Khóa luận Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình

pdf 77 trang thiennha21 25/04/2022 2481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_tuan_thu_phap_luat_thue_cua_cac_dn_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình

  1. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, quý Thầy cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, quý báu trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn ThS. Lê Hoàng Anh – người thầy kính mến đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cơ quan chi cục Thuế Khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện, luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Trong bài báo cáo này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện bài báo cáo được hoàn chỉnh và đạt được những yêu cầu, song không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đống góp của quý Thầy Cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Nguyễn Thị Nhật Tân Trường Đại học Kinh tế Huế i
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa CBCC Cán bộ công chức CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước QLT Quản lý thuế TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TKTN Tự khai tự nộp Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  3. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình CBCC tại Chi cục thuế Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 26 Bảng 2.2. Kết quả thu thuế và nợ thuế Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 27 Bảng 2.3. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của Chi cục thuế giai đoạn 2016- 2018 30 Bảng 2.4. Thống kê các DN đã thực hiện kiểm tra thuế từ 2016-2018 31 Bảng 2.5. Tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc tuân thủ luật thuế của NNT nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018. 33 Bảng 2.6. Tình hình thực hiện cưỡng chế các đối tượng nợ thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 34 Bảng 2.7. Tình hình nộp tờ kê khai thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 35 Bảng 2.8. Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 36 Bảng 2.9. Tình hình tuân thủ luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 theo kết quả kiểm tra NNT 37 Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra DN tuân thủ luật thuế của DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 38 Bảng 2.11. Kết quả tuân thủ thời hạn nộp thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh năm 2016 – 2018 39 Bảng 2.12. Kết quả tuân thủ nộp thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn Trường2016-2018 Đại học Kinh tế Huế39 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về hệ thống pháp luật thuế 40 Bảng 2.14. Kết quả đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN 42 iii
  4. Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế 43 Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về công tác quản lý nợ thuế 44 Bảng 2.17. Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra 45 Bảng 2.18. Kết quả đánh giá về sự tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện 46 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh 24 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 17 Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 28 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ v DANH MỤC HÌNH vi MỤC LỤC vii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin nghiên cứu 3 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích 3 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA TrườngDN Đại học Kinh tế Huế5 1.1. Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế 5 1.1.1. Cơ sở lý luận về thuế 5 vii
  8. 1.1.1.1. Khái niệm về thuế 5 1.1.1.2. Các loại thuế hiện hành liên quan đến DN 6 1.1.2. Cơ sở lý luận về Quản lý thuế 6 1.1.2.1. Khái niệm Quản lý thuế 6 1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý thuế 7 1.1.2.3. Nội dung Quản lý thuế 8 1.2. Tuân thủ pháp luật thuế của DN 12 1.2.1. Khái niệm về tuân thủ pháp luật thuế 12 1.2.2. Các cấp độ tuân thủ thuế của DN 12 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của DN 13 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của DN 15 1.3. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của DN trong và ngoài nước 17 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế tại một số tỉnh và thành phố trong nước 17 1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của một số nước trên thế giới 19 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra nhằm tăng cường tính tuân thủ thuế của doanh nghệp đối với Chi cục thuế huyện Quảng Ninh 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 23 2.1. Khái quát về Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh và tình hình phát triển của TrườngDN trên địa bàn Đại học Kinh tế Huế.23 2.1.1. Giới thiệu về Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 23 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế huyện Quảng Ninh 24 viii
  9. 2.1.1.3. Tình hình nguồn nhân lực của Chi cục thuế huyện Quảng Ninh .26 2.1.1.4. Kết quả hoạt động của Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 27 2.1.2. Tình hình phát triển của DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh 27 2.2. Hoạt động tăng cường tính tuân thủ pháp luật thuế cho DN tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 29 2.2.1. Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ 29 2.2.2. Hoạt động kiểm tra người nộp thuế 30 2.2.3. Hoạt động đôn đốc người nộp thuế 32 2.2.4. Hoạt động quản lý, cưỡng chế nợ thuế 33 2.3. Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 35 2.3.1. Tình hình tuân thủ quy định nộp tờ khai thuế của DN 35 2.3.2. Tình hình vi phạm pháp luật thuế của DN theo kết quả kiểm tra thuế37 2.3.3. Tình hình tuân thủ nộp thuế của DN 38 2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát về sự tuân thủ pháp luật thuế của DN 39 2.4.1. Mô tả thông tin đối tượng điều tra 40 2.4.2. Đánh giá của đối tượng điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN 40 2.4.2.1. Đánh giá về Hệ thống pháp luật thuế 40 2.4.2.2. Đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN 41 2.4.2.3. Đánh giá về công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế 43 Trường2.4.2.4. Đánh Đại giá về công học tác quản lý nKinhợ thuế tế Huế 44 2.4.2.5. Đánh giá về công tác kiểm tra 45 ix
  10. 2.4.2.6. Đánh giá về sự tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện 46 2.5. Đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN do Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh quản lý 46 2.5.1. Kết quả đạt được 46 2.5.2. Các vấn đề còn tồn tại 47 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 48 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA DN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 50 3.1. Định hướng nâng cao mức độ tuân thủ luật thuế của DN 50 3.1.1. Định hướng chung 50 3.1.2. Định hướng cụ thể 50 3.2. Giải pháp tăng cường tính tuân thủ thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh51 3.2.1. Giải pháp đối với hệ thống pháp luật thuế 51 3.2.2. Giải pháp đối với công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN 51 3.2.3. Đẩy mạnh việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thuế 53 3.2.4. Giải pháp đối với công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế 54 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 55 3.2.6. Giải pháp đối với công tác kiểm tra 55 3.2.7. Giải pháp đối với DN 56 TrườngPHẦN 3: KẾT LU ẬĐạiN VÀ KIẾ Nhọc NGHỊ Kinh tế Huế57 1. Kết luận 57 2. Kiến nghị 58 x
  11. 2.1. Kiến nghị đối với Cục thuế Quảng Bình 58 2.2. Đối với Chi cục thuế 58 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 Trường Đại học Kinh tế Huế xi
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thuế gắn liền với sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước, là công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào cũng sử dụng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Vì vậy, thuế là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, bất kể là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Tại Việt Nam hiện nay, mỗi tháng có hàng ngàn doanh nghiệp (DN) mới đăng ký hoạt động kinh doanh. Đây là tiền đề cho nền kinh tế phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với cơ quan thuế (CQT) trong việc quản lý thu thuế một cách hiệu quả. Trong đó, hành vi tuân thủ thuế của các DN luôn là vấn đề được các cơ quan quản lý thuế (QLT) đặc biệt quan tâm. Sẽ rất thuận lợi nếu việc tuân thủ thuế có thể đạt được dựa trên cơ sở tự nguyện của các DN hơn là sử dụng những công cụ hành chính để xử phạt và cưỡng chế. Việc tuân thủ thuế rõ ràng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tính bền vững về nguồn thu của mọi quốc gia. Chính vì vậy, các nước vẫn luôn theo đuổi một chính sách thuế với mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa việc tuân thủ thuế. Luật QLT ra đời là một bước đột phá, qua đó đã làm thay đổi một cách cơ bản mối quan hệ giữa người nộp thuế (NNT) và CQT, hai chủ thể này đã trở thành những người bạn đồng hành góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Việc chuyển đổi mô hình quản lý theo đối tượng sang mô hình quản lý theo chức năng với cơ chế tự khai – tự nộp, theo cơ chế mới thì NNT hoàn toàn chủ động trong việc kê khai và nộp thuế, CQT chỉ thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, thanh kiểm tra và giám sát sự tuân thủ pháp luật của NNT. Trong nền kinh tế hội nhập và pháp triển sâu rộng như hiện nay, DN chính là xương sống của nền kinh tế, DN có phát triển thì quốc gia mới hưng thịnh, nguồn thu thuế từ các DN chính là nguồn đảm bảo vững chắc nhất cho ngân sách quốc gia. Tuy Trườngnhiên, làm thế nào để cácĐạiDN tự giác học tuân thủ pháp Kinh luật thuế là vấn đtếề đặt ra Huếkhông chỉ đối với CQT mà còn cả đối với toàn xã hội. Trong thời gian qua, Chi cục Thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm tuyên truyền, hỗ 1
  13. trợ, giải thích, vận động DN chấp hành tốt pháp luật về thuế. Thế nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập liên quan đến việc việc triển khai Luật Quản lý thuế như tình trạng nợ thuế, chây ỳ và tính tuân thủ luật thuế của một số bộ phận DN còn chưa cao; công tác tuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự làm cho DN tuân thủ pháp luật thuế theo đúng tinh thần của Luật Quản lý thuế hiện hành. Nhận thức được tính cấp thiết về vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả đã quyết định thực hiện đề tài: “Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN đóng trên địa bàn do Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình quản lý để đánh giá các kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân. Qua đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hành vi tuân thủ thuế trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tính tuân thủ pháp luật thuế của DN; - Phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của DN tại chi cục thuế trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trường3.1. Đối tượng nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế Các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ pháp luật thuế của DN trên địa bàn do Chi cục thuế huyện Quảng Ninh quản lý. 2
  14. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và các DN hoạt động trên địa bàn do Chi cục thuế quản lý. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn trong giai đoạn 2016 – 2018, nghiên cứu phân tích số liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả điều tra 110 người đại diện của DN. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin nghiên cứu * Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn tài liệu của các cơ quan có liên quan như Cục thuế tỉnh Quảng Bình, Chi cục thuế huyện Quảng Ninh . Tài liệu từ các DN và các tài liệu đã được công bố trên các công trình, đề tài khoa học, báo, tạp chí trong nước, . * Số liệu sơ cấp: Được tiến hành thu thập từ kết quả điều tra thông qua các DN đang hoạt động trên địa bàn, cụ thể: Điều tra phỏng vấn theo bảng hỏi: 110 DN đang hoạt động trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Chi cục thuế huyện Quảng Ninh quản lý. 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích - Đề tài sử dụng phương pháp khảo cứu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin và tài liệu phục vụ cho việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề tuân thủ pháp luật thuế của các DN; - Phương pháp phân tích, thống kê kinh tế gồm: thống kê mô tả, phân tổ thống kê, phương pháp so sánh, đánh giá, các biểu đồ, bảng biểu để phân tích mối quan hệ, Trườngmức độ biến động của cácĐại chỉ tiêu phânhọc tích nhằm Kinhđánh giá tình hình tế tuân th ủHuếthuế của DN tại địa bàn nghiên cứu. 3
