Khóa luận Thực trạng kế toán cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân Kỳ Anh

pdf 109 trang thiennha21 23/04/2022 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng kế toán cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân Kỳ Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_ke_toan_cho_vay_tai_quy_tin_dung_nhan_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng kế toán cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân Kỳ Anh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KỲ ANH NGUYỄN THỊ PHÚC Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2014- 2018 T r a n g 1 | 109
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KỲ ANH Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Phúc Giáo viên hướng dẫn LớTrườngp: K48C – Kế toán Đại học KinhThS. Nguytế ễHuến Thị Thu Trang Niên khóa: 2014 - 2018 Huế, tháng 04 năm 2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thu Trang đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích trong những năm em học tập tại nhà trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Quỹ. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý Quỹ Tín Dụng. Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào Trường sức khỏe vàĐại thành học công Kinh trong tế Huế sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Xin chân thành cảm ơn! i SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế ĐKT Đăng ký tên GCN Giấy chứng nhận GPKD Giấy phép kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị HTX Hợp tác xã KPCĐ Kinh phí công đoàn NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước SDCK Số dư cuối kỳ SDĐK Số dư đầu kỳ SPS Số phát sinh TCKT Tổ chức kinh tế TDND Tín dụng nhân dân TrườngTK Đại học KinhTài khoản tế Huế TSCĐ Tài sản cố định TCTD Tổ chức tín dụng ii SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 – Tình hình lao động tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 47 Bảng 2.2 – Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 49 Bảng 2.3 – Tình hình biến động nguồn vốn của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 50 Bảng 2.4 – Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 53 Biểu đồ 2.1 – Biến động theo thời gian của nguồn vốn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 63 Biểu đồ 2.2 – Biến động lợi nhuận sau thuế của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 66 Trường Đại học Kinh tế Huế iii SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 - Mô hình tổ chức hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 7 Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy quản lý của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh 37 Sơ đồ 2.2 – Tổ chức bộ máy kế toán tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh 43 Sơ đồ 2.3 – Quy trình cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh 58 Trường Đại học Kinh tế Huế iv SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii DANH MỤC SƠ ĐỒ iv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Kết cấu đề tài 3 1.7. Tính mới của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 5 1.1. Lý luận chung về Quỹ Tín Dụng Nhân Dân 5 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân 5 1.1.2. Lý luận về Quỹ Tín Dụng Nhân dân 5 1.1.2.1. Khái niệm 5 1.1.2.2. Đặc điểm 6 1.1.2.3. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân 6 1.1.2.4. TrườngMô hình tổ chức Đại học Kinh tế Huế .7 1.1.2.5. Mục tiêu hoạt động 8 1.1.2.6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động 9 1.1.2.3. Các hoạt động chính của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 111 1.2. Lý luận chung về nghiệp vụ kế toán cho vay 12 1.2.1. Khái niệm về nghiệp vụ kế toán cho vay 13 1.2.2. Chứng từ kế toán 13 v SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.2.1. Nguyên tắc lập chứng từ kế toán cho vay 14 1.2.2.2. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán cho vay 15 1.2.2.3. Tổ chức kiểm soát và lưu trữ chứng từ 16 1.2.3. Sổ sách kế toán 17 1.2.4. Tài khoản kế toán 18 1.2.5. Phương pháp hạch toán 24 1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay 32 1.3.1. Vai trò của kế toán nghiệp vụ cho vay 32 1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KỲ ANH 334 2.1. Giới thiệu về Quỹ tín dụng Nhân dân Kỳ Anh 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 34 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 37 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán 42 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 42 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán 46 2.1.5. Tình hình nguồn lực của Quỹ tín dụng trong 3 năm 2015 – 2017 46 2.1.5.1. Tình hình lao động 46 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2015 - 2017 49 2.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2015 – 2017 52 2.2. Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh 55 2.2.1. ĐTrườngặc điểm chung về ho Đạiạt động cho học vay tại Qu Kinhỹ Tín Dụng Nhântế Dân Huế Kỳ Anh 55 2.2.2. Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Cơ Sở Thị trấn Kỳ Anh 59 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng 59 2.2.2.2. Sổ sách kế toán .60 2.2.2.3. Tài khoản kế toán 60 2.2.2.4. Ví dụ minh họa 63 vi SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KỲ ANH 66 3.1. Những thuận lợi và khó khăn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh 66 3.1.1. Thuận lợi 66 3.1.2. Khó khăn 68 3.2. Đánh giá chung về nghiệp vụ kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh 69 3.2.1. Ưu điểm 69 3.2.2. Nhược điểm 70 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 3.1. Kết luận 74 3.2. Kiến nghị 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Trường Đại học Kinh tế Huế vii SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, mỗi thành phần trong xã hội cần phải cố gắng làm khơi dậy những tiềm năng cũng như những nguồn lực cùng tham gia vào mọi hoạt động để có thể tiến kịp với sự phát triển của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi cảnh trì trệ, chậm phát triển. Một trong những yếu tố nhằm góp phần làm thay đổi nền kinh tế của Việt Nam đó là hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm Ngân hàng thương mại và các Quỹ tín dụng nhân dân các cấp. Các tổ chức tín dụng có hoạt động gần gũi nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như gắn liền với nhân dân. Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, hầu như các công dân đều có mối quan hệ giao dịch với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì mọi hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngày càng đi sâu hơn vào mọi mặt cũng như có ý nghĩa hết sức sâu sắc đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Sự phát triển của nền kinh tế cũng kéo theo những nhu cầu bức thiết về nguồn vốn kinh doanh. Chính điều này đã góp phần tạo nên sự đa dạng của các tổ chức tín dụng. Sự đa dạng này không chỉ dừng lại ở việc thành lập các Ngân hàng thương mại mà còn hình thành các loại hình tổ chức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trong đó không thể không kể đến vai trò hoạt động của các Quỹ tín dụng Nhân dân các cấp trên địa bàn các tỉnh, huyện. Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, được thành lập theo mô hình mới, có nhiệm vụ quan trọng trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn choTrường các tổ chức, cá nhân Đại hoạt độ nghọc sản xu ấtKinh kinh doanh đtếặc bi ệHuết là ở địa bàn nông thôn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của một Quỹ tín dụng nhân dân đó là cho vay. Đây chính là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, chức năng cho vay này cũng có thể đẫn đến những rủi ro cho các Quỹ tín dụng Nhân dân. Do đó, muốn giảm thiểu được những rủi ro không đáng có trong hoạt động cho vay thì đòi hỏi các nhà quản trị phải theo dõi quá trình cho vay của tổ chức đặc biệt là các Quỹ 1 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang tín dụng Nhân dân đóng trên địa bàn các huyện, xã. Và đối với một huyện đang phát triển như Kỳ Anh thì Quỹ tín dụng nhân dân cũng chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Với nhu cầu sử dụng vốn không lớn cũng như sự đơn giản trong thủ tục cho vay thì vay vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân là một lựa chọn phù hợp cho mọi người dân. Cũng chính vì xuất phát từ nhu cầu đó nên trong quá trình thực tập tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Như đã phân tích ở phần lý do chọn đề tài, trong các hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu nhất nhưng đồng thời cũng lại là hoạt động đưa lại nhiều rủi ro nhất. Do đó, với việc chọn đề tài “Thưc trạng kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh”, tôi muốn đề tài đạt được các mục đích sau: Qua việc nghiên cứu đề tài có thể giúp bản thân nắm được toàn bộ lý luận về Quỹ tín dụng nhân dân cũng như lý luận chung về kế toán cho vay, đồng thời thấy được những vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân. Tìm hiểu thực trạng kế toán cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Kỳ Anh. Đồng thời đánh giá tình hình hoạt động kế toán cho vay tại đơn vị thực tập để thấy rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế trong kế toán cho vay tại đơn vị. Dựa trên những kiến thức nghiên cứu về thực trạng kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh. 1.3.Trường Đối tượng nghiên Đại cứ uhọc đề tài Kinh tế Huế Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh. 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ‾ Về thời gian: số liệu giới hạn trong năm 2017 ‾ Về không gian: giới hạn trong hoạt động cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh. 2 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, đề tài tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: ‾ Phương pháp phỏng vấn và quan sát: quan sát quy trình làm việc và hỏi trực tiếp nhân viên thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại bộ phận kế toán của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân cơ sở nhằm thu thập thông tin về quy trình thực hiện nghiệp vụ cũng như các số liệu liên quan nhằm phục vụ cho nghiên cứu. ‾ Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập các dữ liệu như các báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng, văn kiện Đại hội thành viên, các tài liệu, sách, báo, internet có liên quan đến kế toán cho vay để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay, đặc biệt thực trạng kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh. ‾ Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích kết quả kinh doanh để thấy được sự biến động về tình hình kinh doanh của đơn vị qua 3 năm 2015- 2017 nhằm thấy được những điểm mạnh cũng như những điểm yếu còn tồn tại trong hoạt động cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh ‾ Phương pháp so sánh đối chiếu: dựa vào số liệu có được để so sánh sự biến động của tình hình nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2015 – 2017. 1.6. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài gồm có ba phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về Quỹ Tín Dụng Nhân Dân và kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân dân ChươngTrường 2: Thực trạng Đại toán cho vayhọc tại Qu ỹKinh Tín Dụng Nhân tế Dân Huế Kỳ Anh Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh Phần III: Kết luận và kiến nghị 1.7. Tính mới của đề tài 3 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo các đề tài về nghiệp vụ kế toán trong Ngân hàng và các tổ chức tín dụng như các đề tài: “Kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” của sinh viên Lê Thị Loan, năm 2015, trường Đại học Kinh tế Huế; “Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Vân Diên” của sinh viên Trần Thị Tô Hoài, năm 2007, trường Học Viện Ngân Hàng; “Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Sở Giao Dịch I NHCT VN” của sinh viên Võ Thị Lệ Quyên, năm 2009, trường Học Viện Ngân Hàng. Tôi thấy rằng, các đề tài này, đặc biệt là đề tài “Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Vân Diên” của sinh viên Trần Thị Tô Hoài gần giống với đề tài mà tôi lựa chọn phần chung chỉ mới nêu lên được những lý luận cơ bản về tín dụng Ngân hàng, các khái niệm về nghiệp vụ kế toán cho vay, khái quát về tình hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng mà đề tài đề cập đến, chứ chưa nêu rõ cụ thể những lý luận về Quỹ tín dụng nhân dân, các quy trình cần thiết mà một kế toán cho vay trong một TCTD phải làm, hay vấn đề quan trọng nhất là nói lên thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại TCTD. Mô hình Quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại các địa phương theo tôi nhìn nhận được đó là một loại hình doanh nghiệp khá mới mẻ, và nghiệp vụ kế toán cho vay tại các tổ chức tín dụng là đề tài cũng khá được ít các sinh viên để tâm, nên tôi muốn nghiên cứu đề tài “Thực trạng kế toán cho vay tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh” trước hết là để hiểu rõ hơn về Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức như thế nào, hoạt động tại tổ chức này ra sao và đặc biệt là nghiệp vụ kế toán tại đây có gì khác hơn so với các nghiệp vụ kế toán tại các loại hình doanh nghiệp khác. Qua đề tài này, tôi cũng đã làm rõ được những lý luận chung nhTrườngất về Quỹ tín dụ ngĐại nhân dân, học các quy Kinh trình thực hitếện nghi Huếệp vụ cũng như thực trạng của nghiệp vụ kế toán cho vay tại đơn vị thực tập nêu trên. Tôi mong rằng, đây sẽ là một đề tài bổ ích cho bản thân và các độc giả quan tâm đến Quỹ tín dụng nhân dân. 4 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1. Lý luận chung về Quỹ Tín Dụng Nhân Dân 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Và trong quá trình này, nhu cầu về một nguồn vốn để đáp ứng cho công cuộc ấy là hết sức quan trọng. Vì vậy, từ những năm đầu 90 của thế kỷ trước, Chính phủ đã thiết lập một mô hình tài chính vĩ mô là tổ chức tín dụng hợp tác mới, thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở nông thôn đó là mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã, đặc trưng cho mô hình đó là Quỹ tín dụng nhân dân. 1.1.2. Lý luận về Quỹ Tín Dụng Nhân dân 1.1.2.1. Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân là tên gọi của một loại hình hợp tác xã tín dụng kiểu mới ở Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Mô hình Quỹ TDND được thiết kế trên cơ sở học tập kinh nghiệm của hệ thống Quỹ Nhân dân Desjardin, Québec (Canađa). Ở Việt Nam căn cứ theo quy định của nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 và nghị định của Chính Phủ Việt Nam số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 Trườngnăm 2005 về việc sĐạiửa đổi, b ổ họcsung mộ t Kinhsố điều của nghtếị đ ịnhHuế số 48/2001/NĐ- CP của Chính Phủ Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân được định nghĩa như sau: “Quỹ Tín Dụng Nhân Dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt dộng sản xuất, kinh 5 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân là phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển”. 1.1.2.2. Đặc điểm Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những đặc điểm sau: Quỹ TDND được xây dựng tại địa bàn các xã, phường, liên xã, liên phường, cụm kinh tế có đủ điều kiện, là một tổ chức không chỉ về kinh tế mà còn là tổ chức xã hội gồm những người trên cùng địa bàn, có cùng tập quán, quan hệ làng xóm gần gũi, Mỗi một Quỹ TDND là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng và thành viên. Quỹ TDND cơ sở là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động với mục tiêu hỗ trợ thành viên về các dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Điều đó được hiểu rằng, Quỹ TDND là phương tiện của các thành viên để hỗ trợ họ trong các lĩnh vực huy động, cho vay và cung ứng các dịch vụ Ngân hàng khác. Quỹ TDND để thực hiện được mục tiêu trên phải tạo ra được các dịch vụ tín dụng, ngân hàng, đáp ứng đươc các dịch vụ này cho các thành viên và đảm bảo được hoạt động lâu dài. Muốn thực hiện được điều đó, Quỹ TDND cơ sở cần định hướng thực hiện đồng thời ba mục tiêu là: hoạt động phải luôn đảm bảo khả năng chi trả, an toàn và phải sinh lời. Cùng với đó, việc quản lý và điều hành hoạt động của Quỹ TDND phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các thành viên được tham gia quản lý, dân chủ bàn bạc, đóng góp ý kiến để xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động, chiến lược phát triển và các quyết định cụ thể phù hợp vớiTrường thực tế của đơn vị mình.Đại học Kinh tế Huế 1.1.2.3. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân có những vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Vai trò của Quỹ TDND thể hiện ở chỗ: Quỹ TDND là tổ chức tín dụng hợp tác, là tổ chức kinh tế đóng vai trò trung gian giữa những người tiết kiệm và người đầu tư trong phạm vi hoạt động, tạo ra môi 6 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang trường và điều kiện thuận lợi cho thành viên và khách hàng gửi và vay vốn, cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện giúp cho thành viên có vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đời sống. Quỹ TDND là đầu mối tập trung những nguồn vốn tản mạn, tiềm ẩn trong dân cư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, những người buôn bán nhỏ lẻ, để tạo ra quỹ tiền tệ tập trung qua đó cung cấp cho thành viên có nhu cầu về vốn, hỗ trợ cho hệ thống Quỹ TDND đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán kịp thời cũng như giữ chữ tín với khách hàng. Sự phát triển từng ngày của Quỹ TDND cũng góp phần hạn chế và đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi, nhất là ở vùng nông thôn, những vùng xa xôi hẻo lánh mà các TCTD khác không thể vươn tới được. 1.1.2.4. Mô hình tổ chức Hệ thống Quỹ TDND Việt Nam đã hoạt động theo mô hình tổ chức theo ba cấp dựa trên quyết định của Thủ tướng chính phủ. Cụ thể, mô hình tổ chức của hệ thống Quỹ TDND như sau Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương Quỹ tín dụng nhân dân khu vực TrườngQu Đạiỹ tín dụng học nhân dân Kinhcơ sở tế Huế Sơ đồ 1.1 - Mô hình tổ chức hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (1) Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 7 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Đây là một tổ chức tín dụng cổ phần hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, vốn điều lệ của Quỹ TDND Trung ương do các thành viên là Quỹ TDND cơ sở góp (trước đây là Quỹ tín dụng nhân dân khu vực), các doanh nghiệp nhà nước, các Ngân hàng thương mại quốc doanh và Nhà nước. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là đầu mối, tương trợ và cung ứng nguồn vốn cho các Quỹ TDND cơ sở hoạt động. (2) Quỹ tín dụng nhân dân khu vực: Quỹ tín dụng nhân dân khu vực được hình thành theo địa bàn tỉnh, thành phố hoặc theo vùng kinh tế. Thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân khu vực là các Quỹ TDND cơ sở trong địa bàn. Quỹ TDND khu vực cũng là một đơn vị kinh tế, hạch toán độc lập. Là nơi điều hòa nguồn vốn giữa Quỹ TDND Trung ương và Quỹ TDND cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay Quỹ TDND khu vực đã được chuyển thành chi nhánh Quỹ TDND trực thuộc Quỹ TDND Trung ương. (3) Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là một pháp nhân hạch toán độc lập, được xây dựng trên địa bàn thị xã, phường, thị trấn, liên xã, liên phường, cụm kinh tế có đủ điều kiện. Là nơi trực tiếp giao dịch với thành viên và khách hàng. Thành viên tự nguyện góp vốn và gia nhập Quỹ TDND cơ sở. Khi Quỹ TDND cơ sở góp đủ vốn cổ phần theo quy định sẽ được trở thành thành viên của Quỹ TDND khu vực. Như vậy, Quỹ TDND cơ sở sẽ được hưởng mọi quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Quỹ TDND khu vực. 1.1.2.5. Mục tiêu hoạt động ThôngTrường thường, mọi doanh Đại nghiệp học (trừ doanh Kinh nghiệp công tếích) thườngHuế lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động. Song, mặc dù Quỹ tín dụng nhân dân cũng là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên Quỹ TDND lại không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này được lý giải bởi căn nguyên của việc hình thành Quỹ tín dụng nhân dân. Cụ thể: “Quỹ tín dụng nhân dân ra đời vì mục tiêu tương trợ giữa các thành viên và góp phần phát triển cộng đồng. Mặc dù vậy, Quỹ TDND vẫn phải đảm bảo hoạt động có 8 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang lãi để trả cổ tức cho các thành viên và quan trọng hơn nữa là để bảo tồn, phát triển nguồn vốn hoạt động”. Quỹ TDND hoạt động chủ yếu nhằm hỗ trợ các thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện điều kiện sống. Điều đó cũng có nghĩa là các Quỹ TDND tìm cách nâng cao lợi nhuận không nhằm mục đích chia cổ tức cao hơn cho các thành viên, mà nhằm mục đích phục vụ thành viên tốt hơn, cung cấp cho thành viên những dịch vụ tiện ích hơn và với giá cả hợp lý hơn. Sở dĩ có thể nói mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng là hết sức quan trọng đối với sự sống còn của Quỹ TDND là vì nếu xa rời mục tiêu đó, Quỹ tín dụng nhân dân sẽ theo đuổi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần, dẫn đến một trong những tình trạng sau: Thứ nhất, để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất, Quỹ TDND sẽ mạo hiểm hơn trong các khoản đầu tư, do đó sẽ bỏ qua các nguyên tắc quản lý dân chủ, bình đẳng và các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động dẫn đến những rủi ro có thể khiến Quỹ TDND đổ vỡ, phá sản. Thứ hai, khi Quỹ TDND chạy theo lợi nhuận, điều này buộc Quỹ TDND phải dần xa rời đối tượng phục vụ của mình là các thành viên trong Quỹ TDND. Bởi vì đó là những đối tượng khách hàng nhỏ lẻ, chi phí cho vay lớn, hiệu quả thấp. Thứ ba, một khi đã xa rời mục tiêu tương trợ thành viên và phát triển cộng đồng thì Quỹ TDND sẽ không còn phát huy được những ưu thế của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác nên khó có thể cạnh tranh được với các loại hình tổ chức tín dụng khác để có thể tồn tại. 1.1.2.6.Trường Nguyên tắc tổ chĐạiức và ho ạthọc động Kinh tế Huế Căn cứ vào điều 5 Nghị định của Chính phủ số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ, nguyên tắc tổ chức hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cụ thể như sau: Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện: 9 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định đều có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân; thành viên có quyền ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động của Quỹ TDND cơ sở, vì chỉ có những gì thành viên tự nguyện làm mới có cơ sở phát triển và tồn tại lâu dài. Nguyên tắc tự nguyện nói lên thành viên hoàn toàn tự nguyện khi thấy có lợi và nhu cầu của họ được thoả mãn mà không phải chịu ép buộc, cưỡng chế khi xin gia nhập hay rút khỏi thành viên Quỹ TDND cơ sở. Vì chỉ khi tự nguyện hợp tác, tự nguyện tham gia, các thành viên mới nhiệt tình và tâm huyết với Quỹ TDND. Thứ hai, nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai: Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân và có quyền ngang nhau trong biểu quyết. Nguyên tắc này có nghĩa là các thành viên được tự mình toàn quyền quản lý, quyết định các vấn đề của Quỹ TDND cơ sở trong khuôn khổ và theo các quy định của pháp luật mà không chịu bất cứ sự can thiệp, chi phối hay sự chỉ đạo nào từ bên ngoài. Mọi thành viên của Quỹ TDND cơ sở đều có quyền và trách nhiệm tham gia quản lý và quyết định như nhau, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội cũng như số vốn góp vào Quỹ TDND. Người góp nhiều cũng như góp ít đều có một người biểu quyết ngang nhau. Đây cũng là điểm khác biệt của Quỹ TDND so với các TCTD khác. Thứ ba, nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng nhân dân tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyếtTrường định về phân phối thuĐại nhập. Sauhọc khi th ựKinhc hiện xong nghĩatế vHuếụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của Quỹ tín dụng nhân dân, lãi được trích một phần vào các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của các thành viên, phần còn lại chia theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân. Nguyên tắc này thể hiện các chủ sở hữu là thành viên phải đóng góp đủ số vốn điều lệ cần thiết, tối thiểu phải ở mức vốn theo quy đinh của NHNN để cho Quỹ TDND hoạt động, tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại, duy trì hoạt động và kết quả hoạt 10 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang động của mình, đoàn kết thống nhất cao cùng chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của Quỹ TDND. Thứ tư, nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong Quỹ tín dụng nhân dân, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động và phát triển dựa trên sự tập hợp sức mạnh của các thành viên, tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập, phát huy sức mạnh nội lực của các thành viên với mong muốn là duy trì và ngày càng phát triển của Quỹ TDND cơ sở để thành viên thông qua đó nhận được sự hỗ trợ, các dịch vụ tín dụng, Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh dịch vụ nhằm cải thiện đời sống một cách nhanh hơn, tốt hơn. 1.1.2.7. Các hoạt động chính của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoạt động trong Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bao gồm những hoạt động chủ yếu sau đây: (1) Huy động vốn: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được huy động vốn góp của thành viên gồm vốn cổ phần xác lập và cổ phần thường xuyên. Đặc điểm của nguồn vốn này là chỉ huy động của thành viên. Đối với nguồn vốn huy động tiết kiệm thì Quỹ TDND cơ sở được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và người ngoài thành viên, kể cả cá nhân và các tổ chức kinh tế trong địa bàn và ngoài địa bàn. QuTrườngỹ tín dụng nhân dân Đại cơ sở đư họcợc vay v ốKinhn từ các ngu ồtến dự Huếán của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ. Thông qua Quỹ TDND Trung ương làm đầu mối, được nhận vốn điều hòa từ Quỹ TDND Trung ương và được khai thác các nguồn vốn như: vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các nguồn vốn ủy thác cho vay theo quy định của Ngân hàng nhà nước. (2) Cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 11 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hoạt động cho vay theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn về vốn giữa Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi. Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Quỹ TDND cơ sở, hoạt động này hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho Quỹ TDND cơ sở đồng thời cũng là hoạt động đem lại rủi ro lớn nhất hay rủi ro tiềm ẩn cao nhất cho Quỹ TDND cơ sở. Cũng có thể nói rằng để một Quỹ TDND cơ sở hoạt động thành công thì quan trọng là tùy thuộc vào hoạt động cho vay. Như vậy, nếu hoạt động cho vay được an toàn thì điều này sẽ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức tín dụng nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung. (3) Chăm sóc thành viên: Khác với những tổ chức tín dụng khác, Quỹ TDND cơ sở ra đời là do thành viên tự nguyện góp vốn và gia nhập. Giữa Quỹ TDND và thành viên có mối quan hệ rất khăng khít, gần gũi và luôn gắn bó với nhau. Quỹ TDND cơ sở chăm sóc thành viên không chỉ thông qua việc tư vấn về quản lý kinh doanh mà còn chia sẻ với các thành viên khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn hay giúp các thành viên phát triển kinh tế gia đình. (4) Phân phối lợi nhuận: Hằng năm, Quỹ TDND cơ sở phải tổ chức Đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên theo điều lệ của Quỹ TDND cơ sở để thực hiện công khai dân chủ về kết quả kinh doanh của năm tài chính. Đại hội quyết định phân phối lợi nhuận, lợi tức vốn gópTrường trên cơ sở kết quả kinhĐại doanh học và quy đ ịnhKinh của pháp lutếật hi ệHuến hành. 1.1. Lý luận chung về nghiệp vụ kế toán cho vay Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của các tổ chức tín dụng để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Kế toán cho vay giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế 12 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang toán của tổ chức tín dụng vì kế toán cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình vay vốn, mà đây là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. 1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ kế toán cho vay Kế toán cho vay là công việc ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dư nợ thuộc nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tín dụng đạt kết quả cao và bảo vệ an toàn tài sản của tổ chức tín dụng. Trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán của các tổ chức tín dụng, thì kế toán cho vay được xác định là nghiệp vụ kế toán phức tạp và quan trọng nhất. Vì nó xuất phát rõ nhất từ vai trò, vị trí của công tác tín dụng của tổ chức tín dụng. Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của tổ chức tín dụng. Kế toán cho vay phục vụ đắc lực trong việc chỉ đạo chấp hành chính sách tín dụng tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Kế toán cho vay làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng trở thành đòn bẩy công nhận giám đốc bằng tiền với toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế quốc doanh. Thông qua số liệu của kế toán cho vay, tổ chức tín dụng có thể biết được khách hàng có tình hình tài chính tốt, có uy tín hay không. Đồng thời cũng phản ánh được các khách hàng sản xuất kinh doanh yếu kém, tình hình tài chính không tốt. Từ đó, các tổ chức tín dụng sẽ có định hướng nhằm hạn chế, khuyến khích cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. 1.2.2. Chứng từ kế toán ChứngTrường từ dùng trong kếĐại toán cho học vay là những Kinh loại giấy tếtờ có Huếgiá trị về mặt pháp lý để xác định số tiền mà tổ chức tín dụng cho vay và người vay nhận nợ với tổ chức tín dụng. Chứng từ kế toán cho vay bao gồm hai loại: chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ. (1) Chứng từ gốc: 13 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Chứng từ gốc là chứng từ được lập trực tiếp khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Nó là căn cứ pháp lý chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành, là căn cứ pháp lý cho phép nghiệp vụ kinh tế được thực hiện. Chứng từ gốc được sử dụng trong kế toán cho vay bao gồm: (a) Giấy đề nghị vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốn trong tổ chức tín dụng. Trong đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay. Đây là căn cứ ban đầu để các TCTD xem xét cho vay. (b) Hợp đồng tín dụng: Hợp đồng tín dụng là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra giữa khách hàng và TCTD. (2) Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào sổ sách kế toán. Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là một số loại giấy tờ khác theo quy chế cho vay, thu nợ, gia hạn nợ lập trên cơ sở của chứng từ gốc và phải có chứng từ gốc đính kèm. Các loại chứng từ ghi sổ được sử dụng trong kế toán cho vay bao gồm: (a) Chứng từ cho vay: Nếu cho vay bằng tiền mặt thì chứng từ là séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền, phiếu chi Còn nếu cho vay bằng chuyển khoản thì dùng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán. (b)Trường Chứng từ thu nợ: Đại học Kinh tế Huế Nếu thu bằng tiền mặt thì chứng từ là giấy nộp tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt Còn trong trường hợp TCTD chủ động trích tài khoản của người vay để thu nợ, thu lãi thì dùng phiếu chuyển khoản và bảng kê tính lãi hàng tháng. 1.2.2.1. Nguyên tắc lập chứng từ kế toán cho vay 14 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Để chứng từ kế toán cho vay phản ánh được chính xác sự biến động của hoạt động cho vay thì phải đảm bảo được các nguyên tắc lập chứng từ sau: ‾ Lập chứng từ được tiến hành ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh (kể cả chứng từ do khách hàng lập hay chứng từ do nội bộ TCTD lập). Có như vậy thì kế toán cho vay mới có căn cứ để phân loại, ghi sổ từng loại hình cho vay, thời hạn vay, là căn cứ để ghi sổ và tổng hợp kế toán một cách kịp thời. ‾ Chứng từ dùng trong hạch toán kế toán là hệ thống bản chứng từ do TCTD quy định, thống nhất in ấn và phát hành. Các yếu tố của chứng từ khi lập phải ghi đầy đủ, không bỏ trống. Các chứng từ có nhiều liên thì phải kịp lồng một lần cho nhiều liên để đảm bảo sự khớp đúng giữa các liên, trong đó một liên là bản chính từ liên 2 trở đi là bản sao. Để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ, không tẩy xóa, sửa chữa, dán giấy đè lên chỗ sai. Nếu sai thì áp dụng cách sửa sai theo quy định pháp luật hiện hành. Các giấy tờ có giá trị cao như séc thì phải hủy bỏ chứng từ sai và lập chứng từ khác thay thế. ‾ Trên bản chính, các bản chứng từ do khách hàng lập và nộp vào TCTD (trừ giấy nộp tiền, bảng kê nộp séc) phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và đóng dấu đơn vị, chữ ký và mẫu dấu phải được đăng ký trước tại TCTD nơi khách hàng giao dịch. Các nhân viên của TCTD khi tiến hành nhiệm vụ của mình, tùy theo chức trách nhiệm vụ khi kiểm soát xử lý chứng từ phải ký tên trên chứng từ, mẫu chữ ký phải đăng ký trước tại kế toán trưởng hoặc nhân viên kiểm soát. Ngoài ra, trong kế toán cho vay một số chứng từ từ sau còn phải có chữ ký của giám đốc TCTD hay được giám đốc ủy quyền ký thay giám đốc như: các chứng từ dùng làm cở sở để cho vay, điều chỉTrườngnh nợ, các chứng t ừĐại do nội b ộhọc TCTD l ậpKinh để trích tài khotếản Huếtiền gửi của khách hàng thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn. 1.2.2.2. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán cho vay Chứng từ kế toán cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 15 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ‾ Đối với chứng từ thu tiển mặt (thu gốc, lãi tiền vay) phải thực hiện “thu tiền trước, ghi sổ sau” tức là thủ quỹ sau khi đã thu đủ tiền, ký tên trên chứng từ, vào sổ quỹ, sau đó kế toán mới vào sổ sách kế toán (hay vào máy). ‾ Đối với chứng từ chi tiền mặt (cho vay theo hạn mức tín dụng) phải thực hiện “ghi sổ kế toán trước, chi tiền sau”, tức là kế toán phải kiểm soát xem số dư tài khoản có đủ khả năng chi trả không, nếu đủ thì sau khi ghi sổ mới chuyển sang quỹ để chi tiền. ‾ Các chứng từ chuyển khoản được ghi Nợ - Có đồng thời khi thực hiện kế toán máy. ‾ Chứng từ luân chuyển trong nôi bộ TCTD phải do TCTD tự tổ chức luân chuyển lấy, không nhờ khách hàng luân chuyển hộ. Trên cơ sở những nguyên tắc luân chuyển chứng từ trên, với chứng từ kế toán cho vay phải trải qua những công đoạn cơ bản sau: + Trước khi phát tiền vay, bộ phận cấp tín dụng phải nộp hồ sơ cho vay để kế toán kiểm soát (hợp đồng tín dụng, tên khách hàng vay vốn, số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất, kỳ hạn trả nợ) đây được coi là chứng từ gốc. + Hoàn thành giai đoạn một với bộ hồ sơ hợp lệ, kế toán căn cứ vào hợp đồng tín dụng và các giấy nhận nợ được giám đốc TCTD đồng ý cho vay, kế toán sẽ hướng dẫn cho khách hàng lập các chứng từ thanh toán để nhận tiền vay. Khi giải ngân, kế toán phải giám sát tính chặt chẽ của chứng từ và của đối tượng nhận tiền vay đảm bảo tiền lãi vay được phát ra đúng mục đích và không vượt mức tiền đã được giám đốc TCTD duyệt cho vay. Khi giải ngân xong, giấy tờ đó sẽ được lưu vào hồ sơ cho vay vốn của khách hàng để theo dõi thu nợ, lãi. Sau khi giải ngân, kế toán vào sổ quỹ, thủ quỹ chuyển chứng từ cho kiểm soát. Kiểm soátTrường tiến hành kiểm soátĐại lại, sau học đó chuy ểKinhn chứng từ sangtế cho Huế bộ phận nhật ký chứng từ. Sau khi hoàn thành lập nhật ký chứng từ theo thứ tự tài khoản cho vay từ nhỏ đến lớn, trong đơn vị vay thì xếp theo từng kỳ hạn trả thì tập nhật ký chứng từ sẽ được đánh số và đưa vào nơi bảo quản theo quy định. 1.1.2.3. Tổ chức kiểm soát và lưu trữ chứng từ 16 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Trong kế toán cho vay gồm hai khâu kiểm soát, đầu tiên là khâu kiểm soát của nhân viên xử lý nghiệp vụ, bao gồm kiểm soát của thanh toán viên (hay nhân viên quản lý tài khoản), các nhân viên tín dụng, thủ quỹ. Tiếp đến là khâu kiểm soát của kiểm soát viên