Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính đến năm 2019 tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

pdf 62 trang thiennha21 19/04/2022 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính đến năm 2019 tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_dang_ky_cap_giay_chung_nhan_va_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính đến năm 2019 tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ YẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ , CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ĐẾN NĂM 2019 TẠI XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ YẾN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ , CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ĐẾN NĂM 2019 TẠI XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K47 – QLĐĐ – N03 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.s ĐỖ SƠN TÙNG Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyên tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo. Đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Quản Lý Tài Nguyên đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành làm hành trang cho em vững bước sau này. Với lòng cảm ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường nói chung và khoa Quản Lý Đất Đai nói riêng. Đặc biệt để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực học hỏi không ngừng của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ hết sức nhiệt tình của Thầy – Th.S Đỗ Sơn Tùng và các thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trung Tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi Trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên. Em cũng xin trân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Khe Mo đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận này. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Đây là những kiến thức cần thiết cho công việc của em sau này. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo, các cán bộ trong Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, gia đình bạn bè luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong công tác và cuộc sống. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Yến
  4. ii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính của Việt Nam 4 2.2. Vai trò của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính 5 2.3. Cơ sở pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính 6 2.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật 6 2.3.2. Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật 8 2.4. Đăng ký quyền sử dụng đất 11 2.4.1. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu: 12 2.4.2. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất: 12 2.4.3. Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất 13 2.4.4. Người chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất 14 2.5. Cấp giấy chứng nhận 14 2.5.1. Giấy chứng nhận 14 2.5.2. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận 15 2.5.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận 15 2.5.4. Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận 17 2.6. Hồ sơ địa chính 21 2.6.1. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính 22 2.6.2. Hồ sơ địa chính dạng giấy 22 2.6.3. Hồ sơ địa chính dạng số 24 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
  5. iii 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu 28 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu 28 3.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 28 3.3.3. Phương pháp so sánh 28 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khe Mo 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên – môi trường 29 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30 4.1.3. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng đất xã Khe Mo 31 4.2. Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận của xã Khe Mo. 35 4.2.1. Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đất ở 35 4.2.2. Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo 38 4.3. Kết quả lập hồ sơ địa chính tại xã Khe Mo - Huyện Đồng Hỷ 39 4.4. Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính xã Khe Mo 40 4.4.1. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận 40 4.4.2. Công tác quản lý hồ sơ địa chính 45 4.4.3. Những thuận lợi trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính của xã Khe Mo 47 4.4.4. Những khó khăn trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính của xã Khe Mo. 48 4.5. Đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn và đẩy nhanh tiến độ 49 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐKĐĐ Đăng ký đất đai ĐKQSDĐ Đăng ký quyền sử dụng đất GCN Giấy chứng nhận HGĐ Hộ gia đình HSĐC Hồ sơ địa chính NĐ Nghị định TP Thành phố TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VP ĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, 18 Bảng 2.2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở 19 Bảng 2.3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, 20 Bảng 2.4 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo 21 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của xã Khe Mo 32 Bảng 4.3: Kết quả đăng ký đất ở đến năm 2019 36 Bảng 4.4: Kết quả cấp GCN đất ở đến năm 2019 37 Bảng 4.5. Kết quả đăng ký, cấp GCN cho các tổ chức 38 Bảng 4.6: Kết quả lập HSĐC Xã Khe Mo đến năm 2019 39 Bảng 4.7: Phân loại các trường hợp chưa được cấp GCN đất ở 42
  8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 15 Hình 4.1: Số hộ đăng ký, cấp giấy chứng nhận đến năm 2019 41 Hình 4.2: Phân loại các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCN đất ở 43 Hình 4.3: Cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức 45 Hình 4.4: Thống kê số lượng HSĐC 46
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, là nguồn gốc của mọi tài sản vật chất của con người. Dựa vào đất chúng ta có lương thực, thực phẩm, trang phục, khoáng sản, năng lượng, nguyên vật liệu, mặt bằng để xây dựng nhà ở Để có đất sử dụng cho các mục đích khác nhau thì sự phân bố và sử dụng hợp lý quỹ đất chính là chìa khóa cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con người. Vấn đề quản lý và sử dụng đất càng trở lên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng do hoạt động của con người. Hiện nay công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính đang trở nên phức tạp và quan trọng. Thực tế, đất đai có hạn về diện tích trong khi nhu cầu về đất thì lại tăng lên không ngừng đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang phát huy tối đa sức mạnh sau khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) để hội nhập chung với xu thế hội nhập toàn cầu. Việt nam đang trở thành một nền kinh tế lớn trên thế giới. Đặc biệt, trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự hình thành các đô thị lớn, siêu đô thị, các đô thị thông minh thì công tác quản lí nhà nước về đất đai ngày càng phức tạp đòi hỏi công tác đăng kí cấp GCNQSDĐ phải được nâng cao hơn nữa. Thực trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai vẫn xảy ra phổ biến do việc cấp đổi việc chuyển quyền sử dụng đất vẫn thiếu sót. Đây là sự thất thoát lớn về tài chính cho ngân sách Nhà nước. Nguồn thu tiền sử dụng đất đang mang lại cho Nhà nước một nguồn tài chính rất lớn. Nếu làm tốt công tác quản lí nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy CNQSDĐ nói riêng là cơ sở để tái xây dựng lại các đô thị theo xu hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên cũng chính những yếu tố này đã làm cho quan
  10. 2 hệ đất đai ngày càng phức tạp, đất đai luôn biến động và việc quản lý sử dụng đất cũng có nhiều bất cập. Việc thực hiện nội dung đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính ở các địa phương thường gặp nhiều khó khăn. Xã Khe Mo với những đặc điểm địa lý và tự nhiên có nhiều thuận lợi, quỹ đất còn khá dồi dào so với các xã phường trong thành phố Thái Nguyên cũng như trung tâm huyện Đồng Hỷ đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhiều hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại đang phát triển rầm rộ không ngừng. Đặc biệt trong những năm trở lại đây, việc phát triển rừng sản xuất nhất là cây Keo đã mang lại sinh kế lớn cho người dân nơi đây. Chính vì vậy đất đai càng có giá trị. Bên cạnh đó là sự mở rộng không gian đô thị của thành phố Thái Nguyên đã đẩy trung tâm của huyện Đồng Hỷ đến sát xã Khe Mo làm biến động địa giới hành chính. Sự đô thị hóa được đẩy mạnh hơn. Sự phát triển đó đã đem lại nhiều thách thức cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện cũng như xã Khe Mo. Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sự giúp đỡ của Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên và Môi Trường - Tỉnh Thái Nguyên cùng sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Đỗ Sơn Tùng - Giảng viên chính Khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính đến năm 2019 tại xã Khe Mo, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính đến năm 2019 tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh và
  11. 3 nâng cao chất lượng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Khe Mo trong thời gian tới. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác kê khai cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính của Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ngày 15/08/2013: tính đến ngày 30/6/2013, cả nước đã cấp được 36,000 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,12 triệu ha, đạt 83,2% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nước, tăng 2,0% so với năm 2012. Đến nay, cả nước có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất chính (đạt từ 85-100 % diện tích) gồm Bình Dương, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Trị, Hậu Giang, Cần Thơ; ngoài ra còn có 10 tỉnh khác cơ bản hoàn thành ở hầu hết các loại đất chính gồm Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình, Đà Nẵng, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Song cũng còn nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp giấy chứng nhận ở nhiều loại đất chính còn đạt thấp (dưới 70% diện tích cần cấp), đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Nông. Về tình hình cấp giấy chứng nhận các loại đất chính như sau: [1] - Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 4.211.800 giấy với diện tích 106.200 ha, đạt 80,3%. Đã có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85%, trong đó 10 tỉnh đạt thấp dưới 70%. - Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 11.510.000 giấy với diện tích 465.900 ha, đạt 85,0%. Có 35 tỉnh đạt trên 85%, còn 28 tỉnh đạt dưới 85%; trong đó có 9 tỉnh đạt thấp dưới 70%. - Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 182.131 giấy với diện tích 483.730 ha, đạt 64,0%. Có 19 tỉnh đạt trên 85%; còn 44 tỉnh đạt dưới 85%;
  13. 5 trong đó có 16 tỉnh đạt dưới 50%. - Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 17.367.400 giấy với diện tích 8.147.100 ha, đạt 82,9%. Còn 33 tỉnh đạt trên 85%, có 30 tỉnh đạt dưới 85%; trong đó có 12 tỉnh đạt dưới 70%. - Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.709.900 giấy với diện tích 10.357.400 ha, đạt 86,1%. Có 20 tỉnh đạt trên 85%, có 41 tỉnh cấp đạt dưới 85%; trong đó có 25 tỉnh đạt dưới 70%. Hiện có gần 5,4 triệu thửa đất còn tồn đọng, chưa được cấp GCN, tương đương 2,1 triệu ha. Hai thành phố là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có tồn đọng lớn cả đối với thửa đất và đối với các căn hộ thuộc các dự án phát triển nhà ở. Trong đó Hà Nội là 168.000 thửa đất và khoảng 500 nghìn căn hộ; TP.Hồ Chí Minh là 311.000 thửa đất và căn hộ. Đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 49 tỉnh, thành phố và 90 quận, huyện; một số tỉnh, huyện cơ bản đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả, tích cực cho công tác quản lý đất đai. (Nguồn: Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) [1] 2.2. Vai trò của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính Đối với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nội lực để phát triển đất nước, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt là tư liệu sản xuất không gì thay thế được trong nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế tài nguyên đất lại có hạn về diện tích và cố định trong không gian trong khi nhu cầu về đất đai ngày càng tăng lên. Do vậy bất kỳ quốc gia nào cũng đặt nhiệm vụ quản lý đấy đai lên hàng đầu. [2] Đối với nước ta, những năm gần đây thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với đó là tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh và sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu đất ở và đất sản xuất gia tăng gây sức ép lớn đến quỹ đất nông nghiệp nói riêng là quỹ đất đai nói chung. Vì vậy mà công tác quản lý đất đai luôn được nhà nước quan tâm. Trong các nội dung quản lý nhà nước về đất
