Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

pdf 82 trang thiennha21 20/04/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_san_xuat_che_va_de_xuat_xay_du.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÈ VIETGAP TẠI XÃ BÁ XUYÊN, THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÈ VIETGAP TẠI XÃ BÁ XUYÊN, THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Lớp : TT - K46 Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Văn Ngọc Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ đề tài vị hay một công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu, thông tin, số liệu mà tôi tham khảo, số liệu dẫn chứng đều có trích dẫn và được sự đồng ý của các tác giả cũng như địa phương khảo sát, hoặc là các sách báo, công trình được đăng tải, phát hành phổ biến, tôi sử dụng có trích dẫn rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đều được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Phương Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Văn Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn, các thầy cô trong khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Bá Xuyên, tập thể lãnh đạo, cán bộ các phòng ban chuyên môn của UBND xã đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cô Trần Thị Hồng, Ngô Thị Hường , Nguyễn Thị Thoan, Chú Đồng Văn Tồn, Đồng Văn Khúc, cùng toàn thể bà con xã Bá Xuyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, các cô. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Phương Thảo
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Xã Bá Xuyên 4 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 4 2.1.2. Điều kiện đất đai 5 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 6 2.1.4. Đối tượng nghiên cứu 7 2.2. Cơ sở lý luận về xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 7 2.2.1. Một số khái niệm 7 2.2.2. Vai trò phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 12 2.3. Nội dung phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 16 2.3.1. Phát triển diện tích trồng chè an toàn theo VietGAP 16 2.3.2. Tăng trưởng về năng suất, sản lượng chè an toàn theo VietGAP 17 2.3.3. Tăng trưởng của giá trị sản xuất chè, giá trị xuất khẩu 17 2.3.4. Tăng trưởng về chất lượng, thị trường tiêu thụ chè 18 2.3.5. Thu nhập tăng lên của các hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP 18
  6. iv 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 18 2.4. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn an toàn khác 24 2.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè an toàn trên thế giới 24 2.4.2. Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn ở Việt Nam 28 2.4.3. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sản xuất chè an toàn 31 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 33 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 33 3.2. Nội dung nghiên cứu 33 3.3. Phương pháp nghiên cứu 34 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 34 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 35 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin 37 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37 3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển 37 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá khác về sản phẩm và chất lượng 38 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên 39 4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Bá Xuyên 39 4.1.2. Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè ở xã Bá Xuyên 56 4.1.3. Đánh giá của cán bộ địa phương về phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP ở Bá Xuyên 59 4.1.4. Các giải pháp xã Bá Xuyên đang áp dụng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 60
  7. v 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP tại xã Bá Xuyên 61 4.2.1. Các yếu tố nội tại 61 4.2.2. Các yếu tố bên ngoài 62 4.3. Quy trình chế biến chè an toàn theo VietGAP tại xã Bá Xuyên 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mẫu nghiên cứu 34 Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Bá Xuyên năm 2017 40 Bảng 4.2: Tình hình phát triển sản xuất chè tại Xã Bá Xuyên 40 Bảng 4.3: So sánh diện tích chè chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chè tự do năm 2017 41 Bảng 4.4: Tình hình phát triển sản xuất chè VietGAP ở các xóm điều tra 42 Bảng 4.5: Tình hình nhân lực của hộ điều tra năm 2019 44 Bảng 4.6: Tình hình tiếp cận vốn của hộ điều tra năm 2019 45 Bảng 4.7: Tình hình đất sản xuất của hộ điều tra năm 2019 46 Bảng 4.8. Quan niệm về nơi sản xuất chè an toàn 48 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP xã Bá Xuyên 49 Bảng 4.10: So sánh chi phí sản xuất chè VietGAP và chè thường 50 Bảng 4.11: Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên chè VietGAP 52 Bảng 4.12: Lựa chọn nguồn cung cấp giống, phân bón và thuốc BVTV 53 Bảng 4.13: Thực trạng tham gia các lớp tập huấn khyến nông của chủ hộ sản xuất chè an toàn theo VietGAP 55 Bảng 4.14: Thực trạng thu hoạch chè an toàn tại xã Bá Xuyên 59
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Chứng nhận hợp tác xã chè VietGAP Bá Xuyên Sông Công 69 Hình 2: Danh sách các hộ gia đình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP 70 Hình 3: Chứng nhận chè Tôm tại hợp tác xã chè VietGAP Bá Xuyên Sông Công 70 Hình 4: Kiểm định chất lượng chè, thực hành hái chè cùng bà con trên cách đồng chè VietGap tại xã Bá Xuyên 71 Hình 5: Chè chế biến không đạt tiêu chuẩn VietGap 71 Hình 6: Các chị Lê Thị Bình (bên trái) và Chu Thị Lan, hội viên Tổ sản xuất chè VietGAP Ao Cang - Chũng Na, luôn thực hiện nghiêm túc việc ghi chép cũng như các quy trình chăm sóc, chế biến chè an toàn. 72
  10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNNPTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV : Bảo vệ thực vật GAP : Good Agricultural Practices (Là những phương pháp cụ thể, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến tiếp được an toàn và hợp vệ sinh.) GSSX : Giám sát sản xuất NN : Nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn PRA : Pariciptory Rapid Appraisals (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn – PRA) HTX : Hợp tác xã KTCB : Kiến thiết cơ bản TKTM : Thời kỳ trồng mới TKKD : Thời kỳ kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices (có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta hiện nay có khoảng 122.500 ha chè, đứng thứ 5 thế giới về diện tích. Nhưng thị phần chè của Việt Nam lại khá khiêm tốn trong xuất khẩu chè thế giới, một phần do chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như an toàn theo tiêu chuẩn của nhiều nước; một phần do năng suất, sản lượng không cao [1]. Đây là một tồn tại lớn của ngành chè nhiều năm nay, nguyên nhân chính là sự phát triển quá ồ ạt của các cơ sở chế biến chè, sự thu mua ồ ạt chè nguyên liệu không phân loại, không kiểm tra chất lượng của thương lái một số nước trong đó có Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, làm cho người dân bỏ các mô hình chè an toàn, tăng diện tích chè ồ ạt nhưng chất lượng chè lại không đảm bảo [2]. Chè bẩn, chè không rõ nguồn gốc rất nhiều, lại thiếu chè thương hiệu, chè sạch, chè ngon, dẫn đến tình trạng, chè xuất khẩu ít, giá chè thấp, khan hiếm nguyên liệu. Do vậy để có nguyên liệu sản xuất nhiều nhà máy trong nước thu mua nguyên liệu mà không quan tâm đến chất lượng chè đầu vào, không kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại nặng cũng như các nguy cơ không an toàn khác. Bên cạnh đó người dân trồng chè thì chỉ biết lợi nhuận trước mắt, chạy đua về mặt diện tích và sản lượng mà không chú trọng đến chất lượng. Cùng với đó là thói quen sản xuất của người dân, bóc lột đất, bón phân, phun thuốc làm sao cho chè trông đẹp mắt, hái được nhiều. So sánh với việc sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn của VietGAP, Quyết định, quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp lại khá tốn kém, cầu kỳ và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Cây chè lại là cây kén đất, có thời gian kiến thiết cơ bản dài, nhiều sâu, bệnh nên việc đầu tư một vườn chè với thời gian dài, nhiều rủi ro, lại khó tiêu thụ sẽ làm nhiều người trồng không muốn thay đổi thói quen sản xuất cũ. Bá Xuyên là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Xã này có diện tích là 8,67 km², dân số là 5.665 người. Tuyến xe buýt số 9 chạy tuyến Trại Cau - TPTN - Sông Công - Bãi Bông (Phổ Yên) đi qua địa
  12. 2 bàn xã theo tỉnh lộ 262. Đặc biệt năm 2019, trên địa bàn xã Bá Xuyên đang triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Bá Xuyên và một phần của KCN 2 Sông Công, đây là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sông Công cũng như tỉnh Thái Nguyên[3]. Cây chè đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong địa bàn xã. Những năm trước, tình hình tiêu thụ chè, xuất khẩu chè rất tốt, nhưng những năm gần đây yêu cầu chè ngày một cao hơn về chất lượng, mẫu mã, chỉ có thể bán được chè chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là các sản phẩm chè xuất khẩu. Sản phẩm chè của nước ta đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước có quy trình sản xuất tiên tiến [4]. Do đó sản xuất chè theo hướng an toàn trên địa bàn xã Bá Xuyên đã có bước phát triển, song kết quả chưa cao và chưa tương ứng với tiềm năng hiện có. Các hộ trồng chè vẫn chưa kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật và kim loại nặng trong đất gây nên hiện tượng an toàn vệ sinh thực phẩm kém chất, lượng chè chưa cao, mẫu mã không đẹp, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế dẫn đến tình trạng giá chè thấp, khó tiêu thụ và cây chè không phát triển hết tiềm năng[11]. Như vậy thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn ở xã Bá Xuyên như thế nào? Giải pháp nào để thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn tương xứng với ưu đãi của thiên nhiên dành cho xã? Đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” sẽ góp phần trả lời các câu hỏi trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  13. 3 - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Xã Bá Xuyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1.Vị trí địa lý Bá Xuyên là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Xã này có diện tích là 8,67 km², dân số là 5.665 người. Đây là nơi có 10 ha trồng chè theo Dự án thử nghiệm trồng chè cành của Sở khoa học – công nghệ Thái Nguyên. Tuyến xe buýt số 9 chạy tuyến Trại Cau - TPTN - Sông Công - Bãi Bông (Phổ Yên) đi qua địa bàn xã theo tỉnh lộ 262. Đặc biệt năm 2019, trên địa bàn xã Bá Xuyên đang triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Bá Xuyên và một phần của KCN 2 Sông Công, đây là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sông Công cũng như tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ hội lý tưởng để các nhà đầu tư có thể đến và nghiên cứu. Với vị trí địa lý và diện tích đất nông nghiệp cũng như mạng lưới liên kết như vậy, Bá Xuyên có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Đặc là cây chè, cây trồng truyền thống của xã, là cây mang lại kinh tế chính cho người nông dân. Sản phẩm chè có thể lưu thông với thành phố Thái Nguyên và các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội cũng như thuận lợi xuất khẩu ra ngoài. 2.1.1.2. Địa chất - Địa hình: Xã Bá Xuyên nằm phía Tây Bắc thành phố Sông Công, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên phía Đông giáp xã Tân Quang và phường Bách Quang, phía Tây giáp xã Bình Sơn, phía Nam giáp phường Lương Châu. Xã Bá Xuyên có 12 đơn vị xóm. Tổng diện tích tự nhiên là 8,6727 Km2. Địa hình mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. 2.1.1.3. Khí hậu thời tiết Xã Bá Xuyên thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt độ không khí trung bình 23 °C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28 °C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,1 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4 °C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3 °C.
