Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

pdf 51 trang thiennha21 19/04/2022 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_phan_bon_den_sinh_truong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  CHÁNG MÍ MÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON KIM GIAO NÚI ĐẤT GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  CHÁNG MÍ MÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON KIM GIAO NÚI ĐẤT GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn :TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong khóa luận tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học Cháng Mí Mình XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của cô giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 20 tháng05 năm 2019 Sinh viên Cháng Mí Mình
  5. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất sau 4 tháng theo dõi 25 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Kim giao núi đất giai đoạn 4 tháng theo dõi 27 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính cây Kim giao núi đất sau 4 tháng theo dõi 29 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi 31 Hình 5.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất vườn dự kiến cây Kim giao .34
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất 14 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm 19 Bảng 3.2 Bảng điều tra sinh trưởng Hvn, D00 và động thái ra lá của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) trong các CTTN 22 Bảng 3. 3. Tỷ lệ cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) xuất vườn ở các CTTN (%) 23 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các CTTN 24 Bảng 4.2 . Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi 25 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng 푯vn cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 26 Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đối với sinh trưởng chiều cao cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi 27 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng 푫00 của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 28 Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi 30 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 31 Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối với động thái ra lá cây Kim giao giao đoạn 4 tháng tuổi 32 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ chất lượng xuất vườn cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 33
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 9 2.2.1. Trên thế giới 9 2.2.2. Ở Việt Nam 10 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 13 2.4. Một số thông tin về họ Đinh và cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng và phạm vi được nghiên cứu 18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 3.3. Nội dung nghiên cứu 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu 20 3.4.3.Phương pháp nội nghiệp 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm 24 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 26 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 28
  8. vi 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 30 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ xuất vườn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) 32 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 5.1. Kết luận 34 5.2. Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên quý giá của con người. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, Tuy nhiên trong những năm qua rừng nước ta lại nằm trong tình trạng suy giảm về số lượng và chất lượng rừng, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu điều tra của Viện điều tra, quy hoạch rừng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 1945, diện tích rừng tự nhiên nước ta là 14 triệu ha, tương đương với độ che phủ 43%. Đến năm 1990, diện tích rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn 9,175 triệu ha, tương đương độ che phủ 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do chiến tranh, quản lý rừng chưa bền vững, đốt nương làm rẫy, khai thác bừa bãi Từ khi Chính phủ có chỉ thị 268/Ttg (1996) cấm khai thác rừng tự nhiên nên tốc độ phục hồi rừng đã khả quan hơn. Đến năm 2003, tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 12 triệu ha với độ che phủ 36,1%, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha, rừng trồng là 2 triệu ha. Vừa
  10. 2 qua Bộ NN&PTNT vừa ra quyết định 3158/QĐ-BNN-TCLN về công bố hiện trạng rừng Việt Nam. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là hơn 13,520 triệu ha (độ che phủ đạt 40,84%). Theo công bố hiện trạng rừng mới nhất này, diện tích rừng hiện có của nước ta là gần 14,062 triệu ha. Trong đó, rừng tự nhiên là hơn 10,175 triệu ha, rừng trồng là hơn 3,886 triệu ha. Diện tích cây lâm nghiệp đạt 13,614 triệu ha với độ che phủ là 39,5%, còn diện tích cây lâu năm (cao su, cây đặc sản) trồng trên đất lâm nghiệp là 448.800 ha, độ che phủ 1,34%. Diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.520.984 ha với độ che phủ là 40,84%. [34] Để trồng rừng thành công, đạt hiệu quả cao một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đó là giống cây trồng. Trong lâm nghiệp diện tích kinh doanh trồng rừng lớn, lực lượng lao động ít, cây có đời sống dài ngày, do vậy việc tác động giống vào hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện tốt vào giai đoạn vườn ươm và 2 – 3 năm đầu, sau khi trồng, ít có điều kiện chăm sóc đến khi khai thác như cây trồng nông nghiệp ngắn ngày nên vai trò của giống lại càng quan trọng. Tuy chọn giống có vai trò rất quan trọng song nếu không áp dụng các biện pháp kĩ thuật thích đáng thì giống có tốt đến đâu cũng không thể cho năng suất cao [22]. Loài Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) là một cây bản địa có vai trò quan trọng trong công tác phục hồi rừng. Loài có khu phân bố hẹp, ở Việt Nam chỉ mới gặp ở miền Bắc tại tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Ninh Bình. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị sử dụng, giá trị thương mại, giá trị cảnh quan. Tuy nhiên cây thường bị khai thác nhiều nên trở thành khan hiếm và cạn kiệt nên có vai trò quan trọng trong bảo tồn nguồn gen, đặc biệt trong bảo tồn nguồn gen cây đinh quý hiếm. Hiện loài cây này đang có tên trong sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana). Để bảo tồn loài cây này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về khả năng sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm [36].
  11. 3 Trong sản xuất cây con trong giai đoạn vườn ươm có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, trong đó có hỗn hợp ruột bầu. Ruột bầu là nơi cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây con trong giai đoạn nuôi dưỡng ở vườn, tuy nhiên mỗi loài cây phù hợp với thành phần ruột bầu khác nhau. Thực tế chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Xác định được công thức phân bón có ảnh hưởng tốt nhất tới sinh trưởng về chiều cao (Hvn), đường kính cổ rễ (D00) và động thái ra lá của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) trong giai đoạn vườn ươm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, khả năng nhân giống cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), cung cấp thông tin phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng của Việt Nam. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành để phục vụ tốt hơn cho công tác phát triển ngành lâm nghiệp nói chung, góp phần bảo tồn loài Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana). - Tìm hiểu đánh giá các phương pháp gây giống trong vườn ươm để thực hiện trong thực tế sản xuất.