  14. 6 đai, công tác đăng ký cấp GCN và lập HSĐC giữ vai trò vô cùng quan trọng. [2] Công tác đăng ký, cấp GCN và lập HSĐC là một công cụ để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng cũng như lợi ích của người dân. Tuy nhiên trong những bối cảnh nhất định nó cũng gặp những khó khăn trên cả phương diện chủ quan lẫn khách quan. [2] Đối với Nhà nước và xã hội việc cấp GCN, lập HSĐC đem lại những lợi ích đáng kể như: - Cung cấp tư liệu phục vụ các chương trình cải cách đất đai trong đó bản thân việc triển khai một hệ thống đăng kí đất đai cũng là một hệ thống pháp luật; - Giám sát việc giao dịch về đất đai; - Phục vụ việc thu thuế sử dụng đất, thuế tài sarnn thuế sản xuất nông nghiệp, lệ phí trước bạ Đối với công dân, việc cấp GCN và lập HSĐC đem lại những lợi ích như: - Tăng cường sự an toàn về chủ quyền đối với thửa đất; - Khuyến khích chủ sử dụng đầu tư vào đất đai; - Mở rộng khả năng vay vốn; - Hỗ trợ các giao dịch về đât đai; - Giảm tranh chấp đất đai. Với những lợi ích trên cho thấy công tác cấp GCN, đăng ký biến động và lập HSĐC là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. 2.3. Cơ sở pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính 2.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống chính sách đất đai chặt chẽ nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên phạm vi cả nước. [4]
  15. 7 Tháng 11/1953, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V đã nhất trí thông qua Cương lĩnh cải cách ruộng đất. Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu ”người cày có ruộng”. (Nguồn: Hội Nghị ban chấp hành Trung Ương) [4] Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 quy định ba hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Tháng 4/1975 đất nước thống nhất, cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã thực hiện kiểm kê, thống kê đất đai trong cả nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 169/ QĐ-CP ngày 20/06/1977 để thực hiện nội dung đó. [4] Năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời khẳng định ” Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm ” [4] Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, ngày 08/01/1988, Luật đất đai đầu tiên ra đời. Tại Điều 9 của Luật này nêu rõ: ” Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý HSĐC, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê” là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Công tác đăng ký đất đai vẫn được triển khai thực hiện trên tinh thần của chỉ thị 299/TTg năm 1980. [4] Luật Đất đai 1993 ra đời ngày 14/07/1993 đã đánh dấu một bước quan trọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi quan trọng như: Đất đai được khẳng định là có giá trị, ruộng đất nông nghiệp được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân, người được Nhà nước giao quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất Song quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 1993 đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2004, trong đó quy định các vấn
  16. 8 đề mang tính nguyên tắc về GCN; các TH được cấp GCN, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp GCN; lập HSĐC và về việc xác định diện tích đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở; trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để cấp GCN. 2.3.2. Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: * Thời kỳ từ luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 ra đời: Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. [1] Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005. [1] Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về GCN. [2] Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. [4] Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN. [4] Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. [2] Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. [3] Thông tư 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó hướng dẫn cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa. [2]
  17. 9 Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. [2] Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. [4] Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. [4] Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [4] Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [2] * Từ khi luật đất đai 2013 ra đời đến nay: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành. [4] - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. [4] - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. [4] - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. [4] - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. [4]
  18. 10 - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. [4] - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [2] - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. [2] - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. [2] - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. [2] * Các văn bản dưới luật ở các cấp tại tỉnh Thái Nguyên - Chỉ thị 17/2011/CT-UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [6] - Quyết định 06/2011/QĐ-UBND ngày 10/2/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [6] - Hướng dẫn số 67/HD-STNMT ngày 31/10/2011 của sở TN & MT về việc thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính. [6] - Quyết định 13/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về cấp, GCNQSD đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [6] - Ngày 30/12/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. [6]
  19. 11 - Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT hướng dẫn quyết định 755/QĐ-TTg phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. [6] - Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về đăng kí đất đai,tài sản gắn liền với đất;cấp GCNQSD đất,quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;Đăng kí biến động sử dụng đất,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [6] Các văn bản trên đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn, bổ xung và hoàn thành hệ thống luật đất đai, làm cho công tác đăng kí đất đai, cấp GCNQSD đất ở các cấp vừa chặt chẽ, vừa thể hiện tính khoa học cao. [6] Cũng qua đây cho thấy chính sách đất đai luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường trong khi đó đất đai lại có hạn. Việc đẩy mạnh và sớm hoàn thành đăng kí đất đai, nhất là cấp GCNQSD đất góp phần giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. [6] 2.4. Đăng ký quyền sử dụng đất ĐKQSDĐ là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất); là việc ghi nhận về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất xác định vào HSĐC và cấp GCN cho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất đồng thời nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; là cơ sở để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. ĐKQSDĐ có hai loại, đó là ĐKQSDĐ lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
  20. 12 2.4.1. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu: Là đăng ký được thực hiện trong trường hợp người sử dụng đất chưa kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và chưa được cấp GCN, được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất. 2. Người đang sử dụng đất mà các thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận. 2.4.2. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất: Là đăng ký được thực hiện đối với người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thay đổi về sử dụng đất với những trường hợp: 1. Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; 2. Hình thành thửa đất mới trong trường hợp chuyển mục đích một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, tách thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép; 3. Thay đổi hình dạng, kích thước thửa đất theo quy định của pháp luật; 4. Thay đổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính; 5. GCN cấp đã bị hư hỏng hoặc bị mất; 6. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp đổi GCN đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Riêng trường hợp người thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, nhận khoán của các tổ chức, thuê hoặc mượn đất của người khác để sử dụng và trường hợp tổ chức, thuê hoặc mượn đất của người khác để sử dụng và trường hợp tổ chức, cộng đồng dân cư được giao đất để quản lý thì không thực hiện đăng ký QSDĐ. Đăng ký biến động với người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ được xác nhận thay đổi vào GCN đã cấp trong các trường hợp: - Khi người sử dụng, chủ sở hữu tài sản thực hiện thế chấp, góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới; - Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
  21. 13 - Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Thay đổi nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện; - Các trường hợp thay đổi: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được phép đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở, người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào GCN đã cấp; thay đổi về nhà ở và công trình xây dựng trên đất; thay đổi diện tích, nguồn gốc, hồ sơ giao rừng sản xuất; đính chính nội dung ghi trên GCN không đề nghị cấp GCN mới. 2.4.3. Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất - Người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất là người đang sử dụng đất và là người có quan hệ trực tiếp đối với Nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Người sử dụng đất phải thực hiện ĐK (theo Điều 9 và 107 Luật đất đai 2003) bao gồm: + Các tổ chức trong nước; + Hộ gia đình cá nhân trong nước; + Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (đối với đất nông nghiệp và công trình tín ngưỡng); + Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; + Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (ĐK theo tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam). - Các đối tượng sử dụng đất này thực hiện đăng ký trong các trường hợp : + Người sử dụng đất chưa được cấp GCN; + Người sử dụng đất đã có GCN được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đíhc sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất; + Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai cửa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. Riêng đối với trường hợp: Người thuê đất nông nghiệp dành cho mục đích
  22. 14 công ích, đất nhận khoán của tổ chức , cộng đồng dân cư được giao đất quản lý thì không thực hiện ĐKQSDĐ. 2.4.4. Người chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 181 người chịu trách nhiêm thực hiện đăng ký gồm có: - Người đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài sử dụng đất; - Thủ trưởng đơn vị quốc phòng, an ninh (tại Khoản 3 Điều 81/NĐ); - Chủ tịch UBND cấp xã đối với đất do UBND cấp xã sử dụng; - Chủ hộ gia đình sử dụng; - Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất; - Người đại diện cộng đồng dân cư sử dụng đất được UBND cấp xã chứng thực. - Người đứng đầu cơ sở tôn giáo sử dụng đất. Những người chịu trách nhiệm đăng ký đều có thể ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật. 2.5. Cấp giấy chứng nhận 2.5.1. Giấy chứng nhận Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; [1] - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; [1]
  23. 15 - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";[1] - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. [1] Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.5.2. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận như sau: 1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này.