  15. 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của nghiên cứu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về tuân thủ pháp luật thuế của DN Chương 2: Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của DN của DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  16. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA DN 1.1. Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế 1.1.1. Cơ sở lý luận về thuế 1.1.1.1. Khái niệm về thuế Cho đến nay, trong các tài liệu nghiên cứu được công bố trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau, theo các quan điểm của các nhà kinh tế học khác nhau thì có các định nghĩa khác nhau về thuế. Theo Joseph E Stiglitz: “Thuế được hình thành từ rất lâu đời, bằng hình thức cung cấp dịch vụ cho người cai quản, đây là một trong những hình thức đơn giản, đầu tiên của thuế và sau này được tiền lệ hóa trở thành những nghĩa vụ nộp thuế bằng nhiều hình thức, nhưng cao nhất là bằng tiền”. Theo Mác: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của dân dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước”. Theo Jege: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của Nhà nước” Trên giác độ phân phối thu nhập: thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (Quỹ NSNN) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. TrườngTrên góc độ ngư ờĐạii nộp thuế: thu họcế là khoản đóngKinh góp bắt buộc chotế Nhà Huếnước theo Luật định để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Người nộp thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. 5
  17. Trên góc độ kinh tế học: thuế là biện pháp đặc biệt theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển 1 phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước. Tựu chung lại có thể thống nhất một khái niệm chung về thuế như sau: “Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của Nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế”. 1.1.1.2. Các loại thuế hiện hành liên quan đến DN Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động mà DN phải chịu các loại thuế khác nhau theo pháp luật hiện hành. Ở nước ta hiện nay, Quốc hội đã ban hành nhiều sắc thuế khác nhau ở tất cả các lĩnh vực với rất nhiều các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn, trong đó có 6 sắc thuế tác động trực tiếp và chủ yếu đến DN là: 1. Thuế xuất nhập khẩu 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 4 sắc thuế gián thu 3. Thuế bảo vệ môi trường 4. Thuế giá trị gia tăng 5. Thuế thu nhập DN 2 sắc thuế trực thu 6. Thuế thu nhập cá nhân Hầu hết các DN chịu tác động nhiều nhất bởi các quy định của thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân. 1.1.2. Cơ sở lý luận về Quản lý thuế Trường1.1.2.1. Khái niệm QuĐạiản lý thuế học Kinh tế Huế Trong cuốn Tài chính công của Khoa Tài chính Nhà nước, trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2005) thì : “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiện” “Đó là những hoạt động thường 6
  18. xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng quy định”. Với quan niệm trên, có thể hiểu quản lý thuế là quản lý việc thu thuế. Nó bao gồm các công việc như: xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các biện pháp hành thu và tổ chức bộ máy ngành thuế. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy quản lý thuế không đồng nghĩa với việc quản lý thu thuế. Quản lý thuế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Chính sách thuế được thiết kế thường nhằm thực hiện các chức năng cơ bản, quan trọng của thuế như: điều tiết nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng hoặc phân phối thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ đạt được nếu như công tác QLT thực hiện điều hành, giám sát để mọi NNT đều nộp đúng, nộp đủ và đúng hạn số thuế phát sinh. Vì vậy, có thể khẳng định QLT có vai trò quan trọng quyết định cho sự thành công của từng chính sách thuế. Dưới cách hiểu như vậy, ta có thể khái quát về khái niệm QLT như sau: - QTL là hoạt động tổ chức, điều hành, giám sát việc của CQT nhằm bảo đảm NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định. - QLT là quá trình tổ chức quản lý và kiểm tra việc thực hiện những quy định trong Luật thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản thuế vào NSNN theo quy định. 1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý thuế - Thuế là nguồn thu chủ yếu, bền vững của NSNN. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia QLT. - Việc QLT được thực hiện theo quy định của Luật QLT hiện hành và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trường- Việc QLT phả i Đạiđảm bảo công học khai, minh bKinhạch, bình đẳng; đtếảm bả oHuế quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. 7
  19. - Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong QLT; áp dụng các nguyên tắc QLT theo thông lệ quốc tế, trong đó nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong QLT và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện Việt Nam. 1.1.2.3. Nội dung Quản lý thuế Theo điều 4, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, ngày 13 tháng 6 năm 2019 thì nội dung QLT bao gồm các nội dung sau: - Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế. - Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế. - Khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền nộp chậm, gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền nợ thuế. - Quản lý thông tin NNT. - Quản lý hóa đơn, chứng từ. - Kiểm tra thuế, thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế. - Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về QLT. - Xử phạt vi phạm hành chính về QLT. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. - Hợp tác quốc tế về thuế. - Tuyên truyền, hỗ trợ NNT.  Quản lý thuế đối với DN Theo giáo trình Quản lý thuế của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng: Quản lý thuế là Trườngkhâu tổ chức, phân công Đại trách nhiệ mhọc cho các bộ phKinhận trong CQT; xác tế lập m ốHuếi quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế. Công tác quản lý thuế để ngày một nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thu cho ngân sách nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy 8
  20. tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. Nội dung quản lý thuế: bao gồm những hoạt động như đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra - thuế, cưỡng chế - xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại Nguyên tắc quản lý thuế: có ba nguyên tắc chính trong quản lý thuế đó là: + Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. + Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. + Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.  Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ các quy định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. CQT không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu NNT tự giác tuân thủ nghĩa vụ. CQT có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tác kiểm tra, để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của NNT. Tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế có hiệu lực từ ngay 10/9/2015 qua đó diều chỉnh Trườngviệc đăng ký, kê khai nĐạiộp thuế bằng gihọcấy hoặc các Kinhhình thức khác trư tếớc đây sangHuế Thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế bằng phương thức giao dịch điện tử bao gồm: 9
  21. + Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến CQT bằng phương thức điện tử. + Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử bao gồm: tra cứu thông tin của người nộp thuế, gửi các thông báo của CQT đối với người nộp thuế. + Tiêu chí lựa chọn, thủ tục, trình tự ký thỏa thuận với tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tửtrong lĩnh vực thuế; thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua tổchức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. • Về khai thuế: Người nộp thuế thực hiện khai thuế điện tử phải được CQT thông báo chấp nhận đăng ký giao dịch thuế điện tử. Trong quá trình thực hiện khai thuế điện tử, người nộp thuế có thay đổi, bổ sung về nghĩa vụ khai thuế (loại thuế,phương pháp tính thuế, mẫu hồ sơ khai thuế, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu, ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế, năm tài chính) thì người nộp thuế thực hiệnđăng ký thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (trường hợp sử dụng dịch vụ T-VAN). • Về nộp thuế: - Trường hợp nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế Người nộp thuế truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, lập chứng từ nộp thuế điện tử, ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế. Trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp thuế điện tử qua tổ chức TVAN, ngay khi người nộp thuế ký điện tử và gửi chứng từ nộp thuế điện tử, tổ chức T-VAN phải Trườngký điện tử và chuyển chĐạiứng từ nộp thuhọcế điện tử đếKinhn Cổng thông tin tếđiện t ửHuếcủa Tổng cục thuế. 10
  22. - Trường hợp nộp thuế qua hình thức thanh toán điện tử của ngân hàng, người nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản. Ngân hàng thực hiện kiểm tra thông tin trên chứng từ nộp thuế điện tử và điều kiện trích nợ tài khoản của người nộp thuế - Trường hợp nộp thuế qua hình thức thanh toán điện tử của ngân hàng, ngân hàng thực hiện xử lý chứng từ nộp thuế điện tử theo quy định của ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản và truyền thông tin về chứng từ nộp thuế điện tử của người nộp thuế cho CQT qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế để lưu trữ và tra cứu. - Ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản, ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước có tài khoản thu ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước, CQT có trách nhiệm đối Chiếu, xử lý sai sót (nếu có) đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nộp thuế điện tử. Trong cơ chế TKTN thuế, NNT phải hiểu biết đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình, tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp và nộp tờ khai thuế cho CQT trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần sự xác nhận trực tiếp của CQT. Trên cơ sở số thuế đã kê khai, cơ sở kinh doanh chủ động nộp tiền thuế vào NSNN. Đồng thời, NNT được áp dụng các thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, thuận lợi và được hướng dẫn, được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao nhằm tạo thuận lợi cho họ tự giác tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế theo quy định. Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, bộ máy quản lý thuế ở CQT được tổ chức tập trung theo các chức năng, bao gồm các chức năng chính: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Xử lý tờ khai và kế toán thuế; Thu nợ -ccưỡng chế thuế và Kiểm tra, thuế. Trong đó, chức năng, kiểm tra thuế là chức năng trọng tâm của CQT trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế. CQT tiến hành, kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập đủ các thông tin cần thiết về NNT (từ tờ khai, báo cáo tài chính và các thông tin từ các Trườngnguồn khác) để phân tích,Đại đánh giá xáchọc định theo cácKinh tiêu chí đánh giátế rủi ro, Huế từ đó lựa chọn NNT cần kiểm tra, và nội dung, hình thức kiểm tra, phù hợp. Do đó, các thông tin này phải đầy đủ, chính xác, dễ truy cập, có liên kết chặt chẽ với nhau qua một hệ thống nhận diện duy nhất (MST). Các thông tin về NNT được, kiểm tra được cập nhật 11
