Khóa luận Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai

pdf 69 trang thiennha21 18/04/2022 5850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_cua_ung_thu_phoi_kh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y-DƯỢC NGUYỄN VĂN KHUYNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Ở BỆNH NHÂN TRÊN 70 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y-DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN VĂN KHUYNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Ở BỆNH NHÂN TRÊN 70 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI Khóa: QH.2012.Y Người hướng dẫn : PGS. TS. PHẠM CẨM PHƯƠNG Người hướng dẫn 2: PGS. TS. HOÀNG THỊ PHƯỢNG HÀ NỘI - 2018 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  3. LỜI CẢM ƠN Khi tôi được nhận làm khóa luận với đề tài về ung thư phổi, tôi cảm thấy mình thật may mắn vì có cơ hội làm nghiên cứu về lĩnh vực mà mình đam mê. Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và cỗ vũ từ các thầy cô, bạn bè tôi. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Cẩm Phương, người đã dành một thời gian dài để chỉnh sửa cho tôi về đề tài này, cô cũng là người hướng dẫn tôi đến những chủ đề mà tôi cần phải tìm hiểu để thực hiện tốt khóa luận. Từ cô, tôi cảm thấy mình được trang bị thật nhiều kiến thức. Tôi cũng muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Hoàng Thị Phượng, người đã dành nhiều thời gian để đọc và góp ý cho tôi về khóa luận này, cô đã hướng dẫn tôi từ việc cần bổ sung những nội dung gì để làm sáng tỏ chủ đề mà tôi nghiên cứu đến những lỗi chính tả cần phải sửa trong khóa luận này. Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai đã tạo thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập trong 6 năm qua, cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn cỗ vũ tôi thực hiện khóa luận này. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2018 Nguyễn Văn Khuynh @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHT Chụp cộng hưởng từ CLVT Chụp cắt lớp vi tính EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor) Thụ thể của yếu tố phát triển biểu mô PET (Positron Emission Tomography) Chụp cắt lớp positron TKIs (Tyrosine Kinase Inhibitors) Chất ức chế tyrosine kinase UTP Ung thư phổi UTPKTBN Ung thư phổi không tế bào nhỏ @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1. Đánh giá toàn trạng theo WHO 8 Bảng 1.2. Danh sách một số đột biến 11 Bảng 1.3. Định nghĩa T, N, M và các dưới nhóm theo AJCC 7 13 Bảng 1.4. Bảng phân loại giai đoạn theo TNM 15 Bảng 3.1. Bệnh kèm theo 24 Bảng 3.2. Lý do vào viện 26 Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng 26 Bảng 3.4. Vị trí các khối u 28 Bảng 3.5. Vị trí di căn 28 Bảng 3.6. Các đặc điểm về xét nghiệm máu 29 Bảng 3.7. Đặc điểm mô bệnh học 30 Bảng 3.8. Đặc điểm đột biến gen EGFR 30 Bảng 3.9. Giai đoạn bệnh 31 Bảng 3.10. Điều trị ung thư phổi 31 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1. Tỷ lệ mắc các loại ung thư trên Thế giới 4 Hình 1.2. Tỷ lệ mắc các loại ung thư tại Việt Nam 5 Hình 1.3. Hình ảnh X quang ung thư phổi 9 Hình 1.4. Hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư phổi 9 Hình 1.5. Hình ảnh cắt lớp vi tính và PET, PET/CT ung thư phổi 10 Hình 3.1. Phân bố tuổi 22 Hình 3.2. Phân bố giới tính 22 Hình 3.3. Thời gian phát hiện bệnh 23 Hình 3.4. Tiền sử hút thuốc 24 Hình 3.5. Tiền sử ung thư gia đình 25 Hình 3.6. Tình trạng suy dinh dưỡng 27 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Tình hình ung thư phổi trên Thế giới và tại Việt Nam 3 1.1.3. Yếu tố nguy cơ 5 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng 7 1.1.5. Triệu chứng cận lâm sàng 9 1.1.6. Chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ 12 1.2. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 16 1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi 17 1.3.1. Trên Thế giới 17 1.3.2. Tại Việt Nam 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 19 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19 2.2.2. Cỡ mẫu 19 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  8. 2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu 20 2.2.4. Chỉ số nghiên cứu 20 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu 21 2.3.5. Phân tích số liệu 21 2.3.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 22 3.1.1. Tuổi 22 3.1.2. Giới 22 3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh 23 3.1.4. Tiền sử hút thuốc 24 3.1.5. Tiền sử bệnh tật bản thân, bệnh kèm theo 24 3.1.6. Tiền sử ung thư gia đình 25 3.2. Đặc điểm lâm sàng 26 3.2.1. Lý do vào viện 26 3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng 27 3.2.3. Đặc điểm thể trạng bệnh nhân 27 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 28 3.3.1. Chẩn đoán hình ảnh 28 3.3.2. Xét nghiệm máu 29 3.3.3. Mô bệnh học 30 3.4. Đặc điểm chẩn đoán và điều trị 31 3.4.1. Chẩn đoán giai đoạn bệnh 31 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  9. 3.4.2. Điều trị 31 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 33 4.1. Đặc điểm bệnh nhân 33 4.1.1. Tuổi 33 4.1.2. Giới 33 4.1.3. Thời gian phát hiện bệnh 33 4.1.4. Tiền sử hút thuốc 34 4.1.5. Tiền sử bệnh tật bản thân 34 4.1.6. Tiền sử ung thư gia đình 35 4.2. Đặc điểm lâm sàng 35 4.2.1. Lý do vào viện 35 4.2.2. Các triệu chứng lâm sàng 35 4.2.3. Đặc điểm thể trạng bệnh nhân 36 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 37 4.3.1. Chẩn đoán hình ảnh 37 4.3.2. Xét nghiệm máu 38 4.3.3. Mô bệnh học 39 4.4. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng 40 KẾT LUẬN 42 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi 42 2. Một số yếu tố liên quan đến tiên lượng bệnh 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  10. PHỤ LỤC @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  11. MỞ ĐẦU Ung thư phổi (UTP) là một trong các bệnh ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất do ung thư tại Việt Nam [21]. Theo Globocan 2012, tại Việt Nam, UTP là một trong năm loại ung thư thường gặp nhất (ung thư gan, phổi, dạ dày, vú và đại tràng với tỷ lệ lần lượt là 17,6%, 17,5%, 11,4%, 8,9% và 7,0%), bệnh nhân được chẩn đoán UTP có thời gian sống thêm 5 năm thấp, chỉ có 8,7% và số trường hợp tử vong do UTP chiếm 20,6% trong tổng số các trường hợp tử vong do tất cả các loại ung thư [21]. Hậu quả gánh nặng tử vong do UTP là rất lớn, với UTP gây tử vong gần 94,7 nghìn người mỗi năm tại Việt Nam và gần 1,59 triệu người mỗi năm trên Thế giới [21, 38]. UTP chia thành 2 nhóm chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) (chiếm khoảng 75-80%) và UTP tế bào nhỏ (chiếm khoảng 20-25%) [21]. UTPKTBN là bệnh phổ biến ở người trên 70 tuổi với độ tuổi trung bình được chẩn đoán là 70 tuổi và 1/3 bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên, tuy tỷ lệ này có khác nhau giữa các nước [19]. Trong điều tra dịch tễ học của Hoa Kỳ về UTP trong giai đoạn 1988 đến 2003, trong 316682 bệnh nhân được nghiên cứu: bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên chiếm 47% và dưới 70 tuổi chiếm 53% [44]. Như vậy, số bệnh nhân UTPKTBN ở bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Kết quả điều trị UTP phụ thuộc vào thể trạng người bệnh hơn là tuổi, người trên 70 tuổi nếu thể trạng tốt và không có bệnh kèm theo có thể được điều trị với kết quả mang lại tương tự như người trẻ [39]. Ngoài ra, nghiên cứu của Kim YC và cộng sự (Hàn Quốc) trong báo cáo điều tra cả nước về UTP năm 2005 [27], các yếu tố tiên lượng điều trị UTP bao gồm: tuổi, giới, toàn trạng, mô bệnh học, giai đoạn và phương pháp điều trị. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng liên quan đếu hiệu quả điều trị UTP ở đối tượng người cao tuổi còn ít, vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu sau: @1 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  12. 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tiên lượng bệnh ở nhóm đối tượng trên. @2 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  13. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.1.1. Khái niệm Ung thư phổi (UTP) là bệnh với sự xuất hiện của khối u ác tính trong nhu mô phổi, có nguồn gốc từ biểu mô niêm mạc phế quản, phế nang, các tuyến của phế quản hoặc các thành phần khác của phổi [18]. UTP được chia thành 2 loại chính là UTP tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN), UTPKTBN tiếp tục được chia thành ung thư biểu mô tuyến (có nguồn gốc từ các tế bào tiết nhày), ung thư biểu mô vảy (có nguồn gốc từ tế bào đường dẫn khí trong phổi), ung thư biểu mô tế bào lớn và loại không xác định [43]. 1.1.2. Tình hình ung thư phổi trên Thế giới và tại Việt Nam 1.1.2.1. Trên Thế giới Ở thế kỷ 20, UTP hiếm gặp, mổ tử thi ở Hoa Kỳ và Tây Âu năm 1916, Adler tìm thấy UTP ở <0,5% của tất cả trường hợp ung thư [15]. Sau vài thập kỷ, tình trạng UTP tăng đáng kể. Theo Globocan 2012, UTP là loại ung thư phổ biến nhất trong các loại ung thư thường gặp (5 loại ung thư thường gặp nhất bao gồm UTP, vú, đại trực tràng, tiền liệt tuyến và dạ dày với tỷ lệ lần lượt là 13,0%, 11,9%, 9,7%, 7,8% và 6,8%) và UTP cũng là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư (5 loại ung thư gây tử vong thường gặp nhất bao gồm phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và vú với tỷ lệ lần lượt là 19,4%, 9,1%, 8,8%, 8,5% và 6,4%) [21]. @3 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  14. Hình 1.1. Tỷ lệ mắc các loại ung thư trên Thế giới (Nguồn: Globocan 2012) Nhờ sự kéo dài của tuổi thọ, thống kê vào năm 2015 của Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ) cho thấy hầu hết trường hợp được chẩn đoán là ở bệnh nhân trên 65 tuổi và tuổi trung bình được chẩn đoán là 70 tuổi [25]. Tiên lượng điều trị UTP xấu, tổng số trường hợp tử vong do UTP năm 2012 là 8201,6 nghìn người, và tỷ lệ số trường hợp UTP sống hơn 5 năm chỉ chiếm 5,8% [21]. Theo trung tâm thống kê sức khỏe Hoa Kỳ, UTP là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở người trên 70 tuổi, với hơn 50% người trên 70 tuổi ở giai đoạn muộn của UTPKTBN (giai đoạn không thể phẫu thuật, di căn hoặc cả hai) [28]. 