Khóa luận Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh

pdf 143 trang thiennha21 18/04/2022 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cach_ung_pho_cua_than_nhan_voi_benh_loan_than_man.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào khác. Người thực hiện khóa luận Trần Lâm Thúy Vy i
  2. LỜI CÁM ƠN Dưới đây là những lời cám ơn chân thành dành cho những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận. Em xin cám ơn TS. Võ Thị Tường Vy đã nhận lời hướng dẫn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Cô đã chỉ dẫn cho em rất nhiều, giúp em trưởng thành hơn về cả kiến thức lẫn tính cách trong thời gian qua. Cám ơn Cô đã tạo cho em cảm giác thoải mái, động viên em những lúc em gặp khó khăn. Em xin cám ơn Quý thầy cô tại Khoa Tâm lý học đã giảng dạy cho em trong suốt 4 năm Đại học. Trong 4 năm học tại khoa, em đã nhận được rất nhiều kiến thức và tình cảm từ các Thầy Cô. Đây là những điều quý giá mà em sẽ luôn ghi nhớ. Xin gửi lời cám ơn đến các anh chị, các bạn, các em trong khoa đã luôn động viên, giúp đỡ em, chỉ dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho em. Những lúc trò chuyện cùng mọi người giúp em có thêm năng lượng và niềm vui để em cố gắng vượt qua những lúc khóa luận gặp khó khăn. Em xin cám ơn Ban giám đốc Bệnh viện Tâm thần, các bác sĩ Khoa Nội trú và các anh chị điều dưỡng đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khảo sát tại bệnh viện. Em xin gửi lời cám ơn đến các thân nhân bệnh nhân và bệnh nhân đã đồng Con xin cám ơn ba mẹ, gia đình đã luôn bên cạnh để con an tâm học tập. ii
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ i MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 5 CÁCH ỨNG PHÓ CỦA THÂN NHÂN VỚI BỆNH LOẠN THẦN MÃN TÍNH 5 CỦA NGƯỜI THÂN 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước 5 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước 13 1.2. Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân 17 1.2.1. Khái niệm cách ứng phó và phân loại cách ứng phó 17 1.2.1.1. Khái niệm cách ứng phó 17 1.2.1.2. Phân biệt cách ứng phó, hành vi ứng phó, chiến lược ứng phó và phong cách ứng phó 21 1.2.2. Phân loại cách ứng phó 22 1.2.3. Bệnh loạn thần và đặc điểm của bệnh nhân loạn thần 30 1.2.3.1. Bệnh loạn thần 30 1.2.3.2. Đặc điểm của bệnh nhân loạn thần mãn tính 36 1.2.4. Đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính 38 1.2.5. Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân 42 1.2.6. Tiêu chí đánh giá cách ứng phó 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁCH ỨNG PHÓ CỦA THÂN NHÂN VỚI BỆNH LOẠN THẦN MÃN TÍNH CỦA NGƯỜI THÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TPHCM 48 2.1. Tổ chức nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu 48 2.1.1. Tổ chức nghiên cứu 48 2.1.2. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu 52 2.1.3. Đạo đức trong nghiên cứu 54 2.2. Kết quả nghiên cứu 55 2.2.1. Mức độ nhận thức của TNBN về loạn thần 55 2.2.2. Các cách ứng phó của TNBNLTMT 58 iii
  4. 2.2.3. Mối liên hệ giữa cách ứng phó và các yếu tố có liên quan 68 2.2.4. Phân tích trường hợp 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 1. Kết luận 84 2. Kiến nghị 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHẦN PHỤ LỤC 90 iv
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNBN Thân nhân bệnh nhân v
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng biểu: Bảng 2.2.1. Mức độ nhận thức của TNBN về loạn thần Bảng 2.2.2. Mức độ nhận thức của thân nhân về loạn thần Bảng 2.2.3. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó tập trung vào nhận thức Bảng 2.2.4. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó tập trung vào hành vi Bảng 2.2.5. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó tập trung vào cảm xúc Bảng 2.2.6. Sự khác biệt trong chọn lựa các cách ứng phó ở hai nhóm TNBN có nhận thức trung bình và nhận thức cao về loạn thần Bảng 2.2.7. Sự khác biệt trong việc sử dụng các cách ứng phó giữa thân nhân nam và thân nhân nữ Bảng 2.2.8. Sự khác biệt trong việc sử dụng các cách ứng phó giữa thân nhân cao tuổi và thân nhân trẻ tuổi Bảng 2.2.9. Sự khác biệt trong việc sử dụng các cách ứng phó ở các nhóm thân nhân có trình độ học vấn khác nhau Bảng 2.2.10. Sự khác biệt trong việc lựa chọn các cách ứng phó ở nhóm thân nhân chăm sóc chính và chăm sóc phụ Bảng 2.2.11. Sự khác biệt trong việc chọn lựa các cách ứng phó ở các nhóm thân nhân có tình trạng công việc khác nhau Bảng 2.2.12. Sự khác biệt trong việc lựa chọn cách ứng phó ở thân nhân cư trú ở TPHCM và nơi khác Bảng 2.2.13. Tỉ lệ phần trăm mức độ khó khăn của thân nhân Bảng 2.2.14. Tỉ lệ phần trăm mức độ khó khăn nhiều thân nhân gặp nhất ở mỗi item Bảng 2.2.15. Sự khác biệt trong việc lựa chọn các cách ứng phó ở các nhóm thân nhân có mức độ khó khăn khác nhau
  7. Bảng 2.2.16. Mối tương quan giữa ba cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ và hành vi Biểu đồ: Biểu đồ 2.2.1. Mức độ nhận thức về bệnh loạn thần của thân nhân Biểu đồ 2.2.2. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó thân nhân sử dụng vi
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Loạn thần là bệnh tâm thần nặng, nó không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến cả người thân của bệnh nhân. Thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính chịu áp lực từ nhiều phía, chẳng hạn như việc chăm sóc bệnh nhân loạn thần, tài chính, xã hội, Không chỉ có vậy, cách chăm sóc bệnh nhân của thân nhân là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Vai trò của thân nhân trong tiến trình điều trị bệnh loạn thần là vô cùng quan trọng. Hiện tại ở Việt Nam, đã có một số khảo sát về những khó khăn của thân nhân bệnh nhân tâm thần. Theo khảo sát “Phản ứng tâm lý của 158 cha mẹ khi con bị rối loạn tâm thần” mới đây của bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý y học, Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy kết quả phần lớn thân nhân đều có những phản ứng tiêu cực khi nhận tin người thân của mình mắc bệnh loạn thần như phủ nhận hay có những đau khổ kéo dài. Thêm vào đó, trong gia đình có bệnh nhân loạn thần thường xuất hiện tình trạng các thành viên còn lại cũng mắc phải những căn bệnh tâm lý như trầm cảm, loạn thần. Thực tế các bệnh viện tại Việt Nam nói chung luôn trong tình trạng quá tải, trong khi đó đội ngũ chuyên gia tâm lý còn rất mỏng, không đủ sức để trấn an, trợ giúp tinh thần cho thân nhân người bệnh. Thậm chí, họ rất khó khăn khi được gặp bác sĩ hỏi thăm về diễn tiến bệnh của người nhà. Thân nhân không hiểu rõ được bệnh tình của người thân dẫn đến lo âu và ảnh hưởng đến cách thân nhân chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó, Việt Nam ở giai đoạn đang phát triển, xã hội vẫn còn kỳ thị với bệnh tâm thần, đây có thể được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thân nhân bệnh nhân. Trong khi ở các nước, khi bệnh nhân nhập viện dù bệnh nhẹ, bệnh viện cũng sẽ tổ chức một ê kíp để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình người bệnh nhằm “lên dây cót tinh thần”, tránh bị sốc nếu người bệnh khó vượt qua bệnh tật. Từ thực tế cho thấy thân nhân bệnh nhân loạn thần chịu rất nhiều áp lực và chính những áp lực này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân nên việc tìm hiểu cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần của người thân là rất cần thiết. Sau 1
  9. khảo sát, đề tài có thể tiếp tục phát triển để hỗ trợ về mặt tâm lý cho thân nhân bệnh nhân loạn thần để cả bệnh nhân và thân nhân đều được chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất, cùng nhau phục hồi và phát triển. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lí luận về cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân. 3.2. Tìm hiểu thực trạng về cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Khách thể: Thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính điều trị tại bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh. + Thực hiện bảng khảo sát trên 30 thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. + Phỏng vấn 6 thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Những thân nhân của bệnh nhân loạn thần mãn tính có mức độ nhận thức cao thường có xu hướng sử dụng cách ứng phó tập trung vào nhận thức hoặc hành vi hơn là vào cảm xúc. - Thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính sử dụng cách ứng phó tập trung vào hành vi nhiều hơn so với cách ứng phó tập trung vào nhận thức hay cảm xúc. 6. Phạm vi nghiên cứu 2
  10. 6.1. Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh chứ không nghiên cứu cách ứng phó của người được nhờ/thuê chăm sóc bệnh nhân. 6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số thân nhân có người thân bị bệnh loạn thần mãn tính đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận - Quan điểm hệ thống – cấu trúc Tìm hiểu ứng phó trong mối tương quan với đặc điểm tâm lý của người có người thân mắc bệnh loạn thần. Nghiên cứu cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. Quan điểm này được vận dụng như là phương hướng nhằm nhất quán toàn bộ quá trình xây dựng khung lý thuyết, cơ sở lý luận của việc nghiên cứu cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. - Quan điểm thực tiễn Phải dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân loạn thần để có thể đề xuất một số biện pháp hình thành cách ứng phó tích cực cho họ. Các biện pháp được đề xuất như một giải pháp nhằm giúp thân nhân điềm tĩnh hơn và có chiến lược khi chăm sóc bệnh nhân loạn thần. 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Để xây dựng hệ thống khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài, tác giả sử dụng nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát lý thuyết về hệ thống khái niệm ứng phó, đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính, cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
  11. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống khái niệm ứng phó, đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính, cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân, tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khảo sát thực trạng cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân, từ đó thu được thông tin để có thể phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định nguyên nhân của vấn đề và tiến hành đề xuất giải pháp. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp nghiên cứu (Dự kiến thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 30 khách thể là thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính tại bệnh viện và phòng khám ở Thành phố Hồ Chí Minh). + Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin thu được từ điều tra bằng bảng hỏi. Dự kiến phỏng vấn 6 thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính điều trị tại bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh. + Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phép toán thống kê xử lý các số liệu thu thập được từ các cuộc điều tra bằng bảng hỏi để rút ra được những kết luận khoa học, chuẩn sát, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. + Phương pháp phân tích trường hợp Kết hợp với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phân tích số liệu, đề tài phân tích một trường hợp để làm rõ cho thực trạng thu được. 4
  12. CHƯƠNG 1 CÁCH ỨNG PHÓ CỦA THÂN NHÂN VỚI BỆNH LOẠN THẦN MÃN TÍNH CỦA NGƯỜI THÂN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, ứng phó được nghiên cứu một cách sâu rộng và khá phổ biến. Khái niệm này ban đầu bắt nguồn từ trường phái Phân tâm học, lúc này ứng phó được xem như cơ chế phòng vệ, cách con người vô thức phản ứng lại với các tình huống có vấn đề. Sau này, khái niệm ứng phó được phát triển và nghiên cứu trên tầng bậc ý thức với các khái niệm như ứng phó, cách ứng phó, chiến lược ứng phó, kỹ năng ứng phó, Riêng cách ứng phó với bệnh loạn thần mãn tính của người thân được các tác giả trên thế giới rất quan tâm và có nhiều nghiên cứu giá trị. Dưới đây, tác giả sẽ trình bày một số nghiên cứu về cách ứng phó với bệnh loạn thần mãn tính. Có thể nói Lazarus và Folkman là hai tác giả có đóng góp lớn trong quá trình xây dựng hệ thống khái niệm cũng như ứng dụng ứng phó vào thực tế. Mô hình ứng phó của Lazarus và Folkman (1984) có ảnh hưởng rất lớn đến khái niệm ứng phó với bệnh mãn tính. Mô hình này thấy rằng cách ứng phó của bệnh nhân được xác định thông qua cả mức độ nhận thức về nguy hiểm của bệnh và những nguồn lực có sẵn có thể giúp họ ứng phó với hoàn cảnh. Ứng phó trong mô hình này được chia thành chiến lược ứng phó, trong đó được chia thành hai nhóm lớn là ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào vấn đề. Chức năng của ứng phó tập trung vào vấn đề là chủ động thay thế hoàn cảnh gây stress vì thế ứng phó có phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh gây stress. Còn ứng phó tập trung vào cảm xúc hướng đến điều chỉnh phản ứng cảm xúc của bệnh nhân đối với tác nhân gây stress. Một vài chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc cho thấy những lợi ích tích cực đối với bệnh. Định nghĩa lại bệnh theo hướng tươi sáng hơn, chấp nhận nó và sử dụng những nguồn lực xã hội là những chiến lược được xem là thích nghi với bệnh mãn tính. Những chiến lược ứng phó bằng cảm xúc khác như thoát khỏi tình huống bằng cách từ bỏ hoặc né tránh nghĩ về bệnh sẽ làm gia tăng đau khổ và khuyết tật (Carver, 1993; Dunkel-Schetter, 1992; Felton, 1984). Những chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề được xem là khả năng thích nghi tốt hơn, nhưng lại thường xuyên thất bại trong việc chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kết 5
