Khóa luận Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

pdf 75 trang thiennha21 19/04/2022 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_anh_huong_cua_bien_doi_khi_hau_den_san_xuat_lua_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG ĐỖ QUỲNH Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG ĐỖ QUỲNH Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT – N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đặng Thị Bích Huệ Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”, chuyên nghành Phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa ra trong đề tài này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Đỗ Quỳnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn với đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. Khóa luận được hình thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Đặng Thị Bích Huệ, giảng viên khoa Kinh tế và PTNT, ngừời đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Lam Sơn, các ban ngành cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Đỗ Quỳnh
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Lam Sơn năm 2017 28 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Lam Sơn năm 2017 32 Bản 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa xã Lam Sơn 2015-2017 35 Bảng 4.4: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra 36 Bảng 4.5: Nguồn tài nguyên đất đai của hộ 38 Bảng 4.6: Phương tiện sản xuất lúa của hộ điều tra 39 Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2015- 2017 41 Bảng 4.8: Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 42 Bảng 4.9: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2015-2017 48 Bảng 4.10 Diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra giai đoạn 2015- 2017 49 Bảng 4.11 : Thời vụ gieo trồng của các hộ điều tra giai đoạn 2015-2017 50 Bảng 4.12 : Nguồn nước cho sản xuất lúa của các hộ điều tra 51 Bảng 4.13: Thay đổi của các hộ sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH 52
  6. iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Biến thiên nhiệt độ trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017 45 Biểu đồ 4.2: Biến thiên độ ẩm trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017 46 Biểu đồ 4.3: Biến thiên lượng mưa trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017 47
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu CC Cơ cấuGDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu KT-XH Kinh tế - Xã hội LH Liên Hợp Quốc SL Số lượng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông WTO Tổ chức thương mại thế giới
  8. vi MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu 4 2.1.2. Tổng quan về cây lúa 13 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 18 2.2.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo trên thế giới 18 2.2.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo tại Việt Nam 19 2.2.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo tại Bắc Kạn 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu 23 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 23 3.3.2. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu 26 3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 27
  9. vii 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30 4.2. Thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu 35 4.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã 35 4.2.2. Tình hình sản xuất lúa của các hộ điều tra 36 4.3. Diễn biến của thời tiết, khí hậu trong 03 năm qua trên địa bàn xã Lam Sơn 44 4.3.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình giai đoạn 2015-2017 44 4.3.2. Diễn biến độ ẩm trung bình giai đoạn 2015-2017 46 4.3.3. Diễn biến lượng mưa trung bình giai đoạn 2015-2017 46 4.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân xã Lam Sơn 48 4.4.1. Dịch bệnh và sâu bệnh 49 4.4.2. Thời vụ gieo trồng 50 4.4.3. Nguồn nước cho sản xuất lúa 51 4.4.4. Những thay đổi trong sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH 52 4.5. Một số giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa tại xã Lam Sơn 52 4.5.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 52 4.5.2. Giải pháp về đất đai 53 4.5.3. Giải pháp về giáo dục và truyền thông 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 1. Kết luận 54 2. Kiến nghị 55 2.1. Đối với Chính quyền và đoàn thể địa phương 55 2.2. Đối với người dân địa phương 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ luỵ như băng tan, nước biển dâng cao, mưa bão, lũ lụt, cho đến các thiên tai có khả năng gây tàn phá quy mô lớn như động đất, sóng thần, hạn hán Tất cả góp phần gây nên hậu quả là tình trạng thiếu lương thực và hàng loạt bệnh dịch ở con người và vật nuôi. Theo các nhà khoa học, chính con người với những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày là một trong những nguyên nhân chính đang gây ra sự nóng lên toàn cầu và gây ra hiệu ứng nhà kính. Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang ngày càng gia tăng và có tính chất bất thường hơn. Với điều kiện khí hậu như vậy, sản xuất nông nghiệp gặp phải những khó khăn thách thức lớn. Tương lai của nguồn cung lương thực toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự biến mất nhanh chóng của nhiều loài động thực vật. Số lượng động thực vật có thể làm nguồn lương thực cho con người ngày càng ít, khiến các hệ thống sản xuất dễ bị những cú sốc như sâu bệnh, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra. Khoảng 6.000 loài thực vật có thể được sử dụng làm thực phẩm nhưng chưa đến 200 loại được tiêu thụ rộng rãi và chỉ có 9 loại chiếm phần lớn tổng sản lượng cây trồng trên thế giới. Trong hai thập kỷ qua, khoảng 20% bề mặt thảm thực vật trên trái đất giảm hiệu suất, còn ở các đại dương, 1/3 khu vực đánh cá đang bị khai thác quá mức. Với ý nghĩa đó, sản xuất nông nghiệp cần được quan tâm trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay. [11] Xã Lam Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
  11. 2 hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn xã đang phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra, có nguy cơ giảm năng suất, sản lượng lương thực, ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Từ những lí do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” nhằm đánh giá tác động của các hiện tượng thiên tai đối với hoạt động sản xuất lúa của người dân, từ đó tạo cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp và chiến lược hợp lí để các hộ gia đình ứng phó và thích ứng trước những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đề xuất được một số giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH đến sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất được một số giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp bản thân có thể vận dụng những kiến thức đã học để xử lí số liệu, viết báo cáo. - Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kĩ năng của bản thân, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiến đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu cho bản thân. - Rèn luyện kĩ năng xây dựng đề án phát triển kinh tế xã hội.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài giúp xã Lam Sơn đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất lúa của các hộ trong bối cảnh BĐKH. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp. Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu 2.1.1.1. Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu * Khái niệm khí hậu - Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được của các yếu tố và hiện tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm. Một cách đơn giản, có thể hiểu khí hậu là trạng thái trung bình và những cực trị của thời tiết được xác định trên một khoảng thời gian đủ dài ở một nơi nào đó.[6] - Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử dụng. Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau. Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó. Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc trên toàn cầu trên cơ sở của một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên) [1] Theo Từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa như sau: Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO): Khí hậu là “Tổng hợp các điều
  14. 5 kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó”. * Khái niệm thời tiết - Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được đặc trưng bởi các đại lượng đo được như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa hoặc các hiện tượng quan trắc được như sương mù, dông, mưa, nắng, [6] - Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một điểm nhất định, được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa. Các hiện tượng nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh thường thay đổi nhanh chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể được dự báo hàng ngày, hàng giờ hay dài hơn đến một tuần. Thời tiết là toàn bộ các hiện tượng vật lý và trạng thái lớp khí quyển gần sát mặt đất diễn ra tại một nơi nào đó trong một thời điểm xác định.Các hiện tượng vật lý như mưa, nắng, dông, bão và các trạng thái của lớp không khí được đặc trưng bởi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió thể hiện rõ nét đặc điểm thời tiết. Các hiện tượng và trạng thái khí quyển luôn luôn biến động. Vì vậy thời tiết cũng biến đổi không ngừng. [1] * Khái niệm biến đổi khí hậu - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được. [6] - Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được.
  15. 6 Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu: “Biến đổi khí hậu là là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Theo IPCC (2007): Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. BĐKH hiện đại được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Biểu hiện của BĐKH còn được thể hiện qua sự dâng mực nước biển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu. Hiện nay sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tác động tiêu cực và ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng cùng với sự thay đổi trong phân bố năng lượng trên bề mặt Trái đất và bầu khí quyển đã dẫn đến sự biến đổi của các hệ thống hoàn lưu khí quyển và đại dương mà hậu quả của nó là sự biến đổi của các cực trị thời tiết và khí hậu. Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ rằng, thiên tai và các hiện tượng cực đoan có nguồn gốc khí tượng ngày càng gia tăng ở nhiều vùng trên Trái đất mà nguyên nhân của nó là do sự biến đổi bất thường của các hiện tượng thời tiết, khí hậu. Sự nóng lên toàn cầu cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự dâng mực nước biển do băng tan và dãn nở vì nhiệt của nước biển, làm cho nhiều vùng đất thấp bị ngập chìm vĩnh viễn, hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng, v.v. Các nhà khoa học khi nghiên cứu về hoạt động
  16. 7 của con người đối với sự biến đổi khí hậu đã phải đối mặt với một vấn đề quan trọng là làm thế nào để phát hiện được khí hậu có biến đổi hay không. Chúng ta biết rằng thời tiết có thể biến động rất mạnh trên qui mô hàng ngày, hàng tuần thậm chí hàng năm, nhưng khí hậu với qui mô thời gian dài hơn nhiều cũng có thể biến động. [1] 2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu * Nguyên nhân do tự nhiên - Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng mặt trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong phân phối của ánh sáng mặt trời khi tiến tới bề mặt Trái Đất. - Hoạt động núi lửa: Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình Trái Đất loại bỏ sự dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển, làm gia tăng lượng khí cacbon có trong khí quyển. [2] * Nguyên nhân do con người Các hoạt động của con người chính là nguyên nhân làm thay đổi môi trường. Trong một số trường hợp, chuỗi quan hệ nhân quả đó có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến khí hậu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động của con người khi tạo ra các chất thải nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SK6.
  17. 8 - CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs được sử dụng thay thế cho các chất phá hủy tầng ozon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22 - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm - SK6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magie.[2] 2.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm cho khí quyển và Trái Đất nóng lên, làm thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất; mực nước biển dâng cao do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển. [1] Các hiện tượng mà BĐKH gây nên có thể kể đến là: - Hiện tượng hiệu ứng nhà kính: Khí nhà kính là những thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.
  18. 9 - Hiện tượng mưa axit: Mưa axit còn được gọi là hiện tượng lắng đọng của axit. Hiểu theo cách khác, mưa axit là hiện tượng nước mưa có axit hay có độ chua. Hiện nay độ axit hiện nay được đo bằng thang pH. Trong đó, dung dịch có pH = 7 được gọi là các dung dịch trung tính. Khi độ pH trong nước mưa đo được nhỏ hơn 5,6, người ta gọi đó là mưa axit. - Thủng tầng ozon: Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử ngoại, tia nhìn thấy và tia hồng ngoại. Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái Đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người. - Cháy rừng: BĐKH và cháy rừng tác động qua lại với nhau, các đám cháy rừng thải một lượng lớn cacbon dioxide vào khí quyển làm Trái Đất nóng dần lên; khí hậu nóng dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn. - Bão – lũ lụt – hạn hán Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần hoặc dòng nước do mưa lớn tích lũy từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc vùng trũng, thấp hơn. Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh.