  23. ngay khi có biến động trên cơ sở dữ liệu chung do Tổng cục thuế quản lý và được chia sẻ, khai thác trên phạm vi cả nước. Thông tin phải mang tính lịch sử và trung thực. 1.2. Tuân thủ pháp luật thuế của DN 1.2.1. Khái niệm về tuân thủ pháp luật thuế Theo Jackson and Milliron (1986) và Alm (1991) cho rằng, tuân thủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh hoặc phán quyết của tòa án. Trong khi theo Hamm (1995) thì tuân thủ thuế được định nghĩa là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án. Theo OECD (2004) định nghĩa, tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình. Nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) đã đưa ra định nghĩa về tuân thủ thuế như là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian. Đồng thuận với Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011), tác giả bài viết cho rằng khi xét đến tuân thủ thuế, yếu tố thời gian nên được đưa vào như là một tiêu chí thể hiện sự tuân thủ tự nguyện. Do đó, xét trong phạm vi nghiên cứu này khái niệm tuân thủ thuế được định nghĩa như là việc NNT thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế đã được quy định trong luật thuế hiện hành. 1.2.2. Các cấp độ tuân thủ thuế của DN Vấn đề cơ bản là làm cách nào để tăng cường được sự tuân thủ của DN trong điều kiện môi trường thay đổi. Điểm xuất phát của quản lý thu thuế là cần hiểu được sự tuân thủ thuế của DN. CQT cần thấy rằng sự tuân thủ thuế của DN không đơn giản Trườnglà tuân thủ hay không tuânĐại thủ mà dihọcễn ra ở nhi ềuKinh mức độ hay cấ p tếđộ khác Huế nhau. Vì vậy, CQT cần phân biệt đâu là nhóm tuân thủ và không tuân thủ và sự tuân thủ của từng nhóm đối tượng diễn ra ở mức độ nào? Từ đó, CQT sẽ có Chiến lược thích hợp đối với từng nhóm DN. “Mỗi CQT phải hiểu được “tình trạng” tuân thủ thuế của từng 12
  24. nhóm và “tình trạng tuân thủ” đó dưới tác động của các yếu tố Chi phối đến hành vi tuân thủ thuế”. Theo mô hình các cấp độ tuân thủ, sự tuân thủ thuế của DN thay đổi ở 4 cấp độ hay mức độ tuân thủ khác nhau. Sự tuân thủ thuế ở mỗi cấp độ được thể hiện qua các chỉ số nộp đủ, đúng thời gian và tự nguyện. Cấp độ “cam kết” được thể hiện ở ba chỉ số đều tốt là nộp đủ + nộp đúng thời gian + tự nguyện. Cấp độ “chấp nhận” được thể hiện ở hai chỉ số tốt là nộp đủ + nộp đúng thời gian. Cấp độ “miễn cưỡng” chỉ thể hiện ở một chỉ số tốt là nộp đủ. Cấp độ “từ chối” đuợc thể hiện ở ba chỉ số đều rất kém. Từ các cấp độ tuân thủ thuế của DN, nghiên cứu rút ra những kết luận sau: - Sự tuân thủ thuế của DN là một khái niệm rất phức tạp, diễn ra ở những cấp độ khác nhau. Nghĩa là đối tượng không chỉ đơn thuần tuân thủ hay không tuân thủ mà tuân thủ ở cấp độ nào. - Xác định tình trạng tuân thủ thuế của từng nhóm đối tượng cụ thể cho phép CQT có những chiến lược quản lý hợp lý đối với từng nhóm đối tượng. - Thách thức của quản lý thu thuế không chỉ xác định những điều chưa biết về tình trạng tuân thủ thuế mà còn thúc đẩy để DN trở thành một tổ chức tốt. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của DN Để đo lường sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, người ta thường sử dụng các tiêu chí sau: - Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Tiêu chí này có thể được đo Trườnglường thông qua việc soĐại sánh tỷ l ệ họctuân thủ pháp Kinh luật thuế của NNT tếso vớHuếi tổng số NNT được CQT xác định qua các năm. 13
  25. - Tỷ lệ người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế. Tỷ lệ này có thể được đánh giá thông qua hoạt động, kiểm tra để xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo các hình thức xử phạt). Vấn đề then chốt và cũng khó khăn nhất để đo lường mức độ tuân thủ là tính số tiền thuế có thể thu được. Về mặt lý thuyết, số tiền này có thể được đo theo các cách khác nhau: - Số tiền thuế thu được: đây được xem như là kết quả của việc hoàn toàn tuân thủ pháp luật thuế của DN. - Số tiền thuế có khả năng thu được: Chỉ số này có thể được suy ra từ mức độ tuân thủ được ước tính cho các chức năng QLTchủ yếu, cụ thể là kê khai, kế toán thuế và nộp thuế. Trên cơ sở các số liệu về quản lý thuế, mức độ tuân thủ thường được ước tính cho ba giai đoạn chính hay cho các chức năng QLT chính (kê khai, tính thuế và nộp thuế/thu thuế). - Tuân thủ về nộp tờ khai: Mức độ tuân thủ về nộp tờ khai có thể được chia thành ba chỉ số khác nhau: + Thứ nhất, tuân thủ trong nộp tờ khai của người nộp thuế. Chỉ số này đo lường tỉ lệ giữa số tờ khai được nộp và số NNT thực tế được đăng ký tại CQT. Các tờ khai được nộp có thể bao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai chậm nộp. + Thứ hai, tuân thủ trong việc nộp tờ khai đúng hạn, được đo lường bằng tỉ lệ giữa số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được nộp. + Thứ ba là mức độ tuân thủ trong nộp tờ khai nói chung tổng hợp, là tỉ lệ giữa số tờ khai đã nộp đúng hạn chia cho tổng số NNT đã đăng ký. Mức độ tuân thủ kê khai nói chung tổng hợp này được ước tính là kết quả của hai chỉ số đầu tiên. Trường- Tuân thủ về kê khaiĐại thuế: M ứchọc độ tuân thủ vKinhề kê khai thuế là vitếệc kê khaiHuế trung thực các khoản thu nhập chịu thuế, doanh thu và sản lượng liên quan đến thuế trực thu hay thuế gián thu. Tuân thủ về kê khai thuế được định nghĩa là tỉ lệ giữa số thu nhập 14
  26. hay doanh thu kê khai với số thu nhập/doanh số được chờ đợi sẽ kê khai mong đợi. Tuân thủ trong kê khai có thể được phát hiện trong quá trình tính và kế toán thuế. - Tuân thủ trong nộp thuế: Mức độ tuân thủ trong nộp thuế là nói đến việc nộp thuế đúng hạn. Mức độ tuân thủ này được định nghĩa là tỉ lệ giữa số nghĩa vụ thuế được nộp đúng hạn và toàn bộ số nghĩa vụ thuế mà của người nộp thuế phải nộp. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của DN Một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước gần đây về hành vi tuân thủ thuế của DN bao gồm: - Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN – Nghiên cứu tình huống của Hà Nội”, đã xác định có sáu nhóm yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm đặc điểm hoạt động của DN, đặc điểm tâm lý của DN, đặc điểm ngành của DN, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thuế của nhà nước nhằm tăng cường hành vi tuân thủ thuế của các DN; - Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của DNTN – Xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn”, tiến hành thu thập dữ liệu của 170 DN tư nhân nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của DN. Nghiên cứu cho rằng hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp thuế đúng hạn của các DN tư nhân bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của DN, cụ thể là lợi nhuận của DN, tổng số thuế phải nộp, ngành nghề kinh doanh và giới tính của chủ DN; - Văn Công Tuân (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN (Tình huống nghiên cứu tại Chi cục thuế quận 1, thành phố Hồ Chí Minh)”, Tác giả Trườngcho rằng các yếu tố tác Đạiđộng đến hành học vi tuân thủ thuKinhế của DN bao gồtếm yế u Huếtố kinh tế, yếu tố chính sách thuế và quản lý thuế, yếu tố đặc điểm của DN, yếu tố ngành kinh doanh của DN, yếu tố pháp luật và xã hội, yếu tố tâm lý; 15
  27. - Đặng Thị Bạch Vân (2014), “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế”, đã cho rằng các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế gồm có: thuế suất, xác xuất bị kiểm tra, mức phạt, nhận thức về tính công bằng, ý thức thuế; - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2004), “Quản trị rủi ro tuân thủ - sử dụng các chương trình ngẫu nhiên”, đã tiến hành nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế nhằm nâng cao được sự tuân thủ hệ thống thuế. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của DN gồm yếu tố đặc điểm DN, yếu tố ngành, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố tâm lý. - Ngoài ra có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về tuân thủ thuế như Jackson and Millron (1986), Fischer và cộng sự (1992), Bobek (1997), Manaf (2004), Wenzel (2004), Chau & Leung (2009, Các nghiên cứu đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của NNT, đặc biệt các tác giả đã mở rộng nhận thức về những yếu tố khác ngoài kinh tế tác động đến ý thức tuân thủ thuế của người nộp như yếu tố xã hội, tâm lý. Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước đây và bằng nghiên cứu khám phá của bản thân, tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế với 5 nhân tố: bao gồm Hệ thống pháp luật về thuế; Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế; Công tác quản lý thuế, quản lý nợ thuế đối với DN; Công tác , kiểm tra thuế đối với DN. Mô hình nghiên cứu lý thuyết như được trình bày ở Hình 1 dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế 16
  28. Hệ thống pháp luật về thuế Công tác tuyên tuyền hỗ trợ NNT Đánh giá về sự tuân thủ Công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự thuế của DN nộp thuế Công tác quản lý thuế, quản lý nợ thuế đối với DN Công tác , kiểm tra của CQT đối với DN Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 1.3. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của DN trong và ngoài nước 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế tại một số tỉnh và thành phố trong nước * Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế tại tỉnh Hà Tỉnh Trước thực trạng ngân sách hụt thu cao, tỉnh Hà Tỉnh quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN thông qua việc quan tâm, tập trung đến kiểm soát thuế mà trọng tâm là thuế từ DN đối với công ty cổ phần bằng các giải pháp chống thất thu và nợ đọng thuế. Quyết tâm thực hiện mục tiêu đặt ra, Cục Thuế Hà Tĩnh đã ban hành công văn chỉ đạo công tác rà soát, quản lý, , kiểm tra các đơn vị có hoạt động liên kết, nhất là đơn vị có dấu hiệu chuyển giá để đưa vào diện kiểm soát. Cùng với các DN Trườngdạng này, Cục Thuế Hà Đại Tĩnh cũng đãhọc lựa chọn d ựaKinh trên tiêu chí rủi rotế để ti ếnHuế hành các DN. Công tác đôn đốc số kiến nghị truy thu qua cũng được Cục thuế Hà Tĩnh chỉ đạo quyết liệt, nhờ đó đã thu vào ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. 17
  29. Cục Thuế Hà Tĩnh đã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công tác kiểm tra tại CQT và kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, công tác quản lý hóa đơn tại trụ sở DN, bao gồm các nội dung: kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế; kiểm tra trước và sau hoàn thuế; kiểm tra hóa đơn và kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên. Đặc biệt, với tính chất đặc thù của của những diễn biến kinh tế, công tác kiểm tra giá đã được Cục Thuế chú trọng để kiến tạo nhiều giải pháp đổi mới, theo đó chất lượng kiểm tra ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa những hành vi vi phạm, nhằm chống thất thu cho ngân sách. Cục Thuế đã giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho Phòng quản lý nợ bằng những tiêu chí cụ thể. Trên cơ sở các định mức này, hàng tháng các đơn vị thu nợ trong hệ thống đã thực hiện nghiêm các biện pháp phạt nộp chậm, cưỡng chế nợ thuế, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát lệnh thu ngân sách Cục Thuế cũng đã chủ động phối hợp với UBND huyện, các sở, ban, ngành thành lập các đoàn liên ngành về công tác thu nợ tại Văn phòng Cục Thuế. * Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế tại thành phố Hồ Chí Minh Để nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT cục thuế đề ra một số giải pháp nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới phương thức tuyên truyền chính sách pháp luật thuế đa dạng hoá nội dung và phương pháp tuyên truyền, phân loại các đối tượng để lựa chọn cách thức tiếp cận và hiệu quả nhằm nâng cáo sự đồng thuận và hiểu biết của người nộp thuế, sự đồng tình chia sẻ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức và toàn thể xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân người nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tự giác tuân thủ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, thường xuyên nắm bắt tình hình và giải đáp kịp thời những khó khăn vướng mắc đảm bảo thực hiện thuận lợi hiệu quả, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế trong hoạt động TrườngSXKD. Nâng cao ch ấĐạit lượng ho ạthọc động của bộKinhphận “một cử a”,tế “m ộtHuế cửa liên thông”để giải quyết các thủ tục hành chính; Biểu dương kịp thời những cá nhân, tổ chức người nộp thuế có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi trốn thuế, gian lận, chây ỳ không chấp hành nghiêm túc 18
