Khóa luận Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa -Vũng Tàu

pdf 84 trang thiennha21 26/04/2022 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa -Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoat_dong_quan_ly_no_co_van_de_tai_vietinbank_chi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa -Vũng Tàu

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DƯƠNG MAI CHI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DƯƠNG MAI CHI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S TRẦN THỊ BÌNH AN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài khóa luận “Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn hoặc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Các thông tin, số liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu được tác giả thu thập từ nghiều nguồn khác nhau là hoàn toàn trung thực và được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. TP HCM, ngày 30 tháng 5 năm 2018 Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình giảng dạy trong suốt 4 năm học, giúp tác giả có đầy đủ kiến thức, điều kiện và khả năng thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tác giả xin gửi làm cảm ơn sâu sắc đến Th.S Trần Thị Bình An, giảng viên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình hướng dẫn giúp tác giả hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng với vốn kiến thức và thời gian thực hiện khóa luận có hạn nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý thầy cô để tác giả có thể hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp cũng như kiến thức của mình tốt hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn. TP. HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2018 Tác giả
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC HÌNH ix ABSTRACT x PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc luận văn 4 CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5 1.1. Nợ có vấn đề 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Phân loại nợ có vấn đề 7 1.1.3. Ảnh hưởng của nợ có vấn đề 7 1.1.3.1. Ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM 7 1.1.3.2. Ảnh hưởng đến khách hàng vay 8 1.1.3.3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế 8 1.2. Quản lý nợ có vấn đề tại NHTM 8 1.2.1. Khái niệm 8
  6. iv 1.2.2. Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề 9 1.2.2.1. Quy trình nhận diện và phòng ngừa nhằm cảnh báo sớm nợ có vấn đề 9 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề 15 1.2.2.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề 17 1.2.3. Xử lý nợ có vấn đề 18 1.2.3.1. Quy trình xử lý nợ có vấn đề 18 1.2.3.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị xử lý nợ có vấn đề 21 1.2.3.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình xử lý nợ có vấn đề 24 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề 25 1.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ có vấn đề 25 1.3.2. Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề 25 1.3.3. Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ 26 1.3.4. Tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi được/Tổng dư nợ có vấn đề 26 1.3.5. Tỷ lệ Các khoản nợ đã tái cấu trúc/ Tổng dư nợ có vấn đề 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 29 2.1. Tổng quan về Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu 29 2.2. Cơ cấu tổ chức 29 2.3. Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh 32 2.4. Tình hình nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu 33 2.5. Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu 37 Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề 37 2.5.1.1. Nhận diện 37 2.5.1.2. Hoạt động phòng ngừa 37 2.5.1.3. Mô hình tổ chức quản lý nợ có vấn đề 41
  7. v 2.5.1.4. Đảm bảo các nguyên tắc về quy trình nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề 42 2.5.2. Hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT 44 2.5.2.1. Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ vay và làm việc với khách hàng 44 2.5.2.2. Các biện pháp xử lý 44 2.6. Phân tích tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN BR-VT 48 2.7. Đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề 50 2.7.1. Kết quả đạt được 50 2.7.2. Tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân 51 2.7.2.1. Những hạn chế 51 2.7.2.2. Nguyên nhân 52 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BR-VT 54 3.1. Định hướng quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank CN BR-VT trong năm 2018 54 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý nợ có vấn đề 55 3.2.1. Đối với Vietinbank chi nhánh BR-VT 55 3.2.2. Đối với Vietinbank 57 3.2.3. Một số ý kiến đề xuất với các cấp quản lý vĩ mô 58 3.2.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước 58 3.2.3.2. Đối với Tòa án nhân dân tối cao 59 3.2.3.3. Tổng cục thống kê 59 3.2.3.4. Đối với Chính phủ 60 KẾT LUẬN CHUNG 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các chỉ số chính cần được theo dõi để xác định rủi ro về các khoản nợ 9 Bảng 1.2. Các chỉ tiêu tài chính 10 Bảng 1.3. Các chỉ số về hành vi và tài sản bảo đảm 11 Bảng 1.4. Các chỉ số về thông tin bên thứ ba 13 Bảng 1.5. Các chỉ số hoạt động 14 Bảng 1.6. Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý nợ có vấn đề 15 Bảng 1.7. Các kiểu mô hình quản lý rủi ro tín dụng phổ biến 21 Bảng 2.1. Dư nợ cho vay theo phân khúc khách hàng tại chi nhánh 32 Bảng 2.2. Tổng hợp nợ có vấn đề của Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu qua các năm 34 Bảng 2.3. Tình hình các nhóm nợ xấu của Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu 35 Bảng 2.4. Dư nợ đã xử lý bằng DPRR chưa thu hồi được tại chi nhánh 37 Bảng 2.5. Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng tại chi nhánh 39 Bảng 2.6. Kết quả phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm XHTD của chi nhánh 40 Bảng 2.7. Phân công quản lý nợ có vấn đề 42 Bảng 2.8. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng (nợ sắp đến hạn) 47 Bảng 2.9. Tình hình dư nợ theo TSBĐ của chi nhánh 48 Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh qua các năm 49
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH NGUYÊN NGHĨA ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động Xây dựng- Vận hành- BOT Build-Operate-Transfer Chuyển giao BR-VT Bà Rịa-Vũng Tàu CĐTD Chấm điểm tín dụng CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành CFO Chief Finance Officer Giám đốc tài chính Trung tâm thông tin tín CIC Credit information center dụng CNTT Công nghệ thông tín CRO Chief Risk Officer Giám đốc quản lý rủi ro DPRR Dự phòng rủi ro Earning before interest and Lợi nhuận trước thuế và lãi EBIT taxs vay EWS Early warning system Hệ thống cảnh báo sớm Đầu tư trực tiếp nước FDI Foreign direct investment ngoài GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội KHBL Khách hàng bán lẻ KHDN Khách hàng doanh nghiệp Tỉ lệ nợ trên tài sản thế LTV Loan to value chấp Management information MIS Hệ thống quản lý thông tin system NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại
  10. viii PGD Phòng giao dịch QLRR Quản lý rủi ro SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TMCP Thương mại cổ phần Trách nhiệm hữu hạn một TNHH MTV thành viên TSBĐ Tài sản bảo đảm Thanh tra giám sát nhà TTGSNN nước TTTD Thông tin tín dụng XHTD Xếp hạng tín dụng XLRR Xử lý rủi ro
  11. ix DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động của hệ thống cảnh báo nợ có vấn đề 9 Sơ đồ 1.2. Quy trình xử lý nợ có vấn đề 18 Sơ đồ 1.3. Bộ máy tổ chức Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu 30
  12. x ABSTRACT BR-VT is a province playing an important part in the Southern key economic region, which is the nucleus to promote the socio-economic transformation of the whole region. The development of Ba Ria - Vung Tau in recent years has not only improved the quality of life of local people, but also boosted production and consumption of other localities in the region. In addition, the fishery economy is one of the leading sectors in the development of marine economy of the locality, capable of competition, stable and sustainable development. With advantages available such as quality infrastructure, many seafood processing plants for export, breeding center and logistic services, BR-VT is concentrating on building fishery center in the area. The demand for all the provinces in the region, in which, mainly exploitation, aquaculture, processing export, trade promotion, product promotion, training and scientific research technology. This is the motivation to help the fisheries of Ba Ria - Vung Tau promote their strengths, potentials in the future. As one of the big banks in the country, up to 31/12/2017, mobilized capital reached 119.297 billion, outstanding loans for the whole province reached 58.369 billion, up 8.269 billion compared with 2016 Vietinbank spent BR-VT branch has also contributed to the development of the province by providing banking products and services to customers as well as promoting credit activities in the area. With appropriate and flexible measures, VietinBank’s capital has come to businesses and households to contribute significantly to production and business activities, improve living conditions for people in Ba Ria - Vung Tau Province and ensure fully meet the investment capital to awaken the rich potential of the province. In addition, firstly, the high credit growth in recent years shows that the demand for capital of the economy in the province is very large and the ability to absorb capital is relatively good. However, this is creating pressure and potential
  13. xi risks in credit quality management for banks in general and Vietinbank BR-VT branch in particular. Secondly, in order to control and manage the problematic debt effectively, it is always a matter of great importance to the economy. In 2017, the Government also approves through various legal frameworks, The restructuring process associated with NPLs 2016-2020 as Resolution 42/2017 / QH14 on piloting bad debt and the law amending and supplementing the law of credit institutions to support commercial banks Good problem debt management. Thirdly, Vietinbank is one of the banks with high competitive position in the banking market nationwide and in order to develop a big brand so far, the issue of control and improvement of credit quality is has been extremely focused during the past 30 years. During the implementation of the project at Vietinbank BR-VT branch, the author realized that Vietinbank is also in the process of reforming, transforming and improving problematic debt management models and systems to support Credit activities are better and more effective. Because of the above reasons, I decided to select the topic: “Problem loans management at Vietinbank Ba Ria-Vung Tau branch” as the topic of my thesis. The thesis is composed of three main chapters, each of them dealing with different aspects of problem loans. Chapter One introduces concepts of troubled debt and problem loans management in business operations of commercial banks, and develops a theoretical framework for problem loans management in commercial banks. The indicators used to assess the effectiveness of problem debt management will also be covered in this chapter. Chapter Two gives a general introduction to the history of Vietinbank BR-VT and evaluates the situation of loan and quality of outstanding loans at branches. It will then analyze the problem loans management situation and assess the problematic debt management based on the criteria set out in the previous chapter.
  14. xii After pointing out the advantages and disadvantages of the branch in problem debt management, in this last chapter, it will outline the problem loans management orientations of the branch in 2018 and offer solutions and suggestions for branches and other mass organization to improve the quality of problem debt management. Objectives of the study Systematization of fundamental theoretical issues on problem debt, indicators for assessing the effectiveness of problem debt management and problematic debt management are three stages of implementation. Identify problematic debt, develop strategies and institutional arrangements for resolving problem loans, and finally deal with problem loans. By analyzing lending and NPLs management at Vietinbank Ba Ria-Vung Tau branch to assess the achievements and remaining constraints. Based on the assessment of the effectiveness of NPLs management and the direction of the branch, the author made recommendations and proposed solutions to improve the quality of debt management at Vietinbank Ria-Vung Tau. Research subjects The research subject of the project is problematic debt management at Vietinbank branch in Ba Ria-Vung Tau province. Research scope The research topic on problem debt management of Vietinbank Ba Ria Vung Tau branch in Vung Tau city. Data are collected, analyzed and used for 3 years from 2015 to 2017. Research methodology` Discussion uses qualitative research methods. Analytical methods and synthesis methods are used to explain concepts and to construct common theories for research.
  15. xiii Descriptive statistics method; Comparisons to compare the results of research at different stages and to analyze the performance indicators of problem debt management at the branch. However, due to short study time and limited knowledge, this essay may have inevitably mistakes. I hopefully look forward to receiving the valuable and useful comments of the teachers in the Council as well as the readers. Authour
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài “Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu” được tác giả chọn làm khoá luận tốt nghiệp của mình bởi vì những lý do như sau: Thứ nhất, BR-VT là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của toàn vùng. Sự phát triển của BR-VT trong những năm gần đây không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đây, mà còn thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng của các địa phương khác trong vùng. Ngoài ra, việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời gian vừa qua cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế tại địa bàn tỉnh rất lớn và khả năng hấp thụ vốn tương đối tốt. Tuy nhiên điều này đang tạo áp lực và tiềm ẩn rủi ro về công tác quản lý chất lượng tín dụng cho các ngân hàng nói chung và Vietinbank chi nhánh BR-VT nói riêng. Thứ hai, để kiểm soát và quản lý nợ có vấn đề đạt được hiệu quả luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, trong năm 2017, Chính phủ cũng phê duyệt thông qua nhiều khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu 2016-2020 như nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu và luật sửa đổi, bổ sung luật các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các NHTM thực hiện tốt công tác quản lý nợ có vấn đề. Thứ ba, Vietinbank là một trong những ngân hàng có vị thế cạnh tranh cao trên thị trường ngân hàng cả nước và để phát triển thương hiệu lớn mạnh tới thời điểm hiện nay thì vấn đề kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng được ngân hàng cực kì chú trọng trong suốt 30 năm qua. Trong quá trình thực hiện đề tài tại chi nhánh Vietinbank BR-VT tác giả nhận thấy Vietinbank cũng đang trong quá trình thực hiện cải cách, chuyển đổi và cải thiện các mô hình, hệ thống quản lý nợ có vấn đề để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh và dựa trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT.