  19. 10 - Sa mạc hóa: là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và BĐKH. - Hiện tượng sương khói: Sương khói là một sự cố môi trường, xảy ra do sự kết hợp sương với khói và một số chất gây ô nhiễm khác. [7] 2.1.1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - Các hệ sinh thái bị phá hủy Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao là thử thách cho các hệ sinh thái. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn là vấn đề sinh tồn. San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái. - Mất đa dạng sinh học Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
  20. 11 - Chiến tranh và xung đột Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bất thường rất bất ổn về an ninh. Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu. - Các tác hại đến kinh tế Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới. - Dịch bệnh Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột, sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở
  21. 12 nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, như bệnh tim, các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. - Hạn hán Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát. Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%. - Bão lụt Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi. - Những đợt nắng nóng gay gắt Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất. - Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
  22. 13 Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cửu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng - nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người - đang co lại khoảng 37m mỗi năm. - Mực nước biển đang dâng lên Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương. Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao. Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất. [8] 2.1.2. Tổng quan về cây lúa 2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian sinh trưởng (dài hay ngắn), chịu thâm canh, chịu chua mặn, chống chịu sâu bệnh khác nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc tính chung về hình thái, giải phẫu và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt. * Rễ lúa Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen. - Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là bộ rễ ngắn, nhiều rễ trắng.
  23. 14 - Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng - Thời kỳ trỗ bông: Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 – 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây khi cây được trồng riêng trong chậu. Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0-20 cm là chính) Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian mà cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh nghẹt rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên. Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng nước hợp lí, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh. Cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, năng suất cao. * Thân lúa - Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá. - Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài. - Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi. - Chiều cao cây, thân: Được tính từ gốc đến cổ bông. Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống lúa. * Nhánh lúa Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng. Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là nhánh vô hiệu. Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhánh
  24. 15 cao, tỷ lệ nhánh hữu hiêu cũng cao hơn các giống lúa cũ, cổ truyền. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh cây lúa có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, năng suất sẽ cao. * Lá lúa: gồm bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. - Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. - Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai). - Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác. - Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm, lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh. - Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá. - Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được 1 lá. - Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày /1lá ở vụ mùa. - Cuối thời kỳ đẻ nhánh - làm đòng: khoảng 12 – 15 ngày / lá. cây lúa trỗ bông cũng là lúc hoàn thành lá đòng. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống : - Giống lúa ngắn ngày: 12 – 15 lá - Giống lúa trung ngày: 16 – 18 lá - Giống lúa dài ngày : 18 – 20 lá Chức năng của lá: Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt. Chức năng của bẹ lá: - Chống đỡ cơ học cho toàn cây
  25. 16 - Dự trữ tạm thời các Hydratcacbon trước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao. * Hoa lúa: Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt lúa: Lúa là loại cây tự thụ phấn. Sau khi bông lúa trỗ một ngày thì bắt đầu quá trình thụ phấn. Vỏ trấu vừa hé mở từ 0-4 phút thì bao phấn vỡ ra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ và hợp nhất với noãn ở bên trong bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt. Thời gian thụ phấn kể từ khi vỏ trấu mở ra đến khi khép lại kéo dài khoảng 50-60 phút. Thời gian thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn. Trong ngày thời gian hoa lúa nở rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi có điều kiện nhiệt độ thích hợp, đủ ánh sáng, quang mây, gió nhẹ. Những ngày mùa hè, trời nắng to có thể nở hoa sớm vào 7 – 8 gờ sáng. Ngược lại nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa phơi màu muộn hơn, vào 12 – 14 giờ. Sau thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh để thành hạt. Khối lượng hạt gạo tăng nhanh trong vòng 15- 20 ngày sau trỗ, đồng thời với quá trình vận chuyển và tích luỹ vật chất, hạt lúa vào chắc và chín dần. * Bông và hạt lúa: Thời gian hình thành bông kể từ khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng cho đến khi lúa trỗ. Thời kỳ này nếu được chăm bón tốt , cây lúa đủ dinh dưỡng bông lúa sẽ phát triển đấy đủ giữ nguyên được đặc tính của giống. Thời gian phát triển bông ở giống ngắn ngày ngắn hơn ở giống dài ngày. - Hạt lúa gồm: Gạo lức và vỏ trấu. + Gạo lức gồm : phôi và phôi nhũ. + Vỏ trấu gồm: Trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành. Ở ẩm độ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12 – 44 mg. Chiều dài, rông, độ dày của hạt thay đổi nhiều
  26. 17 giữa các giống. Quá trình chín của hạt gồm: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Thời gian chín từ 30 – 35 ngày tuỳ theo giống, môi trường và biện pháp canh tác. [13] 2.1.2.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. - Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy. - Đối với lúa gieo thẳng: Được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch. Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 – 120 ngày, giống lúa trung ngày là 140 – 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 – 200 ngày. Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng 200 -240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa gồm 11 giai đoạn: Giai đoạn nảy mầm  Giai đoạn mạ  Giai đoạn đẻ nhánh  Giai đoạn phát triển đốt thân  Giai đoạn làm đòng  Giai đoạn trổ bông  Giai đoạn nở hoa, thụ phấn và thụ tinh  Giai đoạn làm hạt  Giai đoạn chín sữa  Giai đoạn chín sáp  Giai đoạn chín hoàn toàn [13]
  27. 18 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo trên thế giới BĐKH gây ra những ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa gạo trên toàn thế giới.Tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ báo động, gấp đôi so với những năm 1970. Theo tính toán, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác lúa ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở Nam Mỹ không còn sử dụng được. Các nước Trung Á cũng bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồng lúa đã bị bỏ hoang vì đất quá cằn trong tiến trình sa mạc hóa. Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thương bởi tính bất thường của khí hậu, BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán) nghiêm trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện, du lịch và năng suất cây trồng. Ở Châu Phi, sản xuất lúa gạo tại nhiều nước Châu Phi sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực và tăng tình trạng suy dinh dưỡng. Đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ 5% - 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngược lại, ở Bắc Mỹ, trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, BĐKH ở mức vừa phải sẽ nâng tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm từ 5% - 20%, nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng. Hiện nay các khu vực châu thổ của các con sông lớn ở châu Á, tình trạng biến đổi ngày càng tăng giữa các mùa đang tạo sức ép đối với các nguồn cung cấp nước, trong khi đó mực nước biển dâng đang biến các nguồn cung cấp nước ngọt thành nước lợ có nồng độ mặn cao. Những vấn đề đó đang đẩy tiến trình sản xuất lúa gạo của châu Á vào tình trạng khó khăn. Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chất lượng nước và tăng độ
