Khóa luận Tỉ lệ mắc bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt chuyên trứng TC nuôi thả vườn, năm đẻ thứ hai tại Thái Nguyên và biện pháp phòng trị

pdf 76 trang thiennha21 18/04/2022 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tỉ lệ mắc bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt chuyên trứng TC nuôi thả vườn, năm đẻ thứ hai tại Thái Nguyên và biện pháp phòng trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ti_le_mac_benh_ky_sinh_trung_tren_dan_vit_chuyen_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tỉ lệ mắc bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt chuyên trứng TC nuôi thả vườn, năm đẻ thứ hai tại Thái Nguyên và biện pháp phòng trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN THẮNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ MẮC BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN ĐÀN VỊT CHUYÊN TRỨNG TC NUÔI THẢ VƯỜN NẮM ĐẺ THỨ HAI TẠI THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 TY N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ Thái Nguyên, năm 2018
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Nhà trường và quý thầy, cô giáo. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, quý thầy, cô giáo và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Trần Thanh Vân và cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, tạo điều kiện cho tôi có địa điểm, cơ sở vật chất để triển khai nghiên cứu đề tài tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình tôi và những người thân đã giúp đỡ tôi cả về mặt tinh thần và vật chất để tôi có điều kiến tốt trong học tập, nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2018 Sinh viên Bùi Văn Thắng
  3. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi 37 Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn vịt đẻ của công ty Jafa comfeed 37 Bảng 4.1a. Lịch phòng bệnh cho gà tại Trại 44 Bảng 4.1b. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 45 Bảng 4.2. Năng suất trứng của vịt TC qua các tuần đẻ 46 Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ đẻ cộng dồn của vịt TC 47 Bảng 4.4. Khối lượng trứng vịt TC qua các tuần đẻ 49 Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kg/10 quả) 50 Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng 51 Bảng 4.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ký sinh trên vịt 53 Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc giun tròn theo loài ở vịt thí nghiệm 53 Bảng 4.9. Tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn ở vịt thí nghiệm 55 Bảng 4.10. Kết quả xét nghiệm kiểm tra sau khi dùng thuốc 56
  4. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ đẻ của vịt TC qua các tuần 48 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc ký sinh trùng theo loài ở vịt TC 54
  5. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CNTY Chăn nuôi thú y CRD Chronic Respiratory Disease Cs Cộng sự CP Protein thô Ctv Cộng tác viên ĐHNL Trường Đại học Nông Lâm Nxb Nhà xuất bản TĂ Thức ăn TC Triết Giang x Cỏ cánh sẻ TN Thí nghiệm TT Thể trọng TTTĂ Tiêu tốn thức ăn UBND Uỷ ban nhân dân VM Trại gia cầm Vân Mỵ
  6. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Một số thông tin về vịt TC 4 2.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 21 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 24 2.3. Cơ sở khoa học về ký sinh trùng trên vịt 26 2.3.1. Đặc điểm sinh học của ký sinh trùng ở vịt 26 2.3.2. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng 29 2.3.3. Bệnh ký sinh trùng ở vịt 32 2.3.4. Các thông tin về thuốc Levamisol trong điều trị bệnh ký sinh trùng 34 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đối tượng nghiên cứu 36
  7. vi 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 36 3.3. Nội dung nghiên cứu 36 3.3.1. Khả năng sản xuất của vịt thí nghiệm 36 3.3.2. Tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt TC và hiệu lực của thuốc điều trị trên đàn vịt 36 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 36 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu 37 3.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu phân 38 3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng 38 3.4.5. Phương pháp xác định cường độ nhiễm ký sinh trùng 38 3.4.6. Phương pháp kiểm tra hiệu lực của thuốc dùng để tẩy ký sinh trùng cho vịt 39 3.4.7. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng 39 3.4.8. Các chỉ tiêu theo dõi 40 3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 40 3.5.1. Năng suất trứng theo tuần và năng suất trứng cộng dồn 40 3.5.2. Tỷ lệ đẻ theo tuần và cộng dồn 41 3.5.3. Khối lượng trứng 41 3.5.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn 41 3.5.5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt trong giai đoạn đẻ trứng 41 3.5.6. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng (%) 41 3.5.7. Cường độ nhiễm 41 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 41 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất 42 4.1.1. Công tác chăn nuôi 42
  8. vii 4.1.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm tại trại 44 4.1.3. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất 45 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 46 4.2.1. Năng suất trứng 46 4.2.2. Tỷ lệ đẻ 47 4.2.3. Khối lượng trứng 49 4.2.4. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 50 4.2.5. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng 51 4.2.6. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng của vịt TC 52 4.2.7. Tỷ lệ mắc ký sinh trùng theo loài ở vịt TC 53 4.2.8. Tỷ lệ nhiễm ghép ký sinh trùng ở vịt TC 55 4.2.9. Kết quả sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng của Levamisol 55 4.2.10. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho đàn vịt TC nuôi thả vườn 56 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Đề nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước có địa hình phức tạp, có nhiều sông ngòi, ao, hồ, kênh rạch, đồng ruộng chiêm trũng, nên việc chăn nuôi thủy cầm từ lâu đã là một nghề truyền thống của người dân. Trong nhóm thủy cầm thì vịt có thời gian nuôi ngắn, tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm tốt, có thể chăn nuôi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau đặc biệt là tận dụng được sản phẩm nông nghiệp tốt và các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao nên chăn nuôi vịt ở nước ta luôn có tỉ trọng lớn. Trên thực tế, Việt Nam luôn là một trong những nước có đàn thủy cầm lớn, thường đứng thứ 2-3 của thế giới. . Theo số liệu của Thống kê chăn nuôi Việt Nam tính đến 1/04/2018 [49] nước ta có 425,10 triệu gia cầm, trong đó có 71,55 triệu con vịt, 29,06 triệu vịt đẻ trứng, sản xuất được 2,30 tỷ quả trứng và hơn 116,14 nghìn tấn thịt, đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế của cả nước. Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi vịt hướng trứng trong nông hộ, ngoài các giống vịt hướng trứng cho năng suất cao đang nuôi ở nước ta hiện nay như giống vịt Cỏ, vịt Khaki Campbell, CV Layer 2000, vịt Triết Giang là những giống truyền thống lâu năm. Để làm phong phú về giống và nhiều sự chọn lựa cho người chăn nuôi vịt chuyên trứng, ngày 14/06/2011 giống vịt TC của Viện chăn nuôi được Bộ Nông nghiệp và Phát Triên Nông thôn công nhận là một giống. Vịt TC được lai giữa vịt Triết Giang và vịt Cỏ cánh sẻ, qua nhiều thế hệ chọn lọc đã tạo thành nhóm giống, ổn định về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất và đây là một giống vịt chuyên trứng với năng xuất cao phù hợp với điều kiện khí hậu chăn nuôi tại Việt Nam.
  10. 2 Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm có khu hệ sinh vật phong phú với nhiều giống loài ký sinh trùng gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nhiều địa phương trong tỉnh có tập quán chăn nuôi vịt nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên. Phương thức chăn nuôi như vậy càng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh ký sinh trùng ở vịt nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất chăn nuôi vịt tại các địa phương và làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tỉ lệ mắc bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt chuyên trứng TC nuôi thả vườn, năm đẻ thứ hai tại Thái Nguyên và biện pháp phòng trị ”. 1.2. Mục đích của đề tài - Xác định khả năng sản xuất trứng của vịt TC. - Xác định tỉ lệ cà cường độ nhiễm ký sinh trùng của đàn vịt TC năm đẻ thứ hai. - Đánh giá hiệu lực tẩy trừng ký sinh trùng trên vịt của levamisol. - Đề xuất một số biện pháp thú y để phòng bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt nuôi thả vườn. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Xác định được khả năng sản xuất của vịt TC nuôi trên cạn tại Thái Nguyên, từ đó góp phần vào làm phong phú thêm số liệu sức sản xuất của giống vịt này. - Xác định được tỷ lệ, cường độ nhiễm bệnh ký sinh trùng và biện pháp phòng trừ hiệu quả trên đàn vịt. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài là cở sở để phát triển chăn nuôi giống vịt TC này với những nơi hạn chế nước cho vịt tắm, bơi.
  11. 3 - Là cở sở để khuyến cáo người chăn nuôi trong việc phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt nuôi cạn. - Giúp bản thân tôi được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số thông tin về vịt TC Vịt TC là giống vịt lai được các nhà khoa học Việt Nam lai tạo giữa mái vịt Cỏ và trống vịt Triết Giang. Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công nhận là giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Thông tư số 25/2015/TT–BNNPTNT ngày 01/7/2015 và được Cục Chăn nuôi công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 120/QĐ–CN–GSN ngày 14/6/2011. Vịt được nuôi chủ yếu để lấy trứng và cũng là giống vịt có năng suất trứng cao nhất thế giới hiện nay Vịt TC có ngoại hình đặc trưng của một giống vịt siêu trứng: cơ thể thanh gọn, thân, cổ nhỏ và dài; màu lông tương đối đồng nhất, con mái có màu cánh sẻ nhưng nhạt hơn vịt Cỏ, đậm hơn vịt Triết Giang. Vịt rất nhanh nhẹn, hoạt động mạnh và thích nghi cao với phương thức chăn thả. Vịt TC có tỷ lệ nuôi sống cao, cả giai đoạn vịt con và hậu bị đều đạt trên 95 %. Khối lượng vịt TC lúc 8 tuần tuổi đạt 0,9 kg, lúc vào đẻ là 1,2 kg, nặng hơn vịt Triết Giang nhưng nhẹ hơn vị Cỏ (p < 0,05). Vịt thành thục sớm (127 ngày), muộn hơn vịt Triết Giang nhưng sớm hơn rất nhiều so với vịt Cỏ. Vịt đẻ đạt đỉnh cao ở tuần đẻ thứ 6. Tỷ lệ đẻ bình quân trong 52 tuần đẻ là 78 %, năng suất trứng đạt 284 quả/mái, vịt có ưu thế lai rất rõ rệt về chỉ tiêu này (7,43 %). FCR cho 10 trứng giống là 2,1 kg, ưu thế lai về chỉ tiêu này đạt 2,85 %.
  13. 5 Khối lượng trứng của vịt TC là 67 g, cao hơn rõ rệt so với trứng vịt Triết Giang (61 g). Các chỉ tiêu về chất lượng trứng của vịt TC đều tương đối cao. Tỷ lệ trứng có phôi là 96 %, tỷ lệ nở 90 %. Tỷ lệ vịt con loại I là 97 %. 2.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng sản xuất chính của gia cầm hướng trứng. Với gia cầm hướng trứng khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định tới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm. Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lượng trứng, hình dáng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh, khả năng ấp nở. Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền, giống, dòng, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chiếu sáng, phương thức nuôi, 2.1.2.1. Cơ sở giải phẫu cơ quan sinh dục gia cầm Khác với với gia súc và các loài động vật khác, các nhà phôi thai học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Trứng của gia cầm là một tế bào sinh sản khổng lồ, bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng hình thành lòng đỏ. Còn các phần khác được hình thành trong quá trình trứng theo ống dẫn trứng ra ngoài, trước hết là lòng trắng tiếp là màng vỏ và cuối cùng là vỏ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng, ở gia cầm trong quá trình phát triển của phôi thai thì bên trái và bên phải đều có buồng trứng phát triển, nhưng sau khi nở ra buồng trứng bên phải teo đi chỉ còn buồng trứng bên trái. Một số tác giả cũng cho rằng, ở một số trường hợp cá biệt thì gia cầm mái cao sản có buồng trứng phát triển ở cả hai bên.
  14. 6 Sau khi chín, trứng rụng vào loa kèn là phần đầu tiên trong ống dẫn trứng. Ở đây trứng dừng lại khoảng 20 phút, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra quá trình thụ tinh. Và lớp lòng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu, bao bọc xung quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp lòng trắng xoắn lại tạo thành dây chằng lòng đỏ và hoàn chỉnh khi đến tử cung. Sau loa kèn đến đoạn ống tiết lòng trắng, ở đây trứng dừng lại khoảng 3 tiếng để hình thành tiếp lòng trắng. Sau khi lòng trắng gần hoàn thiện, trứng tiếp tục di chuyển xoay tròn đến bộ phận eo. Tại đây, tế bào trứng tiếp tục được hoàn thiện lòng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng lại ở đoạn này khoảng 70 – 75 phút. Màng dưới vỏ được hình thành, trứng di chuyển xuống tử cung. Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 – 10 cm. Phía ngoài màng dưới vỏ bắt đầu hình thành vỏ cứng, mới bắt đầu là sự lắng đọng những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau đó tăng lên nhờ quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hòa lẫn với một ít lòng trắng tạo thành những núm gai rất vững. Những núm gai này gắn chặt với nhau nhưng giữa chúng có các khoảng trống có tác dụng trao đổi khí (gọi là lỗ khí). Biểu mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo thành lớp màng mỏng phủ lên trên vỏ cứng. Thời gian trứng qua tử cung mất 19 – 20 giờ. Sau khi trứng được hoàn thiện, trứng chuyển động qua âm đạo và qua lỗ huyệt ra ngoài (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [37]). 2.1.2.2. Năng suất trứng Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầm mái đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản
  15. 7 xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng được đánh giá qua sự phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ. Năng suất trứng là số trứng gia cầm mái đẻ ra trong một đơn vị thời gian. Thông thường người ta tính năng suất trứng cho một năm, cũng có khi tính năng suất trứng trong một năm sinh học (365 ngày hoặc 500 ngày kể từ khi gia cầm nở ra), Fairful và cs, (1990) [45] cho biết: Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng ) nhiều gen tham gia điều khiển quá trình liên quan đến sinh sản đều phát huy tác dụng, cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng. Năng suất trứng là một tính trạng di truyền số lượng, có hệ số di truyền không cao, có biên độ dao động lớn. Theo Hutt F. B. (1978) [9] cho biết hệ số di truyền năng suất trứng của gà Leghorn dao động trong khoảng 0,09 – 0,22; của gà Plymouth là 0,25 – 0,41. Theo (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [24] hệ số di truyền về sản lượng trứng của gia cầm là: 12 – 30 %. Theo Hoàng Thị Lan và cs (2009) [16] hệ số di truyền năng suất trứng vịt CV Super M của dòng trống T5 là 0,46, T1 là 0,43 và của dòng mái T6 là 0,55, T4 là 0,52. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng * Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến năng suất trứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳ đẻ tiếp theo. Đồ thị đẻ trứng của gia cầm đạt đến đỉnh cao nhanh chủ yếu là do tuổi thành thục về tính của từng cá thể trong đàn sớm. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng/năm. Khi gia cầm đẻ năm thứ hai thì sản lượng trứng giảm 10 - 20 % . Đối với vịt đẻ cao ở năm thứ 2 vào giảm dần ở các năm tiếp theo.
