đề tài nghiên cứu khoa học Khảo sát sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, trung tâm y tế huyện Chợ Gạo năm 2019

docx 54 trang thiennha21 18/04/2022 2911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "đề tài nghiên cứu khoa học Khảo sát sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, trung tâm y tế huyện Chợ Gạo năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_khao_sat_su_hai_long_cua_nguoi_da.docx

Nội dung text: đề tài nghiên cứu khoa học Khảo sát sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, trung tâm y tế huyện Chợ Gạo năm 2019

  1. SỞ Y TẾ TIỀN GIANG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐẾN TIÊM NGỪA DỊCH VỤ TẠI PHÒNG TIÊM NGỪA, TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO NĂM 2019 CHỢ GẠO – NĂM 2019
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm việc, nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ quý lãnh đạo TTYT, khoa Kiểm soát bệnh tật và các bạn bè, đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến: • Quý lãnh đạo TTYT huyện Chợ Gạo đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. • Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp Khoa Kiểm soát bệnh tật đã giúp đõ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và hoàn thành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ, người thân và bạn bè, những người đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tác giả
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, trung tâm y tế huyện Chợ Gạo năm 2019” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện với sự giúp đỡ của quý lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải KSBT Kiểm soát bệnh tật KTC Khoảng tin cậy NVYT Nhân viên y tế PTN Phòng tiêm ngừa TCMR Tiêm chủng mở rộng TTYT Trung tâm y tế WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 LỜI CAM ĐOAN 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sơ lược lịch sử tiêm chủng trên thế giới 3 1.2. Lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam 13 1.3. Vài nét về Phòng tiêm ngừa- TTYT huyện Chợ Gạo 14 1.4. Một số văn bản quy định về tiêm ngừa vắc xin 15 1.5. Một số nghiên cứu liên quan 16 1.6. Thuận lợi và khó khăn của công tác tiêm ngừa dịch vụ tại TTYT Chợ Gạo 16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1 Đối tượng nghiên cứu 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu 18 2.3 Xử lý và phân tích số liệu 20 2.4 Y đức trong nghiên cứu 21 Chương 3: KẾT QUẢ 22 3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 22 3.2. Thông tin về tiêm ngừa của đối tượng 23 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại phòng tiêm ngừa Chợ Gạo 26 3.4 Mối liên quan giữa mức độ hài lòng chung và các yếu tố ảnh hưởng 29 Chương 4: BÀN LUẬN 33
  6. 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 33 4.2. Đặc điểm về thông tin tiêm ngừa của đối tượng 33 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại TTYT 34 4.4 Mối liên quan giữa mức độ hài lòng chung và các yếu tố ảnh hưởng 35 KẾT LUẬN 37 KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỉ lệ giới tính của các đối tượng nghiên cứu 22
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Thống kê số mũi tiêm của một vài loại vắc xin dịch vụ phổ biến tại PTN- TTYT huyện Chợ Gạo ( Đơn vị: lượt người) 15 Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 22 Bảng 3.2. Phân bố nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu 22 Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 23 Bảng 3.4. Học vấn và kinh tế của đối tượng nghiên cứu 23 Bảng 3.5. Nguồn cung cấp thông tin tiêm ngừa cho đối tượng nghiên cứu 24 Bảng 3.6. Các loại vắc xin đối tượng nghiên cứu biết 24 Bảng 3.7. Số loại vắc xin đối tượng được tiêm 25 Bảng 3.8. Đặc điểm nơi tiêm ngừa của đối tượng 25 Bảng 3.9. Tỉ lệ đối tượng tiêm đủ và đúng lịch 25 Bảng 3.10. Lý do đối tượng không đi đúng lịch 26 Bảng 3.11. Đánh giá của đối tượng về thái độ của nhân viên y tế 26 Bảng 3.12. Đặc điểm nơi tiêm ngừa của đối tượng 27 Bảng 3.13. Những điều đối tượng được NVYT giải thích 27 Bảng 3.14. Đặc điểm Cơ sở vật chất tại phòng tiêm ngừa 28 Bảng 3.15. Thời gian chờ đợi tiêm ngừa trung bình và sự hài lòng của đối tượng 28 Bảng 3.16. Đặc điểm nơi tiêm ngừa của đối tượng 29 Bảng 3.17. Mức độ hài lòng chung của đối tượng đối với dịch vụ tiêm ngừa tại TTYT huyện chợ Gạo 29 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sự hài lòng và giới tính 30 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sự hài lòng và nhóm tuổi 30 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sự hài lòng và tình trạng kinh tế 30 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sự hài lòng và thái độ của nhân viên y tế 31 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sự hài lòng và mức độ đầy đủ cơ sở vật chất.31 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa sự hài lòng và thời gian chờ đợi 32
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta được biết, tiêm chủng mở rộng là một chương trình lớn được Việt Nam triển khai từ năm 1981 do Bộ Y tế khới xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi nhằm bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và tử vong cao. Sau thời gian thí điểm và từng bước nhân rộng cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng, hiện nay hầu hết trẻ em được sinh ra đều được hưởng lợi từ chương trình này. Song song đó, tiêm chủng dịch vụ cũng dần hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phòng ngừa bệnh tật ngày càng cao của xã hội. Nhiều vắc xin dịch vụ được đưa vào sử dụng tại Việt Nam đảm bảo phục vụ mọi đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành và cao tuổi, trong suốt vòng đời của con người. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành >30 loại vắc xin dịch vụ phòng ngừa hầu hết các loại bệnh phổ biến, trong đó có nhiều vắc xin rất cần thiết cho người dân như vắc xin uốn ván, dại, cúm, viêm gan A, B, Các loại vắc xin này góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong của người dân. Tại Tiền Giang nói chung và huyện Chợ Gạo nói riêng, tiêm chủng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật tại địa phương và là cánh tay đắc lực của ngành y tế Việt Nam. Tại phòng tiêm ngừa Chợ Gạo, hằng năm có trên 10000 lượt người dân đến tiêm ngừa các loại vắc xin dịch vụ. Nhu cầu về vắc xin của người dân là rất cao, tuy vậy nhiều loại vắc xin còn khan hiếm do nguồn cung không liên tục và kinh phí dự trù vắc xin còn hạn chế. Bên cạnh đó còn tồn tại và phát sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại phòng tiêm ngừa. Để đánh giá khách quan về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa- Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo và từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của phòng tiêm ngừa trong tương lai, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo năm 2019” với các mục tiêu: 1. Đánh giá sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa, Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo
  10. 2 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tác động đến mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa, Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo.