  28. 19 mặn của các khu vực này. Hơn nữa, một số vịnh sông lớn, trong đó có vịnh Chao Phraya ở Thái Lan và sông Hồng ở Việt Nam, đang được coi là "chết" do tất cả nguồn nước đầu nguồn bị ngăn chặn. Tại Nam Á, các vịnh sông Hằng và sông Indus đang trong tình trạng thiếu nước. Tại Đông Nam Á, mặc dù sử dụng nước tưới dễ dàng, nhưng gần 70% vụ gieo trồng vẫn thiếu nước và dễ bị ảnh hưởng bởi những đợt biến đổi khí hậu.[1] 2.2.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo tại Việt Nam Tại Việt Nam cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới, nông dân nhìn chung đã nhận biết được các biểu hiện của biến đổi khí hậu và cùng với thời gian, người ta càng nhận biết chúng rõ ràng hơn. Biến đổi khí hậu có thể đem lại những thay đổi như thu hẹp sản xuất lúa và phát triển thủy sản, ngừng mở rộng diện tích canh tác cà phê và các cây trồng khác Điều này có thể giúp khai thác tốt hơn tiềm năng của ngành nông nghiệp, không chỉ về mặt thích ứng mà còn về khả năng gia tăng về giá trị, giảm đầu vào. Trong mọi tình huống, những thách thức nảy sinh từ biến đổi khí hậu không nhất thiết sẽ trở thành lực cản. Vấn đề này có thể thực hiện được với các dự án đầu tư có mục tiêu áp dụng các biện pháp mạnh mẽ. Đó là các khoản đầu tư vào hệ thống đổi mới sáng tạo, tăng cường nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất và nâng cao năng lực thể chế nhằm hỗ trợ, theo dõi và tái định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu một cách thống nhất, tức là các thể chế có năng lực quản lý theo hướng thích ứng. Theo một phân tích của Ngân hàng Thế giới, trong một vài thập kỷ gần đây mực nước biển đã tăng với tốc độ ngày càng cao, tăng 1,3 - 2,3 mm hàng năm trong giai đoạn 1961 - 2003 và tăng 2,4 - 3,8mm hàng năm kể từ đó đến nay. Dự báo đến năm 2040, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 23 - 24 cm so với giai đoạn 1980 - 1999 dọc theo bờ biển Việt Nam; và đến giữa thế kỷ, mức tăng có thể đạt 28 - 33 cm. Có thể thấy rằng, nước biển dâng sẽ làm trầm
  29. 20 trọng thệm tình trạng xói lở bờ biển và xâm nhập mặn, mà trên thực tế đã và đang diễn ra. Vùng đồng bằng ven biển với nền đất thấp đã bị xâm nhập mặn trong mùa khô. Chẳng hạn, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích bị xâm nhập mặn (độ mặn trên 4g/lít) có thể tăng từ 1,3 triệu ha của năm 2010 lên 1,7 triệu ha vào năm 2050 nếu nước biển dâng thêm 30 cm. Sản xuất lúa có thể bị tác động lớn bởi xâm nhập mặn và úng lụt khi phần lớn diện tích nông nghiệp nằm tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, có độ cao chỉ 2 m so với mực nước biển. Theo một dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năng suất lúa có thể sẽ giảm 4,3% trong giai đoạn 2016 - 2045 do tác động của biến đổi khí hậu. Số liệu này cho thấy, nước biển dâng và xâm nhập mặn có thể sẽ làm thay đổi địa bàn trồng lúa trong tương lai. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ước lượng rằng, đến năm 2030, mực nước biển sẽ dâng thêm 17 cm so với giai đoạn 1980 - 1999, và đến năm 2100 sẽ tăng thêm đến 75 - 100 cm. Như vậy, trong dài hạn có nhiều lo ngại đối với vùng ven biển Việt Nam.[8] Chính vì vậy, hiện nay có nhiều cuộc thảo luận về sự cần thiết phải xây dựng các hệ thống đê biển, đê chắn sóng, trồng rừng ngập mặn nhằm bảo vệ các vùng ven biển. Những dự báo cho thấy biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi những thách thức đối với ngành trồng lúa. Tuy vậy cần đặt chúng vào trong bối cảnh cụ thể. Tác động của biến đổi khí hậu không loại trừ năng suất lúa trung bình sẽ tăng, nhất là tại các vùng chiến lược. Năng suất lúa trung bình đã tăng trong hai thập kỷ vừa qua, mặc dù tốc độ tăng có suy giảm, đạt 2,87%/năm giai đoạn 1996 - 2005, 1,72%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Nếu năng suất lúa chỉ tăng 1%/năm trong 2 thập kỷ tới, đến năm 2035 năng suất lúa sẽ đạt 6,47 tấn/ha. Ngay cả khi biến đổi khí hậu làm giảm 10% năng suất thì đến năm 2035 năng suất lúa vẫn đạt 5,82 tấn/ha, tức là vẫn cao hơn so với năng suất trung bình tại bất kỳ nước nào trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Mặt khác, cũng cần tính đến khả năng thích nghi của ngành nông nghiệp. Các giống lúa mới có khả năng chịu lụt,
  30. 21 mặn, nắng nóng sẽ phần nào giảm nhẹ tổn thất về đất trồng. Hiện nay đã có khác biệt lớn về năng suất giữa các địa bàn và phương thức canh tác. Biến đổi khí hậu có thể làm cho sự khác biệt này càng rõ nét giữa khu vực sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất lúa hàng hóa. Hiện nay sản xuất lúa hàng hóa của Việt Nam đạt năng suất khá cao, chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng chuyên canh lúa đang diễn ra cùng với quá trình tập trung hóa ruộng đất, cơ giới hóa và chuyển sang tiết kiệm vật tư đầu vào, tăng cường hợp tác công đoạn xử lý sau thu hoạch, bảo quản và phân phối. Năng suất vụ Đông Xuân tại các vùng chuyên canh lúa Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đạt khoảng 6 - 7,5 tấn/ha. Vùng chuyên canh lúa chiếm phần lớn thặng dư cho xuất khẩu lúa gạo. Biến đổi khí hậu có thể sẽ làm cho sản xuất lúa tập trung hơn nữa vào vùng này. Đây là vùng thích hợp trồng nhiều vụ và vụ Đông Xuân là vụ thích hợp nhất để trồng lúa chất lượng cao. Hiện nay, Việt Nam dư thừa nhiều gạo để xuất khẩu, vì vậy trong vài thập kỷ tới, biến đổi khí hậu có lẽ sẽ không đe doạ tới vấn đề an ninh lương thực.[1] 2.2.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo tại Bắc Kạn Bắc Kạn trong những năm gần đây cũng chịu nhiều ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu. Những biến đổi đó tác động trực tiếp vào đời sống của nhân dân và sự phát triển của tỉnh. Vào mùa đông trời rét kéo dài làm chết nhiều gia súc. Mưa to, lũ quét, sạt lở phá hủy hệ thống giao thông, thủy lợi Hạn hán làm mất mùa. Hiện tại mực nước của nhiều sông, suối trên toàn tỉnh đã cạn đi trông thấy tiềm ẩn những nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng. Sự thay đổi về nền nhiệt độ, thời gian chiếu sáng, lượng mưa đã khiến nhiều loài vi khuẩn, côn trùng, vật chủ mang bệnh sinh trưởng và phát triển mạnh gây hại cho sức khỏe con người và sản xuất nông nghiệp. [15] Năng suất, sản lượng cây trồng vụ đông xuân năm 2010: Cây lúa xuân năng suất ước đạt 48,17 tạ/ha, cây ngô đông - xuân năng suất ước đạt 37,8 tạ/ha. Năng suất, sản lượng cây lương thực qua nhiều năm tăng chậm là do biến đổi của khí hậu, nắng hạn
  31. 22 và mưa lũ bất thường làm thời vụ gieo trồng bị ảnh hưởng; khả năng đầu tư chăm sóc kém, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhất là giống lúa lai; công tác tổ chức phòng trừ sâu bệnh chưa kịp thời. Cơ cấu giống sản xuất trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây nhiều chủng loại: 11 giống lúa, 14 giống cây ngô; trong vụ xuân, tỷ lệ lúa lai chiếm trên 65%; vụ mùa giống lúa thuần chiếm tỷ lệ trên 60%, các giống đưa vào sản xuất đều do nông dân tự để giống nên giống bị thoái hoá ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng lúa. [16]
  32. 23 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sản xuất lúa của người dân và những hiện tượng thời tiết khí hậu tác động tới hoạt động sản xuất lúa ở địa phương. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Phạm vi về thời gian: nguồn từ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được lấy từ năm 2015-2017 Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu. - Biểu hiện và diễn biến của thời tiết, khí hậu trong 03 năm qua tại địa bàn nghiên cứu. - Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
  33. 24 Thu thập số liệu thống kê, các tài liệu liên quan đến BĐKH và sản xuất lúa tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan trong huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 3.3.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp * Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người dân địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng hạ tầng KT – XH, môi trường trên địa bàn xã. * Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu thông qua phỏng vấn bảng hỏi đã chuẩn bị trước có nội dung về các hoạt động sản xuất lúa của hộ trong bối cảnh BĐKH. Phiếu điều tra bao gồm các nội dung như sau: - Những thông tin về tình hình cơ bản của đối tượng điều tra: họ tên, tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, - Thông tin về sản xuất lúa; diện tích, năng suất, sản lượng, vốn sản xuất, thu nhập, - Thông tin về BĐKH: các hiện tượng thời tiết, tần suất xuất hiện, mức độ ảnh hưởng đến sản xuất lúa, - Thông tin khác: cách phòng tránh rủi ro thiên tai, thuận lợi khó khăn trong sản xuất, nhu cầu của hộ, 3.3.1.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu * Chọn điểm nghiên cứu Lam Sơn là một xã thuần nông của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Người dân sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên vài năm gần đây xã đang phải chịu hậu quả khá rõ rệt từ BĐKH. Một số hiện tượng thời tiết cực đoan đã và đang diễn ra như: mưa đá, hạn hán, sương muối, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa mỗi năm. Người dân đang cần được
  34. 25 trang bị những hiểu biết về BĐKH từ đó có những biện pháp thích ứng để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, xã Lam Sơn có tuyến đường quốc lộ 3B đi qua địa bàn nên thuận tiện cho việc di chuyển, điều tra thu thập số liệu. Từ những lí do trên tôi lựa chọn xã Lam Sơn làm địa điểm nghiên cứu, trong đó chọn ra 04 thôn: Pan Khe, Xưởng Cưa, Thanh Sơn, Pò Chẹt để tiến hành điều tra và thu thập số liệu vì đây là 04 thôn chịu ảnh hưởng khá rõ rệt của BĐKH, có số lượng hộ trồng lúa cao, khí hậu và địa hình mang tính đại diện vùng. Bên cạnh đó, 04 thôn đều nằm ven đường quốc lộ nên có điều kiện giao thông thuận lợi. * Chọn mẫu nghiên cứu Số lượng mẫu lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%: 푵 n = ( +푵.풆 ) Trong đó: n là cỡ mẫu e là sai số cho phép N là tổng thể Trên địa bàn xã có 464 hộ sản xuất lúa, do đó số mẫu tiến hành điều tra là 84 hộ Tại 04 thôn đã chọn, lựa chọn số mẫu tại mỗi thôn cụ thể như sau: Thôn Pan Khe: 21 hộ Thôn Xưởng Cưa: 21 hộ Thôn Thanh Sơn: 21 hộ Thôn Pò Chẹt: 21 hộ Sau khi xác định được kích cỡ mẫu điều tra, đối tượng nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tổ theo phân loại kinh tế hộ không lặp lại theo danh sách.
