Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 107 trang thiennha21 25/04/2022 3450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_huu_hieu_cua_he_tho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN DIỆU LINH Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Diệu Linh Th.S: Lê Ngọc Lưu Quang TrườngLớp: K50 Đại Tài chính học Kinh tế Huế Huế, 12/2019
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ” 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới trong đó có Việt Nam có rất ít nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS),và sự thành công của hệ thống ERP. Với mong muốn giúp ích cho việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống TABMIS tốt hơn trong khu vực công cũng như hiểu rõ hơn về hệ thống này, xuất phát từ những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau một thời gian tìm hiểu tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của khóa luận: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại Kho bạc nhà nước; Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế như thế nào? Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống tại đơn vị nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu gồm thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp từ khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế; phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Trường4. Kết quả nghiên Đại cứu: học Kinh tế Huế - Cho biết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. i
  4. - Làm nổi bật hệ thống TABMIS và những lợi ích mà hệ thống TABMIS mang lại trong lĩnh vực quản lý NSNN của KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, Khóa luận đề xuất giải pháp, kiến nghị hợp lý dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS với trọng tâm là cung cấp Báo cáo tài chính tin cậy, tăng cường quản lý thu chi NSNN và từ đó đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp nhất với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này không chỉ có sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ của mọi người. Trước hết em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy/Cô giáo giảng dạy tại khoa Tài chính ngân hàng – Trường Đại học Kinh tế Huế đã dạy dỗ và nhiệt tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Lê Ngọc Lưu Quang, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đây, đặc biệt là các Anh/Chị ở phòng Kế toán nhà nước đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, cung cấp số liệu, tài liệu, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan và hoàn thành báo cáo này. Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh và đạt được những yêu cầu ban đầu, song không thể tránh khỏi được những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô để bài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Diệu Linh Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. MỤC LỤC MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.2.1. Phạm vi về không gian 3 3.2.2. Phạm vi về thời gian 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.1.1. Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp 3 4.1.2. Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp 4 4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 4 4.2.1. Thống kê mô tả 5 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo 5 4.2.3. Phân tích nhân tố (EFA) 5 4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 6 5. Kết cấu đề tài: 7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH TrườngHƯỞNG ĐẾN HĐạiỆ THỐNG họcTHÔNG TINKinh QUẢN LÝ NGÂNtế Huế SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 8 1.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước và Ngân sách nhà nước 8 1.1.1. Khái niệm Kho bạc nhà nước 8 iv
  7. 1.1.2. Khái niệm Ngân sách nhà nước 8 1.2. Tổng quan về Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống ERP 9 1.2.1. Hệ thống thông tin 9 1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý 9 1.2.3. Hệ thống hoạch định quản trị nguồn nhân lực (ERP) 10 1.3. Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) 12 1.3.1. Khái niệm Hệ thống TABMIS 12 1.3.2. Đặc điểm Hệ thống TABMIS 13 1.3.3. Lợi ích của Hệ thống TABMIS 14 1.3.4. Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS 15 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) 17 1.4.1. Một số nghiên cứu nước ngoài 17 1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước 21 1.5. Phương pháp Thực hiện Ứng dụng của Oracle trong hệ thống TABMIS 25 1.5.1. Khái niệm 25 1.5.2. Đặc điểm của Phương pháp AIM 25 1.6. Ứng dụng Phương pháp AIM để xây dựng mô hình nghiên cứu 26 1.6.1. Lý do chọn Phương pháp AIM 26 1.6.2. Ứng dụng Phương pháp AIM trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS 27 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ 35 2.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế 35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế 35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 36 2.1.3. Chức năng của các phòng ban 37 Trường2.2. Phương pháp nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế39 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu 39 2.2.2. Mô hình nghiên cứu 41 v
  8. 2.3. Kết quả nghiên cứu 46 2.3.1. Mô tả, thống kê bộ dữ liệu nghiên cứu 46 2.3.2. Mẫu nghiên cứu 47 2.3.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 47 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 51 2.3.4.1. Kiểm định KMO và Barllet’s 52 2.3.4.2. Phân tích nhân tố 52 2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính 58 2.3.5.1. Kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 59 2.3.5.2. Phân tích hồi quy đa biến 60 2.3.5.3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy 61 2.3.5.4. Sự phù hợp của mô hình hồi quy 62 2.3.5.5. Kiểm định độ tin cậy của mô hình 62 2.3.5.6. Kiểm định giả thuyết 63 2.3.6. Ý nghĩa của mô hình 64 2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 66 CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG TABMIS TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ 67 3.1. Nhân tố Môi trường kiểm tra, giám sát 67 3.2. Nhân tố Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai 68 3.3. Nhân tố Năng lực của đội dự án 69 3.4. Nhân tố Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo 69 3.5. Nhân tố Chính sách quản lý hệ thống TABMIS 70 3.6. Nhân tố Chất lượng dữ liệu, thiết bị và cơ sở hạ tầng 71 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 1. Kết luận 72 2. Kiến nghị 73 2.1. Đối với Kho bạc nhà nước 73 Trường2.2. Đối với Kho b ạcĐại nhà nước tỉ nhhọc Thừa Thiên KinhHuế tế Huế74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 76 vi
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Orcle Application Implementation Methodology AIM (Phương pháp thực hiện Ứng dụng của ORACLE) BCTC Báo cáo tài chính CBCC Cán bộ công chức CNTT Công nghệ thông tin Enterprise Resource Planning ERP (Hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) KBNN Kho bạc nhà nước KTNN Kế toán nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước Treasury and Budget Management Information System TABMIS ( Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho Bạc) TRM Treasury Reference Model – Mô hình Kho bạc tham khảo TTKT Thông tin kế toán Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Sơ hồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố trong mô hình Bảng 2.2: Bảng điều tra thông tin Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha Bảng 2.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm nhân tố tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS Bảng 2.5: Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barllet’s Bảng 2.6: Tổng phương trích các nhân tố Bảng 2.7: Bảng xoay ma trận các nhân tố biến độc lập Bảng 2.8: Kết quả hệ số KMO và Barllet’s lần 2 Bảng 2.9: Tổng phương trình các nhân tố lần 2 Bảng 2.10: Bảng xoay ma trận các nhân tố biến độc lập lần 2 Bảng 2.11: Kiểm định sự tương quan Person giữa các biến Bảng 2.12: Bảng trọng số hồi quy Bảng 2.13: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Bảng 2.14: Bảng ANOVA Bảng 2.15: Kết quả kiểm định giả thuyết TrườngBảng 2.16: Bảng h ệ sĐạiố hồi quy chu họcẩn hóa Kinh tế Huế viii
  11. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mọi mặt với các quốc gia trên thế giới, trong đó hội nhập kinh tế đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc triển khai và áp dụng hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là điều cần thiết vì hệ thống này góp phần làm cho các tổ chức có thể quản lý công việc hiệu quả, nhanh chóng, cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy. Có thể hiểu rằng, ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẽ dữ liệu chung cho toàn danh nghiệp và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực. Thành công của dự án ERP mang đến nhiều lợi nhuận cho tổ chức bao gồm hiệu suất tài chính thông qua hiệu quả xử lý dữ liệu, cải thiện vị thế cạnh tranh và phá bỏ rào cản giữa các phòng ban, giúp cho việc trao đổi các dữ liệu quan trọng một cách dễ dàng. Có thể thấy được ERP đã trở thành công cụ chiến lược quan trọng cho cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Việc ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP trong quản lý ngân sách là một xu hướng mới đã được nhiều quốc gia triển khai. Với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong lĩnh vực tài chính công và cung cấp cho người sử dụng bên ngoài (các nhà đầu tư, ngân hàng Thế giới ) các thông tin, báo cáo phản ánh tình trạng chi tiêu ngân sách của một quốc gia, Bộ tài chính đã triển khai Dự án “Cải cách Quản lý Tài chính công” với nhiệm vụ chính là việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS – Treasury And Budget Management Information System), được ứng dụng đầu tiên trong hệ thống Kho bạc nhà nước. Đặc biệt, Việt Nam với dự án TABMIS do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ đã được triển khai. Có thể nói Trườngrằng, hệ thống TABMIS Đại là lựa ch ọhọcn tốt nhất trong Kinh thời đại công nghtếệ thông Huế tin. Hệ thống TABMIS có chức năng hỗ trợ phòng Kế toán nhà nước - là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, điều hành và kiểm soát hoạt 1
  12. động ngân sách của Nhà nước. TABMIS với mục tiêu cụ thể trong phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp. Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử dụng ngân sách, tạo điều kiện phát huy hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợp với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch. Có thể nói lợi ích mà TABMIS đem lại thể hiện khá rõ, tuy nhiên do TABMIS là dự án lớn cả về mục tiêu, phạm vi và đối tượng sử dụng nên trong quá trình triển khai các đơn vị gặp không ít vướng mắc. Do đó, để đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa của ngành Tài chính cũng như hỗ trợ dự án Tổng kế toán nhà nước – Báo cáo tài chính hợp nhất thì tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cần phải được nâng cao. Qua tìm hiểu, có rất nhiều tài liệu liên quan đến hệ thống Thông tin quan lý ngân sách và kho bạc nhưng tài liệu nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống này trong khu vực công còn rất ít. Qua quá trình thực tập tại KBNN Thừa Thiên Huế, với mong muốn nâng cao kiến thức về hệ thống cũng như giúp ích trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống TABMIS một cách tốt hơn, xuất phát từ những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau một thời gian tìm hiểu tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát TrườngPhân tích các nhân Đại tố làm ảnh học hưởng đến tínhKinh hữu hiệu của htếệ thống Huế thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế từ dó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng hoàn thiện hệ thống tại cơ quan nghiên cứu. 2