  30. nghĩa vụ thuế; Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các buổi hội nghị đối thoại DN, tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế giải quyết được các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế; khuyến khích người nộp thuế sử dụng ứng dụng tin học hỗ trợ kê khai thuế theo công nghệ mã vạch 2 chiều để nâng cao chất lượng kê khai thuế đã hạn chế được rất nhiều sự sai sót trong công tác kê khai thuế; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ từ đó có biện pháp chấn chỉnh, xử phạt để nâng cáo tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế; Tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính, giải quyết nhanh chóng các hồ sơ khai thuế không gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người nộp thuế; Thực hiện bồi thường trách nhiệm cho người nộp thuế do cán bộ, công chức thuế khi thi hành công vụ gây phiền hà, vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Công khai hoá tại trụ sở CQT các loại giấy tờ, biểu mẫu và quy trình giải quyết các thủ tục về thuế để người nộp thuế biết đảm bảo thuận lợi cho việc giám sát thực hiện. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn cho đội ngũ kế toán của DN có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ kế toán, am hiểu chính sách pháp luật thuế, có như vậy thì mới nâng cao được tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. 1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của một số nước trên thế giới * Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Austrailia Năm 1994, CQT Australia (ATO) mới chỉ xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý thuế cho các DN lớn, các DN nhỏ và những đối tượng nhận tiền lương và tiền công. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2002, ATO đã xây dựng và thực thi chiến lược quản lý thuế theo cấp độ tuân thủ thuế của khách hàng. Thông qua việc chú trọng hơn vào các nhóm khách hàng hợp nhất, ATO tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu và hành vi của DN cũng như các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuân thủ hoặc không tuân thủ luật Trườngthuế, từ đó xác định các Đại chiến lược thíchhọc hợp nhấ t choKinh việc tăng cườ ngtế tuân thHuếủ luật. Mô hình tuân thủ là một công cụ để hoạch định chiến lược quản lý thuế của ATO. Mô hình này chia NNT theo từng nhóm căn cứ mức độ tuân thủ thuế, từ đó xác định các phương pháp quản lý, đối xử tương ứng của CQT. Mô hình này chỉ sử dụng 19
  31. trong nội bộ, không công bố cho NNT. Việc chia NNT theo các nhóm là vô cùng quan trọng để CQT tìm hiểu hành vi của NNT và có các cách ứng xử khác nhau. Cách ứng xử của CQT theo các cấp độ tuân thủ thuế của DN diễn ra ở tất cả các chức năng quản lý thuế như hỗ trợ thuế, thuế, khởi kiện, hình phạt thuế. Mặt khác, quản lý thuế đối với DN ở Australia là quá trình thường xuyên xác định những thay đổi mức độ tuân thủ của một nhóm đối tượng nhằm xây dựng các chiến lược thích ứng với đối tượng. Phân tích xu hướng thay đổi và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng làm giảm hoặc tăng mức độ tuân thủ là điểm mạnh của quản lý thuế ở quốc gia này. Về tuyên truyền và hỗ trợ NNT: Để quản lý NNT theo mức độ tuân thủ, CQT đã thực hiện các biện pháp phổ biến các nội dung tuyên truyền ra bên ngoài qua sách, website, thông tin đại chúng về các cách xử lý, đối xử của CQT đối với từng loại NNT. Những nội dung phổ biến bao gồm cưỡng chế nghiêm khắc, thẩm quyền về thuế có thể tin cậy; quản lý công bằng; tuyên truyền chuyên nghiệp CQT Australia đã sử dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ cho các nhóm NNT có mức độ tuân thủ thuế khác nhau như phát hành ấn phẩm cho các đối tượng có hành vi tuân thủ khác nhau qua phân biệt màu sắc và nội dung ấn phẩm. Ngoài ra, CQT Australia có quan hệ chặt chẽ với các trường học nhằm khuyến khích học sinh đăng ký thuế thu nhập trước khi đi làm, điều này góp phần xây dựng văn hoá thuế cho người dân ngay trong môi trường học đường. Các giải pháp cưỡng chế thu nợ được dựa trên hai tiêu chí là theo mức nợ thuế và theo mức độ chấp hành nghĩa vụ thuế. CQT liên hệ với DN để tìm hiểu nguyên do, đánh giá lịch sử tuân thủ của DN và hoàn cảnh cụ thể trước khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế, liên hệ với DN để giải thích quan điểm của CQT và gia hạn thời hạn nộp thuế. CQT có quyền ấn định thuế đối với DN kê khai sai nhưng rất ít sử dụng, mọi Trườngnỗ lực đều tập trung vào Đại khuyến khích học DN kê khai Kinhmột cách trung th ựtếc. Huế * Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Hoa Kì 20
  32. Năm 1998, Cơ quan thu nội địa Hoa Kỳ (IRS) theo đuổi chiến lược cải thiện mức độ tuân thủ của DN tập trung vào những phân đoạn thị trường đặc biệt, ban đầu là phân đoạn thị trường theo ngành sản xuất kinh doanh như công nghiệp (xây dựng, giải trí ), kinh doanh bất động sản, sau đó phân đoạn thị trường theo nhu cầu và các thắc mắc về thuế. IRS cũng đã cơ cấu lại quản lý thuế liên bang và bang theo khách hàng để phục vụ những đối tượng DN này. Những sự phân đoạn chiến lược này đã làm gia tăng tỷ lệ tuân thủ tự nguyện do khách hàng thoả mãn rất cao đối với những hành động của CQT. Đối với thuế, IRS sử dụng phương pháp hoàn toàn khác với các quốc gia khác trong việc lựa chọn DN đó là dựa trên những thông tin mà NNT khai trong bản khai thuế. IRS xác định sự sai lệch trong kê khai của một DN nộp thuế so với mức sai số trung bình của một nhóm NNT được lấy làm mẫu và từ đó thiết kế chỉ số DIF (Discriminant index function) để xác định bản kê khai thuế cần được. Với hệ số DIF càng cao thì khả năng bị càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, IRS không tiết lộ cấu thành của hệ số DIF. 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra nhằm tăng cường tính tuân thủ thuế của doanh nghệp đối với Chi cục thuế huyện Quảng Ninh Từ thực tiễn nâng cao tính tuân thủ thuế nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý thuế đối với Chi cục Thuế huyện Quảng Ninh như sau: Thứ nhất, Luật Quản lý thuế đã qui định các DN chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm, nó đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt trong Trườngđiều kiện phát triển và Đạihội nhập ngày học nay. Nhưng Kinhtrên thực tế, cơ chtếế quả n Huếlý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện nhất định chứ không phải là cho toàn bộ các đối tượng nộp thuế. Trong khi thực tiễn thì lại áp dụng chung cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý 21
  33. thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần phân loại đối tượng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý và có lộ trình cho phù hợp. Thứ hai, CQT cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Luật Quản lý thuế được kết quả cao, như điều kiện pháp lý, nâng cao ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ mặt khác thường xuyên đánh giá để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp. Thứ ba, CQT cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng. Thứ tư, tiến hành phân loại đối tượng nộp thuế thành các nhóm có cùng đặc tính tương đồng để tìm ra biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, tăng cường quản lý theo kỹ thuật rủi ro. Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong việc thực hiện Pháp luật về quản lý thuế. Trường Đại học Kinh tế Huế 22
  34. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát về Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh và tình hình phát triển của DN trên địa bàn 2.1.1. Giới thiệu về Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 01/7/1990 huyện Quảng Ninh trở về với địa danh cũ và tên gọi cũ. Cùng với thời điểm đó, ngày 21/8/1990 Bộ tài chính ra quyết định số 315TC/QĐ/TCCB về việc thành lập tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, trên cơ sở hợp nhất ba bộ phận: Thuế Công thương nghiệp, Thu quốc doanh vè thuế Sử dụng đất công nghiệp. Kể từ ngày 01/10/1990 hòa chung với toàn ngành thuế, Chi cục Thuế huyện Quảng Ninh cũng đi vào hoạt động trong một tổ chức thống nhất. Ngày 5/8/2019 Chi cục thuế Quảng Ninh sát nhập với Chi cục Thuế Đồng Hới và đổi tên thành Chi cục thuế Khu vực Đồng Hới – Quảng Ninh. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
  35. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế huyện Quảng Ninh CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ PHÓ CHI CỤC PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG TRƯỞNG Đội kê Đội khai, Đội Đội Đội Đội hành kế tuyên trước nghiệp kiểm chính toán truyền bạ và vụ - tra, thu – nhân thuế - - Hỗ thu dự nợ sự - tài tin học trợ khác toán thuế vụ - ấn và chỉ TNCN Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Chức năng nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục thuế Ban hành kèm theo Quyết định số: 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Đội tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý. Đội trước bạ và thu khác Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, các khoản đấu giá Trườngvề đất, tài sản, tiền thuê Đại đất, tiền sử dhọcụng đất, thu ếKinhsử dụng đất phi nôngtế nghi Huếệp (thuế tài sản), phí, lệ phí và các khoản thu khác (bao gồm thuế thu nhập cá nhân của cá nhân hành nghề tự do, các khoản thu về đất bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát 24
  36. sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý; Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý. Đội kê khai, kế toán thuế - tin học và TNCN Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, quản lý khai thuế, xử lý các hồ sơ hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, tính thuế và thông báo thuế, nộp thuế, hoàn trả tiền thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành cho công chức thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế. Đội nghiệp vụ - dự toán Giúp Chi Cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho công chức thuế trong Chi cục thuế; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý; xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước (đối với Chi cục thuế khu vực phải xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước cho từng địa bàn cấp huyện) và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục thuế. Đội kiểm tra, thu nợ thuế Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; thực hiện dự toán thu thuế đối với người nộp thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế TrườngĐội hành chính –Đạinhân sự, ấ n họcchỉ Kinh tế Huế Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục thuế quản lý. 25
  37. 2.1.1.3. Tình hình nguồn nhân lực của Chi cục thuế huyện Quảng Ninh Khi mới thành lập, Chi cục thuế huyện Quảng Ninh bắt đầu sự nghiệp với những khó khăn chồng chất về cơ sở vật chất, con người và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy được tinh gọn, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Thực hiện theo Nghi định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giảm biên chế số lượng cán bộ công chức Chi cục thuế Quảng Ninh có xu hướng giảm qua từng năm. Từ năm 2014-2016 số cán bộ công chức đến tuổi về hưu ngày càng tăng trong khi việc tuyển dụng mới bổ sung rất ít do đó số lượng CBCC của Chi cục thuế Quảng Ninh có sự giảm sút qua 3 năm. Bảng 2.1. Tình hình CBCC tại Chi cục thuế Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2018/2016 Số % Số % Số % Số % người người người người Tổng số 36 100 33 100 35 100 1 -2,7 CB I. Giới tính 1.Nam 22 62 21 63 23 65 1 -4.5 2.Nữ 14 38 12 37 12 35 2 14.3 II. Trình độ 1.Trung 9 25 7 21 6 17 -3 -8 cấp 2.Đại học 21 61 20 60 23 66 2 -108 3.Thạc sĩ 3 12 3 9 3 8.5 0 0 4.Khác 3 12 3 9 3 8.5 0 0 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Qua bảng 2.1 ở trên ta thấy rằng số lượng cán bộ, công chức năm 2018 đã giảm 1 người so với năm 2016, tức giảm 2,7%. Ta thấy số có sự biến động qua các năm, đặc Trườngbiệt số CBCC giảm ch ủĐạiyếu ở trình đhọcộ sơ cấp và tăngKinhở trình độ đạ i htếọc. C ụ Huếthể so với năm 2016 thì năm 2018 đã giảm 3 người ở trình độ trung cấp và tăng 2 người ở trình độ đại học. Từ đó ta thấy trình độ CBCC ở Chi cục thuế Quảng Ninh ngày càng được 26