1.1.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, do sự phổ biến của viêm gan mạn (viêm gan B, C), ung thư gan là loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, UTP đứng thứ 2 sau ung thư gan [21]. UTP cũng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu tại Việt Nam (chiếm 20,6%, sau ung thư gan là 22,1%) [21]. Tiên lượng sống hơn 5 năm của UTP là 8,7%, có cao hơn so với Thế giới (5,8%) [21]. @4 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  15. Hình 1.2. Tỷ lệ mắc các loại ung thư tại Việt Nam (Nguồn: Globocan 2012) Theo một ghi nhận tình hình ung thư tại Hà Nội từ năm 2001 đến 2004, tỷ lệ mắc ung thư là 40,2/100000 nam và 10,6/100000 nữ [13]. UTPKTBN là nhóm bệnh UTP thường gặp nhất (UTPKTBN chiếm 75-80% và UTP tế bào nhỏ chiếm 20-25%) [21]. Theo thống kê hằng năm tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, hằng năm có khoảng trên 2000 trường hợp bệnh nhân UTP đến khám và điều trị, trong số đó, khoảng 80% số trường hợp có mô bệnh học là UTPKTBN, và 20% số trường hợp là UTP tế bào nhỏ [6]. 1.1.3. Yếu tố nguy cơ Trên toàn cầu, UTP ở nam nhiều hơn ở nữ, phản ánh mức độ hút thuốc (gọi tắt là hút thuốc), không có bằng chứng chỉ ra rằng phụ nữ hay nam giới nhạy cảm với tác dụng gây ung thư của thuốc lá hơn. Nhờ ảnh hưởng tác động của việc tập trung kiểm soát thuốc lá, thành công bước đầu thể hiện ở việc tỷ lệ xuất hiện ung thư ở nam đã giảm và ổn định ở tất cả các quốc gia, ngược lại tỷ lệ ở nữ lại tăng lên và ít ổn định giữa các quốc gia [16, 18]. Trong một nghiên cứu khác, khi hồi cứu dữ liêu lâm sàng ở 122 bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên từ năm 2005 đến năm 2011, kết quả cho cho thấy tuổi trung bình được chẩn đoán là 76 và 70% bệnh @5 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  16. nhân là nam, 46% bệnh nhân chưa từng hút thuốc và 19% bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng (với chỉ số khối cơ thể <18,5 Kg/m2) [26]. Hơn 50% trường hợp UTP được chẩn đoán tại Hoa Kỳ là những người không hút thuốc hay người bỏ thuốc lâu (3-5 năm), có khoảng 200,000 trường hợp UTP tại Hoa Kỳ không hút thuốc, điều này làm tỷ lệ người tử vong do UTP ở người không hút thuốc nằm trong nhóm 10 nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ [38]. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có mối tương quan rõ giữa hút thuốc và UTP, và ung thư ở nam chiếm tỷ lệ cao hơn. Nguyên nhân của UTP phức tạp và chưa hiểu hết [18]. Khoảng 10% UTP liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp [30]. Những chất có thể gây ung thư bao gồm: amiang, arsen, cadmium, chromium, nickel, radon và vinyl chloride; trong đó amiang được chú ý nhiều nhất vì được dùng rộng rãi và đã được xác định là chất gây ung thư vào những năm 1940 [29]. Đã có có một cuộc tranh luận liệu phơi nhiễm với amiang gây UTP hay UTP xuất hiện thứ phát sau bệnh phổi do bụi amiang (một loại bệnh phổi kẽ do amiang gây ra) và nghiên cứu trên một nhóm đối tượng lớn đã được tiến hành vào những năm 1980 trên nhóm đối tượng phơi nhiễm amiang, bệnh phổi do bụi amiang (gọi tắt là bệnh bụi amiang) có kèm hút thuốc và không hút thuốc [18, 29]. Kết quả chỉ ra ở nhóm không hút thuốc, UTP tăng ở nhóm phơi nhiễm amiang đơn thuần và tăng hơn nữa nếu có bệnh bụi amiang; ở nhóm hút thuốc cũng cho kết quả tương tự. Do đó, bệnh bụi amiang đã được kết luận làm tăng nguy cơ UTP, đặc biệt ở người hút thuốc, phơi nhiễm amiang đơn thuần cũng làm tăng nguy cơ, nhưng với mức độ ít hơn [29]. Hiện tại, chưa có bằng chứng khẳng định sự khác nhau quan trọng liên quan đến giới tính trong tính nhạy cảm với yếu tố nguy cơ là thuốc lá [16]. Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm cả giáo dục và thu nhập được xem là liên quan nghịch với nguy cơ [18]. Yếu tố cách sống, bao gồm chế độ ăn (nhiều trái cây và rau quả), vận động thể lực đã được miêu tả là có vai trò tích cực trong giảm thiểu UTP [23]. Bằng chứng về vận động thể lực không rõ ràng, mặc dù mức độ cao của hoạt động thể lức đã được nhắc đến là có quan hệ với nguy cơ ung thư thấp [40]. @6 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  17. 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng Khoảng 25% bệnh nhân UTP được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, những bệnh nhân này không có triệu chứng điển hình [18, 32]. Các triệu chứng điển hình bao gồm các triệu chứng liên quan đến khối u (các triệu chứng về hô hấp), triệu chứng di căn và các hội chứng cận u [32]. 1.1.4.1. Triệu chứng hô hấp Triệu chứng hô hấp thường gặp nhất là ho, ho ra máu và khó thở [32]. Ho là triệu chứng chủ yếu, gặp ở khoảng 80% các trường hợp có biểu hiện lâm sàng, ho có thể biểu hiện do ảnh hưởng của khối u lên đường dẫn khí (gây tắc nghẽn bên ngoài hoặc bên trong), xẹp phổi sau tắc nghẽn và nhiễm khuẩn/viêm nhiễm đường dẫn khí kèm tiết dịch. Ho ra máu có thể do viêm nhiễm đường dẫn khí hoặc hoại tử, nhưng có thể liên quan đến hoại tử khối u và tạo hang [1]. Khó thở có thể xuất hiện nặng dần do những biến đổi của những mô xung quanh khối u, bao gồm: tắc nghẽn cơ học đường dẫn khí, sự lan rộng của hệ bạch huyết, tràn dịch màng phổi, tình trạng tăng đông máu với tắc mạch phổi hoặc tràn dịch màng ngoài tim. Ngoài ra trong UTP bệnh nhân có thể đau ngực, đau ngực có thể do sự xâm lấn trực tiếp của khối u vào các tổ chức kế cận như xâm lấn thành ngực hoặc đám rối cánh tay (hội chứng Pancoast Tobias: đau đỉnh ngực và vai lan cánh tay kèm thèm theo dị cảm vùng da chi phối bởi thần kinh C7-T1); bệnh nhân cũng có thể khàn tiếng khi khối u xâm lấn đến thần kinh thanh quản quặt ngược, hội chứng Horner (sụp mi, co đồng tử và giảm tiết mồ hôi) từ sự xâm lấn của chuỗi giao cảm và hạch sao; hội chứng tĩnh mạch chủ trên hoặc chèn ép tim [1, 32]. 1.1.4.2. Triệu chứng di căn Triệu chứng di căn bao gồm các triệu chứng ở thể trạng và các triệu chứng liên quan đến cơ quan di căn. Vị trí di căn thường gặp nhất của UTPKTBN là não, xương, gan, tuyến thượng thận và phổi. Triệu chứng thần kinh tại chỗ, đau đầu dai dẳn, đau xương hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, mệt mỏi có thể làm tăng nghi ngờ về bệnh di căn. Tương tự như vậy, bất thường xét nghiệm như @7 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  18. thiếu máu, bất thường chức năng gan, tăng calci máu cũng tăng nghi ngờ về sự lan rộng của UTP [32]. Tùy vị trí di căn mà có thể có những biểu hiện khác nhau. Di căn não có thể gây hội chứng tăng áp lực nội sọ và liệt các dây thần kinh khu trú. Di căn xương có thể gây tình trạng đau xương, gãy xương. Di căn hạch có thể biểu hiện hạch to, dính. Di căn gan có thể biểu hiện đau bụng vùng mạn sườn phải [3]. Ở giai đoạn di căn, bệnh nhân thường có biểu hiện gầy sút cân, sốt nhẹ và mệt mỏi [3]. Đánh giá toàn trạng dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm 5 mức độ [31]: Bảng 1.1. Đánh giá toàn trạng theo WHO Mức độ Tình trạng 0 Hoạt động bình thường 1 Mệt, hoạt động bị hạn chế ít 2 Nằm tại giường 50 % thời gian ban ngày 4 Nằm liệt giường 1.1.4.3. Hội chứng cận u Hội chứng cận u cũng được miêu tả với UTP, quan trọng để xác nhận là triệu chứng này là không liên quan đến bệnh di căn và không tác động liệu pháp chữa bệnh. Hạ natri máu liên quan đến hội chứng tăng tiết ADH là thường gặp nhất với UTP tế bào nhỏ, nhưng có thể xảy ra với UTPKTBN. Tăng calci máu liên quan đến sản xuất lạc vị trí của hormon giống cận giáp thường gặp hơn tăng calci máu do di căn xương và thường gặp nhất đối với ung thư biểu mô vảy. Corticotrophin lạc vị trí (gây hội chứng Cushing) thường liên quan với UTP tế bào nhỏ hoặc giai đoạn sớm của ung u biểu mô. Bệnh xương khớp phì đài tổn thương phổi (hypertrophic pulmonary osteoarthropathy) biểu hiện điển hình như bệnh đau khớp và đối xứng của chi liên quan với dấu hiệu đặc thù của cấu tạo màng xương @8 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  19. mới của xương dài. Hội chứng thần kinh (neurologic syndromes) ít gặp nhưng bao gồm hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton và bệnh thần kinh cảm giác bán cấp viêm màng não tủy, cả là điển hình liên quan đến UTP tế bào nhỏ [18, 32]. 