  24. 16 b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành. c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ. d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất. e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có. k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. 2.5.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (Được quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013) - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; - UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt
  25. 17 Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp trong một số trường hợp cụ thể. Điều kiện được ủy quyền cấp GCN được quy định theo Điều 56 Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004. 2.5.4. Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận Thủ tục hành chính nói chung và thủ tục trong công tác quản lý đất đai nói riêng là phương tiện quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Trong các thủ tục đó, thủ tục đăng ký cấp GCN đã ngày càng được các cơ quan chuyên môn cố gắng sửa đổi các thủ tục rườm rà, không cần thiết để công tác đăng ký cấp GCN ngày càng nhanh chóng, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức đăng ký, cấp GCN hiện nay được áp dụng đối với từng đối tượng như sau:
  26. 18 Bảng 2.1 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân hợp thức quyền sử dụng đất Thời STT Cơ quan thực hiện Nội dung gian 1 UBND xã, thị trấn - Thẩm tra hồ sơ và xác nhận vào đơn xin cấp GCN, thưc hiện công bố công khai kết quả - Gửi hồ sơ đến VP ĐKQSD đất cấp huyện, 15 ngày TP. 2 VP ĐKQSD đất cấp - Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp huyện GCN; - Trích lục hoặc trích đo thửa đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCN; - Gửi 01 bộ hồ sơ tới cơ quan thuế . 02 ngày 3 Cơ quan thuế Thông báo cho hộ gia đình, cá nhân nộp 03 ngày thuế . 4 Hộ gia đình, cá nhân Liên hệ cơ quan thuế để nộp thuế. 5 VP ĐKQSD đất cấp Nhận hồ sơ thu thuế và chuyển toàn bộ hồ huyện sơ gốc tới Phòng Tài nguyên và Môi 02 ngày trường. 6 Phòng TN & MT Kiểm tra hồ sơ, ghi ý kiến vào đơn xin cấp GCNQSD đất, làm thủ tục trình UBND cấp huyện quyết định cấp GCNQSD đất. 05 ngày 7 UBND huyện Kiểm tra hồ sơ ký GCNQSD đất, chuyển hồ sơ tới Phòng TN & MT. 05 ngày 8 Phòng TN & MT Hoàn thành thủ tục, đóng dấu, vào sổ sách, chuyển hồ sơ cho VP ĐKQSD đất cấp huyện, hoặc UBND xã, thị trấn để trao cho người sử dụng. 9 VP ĐKQSD đất Hoàn thành thủ tục và trả kết quả. 10 Hộ gia đình, cá nhân Trả phí, lệ phí và nhận kết quả. (Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuât Tài Nguyên Và Môi Trường) [10]
  27. 19 Bảng 2.2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở STT Cơ quan thực hiện Nội dung Thời gian 1 Tổ chức đã thực - Nộp hồ sơ thay người trúng đấu giá. hiện việc đấu giá QSD 2 VP ĐKQSD đất cấp - Thẩm tra hồ sơ và xác nhận vào đơn 05 ngày huyện xin cấp GCN - Trích lục hoặc trích đo thửa đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCN - Gửi 01 bộ hồ sơ tới cơ quan thuế. 02 ngày 3 Cơ quan thuế Thông báo cho hộ gia đình, cá nhân nộp thuế. 03 ngày 4 Hộ gia đình, cá Liên hệ cơ quan để nộp thuế. nhân 5 Phòng TN & MT Phòng TN & MT trình UBND cùng cấp ký GCN QSD đất và gửi cho Văn phòng ĐK QSD đất trực thuộc để trao 10 ngày cho người trúng đấu giá. 6 UBND huyện Kiểm tra hồ sơ ký GCNQSD đất, chuyển hồ sơ tới Phòng TN & MT . 05 ngày 7 Phòng TN & MT Hoàn thành thủ tục, đóng dấu, vào sổ sách, chuyển hồ sơ cho VP ĐKQSD đất cấp huyện, hoặc UBND xã, thị trấn để trao cho người sử dụng. 8 VP ĐKQSD đất Hoàn thành thủ tục và trả kết quả. 9 Hộ gia đình, cá Trả phí, lệ phí và nhận kết quả. nhân (Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuât Tài Nguyên Và Môi Trường) [10]
  28. 20 Bảng 2.3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân được giao đất và thuê đất Thời STT Cơ quan thực hiện Nội dung gian 1 UBND xã, thị trấn - Niêm yết công khai danh sách các trường 15 ngày hợp được giao đất (cho thuê đất). 2 VP ĐKQSD đất cấp - Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin giao huyện đất (cho thuê đất) - Trích lục hoặc trích đo thửa đất đối với trường hợp đủ điều kiện giao đất - Gửi 01 bộ hồ sơ tới cơ quan thuế. 2 ngày 3 Cơ quan thuế Thông báo cho hộ gia đình, cá nhân nộp thuế. 3 ngày 4 Hộ gia đình, cá nhân Liên hệ cơ quan thuế để nộp thuế 5 Phòng TN & MT Kiểm tra hồ sơ, ghi ý kiến vào đơn xin giao đất (cho thuê đất), làm thủ tục trình UBND cấp huyện quyết định giao đất (cho thuê đất) và cấp GCNQSD đất. 6 UBND cấp huyện Kiểm tra hồ sơ, ký GCNQSD đất, chuyển hồ 5 ngày sơ tới phòng TN & MT. 7 Phòng TN & MT Hoàn thành thủ tục, đóng dấu, vào sổ sách, chuyển hồ sơ cho VP ĐKQSD đất cấp huyện, hoặc UBND xã, thị trấn để trao cho người sử dụng. 8 VP ĐKQSD đất Hoàn thành thủ tục và trả kết quả. 9 Hộ gia đình, cá nhân Trả phí, lệ phí và nhận kết quả. 10 UBND cấp xã Căn cứ vào quyết định giao đất (cho thuê đất), tổ chức bàn giao đất trên thực địa. (Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuât Tài Nguyên Và Môi Trường) [10] (Ghi chú: Thời gian thực hiện các công việc quy định tại VP ĐKQSD đất cấp huyện và Phòng TN & MT không quá bốn mươi (40) ngày làm việc)
  29. 21 Bảng 2.4 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo STT Cơ quan thực hiện Nội dung Thời gian 1 - Xem xét tiếp nhận hồ sơ, ghi biên nhận - Thẩm tra hồ sơ, xác minh hiện trạng 15 tới 20 ngày VP ĐKQSDĐ sử dụng đất của tổ chức, CSTG theo báo cáo rà soát, nếu đủ điều kiện thì trích lục hoặc trích đo thửa đất - Chuyển hồ sơ đến Sở TN & MT 2 - Ghi ý kiến vào đơn xin cấp GCN đất 05 ngày Sở TN & MT làm thủ tục trình hồ sơ đến UBND cấp Tỉnh. 3 Xem xét ký cấp GCN đất chuyển hồ UBND Tỉnh 03 ngày sơ tới Sở TN & MT. 4 Hoàn thành thủ tục đóng dấu, vào sổ 02 ngày Sở TN & MT sách, chỉnh lý GCN, chuyển toàn bộ hồ sơ cho VPĐK. 5 VP ĐKQSD đất Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế 02 ngày 6 Thông báo cho tổ chức sử dụng đất Cơ quan thuế 03 ngày nộp nghĩa vụ thuế . 7 Tổ chức, CSTG Liên hệ cơ quan thuế để nộp thuế. 8 - Thu phí và lệ phí VP ĐKQSDĐ - Hoàn tất thủ tục và trả kết quả 9 Tổ chức, CSTG Trả phí, lệ phí và nhận kết quả. (Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuât Tài Nguyên Và Môi Trường) [10] 2.6. Hồ sơ địa chính Theo Thông tư số 09/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC thì HSĐC được quy định là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội,
  30. 22 pháp lý của đất đai được thực thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, ĐKĐĐ và cấp GCN. Các tài liệu trong HSĐC bao gồm: Bản đồ địa chính; sổ địa chính, sổ mục kê; sổ theo dõi biến động và bản lưu GCN (nếu có). Hồ sơ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý. Theo quy định hiện hành HSĐC có 2 dạng là HSĐC dạng số và HSĐC dạng giấy. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng HSĐC dạng số vẫn phải duy trì HSĐC dạng giấy. Nội dung HSĐC bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây: - Số hiệu, kính thước, hình thể, diện tích, vị trí; - Người sử dụng thửa đất; người sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng; - Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện; - GCN, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất; - Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan; 2.6.1. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính - Lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; - Lập và chỉnh lý biến động cho từng thửa đất theo đúng trình tự thủ tục quy định; - HSĐC phải đảm bảo độ chính xác, thống nhất giữa các tài liệu sau: + Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai; + Giữa bản gốc và các bản sao của HSĐC; + Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất. 2.6.2. Hồ sơ địa chính dạng giấy Các tài liệu của HSĐC dạng giấy bao gồm: Bản đồ địa chính hoặc các loại bản đồ khác, sơ đồ, trích đo địa chính thửa đất được sử dụng để cấp GCN; Sổ địa chính (Mẫu 01/ĐK); Sổ mục kê đất đai (Mẫu 02/ĐK); Sổ theo dõi biến động đất đai (Mẫu 03/ĐK).
