Khóa luận Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

pdf 93 trang thiennha21 26/04/2022 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_phat_trien_thi_truong_chung_khoan_phai_s.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : CAO QUÁCH YẾN Lớp : ĐH30TC02 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Tuấn Vinh TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 1
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : CAO QUÁCH YẾN Lớp : ĐH30TC02 Giảng viên hướng dẫn:Ths. Trần Tuấn Vinh TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 2
  3. TÓM TẮT Thị trường chứng khoán cơ sở ra đời và phát triển đã góp phần làm tăng sự hấp dẫn trên thị trường tài chính. Nhưng hiện nay thị trường chứng khoán còn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư: sự biến động giá, thanh khoản không ổn định và hàng hóa trên thị trường chỉ bao gồm cổ phiếu và trái phiếu. Do đó, thị trường chứng khoán phái được ra đời đáp ứng nhu cầu. Để đưa TTCK phái sinh nhanh chóng đi vào vận hành, phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/NĐ-CP, ngày 5/5/2015 về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh cũng được ban hành. Và sau đó hàng lọat nghị định, thông tư và quyết định được ban hành và luật chứng khoán được sửa đổi. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thị trường chứng khoán phái sinh. Mục đích chính là giúp cho nhà đầu tư phân tán rủi ro và kiếm lời. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh vừa ra đời vào ngày 10/8/2017 nên còn khá mới mẻ. Do đó, Việt Nam cần hỏi kinh nghiệm để tránh những sai lầm của những quốc gia có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển. Thị trường chứng khoán phái sinh cũng như thị trường chứng khoán cơ sở muốn phát triển phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố trên thị trường. Phân tích từ các nghiên cứu, phỏng vấn, kết quả thu được có 5 yếu tố tác động đến phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam gồm: con người,môi trường kinh tế, môi trường pháp lí, định chế tài chính và công nghệ thông tin. Trên cơ sở kết quả phân tích, một số gợi ý được đề xuất hỗ trợ thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư. Từ khóa: Thị trường chứng khoán cơ sở, Thị trường chứng khoán phái sinh, công cụ phái sinh i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung bài khóa luận tốt nghiệp hoàn toàn là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả, do chính tác giả thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, không hề sao chép công trình của bất cứ cá nhân hay nhóm nào khác. Mọi thông tin sử dụng từ các công trình khác đều được trích dẫn nguồn đầy đủ. Tác giả xin cam đoan rằng mọi nội dung thông tin trong bài là trung thực và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn trước khi đưa vào bài. Ngày Tháng Năm . Tác giả CAO QUÁCH YẾN ii
  5. LỜI CẢM ƠN Trước hết, xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Tài chính-Ngân Hàng, trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM, đã cung cấp kiến thức cần thiết trong suốt thời gian tác giả ngồi trên ghế nhà trường, tạo điều kiện để tác giả có thể thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tốt nhất. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn của mình, Ths. Trần Tuấn Vinh. Sự chỉ dẫn nhiệt tình và tâm huyết của thầy đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở cạnh động viên, khích lệ, chia sẻ và hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. TP.HCM, ngày tháng năm Tác giả CAO QUÁCH YẾN iii
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG ix DANH MỤC HÌNH ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 4 1.1.1 Lý luận về chứng khoán phái sinh 4 1.1.1.1 Khái niệm về chứng khoán phái sinh 4 1.1.1.2 Lịch sử hình thành chứng khoán phái sinh 4 1.1.1.3 Phân loại chứng khoán phái sinh 7 1.1.2 Lý luận về thị trường chứng khoán phái sinh 17 1.1.2.1 Khái niệm 17 1.1.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh 18 1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh 20 1.2 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 24 1.3 KINH NGHIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 27 1.3.1 Kinh nghiệm ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển nhất 27 1.3.1.1 Mỹ 27 1.3.1.2 Anh 29 1.3.1.3 Nhật Bản 30 iv
  7. 1.3.2 Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển 31 1.3.2.1 Đài Loan 31 1.3.2.2 Hàn Quốc 32 1.3.2.3 Singapore 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM 37 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017 37 2.1.1 Sơ lược các văn bản pháp luật tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. 37 2.1.2 Tình hoạt động của thị trường phái sinh Việt Nam trong 2017 39 2.2 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM 42 2.2.1 Sở giao dịch CKPS 42 2.2.2 Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (CCP): 43 2.2.3 Thành viên bù trừ 46 2.3 HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM 46 2.4 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM 53 2.4.1 Nhân tố nhà đầu tư 54 2.4.2 Môi trường kinh tế 56 2.4.3 Môi trường pháp lí 60 2.4.4 Định chế tài chính 62 2.4.5 Công nghệ thông tin 65 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM 67 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CỦA CHÍNH PHỦ 67 v
  8. 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM 69 3.2.1 Nhà đầu tư 69 3.2.2 Môi trường kinh tế 70 3.2.3 Môi trường pháp lí 72 3.2.4 Định chế tài chính 73 3.2.5 Công nghệ-Kỹ thuật 74 3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 74 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 79 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CBOE Chicago Board Options Exchange CBOT Chicago Board of Trade CCPS Công cụ phái sinh CCP Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam CFTC Uỷ ban Giám sát giao dịch hàng hóa tương lai CKPS Chứng khoán phái sinh CME Sàn giao dịch hàng hóa Chicago CP Chính phủ CPI Lạm phát CTCK Công ty chứng khoán CTTC Công ty tài chính CSTT Chính sách tiền tệ HĐKH Hợp đồng kỳ hạn HĐQC Hợp đồng quyền chọn HĐTL Hợp đồng tương lai HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HSC Công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh MBS Công ty cổ phần chứng khoán MB NĐT Nhà đầu tư NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại NYBOT Uỷ ban giao dịch New York OSE Sở giao dịch chứng khoán Osaka OTC Thị trường phi tập trung SEC Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ SFC Uỷ ban hợp đồng tương lai và chứng khoán vii
  10. SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SSI Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn TCTD Tổ chức tín dụng TIFFE Sở giao dịch hợp đồng tương lai tài chính quốc tế Tokyo TSE Sở giao dịch chứng khoán Tokyo TTCK Thị trường chứng khoán TTCKPS Thị trường chứng khoán phái sinh TVGD Thành viên giao dịch UBCK Uỷ ban chứng khoán UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước VCSC Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh VPBS vượng VSD Trung tâm lưu kí chứng khoán viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.1.3. 1 Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai 16 Bảng 1.3.2.1. 1 Sản phẩm chứng khoán phái của Đài Loan .32 Bảng 1.3.2.2. 1 Thời gian ra đời của các sản phẩm phái ở Hàn Quốc 33 Bảng 2.1.2. 1 Khối lượng và giá trị giao dịch phái sinh 2017 40 Bảng 2.3. 1 Đặc tính cơ bản HĐTL chỉ số cổ phiếu 48 Bảng 2.3. 2 Đặc tính cơ bản của HĐTL trái phiếu chính phủ 50 Bảng 2.4.4. 1 Thị phần môi giới HĐTL của CTCK trong năm 2017 63 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1.1.3. 1 Phân loại chứng khoán phái sinh 7 Hình 2.2 Mô hình hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 41 Hình 2.2.2. 1 Vị trí của CCP trên TTCKPS 44 Hình 2.2.2. 2 Thành viên giao dịch CKPS 45 Hình 2.2.3. 1 Thành viên bù trừ 46 Hình 2.4.1. 1 Sự tăng trưởng số lượng tài khoản trên TTCKPS năm 2017 56 Hình 2.4.2. 1 Dấu hiệu nhận biết giai đoạn kinh tế 57 Hình 2.4.2. 2 GDP của Việt Nam 57 Hình 2.4.2. 3 CPI của Việt Nam 58 ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào tháng 7/2000 đã đánh dấu một bước phát triển mới trên thị trường tài chính trong nước. Khoảng hơn 15 năm gần đây, thị trường tài chính vươn lên mạnh mẽ, chứng tỏ vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước trong phương diện kinh tế-xã hội. Song hành đó, thị trường chứng khoán cũng ngày càng phát triển, càng được mở rộng về quy mô, mức độ phổ biến xã hội, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước, môi giới và hệ thống ngày càng hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đạt được nhiều bước ngoặc trên thị trường tài chính nhưng còn gặp nhiều hạn chế. Sự biến động mạnh, bất thường và khó dự đoán của thị trường, tính thanh khoản không ổn định, hàng hóa trên thị trường còn đơn điệu gồm cổ phiếu và trái phiếu mà vẫn chưa có nhiều sản phẩm khác, điều này làm nảy sinh nhiều loại rủi ro, gây ra nhiều tổn thất cho chủ thể trên thị trường và làm giảm tính hấp dẫn và hiệu quả thị trường chứng khoán. Đứng trước vấn đề trên, nhu cầu cần phải có công cụ giúp phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho nhà đầu tư, tăng tính hấp dẫn và thúc đẩy phát triển hiệu quả thị trường chứng khoán đã ngày càng trở nên cần thiết. Với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư và đưa thị trường chứng khoán hoạt động càng có hiệu quả và lớn mạnh, ngày 5/5/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường vốn này được đánh giá là một thị trường cấp cao, được vận hành dựa trên hệ thống chứng khoán cơ sở. Thị trường chứng khoán phái sinh đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng lâu đời nhưng đối với Việt Nam thì đây là thị trường còn khá mới mẻ. Ngày 10/8/2017, Thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam bắt đầu ra đời sau quá trình chuẩn bị nguồn lực về tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên để thị trường chứng khoán phái sinh phát triển vượt bậc song hành với thị trường chứng 1
  13. khoán cơ sở thì cần phải đáp ứng những nhân tố nhất định. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu Tác giả làm rõ thuật ngữ và hiểu được tầm quan trọng của Thị trường chứng khoán phái sinh và các loại hợp đồng hiện đang vẫn được sử dụng trên thế giới; tìm hiểu về cách thức hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh của một vài nước trên thế giới (3 quốc gia có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển lâu đời và 3 quốc gia có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển trong khu vực); tìm hiểu thực trạng của chứng khoán phái sinh tại Việt Nam; Đồng thời, tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường; Từ đó, tác giả đề ra những giải pháp cụ thể để phát triển. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các lý luận cơ bản về chứng khoán phái sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển TTCKPS ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng chủ đạo là phương pháp nghiên cứu định tính, với các nội dung cụ thể như sau: Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu, cụ thể tác giả thu thập tài liệu và tư liệu từ các nguồn: các loại văn bản của Bộ Tài Chính và Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước, trang web của chứng khoán, từ tạp chí chuyên ngành, kinh tế, tạp chí ở một số trường Đại học, khoá luận và luận án. Nghiên cứu đối chiếu: So sánh, đối chiếu giữa việc ra đời thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Việt Nam có học hỏi và tuân 2
  14. theo các nguyên tắc xây dựng sản phẩm, có sự chuẩn bị sẵn sàng và tránh được những sai lầm. Cách tiếp cận đi từ phân tích - tổng hợp: từ những thông tin có sẵn và thông tin được tác giả xử lí, phân tích, tổng hợp để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái ở Việt Nam. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những phương hướng để phát triển. Phương pháp thống kê: hệ thống hóa tài liệu từ những tài liệu, thông tin thu thập được sẽ được tác giả xử lí và tổng hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu. Bố cục đề tài Chương 1. Cơ sở lý luận. Chương này tập trung giới thiệu về khái niệm, nguồn gốc hình thành và giới thiệu các hợp đồng đang tồn tại trên thị trường chứng khoán phái sinh. Đồng thời, chương này cũng đề cập đến các công trình nghiên cứu đã có trước đây và học hỏi kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới. Chương 2. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Ở chương này, tác giả tập trung nói đến thực trạng: sản phẩm, cách thức vận hành, các quy định, diễn biến trên thị trường. Đặc biệt chú trọng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh. Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Từ những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh, tác giả đề xuất những giải phải cho từng nhân tố. Ngoài ra, bài viết còn bao gồm các phần mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng và hình, mục lục và trích dẫn các tài liệu tham khảo. 3
