Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II

pdf 80 trang thiennha21 23/04/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_hang_ton_kho_tai_cong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH COMPASS II Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : Ths Lê Đình Thái Sinh viên thực hiện : Giang Bảo Trân MSSV: 1154010834 Lớp: 11DQD02 TP.Hồ Chí Minh, 2015
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH COMPASS II Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : Ths Lê Đình Thái Sinh viên thực hiện : Giang Bảo Trân MSSV: 1154010834 Lớp: 11DQD02 TP.Hồ Chí Minh, 2015
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Compass II, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Bình Dương, ngày 30 tháng 7 năm 2015 Tác giả Giang Bảo Trân
  4. iv LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể Quý thầy cô Trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Quý Thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Lê Đình Thái, thầy đã tận tình hướng dẫn chúng em thực hiện báo cáo thực tập cuối khóa này. Nếu không có những lời nhận xét, hướng dẫn của thầy thì em đã không thể hoàn thiện bài báo cáo này. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn thầy. Đặc biệt, em xin cảm ơn chủ Công ty TNHH Compass II và các thành viên của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại doanh nghiệp, được tiếp xúc trực tiếp, giúp em có thêm hiểu biết về công việc quản lý hàng tồn kho tại công ty. Với vốn kiến thức hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên em không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của Quý thầy cô để giúp em hoàn hiện kiến thức của mình hơn. Sau cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh và đặt biệt là thầy Lê Đình Thái sức khỏe và thành công. Trân trọng. Bình Dương, ngày 30 tháng 7 năm 2015 Sinh viên thực hiện Giang Bảo Trân
  5. v CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : MSSV : Khoá : 1. Thời gian thực tập 2. Bộ phận thực tập 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật 4. Kết quả thực tập theo đề tài 5. Nhận xét chung Đơn vị thực tập
  6. vi NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tp.Hồ Chí Minh, ngày . Tháng .năm 2015 Giảng viên hướng dẫn
  7. vii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT x DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG xi DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH xii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 3 1.1 Những khái niệm liên quan đến quản trị tồn kho 3 1.1.1 Hàng tồn kho và vai trò của hàng tồn kho 3 1.1.2 Quản trị tồn kho và chức năng của quản trị tồn kho. 3 1.2 Nội dung quản trị hàng tồn kho 4 1.2.1 Xác định nhu cầu hàng tồn kho 4 1.2.1.1 Xác định nhu cầu hàng tồn kho cần dùng 4 1.2.1.2 Xác định nhu cầu hàng tồn kho cần mua 5 1.2.2 Các chi phí ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho 5 1.2.2.1 Chi phí mua hàng ( Cmh) 5 1.2.2.2 Chi phí đặt hàng (Cđh) 5 1.2.2.3 Chi phí tồn trữ (Ctt) 6 1.2.3 Tính hiệu quả kinh tế trong quản trị hàng tồn kho 6 1.2.4 Loại hình tồn kho 7 1.2.4.1 Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ - Basic Economic Order Quantity Model) 7 1.2.4.2 Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model) 10 1.2.4.3 Mô hình khấu trừ theo sản lượng 11 1.2.4.4 Mô hình xác suất 12 1.2.4.5 Áp dụng kỹ thuật biên tế để quyết định chính sách tồn kho 12 1.2.5 Tính thời điểm trong quản trị tồn kho 13 1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho 14 Tóm tắt chương 1 15 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH COMPASS II 17 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Compass II 17 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 17 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 17 2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 19 2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây 20 2.1.5 Các sản phẩm chủ yếu của công ty 24 2.1.6 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty 25
  8. viii 2.1.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 26 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II 26 2.2.1 Phân tích thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho của công ty 26 2.2.1.1 Thực trạng hoạch định nhu cầu hàng tồn kho 27 2.2.1.1.1 Thực trạng hoạch định nhu cầu hàng tồn kho cần dùng 27 2.2.1.1.2 Thực trạng hoạch định nhu cầu hàng tồn kho cần mua 29 2.2.1.2 Thực trạng về các chi phí ảnh hưởng đến hàng tồn kho 30 2.2.1.2.1 Chi phí mua hàng 30 2.2.1.2.2 Chi phí đặt hàng 30 2.2.1.2.3 Chi phí tồn trữ 31 2.2.1.3 Thực trạng về tính hiệu quả kinh tế trong quản trị hàng tồn kho 33 2.2.1.4 Thực trạng về loại hình tồn kho mà công ty đang ứng dụng 36 2.2.1.5 Thực trạng về tính thời điểm trong quản trị tồn kho 37 2.2.1.6 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho 38 2.2.2 Nhận xét chung về công tác quản lý hàng tồn kho công ty TNHH Compass II . 41 2.2.2.1 Những kết quả đạt được 41 2.2.2.2 Những mặt còn hạn chế 42 Tóm tắt chương 2 43 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ 45 3.1 Giải pháp 45 3.1.1 Giải pháp áp dụng các mô hình tồn kho vào quản trị tồn kho của công ty 45 3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp 45 3.1.1.2 Nội dung của giải pháp 45 3.1.1.3 Kết quả đạt được 48 3.1.2 Giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kho chứa của công ty 49 3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp 49 3.1.2.2 Nội dung của giải pháp 49 3.1.2.3 Kết quả đạt được 51 3.1.3 Giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty 51 3.1.3.1 Cơ sở của giải pháp 51 3.1.3.2 Nội dung của giải pháp 52 3.1.3.3 Kết quả đạt được 55 3.1.4 Một số giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. 55 3.2 Kiến nghị 58 Tóm tắt chương 3 59 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 64
  9. ix Phụ lục 1 65 Phụ lục 2 66 Phụ lục 3 67 Phụ lục 4 68
  10. x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt, ký hiệu Ý nghĩa BP Bộ phận Cđh Chi phí đặt hàng Cmh Chi phí mua hàng CNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuất Co.,Ltd Công ty trách nhiệm hữu hạn Ctt Chi phí tồn trữ D Nhu cầu vật tư trong năm d Lượng vật tư cần dùng cho 1 ngày đêm EOQ Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản H Chi phí tồn trữ 1 đơn vị hàng trong 1 đơn vị thời gian Kg Kilogram L Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng m2 Mét vuông Mi Định mức vật tư dùng để sản xuất 1 sản phẩm loại i ML Thiệt hại cận biên tính cho 1 đơn vị dự trữ MP Lợi nhuận cận biên tính cho 1 đơn vị dự trữ N Số ngày sản xuất trong năm P Xác suất bán được 1 – P Xác suất không bán được p Mức sản xuất (cung ứng) hàng ngày POQ Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất Q Số lượng hàng của 1 đơn hàng Q* Lượng đặt hàng tối ưu Qi Số sản phẩm loại I sản xuất trong kỳ kế hoạch ROP Điểm đặt hàng lại S Chi phí cho 1 lần đặt hàng t Thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1 đơn hàng TC Tổng chi phí TNHH Trách nhiệm hữu hạn USD United States Dollar (đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ) Vcd Lượng vật tư cần dùng cho kỳ kế hoạch Vcm Lượng vật tư cần mua Vd Lượng vật tư tồn kho cuối kỳ VND Việt Nam đồng
  11. xi DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán tổng hợp qua các năm 2012-2013-2014 Bảng 2.2 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2012-2013- 2014 Bảng 2.3 : Định mức nguyên vật tư cho một sản phẩm tua-vít của công ty Bảng 2.4 : Tình hình tồn kho nguyên vật liệu các năm 2012-2013-214 Bảng 2.5 : Đơn giá trung bình của các loại nguyên vật liệu chủ yếu Bảng 2.6 : Bảng thống kê chi phí cho một lần đặt hàng Bảng 2.7 : Bảng dùng để tính các chỉ số hiệu quả kinh tế trong quản trị tồn kho Bảng 2.8 : Cơ cấu giá trị hàng tồn kho thực tế của công ty các năm 2012-2013-2014 Bảng 3.1 : Xây dựng các bước thực hiện nhập hàng thừa trở lại kho.
  12. xii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mô hình EOQ Hình 1.2 : Các loại chi phí của mô hình EOQ Hình 1.3 : Mô hình ROP Hình 1.4 : Mô hình POQ Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức của công ty Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ bố trí công ty và hệ thống kho chứa của công ty Sơ đồ 2.4 : Quy trình hàng tồn kho của công ty Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ bố trí kho mới sau kho sắp xếp lại Sơ đồ 3.2 : Giải pháp quy trình quản lý hàng tồn kho mới Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ nhân lực năm 2014 của công ty Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số của công ty từ năm 2004 đến năm 2014
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào kinh doanh nào muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục đều đòi hỏi phải có một lượng hàng tồn kho nhất định. Hàng tồn kho có vai trò quan trọng – thường chiếm 40% giá trị tài sản của doanh nghiệp, và được xem là cầu nối an toàn giữa cung ứng và sản xuất, vì vậy công tác quản trị hàng tồn kho là một vần đề lớn cần được quan tâm và giải quyết. Do đó, để tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị tốt hàng tồn kho, giảm thiểu rủi ro, giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị tồn kho trong doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II” 2. Tình hình nghiên cứu: Đây là đề tài liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều phạm trù kinh tế. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và hiểu biết của một sinh viên, nên bài khóa luận của em chỉ nghiên cứu công tác quản trị tồn kho vật tư tại công ty TNHH Compass II. Đối tượng nghiên cứu: công tác quản trị tồn kho nhập khẩu tại công ty TNHH Compass II. Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu công tác quản trị hàng tồn kho của công ty trong 3 năm trở lại đây. 3. Mục đích nghiên cứu: - Khái quát, tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. - Tìm hiểu, phân tích tình hình thực trạng của công tác quản trị tồn kho tại công ty TNHH Compass II - Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị tồn kho tại công ty 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
  14. 2 Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, ta tìm hiểu rõ hơn về công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế từ đó tìm ra mô hình quản trị tồn kho tối ưu góp phần làm giảm chi phí tồn kho, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài,em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu các thông tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, sách, tài liệu - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người cung cấp thông tin, dữ liệu. Trực tiếp đến công ty để quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế. Số liệu thứ cấp: tham khảo, thu thập thông tin, số liệu thực tế từ các đơn từ, báo cáo, văn bản của công ty. - Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh các số liệu thu thập được. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Từ những thông tin thu thập được về công ty TNHH Compass II, em sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu, nhận xét và đánh giá về những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế của công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giúp công ty quản lý tốt và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị hàng tồn kho. 7. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Quản trị sản xuất – Th.s Lê Đình Thái - Giáo trình Quản trị sản xuất – TS Nguyễn Thị Minh An - Các tài liệu do công ty TNHH Compass II cung cấp - Các trang web có liên quan đến quản trị tồn kho và ngành sản xuất tua-vít. 8. Kết cấu của đề tài Nội dung của báo cáo ngoại trừ phần mở đầu, bao gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về quản trị hàng tồn kho Chương 2: Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II Chương 3: Giải pháp – kiến nghị
  15. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 1.1 Những khái niệm liên quan đến quản trị tồn kho 1.1.1 Hàng tồn kho và vai trò của hàng tồn kho Hàng tồn kho Trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại người ta phải dự trữ các lọai nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng, thành phẩm Các loại hàng tồn kho: - Tồn kho nguyên vật liệu: tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Nó có thể gồm các loại nguyên vật liệu cơ bản, bán thành phẩm hoặc cả hai. - Tồn kho sản phẩm dở dang: bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện nay đang còn nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất. - Tồn kho thành phẩm: bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang chờ tiêu thụ Vai trò của hàng tồn kho Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm 40 – 50%). Do vậy việc quản lý, kiểm soát tốt tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để đảm bảo sản xuất liên tục và có hiệu quả, tránh gián đoạn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cần phải tìm cách tăng dự trữ; ngược lại dự trữ tăng kéo theo các chi phí liên quan đến dự trữ cũng tăng. Do vậy các doanh nghiệp cần phải tìm cách xác định điểm cần bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng tồn kho và lợi ích thu được do thoả mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất. 1.1.2 Quản trị tồn kho và chức năng của quản trị tồn kho. Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực phục vụ khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp.
