Khóa luận Điều chế một số dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin

pdf 34 trang thiennha21 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Điều chế một số dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dieu_che_mot_so_dan_xuat_hydrazide_n_the_cua_atran.pdf

Nội dung text: Khóa luận Điều chế một số dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ DẪN XUẤT HYDRAZIDE N-THẾ CỦA ATRANORIN Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tiến Công Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Hữu Tài MSSV: K40.106.091 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ DẪN XUẤT HYDRAZIDE N-THẾ CỦA ATRANORIN Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tiến Công Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Hữu Tài MSSV: K40.106.091 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 i
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể nghiên cứu và hoàn thành tốt khoá luận không thể không kể đến sự hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ của quý thầy, cô các anh, chị và các bạn cũng như ban chủ nhiệm Khoa Hoá Học đã tạo cho tôi mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài. Kết quả đạt được không chỉ do sự cố gắng của bản thân mà đó còn là sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Tiến Công – người đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện khoá luận. Thầy luôn hỗ trợ, quan tâm và cho tôi những lời khuyên quý báu trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Dương Thúc Huy, người truyền cho tôi cảm hứng, luôn động viên, an ủi và giúp đỡ tôi những lúc khó khăn để tôi có thể hoàn thành khoá luận một cách tốt nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa Hoá Học đặc biệt là tổ bộ môn Hoá Hữu Cơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có đủ kiến thức khoa học thực hiện đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, chị Phan Thị Hồng Trúc, anh Lê Trọng Đức, bạn Phạm Quốc Thắng cũng như các bạn sinh viên K40 thực hiện khoá luận, các em sinh viên K41 tham gia nghiên cứu khoa học đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo cho tôi động lực, sự đam mê và niềm tin để hoàn thành đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến các thầy cô phản biện đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến cho bài khoá luận này được hoàn thành tốt hơn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình làm khoá luận nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy cô tận tình chỉ bảo. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô. i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU d Mũi đôi (Doublet) m Mũi đa (Multiplet) MIC Nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển của tế bào (Minimum Inhibitory Concentration) NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) s Mũi đơn (Single) ppm Part per million UV Tia cực tím (Ultra Violet) δ Độ dịch chuyển hóa học (Chemical shift) ii
  5. DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU  HÌNH ẢNH Hình 1.1 Cấu trúc hoá học của một vài hợp chất depside. Hình 1.2 Cấu trúc hoá học của atranorin. Hình 1.3 Atranorin và một số dẫn xuất kháng virus viêm gan siêu vi C (HCV). Hình 1.4 Phản ứng nhiệt phân atranorin. Hình 1.5 Phản ứng chloro hoá atranorin. Hình 1.6 Phản ứng tổng hợp methyl-8-hydroxy-4-O-demethylbarbatate từ atranorin. Hình 1.7 Phản ứng tổng hợp methyl-4-O-demethylbarbatate từ atranorin. Hình 1.8 Các dẫn xuất của isonicotinoyl hydrazone. Hình 1.9 Các hydrazone kháng tụ cầu khuẩn. Hình 1.10 Các hydrazone được Paola Vicini và cộng sự tổng hợp. Hình 1.11 Các hydrazone có chứa acid cholic. Hình 4.1 Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã điều chế được.  SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Điều chế dẫn xuất LAT của atranorin. Sơ đồ 2.2 Điều chế dẫn xuất LAR của atranorin. Sơ đồ 2.3 Điều chế dẫn xuất LAX của atranorin.  BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của atranorin và LAT. Bảng 3.2 Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của atranorin và LAR. 1 Bảng 3.3 Dữ liệu phổ H-NMR của atranorin, LAX1 và LAX2. iii