  13. quả với bệnh mãn tính. Tuy nhiên, tìm kiếm thông tin về bệnh và lên kế hoạch có vẻ là hai chiến lược được xem là mang lại kết quả tích cực nhất (Felton, 1984). Những chiến lược này được xem là hiệu quả nhất khi nhân tố gây stress được bệnh nhân đánh giá là có thể kiểm soát được (Folkman, 1993). Những chiến lược ứng phó tập trung vào hành động không mang lại hiệu quả tích cực đối với bệnh mãn tính có thể là do sự trật khớp giữa hoàn cảnh khó thay đổi hoặc kiểm soát và cách sử dụng những chiến lược này của cá nhân. Trong một số trường hợp, những chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc có thể hữu hiệu hơn. Một số can thiệp cũng được phát triển giúp bệnh nhân sử dụng chiến lược ứng phó hiệu quả đối với mỗi tình huống nhất định. Một số can thiệp có vẻ có thể làm giảm mức độ đau khổ liên quan đến việc điều chỉnh bệnh mãn tính (Chesney, 2003) [27]. Năm 2012, tác giả Christina Mackay, Kenneth I. Pakenham nghiên cứu về sự điều chỉnh của stress và mô hình ứng phó để chăm sóc người trưởng thành mắc bệnh tâm thần. Tác giả tìm hiểu lợi ích của stress và mô hình ứng phó để xác định các yếu tố có liên quan đến sự điều chỉnh thích nghi với việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Mối quan hệ giữa những dấu hiệu báo trước của stress, ứng phó và kết quả kéo theo khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần được kiểm chứng. Cụ thể là có cả những điều chỉnh chăm sóc tiêu cực gây ra sự đau khổ và những điều chỉnh tích cực tạo nên ảnh hưởng tích cực, gia tăng mức độ hài lòng cuộc sống ở cá nhân và một số lợi ích khác được tìm thấy. Nghiên cứu được thực hiện trên 114 thân nhân. Thân nhân được yêu cầu trả lời các câu hỏi có liên quan đến những dấu hiệu báo trước của stress, bao gồm biến số của bối cảnh (người chăm sóc, bối cảnh đặc trưng của người được chăm sóc và người chăm sóc), nguồn lực ứng phó (sự lạc quan, sự trợ giúp xã hội, chất lượng mối quan hệ người chăm sóc và người được chăm sóc), sự lượng giá (mức độ nguy hiểm, sự kiểm soát, thử thách) và chiến lược ứng phó (tập trung vào vấn đề, né tránh, chấp nhận, tập trung vào những mặt có ý nghĩa tích cực). Kết quả cho thấy rằng sau khi kiểm soát các biến số bối cảnh có liên quan (gánh nặng, tần suất chăm sóc, những triệu chứng không tiên lượng trước được của bệnh nhân tâm thần), sự điều chỉnh thích nghi tốt hơn xuất hiện khi mức độ lạc quan cao và nhận được nhiều sự hỗ trợ xã hội, mối quan hệ giữa người chăm sóc và bệnh nhân tâm thần có chất lượng tốt, đánh giá yếu tố nguy cơ ở mức độ thấp và đánh giá cao các thử thách cũng như không áp dụng các cách ứng phó né tránh. Những phát hiện mới giúp phát huy lợi ích của stress và lý thuyết ứng phó trong việc xác định yếu tố nguy cơ 6
  14. và có tính bảo vệ liên quan đến sự thích nghi với việc chăm sóc cho người trưởng thành mắc bệnh tâm thần [8]. Như vậy, trong nghiên cứu này stress không mang ý nghĩa tiêu cực mà mang ý nghĩa tích cực. Stress khi chăm sóc bệnh nhân loạn thần nếu được điều chỉnh phù hợp có thể tạo nên nguồn lực cho thân nhân, tạo điều kiện cho họ chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. Năm 2012, tác giả Sharon CH Tan có nghiên cứu về gánh nặng và chiến lược ứng phó được trải nghiệm bởi người chăm sóc bệnh nhân loạn thần trong cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích cung cấp chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp với nhiều thông tin về tác nhân gây stress cho người chăm sóc bệnh nhân loạn thần và yêu cầu những nguồn hỗ trợ, ủng hộ hiệu quả hơn từ cộng đồng. Tác giả sử dụng thang đo gánh nặng (The Burden Assessment Scale) để đo gánh nặng trong việc chăm sóc người bệnh loạn thần cho 150 người chăm sóc cho những bệnh nhân hiện đã xuất viện và sống cùng cộng đồng. Thang đo giải quyết khủng hoảng của gia đình (The Family Crisis-Oriented Personal Scales) cũng được sử dụng để kiểm tra chiến lược ứng phó của người chăm sóc. Kết quả cho thấy 31,1% người chăm sóc cảm thấy đau khổ và 33,3% có những dầu hiệu của buồn rầu. Chỉ có 14,7% người chăm sóc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên viên chăm sóc sức khỏe và 49,3% người chăm sóc cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu nhiều hơn về bệnh loạn thần. Và chỉ có 24,7% người chăm sóc nói rằng nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ xã hội [24]. Ta có thể thấy thân nhân bệnh nhân chịu nhiều gánh nặng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Trong các tình huống khó khăn, số lượng người tìm kiếm sự giúp đỡ và có trải nghiệm tích cực có số lượng rất ít. Năm 2012, tác giả Kerri Coomber nghiên cứu về chiến lược ứng phó và sự hỗ trợ xã hội được xem như yếu tố dự đoán và trung gian đối với những gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý mà thân nhân của bệnh nhân rối loạn ăn uống. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu việc chăm sóc những người có hội chứng rối loạn ăn uống có mối liên hệ như thế nào với mức độ cao các gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý. Nghiên cứu tìm hiểu xem những yếu tố dự đoán của cả gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý của thân nhân khi chăm sóc người thân có chứng rối loạn ăn uống. Thêm vào đó, vai trò trung gian của chiến lược ứng phó và sự hỗ trợ xã hội cũng sẽ được xem xét. Trong nghiên cứu, 56 thân nhân bệnh nhân tự hoàn thành các bảng hỏi liên quan đến gánh nặng, đau khổ về mặt tâm lý, nhu cầu, sự thể hiện cảm xúc, chiến lược ứng phó và sự hỗ trợ xã hội. Kết quả cho thấy chiến lược ứng phó thích nghi không tốt 7
  15. như một chỉ báo về cả gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý mà thân nhân bệnh nhân phải chịu. Hơn nữa, ứng phó thích nghi không tốt là yếu tố trung gian duy trì gánh nặng của thân nhân. Tuy nhiên, sự hỗ trợ xã hội, yếu tố trung gian hay gánh nặng của thân nhân bệnh nhân không mang giá trị dự đoán đáng kể. Cuối cùng, tác giả đề xuất can thiệp cần tập trung vào dạy cho thân nhân bệnh nhân chiến lược ứng phó phù hợp [17]. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc chọn cách ứng phó phù hợp, nếu chọn cách ứng phó không phù hợp nó sẽ làm cho tình hình của bệnh nhân và thân nhân thêm nghiên trọng. Ngược lại nếu thân nhân có cách ứng phó phù hợp thì họ sẽ giảm được những gánh nặng và cảm xúc đau khổ khi chăm sóc bệnh nhân, đồng thời bệnh nhân cũng được chăm sóc tốt hơn bởi thân nhân có mức độ gánh nặng, đau khổ thấp. Năm 2013, tác giả Natasha Kate và cộng sự nghiên cứu về mối quan hệ giữa gánh nặng của người chăm sóc với chiến lược ứng phó, sự hỗ trợ xã hội, bệnh tâm lý và chất lượng cuộc sống của thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt. Tác giả sử dụng công cụ là bảng hỏi lượng giá phát triển Hindi (Hindi Involvement Evaluation Questionaire - IEQ). Không chỉ nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố trên, nghiên cứu còn tìm hiểu mối quan hệ giữa gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt với những biến số về mặt nhân khẩu học và lâm sàng như biến số của tâm bệnh học và mức độ thực hiện được thế năng tâm thần của bệnh nhân. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân tâm thần phân liệt và người chăm sóc được thuê thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy trong bốn thành tố của bảng hỏi (thành tố căng thẳng, thành tố lo lắng cấp độ I, thành tố lo lắng cấp độ II và thành tố giám sát), chỉ số tương quan cao nhất liên quan đến thành tố căng thẳng. Thành tố căng thẳng có liên quan dương tính với người chăm sóc đang trong tình trạng độc thân, thời gian dành để chăm sóc người bệnh mỗi ngày và sử dụng chiến lược ứng phó như né tránh, thông đồng và sự ép buộc. Thêm vào đó, thành tố căng thẳng liên quan đến chất lượng cuộc sống và liên quan đến những bệnh tâm lý cao hơn. Thành tố lo lắng cấp độ I của bảng hỏi liên quan đến tần số thăm viếng, sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề cao hơn và sức khỏe thể chất kém. Thành tố lo lắng cấp độ II của bảng hỏi có mối liên quan nhiều với mức độ cao các triệu chứng dương tính, chức năng của người bệnh ở mức độ thấp, người chăm sóc trẻ tuổi, người chăm sóc chưa kết hôn và sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề cao hơn, tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội như những chiến lược ứng phó. Thành tố giám sát của bảng hỏi liên quan khá lớn đến thu nhập thấp, 8
  16. người chăm sóc chưa lập gia đình, xét từ địa phương và không phải gia đình hạt nhân. Thành tố giám sát liên quan tới tình trạng sức khỏe kém. Kết quả cho thấy những gánh nặng của người chăm sóc, đặc biệt là sự căng thẳng liên quan đến cách sử dụng các chiến lược ứng phó thích nghi chưa hiệu quả, chất lượng cuộc sống thấp và mức độ bệnh tâm lý cao ở người chăm sóc. Từ nghiên cứu này, ta có thể thấy việc chịu quá nhiều gánh nặng làm cho thân nhân bệnh nhân sử dụng các chiến lược ứng phó không hiệu quả. Trong nghiên cứu về mối quan hệ của chất lượng cuộc sống với ứng phó và gánh nặng của thân nhân cấp 1 của bệnh nhân tâm thần phân liệt, Natasha Kate và cộng sự khảo sát về mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống với ứng phó và gánh nặng mà thân nhân bệnh nhân phải chịu. Kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống của thân nhân bệnh nhân chịu ảnh hưởng bởi những kĩ năng ứng phó được sử dụng để giải quyết tình trạng stress gia tăng do bệnh tình của bệnh nhân [18]. Năm 2013, S. M. Cotton và cộng sự nghiên cứu về chiến lược ứng phó của thân nhân bệnh nhân trẻ tuổi ở giai đoạn đầu của loạn thần. Tác giả cho rằng thân nhân của người trẻ tuổi ở giai đoạn loạn thần đầu tiên chịu nhiều áp lực. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng chiến lược được thân nhân sử dụng để ứng phó với gánh nặng của việc chăm sóc người thân bị bệnh loạn thần. Kết quả cho thấy chiến lược ứng phó né tránh có liên quan đến những đau khổ, sự khốn quẩn và gia tăng gánh nặng của thân nhân. Trong khi đó, can thiệp được xem là có hiệu quả là sử dụng cách giải quyết thích hợp và sự tái đánh giá tích cực sẽ thúc đẩy ứng phó của thân nhân và giảm thiểu những đau khổ mà họ đang có [10]. Ở nghiên cứu này, tác giả cho ta thấy kĩ năng ứng phó của thân nhân bệnh nhân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Năm 2013, tác giả Shyhrete và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tương quan giữa hình dung về bệnh và cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt. Việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể gây ra đau khổ và việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị của bệnh nhân. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu sự liên quan giữa sự hình dung của thân nhân về bệnh tâm thần phân liệt và cách ứng phó của họ. Nghiên cứu về mối tương quan được thực hiện trên 92 thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt. Khách thể hoàn thành 3 bảng hỏi được dịch và chuẩn hóa tại Pháp: (a) bảng hỏi về nhân khẩu học, (b) bảng hỏi về nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt và (c) bảng hỏi về ứng phó của gia đình. Kết quả cho thấy sự hình dung về bệnh có liên quan không đáng kể với cách ứng phó. Tuy nhiên, nghiên 9
