Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

pdf 108 trang thiennha21 25/04/2022 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_tien_va_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN Trường Đại học Kinh tế Huế HOÀNG THỊ THẢO NHI Khoá học: 2014 – 2018
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: HOÀNG THỊ THẢO NHI ThS. ĐÀO NGUYÊN PHI LớTrườngp: K48A Kiểm toánĐại học Kinh tế Huế Niên khoá: 2017 -2018 Huế, tháng 5 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Lời cảm ơn Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn bổ ích và quý giá cho em. Tất cả những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang vô cùng quý giá để em bước vào sự nghiệp tương lai sau này. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – Thạc Sĩ Đào Nguyên Phi đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để em có thể củng cố kiến thức của mình và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học HuKinhế, ngày 12 thángtế 5Huế năm 2018 Sinh viên Hoàng Thị Thảo Nhi ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính CĐKT : Cân đối kế toán CN : Chi nhánh CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu GLV : Giấy làm việc GS : Giáo sư GTGT : Giá trị gia tăng KT : Kiểm toán KTV : Kiểm toán viên KH : Khách hàng KSNB : Kiểm soát nội bộ KQKD : Kết quả kinh doanh LN : Lợi nhuận NH : Ngân hàng TXN : Thư xác nhận TLKTV : Trợ lý kiểm toán viên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TMCP : Thương mại cổ phần TS : Tài sản TK : Tài khoản TGNH : Tiền gửi ngân hàng TrườngTNDN Đại học: Thu nhKinhập doanh nghi tếệp Huế TNCH : Thu nhập cá nhân TNCB : Thử nghiệm cơ bản TB : Trung bình TP : Thành phố VCSH : Vốn chủ sở hữu VACPA : Hội kiểm toán hành nghề tại Việt Nam iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 - Trích Bảng phân tích số liệu BCĐKT của Công ty Cổ phần ABC tại ngày 31/12/2017 42 Bảng 2.2 – Xác định mức trọng yếu Công ty Cổ phần ABC 43 Bảng 2.3 –Trích Bảng phân tích số liệu BCĐKT của Công ty TNHH XYZ tại ngày 31/12/2017 66 Bảng 2.4 – Xác định mức trọng yếu Công ty TNHH XYZ 67 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty 30 Sơ đồ 2.2 – Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 34 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ v MỤC LỤC vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 5. Kết cấu khoá luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 5 1.1.1 Các khái niệm 5 1.1.2 Đối tượng của kiểm toán BCTC 6 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán BCTC 6 1.1.4 Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính 6 1.2 Tổng quan về khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 6 1.2.1 Các khái niệm 6 1.2.2 ĐặcTrường điểm của khoản m ụĐạic tiền và tươnghọc đương Kinh tiền tế Huế 7 1.3 Tổng quan kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 8 1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền 8 1.3.2 Những sai phạm có thể sảy ra đối với khoản mục 9 1.3.2.1 Tiền mặt 9 1.3.2.2 Tiền gửi ngân hàng 10 1.3.2.3 Tiền đang chuyển 10 vi
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.3.2.4 Các khoản tương đương tiền 10 1.3.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 10 1.3.3.1 Các yêu cầu kiểm soát 10 1.3.3.2 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ 11 1.3.3.3 Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền, chi tiền và số dư tồn quỹ 12 1.4 Quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 13 1.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán 13 1.4.1.1 Chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán 14 1.4.1.2 Lập kế hoạch chiến lược 14 1.4.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền 19 1.4.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 19 1.4.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 21 1.4.3 Kết thúc kiểm toán 24 1.4.3.1 Xem xét và giải thích các phát hiện kiểm toán 24 1.4.3.2 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 26 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 26 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty 26 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 27 2.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 28 2.1.4 Phương châm hoạt động 28 2.1.5 Những dịch vụ cung cấp tại Công ty 29 2.1.6 Tổ chTrườngức bộ máy quản lýĐại tại Công họcty Kinh tế Huế 30 2.1.6.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 30 2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận: 31 2.1.7 Khái quát quy trình kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.33 2.1.7.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 35 2.1.7.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 35 2.1.7.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 36 vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty CP ABC và Công ty TNHH XYZ. 37 2.2.1 Công ty CP ABC 38 2.2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 38 2.2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán - quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty CP ABC 44 2.2.2 Công ty TNHH XYZ Việt Nam 64 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUÂT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY 78 3.1 Đánh giá chung về thực trạng quy trình kiểm toán phần hành tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tai Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC 78 3.1.1 Ưu điểm 78 3.1.1.1 Về đội ngũ nhân sự và môi trường làm việc tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC78 3.1.1.2 Về quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền 79 3.1.2 Hạn chế 80 3.1.2.1 Hạn chế về nguồn lực và một số vấn đề chung của Công ty 80 3.1.2.2 Hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 80 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC 82 3.2.1 GiảTrườngi pháp về các vấn đ ềĐạichung học Kinh tế Huế 82 3.2.2 Giải pháp về quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.82 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 1. Kết luận 84 2. Kiến nghị 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế và tự do thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của thể giới đương đại. Để bắt kịp xu thế đó, Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hội nhập và công công cuộc đổi mới nền kinh tế diễn ra sôi nổi hơn. Một xu hướng nổi bật trong tiến trình hội nhập đó là việc cổ phần hoá các Công ty Nhà nước. Do vậy, các thông tin tài chính của các công ty ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng và Báo cáo tài chính là đối tượng được quan tâm chủ yếu. Tuy nhiên, những thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được trình bày và phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng vốn có của nó. Vì vậy, các thông tin trên BCTC phản ánh muốn có được độ tin cậy cao thì nó cần phải được kiểm tra và xác nhận. Trước sự đòi hỏi này, hoạt động kiểm toán ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên, đảm bảo các thông tin của Báo cáo tài chính được công bố luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý. Trên Báo cáo tài chính, khoản mục tiền và tương đương tiền là khoản mục liên quan mật thiết trong tất cả mọi chu trình kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng là loại tài sản nhạy cảm thường xuất hiện nhiều sai phạm. Có thể là do sai sót của kế toán, hoặc cũng có thể là do kế toán cố tình gian lận. Các sai phạm này thường sẽ ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu khác trên BCTC, và có thể dẫn đến sự sai lầm trong việc ra quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC. Là sinh viên thuộc chuyên ngành kiểm toán, qua kỳ thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, em được công ty tạo điều kiện tốt để được tiếp cận với công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền nói riêng trên thực tế để củng cố kiến thức. Trên cơ sở đó, em chọn đề tài: “Hoàn thiTrườngện quy trình kiểm Đạitoán kho ảhọcn mục ti ềnKinh và các kho ảtến tương Huế đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện”. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Tăng thêm hiểu biết trong thực tế về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền do Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC thực hiện tại các công ty khách hàng. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Mục tiêu cụ thể: - Nhận thức rõ ràng và chính xác hơn về kiến thức đã được học trên lý thuyết. - Trên cơ sở so sánh thực trạng với các cơ sở lý luận, nhận biết những ưu điểm và phát hiện một số hạn chế của Công ty trong quá tình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền. - Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền do Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC thực hiện. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC trong quá trình đi thực tế kiểm toán tại Công ty CP ABC và Công ty TNHH XYZ. - Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích sử dụng trong đề tài được thu thập từ BCTC của các công ty khách hàng trong kỳ kế toán từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2107. Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đươngTrường tiền mà không Đạitiến hành nghiênhọc cứ uKinh toàn bộ quy tếtrình kiHuếểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. Do hạn chế về mặt thời gian, chi phí đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền tại 2 đơn vị mà chưa nghiên cứu những đơn vị kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, vì vậy chưa mang tính tổng quát cao, nhận xét, đánh giá chỉ dựa trên cơ sở 2 đơn vị khách hàng. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các giáo trình (Giáo trình kiểm toán -Trường Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, Kế toán tài chính – TS. Võ Văn Nhị ), các tài liệu về kiểm toán, chuẩn mực kế toán (Chuẩn mực kế toán số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), chuẩn mực kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, chuẩn mực kiểm toán số 320 – Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán số 500 – Bằng chứng kiểm toán), chế độ kế toán hiện hành (Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp số 200), khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên khoá trước tại thư viện Trường Đại học Kinh Tế Huế để nghiên cứu và trình bày Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính. Sử dụng tài liệu, website của Công ty để thu thập những thông tin trình bày phần tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Thu thập số liệu thô và thông tin khách hàng trong đề tài bằng cách xin trực tiếp file từ các anh chị trong Công ty, sử dụng hồ sơ kiểm toán khách hàng. Photo, chụp ảnh giấy tờ làm căn cứ chứng minh các nội dung có trong đề tài là có cơ sở xác đáng. - Phương pháp quan sát và phỏng vấn, làm việc thực tế: Phương pháp quan sát và phỏng vấn: Quan sát trực tiếp việc tiến hành thực hiện các thủ tụTrườngc, cách thức thu th Đạiập bằng chhọcứng, đặt câuKinh hỏi trực titếếp ph Huếỏng vấn các anh chị kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên trong Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC khi kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong suốt quá trình 3 tháng thực tập tại Công ty. Phương pháp làm việc thực tế: Để mô tả quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty CP ABC và Công ty TNHH XYZ đã thực hiện trong đề tài của mình, em chỉ dựa trên phương pháp phỏng vấn các anh chị, những người SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi trực tiếp thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền tại hai Công ty này. Tuy nhiên trong quá trình thực tập tại công ty, em đã được tham gia thực hiện các cuộc kiểm toán thực tế, được phân công nhiệm vụ kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền như một trợ lý kiểm toán viên thực sự tại 8 công ty khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC nên có một số hiểu biết nhất định về quy trình kiểm toán khoản mục này. Kết hợp sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn, phương pháp làm việc thực tế để hoàn thành Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện Phương pháp xử lý dữ liệu: - Tổng hợp, chọn lọc số liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu. Sử dụng phần mềm excel để tính toán số học. So sánh, đối chiếu các số liệu giữa các thời kỳ, giữa đối tượng này với đối tượng khác. - So sánh giữa cơ sở lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán để đánh giá, đưa ra ưu nhược điểm trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện và hoàn thành Chương 3: Đề xuất hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty TNHH Kiểm toá AAC. 5. Kết cấu khoá luận Nội dung khoá luận gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung kết quả nghiên cứu ChươngTrường 1: Cơ sở lý lu Đạiận về kiể mhọc toán tiề nKinh và các kho ảtến tươn Huếg đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. Chương 3: Đề xuất hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty TNHH Kiểm toá AAC. Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1 Các khái niệm  Kiểm toán: Theo A.A.Arens & J.K.Locbbecke: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập” (Kiểm toán (tập 1) - Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh). Theo giáo trình kiểm toán Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: “Kiểm toán là một quá trình do Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập”.  Kiểm toán báo cáo tài chính: Theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/ QH12 ngày 29/3/2011: “Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiTrườngểm toán nước ngoài Đại tại Việt Namhọc kiểm Kinhtra, đưa ra ý kitếến vHuếề tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán”. Nói cách khác, kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của cá tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Thước đo để đánh giá kiểm toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.1.2 Đối tượng của kiểm toán BCTC Đối tượng kiểm toán BCTC là các BCTC (bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC) và các bảng khai thác theo luật định. 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán BCTC Mục tiêu tổng quát của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét rằng BCTC của một đơn vị có được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ luật pháp liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị trên khía cạnh trọng yếu hay không. Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. 1.1.4 Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính - Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán. - Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam. Đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó. - Độc lập, trung thực, khách quan. - Bảo mật thông tin. 1.2 Tổng quan về khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 1.2.1 CácTrường khái niệm Đại học Kinh tế Huế  Khái niệm Tiền: Theo PGS.TS Võ Văn Nhị: “Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tồn tại trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, trung gian của việc trao đổi và là cơ sở cho việc đo lường và kế toán tất cả các khoản mục khác”. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Theo chuẩn mực số 24: “Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn”. Tiền tại quỹ: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí quý, đá quý được lưu trữ tại quỹ của doanh nghiệp để thanh toán ngay. Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền của doanh nghiệp được gửi tại ngân hàng, kho bạc, hoặc các công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tiền đang chuyển: Là khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của người thụ hưởng.  Khái niệm Tương đương tiền: Theo chuẩn mực kế toán số 24: “Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền”. Như vậy, tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có thể dung để lưu trữ, tích luỹ và làm phương tiện để thanh toán. 1.2.2 Đặc điểm của khoản mục tiền và tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn, thường được dùng để phân tích khả năng thanh tóan của một doanh nghiệp. Nếu số dư tiền quá thấp chứng tỏ khả năng thanh tóan tức thời của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ngược lại, nếu sốTrườngdư tiền quá cao ch Đạiứng tỏ doanh học nghiệ p Kinhsử dụng vốn khôngtế Huế hiệu quả. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng sinh lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vòng quay vốn của doanh nghiệp tốt, tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục phản ánh khả năng này. Do số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của nhiều tài khoản khác, vì thế những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới nhiều khoản mục trọng yếu khác trên BCTC như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do đó những nhầm lẫn và gian lận trong các khoản mục khác thường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của tiền. Các nghiệp vụ về tiền phát sinh thường xuyên với quy mô khác nhau. Tiền có nhiều ưu điểm trong hoạt động thanh toán, kể cả trong quá trình cất trữ, sử dụng, nhưng cũng chính điều này dẫn tới khả năng dễ bị trình bày sai lệch, khả năng mất mát, gian lận lớn. Nếu hệ thống kiểm soát quản lý nội bộ không hiệu lực, việc thu, chi tiền không theo quy trình chặt chẽ sẽ tạo thành kẽ hở cho việc khai khống số lượng tiền chi ra, bòn rút tiền từ công quỹ. Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao. Vì vậy kiểm toán viên thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù khoản mục này thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. 1.3 Tổng quan kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền Hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên báo cáo tài chính là có thật. Quyền: Đơn vị có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền được ghi nhận. Đầy đủ: Tất cả các khoản tiền đều đã được ghi chép đầy đủ. ĐánhTrườnggiá và phân bổ: CácĐại khoản tihọcền được thKinhể hiện trên BCTCtế Huếvà những điều chỉnh liên quan đã được đánh giá, ghi nhận phù hợp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Ghi chép chính xác: - Số liệu chi tiết của tài khoản tiền khớp đúng với số dư trên sổ cái. - Các phép tính liên quan đến tài khoản tiền đều chính xác về số học. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trình bày và Thuyết minh: Các khoản tiền được trình bày và thuyết minh thì có thật, thuộc về đơn vị, đầy đủ, diễn đạt dễ hiểu và phân loại đúng. Đối với kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, kiểm toán viên thường quan tâm đến khả năng doanh nghiệp đã trình bày số dư tiền vượt quá số thực tế để che giấu tình hình tài chính thực hoặc sự thất thoát của tài sản. Do vậy, mục tiêu hiện hữu của các khoản tiền thường được xem là mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán khoản mục này. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cố tình không ghi nhận đầy đủ các khoản tiền thu được để che giấu doanh thu, khi đó mục tiêu đầy đủ cần được chú ý. Mục tiêu đánh giá và phân bổ thường đặt ra khi doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ. Nhiều sai phạm tuy có thể không làm sai số dư tiền nhưng lại liên quan đến các nghiệp vụ của tiền và ảnh hưởng đến các khoản mục khác của BCTC. Do đó, trong quá trình kiểm toán tiền, một số thủ tục kiểm toán có thể được thực hiện không chỉ nhằm vào các mục tiêu kiểm toán tiền mà còn nhằm đạt được những mục tiêu kiểm toán các khoản mục khác. 1.3.2 Những sai phạm có thể sảy ra đối với khoản mục 1.3.2.1 Tiền mặt Đối với tiền mặt, khả năng sai phạm thường có cá trường hợp sau: - Tiền mặt được ghi chép không có thực trong quỹ của đơn vị; - Các khả năng chi khống, chi tiền quá gía trị khoản chi thực tế bằng cách làm giả và sửa chữa chứng từ, khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền; - KhTrườngả năng hợp tác, móc Đại ngoặc gi ữhọca thủ qu ỹKinhvà kế toán thanh tế tóan Huế để thụt két; - Có thể xảy ra mất mát do điều kiện bảo quản, cất trữ, quản lý không tốt; - Khả năng tiền có thể ghi sai tỷ gía đối với ngoại tệ khi quy đổi với mục đích trục lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc hạch toán sai nguyên tắc hạch toán ngoại tệ. Các trường hợp sai phạm đối với tiền Việt Nam cũng có thể xảy ra đối với tiền ngoại tệ; - Khai khống thêm nhân viên, số giờ làm việc tăng khoản thanh toán lương; SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Tiền thu được từ khách hàng nhưng chưa kịp thời nộp vào quỹ tiền mặt hoặc nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng mà sử dụng phục vụ mục đích cá nhân, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị 1.3.2.2 Tiền gửi ngân hàng Đối với tiền gửi ngân hàng khả năng xảy ra sai phạm dường như xảy ra thấp hơn do cơ chế kiểm soát, đối chiếu với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá khá chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra các sai phạm sau: - Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiện giao dịch thường xuyên với ngân hàng; - Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toán ngân hàng tại đơn vị. 1.3.2.3 Tiền đang chuyển Đối với tiền đang chuyển, sai phạm đối với tiền đang chuyển có mức độ thấp, tuy nhiên khả năng sai phạm tiềm tàng của tiền đang chuyển cũng rất lớn: - Tiền bị chuyển sai địa chỉ; - Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh tóan; - Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác. 1.3.2.4 Các khoản tương đương tiền - Ghi nhận các khoản đầu tư trên 3 tháng vào các khoản tương đương tiền; - KhiTrường đầu tư không có đĐạiủ giấy tờ pháphọc lý, đ ầKinhu tư sai mục tếđích, nhHuếằm vụ lợi cá nhân mà không đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. 1.3.