  12. 4 * Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: - Thành công của đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện sản xuất. Qua đó ta tìm được công thức phân bón thích hợp cũng như tỷ lệ phân cho sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Đồng thời có thể áp dụng kiến thức này để cho người làm rừng cùng áp dụng. - Giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, áp dụng lý thuyết vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân vào phát triển sản xuất, học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập nghiên cứu một cách khoa học. - Đề xuất xây dựng những biện pháp tạo giống cây con ở giai đoạn vườn ươm, tạo giống chất lượng tốt.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Sinh trưởng và phát triển của cây rừng luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ sinh thái,trong đó một số nhân tố giữa vai trò lớn hơn những nhân tố khác ảnh hưởng tới từng loài sinh vật khác nhau. Trong điều kiện vườn ươm, mọi nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây con đều được con người chủ động như về phân bón, chế độ nước tưới, ánh sáng, thành phần hỗn hợp ruột bầu. Trong nhân giống các loài cây gỗ, Nguyễn Văn Sở, 2004 [14], thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con. Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại, (Vũ Thị Lan, 2007) [8], (Trương Thị Cẩm Nhung, 2010) [10]. Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống thực vật. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển sự vật. Phân bón là chất dùng để cũng cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác
  14. 6 động như nhau đối với sinh trưởng của cây,trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt. Chế độ dinh dưỡng trong đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của thực vật. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật. Trong gieo ươm - Điều kiện đất đai: Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con sinh trưởng, phát triển tốt hay sấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây. Đất được chọn làm ruột bầu: Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại. Chất dinh dưỡng, nước và không khí trong đất có đầy đủ cho cây hay không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH của đất quyết định. + Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm đất và chăm sóc cây con hơn Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng cần căn cứ vào đặc tính sinh học loài cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ươm cây Thông ưa đất cát pha, thoát nước tốt. + Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi lượng khác Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân, cành, lá phát
  15. 7 triển cân đối. Mặt khác cây con đem trồng rừng có tỉ lệ sống và sức đề kháng cao với hoàn cảnh khắc nghiệt nơi trồng, giảm được công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại Vì vậy chọn đất vườn ươm phải có độ phì cao. + Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m. + Độ pH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nẩy mầm của hạt giống và sinh trưởng của cây con, đa số các loài cây thích hợp với độ pH trung tính, cá biệt có loài ưa chua như cây Thông, ưa kiềm như Phi lao. Sâu bệnh hại: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng. - Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả ) cây trồng phát triển bình thường. Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại trong đất hoặc tự rửa trôi. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự xót và chết. Nếu bón nồng độ quá thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Ruột bầu: Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ
  16. 8 hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân chuồng, phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Nguyễn Xuân Quát (1985) [11], để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia + Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6 Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều. + Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm xen kẽ
  17. 9 với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ (Trịnh Xuân Vũ (1975) [17]; Viện thổ nhưỡng nông hóa (1998) [18]; Ekata Khurana and J.S Singh (2000) [19]; Thomas D. Landis (1985) [20]). + Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét . Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống. (Trịnh Xuân Vũ, 1975, Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998) [17]. Các chất phụ gia thường được sử dụng là xơ dừa, tro trấu Chúng có tác dụng làm xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 2.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiều các nghiên cứu khác nhau về những đặc điểm hình thái sinh vật học và hậu vận. Các nghiên cứu đó tập trung chủ yếu trong các tuyển tập và các bộ thực vật chí của các nước trên thế giới hay trong các vùng cụ thể. Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết mùn do Thaer (1873) đề xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hóa học người Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Liibig cho rằng độ mầu mỡ của đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân hóa học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Năm 1963, Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân cho đất theo từng thời kỳ khác nhau là khác nhau Cùng năm đó Turbittki đã đưa ra quan điểm: “Các biện pháp bón phân sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng của cây, loại đất và phân bón”.
  18. 10 Vào năm 1964 ông Prianitnikov đưa ra quan điểm: phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây, từng tuối cây cần có nhiều nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân cón không cần thiết. Việc bón phân thừa hay thiếu đều dẫn tới biểu hiện cây sinh trưởng chậm và chất lượng kém. Năm 1974 Polster, Fidler và Lir cũng đã kết luận: sinh trưởng của cây thân gỗ phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cây thân gỗ ở mỗi thời kỳ khác nhau là khác nhau. Theo Thomas D. Landis (1985) [20], chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng, hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Có thể ví phân bón là “ thức ăn” của cây trồng. Việc bón phân thích hợp sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh tế, ít hoặc không tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm tăng năng suất cho nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như: Atonik, Yogen (Nhật Bản), Bloom, Blus, Solu, Spray-NGrow (Hoa Kỳ), Diệp lục tố, đặc phong (Trung Quốc). Nhiều chế phẩm đã được nghiện cứu và cho phép sử dụng trong sản suất nông nghiệp ở Việt Nam. 2.2.2. Ở Việt Nam Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [10], khi gieo ươm cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân
  19. 11 chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5% super lân và 0,1% vôi. Cây cối tiếp nhận được 95% phân bón và được đánh giá là 1 tấn phân bón lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng. Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng được yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao. Vũ Thị Lan và cộng sự (2006) [7] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib): Khi gieo ươm gõ đỏ trên nền đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, thì việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của ruột bầu bằng cách bón lót phân tổng hợp NPK (16-16-8) và phân chuồng hoai là cần thiết. Hàm lượng phân tổng hợp NPK đảm bảo cho gõ đỏ sống sót và sinh trưởng tốt trong 6 tháng đầu ở vườn ươm là 5% – 6%. Nếu bón lót phân chuồng hoai, thì hàm lượng tối ưu cho sinh trưởng của gõ đỏ là 42%, dao động từ 32-53%. Nghiên cứu ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây kháo vàng (Machilus odoratissima Ness) giai đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng ở Hà Nội và Hòa Bình. Kết quả cho thấy, giai đoạn 1 năm tuổi, Kháo vàng có chiều cao, đường kính, tốc độ tăng trưởng tương đối và hàm lượng N, P2O5 và K2O trong lá lớn nhất ở các công thức bón 57,3 mg N/kg ruột bầu, 76,3 mg P2O5 /kg ruột bầu và 34,4 mg K2O/kg ruột bầu; giai đoạn 2 năm tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cây lớn nhất ở các công thức bón 76,3 mg N/kg ruột bầu,114,5 mg P2O5/kg ruột bầu và 45,8 mg K2O/kg ruột bầu. Nguyễn Thị Hải Hồng và cộng sự (2012) [6], thành phần hỗn hợp ruột bầu đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng về chiều cao và đường kính của cây con Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) và Sao đen (Hopea odorata Roxb.). Nghiệm thức 1 (100% đất mặt), 2 (88% đất mặt + 10% phân chuồng + 2% Super lân) và 3 (73% đất mặt + 15% đất nhiễm nấm cộng sinh + 10% phân chuồng +
  20. 12 2% Super lân) cây con Dầu rái sinh trưởng tốt, đạt chiều cao hơn 77cm và đường kính hơn 6mm khi cây 12 tháng tuổi. Đối với Sao đen, cây con sinh trưởng tốt ở nghiệm thức 2 và 3, đạt chiều cao hơn 86cm và đường kính hơn 4,6mm. Chất lượng đất mặt là một trong yếu tố quan trọng cần chú ý trong sản xuất cây giống Dầu rái và Sao đen. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2012) [12], ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị. Các dòng Keo lai BV10, BV16 và BV32 là những giống tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và được sử dụng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mật độ và phân bón (NPK + vi sinh) đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất rừng trồng sau 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng ban đầu, phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 có ảnh hưởng chưa rõ đến tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2012) [12], nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) trong giai đoạn vườn ươm, kết quả nghiên cứu cho thấy bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) hoà tan trong nước lã với nồng độ 5% cho tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao của cây con Re gừng cao hơn bón thúc bằng nước phân chuồng ngâm hoặc không bón thúc. Đỗ Anh Tuấn (2013) [15], nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev). Nghiên cứu cho thấy: Trộn thêm phân bón vào đất mặt làm ruột bầu nuôi cây chưa ảnh hưởng rõ đối với chỉ tiêu tỷ lệ sống, nhưng có tác dụng làm tăng sinh trưởng về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Giổi ăn hạt, trong đó công thức ruột bầu tạo từ 95% đất mặt và 5% phân vi sinh có ảnh hưởng tốt nhất với các chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc. Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2014) [1], kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng cây con Mỏ chim (Cleidion spiciflorum Burm) giai đoạn vườn ươm cho thấy cây con Mỏ
  21. 13 chim khá nhạy cảm với phân bón, hỗn hợp ruột bầu theo công thức 3 là 88% đất vườn ươm + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân, ở công thức này cây có sinh trưởng về đường kính và chiều cao cân đối. Phạm Duy Long và cộng sự (2014) [9], kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và năng suất của rừng trồng 3 dòng keo lai BV10, BV16 và BV32 tại Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh - Phú Thọ cho thấy, công thức đối chứng (không bón phân) có tỷ lệ sống cao nhất cả ở tuổi 1 và tuổi 4 với tỉ lệ sống tương ứng là 92,6% và 90,6%. Trong khi đó tỷ lệ sống ở các công thức bón lót phân NPK (10 : 5 : 5) chỉ đạt từ 82,6% đến 90,6%. Lê Minh Cường và cộng sự (2015) [2], nghiên cứu hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số trong lá và trong đất gieo ươm và trồng rừng cây Sồi phảng (lithocarpus fissus (champ.ex benth) a.camus) ở các tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy trong lá và trong đất cây Sồi phảng tốt có tổng lượng NPK tổng số lớn hơn trong lá và đất cây Sồi phảng xấu ở các tuổi đã nghiên cứu nhất là hàm lượng P2O5 và K2O tổng số. Do vậy, cần chọn đất có P và K tổng số cao hoặc bón thêm các chất dinh dưỡng đó khi trồng Sồi phảng ở cả các tuổi 5 hoặc 10 sau khi trồng. Nguyễn Thị Chuyền và cộng sự (2016) [3], hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng của cây Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm. Trong phạm vi nghiên cứu này công thức hỗn hợp ruột bầu gồm: đất rừng tầng B trộn lẫn 10 phân chuồng hoai và 2% Supe lân luôn cho sinh trưởng tốt nhất; tiếp theo là hỗn hợp ruột bầu gồm: đất rừng tầng B trộn lẫn 10% phân vi sinh và 2% Supe lân; kém nhất ở hỗn hợp ruột bầu gồm: 9 đất rừng tầng B và 2% Supe lân. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu - Vị trí địa lý: Thí nghiệm đề tài được tiến hành tại vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: + Phía Bắc giáp với phường Quan Triều.
