Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán Thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa

pdf 171 trang thiennha21 23/04/2022 4170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán Thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_thue_gtgt_va_thue_tndn.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán Thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN * KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LASA Trường ĐạiPH ẠhọcM THỊ HOÀIKinh tế Huế Huế, Tháng 4 năm 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN * KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LASA Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Hoài ThS Nguyễn Thị Thanh Bình Lớp: K48D Kế toán Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, Tháng 4 năm 2018
  3. Lời cảm ơn Với những dòng lưu bút ngắn ngủi em biết là không đủ để nói hết được sự biết ơn sâu sắc đối với các đơn vị và cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong 4 tháng thức tập vừa qua. Được sự cho phép của Khoa Kế toán- Kiểm toán và sự hướng dẫn của Th.S: Nguyễn Thị Thanh Bình, em đã chọn đề tài “Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa”, làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. Không có sự thành công nào là không có sự dìu dắt và giúp đỡ, dù ít hay nhiều trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả đều tạo ra những bước ngoặt giúp ta vững bước trên con đường tương lai. Để hoàn thành được đợt thực tập này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá nhân và đơn vị liên quan, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập tại môi trường doanh nghiệp, giúp em có cơ hội gặp gỡ, thảo luận cũng như làm quen với môi trường nghề nghiệp trong tương lai. Và quý thầy cô giáo trong đoàn giáo viên hướng dẫn thực tập nghề nghiệp, đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Về phía đơn vị thực tập nghề nghiệp, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Công ty Cổ phần Lasa cũng như Phòng Tài chính- Kế toán đã tiếp nhận em. Đặc biệt, là Chị Phạm Thị Thanh Hoa người luôn nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn để em có thể hoàn thành đợt thực tập nghề nghiệp này cũng như giúp bài báo cáo được tốt hơn. Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, thầy cô những người đã luôn bên cạnh em, động viên, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Song dù đã có rất nhiều sự cố gắng, nhưng do lượng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy còn hạn chế, thời gian và mức độ nghiên cứu chưa sâu nên không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quýTrường thầy cô để bài báo Đại cáo của họcem có thể Kinhhoàn thiện hơn. tế Huế Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Phạm Thị Hoài
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Danh mục chữ viết tắt CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp NSNN Ngân sách nhà nước TSCĐ Tài sản cố định BCTC Báo cáo tài chính NPT Nợ phải trả VCSH Vốn chủ sở hữu TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn SXKD Sản xuất kinh doanh GĐ Phó giám đốc PGĐ Phó giám đốc NVKD Nhân viên kinh doanh KH & CN Khoa học và công nghệ NSNN Ngân sách nhà nước TrườngHCNS Đại họcHành chính Kinh nhân sự tế Huế PMKT Phần mềm kế toán NCC Nhà cung cấp CPN Chuyển phát nhanh HĐLĐ Hợp đồng lao động SVTH: Phạm Thị Hoài
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình HĐNT Hợp đồng nguyên tắc HĐMB Hợp đồng mua bán BHXH Bảo hiểm xã hội KTTT Kế toán thanh toán BHLĐ Bảo hộ lao động Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN 5 1.1 Những vấn đề chung về thuế 5 1.1.1 Khái niệm về thuế 5 1.1.2 Tính chất của thuế 5 1.1.3 Vai trò của thuế 6 1.1.4 Hệ thống thuế hiện hành 6 1.2 Thuế TNDN và Thuế GTGT 7 1.2.1 Thuế giá trị gia tăng 7 1.2.1.1 Khái niệm, lịch sử hình thành, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT 7 1.2.1.2Trường Đối tượng chịu thuĐạiế và n ộphọc thuế Kinh tế Huế 9 1.2.1.3 Căn cứ tính thuế 13 1.2.1.4 Phương pháp tính thuế 17 1.2.1.5 Đăng kí, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT 20 1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 23 1.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò, đối tượng nộp thuế 23 SVTH: Phạm Thị Hoài
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.2.2.2 Đối tượng nộp thuế 24 1.2.2.3 Thuế suất 25 1.2.2.4 Phương pháp tính thuế 25 1.2.2.5 Căn cứ tính thuế 26 1.2.2.6 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN 30 1.3 Kế toán thuế GTGT và Thuế TNDN 33 1.3.1 Kế toán thuế GTGT 33 1.3.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 33 1.3.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 36 1.3.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 37 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LASA 40 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Lasa 41 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 41 2.1.2. Tư cách pháp nhân 42 2.1.3 Hệ thống văn phòng, cửa hàng 43 2.1.4 Các sản phẩm chủ yếu của Công ty 44 2.1.5 Cơ cấu tổ chức 45 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 45 2.1.5.2Trường Chức năng các bĐạiộ phận học Kinh tế Huế 45 2.1.6 Tổ chức công tác kế toán 48 2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán 48 2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 49 2.1.7. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 52 2.1.7.1. Chế độ kế toán áp dụng 52 SVTH: Phạm Thị Hoài
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.7.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 52 2.1.2.3 Tổ chức hệ thống chứng từ 53 2.1.2.4 Hình thức ghi sổ 53 2.1.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo 55 2.1.2.6 Khái quát về tình hình tài sản nguồn vốn trong 3 năm từ 2015- 2017. 55 2.1.3.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 58 2.2. Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa 61 2.2.1 Thực trạng về kế toán thuế GTGT 61 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán thuế GTGT 61 2.2.1.2 Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 61 2.2.1.3 Tài khoản sử dụng 65 2.2.1.4 Sổ sách kế toán áp dụng 65 2.2.1.5 Phương pháp hạch toán 66 2.2.1.6. Lập báo cáo và quyết toán thuế 84 2.2.2. Thực trạng kế toán thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Lasa 101 2.2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán thuế TNDN 101 2.2.2.2 Chứng từ sử dụng 103 2.2.2.3 Tài khoản sử dụng 103 2.2.2.4 Sổ sổ sách kế toán áp dụng 103 2.2.2.5Trường Xác định thuế TNDNĐại tạm họctính trong Kinhnăm tế Huế 103 2.2.2.6 Quyết toán thuế TNDN 104 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LASA 116 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán 116 SVTH: Phạm Thị Hoài
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 3.1.1 Đánh giá chung 116 3.1.2. Ưu điểm 117 3.1.3 Nhược điểm 119 3.1.3.1 Về công tác kê toán thuế GTGT 119 3.1.3.2 Đối với công tác kế toán thuế TNDN 120 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa. 121 3.2.1 Mục đích hoàn thiện và nâng cáo công tác kế toán thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa 121 3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán thuế TNDN và thuế GTGT tại công ty cổ phần Lasa 122 3.2.2.1 Về công tác chung. 122 3.2.2.2 Về công tác kế toán thuế GTGT 122 3.2.2.3 Đối với công tác kế toán thuế TNDN 124 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128 1. Kết luận 128 2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 128 3. Kiến nghị 129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty từ năm 2015 – 2017 55 Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017 59 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Các loại thuế ở Việt Nam 7 Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT đầu vào 34 Sơ đồ 1.3. Kế toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu 35 Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế GTGT đối với hàng bán trả ngay 37 Sơ đồ 1.5: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 39 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Lasa 45 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán 48 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô tả quy trình ghi sổ của công ty CP LaSa 54 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Doanh thu, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của mỗi một doanh nghiệp. Nó là điều kiện để giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển, mở rộng kinh doanh và tái đầu tư. Và nhà nước cũng vậy, nhà nước muốn tồn tại được thì phải có Thuế, vì nhà nước không là chủ thể kinh doanh để tạo ra lợi nhuận như Công ty, nhưng phải duy trì bộ máy chính trị và phân phối hàng hóa công phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân. Do vậy, phần lớn khoản kinh phí đóng vào ngân sách nhà nước đều từ Thuế. Đồng thời, thuế cũng giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát lấy đi những nguồn thu không đáng kể từ tổ chức, cá nhân có thu nhập cao để phân phối cho người nghèo nhằm cải thiện cuộc sống, an sinh xã hội. Mặt khác, nước ta đang trên đà phát triển CNH, HĐH đất nước, gia nhập vào WTO, làm tăng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp làm sao để kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn kinh doanh luân chuyển và các mặt hàng làm sao để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhất. Vì vậy mà mỗi một doanh nghiệp ngoài việc có các chiến lược mang tính đột phá thì tổ chức hoạt động cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. “Đằng sau một công ty thành công là một bộ phận kế toán vững mạnh”. Vâng, bộ phận kế toán là một bộ phận quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuế phát sinh thường xuyên ở mỗi doanh nghiệp, công ty. Ở Việt Nam thì luật thuế luôn đươc thay đổi và cập nhật thường xuyên và luật thuế GTGT và luật thuế TNDN được thông qua tại kỳ họp quốc hội khóa IX ngày 10/05/1997Trường và chính thức ápĐại dụng t ừhọcngày 01/01/1999 Kinh thay chotế lu ậHuết thuế lợi tức. Hai sắc thuế này ra đời từ rất lâu và hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng rộng rãi, nhưng ở Viêt Nam thì công tác kế toán thuế còn hạn hẹp, còn non nớt so với sự vận động của nền kinh tế. Và chính những thay đổi bổ sung các sắc thuế này có tác động rất lớn đối với doanh nghiệp. Và thiết nghĩ là một sinh viên mới ra trường, thì tìm hiểu về kế toán Thuế thì tôi thấy rất thiết thực và phù hợp với xu thế kinh tế xã hội hiện nay. SVTH: Phạm Thị Hoài 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Tại công ty Cổ Phần Lasa thì hai sắc thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuế chủ yếu phát sinh và thường xuyên trong công ty. Trong những năm qua thì công ty cũng đã tuân thủ đầy đủ những quy định của bộ tài chính, đặc biệt là về công tác kế toán thuế. Tuy nhiên bên cạnh đó thì công tác kế toán thuế cũng gặp nhiều hạn chế vì do sự thay đổi liên tục của của các chính sách, luật thuế, do đó đòi hỏi bộ phận kế toán phải cố gắng tiếp thu và cập nhật để hoàn thiện hơn. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Lasa, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với sự hỗ trợ của các anh chị trong phòng kế toán. Vì vậy cùng với những kiến thức đã được học và mong muốn hệ thống lại kiến thức về thuế tôi quyết định lựa chọn đề tài” Hoàn thiện công tác kế toán Thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần Lasa” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài này được nghiên cứu với 3 mục đích sau: - Một là: Khái quát, tổng hợp những vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, lý thuyết về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN - Hai là: Tìm hiều về thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Lasa. - Ba là: Từ những kiến thức có được và qua việc đánh giá tình hình tại Công ty đưa ra những kiến nghị, đóng góp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Lasa. 3. Đối tượng nghiên cứu ĐốTrườngi tượng nghiên cứ u Đạicủa đề tài họclà thực tr ạKinhng kế toán thu tếế GTGT Huế và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Lasa, cụ thể là đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng, phương pháp hạch toán và về kê khai, quyết toán thuế. 4. Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Lasa. -Về Không gian: Nghiên cứu đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Lasa. SVTH: Phạm Thị Hoài 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình -Về thời gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2015-2017 và công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN quý IV năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này thu thập các tài liệu liên quan cần đến việc nghiên cứu như các luật thuế, tài liệu ở thư viện trường, các giáo trình Slide bài giảng của giáo viên cùng một khối lượng thông tin khổng lồ trên internet đề nhằm hệ thống hóa làm cơ sở lí luận về thuế GTGT và thuế TNDN cũng như tổ chức công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. Thu thập các số liệu thô cần thiết tại Công ty để nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu như báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm qua, giúp đánh giá đươc tầm nhìn tổng quát về tài sản nguồn vốn cũng như hoạt đông kinh doanh của Công ty, hay thu thập các hóa đơn chứng từ làm cơ sở để hạch toán và tìm hiểu về thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Lasa. Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào báo cáo tài chính thu thập được từ phương pháp thu thập tài liệu tiến hành phân tích về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn, về quá trình kinh doanh của Công ty qua 3 năm qua. Chúng ta có thể tính toán sự chênh lệch, tỷ số, so sánh, thống kê và phương pháp phân tích theo chiều ngang. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua các tài liệu như giáo trình, các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư tiến hành đọc và tìm hiểu để làm cơ sở lí luận cho bài báo cáo. TrườngPhương pháp phỏ ngĐại vấn, quan học sát: Trong Kinh quá trình lêntế Công Huế ty thực tập được tiếp xúc trò chuyện với các anh chị trong phòng kế toán và trong Công ty, có thế phỏng vấn họ về tổ chức công tác kế toán, về các quy trình hạch toán, quan sát các công việc mà nhân viên kế toán làm hằng ngày như từ các chứng từ tiến hành nhập liệu vào phần mềm, hay cuối năm kế toán công nợ gọi điện hoặc gửi thư đòi nợ khách hàng để nhằm hỗ trợ trong việc thu thập các tài liệu, thông tin. SVTH: Phạm Thị Hoài 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Phương pháp hạch toán: Hằng ngày hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến thuế GTGT và thuế TNDN 6. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về Thuế GTGT và Thuế TNDN Chương 2: Thực trạng kế toán Thuế GTGT và Thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Lasa Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN tại Công ty. Phần III: Kết luận và kiến nghi Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN 1.1 Những vấn đề chung về thuế 1.1.1 Khái niệm về thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp nhằm sử dụng cho mục đích toàn xã hội. (Slide bài giảng Th.s Phạm Thị Ái Mỹ) 1.1.2 Tính chất của thuế -Tính bắt buộc: Không giống như những khoản chuyển giao tiền hay tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác là đòi hỏi tinh thần tự nguyện, thì thuế là bắt buộc, bắt buộc các cá nhân và tổ chức nộp thuế mà không kèm theo một sự cấp phát hay quyền lợi nào cho NTT mà đó là hành động thực hiện nghĩa vụ của công dân. Tính bắt buộc được thể hiện dưới hai khía cạnh: cơ quan thuế và người nộp thuế Đối với cơ quan thuế thì thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc của các cán bộ cơ quan thuế. Trách nhiệm của các cơ quan quản lí thuế là tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật và lấy pháp luật làm căn cứ để thực hiện. Đối với người nộp thuế thì là nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho nhà nước khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Họ không có quyền trốn tránh, thay đổi hay thỏa thuận các mức đóng góp mong muốn của bản thân mà chỉ có quyền chấp nhận theo các quy định đã ban hành. -TínhTrường pháp lí: Được th ểĐạihiện bở i quyhọcền lự c Kinhchính trị của tếnhà nưHuếớc và quyền lực ấy được thể hiện bằng văn bản pháp luật về phạm vi, hình thức, các thủ tục và các quy định pháp lí liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế. -Tính không hoàn trả trực tiếp: Khi NNT nộp thuế không hứa hẹn sẽ cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp gì. Sau khi nộp thuế cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho SVTH: Phạm Thị Hoài 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình người nộp thuế. Mà sẽ hoàn trả gián tiếp thông qua các hàng hóa dịch vụ công như đường, trường, trạm 1.1.3 Vai trò của thuế Thuế có một vai trò hết sức quan trọng đối với nhà nước và đối với xã hội: Huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước - Là chức năng cơ bản nhất của thuế - Là nguồn thư NSNN chủ yếu và quan trọng nhất, ở một số nước khoảng 80%, còn ở Việt Nam khoảng 80-90%, là tiền đề để nhà nước phân phối tổng sản phẩm của xã hội và tổng thu nhập quốc dân trong xã hội. Điều tiết nền kinh tế vĩ mô Nhà nước quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn các đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế. Nhà nước sử dụng thuế để điều chỉnh chu kỳ của nền kinh tế như miễn giảm thuế, thay đổi thuế suất, áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế. Thông qua thuế nhập khẩu, chính sách thuế sẽ tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường, đồng thời là công cụ để chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả sang lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hơn 1.1.4 Hệ thống thuế hiện hành Hệ thống thuế hiện hành là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của nhà nước trong từng thời Trườngkỳ khác nhau. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Hiện nay ở Việt Nam có các loại thuế sau: Sơ đồ 1.1 Các loại thuế ở Việt Nam Ngoài ra còn có một loại thuế nhưng mang tính chất đặc trưng của phí, lệ phí là thuế môn bài và một loại lệ phí nhưng mang tính chất đặc trưng của thuế tài sản là lệ phí trước bạ 1.2 Thuế TNDN và Thuế GTGT 1.2.1 Thuế giá trị gia tăng 1.2.1.1 Khái niệm, lịch sử hình thành, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT a. Khái niệm Là loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quáTrường trình sản xuất, lưu Đại thông đếhọcn tiêu d ùng.Kinh(Theo Đi ềtếu 2, HuếLuật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 3 tháng 6 năm 2008). b. Lịch sử hình thành -VAT có nguồn gốc hình thành từ Thuế doanh thu và Pháp là nước ban hành luật thuế GTGT (1954) đầu tiên trên thế giới. SVTH: Phạm Thị Hoài 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên Minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ LaTinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam chính thức áp dụng VAT: + Năm 1989 có 43 quốc gia áp dụng VAT + Năm 2012 có thêm 150 quốc gia áp dụng thuế VAT + Theo điều tra của WB từ 112 nước áp dụng VAT thì có 88 quốc gia có thuế suất từ 12 - 25% (56 nước từ 17 - 25%), 24 nước phổ biến dưới 10% như Lào, Campuchia, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc thì 17%, Nga 13% -Luật Thuế GTGT được Quốc Hội Việt Nam thông qua chính thức có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1999, thay thế cho thuế doanh thu. c. Đặc điểm - Thuế GTGT tiêu dùng nhiều giai đoạn: Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ. Nhưng chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, mà số thuế đánh ở các giai đoạn sẽ bằng số thuế mà người tiêu dùng chịu cuối cùng. - Thuế GTGT có tính trùng lặp cao: Thuế GTGT không phụ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không phải là yếu tố chi phí mà nó là một yếu tố cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ. - Thuế GTGT là thuế gián thu: Đơn thuần là đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là khác nhau. Người nộp thuế là các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng người chịu thuế lại là người tiêu dùng cuối cùng. - ThuTrườngế GTGT lũy thoái soĐại với thu nhhọcập: Ngư Kinhời tiêu dùng cùngtế tiêuHuế dùng một loại hàng hóa và dịch vụ giống nhau thì phải trả một khoản thuế bằng nhau, không phân biệt người đó có thu nhập cao hay thấp. SVTH: Phạm Thị Hoài 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình d. Vai trò của thuế GTGT - Thuế GTGT là một trong những sắc thuế tạo ra nguồn thu quan trọng cho NSNN. Là công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ, điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức tiêu dùng hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT. - Thuế GTGT có tác dụng tích cực bảo hộ SXKD nội địa một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi mặt hàng đó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, do đó giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa ngoại nhập so vối hàng hóa trong nước. - Thuế GTGT có tác dụng khuyến khích xuất khẩu hàng hóa. Đối với hàng hóa xuất khẩu, thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT, giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. - Thuế GTGT giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp thông qua hệ thống hóa đơn, chứng từ, hạn chế được nhược điểm trốn thuế của thuế doanh thu. Ngoài ra, thuế GTGT còn cung cấp thông tin cho các công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng. 1.2.1.2 Đối tượng chịu thuế và nộp thuế a. Phạm vi áp dụng ThuTrườngế GTGT được áp dĐạiụng cho hhọcầu hết tất cKinhả các hàng hóa tế dị chHuế vụ trên thị trường b. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC. (Quy định tại điều 2 TT 219/2013/TT-BTC). SVTH: Phạm Thị Hoài 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình c. Đối tượng không chịu thuế Theo điều 4 TT 219/2013/TT-BTC quy định gồm 26 nhóm mặt hàng sau:  Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản, nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác nhau hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. - Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là các sản phẩm mới được làm sạch, phơi sấy, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh, bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rửa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác  Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.  Tưới, tiêu nước, cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp  Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối iốTrườngt mà thành phần chính Đại là Natri học clorua (NaCl). Kinh tế Huế  Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.  Chuyển quyền sử dụng đất.  Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác, bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm. SVTH: Phạm Thị Hoài 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình  Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán như cho vay, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ tài chính khác phát sinh theo quy định của pháp luật.  Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh  Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).  Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả.  Duy trì, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.  Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.  Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.  TrườngXuất bản, nhập khĐạiẩu, phát học hành báo, Kinh tạp chí, bả n tế tin chuyênHuế ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền  Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện là vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. SVTH: Phạm Thị Hoài 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình  Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu  Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.  Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:’  Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.  Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.  Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị  Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.  Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng.  Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.  TrườngSản phẩm nhân tạ oĐại dùng để thayhọc thế cho Kinh bộ phận cơ tếthể củHuếa người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.  Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.  Các hàng hóa, dịch vụ khác như: Hàng hóa bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế theo quy định, hàng hóa dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra, SVTH: Phạm Thị Hoài 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình các hoạt động có thu phí, lệ phí của nhà nước và hoạt động rà phá bom mìn do đơn vị quốc phòng thực hiện được đầu tưu bằng ngân sách nhà nước. 1.2.1.3 Căn cứ tính thuế Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất Thuế GTGT = Giá tính thuế × Thuế suất a) Giá tính thuế Theo nguyên tắc: giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT Theo thông tư 219/2013-TT/BTC Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng, đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm. TrườngĐối với sản phẩ m,Đại hàng hóa, học dịch v ụKinh(kể cả mua ngoàitế hoHuếặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. SVTH: Phạm Thị Hoài 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Nếu tiêu dùng nội bộ phục vụ HĐKD, giá tính thuế GTGT là giá bán của HHDV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hóa đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động SXKD- HHDV chịu thuế GTGT. Nếu hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở kinh doanh không phải tính nộp thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa, bán trả góp trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực và vật liệu phụ . Đối với xây dựng, lắp đặt là giá công trình, hạng mục công trình hay phần công việTrườngc thực hiện bàn giao Đại chưa có thuhọcế GTGT. Kinh tế Huế Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. SVTH: Phạm Thị Hoài 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình . Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Đối với điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. Giá tính thuế được tính theo công thức sau: Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại. Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Trường Đại học Kinh tế Huế Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT. Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: SVTH: Phạm Thị Hoài 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT. b. Về thuế suất Có 3 mức thuế suất cơ bản: Thuế suất 0%: Theo Điều 9 TT 219/2013 TT/BTC quy định, các trường hợp được áp dụng mức thuế suất 0% là: - Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. - Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoàiTrường theo quy định củĐạia pháp lu ậhọct. Kinh tế Huế Thuế suất 5%. Theo điều 10 TT 219/2013 quy định các trường hợp áp dụng thuế suất 5% là: - Nhóm hàng hóa thiết yếu phục vụ cho đời sống xã hội như chữa bệnh, nước sạch, đồ chơi trẻ em, sách (trừ sách không chịu thuế). SVTH: Phạm Thị Hoài 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Nhóm hàng hóa dịch vụ nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất như phân bón, quặng sắt, thuốc phòng trừ sâu bệnh, dụng cụ y tế, giáo dục Thuế suất 10% theo Điều 11 TT 219/2013- TT/BTC quy định các trường hợp chịu thuế suất 10% là:  Áp dụng cho hàng hóa thông thường không nằm trong diện chịu thuế GTGT thuế suất 0% và 10%.  