Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn ươm

pdf 65 trang thiennha21 19/04/2022 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn ươm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_che_do_che_sang_den_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn ươm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PỜ PÓ NU “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PỜ PÓ NU “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 - NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Hà Thái Nguyên - Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu của bản thân em. Các số liệu và kết quả nhiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2019 Xác nhân của giáo viên hưỡng dẫn Người viết cam đoan TS. ĐẶNG THỊ THU HÀ Pờ Pó Nu XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên bản thân em cũng như bao bạn sinh viên khác được sự quan tâm dạy bảo của thầy cô giáo. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Em thực hiện đề tài“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn ươm” tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Đặng Thị Thu Hà đã tận tình giúp đỡ em. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ths. La Quang Độ, đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Để hoàn thành đề tài này không thể không nói đến sự động viên, giúp đỡ nhiều mặt của bạn bè và người thân trong gia đình. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2019 Sinh viên Pờ Pó Nu
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Nghiến gân ba 24 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến đường kính cổ rễ của cây Nghiến gân ba 26 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Nghiến gân ba 28 Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ chất lượng cây Nghiến gân ba theo các tháng tuổi 31 Bảng 4.5. Tổng hợp sâu hại cây Nghiến giai đoạn vườm ươm 33 Bảng 4.6. Tổng hợp bệnh hại cây Nghiến giai đoạn vườn ươm 34
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ che bóng cho cây Nghiến gân ba 18 Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng ( vn ) cây Nghiến gân ba 25 Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng 00 cây Nghiến gân ba 27 Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ che sáng đến Động thái ra lá của cây Nghiến gân ba 30 Hình 4.4: Biểu đồ chất lượng của cây Nghiến gân ba ở các công thức thí nghiệm (%) 32
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv MỤC LỤC v DANH MỤC VIẾT TẮT vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 2.2.2. Tình hình nguyên cứu trong nước 9 2.3. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 15 2.3.1. Vị trí địa lý 15 2.3.2. Địa hình 15 2.3.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết 15 2.3.4. Đặc điểm khu thí nghiệm 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 17
  8. vi 3.3. Nội dung 17 3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sinh trưởng cây nghiến gân ba 17 3.3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng của cây Nghiến gân ba 17 3.3.3. Tình hình sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ của cây Nghiến gân ba 17 3.3.4. Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của cây Nghiến gân ba 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 17 3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành 18 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 21 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 24 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân Ba 24 4.1.1. Sinh trưởng chiều cao cây Nghiến 24 4.1.2. Sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Nghiến 26 4.1.3. Động thái ra lá của cây Nghiến gân ba 28 4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng của cây Nghiến gân ba 30 4.3. Kết quả sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 33 4.4. Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của cây Nghiến gân ba 35 Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 36 5.1. Kết luận 36 5.2. Tồn tại 37 5.3. Kiến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC VIẾT TẮT CTTN Công thức thí nghiệm Hvn Chiều cao vút ngọn D00 Đường kính cổ rễ CT Công thức STT Số thứ tự vn Chiều cao vút ngọn trung bình 00 Đường kính cổ rễ trung bình Hi Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây Di Giá trị đường kính cổ rễ của một cây n Dung lượng mẫu điều tra i Thứ tự cây thứ i cm Xentimet TB Trung bình R(%) Mức dộ hại trung bình Ni Số cây bị hại ở cấp hại i Vi Trị số của cấp hại N Tổng số cây điều tra V Trị số cấp bị hại cao nhất
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tài nguyên thực vật rừng của nước ta rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng đáng lo ngại, đó là con người đang lạm dụng quá mức việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên này và kết quả là nhiều loài thực vật bị suy giảm, thậm chí đã tuyệt chủng hoặc đang đứng nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy việc bảo vệ nguồn gen cây rừng được coi là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) là cây gỗ lớn có giá trị cao, một trong loại gỗ nhóm tứ thiết. Nghiến gân ba là loài cây thường xanh, có vai trò quan trọng phòng hộ, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng sinh thái, nhất là ở các vùng núi đá vôi. Nghiến gân ba một loài cây có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Theo Lê Mộng Chân và cs (2000) [4], Nghiến gân ba là loài thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc. Nghiến gân ba được xếp nhóm thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA) trong Nghị định Chính phủ 32/2006/NĐ-CP [5]. Theo Sách đỏ việt nam (2007) [3], tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Vì vây việc tạo giống để gây trồng nhằm bảo tồn, phát triển, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen thực vật quý, hiếm. Tuy nhiên, cơ sở khoa học và các đặc điểm sinh lý, sinh thái cũng như kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng loài cây này còn nhiều hạn chế, nhất là đặc điểm sinh lý, sinh thái cây con trong giai đoạn vườn ươm. Do đó việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn
  11. 2 ươm” nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây, đường kính cổ rễ, động thái ra lá, chất lương cây con của Nghiến gân ba, xác định công thức giàn che tốt nhất, góp phần hoàn thiện tài liệu kỹ thuật gieo ươm cây giống trồng rừng bảo tồn Nghiến gân ba tại tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây nghiến giai đoạn vườn ươm ở các chế độ che sáng khác nhau. - Xác định được công thức che sáng tốt nhất tới sinh trưởng của cây con Nghiến gân ba về chiều cao (Hvn), đường kính cổ rễ (D00) và động thái ra lá của cây cũng như tình hình sâu, bệnh hại cây Nghiến gân ba. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường và thực tiễn sản xuất. - Học tập và hiểu biết về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. - Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế. - Giúp tôi hiểu thêm về sự ảnh hưởng của giàn che với độ che bóng khác nhau tới sinh trưởng của cây Nghiến gân ba trong giai đoạn vườn ươm. - Biết được tầm quan trọng của loài thực vật quý hiếm như cây Nghiến gân ba nói riêng, và các loài cây quý, hiếm khác. - Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật quý hiếm trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Nghiến gân ba.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Áp dụng kết quả nghiên cứu của cây Nghiến gân ba trong giai đoạn vườn ươm, để giúp cho cây sinh trưởng tốt nhất, đảm bảo số lượng, chất lượng cây con để làm sao tăng tỷ lệ xuất vườn, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất. - Việc nghiên cứu ảnh hưởng của giàn che và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của loài Nghiến gân ba nhằm đề xuất một số giải pháp tạo giống cây con Nghiến gân ba phục vụ bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH trên thế giới cũng như của việt nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Yêu cầu đặt ra phải tìm hiểu nghiên cứu, sinh trưởng cây nghiến giai đoạn vườn ươm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm chăm sóc cây sinh trưởng tốt. Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó rất cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng. Cho nên trong một khoảng thời gian nào đó như những ngày râm mát, những ngày mưa, hay ban đêm không có ánh sáng cây vẫn sinh trưởng được. Nhưng trong suốt chu kỳ sống của cây thì cây rất cần nhiều ánh sáng. Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh trưởng của cây mà người ta chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cây ưa sáng sinh trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, còn cây ưa bóng sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm thích hợp. Ðại bộ phận cây trồng ở nước ta là cây ưa sáng. Còn những cây chịu bóng thường phân bố dưới tán cây rừng, dưới tán cây ăn quả lâu năm, chúng sử dụng chủ yếu ánh sáng tán xạ để quang hợp. Ánh sáng không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng một cách gián tiếp thông qua quang hợp mà còn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào. Cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của tế bào làm cho giai đoạn này kết thúc sớm hơn nên cây ở nơi có ánh sáng chiếu mạnh thường có chiều cao cây thấp. Còn trong bóng tối hoặc bóng râm giai đoạn giãn kéo dài hơn, cây vươn dài và gây ra hiện tượng “vống”.
  14. 5 Nhu cầu ánh sáng của cây trong giai đoạn vườn ươm. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc và việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con tử vong bằng các lá ưa sáng Kimmins (1998) [22]. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con Kimmins (1998) [22]; Nguyễn Xuân Quát (1985 [16]; Nguyễn Văn Thêm (2002-2003) [18]. 2.2. Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen Tài nguyên di truyền các dạng sống của sinh vật trên trái đất không chỉ là kết quả của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, mà còn là thành quả lao động sáng tạo của loài người, nó mang lại cho con người những lợi ích lớn vì được sống trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các hoạt động kinh tế xã hội có chủ ý hoặc nhiều khi là vô thức mà con người đã không nhận thức được đầy đủ sự cần thiết phải giữ mối quan hệ chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Vì thế con người đang hàng ngày hàng giờ gây tổn hại tới môi trường sống của mình, trong đó có việc đang làm mất đi nhiều dạng sống của sinh vật. Con số thống kê cho thấy thế giới sinh vật đã mất đi hàng triệu dạng sống, cả các nguồn gen tự nhiên lẫn các nguồn gen giống vật nuôi,
  15. 6 cây trồng mà các thế hệ loài người phải rất dày công và trải qua lịch sử hàng vạn năm mới tạo ra được. Rừng nhiệt đới được xem như những “kho chứa” về tính đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới Kanowski và Boshier (1997) [13], nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng của rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những chiến lược hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang được tiến hành trên quy mô toàn cầu. Theo Tewari (1993) [23], thì bảo tồn nguồn gen hay bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền là quản lý sự sử dụng của con người đối với nguồn tài nguyên di truyền để có thể thu được lợi ích ổn định lớn nhất cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của các thế hệ mai sau. Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu chủ yếu, đó là (1) Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên), (2) Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) và (3) Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học FAO (1993) [24]. Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên trong mỗi loài và giữa các loài. Đa dạng di truyền là biến dị di truyền có trong biến dị tự nhiên. Biến dị tự nhiên có bên trong, kích thước quần thể và sự cách ly. Cùng với quá trình tiến hóa của mỗi loài là kết quả của các tương hỗ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau như di truyền, phản ứng với sự đa dạng của môi trường sống, hệ thống nhân giống, mức độ lai chéo, lai giống, yếu tố này thường tạo nên các quần thể khác biệt về mặt di truyền bên trong một loài và tạo nên các cá thể khác biệt nhau về mặt di truyền bên trong quần thể.