  17. cứu phát hiện ra một điểm đặc biệt, đó là sự biểu hiện cảm xúc có liên quan đến cách ứng phó tập trung vào cảm xúc thể hiện ở sự ép buộc, sự né tránh và sự cam chịu. Khách thể chủ yếu sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề và sử dụng nguồn lực xã hội nhiều hơn là sử dụng cách ứng phó tập trung vào cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy ứng phó tập trung vào cảm xúc có sự liên quan ở mức độ trung bình với (1) hậu quả tiêu cực mà thân nhân gánh chịu (r = 0.35, p = 0.002), (2) cảm giác tội lỗi (r = 0.34, p = 0.001) , (3) cảm giác rằng bệnh tâm thần không phù hợp (r = 0.31, p = 0.005) và (4) toàn bộ điểm số của thang đo mô tả cảm xúc (r = 0.41, p = 0.000). Ứng phó tập trung vào vấn đề có sự liên quan ở mức độ trung bình với (1) nhận thức về hậu quả tiêu cực mà thân nhân gánh chịu (r = 0.31, p = 0.006) và (2) cảm giác kiểm soát (r = 0.31, p = 0.006). Ứng phó bằng cách sử dụng nguồn lực xã hội có mối liên hệ âm tính với điểm số của thang đo mô tả cảm xúc (r = -0.39, p = 0.000). Tác giả kết luận rằng cách ứng phó tập trung vào vấn đề và cách ứng phó tập trung vào nguồn lực xã hội được đánh giá là hiệu quả hơn, có tác dụng làm tăng khả năng ứng phó với bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự hình dung về bệnh thúc đẩy việc chọn cách ứng phó. Tiếp cận cách ứng phó phát huy hiệu quả trong việc đặt những mục tiêu xa hơn và khả thi hơn trong việc can thiệp. Thêm vào đó, nghiên cứu tập trung vào đo lường sự can thiệp dựa trên sự nhận thức về bệnh. Từ đó ngăn chặn việc sử dụng các cách ứng phó không phù hợp. Việc xác định tình trạng sử dụng cách ứng phó trong cộng đồng thân nhân là rất cần thiết vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp [25]. Trong nghiên cứu những yếu tố dự đoán gánh nặng của thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt: Một nghiên cứu từ những bệnh nhân được chăm sóc lần thứ ba trong bệnh viện tại Ấn Độ, tác giả Aarti Jagannathan cho rằng thân nhân bệnh nhân trải nghiệm những gánh nặng nặng nề khi phải chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt. Nghiên cứu thực hiện trên những yếu tố tiên đoán về gánh nặng mà thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt ở Ấn Độ đang gặp phải. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những yếu tố dự đoán gánh nặng mà thân nhân bệnh nhân trải qua ở lần nhập viện đầu tiên của bệnh nhân tại Ấn Độ. Nghiên cứu được thực hiện trên 137 bệnh nhân tâm thần phân liệt nhập viện ở miền Nam Ấn Độ. Tác giả sử dụng thời khóa biểu tiếp cận gánh nặng (Burden Assessment Schedule) để phỏng vấn. Nghiên cứu tiếp cận cách ứng phó, hiểu biết về tâm thần phân liệt, nhận được sự hỗ trợ từ xã hội của thân 10
  18. nhân và sự đa dạng của bệnh, tâm bệnh học, rối loạn chức năng được trải nghiệm bởi bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy suốt quá trình bệnh, mức độ tâm bệnh và sự rối loạn chức năng có liên quan trực tiếp với toàn bộ mức độ gánh nặng; sự nhận trợ giúp từ xã hội tỉ lệ nghịch với toàn bộ mức độ của gánh nặng. Bên cạnh đó, có sự liên quan chặt chẽ giữa tâm bệnh và rối loạn chức năng (p<0.001). Hai phân tích hồi quy riêng biệt, mỗi phân tích bao gồm toàn bộ thang PANSS (tâm bệnh) hoặc toàn bộ thang IDEAS (rối loạn chức năng) cho thấy trong suốt quá trình bệnh và nhận sự hỗ trợ xã hội là những yếu tố dự đoán quan trọng của gánh nặng, bên cạnh tâm bệnh và rối loạn chức năng. Tóm lại, suốt quá trình nhập viện lần đầu, bên cạnh việc giảm thiểu các triệu chứng và sự giới hạn rối loạn chức năng, ta nên tăng các hỗ trợ xã hội để giảm bớt gánh nặng mà thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt đang gánh chịu [2]. Năm 2015, tác giả Disha Geriani và cộng sự nghiên cứu về gánh nặng của thân nhân bệnh nhân trong việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt: Một mối liên hệ với tính cách và ứng phó. Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mà thân nhân phải đối mặt với việc gia tăng mức độ của gánh nặng và stress. Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa gánh nặng của việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt của thân nhân với những thông số như chiến lược ứng phó, loại nhân cách, chất lượng cuộc sống và nhân chủng học. Nghiên cứu được thực hiện trên 110 đối tượng. Họ được yêu cầu hoàn thành các bảng số liệu về những yếu tố nhân chủng học như loại nhân cách, gánh nặng, chất lượng cuộc sống và cơ chế ứng phó của gia đình khi có người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả cho thấy hầu hết thân nhân chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt là nữ. Thân nhân được nhận thấy có mức độ gánh nặng từ trung bình đến mức độ cao. Gánh nặng của thân nhân có mối liên hệ mật thiết với bệnh loạn thần và chất lượng cuộc sống của họ. Một sự liên quan đáng chú ý nữa đó là mức độ ứng phó với nhân cách hướng ngoại và với môi trường sức khỏe của thân nhân. Thân nhân sống trong các gia đình hạt nhân ứng phó tốt hơn so với thân nhân sống trong gia đình nhiều thành viên. Nghiên cứu kết luận rằng những đặc điểm nhân cách như bệnh tâm thần và đặc điểm xã hội như sống trong gia đình nhiều thành viên có thể làm tăng những gánh nặng của thân nhân bệnh nhân loạn thần. Nhu cầu hỗ trợ của thân nhân có tính dễ tổn thương có thể giúp họ giảm mức độ gánh nặng và tìm được những chiến lược ứng phó tích cực [12]. 11
  19. Ở hai nghiên cứu trên, ta thấy được cách ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội được đánh giá là hiệu quả, giúp thân nhân bệnh nhân giảm bớt gánh nặng và phát huy các kĩ năng ứng phó khác. Không chỉ ở hai nghiên cứu này, mà ở một số nghiên cứu trên, cách ứng phó tìm kiếm chỗ dựa xã hội đều được đánh giá là hiệu quả. Có thể nói sự hỗ trợ từ xã hội là một nguồn lực lớn đối với thân nhân đang chăm sóc bệnh nhân loạn thần. Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, năm 2012, tác giả Bauer và các cộng sự cho rằng bên cạnh các gánh nặng, chúng ta cần xem xét cả những phần thưởng tiềm năng của gia đình và chiến lược ứng phó để xác định cách hỗ trợ gia đình một cách hiệu quả trong việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Vì thế, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn với 60 thân nhân bệnh nhân loạn thần và phân tích, cho ra một phân tích tóm tắt. Cuộc phỏng vấn tập trung vào những mặt tích cực và tiêu cực của việc cung cấp sự chăm sóc và trên cả những chiến lược ứng phó; tiếp theo đó họ sẽ thực hiện bảng hỏi Freiburg về ứng phó với bệnh. Thân nhân bệnh nhân đã gọi tên 787 gánh nặng mà cá nhân có và 413 phần thưởng mà cá nhân nhận lại được khi chăm sóc bệnh nhân loạn thần. Sau khi phân tích các nhân tố, sự trưởng thành trong tính cách được xác định là nhân tố chủ yếu của phần thưởng. Những yếu tố tác động để các nhân tố hoạt động mạnh nhất là sự tăng lên ở lòng tự tin, sức mạnh bên trong, sự trưởng thành và trải nghiệm cuộc sống. Việc phân tích hồi quy tuyến tính xác định yếu tố dự đoán cho những gánh nặng của thân nhân. Để giảm những gánh nặng một cách hiệu quả, tác giả cho rằng cần có sự hiểu biết về gánh nặng cốt lỗi của họ. Tuy nhiên, để có gốc nhín tích cực hơn, chúng ta cũng cần tập trung nhiều hơn vào những phần thưởng tiềm năng của việc chăm sóc [4]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã cho ta thêm một góc nhìn khác về cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân. Thân nhân bệnh nhân thấy rằng ứng phó với bệnh không chỉ mang lại cho họ chỉ những trải nghiệm tiêu cực mà còn có cả trải nghiệm tích cực. Tình huống phải chăm sóc người thân mắc bệnh loạn thần ở đây được xem là cơ hội để thân nhân gia tăng sự chín chắn, vững vàng và tự tin trong cuộc sống của thân nhân. Tóm lại, qua các nghiên cứu trên, ta có thể thấy cách thân nhân ứng phó với bệnh loạn thần mãn tính của người thân chịu sự tác động của nhiều yếu tố, từ yếu tố môi trường, nhân khẩu học đến quan điểm của thân nhân về bệnh loạn thần, Một điều đặc biệt nổi bật lên qua hàng loạt nghiên cứu đó là thân nhân bệnh nhân chịu nhiều gánh nặng nặng nề. Điều này tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của 12
  20. thân nhân cũng như chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Nếu thân nhân chọn được cách ứng phó phù hợp thì gánh gánh nặng sẽ giảm xuống và chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng quá nhiều. Đặc biệt qua nhiều nghiên cứu và phân tích dữ liệu, cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm nguồn lực xã hội được cho là hiệu quả hơn những cách ứng phó khác. Bên cạnh những trải nghiệm tiêu cực, thân nhân bệnh nhân còn có những trải nghiệm tích cực trong quá trình chăm sóc người thân của mình. Họ xem việc chăm sóc bệnh nhân loạn thần là cơ hội để trưởng thành và phát triển. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, cách ứng phó cũng bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, nghiên cứu về cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân chưa được quan tâm nghiên cứu sâu rộng. Khách thể của các nghiên cứu phần lớn là học sinh – thanh niên, ngoài ra còn có khách thể là giáo viên mầm non. Dưới đây là một số nghiên cứu đã được thực hiện: Từ năm 2004 đến 2017, Phan Thị Mai Hương có nhiều nghiên cứu về cách ứng phó của trẻ vị thành niên. Điển hình là nghiên cứu “cách ứng phó trong những hoàn cảnh khó khăn của trẻ vị thành niên hiện nay”. Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp kiến thức cho các đối tượng quan tâm về cách ứng phó của trẻ vị thành niên trong những tình huống khó khăn, những nhân tố góp phần hình thành các cách ứng phó nhất định (những lý luận về hành vi ứng phó trong tâm lý học; thực trạng về các cách ứng phó của trẻ vị thành niên ở nước ta hiện nay trong những hoàn cảnh khó khăn; tìm hiểu mối liên quan của cách ứng phó trong những hoàn cảnh khó khăn với các nhân tố xã hội và nhân cách); đề xuất những ý kiến về chương trình giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên từ phương dịên tâm lý học [35]. Năm 2012, Nguyễn Thị Nhung có nghiên cứu về áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Nhung cho rằng có ba kiểu ứng phó ở trẻ vị thành niên: ứng phó mang sắc thái tình cảm, ứng phó trong suy nghĩ và ứng phó bằng hành động. Trong đó, cách ứng phó được các em sử dụng nhiều nhất để ứng phó với áp lực tâm lý là cách ứng phó thay đổi, điều chỉnh cảm xúc (ĐTB = 1.72), tiếp đến là cách ứng phó tập trung vào thay đổi, điều chỉnh hành vi (ĐTB = 1.85) và cuối cùng là cách ứng phó tập trung vào thay đổi, điều chỉnh suy nghĩ (ĐTB =2.46). Trong đề tài, tác giả tập trung tìm hiểu mức độ áp lực tâm lý của trẻ em lao động sớm và cách ứng phó của các em với chúng. Sau đó tiến hành thực nghiệm 13
  21. nâng cao nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm [37]. Năm 2012, Đinh Thị Hồng Vân đã trình bày nghiên cứu về ứng dụng tiếp cận nhận thức hành vi trong việc hình thành cách ứng phó tích cực với cảm xúc âm tính cho trẻ vị thành niên. Tác giả quan tâm khi đứng trước những cảm xúc âm tính của bản thân, trẻ vị thành niên sử dụng những cách ứng phó nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách ứng phó của trẻ trong các mối quan hệ xã hội. Tác giả đã khái quát các xu hướng nghiên cứu về cách ứng phó của trẻ vị thành niên, trong đó có các vấn đề được làm rõ như khái niệm và phân loại ứng phó, các yếu tố tác động đến cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy cách ứng phó được trẻ sử dụng nhiều nhất là tách mình ra khỏi vấn đề và ít nhất là tự làm hại bản thân. Khách thể ở đây là học sinh ở tuổi vị thành niên hay học sinh THPT [42]. Năm 2014, Nguyễn Thị Minh Hằng thực hiện nghiên cứu “Cách ứng phó với cảm xúc tiêu cực của học sinh trung học cơ sở”. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung học sinh chưa có những cách ứng phó phù hợp (ĐTB = 2.65). Trong đó, học sinh có xu hướng ứng phó tập trung vào nhận thức (ĐTB = 3.1) thường xuyên hơn so với ứng phó tập trung vào hành vi (ĐTB = 2.5) và cảm xúc (ĐTB = 2.4). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng có sự tương quan thuận giữa ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào hành vi của học sinh trung học cơ sở (r = 0.468). Ở học sinh nữ các em có cách ứng phó tích cực hơn so với học sinh nam ở cả ba mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi. Học sinh có rối nhiễu cảm xúc thường xuyên ứng phó tiêu cực hơn so với học sinh không có rối nhiễu cảm xúc. Tác giả còn tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến cách thức ứng phó với cảm xúc tiêu cực của học sinh trung học cơ sở, đó là sở thích cá nhân của các em, thời gian và tần suất tâm sự với cha mẹ. Trong đó nhóm các em có sở thích như âm nhạc (ĐTB lần lượt là 2.34 và 2.14), mua sắm (ĐTB lần lượt là 2.38 và 2.19), tán gẫu với bạn bè (ĐTB lần lượt là 2.39 và 2.13) tham gia hoạt động tình nguyện (ĐTB lần lượt là 2.44 và 2.22) có cách ứng phó tích cực hơn so với các em không có sở thích này. Đồng thời ở các em này, cách ứng phó tập trung vào hành vi được sử dụng nhiều hơn so với cách ứng phó tập trung vào cảm xúc và nhận thức. Ngược lại, các em có sở thích chơi game có xu hướng sử dụng cách ứng phó tiêu cực so với các em không có sở thích này (ĐTB lần lượt là 4.19 và 4.43). Nghiên cứu cũng ghi nhận được mối tương quan nghịch giữa tần suất và thời gian tâm sự của con với cha mẹ và biểu hiện cảm xúc tiêu 14
