Khóa luận Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

pdf 107 trang thiennha21 16/04/2022 18544
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cam_nhan_hanh_phuc_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_su.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠ ỌC SƯ PHẠM TP. H Ồ CHÍ MINH I H KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. H Ồ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Giang Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Đức Nhân TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường ĐHSP TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin trân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Đức Nhân, người đã tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hương Giang
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ĐHSP TP.HCM 2 Điểm trung bình ĐTB
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tiêu đề Trang 1 1.1. Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc 25 2 1.2. Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 34 3 2.1. Bảng thông tin khách thể 39 Bảng hướng dẫn xử lý số liệu của thang đo cảm nhận 44 4 2.2. hạnh phúc Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 47 5 2.3. Trường ĐHSP TP.HCM Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh viên 48 6 2.4. Trường ĐHSP TP.HCM Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên 50 7 2.5. Trường ĐHSP TP.HCM Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên 53 8 2.6. Trường ĐHSP TP.HCM Mức độ tương quan của các mặt biểu hiện cảm nhận 56 9 2.7. hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM
  6. STT Bảng Tiêu đề Trang Mức độ cảm nhận hạnh phúc xét theo giới tính của 10 2.8. 59 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên sư 11 2.9. phạm và sinh viên ngoài sư phạm của Trường 60 ĐHSP TP.HCM Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên năm 1 12 2.10. 61 và sinh viên năm 4 của Trường ĐHSP TP.HCM Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của 13 2.11. 62 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của 14 2.12. 63 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. STT Biểu đồ Tiêu đề Trang Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường 46 1 2.1 ĐHSP TP.HCM.
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Giới hạn nghiên cứu 3 5. Giả thuyết nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 6.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận 4 6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 6.2.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn 5 6.2.2.Phương pháp thống kê toán học 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc 6 1.1.1. Lịch sử các nghiên cứu ở nước ngoài 6 1.1.2. Lịch sử các nghiên cứu ở trong nước 10
  8. 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về cảm nhận hạnh phúc 13 1.2.1. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc 13 1.2.1.1.Khái niệm về hạnh phúc 13 1.2.1.2.Một số quan điểm về cảm nhận hạnh phúc 16 1.2.1.3.Khái niệm về cảm nhận hạnh phúc 20 1.2.1.4.Cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc 23 1.2.1.5.Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc 25 1.2.1.6.Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc 27 1.2.2. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 32 1.2.2.1.Khái niệm về sinh viên 32 1.2.2.2.Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên 32 1.2.2.3.Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 33 1.2.2.4.Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 33 1.2.2.5.Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 34 1.2.2.6.Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM 39 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 39 2.1.1. Mục đích nghiên cứu 39 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 39 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu 40
  9. 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu 40 2.1.4.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 40 2.1.4.2.Phương pháp phỏng vấn sâu 41 2.1.4.3.Phương pháp thống kê 42 2.1.5. Công cụ nghiên cứu 42 2.1.5.1.Thang đo cảm nhận hạnh phúc của C.L. Keyes 42 2.1.5.2.Thang đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc 45 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 46 2.2.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM 46 2.2.1.1.Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 48 2.2.1.2.Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 50 2.2.1.3.Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 53 2.2.1.5.So sánh cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên 59 2.2.1.6.So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các ngành học 60 2.2.1.7.So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa sinh viên năm 1 và năm 4 61 2.2.2.Ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên . 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 1. Kết luận 65 1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận 65
  10. 1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 65 2. Kiến nghị 66 2.1. Đối với sinh viên 66 2.2. Đối với nhà trường 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với đồng bào cả nước và với toàn thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do (Hồ Chí Minh, 2009). Cũng từ đó, trên các văn bản hành chính của nước ta hơn bảy mươi năm qua, đi liền với quốc hiệu luôn là tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Từ thời cổ đại, con người đã tìm hiểu và cố gắng làm rõ định nghĩa về hạnh phúc. Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristotle đề cập tới hạnh phúc thông qua từ “eudaimonia” – ám chỉ ý niệm giá trị. Ông tìm hiểu kiểu sống để đáp ứng được các sở thích của con người hoặc làm cho con người sung sướng hơn(Haybron, 2013) . Tuy nhiên trong một thời gian dài “Hạnh phúc” lại không được quan tâm nghiên cứu dẫn đến những tình trạng hơn 25% người Mỹ bị rối loạn tâm lý ít nhất một lần trong đời. Hơn ba mươi nghìn người ở Mỹ tìm đến cái chết hằng năm. Tỉ lệ bệnh trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng đang tăng lên nhanh chóng ở Mỹ và hầu hết các nước phát triển. Những căn bệnh liên quan đến tinh thần ở các nước phát triển đang lan rộng ra các nước đang phát triển. Bệnh trầm cảm có nguy cơ xảy ra đối với thanh niên cao hơn ba lần so với mười năm trước và trở thành bệnh dịch của thế kỉ (Klein, 2006).
  12. 2 Ở Việt Nam, những bệnh tinh thần cũng ngày một gia tăng nhất là ở độ tuổi thanh niên. Theo kết quả nghiên cứu “Thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên một số trường Sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2015 thì có 110 sinh viên có dấu hiệu rối loạn từ nhẹ đến nặng trong đó mức độ trung bình chiếm khoảng 50% trong tổng số 650 sinh viên thực hiện khảo sát. Có thể thấy sinh viên sư phạm có các biểu hiện rối loạn lo âu về mặt sinh lý ở mức độ thỉnh thoảng và có tần số xuất hiện không giống nhau, nhưng những biểu hiện này không được nhận biết kịp thời để có tác động phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tinh thần học tập và chất lượng cuộc sống của sinh viên (Trần Thị Thu Mai & Nguyễn Ngọc Duy, 2015). Không phải tất cả những ai không hạnh phúc đều bị bệnh tinh thần. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy trạng thái buồn chán có quan hệ chặt chẽ với trầm cảm hơn những quan niệm suốt một thời gian dài trước đây (Klein, 2014). Nhưng những bệnh liên quan đến tinh thần cho chúng ta thấy cần có một nền văn hóa hạnh phúc. Chính phủ nước ta cũng đã quan tâm đến đề tài hạnh phúc cụ thể trong Quyết định số 2589/QĐ-TTg đã phê duyệt đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm” với mục tiêu nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình, toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của Việt Nam (Chính phủ, 2013). Vì vậy, việc nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay đề tài cảm nhận hạnh phúc được rất ít các tác giả ở Việt Nam quan tâm. Từ những lý do trên đề tài “Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM” được xác lập nhằm làm phong phú và có cái nhìn đa diện hơn về hạnh phúc.
  13. 3 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: lịch sử nghiên cứu đề tài; xây dựng những khái niệm cơ bản như khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc. Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM hiện nay. 4. Giới hạn nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung khảo sát các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Trong đó, các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc được phân loại theo hai khía cạnh: (1) Khía cạnh cảm xúc: Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc; (2) Khía cạnh nhận thức: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý. Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 200 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
  14. 4 5. Giả thuyết nghiên cứu Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan với nhau và biểu hiện ở mức khác nhau. Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê trong mức độ cảm nhận hạnh phúc theo giới tính (nam và nữ), khối ngành (sư phạm và ngoài sư phạm) và năm học (năm 1 và năm 4). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tri thức lý luận và thực tiễn có liên quan đến khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc chủ quan và một số đặc điểm tâm lý sinh viên có liên quan đến cảm nhận hạnh phúc. Cách thực hiện: phân tích, tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu, tài liệu, các bài viết có liên quan đến hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên cơ sở đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận tâm lý học về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
  15. 5 Cách thực hiện: nêu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của phiếu điều tra và hướng dẫn sinh viên cách thức thực hiện. Sau khi sinh viên trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra xong thì tiến hành thu lại phiếu. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: thu thập thêm thông tin để bổ trợ cho phương pháp điều trả bằng bảng hỏi. Cách thực hiện: đưa ra những câu hỏi mở là những câu hỏi tìm hiểu về cuộc sống của sinh viên nói chung và đánh giá của họ. Bên cạnh đó trao đổi một số trải nghiệm cụ thể của sinh viên để thấy được rõ hơn biểu hiện các mặt cảm nhận phúc của sinh viên. Khi sử dụng phương pháp này, người phỏng vấn cố gắng tạo được sự ủng hộ và sự tin cậy của sinh viên. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết rõ rang theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu. 6.2.2. Phương pháp thống kê toán học Mục đích: mã hóa và xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu. Cách thực hiện: sử dụng chương trình SPSS để sử lý các thông số sau: tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T- test và tương quan Pearson.
  16. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc 1.1.1. Lịch sử các nghiên cứu ở nước ngoài Từ cuối thế kỉ 20, môn khoa học về hạnh phúc bắt đầu phát triển nhanh chóng ở phương Tây. Lý giải đầu tiên cho sự phát triển về khoa học hạnh phúc là người dân ở các quốc gia phương Tây đã đạt được một mức độ phong phú vật chất và sức khỏe cho phép họ vượt ra ngoài sự tồn tại chỉ trong việc tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp. Mọi người đang bước vào một thế giới “hậu vật chất”, trong đó con người quan tâm đến các vấn đề về chất lượng cuộc sống hơn sự thịnh vượng kinh tế. Thứ hai là vì ở phương Tây đặc biệt dân chủ - tôn trọng những gì mọi người suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống của họ. Mọi người không bằng lòng để các chuyên gia đánh giá cuộc sống của họ; họ tin rằng ý kiến của họ quan trọng. Ngoài ra, người phương Tây rất quan tâm đến cảm xúc và niềm tin của chính họ. Do đó, việc nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở phương Tây phát triển sớm. Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc phát triển các phương pháp khoa học để nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc. Vì những lý do này, nghiên cứu khoa học về cảm nhận hạnh phúc đã phát triển thành một ngành học thuật và áp dụng chính từ đầu thế kỉ 21 ở phương Tây (Diener, Lucas, & Oishi, 2002). Năm 2010, tác giả Vanessa González Herero thực hiện nghiên cứu “Hoạt động thường ngày là yếu tố trung gian giữa nhân cách và hạnh phúc chủ quan của người lớn tuổi”. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét vai trò trung gian của việc tham gia vào các hoạt động đời sống hàng ngày đến mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến nhân cách như lòng tự trọng, sự lạc quan và cảm nhận hạnh phúc chủ quan ở người lớn tuổi Tây Ban Nha. Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên
  17. 7 250 khách thể (150 người về hưu và 100 công nhân) từ tuổi trung niên đến tuổi nghỉ hưu. Công cụ nghiên cứu của đề tài là các thang đo như sau: “thang đo Rosenberg”, “thang đo lạc quan”, “thang đo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực”, “thang đo về sự hài lòng với cuộc sống” và tần suất tham gia của họ vào cuộc sống hàng ngày các hoạt động (hoạt động xã hội, sử dụng truyền thông đại chúng, xây dựng kiến thức, hoạt động gia đình và sở thích, hoạt động sáng tạo, hoạt động bên ngoài nhà, các hoạt động dịch vụ cộng đồng và vui chơi). Kết quả cho thấy các hoạt động xã hội là biến trung gian trong mối quan hệ giữa các biến nhân cách (lòng tự trọng và sự lạc quan) và hạnh phúc chủ quan (Herero & Extremera, 2010). Năm 2011, Tác giả Junghyun Kim và Jong-Eun Roselyn Lee thực hiện nghiên cứu “Con đường hạnh phúc của Facebook: Ảnh hưởng của số lượng bạn bè trên Facebook vả sự tự thể hiện đến cảm nhận hạnh phúc”. Nghiên cứu này điều tra xem liệu Facebook có làm tăng cảm nhận hạnh phúc của người dùng ở độ tuổi đại học hay không bằng cách tập trung vào số lượng bạn bè trên Facebook và sự tự thể hiện bản thân. Một phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính được xây dựng theo khảo sát cắt ngang của người dùng Facebook là sinh viên đại học (N = 391) cho thấy số lượng bạn bè trên Facebook có mối liên hệ tích cực với cảm nhận hạnh phúc. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy có tương quan phi tuyến (đường cong hình chữ U ngược) giữa bạn bè trên Facebook và nhận được hỗ trợ xã hội. Nghiên cứu cho thấy số lượng bạn bè trên Facebook và tự thể hiện tích cực có thể nâng cao sức khỏe chủ quan của người dùng (Kim & Lee, 2011). Năm 2012, nhóm tác giả Tayfun Doğan, Fatma Sapmaz, Fatma Dilek Tel, Seda Sapmaz, Selin Temizel thực hiện nghiên cứu “Ý nghĩa cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học Thổ Nhĩ Kỳ”. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các mối quan hệ giữa ý nghĩa trong cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc. Mẫu nghiên cứu bao gồm 232 sinh viên đại học (171 nữ và 61 nam) từ Đại học
  18. 8 Sakarya. Nghiên cứu sử dụng thang đo “Sự hài lòng với cuộc sống”, thang đo “ảnh hưởng tích cực - tiêu cực” và bảng hỏi “ý nghĩa của cuộc sống” để thu thập dữ liệu. Trong phân tích dữ liệu, các hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội được sử dụng. Các phát hiện cho thấy rằng sự hiện diện của ý nghĩa trong cuộc sống và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống dự đoán đáng kể sức khỏe chủ quan (Doğan, Sapmaz, Tel, Sapmaz, & Temizel, 2012). Năm 2013, tác giả Betsey Stevenson và Justin Wolfers thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và thu nhập. Nhiều học giả đã lập luận rằng một khi "nhu cầu cơ bản" đã được đáp ứng, thu nhập tăng thêm không liên quan đến sự gia tăng hơn nữa về sức khỏe chủ quan. Betsey Stevenson và Justin Wolfers đánh giá tính chính xác của lập luận này khi so sánh nước giàu và người nghèo, người giàu và người nghèo trong một quốc gia. Phân tích nhiều bộ dữ liệu, nhiều định nghĩa về "nhu cầu cơ bản" và nhiều câu hỏi về hạnh phúc, tác giả không tìm thấy sự hỗ trợ nào cho lập luận trên. Theo nghiên cứu này, mối quan hệ giữa hạnh phúc và thu nhập gần như là tuyến tính và không giảm khi thu nhập tăng (Stevenson & Wolfers, 2013). Năm 2014, nhóm tác giả Fredrik Carlsson, Elina Lampi, Wanxin Li và Peter Martinsson thực hiện nghiên cứu “Cảm nhận hạnh phúc giữa trẻ vị thành niên và cha mẹ của chúng”. Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ và con cái họ thực sự có mối tương quan đáng kể, tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của họ là khác nhau. Các yếu tố về thu nhập, học vấn, sức khỏe và không bị ly dị ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận hạnh phúc ở các bậc cha mẹ. Thay vào đó, cảm nhận hạnh phúc của trẻ vị thành niên được xác định bởi các loại tương tác khác nhau với bạn bè và cha mẹ, trong đó có bị bắt nạt hay không là một trong những yếu tố quan trọng nhất (Carlsson, ElinaLampi, Li, & Martinsson, 2014).