  35. 26 3.3.2. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu - Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lí và phân tích số liệ trên Excel. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lí, biểu diễn trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn. - Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình thực hiện. - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng về tác động của BĐKH đến sản xuất lúa của người dân trên địa bàn điều tra, thông qua các số liệu đã thu thập được đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH, góp phần phát triển kinh tế bền vững cho người dân tại địa bàn nghiên cứu. 3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu * Diện tích, năng suất, sản lượng lúa * Chi phí, thu nhập, lợi nhuận sản xuất lúa * Biến đổi khí hậu - Các hiện tượng thời tiết cực đoan - Mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa
  36. 27 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lí Xã Lam Sơn nằm cách trung tâm huyện Na Rì 6,5 km về phía Nam, cách thành phố Bắc Kạn 61 km, tiếp giáp với các xã như sau: Phía Bắc giáp xã Lương Hạ, thị trấn Yến Lạc huyện Na Rì. Phía Nam giáp xã Cư Lễ huyện Na Rì. Phía Đông giáp xã Kim Lư huyện Na Rì. Phía Tây giáp xã Luơng Thành, xã Văn Minh huyện Na Rì. 4.1.1.2. Địa hình Xã Lam Sơn có địa hình đồi núi cao, giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc theo quốc lộ 3B và các khe núi. Độ cao trung bình từ 300m đến 700m. Độ dốc trung bình từ 15 - 350 . 4.1.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng Diện tích và cơ cấu đất đai của xã Lam Sơn được thể hiện qua bảng 4.1 dưới đây:
  37. 28 Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Lam Sơn năm 2017 STT Mục đích sử dụng đất Diện tích Cơ cấu (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 2267,25 100 1 Nhóm đất nông nghiệp 2139,44 94,36 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 325,11 15,19 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 269,70 82,95 1.1.1.1 Đất trồng lúa 117,43 43,54 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 152,27 56,46 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 55,41 17,05 1.2 Đất lâm nghiệp 1808,38 84,52 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1593,96 88,14 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 214,42 11,86 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,95 0,29 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 92,48 4,08 2.1 Đất ở 15,38 16,63 2.2 Đất chuyên dùng 43,19 46,70 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,12 0,27 2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 1,93 4,47 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 8,18 18,94 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 32,96 76,32 2.3 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 0,08 0,08 2.4 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 33,84 36,59 3 Đất chưa sử dụng 35,33 1,56 ( Nguồn: Báo cáo KT – XH xã Lam Sơn) Đất đai của xã chủ yếu là đất đỏ nâu trên đá mác ma trung tính và đất đỏ vàng. Ngoài ra còn có đất nâu vàng trên phù sa và đất phù sa ven sông, suối. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 325,11 ha (năm 2017), chủ
  38. 29 yếu trồng các cây hàng năm như lúa, ngô, hoa màu. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do lấy đất làm đường giao thông hoặc nhà ở. Do đó mà xã cần khai thác tốt hơn diện tích đất nông nghiệp hiện có để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn (1808,38 ha, chiếm 84,52%), trong đó đất rừng sản xuất là 1593,96 ha (88,14%) và đất rừng phòng hộ là 214,42 ha (11,86%). Diện tích đất chưa sử dụng đất còn ít (chủ yếu là đất đồi núi và đầm lầy khó sử dụng). Nhìn chung, xã có cơ cấu sử dụng đất tương đối hợp lý. Trong những năm tới cần khai thác có hiệu quả nguồn lực này một cách tối đa phục vụ cho sản xuất và đời sống. 4.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết Xã Lam Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía Bắc, nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 21,50C, nhiệt độ cao nhất lên đến 370C, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 50C. - Lượng mưa trung bình năm 1.084mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 5,6,7 trung bình khoảng từ 186,2 mm/tháng, lượng mưa thấp nhất vào tháng 11,12. - Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.483,0 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5,6,7 trung bình khoảng 185 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 11,12 trung bình khoảng 61,0 giờ. - Độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%, thấp nhất là 78% vào tháng 2,3, cao nhất 87% vào tháng 8,9. - Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 840mm, thấp nhất là 65,4mm vào tháng 2, cao nhất 77mm vào tháng 4.
  39. 30 - Gió, bão: là xã miền núi được bao bọc bởi những dãy núi cao nên xã không có hướng gió nhất định. Trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông – Bắc Bộ nên có gió mùa Đông Bắc và Tây Nam Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên là xã vùng cao, mùa đông thường xuất hiện sương mù, mưa phùn do ảnh hưởng của núi đá. Thời tiết hanh khô có khi phải chịu hạn hán vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 4.1.1.5. Thủy văn Toàn xã có 33,84ha đất sông suối, kênh, rạch. Đây là nguồn nước tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ngoài ra xã còn có: 01 hồ chứa tại thôn Thanh Sơn; 01 đập dâng tại thôn Hát Lài 4.1.1.6. Tài nguyên rừng và khoáng sản Diện tích đất lâm nghiệp của xã Lam Sơn có: 1808,38 ha, đất rừng phòng hộ có 214,42 ha, đất rừng sản xuất 1593,96 ha. Rừng trồng chủ yếu là mỡ, keo, lát đang ở thời kì kiến thiết cơ bản, một phần có khả năng khai thác. Động vật rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, chồn, sóc. Trên địa bàn xã không có tài nguyên khoáng sản nào có giá trị khai thác và sử dụng. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế * Sản xuất nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được 466,6ha. Kết quả cụ thể như sau: Diện tích gieo trồng cây có hạt thực hiện được 475,09ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1.703tấn. Bình quân lương thực đạt 816kg/người/năm.
  40. 31 - Trồng trọt: + Cây lúa: Cấy được 149.3ha tăng 4,18 ha so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó: Vụ xuân: Lúa cấy được 45,4ha. Cây dong riềng trồng 29,3ha. Cây cam, quýt thực hiện được 0,6ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản 7,5ha. Vụ mùa: Cây lúa cấy được 104ha; cây ngô trồng được 106,35ha; cây sắn diện tích trồng 31,35ha; cây khoai lang diện tích 2,65ha; cây khoai môn diện tích 0,85ha; cây tương 0,9ha; cây lạc 3,8ha; cây mía trồng được 0,5ha; gừng trồng được 1ha; cây thạch đen trồng được 5ha; Rau các loại: trồng được 5,5ha. + Cây ngô: Tổng diện tích trồng ngô là 226,1ha. Trong đó: Vụ xuân trồng: 120,1ha tăng 8ha so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó: Ngô ruộng trồng 45,34ha. Ngô soi bãi trồng 74,76ha. Vụ mùa cây ngô trồng được 106,35ha. + Cây lạc trång: trồng được 7ha. + Cây Dong riềng: Cây dong riềng trồng 29,3ha tăng 19,86ha so với cùng kỳ năm 2016 + Cây trồng khác: cây sắn diện tích trồng 31,35ha; cây khoai lang diện tích 2,65ha; cây khoai môn diện tích 0,85ha; cây tương 0,9; cây lạc 3,8ha; cây mía trồng được 0,5ha; gừng trồng được 1ha; cây thạch đen trồng được 5ha. + Đậu đỗ, rau các loại: Trồng được 18ha; năng suất đạt 112,6 tạ /ha; sản lượng đạt 202 tấn. (Trong đó: trồng mới 0,6ha) + Cây ăn quả: Tổng diện tích là 8,85ha, chủ yếu là các loại cây như cam, quýt, chuối. * Lâm nghiệp: Công tác trồng rừng theo thiết kế: 28,9ha. Trong đó: Trồng rừng sản xuất: 25,6ha, trồng rừng phòng hộ: 3,3ha. Công tác khai thác gỗ: Cấp 10 giấy phép khai thác với 126,38m3 trong đó: Cây keo 34,42m3, xoan 34,61m3, mỡ 57,31m3.
  41. 32 * Chăn nuôi, thú y: Năm 2017, tổng đàn trâu 721 con; đàn bò 33 con; đàn lợn 970 con; đàn ngựa 8 con; đàn dê 274 con; gia cầm 19.124 con. So với cùng kỳ năm 2016 đàn trâu tăng 160 con, đàn bò tăng 8 con, đàn ngựa giảm 06 con, đàn lợn tăng 435 con, đàn dê tăng 57 con, đàn gia cầm giảm 28 con. Bà con cam kết chăn nuôi an toàn không sử dụng chất cấm. Tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt I và đợt II năm 2017: Trâu, bò tiêm được 621 liều; tụ huyết trùng lợn 225 liều, dịch tả lợn 220 liều, dại chó 49 liều. Phun khử trùng tiêu độc được 4 lượt được 1.960 lượt hộ tham gia. * Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 6,5 ha. * Thủy lợi: Chủ động nạo vét và tích nước cho vụ đông xuân năm 2016 – 2017. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội * Tình hình nhân khẩu và lao động Tình hình dân số và lao động xã Lam Sơn năm 2017 được thể hiện qua bảng 4.2 như sau: Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Lam Sơn năm 2017 Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) A. Tổng số nhân khẩu Người 2.089 100 Nam Người 1.099 52,60 Nữ Người 990 47,40 B. Tổng số hộ Hộ 486 100 Hộ NN Hộ 464 95,47 Hộ phi NN Hộ 22 4,53 C. Tổng số lao động Người 1.529 100 LĐNN Người 1.435 93,85 LĐ phi NN Người 94 6,15 ( Nguồn: Báo cáo KT – XH xã Lam Sơn)