1.1.5. Triệu chứng cận lâm sàng 1.1.5.1. Đặc điểm về chẩn đoán hình ảnh - Chụp X quang phổi giúp phát hiện khối u (về vị trí, số lượng, kích thước). Chụp phổi chuẩn có thể phát hiện một tổn thương có đường kính từ 5 cm trở lên, những tổn thương dưới 5 cm thì khó phát hiện hơn [1]. Đặc điểm X quang của UTP được mô tả là dạng đám mờ hoặc nốt mờ, ranh giới phía ngoài không rõ, ranh giới phía trong hòa vào trung thất, có thể có bờ tua gai, kèm theo hoặc không tình trạng rối loạn thông khí ở phổi [3]. Hình 1.3. Hình ảnh X quang ung thư Hình 1.4. Hình ảnh cắt lớp vi tính ung phổi thư phổi (Nguồn: Hani Al Salam, (Nguồn: Lawrence Chia Wei Oh, Radiopaedia.org) Radiopaedia.org) - Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) có độ nhạy cao hơn X quang phổi (độ nhạy khoảng 63%, độ đặc hiệu khoảng 60%), ngoài ra còn giúp đánh giá tình trạng hạch trung thất và rốn phổi (hạch được nghi ngờ ác tính khi có đường kính lớn hơn 1 cm), tình trạng di căn não, di căn các tạng trong ổ bụng [1]. @9 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  20. - Chụp cộng hưởng từ (CHT) có vai trò trong đánh giá tình trạng di căn não và xâm lấn thành ngực với độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương CLVT [1]. - Xạ hình xương có vai trò trong đánh giá tình trạng di căn xương. - Chụp cắt lớp positron (Positron Emission Tomography – PET) giúp đánh giá mức độ lan tràn của bệnh với độ nhạy và độ đặc hiệu hơn hẳn CLVT (93% và 94%, tương ứng) [1]. Hình 1.5. Hình ảnh cắt lớp vi tính và PET, PET/CT ung thư phổi (Nguồn: Todd Blodgett, University of Pittsburgh Medical Center, Hoa Kỳ) 1.1.5.2. Đặc điểm về xét nghiệm máu Xét nghiệm máu thường không được nói nhiều đến với vai trò chẩn đoán UTPKTBN mà thường được xét nghiệm để đánh giá toàn trạng trước, trong và sau điều trị (xét nghiệm đánh giá số lượng bạch cầu, chức năng gan, chức năng thận ) [5]. Một số chất chỉ điểm ung thư có thể tăng khi xét nghiệm máu như: CYFRA 21-1, CEA (trong ung thư biểu mô tuyến), SCC (trong ung thư biểu mô vảy) [3]. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện một số hội chứng cận u như tăng calci máu [5]. @10 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  21. 1.1.5.3. Đặc điểm mô bệnh học Sinh thiết qua nội soi phế quản hoặc sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CLVT vào khối u có vai trò chẩn đoán xác định bệnh [5]. Thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), sau đó là biểu mô vảy (20%) và tế bào lớn (10%) [43]; ở Việt Nam, tỷ lệ này là 35-40%, 30% và 10- 15%, tương ứng [1]. 1.1.5.4. Đặc điểm gen Nhờ những giá trị liên quan đến điều trị đã đặt vấn đề cần phải hiểu thấu đáo về đặc điểm gen của tế bào ung thư [20]. Nhiều đột biến đã được biết đến như [18]: Bảng 1.2. Danh sách một số đột biến Đột biến % Test Thuốc tác động đích Biểu mô tuyến Đột biến gen EGFR 15 Sequence Gefitinib, erlotinib, afatinib Sắp xếp lại gen ALK 5-7 FISH Crizotinib, ceritinib Sắp xếp lại gen ROS1 1-2 FISH Crizotinib Đột biến HER2 2-4 Sequence Traztuzumab, afatinib, lapatinib Đột bến gen BRAF 2-3 Sequence Vemurafenib, dabrafenib Sắp xếp lại gen RET 1-2 FISH Carbozantinib Biểu mô vảy Đột biến gen DDR2 3-5 Sequence Dasatinib Trong danh sách các đột biến trên, đột biến gen mã hóa cho thụ thể của yếu tố phát triển biểu mô (epidermal growth factor receptor: EGFR) được chú ý nhiều vì kết quả nhanh và mạnh khi sử dụng thuốc điều trị đích [18]. Thập kỷ vừa qua, @11 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  22. nhân loại đã phát minh ra nhiều thuốc điều trị đích, đã làm chiến lượt điều trị ở bệnh nhân UTPKTBN thay đổi sâu sắc, trong đó đột biến gen EGFR đã đáp ứng tốt với chất ức chế tyrosine kinase (tyrosine kinase inhibitors: TKIs) bao gồm các thuốc: gefitinib, erlotinib, afatinib và có thời gian sống không tiến triển dài hơn (longer progression free survival, là tình trạng có ung thư, nhưng bệnh không tiến triển – không tăng trưởng hay phát tán u trong và sau điều trị) [35]. Tuy nhiên, không phải loại đột biến nào trên gen EGFR cũng gây đáp ứng với thuốc TKIs. Đột biến gen EGFR còn được chia thành 2 nhóm chính: một nhóm liên quan đến tính nhạy cảm với thuốc TKIs (bao gồm đột biến: mất đoạn trên exon 19 và đột biến thay thế ở codon 858 trên exon 21(phổ biến nhất), biến arginine thành leucine (viết tắt là L858R), một nhóm liên quan đến tính kháng thuốc TKIs [22]. Theo nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cộng sự (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) trên 479 trường hợp bệnh nhân được xét nghiệm đột biến gen EGFR, tỷ lệ có đột biến EGFR chiếm 40,5% (trong đó các yếu tố: giới tính nam, có hút thuốc, mô bệnh học loại biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao hơn), tỷ lệ đột biến mất đoạn trên exon 19 và thay thế L858R trên exon 21 chiếm tỷ lệ lần lượt là 53,3% và 40,8% [6], như vậy các đột biến liên quan đến đáp ứng thuốc TKIs chiếm tỷ lệ cao. 1.1.6. Chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ Giai đoạn UTP được phân loại theo TNM gồm các yếu tố về kích thước khối u (giai đoạn T – tumor), sự xâm lấn của khối u đến hạch (giai đoạn N – node) và vị trí di căn xa (giai đoạn M – metastasis). Gần đây, hiệp hội quốc tế về nghiên cứu UTP (international association for the study of lung cancer IASLC, thống kê dữ liệu của hơn 100,000 bệnh nhân, từ năm 1990 đến năm 2000 ở 46 nguồn từ 19 quốc gia ở Nam Mỹ, Châu Á, Australia và Châu Âu, đã thống nhất sự phân nhóm UTPKTBN như sau [24, 41], [37]: @12 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  23. Bảng 1.3. Định nghĩa T, N, M và các dưới nhóm theo AJCC 7 Dưới nhóm Mục Định nghĩa (a) T T0 Không khối u Khối u 2 nhưng 3 nhưng 3 nhưng 5 nhưng 7 cm(a) T3>7 hoặc xâm lấn trực tiếp vào thành ngực, cơ hoành, thần T3Inv kinh hoành, màng phổi trung thất, ngoại tâm mạc T3 hoặc khối u ở phế quản chính <2 cm ngoai vi từ carina T3Centr (d) T3Satell hoặc xẹp phổi/viêm phổi tắc nghẽn toàn bộ phổi hoặc nốt u riêng rẽ trong cùng 1 thùy Khối u ở bất kỳ kích thường với xâm lấn tim, mạch máu T4Inv T4 lớn, khí quản, thần kinh thanh quản quặt ngược, thực quản, thân đốt sống T4Ipsi Nod @13 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  24. hoặc carina hoặc nốt u riêng rẽ trong thùy cùng bên khác nhau N N0 Không di căn hạch vùng Di căn hạch xung quanh phế quản cùng bên và/hoặc xung N1 quanh rốn phổi và hạch trong phổi, bao gồm sự mở rộng trực tiếp (involvement by direct extension) N2 Di căn hạch trung thất cùng bên và/hoặc dưới carina Di căn hạch trung thất đối bên, rốn phổi đối bên, cơ bậc N3 thang hoặc trên xương đòn cùng bên hay đối bên M M0 Không di căn xa Nốt u riêng rẽ trong thùy phổi đối bên hoặc u với nốt M1aContr Nod M1a màng phổi M1aPI Dissem hoặc thâm nhiễm màng phổi ác tính (e) M1b Di căn xa M1b TX, T, N, hoặc M không có khả năng đánh giá NX, MX Tis Ung thư tại chỗ Tis U trải ra nông ở bất kỳ kích thướng nhưng giới hạn ở T1ss T1(d) thành của khí quản hay phế quản chính Chú thích: a: Không định rõ theo hiệp hội quốc tế về nghiên cứu UTP công bố b: Lấy kích thước lớn nhất @14 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  25. c: Khối u T2 với đặc điểm này được phân nhóm là T2a nếu 7) IIb IIIa IIIa IIIb T3 T2 (inv) IIb IIIa IIIa IIIb T3 (satell) IIb IIIa IIIa IIIb T4 (inv) IIIa IIIa IIIb IIIb T4 T4 (ipsi nod) IIIa IIIa IIIb IIIb M1a IV IV IV IV M1 M1b IV IV IV IV @15 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  26. 1.2. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 1.2.1. Phẫu thuật Phẫu thuật nhằm cắt bỏ hoàn toàn khối u và nạo vét hạch xung quanh, trong một số trường hợp có thể cần mở rộng cắt bỏ các cấu trúc bị xâu lấn xung quanh, chỉ định khi UTPKTBN giai đoạn 0, I, II, IIIA [5]. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn duy nhất của UTPKTBN [3]. Phẫu thuật thường áp dụng đối với trường hợp u khu trú, không xâm lấn trung thất, không di căn xa ở bệnh nhân trẻ và toàn trạng tốt [3]. 1.2.2. Xạ trị Khi bệnh nhân từ chối phẫu thuật, hóa chất, xạ trị có thể được sử dụng như là phương pháp triệt căn cho giai đoạn I, II và IIIA [5]. Có thể xạ trị trước phẫu thuật (nhằm làm giảm kích thước khối u, áp dụng cho giai đoạn IIIB) hoặc sau phẫu thuật (áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật không cắt bỏ được hoàn toàn tổ chức ung thư ở các giai đoạn II và IIIA) [5]. Ngoài ra xạ trị còn giúp giảm đau, chống chèn ép hoặc xạ trị toàn não [5]. 1.2.3. Hóa chất Mục đích của điều trị hóa chất là điều trị khi bệnh lan ra toàn thân (di căn hạch, di căn xa) từ vị trí u ban đầu [3]. Áp dụng cho các giai đoạn muộn: IIIA, IIIB và IV. Cần xem xét giai đoạn IB và IIA một cách thận trọng [5]. 1.2.4. Điều trị đích Áp dụng cho giai đoạn IV, tái phát, thất bại sau hóa trị và ung thư biểu mô tuyến có đột biến gen EGFR dương tính [5]. Hiện nay, thuốc ức chế EGFR (TKIs) bao gồm: Erlotinib (Tarceva) và gefitinib (Iressa); thuốc ức chế phát triển mạch máu: Bevacizumab (Avastin) được chỉ định trong UTPKTBN giai đoạn muộn (di căn) [5]. @16 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  27. 