  13. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các kiến nghị phù hợp dựa trên các kết quả nghiên cứu để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Khảo sát của đề tài được thực hiện tại KBNN Thừa Thiên Huế, cụ thể là Phòng Kế toán nhà nước và Phòng Tin học. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Số liệu được thu thập trong trong vòng 3 tháng từ khoảng tháng 09 đến tháng 12 năm 2019, giải pháp đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp - Các thông tư, văn bản, báo cáo, quy định, các kế hoạch của Bộ Tài chính, TrườngKBNN. Đại học Kinh tế Huế - Các nội dung lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN và các thông tin cần thiết khác. 3
  14. - Từ các website, sách, báo, tạp chí nội bộ, giáo trình, khóa luận, chuyên đề có liên quan ở trong nước, quốc tế và các nguồn khác. 4.1.2. Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp - Các bảng khảo sát thu nhập từ các nhân viên tại KBNN Thừa Thiên Huế. Phỏng vấn Ban giám đốc KBNN, các nhân viên phòng Tin học và phòng Kế toán nhà nước tại KBNN Thừa Thiên Huế về hệ thống TABMIS và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Thiết kế các câu hỏi khảo sát cho các đối tượng cán bộ công chức tại các phòng ban đang công tác tại KBNN, có sử dụng trực tiếp hệ thống Tabmis. - Bài nghiên cứu kết hợp 02 phương pháp định tính và định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vài trò chủ đạo. Phương pháp định tính: bao gồm Tổng hợp; phân tích; điều tra, khảo sát lấy ý kiến. Phương pháp định lượng: Sử dụng thang đo Likert 5 điểm: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý, (3) Không ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chia quy trình nghiên cứu định lượng thành 2 bước chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ để xây dựng thang đo, đánh giá sơ bộ thang đo; (2) Nghiên cứu chính chức, kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Các bước chuẩn bị để phân tích dữ liệu: (1) Sau khi thu nhận bảng trả lời, tiến Trườnghành làm sạch thông Đại tin; (2) Mã hóahọc các thông Kinhtin cần thiết; (3) Nhtếập li ệHuếu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. 4
  15. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 4.2.1. Thống kê mô tả Được vận dụng thông qua các công đoạn phân tích và xử lý số liệu. Trong phần mô tả tác giả sẽ đưa ra các bảng biểu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát để đưa ra các kết quả và từ đó tìm ra nhận xét. 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được thực hiện trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo lường. Đánh giá độ tin cậy thang đo phải thỏa mãn các tiêu chí sau: Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này) và chọn thang đo khi nó có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên thì chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao). 4.2.3. Phân tích nhân tố (EFA) Là phương pháp phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau vì các biến được đưa vào phân tích không có biến độc lập và biến phục thuộc. Nhằm rút gọn số lượng các Trườngbiến trong phân tích, Đại đồng thời giúp học các nhà nghiên Kinh cứu gộp các bitếến có mHuếối liên hệ thành các thành phần chung. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn nhất của mỗi hệ thang đo ≥ 0.5, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson),1988), hệ số KMO ≥ 0.5 và kiểm 5
  16. định Bartlett có ý nghĩa thống kê. Phương pháp rút trích “Componet Principle” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. 4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Nhằm xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc, giúp nhà nghiên cứu đưa ra dự báo mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Độ chính xác của ước lượng các tham số tổng thể: Sai số chuẩn của β : 2 0 1 x   0 2 n n1 sx Sai số chuẩn của β1:    1 2 n 1 sx Sai số của ước lượng: 2 Y   x s  i 0 1 n 2 Mô hình xây dựng từ dữ liệu mẫu có dạng: Y = B0 + B1*X1 + B2*X2 + + Bk*Xk Trong đó: X1, X2 Xk: biến độc lập Y: biến phụ thuộc B0, B1, B2 Bk: hệ số hồi quy Kiểm định các giả thuyết Đánh giá về mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. Trường Đánh giá về đĐạiộ phù hợp c ủahọc mô hình. Kinh tế Huế Đánh giá về từng hệ số hồi quy riêng phần (Bk) 6
  17. 5. Kết cấu đề tài: PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu đề tài. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương này cung cấp tổng quan các lý thuyết nền tảng và cơ bản cũng như đã tổng hợp các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cũng như hệ thống ERP làm cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN Thừa Thiên Huế Chương này trình bày phương pháp phân tích dữ liệu, kết quả được xây dựng và các thang đo lương tính hữu hiệu cũng như trình bày các quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng; trong đó trình bày các lý thuyết và điều kiện chấp nhận của từng công cụ sử dụng trong định lượng. Chương 3: Các kiến nghị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại Kho bạc Thừa Thiên Huế. Đưa ra định hướng, giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế 7
  18. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước và Ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm Kho bạc nhà nước Theo Website của Bộ tài chính: “Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật”. KBNN là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách; có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy và có trụ sở làm việc; hoạt động của KBNN theo hệ thống dọc từ Trung ương đến Địa phương bao gồm: KBNN Trung Ương, KBNN tỉnh (thành phố), KBNN huyện (quận, thị xã) và các điểm giao dịch trực thuộc KBNN trên địa bàn đó Như vậy, cơ quan KBNN cũng như các cơ quan hành chính nhà nước, được Nhà nước trang cấp các loại tài sản, phần mềm để phục vụ cho hoạt động của ngành. 1.1.2. Khái niệm Ngân sách nhà nước TrườngNgân sách nhà Đại nước là m ộhọct phạm trù kinhKinh tế khách quan, tếra đờ i, Huếtồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi 8
  19. của Nhà nước dưới hình thức tiền tệ. Ngân sách nhà nước được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua. Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/06/2015 đã xác định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.2. Tổng quan về Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống ERP 1.2.1. Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước. Hệ thống thông tin còn giúp các nhà quản lý phân tích chính xác hơn các vấn đề, nhìn nhận một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới. Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển. 1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý 1.2.2.1. Khái niệm Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản lý của tổ chức. Thông tin quản lý có thể lấy từ bên trong tổ chức (các báo cáo, Trườngsổ sách của tổ chứ c)Đại hoặc từ bên ngoàihọc tổ chứ c Kinh(đối tác, đối thủ cạtếnh tranh, Huế tổ chức có liên quan, các nhà cung cấp, chỉnh phủ,.v.v ). Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật và thông tin điều hành. 9
  20. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. 1.2.2.2. Lợi ích của hệ thống thông tin quản lý trong tài chính Theo Nath & Badgujar (2013), hệ thống thông tin quản lý cung cấp nhiều lợi ích đối với các tổ chức: Hỗ trợ trong việc đưa ra các giải pháp thích hợp đối với từng trường hợp hoạt động của tổ chức; Là công cụ phối hợp hiệu quả và hữu hiệu giữa các phòng ban tại tất cả các cấp trong tổ chức; cập nhật và truy cập các dữ liệu và tài liệu liên quan; sử dụng ít nhân công hơn; quản lý các hoạt động hằng ngày. Theo bài nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hệ thoongss thông tin quản lý thành công trong tổ chức để nâng cao hoạt động của tổ chức” của Al – Mamary Y.H et al (2014), Hệ thống thông tin quản lý rất cấn thiết bởi vì các mức độ quản lý khác nhau được yêu cầu để thực hiện các hoạt động của tổ chức như lên kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định. 1.2.3. Hệ thống hoạch định quản trị nguồn nhân lực (ERP) 1.2.3.1. Định nghĩa Dưới góc độ quản lý, ERP là “một giải pháp quản lý và tổ chức dựa trên nền tảng kỹ thuật thông tin đối với những thách thức do môi trường tạo ra” (Laudon & Laudon, 1995). Hệ thống ERP với phương pháp kỹ thuật và tổ chức giúp doanh nghiệp gia tăng và làm gọn nhẹ việc xử lý kinh doanh nội bộ vì đòi hỏi phải tái cấu trúc kinh doanh và tổ chức doanh nghiệp, thay đổi phong cách quản lý doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quy trình quản lý, chiến lược, tổ chức và văn hóa doanh nghiệp (Nguyễn Bích Liên, 2012). TrườngDưới góc đ ộ ĐạiHệ thống thông học tin, hệ th ốKinhng ERP là các góitế phầ n Huế mềm cho phép doanh nghiệp tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẽ dữ liệu chung cho toàn doanh nghiệp và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực. 10
  21. Theo Chritopher (2006), hệ thống ERP là một hệ thống tích hợp các chức năng xử lý nghiệp vụ của tất cả các bộ phận trong một phần mềm máy tính duy nhất có thể đáp ứng tất cả nhu cầu dặc dù của các bộ phận khác nhau. Như vậy, ERP là phần mềm quản lý toàn diện quy trình hoạt động, cho phép sử dụng một hệ thống tích hợp nhiều ứng dụng vào việc tự kiểm soát trạng thái và hoạch định tổng thể các nguồn lực doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch khai thác hợp lý nguồn tài nguyên liên quan đến tài chính, nhân lực và công nghệ đồng thời tự động hóa nhiều hoạt động chức năng nhờ vào quy trình nghiệp vụ thiết lập trong hệ thống. ERP mang đến cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo chuẩn quốc té, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên. 1.2.3.2. Lợi ích hệ thống ERP - Các số liệu được lưu lại đầy đủ, và chính xác cùng với những phân tích tài chính hỗ trợ cho ban giám đốc ra quyết định phù hợp với năng lực và tài chính của công ty qua nhiều năm. Ngoài ra, hệ thống ERP giúp giảm chi phí đầu tư so với nhiều hệ thống rời rạc, một hệ thống thống nhất, dễ vận hành, bảo trì. - Thông tin tập trung, chính xác, kịp thời: Thông tin cập nhật theo thời gian thực và được lưu lại theo từng nguồn cấp tin nên đảm bảo chính xác, đầy đủ do dễ dàng phát hiện vị trí lỗi dữ liệu để kịp thời sửa chữa. - Các hệ thống phần mềm ERP hoạt động linh hoạt, giúp giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động do dữ liệu từ các bộ phận được liên kết và kế thừa nhau, với những ràng buộc bởi các thuật toán giúp dễ dàng phát hiện lỗi phát sinh trong dữ liệu. Mặt khác, việc ứng dụng quản trị cơ sở dữ liệu trực tuyến giúp lãnh đạo truy xuất các dữ liệu, báo cáo mọi lúc, mọi nơi dễ dàng và thuận tiện. - Dễ dàng nâng cấp, mở rộng: Trong quá trình hoạt động, luôn phát sinh Trườngnhững diễn biến m ớĐạii khiến ngư ờihọc quản trị ngày Kinh càng phải cập nhtếật và giHuếải quyết những mâu thuẫn mới dẫn đến phát sinh những nhu cầu quản lý mới. Do đó, một hệ 11