  15. 5 Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2-3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 8. 2.1.1.4. Thủy văn Xã Bá Xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hệ thống sông của thành phố Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thành phố Sông Công, qua thị xã Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (thị xã Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thành phố Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào thị xã Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (thị xã Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa). Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm. 2.1.2. Điều kiện đất đai Xã Bá Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 8,6727 km² ha, chia thành các loại đất như sau: - Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): là nhóm đất chiến phần lớn diện tích trong địa bàn xã (61%), đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, hơi chua. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. - Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs) chiếm 18%, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua. Có khả năng phát triển cây
  16. 6 công nghiệp chè, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc. - Đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Fp, Fq có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn nghèo có diện tích chiếm 13% (chú ý khi canh tác trên loại đất này cần tăng mùn và nâng cao sự hấp thụ của đất). - Đất khác: Feralit trên đất đá vôi Fk, Fv, Fl có tầng dầy trung bình, có tỷ lệ đạm và mùn trung bình. Có khả năng phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương, ) chiếm 8%. - Nhóm đất dốc tụ: phân bố rải rác ở, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh. - Những loại đất này rất thích hợp cho phát triển các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, khí hậu đất đai của huyện phù hợp với phát triển sản xuất chè, nhất là hiện nay định hướng quy hoạch phát triển sản xuất chè theo hướng VietGAP, mang lại chất lượng chè tốt hơn. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của xã là 8,6727 km². Với quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn của xã, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi vậy đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Tuy nhiên về thực trạng đất nông nghiệp tại địa bàn xã sử dụng không tập trung và không có quy hoạch rõ ràng, vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của xã cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất chè để phát triển bền vững. Trong thời gian tới xu hướng đất sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên do chuyển mục đích sử dụng từ đất Lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. 2.1.3.2.Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư - Dân số: Xã Bá Xuyên hiện có 12 xóm, dân số trung bình 5.665 người. Mật độ dân số 653 người/km² với gần 4,1 nghìn nhân khẩu. Kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào phát triển các cây nông nghiệp, trồng chè và chăn nuôi. - Lao động: Nhìn chung lao động trên địa bàn xã tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp là những người phục vụ hoạt động
  17. 7 thương mại bán lẻ tại trung tâm, đầu mối giao thông các xã, thị trấn. Cơ cấu lao động ở các khu vực đã có sự chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ tăng dần, ngành nông lâm nghiệp giảm dần. Đây là điều kiện thuận lợi về lao động, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. 2.1.4. Đối tượng nghiên cứu * Đề tài được thực hiện trên các giống chè có sẵn tại địa bàn xã Bá Xuyên như giống: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777, 2.2. Cơ sở lý luận về xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 2.2.1. Một số khái niệm 2.2.1.1. Vài nét về cây chè Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây chè tại Việt Nam đến giữa thể kỷ 20 được trồng khắp miền quê ngoài Bắc và Trung, diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích chè tương đối lớn, có nguồn gốc chè khá lâu đời [5] Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, thời gian thu hoạch từ 30 đến 50 năm, chè cổ thụ giá trị càng lớn. Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây chè từ 3 năm sau đó được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm, năng suất, sản lượng chè tương đối ổn định. Chè có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Hiện nay chè là một mặt hàng xuất khẩu lớn và có giá trị của Việt Nam[6]. Cây chè ở Việt Nam có một thương hiệu riêng, có các loại sản phẩm chè nổi tiếng như: san tuyết, suối giàng, chè nhài, ô long, Trên thế giới không nơi nào nhiều cây chè cổ thụ hàng hai, ba trăm tuổi như ở Suối Giàng (Yên Bái). Từ những năm 60 đã thống kê được có tới trên 80.000 cây chè từ 200 tuổi trở lên, còn những cây trăm tuổi thì rất nhiều. Chất lượng chè ở đây lại tốt, các sản phẩm chè ở đây độc
  18. 8 đáo, trong bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới[12]. Tuy nhiên, những năm gần đây do chạy theo lợi nhuận trước mắt, nhiều người sản xuất kinh doanh chè đã không chú trọng tới chất lượng chè cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới thương hiệu và giá trị kinh tế. Đứng trước nguy cơ mất nhiều thị trường tiêu thụ khó tính, bên cạnh đó yêu cầu về chè ở thị trường nội địa với chất lượng ngày càng cao. Việc phát triển sản xuất chè an toàn là rất cần thiết, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người trồng chè, xây dựng thương hiệu chè sạch ở Việt Nam. 2.2.1.2. Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất Khái niệm phát triển Cho đến nay có nhiều nghiên cứu đã nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển. Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, bao gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992) [1]. Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân, sự đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên. Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” [7]. Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một quá trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm tin, các quan hệ xã hội khác Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn lên về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu quả, công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế không chỉ tạo ra nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà còn bao gồm cả phân phối công bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ
  19. 9 cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng của khu vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định. Như vậy phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia [8]. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. 2.2.1.3. Chè an toàn, phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP * Chè an toàn Theo thông tư số 59/2012/TT-BNN&PTNT ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn. Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn là cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả hoặc sản xuất, chế biến chè. Chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi được sản xuất phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp quy trình sản xuất chè an toàn (bao gồm cả sản phẩm) hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn GAP khác và được chế biến theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định. Theo điều 5 thông tư số 59/2012/TT-BNN&PTNT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến chè như sau: Điều kiện sản xuất chè: thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chè búp tươi trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các quy định liên quan đến đảm bảo
  20. 10 an toàn thực phẩm có trong VietGAP hoặc GAP khác nhưng mức giới hạn an toàn không thấp hơn các quy định tại VietGAP. Điều kiện chế biến chè: thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 07: 2009/BNNPTNT cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. * VietGAP Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống. Nhiều nơi các quy định đó đã xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi, có nơi bị lụi dần rồi đi vào dĩ vãng[13]. Vào năm 2004, Hiệp hội Trái cây Việt Nam tham gia vào một dự án có tên "Tăng cường năng lực cạnh tranh" (VNCI) do VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ - Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm "Liên kết GAP miền Tây Thái Lan". Cũng năm đó, Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng với Hội Làm vườn và VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội thảo này, năm 2005, liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có "GAP" cho VN nên chi nhánh Hội Làm vườn VN được tổ chức Syngenta Việt Nam tài trợ đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5-8 tháng 11 – 2007 đã thu lượm được những nội dung chủ yếu về bước đi và lợi ích việc thực hành các dạng GAP ở Malaysia. Đoàn đã đệ trình một bản tường trình với lãnh đạo Bộ NN&PTNT về tính cấp thiết của việc ra đời VietGAP. Ngày 28-1-2008, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng[13]. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices) cho sản phẩm trồng trọt là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và
  21. 11 người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các tiêu chuẩn GAP khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. VietGAP và các GAP khác không phải là quy trình sản xuất mà chỉ nêu lên các nguyên tắc và hành động đúng mà nhà sản xuất, sơ chế phải áp dụng để loại trừ các mối nguy có thể xẩy ra từ khi bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ. Các nhóm mối nguy đó bao gồm các mối nguy về hóa học (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và nitorat), vi sinh vật (E. Coli, Samonella, Coliforms ) và vật lý (như mảnh vỡ bóng đèn ) có thể nhiễm vào sản phẩm từ đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc BVTV, nước rửa, dụng cụ sơ chế, người sản xuất, sơ chế và có thể xẩy ra trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế[14]. Ngoài ra, VietGAP yêu cầu nhà sản xuất phải ghi chép các thông tin về điều kiện sản xuất, sơ chế và các biện pháp đã áp dụng trong quá trình sản xuất, sơ chế, bán sản phẩm để nhà sản xuất kịp thời khắc phục sai sót và có thể truy nguyên được nguồn gốc khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. VietGAP có thể được tóm tắt, cụ thể hoá như sau: Đáp ứng điều kiện sản Áp dụng quy trình Áp dụng quy trình sơ xuất, sơ chế an toàn theo sản xuất an toàn chế an toàn theo VietGAP theo VietGAP VietGAP Cán bộ kỹ thuật, người lao Sử dụng giống, phân Thời điểm thu hoạch; sử động, quy trình sản xuất, sơ bón, thuốc BVTV, dụng nước rửa, hóa chế an toàn; đất trồng; nước tưới và các biện chất, dụng cụ bảo quản, nước tưới; nước rửa, nhà + pháp kỹ thuật khác + bao gói, phương tiện xưởng, dụng cụ sơ chế, bao theo đúng quy định vận chuyển theo đúng gói; biểu mẫu ghi chép quy định Ghi chép lập hồ sơ về Ghi chép về sử dụng Ghi chép về thời điểm điều kiện sản xuất, sơ giống, thuốc BVTV, thu hoạch, chủng loại, chế phân bón khối lượng sản phẩm, nơi bán hàng Kinh nghiệm cho thấy, sản xuất theo GAP là xu thế tất yếu của ngành trồng trọt, trước hết đối với sản xuất rau, quả, chè. Nhà sản xuất tuân thủ GAP thì sản
  22. 12 phẩm của họ sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Sản phẩm được công bố sản xuất, sơ chế theo GAP sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng rằng sản phẩm đó có mức độ VSATTP cao hơn các sản phẩm chưa được công bố. * Phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn là cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả hoặc sản xuất, chế biến chè. Như vậy phát triển sản xuất chè an toàn là thực hiện sản xuất chè theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chè trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc theo quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc theo các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm trong VietGAP hoặc các GAP khác[15]. 2.2.2. Vai trò phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP An toàn vệ sinh thực phẩm đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Thực trạng sản xuất chè tại nhiều vùng trong cả nước, nhất là những vùng chè nổi tiếng, có sản lượng lớn hiện đang ở trong tình trạng báo động về an toàn thực phẩm. Việc sử dụng các loại phân hoá học (đạm, lân, kali), phân chuồng tươi, nước giải, nước ao tù được sử dụng bừa bãi trong sản xuất chè, thậm chí chế biến chè trở - thành phổ biến. Do đó, hàm lượng NO3 , kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè vượt quá mức cho phép trở thành mối lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và rào cản đối với xuất khẩu chè.