  42. 33 Dân số toàn xã là 2089 khẩu, tổng số hộ là 486 hộ. Tổng số hộ nông nghiệp là 464 hộ chiếm 95,47%, số hộ phi nông nghiệp là 22 hộ chiếm 4,53%. Xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên các hộ phi nông nghiệp, hộ kiêm chiếm tỷ lệ nhỏ, qua các năm có tăng về số lượng nhưng còn ít. Số hộ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên lao động nông nghiệp chiếm đa số trong tổng số lao động trong xã. Đa số dân cư trong xã đều sống bằng nghề nông, do sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên có hiện tượng dư thừa lao động theo thời vụ. Do đó chủ trương của xã đang khuyến khích phát triển ngành nghề tại xã, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân trong xã * Điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ Xã có 01 trạm y tế với 01 Bác sỹ, 4 y tá cùng 10 y tế thôn bản. Trạm y tế được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏa và khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Các chỉ tiêu về khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú đều vượt chỉ tiêu đề ra. Thường xuyên duy trì làm tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại địa bàn xã , thôn, xóm. Hệ thống y tế thôn bản hoạt động có hiệu quả, duy trì chế độ giao ban, nắm chắc tình hình sức khỏe của nhân dân. * Điều kiện giáo dục - Trường THCS: tổng số biên chế 12 giáo viên, trình độ đạt chuẩn 100%. Hiện trạng trường THCS lớp học được xây 2 tầng, có 04 phòng học, 01 nhà hiệu bộ là nhà cấp IV và một nhà công cụ, sân chơi, bãi tập thể dục thể thao là sân đất diện tích 4.500m2; Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tiêu chí, cần làm mới 8 phòng chức năng, nhà tập đa năng, thư viện, phòng y tế học đường, nhà kho, khu để xe, nâng cấp sân chơi bãi tập, đường xương cá trong sân trường, xây dựng tường rào,
  43. 34 xây dựng giếng khoan, nâng cấp nhà hiệu bộ, nâng cấp công trình phụ, nhằm đáp ứng tiêu chí nông thôn mới. - Trường Tiểu học: tổng số biên chế 17, hiện trạng trường Tiểu học lớp học là nhà xây cấp IV có 11 phòng học chưa đạt chuẩn, nhà hiệu bộ là nhà cấp IV, 01 nhà công vụ, cần làm mới 05 phòng chức năng (phòng mỹ thuật, phòng tin học, phòng thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục), 01 nhà đa năng, nâng cấp sân chơi, bãi tập thể dục, thể thao, nâng cấp tường rào, để đáp ứng tiêu chí nông thôn mới. - Trường Mầm non: Tổng số biên chế 14, trình độ Cao đẳng 07, trung cấp 07. Nhà hiệu bộ cấp IV. Hiện trạng trường Mầm non chưa đạt chuẩn, còn thiếu 5 phòng học; xây dựng mới 04 phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng y tế học đường, phòng truyền thông, phòng kế toán hành chính), xây mới 06 phòng ngủ, xây mới nhà đa năng, nâng cấp bếp ăn, nhà ăn, nâng cấp sân chơi, bãi tập thể dục, nâng cấp công trình phụ, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên có mái che để đáp ứng tiêu chí nông thôn mới * Điều kiện văn hoá – xã hội - Trung tâm Văn hóa – thể thao xã: chưa có, cần xây dựng mới. - Sân thể dục thể thao: chưa có. - Nhà văn hóa – Khu thể thao các thôn: + Hiện 4/10 thôn đã có nhà văn hóa đạt chuẩn, còn lại là nhà xây cấp 4, lợp Pro xi măng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Cần xây dựng mới. + Chưa có thôn nào có sân thể thao. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa đã và đang được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng có hiệu quả. Tập trung tuyên truyền vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và công cuộc vận động xây dựng quỹ vì người nghèo, tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm động viên khích lệ nhân dân phát triển thực hiện được mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
  44. 35 * Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Ban chỉ đạo xã tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác tuyên truyền, xây dựng và đã hoàn thiện đường liên thôn Y ba thôn Pò Chẹt - Nà Nôm và đưa vào sử dụng, lập hồ sơ thẩm định và thi công công trình đường liên thôn Pác Cáp – Nà Giảo, năm 2018 tiếp tục đăng ký thực hiện các chương trình xây dựng cơ bản khác, hiện đạt 11/19 tiêu chí (Quy hoạch, điện, chợ, bưu điện, nhà ở, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, quốc phòng và an ninh). 4.2. Thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu 4.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Người dân trên địa bàn sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng lúa. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện qua bảng 4.3 dưới đây: Bản 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa xã Lam Sơn 2015-2017 Năm Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa mùa DT NS SL DT NS SL DT NS SL Ha Tạ/ha Tấn Ha Tạ/ha Tấn Ha Tạ/ha Tấn 2015 45,8 59 270,82 5,06 16 8,096 109,7 46 488,566 2016 49,92 52,22 257,4 4,6 15 6,94 95,2 40,09 286,048 2017 45,3 59 267,3 2,9 16 4,64 104 49,4 463,23 ( Nguồn: Báo cáo KTXH xã Lam Sơn ) Qua 3 năm, diện tích trồng lúa trên địa bàn xã có sự biến động từ 160,56ha năm 2015 xuống còn 152,2 ha năm 2017. Diễn biến thời tiết thất thường và một số cơn bão xảy ra vào tháng 6,7 khiến một phần diện tích lúa bị ngập úng hoặc bị khô hạn dẫn tới năng suất và sản lượng lúa giảm tương ứng là: năng suất giảm từ 121 tạ/ha (2015) xuống còn 107,31 tạ/ha (2016), sản lượng giảm từ 767,482 tấn (2015) xuống còn 550,388 tấn (2016).
  45. 36 4.2.2. Tình hình sản xuất lúa của các hộ điều tra 4.2.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra Trong gia đình chủ hộ thường đưa ra các quyết định và đóng vai trò đại diện cho một hộ. Họ thường đưa ra những phương án sản xuất và định hướng công việc cho các thành viên trong gia đình Bảng 4.4: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 84 100 1. Giới tính của chủ hộ Nam Người 61 72,61 Nữ Người 23 27,39 2. Dân tộc Tày Người 43 51,19 Dao Người 25 29,76 Nùng Người 13 15,47 Kinh Người 3 3,58 3. Kinh tế của hộ Giàu Hộ 2 2,38 Khá Hộ 42 50 Nghèo, cận nghèo Hộ 40 47,62 4. Trình độ học vấn của chủ hộ Mù chữ Người 4 4,76 Tiểu học Người 6 7,14 THCS Người 33 39,28 THPT Người 32 38,01 CĐ-ĐH Người 9 10,81 ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  46. 37 Qua bảng 4.4 cho thấy: trong tổng số 84 hộ điều tra có 61 chủ hộ là nam chiếm 72,61%. Họ thường là người trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định phương thức sản xuất cũng như các vấn đề khác. Còn lại 27,39% chủ hộ là nữ, thường là những người góa chồng, sống một mình hoặc chồng đi làm xa. Tất cả các chủ hộ được điều tra đều là dân tộc thiểu số, trong đó: chủ hộ là người dân tộc Tày chiếm 51,19%, còn lại 29,76% là người dân tộc Dao. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhóm dân tộc Tày, Dao vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên. Do vậy, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất này của người dân. Họ tìm ra những quy luật về thời tiết như: quan sát quầng trăng, quan sát mây, quan sát những biểu hiện bất thường của một số loài vật như kiến rồi rút ra kết luận về mưa nắng, quyết định thời vụ gieo trồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diễn biến thời tiết khí hậu xảy ra thất thường hơn nên người dân rất khó dùng kinh nghiệm về thời tiết để áp dụng vào sản xuất, vì vậy cần nhiều hơn nữa các nguồn thông tin để có dự báo chính xác hơn giúp người dân giảm thiệt hại trong sản xuất. Trong 84 hộ điều tra, đa số là hộ khá (chiếm 50%). Nhóm hộ này có điều kiện thuận lợi về tiếp cận thông tin và nguồn lực kinh tế nên hiệu quả kinh tế có được từ sản xuất nông nghiệp là khá cao. Nhóm hộ nghèo và cận nghèo chiếm 47,62%, đây là những hộ có hoạt động sinh kế chủ yếu là nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết khí hậu và thị trường nhưng khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế, chưa biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nên thu nhập chưa cao. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra ở mức trung bình. Đa số chủ hộ có trình độ THCS và THPT (39,28% và 38,01%). Có 6 chủ hộ trình độ tiểu học và 4 chủ hộ mù chữ tập trung vào nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Với trình độ học vấn còn chưa cao sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn và thông tin thời tiết BĐKH cũng như khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  47. 38 * Tài nguyên đất của các hộ điều tra Đất là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống của con người nói chung và các hộ nông nghiệp nói riêng đất vô cùng quan trọng, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá có thể quyết định tới thu nhập của người dân. Bảng 4.5: Nguồn tài nguyên đất đai của hộ Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo, cận (n= 2 ) (n=42 ) nghèo (n= 40 ) DT (m2) % DT (m2) % DT (m2) % Đất thổ cư 1620 44,75 9532 6,20 8141 8,98 Đất vườn 0 0 13190 8,58 1210 1,33 Đất ruộng 2000 55,25 101700 66,22 65330 72,12 Đất hoa màu 0 0 25900 16,86 12540 13,84 Đất ao hồ 0 0 3250 2,14 3380 3,73 Tổng 3620 100 153572 100 90601 100 ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy: Trong tổng số 84 hộ điều tra, đất ruộng có diện tích 169.030 m2 là diện tích lớn nhất do tình hình ở địa phương số hộ nông dân làm về nông nghiệp nhiều, đây cũng chính là tư liệu sản xuất quan trọng phù hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhóm hộ giàu chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích đất ruộng (2000m2) nhưng do có sẵn về nguồn lực kinh tế nên họ luôn chọn phân bón và thuốc BVTV loại tốt nhất nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhóm hộ có diện tích đất ruộng lớn nhất là nhóm hộ khá (101.700m2). Đây là những hộ có khả năng tiếp cận thông tin, biết áp dụng các tiến bộ khoa học, sử dụng các phương tiện sản xuất để nâng cao năng suất. Đất thổ cư là loại đất dùng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống của con người. Tuy nhiên, vài năm gần đây do điều kiện