  22. 14 + Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán. + Phía Tây giáp với xã Phúc Hà. + Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. - Địa hình Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vườn ươm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì ta nhận thấy: Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất Chỉ tiêu dễ tiêu/100g Chỉ Tiêu đất Độ sâu tầng đất (cm) Mùn N P2O5 K2O N P2O5 K2O PH 1 -10 1,766 0,024 0,241 0,035 3,64 4,56 0,90 3,5 10 - 30 0,670 0,058 0,211 0,060 3,06 0,12 0,12 3,9 30 -60 0,711 0,034 0,131 0,107 0,107 3,04 3,04 3,7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên) Đặc điểm khí hậu, thủy văn do vườn ươm nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên nên nó mang đầy đủ tính chất khí hậu chung của thành phố. Vườm ươm làm nghiên cứu nằm trong khu vực xã Quyêt Thắng, thành phố Thái Nguyên. Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Quyết thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. + Nắng: số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ, tháng 5-6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170-180 giờ). Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-
  23. 15 230C; chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2-50C; nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C + Lượng mưa: trung bình năm khoảng 1500-200 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. + Độ ẩm không khí: trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%, sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10-17%. + Gió, bão: hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nón là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió Đông Bắc; do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. - Vườn ươm khá gần nơi cung cấp nước sạch, thông thoáng, thoát nước tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa, không nằm trong thung lũng chật hẹp và ổ sâu bệnh hại, gần nguồn điện thuận lợi cho công tác tưới cây. - Vườn ươm có dạng hình chữ nhật thuận tiện cho việc đi lại, giảm bớt vật liệu rào vườn. - Vườn ươm gần đường giao thông, gần khu dân cư thuận lợi cho vận chuyển, đi lại và liên hệ sản xuất. - Độ pH của đất thấp điều đó chứng tỏ đất ở đây chua. 2.4. Một số thông tin về họ Đinh và cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) - Họ: Đinh (Bignoniaceae) Bộ: Hoa mõm sói (Scrophulariales). Họ thực vật có danh pháp khoa học Bignoniaceae trong tiếng Việt có nhiều tên gọi khác như họ Chùm ớt, họ Đinh, họ Núc nác, họ Quao. Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ cao 10-25 m, đường kính thân tới 60-80 cm, vỏ thân dày màu xám. Cành non có lông dày màu vàng-xám. Lá kép lông chim một lần, lẻ, dài 30 - 40 cm, mang 7 - 11 lá chét. Lá chét hình trứng, ngọn giáo hay bầu dục - ngọn giáo, dài 10 - 25
  24. 16 cm, rộng 4 - 9 cm, chóp lá nhọn, gốc lá tròn hay tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông màu vàng-xám, gân bên 10 - 12 đôi, cuống rất ngắn 1 - 3 mm. Cụm hoa hình chùm ở đỉnh cành, dài 15 - 35 cm, có lông, mang ít hoa. Đài hình mo, sớm rụng ở giai đoạn quả, cao 5 cm, có lông ở phía ngoài. Tràng màu vàng, họng tràng màu vàng đậm-đỏ nhạt, 5 thuỳ đều. Nhị 4, thụt trong ống tràng hay hơi thò ở miệng. Bầu có lông. Quả nang hơi dẹp, dài 30 - 50 cm, rộng 3 - 4 cm, có lông dày màu vàng - xám. Hạt có cánh mỏng dài 3 - 5,5 cm, rộng 0,9 - 1,3 cm. Đặc điểm sinh học và sinh thái: Mùa hoa từ tháng 9 - 12, mùa quả chín tháng 3 - 5 (năm sau). Cây gặp trong rừng ẩm, ưa sáng, ở độ cao đến 1000 m. Phân bố: Trong nước: Lào Cai, Lạng Sơn (Đồng Mỏ), Phú Thọ (Thanh Ba), Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Lào. Giá trị: Loài thực vật thuộc họ Đinh (Bignoniaceae) cho gỗ tốt, không bị mối mọt, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. Hoa và quả non có thể nấu ăn. Tình trạng: Mặc dù khu phân bố khá rộng song bị chia cắt, những cá thể trưởng thành thường bị khai thác nên hiện chỉ gặp rải rác những cây nhỏ, càng ngày càng trở nên khan hiếm. Phân hạng: VU B1+2e. Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Khoanh khu giữ giống và tái sinh tự nhiên. Cần thu hồi hạt giống để ươm phục vụ trồng rừng. - Trong đề tài này cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) là một trong số cây thuộc họ Đinh. Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) có tên khoa học là Fernandoa collignonii. Đặc điểm cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana):
  25. 17 Cây gỗ lớn, cao 20-25 m, đường kính thân tới 1 m. Lá mọc đối, kép lông chim một lần, lẻ, thường mang 7 - 9 lá chét, nơi đính của lá chét vào cuống chung gần như là phân đốt. Lá chét hình bầu dục-thuôn hay hình trứng-bầu dục, dài 10 - 17 cm, rộng 4 - 6,5 cm, chóp lá nhọn, gốc lá thuôn hay tù, hai mặt nhẵn nhưng mặt dưới rải rác có một vài tuyến nhỏ; cuống lá chét rất ngắn 1 mm. Cụm hoa hình chùm thưa ở đỉnh cành cao 10 - 20 cm, nhẵn, không có lá bắc. Hoa có cuống dài 2 - 4 cm. Đài hình trụ cao 2 - 3 cm, có 2 - 3 thuỳ ngắn, có các tuyến ở phía ngoài; giai đoạn quả đài sớm rụng. Tràng màu trắng ngà hay vàng nhạt, cao 4 - 5 cm, miệng loe rộng, 5 thuỳ. Nhị có 4 nhị, trong đó có 2 nhị dài và 2 nhị ngắn, không thò ra ngoài sống tràng. Bầu nhẵn. Quả hình trụ, dài 30-50 cm có các sườn (cánh) dọc quả giúm. Hạt có cánh mỏng dài 4-6 cm, rộng 1-1,8 cm. Đặc điểm sinh học: Mùa hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9. Nơi sống và sinh thái: Mọc rãi rác dưới tán rừng nửa rụng lá, ở ven rừng rậm, nơi có độ cao thường không quá 600 - 700 m. Phân bố: Việt Nam: Sơn La (Mường Muôi), Hòa Bình (Qui Đức), Thế giới: Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào. Giá trị: Nguồn gen hiếm và độc đáo. Loài duy nhất của chi Pauldopia. Tình trạng: Mức độ bị đe doạ: Bậc EN B1+2e [36] Tính năng: Cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) được sử dụng phổ biến trong dân gian, nó không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh để rút mủ, trị mủ vàng, chữa sốt nóng, khát nước, đau khớp, rắn độc cắn, Đặc biệt là chữa bệnh gai cột sống,gai gót chân, rất hiệu quả, lấy gỗ, làm thực phẩm, làm cảnh và cho bóng mát, mà còn được sử dụng cho phủ xanh đất trống đồi trọc, phục hồi rừng sau khai thác trên đất thoái hóa, nương rẫy, đặc biệt một số loài còn tham gia cố định các bãi cát bùn ở vùng cửa sông, ven biển. Cây cho gỗ quí, không bị mối mọt, được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền.
  26. 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi được nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) thuộc họ Kim giao trong giai đoạn vườn ươm. Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của phân NPK (5:10:3) và phân chuồng hoai tới sinh trưởng đường kính, chiều cao và động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) trong giai đoạn vườn ươm. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1/6/2016 đến ngày 30/01/2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm. - Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm. - Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng về đường kính cổ rễ (Doo) của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm. - Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm. - Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ xuất vườn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm. 3.4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả đã nghiên cứu trước. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm – bố trí thí nghiệm.