1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi 1.3.1. Trên Thế giới Ở người trên 70 tuổi xuất hiện nhiều bệnh kèm theo, bao gồm cả suy giảm chức năng gan hoặc thận đã ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả và an toàn của điều trị hóa chất ở người trên 70 tuổi chỉ ra toàn trạng và bệnh kèm theo đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh, chứ không phải là tuổi [14]. Một nghiên cứu khác của Sabrina Rossi (2016) nhằm đánh giá thời gian sống không tiến triển trên 49 bệnh nhân được chẩn đoán UTPKTBN, có đột biến gen EGFR, được điều trị với TKIs, được chia thành 2 nhóm: nhóm tuổi 70 (20 người). Tỷ lệ sống không tiến triển ở nhóm người >70 tuổi là 12,6 tháng, so với nhóm người <70 tuổi là 5,6 tháng, với p = 0,008. Kết quả cũng cho thấy, người trên 70 tuổi điều trị với gefitinib, các triệu chứng giảm và tăng thể trạng. Như vậy, TKIs có hiệu quả hơn ở người trên 70 tuổi so với người trẻ trong UTPKTBN có đột biến gen EGFR. Một giả thuyết được đề cập là do chức năng đào thải thuốc của người trên 70 tuổi giảm, làm tăng nồng độ TKIs trong huyết tương [36]. Trong điều tra của Hoa Kỳ về dịch tễ học và phân tích dữ liệu trong hiệu quả điều trị UTP từ 1988 đến 2003, quần thể được chia thành 3 nhóm tuổi: nhóm tuổi ≥80, nhóm tuổi từ 70-79 và nhóm tuổi <70. Tỷ lệ sống 5 năm được thống kê là 7,4%, 12,3% và 15,5%, tương ứng, với p<0,001. Khả năng áp dụng liệu pháp tại chỗ tưng ứng là 19%, 28% và 47%. Như vậy, người trên 70 tuổi giảm về chỉ định điều trị tại chỗ và hiệu quả điều trị UTP hơn người trẻ [44]. Xem xét dữ liệu từ British Columbia, trên 558 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn 1, 310 (56%) được phẫu thuật và 248 (44%) được xạ trị. Người trên 70 tuổi (trong nghiên cứu này lấy tuổi từ 75 trở lên) ít khả năng phẫu thuật cắt bỏ hơn người trẻ (43% so với 72%, p < 0,0001), tỷ lệ sống sau phẫu thuật của người trên 70 tuổi là 87% sau 2 năm và 69% sau 5 năm. Trong các điều tra khác, khả năng @17 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  28. sống sau phẫu thuật phụ thuộc giai đoạn u (p=0,034) và thể trạng chung (p=0,03), nhưng không phải tuổi (p=0,87). Sau xạ trị, tỷ lệ sống ở người trên 70 tuổi là 53% ở 2 năm và 23% ở 5 năm. Tuổi không dự đoán được sống toàn bộ sau xạ trị (p=0,43), trong khi giai đoạn (p=0,033), giới (p=0,044) và liều (p=0,01) đóng vai trò quan trọng. Phẫu thuật sau điều trị xạ trị cho giai đoạn 1 là phụ thuộc vào yếu tố như giai đoạn, thể trạng chung, giới và liều xạ trị, nhưng không phải tuổi. Như vậy, người trên 70 tuổi không nên chỉ dựa vào tuổi để đánh giá có đủ tiêu chuẩn cho điều trị xạ trị hay không [34]. Theo một nghiên cứu của Owonikoko, kết quả cho thấy có đến 70% người trên 70 tuổi có bệnh kèm theo, trong khi tỷ lệ này ở người trẻ là 50%. Người trên 70 tuổi ít khả năng nhận liệu trình điều trị thường liên quan đến bệnh kèm theo, thể trạng yếu và hiệu quả [33]. 1.3.2. Tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Phạm Văn Thái về điều trị UTP trên 81 bệnh nhân UTPKTBN di căn não bằng hoá xạ trị, xạ phẫu dao gamma quay làm biến mất khối u di căn não chiếm tỷ lệ 19,8%, thu nhỏ kích thước khối u chiếm tỷ lệ 53.1% [11]. Tiên lượng kéo dài thời gian sống thêm không tiến và sống thêm toàn bộ phụ thuộc vào toàn trạng và di căn não đơn độc. Phác đồ Paclitaxel-Carboplatin kết hợp xạ phẫu dao gamma quay là phương pháp an toàn và độc tính chấp nhận được [11]. Theo nghiên cứu của Lê Thượng Vũ (2013) về kết quả điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa bằng erlotinib tại khoa phổi, Bệnh viện Chợ Rẫy, thời gian sống thêm không tiến triển bệnh kéo dài hơn, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy đều đáp ứng với điều trị [12]. @18 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  29. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân trên 70 tuổi, được chẩn đoán là UTPKTBN tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai và có ngày nhập viện trong khoảng từ 01/01/2017 đến 01/07/2017 với các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ sau: 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân trên 70 tuổi - Bệnh nhân được chẩn đoán UTPKTBN dựa vào kết quả giải phẫu bệnh - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Hồ sơ bệnh án không đủ thông tin nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hồi cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, ước tính một tỷ lệ trong quần thể: p(1− p) n = Z2 1−α /2 d2 @19 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  30. Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu α = 0,05, tương đương với độ tin cậy = 95%. Tra bảng giá trị Z(1-α/2) = 1,96 p = 0,76 lấy theo nghiên cứu của Phạm Văn Thái (2015, n = 81), tỷ lệ UTP biểu mô tuyến chiếm 76% d = 10%: khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể Thay vào công thức, ta có n = 70. 2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn toàn bộ hồ sơ bệnh án có ngày nhập viện từ 01/01/2017 đến 01/07/2017. 2.2.4. Chỉ số nghiên cứu 2.2.4.1. Đặc điểm bệnh nhân - Tuổi, giới - Thời gian phát hiện bệnh - Tiền sử thuốc lá - Tiền sử bệnh tật bản thân, bệnh kèm theo - Tiền sử bệnh tật gia đình 2.2.4.2. Đặc điểm lâm sàng - Triệu chứng liên quan đến khối u tại chỗ: Ho, ho ra máu, khó thở, đau ngực, sút cân, sốt, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, hội chứng cận ung thư, hội chứng Pierre – Marrie, hội chứng Pancoast – Tobias, hội chứng Horner, hội chứng tĩnh mạch chủ trên, hội chứng chèn ép tim - Hội chứng cận u: Hội chứng Cushing, phì đại xương khớp, nhược cơ - Triệu chứng di căn: Đau xương, đau đầu, yếu người, đau bụng @20 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  31. 2.2.4.3. Đặc điểm cận lâm sàng - Chẩn đoán hình ảnh: Khối u, hạch, tình trạng di căn - Xét nghiệm máu: Hồng cầu, bạch cầu, men gan, creatinine máu, ure máu, natri máu, calci máu, CYFRA 21-1, CEA - Mô bệnh học: Loại ung thư, đột biến gen EGFR, loại đột biến 2.2.4.4. Chẩn đoán và điều trị - Giai đoạn bệnh - Phương pháp điều trị 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu - Khảo sác hồi cứu bệnh án của bệnh nhân UTPKTBN trên 70 tuổi điều trị nội trú lưu trữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện trong thời gian từ ngày 01/01/2017 đến 01/07/2017 - Thông tin từ bệnh án được ghi vào “Bệnh án nghiên cứu” theo mẫu dưới đây. (Phụ lục 1) 2.3.5. Phân tích số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. 2.3.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Đề tài phải được thông qua Hội đồng Y đức của Đại học Quốc gia Hà Nội. - Luôn bảo vệ đối tượng nghiên cứu: Đặt quyền lợi, sự an toàn và bảo mật của đối tượng nghiên cứu lên hàng đầu. - Giải thích rõ ràng mục đích, lợi ích của nghiên cứu cho tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. - Các thông tin thu thập được sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích của nghiên cứu này theo đúng quy định của pháp luật. @21 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  32. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu trên 70 bệnh nhân UTPKTBN thu được kết quả sau: 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Tuổi 20 15 Số lượng 10 5 0 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 85 87 Tuổi Hình 3.1. Phân bố tuổi Nhận xét: Sự phân bố theo tuổi của UTPKTBN nhiều nhất xung quanh tuổi 71 và tuổi 77, tuổi càng cao tỷ lệ UTP có xu hướng càng giảm. Tuổi trung bình bị bệnh ung thư là 75,3 tuổi. Tuổi trung bình được chẩn đoán ở nam giới là 75,1 tuổi và ở nữ giới là 75,6 tuổi. 3.1.2. Giới Nữ 30,0% Nam 70,0% Hình 3.2. Phân bố giới tính @22 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  33. Nhận xét: Số lượng bệnh nhân UTPKTBN nam nhiều hơn nữ, có 49 bệnh nhân nam và 21 bệnh nhân nữ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 70,0% và 30,0%. 3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh 14 12 10 Số lượng 8 6 4 2 0 0 0.5 1 1.5 2 3 4 5 6 7 8 12 13 Tháng Nam Nữ Hình 3.3. Thời gian phát hiện bệnh Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh có xu hướng giống nhau giữa nam và nữ, các đỉnh cao vào tháng 1, tháng 2, tháng 6 và tháng 12, trong đó tháng thứ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian diễn biến bệnh từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân vào bệnh viện khám dao động từ 0 tháng (trường hợp đi khám định kỳ mặc dù chưa có triệu chứng) đến 13 tháng. Thời gian trung bình là 4,3 tháng, 50% số trường hợp rơi vào 2 đến 6 tháng. @23 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  34. 3.1.4. Tiền sử hút thuốc 100% 80% 60% 40% 20% 0% Nam Nữ Chung Không hút thuốc Hút thuốc Hình 3.4. Tiền sử hút thuốc Nhận xét: Tiền sử hút thuốc khác nhau giữa nam giới và nữ giới, trong nghiên cứu này, 87,8% số nam giới và 0,0% số nữ giới hút thuốc. Tính theo hai giới, số người hút thuốc là 43, chiếm 61,4%. 3.1.5. Tiền sử bệnh tật bản thân, bệnh kèm theo Bảng 3.1. Bệnh kèm theo Bệnh kèm theo n % Tăng huyết áp 11 15,7 Đái tháo đường 5 7,1 Lao phổi 1 1,4 COPD 5 7,1 Suy thận 1 1,4 Viêm gan B 3 4,3 Không mắc các bệnh trên 44 62,9 @24 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  35. Nhận xét: Số lượng người trên 70 tuổi không mắc bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ cao (62,9%), bệnh kèm theo thường gặp nhất là tăng huyết áp (15,7%), đái tháo đường (7,1%) và COPD (7,1%). 3.1.6. Tiền sử ung thư gia đình 5,7% Có ung thư Không ung thư 94,3% Hình 3.5. Tiền sử ung thư gia đình Nhận xét: Trong 70 hồ sơ bệnh án, có 4 trường hợp bệnh nhân có người thân bị bệnh ung thư được phát hiện, chiếm tỷ lệ 5,7%. @25 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  36. 3.2. Đặc điểm lâm sàng 3.2.1. Lý do vào viện Bảng 3.2. Lý do vào viện Lý do n % Khám sức khỏe 2 2,9 Đau ngực 15 21,4 Khó thở 11 15,7 Đau bụng 3 4,3 Ho 18 25,7 Sút cân 3 4,3 Đau xương 6 8,6 Mệt mỏi 2 2,9 Đau đầu 7 10,0 Sờ thấy hạch 1 1,4 Yếu ½ người 2 2,9 Tổng 70 100,0 Nhận xét: Lý do vào viện thường gặp nhất là ho, đau ngực và khó thở với tỷ lệ lần lượt là 25,7%, 21,4% và 15,7%. @26 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  37. 