  23. 13 Bên cạnh đó là bộ quy chế: Luật An toàn thực phẩm; Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT của Bộ NN&PTNT ngày 15 tháng 12 năm 2009 về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè; Nghị định số 38/2012/ND-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT ngày 04/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt; Quyết định số: 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 về việc Ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn; QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với rau, quả tươi, chè búp tươi an toàn được ban hành và có hiệu lực thi hành, góp phần lớn về nâng cao chất lượng nông sản phẩm, trong đó là chè an toàn, nâng giá trị xuất khẩu. Việc phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP có những vai trò rất quan trọng như sau: 2.2.2.1.Đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm chè Sản lượng chè xuất khẩu của nước ta chiếm tới 80% sản lượng sản xuất ra, nhu cầu chè tiêu thụ nội địa hầu như không tăng, thậm chí còn giảm theo hàng năm. Tuy nhiên, nhiều năm qua giá chè xuất khẩu luôn biến động trồi sụt thất thường. Phần lớn ảnh hưởng này là do chất lượng chè của chúng ta chưa đảm bảo. Nếu như giai đoạn 2000-2003, giá chè xuất khẩu bình quân của nước ta duy trì ở mức hơn 2.000 USD/tấn, giai đoạn 2004-2005 tăng vọt lên tới 3.000 USD/tấn (thuộc vào mức giá cao nhất thế giới), thế nhưng từ năm 2006 đến nay thì lại lao xuống
  24. 14 mức thấp nhất thế giới. Nhiều nhận định cho thấy “căn bệnh mãn tính” của ngành chè là chất lượng sản phẩm xấu nhiều, tốt ít, các doanh nghiệp chè Việt Nam bán phá giá cả ở trong nước và ở nước ngoài với nhiều chiêu thức tranh mua, tranh bán. VITAS đã tăng cường tuyên truyền về thương hiệu “Chè Việt”, nhưng càng tuyên truyền thì chè Việt càng mất thương hiệu khi khách hàng mua phải những sản phẩm chất lượng kém, đến mức “nói đến chè Việt Nam thì nhiều nước nhập khẩu cho rằng đó là đồ phế phẩm”. Do vậy trước hết phải nâng cao chất lượng chè rồi sau đó mới nên tuyên truyền về thương hiệu chè Việt, để tránh tình trạng tác động ngược. Có như vậy chất lượng chè mới được đảm bảo ổn định. Nhược điểm của ngành chè Việt Nam là chưa có bộ giống chè chủ lực, nhiều bộ giống chè đã thoái hóa, già cỗi. Người trồng chè chưa chú trọng đầu tư thâm canh, chưa đủ điều kiện để thực hiện quy trình GAP. Hầu hết cơ sở chế biến chè không ổn định về nguyên liệu, tình trạng tranh mua, tranh bán, ảnh hưởng mạnh của thương lái Trung Quốc, mua đại trà làm ra hiệu ứng nông dân/người sản xuất chè không quan tâm đến chất lượng chè. Công nghệ chế biến lạc hậu, không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Phát triển và xây dựng các mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là một xu hướng tất yếu, quan trọng để đảm bảo chất lượng chè trong thời gian tới[9]. 2.2.2.2. Đảm bảo ổn định sản lượng chè Ngành chè Việt Nam đề ra chỉ tiêu đến năm 2017: diện tích chè đạt khoảng 130.000 ha, năng suất búp tươi 9,2 tấn/ha; tổng sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn; sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, giá xuất bình quân lên 2.200 USD/tấn. Tuy nhiên những năm gần đây sản lượng chè chưa thực sự ổn định, nhược điểm lớn nhất vẫn là kỹ thuật chăm sóc và thu hái của người sản xuất, việc thu hái “tận diệt” và cách đầu tư chăm sóc theo kiểu “bóc màu” của một số nông dân và doanh nghiệp chế biến chè những năm qua đã làm cho chè trở nên không ổn định, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế. Bênh cạnh đó là sự tàn phá ghê gớm của nạn chè vàng, chè bẩn đối với ngành công nghiệp chế biến chè ở nhiều vùng. Hệ quả là hàng loạt doanh nghiệp chè lao đao khốn khó, không ít doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.
  25. 15 Việc đề ra một tiêu chuẩn phát triển sản xuất chè an toàn như VietGAP là rất quan trọng góp phần đảm bảo sản lượng chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mang lại thu nhập cho người nông dân. 2.2.2.3. Bảo vệ sức khỏe người lao động tiêu dùng Việc tuân thủ theo quy trình sản xuất chè an toàn VietGAP không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng qua chất lượng chè mà còn bảo vệ người sản xuất. Việc sử dụng bừa bãi các loại phân hóa học, phân tươi, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới không đảm bảo sẽ dễ thấy sự ảnh hưởng tới sức khỏe trực tiếp người lao động. Dư lượng để lại trong các sản phẩm chè sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng. Sức khỏe con người và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi thay đổi nhỏ của thực phẩm cũng tác động đến sức khỏe có thể theo hướng tích cực hoặc không tích cực. Chính vì tính chất quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe con người, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), sản phẩm nông nghiệp không chỉ còn phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn là hàng hóa xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, nên việc kiểm soát được chất lượng VSATTP ngày càng trở nên cấp thiết, trong đó vấn đề kiểm soát được quy trình sản xuất thực phẩm và các sản phẩm có liên quan được đặt lên hàng đầu. Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông phẩm, thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả, chè an toàn nói riêng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả, chè búp tươi an toàn tại Việt Nam). Đây là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo VSATTP, nâng cao hiệu quả , ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển mua bán chè. Những mối nguy cơ này tác động xấu đến chất lượng, VSATTP, môi trường và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh muốn cung cấp được sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo VSATTP theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và phải được chứng nhận, đó là bước khởi đầu cần thiết, tạo cơ sở cho việc phát triển và thực thi chương trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở Việt Nam đối với sản xuất chè.
  26. 16 2.2.2.4. Bảo vệ người sản xuất chân chính Hiện tượng phổ biến hiện nay là chè an toàn chưa được đánh giá đúng với giá trị thực vì vẫn còn trình trạng “lập lờ đánh lận con đen” khi mà không ít lái buôn đã làm giả nhãn mác, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng chè an toàn. Bởi vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần vào cuộc, có chế tài cụ thể, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để bảo vệ người làm chè làm ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Phát động các phong trào, tăng cường kiểm tra theo dõi giám sát để thúc đẩy phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là việc làm rất quan trọng nâng cao tính cạnh tranh của chè an toàn, bên cạnh đó ngăn chặn việc làm gian dối của nhiều người chuộc lợi, bảo vệ người sản xuất trân chính, nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng chè cũng như nâng cao đời sống của nhiều người nghèo. 2.2.2.5. Bảo vệ môi trường Phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP còn góp một phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường. Việc triển khai phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tập quán canh tác chè theo hướng truyền thống sang thâm canh cây chè theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm mang lại năng suất, chất lượng cao. Việc hạn chế sử dụng các loại phân hóa học, phân tươi, hóa chất BVTV bừa bãi, nước tưới không đảm bảo, cũng như các vùng đất không đủ điều kiện trồng chè sẽ hạn chế được tiếp thêm các dư lượng hóa chất không an toàn vào môi trường đất, nước và không khí. Với mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và bảo vệ môi trường thì việc áp dụng VietGAP vào sản xuất chè là thực sự quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. 2.3. Nội dung phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 2.3.1. Phát triển diện tích trồng chè an toàn theo VietGAP Sự tăng lên của diện tích chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một mặt quan trọng của nội dung phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Sự tăng lên của diện tích chè theo VietGAP góp phần chứng minh hướng sản xuất chè theo tiêu chuẩn này đã có bước phát triển đầu tiên về phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích tăng chứng minh xu thế đúng đắn, được nhiều người làm theo. Diện tích chè theo VietGAP thể hiện ở diện tích trồng mới và diện tích kinh
  27. 17 doanh. Nếu diện tích trồng mới theo VietGAP tăng lên chứng tỏ xu hướng đang bước vào giai đoạn đầu phát triển. Nếu diện tích chè kinh doanh theo VietGAP tăng lên chứng tỏ nhận thức của người dân về sự an toàn của chè tiến bộ và đã được áp dụng từ lâu. Khi đó cần xét đến vấn đề bảo toàn diện tích và nguyên nhân làm cho chất lượng chè mất VSATTP có nằm ở khâu sản xuất chè không? Từ đó có giải pháp thích hợp. 2.3.2. Tăng trưởng về năng suất, sản lượng chè an toàn theo VietGAP Năng suất, sản lượng là yếu tố biểu hiện rõ nhất sự phát triển sản xuất một loại cây trồng nào đó. Sự tăng lên của năng suất, sản lượng còn chứng minh trình độ tổ chức quản lý sản xuất tăng lên, đầu tư tăng lên, hay nói cách khác là phương thức làm đã được thay đổi. Năng suất, sản lượng chè an toàn theo VietGAP tăng lên chứng tỏ hướng phát triển, trình độ quản lý sản xuất và đầu tư của người sản xuất vào các quy trình đã được cập nhật và áp dụng. Năng suất, sản lượng tăng góp phần tăng lên về giá trị sử dụng đất, giá trị sản xuất, giá trị nguồn nhân lực và quan trọng là nâng cao thu nhập cho người trồng chè. Năng suất, sản lượng tăng lên còn góp phần ổn định sự phát triển sản xuất của ngành chè, hướng phát triển sản xuất chè an toàn cũng như xu thế tất yếu của sự phát triển. 2.3.3. Tăng trưởng của giá trị sản xuất chè, giá trị xuất khẩu Giá trị sản xuất của sản phẩm chè an toàn theo VietGAP tăng lên chứng tỏ được sự phát triển mạnh của sản phẩm. Giá trị sản xuất được hình thành từ sản lượng và giá bán, khi một trong hai yếu tố tăng lên sẽ làm cho giá trị sản xuất tăng lên. Điều đó cho thấy, sản lượng tăng lên chứng minh sự phát triển ở khâu sản xuất, nhận thức đúng đắn, đầu tư hiệu quả, quy trình được áp dụng rộng rãi hơn, quy mô hơn Giá bán tăng lên chứng minh sự quan tâm của ngành chè, cơ quan chức năng, người sản xuất và người tiêu dùng tới tiêu thụ của sản phẩm chè an toàn theo VietGAP. Việc tăng giá trị sản xuất chè an toàn theo VietGAP là yếu tố quyết định lớn nhất tới sự phát triển và khả năng duy trì sự phát triển đó của ngành chè. Căn cứ vào đó để có những giải pháp hợp lý tăng cường năng suất, sản lượng, giá trị và thị trường đảm bảo phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được hoàn thiện.