  16. 4 Chức năng của quản trị tồn kho : Chức năng liên kết Chức năng liên kết chủ yếu của quản trị tồn kho là liên kết giữa 3 giai đoạn Cung ứng – Sản xuất – Tiêu thụ Thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh sự thiếu hụt lãng phí trong sản xuất. Chức năng đề phòng tăng giá, đề phòng lạm phát Một doanh nghiệp nếu biết trước tình hình tăng giá nguyên vật liệu hay hàng háo, họ có thể dự trữ tồn kho để tiết kiệm chi phí. Chức năng khấu trừ theo sản lượng Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể giảm bớt chi phí sản xuất, tuy nhiên với số lượng hàng lớn sẽ phải chịu chi phí tồn trữ cao. Do đó, cần phải xác định một lượng hàng tối ưu để hưởng được giá khấu trừ, mà chi phí tồn trữ tăng không dáng kể. 1.2 Nội dung quản trị hàng tồn kho 1.2.1 Xác định nhu cầu hàng tồn kho 1.2.1.1 Xác định nhu cầu hàng tồn kho cần dùng Lượng vật tư cần dùng là lượng vật tư được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất trong kỳ kế hoạch. Lượng vật tư cần dùng phải đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tổng sản lượng trong kỳ kế hoạch. Việc xác định lượng vật tư cần dùng là cơ sở để lập kế hoạch mua sắm vật tư. Khi tính toán cần dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm. Tùy thuộc vào từng loại vật tư, tùng loại sản phẩm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thích hợp. Để xác định nhu cầu vật tư cần dùng cho kỳ kế hoạch của doanh nghiệp cần căn cứ vào : - Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch - Định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm
  17. 5 - Tình hình giá cả vật tư trên thị trường Công thức xác định lượng vật tư cần dùng cho kỳ kế hoạch đối với sản phẩm có định mức vật tư như sau : m Vcd = ∑i=1 QiMi Trong đó : Vcd :lượng vật tư cần dùng cho kỳ kế hoạch Mi : định mức vật tư dùng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm loại i Qi : số sản phẩm loại i sản xuất trong kỳ kế hoạch 1.2.1.2 Xác định nhu cầu hàng tồn kho cần mua Sau khi đã xác định lượng vật tư cần dùng, cần dự trữ thì phải tiến hành tổng hợp và cân đối các nhu cầu để xác định lượng vật tư doanh nghiệp cần mua để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. Xác định lượng vật tư cần mua theo công thức sau : Vcm=Vcd - Vd Trong đó :Vcm : lượng vật tư cần mua Vcd : lượng vật tư cần dùng Vd : lượng vật tư tồn kho cuối kỳ 1.2.2 Các chi phí ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho 1.2.2.1 Chi phí mua hàng ( Cmh) Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá trị mua một đơn vị. Cmh= khối lượng hàng x đơn giá 1.2.2.2 Chi phí đặt hàng (Cđh) Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Bao gồm: - Các chi phí tìm nguồn hàng, chi phí hoa hồng cho người giới thiệu - Chi phí thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng ) - Các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hoá đến kho của doanh nghiệp.
  18. 6 C = 푆 Trong đó: - C : chi phí đặt hàng trong năm đh 푄 đh - D: nhu cầu vật tư trong năm - Q: số lượng hàng của 1 đơn hàng - S: chi phí cho một lần đặt hàng 1.2.2.3 Chi phí tồn trữ (Ctt) Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ, như : chi phí về nhà cửa và kho; chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện; chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý dự trữ; phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ; thiệt hại hàng dự trữ do mất mát Tỷ lệ từng loại chi phí phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% giá trị hàng dự trữ. Q C = H Trong đó: - C : chi phí tồn trữ trong năm tt 2 tt - H : chi phí tồn trữ 1 đơn vị hàng trong 1 đơn vị thời gian Chúng ta cần phân biệt 2 thuật ngữ : tổng chi phí của hàng tồn khi và tổng chi phí về hàng tồn kho. - Tổng chi phí của hàng tồn kho = Cdh + Ctt + Cmh - Tổng chi phí về hàng tồn kho = Cdh + Ctt 1.2.3 Tính hiệu quả kinh tế trong quản trị hàng tồn kho Các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho của doanh nghiệp: Hệ số vòng quay của Giá vốn hàng bán = hàng tồn kho Trị giá hàng tồn kho bình quân Trong đó: Trị giá hàng Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ+trị giá hàng tồn kho cuối kỳ tồn kho bình = 2 quân
  19. 7 Hệ số này cho ta biết trong một kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng. Số ngày của một Số ngày trong kỳ = vòng quay Hệ số vòng quay của hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Tỷ lệ giữa doanh Doanh thu thu so với hàng tồn = Giá trị hàng tồn kho kho 1.2.4 Loại hình tồn kho Khi nghiên cứu các mô hình dự trữ, chúng ta cần giải đáp 2 câu hỏi trọng tâm là: - Lượng hàng trong mỗi đơn hàng bao nhiêu thì chi phí nhỏ nhất? - Khi nào thì tiến hành đặt hàng? Để trả lời 2 câu hỏi trên cho các trường hợp khác nhau, chúng ta lần lượt khảo sát 5 mô hình sau: 1.2.4.1 Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ - Basic Economic Order Quantity Model) Mô hình EOQ được Ford W.Haris đề xuất và ứng dụng từ năm 1915, cho đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Kỹ thuật kiểm soát dự trữ theo mô hình này rất dễ áp dụng. Những giả thiết quan trọng của mô hình là: - Nhu cầu phải biết trước và không đổi - Phải biết trước khoảng thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và thời gian đó không đổi. - Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được thực hiện ở một thời điểm đã định trước. - Chỉ tính đến 2 loại chi phí là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng - Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng.
  20. 8 - Không có việc khấu trừ theo sản lượng. Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện trong hình sau: Q* 푄̅ 0 A B C Thời gian Hình 1.1: Mô hình EOQ Trong đó: Q* : Lượng hàng của một đơn hàng (Lượng hàng dự trữ tối đa Qmax = Q*) 0 : Mức dự trữ tối thiểu (Qmin = 0) Q = 푄∗ : là lượng dự trữ trung bình 2 0A = AB = BC là khoảng thời gian kể từ khi nhận hàng đến khi sử dụng hết hàng của một đợt dự trữ. Với mô hình này lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi vì nhu cầu không thay đổi theo thời gian. Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ Mục tiêu của hầu hết các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ. Với giả định đã nêu ra ở trên thì có hai loại chi phí biến đổi khi lượng dự trữ thay đổi. Đó là chi phí lưu kho (Clk) và chi phí đặt hàng (Cđh), còn chi phí mua hàng (Cmh) thì không thay đổi. Có thể mô tả mối quan hệ giữa các loại chi phí bằng đồ thị trong hình sau:
  21. 9 Hình 1.2 : Các loại chi phí của mô hình EOQ Chi phí TC Clk TCmin Cdh Q* Khối lượng dự trữ Trong đó: - Cđh - Đường chi phí đặt hàng - Clk - Đường chi phí lưu kho - TC - Đường tổng chi phí dự trữ - Q* - Lượng dự trữ tối ưu (Lượng đặt hàng tối ưu) Từ mô hình trên chúng ta có : TC = Cđh + Clk Hay TC = D S + Q H Q 2 Trong đó: D – Nhu cầu về hàng dự trữ trong một giai đoạn Q – Lượng hàng trong một đơn đặt hàng S – Chi phí đặt một đơn hàng H – Chi phí lưu kho 1 đơn vị dự trữ trong 1 giai đoạn Ta sẽ có lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất. Để có TC min thì TC’Q = 0 D.S H 2D.S 2.D.S Ta có: TC′ = − + = 0 => Q2 = => Q*= √ Q2 2 H H Xác định điểm đặt hàng lại
  22. 10 Thời điểm đặt hàng lại (ROP) là thời điểm mà sản lượng trong kho = Lxd Trong đó: d lượng vật tư cần dùng trong một ngày đêm d = Số ngày sản xuất trong năm(N) L : Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng (thời gian chờ hàng) ROP được biểu diễn trong hình sau đây: Q ROP L L Hình 1.3 : Mô hình ROP 1.2.4.2 Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model) Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất được áp dụng trong trường hợp: lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng. Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng. Trong mô hình POQ, các tác giả thiết kế về cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến Bằng phương pháp giống như EOQ có thể tính được lượng đặt hàng tối ưu Q*.
  23. 11 Nếu ta gọi: Q: Sản lượng của đơn hàng p: Mức sản xuất (Mức cung ứng hàng ngày) Qmax Qmax d: Nhu cầu sử dụng hàng ngày t: Thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho 1 đơn hàng (hoặc thời gian cung ứng) Mô hình POQ được biểu diễn qua hình sau: t T Hình 1.4 : Mô hình POQ Trong mô hình POQ: Mức dự trữ tối đa (Qmax) = Tổng số đơn vị hàng cung ứng ( sản xuất) trong thời gian t - Tổng số đơn vị hàng được sử dụng trong thời gian t 2DS Công thức để tìm được lượng đặt hàng tối ưu : Q*= d √H(1− ) p 1.2.4.3 Mô hình khấu trừ theo sản lượng Để tăng doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua cao lên. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng dự trữ sẽ tăng lên và do đó, chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng sẽ tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM. Tổng chi phí của hàng dự trữ được tính theo công thức sau: TC = D S + Q I. P + D. P Q 2 Trong đó: D.P là chi phí mua hàng Để xác định được lượng hàng tối ưu trong 1 đơn hàng ta thực hiện 4 bước sau:
  24. 12 Bước 1: Xác định lượng hàng tối ưu Q* ở các mức giá khác nhau theo công thức: Q*= √2.D.S H Bước 2: Xác định lượng hàng điều chỉnh Q theo mỗi mức khấu trừ khác nhau. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu để được hưởng giá khấu trừ. Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí của hàng dự trữ nêu trên để tính tổng chi phí cho các lượng hàng đã được xác định ở bước 2. Bước 4: Chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3. Đó chính là lượng hàng tối ưu của đơn hang. 1.2.4.4 Mô hình xác suất Phạm vi áp dụng : - Nhu cầu cầu không ổn định, xác suất thiếu hụt có thể xảy ra - Cần dự trữ an toàn để giải quyết sự thiếu hụt đó - Dự trữ an toàn tối ưu là mức dự trữ có : TC= Chi phí tồn trữ + chi phí thiệt hại do thiếu hàng min Để xác định mức dự trữ an toàn tối ưu cần căn cứ vào các thông tin sau : - Xác suất tính cho các mức nhu cầu trong thời kỳ đặt hàng - Thời điểm đặt hàng lại (ROP) - Chi phí tồn trữ một đơn vị hàng - Chi phí thiệt hại do thiếu hàng - Số lần đặt hàng tối ưu trong năm. 1.2.4.5 Áp dụng kỹ thuật biên tế để quyết định chính sách tồn kho Nội dung của mô hình này là khảo sát lợi nhuận biên trong mối quan hệ tương quan với tổn thất cận biên.
  25. 13 Gọi lợi nhuận cận biên tính cho một đơn vị dự trữ là MP (Marginal Profit) và thiệt hại cận biên tính cho một đơn vị dự trữ là ML (Marginal Loss); gọi P là xác suất bán được và do đó (1 – P) là sác xuất không bán được. Lợi nhuận cận biên mong đợi được tính bằng cách lấy xác suất P nhân với lợi nhuận cận biên P x MP. Tổn thất cận biên được tính tương tự bằng cách lấy xác suất không bán được nhân với tổn thất cận biên (1 – P)ML. Nguyên tắc: chỉ tăng thêm hàng khi: MP >= ML Nguyên tắc nêu trên được thể hiện bằng bất phương trình sau: P x MP ≥ (1 – P) x ML Điều kiện để tăng thêm hàng: ML => P x MP ≥ ML – P x ML P ≥ ML+MP => P x (MP + ML) ≥ ML Từ biểu thức cuối cùng này, ta có thể đưa ra chính sách dự trữ: chỉ dự trữ thêm một đơn vị nếu xác suất bán được cao hơn hoặc bằng tỷ số giữa thiệt hại cận biên và tổng lợi nhuận cận biên với thiệt hại cận biên. 1.2.5 Tính thời điểm trong quản trị tồn kho Lượng dự trữ đúng thời điểm Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ tối thiểu cần thiết giữ cho hệ thống sản xuất hoạt động bình thường, đảm bảo hàng được đưa đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời sao cho hoạt động của bất kỳ nơi nào cũng được liên tục (Không sớm quá và cũng không muộn quá). Để đạt được lượng dự trữ đúng thời điểm, các nhà quản trị sản xuất phải tìm cách giảm những biến đổi do các nhân tố bên trong và bên ngoài của quá trình sản xuất gây ra. Những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ hoặc không đúng lúc của quá trình cung ứng - Các nguyên nhân thuộc về lao động, thiết bị, nguồn vật tư cung ứng: - Thiết kế công nghệ, sản phẩm không chính xác.
  26. 14 - Các bộ phận sản xuất tiến hành chế tạo trước khi có bản vẽ kỹ thuật hay thiết kế chi tiết. - Không nắm chắc yêu cầu của khách hàng. - Thiết lập các mối quan hệ giữa các khâu không chặt chẽ. - Hệ thống cung ứng chưa đảm bảo đúng các yêu cầu của dự trữ Một số biện pháp nhằm giảm dự trữ trong các giai đoạn - Giảm bớt lượng dự trữ ban đầu - Giảm bớt lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất - Giảm bớt dụng cụ, phụ tùng thay thế - Giảm thành phẩm dự trữ - Giảm bớt các sự cố, giảm bớt sự biến đổi ẩn nấp bên trong 1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho Đối với tồn kho nguyên vật liệu, vật tư thường phụ thuộc vào: - Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp - Khả năng sẵn sàng cung ứng nguyên vật liệu - Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp. - Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp - Giá cả của các loại nguyên vật liệu. Đối với tồn kho bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm : - Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm - Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm - Trình độ tổ chức quá trình sản xuất doanh nghiệp. Đối với tồn kho sản phẩm, thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố
  27. 15 - Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm - Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tóm tắt chương 1 Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp . Do vậy việc quản lý, kiểm soát tốt tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực phục vụ khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. Quản lý, kiểm soát tốt hàng tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải tìm cách xác định điểm cần bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng dự trữ và lợi ích thu được do thoả mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất. Khi nghiên cứu quản trị hàng dự trữ, hai vấn đề cơ bản cần giải quyết, đó là: - Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu ? - Thời điểm đặt hàng vào lúc nào là thích hợp ? Các nội dung quản trị tồn kho bao gồm: 1. Xác định nhu cầu hàng tồn kho cần dùng, nhu cầu hàng tồn kho cần mua. Tùy thuộc vào từng loại vật tư, tùng loại sản phẩm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thích hợp. 2.Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cững phát sinh tương ứng.Các chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm: bao gồm chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ. 3. Tính hiệu quả kinh tế trong quản trị hàng tồn kho gồm các chỉ tiêu: chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng và các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho.