  22. thống linh hoạt, dễ nâng cấp và mở rộng dẫn ra một cách thức hoạt động hiệu quả và phù hợp hơn với sự biến đổi từng ngày tại doanh nghiệp. - Chuẩn mở với việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc trao đổi dữ liệu với đối tác nước ngoài; hạn chế các lỗ hổng thông tin, đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp. Theo tác giả Trần Sơn trong bài “ERP – Một phong cách quản lý” đăng trên tạp chí “PC World Việt Nam, Seri B” số tháng 10/2003 thì ERP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (Loại bỏ các sai sót có thể xảy ra khi nhiều người cùng nhập một dữ liệu; Tăng tốc độ dòng công việc; Dữ liệu tập trung - cho phép các phòng ban thường xuyên đưa ra các báo cáo chính xác và kịp thời cho lãnh đạo, hỗ trợ việc phân tích các dữ liệu theo nhiều góc khác nhau (Data Mining) đưa ra những báo cáo mang tính trợ giúp quyết định kinh doanh; Dễ dàng kiểm soát - một cơ sở dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ tập trung sẽ giúp ban lãnh đạo dễ dàng áp dụng các cơ chế kiểm soát nội bộ) . 1.3. Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) 1.3.1. Khái niệm Hệ thống TABMIS - Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Treasury and Budget Management Information System) gọi tắt là TABMIS là cấu phần lớn nhất của Dự án Cải cách Quản lý Tài chính công của Bộ Tài chính. Theo Oracle, TABMIS được định nghĩa là hệ thống kế toán tập trung xử lý trên mạng máy tính, có khả năng kết nối trao đổi thông tin với các hệ thống khác; đồng thời có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các báo cáo theo nhiều tiêu thức (báo cáo theo thiết kế chuẩn và theo yêu cầu tùy chỉnh của Bộ Tài chính) nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý điều hành của cơ quan tài chính, KBNN và chính quyền các cấp. Về bản chất, có thể hiểu TABMIS là hệ thống thông tin quản lý, hệ thống kế toán máy tính, thực hiện ghi Trườngchép, xử lý và quản lýĐại dữ liệu tậ p trunghọc tại Trung Kinh ương, có khả năng tế cung Huếcấp thông tin, dữ liệu về toàn bộ tình hình thực hiện ngân sách ở các cấp, các bộ, các ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua Kho bạc nhà nước (KBNN). Ngoài ra, 12
  23. TABMIS còn là hệ thống cốt lõi, là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp, có khả năng giao diện với các phần mềm quản lý tài chính khác như: lập ngân sách, quản lý thu thuế, quản lý nợ thông qua các quy trình chính của TABMIS (xem Phụ lục 1). 1.3.2. Đặc điểm Hệ thống TABMIS - Thứ nhất, kiến trúc TABMIS được thiết kế, xây dựng dựa trên khuôn mẫu quản lý tài chính và ngân sách đã được kiểm chứng thực tế và dựa trên một số chuẩn mực và thông lệ Thế giới. TABMIS sử dụng giải pháp phần mềm trọn gói Oracle Finnancials đã chuẩn hóa cho mô hình kho bạc công, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Giải pháp này phục vụ được mô hình kế toán tiền mặt sửa đổi hay kế toán dồn tích, đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống phục vụ cho các chính sách đang trong quá trình thay đổi, là cơ hội tốt cho Việt Nam cải cách quản lý tài chính và kế toán công theo hướng hội nhập với quốc tế và khu vực, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công. - Thứ hai, TABMIS có khả năng giao diện với các phần mềm quản lý tài chính khác để tạo thành hệ thống quản lý tài chính tích hợp, Cụ thể bao gồm: (1) Các chương trình tại KBNN như chương trình thu thuế trực tiếp (TCS), chương trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư (ĐTKB) (2) Các chương trình tại cơ quan tài chính như chương trình quản lý nợ, chương trình quản lý ngân sách (3) Chương trình quản lý thuế của cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan (4) Chương trình thanh toán song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Thứ ba, triển khai hệ thống tài khoản kế toán và mục lục ngân sách duy nhất được gọi là kế toán đồ (COA). COA là một dãy mã số bao gồm nhiều phân đoạn Trườngkhác nhau, mỗi phân Đại đoạn thể hi ệnhọc một nội dung Kinh quản lý khác nhau: tế mã nguHuếồn vốn, mã đơn vị tổ chức, mã dự án, mục lục ngân sách COA được quản lý và sử dụng thống nhất cho tất cả các đối tượng liên quan đến quản lý và sử dụng NSNN. Từ đó, cho phép các cơ quan quản lý được các cấp ngân sách, phân cấp địa lý hành chính, 13
  24. các chương trình và dự án, các loại nguồn vốn ngân sách, mục lục ngân sách, các niên độ ngân sách. - Thứ tư, TABMIS còn tạo lập báo cáo tài chính và các hoạt động chuẩn bị dữ liệu liên quan, thông qua cộng cụ kết xuất báo cáo. Quy trình nghiệp vụ áp dụng cho TABMIS khi triển khai thực hiện sẽ tạo ra nền tảng phần cứng, phần mềm ổn định, rất thuận lợi cho việc xây dựng các chương trình cải cách quản lý tài chính công trong tương lai. Vì hệ thống TABMIS ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung tại Trung ương, do đó có khả năng cung cấp thông tin, dữ liệu về toàn bộ tình hình thực hiện NS (thông qua KBNN) ở các cấp, các bộ, ngành, các đơn vị sử dụng NS Do đó, các thông tin trong TABMIS được xử lý trong chu trình khép kín, nối tiếp và được chia sẻ bởi nhiều tác nhân, nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau có liên quan. Với đặc điểm này, trong quá trình thiết kế, cần phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc tham gia (trực tiếp hay gián tiếp) vào hệ thống. - Thứ năm, về công nghệ, TABMIS là hệ thống quản lý tập trung, các đơn vị tham gia hệ thống sẽ được phân quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu chung tại Trung ương thông qua giao diện web; khi triển khai TABMIS sẽ tác động sâu, rộng đến tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của các đơn vị tham gia hệ thống, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các công việc từ ban hành cơ chế chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông, sắp xếp tổ chức bộ máy và chuẩn bị nguồn nhân lực của các cơ quan có liên quan đến NSNN (từ khâu phân bổ đến sử dụng và quyết toán NSNN), trong đó vai trò có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng là hệ thống KBNN, cơ quan Tài chính (Tài chính tại địa phương, cơ quan Thuế ). 1.3.3. Lợi ích của Hệ thống TABMIS  Về thông tin: Trường- Nâng cao kh ảĐạinăng quản lýhọc tài chính nh Kinhờ tính rõ ràng, chính tế xác Huếcủa thông tin. - Nâng cao khả năng lập quyết định quản lý tài chính. 14
  25. - Ghi và lập báo cáo, báo cáo ngân sách kịp thời, trung thực, chính xác trên cở sở quy định rõ trách nhiệm giải trình ngân sách. - Giúp việc quản lý ngân sách của Việt Nam dần tiến tới những chuẩn mực và thông lệ tốt nhất trên thế giới, từ đó tăng cường tính minh bạch và kỹ năng tích hợp cho khu vực tài chính công.  Về quy trình: - Nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường quản lý ngân sách và kho bạc. - Tăng độ tin cậy trong khả năng kiểm toán quỹ ngân sách, tăng cường tính chính xác, đúng hạn, hợp lệ và minh bạch đối với thông tin về ngân sách và tài chính; tăng cường thực hiện ngân sách thông qua việc thiết lập cơ sở dữ liệu nhà cung cấp; đối chiếu thanh toán hóa đơn với cam kết mua sắm trên toàn hệ thống. Ngoài ra, hệ thống sẽ cung cấp sự đảm bảo an toàn thông tin, chống phá hủy dữ liệu thông qua việc duy trì song song một trung tâm dự phòng. Xét dưới gốc độ TABMIS là một công cụ quản lý, hệ thống sẽ hỗ trợ cho đơn vị tham gia nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. 1.3.4. Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS Theo Smith J. & Binti Puasa S. (2016) định nghĩa một hệ thống thông tin hiệu quả là một hệ thống đạt được khi có sự quản lý phù hợp và sự dụng một hệ thống thành công, được thể hiện về mặt chất lượng và thành công lâu dài. Kho bạc nhà nước với đặc điểm là cơ quan quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo ngân sách và hệ thống TABMIS là công cụ để hỗ trợ các cán bộ trong KBNN thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hiệu quả nên tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS được hiểu là hệ thống có chất lượng và thành công lâu dài, có ảnh hưởng và thỏa mãn được người sử dụng. Ives và cộng sự , 1983, Salehi et al., 2010, Doll and Torkzadeh (1988), Seddon Trường& Kiew (1994) đã sửĐạidụng khái nihọcệm về sự hài lòngKinh của người s ử tếdụng đểHuếđo lường tính hữu hiệu của hệ thống TTKT. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng Sự hài lòng của người sử dụng cung cấp sự đánh giá hữu hiệu nhất cho sự thành công của 15
  26. việc thực hiện hệ thống thông tin. Theo Delone & McLean (2003), yếu tố “sự hài lòng của người sử dụng” là yếu tố trung tâm và có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố còn lại trong mô hình. Một hệ thống thỏa mãn người sử dụng khi hệ thống đó có chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ tốt, đồng thời lợi ích mà hệ thống mang lại đáp ứng được nhiệm vụ của người sử dụng. Chất lượng hệ thống có liên quan đến tính nhất quán của giao diện người dùng, dễ sử dụng, thời gian đáp ứng trong hệ thống, chất lượng và bảo trì của chương trình. Chất lượng thông tin là có liên quan với các vấn đề như tính kịp thời, chính xác, phù hợp và định dạng của thông tin được tạo bởi một hệ thống thông tin. Chất lượng dịch vụ là sự hỗ trự của người sử dụng hệ thống nhận được từ các bộ phận IS và nhân viên hỗ trợ IS, liên quan đến tính nhạy bén, chính xác, độ tin cậy, năng lực kỹ thuật, sự đồng thuận vủa các nhân viên kỹ nhuật.  Chất lượng hệ thống: Trong phạm vi nghiên cứu là KBNN có yêu cầu rất cao về độ tin cậy và độ bảo mật đồng thời phải linh hoạt, nâng cấp cho phù hợp khi có sự thay đổi chính sách quản lý của Nhà nước trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí. Do đó, chất lượng hệ thống ngoài giao diện dễ sử dụng, thời gian xử lý nhanh thì phải có độ tin cậy, bảo mật rất cao; có khả năng linh hoạt tốt.  Chất lượng thông tin: Đối với chất lượng thông tin, phần lớn người sử dụng quan tâm đến thông tin đầu ra với độ chính xác, phù hợp, kịp thời và đáp ứng các cấp quản lý khác nhau. Một vài nghiên cứu chỉ ra tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán phụ thuộc vào chất lượng đầu ra của hệ thống thông tin kế toán thỏa mãn được yêu cầu của người sử dụng (Delone &Mc Lean ,1992). Theo Kim (1989), ông lập luận rằng hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu dựa vào sự nhận thức về chất lượng thông tin của người sử dụng (có độ tin cậy, bảo mật, báo cáo kịp thời, chính xác, phù hợp với quyết định)  Chất lượng dịch vụ: Trong quá trình vận hành hệ thống, chất lượng dịch vụ Trườngvề bảo hành, hỗ trợ tĐạiừ đội kỹ thu ậthọc cũng được ngưKinhời sử dụng quan tế tâm. ĐâyHuế cũng là thang đo để đo lường tính hữu hiệu của hệ thống thông tin. Tuy nhiên, KBNN khi triển khai hệ thống TABMIS thì sự hỗ trợ từ đội kỹ thuật luôn được đạt yêu cầu cao; 16
  27. do đó, bài luận văn không sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ đo lường tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS.  Lợi ích ròng: Lợi ích mà hệ thống mang lại cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng (Delone & McLean, 2003). Lợi ích mang lại càng lớn thì sự hài lòng càng cao và điều đó chứng tỏ hệ thống thông tin có tính hữu hiệu. Trong thực tế, người sử dụng yêu cầu hệ thống cung cấp các loại báo cáo khác nhau và theo cấp quản lý. Cấp quản lý thấp và trung yêu cầu thông tin chi tiết thì cấp quản lý cao cấp yêu cầu thông tin tổng quát (Hall, 2010). Với việc cung cấp thông tin đa dạng, hệ thống đã đóng góp và nâng cao giá trị trong việc ra quyết định. Trong phạm vi KBNN, lợi ích mà hệ thống TABMIS mang lại là các báo cáo về dự toán, báo cáo thu chi NSNN phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng NSNN; phục vụ công tác báo cáo cuối năm. Tóm lại, trong bài khóa luận này sử dụng các thang đo để đo lường tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế, bao gồm: - Chất lượng hệ thống: thể hiện qua giao diện dễ sử dụng, linh hoạt, độ tin cậy và bảo mật cao, thời gian xử lý nhanh. - Chất lượng thông tin thể hiện qua thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời, dễ hiễu, có độ chính xác cao. Lợi ích ròng từ hệ thống thể hiện qua các báo cáo phục vụ quản lý NSNN 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước 1.4.1. Một số nghiên cứu nước ngoài  Các nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông Trườngtin quản lý Đại học Kinh tế Huế Hệ thống thông tin có tính hữu hiệu khi nó có khả năng hoàn thành các yêu cầu đề ra (Hamilton S. & Chevany N.L, 1981), đạt được mục tiêu của tổ chức (Raymond L., 1990) và ủng hộ quá trình ra quyết định (Thong J.Y.L &Yap C.S, 17