  11. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược về vắc xin [12] 1.1.1. Lịch sử phát triển của vắc xin Người tìm ra nguyên lý sử dụng vắc xin đầu tiên là Bác sỹ người Anh Edward Jenner vào năm 1796, sau khi ông tiêm cho bé trai 13 tuổi vảy vi rút đậu bò (vacca theo tiếng Latinh) để phòng bệnh đậu mùa.Vào năm 1798 vắc xin chủng ngừa bệnh đậu mùa đầu tiên đã được phát triển. Qua thế kỷ XVIII và XIX với việc triển khai thực hiện công tác tiêm chủng phòng đậu mùa đồng bộ và nhiều quốc gia tham dự nên năm 1979 bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên toàn cầu. Kế thừa nền tảng khoa học mà Edward Jenner để lại từ cuối thế kỷ 18 và thế kỷ 19 Louis Pasteur, người Pháp đã kế thừa và phát minh ra nhiều loại vắc xin như vắcxin phòng bệnh tả và vắcxin phòng bệnh Than vào năm 1897-1904, tiếp theo vắc xin phòng bệnh dịch hạch và vắc xin phòng bệnh Lao Bacillis-Calmette-Guerin (BCG) được phát minh những năm 1950. Vắc xin rất quan trọng khác là vắc xin phòng bệnh Ho gà toàn tế bào được giới thiệu vào năm 1948. Giai đoạn tiếp theo 1950-1985 là giai đoạn nghiên cứu và phát triển các vắc xin vi rút như vắc xin phòng bệnh Dại và bệnh Bại liệt uống (sabin). Tiếp theo là sự ra đời của các văc xin vi rút khác như Sởi, Quai bị và Rubella. Các mốc lịch sử của quá trình phát triển Vắc xin - 1798: Vắc xin phòng bệnh Đậu mùa của Jenner - 1885: Vắc xin phòng bệnh Dại và Tả của Pasteur và Haffkine - 1891: Vắc xin phòng bệnh Than của Pasteur - 1896: Vắc xin Thương hàn của Wright - 1897: Vắc xin phòng bệnh Dịch hạch (Plague) của Yersin - 1921: Vắc xin phòng bệnh Lao-BCG của Calmette và Guerin - 1923: Vắc xin phòng bệnh Bạch hầu của Ramon và Clenny - 1923: Vắc xin phòng bệnh Ho gà của Madsen - 1927: Vắc xin phòng bệnh Uốn ván của Ramon và Zoeller - 1935: Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng (Yellow Fever) của Sellard và Laigret - 1937: Vắc xin phòng Cúm bất hoạt đầu tiên của Salk - 1949: Vắc xin phòng bệnh Quai bị sống giảm độc lực của Smorodintsev - 1954: Vắc xin phòng bệnh Bại liệt bất hoạt của Salk
  12. 4 - 1957: Vắc xin phòng bệnh Bại liệt sống giảm độc lực uống của Sabin (OPV) - 1960: Vắc xin phòng bệnh Sởi của Ender và Scharz - 1967: Vắc xin phòng Quai bị của Weibeh và Buynach và Takahashi - 1967: Vắc xin phòng bệnh Dại từ tế bào lưỡng bội người của Viktor - 1973: Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu của Takahashi - 1976: Vắc xin phòng Viêm gan B của Maupas và Hillemann - 1968: Vắc xin phòng viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis C của Gotschlich C - 1971: Vắc xin phòng viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis A của Gotschlich A - 1972: Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do Heamophilus influenza (HiB) - 1976: Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do cầu khuẩn Pneumococcal - 1981: Vắc xin phòng bệnh viêm gan B tái tổ hợp - 1984: Vắc xin phòng bệnh Thương hàn Vi polyshaccaride - 1986: Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis B - 1989: Vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A - 1995: Vắc xin phòng Zona thần kinh do virus Varicella Zoter - 1998: Vắc xin phòng ỉa chảy do Rotavirus - 1999: Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis C cộng hợp (conjugate) - 2000: Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do cầu khuẩn Pneumococcal cộng hợp (conjugate) - 2006: Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV (human Papiloma Virus) - 2015: Vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết (Dengue) Các vắc xin đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong thời gian tới - Vắc xin Herpes - Vắc xin cytomegalovirus - Vắc xin sốt rét - Vắc xin toxoplasma - Vắc xin phòng sâu răng - Vắc xin Leptospira - Vắc xin phòng bệnh chân tay miệng do virus EV71 - Vắc xin phòng AIDS
  13. 5 - Vắc xin phòng bệnh lao BCG tái tổ hợp (DNA recombinate) - Vắc xin phòng bệnh hội chứng đường hô hấp 1.1.2.Bản chất vắc xin: Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân hoặc một phần hoặc có cấu trúc tương tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. 1.1.3. Nguyên lý sử dụng: Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật (VSV) gây bệnh hoặc VSV có cấu trúc kháng nguyên giống VSV gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Nói một cách khác: sử dụng vắc xin là tạo miễn dịch chủ động nhân tạo. Sự bảo vệ hình thành nhờ sự đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc hiệu nhất là IgG, có thể IgA và IgM), vừa trung gian tế bào (đại thực bào và tế bào lympho). Cường độ và hiệu quả của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo: - Vắc xin: Tính chất và hàm lượng của kháng nguyên, những chất phụ gia miễn dịch, thường sử dụng là những muối kim loại: Al hoặc Ca có thể tăng cường sự đáp ứng của một vài vắc xin bất hoạt. - Vật chủ: Tuổi là một nhân tố quan trọng. Trẻ sơ sinh cần ít tháng để đạt sự trưởng thành miễn dịch (dịch thể), ngoài ra kháng thể từ sữa mẹ có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng. Ngược lại sự đáp ứng miễn dịch giảm dần với tuổi nhưng không biến mất ở người lớn tuổi. Những nhân tố di truyền, còn chưa biết rõ cũng ảnh hưởng đến cường độ của sự đáp ứng miễn dịch. 1.1.4. Đặc tính cơ bản của vắc xin: - Tính kháng nguyên đặc thù: Là khả năng kích thích cơ thể tạo thành kháng thể. Kháng nguyên mạnh là kháng nguyên khi đưa vào cơ thể một lần đã sinh ra nhiều kháng thể. Kháng nguyên yếu là những chất phải đưa vào nhiều hoặc phải kèm theo một tá dược mới sinh được một ít kháng thể. - Tính sinh miễn dịch: Vắc xin gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc vi rút giảm độc lực, hoặc với một loại protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính. 1.1.5. Phân loại vắc xin:
  14. 6 - Vắc xin sống giảm độc lực: Là những tác nhân nhiễm trùng tự nhiên, được làm giảm độc một cách nhân tạo ở phòng thí nghiệm. Vắc xin đậu mùa là loại vắc xin đầu tiên trong lịch sử, là một vi rút động vật (đậu bò) có khả năng đem lại sự bảo vệ chéo chống lại virus đậu mùa mà nó rất gần gũi. Phần lớn những vắc xin sống hiện có là những vắc xin vi rút: Vắc xin sốt vàng, vắc xin bại liệt, sởi, rubella, quai bị. Một vắc xin vi khuẩn sống thường sử dụng là BCG. Đối với vắc xin sống, sự chủng ngừa thường một lần, gây nên sự nhiễm trùng nhẹ hoặc không biểu hiện, sự nhân lên của vi rút trong cơ thể gây nên miễn dịch thường lâu bền, tương đương với sự miễn dịch do sự nhiễm trùng tự nhiên.Những thuận lợi của vắc xin sống là tiện lợi (tiêm 1 lần), giá thành thường rẻ. Điều bất tiện là có thể đem lại nguy cơ nhiễm trùng (phản ứng và biến chứng). - Vắc xin chết: Là những chế phẩm kháng nguyên đã mất khả năng nhiễm trùng nhưng còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch. Người ta phân biệt: + Vắc xin chết toàn thể: Loại vắc xin này chứa tất cả các thành phần của tác nhân nhiễm trùng, giết chết bằng nhiệt, formol hoặc b-propiolacton, bao gồm vắc xin vi khuẩn như ho gà, thương hàn TAB, tả uống hoặc vắc xin vi rút như cúm, bại liệt, dại + Vắc xin giải độc tố: Những vắc xin này chết nhưng chỉ chứa kháng nguyên tinh chế: Loại vắc xin này chỉ bao gồm thành phần kháng nguyên quan trọng nhất về phương diện sinh miễn dịch của vi khuẩn hoặc vi rút được tinh khiết và làm bất hoạt. Ví dụ như vắc xin chứa giải độc tố vi khuẩn bản chất protein (vắc xin uốn ván, vắc xin bạch hầu) - Vắc xin tách chiết (vắc xin dưới đơn vị) là vắc xin công nghệ cao, loại chỉ tách lấy một phần vách (vỏ) chứa thành phần kháng nguyên đặc thù Polysaccharide của vi khuẩn (vắc xin não mô cầu, vắc xin phế cầu), vắc xin chứa thành phần kháng nguyên vi rút (vắc xin vi rút viêm gan B được điều chế từ HBsAg có trong huyết tương những người nhiễm kháng nguyên này). Những vắc xin chết có ưu điểm không có nguy cơ nhiễm trùng. Những bất lợi bao gồm: giá thành thường cao, nguy cơ mẫn cảm, một lịch chủng ngừa nhiều lần và lặp lại. - Vắc xin tái tổ hợp (vắc xin công nghệ mới): Là những vắc xin được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, như vắc xin viêm gan B tái tổ hợp. 1.1.6 Nguyên tắc sử dụng vắc xin
  15. 7 Việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao. - Tiêm chủng đúng đối tượng. - Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc, bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng, tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian. - Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng. - Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng. - Bảo quản vắc xin đúng quy định 1.1.7. Phạm vi tiêm chủng: Phạm vi tiêm chủng được quy định tuỳ theo tình hình dịch tễ của từng bệnh. Phạm vi tiêm chủng đương nhiên không giống nhau giữa các nước. Ngay cả các khu vực trong một nước cũng có thể có sự khác nhau. Những quy định này lại có thể thay đổi theo thời gian do sự thay đổi về dịch tễ học của bệnh nhiễm trùng. 1.1.8. Đối tượng tiêm chủng Đối tượng cần được tiêm chủng một loại vắc xin nào đó là tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. - Trẻ em là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm. Sau khi hết miễn dịch thụ động do mẹ truyền (trong thời gian khoảng 6 tháng), nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng của trẻ rất lớn. Trừ những đối tượng chống chỉ định, tất cả trẻ em đều phải được tiêm chủng. - Đối với người lớn, đối tượng tiêm chủng thu hẹp hơn. Thường chỉ tiến hành tiêm chủng cho những nhóm người có nguy cơ cao. Những người đi du lịch đến các vùng dịch tể cần phải được tiêm chủng. Nói chung không được tiêm chủng cho các đối tượng sau đây: - Những người đang bị sốt cao. Những trường hợp đang bị nhiễm trùng nhẹ, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ thì không cần phải hoãn tiêm chủng. - Những người đang ở trong tình trạng dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng hoặc có lịch sử gia đình bị dị ứng vẫn tiêm chủng được, nhưng cần phải theo dõi cẩn thận hơn. - Vắc xin sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho những người bị thiếu hụt miễn dịch, những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc những người mắc bệnh ác tính.