  17. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài, do giới hạn về thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên tác giả xin đưa ra một vài nghiên cứu có liên quan tới đề tài về hoạt động quản lý nợ có vấn đề như sau: Tài liệu tham khảo nước ngoài gồm: “How to handle problem loans” của tác giả T.H.Donaldson xuất bản năm 1986 đưa ra những khía cạnh chính về việc xử lý nợ có vấn đề, mục đích chính là cung cấp khuôn khổ hoặc thông tin cần thiết của các yếu tố mà nhân viên ngân hàng cần lưu ý. nợ có vấn đề là điểu không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng tuy nhiên bằng những kĩ năng xử lý tốt các khoản nợ có vấn đề đó sẽ được hạn chế và không để lại rủi ro quá lớn. “Problem loans: Early detection for lenders” của Tommy M. Onich năm 2010 đã nêu quan điểm của tác giả về hai yếu tố quản lý danh mục cho vay đạt lợi nhuận tối ưu đó là căn nguyên bao gồm các chỉ báo về định tính, định lượng và công tác kiểm soát bao gồm việc nhận diện nợ có vấn đề và đưa ra giải pháp kịp thời. Tài liệu trong nước gồm: Bài báo “Giải pháp xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan và Nguyễn Hạnh Phúc năm 2003 đề cập đến những nội dung chính về khẳng định sự cần thiết phải xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam; thống nhất khái niệm, tiêu chí phân loại nợ xấu; tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Việt Nam; nguyên nhân phát sinh và tác động của nợ xấu đến nền kinh tế và nêu ra những kinh nghiệm quốc tế về xử lý nợ xấu, giải pháp xử lý và ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh. Bài viết “Xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam qua công ty quản lý tài sản” của tác giả Bùi Khắc Hoài Phương và Dương Thị Ngọc Sáu phân tích thực trạng xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam thông qua việc mua bán nợ cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xử lý nợ xấu dựa vào kinh nghiệm của một số nước châu Á. Ngoài việc sử dụng cơ sở lý luận chung, thì mỗi đề tài và công trình nghiên cứu làm rõ những vấn đề riêng biệt liên quan đến từng giai đoạn phát triển và bối cảnh khác nhau, đặc điểm kinh tế đặc trưng của từng quốc gia, khu vực nhưng tổng quan các bài
  18. 3 nghiên cứu và đề tài đều sử dụng phương pháp định tính, phân tích, so sánh để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ có vấn đề và đưa ra những cảnh báo về tác động tiêu cực của nợ xấu đến sự phát triển nền kinh tế để từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế phát sinh nợ có vấn đề. Đặc biệt, trong những đề tài nghiên cứu trong nước hiện nay, tài liệu về quản lý nợ có vấn đề chưa phổ biến mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu. Hơn nữa, còn một số hạn chế về mặt thời gian vì các nghiên cứu trước được thực hiện trước khi có những thay đổi về chính sách tín dụng từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nên sẽ có một số bất cập so với tình hình phát triển trong ngành ngân hàng hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nợ có vấn đề, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ có vấn đề và hoạt động quản lý nợ có vấn đề tuân theo tiến trình gồm ba giai đoạn thực hiện: Nhận diện nợ có vấn đề, xây dựng chiến lược và tổ chức thể chế giải quyết nợ có vấn đề và cuối cùng là tiến hành xử lý nợ có vấn đề. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay và công tác quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu để đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề và định hướng của chi nhánh, tác giả đưa ra những khuyến nghị và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Chi nhánh Vietinbank tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu về hoạt động quản lý nợ có vấn đề của chi nhánh Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Số liệu được thu thập, phân tích và sử dụng trong 3 năm từ năm 2015 đến 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
  19. 4 Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được dùng để giải thích các khái niệm và xây dựng cơ sở lý luận chung cho bài nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp tổng hợp, so sánh để so sánh kết quả nghiên cứu tại các giai đoạn khác nhau và dùng để phân tích những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài những phần phụ như: Danh mục viết tắt; Danh mục bảng biểu, sơ đồ và hình; Mục lục; Mở đầu; Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung chính của đề tài bao gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ có vấn đề tại các NHTM. - Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT - Chương 3: Khuyến nghị và một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT
  20. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Chương 1 giới thiệu các khái niệm về nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời xây dựng khung lý thuyết về tiến trình quản lý nợ có vấn đề tại các NHTM. Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ có vấn đề cũng sẽ được nêu ra trong chương này. 1.1. Nợ có vấn đề 1.1.1. Khái niệm Đến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn thống nhất ở cấp độ quốc tế nào để phân loại chất lượng các khoản mục tài sản, trong đó có các khoản nợ. Việc định nghĩa Nợ có vấn đề ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay các thuật ngữ nợ có vấn đề (problem loans), nợ xấu (bad loans), hay nợ không hiệu quả (non- performing loans) được sử dụng tương đương nhau. Để đưa khái niệm về nợ có vấn đề sát nhất với thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng Việt Nam thì một số định nghĩa phổ biến về nợ có vấn đề có thể được tham khảo như sau: Theo Nguyên tắc kế toán thừa nhận Hoa Kỳ (US GAAP), nợ có vấn đề là các khoản nợ luỹ kế quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên (Peter Walton, 2003). Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Uỷ ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, nợ có vấn đề là các khoản nợ không hiệu quả, cụ thể đó là khoản nợ mà có chứng cứ khách quan cho thấy khả năng tổn thất, phổ biến nhất là phát sinh vấn đề có thể ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ dự kiến trong tương lai. IFRS chú trọng đến khả năng hoàn trả của người vay bất kể khoản vay đã quá hạn thanh toán hay chưa. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích trên dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (Peter Walton, 2003). Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) không đưa ra định nghĩa cụ thể nào về nợ có vấn đề, nhưng trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hay cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố
  21. 6 gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ trên 90 ngày (Basel Committee on Banking Supervision, 2002). Tại Việt Nam thì thuật ngữ “Nợ xấu” được sử dụng phổ biến hơn “Nợ có vấn đề”. Vì trên thự tế nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu là những chỉ tiêu chính thống được NHNN dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của các NHTM và khái niệm nợ xấu cũng được định nghĩa cụ thể trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) theo tiêu chuẩn phân loại nợ quy định tại quyết định này. Trong hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS), Tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra định nghĩa về nợ xấu: “Một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn được vốn hoá, cơ cấu lại, hay trì hoãn theo thoả thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay được xếp vào danh mục nợ xấu, và bất kì khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xoá nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế. Mặc dù đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về “nợ có vấn đề”, nhưng xét thấy từ nhu cầu thực tế trong quản lý tín dụng, các NHTM lớn trong nước đều đưa ra các cách xác định nợ có vấn đề khá phù hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Từ đó tác giả cũng tổng hợp và đưa ra định nghĩa về nợ có vấn đề dựa trên thực tiễn hoạt động tín dụng tại NHTM Việt Nam như sau: “Nợ có vấn đề là các khoản cấp tín dụng cho khách hàng không thu hồi được hoặc có khả năng không thu hồi được một phần ha toàn bộ theo như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, nợ có vần đề không chỉ là những khoản cấp tín dụng đã quá hạn thanh toán hay thanh toán không đúng kỳ hạn mà còn là những khoản vay trong hạn nhưng có dấu hiệu không an toàn, có thể dẫn đến rủi ro và các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý, đang được hạch toán ở tài khoản ngoại bảng”.
  22. 7 1.1.2. Phân loại nợ có vấn đề Phân loại theo tình hình thực hiện khả năng trả nợ của khách hàng Nợ đã quá hạn thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng (bao gồm các khoản nợ đã XLRR đang theo dõi ngoại bảng Nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Phân loại theo mức độ rủi ro của khoản nợ Căn cứ trên mức độ rủi ro của khoản vay, nợ có vấn đề được phân thành các nhóm sau: Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2): Các khoản nợ từ 10 đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): Các khoản nợ từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầu đủ theo hợp đồng tín dụng. Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ bba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hay đã quá hạn. Ngoài các khoản nợ có đang theo dõi trong nội bảng cân đối kế toán, nợ có vấn đề còn gồm các khoản nợ không thu hồi được đã XLRR và đang được theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. 1.1.3. Ảnh hƣởng của nợ có vấn đề 1.1.3.1. Ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM Tỷ lệ nợ có vấn đề càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các ngân hàng thương mại càng lớn. Nợ có vấn đề sẽ khiến các ngân hàng thương mại sử dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ có vấn đề diễn ra thường
  23. 8 xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình. Hơn nữa chi phí do nợ có vấn đề phát sinh khá lớn bao gồm: chi trã lãi tiền gửi (do không thu hồi được nợ để thanh toán), chi phí quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề khiến ngân hàng giảm vị thế cạnh tranh, ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh khác. 1.1.3.2. Ảnh hưởng đến khách hàng vay Nợ có vấn đề sẽ làm tăng chi phí hoạt động, tăng gánh nặng trả nợ cho ngân hàng, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn với ngân hàng gây ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cả hai bên, từ đó uy tín của khách hàng sẽ bị giảm sút khá lớn khiến cho các ngân hàng thương mại không còn dám tiếp tục cho khách hàng vay. Việc phát sinh các khoản nợ có vấn đề làm giảm mức độ tín nhiệm của khách hàng, không có ngân hàng nào muốn duy trì mối quan hệ tín dụng lâu dài với doanh nghiệp cỏ tỷ lệ nợ có vấn đề cao. 1.1.3.3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế Nợ có vấn đề cũng tác động tiêu cực một cách gián tiếp qua mối quan hệ giữa khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. Nếu ngân hàng không thu hồi vốn tiếp tục vòng quay kinh doanh của mình, không đủ nguồn vốn để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa nợ có vấn đề sẽ làm gia tăng sức ép lên tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mối nguy lớn nhất là nếu nợ xấu với dòng tín dụng lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Khi tỷ lệ có vấn đề quá cao, các NHTM thường không công khai thực trạng báo cáo tài chính của mình, do đó làm mất lòng tin của khách hàng và bạn hàng trong nước và quốc tế, làm giảm vị thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị thị trường tiền tệ. 1.2. Quản lý nợ có vấn đề tại NHTM 1.2.1. Khái niệm Theo quy định về quản lý rủi ro tín dụng của Uỷ ban Basel, quản lý nợ có vấn đề là quá trình bao gồm nhận diện dấu hiệu nợ có vấn đề và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp với định hướng của mỗi ngân hàng để đạt được những mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh (Basel Committee on Banking Supervision, 2002).