  28. 16 4. Để đưa ra các quyết định về lượng hàng trong mỗi đơn đặt hàng và thời điểm cần đặt hàng để đảm bảo chi phí thấp nhất, có thể sử dụng các mô hình sau: - Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – Basic Economic Oder Quantity Model) - Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model) - Mô hình khấu trừ theo sản lượng - Mô hình xác suất - Ứng dụng mô hình phân tích biên để xác định lượng dự trữ tối ưu 5. Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ tối thiểu cần thiết giữ cho hệ thống sản xuất hoạt động bình thường, đảm bảo hàng được đưa đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời sao cho hoạt động của bất kỳ nơi nào cũng được liên tục (Không sớm quá và cũng không muộn quá).Để đảm bảo dự trữ đúng thời điểm, cần phải tìm cách giảm những biến đổi do các nhân tố bên trong và bên ngoài của quá trình sản xuất gây ra.
  29. 17 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH COMPASS II 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Compass II 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty là doanh nghiệp chế xuất thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài ( Đài Loan) với số vốn đầu tư và vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đầu tư của công ty là 52,700,000,000 (năm mươi hai tỷ bảy trăm triệu đồng ) tương đương 3,250,000 (ba tiệu hai trăm năm mươi ngàn) đô la. Công ty được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm theo giấy phép đầu tư số 114/GP-KCN-VS do Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cấp ngày 30 tháng 06 năm 2004 cùng với các giấy phép điều chỉnh và được thay thế bởi giấy chứng nhận đầu tư số 463023000256 cấp ngày 27 tháng 12 năm 2010. Các chủ đầu tư của Công ty gồm : Tỉ lệ vốn góp(%) Venus Enterprise Co.,Ltd. Thành lập tại Samoa 47,69 C&C Enterprise Co.,Ltd. Thành lập tại British Vigin Islands 52,31 Công ty trách nhiệm hữu hạn Compass II do ông WANG, JUI – HSIAO (Jason Wang) làm Chủ tịch- Tổng giám đốc, công ty có đại diện pháp luật là Công ty Venus Enterprise. Công ty TNHH Compass II có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Công ty có chế độ hạch toán hạch toán độc lập và tự chủ về mặt tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Văn phòng và nhà xưởng của công ty thuộc địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với văn phòng và nhà xưởng được đặt tại Khu Công Nghiệp Việt Nam- Singapore, 35 Đại Lộ Độc Lập, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức
  30. 18 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Compass II : Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức của công ty (Nguồn : Phòng nhân sự của công ty) Tổng giám đốc Jason Wang người đứng đầu Doanh nghiệp cũng là nghiệp vụ chính trong các giao dịch nhận đơn hàng về cho Doanh nghiệp. Ken Lin là Giám đốc cấp cao chiu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý (BP Hành chánh ,BP Sản xuất) Khi có nhu cầu hỗ trợ về kỹ thật phía công ty mẹ ở Đài Loan sẽ điều động hỗ trơ kỹ thuật cho phía Việt Nam Đơn vị hành chánh sẽ do Bà Quan Tuyết Loan phụ trách bao gồm các bộ phận Kế toán, nhân sự, thu mua, tổng vụ, báo quan.
  31. 19 Đơn vị Sinh Quản sẽ do Bà Trịnh Lệ Phương phụ trách bao gồm các bộ phận kho, sinh quan, đóng gói. Đơn vị sản xuất sẽ do Ông Vòng Lương Minh phụ trách bao gồm các bộ phận Thành hình, Bảo trì- Ép nhựa, Xử lý nhiệt, Quản phẩm. Tổng số công nhân viện tính đến 31/12/2013 là 220 công nhân viên,trong đó CNTTSX là 190 công nhân, 30 nhân viên thuộc diện quản lý. Đến năm 2014, công ty có sự gia tăng số nhân lực như sau: Biểu Đồ Nhân lực năm 2014 100 80 60 40 20 - Sinh Kho QC Ép Bảo trì Đóng Xử lý Thành Văn Biểu Đồ Nhân lực năm 2014 4 4 12 10 6 49 13 92 30 Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ nhân lực năm 2014 của công ty (Nguồn : Phòng nhân sự của công ty) Nhìn chung bộ máy tổ chức của công ty phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty. 2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp hiện nay là gia công, sản xuất và kinh doanh xuất khẩu dụng cụ cầm tay : tua vít và đầu tua vít sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ
  32. 20 Doanh nghiệp là đối tác thường xuyên và uy tín của các công ty C&C Enterprise Co., Ltd và Compass Corporation. Những sản phẩm của doanh nghiệp luôn được bảo đảm về chất lượng. Để có được kết quả tốt như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của chủ doanh nghiệp, các công nhân viên trong doanh nghiệp còn có sự ủng hộ và phối hợp, tạo điều kiện của các đối tác như các ngân hàng, các nhà cung cấp và của tất cả các bạn hàng. 2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây Bảng cân đối kế toán dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty các năm 2012-2013-2014 Đơn vị tính :VND Stt CHỈ TIÊU Mã Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TÀI SẢN A A- TÀI SẢN 100 40,415,233,587 47,697,479,363 54,275,511,565 NGẮN HẠN 1 Tiền và các 110 1,536,792,058 2,125,397,024 2,242,574,376 khoản tương đương tiền III Các khoản phải 130 23,312,023,883 22,366,017,526 16,285,145 thu ngắn hạn IV Hàng tồn kho 140 15,430,998,567 23,147,761,198 35,645,222,194 V Tài sản ngắn hạn 150 135,419,079 58,303,615 102,569,177 khác B B- TÀI SẢN 200 56,148,006,370 54,541,407,644 61,327,635,613 DÀI HẠN II II- Tài sản cố 220 55,631,555,242 52,675,063,029 60,125,144,465 định
  33. 21 4 Chi phí xây dựng 230 cơ bản dở dang III III.Bất động sản 240 đầu tư IV IV.Các khoản 250 đầu tư tài chính dài hạn V V.Tài sản dài hạn 260 516,451,128 1,866,344,615 1,202,491,148 khác TỔNG CỘNG 96,563,239,957 102,238,887,007 115,603,147,178 TÀI SẢN NGUỒN VỐN A A- NỢ PHẢI 300 52,738,392,465 56,531,441,278 67,627,547,354 TRẢ I I.Nợ ngắn hạn 310 52,638,392,465 56,431,441,278 67,527,547,354 II II. Nợ dài hạn 330 100,000,000 100,000,000 100,000,000 B B- VỐN CHỦ 400 43,824,847,492 45,707,445,729 47,975,599,824 SỞ HỮU I I.Vốn chủ sở hữu 410 TỔNG CỘNG 440 96,563,239,957 102,238,887,007 115,603,147,178 NGUỒN VỐN Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán tổng hợp qua các năm 2012-2013-2014 (Nguồn : Bản phát hành Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH Comppass II)
  34. 22 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2012-2013-2014 của doanh nghiệp. Đơn vị tính :VND Stt Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1 Doanh thu bán hàng và 72,807,297,189 76,192,285,633 95,280,894,312 cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ 110,127,204 486,883,058 112,490,216 doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán 72,697,169,985 75,705,402,575 95,158,404,096 hàng và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 63,923,510,679 66,203,325,034 81,914,624,552 5 Lợi nhuận gộp về bán 8,773,659,306 9,502,077,541 13,243,779 hàng và cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài 718,078,635 542,751,019 515,526,900 chính 7 Chi phí tài chính 286,304,229 642,899,034 701,621,888 8 Chi phí bán hàng - 2,925,870 - 9 Chi phí quản lý doanh 6,676,441,532 8,055,979,313 10,344,498,408 nghiệp 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt 2,528,992,180 1,343,024,343 2,713,186,148 động kinh doanh 11 Thu nhập khác 1,112,353,742 1,691,295,023 1,615,769,973
  35. 23 12 Chi phí khác 904,141,178 862,717,622 1,749,887,167 13 Lợi nhuận khác 208,212,564 828,577,401 (134,117,194) 14 Tổng lợi nhuận kế toán 2,737,204,744 2,171,601,744 2,579,068,954 trước thuế 15 Chi phí thuế thu nhập 87,819,789 289,003,507 310,914,859 doanh nghiệp hiện hành 16 Chi phí thuế thu nhập - doanh nghiệp hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế thu 2,649,384,955 1,882,598,237 2,268,154,095 nhập doanh nghiệp Bảng 2.2 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2012-2013- 2014 (Nguồn : Bản phát hành Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH Comppass II) Nhận xét : Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kế t quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2012-2013-2014 ta có thể thấy : - Công ty đang trên đà phát triển, doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng khoảng 3.38 tỷ đồng tương đương 4.65% so với năm 2012, năm 2014 so với năm 2013 tăng khoảng 19 tỷ đồng tương đương 25.05% Điều này cho thấy công tác sản xuất cũng như bán hàng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. - Trị giá hàng tồn kho so với tài sản lưu động của công ty tăng dần qua các năm : năm 2012 hàng tồn kho chiếm 38.2% giá trị tài sản lưu động, năm 2013 chiếm 48,5% và năm 2014 chiếm đến 65,7%. Điều này cho thấy hiện nay công ty có lượng hàng tồn trữ quá nhiều, làm phát sinh nhiều chi phí và rủi ro. - Tuy nhiên, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm lại có những biến động sau : năm 2013 giảm 28.94% so với năm 2012 và mặc
  36. 24 dù đến năm 2014, lợi nhuận sau thế của công ty tăng 20.48% so với năm 2013 nhưng vẫn thấp hơn 14.4% so với năm 2012 cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm , theo 2 bảng số liệu, điều này có thể được giải thích là do các nguyên nhân sau : Các loại chi phí của công ty có sự gia tăng đáng kể như chi phí quản lý doanh nghiệp điển hình là chi phí tài chính của công ty , cụ thể là năm 2013 tăng đến 124.5% so với năm 2012 trong khi đó doanh thu chỉ tăng 4.65%. Đến năm 2014 chi phí tài chính lại tăng 9.1% so với năm 2013 và tăng 145% so với năm 2012. Ngoài ra, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có sự gia tăng, năm 2012 chiếm 3.2% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế nhưng đến năm 2014 thì lại chiếm đến 12% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Các khoản giảm trừ doanh thu do giảm giá hàng bán tăng cao trong năm 2013, cụ thể là năm 2013 tăng đến 342% so với năm 2012 2.1.5 Các sản phẩm chủ yếu của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn Compass II chuyên gia công, sản xuất và kinh doanh dụng cụ cầm tay : tua vít và đầu tua vít. Tua vít có cấu tạo gồm phần đầu và phần cán, phần đầu được chế tạo bằng kim loại thép, có dạng dẹp hoặc chữ thập, dùng để tháo – lắp các loại vít, phần cán được làm từ nhựa tổng hợp. Tua vít là một trong những công cụ không thể thiếu trong nhà bạn trong những trường hợp bạn phải vặn lại tay nắm cửa, tháo dỡ 1 cái kệ, hay tháo lắp, siết chặt lại bu lông, con vít của 1 cái tủ, và còn vô số trường hợp khác mà bạn phải cần sự giúp sức của những món thiết bị này Với công năng chính được dùng để xiết, hay tháo các ốc vít, nhiều mẫu tua vít hiện nay còn có chức năng thử các nguồn điện trong nhà. Những mẫu tua vít hiện nay được thiết kế với tay cầm vững chắc, cố định và đi kèm với đó là cả 1 bộ vài chục đầu vít khác nhau, giúp chúng ta có thể vặn được nhiều kích cỡ ốc vít khác nhau. Với công dụng sửa chữa các thiết bị gia dụng trong nhà, tin chắc rằng trang bị tua vít sẽ là những dụng cụ dự phòng không thể thiếu trong gia đình.