  22. cực ở con (r = -0.180 và r = -0.109). Điều này có nghĩa là cha mẹ và con càng ít thường xuyên tâm sự với nhau và thời gian tâm sự càng ít thì con càng dễ có các cảm xúc tiêu cực [34]. Năm 2014, trong nghiên cứu về cách ứng phó với stress của giáo viên mần non trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Trịnh Viết Then và cộng sự tìm hiểu thực trạng về các kiểu ứng phó mà giáo viên mần non tại các trường công lập, dân lập và tư thục sử dụng để ứng phó với stress. Tác giả chia ứng phó thành 5 kiểu: kiểu ứng phó tích cực chủ động, kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng, kiểu ứng phó lảng tránh, kiểu ứng phó tiêu cực và kiểu ứng phó ìm kiếm sự hỗ trợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểu ứng phó tích cực chủ động được các giáo viên mần non sử dụng nhiều nhất (ĐTB = 2.13, ĐLC = 0.77), còn kiểu ứng phó tiêu cực được sử dụng ít nhất (ĐTB = 0.67, ĐLC = 0.45). Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy sự tương quan giữa các kiểu ứng phó. Các kiểu ứng phó thường đi chung với nhau thành nhóm, ở đây ta có thể thấy 3 nhóm kiểu ứng phó: (1) kiểu ứng phó tích cực chủ động, kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng, kiểu ứng phó lảng tránh, (2) kiểu ứng phó tiêu cực và (3) kiểu ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ [40]. Năm 2015, Trần Văn Công và cộng sự có bài nghiên cứu về chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến. Trong nghiên cứu, khảo sát được thực hiện với khách thể là học sinh THCS, THPT ở một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. Có bốn chiến lược ứng phó với bắt nạt trực tuyến: ứng phó bằng cách suy nghĩ, nhận thức; ứng phó bằng cách né tránh; ứng phó bằng cách chia sẻ và ứng phó bằng cách trả đũa. Các thang đo dược sử dụng bao gồm thang đo bắt nạt trực tuyến trong bài viết “Xây dựng thang đo bắt nạt trực tuyến cho học sinh Việt Nam”, bảng hỏi khảo sát mức độ nhận biết của học sinh khi bị bắt nạt trực tuyến, thang đo ứng phó được thực hiện dựa trên tham khảo công trình nghiên cứu của Hana Machackova và cộng sự (2013) về chiến lược ứng phó cho nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa bắt nạt trực tuyến và cách ứng phó của học sinh trung học trước bắt nạt trực tuyến. Đề tài cung cấp cái nhìn rõ ràng đâu là những chiến lược được học sinh THCS, THPT chọn lựa để ứng phó với stress. Nghiên cứu làm sáng tỏ ứng phó bằng suy nghĩ, nhận thức được các em sử dụng nhiều nhất (M = 2.21), trong khi đó ứng phó bằng cách trả đũa được các em sử dụng ít nhất (M = 1.95). Tác giả đo lường tính hiệu quả của cách ứng phó được học sinh sử dụng khi đứng trước bắt nạt trực tuyến, cho kết quả như sau: cách ứng phó được nạn nhân đánh giá là có hiệu quả nhất trong việc giúp các em 15
  23. cảm thấy thoải mái hơn là em không chú ý đến nó (M=2,67). cách ứng phó em làm điều gì đó tương tự với người đó trong cuộc sống thực (bắt nạt lại trong đời thực) là cách nạn nhân đánh giá có hiệu quả thấp nhất. cách ứng phó được nạn nhân đánh giá có hiệu quả cao nhất với việc ngăn chặn bắt nạt trực tuyến là em chặn tài khoản để người bắt nạt em không liên lạc với em được (M = 2,37); em tìm lời khuyên từ bạn bè/ người lớn (M = 2,38); em báo việc này với người quản lí trang mạng đó (M = 2,38). Nghiên cứu còn cho thấy mối tương quan giữa bắt nạt trực tuyến và cách ứng phó của các em khi bị bắt nạt: có tương quan trung bình giữa ứng phó bằng suy nghĩ, nhận thức với ứng phó bằng cách chia sẻ (r=0,329). Tương quan trung bình giữa ứng phó bằng cách chia sẻ với ứng phó bằng cách trả đũa (r=0,345). Tương quan trung bình giữa ứng phó bằng cách chia sẻ với ứng phó bằng cách né tránh (r=0,333). Sự tương quan này cho thấy một số học sinh ứng phó bằng cách chia sẻ nhiều thì cũng sẽ ứng phó nhiều bằng suy nghĩ, nhận thức nhiều, một số học sinh ứng phó bằng cách chia sẻ nhiều thì ứng phó bằng cách trả đũa hay bằng cách né tránh cũng nhiều [30]. Năm 2015, Phạm Xuân Hưởng nghiên cứu về thực trạng cách ứng phó với stress của học sinh ở một số trường THPT Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ khái niệm về ứng phó, phân loại cách ứng phó, khái niệm và các tác nhân gây stress cho học sinh THPT, các yếu tố tác động đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về tính đa dạng trong cách ứng phó với stress của học sinh THPT quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu tác giả dùng bảng hỏi để khảo sát mức độ stress của học sinh THPT quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó cho thấy đa số các em ở mức độ stress nhẹ. Giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ stress, nữ giới có mức độ stress cao hơn nam giới. Các tác nhân gây stress được tác giả chia làm bốn nhóm: học đường, gia đình, các mối quan hệ và bản thân. Trong khảo sát về cách ứng phó của học sinh THPT, có tám cách ứng phó được các em sử dụng, cách ứng phó được sử dụng nhiều nhất là mơ tưởng. Về mặt giới tính, chọn lựa cách ứng phó với stress của nam và nữ tương đối giống nhau, cùng có mức độ sử dụng cách ứng phó giải quyết vấn đề và cấu trúc lại nhận thức. Điểm khác nhau là nữ giới sử dụng cách ứng phó hỗ trợ xã hội, bộc lộ cảm xúc và mơ tưởng nhiều hơn nam giới. Tác giả cho rằng có ba yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của học sinh: tính lạc quan, mức độ stress và chỗ dựa xã hội [36]. 16
  24. Như vậy, các nghiên cứu về ứng phó trong nước chủ yếu tập trung vào khách thể là học sinh, trẻ vị thành niên và giáo viên. Khái niệm và cách phân loại cách ứng phó cũng được sử dụng rất đa dạng phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như khách thể của đề tài. Nhìn chung, cách ứng phó tập trung vào nhận thức được sử dụng nhiều hơn cách ứng phó tập trung vào hành vi và cảm xúc. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của cá nhân như giới tính, sở thích, sự tương tác xã hội, tính lạc quan, mức độ stress, 1.2. Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân 1.2.1. Khái niệm cách ứng phó và phân loại cách ứng phó 1.2.1.1. Khái niệm cách ứng phó Ứng phó là một khái niệm rất được quan tâm và nghiên cứu không chỉ trong tâm lý học mà còn ở một số lĩnh vực khác. Trong tâm lý học, ba đầu ứng phó được các nhà phân tâm học nghiên cứu dưới cái tên cơ chế phòng vệ, sau này nó được các nhà tâm lý học theo trường phái nhận thức – hành vi phát triển và ứng dụng sâu rộng với cái tên ứng phó. Qua thời gian, các khái niệm về ứng phó ngày càng nhiều, tùy vào mục đích và định hướng của các công trình nghiên cứu mà các tác giả tạo ra những định nghĩa mới về ứng phó. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, dưới đây là một số khái niệm về cách ứng phó. Theo Từ điển Tiếng Việt, cách ứng phó có nghĩa là chủ động đối phó một cách kịp thời [37]. Trong Tiếng Anh, cách ứng phó là “cope”, có nghĩa là giải quyết thành công một tình huống khó khăn. Trên đây là những khái niệm thường được sử dụng trong cuộc sống thường nhật. Còn trong tâm lý học, cách ứng phó được định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Khái niệm cách ứng phó đã được nghiên cứu từ lâu. Theo thời gian các định nghĩa về cách ứng phó ngày càng trở nên nhiều hơn, điển hình như một số định nghĩa về cách ứng phó trên thế giới và ở Việt Nam như sau: Năm 1933, những nghiên cứu của Sigmund Freud về cơ chế phòng vệ được xem là nghiên cứu đầu tiên về cách ứng phó. Cơ chế phòng vệ được xem như cách cá nhân đáp ứng với những khó khăn tâm lý và tìm cách vượt qua chúng [23]. 17
  25. Freud nhấn mạnh vai trò của sự thay đổi nhận thức về tình huống căng thẳng bắt nguồn từ nội tâm bên trong. Cùng nói về cơ chế phòng vệ nhưng ở đây có sự khác biệt về quan điểm giữa Freud và học trò của mình là Adler. Với Adler phòng vệ được xem như "cánh cửa bảo vệ" và cách ứng phó có tác dụng bảo vệ bản ngã khỏi những tác động bên ngoài, trong khi đó Freud nói rằng cách ứng phó bảo vệ bản ngã chống lại những áp lực bên trong cũng như bản năng. Có sự khác biệt này là do Adler định nghĩa cách ứng phó dựa trên những áp lực từ môi trường/ xã hội, còn Freud dựa vào các yếu tố có tính quyết định về mặt thể chất khi nói về cách ứng phó [26]. Đến năm 1967, khái niệm ứng phó tâm lý mới được thừa nhận. Tiếp nối theo đó, vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu phát triển những cách tiếp cận và đo lường mới về cách ứng phó. Điển hình là Lazarus và Folkman (1984), đây là hai tác giả không thể không nhắc đến khi nói về cách ứng phó. Hai tác giả cho rằng cách ứng phó là “những cố gắng thay đổi không ngừng về nhận thức và hành vi để giải quyết những yêu cầu đặc biệt từ bên trong hoặc bên ngoài. Những yêu cầu này được đánh giá là một nhiệm vụ nặng nề hoặc vấn đề vượt quá tiềm lực của một con người”. Theo Lazarus và Folkman (1984) thì các cách ứng phó là một chuỗi những cách giải quyết của cá nhân đối với mối quan hệ giữa con người và môi trường với mục đích là điều hòa trạng thái bên trong và điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và môi trường [23]. Thuyết này cho rằng những cảm xúc căng thẳng và cách ứng phó đều tùy thuộc vào cách mà người đó nhìn nhận và nắm bắt được mối quan hệ của mình và môi trường. Một vài yếu tố cần lưu ý về ứng phó như sau. Đầu tiên là các đánh giá về những tác hại của tác nhân gây căng thẳng được xem là một trong những yếu tố quan trọng của ứng phó. Một yếu tố giữ vai trò quyết định khác là các đánh giá về khả năng kiểm soát tác nhân gây căng thẳng. Và cuối cùng là sự lượng giá của cá nhân về hiệu quả của nỗ lực ứng phó và sự kỳ vọng vào khả năng ứng phó của họ trong tương lai. Những nhận xét mang tính lượng giá này có thể thay đổi kiểu ứng phó, đồng thời đóng một vai trò quyết định khả năng thích nghi tâm lý của cá nhân. Vì vậy, cách ứng phó là những nỗ lực ngăn chặn hoặc làm giảm tác động, tác hại và tổn thất hoặc làm giảm đau khổ liên quan đến những trải nghiệm này. Mô hình ứng phó đề cập đến sự tồn tại của hoàn cảnh có vấn đề hoặc stress. Khi đối mặt với những hoàn cảnh có vấn đề, một người thường ứng phó. Vì thế ứng phó gắn bó có mối liên hệ chặt chẽ với stress. Stress xuất hiện khi con người đứng trước những tình huống tạo nên 18
  26. gánh nặng hoặc vượt quá khả năng kiểm soát của con người (Lazarus, 1966; Lazarus & Folkman, 1984). Khi một cá nhân gặp khó khăn trong việc giải quyết các tác động gây trở ngại hoặc nguy cơ, trải nghiệm lúc này là stress. Hoàn cảnh có vấn đề tồn tại dưới nhiều dạng, có nguy cơ là những việc sắp xảy ra mà cá nhân sợ rằng nó sẽ gây nên những kết quả xấu. Nhận thức về tác hại là những kết quả xấu cần vượt qua và tổn thất là khi giá trị của một việc gì đó bị mất đi [7]. Như vậy, cách ứng phó không chỉ giúp con người sinh tồn, nó còn là một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Ứng phó liên quan đến khả năng của con người và liên quan đến việc tìm ra ý nghĩa của cuộc sống [26]. Theo Skinner và cộng sự, cách ứng phó được xem như cách “điều chỉnh hành động với stress” [Skinner and Wellborn 1994; Skinner 1995) liên quan đến “cách con người vận động, chỉ dẫn, quản lí, lấy năng lượng, định hướng hành vi, cảm xúc và sự định hướng, hoặc họ đã thất bại như thế nào khi làm những việc này” trong hoàn cảnh gây stress [14]. Cách ứng phó là một phản ứng giúp con người giảm bớt những áp lực lên cơ thể, cảm xúc và tâm lý, nó liên quan đến những sự kiện gây stress và tình huống khó khăn hằng ngày diễn ra trong cuộc sống. Từ đó có thể suy ra chiến lược ứng phó là những phản ứng đáp trả có hiệu quả trong việc làm giảm sự tác động một cách đáng kể (ví dụ như áp lực tâm lý). Tính hiệu quả của cách ứng phó dựa trên khả năng nhanh chóng làm giảm những đau khổ cũng như cải thiện những tình trạng dài hạn như mức độ hạnh phúc hoặc tình trạng bệnh. Theo Keil (2004), cách ứng phó là những nỗ lực về nhận thức và hành vi được tiến hành để kiểm soát (làm giảm, đưa về mức tối thiểu, kiềm chế hoặc thích ứng) những khó khăn cá nhân và những yêu cầu của hoàn cảnh nhằm giúp cho cá nhân vượt qua được tác nhân gây căng thẳng. Như vậy cách ứng phó có hai chức năng ban đầu: Đấu tranh với những vấn đề gây ra căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc mà những vấn đề đó gây ra [45]. Năm 2009, trong quyển Developmental-Behavioral Pediatrics, tác giả Olle Jane Z. Sahler và cộng sự định nghĩa cách ứng phó là sự pha trộn giữa cách cá nhân giải quyết một vấn đề (như là nhận thức về nguyên nhân gây stress, định vị khả năng kiểm soát, quan điểm tích cực hoặc tích cực trong quá trình tìm kiếm giải pháp) và đặc điểm nhân 19
