Khóa luận Khảo sát kiến thức và thực trạng về bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố Chí Linh, Hả Dương năm 2020

pdf 73 trang thiennha21 18/04/2022 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát kiến thức và thực trạng về bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố Chí Linh, Hả Dương năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_va_thuc_trang_ve_ban_khang_sinh_cua_cac_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khảo sát kiến thức và thực trạng về bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố Chí Linh, Hả Dương năm 2020

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC PHẠ H Y INH KHẢO SÁ KIẾN THỨC VÀ HỰC TRẠNG VỀ BÁN KHÁNG SINH CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN Ẻ THUỐC ĐẠ IÊU CHUẨN GPP TẠI HÀNH PHỐ CHÍ INH, HẢI DƢƠNG NĂ 2020 KHÓA UẬN Ố NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC PHẠ H Y INH KHẢO SÁ KIẾN THỨC VÀ HỰC TRẠNG VỀ BÁN KHÁNG SINH CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN Ẻ THUỐC ĐẠ IÊU CHUẨN GPP TẠI HÀNH PHỐ CHÍ INH, HẢI DƢƠNG NĂ 2020 KHÓA UẬN Ố NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC KHÓA QH2015 Y N ƣ ƣ n d n S B u n S c Đ n uấn HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CẢ ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến S B u n – Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược. Cô đã chỉ dạy tận tình, quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở, giúp đỡ và động viên cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Mặc Đ n uấn – Giảng Viên Bộ Môn Y Dược cộng đồng và Y dự phòng, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cẩn thận, tạo điều kiện để tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và K n tế Dƣợc, đã giảng dạy và tạo kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Chủ Nhiệm, Phòng Đào Tạo và toàn thể các thầy cô giáo K oa Y Dƣợc – Đ i học Quốc a Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học tập tại khoa, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, dẫn dắt và truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết cho tôi. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới mẹ, những người thân trong gia đình tôi, đã nuôi dưỡng, gắn bó với tôi, là động lực để tôi tiếp tục học tập và nghiên cứu. Cảm ơn bạn bè luôn bên cạnh chia sẻ, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn trong qua trình học tập và làm khóa luận. Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Phạm Thùy Linh
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt C ú ả n ĩa CDC Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh FIP Liên đoàn dược phẩm quốc tế GPP Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc NBT Người bán thuốc TDKMM Tác dụng không mong muốn WHO Tổ chức Y tế thế giới
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không có đơn tại nhà thuốc trên thế giới: 10 Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không đơn tại Việt Nam 11 Bảng 1.3: Kết quả nghiên cứu kiến thức và thái độ của NBT về việc bán kháng sinh không đơn tại Saudi Arbia: 12 Bảng 2.1: Danh sách biến số nghiên cứu 20 Bảng 2.2: Chỉ số nghiên cứu 21 Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 24 Bảng 3.2: Kiến thức của NBT về tổng quan kháng sinh 25 Bảng 3.3: Kiến thức của NBT về các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh 26 Bảng 3.4: Kiến thức của NBT về đối tượng đặc biệt khi sử dụng kháng sinh 27 Bảng 3.5: Kiến thức của NBT về một số kháng sinh thường gặp 27 Bảng 3.6: Kiến thức của NBT về tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh 28 Bảng 3.7: Kiến thức của NBT về tình trạng kháng kháng sinh 29 Bảng 3.8: Kiến thức của NBT về quy định bán kháng sinh 29 Bảng 3.9: Mức độ hiểu biết của NBT về quy định bán kháng sinh 30 Bảng 3.10: Kiến thức của NBT phân loại theo giới tính 31 Bảng 3.11: Kiến thức của NBT phân loại theo tuổi 32 Bảng 3.12: Kiến thức của NBT phân loại theo trình độ học vấn 32 Bảng 3.13: Kiến thức của NBT phân loại theo vị trí làm việc 33
  6. Bảng 3.14: Kiến thức của NBT phân loại theo kinh nghiệm làm việc bán thuốc 33 Bảng 3.15: Tần suất NBT chủ động bán kháng sinh trong một số bệnh 34 Bảng 3.16: Tần suất NBT chủ động bán các hoạt chất và phối hợp kháng sinh 35 Bảng 3.17: Tần suất tìm hiểu về kháng sinh qua một số nguồn thông tin của NBT 35 Bảng 3.18: Kỹ năng của người bán thuốc trong thực hành bán kháng sinh 36 Bảng 3.19: Kỹ năng của người bán thuốc trong tư vấn sử dụng kháng sinh 38 Bảng 3.20: Mức độ tự tin của NBT khi chủ động bán kháng sinh 38
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ tiến hành nghiên cứu 18 Hình 3.1: Phân loại mức kiến thức của NBT 31
  8. ỤC ỤC LỜI CẢ ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1 ỔNG QUAN 3 1.1. Thực àn tốt cơ sở bán lẻ thuốc 3 1.1.1. Khái quát về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) 3 1.1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP và thực trạng thực hiện GPP tại Việt Nam 4 1 2 N ƣ bán lẻ thuốc 6 1.2.1 Trình độ chuyên môn 6 1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp 7 1.2.3. Vai trò của người hành nghề dược 8 1 3 Quy đ n bán k án s n 9 1.4. Thực tr n bán t uốc k án s n k ôn kê đơn 9 1.4.1. Trên thế giới 10 1.4.2. Tại Việt Nam 11 1 5 Các n ên cứu đán á k ến thức, t á độ và t ực àn của dƣợc sĩ về việc bán k án s n k ôn có đơn 12 1.5.1. Trên thế giới 12 1.5.2. Tại Việt Nam 14 1 6 àn p ố C í n và ệ thống y tế t C í n , Hả Dƣơn 14 1.6.1. Giới thiệu về thành phố Chí Linh 14 1.6.2. Hệ thống y tế tại thành phố Chí Linh 15
  9. CHƢƠNG 2 ĐỐI ƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2 1 Đố tƣợn n ên cứu 17 2.2. Th an n ên cứu 17 2 3 P ƣơn p áp n ên cứu 17 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 17 2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 19 2.3.3. Xác định biến số 19 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu 20 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21 2 4 H n c ế của đề tà 22 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1. Khảo sát k ến thức về k án s n của NBT t các cơ sở bán lẻ thuốc t àn phố C í n , Hả Dƣơn 24 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Kiến thức của người bán thuốc 25 3.2. Thực tr ng về việc bán k án s n 34 3.2.1. Thực hành của người bán thuốc 34 3.2.2. Kỹ năng của NBT trong thực hành bán kháng sinh 36 CHƢƠNG 4 BÀN UẬN 39 4.1. Kiến thức của n ƣ bán t uốc 39 4.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 39 4.1.2. Kiến thức của người bán thuốc 39 4.2. Thực tr ng về việc bán k án s n 42 4.2.1. Thực hành của người bán thuốc 42 4.2.2. Kỹ năng của NBT trong thực hành bán kháng sinh 43
  10. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ UẤ 45 ÀI IỆU THAM KHẢO
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Kháng sinh là một trong những khám phá quan trọng của nhân loại, mở ra kỷ nguyên dùng kháng sinh để điều trị và đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi sinh vật. Thuốc kháng sinh có vai trò rất thiết yếu trong điều trị, nó đem lại nhiều lợi ích và cơ hội sống cho những bệnh nhân mắc bệnh và đặc biệt cần thiết đối với mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển [10]. Hiện nay thị trường kháng sinh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều rất phong phú và đa đạng về cả chủng loại lẫn số lượng với các mức giá phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội. Việc này tạo cơ hội cho người dân trong cộng đồng dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu chữa bệnh. Tuy nhiên do công tác quản lý còn chưa được chặt chẽ, sát sao nên tình trạng mua bán, tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không kê đơn của bác sĩ ở Việt Nam ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến. Việc lạm dụng kháng sinh dần trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tình hình kháng thuốc đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân tử vong của 10 triệu người trên toàn cầu [38]. Năm 2013, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), mỗi năm ở Mỹ có ít nhất 2 triệu người bị nhiễm trùng kháng kháng sinh và ít nhất 23.000 người tử vong [28]. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất trên thế giới. Mức độ sử dụng kháng sinh ở Việt Nam cao hơn xấp xỉ năm lần so với số liệu được công bố từ Hà Lan [19]. Thời gian kháng thuốc của các vi khuẩn ngày càng rút ngắn, nhiều thuốc nhanh chóng mất hiệu lực điều trị do sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Có thể thấy, tình trạng kháng kháng sinh ngày nay đang là vấn đề cần được quan tâm hơn trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày nay. Một trong những nguyên nhân đó chính là việc mua kháng sinh không kê đơn rất dễ. Người dân tại nhiều quốc gia có nhận thức về kháng sinh còn hạn chế và có thói quen tự chữa bệnh. Theo báo cáo của nghiên cứu thực hiện năm 2007 nhằm đánh giá kiến thức về sử dụng kháng sinh ở khu vực nông thôn Việt Nam cho thấy, mặc dù đã có các tài liệu hướng dẫn, nhưng kiến thức về sử dụng kháng sinh vẫn còn rất hạn chế; dịch vụ chăm 1
  12. sóc sức khỏe thường cung cấp kháng sinh một cách không cần thiết cho các trường hợp cảm cúm thông thường [20]. Tại các địa phương, việc khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn, việc mua thuốc trực tiếp tiết kiệm cả về kinh tế và thời gian cho bệnh nhân. Điều này đặt ra câu hỏi người có trách nhiệm hành nghề dược có đủ kiến thức về các loại kháng sinh và tác hại của việc bán kháng sinh không kê đơn chưa. Thái độ của các dược sĩ với thực trạng này như thế nào? Thực tế hoạt động bán kháng sinh không có đơn diễn ra ra sao? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực tr ng về bán k án s n của các cơ sở bán lẻ thuốc đ t t êu c uẩn GPP t i àn p ố C í n , Hả Dƣơn n m 2020.” với các mục tiêu dự kiến như sau: 1. Khảo sát kiến thức về kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc Thành phố Chí Linh, Hải Dương. 2. Khảo sát thực trạng về việc bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc tại Thành phố Chí Linh, Hải Dương. 2
  13. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Thực àn tốt cơ sở bán lẻ thuốc 1.1.1. Khái quát về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) Sử dụng thuốc an toàn, hợp lí là một vấn đề hết sức quan trọng của nhân loại. Thuốc như một con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng nó sẽ mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe người sử dụng. Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các quốc gia phòng chống hiện tượng lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, corticoid, Một trong các biện pháp đó là nghiên cứu, xây dựng và ban hành các nội dung của GPP. Ngày 05 tháng 09 năm 1993 tại Tokyo, Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) thông qua văn bản khung quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, đưa ra khái niệm “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là thực hành dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Cơ sở bán lẻ thuốc thực hành tốt là cơ cở bán lẻ thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình mà quan tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích chung của toàn xã hội. Để hỗ trợ thực hiện việc này, điều quan trọng là có một hệ thống tiêu chuẩn chung được đặt ra trên toàn quốc gia” [30-31, 37]. GPP là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại cơ sở bán lẻ thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu [15]. WHO đã nêu ra 4 yêu cầu quan trọng của GPP [31-32]: - Đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên hết. - Cung cấp thuốc cũng như sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe đảm bảo chất lượng. Cung cấp thông và lời khuyên thích hợp cho bệnh nhân. Giám sát hiệu quả việc sử dụng thuốc. - Thực hiện việc sử dụng thuốc hợp lý, trong đó bao hàm cả yếu tố kinh tế. - Đảm bảo mỗi dịch vụ tại cơ sở bán lẻ thuốc cung cấp cho. 3