  16. 8 * Ảnh hưởng của cường độ đẻ trứng Cường độ đẻ trứng có tương quan chặt chẽ với năng suất trứng trong một năm, nhất là cường độ đẻ trứng trong 3 - 4 tháng đầu tiên. Vì vậy để đánh giá năng suất trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3 - 4 tháng đầu để có những dự đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống. * Ảnh hưởng của thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần thứ hai. Cứ như thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tố này do hai gen P và p điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng (Kushner K. F., 1974 [12]). * Ảnh hưởng của sự thay lông Sự thay lông là một quá trình sinh lý học tự nhiên, ở gia cầm hoang thì thời gian thay lông thường phụ thuộc vào mùa. Thông thường chúng thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài thì sản lượng trứng càng thấp. Sự thay lông là kết quả hoạt động tương tác phức hợp của các hoóc môn Gonadotropin. Các hormon khác như thyroxine và prolactin cũng hoạt động tương tác với hormon gonadotropin. Sức đẻ trứng giảm ngay khi gà rụng lông. Thời gian rụng lông kéo dài trong vòng 10 ngày và sau khoảng 15 ngày thì lông mới được mọc ra. Gia cầm có thể đẻ trở lại trước khi bộ lông mới mọc đầy đủ (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [37]).
  17. 9 * Ảnh hưởng của tính nghỉ đẻ mùa đông Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cơ thể gia cầm sử dụng thức ăn ăn vào để chống rét, do đó nhiều giống gia cầm giảm tỷ lệ đẻ dẫn đến ảnh hưởng năng suất trứng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều giống gia cầm được tạo ra thì tính nghỉ đẻ rất ngắn hoặc là không có. Tính nghỉ đẻ có tương quan nghịch với năng suất trứng. Tính nghỉ đẻ càng dài thì năng suất trứng càng thấp. * Ảnh hưởng của bệnh tật Thông qua việc làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng. * Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Ngoài những yếu tố trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chăm sóc, nuôi dưỡng, - Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp để gia cầm đẻ trứng là từ 14 oC – 22 oC. Nhiệt độ cao hoặc thấp ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu tốn thức ăn. ở nhiệt độ thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, lượng thức ăn này được sử dụng cho việc sưởi ấm của cơ thể, do vậy tiêu tốn thức ăn cho việc sản xuất ra một quả trứng là cao. Trong khi đó nhiệt độ cao sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm đi (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [37]). - Ảnh hưởng của độ ẩm Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu tốn thức ăn. - Ảnh hưởng của ánh sáng Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gia cầm
  18. 10 đẻ thì chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính, ánh sáng ảnh hưởng đến bộ máy sinh dục của gia cầm theo cơ chế sau: ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên não bộ từ đó tác động lên vùng dưới đồi giải phóng hooc môn LH đồng thời kích thích sự giải phóng hooc môn gonandotropin. Một mặt các hooc môn này kích thích sự phát triển của nang trứng, mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng. Lợi dụng ảnh hưởng của ánh sáng, người ta đã áp dụng các chương trình chiếu sáng thích hợp để nhằm các mục đích sau: + Đạt được tuổi thành thục về tính theo yêu cầu (đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế lớn). + Làm tăng cường độ đẻ trứng + Kéo dài thời gian đẻ trứng Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng do các hooc môn điều khiển trong chu kỳ 24 giờ sáng/tối. Khoảng cách giữa 2 lần rụng trứng thường dài hơn một chút chính vì vậy nếu gà đẻ vào sáng sớm hôm trước thì hôm sau sẽ đẻ muộn hơn một chút và cứ như vậy hôm sau lại muộn hơn hôm trước và cuối cùng sẽ có một ngày gà sẽ không đẻ trứng sau đó lại tiếp tục như vậy. Nếu gà đẻ hôm sau không muộn hơn hôm trước thì nó sẽ đẻ 365 trứng/năm theo lịch đúng với tiềm năng di truyền tối đa của chúng. Bằng phương pháp chọn lọc, ngày nay người ta đã tạo ra được những đàn gà thương phẩm có sản lượng trứng lên đến 300 trứng/năm hoặc có khi còn cao hơn nữa trong những điều kiện nuôi dưỡng tốt và môi trường thích hợp. Từ những đánh giá trên, người ta thấy có hai khả năng để làm tăng sản lượng trứng ở gia cầm là kéo dài chu kỳ đẻ trứng thông thường hoặc sử dụng gà mái qua 2, 3 hoặc 4 chu kỳ đẻ trứng và phá vỡ điểm giới hạn đẻ 1 trứng/ngày. Kéo dài chu kỳ đẻ trứng hoặc sử dụng gà đẻ nhiều chu kỳ sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ.
  19. 11 Theo Fairful R.W và cs. (1990) [45]: Để phá vỡ giới hạn hình thành trứng trong vòng 24 giờ yêu cầu cần thiết phải làm thay đổi môi trường, chú trọng đến chế độ chiếu sáng. Theo các tác giả thì có 4 chế độ chiếu sáng có thể sử dụng để làm thay đổi nhịp đẻ (khoảng cách giữa hai trứng): Đó là chế độ chiếu sáng đơn giản (14 giờ sáng, 10 giờ tối), chế độ chiếu sáng liên tục, chế độ tối liên tục và chế độ luân phiên tối sáng. Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng tối ưu cho vịt đẻ là 16 – 18 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng là 3 – 3,5 w/m2. - Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ: Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và mùa thu. Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001)[18]: Vào mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 15 oC) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 30 oC) sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2008) [32] cho biết năng suất của vịt CV. Super M dòng ông bà sinh sản thay thế vào vụ đông xuân là 158 và 170 quả/mái/40 tuần đẻ thấp hơn đàn vịt CV. Super M dòng ông bà sinh sản thay thế vào vụ xuân hè là 165 và 178,5 quả/mái/40 tuần đẻ. * Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn dinh dưỡng Cơ sở để xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ phải căn cứ vào khẩu phần ăn của tất cả các giai đoạn chăn nuôi trước đó. Lượng thức ăn trong giai đoạn nuôi dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng mà còn ảnh hưởng đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng như sản lượng trứng, khối lượng trứng, chất lượng trứng, khối lượng cơ thể và tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn gia cầm đẻ.
  20. 12 Ảnh hưởng của protein, năng lượng, axit amin, vitamin, khoáng vi lượng cần được chú ý quan tâm vì chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến sản lượng trứng. Theo Trần Quốc Việt và cs (2009) [39] cho biết nhu cầu năng lượng, protein, lysine và methionine của ngan Pháp và vịt CV-Super M trong giai đoạn đẻ trứng như sau: năng lượng trao đổi 2700 kcal/kg TĂ, protein thô là 18,0 %, lysine tổng số là 1,1 %, methionine tổng số là 0,48 % thì cho năng suất trứng cao nhất. Theo Hoàng Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ (1996) [29] nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell cho biết giai đoạn vịt hậu bị trong 1 kg thức ăn cần đạt 13% protein thô, 2400 kcal/kg TĂ, đến giai đoạn vịt đẻ protein thô là 17 % và năng lượng là 2800 kcal/kg TĂ. *Ảnh hưởng của yếu tố giống dòng Các giống, dòng gia cầm khác nhau thì năng suất trứng khác nhau. Những giống, dòng được chọn lọc một cách nghiêm ngặt cho năng suất trứng cao hơn các giống, dòng không được chọn lọc. Những giống gia cầm hướng trứng có năng suất cao hơn các giống gia cầm chuyên thịt và kiêm dụng. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [33] vịt Triết Giang là vịt chuyên trứng có năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ ở thế hệ xuất phát là 251,3 quả, thế hệ 1 là 251,89 quả, thế hệ 2 là 259,71 quả; tương ứng tỷ lệ đẻ trung bình là 68,85 %, 69,20 %, 71,35 %. Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [34] cho biết năng suất trứng của vịt kiêm dụng Đốm (Pất Lài) thế hệ 1 là 164,63 quả/mái/ 52 tuần đẻ; thế hệ 2 là 167,7 quả/mái/52 tuần đẻ và tỷ lệ đẻ bình quân tương ứng là 45,16% và 46,58%. Phùng Đức Tiến và cs (2008) [27] năng suất trứng của vịt Super Heavy nuôi tại Trại Cẩm Bình vịt dòng ông là 199,9 quả/mái/48 tuần đẻ với tỷ lệ đẻ trung bình là 59,48 %; dòng bà là 223,2 quả/mái/48 tuần đẻ với tỷ lệ đẻ bình quân là 66,44 %.
  21. 13 *Ảnh hưởng của phương thức nuôi nhốt Phương thức nuôi đối với gia cầm không có ảnh hưởng nhiều, song đối với thủy cầm thì phương thức nuôi lại có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Nguyễn Hồng Vĩ và cs (2001)[38] nghiên cứu khả năng đẻ trứng của vịt Khaki Campbell nuôi theo hai phương thức là : nuôi khô không cần nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội, cho biết ở phương thức nuôi khô không cần nước bơi lội năng suất trứng của vịt là 251,6 quả/mái/năm, trong khi đó phương thức nuôi có nước bơi lội đạt 258 quả/mái/năm. Nguyễn Đức Trọng và cs (1997) [30] cho biết vịt CV-Super M trong điều kiện nuôi không có nước bơi lội, dòng ông đạt năng suất trứng là 154 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 82 %; dòng bà đạt 171 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 91 % trong khi đó khi nuôi trong điều kiện nuôi có nước bơi lội thì năng suất trứng của dòng ông là 164 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 79 %; và dòng bà là 176 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 87 %. *Ảnh hưởng của tuổi Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thường năm thứ 2 giảm 15 % - 20 % so với năm thứ nhất. 2.1.2.3. Khối lượng trứng Sau năng suất trứng thì khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng để cấu thành năng suất của đàn giống gia cầm. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống.
  22. 14 Theo Robests (1998) [22] giá trị trung bình khối lượng trứng đẻ ra trong một chu kỳ là một tính trạng do nhiều gen có tác động cộng gộp quy định. Khối lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao, do đó người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Hệ số di truyền của tính trạng khối lượng trứng từ 48 – 80 % (A.Brandsch, Billchel. H, 1978) [1]. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [24] hệ số di truyền về khối lượng trứng của gà từ 60 – 74 % và hệ số di truyền khối lượng trứng vịt là 0,4 - 0,6. Khối lượng trứng gia cầm là tính trạng do nhiều gen quy định, nhưng hiện còn chưa xác định rõ số lượng gen quy định tính trạng này. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu, sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng trứng gà. Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ thường nhỏ hơn trứng gia cầm trưởng thành 20-30 %. Khối lượng gia cầm mới nở thường bằng 62-78 % khối lượng trứng khi ấp. Ngoài các yếu tố di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm. Trong đó ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với khối lượng trứng của gia cầm rất rõ. Trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ thiếu lysine hoặc methionine hoặc thiếu cả 2 loại acid amin trên thì khối lượng trứng sẽ nhỏ hơn. Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỷ lệ lòng đỏ, thiếu methionin ảnh hưởng chủ yếu tới tỷ lệ lòng đỏ. Thiếu vitamin B ảnh hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chất lượng vỏ (Vũ Duy Giảng, 1998) [7] . Nguyễn Thị Minh và cs. (2007) [21] nghiên cứu trên vịt Cỏ màu cánh sẻ cho biết khối lượng trứng vịt Cỏ là 64,3 g. Khối lượng trứng vịt Khaki Campbell là 67,03 g (Lê Thị Phiên và cs.) [20]. Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997) [30] khối lượng trứng của vịt CV-Super M năm đẻ thứ 2 lớn hơn khối lượng trứng năm đẻ thứ nhất là 1,52 g.
  23. 15 * Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng trứng Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống và tuổi thành thục về tính của gia cầm. Gia cầm đẻ càng sớm thì trứng càng nhỏ, tuổi gia cầm càng cao thì khối lượng trứng càng lớn. Hệ số di truyền về khối lượng trứng khá cao nên việc chọn lọc định hướng để nâng cao khối lượng trứng sẽ dễ có hiệu quả hơn. Hệ số di truyền về khối lượng trứng thường cao hơn hệ số di truyền về sản lượng trứng. Hệ số biến dị về khối lượng trứng ở gà nói chung là thấp chỉ đạt khoảng từ 3,97 % đến 4,37 % (Trần Long - 1994). Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả: Lê Hồng Mận và ctv (2001) [16], Nguyễn Hoài Tao (1985) [21] thì khối lượng trứng có tương quan âm (-) với sản lượng trứng và hệ số tương quan r nằm trong khoảng từ -0,33 đến - 0,36 trong khi đó giữa khối lượng trứng và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan dương (+) và hệ số tương quan r là 0,35 và 0,31 tương ứng. - Ảnh hưởng của môi trường Chế độ chiếu sáng cũng có ảnh hưởng đến khối lượng trứng của gia cầm. Theo Moris (1973): ở chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng và 13 giờ tối thì khối lượng trứng gà tăng 1,4 g so với chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng và 10 giờ tối, trong khi đó ở chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng và 16 giờ tối thì khối lượng trứng tăng lên 2,9 g so với chế độ 14 giờ sáng và 10 giờ tối. - Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khối lượng trứng của gia cầm cũng rất rõ rệt. Khi thiếu protein có ảnh hưởng rõ đến khối lượng trứng. Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỷ lệ lòng đỏ trong khi đó thiếu methionine lại ảnh hưởng chủ yếu tới lòng trắng. Thiếu vitamin B chỉ ảnh hưởng đến sản lượng trứng nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chất lượng vỏ.