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 1.3.3.1 Các yêu cầu kiểm soát Trong thực tiễn, muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải tuân thủ những yêu cầu sau: SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng, kho bạc hay nộp quỹ trong khoảng thời gian sớm nhất. - Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và được ghi chép đúng đắn. - Duy trì số dư tồn quỹ hợp lý: Để đảm bảo các nhu cầu về kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn đồng thời tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì làm giảm khả năng sinh lợi và tăng nguy cơ gian lận. 1.3.3.2 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ Nhân viên phải có đủ khả năng liêm chính: Vì không thể kiểm soát nội bộ hữu hiệu khi mà các nhân viên không có đủ khả năng hoặc không liêm chính mà cố tình gian lận. Do vậy, nhân viên có khả năng và liêm chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo cho KSNB hoạt động hữu hiệu. Áp dụng nguyên tắc phân công phân nhệm: Điều này nhằm tạo nên sự kiểm tra lẫn nhau và hạn chế khả năng xảy ra gian lận do việc một cá nhân/bộ phận kiêm nhiệm nhiều chức năng nên họ có thể lạm dụng. Tập trung đầu mối thu tiền: Nên hạn chế tối đa số lượng người được giữ tiền bằng cách chỉ cho phép một số ít nhân viên được thu tiền, điều này sẽ giúp hạn chế khả năng thất thoát số tiền thu được. Áp dụng đúng nguyên tắc uỷ quyền và xét duyệt: Người quản lý nên xét duyệt mọi nghiệp vụ thu, chi tiền. Tuy nhiên để tăng hiệu quả hoạt động, người quản ký có thể uỷ quyền cho cấp dưới được xét duyệt thu, chi trong một phạm vi giới hạn và chi uỷ quyền cho nhữngTrường người có đủ khả Đạinăng và trunghọc thực, Kinhđồng thời c ầntế ban Huếhành văn bản chính thức về sự uỷ quyền này. Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: Phân công cho một nhân viên ghi nhận kịp thời các nghiệp vụ thu tiền ngay vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Việc ghi nhận kịp thời các khoản thu sẽ hạn chế khả năng chiếm dụng vốn số tiền thu được. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảo vệ chặt chẽt, thông qua sử dụng két sắt hay các thiết bị bảo vệ khác cũng như nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào ngân hàng. Điều này sẽ ngăn chặn đáng kể việc nhân viên biển thủ tiền thu được từ khách hàng. Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền. Khi đó, người thu tiền sẽ phải nộp đủ các khoản tiền thu được vì biết rằng số tiền thu được sẽ bị kiểm tra bằng cách đối chiếu với các biên lai hoặc phiếu thu được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng. Thực hiện tối đa những khoản thu, chi qua ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt, vì thực tế cho thấy khả năng xảy ra gian lận rất cao đối với các khoản thu, chi tiền mặt. Cuối mỗi tháng, thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế: Sổ cái và sổ chi tiết về số dư và số phát sinh của tài khoản tiền gửi ngân hàng; tài khoản tiền mặt với biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt. 1.3.3.3 Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền, chi tiền và số dư tồn quỹ  Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền a. Trong trường hợp thu trực tiếp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi bán hàng và thu tiền trực tiếp, để ngăn chặn khả năng nhân viên bán hàng chiếm dụng số tiền thu được và không ghi nhận các khoản này, cần tách rời chức năng bán hàng và thu tiền. Trong đó, việc đánh số thứ tự liên tục các chứng từ thu tiền trước khi sử dụng (phiếu tính tiền, phiếu thu, hoá đơn hoặc vé) là điều cần thiết để ngăn ngừa sai phạm. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, một nhân viên thường phải đảm nhiệm nhiều việc như bán hàng,Trường nhận tiền ghi sĐạiổ. Trong đihọcều kiện đó,Kinh thủ tục ki ểtếm soát Huế tốt nhất là sử dụng các thiết bị thu tiền. Nếu không trang bị được máy móc tiên tiến, cần phải quản lý được số thu trong ngày thông qua việc yêu cầu lập các báo cáo bán hàng hằng ngày. a. Trường hợp thu nợ khách hàng Nếu khách hàng đến nộp tiền: khuyên khách hàng yêu cầu được cấp phiếu thu, hoặc biên lai. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Nếu thu tiền tại cơ sở của khách hàng: Quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu và thường xuyên đối chiếu giấy công nợ để chống thủ thuật gối đầu. Nếu thu tiền qua bưu điện: Cần phân nhiệm cho các nhân viên khác đảm nhận các nhiệm vụ như: Lập hoá đơn bán hàng – Theo dõi công nợ - Đối chiếu giữa số tổng hợp và chi tiết về công nợ - Mở thư và liệt kê các séc nhận được – Nộp các séc vào ngân hàng – Thu tiền.  Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền a. Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Nguyên tắc chung là hầu hết các khoản chi nên thực hiện thanh tóan qua ngân hàng, ngoại trừ một số khoản chi mới sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, những chứng từ thanh toán qua ngân hàng (sec, uỷ nhiệm chi ) nên được đánh số liên tục trước khi sử dụng. Nếu không được sử dụng phải lưu lại đầy đủ để tránh tình trạng bị mất cắp, hay bị lạm dụng. Các chứng từ gốc làm cơ sở thanh toán phải được đánh dấu để ngăn ngừa việc sử dụng chứng từ gốc để chi nhiều lần. b. Vận dụng đúng nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn Người quản lý nên thực hiện sự uỷ quyền cụ thể cho cấp dưới trong một số công việc. Đối với tiền, phải phân quyền cho những người xét duyệt có đủ khả năng và liêm chính, đồng thời cần ban hành văn bản chính thức về sự phân quyền. c. Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng Số dư tài khoản TGNH trên sổ sách phải bằng với số dư của sổ phụ tại ngân hàng. Mọi khoản chênh lệch phải được điều chỉnh thích hợp, những trường hợp chưa rõ nguyên nhân phải đượcTrường kết chuyển vào các Đạitài khoản phhọcải thu khác Kinh hay phải tr ảtếkhác vàHuế xử lý phù hợp. 1.4 Quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược kiểm toán tổng thể và (2) Kế hoạch kiểm toán cho cuộc SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính như sau: (a) Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán; (b) Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời; (c) Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả; (d) Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên; (e) Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm; (f) Hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện, khi cần thiết. 1.4.1.1 Chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán Bước chuẩn bị cho việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các công việc sau: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lí do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong đoàn kiểm toán dựa trên các phần công việc của kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền. 1.4.1.2 LậTrườngp kế hoạch chiến lượ cĐại học Kinh tế Huế  Thu thập thông tin cơ sở Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về khả năng sai sót trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và mở rộng các thủ tục kiểm toán khác. Kiểm toán viên cần thu thập những thông tin liên quan về tiền và tương đương tiền trong giai đoạn này gồm: - Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của KH. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung. - Nhận diện các bên hữu quan. - Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài. Kiểm toán viên cần thu thập những thông tin này nhằm phục vụ cho việc đánh giá tổng quát báo cáo tài chính, xét đoán khả năng xảy ra sai sót trọng yếu của chu trình tiền và tương đương tiền.  Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng Việc thu thập này nhằm mục đích giúp kiểm toán viên biết được những quy trình mang tính chất pháp lí của khách hàng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các thông tin cần thu thập như: - Giấy phép thành lập và điều lệ công ty; - Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán hiện hành và năm trước; - Các biên bản có liên quan tới cổ tức, chuyển nhượng mua bán, của các cuộc họp đại hội cổ đông, họp hội đồng quản trị; - Các cam kết quan trọng giúp kiểm toán viên xác định được những vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành những thông tin tài chính.  Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được dùng để nghiên cứu mối quan hệ đáng tin cậy giữa thông tin tài chính và phi tài chính và bao hàm cả việc so sánh số liệu trên sổ với các số liệu ước tính của kiểm toán viên. Thủ tục phân tích được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Số dưTrường các khoản mục tiĐạiền chịu ả nhhọc hưởng rKinhất lớn bởi các tế quy ếHuết định và chiến lược tài chính của các nhà quản lý. Do vậy, trong các cuộc kiểm toán, KTV thường ít hy vọng sẽ tìm được mối liên hệ bền vững và có thể dự đoán được số dư tiền với các số hiệu khác của năm hiện hành hay của năm trước, nghĩa là thủ tục phân tích ít được sử dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thủ tục phân tích vẫn có thể hữu ích. Cụ thể như: - So sánh số dư tài khoản tiền năm hiện hành so với số liệu kế hoạch (dự toán), số dư năm trước. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Tính toán tỷ lệ giữa tiền với tổng tài sản ngắn hạn. Tỷ lệ này có thể đem so với số dự toán về ngân sách hay với tỷ lệ của năm trước. Các biến động bất thường cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch sẽ giúp kiểm toán viên có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán, có thể xác định được vùng trọng yếu, đánh giá mức trọng yếu, những rủi ro kiểm toán khi kiểm toán tiền và tương đương tiền.  Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán Đánh giá tính trọng yếu Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320, trọng yếu là "thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính". Mục đích của việc đánh giá mức trọng yếu là để ước tính mức sai phạm có thể chấp nhận được trên Báo cáo tài chính, từ đó có thể xác định được nội dung, bản chất và phạm vi của các thử nghiệm được thực hiện trong quá trình kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320, tính trọng yếu được xem xét qua các bước: - Ước lượng sơ bộ ban đầu về mức trọng yếu. - Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, chu trình của báo cáo tài chính. - Ước tính sai số và so sánh với tính trọng yếu đã được phân bổ cho từng chu trình. - SoTrường sánh sai số tổng h ợĐạip ước tính họcvới ước lưKinhợng ban đầ u tếvề tính Huế trọng yếu. Việc so sánh này giúp kiểm toán viên đánh giá được tổng sai phạm của toàn báo cáo tài chính có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu thực hiện của toàn báo cáo tài chính hay không. Kết hợp với việc so sánh ở bước 3 của từng khoản mục sẽ giúp kiểm toán viên có thể đưa ra được ý kiến kiểm toán. Ngoài ra, theo như chương trình kiểm toán mẫu VACPA, việc đánh giá tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành theo các bước cụ thể sau: SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Kiểm toán viên sẽ lựa chọn tiêu chí để sử dụng ước tính mức trọng yếu: Chỉ tiêu đó có thể là lợi nhuận trước thuế, doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc là tổng tài sản. - Dựa vào xét đoán và kinh nghiệm cùng với các thông tin được thu thập ở trên, kiểm toán viên đưa ra tỉ lệ % theo các tiêu chí đã chọn để tính ra mức trọng yếu tổng thể: + Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%; + Doanh thu: 0,5% - 3%; +Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu: 2%. - Dựa vào mức trọng yếu tổng thể ở trên, kiểm toán viên tính toán ra mức trọng yếu thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể, bằng khoảng 50% đến 75% so với mức trọng yếu tổng thể. +Mức trọng yếu thực hiện nhằm tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh (sai sót riêng lẻ không trọng yếu) và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổng thể. Xác định mức trọng yếu cho nhóm giao dịch, số dư tài khoản Đây là ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cho từng khoản mục riêng lẻ trên báo cáo tài chính. Việc xác định này giúp kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp với từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Cơ sở để xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là mức trọng yếu thực hiện, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của kiểm toán viên. Theo chương trình kiểm toán mẫu VACPA thì ngưỡng sai sót này có giá trị tối đa bằng 4% của mức trọng yếu thực hiện.  