  16. 8 -Tất cả các loại vắc xin vi rút sống giảm độc lực không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai. 1.1.9. Thời gian tiêm chủng Việc tiêm chủng được tiến hành thường xuyên hoặc tập trung tiêm chủng hàng loạt tuỳ thuộc vào yêu cầu của mỗi loại vắc xin và các điều kiện cụ thể khác. - Thời điểm tổ chức tiêm chủng: Khi đã xác định được quy luật xuất hiện dịch, cần phải tiến hành tiêm chủng đón trước mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch. Đối với vaccine được tiêm chủng lần đầu, thời gian tiềm tàng kéo dài từ 24 giờ (trung bình khoảng 1 tuần), tuỳ thuộc vào bản chất vắc xin và tính phản ứng của cơ thể. Hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất sau khoảng 4 ngày đến 4 tuần (trung bình 2 tuần). Đó là kết quả của đáp ứng tiên phát. Khi tiêm chủng nhắc lại, thời gian tiềm tàng sẽ rút ngắn, hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất chỉ sau một số ngày nhờ những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng miễn dịch thứ phát. - Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng: Đối với những vắc xin phải tiêm chủng nhiều lần (khi tạo miễn dịch cơ bản), khoảng cách hợp lý giữa các lần tiêm chủng là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn, mặc dù tiêm chủng lần sau nhưng kết quả đáp ứng của cơ thể vẫn chỉ như tiên phát, đáp ứng miễn dịch thứ phát sẽ không có hoặc bị hạn chế. Ngược lại vì một lý do nào đó phải tiêm chủng lần tiếp theo sau hơn 1 tháng, hiệu quả miễn dịch vẫn được đảm bảo, vì vậy lần tiêm chủng trước vẫn được tính. Tuy nhiên không nên kéo dài việc tiêm chủng nếu không có những lý do bắt buộc, vì trẻ có thể bị măc bệnh trước khi được tiêm chủng đầy đủ. - Thời gian tiêm chủng nhắc lại: Thời gian tiêm chủng nhắc lại tuỳ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch có đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vắc xin. Thời gian này khác nhau đối với các loại vắc xin khác nhau. Khi tiêm chủng nhắc lại thường chỉ cần 1 lần.Với lần tăng cường này, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch nhanh và mạnh hơn, cho dù kháng thể của lần tiêm chủng trước chỉ còn lại rất ít. 1.1.10. Liều lượng và đường đưa vắc xin vào cơ thể Liều lượng: Liều lượng vắc xin tuỳ thuộc vào loại vắc xin và đường vào cơ thể. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp
  17. 9 ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu đối với lần tiêm chủng tiếp theo. Đường tiêm chủng: Mỗi loại vắc xin đòi hỏi một cách thức chủng ngừa thích hợp. Người ta sử dụng nhiều phương pháp chủng ngừa: - Chủng (rạch da): đây là đường cổ điển nhất, được thực hiện ngay từ lúc Jenner sáng chế ra vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Đối với vắc xin này, đường chủng vẫn được dùng cho đến khi bệnh đậu mùa bị tiêu diệt hoàn toàn trên hành tinh của chúng ta (1979), không cần phải chủng đậu nữa. Ngày nay đường chủng vẫn còn được sử dụng cho một số ít vắc xin (BCG, dịch hạch). - Đường tiêm: có thể tiêm trong da, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, không bao giờ tiêm vắc xin vào đường tĩnh mạch. Đa số các vắc xin có thể tiêm dưới da, chỉ một số vắc xin không cho phép sử dụng cách chủng ngừa này, BCG phải tiêm trong da, tiêm dưới da thường hay gây loét. Phương pháp tiêm trong da có nhiều ưu điểm: chỉ cần một lượng vắc xin tương đối nhỏ (0,1ml), ít gây phản ứng, hiệu ứng miễn dịch không kém gì phương pháp tiêm dưới da. Tiêm trong da có thể được thực hiện bằng bơm kim tiêm hoặc bằng bơm nén áp lực không kim, phương pháp này giúp việc tiêm chủng nhanh chóng dễ thực hiện với quy mô rộng rãi, nhưng cần lưu ý đúng kỹ thuật. - Đường uống: Đường uống là đường đưa vắc xin vào cơ thể dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên chỉ thực hiện được đối với những vắc xin không bị dịch đường tiêu hoá phá huỷ. Sự hiểu biết tốt hơn về vai trò của miễn dịch tại chỗ do IgA tiết, những vắc xin phòng nhiễm trùng đường tiêu hoá hoặc nhiếm trùng ở nơi khác nhưng vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá đã được sử dụng (như vắc xin bại liệt) hoặc đang được nghiên cứu đưa vào cơ thể bằng cách uống. Đường uốnglợi điểm là kích thích miễn dịch tại chỗ mạnh hơn nhiều so với đường tiêm, nhưng đường uống không bảo đảm sự cố định của vi rút trong vắc xin, cho nên uống 3 lần liên tiếp vắc xin bại liệt được xem như cần thiết để tạo thành miễn dịch. - Ngậm dưới lưỡi: hiện nay đã có một số vắc xin đường ruột điều chế dưới dạng viên để ngậm dưới lưỡi. Cần phải có một liều lượng kháng nguyên cao mới bảo đảm tác dụng gây miễn dịch. - Nhỏ mũi: Được sử dụng rộng rãi cho vắc xincúm. - Ngoài ra vắc xin còn được đưa vào cơ thể theo một số đường khác như khí dung, thụt đại tràng, những đường này ít được sử dụng. 1.1.11. Các phản ứng phụ do tiêm chủng
  18. 10 Về nguyên tắc, vắc xin phải đảm bảo đủ độ an toàn. Song trên thực tế không thể đạt được mức độ an toàn tuyệt đối. Tất cả các vắc xin đều có thể gây ra phản ứng phụ ở một số người. - Phản ứng tại chỗ: Những phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng là nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị viêm nhiễm, làm mủ. -Phản ứng toàn thân: Trong các phản ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả (10- 20%). Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp (1/10.000), hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. Một số vắc xin có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hơn, trong đó có sốc phản vệ nhưng tỷ lệ rất thấp. Khi bàn đến những phản ứng do vắc xin, rất cần thiết phải nhấn mạnh rằng mức độ nguy hiểm do vắc xin nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng tương ứng gây ra. Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phản ứng nguy hiểm do vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (vắc xin DPT) gây ra. 1.1.12. Bảo quản vắc xin Vắc xin rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Chất lượng vắc xin ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực tạo miễn dịch, vì vậy các vắc xin cần phải được bảo quản tốt ngay từ lúc nó được sản xuất cho tới khi được tiêm chủng vào cơ thể. Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng, các vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 20Cđến 80C. 1.2. Vài nét về lịch sử tiêm chủng trên thế giới Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh tật, chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chương trình tiêm chủng phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Khởi đầu từ năm 1900, chương trình tiêm chủng được thực hiện ở các nước công nghiệp phát triển và vắc xin phòng chống bệnh đậu mùa được đưa vào tiêm chủng đầu tiên. Tiếp theo là vắc xin BCG (các năm 1930 – 1940), vắc xin bại liệt tiêm (1955), vắc xin bại liệt uống (1962). Kết quả là bệnh đậu mùa, căn bệnh người ta lo sợ nhất trong nhiều thế kỷ, được WHO đặt ra mục tiêu loại trừ. Và với những nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ tiêm chủng, căn bệnh này đã được loại trừ vào năm 1980 [2].