  31. 23 2.6.2.1. Bản đồ địa chính Là bản đồ thể hiện các yếu tố tự nhiên của thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan đến sử dụng đất, được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Nội dung của bản đồ địa chính thể hiện các loại thông tin sau: + Thông tin về thửa đất: Vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích mục đích sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; + Thông tin về hệ thống thủy văn: Sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hệ thống thủy lợi gồm công trình dẫn nước, đê, đập, cống; + Thông tin về đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, cầu; + Đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ; + Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. 2.6.2.2. Sổ mục kê đất đai Là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên bản đồ. Mục đích lập sổ là để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, thống kê và kiểm kê đất đai. Sổ lập trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính. - Nguyên tắc lập sổ: + Sổ được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã; + Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu tờ bản đồ đã đo vẽ; + Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự số hiệu thửa đất; ghi hết các thửa đất thì để cách số trang bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến; sau đó mới vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo. 2.6.2.3. Sổ địa chính Là sổ ghi về người sử dụng đất và các thông tin về thửa đất đã được cấp GCN của người đó. Mục đích lập sổ để cung cấp các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Nội dung các thông tin về người sử dụng đất và thửa
  32. 24 đất và thửa đất được ghi theo nội dung ghi trên GCN. 2.6.2.4. Sổ theo dõi biến động đất đai Là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính. Mục đích lập sổ để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất, làm cơ sở để thống kê diện tích đất đai hằng năm. Nội dung các thông tin ghi vào sổ mục kê được ghi theo nội dung đã được chỉnh lý trên sổ địa chính. 2.6.2.5. Lập và quản lý HSĐC - Trách nhiệm lập HSĐC + Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc lập HSĐC; + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai việc lập HSĐC gốc và làm 02 bản sao gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp xã. - Trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật HSĐC + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉnh lý, cập nhật HSĐC gốc; + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn chỉnh lý, cập nhật bản sao HSĐC; - Trách nhiệm quản lý HSĐC + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý HSĐC gốc và các tài liệu có liên quan; + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quản lý bản sao HSĐC và các tài liệu có liên quan; + UBND xã, phường, thị trấn quản lý bản sao HSĐC; bản trích sao HSĐC đã được chỉnh lý, cập nhật và các giấy tờ kèm theo do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường gửi đến để chỉnh lý, cập nhật bản sao HSĐC. 2.6.3. Hồ sơ địa chính dạng số HSĐC dạng số là hệ thống thông tin được lập trên máy vi tính chứa toàn bộ thông tin về nội dung của HSĐC (Được gọi là cơ sở dữ liệu địa chính).
  33. 25 HSĐC dạng số khi lập phải đảm bảo các điều kiện sau: - Chỉnh lý, cập nhật được nội dung thông tin của bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai; -Từ hệ thống thông tin trên máy vi tính in ra được các tài liệu sau: + Bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai; + Trích lục hoặc trích đo, trích sao HSĐC của thửa đất hoặc nhóm thửa liền kề; + GCN theo Luật Đất đai năm 2013; - Tra cứu theo mã thửa đất, tên người sử dụng đất trong vùng dữ liệu sổ và tìm được thửa đất trong vùng dữ liệu bản đồ địa chính; - Từ mã thửa đất trong vùng dữ liệu bản đồ địa chính tìm được thửa đất và người sử dụng đất trong vùng dữ liệu sổ mục kê đất đai và sổ địa chính; - Tìm được đầy đủ các thông tin về thửa đất và người sử dụng đất; - Dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; Việc lập, quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai bao gồm những công việc sau: - Lập cơ sở dữ liệu từ hệ thống HSĐC trên giấy gồm: Lập bản đồ địa chính số hoặc số hóa bản đồ địa chính và cập nhật thông tin thửa đất từ GCN hoặc sổ địa chính, chúng được kết nối bằng mã thửa đất; - Tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu bằng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu được chọn phù hợp với chức năng quản lý hệ thống thông tin đất; - Lựa chọn các phần mềm ứng dụng phù hợp để xử lý, tìm kiếm, thống kê, tổng hợp, phân tích thông tin đất đai phục vụ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin đất đai; - Tố chức kết nối hệ thống thông tin đất đai của địa phương với: Mạng thông tin quản lý hành chính của địa phương, mạng thông tin đất đai quốc gia, mạng thông tin chuyên ngành như: Về đầu tư, giá đất, bất động sản, thuế, ngân
  34. 26 hàng HSĐC dạng số do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm lập, chỉnh lý, quản lý và cung cấp HSĐC dạng số để thay thế bản sao HSĐC trên giấy cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã.
  35. 27 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã Khe Mo gồm: + Các đối tượng được cấp GCNQSDĐ: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. + Các đối tượng GCNQSDĐ: Tổ chức, cơ sở tôn giáo. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện trong ranh giới hành chính xã Khe Mo – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện với kết quả cấp đăng ký cấp GCN từ 08/01/2019 đến hết 17 tháng 05 năm 2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khe Mo. + Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường + Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - Kết quả công tác đăng ký, cấp GCN đất ở - Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo - Kết quả lập HSĐC của xã Khe Mo - Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập HSĐC xã Khe Mo.
  36. 28 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính tại Phòng Tài nguyên và Môi Trường của huyện Đồng Hỷ. 3.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Thống kê, tổng hợp các số liệu thu thập được từ đó làm rõ thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính. Thực hiện phân tích kết quả thu được để làm rõ những tồn tại trong quá trình thực hiện tại địa phương, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá. 3.3.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này nhằm thấy được những sự khác biệt từ các số liệu tổng hợp được từ đó đưa ra nhận xét đánh giá một cách khoa học.
  37. 29 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khe Mo 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên – môi trường 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Khe Mo là một xã khó khăn của huyện Đồng Hỷ, có đường ĐT 269D đi qua, cách trung tâm huyện 8Km về phía Đông Bắc. Xã có tổng diện tích tự nhiên: 3016,6ha chiếm 6,6% diện tích toàn huyện. - Phía Bắc tiếp giáp xã La Hiên, huyện Võ Nhai; - Phía Tây, Tây Bắc tiếp giáp với xã Thị trấn Sông Cầu, xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ; - Phía Nam, Tây Nam tiếp giáp xã Linh Sơn, Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ; - Phía Đông tiếp giáp với xã Nam Hòa, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ. - Hình ảnh về xã Khẻ Mo trên ảnh vệ tinh
  38. 30 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Xã Khe Mo là một xã thuần nông của huyện Đồng Hỷ. Địa hình xã Khe Mo khá phức tạp, có nhiều đồi núi; rừng và đất rừng chiếm tỷ lệ lớn. Xã Khe Mo nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt, nhiệt độ trung bình mùa nóng từ 25-30oC, mùa lạnh từ 12-150C. Với cơ cấu kinh tế chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp. Xã có tổng dân số là 7303 khẩu, tổng số 1884 hộ được phân bổ trên 15 xóm, có 9 dân tộc cùng sinh sống. Xã có tuyến đường giao thông ĐT 269 D đi qua là trục giao thông chính của xã , còn các tuyến đường liên xóm được sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân đến nay đạt 70% là đường bê tông cho nên việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng của nhân dân gặp rất nhiều thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. * Nhận xét chung: Xã Khe Mo có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đất đai khá màu mỡ, đặc biệt là khu vực phía Tây xã giúp cho xã khe Mo có thể phát triển đa dạng cây trồng có chất lượng tốt, cung cấp cho thị trường trong xã và các vùng lân cận. Nhìn chung đời sống của nhân dân trong xã những năm gần đây tương đối ổn định có bước phát triển tiến bộ. Tuy nhiên, xã Khe Mo cũng có những hạn chế nhất định như : địa hình một số khu vực tương đối phức tạp, có nhiều đồi núi, đặc biệt là đồi núi cao, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chiếm tỷ lệ khoảng 70% phân bổ không đều cho các xóm sản xuất nông nghiệp. Vấn đề kêu gọi, thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, hệ thống giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế.