  27. 19 - Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ các số liệu thu thập được qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong Lâm nghiệp. 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần lặp/1 CTTN, có 30 cây/1 CTTN. Thí nghiệm gồm 6 công thức với 3 lần nhắc lại, tất cả là 540 cây. Các công thức thí nghiệm trong một lần lặp lại được bố trí cách nhau 10 cm, mỗi lần lặp lại được bố trí cách nhau 40 cm. Có 6 công thức trong đó có 5 công thức sử dụng 2 loại phân bón: Phân NPK và phân chuồng hoai. Tỷ lệ phân bón ở mỗi công thức là khác nhau, công thức còn lại không sử dụng phân bón dùng làm mẫu đối chứng. Cụ thể tỉ lệ phân bón ở mỗi công thức như sau: - CT1: 1% NPK + 9% phân chuồng hoai + 90% đất tầng A. - CT2: 2% NPK + 8% phân chuồng hoai + 90% đất tầng A. - CT3: 3% NPK + 7% phân chuồng hoai + 90% đất tầng A. - CT4: 4% NPK + 6% phân chuồng hoai + 90% đất tầng A. - CT5: 5% NPK + 5% phân chuồng hoai + 90% đất tầng A. - CT6: 100% đất tầng A (công thức đối chứng). Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm như sau: Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm Số lần lặp lại CTTN Lần lặp 1 CT1 CT2 CT6 CT5 CT4 CT3 Lần lặp 2 CT6 CT1 CT2 CT4 CT5 CT3 Lần lặp 3 CT4 CT3 CT2 CT6 CT5 CT1
  28. 20 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu - Chuẩn bị thí nghiệm: Các công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu: + Cây giống, túi bầu, đất tầng A, lưới che sáng, lưới rào, cọc. + Cuốc, xẻng, sàng đất, xe bò, dao, bình phun nước + Thước đo cao, thước dây, thước kẹp. Bảng biểu, giấy bút. + Phân bón: phân NPK (N= 10, P = 5, K=5) phân chuồng hoai. + Bón theo từng giai đoạn phát triển của cây - Hạt giống: Hạt dùng trong thí nghiệm là những hạt có kích thước từ trung bình trở lên (Tận dụng tối đa hạt giống). Hạt sau khi được tách khỏi quả, tiến hành gieo trên luống cát, hàng ngày tưới nước để đảm bảo độ ẩm. Sau khi hạt nảy mầm, chọn những mầm tốt để cấy vào bầu. - Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Làm đất Tạo luống đặt bầu: Đất làm luống phải được rẫy sạch cỏ, luống rộng 1m, dài 13m, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định. Làm đất đóng bầu: Đất ruột bầu lấy từ đất tầng A không sâu quá 20 – 30 cm. Đất được đập nhỏ, sàng nhằm loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật. Bước 2: Làm mái che, lưới rào: Chôn cọc làm giàn che (lưới che có độ che sáng 50%), lưới rào xung quanh các luống thí nghiệm Bước 3: Đóng bầu và xếp bầu Vỏ bầu bằng polyetylen, kích thước 5 x 8 cm (vì kích thước phù hợp với hạt giống) có đáy đục lỗ hai bên. Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ của từng công thức. Phân NPK được đập nhỏ lại. Cho đất vào 1/3 bầu nén chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy bầu và dỗ cho đất xuống đều bầu. Bầu được xếp theo từng công thức riêng biệt, xếp sát nhau trên luống. Xếp bầu: Vun đất quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu đứng được cố định, không bị nghiêng ngả
  29. 21 Bước 4: Cấy cây vào bầu Trước khi cấy, tiến hành tưới nước cho luống bầu trước 12 tiếng (nước có pha thêm thuốc tím KMnO4 để phòng bệnh, nấm mốc). Cây con được cấy sang luống bầu đã được trộn hỗn hợp phân chuẩn bị. Dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu hơn chiều dài rễ cây con 1cm, tạo lỗ theo hình xiên ép đất vào rễ cây tiếp xúc với đất giúp cho rễ cây con không bị gập hay trồi trên lớp đất mặt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố 3 lần lặp ở 6 công thức hỗn hợp khác nhau Bước 5: Chăm sóc cây con: Trong thời gian thí nghiệm, các biện pháp chăm sóc được thực hiện giống nhau trên tất cả các lô thí nghiệm: + Tưới nước: Cây con vừa cấy xong phải tưới đều, tưới đủ ẩm. Định kì tưới cây vào sáng sớm và chiều tối cho cây giai đoạn đầu, sau giảm lượng tưới cho cây tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất trong bầu và nhu cầu về nước của cây con. Thí nghiệm phải đảm bảo luôn giữ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển. + Rẫy nhổ loại bỏ cỏ: Cỏ được nhổ sạch sẽ ở trong bầu và quanh luống kết hợp vs xới nhẹ, phát cỏ rậm rạp kế sát lưới rào nhằm phòng trừ ổ sâu bệnh. + Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm phun thuốc phòng sâu bệnh cho cây. - Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu: Cứ một tháng theo dõi sinh trưởng một lần, thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành vào cuối tháng, kết quả theo dõi được ghi vào mẫu bảng theo dõi sinh trưởng. Trong mỗi CTTN theo dõi 30 cây được đánh số từ cây số 1 đến cây thứ 30. Cách đo: Đo tất cả các cây trong ô thí nghiệm - Đo chiều cao: Sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là ±0.1cm. Đặt thước sát miệng bầu đến hết ngọn cây. - Đo đường kính: Dùng thước kẹp kính Plamer đo ở vị trí cổ rễ.
  30. 22 - Đo số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức. Kết quả đo được ghi vào mẫu bảng sau: Bảng 3.1 Bảng điều tra sinh trưởng Hvn, D00 và động thái ra lá của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) trong các CTTN Chất lượng Ghi chú STT D00 Hvn Số lá Tốt TB Xấu 1 2 3 - Tổng hợp, xử lý và phân tích các tiêu chí thống kê trên chương trình Microsoft Excel 2010. Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính công thức tính: 푛 푛 1 1 ̅ = ∑ ; ̅ = ∑ 푣푛 푛 푖 00 푛 푖 푖=1 푖=1 Trong đó: vn là chiều cao vút ngọn trung bình 00: là đường kính gốc trung bình Di : là giá trị đường kính gốc của một cây Hi : Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây n : Là dung lượng mẫu điều tra i : Là thứ tự cây thứ i * Đánh giá tỷ lệ cây con xuất vườn: Tỷ lệ % cây con xuất vườn = Tỷ lệ % cây tốt + Tỷ lệ % cây trung bình Trong đó chất lượng cây con được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: - Cây tốt: Thân thẳng, không cong queo, chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ lớn, số lá nhiều, chỉ có một thân, không bị sâu bệnh hại.