  28. 18 2.3.4. Tăng trưởng về chất lượng, thị trường tiêu thụ chè Tăng trưởng về chất lượng là một phạm trù trong phát triển sản xuất chè an toàn. Chất lượng được đảm bảo thì tất yếu sẽ giữ được thị trường ổn định, nhất là các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Thị trường tiêu thụ chè ổn định và ngày càng tăng lên là minh chứng cho thấy sự phát triển sản xuất chè theo VietGAP đang có bước phát triển mạnh và đột phá, sự tăng lên của thị trường cho thấy cả sản lượng, giá trị, năng suất và cả chất lượng, uy tín, thương hiệu đều phát triển. Từ đó đánh dấu một sự phát triển mới, và giải pháp duy trì thị trường là thực sự cần thiết để duy trì sự phát triển sản xuất ngành chè của xu hướng tuân thủ VietGAP. 2.3.5. Thu nhập tăng lên của các hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP Thu nhập của các hộ trồng chè theo VietGAP tăng lên là yếu tố góp phần quyết định sự phát triển bền vững sản xuất chè theo VietGAP. Các hộ trồng chè là yếu tố quan trọng của chương trình phát động, quy trình VietGAP là công cụ phát triển ngành chè an toàn. Thu nhập của các hộ trồng chè theo VietGAP tăng lên cho thấy sự phát triển đúng đắn của xu hướng sản xuất chè an toàn được ứng dụng đúng đắn và có chính sách phát triển hợp lý. Thu nhập tăng lên góp phần tăng mức sống, khả năng tái đầu tư cũng như một phần mong muốn của người làm chè an toàn được đáp ứng. Góp phần duy trì sự phát triển ổn định của ngành chè theo VietGAP. 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 2.3.6.1. Các yếu tố nội tại Diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán và giá trị sản xuất sản phẩm chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Diện tích, năng suất, sản lượng là yếu tố rõ nhất biểu thị sự phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích, năng suất, sản lượng ảnh hưởng tới các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, thu nhập, mức sống của người sản xuất, cùng với giá bán, diện tích, năng suất, sản lượng mang yếu tố quyết định việc hộ trồng chè đó có làm theo VietGAP hay không. Thông thường, thay đổi một tập quán canh tác cần phải có những yếu tố cần và đủ. Những chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng chính
  29. 19 là yếu tố cần và giá bán, khả năng tiêu thụ, giá trị sản xuất và mức sống là yếu tố đủ để quyết định một hộ trồng chè tuân thủ theo quy trình. Nhiều hộ gia đình tuân thủ theo quy trình thì việc quy hoạch phát triển vùng chè theo VietGAP là điều không mấy khó khăn đối với địa phương. Do đó khi định hướng phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP địa phương cần chú ý phát triển diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của chè VietGAP, như vậy sẽ tạo động lực cho người trồng chè chú ý hơn đến tiêu chuẩn chất lượng chè, đây cũng là yếu tố góp phần giữ ổn định thị trường. Trình độ lao động tham gia sản xuất chè VietGAP Việc áp dụng một quy trình mới, với nhiều yêu cầu kỹ thuật và tuân thủ nhiều nguyên tắc mới, làm quen với cách tổ chức quản lý sản xuất mới với một người lao động có kinh nghiệm và tập quán canh tác cũ thì ít nhiều sẽ gặp phải khó khăn. Nhất là những người có trình độ lao động thấp, việc này càng trở nên khó khăn. Họ cần có những lớp tập huấn, những buổi thuyết trình và mô hình thử nghiệm nhiều hơn. Trình độ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất cũng như tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả khoa học, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển chè an toàn theo VietGAP của chính hộ gia đình đó cũng như phát triển chè an toàn theo VietGAP của địa phương. Tình hình đầu tư và sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và xử lý rác thải của người sản xuất chè VietGAP Đầu tư là bước cơ bản và quan trọng nhất của sự phát triển sản xuất một cây trồng nào đó. Việc đầu tư hợp lý cho cây chè an toàn theo VietGAP thể hiện quá trình quản lý tổ chức sản xuất. Tuy nhiên đầu tư đi kèm với sử dụng các loại phân hóa học, hóa chất BVTV vào chè an toàn cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của VietGAP, và xử lý rác thải nông nghiệp cũng yêu cầu đúng quy trình kỹ thuật và tuân thủ chặt chẽ theo VietGAP. Thực tế hiện nay việc quản lý sử dụng phân bón và hóa chất BVTV cũng như xử lý rác thải nông nghiệp ở các vùng trồng chè an toàn chưa thật sự chặt chẽ. điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới dư lượng hóa chất độc hại như: NO3; thuốc BVTV, kim loại nặng trong sản phẩm chè vượt mức cho phép, làm giảm chất lượng chè. Xử lý rác thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng bàn, nó cũng đang góp phần làm
  30. 20 môi trường đất, nước ô nhiễm nghiêm trọng. Phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP cần đặc biệt chú ý tới nguồn gốc phân bón, thuốc BVTV, tình hình sử dụng và xử lý rác thải nông nghiệp, cần kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm để người trồng chè an toàn tuân thủ chặt chẽ theo VietGAP, đảm bảo chất lượng chè đáp ứng tiêu chuẩn[16]. Khả năng tiếp cận thị trưởng và thông tin cho người sản xuất Thị trường là yếu tố rất quan trọng đối với phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cơ bản, cần thiết cho phát triển sản xuất chè VietGAP, khả năng tiếp cận thị trường dễ và thông tin đầy đủ giúp người sản xuất có được sản phẩm chất lượng giá cả hợp lý cho sản xuất. Thị trường đầu ra giúp người sản xuất tiêu thụ sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường và thông tin đầy đủ giúp người sản xuất chè VietGAP có hướng tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, tái đầu tư và thu nhập của hộ gia đình. Khả năng tiếp cận thị trường và thông tin cho người sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều công đoạn trong quá trình phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP của hộ cũng như vùng. Do đó tạo khả năng tiếp cận thị trường và cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho người sản xuất là rất quan trọng để duy trì phát triển sản xuất chè an toàn, cũng như đảm bảo phát triển bền vững. 2.3.6.2. Các yếu tố bên ngoài Cơ chế chính sách phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP Chủ trương chính sách và định hướng lâu dài, đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước có ảnh hưởng quyết định tới phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP. Những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quy trình sản xuất - chế biến – tiêu thụ chè an toàn là những khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho tính riêng về yêu cầu chất lượng, đặc điểm kỹ thuật của chè an toàn. Để đạt được mục tiêu đề ra các thể chế này vừa phải được thiết lập dựa trên hiểu biết sâu sắc, toàn diện vừa phải xã hội hóa và cân nhắc có chủ định trong quá trình hướng dẫn, phổ biến phương thức thực hiện. Chủ trương, chính sách được thiết lập cần quan tâm tới tính khả thi; cần quan tâm tới: năng lực thể chế của cơ quan nhà nước liên quan tới sản xuất – chế biến – tiêu thụ chè an toàn và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
  31. 21 trực tiếp. Cấp cơ quan càng gần dân càng cần có trách nhiệm và chỉ đạo kiên quyết, đồng thời kiểm tra giám sát đánh giá để đảm bảo diện tích chè an toàn quy hoạch tuân thủ đúng quy trình VietGAP. Quy hoạch phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Quy hoạch phát triển chè an toàn bao gồm quy hoạch vùng chè an toàn và quy hoạch hệ thống chế biến, phân phối chè an toàn. Quy hoạch là yếu tố rất quan trọng trong phát triển sản xuất chè an toàn hướng tới quy mô lớn, quản lý tốt, đầu tư hiệu quả, phát triển đồng bộ và phát triển bền vững. Thông qua đất đai, chính sách đầu tư công, giảm thiểu ô nhiễm đất, nước; hệ thống chế biến, tiêu thụ quy hoạch ảnh hưởng sâu sắc tới phát triển sản xuất chè an toàn. Đất đai là tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp trong đó có cây chè, quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn nhằm chấm dứt phát triển manh mún, đồng nghĩa với phát triển quy mô và đồng bộ, ổn định diện tích tạo tâm lý yên tâm trong đầu tư phát triển của cả người dân và các doanh nghiệp. Quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cũng tạo điều kiện thực hiện chính sách đầu tư công đạt hiệu quả, vùng sản xuất chè an toàn cũng đủ điều kiện để triển khai sản xuất và duy trì sự phát triển. Quy hoạch còn góp phần ổn định vùng sản xuất chè an toàn trong một thời gian dài, điều đó góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, và chất lượng sản phẩm đảm bảo trong thời gian dài. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm phù hợp với vùng sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong duy trì sự phát triển sản xuất chè an toàn hướng tới phát triển bền vững. Quy hoạch hệ thống tiêu thụ sản phẩm phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất ổn định và phát triển thịnh vượng hơn. Quy hoạch phát triển sản xuất chè thường phải có phê duyệt của cấp có thẩm quyển, hoặc là dựa trên quy hoạch sẵn, liên kết với quy hoạch khác. * Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chè VietGAP Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng rất lớn tới phát triển chung của địa phương. Một phần hiệu quả của sản xuất chè an toàn bị ảnh hưởng lớn của cơ sở hạ tầng. Nếu cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ thì hiệu quả phục vụ sản xuất sẽ nâng cao.
  32. 22 Cơ sở hạ tầng là yếu tố thúc đẩy phát triển, và duy trì phát triển sản xuất. Cơ sở hạn tầng và cơ sở chế biến ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất. Do đó phát triển sản xuất phải đặc biệt quan tâm tới cơ sở hạ tầng phụ vụ sản xuất. Nguồn vốn nước ta còn hạn hẹp, nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chè an toàn cần có sự lựa chọn ưu tiên, trong đó đảm bảo các điều kiện sản xuất như: thủy lơi, giao thông, điện lưới phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Việc đầu tư này thuộc về nguồn vốn ngân sách do đó thường được kết hợp với phát triển kinh tế xã hội địa phương, lồng ghép với quy hoạch phát triển để mang lại hiệu quả kinh tế cao. * Công tác khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật Sản xuất chè không mới, nhưng để tuân thủ theo quy trình VietGAP thì sản xuất chè an toàn lại cần phải thay đổi một hệ thống tập quán, thói quen canh tác lâu đời của người sản xuất. Mặt khác tiến bộ kỹ thuật, khoa học sản xuất luôn thay đổi, cập nhật theo tình trạng phát triển và nhu cầu ngày càng cao của con người, do đó cần phải cập nhật, phổ biến các kiến thức mới, kỹ thuật mới, công nghệ cao cho người sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ứng xử của người sản xuất đối với chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết cho phát triển sản xuất chè an toàn. Là trách nhiệm của người sản xuất đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiện trạng thực tế là chạy theo lợi nhuận nhiều người sản xuất không ngại bón phân quá liều lượng, không rõ nguồn gốc, tác hại, sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi cũng như chế biến mất vệ sinh, thậm chí trộn phân, bùn đất, gạch vụn vào sản phẩm làm giảm chất lượng, mất uy tín. Việc thay đổi thói quen này không thể làm trong một sớm một chiều hay áp đặt, cần phải có biện pháp hợp lý giúp người sản xuất hiểu rõ tác hại và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, khả năng tiêu thụ, môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng để bản thân người sản xuất tự nhận thức và từ bỏ. Bên cạnh đó cũng cần có biện pháp bảo vệ người sản xuất chân chính – hay người sản xuất có lương tri, đảm bảo bao tiêu sản phẩm, ổn định giá bán, nâng cao thu nhập của người sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn an toàn sẽ tạo hiệu ứng tốt trong việc phát động các phong trào phát triển sản xuất theo hướng an toàn. * Các mối liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, thị trường Thực trạng sản xuất cho thấy có nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vào chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm chè an toàn. Trong điều kiện hiện tại và tương lai