  38. nâng cao. Có được kết quả này không chỉ do Chi cục thuế Quảng Ninh quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng cho CBCC mà bản thân CBCC luôn luôn ý thức được việc trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ học vấn cho bản thân để phục vụ công việc nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong quá trình công tác. 2.1.1.4. Kết quả hoạt động của Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối cao đã tạo ra sự tăng trưởng của nguồn thu NSNN. Tuy nhiên cùng với sự tăng quy mô thu NS thì số thuế nợ đọng qua các năm có chiều hướng gia tăng và gia tăng sự không tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Bảng sau cho chúng ta thấy điều đó. Bảng 2.2. Kết quả thu thuế và nợ thuế Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng thu thuế Tr.đ 24.146 32.737 45.779 Tốc độ tăng thu % 14,7 35,6 39,8 Tổng nợ thuế Tr.đ 2.474 3.763 4.688 Tỷ lệ nợ đọng thuế % 8,3 9,4 10,24 Tốc độ tăng nợ thuế % -1,64 1,1 0,84 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Qua kết quả phân tích thấy rằng bên cạnh số thu ngân sách liên tục tăng lên qua các năm thì số thuế nợ đọng của toàn Chi cục thuế ngày càng tăng và năm sau luôn cao hơn năm trước về số tuyệt đối. So với năm 2016, số thuế thu được trên địa bàn năm 2018 đã tăng lên 45 tỷ đồng, tức tăng 87,5%. Tỷ trọng nợ thuế trên tổng thu NSNN hàng năm tương đối cao và tăng qua các năm. Nợ thuế tăng nhanh về số tuyệt đối. Đây là những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nợ thuế của Chi cục thuế. Trường2.1.2. Tình hình phát Đại triển của DNhọctrên địa bàn Kinh huyện Quảng Ninhtế Huế Thực hiện Luật DN với cơ chế thành lập DN thông thoáng, thuận lợi, chính sách khuyến khích và ưu đãi trong đầu tư thời gian gần đây của Nhà nước nói chung và của huyện Quảng Ninh nói riêng đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều DN với nhiều 27
  39. loại hình khác nhau. Đây cũng là động lực quan trọng thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Với thủ tục thành lập DN đơn giản, thuận lợi, nhanh chóng. Nhiều loại hình DN được thành lập và đi vào hoạt động, từ đó đã làm tăng số lượng DN cũng như quy mô ngành nghề, vốn đầu tư tăng, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phong phú. Từ đó đã góp phần đóng góp cho NSNN ngày càng tăng. ĐVT: DN (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 Các DN ở huyện Quảng Ninh có số lượng không nhiều, sản xuất thì nhỏ lẻ, phân tán, máy móc sản xuất lạc hậu, vốn ít; phần lớn là các DN thuộc ngành xây dựng, thương nghiệp, các DN thuộc ngành sản xuất còn rất ít, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dùng để cho phục vụ sản xuất và xuất khẩu chưa nhiều, chưa có sản phẩm mũi nhọn để chiếm lĩnh thị trường trong địa bàn và cạnh tranh với vùng khác. Trên thực tế nhiều DN đăng ký nhưng thực chất không kinh doanh hoặc kinh doanh không liên tục. Tuy nhiên, phần lớn DN có số vốn lớn tương đối ít, chủ yếu số vốn kinh doanh Trườngcủa các DN ở mức vừ aĐạivà nhỏ. Các họcDN có xu hư ớKinhng đầu tư vào nh ữtếng lĩnh Huế vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. Phần lớn các DN được thành lập và đăng ký hoạt động ở thị trấn Quán Hàu. 28
  40. 2.2. Hoạt động tăng cường tính tuân thủ pháp luật thuế cho DN tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ Những năm về trước, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT chưa được ngành thuế quan tâm đúng mức vì thế việc hiểu biết về chính sách thuế của người dân nói chung và của NNT nói riêng còn hạn chế dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế và các sai phạm về thuế còn khá phổ biến. Thực hiện Luật QLT, bộ máy tổ chức ngành thuế chuyển từ mô hình QLT theo đối tượng sang quản lý theo chức năng, lãnh đạo Chi cục thuế huyện Quảng Ninh đã đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là yếu tố đầu vào quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLT. Ngành thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Quảng Ninh nói riêng đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền hỗ trợ cho NNT. Giải đáp qua điện thoại, trả lời bằng văn bản cho NNT, đồng thời tổ chức tôn vinh các DN và hộ kinh doanh chấp hành tốt chính sách thuế, không để nợ đọng thuế. Phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tuyên truyền về công tác thuế. Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  41. Bảng 2.3. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của Chi cục thuế giai đoạn 2016-2018 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm So sánh So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % I Công tác tuyên truyền 1 Phát sóng truyền Buổi 7 5 9 (2) (71,4) 4 180 thanh, truyền hình 2 Bài đăng báo, tạp Bài 9 10 15 1 11,1 5 150 chí II Công tác hỗ trợ DN 1 Trả lời bằng văn Lượt 25 31 39 6 124 8 125,8 bản 2 Trả lời trực tiếp, Lượt 235 271 310 36 115,3 39 114,3 qua điện thoại 3 Tập huấn cho DN Buổi 2 2 2 0 100 0 100 4 Đối thoại với DN Buổi 1 2 2 1 150 0 100 5 Cung cấp tài liệu, Bộ 150 180 220 30 120 40 122,2 ấn phẩm thuế (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Công tác tuyên truyền của Chi cục thuế đã có sự chuyển biến rõ rệt, số lượng bài phát sóng, đăng, biển quảng cáo hàng năm đều tăng; công tác hỗ trợ DN cũng được cải thiện đáng kể, các cuộc trả lời trực tiếp, qua điện thoại tăng. Qua công tác tuyên truyền đã dần nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế, góp phần giảm thiểu nợ đọng thuế và các vi phạm về thuế do thiếu hiểu biết của người nợ thuế gây ra. Tuy nhiên công tác tuyên truyền - hỗ trợ chưa dựa trên mức độ tuân thủ của NNT để phân nhóm và có hình thức, nội dung và mức độ TT-HT phù hợp. Việc đưa tin, phản ánh công khai NNT có hành vi vi phạm pháp luật thuế như trốn thuế, nợ thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp chưa được thực hiện nên chưa có tác dụng trong việc phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế. 2.2.2. Hoạt động kiểm tra người nộp thuế TrườngKiểm tra thuế đư Đạiợc coi là khâu học quan trọng Kinhnhằm nâng cao hitếệu qu ả Huếkiểm soát thuế tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh. Hàng năm, sau khi có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Tổng cục thuế, đội kiểm tra đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra chấp hành pháp luật thuế thông qua công tác phân tích đánh giá rủi ro. Mục đích cơ 30
  42. bản của kiểm tra là nhằm xử lý, khắc phục các sai phạm để người nộp thuế chấp hành tốt các chính sách pháp luật về thuế, qua đó tăng thu cho ngân sách. Đội kiểm tra thuế tập trung lực lượng rà soát, đối chiếu, kiểm tra giám sát đưa toàn bộ DN vào diện quản lý của CQT. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; tăng cường công tác kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra tại trụ sở CQT, đẩy nhanh tiến độ kiểm tra tại DN. Chú trọng vào các DN lớn, có dấu hiệu rủi ro; các DN có những biểu hiện vi phạm trong kê khai nộp thuế, các DN thường xuyên lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng; các DN chưa được kiểm tra từ 2 năm trở lên; kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra giá theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế. Tập trung vào những lĩnh vực có dấu hiệu thất thu nhiều như: Khai thác khoáng sản, kinh doanh gỗ, kinh doanh vật liệu xây dựng Bảng 2.4. Thống kê các DN đã thực hiện kiểm tra thuế từ 2016-2018 Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng số DN 168 219 295 51 130,3 76 134,7 Số DN kiểm 23 28 29 5 121,7 1 103,5 tra Tỷ trọng (%) 13,7 12,8 9,8 (0,9) (93,4) (3) (76,6) (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Nhận xét: Qua bảng thống kê ta thấy, công tác kiểm tra có xu hướng tăng lên về số lượng DN. Tuy nhiên tỷ trọng các đơn vị kiểm tra trong tổng DN lại có xu hướng giảm về tỷ trọng. Điều này cho thấy lực lượng cán bộ thực hiện kiểm tra chưa đáp ứng được với sự phát triển về số lượng DN. Số DN trong kế hoạch kiểm tra và số lượng DN mà Chi cục thuế Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra liên tục tăng trong 3 năm qua. Chi cục thuế luôn hoàn thành kiểm tra vượt kế hoạch đề ra. Công kiểm tra các DN được tiến hành khẩn trương, đột xuất để kịp thời phát hiện những lỗ hổng, sai phạm Trườngtrong hoạt động nộp thu Đạiế của các DN họctrên địa bàn. Kinh tế Huế 31
  43. 2.2.3. Hoạt động đôn đốc người nộp thuế Có thể khẳng định, công tác đôn đốc thu nộp là nhân tố quan trọng nhất đối với hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế. Đôn đốc thu nộp là việc CQT thực hiện các biện pháp để NNT nộp số tiền thuế nợ vào NSNN. Có nhiều biện pháp đôn đốc thu nộp mà CQT có thể áp dụng: nhắn tin, gọi điện thoại nhắc nhở, thông báo yêu cầu nộp thuế, gửi thư điện tử cho NNT, thông báo nợ và phạt chậm nộp thuế, gửi giấy mời lên CQT làm việc và biện pháp cao nhất đó là cưỡng chế thuế. Trong số các biện pháp đôn đốc thu nợ thì gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp tiền thuế là các biện pháp được thực hiện nhiều nhất. Đặc biệt, trong năm 2017, 2018 số lượng các biện pháp đôn đốc thu nợ tăng lên đáng kể. Những biện pháp đó đã góp phần quan trọng vào việc giảm nợ thuế. Tuy vậy, những biện pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những đơn vị có ý thức về nghĩa vụ nộp thuế của mình với NSNN. Còn trên thực tế, có rất nhiều đơn vị chây ỳ, không có ý thức hoặc do điều kiện tài chính khó khăn thì những biện pháp này thực sự không phát huy hiệu quả. Theo quy định hiện hành, NNT bị tính phạt chậm nộp 0,05%/ngày trên số tiền chậm nộp, đến nay chỉ là 0,03%/ngày. Nhiều đơn vị có số nợ đọng lớn, số phạt hàng tháng lên đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, việc gọi điện thoại nhắc nhở, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp không hiệu quả với những đơn vị này và CQT phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn để cưỡng chế đối với các đơn vị này. Hàng tháng, sau khi CQT gửi thông báo nợ và phạt chậm nộp cho đơn vị thì rất nhiều đơn vị đối chiếu và giải trình. Nhưng những đơn vị này hầu hết lại là những đơn vị có số nợ không nhiều hoặc nợ sai. Các đơn vị nợ lớn thì gần như không có phản hồi gì về số tiền phạt. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị nợ lớn hầu hết đều là các đơn vị chây ỳ hoặc thực sự có tài chính khó khăn. Và từ thực tế này đã khiến chúng ta phải xem xét lại. Phải chăng chế tài của CQT chưa đủ mạnh, quy định về phạt chậm nộp, Trườngcưỡng chế đối với các đơnĐại vị nợ lớ n họcchưa thực sự chKinhặt chẽ, nghiêm ngtếặt và cóHuế tính răn đe. 32