  14. Hiện nay có rất nhiều quốc gia áp dụng GPP trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” [11]. Cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm: tổ chức nghiên cứu triển khai việc thực hiện quy định hiện hành về dược, các tiêu chuẩn được ban hành; bảo đảm luôn đáp ứng tiêu chuẩn GPP trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc; thực hiện các hoạt động bán lẻ thuốc theo đúng phạm vi được cấp phép trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật [11]. 1.1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP và thực trạng thực hiện GPP tại Việt Nam 1.1.2.1 Nguyên tắc của GPP “Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau [15]: Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết. Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ. Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản. Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả. 1.1.2.2 Các tiêu chuẩn của GPP a. Tiêu chuẩn GPP đối với nhà thuốc Theo thông tư số 02/2018/TT-BYT Quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, để được công nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau [11]: Tiêu chuẩn về nhân sự: Người đứng tên thành lập Nhà thuốc GPP phải có bằng dược sĩ đại học và có chứng chỉ hành nghề dược của Bộ Y tế cấp. Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, nhận thuốc có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù 4
  15. hợp với công việc được giao. Người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn từ trung cấp dược trở lên. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất: Diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải đạt 10m2; có đầy đủ các không gian bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn và cách xa nguồn ô nhiễm; sắp xếp thuốc theo đúng quy định (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm ). Phải đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo quản thuốc. Với thuốc bán lẻ không kèm bao bì, dược sĩ bán thuốc cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nộng độ, hướng dẫn sử dụng cụ thể Tiêu chuẩn về hoạt động: Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và bảo quản hồ sơ tối thiểu 1 năm tính từ thời điểm thuốc hết hạn chùng; Không được thực hiện bất kỳ hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng; Đảm bảo việc mua thuốc, kiểm soát chất lượng, bán thuốc không kê đơn/kê đơn, theo dõi chất lượng thuốc, bảo quản thuốc, giải quyết các trường hợp thu hồi thuốc hay khiếu nại về thuốc b. Tiêu chuẩn GPP đối với quầy thuốc Theo thông tư số 02/2018/TT-BYT Quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, để được công nhận quầy thuốc đạt chuẩn GPP, quầy thuốc cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau [11]: Tiêu chuẩn về nhân sự: Người phụ trách chuyên môn tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và phải có chứng chỉ hành nghề của Bộ Y Tế cấp. Quầy thuốc có nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, nhận thuốc có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao. Nhân viên cung cấp thông tin cho người mua thuốc độc, thuốc kê đơn phải là người phụ trách chuyên môn hoặc người có văn bằng chuyên môn từ trung cấp dược trở lên. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và Tiêu chuẩn về hoạt động giống với tiêu chuẩn GPP đối với nhà thuốc. 1.1.2.3 Thực trạng thực hiện GPP tại Việt Nam Công tác triểu khai GPP đã được tiến hành đồng bộ rộng khắp trên cả nước. Tính đến hết năm 2013 thống kê 52/63 tỉnh thành trên cả nước, số lượng các nhà thuốc là 6.481 trong đó có 6.239 nhà thuốc đạt GPP chiếm tỷ lệ 96,3%, số lượng quầy thuốc 5
  16. là 15.928 trong đó có 10.292 quầy thuốc đạt GPP chiếm tỉ lệ 64,6%. Trong đó chỉ có một số tỉnh, thành phố đã triển khai được GPP đến toàn bộ nhà thuốc, quầy thuốc như Hà Nội, Quảng Ngãi, An Giang [1]. Như vậy là về cơ bản trên cả nước, đa phần số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc đang hoạt động đều đạt GPP, tuy nhiên còn một số lượng nhỏ cơ sở bán lẻ thuốc không đạt tiêu chuẩn GPP, chưa đáp ứng lộ trình đặt ra theo thông tư 43/2010/TT-BYT [14]. 1.2. N ƣ i bán lẻ thuốc Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, việc sử dụng thuốc không do người bệnh tự quyết định mà được quyết định bởi người thầy thuốc.Việc sử dụng loại thuốc nào, số lượng bao nhiêu, cách sử dụng ra sao đều phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy thuốc thăm khám, chỉ định điều trị. Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở [11]. 1.2.1 Trình độ chuyên môn Nhu cầu thuốc phụ thuộc vào trình độ, khả năng chuyên môn của người cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Ngày nay, y dược học ngày càng phát triển và hiện đại, các máy móc thiết bị đã trở thành phương tiện khoa học, là công cụ hỗ trợ con người trong việc chẩn đoán bệnh, phát hiện nhiều bệnh tật hơn là một trong những yếu tố làm tăng nhu cầu thuốc [3]. Nhu cầu thuốc không hoàn toàn phụ thuộc vào ý định của người dùng mà lại được quyết định bởi yêu cầu chữa bệnh, trình độ chuyên môn của thầy thuốc và cán bộ bán thuốc, đây là một điểm khác biệt của nhu cầu thuốc [3]. Do đó người thầy thuốc phải đảm bảo đạt trình độ chuyên môn theo quy định đã đề ra, đặc biệt những người hành nghề dược phải được đào tạo, cập nhật kiến thức, trao đổi thông tin chuyên môn, pháp luật về dược [22]. Để được hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đào tạo về ngành dược và chứng chỉ hành nghề dược. Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định [22]: 6
  17. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác lâm sàng tại nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các bằng chuyên môn sau: bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược, bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. 1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp Có thể thấy, y dược nói chung và nghề dược nói riêng là một trong số những ngành nghề hình thành sớm trong lịch sử nhân loại, và trong thời đại nào cũng luôn được xã hội tôn trọng và yêu mến. Những người làm trong lĩnh vực này có nhiệm vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người. Chính vì vậy, nghề này không đơn thuần là một loại nghề nghiệp hay dịch vụ như những nghề khác. Nó là một nghề đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hành nghề y dược là một bộ phận của những người làm y tế, nó không những cần có năng lực, mà đặc biệt cần có tấm lòng nhân ái, thấu hiểu tình người để có thể cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của người bệnh. Từ tình yêu thương với con người, người thầy thuốc cần phải nhiệt tình, trau dồi năng lực và hăng say nghiên cứu phục vụ cho công tác trị bệnh tốt hơn và phải có y đức. Người hành nghề dược phải có trách nhiệm thực hiện 12 quy định về Y đức: nghiêm túc thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn trọng pháp luật và các quy chế chuyên môn; tôn trọng quyền của bệnh nhân như được khám và chữa bệnh, quyền riêng tư, không phân biệt đối xử ; có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục chỉnh tề khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà bệnh nhân; xử lý kịp thời, khẩn trương cấp cứu người bệnh; kê đơn thuốc phù hợp, an toàn; không được rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ; dặn dò chu đáo cho người bệnh khi họ được xuất viện; cảm thông, chia buồn khi người bệnh tử vong; tôn trọng, đoàn kết với đồng nghiệp; tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm khi thiếu sót, tham gia tích cực và gương mẫu trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe [7]. 7
  18. Ngoài ra, người hành nghề dược cũng phải có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng để rèn luyện, phấn đấu góp phần thực hiện sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những người hoạt động trong lĩnh vực này phải thật thà, trung thực, có tinh thần trách nhiệm với nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, không vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại đến sức khỏe người bệnh, phải hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn tiết kiệm, tôn trọng bí mật của bệnh nhân [9]. 1.2.3. Vai trò của người hành nghề dược Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược phẩm, tình trạng thiếu thuốc đã được giải quyết một cách đáng kể đồng nghĩa với việc vai trò của dược sĩ ngày càng tăng. Dược sĩ là người chuyên về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và là người chủ chốt trong việc cung cấp và giao thuốc cho khách hàng. Dược sĩ là đối tác của nhà sản xuất thuốc bán không cần đơn, cùng chia sẻ mục đích chung là cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho bệnh nhân và thúc đẩy việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lí. Dược sĩ bằng khả năng chuyên môn của mình và cách tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có thể tư vấn thuốc cho nhân dân. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) vai trò của dược sĩ được trình bày cụ thể như sau [27]: Dược sĩ là người tư vấn thuốc, trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, chỉ định điều trị những thuốc thông thường không cần đến bác sĩ, cung cấp những thông tin giúp bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lí và giữ bí mật những thông tin liên quan đến sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời đảm bảo là người cung cấp thuốc có chất lượng, bán thuốc có nguồn gốc đáng tin cậy và có chất lượng tốt; thuốc phải được bảo quản theo đúng yêu cầu. Không chỉ vậy, dược sĩ còn là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tham gia hỗ trợ và thúc đẩy cộng đồng tham gia các chương trình giáo dục sức khỏe [33, 39]. Ngoài ra, dược sĩ có vai trò như một người giáo dục sức khỏe do các cơ sở bán lẻ thuốc là nơi tiếp cận đầu tiên của bệnh nhân, dược sĩ nên khuyên bệnh nhân không cần dùng thuốc nếu không cần thiết. 8
  19. 1.3 Quy đ n bán k án s n Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn của bộ trưởng bộ y tế nhóm thuốc kháng sinh là một trong 7 nhóm thuốc kê đơn và phải bán theo đơn, tuy nhiên đã được thay thế và hủy bỏ. Dựa vào thông tư Ban hành danh mục thuốc không kê đơn nhận thấy kháng sinh không nằm trong danh mục đó và được xếp vào nhóm thuốc kê đơn [13]. Để hướng dẫn việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, cục khám chữa bệnh ban hành công văn số 1517/BYT-KCB về việc hướng dẫn thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Trong 30 thuốc phải kê đơn và bán theo đơn tạm quy có thuốc kháng sinh [6]. Ngày 29 tháng 02 năm 2016, thông tư 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành thay thế Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT kề từ ngày 01 tháng 05 năm 2016. Đáng lưu ý, thông tư bổ sung quy định phải lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh tại cơ sở cấp/bán lẻ trong thời gian 01 năm kể từ ngày kê đơn. Việc lưu đơn được thực hiện tại một trong các hình thức: lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc; lưu thông tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh, tên kháng sinh, hàm lượng, số lượng [12]. Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 nghiêm cấm bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn [22]. Vì vậy bán kháng sinh không đơn là việc trái với pháp luật, xử lý vi phạm đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn bác sĩ bị xử phạt cảnh cáo phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng [5]. 1.4. Thực tr n bán t uốc k án s n k ôn kê đơn Theo thống kê năm 2015, từ năm 2000 đến năm 2010, tổng lượng tiêu thụ kháng sinh trên toàn thế giới tăng hơn 30% [29]. Kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin chiếm gần 60,0% tổng tiêu thụ năm 2010, tăng 41,0% so với năm 2000. Gần 80,0% kháng sinh được mua ở ngoài bệnh viện bao gồm cả việc mua kháng sinh không cần kê đơn. Mặc dù đã những quy định bắt buộc có đơn ở nhiều nước nhưng việc tuân thủ vẫn còn rất kém ở những nước chậm và đang phát triển [29]. 9