  19. 11 Đến năm 1974, 7 loại vắc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm: đậu mùa, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tiêm/uống và sởi. Thời gian đầu chỉ có xấp xỉ 5% số đối tượng được tiêm chủng ở các nước phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới phát động chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc gia. Dần dần, chương trình Tiêm chủng mở rộng trở thành chương trình ưu tiên hàng đầu quốc gia của hầu hết các nước trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Năm 2018, có 116 triệu trẻ em được chủng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP) và ước tính có khoảng 19,4 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới không đạt được các dịch vụ tiêm chủng thông thường như 3 liều vắc-xin DTP. Khoảng 60% trẻ em này sống ở 10 quốc gia: Angola, Brazil, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Pakistan, Philippines và Việt Nam [17]. Tiêm chủng là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhất cho đến nay, giúp ngăn ngừa khoảng 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Là kết quả trực tiếp của tiêm chủng, thế giới gần như đã loại trừ được bệnh bại liệt, chỉ còn ba nước lưu hành bệnh bại liệt - Afghanistan, Nigeria và Pakistan. Tử vong do bệnh sởi, đã giảm 80% trên toàn thế giới từ năm 2000 đến 2017, ngăn chặn khoảng 21,1 triệu ca tử vong. Và tính đến tháng 3 năm 2019, tất cả 13 quốc gia đã loại trừ uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, một căn bệnh có tỷ lệ tử vong từ 70 đến 100% ở trẻ sơ sinh [15]. Tỷ lệ trẻ em được tiêm vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP) thường được sử dụng như một chỉ số về việc các quốc gia cung cấp dịch vụ tiêm chủng thông thường như thế nào. Năm 2018, tỷ lệ bao phủ toàn cầu đối với liều thứ ba của vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) đạt 86%, tăng từ 72% vào năm 2000 và 20% vào năm 1980. Tuy nhiên, tiến trình đã bị đình trệ trong thập kỷ hiện tại và 83 quốc gia vẫn chưa đạt được mục tiêu Kế hoạch hành động về vắc xin toàn cầu (GVAP) là 90% hoặc mức độ bao phủ cao hơn của DTP3. 19,4 triệu trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn thế giới đã không nhận được ba liều DTP được khuyến nghị trong năm 2018 và ước tính 13,5 triệu trẻ em trong cùng độ tuổi không được hưởng lợi từ việc tiêm phòng. Nhiều yếu tố, bao gồm xung đột, đầu tư kém vào các chương trình tiêm chủng quốc gia, dự trữ vắc xin và dịch bệnh, góp phần phá vỡ hệ thống y tế và ngăn chặn việc cung cấp dịch vụ tiêm chủng bền vững. Khoảng 1/5 trẻ sơ sinh
  20. 12 (gần 4 triệu trẻ) chưa được tiêm chủng sống trong môi trường thiếu thốn hoặc nhân đạo, bao gồm cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột. Những đứa trẻ này dễ bị dịch bệnh nhất. Chẳng hạn, tại Yemen, trẻ em chiếm hơn 58% trong số hơn một triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch tả hoặc tiêu chảy nước trong năm 2017. Năm 2018, 9 quốc gia có bảo hiểm DTP3 từ 50% trở xuống - nhiều quốc gia là các quốc gia nghèo hoặc bị ảnh hưởng bởi các trường hợp khẩn cấp: Cộng hòa Trung Phi, Chad, Guinea Xích đạo, Guinea, Samoa, Somalia, Nam Sudan, Cộng hòa Ả Rập Syria và Ukraine. Trên toàn cầu vào năm 2018, hai trong năm trẻ em chưa được tiêm chủng cho DTP3 chỉ sống ở 4 quốc gia: Nigeria, Ấn Độ, Pakistan và Indonesia. Ở các quốc gia đang phát triển đông dân đóng góp đáng kể vào số trẻ em chưa được tiêm chủng mặc dù tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao, điển hình là Ấn Độ hiện có khoảng 2,6 triệu trẻ em chưa được tiêm phòng ngay cả với tỷ lệ bao phủ 89% trong số khoảng 23 triệu trẻ sơ sinh sống sót. Những nỗ lực để tăng mức độ tiêm chủng toàn cầu sẽ đòi hỏi sự tập trung mạnh mẽ vào các quốc gia nơi có số lượng trẻ em chưa được tiêm chủng cao nhất. Thông qua những nỗ lực chung của UNICEF với các đối tác và quốc gia, vắc-xin đã trở nên an toàn và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Chi phí tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em ở các quốc gia thu nhập thấp chỉ là US $ 18 mỗi trẻ em, giảm từ 24,5 đô la Mỹ năm 2013. Ngày càng có nhiều quốc gia cung cấp vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn (139 quốc gia vào năm 2018) và vắc-xin rotavirus (97 quốc gia như của năm 2018) trong các chương trình tiêm chủng của họ, do đó cung cấp sự bảo vệ chống lại viêm phổi và tiêu chảy. Virus u nhú ở người (HPV) là bệnh nhiễm virus phổ biến nhất ở đường sinh sản và có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tính đến năm 2018, vắc-xin HPV đã được giới thiệu ở 90 quốc gia [15]. Nhậm thấy được tầm quan trọng của vắc xin đối với sức khỏe của trẻ em nói riêng và người trưởng thành nói chung, các quốc gia trên thế giới, đại diện là Tổ chức y tế thế giới (WHO) đang hợp tác với các quốc gia và đối tác để cải thiện phạm vi tiêm chủng toàn cầu, bao gồm thông qua các sáng kiến này được Hội đồng Y tế Thế giới thông qua vào tháng 5/2012. Kế hoạch hành động về vắc-xin toàn cầu (GVAP) là một lộ trình để ngăn chặn hàng triệu người chết thông qua việc tiếp cận công bằng với vắc-xin vào năm 2020. Vào tháng 5 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế từ 194 quốc gia đã thông qua một nghị
  21. 13 quyết mới về tăng cường tiêm chủng để đạt được các mục tiêu của GVAP. Nghị quyết kêu gọi các nước tăng cường quản trị và lãnh đạo các chương trình tiêm chủng quốc gia, và cải thiện hệ thống giám sát để đảm bảo chính sách hướng dẫn dữ liệu cập nhật và các quyết định theo chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu suất và tác động. Nó cũng kêu gọi các nước mở rộng các dịch vụ tiêm chủng, huy động tài chính trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế để đạt được các mục tiêu của GVAP[17]. Tại châu Âu, vấn đề tổ chức và cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho các nước trong Liên minh châu Âu (EU) là một trong những vấn đề đáng chú ý và được thảo luận trong các cuộc họp của Ủy ban, tài liệu được các tổng hợp thông qua các báo cáo, nghiên cứu của các quốc gia trong khu vực, nó khái quát hóa tình hình bệnh tật và tiêm chủng của khu vực từ đó tìm ra giải pháp cho hoạt động tiêm chủng của các nước thành viên. Báo cáo này ghi lại những nỗ lực bền vững được thực hiện bởi các quốc gia thành viên EU trong việc giải quyết các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Rào cản nhận thức chính về bảo hiểm tiêm chủng được cải thiện. Bên cạnh đó, hồ sơ quốc gia cũng xác định nhiều hành động khác mà các hệ thống y tế có thể thực hiện để cải thiện phạm vi bảo hiểm. Chúng bao gồm hỗn hợp các ưu đãi và chế tài, các biện pháp nhắm mục tiêu và dịch vụ tiếp cận cộng đồng cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương và mở rộng tài chính công cho việc tiêm phòng cúm, cũng như xóa bỏ các rào cản hành chính [14]. 1.3. Lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Ở Việt Nam dịch vụ tiêm chủng đã được triển khai đến tất cả các xã trên cả nước. Mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ 80% năm 1989 và ở mức trên 90% từ năm 1993 đến nay.