  27. cách của cá nhân (như là khả năng chịu đựng rủi ro, ý thức về bản thân, hướng nội hay hướng ngoại). Bên cạnh các định nghĩa về ứng phó của các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có một số định nghĩa riêng về cách ứng phó. Trong nghiên cứu “Ứng phó với cảm xúc tiêu cực của học sinh trung học cơ sở”, Nguyễn Thị Minh Hằng định nghĩa cách ứng phó là cách thức đương đầu và giải quyết những tình huống khó khăn, những tình huống có vấn đề mà trước đó cá nhân chưa có kinh nghiệm với nó [34]. Theo Trần Văn Công, cách ứng phó là tương tác, đối mặt, giải quyết vấn đề của cá nhân hay giữa các cá nhân trong những tình huống bất thường, khó khăn. Khái niệm này còn được dùng để mô tả sự phản ứng của cá nhân trong các tình huống khác nhau [30]. Phan Thị Mai Hương định nghĩa cách ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với logic của riêng họ, với ý nghĩa trong cuộc sống của con người và với những khả năng tâm lý của họ [35]. Tác giả Phạm Xuân Hưởng định nghĩa cách ứng phó bao gồm những phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh xảy ra (nhận thức và cảm xúc) và những hành động bên ngoài (hành vi) nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn cảnh. Ý nghĩa tâm lý của ứng phó là làm thế nào để con người thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ chúng, làm những yêu cầu của hoàn cảnh trở nên suy yếu, làm cho con người cố gắng thoát khỏi hoặc làm quen với chúng và bằng cách đó cải hóa được những tác động gây căng thẳng của hoàn cảnh [36]. Tóm lại, cách ứng phó có một số đặc điểm như sau: thứ nhất là xuất hiện tình huống có vấn đề được đánh giá là quá sức đối với cá nhân; thứ hai là đòi hỏi cá nhân phải có sự cố gắng về nhận thức và hành vi, có sự tương tác với tình huống và thứ ba là thích ứng với tình huống có vấn đề và điều chỉnh về mặt cảm xúc bên trong. Mặc dù có nhiều định nghĩa về cách ứng phó nhưng định nghĩa về cách ứng phó của Lazarus và Folkman đến nay vẫn được các tác giả sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu. Tác giả đề tài quyết định chọn khái niệm cách ứng phó của hai tác giả này làm định nghĩa chung trong suốt quá trình nghiên cứu. 20
  28. Theo Lazarus và Folkman, cách ứng phó là “những cố gắng thay đổi không ngừng về nhận thức và hành vi để giải quyết những yêu cầu đặc biệt từ bên trong hoặc bên ngoài. Những yêu cầu này được đánh giá là một nhiệm vụ nặng nề hoặc vấn đề vượt quá tiềm lực của một con người”. 1.2.1.2. Phân biệt cách ứng phó, hành vi ứng phó, chiến lược ứng phó và phong cách ứng phó Ứng phó có nhiều thuật ngữ liên quan như hành vi ứng phó, cách ứng phó, chiến lược ứng phó và phong cách ứng phó. Dưới đây tác giả sẽ phân biệt sự khác biệt giữa các khái niệm này để có được cái nhìn rõ ràng hơn và thuận tiện cho quá trình nghiên cứu. Hành vi ứng phó: Hành vi ứng phó là cách mà cá nhân thể hiện sự tương tác của mình với hoàn cảnh tương ứng với logic của riêng họ, với ý nghĩ trong cuộc sống của con người và với những khả năng tâm lý của họ. Khái niệm hành vi ứng phó mô tả các cách phản ứng, hành động đặc thù của con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Như vậy, ở hành vi ứng phó nổi bật lên vai trò của hoàn cảnh, tình huống nhất định cũng như vai trò của chính chủ thể của hành vi ứng phó [35]. Cách ứng phó: Như đã định nghĩa ở trên cách ứng phó là “những cố gắng thay đổi không ngừng về nhận thức và hành vi để giải quyết những yêu cầu đặc biệt từ bên trong hoặc bên ngoài. Những yêu cầu này được đánh giá là một nhiệm vụ nặng nề hoặc vấn đề vượt quá tiềm lực của một con người”. Ban đầu khái niệm ứng phó được xem là những cơ chế phòng vệ ở tầng vô thức, sau này nó được phát triển và bao quát một lĩnh vực rộng lớn hoạt động của con người – từ những phòng vệ tâm lý một cách vô thức cho đến những nỗ lực có mục đích hướng đến hoàn cảnh [23, 35]. Như vậy, hành vi ứng phó và cách ứng phó giống nhau ở chỗ đều hướng đến tác động đến hoàn cảnh, mong muốn thay đổi hoàn cảnh có vấn đề để hướng đến kết quả tốt đẹp. Về điểm khác biệt, hành vi ứng phó khác với cách ứng phó ở chỗ hành vi ứng phó là những cách phản ứng ra bên ngoài của chủ thể đối với tình huống có vấn đề, còn cách ứng phó bao gồm cả hành vi tác động đến hoàn cảnh bên ngoài lẫn sự thay đổi về nhận thức để điều chỉnh cảm xúc bên trong. Chiến lược ứng phó: Theo Olson, chiến lược ứng phó là cố gắng thu hẹp, hạn chế tiêu cực của nguồn gây ra stress (ứng phó hướng đến tác nhân kích thích), giảm biên độ 21
  29. của phản ứng đáp lại stress (phản ứng hướng đến phản ứng đáp lại), hoặc thay đổi cách nhận thức về tác nhân gây stress (ứng phó nhận thức) [35]. Chiến lược ứng phó là sự ứng phó một cách chủ động, có dự định trước một tình huống xảy ra [35]. Vì vậy từ hai khái niệm về chiến lược ứng phó trên, ta có thể nói chiến lược ứng phó có sự chuẩn bị, lên kế hoạch cho các tình huống có vấn đề và có sự điều chỉnh về mặt ý thức. Phong cách ứng phó: Phong cách ứng phó chỉ phản ứng của cá nhân mang tính ổn định tương đối trong nhiều tình huống, mang phong cách cá nhân, phân biệt đặc trưng của cá nhân này với cá nhân khác. Trong một trường hợp cụ thể, phong cách ứng phó có thể được đồng nhất với cách ứng phó. Nhưng nếu xét về tính ổn định thì phong cách ứng phó manh tính ổn định và kéo dài hơn so với cách ứng phó. Phong cách ứng phó là xu hướng chung ứng xử với các sự kiện gây stress theo các cách khác nhau. Phong cách ứng phó giống với nhân cách ở điểm cá nhân ứng xử theo một cách nhất định, nhưng chúng ít cụ thể hơn so với nhân cách vì chỉ được dùng đến khi xuất hiện tình huống có vấn đề [35]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chọn thuật ngữ cách ứng phó để sử dụng trong quá trình tìm hiểu về cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh. Khái niệm cách ứng phó được chọn vì trong suốt đề tài, tác giả định hướng tìm hiểu quá trình thân nhân chăm sóc cho bệnh nhân từ lúc mới phát bệnh. Đây được xem là một tình huống bất ngờ và không mong đợi, được thân nhân đánh giá là khó khăn và gây nên đau khổ cho gia đình. Như vậy, cách ứng phó là những phương thức ứng phó cụ thể hơn trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định. Kết hợp khái niệm ứng phó của Lazarus và Folkman cùng với cách ứng phó, tác giả có được khái niệm cách ứng phó như sau: “Cách ứng phó là những nỗ lực tức thì về nhận thức và hành vi của cá nhân để thích ứng với tình huống có vấn đề và điều chỉnh cảm xúc bên trong khi đứng trước một tình huống được đánh giá là quá sức cá nhân.” 1.2.2. Phân loại cách ứng phó Có nhiều cách phân loại ứng phó dựa trên các tiêu chí khác nhau cũng như đối tượng mà các tác giả nghiên cứu, dưới đây là một số cách phân loại ứng phó. 22
  30. Có nhiều cách phân loại ứng phó, như: ứng phó tập trung vào vấn đề (problem- focused coping) và ứng phó tập trung vào cảm xúc (emotion-focused coping); ứng phó tiếp cận (approach coping) và ứng phó né tránh (avoidance coping); ứng phó dấn thân (engagement coping) và ứng phó từ chối (disangagement coping); ứng phó kiểm soát cấp một (primary control coping) và ứng phó kiểm soát cấp hai (secondary control coping) (e.g., Lazarus & Folkman, 1984; Livneh, Livneh, Maron, & Kaplan, 1996; Rothbaum, Weisz, & Snyder, 1982; Scheier, Weintraub, & Carver, 1986; Seiffge- Krenke, 1993; Tobin, Holroyd, Reynolds, & Wigal, 1989) [9]. Đầu tiên, tác giả sẽ phân tích cách phân loại cách ứng phó của hai tác giả Lazarus và Folkman. Đây là hai tác giả được xem là người có ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu về ứng phó. Ban đầu, Lazarus (1966) xác định có hai loại ứng phó, đó là hành động trực tiếp và giảm nhẹ. Đến năm 1984, Lazarus và Folkman đổi tên của hai loại ứng phó này thành ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó tập trung vào cảm xúc. Những chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề tương tự với chiến thuật giải quyết vấn đề. Những chiến lược này bao gồm những nổ lực xác định vấn đề, tìm kiếm các giải pháp thay thế, đánh giá mức độ ảnh hưởng và lợi ích của các hành động để thay đổi những điều khả thi và nếu cần thiết, cá nhân học những kĩ năng mới. Những nỗ lực giải quyết vấn đề có thể được định hướng ra bên ngoài để thay đổi một số yếu tố môi trường hay hướng vào bên trong để điều chỉnh những khía cạnh của cái tôi. Một số nỗ lực hướng đến cái tôi như thay đổi ý nghĩa của tình huống hoặc sự kiện, giảm sự tham gia của bản ngã hoặc tìm ra nguồn lực hoặc điểm mạnh của cá nhân [20]. Ở đây ứng phó được phân loại dựa theo chức năng: ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó tập trung vào cảm xúc. Ứng phó có hai chức năng chính là điều chỉnh tình huống có vấn đề để cá nhân thích nghi với nó và điều chỉnh những cảm xúc bên trong trong tình huống có vấn đề, nó liên quan đến hai cách ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó tập trung vào cảm xúc. Chức năng liên quan đến ứng phó tập trung vào vấn đề tập trung hướng đến hoàn cảnh gây nên cảm xúc căng thẳng trong cuộc sống. Ứng phó có chức năng tái tạo hoặc sửa chữa những tác hại, giảm thiểu tổn thất và ngăn chặn tình huống xảy ra lần nữa. Chức năng thứ hai liên quan đến cách ứng phó tập trung vào cảm xúc bởi vì ứng phó hướng đến cảm xúc hơn là những đối tượng hay môi trường có vấn 23
  31. đề. Chức năng này thường được sử dụng để ứng phó với những tình huống được đánh giá là khó thay đổi [6]. Chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc định hướng làm giảm những đau khổ về mặt cảm xúc. Ứng phó tập trung vào cảm xúc tập trung vào việc định hướng, chấp nhận hoặc kiểm soát những phản ứng cảm xúc đối với những tình huống có thể hoặc không thể kiểm soát. Những chiến thuật này bao gồm những nỗ lực như giữ khoảng cách, né tránh, chú ý có chọn lọc, phàn nàn, thu nhỏ lại, ước ao, trút xã cảm xúc, tìm kiếm hỗ trợ xã hội, tập thể dục và thiền. Không giống như chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề, những chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc không làm thay đổi ý nghĩa của tình huống một cách trực tiếp. Ví dụ như tập thể dục hay thiền có thể giúp cá nhân đánh giá lại ý nghĩa của tình huống, những hoạt động không làm thay đổi trực tiếp tình huống. Ứng phó tập trung vào cảm xúc là dạng phổ biến hơn khi ứng phó với những tình huống không thể thay đổi được [20]. Năm 1986, Lazarus và Folkman chỉ ra 8 kiểu ứng phó thuộc hai cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc. Trong cách ứng phó tập trung vào vấn đề hai tác giả chỉ ra các cách ứng phó sau: Sẵn sàng đương đầu đặc trưng bởi những nỗ lực thay đổi tình huống; Tìm kiếm chỗ dựa xã hội đặc trưng bởi những cố gắng để có được sự bình ổn về cảm xúc và có thể chia sẻ thông tin với người khác; Giải quyết vấn đề có kế hoạch được thể hiện thông qua những nỗ lực giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó còn có năm cách ứng phó tập trung vào cảm xúc như: Kiểm soát bản thân thể hiện những cố gắng điều chỉnh cảm xúc của mình; Giữ khoảng cách thể hiện qua những cố gắng không đề cập đến tình huống stress, thờ ơ với nó; Đánh giá lại những điểm dương tính thể hiện bởi những nỗ lực tìm ra ý nghĩa tốt đẹp của việc trải nghiệm tình huống stress như coi việc đó là cơ hội để trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm hơn; Chấp nhận trách nhiệm là nhìn nhận lại trách nhiệm, vai trò của cá nhân trong vấn đề xảy ra; và cuối cùng là lảng tránh/ chạy trốn mô tả suy nghĩ hy vọng rằng tình huống xấu qia đi thật nhanh hay là những nỗ lực chạy trốn, lảng tránh tình huống bằng cách ăn uống, uống rượu, hút thuốc hoặc dùng thuốc [35]. Đến năm 1988, hai tác giả này định nghĩa thêm một số loại ứng phó khác ngoài ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào vấn đề như giữ quyền cảm soát, tìm kiếm thông tin và đánh giá mặt tích cực, tiêu cực của tình huống có vấn đề [22]. 24
  32. Sau Lazarus và Folkman, Seiffge – Krenke (1993) cũng phân loại ứng phó dựa trên chức năng những chia ứng phó thành hai loại: ứng phó chức năng (functioning coping) và ứng phó phi chức năng (dysfunctional coping). Trong đó, ứng phó chức năng bao gồm ứng phó tích cực và ứng phó nội tâm, liên quan đến những nỗ lực giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm hỗ trợ, có hành động cụ thể hoặc bắt chước những giải pháp khả thi. Ứng phó phi chức năng bao gồm sự rút lui và liên quan đến phủ nhận, dồn nén hay kiểm soát cảm xúc và có ý nghĩ tự sát [9]. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Skinner, Edge, Altman và Sherwood (2003) xác định rằng có hằng trăm chiến lược ứng phó được sử dụng. Các chiến lược này được chia thành 5 nhóm: giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự hỗ trợ, tránh né, xao nhãng và tái cấu trúc nhận thức. Ứng phó bằng cách giải quyết vấn đề không chỉ bao gồm hành vi, nhận thức và cả tự thúc đẩy (sự kiên nhẫn). Tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm liên hệ với những người khác để nhận được sự hỗ trợ về hành vi, cảm xúc và nhận thức. Tránh né cũng bao gồm cả chiến lược ứng phó bằng nhận thức và hành vi như phủ nhận. Cần phân biệt tránh né với xao nhãng. Xao nhãng thể hiện ở hành vi và nhận thức tích cực để giảm stress. Tái cấu trúc nhận thức là diễn giải lại một tình huống có vấn đề, tìm kiếm những mặt tích cực tìm năng của vấn đề đó. Skinner và cộng sự đề xuất thêm 4 ứng cử viên đáng giá cho thang đo chiến lược ứng phó: ba chiến lược tiêu cực (sự trầm ngâm, tuyệt vọng và thu rút xã hội) và một chiến lược tích cực (sự điều chỉnh cảm xúc). Thêm vào đó, một chiến lược tích cực hơn được công bố gần đây là ứng phó bằng tôn giáo như cầu nguyện (Pargament, 2011; Pargament, Koening, & Perez, 2000) và tìm kiếm lợi ích hay tạo nên ý nghĩa từ vấn đề (Park, 2005; Tennen & Affleck, 2002), cũng như quy trình cảm xúc (Stanton, 2011; Staton, Danoff-Burg, Cameron, & Ellis, 1994) [15]. Một số nghiên cứu ủng hộ mô hình ứng phó dựa trên sự kiểm soát bao gồm kiểm soát cơ bản hoặc ứng phó chủ động (nỗ lực để hành động trên nguồn gốc gây stress hoặc cảm xúc), kiểm soát cấp hai hay ứng phó điều chỉnh (nỗ lực thích nghi với nguồn gốc gây stress) và sự thoát ly hay ứng phó thụ động (nỗ lực tránh né hoặc phủ nhận tác nhân gây stress) [5]. Ngoài hai cách ứng phó tập trung vào vấn đề và cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, Carver and Connor-Smith còn định nghĩa cách ứng phó thứ ba là ứng phó tập trung vào đánh giá lại. Ứng phó tập trung vào đánh giá lại có mục đích thử thách khả năng tri 25