  20. Tại Việt Nam, giai đoạn 2012-2014, trong số các thuốc nước ngoài đăng ký cấp phép lưu hành, nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ đăng ký cao nhất (khoảng 25,0% đến 28,0%). Trong số 20 hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất mỗi năm, có từ 6 dến 9 hoạt chất là kháng sinh và hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất cũng là kháng sinh [18]. 1.4.1. Trên thế giới Hoạt động bán kháng sinh không kê đơn diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tổng quan một số nghiên cứu cho kết quả như sau: Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả n ên cứu khảo sát v ệc bán k án s n k ôn có đơn t n à t uốc trên t ế gi i [16]: Th i gian Cỡ m u Tỷ lệ bán k án STT Quốc gia n ên cứu (n à t uốc) s n k ôn có đơn 1 Tây Ban Nha 2008 197 42,5%(1) 2 Hy Lạp 2008 174 53,0%(2) 3 Syria 2009 200 97,0%(1) 4 Saudi Arabia 2010 327 77,6%(1) 5 Saudi 2011 60 97,9%(3) 6 Indonesia 2011 88 91,0%(1) 7 Syria 2012 214 85,5%(3) 8 Jordan 2015 202 74,3%(1) 9 Zambia 2016 73 100,0%(3) C ú t íc : (1): % tính theo số lượng nhà thuốc; (2): % tính theo số lượt khách hàng yêu cầu kháng sinh không đơn; (3): % tính theo số lượng NBT. Nhìn chung, việc bán kháng sinh không đơn là một thực trạng diễn ra phổ biến trong nhiều năm tại rất nhiều quốc gia với tỉ lệ cao; thậm chí lên tới 100,0%. Từ kết 10
  21. quả nghiên cứu cho thấy việc bán kháng sinh không đơn không chỉ có ở các nước đang phát triển mà ở cả các nước phát triển như Tây Ban Nha (42,5%). 1.4.2. Tại Việt Nam Thực tế việc bán kháng sinh không đơn trên cả nước hiện nay ra diễn rất phổ biến tại hầu hết các cơ sở bán lẻ thuốc. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy thực trạng vi phạm như sau: [16] Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả n ên cứu khảo sát v ệc bán k án s n k ôn đơn t i Việt Nam Đ a đ ểm Th i gian Tỷ lệ bán k án STT Cỡ m u n ên cứu n ên cứu s n k ôn có đơn 1 Hà Nội 2003 200 người chăm sóc trẻ 83,0(1) 30 nhà thuốc cộng đồng 96,5(4) 2 Hà Nội 2005 30 nhà thuốc tư nhân 96,3(4) 30 nhà thuốc tư nhân 3 Hà Nội 96,7(1) 2009 GPP 4 Quảng Ninh 91 nhà thuốc 92,3(1) 15 nhà thuốc (quận Đống Đa) 88,0(2) 5 Hà Nội 2010 15 nhà thuốc (huyện Ba 91,0(2) Vì) 6 Nghệ An 59 nhà thuốc GPP 70,1(2) 2013 7 Vĩnh Phúc 30 nhà thuốc GPP 96,7(1) (3) 9 nhà thuốc và 5 quầy 61,3 8 Hà Nội 2016 thuốc 100,0(4) 1 nhà thuốc và 1 quầy 9 Tây Ninh 2017 100,0(4) thuốc 11
  22. C ú t íc (1): % tính theo số lượng nhà thuốc; (2): % tính theo số lượng thuốc kháng sinh được bán; (3): % tính theo số lượng khách hàng kể bệnh/triệu chứng liên quan đường hô hấp; (4): % tính theo số lượng khách hàng yêu cầu kháng sinh. Theo bảng kết quả, trên địa bàn Hà Nội năm 2016 hầu hết khách hàng yêu cầu kháng sinh mà không có đơn. Các kháng sinh chủ yếu được bán là amoxicillin + acid clavulanic 32,3%, tiếp đến là azithromycin và erythromycin với tỷ lệ 23,5% và 26,5% khách hàng được bán kháng sinh phổ rộng [16]. 1.5 Các n ên cứu đán á k ến thức, t á độ và t ực àn của dƣợc sĩ về việc bán k án s n k ôn có đơn 1.5.1. Trên thế giới Trước thực trạng trên, một số nghiên cứu được tiến hành để tìm kiếm kiến thức, thái độ và thực hành của NBT về hoạt động về bán kháng sinh không có đơn. Theo nghiên cứu của Hadi MA và các cộng sự kiến thức và thái độ của người bán thuốc về việc bán kháng sinh không đơn tại Saudi Arabia được kết quả về kiến thức và thái độ của 189 NBT như sau: Bảng 1.3: Kết quả n ên cứu kiến thức và t á độ của NBT về việc bán k án s n k ôn đơn t i Saudi Arbia [34]: Trả l i (%) STT Nội dung Có K ôn K ôn b ết Bán kháng sinh không đơn là hoạt động bất 1 0,4 70,5 3,2 hợp pháp tại Saudi Arabia Dược sĩ có thể bị phạt vì bán kháng sinh 2 2,2 67,7 9,0 không đơn Bán kháng sinh không đơn góp phần gia tăng 3 5,2 10,6 4,2 kháng kháng sinh 4 Kháng kháng sinh trở thành vấn đề sức khỏe 8,4 9,0 2,6 12
  23. cộng đồng 5 Dược sĩ nên dừng bán kháng sinh không đơn 8,3 19,0 2,1 Từ chối kháng sinh không đơn ảnh hưởng tiêu 6 2,9 38,1 8,5 cực tới kinh doanh và lợi nhuận Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy 2/3 dược sĩ chưa có kiến thức về bán kháng sinh không đơn là vi phạm pháp luật và NBT có thể bị phạt vì hành vi này. Phần lớn dược sĩ nhận biết được hậu quả của việc bán kháng sinh không đơn là nghiêm trọng và có suy nghĩ nên dừng việc này. Tuy nhiên hơn 50,0% trong số đó nhận thấy được việc từ chối bán kháng sinh ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của họ. Về thực hành, kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh cảm lạnh và viêm mũi, tiêu chảy được NBT bán kháng sinh với tỷ lệ cao (khoảng từ 30,0-69,0%) với lí do bệnh nhân không muốn hoặc không đủ điều kiện để gặp bác sĩ thì dược sĩ là người có kiến thức tốt nhất về kháng sinh [34]. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn cho thấy 70,0% NBT hỏi về tiền sử dị ứng của bệnh nhân trước khi bán; 64,6% cảnh báo tác dụng phụ có thể gặp; 88,9% nhấn mạnh việc tuân thủ điều trị khi bán kháng sinh không đơn [34]. Một nghiên cứu tiến hành tại Malaysia với 188 dược sĩ cộng đồng, phần lớn tin rằng chương trình quản lý thuốc kháng sinh giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân [35]. Tuy nhiên, hơn một nửa dược sĩ đã trung lập theo ý kiến của họ về việc kết hợp các chương trình quản lý thuốc kháng sinh trong các nhà thuốc cộng đồng. Dược sĩ có trình độ sau đại học có nhận thức tích cực và đã tham gia vào quản lý thuốc kháng sinh hơn so với đối tượng không tốt nghiệp đại học. Tương tự, các dược sĩ giàu kinh nghiệm hơn (>10 năm) có nhận thức tích cực đối với việc quản lý thuốc kháng sinh [35]. Về thực hành, bộ câu hỏi áp dụng thang đo Likert 5 mức độ (không bao giờ; hiếm khi; thỉnh thoảng; thường xuyên; luôn luôn) cho thấy 84,0% dược sĩ phản ánh rằng không bao giờ hoặc hiếm khi bán kháng sinh không có đơn và gần 80,0% người phản hồi thường xuyên cung cấp thêm các thông tin về dị ứng, tương tác và tác dụng phụ trước khi bán kháng sinh [35]. Năm 2015 nghiên cứu tại Nga sử dụng bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của NBT về tính an toàn của kháng sinh. Khi được hỏi về tác dụng phụ với những kháng sinh thường được bán, nhận thức của NBT bị hạn chế về những tác dụng phụ không đặc 13
  24. hiệu (khó tiêu, dị ứng, buồn nôn, đau đầu) có thể gặp với bất cứ kháng sinh nào. Có 54,9% người tham gia trả lời đúng phản ứng phụ với kháng sinh khảo sát, trong đó cao nhất là với amoxicillin + acid clavulanic (81,3%). Có 45,0% trả lời không có kháng sinh nào được sử dụng cho phụ nữ có thai [40]. 1.5.2. Tại Việt Nam Theo một nghiên cứu về Sử dụng và kháng kháng sinh năm 2003 tại Việt Nam của Larsson cho thấy khoảng cách rất lớn giữa kiến thức và thực hành. Khi tiến hành phỏng vấn với câu hỏi mở, 20,0% trong số 70 nhân viên nhà thuốc sẽ bán kháng sinh không đơn, nhưng thực tế có 83,0% nhà thuốc đã bán kháng sinh. Khoảng 4/5 số NBT cho rằng kháng sinh sẽ không hiệu quả với đợt sử dụng ngắn. Tuy nhiên có 47,0% kháng sinh được bán với liều điều trị dưới 5 ngày [36]. Như vậy, mặc dù nhân viên bán thuốc đã có những kiến thức nhất định nhưng thực hành vẫn còn rất kém. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa đo lường được mức độ kiến thức và đặc biệt là thái độ của NBT về hoạt động bán kháng sinh không đơn. Việt Nam là một trong những nước mua bán kháng sinh dễ dàng nhất mà không cần đơn của bác sĩ. Năm 2007, theo một nghiên cứu 78,0% kháng sinh được mua bán không cần đơn tại các nhà thuốc tư nhân [20]. Kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình khá. Đa số khách hàng nhà thuốc vẫn còn nhầm lẫn về các chỉ định của kháng sinh cũng như chưa có thái độ và hành vi đúng đắn trong một số trường hợp sử dụng kháng sinh. Phân tích mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài ghi nhận mối liên hệ giữa các cặp "Kiến thức và Thái độ", "Thái độ và Hành vi" và "Hành vi và Kiến thức" sử dụng kháng sinh. Theo đó, người có kiến thức kém thường đi kèm với thái độ kém và người có kiến thức tốt thường đi kèm với thái độ tốt và dẫn đến hành vi tốt. Do đó, các chương trình giáo dục cần được quan tâm hơn để nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc [24]. 1.6. Thành phố Chí Linh và hệ thống y tế tại Chí Linh, Hải Dương 1.6.1. Giới thiệu về thành phố Chí Linh 14
  25. Chí Linh là một thành phố ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, nằm giữa miền núi rừng Đông Bắc Bộ và miền đồng bằng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp các huyện: Nam Sách, Kinh Môn. Chí Linh có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê của tỉnh Hải Dương, tính đến ngày 30/06/2018 thành phố Chí Linh có khoảng 282 km2 diện tích tự nhiên với khoảng hơn 200.000 người bao gồm cả dân số thường trú và tạm trú (đã quy đổi) [25]. Tính đến 01/03/2019 thành phố Chí Linh có 19 đơn vị hành chính cấp xã phường. Trong đó gồm 14 phường: An Lạc, Bến Tắm, Chí Minh, Cộng Hòa, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Phả Lại, Sao Đỏ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức và 05 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ [26]. Thành phố Chí Linh nằm giữa trung tâm tam giác kinh tế nối liền Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Những đặc điểm riêng về địa lý đã tạo cho Chí Linh có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng. Có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, tiếp cận nhanh với thị trường trong vùng và cả nước. Thành phố hiện có 1 khu và 5 cụm công nghiệp với lấp đầy các cụm công nghiệp là 22,2%, khu công nghiệp là 21,5%. Ngoài ra có hơn 1.600 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với số vốn hàng nghìn tỷ đồng, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 14.200 lao động [25]. 1.6.2. Hệ thống y tế tại thành phố Chí Linh Hệ thống y tế trên địa bàn thành phố hiện có: Bệnh viện Đa khoa Chí Linh diện tích 26.000 m2 với quy mô 268 giường bệnh, Bệnh viện Phong diện tích 140.000 m2 với quy mô 135 giường bệnh, Trung tâm nuôi dưỡng Tâm thần diện tích 47.000 m2 với quy mô 420 giường bệnh, Trung tâm Y tế Chí Linh, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình; 20 trạm y tế các phường, xã; 01 trạm y tế trường Đại học Sao Đỏ; 01 trạm y tế Công ty cổ phần Trúc Thôn [25]. Tại địa bàn thành phố hiện nay không có dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lớn xảy ra; chỉ xuất hiện rải rác các ca bệnh sốt xuất huyết 34 ca, thủy đậu 18 ca, cúm 1.824 ca, quai bị 12 ca, tiêu chảy 363 ca, Tổ chức giám sát và thực hiện tốt các công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sốt suất huyết, 15