  24. 16 2.1.2.4. Chất lượng trứng Trứng gồm 3 phần cơ bản: vỏ, lòng đỏ và lòng trắng. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (2015) [37] tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11,6 %; lòng trắng: 57 – 60 %; lòng đỏ: 30 – 32 %, Thành phần hóa học của trứng không vỏ: nước: 73,5 - 74,4 %; lipit: 12,5 - 13 %; mỡ: 11 – 12 % và khoáng: 0,8 - 1,0 %. Chất lượng trứng bao gồm: chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài. Chất lượng bên ngoài bao gồm các chỉ tiêu: khối lượng trứng, hình dạng trứng, chất lượng vỏ (gồm: khối lượng vỏ, màu sắc, độ dày vỏ, độ chịu lực vỏ và mật độ lỗ khí). Chất lượng bên trong bao gồm các chỉ tiêu về lòng đỏ, lòng trắng, giá trị dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lòng đỏ và lòng trắng. a-Chất lượng bên ngoài * Chỉ số hình thái trứng Trứng gia cầm thường có hình bầu dục không cân, một đầu to và một đầu nhỏ. Hình thái trứng được biểu thị qua chỉ số hình thái: là tỷ lệ giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ (chỉ số dài) hoặc là tỷ lệ % của chiều rộng so với chiều dài (chỉ số rộng). Chỉ số hình dạng của trứng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tỷ lệ ấp nở và độ bền vững của vỏ trứng, nếu trứng đồng đều thì quá trình phát triển của phôi sẽ đồng đều, số gia cầm nở ra cùng một thời điểm nhiều, nếu kích thước trứng không đều thì những trứng nhỏ phôi phát triển nhanh hơn những trứng có kích thước lớn. Điều kiện nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến hình dạng quả trứng. Khi chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì hình dạng quả trứng đều nhau và ngược lại. Chỉ số hình thái của trứng một phần cũng nói lên chất lượng của trứng. Tùy vào từng giống, dòng mà trứng có chỉ số hình thái khác nhau. Nguyễn Đức Trọng và cs. (1996) [30] cho biết chỉ số dài của trứng vịt CV - Super M2 năm đẻ thứ 2 là 1,42 dài hơn so với trứng của
  25. 17 năm đẻ thứ nhất là 1,41. Theo Lê Xuân Đồng và cs. (1994) [6]cho biết kích thước của trứng vịt Cỏ nuôi nhốt như sau: chiều dài là 60,23 - 61,45 cm; chiều rộng là 42,5 - 44,2 cm; chỉ số dài của vịt Cỏ là 1,38 - 1,44. Nguyễn Thị Bạch Yến (1997) [28] cho biết chỉ số rộng của vịt Khaki Campbell là 71,04 - 72,18 %, tương đương với chỉ số dài là 1,41 - 1,39 và tác giả cho rằng đó là hình dạng lý tưởng của trứng ấp. * Hình dạng trứng Trứng gia cầm thường có hình bầu dục không cân, một đầu to và một đầu nhỏ. Hình thái trứng được biểu thị qua chỉ số hình thái: là tỷ lệ giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ (chỉ số dài) hoặc là tỷ lệ % của chiều rộng so với chiều dài (chỉ số rộng). Chỉ số hình dạng của trứng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tỷ lệ ấp nở và độ bền vững của vỏ trứng, nếu trứng đồng đều thì quá trình phát triển của phôi sẽ đồng đều, số gia cầm nở ra cùng một thời điểm nhiều, nếu kích thước trứng không đều thì những trứng nhỏ phôi phát triển nhanh hơn những trứng có kích thước lớn và điều kiện nuôi dưỡng ảnh hưởng đến hình dạng quả trứng. Khi chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì hình dạng quả trứng đều nhau và ngược lại. Chỉ số hình thái của trứng một phần cũng nói lên chất lượng của trứng. Tùy vào từng giống, dòng mà trứng có chỉ số hình thái khác nhau. Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997) [30] cho biết chỉ số dài của trứng vịt CV - Super M2 năm đẻ thứ 2 là 1,42 dài hơn so với trứng của năm đẻ thứ nhất là 1,41. Theo Lê Xuân Đồng và cs. (1994)[6] cho biết kích thước của trứng vịt Cỏ nuôi nhốt như sau: chiều dài là 60,23-61,45 cm; chiều rộng là 42,5 - 44,2 cm; chỉ số dài của vịt Cỏ là 1,38 - 1,44. Nguyễn Thị Bạch Yến (1997) [41] cho biết chỉ số rộng của vịt Khaki Campbell là 71,04 - 72,18 %, tương đương với chỉ số dài là 1,41 - 1,39 và tác giả cho rằng đó là hình dạng lý tưởng của trứng ấp.
  26. 18 * Chất lượng vỏ trứng Màu sắc vỏ, khối lượng vỏ, độ dày vỏ, độ chịu lực, mật độ lỗ khí là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng vỏ trứng. Màu sắc trứng không có ý nghĩa lớn trong đánh giá chất lượng trứng, nhưng có giá trị trong thương mại và kỹ thuật. Màu sắc trứng là tính trạng đa gen, ở gà khi lai hai dòng gà trứng trắng và dòng gà trứng vỏ màu thì gà lai sẽ có trứng màu vỏ trung gian. Theo A.Brandsh và Billchel.H (1978) [1] hệ số di truyền của màu vỏ trứng là 55 - 75 %. Do đó có thể tạo gia cầm đẻ trứng vỏ màu bằng cách chọn lọc những gia cầm có màu vỏ trứng như mong muốn theo quá trình chọn lọc. Khối lượng lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ấp nở gia cầm. Trứng mới đẻ có vỏ dày hơn trứng của gia cầm đẻ đã lâu, trứng có vỏ dày khó nở hơn trứng vỏ mỏng. Trứng vỏ mỏng dễ dập vỡ, quá trình bay hơi nước nhanh dẫn đến phôi kém phát triển, tỷ lệ chết phôi cao. Trứng có vỏ dày làm cho quá trình trao đổi khí qua vỏ của phôi kém, phôi yếu, khi nở gia cầm con gặp khó khăn để đạp vỏ, do đó tỷ lệ chết phôi cao và tỷ lệ trứng tắc cao. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (1998) [31] cho biết một số chỉ tiêu chất lượng vỏ trứng vịt CV - Super M như sau: dòng ông có khối lượng vỏ trứng là 10,98 g (chiếm 13,07 %), độ dày vỏ là 0,45 mm, độ chịu lực là 4,13 kg/cm2, mật độ lỗ khí là 85,07 lỗ/cm2. Dòng bà có các chỉ tiêu tương ứng là 10,61 gam (12,96 %), 0,43 mm, 4,10 kg/cm2 và 86,23 lỗ/cm2. Cũng theo Nguyễn Đức Trọng (1997) [31] cho biết độ dày vỏ trứng vịt CV-Super M ở 2 phương thức chăn nuôi khác nhau như sau: dòng ông, dòng bà ở phương thức nuôi khô là 0,43 mm và 0,42 mm. Còn ở phương thức nuôi nước tương ứng là 0,39 mm và 0,38 mm. b - Chất lượng bên trong * Lòng trắng trứng Lòng trắng của trứng bao gồm lòng trắng loãng và lòng trắng đặc, được cấu tạo chủ yếu là Albumin, một số khoáng chất và nước. Chất lượng lòng
  27. 19 trắng trứng được xác định bằng đơn vị Haugh và chỉ số lòng trắng. Đơn vị Haugh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng. Đơn vị Haugh được Haugh. R năm 1930 xây dựng, sử dụng để đánh giá chất lượng trứng, đơn vị Haugh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ bảo quản, giống gia cầm Chỉ số lòng trắng cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này được tính bằng tỷ lệ % giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình công đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó. * Lòng đỏ trứng Lòng đỏ trứng là thành phần quan trọng nhất của trứng gồm nước, protit, lipit, gluxit, các axit amin không thay thế và các vitamin nhóm B, A, D, E làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. Chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Trứng có chỉ số lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt. Một số nghiên cứu về các chỉ tiêu chất lượng trứng Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) [16] cho biết trứng vịt Triết Giang ở thế hệ xuất phát có khối lượng 59,93 g, chỉ số hình thái là 1,39, chỉ số lòng trắng là 0,44, chỉ số lòng đỏ là 0,08, tỷ lệ lòng đỏ là 33,52 %, độ dày vỏ là 0,349 mm và đơn vị Haugh là 91,27. Thế hệ 1 các chỉ tiêu này tương ứng là 62,46 g, 1,4, 0,43, 0,08, 33,20 %, 0,336 mm và 89,96. Thế hệ 2 tương ứng là 60,29 g, 1,41, 0,44, 0,08, 33,0 %, 0,35 mm và 90,9. Theo Lê Thị Phiên và cs. (2006) [20] cho biết khối lượng trứng vịt Khaki Campbell từ 69,7 - 71,1 g, chỉ số hình thái 1,34 - 1,38, tỷ lệ lòng đỏ 34,5 - 35,4 % và đơn vị Haugh là 87,2 - 88,8.
  28. 20 Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) [13] nghiên cứu trên vịt Đốm (Pất Lài) cho thấy khối lượng trứng của vịt Đốm là 72,65 g, chỉ số hình thái là 1,38, tỷ lệ lòng đỏ là 35,3 % độ dày vỏ là 0,348 mm và đơn vị Haugh là 84,6. 2.1.2.5. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn TTTA/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong chăn nuôi, vì chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung Trong chọn giống người ta thường chọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Vì khả năng lợi dụng thức ăn tốt sẽ cho sản phẩm cao do đó tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, hơn nữa thức ăn trong chăn nuôi nói chung chiếm phần lớn trong giá thành (65 - 70%) sản phẩm do đó nếu giảm được chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm thì hiệu quả chăn nuôi càng tăng cao, lợi ích từ chăn nuôi sẽ rất lớn. Đối với gia cầm nuôi thịt thì TTTA/kg tăng khối lượng phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi. Giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, càng về sau thì tiêu tốn thức ăn càng cao hơn. Hiệu quả sử dụng thức ăn đã được J.R.Chambers (1990)[43] cho rằng có mối tương quan với khối lượng cơ thể và tăng trọng là 0,5 - 0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là âm và thấp khoảng -0,2 đến -0,8. Đối với gia cầm sinh sản, thường tính TTTA/10 quả trứng hoặc cho 1kg trứng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tính tiêu tốn thức ăn từ khi gia cầm mới nở cho đến khi gia cầm kết thúc 1 năm đẻ. Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà trước hết là giống, dòng, tính biệt, phương thức nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng, Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm:
  29. 21 Theo Dương Xuân Tuyền (1995)[21] tiêu tốn thức ăn cả vịt thương phẩm CV-Super M từ 1 đến 8 tuần tuổi trung bình là 2,95 kg. Tiêu tốn thức ăn của vịt CV-Super M dòng trống giai đoạn 1- 6 tuần tuổi, từ 1- 7 tuần tuổi và từ 1 đến 8 tuần tuổi lần lượt là 2,31 kg; 2,63 kg; 3,09 kg. Chỉ tiêu này ở dòng mái tương ứng là 2,44 kg; 2,75 kg; 3,2 kg. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) [32] cho biết TTTA/kg tăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85 kg; TTTA/10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49 kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ. Vịt M14 dòng M12 ở 7 tuần tuổi là 2,43 kg đến 8 tuần tuổi là 2,59 kg. Nguyễn Công Quốc và cs (1993) [21] cho biết tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt CV - Super M thế hệ 1 ở dòng ông là 4,84 kg, ở dòng bà là 3,26 kg. Tóm lại, vịt là loài vật nuôi có khả năng thích ứng cao. Nhiều tính trạng năng suất thịt của vịt có khả năng di truyền cao, do đó việc chọn lọc để nâng cao năng suất của các tính trạng này sẽ có hiệu quả. Còn các tính trạng về khả năng sinh sản có khả năng di truyền thấp nên chịu sự ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, do đó để cải tiến các tính trạng về khả năng sinh sản cần kết hợp cả chọn lọc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho ngành chăn nuôi thủy cầm. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Từ lâu chăn nuôi gia cầm đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa, hàng năm cung cấp một lượng lớn thịt và khoảng ¼ sản lượng trứng gia cầm ở nước ta. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia cầm hàng năm đạt 7,6 %, tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2015 đạt 113,79 % về số lượng đầu con, trong đó gà tăng 118,84 %, đàn thủy cầm tăng 100,43 %. Nếu như năm 1995 tổng
  30. 22 đàn thủy cầm là 34,3 triệu con thì đến tháng 04/2018 đã là 85,7 triệu con (trong đó vịt 71,5 triệu con, ngan 13,4 triệu con và ngỗng là 0,8 triệu con), chăn nuôi vịt của nước ta được tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và sản lượng thịt/đầu người cũng nằm trong tốp 10 nước trên thế giới. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu về chăn nuôi thủy cầm đã có những bước phát triển đáng kể. Ngoài tập trung nghiên cứu các giống vịt nội hiện có như vịt Cỏ, vịt Bầu, vịt Đốm, ngan nội thì công tác nhập nội và nghiên cứu các giống vịt, ngan nhập nội được quan tâm hơn cả. Từ những năm 1975 và 1983 vịt Anh Đào đã được nhập từ Hungari và đến năm 1986 vịt Anh Đào của Tiệp cũng được nhập vào nước ta, từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về giống vịt này. Đến đầu những năm 1989 - 1990 nhiều giống vịt cao sản được nhập về như vịt Khaki Campbell được nhập từ Thái Lan, có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell như: Nghiên cứu quy trình chăn nuôi vịt Khaki Campbell (Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, 1997 )[29]. Nghiên cứu khả năng sản xuất vịt Khaki Campbellnuôi tại Việt Nam (Hoàng Văn Tiệu và cs., 1997)[28]. Năng suất sinh sản của vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả ở dải ven biển đồng bằng sông Hồng (Lương Tất Nhợ và cs., 1996)[29], Khả năng sản xuất của vịt Khaki Campbell nuôi khô (Nguyễn Hồng Vĩ và cs., 1997) [38], Các nghiên cứu này đều cho kết quả tốt và vịt Khaki Campbell, vẫn được nuôi giữ và được người dân ưa chuộng cho đến ngày nay. Giống vịt Triết Giang có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được nhập vào Việt Nam bằng con đường tiểu ngạch và được phát triển qua gần chục năm nay, nhưng được nhập chính thức vào Việt nam năm 2005 thông qua Trung tâm chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Hải Ninh, tỉnh Quảng