  15. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 LÝ LUẬN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.1.1 Lý luận về chứng khoán phái sinh 1.1.1.1 Khái niệm về chứng khoán phái sinh Michael Chui (2012): “ Trong lĩnh vực tài chính kinh tế, một chứng khoán phái sinh thường được gọi là một hợp đồng tài chính có giá trị được lấy từ giá trị của một tài sản cơ bản. Có rất nhiều tài sản tài chính đã được sử dụng như cơ sở, bao gồm chứng khoán hoặc chỉ số vốn cổ phần, các công cụ thu nhập cố định, ngoại tệ, hàng hóa, các sự kiện tín dụng và thậm chí các chứng khoán phái sinh khác. Tùy thuộc vào loại cơ sở, giá trị của hợp đồng phái sinh có thể được lấy từ giá vốn cổ phần tương ứng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hoá và xác suất của các sự kiện tín dụng.” Robbert E. Whaley (2007): “ Chứng khoán phái sinh là một thỏa thuận hợp đồng thực hiện vào một ngày trong tương lai. Giá trị của nó phụ thuộc vào tài sản cơ sở như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa”. John Downes và Jordan Elliot Goodman (1991) : “ Chứng khoán phái sinh là một hợp đồng có giá trị phụ thuộc vào kết quả hoạt động của một tài sản, tài chính gốc, một chỉ số hoặc các công cụ đầu tư khác”. John Hull (1989): “ Chứng khoán phái sinh là một chứng khoán mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một loại chứng khoán cơ sở”. 1.1.1.2 Lịch sử hình thành chứng khoán phái sinh Trong bài nghiên cứu “The History of Derivatives: A Few Milestones” của hai tác giả Steve Kummer và Christian Pauletto và bài nghiên cứu “A Short History of Derivative Security Markets” của Ernst Juerg Weber đã lí giải nguồn gốc hình thành 4
  16. và phát triển của chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh qua từng giai đoạn cụ thể. Khoảng thế kỷ 19 thì các hình thức giao dịch quyền chọn hàng hóa bắt đầu nhưng không phát triển và cụ thể hóa. Các nhà buôn chỉ nghĩ đó là giao dịch hằng ngày và không có điểm nổi bật. Vào khoảng đầu năm 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa nhà môi giới- người mang người mua và người bán đến với nhau- hoặc nhà kinh doanh-người thực sự thực hiện vị thế giao dịch. Thị trường quyền chọn hoạt động trên thị trường OTC rất phát triển nhưng nó lại để lộ ra nhiều khuyết điểm: Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn bán quyền cho người khách trước thời gian đáo hạn. Điều này dẫn đến thị trường có tính thanh khoản thấp. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu các công ty này phá sản thì dẫn đến người nắm giữ quyền chọn sẽ bị lỗ vì rủi ro tín dụng. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao. Năm 1973, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong thị trường quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) lần đầu tiên tổ chức 1 sàn giao dịch giành riêng cho cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên Chicago Board Options Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch vào 26/4/1973. Các hợp đồng quyền chọn được bán đầu tiên vào 1977. 5
  17. Sự thành công của CBOE là do khắc phục những nhược điểm khi giao dịch trên OTC. CBOE đưa ra các tiêu chuẩn hóa các điều khoản và quy định của hợp đồng quyền chọn, bổ sung trung tâm thanh toán đảm bảo cho người bán và người thực hiện đúng nghĩa vụ. Chính vì thế, thị trường quyền chọn tăng tính thanh khoản, giảm rủi ro tín dụng và khiến thị trường trở nên hấp dẫn hơn. 1980, các ngân hàng đầu tư bắt đầu suy nghĩ những hình thức hợp đồng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một ý tưởng là đặt ra những tiêu chuẩn cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai trên các công cụ tài chính hoặc chỉ số. 1980, lần đầu tiên trái phiếu kho bạc được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Các hợp đồng khác rất mới mẻ và khác lạ. Nhưng nhìn chung các hợp đồng thuộc nhóm hợp đồng hoán đổi. 1981, hợp đồng hoán đổi lãi suất hoán đổi lãi suất đầu tiên được giao dịch. Vào tháng 12 năm 1981, IMM đưa ra các hợp đồng thanh toán tiền mặt đầu tiên, Eurodollar 3 tháng. Khi hết hạn, hợp đồng tương lai Eurodollar được thanh toán bằng tiền mặt dựa trên mức lãi suất hiện tại cho một khoản thời gian 3 tháng Eurodollar. Việc thanh toán tiền mặt đã làm cho việc đưa ra các sản phẩm phái sinh trên các hợp đồng tương lai chứng khoán. 2/1982, the Kansas City Board of Trade (KCBT) đã niêm yết chỉ số tương lai Value Line Composite và 4/1982 CME giao dịch chỉ số tương lai S&P 500. Sau đó hàng loạt các nước trên thế giới cũng thay đổi theo để phù hợp : The Sydney Future Exchange (2/1983), the London International Financial Futures and Options Exchange (5/1984), 6
  18. 1.1.1.3 Phân loại chứng khoán phái sinh Hình 1.1.1.3. 1 Phân loại chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh Phương Căn cứ theo thức giao điều kiện dịch trên thị hợp đồng trường Chứng Chứng khoán phái khoán phái Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hoán đổi sinh được sinh trên quyền chọn tương lai kì hạn niêm yết OTC Nguồn: Introduction to derivatives and risk management Don M. Chance & Robert Brooks Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh được chia làm 2 nhóm: chứng khoán phái sinh OTC (over the counter), chứng khoán phái sinh niêm yết. Chứng khoán phái sinh niêm yết: là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch chứng khoán với những điều khoản hợp đồng mang tính chuẩn hóa cao. Sở giao dịch chứng khoán đóng vai trò tổ chức hoạt động giao dịch và, phối hợp với Trung tâm thanh toán bù trừ, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro đối tác, đảm bảo sự lành mạnh và ổn định của thị trường. Hợp đồng tương lai và quyền chọn là những loại chứng khoán phái sinh niêm yết điển hình. Chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung (OTC): là loại chứng khoán phái sinh không được giao dịch thông qua một cơ chế có tổ chức và tập trung như sở giao dịch mà trên cơ sở thỏa thuận, đàm phán giữa các bên. Các điều khoản của hợp đồng trong trường hợp này không được chuẩn hóa mà có tính linh hoạt cao, được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của mỗi bên tham gia. Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và một số loại quyền chọn là các chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường OTC. 7
  19. Căn cứ theo điều kiện hợp đồng Hợp đồng quyền chọn (Option) Hợp đồng quyền chọn là là hợp đồng giữa 2 bên-người mua và người bán-trong đó cho người mua quyền, nhưng không bắt buộc có nghĩa vụ là mua hoặc bán một chứng khoán nào đó vào một ngày trong tương lai với giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay. Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên cả thị trường OTC và thị trường niêm yết. Nhưng phần lớn, hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên OTC bởi vì: Lợi thế thứ nhất là điều kiện và quy định các điều khoản được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Một số giao dịch có thể thực hiện ở thị trường phi tập trung mà không thể thực hiện giao dịch trên sàn. Thứ nhất, các giao dịch quyền chọn trên sàn giao dịch dựa trên một số cổ phiếu và chỉ số nhất định. Nếu nhà quản trị cần một quyền chọn ứng với danh mục đầu tư riêng thì có thể tìm được quyền tương thích với mục tiêu. Thứ hai, các quyền chọn trên sàn giao dịch đáo hạn vào một ngày được quy định cụ thể. Thứ ba, khi quyền chọn có sẵn nhưng có thể đủ tính thanh khoản để thực hiện những giao dịch lớn. Thứ tư, thị trường phi tập trung có thể thiết kế nhiều sản phẩm phái sinh, không nhất thiết là chỉ có cổ phiếu. Một lợi thế thứ hai là thị trường phi tập trung các thành viên tham gia thị trường không cần được biết về các giao dịch đã hoàn tất. Trên sàn giao dịch quyền chọn, nếu có một lệnh khối lượng lớn giao dịch sẽ phát đi tín hiệu thị trường có đều bất ổn. Điều đó có thể làm cho thị trường hoảng loạn vì lo lắng thông tin. Và một lợi thế khác là giao dịch trên thị trường phi tập trung ít hay không bị kiểm soát. Đây là thỏa thuận giữa các bên tham gia thị trường dựa trên niềm tin, trung thực và sự cư xử vì lợi ích song phương. Môi trường mua bán thông thoáng, không có sự can thiệp của chính phủ. Bên cạnh những lợi ích khi giao dịch quyền chọn trên thị trường OTC có những hạn chế. Khi giao dịch OTC, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng khá lớn. Ngoài rủi ro tín dụng, qui mô của các giao dịch trên thị trường phi tập trung lớn hơn khả năng của 8
  20. nhiều NĐT. Và có thể không biết rõ rãng giao dịch phi tập trung là đắt hay rẻ hơn giao dịch trên sàn. Đối với hợp đồng quyền chọn giao dịch trên sàn , các tiêu chuẩn được SGD quy định một cách thống nhất, thông thường bao gồm: Tài sản cơ sở: là tài sản mà giá công cụ phái sinh phù thuộc vào. Căn cứ để thiết kế hợp đồng quyền chọn, cũng là đối tượng chuyển giao dịch mua/ bán giữa các bên khi quyền chọn đáo hạn và được thực hiện. Quy mô hợp đồng (hay hệ số nhân): Là số lượng hoặc giá trị tài sản cơ sở sẽ được chuyển giao giữa các bên tham gia khi quyền chọn được thực hiện. Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn đối với S&P 100 có số nhân là 100; một NĐT mua một hợp đồng thì thật ra đã mua quyền chọn chỉ số có giá trị 100x Chỉ số. Hệ số nhân cũng là giá trị được dùng để xác định tổng mức phí (giá) của hợp đồng quyển chọn. Giá thực hiện: Là mức giá mà người nắm giữ quyền chọn sẽ nhận được (phải trả) nếu quyết định thực hiện quyền chọn bán (quyền chọn mua) đối với tài sản cơ sở. Với mỗi loại tài sản cơ sở, sẽ có nhiều quyền chọn (mua và bán) với mức giá thực hiện khác nhau cùng giao dịch trên SGDCK. Trên sàn giao dịch phái sinh, giá thực hiện được chuẩn hóa. Giá thực hiện của mỗi quyền chọn được ấn định xoay quanh giá thị trường hiện tại của tài sản cơ sở. Chênh lệch giữa các giá thực hiện do SDGCK quy định tùy theo từng loại tài sản cơ sở cụ thể. Số lượng giá thực hiện đảm bảo tại mỗi thời điểm đều có những quyền chọn với mức giá cao hơn, bằng và thấp hơn giá hiện hành của tài sản cơ sở. Ngày và tháng đáo hạn: Các hợp đồng quyền chọn đều có một thời gian hiệu lực nhất định. Trong tháng đáo hạn, SGDCK sẽ ấn định một ngày đáo hạn cụ thể. Sau ngày đó, quyền chọn sẽ không còn hiệu lực nữa, và quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở, nếu chưa được thực hiện sẽ không còn giá trị với người nắm giữ nó. Kiểu thực hiện quyền: Quyền chọn có thể thực hiện theo kiểu châu Âu (chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn) hoặc theo kiểu Mỹ (bất kỳ thời điểm nào trước và tại ngày đáo hạn). Điều này được quy định rõ trong hợp đồng quyền chọn. 9
  21. Phương thức thanh toán: phương thức thanh toán cho biết cách thức bên mua và bên bán quyền chọn hoàn tất các quyền và nghĩa vụ của mình khi quyền chọn đáo hạn và (hoặc) được thực hiện. Được thanh toán theo một trong hai hình thức là chuyển giao vật chất hoặc thanh toán bằng tiền. Giới hạn vị thế: Là số lượng tối đa hợp đồng quyền chọn mà một NĐT được quyền nắm giữ. Giới hạn vị thế có thể khác nhau tùy thuộc loại tài sản cơ sở, tùy theo đối tượng giao dịch. Mục đích của điều khoản này là đảm bảo tính bền vững của thị trường, kiểm soát tình trạng lũng đoạn thị trường của một cá nhân hay một nhóm NĐT nào đó. Khối lượng mở (open interest): Khối lượng mở được định nghĩa là tổng số hợp đồng quyền chọn còn hiệu lực, nghĩa là số hợp đồng chưa đáo hạn nhưng chưa được thực hiện hoặc chưa được bù trừ bằng một vị thế nghịch đảo. Số liệu thống kê này thường được tổng hợp cho từng tài sản cơ sở cụ thể, từng loại quyền chọn với một mức giá thực hiện và tháng đáo hạn xác định. Khối lượng mở tăng lên là khi thêm giao dịch vị thế và giảm đi sau các giao dịch đóng vị thế. Thành viên tham gia thị trường gồm 3 bên: người mua quyền chọn, người bán quyền chọn và cơ quan quản lí. Người mua quyền chọn Người bán quyền chọn Có quyền Có nghĩa vụ Phải trả phí Nhận phí Lợi nhuận không giới hạn Lợi nhuận bị giới hạn ở mức phí nhận được Lỗ có giới hạn bằng với mức phí phải trả Lỗ không giới hạn Nguồn: Tác giả tổng hợp Cơ quan quản lí có nhiệm vụ là đảm bảo cho giao dịch nêu trong hợp đồng sẽ được thực hiện đúng. Hiện tại trên thế giới tồn tại 2 loại hợp đồng quyền chọn: quyền chọn mua và quyền chọn bán Hợp đồng quyền chọn mua 10