Các cơ sở kinh doanh có nhiều loại hàng hóa với nhiều mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai thuế GTGT theo mức thuế suất quy định đối với mặt hàng đó. 1.2.1.4 Phương pháp tính thuế Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp gồm 2 phương pháp: Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT a. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT Theo điều 12 mục 2 TT 219/2013- TT/BTC quy định: - Đối tượng áp dụng.  Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.  Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT TrườngCơ sở kinh doanhĐại đăng học ký tự nguy Kinhện áp dụng tế phương Huế pháp khấu trừ thuế.  Một số trường hợp khác - Xác định số thuế GTGT phải nôp: Công thức tính: SVTH: Phạm Thị Hoài 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Thuế GTGT phải Thuế GTGT đầu Thuế GTGT đầu vào được = – nộp ra khấu trừ Trong đó: - Số thuế giá trị gia tăng đầu ra: bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư 219/2013-TT/BTC. - Số thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. b. Phương pháp trực tiếp trên GTGT Theo điều 13 Mục 2 TT 219/2013-TT/BTC quy định: (-)Trường Đối tượng áp dụng Đại học Kinh tế Huế Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 219/2013- TT/BTC. - Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 219/2013- TT/BTC. SVTH: Phạm Thị Hoài 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Hộ, cá nhân kinh doanh - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. - Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. (-) Phương pháp xác định số thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = Tỉ lệ (%) × Doanh thu  Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%. - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. - Hoạt động kinh doanh khác: 2%.  Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. TrưTrườngờng hợp cơ sở kinh Đại doanh học có doanh Kinh thu bán hàng tế hóa, Huế cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này. Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. SVTH: Phạm Thị Hoài 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Riêng hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, thì có cách tính như sau: Số thuế GTGT phải nộp = (Giá thanh toán bán ra – Giá thanh toán mua vào tương ứng) x Thuế suất thuế GTGT. → Như vậy theo quy định trên thì những doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng sẽ có 2 sự lựa chọn phương pháp tính thuế: -Hoặc là theo phương pháp trực tiếp mặc định - Hoặc là theo phương pháp khấu trừ phải đăng kí với cơ quan thuế 1.2.1.5 Đăng kí, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT a. Đăng kí thuế GTGT Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải đăng kí nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lí. b. Kê khai thuế GTGT Các cơ sở kinh doanh có thể kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng tùy theo quy định của pháp luật về điều kiện của Công ty, doanh nghiệp mình. Kê khai thuế GTGT theo quý thì thời hạn nộp tơ khai là ngày 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Kê khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. c. Nộp thuế GTGT Theo Điều 20-TT 219/2014 TT/BTC quy định: Trường hợp kê khai nộp thuế theo tháng thì nộp trước ngày 20 của tháng tiếp theo, cònTrườngđối với trường h ợĐạip kê khai họcnộp thuế Kinhtheo quý thì htếạn n ộHuếp là trước ngày 30 của quý tiếp theo. Trường hợp cơ quan thuế ấn định tính hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh. SVTH: Phạm Thị Hoài 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau: Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính. Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xácTrường định theo tỷ lệ 2% Đại (đối vớ i họcdịch vụ vi ễKinhn thông cướ ctế trả sauHuế chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc. d. Hoàn thuế GTGT Theo điều 18 Mục 2 TT219/2013-TT/BTC quy định: (-) Điều kiện để hoàn thuế GTGT SVTH: Phạm Thị Hoài 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - Đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc quyết định thành lập của của cơ quan có thẩm quyền. - Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật - Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán - Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh. (-) Hoàn thuế GTGT trong các trường hợp: - Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. -. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầuTrường tư từ 300 triệu đồng Đại trở lên thì họcđược hoàn Kinh thuế GTGT tế Huế -. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới - Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế SVTH: Phạm Thị Hoài 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. - Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên. - Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. - Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. 1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 1.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò, đối tượng nộp thuế a. Khái niệm Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở kinh doanh (Giáo trình Thuế, Nhà Xuất Bản Lao Động năm 2012) b. Đặc điểm - Là loại thuế trực thu: Đối tượng nôp thuế và chịu thuế là một là doanh nghiệp hoặc nhàTrường đầu tư. Đại học Kinh tế Huế - Khấu trừ thuế: Được khấu trừ trước thuế TNCN, lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi là cá nhân nhận được sau khi nộp thuế. - Được xác định dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế. - Là loại thuế không gây phản ứng mạnh như thuế TNCN. SVTH: Phạm Thị Hoài 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình c. Vai trò - Thuế TNDN góp phần khuyến khích đầu tư - Thuế TNDN góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành nghề và vùng lãnh thổ. Thể hiện qua việc áp dụng thuế suất ưu đãi (có thời hạn) đối với những ngành nghề, địa bàn được khuyến khích đầu tư. - Thuế TNDN tạo nguồn thu cho NSNN. 1.2.2.2 Đối tượng nộp thuế Theo điều 2 VBHC26-TNDN quy định: (1). Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế như sau: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư. Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung. Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanhTrường nghiệp nước ngoĐạiài) có cơ học sở thường Kinh trú tại Việt Nam.tế Huế Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. SVTH: Phạm Thị Hoài 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. (2) Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư VBHC26-TNDN 1.2.2.3 Thuế suất Thuế suất thuế TNDN là 20% trừ một số trường hợp ngoại lệ như: Thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32- 50%. Thuế suất đối với doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (vàng bạc, bạch kim, ) 50%. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không phải là doanh nghiệp, DN nộp VAT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai thuế TNDN tính theo tỉ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ: + Dịch vụ: 5%, riêng hoạt động giáo dục y tế, biểu diễn nghệ thuật 2%. + Kinh doanh hàng hóa 1%, hoạt động khác 2%. TheoTrường Điều 11 TT 78/2014 Đại- TT/BTC học quy địKinhnh về mức thu tếế su ấHuết như sau: 1.2.2.4 Phương pháp tính thuế Theo Điều 3 TT 78/2014 TT/BTC quy định: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: SVTH: Phạm Thị Hoài 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Thuế TNDN (Thu nhập tính thuế - phần trích lập quỹ Thuế suất = × phải nộp KHCN) (%) Theo Điều 10 TT 78/2014-TT/BTC quy định về quỹ KHCN như sau: - Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp - Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. - Kỳ tính thuế TNDN theo năm dương lịch. 1.2.2.5 Căn cứ tính thuế Theo Điều 4 TT 78/2014 quy định: Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định. Được xác định bằng công thức: Trường Đại học Kinh tế HuếCác khoản lỗ Thu nhập Thu nhập chịu Thu nhập miễn = – – được kết chuyển tính thuế thuế thuế theo quy định Thu nhập chịu thuế trong kỳ sản xuất kinh doanh bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. SVTH: Phạm Thị Hoài 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Được xác định bằng công thức: Thu nhập (Doanh thu tính thuế - Chi phí được Các khoản thu = + chịu thuế trừ) nhập khác Trong đó: (1)Doanh thu tính thuế: Căn cứ vào Điều 5 TT 78/2014 TT-BTC quy định: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. - Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. - Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước. (2) Chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. TheoTrường Khoản 2 điều 6Đại Thông tưhọc số 119/201 Kinh4 – TT/BTC tế bổHuếsung Điều 6 TT 78/2014 TT/BTC quy định: Các khoản chi phí hợp lí được trừ khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. SVTH: Phạm Thị Hoài 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là: - Các chi phí không đáp ứng đủ điều kiện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trừ phần tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường. -Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng theo quy định của pháp luật - Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý. -Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ - Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ. - Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật. b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiệTrườngn được hưởng và mĐạiức được hưhọcởng tại mKinhột trong các tếhồ sơ Huế theo quy định của pháp luật. c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề (không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện). SVTH: Phạm Thị Hoài 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. - Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. -Chi tàu xe không đúng quy định. - Và một số khoản chi khác không hợp lệ như chi trả lãi vay, trích lập dự phòng, chi vượt định mức, (3) Thu nhập khác. Theo Điều 7 TT 78/2014-TT/BTC quy định: Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. (4) Thu nhập được miễn thuế Theo Điều 8 TT 78/2014 – TT/BTC quy định: -Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã, thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thu nhậpTrường từ hoạt động đánh Đạibắt hải sả n.học Kinh tế Huế -Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng, dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. SVTH: Phạm Thị Hoài 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình -Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Thời gian miễn thuế tối đa không quá một (01) năm, kể từ ngày bắt đầu có doanh thu bán sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. (5) Các khoản lỗ được kết chuyển Theo Điều 9 TT 78/2014- TT/BTC quy định: - Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. - Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. -Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinhTrường lỗ. Đại học Kinh tế Huế 1.2.2.6 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN a. Đăng kí thuế TNDN Cũng như thuế GTGT thì thuế TNDN cũng phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền: SVTH: Phạm Thị Hoài 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình -Các đơn vi, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải đăng kí với cơ quan thuế địa phương nơi đóng cư trú. - Các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ kê khai, quyết toán và nộp thuế riêng. b. Khai thuế TNDN - Khai theo từng lần phát sinh - Khai quyết toán năm - Khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động. c. Khai quyết toán thuế TNDN Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động. d. Nộp thuế TNDN Theo Điều 12 Chương 3 TT 78/2014- TT/BTC quy định: Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chínhTrường thì số thuế được tính Đại nộp ở nơihọc có trụ sởKinhchính và ở nơitế có cơHuế sở sản xuất. Việc phân bổ số thuế phải nộp quy định tại khoản này không áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có các công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc e. Quyết toán thuế TNDN Tại Điều 17 TT 151/2015 – TT/BTC quy định SVTH: Phạm Thị Hoài 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định) thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý. Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý. - Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán. - Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán. - TrưTrườngờng hợp cơ quan Đạicó thẩm quyhọcền thanh Kinh tra, kiểm tra tế sau khiHuế doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế. SVTH: Phạm Thị Hoài 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.3 Kế toán thuế GTGT và Thuế TNDN 1.3.1 Kế toán thuế GTGT 1.3.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ a. Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTGT 3LL). Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu 01- 2/GTGT). Chỉ kê khai không nộp cho cơ quan thuế. Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ trong kỳ (mẫu 01-4A/GTGT) Bảng kê điều chỉnh thuế GTGTđầu vào được phân bổ trong năm (Mẫu 01- 4B/GTGT). Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu Chứng từ nộp thuế GTGT cho phía nước ngoài. Các sổ kế toán liên quan b.Tài khoản sử dụng Trong kế toán thuế GTGT tài sản được sử dụng là : (1) TK 133” Thuế GTGT được khấu trừ” Theo Điều 19 TT200/2014 TT-BTC: TK 133 - Thuế GTGT đầu vào phát - Thuế GTGT đầu vào đã được sinh khấu trừ Trường Đại học- Thu ếKinhGTGT đ ầutế vào Huế không được khấu trừ - Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại - Thuế GTGT hàng mua trả lại Dư Nợ: Thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại cuối kỳ. SVTH: Phạm Thị Hoài 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Tài khoản 133 gồm TK 1331 và TK 1332: -TK 1331:Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ. Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài, dùng vòa sản xuất kinh doanh HHDV thược đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. -TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. Phản ánh số thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh HHDV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản. c. Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT đầu vào SVTH: Phạm Thị Hoài 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Chú thích: (1) Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, TSCĐ (2) Mua nguyên liệu, công cụ dụng cụ dùng ngay vào sản xuất sản phẩm (3) Hàng hóa mua gửi bán hoặc bán ngay không nhập kho (4) Cuối kỳ, kết chuyển số thuế GTGT không được khấu trừ (5) Trả lại hàng hóa, vật liệu, TSCĐ (6) Khẩu trừ thuế GTGT (7) Hoàn thuế GTGT TrườngSơ đồ 1.3. Kế toán Đại thuế GTGT học đầu v àoKinh đối với HHDV tế nhậpHuế khẩu Chú thích: (1) Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu (2) Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu (3) Nộp thuế (4a) Trường hợp nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa nộp thuế GTGT ngay (4b) Khi nhập khẩu hang hóa tiến hành nộp ngay thuế GTGT SVTH: Phạm Thị Hoài 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 1.3.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra a. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT mẫu (01/GTKT 3 LL). - Hóa đơn đặc thù - Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra (Mẫu 01- 1/GTGT). Lập nhưng không gửi cho cơ quan thuế - Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng, vãng lai ngoại tỉnh (mẫu 01-5/GTGT). - Sổ theo dỡi thuế GTGT - Các biên bản điều chỉnh, hợp đồng (nếu có). b. Tài khoản sử dụng Theo Điều 52 Thông tư 200/2014: Tài khoản sử dụng là TK 3331: Thuế GTGT phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Có 2 TK cấp 3: Tài khoản 33311- Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàngTrường nhập khẩu phải n ộĐạip, đã nộp, họccòn phải nKinhộp vào Ngân tếsách NhàHuế nước. Sơ đồ chữ T TK 3331: SVTH: Phạm Thị Hoài 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình TK 3331 - Nộp thuế GTGT vào NNN - Thuế GTGT đầu ra phát - Được miễn giảm thuế sinh - Thuế GTGT hàng bán bị trả lại Dư có: Thuế GTGT còn phải nộp vào ngân sách nhà nước TK này có thể có số dư bên Nợ. Sơ đồ 1.4: Kế toán thuế GTGT đối với hàng bán trả ngay Chú thích: (1) Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, thu nhập khác, doanh thu tài chínhTrường Đại học Kinh tế Huế (2) Khấu trừ thuế GTGT (3) Nộp thuế GTGT vào NSNN (4) Giảm thuế, hoàn thuế GTGT 1.3.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp a. Chứng từ sử dụng SVTH: Phạm Thị Hoài 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù, - Bảng kê 01-1/GTGT; 01-2/GTGT, 01-3/GTGT, 01-4A/GTGT, 01-4B/GTGT, 01-5/GTGT, Tờ khai 06/GTGT - Sổ theo dõi chi tiết thuế TNDN - Bảng kê mua hàng, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định (01/TNDN) - Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu 03/TNDN) - Các phụ lục, pháp lệnh có liên quan b. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3334- Thuế TNDN phải nộp Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN - TK 3334- Thuế TNDN phải nộp TK 3334 - Số thuế TNDN đã nộp - Số thuế TNDN phải nộp - Số thuế TNDN phải nộp của các - Số thuế TNDN của các năm năm trước lớn hơn số thuế phải nộp trước phải nộp bổ sung do phát của năm đó hiện sai sót không trọng yếu của - Số thuế TNDN tạm phải nộp các năm trước được ghi tăng chi phí thu ành trong trong năm lớn hơn số thuế TNDN ế TNDN hiện h phải nộp được xác định khi kết thúc năm hiện tại năm tài chính Dư TrườngNợ: Đại học DưKinh Có: tế Huế - Số thuế TNDN nộp thừa + Bên - Số thuế TNDN còn phải nộp - Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối - Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối vTK 8211: Chi phí thuế TNDNành c hiện hành ới thuế TNDN hiện h ủa cá với thuế TNDN hiện hành của các ào s năm trước được giảm trừ v ố thuế - năm trước phải nộp bổ sung TNDN phải nộp năm nay. SVTH: Phạm Thị Hoài 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình TK 8211 - Thu- Thuế TNDNế TNDN phải phải nộp nộp tính tính vào -Số thuế TNDN thực tế phải nộp chivào phí chi thu phíế TNDN thuế hiện TNDN hành hiện phát trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN đã sinhhành trong phát năm sinh trong năm tạm nộp được ghi giảm chi phí thuế - Thuế TNDN của năm TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm - Thuế TNDN của năm trước phải trước phải nộp bổ sung do phát -Số thuế TNDN phải nộp được