3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng Toàn thân n % Tại chỗ n % Di căn n % Sút cân 34 48,6 Ho 36 51,4 Đau đầu 8 11,4 Sốt 4 5,7 Ho ra máu 6 8,6 Yếu người 3 4,3 Chán ăn 26 37,1 Khó thở 19 27,1 Đau bụng 4 5,7 Mệt mỏi 20 28,6 Đau ngực 40 57,1 Đau xương 10 14,3 Mất ngủ 23 32,9 Khàn tiếng 1 1,4 Nuốt nghẹn 1 1,4 Nhận xét: Các triệu chứng cơ năng rất đa dạng, các triệu chứng đau ngực, ho và sút cân là các triệu chứng phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 57,1%, 51,4% và 48,6%. Các hội chứng Pancoast-Tobias, Horner, chèn ép tĩnh mạch chủ, chèn ép tim, cushing, Pierre-Marie và Lambert không gặp trong nghiên cứu này. 3.2.3. Đặc điểm thể trạng bệnh nhân 28,6% Có Không 71,4% Hình 3.6. Tình trạng suy dinh dưỡng Nhận xét: Số trường hợp suy dinh dưỡng (có chỉ số khối cơ thể BMI < 18,5 Kg/m2) chiếm 28,6% trong nghiên cứu. @27 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  38. 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 3.3.1. Chẩn đoán hình ảnh 3.3.1.1. Vị trí các khối u Bảng 3.4. Vị trí các khối u Phổi phải Phổi trái Tổng Vị trí n % n % n % Thùy trên 10 14,3 16 22,9 26 37,1 Thùy giữa 12 17,1 12 17,1 Thùy dưới 18 25,7 14 20,0 32 45,7 Tổng 40 57,1 30 42,9 70 100,0 Nhận xét: Các khối u phân bố tương đối đồng đều giữa các thùy của phổi, vị trí thường gặp hơn là ở thùy dưới phổi phải và thùy dưới phổi trái, với tỷ lệ lần lượt là 25,7% và 20,0%. Vị trí ít gặp nhất là thùy trên phổi phải với tỷ lệ là 17,1%. 3.3.1.2. Vị trí di căn Bảng 3.5. Vị trí di căn Vị trí n % Xương 25 35,7 Gan 8 11,4 Phổi 16 22,9 Não 17 24,3 Màng phổi 7 10,0 Dạ dày 2 2,9 @28 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  39. Nhận xét: Không di căn gặp ở 16 trường hợp, chiếm 22,9%; di căn gặp ở 77,1% các trường hợp. Thứ tự thường gặp di căn là: xương (35,7%), não (24,3%), phổi (22,9%), gan (11,4%), màng phổi (10,0%) và dạ dày (2,9%). 3.3.2. Xét nghiệm máu Bảng 3.6. Các đặc điểm về xét nghiệm máu Xét nghiệm n % Giảm hồng cầu 48 68,6 Giảm bạch cầu 5 7,1 Công thức máu Tăng bạch cầu 22 31,4 Giảm tiểu cầu 2 2,9 Tăng tiểu cầu 1 1,4 Tăng GOT 13 18,6 Tăng GPT 11 15,7 Tăng creatinin 8 11,4 Sinh hóa máu Tăng ure 10 14,3 Hạ Natri 5 7,1 Hạ Kali 7 10,0 Tăng cyfra 47 67,1 Dấu ấn sinh học Tăng CEA 53 75,7 Nhận xét: Bệnh nhân UTPKTBN có sự thay đổi ở xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu và các dấu ấn sinh học. Giảm hồng cầu, tăng cyfra và CEA là 3 thay đổi phổ biến nhất trong UTPKTBN, tỷ lệ lần lượt là: 68,6%, 67,1% và @29 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  40. 75,7%. Tăng tiểu cầu (1,4%), giảm tiểu cầu (2,9%) là 2 thay đổi ít gặp nhất trong nghiên cứu này. 3.3.3. Mô bệnh học 3.3.3.1. Đặc điểm mô bệnh học Bảng 3.7. Đặc điểm mô bệnh học Tuổi <75 Tuổi ≥75 Chung Loại mô bệnh học p n % n % n % Ung thư biểu mô tuyến 31 88,6 31 88,6 62 88,6 1,000 Ung thư biểu mô vảy 3 8,6 4 11,4 7 10,0 0,690 Ung thư biểu mô tế bào lớn 1 2,9 0 0,00 1 1,4 0,314 Nhận xét: Xét nghiệm mô bệnh học cho thấy ở cả 2 nhóm tuổi (<75 và ≥75), ung thư biểu mô tuyến là loại thường gặp nhất (88,6% ở cả 2 nhóm). 3.3.3.2. Đặc điểm đột biến gen Bảng 3.8. Đặc điểm đột biến gen EGFR Tuổi <75 Tuổi ≥75 Chung Vị trí p n % n % n % Exon 19 3 8,6 4 11,5 7 10,0 0,190 Exon 20 1 2,9 0 0,00 1 1,4 0,314 Exon 21 2 5,7 2 5,7 4 5,7 1,000 Không đột biến 29 82,9 29 82,9 58 82,9 1,000 @30 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  41. Nhận xét: Đột biến gen EGFR ở 2 nhóm tuổi có tỷ lệ bằng nhau (cùng 17,1%), đột biến gen trên Exon 19 chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm (8,6% ở nhóm <75 tuổi và 11,5% ở nhóm ≥75 tuổi). 3.4. Đặc điểm chẩn đoán và điều trị 3.4.1. Chẩn đoán giai đoạn bệnh Bảng 3.9. Giai đoạn bệnh Tuổi < 75 Tuổi ≥75 Chung Giai đoạn p n % n % n % IA – IIB 3 8,6 1 2,9 4 5,7 0,303 IIIA 1 2,9 3 8,6 4 5,7 0,303 IIIB – IV 31 88,6 30 85,7 61 87,1 0,721 Nhận xét: giai đoạn sớm (giai đoạn IA – IIB, có khả năng điều trị triệt căn) chiếm tỷ lệ 5,7%, giai đoạn muộn (giai đoạn IIIB – IV, điều trị hỗ trợ hoặc kéo dài) chiếm tỷ lệ cao 87,1%. Tỷ lệ gặp giai đoạn muộn (IIIB – IV) ở nhóm <75 tuổi cao hơn nhóm ≥75 tuổi (88,6% ở nhóm <75 tuổi và 85,7% ở nhóm ≥75 tuổi). 3.4.2. Điều trị Bảng 3.10. Điều trị ung thư phổi Điều trị Điều trị Phẫu thuật Xạ trị Hóa chất đích triệu chứng Giai đoạn n % n % n % n % n % IA-IIB 0 0,0 1 20,0 1 20,0 0 0,0 3 60,0 IIIA 0 0,0 0 0,0 2 50,0 0 0,0 2 50,0 IIIB – IV 0 0,0 10 14,3 38 54,3 6 9,8 17 24,3 @31 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  42. Nhận xét: Ở giai đoạn có khả năng phẫu thuật, tỷ lệ bệnh nhân điều trị triệu chứng còn cao, có 60,0% bệnh nhân điều trị triệu chứng và 20,0% số bệnh nhân được điều trị hóa chất. Ở giai đoạn muộn, số bệnh nhân được điều trị hóa chất chiếm tỷ lệ cao nhất (54,3%), tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đích là 9,8%, điều trị triệu chứng chiếm tỷ lệ 24,3%. @32 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  43. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm bệnh nhân 4.1.1. Tuổi Theo kết quả nghiên cứu, tuổi trung bình được chẩn đoán bệnh ở nam giới là 75,1 tuổi và ở nữ giới là 75,6 tuổi. Như vậy, tuổi trung bình được chẩn đoán bệnh ở nam giới và nữ giới khác nhau không nhiều (0,5 tuổi). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc UTP càng giảm, xu hướng này giống nhau ở nam giới và nữ giới, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán ở tuổi xung quanh 71. Theo nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cộng sự (2014, n = 123), tỷ lệ mắc UTP phân bố chủ yếu từ tuổi 40 – 60 (chiếm 62,8%) [4]. Nghiên cứu của Phạm Văn Thái (2015, n = 81) cho thấy số trường hợp bệnh nhân UTPKTBN trên 40 tuổi chiếm 93,9% [10] và nghiên cứu của Phạm Thị Mai (2014, n = 34), tỷ lệ bệnh nhân trên 40 tuổi chiếm 79,4% [7]. Như vậy, tuổi phân bố của UTPKTBN từ 40 – 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao, có xu hướng giảm khi tuổi 70 tuổi. 4.1.2. Giới Theo kết quả nghiên cứu, bệnh nhân UTP bao gồm cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn (70,0% tổng số hồ sơ), trong nghiên cứu tương tự của Seo Woo Kim (2013, n = 122) trên quần thể người Hàn Quốc, tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ là 70,0% [26], như vậy sự khác nhau là không nhiều (0,0%). Nghiên cứu của Phạm Văn Thái (2015, n = 81) có tỷ lệ nam/nữ là 2,9/1 [11] và nghiên cứu của Đỗ Quyết (2014, n = 33) có tỷ lệ nam/nữ là 2,3/1 [8]. Như vậy, so với các nghiên cứu khác về UTPKTBN thì tỷ lệ nam nhiều hơn nữ và luôn ở mức lớn hơn 2. 4.1.3. Thời gian phát hiện bệnh Thời gian phát hiện bệnh từ khi có triệu chứng lâm sàng đến khi bệnh nhân đến bệnh viện khám và chẩn đoán UTPKTBN trung bình là 4,3 tháng, 50% số trường hợp là từ 2 – 6 tháng. Như vậy, phần lớn các trường hợp đều đến khám khi có triệu chứng, trong khi số trường hợp đến khám định kỳ chiếm tỷ lệ thấp (2 @33 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  44. trường hợp, chiếm 2,9%), số trường hợp đến khám sau hơn 1 năm có triệu chứng cũng chiếm tỷ lệ cao (9 trường hợp, chiếm 12,8%). Như vậy, ý thức đến khám bệnh để phát hiện bệnh sớm của người bệnh chưa tốt. 4.1.4. Tiền sử hút thuốc Tỷ lệ nam giới bị UTP luôn lớn hơn nữ giới có thể lý giải do nam giới có nhiều nguy cơ tiếp xúc với chất độc hại từ môi trường nhiều hơn, phản ánh qua kết quả nghiên cứu là 87,8% nam giới hút thuốc, và không có đối tượng nữ giới hút thuốc trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của Mai Trọng Khoa (2014, n = 123) cho kết quả tỷ lệ hút thuốc chung ở 2 giới là 58,7% [4], trong nghiên cứu của Phạm Văn Thái (2015, n = 81) tỷ lệ hút thuốc là 63,1% [10]. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân UTP hút thuốc chiếm 61,4%. Như vậy, sự khác nhau về tỷ lệ hút thuốc giữa các nghiên cứu là không nhiều. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc hút thuốc làm tăng nguy cơ UTPKTBN cũng không rõ ràng, vì 2 lý do: thứ nhất, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới Hàn Quốc theo nghiên cứu của Seo Woo Kim (2013, n = 122) là 54,0% [26], thấp hơn so với kết quả nghiên cứu này, nhưng tỷ lệ nam giới bị UTPKTBN so với nữ giới lại tương tự; thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra tuổi trung bình bị UTP ở nam giới là 75,1 và nữ giới là 75,6 (chênh lệch nhau 0,5 tuổi), nếu hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư thì tại sao tuổi ung thư ở hai giới lại chênh lệch nhau quá ít, dường như tuổi tác mới là yếu tố tác động nhiều hơn đến việc xuất hiện UTP, cần đặt ra các nghiên cứu khác để phân tích các mối liên quan này. 4.1.5. Tiền sử bệnh tật bản thân Theo kết quả nghiên cứu, 62,9% số bệnh nhân không có bệnh kèm theo khi được chẩn đoán và điều trị ung phổi, các bệnh kèm theo thường gặp nhất là tăng huyết áp (15,7%), đái tháo đường (7,1%) và COPD (7,1%). Các bệnh ảnh hưởng đến kết quả điều trị như đái tháo đường, lao phổi, COPD, suy thận chiếm tỷ lệ từ 1,4% đến 8,6%, như vậy là không cao. Vì vậy có thể cân nhắc áp dụng các phương pháp điều trị cho người trẻ để điều trị cho người trên 70 tuổi. @34 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  45. 4.1.6. Tiền sử ung thư gia đình Theo kết quả nghiên cứu, số trường hợp có người thân bị ung thư chiếm tỷ lệ thấp, 5,7%. Như vậy, sự xuất hiện UTPKTBN có sự đóng góp quan trọng của yếu tố môi trường xung quanh. 