  22. Long call (Mua quyền chọn mua) Short Call (Bán quyền chọn mua) + + ATM OTM ITM F P2 LN P3 Ps P1 LNS b F P1 ITM loss P2 P3 OTM ATM - - LNb: lợi nhuận của người mua call option LNs: lợi nhuận của người bán call option F: Phí mua hợp đồng option Pm: thị giá của chứng khoán cơ sở Ps: Giá thực hiện của hợp đồng LNb = -F Nếu Pm Ps LNs = F Nếu Pm Ps Hợp đồng quyền chọn bán Long put ( mua quyền chọn bán) Short Put ( Bán quyền chọn bán) + ITM OTM + ATM PS P Profit 3 P1 P2 Profit=F F P1 P2 Ps P3 OTM ATM ITM - - 11
  23. LNb = -F Nếu Pm > Ps = Ps – (Pm + F) Nếu Pm Ps = (Pm + F) – Ps Nếu Pm < Ps Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên-người mua và người bán-để mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó vào một ngày trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Khi NĐT mua bán hợp đồng kỳ hạn luôn phải sẵn sàng chấp nhận hai loại rủi ro có thể xảy ra: Thứ nhất, rủi ro tín dụng (rủi ro không có khả năng chi trả): Hợp đồng kỳ hạn là nghĩa vụ thực hiện giữa bên bán và bên mua, khi thị trường đi sai so với dự đoán của NĐT, có khả năng một trong hai bên không còn đủ khả năng thực hiện hợp đồng. Đây là một dạng rủi ro phổ biến trong hợp đồng kỳ hạn. Trong thị trường hợp đồng kỳ hạn, mỗi bên tham gia phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia. Thứ hai, rủi ro thanh khoản: Hầu như hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường OTC, từng hợp đồng mang tính chất riêng biệt, nên NĐT tương đối khó khi tìm một đối tác thỏa mãn tính chất này giao dịch trên thị trường. Thành viên tham gia hợp đồng kỳ hạn gồm có: Dealers: là những người tạo lập thị trường, yết giá mua và giá bán. Những tổ chức đóng vai trò là dealers trên thị trường là những tổ chức tài chính có tiềm lực mạnh, là những ngân hàng đầu tư. Các dealers sẽ giao dịch với nhau và với nhà đầu tư khác. Mục đích là để tìm kiếm lợi nhuận. 12
  24. End users: là những tổ chức, NĐT có mục đích muốn tìm một công cụ tài chính để bảo vệ rủi ro. Họ là những người chấp nhận thị trường, chấp nhận giá đã được yết bởi dealers. Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa hai bên-người mua và người bán-để mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó vào một ngày trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng đã được chuẩn hóa, tức là nó không cho phép đưa vào những điều khoản tùy nghi giữa bên bán và bên mua, mọi thứ đều được “đúc khuôn”, bao gồm khối lượng, ngày và giá giao dịch, cũng như các thủ tục giao dịch. Hợp đồng tương lai do SGDCK thiết kế với đặc tính phù hợp với từng loại tài sản cơ sở, thông thường bao gồm những điều khoản căn bản sau: Tài sản cơ sở: Công cụ tài chính được sử dụng làm cơ sở cho hợp đồng tương lai. Chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào chứng khoán cơ sở nên NĐT giao dịch hợp đồng tương lai đối với chứng khoán cơ sở nào là gián tiếp giao dịch và chịu sự tác động của chứng khoán đó. Chứng khoán cơ sở được giao dịch trên sàn phải đảm bảo những tiêu chuẩn chung và thống nhất. Quy mô (hay hệ số nhân) hợp đồng: Là số lượng chứng khoán cơ sở mà bên mua và bên bán có thể giao dịch ứng với mỗi hợp đồng tương lai. Ví dụ, nếu quy mô của hợp đồng dầu thô là 25 tấn thóc; khi đó, nếu bạn giao dịch 4 hợp đồng, bạn sẽ giữ vị thế 100 tấn thóc. Đơn vị yết giá, bước giá: hợp đồng tương lai thường được yết giá theo cách tương tự như yết giá tài sản cơ sở trên thị trường giao ngay. Ngoài ra, SGDCK cũng thường đưa ra quy định về bước giá, tức là biến động (tăng hay giảm) tối thiểu được chấp nhận của giá hợp đồng tương lai so với mức giá khớp gần nhất. Giờ giao dịch: Là thời gian trong ngày khi hợp đồng tương lai được diễn ra trên SGDCK. 13
  25. Tháng đáo hạn: Là tháng mà hợp đồng tương lai sẽ được 2 bên tham gia hợp đồng thực hiện . Ngày đáo hạn: Là một ngày trong tháng đáo hạn mà sau ngày này hợp đồng tương lai hết hiệu lực, 2 bên không còn quyền và nghĩa vụ với hợp đồng. Giá thanh toán cuối ngày: mức giá của hợp đồng do SGDCK xác định để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày của từng hợp đồng. Giá thanh toán cuối cùng: mức giá của hợp đồng do trung tâm bù trừ phối hợp với SGDCK xác định để tính toán giá trị lãi/ lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng. Phương thức thanh toán: việc thực hiện nghĩa vụ của bên mua, bên bán khi hợp đồng đáo hạn có thể thực hiện theo một trong hai phương thức: chuyển giao vật chất hay thanh toán tiền mặt. Giới hạn biến động giá hàng ngày: Là mức dao động tối đa của giá hợp đồng tương lai trong ngày giao dịch so với giá cơ sở. Trong đó, giá cơ sở do SGDCK quy định và thường được lấy là giá đóng cửa của ngày hôm trước hoặc giá thanh toán ngày hôm trước của hợp đồng tương lai. Khi giá hợp đồng tương lai tăng hay giảm quá giới hạn, giao dịch với mã hợp đồng đó tạm thời ngừng lại. Giới hạn vị thế: Là số lượng tối đa hợp đồng quyền chọn mà một NĐT nắm giữ. Giới hạn vị thế có thể khách nhau tùy thuộc loại tài sản cơ sở, tùy theo đối tượng giao dịch. Mục đích của điều khoản này là đảm bảo tính bền vững của thị trường, kiểm soát tình trạng lụng đoạn thị trường của một cá nhân hay một nhóm NĐT nào đó. Ví dụ: Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu S&P 500 (chỉ số được tính từ rỗ gồm 500 công ty có quy mô vốn hóa lớn được niêm yết và giao dịch trên SGDCK Mỹ) 14
  26. Đặc tính Mô tả Công cụ cơ sở Chỉ số S&P 500 Hệ số nhân hợp đồng 250 USD cho mỗi điểm chỉ số Giá trị hợp đồng= 250 USD x điểm chỉ số S&P 500 Bước giá 0,1 điểm chỉ số (25 USD) Giờ giao dịch 8:30 -15:15 ( thứ hai- thứ sáu hàng tuần) Tháng đáo hạn Tám tháng trong chu kỳ quý tháng 3 (tháng 3, 6, 9, 12 ) và thêm ba hợp đồng tháng 12 Ngày giao dịch cuối cùng Thứ 3 trước thứ sáu tuần thứ ba của tháng đáo hạn Phương thức thanh toán Bù trừ bằng tiền Giới hạn biến động giá hàng ngày Được xác định phù hợp với quy định ngắt giao dịch của SGD New York Giới hạn vị thế 28000 hợp đồng Thành viên tham gia hợp đồng tương lai bao gồm: Floor Traders: là những người tạo lập thị trường, yết giá mua-bán và sẵn sàng mua tại mức giá đó, giao dịch vì lợi nhuận của chính họ. Floor Traders được chia thành: Scalpers, Day Trader và Position Trader: Scalpers: là những NĐT khi thực hiện mua vá bán hợp đồng tương lai, họ chỉ nắm giữ vị thế của mình trong một khoảng thời gian ngắn, thông thường là một giây. Họ cố gắng tạo ra lợi nhuận đơn giản bằng cách mua giá thấp và bán giá cao. Day Trader: nắm giữ vị thế mở lâu hơn Scalpers, nhưng họ sẽ đóng tất cả vị thế mở ấy khi ngày giao dịch kết thúc. Position Traders là những NĐT nắm giữ vị thế lâu nhất (trên một ngày giao dịch). Brokers: là người trung gian mua bán cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Lợi nhuận của họ chính là khoản môi giới. 15
  27. Bảng 1.1.1.3. 1 Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Được giao dịch trên thị trường OTC Được niêm yết và giao dịch trên SGD Hợp đồng chưa được chuẩn hóa về các Hợp đồng được chuẩn hóa với các điều điều khoản cơ bản; nội dung của các khoản thống nhất được áp dụng chung hợp đồng được thoản thuận riêng giứa cho mọi đối tượng sử dụng sản phẩm. các bên tham gia cho phù hợp nhu cầu cá nhân Tính thanh khoản thường kém do tính Tính thanh khoản cao do sản phẩm chất cá biệt hóa cao của mỗi hợp đồng được chuẩn hóa Thường chỉ cho phép các bên tham gia Được thanh toán hàng ngày. Theo đó, thực hiện thanh toán khi hợp đồng đáo các bên tham gia hợp đồng thực hiện hạn hóa lãi/lỗ hàng ngày theo sự biện động giá trên thị trường Do sự khó khăn hoặc/ và chi phí cao Do tính thanh khoản cao của thị trường, của việc đóng hợp đồng trước khi đáo các bên tham gia thường không duy trì hạn, các bên tham gia thường duy trì vị vị thế đến thời điểm đáo hạn mà thực thế đến khi hết thời hạn hợp đồng hiện giao dịch trừ để kết thúc ngĩa vụ. Tính minh bạch về thông tin bị hạn chế Tính minh bạch thông tin cao, NĐT dễ dàng tiếp cận thông tin về sản phẩm, giao dịch và giá cả Hoạt động giao dịch ít chịu sự quản lý Sản phầm và giao dịch được quản lý; hơn (mặc dù đã có những điều chỉnh giám sát chặt chẽ các tổ chức liên quan thời gian gần đây) Rủi ro tín dụng cao hơn Hầu như không có rủi ro tín dụng nhờ những cơ chế, quy định cụ thể trên thị trường Nguồn: UBCK Việt Nam Hợp đồng hoán đổi 16
  28. Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể. Thị trường hoán đổi có nhiều đặc tính giống thị trường kỳ hạn: đều giao dịch dịch trên OTC, với những hợp đồng kí kết riêng biệt, nên cũng thu hút 2 loại nhà đầu tư tương tự thị trường kỳ hạn: dealers và end users. Trong các loại hợp đồng hoán đổi phổ biến trên thị trường nhất là hợp đồng hóa đổi lãi suất. Hợp đồng này thường được NHTM và các tổ chức tài chính sử dụng để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Hợp đồng hoán đổi lãi suất: (Interest rate swap) là một hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên trao đổi dòng lãi suất để lấy dòng tiền mặt của một bên khác. Hợp đồng hoán đổi lãi suất được diễn ra khi một bên trả một mức lãi suất cố định (the swap rate) cho bên kia, trong khi nhận lại một lãi suất thả nỗi (thường gắn với lãi suất tham chiếu LIBOR) A trả lãi suất cố định cho B (A nhận lãi suất thay đổi) B trả lãi suất cố định cho A (B nhận lãi suất thay đổi) Ví dụ: Hợp đồng swap như sau: bên A đồng ý trả cho bên B một số tiền theo lãi suất cố định là 3%, trong khi nhận lại khoản thanh toán là theo lãi suất LIBOR +50 điểm (0,50%). Lưu ý rằng sẽ không có sự trao đổi số tiền danh nghĩa của hợp đồng và lãi suất được dựa trên số tiền danh nghĩa. Tới ngày đáo hạn, số tiền thanh toán lãi suất sẽ được thanh toán như sau: nếu LIBOR là 1,3% bên B sẽ nhận 1,2% (3% - (LIBOR+50điểm) và bên A sẽ trả 1,2% của số tiền danh nghĩa. Lãi suất cố định (3%) được xem như là lãi suất hoán đổi (Swap rate). 1.1.2 Lý luận về thị trường chứng khoán phái sinh 1.1.2.1 Khái niệm Nghị định Chính phủ số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh: “Thị trường giao dịch chứng 17
  29. khoán phái sinh (gọi tắt là thị trường chứng khoán phái sinh) là địa điểm, hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoán phái sinh.” John C. Hull (1993): “ Thị chứng chứng khoán phái sinh là một thị trường nơi các cá nhân, tổ chức mua bán các hợp đồng tiêu chuẩn”. Theo CFE định nghĩa : “Thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn” 1.1.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh Thứ nhất: Quản trị rủi ro. Giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của chứng khoán cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu chứng khoán giao ngay. Ví dụ, mua một tài sản giao ngay và bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro cho NĐT. Nếu giá tài sản giảm xuống, giá của hợp đồng giao sau hay quyền chọn sẽ giảm. Khi đó, NĐT có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, và nhận được một khoản lợi nhuận ít có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản giao ngay. Dạng giao dịch này được gọi là phòng ngừa rủi ro. Các NĐT có khẩu vị rủi ro khác nhau. Một số NĐT có khả năng chấp nhận rủi ro tốt hơn các NĐT khác. Nhưng có một điểm chung là tất cả NĐT đều muốn giữ cho khoản đầu tư của mình ở mức rủi ro có thể chấp nhận được. Thị trường chứng khoán phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ. Vì thị trường chứng khoán phái sinh rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các NĐT, không có ai cần phải chấp nhận một rủi ro không phù hợp với bản thân. Do đó, các NĐT sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính. Điều này lại tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế, bởi nó tạo điều kiện cho nhiều công ty có khả năng huy động vốn trên thị trường hơn và giữ cho chi phí sử dụng vốn càng thấp càng tốt. 18