  24. 9 1.2.2. Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề 1.2.2.1. Quy trình nhận diện và phòng ngừa nhằm cảnh báo sớm nợ có vấn đề Hệ thống cảnh báo sớm như một công cụ để ngăn ngừa nợ xấu. Một trong những chìa khóa để duy trì mức nợ có vấn đề có thể chấp nhận được là khả năng xác định các khó khăn thanh toán tiềm ẩn của người vay càng sớm càng tốt. Vấn đề càng sớm càng được xác định, thì sẽ dễ dàng hơn để khắc phục nó. Hệ thống cảnh báo sớm nên được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng vì đó là một công cụ quan trọng để xác định và quản lý các vấn đề liên quan đến khả năng thanh toán nợ của người vay. Dựa trên cở sở đó ngân hàng đề ra kế hoạch hành động khắc phục hiệu quả ở giai đoạn sớm nhất có thể. Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động của hệ thống cảnh báo nợ có vấn đề Giám sát và Nhận dạng dấu Hành động lập kế hoạch hiệu rủi ro khắc phục giám sát Nhận dạng nợ có vấn đề Các dấu hiệu cảnh báo sớm là các chỉ báo chỉ ra những khó khăn về thanh toán tiềm ẩn. Các chỉ số này có thể được chia thành năm loại: Môi trường kinh tế Các chỉ số về môi trường kinh tế tổng thể có rất quan trọng để sớm xác định sự suy giảm tiềm năng của danh mục cho vay. Dự đoán được suy thoái kinh tế có thể xảy ra là một yếu tố quyết định mạnh mẽ đến chất lượng khoản vay trong tương lai, có ảnh hưởng không chỉ đến khả năng thanh toán nghĩa vụ của người vay mà còn ảnh hưởng đến định giá tài sản thế chấp. các nguồn dữ liệu cho các chỉ số này phải là dự báo kinh tế nội bộ của ngân hàng hoặc dự báo của các tổ chức dự báo có uy tín trong nước hoặc nước ngoài. Bảng 1.1: Các chỉ số chính cần đƣợc theo dõi để xác định rủi ro về các khoản nợ Chỉ số Mô tả
  25. 10 Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trục tiếp đến dòng tiền, khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay. Dự Tăng trưởng GDP báo tăng trưởng của nền kinh tế sẽ là dấu hiệu nhận biết biến động trong các khoản nợ thuộc các lĩnh vực như bán lẻ, bất động sản, các ngành du lịch khách sạn. Lạm phát hoặc giảm phát ở mức trung bình có thể thay đổi Lạm phát hành vi của người tiêu dùng và các giá trị tài sản thế chấp. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cho thấy sự điều chỉnh tiềm năng về sức mua của các hộ gia đình, do đó ảnh hưởng đến khả năng tạo ra dòng tiền của các doanh nghiệp để phục vụ cho Thất nghiệp các khoản nợ chưa thanh toán của họ. Chỉ số các sản phẩm tiêu dùng không co giãn như thức ăn, dược phẩm sẽ ít nhạy cảm hơn so với chỉ số đàn hồi như khách sạn, nghỉ dưỡng, nhà hàng Nguồn: World Bank, 2016 Các chỉ số về môi trường kinh tế đặc biệt thích hợp để dự đoán khả năng thanh toán trong tương lai của các doanh nghiệp cá nhân và chủ doanh nghiệp gia đình (doanh nghiệp vi mô), những người không có khả năng đưa ra các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Do tính chất khá rộng của các chỉ số này nên chúng cần được theo dõi liên tục thông qua việc thu thập thông tin hàng tháng hoặc hàng quý. Các chỉ số tài chính Các chỉ tiêu tài chính là một nguồn thông tin tốt về các công ty phát hành báo cáo tài chính. Tuy nhiên, không đủ để chỉ dựa vào các báo cáo tài chính hàng năm. Để đảm bảo rằng tín hiệu cảnh báo được nhận biết một cách kịp thời, ngân hàng nên yêu cầu báo cáo các doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính tạm thời thường xuyên hơn. Bảng 1.2. Các chỉ tiêu tài chính
  26. 11 Tỷ lệ Ngƣỡng Tỷ lệ này nên được sử dụng cho hầu hết Nợ/Lợi nhuận ròng các công ty (thường <3) Vốn chủ sở hữu bị âm, tỷ lệ vốn chủ sở Tỷ lệ an toàn vốn hữu không đủ hoặc giảm nhanh trong một khoảng thời gian nhất định. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Tỷ lệ này nên đạt dưới mức 1.1 (EBIT/Chi phí lãi vay) Có mức giảm lớn (30%) trong kỳ báo cáo Dòng tiền hoặc lợi nhuận ròng âm Doanh thu giảm, mất lượng khách hàng Doanh thu đáng kể, hết hạn bằng sáng chế. Thời gian thu tiền và thời gian tồn kho Thay đổi vốn lưu động kéo dài Rủi ro tín dụng từ khách hàng tăng Thời gian các khoản phải thu kéo dài Nguồn: World Bank, 2016 Các chỉ số và hành vi và tài sản bảo đảm Nhóm chỉ số trong Bảng 1.3 bao gồm các tín hiệu liên quan đến rủi ro tiềm ẩn về tài sản thế chấp hoặc các vấn đề hành vi. Hầu hết các tín hiệu này cần được theo dõi tối thiểu theo quý dựa và tỷ lệ sử dụng và các chỉ số bất động sản cần theo dõi thường xuyên hơn trong thời kỳ suy thoái. Bảng 1.3. Các chỉ số về hành vi và tài sản bảo đảm
  27. 12 Chỉ tiêu Mô tả LTV> 100 cho biết giá trị tài sản thế chấp ít hơn số tiền vay. Có thể tài sản thế chấp Tỷ lệ nợ trên tài sản thế chấp (LTV) đã trở nên lỗi thời hoặc điều kiện kinh tế đã làm giảm nhanh giá trị của tài sản Đánh giá thường niên hồ sơ tín dụng của Sụt giảm hạng mức rủi ro tín dụng nội tại người vay sẽ cho thấy những thiếu sót. Trì hoãn thanh toán các khoản vay thẻ tín dụng hoặc tăng sự phụ thuộc vào hạn mức Các khoản vay thẻ tín dụng tín dụng được cung cấp (đặc biệt đối với các công ty vi mô và các doanh nghiệp cá nhân) Vi phạm các giao ước trong hợp đồng cho Vi phạm các cam kết trong hợp đồng vay với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Có liên quan trong ngành công nghiệp Tỷ lệ công suất phòng khách sạn giảm khách sạn Tỷ lệ công suất cho thuê văn phòng, cửa Có liên quan đến các dự án bất động sản hàng và giá cho thuê giảm thương mại. Ngân hàng nên theo dõi chi tiết đầy đủ các chỉ số bất động sản. Tùy thuộc vào loại tài sản thế chấp (bất động sản thương Các chỉ số bất động sản mại hoặc cá nhân) các ngân hàng cần phải thiết lập theo dõi đáng tin cậy, kịp thời và chính xác những thay đổi trong giá trị tương ứng. Nguồn: World Bank, 2016 Thông tin của bên thứ ba
  28. 13 Ngân hàng nên tổ chức quy trình sàng lọc đáng tin cậy để cung cấp thông tin do bên thứ ba cung cấp (ví dụ: cơ quan xếp hạng, cơ quan thuế, báo chí và tòa án) để xác định các dấu hiệu trong Bảng 1.4 có thể dẫn đến việc người vay không có khả năng thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán của mình. Những điều này cần được theo dõi hàng ngày để ngân hàng có thể được xử lý ngay lập tức sau khi nhận được thông tin. Bảng 1.4. Các chỉ số về thông tin bên thứ ba Theo dõi gì và theo dõi ở Chỉ tiêu Mô tả đâu Mức tăng đáng kể về thuế Được in ra hoặc do cơ suất hoặc người vay có các quan thuế cung cấp Gia tăng nợ thuế khoản nợ thuế chưa thanh toán cho cơ quan thuế. Có những phủ sóng tiêu Trên truyền thông cực trên báo chí, các vấn Thông tin tiêu cực đáng kể đề về uy tín, quyền sở hữu đáng ngờ, có sự tham gia vào các vụ bê bối tài chính. Thủ tục phá sản cho nhà Có thể có tác động tiêu cực Thông tin từ các tòa án và cung cấp chính hoặc khách đến người vay các tổ chức tư pháp khác hàng Giảm điểm tín dụng trung bình trong hệ thống ngân hàng Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Để nắm bắt những thay đổi tiềm năng trong hoạt động của công ty, cần phải theo dõi chặt chẽ các thay đổi thường xuyên về quản lý và nhà cung cấp.
  29. 14 Bảng 1.5. Các chỉ số hoạt động Theo dõi gì và theo dõi ở Chỉ tiêu Mô tả đâu Thay đổi quá thường Có sự thay đổi nhà cung xuyên về nhà cung cấp có Trao đổi với công ty cấp thường xuyên thể cho thấy vấn đề tiềm ẩn với các khoản thanh toán. Thường xoay vòng quản lý cấp cao, đặc biệt là CEO, Thường xuyên thay đổi Trong báo cáo thường niên CFO, CRO, có thể cho biết quản lý cấp cao và trao đổi với công ty các vấn đề nội bộ trong công ty Được công bố và xuất hiện Thay đổi quyền sở hữu Thay đổi quyền sở hữu trên phương tiện truyền hoặc chủ sở hữu chính. thông. Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức Được công bố và xuất hiện Thay đổi lớn về tổ chức (ví dụ: công ty con, chi trên phương tiện truyền nhánh, công ty mới). thông. Nguồn: World Bank, 2016 Điều quan trọng cần lưu ý là các loại và chỉ số được đề xuất được trình bày ở trên mang tính tiêu biểu, phổ biến nhất thường sử dụng. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng nên thực hiện tạo ra một cơ sở dữ liệu nội bộ vững chắc của các chỉ số này và các chỉ số khác cần được sử dụng cho các mục đích cảnh báo nợ sớm. Các chỉ số từ cơ sở dữ liệu phải được kiểm tra lại để tìm ra các chỉ báo có công suất nhận diện cao nhất và các chỉ số nên được kiểm tra ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế (WB, 2016). Hành động khắc phục Khi tín hiệu cảnh báo sớm được xác định, dựa trên các tiêu chí được giải thích ở phần trên, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng đề cập đến việc tiếp xúc có vấn đề với nhân viên kế toán phụ trách mối quan hệ của người vay. Nhân viên kế toán sau đó liên lạc với bên vay để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của dấu hiệu. Ở giai đoạn này, người vay được đưa vào “danh sách theo dõi” và được phân loại theo xếp
  30. 15 hạng thấp hơn so với khách hàng “thông thường”. Sau một vài vòng trao đổi với người vay, nhân viên cho vay phối hợp với người quản lý rủi ro nên quyết định những hành động tiếp cần thiết theo là gì. Ngân hàng sẽ xử lý theo hai hướng như sau: duy trì hoạt động phòng ngừa với khách hàng nằm trong danh sách theo dõi và sẽ được đưa ra khỏi danh sách cần phòng ngừa sau một thời gian nếu chất lượng tín dụng của khách hàng tốt trở lại. Ngược lại, khoản nợ ngày càng trở nên rủi ro hơn thì chúng được chuyển qua bộ phận xử lý rủi ro. Ngân hàng nên quyết định và tìm cách triển khai các giải pháp xử lý thích hợp để giảm sự xấu đi của chất lượng tín dụng . Biện pháp khắc phục có thể bao gồm: bổ sung tài sản thế chấp; đánh giá lại chiến lược mô hình kinh doanh của công ty; đảm bảo người đi vay xem xét lại vấn đề quản lý chi phí cho hợp lý và đề xuất các biện pháp có thể để cắt giảm chi phí. Giám sát và lập kế hoạch giám sát Sau khi xác định rủi ro tín dụng tăng lên, ngân hàng phải theo dõi tín hiệu nhận được càng sớm càng tốt, và xây dựng kế hoạch xử lý khắc phục để tránh những khó khăn về thanh toán tiềm ẩn. Việc tăng cường tiếp xúc với khách hàng vay là vô cùng quan trọng. Mặc dù nhân viên kế toán là người liên lạc chính với khách hàng nhưng với những khách hàng đang trong danh sách theo dõi của ngân hàng thì nhân viên quản lý nợ có vấn đề sẽ chủ động tham gia vào các quyết định và quy trình xử lý phức tạp hơn. Đối với các khoản vay lớn hơn thì cần được theo dõi chặt chẽ hơn và nhân viên cấp cao, nhân viên quản lý nên tham gia vào quá trình này 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề Bảng 1.6. Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý nợ có vấn đề Bộ phận Vai trò Quản lý công cụ EWS, phối hợp quy trình và trách nhiệm đối với danh sách theo dõi. - Chịu trách nhiệm về chất lượng của dữ liệu trong EWS - Giám sát hệ thống cảnh báo tự động, cập nhật dữ liệu, Bộ phận EWS chỉ số và thông báo thích hợp của nhân viên kế toán về vấn đề rủi ro. - Lên danh sách những người vay có dấu hiệu đáng ngờ - Phê duyệt các thay đổi về tình trạng người vay được