  26. bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu. Năm 2017, 6 xã, phường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt tiêu chí Quốc gia về y tế. Đến nay 20/20 xã, phường đã đạt tiêu chuẩn Bộ y tế Quốc gia về y tế giai đoạn 2020 [25]. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được cải thiện, số lượt khám chữa bệnh trên toàn thành phố đạt hơn 300.000 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh đạt 87,9%. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn ngày càng đạt hiệu quả cao. Mạng lưới y tế được quan tâm củng cố và phát triển; cơ sở vật chất hạ tầng được xây dựng và thường xuyên được bảo dưỡng, nâng cấp; trang thiết bị, dụng cụ y tế từng bước được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại. Các cơ sở y tế tại địa phương luôn chủ động liên kết với các bệnh viện tuyến trên để học tập nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân thành phố Chí Linh và các vùng phụ cận [25]. 16
  27. CHƢƠNG 2 ĐỐI ƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đố tƣợn n ên cứu - Người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương 2.2. Th an n ên cứu - Thời gian nghiên cứu tháng từ 11/2019 đến 04/2020 - Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 01/2020 đến 03/2020 2.3 P ƣơn p áp n ên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang tiến cứu. Thực hiện khảo sát thông qua điều tra trực tiếp tại cơ sở bán lẻ thuốc và bộ phiếu câu hỏi khảo sát với người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc. 17
  28. Tổng quan tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát Bộ câu hỏi thử nghiệm Tiến hành thử nghiệm với 5 nhà thuốc Hoàn thành bộ câu hỏi khảo sát Tiến hành nghiên cứu Phân tích xử lý số liệu Hìn 2 1 Sơ đồ tiến àn n ên cứu Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát: Sau quá trình tổng hợp tài liệu, tiến hành xây dựng phiếu khảo sát. Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm tại 5 nhà thuốc quanh khu vực sinh sống, thu thập góp ý của người trả lời về bộ câu hỏi, 5 nhà thuốc này không đưa vào mẫu nghiên cứu. Quá trình thử nghiệm cho thấy tỉ lệ người bán thuốc từ chối tham gia trả lời bộ câu hỏi khảo sát khá cao. Sau đó, tiến hành hoàn thiện bộ câu hỏi hoàn chỉnh, điều chỉnh một số nội dung, thuật ngữ sử dụng cho phù hợp. Phiếu khảo sát hoàn chỉnh (Phụ lục 1) bao gồm: dạng câu lựa chọn một đáp án, câu hỏi đúng sai, câu hỏi mở, câu hỏi theo thang đo 3 mức độ (không đồng ý, trung lập, đồng ý), câu hỏi theo thang đo 5 mức độ (không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, luôn luôn), câu hỏi theo thang đi 3 mức độ (không tự tin, trung bình, tự tin) với nội dung chính như sau: - Thông tin chung (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, vị trí làm việc, kinh nghiệm bán thuốc); 18
  29. - Kiến thức liên quan đến kháng sinh, kháng kháng sinh, quy định bán kháng sinh; - Thực trạng về việc bán kháng sinh, kỹ năng của người bán thuốc trong quá trình bán thuốc. Đáp án của phần kiến thức được trình bày tại Phụ lục 2. 2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 2.3.2.1. Mẫu nghiên cứu Tiến hành khảo sát người bán thuốc tân dược bao gồm cả người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và nhân viên bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Chí Linh, Hải Dương với các tiêu chuẩn và lựa chọn như sau: - Tiêu chuẩn lựa chọn + Người bán thuốc tân dược tại tất cả cơ sở bán lẻ thuốc + Đồng ý tham gia khảo sát - Tiêu chuẩn loại trừ + Người học việc, sinh viên thực tập + Người chưa trực tiếp bán thuốc 2.3.2.2. Cỡ mẫu Tiến hành lấy mẫu toàn bộ do số liệu thu thập được từ phòng y tế thành phố Chí Linh có tất cả 61 cơ sở bán lẻ thuốc đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố. Vì vậy khảo sát trên toàn bộ 61 cơ sở bán thuốc tại địa bàn. 2.3.3. Xác định biến số Toàn bộ biến số được thu thập thông qua phiếu khảo sát và được trình bày qua bảng: 19
  30. Bản 2 1 Dan sác b ến số n ên cứu ên b ến ô tả Lo i biến 1 ôn t n c un Giới tính Nam, nữ Nhị phân Tuổi Nhóm tuổi của NBT Định danh Trình độ học vấn Đại học, cao đẳng, trung cấp Thứ bậc Vị trí làm việc Người chịu trách nhiệm chuyên Thứ bậc môn, nhân viên làm việc Kinh nghiệm làm việc Dưới 5 năm, trên 5 năm Dạng số 2. Kiến thức của NBT Kiến thức về kháng sinh Các đáp án lựa chọn (Phụ lục 1) Định danh Kiến thức về kháng kháng sinh Các đáp án lựa chọn (Phụ lục 1) Định danh Kiến thức về quy định bán kháng Các đáp án lựa chọn (Phụ lục 1), Định danh sinh câu hỏi mở 3. Thực tr ng về việc bán k án s n Thực hành của người bán thuốc Thang đo 5 mức độ: không bao giờ; hiếm khi, thỉnh thoảng, Thứ bậc thường xuyên, luôn Kỹ năng của NBT trong thực hành - Thang đo 3 mức độ: không đồng Thứ bậc bán kháng sinh ý, trung lập, đồng ý - Thang đo 3 mức độ: không tự tin, trung bình, tự tin 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu tiến hành khảo sát theo bộ câu hỏi xây dựng. NBT trực tiếp điền vào phiếu khảo sát kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Trường hợp bận, người phỏng vấn sẽ vừa tự hỏi tự điền hoàn thiện phiếu khảo sát. Trường hợp từ chối khảo sát sẽ có các 20
  31. biện pháp thuyết phục hoặc hình thức phỏng vấn khác cho NBT đồng ý tham gia khảo sát. Tiến hành khảo sát lại với những câu hỏi chưa trả lời đầy đủ hoặc nghi vấn người tham khảo sát trả lời không đúng theo hiểu biết của mình. 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2.3.5.1. Phương pháp phân tích Dữ liệu thu thập được trong Phiếu khảo sát được xử lý và biểu diễn dưới các chỉ số, trình bày trong bảng sau: Bảng 2.2: Chỉ số nghiên cứu Chỉ số n ên cứu Lo i biến số Các t ức thu thập 1 ôn t n c un của NBT 1.1 % NBT phân loại theo giới tính Định tính Ghi chép 1.2 % NBT phân loại theo độ tuổi Định lượng Ghi chép 1.3 % NBT phân loại theo trình độ học vấn Định tính Ghi chép 1.4 % NBT phân loại theo vị trí làm việc Định tính Ghi chép % NBT phân loại theo kinh nghiệm làm Định tính Ghi chép 1.5 việc 2M ục t êu 1 K ến thức của n ƣ bán t uốc 2.1 % NBT có kiến thức đúng về kháng sinh Định tính Ghi chép % NBT có kiến thức đúng về kháng Định tính Ghi chép 2.2 kháng sinh % NBT có kiến thức đúng về quy định Định tính Ghi chép 2.3 bán kháng sinh 3M ục t êu 2 ực tr ng về việc bán k án s n 3.1 Thực hành của người bán thuốc Tần suất NBT chủ động bán kháng sinh Định tính Ghi chép 3.1.1 trong một số bệnh 21
  32. Tần suất NBT chủ động bán các hoạt Định tính Ghi chép 3.1.2 chất và phối hợp kháng sinh Tần suất tìm hiểu về kháng sinh qua một Định tính Ghi chép 3.1.3 số nguồn thông tin của NBT 3.2 Kỹ năng của NBT trong thực hành bán kháng sinh Kỹ năng của người bán thuốc trong thực Định tính Ghi chép 3.2.1 hành bán kháng sinh Kỹ năng của người bán thuốc trong tư Định tính Ghi chép 3.2.2 vấn sử dụng kháng sinh Mức độ tự tin của NBT khi chủ động Định tính Ghi chép 3.2.3 bán kháng sinh Đánh giá mức độ kiến thức của người bán thuốc, có tổng số 36 câu hỏi. Người bán thuốc trả lời đúng 18-36 (>50%) câu hỏi được tính là kiến thức đạt yêu cầu. Phân loại kiến thức của NBT như sau: - Mức kiến thức tốt là 29-36/36 (≥80%) câu trả lời đúng; - Mức kiến thức khá là 24-28/36 (>65% và <80%) câu trả lời đúng; - Mức kiến thức trung bình là 18-23/36 (≥50% và ≤65%) câu trả lời đúng; - Mức kiến thức kém là 0-17/36 (<50%) câu trả lời đúng. 2.3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát được làm sạch, mã hóa và nhập liệu bằng phần mềm Epi data 3.1, sau đó xử lý bằng STATA 11. 2 4 H n c ế của đề tà Về phương pháp: Phương pháp sử dụng bộ câu hỏi khảo sát định lượng được thiết kế sẵn vì vậy lượng thông tin thu được chỉ giới hạn trong phạm vi phiếu khảo sát. Tuy nhiên điều tra viên có khắc phục bằng cách trao đổi thêm thông tin với người bán thuốc. 22
  33. Ngoài ra khi khảo sát, một số trường hợp người bán thuốc chưa thể theo suốt, liên tục quá trình khảo sát vì nhiều công việc đan xen. Trong tình huống này điều tra viên đã khắc phục bằng cách phỏng vấn người bán thuốc vào cuối giờ làm việc. Trong quá trình thu thập dữ liệu: Tuy số liệu lấy được tại tất cả các nhà thuốc trên địa bàn việc từ chối tham gia khảo sát là điều không thể tránh khỏi. Đối với các nhà thuốc có dược sĩ từ chối tham gia khảo sát sau khi điều tra viên đã giải thích kỹ mục tiêu nghiên cứu; điều tra viên quay lại lần thứ 2, nếu đối tượng từ chối tham gia, điều tra viên sẽ chuyển sang nhà thuốc khác. Ngoài ra do việc đổi tên đường trong quá trình chuyển đổi từ thị xã lên thành phố ở Chí Linh, một số cơ sở bán lẻ thuốc có địa chỉ không rõ ràng, dẫn đến việc tìm kiếm khó khăn và phức tạp. 23
  34. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát k ến thức về k án s n của NBT t các cơ sở bán lẻ thuốc t àn p ố C í n , Hả Dƣơn 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu 61 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Chí Linh có 7 nhà thuốc chiếm 11,5% và 54 quầy thuốc chiếm 88,5%. Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lƣợng (n=61) Tỷ lệ (%) Gi i - Nam - Nữ 07 11,5 54 88,5 Tuổi - <25 03 4,9 - ≥25 và <40 35 57,4 - ≥40 23 37,7 rìn độ học vấn - Đại học 07 11,5 - Cao đẳng 05 8,2 - Trung cấp 49 80,3 V trí làm v ệc - Người chịu trách nhiệm chuyên môn 57 93,4 - Nhân viên 04 6,6 Kinh nghiệm làm v ệc bán t uốc - Dưới 5 năm 06 9,8 - Từ 5 năm trở lên 55 90,2 24
  35. Dược sĩ tại các cơ sở bán lẻ thuốc đa phần là nữ chiếm đến 88,5%, trong đó nam giới trực tiếp đứng quầy và tư vấn chiếm số lượng nhỏ chỉ có 11,5%. Dược sĩ có độ tuổi từ 25 đến nhỏ hơn 40 chiếm phần lớn 57,4%. Độ tuổi trung bình của một dược sĩ là 38,5. Người có tuổi nhỏ nhất là 23 và lớn nhất là 60. Có 55/61 số người tham gia khảo sát có kinh nghiệm bán thuốc trên 5 năm, chiếm đến 90,2%. Về trình độ học vấn, phần lớn đều là dược sĩ trung học. Chỉ có 4/61 người tham gia khảo sát là nhân viên và làm việc cả ngày, không chia ca. 3.1.2. Kiến thức của người bán thuốc 3.1.2.1 Kiến thức về kháng sinh của người bán thuốc Tiến hành khảo sát kiến thức của những người bán thuốc về kháng sinh bằng bộ câu hỏi 25 câu với 5 nội dung chính: tổng quan về kháng sinh; các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh; đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh; một số kháng thông dụng hay gặp và tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh. Bảng 3.2: Kiến thức của NBT về tổng quan kháng sinh Số n ƣ i trả l i Nội dung Tỷ lệ (%) đún Nguồn gốc của kháng sinh 61 100,0 Số nhóm kháng sinh phân chia theo cấu trúc hóa học 22 36,1 Nhóm thuốc không phải kháng sinh 61 100,0 Vai trò của kháng sinh 45 73,8 Cơ chế tác dụng của kháng sinh 51 83,6 Ở câu hỏi về nguồn gốc của kháng sinh và nhận biết nhóm kháng sinh, tất cả người bán thuốc đều trả lời đúng. Chỉ có 36,1% người bán thuốc biết được kháng sinh được chia thành 9 nhóm theo cấu trúc hóa học. 25
  36. Với câu hỏi vai trò của kháng sinh có 73,8% người có đáp án chính xác. Về cơ chế tác dụng của kháng sinh, phần lớn đều biết các cơ chế tác dụng của kháng sinh, 83,6% trả lời đúng câu hỏi này. Bảng 3.3: Kiến thức của NBT về các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh Số n ƣ i Nội dung Tỷ lệ (%) trả l đún Nguyên tắc sử dụng kháng sinh 60 98,4 Yếu tố để lựa chọn liều dùng của kháng sinh 38 62,3 Thời gian đạt kết quả điều trị cho 1 bệnh nhiễm khuẩn 38 62,3 thông thường Trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng 53 86,9 Mục đích phối hợp kháng sinh 56 91,8 Các trường hợp cần phải phối hợp kháng sinh 57 93,4 Nguyên tắc không dùng để phối hợp kháng sinh 38 62,3 Phần lớn (98,4%) các dược sĩ đều nắm rõ và trả lời đúng đáp án của câu hỏi các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên chỉ có 62,3% người chọn chính xác với câu hỏi yếu tố để lựa chọn liều dùng của kháng sinh và nguyên tắc không dùng phối hợp kháng sinh. Trong câu hỏi liên quan đến thời gian đạt kết quả điều trị cho một bệnh nhiễm khuẩn thông thường cũng chỉ có 62,3% người cho đáp án đúng. Có tới 86,9% NBT đã trả lời đúng về các trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng. Phần lớn dược sĩ (93,4%) biết đến các trường hợp phải phối hợp kháng sinh. 26