  30. Thứ hai, Thông tin hình thành giá. Thị trường hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là một nguồn thông tin quan trọng về giá. Thị trường hợp đồng tương lai, trong nhiều trường hợp được coi là phương tiện cơ bản để xác định giá giao ngay. Về lý thuyết, mọi tài sản đều có một thị trường giao ngay nơi những người có nhu cầu mua bán thực hiện giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, trong thực tế, thị trường giao ngay của nhiều tài sản được chọn làm cơ sở cho các hợp đồng tương lai bao trùm phạm vi rất rộng và có tính phân tán. Giá hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn cũng hàm chứa thông tin về việc người ta kỳ vọng về mức giá giao ngay trong tương lai của tài sản cơ sở. Thực ra, giá giao ngay cũng có thể chứa đựng nội dung tương tự nhưng việc xác định được thông tin đó từ thị trường giao ngay khó thực hiện so với thông tin từ thị trường hợp đồng tương lai. Ngoài ra, trong hầu hết mọi trường hợp, giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai thường diễn ra sôi động hơn, do đó thông tin tiếp nhận được từ thị trường này thường đáng tin cậy hơn so với thông tin trên thị trường giao ngay. Mặc dù giá hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn không nhất thiết được coi là giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai, nhưng nó cũng phản ánh mức giá mà một người tham gia thị trường có thể cố định cho một giao dịch sẽ thực hiện sau này thay vì chấp nhận sự không chắc chắn về mức giá giao ngay trong tương lai. Theo đó, thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn được coi là cung cấp một cơ chế xác lập giá. Thị trường hợp đồng quyền chọn không trực tiếp đưa ra những dự báo về mức giá giao ngay trong tương lai. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp thông tin có giá trị về sự biến động giá và qua đó là mức độ rủi ro của tài sản giao ngay. Thứ ba: Các lợi thế về hoạt động. Thị trường sản phẩm phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn. Có nghĩa là hoa hồng và các chi phí giao dịch khác đối với người tham gia giao dịch là thấp. Điều này làm cho việc giao dịch trên thị trường này thay thế hoặc bổ sung cho các giao dịch trên thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn. 19
  31. Thị trường chứng khoán phái sinh thường có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường giao ngay. Mặc dù thị trường giao ngay nói chung có tính thanh khoản rất cao đối với chứng khoán của các công ty lớn, nhưng không thể luôn luôn hấp thụ các giao dịch có giá trị lớn mà không gây ra các biến động giá đáng kể. Trong một số trường hợp, người ta có thể nhận có thể nhận được cùng một mức tỷ suất sinh lời mong đợi và rủi ro như vậy khi sử dụng thị trường sản phẩm phái sinh, đồng thời thị trường này có thể thích ứng với các giao dịch có khối lượng lớn dễ dàng hơn. Tính thanh khoản cao hơn một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thể được điều chỉnh ở mức độ nào như mong muốn, nhưng vì ít vốn hơn nên các thị trường này thu hút nhiều giao dịch hơn Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép các NĐT bán khống dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán thường áp đặt nhiều giới hạn nhằm hạn chế hoặc không khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này không áp dụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh. 1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Nhân tố con người Thứ nhất, Chuyên gia tài chính. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và kiến thức của các chuyên gia tài chính là một một yếu tố tác động thị trường. Một khuyến cáo hay những chỉ dẫn sai lệch sẽ làm cho thị trường xuống dốc không phanh. Do đó, các quy tắc về đạo đức cũng như những tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp được ra đời và bắt buộc phải tuân theo. Theo Don M. Chance & Robert Brooks (2015): những quy tắc đạo đức là sự chỉ dẫn cần thiết cho các chuyên gia khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn và phức tạp liên quan đến mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Trước khi vào nghề, các chuyên gia tài chính điều phải hiểu đầy đủ các quy phạm đạo đức thông thường và đánh giá khả năng bản thân có đáp ứng những kỳ vọng về đạo đức theo những quy tắc này không. 3 tổ chức chuyên nghiệp hàng đầu có những quy định nguyên tắc đạo đức: Chartered Financial Analysts Institude, Global 20
  32. Association of Risk Professionals, và Prodessional Risk Manager’s International Association. Khi đưa ra các quy tắc đạo đức, những tổ chức này xem nó như nền tảng cho mọi hoạt động của họ và bắt các thành viên tham gia thị trường phải tuân theo. Thứ hai, Nhà đầu tư. Theo bài nghiên cứu của Manrai, D. R. (2015) ở thị trường phái sinh Ấn Độ và Hon, T. Y (2012) ở thị trường phái sinh Hong Kong thì hành vi của nhà đầu tư có tác động rất mạnh đến thị trường chứng khoán phái sinh. Vì mỗi nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư, mục đích đầu tư, năng lực tài chính, hiểu biết của nhà đầu tư đối với chứng khoán phái sinh đều khác nhau. Khi nói đến nhu cầu đầu tư là nói đến sự cần thiết phải có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội và là khởi nguồn của sự phát triển. Mục đích mà nhà đầu tư sử dụng công cụ phái sinh có thể là tìm kiếm cơ hội sinh lời hoặc phòng vệ cho những tài sản cơ sở. Mỗi NĐT có năng lực tài chính khác nhau, do đó các sản phẩm chứng khoán phái sinh phải có mức giá cả phù hợp, phù hợp với khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư và đem lại lợi ích thì mới tạo sự hấp dẫn trên thị trường. Đặc biệt, sự hiểu biết của NĐT cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu một NĐT không biết về công cụ phái sinh từ đó tạo ra thái độ hờ hợt, không quan tâm, nếu có quan tâm thì do chạy theo đám đông thì từ đó làm cho NĐT có những quyết định sai lầm, không thể làm cho thị trường chứng khoán phái sinh phát triển bởi NĐT không có nhu cầu. Môi trường kinh tế Nhiều bài nghiên cứu dẫn chứng ra rằng môi trường kinh kế có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh. Các nhà nghiên cứu Aali-Bujari. Alí Venegas-Martínez. Francisco và Pérez-Lechuga. Gilberto (2016) đã phân tích đồ thị và thống kê để chứng minh mối quan hệ cùng chiều của sự gia tăng khối lượng của chứng khoán phái sinh với GDP của 6 quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới (the European Union, Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, and Brazil). Kết luận bài nghiên cứu cho thấy đúng như giả định trong giai đoạn 2002-2014. Theo bài nghiên cứu của Sebastian Oruru Orina cũng chỉ ra rằng các chính sách phát triển và các chính sách của chính phủ để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài 21
  33. chính là một trong những yếu tố cản trở sự trao đổi mua bán chứng khoán phái sinh và sự phát triển phát triển của thị trường. Vậy môi trường kinh tế được đề cập đến như: tình hình thu nhập quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chu kì tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, việc làm, vai trò của chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, Môi trường pháp lí Một thị trường muốn phát triển cần có một hành lang pháp lí phù hợp để chỉ dẫn các đối tượng tham gia thị trường. Theo đạo luật chứng khoán phái sinh của Canada, mục đích đưa ra đạo luật để: “ Văn bản này nhằm duy trì tính liêm khiết, công bằng, hiệu quả và minh bạch của thị trường phái sinh. Văn bản này bảo vệ thị trường khỏi những hành động không ngay thẳng, lừa dối hay hành động làm thao túng thị trường. Văn bản này nhằm đảm bảo rằng toàn bộ thị trường, đặc biệt là những người tham gia thị trường phái sinh sẽ có thể tiếp cận được những thông tin một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng nhất”. Chính vì có những quy định chặt chẽ, phù hợp đã hướng dẫn những thành viên tham gia thị trường làm đúng. Do đó, đảm bảo cho thị trường chứng khoán phái sinh sẽ phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Một hành lang pháp lí vẫn chưa đủ để một thị trường đi đúng hướng và phát triển mà cần phải có một cơ quan đại diện để quản lý và giám sát. Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình trong việc nhận thực tầm quan trong của Chính phủ trong hoạt động của TTCKPS. Trước khủng hoảng 2007, Mỹ đề cao khả năng tự điều chỉnh TTCKPS OTC. Từ 2007, Mỹ mới nhận ra những sai lầm: thị trường thiếu sự giám sát của Chính phủ, kích thích sự chạy theo hoạt động rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận, hệ thống các quy định cũng như hệ thống giám sát tài chính chưa theo kịp sự phát triển của những sản phẩm phái sinh phức tạp. Đứng trước tình thế đó, 2010 Đạo luật Dood-Frank đã được thông qua. Trong đạo luật này đề ra những quy định chặt chẽ về cơ chế giám sát, không để thị trường tự do hoạt động nữa. 22
  34. Tóm lại, một hệ thống pháp lí hoàn chỉnh và chặt chẽ phải đảm bảo các yêu cầu sau: bảo vệ NĐT, đảm bảo thị trường công bằng, ổn định và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển của thị trường và giảm thiểu rủi ro hệ thống Các định chế tài chính Định chế tài chính là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các tài sản tài chính: cổ phiếu, trái phiếu và khoản cho vay. Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán. Định chế tài chính chủ yếu xuất hiện trong thị trường chứng khoán phái sinh như: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty tư vấn tài chính, công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư, Các định chế tài chính đóng một vai trò khá quan trọng trong việc thị trường chứng khoán phái sinh. Các định chế tài chính đóng vai trò trong việc tạo lập thị trường, có nhiệm vụ duy trì lệnh mua, lệnh bán với các mức giá để đảm bảo thị trường phát triển ổn định, hay nói đúng hơn là bình ổn thị trường, trung gian thanh toán bù trừ. Theo Emira Kozarevic, Meldina Kokorovic Jukan và Beriz Civic Lý (2014) nếu các định chế thiếu sự hiểu biết về lợi ích của chứng khoán phái sinh, không thực hiện đúng nghiệp vụ và không tập trung kinh doanh, phát triển chứng khoán phái sinh là nguyên nhân dẫn đến thị trường chứng khoán phái sinh chậm phát triển và không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Một định chế muốn hoàn thành tốt thì định chế đó cần phải trang bị cho mình những điều kiện cần và điều kiện đủ: Quy mô, năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, Công nghệ thông tin Theo Nguyễn Thị Bích Thảo (2016), việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động trên thị trường là một điều kiện hết sức quan trọng. Thực sự không thích hợp nếu sử dụng những công nghệ lạc hậu trong quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh mà cần có những công nghệ hiện đại để đáp ứng những kỹ thuật định giá phức tạp, đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng, thị trường đảm bảo an toàn minh bạch và tạo điều kiện cho NĐT dễ dàng tiếp cận thị trường. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ thị trường đóng vai trò quan trọng, then chót, quyết định sự thành công của việc xây dựng và phát triển CKPS. 23
  35. Khi đưa giao dịch trực tuyến vào giao dịch thị trường nghĩa là áp dụng hệ thống CNTT hiện đại có chuẩn bị đầy đủ từ cơ sở vật chất đến trình độ người vận hành, làm hiện đại hóa các khâu giao dịch, đảm bảo giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác và tăng tính thanh khoản trên thị trường. 1.2 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Phạm Thị Bích Thảo (2016): “ Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” đưa ra giả thiết 5 nhân tố tác động đến sự phát triển TTCKPS bao gồm: thể chế, chính sách pháp luật, yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ. Tóm tắt các giả thiết H1 Nhóm các nhân tố thể chế: Mức độ ổn định của môi trường chính trị, tự do hóa thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô. H2 Nhóm các yếu tố chính sách pháp luật: Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, chính sách thuế và chi phí giao dịch phù hợp, hài hòa chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính quốc tế, sản phẩm giao dịch phù hợp, chính sách bảo vệ nhà đầu tư, thực thi pháp luật. H3 Nhóm các yếu tố kinh tế: Độ sâu tài chính, đổi mới tài chính, dòng vốn đầu tư nước ngoài, TTCK thanh khoản, thu nhập bình quân đầu người, cạnh tranh trên thị trường OTC. H4 Nhóm yếu tố văn hóa-xã hội: Mật độ tập trung của dịch vụ tài chính, số lượng nhà phân tích thị trường, kiến thức nhà đầu tư H5 Nhóm yếu tố công nghệ: Cấu trúc vi mô sàn giao dịch, đầu tư của chính phủ vào công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại. H6 TTCKPS Việt Nam hình thành và phát triển là vì: mang lại cho NĐT thu nhập cao, chi phí thấp, tạo điều kiện cho chuyển giao rủi ro, hệ thống giám sát thị trường hiệu quả từ các cơ quan chức năng, phụ thuộc vào đánh giá xếp hạng TTCK của các tố chức có uy tín Sau khi tác giả thu thập số liệu và dùng spss phân tích, tác giả đưa ra kết luận 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTCKPS gồm: chính sách pháp luật, môi trường kinh tế và công nghệ viễn thông. 24