Đánh giá rủi ro kiểm toán Đánh giá rủi ro kiểm toán được xây dựng theo mô hình rủi ro kiểm toán cho khoản mục tiền Trườngvà tương đương tiề nĐại dựa trên cônghọc thức: Kinh tế Huế AR=IR CR DR DR=AR/(IR CR) SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trong đó Đoạn 13 (Chuẩn mực kiểm toán số 200, 2012) giải thích rõ các thuật ngữ: IR (Inherent Risk) Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan; CR (Control Risk) Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời; DR (Detection Risk) Rủi ro phát hiện: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại; AR (Audit Risk) Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chưa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (Gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện; Do bản chất của tiền nên rủi ro tiềm tàng xảy ra rất cao. Rủi ro tiềm tàng của tiền cũng phụ thuộc vào các yếu tố: Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, loại hình kinh doanh, tính trung thực của Ban giám đốc, năng lực của nhân viên. TrườngTìm hiểu hệ thống Đạikiểm soát họcnội bộ và đánhKinh giá rủi rotế kiể mHuế soát Việc tìm hiểu nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần công việc có ý nghĩa quan trọng trong một cuộc kiểm toán, đặc biệt là trong kiểm toán tài chính. Kiểm toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện. Khi tìm hiểu cơ cấu kiểm toán nội bộ của khách hàng về khoản mục tiền và tương đương tiền, kiểm toán viên cần tìm hiểu các vấn đề: môi SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát khoản mục tiền và tương đương tiền, kiểm toán nội bộ. 1.4.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền Đây là quá trình triển khai kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý và hợp pháp của BCTC trên cở sở các bằng chứng có hiệu lực đầy đủ. 1.4.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Khi đã tìm hiểu rõ chu trình kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm toán việc thực hiện tìm hiểu và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn thành giấy tờ làm việc: C110 “Kiểm tra kiểm soát chu trình bán hàng phải thu tiền”; C210 “Kiểm tra kiểm soát chu trình mua hàng phải trả tiền”; C310 “Kiểm tra kiểm soát chu trình hàng tồn kho – giá thành – giá vốn”; C410 “Kiểm tra kiểm soát chu trình lương – phải trả người lao động”; C510 “Kiểm tra kiểm soát nội bộ chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản”. Hoàn thành bước này đánh giá được rủi ro kiểm soát chính xác để thiết kế thử nghiệm cơ bản phù hợp, tiết kiệm chi phí, đạt được mục tiêu kiểm toán.  Khoản mục tiền - Khảo sát, xem xét các quy định về phân công nhiệm vụ và về trách nhiệm của nhân viên trực tiếp quản lý và các bộ phận liên quan: Phân công thủ quỹ và chế độ trách nhiệm về giữ quỹ; Phân công và phân biệt giữa người duyệt chi với kế toán thanh toán và thủ quỹ có đảm bảo nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” không. - Sự phân công công việc giữa các nhân viên trong quy trình hạch toán có đảm bảo cho việc thTrườngực hiện hạch toán Đạitiền mặt đưhọcợc kịp th ờKinhi và chặt ch ẽ.tế Huế - Khảo sát, xem xét các quy trình duyệt chi tiền mặt và việc bảo quản chứng từ thu - chi tiền; Thực hiện quy trình duyệt chi tiền mặt có được giới hạn một số người đảm bảo nguyên tắc “uỷ quyền, phê chuẩn” hay không – KTV cần chú ý đến các dấu hiện của sự phê duyệt trên các chứng từ chi tiền như chữ ký, ký hiệu, con dấu. - Xem xét thực hiền quy trình nộp tiền vào ngân hàng và chấp hành quy định về tồn quỹ tiền mặt. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Xem xét việc quản lý chi tiêu séc, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, sử dụng séc có tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp hay không. - Xem xét kiểm soát nội bộ tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu sổ sách kế toán và sổ phụ ngân hàng; Người thực hiện đối chiếu và sự độc lập của người thực hiện của ngân hàng giao dịch. - Xem xét quy định liên quan đến kiểm soát và việc thực hiện kiểm soát phê duyệt hồ sơ, thủ tục liên quan đến chuyển tiền (Hồ sơ thanh toán, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi ) - Xem xét các loại văn bản quy định trách nhiệm trong khâu kiểm tra soát xét đối với từng khâu công việc, phỏng vấn các nhân viên liên quan và thực hiện điều tra theo hệ thống (Walk through) một số nghiệp vụ được thực hiện ghi chép trong sổ kế toán. Cũng có thể thực hiện việc điều tra một số các chứng từ (Phiếu thu, Phiếu chi hay chứng từ bán hàng) để xem xét việc thực hiện đánh số trước của đơn vị có được thực hiện và duy trì hay không. Trong một số trường hợp còn áp dùng việc quan sát quá trình ghi sổ, quá trình kiểm kê quỹ, để thấy được sự thực hiện kiểm soát nội bộ đã được đặt ra hay không. KTV thực hiện thử nghiệm này bằng các phương pháp: xem xét các văn bản quy định về phân công trách nhiệm, nhiệm vụ; thực hiện phỏng vấn nhân viên và bộ phận liên quan; quan sát trực tiếp quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ khi xảy ra nghiệp vụ kinh tế khoản mục tiền mặt.  Các khoản tương đương tiền - KiTrườngểm tra giấy tờ hợ pĐại lệ theo quyhọc định cKinhủa pháp luậ t tế khi thHuếực hiện đầu tư hay không? Xem xét thời hạn phát hành, thời gian đáo hạn của chứng khoán đầu tư. - Phỏng vấn người có trách nhiệm phê duyệt và các khoản đầu tư kinh doanh, cho vay của doanh nghiệp, có quy trình hoặc tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đầu tư chứng khoán kinh doanh hay không. - Quan sát có bộ phận chuyên thực hiện đầu tư và sử dụng vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp hay không? Quy trình kiểm soát như thế nào? SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Đánh giá lại rủi ro kiểm soát: Sau khi thực hiện các thủ tục trên, KTV sẽ đánh gía lại rủi ro kiểm soát. Công việc này chủ yếu là để nhận diện các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống KSNB nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp. Khi KTV nhận định rủi ro tiềm tàng của khoảng mục tiền và các khoản tương đương tiền là cao thì: - Nếu rủi ro kiểm soát đánh giá là thấp thì rủi ro phát hiện ở mức trung bình, thử nghiệm cơ bản chi là đối chiếu biên bản kiểm kê quỹ, kiểm tra một số nghiệp vụ theo chọn mẫu, đối chiếu với sổ phụ ngân hàng. - Nếu rủi ro kiểm soát đánh giá là TB thì rủi ro phát hiện ở mức thấp thì cần chú ý thiết kế thêm các thủ tục khi thực hiện thử nghiệm cơ bản. - Nếu rủi ro kiểm soát đánh giá là cao thi rủi ro phát hiện là rất thấp, bỏ qua thực hiện thử nghiệm kiểm soát là thực hiện TNCB, kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản mục tiền và tương đương tiền. 1.4.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản  Thủ tục phân tích Số dư TK tiền chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quyết định và chiến lược tài chính của các nhà quản lý. Các thủ tục phân tích thường thấy ở kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền như sau: - So sánh số dư TK năm hiện hành với số liệu kế hoạch, số dư năm trước để nhận biết và tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi đó. - Tính toán các chỉ tiêu tài chính, các hệ số thanh toán, nhận xét tình hình biến động. Ví Trườngdụ có thể sử dụng tỷĐạilệ giữa s ốhọcdư TK ti ềKinhn với các tài stếản ng Huếắn hạn. Tỷ lệ này có thể đem so sánh với số dự toán về ngân sách hay với tỷ lệ của năm trước. Các biến dộng bất thường cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.  Thử nghiệm chi tiết Tiền mặt - Tính chính xác về kỹ thuật ghi sổ, tính toán và tổng hợp về các khoản thu tiền và về các khoản tiền thu, chỉ giữa các sổ kế toán với nhau và giữa sổ kế toán với BCTC. Thể SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi thức khảo sát, bao gồm: Đối chiếu số liệu phát sinh thu, chi TK tiền mặt (Sổ cái) với số liệu ở cá TK đối ứng có liên quan. Đối chiếu sô liệu về số dư, số phát sinh trên sổ quỹ (của thủ quỹ) với sổ kế toán; Đối chiếu số liệu trên nhật ký thu, chi tiền mặt với sổ cái TK tiền mặt. - Tính toán lại số phát sinh, số dư tổng hợp trên sổ cái TK tiền mặt. - Các khoản tiền mặt thu, chi trình bày trên BCTC và trên các bảng kê đều có căn cứ hợp lý. Thể thức khảo sát, bao gồm: Đối chiếu giữa các chứng từ thu, chi tiền mặt với các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ thu, chi và với sổ nhật ký thu, chi sổ cái TK tiền mặt. Đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ nhật ký hoặc với bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ. Đối chiếu kiểm tra só liệu của khoản mục tiền mặt trên bảng CĐKT và số liệu tiền mặt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với số liệu trên sổ kế toán liên quan (Sổ cái và sổ chi tiết về tiền mặt). - Sự đánh giá đúng đắn các khoản tiền thu, chi (quy đổi, tính toán đúng đắn các khoản ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, ). Thể thức khảo sát bao gồm: Kiểm tra việc ghi giá trị từng chứng từ vào sổ kế toán tiền mặt và sổ kế toán khác có liên quan. Đối chiếu việc ghi sổ phù hợp với các đối tượng thanh toán tiền. Rà soát lại việc tính toán các khoản thu, chi tiền mặt là ngoại tệ và việc hạch toán vào các sổ có liên quan (nhật ký, sổ chi tiết ngoại tê, sổ thanh toán, ). -Tính toán lại và kiểm tra việc đánh giá tính tóan giá trị vàng, bạc, đá quý, suất và tồn quỹ tiền mặt. - Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được phản ánh vào sổ kế toán đầy đủ, kịp thời và đúng lúc. Thể thức khảo sát, bao gồm: Chọn mẫu theo thời gian và liệt kê các chứng từ phát sinh,Trường từ đó đối chiếu bả ngĐại kê các ch họcứng từ này Kinh với việc ghi tếsổ cùng Huế kỳ để xác minh sự đầy đủ của hạch toán. Có thể kết hợp với việc ghi chép ở sổ kế toán liên quan (mua hàng, thanh toán, ) đề phòng sự bỏ sót hoặc ghi trùng. Đối chiếu về ngày tháng của các nghiệp vụ thu, chi tiền với ngày lập chứng từ thu, chi và với ngày ghi sổ kế toán. Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt từ đó đối chiếu với số dư trên sổ quỹ và trên sổ kế toán tiền mặt. Đối chiếu ngày ghi sổ nộp tiền vào ngân hàng và xác nhận tương ứng của ngân hàng. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Sự khai báo và trình bày các khoản thu, chi tiền mặt là đầy đủ và đúng đắn. Thể thức khảo sát, bao gồm: Kiểm tra, đối chiếu với các biên bản hợp đồng mua bán, đại lý, về các khoản giảm giá, chiết khấu, hoa hồng, cho vay, đi vay, Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toán trên các sổ kế toán tiền mặt và sự trình bày, công khai đầy đủ, đúng đắn các khoản tiền mặt trên các bảng kê và trên BCTC. Tiền gửi ngân hàng - Các mục tiêu, thủ tục khảo sát chi tiết thường phổ biến đối với số dư TGNH về cơ bản cũng tương tự như đối với kiểm toán tiền mặt đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, có một số điểm riêng biệt mang tính đặc thù đối với TGNH: - Lập bảng kê chi tiết về TGNH và đối chiếu với số dư trên sổ cái, đối chiếu với số liệu của ngân hàng xác nhận. - Gửi thư xác nhận số dư tài khoản TGNH vào thời điểm khoá sổ. - Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ và việc tính giá đối với vàng, bạc, đá quý, kim loại quý gửi tại ngân hàng. - Kiểm tra việc tính toán và khóa số kế toán tài khoản TGNH thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ của ngân hàng gửi cho đơn vị ở khoảng trước và sau ngày khoá sổ kế toán để đối chiếu với số liệu trên sổ của đơn vị nhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân. - Khảo sát nghiệp vụ chuyển khoản bằng cách lập bảng liệt kê tất cả các khoản TGNH trong các nghiệp vụ chuyển khoản được thực hiện những ngày trước và sau ngày lập BCTC. Sau đó, đối chiếu với việc ghi sổ kế toán của từng nghiệp vụ đó có được ghi sổ kịp thờTrườngi và đúng đắn không. Đại học Kinh tế Huế Tiền đang chuyển: Khảo sát chi tiết tiền đang chuyển và có số dư tiền đang chuyển chủ yếu thường thực hiện các nội dung chủ yếu sau: - Lập bảng kê danh sách các khoản tiền đang chuyển liên ngân hàng cho tất cả các tài khoản liên quan để kiểm tra séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. Kiểm tra này nhằm xem SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi xét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác hay không, có đúng với các quy định của chế độ tài chính hay không. - Tính toán, đối chiếu kiểm tra với các tài khoản ngoại tệ được quy đổi và ghi sổ kế toán trong kỳ cũng như còn lại cuối kỳ. - Kết hợp việc khảo sát đối với tiền mặt và TGNH về nghiệp vụ và số dư tài khoản để xem xét tính hợp lý, trung thực của các nghiệp vụ và số dư có liên quan đến tài khoản tiền đang chuyển. - Kiểm tra việc tính toán khoá sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển, đảm bảo sự tổng hợp đúng kỳ cũng như tính toán chính xác, hợp lý của việc quy đổi ngoại tệ. 1.4.3 Kết thúc kiểm toán 1.4.3.1 Xem xét và giải thích các phát hiện kiểm toán Kiểm toán viên xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán và những ảnh hưởng của nó tới Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và thiết kế những thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm hạn chế tối đa rủi ro kiểm toán. Trong bước này kiểm toán viên phải tiến hành xem xét lại các báo cáo nội bộ, các sổ sách và biên bản được lập sau ngày lập Báo cáo tài chính, thu thập thư kiến nghị do khách hàng gửi cho kiểm toán viên Các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được khi kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền và các phần hành khác sẽ được tập hợp lại và chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm sẽ kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ của các bằng chứng thuTrường thập được. Đại học Kinh tế Huế Sau khi xem xét, đánh giá lại các bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến rằng Báo cáo tài chính có đảm bảo trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu không, có thoả mãn các mục tiêu kiểm toán không. Nếu có sai phạm thì phải đưa ra các bút toán điều chỉnh, chủ nhiệm kiểm toán sẽ căn cứ vào đánh giá mức trọng yếu để đưa ra ý kiến thích hợp. Đồng thời kiểm toán viên cũng phải nêu lên những hạn chế trong quá trình kiểm toán tại đơn vị mà kiểm toán viên cho rằng có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 1.4.3.2 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành, kiểm toán viên đưa ra ý kiến xác nhận về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính cũng như việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành trên Báo cáo kiểm toán. Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, kiểm toán viên vẫn phải có trách nhiệm xem xét các sự kiện có thể xảy ra sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán đối với Báo cáo tài chính. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1.Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Tên giao dịch đối ngoại: Auditing and accounting company. Tên viết tắt: AAC Địa chỉ trụ sở chính: Lô 78-80, Đường 30 tháng 4, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: (84).236.3655886 - Fax: (84).236.3655886 Email: aac@dng.vnn.vn - Website: www.aac.com.vn - Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Toà nhà Hoàng Đan (tầng 4), 47-49 Hoàng Sa, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (84) 028 39102235 - Fax: (84) 028 39102349 Email: aac.hcm@aac.com.vn - Chi nhánh tại Hà Nội ĐịaTrường chỉ: Toà nhà Việt ÁĐại (tầng 6), shọcố 9 phố DKinhuy Tân, Quậ ntế Cầu GiHuếấy, TP.Hà Nội. Điện thoại: (84) 024 32242403 - Fax: (84) 024 32242402 Email: aac.hn@aac.com.vn SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam, được thành lập trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 04 năm 1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hiện nay, AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế Prime Global có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. AAC là một trong 10 Công ty kiểm toán có số lượng khách hàng lớn. Hiện nay, AAC có đội ngũ hơn 170 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sĩ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước. Đội ngũ kiểm toán viên của AAC được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính – kế toán – thuế ở Việt Nam và Quốc tế. Nhờ có đội ngũ kiểm toán viên, nhân viên được đào tạo bài bản, chất lượng, có ý thức trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp như vậy nên các hoạt động kiểm toán do AAC thực hiện luôn được đánh giá cao về chất lượng, giảm thiểu rủi ro sai sót, nâng cao uy tín của AAC. AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup “Top Trade Services”. Theo công bố của VACPA (Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) từ năm 2009 tới nay, Công ty luôn nằm trong nhóm 7 Công ty có số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia đông đảo nhất. Ngoài ra,Trường AAC còn được Đ àiĐại tiếng nói học Việt Nam, Kinh các cơ quan tế cấp HuếBộ, Hiệp hội chứng khoán trao tặng các giải thưởng uy tín: Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu, AAC được phép kiểm toán cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về lựa chọn và bổ nhiệm KTV độc lập có điều kiện như: Kiểm toán có tổ chức niêm yết trên sàn chứng khoán SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AAC hiểu rằng: Lợi ích và niềm tin của khách hàng là thước đo của chất lượng dịch vụ của AAC. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ và nhân viên của AAC luôn phấn đấu không ngừng trong việc cải thiện và nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Hoạt động của AAC được đông đảo khách hàng trong nước và quốc tế thừa nhận và tín nhiệm. AAC được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng đánh giá cao về năng lực, chất lượng dịch vụ cũng như những đóng góp cho cộng đồng. AAC đã được Bộ Công thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cúp "Thương mại dịch vụ - Top Trade Services". AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC), trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” 2.1.4 Phương châm hoạt động Phương châm hoạt động của công ty có sự thay đổi theo thời gian: Từ nămTrường 2007 trở về tr ưĐạiớc, phương học châm ho ạtKinh động của công tếty Huếlà “AAC – Độc lập, khách quan, trung thực”.Trong giai đoạn 2008 – 2009 là “AAC – Tạo uy tín và niềm tin”. Hiện nay, phương châm hoạt động của Công ty là “AAC – Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề cao tính độc lập, khách quan, trung thực và bí mật về số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Công ty không chỉ đảm bảo chất lượng trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng mà Công ty còn chú trọng tới các hoạt động khác như thể thao, văn nghệ Hàng năm, công ty tổ chức các hội thao với nhiều môn thể thao khác nhau và các buổi giao lưu văn nghệ, tổ chức tiệc sinh nhật cho nhân viên. 2.1.5 Những dịch vụ cung cấp tại Công ty Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểm toán, kế toán, tư vấn Thuế, tư vấn tài chính và quản lý, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng, dịch vụ Tin học. Trong đó dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý là hai dịch vụ chủ yếu của công ty.  Dịch vụ Kiểm toán - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án. - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán nội bộ. - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước  Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý - TưTrường vấn thành lập và qu Đạiản lý doanh học nghiệp. Kinh tế Huế - Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ. - Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý. - Soát xét báo cáo tài chính. - Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản doanh nghiệp. - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Dịch vụ kế toán - Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán. - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. - Lập các BCTC định kỳ. - Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán. - Dịch vụ tư vấn thuế. - Tư vấn việc áp dụng chính sách thuế. - Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế. - Tư vấn thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế.  Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng - Đào tạo bồi dưỡng kế toán, KTV nội bộ. - Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. - Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán, KTV nội bộ 2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 2.1.6.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận:  Tổng Giám đốc: - Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. - Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty. - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng cao. - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại.  Phó Tổng Giám đốc: - Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân công ủy quyền cho những công việc cụ thể về các vấn đề liên quan tới khách hàng. - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật nhà nước về các vấn đề được phân công. - Giải quyết những vấn đề liên quan tới chuyên môn của mình.  Thư ký - Trợ giúp công việc cho Phó Tổng giám đốc BCTC và Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật kiểm toán.  Phòng Kế toán hành chính ThựTrườngc hiện các công vi ệcĐại trong lĩnh học vực kế toánKinh và tài chính tế. Huế  Phòng tư vấn đào tạo Phụ trách việc đào tạo và tư vấn cho khách hàng trên các lĩnh vực kế toán và kiểm toán  Giám đốc các khối Phụ trách chuyên môn, nhân sự, hành chính, tổ chức phối hợp công việc giữa các nhóm trên hai lĩnh vực hoạt động Xây dựng cơ bản và BCTC. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Ban Kiểm soát chất lượng Rà soát, đánh giá chất lượng của các cuộc kiểm toán.  Các phòng P1, P2, P3, P4, P5 Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực kiểm toán BCTC và Xây dựng cơ bản. Các phòng này chịu sự giám sát trực tiếp của các Phó Tổng giám đốc. Giám đốc phòng, chủ nhiệm kiểm toán Giám đốc phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của Công ty. Giám đốc phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong Công ty, chịu trách nhiệm về các: - Vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính. - Chủ nhiệm kiểm toán là người tham mưu trực tiếp cho giám đốc phòng, thay mặt giám đốc phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian giám đốc phòng đi vắng và thực hiện các công việc do giám đốc phòng uỷ quyền. Kiểm toán viên chính - Giám sát công việc của các trợ lý. - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. - ĐưTrườngợc ký vào các báo cáoĐại kiểm toánhọc theo sựKinhphân công củtếa trư ởHuếng phòng. Trợ lý kiểm toán viên Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp: - Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ, những người mới SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi tốt nghiệp các trường các trường kinh doanh, các trường đại học và những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán có thể làm việc cho công ty với tư cách là một trợ lý mới vào nghề. - Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó. - Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. 2.1.7 Khái quát quy trình kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC - Hiện tại AAC đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) gợi ý. Tùy theo từng loại hình kinh doanh của khách hàng, phạm vi, mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán AAC sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Chương trình kiểm toán mẫu được các chuyên gia về kiểm toán hàng đầu Việt Nam và cả các chuyên gia quốc tế hợp tác xây dựng. VACPA xây dựng chương trình kiểm toán mẫu với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán, tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán, đồng thời làm cơ sở cho việc đào tạo, cập nhật và kiểm tra chất lượng dịch vụ hàng năm của hội viên của VACPA. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được soạn lập trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực Kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Quy trình này cho phép kiểm toán viên AAC lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho mỗi cuộc kiểm toán. Quy trình của cuộc kiểm toán được minh họa trong sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.2 – Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.7.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho việc kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS 300 nêu rõ KTV cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Về mặt kỹ thuật, kế hoạch kiểm toán là thời gian, nội dung và mức độ của cuộc kiểm toán được xác định tùy thuộc vào khách hàng cũ, mới, ít rủi ro hay nhiều rủi ro. Về mặt dịch vụ khách hàng lập kế hoạch kiểm toán là cách làm thế nào để thỏa mãn hoặc làm vượt lên những mong đợi, nhu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch kiểm toán còn được hiểu là việc phân công trách nhiệm: ai là người thực hiện kiểm toán, Đoàn kiểm toán gồm bao nhiều người, do trưởng đoàn kiểm toán lập. 2.1.7.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC nhằm làm cơ sở cho ý kiến của KTV. Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện hai loại thử nghiệm chủ yếu là: - Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thốTrườngng KSNB. Đại học Kinh tế Huế - Thử nghiệm cơ bản, bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai lệch trọng yếu trong BCTC. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Trong thủ tục phân tích, KTV so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu hướng để phát hiện các biến động bất thường. Còn khi thực hiện thử nghiệm chi tiết, KTV đi sâu vào việc kiểm tra các số dư hoặc nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.1.7.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm: - Chỉ mục giấy làm việc; - Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán; - Trang trình duyệt; - Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán; - Danh mục kiểm tra cuối cùng; - Bàn luận về thư quản lý; - Tổng kết của nhóm trưởng; - Tổng kết của các thành viên trong nhóm; - Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục; - Kiểm tra sự kiện sinh sau ngày kết thúc niên độ; - Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc; - Bảng chấm công. Dựa trên các bước công việc đã thực hiện, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán. KTV sẽ tổng hợp kết quả kiểm tra các vấn đề phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch, các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, hướng xử lý cũng như các vấn đề lưu ý khi thực hiện kiểm toán trong năm sau. Sau đó, KTV sẽ tiến hành phân tích tổng thể báo cáoTrường tài chính lần cu ốĐạii, thống nhhọcất những Kinh bút toán điề utế chỉnh Huế với khách hàng và tiến hành lập báo cáo tài chính (lưu ý: lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của khách hàng), thu thập thư giải trình của Ban giám đốc. KTV tiến hành xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ cũng như xem xét giả thiết hoạt động liên tục. Cuối cùng KTV lập báo cáo kiểm toán, đóng hồ sơ. Để đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán lên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến. Sau khi bản thảo được duyệt, trưởng nhóm lập báo cáo kiểm toán chính thức, thư quản lý và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi cho hội đồng quản trị khách hàng. Tất cả những thông tin về cuộc kiểm toán sẽ được trình bày giữ lại và lưu trong hồ sơ kiểm toán của công ty. 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty CP ABC và Công ty TNHH XYZ. Dưới đây là quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại 2 công ty: Công ty CP ABC và Công ty TNHH XYZ. Lý do em chọn 2 Công ty này để làm dẫn chứng cho quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương do Công ty AAC thực hiện là vì Công ty CP ABC sử dụng VNĐ làm đơn vị tiền tệ, và Công ty TNHH XYZ sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ, những điểm khác biệt trong quy trình kiểm toán giữa 2 Công ty trên sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn quy trình kiểm toán khoản mục này của Công ty. Hơn thế nữa, kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tại Công ty CP ABC là minh hoạ nổi bật làm rõ mục tiêu hiện hữu và trình bày, Công ty TNHH XYZ là minh hoạ nổi bật mục tiêu hiện hữu và đánh giá. Với đề tài của mình: “Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện”Trường, em chỉ tập trung Đạitrình bày họcgiai đoạn Kinhthực hiện ki ểmtế toán Huế khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, chỉ trình bày một số điểm chính có liên quan đến thông tin khách hàng và liên quan đến việc thực kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty CP ABC và Công ty TNHH XYZ. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2.1 Công ty CP ABC 2.2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán  Tìm hiểu hoạt động và môi trường kinh doanh của khách hàng Năm đầu tiên kiểm toán BCTC: năm 2006 Số năm Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã cung cấp dịch vụ cho KH này: 11 năm Thông tin khái quát Công ty CP ABC (sau đây gọi tắt là “Công ty”) được thành lập trên cơ sở Hợp đồng số 5852CP/ĐL2-ĐL3-XLĐ1-ĐLHN/2004 ngày 30/11/2004 giữa 4 đơn vị: Công ty ĐL2 góp 30% vốn điều lệ, Công ty ĐL3 góp 30% vốn điều lệ, Công ty ĐL HN góp 20% vốn điều lệ, Công ty XLLĐ1 góp 20% vốn điều lệ. Đến ngày 24 tháng 11 năm 2005, Đại hội đồng cổ đông đã chấp nhận cho Công ty XLĐ1 rút khỏi tư cácch cổ đông sáng lập theo Nghị Quyết số 01/2005-CP/ĐHĐCĐSL, đồng thời Đại hội đồng cổ đông đã đồng ý cho Tập đoàn ĐL VN trở thành cổ đông sáng lập từ ngày 18/03/2006 theo Nghị Quyết số 01/2006-CP/ĐHĐCĐSL ( góp 20% vốn điều lệ). Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh số 32030000503 ngày 13 tháng 12 năm 2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Luật Doanh nghiệp, điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã 05 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty được chấp nhận niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khoán ThànhTrường phố Hồ Chí Minh Đại theo Quyhọcết định Kinh số 330/QĐ -SGDHNtế Huế ngày 10/08/2016 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán CHP. Ngày chính thức giao dịch của cổ phiếu là 29/09/2016. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1.259.995.110.000 đồng. Vốn góp thực tế đến ngày 31/12/2017: 1.259.995.110.000 đồng. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Trụ sở chính Địa chỉ: Khu công nghiệp Đà Nẵng, P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng, Việt Nam Ngành nghề kinh doanh chính - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Chi tiết: Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện; Sản xuất và kinh doanh điện; - Hoạt động tư vấn quản lý. Chi tiết: Tư vấn xây dựng các công trình điện; Tư vấn quản lý dự án các công trình thuỷ điện; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: Nhận thầu xây lắp các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình đường dây. Chi tiết: Xây dựng công trình giao thông; Nạo vét lòng hồ; - Xây dựng nhà các loại. Chi tiết: Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: Tư vấn và thiết kế lưới điện, hệ thống điện chiếu sáng; Tư vấn giám sát xây dựng công trình ngầm; Tư vấn giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình năng lượng; Dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì các nhà máy điện và các công trình công nghiệp; - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Chi tiết; Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng - Nuôi trồng thuỷ sản biển. Chi tiết: nuôi trồng thuỷ sản; - Trồng rừng và chăm sóc rừng. Chi tiết: Trông rừng; - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. ChiTrường tiết: xây dựng, kinhĐại doanh nhàhọc và cho Kinh thuê; tế Huế - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Chi tiết: Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Chi tiết: Kinh doanh nhà hàng. - Đại lý du lịch. Chi tiết: Dịch vụ du lịch; - Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Kinh doanh khu vui chơi giải trí; SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Giáo dục nghề nghiệp. Chi tiết: Đào tạo nghề sữa chữa, vận hành nhà máy thuỷ điện, trạm biến áp. Nhân sự Tổng số công nhân viên hiện có đến cuối năm tài chính là 123 người. Trong đó cán bộ quản lý là 4 người. Các yếu tố pháp lý - Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành. Các quy định về thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thu nhập từ bán điện thương phẩm phát từ Nhà máy Thuỷ điện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh (từ năm 2012 đến năm 2026); miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. Năm 2013 là năm đầu tiên công ty có thu nhập chịu thuế, theo đó Công ty được miễn thuế phải nộp từ năm 2017 đến năm 2025. Hoạt động kinh doanh khác: Áp dung thuế suất thuế TNDN theo quy địng hiện hành. - Miễn tiền thuế đất trong 15 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động (từ năm 2012 đến năm 2026) - Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo lại tài sản cố định của dự án. - Ngoài các loại thuế thông thường trong DN như: Thuế GTGT, TNDN, môn bài còn có thuTrườngế tài nguyên nước. ĐạiLưu ý thu họcế nhà thầu Kinhphụ nước ngo tếài trong Huế xây lắp.  Thủ tục phân tích sơ bộ BCTC KTV thu nhập báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm ngoái và báo cáo tài chính năm nay do đơn vị cung cấp sau đó lập bảng phân tích sô liệu bảng cân đối kế toán Công ty CP ABC tại ngày 31/12/2017. KTV tính biến động tuyệt đối và phần trăm biến động của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bằng cách: SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Biến động tuyệt đối (VNĐ) = Số dư (31/12/2017-Trước KT)- Số dư (01/01/2017- Sau kiểm toán) Phần trăm biến động (%) = Biến động tuyệt đối /Số dư (01/01/2017-Sau kiểm toán) + Đối với khoản mục tiền: Biến động tuyệt đối (VNĐ) = 772.500.788 - 6.593.310.073 = -5.820.809.285 (đồng) Phần trăm biến động (%) = -5.820.809.285/6.593.310.073 = -88,3% + Đối với các khoản tương đương tiền: Biến động tuyệt đối (VNĐ) = 193.385.796.040 - 244.024.234.920 = -50.638.438.880 (đồng) Phần trăm biến động (%) = -50.638.438.880/244.024.234.920= -20,8% KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ báo cáo tài chính để có cái nhìn chung về tình hình biến động của các khoản mục năm 2017 so với nám 2016 trước khi đi vào kiểm toán chi tiết các khoản mục. Đối với khoản mục tiền, số dư cuối kỳ năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016 (56.820.809.285 đồng, tương ứng với 88,3%). Đối với các khoản tương đương tiền, số dư cuối kỳ năm 2017 giảm so với năm 2016 (50.638.438.880 đồng, tương ứng với 20,8%). KTV lưu ý và sẽ tìm hiểu nguyên nhân những biến động bất thường này khi đi sâu vào kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Bảng 2.1 - Trích Bảng phân tích số liệu BCĐKT của Công ty Cổ phần ABC tại ngày 31/12/2017 31/12/2017 01/01/2017 Biến động Ghi Tài sản (Trước KT) (Sau KT) VND % chú A. Tài sản 478.050.749.243 513.525.617.425 (35.474.868.128) -6,9% ngắn hạn I.Tiền và các khoản tương 194.158.296.828 250.617.544.993 (56.459.248.165) -22,5% đương tiền 1.Tiền 772.500.788 6.593.310.073 (5.820.809.285) -88,3% 2.Các khoản tương đương 193.385.796.040 244.024.234.920 (50.638.438.880) -20,8% tiền Tổng cộng 3.083.762.913.778 3.255.272.050.418 tài sản  Xác định mức trọng yếu Đối với việc xác định mức trọng yếu, KTV xác định mức trọng yếu như sau: KTV lựa chọn tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế kế hoạch.Trường Lý do lựa chọn Đại tiêu chí học này để xácKinh định mức tếtrọng Huế yếu vì Công ty CP ABC niêm yết nên đây là chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất. Do 6 tháng đầu năm không xác định được lợi nhuận cả năm nên KTV chọn lợi nhuận trước thuế kế hoạch, vậy: Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) = 257.774.803.645 (đồng) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu đối với LNTT là 5%-7%, KTV chọn tỷ lệ 7% (b). Tính ra được mức trọng yếu tổng thể (PM): (c) = (a)*(b) = 257.774.803.645*7% = 18.044.236.255 (đồng) SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện là 50%-70%, KTV chọn tỷ lệ 50% (d). Tính ra được mức trọng yếu thực hiện (MP): (e) = (c)*(d) = 18.044.236.255*50% = 9.022.118.128 (đồng) Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không đáng kể là 0%-4%, KTV chọn tỷ lệ 4% (f). Tính ra ngưỡng sai sót không đáng kể: (g) = (e)*(f) = 9.022.118.128*4% = 360.884.725 (đồng) Bảng 2.2 – Xác định mức trọng yếu Công ty Cổ phần ABC Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế lựa chọn Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu: LN Kế hoạch LNKế Hoạch (LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) Công ty niêm yết nên đây là chỉ tiêu được Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định quan tâm nhiều nhất, Do 6TĐ không xác định mức trọng yếu được LN cả năm nên KTV chọn lợi nhuận trước thuế kế hoạch. Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 257.774.803.645 257.774.803.645 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu -LNTT: 5%-10% (b) 7% 7% -DT: 0,5%-3% - Tổng TS hoặc VCSH: 2% Mức trọng yếu tổng thể (PM) (c) =(a)*(b) 18.044.236.255 18.044.236.255 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng (d) 50% 50% yếu thực Trườnghiện (50%-75%) Đại học Kinh tế Huế Mức trọng yếu thực hiện: MP= (50%- (e) =(c)*(d) 9.022.118.128 9.022.118.128 75%)*PM Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không (f) 4% 4% đáng kể (0%-4%) Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có (g) =(e)*(f) 360.884.725 360.884.725 thể bỏ qua SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi 2.2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán - quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty CP ABC Dưới đây là quy trình kiểm toán viên kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền tại Công ty Cổ Phần ABC: Đầu tiên, Trợ lý kiểm toán viên sẽ lập ra tờ chỉ mục (index) đối với khoản mục tiền và tương đương tiền. Tờ chỉ mục nêu tổng quát nội dung và ký hiệu giấy làm việc. - D110 – Lead sheet, phân tích tổng quát, trình bày công bố. - D120 - Kiểm tra thông tin trình bày thuyết minh BCTC - D130 – Chương trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền - D140 - Kiểm tra chính sách kế toán và qui chế tài chính Công ty áp dụng - D141 – Chi tiết số dư tiền và tương đương tiền - D142 – Kiểm kê quỹ tiền mặt và gửi thư xác nhận số dư ngân hàng - D143 - Kiểm tra đánh giá chênh lệch ngoại tệ cuối kỳ - D144 - Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh, nghiệp vụ lạ, bất thường - D145 - Kiểm tra cut – off Giấy làm việc index – (Phụ lục 1) Trong khi đó trưởng đoàn kiểm toán sẽ lập ra chương trình kiểm toán đối với khoản mục tiền và tương đương tiền rồi giao cho trợ lý KTV đảm nhận kiểm toán chu trình này. TrongTrườngchương trình ki ểmĐại toán, ki ểhọcm toán viên Kinhđưa ra: tế Huế  Phần A - Mục tiêu kiểm toán của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền: Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được ghi nhận và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi  Phần B - Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục: Đối với Công ty CP ABC, kiểm toán viên đánh giá không có các rủi ro trọng yếu ở khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.  Phần C - Thủ tục kiểm toán: Thủ tục chung - Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. - Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Thủ tục phân tích - So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường. - Phân tích tỷ trọng số dư tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường. Kiểm tra chi tiết - Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC). - ĐTrườngọc lướt Sổ Cái để xácĐại định cáchọc nghiệ p Kinhvụ bất thườ ngtế (về Huếnội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). - Đối với tiền mặt: Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng, bạc, đá quý, nếu có) tại ngày kết thúc kỳ kế toán và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày kết thúc kỳ kế toán, đảm bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi Tìm hiểu Quy chế tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ về định mức chi tiêu, hạn mức tiền mặt tồn quỹ, phân cấp phê duyệt, và kiểm tra việc tuân thủ các quy định đó. Trường hợp có vi phạm: Xác định việc trao đổi với Ban quản trị, BGĐ của DN (1). - Đối với tiền gửi ngân hàng: Lập và gửi thư xác nhận cho các ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). Tìm hiểu Quy chế tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ liên quan đến tiền gửi ngân hàng và kiểm tra việc tuân thủ các quy định đó. Trường hợp có vi phạm (1): Xác định việc trao đổi với Ban quản trị, BGĐ của DN. - Kiểm tra tính đúng kỳ (kết hợp với các phần hành liên quan): Kiểm tra các khoản thu, chi lớn hoặc bất thường trước và sau ngày kết thúc kỳ kế toán, kiểm tra tính hợp lý và tính đúng kỳ trong việc ghi nhận. - Đối với các số dư có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. - Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản tiền và tương đương tiền trên BCTC  Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục trên, kiểm toán viên đưa ra kết luận ở phần D. Chương trình kiểm toán được ghi chép vào giấy làm việc D130 (Phụ lục 2) Công việc đầu tiên của trợ lý KTV sau khi đã có chương trình kiểm toán là thực hiện việc kiểm tra các chính sách kế toán áp dụng cho khoản mục tiền có nhất quán với năm trước và phù hợTrườngp với quy định của chuĐạiẩn mực họcvà chế độ kKinhế toán hiện hành tếhay Huế không. Công ty CP ABC là khách hàng cũ nên để kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng có đúng và phù hợp với quy định thì TLKTV sẽ sử dụng hồ sơ kiểm toán năm trước. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty năm trước: - Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi - Các giao dịch phát sinh được ghi chép hàng ngày, liên tục, theo trình tự phát sinh các khoản thu/ chi, xuất/ nhập quỹ trên sổ kể toán và tính ra số dư tại mọi thời điểm. - Các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền kế toán để ghi sổ. - Các giao dịch bên có các tài khoản tiền ngoại tệ được quy đổi theo PP bình quân di động. Quy chế tài chính Công ty quy định: Thoả ước lao động tập thể quy định mức công tác phí là 100.000đ/người/ngày. Đồng thời kết hợp phỏng vấn kế toán để biết được có sự thay đổi nào trong kỳ này so với kỳ trước. Sau khi phỏng vấn, trợ lý kiểm toán viên nhận thấy không có sự thay đổi nào trong chính sách kế toán áp dụng nên đưa ra kết luận: “Chính sách kế toán và qui chế tài chính áp dụng phù hợp với quy định và nhất quán với năm trước”. Thủ tục này được TLKTV ghi vào giấy lam việc D140. Trích từ giấy làm việc D140 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Đào Nguyên Phi Người lập: CÔNG TY TNHH KI À K ỂM TOÁN V Ế TOÁN AAC Trí 13/01/2018 Soát xét 1: Khách hàng: Công ty CP ABC Minh 13/01/2018 Soát xét 2: K 31-12-2017 ỳ kết thúc: K.Anh 08/02/2018 Kiểm tra chính sách kế toán Nội dung: và quy chế tài chính Công Soát xét3: ty áp dụng D140 Chính sách kế toán và qui chế tài chính áp dụng nhất quán Mục tiêu: với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Thực hiện: Ảnh Áp Áp hưởng việc dụng dụng Chính sách kế toán áp dụng áp dụng năm năm không trước nay nhất quán Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền   xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Các giao dịch phát sinh được ghi chép hàng ngày, liên tục, theo trình tự phát sinh các khoản thu/ chi, xuất/ nhập quỹ trên sổ kể toán và tính ra số   dư tại mọi thời điểm Các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền kế   toán để ghi sổ Các giao dịch bên có các tài khoản tiền ngoại tệ được quy đổi theo PP bình quân di   động Qui chế tài chính Công ty qui định   Thỏa ước lao động tập thể quy định định mức công tác phí là 100.000đ/   người/ ngày. Trường Đại . học Kinh tế Huế Chính sách kế toán và qui chế tài chính áp Kết luận dụng phù hợp với quy định và nhất quán với năm trước SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Đào Nguyên Phi Dựa vào chương trình kiểm toán, TLKTV tiến hành sắp xếp thứ tự thực hiện các thủ tục dựa trên mục tiêu kiểm toán, mục tiêu nào quan trọng hơn thì sẽ thực hiện trước.  Mục tiêu hiện hữu và đầy đủ TLKTV thực hiện các thủ tục để đạt được mục tiêu hiện hữu và đầy đủ, đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất khi kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền. TLKTV ghi chép thủ tục này vào giấy làm việc D110. Anh lập bảng số liệu tổng hợp gồm: Số TK, Nội dung, Số trước kiểm toán (Số trước KiT), Điều chỉnh, số sau kiểm toán (Số sau KiT), Số năm trước, Chênh lệch và phần trăm chênh lệch (%) của số dư khoản mục tiền và tương đương tiền năm nay so với năm trước. Số trước kiểm toán, TLKTV lấy số dư các tài khoản Tiền mặt (TK111), Tiền gửi ngân hàng (TK112) và Tương đương tiền (TK128) tại bảng cân đối phát sinh các tài khoản. Sau khi đối chiếu với số dư Nợ cuối kỳ trên sổ chi tiết TK111, TK112, TK128 và Bảng cân đối kế toán, thấy không có sự chênh lệch nào nên TLKTV ghi số dư trên vào số sau kiểm toán. Thủ tục này còn thể hiện được mục tiêu ghi chép chính xác. Số năm trước, TLKTV lấy số dư sau kiểm toán ở giấy làm việc (D110) năm ngoái, so sánh số dư khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tương đương tiền năm 2016 với số sau kiểm toán năm 2017 bằng cách tính ra chênh lệch tuyệt đối và phần trăm chênh lệch. Chênh lệch tuyệt đối (chênh lệch) = Số sau KiT – Số năm trước Phần trăm chênh lệch (%) = Chênh lệch/ Số năm trước + Đối mới Tiền mặt, TLKTV tính ra mức chênh lệch tuyệt đối là 118.451.000 (đồng) vàTrường phần trăm chênh lệchĐại là 313 %học. Kinh tế Huế + Đối với Tiền gửi ngân hàng, mức chênh lệch tuyệt đối là -5.939.260.285 (đồng) và phần trăm chênh lệch là -91%. + Đối với Tương đương tiền, mức chênh lệch tuyệt đối là -50.638.438.880 (đồng) và phần trăm chênh lệch là -21%. Sau khi tính ra những con số trên kết hợp với phỏng vấn kế toán trưởng, TLKTV nhận xét rằng: “Tiền mặt tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước, Tiền gửi ngân hàng SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Đào Nguyên Phi giảm nhiều lần so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ đơn vị đã chi trả các khoản vay và phải trả người bán trong năm, thêm vào đó doanh thu tập trung cuối năm nên lượng tiền thu về vẫn tập trung ở khoản phải thu khách hàng. Tương đương tiền giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do Công ty đã thanh toán công nợ phải trả nhà cung cấp luỹ kế từ các kỳ trước” và đưa ra kết luận: “Mục tiêu kiểm toán đã đạt được”. Trích từ giấy làm việc D110 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 50
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Đào Nguyên Phi CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Trí 13/01/2018 Khách Soát xét 1: Minh Công ty CP ABC hàng: 13/01/2018 Kỳ kết Soát xét 2: KAnh 31-12-2017 thúc: 08/02/2018 Nội dung: Lead sheet, phân tích tổng quát, trình bày công bố Soát xét 3: D110 Mục tiêu: Đảm bảo Tiền và các khoản tương đương tiền là có thực; được phản ánh đầy đủ và chính xác. Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết các tài khoản; BCTC; Bảng cân đối số phát sinh các TK Thực hiện kiểm toán: Số TK Nội dung Số trước KiT t/m Điều chỉnh Số sau KiT Số năm trước t/m Chênh lệch % 111 Tiền mặt 156.346.000 TB,GL 156.346.000 37.895.000 PY 118.451.000 313% 112 Tiền gửi ngân hàng 616.154.788 TB,GL 616.154.788 6.555.415.073 PY (5.939.260.285) -91% 128 Tương đương tiền 193.385.796.040 TB,GL 193.385.796.040 244.024.234.920 PY (50.638.438.880) -21% Tổng cộng 194.158.296.828 194.158.296.828 250.617.544.993 Nhận xét: Tiền mặt tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi ngân hàng giảm nhiều lần so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ đơn vị đã chi trả các khoản vay và phải trả người bán trong năm, thêm vào đó doanh thu tập trung vào cuối năm nên lượng tiền thu về vẫn tập trung ở khoản phải thu khách hàng. Tươg đương tiền giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do Công ty đã thanh toán công nợ phải trả nhà cung cấp luỹ kế từ các kỳ trước. Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Đào Nguyên Phi Thủ tục quan trọng nhất thể hiện cho mục tiêu hiện hữu và đầy đủ là trực tiếp chứng kiến kiểm kê quỹ của khách hàng. Tuy nhiên, TLKTV chấp nhận và sử dụng bảng kiểm kê quỹ tiền mặt mà doanh nghiệp lập tại ngày 31/12/2017 (phụ lục 3) với đầy đủ các chữ ký của thủ quỹ, kế toán trưởng và người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ, ở Công ty CP ABC, người chịu trách nhiệm là chuyên viên phòng Tài chính Kế toán. Vì lý do hạn chế về mặt thời gian và chi phí, trưởng đoàn kiểm toán không thể trực tiếp chứng kiến kiểm kê tất cả các Công ty khách hàng về lượng tiền mặt tồn quỹ tại ngày 31/12/2017, trong đó có Công ty CP ABC. Đối chiếu bảng kiểm kê trên với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày kết thúc kỳ kế toán đối với khoản mục tiền mặt. Số dư tiền mặt tại thời điểm khoá sổ (31/12/2017) là 156.346.000 (đồng), tiền mặt tồn quỹ thực tế là 156.346.000 (đồng). Nhận thấy không có sự chênh lệch nào, TLKTV đưa ra kết luận: “Tiền mặt của Công ty là có thực và hiện hữu tại thời điểm kiểm kê”. Đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng thì TLKTV sẽ lập và gửi thư xác nhận (Phụ lục 4) cho các ngân hàng. Đối với số dư tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn là VNĐ, tổng thư gửi là 9 với tổng số tiền là 612.687.486 (đồng), tuy nhiên chỉ có 6 ngân hàng phản hồi với tổng số tiền là 599.091.941 (đồng). Ba ngân hàng còn lại (NH Công thương Đà Nẵng, NH TMCP Sài Gòn – CN Chợ Hàn và NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Đà Nẵng) không gửi thư phản hồi, TLKTV sử dụng thủ tục thay thế là sử dụng sổ phụ ngân hàng (Phụ lục 5). Đối với số dư tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn là 142,61 (EUR), TLKTV gửi thư xác nhận đến ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - CN Đà Nẵng và có nhận được thư phản hồi từ phía ngân hàng. Khoản tương đương tiền của Công ty là các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại 5 ngân hàng, TLKTV gửi thư xác nhận đến 5 ngân hàng với tổng số tìền là 193.385.796.040 (đồng), tuy nhiên chỉ có 3 ngân hàng phản hồi với tổng số tiền 117.866.423.944 (đồng), 2 ngân hàng còn lại (NH TMCP Sài Gòn – CN Chợ Hàn, NH SHB – CN Đà Nẵng) không gửi thư phản hồi, TLKTV sử dụng thủ tục thay thế là sử dụngTrường Biên bản đối chiếu Đại(Phụ lục học 6). Đối chiếu Kinh với các số tế dư trên Huế sổ chi tiết với thư xác nhận, sổ phụ ngân hàng và biên bản đối chiếu, không nhận thấy có sự chênh lệch nào, TLKTV đưa ra kết luận: “TGNH của Công ty là có thực và hiện hữu tại thời điểm kết thúc niên độ”. Ngoài mục tiêu hiện hữu và đầy đủ thì thủ tục trên còn đảm đảm được mục tiêu quyền, khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Thủ tục trên được TLKTV ghi chép vào giấy làm việc D142. Trích giấy làm việc D142 SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 52
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Đào Nguyên Phi Khách hàng: Công ty CP ABC K 31-12-2017 ỳ kết thúc: D142 Nội dung: Kiểm kê quỹ tiền mặt và gửi thư xác nhận ngân hàng Mục tiêu: Đảm bảo tất cả khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là có thực; thuộc quyền sở hữu đơn vị và được trình bày phù hợp trên báo cáo tài chính. Nguồn gốc số liệu: Bảng cân đối SPS, sổ chi tiết TGNH, sổ quỹ tiền mặt. Thực hiện: 1. Tham gia chứng kiến kiểm kê Số dư tại thời điểm khóa sổ 31-12-2017 156.346.000 Thời điểm kiểm kê 31-12-2017 Tiền mặt tồn quỹ TT 156.346.000 (Phiếu chứng kiến kiểm kê kèm theo) Chênh lệch - Kết luận: Tiền mặt của Công ty là có thực và hiện hữu tại thời điểm kiểm kê. 2. Gửi thư xác nhận ngân hàng KTV gửi thư xác nhận 100% số dư TGNH có trong tổng thể ngân hàng BẢNG THEO DÕI THƯ XÁC NHẬN Ngày gửi Ngày gửi lần Số dư Thủ tục thay thế Tên đối tượng Chênh lệch lần 1 2 Sổ kế toán Thư xác nhận Căn cứ Số tiền VND 612.687.486 599.091.941 13.595.545 - NH Công thương Đà nẵng - KKH 05-1-2018 595.218 Sổ phụ 595.218 - NH NN & PTNT Đà nẵng - KKH 05-1-2018 158.538.746 158.538.746 - NH Phát tri KV TT Hu - Qu ãi - ển VN ế ảng Ng 05-1-2018 24.775.459 24.775.459 - KKH NH An Bình Đà nẵng - KKH 05-1-2018 4.177.951 4.177.951 - NH NN & PTNT Sài Gòn - KKH 05-1-2018 13.630.958 13.630.958 - NH NN & PTNT CN KCN - KKH 05-1-2018 392.717.031 392.717.031 - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - CN Chợ Hàn 05-1-2018 9.374.747 Sổ phụ 9.374.747 - NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội. CN Tây Đà Nẵng 05-1-2018 5.251.796 5.251.796 - NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội, CN Đà Nẵng 05-1-2018 3.625.580 Sổ phụ 3.625.580 - EUR Trường Đại học Kinh142,61 tế 142,61Huế - Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT - CN Đà Nẵng 142,61 142,61 SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 53
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Đào Nguyên Phi TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 193.385.796.040 117.866.423.944 NH An Bình - KH 1 tháng 12.000.000.000 12.000.000.000 Cty TC CP Điện lực - KH 1 tháng 30.405.105.266 30.405.105.266 Biên bản đối NH TMCP Sài Gòn. CN Chợ Hàn - KH 01 tháng 20.000.000.000 - chiếu NH SHB. CN Tây Đà Nẵng 75.461.318.678 75.461.318.678 Biên bản đối NH SHB. CN Đà Nẵng 55.519.372.096 - chiếu VND EUR Tương đương tiền Số đối Số tiền Số đối tượng Số tiền Số đối tượng Sô tiền tượng Tổng số dư tại ngày 31/12/2017 Tổng thư gửi 9 612.687.486 1 142,61 5 193.385.796.040 Đã nhận thư phản hồi 6 599.091.941 1 142,61 3 117.866.423.944 Sử dụng thủ tục thay thế 3 13.595.545 0 - 2 75.519.372.096 Chưa xác nhận - - - - Tỷ lệ xác nhận 100% 100% 100.00% 100% 100% 100% Kết luận: TGNH của Công ty là có thực và hiện hữu tại thời điểm kết thúc niên độ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Thảo Nhi 54