  31. 16 trình bởi các nhân viên quản lý rủi ro, với sự tham vấn của nhân viên kế toán tương ứng. - Giám sát việc thực hiện các chiến lược và biện pháp được thông qua. - Chuẩn bị báo cáo giám sát. Đề xuất về tình trạng tín dụng của người vay, phối hợp với cán bộ tín dụng tương ứng. - Đề xuất các biện pháp khai thác cho người vay trong danh sách theo dõi, phối hợp với cán bộ tín dụng tương ứng Ban quản lý rủi ro - Xem xét / cập nhật xếp hạng tín dụng của người đi vay - Phân tích năng lực tài chính của người đi vay và xác định các lý do khó khăn về thanh toán. - Giám sát việc thực hiện các chiến lược và biện pháp được thông qua Nhận cảnh báo tự động từ EWS về những khó khăn về thanh toán tiềm ẩn. -Phản ứng kịp thời với những dấu hiệu bằng cách liên hệ với người vay - Tiếp nhận những giải thích và dữ liệu từ bên vay và nhập lại thông tin này vào hệ thống. Bộ phận kế toán - Tổ chức cuộc họp với các đơn vị khác khi cần thiết - Phối hợp với các nhà quản lý rủi ro, đề xuất giải pháp cho tình trạng khách hàng đang gặp vướng mắc - Đảm bảo việc định giá tài sản thế chấp luôn được cập nhật và chính xác. Nguồn: World Bank, 2016
  32. 17 1.2.2.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề Tính minh bạch và rõ ràng của hệ thống văn bản pháp lý Các ngân hàng cần thiết lập các tiêu chí ràng buộc thời gian rõ ràng và khách quan cho việc chuyển giao khoản vay từ bộ phận ban đầu sang đơn vị xử lý nợ có vấn đề.Các biện pháp khắc phục cần thực hiện ngay khi xác định ra vấn đề , nếu vấn đề không thể giải quyết được trong một khoảng thời gian hợp lý, khoản vay sẽ được chuyển sang bộ phận xử lý rủi ro để giám sát và giải quyết chuyên sâu hơn. Nếu duy trì các khoản nợ quá hạn nghiêm trọng mà không kịp thời giải quyết hay chuyển giao cho bộ phận xử lý thì dễ dẫn đến việc tăng mức nợ xấu trong tổ chức và tỷ lệ thu hồi thấp hơn. Các chính sách và thủ tục cần nêu rõ vai trò và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan trong quy trình hệ thống cảnh báo sớm Cơ cấu của EWS trong ngân hàng Để đảm bảo sự độc lập của quá trình, đạt được một cách tiếp cận toàn diện để giám sát rủi ro tín dụng, và ngăn chặn các xung đột lợi ích, hệ thống cảnh báo sớm nên hoạt động bên ngoài đơn vị có nguồn gốc cho vay. Thực tế tốt nhất cho thấy hệ thống cảnh báo sớm nên được đặt trong bộ phận quản lý rủi ro tín dụng như một bộ phận riêng chuyên biệt nhưng được tích hợp hoàn toàn vào các quy trình quản lý rủi ro thường xuyên của ngân hàng. Vì hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả yêu cầu một hệ thống CNTT hoạt động thu thập tất cả thông tin có sẵn về một người vay cụ thể, hệ thống này có thể tận dụng được thông tin về người vay trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. Hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm này cần được điều chỉnh bởi các chính sách và quy trình bằng văn bản, bao gồm các ngưỡng thời gian cho các công đoạn bắt buộc, được ban quản lý của ngân hàng phê duyệt. Các quy định phải được xem xét lại hàng năm và được cơ quan quản lý thích hợp phê duyệt lại. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng độc lập (ví dụ: xem xét quy trình của chuyên gia bên ngoài) cũng nên được xem xét thêm. Lập báo cáo
  33. 18 Tất cả các hoạt động trong quá trình EWS phải được ghi lại trong hệ thống CNTT để cung cấp hồ sơ bằng văn bản về các quyết định và công đoạn được thực hiện. Hệ thống phải ghi lại: thời gian thực hiện hành động; tên và bộ phận của những người tham gia hay phê duyệt các hoạt động; lý do hoạt động được thực hiện và quyết định của cơ quan phê duyệt thích hợp, nếu có. 1.2.3. Xử lý nợ có vấn đề 1.2.3.1. Quy trình xử lý nợ có vấn đề Sơ đồ 1.2. Quy trình xử lý nợ có vấn đề Xác định Thu thập quyền hạn Đánh thông tin pháp và biện giá tài liên quan pháp khắc sản bảo đến ngƣời phục của đảm vay ngân hàng Thu thập thông tin khách hàng vay Tất cả người vay và các bên bảo lãnh cần được thông báo kịp thời (trong vòng 5 ngày làm việc) phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của họ đã được chuyển sang bộ phận xử lý nợ. Ngân hàng phải thông báo việc này bằng văn bản và có mô tả đầy đủ, chính xác về tất cả các nghĩa vụ pháp lý tồn đọng với ngân hàng, số tiền và số ngày quá hạn của tất cả các khoản tiền vay cùng với mọi khoản phí phạt đã được xác định. Đồng thời, bất kỳ hành vi vi phạm các giao ước hoặc thỏa thuận vay nào cũng phải được nêu rõ ràng trong thông báo. Người vay phải được yêu cầu gửi thông tin sau, tốt nhất là ở định dạng điện tử: - Thông tin về tất cả các khoản vay và các nghĩa vụ khác (bao gồm cả bảo lãnh) còn tồn đọng. - Thông tin liên hệ chi tiết (thư, điện thoại, e-mail), bao gồm cả đại diện (nếu có)
  34. 19 - Báo cáo tài chính chi tiết mới nhất của công ty. Đối với các doanh nghiệp siêu vi mô và các doanh nghiệp có tình hình tài chính ít phức tạp có thể cung cấp các số liệu tài chính tổng hợp. - Cập nhật kế hoạch kinh doanh và đề xuất trả nợ - Chủ doanh nghiệp đi vay cần cung cấp thông tin về nguồn thu chi trong gia đình để ngân hàng có thể xác định được chi phí hợp lý và thu nhập ròng của họ, từ đó đánh giá khả năng trả nợ của người vay. Ngoài ra, ngân hàng nên thực hiện tất cả các nỗ lực pháp lý để có được thông tin bổ sung từ các nguồn khác tạo thành một cái nhìn chính xác, tổng quát và đầy đủ về khả năng thanh toán nợ của người vay. Trong quá trình đánh giá hồ sơ, đơn vị xử lý nợ cần chú ý đến việc xác định bất kỳ chủ nợ đáng kể nào khác của người vay. Đó có thể là các ngân hàng và tổ chức tài chính khác, cơ quan thuế, các công ty tiêu dùng, chủ nợ thương mại, các khoản vay cho các cổ đông, các bên liên quan hoặc nhân viên và các khoản thuế chưa thanh toán. Ngoài ra, nếu đơn vị xử lý nợ phát hiện thêm thông tin quan trọng bị thiếu, nhân viên xử lý nợ phải đề ra kế hoạch khắc phục để tài liệu bị thiếu sót đó không thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc xác định chọn hình thức tái cơ cấu nào là phù hợp. Nhận diện các dấu hiệu không hợp tác của người vay Ngay từ đầu, đơn vị xử lý nợ nên xác định những khách hàng vay có thái độ không hợp tác và thận trọng lưu ý các hành động bất hợp tác đó. Một số tiêu chí hữu ích được dùng để nhận diện các khách hàng vay này là: - Người vay có khả năng trả nợ nhưng có hành động chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ - Không phản hồi trực tiếp hoặc bằng văn bản cho hai yêu cầu liên tiếp từ ngân hàng về yêu cầu cung cấp thông tin tài chính trong vòng 15 ngày theo lịch kể từ ngày ngân hàng gửi thông báo. - Có sự thay đổi thái độ với nhân viên tín dụng, ngại tiếp xúc hay tránh né cung cấp các thông tin, tình hình sản xuất kinh doanh và TSĐB Xác định quyền hạn pháp lý và biện pháp khắc phục của ngân hàng a. Kiểm tra lại hồ sơ
  35. 20 Trước khi tham gia đàm phán tái cơ cấu với người vay, tổ chức cho vay phải có sự chuẩn bị cho các cuộc đàm phán này và có sự hiểu biết thật sự kĩ lưỡng về vị thế thương lượng của mình từ góc độ pháp lý. Việc xem xét hồ sơ sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày kể từ khi khách hàng vay được chuyển tới cho bộ phận xử lý nợ giải quyết. Các mục trong danh sách rà soát thông thường mà bộ phận xử lý rủi ro cần chú ý khi kiểm tra hồ sơ: - Các bên vay có được mô tả đầy đủ trong tài liệu cho vay hay không - Tất cả các tài liệu quan trọng có được ký bởi những người được ủy quyền hợp pháp theo luật không - Tài liệu cho vay đã được công chứng hay chưa - Ngân hàng có nắm giữ tất cả các tài liệu gốc hay không - Tài sản thế chấp đã được đăng kí giao dịch bảo đảm hay chưa - Hồ sơ cho vay có các một số chỉ tiêu tài chính nhất định nào không tuân thủ và các số liệu này có bị vi phạm hay không - Ngân hàng có nghĩa vụ phải thông báo cho bên vay hoặc người bảo lãnh về những thay đổi lớn trong hồ sơ hoặc các điều khoản của khoản vay như thay đổi về pháp luật, tiền tệ, lãi suất hay không. Sau khi xem xét cẩn thận các mục có trong danh sách, bộ phận xử lý rủi ro có đưa ra kết những thiếu sót tồn còn tại trong tài liệu đàm phán và làm việc với các nhân viên pháp lý để xây dựng các biện pháp khắc phục và hạn chế một phần rủi ro hoặc mất mát tiềm ẩn liên quan đến các thiếu sót này. b. Đảm bảo tính hợp lệ của tài sản thế chấp Một trong những yếu tố quan trọng mà cán bộ xử lý rủi ro cần xác định trong việc chuẩn bị xử lý rủi ro là tài sản thế chấp được ghi nhận trong hợp đồng cho vay phải chính thức hóa hợp lệ và có hiệu lực thi hành. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết rõ về các văn bản pháp lý cũng như cần sự phối hợp chặt chẽ với luật sư để xác nhận các điều khoản. Đánh giá tài sản bảo đảm Nắm rõ tính chất của tài sản thế chấp, giá trị của nó và tính thị trường sẽ giúp ích về việc đề ra chiến lược giải quyết thích hợp. Việc xác định giá trị bất động sản và tài
  36. 21 sản thế chấp động phải được thực hiện bằng cách sử dụng các nguồn tham chiếu thích hợp. Định giá tài sản thế chấp mới phải được thực hiện ngay khi một khoản vay được chuyển thành nợ xấu hoặc chuyển sang bộ phận xử lý rủi ro, ít nhất là mỗi năm sau đó đều phải định giá lại. Nếu tài sản cho thấy dấu hiệu suy giảm về giá trị hay thị trường bất động sản nhìn chung giảm đáng kể thì việc định giá thường xuyên nên được thực hiện. Phương pháp định giá phải theo các tiêu chuẩn định giá quốc tế. Tất cả tài sản thế chấp phải được định giá dựa trên giá trị thị trường . Yêu cầu về người thẩm định: Các ngân hàng có thể chọn sử dụng các thẩm định viên bên ngoài hoặc sử dụng trực tiếp các nhân viên thẩm định có năng lực tại đơn vị. Cả hai thẩm định nội bộ và bên ngoài đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: (i) có năng lực chuyên môn cao, được chứng nhận bởi giấy phép hợp lệ do cơ quan có liên quan cấp; (ii) có kỹ năng và kinh nghiệm kỹ thuật thích hợp để định giá tài sản thuộc loại bất động sản; (iii) thành thạo với bất kỳ điều luật, quy định và tiêu chuẩn định giá nào áp dụng cho công tác thẩm định. Đồng thời để tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính khách quan, nhân viên thẩm định phải đảm bảo các yêu cầu như : không tham gia vào quá trình xử lý, ra quyết định hoặc cho vay tín dụng; không bị ảnh hưởng bởi vẻ tin cậy từ người vay; không có xung đột lợi ích thực tế về kết quả của việc định giá; không quan tâm đến giá trị tài sản; không được nhận một khoản phí liên quan đến kết quả của việc định giá. 1.2.3.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị xử lý nợ có vấn đề Việc quản lý hiệu quả giải quyết nợ xấu đòi hỏi rằng ngân hàng thiết lập một bộ phận hoặc đơn vị chuyên trách để xử lý các trường hợp này. Cấu trúc tổ chức của đơn vị xử lý rủi ro rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng ngân hàng. Các ngân hàng lớn hơn đối phó với một số lượng lớn nợ xấu thì có thể thành lập một số bộ phận xử lý riêng biệt hoặc hình thành các đơn vị phụ trong một bộ phận xử lý chung để xử lý các loại tài sản khác nhau như bất động sản, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc cho vay bán lẻ. Các ngân hàng nhỏ hơn thì thường tuân theo một cấu trúc đơn giản hơn, nơi một nhân viên riêng lẻ trong một đơn vị xử lý rủi ro có thể xử lý nhiều khoản nợ vay khác nhau. Bảng 1.7. Các kiểu mô hình quản lý rủi ro tín dụng phổ biến