  6. DANH SÁCH PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ 1H-NMR của hợp chất LAT. Phụ lục 2: Phổ 13C-NMR của hợp chất LAT. Phụ lục 3: Phổ 1H-NMR của hợp chất LAR. Phụ lục 4: Phổ 13C-NMR của hợp chất LAR. 1 Phụ lục 5: Phổ H-NMR của hợp chất LAX1. 1 Phụ lục 6: Phổ H-NMR của hợp chất LAX2. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU II DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU III DANH SÁCH PHỤ LỤC IV MỤC LỤC V MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1 TỔNG QUAN ATRANORIN 2 1.1.1 Depside 2 1.1.2 Atranorin 2 1.1.2.1 Hoạt tính sinh học của atranorin và dẫn xuất của nó 3 1.1.2.2 Các nghiên cứu về atranorin 4 1.2 TỔNG QUAN VỀ HYDRAZONE 6 1.2.1 Cấu tạo 6 1.2.2 Hoạt tính sinh học của các hợp chất hydrazone 7 1.2.2.1 Hoạt tính kháng ung thư 7 1.2.2.2 Hoạt tính kháng vi sinh vật 7 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 9 2.1 HOÁ CHẤT 9 2.2 THIẾT BỊ 9 2.3 PHẢN ỨNG GIỮA ATRANORIN VỚI CÁC HYDRAZIDE 9 hư ng t nh h n ứng 9 2.3.2 Cách tiến hành 10 Điều chế hợp chất LAT. 10 Điều chế hợp chất LAR. 11 Điều chế hợp chất LAX. 12 v
  8. 2.4 NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT 12 2.4.1 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 12 2.4.2 Số liệu phổ định danh c cấu s n phẩm 13 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 3.1 CƠ CHẾ PHẢN ỨNG GIỮA ATRANORIN VÀ CÁC HYDRAZIDE 15 3.2 CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA SẢN PHẨM 16 3.2.1 Biện luận cấu trúc hoá học của s n phẩm LAT 16 3.2.2 Biện luận cấu trúc hoá học s n phẩm LAR 18 3.2.3 Biện luận cấu trúc hoá học s n phẩm LAX1 và LAX2 18 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 22 4.1 KẾT LUẬN 22 4.2 KIẾN NGHỊ 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 PHỤ LỤC 25 vi
  9. MỞ ĐẦU Atranorin là một hợp chất tự nhiên có nhiều hoạt tính sinh học quý và khá phong phú. Những thử nghiệm hoạt tính sinh học trên 50 năm nay đã chứng minh giá trị dược học của atranorin và làm cho hợp chất này trở thành một sản phẩm thương mại đắt đỏ hiện nay. [1] Từ những nghiên cứu tiền đề về hoạt tính sinh học của atranorin, các dẫn xuất từ atranorin cũng được kì vọng sẽ sở hữu những hoạt tính sinh học như chất nền, đặc biệt là độc tính tế bào đối với các dòng tế bào ung thư và ức chế một số loại enzyme. Việc tổng hợp các dẫn xuất mới của atranorin và thử nghiệm hoạt tính của chúng nhằm nâng cao giá trị sử dụng và tìm kiếm các nguồn dược liệu mới trở thành một vấn đề bức thiết. Ngoài ra, các phản ứng chuyển hóa hay điều chế dẫn xuất từ atranorin được công bố khá ít. Điều này chứng tỏ việc tổng hợp các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ chất nền atranorin sẽ đóng góp một số lượng hợp chất mới cho hóa học hữu cơ, nâng cao giá trị khoa học của nghiên cứu. Bên cạnh đó, các hợp chất hydrazide N-thế cũng là nhóm hợp chất có giá trị cao, cả về dược tính cũng như chuyển hóa hóa học. Cho đến nay chưa có nhiều dẫn xuất của hợp chất atranorin được công bố và đặc biệt chưa có nghiên cứu về phản ứng tổng hợp dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Điều chế một số dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin” để nhằm tổng hợp một số hợp chất mới từ atranorin, góp phần đóng góp cho sự phát triển chung của tổng hợp hữu cơ. 1
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN ATRANORIN 1.1.1. Depside Depside là nhóm các hợp chất gồm hai phân tử acid phenolic carboxylic đơn vòng liên kết với nhau bằng liên kết ester. Trong các hợp chất như vậy, nhóm -O-CO- được gọi là một liên kết depside. Depside là những hợp chất chuyển hóa thứ sinh có nhiều trong các loại địa y. Người ta nhận thấy rằng các hợp chất depside như atranorin, acid divaricatic, acid lecanoric, acid evernic có hoạt tính kháng khuẩn quan trọng. [1] Hình 1.1 Cấu trúc hoá học của một vài hợp chất depside. 1.1.2 Atranorin Atranorin là một hợp chất tự nhiên thuộc khung depside và là dẫn xuất của β-orcinol, thường có trong nhiều loài địa y như Cladoniaceae, Lecanoraceae, Parmeliaceae, Streocaulaceae và các loài khác [2]. Hợp chất này đã được Hesse phân lập lần đầu tiên vào năm 1898 [2] và kể từ đó có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học cũng như dược lý của nó. Trong các nghiên cứu về hóa học của các địa y thuộc chi Parmotrema (phổ biến ở miền Nam Việt Nam) được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Nguyễn K. P. Phụng [3- 6], atranorin được xem là một thành phần chính. Các hoạt tính sinh học mà hợp chất atranorin thể hiện ở mức độ từ trung bình đến rất mạnh gồm có kháng khuẩn, kháng virus, kháng đột biến, kháng oxy hóa, kháng viêm, giảm đau, gây độc tế bào và ức chế sự phát triển vài dòng tế bào ung thư, hồi phục chức năng gan và tăng cường chức 2