  31. 23 Ninh, đây là giống vịt chuyên trứng, vịt có lông màu cánh sẻ nhạt, một số ít có màu trắng, có tuổi đẻ rất sớm 90 – 120 ngày, năng suất trứng 250 – 270 quả/mái/năm, khối lượng trứng 55 – 65 g (Nguyễn Đức Trọng, 2008 [34]). Vịt CV Layer 2000 nuôi dưỡng và chăm sóc tại trại Vigova, sau 5 thế hệ chọn lọc nhân thuần, khối lượng cơ thể vịt mái 1830,0 g và khối lượng cơ thể vịt trống là 2014 g ở thời điểm vịt trưởng thành (Nguyễn Văn Bắc, 2005)[3]. Khi nghiên cứu về vịt Triết Giang, tác giả Nguyễn Đức Trọng (2009) [34] cho biết khối lượng ở 8 tuần tuổi đạt 821,5 – 827,10 g ở vịt trống và 805,9 – 809,3 g đối với vịt mái, đến 16 tuần tuổi khối lượng cơ thể vịt trống là 1033,5 – 1038,9 g và khối lượng cơ thể vịt mái là 993,3 – 997,9 g, khối lượng vào đẻ của vịt Triết Giang 1140,93 g đối với con trống và 1084,7 g đối với con mái (thế hệ thứ 2). Vịt Cỏ màu cánh sẻ là giống vịt nội của Việt Nam, đã được chọn lọc tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên qua nhiều thế hệ, vịt có tuổi đẻ là 137 – 145 ngày, năng suất trứng đạt 250 – 260 quả/mái/năm, trứng có khối lượng là 60 – 67 g (Nguyễn Thị Minh và cs, 2007 [19]). Tác giả Nguyễn Thị Minh (2007) [19] nghiên cứu về chọn lọc, nhân thuần và bảo tồn nguồn gen vịt Cỏ màu cánh sẻ, cho biết khối lượng vào đẻ của vịt Cỏ là 1196 g. Một số nghiên cứu giữa các giống vịt nhập nội với vịt nội và vịt nhập nội với nhau đã được thực hiện: Trần Thanh Vân (1998)[36], Nguyễn Văn Ban (2000) [2] tiến hành lai giữa vịt Cỏ và vịt Khaki Campbell. Nguyễn Đức Trọng và cs (2009)[34] tiến hành lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang, Lê Xuân Thọ và cs (2006)[25] tiến hành lai giữa 2 giống vịt nhập nội là CV Layer 2000 và Khaki Campbell. Trong những năm qua các công trình nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào sự thích nghi của các giống nhập nội trong điều kiện Việt Nam, sự thích ứng của chúng trong các vùng sinh thái khác nhau, sự phù hợp khi nuôi
  32. 24 trong các phương thức nuôi khác nhau, các tổ hợp lai giữa các giống vịt nhập nội, giữa vịt nội với vịt nhập nội, sự ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của chúng mà chưa tập trung nghiên cứu đến các vấn đề khác như hệ thống giống, thức ăn dinh dưỡng, an toàn sinh học, quy trình vệ sinh thú y phòng dịch bệnh, tiểu khí hậu chuồng nuôi và biện pháp xử lý môi trường chăn nuôi thủy cầm còn chưa được quan tâm nhiều và chưa có tính hệ thống. Các công trình nghiên cứu về thủy cầm trên đây chỉ là một số công trình mang tính minh họa và không thể đề cập được hết. Nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của các công trình nghiên cứu đã mang lại hiệu quả kinh tế, tìm ra hướng đi phù hợp và đúng đắn cho sự phát triển của ngành chăn nuôi thủy cầm Việt Nam và góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền - giống, ngành chăn nuôi gia cầm đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đã đạt được những thành tựu lớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới. Các nhà nghiên cứu về di truyền giống đã tập trung chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ di truyền qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được ưu thế lai ở các tính trạng số lượng. Theo các kết quả điều tra của ngành chăn nuôi gia cầm thì trong 70 năm qua đã đạt được những tiến bộ về giống đáng kể như các giống vịt hướng trứng cho năng suất cao, tuổi đẻ sớm như Khaki Campbell , Tagal, Tsaiya, Triết Giang, CV Layer 2000,.v.v. Tuổi đẻ đầu rất sớm: 113 ngày đối với vịt Triết Giang (dẫn theo Nguyễn Đức Trọng và cs, 2009 [33]). Kết quả nghiên cứu của Bulbule V. D. (1985), tại Ấn Độ vịt Khaki Campbell có năng suất đẻ trứng 272 quả/con/năm. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 120 ngày, đến 146 ngày đạt tỷ lệ đẻ 50 %. Ở 40 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt 1800 g. Khối lượng trứng trung bình 66 g. Vịt Tsaiya nâu nuôi ở Đài Loan có tuổi đẻ quả trứng đầu 121 ± 11 ngày, năng suất đẻ trứng 300 quả/mái/năm (Rouvier R., 1987), vịt
  33. 25 Jinding có tuổi đẻ quả trứng đầu 110 ngày (Qiu X. và cs, 1988), vịt Shao ở Trung Quốc có tuổi đẻ quả trứng đầu 134,4 ngày (Hu J. P., Chen L., 1988), (dẫn theo Nguyễn Thị Bạch Yến, 1997 [41]). Ismoyowati và cs (2011)[47] tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất trứng của giống vịt Tegal ở 120 ngày đẻ. Tuổi đẻ đầu là 132 – 143 ngày, khối lượng cơ thể ở thế hệ xuất phát là 1550,18 g/con, thế hệ 1 đạt 1554,65 g/con, năng suất trứng đến 120 ngày đẻ là 78,0 quả/mái, sau 1 thế hệ chọn lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ. Theo Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc gia Hàn Quốc (2009), với 288 vịt siêu thịt của 2 giống theo dõi năng suất trứng từ 25 tuần tuổi đến 80 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ của vịt Grimaud là 80,9 % và vịt Cherry Valley là 78,0 %. Khối lượng trứng của vịt Grimaud là 88,4 g/quả, vịt Cherry Valley là 93,4 g/quả. Vịt Bắc Kinh có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 24 tuần tuổi, năng suất trứng đạt khoảng 220 – 230 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt 90 %. (dẫn theo Đặng Vũ Hòa, 2015 [8]) Cùng với việc phát triển của di truyền-giống thì chế dộ dinh dưỡng thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y cũng đã phát triển và hoàn thiện. Do vậy mà sản phẩm của nghành chăn nuôi của thế giới không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2009 theo số liệu của FAO tổng đàn gia cầm trên thế giới là 15.199 triệu con trong đó tổng đàn vịt là 1.008 triệu con, sản lượng trứng đạt 67,4 triệu tấn. Cùng năm 2009, khu vực Châu Á có 10101 triệu con gia cầm chiếm 66,46 % toàn thế giới, sản lượng trứng đạt xấp xỉ 49 triệu tấn chiếm 62 % toàn thế giới. Đàn vịt ở Châu Á có gần 1 tỷ con chiếm 99,8 % tổng đàn vịt trên toàn thế giới. Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới, sự phát triển của các hệ thống chăn nuôi đã mang lại hiệu quả không ngừng cho sự phát triển chăn nuôi thủy cầm trên thế giới.
  34. 26 2.3. Cơ sở khoa học về ký sinh trùng trên vịt Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hệ ký sinh trùng trên vịt như: - Ở Tiệp Khắc vịt nhiễm giun sán 93,40 % (Macko,1940). - Ở miền tây xứ Pômêran, vịt nhiễm 8 loại giun tròn tỷ lệ nhiễm là 80,3 % (Kavetska KM, 2005). Tại Việt Nam, những nghiên cứu của các tác giả tập trung vào giai đọan 1960 - 1990 như Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phan Thế Việt, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Đào Hữu Thanh, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân Kết quả nghiên cứu của các tác giả chủ yếu về hệ giun sán ký sinh trên vịt ở nước ta, gồm 63 loài giun sán, trong đó có 30 loại sán lá¸, 21 loài sán dây và 12 loại giun tròn. Nguyễn Hữu Hưng (2007)[10], nghiên cứu giun sán của vịt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho biết vịt nhiễm 27 loại giun sán. Tỷ lệ nhiễm giun sán của vịt là 82,55 %. Tỷ lệ nhiễm giun sán phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, vùng sinh thái và lứa tuổi vịt. Có 3 loại sán lá đườnng tiêu hoá phổ biến gây hại cho vịt là Echinostoma revolutum, Hypoderaeum conoideum, Echinoparyphium recurvatum. Thuốc Albendazole liều 50 mg/kg P, Fenbendazole 8 mg/kg P và Mebendazole 20 mg/kg P cho uống liên tục 7 ngày đạt hiệu quả cao trong việc tẩy trừ sán lá và sán dây cho vịt. 2.3.1. Đặc điểm sinh học của ký sinh trùng ở vịt - Hình thái, cấu tạo cơ thể + Đặc điểm về hình thái: Hình thái của ký sinh trùng rất đa dạng. Tuỳ từng loài mà ký sinh trùng có hình thái riêng. Những ký sinh trùng đơn bào thì hình thể như một tế bào nhưng 10 không thuần nhất: có loài hình dạng tương đối tròn như cầu trùng, có loài hình thoi như trùng roi đường máu, giun tròn có hình ống, sán lá có
  35. 27 hình lá, côn trùng có chân và cánh Ký sinh trùng có những giai đoạn phát triển khác nhau. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, ký sinh trùng có hình thái khác nhau. Sự khác nhau về hình thái ở các giai đoạn phát triển có thể đến mức khó nhận định. Theo Phan Thế Việt (1984)[40] cơ thể giun tròn ký sinh có hình dạng sợi chỉ hoặc suốt chỉ. Tiết diện cắt ngang có hình tròn. Cá thể đực và cá thể cái có hình dạng giống nhau nhưng cũng có trường hợp giun đực và giun cái hoàn toàn khác nhau (họ Tetrameridae). Giun cái có dạng hình túi, giun đực dài, chiều dài cơ thể từ vài milimet (hoặc bé hơn) đến 8 cm, cá thể cái thường lớn hơn cá thể đực. + Đặc điểm về cấu tạo cơ thể: Là những sinh vật sống ký sinh, ký sinh trùng có cấu tạo cơ thể thích hợp cho đời sống của chúng. Do đời sống ký sinh, những khí quan của cơ thể không cần thiết đã bị thoái hoá hoặc mất đi hoàn toàn hoặc ký sinh trùng sẽ tạo ra và hoàn chỉnh những khí quan đặc biệt, giúp cho đời sống ăn bám của chúng được thuận lợi. Sinh sản: Ký sinh trùng có thể sinh sản vô tính, hữu tính hoặc phôi tự sinh. Theo Cram (1925) một con sán dây Taenia saginata có thể đẻ 150 triệu trứng một năm, giun đũa lợn đẻ 200.000 trứng mỗi ngày (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [15]). Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [14]:  Giun đũa Giun đũa có tên khoa học là Ascaridia galli thuộc ngành giun tròn Nematheminthes, lớp Nematoda, họ Ascarid loài Ascaridia galli, chúng có kích thước lớn, con đực 2 - 7 cm, cuối đuôi có cánh đuôi vào 10 đôi gai chồi, trước hậu môn có 1 vòi hút tròn, 2 gai giao hợp nhọn bằng nhau, con cái 3 - 11 cm, lỗ sinh dục ở giữa thân, hậu môn ở cuối thân. Giun màu trắng, kích thước 5 - 7 cm, đầu có 3 môi. Trứng có kích thước lớn, hình bầu dục, 2 cạnh
  36. 28 bên song song với nhau, vỏ nhẵn, màu tro nhạt, bên trong chứa nhiều phôi bào xếp không kín trong trứng.  Giun kim Giun kim có 2 loài là Heterakis gallinarum và Heterakis beramporia thuộc họ Heterakididae có mầu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng có 3 môi, những môi này có thể thụt vào trong miệng. Giun đực dài khoảng 2 - 5 mm, đuôi cong và có gai sinh dục dài khoảng 70 mm. Giun cái dài 9 - 12 mm, đuôi dài và nhọn, hậu môn của giun kim cái cách mút đuôi khoảng 2 mm. Trứng hình bầu dục, dài 0,05 - 0,07 mm, rộng 0,03 - 0,039 mm, có 2 lớp vỏ, một đầu trong suốt. Tế bào trứng có hạt lấm tấm, màu xám. - Vị trí ký sinh Hầu hết các loài giun sán vịt đều ký sinh ở đường tiếu hóa của vịt. Mỗi loài có một vị trí ký sinh trong đường tiêu hóa khác nhau (thực quản, ruột non, manh tràng, ) chúng gây ra những tổn thương cho tế bào ruột tại vị trí ký sinh và chiếm đoạt chất dinh dưỡng theo những phương thức riêng. Một số loài cư trú trong đường tiêu hóa và ký sinh trên bề mặt đường tiêu hóa của vịt, trong khi có một số loài cư trú trong thành đường tiêu hóa của vịt. Tuy nhiên do điều kiện sống đôi khi chúng cũng di hành đến cả những vị trí ký sinh mà không phải nơi chúng ký sinh. - Cơ chế sinh bệnh Ấu trùng giun đũa A. galli chui vào tuyến tiêu hoá ở ruột, phá hoại niêm mạc và nhung mao ruột gây viêm, tụ máu mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh ghép. Khi gia cầm bị nhiều giun sán gây tắc ruột hoặc thủng ruột, ngoài ra giun tiết độc tố làm con vật bị trúng độc, chậm lớn, sản lượng trứng giảm sút. Khi gia cầm nhiễm sán sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ, làm giảm sức đề kháng của con vật. Tác hại của ký sinh trùng gây ra thể hiện qua 4 tác động sau: + Tác động cơ giới: với số lượng lớn sống trong ống tiêu hoá của vịt, giun sán dùng giác bám bám sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương, viêm
  37. 29 ruột và xuất huyết. Vịt ỉa lỏng, phân có lẫn máu. Vịt con bị nhiễm sán thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỷ lệ cao. + Tác động tiết độc tố: trong quá trình ký sinh, giun sán tiết ra độc tố. Độc tố là dịch tiết của các tuyến trong miệng và các chất bài tiết của sán dây, độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho vịt mệt mỏi, ít vận động, thích đứng ủ rũ trong bóng tối. Vịt con bị bệnh cấp tính có thể bỏ ăn, hôn mê, lên cơn động kinh và chết. + Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng: giun sán nuôi dưỡng bản thân bằng cách thẩm thấu dinh dưỡng qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Do số lượng sán nhiều và tồn tại trong thời gian kéo dài làm vịt gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, thiếu máu. Vịt bị nhiễm giun sán nặng giảm tăng trọng rõ rệt đối với vịt nuôi thịt và giảm sản lượng trứng đối với vịt đẻ. + Tác động mang trùng: giun sán bám chặt vào niêm mạc ruột gây tổn thương, phá vỡ phòng tuyến thượng bì, tạo điều kiện cho vi khuẩn (E.colli, Salmonella ) từ môi trường xâm nhập gây nên các bệnh ghép với bệnh giun sán ký sinh. 2.3.2. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng Việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng ở gia cầm có thể dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng của bệnh, xét nghiệm phân và kiểm tra bệnh tích. Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [15], để chẩn đoán bệnh có thể áp dụng hai phương pháp là chẩn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm lại gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định có hoặc không có ký sinh trùng. Đây là phương pháp thông dụng để đánh giá tình hình nhiễm ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm. Nghiên cứu định lượng nhằm xác định số lượng trứng trong phân để đánh giá mức độ nhiễm và hiệu quả của một số thuốc tẩy giun, sán.