  37. 22 Kiểu mô Quản lý rủi ro tín dụng phân Quản lý rủi ro tín dụng tập hình tán trung Là cách thức quản lý rủi ro dựa Là cách thức tổ chức quản lý rủi trên nguyên tắc phân quyền quyết ro dựa trên nguyên tắc tập trung định cho các cơ sở. Trong đó, tại một bộ phận trong đó quyền phòng tín dụng của ngân hàng quyết định tập trung ở trung ương Đặc điểm thực hiện đầy đủ ba chức năng (quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp) và chịu trách nhiệm với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ Quản lý rủi ro một cách hệ thống Phù hợp với ngân hàng quy mô trên toàn chi nhánh. nhỏ, nhiều chi nhánh Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh Ƣu điểm doanh, nâng cao năng lực giám sát rủi ro. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn. Nhiều công việc tập trung hết một Việc xây dựng và triển khai mô nơi, không có sự chuyên môn hoá hình quản lý tập trung này đòi hỏi Việc quản lý hoạt động tín dụng phải đầu tư nhiều công sức và Nhƣợc điểm theo phương thức từ xa dựa trên thời gian. số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc Để áp dụng tốt mô hình này cần thông qua chính sách tín dụng. Vì có các yếu tố hỗ trợ về công thế hoạt động kiểm soát và quản nghệ, hệ thống thông tin quản lý
  38. 23 lý rủi ro của cả hệ thống kém hiệu toàn diện, đội ngũ chuyên gia quả hơn quản lý rủi ro có bề dày kinh nghiệm. Nguồn: World Bank, 2016 Thành lập công ty xử lý nợ xấu Một số ngân hàng có thể chọn cách thức chuyển giao nợ xấu, cùng với tất cả các nhân viên hỗ trợ có liên quan, thành một pháp nhân riêng biệt. Cách giải quyết này có lợi thế là loại bỏ nợ xấu từ bảng cân đối kế toán khôi phục niềm tin của nhà đầu tư và người gửi tiền. Nó cho phép ban quản lý ngân hàng tập trung vào việc phục hồi khả năng sinh lời thông qua các món cho vay mới và tối đa hóa giá trị tài sản xấu thông qua quá trình quản lý chuyên nghiệp, tập trung. Công ty này phải là một pháp nhân riêng biệt về mặt pháp lý từ ngân hàng để tránh hợp nhất trong các báo cáo tài chính của ngân hàng. Các khoản nợ xấu phải được ghi thành giá trị thị trường trước khi chuyển sang công ty quản lý nợ xấu. Điều này làm cho các khoản lỗ trên bảng cân đối của ngân hàng có nhu cầu tăng thêm vốn mới. Các công ty này cũng cần kinh phí riêng, cơ cấu tổ chức riêng biệt và hệ thống CNTT và cần phải nỗ lực gấp đôi để tuân thủ các yêu cầu quy định. Do đó, thành lập công ty xử lý nợ nên được coi là biện pháp cuối cùng, chỉ được xem xét khi quy mô danh mục nợ xấu rất lớn so với bảng cân đối kế toán của ngân hàng hoặc các biện pháp khác để xử lý nợ xấu “nội bộ” đã được xác định là không hiệu quả . Đội ngũ cán bộ đơn vị xử lý rủi ro Các nhân viên quản lý của bộ phận xử lý rủi ro, các ban lãnh đạo và nhân viên xử lý rủi ro đòi hỏi phải có chuyên môn và trình độ cao về việc đưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu. Mục tiêu chính của các khoá đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên bộ phận xử lý rủi ro này bao gồm: đánh giá thích hợp triển vọng kinh doanh và dự báo; dòng tiền hoạt động và định giá tài sản thế chấp; phân tích dòng tiền chiết khấu; phương pháp giải quyết thích hợp. Các nhân viên xử lý nợ thành công phải có kỹ năng phân tích tốt, chịu được thử thách và hoàn thành công việc dưới môi trường áp lực cao. Họ cần có kỹ năng đàm phán mạnh mẽ và thấy thoải mái ngay cả khi họ không được bảo đảm về sự an toàn và
  39. 24 gặp trường hợp bị đe dọa bởi người vay. Không phải tất cả cán bộ cho vay nào có trình độ kỹ năng cũng như tính cách phù hợp với công việc này, họ có thể không làm tốt những công việc tại bộ phận xử lý nợ bằng công việc cho vay tại bộ phận tín dụng. Trong trường hợp này, ban quản lý phải sẵn sàng chuyển nhân viên trở lại đơn vị ban đầu của mình hoặc cho phép họ rời khỏi bộ phận xử lý nợ. 1.2.3.3. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả đối với quá trình xử lý nợ có vấn đề Hỗ trợ về pháp lý Phát triển một đội ngũ pháp lý nội bộ để hỗ trợ các đơn vị xử lý rủi ro không hẳn là tất cả các công việc pháp lý phải được thực hiện nội bộ mà trong những trường hợp nhất định chúng được khuyên nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý bên. Các tiêu chuẩn thường xác định cần dùng đến các dịch vụ bên ngoài là: (i) sự liên quan của vụ việc, sẽ được xác định bởi số lượng tài sản thế chấp; (ii) sự phức tạp của vụ kiện, chủ yếu là các trường hợp về phá sản; (iii) nguồn lực sẵn có, với một số trường hợp đòi hỏi phải phân bổ nguồn lực chuyên sâu trong một khoảng thời gian ngắn mà ngân hàng không thể đối phó. Hỗ trợ từ các yếu tố về công nghệ và kỹ thuật Để quản lý thành công danh mục nợ có có vấn đề đòi hỏi một cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạnh (MIS), tập trung lưu trữ tất cả thông tin nợ xấu có liên quan trong hệ thống CNTT an toàn. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu phải cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào tất cả các thông tin và tài liệu liên quan, đồng thời phải xử lý hiệu quả, giám sát hoạt động xử lý nợ xấu, phân tích đánh giá và đo lường nợ xấu và khách hàng vay có liên quan. Việc triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững mạnh đòi hỏi việc cam kết đáng kể từ ban quản lý để thực thi các thủ tục và chính sách đó nhằm đảm bảo tất cả các dữ liệu đều hoàn chỉnh và được cập nhật. Xác định tầm quan trọng của chức năng này hàng năm, ngân hàng nên thực hiện đánh giá về tính đầy đủ của hệ thống, bao gồm cả chất lượng dữ liệu. Việc đánh giá này có thể được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng (nếu đủ điều kiện) hoặc kiểm toán viên bên ngoài hoặc các chuyên gia MIS khác có trình độ chuyên môn cao. Ban hành các chính sách bằng văn bản hƣớng dẫn cụ thể
  40. 25 Các văn bản hướng dẫn nên bao gồm mô tả về các chính sách thể chế dưới đây và có thể được áp dụng trong các tình huống xử lý khác nhau: - Chính sách về phòng ngừa và phân loại nợ xấu - Chính sách về tái cơ cấu nợ vay - Chính sách về thu hồi nợ - Chính sách miễn giảm hoặc xoá nợ - Chính sách về định giá tài sản bảo đảm - Chính sách về dịch vụ xử lý nợ bên ngoài 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề 1.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ có vấn đề Nợ có vấn đề trong ngân hàng phân theo các nhóm 3, 4, 5 dựa vào mức độ rủi ro của khoản vay và từ đó ngân hàng đưa ra các mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ có vấn đề. Đối với từng khoản nợ có vấn đề tuỳ vào mức độ rủi ro mà ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác nhau. Khi một khoản nợ mà ngân hàng xử lý được và khoản nợ đó trên thực tế chuyển được từ nợ có khả năng mất vốn xuống nhóm thấp hơn, rủi ro thấp hơn thì cho thấy rằng phương thức phòng ngừa nợ có vấn đề mà ngân hàng đang áp dụng thực sự mang lại hiệu quả. Ngược lại, khi khoản nợ càng tăng theo nhóm, càng đáng ngại về mức độ rủi ro thì cách thức ngân hàng đang thực hiện để phòng ngừa nợ có vấn đề không đem lại hiệu quả và ngân hàng cần xem xét đến các giải pháp khác để các khoản nợ có vấn đề đó ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. (Trần Huy Hoàng, 2011). 1.3.2. Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề Tỷ lệ nợ có vấn đề được tính bằng Nợ có vấn đề/Tổng dư nợ. Theo như lý thuyết thì khi tỉ lệ này giảm xuống có nghĩa là nợ có vấn đề của ngân hàng cũng giảm, hay nói cách khác các phương pháp phòng ngừa nợ có vấn đề của ngân hàng là có hiệu quả và phát huy tác dụng. Thực tế điều này chỉ đúng khi tổng dư nợ của ngân hàng là không tăng, có tăng nhưng ít hơn so với mức giảm của nợ có vấn đề. Còn trong trường hợp tổng dư nợ của ngân hàng tăng mà tỷ lệ nợ có vấn đề theo đó giảm theo thì mức đánh giá này không đảm bảo chính xác. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, trong một số trường hợp nào đó thì tỷ lệ nợ có vấn đề giảm xuống theo hướng tích cực sẽ đánh giá được tác dụng của các biện pháp
  41. 26 phòng ngừa nợ có vấn đề mà ngân hàng đang áp dụng, là tiền đề để ngân hàng tập trung các nguồn lực nhằm phát triển cấc mục tiêu kinh doanh (Trần Huy Hoàng, 2011). 1.3.3. Mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dƣ nợ Tỷ lệ này giảm đi tức là ngân hàng đã thu hồi được những khoản nợ có vấn đề đã đưa ra ngoại bảng, giảm được phần nào tổn thất. Còn ngược lại, khi tỷ lệ này càng gia tăng, nghĩa là càng nhiều những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu, xem như việc xử lý nợ có vấn đề của ngân hàng đang gặp khó khăn và ngân hàng cần xem xét phân bổ nguồn lực để xử lý ngay. Tuy nhiên, việc đánh giá bằng tiêu chí này cũng mang tính tương đối, để có cái nhìn chính xác cần phải theo tình hình thực tế (Trần Huy Hoàng, 2011). 1.3.4. Tỷ lệ các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi đƣợc/Tổng dƣ nợ có vấn đề Thu hồi nợ có vấn đề là mục tiêu mà các ngân hàng đều hướng đến trong công tác xử lý nợ có vấn đề. Khi một khoản nợ có vấn đề mà ngân hàng thu hồi được nghĩa là các biện pháp xử lý mà ngân hàng đang áp dụng có hiệu quả và dựa trên sự hợp tác tốt giữa ngân hàng và khách hàng. Nợ có vấn đề thu hồi được kéo theo tỷ lệ Các khoản nợ có vấn đề đã thu hồi được/Tổng dư nợ có vấn đề giảm xuống. Trường hợp ngược lại, tỷ lệ này tăng lên chứng tỏ các cách thức ngân hàng sử dụng để xử lý nợ có vấn đề không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, cách đánh giá này cũng mang tính tương đối trong điều kiện tổng dư nợ không đổi hoặc tăng chậm hơn so với mức thu hồi nợ có vấn đề và cần phải theo tình hình thực tế để đánh giá được hiệu quả trong cách thức xử lý nợ có vấn đề của ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011). 1.3.5. Tỷ lệ Các khoản nợ đã tái cấu trúc/ Tổng dƣ nợ có vấn đề Tái cấu trúc là một hình thức mà ngân hàng có thể áp dụng để xử lý nợ xấu. Các hình thức tái cấu trúc ngân hàng có thể áp dụng như gia hạn thời gian trả nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả gốc, lãi. Việc tái cấu trúc các khoản nợ có thể sẽ đưa ra một khoản nợ xấu về nhóm nợ bình thường, giảm đi một khoản nợ xấu. Khi áp dụng biện pháp này ngân hàng phải căn cứ vào thiện chí hợp tác của khách hàng, tính khả thi của phương án trả nợ, nguồn trả nợ sau khi tái cấu trúc. Tỷ lệ Các khoản nợ đã tái cấu trúc/ Tổng dư nợ có vấn đề tăng tức là càng nhiều khoản nợ xấu được ngân hàng chuyển nhóm nợ, đồng nghĩa với phương pháp xử lý nợ mà ngân hàng áp dụng là hiệu
  42. 27 quả và ngược lại. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này cũng mang tính chất tương đối và chỉ được dùng trong điều kiện cụ thể nhất định (Trần Huy Hoàng, 2011).
  43. 28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương đầu tiên, tác giả đã hệ thống hóa lý luận tổng quan về nợ có vấn đề và tiến trình quản lý nợ có vấn đề bao gồm các khâu như nhận diện, phòng ngừa các khoản nợ có vấn đề; xây dựng chiến lược giải quyết nợ có vấn đề và khâu thực hiện các biện pháp xử lý nợ có vấn đề phát sinh. Đồng thời giới thiệu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ có vấn đề dựa trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nợ có vấn đề hơn.