  28. 1996). Theo Smith J & Binti Puasa S. (2016), một hệ thống thông tin thành công luôn phải có tính hữu hiệu vì “tính hữu hiệu” liên quan đến khả năng, ảnh hưởng, cải thiện, đạt được và thỏa mãn. Delone & Mc Lean (2016) định nghĩa “sự thành công” là việc đạt được mục tiêu đề ra như một cam kết, trong khi đó “tính hữu hiệu” đạt được khi có sự quản lý phù hợp, sử dụng hệ thống thành công, được thể hiện về mặt chất lượng và thành công lâu dài. Hệ thống thông tin hữu hiệu khi lợi ích cao hơn chi phí (Sajady et al., 2008) hay liên quan đến hệ thống được ứng dụng thành công đáp ứng yêu cầu của người sử dụng (Salehi et al., 2010). Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin theo khía cạnh của người sử dụng được thể hiện ở việc cung cấp thông tin theo yêu cầu, hỗ trợ quy trình ra quyết định (Dehghanzade et al., 2011; Sajady et al., 2008; Nicolaou, 2000). Nghiên cứu của Pornpandejwittaya (2012) cho rằng tính hữu hiệu thể hiện qua đặc điểm của chất lượng thông tin ( độ tin cây, phù hợp, kịp thời). Ngoài ra, còn có nhiều cách để đo lường tính hữu hiệu của hệ thống thông tin như sự thỏa mãn của người sử dụng, phân tích chi phí, chất lượng dữ liệu Mô hình Hệ thống thông tin thành công của Delone & Mc Lean (1992, 2003) được nhiều bài nghiên cứu sử dụng làm tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin (McGill & Hobbs, 2003). Theo mô hình này, có 06 tiêu chí đo lường sự thành công độc lập, có phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm: chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sử dụng, sự hài lòng của người sử dụng, tác động đến cá nhân và tác động đến tổ chức. Năm 2003, mô hình được cải tiến phù hợp với sự phát triển công nghệ với 06 tiêu chí: Chất lượng thông tin, Chất lượng hệ thống, Chất lượng dịch vụ, Sử dụng, Sự hài lòng của người sử dụng và Lợi ích ròng. Trong đó, tiêu chí sự hài lòng của người dụng được ứng dụng khá phổ biển  Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý và hệ thống ERP TrườngHệ thống thông Đại tin Chính phhọcủ bàn về cáchKinh hướng dẫn sửtếdụng côngHuế nghệ thông tin trong khu vực công tại các nước phát triển của Cơ quan Quản lý Phát triển và Quản lý công (Division of Public Administration and Department for 18
  29. Management) thuộc Bộ Hỗ trợ phát triển và Dịch vụ quản lý (Department for Development Support and Management Services), các tác giả đã đưa ra 04 nhân tố tác động đến việc ứng dụng thành công hệ thống thông tin trong khu vực công: (1) Sự cam kết của nhà quản lý cấp cao; (2) Sự tham gia của người sử dung; (3) Sự hỗ trợ của các tổ chức; (4) Thiết kế hệ thống thông tin Chính phủ. Hệ thống thông tin cho việc quản lý tài chính Chính phủ (Ali Hashim – chuyên gia kinh tế cấp cao của WB và Bill Allan – Nhà kinh tế cấp cao của IMF, 2007), hai tác giả đã đưa ra 07 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin trong việc quản lý tài chính nhà nước: (1) Cam kết của Chính phủ và hỗ trợ quản lý; (2) Các kỹ năng và năng lực của tổ chức, đội dự án, nhà tư vấn; (3) Sự hợp tác của các cơ quan, (4) Quản trị hệ thống và dữ liệu; (5) Kế hoạch dự án tiêu chuẩn; (6) Hỗ trợ công nghệ; (7) Chính sách quản lý sự thay đổi. Đối với khu vực tư, hệ thống ERP là một khái niệm rất quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp lớn nhỏ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hoạt động. Trong khu vực công, giải pháp ERP còn khá mới và việc ứng dụng giải pháp ERP trong quản lý ngân sách được triển khai rộng rãi ở một số nước và đang lan rộng ra thế giới, bắt đầu bằng “Mô hình kho bạc tham khảo” (Treasury Reference Model – TRM) của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ (IMF). Các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong khu vực công muốn ứng dụng hệ thống ERP thành công thì cần phải thiết lập các quy trình có thời gian phù hợp, tầm nhìn lãnh đạo, năng lực đội dự án, chính sách thay đổi, sự tương thích của phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.  Các nghiên cứu về các tác đông đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán Phần lớn các nghiên cứu về hệ thống TTKT được thực hiện trong các công ty, Trườngdoanh nghiệp, tổ ch ứĐạic; có rất ít cáchọc nghiên cứ uKinh và tài liệu về tính tế hữu hiHuếệu của hệ thống TTKT cũng như các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống TTKT trong khu vực công. 19
  30. Theo DeLone & Mc Lean (1992); Farhoomand & Drury (1996); Molla & Licker (2001), người sử dụng hệ thống có vai trò lớn, tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT trong các doanh nghiệp, công ty. Trong khu vực công, theo Zuhdi A.Z et al (2014), người sử dụng hệ thống cũng là yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT. Điều này được Deghanzade và cộng sự (2011) nghiên cứu trong bài nghiên cứu về “Những ảnh hưởng của nhân tố con người đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT”. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu bao gồm 62 văn phòng, tổ chức, khu vực công và các công ty tư nhân mà sử dụng hệ thống TTKT được khảo sát bởi bảng câu hỏi dựa vào mô hình 05 nhân tố về tính cách con người, 05 giả thuyết được đưa ra và kiểm định bởi Spearman và Chi square. Tác giả đã tìm ra được các đặc tính của người sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT trong môi trường máy tính như: Sự cởi mở, sự hợp tác, sự tận tâm cũng như sự thỏa mãn và kinh nghiệm làm việc với các phần mềm tài chính. Trong khu vực tư, việc nghiên cứu về sự thành công cũng như tính hữu hiệu của hệ thống TTKT được tiến hành khá nhiều với nhiều nguồn tư liệu tham khảo. Chẳng hạn Yuthas K. & Eining M.M (1995) trong nghiên cứu về những cách đo lường để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin, đã chỉ ra thang đo sự hài lòng của người sử dụng và thang đo Sử dụng là phù hợp để đại diện cho việc ra quyết định và tính hữu hiệu của hệ thống TTKT được đo lường bởi 2 thang đo này. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đo lường tính hữu hiệu của hệ thống TTKT liên quan đến vai trò của hệ thống TTKT trong việc hỗ trợ ra quyết định, kiểm soát và hoạt động trong các hoạt động công ty. Liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT và các nhân tố ảnh hưởng, Ismail (2009) bằng việc thực hiện nghiên cứu trong các doanh nghiệp vửa và nhỏ ở Malaysia với số lượng mẫu là 232, đã xây dựng 8 biến độc lập được giả thuyết có Trườngtương quan đến tính Đại hữu hiệu củhọca hệ thống TTKT:Kinh Sự phức htếợp củ a Huế hệ thống TTKT; Kiến thức của nhà quản lý về hệ thống TTKT; Kiến thức kế toán của nhà quản lý; Sự tham gia của nhà quản lý trong việc thực hiện hệ thống TTKT; Nhà cung cấp phần mềm; Nhà tư vấn hệ thống; Cơ quan chính phủ và Công ty kế toán. 20
  31. Sử dụng phần mềm SPSS kiểm định mô hình và giả thuyết, kết quả cho thấy kiến thức kế toán của nhà quản lý, nhà cung cấp phần mềm và công ty kiểm toán có sự ảnh hưởng quan trọng đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT. Do đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị rằng các nhà quản lý cần nâng cao hiểu biết vế nhu cầu thông tin, hợp tác với các nhà cung cấp có chất lượng và có mối quan hệ tốt với các công ty kế toán để thực hiện thành công hệ thống TTKT. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tìm hiểu về việc thực hiện hệ thống TTKT để hỗ trợ nhu cầu thông tin của họ. 1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước  Các nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý không nhiều và chủ yếu là đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống TTKT. Vì hệ thống TTKT là một bộ phận trong hệ thống thông tin quản lý nên các tiêu chí này cũng được xem là tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý. Nghiên cứu về phát triển mô hình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống TTKT của Lê Ngọc Mỹ Hằng và Hoàng Giang (2012), các chỉ tiêu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống TTKT tại các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: (1) Quá trình ra quyết định; (2) Kiểm soát nội bộ; (3) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện; (4) Chất lượng báo cáo tài chính; (5) Sự thỏa mãn của người sử dụng; (6) Quá trình xử lý nghiệp vụ kinh tế. Hạn chế của nghiên cứu này là phạm vi ở mô hình hợp tác xã và xem xét hệ thống TTKT dưới dóc độ phần mềm kế toán nên chưa đưa ra tiêu chí đánh giá tổng quan toàn bộ tính hữu hiệu của hệ thống TTKT. Nghiên cứu trong luận văn của Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013) về việc nhận diện Trườngtiêu chí đánh giá tính Đại hữu hiệu củhọca hệ thống TTKinhKT, đã đưa ra 08tế tiêu chí:Huế(1) Cải thiện quá trình ra quyết định của nhà quản lý; (2) Thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin; (3) Quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng; (4) Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; (5) Hỗ trợ cho việc đánh giá thành quả thuận lợi; (6) Nâng cao 21
  32. chất lượng BCTC; (7) Hệ thống TTKT tích hợp; (8) Tăng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả đã tiến hành khảo sát các nhà quản lý, giám đốc, kế toán viên, kiểm toán viên và thu thập được 112 mẫu, thực hiện phân tích với phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 07 tiêu chí được chọn: (1) Cải thiện quá trình ra quyết định của nhà quản lý; (2) Thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin; (3) Quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng; (4) Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; (5) Hỗ trợ cho việc đánh giá thành quả thuận lợi; (6) Nâng cao chất lượng BCTC; (7) Hệ thống TTKT tích hợp.  Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý và hệ thống ERP. Trong quản lý NSNN, với các lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, giảm chi phí, cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh , trong các năm gần đây, Bộ Tài Chính đã thực hiện việc ứng dụng hệ thống ERP vào trong công tác quản lý NSNN, bắt đầu với dự án TABMIS, xây dựng phần mềm quản lý ngân sách . Tuy nhiên, vì đề tài về hệ thống ERP trong khu vực công còn khá mới nên các đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống ERP hay hệ thống TABMIS trong khu vực này còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống ERP hay TABMIS hầu như không có. Trong luận án “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam” của Nguyễn Bích Liên (2012), tác giả sử dụng tính chất bắc cầu để chứng minh các yếu tố tác động đến hệ thống ERP cũng tác động đến chất lượng thông tin. Ngoài ra, tác giả đã sử dụng cách tiếp cận mới trong xác định nhân tố ảnh hưởng, đó là phân tích dựa trên mô hình “hệ thống hoạt động”, đưa ra13 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới Trườngchất lượng thông tin Đại kế toán trong học môi trường ứKinhng dụng ERP tạ i tếcác doanh Huế nghiệp Việt Nam. Với số lượng mẫu là 143 và đối tượng khảo sát là các nhà tư vấn, quản lý, nhân viên, kê toán trong các doanh nghiệp , nghiên cứu đã cho ra kết quả là mức độ ảnh hưởng của các nhóm chi tiết thành phần này tới chất lượng thông tin kế 22
  33. toán được xếp theo mức giảm dần như sau: (1) Tầm nhìn, cam kết và sự hỗ trợ của BQL doanh nghiệp; (2) Năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; (3) Năng lực đội dự án doanh nghiệp; (4) Chất lượng dữ liệu; (5) Huấn luyện và sự tham gia của nhân viên; (6) Thử nghiệm hệ thống; (7) Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng; (8) Quy trình xử lý và chất lượng phần mềm ERP; (9) Chính sách quản lý thay đổi; (10) Chính sách chất lượng và kiểm soát; (11) Môi trường văn hóa doanh nghiệp; (12) Môi trường kiểm tra, giám sát; (13) Chính sách nhân sự. Bài nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012) tập trung chủ yếu nghiên cứu và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP và thực hiện trong khu vực tư.  Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Trong khu vực tư, các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống TTKT khá nhiều và đây được xem là phương pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả của tổ chức hệ thống TTKT tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Có rất nhiều bài nghiên cứu thực hiện việc nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống TTKT khi ứng dụng công nghệ thông tin dựa theo chu trình phát triển của hệ thống TTKT (Phân tích hệ thống, Thiết kế hệ thống, Thực hiện hệ thống, Vận hành hệ thống) (Lê Thị Ni, 2014, Trần Thị Cẩm Tuyết, 2016). Nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống TTKT tại các doanh nghiệp vửa vả nhỏ, Trần Thị Cẩm Tuyết (2016) đã dựa trên kết quả nghiên cứu của Thong (2011) và Ismail (2009) và thông qua việc phân tích theo giai đoạn phát triển hệ thống để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT. 05 biến độc lập được giả thuyết có ảnh hưởng đến hệ thống TTKT: (1) Sự hỗ trợ của nhà quản lý; (2) Kiến thức của nhà quản lý; (3) Sự tham gia của của người sử dụng; (4) Sự Trườngtham gia của chuyên Đại gia bên ngoài, học (5) Mức đ ộKinhứng dụng công nghtếệ thông Huế tin. Với việc tiến hành khảo sát 197 mẫu quan sát tại các doanh nghiệp nhiều lĩnh vực và sử dụng phương pháp SPSS, kết quả cho thấy cả 5 yếu tố đều có ảnh hưởng cùng chiều 23