ghi nộp bổ sung do phát hiện sai sót hiện sai sót không trọng yếu của giảm do phát hiện sai sót không trọng không trọng yếu của các năm trước các năm trước được ghi nhận yếu của các năm trước, được ghi giảm được ghi nhận tăng chi phí thuế tăng chi phí thuế TNDN hiện chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại TNDN hiện hành của năm hiện tại. hành của năm hiện tại + TK này không có số dư Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành để xác định kết quả kinh doanh, Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 1.5: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Chú thích:Trường Đại học Kinh tế Huế (1) Số thuế thu nhập hiện hành phải nộp trong kỳ do DN tự xác định (2) Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp (3) Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành SVTH: Phạm Thị Hoài 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình KẾT LUẬN CHƯƠNG I Thuế một mối quan tâm của toàn xã hội, không chỉ các doanh nghiệp mà nhà nước cũng đặc biệt quan tâm, vì thuế là nguồn thu chính của nhà nước. Đồng thời việc nộp thuế là một nghĩa vụ công dân và nộp theo đối tượng chịu thuế và mức thuế khác nhau. Do đó việc hạch toán đòi hỏi phải thông qua các quy định cụ thể của Bộ tài chính. Ở chương 1, em đã hệ thống lại toàn bộ kiến thức về thuế, từ định nghĩa, khái niệm, vai trò, đặc điểm đến phương pháp hạch toán, chứng từ sử dụng Hệ thống lại một cách cụ thể hóa lý luận về thuế GTGT và thuế TNDN. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: Để có thể hoàn thành được bài khóa luận này, ngoài những kiến thức học được ở trường, những tìm hiểu từ giáo trình, bài giảng, internet cùng sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và các anh chị kế toán nơi đơn vị thực tập. Tôi cũng đã tham khảo các nghiên cứu liên quan của các anh chị khóa trước. Cụ thể là tham khảo đề tài nghiên cứu của chị Ngô Mỹ Hạnh và Phan Thị Hằng, đều nghiên cứu về công tác kế toán thuế GTGT và TNDN. Bên cạnh những cái hay học được từ các nghiên cứu, tôi cũng đã bổ sung thêm những điểm mới cho bài khóa luận được phong phú hơn. Cụ thể: - Đưa vào các ví dụ bằng hình ảnh, như hóa đơn viết sai, biên bản điều chỉnh hóa đơn bằng các hình ảnh. - Bổ sung thêm phần thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu - BTrườngổ sung thêm phần thuếĐại vãng laihọc phát sinh Kinh ngoại tĩnh tế Huế - Tờ khai, hướng dẫn điều chỉnh khai thuế GTGT bổ sung - Chậm nộp tiền thuế TNDN. - Đúc rút đưa ra được nhiều giải pháp hay hơn và thiết thực hơn. SVTH: Phạm Thị Hoài 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LASA 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Lasa 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty. Công ty Cổ phần Lasa tiền thân là Công ty BHLĐ được thành lập từ ngày 20/03/2013, trải qua quá trình kinh doanh và phát triển công ty đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường và là đối tác tin cậy của các chủ đầu tư, các bạn hàng trên khắp thế giới. Ngày 27 tháng 10 đăng ký thay đổi lần thứ 3 hành công ty Cổ phần. Trường Đại học Kinh tế Huế Công ty Cổ phần Lasa chuyên hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhập khẩu và phân phối các mặt hàng nổi tiếng trên thế giới về bảo hộ lao động. SVTH: Phạm Thị Hoài 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Trong bối cảnh thị trường xây dựng sản xuất ngày càng phát triển, môi trường sống và làm việc ngày càng bị ô nhiễm, con người cần được bảo vệ tốt trước những nguy hiểm có thể gây ra bởi các hoạt động xây dựng, sản xuất hằng ngày. Với mong muốn Lasa cũng đặt ra cho mình mục tiêu và sớm trở thành một trong những đơn vị cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động hàng đầu tại Việt Nam với các đối tượng khách hàng đa dạng như: các dự án lớn, các khu công nghiệp trên toàn quốc, các công ty điện lực, dầu khí, xây dựng, y tế, phòng cháy, các nhà máy sản xuất Lasa cũng đại diện cho các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới về nhập khẩu và phân phối cho các công ty BHLĐ trên toàn quốc. Trong quá trình phát triển, Lasa luôn cố gắng gìn giữ và phát huy thương hiệu của mình, không ngừng hoàn thiện để nhận được sự hài lòng và tin tưởng tuyệt vời từ khách hàng và đối tác. 2.1.2. Tư cách pháp nhân Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LASA. Tên quốc tế: LASA JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: LASA JSC Trụ sở: TDP.Quyền Thượng, Phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, Tĩnh Hà Tĩnh. Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 3001676445 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 20/03/2013, thay đổi lần 3 ngày 27 tháng 10 năm 2017. Người đại diện: Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Công ty. SĐT: 0390. 900. 268. Fax: 0393. 900. 267. Email: info@lasasafety.vn Website:Trường Đại ,,học Kinh tế ;Huế sa.com SVTH: Phạm Thị Hoài 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Logo Công ty: Logo âm bản Công ty: 2.1.3 Hệ thống văn phòng, cửa hàng (1) VPGD: Tổ dân phố Quyền Thượng, P. Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, Tĩnh Hà Tĩnh. SĐT: (+84) 390.900.268. Fax: (+84): 0393.900.267. (2) Văn phòng Thanh Hóa: Khu kinh tế Nghi Sơn – Xã Mai Lâm – huyện Gia Lâm – Tĩnh Thanh Hóa. SĐT: (84) 378 722 723 Fax: (+84) 378 722 723 (3) Văn phòng Hà Nội: Tầng 19 - tòa nhà Thăng Long - 98 Nguy Như Kon Tum – P. Nhân Chính – Q. Thanh Xuân – TP Hà Nội. SĐT: (84) 473 031 338 Fax: (84) 435 406 194 (4) VP Hồ Chí Minh: L14-08B – Tầng 14 - Tòa nhà Vincom - 72 Lê Thánh Tông - P. Bến Nghé - Q1 – TP Hồ Chí Minh. SĐT: (+84) 862 885 114 Fax: (84) 862 688 188 (5) VPTrường Quảng Ngãi: Thôn Đại Tân Hyhọc- Xã BìnhKinhĐông - Huytếệ nHuế Bình Sơn - Tĩnh Quảng Ngãi. SĐT: (+84): 913. 334.334 Fax: (84) 913 334 334 (6) VP Kỳ Liên - Kỳ Anh – Hà Tĩnh. TDP Hoành Nam, Phường Kỳ Liên- Thị xã Kỳ Anh - Tĩnh Hà Tĩnh SĐT: 0913.334.335 SVTH: Phạm Thị Hoài 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.4 Các sản phẩm chủ yếu của Công ty - Nón (mũ) Bullard – Nhập khẩu từ Mỹ (Nhà sản xuất tại Mỹ) - Giày Jogger, sản phẩm của Bỉ, nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, nhập từ Trung Quốc. - Giày V2 (Hiệu Vila) – nhập từ Trung Quốc - Ủng V2 (Hiệu Vila) – nhập từ Trung Quốc - Ủng mũi thép Vila – nhập khẩu Trung Quốc - Ủng mũi đế thép Vila – nhập khẩu Trung Quốc - Kính Yamada – Nhập từ Thái Lan - Áo phản quang các loại – nhập khẩu từ Trung Quốc - Dây an toàn Vila – Nhập khẩu từ Trung Quốc - Áo phao tự thổi – nhập khẩu từ Trung Quốc Ngoài ra còn có các sản phẩm nhập khẩu trước đây như dây an toàn Adela, bông thủy tinh, ván ép 2.1.5 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Tầm nhìn: Trở thành Công ty nhập khẩu và phân phối trang thiết bị bảo hộ lao động chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam thông qua chiến lược phát triển bền vững dựa trên 3 tiêu chí cốt lõi: Sản phẩm chất lượng, lấy chữ TÍN làm đầu. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lấy TRÁCH NHIỆM làm đầu Chăm sóc khách hàng TẬN TÂM. Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm bảo hộ lao động chất lượng cao. Mục tiêu chính làTrường phát triển hệ thống Đại phân ph ốhọci khắp cả nưKinhớc, đa dạng tếsản phHuếẩm với giá cả phù hợp, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an toàn cho cộng đồng và xã hội. Giá trị cốt lõi: - Giá cả cạnh tranh - Phong cách chuyên nghiệp. SVTH: Phạm Thị Hoài 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình 2.1.5 Cơ cấu tổ chức 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Lasa 2.1.5.2 Chức năng các bộ phận Hội đồng thành viên: Đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty, nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty theo quyền hạn và nhiệm vụ đươc giao. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước và trước pháp luật về mọi hoạt độngTrường của Công ty. Đại học Kinh tế Huế Giám đốc Là người lập chương trình kế hoạch hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về sử dụng quyền của mình. Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty. SVTH: Phạm Thị Hoài 45