hoặc kế toán trưởng, nhằm kiểm soát lại một lần nữa tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát chữ ký của thanh toán viên và thủ quỹ. Sau khi hoàn thành việc kiểm soát, tất cả những người có trách nhiệm kiểm soát chứng từ phải ký tên vào đúng chỗ quy định trên chứng từ. Trải qua một quá trình luân chuyển, kiểm soát, chứng từ kế toán cho vay được tổ chức lưu trữ một cách hợp lý. Với chứng từ gốc như hợp đồng tín dụng hay đơn xin vay kiêm giấy nhận nợ, khế ước vay tiền thì sau khi phát tiền vay sẽ được lưu trữ trong hồ sơ vay vốn của người vay để theo dõi thu hồi nợ. Hợp đồng tín dụng xếp theo thứ tự tài khoản cho vay từ nhỏ đến lớn, trong cùng đơn vị vay thì xếp theo từng kỳ hạn trả, hợp đồng tín dụng chưa trả hết nợ được nhân viên kế toán bảo quản trong hòm có khóa chắc chắn và theo dõi để thu nợ. Với chứng từ ghi sổ thì được đóng thành tập theo từng ngày còn gọi là tập nhật ký chứng từ và cho vào phòng lưu trữ. Tại đây có một bộ phận chuyên quản lý chứng từ lại có những quy định cụ thể cho việc sử dụng chứng từ, tra soát chứng từ tránh xảy ra mất mát, sữa chữa sai mục đích. 1.2.3. Sổ sách kế toán Kế toán cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay sử dụng các loại sổ sách kế toán sau: ‾ Bảng cân đối chứng từ ‾ LiệtTrường kê chứng từ (được Đại lập 02 liên,học trong Kinhđó 01 liên đính tế kèm Huế chứng từ kế toán trong ngày gửi về Phòng kế toán Quỹ TDND, 01 liên xếp theo số thứ tự để cuối tháng đóng thành tập lưu tại Phòng/ Điểm giao dịch) ‾ Bảng tổng hợp số liệu hoạt động ‾ Sổ kế toán chi tiết ‾ Sổ theo dõi phát tiền vay 17 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ‾ Sổ theo dõi tài sản cầm cố thế chấp ‾ Sao kê các khoản cho vay 1.2.4. Tài khoản kế toán Căn cứ theo Công văn số 1687/NHNN-TCKT ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2015. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân sẽ sử dụng hệ thống tài khoản trong việc hạch toán kế toán và lập các báo cáo tài chính. Cụ thể: Để phản ánh nghiệp vụ cho vay thuộc tài sản có của TCTD, tương ứng với mỗi phương thức cho vay có những tài khoản khác nhau. Tài khoản cho vay thuộc nhóm 2 (TK 21, TK 25, TK 28, TK 29), có kết cấu như sau: Bên Nợ: Ghi số tiền TCTD cho khách hàng vay và được gia hạn nợ. Bên Có: Ghi số tiền thu nợ từ khách hàng/ Ghi số tiền chuyển sang nợ quá hạn (nếu có) Dư Nợ: Phản ánh số tiền khách hàng còn nợ TCTD và được gia hạn nợ đến một thời điểm. Trong quan hệ tín dụng giữa người vay và TCTD không phải bao giờ người vay cũng trả nợ cho TCTD đúng hạn. Trường hợp đến hạn trả mà người vay không đủ khả năng trả nợ và cũng không được TCTD gia hạn thì số nợ đó phải chuyển sang tài khoản nợ quá hạn để theo dõi thu hồi với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cho vay bình thường. Kết cấu của tài khoản nợ quá hạn: BênTrường Nợ: Ghi số tiền chuyểnĐại nợ quáhọc hạn (từ Kinh TK cho vay chuyểntế Huế sang) Bên Có: Ghi số tiền thu nợ quá hạn/ Ghi số tiền được điều chỉnh lại kỳ hạn (chuyển sang TK cho vay) Dư Nợ: Phản ánh số nợ quá hạn chưa hoàn trả. Các tài khoản trong kế toán cho vay chi tiết như sau: TK 21: Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước. 18 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền (số tiền đồng Việt Nam) mà Quỹ tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay. Tài khoản 21 có các tài khoản cấp 2 sau: + 211: cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam. + 212: cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam. + 213: cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam. + 219: dự phòng rủi ro TK 25: Cho vay bằng tài trợ, ủy thác đầu tư Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam Quỹ tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của tổ chức Quốc tế và các tổ chức khác. Tài khoản 25 có các tài khoản cấp 2 sau: + 251: Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận trực tiếp của các tổ chức Quốc tế. + 252: Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của Chính phủ. +253: Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của các tổ chức, cá nhân khác. + 259: Dự phòng rủi ro. TK 28: Các khoản nợ chờ xử lý TK 28 có các tài khoản cấp 2 sau: + Tài khoản 281: Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ + TàiTrường khoản 282: Các Đạikhoản xiết học nợ có tài Kinhsản thế chấp liêntế quan Huế đến vụ án đang chờ xét xử TK 29: Nợ cho vay được khoanh 19 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ tín dụng cho khách hàng vay đã quá hạn trả và đã được Chính phủ chấp thuận khoanh nợ cho các khoản nợ quá hạn này không phải trả lãi để chờ xử lý. Tài khoản 29 có các tài khoản cấp 2 sau: + 291: Cho vay ngắn hạn + 292: Cho vay trung hạn + 293: Cho vay dài hạn + 299: Dự phòng rủi ro nợ được khoanh Đi liền với hệ thống tài khoản cho vay là một loạt các TK liên quan khác như: Tài khoản lãi cộng dồn dự thu, dự trả; Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi; Tài khoản ngoại bảng (dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất tài sản thế chấp, cầm cố). Phản ánh tiền lãi cho vay chưa thu hồi được TK nợ khó đòi. Cụ thể: Tài khoản 394 “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” (Lãi cộng dồn dự thu) Tài khoản này được bố trí thành các tài khoản cấp III, cấp IV sau: + 3941: Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam + 39411: Lãi phải thu từ cho vay ngắn hạn + 39412: Lãi phải thu từ cho vay trung và dài hạn + 39413: Lãi phải thu từ cho vay vốn nhận trực tiếp của các tổ chức Quốc tế + 39414: Lãi phải thu từ cho vay vốn nhận trực tiếp của các tổ chức khác Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu tính trên các tài khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước mà Quỹ tín dụng sẽ được nhận khi đến hạn. LãiTrường phải thu từ hoạt độngĐại tín dụng học thể hiện Kinh số lãi tính dồntế tích Huế mà Quỹ tín dụng đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán (chưa trả). Kết cấu của tài khoản “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”: Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi phải thu tính trong kỳ. Bên Có ghi: - Số tiền lãi khách hàng đã trả. Số dư Nợ: - Phản ánh số lãi cho vay mà Quỹ tín dụng chưa được thanh toán. 20 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay. Tài khoản 702 “Thu lãi cho vay” Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thu lãi cho vay bằng đồng Việt Nam từ các khoản cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân. Tài khoản này có kết cấu: Bên Có ghi: Số tiền thu lãi cho vay. Bên Nợ ghi: Kết chuyển số dư Có vào TK “Lợi nhuận năm nay” khi thực hiện quyết toán năm. Số dư Có: Phản ánh số tiền thu nhập về lãi cho vay hiện có tại Quỹ tín dụng. Tài khoản 387 “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho Quỹ tín dụng, đang chờ xử lý” Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho Quỹ tín dụng, đang chờ xử lý. Quỹ tín dụng phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó. (Quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập khi có đủ 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản – theo quy định tại điều 173 Bộ Luật dân sự). Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho Quỹ tín dụng, đang chờ xử lý. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã xử lý. Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sử dụng cho Quỹ tín dụng, chờ xử lý. HạchTrường toán chi tiết: Đại học Kinh tế Huế - Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản nhận gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho Quỹ tín dụng. Tài khoản 4591 “Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ” 21 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Tài khoản này phản ảnh số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ và việc xử lý thu hồi nợ và các khoản nợ phải thu khác từ nguồn thu này. Bên Có ghi: - Số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ. Bên Nợ ghi: - Xử lý thu hồi nợ và các khoản nợ phải thu khác từ số tiền thu bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ. Số dư Có: - Phản ảnh số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ chưa được xử lý. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ hoặc tài sản đảm bảo nợ được bán hoặc khai thác. TK 94 – Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được: Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cho vay và số phí phải thu mà Quỹ tín dụng chưa thu được. Tài khoản 94 được bố trí thành các tài khoản cấp III sau: + 941: Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam. + 945: Lãi tiền gửi chưa thu được. + 949: Phí phải thu chưa thu được. Tài khoản 94 có kết cấu: Bên Nợ ghi: - Số tiền lãi và phí phải thu chưa thu được. BênTrường Có ghi: - Số tiền lãiĐại và phí đãhọc thu được Kinh tế Huế Số dư Nợ:- Phản ánh số tiền lãi cho vay bằng đồng Việt Nam và số phí phải thu mà Quỹ tín dụng chưa thu được. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị vay chưa trả lãi và phí cho Quỹ tín dụng. 22 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang TK 994: Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản cầm cố, thế chấp của các TCKT, cá nhân vay vốn của Quỹ tín dụng theo chế độ cho vay quy định. Tài khoản 994 có kết cấu như sau: Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng giao cho Quỹ tín dụng quản lý để đảm bảo nợ vay. Bên Có ghi: - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trả lại tổ chức, cá nhân vay khi trả được nợ. - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được đem phát mại để trả nợ vay cho Quỹ tín dụng. Số dư Nợ: - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng mà Quỹ tín dụng đang quản lý. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Quỹ tín dụng mở sổ theo dõi chi tiết tài sản thế chấp, cầm cố của từng tổ chức, cá nhân vay vốn. Tài khoản 995 – Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý Tài khoản này dùng để phản ảnh các tài sản gán, xiết nợ của tổ chức, cá nhân vay vốn Quỹ tín dụng để chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay. Tài khoản này có kết cấu: BênTrường Nợ ghi: - Giá trị tàiĐại sản Quỹ học tín dụng Kinhtạm giữ chờ xửtế lý. Huế Bên Có ghi: - Giá trị tài sản Quỹ tín dụng tạm giữ đã được xử lý. Số dư Nợ:- Phản ảnh giá trị tài sản của tổ chức, cá nhân vay vốn đang được Quỹ tín dụng tạm giữ chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay Quỹ tín dụng. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản tạm giữ. 23 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Ngoài sổ tài khoản chi tiết, Quỹ tín dụng mở sổ theo dõi chi tiết tài sản gán, xiết nợ của từng tổ chức, cá nhân vay. 1.2.5. Phương pháp hạch toán (1) Trường hợp kế toán cho vay từng lần TCTD cho vay ngắn hạn (thời hạn tối đa 12 tháng) dưới hình thức cho vay từng lần đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay từng lần (cho vay theo món) thuộc loại tín dụng ứng trước và có các đặc điểm sau: Thường được áp dụng với người vay không có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặc vay có tính chất thời vụ. Giải ngân một lần toàn bộ hạn mức tín dụng Định kỳ hạn nợ cụ thể cho khoản cho vay; Người vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Những đặc điểm nêu trên có liên quan trực tiếp đến quy trình kế toán cho vay từng lần. Cụ thể: (a) Kế toán khi cho vay (giai đoạn giải ngân) Khi hồ sơ xin vay theo quy định của chế độ tín dụng do người vay nộp vào, sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định và giám đốc TCTD duyệt cho vay sẽ được chuyển sang cho kế toán để kiểm soát và giải ngân toàn bộ số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng ghi trên hợp đồng tín dụng (hoặc khế ước vay tiền, sổ cho vay). Căn cứ vào chứng từ như giấy lĩnh tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt), hoặc uỷ nhiệm chi (nếu giải ngân bằng chuyển khoản) kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vàoTrường máy tính. Đại học Kinh tế Huế Bút toán phản ánh giai đoạn giải ngân: Nợ TK: - Cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp (TK2111). CóTK: - Tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) (TK1011); hoặc - Tiền gửi người thụ hưởng (TK4211) (nếu cho vay bằng chuyển khoảnthanh toán cùng TCTD); hoặc 24 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Thanh toán vốn giữa các TCTD thích hợp (nếu cho vay bằng chuyển khoản thanh toán khác TCTD). Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố, kế toán căn cứ vào biên bản định giá tài sản thế chấp, cầm cố để hạch toán ngoại bảng, ghi: Nhập TK: 994 “TS cầm cố, thế chấp của khách hàng” Giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng hay khế ước vay tiền lập mỗi loại 2 bản để trả lại người vay mỗi loại một bản, một bản kế toán lưu giữ để theo dõi thu nợ và được lưu vào trong hồ sơ vay vốn của khách hàng vay cùng với các giấy từ pháp lý xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản thế chấp, cầm cố. Trong hồ sơ vay vốn của từng khách hàng vay, hợp đồng tín dụng được sắp xếp theo trật tự kỳ hạn nợ để theo dõi thu hồi nợ. Nếu kế toán cho vay đã được tin học hoá thì phần hạch toán và phần theo dõi kỳ hạn nợ được thực hiện trên máy vi tính theo chương trình phần mềm kế toán cho vay. Để đảm bảo số tiền cho vay trên hợp đồng tín dụng khớp đúng với số dư Nợ các tài khoản cho vay thì cuối định kỳ (tháng, quý) kế toán cho vay tiến hành sao kê số dư các hợp đồng tín dụng để đối chiếu với dư Nợ tài khoản cho vay. Nếu có chênh lệch thì phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh sao cho tổng dư nợ trên hợp đồng tín dụng phải bằng tổng dư nợ của các tài khoản cho vay tương ứng. (b) Kế toán giai đoạn thu nợ. Cơ sở để kế toán thu hồi nợ các khoản cho vay từng lần là kỳ hạn nợ ghi trên hợp đồng tín dụng. Việc xác định kỳ hạn nợ của các khoản cho vay là trách nhiệm của nhân viênTrường tín dụng, nhưng Đạiviệc theo họcdõi kỳ hạn Kinh nợ để thu hồitế nợ Huếtheo kỳ hạn nợ là trách nhiệm của nhân viên kế toán. Do vậy nhân viên kế toán và nhân viên tín dụng phải phối hợp để theo dõi tình hình trả nợ của người vay theo đúng kỳ hạn đã định; hoặc xử lý chuyển nợ quá hạn nếu người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được gia hạn nợ. Theo quy chế tín dụng, đến hạn trả nợ người vay phải chủ động nộp bằng tiền mặt hay trích tài khoản tiền gửi để trả nợ cho TCTD. Nếu người vay không chủ động 25 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang trả nợ trong khi tài khoản tiền gửi của người vay có đủ tiền để trả nợ thì kế toán chủ động lập phiếu chuyển khoản trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ. Nếu thu bằng tiền mặt, kế toán căn cứ giấy nộp tiền của người vay để vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Nếu thu bằng chuyển khoản, kế toán căn cứ uỷ nhiệm chi của người vay, hoặc lập phiếu chuyển khoản để vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Bút toán phản ánh nghiệp vụ thu nợ từ khách hàng vay: Nợ TK: - Tiền mặt (TK 1011) (nếu trả bằng tiền mặt); hoặc - Tiền gửi khách hàng (TK 4211) (nếu trả từ TK tiền gửi). Có TK: Nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp (TK 2111). Ngoài bút toán thu gốc, bút toán thu lãi trong trường hợp thu lãi sau (thu lãi một lần cùng gốc khi đáo hạn) sẽ được trình bày ở phần sau trong mục thu lãi. Đồng thời với việc hạch toán, kế toán xoá nợ trên hợp đồng tín dụng bằng cách ghi số tiền thu nợ vào cột “số tiền trả nợ”, rút số dư. Hợp đồng tín dụng đã thu hết nợ (số dư bằng 0) được xuất khỏi hồ sơ tín dụng để đóng thành tập riêng, hoặc đóng vào tập nhập ký chứng từ nếu số lượng ít. Sau đó làm thủ tục để ghi: Xuất TK ngoại bảng 994 và trả lại các giấy tờ được nhận làm thế chấp tài sản cho người vay. (c) Kế toán thu lãi cho vay Thu nhập về lãi là nguồn thu lớn nhất của các TCTD. Do vậy trách nhiệm của kế toán là Trườngphải tính và hạch toánĐại lãi cho học vay một Kinhcách đầy đủ, tếchính Huế xác, kịp thời theo đúng chế độ. Theo chế độ tín dụng và chế độ kế toán, hiện nay đối với phương thức cho vay từng lần, TCTD áp dụng hai cách thu lãi là: thu lãi định kỳ hàng tháng và thu lãi sau (thu lãi cùng vốn gốc một lần khi đáo hạn). Đồng thời áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích (dự thu) đối với thu lãi từ hoạt động tín dụng. Theo đó quy trình kế toán thu lãi cho vay từng lần được thực hiện một cách phù hợp. 26 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Đối với cả hai cách thu lãi trên thì việc tính và hạch toán thu lãi vẫn được thực hiện hàng tháng. Nếu hàng tháng khách hàng trả lãi ngay bằng tiền mặt hoặc trích TK tiền gửi để trả thì ngân hàng sẽ thu trực tiếp, còn nếu khách hàng chưa trả thì số lãi cho vay phát sinh hàngtháng sẽ được hạch toán, ghi nhận vào tài khoản “lãi phải thu về hoạt động tín dụng” (TK 3941).  Kế toán thu lãi định kỳ (hàng tháng) Hàng tháng khi khách hàng đến trả lãi kế toán tiến hành tính lãi trong tháng cho khách hàng để phản ánh vào tài khoản “thu lãi cho vay” (TK 702). Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần: Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng) Việc tính lãi định kỳ do các thanh toán viên quản lý tài khoản cho vay khách hàng trực tiếp tính và lập chứng từ để hạch toán. Trường hợp đã thực hiện kế toán máy thì việc tính lãi và hạch toán thu lãi do máy tính thực hiện theo phần mềm kế toán cho vay. Bút toán phản ánh thu lãi trực tiếp: Nợ TK: - Tiền mặt (TK 1011) nếu khách hàng trả bằng tiền mặt; hoặc - TGKH (TK 4211) nếu khách hàng trích từ TKTG để trả lãi. Có TK: - Thu lãi cho vay (702).  Kế toán thu lãi sau Thu lãi sau là cách thức thu lãi mà lãi được thu cùng nợ gốc khi đáo hạn. Tuy nhiên theo nguyên tắc hạch toán lãi dự thu, dự trả, hàng tháng ngân hàng vẫn tính và hạch toánTrường số lãi phát sinh vàoĐại thu nhập, học đối ứng Kinh với tài khoản tế “lãi Huế phải thu về hoạt động tín dụng”. Trường hợp này, lãi phát sinh tháng thường được tính vào một ngày cận cuối tháng nhất định cho tất cả các khách hàng vay (từng lần). Từng tháng, TCTD tính toán số lãi cho vay từng lần phát sinh trong tháng. Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần: Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng) 27 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Sau khi tính được số lãi phát sinh, kế toán hạch toán: Nợ TK: Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941). Có TK: Thu lãi cho vay (TK 702). Khi kết thúc hợp đồng cho vay từng lần, khách hàng sẽ trả cả nợ gốc và lãi vay. Nợ gốc được thu và hạch toán như phần trên đã trình bày, còn lãi vay được TCTD hạch toán như sau: Nợ TK: - Tiền mặt (1011) nếu thu bằng tiền mặt; hoặc - Tiền gửi khách hàng (4211) nếu khách hàng trả bằng tiền gửi. Có TK: - Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (3941).  Chú ý: ‾ Trường hợp khi đáo hạn món vay, nếu lãi của kỳ cuối cùng TCTD chưa hạch toán treo vào lãi phải thu thì số lãi này sẽ được hạch toán thẳng vào thu nhập, bút toán hạch toán thu lãi như sau: Nợ TK: Tiền mặt hoặc tiền gửi khách hàng (Tổng số lãi cho vay). Có TK: Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (Số lãi đã hạch toán dự thu). Có TK: Thu lãi cho vay (Số lãi chưa hạch toán dự thu). ‾ Trường hợp TCTD đã hạch toán dự thu nhưng khách hàng không trả lãi vay đúng hạn, tức là TCTD không thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì không được ghi giảm doanh thu (thoái thu từ tài khoản thu nhập 702) mà xử lý theo hai trường hợp như quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.Trường Đại học Kinh tế Huế + Nếu khoản lãi được đánh giá là không thể thu hồi được thì hạch toán thẳng vào chi phí để tất toán tài khoản “lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”, kế toán ghi: Nợ TK: Chi phí khác (89) Có TK: Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (3941) 28 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang + Nếu khoản lãi được đánh giá là không chắc chắn thu được thì phải lập dự phòng để bù đắp, và khi khoản lãi đó được xác định chắc chắn là không thu hồi được thì sẽ được trích từ tài khoản dự phòng này để bù đắp. ‾ Khi hạch toán vào tài khoản chi phí để lập dự phòng, ghi: Nợ TK: Chi phí dự phòng rủi ro khác (TK 8829) Có TK: Dự phòng rủi ro lãi phải thu (TK 399) Đồng thời để tiếp tục theo dõi thu hồi số lãi từ khách hàng vay, kế toán sẽ hạch toán ngoại bảng đối với số lãi trên, kế toán ghi: Nhập TK: ngoại bảng “Lãi cho vay quá hạn chưa thu được” (TK 941) ‾ Khi sử dụng dự phòng để bù đắp khoản lãi phải thu nhưng không thu được, kế toán ghi: Nợ TK: Dự phòng rủi ro lãi phải thu (TK 399) Có TK: Dãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941) Khoản lãi phải thu đã sử dụng dự phòng để xử lý vẫn được tiếp tục theo dõi và tiếp tục truy thu trong khoảng thời gian nhất định. ‾ Trường hợp TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro lãi phải thu, nhưng sau đó khoản lãi phải thu đã thu được, không phải sử dụng dự phòng thì TCTD phải hoàn nhập dự phòng. Việc hoàn nhập dự phòng có thể được thực hiện từng lần hoặc theo định kỳ. (2) Trường hợp kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng ChoTrường vay theo hạn mức Đại tín được học áp dụng trongKinh cho vay tếngắn Huếhạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân có đủ điều kiện vay theo phương thức này. Nội dung chủ yếu của cho vay theo hạn mức tín dụng là TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm: 29 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Chỉ áp dụng cho các khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có vòng quay vốn lưu động nhanh, có khả năng tài chính lành mạnh và uy tín với TCTD. Nhu cầu vay thường là để tài trợ cho nguồn vốn lưu động thiếu hụt. Không định kỳ hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng còn thực hiện. (a) Kế toán giai đoạn giải ngân Hợp đồng tín dụng sau khi ký kết được chuyển cho kế toán để kiểm soát lại và theo dõi giải ngân. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp như giấy lĩnh tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) hoặc các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như ủy nhiệm chi kế toán sẽ vào sổ tài khoản chi tiết cho vay hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Bút toán hạch toán: Nợ TK: - Cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn Có TK: - Tiền mặt (1011) nếu giải ngân bằng tiền mặt; hoặc - Tiền gửi người thụ hưởng (4211) nếu thanh toán chuyển khoản cùng TCTD; hoặc - Thích hợp trong thanh toán vốn giữa các TCTDnếu thanh toán chuyển khoản khác TCTD. (b) Kế toán thu nợ Kế toán tiến hành hạch toán thu nợ theo 2 trường hợp: Trường Trường hợp 1: Thu Đại nợ trực tiếphọc vào tài Kinhkhoản cho vay tế Huế Khách hàng vay nộp tiền bán hàng bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản vào bên Có tài khoản cho vay để trả nợ ngân hàng, căn cứ vào các chứng từ thích hợp, kế toán hạch toán: Nợ TK: - Ttiền mặt - Tiền gửi khách hàng, hoặc 30 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Thích hợp khác Có TK: - Cho vay ngắn hạn/ nợ đủ tiêu chuẩn  Trường hợp 2: TCTD thu nợ định kỳ từ tài khoản tiền gửi. Trường hợp này tiền sẽ được nộp vào tài khoản tiền gửi thanh toán. Đến kỳ hạn trả nợ khách hàng vay lập ủy nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi để trả nợ TCTD. Nếu khách hàng vay không chủ động trả nợ thì TCTD chủ động lập phiếu chuyển khoản để trích tài khoản tiền gửi khách hàng thu nợ, hạch toán: Nợ TK: tiền gửi của khách hàng vay (TK 4211) Có TK: cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn. (c) Kế toán thu lãi Xuất phát từ đặc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng là gốc không cố định nên lãi cho vay được tính và thu hàng tháng theo phương pháp tích số (thường vào ngày cố định cuối tháng), theo đó công thức tính lãi như sau: Tổng tích số tính lãi trong tháng * Lãi suất tháng  Số tiền lãi = 30 ngày  Tổng tích số tính lãi trong tháng = Số dư nợ Tài khoản cho vay * Số ngày duy trì số dư nợ tài khoản cho vay. Ví dụ: Ngày Số dư trên TK cho vay Số ngày Tích số Ngày 27/07 chuyển sang 100 8 800 Trường5/8 Đại học80 Kinh tế5 Huế400 10/08 70 7 490 17/08 120 10 1200 27/08 60 Tổng số 30 2890 Nếu lãi suất cho vay là 0.8%/tháng thì