  38. 30 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ: Những triệu chứng lâm sàng cần chú ý là con vật ăn kém, gầy yếu, da khô, mào tích nhợt nhạt, ỉa chảy Về đặc điểm dịch tễ học, cần căn cứ vào lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những đặc điểm nói trên để chẩn đoán thì sẽ không chính xác. Bởi vì các bệnh ký sinh trùng thường có những triệu chứng lâm sàng tương tự nhau (rối loạn tiêu hóa, thể trạng gầy, da khô, lông xù ). Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh phải tiến hành xét nghiệm phân tìm trứng các loài ký sinh trùng. Theo Phan Lục (2006) [17], có 4 phương pháp xét nghiệm phân: + Phương pháp trực tiếp: Dùng đũa thuỷ tinh lấy 1 mẫu phân của con vật định xét nghiệm, để mẫu phân lên phiến kính sạch: Nhỏ 1 - 2 giọt glycerin, gạt cặn bã ra 2 đầu phiến kính. Dung dịch phân được dàn mỏng trên phiến kính và kiểm tra dưới kính hiển vi tìm trứng giun, sán. + Phương pháp Fullerborn: Nguyên lý của phương pháp này dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng của dung dịch muối NaCl bão hoà (D = 1,18 - 1,20) lớn hơn tỷ trọng của trứng giun sán, do đó trứng sẽ nổi lên trên, ta có thể tìm thấy trứng các loài giun sán dưới kính hiển vi (độ phóng đại × 100 hoặc x 400). Dung dịch muối bão hoà được pha bằng cách: Lấy 1 lít nước đun sôi, cho từ từ muối NaCl vào, khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn. Cách xét nghiệm như sau: Lấy mẫu phân cần xét nghiệm cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp nước muối bão hoà vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được đổ vào ống penicillin sao cho đầy đến miệng, đậy phiến kính sạch lên cho tiếp xúc với mặt nước, để khoảng 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi tìm trứng các loài giun tròn gà 26.
  39. 31 + Phương pháp Darling: Nguyên lý chung của phương pháp này là dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng giữa dung dịch Nacl bão hoà và trứng các loài giun tròn gà, đồng thời lợi dụng lực ly tâm để phân ly những trứng giun nhẹ hơn ra khỏi phân. Khi đó dùng vòng sắt vớt lớp váng phía trên, ta sẽ tìm được trứng giun tròn gà. Cách xét nghiệm: Lấy mẫu phân cần chẩn đoán cho vào cốc thuỷ tinh, cho thêm vào lượng nước sạch bằng 10 lần thể tích khối lượng phân, dùng đũa thuỷ tinh khuấy tan phân và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được cho vào các ống ly tâm và ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong thời gian từ 3 - 5 phút. Sau đó, đổ bỏ lớp nước phía trên và giữ lại cặn trong các ống ly tâm. Tiếp theo cho nước muối bão hoà vào các ống ly tâm, đậy nắp miệng ống và lắc đều cho cặn hoà đều trong dung dịch, tiến hành ly tâm lần 2 với tốc độ và thời gian như trên. Dùng vòng sắt vớt lớp váng nổi trên bề mặt, đặt lên phiến kính sạch và soi dưới kính hiển vi tìm trứng các loài giun tròn ký sinh ở gà. + Phương pháp Cherbovick: Phương pháp này hoàn toàn giống phương pháp Darling, chỉ khác dung dịch bão hoà sử dụng ở đây là MgSO4. Để xác định cường độ nhiễm, có thể dùng phương pháp đếm số trứng giun tròn gà trên buồng đếm Mc. Master nhằm xác định số trứng giun/g phân. Phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau: - Bước 1: Cân 4 g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng 100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 phút, gạt bỏ nước, giữ lại cặn. - Bước 2: Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa vào, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1 ml dung dịch phân nhỏ đầy hai buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 10).
  40. 32 - Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau: o Số trứng/ 1g phân = (Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1 ml dung dịch phân) 2.3.3. Bệnh ký sinh trùng ở vịt 2.3.3.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng ở vịt Bệnh ký sinh trùng phổ biến khắp thế giới, nguồn lây bệnh là từ con vật mắc bệnh khi đã khỏi bệnh lâm sàng, con vật lây bệnh thông qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ của công nhân, chim hoang, chó, mèo, côn trùng (Nguyễn Thị Kim Lan (2012),[14]). Chính phương thức chăn nuôi và sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi có ý nghĩa trong việc lan truyền bệnh, chuống trại và bãi chăn thả quá chật, thức ăn nước uống không đủ vệ sinh, kỹ thuật chăn nuôi chưa đúng là các yếu tố chính của mầm bệnh. Sức đề kháng của mầm bệnh ở ngoài tự nhiên cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh. Trứng hay đốt sán già theo phân ra ngoài bị phân huỷ, giải phóng ra nhiều trứng giun sán. Trứng có thể tồn tại trong một thời gian nhất định ở ngoại cảnh. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bệnh ký sinh trùng ở con vật. Mùa Đông, khí hậu khô và lạnh, tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng thường thấp hơn so với các mùa khác. Tuy nhiên, nước ta là nước nhiệt đới, có một mùa nóng ẩm kéo dài và một mùa đông không lạnh lắm, không khô lắm, thích hợp cho sự phát triển và lây lan của bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán dây gà nói riêng (Dương Công Thuận, 1995 [26]). Vật ký sinh sống trong điều kiện dinh dưỡng quá đầy đủ, do vậy chúng tăng cường khả năng sinh sản để phát tán và bảo tồn loài. Vấn đề phát tán đối
  41. 33 với động vật sống tự do rất dễ dàng nhưng đối với động vật ký sinh thì cực kỳ phức tạp và khó khăn. Khó khăn chính là ở chỗ phát tán vào cá thể vật chủ mới, thường buộc phải vượt qua nhiều điều kiện không thuận lợi của môi trường. Vì vậy, vật ký sinh thường sản sinh ra số lượng lớn trứng, ấu trùng, đảm bảo khả năng tồn tại và phát tán ra môi trường bên ngoài (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [15]). 2.3.3.2. Triệu chứng lâm sàng của vịt nhiễm giun sán Khi vịt nhiễm nhiều giun sán thường gầy yếu, rối loạn tiêu hoá, kiết lị, có khi táo bón, ăn ít, khát nước, ủ rũ, niêm mạc hơi vàng nhạt, vịt đẻ ít hoặc ngừng đẻ. Bệnh nặng vịt rối loạn tiêu hoá, ăn ít hoặc bỏ ăn, khát nước, hô hấp tăng, kém hoạt động, một số trường hợp có hội chứng thần kinh (nghẹo cổ, đi giật lùi) vịt tiếng kêu khản. Vịt có thể chết do kiệt sức. Theo Nguyễn Xuân Dương (2008) [4] cho biết: + Vịt có biểu hiện giảm sản lượng trứng, đẻ trứng thất thường, vỏ trứng mỏng dễ vỡ, gặp ở vịt bị nhiễm sán lá Prosthogonimus sinensis, Prosthogonimus ventroporus, Prosthogonimus cuneatus ký sinh ở túi Fabricius, ống dẫn trứng. + Vịt có biểu hiện biếng ăn chủ yếu do bị nhiễm giun tròn Tetrameres fissipina, sán lá Amphimerus anatis. Vịt bị nhiễm giun tròn Amidostomum arcutum và sán lá Tracheophilus sisowi cũng có biểu hiện biếng ăn. Tại Ấn Độ, theo kết quả nghiên cứu của Bhowmik M. K. và cs (1982) [42]: gà nhiễm sán dây R. cesticillus tỷ lệ đẻ giảm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, chất lượng thịt kém. 2.3.3.3. Bệnh ký sinh trùng đường máu ở vịt * Biểu hiện Bệnh ký sinh trùng đường máu ở vịt do đơn bào ký sinh thuộc họ trùng roi Leucocytozoon gây ra. Bệnh lây lan qua côn trùng hút máu như muỗi, mạt,
  42. 34 gĩn, .Khi vịt bị ký sinh trùng đường máu thường có các biểu hiện vịt yếu, bỏ ăn, gù rù, đặc biệt còn sốt cao, chết nhanh, mổ khám máu không hoặc khó đông, bên trong nội tạng có biểu hiện tăng sinh và viêm xuất huyết như gan, lách, thận sưng to, gan biến đổi màu vàng lẫn xẫm, hay mầu xẫm đen (PGs.TS. Lê Văn Năm, 2018 [49]). Bệnh thường ghép với bệnh dịch tả gây lây lan bệnh và chết nhanh,nhiều. * Cách phòng bệnh Thực hiện phát quang vệ sinh sạch sẽ toàn bộ gia trại, không cho côn trùng có nơi trú ngụ. Dùng thuốc diệt côn trùng, phun muỗi trong chuồng và xung quanh chuồng trại. Thay chất độn chuồng mới đã được phun thuốc sát trùng 2.3.3.4. Thiệt hại kinh tế do bệnh ký sinh trùng gây ra Hầu hết ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính. Tác hại của bệnh ký sinh trùng là rất âm thầm, dai dẳng gây thiệt hại lớn, song người chăn nuôi lại ít chú ý phòng và trị bệnh cho con vật bị nhiễm ký sinh trùng. Khi vịt bị nhiễm giun sán tốc độ sinh trưởng giảm rõ rệt so với vịt bình thường, làm vật nuôi mắc bệnh ở thể mãn tính phát dục bị trở ngại, tốn thức ăn, sản lượng trứng giảm, tốn công chăm sóc (Phạm Văn Khuê – Phan Lục, (1996) [11]). Bệnh ký sinh trùng thường ghép thêm nhiều bệnh khác do sức đề kháng giảm, đường tiêu hóa bị tổn thương cơ học làm vi sinh vật dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra bệnh ký sinh trùng của gia cầm còn có thể gây bệnh cho con người. 2.3.4. Các thông tin về thuốc Levamisol trong điều trị bệnh ký sinh trùng - Levamisol là loại thuốc trị ký sinh trùng phổ rộng tác động trên giun tròn đường tiêu hóa và giun phổi ở các loài gia súc và gia cầm: Trâu, bò, dê, cừu, heo, vịt, gà,
  43. 35 - Đặc tính hóa học của Levamisol chịu ảnh hưởng của dạng thuốc, loài sử dụng và đường sử dụng. - Cơ chế tác dụng của thuốc Levamisol có ưu điểm duy nhất là chỉ cần một lượng nhỏ (dưới 2 g/kg) có tác dụng tấy trừ giun sán cả khi cho uống hoặc tiêm. - Ở trâu, bò, dê Levamisol dùng liều uống 1 g/22 kg thể trọng. - Ở cừu, heo dùng liều uống 1 g/12,5 kg thể trọng. - Ở gà, vịt, chim dùng liều uống 1 g/2 - 2,5 kg thể trọng. Để tránh tái nhiễm có thể điều trị hai lần, cách nhau 4 - 5 tuần đối với heo và 2 - 4 tuần đối với trâu, bò.