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Giám đốc Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy nhiệm của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về toàn bộ thu chi tài chính của công ty, đảm bảo chi phí đầy đủ cho các hoạt động lương thưởng, mua máy móc và vật tư và lập phiếu chi cho tất cả các chi phí phát sinh. Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách , chế độ theo đúng quy định của nhà nước. Lập báo cáo kế toán hằng ngày, hằng năm để trình ban giám đốc. Phối hợp với phòng hành chính nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ. Mở sổ sách lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận. Kiểm soát thu chi, nhập xuất tồn của các chi nhánh. Phòng Kinh doanh Bộ phận đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới.Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doamh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế Trực tiếp theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ Trực tiếp thực hiện việc đối chiếu công nợ với khách hàng Chịu trách nhiệm trực tiếp với các khoản nợ khi có sự cố phát sinh Lập đề nghị mức nợ, thời hạn thanh toán, chính sách chiết khấu kèm theo SVTH: Phạm Thị Hoài 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Phòng xuất nhập khẩu Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Thực hiện giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng thời hạn yêu cầu Đề xuất với cấp trên trực tiếp về các ý kiến sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc của bộ phận. Phòng đấu thầu Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lí trên lĩnh vực công tác đấu thầu, thầm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thẩm định dự án, tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển. Chịu sự chỉ đạo quản lí về tổ chức, công tác của Giám đốc, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các Phó giám đốc theo lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công. Chủ động phối hợp với các phòng thuộc sở để đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phòng quản lí chi nhánh Phối hợp với phòng kế toán và hành chính nhân sự, quản lí thu chi, nhập xuất tồn của các chi nhánh. Kiểm soát doanh thu bán hàng của nhân viên kinh doanh, kiểm tra và theo dõi hoạt động kinh doanh ở các chi nhánh để có các kiến nghị, tham mưu đề xuất cho ban quản lí. Phòng hành chính nhân sự LTrườngập báo cáo hàng thánh Đại về tình học hình biế nKinh động nhân s ựtế, chị uHuế trách nhiệm theo dõi, quản lí nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên, đào tạo nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn phòng, hợp đồng của Công ty và những quyết định có liên quan đến Công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn chỉ thị. Tổ chức triển khai nội quy lao động của Công ty, theo dõi và quản lí lao động, đề xuất khen thưởng, trợ cấp phúc lợi. SVTH: Phạm Thị Hoài 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Phối hợp với phòng kế toán thực hiện công tác tahnh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách người lao động. 2.1.6 Tổ chức công tác kế toán 2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán VỊ TRÍ EMAIL CÔNG VIỆC PhóTrường giám đốc Đạilethu@lasasafety.vn học Kinh tế HuếQuản lý chung Kế toán trưởng hoaptt@lasasafety.vn Kiểm soát chung Kế toán tổng ketoan@lasasafety.vn Kiểm soát Hà Tĩnh – hợp Kỳ Liên Kế toán thanh ketoanthanhtoan@lasasafety.vn Thanh toán – Thu chi SVTH: Phạm Thị Hoài 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình toán Kế toán bán gianghth@lasasafety.vn KT bán hàng/kho hà hàng tĩnh Kế toán đặt thumua@lasasafety.vn Đặt hàng văn hàng phòng/CN Kế toán chi lasakylien@lasasafety.vn Chi nhánh Kỳ Liên nhánh Kế toán chi xuannt@lasasafety.vn Chi nhánh Nghi Sơn nhánh Kế toán chi duynth@lasasafety.vn Chi nhánh Quảng nhánh Ngãi Hành chính – Hc-ns@lasasafety.vn Hành chính Kế toán Kiểm soát chi nhánh NS-DQ 2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận kế toán Phó giám đốc phụ trách HC- KT: Phụ trách quản lí chung cả về kế toán lẫn nhân sự, là người hướng dẫn và giám sát, theoTrường sát các hoạt động Đạiliên quan đhọcến hành chínhKinh nhân sự .tế Huế Kế toán trưởng: - Kiểm tra, kiểm soát, điều hành toàn bộ hoạt động của phòng kế toán. - Từ đề nghị xuất hàng, kiểm tra công nợ khách hàng hằng ngày - Kiểm tra, xét duyệt yêu cầu xuất hóa đơn cho văn phòng và chi nhánh - Kiểm tra hạch toán hóa đơn, kiểm tra giá vốn so với doanh thu SVTH: Phạm Thị Hoài 49
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Phụ trách thuế Lasa - Kê khai, nộp thuế quý và thuế vãng lai - Cân đối hóa đơn - Chiết xuất công nợ khi gửi khách hàng sau khi các bộ phận đã hoàn tất đối chiếu. Kế toán thanh toán - Nhập hàng vào phần mềm kế toán - Kiểm soát quỹ - thu chi - Theo dõi nhân viên ngoại tĩnh - Thực hiện các giao dịch ngân hàng: TK cá nhân – TK Công ty – Tiền mặt hoàn thiện chứng từ. - Thực hiện đối chiếu: Điện nước, điện thoại, xăng xe hàng tháng - Đối chiếu công nợ nhà cung cấp, đối chiếu kê khai thuế hàng quý. Kế toán tổng hợp - Thực hiện nhập – xuất hàng, thu chi chi nhánh Kỳ Liên, thực hiện xuất hàng tại Hà Tĩnh. - Kiểm tra, kiểm soát doanh thu, hoa hồng của chi nhánh Kỳ Liên, VP Hà Tĩnh trước khi trình kế toán trưởng duyệt. - Cập nhật công nợ Fomosa - Theo dõi lãi vay ngân hàng ABC - Đối chiếu công nợ khách hàng và kho - Kiểm tra chi phí trong tháng để lấy hóa đơn vận chuyển cho Lasa. Kế toán bán hàng -TrườngPhụ trách bán hàng Đại học Kinh tế Huế - Kiểm tra hàng hóa khi nhập kho - xuất kho. Vệ sinh, sắp xếp khu vực hàng hóa. - Tuân thủ quy trình xuất hàng. Cập nhật file công nợ Formosa của Lasa. - Trực tiếp xuất hóa đơn cho văn phòng và chi nhánh sau khi có xác nhận của kế toán trưởng. SVTH: Phạm Thị Hoài 50
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Cập nhật phần thu (TK cá nhân - TK công ty - tiền mặt ) vào phần mềm bán hàng - Quản lý phiếu giao hàng. Cập nhật các điều khoản quan trọng trong HĐKT – HĐNT - Đối chiếu Công nợ khách hàng, kiểm tra lại công nợ khách hàng khi thu tiền - Theo dõi, đối chiếu kho văn phòng Hà Tĩnh. Kế toán đặt hàng - Tiếp nhận yêu cầu và xử lý đặt hàng cho văn phòng - chi nhánh - Gửi đơn đặt hàng, xác lập hình thức thanh toán, lấy hóa đơn và các giấy tờ liên quan. - Chịu trách nhiệm về toàn bộ hóa đơn đầu vào của Lasa. - Lên kế hoạch giao nhận và báo cho các bộ phận liên quan biết thông tin - Kiểm tra và Nhập hàng (nhập theo đơn đặt hàng, nhập hàng lẻ) vào phần mềm bán hàng. Phản ánh tình trạng hàng hóa (nếu có) - Đối chiếu công nợ NCC và chứng từ - Nhập phần chi (NCC) trên phần mềm bán hàng. Kế toán chi nhánh - Ghi sổ nhập hàng gửi về văn phòng chính cho Hành chính kế toán và thu mua. - Xuất hàng tại chi nhánh trên phần mềm bán hàng. Ghi sổ - Xuất hóa đơn VAT tại chi nhánh. Gửi yêu cầu hồ sơ thanh toán cho những khách hàng xuất hóa đơn từ văn phòng gửi ra. -TrườngChịu trách nhiệm chínhĐại trong học việc qu ảnKinh lý hóa đơn tếđầu vàoHuế (NCC) và hóa đơn đầu ra tại chi nhánh. Báo cáo cuối tháng cho kế toán trưởng và kế toán phụ trách chi nhánh. - Theo dõi công nợ khách hàng - hoa hồng - gửi giá. Đối chiếu kho - thu chi - công nợ NCC (nếu có). - Cuối tháng chốt công nợ với kế toán tại văn phòng trước khi chốt với khách SVTH: Phạm Thị Hoài 51
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình hàng. Kế toán hành chính – kế toán - Phụ trách nhập – xuất hàng chi nhánh Nghi Sơn, Dung Quất vào phần mềm kế toán. - Phụ trách tất cả vấn đề liên quan đến chi nhánh, thúc dục theo dõi thanh toán và chốt sổ hàng ngày. - Kiểm tra, kiểm soát doanh thu, hoa hồng, làm lương theo đúng quy trình. - Công tác hành chính: HĐLĐ, BHXH, công đoàn; Văn phòng phẩm, CPN - Kiểm soát hóa đơn xuất tại chi nhánh, kiểm tra hạch toán - Đối chiếu doanh thu – công nợ khách hàng - kho - kê khai thuế quý 2.1.7. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 2.1.7.1. Chế độ kế toán áp dụng Công ty Cổ Phần Lasa áp dụng chế độ kế toán vừa và nhỏ ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính, các chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ Tài Chính ban hành, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện kèm theo. 2.1.7.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Kỳ kế toán năm: Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ kế toán sử dụng: Đồng Việt Nam (VND) - Chế độ kế toán áp dụng: Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính. - NguyênTrường tắc ghi nh ậnĐại tiền và cáchọc khoản Kinhtương đương tếtiền: GHuếồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân cuối kỳ SVTH: Phạm Thị Hoài 52
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang sử dụng: Phương pháp đường thẳng. - Hạch toán thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung 2.1.2.3 Tổ chức hệ thống chứng từ Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Hệ thống chứng từ hiện tại của Công ty bao gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn, được xây dựng dựa trên hệ thống chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. - Chứng từ lao động tiền lương (bảng chấm công, bảo hiểm xã hội ) - Chứng từ hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, thẻ kho ) - Chứng từ bán hàng (hóa đơn bán hàng, hợp đồng mau bán ) - Chứng từ về TSCĐ (hợp đồng mua hàng, hóa đơn GTGT, thẻ TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ. 2.1.2.4 Hình thức ghi sổ Hiện nay Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán máy vi tính, sử dụng bộ chứng từ sổ sách của hình thức. Chứng từ ghi sổ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài 53
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ Sổ tổng hợp TOÁN FAST Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ - BCTC KẾ TOÁN - Báo cáo kế toán CÙNG LOẠI quản trị MÁY VI TÍNH Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô tả quy trình ghi sổ của công ty CP LaSa Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Đặc trưng nổi bật của hình thức kế toán trên máy vi tính là các công việc được thực hiện chủ yếu bằng phần mềm đã được cài đặt trên máy tính, cụ thể ở Công ty là phần mềm kế toán Fast. Đơn giản, thao thác dễ mà đạt hiệu quả cao. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, phân loại ra các loại khác nhau, như chứng từ bán hàng, nhập kho xác định đúng các tài khoản Nợ, tài khoản Có sau đó tiến hành nhập liệu vào phần mềm theo các biểu mẫu đã được thiết lập sẵn. CònTrườngđối với các chi Đại nhánh, thì học hằng ngày Kinh kế toán các tế chi Huếnhánh gửi mail về nhập hàng, xuất hàng, thu chi tại chi nhánh, kế toán văn phòng tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán. Và đối chiếu lại với kế toán chi nhánh. Vì ở chi nhánh kế toán tại đó chỉ nhập hàng, bán hàng trên phần mềm bán hàng Kiot Việt, không có PMKT như ở kế toán văn phòng. SVTH: Phạm Thị Hoài 54