  36. Don M. Chance & Robert Brooks (2015): “Introduction to derivatives and risk management” (Giới thiệu chứng khoán phái sinh và quản trị rủi ro). Hai tác giả giúp cho người đọc hiểu về chứng khoán phái sinh, đưa ra các cách thức quản trị rủi ro hiện đại đang áp dụng và các thức định giá các hợp đồng chứng khoán phái sinh. Rishi Manrai (2015): “Investor Behavior towards Derivative Markets in Indian Context” (Hành vi của nhà đầu tư đối với thị trường phái sinh ở Ấn Độ). Hành vi của nhà đầu tư riêng lẻ đang thay đổi hướng tới thị trường phái sinh ở Ấn Độ trong vài năm gần đây. Khái niệm về tài chính hành vi đang bùng nổ trong thị trường vốn, hầu như không có nơi nào mà các khái niệm của nó không được áp dụng. Do đó cần phải chú ý nhiều hơn đến việc đầu tư của nhà đầu tư đối với thị trường phái sinh và rút ra kết luận từ hành vi của nhà đầu tư để thị trường phái sinh có thể có lợi và hiểu sở thích của nhà đầu tư tốt hơn và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến mức chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ tập trung cung cấp cho các nhà nghiên cứu một mô hình định lượng phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư trong thị trường phái sinh. Điều này không chỉ giúp các công ty quản lý tài sản xây dựng chính sách đầu tư mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách vĩ mô xây dựng một chính sách nhất định sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào thị trường phái sinh. Emira Kozarevic, Meldina Kokorovic Jukan và Beriz Civic (2014): “The Use of Financial Derivatives in Emerging Market Economies: An Empiricial Evidence from Bosnia and Herzegovina’s Non-Financial Firms” (Sử dụng phái sinh tài chính ở nền kinh tế mới nổi: dẫn chứng Bosnia and công ty phi tài chính Herzegovina). Bài báo này thảo luận về sự phát triển của các thị trường phái sinh tài chính ở các nền kinh tế thị trường đang nổi, tập trung vào việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong mục đích quản lý rủi ro của các công ty phi tài chính ở Bosnia và Herzegovina. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, các tác giả thu thập dữ liệu về cấu trúc thị trường phái sinh và các loại công cụ tài chính phái sinh, tập trung vào các ngân hàng thương mại, vì sự hiểu biết của các tác giả về thị trường phái sinh. Ngoài ra, để đánh giá hiện trạng và triển vọng phát triển của các công ty con ở các công ty phi tài chính, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu về mẫu ngẫu nhiên của 25
  37. các công ty phi tài chính, sử dụng dữ liệu từ Phòng Thương mại Ngoại thương. Bosnia và Herzegovina cũng như thông tin từ danh sách các khách hàng sử dụng dịch vụ phái sinh được cung cấp bởi một số ngân hàng của Bosnia và Herzegovina. Nghiên cứu cho thấy thị trường phái sinh trong nước tồn tại như một thị trường tự do, nơi mà các ngân hàng đóng vai trò chi phối và cung cấp các loại công cụ phái sinh khác nhau. Ba loại công cụ phái sinh được cung cấp: tiền tệ chuyển tiếp, hoán đổi tiền tệ, và lãi suất chuyển tiếp. Lý do chính cho việc cung cấp kém là nhu cầu thấp, thiếu sự hiểu biết của các công ty phi tài chính về lợi ích của các phái sinh và số lượng các hoạt động kinh doanh thấp trên thị trường toàn cầu bởi các công ty phi tài chính. Calistru, R. A., & Costuleanu, C. (2011): “ The impact of derivatives on market functioning” ( Tác động phái sinh lên thị trường). Chứng khoán phái sinh ban đầu ra đời là do sự biến động gia tăng của thị trường tài chính, nhưng sau đó sự phát triển của các công cụ tài chính phái sinh đã đóng một vai trò làm trầm trọng thêm các cú sốc. Do đó, vai trò của chứng khoán phái sinh trên thị trường tài chính có thể khác nhau giữa điều kiện bình thường và khủng hoảng. Trong điều kiện thị trường bình thường, các thị trường chứng khoán phái sinh thực hiện một số chức năng: giúp phát hiện ra giá cả trong tương lai cũng như hiện tại, cải thiện chia sẻ rủi ro, để tăng tính thanh khoản và hiệu quả trên thị trường đối với các tài sản cơ bản vv. Với đòn bẩy và chi phí giao dịch thấp, các chứng khoán phái sinh thuận lợi cho việc nắm giữ các vị trí đầu cơ và có thể hỗ trợ các nhà đầu tư không thông tin nắm giữ các vị thế thị trường, điều này cuối cùng có thể củng cố cho thị trường. Trong thời gian căng thẳng, NĐT sẽ đưa ra định giá với những mức giá phù hợp trong giai đoạn này. Sebastian Oruru Orina (2010): “A survey of the factors hindering the trading of financial derivatives in the Nairobi stock exchange (NSE)” (Một cuộc khảo sát các yếu tố cản trở của việc buôn bán công cụ tài chính phái sinh ở SGD chứng khoán Nairobi). Từ nghiên cứu này rõ ràng là các yếu tố chính ngăn cản việc kinh doanh công cụ tài chính phái sinh ở NSE là giai đoạn sơ khai của thị trường NSE, thiếu nhận thức về các sản phẩm phái sinh tài chính và kỹ thuật quản lý rủi ro. Các quy định và kế toán phức tạp liên quan đến các công cụ tài chính phái sinh, chính sách 26
  38. phát triển và các chính sách của chính phủ để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và sự hài lòng trong định giá công cụ chứng khoán phái sinh là một số trong những yếu tố cản trở việc kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh trong NSE. Schinasi và Smith (1998), đã cho thấy rõ sự phát triển thị trường tiền tệ của một quốc gia là bước quan trọng đầu tiên để quốc gia đó có thể phát triển được thị trường trái phiếu và thị trường tài chính phái sinh. Thị trường tiền tệ cung cấp thông tin quan trọng về lãi suất ngắn hạn để hình thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở để dự báo lãi suất thị trường cũng như định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh. 1.3 KINH NGHIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 1.3.1 Kinh nghiệm ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển nhất 1.3.1.1 Mỹ Thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh của Mỹ có bề dày hơn 160 năm. 1948, sự ra đời đầu tiên của thị trường hợp đồng tương lai hàng hóa CBT. Chicago Mercantile Exchange (Sàn giao dịch hàng hóa Chicago-CME) ra đời vào năm 1989. Sau đấy thì có hàng loạt thị trường quyền chọn và thị trường tương lai ra đời. 6 thị trường quyền chọn đăng kí hoạt động với Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và 12 thị trường hợp đồng tương lai chịu sự giám sát của Uỷ ban Giám sát giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC). Xét về tổng thể, các thị trường hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống luật 2 cấp: luật liên bang và các quy định của tổ chức tự quản như SGD, Hiệp hội các công ty chứng khoán, Hiệp hội các nhà giao dịch hợp đồng tương lai . Đồng thời chịu sự giám quản của 2 tổ chức trực thuộc Quốc hội là SEC và CFTC. 1980 có nhiều sản phẩm phái sinh ra đời, để tránh gây nhầm lẫn quyền quản lý của SEC và CFTC, John Shad của SEC và Philip McBride Johnson của CFTC đã đề ra mộ thỏa thuận mang tên thỏa thuận Johnson-Shad hoặc hiệp ước CFTC-SEC. SEC 27
  39. sẽ quản lý quyền chọn đối với cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, và ngoại tệ. Còn CFTC sẽ giám sát quyền chọn của tất cả hợp đồng giao sau. Có 4 SGD chứng khoán phái sinh lớn nhất của Mỹ: Uỷ ban giao dịch Chicago (CBT), Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME), Sở giao dịch hàng hóa NewYork (NYMEX), Uỷ ban giao dịch New York (NYBOT). Các SGD theo đuổi mục tiêu đa dạng hàng hóa giao dịch và do hoạt động sáp nhập giữa các SGD nên SEC và CFTC khó tránh sự quản lí chồng chéo. Ví dụ, CME có giao dịch cả quyền chọn và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán nhưng đăng kí hoạt động tại CFTC. Giả thiết có hoạt động thao túng TTCK vốn thông quan việc mua bán bán quyền chọn và hợp đồng tương lai tại CME thì SEC sẽ gặp khó khăn trong hoạt động giám sát thị trường. Với lý do nhằm tăng tính hiệu quả và cạnh tranh cho TTCK, 29/3/2008 Bộ tài chính Mỹ trình quốc hội sáp nhập SEC VÀ CFTC với tên kế hoạch Blueprint for Modernizing the Financial Regulatory Structure nhưng bị phản đối hay gắt từ 2 phía. Một trong số TTCK quyền chọn ở Mỹ là SGD quyền chọn Chicago. Chicago Board Option Exchange-CBOE là TTCK quyền chọn cổ phiếu đầu tiên của Mỹ, thành lập 26/4/1973, hoạt động theo luật chứng khoán liên bang và chịu sự giám sát của SEC. Sự thành công quyền chọn của CBOE là do nguyên nhân: năng lực sáng tạo sản phẩm, công tác đào tạo kiến thức quyền chọn và hướng công chúng tới sản phẩm, hệ thống giao dịch mang nhiều tiện ích cho người sử dụng đi kèm với các chính sách ưu đãi khuyến khích mạng lưới các nhà tạo lập thị trường. Tóm lại, sự phân chia pháp luật ở Mĩ nên thị trường chứng khoán phái sinh hoạt động dựa trên hệ thống pháp luật 2 cấp và chịu sự quản lí của SEC và CFTC. SEC và CFTC có những quy định, thỏa thuận riêng để quản lý, kiểm soát thị trường và tránh sự quản lí chồng chéo. Sản phẩm chứng khoán phái sinh bắt đầu được giao dịch đầu tiên là hợp đồng quyền chọn. 28
  40. 1.3.1.2 Anh Năm 1982, SGD HĐTL quốc tế London (LIFFE) được thành lập với các sản phẩm phái sinh lãi suất và tiền tệ. Đến năm 1992, LIFFE sáp nhập với The London Traded Options Market (SGD quyền chọn London - LTOP) và đổi tên thành SGD HĐTL và quyền chọn quốc tế London. Sau đó LIFFE tiếp tục sáp với The London Comodity Exchange (SGD hàng hóa London - LCE) năm 1996 và cung cấp cho thị trường các loại sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm HĐTL, quyền chọn đối với tiền tệ, chứng khoán vốn và hàng hóa. Năm 2002, LIFFE trở thành thành viên của Euronext. Năm 2007, NYSE Euronext (NYX) được hình thành từ việc sáp nhập Euronext với NYSE Group. NYX bao gồm 8 SGD tại 6 quốc gia: Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha, hoạt động trên hai lĩnh vực chứng khoán vốn và chứng khoán phái sinh. Hiện nay SGDCK phái sinh London là một thành viên của NYX, thương hiệu LIFFE trở thành biểu tượng cho mảng giao dịch chứng khoán phái sinh của NYX ở châu Âu bao gồm các TTCK phái sinh Amsterdam, Brusselsm Lisbon, London và Paris. Xét theo hệ thống pháp luật, mỗi thành viên của NYX phải tuân theo luật của nước sở tại và những quy định chung của tập đoàn. Mỗi thị trường có những quy định riêng biệt về chi tiết hợp đồng, ví dụ như về loại tiền giao dịch, về thời gian giao dịch, độ lớn hợp đồng, Tại Anh, SGDCK phái sinh London chịu sự quản lí giám sát trực tiếp của The Financial Services Authority (Cơ quan quản lí dịch vụ tài chính-FSA). FSA là một tổ chức độc lập không trực thuộc chính phủ và hoạt động theo Luật thị trường và dịch vụ tài chính 2000 (Financial Services and Markets Act 2000). Tuy nhiên, là một thành viên của tập đoàn liên sở NYX tại thị trường châu Âu, Sở London cũng phải tuân theo một số quy định chung của Euronext như MiFID (Quy định về thị trường các công cụ tài chính-Market in Financial Instruments Directive) và những quy định tại Rule I, trong đó bao gồm những quy định chung cho tất cả 5 thị trường phái sinh ở châu Âu. 29
  41. Khác với CBOE của Mỹ, HĐTL được giao dịch nhiều hơn so với hợp đồng quyền chọn tại London nói riêng và tại LIFFE nói chung. Từ năm 2007, LIFFE mở rộng thời gian giao dịch từ 1 giờ sáng đến 21 giờ, để HĐTL lãi suất Euribon 3 tháng (Three month Euribon future) được giao dịch trên bốn thị trường của châu Á và châu Úc: Singapore, Hong Kong, Tokyo và Sydney. Chính điều đó, làm cho khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng cao. Tất cả các giao dịch của SGDCK phái sinh London đều được thực hiện qua hệ thống giao dịch LIFFE CONNECT, hệ thống được Sở tự thiết kế và phát triển và thay thế hoàn toàn cho phương thức giao dịch đấu giá mở cửa từ năm 2000. Hiện tại, LIFFE CONNECT được sử dụng chi tất cả các thị trường phái sinh ở Châu Âu trong hệ thống liên sở NYX và 837 khách hàng từ 31 quốc gia trên thế giới. Tóm lại, thị trường chứng khoán phái sinh Anh với thương hiệu LIFFE nằm trong NYSE Group, tuân theo qui định của thị trường chứng khoán phái sinh tại Anh và qui định của NYX. LIFFE trở thành thương hiệu biểu trưng cho toàn thị trường chứng khoán phái sinh châu Âu. Sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên mà thị trường giao dịch và rất thành công đó là hợp đồng tương lai. 1.3.1.3 Nhật Bản Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản gồm 3 Sở giao dịch: Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange-TSE), Sở giao dịch chứng khoán Osaka (Osaka Securities Exchange-OSE), Sở giao dịch hợp đồng tương lai tài chính quốc tế Tokyo (Tokyo International Financial Futures Exchange-TIFFE). Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán bắt đầu được giao dịch trên SGD Tokyo (TSE) và SGD chứng khoán Osaka (OSE) 9/1988. Quyền chọn chỉ số chứng khoán được giao dịch trên OSE 6/1989 và TSE, SGD chứng khoán NSE 10/1989. Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ được giao dịch TSE 10/1985. Quyền chọn trái phiếu chính phủ được giao dịch trên OTC Nhật Bản từ tháng 4/1989. Quyền chọn vốn được giao dịch TSE từ năm 1997. Chỉ sau một thời gian kể từ ngày vào hoạt động khối lượng giao dịch tăng mạnh sánh ngang với thị trường Mỹ. 30