  16. 7 Đặc điểm của nguồn gen cây rừng nhiệt đới là có rất nhiều chủng loại, trong đó có một số lớn là chưa có ích hoặc chưa biết giá trị sử dụng của chúng, số loài được gây trồng và sử dụng không nhiều, cây rừng có đời sống dài ngày và khoảng sống lớn, khu phân bố rộng với nhiều biến dị chưa được biết. Nên ngoài nhiệm vụ bảo tồn tính đa dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen cây rừng còn có nét đặc thù là phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên, Phải có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với các nhân tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính. Ở đây việc bảo tồn nguồn gen cây rừng thường gắn bảo tồn nguồn gen các cây thuốc, cây nông nghiệp hoang dại và động vật sinh sống trong rừng. Vì vậy bảo tồn nguồn gen cây rừng cũng liên quan chặt chẽ với điều chế rừng. Giữa bảo tồn nguồn gen với bảo vệ thiên nhiên tuy có quan hệ mật thiết với nhau, song lại có sự phân biệt quan trọng. Bảo tồn thiên nhiên là nhằm bảo vệ các diện tích đại diện cho các sinh cảnh và các quần xã, những đối tượng có thể phân định được. Còn bảo tồn nguồn gen thì đi xa hơn, nó quan tâm đến những khác biệt di truyền, những cái hướng chỉ có thể đoán định chứ không thể phân biệt được. Bảo tồn nguồn gen quan tâm đến các mẫu quần thể khác nhau, có thể là đường cắt theo vĩ độ và độ cao, thường là trên các vùng rộng lớn, do đó một khu bảo tồn nguồn gen phải bao gồm một phổ biến dị di truyền. Vì vậy nó có thể rất rộng hoặc rất phân tán. Việc bảo tồn nguồn gen không phải sẽ được thực hiện cho tất cả các loài cây hiện có ở một địa phương nào đó mà là tùy theo vai trò của chúng trong nền kinh tế quốc dân, và các giá trị thẩm mỹ, tiến hóa luận. Theo tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources - IUCN) thì việc xác định các loài ưu tiên bảo tồn còn cần phải theo mức độ bị
  17. 8 đe dọa của chúng. Những loài được ưu tiên bảo tồn chính là những loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất. Các hoạt động cần ưu tiên, bao gồm: khảo sát, thu thập đánh giá, bảo tồn, sử dụng. Bảo tồn nguồn gen cây rừng được tiến hành bằng các phương thức khác nhau. Hiện nay, các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến cũng chỉ tập trung bảo tồn nguồn gen cho một số cây trồng rừng chủ yếu.Ví dụ, ở châu Âu tập trung ở nhóm cây lá kim, ở Trung Cận Đông là nhóm Sổi Giẻ (Quercus) vv Ở các nước Bắc Âu, bảo tồn nguồn gen cũng chỉ tập trung ở một số loài lá kim thuộc các chi Picea, Pinus, Psendotauga, Larix và một số loài cây lá rộng thuộc chi Populus. Tại Thái Lan, việc bảo tồn nguồn gen tại chỗ cũng chỉ tập trung cho 5 loài cây ưu tiên là: Gõ đỏ (Aflezia xylocarpa), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Giáng hương quả to (Pterocarpus maorocarpa) và Tếch (Tectona grandis). Đối với từng loài cây nhu cầu ánh sáng trong từng giai đoạn có khác nhau cần có những nghiên cứu cụ thể. The Georgr Baur: việc trù tính sao cho có bóng râm thích hợp thường là điều căn bản đến sản xuất cây con để trồng rừng cho thỏa đáng và có thể xác định độ che sáng cần thiết bằng thí nghiệm hoặc bằng cách mò mẫm thăm dò. Năm 1949, Kozlovxki Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (1992) [18], cho rằng sự thiếu hụt ánh sáng là thường xuyên đối với cây con. Khi bị che bóng mật độ và tái sinh của cây con sẽ giảm Wallter (1947); Rousse (1962, 1967). Những nhận định về vai trò của ánh sáng đối với tái sinh của cây gỗ ở rừng mưa nhiệt đới tìm thấy trong các tài liệu của Richards (1952), Banard (1954) và Baur (1961-1962) [1], Khi nghiên cứu vai trò của những yếu tố tối thiểu đối với sinh trưởng của cây con, Karpov (1969) và Rusin (1970) cho rằng cải thiện điều kiện sinh
  18. 9 trưởng của cây con theo yếu tố đa lượng có ảnh hưởng đáng kể đến sức sống của cây con (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (2002-2003) [22]. Theo Mazin (1996), ánh sáng sẽ trở thành yếu tố giới hạn, khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng cây gỗ non, Ekata và Singh (2000) [21], đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nẩy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh tưởng của cây đã được đề cập ở mức độ tế bào Kramer (1993), Wagt và cộng sự (1998). Sands và Mulligan (1990) sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với nước. Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (2002) [18]. 2.2.2. Tình hình nguyên cứu trong nước Các nghiên cứu về chế độ che bóng cho một số loài cây khác đã có nhiều tác giả đề cập đến như: Nguyễn Hoàng Duy Lưu (2018) [25], khi nghiên cứu Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng dung dịch tưới đến sự sinh trưởng phát triển của cây hương thảo đã đưa ra được kết quả: mức che thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây là 50% tương ứng cường độ ánh sáng (19.300 – 22.700 lux) và 200-250 ml/cây/ngày. Cây có lá xanh tốt, tỷ lệ cây xuất vườn loại I đạt 100%. Theo Nguyễn Thị Chuyền (2016) [6], khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) trong giai đoạn vườn ươm đưa ra kết quả về ánh sáng có ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm. Ánh sáng cũng có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ sống và khả
  19. 10 năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm. Giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi cấy cây vào bầu cần che sáng từ 50 - 75%, giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi cần che sáng khoảng 50%, giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi cần che sáng với tỷ lệ 25 - 50%; giai đoạn từ 6 - 8 tháng chỉ cần che sáng khoảng 25% là phù hợp và cho khả năng sinh trưởng cao nhất cả về đường kính gốc và chiều cao cây Sơn huyết, sau 8 tháng tuổi cần phải dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi xuất vườn đi trồng khoảng 1 tháng. Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A,Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc. Hà Văn Tiệp (2015) [19], đã đưa ra kết quả: Ảnh hưởng che bóng đến sinh trưởng cây Sưa. Công thức che bóng 50% có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây con trong vườn ươm. Ảnh hưởng của che bóng đến sinh trưởng cây con Trai lý, cho thấy công thức che bóng 75% có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng chiều cao, cây đạt chiều cao trung bình lớn nhất 25,3cm. Khi gieo ươm Trai lý cần che bóng 75% cho cây con. Đoàn Đình Tam (2015) [17], khi nghiên cứu: Ảnh hưởng của các chế độ che sáng khác nhau đến sinh trưởng, Hình thái giải phẫu và hàm lượng diệp lục của Chò chỉ ở giai đoạn vườn ươm. Đã đưa ra được kết quả: Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng. Ở cường độ chiếu sáng 50% cây có sinh trưởng chiều cao mạnh nhất là 23,6cm đạt tỷ lệ 222,9%. và giảm dần ở cường độ chiếu sáng ở 75%, 25% và 100%. Phạm Hữu Hạnh và cs (2015) [9], đã đưa ra kết quả ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) trong giai đoạn vườn ươm: Cây con thích hợp với độ che sáng 75%, tỷ lệ sống đạt
  20. 11 98,2%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,26 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 11,73 cm. Giai đoạn từ sau 2 tháng đến 6 tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 50%, tỷ lệ sống đạt 91,7%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,34 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 17,32cm. Giai đoạn từ sau 6 tháng đến 8 tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 25%, tỷ lệ sống đạt 89,8%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,39 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 21,20 cm. Từ sau 8 tháng có thể dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi đem trồng. Như vậy, ánh sáng có ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng cây con Hoàng đằng trong giai đoạn vườn ươm. Nguyễn Việt Cường và cs (2014) [7], kết quả nghiên cứu bước đầu về tạo cây con bằng hạt loài cây Mỏ chim (Cleidion spiciflorum Burm) ở vườn ươm bao gồm thành phần ruột bầu và chế độ che sáng cho cây con ở giai đoạn 4 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cây Mỏ chim thuộc loài cây ưa sáng, tuy nhiên ở giai đoạn bắt đầu cấy cây đến 4 tháng tuổi tốt nhất nên che sáng 25% cho cây con. Đỗ Anh Tuấn (2013) [20], Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chế độ che sáng và thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính cổ rễ (Doo) và chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây con Giổi ăn hạt. Đã đưa ra kết quả nhân tố che sáng được chia làm 5 mức: đối chứng, che sáng 25%, che sáng 50%, che sáng 75% và che sáng 100%. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc che sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi ăn hạt ở giai đoạn vườn ươm, và mức độ che sáng phù hợp biến động theo giai đoạn tuổi của cây. Giai đoạn 4 tháng tuổi mức che sáng 75% là tốt nhất, sang giai đoạn 6 và 8 tháng tuổi thì mức che sáng 50% là phù hợp. Nguyễn Thị Mừng (1997) [13], đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis) trong giai đoạn vườn ươm, kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi,