  44. Bảng 2.5. Tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc tuân thủ luật thuế của NNT nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018. Biện pháp thu nợ ĐVT Năm Năm Năm So sánh So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Thông báo nợ thuế Lần 121 146 163 25 120,6 17 111,6 Phạt nộp chậm tiền Tr.đ 37,2 41,5 50,6 4,3 111,6 9,1 121,9 thuế Gọi điện thoại nhắc Lần 550 570 601 20 103,6 31 105,4 nhở Biện pháp khác Lần 90 125 162 35 138,8 37 129,6 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) 2.2.4. Hoạt động quản lý, cưỡng chế nợ thuế Trong thời gian vừa qua, các công tác cưỡng chế nợ thuế đã được CQT đặc biệt quan tâm để đáp ứng được nguồn thu cho NSNN, và còn để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách luật thuế của NNT trên địa bàn. Để đảm bảo thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả cao và có tính thuyết phục đối với NNT, hàng năm cán bộ Chi cục thuế thường xuyên chỉ đạo, thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân loại, phân tích và cứng rắn áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế và tăng cường triển khai cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật QLT. Đối với các khoản nợ sau khi phân loại thuộc nhóm nợ và có khả năng thu mà quá 90 ngày thuộc đối tượng phải cưỡng chế nợ thuế thì CQT sẽ phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng thu thập thông tin số dư tài khoản tiền gửi của người nợ thuế tại ngân hàng để thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NNT để nộp thuế vào NSNN. Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  45. Bảng 2.6. Tình hình thực hiện cưỡng chế các đối tượng nợ thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thông báo sẽ áp dụng Lượt 70 75 77 BPCC Quyêt định cưỡng chế Lượt 60 62 68 Số tiền thu được từ Triệu 62,849 74,564 87,658 QĐCC đồng (Nguồn Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Từ bảng số liệu trên, ta thấy biện pháp cưỡng chế tuy đã có mang lại kết quả nhưng thực sự chưa cao, tỷ trọng trong tổng nợ thuế thu được trong năm rất thấp. Năm 2016 có 18 đơn vị bị cưỡng chế, số tiền thu được là 62,8 triệu đồng, năm 2017 có 26 vị bị cưỡng chế, số tiền thu được là 74,5 triệu đồng, năm 2018 có 32 đơn vị bị cưỡng chế, số tiền thu được là 87,6 triệu đồng. Và ta thấy, vấn đề được đặt ra ở đây là các biện pháp cưỡng chế được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khá chặt chẽ nhưng trên thực tế triển khai lại rất khó khăn do phải thực hiện trình tự theo các bước mà không được áp dụng một cách linh hoạt từ đó dẫn đến mất khá nhiều nhân lực và thời gian nhưng đem lại hiệu quả không cao và chính vì thế trong thực tế nhiều trường hợp người nợ thuế vẫn cố tình không chấp hành luật thuế, chậm nộp, dây dưa, thậm chí là tìm cách kê khai sai, tẩu tán tài sản để trốn nợ thuế. Hiện nay, việc thực hiện cưỡng chế thuế phần lớn chỉ dừng lại ở việc phong toả tài khoản thông qua nắm bắt thông tin từ ngân hàng, thực tế chỉ thu được một số ít trường hợp do số dư tài khoản của DN chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn; Việc nắm bắt thông tin về tài khoản của NNT mất rất nhiều thời gian và nhân lực nguyên nhân do NNT mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau nên rất khó kiểm soát. Có một vài trường hợp ngân hàng chậm cung cấp thông tin cho CQT dẫn đến người nợ Trườngthuế đã tẩu tán tiền gử i.Đại học Kinh tế Huế 34
  46. 2.3. Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Tình hình tuân thủ quy định nộp tờ khai thuế của DN Bảng dưới đây cho ta thấy được qua 3 năm 2016-2018 số tờ khai thuế phải nộp trên địa bàn huyện có sự biến động khá lớn, năm 2018 tăng 19,4% so năm 2017. Qua đó số lượng tờ khai thuế các cơ sở SXKD trên địa bàn đã nộp, số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn cũng có sự biến động lớn. Với việc quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã làm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thuế của DN. Tuy nhiên DN kinh doanh trước hết vì mục tiêu lợi nhuận nên tối thiểu hoá số thuế phải nộp luôn là việc mà không một DN nào không muốn. Vì vậy trốn thuế, khai thiếu thuế luôn luôn tồn tại ở một số DN. Bảng 2.7. Tình hình nộp tờ kê khai thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 +/- % +/- % 1 Số tờ khai thuế 166 201 240 35 121,1 39 119,4 phải nộp 2 Số tờ khai thuế 163 198 238 35 121,5 40 120,2 đã nộp 3 Số tờ khai thuế 3 3 2 0 100 (1) (66.6) không nộp 4 Số tờ khai thuế 150 182 221 32 121,3 39 121,4 nộp đúng hạn 5 Số tờ khai thuế 13 16 17 3 123,1 1 106,2 nộp trễ hạn (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Bảng trên cho ta thấy tình hình tuân thủ nộp tờ khai thuế của các DN trên địa huyện Quảng Ninh ngày càng tăng. Tỷ lệ số tờ khai thuế đã nộp năm 2018 tăng 46% Trườngso với năm 2016. Từ đóĐại cho thấy Chihọccục thuế huyKinhện Quảng Ninh tế đã th ựHuếc hiện tốt trong công tác kê khai. Tỷ lệ số tờ khai không nộp cũng giảm mạnh, năm 2018 giảm 50% so với năm 2016. 35
  47. Bảng 2.8. Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016- 2018 ĐVT: % TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- +/- 1 Tỷ lệ tờ khai thuế đã 98,2 98,5 99,3 0,3 0,8 nộp/phải nộp 2 Tỷ lệ tờ khai thuế nộp 92,02 91 92,9 (1,02) (1,9) đúng hạn/đã nộp 3 Tỷ lệ tờ khai không 1,8 1,5 0,7 (0,3) (0,8) nộp/phải nộp 4 Tỷ lệ nộp trễ hạn/đã 7,98 9 7,1 1,02 (1,9) nộp (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Bảng 2.8 cho thấy qua 3 năm 2016-2018, tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp so với số lượng tờ khai phải nộp hàng năm đạt trên 98%. Đặc biệt tỷ lệ số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn so với số tờ khai thuế đã nộp còn thấp hàng năm chiếm 91%. Tỷ lệ số tờ khai thuế chưa nộp qua các năm chiếm dưới 2% so với số phải nộp và có xu hướng giảm, số lượng tờ khai thuế nộp trễ hạn so với số đã nộp lên đến xấp xỉ 8% năm 2016 và có xu hướng giảm mạnh ở năm 2018. Từ năm 2015 Chi cục thuế đã triển khai cho NNT trên địa bàn kê khai nộp thuế qua mạng. Nhờ việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thuế qua mạng Intenet cho các DN, đã tạo ra lợi ích cho cả 2 bên: NNT và CQT. Lợi ích của hình thức thuế kê khai thuế qua mạng là rất nhanh gọn, đơn giản và có hiệu quả cao, giúp cho NN tiết kiệm được thời gian, chi phí in ấn và chi phí cho việc nộp hồ sơ khai thuế; không giới hạn về vấn đề không gian cả thời gian, DN có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và ở bất cứ đâu có kết nối mạng Internet. Đến cuối năm 2016, 100% DN thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, hầu hết số thuế phát sinh Trườngđều được DN nộp qua mĐạiạng. học Kinh tế Huế Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều những lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng thì ta vẫn phải thấy rằng, hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu của CQT hiện nay chưa thực sự đáp ứng tốt được cho việc kê khai thuế qua mạng. Tình trạng sai sót, nghẽn mạng, trong 36
  48. quá trình kê khai còn xảy ra khá nhiều. Nhiều đơn vị bị thất lạc tờ khai mặc dù vẫn nhận được thông báo thành công khi gửi tờ khai qua mạng và nhiều trường hợp CQT vẫn phải nhập tay tờ khai vào hệ thống. Trong quá trình nhập tờ khai bằng tay vào hệ thống, rất nhiều trường hợp số thuế phát sinh của đơn vị bị nhập sai, dẫn đến số thuế nợ lên rất lớn. Nhiều trường hợp nhập nhầm giữa số phát sinh giữa các sắc thuế khác nhau nhầm lẫn giữa doanh thu tính thuế và số thuế phải nộp 2.3.2. Tình hình vi phạm pháp luật thuế của DN theo kết quả kiểm tra thuế Công tác, kiểm tra đối tượng nộp thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thuế, là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nảy trong hoạt động quản lý thu thuế, có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến người dân và DN. Bảng 2.9. Tình hình tuân thủ luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2018 theo kết quả kiểm tra NNT Năm Số đơn Số đơn Số thuế Phạt vi phạm Số thuế truy thu vị KT vị vi truy thu hành chính và phạt bình (DN) phạm (Ngàn.đ) (Ngàn.đ) quân (Ngàn.đ) (DN) 2016 27 26 254.637 95.688 12.975 2017 28 27 282.756 113.487 14.151 2018 29 28 307.863 125.765 14.092 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Trong thời gian vừa qua, công tác kiểm tra của Chi cục thuế Quảng Ninh rất được CQT đặc biệt quan tâm chú trọng. Chi cục thuế đã chỉ đạo các Đội kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin về DN để xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm và tập trung chủ yếu kiểm tra đối với những đối tượng nợ đọng thuế. Qua công tác kiểm tra, Chi cục thuế đã tiến hành xử lý truy thu thuế và phạt hành chính, đồng thời yêu cầu Trườngđơn vị nộp ngay số ti ềĐạin thuế còn nợhọcvào NSNN, Kinh góp phần làm gi ảtếm thi ểuHuế nợ đọng thuế. Qua bảng 2.9 ta có thể thấy, kết quả kiểm tra thuế hằng năm có sự biến động, đa số các DN kiểm tra đều vi phạm luật thuế. Năm 2016 kiểm tra giám sát phát hiện 26 đơn vị DN vi phạm thì đến năm 2018 Chi cục thuế Quảng Ninh đã kiểm tra, giám sát 37
  49. và phát hiện 28 DN vi phạm. Nếu như số tiền thuế, tiền phạt thu vào NSNN qua công tác kiểm tra năm 2016 là 530 triệu đồng thì con số này năm 2016 tương ứng là 432 triệu đồng. Kết quả kiểm tra cho thấy tình hình vi phạm pháp luật thuế của các DN vẫn còn phức tạp. Số DN vi phạm vẫn còn nhiều trong tổng số các DN kiểm tra. Tổng số thuế truy thu tăng qua các năm, đặc biệt số thuế truy thu bình quân một DN tăng đáng kể qua ba năm. Việc số các DN kiểm tra và vi phạm nhiều như thế cho thấy các DN vẫn còn ý thức rất kém trong việc kê khai thuế. CQT cần phải chú trọng tăng cường quan tâm về công tác kiểm tra và cách xử phạt nặng hơn nữa đối với các DN vi phạm. Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra DN tuân thủ luật thuế của DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Số DN kiểm tra (DN) 27 28 29 1 103,7 1 103,5 Số tiền thuế thu về 764.678 878.858 938.665 114 113.907 59.807 106,8 NSNN (Ngàn đồng) Số thu bình quân 28.296 31.357 32.345 3.061 110,8 3.061 103,1 (Ngàn đồng) (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) 2.3.3. Tình hình tuân thủ nộp thuế của DN Kết quả sự tuân thủ nộp thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua các bảng dưới đây. Từ số liệu các bảng cho thấy, số DN nộp thuế đúng hạn còn chưa cao, dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế nhiều. Năm 2016 có 168 DN phải nộp thuế nhưng chỉ có 129 DN nộp thuế đúng hạn, chiếm tỷ lệ khá thấp 77,79%. Đến năm 2018 tỷ lệ DN nộp thuế đúng hạn là 80,67% có sự tăng vượt bậc so với năm 2016. Tuy nhiên, nhìn chung thì sự tuân thủ luật thuế của các DN chưa cao. Chính vì thế trong thời gian tới Chi cục thuế Quảng Ninh cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn Trườngnữa nhằm nâng cao tínhĐại tuân thủ luhọcật thuế của cácKinh DN, đảm bả o tế DN tuân Huế thủ luật pháp, tiến tới SXKD và làm ăn công bằng, hợp lý và hiệu quả cao. 38
  50. Bảng 2.11. Kết quả tuân thủ thời hạn nộp thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh năm 2016 – 2018. Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Số DN kiểm tra (DN) 27 28 29 1 103,7 1 103,5 Số tiền thuế thu về 764.678 878.858 938.665 114 113.907 59.807 106,8 NSNN (Ngàn đồng) Số thu bình quân 28.296 31.357 32.345 3.061 110,8 3.061 103,1 (Ngàn đồng) (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Bảng 2.12. Kết quả tuân thủ nộp thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016- 2018. Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Số DN 168 219 295 51 130,3 76 134,7 Số DN nợ thuế (DN) 13 17 24 4 130,7 7 141,1 Số thuế DN phải nộp 99.672 104.035 141.838 4.363 104,3 37.348 135,9 (Tr.đ) Số thuế DN nợ (Tr.đ) 2.357 3.845 4.547 1.488 163,1 702 118,2 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh) Qua bảng số liệu trên ta thấy số thuế DN nợ tăng qua các năm. Năm 2016 số thuế DN nợ là 2,3 tỷ, đến năm 2018 số nợ tăng lên 4,5 tỷ. Hằng năm số DN tăng nhanh thì số thuế DN nợ cũng tăng theo. Điều này cho thấy các DN không tuân thủ luật thuế ngày càng nhiều. Nguyên nhân một phần là do các DN mới thành lập có tình hình tài chính khó khăn nên thường chây ỳ, không có ý thức tuân thủ luật thuế. 2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát về sự tuân thủ pháp luật thuế của DN Để đánh giá sự tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát CBCC thuế đang công tác tại các vị trí khác nhau ở một số đội thuộc chi cục thuế Quảng Ninh và một số DN liên quan đang hoạt Trườngđộng do Chi cục thuế huyĐạiện Quảng họcNinh quản lýKinh thuế. Tổng số phi tếếu kh ảoHuế sát được phát ra là 10 phiếu đối với CBCC và 100 người đại diện cho các DN nộp thuế. Phiếu điều tra gồm 30 câu hỏi, các câu hỏi sử dụng thang đo với 5 mức điểm, trong đó mức 39
  51. điểm 1 là Hoàn toàn không đồng ý và mức điểm 5 là Hoàn toàn đồng ý đối với vấn đề được nêu ra. Cách thức tiến hành điều tra là phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra, sau đó thu hồi phiếu và tổng hợp kết quả. 2.4.1. Mô tả thông tin đối tượng điều tra DN: Trong 110 đối tượng điều tra thì chủ yếu vẫn tập trung ở nhóm tuổi từ 35 đến 45 tuổi chiếm 40%, nhóm tuổi từ 45 đến 55 tuổi chiếm 30%. Đây là nhóm đối tượng có kinh nghiệm, linh hoạt trong việc nắm bắt và áp dụng các chính sách thuế tại đơn vị công tác. Nhóm tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ 20%, đây là nhóm tuổi có kinh nghiệm công tác chưa nhiều, nhưng việc tiếp cận và áp dụng các chính sách thuế tốt hơn so với các nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi trên 55 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ là 10 %, đây là những đối tượng có kinh nghiệm nhưng sự nhạy bén còn thiếu khi tiếp cận các chính sách thuế. Xét về trình độ của đối tượng điều tra là DN: Trình độ Đại học, Cao đẳng: 50 người chiếm 50%; trình độ Trung cấp: 46 người 46%; Chưa qua đào tạo chuyên môn 4 người chiếm 4%; 2.4.2. Đánh giá của đối tượng điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN 2.4.2.1. Đánh giá về Hệ thống pháp luật thuế Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về hệ thống pháp luật thuế Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Điểm trung 1 2 3 4 5 bình Pháp luật về thuế và các quy định đầy 0 6 40 46 18 3.69 đủ, rõ ràng Pháp luật về thuế và các quy định có 0 3 40 48 19 3.75 Trườnghiệu lực mạnh Đại học Kinh tế Huế Pháp luật về thuế đảm bảo công bằng 0 0 46 50 14 3.71 giữa các DN Pháp luật về thuế khuyến khích DN 0 0 42 44 24 3.84 tuân thủ pháp luật thuế 40