  37. 25 Ngoài ra, dụng cụ cầm tay tua vít còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam đặc biệt ở trong lĩnh vực điện tử và công nghệ chế biến gỗ ngoài ra nó còn được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ cao. Một số mặt hàng tua – vít của công ty : - Bộ tua-vít đa năng Bosi Tools - Bộ tua-vít 32 đầu Giadagiam 700 - Bộ tua – vít Stanley 66 – 344 - Bộ tua-vít 6 chi tiết Endura E114 - Tua-vít dẹp Stanley 65-194 - Tua-vít dẹp Sata 62-208 5mm - Vít dẹp cách điện 1000v Sata 61-31 2.1.6 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Huấn luyện Thành hình In chữ Tiện, phay Cân liệu Xử lý nhiệt Xử lý nhiệt Mài dao Bảo trì-ép nhựa Bảo trì Ép nhựa QC Quản phẩm IT Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
  38. 26 2.1.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Ta có biểu đồ thể hiện doanh số bán hàng hàng năm của Compass II Doanh Thu 4,500,000 4,000,000 3,500,000 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 - 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 DoanhDoanh số Thu - 179,902.3 833,077 2,069,379 2,133,472 1,703,197 3,431,632 3,849,144 3,484,614 3,598,850 4,537,185 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số của công ty từ năm 2004 đến năm 2014 ( Nguồn : Báo cáo doanh thu của phòng kế toán) Từ biểu đồ cho thấy : - Năm 2004 là năm đầu bắt đầu hoạt động kinh doanh nên chưa phát sinh doanh số. - Doanh số bán hàng của công ty hầu hết tăng dần qua các năm. - Tính đến 2014 doanh số của Công ty tăng hơn 20 lần so với năm 2005 Cho thấy công ty có sự tăng trưởng và phát triển, doanh số bán ra ngày càng tăng, thị trường ngày càng được mở rộng. 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II 2.2.1 Phân tích thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho của công ty Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
  39. 27 Giá hàng tồn kho bao gồm : chi phí mua hàng, chi phí chế biến và các chi phí có liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tahi1 hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất khinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Phương pháp tính gía trị hàng tồn kho của công ty Hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.2.1.1 Thực trạng hoạch định nhu cầu hàng tồn kho 2.2.1.1.1 Thực trạng hoạch định nhu cầu hàng tồn kho cần dùng Việc xác định lượng vật tư cần dùng là cơ sở để lập kế hoạch mua sắm vật tư. Khi tính toán cần dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm. Tùy thuộc vào từng loại vật tư, tùng loại sản phẩm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thích hợp. Ta có bảng thông báo định mức nguyên vật tư cho một sản phẩm tua – vít cơ bản của công ty như sau :
  40. 28 Tên sản phẩm : Bộ tua – vít Stanley 66 - 344 Tên Mã nguyên Đơn vị tính Định mức Tỷ lệ hao Định mức vật liệu hụt kể cả hao hụt Hạt nhựa NLNHUA01 KG 0.003843 3 0.0039583 màu Hạt nhựa NLNHUA02 KG 0.00868 5 0.009114 trong suốt Thép S2 – NLSH005 KG 0.012754 5 0.0133917 H5 Thẻ treo PKDG01 Cái/chiếc 1 0 1 bằng giấy Bảng 2.3 : Định mức nguyên vật tư cho một sản phẩm tua-vít của công ty (Nguồn: Bản đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu của Công ty ) Ví dụ như công ty có kế hoạch năm 2015 sẽ sản xuất thêm 5 triệu sản phẩm tua- vít để xuất khẩu sang nước ngoài. Công thức xác định lượng vật tư cần dùng cho kỳ kế hoạch đối với sản phẩm có định mức vật tư như sau : m Vcd = ∑i=1 QiMi Trong đó : Vcd :lượng vật tư cần dùng cho kỳ kế hoạch Mi : định mức vật tư dùng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm loại i Qi : số sản phẩm loại i sản xuất trong kỳ kế hoạch là năm 2015 là 5 triệu sản phẩm Vì thành phần cấu tạo chủ yếu của tua-vít là phần cán bằng thép và phần đầu bằng nhựa nên ta chỉ xét 2 loại nguyên vật liệu là thép và nhựa. Vậy nhu cầu vật tư cần dùng ( theo định mức kể cả hao hụt) cho kỳ kế hoạch 2015 như sau : - Thép thang : Vcd = 0.0133917 x 5,000,000 = 66,958.5 kg
  41. 29 - Hạt nhựa trong suốt : Vcd = 0.009114 x 5,000,000 = 45,570 kg - Hạt nhựa màu : Vcd = 0.0039583 x 5,000,000 = 19,791.5 kg 2.2.1.1.2 Thực trạng hoạch định nhu cầu hàng tồn kho cần mua Sau khi đã xác định lượng vật tư cần dùng, cần dự trữ thì phải tiến hành tổng hợp và cân đối các nhu cầu để xác định lượng vật tư doanh nghiệp cần mua để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. Tình hình tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ qua các năm 2012-2013-2014 như sau : Đơn vị tính : Kilogram Loại nguyên vật liệu Năm 2012 2013 2014 Thép thang S2-H5 50,606 90,100 45,640 Hạt nhựa trong suốt 42,857 50,230 23,368 Hạt nhựa màu 21,130 30,150 15,020 Tổng cộng 114,593 170,480 84,028 Bảng 2.4 : Tình hình tồn kho nguyên vật liệu các năm 2012-2013-214 (Nguồn : Báo cáo tồn kho nguyên vật liệu các năm của phòng kế toán) Xác định lượng vật tư cần mua theo công thức sau : Vcm=Vcd - Vd Trong đó :Vcm : lượng vật tư cần mua Vcd : lượng vật tư cần dùng Vd: lượng vật tư tồn kho cuối kỳ Vậy lượng vật tư công ty cần mua cho năm 2015 như sau : - Thép thang : 66,958.5 – 45,640 = 21,318.5 kg - Hạt nhựa trong suốt : 45,770 – 23,368 = 22,402 kg - Hạt nhựa màu : 19,791.5 – 15,020 = 4,771.5 kg
  42. 30 2.2.1.2 Thực trạng về các chi phí ảnh hưởng đến hàng tồn kho 2.2.1.2.1 Chi phí mua hàng Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá trị mua một đơn vị nguyên vật liệu. Cmh= khối lượng hàng x đơn giá Với đơn giá trung bình của các loại nguyên vật liệu do công ty cung cấp sau : Loại nguyên vật liệu Mã nguyên vật liệu Đơn vị tính Đơn giá Thép thang S2 – H5 NLSH005 KG 25,000 Hạt nhựa trong suốt NLNHUA02 KG 35,000 Hạt nhựa màu NLNHUA01 KG 38,000 Bảng 2.5 : Đơn giá trung bình của các loại nguyên vật liệu chủ yếu Giá trị trung bình một đơn vị nguyên vật liệu nhập khẩu : 25,000+35,000+38,000 =32,700 đồng 3 Công ty cho biết giá trị trung bình mỗi đơn hàng là 100,000 USD = 2,000,000,000 đồng Suy ra Cmh = 2,000,000,000 x 8 = 16,000,000,000 đồng 2.2.1.2.2 Chi phí đặt hàng Chi phí đặt hàng bao gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng. Khi một doanh nghiệp đặt hàng từ một nguồn cung cấp từ bên ngoài thì chi phí chuẩn bị một yêu cầu mua hàng, chi phí để lập được một đơn hàng gồm chi phí thương lượng, chi phí nhận và kiểm tra hàng hóa, chi phí vận chuyển và chi phí trong thanh toán Ở công ty TNHH Compass II , mỗi năm công ty đặt hàng mua nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, chi phí cho 1 lần đặt hàng (S) là 12,000,000 đồng, bao gồm :
  43. 31 Chỉ tiêu Giá trị Chi phí tìm kiếm nguồn hàng Vì mua hàng trực tiếp từ công ty mẹ nên chi phí này = 0 Chi phí giao dịch Chủ yếu là chi phí gọi điện thoại, khoảng 10,000 – 20,000 đồng Chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ Khoảng 10,000,000 đồng hàng hóa Chi phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu Khoảng 2,000,000 đồng Tổng Khoảng 12,000,000 đồng Bảng 2.6 : Bảng thống kê chi phí cho một lần đặt hàng Mỗi năm công ty đặt hàng 8 lần => Cdh = số lần đặt hàng trong năm x chi phí cho 1 lần đặt hàng = 8 x 12,000,000 = 96,000,000 2.2.1.2.3 Chi phí tồn trữ Chi phí tồn trữ bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng trong kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Các chi phí thành phần của chi phí tồn trữ bao gồm : chi phí lưu giữ và chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho. Chi phí tồn trữ ở Công ty TNHH Compass II năm 2014 bao gồm chi phí lưu giữ hàng tồn kho, chi phí bảo quản, chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, cụ thể như sau : Lương, thưởng cho nhân viên trông kho tính đến năm 2014 + Số lượng nhân viên trông kho là 11 người + Mức lương trung bình 5,000,000 đồng/ người/tháng + Các chi phí bảo hiểm, công đoàn : trung bình 500,000 đồng/người/tháng Vậy chi phí lao động trong kho năm 2014 là :
  44. 32 11 x (5,000,000 + 500,000) x 12 = 726,000,000 đồng Chi phí lưu giữ và chi phí bảo quản Ta có sơ đồ công ty TNHH Compass II và sơ đồ bố trí hệ thống kho của công ty như sau : Khu vực để xe Bảo Khu hành chánh P.Giám đốc vệ Khu sinh quản Cổng Công ty Khu vực xưởng sản xuất Khu vực vệ sinh Khu vực kho Kho Kho công cụ nguyên - dụng vật liệu Kho sản Kho thành phẩm cụ phẩm dở dang Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ bố trí công ty và hệ thống kho chứa của công ty Từ khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất thì công ty đã xây dựng cho mình mô hình bố trí và hệ thống kho chứa như trên.
  45. 33 Qua sơ đồ trên ta có thể thấy rằng diện tích khu vực khá hẹp, khi có nhiều sản phẩm dở dang nhập kho thì thiếu chỗ, phải để sang khu vực kho thành phẩm gây lộn xộn, chưa kể nguyên vật liệu và công cụ - dụng cụ cũng thường được để lẫn lộn nhau, gây phát sinh tốn kém nhiều thời gian và chi phí khi kiểm kê hàng hóa trong kho và chi phí lưu trữ, bảo quản. Do nguyên liệu chủ yếu của tua – vít là thép và nhựa, là loại nguyên liệu dễ bảo quản, ít hư hỏng và mất mát hơn những loại khác nên công ty có chi phí lưu giữ hàng và chi phí bảo quản hàng trong kho năm 2014 là khoảng 15,000,000 đồng Chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời ( giảm giá hàng bán ) Theo bảng thuyết minh của bảng báo cáo tài chính năm 2014, chi phí thiệt hại do giảm giá hàng bán do hàng tồn kho bị lỗi thời là 112,490,216 đồng Vậy tổng chi phí tồn trữ của công ty là : 726,000,000 + 15,000,000 + 112,490,216 = 853,490,216 đồng Từ đó suy ra chi phí tồn trữ 1 đơn vị hàng trong năm 2014 (H) là : tổng chi phí tồn trữ H = = 853,490,216 = 6,706 = 6,700 đồng/kg/năm số lượng hàng tồn kho bình quân (170,480+84,012)/2 Vậy tổng chi phí của hàng tồn kho : TC = Cđh + Cmh + Ctt = 16,000,000,000 + 96,000,000 + 853,490,216 = 16,949,490,216 đồng Tổng chi phí về hàng tồn kho : TC = Cđh + Ctt = 16,000,000,000 + 853,490,216 = 16,853,490,216 đồng 2.2.1.3 Thực trạng về tính hiệu quả kinh tế trong quản trị hàng tồn kho
  46. 34 Đơn vị tính: VND Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu 72.807.297.189 76.192.285.633 95.280.894.312 2.Giá vốn hàng 63.923.510.679 66.203.325.034 81.914.624.552 bán 3.Trị giá hàng tồn 18.636.651.543 15.430.998.567 23.147.761.198 kho đầu kỳ 4.Trị giá hàng tồn 15.430.998.567 23.147.761.198 35.645.222.194 kho cuối kỳ Bảng 2.7 : Bảng dùng để tính các chỉ số hiệu quả kinh tế trong quản trị tồn kho Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho của công ty:  Năm 2012 : 18.636.651.543+15.430.998.567 Tồn kho bình quân = = 17.033.825.060 đồng 2 63.923.510.679 Hệ số vòng quay hàng tồn kho = = 3,75 17.033.825.060 360 Số ngày của một vòng quay = = 96 Ngày 3,75 72.807.297.189 Tỷ lệ giữa doanh thu so với hàng tồn kho = = 4,72 15.430.998.567  Năm 2013 : 15.430.998.567+ 23.147.761.198 Tồn kho bình quân = = 19.289.379.883 đồng 2 66.203.325.034 Hệ số vòng quay hàng tồn kho = = 3.43 19.289.379.880 360 Số ngày của một vòng quay = = 105 Ngày 3,43 76.192.285.633 Tỷ lệ giữa doanh thu so với hàng tồn kho = = 3,29 23.147.761.198
  47. 35  Năm 2014 : 23.147.761.198 + 35.645.222.194 Tồn kho bình quân = = 29.396.491.696 đồng 2 81.914.624.552 Hệ số vòng quay hàng tồn kho = = 2,78 29.396.491.696 365 Số ngày của một vòng quay = = 129 ngày 2,78 95.280.894.312 Tỷ lệ giữa doanh thu so với hàng tồn kho = = 2,67 35.645.222.194 Qua các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho của công ty, có thể rút ra những nhận xét sau : - Hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm qua các năm, cho thấy tốc độ quay vòng của hàng tồn kho thấp dần, công ty ngày càng bán hàng chậm hơn và hàng tồn kho bị ứ động nhiều, công ty có nhiều rủi ro hơn. - Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm có xu hướng ngày càng lớn. Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho. - Tỷ lệ giữa doanh thu so với hàng tồn kho cho biết 1 đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu : tỷ số này của công ty ngày càng giảm qua 3 năm cho thấy hàng tồn kho của ngày càng ít tạo ra doanh thu cho công ty Các số liệu cho thấy về mặt định lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho qua 3 năm của công ty TNHH Compass II co xu hướng giảm xuống, điều này sẽ làm công ty phát sinh thêm nhiều chi phí, giảm tốc độ luân chuyển vốn, giảm doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế chỉ phản ánh được một phần nào đó tình hình quản lý hàng tồn kho thực tế tại công ty. Để có thể đánh giá tình hình tài chính cuả doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như : lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền, cũng như được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
  48. 36 2.2.1.4 Thực trạng về loại hình tồn kho mà công ty đang ứng dụng Hiện nay tại công ty TNHH Compass II có tình hình mua hàng như sau : - Nhu cầu vật tư : từ biểu đồ doanh số của công ty, có thể thấy trong vòng 5 năm, công ty có doanh số dao động trung bình từ 3 – 4,5 triệu đồng, và đang có xu hướng tăng dần đều qua các năm, từ đó ta có thể thầy nhu cầu vật tư của công ty cũng khá ổn định và được công ty dự báo định kỳ. - Chu kỳ công ty mua hàng (nguyên vật liệu): khi được phỏng vấn thì chủ quản phòng hành chánh – Cô Quan Tuyết Loan cho biết là công ty không có chu kỳ mua hàng nhất định mà chỉ đặt mua khi lượng hàng dự trữ trong kho gần hết, chỉ ước chừng khoảng trung bình 45 ngày 1 lần suy ra mỗi năm công ty đặt mua khoảng 8 lần. - Giá trị 1 đơn hàng : trung bình 1 đơn hàng trị giá 100,000 USD - Thời gian vận chuyển hàng hóa: thời gian trung bình kể từ lúc đặt hàng đến khi công ty nhận được hàng là 45 ngày - Khi đặt mua 1 đơn hàng nguyên vật liệu, hàng hóa sẽ được vận chuyển thành 1 chuyến bằng tàu từ Đài Loan sang Việt Nam - Khi mua với số lượng nhiều: vì mua hàng trực tiếp từ công ty mẹ nên công ty không được áp dụng chính sách khấu trừ theo sản lượng. - Vì được ước tính khi hàng tồn trong kho gần hết công ty sẽ đặt mua hàng nên công ty luôn có hàng tồn trong kho, không bị thiếu hụt khi có nhu cầu. - Trên thực tế, công ty chưa xác định cụ thể ngày đặt hàng mà chỉ ước lượng theo khả năng sản xuất và lượng hàng còn dự trữ trong kho. Mỗi một doanh nghiệp khi đi vào sản xuất kinh doanh đều cố gắng tìm kiếm cho mình một mô hình quản lý hàng tồn kho phù hợp. Với một doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ cầm tay như Compass II, điều này lại càng quan trọng vì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm đều đóng những vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm của loại hàng tồn kho đó, mối quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài, nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp tìm những mô hình phù hợp cho riêng mình.