  21. 12 mức độ che bóng 50 - 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%. Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [2], nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi, Nghiên cứu về cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) trong giai đoạn 6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [15], nhận thấy độ che sáng thích hợp là 60%. Vũ Thị Lan và cs (2006) [10], khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của Gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) nhận thấy rằng độ tàn che thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của cây con gỗ đỏ. Sau 6 tháng, đường kính của gỗ đỏ dưới các độ tàn che khác nhau có sự phân hóa thành 4 nhóm; trong đó thấp nhất ở độ tàn che 100%, cao nhất ở độ tàn che 25%. Chiều cao thân cây gỗ đỏ 6 tháng tuổi phân hóa thành 3 nhóm; trong đó thấp nhất ở thí nghiệm thức đối chứng, kế đến ở độ tàn che 25% - 75%, cao nhất ở độ tàn che 100%. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng, giá trị lớn nhất về sinh khối của gỗ đỏ 6 tháng tuổi chỉ đạt được dưới độ tàn che 25%, thấp nhất ở độ tàn che 100%. Ngoài ra, sự suy giảm sinh khối của cây con gỗ đỏ sẽ xảy ra khi chúng không được che bóng hoặc được che bóng từ 50% - 100%. Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại cho một số loài cây khác đã có nhiều tác giả đề cập đến Nguyễn Văn Độ (2013) [8], kết quả điều tra thành phần sâu hại vườn ươm cây rừng tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Tây và Hoà Bình đã xác định được 27 loài sâu hại thuộc 18 họ trong 6 bộ, 5 loài sâu chính có mức độ phá hoại cao: Sâu xám, Rế mèn nâu lớn, Rế mèn nâu nhỏ, Dế dũi và Bọ xít muỗi.
  22. 13 Trước kia việc phòng trừ sâu hại vườn ươm cây rừng ở địa phương chủ yếu bằng kinh nghiệm với các thuốc có tính độc hại cao, tồn dư lâu như các loại thuốc DDT, 666, Wofatox (Nguyễn Đình Hanh 1965, Đặng Vũ Cẩn 1972). Do lạm dụng các loại thuốc trừ sâu trên gây ra hiện tượng nhờn thuốc đưa đến hiệu quả diệt sâu thấp lại ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người và gia súc, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Từ năm 1971 với nhiều công trình nghiên cứu, Trần văn Mão đã bắt đầu công bố một số bệnh cây như: quế, hồi ông đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát triển và phương pháp phòng trừ một số bệnh hại Trần Văn Mão (1997) [11]. Hiện nay nước ta đã có các cơ quan về lâm nghiệp, các bộ phận chuyên trách về phòng trừ sâu bệnh hại như Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Viện điều tra quy hoạch rừng và các trung tâm bảo vệ rừng Trần Văn Mão (1997) [11]. Việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng phải được kết hợp giữa các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy môn bệnh cây rừng với các cơ quan nghiên cứu bệnh cây của các nước trên thế giới để tìm ra phương pháp khác nhau để phòng trừ bệnh cây phát huy tác dụng, bảo vệ tài nguyên rừng hiện tại và tương lai Trần Văn Mão (1995) [12]. Các nghiên cứu về cây Nghiến gân ba Sách đỏ Việt Nam (2007) [3], mô tả Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ lớn, cao 30 - 35m, đường kính tới 80 - 90cm. Lá đơn trong đó có 3 gân gốc. Hoa đơn tính cùng gốc, Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8cm. Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 – 10. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800 m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến dưới tán rừng.
  23. 14 Phân bố: Trong nước: Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò). Thế giới: Trung Quốc. Giá trị: Gỗ quý, màu nâu đỏ, cứng, thớ thẳng, vân đẹp, ít co rút, dùng đóng thuyền, làm bệ máy và để xây dựng; cũng thường được dùng làm thớt, làm bệ các tượng mỹ nghệ cao cấp. Tình trạng: Tuy có ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng tại những nơi đó vẫn bị chặt trộm, Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Theo Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017) [14], Nghiến (Burretiondendron hsienmu Chun et Haw) là một loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hiện nay nguồn cây mẹ có khả năng gieo giống trong tự nhiên đã khan hiếm. Nên các nghiên cứu nhân giống là cần thiết nhằm góp phần phục vụ công tác bảo tồn, gây trồng và phát triển loài. Kết quả nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu phẩm chất gieo ươm hạt Nghiến và ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây Nghiến, trong giai đoạn vườn ươm đã đưa ra được kết quả: Cường độ che sáng thích hợp nhất là 50% sau 12 tháng thí nghiệm. *Nhận xét chung Các công trình nghiên cứu trên đã đánh dấu một bước phát triển mới về nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và sâu, bệnh hại cây con trong giai đoạn vườn ươm, có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất thực tiễn và khoa học. Những công trình nghiên cứu này góp phần bổ sung thêm lượng kiến thức ảnh hưởng
  24. 15 của ánh sáng, sâu bệnh hại cây rừng trong việc điều tra nghiên cứu xác định tác động ảnh hưởng của ánh sáng và sâu, bệnh hại, đề xuất các biện pháp che sáng, phòng trừ, quản lí dịch bệnh, nhằm phát triển tốt cây con Nghiến ba gân trong giai đoạn vườn ươm. 2.3. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 2.3.1. Vị trí địa lý Đề tài được tiến hành tại Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quan Triều - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà - Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 2.3.2. Địa hình Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vườn ươm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. 2.3.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Vườn ươm thực hiện Khoá luận nằm trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Chế độ nắng: số giờ nắng cả năm là 1,588 giờ, tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất khoảng (178-180 giờ).
  25. 16 - Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C; chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C; nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C. - Lượng mưa: trung bình năm khoảng 1500 - 200 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm không khí: trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%, sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%. - Gió, bão: hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió Đông Bắc; do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. 2.3.4. Đặc điểm khu thí nghiệm Vườn ươm được bố trí hệ thống tưới tiêu đầy đủ cho việc chăm sóc, công tác quản lí vệ sinh được thực hiện tốt thường xuyên, vị trí giao thông thuận tiện cho vận chuyển. Vườn ươm Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc Trường Đại Học Nông Lâm thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng sản xuất các loại cây, phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý, hiếm trong đó cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp, cây dược liệu, với nhiều loại cây khác nhau: Trong đó cây Nghiến gân ba được tạo ra bằng sinh sản hữu tính.
  26. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Loài Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis). - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng Doo, Hvn, số lá của cây Nghiến gân ba và tình hình sâu, bệnh hại cây nghiến gân ba trong giai đoạn vườn ươm, làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019. - Địa điểm nghiên cứu: Tại vườn ươm Trung tâm ĐT, NC&PT thuỷ sản vùng Đông Bắc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.3. Nội dung Để đạt được các mục tiêu, khóa luận nghiên cứu các nội dung chính sau: 3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sinh trưởng cây nghiến gân ba 3.3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng của cây Nghiến gân ba 3.3.3. Tình hình sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ của cây Nghiến gân ba 3.3.4. Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của cây Nghiến gân ba 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả của các đã nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trước đây. Tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: từ những số liệu thu thập qua các mẫu điều tra trên mô hình bố trí thí nghiệm, tiến hành tổng hợp và phân tích thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp.