  37. Bảng 3.4: Kiến thức của NBT về đối tượng đặc biệt khi sử dụng kháng sinh Số n ƣ i Nội dung Tỷ lệ (%) trả l đún Những nhóm đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng 60 98,4 kháng sinh Những loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ có thai 42 68,9 Cơ sở lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em 44 72,1 Những nhóm kháng sinh chống chỉ định cho trẻ em 48 78,7 Các yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở 58 95,1 người cao tuổi Kiến thức về sử dụng kháng sinh trên đối tượng đặc biệt, hầu hết người bán thuốc (98,4%) trả lời đúng. Với câu hỏi những loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ có thai có 68,9% NBT trả lời đúng. Trong câu hỏi cơ sở lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em có 72,1% NBT có đáp án chính xác. Có 78,7% trả lời đúng câu hỏi những nhóm kháng sinh chống chỉ định cho trẻ em và 95,1% trả lời đúng các yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi. Bảng 3.5: Kiến thức của NBT về một số kháng sinh thường gặp Số n ƣ i Nội dung Tỷ lệ (%) trả l đún Lí do Amoxicillin được sử dụng chủ yếu qua đường uống 56 91,8 Kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm 61 100,0 loét dạ dày Kháng sinh hay được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn răng 55 90,2 miệng Nhóm bệnh dùng Nystatin để điều trị 56 91,8 27
  38. Với câu hỏi lí do Amoxicillin được sử dụng chủ yếu qua đường uống có 91,8% người trả lời đúng. Tất cả những dược sĩ tham gia khảo sát đều có đáp án cho câu hỏi kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày là Clarithromycin. Có 90,2% trả lời đúng kháng sinh hay được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Liên quan đến kiến thức nhóm bệnh dùng Nystatin để điều trị có 91,8% người lựa chọn đáp án chính xác. Bảng 3.6: Kiến thức của NBT về tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh Nội dung Số n ƣ i trả l đún Tỷ lệ (%) Tác dụng không mong muốn khi phối hợp Penicillin – chất ức chế beta-lactamase với 35 57,4 thuốc tránh thai Tác dụng không mong muốn thường gặp của 56 91,8 Amoxcillin Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất 35 57,4 của Tobramycin Tác dụng không mong muốn đặc trưng của 58 95,1 Tetracylin Với câu hỏi tác dụng không mong muốn khi phối hợp Penicillin – chất ức chế beta-lactamase với thuốc tránh thai chỉ có 57,4% dược sĩ lựa chọn đúng. Có 91,8% người bán thuốc trả lời chính xác cho câu hỏi tác dụng không mong muốn thường gặp của Amoxcillin. Liên quan đến nội dung tác dụng không mong muốn thường gặp của Tobramycin, có 57,4% trả lời chính xác cho câu hỏi này. Trong câu hỏi tác dụng không mong muốn đặc trưng của Tetracylin có đến 95,1% trường hợp trả lời đúng cho câu hỏi này. 28
  39. 3.1.2.2. Kiến thức của NBT về tình trạng kháng kháng sinh Bảng 3.7: Kiến thức của NBT về tình trạng kháng kháng sinh Số n ƣ i Nội dung Tỷ lệ (%) trả l đún Định nghĩa tình trạng kháng kháng sinh 54 88,5 Hậu quả và gánh nặng do kháng kháng sinh 56 91,8 Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh 58 95,1 Biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh 61 100,0 Vai trò của dược sĩ trong việc giải quyết tình trạng kháng 61 100,0 thuốc Có 88,5% người bán thuốc trả lời đúng định nghĩa tình trạng kháng kháng sinh. Có đến 91,8% người tham gia khảo sát hiểu về hậu quả và gánh nặng do kháng kháng sinh gây nên. Với câu hỏi nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh phần lớn người bán thuốc (95,1%) cho câu trả lời chính xác. Tất cả người bán thuốc (100%) biết biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh và vai trò của dược sĩ trong việc giải quyết tình trạng kháng thuốc. 3.1.2.3. Kiến thức của NBT về quy định bán kháng sinh  Các quy định về bán kháng sinh Bảng 3.8: Kiến thức của NBT về quy định bán kháng sinh C u trả l i Số n ƣ i trả l i Tỷ lệ (%) Nội dung đún (n) NBT được cung cấp kiến thức về quy định bán 59 96,7 kháng sinh trong quá trình đi học Việt Nam chưa có quy định cụ thể liên quan việc 46 75,4 việc bán kháng sinh 29
  40. Kháng sinh là thuốc bắt buộc bán theo đơn 57 93,4 NBT có thể bị phạt vì hành vi bán kháng sinh 54 88,5 không có đơn Bán thuốc theo đơn không cần tư vấn thêm vì đã 58 95,1 có hướng dẫn sử dụng trong đơn Với các quy định về bán kháng sinh, 96,7% người cho rằng được cung cấp kiến thức về quy định bán kháng sinh trong quá trình đi học. Trong câu hỏi về quy định bán kháng sinh ở Việt Nam, chỉ có 75,4% chọn ở nước ta có quy định bán kháng sinh. Có 93,4% người biết kháng sinh là thuốc bắt buộc bán theo đơn, nhưng chỉ có 88,5% biết rằng việc bán kháng sinh không có đơn có thể bị phạt hành chính. Thêm vào đó 95,1% NBT lựa chọn phải tư vấn thêm về cách sử dụng cho người bệnh trong quá trình bán thuốc.  Mức độ hiểu biết của NBT về quy định bán kháng sinh Bảng 3.9: Mức độ hiểu biết của NBT về quy định bán kháng sinh C u trả l i Số n ƣ i Tỷ lệ Nội dung trả l đún (%) Mức phạt hành chính cho việc bán kháng sinh không có đơn 0 0,0% Với câu hỏi mở về mức phạt hành chính cho việc bán kháng sinh không đơn thì có 100,0% người bán thuốc không biết đáp án cho câu hỏi này. 3.1.2.4. Kiến thức của NBT về kháng sinh phân loại theo một số đặc điểm Khi phân loại kiến thức theo thang đo trong nghiên cứu cho thấy 100,0% NBT có kiến thức đạt và có kết quả mức độ kiến thức từ trung bình đến tốt. Đa số NBT đạt mức kiến thức Tốt 60,6%, tiếp theo là Khá 39,5% và Trung bình là 9,9% (Hìn 3 1). 30
  41. 9,9% Tốt 29,5% Khá 60,6% Trung bình Hình 3.1: Phân loại mức kiến thức của NBT  Theo giới tính Bảng 3.10: Kiến thức của NBT phân loại theo giới tính Mức độ Tốt K á run bìn Tổng Gi tín n (%) n (%) n (%) n (%) Nữ 33 (61,1) 16 (29,6) 5 (9,3) 54 (100,0) Nam 4 (57.1) 2 (28,6) 1 (13,4) 7 (100,0) Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0) Ở giới tính nữ, mức độ kiến thức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,1% và mức độ kiến thức chiếm tỷ lệ thấp nhất là trung bình 9,3%. Ở giới tính nam, mức độ kiến thức chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt 57,1% và mức độ kiến thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,4%  Theo nhóm tuổi Khi tìm hiểu về kiến thức NBT theo độ tuổi cho thấy có sự khác biệt về mức kiến thức của họ ở những độ tuổi khác nhau. 31
  42. Bảng 3.11: Kiến thức của NBT phân loại theo tuổi Mức độ Tốt K á run bìn Tổng Tuổi n (%) n (%) n (%) n (%) Dƣ i 25 1 (33,3) 1 (33,3) 1 (33,4) 3 (100,0) Từ 25 đến 40 23 (66,3) 10 (28,6) 2 (5,1) 35 (100,0) rên 40 13 (56,5) 7 (30,4) 3 (13,1) 23 (100,0) Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0) Dựa vào kết quả thu được, nhận thấy người bán thuốc ở độ tuổi trong khoảng trên 25 đến dưới 40 tuổi chiếm số nhiều và phần lớn đạt kiến thức ở mức tốt 66,3%, kế tiếp là mức xuất sắc và khá là 28,6%. Sự khác biệt về mức kiến thức giữa các nhóm tuổi không có sự khác biệt rõ rệt để có thể so sánh.  Theo trình độ học vấn Phân loại kiến thức của NBT theo trình độ học vấn được biểu diễn ở bảng 3.6: Bảng 3.12: Kiến thức của NBT phân loại theo trình độ học vấn Mức độ Tốt K á run bìn Tổng rìn độ n (%) n (%) n (%) n (%) Đ i học 4 (57,4) 3 (42,6) 0 (0,0) 7 (100,0) Cao đẳng 2 (40,0) 3 (60,0) 0 (0,00) 5 (100,0) Trung cấp 31 (63,3) 12 (24,5) 6 (12,2) 49 (100,0) Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0) Dựa vào kết quả khảo sát thu được nhận thấy, chỉ người bán thuốc trung cấp có kết quả kiến thức ở mức trung bình với tỉ lệ 12,2%, chiếm 9,9% trên tổng số dược sĩ tham gia khảo sát.  Theo vị trí làm việc 32
  43. Bảng 3.13: Kiến thức của NBT phân loại theo vị trí làm việc Mức độ Tốt K á run bìn Tổng V trí làm v ệc n (%) n (%) n (%) n (%) N ƣ i ch u trác n ệm 36 (63,2) 17 (29,8) 4 (7,0) 57 (100,0) c uyên môn N n v ên 1 (25,0) 1 (25,0) 2 (50,0) 4 (100,0) Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0) Với người chịu trách nhiệm chuyên, mức độ kiến thức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,3%; chiếm tỉ lệ thấp nhất (7,0%) là mức độ kiến thức trung bình. Trong phân loại kiến thức với nhân viên bán thuốc, mức độ kiến thức trung bình chiếm 50% trên tổng số nhân viên bán thuốc. Mức độ kiến thức tốt và khá có tỉ lệ bằng nhau là 25%.  Theo kinh nghiệm làm việc bán thuốc Kinh nghiệm làm việc tại nhà/quầy thuốc là một nhân tố tạo nên sự khác biệt về kiến thức của NBT. Kết quả khi phân nhóm NBT theo thời gian làm việc cho thấy: Bảng 3.14: Kiến thức của NBT phân loại theo kinh nghiệm làm việc bán thuốc Mức độ Tốt K á run bìn Tổng Số n m n (%) n (%) n (%) n (%) Dƣ 5 n m 4 (66,6) 1 (16,7) 1 (16,7) 6 (100,0) rên 5 n m 33 (60,0) 17 (30,9) 5 (9,1) 55 (100,0) Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0) Dựa vào kết quả thu được nhận thấy không có sự khác biệt rõ rệt về kiến thức giữa người có kinh nghiệm bán thuốc trên 5 năm và dưới 5 năm. Với người bán thuốc trên 5 năm đa số đạt kiến thức ở mức tốt (60,0%). Còn với người bán thuốc dưới 5 năm, có 4/6 (66,6%) người bán thuốc đạt mức kiến thức tốt. 33
  44. 3.2. Thực tr ng về việc bán k án s n 3.2.1. Thực hành của người bán thuốc Kết quả đánh giá thực hành của người bán thuốc qua 3 mục: Tần suất NBT chủ động bán kháng sinh trong một số bệnh; Tần suất NBT chủ động bán các hoạt chất và phối hợp kháng sinh; Tần suất tìm hiểu về kháng sinh qua một số nguồn thông tin của NBT. Bảng 3.15: Tần suất NBT chủ động bán kháng sinh trong một số bệnh Tần suất K ôn Thỉnh ƣ ng uôn Hiếm khi bao gi thoảng xuyên luôn n (%) Bện /tr êu c ứng n (%) n (%) n (%) n (%) Cảm lạnh và cúm 10 (16,4) 14 (23,0) 23 (37,7) 9 (14,8) 5 (8,1) Viêm mũi 5 (8,1) 7 (11,5) 18 (29,5) 27 (44,3) 4 (6,6) Tiêu chảy 13 (21,3) 31 (50,8) 11 (18,0) 4 (6,6) 2 (3,3) Ho và đau họng 0 (0,0) 2 (3,3) 13 (21,3) 37 (60,6) 9 (14,8) Nhiễm trùng tiết niệu 2 (3,3) 4 (6,6) 12 (19,7) 8 (13,1) 35 (57,3) Các trường hợp ho và đau họng có tần suất bán kháng sinh cao nhất với 60,6% NBT thường xuyên chủ động bán kháng sinh. Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh/triệu chứng được 57,3% NBT luôn luôn chủ động bán kháng sinh. Có 44,3% NBT thường xuyên bán kháng sinh cho triệu chứng viêm mũi. Với trường hợp cảm lạnh và cúm, 37,7% NBT thỉnh thoảng chủ động bán kháng sinh. Các trường hợp có triệu chứng tiêu chảy, tần suất bán kháng sinh thấp, chỉ 3,3% NBT luôn luôn chủ động bán kháng sinh và 6,6% NBT thường xuyên chủ động bán kháng sinh. 34
  45. Bảng 3.16: Tần suất NBT chủ động bán các hoạt chất và phối hợp kháng sinh Tần suất K ôn Thỉnh ƣ ng uôn Hiếm khi bao gi thoảng xuyên luôn n (%) Ho t chất n (%) n (%) n (%) n (%) Amoxicillin 0 (0,0) 4 (6,6) 16 (26,2) 33 (54,1) 8 (13,1) Amoxicillin + 0 (0,0) 5 (8,2) 39 (63,9) 17 (27,8) 0 (0,0) Clauvulanate Azithromycin 4 (6,6) 7 (11,5) 23 (37,7) 21 (34,4) 6 (9,8) Clarithromycin 3 (4,9) 12 (19,7) 17 (27,8) 20 (32,8) 9 (14,8) Cefpodoxim 1 (1,7) 10 (16,4) 29 (47,5) 17 (27,8) 4 (6,6) Cefuroxim 0 (0,0) 9 (14,8) 25 (41,0) 24 (39,3) 3 (4,9) Ciprofloxacin 5 (8,2) 27 (44,2) 18 (29,5) 10 (16,4) 1 (1,7) Phối hợp kháng sinh 11 (15,5) 18 (29,5) 20 (37,8) 11 (15,5) 1 (1,7) Amoxicilin là kháng sinh được 54,1% NBT thường xuyên chủ động bán. Các hoạt chất Amoxicillin + Clauvulanate, Cefpodoxim, Cefuroxim, Azithromycin được bán với tỷ lệ thấp hơn, từ 37,7% đến 63,9% NBT chủ động thỉnh thoảng chủ động bán các loại kháng sinh này. Với hoạt chất Ciprofloxacim, có 44,2% hiếm khi chủ động bán. Có 37,8% NBT thỉnh thoảng chủ động phối hợp kháng sinh khi bán thuốc. Bảng 3.17: Tần suất tìm hiểu về kháng sinh qua một số nguồn thông tin của NBT Tần suất K ôn Thỉnh ƣ ng uôn Hiếm khi bao gi thoảng xuyên luôn n (%) Nguồn t ôn t n n (%) n (%) n (%) n (%) Sách báo 2 (3,3) 1 (1,7) 13 (21,3) 29 (47,5) 16 (26,2) 35