  33. 23 thì nguồn lực sẽ trở thành yếu tố giới hạn, điều đó sẽ giới hạn năng lực sản xuất của người sản xuất chè an toàn theo VietGAP. Nếu không có những động thái thay đổi số lượng chất lượng và nguồn lực thì giới hạn này sẽ hạn chế sự phát triển của ngành chè. Liên kết sẽ giúp cho đường cong năng lực sản xuất được mở rộng thêm. Thực tiễn chứng minh, người sản xuất không thể tự mình cung cấp được đầu vào, tổ chức sản xuất và bao tiêu đầu ra. Như vậy sự chủ động tìm đến các hình thức liên kết, hợp tác là rất cần thiết. Thực tế cũng xuất nhiều hình thức liên kết như: 4 nhà, 5 nhà được triển khai rộng rãi hàng ngày, khi đó người sản xuất trở thành một tác nhân không thể thiếu trong cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. Nếu sự liên kết hợp lý, người sản xuất sẽ có năng lực sản xuất tốt hơn, chất lượng đảm bảo, ổn định phát triển. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý của cơ quan chức năng Trong quy trình sản xuất bất kỳ loại sản phẩm nào của VietGAP cũng đều có mục theo dõi, kiểm tra giám sát đảm bảo quy trình được tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên có những địa phương bỏ dở dự án, quản lý lỏng lẻo, chưa có cơ chế xử lý làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín sản phẩm. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý giúp định hướng cho người sản xuất và tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng vào sản phẩm, đảm bảo sự phát triển. Khác với các ngành sản xuất khác, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và sản xuất chè an toàn VietGAP nói riêng được thực hiện theo một khung chương trình có độ nghiêm ngặt không cao. Các chỉ tiêu kỹ thuật rộng và phụ thuộc nhiều vào tập quán, ý thức của người sản xuất. Hiện tại biện pháp phân biệt chè an toàn và không an toàn hiện tại chỉ có nhờ cơ quan chức năng phân tích đánh giá mà chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn. Điều này không chỉ quá khó khăn với người tiêu dùng mà ngay cả các cơ quan chức năng muốn kiểm tra đánh giá cũng gặp phải bất cập. Việc lợi dụng nhãn mác gây nhầm lẫn xảy ra thường xuyên, bằng mắt thường người tiêu dùng khó có thể nhận biết ngay. Do đó công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm cần làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Giám sát đi kèm hướng dẫn, cần có bộ phận chuyên nghiệp, có năng lực, chuyên môn ở cơ quan nhà nước hoặc tổ chức sản xuất đảm nhiệm công tác này. Công tác này cũng cần làm nhất quán, đi kèm hỗ trợ công khai, định
  34. 24 kỳ thường xuyên, và có hệ thống chỉ tiêu giám sát nhất định mới mang lại hiệu quả cao trong phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP. * Thông tin và thị trường Thông tin là yếu tố quan trọng, tác động đến xu hướng phát triển của một sản phẩm nào đó. Thông tin thị trường đầu vào cung cấp cho người sản xuất chè an toàn những hiểu biết về nguồn đầu vào, chất lượng, liều lượng và các yếu tố đầu vào khác. Thông tin thị trường đầu ra giúp người sản xuất định hướng cho sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm của mình, giá bán hợp lý, khả năng cạnh tranh với mặt hàng khác, khả năng cạnh tranh đầu vào với sản phẩm khác thông tin giúp phát triển sản xuất ổn định hơn. Thông tin cũng giúp người sản xuất có các quyết định cụ thể xem tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra thế nào, trang bị nhân lực, thiết bị, đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng nhằm tạo ra sản phẩm có giá thành hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, cũng như hiệu ứng trong tuyên truyền ý thức về thực phẩm sạch an toàn. Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong chuỗi sản xuất – kinh doanh nhưng lại là khâu rất quan trọng đối với sản xuất, quyết định sự sống còn của quá trình sản xuất, chế biến. Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất mạnh hơn và ngược lại. Hệ thống phân phối sản phẩm chè an toàn thường là thương lái, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, các hộ dân thu mua khác, hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm chè đã chế biết (và chè tươi những rất ít). Quy hoạch hệ thống tiêu thụ hợp lý là rất cần thiết cho phát triển sản xuất chè an toàn VietGAP. Bên cạnh đó là việc xây dựng thương hiệu, cần được quan tâm và đầu tư, nhiều thương hiệu chè đang bị mất dần cho người sản xuất chạy theo lợi nhuận tự đánh mất uy tín của mình. Cũng cần quan tâm tới nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm, nhật ký sản xuất để truy nguồn sản phẩm quan tâm tới thị trường là việc quyết định sự phát triển của ngành chè an toàn. 2.4. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn an toàn khác 2.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè an toàn trên thế giới Cây chè (Camellia sinensis L O.Kuntze) được phân bố từ 450 vĩ Bắc đến 340 vĩ Nam. Có 58 nước sản xuất chè, với diện tích chè khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sản xuất chè lớn nhất đạt 870.000 tấn/năm, nước sản xuất thứ hai là Trung
  35. 25 Quốc với 685.000 tấn/năm. Và Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Chè an toàn là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng yêu cầu, nhưng phát triển ngành chè an toàn thì mới được quan tâm nhiều trong khoảng mấy thập kỷ gần đây. Tuy nhiên trên thế giới cũng có những quy định nhất định về chè và các sản phẩm an toàn khác, cụ thể là dư lượng các chất độc hại trong chè được quy định thành tiêu chuẩn được quy định tại thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012 về quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn thì: 1) Điều kiện sản xuất chè: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chè búp tươi trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong VietGAP hoặc GAP khác nhưng mức giới hạn an toàn không thấp hơn các quy định tại VietGAP. 2) Điều kiện chế biến chè: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 07: 2009/BNNPTNT cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT, ban hành ngày ngày 22 tháng 01 năm 2013 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế. 2.4.1.1. Sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc Hiện nay Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới. Năm 2000, tổng diện tích chè của Trung Quốc là 1.106.933 ha, tổng sản lượng 683.324 tấn, gồm có 498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè Ô long, 47.294 tấn chè đen, 22.558 tấn chè bánh và 47.807 tấn các loại chè khác. Trong những năm của thập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè không an toàn, do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Những năm gần đây, Trung Quốc đang chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 – 3500 tấn chè xuất
  36. 26 khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội tiêu khoảng 500 tấn nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và có các chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế v.v. Trong hiện tại và tương lai sản xuất chè đảm bảo VSATTP là hướng ưu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc. Tỉnh Triết Giang thực hiện rất bài bản, đúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của Trung Quốc. Trước hết, là tiến hành thống nhất trong tư tưởng nhận thức về sản xuất chè an toàn cho các ngành và cả người dân. Bắt đầu bằng việc mở các cuộc hội thảo, toạ đàm về chè và chất lượng chè. Ngay từ năm 1999, tỉnh đã ra văn bản cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu có dư lượng cao trong chè. Lộ trình phát triển chè với khẩu hiệu “Ra sức phát triển sản xuất chè an toàn trong phạm vi toàn Tỉnh, phát triển có điều kiện chè hữu cơ” được xây dựng sau đó, đồng thời tuyên truyền một cách hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau. Tận dụng đề xuất tích cực môi giới, xúc tiến việc kịp thời nhận thức về chất lượng vệ sinh chè cho người dân trong toàn Tỉnh, nhằm đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển chè an toàn và hữu cơ của Tỉnh. Để phối hợp sản xuất chè an toàn, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm đã tích cực hợp tác, cùng tổ chức lực lượng để chế định và ban hành tiêu chuẩn chè an toàn và chè hữu cơ. Đồng thời tuyên truyền và quán triệt các tiêu chuẩn đó, xúc tiến các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai nhiều điểm sản xuất chè theo hướng sản phẩm an toàn và hữu cơ, tích cực mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về chè. Tiếp đó là xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất chè an toàn cấp Tỉnh, phát triển một loạt các xí nghiệp sản xuất chè an toàn và chỉ đến năm 2001 toàn tỉnh đã có 50 xí nghiệp tham gia đăng ký sản xuất sản phẩm chè an toàn với diện tích ước khoảng 15.000 mẫu (1 mẫu tương đương 667 m2). Cơ quan cấp chứng chỉ sản xuất chè an toàn của tỉnh đã cấp chứng nhận cho 46 cơ sở và có 4 cơ sở được cơ quan có thẩm quyền về chè hữu cơ quốc gia cấp giấy chứng nhận. 2.4.1.2. Sản xuất chè an toàn tại Nhật Bản Nhật Bản cũng chú ý đến sản xuất chè hữu cỏ và được trồng ở vùng núi cao thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Tuy nhiên, phổ biến ở Nhật Bản là sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá,
  37. 27 giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đầu tư một lượng kinh phí lớn khai thác sản phẩm chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu VSATTP), rất nhiều tiệm chè hữu cơ và chè không có thuốc trừ sâu được khai trương. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã dùng nhãn hiệu nông sản hữu cơ cho chè hữu cơ, năm 2001 Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn chè hữu cơ Nhật Bản. Sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện bởi các hộ, công ty tư nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2 - 3 ha, một nhà máy chế biến (công suất 12 tấn/ngày) thiết bị hiện đại nhiều công đoạn sản xuất đã được tự động hoá; ngoài ra, sản xuất chè ở Nhật Bản cũng có tổ chức khác là các hợp tác xã sản xuất chè đó là khoảng 40 hộ sản xuất chè, với quy mô, diện tích khoảng 80 - 120 ha cùng với nhà máy chế biến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các hộ sản xuất và các hợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thị trường. Thị trường chè trong nước: thông qua các chợ theo hình thức đấu giá thường diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người sản xuất mang sản phẩm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) để bán. Các chỉ đạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè kết hợp với các Viện Nghiên cứu chè đảm nhiệm. Bên cạnh chợ, có kho bảo quản chè của Hiệp hội nông nghiệp chè làm dịch vụ bảo quản chè cho người mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khi có nhu cầu cho bảo quản lạnh 0oC, lắp đặt các thiết bị tự động hoá, chỉ cần một người quản lý điều hành qua mạng máy vi tính. Người gửi chè đến kho bảo quản chỉ cần đến lấy mã số lô hàng cần trả, các thiết bị sẽ tự động chuyển đúng lô hàng cần trả ra cửa kho. Các sản phẩm chè được các công ty kinh doanh chè hay kinh doanh đồ uống tiếp tục chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao hơn chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè, được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Về bảo vệ thực vật, dựa trên số liệu quan sát, điều tra dự tính, dự báo và khuyến cáo người sản xuất quy trình phòng chống sâu bệnh hại chè dưới dạng các lịch phòng chống và các hướng dẫn cụ thể cho nông dân các chỉ tiêu về chất lượng
  38. 28 chè bán thành phẩm (tanin, chất hoà tan, cafein, acid amin). Khi cần phân tích chất lượng chè cũng do Hiệp hội đảm nhận. Như vậy các dịch vụ kỹ thuật và thị trường chè trong nước đều do Hiệp hội nông nghiệp chè đảm nhận, rất thuận tiện và chính xác. Biên chế cho một hiệp hội nông nghiệp rất gọn, phí dịch vụ mà hiệp hội nông nghiệp chè thu thông qua các dịch vụ khoảng 2% giá trị sản phẩm được cung cấp. 2.4.1.3. Sản xuất chè an toàn, hữu cơ tại Ấn Độ Công ty Bombay Burmah với diện tích 2.822 ha, hàng năm sản xuất khoảng 8.000 tấn chè thành phẩm đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ. Công ty đã nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ từ năm 1988 tại đồn điền Oothu có rừng bao quanh, trong quá trình canh tác không dùng bất cứ loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, thuốc trừ cỏ nào. Biện pháp canh tác để có năng suất cao là dùng phân ủ khô dầu để bón cho chè. Giun đất cũng được sử dụng rộng rãi để nhanh chóng phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữa các hàng chè được trồng xen cây bộ đậu. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 10 công ty chè sản xuất chè hữu cơ, trong đó Oothu đã có tới 312 ha chè hữu cơ. 2.4.2. Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn ở Việt Nam * Lai Châu Sau 2 năm triển khai mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm chè của Công ty Cổ phần Trà Than Uyên – Lai Châu đã đem lại những tín hiệu đáng mừng. Đây cũng chính hướng đi mới cho người dân và doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè. Mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần đáng kể đưa doanh thu của Công ty tăng và số lượng sản phẩm xuất khẩu ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng năm 2016, doanh thu của Công ty đạt 66,523 tỷ đồng (tăng 215,28% so với năm 2008); xuất khẩu 472,71 tấn chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (chiếm 28,77% trong tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty). Thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng. Không những thế, việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Dù năng suất chè búp tươi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không cao hơn so với diện tích chè ngoài mô hình nhưng sản