  48. 39 thời tiết diễn biến thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng nên một phần diện tích đất ở sau nhiều năm sử dụng được người dân chuyển đổi từ đất thổ cư sang đất sản xuất (đất ruộng). Đất ao hồ chỉ dùng để tăng gia nuôi thêm cá tôm phục vụ cho gia đình nên có diện tích ít nhất (3520 m2 ở nhóm hộ khá, 3380 m2 ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo). Về đất hoa màu thì người dân chủ yếu trồng một số loại như ngô và cây màu, vừa dùng để phục vụ cho gia đình vừa có thể kinh doanh, nhưng không phải là sản phẩm chủ yếu để kinh doanh như lúa gạo nên diện tích đất còn hạn chế. Qua điều tra cho thấy đất đai được sử dụng từ lâu đời nên người dân có những kinh nghiệm canh tác phù hợp với chất đất và khí hậu, rất thích hợp để trồng lúa, nhưng vài năm gần đây do ảnh hưởng của mưa lũ, hạn hán và BĐKH đã tác động trực tiếp đến chất lượng cũng như sản lượng của lúa gạo tại địa bàn xã. * Phương tiện sản xuất Việc sử dụng các phương tiện sản xuất trong quá trình canh tác của hộ được thể hiện qua bảng 4.6: Bảng 4.6: Phương tiện sản xuất lúa của hộ điều tra Hộ nghèo, cận Hộ giàu Hộ khá nghèo Phương tiện sản xuất (n= 2 ) (n=42 ) (n= 40) SL % SL % SL % Máy bơm 2 2.38 25 29.76 8 9.52 Máy cày, bừa - - 21 25 11 13.09 Máy tuốt lúa - - 12 14.28 4 4.76 Máy xay xát - - 4 4.76 - - Trâu bò 3 3.57 32 38.09 2 2.38 Ô tô tải - - 1 1.19 - - ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  49. 40 Các phương tiện sản xuất cơ bản như máy cày, bừa, tuốt lúa là công cụ không thể thiếu của các nhóm hộ có sản xuất nông nghiệp. Nó góp phần giảm bớt sức lao động, nâng cao năng suất, thời gian để dễ dàng ứng phó với BĐKH và tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Qua điều tra 84 hộ cho thấy nhóm hộ khá sử dụng nhiều phương tiện sản xuất khác nhau như: máy bơm (29,76%), máy cày bừa (25%), máy tuốt lúa (14,28%) và máy xay xát (4,76%) do nhóm hộ này có diện tích canh tác lúa lớn nhất nên họ đầu tư các loại máy móc để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó hộ giàu mặc dù cũng có diện tích canh tác lúa nhưng họ không trực tiếp sản xuất mà cho thuê đất nên không đầu tư máy móc, phương tiện sản xuất. Cụ thể là họ chỉ sử dụng máy bơm (2,38%) để dẫn nước vào ruộng vào mùa khô hạn. Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo cũng có đầu tư phương tiện sản xuất nhưng số lượng không nhiều. Việc sử dụng các phương tiện sản xuất này góp phần tiết kiệm thời gian, giảm công lao động, dễ dàng ứng phó với những bất lợi do thiên nhiên gây ra. 4.2.2.2. Thực trạng sản xuất lúa của hộ điều tra Thực trạng sản xuất lúa của các hộ điều tra giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện qua bảng 4.7 như sau:
  50. 41 Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2015-2017 Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa mùa NS NS Năm Giống lúa DT NS SL DT SL DT SL Tạ/ Tạ/ Ha Tạ/ha Tấn Ha Tấn Ha Tấn ha ha 2015 Khang dân 7,8 50 39 1,1 52 5,72 17,6 49 86,24 Đoàn kết 5,4 51,8 28 0,9 51,1 4,6 15 48,7 73,05 Bao thai 3,24 5,1 1,67 0,7 49,42 3,46 10,4 49 49,2 2016 Khang dân 7,8 47,43 37 1,2 46,75 5,61 16 50,43 80,7 Đoàn Kết 5,6 51,25 28,7 1 41 4,1 14,3 48,25 69 Bao Thai 3,01 3,42 1,03 0,5 50 2,5 9 51 45,9 2017 Khang dân 7,5 46,3 34,75 0,87 48,04 4,18 15,2 15,13 79 Đoàn kết 5 50 25 0,7 40 2,8 9,5 47,37 45 Bao thai 3,2 4,69 1,5 0,6 46,66 2,8 9,01 51,05 46 ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Trên địa bàn xã có 3 giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, chất đất, đó là Khang dân, Bao thai và Đoàn kết. Trong đó, giống lúa Khang dân được trồng nhiều nhất là 23,57ha (năm 2017). Diện tích trồng lúa của các hộ điều tra qua 3 năm từ 2015 - 2017 có sự biến động. Đặc biệt năm 2017, diện tích này giảm 10,56ha so với năm 2015 do điều kiện thời tiết trong năm này có nhiều diễn biến phức tạp, người dân thu hẹp diện tích sản xuất nhằm hạn chế rủi ro. Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra nhiều hơn và diễn biến phức tạp hơn dẫn tới hoạt động sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản xuất lúa. Cụ thể năm 2015, sản lượng đạt 290,94tạ/năm nhưng đến năm 2016 chỉ đạt 274,54tạ/năm. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.8:
  51. 42 Bảng 4.8: Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Hộ giàu Hộ khá Hộ cận Hộ Hộ khá Hộ cận Hộ Hộ khá Hộ cận nghèo, giàu nghèo, giàu nghèo, hộ hộ hộ nghèo nghèo nghèo Chi phí sản xuất 1000đ/ha/ 1.050 2.196,64 1.362,8 1.200 1.827,21 1.085,564 1.250 2.653,65 905,08 vụ - Làm đất 1000đ/ha/ 127,5 219,664 0 120 187,721 0 125 238,828 0 vụ -Giống 1000đ/ha/ 30 329,496 204,42 60 274,081 162,835 62,5 398,047 135,762 vụ - Phân bón 1000đ/ha/ 315 1.098,32 817,68 360 913,605 651,338 375 1353,36 543,048 vụ - Thuốc BVTV 1000đ/ha/ 52,5 439,328 272,56 50 365,442 217,113 60 530,73 181,016 vụ - Lao động 1000đ/ha/ 525 109,832 68,14 610 91,361 54,28 627,5 132,68 45,254 vụ Tổng thu nhập 1000đ/ha/ 3.060 3.589,2 4.544,4 2.941,2 2.118,45 2.564,42 3.120 4.025,85 3.870,07 vụ 8 Giá bán 1000đ/kg 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Năng suất Kg 510 598,2 757,4 490,2 353,07 427,40 520 670,975 645,011 Lợi nhuận 1000đ/ha/ 2.010 1.392,56 3.181,6 1.741,2 291,25 1.478,856 1.870 1.372,2 2.964,99 vụ ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  52. 43 Chi phí sản suất của các hộ điều tra qua 3 năm có sự thay đổi: Chi phí cho làm đất của các hộ giàu và hộ khá nhiều hơn hộ nghèo, cận nghèo do họ có sẵn nguồn lực kinh tế và thường thuê người khác làm. Đối với chi phí giống của nhóm hộ nghèo, cận nghèo có xu hướng giảm (từ 204.420đ năm 2015 xuống 135.762đ năm 2017) do các hộ này thường tận dụng nguồn giống sẵn có từ vụ mùa trước để gieo trồng cho mùa vụ sau mà không mua giống mới. Trong khi đó nhóm hộ giàu và hộ khá thường mua giống mới tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp nên chi phí cao hơn. Chi phí phân bón và thuốc BVTV: trong những năm gần đây dưới sự biến đổi bất thường của hiện tượng thời tiết, việc canh tác lúa trở nên khó khăn hơn. Do đó để đảm bảo năng suất và sản lượng, nhóm hộ giàu và hộ khá bỏ chi phí nhiều hơn cho hạng mục này. Cụ thể đối với hộ giàu chi phí phân bón tăng 60.000đ, chi phí thuốc BVTV tăng 7500đ so với năm 2015, tương tự đối với hộ khá chi phí phân bón tăng 255.040đ, chi phí thuốc BVTV tăng 91.402đ so với năm 2015. Trong khi đó, đối với nhóm hộ nghèo do không có sẵn tiềm lực kinh tế nên không đầu tư mua phân bón và thuốc BVTV thậm chí còn phó mặc quá trình canh tác cho tự nhiên dẫn tới năng suất không được cao. Chi phí cho lao động có thể thấy nhóm hộ nghèo, cận nghèo bỏ chi phí cho hạng mục này là thấp nhất (45.254đ năm 2017). Do họ thiếu tiềm năng kinh tế nên họ tận dụng nguồn nhân lực có sẵn trong gia đình nên không phải thuê lao động bên ngoài. Một số hộ giàu và hộ khá ngoài sản xuất nông nghiệp còn kinh doanh nhỏ lẻ nên họ dành nhiều chi phí hơn vào việc thuê lao động trong quá trình sản xuất. Tổng thu nhập: Do đầu tư vào tất cả các phương diện như: làm đất, giống, phân bón, thuốc BVTV mà hiệu quả sản xuất hay sản lượng của các hộ khá tăng lên rõ rệt (từ 3.589.200đ năm 2015 lên 4.025.850đ năm 2017). Về tổng thu nhập của nhóm hộ nghèo, cận nghèo qua 3 năm có xu hướng giảm do không mua được những loại giống tốt , không áp dụng được nhiều phương
  53. 44 thức canh tác mới, kinh phí cho phân bón và thuốc BVTV hạn chế, không tiếp cận được với khoa học kỹ thuật mới nên sản lượng hay hiệu quả kinh tế vào năm 2017 là không cao, còn giảm đi 674.330đ so với năm 2015. Đối với các hộ giàu tổng thu nhập có xu hướng tăng nhưng không đáng kể (tăng 60.000 so với năm 2015). Trong 3 nhóm hộ điều tra thì nhóm hộ nghèo có lợi nhuận cao nhất từ việc trồng lúa do họ có diện tích đất canh tác lớn, nhưng họ chủ yếu lấy công làm lãi vì chi phí bỏ ra ít, tận dụng được nguồn nhân lực có sẵn trong gia đình nên khi có tác động của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thì chắc chắn hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn dẫn đến lợi nhuận của nhóm hộ này có xu hướng giảm (từ 3.181.600đ năm 2015 xuống còn 2.964.990đ năm 2017). Do những năm gần đây biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của người dân địa phương, khiến năng suất và sản lượng lúa giảm dẫn đến thu nhập của hộ bị tụt giảm. Cụ thể như: đối với hộ giàu giảm từ 2.010.000đ (2015) xuống còn 1.741.200đ (2016). Lợi nhuận của nhóm hộ khá năm 2016 chỉ còn 291.250đ, giảm đi 1.101.310đ so với năm 2015. Hiệu quả sản xuất của các hộ gia đình thay đổi theo từng năm , tiềm lực kinh tế khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau, năm 2016 là 1 năm đáng buồn cho các hộ dân vì người dân phải hứng chịu toàn bộ thiên tai, nhưng qua năm 2017 người dân đã cố gắng khắc phục lại hậu quả đó. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh lúa của người dân. 4.3. Diễn biến của thời tiết, khí hậu trong 03 năm qua trên địa bàn xã Lam Sơn 4.3.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình giai đoạn 2015-2017 Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất của hộ gia đình. Sự biến thiên nhiệt độ qua 3 năm được thể hiện ở bảng dưới đây:
  54. 45 Biểu đồ 4.1: Biến thiên nhiệt độ trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015- 2017 Nhiệt độ 21.6 21.4 21.2 21 Nhiệt độ 20.8 20.6 20.4 2015 2016 2017 (Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Na Rì) Trong 3 năm từ 2015 đến 2017 nhiệt độ trung bình tại xã Lam Sơn tăng khoảng 0.7oC. Mặc dù nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng, tuy nhiên vào mỗi mùa nhiệt độ lại khác nhau, mùa đông rét đậm rét hại nhiệt độ giảm mạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 21,50C (năm 2017), nhiệt độ cao nhất lên đến 370C và thấp nhất xuống tới 50C. Nhiệt độ thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa khiến một phần diện tích bị ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô, có những năm mất trắng do thời tiết khô hạn kéo dài. Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Làm giảm năng suất lúa dẫn tới thu nhập của người dân bị giảm sút. Nhiệt độ thay đổi thất thường gây khó khăn trong việc ứng phó và tìm ra cách thức sản suất cho phù hợp.