  31. 23 - Cây trung bình: Thân tương đối thẳng, chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ tương đối tốt, số lá tương đối nhiều, không bị sâu bệnh hại. - Cây xấu: Chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ thấp, số lá ít, cây bị cong queo, cụt ngọn, hai ngọn, bị sâu bệnh hại. Kết quả tính tỷ lệ cây con xuất vườn được ghi vào bảng 3.3: Bảng 3. 2. Tỷ lệ cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) xuất vườn ở các CTTN (%) Chất lượng Tỷ lệ phân loại CTTN Trung Tốt Xấu cây con xuất vườn bình CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 3.4.3.Phương pháp nội nghiệp Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu trên phần mềm excel 2010.
  32. 24 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm Kết quả về tỷ lệ (%) cây sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) theo các tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.1 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các CTTN Tháng CTTN Số lượng Tỷ lệ % tuổi CT1 26 86.67 CT2 26 86.67 2 tháng CT3 27 90.00 tuổi CT4 27 90.00 CT5 28 93.33 CT6 24 80.00 CT1 23 76.67 CT2 24 80.00 3 tháng CT3 24 80.00 tuổi CT4 25 83.33 CT5 27 90.00 CT6 21 70.00 CT1 22 73.33 CT2 23 76.67 4 tháng CT3 24 80.00 tuổi CT4 25 83.33 CT5 26 86.67 CT6 20 66.67 Qua bảng 4.1 ta thấy: tỷ lệ sống của cây Kim giao ở các công thức thí nghiệm qua các tháng là giảm dần. Các công thức thí nghiệm khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ sống của cây Kim giao trong giai đoạn vườn ươm. Sau 4 tháng theo dõi có thể thấy rằng công thức 5 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 86,67%, công thức 6 cho tỷ lệ sống thấp nhất đạt 66,67%.
  33. 25 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất sau 4 tháng theo dõi Bảng 4.2 . Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 70 5 14 9.333333 0.000805 3.105875 Groups Within 18 12 1.5 Groups Total 88 17 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 9,333333 > F05 = 3,105875 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Kim giao. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn
  34. 26 các công thức còn lại. So sánh bảng 4.1a có thể thấy CT5 có ảnh hưởng tốt nhất đến tỉ lệ sống cây Kim giao so với các công thức còn lại. 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng về ̅vn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở của các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng 푯̅vn cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Chỉ tiêu về 푯̅ vn CTTN 푯̅ vn (cm) F Giai đoạn 2 tháng tuổi CT1 7,8 CT2 8,1 CT3 8,8 23,4 CT4 9 CT5 9,7 CT6 7 Giai đoạn 3 tháng tuổi CT1 13 CT2 13,6 CT3 14,7 15,8 CT4 15,2 CT5 16,2 CT6 10,2 Giai đoạn 4 tháng tuổi CT1 18,7 CT2 19,8 CT3 20,7 27,5 CT4 21,7 CT5 23,2 CT6 14,9
  35. 27 Dẫn liệu từ bảng 4.3 ta thấy các thí nghiệm sử dụng các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng chiều cao cây Kim giao. Qua các giai đoạn theo dõi sinh trưởng về đường kính của cây Kim giao là tăng lên. Giai đoạn 2 tháng tuổi cây kim giao tăng trưởng chậm chiều cao cây chưa có sự chênh lệch nhiều, tuy nhiên sang tháng thứ 3 và tháng thứ 4 cây Kim giao sinh trưởng mạnh cho thấy sự khác biệt về sự tăng trưởng về chiều cao, chênh lệch giữa các công thức là tương đối lớn. Sau 4 tháng theo dõi ta thấy cây Kim giao sử dụng công thức 5 có chiều cao vút ngọn cao nhất đạt 23,3cm, cây Kim giao sử dụng công thức 6 có chiều cao vút ngọn thấp nhất đạt 14,9cm. Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Kim giao núi đất giai đoạn 4 tháng theo dõi Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đối với sinh trưởng chiều cao cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 123.8056 5 24.76113 27.516578 3.51E-06 3.105875 Within Groups 10.79835 12 0.899862 Total 134.604 17 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
  36. 28 So sánh: ta thấy FA = 27,516578 > F05 = 3,105875 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao của cây Kim giao. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.2a có thể thấy CT5 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao cây Kim giao so với các công thức còn lại. 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng 푫̅ 00 của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Chỉ tiêu về 푫̅ 00 CTTN 푫̅ 00 (cm) F Giai đoạn 2 tháng tuổi CT1 0,2 CT2 0,23 CT3 0,27 11,3 CT4 0,32 CT5 0,36 CT6 0,19 Giai đoạn 3 tháng tuổi CT1 0,47 CT2 0,57 CT3 0,61 3,4 CT4 0,64 CT5 0,48 CT6 0,43 Giai đoạn 4 tháng tuổi CT1 0,64 CT2 0,74 CT3 0,81 9,9 CT4 0,85 CT5 1,04 CT6 0,53
  37. 29 Phân bón không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng về đường kính cổ rễ trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính cổ rễ của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các CTTN trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.5. Qua bảng 4.5 ta thấy sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Kim giao sử dụng các công thức khác nhau là không giống nhau, kích thước đường kính cổ rễ tăng theo giai đoạn theo dõi. Trong giai đoạn theo dõi 2 và 3 tháng tuổi sự khác biệt về đường kính của cây Kim giao sử dụng các công thức khác nhau là chưa rõ rệt vì lúc này đường kính cây còn nhỏ nhưng đến giai đoạn 4 tháng có sự khác biệt tương đối rõ rệt giữa các công thức. Sau 4 tháng theo dõi thì cây Kim giao sử dụng công thức 5 có đường kính cổ rễ lớn nhất đạt 1,04cm, cây Kim giao sử dụng công thức 6 có đường kính cổ rễ nhỏ nhất đạt 0,53cm. Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính cây Kim giao núi đất sau 4 tháng theo dõi Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 9,9250552 > F05 = 3,105875
  38. 30 Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.474079 5 0.094816 9.9250552 0.000608 3.105875 Within Groups 0.114638 12 0.009553 Total 0.588717 17 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Kim giao. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.3a có thể thấy CT5 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Kim giao so với các công thức còn lại. 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Phân bón không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ mà còn ảnh hưởng đến động thái ra lá trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 4.7 Qua bảng 4.7. ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây Kim giao. Qua các giai đoạn theo dõi số lượng lá của cây Kim giao có sự tăng tên. Sau 4 tháng theo dõi có thể nhận thấy cây Kim giao sử dụng công thức 5 có số lượng lá trung bình lớn nhất đạt 11,9 lá/cây, công thức 5 có số lượng lá trung bình ít nhất 7,9 lá/cây.