  11. năng tim mạch, ức chế một số enzyme liên quan đến bệnh chuyển hóa ở người như tyrosinase, xanthine oxidase, glucosidase, acetylcholinesterase càng chứng tỏ đây là một dược liệu tiềm năng. Các công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của atranorin không ngừng tăng trong những năm gần đây, những nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra hoạt tính ức chế một số enzyme liên quan đến nấm đen da và bệnh Gout của atranorin cũng như khả năng gây độc tế bào và kháng nhiều dòng ung thư. Atranorin Hình 1.2 Cấu trúc hoá học của atranorin. 1.1.2.1 Hoạt tính sinh học của at ano in và dẫn xuất của nó Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy atranorin là hợp chất sở hữu nhiều hoạt tính sinh học quý như chống oxi hoá, chống trầm cảm, chống sốt rét, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus [7] và đặc biệt là khả năng kháng các dòng tế bào ung thư. Trong nghiên cứu cuả Backorova và các cộng sự đã cho thấy khả năng kháng 9 dòng tế bào ung thư ở người của atranorin (A2780, HeLa, MCF-7, SK-BR-3, HT-29, HCT- 116, p53 (+/+), HCT-116, p53 (-/-), HL-60, và dòng Jurkat) [8]. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu của Backorova cũng đã công bố những cơ chế tự hủy tế bào (apotosis) và kết luận về tiềm năng kháng ung thư của atranorin đối với hai dòng tế bào A2780 (tế bào ung thư buồng trứng) và HT-29 (tế bào ung thư trực tràng) [9]. Ngoài ra atranorin cũng cho thấy khả năng kháng dòng tế bào LS174 (tế bào ung thư ruột già), Fem-X (tế bào ung thư hắc tố) [10] và với nồng độ lớn nó cũng có khả năng kháng các dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt (LNCap, DU-145) [11,12]. Nhóm nghiên cứu của Verma [13] và của Behera [14-17] trong đánh giá khả năng ức chế enzyme tyrosinase từ cao chiết thô của địa y tự nhiên và nuôi cấy Bulbothrixsetschwanesis và Parmotrematinctorum đã kết luận về hoạt tính ức chế enzyme mạnh của atranorin, được xem như hợp phần chính của địa y tự nhiên và nhân tạo. Gần đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học 3
  12. Rennes 1, Rennes Pháp đã phân lập atranorin (1) và các dẫn xuất từ loài địa y S. evolutum Graewe và tổng hợp hai dẫn xuất của atranorin (2), (3) (Hình 1.3). Kết quả cho thấy rằng atranorin, thành phần chính của loài địa y này, và hai dẫn xuất tổng hợp được có ảnh hưởng đến vòng đời virus viêm gan siêu vi C (HCV). Hầu hết các hợp chất này hoạt động chống lại HCV, với IC50 khoảng 10 đến 70 μM, mạnh hơn phenol monoaromatic [7]. Hình 1.3 Atranorin và một số dẫn xuất kháng virus viêm gan siêu vi C (HCV). 1.1.2.2 Các nghiên cứu về at ano in Nghiên cứu về chuyển hóa atranorin được công bố lần đầu tiên bởi Huneck và công sự (1989) [18] liên quan đến khả năng nhiệt phân và methanol phân của atranorin thành các hợp chất thứ cấp đơn giản. Huneck và các cộng sự đã tiến hành nhiệt phân atranorin ở 230oC trong 15 phút, sau đó nâng từ từ nhiệt độ lên 250oC trong khoảng 30 phút nữa thì atranorin bị phân thành các mảnh nhỏ hơn như orcinol, methyl orcinolcarboxylat, methyl haematommate, (Hình 1.4). Hình 1.4 Phản ứng nhiệt phân atranorin. 4
  13. Phản ứng chloro hóa atranorin để tạo thành một hợp chất mới dichloroatranorin được công bố lần đầu tiên bởi Dias và cộng sự vào năm 2009 [19]. (Hình 1.5) Hình 1.5 Phản ứng chloro hoá atranorin. Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Vu T.H [7] thuộc Trường Đại học Rennes 1, Pháp đã tổng hợp thành công hai dẫn xuất của atranorin gồm methyl-8-hydroxy-4-O- demethylbarbatate (2) (Hình 1.6) và methyl-4-O-demethylbarbatate (3) (Hình 1.7). Kết quả cho thấy, những dẫn xuất này cùng với atranorin có ảnh hưởng lớn đến vòng đời virus viêm gan C (HCV). Hiệu suất 84% Hình 1.6. Phản ứng tổng hợp methyl-8-hydroxy-4-O-demethylbarbatate từ atranorin. Hiệu suất 15% Hình 1.7. Phản ứng tổng hợp methyl-4-O-demethylbarbatate từ atranorin. 5
  14. 1.2 TỔNG QUAN VỀ HYDRAZONE 1.2.1 Cấu tạo Hydrazone là những hợp chất thuộc nhóm azomethine và được phân biệt với những hợp chất khác trong nhóm này (oxime, imine, ) bởi chúng có 2 nguyên tử nitrogen liên kết với nhau [20]. Các nghiên cứu về cấu trúc tinh thể chỉ ra rằng, nhóm >C=N–N C=N< dịch chuyển về vùng từ trường cao hơn đồng phân anti. Bên cạnh đó, nếu nhóm thế Y là H, thì tín hiệu của nhóm –NH– trên phổ 1H-NMR của đồng phân syn cũng dịch chuyển về vùng từ trường cao hơn đồng phân anti. Hydrazone được tổng hợp bởi phản ứng của hydrazine hoặc hydrazide với aldehyde hoặc ketone. Liên kết đôi C=N trong hydrazone đóng vai trò quan trọng trong việc làm phối tử để tạo phức với kim loại, xúc tác và tổng hợp một số hợp chất hữu cơ khác. Liên kết đôi C=N này liên hợp cùng với cặp electron trên nguyên tử nitrogen còn lại quyết định tính chất vật lý và hóa học của hydrazone. Nguyên tử nitrogen trong hydrazone có tính nucleophile còn nguyên tử carbon trong hydrazone có cả tính nucleophile lẫn electrophile [22]. 6