  42. Mỗi SGD thì có những tài sản cơ sở khác nhau và những sản phẩm khác nhau. Những sản phẩm chứng khoán phái sinh Nhật Bản điển hình: Nikkei 225 Futures (Large Contracts), Nikkei 225 Options, TOPIX Futures, JPX-Nikkei Index 400 Options, JPX-Nikkei Index 400 Futures, TOPIX Core30 Futures, DJIA Futures, RN Prime Index Futures, Thị trường chứng khoán phái sinh của Nhật Bản có những đặc điểm: sản phẩm mang tính phức tạp, đối tượng tham gia chuyên nghiệp, giao dịch mang tính chất đầu cơ cao và hàm chứa nhiều rủi ro. Chính vì thế, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo có đưa ra một số quy định để điều chỉnh kịp thời, ổn định thị trường và bảo vệ NĐT:Khi giá của thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn nếu vượt quá giá của chỉ số cổ phiếu cơ sở thì dừng giao dịch tạm thời 15 phút. Khi chỉ số TOPIX dao động ngoài khoảng cho phép thì hạn chế giao dịch TOPIX đối với những tài khoản đồng sở hữu của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tham gia giao dịch mua bán TOPIX khi đó các đối tượng giao dịch phải có báo cáo hàng ngày về việc thay đổi vị trí khi tham gia giao dịch. Tóm lại, các sản phẩm chứng khoán phái sinh trên thị trường Nhật Bản khá phức tạp, đa dạng sản phẩm ở các SGD khác nhau, do đó SGD đã đưa ra các quy định để đảm bảo an toàn cho NĐT. Sản phẩm chứng khoán phái đầu tiên được giao dịch là hợp đồng tương lai. 1.3.2 Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển 1.3.2.1 Đài Loan Năm 1988 Chính phủ Đài Loan bắt đầu kế hoạch phát triển một cách đầy đủ thị trường hợp đồng tương lai. Ủy ban hợp đồng tương lai và chứng khoán (SFC) sắp đặt để hình thành và phát triển của thị trường phái sinh 2 giai đoạn: Giai đoạn giao dịch CCPS nước ngoài: 6/1992, luật giao dịch CCPS nước ngoài đã được ban hành, hình thành khuôn khổ pháp luật đầu tiên cho giao dịch các CCPS tại thị trường nước ngoài. 31
  43. Giai đoạn thành lập TTPS trong nước: 12/1995, xây dựng bộ máy thực hiện giao dịch và thanh toán bù trừ cho giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn. 6/1997 Luật giao dịch hợp đồng tương lai được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý cho 4 loại giao dịch áp dụng cho cả giao dịch trong nước và quốc tế. SGD hợp đồng tương lai Đài Loan (TAIFEX) tiến hành phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 21/7/1997 với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán bình quân gia quyền trọng số giá trị thị trường (TAIEX). Thị trường phái sinh của Đài Loan không ngừng đưa ra những sản phẩm mới để rào chắn rủi ro và đầu cơ như: Bảng 1.3.2.1. 1 Sản phẩm chứng khoán phái của Đài Loan Sản phẩm chứng khoán phái sinh Sản phẩm chứng khoán phái sinh trong nước nước ngoài Hợp đồng tương lai TAIEX Hợp đồng tương lai DJIA Hợp đồng tương lai Mini-TAIEX Hợp đồng tương lai S&P 500 Quyền chọn TAIEX Hợp đồng tương lai TOPIX Hợp đồng tương lai vốn cổ phần Hợp đồng tương lai Nifty 50 Nguồn: SGD Taiex Tóm lại, để xây dựng thành công thị trường chứng khoán phái sinh của Đài Loan đã trải qua 2 giai đoạn, trước tiên là bắt đầu ban hành những quy định giao dịch ở nước ngoài, sau đó ban hành những quy định trong nước. Sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên giao dịch là hợp đồng tương lai. 1.3.2.2 Hàn Quốc Sau quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, Hàn Quốc chính thức ra đời thị trường khoán phái sinh vào năm 1996. 5/1996, lần đầu tiên các công cụ phái sinh và chỉ số các hợp đồng chứng khoán tương lai (KOSPI 200) được đưa ra dựa trên việc tính toán chỉ số giá cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc. Do sự thành công ban đầu và thấy được lợi ích của chứng khoán phái sinh, 7/1997 32
  44. các cơ quan quản lí ngành chứng khoán quyết định đưa quyền chọn KOSPI 200 vào hoạt động. 4.1999, Sở giao dịch các hợp đồng tương lai Hàn Quốc (KOFEX) được thành lập. Bảng 1.3.2.2. 1 Thời gian ra đời của các sản phẩm phái ở Hàn Quốc Nguồn: SGD chứng khoán phái sinh Hàn Quốc Sự thành công của thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc bởi các nguyên nhân: Thứ nhất, Xây dựng được một cơ chế pháp lý chặt chẽ và có các ưu đã nhất định ban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường, mà cụ thể là những ưu đãi về thuế. 33
  45. Thứ hai, Tạo dựng được một cơ sở hạ tầng cho TTPS, đáp ứng được yêu cầu giao dịch khớp lệnh nhanh chóng. Chấp nhận giao dịch trực tuyến ngay từ khi đưa TTCKPS vào hoạt động. Thứ ba, Áp dụng biện pháp ký quỹ chặt chẽ khi thực hiện các giao dịch CKPS nhằm ngăn ngừa rủi ro thanh khoản, việc ký quỹ được thực hiện dựa trên 2 quy chế: mức ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì. Tóm lại, sự thành công của thị trường chứng khoán phái sinh ở Hàn Quốc là nhờ quá trình chuẩn bị kỹ mọi thứ: nguồn lực, chuyên môn, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các quy định chặt chẽ và hợp lí. Thị trường chứng khoán phái sinh ở Hàn Quốc không gấp gáp hình thành, từ từ xây dựng, đến khi nào sẵn sàng thì cho sản phẩm hợp đồng tương lai lần đầu giao dịch trên sàn. 1.3.2.3 Singapore Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1984-2004): thị trường chứng khóa phái sinh phát triển chậm và không tạo ra dấu ấn. Thị trường chứng khoán phái sinh Singapore được bắt đầu hình thành 1984 với việc thành lập thị trường trao đồi tiền tệ quốc tế Singapore (SIMES), sản phẩm chủ yếu là hợp đồng tương lai với chỉ số Nikkei 225. 1995, Singapore lần đầu tiên đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch nhưng không thành công. Bởi 3 nguyên nhân: tiêu chuẩn đối với việc chọn niêm yết quyền chọn quá cao, nhiều quy định còn hạn chế, trình độ của NĐT còn nhiều hạn chế. 12/1999, Singapore đã quyết định hợp nhất 3 thị trường phái sinh (SICOM), phái sinh chứng khoán (SIMEX) và phái sinh tiền tệ (SES) thành một Sở giao dịch chứng khoán chung là Singapore Exchange (SE). SE là một tổ chức độc lập, đồng thời chịu sự giám sát của cơ quan quản lí tiền tệ Singapore. 34
  46. Ngay từ khi mới thành lập, các nhà quản lý thị trường đã quyết định khi cho phép TTCK phái sinh Singapore được liên thông với thị trường Chicago, nhờ đó, nhà đầu tư (NĐT) được phép giao dịch giữa 2 thị trường mà không tốn chi phí. Giai đoạn 2: Từ 2004 Thị trường chứng khoán phái sinh của Singapore trên đà phát triển mạnh 2004 Singapore đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động và các yếu tố khác đã làm cho thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng cả công cụ phái sinh niêm yết và chứng khoán phái sinh OTC. Trong giai đoạn này, Singapore lần 2 đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch và đã rất thành công, điều này đã khắc phục được những nhược điểm và rút kinh nghiệm từ việc thất bại vào năm 1996. TTCKPS Singapore thay thế hệ thống khớp lệnh tại sàn bằng hệ thống giao dịch điện tử trực tuyến, miễn yêu cầu về bản cáo bạch, giảm bớt các tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn, xây dựng một số nhà tạo lập thị trường. Chính những điều này, làm giảm áp lực và tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thị trường. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của TTCKPS Singapore đã đề ra những phương châm để phấn đấu và phát triển thị trường: Phát triển thị trường phái sinh bền vững với sự tham gia của các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin. Đảm bảo thị trường có tính thanh khoản cao, trật tự, hiệu quả và công bằng. Khuyến khích sự phát triển của những sản phẩm sáng tạo đáp ứng cho mọi nhu cầu cân đối lợi nhuận - rủi ro các thành viên tham gia thị trường. Trên thị trường phái sinh Singapore có 4 loại hợp đồng phái sinh chủ yếu: Các hợp đồng phái sinh cổ phiếu; Các hợp đồng phái sinh hàng hóa; Các hợp đồng phái sinh lãi suất; Các hợp đồng phái sinh ngoại hối. Các sản phẩm tài chính phổ biến nhất tại thị trường Singapore là : hợp đồng tương lai chỉ số Nikkeei, hợp đồng tương lai, chỉ số cổ phiếu MSCI Đài Loan, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu MSCI Singapore, quyền chọn cổ phiếu (Structured war-rant). 35
  47. Điều kiện tham gia thị trường cũng được SE quy định cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Đối tượng là thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh phái sinh chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về chứng khoán phái sinh, không yêu cầu vốn tối thiểu. Đối với thành viên giao dịch tự doanh: có thể là những tổ chức ở nước ngoài và không có quy định mức vốn tối thiểu. Đối với thành viên thanh toán: phải có mức vốn tối thiểu là 5 triệu đô la Singapore, có giấy phép cung cấp dịch vụ thị trường vốn và đáp ứng những chuẩn mực tài chính cao nhất. Thành viên giao dịch: phải có mức vốn tối thiểu 1 triệu đô la Singapore, có giấy phép cung cấp dịch thị trường vốn ngoài ra còn phải đáp ứng những chuẩn mực tài chính thấp hơn thành viên thanh toán. Tóm lại, thị trường chứng khoán phái sinh ở Singapore cũng trải qua 2 giai đoạn, ban đầu thị trường giao dịch sản phẩm: hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn, nhưng hợp đồng quyền chọn đã thất bại. Từ việc thất bại hợp đồng quyền chọn thị trường chứng khoán phái sinh ở Singapore đã rút kinh nghiệm: đã xây dựng những quy định phù hợp với tình hình hiện tại, nâng cấp hệ thống giao dịch. Ngoài ra, SGD CK phái sinh đã quy định điều kiện tham gia giao dịch cho từng đối tượng cụ thể. 36
  48. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017 2.1.1 Sơ lược các văn bản pháp luật tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 và Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2011. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó có nội dung xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Trong “Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020” ban hành kèm theo theo Quyết định 252/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu: Xây dựng TTCKPS được chuẩn hóa theo hướng phát triển các công cụ từ đơn giản đến phức tạp; Về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường phái sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 366/ QĐ-TTg ngày 11/03/2014 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam với mục tiêu và lộ trình chi tiết. Chính phủ đã đề ra chủ trương xây dựng TTCKPS theo mô hình tập trung, hoạt động thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước, hạn chế sự hình thành và hoạt động một cách tự phát của TTCKPS tự do. Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam. Theo đó, lộ trình phát triển thị trường CKPS được chia 3 giai đoạn như sau: 37
  49. Trước khi đến 2016, xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất, công nghệ, bao gồm: Hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ CKPS, hệ thống giám sát và công bố thông tin tại các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) và thành viên thị trường, bảo đảm phù hợp với các sản phẩm phái sinh cơ bản và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đưa vào hoạt động. Giai đoạn 2016-2020: Tổ chức vận hành thị trường CKPS. Trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu. Giai đoạn sau 2020: Về dài hạn các công cụ tài chính là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai tiền tệ và hàng hóa sẽ tập trung giao dịch thống nhất trên SGDCK. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường CKPS. Mở rộng đối tượng thành viên tham gia thị trường, cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở NĐT, tiến tới xây dựng một thị trường CKPS thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế, hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính. Luật chứng khoán đã có những khái niệm ban đầu về chứng khoán phái sinh; Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 về chứng khoán phái sinh và TTCKPS với các quy định khung rất cơ bản về thiết kế, niêm yết sản phẩm, tổ chức giao dịch và thanh toán, công bố thông tin và quản lý giám sát trên TTCKPS. Riêng năm 2016, Chính phủ ban hành Thông tư 107/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn chào bán vào giao dịch chứng quyền. Đây là cơ sở pháp lý để có thể phát triển thêm một sản phẩm trên thị trường chứng khoán phái sinh. Dưới Nghị định, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn đó là Thông tư 11/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 về chứng khoán phái sinh và TTCKPS. Hướng dẫn chi tiết cho 2 sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. 38