4.2. Đặc điểm lâm sàng 4.2.1. Lý do vào viện Bệnh nhân UTPKTBN vào viện với nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do vào viện thường gặp nhất là ho (25,7%), đau ngực (21,4%) và khó thở (15,7%). Đây đều là các triệu chứng tại chỗ do khối u gây ra. Kết quả cũng cho thấy, số trường hợp đến khám khi chưa có triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ thấp 2,9%. Đối với bệnh ung thư nói chung và UTPKTBN nói riêng, khi ung thư đã biểu hiện lâm sàng thường giai đoạn bệnh đã không còn sớm, nên để có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, cần sàng lọc để phát hiện bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân vào viện khám vì các triệu chứng di căn (đau bụng, đau xương, đau đầu, yếu 1/2 người) chiếm 25,7%, như vậy ít nhất gần 1/4 số trường hợp đến khám thì đã ở giai đoạn muộn (có di căn). Kết quả cho thấy, việc đến khám khi có triệu chứng lâm sàng không phải là cách tốt để chẩn đoán sớm được bệnh. 4.2.2. Các triệu chứng lâm sàng Đặc điểm lâm sàng của UTPKTBN rất đa dạng, biểu hiện ở các triệu chứng toàn thân, triệu chứng tại chỗ do khối u gây ra và các triệu chứng do quá trình di căn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực, ho và sút cân (với tỷ lệ lần lượt là 57,1%, 51,43% và 48,6%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Đức (2008, n = 196), ho khan là triệu chứng phổ biến nhất của UTPKTBN (chiếm tỷ lệ 49,3%) [2], khác nhau không nhiều với kết quả của nghiên cứu này (51,43%). Tuy nhiên, ở người trên 70 tuổi, nhu cầu muốn đi bệnh viện khám bệnh sớm ít (phản ánh qua thời gian từ khi xuất @35 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  46. hiện triệu chứng đến khi khám phát hiện UTPKTBN là 4,3 tháng), nên triệu chứng đau ngực phổ biến hơn. Theo Nguyễn Bá Đức (2008, n = 196), tỷ lệ đau ngực chiếm 48,1% [2], thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi (57,1%). Có thể vì nghiên cứu của Nguyễn Bá Đức không giới hạn độ tuổi như nghiên cứu này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy chưa đến 2/3 số bệnh nhân bị UTPKTBN thể hiện các triệu chứng lâm sàng, đồng nghĩa với các triệu chứng lâm sàng của UTPKTBN không nhạy để có thể phát hiện. Thời gian trung bình từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh đến khi phát hiện bệnh là 4,3 tháng và giai đoạn muộn (giai đoạn IIIB và IV) chiếm 87,1%. Như vậy giữa độ nhạy của triệu chứng lâm sàng, thời gian diễn biến triệu chứng lâm sàng kéo dài và giai đoạn bệnh có mối liên quan với nhau, do độ nhạy của triệu chứng lâm sàng thấp và thời gian bênh kéo dài làm tăng tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn cuối. Do vậy, không nên chờ có triệu chứng lâm sàng của bệnh UTP mới đến viện khám, mà nên sàng lọc UTP ở những người có nguy cơ. Theo nghiên cứu của Võ Văn Xuân (2006, n = 124) và Masters (2007, n = 466) trên đối tượng bệnh nhân UTP tế bào nhỏ, ho khan là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 76,7% và 45-75%, tương ứng với từng tác giả [13]. Như vậy có sự khác nhau giữa triệu chứng lâm sàng của UTP tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Có thể giải thích sự khác nhau này là do UTP tế bào nhỏ diễn biến nhanh hơn, nên các triệu chứng về hô hấp xuất hiện rõ hơn, còn UTPKTBN diễn biến chậm hơn, đến khi kích thước đủ lớn mới gây triệu chứng đau ngực. 4.2.3. Đặc điểm thể trạng bệnh nhân Ung thư nói chung và UTPKTBN nói riêng là những bệnh có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và cân nặng của bệnh nhân, theo Nguyễn Bá Đức (2008, n = 196), chán ăn trong ung thư là do các khối u tiết ra các chất cytokine làm giảm sự ngon miệng, ngoài ra còn do yếu tố tâm lý, lo lắng của người bệnh có tác động lớn đến vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân, và gây giảm cân trong nhiều trường hợp [2]. Tình trạng suy dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị [26], theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, số trường hợp suy dinh dưỡng (BMI < 18,5 Kg/m2) chiếm 28,6%, như vậy tình trạng suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao. Tình trạng suy @36 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  47. dinh dưỡng có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến vai trò của sự chán ăn, tình trạng mệt mỏi và mất ngủ cua bệnh nhân [2], trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng chán ăn, mệt mỏi và mất ngủ rất thường gặp (37,1%, 28,6% và 32,9%, tương ứng). Do đó đặc ra vấn đề cần tư vấn để ổn định tâm lý và đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng Các triệu chứng cận lâm sàng của UTPKTBN được xếp vào 3 nhóm chính: nhóm các triệu chứng chẩn đoán hình ảnh, nhóm các triệu chứng xét nghiệm máu và nhóm các triệu chứng xét nghiệm mô bệnh học. 4.3.1. Chẩn đoán hình ảnh 4.3.1.1. Vị trí các khôi u Kết quả nghiên cứu từ các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chỉ ra các khối u phổi phân bố ở phổi phải (57,1%) nhiều hơn phổi trái (42,9%). Kết quả này khác với kết quả của Phạm Văn Thái (2015, n = 81) với tỷ lệ tương ứng là 48,1% và 51,9% [10], và của Mai Trọng Khoa (2014, n = 123) với tỷ lệ tương ứng là 50,0% và 50,0% [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khối u phân bố chủ yếu ở thùy dưới 2 phổi (thùy dưới phổi phải chiếm 25,7% trên tổng số 5 thùy của 2 phổi, thùy dưới phổi trái chiếm 20,0% và thùy dưới 2 phổi chiếm 45,7%). Điều này có thể được giải thích do thùy dưới là vị trí thấp nhất của phổi, các chất độc hại từ môi trường có thể lắng đọng nhiều hơn ở vị trí này, làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u ở đó. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tăng (2014) lại cho thấy thùy trên 2 phổi chiếm 57,8% [9], điều này có thể một phần do sự ảnh hưởng của tuổi tác. 4.3.1.2. Tình trạng di căn Di căn thường gặp nhất theo thứ tự là xương, não, phổi, gan, màng phổi và dạ dày với tỷ lệ lần lượt là 35,7%, 24,3%, 22,9%, 11,4%, 10,0% và 2,9%. So với nghiên cứu của Seo Woo Kim (2013, n = 122), thì tỷ lệ gặp di căn lần lượt là phổi, màng phổi, xương, gan, não với tỷ lệ lần lượt là 53,3%, 45,9%, 30%, 10,0% và @37 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  48. 9,2% [26]. Như vậy có sự khác nhau giữa vị trí di căn thường gặp giữa 2 nghiên cứu. Di căn gặp ở 77,1% các trường hợp, như vậy ở người già, tỷ lệ UTPKTBN có di căn chiếm tỷ lệ rất cao, điều này ảnh hưởng lớn đến tiên lượng điều trị. 4.3.2. Xét nghiệm máu Thống kê kết quả xét nghiệm máu cho thấy thiếu máu gặp ở 68,6%, tương ứng với khoảng 2/3 số trường hợp, trong nghiên cứu của Võ Văn Xuân (2006, n = 124), tỷ lệ thiếu máu gặp 15,3% [13], như vậy UTPKTBN ít gặp thiếu máu hơn, có thể là do UTP tế bào nhỏ diễn biến nhanh hơn, nên người bệnh đến bệnh viện khám và phát hiện bệnh sớm hơn nên các triệu chứng thiếu máu chưa rõ. Tăng bạch cầu chiếm tỷ lệ 31,4%, tăng bạch cầu trong nghiên cứu của Võ Văn Xuân (2006, n = 124) là 18,6% [13], như vậy tỷ lệ tăng bạch cầu trong nghiên cứu này cao hơn. Tăng bạch cầu có thể là do các bệnh phổi phối hợp khác: viêm phế quản, viêm phổi Giảm bạch cầu gặp ở 7,1% các trường hợp, giảm bạch cầu có liên quan đến điều trị vì một số thuốc có thể gây giảm bạch cầu nặng, làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân, dẫn đến một số bệnh nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Tăng men gan gặp 15,7% đến 18,6% các trường hợp và tăng creatinin máu gặp 11,4% các trường hợp. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến điều trị. Thay đổi điện giải cũng có thể gặp ở UTPKTBN, hạ natri máu gặp 7,1% và hạ kali máu gặp 10,0%. Đây có thể là do hội chứng cận u hoặc tình trạng ăn uống kém gây nên rối loạn này. Thay đổi tiểu cầu ít gặp trong UTPKTBN. Trong nghiên cứu này, tăng tiểu cầu gặp ở 1 trường hợp (chiếm 1,4%), thay đổi như vậy không đặc hiệu. Cyfra 21-1 và CEA tăng cũng thường gặp (chiếm tỷ lệ lần lượt là 67,1% và 75,7%). Phản ánh từ 2/3 đến 3/4 số trường hợp. Kết quả nghiên cứu không khác nhiều với các kết quả nghiên cứu trước đó, theo Mai Trọng Khoa (2014, n =51), @38 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  49. tỷ lệ tăng CEA là 72,5% [4], kết quả chúng tôi cao hơn, có thể do cỡ mẫu chúng tôi lớn hơn (n = 70). Tuy vậy, tăng các thông số sinh học này không có độ nhạy quá cao, không nên dựa vào các xét nghiệm này để chẩn đoán hay sàng lọc bệnh UTPKTBN. 4.3.3. Mô bệnh học 4.3.3.1. Đặc điểm mô bệnh học Về mô bệnh học, ung thư biểu mô tuyến chiếm 88,6% và ung thư biểu mô khác chiếm 11,4%. So với nghiên cứu của Mai Trọng Khoa (2016, n = 479) về đột biến EGFR ở bệnh nhân UTPKTBN, tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến là 93,9% [6]. Do cùng đối tượng và địa điểm, thời gian nghiên cứu, nên kết quả 2 nghiên cứu cho thấy, người lớn hơn 70 tuổi có tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến giảm hơn so với trung bình, hay người lớn hơn 70 tuổi có tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến thấp hơn so với người nhỏ hơn 70 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Thái (2015, n = 81), ung thư biểu mô tuyến chiếm 76,6% [10], Đỗ Quyết (2014), tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến là 63,6% [8]. Theo nghiên cứu của Fangfang Chen (2015, n = 181), ung thư biểu mô tuyến chiếm 70,2% [42]. Như vậy, tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến trong UTPKTBN khác nhau giữa các nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên, ung thư biểu mô tuyến vẫn là loại ung thư biểu mô phổ biến nhất. So sánh về tỷ lệ các loại bô bệnh học ở 2 nhóm tuổi 0,05). Điều này phản ánh tỷ lệ của các loại mô bệnh học không phụ thuộc nhiều vào tuổi, vì vậy có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị giống nhau cho 2 nhóm tuổi này. Tuy nhiên cũng cần tiến hành thêm các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả điều trị của từng phương pháp trên các đối tượng trên. @39 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  50. 