  44. 36 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Đàn vịt TC Giống vịt TC do Viện chăn nuôi tạo ra từ hai giống vịt Triết Giang (Trung Quốc) và vịt Cỏ (Việt Nam). Thuốc tẩy ký sinh trùng levalisol: Đóng gói 200 g, trong 1 g thương phẩm có chứa 0,5 g levamisol HCl và tá dược vừa đủ. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Trang trại gia cầm VM, xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Từ ngày 18/11/2017 đến ngày 18/05/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Khả năng sản xuất của vịt thí nghiệm - Nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất sinh sản của vịt chuyên trứng TC. - Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt TC 3.3.2. Tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng trên đàn vịt TC và hiệu lực của thuốc điều trị trên đàn vịt - Xác định tỷ lệ mức độ nhiễm ký sinh trùng của đàn vịt TC. - Dùng thuốc levamisol vào điều trị kết hợp trên đàn vịt TC. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát đàn theo sơ đồ bố trí thí nghiệm sau:
  45. 37 Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi Diễn giải Thông tin cụ thể Vịt thí nghiệm Vịt TC – Viện chăn nuôi Số con 450 ♀ Phương thức nuôi Nuôi cạn thả vườn Thời gian 24 tuần Kiểm tra ký sinh trùng 120 mẫu Thuốc điều trị Levamisol Liều điều trị 1mg/ 2 – 2,5 kg TT Phương thức chăn nuôi Thả vườn Thức ăn JAFA – F620 Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn vịt đẻ của công ty Jafa comfeed (ghi trên bao bì) Tiêu chí Đơn vị Giá trị dinh dưỡng ME (kcal/kgTĂ) Kcal/kg TĂ 2750 kcal/kg Protein (%), min % 17 Canxi (%), min-max % 3 – 4,2 Phot pho (%), min % 0,5 – 1 Lisine (%), min % 0,83 Methionin (%), min % 0,68 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu Thu thập mẫu phân mới thải của vịt bằng cách trải tấm nilon sạch ở chỗ sân chơi trước khi thả vịt cho ăn buổi sáng. Sau khi thả vịt cho ăn khoảng 30 phút ta đi thu lấy ngẫu nhiên số mẫu phân cần ở trên tấm bạt nilon để đem đi xét nghiệm. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi túi có ghi
  46. 38 nhãn với thông tin: thời gian, ngày lấy mẫu. Những thông tin này được ghi vào nhật ký đề tài. 3.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu phân Chúng tôi đã sử dụng phương pháp Fulleborn để xét nghiệm mẫu tìm trứng các loài ký sinh trùng ở vịt: - Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hoà lớn hơn tỷ trọng của trứng giun, sán để làm cho trứng giun nổi lên trên bề mặt dung dịch bão hoà (dung dịch NaCl bão hoà, tỷ trọng 1,18 – 1,20). Phương pháp này có độ chính xác tương đối cao - Cách tiến hành: Dung dịch nước muối bão hòa được chế biến như sau: Lấy 1 lít nước đun sôi, cho 380 g NaCl vào (Hoặc đun sôi nước cho từ từ muối vào), khuấy đều cho đến khi muối không tan được nữa, để nguội thấy có lớp muối kết tinh trên bề mặt là được. Lọc qua vải màn hoặc bông để loại bỏ cặn. Sau đó lấy mẫu phân cần kiểm tra cho vào một cốc nhỏ dùng đũa thủy tinh nghiền, vừa nghiền vừa đổ dung dịch nước muối bão hòa vào lượng khoảng 50 ml, sau đó lọc qua lưới thép, lấy dung dịch đó cho vào các lọ Penicilin cho đầy đến miệng rồi đặt phiến kính lên mặt ống nghiệm cho nó tiếp xúc với mặt dung dịch để 30 phút rồi lấy phiến kính ra soi dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100 lần (vật kính 10, thị kính 10) để tìm trứng giun. 3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Tất cả các mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch NaCl bão hoà để phát hiện trứng ký sinh trùng dưới kính hiển vi. Những mẫu có trứng ký sinh trùng được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm. 3.4.5. Phương pháp xác định cường độ nhiễm ký sinh trùng
  47. 39 Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp đếm số trứng từng loài giun tròn có trong 1 g phân bằng buồng đếm Mc. Masteur (Theo tài liệu của Jogen Hansen và cs, 1994 [46]). Quy định 4 mức cường độ nhiễm căn cứ vào kết quả xác định cường độ nhiễm của toàn bộ số mẫu xét nghiệm: + 1 – 3 trứng/ mẫu phân là mức độ nhiễm nhẹ (ký hiệu +) + 4 – 6 trứng/ mẫu phân là mức độ nhiễm trung bình (ký hiệu ++) + 7 – 9 trứng/ mẫu phân là mức độ nhiễm nặng (ký hiệu +++) + > 9 trứng/ mẫu phân là mức độ nhiễm rất nặng (ký hiệu ++++) 3.4.6. Phương pháp kiểm tra hiệu lực của thuốc dùng để tẩy ký sinh trùng cho vịt Thuốc Levamisol: Đóng gói 200 g, trong 1 g thương phẩm có chứa 0,5 g Levamisol HCl và tá dược vừa đủ. Sử dụng thuốc Levamisol tẩy ký sinh trùng cho toàn đàn, sau khi sử dụng thuốc 7 ngày, kiểm tra lại bằng phương pháp mổ khám. Mổ khám ngẫu nhiên 20 vịt đã dùng thuốc: + Nếu không tìm thấy loài ký sinh trùng nào thì xác định thuốc có hiệu lực tẩy tất cả ký sinh trùng đã xét nghiệm thấy. + Nếu không tìm thấy ký sinh trùng của loài này nhưng vẫn còn ký sinh trùng của loài khác thì xác định thuốc có hiệu lực với loài này nhưng không có hiệu lực với loài còn lại. + Nếu vẫn tìm thấy ký sinh trùng nhưng số lượng ít thì xác định thuốc có hiệu lực với ký sinh trùng được xét nghiệm thấy nhưng không triệt để. + Nếu vịt vẫn nhiễm nhiều ký sinh trùng thì xác định thuốc không có hiệu lực với ký sinh trùng xét nghiệm thấy. 3.4.7. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
  48. 40 Vịt thí nghiệm được chăm sóc, nuôi theo phương thức nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, được thực hiện tham khảo theo quy trình chăn nuôi và phòng bệnh của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Viện Chăn nuôi. Ở giai đoạn sinh sản vịt được cho ăn tự do theo nhu cầu và tăng cường chế độ chiếu sáng. Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu đàn thông qua quan sát, cân, đo, thống kê, xét nghiệm các chỉ tiêu đảm bảo độ chính xác các chỉ tiêu theo dõi như: Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn/10quả, khối lượng trứng, tiêu tốn thức ăn, các chỉ tiêu của trứng, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm theo loài. 3.4.8. Các chỉ tiêu theo dõi - Năng suất trứng. - Tỷ lệ đẻ. - Chất lượng trứng. - Khối lượng trứng. - Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng. - Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt trong giai đoạn đẻ trứng. - Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng. - Cường độ nhiễm ký sinh trùng. - Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng theo loài. - Tỷ lệ nhiễm ghép ký sinh trùng. - Hiệu quả của thuốc dùng trong điều trị bệnh. 3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 3.5.1. Năng suất trứng theo tuần và năng suất trứng cộng dồn Tổng số trứng thu được của đàn trong tuần (quả) Năng suất trứng = (quả/mái/tuần) Số mái bình quân của đàn trong tuần (con)
  49. 41 3.5.2. Tỷ lệ đẻ theo tuần và cộng dồn Ta theo dõi số lượng trứng đẻ ra thời điểm đó, tính theo công thức. Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) Tỷ lệ đẻ (%) = x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần (con) 3.5.3. Khối lượng trứng Tiến hành cân trứng 1 lần/tháng bằng cân điện tử, sai số 0,1 g, cân tất cả số lượng trứng đẻ ra trong ngày hôm đó rồi tính bình quân khối lượng trứng (g/quả). 3.5.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn Lượng TĂ cho ăn (g) – lượng TĂ thừa (g) Khả năng tiêu thụ TĂ = (g/con/ngày) Số đầu vịt (con) 3.5.5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt trong giai đoạn đẻ trứng Tổng thức ăn dùng trong kỳ (kg) x 10 TTTA cho 10 quả trứng/kỳ = (kg) Tổng số trứng của đàn đẻ ra trong kỳ (quả) 3.5.6. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng (%) Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Tổng số mẫu kiểm tra 3.5.7. Cường độ nhiễm Cường độ nhiễm (%) = × 100 3.6. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập theo dõi ghi chép hằng ngày được tập trung và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (1995) [24] trên Excel và phần mềm Minitab 16.
  50. 42 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất 4.1.1. Công tác chăn nuôi  Công tác chuẩn bị chuồng nuôi vịt, gà: - Chuồng nuôi với tường cứng, độ thông thoáng tốt. Thiết kế cửa sổ, cửa ra vào tốt nhất về lợi dụng ánh sáng và độ thông thoáng tự nhiên. Chuồng nuôi được che chắn vào những thời điểm có gió lùa, nhiệt độ xuống thấp, ấm áp vào mùa đông. + Đối với chuồng nuôi vịt hàng ngày phải đảo trấu nền, phải quét mạng nhện vệ sinh chuồng 1 lần/tuần, thường xuyên bổ sung thêm trấu vào ổ đẻ, máng nước uống của vịt sau mỗi ngày phải được cọ rửa sạch sẽ. Nước thải của vịt phải có hệ thống thoát ra bên ngoài. - Nhiệt độ: Do vịt, gà được nuôi vào mùa đông nên nhiệt độ trong chuồng cần phải sử dụng đến nhiều đèn chụp, trong thời điểm 1 - 10 ngày tuổi nhiệt độ nên ở mức 30 oC, sau đó giảm dần nhiệt độ theo ngày tuổi, khoảng 25 - 28 oC là thích hợp. - Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1 - 10 ngày tuổi sử dụng khay ăn: Khay ăn tiêu chuẩn 50 vịt con/khay, cho uống bằng máng uống tròn 2 lít (50 con/máng). - Trước khi nhận gà, chuồng đã được để trống ít nhất là 14 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ và phun rửa bằng vòi nước cao áp bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn, sau khi khô, được phun hóa chất khử trùng (dung dịch OMNICID với nồng độ 3 ml/1 lít nước) với liều 0,3 lít dung dịch cho 1 m2. - Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: Khay ăn, máng uống,.v.v. đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng OMNICID trong vòng 20 phút với tỷ lệ 2 ml/1 lít nước và phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi.
  51. 43  Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: - Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp. Giai đoạn úm gà: Từ 1 - 14 ngày tuổi Khi nhận gà về tiến hành cho uống mỗi con 4 giọt thuốc tăng sức đề kháng gồm: Amoxicillin (50 mg/kg khối lượng), B.complex, đường glucoza. Thuốc được cho uống bắt buộc trước khi thả vịt, gà vào chuồng úm (có quây) và nhiệt độ chuồng úm dưới chụp sưởi phải đạt 33 -35 oC.  Kỹ thuật cho gà ăn: Giai đoạn từ 1 đến 28 ngày tuổi: Thức ăn được cho vào các khay, loại thức ăn hạt nhỏ dành cho gà gột là QEEN 1 có ME: 2800 kcal, CP: 19 %. Cho gà ăn lượng thức ăn vừa phải để thức ăn luôn được mới, giữ được mùi thơm. Giai đoạn từ 29 - 56 ngày tuổi: Lượng thức ăn được tính cho hàng ngày, thức ăn giai đoạn này là QEEN 2 có ME: 2950 kcal, CP: 15 %, đến 5 tuần tuổi, gà bắt đầu thả vườn, gà được ăn tự do đến 22h hàng ngày. Giai đoạn 57 - xuất bán: Gà được ăn tự do ban ngày, ban đêm không chiếu sáng, không cho ăn, và thức ăn giai đoạn này cũng là QEEN 2. Kỹ thuật cho vịt ăn: Thức ăn cho vịt đẻ là (Jafa F620) có mức ME là 2750 kcal/kg , cho ăn, uống tự do theo khả năng trong thời gian chiếu sáng từ khi thả buổi sáng đến khoảng 17 giờ chiều và thời gian chiếu sáng trung bình là 17 tiếng/ngày. Thời gian chiếu sáng còn lại vào buổi tối ta dùng bóng điện thắp sáng sân chơi của vịt, chỉ cho vịt uống nước và không cho ăn thêm để vịt tiêu hóa thải phân hết trong thời gian này nhằm hạn chế thải phân vào trứng khi đẻ. Tiến hành nhặt trứng vào mỗi buổi sáng sau khi thả vịt ra cho ăn.  Lịch phòng bệnh cho vịt, gà tại trại: - Lịch phòng bệnh cho vịt: Tẩy trừ giun, sán đường tiêu hóa dùng Levamisol trộn cùng thức ăn.