  39. 31 Vì vậy, trong những năm tới, xã sẽ cần có sự phấn đấu chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế, cũng như khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là sử dụng có hiệu quả đất lâm nghiệp trả ra của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên. 4.1.3. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng đất xã Khe Mo 4.1.3.1 Bộ máy quản lý đất đai của huyện Đồng Hỷ Bộ máy quản lý đất đai của huyện gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và cán bộ địa chính của xã, 1 thị trấn trong huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện Đ ồng Hỷ, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước; thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường theo quy định của pháp luật. Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên về chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài chức năng quản lý Nhà nước, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện còn có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Về tổ chức biên chế, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ gồm: - 01 Trưởng phòng; - 02 Phó phòng; - 08 Chuyên viên thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; - 01 Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; - 01 Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
  40. 32 - 06 Chuyên viên thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Cán bộ địa chính xã: Huyện Đồng Hỷ có 15 xã, 1 thị trấn với 2 cán bộ địa chính cơ sở đã có kinh nghiệm và biên chế công chức Nhà nước; các cán bộ địa chính xã, thị trấn thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai. 4.1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Khe Mo Hiện trạng sử dụng đất của xã Khe Mo năm 2019 được thể hiện qua bảng 4.2 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của xã Khe Mo Diện tích STT Loại đất Mã (ha) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 3.016,59 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2.664,42 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.303,65 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 478,80 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 381,43 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 97,37 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 824,85 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.330,76 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.330,76 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 30,02 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 352,06 2.1 Đất ở OCT 69,06
  41. 33 Diện tích STT Loại đất Mã (ha) 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 69,06 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 226,13 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,25 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 27,51 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1,51 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 97,50 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 99,36 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,29 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,40 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa 2.5 táng NTD 1,05 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 54,96 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,17 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0,11 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,11 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 4 Đất có mặt nước ven biển MVB 4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn MVR 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK (Nguồn: UBND xã Khe Mo) [7]
  42. 34 Xã Khe Mo có tổng diện tích tự nhiên là 3.016,59ha; Phần diện tích đất khai phá đưa vào sử dụng cho các mục đích gồm 3 nhóm chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng . Trong đó : Nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất có diện tích là 2.664,42ha tổng diện tích tự nhiên của xã, chi tiết về nhóm đất như sau: - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 1.303,65ha diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất trồng cây hằng năm là 478,80ha diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất trồng lúa (có diện tích là 381,43ha diện tích đất tự nhiên) và đất trồng cây hằng năm khác (có diện tích là 97,37ha diện đất tích tự nhiên). + Diện tích đất trồng cây lâu năm là 824,85ha diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất lâm nghiệp là 1.330,76ha diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 30,02ha diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 352,06 ha tổng diện tích tự nhiên của xã, chi tiết về nhóm đất như sau: - Diện tích đất ở nông thôn là 69,06 ha diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất chuyên dùng là 226,13 ha diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan là 0,25ha diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất xây dựng công trình sự nghiệp là 1,51ha diện tích đất tự nhiên. + Diện tích đất có mục đích công cộng là 99,36ha diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT là 1,05ha diện tích đất tự nhiên, - Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 54,96ha diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là 0,11ha tổng diện tích tự nhiên của xã. *Sơ đồ 3 nhóm đất chính:
  43. 35 4.2. Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận của xã Khe Mo. Từ khi Luật Đất đai 2013 ra đời xã Khe Mo đã triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo luật hiện hành để đảm bảo công tác quản lý đất đai có hiệu quả và ổn định. Về đất nông nghiệp do thực hiện nghị định số 64/NĐCP của Chính Phủ ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, huyện đã triển khai giao đất hộ gia đình, cá nhân đồng thời tiến hành công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp và đã hoàn thành công tác này đầy đủ. Như vậy trong giai đoạn 2018 - 2019 xã chỉ tiếp tục tiến hành công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân và cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện. 4.2.1. Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đất ở 4.2.1.1. Kết quả đăng ký đất ở Công tác kê khai đăng ký đất đai của xã Khe Mo từ khi có Luật Đất đai 2013 đã được triển khai theo đúng quy định, cùng với đó là sự sát sao chỉ đạo của các cấp chính quyền cũng như cán bộ địa chính cấp cơ sở, các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường đã giúp công tác kê khai, đăng ký được thực hiện ngày càng nhanh chóng, chuyên nghiệp.
  44. 36 Tình hình đăng ký đất đai trên địa bàn xã Khe Mo đến năm 2019 được thể hiện trong bảng 4.3: Bảng 4.3: Kết quả đăng ký đất ở đến năm 2019 Số hộ (hộ) Diện tích (ha) STT Xóm,thôn Sử Đăng Tỷ lệ Sử Đăng Tỷ lệ dụng ký (%) dụng ký (%) 1 Thống Nhất 559 499 89,2 100,54 48,36 48,1 2 Đèo Khế 570 498 87,4 87,47 50,85 58,1 3 Long Giàn 502 459 91,4 106,58 36,5 34,2 4 Khe Mo 1 581 507 87,2 21,23 9,04 42,6 5 Khe Mo 2 354 315 88,9 124,29 87,35 70,3 6 Làng Cháy 509 442 86,8 144,34 63,61 44,1 7 Dọc Hèo 512 497 97,1 131,35 58,85 44,8 8 Tiền Phong 316 296 93,6 105,15 63,02 59,9 9 La Đường 483 395 81,7 92,34 75,15 81,4 10 Ao Rôm 1 537 510 94,9 73,55 61,38 83,5 11 Ao Rôm 2 200 183 91,5 77,36 54,59 70,6 12 Ao Đậu 275 231 84 59,92 42,96 71,7 13 Hải Hà 240 195 82,25 101,86 73,49 72,1 14 Na Nha 298 291 97,6 89,15 56,5 63,4 15 Na Rẩy 264 196 74,2 78,16 37,38 47,8 Toàn Xã 6200 5514 88,9 1393,29 819,03 59,5 ( Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi Trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên) [10] Xã Khe Mo có 6200 hộ sử dụng đất với diện tích đất ở 1.393,29ha. Tính đến năm 2019, các hộ gia đình, cá nhân, các hộ gia đình, cá nhân đã tiến hành đăng ký kê khai đất đai đạt được kết quả khá cao, với 5.514 trường hợp đăng ký đất đai (chiếm 88,9% so với số hộ sử dụng đất). Có thể thấy người sử dụng đất đã có ý thức được sự quan trọng trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận cùng với sự quan tâm sát sao của xã Khe Mo đã khiến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận đạt được kết quả như trên. 4.2.1.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở Xã Khe Mo với tổng diện tích đất ở là 1393,29 ha chiếm 46,1% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Việc triển khai công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là một công tác rất quan trọng và được các cấp chính quyền cùng người dân rất quan tâm. Đây là cơ sở để tạo điều kiện tốt cho người dân yên
  45. 37 tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, xã Khe Mo đã triển khai cấp GCN QSDĐ và chỉ đạo rất sát sao đến xómb; cùng với đó là tuyên truyền trong nhân dân để đảm bảo công tác này được thực hiện trên phạm vi toàn xã , tới mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân có sử dụng đất ở. Trong giai đoạn này địa phương có số lượng được cấp GCN nhiều nhất là xóm Khe Mo 1 với 483 GCN, tiếp đó là xóm Đèo Khế với 443 GCN và các xóm khác như Thống Nhất, Long Giàn . Số liệu được thể hiện qua bảng 4.4: Bảng 4.4: Kết quả cấp GCN đất ở đến năm 2019 Số hộ (hộ) Diện tích (ha) STT Xóm,thôn Cấp Tỷ lệ Đăng Cấp Tỷ lệ Đăng ký GCN (%) ký GCN (%) 1 Thống Nhất 499 426 85,4 48,36 40,82 84,4 2 Đèo Khế 498 443 88,9 50,85 39,46 77,6 3 Long Giàn 459 369 80,4 36,5 23,77 65,1 4 Khe Mo 1 507 483 95,2 9,04 6,77 74,9 5 Khe Mo 2 315 255 80,9 87,35 76,56 87,6 6 Làng Cháy 442 360 81,4 63,61 52,64 82,8 7 Dọc Hèo 497 332 66,8 58,85 46,15 78,4 8 Tiền Phong 296 257 86,8 63,02 61,87 98,2 9 La Đường 395 332 84,1 75,15 60,83 80,9 10 Ao Rôm 1 510 453 88,8 61,38 46,19 75,3 11 Ao Rôm 2 183 162 88,5 54,59 42,93 78,6 12 Ao Đậu 231 189 81,8 42,96 34,97 81,4 13 Hải Hà 195 152 77,9 73,49 48,41 65,9 14 Na Nha 291 211 72,5 56,5 43,37 76,8 15 Na Rẩy 196 158 80,6 37,38 27,61 73,9 Toàn xã 5.514 4.582 78,8 819,03 652,35 78,7 ( Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi Trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên[10]
  46. 38 4.2.2. Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo 4.2.2.1. Kết quả đăng ký đất đai, cấp GCN cho tổ chức Tính đến ngày15-05-2019 xã Khe Mo có 691 tổ chức sử dụng đất cụ thể: + UBND xã :1 đơn vị + Nhà văn hóa thôn: 15 đơn vị + Tổ chức kinh tế: 485 đơn vị + Đơn vị cơ quan nhà nước: 81 cơ quan + Số tổ chức khác: 136 Các tổ chức sử dụng đất tại địa bàn xã đã thực hiện kê khai đăng ký cấp GCN. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5: Bảng 4.5. Kết quả đăng ký, cấp GCN cho các tổ chức trên địa bàn xã Khe Mo Số tổ chức Số Diện tích (ha) Chưa lượng Được Được Tỷ lệ Sử được GCN Sử cấp cấp (%) STT Mục đích SDĐ dụng cấp đã cấp dụng GCN GCN GCN (giấy) 1 Đất NN 16 9 7 12 20,52 10,42 50,78 1.1 Đất SXNN 5 3 2 3 7,32 2,92 39,89 1.2 Đất NTTS 4 2 2 5 4,8 4,1 85,42 1.3 Đất NN khác 7 4 3 4 8,4 3,4 40,48 2 Đất PNN 675 310 365 347 728,94 323,17 44,33 2.1 Đất ở 8 3 5 5 59,71 21,8 36,51 2.2 Đất chuyên dùng 657 304 353 339 650,8 293,21 45,05 2.2.1 Trụ sở cơ quan 108 36 72 38 36,91 11,76 31,86 2.2.2 Đất SXKDPNN 311 219 92 245 423,62 228,8 54,01 2.2.3 Đất MĐCC 238 49 189 56 190,27 52,66 27,68 2.3 Đất nghĩa trang 6 0 6 0 5,09 0 0 2.4 Đất PNN khác 4 3 1 3 13,34 8,16 61,17 Toàn xã 691 319 372 359 749,46 333,59 44,51 ( Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi Trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên)[10]
  47. 39 4.3. Kết quả lập hồ sơ địa chính tại xã Khe Mo - Huyện Đồng Hỷ Hồ sơ địa chính là toàn bộ dữ liệu, tài liệu, bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt: tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai. Hồ sơ địa chính được coi là công cụ quan trọng để lấy đó làm cơ sở quan trọng để quản lý đất đai. Hồ sơ địa chính bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ cấp GCN QSDĐ. Hiện tại, trên địa bàn xã Khe Mo, hệ thống HSĐC vẫn đang được tiến hành và chưa đầy đủ. Kết quả lập HSĐC được thể hiện ở bảng 4.6: Bảng 4.6: Kết quả lập HSĐC Xã Khe Mo đến năm 2019 Sổ cấp BĐ Sổ địa Sổ theo dõi BĐĐC GCN Sổ mục kê STT Toàn huyện 299 chính biến động (tờ) QSDĐ (quyển) (tờ) (quyển) (quyển) (quyển) 1 Thống Nhất 30 6 4 4 2 Đèo Khế 28 4 5 4 3 Long Giàn 28 4 3 4 4 Khe Mo 1 18 2 2 4 5 Khe Mo 2 26 5 4 5 6 Làng Cháy 37 5 7 9 7 Dọc Hèo 35 2 5 8 8 Tiền Phong 25 1 3 5 9 La Đường 22 3 3 4 10 Ao Rôm 1 23 2 2 5 11 Ao Rôm 2 26 1 4 5 12 Ao Đậu 20 2 2 3 13 Hải Hà 24 3 3 4 14 Na Nha 20 3 2 3 15 Na Rẩy 32 2 2 7 Toàn xã 118 276 28 35 46 61 (Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi Trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên) [10] Các loại sổ sách trong hồ sơ địa chính trên địa bàn huyên đã được lập nhưng một số sổ chưa được lập ở tất cả các xã. Cụ thể như sau: Sổ địa chính: Hiện nay toàn xã có 28 sổ của 9/15 xóm, được lập theo đơn vị hành chính xã để ghi thông tin về người sử dụng đất và thông tin về
  48. 40 người sử dụng đất đó với thửa đất đã cấp GCN QSDĐ. Sổ theo dõi biến động đất đai: Toàn xã đã lập được 35 quyển sổ theo dõi biến động đất đai ở 11/15 xóm. Tuy nhiên, nội dung các quyển sổ vẫn chưa được cập nhật đầy đủ những biến động về chủ sử dụng đất (họ tên, địa chỉ ) và những biến động về thửa đất (diện tích, số thứ tự thửa đất, mã đất ) do không được cập nhật thường xuyên. Sổ cấp GCN QSDĐ: Được lập để cơ quan cấp GCN QSDĐ theo dõi việc cấp GCN QSDĐ ở cấp mình, tổng số sổ cấp GCNQSDĐ là 35 quyển với 13/15 xóm. Sổ mục kê: Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã trong quá trình lập bản đồ địa chính cũng như việc chỉnh lý để cấp GCN QSDĐ. Thông tin ghi trong sổ mục kê phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, tổng số sổ mục kê lập theo hệ thống bản đồ cũ và hệ thống bản đồ mới là 35 quyển 11/15 xóm. 4.4. Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính xã Khe Mo 4.4.1. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận 4.4.1.1. Đối với hộ gia đình sử dụng đất ở: Kết quả cấp GCN xã Khe Mo đến năm 2019 đã có 5514 trường hợp đăng ký đất đai, trong đó có 4582 trường hợp được cấp giấy GCN.Còn lại 932 trường hợp được kê khai nhưng chưa được cấp. Số liệu được tổng hợp thể hiện qua hình 4.1 sau:
  49. 41 6000 5000 Số hộ đăng ký đất đai 4000 Cấp GCN đất 3000 2000 Kê khai nhưng chưa được cấp 1000 0 Hình 4.1: Số hộ đăng ký, cấp giấy chứng nhận đến năm 2019 Công tác cấp GCN QSDĐ tại địa bàn Xã Khe Mo đạt kết quả khá cao tiêu biểu như xóm Na Rẩy, Khe Mo 2. Có thể thấy để có kết quả tốt như vậy phải nói đến sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền xã, bên cạnh đó ý thức của người sử dụng đất đối với giá trị của mảnh đất và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ngày càng được nâng cao. Nhưng vẫn còn một số xóm đạt tỷ lệ cấp GCN thấp như Dọc Hèo, Na Nha. Trên địa bàn xã Khe Mo còn 932 hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận đất ở. Trong đó có 258 trường hợp chưa kê khai đăng ký và 189 trường hợp đủ điều kiện chờ cấp. Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCN trong giai đoạn tới bằng các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương tôi đã phân loại thành các trường hợp chưa được cấp GCN đất ở đến năm 2019 trong bảng 4.7 và hình 4.2 như sau:
  50. 42 Bảng 4.7: Phân loại các trường hợp chưa được cấp GCN đất ở Nguyên nhân Chuyển Tranh Nằm trong quy Các Tổng Chưa Đủ điều STT Xóm Lấn Cấp đất mục đích chấp hoạch, hành nguyên số kê kiện chờ chiếm trái phép sai quy khiếu lang an toàn giao nhân khai duyệt định kiện thông khác 1 Thống Nhất 73 15 4 18 5 13 9 9 2 Đèo Khế 55 10 15 9 9 5 4 3 3 Long Giàn 90 20 25 13 7 5 3 15 2 4 Khe Mo 1 24 6 8 4 3 3 5 Khe Mo 2 60 14 17 19 4 2 4 6 Làng Cháy 82 24 13 17 8 9 7 4 7 Dọc Hèo 165 73 28 12 21 11 13 7 8 Tiền Phong 39 11 12 3 4 6 3 9 La Đường 63 13 9 10 11 1 5 11 3 10 Ao Rôm 1 57 19 16 5 1 8 8 11 Ao Rôm 2 21 10 6 3 1 1 12 Ao Đậu 42 9 5 9 4 8 4 3 13 Hải Hà 43 17 8 5 5 7 1 14 Na Nha 80 13 15 19 3 12 5 13 15 Na Rẩy 38 4 8 5 2 14 3 2 Toàn xã 932 258 189 151 83 54 81 66 50 Tỷ lệ(%) 100 27,7 20,3 16,2 8,9 5,8 8,6 7,1 5,4 (Nguồn: Trung Tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi Trường - Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên) [10