  27. 18 3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu - Lưới đen, do Thái Lan sản xuất, sử dụng hai loại lưới có thiết kế che sáng khác nhau: loại che sáng 25% và loại che sáng 50%. Với chế độ che sáng 75% dùng 2 lượt lưới che sáng 75% và 25%. - Cây Nghiến gân ba đã được gieo 7 tháng tuổi tại vườn ươm -Thước đo cao (Thước nhựa 50 cm, chia tới mm), thước dây, thước Panme (Thước kẹp thép không gỉ 150mm - H245) - Bảng biểu, vở ghi chép, bút. - Bình phun điện dung tích 20 lít. Bước 2: Bố trí thí nghiệm. Tiến hành lập và bố trí thí nghiệm theo 4 công thức thí nghiệm. Mỗi công thức thí nghiệm lặp lại 3 lần, 30 cây cho mỗi lần lặp. Các công thức che sáng như sau: Công thức 1 _ không che sáng: 30 cây x 3 = 90 (cây) Công thức 2 – che sáng 25%: 30 cây x 3 = 90 (cây) Công thức 3 – che sáng 50%: 30 cây x 3 = 90 (cây) Công thức 4 – che sáng 75%: 30 cây x 3 = 90 (cây) Và các công thức được bố trí theo sơ đồ sau: Nhắc lại Công thức thí nghiệm Lần lặp 1 Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Lối đi Lần lặp 2 Công thức 4 Công thức 3 Công thức 2 Công thức 1 Lối đi Lần lặp 3 Công thức 2 Công thức 4 Công thức 1 Công thức 3 Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ che bóng cho cây Nghiến gân ba
  28. 19 Bước 3: Chăm sóc thí nghiệm Chăm sóc Chăm sóc cây con trong thời gian thí nghiệm, các biện pháp chăm sóc được thực hiện giống như nhau trên tất cả các công thức thí nghiệm: - Tưới nước: Tưới đủ ẩm. Định kì tưới cây vào sáng sớm và chiều tối cho cây giai đoạn đầu, sau giảm lượng tưới cho cây tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất trong bầu và nhu cầu về nước của cây con.Thí nghiệm phải đảm bảo luôn giữ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. - Làm cỏ trong luống: nhổ sạch sẽ ở trong bầu và quanh luống kết hợp với xới nhẹ, phát cỏ kế sát hàng rào nhằm phòng trừ ổ sâu bệnh. - Làm giàn che sáng. Sử dụng tre làm giàn che sáng cho cây nghiến. Giàn che có cọc cao 1,5 m để đi lại chăm sóc dễ dàng. Lưới che kín để tránh ánh sáng chiếu chéo buổi sáng và buổi chiều. - Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm, thường xuyên theo dõi sâu, bệnh hại cây nghiến, phun thuốc phòng sâu bệnh cho cây theo định kỳ. Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành theo định kỳ. Trong mỗi CTTN theo dõi 90 cây. Các cây được đánh dấu trong các công thức thí nghiệm và được đánh số thứ tự cho từng cây để tránh nhầm lẫn cho các lần đo sau. - Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là 0,1cm. Đặt thước sát cổ rễ đến ngọn cây. Chiều cao toàn thân (từ mặt bầu đến đỉnh ngọn cây). - Đo đường kính cổ rễ (D00): đo bằng thước kẹp Panme với độ chính xác 0,1 mm. Đặt thước đo sát cổ rễ để đo. - Số lá: đếm số lá non mới ra theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức (những cây được đánh dấu). - Tiêu chuẩn cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn: Chiều cao vút ngọn: ≥ 45 cm, đường kính cổ rễ ≥ 0,5 cm, cây không bị
  29. 20 cụt ngọn, không có hiện tượng sâu, bệnh hại và không bị vỡ bầu. - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 cây/công thức/1 lần lặp. Tiến hành đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, sâu, bệnh hại 30 ngày 1 lần. Các chỉ tiêu theo dõi: Doo, Hvn, Số lá, chất lượng được ghi vào mẫu biểu 3.1: Mẫu biểu 3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng chất lượng của cây con Lần đo: Công thức Ngày tháng năm 2019 Lần lặp: Người đo đếm: D00 Hvn Số lá Chất lượng Ghi chú STT (cm) (cm) (lá) Tốt TB Xấu 1 2 TB Điều tra sâu bệnh hại Sâu hại. Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu tới mức gây hại không bắt được hết, cần phải phun thuốc. Kết quả sau khi thu thập tình hình sâu hại được ghi vào mẫu biểu 3.2 Mẫu biểu 3.2. Phiếu theo dõi sâu hại lá cây nghiến giai đoạn vườn ươm Loài sâu hại: Khu vực: Lần đo: Người đo đếm: Ngày đo đếm Số lá bị sâu hại ở các cấp STT cây Tổng số lá 0 1 2 3 4 1 2 30 Đánh giá sâu hại theo định kỳ:
  30. 21 Cấp 0: Lá không bị hại Cấp 1: Lá bị hại dưới 25 % Cấp 2: Lá bị hại từ 25 đến 50 % Cấp 3: Lá bị hại từ 51 đến 75 % Cấp 4: Lá bị hại > 75 % Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu quá nhiều không bắt được hết thì cần phải phun thuốc. Bệnh hại lá: Thường xuyên quan sát khi thấy các loại bệnh hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt bệnh hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng bệnh nhiễm quá nhiều phun thuốc hoặc nhổ bỏ. Kết quả sau khi thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.3 Mẫu biểu 3.3. Phiếu theo dõi bệnh hại lá Loài sâu hại: Khu vực: Lần đo: Người đo đếm: Ngày đo đếm Số lá bị bệnh hại ở các cấp STT cây Tổng số lá 0 1 2 3 4 1 2 30 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tổng hợp, xử lý và phân tích các chỉ tiêu thống kê trên chương trình Microsoft Excel 2010. Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính các chỉ tiêu theo các công thức sau: vn = i ; 00= i Trong đó: vn là chiều cao vút ngọn trung bình 00: là đường kính gốc trung bình Di : là giá trị đường kính gốc của một cây Hi : Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây
  31. 22 n : Là dung lượng mẫu điều tra i : Là thứ tự cây thứ i 4 nivi R(%) i 0 x100 NV Trong đó: R (%) : Là mức độ bị hại trung bình ni : Là số cây bị hại ở cấp hại i vi : Là trị số của cấp hại i N : Là tổng số cây điều tra V : Là trị số cấp bị hại cao nhất (V=4) - Điều tra, đánh giá mức độ bệnh hại lá, trên các cây điều tra tiến hành đếm tất cả các lá và được phân cấp như sau: 4 nivi R(%) i 0 x100 NV Cấp 0: Những lá không bị hại, Cấp 1: Những lá bị hại dưới 1/4diện tích lá, Cấp 2: Những lá bị hại từ 1/4 - 1/2 diện tích lá, Cấp 3: Những lá bị hại từ trên 1/2 – 3/4 diện tích lá, Cấp 4: Những lá bị hại >3/4 diện tích lá, Trong đó: R: Là chỉ số bệnh n : Số lá bị hại ở mỗi cấp v : Là trị số cấp bệnh tương ứng N : Là tổng số lá theo dõi V : Là trị số của cấp cao nhất (V luôn luôn bằng 4) Sau khi có R% chúng ta có thể đánh giá mức độ hại như sau : - Khoẻ: R < 10% - Hại nhẹ: R = 10-15% - Hại vừa: R = 15-25%
  32. 23 - Hại nặng: R = 25-50% - Hại rất nặng: R = > 50% Sử dụng các loại thuốc phòng bệnh: - Trên cơ sở điều tra đánh giá, xác định các loại sâu, bệnh hại tai khu vực trồng Nghiến gân ba. Phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách. - Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với các loài sâu hại khi chúng hại cây ở mức tới ngưỡng gây hại (hại nặng trở lên). - Thuốc phòng chống nấm cần phun theo định kỳ vào những tháng có độ ẩm cao, có khả năng gây bệnh hại nặng cho cây. Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành sử dụng ANOVA để so sánh sự khác nhau về sinh trưởng về đường kính, chiều cao, động thái ra lá của các công thức thí nghiệm. Để có bảng phân tích phương sai một nhân tố ANOVA : Ta thực hiện trên phần mềm excel như sau: Nhập số liệu vào bảng tính, Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor, Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor, Input range: Khai vùng dữ liệu ( ) Grouped by: Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa cột tiêu đề. Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì đánh dấu vào Columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa hàng tiêu đề. Alpha: Nhập (0,05) hay (0,01). Input range: Khai vùng xuất kết quả.