  44. 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU Chương 2 đưa ra giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank BR-VT và đánh giá tình hình cho vay cũng như chất lượng dư nợ tại chi nhánh. Tiếp theo đó sẽ phân tích đến thực trạng quản lý nợ có vấn đề và đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề dựa trên các chỉ tiêu đã được nêu trong chương trước. 2.1. Tổng quan về Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu (Vietinbank Bà Rịa- Vũng Tàu) tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập theo quyết định số 139/QĐ-NH ngày 30/08/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Từ quy mô nhỏ những ngày đầu thành lập với 5 PGD sau gần 27 năm hoạt động Vietinbank BR-VT đã phát triển mạng lưới lên 12 PGD với hơn 170 cán bộ nhân viên. Nằm trong nhóm bốn ngân hàng hàng đầu tại địa bàn, Vietinbank BR-VT đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định. Đến thời điểm 31/12/2017 thị phần huy động vốn chi nhánh đạt 7.56%, thị phần dư nợ đạt 5.1% thị phần toàn địa bàn. Bên cạnh đó, với giá trị cốt lõi “hướng đến khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng. Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của chi nhánh với tốc độ nhanh chóng. Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, chi nhánh BR- VT đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng, luôn đi đầu địa bàn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến cho sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. 2.2. Cơ cấu tổ chức
  45. 30 Sơ đồ 1.3. Bộ máy tổ chức Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu PGD loại 1 Giám Đốc Chi nhánh Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Bán lẻ KHDN Phó Giám Đốc Vận hành Phòng KHDN Phòng Bán lẻ PGD Phòng Phòng Tổ loại 2 Phòng Phòng Tiền Tổ thông Kế Tổng tệ và chức tin toán hợp Kho hành điện quỹ chính toán NC Tư vấn Tín Tác Quản và tài dụng nghiệp lý nợ PTTT chính Nguồn: Tài liệu nội bộ Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu
  46. 31 Bộ máy tổ chức của Vietinbank CN BR-VT được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của chi nhánh. Ban Giám đốc của chi nhánh Vietinbank BR-VT gồm Giám đốc và 3 Phó giám đốc. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh: Ban giám đốc: gồm Giám đốc và Phó giám đốc, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo quy định của ngân hàng. Ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh. Bổ nhiệm nhân sự cho các phòng ban, kiểm tra, đánh giá tất cả các hoạt động của các phòng ban kinh doanh của ngân hàng. Phòng KHDN: phối hợp với các phòng ban liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank cho KHDN, kết hợp bán chéo, bán thêm các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng về thẻ ATM, các dịch vụ ngân hàng điện tử, các sản phẩm liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại cho KH là doanh nghiệp - Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc cho KHDN - Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng - Nghiên cứu đề xuất phát triển, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ mới đối với KHDN - Xây dựng phương án xử lý nợ phối hợp với phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề để xây dựng phương án xử lý nợ và thực hiện biện pháp thu hồi nợ. Phòng Bán lẻ: có nhiệm vụ tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng là cá nhân, hộ gia đình - Cung cấp sản phẩm tín dụng cho KH - Thẩm định, xét duyệt cho vay và kiểm tra các khoản vay - Thu hồi vốn, lãi, các khoản nợ khó đòi Phòng kế toán giao dịch: thực hiện những giao dịch trực tiếp với khách hàng làm công việc kiểm tra thực thu và thực thi theo đúng chứng từ kế toán - Xử lý, hạch toán các giao dịch - Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn - Quản lý tiền mặt của từng giao dịch viên - Tư vấn cho KH về sản phẩm của ngân hàng Phòng tiền tệ kho quỹ: có trách nhiệm quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước, ứng và thu tiền cho các bộ phận khác
  47. 32 Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện nhiệm vụ tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Thực hiện nghiệp vụ quản trị và văn phòng phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh - Có trách nhiệm quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban giám đốc - Đề xuất cho cán bộ của chi nhánh đi tập huấn học tập trong và nước Phòng Tổng hợp: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh, xử lý nợ có vấn đề - Thực hiện báo cáo, lưu giữ hồ sơ liên quan đến các sai sót, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh - Xây dựng, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của từng bộ phận và toàn chi nhánh theo định lỳ và đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh cho từng bộ phận nghiệp vụ tại chi nhánh - Đầu mối trong kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, đề xuất áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại chi nhánh - Thực hiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh, phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, xử lý nợ có vấn đề Các PGD trực thuộc: Mỗi phòng giao dịch giống như một ngân hàng thu nhỏ, cũng có các bộ phận huy động vốn, bộ phận tín dụng thực hiện công tác cho vay, bộ phận kế toán phụ trách các công tác cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế toán báo sổ. Tuỳ theo tình hình kinh tế từng thời kì, Giám đốc có mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp. Chi nhánh tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định. 2.3. Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh Bảng 2.1. Dƣ nợ cho vay theo phân khúc khách hàng tại chi nhánh
  48. 33 Đơn vị: tỷ đồng Tỷ Tỷ Tăng Tỷ Tăng Chỉ tiêu 2015 trọng 2016 trọng trƣởng 2017 trọng trƣởng (%) (%) 2016/2015 (%) 2017/2016 KHDN 1316 54.09% 1842 56.04% 39.97% 2301 61.43% 24.92% KHDN lớn 587 24.13% 653 19.87% 11.24% 909 24.27% 39.20% KHDN SME 496 20.39% 530 16.12% 6.85% 667 17.81% 25.85% KH FDI 233 9.58% 659 20.05% 182.83% 725 19.35% 10.02% KH Bán lẻ 1117 45.91% 1445 43.96% 29.36% 1445 38.57% 0.00% Tổng dƣ nợ 2433 100% 3287 100% 35.10% 3746 100% 13.96% Nguồn: Số liệu tại phòng Tổng hợp của chi nhánh Dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm đều trong đó dư nợ cho vay KHDN chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên từ năm 2016 chi nhánh đã chú trọng khai thác và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn đối với phân khúc KH FDI, trong khi dư nợ KHDN lớn và KHDN SME lại giảm so với năm 2015. Qua năm 2017 thì công tác tín dụng của chi nhánh mới có sự phục hồi và tăng trưởng ở hai phân khúc KHDN lớn và KHDN SME trong khi đó dư nợ Bán lẻ lại có dấu hiệu không tăng trưởng so với năm 2016. Ngoài ra, năm 2016 cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo đúng định hướng chiến lược Vietinbank đã đề ra, hướng tới việc xây dựng thương hiệu số 1 trong hoạt động Bán lẻ, tăng trưởng đột phá ở phân khúc tiềm năng là KHDN FDI bên cạnh việc giữ vững thị phần đối với đối tượng KHDN lớn và KH SME. Năm 2017, Chi nhánh cũng đi đầu trong việc thực hiện chính sách, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, NHNN về giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính Ngân hàng. 2.4. Tình hình nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu Nợ có vấn đề Trong giai đoạn 2015-2017, chi nhánh đã nổ lực bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Vietinbank và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương để thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, đặc biệt là việc tích cực áp dụng các biện pháp
  49. 34 kiểm soát rủi ro, tăng cường công tác truyền thông nội bộ góp phần hiệu quả trong việc nâng cao ý thức tuân thủ và nhận thức quản trị rủi ro của toàn chi nhánh. Bảng 2.2. Tổng hợp nợ có vấn đề tại chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1. Nợ nội bảng Nợ nhóm 1 đã cơ cấu theo QĐ của NHNN 0.540 1.954 2.685 Nợ Nhóm 2 7.747 6.048 23.516 Nợ xấu 11.766 14.047 17.055 Tổng cộng 19.513 22.049 43.256 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.80% 0.67% 1.15% 2. Nợ ngoại bảng Nợ đã được XLRR chưa thu hồi được 9.21 9.83 10.42 Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp Qua bảng thống kê trên, nhìn chung tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ qua các năm đều ở dưới mức 2%. Tuy nhiên cùng với việc tăng trưởng dư nợ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách hàng tại địa bàn tăng cao trong thời gian qua thì nợ xấu cũng tăng không thể tránh được do một số nguyên nhân khách quan về biến động môi trường kinh doanh cũng như những khó khăn nhất định trong các ngành, đặc biệt là ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nợ nhóm 1 có vấn đề - nợ đã cơ cấu thời hạn trả nợ đang ở nhóm 1 Một phần quan trọng của nợ có vấn đề đó là các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng có dấu hiệu không thể thu hồi được đúng kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Việc đánh giá khách hàng có khả năng trở nợ đúng hạn hay không phụ thuộc vào năng lực đánh giá, kiểm soát say cho vay của cán bộ tín dụng nên mang tính chủ quan khó định lượng chính xác về số nợ này. Tuy nhiên, với việc NHNN cho phéo các NHTM cơ cấu nợ và giữ nguyên thời hạn trả nợ theo quyết định 780/2012/QĐ-NHNN từ tháng 4 năm 2012 đối với các khoản nợ sắp hết hạn mà khách hàng có khả năng không thanh toán được và chi nhánh cũng đã áp dụng biện
  50. 35 pháp này từ năm 2016. Do đó, số liệu dư nợ nhóm 1 đã được cơ cấu dùng để đo lường tình trạng nợ còn trong hạn thanh toán mà không có khả năng thu hồi được đúng hạn. Sự gia tăng các khoản nợ có vấn đề nhóm 1 cũng một phần khiến tổng dư nợ có vấn đề qua các năm có sự tăng lên. Nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý Nợ cần chú ý vào năm 2017 có sự tăng đột biến, tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng từ 0.18% năm 1016 lên đến 0.63% năm 2017. Điều này phản ánh tình trạng suy giảm khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn tại chi nhánh trong việc đối mặt với không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính. Nợ xấu (Nhóm 3 – Nhóm 5) Bảng 2.3. Tình hình các nhóm nợ xấu của Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền 2.915 2.55 2.429 Nợ nhóm 3 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.12% 0.08% 0.06% Số tiền 1.62 1.783 5.093 Nợ nhóm 4 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.07% 0.05% 0.14% Số tiền 7.231 9.714 9.533 Nợ nhóm 5 Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.30% 0.30% 0.25% Tổng nợ Số tiền 11.766 14.047 17.055 xấu Tỷ lệ/Tổng dư nợ 0.48% 0.43% 0.46% Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp Sự gia tăng nợ xấu qua các năm của chi nhánh là kết quả đến từ các nguyên nhân khách quan cũng như các vấn đề nội tại mà Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu đang gặp phải: Thứ nhất, sau việc đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu ở mức thâp, ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai cũng như các sự cố môi trường biển ở các tỉnh miền Trung thì nền kinh tế có sự phục hồi nhưng chưa mạnh mẽ, không ít doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tiến độ xử lý nợ xấu có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ còn chậm.
  51. 36 Thứ hai, một số phòng giao dịch phát sinh nợ xấu do chưa có sự quyết liệt, bám sát chặt chẽ khách hàng để thu hồi nợ. Một số khách hàng không hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản, bỏ đi khỏi địa phương gây khó khăn cho công tác xử lý nên việc xử lý phải tiến hành qua cơ quan tố tụng toà án và thi hành án gây kéo dài thời gian. Thứ ba, việc thay đổi công nghệ, đặc biệt là hệ thống corebbanking hoản toàn mới về giao diện và tính năng đòi hỏi cán bộ nhân viên phải làm quen và vận hành hiệu quả trên hệ thống mới này phần nào cũng ảnh hưởng các hoạt động kinh doanh cũng như việc quản lý rủi ro của chi nhánh gặp không ít khó khăn và thử thách. Bảng 4 phân tích thành phần của các khoản nợ xấu trong giai đoạn 2015-2017 cho thấy mức độ rủi ro của các khoản nợ xấu tăng chủ yếu là từ nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) và chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngoài ra, nợ nhóm 4 trong năm 2017 có sự tăng mạnh so với năm 2016, từ 0.05% lên đến 0.14% trong khi nợ nhóm 3 có xu hướng giảm qua các năm. Để hạn chế phát sinh các khoản nợ có vấn đề và đảm bảo duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong thời gian qua thì ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã cố gắng bám sát định hướng tín dụng của Vietinbank để cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu mức độ tập trung vào một số khách hàng/ ngành nghề đặc biệt, hạn chế cấp tín dụng của Vietinbank, tiềm ẩn rủi ro cao. Đồng thời chủ động nhận diện sớm các dấu hiệu về rủi ro tín dụng thông qua các chương trình hỗ trợ, các thông tin thu thập từ khách hàng, bên ngoài để đưa ra các biện pháp ứng xử kịp thời. Ngoài ra chi nhánh còn tăng cường giám sát PGD trên cơ sở đánh giá rủi ro, thực hiện báo cáo phân tích rủi ro PGD nhằm cung cấp các thông tin quản lý, điều hành kịp thời, tập trung nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng để đưa ra kế hoạch hướng dẫn đào tạo và phân công, giao quyền phù hợp cho lãnh đạo PGD để giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro các khoản nợ có vấn đề. Các khoản nợ đã xử lý bằng DPRR chƣa thu hồi đƣợc
  52. 37 Bảng 2.4. Dƣ nợ đã xử lý bằng DPRR chƣa thu hồi đƣợc tại chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Nợ đã được XLRR chưa thu hồi được 9.21 9.83 10.42 (theo dõi trên ngoại bảng CĐKT) Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp Mỗi năm, chi nhánh đều sử dụng DPRR để bù đắp các khoản nợ xấu khó thu hồi, có nguy cơ mất vốn. Các khoản nợ sau khi được XLRR sẽ được xuất ra khỏi tài khoản nội bảng để theo dõi trên tài khoản ngoại bảng. Do tình hình rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng nên mức nợ được XLRR cũng tăng lên theo. 2.5. Thực trạng quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN Bà Rịa-Vũng Tàu Nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề 2.5.1.1. Nhận diện Việc theo dõi, giám sát thường xuyên các khoản vay từ khi giải ngân cho khách hàng đã giúp chi nhánh kịp thời nhận ra các biểu hiện trong thái độ không hợp tác bất thường từ khách hàng. Ngân hàng thường xác định các khoản nợ có vấn đề qua hai kênh chính đó là tình hình thanh toán nợ đến hạn hcủa khách hàng trên thực tế và các dấu hiệu mà ngân hàng nhận thấy trong quá trình theo dõi khoản vay. Nhờ sự hỗ trợ từ hệ thống corebanking, việc nhận dạng các khoản nợ có vấn đề thông qua thực tế thanh toán nợ của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt việc chuyển đổi sang hệ thống corebanking mới từ tháng 2 năm 2017 thì việc vận hành trong cách thức cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho khách hàng nói chung cũng như việc quản lý theo dõi các khoản nợ đạt được kết quả tối ưu nhất đảm bảo tính chuyên nghiệp và xử lý thông tin chính xác hơn. 2.5.1.2. Hoạt động phòng ngừa Sau khi các dấu hiệu rủi ro từ khoản nợ được phát hiện kịp thời thì chi nhánh thường xuyên yêu cầu khách hàng cập nhật thông tin về tình hình biến động trong sản xuất kinh doanh và cực kì chú ý đến các giao dịch bất thường với ngân hàng, tăng giảm số dư đột biến trong số dư tiền gửi của khách hàng. Lãnh đạo chi nhánh luôn khuyến khích các cán bộ tín dụng tăng cường khả năng “phát hiện từ xa”, đặc biệt là
  53. 38 các khoản vay với các KHDN lớn vì đây là nguồn dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh. Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng Chi nhánh áp dụng phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, nhóm nợ của khoản vay được xác định chủ yếu dựa vào thực tế thanh toán và số ngày quá hạn thanh toán nợ gốc, lãi của khách hàng. Việc phân nhóm nợ được hệ thống cập nhật tự động mỗi ngày căn cứ trên số ngày quá hạn của khoản vay. Nhờ đó, cán bộ tín dụng và các cấp quản lý tại chi nhánh và Hội sở có thể cập nhật nhanh chóng các khoản vay mới bị chuyển nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Đồng thời nhân viên tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại kết quả phân loại nợ tự dộng của hệ thống và điều chỉnh nhóm nợ phù hợp với quy định nên cần biết vì hiện tại hệ thống còn chưa theo dõi được các trường hợp như: - Các khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ - Các khoản vay trong thời gian thử thách sau khi đã thanh toán dứt nợ gốc và lãi quá hạn Cán bộ tín dụng tại chi nhánh luôn tích cực thực hiện theo chính sách phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định tại Thông tư 02/2013/NHNN và Thông tư 09/2014/NHNN của NHNN quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có dưới sự kiểm soát của lãnh đạo phòng tín dụng hoặc phòng kinh doanh để đảm bảo tính chính xác và đúng thời hạn quy định của NHNN. Phân loại nợ theo hệ thống XHTD nội bộ Bên cạnh việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng để báo cáo cho NHNN và trích lập DPRR, Vietinbank còn yêu cầu chi nhánh thực hiện chấm điểm khách hàng theo hệ thống XHTD nội bộ để làm cơ sở đánh giá khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng Mỗi cán bộ tín dụng tại Vietinbank CN BR-VT đều tuân thủ chặt chẽ các quy trình mà Vietinbank đề ra, cụ thể quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Vietinbank rất rõ ràng và chi tiết bao gồm các trình tự sau:
  54. 39 Bảng 2.5. Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng tại chi nhánh Các bƣớc Ngƣời thực hiện Thu thập thông tin Cán bộ CĐTD Xác định, phân loại ngành nghề/lĩnh vực Cán bộ CĐTD sản xuất kinh doanh (nếu là KHDN) Chấm điểm và xếp hạng quy mô (nếu là Cán bộ CĐTD KHDN) (Phụ lục 1) Chấm điểm các chỉ số tài chính Cán bộ CĐTD Chấm điểm theo các tiêu chí phi tài chính Cán bộ CĐTD Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Cán bộ CĐTD Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp Cán bộ CĐTD hạng (Phụ lục 2) Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín Cán bộ CĐTD dụng và xếp hạng khách hàng Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và Cán bộ QLRR xếp hạng khách hàng Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín Cán bộ CĐTD, lãnh đạo phòng CĐTD, dụng và xếp hạng khách hàng lãnh đạo ngân hàng Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và Lãnh đạo ngân hàng xếp hạng khách hàng Cập nhật dữ liệu và lưu hồ sơ Cán bộ CĐTD Nguồn: Tài liệu nội bộ Kết quả chấm điểm XHTD của Vietinbank BR-VT thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ nhóm 1 khi phân loại nợ theo hệ thống XHTD thấp hơn phân loại nợ định lượng trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 và nhóm 5 đều cao hơn. Do dựa trên đánh giá toàn diện về khách hàng nên kết quả phân loại nợ theo XHTD có thể được xem là cảnh báo đáng tin cậy để nhận biết các khoản nợ có vấn đề để phòng ngừa và xử lý một cách chủ động.