  46. Internet 6 (9,8) 4 (6,6) 21 (34,4) 17 (27,9) 13 (21,3) Đồng nghiệp 1 (1,7) 3 (4,9) 20 (32,8) 28 (45,9) 9 (14,7) Công ty, nhà cung cấp 11 (18,0) 27 (44,3) 17 (27,9) 5 (8,1) 1 (1,7) Đơn thuốc của bác sĩ 4 (6,6) 21 (34,4) 34 (55,7) 2 (3,3) 0 (0,0) Có 47,5% NBT tìm hiểu về kháng sinh qua sách báo với tần suất thường xuyên, kế tiếp là từ đồng nghiệp với tần suất thường xuyên là 45,9%. Với tần suất thỉnh thoảng cao, chủ yếu người bán thuốc tìm hiểu thông tin qua đơn thuốc của bác sĩ và Internet với tỷ lệ lần lượt là 55,7% và 24,4%. Có 44,3% người bán thuốc hiếm khi tìm hiểu về kháng sinh từ công ty, nhà cung cấp. 3.2.2. Kỹ năng của NTB trong thực hành bán kháng sinh Kỹ năng của NBT trong thực hành bán kháng sinh được phản ánh thông qua 3 nội dung bao gồm: Kỹ năng của người bán thuốc trong thực hành bán kháng sinh; Kỹ năng của người bán thuốc trong tư vấn sử dụng kháng sinh; Mức độ tự tin của NBT khi chủ động bán kháng sinh, Bảng 3.18: Kỹ năng của người bán thuốc trong thực hành bán kháng sinh K ôn Trung Đồn ý Nội dung đồn ý lập n (%) n (%) n (%) Chủ động tư vấn và bán kháng sinh khi mới có dấu hiệu của nhiễm trùng mà chưa có kết quả 38 (62,3) 12 (19,7) 11 (18,0) chẩn đoán bệnh cụ thể Các thuốc nằm trong danh sách thuốc kê đơn vẫn 21 (34,4) 19 (31,2) 21 (34,4) có thể bán khi không có đơn 36
  47. Dừng việc bán kháng sinh khi không có đơn làm 13 (21,3) 30 (49,2) 18 (29,5) giảm lợi nhuận và doanh số nhà/quầy thuốc Hạn chế bán kháng sinh không kê đơn góp phần 0 (0,0) 3 (4,9) 58 (95,1) hạn chế tình trạng kháng kháng sinh Tư vấn sử dụng kháng sinh ngay cả khi chưa cần 45 (73,8) 16 (26,2) 0 (0,0) dùng thuốc Từ chối bán thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi cầm 18 (29,5) 20 (32,8) 23 (37,7) đơn thuốc đến mua thuốc Từ chối bán kháng sinh khi không có đơn của bác 17 (27,9) 20 (32,8) 24 (39,3) sĩ NBT không đồng ý với quan điểm chủ động tư vấn và bán kháng sinh khi chưa có kết quả khám bệnh cụ thể là 62,3% và 18,0% đồng ý với quan điểm này. Nội dung các thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn vẫn có thể bán khi không có đơn, tỷ lệ NBT đồng ý và không đồng ý với quan điểm này có tỷ lệ bằng nhau là 34,4%. Có 49,2% NBT trung lập với quan điểm dừng việc bán kháng sinh ảnh hưởng đến doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc. Với quan điểm hạn chế bán kháng sinh không kê đơn góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh có đến 95,1% đồng ý. Có 73,8% NBT không đồng ý khi tư vấn sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết. Tỷ lệ NBT đồng ý với quan điểm từ chối bán kháng sinh cho trẻ em dưới 15 tuổi và từ chối bán kháng sinh khi không có đơn lần lượt là 37,7% và 39,3%. 37
  48. Bảng 3.19: Kỹ năng của người bán thuốc trong tư vấn sử dụng kháng sinh K ôn Trung Đồn ý Nội dung đồn ý lập n (%) n (%) n (%) Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh đúng cách giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ bị kháng 2 (3,3) 1 (1,6) 58 (95,1) kháng sinh Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh không 0 (0,0) 8 (13,1) 53 (86,9) được bỏ liều ngay cả khi hết bệnh Có đến 95,1% NBT đồng ý với quan điểm hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh đúng cách giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ bị kháng kháng sinh. Có 86,9% NBT đồng ý phải hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh không được bỏ liều ngay cả khi hết bệnh và không có ai không đồng ý với quan điểm này. Bảng 3.20: Mức độ tự tin của NBT khi chủ động bán kháng sinh Mức độ tự tin K ôn tự tin run bìn Tự tin Tổng Số lượng n (%) 3 (4,9) 21 (34,5) 37 (60,6) 61(100,0) Người bán thuốc có mức độ tự tin cao nhất chiếm 60,6%, kế tiếp là mức độ tự tin trung bình là 34,5%. Với mức độ không tự tin chỉ có 4,9% NBT không tự tin. 38
  49. CHƢƠNG 4 BÀN UẬN 4.1. Kiến thức của n ƣ i bán t uốc 4.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Theo quy định, thành phố Chí Linh phải có 100,0% cơ sở bán lẻ thuốc là nhà thuốc, nhưng do Chí Linh mới có quyết định lên thành phố ngày 10/01/2019 nên đến năm 2020 các quầy thuốc chưa hoàn thành đủ các điều kiện tiêu chuẩn để lên nhà thuốc, vì vậy thành phố vẫn còn 88,5% là quầy thuốc. Tỉ lệ này chưa có dấu hiệu giảm do tại Chí Linh, NBT có độ tuổi trên 40 chiếm 37,7%, ở độ tuổi này đa số có xu hướng lười đi học khiến cho việc chuyển đổi từ quầy thuốc lên hiệu thuốc càng khó hơn. Trong quá trình tiến hành khảo sát, phỏng vấn trực tiếp người bán thuốc cho biết chưa có lộ trình chuyển các quầy thuốc thành nhà thuốc. Ở Việt Nam chủ yếu nữ là người trực tiếp đứng quầy tại các cơ sở bán lẻ thuốc, vì thế không ngạc nhiên với kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu, phần lớn người bán thuốc tại địa bàn nghiên cứu là nữ, chiếm đến 88,5%. Độ tuổi trung bình của một dược sĩ là 38,5 và hầu hết đều có kinh nghiệm bán thuốc lâu năm. Về trình độ học vấn, phần lớn đều là dược sĩ trung học. Đa số tại Chí Linh, các cơ sở bán lẻ thuốc đều được mở tại gia đình nên hầu hết những người chịu trách nhiệm chuyên môn kiêm tư vấn, bán thuốc trong thời gian mở cửa và không cần thuê thêm nhân viên. Chỉ có 4/61 ( chiếm 6,6%) người tham gia khảo sát là nhân viên và làm việc cả ngày, không chia ca. Điều này trái ngược hoàn toàn với nghiên cứu tại các nhà thuốc tại Hà Nội năm 2017, có đến 75,7% người tham gia khảo sát là nhân viên [16]. 4.1.2. Kiến thức của người bán thuốc 4.1.2.1. Kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh Nhìn chung, hầu hết các dược sĩ tham gia khảo sát đều có kiến thức cơ bản về kháng sinh, nắm chắc được những thông tin thiết yếu về nhóm thuốc này. Đa số các câu hỏi đều có trên 50,0% số người có câu trả đúng. Riêng kiến thức về các nhóm kháng sinh, có đến 63,9% dược sĩ có đáp sai cho câu hỏi này. Đáng chú ý, nhiều người nhận định thiếu vai trò của kháng sinh chỉ là kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây mà không biết đến một số kháng sinh được xếp vào nhóm thuốc chống nấm nhưng bản 39
  50. chất nó là kháng sinh hoặc vai trò của kháng sinh trong việc ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. Với các nguyên tắc sử dụng kháng sinh, NBT có được kiến thức nền tảng tốt, tuy nhiên vẫn có nhầm lẫn trong một số câu hỏi. Ngoài các câu hỏi nằm trong phần kiến thức chung của các chương trình đào tạo dược thì với đa số những câu hỏi kiến thức dành riêng cho kiến thức của dược sĩ đại học thì có hơn 85,0% NBT chọn đáp án đúng, trong khi đó chỉ có 11,5% số người tham gia khảo sát là dược sĩ đại học. Điều này chứng tỏ, phần lớn người bán thuốc có ý thức trong việc trau dồi kiến thức mới cho bản thân từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hầu như NBT đều nắm rõ được các đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh để hướng dẫn bệnh nhân trong quá trình tư vấn và bán thuốc. Những đối tượng này bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi và trẻ em, người suy gan, suy thận Tuy nhiên, trong việc nhận biết các loại kháng sinh được dùng cho nhóm đối tượng này, nhiều dược sĩ không biết. Với những câu hỏi như những loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ có thai hay những nhóm kháng sinh chống chỉ định ở trẻ em thường mất thời gian suy nghĩ và trả lời lâu hơn. Về kiến thức các loại kháng sinh thường gặp, đa số các dược sĩ đều có kiến thức tốt về nội dung này. Hơn 90,0% dược sĩ tham gia khảo sát trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Riêng với câu hỏi kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày có đến 100,0% người lựa chọn đáp án chính xác. Đến với các câu hỏi về TDKMM khi sử dụng kháng sinh, người bán thuốc có kiến thức chưa sâu. Với câu hỏi TDKMM khi phối hợp Penicillin – chất ức chế beta- lactamase với thuốc tránh thai, nhiều dược sĩ không biết đến tương tác của hai loại thuốc này, dẫn đến trả lời sai. Nhiều người còn nhầm lẫn TDKMM thường gặp nhất của Tobramycin là gây độc trên gan. Trái lại, với TDKMM của hai loại kháng sinh Amoxicillin và Tetrecyclin hầu hết người bán thuốc đều nắm rõ. 4.1.2.2. Kiến thức của người bán thuốc về kháng kháng sinh Từ kết quả khảo sát cho thấy, NBT có kiến thức về kháng kháng sinh. Có đến 100,0% dược sĩ nắm được các biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh và nhận biết được vai trò của mình trong việc giải quyết tình trạng kháng thuốc hiện nay. 40
  51. Họ hiểu rõ được tình trạng kháng kháng sinh là vô cùng nghiêm trọng, mà nguyên nhân của việc này trực tiếp đến từ chính con người. Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đến từ việc thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc. 4.1.2.3. Kiến thức của người bán thuốc về quy định bán kháng sinh Để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh, ở Việt Nam cũng đã có những quy định về bán kháng sinh nhằm hạn chế tình trạnh kháng kháng sinh. Hầu hết người bán thuốc biết đến các quy định về bán kháng sinh nhưng không biết rõ nội dung của các quy định này như thế nào. Do vậy, những quy định đó chưa thực sự áp dụng vào công việc hằng ngày của họ. Đáng chú ý, 96,7% NBT biết được cung cấp kiến thức về quy định bán kháng sinh trong quá trình đi học. Tuy nhiên chỉ có 75,4% NBT lựa chọn Việt Nam có quy định bán kháng sinh, chênh lệch 21,3% so với câu hỏi trước đó. Điều này thể hiện, việc nắm các quy định về bán kháng sinh của NBT chưa chắc chắn, dẫn đến có sự mẫu thuẫn khi trả lời các câu hỏi khác nhau. Hầu như chưa có người bán thuốc nào bị phạt vì hành vi bán kháng sinh không có đơn. Đấy cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng 100,0% NBT tại Chí Linh không biết đến mức phạt hành chính phải chịu cho việc bán kháng sinh không có đơn. Có 88,5% NBT biết có thể bị phạt vì hành vi bán kháng sinh không có đơn. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu tại Saudi Arbia [34]. Qua đó thấy được, Việt Nam cần có những những biện pháp quản lí chặt chẽ hơn trong việc bán kháng sinh có đơn. 4.1.2.4. Kiến thức của NBT về kháng sinh phân loại theo một số đặc điểm Từ kết quả khảo sát cho thấy, 100,0% người bán thuốc đều có kiến thức ở mức độ đạt, trả lời đúng từ 50% câu hỏi kiến thức trở lên. Số người bán thuốc đạt mức độ kiến thức tốt chiếm chủ yếu (>60,0%) và mức độ trung bình chỉ nằm ở người bán thuốc có trình độ trung cấp. Với việc phân loại kiến thức theo một số đặc điểm: giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc bán thuốc, kết quả không có sự khác biệt rõ rệt để có thể so sánh. 41