  33. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân Ba 4.1.1. Sinh trưởng chiều cao cây Nghiến Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng chế độ che sáng trong các CTTN đến sinh trưởng về Hvn của cây Nghiến gân ba dưới ảnh hưởng các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1: Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Nghiến gân ba Chỉ tiêu về vn Công thức thí nghiệm vn (cm) F Sig F Giai đoạn 7 tháng tuổi CTTN 1 11,7 CTTN 2 11,8 4,50 0,039 CTTN 3 13,4 CTTN 4 12,6 Giai đoạn 8 tháng tuổi 12,3 CTTN 2 12,2 35,5 0,043 CTTN 3 13,8 CTTN 4 13,1 Giai đoạn 9 tháng tuổi CTTN 1 13,2 CTTN 2 13,5 5,27 0,026 CTTN 3 15 CTTN 4 14 Giai đoạn 10 tháng tuổi CTTN 1 14,5 CTTN 2 14,6 6,63 0,014 CTTN 3 17,1 CTTN 4 15 Giai đoạn 11 tháng tuổi CTTN 1 15,2 CTTN 2 15,7 CTTN 3 18,2 10,88 0,003 CTTN 4 16
  34. 25 Kết quả 4.1 cho thấy: Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Nghiến ở các công thức là khác nhau như: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi: Sinh trưởng chiều cao cây Nghiến cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 13,4 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 11,7 cm. Ở giai đoạn 8 tháng tuổi: Sinh trưởng chiều cao cây Nghiến cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 13,8 cm, thấp nhất là công thức 2 (che 25%) đạt 12,2 cm. Ở giai đoạn 9 tháng tuổi: Sinh trưởng chiều cao cây Nghiến cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 15 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 13,2 cm. Ở giai đoạn 10 tháng tuổi: Sinh trưởng chiều cao cây Nghiến cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 17,1 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 14,5 cm. Ở giai đoạn 11 tháng tuổi: Sinh trưởng chiều cao cây Nghiến cao nhất ở công thức 3 (che 50%) 18,2 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 15,2 cm. Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố bằng hàm ANOVA cho thấy F > F0,05 (F = 4,50 - 35,5 > F0,05 = 0,003 - 0,043), có nghĩa là nhân tố thí nghiệm ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây Nghiến trong vườn ươm. 20 18.2 17.1 16 15 15 15.215.7 14 14.6 15 13.4 13.813.1 13.5 14.2 11.8 12.6 12.2 13.2 11.7 12.3 10 CT1(che 0%) CT2(che 25%) CT3(che 50%) 5 CT4(che 75%) 0 Giai đoạn 7 Giai đoạn 8 Giai đoạn 9 Giai đoạn 10 Giai đoạn 11 tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng ( vn ) cây Nghiến gân ba
  35. 26 Kết quả so sánh chiều cao cây Nghiến với sai dị nhỏ nhất LSDα ( Phụ biểu 01) tìm được chế độ che sáng tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao cây Nghiến con giai đoạn 5 tháng tuổi ở công thức 3 (che sáng 50%) là công thức trội nhất đạt (18,2 cm). 4.1.2. Sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Nghiến Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng chế độ che sáng trong các CTTN đến sinh trưởng về đường kính cổ rễ của cây Nghiến gân ba dưới ảnh hưởng các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.2: Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến đường kính cổ rễ của cây Nghiến gân ba Công thức Chỉ tiêu về 00 thí nghiệm 00 F Sig F Giai đoạn 7 tháng tuổi CTTN 1 0,15 CTTN 2 0,16 18,33 0,000 CTTN 3 0,2 CTTN 4 0,16 Giai đoạn 8 tháng tuổi CTTN 1 0,15 CTTN 2 0,16 35,57 0,005 CTTN 3 0,21 CTTN 4 0,16 Giai đoạn 9 tháng tuổi CTTN 1 0,17 CTTN 2 0,19 9,30 0,005 CTTN 3 0,22 CTTN 4 0,19 Giai đoạn 10 tháng tuổi CTTN 1 0,2 CTTN 2 0,21 CTTN 3 0,23 4,51 0,039 CTTN 4 0,21 Giai đoạn 11 tháng tuổi CTTN 1 0,22 CTTN 2 0,23 CTTN 3 0,24 6,44 0,015 CTTN 4 0,22
  36. 27 Kết quả về sinh trưởng đường kính cổ rễ ở giai đoạn vườn ươm dưới các công thức che bóng ở bảng 4.2 cho thấy: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi: Sinh trưởng đường kính cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 0,2 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 0,15 cm. Ở giai đoạn 8 tháng tuổi: Sinh trưởng đường kính cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 0,2 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 0,15 cm. Ở giai đoạn 9 tháng tuổi: Sinh trưởng đường kính cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 0,22 cm, thấp nhất là công thức 1( không che) đạt 0,1 cm Ở giai đoạn 10 tháng tuổi: Sinh trưởng đường kính cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 0,23 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 0,2 cm. Ở giai đoạn 11 tháng tuổi: Sinh trưởng đường kính cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 0,24 cm, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 0,22 cm. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố ANOVA cho thấy xác suất của F về đường cổ rễ của cây Nghiến ở các giai đoạn tuổi khác nhau đều lớn hơn F0,05 (F = 4,51 - 35,57 > F0,05 = 0,000 - 0,015), điều này nói lên sinh trưởng cây về đường kính cổ rễ của cây Nghiến ở đoạn tuổi khác nhau tại các công thức che sáng là có sự khác nhau. 0.3 0.24 0.25 0.23 0.23 0.22 0.21 0.22 0.22 0.21 0.21 0.21 0.2 0.19 0.19 0.2 0.16 0.16 0.16 0.16 0.17 0.15 0.15 CT1(che 0%) 0.15 CT2(che 25%) CT3(che 50%) 0.1 CT4(che 75%) 0.05 0 Giai đoạn 7 Giai đoạn 8 Giai đoạn 9 Giai đoạn 10 Giai đoạn 11 tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng 00 cây Nghiến gân ba
  37. 28 Kết quả tìm công thức trội nhất và so sánh với sai dị nhỏ nhất LSDα ( Phụ biểu 02) về đường kính cổ rễ cây Nghiến gân ba ở các công thức che bóng khác nhau cho thấy sinh trưởng đường kính cây con Nghiến giai đoạn 5 tháng tuổi ở công thức 3 (che sáng 50%) là công thức trội nhất là (0,24 cm). 4.1.3. Động thái ra lá của cây Nghiến gân ba Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng chế độ che sáng trong các CTTN đến sinh trưởng về động thái ra lá của cây Nghiến gân ba dưới ảnh hưởng các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.3: Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Nghiến gân ba Chỉ tiêu về số lá Công thức thí nghiệm Số lá F Sig F Giai đoạn 7 tháng tuổi CTTN 1 3,39 CTTN 2 3,42 21,97 0,000 CTTN 3 4,5 CTTN 4 3,63 Giai đoạn 8 tháng tuổi CTTN 1 4,1 CTTN 2 4 4,56 0,03 CTTN 3 4,7 CTTN 4 4,2 Giai đoạn 9 tháng tuổi CTTN 1 4,6 CTTN 2 4,72 13,5 0,001 CTTN 3 5,7 CTTN 4 5,2 Giai đoạn 10 tháng tuổi CTTN 1 5,5 CTTN 2 5,5 CTTN 3 5,9 5,43 0,004 CTTN 4 5,4 Giai đoạn 11 tháng tuổi CTTN 1 6,6 CTTN 2 6,7 CTTN 3 8,2 6,44 0,004 CTTN 4 6,6
  38. 29 Kết quả về động thái ra lá của cây Nghiến gân ba dưới chế độ che sáng khác nhau ở bảng 4.3 cho thấy: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi: Sinh trưởng số lá cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 4,5 lá, thấp nhất là công thức 4 (che 75%) đạt 3,39 lá. Ở giai đoạn 8 tháng tuổi: Sinh trưởng chiều cao cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 4,7 lá, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 4,1 lá. Ở giai đoạn 9 tháng tuổi: Sinh trưởng số lá cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 5,7 lá, thấp nhất là công thức 1 ( không che ) đạt 4,6 lá. Ở giai đoạn 10 tháng tuổi: Sinh trưởng số lá cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 5,9 lá, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 5,5 lá. Ở giai đoạn 11 tháng tuổi: Sinh trưởng số lá cao nhất ở công thức 3 (che 50%) đạt 8,2 lá, thấp nhất là công thức 1 (không che) đạt 6,6 lá. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố ANOVA cho thấy xác suất của F về động thái ra lá của cây Nghiến ở các giai đoạn tuổi khác nhau đều lớn hơn F0,05 (F = 4,56 - 21,97 > F0,05 = 0,000 - 0,03), điều này nói lên sinh trưởng cây về động thái ra lá của cây Nghiến ở đoạn tuổi khác nhau tại các công thức che sáng là có sự khác nhau.