  52. 44 Bảng 4.1a. Lịch phòng bệnh cho gà tại Trại Ngày tuổi Loại vắc xin Phương pháp sử dụng Lasota lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt 7 ngày tuổi Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt Đậu Chủng màng mỏng cánh Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt 21 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt 45 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dưới da cổ 4.1.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm tại trại  Bệnh Cầu trùng ở gà - Nguyên nhân: Là bệnh do ký sinh trùng Eimeria gây ra. - Triệu chứng: Khi quan sát thấy trong đàn gà có phân loãng hoặc sáp, phân có màu socola, có trường hợp nặng phân gà có lẫn máu. Sau một vài ngày lác đác có gà chết, mổ khám quan sát thấy có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, manh tràng bị sưng to. Những biểu hiện trên rất giống với triệu trứng và bệnh tích của bệnh Cầu trùng nên tôi chẩn đoán đàn gà bị mắc bệnh Cầu trùng và tiến hành điều trị cho cả đàn. Liệu trình điều trị cụ thể như sau: Anticoc: Liều 10 g/ 7 - 8 lít nước uống. Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng liều phòng, sử dụng thuốc theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc 3 ngày nghỉ. Nếu phát hiện thấy phân biểu hiện cầu trùng có lẫn máu, chúng tôi kết hợp sử dụng liều trị cầu trùng, kết hợp với kháng sinh Oxytetracyclin để tránh bội nhiễm.  Bệnh CRD (Bệnh hô hấp mãn tính ở gà – hen gà) Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Trong quá trình nuôi dưỡng tôi thấy một số gà có biểu hiện như sau: Mệt mỏi, ủ rũ, thở khò khè. Gà há hốc mồm ra thở, vảy mỏ, chảy nước mắt,
  53. 45 chảy nước mũi. Tiến hành mổ khám gà chết thấy phổi phù thũng, thành túi khí dày lên. Túi khí viêm tích dịch. Màng bao tim bị viêm. Khí quản có nhiều dịch viêm. Qua những triệu chứng và biểu hiện bệnh tích trên tôi chẩn đoán là gà mắc bệnh CRD như khuyến cáo của Hội chăn nuôi Việt Nam và tiến hành điều trị với phác đồ sau: + Genta - Tylosin: 1 g pha với 2 lít nước uống, dùng 3 - 5 ngày liên tục. + Amoxicillin: 1 g pha với 5 - 6 lít nước uống, dùng liên tục 3 - 5 ngày. + Tetracycline: 50 mg/kg khối lượng gà. Phòng bệnh: Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn gà thí nghiệm trong thời gian thực tập chúng tôi học hỏi, rèn luyện để nâng cao tay nghề và nâng cao năng lực chuyên môn, kết quả thể hiện ở bảng 4.1b. Bảng 4.1b. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Kết quả Đơn Số Diễn giải Số lượng Tỷ lệ an toàn vị lượng an toàn (%) 1. Phòng bệnh Nhỏ vắc xin Lasota Con 800 800 100 Nhỏ vắc xin Gumboro Con 800 800 100 Tiêm vắc xin Newcastle Con 800 800 100 Chủng vắc xin Đậu con 500 500 100 2. Phòng và Điều trị bệnh Cầu trùng Con 800 800 100 CRD Con 800 800 100 3. Chăn nuôi gia cầm Nuôi gà thịt con 300 300 100 Nuôi gà đẻ con 500 500 100 Nuôi vịt đẻ con 450 450 100 4.1.3. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất Qua 6 tháng thực tập tại trại gia cầm VM tại xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa
  54. 46 phương, đặc biệt là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo, tôi đã dần từng bước tiếp cận với thực tiễn sản xuất, vận dụng được kiến thức học được ở nhà trường để rèn luyện chuyên môn, củng cố kiến thức bản thân. Ngoài ra, đợt thực tập này giúp tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống. 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 4.2.1. Năng suất trứng Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, năng suất trứng là một trong hai chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức sản xuất, đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đàn giống cũng như trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng của các cơ sở giống (Bùi Hữu Đoàn 2010)[5]. Năng suất trứng là tính trạng có hệ số di truyền thấp h2 = 0,2 - 0,3 nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Ở điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ ăn khác nhau, gà mái có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng khác nhau. Bảng 4.2. Năng suất trứng của vịt TC qua các tuần đẻ Năng suất trứng bình quân Năng suất trứng bình quân Tuần Tuần Quả/mái/cộng Quả/mái/cộng đẻ Quả/mái/tuần đẻ Quả/mái/tuần dồn dồn 85 5,17 354,20 97 4,76 409,11 86 5,39 359,59 98 4,90 414,01 87 5,39 364,98 99 5,06 419,07 88 5,46 370,44 100 5,17 424,24 89 4,98 375,41 101 5,08 429,32 90 4,69 380,10 102 5,21 434,54 91 4,64 384,14 103 5,29 439,83 92 3,69 387,83 104 5,38 445,20 93 3,92 391,75 105 5,40 450,61 94 3,81 395,57 106 5,53 456,14 95 4,08 399,64 107 5,48 461,62 96 4,71 404,35 108 5,46 467,08 Ghi chú: Số liệu cập nhật, từ năm đẻ thứ nhất (tuần 1- tuần đẻ 84)
  55. 47 Qua kết quả ở bảng 4.2 cho ta thấy năng suất trứng bình quân (quả/mái/tuần) có sự biến thiên. Năng suất trứng/ tuần của đàn cao nhất ở tuần 110 đạt 5,54 quả/ mái/ tuần và đang có xu hướng tăng. Năng suất trứng trung bình qua 24 tuần theo dõi vịt đẻ là 4,94 quả/mái/tuần. Sự biến động năng suất trứng không đồng đều có thể là do quá trình thay lông theo chu kỳ của vịt, do thời tiết thay đổi hay vịt bị bệnh dẫn đến làm giảm năng suất trứng. Cũng qua bảng 4.2 ta có thể thấy năng suất trứng cộng dồn của vịt TC có phần thấp hơn so với các giống vịt chuyên trứng khác như: Vịt Cỏ màu cánh sẻ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên có năng suất trứng đạt 258 quả/mái/năm (Nguyễn Thị Minh và cộng sự, 2007) [19]. Trần Thanh Vân (1998) [36] cho biết vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả tại Thái Nguyên có năng suất trứng là 264,2 - 268,4 quả/mái/năm. 4.2.2. Tỷ lệ đẻ Các giống gia cầm thường có tỷ lệ đẻ trứng thấp ở các tuần đầu tiên, sau đó tăng dần và đạt đỉnh cao ở các tuần trong tháng đẻ thứ 2, thứ 3 rối giảm dần ở các tuần tiếp theo cho đến hết chu kỳ đẻ trứng. Tỷ lệ đẻ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất của đàn vịt. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đàn giống cũng như trình độ chăm sóc nuôi dưỡng của các cơ sở. Tỷ lệ đẻ cao, kéo dài chứng tỏ chế độ chăm sóc hợp lý và ngược lại. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ của vịt thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ đẻ cộng dồn của vịt TC Tỷ lệ đẻ Tỷ lệ đẻ Tỷ lệ đẻ Tuần Tuần Tuần Trong Cộng Trong Cộng Trong Cộng đẻ đẻ đẻ tuần dồn tuần dồn tuần dồn 85 73,80 74,34 93 56,04 73,10 101 72,53 68,38 86 76,99 74,37 94 51,45 72,42 102 74,49 67,88 87 76,96 74,40 95 58,23 71,78 103 75,68 67,39 88 77,97 74,45 96 67,22 71,16 104 76,81 66,91 89 71,08 74,40 97 68,04 70,56 105 77,18 66,45 90 66,94 74,39 98 70,05 69,99 106 79,05 65,99 91 57,71 74,06 99 72,25 69,44 107 78,28 65,54 92 52,74 73,75 100 73,90 68,91 108 77,93 65,10
  56. 48 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ đẻ của vịt TC qua các tuần Qua bảng 4.3 nhận thấy vịt đẻ duy trì ở mức ổn định ở khoảng 70 %, tỷ lệ đẻ cao nhất là từ tuần đẻ thứ 105 - 108, dao động từ 77 - 79 % thời điểm đẻ đạt đỉnh cao nhất ở tuần đẻ thứ 106 là 79,05 %, thấp nhất ở tuần đẻ thứ 94 chỉ đạt 51,45 %. Tuần đẻ thứ 91 - 94 vịt bước vào thay lông, bị bệnh dẫn theo tỷ lệ đẻ giảm xuống chỉ được 51 – 58 %. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ đẻ của vịt TC của chúng tôi, cao hơn nghiên cứu của các tác giả về giống vịt chuyên trứng khác như:Tác giả Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [33], tỷ lệ đẻ bình quân của vịt Triết Giang là 73,11 %. Tác giả Doãn Văn Xuân và cs (2008) [32] cho biết tỷ lệ đẻ bình quân của vịt CV 2000 Layer ở thế hệ thứ 3 đạt từ 69,93 - 72,95 %. Qua hình 4.1 còn cho ta thấy vịt TC ở năm đẻ thứ 2 tỷ lệ đẻ cộng dồn có xu hướng giảm chậm dần qua các tuần.
  57. 49 4.2.3. Khối lượng trứng Khối lượng trứng là chỉ tiêu để đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của gia cầm. Đối với trứng thương phẩm, thì khối lượng trứng là chỉ tiêu vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến thị hiếu của người tiêu dùng, người tiêu dùng thường ưa chuộng những quả trứng to. Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi, khối lượng. Kết quả theo dõi khối lượng trứng của vịt thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.4 Bảng 4.4. Khối lượng trứng vịt TC qua các tuần đẻ Khối lượng trứng (g) Tuần đẻ X m ± X Cv (%) 87 67,71 ± 0,60 8,95 90 66,56 ± 0,62 9,34 94 66,95 ± 0,74 11,01 97 69,80 ± 0,67 9,58 100 67,12 ± 0,57 8,49 104 66,76 ± 0,77 7,70 107 67,32 ± 0,55 8,19 Bình quân 67,03 ± 65 9,04 Kết quả bảng 4.4 cho thấy khối lượng trứng vịt TC nuôi tại Thái Nguyên là 67,03 g. Khi so với các giống vịt hướng trứng hiện đang nuôi phổ biến ở nước ta và một số vịt hướng trứng trên thế giới thì vịt TC có khối lượng trứng nhỉnh hơn, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2007) [19] về vịt Cỏ màu cánh sẻ có khối lượng trứng là 64,4 g; vịt Triết Giang của Trung Quốc có khối lượng trứng là 58,42 g (Trần Thanh Vân, 1998)[35].
  58. 50 4.2.4. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng Trong chăn nuôi vịt sinh sản TTTA/10 quả trứng là chỉ tiêu vừa có ý nghĩa kĩ thuật, vừa có ý nghĩa kinh tế. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng mà thông qua đó ta biết được chi phí thức ăn /1 đơn vị sản phẩm và hạch toán được hiệu quả của việc đầu tư, đánh giá được hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất trứng của giống vịt TC. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau 4.5. Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kg/10 quả) Tuần đẻ TTTA/10 quả trứng Tuần đẻ TTTA/ 10 quả trứng 85 1,95 97 1,95 86 1,81 98 1,92 87 1,81 99 1,86 88 1,82 100 1,80 89 1,96 101 1,86 90 2,10 102 1,81 91 2,41 103 1,78 92 2,60 104 1,75 93 2,55 105 1,68 94 2,55 106 1,77 95 2,30 107 1,76 96 2,00 108 1,79 Bình quân 1,98 kg/10 quả trứng Kết quả bảng 4.5 cho thấy vịt TC ở tuần đẻ 105 - 108 TTTA/10 trứng thấp nhất cũng là giai đoạn tỷ lệ đẻ và năng xuất trứng đạt cao nhất. Đây là mối tương quan nghịch, nếu năng suất trứng và tỷ lệ đẻ trong tuần cao thì TTTA/10 quả trứng thấp và ngược lại. Ở giai đoạn tuần 92 – 94 TTTA/10 trứng là cao nhất đạt 2,55 - 2,60 kg/10 quả. Theo dõi đến tuần đẻ thứ 108, trung bình TTTA/10 quả trứng là 1,98 kg.
  59. 51 Vịt TC có tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp hơn so với vịt Khaki Campbell có tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,31 - 2,40 kg và vịt CV2000 Layer tiêu tốn là 3,15 - 3,4 kg. Con lai giữa vịt CV2000 với vịt Cỏ cánh sẻ tiêu tốn thức ăn là 2,4 - 2,96 kg ( Doãn Văn Xuân, 2008) [32]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân (1998) [35] vịt Khaki Campbell nuôi nhốt trong vườn cây trong những tuần đẻ đầu dao động từ 5,00 kg tuần 1 và 1,56 kg ở tuần 7. So sánh với kết quả của Nguyễn Hồng Vĩ (2001) [38] với phương thức nuôi nhốt khô và nuôi nhốt có nước tắm là 2,16 kg và 2,23 thì vịt nuôi nhốt dưới vườn cây có kết quả thấp hơn 1,98 kg. 4.2.5. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng Tiêu thụ thức ăn/ vịt mái Tiêu thụ thức ăn/ vịt mái Tuần Tuần G/con/ G/con/ G/con/ G/con/ G cộng đẻ G cộng dồn đẻ ngày tuần ngày tuần dồn 85 143,81 1006,64 70173,78 97 132,78 929,49 81785,47 86 139,06 973,45 71147,23 98 134,62 942,31 82727,78 87 139,06 973,45 72120,68 99 134,62 942,31 83670,09 88 142,23 995,58 73116,25 100 132,78 929,49 84559,57 89 139,06 973,45 74089,71 101 134,62 942,31 85541,88 90 140,64 984,51 75074,22 102 134,51 941,56 86483,44 91 139,06 973,45 76047,67 103 134,51 941,56 87425 92 136,99 958,90 77006,56 104 134,51 941,56 88366,56 93 142,86 1000 78006,57 105 129,87 909,09 89275,65 94 138,78 971,43 78978 106 139,96 979,73 90255,38 95 133,67 935,67 79913,68 107 138,03 966,22 91221,59 96 134,62 942,31 80855,98 108 139,92 979,45 92201,05 TB 137,11 g/con/ngày 959,62 g/con/tuần
  60. 52 Là một chỉ tiêu mà thông qua đây ta có thể đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng, vịt cho ăn tự do, vịt hướng trứng có khả năng ăn càng nhiều giai đoạn đẻ thì cho năng suất trứng cao, kéo dài ổn định. Thức ăn sử dụng cho vịt đẻ là Jafa F620 có ME: 2750 kcal, CP: 19,0 %. Qua bảng 4.6 nhận thấy vịt TC tiêu thụ thức ăn ở mức độ trung bình. Mức tiêu thụ cao nhất là ở tuần 85 - 91 trung bình tiêu thụ 139 -143 g thức ăn. Bình quân trong 24 tuần theo dõi vịt đẻ, trung bình mỗi ngày vịt tiêu thụ hết 137,11 g/con/ngày, hết 959,62 g/con/tuần. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân (1998) [36] và Nguyễn Hồng Vĩ (2000) [38] trên vịt Khaki Campbell nuôi cạn, thả vườn là 143 g/con/ngày và 156,5 g/con/ngày. Nhận thấy vịt TC có khả năng thu nhận thức ăn thấp hơn vịt Khaki Campbell từ 9 – 22,5 g/con/ngày nhưng lại cho năng suất trứng thấp hơn. 4.2.6. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng của vịt TC Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng ở gia cầm là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng. Chỉ tiêu này biểu thị mức độ gây hại và sự tồn tại nhiều hay ít của các loại ký sinh trùng ký sinh ở đàn vịt TC nuôi tại Thái Nguyên. Qua bảng 4.7 chúng tôi có thể thấy được tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng có sự tương đương nhau qua 3 lần kiểm tra, tỷ lệ nhiễm trung bình là 41,67 %. Về cường độ nhiễm vịt chủ yếu nhiễm ở mức độ nhẹ và trung bình, nhiễm ít hơn ở mức độ nặng và rất ít mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng. Mức độ cảm nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi, sự mẫn cảm của từng giống vịt hay của từng cá thể vịt, sức đề kháng của từng ký chủ, mùa vụ, khả năng nhiễm một số lượng lớn hay nhỏ trứng có sức gây bệnh.