  22. 14 Chương trình TCMR đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc sởi, ho gà và bạch hầu. Chương trình TCMR đã thiết lập được hệ thống dây chuyền lạnh để vận chuyển vắc xin từ trung tâm khu vực tới các địa phương. Việt Nam đã đạt được mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt năm 1997 (được xác nhận năm 2000) và loại trừ uốn ván sơ sinh từ năm 2005 nhờ tỷ lệ bao phủ tiêm chủng thường xuyên cao. Việc đưa vắc xin phòng viêm gan B vào Chương trình TCMR năm 2003 và thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh năm 2006 đã được triển khai rất thành công. Việt Nam cũng đã có những tiến bộ đáng kể hướng tới mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương là loại trừ bệnh sởi và kiểm soát bệnh viêm gan B. Sau chiến dịch tiêm phòng sởi năm 2010, số ca mắc sởi đã giảm [16]. Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib. Năm 2018, đưa vắc xin bại liệt tiêm IPV vào chương trình TCMR. Tất cả các vắc xin trong chương trình TCMR đều miễn phí, bên cạnh đó nhiều vắc xin dịch vụ tính phí khác xuất hiện và rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay như vắc xin cúm, phế cầu, tiêu chảy, thủy đậu, . 1.4. Vài nét về Phòng tiêm ngừa- TTYT huyện Chợ Gạo Phòng tiêm ngừa TTYT huyện Chợ Gạo tiền thân là đơn vị thuộc Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) huyện Chợ Gạo, từ năm 2009, TTYTDP và Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Gạo sáp nhập thành TTYT huyện Chợ Gạo. Phòng tiêm ngừa trực thuộc khoa Kiểm soát dịch bệnh- TTYT huyện Chợ Gạo, thực hiện chức năng tiêm ngừa dịch vụ tại TTYT và thống kê tiêm ngừa dịch vụ tại phòng khám Tịnh Hà (trực thuộc TTYT). Từ khi được thành lập đến nay, PTN đã thực hiện công tác tiêm chủng phòng bệnh dịch vụ, tiêm các loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng như: dại, sởi-quai bị- rubella, viêm gan B, cúm, tiêu chảy, Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêm chủng của người dân ngày càng cao và đa dạng, thống kê 5 năm trở lại đây tại phòng tiêm ngừa- TTYT huyện
  23. 15 Chợ Gạo [3] cho thấy số lượt tiêm chủng dịch vụ của người dân ngày càng tăng. Bảng 1.1. Thống kê số mũi tiêm của một vài loại vắc xin dịch vụ phổ biến tại PTN- TTYT huyện Chợ Gạo ( Đơn vị: lượt người) Vắc xin Viêm Viêm não VAT Dại Cúm SAT TỔNG gan B Nhật Năm Bản 2014 3474 1825 1374 86 317 212 7288 2015 4325 1357 1279 34 77 112 7184 2016 3799 1316 1359 48 149 73 6744 2017 4337 1500 1727 3 117 78 7762 2018 4223 1784 1460 143 121 83 7814 TỔNG 20158 7782 7199 314 781 558 36792 Tuy nhiên, những con số này chưa thực sự phản ánh chính xác quy mô và nhu cầu tiêm ngừa dịch vụ của người dân, bởi theo quy định của Bộ y tế trẻ sinh ra phải được tiêm ít nhất 10 loại vắc xin bắt buộc trong chương trình TCMR, bên cạnh còn nhiều loại vắc xin thiết yếu cần thiết phải tiêm. Vì nhiều lý do mà cha mẹ hoặc người thân các trẻ muốn tiêm dịch vụ thay thế cho tiêm miễn phí. Bên cạnh đó, tình hình khan hiếm vắc xin dại trong nhiều tháng ở nhiều địa phương trong cả nước cũng ảnh hưởng đến số lượt tiêm của người dân, nhiều người dân không được tiêm chủng đầy đủ lịch hoặc không được tiêm dại dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Kinh phí hạn hẹp, thiếu các loại vắc xin và công tác truyền thông không được chú trọng là những nguyên nhân chính làm chậm sự phát triển của công tác tiêm ngừa dịch vụ. 1.5. Một số văn bản quy định về tiêm ngừa vắc xin - Quyết định 3029/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế về việc phê duyệt “ Kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng” [5]. - Quyết định 2301/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em [6].