  39. 31 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Chỉ tiêu về số lá CTTN Số lá TB F Giai đoạn 2 tháng tuổi CT1 3,6 CT2 3,7 CT3 4 13,1 CT4 4,2 CT5 4,4 CT6 3,4 Giai đoạn 3 tháng tuổi CT1 6,5 CT2 6,7 CT3 7,3 4,2 CT4 7,7 CT5 8,4 CT6 5,7 Giai đoạn 4 tháng tuổi CT1 8,8 CT2 9,1 CT3 10,3 7,1 CT4 10,7 CT5 11,9 CT6 7,9 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi
  40. 32 Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối với động thái ra lá cây Kim giao giao đoạn 4 tháng tuổi ANOVA Source of SS df MS F P-value F crit Variation Between 30.56403 5 6.112806 7.1580816 0.002556 3.105875 Groups Within Groups 10.24767 12 0.853973 Total 40.8117 17 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 7,1580816 > F05 = 3,105875 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến động thái ra lá của cây Kim giao. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.3a có thể thấy CT5 có ảnh hưởng tốt nhất đến động thái ra lá cây Kim giao so với các công thức còn lại. 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ chất lượng xuất vườn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Đánh giá chất lượng cây giống là một bước quan trọng trong quy trình sản xuất cây giống, việc đánh giá chất lượng có ý nghĩa đối với việc xác định tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Kết quả về đánh giá chất lượng cây Kim giao và dự kiến tỷ lệ xuất vườn được thể hiện ở bảng 4.9.
  41. 33 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ chất lượng xuất vườn cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) Số Tỷ lệ cây cây Chất lượng con đạt tiêu CTTN điều chuẩn tra Tốt TB Xấu Số Số Số Tốt + TB % % % cây cây cây CT1 22 14 63,64 3 13,64 5 22,73 77,27 CT2 23 15 65,22 3 13,04 5 21,74 78,26 CT3 24 16 66,67 4 16,67 4 16,67 83,33 CT4 25 17 68,00 5 20,00 3 12,00 88,00 CT5 26 21 80,77 3 11,54 2 7,69 92,31 CT6 20 11 55,00 2 10,00 7 35,00 65,00 Dẫn liệu từ bảng 4.9 ta thấy: chất lượng cây Kim giao sử dụng các công thức phân bón khác nhau là khác nhau, tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu giữa các công thức là không đồng đều. Trong đó công thức 5 có tỷ lệ cây tốt cao nhất đạt 80,77%, cây xấu tỷ lệ 7,69%, Công thức 6 có tỷ lệ cây tốt thấp nhất đạt 55%, cây xấu là 35%. Qua kết quả đánh giá chất lượng cây giống có thể thấy rằng công thức 5 có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất đạt 92,31%, công thức 6 có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn thấp nhất đạt 65%.
  42. 34 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất vườn dự kiến cây Kim giao PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi hoàn thành xong việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” tôi kết luận một số vấn đề như sau: Trong các giai đoạn theo dõi khác nhau thì ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Kim giao là khác nhau. Trong giai đoạn 2 tháng tuổi bắt đầu có sự khác biệt về sinh trưởng tuy nhiên chưa rõ, quá trình sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và động thái ra lá diễn ra chậm. Giai đoạn 3 và 4 thàng tuổi có sự tăng trưởng nhanh về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và ra nhiều lá hơn. Các công thức khác nhau sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh trưởng của cây Kim giao. Công thức 5 có hiệu quả cao nhất cho tỷ lệ sống cao, cây tăng trưởng nhanh về đường kính gốc, chiều cao và ra nhiều lá. Cây giống có phẩm chất tốt, ít cây bị sâu bệnh và cho tỷ lệ xuất vườn cao. Công thức 6 cây có tỷ lệ sống thấp nhất, cây sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao chậm và ít lá hơn. Cấy giống có phẩm chất tốt ít, nhiều cây chất lượng trung bình và xấu, tỷ lệ xuất vườn thấp. Việc lựa chọn phân bón phù hợp cho cây giống là vô cùng quan trọng góp phần quan trọng trong công tác sản xuất cây giống.