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Theo đúng như quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin sau khi được khai báo sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ, kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, quý, năm, hoặc khi nào cần thiết, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Cuối tháng, quý, năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán bằng tay. Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định. 2.1.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DNN) - Bảng cân đối tài khoản - Báo cáo kết quả hoạt động SXKD (Mẫu số B02 - DNN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( phương pháp trực tiếp) - Thuyết minh BCTC (Mẫu số B09 - DNN) 2.1.2.6 Khái quát về tình hình tài sản nguồn vốn trong 3 năm từ 2015- 2017. Bảng 1.1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty từ năm 2015 – 2017. ĐVT: VNĐ Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Trường Đại học Kinh+/- tế %Huế+/- % Tài sản ngắn hạn 3,457,700,435 3,670,775,376 6,390,466,978 213,074,941 6.16 2,719,691,602 74.09 Tài sản dài hạn 891,907,020 3,631,498,553 3,331,073,077 2,739,591,533 307.16 (300,425,476) (8.27) Tổng tài sản 4,349,607,455 7,302,273,929 9,721,540,055 2,952,666,474 67.88 2,419,266,126 33.13 Nợ phải trả 2,581,694,584 2,211,451,307 1,692,199,924 -370,243,277 (14.34) (519,251,383) (23.48) Vốn chủ sở hữu 1,767,912,871 5,090,822,622 8,029,340,131 3,322,909,751 187.96 2,938,517,509 57.72 Tổng nguồn vốn 4,349,607,455 7,302,273,929 9,721,540,055 2,952,666,474 67.88 2,419,266,126 33.13 SVTH: Phạm Thị Hoài 55
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty) Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản về tổng nguồn vốn tăng qua 3 năm. Cụ thể tổng tài sản, nguồn vốn năm 2016 tăng so với năm 2015 tăng 2.9 tỷ, tương ứng với tỷ lệ 67,88%, năm 2016 so với năm 2015 là 2.4 tỷ, tương ứng với tỷ lệ 33,13%. Tổng tài sản nguồn vốn tăng cho thấy công ty đang ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho thấy đây là dấu hiệu tốt, nhưng cần phải đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố thì mới đánh giá chính xác và khách quan hơn được. - Về tài sản: Tài sản tăng là do tài sản ngắn hạn và dài hạn tăng. Ta thấy tài sản ngắn hạn tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 tăng so với 2015 là 213 triệu, tương ứng với tỷ lệ 6.16%, còn năm 2017 tăng so với 2016 là 2.7 tỷ tương ứng với tỷ lệ 74,09%. Tài sản ngắn hạn tăng là do tỷ lệ tăng của các khoản tiền và tương đương tiền tăng nhiều hơn so với tỷ lệ giảm của các khoản phải thu và hàng tồn kho. Điều này là một dấu hiệu tốt cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất hiệu quả, công tác quản lí nợ phải thu rất tốt. - Trên thực tế, vốn bằng tiền là loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có để thỏa mãn mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Nếu vốn bằng tiền tăng quá cao hoặc chiếm tỷ trọng quá lớn không hẳn đã tốt vì nếu doanh thu không đổi mà lượng tiền dự trữ quá lớn sẽ gây ra tình trạng vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Tuy nhiên, cũng cần phải dựa vào nhu cầu thực tế của doanh công ty để xem xét. Khoản mục này có thể tăng (hoặc giảm) không phải do ứ đọng (hay thiếu tiền) mà có thể do doanhTrường nghiệp đang có kế Đạihoạch tập họctrung tiền Kinhđể chuẩn bị đtếầu tư muaHuế sắm vật tư, tài sản, hay do doanh nghiệp vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh Thực tế ở công ty cho thấy lượng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng vừa phải trong tổng tài sản. - Các khoản phải thu của doanh nghiệp có nhiều loại, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. Đây là số vốn (tài sản) của doanh nghiệp nhưng bị khách hàng và người bán chiếm dụng. Qua 3 năm thì khoản SVTH: Phạm Thị Hoài 56
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình phải thu này giảm chứng tỏ Công ty quản lý tốt vốn, giảm tình trạng chiếm dụng vốn, để Công ty có vốn để xoay vòng vốn. - Hàng tồn kho: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, điều này phù hợp với đặc thù ngành kinh doanh của Công ty là công ty thương mại, mua vào bán ra, phải đảm bảo đầy đủ hàng hóa dự cho khách hàng khi cần thiết. Do đó, công ty cần có chính sách dự trữ hàng tồn kho để kịp thời cung cấp cho khách hàng khi cần thiết. Qua 3 năm giảm chứng tỏ Công tác tiêu thụ của Công ty cải thiện tốt. Về TSDH: Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn. Tại công ty tài sản dài hạn chủ yếu là: tài sản cố định, phục vụ sản xuất kinh doanh cho các hoạt động của công ty. Ta có thể thấy trong cơ cấu của tổng tài sản của công ty thì tài sản dài hạn chiếm một tỷ trọng cũng khá lớn và biến động qua các năm. Cụ thể năm 2016 tăng so với năm 2015 là 2.739.591.533 đồng, tương úng với tỷ lệ tăng là 307.16%. Một sự tăng quá lớn, nguyên nhân là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nên tăng cường các TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2017 lại giảm 300.425.476 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 8.27%. Nguyên nhân giảm là do nguyên giá TSCĐ giảm, có thể công ty thanh lý các tài sản đã sử dụng từ lâu. Việc công ty cải thiện được TSCĐ đây là một tín hiệu tốt khi mà nền kinh tế đang khó khăn và các doanh nghiệp cạnh tranh đang thu hẹp dần quy mô sản xuất, việc doanh nghiệp có giảm TSCĐ có giảm nhưng giảm không quá mạnh là một tín hiệu đáng mừng. Đồng thời nguyên giá giảm nhưng khấu hao lại tăng mạnh, chứng tỏ doanh nghiệp tận dụng các tài sản trên để tiết kiệm chi phí nhưng cũng phải tính đến sự hiệu quả đạt Trườngđược như thế nào. Đại học Kinh tế Huế Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2016 tăng 2.952.666.474 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 67.88% và năm 2017 tăng 2.419.266.126 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33.13%.Trong đó cấu thành nên nguồn vốn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, ta thấy nợ phải trả qua các năm đều giảm dần, điều này cho thấy môt dấu hiệu tốt, cho thấy khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được cải thiện. Đồng thời vốn chủ sở hữu SVTH: Phạm Thị Hoài 57
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình của Công ty tăng qua 3 năm cho thấy Công ty có nguồn lực tài chính bên trong rất vững mạnh. Công ty hoạt động chủ yếu dựa trên nền tảng tài chính bên trong doanh nghiệp, các nguồn đi vay bên ngoài khá ít. Như vậy nhận xét chung về cơ cấu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động dựa vào nguồn lực nội tại của doanh nghiệp. Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng, khi mà các đối thủ cạnh tranh phải vay mượn bên ngoài để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty lại có thể mở rộng kinh doanh bằng chính nguồn vốn của chủ sở hữu. Điều này, ở một khía cạnh nào đó có thể sẽ an toàn, tránh được nguy cơ vỡ nợ, tiết kiệm chi phí, tuy nhiên nếu chênh lệch giữa VCSH và Nợ phải trả quá cao thì cũng không tốt vì doanh nghiệp không biết tận dụng nguồn lực bên ngoài để mở rộng hơn nữa quy mô doanh nghiệp, không sử dụng được lá chắn thuế. 2.1.3.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài 58
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017. ĐVT: VNĐ Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 +/- % +/- % Doanh thu BH và CCDV 16,957,763,933 14,170,236,790 16,830,323,984 -2,787,527,143 (16.44) 2,660,087,194 18.77 Các kho ản giảm trừ 0 0 0 0 0 doanh thu Doanh thu thuần 16,957,763,993 14,170,236,790 16,830,323,984 -2,787,527,203 (16.44) 2,660,087,194 18.77 Giá vốn hàng bán 13,522,780,871 11,534,087,649 13,368,218,384 -1,988,693,222 (14.71) 1,834,130,735 15.90 Lợi nhuận gộp 3,434,983,122 2,636,149,141 3,462,105,600 -798,833,981 (23.26) 825,956,459 31.33 Doanh thu ho ài ạt động t 18,029,437 2,951,973 1,338,094 -15,077,464 (83.63) (1,613,879) (54.67) chính Chi phí tài chính 22,659,548 205,441,897 227,769,591 182,782,349 806.65 22,327,694 10.87 chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 chi phí qu ản lí kinh 3,098,221,651 2,332,745,192 2,984,025,147 -765,476,459 (24.71) 651,279,955 27.92 doanh L ợi nhuận thuần từ 332,131,360 100,914,025 251,648,956 -231,217,335 (69.62) 150,734,931 149.37 HĐKD Thu nhập khác 3,166,246 0 37,669,646 -3,166,246 (100.00) 37,669,646 Chi phí khác 0 0 37,316,912 0 37,316,912 Lợi nhuận khác 3,166,246 0 352,734 -3,166,246 (100.00) 352,734 Lợi nhuận trước thuế 335,297,606 100,914,025 252,001,690 -234,383,581 (69.90) 151,087,665 149.72 Chi phí thuế TNDN 33,529,761 10,091,402.50 28,484,181.00 -23,438,358 (69.90) 18,392,779 182.26 Lợi nhuận sau thuế 301,767,845 90,822,623 223,517,509 -210,945,223 (69.90) 132,694,887 146.10 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phạm Thị Hoài 59