  55. 46 4.3.2. Diễn biến độ ẩm trung bình giai đoạn 2015-2017 Biểu đồ 4.2: Biến thiên độ ẩm trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017 Độ ẩm, một trong những dạng nước có ảnh hưởng nhiều đến sinh vật. Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều gây ra tác động khác nhau tới vây trồng, vật nuôi và con người. Độ ẩm 82.5 82 81.5 81 Độ ẩm 80.5 80 79.5 2015 2016 2017 (Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Na Rì) Tại xã Lam Sơn, độ ẩm trung bình qua 3 năm từ 2015 - 2017 tăng lên 1,5%. Tuy nhiên có sự biến động qua từng giai đoạn. Do địa hình có các dãy núi cao, nhiều cây cối bao phủ nên nhìn chung độ ẩm không khí của xã khá cao, điều này khiến cho người dân gặp phải một số khó khăn trong quá trình gieo hạt và bảo quản. 4.3.3. Diễn biến lượng mưa trung bình giai đoạn 2015-2017 Lượng mưa trong năm đóng vai trò thiết yếu ảnh hưởng rất nhiều trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các thông tin về lượng mưa của xã Lam Sơn qua 3 năm 2015-2017 được thể hiện ở bảng dưới đây:
  56. 47 Biểu đồ 4.3: Biến thiên lượng mưa trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017 Lượng mưa 1100 1080 1060 1040 1020 1000 Lượng mưa 980 960 940 920 900 2015 2016 2017 (Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Na Rì) Qua biểu đồ 4.3 cho thấy, lượng mưa trên địa bàn xã có xu hướng tăng (tăng 114mm qua 3 năm). Lượng mưa lớn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của người dân như gây ngập úng, hạn hán, gặp khó khăn trong thu hoạch và bảo quản.
  57. 48 4.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân xã Lam Sơn Tổng hợp thiệt hại do thiên tai của xã Lam Sơn qua 3 năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 4.9: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2015-2017 TT Thiệt hại ĐVT Năm 2015 2016 2017 I Dân sinh Nhà sập, trôi Nhà - - 2 II Nông nghiệp Lúa, hoa màu Ha - 7,3 15,6 mất trắng, hư hỏng Gia súc, gia Con - 200 50 cầm chết ( Nguồn: UBND xã Lam Sơn) Năm 2015 trên địa bàn xã cũng xuất hiện các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan như mưa lớn, bão, hạn hán Tuy nhiên những hiện tượng này không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đến tháng 6 năm 2016, trên địa bàn xã có mưa lớn kéo dài kèm theo gió giật mạnh đã làm ngập úng và gãy đổ nhiều ha lúa. Lúa bị đổ và ngập sâu trong nước trong nhiều ngày nên nông dân không thể thu hoạch được. Mặt khác, nhiều diện tích lúa đã cắt bằng tay tập kết cũng đã có dấu hiệu bị thối hoặc mọc mầm dẫn tới 7,3ha lúa bị hư hỏng. Hơn nữa các dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gia cầm khiến 200 con gia súc, gia cầm bị chết. Năm 2017 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa to, lũ quét gây sạt lở, ngập úng và nhiều thiệt hại khác. Cụ thể: 2 nhà dân bị sập và cuốn trôi, lúa và hoa màu mất trắng 15,6ha, 50 con gia súc bị
  58. 49 chết Những hộ dân bị ảnh hưởng hầu hết là hộ nghèo nên việc ổn định cuộc sống gặp nhiều khó khăn. 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn xã hầu như không có mưa, mực nước tại các sông suối, ao hồ đều ở mức thấp ảnh hưởng tới gieo cấy lúa xuân của người dân. Tuy nhiên, sang tháng 6 -7, lại xảy ra nhiều đợt mưa to kèm theo giông, lốc, sấm sét nhưng chưa gây thiệt hại lớn về người và của. 4.4.1. Dịch bệnh và sâu bệnh Vấn đề sâu bệnh hại đang ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sản xuất lúa của nhiều hộ dân trên địa bàn nghiên cứu. Phổ biến là đạo ôn, vàng lùn – xoắn lá, ốc bươu vàng, đã làm rất nhiều gia đình bị giảm năng suất và sản lượng. Các yếu tố dịch bệnh hại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.10 Diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra giai đoạn 2015- 2017 Loại bệnh 2015 2016 2017 Đạo ôn 5,1 4 4,2 Vàng lùn – xoắn lá 7 5,7 6,5 Ốc bươu vàng 9,2 9,3 10 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 100% các hộ trồng lúa đều gặp tình trạng lúa mắc phải các dịch bệnh như: đạo ôn, vàng lùn – xoắn lá, ốc bươu vàng. Nguyên nhân là do thời tiết khí hậu có nhiều thay đổi bất thường khiến sức chống chịu của cây lúa kém, xuất hiện nhiều mầm sâu bệnh. Tuy nhiên, diện tích mắc bệnh nhỏ vì các hộ có biện pháp phòng trừ kịp thời như phun thuốc BVTV, sử dụng thiên địch dẫn tới thiệt hại về năng suất, sản lượng không quá lớn.
  59. 50 4.4.2. Thời vụ gieo trồng Bảng 4.11 : Thời vụ gieo trồng của các hộ điều tra giai đoạn 2015-2017 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mùa vụ Vụ hè thu Gieo x x Dịch bệnh x Đòng trổ x Thu hoạch x Vụ mùa Gieo x Dịch bệnh x x Đòng trổ x Thu hoạch x Vụ đông xuân Gieo x x x Dịch bệnh x Đòng trổ x Thu hoạch x (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 là thời gian thích hợp để trồng lúa, nhưng vài năm gần đây do thời tiết thay đổi thất thường và BĐKH làm cho năng suất lúa giảm, thời gian canh tác kéo dài dần. Trong thời gian thu hoạch có thể gặp mưa bão nên khó khăn trong công tác bảo quản sản phẩm. Trong 84 hộ điều tra, sản xuất lúa chia làm 3 vụ chính trong 1 năm canh tác là vụ đông xuân, vụ mùa và vụ hè thu, thời gian gieo trồng của các hộ đã có sự dịch chuyển về thời gian gieo cấy.
  60. 51 Theo kết quả điều tra, đối với vụ đông xuân người nông dân thường gieo hạt vào khoảng từ 20/12 – 27/12 sớm hơn so với lịch thời vụ của những năm trước đây do người dân lựa chọn thời điểm nhiệt độ và lượng mưa tăng lên. Tháng 1,2 là giai đoạn dịch bệnh thường phát triển mạnh bởi lượng mưa và nhiệt độ thích hợp cho bùng phát các bệnh như vàng lùn, xoắn lá. Đặc biệt vào 3 tháng đầu năm 2018 dịch ốc bươu vàng bùng phát mạnh mẽ trên một luợng lớn diện tích canh tác của người dân. Vụ lúa thứ 2 trong năm là vụ mùa, bắt đầu gieo hạt từ cuối tháng 6 đúng vào mùa mưa lớn của xã, cây sinh trưởng và phát triển thường mắc các dịch bệnh và các loại côn trùng vào tháng 7 và tháng 8 như: rầy nâu, bọ xít, châu chấu, bọ cánh cam. Thời kì lúa trổ bông vào cuối tháng 8 và có thể thu hoạch vào tháng 10. Nhìn chung lịch thời vụ của các hộ điều tra đúng mùa vụ và khoa học, bố trí thời gian gieo trồng hợp lí, có sự thay đổi linh hoạt giữa các năm để thích ứng với BĐKH giúp ổn định năng suất, sản lượng lúa. 4.4.3. Nguồn nước cho sản xuất lúa Nguồn nước cho sản xuất lúa của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.12 dưới đây: Bảng 4.12 : Nguồn nước cho sản xuất lúa của các hộ điều tra Nguồn nước Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Ao, hồ, sông suối 84 100 Nước mưa 84 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Nguồn nước cho cây trồng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như năng suất và sản lượng khi thu hoạch. Do thiếu nước nên 100% hộ dân sử dụng nước ao, hồ, sông, suối và nước mưa để phục vụ sản xuất. Tình hình khí hậu thời tiết hiện nay thường xuyên xảy ra hạn hán trong mùa khô và nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu ngày
  61. 52 một tăng cao sẽ không đảm bảo lượng nước tưới tiêu cho các hộ sản xuất. nên cần tiết kiệm và tích trữ nguồn nước là rất cần thiết. 4.4.4. Những thay đổi trong sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH Trước những tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu có nhiều thay đổi trong sản xuất. Điều này được thể hiện ở bảng 4.13 như sau: Bảng 4.13: Thay đổi của các hộ sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH Hoạt động ứng phó Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Ứng dụng kĩ thuật mới 84 100 Thay đổi phương thức canh tác 84 100 Đầu tư nhiều chi phí hơn 12 14,28 Không thay đổi gì 4 4,76 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) 100% các hộ điều tra đều nhận thấy việc ứng dụng kĩ thuật mới và thay đổi phương thức canh tác trong sản xuất để ứng phó với BĐKH là cần thiết. Bên cạnh đó, 14,28% số hộ đầu tư nhiều chi phí hơn cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ các hộ gia đình không thay đổi, 4,76% tỉ lệ này thuộc nhóm hộ nghèo do tâm lí ngại thay đổi, hạn chế về tiềm lực kinh tế và khả năng tiếp cận thông tin. Việc thay đổi trong sản xuất lúa giúp hạn chế những rủi ro, thiệt hại trong canh tác, đồng thời thay đổi những suy nghĩ của người dân về sự cam chịu, bất lực trước khó khăn trong bối cảnh thời tiết khí hậu diễn biến bất thường như hiện nay. 4.5. Một số giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa tại xã Lam Sơn 4.5.1. Giải pháp về nguồn nhân lực Qua điều tra cho thấy trình độ học vấn của các thành viên trong hộ còn thấp. Vì vậy cần khuyến khích các hộ tạo điều kiện cho con em được đi học
  62. 53 các cấp cao hơn, các thành viên trong độ tuổi lao động được học các lớp tập huấn, các lớp đào tạo nâng cao trình độ nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH trong canh tác lúa. Đồng thời, biết cách áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất lúa của hộ. 4.5.2. Giải pháp về đất đai Hiện tại diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu khá lớn. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, nhiều hộ khai thác và sử dụng diện tích đất chưa hợp lý nhiều đất canh tác còn bỏ hoang, sử dụng nhiều các loại thuốc hóa học trong sản xuất . Chính vì vậy, người dân phải khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khí hậu để giảm chi phí trồng lúa, cần thực hiện những biện pháp để bổ sung dinh dưỡng cho đất như sử dụng các loại phân chuồng nhằm cải tạo và làm đất màu mỡ nhằm tăng năng suất, tăng khả năng chống chịu của lúa với diễn biến phức tạp của điều kiện thời tiết. 4.5.3. Giải pháp về giáo dục và truyền thông Do địa bàn nghiên cứu là xã khó khăn thuộc huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn nên khả năng tiếp cận về điều kiện BĐKH còn hạn chế. Vì vậy, cần xây dựng và tổ chức các chương trình truyền thông, các khóa đào tạo, tập huấn để ứng phó với BĐKH nhiều hơn nữa để nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đưa cán bộ hoặc một số người dân tham gia tập huấn tại các diễn đàn do huyện hoặc tỉnh tổ chức liên quan đến BĐKH. 4.5.4. Giải pháp về ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất Khoa học kĩ thuật là chìa khoá để tăng năng suất, chất lượng lúa. Tuy nhiên việc tiếp cận khoa học kĩ thuật của người dân địa phương còn nhiều hạn chế, vì vậy cán bộ khuyến nông cần sát sao hơn trong quá trình hỗ trợ người dân tiếp nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Ngoài ra cần tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, tham quan mô hình đạt chuẩn.