  34. đến tính hữu hiệu của hệ thống TTKT, trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài.  Các nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống TABMIS trong quản lý ngân sách nhà nước. Với mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách, hệ thống TABMIS sau hơn 10 năm triển khai và hoạt động trên phạm vi toàn quốc, đã đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý thu chi ngân sách, tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính công. “Nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị HCSN của KBNN” của Nguyễn Văn Hóa (2012), Đinh Thị Thúy Minh (2013), Nguyễn Hoàng Nhân (2016), các tác giả nhận định sự cần thiết của hệ thống TABMIS đối với công tác quản lý ngân sách và đưa ra các giải pháp liên quan chủ yếu đến việc nâng cao hệ thống TABMIS trên các phương diện tài khoản, chứng từ kế toán, lưu trữ, báo cáo, chất lượng hệ thống, đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu thực hiện theo phương pháp định tính và tập trung vào phân tích khó khăn, đưa ra các giải pháp mà chưa nghiên cứu chuyên sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện vận hành TABMIS tại KBNN. Trong bài viết “Để TABMIS trở thành nguồn cung cấp thông tin đầu vào tài chính của Tổng Kế toán Nhà nước” của Thạc sĩ Ngô Hải Trường đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 121 tháng 7/2012, tác giả đưa ra các kết quả đạt được khi triển khai TABMIS và các giải pháp để nâng cao hệ thống TABMIS mang tính chất lý thuyết. Ngoài ra, trong số 138 xuất bản vào tháng 12/2013, với bài viết “Triển khai thực hiện cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện vận hành TABMIS”, tác giả Phạm Bình đã nêu lên vai trò của hệ thống TABMIS trong việc quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách, góp phần cải cách tài chính công theo Trườnghướng công khai, minh Đại bạch. học Kinh tế Huế Với vai trò hỗ trợ cung cấp số liệu phục vụ công tác tổng hợp và báo cáo, hệ thống TABMIS có tác động rất lớn đến quy trình nghiệp vụ quản lý ngân sách. Các 24
  35. nghiệp vụ quản lý ngân sách cũng như các nghiệp vụ thu chi ngân sách tại KBNN như nghiệp vụ kho quỹ, chi thường xuyên cần phải đổi mới để phù hợp với các chức năng và cơ sở thiết kế của TABMIS (Tạ Anh Tuấn, 2008; Lý Huy Đức, 2015; Lê Thị Hương & Nguyễn Thị Thanh Hương, 2016). 1.5. Phương pháp Thực hiện Ứng dụng của Oracle (Oracle’s Application Implementation Methodology) trong hệ thống TABMIS 1.5.1. Khái niệm Phương pháp Thực hiện Ứng dụng của Oracle (Oracle’s Application Implementation Methodology) – gọi tắt là Phương pháp AIM, được tập đoàn Oracle đưa ra vào năm 1994 để hỗ trợ cho việc tư vấn phát triển mạnh và các ứng dụng mới được tung ra. AIM là một bộ nguyên tắc và hướng dẫn mà phù hợp và áp dụng cho các trường hợp cụ thể, là cách tiếp cận chiến lược mà xác định rõ nhu cầu tổ chức từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Theo Oracle, “AIM cung cấp các công cụ cần thiết cho kế hoạch hiệu quả, thực hiện và kiểm soát các bước dự án để thực hiện thành công hệ thống mới”. AIM cung cấp các nhà tư vấn của Oracle với bộ mẫu tích hợp, quy trình, các trình bày Powerpoint, bảng tính và các kế hoạch dự án cho việc thực hiện các ứng dụng. Theo Richard Byrom – một nhà tư vấn Ứng dụng của Oracle, AIM bao gồm phương pháp quản trị dự án cùng với các mẫu tài liệu mà hỗ trợ các nhiệm vụ cần phải làm với phương pháp này. Việc kết hợp này đã làm cho AIM trở thành công cụ mạnh, hỗ trợ các tổ chức sử dụng các sản phẩm của Oracle trong việc cài đặt và quản lý dự án thành công. Kể từ khi phát hành ban đầu, AIM đã được sửa đổi và cải tiến nhiều lần với các bộ mẫu và phương pháp mới để phù hợp với sự phát triển của các ứng dụng, công nghệ của Oracle. 1.5.2. Đặc điểm của Phương pháp AIM Phương pháp AIM có nhiều điểm giống với các phương pháp quản trị dự án Trườngtruyền thống, bao gồĐạim 06 giai đo họcạn, 10 quy trìnhKinh và các nhiệm tếvụ theo Huế từng quy trình. Các giai đoạn của AIM: 25
  36. - Lập kế hoạch (Definition Phase): Là giai đoạn thiết kế kế hoạch, xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức, xác minh tính khả thi của dự án về thời gian, nguồn lực và giới hạn ngân sách. - Phân tích hoạt động (Operations Analysis Phase): là giai đoạn dùng để phân tích các hoạt động, các yêu cầu kỹ thuật hệ thống và quyết định sự phù hợp giữa các yêu cầu tổ chức với chức năng của ứng dụng. - Thiết kế (Solution Design Phase): Phát triển các thiết kế cho các giải pháp mà đáp ứng các yêu cầu và quy trình hoạt động của tổ chức trong tương lai. - Xây dựng hệ thống (Build Phase): Trong giai đoạn này, việc mã hóa, kiểm tra các tùy chỉnh, cải thiện, các giao diện và chuyển đổi dữ liệu được thực hiện. Các cuộc thử nghiệm hệ thống tích hợp doanh nghiệp cũng được tiến hàng. - Chuyển đổi hệ thống (Transition Phase): Là giai đoạn triển khai phần mềm, các giải pháp hoàn thành vào tổ chức. Việc huấn luyện cho người sử dụng cuối, hỗ trợ, quản lý sự thay đổi, chuyển đổi dữ liệu là những hoạt động chính của giai đoạn này. - Sản phẩm (Production Phase): Là giai đoạn bắt đầu khi hệ thống hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật ổn đinh và duy trì hệ thống khi giao dịch được nhập đầy đủ. Trong mỗi giai đoạn có thể có một hoặc nhiều quy trình trình bày các mục tiêu luên quan, các yêu cầu kỹ năng, đầu vào và đầu ra. Các quy trình bao gồm nhiều nhiệm vụ và sản phẩm của các nhiệm vũ là mẫu tài liệu liên quan đến nhiệm vụ đó (Báo cáo, Bảng kế hoạch, mã code, kết quả kiểm tra )(Xem phụ lục 01). 1.6. Ứng dụng Phương pháp AIM để xây dựng mô hình nghiên cứu 1.6.1. Lý do chọn Phương pháp AIM - Thứ nhất, Phương pháp AIM được Oracle phát triển nhằm hỗ trợ cho các phần mềm của Oracle (trong đó có ERP, TABMIS ), là cơ sở phương pháp luận Trườngtriển khai của hệ thĐạiống ERP và học TABMIS. Do Kinh đó, để phân tích tế các nhân Huế tố ảnh hưởng đến hệ thống TABMIS thì mô hình AIM là phù hợp. Ngoài ra, vì hệ thống thông tin kế toán thành công khi đạt được sự hài lòng của người sử dụng, mô hình 26
  37. AIM có đề cập tới con người trong hệ thống nên nó giúp người nghiên cứu dễ dàng xem xét vấn đề này trong quá trình phân tích. - Thứ hai, Phương pháp AIM phân chia sự phát triển của hệ thống thành 06 giai đoạn, nhiều hơn chu trình phát triển hệ thống thông thường (04 giai đoạn: phân tích, thiết kế, thực hiện, vận hành sử dụng hệ thống). Do đó, việc phân tích sẽ chi tiết và có kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, dựa trên các kinh nghiệm từ việc thực hiện các dự án, các chuyên gia của Oracle đã đưa ra phân tích các rủi ro, cũng như các giải pháp hạn chế rủi ro trong các giai đoạn thực hiện dự án của AIM. Từ đó, xác định các yếu tố thành công chủ yếu tác động đến sự thành công của dự án. Do đó, việc ứng dụng phương pháp AIM trong việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng cũng là cách để tác giả đưa ra các kiến nghị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. 1.6.2. Ứng dụng Phương pháp AIM trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS  Giai đoạn Lập kế hoạch Để hệ thống TABMIS có thể đáp ứng đúng mục tiêu quản lý NSNN hiệu quả, Bộ Tài Chính đầu tiên cần phải hiểu rõ quy trình hoạt động quản lý NSNN, cần phải lập kế hoạch thiết kế và phát triển hệ thống, xem xét các mục tiêu của tổ chức, đưa ra các tiêu thức đánh giá dự án, kế hoạch, ngân sách, thời gian, nhân sự tham gia dự án, xây dựng kế hoạch làm việc. Chất lượng kế hoạch là nền tảng quyết định thành công của các giai đoạn sau, ảnh hưởng đến sự thành công và tính hữu hiệu của hệ thống. Một hệ thống TABMIS đạt được sự hài lòng của người sử dụng thì kế hoạch xây dựng ban đầu phải chất lượng tốt, đáp ứng các mục tiêu đề ra, phù hợp với phạm vi và các tiếp cận của dự án. Các nhà quản lý cấp cao và quản lý hệ thống Trườngchịu trách nhiệm chính Đại về vấn đ ề họcnày nên nhân Kinhtố ảnh hưởng đế n tếtính h ữuHuế hiệu của hệ thống TABMIS là tầm nhìn của nhà quản lý cấp cao và nhà quản lý hệ thống. Do đó, “Tầm nhìn của nhà quản lý cấp cao” là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính 27
  38. hữu hiệu của hệ thống TABMIS và được Oracle xác định là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến giai đoạn lập kế hoạch theo phương pháp AIM.  Giai đoạn Phân tích hoạt động Phân tích hệ thống nhằm để xác định nhu cầu thông tin của tổ chức, nó cung cấp những dữ liệu cơ sở cho việc thiết kế HTTT sau này. Theo AIM, có hai quy trình được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn này là Xác định yêu cầu và Sự tương thích các yêu cầu. Để thực hiện các quy trình hiệu quả thì dựa vào kế hoạch phát triển, Ban quản lý cấp cao thiết lập đội dự án tham gia việc thiết kế và triển khai hệ thống, đồng thời lựa chọn các nhà tư vấn (các chuyên gia kinh tế, công nghệ; nhà cung cấp ERP) hiểu rõ về hệ thống ERP và tài chính công. Trong giai đoạn phân tích, sự hoạt động tích cực của nhà tư vấn triển khai, đội dự án, và ban quản lý cấp cao đóng vai trò quan trọng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Đối với nhà tư vấn triển khai: Với việc cung cấp các ý kiến chuyên môn về việc cải cách tài chính công, các kỹ thuật liên quan đến hệ thống ERP và huấn luyện người sử dụng đầy đủ về kỹ thuật, nhà tư vấn triển khai trở thành nhân tố cơ bản đến sự thành công của dự án. Do đó, “Năng lực, sự hỗ trợ của nhà tư vấn” là nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua việc am hiểu lĩnh vực quản lý NSNN, có kinh nghiệm triển khai hệ thống thông tin trong khu vực công, có phương pháp phân tích hoạt động đúng. Đội dự án cần có khả năng chuyên môn để đưa ra các mô tả hoạt động của tổ chức và các yêu cầu về quảng lý, kiểm soát, yêu cầu thông tin và cần có khả năng Trườngphối hợp tốt với nhà Đạitư vấn. Như vhọcậy, “Năng l ựcKinh đội dự án” là nhân tế tố tác Huế động đến chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và do đó tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua khả năng chuyên môn về quản lý 28