  33. giác của cá nhân về một tác nhân gây stress đặc biệt thông qua sự đánh giá lại về mặt nhận thức. cách ứng phó này thường được sử dụng trong liệu pháp nhận thức hành vi của Beck [22]. Ngoài ra còn có cách chia ứng phó thành ba loại: ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào sinh lý. Tập đoàn giáo dục Laureate của Hoa Kỳ có bài viết về các loại ứng phó này như sau: Ứng phó tập trung vào vấn đề là cơ chế ứng phó hướng trực tiếp đến xác định vấn đề, xem xét các giải pháp thay thế sáng tạo hơn và nâng cao giá trị cũng như lợi ích từ các phương án. Chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề được giới hạn trong sự đánh giá lại về mặt nhận thức. Ứng phó tập trung vào vấn đề bao gồm thay đổi tác nhân gây stress cùng với giải quyết vấn đề hoặc thay đổi hành vi để làm giảm tác nhân gây stress. Những kĩ thuật quản lí stress cũng có thể được xem như ứng phó tập trung vào vấn đề, bao gồm có được những lý thuyết giáo dục về stress để nâng cao nhận thức và nền tảng kiến thức, chấp nhận trách nhiệm, thiết lập mục tiêu, huấn luyện tính quyết đoán, tái cấu trúc nhận thức và huấn luyện kĩ năng ứng phó. Ứng phó tập trung vào cảm xúc bao gồm những quá trình nhận thức tập trung vào giảm bớt những đau khổ trong sự kiện, nó bao gồm chạy trốn, né tránh, giữ khoảng cách và tự kiểm soát. Ứng phó tập trung vào cảm xúc có vẻ hiệu quả trong những tình huống không thể kiểm soát tác nhân gây stress. Một vài quá trình nhận thức của ứng phó tập trung vào cảm xúc thay đổi cách thức tác nhân gây stress được trải nghiệm mà không làm thay đổi tác nhân gây stress. Ví dụ như một đánh giá lại được thực hiện "Tôi quyết định điểm B không phải là điều tồi tệ, và tôi nhận ra rằng nó đã cho tôi một động lực tốt". Ứng phó tập trung vào cảm xúc bao gồm trở nên ý thức, khám phá, làm dịu đi hoặc lờ đi những cảm xúc khó chịu. Ví dụ như suy nghĩ về vấn đề theo hướng tích cực, suy nghĩ chối bỏ và ao ước. Viết nhật ký cũng là một ví dụ cho việc xoa dịu thông qua tiến trình nhận thức trải nghiệm cảm xúc. Tập trung vào đánh giá lại theo hướng tích cực, lòng biết ơn, thiền định và tự chăm sóc có thể là những công cụ sẵn có cho ứng phó tập trung vào cảm xúc. Ứng phó tập trung vào sinh lý bao gồm sự thích ứng của sự thay đổi hành vi để giảm những phản ứng sinh lý với stress và nâng cao hoạt động đối giao cảm. Nghiên 26
  34. cứu của Benson (1975) mở ra cho cộng đồng khoa học những kĩ thuật quản lí stress. Ông chỉ ra những thay đổi sinh lý có liên quan đến phản ứng thư giãn. Những chiến lược có thể bao gồm hít thở, thiền định, tưởng tượng có định hướng, thư giãn cơ bắp theo quy trình, cảm nhận cơ thể, phản hồi sinh học, tập thể dục, chánh niệm, chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc giấc ngủ (Theo brainmass.com, Laureate Education Inc, 2012). Một cách phân loại khác nữa đó là chia ứng phó thành ba loại: chiến lược ứng phó bằng nhận thức, chiến lược ứng phó bằng hành động và chiến lược ứng phó bằng con đường sinh lý. Chiến lược ứng phó bằng con đường nhận thức bao gồm việc thay đổi cách diễn giải những hoàn cảnh khó khăn của con người và vì thế có thể thay đổi cách họ đáp lại hoàn cảnh. Một trong những quá trình nhận thức diễn ra ở đây là tái cấu trúc nhận thức. Chiến lược này giúp con người tập trung vào giải quyết vấn đề hơn là vào những nỗi lo. Chiến lược ứng phó bằng hành động bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp lại các việc cần làm trước hoàn cảnh xảy ra với mục đích làm giảm đến mức tối thiểu những khó khăn. Quản lý thời gian là một trong những hình thức của chiến lược ứng phó bằng hành động. Chiến lược ứng phó bằng hành động nằm trong chiến lược ứng phó giải quyết vấn đề được nhiều tác giả đề cập. Chiến lược ứng phó bằng hành động chú ý đến toàn bộ hoàn cảnh khó khăn trong một tổng thể và những hành động của bản thân theo một kế hoạch nhất định. Chiến lược ứng phó bằng con đường sinh lý bao gồm phản ứng trực tiếp hướng đến thể chất của bản thân trước hoàn cảnh khó khăn. Ngoài các cách như sử dụng chất gây nghiện, bia rượu, còn có các cách ứng phó an toàn hơn đó là thư giãn, sử dụng các dụng cụ đo phản ứng sinh lý của cơ thể, để họ có thể kiểm soát quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể bằng các chiến lược tinh thần [35]. Có nhiều nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa ứng phó theo hướng tiếp cận (approach-oriented coping) với ứng phó định hướng né tránh (avoidnace-oriented coping) và giữa ứng phó thích nghi (adaptive coping) với ứng phó không thích nghi (maladaptive coping). Tuy nhiên, những sự phân chia này đều dựa trên những lý thuyết tương tự nhau và vì thế mà các cách ứng phó đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó theo hướng tiếp cận (approach-oriented coping) có thể được xem là thích nghi tốt, còn ứng phó tập trung vào cảm xúc (emotion-focused 27
  35. coping) và ứng phó định hướng né tránh (avoidance-oriented coping) được xếp vào nhóm không thích ứng tốt. Như vậy, ta có thể thấy mỗi cách ứng phó được xem là tích cực hay tiêu cực, thích nghi hay không thích nghi phải dựa vào hoàn cảnh cũng như thời điểm mà cá nhân sử dụng cách ứng phó đó. Ứng phó thích nghi bao gồm giải quyết vấn đề được tường thuật là có liên quan tích cực đến sức khỏe thể lý và sức khỏe tâm lý trong những hoàn cảnh căng thẳng. Ngược lại, ứng phó không thích nghi xuất hiện như một yếu tố nguy cơ cho sức khỏe thể lý và sức khỏe tâm lý [11]. Bên cạnh các cách phân loại ứng phó của các tác giả nước ngoài, các tác giả Việt Nam cũng có cách phân loại ứng phó riêng: Bằng phương pháp phân tích yếu tố, Lưu Song Hà đã phân chia các kiểu ứng phó của trẻ vị thành niên thành ba nhóm: ứng phó mang sắc thái tình cảm; ứng phó trong suy nghĩ và ứng phó bằng hành động. Mỗi nhóm ứng phó có cách thức biểu hiện khác nhau. Cụ thể, nhóm ứng phó mang sắc thái tình cảm gồm: cảm giác bên trong; tình cảm thể hiện ra bên ngoài và tìm kiếm chỗ dựa tình cảm. Nhóm ứng phó trong suy nghĩ bao gồm: phủ nhận; chấp nhận; lý giải theo hướng tích cực; lý giải theo hướng tiêu cực và lảng tránh. Nhóm ứng phó bằng hành động có kiềm chế bản thân, thay thế bằng những hành vi tiêu cực, thay thế bằng những hành vi tích cực, tìm kiếm lời khuyên, lên kế hoạch và ứng phó chủ động [32]. Tương tự, Đỗ Thị Lệ Hằng, trẻ vị thành niên có những chiến lược ứng phó như ứng phó tập trung vào tình cảm (cảm giác bên trong, tình cảm thể hiện ra ngoài, tìm kiếm chỗ dựa tình cảm); ứng phó tập trung vào suy nghĩ (phủ nhận, chấp nhận, lý giải theo chiều hướng tích cực, đỗ lỗi cho hoàn cảnh, lảng tránh); ứng phó tập trung vào hành động (kiềm chế bản thân, tìm kiếm lời khuyên, lên kế hoạch, ứng phó chủ động, [33]. Trong nghiên cứu về ứng phó với stress của giáo viên mần non trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Trịnh Viết Then và cộng sự phân ứng phó thành 5 kiểu ứng phó với stress. Đó là kiểu ứng phó tích cực chủ động, kiểu ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ, kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng, kiểu ứng phó lảng tránh và kiểu ứng phó tiêu cực [40]. Trong đó, kiểu ứng phó tích cực chủ động là kiểu ứng phó mà cá nhân suy nghĩ về các tác nhân gây stress trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, quyết tâm vượt qua stress bằng cách lên kế hoạch và giải quyết vấn đề. Kiểu ứng phó tìm kiếm sự hỗ 28
  36. trợ là kiểu ứng phó mà cá nhân tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, người thân, bạn bè, những người có liên quan và tìm kiếm chỗ dựa tình cảm. Kiểu ứng phó xoa dịu căng thẳng là kiểu ứng phó mà cá nhân suy nghĩ theo chiều hướng tích cực và có những hành động giảm nhẹ căng thẳng. Kiểu ứng phó lãng tránh là kiểu ứng phó mà cá nhân thường tránh suy nghĩ đến vấn đề. Kiểu ứng phó cuối cùng là kiểu ứng phó tiêu cực, thể hiện ở những suy nghĩ và hành động tiêu cực của cá nhân [36]. Trong nghiên cứu của mình Phan Thị Mai Hương đã chia ứng phó thành ba nhóm dựa trên phương pháp phân tích yếu tố: ứng phó tập trung vào tình cảm, ứng phó tập trung vào suy nghĩ và ứng phó tập trung vào hành động. Nhóm ứng phó tập trung vào tình cảm có ba cách biểu hiện là những cảm giác bên trong, tình cảm thể hiện ra ngoài và tìm kiếm chỗ dựa tình cảm. Nhóm ứng phó tập trung vào hành động có sáu cách biểu hiện, đó là kiềm chế bản thân, thay thế bằng những hành vi tiêu cực, thay thế bằng những hành vi tích cực, tìm kiếm lời khuyên, lên kế hoạch và ứng phó chủ động. Nhóm ứng phó tập trung vào suy nghĩ có năm cách thể hiện như sau: phủ nhận, chấp nhận, lí giải theo hướng tích cực, đổ lỗi cho hoàn cảnh và lảng tránh [35]. Xét về tính hiệu quả cũng có ba cách thức ứng phó: ứng phó tích cực, ứng phó tiêu cực và ứng phó trung tính. Trong đó: Ứng phó tích cực là loại ứng phó có thể giảm nhẹ hoặc làm mất đi những cảm xúc tiêu cực. Các nhà tâm lý học cho rằng khi nảy sinh cảm xúc tiêu cực, cách ứng phó có hiệu quả là: a) nhận diện chính xác những cảm xúc mình đang có bằng cách quan sát và lắng nghe tâm hồn mình, b) tìm hiểu bản thân những cảm xúc đó cũng như nguyên nhân sinh ra chúng, cách thức phòng ngừa và đương đầu; c) chấp nhận những cảm xúc tiêu cực mình đang có, không che dấu, không diễn giải nó theo cách thức sai lệch mà đương đầu với nó; d) có chiến lược hành vi hiệu quả để thay đổi thói quen, loại bỏ hành vi không hiểu quả và hình thành hành vi hiệu quả hơn. Ứng phó tiêu cực ngược lại với ứng phó tích cực, ứng phó tiêu cực là khi chủ thể: a) không nhận diện được chính xác cảm xúc tiêu cực của bản thân mà thường có xu hướng buông xuôi theo cảm xúc; b) không tìm hiểu bản thân các cảm xúc tiêu cực đó cũng như nguyên nhân sinh ra chúng, cách thức phòng ngừa và không dám đương đầu với các cảm xúc của mình; c) không chấp nhận những cảm xúc tiêu cực mình đang có, có xu hướng che dấu, lờ đi hoặc diễn giải nó theo cách thức sai lệch, đổ lỗi cho bên ngoài hoặc ngược lại, cảm thấy có tội lỗi; d) không có chiến lược hành vi hiệu quả để 29
  37. thay đổi thói quen, loại bỏ hành vi không hiểu quả và không hình thành được hành vi hiệu quả hơn. Và cuối cùng là ứng phó trung tính. Đây là những cách ứng phó thường mang tính nước đôi, có thể mang lại hiệu quả, có thể không phụ thuộc vào từng cá nhân, từng hoàn cảnh/tình huống cụ thể [34]. Tóm lại, cách phân loại ứng phó rất đa dạng. Ứng phó được phân loại thành nhiều cách khác nhau, dựa trên tiêu chí đánh giá và đối tượng nghiên cứu của các tác giả. Phần lớn các nghiên cứu trong nước chia ứng phó thành ba nhóm: ứng phó tập trung vào hành động, ứng phó tập trung vào tình cảm và ứng phó tập trung vào suy nghĩ. Trong nghiên cứu, tác giả sẽ phân loại cách ứng phó theo phương pháp phân tích yếu tố, chia ứng phó thành 3 cách: ứng phó tập trung vào hành vi, ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào nhận thức. Có nghĩa là cách ứng phó của chủ thể sẽ thể hiện qua ba mặt hành vi, cảm xúc và nhận thức. 1.2.3. Bệnh loạn thần và đặc điểm của bệnh nhân loạn thần 1.2.3.1. Bệnh loạn thần Trong từ điểm tâm lý, tác giả Nguyễn Khắc Viện định nghĩa bệnh loạn thần là nhân cách tan rã, chủ thể mất định hướng trong không gian, thời gian và giữa xã hội. Không còn cảm nhận thực tế bình thường, có những hoang tưởng, hư giác và quan hệ với thế giới bên ngoài và với người khác như bị cắt đứt: đó là triệu chứng tự tỏa, tự khép kín mình lại, một mình mình biết, một mình mình hay (autisme). Tình trạng có thể kéo dài liên tục hoặc diễn ra từng cơn, từng thời. Trước đây người ta hay gọi bệnh này là điên, hay loạn trí, loạn óc. Hiện nay, người ta hạn chế dùng từ điên vì nó gây ra những ấn tượng không tốt về người bệnh [43]. Trong từ điển tâm lý học, Vũ Dũng có một số định nghĩa khác về bệnh loạn thần: (1) Một rối nhiễu tâm lý nghiêm trọng có nguyên nhân hữu cơ, tâm lý, chức năng hoặc là phối hợp các nguyên nhân đó dẫn đến trạng thái tâm lý và hành vi kì lạ. Các dấu hiệu của loạn tâm có thể bao gồm: lẫn lộn, rời rạc, ám sợ, tính khí dao động, chứng câm và bạo lực; (2) Thuật ngữ dùng cho các dạng “điên” như tâm thần phân lập chẳng hạn; (3) Một căn bệnh nghiên trọng mang tính cảm xúc [31]. Theo sách Tâm thần học, loạn thần là một trạng thái trong đó người bệnh có các hoang tưởng hoặc ảo giác nổi bật, ngôn ngữ vô tổ chức, hành vi vô tổ chức hoặc căng 30