  15. 1.2.2 Hoạt tính sinh học của các hợ chất hyd azone Một số lượng lớn các hợp chất hydrazone đã được tổng hợp và nghiên cứu bởi nhiều tác giả cho thấy chúng có rất nhiều hoạt tính sinh học như: có tác dụng hạ đường huyết, kháng vi khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, kháng lao, chống co giật, gây độc các dòng tế bào ung thư; một số hợp chất đã được nghiên cứu sử dụng làm thuốc giảm đau, làm thuốc điều trị sốt rét, [23]. 1.2.2.1 Hoạt tính kháng ung thư Với khả năng gây độc dòng tế bào ung thư đại tràng (HTC-116) cùng với khả năng kháng lao, các hợp chất là dẫn xuất của isonicotinoyl hydrazone (1a–d) đã được tổng hợp bởi H. S. Naveen Kumar cùng cộng sự [24]. (Hình 1.8) Hình 1.8 Các dẫn xuất của isonicotinoyl hydrazone. 1.2.2.2 Hoạt tính kháng vi sinh vật Nhóm nghiên cứu của Thaís Moreira Osório đã tổng hợp được hai hợp chất hydrazone 2a và 2b kháng tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus [25]. (Hình 1.9) Hình 1.9 Các hydrazone kháng tụ cầu khuẩn. Các hydrazone (3a–i) đã được Paola Vicini cùng cộng sự [26] tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng các chủng khuẩn và nấm. (Hình 1.10) 7
  16. Hình 1.10 Các hydrazone được Paola Vicini và cộng sự tổng hợp. Kết quả cho thấy, các hợp chất trên thể hiện hoạt tính kháng tốt trên chủng vi khuẩn Bacillus subtilis (MIC có giá trị từ 3 – 25 g/mL). Anas J.M. Rasras cùng nhóm nghiên cứu của mình [27] đã tổng hợp một số hydrazone có chứa acid cholic (4a–k), các hydrazone này được khảo sát hoạt tính trên các chủng vi khuẩn gram (+): Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis và Bacillus megaterium, gram (–): Esherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Enterobacter aerogens. (Hình 1.11) Hình 1.11 Các hydrazone có chứa acid cholic. Hầu hết các hợp chất trên đều cho hoạt tính kháng tốt trên các chủng vi khuẩn khảo sát ngoại trừ hai chủng vi khuẩn gram (–) là Pseudomonas aeruginosa và Enterobacter aerogens thì các hợp chất trên không thể hiện hoạt tính. 8
  17. CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1 HOÁ CHẤT Atranorin được li trích và tinh chế từ địa y Parmotrema saucti-angelli [28] Các hydrazide được cung cấp bởi PGS.TS Nguyễn Tiến Công Ethanol (Trung Quốc), 99.7%. Acetic acid (Trung Quốc), 99.5%. Methanol (Chemsol), 99.7%. Acetone, chloroform, ethyl acetate, n-hexane của hãng Chemsol-Việt Nam. Nước cất. Sắc kí bản mỏng loại Kiesel gel 60F 254 (Merck). Silica gel: silica gel 0.04-0.06 mm, Merck dùng cho sắc kí cột. 2.2 THIẾT BỊ Các thiết bị dùng để giải ly, dụng cụ chứa mẫu. Cột sắc ký. Cân điện tử phân tích, Satorius AG Germany CPA3235. Đèn soi UV: bước sóng 254-365 nm. Máy khuấy từ gia nhiệt Stone Staffordshire England ST15OSA. Máy cộng hưởng từ hạt nhân NMR Bruker AV500 (đo ở tần số 500 MHz cho phổ 1H–NMR và 125 MHz cho phổ 13C–NMR) thuộc trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 2.3 PHẢN ỨNG GIỮA ATRANORIN VỚI CÁC HYDRAZIDE 2.3.1 hư ng t nh h n ứng Các hydrazide được chúng tôi tổng hợp trước đây. Cho hydrazide phản ứng với atranorin để tạo thành các hydrazide N-thế (hydrazone) theo phương trình phản ứng minh hoạ: 9
  18. Hydrazide Sản phẩm R = T LAT R = R LAR R = X LAX 2.3.2. Cách tiến hành Điều chế hợ chất LAT. Cân 59.7 mg (0.16 mmol) atranorin và 105.8 mg (0.48 mmol) hydrazide T (tỉ lệ mol 1: 3) vào cốc 50 mL. Sau đó thêm 12 mL hỗn hợp dung môi ethanol: acid acetic (3: 1) vào và tiến hành phản ứng ở 50oC trên máy khuấy từ gia nhiệt trong 2 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng được để nguội và chiết lỏng-lỏng nhiều lần với ethyl acetate: n- hexane (1: 1) và nước, thu pha hữu cơ. Pha hữu cơ, được cô quay đến khan thu được phần rắn và phần rắn này được rửa bằng hỗn hợp dung môi ethyl acetate: methanol (1:1) để loại bỏ hydrazide và atranorin dư. Quá trình rửa được theo dõi bằng sắc kí bản mỏng, phần chất rắn không tan là sản phẩm LAT. (Sơ đồ 2.1) 10