  50. Thông tư 23/2017/TT-BTC ngày 16/3/2017 sửa đổi một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình chuẩn bị triển khai TTCKPS. 2.1.2 Tình hoạt động của thị trường phái sinh Việt Nam trong 2017 Sau hơn 17 năm thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán phái sinh được ra đời 10/8/2017. Phát biểu tại buỗi lễ ra mắt TTCKPS, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định “Sự ra đời của thị trường phái sinh là cần thiết, tất yếu nhằm hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính và nằm trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Tuy là thị trường với các sản phẩm phức tạp, nhưng sẽ giúp các nhà đầu tư phân tán và phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp đa dạng hóa sản phẩm đầu tư”. Ngày 19/05/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh cho 5 công ty chứng khoán (CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI), CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND), CTCP Chứng khoán MB (MBS)). Các công ty chứng khoán này được phép thực hiện gồm môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh. Trung tâm Lưu ký (VSD) đến thời điểm này, VSD đã cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho 7 công ty chứng khoán (CTCK): CTCK Sài gòn (SSI), CTCK VNDIRECT, CTCK TP. HCM (HSC), CTCK Ngân hàng Quân đội (MBS), CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), CTCK Bản Việt (VCSC). Trong đó, MBS là thành viên giao dịch; các CTCK còn lại vừa là thành viên giao dịch, vừa là thành viên bù trừ. NHTM muốn tham gia TTCK phái sinh còn cần nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. UBCK đã chấp thuận VietinBank là ngân hàng thanh toán đối với giao dịch chứng khoán phái sinh. 39
  51. Ngày 21/12/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và chương trình công tác năm 2018. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận định: “Thị trường chứng khoán phái sinh mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2017 nhưng đã chứng tỏ sức hấp dẫn với nhà đầu tư với tổng khối lượng giao dịch đạt 946,326 hợp đồng tương ứng với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 80,899 tỷ đồng và có 15,808 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh được mở, gấp đôi so với cuối tháng 8/2017 (tháng đầu tiên mở cửa thị trường)”. Bảng 2.1.2. 1 Khối lượng và giá trị giao dịch phái sinh 2017 Tháng Đơn Tháng Tháng Tháng Tháng TT Chỉ tiêu 8 (từ Tổng vị 9 10 11 12 10/8) 1 Khối Hợp lượng đồng 58.444 131.903 238.330 320.064 357.612 1.106.353 giao dịch 2 Giá trị Tỷ giao đồng 4.363 10.299 19.370 28.484 33.782 96.298 dịch 3 Khối Hợp lượng đồng 2.166 3.275 3.949 8.122 8.077 OI (cuối kỳ) Nguồn: VietNambiz Kể từ ngày 10/8 thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ra đời, TTCKPS ghi nhận những sự tăng trưởng ổn định về cả số lượng hợp đồng, khối lượng giao dịch. Ở thời điểm cuối tháng 12/2017, có 4 mã hợp đồng được giao dịch là VN30F1801, VN30F1802, VN30F1803 và VN30F1806 đáo hạn vào tháng 1, tháng 2, tháng 3 và tháng 6/2018. 40
  52. Hình 2.1.2.1Khối lượng giao dịch phái sinh 2017 Nguồn: HNX Theo HNX: số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục được mở, trung bình mỗi ngày có 169 tài khoản mới. Tính đến ngày 29/12/2017, đã có 17.116 tài khoản giao dịch phái sinh được mở. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (97,68%), nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng 2,21%, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 1,97% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Hình 2.1.2. 1 Sự tăng trường số lượng tài khoản trên TTCKPS năm 2017 Nguồn: VietNambiz 41
  53. Ở buổi khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2018 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu rằng: “ Các cơ quan ban ngành cần tiếp tục triển khai phát triển sản phẩm mới, đưa chứng quyền đảm bảo giao dịch tại HOSE vào cuối quý I, triển khai hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ trong quý III/2018. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đưa kênh trái phiếu doanh nghiệp vào giao dịch từ năm 2019, tạo thêm một kênh huy động vốn cho các công ty”. 2.2 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM Hình 2.2 Mô hình hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 đã quy định cụ thể điều kiện, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, thành viên tham thị trường chứng khoán phái sinh: 2.2.1 Sở giao dịch CKPS Vai trò của Sở giao dịch CKPS giao dịch CKPS cũng như SGD chứng khoán thông thường: Đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả, quản lý thành viên giao 42
  54. dịch và ban hành các quy chế, quy định liên quan đến CKPS hoặc thị trường CKPS. Bên cạnh đó SGD CKPS còn thực hiện thêm những chức năng tương đối khác với SGDCK bình thường: Thiết kế và niêm yết sản phẩm; Vận hành hệ thống giao dịch Thứ nhất, Về thiết kế sản phẩm: Sở giao dịch CKPS có thêm một chức năng đặc biệt là thiết kế và niêm yết các sản phẩm phái sinh. Nếu như ở thị trường cơ sở, chất lượng của sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào bản thân tài sản cơ sở là các cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết, hoặc các trái phiếu do doanh nghiệp hoặc Chính phủ phát hành, thì ở thị trường phái sinh, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào việc thiết kế sản phẩm của Sở giao dịch CKPS. Các sản phẩm phái sinh do SGD chuẩn hóa các điều kiện, tự động niêm yết và hủy niêm yết. Thứ hai, Tổ chức giao dịch qua Hệ thống giao dịch phái sinh. Hệ thống giao dịch của CKPS cũng chức năng tương tự như chứng khoán bình thường: khớp lệnh ( lệnh giới hạn, lệnh thị trường, MOK, ) hoặc các quy định về biên độ dao động giá, giới hạn khối lượng lệnh. Nhưng có điểm khác biệt là hệ thống giao dịch của SGD sẽ đảm bảo hợp đồng hủy niêm yết khi đến hạn và các hợp đồng khác sẽ tự động niêm yết thay thế để đảm bảo các quy định về số tháng đáo hạn. 2.2.2 Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (CCP): CCP là người bán của tất cả các người mua và người mua của tất cả người bán. Đảm bảo việc thanh toán giao dịch ngay cả trường hợp một bên trong giao dịch ban đầu (giao dịch gốc) không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của nó. Quan hệ song phương Nhà đầu tư Nhà đẩu tư Quan hệ thông qua CCP (sau thế vị) Nhà đầu TVBT CCP TVBT Nhà đầu tư tư 3 chức năng chính của CCP là : 43
  55. Thứ nhất, Bù trừ ròng các nghĩa vụ thanh toán: làm giảm khối lượng và giá trị giao dịch cần thanh toán, giảm chi phí và rủi ro thị trường. Thứ hai, Bảo lãnh thanh toán: quản lý và kiểm soát việc chuyển giao tài sản giữa các nhà đầu tư. Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giao dịch trong trường hợp thành viên bì trừ mất khả năng thanh toán. Thứ ba, Quản lý rủi ro: xây dựng và áp dụng các biện pháp, cơ chế, quy trình phòng ngừa rủi ro toàn diện. Hình 2.2.2. 1 Vị trí của CCP trên TTCKPS Nguồn: Nghị định 42/2015/NĐ-CP - Thành viên giao dịch CKPS tại thị trường phái sinh Việt Nam 44
  56. Hình 2.2.2. 2 Thành viên giao dịch CKPS Thành viên giao dịch (TVGD) TV tạo lập thị trường: TVGD đặc biệt: Là Là TVGD, TVGD đặc TVGD: Là TV của NHTM & là TV của biệt, đồng thời là TV bù SGD thực hiện môi giới SGD được đầu tư trừ được thực hiện hoạt và tự doanh CKPS CKPS trên Trái phiếu động tạo lập thị trường chính phủ cho 1 hay 1 số CKPS Tại thị trường phái sinh Việt Nam, thành viên giao dịch sẽ bao gồm ba loại: Thành viên giao dịch thông thường là (các công ty chứng khoán (CTCK), thành viên giao dịch đặc biệt là (các ngân hàng thương mại, được đầu tư, giao dịch các CKPS có tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ), thành viên tạo lập thị trường. Điều kiện làm TVGD, TVGD đặc biệt, TV tạo lập thị trường: Điều kiện đối với công ty chứng khoán đăng ký làm TVGD: Có giấy chứng nhận đủ điều kiện môi giới chứng khoán phái do UBCKNN cấp. Đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng công nghệ, quy trình nghiệp vụ của SGDCK. Điều kiện với ngân hàng thương mại đăng ký làm TVGD đặc biệt: Là TVGD trên thị trường trái phiếu chính phủ của SGDCK. Được Ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận cho phép đầu tư vào CKPS. Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ, quy trình nghiệp vụ của SGDCK. Điều kiện đối với TV tạo lập thị trường Là TVGD/TVGD đặc biệt đồng thời là TV bù trừ Có hợp đồng ký với SGDCK 45
  57. Quyền và nghĩa vụ cũa TVGD, TVGD đặc biệt, TV tạo lập thị trường: Được tự doanh, môi giới và cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư CKPS cho nhà đầu tư. TVGD đặc biệt được đầu tư CKPS dựa trên tài sản cơ sở là TPCP. Nhận, thực hiện lệnh giao dịch của NĐT sau khi đảm bảo NĐT có đủ lý quỹ, cung cấp đầy đủ thông tin về tài khoản giao dịch, số dư tài khoản ký quỹ cho NĐT; CBTT theo quy định, Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. 2.2.3 Thành viên bù trừ Hình 2.2.3. 1 Thành viên bù trừ Nguồn: Khoản 1, Điều 22 Nghị định 42/2015/NĐ-CP 2.3 HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM Việt Nam lựa chọn hợp đồng tương lai để mở đầu cho các sản phẩm chứng khoán phái sinh không phải một cách ngẫu nhiên hoặc chạy theo số đông. Theo Quyết định 366/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về định hướng phát triển TTCKPS Việt Nam theo mô hình tập trung, hoạt động thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi giao dịch trên thị trường OTC. Hợp 46
  58. đồng quyền chọn giao dịch trên OTC và tập trung. Chỉ riêng hợp đồng tương lai được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Trong báo cáo ban đầu về “ Phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” trong Dự án Lumembourg Development tài trợ cho Việt Nam về phát triển thị trường vốn, các chuyên gia đã khuyến nghị, khi lựa chọn tài sản cơ sở cần phải dựa trên các tiêu chí: Tiêu chí thứ nhất, Tài sản cơ sở phải có đảm bảo tính thanh khoản để tăng tính hấp dẫn đầu tư. Tiêu chí thứ hai, Tài sản cơ sở phải đảm bảo độ sâu giao dịch để tránh bị thao túng và làm giá. Tiêu chí thứ ba, Tài sản cơ sở có đủ thông tin để cung cấp cho các thành viên trên thị trường. Tiêu chí thứ tư, Tài sản cơ sở có cơ chế pháp lý rõ ràng. Sau quá trình xem xét những khuyến nghị của các chuyên gia tài chính, kham khảo các quốc gia trên thế giới, chỉ số chứng khoán dường như là một lựa chọn phù hợp để làm tài sản cơ sở hiện nay. Chỉ số chứng khoán bao gồm một rổ cổ phiếu được niêm yết trên sàn sẽ hạn chế được nguy cơ làm giá hay thao túng, cho phép loại bỏ các rủi ro cá biệt khi đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ, có khả năng đáp ứng được nhu cầu cho nhiều nhà đầu tư. Tình hình chỉ số được cập nhật liên tục, thời gian thực hiện trên bảng điện, minh bạch trong công thức tính. Hai chỉ số HNX30 và VN30 đã được cải thiện về công thức tính theo tỷ lệ cổ phiếu được tự do giao dịch, phản ánh sát thực hơn diễn biến thị trường. Để phù hợp với mục tiêu phát triển các sản phẩm phái sinh tại TTCK tại Việt Nam, SGD chứng khoán đã tiến hành thiết kế các sản phẩm phái sinh trong giai đoạn đầu mới ra mắt thị trường chứng khoán phái sinh: HĐTL chỉ số cổ phiếu và HĐTL trái phiếu chính phủ. 47
  59. Hiện nay, 4 mốc thời gian được lựa chọn là hợp đồng tương lai của chỉ số tháng hiện tại, tháng tiếp theo và hai tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày thứ Năm thứ 3 trong tháng đáo hạn. Bên cạnh đó, với thị trường phái sinh tỷ lệ đòn bẩy của nhà đầu tư cũng rất lớn khi chỉ cần ký quỹ 10% đối với giá trị của một hợp đồng - được tính bằng chỉ số VN30-Index nhân với hệ số là 100.000 đồng, để có thể giao dịch. Giới hạn cho nhà đầu tư chuyên nghiệp là 20.000 vị thế mỗi tài khoản, nhà đầu tư tổ chức là 10.000 vị thế và nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế Đặc tính cơ bản của Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu: Bảng 2.3. 1 Đặc tính cơ bản HĐTL chỉ số cổ phiếu Đặc tính Ví dụ Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trên Hợp đồng tương lai trên chỉ số chỉ số VN30 Mã hợp đồng Theo quy ước của SGD VN30F1709 Tài sản cơ sở Là tài sản được sử dụng Chỉ số chứng khoán làm cơ sở để thiết kế VN30 HĐTL Quy mô (Hệ số nhân) Là số lượng/ giá trị tài Điểm chỉ số VN30: 790 hợp đồng sản cơ sở có thề giao dịch điểm tương ứng với một hợp Hệ số nhan hợp đồng: đồng tương lai 100.000 Quy mô hợp đồng= điểm => Quy mô hợp đồng chỉ số x hệ số nhân hợp =790 x 100.000 = đồng 79.000.000 đồng Tháng đáo hạn Là tháng mà HĐTL phải Tháng 9/2017 thanh toán Giờ giao dịch Là thời gian trong ngày Mở cửa trước thị trường khi giao dịch HĐTL diễn cơ sở 15 phút. Đóng cửa ra trên SGD cùng thị trường cơ sở ( 8:45-11:30 và 13:00- 48