  52. Nói tóm lại dù phân chia theo giới tính, trình độ, tuổi, vị trí làm việc hay kinh nghiệm bán thuốc thì kiến thức đều nằm ở mỗi cá nhân, mỗi người cũng có thể tự nâng cao trình độ bản thân qua học tập, cập nhật kiến thức hàng ngày. Có những người tham gia khảo sát, kiến thức của họ chủ yếu nằm trong kinh nghiệm bán hàng của mình, không được cập nhật mới. Có những người thường xuyên cập nhật kiến thức qua sách báo, internet, đặc biệt từ đồng nghiệp và đơn thuốc của bác sĩ. Việc cập nhật kiến thức qua đơn thuốc của bác sĩ khiến kiến thức dược lâm sàng của NBT được nâng cao. Về các mảng kiến thức chuyên môn cơ bản về kháng sinh và kháng kháng sinh NBT nắm khá vững. Hầu hết đều có tỷ lệ trả lời đúng cao cho các câu hỏi này và có thời gian trả lời tương đối nhanh. Với kiến thức về các quy định bán kháng sinh, kiến thức của NBT chỉ nằm ở mức trung bình, việc thực hiện các quy định này còn khá thấp. Đa số cho rằng các quy định này chưa được áp dụng nhiều vào thực tế, việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Hầu hết những người tham gia khảo sát đều cho biết đa phần khách hàng họ đều ngại phải đi khám ở các bệnh viện, nên xu hướng tự ý mua thuốc đặc biệt là kháng sinh về sử dụng rất nhiều. Một lượng nhỏ khách hàng còn tự chỉ định mua thuốc cho bản thân. Từ chối bán kháng sinh với những người đến mua thuốc đôi khi còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của cơ sở bán lẻ. Có 100,0% người bán thuốc thừa nhận rằng họ đã từng bán kháng sinh không có đơn. 4.2. Thực tr ng về việc bán k án s n 4.2.1. Thực hành của người bán thuốc Các dược sĩ tham gia khảo sát có xu hướng thích bán kháng sinh có đơn vì khá đơn giản và không phải chịu nhiều trách nhiệm trước các phản ứng không mong muốn khi bệnh nhân sử dụng thuốc. Tuy nhiên, một số cho rằng nên kiểm tra đơn và tư vấn lại cho bệnh nhân trước khi bán thuốc vì nhiều khi bác sĩ hay kê đơn theo thói quen. Nhìn chung với việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ, phần lớn người bán thuốc đều có kỹ năng tốt, tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đầy đủ. Đáng chú ý, tất cả NBT tham gia khảo sát đều đã từng bán kháng sinh không có đơn. Tỷ lệ này cao ngang với tỷ lệ tại nghiên cứu Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc về việc bán kháng sinh tại nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2017 [16]. Đặc biệt, việc bán kháng sinh khi có triệu chứng ho và đau họng 42
  53. chiếm tỷ lệ cao nhất so với bệnh và các triệu chứng khác như cảm lạnh, cúm, viêm mũi, tiêu chảy. Thêm vào đó, không một ai chưa từng bán kháng sinh cho bệnh nhân có triệu chứng ho và đau họng. Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh/triệu chứng được nhiều người bán thuốc bán với tần suất luôn luôn. Amoxicillin là kháng sinh phổ biến nhất được bán khi không có đơn. Trên 50,0% NBT thường xuyên bán loại kháng sinh này, cao hơn hẳn so với các loại kháng sinh thông dụng khác. Thêm vào đó, Azithromycin, Cefuroxim, Clarithromycin là các hoạt chất cũng thường xuyên bán khi không có đơn, nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Ngoài ra, Ciprofloxacin là kháng sinh có tỷ lệ được bán thấp nhất, được người bán thuốc bán với tần suất hiêm khi lên đến 44,2%, trái ngược hoàn toàn so với Amoxicillin. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát thu được, hầu hết người bán thuốc thường xuyên cập nhật kiến thức, tìm hiểu thông tin về kháng sinh qua sách báo hàng ngày, kế đến là từ đồng nghiệp. Mặt khác, tỷ lệ NBT tìm hiểu về kháng sinh từ công ty, nhà cung cấp và đơn thuốc của bác sĩ là khá thấp. Nguyên nhân một phần do Chí Linh là một thành phố thuộc tỉnh, nhân viên quản lý phân phối thuốc của các công ty tại các tỉnh ít hơn so với các thành phố lớn, dẫn đến việc NBT liên hệ với công ty, nhà cung cấp còn hạn chế. Thêm vào đó, tỷ lệ mua thuốc theo đơn tại địa phương rất ít, điều đó làm cho NBT tìm hiểu về kháng sinh qua đơn thuốc của bác sĩ gặp nhiều hạn chế. 4.2.2. Kỹ năng của NBT trong thực hành bán kháng sinh Mặc dù ở Việt Nam đã có các quy định về việc bán thuốc có kê đơn, đặc biệt là kháng sinh nhưng hiện nay tại hầu hết các cơ sở bán lẻ thuốc trên cả nước chưa thực hiện được điều này, việc bán thuốc không có đơn diễn ra khá thường xuyên và ở Chí Linh cũng không ngoại lệ. Có đến 18,0% dược sĩ đồng ý việc chủ động tư vấn và bán kháng sinh khi chưa có kết quả bệnh án cụ thể, điều này có thể dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc khi chưa cần thiết, lạm dụng việc sử dụng kháng sinh, đôi khi là quá mức. Đáng chú chú ý, 34,4% người bán thuốc cho rằng các thuốc bán theo đơn có thể bán như các thuốc không cần kê đơn. Qua đó thấy được để áp dụng được kiến thức vào thực tế là hết sức khó khăn, không phải ai cũng làm được. 43
  54. Nhìn chung các dược sĩ tham gia khảo sát đều nhận thấy được mối nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc và đã có những thái độ tích cực trong công cuộc hạn chế tình trạng này. Bên cạnh đó vẫn còn những quan điểm tiêu cực về vấn đề này. Một số dược sĩ (21,3%) cho biết, từ chối bán kháng sinh khi bệnh nhân yêu cầu mua thuốc có thể làm bệnh nhân đó sang nhà thuốc khác mua, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, lợi nhuận của nhà/quầy thuốc. Tỉ lệ này thấp hơn hẳn so với nghiên cứu tại Saudi Arabia là 52,9% [34]. Theo kết quả khảo sát, có 27,9% đồng ý với việc bán kháng sinh không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên theo chia sẻ, tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc (100,0%) đều đã từng bán kháng sinh không có đơn. Tỉ lệ này ngang với nghiên cứu tại Zambia năm 2016 [16]. Với những trường hợp bán kháng sinh không có đơn, một phần là bệnh nhân tự yêu cầu mua thuốc. Qua nhiều năm, việc bán kháng sinh không đơn đã trở thành thói quen của người bán thuốc. Trái lại, với các biện pháp hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, phần lớn các dược sĩ đều có quan điểm tích cực về nội dung này. Trên 95,0% số người tham gia khảo sát đều đồng ý rằng để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh, phải hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh đúng cách. Thêm vào đó có 86,9% còn lưu ý với bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh không được bỏ liều ngay cả khi hết bệnh, do phần lớn người bệnh thường có xu hướng bỏ liều thuốc khi triệu chứng bệnh đã giảm. Đây là một nguyên nhân trực tiếp góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh hiện nay. Đặc biệt, 60,6% NBT tự tin khi chủ động bán kháng sinh không đơn. Điều này cho thấy việc bán kháng sinh không có đơn đã quen với NBT khiến họ rất tự tin khi làm việc này. 44
  55. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾ UẬN Nghiên cứu tiến hành tại 61 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Chí Linh với 61 người tham gia khảo sát, kết quả nghiên cứu như sau: 1. Kiến thức của n n v ên bán t uốc Kiến thức của NBT về kháng sinh khá tốt, có trên 56,0% dược sĩ nắm chắc được kiến thức cơ bản. Trong 25 câu hỏi kiến thức về kháng sinh, người bán thuốc trả lời đúng trung bình 20/25 câu hỏi. Người trả lời đúng thấp nhất là 14/25 câu, người trả lời đúng cao nhất là 25/25 câu. Kiến thức về kháng kháng sinh, hầu hết dược sĩ (trên 88,0%) có kiến tốt về nội dung này. Đáng chú ý, có những nội dung tất cả người bán thuốc đều cho câu trả lời đúng. Đó là nội dung về biện pháp hạn chế gia tăng kháng kháng sinh và vai trò của dược sĩ trong giải quyết tình trạng kháng kháng sinh. Về các quy định về bán kháng sinh, tất cả dược sĩ tham gia khảo sát biết đến các quy định về bán kháng sinh. Tuy nhiên không ai biết mức phạt hành chính cho việc bán kháng sinh không có đơn. 2. Thực tr n bán k án s n Trên 80,0% người bán thuốc có kỹ năng thực hành bán kháng sinh có đơn tốt. Bên cạnh đó, việc thực hành bán kháng sinh không đơn vẫn diễn ra. Có 3,3% số người tham gia khảo sát đồng ý với việc dùng kháng sinh ngay cả khi chưa cần thiết. Đây là một quan điểm tiêu cực, phải được thay đổi. Về thái độ của NBT trong việc chủ động bán kháng sinh, có 62,3% không đồng ý với quan điểm bán kháng sinh khi chưa có kết quả khám bệnh rõ ràng. Tuy nhiên trong quá trình thực hành, việc bán kháng sinh không có đơn vẫn diễn ra thường xuyên. Đồng thời, có 29,5% đồng ý với quan điểm dừng bán kháng sinh ảnh hưởng đến lợi nhuận của quầy/nhà thuốc. 45
  56. ĐỀ XUẤT Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức cơ bản về kháng sinh của người bán thuốc hiện tại khá tốt, tuy nhiên một số lượng nhỏ kiến thức quan trọng còn bị quên. Đồng thời việc bán kháng sinh không có đơn còn diễn ra khá nhiều. Hiểu biết về các quy định bán kháng sinh của dược sĩ còn nhiều hạn chế. Qua đây, dựa trên quan điểm cá nhân, tôi đưa ra một số đề xuất như sau: 1. Đối v i N ƣ bán t uốc - NBT cần có thái độ nghiêm túc hơn nữa trong thực hành bán kháng sinh - Hạn chế việc bán kháng sinh không kê đơn khi không thật sự cần thiết 2. Đối v i N ƣ i mua thuốc - Hạn chế việc tự ý mua thuốc không kê đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc - Tuân thủ liệu trình điều trị, không bỏ liều khi có dấu hiệu khỏi bệnh 3. Đối v i Cơ quan quản lý - Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần phối hợp và đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ để hạn chế tình trạng bán kháng sinh không kê đơn. 46
  57. à l ệu tham khảo 1. Tiếng Việt [1] Nguyễn Thị Kim Anh (2016), Luận văn thạc sĩ dược học Phân tích hoạt động của các nhà thuốc trên địa bàn thàng phố Hải Dương, Trường đại học Dược Hà Nội. [2] Bệnh Viện Bạch Mai (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học. [3] Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2005), Giáo trình kinh tế dược, Trường Đại học Dược Hà Nội. [4] Bộ Y Tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ 2, nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [5] Bộ Y Tế (2013). Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, ban hành ngày 14/11/2013. [6] Bộ Y Tế (2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú số 1517/BYT-KCB, ban hành 06/03/2008. [7] Bộ Y Tế (1996), Quyết định số 2088/BYT-QĐ về việc ban hành “Quy định về y đức”, ban hành ngày 06/11/1996. [8] Bộ Y Tế (2013), Quyết định số 2174/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, ban hành ngày 21/06/2013. [9] Bộ Y Tế (1999), Quyết định số 2397/1999/QĐ-BYT về việc ban hành quy định “Đạo đức hành nghề dược”, ban hành ngày 10/08/1999. [10] Bộ Y Tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, ban hành ngày 02/03/2015. [11] Bộ Y Tế (2018), Thông tư số 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, ban hành ngày 22/01/2018. [12] Bộ Y Tế (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, ban hành ngày 29/02/2016.
  58. [13] Bộ Y Tế (2017), Thông tư số 07/2017/TT-BYT ban hành danh mục thuốc không kê đơn, ban hành ngày 03/05/2017. [14] Bộ Y Tế (2010), Thông tư số 43/2010/TT-BYT Quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP; địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc, ban hành ngày 15/12/2010. [15] Bộ Y Tế (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BYT ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, ban hành ngày 21/12/2011. [16] Nguyễn Thúy Hằng (2017), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc về việc bán kháng sinh tại nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2017, Trường đại học Dược Hà Nội. [17] Hoàng Thị Kim Huyền (2012), Hóa dược – Dược lý (Đào tạo Dược sĩ Trung học), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [18] Nguyễn Thị Hương (2015), Phân tích cơ cấu thuốc nước ngoài đã được cấp số đăng kí lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2014, Trường đại học Dược Hà Nội. [19] GARP Việt Nam (2009), Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam 2008-2009. [20] GARP Việt Nam (2010), Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam. [21] Lê Minh Trí, Huỳnh Thị Ngọc Phương (2011), Hóa dược 1 (Dùng cho đào tạo dược sĩ Đại học), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [22] Quốc hội (2016), Luật số 105/2016/QH13 Luật dược, ban hành ngày 06/04/2016. [23] Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2004). Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản Y Học. [24] Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc tại các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dược học,57(1).
  59. [25] UBND thị xã Chí Linh (2018), Đề án sáp nhập 02 đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 06 phường và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương. [26] Ủy ban thường vụ Quốc hội (2019), Nghị quyết về việc nhập 02 đơn vị hành chính cấp xã, thánh lập 06 phường thuộc thị xã chí linh và thành lập thành phố chí linh số 623/NQ-UBTVQH14. [27] Vy Thị Thúy Vân (2007), Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006, Trường đại học Dược Hà Nội. 2. Tiếng Anh [28] CDC (2013), Antibiotics resistances threats in The United States. [29] CDDEP (The Center For Disease Dynamics, Economics & Policy) (2015), The state of the world's antibiotics 2015, Washington DC + New Delhi. [30] FIP (1993), Standards for Quality of Pharmacy Servies (Good Pharmacy Practice). [31] FIP (1997), Standards for Quality of Pharmacy Servies (Good Pharmacy Practice). [32] FIP (2011), Standards for Quality of Pharmacy Servies (Good Pharmacy Practice). [33] Jim O’Nell (2016), Tackling Drug-Resistant Infections Globally: Final report and recommendations, The review on antimicrobial resistance. [34] Muhammad Abdul Hadi, et al (2016), “Community pharmacists' knowledge, attitude, and practices towards dispensing antibiotics without prescription (DAwP): a cross-sectional survey in Makkah Province, Saudi Arabia, International journal of infectious diseases”, 47, 95-100. [35] Muhammad Umair Khan, et al (2016), “Perceptions and Practices of Community Pharmacists towards Antimicrobial Stewardship in the State of Selangor, Malaysia”, PLoS ONE, 11(2). [36] Mattias Larsson (2003), Antibiotic use and resistance: Assessing and improving utilisation and provision of antibiotics and other drugs in Vietnam, From
  60. Division of International Health (IHCAR), Deparrtment of Public Health Sciences Karolinska Institutet, Stockholn, Sweden. [37] WHO (2007), A conferece on GPP policy and plans for the South East Asia Region, 1st Regional GPP Conference Bangkok, Thailand. [38] WHO (2015), Antimicrobial resistance, Fact sheet N 194. [39] WHO (2011), Joint FIP/WHO guidelines on good pharmacy pratice: standards for quality of pharmacy services, Geneva. [40] Yakimova Y (2015), “Pharmacists knowledge of the safety of antibiotics for systermic use”, Int J Risk Saf Med, 27(1), 11-12. 3. Trang Web [41] Sử dụng thuốc cho người cao tuổi, truy cập ngày 12/10/2019, tại trang web [42] Vai trò của Dược Sĩ trong việc ngăn chặn đề kháng kháng sinh, truy cập ngày 12/10/2019, tại trang web topics/antimicrobial-resistance
  61. PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁ KHOA Y DƯỢC ã p ếu: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI N à t uốc Quầy thuốc Thưa anh/chị! Tôi là sinh viên Khoa Y Dược – ĐHQG Hà Nội, đang tìm hiểu thực trạng về kiến thức và t ực tr ng của NBT về k án s n tại các nhà thuốc. Mong anh/chị dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành bộ câu hỏi dưới đây. Tất cả các ý kiến của anh/chị đều rất quan trọng và chúng tôi xin cam kết bảo mật thông tin để không ảnh hưởng đến nhà thuốc tham gia vào khảo sát. A. KIẾN THỨC, HÁI ĐỘ VÀ HỰC HÀNH VỀ KHÁNG SINH K oan tròn vào đáp án lựa chọn của anh/ch K án s n Nguồn gốc của kháng sinh: A. Vi sinh vật 1 B. Bán tổng hợp C. Tổng hợp D. Cả A, B, C đều đúng Số nhóm kháng sinh phân chia theo cấu trúc hóa học: A. 6 2 B. 7 C. 8 D. 9 Đâu không phải tên 1 nhóm kháng sinh ? 3 A. Tetracyclin B. Corticoid
  62. C. Quinolon D. Phenicol Vai trò của kháng sinh: A. Kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh 4 B. Trị nấm C. Ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư D. Cả A, B, C đều đúng Cơ chế tác dụng của kháng sinh: A.Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, protein, acid nucleic 5 B. Gây rối loạn chức năng màng bào tương C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Nguyên tắc sử dụng kháng sinh: A. Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn 6 B. Phải sử dụng đúng liều lượng, đủ thời gian C. Phải chọn đúng loại kháng sinh D. Cả A, B, C đều đúng Yếu tố để lựa chọn liều dùng của kháng sinh : A. Độ nhạy vi khuẩn, tuổi của bệnh nhân, trạng thái người bệnh 7 B. Độ nhạy của vi khuẩn, giới tính của bệnh nhân, trạng thái người bệnh C. Tuổi của bệnh nhân, giới tính của bệnh nhân trạng thái của người bệnh D. Cả A, B, C đều đúng Thời gian đạt kết quả điều trị cho 1 bệnh nhiễm khuẩn thông thường : A. 5-7 ngày 8 B. 7-10 ngày C. 10-14 ngày D. 14-30 ngày
  63. Trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng: A. Phòng bội nhiễm do phẫu thuật B. Phòng nguy cơ viêm màng trong tim do liên cầu khuẩn nhóm A trong 9 bệnh thấp khớp cấp C. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng Mục đích phối hợp kháng sinh: A. Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng 10 B. Điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra C. Làm tăng khả năng diệt khuẩn D. Cả A, B, C đều đúng Các trường hợp cần phải phối hợp kháng sinh: A. Điều trị lao, phong B. Bệnh nặng mà không có chẩn đoán vi sinh hoặc không chờ được kết quả 11 xét nghiệm C. Nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau D. Cả A, B, C đều đúng Đâu k ôn p ải nguyên tắc phối hợp kháng sinh? A. Phối hợp 2 kháng sinh có cùng tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn 12 B. Phối hợp kháng sinh kìm khuẩn và diệt khuẩn C. Phối hợp kháng sinh không gây độc trên cùng 1 cơ quan D. Cả A, B, C đều sai Những nhóm đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh: A. Phụ nữ có thai và cho con bú 13 B. Người cao tuổi, trẻ em C. Người suy gan, thận D. Cả A, B, C đều đúng Những loại kháng sinh đường uống được sử dụng cho phụ nữ có thai: 14 A. Amoxicilin, Erythromycin, Tetracyclin
  64. B. Amoxicillin, Erythromycin, Cefpodoxim C. Cloramphenicol, Tetracyclin, Cefpodoxim D. Không có đáp án nào đúng Cơ sở lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em: A. Tình trạnh miễn dịch 15 B. Đặc điểm lâm sàng, mức độ nặng nhẹ của bệnh, lứa tuổi C. Chỉ cần phụ thuộc vào lứa tuổi, cân nặng D. Chỉ A và B đúng Những nhóm kháng sinh chống chỉ định cho trẻ em: A. β - lactam, Phenicol, Tetracyclin 16 B. Tetracyclin, Quinolon, Aminoglycosid C. Tetracyclin, Macrolid, Quinolon D. β - lactam, Macrolid, Quinolon Các yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi: A. Mắc nhiều bệnh phối hợp 17 B. Giảm số lượng các tế bào hấp thu dẫn, hấp thu kém C. Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc D. Cả A, B, C đều đúng Amoxcillin được sử dụng chủ yếu qua đường uống vì: A. Amoxicillin hấp thu tốt qua đường uống B. Amoxicillin không bị chuyển hóa bởi thức ăn 18 C. Amoxicillin hấp thu tốt qua đường uống và không bị chuyển hóa bởi thức ăn D. Vì dễ sử dụng Kháng sinh nào được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày? A. Ofloxacin 19 B. Erythromycin C. Clarithromycin D. Ampicillin
  65. Kháng sinh hay được dùng trong điều trị đau răng? A. Amoxicillin 20 B. Spiramycin C. Ampicillim D. Tetracyclin Nystatin là kháng sinh được dùng trong điều trị: A. Nấm 21 B. E.coli C. Trực khuẩn mủ xanh D. Cả A, B, C đều đúng Tác dụng không mong muốn khi phối hợp Penicillin – chất ức chế beta- lactamase với thuốc tránh thai là gì? A. Tăng tác dụng của thuốc tránh thai 22 B. Giảm tác dụng của thuốc tránh thai C. Mất tác dụng của thuốc tránh thai D. Không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tránh thai Tác dụng không mong muốn thường gặp của Amoxicillin là gì? A. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng 23 B. Chóng mặt, mất ngủ C. Gây độc tính trên gan D. Gây độc tính trên thận Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của Tobramycin là gì? A. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu 24 B. Gây độc tính trên tai và thận C. Giảm thính lực và gây độc tính trên gan D. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa Tác dụng không mong muốn đặc trƣn của Tetracylin là gì? 25 A. Gây chậm phát triển, hỏng răng, vàng răng ở trẻ em B. Đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy
  66. C. Loét dạ dày thực quản D. Mất ngủ K án k án s n Thế nào là tình trạng kháng kháng sinh? A. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh hơn hoặc hoàn toàn với kháng sinh mà trước có thể trị được. B. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến 26 hóa để đề kháng yếu hơn hoặc hoàn toàn với kháng sinh mà trước có thể trị được. C. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh với kháng sinh mà trước có thể trị được. D. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng yếu với kháng sinh mà trước có thể trị được. Hậu quả và gánh nặng do kháng kháng sinh: A. Đối mặt với khả năng của một tương lai không có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn B. Gây ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt ở 27 người bệnh bị nhiễm khuẩn do sinh vật đa kháng C. Các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội D. Cả A, B, C đều đúng Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh: A. Hệ thống giám sát về kháng thuốc chưa được thiết lập 28 B. Sử dụng không phù hợp thuốc kháng sinh C. Nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế D. Cả A, B, C đều đúng Biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh: 29 A. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn
  67. B. Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, thời gian quy định C. Có chiến lược quay vòng kháng sinh hợp lí D. Cả A, B, C đều đúng Vai trò của dược sĩ trong việc ngăn chặn đề kháng kháng sinh: A. Tối ưu hóa lợi ích của các thuốc sẵn có 30 B. Quản lý kháng sinh C. Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh đúng cách D. Cả A, B, C đều đúng Đán dấu ( ) vào ô anh/ch lựa chọn C u trả l i Đún Sai Nội dung NBT được cung cấp kiến thức về quy định bán kháng sinh 31 trong quá trình đi học Việt Nam chưa có quy định cụ thể liên quan việc việc bán 32 kháng sinh 33 Kháng sinh là thuốc bắt buộc bán theo đơn 34 NBT có thể bị phạt vì hành vi bán kháng sinh không có đơn Bán thuốc theo đơn không cần tư vấn thêm vì đã có hướng 35 dẫn sử dụng trong đơn K ôn Trung Đồng Nội dung đồn ý lập ý Chủ động tư vấn và bán kháng sinh khi mới có dấu 36 hiệu của nhiễm trùng mà chưa có kết quả chẩn đoán bệnh cụ thể
  68. 37 Các thuốc nằm trong danh sách thuốc kê đơn vẫn có thể bán khi không có đơn Dừng việc bán kháng sinh khi không có đơn làm 38 giảm lợi nhuận và doanh số nhà/quầy thuốc Hạn chế bán kháng sinh không kê đơn góp phần hạn 39 chế tình trạng kháng kháng sinh Tư vấn sử dụng kháng sinh ngay cả khi chưa cần 40 dùng thuốc Từ chối bán thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi cầm đơn 41 thuốc đến mua thuốc 42 Từ chối bán kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh đúng 43 cách giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ bị kháng kháng sinh Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh không 44 được bỏ liều ngay cả khi hết bệnh C u trả l i K ôn Có (%) Nội dung (%) 49 NBT có biết về các quy định về bán kháng sinh 50 Anh/chị có thường xuyên cập nhật kiến thức về quy định bán kháng sinh không
  69. 51. Mức ph t àn c ín cho việc vi ph m quy đ n bán k án s n là bao n êu? . 52. Mức độ tự tin của anh/ch khi chủ chủ độn bán k án s n Không tự tin Trung bình Tự tin 53. Đán dấu ( ) vào ô c ỉ tần suất anh/ch chủ độn bán k án s n tron một số bệnh Tần suất K ôn Hiếm Thỉnh ƣ ng uôn Bện /tr êu c ứng bao gi khi thoảng xuyên luôn Cảm lạnh và cúm Viêm mũi Tiêu chảy Ho và đau họng Nhiễm trùng tiết niệu 54. Đán dấu ( ) vào ô c ỉ tần suất anh/ch chủ độn bán các o t chất và phối hợp k án s n Tần suất K ôn Hiếm Thỉnh ƣ ng uôn Ho t chất bao gi khi thoảng xuyên luôn Amoxicillin Amoxicillin + Clauvulanate Azithromycin Clarithromycin
  70. Cefpodoxim Cefuroxim 55. Đán dấu ( ) vào ô c ỉ tần suất anh/ch tìm ểu về k án s n qua một số nguồn t ôn t n Tần suất K ôn Hiếm Thỉnh ƣ ng uôn Nguồn t ôn t n bao gi khi thoảng xuyên luôn Sách báo Internet Đồng nghiệp Công ty, nhà cung cấp Đơn thuốc của bác sĩ B HÔNG IN CHUNG 1. Giới: Nam Nữ 2. Tuổi: 3. Trình độ học vấn: Trung cấp Cao đẳng Đại học 4. Vị trí làm việc: Người chịu trách nhiệm chuyên môn Nhân viên 5. Kinh nghiệm bán thuốc: Dưới 5 năm Từ 5 năm trở lên n c n t àn cảm ơn an /c đã oàn t àn p ếu khảo sát này Ngày . . . . .tháng . . . . .năm 20.
  71. PHỤ LỤC 2 ĐÁP ÁN PHẦN KIẾN THỨC C u ỏi C u trả l i à l ệu tham khảo Câu 1 D. Cả A, B, C đều đúng [17] Câu 2 D. 9 [10] Câu 3 B. Corticoid [10] Câu 4 D. Cả A, B, C đều đúng [17] Câu 5 C. Cả A và B đều đúng [10] Câu 6 D. Cả A, B, C đều đúng [17] A. Tuổi,cân nặng, mức độ nặng nhẹ của bệnh, chức [10] Câu 7 năng gan thận Câu 8 B. 7-10 ngày [10] Câu 9 D. Cả A và B đều đúng [2], [10] Câu 10 D. Cả A, B, C đều đúng [10] Câu 11 D. Cả A, B, C đều đúng [10] Câu 12 B. Phối hợp kháng sinh kìm khuẩn và diệt khuẩn [21] Câu 13 D. Cả A, B, C đều đúng Câu 14 D. Không có đáp án nào đúng [4] Câu 15 D. Chỉ A và B đúng [10] Câu 16 B. Tetracyclin, Quinolon, Aminoglycosid [21] Câu 17 D. Cả A, B, C đều đúng [42] C. Amoxicillin hấp thu tốt qua đường uống và không [4] Câu 18 bị chuyển hóa bởi thức ăn Câu 19 C. Clarithromycin [2] Câu 20 B. Spiramycin [23]
  72. Câu 21 A. Nấm [21] Câu 22 B. Giảm tác dụng của thuốc tránh thai [21] Câu 23 A. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng [21] Câu 24 B. Gây độc tính trên tai và thận [21] A. Gây chậm phát triển, hỏng răng, vàng răng ở trẻ [21] Câu 25 em A. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi [33] một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh hơn Câu 26 hoặc hoàn toàn với kháng sinh mà trước có thể trị được Câu 27 D. Cả A, B, C đều đúng [8] Câu 28 D. Cả A, B, C đều đúng [8] Câu 29 D. Cả A, B, C đều đúng [8] D. Cả A, B, C đều đúng [41] Câu 30 Câu 31 Đúng Câu 32 Sai [4] Câu 33 Đúng [15] Câu 34 Đúng [4] Câu 35 Sai Câu 51 Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng [4]