  63. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” em có một số kết luận như sau: Hầu hết người dân địa phương đều là dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận các thông tin thời tiết, khí hậu còn hạn chế dẫn đến nguồn thu nhập từ hoạt động này chưa cao. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra qua 3 năm từ 2015 – 2017 có xu hướng giảm do trong giai đoạn này những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện thường xuyên hơn nên người dân thu hẹp diện tích sản xuất để hạn chế rủi ro. Diễn biến thời tiết của địa có sự biến động qua các năm trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017 cụ thể nhiệt độ tăng 0.70C, độ ẩm tăng từ 80,5% lên 82% ở giai đoạn 2015 – 2017 và lượng mưa trung bình tăng từ 970mm/năm lên 1084mm/năm. Những thay đổi này đã có tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn xã. Trong những năm gần đây thời tiết khí hậu diễn biến thất thường hơn dẫn đến sự bùng phát của một số dịch bệnh như đạo ôn, vàng lùn, xoắn lá, ốc bươu vàng làm sụt giảm năng suất và chất lượng lúa. Bên cạnh đó, người dân còn sử dụng phương tiện sản xuất như: máy bơm, máy cày bừa, máy tuốt lúa vào quá trình canh tác để tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và sản lượng lúa. Trước những tác động của BĐKH, người dân đã có nhiều cách ứng phó phù hợp. 100% số hộ nông dân được hỏi cho rằng họ đã ứng dụng kĩ thuật mới và thay đổi phương thức canh tác và 14,28% đầu tư nhiều chi phí hơn trong sản xuất.
  64. 55 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với Chính quyền và đoàn thể địa phương - Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm đến sự tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất lúa của người dân xã Lam Sơn. - Xây dựng các dự án, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, dự án dành riêng về sự biến đổi của khí hậu để người dân có thể yên tâm canh tác và phát triển lúa và các ngành nghề của mình có kế hoạch cụ thể đối với từng ngành để có biện pháp ứng phó với bối cảnh BĐKH - Truyền thông và đào tạo kiến thức có nội dung phù hợp để người dân có được kiến thức và biết cách ứng phó với BĐKH và điều chỉnh các hoạt động sản xuất lúa sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Nội dung và hình thức đào tạo phải phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, làm cho người dân dễ hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về BĐKH và cách thức trồng lúa phù hợp với điều kiện BĐKH như hiện nay. 5.2.2. Đối với người dân địa phương Không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập, nắm bắt thông tin, Từ đó mỗi gia đình, cộng đồng xây dựng cho mình chiến lược phát triển lúa cũng như các biện pháp phòng tránh những rủi ro do từ thiên tai có thể xảy ra để có năng suất lúa là cao nhất.
  65. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam – Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Viết (2002). Biến đổi khí hậu và chiến lược Nông nghiệp Việt Nam. Hội thảo khoa học Viện KH KHTV & MT năm, Hà Nội ngày 23/11/2008, 120-140 3. UBND xã Lam Sơn, Na Rì, Bắc Kạn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát trển kinh tế - xã hội năm 2015. 4. UBND xã Lam Sơn, Na Rì, Bắc Kạn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát trển kinh tế - xã hội năm 2016. 5. UBND xã Lam Sơn, Na Rì, Bắc Kạn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát trển kinh tế - xã hội năm 2017 6. Trần Công Minh (2007), Khí hậu và khí tượng đại cương, ĐHQG Hà Nội, Hà Nôi. 7. Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia, Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam. 8. Trung tâm kỹ thuật môi trường (CEE), Báo cáo chuyên đề: Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động Nông nghiệp (2016). II. Tài liệu internet 9 . 10. /Khainiem-thuat-ngu/catid/44/nuoc-bien-dang 11. %E1%BB%A9ng-ph%C3%B3/Gi%E1%BA%A3i- ph%C3%A1pt%E1%BB%95ng-
  66. 57 h%E1%BB%A3p/catid/16/item/2834/tong-quan-ve-biendoi-khi-hau- toan-cau 12 . lua604647.html 13. vietnam-nhu-the-nao-515777.ldo 14. hau-418834.html 15. doi-khi-hau-doi-voi-doi-song-con-nguoi-2366661/ 16. nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-bac-kan-hop-danh-gia-ve-nang- suat-san-luong-cay-trong-vu-don-863252753c0ce816.aspx
  67. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số: Thôn/xóm: Xã: Huyện I. Thông tin chung về hộ 1.1. Họ tên chủ hộ: 1.2.Dân tộc: 1.3. Giới tính: 1.4. Tuổi: 1.5. Nghề nghiệp: 1.6. Trình độ học vấn: 1.7. Phân loại hộ theo thu nhập: Hộ giàu Hộ khá Hộ cận nghèo Hộ nghèo 1.8. Thông tin về các thành viên trong gia đình: Quan hệ với Giới Trình độ Nghề TT Họ và tên Tuổi chủ hộ tính học vấn nghiệp 1.9. Thời gian định cư tại địa phương? 20 năm
  68. II. Thông tin về điều kiện sản xuất của hộ 2.1. Đất đai Nguồn gốc Diện tích Loại đất Có từ Nhà nước Cha mẹ (m2) Mua trước giao/thuê cho - Đất thổ cư - Đất vườn - Đất ao, hồ - Đất ruộng - Đất hoa màu 2.2. Phương tiện sản xuất lúa Loại tài sản Đơn vị Số lượng Giá trị (đồng) 1. Ô tô tải 2. Máy bơm 3. Máy cày bừa 4. Máy tuốt lúa 5. Máy xay xát 6. Trâu bò 7. Tài sản khác 8
  69. III. Các thông tin về sản xuất lúa của hộ 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của hộ năm 2015-2017 Năm Giống Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa mùa lúa DT NS SL DT NS SL DT NS SL m2 Kg/m2 Kg m2 Kg/m2 Kg m2 Kg/m2 Kg 2015 2016 2017 3.2. Hiệu quả sản xuất lúa của hộ năm 2015 -2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giống lúa Giống lúa Giống lúa Chi phí sản xuất - Làm đất 1000đ/vụ - Giống 1000đ/vụ - Phân bón 1000đ /vụ - Thuốc BVTV 1000đ /vụ - Lao động 1000đ/vụ Tổng thu nhập 1000đ/vụ Giá bán 1000đ/kg Năng suất Kg/vụ Lợi nhuận 1000đ/vụ
  70. 3.3. Ông/bà cho biết diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của hộ từ năm 2013 - 2017 Loại bệnh 2013 2014 2015 2016 2017 Đạo ôn Vàng lùn – xoắn lá Ốc bươu vàng 3.4. Xin ông/bà cho biết lịch thời vụ canh tác lúa của hộ Lịch thời vụ canh tác lúa năm 2015 Giống Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mùa vụ Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh
  71. Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch
  72. Lịch thời vụ canh tác lúa năm 2016 Giống Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mùa vụ Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ
  73. Thu hoạch Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Lịch thời vụ canh tác lúa năm 2017 Giống Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mùa vụ Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh
  74. Đòng trổ Thu hoạch Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ hè thu Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ mùa Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch Vụ đông xuân Gieo Dịch bệnh Đòng trổ Thu hoạch
  75. 3.5. Ông/bà hãy cho biết, gia đình sử dụng nguồn nước nào cho sản xuất lúa dưới đây? 1. Nước máy 2. Nước sông, hồ, ao, suối 3. Nước mưa 4. Nước giếng 5. Khác 3.6. Ông /bà hãy cho biết, lượng nước trong canh tác lúa vào mùa khô có bị thiếu không? Có Không 3.7. Nếu có, ông/bà khắc phục bằng cách nào? 3.8. Dưới tác động của những hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra tại địa phương, gia đình ông/bà đã có những thay đổi nào trong sản xuất lúa? 1. Đầu tư nhiều chi phí hơn 2. Đầu tư nhiều công lao động hơn 3. Ứng dụng kỹ thuật mới 4. Thay đổi phương thức canh tác 5. Giảm quy mô sản xuất 6. Tăng quy mô sản xuất 7. Dừng sản xuất 8. Chuyển qua dịch vụ và hoạt động thương mại 9. Không thay đổi gì 10. Khác (ghi rõ) Xin chân thành cảm ơn! Đại diện gia đình (Ký, ghi rõ họ tên)