  39. 30 8 7.2 7 6.7 6.6 6.6 5.9 6 5.7 5.5 5.4 5.2 5.5 4.7 4.72 5 4.5 4.6 4.2 4.1 4 4 3.63 CT1(che 0%) 3.42 3.39 CT2(che 25%) 3 CT3(che 50%) CT4(che 75%) 2 1 0 Giai đoạn 7 Giai đoạn 8 Giai đoạn 9 Giai đoạn 10 Giai đoạn 11 tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi tháng tuổi Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ che sáng đến Động thái ra lá của cây Nghiến gân ba Kết quả tìm công thức trội nhất so sánh với sai dị nhỏ nhất LSDα ( Phụ biểu 03) tìm được chế độ che sáng tốt nhất cho sinh trưởng số lá cây con Nghiến giai đoạn 5 tháng tuổi ở công thức 3 (che sáng 50%) là công thức trội nhất (8,2 cm). 4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng của cây Nghiến gân ba Kết qủa ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng của cây Nghiến gân ba theo các tháng tuổi ở các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện qua bảng 4.4:
  40. 31 Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ chất lượng cây Nghiến gân ba theo các tháng tuổi Chất lượng cây ở các công thức thí nghiệm Tháng Chỉ tiêu CTTN 1 CTTN 2 CTTN3 CTTN 4 tuổi Tốt TB X Tốt TB X Tốt TB X Tốt TB X Tổng số cây 90 90 90 90 7 Số cây 54 36 0 58 32 0 62 38 0 61 29 0 Tỷ lệ % 60 40 0 64,4 35,5 0 68,8 31,1 0 67,7 32,2 0 Tổng số cây 90 90 90 90 8 Số cây 53 37 0 59 31 0 63 27 0 62 28 0 Tỷ lệ % 58,8 41,1 0 65,5 34,4 0 70 30 0 68,8 31,1 0 Tổng số cây 90 90 90 90 9 Số cây 66 24 0 65 25 0 67 23 0 66 24 0 Tỷ lệ % 73,3 26,6 0 72,2 27,7 0 74,4 25,5 0 73,3 26,6 0 Tổng số cây 90 90 90 90 10 Số cây 69 21 0 70 20 0 76 14 0 70 20 0 Tỷ lệ % 76,6 23,3 0 77,7 22,2 0 84,4 15,5 0 77,7 22,2 0 Tổng số cây 90 90 90 90 11 Số cây 71 19 0 71 19 0 78 12 0 72 18 0 Tỷ lệ % 78,8 21,1 0 78,8 21,1 0 86,6 13,3 0 80 20 0 Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Chế độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của cây Nghiến trong 5 tháng tuổi cụ thể như sau: Giai đoạn 7 tháng tuổi: CTTN3 có số cây nghiến gân ba tốt đạt cao nhất là 68,8%, cây trung bình 31,1%, cây xấu 0%, CTTN1 có số cây tốt là 60% cây trung bình 40%, cây xấu 0%. Giai đoạn 8 tháng tuổi: CTTN3 cây nghiến gân ba có số cây tốt cao nhất là 70%, cây trung bình 30%, cây xấu 0%; CTTN1 cây nghiến gân ba có cây tốt thấp nhất là 58,8% cây trung bình 41,1%, cây xấu 0%. Giai đoạn 9 tháng tuổi: CTTN3 cây nghiến gân ba có số cây tốt đạt cao
  41. 32 nhất là 74,4%, cây trung bình 25,5% cây xấu 0%; CTTN2 cây nghiến gân ba có số cây tốt đạt thấp nhất là 72,2%, cây trung bình 27,7%, cây xấu 0%. Giai đoạn 10 tháng tuổi: CTTN3 cây nghiến gân ba có số cây tốt đạt cao nhất là 84,4%, cây trung bình 15,5% cây xấu 0%; CTTN1 cây nghiến gân ba có số cây tốt đạt thấp nhất là 76,6%, cây trung bình 23,3%, cây xấu 0%. Giai đoạn 11 tháng tuổi: CTTN3 có cây nghiến gân ba đạt cây tốt cao nhất là 86,6%, cây trung bình 13,3%, cây xấu 0%; CTTN 1 và CTTN2 số cây nghiến gân ba tốt đạt thấp nhất là 78,8%, cây trung bình 21,1%, cây xấu 0%. 100 7 tháng 90 86.6 tuổi 84.4 8 tháng 78.8 78.8 80 tuổi 76.6 77.7 74.4 9 tháng 73.3 72.2 70 tuổi 70 58.8 65.5 68.8 10 tháng 60 64.4 tuổi 60 11 tháng tuổi 50 41.1 40 40 35.5 34.4 31.1 27.7 30 30 26.6 25.5 22.2 23.3 21.1 20 21.1 15.5 13.3 10 00000 00000 0 Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu Tốt TB Hình 4CTTN1.4: Biểu đồ chất lượngCTTN2 của cây Nghiến gânCTTN3 ba ở các công thức thí nghiệm (%) Như vậy qua kết quả thí nghiệm ta thấy rằng chất lượng cây nghiến trong các công thức thí nghiệm của các tháng tuổi có công thức 3 (che sáng 50%) là công thức có chất lượng tốt nhất
  42. 33 4.3. Kết quả sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ Cây nghiến gân ba ít bị sâu bệnh hại các loại sâu bệnh hại chính là sâu xám, sâu xanh, bọ xít, rệp sáp, mức độ bị hại trong tất cả các công thức đều ở cấp thấp ( mức độ gây hại ở mức độ rất nhẹ) trong 5 tháng thí nghiệm chỉ bị hại ở cấp 1 và cấp 2. Trong quá trình thí nghiệm chỉ thấy xuất hiện bệnh phấn trắng, nhưng mức độ hại rất ít cũng chỉ bị hại ở cấp 1 và cấp 2. Kết qủa sâu hại của cây Nghiến gân ba theo các tháng tuổi ở các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện qua bảng 4.5: Bảng 4.5. Tổng hợp sâu hại cây Nghiến giai đoạn vườm ươm Tháng Công thức Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Tổng số lá tuổi thí nghiệm 50-75% > 75% bị hại CTTN1 13,02% 0 8 7 Tháng CTTN2 14,19% 0 9 tuổi CTTN3 9,96% 0 7 CTTN4 15,85% 0 11 CTTN1 15,05% 0 12 8 Tháng CTTN2 13,04% 0 9 tuổi CTTN3 8,24% 0 6 CTTN4 15,66% 0 12 Qua bảng 4.5 cho thấy kết quả theo dõi về sâu hại của cây Nghiến gân ba giai đoạn vườn ươm ở các công thức trong 5 tháng tuổi cho thấy: Giai đoạn 7 tháng tuổi ở: Công thức 3 bị sâu hại ở cấp 1(25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là thấp nhất 9,96%. Công thức 4 bị sâu hại ở cấp 1(25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là cao nhất đạt 15,85%. Giai đoạn 8 tháng tuổi ở:
  43. 34 Công thức 3 bị sâu hại ở cấp 1(25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là thấp nhất 8,24%. Công thức 4 bị sâu hại ở cấp 1(25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là cao nhất đạt 15,66%. Giai đoạn 9, 10, 11 tháng tuổi không bị sâu hại vì phun thuốc trừ sâu ( Pounce 50EC ). Cách dùng: gói 10ml cho bình 10 lít nước phun 2 bình cho 1 sáo bắc bộ (360m2), 3 bình trung bộ ( 500m2 ). Lượng nước dùng: 320-400 lít/ha phun ướt đều lá cây trồng, phun thuốc khi sâu hại mới phát sinh. Kết qủa bệnh hại của cây Nghiến gân ba theo các tháng tuổi ở các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện qua bảng 4.6: Bảng 4.6. Tổng hợp bệnh hại cây Nghiến giai đoạn vườn ươm Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Công thức Tổng số lá Tháng tuổi >50- thí nghiệm 75% bị hại 75% CTTN1 14,33% 0 8 7 Tháng CTTN2 16,77% 0 11 tuổi CTTN3 8,72% 0 6 CTTN4 14,63% 0 10 CTTN1 13,97% 0 10 8 Tháng CTTN2 13,04% 0 9 tuổi CTTN3 9,27% 0 8 CTTN4 14,62% 0 12 Qua kết quả bảng 4.6 theo dõi về bệnh hại của của cây Nghiến gân ba giai đoạn vườn ươm ở các công thức trong 5 tháng tuổi cho thấy: Giai đoạn 7 tháng tuổi ở:
  44. 35 Công thức 2 bị bệnh hại ở cấp 1(25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là cao nhất đạt 16,77%. Công thức 3 bị bệnh hại ở cấp 1(25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là thấp nhất 8,72%. Giai đoạn 8 tháng tuổi ở: Công thức 3 bị bệnh hại ở cấp 1 (25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là thấp nhất 9,27%. Công thức 4 bị bệnh hại ở cấp 1 (25%) và cấp 2 (25 đến 50%) là cao nhất đạt 14,62%. Giai đoạn 9, 10, 11 tháng tuổi không bị bệnh hại vì phun thuốc trừ sâu (Pounce 50EC). Cách dùng: gói 10ml cho bình 10 lít nước phun 2 bình cho 1 sáo bắc bộ (360m2), 3 bình trung bộ (500m2). Lượng nước dùng: 320 - 400 lít/ha phun ướt đều lá cây trồng, phun thuốc khi sâu hại mới phát sinh. Vậy qua thời gian thí nghiệm và theo dõi sâu bệnh hại cho thấy ở các công thức trong 5 tháng của sâu bệnh chỉ bị hại ở cấp1 (25%) và cấp 2 (25- 50) ở mức độ nhẹ. 4.4. Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại của cây Nghiến gân ba - Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây và cung cấp chất chất dinh dưỡng cho cây con Nghiến phát triển. - Làm cỏ phá váng tạo thông thoáng cho gốc rễ cây Nghiến. - Cần phải vệ sinh vườm ươm sạch sẽ tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm. - Nên thường xuyên theo dõi sâu, bệnh hại cây nghiến để phòng trừ kịp thời và hợp lý khi cây mới bị bệnh. - Thường xuyên luôn canh các loài cây gieo ươm trong vườn để hạn chế sự tái phát bệnh.