  38. trương lực. Người bệnh loạn thần thường có rối loạn rõ rệt trong nhận thức về bệnh của mình (insight) cũng như trong phán đoán về hiện thực khách quan (reality testing). Theo cuốn Sổ tay thống kê và chuẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ IV có xét duyệt lại (DSM – IV-TR) của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ năm 2000 và Bảng phân loại quốc tế các bệnh tâm thần lần thứ 10 (ICD - 10) của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1992, ngoài tâm thần phân liệt là rối loạn loạn thần kinh điển và hay gặp nhất còn có các rối loạn loạn thần sau: Rối loạn nhân cách phân liệt, Rối loạn hoang tưởng, Loạn thần cấp, Rối loạn dạng phân liệt, Tâm thần phân liệt, Rối loạn phân liệt cảm xúc, Loạn thần do sử dụng chất/bệnh cơ thể, Rối loạn loạn thần gây ra bởi bệnh lý cơ thể [29]. Trong DSM 5, các tác giả mô tả biểu hiện, triệu chứng của nhóm bệnh loạn thần rất rõ ràng và chi tiết, được thể hiện như sau: Hội chứng tâm thần phân liệt và những rối loạn loạn thần khác bao gồm tâm thần phân liệt, những rối loạn loạn thần khác và rối loạn nhân cách phân liệt. Chúng được định nghĩa là những điều không bình thường đáp ứng một hoặc nhiều hơn năm tiêu chuẩn sau: hoang tưởng, ảo giác, tư duy hổ lốn (ngôn ngữ), hành vi vô tổ chức hoặc hành vi vận động bất thường (bao gồm hành vi căng trương lực) và triệu chứng âm tính. Hoang tưởng (Delusions) là những niềm tin, phán đoán sai lầm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan mà người bệnh tin là đúng, không phê phán hay giải thích được. Nội dung của nó bao gồm các chủ đề rất đa dạng như bị hại, liên hệ, cơ thể, tôn giáo, tự cao, Hoang tưởng bị hại (Persecutory delusions) bao gồm niềm tin sắp bị hại, bị tấn công, quấy rầy và những điều tương tự như vậy bởi cá nhân, tổ chức hay một nhóm. Hoang tưởng liên hệ (Referential delusions) là niềm tin hoàn toàn rằng các cử chỉ, bình luận, tín hiệu môi trường và những điều tương tự như vậy liên quan trực tiếp đến cá nhân. Hoang tưởng tự cao (Grandiose delusions) xuất hiện khi cá nhân tin rằng họ có nhiều khả năng hiếm có, giàu có và nổi tiếng. Hoang tưởng được yêu (erotomanic delusions) là khi cá nhân tin tưởng một cách sai lầm rằng người khác đang yêu họ. Hoang tưởng hư vô (Nihilistic delusions) thể hiện ở sự tin chắc rằng có một tai họa khủng khiếp sẽ xảy ra. Hoang tưởng dạng cơ thể (somatic delusions) tập trung vào mối bận tâm liên quan đến sức khỏe và chức năng của các cơ quan. 31
  39. Hoang tưởng được thấy là có sự kì quái (bizarre) nếu chúng không có thật và không thể hiểu được trong nền văn hóa và không có nguồn gốc từ trải nghiệm cuộc sống bình thường. Một ví dụ cho hoang tưởng kì quái là niềm tin rằng có những tác động bên ngoài làm di chuyển các cơ quan bên trong cơ thể và thay thế bằng một cơ quan khác mà không để lại bất kì một dấu vết hay sẹo. Một ví dụ cho hoang tưởng không kì quái là niềm tin rằng bản thân đang bị giám sát bởi cảnh sát mà không có bằng chứng cụ thể nào. Hoang tưởng đặc trưng bởi sự mất kiểm soát tâm trí và cơ thể thường được xếp vào nhóm kì quái, bao gồm suy nghĩ bị đánh cắp (thought withdrawal) là niềm tin rằng suy nghĩ của cá nhân bị lấy đi bởi tác động bên ngoài, suy nghĩ bị cài đặt (thought insertion) là niềm tin suy nghĩ của người hành tinh được cài vào tâm trí của cá nhân hoặc hoang tưởng bị kiểm soát (delusions of control) là hoang tưởng cơ thể và hành động bị điều khiển hoặc thao túng bởi một tác động bên ngoài. Sự khác biệt giữa hoang tưởng và ý nghĩ cứng nhắc đôi khi rất khó phân biệt và nó phụ thuộc vào mức độ thuyết phục của niềm tin cứng nhắc bên cạnh những bằng chứng trái ngược thể hiện rất rõ ràng và có lí liên quan đến hiện thực khách quan. Ảo giác (Hallucinations) là những tri giác như có thật về một sự vật, hiện tượng không có thật trong thực tế khách quan. Chúng rất sống động và rõ ràng, với đầy đủ tác động và ảnh hưởng của tri giác bình thường và không bị kiểm soát bởi ý chí. Nó có thể xảy ra ở bất kì giác quan nào, nhưng ảo thanh có tính phổ biến cao nhất, thường xuất hiện ở tâm thần phân liệt và các rối loạn có liên quan. Ảo thanh thường được bệnh nhân trải nghiêm dưới dạng lời nói, được nhận thấy khác biệt với suy nghĩ của riêng cá nhân. Ảo giác xuất hiện trong bối cảnh cảm giác rõ ràng, trong khi ngủ hay thức giấc, được xem xét với hệ thống các trải nghiệm bình thường. Ảo giác có thể là một phần bình thưởng của trải nghiệm tôn giáo trong bối cảnh văn hóa. Tư duy vô tổ chức (Disorganized Thinking (Speech)) thường liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ. Cá nhân có thể chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác (sai lệch hoặc mất liên kết). Câu trả lời cho câu hỏi thường ít liên quan hoặc hoàn toàn không liên quan (sự lộn xộn). Lời nói hoàn toàn mất trật tự, gần như không thể hiểu được và tương tự chứng mất tiếp thu ngôn ngữ trong 32
  40. sự mất sắp xếp ngôn ngữ (sự không mạch lạc). Bởi vì ngôn ngữ vô tổ chức nhẹ thường phổ biến và không có nét đặc trưng, triệu chứng phải đủ nghiêm trọng, làm sút kém sự giao tiếp một cách mạnh mẽ. Tính ảnh hưởng của sự sút kém rất khó để đo lường được nếu các cá nhân có nền tảng ngôn ngữ khác nhau so với những người thực hiện kiểm tra. Tư duy hay suy nghĩ vô tổ chức hiếm khi xảy ra suốt giai đoạn tiền triệu hoặc di chứng của tâm thần phân liệt. Rối loạn hành vi nghiêm trọng hoặc tâm vận động bất thường (bao gồm cả căng trương lực) (Grossly Disorganized or Abnormal Motor Behavior (Including Catatonia)) Rối loạn hành vi nghiêm trọng hoặc tâm vận động bất thường có thể biểu hiện rất rõ ràng theo nhiều cách khác nhau, từ sự ngờ nghệt của trẻ con đến những hành vi bối rối không thể dự báo trước. Vấn đề có thể được chú ý ở nhiều dạng của hành vi có mục đích, dẫn tới khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Hành vi căng trương lực (Catatonia behaviour) được thấy rằng có xu hướng tăng lên khi phản ứng với môi trường. Nó bao gồm từ sự sững sờ đến hướng dẫn (resistance to instruction) (phủ định); duy trì sự cứng nhắc, tư thế không thích hợp hoặc kì quái; thiếu vắng hoàn toàn đáp ứng với lời nói và vận động (câm hoặc sững sờ). Nó có thể bao gồm những hoạt động vận động không mục đích và quá mức mà không có động cơ rõ ràng (kích động căng trương lực). Những cử chỉ được lập đi lập lại theo một cách định hình, liếc, nhăn nhó và nhạy lời. Mặc dù căng trương lực có lịch sử liên quan đến tâm thần phân liệt, triệu chứng căng trương lực không đặc hiệu và có thể xuất hiện ở cả những rối loạn tâm thần khác (như rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm xuất hiện căng trương lực) và xuất hiện trong hoàn cảnh y khoa (rối loạn căng trương lực dẫn đến hoàn cảnh y khoa khác). Triệu chứng âm tính (Negative Symptoms) là một phần đáng kể của bệnh liên quan đến tâm thần phân liệt nhưng không nổi bật trong các rối loạn loạn thần khác. Hai triệu chứng âm tính thường nổi bật trong tâm thần phân liệt là giảm biểu hiện cảm xúc hoặc mất động lực. Sự giảm biểu hiện cảm xúc bao gồm giảm biểu hiện cảm xúc trên gương mặt, giảm tương tác mắt, lời nói 33
  41. có nhịp điệu (vần điệu) và cử động tay, đầu và mặt thường nhấn mạnh cảm xúc đối với lời nói. Mất động lực thường gia tăng trong những hoạt động có mục đích tự phát. Cá nhân có thể ngồi một khoảng thời gian dài và hầu như không thể hiện sự thích thú khi tham gia làm việc hoặc hoạt động xã hội. Những triệu chứng âm tính khác như chứng mất nói, tình trạng thờ ơ và thu rút xã hội. Chứng mất nói đặc trưng bởi sự giảm lời nói. Tình trạng thờ ơ là giảm khả năng trải nghiệm sự thoải mái từ những kích thích tích cực hoặc sự giảm giá trị trong hàng loạt các trải nghiệm thoải mái ở quá khứ. Asociality liên quan đến sự thiếu hụt hứng thú rõ ràng trong các tương tác xã hội và có thể liên quan đến mất động lực, nhưng nó có thể là sự đặc trưng của những cơ hội bị hạn chế trong tương tác xã hội. Rối loạn nhân cách phân liệt được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần vì nó được xem xét trong phổ tâm thần phân liệt, mặc dù sự mô tả đầy đủ của nó được xếp vào nhóm rối loạn nhân cách. Chuẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt đặc trưng bởi hàng loạt biểu hiện của sự thiếu hụt về mặt xã hội và liên cá nhân, bao gồm sự giảm khả năng giữ các mối quan hệ thân thiết; méo mó trong nhận thức hoặc tri giác và hành vi lập dị thường khởi phát ở tuổi đầu trưởng thành nhưng trong một số trường hợp nó xuất hiện nổi bật ở giai đoạn tuổi thơ và tuổi vị thành niên. Sự bất thường trong niềm tin, suy nghĩ và tri giác dưới ngưỡng để chuẩn đoán là rối loạn loạn thần. Một trong hai dấu hiệu của dị thường là ảo giác hoặc căng trương lực. Rối loạn ảo giác xuất hiện ít nhất 1 tháng nhưng không có những triệu chứng loạn thần khác. Rối loạn loạn thần cấp diễn ra trong hơn 1 ngày và ít hơn 1 tháng. Rối loạn dạng phân liệt gần giống với triệu chứng của tâm thần phân liệt ngoại trừ thời gian xuất hiện các triệu chứng (ít hơn 6 tháng) và không có sự suy giảm chức năng. Tâm thần phân liệt kéo dài ít nhất 6 tháng và bao gồm ít nhất 1 tháng có sự xuất hiện của các triệu chứng dương tính. Trong rối loạn phân liệt cảm xúc, pha khí sắc và triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt xuất hiện cùng lúc và được tiên đoán hoặc theo dõi trong ít nhất 2 tuần với ảo giác hoặc hoang tưởng mà không có triệu chứng khí sắc nổi bật. 34
  42. Rối loạn loạn thần có thể bị kích thích bởi một tình trạng khác. Trong rối loạn loạn thần do sử dụng chất, triệu chứng loạn thần được đánh giá là kết quả tâm lý của lạm dụng thuốc, dược phẩm hoặc toxin exposure và ngừng sau khi ngưng tác nhân gây bệnh. Trong rối loạn loạn thần do thuốc, triệu chứng loạn thần được đánh giá là kết quả tâm lý trực tiếp của một loại chất. Căng trương lực có thể xảy ra trong nhiều rối loạn khác, bao gồm rối loạn thần kinh, loạn thần, lưỡng cực, trầm cảm và những rối loạn loạn thần khác. Trong chương này cũng bao gồm cả chuẩn đoán căng trương lực liên quan đến rối loạn thần khác (đặc trưng căng trương lực), rối loạn căng trương lực liên quan đến sử dụng chất, căng trương lực không đặc hiệu và tiêu chuẩn chuẩn đoán cho cả ba điều kiện được mô tả cùng nhau. Tiến trình đánh giá lâm sàng các triệu chứng và hiện tượng lâm sàng liên quan trong loạn thần Các rối loạn loạn thần rất khác nhau và đa dạng các triệu chứng có thể được dự đoán là những mặt quan trọng của bệnh, như là mức độ thiếu hụt về nhận thức hoặc thiếu hụt trong hệ thần kinh. Các bệnh được xếp vào nhóm loạn thần: - Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizotypal (Personality) Disorder) - Rối loạn hoang tưởng (Delusional Disorder) - Loạn thần cấp (Brief Psychotic Disorder) - Rối loạn dạng phân liệt (Schizophreniform Disorder)) - Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) - Rối loạn phân liệt cảm xúc (Schizoaffective Disorder) - Loạn thần do sử dụng chất/bệnh cơ thể (Substance/ Medication-Induced Psychotic Disorder) - Rối loạn loạn thần gây ra bởi bệnh lý cơ thể (Psychotic Disorder Due to Another medical Condition) Trong phần này, các rối loạn loạn thần được thảo luận đến là tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn loạn thần gây ra bởi một chất/ bệnh cơ thể và rối loạn loạn thần gây ra bởi bệnh lý cơ thể. 35
  43. Rối loạn nhân cách phân liệt và rối loạn loạn thần ngắn không được đề cập đến vì theo DSM-5 rối loạn nhân cách phân liệt được xếp vào nhóm rối loạn nhân cách. Rối loạn loạn thần ngắn chỉ xảy ra trong thời gian tối thiểu là 1 ngày và ngắn hơn 1 tháng kèm theo sự phục hồi hoàn toàn các chức năng như trước khi bệnh. Vì vậy, trong khóa luận, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân ở các rối loạn tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn loạn thần gây ra bởi một chất/ bệnh cơ thể và rối loạn loạn thần gây ra bởi bệnh lý cơ thể. 1.2.3.2. Đặc điểm của bệnh nhân loạn thần mãn tính Từ DSM 5, tác giả thấy rằng các rối loạn loạn thần mãn tính có chung các đặc điểm sau: có triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, hành vi hung tính, bạo lực [46], căng trương lực, cảm xúc cùn mòn, Bên cạnh đó, bệnh nhân loạn thần mãn tính còn sút kém trong hoạt động xã hội, nghề nghiệp và sinh hoạt hằng ngày, cần có người chăm sóc và hỗ trợ. Như vậy có thể nói bệnh loạn thần mãn tính đặc trưng bởi các rối loạn liên quan đến tư duy và tri giác, kèm theo hai biểu hiện chính này là ngôn ngữ vô tổ chức, hành vi vô tổ chức hoặc căng trương lực. Người bệnh loạn thần thường có rối loạn rõ rệt trong nhận thức về bệnh của mình cũng như trong phán đoán về hiện thực khách quan [29]. Theo nghiên cứu khoa học về đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và điều trị trạng thái kích động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, các bệnh nhân tâm thần phân liệt có trạng thái kích động nhiều nhất là ở độ tuổi từ 18 – 30 tuổi. Đây là lứa tuổi lao động nên tình trạng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế cho bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân tâm thần phân liệt nam chiếm gấp 3 lần so với bệnh nhân tâm thần phân liệt nữ. Trước các trạng thái kích động, thường có một số triệu chứng rối loạn thâm thần xuất hiện như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, bồn chồn lo lắng và hành vi bất thường. Trạng thái kích động tâm thần được xem là trạng thái cấp cứu tâm thần, biểu hiện ở hành vi bạo lực, phá hoại gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội [41]. Những trạng thái này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng xã hội nghề nghiệp của bệnh nhân mà còn tạo nên áp lực và sự đau khổ cho thân nhân khi chăm sóc và chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả mà bệnh nhân tâm thần phân liệt gây ra. Một bài viết trên website của Viện sức khỏe tâm thần cũng có viết bệnh nhân loạn thần mãn tính có một số biểu hiện như: khó khăn trong suy nghĩ và tập trung chú ý; nghe thấy các tiếng nói bất thường; có những niềm tin kì lạ (như có những lực lượng 36