4.3.3.2. Đột biến gen Đột biến gen EGFR chiếm tỷ lệ 17,1%, trong đó đột trên exon 19 chiếm tỷ lệ cao nhất (10,0%). So sánh về tỷ lệ đột biến gen EGFR ở 2 nhóm tuổi 0,05). Tuy nhiên, có thể thấy vẫn có sự khác biệt về tỷ lệ đột biến gen EGFR ở 2 nhóm tuổi này, ví dụ đột biến gen EGFR ở exon 19, ở nhóm 0,05). @40 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  51. Người lớn hơn 70 tuổi trong nghiên cứu này thường ở giai đoạn muộn – giai đoạn không có khả năng phẫu thuật (giai đoạn IIIB-IV) cùng với xu hướng muốn điều trị triệu chứng (điều trị hỗ trợ) của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cao, chiếm từ 24,9% đến 60,0% trường hợp, trong khi có thể lựa chọn các phương pháp điều trị đặc hiệu khác. Như vậy, để có thể giúp tiên lượng tốt hơn cho người bệnh, bệnh nhân UTPKTBN cần phải được phát hiện sớm là điều quan trọng nhất, mà điều này, như đã nói ở trên, không nên chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, mà cần phải làm công tác sàng lọc tốt để phát hiện sớm bệnh, nhờ đó mà có thể tăng thời gian sống cho bệnh nhân UTPKTBN. @41 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  52. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 70 bệnh nhân UTPKTBN trên 70 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi không tế bào nhỏ ở bệnh nhân trên 70 tuổi - Nam giới chiếm 70,0% số trường hợp nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 2,3/1. - Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 4,3 tháng (dao động từ 0 đến 13 tháng). - Tỷ lệ hút thuốc chiếm 61,4%. - Số trường hợp có người thân bị ung thư chiếm tỷ lệ 5,7%. - Lý do vào viện thường gặp nhất là ho, đau ngực và khó thở với tỷ lệ lần lượt là 25,7%, 21,4% và 15,7%. - Bệnh nhân UTPKTBN có nhiều triệu chứng lâm sàng, 3 triệu chứng thường gặp nhất là đau ngực (57,1%), ho (51,4%) và sút cân (48,6%). - Khối u phân bố chủ yếu ở thùy dưới 2 phổi (45,7%), trong đó tỷ lệ thùy dưới phổi (25,7%) phải nhiều hơn phổi trái (20,0%). - Các triệu chứng cận lâm sàng cũng thay đổi đa dạng, trong đó giảm hồng cầu (68,6%), tăng cyfra 21-1 (67,1%) và CEA (75,7%) phổ biến nhất. - Ung thư biểu mô tuyến chiếm 88,6%, biểu mô vảy chiếm 10,0%, tế bào lớn chiếm 1,4%. 2. Một số yếu tố liên quan đến tiên lượng bệnh - Theo kết quả nghiên cứu, tuổi trung bình được chẩn đoán ở nam là 75,1 và ở nữ là 75,6, tuổi càng cao tỷ lệ bệnh có xu hướng càng giảm. - Số trường hợp suy dinh dưỡng (BMI < 18,5 Kg/m2) chiếm 28,6%. - Số trường hợp không mắc bệnh kèm theo chiếm 62,9%, số trường hợp mắc bệnh có thể liên quan đến điều trị chiếm 8,6%. @42 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  53. - Tỷ lệ gặp đột biến gen EGFR chiếm 17,4%. - Số trường hợp UTP giai đoạn sớm (giai đoạn có khả năng phẫu thuật, giai đoạn IA-IIB) chiếm 7,1%, giai đoạn muộn (giai đoạn IIIB-IV) chiếm 87,1%. - Phương pháp điều trị triệu chứng còn chiếm tỷ lệ cao, ở giai đoạn có khả năng phẫu thuật, 60,0% các trường hợp bệnh nhân chọn điều trị triệu chứng, ở giai đoạn muộn, 20,0% số bệnh nhân được điều trị triệu chứng, số bệnh nhân được điều trị đích là 9,8% so với tỷ lệ gặp đột biến là 17,4%. @43 School of Medicine and Pharmacy, VNU
  54. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ môn Ung bướu ĐH Y Phạm Ngọc Thạch (2011), Bài giảng ung bướu học, Nhà xuất bản y học, Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Lê Thanh Đức (2008), Bệnh ung thư phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Hiếu (2015), Ung thư học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 4. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà (2014), "Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ Paclitaxel kết hợp Carboplatin trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV", Tạp chí ung thư học Việt Nam, 2, 161-7. 5. Mai Trọng Khoa (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 6. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Phạm Cẩm Phương (2016), "Xét nghiệm đột biến egfr trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại trung tâm y học hạt nhân & ung bướu – bệnh viện Bạch Mai". 7. Phạm Thị Mai, Đỗ Quyết (2014), "Kết quả sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của nội soi siêu âm phế quản", Tạp chí ung thư học Việt Nam, 3, 176-85. 8. Đỗ Quyết, Nguyễn Kim Lưu (2014), "Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phươn pháp hóa – xạ trị đồng thời", Tạp chí ung thư học Việt Nam, 3, 181 – 6. 9. Hoàng Văn Tăng, Ngô Thị Tính (2014), "Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Paclitaxel kết hợp với Cisplatin trên bệnh nhân ung thư phế quản phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV tại trung tâm Ung bướu Thái Nguyên", Tạp chí ung thư học Việt Nam, 3, 170-5. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  55. 10. Phạm Văn Thái (2015), "Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng hoá chất phác đồ PC kết hợp xạ phẫu dao gamma quay", Luận Án Tiến sĩ Y học. 11. Phạm Văn Thái, Lê Chính Đại (2014), "Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và một số yếu tố liên quan trong ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não được điều trị hoá chất kết hợp xạ phẫu dao gamma quay", Tạp chí Y học Việt Nam, 423(1), 96-100. 12. Lê Thượng Vũ, Trần Văn Ngọc (2013), "Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa bằng erlotinib tại khoa phổi, Bệnh viện Chợ Rẫy", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), 105-110. 13. Võ Văn Xuân (2006), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư phổi tế bào nhỏ", Tạp chí Y học thực hành. 14. Asmis TR, Ding K, Seymour (2008), "Age and comorbidity as independent prognostic factors in the treatment of non small-cell lung cancer: a review of National Cancer Institute of Canada Clinical Trials Group trials", J Clin Oncol. 15. Adler I (1912), Primary Malignant Growth of the Lung and Bronchi, Longman, Green Company. 16. Bain C, Feskanich D, Speizer FE (2004), "Lung cancer rates in men and women with comparable histories of smoking", J Natl Cancer Inst, 96(11), 826-34. 17. Detterbeck FC, Boffa DJ, Tanoue LT (2009), "The new lung cancer staging system", Chest, 136(1), 260-271. 18. Detterbeck FC, Decker RH, Tanoue L (2014), Cancer Principles and Practice of Oncology, LWW, North American. 19. Edwards BK, Howe HL, Ries LA (2002), "Annual report to the nation on the status of cancer, 1973–1999, featuring implications of age and aging on U.S. cancer burden", Cancer, 94(10), 2766-92. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  56. 20. EVANS PA (1962), "Smoking and Health: Summary of a Report of the Royal College of physicians of London on Smoking in Relation to Cancer of the Lung and Other Diseases", Cent Afr J Med. 21. Ferlay J, Soerjomataram I (2015), "Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012", Int J Cancer, 136(5), E359-86. 22. Gazdar AF (2009), "Activating and resistance mutations of EGFR in non- small-cell lung cancer: role in clinical response to EGFR tyrosine kinase inhibitors", Oncogene, 28(1), S24–S31. 23. Gallicchio L, Boyd K, Matanoski G (2008), "Carotenoids and the risk of developing lung cancer: a systematic review", Am J Clin Nutr, 88(2), 372- 383. 24. Goldstraw P, Crowley J (2006), "The International Association for the Study of Lung Cancer International Staging Project on Lung Cancer", J Thorac Oncol, 281–286. 25. Howlader N, Noone AM, Krapcho M (2015), SEER Cancer Statistics Review, 1975-2012, National Cancer Institute, Bethesda. 26. Kim S, Kim M, Lee YP (2013), "Elderly Koreans with Advanced Non- Small-Cell Lung Cancer in a Tertiary Referral Hospital", Tuberc Respir Dis, 75(2), 52-58. 27. Kim YC, Kwon YS, Oh IJ (2007), "National survey of lung cancer in Korea", J Lung Cancer, 6(2), 67-73. 28. Moriarty DG, Zack MZ, Kobau R (2003), "The Centers for Disease Control and Prevention's Healthy Days Measures – Population tracking of perceived physical and mental health over time", Health Qual Life Outcomes, 1, 37. 29. Markowitz SB, Levin SM, Miller A (2013), "Asbestos, asbestosis, smoking, and lung cancer. New findings from the North American insulator cohort", Am J Respir Crit Care Med, 188(1), 90-96. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  57. 30. Matteis SD, Consonni D, Bertazzi PA (2008), "Exposure to occupational carcinogens and lung cancer risk", Acta Biomed, 79(1), 34-42. 31. Novello S, Barlesi F, Califano R (2016), "Metastatic Non-Small-Cell Lung Cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines", Ann Oncol, 27(5), v1-v27. 32. Ost D, Yeung S, Tanoue L (2013), "Clinical and organizational factors in the initial evaluation of patients with lung cancer: Diagnosis and management of lung cancer: American College of Chest Physicians evidence-based clinical practice guidelines", Chest, 143(5), 121S-141S. 33. Owonikoko TK, Ragin CC, Belani CP (2007), "Lung cancer in elderly patients: an analysis of the surveillance, epidemiology, and end results database", J Clin Oncol, 25(35), 5570-7. 34. Palma DA, Tyldesley S, Sheehan F (2010), "Stage I Non-small Cell Lung Cancer (NSCLC) in Patients Aged 75 Years and Older. Does Age Determine Survival After Radical Treatment?", J Thorac Oncol, 5(6), 818– 824. 