  45. 36 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Nghiến gân ba trong giai đoạn vườn ươm về chiều cao, đường kính, số lá, chất lượng cây con và sâu bệnh hại đề tài có một số kết luận như sau: - Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao trung bình ( H vn ) của cây Nghiến giai đoạn vườn ươm ở công thức thí nghiệm cao nhất là công thức 3, thấp nhất là công thức 1và công thức 2 sau đó đến cuối cùng là công thức 4: Ở giai đoạn 7 tháng đến 11 tháng tuổi công thức 3 cây đạt chiều cao trội nhất là từ 13,4 cm đến 18,2 cm và thấp nhất là công thức 1 đạt 11,7 cm đến 14,4 cm. - Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng đường kính trung bình ( D 00 ) của cây Nghiến giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm cao nhất là công thức 3 và thấp nhất là công thức 1: Ở giai đoạn 7 tháng đến 11 tháng tuổi công thức 3 đường kính cây Nghiến trội nhất đạt từ 0,2 cm đến 0,24 cm và thấp nhất là công thức 1 đạt từ 0,15 cm đến 0,22 cm. - Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng số lá trung bình của cây Nghiến ở các công thức thí nghiệm cao nhất là công thức 3 và thấp nhất là công thức1: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi công thức 3 trội nhất có số lá trung bình đạt từ 4,5 đến 8,2 lá và công thức 1 là thấp nhất đạt từ 3,39 lá đến 6,6 lá. Vậy CTTN3 (che 50%) là công thức ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng vn , 00, động thái ra lá của cây Nghiến gân ba trong giai đoạn vườn ươm. - Ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng cây nghiến ở các công thức thí nghiệm là khác nhau: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi công thức 3( che sáng 50%) có tỷ lệ cây tốt cao nhất đạt 68,8%, tỷ lệ cây trung bình đạt 31,1% và đến 11 tháng
  46. 37 tuổi tỷ lệ cây tốt tăng và tỷ lệ trung bình giảm theo từng giai đoạn, Công thức 3 tỷ lệ cây tốt cao nhất đạt 86,6% và tỷ lệ cây trung bình đạt 13,3%. - Đối với sâu bệnh hại ở 7 tháng tuổi và 8 tháng tuổi qua quá trình theo dõi thì sâu bệnh hại của cây nghiến trong giai đoạn vườn ươm ở các CTTN chỉ bị sâu bệnh hại ở mức độ hại nhẹ là cấp 1 (25%) và cấp 2 (25-50%). Từ 9, 10, 11 tháng tuổi đã phun thuốc trừ sâu bệnh và không còn bị hại, Sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm cao nhất là công thức 2 đến công thức 4 kế tiếp là công thức 1 và bị hại thấp nhất là công thức 3. 5.2. Tồn tại Trong quá trình nghiên cứu và thí nghiệm vì thời gian có hạn nên em chưa đưa ra được tỷ lệ xuất vườn. 5.3. Kiến nghị - Trong phạm vi và kết quả nghiên cứu của đề tài em đưa ra khuyến nghị: nên sử dụng chế độ che sáng 50% trong gieo ươm cây nghiến tại vườn ươm. - Tiến hành thu hạt giống, tiến hành gây trồng thử nghiệm loài bằng hạt, chồi, nuôi cấy mô sau đó phát triển rộng ra trong khu vực.
  47. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Baur G.N (1979), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 2. Nguyễn Tuấn Bình (2002), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm”, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996) Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật). Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Lê Mộng Chân và cs (2000), Giáo trình Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Chính Phủ (2006) ngày 30/3/2016 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. 6. Nguyễn Thị Chuyền và cs (2016), “Ảnh hưởng của ánh sáng và thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) trong giai đoạn vườn ươm”, Tạp chí Khoa học lâm nghiệp số 4/2016, trang (4655-4664). 7. Nguyễn Việt Cường và cs (2014), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Con mỏ chim giai đoạn vườn ươm”, Tạp chí Khoa học lâm nghiệp số 2/2014 trang (3271 - 3282). 8. Nguyễn Văn Độ (2013), Điều tra, đánh giá sâu hại vườn ươm cây rừng và nghiên cứu biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính tại một số vùng sinh thái ở miền bắc Việt Nam, Đề tài cấp bộ, Phòng Bảo vệ Thực Vật rừng 1,Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 9. Phạm Hữu Hạnh, Nguyễn Huy Sơn (2015), “Ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) trong giai đoạn vườn ươm”, Tạp chí Khoa học lâm nghiệp số
  48. 3/2015, trang (3889-3896). 10. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006), Ảnh hưởng chế độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gỗ Đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) 6 tháng tuổi giai đoạn vườn ươm. 11. Trần Văn Mão (1997), “Giáo trình bệnh hại cây rừng” NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 12. Trần Văn Mão (1995), “Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp và IPM và khả năng áp dụng ở nước ta”. Tạp chí lâm nghiệp, số 8 trang (16 – 17). 13. Nguyễn Thị Mừng (1997), “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cầm lai (Dalberbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kom Tum”, Luận văn thạc sĩ khoa học. 14. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017) Báo cáo “Kiểm nghiệm phẩm chất gieo ươm hạt Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) và ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây con” Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2017 trang (11-19). 15. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỳnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị, Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 16. Nguyễn Xuân Quát (1985), “Thông nhựa ở Việt Nam - Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp”, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 17. Đoàn Đình Tam (2015), Báo cáo kết quả đề tài: Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Chò chỉ (Parashorea chinensis) tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
  49. 18. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nhà suất bản Nông nghiệp, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. 19. Hà Văn Tiệp (2015) Báo cáo kết quả đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc”. Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 20. Đỗ Anh Tuấn (2013), Ảnh hưởng của che sáng và thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev), Tạp chí Khoa học lâm nghiệp số năm 2013 trang (2838-2844). II. TIẾNG ANH 21. Ekata Khurana and J.S Singh (2000), Ecology of seeds and seedlings grown for conservation and restoration of tropical dry forests: a total, Department of Botany, Hindu Banaras University, Varanasi India. 22. Kimmins, J.P, (1998), Forest ecology. Prentice-Hall, Upper Saddie, New Jersey 23. Tewari.D.N, (19930), Forestry research: India introduction.preliminary result, proceedings on Bio - Refor – Indonesia. 24. FAO, (1993). Conservation of genetic resources in tropical forest management, Principles and concepts, FAO, Rome, Forestry Paper No.107. III. INTERNET 25. muc-do-che-sang-va-luong-dung-dich-tuoi-den-su-sinh-truong-phat- trien-cua-cay-huong-thao.
  50. PHỤ LỤC Phụ biểu 01. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng vn cây Nghiến gân ba CT2 (che CT3 (che Tháng tuổi CT1 (che 0%) CT4 che 75%) 25%) 50%) 7 tháng tuổi 11,7 11,8 13,4 12,6 8 tháng tuổi 12,3 12,2 13,8 13,1 9 tháng tuổi 13,2 13,5 15 14 10 tháng tuổi 14,2 14,6 17,1 15 11 tháng tuổi 15,2 15,7 18,2 16 Lần đo 1 (7 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 5,735833333 3 1,911944444 4,507531107 0,039342139 4,066180551 Groups Within 3,393333333 8 0,424166667 Groups Total 9,129166667 11 Vì F = 4,50 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 1,22 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,83. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Lần đo 2 (8 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 4,84276667 3 1,614255556 4,329794288 0,043257551 4,066180551 Groups Within 2,9826 8 0,372825 Groups Total 7,82536667 11
  51. Vì F = 4,32 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 1,15 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,69 > 1,15. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3 Lần đo 3 (9 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 5,211566667 3 1,737188889 5,270730618 0,02679135 4,066180551 Groups Within 2,636733333 8 0,329591667 Groups Total 7,8483 11 Vì F = 5,27 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất.Tính SLD = 1,08 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 1. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3 Lần đo 4 (10 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 15,7825 3 5,260833333 6,631302521 0,014609358 4,066180551 Groups Within 6,346666667 8 0,793333333 Groups Total 22,12916667 11 Vì F = 6,631 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 1,67 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 2,16 > 1,67. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3.