  19. 9 Năm 2015, Carmen Stoica đã nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ đến cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy cảm nhận hạnh phúc không chỉ là một sản phẩm của các yếu tố tình huống mà còn dựa một phần vào nhịp sinh học cơ bản. Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra các thành tố của cảm nhận hạnh phúc bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Những khách thể nghiên cứu tự đánh giá các thông số về giấc ngủ, tâm trạng, sự hài lòng về nhận thức và sự tỉnh táo được đánh giá bởi những người tham gia trong khoảng thời gian 14 ngày liên tiếp. Tác giả kết luận rằng tâm trạng bị ảnh hưởng bởi mức độ nghỉ ngơi trước khi thức dậy là một yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê ở mức độ biểu thị tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ đối với sức khỏe hằng ngày (Stoica, 2015). Năm 2016, Seydi Ahmet Satici thực hiện nghiên cứu “Lỗ hổng tâm lý, khả năng phục hồi và cảm nhận hạnh phúc: Vai trò trung gian của hy vọng”. Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của hy vọng về mối liên hệ giữa tính dễ bị tổn thương về tâm lý, khả năng phục hồi và cảm nhận hạnh phúc. Khách thể bao gồm 332 sinh viên đại học (195 nữ và 137 nam) từ hai trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu được thu thập bằng thang đo “tổn thương tâm lý”, thang đo ‘khả năng phục hồi (bảng ngắn)”, thang đo “hy vọng”, thang đo “mức độ hài lòng với cuộc sống” và bảng hỏi “ảnh hưởng tích cực và tiêu cực”. Mô hình cấu trúc tuyến tính cho kết quả rằng hy vọng là yếu tố trung gian tác động của khả năng phục hồi đối với cảm nhận hạnh phúc và hy vọng cũng là yếu tố trung gian tác động của tổn thương tâm lý (Satici, 2016). Năm 2017, nhóm tác giả ở Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học qua yếu tố trung gian là sự đố kị và giới tính”. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng trang mạng xã hội một cách tiêu cực có thể làm ảnh hưởng xấu đến mức độ cảm nhận hạnh phúc. Khách thể nghiên cứu bao gồm 707 sinh viên đại học Trung Quốc có
  20. 10 độ tuổi trung bình là 19.06 (với độ lệch chuẩn là 1.12) đã trả lời các câu hỏi ẩn danh liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, sự đố kị và cảm nhận hạnh phúc. Kết quả cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng mạng xã hội một cách tiêu cực và cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp đã bị ảnh hưởng bởi yếu tố trung gian là sự đố kị. Hơn nữa, yếu tố trung gian của sự đố kị bị phụ thuộc bởi giới tính, sự đố kị cao hơn ở nữ giới (Ding, Zhang, Wei, Huange, & Zhou, 2017). Những nghiên cứu liên quan đến “Cảm nhận hạnh phúc” ngày càng được quan tâm trên thế giới với nhiều góc tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc (thu nhập, chất lượng cuộc sống, ) được thực hiện lại nhằm kiểm chứng độ tin cậy của những nghiên cứu trước. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu còn quan tâm đến những yếu tố trung gian tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Với khách thể là sinh viên, yếu tố liên quan đến mạng xã hội thường được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể nói, lý do các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc được quan tâm là nhằm cải thiện mức độ cảm nhận hạnh phúc của con người. 1.1.2. Lịch sử các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, đề tài “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nông dân” của tác giả Phan Thị Mai Hương đăng trong tạp chí Tâm lý học số 8 năm 2014 là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề cảm nhận hạnh phúc tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát 427 đại diện gia đình hộ nông dân ở Hưng Yên, Sơn La, Bình Định và Thái Nguyên. Tác giả Phan Thị Mai Hương đã rút ra một số kết luận: “Nhìn chung người nông dân khá hài lòng với cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, công việc và đời sống vật chất của gia đình là hai yếu tố chi phối mạnh nhất đến mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung của họ. Cuối cùng, mức độ hài lòng chung có kết quả tương quan với thu nhập có ý nghĩa về mặt
  21. 11 thống kê nhưng không cao. Kết quả đã gợi ý những điểm cần chú ý cải thiện để người nông dân sống cuộc sống hạnh phúc hơn.” (Phan Thị Mai Hương, 2014). Tác giả Phan Thị Mai Hương tiếp tục tìm hiểu sâu hơn với đề tài “Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của người nông dân” đăng trong tạp chí tâm lý học số 11 năm 2014. Kết quả của đề tài cho thấy: “Sự hài lòng cuộc sống có tương quan thuận, có ý nghĩa về mặt thống kê với nỗ lực, cố gắng của người nông dân và chủ yếu có tương quan với nỗ lực tư duy hơn là với nỗ lực hành động hay kiên trì. Càng nỗ lực, cố gắng trong tư duy người dân càng cảm thấy hạnh phúc và ngược lại, người ít nỗ lực về mặt tư duy thì cũng cảm thấy mình ít hài lòng với cuộc sống hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thu nhập là yếu tố trung gian trong mối quan hệ nhân quả của nỗ lực sống với cảm nhận hạnh phúc của người nông dân. Nỗ lực của người nông dân nếu được đền đáp bằng kết quả cụ thể sẽ làm họ hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống của mình hơn” (Phan Thị Mai Hương, 2014). Năm 2015, tác giả Trương Thị Khánh Hà nghiên cứu “Thích ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho vị thành niên”, đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 5 năm 2015. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang Phổ sức khoẻ tinh thần bản rút gọn (Mental Health Continuum – Short Form), thực hiện trên mẫu 861 khách thể trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi ở Huế, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau quá trình tiến hành thích ứng thang đo, tác giả đi đến kết luận: “Thang đo hạnh phúc chủ quan Mental Health Continuum – Short Form (MHC-SF) phiên bản tiếng Việt có thể sử dụng trong nghiên cứu mức độ hạnh phúc của thanh niên Việt Nam. Thang đo có độ tin cậy cao gồm cấu trúc 3 nhân tố: cảm xúc, tâm lý, xã hội.” (Trương Thị Khánh Hà, 2015).
  22. 12 Cũng trong năm 2015, tác giả Hoàng Thị Trang đã nghiên cứu đề tài “Cảm nhận hạnh phúc sinh viên” rút ra một số kết luận: “Đa số sinh viên có cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình. Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự chênh lệch giữa các mặt biểu hiện, cụ thể cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên là cao nhất và cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội là thấp nhất. So sánh giữa các nhóm cho thấy giới tính không có sự khác biệt trong việc cảm nhận hạnh phúc. Sinh viên ở nhóm tuổi từ 32 – 52 có mức cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về ba mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất là sinh viên nhóm tuổi từ 21-23.” (Hoàng Thị Trang, 2015). Hai tác giả Nguyễn Văn Lượt và Bùi Thị Thu Hà đã có bài viết “Mối liên hệ giữa tự đánh giá và cảm nhận về hạnh phúc của sinh viên” in trong Tạp chí Tâm lý học số 5 năm 2016. Kết luận của nhóm tác giả thu được như sau: “Sinh viên có mức độ cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc riêng ở từng mặt đạt mức độ trung bình. Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc có mức độ cao nhất, sau đó đến cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và thấp nhất là cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý. Nhìn chung, cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên có mối tương quan thuận, ở mức độ rất mạnh với từng mặt cảm nhận hạnh phúc riêng của sinh viên, giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có mối tương quan thuận, ở mức độ mạnh với nhau. Các mối tương quan này đều có ý nghĩa về mặt thống kê.”(Nguyễn Văn Lượt & Bùi Thị Thu Hà, 2016). Năm 2017, vẫn là đối tượng nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc với khách thể là sinh viên tiếp tục được nghiên cứu với đề tài “Ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên” của tác giả Đặng Hoàng Ngân. Kết quả nghiên cứu trên 515 sinh viên trong khuôn khổ luận án này khẳng định tiêu điểm kiểm soát bên ngoài thúc đẩy stress, từ đó làm giảm cảm nhận hạnh phúc tâm lý. Tính cá nhân, cộng đồng không tác động lên khả năng ảnh hưởng của tiêu
  23. 13 điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc, nhưng lại giữ vai trò trung gian trong ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hài lòng. Tiêu điểm kiểm soát bên trong thúc đẩy tính cá nhân bình đẳng, từ đó khiến con người hài lòng hơn với cuộc sống. Ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài theo hướng làm giảm cảm nhận hạnh phúc cần được quan tâm hơn ở một số nhóm được giả định là dễ tổn thương hơn, như nữ giới, người lớn lên chủ yếu tại nông thôn (Đặng Hoàng Ngân, 2015). Những nghiên cứu trên cho thấy “Cảm nhận hạnh phúc” đã và đang được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả có được từ các tác giả cho thấy mức độ “Cảm nhận hạnh phúc” ở các đối tượng khách thể khác nhau (sinh viên, người nông dân, thiếu niên, ) thông qua các thang đo đều ở mức trung bình. Tuy nhiên, đối với khách thể là sinh viên, các đề tài trên mới tập trung vào nghiên cứu sinh viên nói chung mà chưa đi vào từng nhóm sinh viên có ngành nghề đặc thù, cụ thể là sinh viên Sư phạm – các cá nhân sẽ gắn bó với nghề giáo viên tương lai. Giáo viên là những người trực tiếp giáo dục – đào tạo thế hệ tương lai. Vì vậy, đề tài và các kết quả có được từ đề tài lần này góp phần làm sâu sắc hơn bức tranh về cảm nhận hạnh phúc trên các nhóm khách thể nghiên cứu khác nhau. 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về cảm nhận hạnh phúc 1.2.1. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc 1.2.1.1. Khái niệm về hạnh phúc Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc, mỗi tác giả lại đề cập đến hạnh phúc với hướng tiếp cận khác nhau. Trong đó, có thể điểm qua một số quan điểm nổi trội như sau: Theo triết gia Hy Lạp cổ đại Epicurus: “Hạnh phúc là mục đích tối hậu của đời sống loài người. Sự yên bình và hợp lẽ phải là nền tảng của hạnh phúc”. Theo
  24. 14 triết gia Aristote: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là mục tiêu cũng là giới hạn tận cùng của sự tồn tại người”. Theo triết gia người Anh John Stuart Mill: “Hạnh phúc là sự giới hạn dục vọng hơn là thỏa mãn dục vọng”. Theo triết gia La Mã Lucrece: “Tạo hóa đã an bài hạnh phúc vừa đúng mức cho mọi người. Chỉ cần biết lựa chọn nó mà thôi”. Theo triết gia Heraclite: “Nếu hạnh phúc thật sự nằm ở khoái cảm của cơ thể, thì ta có thể nói rằng con bò có hạnh phúc thực sự khi nó gặm cỏ khô”. Theo chính trị gia người Pháp De Tocqueville: “Chấp nhận sự bất hạnh có lẽ còn ít đau khổ hơn là sự mưu cầu hạnh phúc”. Theo triết gia người pháp Deni Diderot: “Người hạnh phúc nhất là kẻ đã tạo được hạnh phúc cho nhiều người khác”. Theo Abraham Licoln: “Chúng ta hạnh phúc vì tâm can ta cảm thấy vậy” (Hồ Sĩ Quý, 2007). Trong quyển sách “Happier”, Tal Ben Shahar định nghĩa: “hạnh phúc là trải nghiệm niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn”. Tal Ben Shahar chỉ ra 2 yếu tố tạo nên hạnh phúc là: niềm vui và ý nghĩa. Niềm vui là trải nghiệm những cảm xúc tích cực trước mắt, những lợi ích hiện tại và tiến tới mục tiêu cuối cùng là đạt được lợi ích trong tương lai qua những việc làm trong hiện tại. Định nghĩa của ông dựa trên tư tưởng của Freud và Frankl. Với Freud, niềm vui của con người xuất phát từ nhu cầu thuộc bản năng. Còn Frankl cho rằng chúng ta được thúc đẩy bởi quyết tâm đạt mục tiêu của cuộc đời hơn là quyết tâm có được niềm vui. Theo Frankl “đấu tranh để tìm ra ý nghĩa của cuộc đời là động lực thúc đẩy cao nhất của con người”. Theo Tal Ben Shahar muốn có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn phải vừa có được cảm giác mãn nguyện với quyết tâm có được niềm vui trong hiện tại và quyết tâm đạt được mục tiêu trong cuộc đời (Ben-Shahar, 2007). Nhà tâm lý học Martin Seligman – cha đẻ của Tâm lý học tích cực định nghĩa: “Hạnh phúc là sự kết hợp của một cuộc sống gắn với niềm vui, một cuộc sống có sự tham gia và một cuộc sống có ý nghĩa”. Theo Martin Seligman có 5
  25. 15 yếu tố cần thiết để hạnh phúc, năm yếu tố này hoàn toàn độc lập với nhau, mỗi yếu tố có một mục đích, mục tiêu riêng, lợi ích riêng của nó. Yếu tố này không là hệ quả của các yếu tố khác và không phải luôn luôn ảnh hưởng lên yếu tố khác. Năm yếu tố này là (Seligman, 2002): - Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions). - Sự gắn kết, sự tham gia (E – Engagement). - Những mối quan hệ tích cực (R – Positive Relationships). - Ý nghĩa cuộc sống (M – Meaning). - Thành tích (A – Accomplishments/Achievement). Theo Ken Zeichner sự tốt đẹp của tất cả các khía cạnh trong cuộc sống con người được gọi là các thành phần của hạnh phúc. Theo ông, có hai cách đánh giá về hạnh phúc: (1) Hạnh phúc chủ quan (Subjective Well-being) và (2) Hạnh phúc khách quan (Objective Well-being). Trong đó, hạnh phúc khách quan là hạnh phúc cá nhân được đánh giá theo một số chuẩn mực của thế giới. Trong khi đó, hạnh phúc chủ quan thì phụ thuộc vào trạng thái đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân (Zeichner & Liu, 2009). Trong khuôn khổ đề tài này, thuật ngữ được sử dụng là “Subjective Well- being” tức hạnh phúc chủ quan hay còn gọi là cảm nhận hạnh phúc. Theo đó, việc đánh giá cảm nhận hạnh phúc của sinh viên được đánh giá dựa trên trạng thái đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân. Dựa trên những quan điểm trên, đề tài quan niệm hạnh phúc như sau: “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu ầu nào đó mang tính trường tượng.” Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người, thường chịu sự tác động của lý trí.
  26. 16 1.2.1.2. Một số quan điểm về cảm nhận hạnh phúc Quan điểm cảm nhận hạnh phúc của một số học thuyết Hiện nay có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về cảm nhận hạnh phúc. Vào năm 1984, Parfit đã phân loại các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc thành 3 loại: Thuyết khoái lạc, thuyết mong muốn, thuyết danh sách. Năm 2013, Daniel M. Haybron nhận định có 4 cách tiếp cận thuyết phục trong quyển sách “Dẫn luận về hạnh phúc” (Happiness – A very short introduction): thuyết khoái lạc, thuyết mong muốn, thuyết danh sách và thuyết đạo đức(Haybron, 2013) . Năm 2017, tác giả Daniel M. Haybron tiếp tục bổ sung thêm 1 cách tiếp cận mới trong quyển Khoa học về cảm nhận hạnh phúc “The Science of Subjective Well – Being”, cụ thể như sau:  Thuyết khoái lạc (Hedonistic theories): Theo thuyết khoái lạc, cảm nhận hạnh phúc chính là tổng các khoái lạc trong cuộc đời. Học thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của những trải nghiệm tạo nên khoái lạc và đau khổ. Những tác giả theo chủ nghĩa này có những điểm khác nhau trong lý thuyết, một số tác giả tập trung vào sự hưởng thụ (enjoyment) và sự khó chịu (suffering), niềm vui (pleasure) và nỗi đau (pain), Nhưng quan điểm chính của học thuyết vẫn là yếu tố khoái lạc trong kinh nghiệm mỗi cá nhân. Học thuyết khoái lạc cho rằng sự dễ chịu trong trải nghiệm sống của mỗi cá nhân là điều quan trọng nhất của hạnh phúc. Một số tác giả theo học thuyết này là Epicureans, Utilitarians (Eid & Larsen, 2008) .  Thuyết mong muốn (Desire theories): Theo thuyết mong muốn, cảm nhận hạnh phúc chính là sự thỏa mãn thực tế những mong muốn của mỗi cá nhân. Quan niệm này phổ biến với những nhà kinh tế học vì nó đem lại quyền xác định điều gì là tốt với bản thân. Những cỗ máy trải nghiệm (cỗ máy trải
  27. 17 nghiệm có khả năng tái tạo hiện thực mà cá nhân mong muốn, đem lại cảm giác như đang thực sự trải qua những sự việc thật) không ảnh hưởng đến học thuyết này vì trong cỗ máy cá nhân không thực sự có được điều họ muốn. Tuy nhiên, thuyết mong muốn không đưa ra lời giải thích về lỗi lầm (Eid & Larsen, 2008).  Thuyết hạnh phúc đích thực (Authentic happiness theories): Hạnh phúc đích thực của LW Sumner đưa ra nhằm khắc phục những thiếu sót trong lý thuyết khoái lạc và mong muốn nhưng vẫn nhấn mạnh vào kinh nghiệm chủ quan và chủ quyền cá nhân. Theo Summer cảm nhận hạnh phúc chính là hạnh phúc đích thực: niềm vui, trong đó niềm vui được hiểu là các điều kiện của cuộc sống và tự chủ của một người, có nghĩa là nó phản ánh các giá trị thực sự là của mỗi cá nhân và không phải là kết quả của thao túng hoặc áp bức điều kiện xã hội. Hạnh phúc ở đây liên quan đến cả thái độ toàn diện về sự hài lòng của cuộc sống và ảnh hưởng tích cực (Eid & Larsen, 2008).  Thuyết đạo đức (Eudaimonistic theories): Theo thuyết này, cảm nhận hạnh phúc là một cuộc sống hành động đức hạnh. Đức hạnh theo quan niệm này không đơn thuần là đức hạnh có tính chất luận lý mà đó là sự ưu tú của con người nói chung. Sự ưu tú bao gồm phẩm chất tốt đẹp như công bằng, dũng cảm, khiếu hài hước, lòng tự trọng. Cuộc sống với hành động đức hạnh có nghĩa là thực hiện đầy đủ năng lực của bản thân và chủ động theo đuổi cuộc sống phong phú, trọn vẹn. Đó cũng là cuộc sống thỏa mãn, cuộc sống dễ chịu nhất mà con người có thể sống. Tuy nhiên học thuyết này cũng bị nhiều tác giả phản đối, họ cho rằng cảm nhận hạnh phúc thuộc về cảm nhận của mỗi cá nhân(Eid & Larsen, 2008).  Thuyết danh sách (List theories): Cảm nhận hạnh phúc gắn liền với danh sách các tài sản khách quan như: tri thức, thành tựu, tình bạn và niềm vui.
  28. 18 Nếu thiếu một trong các yếu tố trên, sự hài lòng của một cá nhân sẽ được xem là không trọn vẹn dù cá nhân đó có thật sự cần yếu tố đó hay không. Lợi thế của thuyết này cho phép mỗi người liệt kê bất cứ thứ gì được cho là quan trọng với bản thân vào danh sách, tạo nên một bức tranh bao quát nhất về những vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nó cũng bị đánh giá là khá tùy tiện và không hữu ích trong việc làm sáng tỏ bản chất của sự thỏa mãn. Tác giả Diener tiếp tục sắp xếp các học thuyết về cảm nhận hạnh phúc thành ba nhóm, cụ thể như sau(Diener, 2009): - Loại lý thuyết đầu tiên chứa những lý thuyết đi theo bước chân của những nhà tư tưởng cổ xưa, các nhà triết học và coi cảm nhận hạnh phúc là có được cảm xúc dương tính dựa trên sự hoàn thành và kích hoạt tham vọng cá nhân và sẽ dẫn đến tự thể hiện và tự thực hiện. - Lý thuyết thứ hai chứa các mô hình được gọi là từ trên xuống, nhấn mạnh vai trò về tính cách và sự giải thích kinh nghiệm sống trong định nghĩa của cảm nhận hạnh phúc. Trong những lý thuyết này, cảm nhận hạnh phúc được xác định với sự hài lòng với cuộc sống, dựa trên những đánh giá chủ quan và liên quan chặt chẽ đến chức năng đánh giá và quy kết của tính cách. - Nhóm lý thuyết thứ ba là nhóm lý thuyết xét cảm nhận hạnh phúc theo cách tiếp cận từ dưới lên. Những lý thuyết này coi hạnh phúc chủ quan là tóm tắt các niềm vui của một người. Một cá nhân hạnh phúc là kết quả của một số lượng lớn cảm xúc tích cực, tâm trạng và khoảnh khắc hạnh phúc. Quan điểm cảm nhận hạnh phúc của một số Tôn giáo Trong truyền thống của người Do Thái, hai tiếng Do Thái được dùng để chỉ Ashrey” thường được dịch là may“ .(שמח) "và “smh (אשרי) ”hạnh phúc: “ashrey mắn hay hạnh phúc, mặc dù nó không đề cập đến trạng thái hay cảm giác dễ chịu
  29. 19 chủ quan. Từ này thường được tìm thấy trong sách Thánh Vịnh (book of Psalms) và sách Châm ngôn (Book of Proverbs). Thông thường, từ này được sử dụng khi nhắc đến lời dạy của Chúa. Trong tiếng Hy Lạp, “ashrey” được dịch là “macarios”, cũng có thể được định nghĩa là hạnh phúc hoặc may mắn. Từ “macarios” là từ được sử dụng thường xuyên trong bài giảng của Chúa Jesus trên đỉnh núi. Ở đây, từ “macarios” được sử dụng theo cách tương tự như cách sử dụng của nó trong (אשרי) ”Cựu Ước (Old Testament), liên quan đến các lệnh của Chúa. Từ “ashrey đã được định nghĩa ở đâu đó giữa hạnh phúc “hedonic” và “eudaimonic”. Mặc dù nó thường được dịch là hạnh phúc, nhưng ý nghĩa của nó chắc chắn khác với trạng thái cảm xúc dễ chịu mà người ta có thể trải nghiệm trong một bữa tiệc. Có lẽ có thể được coi là gần nghĩa hơn với “eudaimonia” vì nó đề cập (אשרי) ”ashrey“ đến cảm giác về niềm vui bền bỉ, sự hài lòng, nhưng điều này phải được kết nối với một cuộc sống được đặc trưng bởi sự tuân theo các mệnh lệnh của Chúa. Trong cũng có nghĩa là hạnh phúc và thường được tìm thấy (שמח) ”tiếng Do Thái “smh trong sách Thánh Vịnh (book of Psalm). Tuy nhiên, trái ngược với “ashrey”, “smh” có liên quan chặt chẽ hơn với cảm giác tích cực. “Smh” cũng có thể được sử dụng để chỉ một dạng hạnh phúc khoái lạc. Như vậy hạnh phúc trong Cựu Ước và Tân Ước có thể nói đến hạnh phúc theo thuyết khoái lạc (hedonic) và hạnh phúc theo thuyết đạo đức (eudaimonic) (Newman, D.B., 2018). Trong Hồi giáo, khái niệm hạnh phúc hay cảm nhận hạnh phúc cũng là một vấn đề phức tạp. Nó thường được định nghĩa về mặt sức khỏe thể chất, xã hội, tinh thần. Khái niệm hạnh phúc của người Hồi giáo được kết nối với việc có đức tin và thực hành đức tin đó, tức là, bằng cách tuân theo các mệnh lệnh của chúa. Hơn nữa, văn hóa Hồi giáo coi hạnh phúc thực sự là sự bình an nội tâm xuất phát từ sự tận tâm với Chúa. Xét về sự phân biệt giữa thuyết khoái lạc (hedonic) và thuyết đạo đức (eudaimonic), mục tiêu của đạo Hồi không phải là tối đa hóa cảm xúc tích
  30. 20 cực hay giảm thiểu cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, điều này dường như sẽ ủng hộ thuyết đạo đức (eudaimonic). Tuy nhiên, Kinh Quran cũng nói rằng người Hồi giáo tuân theo phong tục, luật pháp và lối sống sẽ trải nghiệm những cảm xúc tích cực, gợi ý một số lợi ích khoái lạc của cuộc sống sùng đạo. Do đó, khái niệm hạnh phúc trong Hồi giáo bao gồm cả hai khía cạnh khoái lạc (hedonic) và đạo đức (eudaimonic) (Newman, D.B., 2018). Trong Phật giáo, khái niệm cảm nhận hạnh phúc thường được kết nối với thực hành và tu luyện để đạt được một tư duy bình thản thông qua thiền định. Đề thực hiện việc tu tập thì trước tiên người ta phải nhận ra rằng cuộc sống là đau khổ (chân lý đầu tiên). Từ nhận thức này, có nhiều bước nên thực hiện, được nêu trong Bát chánh đạo, chẳng hạn như thực tập chánh niệm và từ bi. Một mục đích của các bước này là tách bản thân khỏi những ham muốn của thế giới. Theo những lời dạy này, hạnh phúc đôi khi được định nghĩa là trạng thái vượt ra ngoài hạnh phúc đạt được thông qua sự tập trung và thiền định đúng đắn. Do đó, loại hạnh phúc người ta nên cố gắng đạt được không đề cập đến định nghĩa khoái lạc của hạnh phúc được mô tả và tìm kiếm ở văn hóa phương Tây (Newman, D.B., 2018). 1.2.1.3. Khái niệm về cảm nhận hạnh phúc Quan điểm cảm nhận hạnh phúc của một số nhà Tâm lý học phương Tây Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, hạnh phúc được hiểu là sự trọn vẹn của cơ thể, tâm trí và tinh thần về sức khỏe, sự thịnh vượng và nhu cầu tự thể hiện được thỏa mãn – cấp bậc cao nhất trong tháp nhu cầu của ông (Maslow, 1968). Theo Bradburn đề xuất rằng hạnh phúc bao gồm hai thành phần có thể tách rời đó là: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Bradburn đưa ra giả thuyết rằng
  31. 21 hạnh phúc thực sự là một sự đánh giá toàn diện mà mọi người đưa ra bằng cách so sánh ảnh hưởng tiêu cực của họ với ảnh hưởng tích cực của họ (Zeichner, 2008). Theo Cheko, đã mô tả hạnh phúc là một bộ sưu tập lớn gồm những khoảnh khắc hạnh phúc. Hạnh phúc có thể được định nghĩa là một đặc điểm hoặc một trạng thái và những điều này có thể sẽ tuân theo các nguyên tắc khác nhau (Diener Ed, 2009). Theo Fromm, cảm nhận hạnh phúc là sự cởi mở, đáp ứng, nhạy cảm, tỉnh táo và trống rỗng. Hạnh phúc có nghĩa là liên quan đầy đủ đến con người và thiên nhiên một cách hiệu quả, để vượt qua sự tách biệt và xa lánh, để đến với kinh nghiệm của đồng nhất với tất cả những gì tồn tại (Fromm, 1967). Cảm nhận hạnh phúc được Diener định nghĩa là sự đánh giá nhận thức và tình cảm của một người đối với cuộc sống của họ. Những đánh giá này bao gồm các phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện, cũng như những đánh giá nhận thức về sự hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống. Vì vậy, theo Diener, hạnh phúc chủ quan là một khái niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức thấp và sự hài lòng cuộc sống ở mức cao (Diener, 2000). Theo tác giả Keyes, Cảm nhận hạnh phúc là một kía cạnh của chất lượng cuộc sống. Cảm nhận hạnh phúc là sự tích hợp giữa thuyết cảm nhận hạnh phúc khoái lạc (hendonic) và thuyết cảm nhận hạnh phúc đạo đức (eudaimonic). Cảm nhận hạnh phúc là chất lượng các mặt của cuộc sống do mỗi cá nhân tự đánh giá (Keyes, 2006). Quan điểm cảm nhận hạnh phúc của một số nhà Tâm lý học nước ta Theo tác giả Phan Thị Mai Hương: "cảm giác hạnh phúc chủ quan được coi là đánh giá chủ quan của con người về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình.” Cảm giác này vừa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá (mang tính nhận thức)
  32. 22 vừa thể hiện tình cảm (mang tính cảm xúc), vì thế nó vừa chịu sự chi phối của nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. Chính sự cảm tính này khiến cho đánh giá đó mang nhiều tính chủ quan, mang quan điểm cá nhân của con người về chất lượng cuộc sống của mình (Phan Thị Mai Hương, 2014). Thành phần nhận thức của cảm giác này hướng đến việc con người nghĩ như thế nào về sự hài lòng với cuộc sống của họ nói chung (toàn bộ cuộc sống) và ở cả những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (công việc, điều kiện vật chất, gia đình, bạn bè, ) Cảm xúc bao gồm dương tính (khi người ta trải nghiệm cảm giác hài lòng như vui vẻ, hạnh phúc, ) và âm tính (khi người ta cảm thấy khó chịu như buồn chán, tức giận, tội lỗi, ). Đồng quan điểm với tác giả Phan Thị Mai Hương, tác giả Hoàng Thị Trang định nghĩa: “Cảm nhận hạnh phúc là những nhận định và đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình.” (Hoàng Thị Trang, 2015). Cũng trên quan điểm đó, tác giả Nguyễn Văn Lượt định nghĩa cảm nhận hạnh phúc chủ quan được coi là đánh giá chủ quan của con người về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình. Cảm nhận này vừa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá (mang tính nhận thức), vừa thể hiện tình cảm (mang tính cảm xúc). Vì thế nó vừa chịu sự chi phối của nhận thức lý tính và cảm tính. Chính sự cảm tính này khiến cho đánh giá đó mang nhiều tính chủ quan, mang quan điểm cá nhân của con người để nhìn nhận chất lượng cuộc sống của mình. Do đó, sự cảm nhận chủ quan về hạnh phúc của mỗi người là không giống nhau và mỗi người lại có những tiêu chí riêng để đánh giá bản thân mình hạnh phúc hay không (Nguyễn Văn Lượt, 2016). Qua việc phân tích quan niệm về cảm nhận hạnh phúc chủ quan của các tác giả trên có thể rút ra một số điểm đáng lưu ý như sau: (1) Cảm nhận hạnh phúc là
  33. 23 đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân về sự hài lòng đối với cuộc sống của chính bản thân họ. (2) Cảm nhận hạnh phúc có hai thành phần chính là nhận thức và cảm xúc. Thành phần nhận thức thể hiện ở việc chủ thể đánh giá sự hài lòng ở những lĩnh vực khác nhau cũng như cuộc sống nói chung; thành phần cảm xúc bao gồm những cảm xúc dương tính và cảm xúc âm tính. Đồng quan điểm với những tác giả trên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung đến tính chủ quan trong nhận thức và cảm xúc của mỗi cá nhân về cảm nhận hạnh phúc. Vì thế trong đề tài này, cảm nhận hạnh phúc được phát biểu là: “cảm nhận hạnh phúc là sự đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân về sự hài lòng trong cuộc sống thông qua các mặt khác nhau (cảm xúc, nhận thức). 1.2.1.4. Cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc Seligman (2002), cho rằng hạnh phúc bao gồm 3 yếu tố riêng biệt: cuộc sống dễ chịu, cuộc sống tốt, cuộc sống có ý nghĩa. - Cuộc sống dễ chịu: việc thực hiện những thú vui hằng ngày, làm tăng thêm niềm vui và hứng thú cho cuộc sống. - Cuộc sống tốt: xác định được khả năng của bản thân và để tài năng của họ làm phong phú thêm cuộc sống. Những người đạt được cuộc sống tốt thường bị cuốn vào công việc hoặc mục đích của họ. - Cuộc sống có ý nghĩa: cuộc sống có ý nghĩa liên quan đến ý thức về sự trọn vẹn sâu sắc xuất phát từ việc dùng tài năng của chủ thể để phục vụ những điều tốt đẹp hơn: theo cách có lợi cho cuộc sống của người khác hoặc làm cho thế giới trở nên tốt đẹp (Mark, 2004). Theo Diener, cảm nhận hạnh phúc có 3 thành phần riêng biệt: (1) Sự hài lòng trong cuộc sống (đánh giá của cá nhân về toàn bộ cuộc sống của mình nói
  34. 24 chung); (2) Sự có mặt của những cảm xúc tích cực; (3) Không xuất hiện các cảm xúc tiêu cực. Như vậy, một cá nhân có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao khi: - Cá nhân đó hài lòng với cuộc sống của mình. - Thường xuyên trải qua những cảm xúc tích cực và hiếm khi cảm thấy những cảm xúc tiêu cực. - Một biểu hiện nữa của cảm nhận hạnh phúc là nó được đánh giá dựa trên quan điểm riêng của cá nhân. Như vậy, trong cảm nhận hạnh phúc, nhận thức chủ quan của một người về hạnh phúc của riêng mình là rất quan trọng. Theo tác giả Keyes, bản chất của hạnh phúc chủ quan đã được chia thành cảm xúc tích cực (hay cảm xúc) và nhận thức tích cực (nhận thức tích cực nghĩa là tiềm năng của con người, khi được trau dồi, sẽ dẫn đến hoạt động tốt trong cuộc sống). Hai thành phần của cảm nhận hạnh phúc này phát triển từ hai quan điểm triết học khác nhau về hạnh phúc. Thành phần “cảm xúc tích cực” dựa trên lý thuyết khoái lạc (hendonic), thành phần “nhận thức tích cực” dựa trên lý thuyết đạo đức (eudaimonic) cố gắng hướng tới sự xuất sắc trong nhận thức của một cá nhân. - Thành phần “cảm xúc” dựa trên lý thuyết khoái lạc (hendonic) bao gồm sự hài lòng với cuộc sống và cảm xúc tích cực. - Thành phần “nhận thức tích cực” dựa trên lý thuyết đạo đức (eudaimonia) bao gồm tâm lý cá nhân và xã hội (Hämmig, 2014). Trong nghiên cứu này, đề tài tiếp cận cấu trúc 3 mặt của cảm nhận hạnh phúc do Keyes đề xuất. Cụ thể gồm các mặt như sau: - Mặt thứ nhất: Mặt hạnh phúc xã hội.
  35. 25 - Mặt thức hai: Mặt hạnh phúc tâm lý. - Mặt thứ ba: Mặt cảm xúc hạnh phúc. Trong đó, mặt thứ nhất & mặt thức hai đều thuộc về phương diện đánh giá khía cạnh nhận thức và mặt thứ ba thuộc phương diện đánh giá khía cạnh cảm xúc. 1.2.1.5. Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc Kết quả phân tích của Keyes về các yếu tố của cảm nhận hạnh phúc chủ quan, cho thấy những đánh giá hạnh phúc tinh thần được hình thành trên 3 yếu tố riêng biệt: hạnh phúc xã hội, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc cảm xúc. Bảng 1.1. Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc Các mặt của cảm Yếu tố Biểu hiện nhận hạnh phúc Mức độ hài lòng với cuộc sống của cá nhân. Thường xuyên trải qua những Hạnh phúc cảm xúc Cảm xúc cảm xúc tích cực và hiếm khi cảm thấy những cảm xúc tiêu cực. Có khả năng tạo ra ý nghĩa của Gắn kết xã hội những gì đang diễn ra trong xã (Social coherence) hội. Hạnh phúc xã hội Thái độ tích cực hướng đến Chấp nhận xã hội người khác trong sự nhận biết (Social acceptance) những khó khăn của họ.
  36. 26 Niềm tin rằng cộng đồng có Tiềm năng xã hội những tiềm năng và có thể phát (Social actualization) triển tích cực. Cảm xúc rằng những hoạt động Đóng góp xã hội của chính mình đóng góp đến và (Social contribution) có giá trị đối với xã hội. Hòa hợp xã hội Cảm nhận về sự thuộc về một cộng đồng (Social integration) Thái độ của cá nhân đối với sự tự thừa nhận, chấp nhận các Tự Chấp nhận khía cạnh của bản thân, các phẩm chất nhân cách, với cuộc (Self-Acceptance) sống hiện tại cũng như những gì đã xảy ra trong quá khứ. Quan hệ tích cực với Cá nhân có mối quan hệ ấm áp, Hạnh phúc tâm lý người khác tin tưởng với những người xung quanh và có khả năng duy trì (Positive Relations các mối quan hệ. with Others) Khả năng tự chủ (tự quyết) và độc lập, đánh giá mọi việc theo Tự do cá nhân quan điểm của bản thân hay khả (Autonomy) năng đối phó với các áp lực xã hội.
  37. 27 Khả năng tự chủ, kiểm soát môi trường xung quanh, tự lựa chọn Làm chủ môi trường (quyết định) môi trường phù (Environmental hợp cho giá trị của bản thân, Mastery) nắm bắt được các cơ hội một cách hiệu quả. Mục đích trong cuộc Có định hướng, có mục tiêu cho sống cuộc sống, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống. (Purpose in Life) Nhận ra khả năng (tiềm năng) Phát triển cá nhân của bản thân, sẵn sàng học tập, (Personal Growth) thay đổi để phát triển và trở thành người tốt hơn. 1.2.1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc Nhà tâm lý học Martin Seligman cho rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc là: gen và sự giáo dục ảnh hưởng khoảng 50% đến sự biến đổi cảm nhận hạnh phúc của mỗi cá nhân; hoàn cảnh môi trường xung quanh, thu nhập chỉ tác động khoảng 10%; còn 40% những nhân tố ảnh hưởng khác đến từ cách nhìn nhận và hoạt động của mỗi cá nhân, những điều đó bao gồm: các mối quan hệ, tình bạn, công việc, liên kết trong cộng đồng, tham gia vào thể thao và những thói quen (Mark, 2004). Đồng quan điểm với Seligman, Tal Ben – Shahar (2009) cũng đề cập đến các yếu tố: gen, các quan hệ gia đình, công việc, tình bạn, liên kết cộng đồng. Bên
  38. 28 cạnh đó ông còn bổ sung thêm các nhân tố mà theo ông nhận định là có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của chúng ta bao gồm: tình trạng tài chính, sức khỏe, tự do cá nhân và các giá trị cá nhân (Ben-Shahar, 2007).  Ảnh hưởng của gen đến cảm nhận hạnh phúc Công trình nghiên cứu của Lykken về ảnh hưởng của gen đến cảm nhận hạnh phúc đặt cơ sở trên nghiên cứu so sánh sâu rộng nhất từng được tiến hành trên các cặp song sinh. Tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát điều tra xem 1.500 cặp sinh đôi trưởng thành hài lòng đến mức độ nào đối với cuộc sống của mình. 700 cặp trong số đó là sinh đôi cùng trứng, nghĩa là vật chất di truyền của họ giống hệt nhau. Dù người này không biết câu trả lời của người kia nhưng những anh em sinh đôi cùng trứng thường trả lời giống nhau hơn nhiều so với những cặp anh em sinh đôi khác trứng (bộ gen khác nhau). Theo Lykken, đây là bằng chứng cho thấy rằng hạnh phúc có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền (Lykken, 1999) . Sau đó tác giả đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Trong kho dữ liệu về các cặp song sinh của Lykken có 69 cặp song sinh cùng trứng bị tách ra ngay sau khi sinh và được nuôi dưỡng trong những gia đình khác nhau. Nghiên cứu của Lykken cho thấy câu trả lời của các cặp đôi này cũng gần tương tự như các cặp đôi được lớn lên cùng nhau. Từ đó đi đến kết luận, trạng thái vui vẻ và hạnh phúc ít nhất 50% là do di truyền (Lykken, 1999).  Ảnh hưởng của công việc đến cảm nhận hạnh phúc Một cuộc nghiên cứu vào năm 1958 do George Callup tiến hành cho thấy niềm vui trong công việc là một trong những điều khác biệt chính yếu giúp con người sống qua tuổi 90. Gallup đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu hàng trăm người Mỹ từ 95 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy trong khi tuổi nghỉ hưu quy định đối với nam giới vào thập niên 50 của thế kỉ 20 là gần 65 tuổi, thì những người sống
  39. 29 đến 95 tuổi vẫn chưa nghỉ hưu cho đến khi họ 80 tuổi. Đáng lưu ý hơn, 93% số người này cho rằng họ vô cùng hài lòng với công việc mình làm và 86% cho biết họ cảm thấy rất vui vẻ khi làm (Rath, Harter, & Harter, 2010).  Ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội đến cảm nhận hạnh phúc Theo nghiên cứu trên 12000 người kéo dài 30 năm về ảnh hưởng của các mối quan hệ đến niềm vui và hạnh phúc do Đại học Harvard thực hiện cho thấy: Mức độ hạnh phúc của một người sẽ tăng 15% nếu người quen của họ hạnh phúc. Có nghĩa là giao tiếp thường xuyên với người có mức độ hạnh phúc cao sẽ nâng cao khả năng hạnh phúc của bản thân. Nghiên cứu còn phát hiện ra hiệu ứng tương tự của các mối quan hệ gián tiếp ở cấp độ thứ hai. Nghĩa là bạn của người quen của một cá nhân được hạnh phúc thì khả năng hạnh phúc của người quen sẽ tăng 15% và cá nhân đó sẽ tăng 10% cho dù cá nhân đó không quen biết hoặc không có mối quan hệ với người kia (Rath và c.s., 2010). Viện thăm dò dư luận Gallup đã tiến hành các nghiên cứu trên phạm vi rộng về giá trị của tình bạn ở nơi làm việc với câu hỏi “Bạn có người bạn thân ở nơi làm việc không?”. Nghiên cứu cho thấy chỉ 30% nhân viên có bạn thân ở nơi làm việc. Những cá nhân có bạn thân ở nơi làm việc có khuynh hướng gắn bó với công việc cao gấp 7 lần, hạnh phúc hơn và ít khả năng bị tốn thương trong công việc hơn(Rath và c.s., 2010).  Tài chính ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc Theo nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của Gallup trên 132 quốc gia cho thấy hạnh phúc và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trên đầu người có liên hệ với nhau. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, sự đau đớn là một trong những nguyên nhân chính khiến con người khổ sở. Việc có tiền chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế tối thiểu để làm vơi bớt những cơn đau về thể xác giúp con người
  40. 30 hạnh phúc hơn. Ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình và cao, sự khác biệt về mức độ hạnh phúc có thể được lý giải bằng sự hưởng thụ hằng ngày và những tiện nghi mua được bằng tiền. Tiền có thể làm gia tăng hạnh phúc bằng cách giúp con người kiểm soát cách sử dụng thời gian như chọn phương tiện đi lại nhanh chóng, có nhiều thời gian ở cùng gia đình hoặc bạn bè. Một nghiên cứu khác của Michael Nortan khảo sát cá nhân chi tiêu cho bản thân, chi tiêu cho người khác và mức độ hạnh phúc của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng chi tiêu cho người khác đem đến mức độ hạnh phúc cao hơn những người chi tiêu cho bản thân và việc chi tiêu bao nhiêu tiền không ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc bằng việc chi tiền cho người hay cho bản thân (Michael, 2014).  Ảnh hưởng của giấc ngủ đến cảm nhận hạnh phúc Nghiên cứu giá trị của một giấc ngủ ngon được tiến hành bằng cách theo dõi ảnh hưởng của việc ngủ tròn giấc (hay thiếu ngủ) vào ngày hôm sau. Những người cáu giận trước lúc ngủ nhưng sau đó có một giấc ngủ sâu sẽ có tâm trạng trên mức trung bình vào suốt ngày hôm sau. Ngược lại, những người vui vẻ vào cuối ngày hôm trước nhưng không ngủ đủ giấc, tâm trạng sẽ rơi xuống mức trung bình và trở nên dễ kích động hơn vào ngày hôm sau (Rath và c.s., 2010).  Ảnh hưởng của luyện tập thể dục đến cảm nhận hạnh phúc Theo nghiên cứu, những người tập thể dục ít nhất hai ngày mỗi tuần thấy hào hứng và ít bị căng thẳng hơn. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm theo dõi nhóm đạp xe với cường độ vừa phải và một nhóm nhóm không tập thể dục. Kết quả cho thấy sau 20 phút đạp xe tinh thần của nhóm đạp xe đã thay đổi tích cực sau 2, 4, 8 và 12 tiếng so với nhóm không đạp xe. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc tập thể dục làm giảm sự mệt mỏi hiệu quả hơn so với dung thuốc bồi bổ sức khỏe (Rath và c.s., 2010).
  41. 31  Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến cảm nhận hạnh phúc Theo nghiên cứu của Felice N Jacka, thay đổi chế độ an uống lành mạnh có ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Nghiên cứu gồm 67 đối tượng bị trầm cảm, một số người đang điều trị tâm lý, một số người đang dùng thuốc chống trầm cảm và một số người làm cả hai. Một nửa số người tham gia được tư vấn về dinh dưỡng, nửa còn lại được hỗ trợ hoạt động xã hội. Sau 12 tuần, nhóm thay đổi chế độ ăn uống cảm thấy hạnh phúc hơn đáng kể so với nhóm nhận được sự hỗ trợ (Felice N Jacka, 2017).  Ảnh hưởng của bán cầu não đến cảm nhận hạnh phúc Hai phần của vỏ não dường như được phân chia chức năng rõ ràng. Tuy cả hai nửa của não bộ đều xử lý cảm xúc, tuy nhiên phần bên phải có xu hướng hoạt động mạnh hơn với những cảm giác tiêu cực, còn phần bên trái sẽ hoạt động mạnh hơn với cảm giác tích cực. Sự khác biệt này có thể nhận ra rõ ràng nhất ở mặt bên của não, ví dụ khi ta so sánh những hình ảnh chụp khoảnh khắc hạnh phúc với hình ảnh chụp khi đối tượng đang sợ hãi. Dường như là nửa bộ não của ta điều khiển hạnh phúc, nửa còn lại kiểm soát bất hạnh (Birnbaumer & Schmidt, 1999). Ngoài ra, cuộc sống cảm xúc của con người có thể đảo lộn nếu như một nửa não bộ bị tổn thương. Ví dụ, bệnh nhân đột quỵ đôi khi cư xử rất kỳ lạ. Những người có thùy trước trán bị ảnh hưởng thì thường xuyên chìm đắm trong trạng thái trầm cảm nặng nề; rõ ràng hệ thống tinh chỉnh các cảm giác tích cực đã bị hỏng. Mặt khác, một cục máu đọng trong thùy trước trán cũng có thể gây tác động ngược lại, đẩy bệnh nhân vào trạng thái hưng phấn suốt đời. Trẻ sơ sinh cũng phản ứng với axit chua gắt trong nước chanh với những sóng não hoạt động mạnh bên não phải, nhưng khi được uống nước ngọt thì phần não trái lại hoạt động mạnh. Vì vậy, dường như có khả năng cao là cá nhân được sinh ra với não trái chịu trách
  42. 32 nhiệm chính cho việc tạo ra cảm giác tích cực, còn cảm giác tiêu cực chủ yếu là do não phải kiểm soát (Damasio, 1995). 1.2.2. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 1.2.2.1. Khái niệm về sinh viên Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student”, có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Sinh viên là người làm việc nói chung nhưng vẫn chưa là một người làm việc độc lập trong các tổ chức lao động sản xuất của xã hội. Sinh viên chỉ là những người đang trong quá trình tích lũy phẩm chất, tri thức, kỹ năng, về nghề để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai. Để làm được điều này, bản thân sinh viên phải nỗ lực học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của giảng viên. 1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của sinh viên là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức. Tự ý thức có liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên, đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ, cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới tự hoàn thiện bản thân mình. Ngược lại, những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá mình không phù hợp dẫn đến việc tự hoàn thiện mình đạt mức thấp. Thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên là năng lực tự đánh giá, thể hiện ở thái độ đối với bản thân. Tự đánh giá hình thành nên lòng tự trọng, tự tin, tính tích cực trong nhân cách sinh viên và nó được thực hiện trong đời sống với toàn bộ cấu trúc của mối liên hệ nhân cách. Tuổi sinh viên là tuổi phát triển nhất về các loại tình cảm cấp cao: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và được biểu hiện rất đa dạng và
  43. 33 phong phú trong đời sống cũng như mọi hoạt động của sinh viên. Tình cảm cấp cao ở sinh viên đã có chiều sâu và mang một chất lượng mới hơn hẳn so với học sinh phổ thông. Tình bạn cùng giới và khác giới ở tuổi sinh viên đặc biệt phát triển. Tình bạn giúp sinh viên gắn kết với nhau trong học tập, vui chơi, giải trí và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống. Do vậy mà tình bạn đã làm phong phú tâm hồn và nhân cách sinh viên rất nhiều. Bên cạnh đó, tình yêu nam nữ là lĩnh vực rất đặc trưng cho thấy sinh viên là những người trưởng thành về mọi mặt. 1.2.2.3. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Dựa trên khái niệm cảm nhận hạnh phúc chủ quan và đặc điểm tâm lý của sinh viên, đề tài phát biểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên như sau: “Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là đánh giá chủ quan của sinh viên về sự hài lòng cuộc sống của mình trên các mặt cảm xúc và nhận thức (tâm lý, xã hội).” Cảm nhận hạnh phúc vừa thể hiện sự đánh giá (mang tính nhận thức), vừa thể hiện tình cảm (mang tính cảm xúc). Vì đánh giá mang tính nhận thức nên cẩm nhận hạnh phúc vừa chịu sự chi phối của cả nhân thức lý tính và nhận thức cảm tính. Chính thành phần nhận thức cảm tính khiến cho đánh giá đó mang nhiều tính chủ quan, mang quan điểm cá nhân của sinh viên về chất lượng cuộc sống của mình. Thành phần nhận thức lý tính của cảm nhận hạnh phúc hướng đến việc sinh viên suy nghĩ, đánh giá như thế nào về sự hài lòng với cuộc sống của họ (toàn bộ cuộc sống) với những mặt khác nhau trong cuộc sống (công việc, điều kiện vật chất, gia đình, bạn bè, ). Cảm xúc bao gồm tích cực (như hài lòng, vui vẻ, hạnh phúc, ) và tiêu cực (như buồn chán, tức giận, tội lỗi, ). 1.2.2.4. Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
  44. 34 Dựa trên cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc và đặc điểm tâm lý của sinh viên, đề tài tiếp cận đánh giá cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên các mặt sau: - Mặt thứ nhất: Mặt hạnh phúc xã hội. - Mặt thức hai: Mặt hạnh phúc tâm lý. - Mặt thứ ba: Mặt cảm xúc hạnh phúc. Trong đó, mặt thứ nhất & mặt thức hai đều thuộc về phương diện đánh giá mặt nhận thức và mặt thứ ba thuộc phương diện đánh giá mặt cảm xúc. 1.2.2.5. Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Dựa trên biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và đặc điểm tâm lý của sinh viên, đề tài xác định biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên dựa trên cấu trúc 3 yếu tố hạnh phúc của Keyes như sau: Bảng 1.2. Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Các mặt của cảm Yếu tố Biểu hiện nhận hạnh phúc Mức độ hài lòng với cuộc sống Thường xuyên trải Cảm nhận hạnh của cá nhân thường xuyên trải qua qua những cảm xúc phúc của sinh viên những cảm xúc tích cực và hiếm tích cực và hiếm khi về mặt cảm xúc khi cảm thấy những cảm xúc tiêu cảm thấy những cảm cực. xúc tiêu cực. Gắn kết xã hội (Social Cảm thấy bản thân đã Cảm nhận hạnh coherence): Có khả năng tạo ra ý đóng góp một điều gì phúc của sinh viên nghĩa của những gì đang diễn ra đó quan trọng cho xã về mặt xã hội trong xã hội. hội.
  45. 35 Chấp nhận xã hội (Social Cảm thấy gắn bó với acceptance): Thái độ tích cực cộng đồng mình đang hướng đến người khác trong sự sinh sống. nhận biết những khó khăn của họ. Tiềm năng xã hội (Social Cảm thấy xã hội đang actualization): Niềm tin rằng trở nên tốt hơn cho tất cộng đồng có những tiềm năng và cả mọi người. có thể phát triển tích cực. Đóng góp xã hội (Social contribution): Cảm xúc rằng Cảm thấy con người những hoạt động của chính mình về cơ bản là tốt. đóng góp đến và có giá trị đối với xã hội. Hòa hợp xã hội (Social Cảm thấy cách vận integration): Cảm nhận về sự hành của xã hội có ý thuộc về một cộng đồng nghĩa với cá nhân họ. Tự chấp nhận (Self-Acceptance): được hiểu là thái độ của cá nhân Cảm nhận hạnh đối với sự tự thừa nhận, chấp Cảm thấy thích phần phúc của sinh viên nhận các khía cạnh của bản thân, lớn các phẩm chất về mặt tâm lý các phẩm chất nhân cách, với nhân cách của họ. cuộc sống hiện tại cũng như những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  46. 36 Quan hệ tích cực với người khác (Positive Relations with Others): Cảm thấy có khả năng cá nhân có mối quan hệ ấm áp, tin quản lý tốt các trách tưởng với những người xung nhiệm trong cuộc quanh và có khả năng duy trì các sống hàng ngày. mối quan hệ Tự do cá nhân (Autonomy): là Cảm thấy có những khả năng tự chủ (tự quyết) và độc mối quan hệ tin tưởng lập, đánh giá mọi việc theo quan và ấm áp với những điểm của bản thân hay khả năng người khác. đối phó với các áp lực xã hội. Làm chủ môi trường (Environmental Mastery): khả Cảm thấy đã vượt qua năng tự chủ, kiểm soát môi trường thử thách để phát triển xung quanh, tự lựa chọn (quyết và trở thành người tốt định) môi trường phù hợp cho giá hơn trị của bản thân, nắm bắt được các cơ hội một cách hiệu quả. Mục đích trong cuộc sống Cảm thấy tự tin để suy (Purpose in Life): có định hướng, nghĩ hay thể hiện có mục tiêu cho cuộc sống, cảm những ý tưởng và nhận được ý nghĩa của cuộc sống. quan điểm riêng.
  47. 37 Phát triển cá nhân (Personal Growth): nhận ra khả năng (tiềm Cảm thấy cuộc sống năng) của bản thân, sẵn sàng học có định hướng và có ý tập, thay đổi để phát triển và trở nghĩa. thành người tốt hơn. 1.2.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc, trong khuôn khổ đề tài này, một số yếu tố được lựa chọn ra để sinh viên tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của chính mình bao gồm: chế độ ăn uống, luyện tập thể thao, chế độ ngủ, giao tiếp với bạn bè người thân, thành thích học tập, ngành học. Các yếu tố trên được phân loại thành hai nhóm chính như sau: - Nhóm yếu tố thể chất: chế độ ăn uống, luyện tập thể thao, chế độ ngủ; - Nhóm yếu tố tinh thần: giao tiếp với bạn bè người thân, thành tích học tập, ngành học.
  48. 38 Tiểu kết chương 1 1. Trên thế giới, nghiên cứu về hạnh phúc đã trở thành một ngành khoa học với tên gọi Tâm lý học tích cực. Ở Việt Nam, nghiên cứu về hạnh phúc đã bắt đầu được các tác giả quan tâm đến trong những năm gần đây. 2. Hạnh phúc là cuộc sống tốt đẹp được tạo bởi sự hài lòng về mọi lĩnh vực của một cá nhân”. 3. Cảm nhận hạnh phúc là sự đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân về sự hài lòng trong cuộc sống thông qua các mặt khác nhau (cảm xúc, nhận thức). Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc dựa trên ba mặt cảm xúc, xã hội và tâm lý. Trong đó, 3 mặt trên được phân loại theo hai khía cạnh: (1) Khía cạnh cảm xúc: Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc; (2) Khía cạnh nhận thức: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý. 4. Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là đánh giá chủ quan của sinh viên về sự hài lòng cuộc sống của mình trên 2 khía cạnh cảm xúc và nhận thức (tâm lý, xã hội). 5. Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc đang được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là: yếu tố về thể chất (chế độ ăn uống, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thường xuyên) và yếu tố về tinh thần (giao tiếp với bạn bè gia đình, ngành học phù hợp, thành tích học tập).
  49. 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 200 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Bảng 2.1. Bảng thông tin khách thể. Tiêu chí khách thể Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 84 42.00% Giới tính Nữ 116 58.00% Tổng 200 100% Sư phạm 56 28.00% Ngành học Ngoài sư phạm 144 72.00% Tổng 200 100%
  50. 40 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tang cường cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên. Đề tài này thu thập thông tin chủ yếu bằng hệ thống các phương pháp điều tra như bảng hỏi, phỏng vấn sâu sinh viên. 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu 2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích của phương pháp này là để thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đây là phương pháp chính của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Trong đó, kết cấu bảng hỏi được xây dựng theo cấu trúc như sau: Phần 1: Phần thông tin của khách thể khảo sát: Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát: giới tính, chuyên ngành và năm theo học bậc đại học.
  51. 41 Phần 2: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Gồm 2 câu sau: Thang đo cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Hạnh phúc cảm xúc Items 1, 2, 3 Câu 1 Hạnh phúc xã hội Item 4, 5, 6, 7, 8 Hạnh phúc tâm lý Item 9, 10, 11, 12, 13, 14 Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Câu 2 Yếu tố thể chất Item 1, 2, 3 Yếu tố tinh thần Item 4, 5, 6 2.1.4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích của phương phá này là bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ những nhận xét trong đề tài. Đề tài đưa ra những câu hỏi mở là nhnwgx câu hỏi tìm hiểu về cuộc soonhs của sinh viên và đánh giá của họ. Bên cạnh đó, đề tài cũng trao đổi về một số trải nghiệm cụ thể của sinh viên để qua đó thấy rõ hơn biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Lựa chọn ngẫu nhiên 5 bạn sinh viên của trường ĐHSP TP.HCM để phỏng vấn các thông tin liên quan đến đề tài. Mỗi sinh viên được phỏng vấn 1 lần với thời gian từ 20 – 30 phút. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết, rõ ràng theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu. Trình tự nội dung phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị.
  52. 42 2.1.4.3. Phương pháp thống kê Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả khảo sát: tần số, tỷ lệ, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T-Test, tương quan. Đề tài thống nhất trong kiểm nghiệm T-Test, khi mức ý nghĩa ≤ 0.05 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Trong kiểm nghiệm tương quan, căn cứ vào mức độ phân loại tương quan của tác giả Dương Thiệu Tổng (2005): - Nếu tương quan thuận (dương, r > 0.00 đến r - 1.00 đến r < 0.00), các mức độ vẫn giống như trên nhưng theo chiều ngược lại. 2.1.5. Công cụ nghiên cứu 2.1.5.1. Thang đo cảm nhận hạnh phúc của C.L. Keyes  Mô tả thang đo Thang đo chính được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Mental Health Continuum - thang đánh giá hạnh phúc do Ryff và Keyes ở Đại học Emory xây dựng (Ryff và Keyes 1995). Kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí chuyên đề: Nghiên cứu Xã hội và Y tế 2002, số 43 (tháng 6).
  53. 43 Thang đo nguyên bản gồm 40 mệnh đề với 7 mệnh đề đo mức độ cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc, 18 mệnh đề cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý và 15 mệnh đề đo hạnh phúc về mặt xã hội (Keyes, 2002). Sau đó tác giả xây dựng thang đo dạng ngắn gọn với 14 mệnh đề được đánh giá phù hợp với mọi người trên 12 tuổi (Barakat & Donahoe, 2016). Thang đo cảm nhận hạnh phúc bản rút gọn phiên bản Tiếng Anh (MHC-SF) có độ tin cậy tuyệt vời (> 0,80) (Lamers, Westerhof, Bohlmeijer, ten Klooster, & Keyes, 2011). Cấu trúc ba yếu tố của các dạng nguyên bản và rút gọn của MHC bao gồm tình cảm, tâm lý và xã hội đã được kiểm tra trong các mẫu đại diện quốc gia của người trưởng thành Hoa Kỳ (Gallagher, Lopez, & Preacher, 2009), sinh viên đại học (Robitschek & Keyes, 2009). Ở châu Á, thang đo này được thích ứng ở Trung Quốc với hệ số tin cậy 0.80 (Guo và c.s., 2015). Ở Việt Nam, thang đo dạng ngắn gọn (Mental Health Continuum Short Form – MHC-SF) đã được tác giả Trương Thị Khánh Hà định chuẩn tại Việt Nam với tên gọi “thang đo hạnh phúc chủ quan” năm 2015 (Hoàng Thị Trang, 2015). Đề tài này sử dụng thang đo này để tìm hiểu cảm nhận của khách thể nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trên 3 mặt: cảm xúc, xã hội và tâm lý cá nhân. Thang đo bao gồm 14 mệnh đề, được nhóm thành 3 phương diện: hạnh phúc xã hội, hạnh phúc cảm xúc và hạnh phúc tâm lý. Mỗi mệnh đề của thang đo có 6 phương án trả lời: 0- Không lần nào; 1 – 1,2 lần trong tháng; 2 – Khoảng mỗi tuần 1 lần; 3 – Khoảng mỗi tuần 2,3 lần; 4 – Gần như hàng ngày; 5 – Hàng ngày. Cụ thể như sau: Hạnh phúc cảm xúc: bao gồm các mệnh đề 1, 2, 3. Hạnh phúc xã hội: bao gồm các mệnh 4, 5, 6, 7, 8. Hạnh phúc tâm lý: bao gồm các mệnh đề 9, 10, 11, 12, 13, 14.
  54. 44 Khách thể trả lời chỉ cần chọn phương án mà mình cảm thấy phù hợp nhất với bản thân trong 1 tháng qua với tần suất tương ứng với các mệnh đề được đưa ra trong khoảng từ 0 = “Không lần nào” đến 5 = “Hàng ngày”.  Cách xử lý số liệu của thang đo theo tác giả Keyes (2002) như sau: Bảng 2.2. Bảng hướng dẫn sử lý số liệu của thang đo cảm nhận hạnh phúc Mệnh đề 4, 5, 6, 7, 8, Mệnh đề 1, 2, 3. 9, 10, 11, 12, 13, 14. Ít nhất có một đáp án là Ít nhất có 6 đáp án là Nhóm 1: Cảm nhận hạnh “gần như hằng ngày” “gần như hằng ngày” phúc ở mức cao (mức 4) hoặc “hằng (mức 4) hoặc “hằng (flourishing) ngày” (mức 5) ngày” (mức 5) Ít nhất có một đáp án là Ít nhất có 6 đáp án là Nhóm 2: Cảm nhận hạnh “không lần nào” (mức “không lần nào” (mức phúc ở mức thấp 0) hoặc “1,2 lần/tháng” 0) hoặc “1,2 lần/tháng” (languishing) (mức 1) (mức 1) Nhóm 3: Cảm nhận hạnh Chủ thể đánh giá không thuộc hai nhóm trên. phúc ở mức bình thường  Cách đánh giá điểm trung bình cộng: o Mức độ 1: mức độ cực kì thấp (0 < ĐTB < 0.83). o Mức độ 2: mức độ rất thấp (0.83 ĐTB < 1.67). o Mức độ 3: mức độ thấp (1.67 < ĐTB < 2.5). o Mức độ 4: mức độ cao (2.5 < ĐTB < 3.33). o Mức độ 5: mức độ rất cao (3.33 <ĐTB < 4.16). o Mức độ 6: mức độ cực kì cao (4.16 < ĐTB < 5).
  55. 45 2.1.5.2. Thang đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc  Mô tả thang đo: Để xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc theo đánh giá của sinh viên. Đề tài xây dựng thang đo gồm 6 mệnh đề được chia thành 2 phương diện: yếu tố thể chất và yếu tố tinh thần. Mỗi mệnh đề có 5 phương án trả lời: 1 – Rất không ảnh hưởng; 2 – Khá không ảnh hưởng; 3 – Ảnh hưởng; 4 – Khá ảnh hưởng; 5 – Rất ảnh hưởng. Cụ thể như sau: (1) Yếu tố thể chất ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc: mệnh đề 1, 2, 3; (2). Yếu tố tinh thần ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc: mệnh đề 4, 5, 6. Khách thể trả lời chỉ cần chọn mức độ nào tương ứng với các mệnh đề được đưa ra. Các lựa chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 = “Rất không ảnh hưởng” đến 5 = “Rất ảnh hưởng”.  Cách đánh giá điểm trung bình cộng: o Mức độ 1: mức độ hoàn toàn không ảnh hưởng (1 < ĐTB < 1.8). o Mức độ 2: mức độ rất không ảnh hưởng (1.8 ĐTB < 2.6). o Mức độ 3: mức độ ảnh hưởng (2.6 < ĐTB < 3.4). o Mức độ 4: mức độ rất ảnh hưởng (3.4 < ĐTB < 4.2). o Mức độ 5: mức độ hoàn toàn ảnh hưởng (4.2 <ĐTB < 5).
  56. 46 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Cảm nhận hạnh phúc ở mức cao 24% 36% Cảm nhận hạnh phúc ở thấp Cảm nhận hạnh phúc ở mức 40% bình thường Biểu đồ 2.1. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Dựa vào biểu đồ 2.1. có thể thấy mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm thuộc nhóm có mức độ thấp chiếm cao nhất là 40%. Tuy nhiên, nhóm có mức độ cao có phần trăm đứng thứ hai là 36%. Nhóm sinh viên có mức độ cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình chiếm 24%. Nhìn chung, sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM có mức độ cảm nhận hạnh phúc từ trung bình trở lên khá cao chiếm 60%. Khi tập trung phân tích sâu thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Kết quả được chỉ ra như sau:
  57. 47 Bảng 2.3. Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Stt Các mặt ĐTB ĐLC XH 1 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 3.00 1.21 2 2 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 2.71 1.11 3 3 Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 3.08 1.10 1 4 Cảm nhận hạnh phúc chung 2.93 1.01 Bảng 2.3. cho thấy, sinh viên có mức cảm nhận hạnh phúc chung ở mức độ cao (ĐTB = 2.93); điểm trung bình dao động trong khoảng từ 2.71 đến 3.08. Cụ thể, cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh viên ở mức độ cao (ĐTB = 3.00); cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên cũng ở mức độ cao (ĐTB = 2.71); tương tự như vậy, cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên ở mức độ cao (ĐTB = 3.08). Theo đó, cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý có điểm trung bình cao nhất và cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên là thấp nhất. Để làm rõ hơn về sự khác biệt này, đề tài sẽ đi phân tích sâu từng mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc để làm rõ điều này.