  19. Sơ đồ 2.1. Điều chế dẫn xuất LAT của atranorin. 2.3.2.2 Điều chế hợ chất LAR. Cân 45.5 mg (0.12 mmol) atranorin và 196.1 mg (0.36 mmol) hydrazide R (tỉ lệ mol 1:3) vào cốc 50 mL. Sau đó thêm 9.1 mL hỗn hợp dung môi ethanol: acid acetic (3: 1) vào và tiến hành phản ứng ở 50oC trên máy khuấy từ gia nhiệt trong 2 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng được để nguội và chiết lỏng-lỏng nhiều lần với ethyl acetate: n- hexane (1: 1) và nước, thu pha hữu cơ. Pha hữu cơ, được cô quay đuổi đến khan thu được phần chất rắn và phần chất rắn này được rửa bằng hỗn hợp dung môi ethyl acetate: methanol (1: 1) để loại bỏ atranorin và hydrazide dư. Quá trình rửa được theo dõi bằng sắc kí bản mỏng, phần chất rắn không tan là sản phẩm LAR. (Sơ đồ 2.2) Sơ đồ 2.2 Điều chế dẫn xuất LAR của atranorin. 11
  20. 2.3.2.3 Điều chế hợ chất LAX. Cân 60.1 mg (0.16 mmol) atranorin và 156.4 mg (0.48 mmol) hydrazide X (tỉ lệ mol 1:3) vào cốc 50 mL. Sau đó thêm 12 mL hỗn hợp dung môi ethanol: acid acetic (3: 1) vào và tiến hành phản ứng ở 50oC trên máy khuấy từ gia nhiệt trong 2 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng được để nguội và chiết lỏng-lỏng nhiều lần với ethyl acetate: n- hexane (1: 1) và nước, thu pha hữu cơ. Pha hữu cơ, được cô quay đuổi đến khan thu được phần chất rắn và phần chất rắn này được rửa bằng hỗn hợp dung môi ethyl acetate: methanol (1: 1) để loại bỏ atranorin và hydrazide dư. Hoà tan chất rắn sau khi rửa bằng chloroform sau đó tiến hành sắc kí cột silica gel đối với dung dịch trên, giải ly bằng bằng hệ dung môi n-hexane: ethyl acetate: chloroform: methanol: nước (25: 20: 5: 0.3: 0.1), thu được hai sản phẩm LAX1 và LAX2. (Sơ đồ 2.3) Sơ đồ 2.3 Điều chế dẫn xuất LAX của atranorin. 2.4 NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT 2.4 hổ cộng hưởng từ hạt nhân Phổ 1H-NMR và 13C-NMR của các dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin được ghi trên máy cộng hưởng từ hạt nhân NMR Bruker AV500 (đo ở tần số 500 MHz cho phổ 1H–NMR và 125 MHz cho phổ 13C–NMR) thuộc trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 12
  21. 2.4.2 Số liệu hổ định danh c cấu s n hẩm 1 Chất rắn vô định hình màu trắng; hiệu suất: 82%. H NMR (δ, CDCl3, 500 MHz): 12.27 (1H, s), 12.09 (1H, s), 11.93 (1H, s), 9.53 (1H, s), 8.74 (1H, s), 7.83-7.76 (3H, m), 7.49 (1H, dd, J= 7 Hz), 7.40 (1H, dd, J= 7 Hz), 7.24 (1H, dd, J= 2 Hz, 9 Hz), 7.20 (1H, d, J= 2 Hz), 6.51 (1H, s), 6.49 (1H, s), 4.81 (2H,s), 3.98 (3H, s), 2.66 (3H, s), 2.53 13 (3H, s), 2.09 (3H, s). C NMR (δ, CDCl3, 125 MHz): 172.4, 170.3, 165.4, 164.5, 163.6, 163.0, 154.8, 152.4, 147.0, 146.8, 139.9, 134.4, 130.3, 129.8, 127.9, 127.2, 127.1, 124.8, 118.0, 117.0, 116.3, 113.4, 110.3, 107.9, 104.4, 102.8, 67.3, 52.4, 25.2, 24.1, 9.5. 1 Chất rắn vô định hình màu trắng; hiệu suất: 90%. H NMR (δ, CDCl3, 500 MHz): 12.38 (1H, s), 12.18 (1H, s), 11.93 (1H, s), 11.69 (1H, s), 8.73 (1H, s) 7.58-7.51 (3H, m), 7.50 (1H, s), 7.34 (2H, d, J= 6.5 Hz), 6.78 (1H,s), 6.52 (1H, s) , 6.46 (1H, s), 5.10 (2H, s), 3.98 (3H, s), 3.95 (2H,s), 2.85 (1H, m), 2.65 (3H, s), 2.54 (3H, s), 2.32 (3H, s), 13 2.10 (3H, s), 1.03 (6H, d, J= 7 Hz). C NMR (δ, CDCl3, 125 MHz): 172.3, 170.1, 165.2, 164.5, 164.2, 162.9, 154.7, 152.3, 146.3, 146.1, 139.7, 139.6, 137.3, 136.6, 132.0, 130.8, 130.2, 126.6, 116.9, 116.2, 113.8, 113.2, 110.1, 104.6, 102.5, 92.0, 60.2, 52.3, 33.9, 27.9, 25.7, 25.1, 24.0, 22.8, 9.4. 13
  22. 1 Chất rắn vô định hình màu trắng; hiệu suất: 25%. H NMR (δ, CDCl3, 500 MHz): 11.96 (1H, s), 6.14 (1H, s), 5.08 (1H, s), 3.85 (3H, s), 2.39 (3H, s), 2.03 (3H, s). 1 Chắn rắn vô định hình màu trắng; hiệu suất: 7%. H NMR (δ, CDCl3, 500 MHz): 12.42 (1H, s), 11.85 (1H, s), 11.06 (1H, s), 8.46 (1H, s), 8.25 (1H, d, J= 7.5 Hz), 7.81 (1H, dd, J= 7.5 Hz), 7.66 (1H, d, J= 7.5 Hz), 7.51-7.45 (6H, m), 6.29 (1H, s), 3.86 (3H, s), 3.78 (2H, s), 2.42 (3H, s). 14
  23. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 CƠ CHẾ PHẢN ỨNG GIỮA ATRANORIN VÀ CÁC HYDRAZIDE Phản ứng giữa atranorin với các hydrazide được thực hiện ở 50oC, với tỉ lệ atranorin: hydrazide là 1: 3. Phản ứng được thực hiện trong dung môi EtOH: AcOH (tỉ lệ 3: 1). Kết quả kiểm tra bằng sắc ký bản mỏng cho thấy đã có sự tạo thành của sản phẩm trong phản ứng giữa atranorin với các hydrazide. Phản ứng giữa atranorin với các hydrazide T và hydrazide R hình thành các hydrazide N-thế (hydrazone) xảy ra dễ dàng với hiệu suất cao trên 80% trong đó hydrazide T là 82% (74.4 mg) và hydrazide R là 90% (97.9 mg). Tuy nhiên với hydrazide X không tạo thành dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin mà thu được 2 hợp chất LAX1 (25%) và LAX2 (7%), cho thấy có thể sản phẩm đã bị thuỷ phân trong quá trình thực hiện. Cấu trúc của các sản phẩm tạo thành sau phản ứng được xác định bởi phổ cộng hưởng từ hạt nhân của chúng. Cơ chế phản ứng gồm: + Giai đoạn đầu phản ứng xảy ra theo cơ chế cộng nucleophile (AN): trong môi trường acid, nhóm aldehyde của atranorin bị proton hoá, phân tử hydrazide với nhóm NH2 chứa đôi điện tử tự do trên nguyên tử nitrogen đóng vai trò là tác nhân nucleophile tấn công vào nhóm aldehyde của atranorin. [29] + Giai đoạn sau là phản ứng tách nước tạo hydrazide N-thế: 15