  39. NSNN; xác định đúng các yêu cầu và mục tiêu đặt ra trong quản lý NSNN; có hiểu biết về kiểm soát. Ban quản lý cấp cao: Việc thực hiện dự án TABMIS là một bước phát triển mới trong công cuộc Cải cách quản lý tài chính công, tốn kém tài chính, thời gian, nhân lực. Do đó, việc cam kết theo đuổi dự án cũng như sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao trong tất cả các giai đoạn là nhân tố có tính cốt lõi cho sự thành công của dự án. Chính vì vậy, tầm nhìn và cách lãnh đạo của nhà quản lý sẽ tác động đến sự thành công của dự án. Như vậy, nhân tố “Sự cam kết và hỗ trợ của ban quan lý cấp cao” là nội dung ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Nó được đánh giá qua khả năng lựa chọn nhà tư vấn triển khai phù hợp; Sự cam kết đổi mới quy trình và thực hiện hệ thống TABMIS; Phản ứng kịp thời với những thay đổi về chính sách mới, những phản ứng xấu (chống đối) của người sử dụng. Theo phương pháp AIM, quy trình Quản lý dự án (Project Management) diễn ra trong tất cả các giai đoạn. Trong giai đoạn phân tích, quá trình quản lý công việc, kiểm tra, giám sát được thể hiện trong vai trò của Ban quản lý cấp cao và đội dự án trong việc xác định các việc cần thực hiện trong dự án, lựa chọn các giải pháp và quy trình xử lý lựa chọn của hệ thống TABMIS. Đồng thời, trong giai đoạn này, các chiến lược, chính sách huấn luyện nhân sự; chính sách kiểm soát hệ thống; chính sách quản lý chất lượng cũng được các nhà tư vấn và đội dự án tìm hiểu, phân tích chuẩn bị việc chuyển giao sang hệ thống mới và sẽ được áp dụng trong giai đoạn sử dụng hệ thống. Chính sách quản lý sự thay đổi cũng là vấn đề mà các nhà tư vấn và đội dự án quan tâm do quy trình phát triển dự án TABMIS tạo ra những thay đổi trong vấn đề kỹ thuật, con người, quản lý, tổ chức hệ thống kế toán, các văn bản quy định. Do đó, nhân tố “Chính sách quản lý hệ thống” bao gồm chính sách kiểm soát và chính sách quản lý sự thay đổi có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TrườngTABMIS, được đánh Đại giá qua có chínhhọc sách và Kinhkế hoạch phản ứ ngtế kịp v ớHuếi thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN, có chính sách ứng phó với phản ứng xấu của nhân viên, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thông tin, kiểm soát truy cập hệ thống. 29
  40. Tóm lại, trong giai đoạn phân tích, các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của dự án và cũng là thành phần ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS bao gồm: (1) Sự cam kết, hỗ trợ từ Ban quan lý cấp cao; (2) Năng lực và hỗ trợ của nhà tư vấn; (3) Năng lực của đội dự án; (4) Chính sách quản lý hệ thống.  Giai đoạn Thiết kế hệ thống Theo AIM, giai đoạn thiết kế hệ thống là giai đoạn phát triển các thiết kế chi tiết để đáp ứng các yêu cầu được phân tích trong giai đoạn trước; xác định các cài đặt ứng dụng được đề xuất và các kế hoạch thử nghiệm; thiết kế hệ thống bảo mật cho hệ thống mới và phát triển các thiết kế về kỹ thuật và chức năng cho từng phân hệ của hệ thống. Đồng thời, trong giai đoạn này, các nhà tư vấn và đội dự án cũng phân tích nhu cầu đào tạo của người sử dụng và phát triển kế hoạch đào tạo người sử dụng. Bốn quy trình được thực hiện trong giai đoạn này là Thiết kế và xây dựng mô hình; Chuyển đổi dữ liệu; Kiểm tra hệ thống tổ chức; Đào tạo. Phương pháp AIM chỉ ra rằng để giai đoạn này thành công thì cần phải đạt các yếu tố sau: Các tài liệu cài đặt ứng dụng phải rõ ràng; thiết kế có thể đáp ứng các yêu cầu tổ chức một cách linh hoạt; Thiết kế phù hợp với phạm vi; Phân bổ nguồn lực thời gian phù hợp và có khuôn mẫu cho việc chuyển đổi tốt cũng như kế hoạch trong mọi trường hợp. Tất cả các yếu tố này đều phụ thuộc vào sự phối hợp giữa nhà tư vấn và đội dự án. Do đó, yếu tố “Năng lực đội dự án” được đánh giá qua việc phối hợp tốt với nhà tư vấn triển khai. Sau khi bản thiết kế hệ thống TABMIS và lộ trình đào tạo được chấp thuận, giai đoạn tiếp theo là Xây dựng hay Cài đặt hệ thống. Đây là giai đoạn quan trọng để tùy chỉnh hệ thống, cải thiện các giao diện cho phù hợp với thực tế. Tóm lại, trong giai đoạn thiết kế hệ thống, các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống cũng giống như trong giai đoạn phân tích và trong giai đoạn này, sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau của đội dự án và tư vấn triển khai là yếu tố Trườngthen chốt. Đại học Kinh tế Huế  Giai đoạn Xây dựng hệ thống 30
  41. Trong giai đoạn này, đa số các quy trình đều được thực hiện với mục tiêu là mã hóa, kiểm tra các tùy chỉnh, cải thiện các giao diện; kiểm tra và chấp nhận việc mở rộng dữ liệu, cài đặt hệ thống và chuyển đổi dữ liệu. Kết quả là hệ thống phần mềm đã được kiểm tra và thử nghiệm. Sản phẩm của giai đoạn này là kiến trúc máy chủ dữ liệu, đường truyền và nền tảng hệ điều hành, phần mềm để chạy chương trình; bản hướng dẫn sử dụng; hệ thống đã được kiểm tra tích hợp; báo cáo thử nghiệm. Các bước cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm việc cài đặt hệ thống và kiểm thử hệ thống Như vậy, bên cạnh vai trò của Ban quản lý cấp cao, đội dự án, nhà tư vấn triển khai đóng vai trò chính trong giai đoạn cài đặt, thử nghiệm hệ thống thì sự tham gia của đội ngũ cán bộ trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Việc người sử dụng cần hiểu và đạt được kỹ năng thành thạo trong sử dụng và khai thác hệ thống TABMIS sẽ giúp việc triển khai hệ thống đạt được hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu ban đầu đặt ra. Do đó, nhân tố “Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên” là yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành cộng của dự án và cũng tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua việc hiểu rõ quy trình sử dụng hệ thống, hiểu rõ các chính sách, hệ thống kế toán trong môi trường TABMIS, sử dụng hệ thống TABMIS thuần thục. Việc huấn luyện này được thực hiện bởi các nhà tư vấn triển khai do đó “Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai” được thể hiện quan khả năng huấn luyện phù hợp với người sử dụng và giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện hệ thống. Cơ sở hạ tầng là tất cả các vấn đề về tổ chức cơ sở dữ liệu, hệ thống kỹ thuật hiện hành phục vụ cài đặt hệ thống. Nếu hệ thống kỹ thuật hiện hành của tổ chức không có đủ khả năng tương thích, ổn định hay các thiết bị, phần mềm lạc hậu, điều này sẽ làm cho việc cài đặt hệ thống mới gặp khó khăn và đường truyền cũng như Trườngnền tảng cơ bản đ ể Đạichạy chương họctrình sẽ không Kinhổn định, gây ratế tình trHuếạng xử lý chậm, ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống Chính vì vậy, “Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng” là yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, thể hiện qua hệ thống máy, hệ thống mạng nội bộ phải có sự tương thích với hệ thống mới; nâng 31
  42. cấp máy móc thiết bị; đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại. Ở giai đoạn này, các dữ liệu từ hệ thống cũ được chuyển đổi sang hệ thống mới hoàn chỉnh và đầy đủ trước khi sử dụng. Như vậy, chất lượng dữ liệu chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới sẽ quyết định chất lượng dữ liệu của hệ thống và quyết định chất lượng thông tin của hệ thống. Khóa luận chọn “Chất lượng dữ liệu” là nội dung ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Tóm lại, trong giai đoạn Xây dựng hệ thống, ngoài các nhân tố giống trong giai đoạn phân tích, thiết kế, thì luận văn nhận diện một số nhân tố mới đó là sự huấn luyện và tham gia của đội ngũ nhân viên, chất lượng dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, chất lượng thiết bị và cơ sở hạ tầng.  Giai đoạn Chuyển đổi Theo AIM, có năm quy trình được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn này là việc chuyển đổi dữ liệu; đào tạo, huấn luyện người sử dụng hệ thống; quản lý hoạt động; kiểm tra hệ thống và chuyển đổi hệ thống cũ sang hệ thống mới. Trong giai đoạn này, đội dự án và nhà tư vấn triển khai bàn giao hệ thống TABMIS đã được hoàn thành và các phương án đã được kiểm tra cho KBNN. Công tác chuẩn bị môi trường vận hành và cấu hình ứng dụng được thực hiện. Ở giai đoạn Xây dựng, việc chuyển đổi chỉ được thực hiện ở việc thử nghiệm thì trong giai đoạn Chuyển đổi, dữ liệu được chuyển đổi ở dạng mở rộng, trong toàn bộ tổ chức. Do đó, nhân tố “Chất lượng cơ sở hạ tầng”, “Chất lượng dữ liệu” cũng ảnh hưởng đến thành công của giai đoạn Chuyển đổi. Ngoài ra, việc đào tạo, huấn luyện người sử dụng về cách sử dụng các chức năng của TABMIS, cách khai thác báo cáo được tiếp tục triển khai trên diện rộng và việc hỗ trợ của các nhà tư vấn triển khai cũng đóng một phần quan trọng đối với giai đoạn chuyển đổi để đưa TABMIS vào sử dụng. Đồng thời, các chính sách quản lý hệ thống TABMIS thông qua việc quản lý Trườngsự thay đổi, quản lý nhânĐại sự, kiể mhọc soát truy cậ p Kinhvà chất lượng thông tế tin cũngHuế là một nhân tố không thể thiếu vì sự thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới trong các 32
  43. giai đoạn đều mang lại những khó khăn trong vấn đề bảo mật, phản ứng của nhân viên . Tóm lại, trong giai đoạn Chuyển đổi, các nhân tố ảnh hưởng đến thành công dự án, cũng như ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống cũng giống như giai đoạn Xây dựng hệ thống.  Giai đoạn Sản phẩm Đây là giai đoạn bắt đầu khi hệ thống TABMIS sử dụng chính thức – giai đoạn vận hành và sử dụng hệ thống. Quá trình thực hiện công việc chính là quy trình xử lý của hệ thống TABMIS, bao gồm: thu thập, nhập liệu, xử lý thông tin của các phân hệ trong hệ thống TABMIS. Do đặc điểm của hệ thống TABMIS, quy trình xử lý thông tin gắn kèm quy trình quản lý và kiểm soát. Quy trình này cần phù hợp với nhu cầu xử lý thông tin cho mục đích quản lý NSNN và nó quyết định chất lượng sản phẩm thông tin. Chất lượng thông tin tốt thì hệ thống TABMIS mới đạt được sự hài lòng của người sử dụng và khi đó hệ thống mới có tính hữu hiệu. Chất lượng thông tin và chất lượng hệ thống bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy trình xử lý và chất lượng phần mềm TABMIS. “Quy trình xử lý và chất lượng phần mềm TABMIS” là nhân tố được chọn ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Trong một hệ thống thông tin kế toán, dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên chất lượng đầu ra. Dữ liệu là những gì thu thập trong quá trình thực hiện kiểm soát thu chi NSNN được nhập thủ công vào hệ thống từ các chứng từ kế toán dưới hình thức giấy hoặc điện tử hay dữ liệu dữ trữ trong cơ sơ dữ liệu. Vì tầm quan trọng của dữ liệu, nên yêu cầu dữ liệu cần đầy đủ, chính xác, nhất quán, tạo được độ tin cậy. Do đó, chọn “Chất lượng dữ liệu” là thành phần ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS thể hiện qua sự chính xác, kịp thời, đầy đủ, phù hợp nhu cầu thông tin của người sử dụng và an toàn trong lưu trữ. TrườngTrong quá trình Đại vận hành shọcử dụng hệ thKinhống TABMIS, có tế sự tham Huế gia của nhiều nhóm người từ nhân viên cấp thấp đến lãnh đạo ở các KBNN tỉnh, thành phố, ban lãnh đạo KBNN Trung ương và nhóm kiểm toán. Các nhóm người tham gia 33
  44. trong tổ chức có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng hệ thống, đòi hỏi họ có kỹ năng và hiểu vai trò trách nhiệm của mình. Do đó chọn nhân tố “Sự tham gia của đội ngũ nhân viên” là yếu tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS thể hiện qua kỹ năng và hiểu biết của người tham gia. Trong suốt quá trình vận hành sử dụng, các chính sách quản lý hệ thống bao gồm chính sách quản lý công việc, chất lượng, chính sách kiểm soát hệ thống, chính sách quản lý sự thay đổi được thực hiện liên tục. Để đảm bảo hệ thống TABMIS được kiểm soát tốt thì cần có chính sách kiểm soát quy trình nhập liệu, truy cập hệ thống và dữ liệu. Vì hệ thống TABMIS là hệ thống được dụng trong việc quản lý NSNN nên bị tác động bởi các chính sách, chế độ quản lý tài chính công của Nhà nước. Do đó, nếu KBNN không có chính sách, kế hoạch phản ứng kịp thời với thay đổi của Nhà nước về vấn đề hạch toán tài khoản, lưu trữ chứng từ thì hệ thống TABMIS sẽ không còn độ tin cậy và chính xác. Do đó, lựa chọn “Chính sách quản lý hệ thống” là thành phần nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Khi vận hành, sử dụng một hệ thống bất kỳ trong một tổ chức, hoạt động kiểm tra, giám sát là một thành phần không thể thiếu vì nó là giai đoạn trực tiếp xử lý dữ liệu, tạo thông tin. “Môi trường kiểm tra, giám sát” là yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua hoạt động kiểm tra giám sát hệ thống định kỳ; giám sát thường xuyên việc truy cập, kết xuất dữ liệu; thường xuyên kiểm tra hệ thống mạng và máy tính. Ngoài ra, môi trường kiểm tra giám sát còn được đánh giá qua trình độ và sự hiểu biết về công nghệ thông tin và TABMIS của kiểm toán nội bộ. Cuối cùng là trong giai đoạn vận hành, “Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng” có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, được đánh giá qua sự ổn định và Trườngnâng cấp thường xuyên Đại của hệ th ốhọcng. Nếu cơ sKinhở hạ tầng bị hư hỏtếng hay Huế bị ngưng trệ, gián đoạn trong quá trình sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống, ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. 34