  58. 48 2.2.1.1. Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc Bảng 2.4. Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM STT Mệnh đề ĐTB ĐLC 1 Bạn cảm thấy hạnh phúc 2.82 1.59 2 Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 3.28 1.36 3 Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 2.90 1.53 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 3.00 1.21 (Xem thêm ở Phụ lục 3) Theo bảng 2.4. ĐTB cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM ở mức độ cao (3.00). Ba mệnh có ĐTB dao động từ 2.82 đến 3.28 đều đạt mức độ cao. Mệnh đề đáng lưu ý đó là "bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống” có ĐTB= 3.28 cao nhất trong ba mệnh đề. Theo thứ tự hai mệnh đề còn lại, lần lượt là mệnh đề "bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống” (ĐTB=2.90) và mệnh đề "bạn cảm thấy hạnh phúc” (ĐTB=2.82) đều có điểm thấp hơn ĐTB chung. Cụ thể ở mệnh đề "bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống” có một tỷ lệ lớn 54% sinh viên cảm thấy yêu thích cuộc sống ở mức "hằng ngày và gần như hàng ngày”, 32.5% - khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần, và 13.5% - khoảng 1 lần hoặc không lần nào trong tháng. Tương tự như vậy, ở mệnh đề “bạn cảm thấy hạnh phúc” có 40% sinh viên cảm thấy hạnh phúc ở mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương
  59. 49 đối lớn 33% - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại 19% - “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, 8% - “không lần nào”. Với mệnh đề “bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống” (ĐTB= 2.9), có 42.5% sinh viên cảm thấy hài lòng ở mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, 35 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, 14.5% chỉ ở mức “khoảng 1, 2 lần trong tháng” và 8% “không lần nào”. Từ kết quả nghiên cứu thu được nhận thấy khoảng 40%-50% các bạn sinh viên cảm thấy các cảm xúc này ở mức hàng ngày và gần như hàng ngày. Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên chỉ cảm thấy ở mức khoảng 1, 2 lần trong tháng hoặc không lần nào vẫn còn tương đối lớn từ 20% - 30%. Phỏng vấn sâu một số sinh viên chia sẻ như sau: “Mình hài lòng với cuộc sống hiện tại. Bạn bè tuy ít nhưng chất lượng luôn giúp đỡ mỗi khi mình gặp khó khăn. Tụi mình cũng thường xuyên đi ăn đi chơi với nhau. Còn về gia đình thì luôn là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho mình. Hằng tháng ba mẹ đều gửi tiền sinh hoạt phí cho mình, có tháng còn cho thêm. Mỗi lần gọi điện về ba mẹ luôn động viên mình cố gắng học tập.” “Cuộc sống của mình gần đây khá tốt. Mình và người yêu không còn cãi nhau nhiều như trước mà biết quan tâm đến mình hơn. Ba mẹ hạnh phúc, em út học giỏi. Bạn bè tốt hay giúp đỡ mỗi khi mình cần. Mỗi lúc mình buồn hay dắt mình đi chơi đi ăn.”
  60. 50 2.2.1.2. Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội Bảng 2.5. Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM STT Mệnh đề ĐTB ĐLC Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó 1 2.23 1.59 quan trọng cho xã hội Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một 2 3.12 1.57 nhóm xã hội, làng quê lối xóm) Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho 3 2.66 1.63 tất cả mọi người 4 Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt 2.87 1.51 Bạn cảm thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý 5 2.66 1.60 nghĩa với bạn Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội chung 2.71 1.12 (Xem thêm ở Phụ lục 3) Theo bảng 2.5. cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM đạt mức độ cao (ĐTB = 2.71), các mệnh đề có điểm trung bình dao động từ 2.23 đến 3.12. Trong đó, chỉ có mệnh đề “Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội” đạt mức độ trung bình (ĐTB = 2.23). Những mệnh đề còn lại đều đạt ở mức độ cao có ĐTB lần lượt theo thứ tự cao nhất là: “Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một nhóm xã hội, làng quê lối xóm)” (ĐTB = 3.12); “Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt”
  61. 51 (ĐTB = 2.87); “Bạn cảm thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn” và “bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người”. Cụ thể ở mệnh đề "bạn cảm thấy gắn bó với cộng đồng” có một tỉ lệ lớn 48.5% sinh viên cảm thấy gắn bó với cộng đồng ở mức "hàng ngày và gần như hàng ngày”, 31.5% - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần, và 20% - “khoảng 1 lần hoặc không lần nào trong tháng”. Tương tự như vậy, có 43% sinh viên cảm thấy rằng “con người về cơ bản là tốt” ở mức “gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 34 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại một tỷ lệ nhỏ 16% - “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, “không lần nào” (7%). Như vậy có thể thấy sinh viên có sự cảm nhận gắn bó cao với cộng đồng và đánh giá tích cực về con người nói chung. Tiếp đến lần lượt là các mệnh đề, “bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người” (ĐTB = 2.66), có 37.5% sinh viên cảm thấy ở mức “hàng ngày hay gần như hàng ngày”, 33.5% - “khoảng 1 đến 2 3 lần trong tháng, 29% - “không hoặc 1 2 lần trong tháng”. Với mệnh đề “bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn” (ĐTB= 2.66), có 38% sinh viên cảm thấy ở mức “gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 33.5 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần” và 14.5% chỉ ở mức “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, 14%. - “không lần nào”. Phỏng vấn sâu một số bạn sinh viên chia sẻ như sau: “Xã hội thì cũng có hai mặt chứ, cũng có mặt tốt cũng có mặt không tốt. Ví dụ như xã hội ngày càng phát triển đem lại nhiều sự tiện lợi hơn cho con người nhưng mà cũng có nhiều tệ nạn đáng sợ hơn. Lúc đầu mới lên học mình sống khép kín lắm vì nghe dưới quê ai cũng bảo Sài Gòn phức tạp cẩn thận bị lừa. Đi học về mình chỉ ở trong phòng lướt web rồi gọi điện về tâm sự với mẹ thôi. Sau thì mình
  62. 52 bắt đầu có bạn, tụi mình cùng học cái gì không biết cũng có bạn giúp đỡ mình vui lên hẳn.” Đánh giá về sự sự đóng góp của mình cho xã hội được thể hiện rất rõ ở mệnh đề “bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội”, có một số lượng lớn sinh viên 40% lựa chọn mức thấp nhất không lần nào trong tháng hoặc khoảng 1 – 2 lần trong tháng, 34% cảm thấy mỗi tuần 1-2-3 lần còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ 10% sinh viên lựa chọn mức hàng ngày và có 16% là gần như hàng ngày. Điều này cho thấy dù có cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, hay một nhóm xã hội nhưng sinh viên vẫn cảm thấy bản thân mình chưa đóng góp được điều gì quan trọng cho xã hội. Phỏng vấn sâu một số sinh viên chia sẻ như sau: “Mình cảm nhận là bản thân có đóng góp nhỏ cho xã hội. Ví dụ như mình không vứt rác bừa bãi, không tệ nạn xã hội và làm việc chân chính. Lúc có thời gian mình cũng tham gia các hoạt động tình nguyện như là Ước mơ của Thúy, mỗi lần tham gia các hoạt động tình nguyện mình cảm thấy vui và hài lòng lắm. Nhưng mình còn bận đi làm thêm nên không tham gia được nhiều.” “Theo mình thì là sinh viên chỉ cần học tập tốt, tham gia những hoạt động cũng là đóng góp một phần nhỏ cho xã hội rồi. Mình cũng tham gia các chương trình tình nguyện khi có thời gian như tiếp sức mùa thi. Khi tham gia mình cảm thấy rất vui vì đã làm được điều gì đó cho xã hội. Nhưng đôi khi mình cũng lười vì không phải công việc tình nguyện nào cũng đem lại ý nghĩa.” “Mình không thường xuyên tham gia các phong trào tình nguyện vì phần lớn là lười, mình thích ở nhà nghỉ ngơi nhiều hơn. Mình không thích tiếp xúc với nhiều người. Nếu xem sống tốt, không có tệ nạn xã hội là đóng góp thì mình cũng đang đóng góp cho xã hội.
  63. 53 2.2.1.3. Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý Bảng 2.6. Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM STT Mệnh đề ĐTB ĐLC Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân 1 3.08 1.43 cách của bạn Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách 2 3.09 1.42 nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin 3 3.24 1.50 tưởng và ấm áp với những người khác Bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát 4 2.96 1.54 triển và trở thành người tốt hơn Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý 5 2.89 1.50 tưởng và quan điểm riêng của bạn Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và 6 3.22 1.54 có ý nghĩa Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý chung 3.08 1.10 (Xem thêm ở Phụ lục 3) Theo Bảng 2.6. ĐTB cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM, cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý đạt mức độ cao (ĐTB
  64. 54 = 3.08). Phân tích các mệnh đề trong thang đo cho thấy: điểm trung bình ở từng mệnh đề đều đạt mức cao dao động từ 2.9 lên đến 3.24. Cụ thể, ở mệnh đề có ĐTB cao nhất “bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác” (ĐTB= 3.24), có 51.5% sinh viên cảm thấy ở mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, 33% - “mỗi tuần một lần, 2-3 lần”, còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ 15.5% - “khoảng 1 lần hoặc không lần nào trong tháng”. Phỏng vấn một số sinh viên chia sẻ như sau: “Bạn bè mình tuy ít nhưng lại rất chất lượng. Tụi mình luôn dành thời gian cho nhau, cuối tuần thường uống trà sữa tám chuyện. Chuyện vui buồn đều có thể chia sẻ cho nhau không ngần ngại gì nên mình cảm thấy hạnh phúc.” “Tối nào mình cũng gọi điện thoại về nhà, không nói chuyện với mẹ mình không ngủ được. Mình học xa nhà cũng khá ổn nhưng nhớ mẹ lắm. Mỗi khi có thời gian rảnh là mình lại tranh thủ về thăm mẹ. Bạn bè thì cũng tốt nhưng bình thường thôi không thân thiết lắm với lại mình ngại khi phải nhờ vả người khác.” Ở mệnh đề có điểm trung bình cao thứ hai “bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và có ý nghĩa.” (ĐTB=3.22), có tới 53% lớn sinh viên cảm thấy ở mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 29 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại một tỷ lệ nhỏ 12% - “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, “không lần nào” (6%). Từ số liệu này, chúng ta có thể thấy rằng đa số sinh viên đều có một định hướng cho cuộc sống của mình, xác định được ý nghĩa của cuộc sống và có niềm tin vào những người xung quanh mình. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng và cảm nhận được sự tin tưởng và ấm áp trong mối quan hệ của mình. Phỏng vấn một số sinh viên chia sẻ như sau:
  65. 55 “Mình muốn trở thành một cô giáo dạy địa lí vì mình muốn được truyền đạt kiến thức cho học sinh cũng như là giáo dục nhân cách cho tụi nhỏ. Mình rất thích ngành học này nên không cảm thấy việc học áp lực lắm. Mình sẽ cố gắng học tốt rồi trở thành một giáo viên dạy giỏi. Mình mong ra trường sẽ tìm được một công việc đúng với chuyên ngành của mình.” “Mục tiêu của mình là sẽ là giáo viên dạy văn, mình yêu thích môn văn từ lúc còn bé. Dạy văn không chỉ là truyền đạt kiến thức văn học đến cho học sinh mà còn rèn luyện một phần nhân cách của các em nữa. Hiện tại thì mình còn học thêm tiếng anh để có nhiều cơ hội có việc hơn với lương cũng sẽ cao hơn nữa.” Tiếp đến, các mệnh đề có ĐTB cao như “bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của bạn” (ĐTB=3.08), có 48% sinh viên cảm thấy ở mức “hằng này và gần như hằng ngày”. Tỉ lệ sinh viên cảm thấy ở mức “không lần nào và 1,2 lần mỗi tháng” chiếm 16,5%. Ở mệnh đề “bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn.” Cũng đạt mức độ cao (ĐTB= 3.09). Tỉ lệ sinh viên cảm thấy ở mức “hằng này và gần như hằng ngày” là 45,5%. Sinh viên chọn ở mức “1, 2, 3 lần một tuần” có tỉ lệ 38,5%. Chỉ có 18% sinh viên chọn ở mức “không lần nào và 1,2 lần mỗi tháng”. Phỏng vấn một sinh viên chia sẻ như sau: “Đã là trách nhiệm thì mình sẽ cố gắng hoàn thành tốt. Học đại học làm việc nhóm là chủ yếu, mình không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến người khác. Thật ra mình cũng hay đợi gần đến deadline mới làm nhưng vẫn làm đúng thời hạn nên mình thấy mình quản lý trách nhiệm trong cuộc sống khá tốt.”
  66. 56 Mệnh đề “bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát triển và trở thành người tốt hơn” cũng có ĐTB đạt ở mức cao (ĐTB=2.96), Tỉ lệ sinh viên cảm thấy ở mức “hằng này và gần như hằng ngày” là 44%. Sinh viên chọn ở mức “1, 2, 3 lần một tuần” có tỉ lệ 34,5%. Chỉ có 21,5% sinh viên chọn ở mức “không lần nào và 1,2 lần mỗi tháng”. Mệnh đề “bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng của bạn” cũng đạt ở mức cao (ĐTB=2.89). Đây là các mệnh đề thể hiện sự đánh giá của sinh viên với bản thân mình. Có 42% sinh viên cảm thấy ở mức “hằng này và gần như hằng ngày”. Sinh viên chọn ở mức “1, 2, 3 lần một tuần” có tỉ lệ 35,5%. Chỉ có 22,5% sinh viên chọn ở mức “không lần nào và 1,2 lần mỗi tháng”. Từ kết quả này cho thấy, phần lớn các bạn sinh viên có một thái độ tích cực đối với sự thừa nhận và chấp nhận các khía cạnh con người mình, có khả năng làm chủ cuộc sống hay tự tin để suy nghĩ, thể hiện những ý tưởng và quan điểm của riêng mình. Như chúng ta thấy thì ở tuổi này, sinh viên đã có sự trưởng thành về mặt suy nghĩ, ý thức tự lập cao và bắt đầu tự ra quyết định cho các vấn đề trong cuộc sống của mình nên những điểm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các bạn sinh viên.
  67. 57 2.2.1.4. Tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc Bảng 2.7. Mức độ tương quan của các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Các mặt biểu hiện cảm Cảm xúc Xã hội Tâm lý nhận hạnh phúc r Cảm xúc 1 0.541 0.693 Xã hội 0.514 1 0.729 Tâm lý 0.693 0.729 1 CNHP chung 0.800 0.881 0.940 tương quan với mức ý nghĩa p<0.01; Bảng 2.7. chỉ ra cảm nhận hạnh phúc chung và các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan thuận với nhau. Bên cạnh đó, giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên cũng có mối tương quan thuận. Điều này có nghĩa là khi mức độ một mặt của cảm nhận hạnh phúc tăng thì nó có khả năng đóng góp cho mức độ tăng các mặt còn lại của cảm nhận hạnh phúc cũng như cảm nhận hạnh phúc chung. Tương quan giữa chúng được cụ thể như sau: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc chung và hạnh phúc về mặt xã hội (r=0.881) chứng minh chúng có tương quan thuận ở mức cao, rất đáng tin cậy. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc có tương quan thuận ở mức cao, rất đáng tin cậy (r=0.800).
  68. 58 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về mặt về mặt tâm lý (r=0.940) là tương quan thuận ở mức độ cao. Trong các mối tương quan, giữa cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý và cảm nhận hạnh phúc chung có mối tương quan cao nhất (r=0.940) Mối tương quan thuận ở mức độ đáng kể là tương quan giữa “cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý” và “cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội” (r=0.729), điều này cho thấy sinh viên có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác, cảm thấy cuộc sống của mình có định hướng và có ý nghĩa với mình thì các bạn cũng cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng cao hơn, đánh giá mọi người trong xã hội đang tiến triển tốt hơn. Đó chính là xu hướng của cuộc sống và hình thành nên môi trường thỏa mãn những nhu cầu và mức độ khẳng định bản thân của sinh viên. Sinh viên hòa đồng khi họ thấy xã hội đầy ý nghĩa và thấy mình được thuộc về nó và được cộng đồng chấp nhận mình. Khi mà họ chấp nhận các thành phần trong xã hội và khi họ thấy chính mình đang đóng góp cho xã hội. Tiếp đến, giữa mặt cảm xúc và mặt tâm lý (r = 0.693) cũng có mối tương quan tương ở mức độ trung bình. Như vậy, khi sinh viên thấy yêu thích các phẩm chất cá nhân của mình, tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng, có các mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người xung quanh thì cũng góp phần tăng cảm xúc yêu thích, sự hài lòng với cuộc sống. Bên cạnh đó, hai mặt của cảm nhận hạnh phúc là mặt xã hội và mặt cảm xúc cũng có mối tương quan tương trung bình (r = 0.541), như vậy khi sinh viên cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, thấy mình thuộc về cộng đồng đó và cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với họ thì cũng làm tăng cảm giác yêu thích, hài lòng với cuộc sống của mình hơn.
  69. 59 Tóm lại, các mặt có cảm nhận hạnh phúc cho thấy chúng có mối tương quan chặt chẽ với nhau và cũng tương quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc nói chung của sinh viên, điều này cho thấy sự tăng hay giảm của một mặt cảm nhận hạnh phúc thì có thể tác động đến các mặt khác và làm thay đổi mức cảm nhận hạnh phúc nói chung. 2.2.1.5. So sánh cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên Sau khi tìm hiểu thực trạng cảm nhận hạnh phúc và phân tích sâu từng mặt biểu hiện cũng như mối tương quan giữa các mặt, đề tài thu được kết quả rằng 60% sinh viên đều có cảm nhận hạnh phúc ở mức trên trung bình. Nhưng liệu có hay không sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở trên các địa bàn khác nhau, hay giữa nam và nữ sinh viên? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi tiến hành so sánh điểm trung bình của sinh viên giữa sinh viên nam và sinh viên nữ bằng kiểm nghiệm T-Test kết quả thu được như sau: Bảng 2.8. Các mặt của cảm nhận hạnh phúc và cảm nhân hạnh phúc chung xét theo giới tính của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM ĐTB Các mặt biểu hiện CNHP Sig. Nam Nữ (2-tailed) Mức độ cảm nhận hạnh phúc chung 2.86 2.93 0.335 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 2.87 3.07 0.149 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 2.71 2.71 0.996 Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 2.99 3.12 0.195
  70. 60 Giống như kết quả của các công trình đi trước (Ben Shahar, 2009) đã chỉ ra rằng cảm nhận hạnh phúc ở nam giới và nữ giới là như nhau. Trong nghiên cứu của này cũng thu được kết quả tương tự. Nhìn chung, không có sự khác biệt trong mức cảm nhận hạnh phúc chung và mức cảm nhận hạnh phúc ở các mặt của cảm nhận hạnh phúc xét theo giới tính. 2.2.1.6. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các ngành học Bên cạnh việc tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên xét về khía cạnh giới tính, đề tài cũng rất quan tâm tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở các ngành khác nhau, bởi mỗi ngành lại có những đặc trưng riêng, chính vì thế nó cũng có tác động không nhỏ tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên của ngành đó. Vậy thì, sinh viên ở ngành nào sẽ có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn, hay ở ngành nào sinh viên cũng có mức cảm nhận hạnh phúc tương đương nhau? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi tiến hành so sánh điểm trung bình của sinh viên giữa sinh viên ngành sư phạm và sinh viên ngoài ngành sư phạm bằng kiểm nghiệm T- test kết quả thu được như sau: Bảng 2.9. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên sư phạm và sinh viên ngoài sư phạm của Trường ĐHSP TP.HCM ĐTB Các mặt biểu hiện CNHP Ngoài sư Sig. (2- Sư phạm tailed) phạm Cảm nhận hạnh phúc chung 2.74 3.01 0.135 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 2.83 3.07 0.222 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 2.53 2.78 0.199 Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 2.86 3.17 0.080
  71. 61 Nhìn chung, không có sự khác biệt trong mức cảm nhận hạnh phúc chung và mức cảm nhận hạnh phúc ở các mặt của cảm nhận hạnh phúc xét theo ngành học. Tuy nhiên ĐTB cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngoài sư phạm cao hơn sinh viên sư phạm và ĐTB các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngoài sư phạm cũng đều cao hơn sinh viên sư phạm. 2.2.1.7. So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa sinh viên năm 1 và năm 4 Bên cạnh việc tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên xét về khía cạnh ngành học, đề tài cũng rất quan tâm tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở khía cạnh tuổi tác. Sinh viên năm 1 với những khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới và sinh viên năm 4 với những lo lắng về cơ hội việc làm thì có sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc giữa hai nhóm này hay không? Để trả lời cho câu hỏi này đề tài tiến hành so sánh điểm trung bình của sinh viên giữa sinh viên năm 1 và sinh viên năm 4 bằng kiểm nghiệm T- test kết quả thu được như sau: Bảng 2.10. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên năm 1 và sinh viên năm 4 của Trường ĐHSP TP.HCM ĐTB Các mặt biểu hiện CNHP Sig. (2-tailed) Năm 1 Năm 4 Cảm nhận hạnh phúc chung 3.15 2.98 0.498 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 3.16 3.17 0.969 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 2.94 2.62 0.224 Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 3.31 3.19 0.642
  72. 62 Nhìn chung, không có sự khác biệt trong mức cảm nhận hạnh phúc chung và mức cảm nhận hạnh phúc ở các mặt của cảm nhận hạnh phúc xét theo năm học. Tuy nhiên ĐTB cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên năm 1 cao hơn năm 4. 2.2.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. STT Mệnh đề ĐTB ĐLC Yếu tố thể chất ảnh hưởng đến cảm nhận 1 3.73 0.75 hạnh phúc của sinh viên Yếu tố tinh thần ảnh hưởng đến cảm nhận 2 4.03 0.62 hạnh phúc của sinh viên Dựa vào bảng 2.11. cho thấy, nhìn chung các bạn sinh viên nhận thấy yếu tố về thể chất và yếu tố về tinh thần đều rất ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc. Tuy nhiên yếu tố về mặt tinh thần có điểm trung bình là 4.03 cao hơn yếu tố về mặt thể chất (ĐTB = 3.73). Từ đó có thể thấy, theo các bạn sinh viên thì những yếu tố về tinh thần sẽ tác động đến mức độ cảm nhận hạnh phúc nhiều hơn các yếu tố thể chất.
  73. 63 Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM STT Mệnh đề ĐTB ĐLC 1 Luyện tập thể dục 4.05 1.1 2 Ngủ đủ giấc 3.53 1.4 3 Chế độ ăn uống 3.64 1.2 4 Giao tiếp với bạn bè, người thân 3.80 1.6 5 Thành tích học tập 4.10 0.9 6 Ngành học phù hợp 4.19 0.7 Cụ thể là các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở mức độ rất ảnh hưởng với ĐTB dao động từ 3.53 đến 4.19. Như vậy, có thể hiểu là sinh viên đánh giá rất cao các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc. Đáng chú ý, yếu tố được sinh viên đánh giá cao nhất là “ngành học phù hợp” với ĐTB là 4.19. Có thể hiểu là “ngành học phù hợp” là yếu tố ảnh hưởng nhất đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Vì thế, việc lựa chọn đúng ngành học cần được quan tâm nhiều hơn. Yếu tố “ngủ đủ giấc” được các bạn sinh viên cho là ít ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc nhất với ĐTB là 3.53. Có thể thấy các bạn sinh viên ít quan tâm đến yếu tố “ngủ đủ giấc” để cải thiện mức độ cảm nhận hạnh phúc của bản thân.
  74. 64 Tiểu kết chương 2 Thông qua việc tìm hiểu mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM, đề tài ghi nhận một số kết quả như sau: 1. Theo cách quy điểm của tác giả Keyes (2002) mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM trung bình và cao chiếm 60%. Tuy nhiên nhóm sinh viên có mức độ cảm nhận hạnh phúc ở mức thấp chiếm 40%. 2. Theo cách quy về điểm trung bình cộng, cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM đạt điểm trung bình ở mức độ cao. Trong đó các mặt tâm lý có điểm trung bình cao nhất trong ba mặt và mặt xã hội có điểm trung bình thấp nhất. 3. Có sự tương quan thuận giữa cảm nhận hạnh phúc chung và các mặt của cảm nhận hạnh phúc ở mức độ cao, rất đáng tin cậy. Bên cạnh đó, cũng có sự tương quan thuận giữa các mặt của cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM ở mức độ trung bình đến đáng kể. 4. Không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc giữa sinh viên nam và sinh viên nữ của Trường ĐHSP TP.HCM. Tương tự như vậy, cũng không có sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc giữa sinh viên sư phạm và sinh viên ngoài sư phạm của Trường ĐHSP TP.HCM. 5. Theo sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM thì tất cả các yếu tố đều rất ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc. Tuy nhiên, yếu tố tinh thần được sinh viên đánh giá có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc cao hơn yếu tố thể chất. Trong đó yếu tố được đánh giá cao nhất là ngành học phù hợp và yếu tố được đánh giá thấp nhất là ngủ đủ giấc.
  75. 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm “cảm nhận hạnh phúc”. Theo đó cảm nhận hạnh phúc là “Sự đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân về sự hài lòng trong cuộc sống thông qua các mặt khác nhau (cảm xúc, nhận thức)”. Đề tài cũng đã nêu ra được các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên cũng như một số yếu tố có ảnh hưởng đến nó. Từ đó đưa ra khái niệm “Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là đánh giá chủ quan của sinh viên về sự hài lòng cuộc sống của mình trên các khía cạnh cảm xúc và nhận thức (tâm lý, xã hội).” 1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng Qua khảo sát và tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc và một số yếu tố ảnh hưởng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu kết luận như sau: Có sự tương quan thuận giữa các mặt của cảm nhận hạnh phúc của sinh với mức độ cảm nhận hạnh phúc chung ở mức rất cao (0,8<r<1). Giữa các mặt của cảm nhận hạnh phúc cũng có sự tương quan thuận ở mức trung bình với nhau. Giả thuyết đặt ra các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan với nhau và biểu hiện ở mức khác nhau được kiểm chứng. Không có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ cảm nhận hạnh phúc khi so sánh giữa sinh viên nam và sinh viên nữ của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết đặt ra có sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nam và nữ được bác bỏ.