  24. 3.2 CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA SẢN PHẨM Biện luận cấu t úc hoá học của s n hẩm LAT So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR của LAT với atranorin cho thấy có sự tương đồng trên nhân thơm B tuy nhiên có sự thay đổi trên nhân thơm A. Trên phổ 1H-NMR, tín hiệu nhóm aldehyde H-8 (δH 10.37) trên atranorin đã biến mất và xuất hiện tín hiệu 1 proton của CH=N ở vùng từ trường cao hơn (δH 8.74). Bên cạnh đó phổ H-NMR của LAT cũng xuất hiện các tín hiệu proton đặc trưng của hydrazide T trên nhân thơm cho phép xác định LAT là sản phẩm của phản ứng. Phổ 13C-NMR của sản phẩm cũng cho các tín hiệu tương tự với dữ liệu phổ của atranorin nhưng tín hiệu của carbon aldehyde C-8 (δC 190.3) không xuất hiện mà xuất hiện tín hiệu carbon imin CH=N (δC 146.8) đồng thời xuất hiện các tín hiệu carbon đăc trưng trên nhân thơm của hydrazide T giúp khẳng định LAT là sản phẩm hydrazide N- thế của atranorin. (Bảng 3.1). 16
  25. Bảng 3.1 Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của atranorin và LAT. δH δC δH δC 1 - 102.8 - 102.8 2 - 169.1 - 165.4 3 - 108.5 - 104.4 4 - 167.5 - 164.5 5 6.39 s, 1H 152.4 6.49 s, 1H 147.0 6 - 112.8 - 113.4 7 - 169.7 - 170.3 8 10.37 s, 1H 193.0 8.74 s, 1H 146.8 9 2.71 s, 3H 25.6 2.66 s, 3H 25.2 1’ - 110.2 - 110.3 2’ - 162.9 - 163.0 3’ - 116.8 - 117.0 4’ - 152.4 - 152.4 5’ 6.54 s, 1H 116.0 6.51 s, 1H 116.3 6’ - 139.9 - 139.9 7’ - 172.2 - 172.4 8’ 2.11 s, 3H 9.4 2.09 s, 3H 9.5 9’ 2.56 s, 3H 24.0 2.53 s, 3H 24.1 2-OH 12.52 s, 1H - 12.27 s, 1H - 4-OH 12.57 s, 1H - 12.09 s, 1H - 2’-OH 11.95 s, 1H - 11.93 s, 1H - 7’-OCH3 4.00 s, 3H 52.3 3.98 s, 3H 52.4 HN - - 9.53 s, 1H - 1’’ - - - 154.8 2’’ - - 7.24 dd, 1H, J= 2 Hz, 9 Hz 118.0 3’’ - - 7.83-7.36 m, 1H 130.3 4’’ - - - 129.8 5’’ - - - 134.4 6’’ - - 7.20 d, 1H, J= 2 Hz 107.9 7’’ - - 7.83-7.36 m, 1H 127.9 8’’ - - 7.40 dd, 1H, J= 7 Hz 124.8 9’’ - - 7.49 dd, 1H, J= 7 Hz 127.2 10’’ - - 7.83-7.36 m, 1H 127.1 11’’ - - 4.81 s, 2H 67.3 12’’ - - - 163.6 Phụ lục 1 Phụ lục 2 17
  26. 3.2.2 Biện luận cấu t úc hoá học s n hẩm LAR Cũng như LAT, dữ liệu phổ 1H-NMR của LAR có sự tương đồng trên nhân thơm B và có sự thay đổi trên nhân thơm A so với atranorin. Dữ liệu phổ 1H-NMR của LAR không có sự xuất hiện tín hiệu nhóm aldehyde H-8 (δH 10.37) trong antranorin mà xuất hiện tín hiệu proton CH=N (δH 8.73) tương tự như LAT cho phép xác định phản ứng đã xảy ra. Ngoài ra dữ liệu phổ còn cho thấy các tín hiệu proton H-8*,9* (6H, d, J=7, δH 1.03) và H-7* (1H, m, δH 2.85) là tín hiệu đặc trưng của nhóm iso-propyl trên nhân thơm của hydrazide R. Bên cạnh đó cũng xuất hiện tín hiệu proton mới của nhóm methyl H-10* (3H, s, δH 2.32) và các tín hiệu proton trên nhân thơm đăc trưng của nhóm hydrazide R cho phép xác định LAR là sản phẩm hydrazide N-thế của atranorin. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR của LAR với atranorin có sự tương đồng trên nhân thơm B và sự thay đổi trên nhân thơm A. Tín hiệu C-8 (δC 190.3) của nhóm aldehyde trong atranorin không xuất hiện mà xuất hiện tín hiệu của nhóm imin CH=N (δC 146.8) đồng thời xuất hiện các tín hiệu carbon mới của nhóm methyl C-8*,9* (δC 22,8), C- 10* (δC 25,7) và các tín hiệu carbon trên vòng thơm đặc trưng của hydrazide R chứng tỏ LAR là sản phẩm của phản ứng. (Bảng 3.2) Biện luận cấu t úc hoá học s n hẩm LAX1 và LAX2 18