  39. 29 phẩm chè búp khô sẽ không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3.000 ha chè và có 5 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã sản xuất kinh doanh chè; 132 cơ sở chế biến chè mini. Sản phẩm chè búp khô có giá bán thấp và sức tiêu thụ ở phạm vi nhỏ hẹp, chủ yếu bán tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang các thị trường dễ tính như: Trung Quốc, Đài Loan, Pakitstan. Là cơ quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp về ưu điểm của mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức cho hơn 20 hộ dân trồng chè trên địa bàn thị xã thăm quan, học hỏi mô hình tại Công ty Cổ phần Trà Than Uyên. Đồng thời, phối hợp với 2 huyện: Tam Đường, Tân Uyên và thị xã Lai Châu rà soát và quy hoạch vùng chè để tiến tới triển khai áp dụng. Trong khi chiến lược phát triển cây chè đang được tỉnh và các ngành chức năng quan tâm phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng, thì việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè rất cần được nhân rộng ra nhiều vùng chè trong tỉnh. Hiện nay, Công ty Cổ phần Trà Than Uyên có 429 ha chè nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 140 tạ/ha, với hệ thống nhà máy chế biến có công suất 60 tấn/ngày. Tuy chất lượng sản phẩm được thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm ISO 22000: 2005. Nhưng để hướng tới sản phẩm chè sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ cho xuất khẩu, Công ty Cổ phần Trà Than Uyên sẽ tiến hành nhân rộng diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ra toàn vùng nguyên liệu do Công ty quản lý[17]. * Thái Nguyên Khẳng định thương hiệu bằng quy trình sản xuất chè an toàn, không sử dụng hóa chất lại cho năng suất cao, đó là cách vươn lên thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Khuôn Gà (xã Hùng Sơn) - một xóm vốn được xem là nghèo nhất huyện miền núi Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên). Phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có, cùng với chính sách hỗ trợ có hiệu quả của nhà nước đã giúp người dân nơi đây đưa giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đặc biệt, Khuôn
  40. 30 Gà cũng là nơi mạnh dạn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè theo tiêu chuẩn Việt GAP. Mặc dù quy trình sản xuất, chế biến chè an toàn chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt GAP mới được triển khai tại Khuôn Gà gần một năm nay nhưng bước đầu, phương pháp sản xuất mới đã mang lại những hiệu quả tích cực; sản lượng, chất lượng chè và thu nhập của người dân đã được nâng lên đáng kể so với trước đây. Qua thống kê sơ bộ, đến nay, tổng thu nhập từ quá trình sản xuất, chế biến chè của xóm đã đạt gần 3 tỷ đồng mỗi năm[10]. Cùng với việc đưa các loại chè giống mới chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng như: Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên vào trồng thay thế các những diện tích chè trung du đã già cỗi, nâng cao giá trị của cây chè, các hội viên tập trung sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP. Sản xuất chè theo quy trình VietGAP đã ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm chè, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Từ khi sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn Việt GAP đến nay năng suất, chất lượng sản phẩm chè không ngừng được nâng lên. Chỉ trong năm 2011 với 72 ha chè kinh doanh đã cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 80 tạ/ ha, tổng sản lượng búp tươi đạt hơn 800 tấn (xấp xỉ 174,9 tấn búp khô), bình quân 2 tấn/hộ [18]. * Hà Nội Mô hình sản xuất chè tiêu chuẩn VietGAP đang được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai cho các hộ trồng chè tại xã Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội), góp phần giúp nông dân thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Với quy mô triển khai gần 25 ha, các hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội và Trạm khuyến nông huyện Ba Vì hướng dẫn, tư vấn về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đối với chè búp tươi từ khâu lựa chọn địa điểm trồng, lựa họn giống và gốc ghép, quản lý đất trồng và giá thể, bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất, quản lý và sử dụng chất thải cho đến cách thu hoạch, bảo quản, vận chuyển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, người trồng chè còn được
  41. 31 hướng dẫn và thực hiện cách ghi chép nhật ký sản xuất, nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thự vật, phân bón nhằm tạo điều kiện cho việc chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn VietGAP và giúp việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm được dễ dàng. Hiện nay, trên địa bàn các xã miền núi của huyện Ba Vì như Khánh Thượng, Ba Trại, Vân Hòa,Yên Bài, Minh Quang có gần 2.000 ha chè, với tổng sản lượng hàng năm đạt hơn 12.000 tấn. Trong đó, những giống chè như Ô Long, Kim Tuyên, chè trung du lá nhỏ cho sản phẩm chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhãn hiệu chè Ba Vì cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận. Mô hình sản xuất chè theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai xây dựng sẽ góp phần giữ vững thương hiệu chè Ba Vì và mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm chè được sản xuất trên địa bàn[19]. 2.4.3. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sản xuất chè an toàn Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản và đang trở thành đòi hỏi cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, do đó các vấn đề về sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn rất được Nhà nước ta quan tâm. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn đã cho thấy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải áp dụng quản lý trên cơ sở phân tích mối nguy (HACCP) trong tất cả các khâu của quá trình "từ trang trại đến bàn ăn"; đối với sản xuất trồng trọt là việc áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Với định hướng trên, năm 2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất rau, quả, chè an toàn; Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN về Quy chế chứng nhận VietGAP; Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN về quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 107/2008/QĐ- TTg ngày 30/7/2008 về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn, với mục tiêu đến năm 2015 toàn bộ sản phẩm rau, quả, chè tại các vùng sản xuất tập trung được sản xuất theo VietGAP. Gần đây nhất là thông tư số 59/2012/TT- BNNPTNT, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012 về ban hành “Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn”.
  42. 32 Cập nhật, phổ biến các cơ chế, chính sách còn có các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm khác như: Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn; Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn; Thông tư số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định số 107/2008/QĐ -TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015 Nhiều văn bản giới thiệu các mô hình điển hình về tổ chức sản xuất, chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm rau, quả, chè sản xuất theo VietGAP; cập nhật và thông tin rộng rãi các nhà sản xuất rau, quả, chè an toàn được chứng nhận và công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn[20]. Thời gian qua đã có một số mô hình sản xuất rau, quả, chè được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc MetroGAP, bước đầu được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, góp phần quảng bá và nâng cao uy tín hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng GAP vào sản xất nông nghiệp chưa trở thành phong trào sâu rộng; nhiều địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về GAP với vai trò là một phương thức sản xuất tiên tiến cần áp dụng vào thực tiễn, vì an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và vì sự phát triển của thị trường nông sản nước ta. Thực tiễn cho thấy thời gian qua, vấn đề VSATTP ở Việt Nam rơi vào tình trạng báo động, nhất là thông tin sản phẩm chè bẩn, chè trộn phân hóa học ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chè nói chung và chè an toàn nói riêng. Để phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP hướng tới phát triển bền vững thì việc tuyên truyền nhận thức, hỗ trợ người sản xuất, hoàn thiện quy hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm sẽ trở thành tất yếu.
  43. 33 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Chủ thể nghiên cứu: các hộ nông dân trồng chè theo VietGAP, một số hộ nông dân trồng chè tự do. Khách thể nghiên cứu: thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn, thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất chè, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển chè an toàn, các giải pháp đang áp dụng ở địa phương. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất chè an toàn theo VietGAP, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè an toàn theo VietGAP từ đó đưa ra mô hình phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn hơn. * Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. * Về thời gian nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu từ 12/2018 – 6/ 2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP tại xã Bá Xuyên. - Tìm hiểu thực trạng chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên.
  44. 34 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 3.3.1.1. Phương chọn điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu được chọn là xã Bá Xuyên, là xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác phù hợp với phát triển sản xuất chè. Bên cạnh đó Bá Xuyên là xã có diện tích chè khá lớn, cây chè phát triển lâu đời với sản lượng lớn và ổn định. Xã đã có một số diện tích chè được áp dụng triển khai áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên xu hướng chè an toàn này chưa thực sự phát triển và chưa thực sự bền vững. Tại xã Bá Xuyên, đề tài chọn các xóm có đầy đủ điều kiện kỹ thuật đảm bảo cho phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, là 3 xóm: Ao Cang, Chũng Na, Bãi Hát. Đây là những xóm có diện tích chè lớn, có điều kiện thích hợp áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn theo VietGAP, sản lượng chè ở các xóm này hàng năm rất lớn, nhưng sản lượng chè đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn theo VietGAP chưa cao. Bên cạnh đó 3 xóm này có điều kiện tiêu thụ chè và được quan tâm phát triển sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn nhất trong địa bàn xã. 3.3.1.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra kết hợp chọn giống đối chứng Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tại 3 xóm Ao Cang, Chũng Na, Bãi Hát chọn ngẫu nhiên mỗi xóm 10 hộ trồng chè theo các tiêu chuẩn an toàn hiện tại đang áp dụng và 10 hộ trồng chè thường theo tập quán, thói quen, 01 cán bộ nông nghiệp xóm và 01 tổ sản xuất chè ViepGap tại xóm Ao Cang, Chũng Na. Chi tiết mẫu nghiên cứu tại bảng: Bảng 3.1: Mẫu nghiên cứu Chỉ tiêu Ao Cang Chũng Na Bãi Hát Tổng số Hộ nông dân Hộ trồng chè an toàn 10 10 10 30 Hộ trồng chè thường 10 10 10 30 Cán bộ xã 01 01 01 3 Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất chè VietGap chè VietGap chè VietGap 02 Ao Cang Chũng Na Tổng 35
  45. 35 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.2.1. Phương pháp tiếp cận * Tiếp cận hệ thống Cách tiếp cận này cho phép đề tài đánh giá được tổng quát nhất thực trạng phát triển sản xuất chè theo các tiêu chuẩn an toàn, tiếp cận từ yêu cầu của cơ quan quản lý, tiếp cận nguyện vọng của người trồng chè, yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn của thị trường tiêu thụ từ đó có thể đưa ra hệ thống giải pháp đúng, đủ, phù hợp với thực tiễn phát triển sản xuất chè VietGAP và có thể áp dụng được vào thực tiễn phát triển sản xuất chè an toàn bền vững. * Tiếp cận có sự tham gia Tiếp cận có sự tham gia giúp cho đề tài tìm hiểu, đánh giá thực trạng sản xuất, nhu cầu nguyện vọng của các bên liên quan. Sự đánh giá chéo giữa các cán bộ, người trồng chè, người tiêu dùng và các nhà nghiên cứu về thực trạng phát triển sản xuất cũng như dự báo tương lai giúp nghiên cứu có sự đánh giá đúng dắn nhất vấn đề phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP. Bên cạnh đó sự đánh giá của người trồng, chăm sóc, thu hoạch đến người tiêu dùng về thực trạng, và kỳ vọng giúp đề tài đánh giá được đúng thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn và có hệ giải pháp tốt hơn. * Tiếp cận theo mục đích hoạt động Mỗi cá nhân tổ chức trong chuỗi sản xuất chè an toàn đều có mục đích hoạt động riêng, lợi ích kinh tế, lợi ích khác tiếp cận theo mục đích hoạt động của mỗi đối tượng nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất giúp đề tài đánh giá đúng nguyên nhân kìm hãm sự phát triển sản xuất chè tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, từ đó đề tài có nhận định đúng đắn và xây dựng hệ thống giải pháp tháo gỡ tốt nhất cho phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP. * Tiếp cận theo lợi ích nhóm Các tiếp cận này cho phép đề tài đánh giá thực trạng liên kết, trao đổi sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến tiêu thụ trong phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời đánh giá được lợi ích của các đối tượng gắn với thực tế sản xuất của họ từ đó đề xuất giải pháp phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp thực tế hơn.