  51. 43 Hình 4.2: Phân loại các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCN đất ở - Toàn xã còn 258 trường hợp chưa kê khai, tập trung nhiều ở các xóm Làng Cháy ( 24 trường hợp), xóm Dọc Hèo (73 trường hợp) và xóm Long Gìan (20 trường hợp). - Đủ điều kiện chờ duyệt có 189 trường hợp (chiếm 20,3% tổng số trường hợp chưa được cấp GCN), tập trung điển hình tại các xóm Dọc Hèo (28 trường hợp), xóm Long Giàn (25 trường hợp). - Lấn chiến đất đai có 151 trường hợp (chiếm 16,2% tổng trường hợp chưa được cấp GCN); tập trung nhiều ở các xóm Khe Mo 2 (19 trường hợp), , xóm Na Nha (19 trường hợp); xóm Thống Nhất(18 trường hợp). - Cấp đất trái phép có 83 trường hợp (chiếm 8,9% tổng trường hợp chưa được cấp GCN); tập chung nhiều ở các xóm Dọc Hèo(21 trường hợp), xóm La Đường (11 trường hợp). - Chuyển mục đích sai quy định có 54 trường hợp (chiếm 5,8% so với tổng số trường hợp chưa được cấp GCN), có 6/15 xóm vi phạm chuyển mục đích sai quy định, tập chung nhiều nhất ở xóm Na Rầy với 14 trường hợp và xoms Thống Nhất (13 trường hợp). - Tranh chấp khiếu kiện gồm 81 trường hợp (chiếm 8,6% so với số
  52. 44 trường hợp chưa được cấp GCN); lý do là do ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, nguồn gốc sử dụng đất còn chưa rõ ràng chưa giải quyết triệt để, tồn tại nhiều nhất ở xóm Dọc Hèo với 11 trường hợp và Thống Nhất và Là Đường với 9 trường hợp tranh chấp. - Đất nằm trong quy hoạch, hành lang an toàn giao thông là 66 trường hợp (chiếm 7,1% tổng số trường hợp chưa được cấp GCN), điển hình là xóm Long Giàn (15 trường hợp), xóm Na Nha với 13 trường hợp. - Các nguyên nhân khác chiếm số lượng khá cao trong các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận gồm 50 trường hợp (chiếm 5,4% tổng số trường hợp chưa được cấp GCN), tập chung nhiều nhất ở xóm Thống Nhất với (9 trường hợp), tiếp đó là các xóm Ao Rôm 1 (8 trường hợp), xóm Dọc Hèo (7 trường hợp), lý do chủ yếu còn tồn tại là hồ sơ còn thiếu nên chưa được cấp. Như vậy để tăng tiến độ cấp GCN trong giai đoạn tới cần tập trung giải quyết các trường hợp đủ điều kiện chờ duyệt, chưa kê khai và hồ sơ chưa đầy để tăng tiến độ cấp GCN. 4.4.1.2. Đối với tổ chức sử dụng đất Tính đến ngày 30/9/2018 trên địa bàn xã Khe Mo đã có 359 giấy chứng nhận được cấp cho 319/691 tổ chức trên địa bàn xã, đạt 46,16% số tổ chức cần cấp GCN (691 tổ chức) trong đó 310 tổ chức sử dụng đất PNN và 9 tổ chức sử dụng đất NN được cấp GCN. Diện tích được cấp chiếm 44,51% so với diện tích của các tổ chức sử dụng đất. Số tổ chức chưa được cấp GCN vẫn đang được UBND xã Khe Mo mà trực tiếp là Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Thái Nguyên xét duyệt hoàn thiện thủ tục để tiến hành cấp giấy trong thời gian gần nhất. Số liệu được tổng hợp và thể hiện qua hình 4.3 sau:
  53. 45 800 691 700 600 500 372 400 319 300 200 100 0 Số tổ chức SDĐ Số tổ chức được cấp Số tổ chức chưa được GCN cấp GCN Hình 4.3: Cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức Từ kết quả trên ta thấy rằng, tiến độ cấp GCN cho các tổ chức trên địa bàn huyện còn chậm do đa số các tổ chức sử dụng đất là cơ quan Nhà nước. tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, các tổ chức sự nghiệp công. Các tổ chức đã không chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng để đăng ký, được hướng dẫn bổ sung thủ tục cấp GCN. Đặc biệt, chỉ các đơn vị được giao đất mới hoặc những đơn vị theo yêu cầu công việc có liên quan đến việc sử dụng đất mới đề nghị cấp GCN. Còn lại, các đơn vị đang sử dụng hầu hết không quan tâm. Bên cạnh đó, việc quản lý đất đai không chặt chẽ dẫn đến tình trạng tranh chấp, để đất bị lấn chiếm, tự ý cho thuê, cho mượn nhưng tổ chức không rà soát, báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền xử lý là một trong những nguyên nhân làm công tác cấp GCN thực hiện chậm. 4.4.2. Công tác quản lý hồ sơ địa chính Hiện nay xã Khe Mo đang tồn tại 2 loại bản đồ: Bản đồ giải thửa 299 và bản đồ địa chính. Xã đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính ở các xóm. Toàn xã có 276 tờ bản đồ địa chính tại các trên địa bàn,một số xóm còn lại là Làng Cháy , Na Nha, Ao Rôm 1, Ao Rôm 2, Na Rầy hiện vẫn phải dùng bản
  54. 46 đồ giải thửa 299 gồm 118 tờ. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai, xã đang thực hiện đo đạc, đo vẽ và lập bản đồ địa chính ở 5/15 còn lại. Số liệu tổng hợp được thể hiện qua hình 4.4 sau: 14 12 Sổ Địa Chính 10 Sổ theo dõi biến 8 động đất đai 6 Sổ cấp GCNQSDĐ 4 Sổ mục kê 2 0 Hình 4.4: Thống kê số lượng HSĐC Qua những số liệu thu thập được cho thấy công tác lập HSĐC ở xã Khe Mo đã đạt một số kết quả tích cực như: Tất cả các xã, đều có HSĐC, huyện vẫn đang tiến hành lập hồ sơ địa chính đầy đủ tại địa phương để làm tốt công tác quản lý đất đai. Bên cạnh những mặt tích cực trên xã vẫn còn một số các tồn tại cần khắc phục như: - HSĐC đã có nhưng chưa đầy đủ: Cụ thể là các xóm vẫn thiếu 1soos loại tài liệu trong HSĐC ví dụ như Ao Đậu thiếu sổ mục kê, Thống nhất thiếu sổ mục kê, Na Nha thiếu sổ địa chính - Về chất lượng quản lý trên cơ sở HSĐC: Tài liệu trong HSĐC đều rất quan trọng đặc biệt là sổ địa chính và sổ mục kê. Đây là các tài liệu xác định quyền, nghĩa vụ, nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất và là cơ sở để
  55. 47 quản lý đầy đủ đối với người sử dụng đất. Hiện tại huyện có 6/15 xóm chưa lập sổ địa chính và 4/15 xóm chưa có sổ mục kê đang cần hoàn thiện khẩn trương. - Về chỉnh lý bản đồ: Công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ còn chậm và thiếu tính thường xuyên nên độ chính xác không cao, tính thống nhất của HSĐC còn thấp. 4.4.3. Những thuận lợi trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính của xã Khe Mo - Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nó phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân và được nhân dân trong cả nước nói chung và nhân dân xã Khe Mo nói riêng đồng tình hưởng ứng, tham gia đăng ký đông đảo tích cực. - Đăng ký, cấp giấy chứng nhận được thực hiện sẽ góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ trong sử dụng đất. Do đó công tác này nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ huyện đến xã, hướng dẫn chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ trong từng bước thực hiện công tác, áp dụng các văn bản do Nhà nước ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. - UBND, Sở TN & MT Tỉnh Thái Nguyên kịp thời hướng dẫn chỉ đạo giải quyết các khó khăn vướng mắc, phát sinh về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa phương trong quá trình tiến hành đăng ký đất đai, cấp GCN và đăng ký biến động của xã Khe Mo. - Đội ngũ cán bộ, công viên chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường nói chung và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện nói riêng, cũng như của các ngành, các cấp tại 15 xóm luôn tích cực học hỏi, nhiệt tình,
  56. 48 hết lòng vì công việc. - Hệ thống thông tin của xã ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào việc quản lý và cập nhật thông tin về đất đai. Ý thức cũng như sự nắm bắt được một số chính sách về đất đai, các thủ tục đăng ký, cấp GCN, các văn bản pháp luật đất đai đã được tuyên truyền qua các hệ thống thông tin đại chúng: Sách, báo, ti vi, truyền thanh từ đó trình độ hiểu biết của người dân cũng được nâng cao, do đó khi tiến hành thủ tục kê khai đăng ký được nhanh chóng hơn. - Do thực hiện cơ chế một cửa cũng như quá trình cải cách hành chính trên địa bàn huyện thay đổi rõ rệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, làm thủ tục, thời gian tiếp nhận xử lý hồ sơ nhanh gọn thuận tiện và có khoa học. - Đặc biệt trong những năm gần đây xã Khe Mo đã và đang tiến hành lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện, đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận và một số công tác quản lý đất đai khác. 4.4.4. Những khó khăn trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính của xã Khe Mo. Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện vẫn đang gặp một số những vướng mắc, khó khăn nhất định trong quá trình cấp đăng ký, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính như: - Một số trường hợp các văn bản luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể nên gây ra vướng mắc trong quá trình xử lý. - Công tác tuyên truyền về pháp luật đất đai chưa thực sự được phổ biến và sâu rộng đến đại bộ phận người dân để họ hiểu và nắm chắc chủ trương chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, nên ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận chưa thực sự cao. - Kinh phí đầu tư cho công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được đầy
  57. 49 đủ yêu cầu. - Công tác lập, chỉnh lý bản đồ trên hồ sơ địa chính còn chậm, việc cập nhật không thường xuyên nên độ chính xác thấp, tính thống nhất của hồ sơ địa chính không cao. - Hệ thống văn bản xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận còn chưa đầy đủ, hệ thống văn bản quy phạm của Nhà nước từ trên xuống dưới còn chưa đồng bộ, dẫn đến việc hướng dẫn cấp dưới còn thiếu chặt chẽ nên quá trình thực hiện công việc còn nhiều vướng mắc. - Tài liệu về bản đồ, hồ sơ địa chính còn chưa đầy đủ, độ chính xác chưa cao. Đặc biệt với các xã còn dùng bản đồ giải thửa 299 thì có biến động lớn, chất lượng bản đồ chưa đảm bảo. - Ý thức đăng ký để được cấp GCN của các tổ chức trong xã còn chưa cao, số tổ chức sử dụng đất chưa được cấp GCN còn khá lớn gây khó khăn trong việc nắm bắt tình tình sử dụng đất. Như vậy, có thể thấy rằng những điều kiện thuận lợi của xã Khe Mo có tác dụng đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, ngược lại những khó khăn đã làm hạn chế, kìm hãm rất lớn đến tốc độ kê khai, đăng ký, cấp GCN. Chính vì thế các cơ quan chức năng cần quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên hơn và tìm ra những biện pháp, giải pháp phù hợp để không ngừng nâng chất lượng quản lý, đăng ký, cấp giấy chứng nhận cũng như lập hồ sơ địa chính trên phạm vi toàn xã. 4.5. Đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn và đẩy nhanh tiến độ. Từ tình hình công tác quản lý đất đai tại địa phương, xã Khe Mo còn những tồn tại cần phải có các giải pháp khắc phục sau: - Nhiều người dân còn chưa có các kiến thức về pháp luật thật đầy đủ, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, chính vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật đất đai cho người dân từ đó tạo ý thức chấp hành pháp luật trong việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn mỗi xã. Nâng cao ý thức chủ động
  58. 50 làm thủ tục đăng ký cấp GCN của các tổ chức đóng trên địa bàn xã. - Giao chỉ tiêu đăng ký, cấp giấy chứng nhận hằng năm cho các xã, thị trấn và thường xuyên đốc thúc thực hiện để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. - Đối với các trường hợp đã đủ điều kiện cần đẩy nhanh tiến độ thẩm tra hồ sơ, ký GCN, đề nghị các xã, lập kế hoạch phối hợp với các thông, tổ dân phố thực hiện kê khai đăng ký với các trường hợp chưa kê khai. - Xử lý và giải quyết dứt điểm các trường hợp lấn chiếm nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, kiên quyết thu hồi đối với trường hợp lấn chiếm đất công và lập GCN đối với phần đất còn lại. Riêng đối với các trường hợp lấn chiếm đất hoang, ao, hồ, thì phải xin ý kiến của Sở TN & MT, UBND xã Khe Mo cho phép hợp thức hóa và cấp GCN. Cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp này xảy ra. - Đối với trường hợp cấp đất trái phép phải thu hồi đất và xử lý răn đe triệt để, các trường hợp chuyển mục đích sai quy định, tự động cấp đất trái thẩm quyền phải xử phạt nghiêm khắc Như vậy để tăng tiến độ cấp GCN trong giai đoạn tới cần tập trung giải quyết các trường hợp đủ điều kiện chờ duyệt, chưa kê khai và hồ sơ chưa đầy để tăng tiến độ cấp GCN. - Khuyến khích hòa giải đối với các trường hợp tranh chấp. - Sở TN & MT, UBND huyện và UBND cấp xã cần khẩn trương đầu tư kinh phí tập trung hoàn thành việc lập sổ địa chính trên địa bàn huyện để quản lý đất đai thường xuyên - Việc cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và các tài liệu địa chính khác phải được thực hiện thường xuyên. Nhanh chóng hoàn thiện HSĐC, bổ sung những tài liệu còn thiếu đặc biệt là sổ địa chính và sổ mục kê tại các xã, thị trấn để làm cơ sở pháp lý đầy đủ phục vụ tốt cho công tác quản lý đất đai. - Kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa chính ở các xã, thị trấn là một công việc vô cùng cần thiết vì đây là đội ngũ cán bộ
  59. 51 trực tiếp quản lý đất đai ở cấp nhỏ nhất. Tuy nhiên khối lượng công việc mà cán bộ địa chính đảm nhiệm là khá lớn, bởi vậy nên bố trí cán bộ được đào tạo bài bản qua trường đại học và thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ.
  60. 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau thời gian thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính đến năm 2019 tại xã Khe Mo, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên” tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Trên địa bàn xã hiện tại có bản đồ địa chính với 276 tờ bản đồ địa chính và 118 tờ bản đồ 299; sổ địa chính 28 quyển; sổ theo dõi biến động đất đai 35 quyển; sổ cấp GCN QSDĐ 46 quyển; sổ mục kê 61 quyển. - Có 9/15 xóm đã có sổ địa chính, 11/15 xóm đã có sổ theo dõi biến động,13/15 xóm có sổ cấp GCN, 11/15 xóm đã có sổ mục kê -Công tác cấp GCN đạt kết quả khá cáo chiếm 83,1% tổng số đăng ký. - Nhìn chung công tác quản lý đất đai xã có khá nhiều điểm tích cực song vẫn còn một số tồn tại cần có các biện pháp khắc phục như: Đẩy nhanh tiến độ thẩm tra, đăng ký, cấp GCN, tập trung giải quyết các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN song song với việc xử lý triệt để các trường hợp như lấn chiếm, cấp đất trái phép. Đầu tư kinh phí hoàn thành việc lập HSĐC đầy đủ làm cơ sở để quản lý đất đai thường xuyên nhất là tại các xã còn thiếu tài liệu quan trong như sổ địa chính, sổ mục kê. Bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ địa chính cũng cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao chất lượng làm việc và phục vụ nhân dân. 5.2. Kiến nghị - Đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật đất đai tại cơ sở tới mỗi người dân từ đó tạo cho họ ý thức chấp hành pháp luật trong việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn của xã Khe Mo. - Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất giữa các cấp để đảm bảo biến động
  61. 53 đất đai được cập nhật làm cơ sở để quản lý đất đai thường xuyên. - Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính, nhất là các cán bộ địa chính xã. - Tập trung lực lượng chuyên môn ngành quản lý đất đai để đẩy nhanh tiến độ cấp, xét duyệt, phân loại đơn đăng ký cấp GCN.
  62. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tài liệu ấn hành. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Tài liệu ấn hành. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 4. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 5. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015. 6. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên Hướng dẫn số 1122/2016 về hướng dẫn lồng ghép công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ với công tác kê khai cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố và các huyện trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. 7. UBND xã Khe Mo, năm 2019. Báo cáo kết quả thống kê đất đai, năm 2019, Thái Nguyên 8. UBND xã Khe Mo, năm 2019. Báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất, Thái Nguyên. 9. UBND xã Khe Mo, thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2019