  45. Tóm lại, trong giai đoạn vận hành sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS bao gồm: Quy trình xử lý và chất lượng phần mềm TABMIS; Chất lượng dữ liệu; Kỹ năng hiểu biết của đội ngũ nhân viên; Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao; Sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; Chính sách quản lý hệ thống TABMIS; Kiểm tra, giám sát hệ thống; Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng (sự ổn định và nâng cấp thường xuyên của hệ thống). CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế Hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Qua quá trình hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống tài chính quốc gia. Theo đó, KBNN Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 185 TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Sau hơn 29 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự phát triển vượt bậc của tỉnh nhà, KBNN Thừa Thiên Huế đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, đáp ứng kịp thời việc quản lý điều hành Trườngngân sách của chính Đại quyền các cấhọcp, góp phần thKinhực hiện thắng l ợitế các ch ỉHuếtiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 35
  46. Trong những năm qua, KBNN Thừa Thiên Huế luôn phấn đấu nâng cao chất lượng quản lý Quỹ NSNN trên cả hai phương diện là tập trung đầy đủ và kịp thời, chính xác mọi nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vào NSNN và quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi. Ghi nhận các thành tích về kết quả hoạt động và các phong trào thi đua trong thời gian qua, tập thể KBNN Thừa Thiên Huế đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh và KBNN tặng nhiều danh hiệu, bằng khen, giấy khen. Đặc biệt là năm 2010 KBNN Thừa Thiên Huế vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng II. Năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua Xuất sắc và năm 2016 được Nhà nước trao tặng thưởng Huân chương lao động hạng I. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế là cơ quan hành chính sự nghiệp, trực thuộc KBNN. Hệ thống KBNN Thừa Thiên Huế gồm 01 Kho bạc Thành phố, 02 Kho bạc Thị xã và 05 Kho bạc Huyện: KBNN Thị xã Hương Trà, KBNN Thị xã Hương Thủy, KBNN huyện A Lưới, KBNN huyện Nam Đông, KBNN huyện Phú Lộc, KBNN huyện Phú Vang, KBNN huyện Phong Điền, KBNN huyện Quảng Điền và Văn phòng KBNN Thừa Thiên Huế trực thuộc KBNN Thừa Thiên Huế. Tổng số công chức Kho bạc trong toàn tỉnh là 213 người. Riêng tại Văn phòng KBNN Thừa Thiên Huế có 103 công chức. Văn phòng KBNN Thừa Thiên Huế được tổ chức thành 07 phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Kế toán nhà nước; Phòng Kiếm soát chi; Phòng Thanh Tra - Kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ và Văn Phòng. BAN GIÁM ĐỐC KBNN THỪA Trường Đại họcTHIÊN HUKinhẾ tế Huế PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KẾ KIỂM THANH PHÒNG PHÒNG VĂN TỔ TOÁN SOÁT TRA – PHÒNG CHỨC TIN HỌC TÀI VỤ NHÀ CHI KIỂM CÁN BỘ NƯỚC TRA 36
  47. KBNN KBNN KBNN KBNN KBNN KBNN KBNN KBNN TX TX HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HUYỆN HƯƠNG HƯƠNG NAM PHÚ PHÚ PHONG QUẢNG A LƯỚI TRÀ THỦY ĐÔNG LỘC VANG ĐIỀN ĐIỀN Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Tổ chức) 2.1.3. Chức năng của các phòng ban 2.1.3.1. Ban giám đốc Giám đốc KBNN Thừa Thiên Huế: Phụ trách, chỉ đạo và điều hành chung hoạt động của hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước; công tác tổ chức cán bộ; công tác cải cách hành chính; công tác quản lý tài chính nội bộ; công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước; công tác pháp chế, chế độ; công tác tổng hợp; công tác quản lý an toàn kho quỹ. Phó Giám đốc: Phụ trách công tác kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN; công tác thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN; công tác tuyên truyền, nghiên cứu khoa học; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; công tác công nghệ thông tin, tin học và thống kê; công tác huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức. Công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, công tác bảo vệ cơ quan. Một số công tác khác được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc trong trường hợp cụ thể. 2.1.3.2. Phòng Kế toán nhà nước TrườngPhòng Kế toán Đại nhà nước thhọcực hiện ch ứcKinh năng tham mưu, tế giúp GiámHuế đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toàn nhà nước; công tác thanh toán; tổng kế toán nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; phát hành và thanh toán trái 37
  48. phiếu Chính phủ theo quy định; công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh. 2.1.3.3. Phòng Kiểm soát chi Phòng Kiểm soát chi thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác được giao quản lý. 2.1.3.4. Phòng Thanh tra – Kiểm tra Phòng Thanh tra – Kiểm tra thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ; công tác phòng chống tham nhũng; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. 2.1.3.5. Phòng Tin học Phòng Tin học thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh. 2.1.3.6. Phòng Tài vụ Phòng Tài vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính; quản lý sử dụng tài sản xông; quản lý xây dựng đầu tư cơ bản nội bộ tại KBNN cấp tỉnh và cấp huyện trực thuộc. 2.1.3.7. Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại KBNN cấp tỉnh. 2.1.3.8. Văn phòng TrườngVăn phòng th ựcĐại hiện chức nănghọc tham mưu, Kinh giúp Giám đốc KBNNtế cấHuếp tỉnh tổ chức thực hiện công tác pháp chế, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, cải cách hành chính; công tác tổ chức và cán bộ; công tác thi đua – khen thưởng; công tác bảo vệ 38
  49. chính trị nội bộ; công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; điều phối hoạt động của KBNN cấp tỉnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu, câu hỏi và mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế, dựa trên các lý thuyết nền và phần thảo luận, phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia, các giả thuyết nghiên cứu được xác định như sau: - Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo (LANHDAO): Lãnh đạo phải tham gia và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong việc vận hành hệ thống TABMIS. Ngoài ra, để hệ thống TABMIS có thể đáp ứng được các hoạt động nghiệp vụ của KBNN thì Ban lãnh đạo phải có được tầm nhìn, xác định mục tiêu và chiến lược cho dự án. Trong quá trình thực hiện dự án TABMIS, ban lãnh đạo cũng phải giải quyết xung đột lợi ích giữa nhà tư vấn và đội dự án, trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện hệ thống TABMIS, nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. H1: Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn (NHATUVAN): Nhà tư vấn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống. Họ cung cấp các bài giảng, tổ chức các lớp đào tạo người sử dụng hệ thống TABMIS trong giai đoạn chuyển đổi. Sau khi hệ thống TABMIS hoạt động, các nhà tư vấn vẫn tiếp tục đưa ra các chiến lược, đề án nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Do đó, giả thuyết được đặt ra: H2: Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai tác động tích cực đến tính hữu Trườnghiệu của hệ thống TABMISĐại tại KBNN học Thừa Thiên Kinh Huế. tế Huế - Năng lực đội dự án (DOIDUAN): Kiến thức và kinh nghiệm của đội dự án cũng đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn phân tích, thiết kế và xây dựng hệ 39
  50. thống và trong việc đề xuất các sáng kiến nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Nếu đội dự án không có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn thì không thể thiết kế, xây dựng hệ thống TABMIS thành công, dẫn đến không đạt được tính hữu hiệu. Giả thuyết được đưa ra: H3: Năng lực đội dự án tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên (NHANVIEN): Đội ngũ nhân viên là thành phần chủ chốt trong quá trình vận hành hệ thống TABMIS. Với việc huấn luyện đầy đủ, các CBCC có thể hiểu rõ hơn về TABMIS và sử dụng TABMIS một cách thành thạo, phát huy được tiện ích của TABMIS trong hoạt động KBNN. Việc phân phối thời gian tham gia không đủ sẽ làm quy trình nghiệp vụ không hoàn thiện. Do đó, giả thuyết được đặt ra: H4: Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Chất lượng dữ liệu (DULIEU): Sau khi xây dựng hệ thống TABMIS thì cần chuyển đổi đầy đủ dữ liệu một cách chính xác. Ngoài ra, dữ liệu phải phù hợp với yêu cầu sử dụng và cần lưu trữ an toàn. Nếu dữ liệu không chính xác hay bị mất sẽ làm hệ thống TABMIS hoạt động không hiệu quả và gây khó khăn cho người sử dụng. Giả thuyết được đặt ra: H5: Chất lượng dữ liệu tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng (CSHT): Để một hệ thống đạt được sự thành công và mang tính hữu hiệu, thì cơ sở hạ tầng và thiết bị cần phải được trang bị tốt, thường xuyên được nâng cấp và luôn tương thích, ổn định. Vì nếu hệ thống Trườngkhông ổn định dẫn đĐạiến hệ thống bhọcị gián đoạn, làmKinh cho quá trình nhtếập li ệHuếu gặp khó khăn. Do đó, giả thuyết đặt ra: 40
  51. H6: Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm TABMIS (QUYTRINH): Để đạt được sự hài lòng của người sử dụng, phần mềm TABMIS cần có giao diện dễ sử dụng, dễ nâng cấp; tốc độ xử lý nhanh chóng. Nếu phần mềm quá phức tạp và khó cập nhật phiên bản mới sẽ làm cho người sử dụng gặp khó khăn và không muốn dùng. Do đó, giả thuyết đặt ra là: H7: Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm TABMIS tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Chính sách quản lý hệ thống (QUANLY): Chính sách quản lý hệ thống bao gồm chính sách quản lý thông tin, chính sách quản lý sự thay đổi. Với các chính sách này, các CBCC trong hệ thống KBNN sẽ thấy được sự cần thiết trong việc chuyển đổi, họ sẽ tiếp tục duy trì sự cạnh tranh. Ngoài ra, các chính sách này được dùng để đối phó với những người không thích sự thay đổi, có phản ứng xấu. Quan trọng nhất là chính sách bảo mật thông tin trong quá trình vận hành hệ thống TABMIS. Do đó, giả thuyết được đặt ra là: H8: Chính sách quản lý hệ thống TABMIS tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Môi trường kiểm tra, giám sát (KIEMTRA): Đây là thành phần quan trọng trong giai đoạn tất cả các giai đoạn. Vì nếu không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, phòng tin học sẽ không thể phát hiện các sai sót, phòng ngừa các rủi ro về phần cứng và phần mềm kịp thời. Đồng thời, thông qua việc kiểm tra, giám sát, đội công nghệ thông tin sẽ đề xuất các kiến nghị phù hợp để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Giả thuyết đặt ra là: TrườngH9: Môi trường ki ểmĐại tra, giám sát học tác động tích Kinh cực đến tính hữ u tếhiệu c ủaHuế hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. 2.2.2. Mô hình nghiên cứu 41
  52. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Dantes & Hasibuan (2011), Nguyễn Bích Liên (2012), Ziemba và Oblak (2013), Kalema B.M. và cộng sự (2014), Omar M.B et al. (2016) và nền tảng lý thuyết ở chương 1, kết hợp với việc nghiên cứu đặc điểm của KBNN, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Sơ đồ 1.1. Biến độc lập: Tầm nhìn cam kết, hỗ trợ của Ban lãnh đạo; Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; Năng lực đội dự án; Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên; Chất lượng dữ liệu; Chất lượng thiết bị; cơ sở hạ tầng; Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm TABMIS; Chính sách quản lý hệ thống TABMIS; Môi trường kiểm tra, giám sát. Biến phụ thuộc: Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS Theo kết quả phân tích đầy đủ các giai đoạn phát triển hệ thống của Phương pháp AIM, khóa luận đã tổng hợp 9 thành phần nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, bao gồm: Tầm nhìn, cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai Năng lực đội dự án Sự huấn luyện và sự tham gia của nhân viên Tính hữu hiệu của Chất lượng dữ liệu hệ thống TABMIS Chất lượng thiết bị và cơ sở hạ tầng Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm TABMIS TrườngChính sách Đạiquản lý hệ th ốhọcng TABMIS Kinh tế Huế Môi trường kiểm tra, giám sát 42