  61. 53 Bảng 4.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ký sinh trên vịt Tỷ lệ Cường độ nhiễm Số mẫu Số mẫu nhiễm kiểm tra nhiễm + ++ +++ ++++ (%) n % n % N % n % 40 19 47,5 11 57,89 6 31,58 2 10,53 1 5,26 40 14 35 7 50 4 28,57 3 21,43 - - 40 17 42,5 9 52,94 4 23,54 2 11,76 2 11,76 120 50 41,67 27 54 14 28 7 14 3 6 4.2.7. Tỷ lệ mắc ký sinh trùng theo loài ở vịt TC Để theo dõi xem vịt mắc những loại ký sinh trùng nào chúng tôi tiến hành xét nghiệm 120 mẫu phân vịt thấy một số mẫu nhiễm ghép ký sinh trùng, đa số các mẫu chỉ nhiễm một loại ký sinh trùng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc giun tròn theo loài ở vịt thí nghiệm Giun đũa Giun kim Tuần Số mẫu Số mẫu Mẫu Tỷ lệ Mẫu Tỷ lệ đẻ kiểm tra nhiễm nhiễm (%) nhiễm (%) 87 40 19 16 84,21 10 52,63 96 40 14 10 71,43 6 42,86 105 40 17 12 70,59 8 47,06 TB 120 50 38 76 24 48 Kết quả bảng 4.8 cho thấy vịt thí nghiệm mắc ký sinh trùng cao nhất là sán lá ruột. Trong 120 mẫu phân thì có 38 mẫu phân nhiễm giun đũa chiếm 76 %. Trong khi đó, số mẫu phân nhiễm giun kim chỉ có 24 mẫu chiếm 48 %. Ta
  62. 54 thấy tỷ lệ có sự chênh lệch, đó là do có một sỗ mẫu nhiêm ghép cả sán lá ruột và sán lá ở cơ quan sinh sản. Theo chúng tôi, có sự khác nhau đó là do trong vụ Đông - Xuân (từ tháng 11 năm trước đến tháng 05 năm sau) khí hậu miền Bắc nước ta có đặc điểm là chuyển mùa từ lạnh khô sang nóng ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ dao động là từ 15 – 31 0C. Theo tài liệu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [15], điều kiện thuận lợi cho trứng sán lá ruột phát triển là 17 – 39 0C, trong khi đó sự phát triển thành trứng có ấu trùng gây bệnh của sán lá ở cơ quan sinh sản còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt cao hơn sán lá ở cơ quan sinh sản. Tỷ lệ mắc ký sinh trùng theo loài được biểu hiện rõ hơn qua biểu đồ hình 4.2. Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc ký sinh trùng theo loài ở vịt TC
  63. 55 4.2.8. Tỷ lệ nhiễm ghép ký sinh trùng ở vịt TC Qua xét nghiệm 120 mẫu phân và bằng phương pháp số liệu. Chúng tôi đã xác định được mức độ nhiễm ghép ký sinh trùng trên vịt thí nghiệm, kết quả thu được ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn ở vịt thí nghiệm Tuần kiểm Mẫu 1 loài 2 loài Số lần Số mẫu tra nhiễm ký Tỷ lệ Tỷ lệ kiểm tra kiểm tra n n (tuần đẻ) sinh trùng (%) (%) 1 87 40 19 12 63,16 7 36,84 2 96 40 14 12 85,71 2 14,29 3 105 40 17 14 82,35 3 17,65 Tổng 120 50 38 76 12 24 Kết quả bảng 4.9 cho ta thấy vịt TC nuôi tại Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm ghép ký sinh trùng là khá thấp. Cụ thể trong 50 mẫu phân xét nghiệm có ký sinh trùng thì chỉ có 12 mẫu, tương đương với 24 % nhiễm ghép ký sinh trùng. Còn lại là mẫu phân nhiễm một loại ký sinh trùng chiếm tới 76 %. 4.2.9. Kết quả sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng của Levamisol Sau khi tìm ra tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên đàn vịt TC nuôi tại Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành dùng Levamisol để điều trị cho đàn vịt với phương thức trộn lẫn thức ăn để đưa thuốc vào cơ thể với liều lượng là 2,5g/kg TT. Sau khi dùng thuốc 7 ngày chúng tôi tiến hành xét nghiệm 40 mẫu phân kiểm tra được kết quả như bảng 4.10. Đồng thời mổ khám 20 con vịt để kiểm tra và thấy không còn ký sinh trùng ký sinh. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100 %.
  64. 56 Bảng 4.10. Kết quả xét nghiệm kiểm tra sau khi dùng thuốc Số mẫu không Tuần Số mẫu nhiễm ký Số lần Số mẫu nhiễm ký sinh kiểm tra sinh trùng kiểm tra kiểm tra trùng (tuần đẻ) N % n % 1 88 40 0 0 40 100 2 97 40 0 0 40 100 3 106 40 0 0 40 100 TB 120 0 0 120 100 4.2.10. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho đàn vịt TC nuôi thả vườn Theo Nguyễn Thị Lê và cs (2008) [15]: biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh ký sinh trùng cho vật nuôi là biện pháp phòng trừ tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng ở cả trong cơ thể ký chủ và ngoài môi trường. Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất quy trình phòng chống tổng hợp bệnh ký sinh trùng cho vịt gồm những biện pháp sau: 1. Tẩy giun tròn cho đàn vịt Để tẩy giun tròn cho đàn vịt ta sử dụng thuốc Levamisol. 2. Vệ sinh chuồng trại và vườn chăn thả Chuồng nuôi vịt phải khô ráo, sạch sẽ; nền chuồng có đệm lót khô ráo (đệm lót có thể là trấu hoặc mùn cưa) .
  65. 57 3. Định kỳ thay đệm lót, hàng ngày phải đảo đảo đệm lót, định kỳ hàng tuần quét don vệ sinh, mạng nhện xung quanh chuồng. Phân và chất độn chuồng cần ủ để diệt trứng các loài giun sán. 4. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng vịt, nhằm nâng cao sức đề kháng của vịt đối với bệnh tật, trong đó có bệnh ký sinh trùng vịt.
  66. 58 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu trên vịt TC chăn nuôi nhốt tại Thái Nguyên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Khả năng sản xuất Tỷ lệ đẻ bình quân trong 24 tuần theo dõi vịt đẻ năm đẻ thứ 2 là 70 %. FCR cho 10 trứng giống là 1,98 kg. Khối lượng trung bình trứng của vịt TC là 67 g. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng của vịt TC đều tương đối cao. - Khả năng của thuốc dùng tẩy ký sinh trùng (levamisol) cho đàn vịt thí nghiệm: Tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng ở vịt TC là ở mức trung bình 41,67 %. Tỷ lệ mắc ký sinh trùng theo loài: Tỷ lệ mắc giun đũa ở vịt TC là cao nhất nhưng với cường độ nhẹ. Tỷ lệ nhiễm ghép ký sinh trùng thấp chỉ chiếm 24 %, chủ yếu là nhiễm một loài ký sinh trùng duy nhất. Thuốc levamisol tẩy ký sinh trùng đạt kết quả tốt khi mổ khám, kiểm tra đạt 100 %. 5.2. Đề nghị Nghiên cứu ở các phương thức nuôi khác nhau với quy mô nhiều đàn hơn để có kết luận về sức sản xuất của giống vịt này khi nuôi ở Thái Nguyên, làm cơ sở cho phát triển vịt TC ra các địa phương có điều kiện tương tự .
  67. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Brandsch A., and Biilchel H. (1978) “Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở Gia Cầm”, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng Gia Cầm, Người dịch Nguyễn Chí Bảo, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 7, 129 – 191. 2. Nguyễn Văn Ban (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của vịt cỏ trắng, Khaki Ccampbell và con lai F1, nuôi chăn thả ở Thanh Liêm, Hà Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Bắc (2005), Nghiên cứu đặc điểm về khả năng sản xuất của vịt CV 2000 nuôi tại trại giống Vigova và một số nông hộ tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Dương (2008), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở vịt ở ba tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội. 5. Bùi Hữu Đoàn (2010), “Đánh giá khả năng sinh sản của vịt Triết Giang bố mẹ nuôi trong nông hộ ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”, Thông tin KHKT Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, số 6 – 2010, tr. 68 6. Lê Xuân Đồng (1994), Nghiên cứu một số đặc điểm của giống vịt Cỏ và khả năng nhân thuần 2 nhóm vịt Cỏ có màu lông trắng, cánh sẻ, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 7. Vũ Duy Giảng (1998), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, tr. 42
  68. 60 8. Đặng Vũ Hòa (2015), Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV Super M), Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội. 9. Hutt F. B. (1978), Di truyền học động vật, Bản dịch của Phan Cự Nhân, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 10. Nguyễn Hữu Hưng (2007), Giun sán ký sinh trên vịt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và thí nghiệm thuốc phòng trị một số loài giun sán chủ yếu, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. 11. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 130 – 133, 138 – 140. 12. Kushner K. F. (1974), “Cơ sở di truyền học của chọn giống gia cầm”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Dịch bởi Nguyễn Chí Bảo, số 141, tháng 3/1974, Phần thông tin Nông nghiệp nước ngoài, tr. 222 - 227. 13. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Văn Duy và Nguyễn Đức Trọng (2009), "Khả năng Sản xuất của các tổ hợp vịt lai: T15, T51, T46 Và T64", Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số 17, tr. 17. 14. Nguyễn Thị Kim Lan (2015), Giáo trình ký sinh trùng thú y (giáo trình dùng cho đào tạo bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 8 - 9, tr. 133, tr. 139 15. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc Cao học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 103 - 110. 16. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Văn Duy và Nguyễn Đức Trọng (2009), “Khả năng Sản xuất của các tổ hợp vịt lai: T15, T51, T46 Và T64”, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, tháng 4 năm 2009, Tr. 17. 17. Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp), Nxb Hà Nội, tr. 129 – 130.
  69. 61 18. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001), Thức ăn và dinh dưỡng Gia Cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu (2007),"Chọn lọc ổn định năng suất trứng của dòng vịt Cỏ C1", Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi - năm 2007, tr. 339. 20. Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu (2006), "Nghiên cứu Chọn lọc nâng cao năng suất trứng để tạo dòng vịt Khaiki Campell", Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi Quốc Gia năm 2005, Hà Nội. 21. Nguyễn Công Quốc, Dương Xuân Tuyển, Đinh Công Tiến, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Văn Diện, Nguyễn Ngọc Huân (1995), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của giống vịt Khaki Campbell tại các tỉnh phía nam”, Báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học CNTY toàn quốc, Hà Nội, tr. 171 – 175. 22. Robests (1998), Di truyền động vật, Dịch bởi Phan Xuân Cự, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội, tr. 242. 23. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình (1985), Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuất và chất lượng trứng của thịt gà Ri, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969 – 1984, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 100 – 107. 24. Nguyễn Văn Thiện(1995), Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Lê Xuân Thọ, Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu (2006) “Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất của cặp lai CV 2000 Layer với Khaki Campbell nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên và vùng phụ cận”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi Vịt (1980 – 2005), Viện chăn nuôi quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 131 – 139. 26. Dương Công Thuận, (1995), Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi, gà gia đình, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  70. 62 27. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Xuân, Lê Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng và Vũ Anh Bình (2008), “Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông bà Super Heavy nhập nội”, Thông báo KHKT Chăn nuôi 2008, Viện Chăn nuôi, tr. 156 – 165. 28. Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Thị Bạch Yến, Nguyễn Song Hoan, Phạm Văn Trượng, Lương Tất Nhợ, Mai Thị Lan, Trần Thanh Vân, Lê Xuân Thọ, Nguyễn Hồng Vĩ, Võ Thanh Thiên (1996), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Khaki Campbell nuôi tại Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi vịt (1981- 1996), Nxb Nông Nghiệp. 29. Hoàng Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ (1996), "Quy trình chăn nuôi vịt Khaki Campbell", Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan, Hà Nội, tr. 50. 30. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Đăng Vang (1997), "So sánh một số chỉ tiêu năng suất của Vịt Cv-Super M dòng Ông, dòng Bà của 2 Phương thức nuôi khô và nước", Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981-1996), Hà Nội, tr. 47 – 49. 31. Nguyễn Đức Trọng (1998), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng vịt Cv-Super M dòng ông, dòng bà ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. 32. Nguyễn Đức Trọng, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Văn Duy, Phạm Văn Chung, Lương Thị Bột (2008), "Khả năng sản xuất của vịt CV Super M3 Super Heavy (SM3SH)", Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, Hà Nội, tr. 149. 33. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Vui, Nguyễn Thị Minh, Hồ Khắc Oánh (2009), “Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Triết Giang”, Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, tr. 132.