  49. 37 Từ những thông tin trên, có thể thấy công ty chưa áp dụng một mô hình tồn kho nào, điều này có thể thấy qua việc công ty chưa xác định được cụ thể ngày đặt hàng, chu kỳ đặt hàng, chưa xác định được điểm đặt hàng lại. 2.2.1.5 Thực trạng về tính thời điểm trong quản trị tồn kho Thực trạng trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của công ty qua các năm 2012-2013-2014 Đơn vị tính :VND Loại hàng tồn kho Năm 2012 2013 2014 Nguyên-vật liệu 6.182.931.440 10.826.113.925 5.338.287.670 Công cụ-dụng cụ 6.232.563.588 5.951.301.603 8.793.241.957 Sản phẩm dở dang 1.579.257.718 3.534.989.669 9.498.009.401 Thành phẩm 1.436.245.821 2.835.356.001 12.015.683.166 Tổng cộng 15.430.998.567 23.147.761.198 35.645.222.194 Bảng 2.8 : Cơ cấu giá trị hàng tồn kho thực tế của công ty các năm 2012-2013-2014 (Nguồn : Phần thuyết minh của Báo cáo tài chính các năm 201202013-2014) Từ bảng trên, ta có thể nhận xét: - Công ty đã xác định khá chuẩn xác số lượng của từng loại dự trữ trong từng thời điểm để đảm bảo hàng được đưa đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời sao cho hoạt động của bất kỳ nơi nào cũng được liên tục. - Từ năm 2014, công ty đã giảm bớt được lượng dự trữ ban đầu về nguyên vật liệu, điều này thể hiện công ty đã có sự liên kết tốt giữa quá trình sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu. - Tuy nhiên, lượng công cụ - dụng cụ dự trữ lại có sự gia tăng cao (năm 2014 tăng 47.8 % so với năm 2013) - Lượng tồn kho sản phẩm dở dang năm 2014 cũng tăng 171.4% so với năm 2013, có thể là do các nguyên nhân thuộc về lao động, thiết bị, nguồn vật tư cung ứng không đảm bảo các yêu cầu, từ đó co những sản phẩm sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, phát sinh nhiều sản phảm dở dang hơn.
  50. 38 - Ngoài ra, lượng thành phẩm sản xuất ra vẫn tăng vượt trội ( năm 2014 tăng 323.8% so với năm 2014). Lượng dự trữ thành phẩm tăng cao có thể là do công ty không nắm chắc yêu cầu của khách hàng và thị trường. - Cuối cùng, cùng với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và nhu cầu mở rộng phát triển của công ty, mặc dù doanh số bán hàng năm của công ty tăng trung bình từ 10 – 30%/ năm nhưng tổng lượng hàng tồn kho qua các năm của công ty lại tăng trung bình mỗi năm lại đến 30 - 50%, như vậy tính thời điểm trong quản trị tồn kho của công ty chưa được quan tâm và chú trọng, điều đó đã làm phát sinh thêm các chi phí về dự trữ và tồn kho. Việc giảm bớt kích thước các lô hàng là một biện pháp hỗ trợ cơ bản trong việc giảm lượng dự trữ và chi phí hàng dự trữ. 2.2.1.6 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho Ta có quy trình hàng tồn kho tại Công ty TNHH Compass II như sau :
  51. 39 Mua hàng (nguyên vật liệu) Lưu kho (Nguyên vật liệu) Xuất kho (Nguyên vật liệu) Sản xuất Lưu kho thành phẩm Xuất thành phẩm đi tiêu thụ Sơ đồ 2.4 : Quy trình hàng tồn kho của công ty Cùng với quy trình hàng tồn kho, công tác quản trị hàng tồn kho ở công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố qua từng công đoạn của quy trình - xuất nhập kho như sau : - Việc mua hàng ( nguyên vật liệu) : tại công ty TNHH Compass II, bộ phận thực hiện công việc này là phòng hành chánh, khi hàng hóa trong kho gần hết, phòng hành chánh sẽ có trách nhiệm kiểm tra và đặt thêm hàng từ công ty mẹ. Việc mua nguyên vật liệu ở công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố : + Quy mô sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp cho kỳ kế hoạch. Hiện nay nhu cầu của công ty ngày càng tăng qua các năm, cần được dự báo thường xuyên.
  52. 40 + Khả năng cung ứng nguyên vật liệu : do đặt mua nguyên vật liệu trực tiếp từ công ty mẹ nên khả năng cung ứng nguyên vật liệu tương đối ổn định và bảo đảm, không bị gián đoạn. + Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến công ty : trung bình thời gian từ khi đặt hàng đến lúc nhận được hàng của công ty là 45 ngày, thời gian vận chuyển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như : thời tiết, phương tiện bị trục trặc, tai nạn, các thủ tục nhập khẩu phát sinh thêm + Việc mua hàng còn ảnh hưởng bởi yếu tố giả cả nguyên vật liệu trên thị trường, hiện nay giá nhập khẩu, thuế suất nhập khẩu của thép và hạt nhựa có nhiều biến động do các chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ và nhu cầu thị trường. - Công đoạn sản xuất : do sản phẩm của công ty là loại sản phẩm cần được sản xuất theo 1 quy trình kỹ thuật hiện đại nên việc sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố : đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm, độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuất doanh nghiệp - Các công đoạn lưu – xuất kho nguyên vật liệu : tất cả hàng hóa được chuyển đến kho, khi nhập kho, quản lý kho sẽ lập phiếu nhập kho và bộ phận kho sẽ thông báo lên phòng kế toán về số lượng hàng nhập kho. Khi xuất kho, quản lý kho sẽ yêu cầu đơn vị có nhu cầu có Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hóa đã được ký duyệt để căn cứ vào đấy mà xuất kho nguyên vật liệu. Vậy, việc lưu – xuất kho nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng từ các yếu tố : trình độ kiểm kê, quản lý của thủ kho, sự phối hợp giữa các bộ phận kho và sản xuất, năng suất làm việc của nhân viên trong kho. - Công đoạn lưu kho thành phẩm và xuất thành phẩm đi tiêu thụ : sản phẩm hoàn thành trong khâu sản xuất được kiểm định xong sẽ được nhập kho lưu trữ chờ bán. Và khi có Đơn đặt hàng của khách hàng từ phòng kinh doanh thì quản lý kho sẽ lập phiếu xuất kho và xuất thành phẩm đi tiêu thụ. Việc lưu kho và xuất thành phẩm đi tiêu thụ chịu ảnh hưởng bởi :
  53. 41 + Sự phối hợp giữa bộ phận kho và bộ phận tiêu thụ sản phẩm : Compass II có sự phối hợp này khá tốt, một sự phối hợp tốt sẽ giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian, tạo sự uy tín với khách hàng. + Hợp đồng đặt hàng của khách hàng : những vấn đề như hợp đồng đặt hàng lớn hay nhỏ, điều khoản trong hợp đồng + Thị trường tiêu thụ của công ty : công ty hiện nay có thị trường tiêu thụ ở các nước Châu Âu, khả năng xâm nhập mở rộng thị trường mới, duy trì thị trường cũ của công ty 2.2.2 Nhận xét chung về công tác quản lý hàng tồn kho công ty TNHH Compass II 2.2.2.1 Những kết quả đạt được Công ty TNHH Compass II mặc dù là công ty có cơ cấu vốn 100% nước ngoài được thành lập tại Việt Nam từ năm 2004, đối với thị trường nước ta vẫn còn rất xa lạ về nguồn nhân lực cũng như các chính sách kinh tế, văn hóa của nước ta. Trong điều kiện khó khăn như vậy tuy nhiên trong thời gian qua Công ty vẫn tìm ra những khách hàng mới, thị trường tiêu thụ mới, do đó sản phẩm sản xuất ra ngày càng tiêu thụ mạnh, doanh thu tăng cao qua các năm. Công ty đã cố gắng đa dạng hóa nhà cung cấp để nâng cao chất lượng nguồn nguyên vật liệu nhập vào, tránh tình trạng nguồn nguyên vật liệu kém chất lượng làm cho chất lượng sản phẩm thấp, mất uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó công ty cũng đã xây dựng định mức vật tư cho sản xuất, lắp ráp để không gây lãng phí nguyên vật liệu, ứ đọng tồn kho nhiều. Công ty cũng có xây dựng hệ thống kho chứa để dự trữ hàng tồn kho và có đội ngũ nhân viên trông coi kho đông đảo. Công ty hiện nay đang áp dung mô hình mua hàng gần với mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ), là một trong những mô hình mua hàng hiệu quả, kinh tế nhất. Công ty nhanh chóng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng để đưa ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, sản phẩm đa dạng, nghiên cứu sản phẩm kĩ lưỡng để đưa ra thị trường.