  60. 14:45) Đơn vị giao dịch 1 hợp đồng Đơn vị yết giá Thường theo cách yết giá Số điểm của chỉ số cơ sở của chỉ số cơ sở Bước giá Bước giá là mức biến 0,1 điểm chỉ số (10.000 động tối thiểu của giá đồng) HĐTL so với mức giá khớp gần nhất Biên độ giao động giá Là mức biến động tối đa Bằng hoặc thấp hơn thị của giá HĐTL trong ngày trường cơ sở ± 7% giao dịch so với giá tham chiếu. Ngày giao dịch cuối cùng Là một ngày trong tháng Ngày thứ năm thứ 3 trong đáo hạn, sau ngày đó mã tháng đáo hạn HĐTL liên quan không => Ngày 21/01/2018 còn được giao dịch Ngày thanh toán cuối Là ngày làm việc liền sau Ngày 22/01/2018 cùng ngày giao dịch cuối cùng Phương thức thanh toán Thanh toán khi HĐTL Thanh toán tiền mặt đáo hạn: chuyển giao vật chất hoặc thanh toán tiền mặt Phương thức giao dịch Khớp lệnh, thỏa thuận Giá thanh toán cuối ngày Là mức giá của HĐTL do Thứ tự lựa chọn: (DSP) TTLKCK xác định để (i) Giá của đợt KLĐL tính toán giá trị lãi/lỗ phát đóng cửa sinh trong ngày của từng (ii) Giá của khớp lệnh hợp đồng gần nhất (iii) Giá bình quân gia quyền của các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định 49
  61. (iv) Giá giả thuyết (v) Phương thức khác theo quyết định của TTLKCK Giá thanh toán cuối cùng Là mức giá của HĐTL do Giá trị chỉ số cơ sở đóng CCP phối hợp với SGD cửa tại ngày giao dịch xác định để tính toán giá cuối cùng của HĐTL trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/lệnh Giới hạn vị thế Là số lượng HĐTL tối đa Theo quy định của được nắm giữ trên một tài TTLKCK khoản - Cá nhân: 5000 hợp đồng - Tổ chức: 10000 hợp đồng Ngày niêm yết Ngày SGDCK chấp thuận Khi ra mắt hợp đồng niêm yết (10/08/2017) Đặc tính cơ bản của HĐTL trái phiếu chính phủ Bảng 2.3. 2 Đặc tính cơ bản của HĐTL trái phiếu chính phủ Điều khoản Mô tả Tên hợp đồng HĐTL TPCP (hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ) Tài sản cơ sở Dựa trên TPCP, là một TP giả định Lãi suất danh nghĩa của TP giả định Là bình quân về lãi suất danh nghĩa theo trọng số GTNY của các mã TP trong danh sách TP giao hàng. Được giữ nguyên trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng 50
  62. Kỳ hạn của TP giả định Dựa trên tính thanh khoản và tỷ trọng của loại kỳ hạn này trong cơ cấu kỳ hạn phát hành trên thị trường giao ngay. Quy mô hợp đồng Căn cứ trên hợp đồng cơ sở và lấy mức trung bình của 6 tháng để xác định ra mức giá trị tối thiểu của hợp đồng. Phương thức thanh toán Chuyển giao vật chất: danh mục trái phiếu chuyển giao được công bố khi NY HĐTL kèm theo hệ số chuyển đổi tương ứng. Danh sách TP chuyển giao được tự động cập nhập và công bố khi có TP đáp ứng tiêu chí của danh sách này. Tháng hợp đồng Thông lệ quốc tế: các tháng cuối quý trong năm. Lựa chọn NY 3 tháng hợp đồng trong vòng 9 tháng. Ngày giao dịch đầu tiên Là ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng của mã hợp đồng sắp đáo hạn gần nhất. Ngày giao dịch cuối cùng Là một ngày cố định trong tháng thanh toán Ngày thanh toán cuối cùng Là một ngày cố định sau một khoảng ngày kể từ sau ngày giao dịch cuối cùng Ví dụ: Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Tên hợp đồng HĐTL trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm Mã hợp đồng VGB05F201609 Tài sản cơ sở TPCP do KBNN phát hành, kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100000 VND, lãi suất 51
  63. danh nghĩa 6%/ năm, trả lãi định kỳ cuối 12 tháng/ lần, trả gốc 1 lần khi đến hạn Quy mô hợp đồng 1 tỷ đồng ( = Mệnh giá tài sản cơ sở * Hệ số nhân hợp đồng ) Tháng đáo hạn 3 tháng cuối quý gần nhất Thời gian giao dịch 8:15-11:00 và 13:00-14:30 Đơn vị giao dịch 1 hợp đồng Khối lượng giao dịch tối thiểu 10 hợp đồng Bước giá 10 đồng trên mỗi 100.000 mệnh giá Phương thức giao dịch Khớp lệnh, thỏa thuận Giá tham chiếu Giá thanh toán ngày liền trước hoặc giá lý thuyết Biên độ giao động giá 2,5% so với giá tham chiếu. Ngày giao dịch cuối cùng Ngày 15 tháng đáo hạn Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày giao dịch cuối cùng Phương thức thanh toán Chuyển giao vật chất Tiêu chuẩn TP giao hàng TPCP chuẩn do KBNN phát hành, kỳ hạn còn lại từ 3,6- 6,5 năm tính đến ngày thanh toán cuối cùng, giá NY tối thiếu là 2000 tỷ đồng. Hệ số chuyển đổi được tính thoe lãi suất sanh nghĩa là 6%/ năm Theo bài đăng trên tạp chí Tài chính, Tạ Thanh Bình (2017) “Thị trường chứng khoán phái sinh và lộ trình phát triển các sản phẩm”, các sản phẩm phái sinh ban đầu trên thị trường được thiết kế theo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, Đúng quy định pháp luật: Việc lựa chọn và xây dựng sản phẩm được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định tại văn bản pháp quy định về chứng 52
  64. khoán phái sinh ( Nghị định 42/2015/NĐ-CP, Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP, Thông tư 23/2017/TT-BTC sửa đổi một số điều Thông tư 11/2016/TT-BTC). Thứ hai, Phù hợp với thông lệ quốc tế: Các mẫu hợp đồng cho sản phẩm được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tại một số thị trường nước ngoài, kết hợp thị trường trong nước và tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên giá quốc tế từ Mỹ, Anh, Đức, Thứ ba, Phối hợp chặc chẽ của các đơn vị liên quan: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo HNX phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) về nghiệp vụ thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh, với HOSE về việc lấy dữ liệu chỉ số VN30 làm tài sản cơ sở. Tất cả các tiêu chí này đã được tổng hợp và đưa vào các mẫu hợp đồng. Thứ tư, Đáp ứng nhu cầu thị trường: Công tác thiết kế sản phẩm đã liên tục nhận được ý kiến góp ý từ phía thành viên qua các đợt khảo sát trong giai đoạn 2016- 2016, đảm bảo ghi nhận những ý kiến phù hợp. Thứ năm, Phù hợp với chức năng thiết kế của hệ thống: Cùng với tiến độ thiết kế hệ thống, 2 đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành thị trường HNX và VSD đã cập nhật những quy định phù hợp về mặt hệ thống trên mẫu hợp đồng các sản phẩm, đảm bảo tính khả thi khi triển khai giao dịch- bù trừ- thanh toán cho sản phẩm chứng khoán phái sinh. 2.4 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM 53
  65. Nhân tố ảnh hưởng TTCKPS Môi trường Định chế tài Công nghệ Nhà đầu tư Pháp lí kinh tế chính thông tin Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.4.1 Nhân tố nhà đầu tư Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư chứng khoán cơ sở, cũng như chứng khoán phái sinh. Hiện nay sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán cơ sở trong thời gian qua của NĐT Việt Nam đã được nâng cao đáng kể nhưng nhìn chung mặt bằng kiến thức về TTCK của người dân còn thấp. Chính điều đó, NĐT trên thị trường còn chạy theo tâm lý đám đông. Việc đầu tư chạy theo xu hướng như vậy rất dễ ảnh hưởng đến bản thân NĐT và toàn thị trường, chưa kể đến việc giờ đây các thủ đoạn làm giá, gây lũng đoạn ngày càng tinh vi và xuất hiện nhiều. Việc chạy theo xu hướng gây hậu quả xấu điển hình giai đoạn chứng khoán 2006-2007, giai đoạn thị trường chứng khoán phát triển đỉnh điểm, các nhà đầu tư theo tâm lý đám đông mua cổ phiếu, làm cho giá trị của nó đẩy lên quá cao so với giá trị thực. Sau đó, khủng hoảng trên thị trường chứng khoán diễn ra, làm giá cổ phiểu rớt giá thê thảm, nhiều nhà đầu tư mất hết số tiền đầu tư. Đây là một bài học trên thị trường chứng khoán. 2017, thị trường chứng khoán bắt đầu phục hồi sau một khoảng thời gian dài và thời điểm thích hợp để ra đời TTCKPS sau quá trình chuẩn bị. TTCKPS có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào TTCK cơ sở. Những hành vi của NĐT trên thị trường chứng khoán cơ sở điều tác động cùng chiều với TTCKPS. Theo ông Nguyễn Tấn Cường, Giám đốc sản phẩm cấu trúc tại công ty chứng khoán VNDirect trả lời phỏng vấn cho trang báo Đầu tư chứng khoán cho rằng : “Nhà đầu tư trên thị trường phái sinh, với mức độ sử dụng đòn bẩy cao và khả năng 54
  66. cắt lỗ nhanh do được giao dịch trong ngày thường có tâm lý lạc quan hoặc lo sợ thái quá, dẫn tới chênh lệch về giá với thị trường cơ sở có lúc lên tới 2 - 4%. Đây là mức chênh lệch lớn so với tiêu chuẩn của một thị trường tài chính hiệu quả” . Điều đó cho thấy được tâm lí nhà đầu tư chỉ muốn kiếm lời trên TTCKPS, không quan nhiều đến phòng ngừa rủi ro. Bản chất, TTCKPS là vừa sinh lời và phòng ngừa rủi ro cho danh mục. Chính vì mua bán theo tâm lí sẽ có thể đẩy chỉ số lên quá cao (thấp), các hợp đồng phái sinh cũng phụ thuộc vào chỉ số, khi chỉ số thay đổi thì giá cả mua bán CKPS cũng thay đổi theo. TTCK phái sinh là một thị trường mới, đa số nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ và có kinh nghiệm về thị trường và các giao dịch CKPS. Do sức hấp dẫn lợi nhuận trên thị trường mang lại với mức vốn bỏ ra thấp hơn nhiều giá trị hợp đồng, nhiều nhà đầu tư đã quyết định tham gia TTCKPS. Một số chuyên gia phân tích nhận xét, hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường phái sinh hiện chưa có chiến lược đầu tư cụ thể. Theo Lý Hoàng Ánh & Đặng Văn Dân (2016): “ Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” nhận định rằng: “ Đối với CKPS và TTCKPS, kiến thức của người dân còn đặc biệt thấp hơn nữa, mặc dù trước đây đã có những giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại tệ, hàng hóa, lãi suất”. Kiến thức về TTCKPS còn thấp sẽ khó cho NĐT tránh những quyết định sai lầm, những rủi ro đang tiềm ẩn trên thị trường và sử dụng chứng khoán phái sinh một cách hiệu quả trong danh mục. Theo HNX: số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục được mở, trung bình mỗi ngày có 169 tài khoản mới. Tính đến ngày 29/12/2017, đã có 17.116 tài khoản giao dịch phái sinh được mở. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (97,68%), nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng 2,21%, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 1,97% khối lượng giao dịch toàn thị trường. 55
  67. Hình 2.4.1. 1 Sự tăng trưởng số lượng tài khoản trên TTCKPS năm 2017 Nguồn: VietNambiz Tóm lại, nhân tố nhà đầu tư có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Về mặt tích cực, thị trường chứng khoán phái sinh vừa ra đời đã thu hút sự quan tâm và chấp nhận của nhà đầu tư. Nhưng về mặt hạn chế thì nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, mức độ hiểu biết về rủi ro và lợi nhuận còn thấp, đầu tư còn dựa vào tâm lý đám đông và cơ cấu nhà đầu tư hiện tại tập trung vào nhà đầu tư cá nhân, chưa có sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức. 2.4.2 Môi trường kinh tế Theo Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp và Lê Nguyễn Hoàng Tâm (2013) đăng trên tạp chí kinh tế kì I đã nghiên cứu: “ Yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán Việt Nam” do lạm phát, chính sách tiền tệ, tỉ giá hối đoái và giá vàng. TTCK có mối quan hệ mật thiết với thị trường chứng khoán phái sinh. Do các sản phẩm phái sinh hiện tại đang giao dịch đều dựa vào chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở. Nếu các yếu tố vĩ mô tác động tốt đến thị trường chứng khoán thì sẽ giúp chỉ số thị trường tăng điểm và kéo theo sinh lời cho các hợp đồng phái sinh. Ảnh hưởng của nền kinh tế lên thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng, có thể được nhìn thấy bởi tác động của nó đối với 56
  68. lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và thất nghiệp cao thì lợi nhuận của công ty sẽ giảm. Sự giảm sút này sẽ dẫn việc giá cổ phiếu tụt xuống mức thấp và cuối cùng là một thị trường chứng khoán bị tụt dốc. Khi nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên dẫn đến giá cổ phiếu tăng mạnh. Việc tăng giảm giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng cùng chiều với các chỉ số trên toàn thị trường. Hình 2.4.2. 1 Dấu hiệu nhận biết giai đoạn kinh tế Nguồn: SSI Hình 2.4.2. 2 GDP của Việt Nam 57