  53. Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Thang đo trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). Các biến quan sát được đo lường dựa trên thang đo likert 5 cấp độ, tăng dần từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Những biến quan sát được rút trích trong các nghiên cứu liên quan, sẽ xây dựng lên một thang đo cụ thể như sau: Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố trong mô hình Tên nhân tố/ Tên biến Biến quan sát Kí hiệu Tầm nhìn cam Ban lãnh đão xây dựng chiến lược hệ thống kết, sự hỗ trợ của LANHDAO1 TABMIS phù hợp với chiến lược phát triển Ban lãnh đạo chung của hệ thống KBNN. (LANHDAO) Ban lãnh đạo hiểu biết TABMIS để lựa chọn LANHDAO2 đúng nhà tư vấn, cung cấp hệ thống TABMIS. Ban lãnh đạo cam kết đổi mới quy trình quản LANHDAO3 lý và thực hiện hệ thống TABMIS trong tất cả các giai đoạn triển khai và sử dụng hệ thống. Ban lãnh đạo phản ứng kịp thời với những LANHDAO4 thay đổi về chính sách mới, những phản ứng xấu (chống đối) của người sử dụng TABMIS. TrườngNăng lực và sự Đại họcNhà tư vấ nKinh triển khai có kiế n tếthức và Huếam hiểu hỗ trợ của nhà tư NHATUVAN1 về lĩnh vực quản lý NSNN và hoạt động vấn triển khai KBNN. 43
  54. (NHATUVAN) Nhà tư vấn triển khai có kinh nghiệm trong NHATUVAN2 việc triển khai hệ thống thông tin trong khu vực tài chính công. Nhà tư vấn triển khai cung cấp hoạt động hỗ NHATUVAN3 trợ và bảo hành sản phẩm tốt. Nhà tư vấn triển khai có khả năng phân tích NHATUVAN4 hệ thống đúng. Năng lực đội dự Đội dự án có khả năng chuyên môn, hiểu biết DOIDUAN1 án về quản lý NSNN và hoạt động KBNN. (DOIDUAN) Đội dự án xác định đúng các yêu cầu và mục DOIDUAN2 tiêu đặt ra trong quản lý NSNN DOIDUAN3 Đội dự án phối hợp tốt với nhà tư vấn. Sự huấn luyện và Chương trình huấn luyện TABMIS diễn ra sự tham gia của NHANVIEN1 trong toàn bộ hệ thống KBNN với toàn bộ đội ngũ nhân nhân viên có liên quan viên Đội ngũ nhân viên hiểu rõ và tuân thủ quy NHANVIEN2 (NHANVIEN) trình sử dụng hệ thống Đội ngũ nhân viên biết cách khai thác thông NHANVIEN3 tin từ hệ thống TABMIS Đội ngũ nhân viên sử dụng hệ thống NHANVIEN4 TABMIS thuần thục Chất lượng dữ DULIEU1 Dữ liệu được nhập chính xác và kịp thời Trườngliệu Đại họcNội dung dKinhữ liệu nhập đầy đủtếvà phù Huếhợp nhu DULIEU2 (DULIEU) cầu thông tin người sử dụng 44
  55. Dữ liệu được kết xuất đầy đủ từ các chương DULIEU3 trình ứng dụng khác ( TTSP, TCS, LNH, LKB, ANQP) DULIEU4 Dữ liệu được lưu trữ an toàn Hệ thống máy, hệ thống mạng nội bộ Kho bạc Chất lượng thiết CSHT1 bị, cơ sở hạ tầng có sự tương thích và ổn định (CSHT) Các thiết bị, máy móc, phần mềm được nâng CSHT2 cấp thường xuyên, khả năng sử dụng tốt Cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ, hiện đại, CSHT3 hỗ trợ cho việc ứng dụng hệ thống TABMIS Quy trình xử lý, Phần mềm kiểm soát được quá trình nhập liệu chất lượng phần QUYTRINH1 (nhắc nhở kiểm soát nhập liệu, tạo một số nội mềm TABMIS dung tự động trong quá trình nhập liệu) (QUYTRINH) Phần mềm có giao diện thuận tiện, ổn định QUYTRINH2 khi sử dụng và dễ dàng nâng cấp khi có sự thay đổi Phần mềm cho phép tìm kiếm thời gian và QUYTRINH3 phân hệ đã truy cập, sử dụng hệ thống Phần mềm tích hợp tốt với các chương trình QUYTRINH4 ứng dụng khác như TTSP, TCS, LNH, LKB, AN-QP) Ban Giám đốc KBNN phân chia trách nhiệm Chính sách quản QUANLY1 Trườnglý hệ thống Đại họcđầy đủ, và cóKinh bảng mô tả công tế việc rõHuế ràng TABMIS Người sử dụng phải sử dụng Password để truy QUANLY2 (QUANLY) cập hệ thống Tabmis và truy cập dữ liệu 45
  56. KBNN ban hành các văn bản hướng dẫn các QUANLY3 quy trình nghiệp vụ trong TABMIS rõ ràng, chặt chẽ KBNN có chính sách và kế hoạch phản ứng QUANLY4 kịp với thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN và với phản ứng xấu của nhân viên. Môi trường kiểm Người quản trị hệ thống giám sát thường tra, giám sát KIEMTRA1 xuyên việc truy cập, kết xuất dữ liệu của hệ (KIEMTRA) thống TABMIS KBNN thường xuyên kiểm tra hệ thống máy KIEMTRA2 tính và hệ thống mạng nội bộ KBNN thường xuyên kiểm tra định kỳ và đối KIEMTRA3 chiếu số liệu báo cáo trên TABMIS Kiểm toán nội bộ có sự hiểu biết về công KIEMTRA4 nghệ thông tin và hệ thống TABMIS (Nguồn: Thống kê mô tả trong SPSS) 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Mô tả, thống kê bộ dữ liệu nghiên cứu Bảng 2.2 : Bảng điều tra thông tin Biến Tần Tỷ lệ số Giới tính Nam 29 52,73% Nữ 26 47,27% Trường ĐạiBan học lãnh đạo Kinh3 tế5.5% Huế Phòng ban Phòng Kế toán nhà nước 29 52.7% Phòng Tin học 23 41.8% (Nguồn: Thống kê mô tả trong SPSS) 46
  57. Theo kết quả điều tra, ta thấy tổng số mẫu là 55 người tham gia khảo sát, trong đó số lượng mẫu nam là 29/55 mẫu chiếm 52.73% và số lượng mẫu nữ là 26/55 mẫu chiếm 47.27%. Tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không quá nhiều, không có sự chênh lệch lớn. Với bảng số liệu trên, ta có thể thấy phần lớn người sử dụng Tabmis thuộc phòng Kế toán nhà nước với 29 mẫu chiếm 52.7%, tiếp theo là phòng tin học với 23 mẫu chiếm 41.8%. (Xem phụ lục 03). 2.3.2. Mẫu nghiên cứu Phiếu khảo sát định lượng (Xem phụ lục 2) được gửi tới các đối tượng thuộc các phòng ban có liên quan theo các hình thức trực tiếp, qua email. Số lượng phiếu phát ra là 70 phiếu, số phiếu thu về là 60 phiếu. Sau khi sàn lọc và làm sạch dữ liệu, thu về được 55 mẫu hợp lệ, có 5 mẫu bị loại do các lãnh đạo và đồng nghiệp không đánh đầy đủ thông tin, hoặc bỏ trống nhiều ô hoặc đánh nhiều lựa chọn trong cùng một câu hỏi) (Xem phụ lục 03). 2.3.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho từng thành phần nhân tố được trình bày trong Phụ lục 04. Bảng đánh giá này gồm 34 biến quan sát được thiết kế và sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để xem xét và tự đánh giá. Đánh giá độ tin cậy cho từng thành phần bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các biến tương quan có biển tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước xử lý tiếp theo, cụ thể mức giá trị hệ số. - Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt - Từ 0.7 đến gần 0.8: Thang đo lường sử dụng tốt - Từ 0.6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện Bảng 2.3 : Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha Trường ĐạiHệ sốhọc tương quan Kinhbiến Hệ số Cronbach’stế Huế Các quan sát tổng Alpha nếu loại biến 47
  58. Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo: Cronbach’s Alpha = 0.791 0,682 LANHDAO1 0,709 0,729 LANHDAO2 0,621 0,783 LANHDAO3 0,516 0,757 LANHDAO4 0,563 Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai: Cronbach’s Alpha = 0.742 0,631 NHATUVAN1 0,624 0,709 NHATUVAN 2 0,491 0,682 NHATUVAN 3 0,541 0,708 NHATUVAN 4 0,492 Năng lực đội dự án: Cronbach’s Alpha = 0.743 0,578 DOIDUAN1 0,634 0,721 DOIDUAN 2 0,512 0,665 DOIDUAN 3 0,564 Sự huấn luyện và tham gia đội ngũ nhân viên: Cronbach’s Alpha = 0.765 0,659 NHANVIEN1 0,654 0,709 NHANVIEN2 0,564 0,770 NHANVIEN3 0,445 0,689 NHANVIEN4 0,601 Chất lượng dữ liệu: Cronbach’s Alpha = 0.702 0,567 DULIEU1 0,594 0,598 TrườngDULIEU2 Đại học0,555 Kinh tế Huế 0,614 DULIEU3 0,527 0,742 DULIEU4 0,289 48
  59. Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng: Cronbach’s Alpha = 0.767 0,732 CSHT1 0,559 0,649 CSHT2 0,633 0,678 CSHT3 0,609 Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm Tabmis: Cronbach’s Alpha = 0.704 0,579 QUYTRINH1 0,584 0,748 QUYTRINH2 0,302 0,672 QUYTRINH3 0,436 0,527 QUYTRINH4 0,661 Chính sách quản lý hệ thống Tabmis: Cronbach’s Alpha = 0.806 0,789 QUANLY1 0,555 0,744 QUANLY2 0,648 0,743 QUANLY3 0,650 0,750 QUANLY4 0,635 Môi trường kiểm tra, giám sát: Cronbach’s Alpha = 0.782 0,705 KIEMTRA1 0,631 0,730 KIEMTRA2 0,584 0,774 KIEMTRA3 0,496 0,701 KIEMTRA4 0,642 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Qua bảng kiểm tra trên, ta có thể thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần nhân tố “Tầm nhìn, cam kết và sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo” (4 biến quan sát); Trường“Năng lực và sự hỗ tĐạirợ của nhà t ư họcvấn triển khai” Kinh (4 biến quan sát); tế “Sự huấnHuế luyện và tham gia của đội ngũ nhân viên” (4 biến quan sát); “Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng” (3 biến quan sát); “Chính sách quản lý hệ thống Tabmis (4 biến quan sát)”; 49
  60. “Môi trường kiểm tra, giám sát” (4 biến quan sát) đều có các biến quan sát có hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng nhóm tương ứng với các thành phần nhân tố. Ngoài ra, Cronbach’s Alpha tổng nhóm tương ứng với các thành phần nhân tố đều lớn hơn 0.7. Kết luận tất cả các biến quan sát trong 6 thành phần nhân tố này đều đạt độ tin cậy có thể sử dụng tốt. Có thể thấy, thành phần nhân tố “Chất lượng dữ liệu” có 4 biến quan sát, trong đó có 3 biến quan sát có hệ số tương quan > 0.3. Biến quan sát “Dữ liệu được lưu trữ an toàn” có hệ số tương quan biến 0.289 < 0.3, vì vậy biến này bị loại khỏi nhóm thành phần nhân tố. Hai nhân tố thành phần “Đội ngũ nhân viên biết cách khai thác thông tin từ hệ thống TABMIS”và “Phần mềm có giao diện thuận tiện, ổn định khi sử dụng và dễ dàng nâng cấp khi có sự thay đổi” có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến là lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng, vì vậy 2 biến thành phần này cũng bị loại khỏi mô hình để thang đo lường có thể sử dụng tốt, hiệu quả, đáng tín cậy hơn và có thể tiến hành phân tích các bước tiếp theo. Như vậy, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, 3 biến bị loại - Dữ liệu lưu trữ an toàn. - Đội ngũ nhân viên biết cách khai thác thông tin từ hệ thống TABMIS. - Phần mềm có giao diện thiện tiện, ổn định khi sử dụng và dễ dàng nâng cấp khi có sự thay đổi. Bảng 2.4: Đánh giá độ tin cậy thay đo đối với nhóm nhân tố tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS Hệ số tương quan biến Hệ số Cronbach alpha Các quan sát tổng nếu loại biến TrườngTính hữu hiệu Đại của hệ thống học TABMIS: Kinh Cronbach’s Alpha tế = 0.743 Huế HUUHIEU1 0,466 0,711 50
  61. HUUHIEU2 0,340 0,740 HUUHIEU3 0,415 0,724 HUUHIEU4 0,530 0,695 HUUHIEU5 0,441 0,716 HUUHIEU6 0,511 0,702 HUUHIEU7 0,533 0,700 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Thành phần nhân tố “Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS” có 7 biến quan sát, các biến quan sát có hệ số tương quan biến > 0.3, Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0.743 đạt yêu cầu. Kết luận tất cả các biến quan sát trong nhóm nhân tố đều đạt độ tin cậy, không có biến nào bị loại trong thang đo này. Có thể sử dụng thang đo để tiến hành các bước tiếp theo. 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế được đo lường bởi 9 thành phần nhân tố với 34 biến quan sát, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha thì có 31 biến quan sát đạt tiêu chuẩn và được đưa vào phân tích nhân tố EFA (Xem phụ lục). Khi phân tích nhân tố nghiên cứu đặt ra 2 giả thuyết: Giả thuyết H0: Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau. Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau. Để thực hiện phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu phải đáp ứng tiêu chí qua hệ số KMO và kiểm định Barllet’s. Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là: Trường- Hệ số tải nhân tốĐại Factor Loading học lớn hơn 0.5Kinh tế Huế - Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ 51