35. Pao W, Miller V, Zakowski M (2004), "EGF receptor gene mutations are common in lung cancers from ‘‘never smokers’’ and are associated with sensitivity of tumors to gefitinib and erlotinib", Proc Natl Acad Sci USA 2004. 36. Rossi S, Argento ED, Schinzari G (2016), "Are TKIs favourable for the elderly with non-small-cell lung cancer?", Oncotarget, 7(30), 46871-46877. 37. Shepherd FA, Crowley J, Van PH (2007), "The International Association for the Study of Lung Cancer lung cancer staging project: proposals regarding the clinical staging of small cell lung cancer in the forthcoming (seventh) edition of the tumor, node, metastasis classification for lung cancer", J Thorac Oncol, 2(12), 1067-77. 38. Siegel R, Naishadham D, Jemal A (2013), "Cancer statistics", CA Cancer J Clin, 63(1), 11-30. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  58. 39. Stinchcombe TE, Socinski MA (2008), "Current treatments for advanced stage non–small cell lung cancer", Atsjournals, 6(2), 20-22. 40. Tardon A, Lee WJ, Delgado M (2005), "Leisure-time physical activity and lung cancer: a meta-analysis", Cancer Causes Control, 389-397. 41. Travis WD, Giroux DJ, Chansky K (2008), "The IASLC Lung Cancer Staging Project: proposals for the inclusion of broncho-pulmonary carcinoid tumors in the forthcoming (seventh) edition of the TNM Classification for Lung Cancer", J Thorac Oncol, 3(11), 1213–1223. 42. Wever DW, Ceyssens S, Mortelmans L (2007), "Additional value of PET- CT in the staging of lung cancer: comparison with CT alone, PET alone and visual correlation of PET and CT", Eur Radiol, 17(1), 23–32. 43. Wakelee HA (2006), "Changes in the natural history of nonsmall cell lung cancer (NSCLC)–comparison of outcomes and characteristics in patients with advanced NSCLC entered in Eastern Cooperative Oncology Group trials before and after 1990", Cancer, 2208-2217. 44. Taofeek K, Camille C. Ragin, Chandra P. Belani (2007), "Lung Cancer in Elderly Patients: An Analysis of the Surveillance, Epidemiology, and End Results Database", Journal of clinical oncology, 25(35), 5570-7. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  59. PHỤ LỤC @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  60. Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu mẫu Mã số lưu trữ: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU I. HÀNH CHÍNH 1. Họ và tên: Tuổi: Nam [ ] Nữ [ ] 2. Địa chỉ: . 3. Nghề nghiệp: 4. Ngày nhập viện: . 5. Ngày ra viện: 6. Thời gian phát hiện bệnh: (tháng)/ (năm) II. LÂM SÀNG 1. Yếu tố nguy cơ 1.1. Hút thuốc 1. Có [ ] 2. Không [ ] 1.2. Thời gian (năm) 1.3. Tiền sử bệnh gia đình 1.4. Bệnh kèm theo 2. Triệu chứng hô hấp 2.1. Ho 1. Có [ ] 2. Không [ ] 2.2. Ho ra máu 1. Có [ ] 2. Không [ ] 2.3. Khó thở 1. Có [ ] 2. Không [ ] 2.4. Đau ngực 1. Có [ ] 2. Không [ ] @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  61. 2.5. Khàn tiếng 1. Có [ ] 2. Không [ ] 2.6. Hội chứng Pancoast Tobias 1. Có [ ] 2. Không [ ] 2.7. Hội chứng Horner 1. Có [ ] 2. Không [ ] 2.8. Hội chứng tĩnh mạch chủ trên 1. Có [ ] 2. Không [ ] 2.9. Hội chứng chèn ép tim 1. Có [ ] 2. Không [ ] 3. Triệu chứng di căn 3.1. BMI lúc vào viện 3.2. Chỉ số toàn trạng 3.3. Đau đầu 1. Có [ ] 2. Không [ ] 3.4. Đau bụng 1. Có [ ] 2. Không [ ] 3.5. Đau xương 1. Có [ ] 2. Không [ ] 3.6. Sút cân 1. Có [ ] 2. Không [ ] 3.7. Chán ăn 1. Có [ ] 2. Không [ ] 3.8. Mệt mỏi 1. Có [ ] 2. Không [ ] 3.9. Mất ngủ 1. Có [ ] 2. Không [ ] 4. Hội chứng cận u 4.1. Hội chứng Cushing 1. Có [ ] 2. Không [ ] 4.2. Bệnh xương khớp phì đại tổn 1. Có [ ] 2. Không [ ] thương phổi (Hội chứng Pierre Marie) 4.3. Hội chứng nhược cơ Lambert- 1. Có [ ] 2. Không [ ] Eaton @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  62. 5. Giai đoạn bệnh T N M 5.1. Giai đoạn IA [ ] 5.2. Giai đoạn IB [ ] 5.3. Giai đoạn IIA [ ] 5.4. Giai đoạn IIB [ ] 5.5. Giai đoạn IIIA [ ] 5.6. Giai đoạn IIIB [ ] 5.7. Giai đoạn IV [ ] III. CẬN LÂM SÀNG 1. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 1.1. X quang * Được thực hiện 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Khả năng phát hiện u nguyên phát 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Vị trí Phổi phải [ ] Phổi trái [ ] 1.2. Cắt lớp vi tính * Được thực hiện 1. Có [ ] 2. Không [ ] @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  63. * Khả năng phát hiện u nguyên phát 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Vị trí Phổi phải [ ] Phổi trái [ ] * Khả năng phát hiện di căn 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Vị trí 1. Não [ ] 2. Xương [ ] 3. Gan [ ] 4. T. Thượng thận [ ] 5. Khác [ ] 1.3. Cộng hưởng từ * Được thực hiện 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Khả năng phát hiện di căn 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Vị trí 1. Não [ ] 2. Xương [ ] 3. Gan [ ] 4. T. Thượng thận [ ] 5. Khác [ ] 1.4. SPECT (xạ hình xương) * Được thực hiện 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Khả năng phát hiện di căn xương 1. Có [ ] 2. Không [ ] 1.5. PET/CT * Được thực hiện 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Khả năng phát hiện di căn 1. Có [ ] 2. Không [ ] * Vị trí 1. Não [ ] 2. Xương [ ] @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  64. 3. Gan [ ] 4. T. Thượng thận [ ] 5. Khác [ ] 2. Đặc điểm xét nghiệm máu 2.1. Hồng cầu 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.2. Bạch cầu 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.3. GOT 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.4. GPT 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.5. Cretinin máu 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.6. Natri máu 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.7. Calci máu 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.8. Cyfra 21-1 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] 3. Bình thường [ ] 2.9. CEA 1. Tăng [ ] 2. Giảm [ ] @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  65. 3. Bình thường [ ] 3. Đặc điểm mô bệnh học 3.1. Ung bưu biểu mô tuyến [ ] 3.2. Ung thư biểu mô vảy [ ] 3.3. Ung thư tế bào lớn [ ] 3.4. Ung thư không xếp loại [ ] 4. Đặc điểm gen 4.1. Đột biến gen EGFR 1. Có [ ] 2. Không [ ] 4.2. Loại đột biến: IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 1.1. Phẫu thuật [ ] 1.2. Xạ trị [ ] Liều: 1.3. Hóa chất [ ] Phát đồ: 1.4. Điều trị đích [ ] Thuốc: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  66. Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu STT Họ tên bệnh nhân Tuổi Giới Địa chỉ Mã hồ sơ 1 Nguyễn Hữu C 87 Nam Thái Bình C34/341 2 Trần Văn T 75 Nam Hà Nam C34/345 3 Ngô Thị Kim X 80 Nữ Hà Nội C34/363 4 Phạm Bích H 71 Nữ Hải Dương C34/396 5 Vũ Văn S 77 Nam Bắc Giang C34/398 6 Nguyễn Thị Â 74 Nữ Hà Nội C34/401 7 Bùi Thế H 71 Nam Thái Bình C34/430 8 Lê Thanh B 77 Nam Nam Định C34/475 9 Trần Xuân B 76 Nam Ninh Bình C34/512 10 Trần Ngọc T 71 Nam Thái Bình C34/517 11 Nguyễn Sỹ H 73 Nam Thanh Hóa C34/565 12 Trần Danh B 74 Nam Hà Nội C34/666 13 Hoàng Xuân T 81 Nam Hà Nội C34/699 14 Chu Thị Đ 72 Nữ Hà Nội C34/759 15 Nguyễn Duy H 78 Nam Hà Tĩnh C34/818 16 Dương Huy N 71 Nam Hải Dương C34/819 17 Nguyễn Thị Kim M 74 Nữ Hà Nội C34/848 18 Hoàng Thanh K 73 Nam Thái Bình C34/936 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  67. 19 Trần Minh T 72 Nam Thái Bình C34/937 20 Bùi Quang Đ 79 Nam Hưng Yên C34/941 21 Lê Xuân D 71 Nam Hưng Yên C34/953 22 Nguyễn Duy H 78 Nam Hà Tĩnh C34/956 23 Nguyễn Thanh Ư 77 Nam Hà Tĩnh C34/1012 24 Hà Viết T 71 Nam Bắc Giang C34/1017 25 Trần Minh T 72 Nam Thái Bình C34/1020 26 Nguyễn Trọng C 81 Nam Bắc Ninh C34/1046 27 Trần Văn T 71 Nam Quảng Bình C34/1057 28 Nguyễn Văn K 81 Nam Quảng Ninh C34/1069 29 Hà Khánh K 79 Nam Hà Tĩnh C34/1078 30 Vũ Văn S 77 Nam Bắc Giang C34/1134 31 Nguyễn Khánh T 72 Nam Hà Nội C34/1147 32 Hoàng Thế P 71 Nam Hưng Yên C34/1183 33 Nguyễn Thị Minh T 82 Nữ Bắc Ninh C34/1198 34 Lê Xuân D 71 Nam Hưng Yên C34/1209 35 Bùi Đình H 85 Nam Hà Nội C34/1278 36 Hoàng Thị Đ 71 Nữ Hà Nội C34/1289 37 Nguyễn Văn T 76 Nam Hà Nội C34/1290 38 Nguyễn Văn D 77 Nam Bắc Giang C34/1291 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  68. 39 Nguyễn Thị M 78 Nữ Hưng Yên C34/1309 40 Nguyễn Thị Minh T 82 Nữ Bắc Ninh C34/1313 41 Phạm Thị L 79 Nữ Nam Định C34/1322 42 Đặng Thị Đ 76 Nữ Hà Tĩnh C34/1326 43 Bùi Thế H 71 Nam Thái Bình C34/1334 44 Lê Thị Hồng M 73 Nữ Hà Tĩnh C34/1339 45 Nguyễn Văn T 71 Nam Hải Dương C34/1341 46 Trần Thị C 74 Nữ Hà Tĩnh C34/1359 47 Bùi Đức H 72 Nam Thái Bình C34/1363 48 Lý Khánh H 76 Nam Hà Nội C34/1374 49 Nguyễn Thị M 71 Nữ Hà Nội C34/1384 50 Nguyễn Khắc L 77 Nam Hải Phòng C34/1386 51 Đặng Đình T 77 Nam Hưng Yên C34/1388 52 Phạm Văn A 73 Nam Hà Nội C34/1392 53 Nguyễn Thị U 76 Nữ Hưng Yên C34/1422 54 Hoàng Văn H 71 Nam Hà Nội C34/1425 55 Nguyễn Văn L 73 Nam Hà Nội C34/1437 56 Nguyễn Văn H 78 Nam Quảng Ninh C34/1445 57 Nguyễn Thị T 74 Nữ Hà Nội C34/1487 58 Trần Minh T 72 Nam Thái Bình C34/1531 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  69. 59 Cao Thị N 81 Nữ Bắc Cạn C34/1540 60 Nguyễn Văn T 76 Nam Hà Nội C34/1549 61 Tạ Văn N 83 Nam Hà Nam C34/1575 62 Lê Văn T 71 Nam Hà Giang C34/1577 63 Phạm Thị L 79 Nữ Phú Thọ C34/1633 64 Nguyễn Thị Minh A 79 Nữ Hà Nội C34/1640 65 Phạm Văn V 76 Nam Hà Nam C34/1644 66 Nguyễn Ngọc B 72 Nam Thái Bình C34/1666 67 Giáp Văn H 71 Nam Bắc Giang C34/1668 68 Nguyễn Văn C 77 Nam Hà Nội C34/1678 69 Phan Thị D 71 Nữ Hà Tĩnh C34/1754 70 Phạm Bích H 71 Nữ Hải Dương C34/1755 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU