thực hiện nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, ban hành các thể chế quản lý; điều hành quy chế làm việc, kỷ luật. Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động trong khách sạn, tuyển dụng lao động khi các bộ phận trong khách sạn có nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân lực. +Quản trị hệ thống website, hệ thống server, quản lý hệ thống máy tính của văn phòng, khắc phục các sự cố về phần cứng, phần mềm, mạng máy tính. Tạo lập phần mềm và quản lý dữ liệu; tổ chức việc phân quyền truy cập sử dụng, sao lưu, đảm bảo an toàn và bảo mật số liệu, dữ liệu trên hệ thống. Đề xuất mua mới, nâng cấp các thiết bị máy tính phục vụ công tác tại các phòng ban. - BTrườngộ phận Sale: Đại học Kinh tế Huế +Thực hiện phụ trách mảng công tác của phòng kinh doanh, tiếp thị, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh; làm công tác thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh. +Liên hệ với các đối tác lữ hành. Nhận các Email đặt phòng của khách hàng, nhập liệu vào hệ thống đồng thời phản hồi các email phán ánh và những comment của khách hàng trên các hệ thống website. SVTH: Nguyễn Thị Sương 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Bộ phận Kế toán: +Quyết định các chiên lược tài chính, tìm kiếm nguồn vốn và nguồn vốn cho khách sạn. +Có các chứng năng sau: lập chứng từ để chứng minh tính hợp lý của việc hình thành và sử dụng vốn kinh doanh trên cơ sở chứng từ, tổng hợp các loại chi phí phục vụ kinh doanh và tính toán riêng cho từng loại dịch vụ nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và toàn khách sạn. +Lập báo cáo tài chính, cân đối tài sản theo từng tháng, quý, năm. +Phân tích sự biến động của tài sản để báo cáo lên Tổng quản lý. - Bộ phận Lễ tân: là nơi tiếp đoan khách, nhận đăng ký phòng cho khách lưu trú. Đây là nơi khách hàng làm thủ tục nhận trả phòng, làm các hóa đơn thanh toán, đổi tiền, cung cấp những thông tin cần thiết mỗi khi khách có yêu cầu; tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng kịp thời phản hồi với các bộ phận. - Bộ phận Buồng phòng: là hướng dẫn khách đến lưu trú đúng phòng đã quy định (sau khi đã được lễ tân thông báo). Vệ sinh hằng ngày phòng nghỉ của khách lưu trú và dồ dùng sinh hoạt cá nhân như chăn, màn, ly, Phải phục vụ chu đáo mọi yêu cầu của khách hàng theo đúng tiêu chuẩn về dịch vụ buồng phòng của khách sạn - Bộ phận Spa – Massage: Tổ chức phục vụ, chăm sóc và tư vấn khách hàng khi đến sử dụng các dịch vụ massage, spa. Tư vấn sản phẩm, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với khách hàng. - Bộ phận Nhà hàng: Tổ chức phục vụ khách đến ăn uống trong nhà hàng, phòng tiệc, hội nghị và phục vụ bên ngoài cho khách khi có yêu cầu. Tổ chức sắp xếp bàn ghếTrườngvà phối hợp với b ộĐạiphận bả ohọc trì để chu Kinhẩn bị cho các tế hội trưHuếờng hoặc phòng họp theo hợp đồng đã ký kết. - Bộ phận Bếp: Chịu trách nhiệm chế biến các món ăn theo thực đơn do khách yêu cầu hoặc theo thực đơn của nhà hàng đưa xuống, thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với các bộ phận như lễ tân và buồng phòng trong việc thực hiện các dịch vụ bổ sung có kèm theo ăn uống. - Bộ phận Bảo trì: Chịu trách nhiệm chế biến các món ăn theo thực đơn do SVTH: Nguyễn Thị Sương 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình khách yêu cầu hoặc theo thực đơn của nhà hàng đưa xuống, thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Bộ phận An ninh: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tài sản trong khách sạn cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản của khách. 2.1.3. Các nguồn lực hoạt động của chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.1.3.1. Tình hình về lao động qua 3 năm 2017 - 2019 Bảng 2.1 – Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2017 - 2019 Đơn vị tính: Người Năm Năm Năm Năm Năm 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Tiêu chí SL % SL % SL % % % Tổng số lao động 84 100.00 88 100.00 90 104.65 4 4.76 2 2.27 I. Phân loại theo giới tính 1. Nữ 44 52.38 45 51.14 48 53.33 1 2.27 3 6.67 2. Nam 40 47.62 43 48.86 42 46.67 3 7.50 -1 -2.33 II. Phân loại theo trình độ 1. Đại học 45 53.57 47 53.41 47 52.22 2 4.44 0 0.00 2. Cao đẳng 29 34.52 30 34.09 28 31.11 1 3.45 -2 0.00 3. Trung cấp 10 11.90 11 12.50 15 16.67 1 10.00 4 36.36 III. Phân loại theo chất lượng lao động 1. Lao động gián tiếp 11 13.10 10 11.36 8 8.89 -1 -9.09 -2 -20.00 2. Lao động trực tếp 73 86.90 78 88.64 82 91.11 5 6.85 4 5.13 (Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Moonlight) QuaTrường bảng số liệu phân Đại tích ta th ấhọcy tình hình Kinh sử dụng lao tế động Huế của công ty qua 3 năm 2017, 2018, 2019 tăng qua các năm, cụ thể là: Năm 2017, tổng số lao động của công ty là 84 người, đến năm 2018 số lao động tăng thêm 4 người so với năm 2017 thành 88 người tương ứng tăng 4,76%. Đến năm 2019, tổng số lao động cũng tăng thêm 2 người so với năm 2018 là 90 người tương ứng tăng 2,27%. Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy tổng số lao động của công ty tăng qua các năm cho thấy doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc đầu tư mở rộng kinh doanh nên tuyển thêm lao động. SVTH: Nguyễn Thị Sương 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Xét theo giới tính: - Tổng số lao động nữ trong công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn số lao động nam trong công ty, và tăng qua các năm cụ thể: Vào năm 2017, số lao động nữ là 44 người, năm 2018 tăng lên 1 người thành 45 người so với năm 2017 tương ứng tăng 2,27%. Đến năm 2019, số lao động nữ tiếp tục tăng lên 3 người thành 48 người so với năm 2018 tương ứng tăng với tốc độ 6,67%. - Tổng số lao động nam biến động tăng giảm không đều qua các năm cụ thể: Vào năm 2017, số lao động nam là 40 người đến năm 2018 tăng thêm 3 người so với năm 2017 tương ứng tăng 7,50%. Đến năm 2019, số lao động năm lại giảm xuống 5 người so với năm 2018 tương ứng giảm 11,63%.  Nhìn chung cơ cấu lao động theo giới tính của công ty như vậy là hợp lý với đặc điểm kinh doanh khách sạn – sản phẩm kinh doanh du lịch. Đối với những lao động nữ thì bố trí vào các công việc như lễ tân, phục vụ phòng Đối với những lao động năm có sức khỏe tốt, có sức chịu đựng thì bố trí vào các công việc như mang vác hành lý cho khách, bảo vệ, bảo trì Xét về trình độ: Nhìn chung lao động của công ty điều có trình độ chất lượng cao, chủ yếu có trình độ đại học và cao đẳng. Trình độ đại học chiếm vị thế cao trong cơ cấu lao động > 50%. Trong khi trình độ lao động cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ trọng ít và ít biến động. Chất lượng lao động như vậy là tốt, đây được xem là một lợi thế kinh doanh của công ty. Phân loại theo chất lượng lao động: Nhìn chung, công ty đang có xu hướng giảm số lượng lao động gián tiếp và tăng số lượngTrường lao động trực tiếp, Đạicụ thể: học Kinh tế Huế - Vào năm 2018, số lượng lao động gián giảm 1 người còn 10 người tương ứng giảm 9,09% so với năm 2017, đến năm 2019 tiếp tục giảm đi 2 người còn 8 người tương ứng giảm 20,00% so với năm 2018. - Với lao động trực tiếp, năm 2018 tăng lên 5 người thành 78 người tương ứng tăng 6,85% so với năm 2017, năm 2019 tiếp tục tăng thêm 4 người thành 82 người tương ứng tăng 5,13% so với năm 2018. SVTH: Nguyễn Thị Sương 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.3.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2017 – 2019 Bảng 2.2 – Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2017 - 2019 Đơn vị tính: Đồng 2018/2017 2019/2018 CHỈ TIÊU 2017 2018 2019 +/- % +/- % TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 29.321.874.732 31.871.505.143 28.047.870.089 2.549.630.411 8,70 -3.823.635.054 -12,00 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.714.881.702 1.824.342.236 3.193.574.855 109.460.534 6,38 1.369.232.619 75,05 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 25.456.183.702 27.973.828.244 23.927.688.221 2.517.644.542 9,89 -4.046.140.023 -14,46 IV. Hàng tồn kho 60.344.568 20.256.339 19.872.844 -40.088.229 -66,43 -383.495 -1,89 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.090.374.760 2.053.078.324 906.734.169 -37.296.436 -1,78 -1.146.344.155 -55,84 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 40.383.960.590 41.623.949.062 42.568.142.534 1.239.988.472 3,07 944.193.472 2,27 II. Tài sản cố định 40.383.960.590 41.623.949.062 42.568.142.534 1.239.988.472 3,07 944.193.472 2,27 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 69.705.835.322 73.495.454.205 70.616.012.632 3.789.618.883 5,44 -2.879.441.573 -3,92 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 22.418.093.062 20.380.084.602 16.470.130.623 -2.038.008.460 -9,09 -3.909.953.979 -19,19 I. Nợ ngắn hạn 22.418.093.062 20.380.084.602 16.470.130.102 -2.038.008.460 -9,09 -3.909.954.500 -19,19 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 47.287.652.260 53.115.369.603 54.145.882.521 5.827.717.343 12,32 1.030.512.918 1,94 I. Vốn góp của chủ sở hữu 47.287.652.260 53.115.369.603 54.145.882.521 5.827.717.343 12,32 1.030.512.918 1,94 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 69.705.745.322 73.495.454.205 70.616.012.623 3.789.708.883 5,44 -2.879.441.582 -3,92 Trường Đại học Kinh(Ngu ồtến: Phòng Huế kế toán Chi nhánh CTCP Bốn Phương SVTH: Nguyễn Thị Sương 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Nhận xét Về tài sản: Nhìn chung, tổng tài sản của CTCP Bốn Phương có xu hướng biến động tăng giảm không đều qua 3 năm 2017 – 2019. Cụ thể, năm 2018 tổng tài sản có giá trị là 31.871.505.143 đồng, tăng 3.789.618.883 đồng tương ứng tăng 5.44% so với năm 2017, trong khi đó năm 2019 lại giảm đi 2.879.441.573 đồng tương ứng giảm với tốc độ 3.92% so với năm 2018. Sự biến động tăng giảm không đồng đều này chủ yếu là do giá trị TSNH. - TSNH năm 2018 có giá trị là 27.973.828.244 đồng, tăng 2.549.630.411 đồng tương ứng tăng 8.70% so với năm 2017. Đến năm 2019, khoản mục này giảm mạnh đi 3.823.635.054 đồng tương ứng giảm 12.00% so với năm 2018. Mà nguyên nhân là do khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn, cụ thể: - Năm 2018, các khoản phu ngắn hạn đã tăng tới 2.517.644542 đồng tương ứng tăng với tốc độ là 9.89% so với năm 2017. Còn trong năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi 4.046.140.023 đồng tương ứng giảm 14.46%. Sự biến động không lớn trên giá trị khoản phải thu ngắn hạn. Giá trị này phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, bởi vì ngày càng có nhiều khách sạn thành lập, để có thể cạnh tranh với các đối thủ thì công ty đang có chính sách công nợ cho các nhà lữ hành để hợp tác làm ăn lâu dài. - Khoản mục tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng tương đối ít trong tài sản ngắn hạn. - GiáTrường trị TSDH có ít sựĐạibiến độ nghọc hơn TSNH Kinhvà tăng qua tế các năm,Huế trong phần tài sản dài hạn công ty chỉ có tài sản cố định cụ thể: Năm 2018 có giá trị là 41.623.949.062 đồng, tăng 1.239.988.472 đồng tương ứng tăng với tốc độ 3.07% so với năm 2017. Năm 2019 khoản mục này tiếp tục tăng lên 944.193.472 đồng tương ứng tăng với tốc độ 2.27 % so với năm 2018. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy quy mô hoạt động của công ty đang mở rộng. SVTH: Nguyễn Thị Sương 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Về nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty bao gồm NPT và vốn góp chủ sở hữu. Khoản mục nợ phải trả chỉ có nợ phải trả ngắn hạn. Khoản mục này có biến động giảm qua các năm cho thấy doanh nghiệp đang dần tự chủ về kinh tế và khả năng trả nợ ngày càng cao. Cụ thể: Vào năm 2018, giá trị này có giá trị là 20.380.084.602 đồng, giảm 2.038.008.460 đồng tương ứng giảm với tốc độ 9.09% so với năm 2017. Đến năm 2019, khoảm mục này tiếp tục giảm 3.909.953.979 đồng tương ứng giảm 19.19%. Ngược lại với nợ phải trả, khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng dần qua các năm, khoản mục này tăng chủ yếu là do giá trị lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên. Cụ thể: Vào năm 2018, giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu là 53.115369603 đồng, tăng 5.827.717.343 đồng tương ứng tăng 12.32% so với năm 2017. Vào năm 2019, khoản mục này tiếp tục tăng lên 1.030.512.918 đồng tương ứng tăng 1.94% so với năm 2018. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Sương 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.3.3. Tình hình về kết quả kinh doanh qua 3 năm 2017 – 2019 Bảng 2.3 – Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2017 – 2019 Đơn vị tính: Đồng 2018/2017 2019/2018 CHỈ TIÊU 2017 2018 2019 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.206.195.952 27.398.039.078 29.634.094.033 2.191.843.126 8,70 2.236.054.955 8,16 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 31.702.620 31.081.000 32.940.756 -621.620 -1,96 1.859.756 5,98 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.174.493.332 27.366.958.078 29.601.153.277 2.192.464.746 8,71 2.234.195.199 8,16 4. Giá vốn hàng bán 15.755.021.261 17.313.213.474 18.088.721.103 1.558.192.213 9,89 775.507.629 4,48 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.419.469.070 10.053.744.604 11.512.432.174 634.275.534 6,73 1.458.687.570 14,51 6. Doanh thu hoạt động tài chính 4.870.895 3.479.211 2.150.853 -1.391.684 -28,57 -1.328.358 -38,18 7. Chi phí tài chính 1.824.417.778 1.961.739.546 1.775.771.971 137.321.768 7,53 -185.967.575 -9,48 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1.696.815.000 1.885.350.000 1.658.482.000 188.535.000 11,11 -226.868.000 -12,03 8. Chi phí bán hàng 2.800.022.774 2.545.475.249 3.155.941.228 -254.547.525 -9,09 610.465.979 23,98 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.442.120.422 1.471.551.451 1.794.128.616 29.431.029 2,04 322.577.165 21,92 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.357.778.992 4.078.457.569 4.788.741.212 720.678.577 21,46 710.283.643 17,42 11. Thu nhập khác 30.681.759 20.454.506 0 -10.227.253 -33,33 -20.454.506 -100,00 12. Chi phí khác 71.269.902 83.846.944 600.064 12.577.042 17,65 -83.246.880 -99,28 13. Lợi nhuận khác -40.588.143 -63.392.438 -600.064 -22.804.295 56,18 62.792.374 -99,05 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.317.190.849 4.015.065.131 4.788.141.148 697.874.282 21,04 773.076.017 19,25 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 722.711.723 803.013.206 957.628.230 80.301.483 11,11 154.615.024 19,25 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.594.479.125 3.212.052.105 3.830.512.918 617.572.980 23,80 618.460.813 19,25 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 0 0 0 0 0 0 0 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) Trường Đại0 học Kinh0 tế 0Huế 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương) SVTH: Nguyễn Thị Sương 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Nhận xét: Khoản mục doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng tăng trưởng qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển, lượng khách lưu trú đến với khách sạn ngày càng tăng cao do nâng cao chất lượng du lịch, cơ sở vật chất, phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách. Cụ thể: Vào năm 2018, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tăng 2.191.843.126 đồng tương ứng tăng với tốc độ 8.7% so với năm 2017. Đến năm 2019, khoản mục này tiếp tục tăng thêm 2.236.054.955 đồng tương ứng tăng 8.16% so với năm 2018. Khoản mục các khoản giảm trừ doanh thu có xu hướng biến động nhẹ qua 3 năm, cụ thể: Vào năm 2017, các khoản giảm trừ doanh thu có giá trị là 31.702.620 đồng, đến năm 2018 giảm 621.620 đồng tương ứng giảm 1.96% so với năm 2017. Đến năm 2019, khoản mục này lại tăng lên 1.859.756 đồng tương ứng tăng 5.98% so với năm 2018. Các khoản giảm trừ doanh thu chủ yếu là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ Spa – Massage. Giá vốn hàng bán lại có xu hướng tăng qua các năm 2017 – 2019. Vào năm 2018, tăng 1.558.192.213 đồng tương ứng tăng với tốc độ 9.89% so với năm 2017. Vào năm 2019, giá trị này tăng thêm 775.057629 đồng tương ứng tăng 4.48 % so với năm 2018. Doanh thu hoạt động tài chính lại có xu hướng giảm qua các năm 2017 – 2019, cụ thể: Vào năm 2018, doanh thu hoạt động tài chính giảm 1.391.684 đồng tưng ứng giảm với tốc độ 28.57% so với năm 2017. Đến năm 2019, giá trị của khoản mục này lại tiếp tục giảm thêm 1.328.358 đồng tương ứng giảm 38.18% so với năm 2018. So với khoản mục doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính lại có giá trị lớn hơn rất nhiTrườngều và biến động tăngĐại giảm quahọc 3 năm 2017Kinh– 2019, ctếụ thể : HuếVào năm 2018, chi phí tài chính có giá trị là 1.961.739.546 đồng, tăng 137.321.768 đồng tương ứng tăng với tốc độ 7.53%, nhưng đến năm 2019 khoản mục này lại giảm xuống còn 1.775.771.971 đồng, giảm 185.967.575 đồng tương ứng giảm với tốc độ 9.48 % so với năm 2018. Chi phí bán hàng có sự biến động qua 3 năm 2017 – 2019, cụ thể: Vào năm 2018, chi phí bán hàng là 2.545.475.249 đồng, đã giảm đi 254.547.525 đồng tương ứng giảm SVTH: Nguyễn Thị Sương 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình với tốc độ 9.09% so với năm 2017. Đến năm 2019, chi phí bán hàng đã tăng thêm 610.465.979 đồng tương ứng tăng với tốc độ 23.98% so với năm 2018. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần qua các năm, cụ thể: Vào năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.471.551.451 đồng, đã tăng lên 29.431.029 đồng tương ứng tăng với tốc độ 2.04% so với năm 2017. Đến năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 322.577.165 đồng tương ứng tăng lên với tốc độ 21.92% so với năm 2018. Tóm lại, qua bảng số liệu ta thấy công ty làm ăn điều có lãi qua 3 năm 2017 – 2019, ta thấy được công ty đang trên đà tăng trưởng, ban quản lý đã có những chiến lược kinh doanh tốt và bên cạnh đó doanh nghiệp cần duy trì và phát huy để tiếp tục đạt lợi nhuận cao hơn trong những năm tiếp theo. Cụ thể: Vào năm 2017, công ty đã có lãi là 2.594.479.125 đồng, sang năm 2018 khoản lợi nhuận sau thuế của công ty là 3.212.052.105 đồng, Đã tăng thêm 617.572.980 đồng tương ứng tăng với tốc độ 23.80% so với năm 2017. Đến năm 2019, lợi nhuân sau thuế TNDN lại tiếp tục tăng thêm 618.460.813 đồng tương ứng tăng với tốc độ 19.25% so với năm 2018. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của chi nhánh CTCP Bốn Phương tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này thì toàn bộ kế toán được tập trung tại phòng dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán doanh thu kho chi phí mua hàng Thủ quỹ Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ bộ máy kế toán Giải thích sơ đồ: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến SVTH: Nguyễn Thị Sương 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ phận kế toán Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức hoạch toán kế toán, tổng hợp các thông tin tài chính của Công ty thành các báo cáo, giúp cho việc xử lý và ra quyết định của Giám đốc. Kế toán chi phí: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các chi phí theo yêu cầu của quản lý (như từng giai đoạn kinh doanh, từng bộ phận, từng sản phẩm, loại hình dịch vụ và công việc). - Báo cáo cho Kế toán trưởng và Giám đốc về tình hình chi phí của đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp tối thiểu hoá các chi phí. Kế toán doanh thu: - Kiểm tra, nhập liệu số liệu kế toán về doanh thu hằng ngày của khách sạn và hoàn tất các báo cáo liên quan đến doanh thu thu được. - Đảm bảo các khoản thu của khách sạn được cập nhật chính xác, đồng thời thúc giục khách hàng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. - Kiểm tra và lập báo cáo các khoản giảm trừ, các khoản điều chỉnh được phê duyệt. - Kiểm tra báo cáo của thu ngân với báo cáo từ hệ thống phần mềm. Lưu giữ các báo cáo của hệ thống phần mềm. - Kiểm tra số lượng khách, doanh thu đồ ăn và đồ uống của từng địa điểm bán hàng với báo cáo từ hệ thống phần mềm. - KiTrườngểm tra và theo dõi Đại các kho ảhọcn điều chính Kinh và giảm trtếừ, đ ảmHuế bảo mọi sự điều chỉnh đều có phê duyệt của cấp trên. Sẵn sàng và có trách nhiệm khi được cấp trên giao cho bất kì nhiệm vụ nào khác. Kế toán kho: - Theo dõi việc nhập xuất hàng tồn kho theo đúng từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chính xác thông qua các chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. SVTH: Nguyễn Thị Sương 54
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Nhập liệu vào hệ thống phần mềm kế toán tình hình nhập, xuất kho trong ngày. - Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ, tiến hành theo tháng. Khi kết thúc kiểm kê tiến hành lập biên bản kiểm kê và phân ra những loại hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng, hết hạn sử dụng đồng thời đưa ra các giải pháp, có chữ ký xác nhận của những người có liên quan. Đối chiếu số liệu giữa kiểm kê thực tế và số liệu sổ sách để tìm nguyên nhân chênh lệch (nếu có) và kịp thời điều chỉnh. - Cuối tháng báo cáo cho Kế toán trưởng tình hình nhập – xuất trong tháng. Kế toán mua hàng: - Lập các yêu cầu mua hàng cho các mặt hàng kho tổng (đồ văn phòng phẩm, đồ in ấn ), kho hoá chất, bếp, nhà hàng. - Chuẩn bị các đơn hàng dựa vào yêu cầu mua hàng đã được duyệt. - Thu thập báo giá từ các nhà cung cấp để lập ra các báo cáo so sánh, phân tích từng nhà cung cấp về nhu cầu và khả năng cung cấp để tìm ra nhà cung cấp tối ưu nhất. Xem xét các yêu cầu mua hàng, ghi nhớ thời hạn mua, tiêu chuẩn, số lượng để được hưởng chiết khấu, ngân sách mua hàng. - Quản lý danh sách nhà cung cấp đã duyệt để mua hàng đúng nhà cung cấp. Phát triển hệ thống nhà cung cấp. Kết hợp với các tổ chức và hệ thống bán hàng lớn để thực hiện việc mua hàng đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt nhất. - Kiểm soát các mặt hàng mua lặp lại để thương thảo giảm giá. Nâng cao kỹ năng về thương thảo giảm giá. Nắm thông tin về tiến bộ kỹ thuật trong mảng việc của mình và xem xét những mặt hàng có giá thấp hơn nhưng phù hợp với người sử dụng để thay thế cho Trườngmặt hàng đang yêu cĐạiầu mua. học Kinh tế Huế - Đưa ra các ý kiến về việc tăng cường chất lượng mua hàng để cấp trên xem xét áp dụng. Đồng thời đưa ra những nhận xét, giúp đỡ bộ phận sử dụng trong việc nhận định và định rõ mặt hàng yêu cầu. - Lập báo cáo mua hàng bằng tiền để thủ quỹ hoàn tiền. - Sẵn sàng và có trách nhiệm khi được cấp trên giao cho bất kì nhiệm vụ nào khác. SVTH: Nguyễn Thị Sương 55
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Thủ quỹ: Chịu sự điều hành của kế toán trưởng và kế toán phần hàng có liên quan, luản lý lượng tiền mặt thu và chi hiện tại có tại công ty, thực hiện thu chi đúng chế độ lập báo cáo quỹ. 2.1.5. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán áp dụng tại Khách sạn Moonlight Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014. 2.1.6. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty. - Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014. - Đơn vị áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND) - Phương pháp kế toán TSCĐ áp dụng theo nguyên tắc xác định đơn giá và giá trị còn lại. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. - Kỳ kế toán: Tháng. - Phần mềm sử dụng: Smile và Misa trong công tác kế toán. - Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ. - Phương pháp tính giá xuất kho HTK: Phuong pháp bình quân gia quyền. - PhươngTrường pháp kiểm kĐạiê HTK: Ki họcểm kê định Kinh kỳ (không stếử dụng Huế tài khoản 611 và 631 trong hệ thống tài khoản của đơn vị) - Hệ thống tài khoản kế toán: công ty cây dựng hệ thống tà khoản kế toán cho đơn vị mình dựa theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán - Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính SVTH: Nguyễn Thị Sương 56
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình (phần mềm MISA và phần mềm SMILE) trên nền hình thức kế toán Nhật ký chung, áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sổ kế toán: Chứng từ kế toán - Sổ tổng hợp - S k toán chi ti t Phần mềm ổ ế ế kế toán Bảng tổng hợp - Báo cáo tài chính. chứng từ kế toán Máy vi tính - Báo cáo kế toán cùng loại quản trị Sơ đồ 2.3 – Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú: Ghi hàng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Trình tự của hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính: a. CôngTrường việc hàng ngày: Đại học Kinh tế Huế Hàng ngày , kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm chứng từ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy tính theo bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. SVTH: Nguyễn Thị Sương 57
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình b. Công việc cuối tháng: Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) cà lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa số kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã được in ra giấy. 2.2. Thực trạng công tác Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.2.1. Tình hình doanh thu tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương 2.2.1.1 .Tình hình nguồn khách du lịch đến với Chi nhánh CTCP Bốn Phương Bảng 2.4 – Tình hình nguồn khách du lịch đến với Công ty Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 +/- % +/- % Tổng lượt khách Người 20.140 29.420 38.149 9.280 46,08 8.729 29,67 Khách quốc tế Người 18.843 27.690 35.669 8.847 46,95 7.979 28,82 Khách nội địa Người 1.297 1.730 2.480 433 33,38 750 43,35 (Nguồn: Phòng kế toán Chi nhánh CTCP Bốn Phương) Qua bảng số liệu ta thấy khách lưu trú tại khách sạn tương đối nhiều. Nhìn chung, lượt khách đến với Khách sạn cả nội địa lẫn khách quốc tế đang có xu hướng tăng mạnh lên qua các năm và lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu khách hàng củTrườnga khách sạn, chiếm Đạigần khoả nghọc 94.50%. KinhThương hiệu tếkinh doanhHuế không những trong nước biết đến mà được mở rộng mạnh mẽ ra cả quốc tế. Trong năm 2017, lượng khách quốc tế 18.843 người, khách nội địa là 1.297 người. Sang năm 2018, lượt khách quốc tế và nội địa đều tăng nhưng khách quốc tế có tốc độ tăng nhanh hơn khách nội địa và đã tăng lên 8.847 người tương ứng tăng với tốc độ là 46,97 , khách nội địa cũng đã tăng lên với tốc độ 33,38. Đến năm 2019, tổng lượt khách tiếp tục tăng lên, trong đó lượt khách nội có tốc độ tăng lớn hơn lượt khách quốc SVTH: Nguyễn Thị Sương 58
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình tế, cụ thể: Khách quốc tế đã tăng với tốc độ là 28,82, trong khi đó lượt khách nội địa có tốc độ tăng gần gấp đôi là 43,35. Khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất cao nên công ty rất chú trọng tuy nhiên công ty cũng tập trung khai thác khách nội địa có thu nhập cao. 2.2.1.2. Phân loại khách hàng tại chi nhánh CTCP Bốn Phương  Khách lẻ Là những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của khách sạn, biêt đến khách sạn qua các website của khách sạn, các trang website tìm kiếm, các trang mạng xã hội như: Booking.com, Fastbooking, Facebook  Khách tour Là những khách hàng đến khách sạn thông qua các hãng hoặc các công ty dịch vụ du lịch lữ hành. Đối với khách tour, chi phí phát sinh trong thời gian lưu trú tại khách sạn sẽ do các hãng, các công ty dịch vụ lữ hành thanh toán theo đơn giá được thõa thuận trong hợp đồng kinh tế đã được ký kết với các công ty đó. Đối với khách tour, kế hoạch nhận phòng sẽ được thông báo trước qua Email đặt phòng hoặc theo lịch trình hợp đồng thõa thuận giữa hai bên. Công ty áp dụng những mức giá khác nhau với mỗi loại khách, giá phòng đối với khách lẻ sẽ cao hơn đối với những khách tour, giá phòng đối với những khách hàng có đặt phòng trước sẽ thấp hơn so với những khách hàng không đặt phòng trước, giá phòng được tính theo bảng giá được công bố trên website của công ty hoặc đặt trước quầy lễ tân. Tại khách sạn, khách tour chiếm 90% trong tổng số lượng khách sử dụng dịch vụ tại khách sạn, khách lẻ chỉ chiếm khoảng 10%. Đối với khách tour đến với khách sạn thông quaTrường các công ty du l ịchĐại hoặc các học hang lữ hành.Kinh tế Huế 2.2.2. Phương thức thanh toán  Thanh toán bằng tiền mặt. Sau khi khách hàng sử dụng các dịch vụ tại khách sạn, khách hàng sẽ đến thanh toán trực tiếp tại bộ phận thu ngân của nhà hàng Venus Restaurant hoặc tại lễ tân của khách sạn bằng tiền mặt. SVTH: Nguyễn Thị Sương 59
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Thanh toán qua chuyển khoản qua ngân hàng Trường hợp khách hàng quốc tế hay nội địa sử dụng dịch vụ của khách sạn mà không thanh toán tiền mặt mà chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng. Hình thức này chủ yếu giữa công ty và các hang lữ hành du lịch, dẫn đoàn khách đến lưu trú tại khách sạn và sử dụng các dịch vụ tại khách sạn.  Thanh toán qua thẻ Khách hàng thanh toán bằng thẻ nội địa do các ngân hàng thương mại cổ phần phát hành hoặc thẻ quốc tế là thẻ mang thương hiệu của các tổ chức thẻ quốc tế được phát hành trong và ngoài nước như: Visa, Master Card, JBC hoặc Amex khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn. 2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Chi nhánh CTCP Bốn Phương Tại công ty, doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ, trong đó doanh thu cung cấp dịch vụ bao gồm: doanh thu phòng, doanh thu vận chuyển, doanh thu spa & massage, doanh thu phục vụ, doanh thu điện thoại, doanh thu giặt là trong đó doanh thu phòng chiếm tỷ trọng lớn >70%, là bộ phận mang lại nguồn thu chủ yếu, có vị trí cốt yếu trong toàn bộ hoạt động kinh doanh khách sạn. Trong những năm qua, công ty rất chú trọng vào kinh doanh dịch vụ phòng (lưu trú), đầut tư sữa chữa các thiết bị trong phòng, nâng cao tay nghề cho nhân viên bộ phận. Còn doanh thu bán hàng bao gồm: doanh thu bán hàng và doanh thu bán hàng mỹ nghệ.  Tài khoản sử dụng TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 5111 – Doanh thu bán hàng TrườngTK 51111 –ĐạiDoanh thuhọc bán hàng Kinh tế Huế TK 51112 – Doanh thu bán hàng mỹ nghệ TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 51131 – Doanh thu dịch vụ phòng TK 51132 – Doanh thu điện thoại TK 51133 – Doanh thu giặt là SVTH: Nguyễn Thị Sương 60
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình TK 51134 – Doanh thu vận chuyển TK 51135 - Doanh thu spa và massage TK 51136 – Doanh thu phục vụ TK 51139 – Doanh thu khác  Chứng từ sử dụng - Hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, phiếu thu, INFORMATION BILL, GUEST CHECK, MINIBAR VOUCHER, Captain Order. - Sổ sách kế toán: Chứng từ ghi sổ, sổ Cái.  Trình tự luân chuyển chứng từ Khách đặt phòng qua Khi khách nhận Khách trả Email, h ng ho c ợp đồ ặ phòng phòng trực tiếp tại Lễ tân S chi ti t doanh thu ổ ế Kế toán Khách thanh Sổ Cái doanh thu toán tại Lễ tân Sơ đồ 2.4 – Trình tự luân chuyển chứng từ doanh thu phòng Đối với khách lẻ Khi có nhu cầu khách hàng có thể đặt phòng trước qua website của khách sạn hoặc qua các website tìm kiếm như: booking.com, fastbooking , khách hàng còn có thể gửi Email đặt phòng đến bộ phận Sales hoặc có thể đến trực tiếp tại quầy lễ tân. Sau khi Trườnglàm các thủ tục cầ nĐại thiết thì nhânhọc viên lKinhễ tân hoặc b ộtếphận Huếsales nhập liệu vào hệ thống phần mềm Smile chọn phòng đặt trước của khách hàng. Khi khách hàng đến làm thủ tục nhận phòng, lễ tân giao phòng cho khách và theo dõi các dịch vụ khách sử dụng trên sổ đặt phòng làm cơ sở thanh toán với khách hàng. Trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, khách có thể sử dụng các dịch vụ mà khách sạn cung cấp như ăn uống, giặt là, vận chuyển, spa (mỗi loại dịch vụ sẽ có một SVTH: Nguyễn Thị Sương 61
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình hóa đơn riêng). Lễ tân là người tập hợp tất cả các hóa đơn về các dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng ở khách sạn và cộng dồn vào tiền phòng nếu khi sử dụng các dịch vụ đi kèm mà chưa thanh toán. Nếu khách hàng thanh toán ngay sau khi sử dụng các dịch vụ đi kèm đó thì trưởng mỗi bộ phận sẽ chuyển hóa đơn thanh toán cho lễ tân để theo dõi. Khi khách trả phòng ở quầy lễ tân, thì lễ tân sẽ báo cho người trực phòng kiểm tra phòng khách đã sử dụng, sau đó lễ tân sẽ tập hợp các hóa đơn dịch vụ khách hàng đã sử dụng nhưng chưa thanh toán nhập liệu vào giấy Information bill (thông tin hóa đơn) từ hệ thống phần mềm sau đó in ra kẹp thành bộ chứng từ, tiến hành thu tiền khách hàng và trả lại khách những giấy tờ mà lễ tân đã giữ khi khách làm thủ tục. Cuối ngày, lễ tân tập hợp toàn bộ bộ hóa đơn chứng từ đã tập hợp lại trong ngày chuyển đến cho kế toán doanh thu. Khi nhận được bộ chứng từ, kế toán doanh thu tiến hành kiểm tra lại các nội dung trên mỗi hóa hơn xem có khớp với phiếu Information bill hay không, nếu khớp rồi thì tiến hành lập hóa đơn GTGT (hóa đơn điện tử) và ký điện tử, in hóa đơn ra. Sau khi in thì kế toán doanh thu dựa vào hóa đơn GTGT nhập liệu vào phần mềm Misa, khi vào phần mềm Misa, kế toán doanh thu vào phân hệ tổng hợp sau đó vào mục chứng từ ghi sổ và tiến hành nhập liệu trên tab chứng từ ghi sổ, sau đó Cất (lưu), phần mềm sẽ tự động vào các loại sổ liên quan và in chứng từ kế toán. Lưu toàn bộ chứng từ lại một tập. Đối với khách tour. Căn cứ vào hợp đồng đã được ký với đối tác, khi phía đối tác dẫn khách đến nhận phòng. Lễ tân đón khách, kiểm tra hợp đồng và hưỡng dẫn khách làm thủ tục để nhận phòng. Sau khi xong mọi thủ tục, lễ tân giao phòng cho khách và theo dõi các dịch vụ mà kháchTrường sử dụng trên sổ đặĐạit phòng. học Kinh tế Huế Khi khách trả phòng, nhân viên lễ tân báo cho bộ phận buồng phòng kiểm tra phòng khách đã sử dụng. Nếu không khách không sử dụng thêm bất kỳ gì trong phòng và không hư hỏng gì thì nhân viên lễ tân tiến hành nhập liệu thông tin vào Information bill và in ra kèm với các hóa đơn. Sau đó tiến hành thu tiền (vì đây là khách tour nên toàn bộ chi phí phát sinh của khách sẽ do đối tác thanh toán: có thể trả bằng tiền mặt, SVTH: Nguyễn Thị Sương 62