  46. 36 * Tiếp cận theo vùng Mỗi vùng đều có tập quán canh tác khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau, do đó chất lượng chè cũng như phương thức canh tác chè khác nhau và cho ra các sản phẩm chè khác nhau. Tiếp cận vùng cho phép đề tài đánh giá tổng quát, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp đúng với mỗi vùng tiếp cận. 3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp Dựa vào các tài liệu có sẵn, đề tài xây dựng cơ sở lý thuyết về việc xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn theo VietGAP, phương pháp luận và đánh giá tổng quát về thực trạng cũng như các giải pháp đang áp dụng đối với sản xuất chè an toàn. Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội; chính sách ở địa phương Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin, sao chép các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập. Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp bằng ghi, chép, sao chụp. * Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp điều tra: điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp các hộ trồng chè, cán bộ chuyên ngành tại xã, đại diện tổ sản xuất chè VietGap trong mẫu đã chọn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, thông qua các bước: (1) Điều tra thử: đề tài tiến hành điều tra thử tại 03 xóm, các nhóm hộ nông dân trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhóm hộ trồng chè thường, cán bộ địa phương, tổ sản xuất chè VietGap. Chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm một số người để điều tra, kiểm tra sự phù hợp của các bảng hỏi. Điều chỉnh, bổ sung bảng hỏi. (2) Đánh giá có sự tham gia (Pariciptory Rapid Appraisals - PRA) triển khai với hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hộ trồng tự do và một số có tiêu thụ chè trong tổng số hộ điều tra, thông qua thảo luận. Lấy ý kiến của các hộ, nhấn mạnh ý kiến về sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và quy trình sản xuất VietGAP. (3) Phỏng vấn: Dựa trên phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu theo mẫu đã chọn.
  47. 37 - Nội dung điều tra: Diện tích, năng suất, các quy trình trồng đang áp dụng, tập huấn khuyến nông, quy trình bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các quan điểm, nguyện vọng của người dân, cán bộ, đại diện các tổ nhóm. 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin 3.3.3.1. Công cụ xử lý số liệu và thông tin Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. 3.3.3.2. Phân tích thông tin - Sử dụng các công cụ như: Thảo luận chung để phân tích thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên. - Phương pháp thống kê miêu tả, thống kê kinh tế được dùng để phân tích số liệu về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai, khí hậu, tình hình sản xuất kinh doanh, diện tích chè, năng suất, sản lượng, các tiêu chuẩn an toàn, cũng như tỷ lệ các hộ sẽ sản xuất chè an toàn tuân thủ VietGAP. - Phương pháp so sánh được sử dụng phân tích sự khác biệt giữa các hộ trồng chè theo VietGAP và các hộ trồng tự do, giữa các vùng, giữa các cán bộ về diện tích năng suất sản lượng cũng như các yếu tố an toàn của chè theo tiêu chuẩn VietGAP. 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển * Chỉ tiêu diện tích trồng chè an toàn theo VietGAP Bao gồm tổng diện tích chè an toàn, diện tích chè kinh doanh, diện tích chè trồng mới. Nó thể hiện quy mô phát triển của chè an toàn theo VietGAP, sự tăng lên của diện tích đánh dấu sự phát triển của ngành. Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích có khả năng mở rộng, định hướng phát triển. * Chỉ tiêu về năng suất chè an toàn Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi nó đánh giá được thực trạng sản xuất chè an toàn theo VietGAP của địa phương hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè, chè an toàn theo VietGAP, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất chè. * Chỉ tiêu về sản lượng chè an toàn Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc
  48. 38 phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè. * Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế Giá trị sản xuất được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích. 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá khác về sản phẩm và chất lượng * Giống và cơ cấu giống chè an toàn Giống chè an toàn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất phẩm chất chè an toàn nguyên liệu và thành phẩm. Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu về giống (là giống chè an toàn gì? ưu và nhược điểm?) ngoài ra cần xác định được cơ cấu giống sản xuất của địa phương. Từ đó thấy được thực trạng và đưa ra cơ cấu giống với tỷ lệ hợp lý trong những năm tới. * Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm Đối với chè an toàn búp tươi: Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm được chia theo phẩm cấp của chè an toàn búp sau khi thu hái gồm chè an toàn loại A, B, C và D Đối với chè an toàn búp khô: được tính bằng tỷ lệ quy đổi từ chè an toàn nguyên liệu, (búp tươi) thành chè an toàn thành phẩm (búp khô) hoặc đưa vào hương vị màu sắc chè an toàn khi pha chế. * Giá cả và giá thành sản phẩm chè an toàn Các chỉ tiêu về giá bao gồm giá các nguyên vật liệu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu Giá các sản phẩm đầu ra là giá chè búp tươi và giá bán của chè khô. Giá chè an toàn trên thị trường toàn quốc của chè an toàn. * Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng chè: - Chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn của chè - Tỷ lệ hộ trồng chè tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP - Tỷ lệ hộ trồng chè ngoại lệ - Tỷ lệ chè an toàn theo VietGAP được bán ra
  49. 39 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên 4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Bá Xuyên 4.1.1.1 Tình hình chung về phát triển sản xuất chè ở xã Bá Xuyên. Trong những năm qua, với việc mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đồng đất của địa phương, đặc biệt là việc đưa cây chè vào trồng trên các chân ruộng cao đã giúp cho đời sống của người dân xã Bá Xuyên được cải thiện rõ rệt. Diện tích chè an toàn theo VietGAP tăng lên. Điều đó cho thấy xu hướng phát triển đúng đắn của một ngành, một sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Về giống chè bao gồm các giống: Chè Shan, chè lai LDP1, LDP2, chè nhập nội (Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát tiên, Phúc Vân Tiên ), chè trung du và nhiều giống chè khác. Ở Bá Xuyên, Chè được trồng trên 12 xóm, thị trấn với tổng diện tích chè của xã đạt được 106,59 ha, có 2.674 hộ tham gia trồng chè, trong đó người dân có thu nhập chính từ cây chè cho thấy hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của cây chè trên địa bàn xã. Bá Xuyên đã hình thành nhiều vùng chuyên canh chè với các xóm trọng điểm như: Xóm Ao Cang, xóm Chũng Na, xóm Bãi Hát những vùng này đã và đang sản xuất nhiều loại chè đặc sản, chè an toàn và thương hiệu của xã. Đến năm 2015, diện tích chè kinh doanh của xã dần đi vào ổn định, diện tích chè trồng mới tăng, diện tích chè thực hiện sản xuất, thu hoạch theo tiêu chuẩn an toàn tăng cao, năng suất cao và sản lượng chè ổn định (bảng 4.1). Từ khi thực hiện chủ trương phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP, tỉnh tập trung chỉ đạo công tác thâm canh chè, tăng cường cán bộ khuyến nông theo dõi sự phát triển và tình hình sâu bệnh trên cây chè, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho nông dân, xây dựng các mô hình thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng chè an toàn.
  50. 40 Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Bá Xuyên năm 2017 Số hộ Tổng diện Diện tích trồng Năng suất TT Xóm trồng chè tích chè (ha) mới (ha) (Tạ/ha) 1 Xóm Ao Cang 360 10,08 1,5 80 2 Xóm Bãi Hát 345 12,41 2,4 82 3 Xóm Chùa 85 7,58 1,5 80 4 Xóm Chũng Na 329 11 1 80 5 Xóm Đớ 305 9,06 1,3 81 6 Xóm Hát Trúc 102 7 1,7 81 7 Xóm La Cảnh 1 285 8,06 1,6 82 8 Xóm La Cảnh 2 295 9 1,7 80 9 Xóm La Chùa 302 9 2,4 80 10 Xóm Lý Nhân 145 8,9 2 81 11 Xóm La Giang 89 7 1,5 81 12 Xóm Xứ Đào 32 7,5 1,3 81 Tổng 2.674 106,59 21,9 Nguồn: Ủy ban xã Bá Xuyên năm 2017 Bảng 4.1 cho thấy, sản xuất chè của xã Bá Xuyên rải rác ở cả 12 xóm. Tuy nhiên tập trung chủ yếu và có sản lượng lớn nhất tại ba xóm Ao Cang, Chũng Na, Bãi Hát. Năng suất chè trung bình > 80 tạ/ha. Diện tích chè an toàn theo VietGAP của xã trong những năm gần đây ngày càng tăng mạnh, trong những năm qua, cụ thể tại bảng 4.2: Bảng 4.2: Tình hình phát triển sản xuất chè tại Xã Bá Xuyên 2016/2015 2017/2016 TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 (%) (%) I Tổng diện tích Ha 90,7 103 110,5 113,56 107,28 1 Trồng cải tạo Ha 5,5 6,5 10 118,18 153,84 - Hỗ trợ giống Ha 5,5 6,5 10 118,18 153,84 2 Chè kinh doanh Ha 88,5 90,6 97,2 113,25 107,28 II Năng suất Trung Bình tạ/ha 80,0 81,60 82,0 102 100,5 III Sản lượng tấn 700,68 780,48 850.6 111,38 108,98 Nguồn: Ủy ban xã Bá Xuyên 2017
  51. 41 Bảng 4.2 cho thấy diện tích chè tại xã Bá Xuyên hàng năm đã tăng, năm 2016 tổng diện tích tăng nhẹ do có chính sách hỗ trợ trồng cải tạo chè giống mới, đến năm 2017 diện tích tăng mạnh. Điều đó cho thấy sự phát triển ngày càng lớn về diện tích chè ở xã Bá Xuyên, đây là một trong những điều kiện tốt để phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Năng suất chè ngày càng tăng và dần ổn định, sản lượng cũng tăng đáng kể. Từ đó có thể khẳng định việc phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP đang có lợi thế. Việc phát triển chè đã nhận được sự quan tâm của chính quyền và người nông dân trồng chè, hướng phát triển bền vững hơn. Bảng 4.2 cũng cho thấy, Bá Xuyên rất chú trọng đầu tư hỗ trợ giống, cải tạo chè và tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tuy nhiên sản lượng chè đạt chất lượng chưa cao do thị trường tiêu thụ chưa thật sự ổn định khiến người nông dân bị ép giá, bán rẻ không đủ bù chi phí làm chè an toàn nên hầu hết người dân bỏ dở mô hình khi dự án kết thúc. 4.1.1.2 . Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Bá Xuyên Bảng 4.3: So sánh diện tích chè chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chè tự do năm 2017 DT chuyển đổi Tổng DT theo tiêu chuẩn DT trồng chè tự do trồng chè TT Xóm VietGAP (Ha) DT (Ha) ( %) DT (Ha) (%) 1 Xóm Ao Cang 10,08 6,5 60,18 3,58 39,82 2 Xóm Bãi Hát 12,41 6,7 53,98 5,71 46,02 3 Xóm Chùa 7,58 3,4 44,85 4,18 55,15 4 Xóm Chũng Na 11 7,0 63,63 4 36,37 5 Xóm Đớ 9,06 4,7 51,87 5,36 48,13 6 Xóm Hát Trúc 7 0 0 7 100 7 Xóm La Cảnh 1 8,06 4,8 59,55 3,26 40,45 8 Xóm La Cảnh 2 9 3,0 33,33 5 66,67 9 Xóm La Chùa 9 3,5 38,88 5,5 61,12 10 Xóm Lý Nhân 8,9 3,58 40,22 5,32 59,78 11 Xóm La Giang 7 2,6 37,14 4,4 62,86 12 Xóm Xứ Đào 7,5 2,5 33,33 5 66,67 Tổng 106,59 47,78 58,81 Nguồn: Ủy ban xã Bá Xuyên năm 2017
  52. 42 Đánh giá một số tài liệu thống kê của xã tôi nhận thấy: Tổng diện tích chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP chưa lớn hơn so với diện tích chè thường. Do đó sản lượng chè an toàn so với chè thường chưa cao vì: phần lớn diện tích chè an toàn là mới được chuyển đổi hướng canh tác an toàn theo VietGAP vào các năm gần đây. Bảng 4.3 cho thấy diện tích chè an toàn theo VietGAP năm 2016 cao hơn hẳn diện tích chè thường, xu hướng này tăng và dần ổn định. Diện tích chè chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở xóm Chũng Na đạt cao nhất là 63,63%, và xóm Ao Cang đạt 60,18% và thấp nhất là xóm Hát Trúc. Tuy nhiên thực tế cho thấy chất lượng chè chưa thực sự đảm bảo VSATTP theo VietGAP, sản lượng chè an toàn chưa ổn định, phần lớn diện tích là mới chuyển đổi. Do đó để hướng tới phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhanh và bền vững cần có chính sách hỗ trợ và can thiệp triệt để duy trì diện tích, chất lượng và năng suất sản phẩm. Tại các xóm điều tra, diện tích chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP chưa phát triển, cũng chưa ổn định, quá trình khảo sát cho thấy: Bá Xuyên có tiềm năng rất lớn về sản xuất chè, tuy nhiên chất lượng chè chưa đảm bảo, diện tích chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP chưa cao, sản lượng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Thực trạng diện tích năng suất, diện tích, sản lượng ở các hộ điều tra theo loại trà bảng 4.4 cho thấy rõ thực trạng này. Bảng 4.4: Tình hình phát triển sản xuất chè VietGAP ở các xóm điều tra STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Ao Cang Chũng Na Bãi Hát 1 DT chè VietGAP sào 41,92 40,85 44,88 2 NS chè VietGAP tạ/sào 7,20 7,15 7,18 3 SL chè VietGAP tạ 301,82 292,08 322,24 4 DT chè thường sào 66,53 68,08 64,8 5 NS chè thường tạ/sào 3,96 3,87 3,92 6 SL chè thường tạ 263,44 263,47 254,02 7 Loại chè B/C B B B Nguồn: Tổng hợp từ ban thống kê xã 2017
  53. 43 Diện tích chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn diện tích chè thường rất nhiều, năng suất hai loại chè có chênh lệch rất cao, nếu chè an toàn theo VietGAP đạt năng suất 15 – 20 tấn/ha thì chè thường chỉ đạt 10 – 12 tấn/ha. Từ đó mà sản lượng chè an toàn cũng tương đương chè thường. Giá trị sản xuất của chè an toàn cao hơn hẳn chè thường trên cùng một đơn vị diện tích, điều này tạo nên từ năng suất chênh lệch và một phần giá chênh lệch. Như vậy giá trị sử dụng đất của diện tích chè an toàn theo VietGAP cao hơn rất nhiều so với đất sản xuất chè thường. Do sản lượng chè an toàn tương đương với chè thường nên sản lượng chè được tiêu thụ được đảm bảo. Bảng 4.4 cho thấy loại chè thường thu hái là loại chè B và C, ít có chè A vì khó thu hái, năng suất lao động không cao. Vấn đề mà người dân quan tâm chính là giá của chè an toàn so với chè thường chưa khác biệt nhiều, chênh lệch không đáng kể khiến cho người dân chưa thật sự tha thiết sản xuất chè an toàn. Dù năng suất cao hơn, nhưng yêu cầu kỹ thuật cũng cao và quy trình chặt chẽ, giá bán lại không cao hơn nên chè VietGAP chưa thực sự thu hút người dân. Mặc dù giá chè an toàn theo VietGAP cao hơn chè thường, tuy nhiên thị trường chè an toàn theo VietGAP không được tách biệt riêng với chè thường. Bên cạnh đó theo một số người dân, đến mùa thu hái chè thì thương lái thường mua ồ ạt chè hỗn độn mà không phân loại chè, tất cả được thu mua với một mức giá nhất định như nhau, chỉ phân biệt loại chè như A, B, C. Do vậy người dân cũng không biết chè an toàn của mình chính xác được bán cho ai, và chè không an toàn được ai mua. Tự họ cảm thấy sản suất sản phẩm an toàn là không cần thiết. 4.1.1.3 Nguồn lực phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP a) Nguồn nhân lực của hộ điều tra Kết quả tổng hợp cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ ở các xóm là từ 39 đến 43 tuổi, trình độ học vấn chủ yếu hết cấp 2 trở lên. Ở cả ba xóm các hộ điều tra chủ yếu đã trồng chè >10 năm. Cụ thể ở bảng 4.5 như sau: Về Tuổi: Tuổi chủ hộ hầu hết vào độ tuổi 35 – 45, đây là độ tuổi còn khá trẻ, trong độ tuổi lao động, có sức khỏe và trí lực. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Độ
  54. 44 tuổi này cũng đã bước vào độ tuổi chín chắn, có kinh nghiệm và sức khỏe. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất chè an toàn trong mỗi hộ. Bảng 4.5: Tình hình nhân lực của hộ điều tra năm 2019 Đơn vị Ao Chũng Chỉ tiêu Bãi Hát tính Cang Na 1. Số hộ điều tra Hộ 10 10 10 2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 42,3 39,7 41,2 3. Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,1 4,4 4,2 4. Lao động BQ/hộ Lao động 2,4 2,9 2,6 1. Trình độ học vấn - Hết cấp 1 (%) 13,3 6,7 10,0 - Hết cấp 2 (%) 53,3 70,0 50,0 - Hết cấp 3 (%) 33,3 23,3 40,0 2. Số năm trồng chè >10 năm (%) 83,3 63,3 73,3 - Số năm trồng chè 4,1 và bình quân lao động/ hộ cũng từ 2,4 – 2,9 lao động. Đây là nguồn nhân lực khá dồi dào và bền vững phục vụ cho sản xuất của hộ cũng như phát triển sản xuất chè. Qua số liệu điều tra tình hình chung của các hộ sản xuất chè theo VietGAP cho thấy, chủ hộ sản xuất chè an toàn nơi đây có trình độ học vấn còn rất hạn chế, “không có chủ hộ nào có trình độ chuyên môn”. Số chủ hộ học hết cấp II bình quân >50%, còn số hộ học hết cấp III là từ 20% - 40%, còn lại là số mới tốt nghiệp tiểu học. Kinh nghiệm sản xuất của hộ điều tra Là một yếu tố nói lên kỹ năng mềm của người sản xuất, hộ sản xuất chè an toàn có kinh nghiệm đúc rút từ thực tế, thì chất lượng sản phẩm, năng suất và hiệu quả đầu tư sẽ được quản lý tốt hơn. Người sản xuất có kinh nghiệm cũng góp phần thành công trong mô hình sản xuất hơn, tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP tốt hơn và
  55. 45 theo dõi sản xuất chặt hơn từ đó có năng suất ổn định và chất lượng sản phẩm đảm bảo hơn. Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch chè theo VietGAP khá phức tạp, đầu tiên phải chọn giống chè tốt, chăm sóc phải đúng thời điểm, phân loại rõ ràng giống, phân bón, thuốc BVTV phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng Nhìn chung, kinh nghiệm sản xuất chè theo VietGAP của các chủ hộ là tương đối cao. Do các chủ hộ sản xuất chè an toàn theo VietGAP này đã có một số năm kinh nghiệm nhất định, đã được tập huấn kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, vùng chè cũng được quy hoạch. Tuy nhiên do chạy theo lợi ích kinh tế, một số nhóm hộ vẫn áp dụng các kinh nghiệm sản xuất chè cũ, chè thường, bón phân, phun thuốc bừa bãi, thu hái không đúng quy định và đặc biệt là khâu chế biến thiếu vệ sinh. b) Nguồn vốn sản xuất chè an toàn của hộ điều tra Trong năm 2019, bình quân có khoảng hơn >70% số hộ trồng chè chè theo VietGAP được vay vốn ngân hàng. Lượng vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích chè an toàn. Để có vốn sản xuất chè an toàn, các hộ thường vay từ nhiều nguồn khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nguồn vay chủ yếu là từ ngân hàng, đoàn thể và vốn khác. Chi tiết tại bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6: Tình hình tiếp cận vốn của hộ điều tra năm 2019 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Ao Cang Chũng Na Bãi Hát Vốn gia đình tự có 100,0 100,0 100,0 Vốn vay NH 80,0 70,0 80,0 Vốn vay đoàn thể 10,0 20,0 10,0 Vốn vay khác 70,0 40,0 20,0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2019 Tỷ lệ hộ vay từ ngân hàng bình quân là hơn 75%, vay của tổ chức đoàn thể là khoảng 10 – 20%; số hộ vay được từ nguồn khác tương đối lớn, nguồn này chủ yếu là người thân, bạn bè, mua chịu hàng hóa . Theo ý kiến đánh giá của hộ, việc vay vốn của ngân hàng không còn nhiều khó khăn như trước, do thủ tục vay đã đơn giản hóa hơn nhiều, chính sách ưu tiên phát triển sản xuất chè VietGAP cũng góp phần