  44. siêu nhiên, bị hại, ); các triệu chứng cớ thể đặc biệt (ví dụ: có các đồ vật bất thường bên trong cơ thể mình); các vấn đề về cảm xúc bất thường; có thể gặp rắc rối trong điều hành công việc hay nghiên cứu; gia đình đưa đi khác vì các biểu hiện bàng quan, cô lập, tách biệt với mọi người, lười vệ sinh cá nhân hoặc có hành vi kì dị [44]. Chính vì những bất thường trong cảm xúc, nhận thức và hành vi mà công việc và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân bị xáo trộn, khi đó thân nhân phải chăm sóc và giải quyết một số rắc rối do bệnh nhân gây ra. Ngoài ra còn có một số biểu hiện nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân và người khác như kích động và có các hành vi kì lạ; các triệu chứng có thể luôn biến động và khó đoán. Đối với bệnh nhân loạn thần mãn tính, thuốc là thành tố cơ bản trong điều trị để làm giảm các triệu chứng [44]. Đây là yếu tố gây nên áp lực về mặt tài chính cho thân nhân. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã có những hỗ trợ nhất định cho bệnh nhân loạn thần. Những người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại như tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. Đây được xem là một hành động nhân văn của cộng đồng dành cho những bệnh nhân loạn thần mãn tính, đồng thời giúp thân nhân giảm bớt gánh nặng khi chăm sóc cho bệnh nhân và bệnh nhân cũng nhận được sự chăm sóc tốt hơn từ người nhà và cộng đồng. Ngoài ra, theo sách Tâm lý học dị thường và lâm sàng của Paul Bennett, bản chất của tâm thần phân liệt là sự rối loạn tư duy, câu chuyện của bệnh nhân thường thiếu kết nối, đi từ chủ đề này đến chủ đề khác, hoàn toàn không liên quan. Bên cạnh đó còn có hiện tượng tạo từ mới hoặc ngôn ngữ hổ lốn. Tâm thần phân liệt còn đặc trưng bởi những hoang tưởng, ảo giác và cảm xúc cùn mòn. Trong phổ tâm thần phân liệt và những rối loạn loạn thần khác, tâm thần phân liệt được xem là rối loạn đặc trưng và nặng của phổ này. Tóm lại, bệnh nhân loạn thần mãn tính có những đặc điểm nổi bật sau: - Thứ nhất, bệnh nhân mất kiểm định thực tế khác quan thể hiện qua tư duy (hoang tưởng, ngôn ngữ hổ lốn, ), tri giác (ảo giác). 37
  45. - Thứ hai, vì mất kiểm định thực tế khách quan mà bệnh nhân thường bị suy giảm chức năng xã hội – nghề nghiệp. - Thứ ba, một số bệnh nhân có những hành vi nguy hiểm đến bản thân và người khác. - Cuối cùng, bệnh nhân loạn thần mãn tính phải uống thuốc trong thời gian dài, có một số trường hợp phải uống thuốc suốt đời. 1.2.4. Đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính Những đặc điểm đặc trưng của bệnh nhân loạn thần mãn tính đã trình bài ở phần trên ảnh hưởng rất lớn đến cách thân nhân chăm sóc bệnh nhân. Ở phần này, tác giả sẽ tập trung trình bày đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. Trước khi tìm hiểu đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính, tác giả sẽ trình bày một số khái niệm về thân nhân cũng như chọn ra một khái niệm chung để theo sát trong quá trình thực hiện khóa luận. Theo Từ điển Tiếng Việt, thân nhân được định nghĩa là người thân, người nhà, thường là của người chết hoặc bệnh nhân [38]. Thân nhân bệnh nhân là người giúp đỡ bệnh nhân khi cần thiết, thường là khi bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư, tổn thương não, mất trí và cần sự giúp đỡ trong các sinh hoạt hằng ngày. Sự khác biệt giữa thân nhân và người chăm sóc đó là không phải trả chi phí cho thân nhân khi chăm sóc người thân của mình. Thân nhân bệnh nhân là họ hàng, bạn đời, bạn bè hoặc hàng xóm – những người có mối quan hệ gắn bó quan trọng với bệnh nhân và dành nhiều sự hỗ trợ cho bệnh nhân là người già hoặc người trưởng thành mắc bệnh mãn tính hoặc có những khuyết tật. Thân nhân có thể sống cùng hoặc không sống cùng người bệnh (Family Caregiver Alliance, 2014). Trong khóa luận, tác giả định nghĩa thân nhân bệnh nhân là những người có cùng quan hệ huyết thống với bệnh nhân, chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân trong cuộc sống thường nhật khi ở bệnh viện. Tiếp theo là những đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính được rút ra từ nghiên cứu. Thân nhân bệnh nhân nói chung thường chịu ảnh hưởng về nhiều mặt như tâm lý, xã hội, sức khỏe và kinh tế. Một số vấn đề thường gặp của thân nhân bệnh nhân như 38
  46. sức khỏe tâm thần (trầm cảm; lo âu; căng thẳng cận lâm sàng được giải thích là mức độ cao của các ảnh hưởng tiêu cực như cảm giác tội lỗi, buồn rầu, lo âu, nỗi sợ và tính hai chiều trong quá trình chăm sóc; chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh), sức khỏe thể lý (sự mệt mỏi; rối loạn giấc ngủ; nguy cơ mắc bệnh, tổn thương và tử vong), giảm hoạt động chức năng, căng thẳng thứ phát (công việc; căng thẳng tài chính; căng thẳng trong mối quan hệ; hy sinh thời gian chăm sóc bản thân và giảm chất lượng cuộc sống), những quyết định về việc chăm sóc người thân (thời gian chăm sóc; sắp xếp nhà ở và kết thúc việc chăm sóc), những nguồn lực và sự thích hợp của các dịch vụ (nhà ở; chăm sóc sức khỏe; dịch vụ cộng đồng và thời gian ngủ ngơi), áp lực từ gia đình (mâu thuẫn về việc chăm sóc bệnh nhân; thiếu sự hỗ trợ; cân bằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề về hành vi và mâu thuẫn trong các mối quan hệ liên cá nhân) và sự ủng hộ trong quá trình chăm sóc (thiếu sự hợp tác của bệnh nhân) và thống nhất với hệ thống dịch vụ [47]. Vì đối tượng chăm sóc là bệnh nhân loạn thần mất kiểm định thực tế khách quan, suy giảm chức năng xã hội – nghề nghiệp và thường có những hành vi nguy hiểm nên thân nhân bệnh nhân chịu áp lực stress cao, nhiều người phải bỏ việc để chăm sóc cho người thân của mình hoặc mất đi thời gian dành cho bản thân để chăm sóc người bệnh. Thân nhân thường trải qua những giai đoạn stress dai dẳng: nhiều căng thẳng về mặt tâm lý và thể lý xuất hiện trong một khoảng thời gian dài. Những căng thẳng liên quan đến cảm giác không thể dự đoán được về tình huống cũng như không thể kiểm soát được chúng trong quá trình chăm sóc thân nhân của mình. Đôi khi những căng thẳng xuất hiện trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến công việc, những mối quan hệ gia đình khác và trong tình huống này yêu cầu thân nhân gia tăng mức độ cảnh giác. Thân nhân bệnh nhân không chỉ chịu nhiều căng thẳng và áp lực, họ còn mất khả năng chăm sóc bản thân và có chế độ ăn uống không lành mạnh. Chăm sóc thân nhân sa sút trí tuệ yêu cầu thân nhân phải tăng cường sự giám sát, chăm sóc nhiều hơn cho bệnh nhân nhưng thường không nhận được sự công nhận của bệnh nhân. Vì thế mà trong những trường hợp này, thân nhân có nguy cơ chịu nhiều đau khổ và dễ rơi vào trầm cảm hơn [21]. Bên cạnh những ảnh hưởng đến mặt tâm lý và kinh tế, việc chăm sóc bệnh nhân còn làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu và nó còn được xem là một yếu tố nguy cơ đối với việc tử vong của thân nhân [49]. 39
  47. Thân nhân phải chịu những gánh nặng nặng nề về nhiều yếu tố như sự cam kết, thiếu hụt nguồn lực, sự thiếu hụt về mặt tài chính, trình độ giáo dục và tuổi tác. Những thân nhân chăm sóc cho bệnh nhân loạn thần trong một thời gian dài phải chịu đựng nhiều hơn những người chăm sóc bệnh nhân trong thời gian ngắn. Gánh nặng tăng nhiều hơn trong trường hợp người chăm sóc phải ứng phó với cả công việc và chăm sóc người bệnh trong cùng một thời gian [24]. Gánh nặng của thân nhân bao gồm những vấn đề về thể lý, tâm lý, xã hội và tài chính, sự xấu hổ, tình trạng quá tải và tâm trạng bực bội. Nếu người chăm sóc là vợ hoặc chồng thì nguy cơ mắc chịu gánh nặng càng cao hơn vì tính dễ tổn thương của chính họ và vì người chồng hoặc vợ mất đi sự hỗ trợ từ người hôn phối của mình. Bên cạnh đó việc chăm sóc cho người đồng hồn phối với mình được xem là một lời cam kết trong hôn nhân, nhưng nếu thân nhân chăm sóc cho ba mẹ mình thì có thể xảy ra mâu thuẫn với người đồng hôn phối [19]. Theo National Alliance for caregiving, ở Mỹ những thân nhân chăm sóc bệnh nhân thường là nữ, trong khi đó nam giới đóng vai trò hỗ trợ. Phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong việc giúp bệnh nhân thực hiện các sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh cá nhân và dành nhiều thời gian hơn bên cạnh bệnh nhân, bên cạnh đó thân nhân là nam giới thường hỗ trợ về mặt tài chính [50]. Việc trở thành thân nhân bệnh nhân là bất ngờ, không ai mong muốn và có sự chuẩn bị trước. Đảm nhiệm vai trò chăm sóc người thân là điều không dự đoán trước được, thân nhân vất vả hơn và có nhiều áp lực hơn. Một số khó khăn mà thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính thường gặp như vấn đề sức khỏe thể lý, cảm xúc và kinh tế, đặc biệt là gặp khó khăn với tình trạng mất chức năng của người bệnh. Những điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của thân nhân như không có thời gian cho bản thân. Những thân nhân chăm sóc cho bệnh nhân loạn thần mãn tính trong thời gian dài có thể dẫn đến một số vấn đề về cảm xúc như gánh nặng, trầm cảm, lo âu, kiệt sức, sa sút sức khỏe, thu rút xã hội và khó khăn về kinh tế, stress, xấu hổ, tội lỗi, vô dụng, sợ hãi, tức giận, mất mát, căng thẳng và mất hy vọng. Có nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân loạn thần mãn tính, đặc biệt là khi ứng phó với những vấn đề về hành vi của bệnh nhân và có nhiều triệu chứng 40
  48. âm tính dẫn tới mức độ lo âu cao ở thân nhân bệnh nhân. Thêm vào đó, sự kì thị, vấn đề gia đình và sự phụ thuộc của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến mức độ lo âu của thân nhân trong cuộc sống [3]. Một trong những vấn đề gắn liền với thân nhân bệnh nhân loạn thần đó là gánh nặng. Các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân thường xuyên đề cập đến từ khóa này. Gánh nặng của việc chăm sóc là một thuật ngữ rất khó để định nghĩa đơn giản. Nó được đánh giá rộng rãi và thường là xét dưới góc độ tiêu cực. Gần đây, gánh nặng của việc chăm sóc được định nghĩa dựa vào ảnh hưởng và kết quả nó để lại cho thân nhân bệnh nhân. Bên cạnh sự ảnh hưởng về mặt cảm xúc, tâm lý, thể chất và kinh tế, khái niệm gánh nặng của việc chăm sóc còn đề cập đến những ý niệm đau khổ như sự xấu hổ, mặc cảm tội lỗi và tự đổ lỗi [1]. Gánh nặng gia đình liên quan đến "tất cả những khó khăn và thử thách mà gia đình trải nghiệm được xem là kết quả của việc một người mắc bệnh". Chăm sóc được định nghĩa cơ bản là cung cấp sự hỗ trợ thực tế như chăm sóc cá nhân, quản lý thuốc, hoạt động hằng ngày hoặc quản lý tài chính [13]. Thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt thường bị quá tải bởi với việc chăm sóc bệnh nhân. Mức độ gánh nặng trung bình của thân nhân rất cao, thường là ở người mẹ, thân nhân có mức độ học vấn thấp, người chăm sóc cho bệnh nhân trẻ tuổi và bệnh nhân nhập viện thường xuyên trong 3 năm. Nghiên cứu được thực hiện ở Chile cho kết quả rằng thân nhân bệnh nhân ở hầu hết các nước phát triển có mức độ gánh nặng cao và nó ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của họ. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của việc hỗ trợ cho thân nhân bệnh nhân và cả sự hạn chế về kinh tế, sức khỏe và cả nguồn lực cộng đồng [16]. Thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính không chỉ chăm sóc bệnh nhân trong thời gian nhập viện mà còn có những gánh nặng khi chăm sóc bệnh nhân trong cuộc sống thường nhật. Họ có thể có những hội chứng đa dạng và toàn diện về sức khỏe tâm thần. Gánh nặng bao gồm hai chiều kích: khách quan và chủ quan. Ở chiều kích khách quan, ta có thể xét đến các yếu tố như mất nguồn kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe, con cái và sinh hoạt hằng ngày của gia đình; những hành vi bất thường của bệnh nhân. Còn 41