  54. 42 Để nâng cao doanh số tiêu thụ Công ty đã thực hiện chính sách quảng cáo, khuyến mại thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng như : dịch vụ bảo hành, đổi mới sản phẩm đối với những sản phẩm bị lỗi, hỏng Trong thời gian qua Công ty đã có những chính sách mới để giữ chân người lao động, nâng cao tinh thần làm việc của họ bằng các chính sách khn thưởng, động viên. Bên cạnh đó Công ty cũng có chính sách xử phạt những hành vi gian lận, vi phạm quy chế của Công ty. 2.2.2.2 Những mặt còn hạn chế - Mặc dù đang áp dụng mô hình mua hàng theo mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ) nhưng công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế như : + Giá trị hàng tồn kho công ty tăng cao qua các năm, đều này có thể thấy qua các chỉ số như chỉ số so với giá trị tài sản lưu động, các chỉ số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế quản trị hàng tồn kho. + Công ty chưa xác định lượng dự trữ an toàn và chu kỳ đặt hàng vì cho rằng tại thời điểm đặt hàng, lượng nguyên vật liệu nhập khẩu tồn kho vẫn đủ đáp ứng nhu cầu trong những ngày lô hàng mới chưa về đến công ty. Điều này có thể dẫn đến nhiều kết quả không lường hết như tàu chở hàng trên đường gặp trục trặc không về kịp ngày giao hàng, không đáp ứng kịp nhu cầu của công ty và khách hàng, gây mất uy tín. Chính vì vậy, cần phải xác định một lượng dự trữ an toàn để đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra. - Hệ thống kho dự trữ của công ty còn nhiều khuyết điểm : diện tích kho còn nhỏ và hẹp, gây khó khăn trong việc sắp xếp, dự trữ nhiều mặt hàng tồn kho khác nhau, trình độ nhân viên trông kho còn hạn chế nên công tác sắp xếp hàng tồn kho, công tác theo dõi chưa khoa học, còn chậm chạp làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, chất lượng kho hiện nay đã xuống cấp, thường xuyên bị ủ dột và mẩ ướt, dễ làm nguyên vật liệu thép bị rỉ sét và hư hại. - Chu trình hàng tồn kho của công ty chưa thật sự hoàn thiện : + Sau khi mua hàng, công ty chưa có công đoạn nhận hàng để kiểm tra về số lượng và chất lượng, xuất xứ của hàng hóa. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả như : hàng hóa không đủ số lượng hoặc chất lượng do nhân viên vận tải gian lận,
  55. 43 hàng hóa nhập về không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà máy làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, phát sinh chi phí đổi trả hàng hóa. + Công ty chưa có công đoạn quản lý hàng thừa nhập trở lại kho sau khi xuất thành phẩm đi tiêu thụ, không kiểm tra được số lượng hàng còn thừa có bị mất mát hay chất lượng bị kém hơn hay không, điều này sẽ dẫn đến việc bị mất mát hàng hóa mà không biết trách nhiệm thuộc về ai, gây lãng phí cho công ty. Tóm tắt chương 2 1. Công ty TNHH Compass II là doanh nghiệp chế xuất thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài. Được thành lập từ năm 2004, ngành nghề kinh doanh của công ty là chuyên gia công, sản xuất và kinh doanh dụng cụ cầm tay : tua vít và đầu tua vít., đến nay công ty đã có sự tăng trưởng và phát triển tốt với doanh thu bán hàng ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn đang ở mức thấp so với doanh thu do công ty còn phát sinh quá nhiều chi phí. 2. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho ở công ty TNHH Compass II được phân tích qua nhiều khía cạnh và chỉ tiêu. Đó là : - Phân tích thực trạng hoạch định nhu cầu hàng tồn kho nguyên vật liệu cần dùng - cần mua thông qua bảng thông báo định mức vật tư cho 1 sản phẩm và nhu cầu sản phẩm của công ty vào năm tiếp theo để lập kế hoạch mua sắm vật tư, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. - Phân tích các chi phí ảnh hưởng đến hàng tồn kho : chi phí mua hàng, chi phí cho 1 lần đặt hàng và chi phí tồn trữ hàng tồn kho ở công ty. Từ đó có thể xác định và điều chỉnh cho các mức chi phí phù hợp hơn với quy mô sản xuất và tồn trữ của công ty, tránh gây lãng phí tài nguyên nhân lực và vật lực. - Tính toán các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho của công ty TNHH Compass II như hệ số vòng quay hàng tồn kho , số ngày của một vòng quay, tỷ lệ giữa doanh thu so với hàng tồn kho giúp chúng ta thấy được trình độ quản trị hàng tồn kho của Compass II, biết được tốc độ quay vòng của hàng tồn kho là chậm,
  56. 44 hàng dự trữ của công ty bị ứ đọng nhiều và hàng tồn kho ít tạo ra doanh thu cho công ty hơn. - Công ty hiện nay chưa áp dụng mô hình tồn kho hiệu quả nào .Chưa xác định được khi nào thì tiến hành đặt hàng, đặt hàng bao nhiêu thi chi phí thấp nhất Do đó công tác quản trị hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả và rất có thể dẫn đến những rủi ro không thể lường trước trong tương lai - Tính thời điểm trong quản trị tồn kho ở công ty còn chưa được quản trị tốt, hàng dự trữ còn bị ứ đọng nhiều, làm phát sinh nhiều chi phí tồn trữ. - Quản trị hàng tồn kho ở Công ty chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài của các công đoạn như mua hàng, lưu – xuất kho nguyên vật liệu, lưu kho thành phẩm và xuất thành phẩm đi tiêu thụ,và các yếu tố như thị trường, nhân sự Sau khi phân tích tình hình thực trạng của công ty, có thể thấy rằng công ty đang trên đà tăng trưởng và phát triển, doanh số và doanh thu tăng qua các năm cho thấy công ty có khả năng sản xuất và tiêu thụ tốt. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất, nâng cao lợi nhuận thì công ty cần chú trọng đến công tác quản trị hàng tồn kho còn nhiều hạn chế.
  57. 45 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ 3.1 Giải pháp 3.1.1 Giải pháp áp dụng các mô hình tồn kho vào quản trị tồn kho của công ty 3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp Qua tìm hiểu thực tế công tác quản trị hàng tồn kho của công ty em nhận thấy công ty chưa áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho nào Công ty tiến hành mua nguyên vật liệu cũng như hàng hóa dựa trên kế hoạch đã định vào đầu kỳ kinh doanh, các quyết định này chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng của đối tác và khách hàng, và qua kinh nghiệm của nhà quản trị. Do đó công tác quản trị hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả và rất có thể dẫn đến những rủi ro không thể lường trước trong tương lai. Do vậy việc áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ là một điều thật sự cần thiết. Khi hoàn thiện mô hình này giúp công ty có những dự báo chính xác về : - Khi nào thì tiến hành đặt hàng ? - Đặt hàng lượng bao nhiêu thì chi phí là thấp nhất ? 3.1.1.2 Nội dung của giải pháp Do công ty có nhiểu điều kiện phù hợp với giả định của mô hình sản lượng kinh tế cơ bản ( EOQ). Ta sẽ áp dụng mô hình này để quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu tồn kho. Với phương pháp quản trị hàng tồn kho này giúp công ty xác định được lượng đặt hàng tối ưu. Phương pháp này giúp công ty đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra thông suốt, có đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn đảm bảo được việc tiết kiệm chi phí. Để áp dụng mô hình này ta giả định rằng: - Số lượng hàng mỗi lần cung cấp là Q. - Nhu cầu phải được biết trước và không đổi. - Phải biết khoảng thời gian đặt hàng đến khi nhận được hàng và thời gian này không thay đổi. - Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng. - Không có việc khấu trừ theo sản lượng - Sự thiếu hụt hàng hóa hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện.
  58. 46 Theo mô hình này ta có lượng đặt hàng tối ưu là :  Áp dụng thực tế vào công ty , ta có các thông tin : Trung bình 1 lần đặt hàng có giá trị 100,000 USD = 2,000,000,000 VND Giá trị trung bình một đơn vị nguyên vật liệu nhập khẩu : 25,000+35,000+38,000 =32,700 đồng 3 Lượng đặt hàng trung bình mỗi lần : 2,000,000,000/32,700 = 61,162 kg => Nhu cầu nguyên vật liệu trung bình 1 năm (D) : 61,162 x 8 = 489,296 kg Và S = 12,000,000 đồng/lần H = 6,700 đồng/kg Từ đó ta có sản lượng đặt hàng tối ưu là : 2 x 12,000,000 x 489,296 Q* = √ = 41,865 kg 6,700 Suy ra số lần đặt hàng tối ưu trong năm là 489,296 = 11 lần 41,865 Thời gian giữa mỗi lần đặt hàng là 360/11 = 33 ngày Như vậy, lượng đặt hàng tối ưu thấp hơn lượng đặt hàng trung bình của công ty và số lần đặt hàng của công ty là 11 lần/năm. Xét về tổng thể, đây cũng không phải là sự chênh lệch lớn. Hơn nữa, giữa kế hoạch sản xuất và thực tiễn sản xuất diễn ra trong tháng không hoàn toàn trùng nhau. Vì thế, nhu cầu ở đây chỉ có thể xem xét ở khía cạnh bình quân hóa. D 489,296 Lượng vật tư cần dùng trong 1 ngày đêm (d) = = = 1,630 kg 300 300 (1 năm làm việc là 300 ngày) Thời gian vận chuyển (L) là 45 ngày => Điểm đặt hàng lại (ROP) là : d x L = 1,630 x 45 = 73,394.4 kg Từ đó ta đưa ra giải pháp như sau : - Công ty nên xác định lượng đặt hàng tối ưu cho mình trước khi bước vào một năm tài chính mới. Điều này rất quan trọng vì hiện nay lượng đặt hàng của công ty chưa đạt mức tối ưu nên chưa tối thiểu hóa được chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Thay vì đặt mỗi lô khoảng 61,162 kg 45 ngày một lần, mỗi năm đặt hàng 8 lần. Áp
  59. 47 dụng cách đặt hàng mỗi đơn đặt hàng là 41,865 kg và một năm đặt hàng 11 lần, mỗi lần cách nhau 33 ngày sẽ giúp công ty cải thiện được vấn đề về : lượng hàng tồn trữ quá nhiều, gây ứ đọng và phát sinh nhiều chi phí tồn trữ, tối thiểu hóa được tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho - Điểm đặt hàng lại (ROP) cho biết khi lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu là 73,394.4 kg thì công ty nên tiến hành đặt hàng thêm.  Một giải pháp khác mà công ty cũng cần xem xét để có thể giảm các chi phí liên quan đến tồn kho, đó là giải pháp áp dụng kết hợp mô hình EOQ và mô hình khấu trừ theo sản lượng. Hiện nay, công ty chưa được hưởng mức giá khấu trừ theo sản lượng vì hiện nay công ty đang tiến hành mua nguyên vật liệu trực tiếp từ công ty mẹ. Tuy nhiên, để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, công ty có thể tìm kiếm những nhà cung cấp mới để mua nguyên vật liệu với mức giá được khẩu trừ theo sản lượng. Ví dụ như : có các thông tin sau của công ty Giá mua : 32,700 đồng/kg Nhu cầu năm (D) = 489,296 kg Chi phí 1 lần đặt hàng (S) = 12,000,000 đồng Chi phí lưu kho hàng năm (H) = 20% giá mua (I x P) Lượng đặt hàng tối ưu (Q*) = 41,865 kg Nếu công ty đặt mua mỗi lần 100,000 kg sẽ được hưởng chiết khấu 8% Giải pháp : Nếu đặt mua mỗi đơn hàng 41,865 kg thì chi phí một năm cho tồn kho sẽ là : Cmh = 489,296 x 32,700 = 16,000,000,000 đồng Cđh = 12,000,000 x 11 = 132,000,000 đồng 41,865 C = 20% x 32,700 x = 136,898,550 đồng tt 2 Tổng chi phí : TC1 = 16,000,000,000 + 132,000,000 + 136,898,550 = 16,268,898,550 đồng
  60. 48 Nếu đặt mỗi đơn hàng 100,000 kg với giá chiết khấu 8% thì chi phí 1 năm cho hàng tồn kho sẽ là : Cmh = 16,000,000,000 x 92% = 14,720,000,000 đồng Cđh = 12,000,000 x (489,296/100,000) = 58,715,520 đồng 100,000 C = 20% x 92% x 32,700 x = 300,840,000 đồng tt 2 Tổng chi phí TC2= 14,720,000,000 +58,715,520 + 300,840,000 = 15,079,555,520 đồng => Công ty nên đặt hàng với lượng 100,000 kg thép mỗi đơn hàng. Như vậy công ty sẽ tiết kiệm được 1 số tiền là 16,268,898,550 - 15,079,555,520=1,189,343,030 đồng. Qua ví dụ trên có thể thấy rằng mô hình chiết khấu cũng có thể được áp dụng tại Compass II vì ưu điểm của nó là công ty có thể giảm chi phí hàng tồn kho 1 năm nếu đặt hàng đủ lớn để hưởng tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Tuy nhiên, công ty phải cân nhắc xem có thể áp dụng mô hình này cho những loại hàng tồn kho nào, so sánh xem chi phí nào tăng lên ( như chi phí lưu kho), chi phí nào giảm đi ( như chi phí mua hàng). Có những loại hàng tồn kho nếu để lâu sẽ làm giảm gí trị, kết quả là dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp. 3.1.1.3 Kết quả dự kiến đạt được Vậy giải pháp áp dụng mô hình EOQ đã giúp công ty giải quyết được 2 vấn đề là : khi nào thì tiến hành đặt hàng là hợp lí và đặt hàng lượng bao nhiêu thì chi phí thấp nhất. Đó là : công ty nên đặt trung bình khoảng 41,865 kg/đơn hàng và một năm đặt hàng 11 lần, mỗi lần cách nhau 33 ngày. Và khi hàng trong kho còn khoảng 73,394.4 kg thì công ty nên chuẩn bị tiến hành đơn đặt hàng mới. Việc mua hàng với số lượng lớn với mức giá chiết khấu thích hợp sẽ giúp công ty giảm thiểu được hơn các chi phí liên quan đến tồn kho. Nếu có điều kiện, công ty cũng nên tìm kiếm thêm cho mình một nhà cung cấp đáng tin cậy có áp dụng chính sách chiết khấu giá theo sản lượng.
  61. 49 Việc áp dụng các mô hình tồn kho sẽ giúp công ty giảm thiểu được chi phí tồn kho, từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cho công ty. 3.1.2 Giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kho chứa của công ty 3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp Căn cứ vào hiện trạng kho hàng của công ty hiện nay là diện tích kho nhỏ và hẹp, không đủ lớn để chứa hàng, hàng hóa thường xuyên phải để ở bên ngoài kho khi không còn chỗ cho hàng vào. Kho hàng chịu trách nhiệm kiểm soát chính của thủ kho, nếu hàng để ngoài kho sẽ không chịu trách nhiệm của thủ kho nữa, đây là nguyên nhân dẫn đến việc không kiểm soát được hàng, gây mất mát và khó kiểm soát trong kho. Trong kho được chia thành nhiều khu vực gồm : kho nguyên vật liệu, kho công cụ dụng cụ, kho bàn thành phẩm và kho thành phẩm. Tuy nhiên, các thành phần của kho này thường xuyên để lẫn vào khu vực kho chứa hàng hóa khác nên rất khó kiểm soát được số lượng, hơn nữa khi có 1 lô hàng hóa nào quá nhiều thí sẽ để cả ở lối đi. Hàng nhiều không thể di chuyển hết, cứ lần này qua lần khác như vậy nên việc sắp xếp trật tự hàng hóa trong kho đã không còn khoa học và linh hoạt nữa. Chính vì vậy đã dẫn đến việc khó kiểm soát số lượng, chủng loại hàng hóa tồn kho. Ngoài ra, sự phân bổ của các khu chứa nguyên vật liệu và công cụ, dung cụ ở cách quá xa, gây bất tiện trong việc sắp xếp hàng hóa khi mua về. Chi phí cho việc mở rộng diện tích, sắp xếp lại vị trí các khu trong kho ước tính khoảng 300,000,000 đồng. 3.1.2.2 Nội dung của giải pháp Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, em nhận thấy rằng lượng hàng hóa và nguyên vật liệu ngày càng tăng lên do nhu cầu số lượng hàng hóa bán ra ngày càng nhiều, chính vì vậy công ty nên mở rộng thêm diện tích kho chứa hàng. Diện tích hiện nay của kho chứa hàng là khoảng 1000m2, công ty nên tăng thêm diện tích lên thêm khoảng 500m2 để có thể dự trữ hàng một cách hợp lý hơn, khi hàng mới về sẽ không sợ bị thiếu chỗ để nữa.
  62. 50 Ngoài ra, em cũng đề nghị công ty nên sắp xếp lại vị trí của các khu chứa hàng dự trữ trong kho của công ty. Sơ đồ kho mới sau kho sắp xếp lại : Khu vực để xe Khu hành chánh P.Giám đốc Bảo vệ Khu sinh quản Cổng Công ty Xưởng sản xuất Khu vực vệ sinh Khu vực kho Kho sản Kho Kho công Kho thành phẩm dở nguyên vật cụ - dụng phẩm dang liệu cụ Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ bố trí kho mới sau kho sắp xếp lại Vị trí các khu vực chứa hàng sau khi được sắp xếp lại : kho thành phẩm sẽ nằm cạnh kho sản phẩm dở dang, kho nguyên vật liệu sẽ ở cạnh kho công cụ dụng cụ và nằm cạnh xưởng sản xuất, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Việc chuyển
  63. 51 đổi vị trí trong kho không tốn quá nhiều chi phí và thời gian, lại dễ dàng thực hiện. chỉ cần huy động toàn bộ nhân viên trong kho và công nhân là có thể là có thể chuyển đổi được kho trong vong vài ngày. Công ty cũng nên cho sửa sang , nâng cấp lại hệ thống kho để không còn bị dột và ẩm ướt khi có mưa, nâng cao hiệu quả cho việc bảo quản hàng tồn kho. Ngoài ra, thủ kho cần thường xuyên phân loại, thống kê hàng hóa trong kho để kiểm soát hàng hóa được bảo đảm hơn. 3.1.2.3 Kết quả dự kiến đạt được Việc mở rộng diện tích, sắp xếp lại vị trí các khu vực chứa hàng trong kho sẽ góp phần giúp công ty dễ dàng kiểm soát số lượng hàng hóa hơn, tránh bị mất mát hơn, vị trí của kho thuận tiện hơn sẽ giúp nhân viên làm việc cũng thoải mái hơn, khi đó, công ty có thể giảm bớt số lượng nhân viên làm việc trong kho để tiết kiệm chi phí hơn. Mỗi khi xưởng sản xuất có nhu cầu về hàng hóa, khi được sắp xếp và kiểm kê tốt thì việc xuất kho cũng sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn, hiệu quả sản xuất được nâng cao hơn. Hệ thống kho được nâng cấp và sửa sang sẽ giúp bảo quản hàng hoá được tốt hơn, tránh gây lãng phí. 3.1.3 Giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty 3.1.3.1 Cơ sở của giải pháp Ngay từ khi mới thành lập công ty đã có quy trình quản lý hàng tồn kho nhưng việc nhập xuất hàng chưa bài bản, thiếu khâu nhận hàng sau khi mua hàng và khâu nhập hàng thừa trở lại kho sau khi bán khiến cho hàng hóa khó được đảm bảo chất lượng và việc mất hàng xảy ra thường xuyên. Hàng mất tại nhiều khâu như : khâu nhập kho, khâu xuất bán và khâu nhập hàng thừa Chính vì vậy, em xin đưa ra giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty.
  64. 52 3.1.3.2 Nội dung của giải pháp Mục đích chính của việc hoàn thiện quy trình quản lý hàng tồn kho là nhằm thống nhất giữa việc xuất hàng đi bán và nhập hàng thừa trở lại kho, tối thiểu những thiệt hại do việc nhập kho hàng hóa không đảm bảo về số lượng và chất lượng và việc thiếu hụt hàng hóa gây ra. Ta sẽ thêm vào quy trình quản lý hàng tồn kho ở công ty thêm 2 công đoạn, đó là : công đoạn nhận hàng sau khi mua hàng hóa về đến công ty và công đoạn nhập hàng thừa trở lại kho sau khi xuất bán. Quy trình quản lý hàng tồn kho mới sẽ là :
  65. 53 Mua hàng (nguyên vật liệu) Nhận hàng (nguyên vật liệu) Lưu kho (Nguyên vật liệu) Xuất kho (Nguyên vật liệu) Sản xuất Lưu kho thành phẩm Xuất thành phẩm đi tiêu thụ Nhập hàng thừa trở lại sau khi bán Sơ đồ 3.2: Giải pháp quy trình quản lý hàng tồn kho mới - Công đoạn nhận hàng : để đảm bảo sự tách biệt trong quản lý, công ty cần bổ sung thêm khâu nhận hàng sau khi hàng hóa được vận chuyển về đến công ty rồi mới nhập vào kho. Công ty cũng nên lập một phòng ban nhận hàng kiểm tra riêng hoặc một bộ phận chuyên kiểm hàng, bộ phận này có thể có số lượng từ 1-2 người. Bộ
  66. 54 phận này có trách nhiệm xác định số lượng hàng nhập, kiểm định ngẫu nhiên xem hàng có phù hợp với yêu cầu trong đơn đặt hàng không, loại bỏ các hàng bị đổ vỡ hoặc bị lỗi hỏng, lập biên bản nhận hàng, chuyển hàng hóa tới bộ phận kho. - Công đoạn nhập hàng thừa sau khi bán trở lại kho : hàng thừa nhập kho phải được nhập tại kho theo đúng phiếu nhập kho do phòng kế toán lập.Cách thực hiện như sau : + Nhân viên bán hàng về phải làm ngay phiếu xác nhận hàng tồn và yêu cầu nhập lại kho chuyển cho phòng kế toán để lập phiếu nhập kho. Kế toán căn cứ vào phiếu yêu cầu của nhân viên bán hàng viết phiếu nhập kho chuyển cho thủ kho. + Hàng thừa phải được đưa đến cho thủ kho để kiểm tra. Thủ kho kiểm tra lại phiếu nhập kho, số lượng, chủng loại, quy cách, tình trạng hàng Tất cả hàng bán còn thừa vể nhập kho đều phải thùng kiểm tra xem có đủ số lượng hàng, phụ kiện, sản phẩm kèm theo hay không. Nếu đủ thì cho nhập kho, nếu thiếu thi thủ kho thông báo cho nhân viên bán hàng và lập biên bảng để kiểm tra hàng hóa. Biên bản kiểm tra này phải có ngày, thàng, lí do lập biên bản, chữ ký người lập và nhân viên bán hàng. Trách nhiệm Quy trình Nhân viên bán hàng Lập phiếu xác nhận hàng tồn Kế toán Viết phiếu nhập kho Thủ kho Khu nhận hàng Kiểm tra phiếu nhập Kiểm tra hàng Nhập kho Thông báo Lập biên bản Bảng 3.1 : Xây dựng các bước thực hiện nhập hàng thừa trở lại kho.
  67. 55 3.1.3.3 Kết quả dự kiến đạt được Việc bổ sung 2 công đoạn vào quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty sẽ góp phần giúp công ty quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu được việc mất mát hàng hóa nguyên vật liệu và cả các thành phẩm của công ty. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí do mất hàng một cách đáng kể. Hàng tồn kho tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh và có thể nhanh chóng chuyển đổi sang tiền mặt nên quản trị hàng tồn kho là một trong những công tác cần được ưu tiên. Em xin đưa ra một số kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty. 3.1.4 Một số giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.  Cần có sự liên hệ mật thiết giữa công tác quản trị hàng tồn kho với các bộ phận khác trong công ty: Để công tác quản trị hàng tồn kho có hiệu quả thì cần có sự hỗ trợ từ các bộ phận, phòng ban khác trong công ty. Để ra được quyết định đúng đắn trong việc dự trữ khối lượng hàng tồn kho cần dựa trên nhiều yếu tố, dựa trên các điều tra nghiên cứu, phân tích các số liệu như: khả năng tiêu thụ của thị trường, những tiềm năng của thị trường, tình hình cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường Từ đó có thể đưa ra dự báo chính xác khối lượng đặt hàng, khối lượng dự trữ trong kho là bao nhiêu, đảm bảo cho doanh nghiệp vẫn tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn nâng cao được hiệu quả kinh doanh.  Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa. Công tác đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định liên quan đến việc dự trữ hàng hóa trong kho của doanh nghiệp. Nếu công tác tiêu thụ hàng hóa được thực hiện tốt sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp sẽ nhanh hơn.Từ đó cải thiện các chỉ số hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty. Một trong những chức năng của công ty là mua vào để bán ra, như vậy dự trữ tồn kho là giai đoạn quan trọng trong quá trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.Công ty có thể đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa bằng một số phương pháp sau: - Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý
  68. 56 Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì các quyết định của ban lạnh đạo ảnh hưởng rất nhiều bởi những nhu cầu của thị trường và nắm bắt những thời cơ là những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc lựa chọn phương án kinh doanh ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Các phương án kinh doanh được đưa ra dựa trên việc tiếp cận thị trường, nghiên cứu và phân tích các nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra các quyết đinh về mặt hàng kinh doanh, quy mô cũng như khối lượng hàng hóa để có kế hoạch tồn kho phù hợp. - Mở rộng thị trường tiêu thụ Để có những nhận xét đúng về thị trường công ty cần có những chính sách nghiên cứu thị trường hợp lý. Hiện nay công tác marketing của công ty chưa thực sự được quan tâm và chú trọng, do đó việc tiếp cận và tìm hiểu sâu sắc thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Vì vậy công ty nên tổ chức riêng bộ phận marketing để chuyên trách công tác tìm hiểu thị trường Công ty có thể mở rộng thị trường bằng cách liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để khai thác các tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của đối tác nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa để thực hiện tốt quản trị hàng tồn kho nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong kinh doanh thương mại công ty nên áp dụng nhiều phương pháp bán hàng phong phú để công ty có thể tiếp cận tốt hơn thị trường. Các phương thức bán công ty có thể áp dụng là bán theo đơn đặt hàng, bán thẳng không thông qua kho Với các phương pháp này công ty có thể tiết kiệm được chi phí liên quan đến tồn kho, đẩy mạnh doanh số bán ra, chủ động tìm kiếm khách hàng. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo thời gian quay vòng vốn hàng hóa nhanh - Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Đây là một biện pháp không kém phần quan trọng vì chất lượng phục vụ cũng quan trọng như chất lượng hàng hóa. Nếu tạo ra tâm lý thoải mái cho khách hàng khi mua các sản phẩm của công ty. Biện pháp này được thực hiện tốt là một cách kéo khách hàng về phía công ty.  Giải pháp về nguồn hàng - Xác định về nguồn hàng
  69. 57 Công ty nên lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu từ những nguồn hàng có chất lượng cao, uy tín thì công ty sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan như chi phí giám định chất lượng, chi phí hao mũn - Đánh giá và kiểm soát hoạt động mua hàng Khi hàng hóa nhập về kho thì ngoài việc kiểm tra chất lượng hàng hóa công ty nên tổng kết đưa ra những nhận định chung về hoạt động mua hàng của lần nhập hàng này. Qua đó phát hiện ra những sai sót và rút kinh nghiệm cho lần sau.  Giải pháp về đội ngũ con người Trong điều kiện như hiện nay nước ta đang bước vào giai đoạn nền kinh tế thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp có nhiều những cơ hội cũng như những khó khăn. Cơ chế quản lý cũ dần được thay thế bằng các cơ chế mới nên đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Trong điều kiện mới này đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Trước yêu cầu này yêu cầu doanh nghiệp có những chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó công ty phải thường xuyên cử cán bộ đi học tập và nghiên cứu tại nước ngoài để có thể đưa những quyết định cũng như chính sách mới có ích cho doanh nghiệp. Công ty có chính sách khuyến khích động viên đối với cán bộ công nhân viên như tăng lương, thưởng, tổ chức các chuyến du lịch cho công nhân viên trong công ty tạo điều kiện tốt nhất về mặt vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc. Đồng thời cũng cần có những biện pháp khả thi để giải quyết những trường hợp gian trá, biển thủ tài sản của công ty.  Giải pháp hoàn thiện về mặt tổ chức và hệ thống sổ sách quản lý hàng tồn kho nhập khẩu Công ty nên từng bước sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp tránh tình trạng công việc giữa các phòng ban có sự chồng chéo nhau. Các phòng ban cần có sự phân công công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng. Công ty nên thiết lập một phòng chuyên chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra những hàng hóa dự trữ trong kho phụ trách các công việc như: - Kiểm tra chặt chẽ số lượng chất lượng hàng hóa nhập kho đặc biệt các hàng hóa nhập khẩu, có sự phân loại và bảo quản thích hợp ngay từ đâu. - Xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu
  70. 58 - Có ý kiến xây dựng nâng cấp, cải tiến hệ thống kho bãi đảm bảo nhu cầu dự trữ hàng hóa, bảo quản hàng hóa. Để công tác quản trị hàng tồn kho đạt được hiệu quả cao thì hệ thống sổ sách lưu chữ cũng góp phần quan trọng. Yêu cầu đối với việc ghi chép dữ liệu liên quan đến hàng tồn kho phải rõ ràng, chính xác, kịp thời. Theo định kỳ 6 tháng hay kết thúc năm tài chính, hoặc yêu cầu đột xuất của ban lãnh đạo có báo cáo tình hình hàng tồn kho cho ban giám đốc kiểm tra để từ đó đưa ra các quyết định chính sách phù hợp trong việc dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa cho công ty. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2 Kiến nghị Môi trường bên ngoài có tác động lớn đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, với mỗi hoạt động quản lý tại doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng dù ít dù nhiều của những tác nhân bên ngoài này. Để giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho, các cơ quan Nhà Nước cũng có thể tác động dưới một số góc độ như :  Thuế xuất nhập khẩu : - Giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu mà doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Tại Compass II, đó là nguyên vật liệu thép và hạt nhựa. Nếu được giảm thuế, công ty có thể giảm bớt chi phí hoặc tăng lượng nguyên vật liệu mua vào, tăng lượng sản phẩm sản xuất ra, tăng doanh thu bán hàng. - Đồng thời cần quy định rõ tiêu chuẩn, áp mã thuế và điều chỉnh thuế suất nhập khẩu cho các sản phẩm cột chống lò, thép đặc biệt; thuế suất, quy tắc xuất xứ mặt hàng thép trong các hiệp định thương mại. - Cần có chính sách quản lý riêng, phù hợp với các mặt hàng thép chịu thuế và không chịu thuế nhập khẩu để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Cần giao cho một cơ quan đầu mối quản lý chịu trách nhiệm để tránh chồng chéo - lãng phí.  Chất lượng nguyên vật liệu nhập khẩu - Các cơ quan có thẩm quyền nên cắt giảm việc giảm thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hóa, áp dụng chính sách hậu kiểm đối với chất lượng thép nhập khẩu để tránh
  71. 59 ách tắc hàng hóa, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời bổ sung những quy định rõ ràng hơn tiêu chuẩn cho mặt hàng thép, hạt nhựa để việc sản xuất, lưu thông của doanh nghiệp được thuận lợi, tránh hiện tượng gian lận thương mại, làm hàng giả. - Đề cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu. Đưa ra chế tài cụ thể, chi tiết và thỏa đáng theo từng mức độ nghiêm trọng của sai phạm đối với các trường hợp khai báo sai sự thật (kể cả sau khi hàng hóa đã được bán hoặc sử dụng). Ngoài ra, đối với ngành công nghiệp sản xuất tua-vít nói chung và với công ty TNHH Compass II nói riêng, hiện nay còn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nên một khi lượng hàng bán bị giảm sút, tồn kho sẽ tăng lên, thời gian lưu kho lâu hơn gây tăng chi phí cho doanh nghiệp và có thể giảm chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như giảm chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì thế, bên cạnh những chính sách mở rộng đối với hoạt động xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu, Nhà nước cũng cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng đường xá, đa dạng các phương thức vận chuyển để giảm ách tắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất tua-vít tồn tại và phát triển. Tóm tắt chương 3 Sau khi tìm hiểu và phân tích về thực trạng quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH Compass II, ngoài những thành tựu công ty đạt được như doanh số bán hàng năm tăng dần, công nghệ sản xuất tiên tiến, công ty có thị trường xuất khẩu ổn định và một nhà cung cấp lâu dài thì vẫn còn nhiều điều còn hạn chế về vấn đề quản trị hàng tồn kho như : chưa áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả nào, hệ thống kho chứa hàng ở công ty còn chưa hoàn thiện, quy trình quản lý hàng tồn chưa khoa học từ đó em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Các giải pháp đó là : - Giải pháp áp dụng mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ) : giúp công ty xác định được sản lượng đặt hàng tối ưu, số lần đặt hàng và thời gian mỗi lần đặt sao cho chi phí là nhỏ nhất. Giải pháp cũng xác định được điểm đặt hàng lại giúp công
  72. 60 ty biết được khi lượng hàng trong kho còn bao nhiêu thì công ty nên tiến hành đặt hàng. Ngoài ra, việc áp dụng kết hợp mô hình EOQ và mô hình khấu trừ theo sản lượng sẽ giúp công ty xác định được mức sản lượng đặt hàng tối ưu để được hưởng mức chiết khấu, từ đó giúp công ty sẽ tìm kiếm được nhà cung cấp mới với mức giá kinh tế hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí, giảm được giá vốn hàng bán, tăng lơi nhuận. - Giải pháp hoàn thiện hệ thống kho chứa của công ty : giải pháp mở rộng diện tích kho, sắp xếp lại vị trí các khu vực chứa hàng trong kho và nâng cấp chất lượng kho sẽ góp phần giúp công ty quản lý được hàng dự trữ trong kho một cách thuận tiện và khoa học hơn, giảm thiểu việc lộn xộn, mất mát, hư hỏng hàng hóa - Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty : việc bổ sung vào quy trình của công ty hai công đoạn là nhận hàng, kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho và công đoạn nhập hàng thừa sau khi bán trở lại kho sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng tồn kho, tránh những trường hợp nhân viên gian trá lấy cắp hàng hóa gây thiệt hại cho công ty. Ngoài ra, một số giải pháp có hiệu quả cũng nên được áp dụng cho công ty TNHH Compass II để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp công ty ngày càng phát triển như : - Xây dựng sự liên hệ mật thiết giữa công tác quản trị hàng tồn kho với các bộ phận khác trong công ty : sự hỗ trợ từ các bộ phận, phòng ban khác trong công ty sẽ giúp công tác quản trị hàng tồn kho có hiệu quả hơn. - Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa : công tác tiêu thụ hàng hóa được thực hiện tốt sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho cũng như khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp sẽ nhanh hơn, cải thiện các chỉ số hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty. - Giải pháp về nguồn hàng - Giải pháp về đội ngũ con người - Giải pháp hoàn thiện về mặt tổ chức và hệ thống sổ sách quản lý hàng tồn kho nhập khẩu : việc kiểm tra chặt chẽ số lượng chất lượng hàng hóa nhập kho đặc biệt các hàng hóa nhập khẩu, có sự phân loại và bảo quản thích hợp ngay từ đâu, xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu để từ đó đưa ra các
  73. 61 quyết định chính sách phù hợp trong việc dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa cho công ty. Nhà Nước cũng cần có những chính sách để góp phần hỗ trợ công ty tăng trưởng và phát triển hơn, đặc biệt là trong việc quản lý hàng tồn kho như : giảm thuế xuất – nhập khẩu, giảm thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hóa, áp dụng chính sách hậu kiểm đối với chất lượng thép nhập khẩu để tránh ách tắc hàng hóa, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng đường xá, đa dạng các phương thức vận chuyển để giảm ách tắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất tua-vít tồn tại và phát triển.
  74. 62 KẾT LUẬN Công ty TNHH Compass II chuyên sản xuất và gia công tua vít và đầu tua vít với sản lượng xuất khẩu lên đến 80 triệu cái/ năm sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, công ty đã có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Với những thông tin thu thập được về Công ty TNHH Commpas II, em đã cố gắng xử lý và phân tích và thấy rằng công ty vẫn còn tồn tại những mặt han chế, vì thế em đã đưa ra những giải pháp góp phần giúp Công ty quản lý tốt và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị hàng tồn kho. Quản trị hàng tồn kho là một lĩnh vực rộng và phức tạp, nếu không có sự quản lý chặc chẽ thì sẽ tạo ra rất nhiều lỗ hỏng khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Bân cạnh đó, quản trị hàng tồn kho còn liên quan mật thiết với các lĩnh vực khác trong công ty như sản xuất, tài chính, nhân sự vận dụng những kiến thức đã được học ở trường em xin được đưa ra một vài giải pháp để góp phần giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản trị hàng tồn kho, từ đó cải thiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Compass nói riêng và các công ty trong ngành sản xuất nói chung. Vì kiến thức thực tế còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài khóa luận của em khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có dự góp ý, sửa chữa thêm của các Thầy Cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Compass II đặc biệt là chủ quản phòng hành chánh – cô Quan Tuyết Loan đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận. Em cũng xin cảm ơn giàng viên hướng dẫn - Thạc sĩ Lê Đình Thái đã góp ý và hướng dẫn tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cám ơn!
  75. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh An, Quản trị hàng dự trữ, giáo trình Quản trị sản xuất, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh An ,(lưu hành nội bộ), 125 - 139 2.Thạc sĩ Lê Đình Thái, Quản trị tồn kho, giáo trình Quản trị sản xuất, Thạc sĩ Lê Đình Thái, (lưu hành nội bộ), 10 - 19 3. Trần Thị Cẩm Châm, Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho tại xí nghiệp chế biến lương thực 1 trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học An Giang, An Giang 4. Lê Tuấn Anh, Quản trị sản xuất, 7/2015, 5. Các trang web về ngành sản xuất tua-vít trong nước. 6. Bản phát hành Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH Compass II các năm 2012 – 2013 – 2014 7. Báo cáo tồn kho nguyên vật liệu của công ty các năm 2012 – 2013 – 2014 8. Bản đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu các năm 2012- 2013- 2014 9. Các tài liệu liên quan đến công tác tồn kho của công ty.
  76. 64 PHỤ LỤC Một số mẫu phiếu, bảng biểu mà công ty TNHH Compass II đang sử dụng liên quan đến hoạt động quản trị hàng tồn kho trong công ty Phụ lục 1 : Phiếu yêu cầu Phụ lục 2 : Phiếu xuất kho Phụ lục 3 : Phiếu nhập kho Phụ lục 4 : Phiếu xác nhận hàng tồn và yêu cầu xuất nhập kho
  77. 65 Phụ lục 1 Công ty TNHH Compass II PHIẾU YÊU CẦU BM-KT-01 Ngày .tháng năm Số : Quyển số : . Người đề xuất: .Bộ phận .Chức vụ STT Nội dung yêu cầu Tên hàng Số lượng Nhà cung cấp Ghi chú Người duyệt Người đề xuất (Họ tên) (Họ tên)
  78. 66 Phụ lục 2 Đơn vị: . Mẫu số C21 – H Địa chỉ : PHIẾU XUẤT KHO Theo QĐ :19/06/QĐ-BTC ngày Mã ĐVSDDNS: Ngày .tháng .năm 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC Nợ : Số: Có : Họ tên người nhận hàng : Địa chỉ, bộ phận: Lý do xuất kho: . Xuất tại kho: Địa điểm . . Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng Mã Thành STT cách vật tư, dụng cụ, ĐVT Thực Đơn giá số Yêu cầu tiền sản phẩm, hàng hóa xuất Tổng cộng Tổng số tiền (viết bằng chữ): Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày tháng .năm. . Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên)
  79. 67 Phụ lục 3 Đơn vị : PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số 02-VT Bộ phận: Số: Theo QĐ số : Ngày tháng năm 15/206/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của BTC Nhận của : Nợ Có Theo số: . Ngày .tháng năm Biên bản kiểm nghiệm số : Ngày tháng .năm Người nhập: .Nhập tại kho: Tên, nhãn hiệu, Giá Thành Giá Thành STT quy cách hàng ĐVT SL hàng mua tiền bán tiền hóa Cộng thành tiền (bằng chữ) : . Nhập, ngày tháng năm . Giám đốc Kế toán trưởng P.T cung tiêu Người giao Thủ kho (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên)
  80. 68 Phụ lục 4 Công ty TNHH PHIẾU XÁC NHẬN HÀNG TỒN VÀ Mẫu số:BM-KD-01 Compass II YÊU CẦU XUẤT NHẬP KHO Ngày tháng năm . Quyển số : Kho : Họ tên : Số SL xuất kho SL nhập lại kho Tên hàng, Mã lượng Tổng STT phẩm hàng hàng Yêu Thực Yêu Thực số chất tồn cầu xuất cầu nhập Kiểm soát bán hàng Kiểm toán kho Thủ kho Nhân viên bán hàng (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên) (Họ tên)