  52. Lần đo 5 (11 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between Groups 15,55416667 3 5,184722222 10,88655585 0,00338483 4,06618055 Within Groups 3,81 8 0,47625 Total 19,36416667 11 Vì F = 10,88 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 1,299 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 2,183 > 1,299 . Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Phụ biểu 2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng 00 cây Nghiến gân ba (cm) CT1 (che CT2 (che CT3 (che CT4 (che Tháng tuổi 0%) 25%) 50%) 75%) 7 tháng tuổi 0,15 0,16 0,2 0,16 8 tháng tuổi 0,15 0,16 0,21 0,16 9 tháng tuổi 0,17 0,19 0,22 0,19 10 tháng tuổi 0,21 0,21 0,23 0,21 11 tháng tuổi 0,22 0,23 0,24 0,22 Lần đo 1 (7 tháng tuổi) ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0,0036667 3 0,0012222 18,333333 0,0006065 4,066180551 Within Groups 0,0005333 8 6,667E-05 Total 0,0042 11 Vì F = 18,33 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%. Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,0153 từ
  53. đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,0366 > 0,0153. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Lần đo 2 (8 tháng tuổi) ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0,006225 3 0,002075 35,571429 5,656E-05 4,066180551 Within Groups 0,0004667 8 5,833E-05 Total 0,0066917 11 Vì F = 35,57 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%. Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,01 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,05 > 0,01. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Lần đo 3 (9 tháng tuổi) ANOVA Source of SS Df MS F P-value F crit Variation Between 0,003025 3 0,001008333 9,307692308 0,005486008 4,066180551 Groups Within 0,0008667 8 0,000108333 Groups Total 0,0038917 11 Vì F = 9,30 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%. Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,02 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,03 > 0,02. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3.
  54. Lần đo 4 (10 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 0,00169167 3 0,000563889 4,51111111 0,039267901 4,066180551 Groups Within Groups 0,001 8 0,000125 Total 0,00269167 11 Vì F = 4,51 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%. Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,021 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,017. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Lần đo 5 (11 tháng tuổi) ANOVA Source of SS Df MS F P-value F crit Variation Between 0,000966667 3 0,000322222 6,44444444 0,015796382 4,066180551 Groups Within Groups 0,0004 8 0,00005 Total 0,001366667 11 Vì F = 6,4 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,0133 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3-CT4 = 0,02 > 0,0133. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3.
  55. Phụ biểu 3, Ảnh hưởng chế độ che sáng đến Động thái ra lá của cây Nghiến gân ba dưới chế độ che sáng khác nhau Tháng tuổi CT1 (che 0%) CT2 (che 25%) CT3 che 50%) CT4 (che 75%) 7 tháng tuổi 3,39 3,42 4,5 3,63 8 tháng tuổi 4,1 4 4,7 4,2 9 tháng tuổi 4,6 4,72 5,7 5,2 10 tháng tuổi 5,5 5,5 5,9 5,4 11 tháng tuổi 6,6 6,7 7,2 6,6 Lần đo 1 (7 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 2,4298 3 0,809933333 21,97422564 0,000322601 4,066180551 Groups Within Groups 0,294866667 8 0,036858333 Total 2,724666667 11 Vì F = 21,97 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,36 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,87 > 0,3. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Lần đo 2 (8 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 0,716133333 3 0,238711111 4,560632596 0,038258622 4,066180551 Groups Within Groups 0,418733333 8 0,052341667 Total 1,134866667 11 Vì F = 4,56 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất, Tính SLD = 0,43 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,49 > 0,43. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3.
  56. Lần đo 3 (9 tháng tuổi) ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 2,571825 3 0,857275 13,83817595 0,001564683 4,066180551 Within Groups 0,4956 8 0,06195 Total 3,067425 11 Vì F = 13,83 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%. Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất, Tính SLD = 0,46 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,48 > 0,46. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Lần đo 4 (10 tháng tuổi) ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between Groups 0,809166667 3 0,2697222 9,808080808 0,004677655 4,066180551 Within Groups 0,22 8 0,0275 Total 1,029166667 11 Vì F = 9 ,80 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95%.Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,31 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3 - CT4 = 0,53 > 0,31. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3. Lần đo 5 (11 tháng tuổi) ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 4,035358333 3 1,3451194 10,17359973 0,004179621 4,066180551 Within Groups 1,057733333 8 0,1322167 Total 5,093091667 11
  57. Vì F = 10,17 > F05 = 4,066 nhân tố thí nghiệm ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây con nghiến trong vườn ươm với độ tin cậy là 95% Ta tính được 2,3060041 từ đó ta tìm công thức trội nhất. Tính SLD = 0,68 từ đó ta lấy 2 giá trị lớn nhất trừ cho nhau CT3-CT4 = 1,25 > 0,68. Do vậy công thức trội nhất là công thức 3 Phụ biểu 04: Chất lượng của cây Nghiến gân ba ở các công thức thí nghiệm (%) CTTN1 CTTN2 CTTN3 CTTN4 Tháng Tuổi Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu Tốt TB Tốt TB Xấu 7 tháng tuổi 60 40 0 64,4 35,5 0 68,8 31,1 67,7 32,2 0 8 tháng tuổi 58,8 41,1 0 65,5 34,4 0 70 30 68,8 31,1 0 9 tháng tuổi 73,3 26,6 0 72,2 27,7 0 74,4 25,5 73,3 26,6 0 10 tháng tuổi 76,6 23,3 0 77,7 22,2 0 84,4 15,5 77,7 22,2 0 11 tháng tuổi 78,8 21,1 0 78,8 21,1 0 86,6 13,3 80 20 0 Phụ biểu 05: Kết quả sâu bệnh hại của cây nghiến các công thức thí nghiệm trong 5 tháng tuổi Tổng hợp sâu hại cây Nghiến giai đoạn vườn ươm Lần đo 1 Công thức 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 3 1 0 0 103 Lần lặp 2 2 1 0 0 96 Lần lặp 3 1 0 0 0 108 Tổng 6 2 307 R% 13,02%
  58. Công thức 2 Lần lặp Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 50-75% > 75% Tổng số lá Lần lặp 1 4 1 0 0 98 Lần lặp 2 1 1 0 0 106 Lần lặp 3 2 0 0 0 106 Tổng 7 2 310 R% 14,19% Công thức 3 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 2 0 0 0 112 Lần lặp 2 3 1 0 0 98 Lần lặp 3 1 0 0 0 111 Tổng 6 1 321 R% 9,96% Công thức 4 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 5 1 0 0 109 Lần lặp 2 1 1 0 0 109 Lần lặp 3 3 0 0 0 110 Tổng 9 2 328 R% 15,85% Lần đo 2 Công thức 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 3 0 0 0 125 Lần lặp 2 4 2 0 0 115 Lần lặp 3 3 1 0 0 132 Tổng 10 2 372 R% 15,05%
  59. Công thức 2 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 4 1 0 0 113 Lần lặp 2 1 1 0 0 123 Lần lặp 3 1 1 0 0 132 Tổng 6 3 368 R% 13,04% Công thức 3 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 1 1 0 0 131 Lần lặp 2 2 0 0 0 123 Lần lặp 3 1 1 0 0 134 Tổng 4 2 388 R% 8,24% Công thức 4 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 4 2 0 0 129 Lần lặp 2 2 1 0 0 128 Lần lặp 3 3 0 0 0 126 Tổng 9 3 383 R% 15,66% Phụ biểu 06: Tổng hợp bệnh hại con Nghiến giai đoạn vườn ươm Lần đo 1 Công thức 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 3 0 0 0 103 Lần lặp 2 0 3 0 0 96 Lần lặp 3 2 0 0 0 108 Tổng 5 3 307 R% 14,33%
  60. Công thức 2 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 2 0 0 0 98 Lần lặp 2 3 1 0 0 106 Lần lặp 3 4 1 4 0 106 Tổng 9 2 310 R% 16,77% Công thức 3 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 3 0 0 0 112 Lần lặp 2 2 1 0 0 98 Lần lặp 3 0 0 0 0 111 Tổng 5 1 321 R% 8,72% Công thức 4 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp 50-75% > 75% Tổng số lá Lần lặp 1 3 1 0 0 109 Lần lặp 2 3 1 0 0 109 Lần lặp 3 2 0 0 0 110 Tổng 8 2 328 R% 14,63% Lần đo 2 Công thức 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp 50-75% > 75% Tổng số lá Lần lặp 1 1 2 0 0 125 Lần lặp 2 2 1 0 0 115 Lần lặp 3 4 0 0 0 132 Tổng 7 3 372 R% 13,97%
  61. Công thức 2 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 2 1 0 0 113 Lần lặp 2 2 1 0 0 123 Lần lặp 3 2 1 0 0 132 Tổng 6 3 368 R% 13,04% công thức 3 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 2 0 0 0 131 Lần lặp 2 3 0 0 0 123 Lần lặp 3 2 1 0 0 134 Tổng 7 1 388 R% 9,27% Công thức 4 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Lần lặp Tổng số lá 50-75% > 75% Lần lặp 1 3 2 0 0 129 Lần lặp 2 3 0 0 0 128 Lần lặp 3 4 0 0 0 126 Tổng 10 2 383 R% 14,62%
  62. Phụ biểu 07: Các CTTN bố trí trên hiện trường Ảnh: CTTN1 Ảnh: CTTN2 Ảnh: CTTN3 Ảnh: CTTN4
  63. Ảnh: Không che sáng Ảnh: Lưới che sáng 25% Ảnh: Lưới che sáng 50% Ảnh: Lưới che sáng 75%
  64. Ảnh: Bị sâu bệnh hại ở cây Nghiến con Ảnh: Bị sâu bệnh hại ở cây Nghiến con
  65. Ảnh: Bị sâu bệnh hại ở cây Nghiến con Ảnh: Đo đếm ở cây Nghiến con