số lãi cho vay trong tháng 08 sẽ là: 2890*0.8% 31 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang  Số tiền lãi = = 7.706 triệu 30 ngày Vào ngày cân đối tháng (theo ví dụ trên là ngày 27 hàng tháng) các thanh toán viên quản lý tài khoản cho vay của khách hàng lập bảng kê tính lãi để hạch toán thu lãi. Bút toán hạch toán thu lãi trực tiếp: Nợ TK: Tiền gửi khách hàng (4211) Có TK: Thu lãi cho vay (702) 1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay 1.3.1. Vai trò của kế toán nghiệp vụ cho vay Đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng thì kế toán cho vay có vai trò rất quan trọng, điều đó thể hiện ở chỗ là: Kế toán cho vay cung cấp cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế và các cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng những thông tin có liên quan đến quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi, thời hạn hoàn trả một cách kịp thời, chính xác. Qua đó giúp cho lãnh đạo của TCTD nắm được tình hình cho vay, dư nợ, doanh số cho vay, thu nợ, thu lãi, và tình hình nợ quá hạn từ đó có biện pháp xử lý, chỉ đạo điều hành cho phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đó là an toàn, lợi nhuận và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của TCTD. Kế toán cho vay cũng phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có đủ vốn để sản xuất kinh doanh và mở rộng giao lưu hàng hoá. Thông qua kế toán cho vay, TCTD có thể biết được phạm vi hoạt động,Trường phương hướng đầĐạiu tư của họccác nhà đầu Kinh tư, cũng như tế theo Huế dõi được hiệu quả sử dụng vốn vay của những nhà đầu tư để từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, bạn hàng của doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính cũng như khả năng hấp thụ vốn vay của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay vốn của các doanh nghiệp để từ đó đánh giá xu thế vận động của các doanh nghiệp để trên cơ sở đó đề ra những chính sách phù hợp. 32 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Ngoài ra, kế toán cho vay còn là công cụ để đảm bảo an toàn vốn vay của TCTD, đồng thời hạn chế rủi ro nhằm góp phần ổn định thu nhập của TCTD. Hơn nữa, kế toán cho vay cũng là công cụ phục vụ đắc lực trong việc chỉ đạo chấp hành chính sách tín dụng tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Các TCTD là những cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, do đó các TCTD đã áp dụng mức lãi suất đối với các thành phần có vốn hoạt động, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời. 1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, kế toán cho vay cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: Kế toán cho vay phải xác lập các hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp pháp hợp lệ. Kiểm soát để đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ kế toán cho vay, để đảm bảo các khoản cho vay ra có khả năng thu hồi ngay từ khâu phát tiền vay. Đồng thời, giám sát tình hình cho vay và thu nợ chặt chẽ, từ đó phản ánh vào sổ sách thích hợp tình hình cho vay và thu nợ. Kế toán cho vay cũng tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các số liệu cho vay để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân, tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay của vốn tín dụng. Mặt khác, kế toán cho vay cũng cần phải theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ để hạch toán thu nợ, thu lãi hoặc chuyển nợ quá hạn kịp thời đảm bảo an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả tín dụng, từ đó đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và quyền lợi chính đáng của TCTD. Kế toán cho vay cũng có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, chứng từ cho vay một cách chặt chẽ,Trường khoa học, đúng với Đại quy định học của pháp Kinh luật hiện hành tế để đảmHuế bảo thu hồi nợ kịp thời nhằm bảo vệ an toàn tài sản cho TCTD. Mặt khác, kế toán cho vay tham mưu cho cán bộ tín dụng và kết hợp với cán bộ tín dụng trong việc giám sát sử dụng vốn vay, trong việc thẩm định các khoản vay và đôn đốc thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn đúng chế độ làm cho đồng vốn vay đem lại hiệu quả kinh tế cao. 33 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN KỲ ANH 2.1. Giới thiệu về Quỹ tín dụng Nhân dân Kỳ Anh 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ‾ Tên doanh nghiệp: Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh ‾ Mã số thuế: 3001615996, Ngày cấp: 23/05/2012 ‾ Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) ‾ Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Thị xã Kỳ Anh ‾ Địa chỉ trụ sở chính: Khu phố 3, Phường Sông Trí, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh ‾ QĐTL/Ngày cấp: 17 / 21-02-2011 ‾ Cơ quan ra quyết định: NHNN Tỉnh Hà Tĩnh ‾ GPKD/Ngày cấp: 2807000006 / 22-02-2012 ‾ Cơ quan cấp: UBND Huyện Kỳ Anh ‾ Năm tài chính: 01-01-2012 ‾ Ngày bắt đầu hoạt động: 01/04/2011 12:00:00 AM ‾ Ngày nhận TK: 25/04/2012 ‾ Mã Cấp Chương Loại Khoản để nộp thuế vào NSNN: 3-760-340-343 ‾ Đại diện theo pháp luật: Trần Đại Nhân ‾ Số điện thoại: 02396268888 – 08888 28989 ‾ Ngành nghề kinh doanh: K64300 - Hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tổ chức tài chính khác. ‾ Logo của doanh nghiệp: Trường Đại học Kinh tế Huế Căn cứ theo Quyết định số 390/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập mô hình thí điểm Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh đã được 34 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định thành lập theo Quyết định số 17/QĐ – NH ngày 21 tháng 02 năm 2011 với mục đích hoạt động là hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tổ chức tài chính khác. Như vậy, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 01/04/2011 với nhiệm vụ kịp thời đáp ứng cho khách hàng có nhu cầu về vốn để gia tăng sản xuất và ổn định cuộc sống. Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh là một trong 28 Quỹ tín dụng nhân dân nằm trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua 7 năm hoạt động, với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tập thể Hội đồng quản trị, Ban điều hành cũng như sự giúp đỡ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp hay Ngân hàng Nhà nước, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh đã phát huy tác dụng một cách tích cực, triệt để được minh chứng thông qua chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên đáng kể. Cụ thể, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh đã thực hiện tốt mục tiêu hoạt động của một tổ chức tín dụng nhân dân đó là huy động vốn tại chỗ để cho vay tại chỗ, đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn, bảo đảm quyền lợi cho thành viên góp vốn. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tín dụng hợp tác hoạt động trong lĩnh vực Tiền tệ - Tín dụng, là dịch vụ Ngân hàng chủ yếu ở nông thôn nhưng mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân là nhằm huy động nguồn vốn tại chỗ để cho vay nhằm phát triển cộng đồng. Có thể nói, quy mô tổ chức, địa bàn hoạt động gắn liền với dân cư, giao dịch thuận lợi nên chỉ trong thời gian ngắn Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh đã được cấp Ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân ở địa phương ủng hộ, quan tâm nhằm phát triển. Chính điều này, đã mở ra một kênh chuyển tài vốn mới, đa dạng hóa các hình thức hoạt động tín dụng, từng bước góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở địa bàn thôn. Hoạt động của Quỹ Tín DụngTrường Nhân Dân Kỳ Anh Đại đã góp phhọcần làm choKinh kinh tế xã tế hội ngàyHuế càng đổi mới, có sự chuyển biến tích cực từ đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ (1) Chức năng 35 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh có các chức năng của một tổ chức tín dụng như sau: Quỹ tín dụng tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, tự quyết định về phân phối thu nhập, đảm bảo thành viên và Quỹ tín dụng cùng có lợi. Quỹ thực hiện huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấy phép hoạt động. Quỹ tín dụng cũng có chức năng yêu cầu người cung cấp các tài liệu tài chính, sản xuất, kinh doanh liên quan đến khoản cho vay. Ngoài ra, Quỹ tín dụng còn tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng thích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Quỹ còn có chức năng kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng, hay khai trừ thành viên. (2) Nhiệm vụ Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh thực hiện các nhiệm vụ chính sau: Hoạt động kinh doanh theogiấy phép được cấp, chấp hành các quy định của nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê và chấp hành chế độ thanh tra, chế độ kiểm toán theo quy định. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn hoạt động. Hoàn trả tiền gửi, tiền vay và các khoản nợ khác đúng kỳ hạn, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ tài sản và số vốn thuộc sở hữu củaTrường Quỹ tín dụng. Đại học Kinh tế Huế Nộp thuế theo luật định. Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm mục tiêu xây dựng Quỹ tín dụng và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân an toàn, hiệu quả, phát triền bền vững. Tóm lại, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp 36 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống, khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và vì lợi ích của các thành viên. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý (1) Bộ máy quản lý Đại hội thành viên Chủ tịch HĐQT Hội đồng quản trị Ban kiểm soát KT nội bộ Phó giám đốc Giám đốc Tín dụng Kế toán Kho quỹ HCNS Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ bộ máy quản lý của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh (2) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh: (a) Đại hội thành viên: Đại hội thành viên là bộ phận có quyền quyết định cao nhất, đây là bộ phận có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động trong năm hay báo cáo hoạt động của HĐQT và ban Trườngkiểm soát. Đồng th Đạiời cũng cóhọc trách nhi Kinhệm báo cáo côngtế khaiHuế minh bạch tài chính – kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có). ĐHTV sẽ là bộ phận đề ra phương hướng hoạt động trong năm tới của tổ chức và cũng đảm nhiệm các chức năng khác như: ‾ Tăng, giảm vốn điều lệ theo mức quy định của NHNN, mức góp vốn tối thiểu của thành viên. 37 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ‾ Bầu, bầu bổ sung hoặc bãi miễn chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, ban kiểm soát Quỹ tín dụng. ‾ Thông qua phương án do HĐQT xây dựng mức thù lao cho thành viên HĐQT, ban kiểm soát, mức lương của giám đốc và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng. ‾ Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng do HĐQT báo cáo, quyết định khai trừ thành viên. ‾ Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể Quỹ tín dụng ‾ Sửa đổi điều lệ Quỹ tín dụng ‾ Những vấn đề khác do HĐQT, ban kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 tổng số thành viên đề nghị. ‾ Riêng ĐHTV nhiệm kỳ còn thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ, báo cóa hoạt động của HĐQT và ban kiểm soát, thông qua phương hướng hoạt động và bầu chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, ban kiểm soát của nhiệm kỳ tới. (b) Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng sau đây: ‾ Tổ chức thực hiện các nghị quyết Đại hội thành viên. ‾ Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên). ‾ Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng; quyết định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng. ‾ Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên. ‾ Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành viên Hội đồngTrường quản trị, ban kiể mĐại soát, m ứhọcc lương c ủKinha giám đốc vàtế các nhânHuế viên làm việc tại Quỹ tín dụng. ‾ Xét kết nạp thành viên mới, gải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua. ‾ Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ trong mức được NHNN cho phép và tổng hợp báo cáo chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và báo cáo trước Đại hội thành viên gần nhất. 38 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ‾ Xử lý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quy định của Nhà nước. ‾ Trình Đại hội thành viên báo cáo về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có); phương hướng kế hoạch hoạt động năm tới; kiến nghị sửa đổi điều lệ. (c) Chủ tịch Hội đồng quản trị: Chủ tịch HĐQT là người đại diện cho Quỹ tín dụng trước pháp luật. Chủ tịch HĐQT là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của HĐQT, triệu tập và chủ trì các phiên họp của HĐQT, phân công và theo dõi các thành viên HĐQT thực hiện nghị quyết ĐHTV và quyết định của HĐQT, đôn đốc và giám sát việc điều hành của giám đốc Quỹ tín dụng. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT còn là người ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT (các văn bản trình Đại hội thành viên, trình NHNN ) (d) Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát để Quỹ tín dụng hoạt động đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ. Tiếp nhận và gải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng trong thẩm quyền của mình. Trưởng ban kiểm soát hoặc đại diện ban kiểm soát được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không biểu quyết. Có quyền yêu cầu những người có liên quan trong Quỹ tín dụng cung cấp tài liệu, sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác. Để thực hiện nhiệm của của mình, ban kiểm soát có quyền đưTrườngợc sử dụng bộ máy Đại kiểm tra, học kiểm toán Kinh nội bộ củ a tếQuỹ tínHuế dụng nhân dân. Đồng thời phải chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau đây: ‾ Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ và nghị quyết của Đại hội thành viên mà ban kiểm soát đã yêu cầu. 39 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ‾ Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo yêu cầu của thành viên. (e) Kiểm toán nội bộ Bộ phận kiểm toán nội bộ có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau: ‾ Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nôi bộ, đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng. ‾ Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại Quỹ tín dụng trình Ban kiểm soát xem xét, phê duyệt sau khi báo cáo Hội đồng quản trị. ‾ Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm hoặc đột xuất và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch hoặc kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. ‾ Tư vấn cho người điều hành, HĐQT của Quỹ tín dụng và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng, cơ chế quản trị, điều hành, quy trình nhận dạng, đo lường đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn, hệ thống thông tin, hạch toán kế toán. (f) Giám đốc Giám đốc trong Quỹ tín dụng nhân dân đảm nhận các chức năng sau đây: ‾ Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng theo đúng pháp luật, điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị. ‾ Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó giám đốc, kế toán trưởng. ‾ TuyTrườngển dụng, kỷ luậ t, Đạicho thôi vihọcệc các nhân Kinh viên làm vi tếệc tạ i HuếQuỹ tín dụng ‾ Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ, trình hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng. ‾ Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết. 40 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ‾ Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của năm tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên. ‾ Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên, đồng thời báo cáo ngay với NHNN để có biện pháp xử lý. (g) Phó giám đốc Tại Quỹ tín dụng, phó giám đốc có chức năng thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Quỹ tín dụng nhân dân và của thành viên Hội đồng quản trị. (h) Bộ phận tín dụng: Bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm về những hợp đồng cho vay. Bộ phận này có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: ‾ Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc kí hợp đồng tín dụng. ‾ Thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến việc cho vay, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ xin vay do khách hàng cung cấp ‾ Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. (i) Bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán có chức năng tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Quỹ tín dụng. ĐTrườngảm bảo tính tuân th Đạiủ chuẩn mhọcực kế toán, Kinh luật kế toán, tế luậ t Huếthuế và các luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và theo yêu cầu quản trị của Quỹ tín dụng. Cụ thể: ‾ Chuyên sâu hạch toán kế toán như: trực tiếp hạch toán kế toán, mở tài khoản giao dịch với khách hàng, lưu giữ hồ sơ, lập báo cáo tài chính, chuyển tiền qua ngân hàng, thanh toán bù trừ và các dịch vụ khác 41 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ‾ Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. ‾ Có nhiệm vụ theo dõi các giao dịch thu chi tiền mặt với khách hàng, kiểm tra chứng từ, thông báo về việc thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền gửi, tiền vay, thu nhập các thông tin phát sinh trong ngày. Kết hợp với phòng kho quỹ để thu thập số liệu và hoàn chỉnh số liệu nếu có sai sót lên Bảng cân đối kế toán. Đồng thời, đây cũng là bộ phận đại diện cho Quỹ tín dụng làm việc với các cơ quan, Ngân hàng, kiểm toán, cơ quan thuế để giải trình các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, sổ sách và chứng từ kế toán. Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế nghiêm chỉnh đúng luật thuế hiện hành. Đồng thời, làm việc với các kiểm toán về báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ tín dụng. (k) Bộ phận kho quỹ: Thủ quỹ sau khi thu, chi phải cẩn thận, tôn trọng nguyên tắc về quỹ tiền mặt, cuối giờ phải sắp xếp tiền theo đúng loại. Băng bó, đóng cây đúng quy định và bắt buộc phải cất giữ tiền mặt vào két sắt ngay sau khi khóa sổ cuối ngày. Thủ quỹ chịu trách nhiệm thu, chi khi có đầy đủ chữ ký trên chứng từ hợp lệ nếu để thất thoát tiền quỹ thì phải bồi thường. Về an toàn kho quỹ: khi xuất, nhập quỹ tiền mặt phải có đầy đủ 3 người có trách nhiệm giữ 3 chìa khóa để cùng mở kho quỹ gồm: giám đốc, kế toán trưởng và thủ quỹ. Bộ phận ngân quỹ kiểm điểm tình hình nhanh chóng, chính xác làm hài lòng khách hàng khi đến giao dịch, không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản của Quỹ tín dụng cũng như của khách hàng khi đến giao dịch. (l)Trường Bộ phận hành chính Đại – nhân sựhọc Kinh tế Huế Bộ phận này có chức năng là làm văn phòng và tổ chức lao động tiền lương, đồng thời có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, quản lý quỹ tiền lương, tổ chức thực hiện chính sách đối với người lao động. Tham mưu cho Giám đốc điều động, tiếp nhận, sắp xếp cán bộ, công nhân viên trong Quỹ cho phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ kinh doanh. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 42 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (1) Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán tiền Kế toán cho Kế toán vốn và các khoản trích Thủ quỹ gử i tiết kiệm vay và thu nợ bằng tiền theo lương Sơ đồ 2.2 – Tổ chức bộ máy kế toán tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh (2) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận (a) Kế toán trưởng Kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ máy kế toán, do đó kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về mảng kế toán của đơn vị mình. Với các chức năng và nhiệm vụ chính sau: - Giúp giám đốc tổ chức và thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán đồng thời cung cấp thông tin kinh tế trong phạm vi toàn đơn vị. - Kế toán trưởng chịu trách nhiệm lựa chọn đúng chế độ kế toán cho Quỹ tín dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và thiết lập các tính toán cho bộ phận. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc của bộ phận nhằm nắm bắt số liệu và đề xuất biện pháp kịp thời khi sổ sách có sai sót - Làm việc với các cơ quan chức năng như: Ngân hàng, kiểm toán hay cơ quan thuế để Trườnggiải trình các vấn đĐạiề liên quan học đến báo Kinhcáo tài chính, tế sổ sáchHuế và chứng từ kế toán khi cần thiết. (b) Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp có chức năng theo dõi, tổng hợp số liệu của toàn Quỹ tín dụng. Đồng thời tham gia quyết toán tổng hợp số liệu và lập các báo cáo tài chính. 43 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Ngoài ra, kế toán tổng hợp cũng thực hiện tập hợp sổ sách từ các phân hệ kế toán, tổng hợp thông tin gửi lên kế toán trưởng đồng thời tính toán, theo dõi các loại thuế mà Quỹ tín dụng phải nộp, lập báo cáo thuế và nộp thuế đúng thời hạn quy định, trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh. (c) Kế toán tiền gửi tiết kiệm Kế toán tiền gửi tiết kiệm có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của tiền trong Quỹ tín dụng, cụ thể các khoản thu - chi hàng ngày liên quan đến các khoản tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng. Hàng tháng kế toán tiền gửi tiết kiệm cũng tiến hành tính và trả lãi các khoản tiền gửi cho khách hàng gửi tại đơn vị. Ngoài ra, cũng lập phiếu thu, chi tiền mặt trong phạm vi công việc đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. (d) Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Quỹ tín dụng đảm nhận các chức năng chính sau: ‾ Thực hiện tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách chính xác và kịp thời các số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động Tính chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí và từ thu nhập của người lao động. ‾ Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán ở các bộ phận khác, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. ‾ Theo dõi tình hình trả - tạm ứng tiền lương, tiền thưởng hay các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động. ‾ LTrườngập các báo cáo về Đạilao động, họctiền lương Kinh và các kho ảntế trích Huế theo lương. Theo định kỳ sẽ tiến hành phân tích điều chỉnh tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin chi tiết chính xác về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời. (e) Kế toán cho vay và thu nợ 44 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Kế toán cho vay và thu nợ tại Quỹ tín dụng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ sau đây: ‾ Kế toán cho vay phải xác lập các hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp pháp hợp lệ. Kiểm soát để đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ kế toán cho vay nhằm đảm bảo các khoản cho vay có khả năng thu hồi ngay từ khâu phát tiền vay. Giám sát tình hình cho vay và thu nợ chặt chẽ, từ đó phản ánh vào sổ sách thích hợp tình hình cho vay và thu nợ. ‾ Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các số liệu cho vay để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân, tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay của vốn tín dụng. Mặt khác, cần theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ để hạch toán thu nợ, thu lãi hoặc chuyển nợ quá hạn kịp thời đảm bảo an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả tín dụng. ‾ Quản lý hồ sơ, chứng từ cho vay chặt chẽ, khoa học để đảm bảo thu hồi nợ kịp thời nằm bảo vệ an toàn tài sản cho ngân hàng. ‾ Tham mưu cho cán bộ tín dụng và kết hợp với cán bộ tín dụng trong việc giám sát sử dụng vốn vay, trong việc thẩm định các khoản vay và đôn đốc thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn đúng chế độ làm cho đồng vốn vay đem lại hiệu quả kinh tế cao. (f) Kế toán vốn bằng tiền Bộ phận này đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ sau: ‾ Phản ánh một cách kịp thời và chính xác số hiện có và sự vận động của các loại tiền. Thông qua việc ghi chép kế toán thực hiện chức năng kiểm soát, phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ. ‾ ThưTrườngờng xuyên kiểm Đạitra đối chi họcếu tiền m ặKinht ghi trên sổ sáchtế v ớHuếi tiền mặt tồn quỹ, qua đó phát hiện chênh lệch (nếu có) để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý thích hợp. ‾ Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ và các thủ tục hạch toán vốn bằng tiền. (g) Thủ quỹ 45 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Tại Quỹ tín dụng, thủ quỹ có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm cố, tài sản thế chấp, các tài sản có giá trị, đồng thời quản lý an toàn của kho quỹ. Ngoài ra, thủ quỹ cũng tiến hành kiểm tra, kiểm soát tiền mặt trong kho hàng ngày. 