  55. 40 Bảng 2.6. Kết quả phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm XHTD của chi nhánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số KH xếp hạng AA+ 281 568 651 Số KH xếp hạng AA 455 680 799 Số KH xếp hạng AA- 283 256 304 Số KH xếp hạng BB+ 100 198 167 Số KH xếp hạng BB 84 98 112 Số KH xếp hạng BB- 17 13 12 Số KH xếp hạng CC+ 18 16 14 Số KH xếp hạng CC 13 11 9 Số KH xếp hạng CC- 10 8 5 Số KH xếp hạng C 4 1 0 Tổng cộng 1265 1849 2073 Nguồn: Báo cáo kết quả XHTD định kỳ của chi nhánh Phân bố số lượng khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng cho thấy số lượng khách hàng được phân loại đủ tiêu chuẩn từ BB+ trở lênchiếm đa số với tỷ lệ trên 80%, số lượng khách hàng được xếp hạng từ CC trở xuống thuộc nhóm được phân loại vào nợ xấu, có rủi ro cao chiếm dưới 4% số khách hàng của chi nhánh. Theo dõi, giám sát các khoản nợ có vấn đề Trong vòng 5 ngày quá hạn đầu tiên khi khách hàng bắt đầu chậm thanh toán gốc, lãi, cán bộ tín dụng phải gọi điện thoại nhắc nhở, đồng thời gửi Văn bản nhắc nợ quá hạn đến khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn phải đến trực tiếp trụ sở doanh nghiệp, nơi sinh sống hoặc công tác của khách hàng để gửi thư nhắc nợ, có sự kí nhận của khách hàng và tìm hiểu các thông tin cần thiết để nghiên cứu và đưa những giải pháp kịp thời để xử lý nợ. Trong vòng 5 ngày quá hạn tiếp theo, nếu thấy khách hàng vẫn chưa thanh toán hoặc có thái độ không hợp tác, thiếu thiện chí, cán bộ cần mời khách hàng đến trụ sở làm việc, bố trí gặp gỡ làm việc trực tiếp với khách hàng để làm việc về kế hoạch thu
  56. 41 xếp trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể đặt vấn đề xử lý tài sản nếu khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn. Trong các buổi làm việc với khách hàng đều có các biên bản làm việc cụ thể, rõ ràng và sau đó chi nhánh phải giám sát cam kết trả nợ của khách hàng, chuẩn bị các giải pháp thu hồi nợ nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn. Các cán bộ tín dụng phải có báo cáo định kì hoặc đột xuất về tình hình món nợ của khách hàng ra Hội đồng xử lý nợ. Hoạt động kiểm soát nội bộ : Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh được thực hiện khá nghiêm túc. Định kì mỗi năm, đều có đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra các món vay tại, tình hình cho vay, mục đích vay vốn và thực tế sử dụng nguồn vốn của khách hàng tại chi nhánh. Đoàn kiểm soát nội bộ tiến hành kiểm tra hồ sơ của các phòng, báo cáo, phân tích, đánh giá tất cả những khoản vay tại chi nhánh để có những giải pháp khắc phục hoặc biện pháp xử lý nếu khoản vay có dấu hiệu sai phạm hay gây ra nhiều rủi ro cho chi nhánh. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp chi nhánh tìm ra những lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của mình, các sai phạm có thể kể đến như là không thực hiện đúng quy định kiểm tra sau cho vay, định giá lại tài sản, một số trường hợp cho vay không chặt chẽ, không quản lý được nguồn tiền giải ngân sau cho vay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, hoàn thiện pháp lý của khoản vay. Ngoài ra, việc phát hiện ra những sai phạm phát sinh trong công tác cho vay sẽ giúp từng cấn bộ nhân viên có thêm bài học kinh nghiệm trong công việc 2.5.1.3. Mô hình tổ chức quản lý nợ có vấn đề Từ năm 2008, hoạt động quản lý rủi ro được Vietinbank nâng tầm với việc thành lập Khối quản lý rủi ro tách riêng khỏi khối giao dịch trực tiếp và báo cáo lên Ban điều hành, gồm năm phòng ban: Phòng rủi ro tín dụng và đầu tư, Phòng chế độ tín dụng và đầu tư, Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ. Việc tách hoạt động quản trị rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh là bước quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản nợ của ngân hàng
  57. 42 Các khoản nợ có vấn đề do các cán bộ tín dụng và lãnh đạo tại chi nhánh cho vay trực tiếp quản lý nhưng chịu sự giám sát, hỗ trợ của Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng quản lý rủi ro tại hội sở Bảng 2.7. Phân công quản lý nợ có vấn đề Phòng khách hàng Phòng quản lý rủi ro Xây dựng phương án xử lý nợ nhóm 2, Xây dựng phương án xử lý nợ xấu, nợ xử trình người có thẩm quyền phê duyệt. lý bằng dự phòng rủi ro, nợ Chính phủ xử Chuẩn bị hồ sơ, tờ trình đề nghị phê duyệt lý trình người có thẩm quyền phê duyệt. và trực tiếp thực hiện các biện pháp xử lý Phối hợp với Phòng khách hàng chuẩn bị nợ trong trường hợp cho vay thêm, cơ cấu hồ sơ, tờ trình đề nghị người có thẩm lại thời hạn trả nợ, bổ sung TSBĐ của các quyền phê duyệt và làm đầu mối thực nhóm nợ đã trình người có thẩm quyền hiện các biện pháp xử lý nợ. phê duyệt. Phối hợp với Phòng quản lý nợ có vấn đề thực hiện các biện pháp xử lý nợ: xử lý TSBĐ, đề nghị các cơ quan pháp luật hỗ trợ xử lý thu hồi nợ, khoanh nợ, chuyển nợ thành vốn góp, bán nợ, đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn xử lý, XLRR, xoá nợ, trình xét miễn giảm lãi gắn điều kiện thu nợ gốc Nguồn: Quy định về tổ chức quản lý nợ có vấn đề của Vietinbank 2.5.1.4. Đảm bảo các nguyên tắc về quy trình nhận diện và phòng ngừa nợ có vấn đề Ban hành và phổ biến những quy định trong công tác quản lý nợ có vấn đề: Để thực hiện tốt công tác quản lý nợ có vấn đề, Vietinbank đã ban hành những quy định và được nêu chi tiết trong Sổ tay tín dụng của ngân hàng (Phụ lục 3) Các cán bộ nhân viên tại chi nhánh Vietinbank BR-VT đã luôn bám sát các chủ trương của Trung ương từ hoạt động nhận biết các khoản vay có vấn đề, các bước thực hiện khi phát hiện khoản vay có vấn đề đến việc đưa ra các biện pháp xử lý và xác định vai trò của từng cấp trong quản lý nợ có vấn đề
  58. 43 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp Năm 2016, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu ở mức thấp. Thị trường tài chính quốc tế biến động phức tạp với chính sách tiền tệ trái chiều của các NHTW lớn trên thế giới. Ở trong nước, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai (hạn hán, xâm nhập mặn) cũng như sự cố môi trường biển miền Trung khiến tăng trưởng kinh tế đạt 6,21%, thấp hơn mục tiêu 6,7% đề ra. Là một trong trong những ngân hàng lớn, chủ lực của nề kinh tế Vietinbank đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách, chỉ đạo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong hoạt động tín dụng góp phần nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng đồng thời cải tiến mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực hoạt động góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Chi nhánh cũng thực hiện sao sát chủ trương của VietinBank giảm lãi suất cho vay đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và 5 lĩnh vực kinh tế ưu tiên, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn trụ cột của nền kinh tế. Triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình ưu đãi lãi suất với mức lãi suất cho vay ngắn hạn < 7%/năm, cho vay trung dài hạn < 9%/năm như: Tiếp sức thành công cho DN lớn, SME; Tiếp bước cùng doanh nghiệp XNK; Tuần lễ vàng SME; Đồng hành phát triển cùng KH FDI; Cho vay ưu đãi ngành thương mại phân phối; các chương trình với mức lãi suất thấp, ưu đãi trong khoảng thời gian dài để hỗ trợ các phân khúc/đối tượng khách hàng như chương trình hỗ trợ lãi suất dành riêng cho KHDN siêu vi mô, khách hàng mới, khách hàng vay sản xuất kinh doanh (đặc biệt tại các khu vực trọng điểm về nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ). Cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi với một số ngành trọng điểm như: Gói sản phẩm dành cho KHDN dệt may, gói sản phẩm cho các bệnh viện, gói sản phẩm dịch vụ cho các đơn vị giáo dục, trường học kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ và các mức ưu đãi cho các khách hàng trong nhóm ngành đặc thù. Bên cạnh đó, CN VietinBank BR-VT đặc biệt luôn chủ động trong việc kiểm soát dư nợ tín dụng đối với các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian cho vay dài như bất động sản và các dự án BOT, BT và thận trọng khi cấp tín dụng với các
  59. 44 phương án, dự án gây tác động lớn đến môi trường, xã hội và phải bảo đảm khách hàng có các biện pháp giảm thiểu tác động của phương án, dự án đến môi trường, xã hội. 2.5.2. Hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh BR-VT 2.5.2.1. Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ vay và làm việc với khách hàng Khi nhận thấy dấu hiệu của các khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng trình bày với lãnh đạo phòng tín dụng các dấu hiệu rủi ro mà mình nhận thấy và đánh giá của mình về khoản vay, đề xuất phương hướng hành động. Đồng thời, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khoản vay, hồ sơ TSBĐ. Trong đó các hồ sơ pháp lý của khasach hàng, pháp lý phương án vay, biên bản làm việc, đảm bảo tính đầy đủ của giấy tờ tài sản, kiểm tra lại nội dung hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm. Nếu phát hiện các thiếu sót trong hồ sơ có thể gây bất lợi cho chi nhánh, cán bộ tín dụng phải hoàn chỉnh ngay hoặc báo ngay cho lãnh đạo phòng để bàn hướng khắc phục. Bước tiếp theo, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện ngay việc gửi thông báo bằng văn bản về các nghĩa vụ pháp lý, thông tin về khoản vay có vấn đề cho khách hàng và các bên bảo lãnh. Đồng thời ngân hàng yêu cầu khách hàng phải cung cấp báo cáo tài chính mới nhất của công ty và cập nhật ngay kế hoạch kinh doanh, đề xuất trả nợ cho các khoản nợ tại chi nhánh. Nếu khoản nợ quá hạn thanh toán, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện việc mời khách hàng làm việc trực tiếp tại chi nhánh hoặc chủ động đến địa điểm kinh doanh, nơi cư trú của khách hàng. Đối với các khoản vay chưa đến hạn thanh toán nhưng ngân hàng nhận thấy có dấu hiệu rủi ro thì thời điểm làm việc với khách hàng được thoả thuận sao cho thuận tiện cho cả hai bên. Nội dung tất cả buổi làm việc giữa khách hàng và chi nhánh trong quá trình xử lý nợ có vấn đề được ghi nhận trong biên bản làm việc để làm cơ sở thực hiện phê duyệt các phương án giải quyết tiếp theo. 2.5.2.2. Các biện pháp xử lý Sau khi đã thu thập và đánh giá thêm các thông tin từ khách hàng vay đang có các khoản nợ có vấn đề, việc xử lý đối với nợ quá hạn thanh toán sẽ được thực hiện khẩn trương và chặt chẽ hơn nhằm hạn chế chuyển sang nhóm nợ xấu. Tuỳ thuộc vào quy mô khoản vay, mức độ ảnh hưởng khi xảy ra rủi ro mà chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý linh hoạt:
  60. 45 Đối với các khách hàng có khoản nợ nhóm 1 quá hạn: Để đôn đốc trả nợ, bên cạnh việc gửi văn bản, cán bộ tín dụng còn phải tìm cách liên hệ với khách hàng nhanh nhất như qua điện thoại, email hoặc đến gặp trực tiếp khách hàng để yêu cầu trả nợ. Từ năm 2015 đến nay tình trạng khách hàng của Vietinbank CN BR-VT chậm thanh toán dưới 10 ngày trở nên phổ biến, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp kinh doanh thuỷ hải sản có quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng ở một số PGD ngoài trung tâm thành phố như PGD Tân Thành, PGD Phước Tỉnh. Yêu cầu khách hàng giảm dần dư nợ hoặc bổ sung thêm TSBĐ: Đây là biện pháp chủ yếu mà chi nhánh áp dụng thường xuyên trong thời gian gần đây. Bất động sản có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sẽ khiến giá trị TSBĐ có nhiều biến động, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ bất động sản hay TSBĐ khác để duy trì mức dư nợ cũ đảm bảo nguồn vốn cần thiết tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường và ngân hàng cũng yên tâm tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Nếu khách hàng không còn khả năng bổ sung thêm TSBĐ thì chi nhánh mới yêu cầu giảm dư nợ vay về mức tương ứng để đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho vay hay giá trị TSBĐ ở mức an toàn. Tiếp thêm vốn cho khách hàng: Các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2016 tình hình tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi và khả năng tiêu thụ tăng khá nhanh nên không ít doanh nghiệp trên địa bàn có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư sang các lĩnh vực ngành nghề mới. Nhưng khi đi vào hoạt động thời gian đầu thì nhu cầu về vốn lưu động cần thiết phát sinh tăng lớn hơn nguồn vốn dự kiến ban đầu. Đặc biệt với những doanh nghiệp có mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng từ trước đến nay thì việc xem xét cấp thêm vốn cho doanh nghiệp cũng rất phổ biến, giúp khách hàng có thể tiếp tục tốt hoạt động kkinh doannh đảm bảo nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Cơ cấu lại nợ : Dựa trên chỉ đạo của NHNN, trong thời gian qua, VietinBank BR-VT đã xem xét cơ cấu lại nợ (theo Quyết định 780/QĐ-NHNN năm 2012 và Thông tư 09/2017/TT-NHNN) cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ biện pháp này, một tỷ lệ lớn khách hàng có tiềm năng phục hồi đã vượt qua khó khăn; qua đó, giảm áp lực lên tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của chi nhánh.
  61. 47 Bảng 2.8. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng (nợ sắp đến hạn) Đơn vị: tỷ đồng Khách hàng 2015 2016 2017 Cá nhân 0.134 0.691 0.975 Doanh nghiệp 0.406 1.163 1.710 Tổng 0.540 1.854 2.685 Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp Bảng số liệu cho thấy, dư nợ các khoản vay đến hạn mà chi nhánh thực hiện tái cơ cấu có xu hướng tăng qua các năm và chủ yếu là với KHDN. Năm 2016 có sự tăng đột biến 243% so với năm 2015, năm 2017 tăng 45% so với năm 2016. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đối với những khoản nợ sắp đến hạn sẽ giúp cho khách hàng có thêm thời gian tập trung thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư theo đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Còn đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phương án sản xuất khả thi thì chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng. Tiếp đó, chi nhánh tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ. Tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn: Mặc dù chỉ có chính khách hàng mới hiểu rõ nhất những điểm mạnh, điểm yếu trong phương án kinh doanh của mình nhưng những ý kiến của ngân hàng từ góc nhìn khách quan và có chuyên môn về tài chính sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với khách hàng. Các cán bộ quản lý hồ sơ đã rất tích cực phối hợp với khách hàng trong thời gian gần đây để giúp họ khắc phục khó khăn bằng cách đến trực tiếp xưởng hay nhà máy sản xuất tìm ra những khâu đang gặp vấn đề làm trì trệ hoạt động kinh doanh và góp ý về kế hoạch thúc đẩy bán hàng cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt hơn trong những giai đoạn tình hình kinh tế biến động. Xử lý TSBĐ đối với các khoản nợ xấu: Khi khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán mà việc thực hiện các biện pháp mang tính hỗ trợ khách hàng không có hiệu quả, chi nhánh sẽ đề nghị khách hàng trả nợ từ nguồn xử lý TSBĐ. Vì TSBĐ là một trong những yếu tố mang tính quyết định việc phê duyệt cho vay của ngân hàng nên tỷ lệ dư nợ có TSBĐ là tiêu chí đánh giá rủi ro của danh mục tín dụng. Do đó, dư nợ có TSBĐ
  62. 48 tại chi nhánh luôn chiếm chủ yếu, 97% trên tổng dư nợ, riêng dư nợ có TSBĐ là bất động sản chiếm trên 61% và máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trên 27% tổng dư nợ. Bảng 2.9. Tình hình dƣ nợ theo TSBĐ của chi nhánh 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Bất động sản 1498 61.57% 2212 67.30% 2295 61.27% Máy móc thiết bị, Phương tiện vận tải 754 30.99% 899 27.35% 1249 33.34% Tài sản khác 117 4.81% 127 3.86% 156 4.16% Không có TSBĐ 64 2.63% 49 1.49% 46 1.23% Tổng cộng 2433 100% 3287 100% 3746 100% Nguồn: Số liệu từ Phòng tổng hợp Thành lập công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank AMC) là Công ty con 100% vốn thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000. Các nghiệp vụ chính đó là: Định giá tài sản; Tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản ; Đấu giá tài sản; Quản lý và khai thác tài sản; Cho thuê tài sản; Mua bán nợ. Website vietinbankamc.vn là nơi thường xuyên tổng hợp, giới thiệu thông tin khoản nợ, tài sản cần xử lý để chào bán, môi giới, tìm kiếm khách hàng với tiêu chí hỗ trợ tối đa, góp phần vào việc xử lý nợ, xử lý tài sản cho các chi nhánh trong hệ thống VietinBank và khách hàng. Bên cạnh đó, VietinBank AMC thành lập Trung tâm xử lý tài sản bảo đảm với mục đích chuyên môn hoá việc tiếp nhận tài sản bảo đảm từ các Chi nhánh/Đơn vị VietinBank và các cá nhân, tổ chức khác để xử lý, thường xuyên tổng hợp và giới thiệu thông tin khoản nợ, tài sản cần xử lý để chào bán, môi giới, tìm kiếm khách hàng, góp phần giảm thiểu nợ tồn đọng, làm lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính, đảm bảo phát triển an toàn và vững bền của các chi nhánh VietinBank. 2.6. Phân tích tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank CN BR-VT
  63. 49 Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh qua các năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1. Cấu trúc nợ vấn đề (%/ Tổng dƣ nợ có vấn đề) Nợ nhóm 1 đã cơ cấu theo QĐ/2012 2.77% 8.41% 6.21% Nợ nhóm 2 38.68% 27.88% 54.36% Nợ xấu 58.56% 63.71% 39.43% 2. Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề Tăng/giảm Dư nợ có vấn đề - 2.536 21.207 Tăng/giảm Tỷ lệ có vấn đề - -0.13% 0.48% 3. Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng nợ có vấn đề 13.42% 19.80% 17.41% 4. Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR trong năm Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR luỹ kế 47.20% 44.58% 24.09% Tỷ lệ Dư nợ XLRR/Thu hồi nợ XLRR trong năm 79.19% 75.36% 31.25% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động tín dụng của chi nhánh Nợ có vấn đề tăng cả về số dư và tỷ lệ trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2016-2017. Tỷ lệ nợ có vấn đề tăng nhanh trong năm 2017 mặc dù chủ yếu là do tăng dư nợ nhóm 2. Nợ nhóm 1 đã cơ cấu thời hạn trả nợ theo quyết định 780/2012/QĐ-NHNN tăng đồng thời rủi ro tiềm ẩn ở nhóm dư nợ này cũng tăng khi công tác phân loại nợ của chi nhánh không được thực hiện hợp lý và trung thực Trong cơ cấu nợ xấu thì tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm chủ yếu, đến cuối năm 2017 tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng nợ xấu có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều trong khi tỷ lệ dư nợ nhóm 4 trên nợ xấu năm 2017 tăng khá nhanh so với năm 2016, từ 0.05% lên 1.14%. Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng nợ có vấn đề đều tăng qua các năm. Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR có xu hướng giảm dần và giảm mạnh trong năm 2017. Tỷ lệ thu hồi vốn trên tổng số nợ đã XLRR luỹ kế qua các năm giảm và số nợ đã XLRR chưa thu hồi ngày càng tăng cho thấy tốc độ thu hồi chậm hơn so với tốc độ xử lý.
  64. 50 2.7. Đánh giá hoạt động quản lý nợ có vấn đề 2.7.1. Kết quả đạt đƣợc Chỉ tiêu cấu trúc nợ có vấn đề của chi nhánh cho thấy tỷ trọng nợ xấu chiếm cao nhất trong tổng dư nợ có vấn đề nhưng tỷ lệ này giảm mạnh vào năm 2017. Chi nhánh luôn theo sát những quy định cơ bản mà Vietinbank đã xây dựng làm cơ sở cho hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống diễn ra thống nhất, an toàn, đúng quy định của NHNN. Chi nhánh cũng cập nhật kịp thời các quy định, ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại địa phương từng thời kỳ. Hoạt động kiểm tra, giám sát khoản vay ngày càng được chú trọng và bám sát với quy trình, thủ tục chặt chẽ. Công tác theo dõi các khoản nợ và chủ động phát hiện sớm các khoản nợ có nguy cơ xảy ra rủi ro được các bộ chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Cơ cấu tổ chức quản lý tại chi nhánh tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo phát huy tính chủ động trong việc quản lý, xử lý các khoản nợ có vấn đề. Bên cạnh đó chi nhánh đã áp dụng các biện pháp linh động phù hợp với đặc điểm của từng khoản vay. Chưa có trường hợp xử lý nợ xấu nào mà chi nhánh cần sử dụng đến biện pháp kiện tụng, khởi tố khách hàng trong những vừa qua. Những cán bộ mới vị trí quan hệ KH/ thẩm định tại chi nhánh đều được tham dự các khoá đào tạo kỹ lưỡng về thực hành thẩm định hồ sơ tín dụng để sẵn sàng cho các yêu cầu công việc trong hệ thống cũng như có điều kiện làm quen với những tình huống bất lợi có thể phát sinh để tập đưa ra các cách thức giải quyết, cách thẩm định trong thực tế. Bên cạnh đó, theo định kỳ tại chi nhánh, toàn bộ cán bộ nhân viên các phòng ban nói chung và cán bộ phòng tín dụng nói riêng đều phải tham gia kỳ thi nghiệp vụ trực tuyến, qua đó đánh giá được chính xác năng lực của từng cán bộ và giúp họ trau dồi thêm được kinh nghiệm cũng như khắc phục được những mặt còn yếu trong công tác thẩm định khách hàng. Tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh có sự đoàn kết cao, các bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong những năm qua, chi nhánh chưa có hiện tượng lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm sai các quy định, chiếm đoạt, chiếm dụng tài sản của ngân hàng.