  43. 35 5.2. Kiến nghị Để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây Kim giao núi đất nói riêng cũng như cây trồng khác nói chung trong giai đoạn vườn ươm tôi xin được đưa ra những kiến nghị sau đây: - Cần thử nghiệm với các loại phân bón khác nhau - Thay đổi tỷ lệ phân bón trong hỗn hợp ruột bầu - Thực hiện thí nghiệm với các loại cây trồng khác - Tưới nước vào sáng sớm và chiều tối - Các cây hầu như không có sâu bệnh - Làm lưới che ánh sáng - Tiến hành thí nghiệm vào các mùa trong năm - Việc tiến hành nghiên cứu cần được thực hiện lại nhiều lần để đánh giá kết quả chính xác hơn
  44. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Phạm Đức Tuấn (2014), Kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng cây con Mỏ chim (Cleidion spiciflorum Burm) giai 2. Lê Minh Cường, Hà Thị Mừng (2015), Nghiên cứu hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số trong lá và trong đất gieo ươm và trồng rừng cây Sồi phảng (lithocarpus fissus (champ,ex benth) a,camus) ở các tuổi khác nhau, Tạp chí KHLN, Số 1/2015, (3684 – 3688), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 3. Nguyễn Thị Chuyền, Trương Tuấn Anh, Hoàng Tiến Đại (2016), Ảnh hưởng của ánh sáng và thành phần ruột bầu đến sinh ưởng của cây con Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) trong giai đoạn ườn ươm, Tạp chí KHLN, Số 4/2016, (4655 – 4664), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 4. Hoàng Công Đãng (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm, Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 5. Nguyễn Minh Đường ( 1985), Nghiên cứu gây trồng Dầu, Sao, Vên vên trên các dạng đất đai trống trọc còn khả năng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, Báo cáo khoa học 01,9,3, Phân viện Lâm nghiệp phía Nam, 6. Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Nhật Nam, Võ Trung Kiên (2012), Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của Dầu rái (Dipterocarpus alatus roxb,) và Sao đen (Hopea odorata roxb,) trong giai đoạn vườn ươm, Tạp chí KHLN, Số 4/2012, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 7. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006), Ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) 6 tháng
  45. 37 tuổi trong điều kiện vườn ươm, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TpHCM, 8. Vũ Thị Lan (2007), Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TpHCM, 9. Phạm Duy Long, Luyện Thị Minh Hiếu (2014), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai (Acacia mangium Acacia auriculiformis) tại Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh – Phú Thọ, Tạp chí KHLN, Số 2/2014, (3288 - 3292), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 10. Trương Thị Cẩm Nhung (2010), Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm 2 loài Muồng hoàng yến (Cassia fistula) và Huỳnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Nông lâm Tp HCM, 11. Nguyễn Xuân Quát (1985), Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng, Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 12. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Văn Tiến (2012), Ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) trong giai đoạn vườn ươm, Tạp chí KHLN, Số 2/2012, (2191 – 2198), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 13. Nguyễn Văn Sở (2003), Trồng rừng nhiệt đới, Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp HCM, 14. Nguyễn Văn Sở (2004), Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm, Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp, HCM, 15. Đỗ Anh Tuấn (2013), Ảnh hưởng của che sáng và thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A,Chev), Tạp chí KHLN, Số 3/2013, (2838 - 2844), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  46. 38 16. Hoàng Văn Thơi, Nguyễn Hải Hòa (2016), Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của Mắm biển (Avicennia marina (Forssk) Vierh,), Sú đỏ (Agiceras floridum Roem & Schult,), Dà vôi (Ceriops tagal C,B,Rob,), Đưng (Rhizophora mucronata Lam,), Đước (Rhizophora apiculata Blume) và Đâng (Rhizophora stylosa Griff,) trong giai đoạn vườn ươm tại các đảo Nam Trung Bộ, Tạp chí KHLN, Số 4/2016, (4665 – 4675), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 17. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác (1975), Sinh lý thực vật, Nxb NN Hà Nội, 18. Viện thổ nhưỡng nông hóa (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, II. NƯỚC NGOÀI 19. Ekata Khurana and J, S Singh (2000), Ecology of seeds and seedlings grown for conservation and restoration of tropical dry forests: a total, Department of Botany, Hindu Banaras University, Varanasi India 20. Thomas D, Landis (1985), Mineral nutrition as an indicator of seedling quality, Assess seedling quality: Principles, procedures, and predictability of major tests, The conference was held October 16-18, 1984, Forest Research Laboratory, Oregon State University,
  47. 39 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Cây Kim giao con tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Kim giao
  48. 40 PHỤ LỤC 1 Phân tích phương sai ANOVA đối với tỷ lệ sống cây Kim giao Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Column 1 3 66 22 1 Column 2 3 69 23 1 Column 3 3 72 24 4 Column 4 3 75 25 1 Column 5 3 78 26 1 Column 6 3 60 20 1 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 70 5 14 9.333333 0.000805 3.105875 Within Groups 18 12 1.5 Total 88 17
  49. 41 PHỤ LỤC 2 Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng chiều cao cây Kim giao sau 4 tháng theo dõi Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 18.7308 0.851622 Column 1 3 56.1925 3 1 19.8202 0.101192 Column 2 3 59.4608 7 8 62.0829 20.6943 1.192564 Column 3 3 3 1 5 65.2192 21.7397 1.051277 Column 4 3 3 4 1 69.5572 23.1857 1.008215 Column 5 3 6 5 6 44.6692 14.8897 1.194300 Column 6 3 4 5 4 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 123.805 24.7611 27.51657 3.51E- 3.10587 Groups 6 5 3 8 06 5 10.7983 0.89986 Within Groups 5 12 2 Total 134.604 17
  50. 42 Phục lục 3 Phân tích phương sai ANOVA đối với sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Kim giao sau 4 tháng theo dõi Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Column 1 3 1.922483 0.640828 0.0102886 Column 2 3 2.21754 0.73918 0.009825 Column 3 3 2.421377 0.807126 0.0087393 Column 4 3 2.555846 0.851949 0.0101883 Column 5 3 3.134456 1.044819 0.009425 Column 6 3 1.595175 0.531725 0.0088528 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.474079 5 0.094816 9.9250552 0.000608 3.105875 Within Groups 0.114638 12 0.009553 Total 0.588717 17
  51. 43 Phụ lục 4 Phân tích phương sai ANOVA đối với động thái ra lá cây Kim giao sau 4 tháng theo dõi Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Column 1 3 26.40617 8.802058 1.0575019 Column 2 3 27.3918 9.130599 0.9941034 Column 3 3 30.75072 10.25024 0.8893118 Column 4 3 32.12231 10.70744 0.9313966 Column 5 3 35.61595 11.87198 0.354007 Column 6 3 23.84712 7.949039 0.8975153 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 30.56403 5 6.112806 7.1580816 0.002556 3.105875 Within Groups 10.24767 12 0.853973 Total 40.8117 17