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán (1) Chế độ kế toán Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh hạch toán kế toán theo chế độ kế toán của Quỹ tín dụng nhân dân căn cứ theo Công văn 8704/NHNN – TCKT về chế độ báo cáo tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân ban hành ngày 14/11/2016 của Ngân hàng Nhà nước. Hình thức ghi sổ kế toán tại Quỹ là hình thức Chứng từ ghi sổ. Sử dụng phần mềm kế toán Quỹ tín dụng nhân dân eFUND (2) Chính sách kế toán ‾ Quỹ tín dụng lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch ‾ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. ‾ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam ‾ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Quỹ tín dụng áp dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng ‾ Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt Nam đồng theo tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm hạch toán. ‾ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.1.5. Tình hình nguồn lực của Quỹ tín dụng trong 3 năm 2015 – 2017 2.1.5.1.Trường Tình hình lao độĐạing học Kinh tế Huế Trong bất kỳ một tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ nào thì yếu tố lao động vẫn luôn là yếu tố cơ bản nhất, tất yếu đầu tiên để cho một tổ chức có thể hoạt động và tạo ra của cải. Lao động giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại hay diệt vong của một doanh nghiệp. Nói như vậy không có nghĩa là người lao động trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định tất thảy mà điều đó còn phụ 46 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang thuộc vào năng lực quản lý nhân sự hay nói cách khác là cách sử dụng lao động của nhà quản lý sao cho lao động được sử dụng một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Biết được tầm quan trọng của công tác quản lý và phát triển nguồn lực lao động của các tổ chức, các nhà quản lý tại Quỹ TDND Kỳ Anh cũng đã ý thức và hết sức quan tâm đến công tác quản lý nhân sự. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1 – Tình hình lao động tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Tổng nguồn lao động 20 20 27 +/- % +/- % 1.Phân theo trình độ ‾ Thạc sỹ 0 0 2 0 00.00 2 00.00 ‾ Đại học 17 17 22 0 00.00 5 29.41 ‾ Cao đẳng 2 2 2 0 00.00 0 00.00 ‾ Trung cấp 1 1 1 0 00.00 0 00.00 2.Phân theo giới tính ‾ Nam 5 5 8 0 00.00 3 60.00 ‾ Nữ 15 15 19 4 26.67 4 26.67 (Nguồn số liệu: Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, tình hình sử dụng lao động tại Quỹ tín dụng qua 2 năm 2015 và 2016 không có sự thay đổi, đến năm 2017 thì tình hình lao động tại Quỹ tín dụng có sự biến động lớn. Cụ thể, số lao động trong năm 2017 tại Quỹ là 27 người, tăng 7 người so với năm 2015 và 2016. Điều này trước hết cho thấy quy mô hoạt động của Quỹ tín dụng ngày càng lớn, Quỹ tín dụng hoạt động ngày càng có hiệu quả cao. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn ta tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng sau: ThTrườngứ nhất, theo trình đ ộĐại lao động: học Kinh tế Huế Lao động tại Quỹ tín dụng năm 2017 là 27 người, trong đó lao động thuộc trình độ thạc sỹ là 2 người, tăng lên 2 người so với năm 2015 và 2016 (năm 2015 và 2016 không có lao động thạc sỹ). Lao động có trình độ đại học năm 2017 là 22 người, tăng lên 7 người so với năm 2015 và 2016, tương ứng với tốc độ tăng là 29.41%, trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp không có sự biến động hay nói cách khác không thay đổi 47 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang qua 3 năm. Như vậy lao động tại Quỹ tín dụng ngày càng có sự tiến bộ về trình độ học vấn, điều này cho thấy Quỹ tín dụng ngày càng đầu tư hơn về mặt nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên và có nhu cầu sử dụng lao động có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn cao hơn, hay nói cách khác Quỹ tín dụng đã có sự chú trọng về mặt chất lượng lao động trong chính sách tuyển dụng, chất lượng lao động được kiểm soát từ những khâu đầu tiên với những chính sách tuyển dụng minh bạch, nghiêm túc. Điều đó cũng giúp cho đội ngũ lao động tại Quỹ tín dụng đủ điều kiện để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng của Quỹ tín dụng. Ngoài ra, Quỹ cũng đã thường xuyên tổ chức cho nhân viên học tập các quy định và quy chế mới của Nhà nước nên trình độ của lao động cũng ngày càng được nâng lên, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất của nhiệm vụ. Cách sử dụng lao động như vậy cho thấy nhà quản lý của Quỹ tín dụng ngày càng sử dụng lao động một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Thứ hai, theo giới tính: Tình hình sử dụng lao động theo giới tính tại Quỹ tín dụng có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể lao động mang giới tính Nam qua 3 năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là 5, 5 và 8 người. Như vậy, qua 2 năm 2015 – 2016 không có sự thay đổi, đến năm 2017 tình hình sử dụng lao động Nam tại Quỹ tín dụng có sự thay đổi đáng kể, tăng lên 3 lao động so với năm 2015 và 2016, tương ứng với tốc độ tăng là 60.00%. Trong khi đó, lao động Nữ qua 3 năm lần lượt là 15, 15 và 19 người. Từ năm 2015 đến 2017 tăng lên đến 4 lao động, với tốc độ tăng là 26.67%. Như vậy, việc sử dụng lao động Nam tại Quỹ tín dung có xu hướng tăng lên, Quỹ tín dụng cũng đã có sự cân nhắc hơn trong việc cân bằng giới tính tại đơn vị. Mặc dù tốc độ tăng của lao động nam tại Quỹ lớn hơn tốc độ tăng của lao động nữ, tuy nhiên nhìn chung Quỹ tín dụng vẫn có xu hướng ưa chuộng lao động nữ nhiều hơn, một phần có thể lao động nữ có trình độ chuyên môn tốtTrường hơn hoặc có thể lao Đại động n ữhọc phù hợp Kinhhơn với đặc thùtế công Huế việc tại Quỹ tín dụng. Xét về việc sử dụng lao động như trên tại các loại hình doanh nghiệp khác có thể nói là có sự thay đổi không đáng kể, nhưng đối với quy mô hoạt động vừa cũng như đặc thù của loại hình Quỹ tín dụng thì việc sử dụng hay sự biến động lao động như trên thì hợp lý và có sự biến động khá lớn. Nhà quản lý đã có những chính sách hợp lý và tiến bộ trong việc đánh giá và sử dụng nguồn lực lao động. 48 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Nói tóm lại, qua 3 năm lao động tại Quỹ tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng, điều này được thể hiện thông qua sự tăng lên về số lượng lao động cũng như cơ cấu trình độ lao động, hơn nữa cũng trong năm 2016 Quỹ khai trương trụ sở mới nên có thể nói quy mô hoạt động của Quỹ không ngừng tăng lên và có xu hướng tăng lên trong tương lai gần để có thể đáp ứng kịp thờinhững nhu cầu phát triển của Quỹ. Và theo thông báo mới nhất, Quỹ sẽ đầu tư cho một số lao động học liên thông lên trình độ đại học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm giúp Quỹ phát triển hơn nữa. Từ những điều trên cho thấy, nhà quản lý của đơn vị rất chăm lo trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, và với cách quản lý và tổ chức nhân sự hợp lý, Quỹ đã gặt hái được những thành tựu khả quan và có chỗ đứng trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2015 - 2017 Đối với một tổ chức, nguồn vốn luôn là chỉ tiêu nhằm thể hiện quy mô hoạt động của tổ chức đó. Vốn là điều kiện cơ bản, đóng vai trò quyết định, không có vốn thì tổ chức không thể hoạt động được. Điều này cũng không là ngoại lệ đối với Quỹ TDND Kỳ Anh. Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 – 2017 nguồn vốn của Quỹ TDND Kỳ Anh không ngừng biến động qua các năm, điều này được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 2.2 – Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: triệu đồng 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Vốn điều lệ 9,561 7.04 9,594 8.21 9,626 6.82 2. Vốn huy động 108,529 79.89 104,901 89.74 127,054 89.98 3. Vốn khácTrường 971 Đại 0.71 học Kinh0 0.00 tế Huế0 0.00 Tổng nguồn vốn 135,845 100.00 116,900 100.00 141,209 100.00 (Nguồn: Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh) 49 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2.3 – Tình hình biến động nguồn vốn của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm thực hiện Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn điều lệ 9,561 9,594 9,626 33 0.34 32 0.33 2. Vốn huy động 108,529 104,901 127,054 -3,628 -3.34 22,153 21.12 3. Vốn khác 971 0 0 -971 -100.00 0 - Tổng nguồn vốn 135,845 116,900 141,209 -18,945 -13.95 24,309 20.79 (Nguồn: Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Kỳ Anh) 140000 127054 120000 108529 104901 100000 80000 60000 40000 20000 9561 971 9594 0 9626 0 0 2015 2016 2017 vốn điều lệ vốn huy động vốn khác Biểu đồTrường 2.1 – Biến động theo Đại thời gian học của ngu Kinhồn vốn tại Qu tếỹ Tín Huế Dụng Nhân Dân Kỳ Anh qua 3 năm 2015 - 2017 Dựa vào các bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy qua 3 năm tổng nguồn vốn có sự biến động thất thường, cụ thể năm 2015 tổng nguồn vốn là 135.845 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2016 tổng nguồn vốn chỉ còn lại hơn 116.900 triệu đồng, như vậy năm 2016 tồng nguồn vốn giảm xuống 18.945 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng 50 SVTH: Nguyễn Thị Phúc
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang với mức giảm là 13,95%. Điều này trước hết cho thấy chính sách đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng của Quỹ tín dụng chưa thực sự có hiệu quả, hoặc Quỹ tín dụng chưa có chính sách lãi suất phù hợp. Cuối năm 2017 tổng nguồn vốn của Quỹ tín dụng đạt được là 141.209 triệu đồng, tăng lên 24.309 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độc tăng là 20,79%. Đây là mức tăng trưởng khá lớn, như vậy so với năm 2016 Quỹ tín dụng đã tập trung nghiên cứu, đánh giá thị trường và có những đổi mới trong chính sách huy động vốn dẫn đến đạt được những thành quả đáng kể. Để hiểu rõ hơn, ta tâp trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau: Nguồn vốn huy động: qua 3 năm nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm gần hơn 80%. Trong đó, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2017 với tỷ trọng là 89,98% trong tổng nguồn vốn. Với nguồn vốn huy động chiếm trên 80% trong tổng nguồn vốn góp phần mang lại sự ổn định và tăng trưởng qua 3 năm nguồn vốn. Mặc dù năm 2016, nguồn vốn huy động giảm, tuy nhiên trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Do đó, Quỹ tín dụng vẫn luôn có khả năng có đủ vốn để tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình. Giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh so với chi phí vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và đạt được lợi nhuận cao. Như vậy, Quỹ tín dụng đã thực hiện tốt công việc của một tổ chức kinh doanh tiền tệ đó là thu hút nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Quỹ tín dụng đã tạo được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, điều đó góp phần giúp cho nguồn vốn tăng trưởng qua 3 năm. BênTrường cạnh nguồn vốn huyĐại động, nguhọcồn vố nKinh vay cũng không tế kém Huế phần quan trọng trong việc tài trợ tín dụng cho khách hàng một cách liên tục khi nguồn vốn huy động không đủ cung ứng. Nhìn vào bảng trên ta thấy, nguồn vốn vay của Quỹ tín dụng cao nhất là vào năm 2015, cụ thể năm 2015 vốn vay là 971 triệu đồng, chiếm 0.71% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do năm 2015, lượng khách hàng tìm đến Quỹ tín dụng vay vốn nhiều, trong khi nguồn vốn huy động cũng tăng cao nhưng không đủ đáp ứng cho khách hàng. Điều này là dấu hiệu đáng mừng cho Quỹ tín dụng trong năm 51 SVTH: Nguyễn Thị Phúc