  24. 16 - Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng [7]. - Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ y tế về việc ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc [8]. - Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ y tế về việc hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ năm 2017 [9]. - Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ y tế Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng[10]. - Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em [11]. 1.6. Một số nghiên cứu liên quan - Nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng [ 13] và cộng sự (2016): “Khảo sát sự hài lòng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi về dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại các Trạm Y tế xã, thị trấn huyện Phú Vang, năm 2016” . - Nghiên cứu của Quách Hoàng Mỹ [ 4] và cộng sự (2014):”Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đến tiêm phòng tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Dương năm 2014”. -Báo cáo “Khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã” của Sở Y tế tỉnh Điện Biên (2014) [1]. 1.7. Thuận lợi và khó khăn của công tác tiêm ngừa dịch vụ tại TTYT Chợ Gạo 1.6.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo TTYT và khoa Kiểm Soát Bệnh Tật. - Sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ khoa và phòng tiêm ngừa. - Tinh thần trách nhiệm của các nhân viên phòng tiêm ngừa. 1.6.2. Khó khăn - Tình trạng khan hiếm vắc xin diễn ra thường xuyên - Cán bộ tiêm ngừa chưa đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng - Hệ thống máy tính của phòng tiêm ngừa cũ kỹ, lạc hậu, thường xuyên hư hỏng ảnh hưởng đến thời gian tiêm ngừa của người dân. - Phòng viện phí ở xa nên gây trở ngại cho người dân trong việc đóng tiền phí tiêm ngừa.
  25. 17 - Các chế độ trợ cấp, phụ cấp cho nhân viên không thường xuyên, liên tục. - Chưa có đãi ngộ đặc thù cho tiêm ngừa dịch vụ: tiền mũi tiêm, vắc xin,
  26. 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Người dân đến tiêm ngừa tại Phòng tiêm ngừa- TTYT huyện Chợ Gạo. 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn - Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu - Không phân biệt giới tính. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu -Những người lớn tuổi, bệnh tật, không thể giao tiếp. 2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu -Từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2019. -Tại Phòng tiêm ngừa, khoa Kiểm soát bệnh tật, TTYT huyện Chợ Gạo. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2 Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: Z 2 .p.(1 p) n= 1 /2 d 2 Trong đó: - n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần phải có - Z: Hệ số tin cậy ở mức xác xuất 95%( =0,05) tương ứng với Z 1,96 (1 ) 2 - p là tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ với dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế. Theo nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng và cộng sự tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 [13], tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ với dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế là 74,2%. - d: là sai số tối đa cho phép tương ứng với độ tin cậy 95% thì d=0,05. Thay số vào công thức trên, ta tính được cỡ mẫu là 294 người. Lấy thêm 10% hao hụt và làm tròn số, ta được tổng số cỡ mẫu nghiên cứu là 330 người. 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện: Các đối tượng đến tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa đồng ý tham gia nghiên cứu.
  27. 19 Để hạn chế sai số hệ thống, chúng tôi quy ước ở mỗi gia đình đến tiêm ngừa chỉ phỏng vấn một đối tượng (nếu có nhiều đối tượng tiêm ngừa trong gia đình), trong trường hợp có nhiều đối tượng thì chọn phỏng vấn cha (mẹ) hoặc người ≥15 tuổi. 2.2.4 Các biến số nghiên cứu: 2.2.4.1 Thông tin chung của đối tượng được phỏng vấn: - Tuổi : trong nghiên cứu chia thành các nhóm tuổi 17-35, 36-55 và 56-86. - Giới tính: có 2 giá trị : nam và nữ - Dân tộc: có 4 giá trị: kinh, hoa, khơme và nhóm dân tộc khác (không thuộc 3 nhóm trước) - Nghề nghiệp: Được ghi nhận khi công việc đối tượng dành nhiều thời gian nhất và là nghề thu nhập chính, gồm các giá trị: nội trợ, nông dân, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, công nhân, buôn bán và nhóm khác. - Trình độ học vấn: có 4 giá trị: 1. Mù chữ : không biết đọc và viết chữ. 2. Cấp 1: từ tốt nghiệp cấp 1 trở xuống hoặc đã biết đọc, viết chữ. 3. Cấp 2 và cấp 3: đang học hoặc đã tốt nghiệp cấp 2 hoặc cấp 3. 4. Trên cấp 3: đã tốt nghiệp hoặc đang học tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường nghề khác. - Tình trạng kinh tế gia đình: có 3 giá trị: Hộ nghèo, cận nghèo khi hộ gia đình đó có mức thu thập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1.300.000 đồng trở xuống. Hộ có mức sống trung bình khi hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng. Các hộ gia đình không thuộc diện trên sẽ thuộc diện khá, giàu. 2.2.4.2 Thang đo sự hài lòng của người dân Sự hài lòng được tính theo tỷ lệ % và giá trị trung bình theo thang điểm Likert gồm 5 mức độ: - Rất không hài lòng/ Hoàn toàn không hài lòng/ Rất lạnh nhạt - Không hài lòng/ Không hài lòng lắm/ Lạnh nhạt - Tạm hài lòng/ Bình thường/ Khá - Hài lòng/ Tốt/ Quan tâm, chu đáo - Rất hài lòng/ Rất tốt/ Rất quan tâm, chu đáo Mức độ hài lòng được tính như sau: (Số người rất hài lòng+Số người hài lòng)/Cỡ mẫu x 100 Các số liệu cần thu thập
  28. 20 + Thông tin về tiêm ngừa của người dân + Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại phòng tiêm ngừa TTYT huyện Chợ Gạo 2.2.5 Thu thập số liệu 2.2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu - Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. 2.2.5.2 Công cụ thu thập số liệu - Bộ câu hỏi soạn sẵn 2.2.5.3 Các bước tiến hành thu thập dữ liệu: - Trình Lãnh đạo khoa Kiểm soát dịch bệnh và Lãnh đạo TTYT cho phép thực hiện thu thập số liệu. - Tập huấn, hướng dẫn cho nhân viên y tế trực tiếp lấy mẫu trên bộ câu hỏi soạn sẵn trước khi tiến hành khảo sát. - Tiến hành lấy mẫu hằng ngày cho đến khi đủ cỡ mẫu 330 người, cuối ngày sẽ tổng hợp các mẫu lấy được và kiểm tra tính chính xác của số liệu. 2.2.6 Phương pháp kiểm soát sai lệch 2.2.6.1 Sai lệch thông tin do điều tra và người được phỏng vấn - Tập huấn, hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, thống nhất về kỹ thuật tiếp cận, phỏng vấn đối tượng và nội dung phỏng vấn. - Tổ chức điều tra thử 30 mẫu và hiệu chỉnh lại bộ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng và điều kiện nghiên cứu trước khi chính thức thu thập số liệu. - Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ thông tin của từng bộ câu hỏi sau mỗi buổi phỏng vấn. 2.2.6.2 Sai lệch thông tin do chọn mẫu - Định nghĩa rõ ràng đối tượng nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại ra. 2.3 Xử lý và phân tích số liệu 2.3.1 Xử lý số liệu : - Số liệu sau khi thu thập về sẽ được kiểm tra từng phiếu trước khi nhập liệu để đảm bảo đầy đủ thông tin mong muốn, nếu có sai xót thì sẽ tiến hành thu thập số liệu bổ sung hoặc liên hệ đối tượng để chỉnh sửa. 2.3.2 Phân tích số liệu - Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. - Áp dụng phương pháp thống kê mô tả tần số và tỷ lệ mức độ hài lòng của người dân và tỷ lệ tiếp cận thông tin cũng như các yếu tố liên quan.