  52. Pháp luật về thuế được phổ biến rộng 0 0 46 39 25 3.81 rãi (Nguồn: Số liệu khảo sát xử lý) Theo kết quả khảo sát về hệ thống pháp luật thuế, giá trị trung bình tính được cao nhất là 3,83 và thấp nhất là 3,69. Các nội dung trong hệ thống pháp luật thuế được đánh giá tương đối tốt. Cụ thể, nội dung pháp luật đầy đủ, rõ ràng là 3,69; pháp luật về thuế và các quy định có hiệu lực mạnh là 3,75, pháp luật về thuế đảm bảo công bằng có giá trị trung bình 3,71. Như vậy, theo như đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng; tính công bằng của hệ thống pháp luật thuế được đánh giá ở mức trung bình. Nội dung pháp luật về thuế khuyến khích tự giác tuân thủ pháp luật thuế được đánh giá tương đối tốt có giá trị trung bình 3,84. Điều này tạo ra sự chủ động trong hoạt động kế toán, hạch toán trong đơn vị, hạn chế bị động như trước đây. Bên cạnh đó, những đổi mới trong chính sách thuế cũng đã phần nào tạo điều kiện cho DN chủ động chấp hành pháp luật thuế dựa trên nguyên tắc tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm, gắn trách nhiệm nộp thuế với nghĩa vụ. Nội dung pháp luật thuế được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, theo đánh giá công tác tuyên truyền hiện nay được đánh giá là 3,81 thực hiện trên mức trung bình, chưa có sự cải tiến trong các hoạt động tuyên truyền. Hiện nay, những chính sách mới trong hệ thống pháp luật thuế được các DN cập nhật chủ yếu thông qua các website tư vấn, các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ từ phía CQT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía DN. Chính vì vậy, trong thời gian tới, những hoạt động này cần được chú trọng hơn nữa để DN kịp thời nắm bắt, vận dụng những thay đổi trong quá trình nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế. 2.4.2.2. Đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  53. Bảng 2.14. Kết quả đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Điểm 1 2 3 4 5 trung bình Chi cục tổ chức tập huấn, đối thoại, cung cấp 0 0 40 50 20 3.82 tài liệu cho các DN thường xuyên, đầy đủ Chi cục tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ DN cụ 0 0 36 52 22 3.87 thể, rõ ràng Chi cục tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ DN theo 0 0 37 50 23 3.87 nhiều cách, trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau Phương pháp tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp, 0 0 36 47 27 3.92 hiệu quả Thời gian tuyên truyền, hỗ trợ hợp lý, thiết 0 0 40 45 25 3.86 thực (Nguồn: Số liệu khảo sát xử lý) Theo như kết quả khảo sát, ta có thể thấy các nội dung về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được đánh giá tương đối tốt. Các nội dung sau khi tính giá trị trung bình đều có giá trị trên 3,8. Nhìn chung, đánh giá về các nội dung trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ đa số ở mức trên trung bình và mức tốt. Cụ thể, sau khi tiến hành kiểm định giá trị trung bình và giá trị kiểm định ta thấy nội dung tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu đầy đủ, hiệu quả được đánh giá là 3,82, các nội dung về tính đa dạng, phương pháp thực hiện và thời gian thực hiện được đánh giá ở mức trên 3,86. Như vậy theo đánh giá, hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đến việc nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế tương đối tốt, nếu có sự quan tâm đầu tư và thực hiện tốt hơn nữa và sẽ đạt được hiệu quả cao hơn sau này. Như vậy, có thể thấy việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ góp phần nâng cao nhận thức của NNT từ đó hình thành ý thức và tính tự giác chấp hành pháp Trườngluật thuế, nâng cao tính Đại tuân thủ pháp học luật thuế. Kinh tế Huế 42
  54. 2.4.2.3. Đánh giá về công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Điểm 1 2 3 4 5 trung bình Chi cục ưu tiên DN tự kê khai, tự nộp thuế 0 0 42 45 23 3.83 Chi cục luôn hỗ trợ để DN tự kê khai đúng, 0 0 40 49 21 3.83 đầy đủ Chi cục luôn tạo điều kiện để DN khai thuế 0 0 42 46 22 3.82 qua mạng mà không cần đến CQT Chi cục luôn khuyến khích DN tự khai, tự 0 0 36 47 27 3.92 nộp thuế Chi cục luôn tạo điều kiện để DN nộp thuế 0 0 40 45 25 3.86 qua kho bạc, NH (Nguồn: Số liệu khảo sát xử lý) Hiện nay, công tác tự kê khai, tự nộp thuế là một trong những yếu tố để đánh giá tính chấp hành pháp luật thuế của DN, những DN thực hiện tốt hoạt động kê khai, nộp thuế thì đã thể hiện tinh thần chấp hành pháp luật thuế cao. Kết quả thực hiện có thể còn nhiều sai sót, bất cập nhưng nếu thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh thì có thể đánh giá DN chấp hành pháp luật thuế cao. Theo kết quả đánh giá, các hoạt động hỗ trợ DN của Chi cục thuế đối với công tác tự khai, tự nộp thuế thực hiện tốt. Các giá trị trung bình đều trên 3,8. Theo đó, đánh giá của đối tượng khảo sát về hiệu quả công tác tự kê khai, tự nộp thuế hiện nay khá tốt. Các DN biết chủ động hơn trong việc tiếp cận và thực hiện cơ chế mới. Điều này cho thấy, các DN sẵn sàng thích nghi đối với những điểm mới trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, chấp hành pháp luật về thuế. Về tính linh hoạt trong công tác nộp thuế, hiện nay theo đánh giá với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, sự phát triển của ứng dụng nộp thuế điện tử đã tạo điều Trườngkiện cho DN có nhiề u Đạisự lựa chọn chohọc việc nộp thuKinhế của mình, thu ậtến lợi vềHuếmặt thời gian, nhân lực, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. 43
  55. 2.4.2.4. Đánh giá về công tác quản lý nợ thuế Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về công tác quản lý nợ thuế Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Điểm 1 2 3 4 5 trung bình Chi cục thực hiện QLT đối với DN 0 3 39 48 20 3.77 chặt chẽ, hợp lý Chi cục đề ra các biện pháp hữu hiệu 0 0 43 49 18 3.77 để quản lý nợ thuế Chi cục luôn tạo điều kiện để DN nợ 0 1 45 50 14 3.70 thuế nộp thuế Chi cục thực hiện các biện pháp cưỡng 0 0 42 45 23 3.83 chế nợ thuế hợp lý, đúng quy định Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ 0 1 46 41 22 3.76 thuế có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác (Nguồn: Số liệu khảo sát xử lý) Qua bảng kết quả, ta thấy đánh giá về công tác quản lý nợ đều trên 3,7 nhưng vẫn còn thấp so với các chỉ tiêu khác. Tỷ lệ đồng ý khá cao đối với thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hợp lý, đúng quy định, điều này cho thấy chi cục thuế luôn thực hiện nghiêm túc trong công tác quản lý nợ. Bên cạnh đó, có khá nhiều các ý kiến đồng ý một phần về nội dung Chi cục thuế tạo điều kiện cho DN nợ nộp thuế, biện pháp cưỡng chế nợ thuế hợp lý, hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận liên quan khác. Trong quá trình khảo sát và thu thập thông tin, có nhiều ý kiến cho rằng, tuy CQT luôn nhắc nhở, đôn đốc DN nộp nợ thuế nhưng tính hợp tác chưa cao, thêm vào đó các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hiện nay còn rất nhiều bất cập, tạo ra nhiều khó khăn cho việc xử lý nợ thuế, chưa thúc đẩy được ý thức chấp hành của DN. Bên cạnh đó, vì quy trình khá phức tạp nên sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận khác vẫn còn khá nhiều hạn chế, tuy nhiên nếu công Trườngtác tổ chức, phân công thĐạiực hiện tố t thìhọc có khả năng Kinhkhắc phục được. tế Huế 44
  56. 2.4.2.5. Đánh giá về công tác kiểm tra Bảng 2.17. Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Điểm 1 2 3 4 5 trung bình Chi cục tổ chức tốt công tác kiểm tra giám 0 3 42 46 19 3.74 sát sự tuân thủ của DN Công tác kiểm tra đúng quy trình, trình tự, 0 3 36 53 18 3.78 hiệu quả Công tác kiểm tra công bằng, minh bạch 0 3 48 45 14 3.64 đối với tất cả các DN trên địa bàn Chi cục xử lý các DN vi phạm theo đúng 0 5 36 46 23 3.79 quy định Công tác kiểm tra của CQT góp phần nâng 0 6 37 44 23 3.76 cao tính tuân thủ pháp luật của DN (Nguồn: Số liệu khảo sát xử lý) Nhìn vào bảng kết quả, ta thấy nội dung về công tác giám sát và công tác kiểm tra nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế được đánh giá với mức điểm trung bình trên 3,7. Công tác kiểm tra được thực hiện đúng quy trình, trình tự đảm bảo công bằng, minh bạch, đánh giá trên 3,6 điều này chứng tỏ chất lượng của công tác kiểm tra luôn được thực hiện đúng theo quy định và minh bạch. Đồng thời, công tác xử phạt được thực hiện theo quy định, tránh việc gian lận, bao che. Nhìn tổng thể đánh giá về hiệu quả công tác kiểm tra đối với mức độ tuân thủ pháp luật thuế khá cao nhưng vẫn chưa cao hơn so với kết quả đánh giá của một số chỉ tiêu khác. Vì vậy, chi cục thuế cần chú trọng hơn về công tác kiểm tra, để được thực hiện một cách hiệu quả hơn nhằm phát huy vai trò trong việc nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  57. 2.4.2.6. Đánh giá về sự tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Bảng 2.18. Kết quả đánh giá về sự tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Điểm trung 1 2 3 4 5 bình Các DN luôn có ý thức tuân thủ thuế 0 4 40 48 18 3.73 Các DN và người đứng đầu luôn chấp 0 3 37 52 18 3.77 hành pháp luật thuế Các DN tự khai thuế đúng, đủ số thuế 0 6 50 44 10 3.53 và kịp thời Các DN tự nộp thuế đúng, đủ số thuế và 0 5 50 33 22 3.65 kịp thời Các DN ngày càng tuân thủ pháp luật 0 3 46 41 20 3.71 thuế (Nguồn: Số liệu khảo sát xử lý) Nhìn vào bảng kết quả, cho thấy rằng kết quả khảo sát đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế của các DN chưa được đánh giá cao. Vấn đề tự kê khai thuế đúng, đủ số thuế và kịp thời đạt trị số trung bình thấp là 3,53. Điều này cho thấy các DN vẫn còn trốn tránh trách nghiệm trong nghĩa vụ nộp thuế. Tuy các DN có ý thức tuân thủ nộp thuế nhưng nộp đúng và nộp đủ thì được đánh giá rất thấp. CQT cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong việc nâng cao ý thức chấp hành nộp đúng và đủ thuế của các DN. 2.5. Đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN do Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh quản lý 2.5.1. Kết quả đạt được Qua quá trình nghiên cứu thực trạng DN về mức độ tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, ngành thuế đã vượt qua những hạn chế hiện tại để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế từng Trườngbước được cải thiện. NNTĐạiđã nhận thhọcức rõ về quy Kinhền lợi và nghĩa vtếụ của mìnhHuế trong hoạt động quản lý thuế; đề cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế. 46