  27. Bảng 3.2 Dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR của atranorin và LAR. δH δC δH δC 1 - 102.8 - 102.8 2 - 169.1 - 165.4 3 - 108.5 - 104.4 4 - 167.5 - 164.5 5 6.39 s, 1H 152.4 6.46 s, 1H 147.0 6 - 112.8 - 113.4 7 - 169.7 - 170.3 8 10.37 s, 1H 193.0 8.74 s, 1H 146.8 9 2.71 s, 3H 25.6 2.65s, 3H 25.2 1’ - 110.2 - 110.3 2’ - 162.9 - 163.0 3’ - 116.8 - 117.0 4’ - 152.4 - 152.4 5’ 6.54 s, 1H 116.0 6.52 s, 1H 116.3 6’ - 139.9 - 139.9 7’ - 172.2 - 172.4 8’ 2.11 s, 3H 9.4 2.10 s, 3H 9.5 9’ 2.56 s, 3H 24.0 2.54 s, 3H 24.1 2-OH 12.52 s, 1H - 12.38 s, 1H - 4-OH 12.57 s, 1H - 12.18 s, 1H - 2’-OH 11.95 s, 1H - 11.93 s, 1H - 7’-OCH3 4.00 s, 3H 52.3 3.98 s, 3H 52.4 HN - - 11.69 s, 1H - 1’’ - - - 139.6 2’’ - - 7.34 d, 1H, J= 6.5 Hz 126.6 3’’ - - 7.58-7.51 m, 1H 130.2 4’’ - - 7.58-7.51 m, 1H 130.8 5’’ - - 7.58-7.51 m, 1H 130.2 6’’ - - 7.34 d, 1H, J= 6.5 Hz 126.6 7’’ - - - - 8’’ - - - - 9’’ - - 3.95 s, 2H 33.9 10’’ - - - 164,2 11’’ - - 5.10 s, 2H 60.2 1* - - - 154.7 2* - - 6.78 s, 1H 113.8 3* - - - 137.3 4* - - - 92.0 5* - - 7.50 s, 1H 136.6 6* - - - 132.0 7* - - 2.85 m, 1H 27.9 8* - - 1.03 d, 3H, J= 7 Hz 22.8 9* - - 1.03 d, 3H, J= 7 Hz 22.8 10* - - 2.32 s, 3H 25.7 Phụ lục 3 Phụ lục 4 19
  28. 1 Dữ liệu phổ H-NMR của sản phẩm LAX1 có các tín hiệu proton đặc trưng trên nhân thơm B của atranorin đồng thời xuất hiện tín hiệu proton OH (δH 5.08) chứng tỏ sản phẩm đã bị thuỷ phân trong quá trình phản ứng. 1 So sánh dữ liệu phổ H-NMR của LAX2 với atranorin ta cũng thấy có các tín hiệu đặc trưng trên nhân thơm A của atranorin, tín hiệu proton nhóm aldehyde (δH 10.37) trên atranorin không xuất hiện và xuất hiện tín hiệu proton nhóm CH=N (δH 8.46) giúp xác định phản ứng đã xảy ra. Trên phổ 1H-NMR cũng cho các tín hiệu proton đặc trưng trên nhân thơm của hydrazide X, đồng thời có sự xuất hiện tín hiệu proton nhóm CH3-O (δH 3.86) cho phép xác định LAX2 là sản phẩm đã bị thuỷ phân trong methanol của phản ứng (Bảng 3.3). 20
  29. 1 Bảng 3.3 Dữ liệu phổ H-NMR của atranorin, LAX1 và LAX2. δH δH δH 1 - - - 2 - - - 3 - - - 4 - - - 5 6.39 s, 1H - 6.29 s, 1H 6 - - - 7 - - - 8 10.37 s, 1H - 8.46 s, 1H 9 2.71 s, 3H - 2.42 s, 3H 1’ - - - 2’ - - - 3’ - - - 4’ - - 5’ 6.54 s, 1H 6.14 s, 1H - 6’ - - - 7’ - - - 8’ 2.11 s, 3H 2.03 s, 3H - 9’ 2.56 s, 3H 2.39 s, 3H - 2-OH 12.52 s, 1H - 12.42 s, 1H 4-OH 12.57 s, 1H - 11.85 s, 1H 2’-OH 11.95 s, 1H 11.96 s, 1H - 4’-OH - 5.08 s, 1H - 7’-CH3O 4.00 s, 3H 3.85 s, 3H - 7-CH3O - - 3.86 s, 3H HN - - 11.06 s, 1H 1’’-6’’ - - 7.51-7.45 m, 1H 7’’ - - - 8’’ - - 3.78 s, 2H 1* - - - 2* - - 8.25 d, 1H, J= 7.5 Hz 3* - - 7.81 dd, 1H, J= 7.5 Hz 4* - - 7.51-7.45 m, 1H 5* - - 7.66 d, 1H, J= 7.5 Hz 6* - - - Phụ lục 5 Phụ lục 6 21
  30. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 KẾT LUẬN Từ hợp chất atranorin cô lập được từ địa y Parmotrema saucti-angelli và các hydrazide, chúng tôi đã tổng hợp được một số dẫn xuất hydrazide N-thế của atranorin (Hình 4.1). Các hợp chất LAT, LAR, LAX2, LAX1 đã được tổng hợp trong đó hợp chất LAT, LAR thu được với hiệu suất cao. Trong khóa luận này, các sản phẩm tổng hợp được đều được xác định cấu trúc bằng phổ NMR và là những hợp chất mới. 4.2 KIẾN NGHỊ Tiến hành thử nghiệm hoạt tính sinh học trên các hợp chất điều chế được. Tổng hợp một số dẫn xuất hydrazide N-thế khác của atranorin. Tổng hợp một số dẫn xuất hydrazone khác của các hợp chất depside. Hình 4.1 Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã điều chế được. 22
  31. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Rankovic B. (2015), “Lichen Secondary Metabolites: Bioactive Properties and Pharmaceutical Potential”, Springer Switzerland, 85. [2] Studzińska-Sroka E., Galanty A., Bylka W. (2017), “Atranorin – An Interesting Lichen Secondary Metabolite”, Mini-Reviews in Medicinal Chemistry, 17, 1633-1645. [3] Duong T.H., Chavasiri W., Boustie J., Nguyen K.P.P. (2015), “New meta- depsidones and diphenyl ethers from the lichen Parmotrema tsavoense (Krog & Swinscow) Krog & Swinscow, Parmeliaceae”, Tetrahedron, 71, 9684-9691. [4] Huynh B.L.C., Le H.D., Yukiko T., Takao T., Nguyen K.P.P. (2016), “New phenolic compounds from the lichen Parmotrema praesorediosum (Nyl.) Hale (Parmeliaceae)”, Magnetic Resonance in Chemistry, 54, 81–87. [5] Huynh B.L.C., Duong T.H., Do T.M.L., Pinnock T.G., Pratt L.M., Yamamoto S., Watarai H., Tanahashi T., Nguyen K.P.P. (2016), “New γ-lactone carboxylic acids from the lichen Parmotrema praesorediosum (Nyl.) Hale, Parmeliaceae”, Records of Natural Products 10(3), 332–340. [6] Duong T.H., Huynh B.L.C., Ha X.P., Tuong L.T., Ton T.Q., Boustie J., Nguyen K.P.P. (2012), “New diphenyl ether from lichen Parmotrema planatilobatum (Hale) Hale (Parmeliaceae)”, Vietnam Journal of Chemistry 50(4A), 199 202. [7] Vu T.H., Le Lamer A.C., Lalli C., Boustie J., Samson M., Lohézic-Le Dévéhat F., Le seyec J. (2015), “Depsides: Lichen Metabolites Active against Hepatitis C Virus”, PLoS ONE, 10(3). [8] Backorova M., Backor M., Mikes J., Jendzelovsky R., Fedorocko P. (2011), “Variable responses of different human cancer cells to the lichen compounds parietin, atranorin, usnic acid and gyrophoric acid”, Toxicol In Vitro, 25, 37–44. [9] Backorova M., Jendzelovsky R., Kello M., Backor M., Mikes J., Fedorocko P. (2012), “Lichen secondary metabolites are responsible for induction of apoptosis in HT-29 and A2780 human cancer cell lines”, Toxicol In Vitro, 26, 462–468. [10] Rankovic B., Kosanic M., Manojlovic N., Rancic A., Stanojkovic T. (2014) “Chemical composition of Hypogymnia physodes lichen and biological activities of some its major metabolites”, Medicinal Chemistry Research, 23, 408–416. 23
  32. [11] Russo A., Piovano M., Lombardo L., Vanella N., Cardile V., Garbarino J. (2006) “Pannarin inhibits cell growth and induces cell death in human prostate carcinoma DU-145 cells”, Anticancer Drugs, 17, 1163–1169 [12] Russo A., Caggia S., Piovano M., Garbarino J., Cardile V. (2012) “Effect of vicanicin and on human prostate cancer cells: role of Hsp70 protein”, Chemico- Biological Interactions, 195, 1–10. [13] Verma N., Behera B.C., Sonone A., Makhija U. (2008) “Lipid peroxidation and tyrosinase inhibition by lichen symbionts grown in vitro”, African Journal of Biochemistry Research, 2, 225–231. [14] Behera B.C., Makhija U. (2002) “Inhibition of tyrosinase and xanthine oxidase by lichen species Bulbothrix setschwanesis”. Current Science, 82, 61–66. [15] Behera B.C., Makhija U., Adawadkar B. (2000) “Tissue culture of Bulbothrix setschwanensis (lichenized ascomycetes) in vitro”, Current Science, 78, 781–783. [16] Behera B.C., Adawadkar B., Makhija U. (2003) “Inhibitory activity of xanthine oxidase and superoxide-scavenging activity in some taxa of the lichen family Graphidaceae”, Phytomedicine, 10, 536–543. [17] Behera B.C., Adawadkar B., Makhija U. (2004), “Capacity of some Graphidaceous lichens to scavenge superoxide and inhibition of tyrosinase and xanthine oxidase activities”, Current Science, 87, 83–87. [18] Huneck S. (1989), “Thermal decomposition of lichen depsides”, B: Chemical Sciences, 44(10), 1283-9. [19] Dias, D. A., Urban, S. (2009) “Chemical constituents of the lichen, Candelaria concolor: a complete NMR and chemical degradative investigation”, Natural Product Research, 23(10), 925-939. [20]. Yu P.K., Buzykin B.I., Troepol’skaya T.V. (1970), "The Structure of Hydrazones", Russian chemical reviews, 39, 441–456. [21] Todeschini A.R., Miranda de A.L.P., Silva da K.C.M, Parrini S.C., Barreiro E.J. (1998), "Synthesis and evaluation of analgesic, antiinflammatory and antiplatelet properties of new 2-pyridylarylhydrazone derivatives", European Journal of Medicinal Chemistry, 33, 189–199. [22]. Ali R., Marella A., Alam T., Naz R. (2012), "Review of biological activities of hydrazones", Indonesian Journal of Pharmacy, 23, 193–202. 24
  33. [23]. Kumar N., Chauhan L.S. (2014), "Analgesic and anti-inflammatory potential of hydrazones", Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 6, 916–934. [24]. Naveen Kumar H.S., Parumasivam T., Jumaat F., Ibrahim P., Asmawi M.Z., Sadikun A. (2013), "Synthesis and evaluation of isonicotinoyl hydrazone derivatives as antimycobacterial and anticancer agents", Medicinal Chemistry Research, 23, 269– 279. [25] Moreira Osorio T., Delle Monache F., Domeneghini Chiaradia L., Mascarello A., Regina Stumpf T., Roberto Zanetti C., Bardini Silveira D., Regina Monte Barardi C., De Fatima Albino Smania E., Viancelli A., Ariel Totaro Garcia L., Augusto Yunes R., Jose Nunes R., Smania A. (2012), "Antibacterial activity of chalcones, hydrazones and oxadiazoles against methicillin-resistant Staphylococcus aureus", Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 22, 225–230. [26] Vicini P., Zani F., Cozzini P., Doytchinova I. (2002), "Hydrazones of 1,2- benzisothiazole hydrazides: synthesis, antimicrobial activity and QSAR investigations", European Journal of Medicinal Chemistry, 37, 553–564. [27] Rasras A.J.M., Al-Tel T.H., Al-Aboudi A.F., Al-Qawasmeh R.A. (2010), "Synthesis and antimicrobial activity of cholic acid hydrazone analogues", European Journal of Medicinal Chemistry, 45, 2307–2313. [28] Duong T.H., Bui T.L.A. (2015), “Some phenolic compounds from lichen parmotrema sancti-angelii (lynge) hale (parmeliaceae)”, Journal Of Science of Ho Chi Minh City University Of Education, 5(70), 11-16. [29] Clayden J., Greevs N., Warren S., Wothers P., (2000), “Organic Chemistry”, Oxford University Press, 348-354. 25