  58. Công tác quản lý tình hình khai, nộp thuế được thực hiện hiệu quả. Chi cục thuế huyện Quảng Ninh đã đưa vào quản lý thuế đối với hầu hết các DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho CQT nắm bắt, rà soát, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình khai, nộp thuế của các DN, làm cơ sở để khai thác tốt nguồn thu, góp phần cùng toàn ngành hoàn thành dự toán thu NSNN. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Chi cục thuế đã thường xuyên và kịp thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế đặc biệt là các chính sách thuế mới. Tổ chức đối thoại với các DN nhằm tháo gở những khó khăn, vướng mắc về thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Giải đáp và trả lời kịp thời thông qua buổi đối thoại hoặc bằng văn bản tất cả những vướng mắc cho DN; công khai hóa tất cả thông tin về chính sách thuế tại CQT, trên phương tiện thông tin đại chúng và qua các kênh khác. Ngoài ra, mỗi cán bộ thuế khi thực thi công vụ là một tuyên truyền viên, giải đáp và hướng dẫn kịp thời cho DN, tập hợp những vướng mắc của DN để có giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn. 2.5.2. Các vấn đề còn tồn tại Hạn chế trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Chi cục thuế Quảng Ninh chưa quản lý chặt chẽ các DN trên địa bàn. Chỉ mới nắm được số lượng DN trên giấy tờ mà không nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của từng DN. Mặt khác, do đối tượng nộp thuế là các DN có nhiều hình thức kinh doanh đa dạng, số lượng lớn, trải rộng khắp trên địa bàn. Do công tác quản lý chưa chặt chẽ nên hàng năm vẫn còn gây ra nhiều thất thu thuế từ DN. Hạn chế trong quản lý doanh thu tính thuế, chi phí được trừ. Thuế TN của DN được tính trên số TN còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí hợp lý được trừ. Vì vậy, thuế TN của DN ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư. Do đó, để Trườnggiảm số thuế phải nộ p,Đại các DN luôn họctìm cách khai Kinh tăng chi phí, khai tế giảm doanhHuế thu. Qua công tác kiểm tra của các đội kiểm tra thuế đã kiểm tra quyết toán thuế hầu hết các DN, giảm thiểu việc kê khai sai. Tuy nhiên có những hiện tượng mà Chi cục thuế vẫn chưa quản lý được như: Kê khai thiếu các chỉ tiêu doanh thu, kê khai sai chi phí, 47
  59. nộp tờ khai không đúng hạn Nhiều DN kê khai lỗ, không có thu nhập chịu thuế để không phải tạm nộp thuế TN của DN trong năm, nhằm trì hoãn nộp thuế, chiếm dụng vốn NSNN. Một số DN có biểu hiện tiêu cực như trốn thuế. Trong quá trình kê khai, hạch toán thì cố tình bỏ sót các khoản doanh thu, khai tăng chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế, giảm bớt số thuế phải nộp Hệ thống công nghiệ thông tin, ứng dụng quản lý còn bị lỗi và trục trặc trong quá trình thực hiện, nhiều khi chương trình bị treo, không chạy được, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như công tác báo cáo, khai thác. Kết xuất số liệu từ ứng dụng quản lý thu nợ còn bị lỗi, số liệu giữa biểu này và biểu khác còn chưa thống nhất hoặc không đúng với thực tế, chưa thực sự phát huy tối đa vai trò trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ NNT trong quá trình giao dịch công việc. 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các một bộ phận NNT chưa cao, nhiều DN thường tìm và lợi dụng kẽ hở của pháp luật, những sơ hở về chính sách, chế độ, sự thiếu quản lý chặt chẽ của cán bộ thuế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế ở một số DN còn hạn chế dẫn đến số nợ ngày càng tăng. Nhiều DN còn lợi dụng tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, khó khăn trong việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại đã cố tình chiếm dụng tiền thuế để bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn kinh doanh. Luật DN quy định thủ tục thành lập DN đơn giản, không có sự kiểm tra kịp thời sau khi DN đăng ký kinh doanh, vì vậy nhiều DN thành lập đã không đăng ký kê khai, nộp thuế nhưng các cơ quan chức năng chưa phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định. Sự phối hợp giữa của các cấp chính quyền, các cơ quan còn chưa thực sự đồng Trườngbộ, hiệu quả. Đối vớ i NgânĐại hàng do học việc phải đ ảmKinh bảo bí mật về thôngtế tin Huế và quyền lợi của khách hàng nên phối hợp giữa CQT và ngân hàng trong việc thực hiện cưỡng chế nhằm đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt vào NSNN còn gặp nhiều hạn chế. 48
  60. Việc ban hành các chính sách còn thiếu thống nhất, rõ ràng dẫn đến sự hiểu khác nhau giữa CQT và NNT. Một số văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật thuế ban hành chậm, dẫn đến khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện. Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  61. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA DN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Định hướng nâng cao mức độ tuân thủ luật thuế của DN 3.1.1. Định hướng chung Mục tiêu và yêu cầu của chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phải hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, giám sát tuân thủ NNT. Ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế 3.1.2. Định hướng cụ thể Theo Chiến lược cải cách ngành Thuế giai đoạn 2011 - 2020, hệ thống các CQT từ Trung ương đến địa phương cần thực hiện đồng bộ các hoạt động nhằm cải thiện, nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN. Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro, đo lường mức độ tuân thủ pháp luật thuế, từ đó sẽ phân loại DN theo từng mức độ rủi ro để có các biện pháp quản lý phù hợp. Phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế. Nâng cao vai trò đối với công tác tuyên truyền, hỗ để đảm bảo sự tuân thủ của người nộp thuế, chuyển từ cách tiếp cận truyền thống là tập trung vào sự cưỡng chế - yếu tố buộc người nộp thuế phải tuân Trườngthủ sang quan điểm ngư Đạiời nộp thuế hihọcểu và tuân th ủKinhtự nguyện. tế Huế Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục 50
  62. hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử, hướng tới mục đích ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế. 3.2. Giải pháp tăng cường tính tuân thủ thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh 3.2.1. Giải pháp đối với hệ thống pháp luật thuế Đối với hệ thống chính sách, pháp luật thuế, trong giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa đủ khả năng nghiên cứu để đưa ra giải pháp cải cách, hoàn thiện chính sách thuế, nên chỉ đề xuất một số giải pháp về phương diện cải cách thủ tục và quy trình nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN.  Thực hiện đồng bộ các giải pháp về Tuyên truyền, hỗ trợ; Kê khai, nộp thuế; Quản lý nợ, Kiểm tra để tạo ra nhiều cơ hội cho DN tiếp cận, tìm hiểu, vận dụng, chấp hành hệ thống chính sách thuế dựa trên tinh thần tự nguyện.  Với chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế, ngoài việc thu thập ý kiến, thông tin phản hồi của NNT về hệ thống chính sách pháp luật để phản ánh lại với Tổng cục thuế, cần phải tập trung tìm hiểu, phân tích, giải thích với NNT về những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại để NNT hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ. 3.2.2. Giải pháp đối với công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế còn khá phổ biến, làm thất thu cho NSNN, Trườngvừa không đảm bảo côngĐại bằng xã hhọcội. Nguyên nhânKinh trước hết là dotế NNT Huếchưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung, chính sách thuế, kê khai 51
  63. và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ tự giác chưa cao, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của DN về thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác giải đáp vướng mắc, hướng dẫn cho DN nhằm hỗ trợ và giúp cho DN hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình. Cụ thể là: Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” thuộc Phòng Tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Bố trí diện tích phòng làm việc rộng rãi và tiện nghi phục vụ NNT đến giao dịch được thuận tiện, tạo không khí thân thiện như đón tiếp khách hàng. Xây dựng tủ sách các văn bản pháp quy về chính sách thuế, các quy trình thủ tục quản lý thuế để NNT tiện tra cứu, tìm hiểu. Giúp NNT nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN. Tạo điều kiện để NNT thực hiện tự tính, tự khai, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà NNT thường mắc phải. Đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi, bởi đại da số DN đều muốn được CQT tổ chức tập huấn. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có khả năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho DN. Cần tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân, để người dân hiểu về chính sách thuế, quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế. Việc quản lý thuế đối với DN có hiệu quả hay không còn liên quan đến ý thức đòi hỏi hóa đơn hợp pháp của DN, tổ chức, cá nhân. Nếu DN cố tình sử dụng hóa đơn không hợp lý, hợp lệ thậm chí bất hợp pháp để kê khai tăng chi phí, giá vốn; DN bán Trườnghàng, cung cấp dịch v ụĐạikhông xuất hóahọc đơn nhằm giKinhảm doanh thu tính tế thuế , Huếgiảm thuế phải nộp thì công tác quản lý thuế đối với DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây thất thu lớn cho NSNN. 52
  64. Do đó, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế cho DN, xác định quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ. Việc tuyên truyền tập trung vào một số nội dung:  Tổ chức tuyên truyền về các quy định trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; ghi nhận chi phí, giá vốn hàng bán phù hợp.  CQT phải xây dựng chính sách khen thưởng kịp thời cho những người cung cấp cho CQT các thông tin về đơn vị bán hàng không xuất hóa đơn; DN sử dụng hóa đơn không hợp lý, hợp lệ, không hợp pháp để hạch toán chi phí đầu vào. Giá trị thưởng nên tính theo tỷ lệ % giá trị cung cấp, nguồn trích thưởng lấy từ phần xử phạt DN vi phạm.  CQT xây dựng đề án tuyên truyền đối với cán bộ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế; tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về những quy định trong sử dụng hóa đơn chứng từ, đề các trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ đảng viên trong việc chống thất thu thuế. 3.2.3. Đẩy mạnh việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thuế Việc nâng cao trình độ cán bộ quản lý không chỉ là biện pháp áp dụng tại CQT mà hầu hết là các cơ quan nhà nước. Hiệu quả hay không trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đơn vị đều xuất phát từ trình độ của đội ngũ thực thi nhiệm vụ đặc biệt là trong xu thế nền kinh tế đang chuyển mình, nhà quản lý phải đối mặt với nhiều thách thức từ thực tế xảy ra. Sự quản lý ngày nay trong đó chứa đựng yếu tố công nghệ bởi khi nhà quản lý có trình độ kết hợp với việc ứng dụng công nghệ mới, phần mềm mới không chỉ tiết kiệm về mặt thời gian mà còn thu thập cho mình những nguồn tin nhanh, chính xác và đầy Trườngđủ nhất. Đại học Kinh tế Huế Để đáp ứng yêu cầu của mô hình quản lý thuế theo chức năng đòi hỏi cán bộ công chức thuế phải có được kỹ năng chuyên sâu phù hợp với từng chức năng quản lý 53
  65. thuế đang đảm nhiệm. Bên cạnh đó để đảm bảo quy định về luân phiên, luân chuyển cán bộ, mỗi cán bộ cần có kỹ năng của các chức năng khác đủ để sử dụng khi được luân phiên, luân chuyển. Tuy nhiên, yếu tố trình độ từ mỗi cán bộ thuế là “cần” chứ chưa là yếu tố “đủ” trong một lĩnh vực phức tạp và khó khăn như lĩnh vực thuế. Để giải quyết vấn đề này khi có sự phối hợp nhiều biện pháp lớn nhỏ khác nhau mà trong thực tiễn quản lý của ngành có thể áp dụng nhưng chưa đồng bộ hoặc áp dụng nhưng chưa đầy đủ hoặc có thể thiếu một hay nhiều biện pháp. 3.2.4. Giải pháp đối với công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế Công tác tự kê khai, tự nộp thuế được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của một DN, với những khó khăn hiện nay để nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế, Chi cục thuế Quảng Ninh cần có những biện pháp: - Đảm bảo 100% DN thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử, đây là tiêu chí quan trọng để đảm bảo mức tuân thủ pháp luật của DN. - Thường xuyên rà soát, kiểm tra các tờ khai lỗi để có hướng xử lý kịp thời, bảo đảm sự chính xác của số liệu. - Thường xuyên duy trì các hoạt động hỗ trợ như tư vấn, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai và nộp thuế, để vừa đảm bảo thực hiện tiến trình yêu cầu DN tự kê khai, tự nộp thuế theo quy định của pháp luật, vừa đảm bảo chất lượng đạt được. Đối với DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tiến hành đôn đốc để thực hiện các thủ tục quyết toán thuế, đóng mã số thuế theo quy định. Triển khai mạng thông tin kết nối giữa các cơ quan có liên quan nhằm khai thác thông tin về các trường hợp thành lập DN mới, các biến động của DN đang hoạt động Trườngnhư chia, tách, giải th ể,Đại phá sản, đi ềuhọc chỉnh ngành Kinhnghề kinh doanh tế một cáchHuế nhanh chóng, chính xác. Đây cũng là thông tin quan trọng giúp các DN nắm bắt được tình hình hoạt động của các doan nghiệp trên địa bàn để có phương án kinh doanh phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình. 54