  29. 21 - Thống kê phân tích mối liên quan dựa vào tỷ số chênh (OR), khoảng tin cậy 95% của OR và phép kiểm định  2 ở mức ý nghĩa thống kê 5% . 2.4 Y đức trong nghiên cứu - Đề cương được hội đồng khoa học của TTYT huyện Chợ Gạo thông qua và đồng ý cho tiến hành nghiên cứu. - Khi thu thập số liệu có xin phép và được sự chấp thuận của trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh và người dân đến tiêm ngừa. - Các đối tượng được yêu cầu tham gia nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. - Mọi thông tin cá nhân của đối tượng sẽ được mã hóa và giữ bí mật. - Các thông tin mà đối tượng nghiên cứu cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
  30. 22 Chương 3: KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Giới tính 46.7 Nam Nữ 53.3 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỉ lệ giới tính của các đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong nghiên cứu tương đương nhau: nam giới chiếm 53,3%, nữ giới chiếm 46,7%. 3.1.2 Nhóm tuổi Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Tần số (N) Tỷ lệ (%) 17- 35 87 26,4 36- 55 160 48,5 56-86 83 25,2 Tổng 330 100 Nhận xét: Nhóm tuổi 36-55 chiếm tỷ lệ cao nhất: 48,5%; nhóm tuổi 17- 35 và nhóm tuổi 56-86 chiếm tỷ lệ tương đương nhau, lần lượt là: 26,4% và 25,2%. 3.1.3 Nơi cư trú Bảng 3.2. Phân bố nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu Địa chỉ Tần số (N) Tỷ lệ (%) Trong huyện 289 87,6 Ngoài huyện 35 10,6 Ngoài tỉnh 6 1,8 Tổng 330 100
  31. 23 Nhận xét: Đa số các đối tượng tiêm ngừa đang cư trú trên địa bàn huyện Chợ Gạo 87,6%; 10,6% đối tượng ngoài huyện đến và 1,8% đối tượng ở ngoài tỉnh. 3.1.3 Nghề nghiệp Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Tần số (N) Tỷ lệ (%) Nội trợ 66 20,0 Nông dân 135 40,9 Học sinh, sinh viên 11 3,3 Cán bộ, công chức, viên chức 16 4,8 Công nhân 35 10,6 Buôn bán 11 3,3 Không nghề 2 0,6 Khác 54 16,4 Tổng 330 100,0 Nhận xét: Nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất: 40,9%; nội trợ chiếm 20%, kế đến là công nhân; nghề khác chiếm 16,4%. 3.1.4 Học vấn và kinh tế Bảng 3.4. Học vấn và kinh tế của đối tượng nghiên cứu Học vấn Tần số (N) Tỷ lệ (%) Mù chữ và cấp 1 164 49,7 Cấp 2-3 137 41,5 Trên cấp 3 29 8,8 Tổng 330 100 Kinh tế Hộ trung bình 154 40.9 Hộ khá, giàu 176 59.1 Tổng 330 100 Nhận xét: Trình độ học vấn mù chữ và cấp 1 chiếm tỉ lệ cao nhất là 49,7%, kế đến là cấp 2-3 chiếm 41,5% và trên cấp 3 chiếm 8,8%. Tỉ lệ đối tượng có kinh tế khá, giàu chiếm tỉ lệ là 59,1%, kinh tế trung bình chiếm 40,9%, không có hộ nghèo, cận nghèo. 3.2. Thông tin về tiêm ngừa của đối tượng
  32. 24 3.2.1 Nguồn thông tin tiêm ngừa Bảng 3.5. Nguồn cung cấp thông tin tiêm ngừa cho đối tượng nghiên cứu Nguồn thông tin Tần số (N) Tỷ lệ (%) Người thân, bạn bè 159 48,2 TV, radio 17 5,2 Sách, báo, internet 5 1,5 Nhân viên y tế 264 80 Khác 1 0,3 Nhận xét: 80% đối tượng biết được thông tin tiêm ngừa từ nhân viên y tế, bên cạnh đó người thân, bạn bè cũng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến 48,2%. 3.2.2 Các loại vắc xin đối tượng biết Bảng 3.6. Các loại vắc xin đối tượng nghiên cứu biết Loại vắc xin Tần số (N) Tỷ lệ (%) Dại 106 32,1 Viêm màng não mũ 5 1,5 Ung thư cổ tử cung 1 0,3 Uốn ván 294 89,1 Viêm gan B 146 44,2 Cúm 9 2,7 Thủy đậu 4 1,2 Viêm não Nhật Bản 1 0,3 Tiêu chảy 1 0,3 Não mô cầu 1 0,3 Sởi, quai bị, Rubella 0 0 Khác 0 0 Nhận xét: Trong số các vắc xin phổ biến tại phòng tiêm ngừa TTYT, uốn ván là vắc xin được nhiều đối tượng biết đến: 89,1%, kế đến là vắc xin ngừa viêm gan B chiếm 44,2%, dại chiếm 32,1%, các vắc xin khác chiếm tỉ lệ không đáng kể. 3.2.3 Số loại vắc xin đối tượng đã được tiêm
  33. 25 Bảng 3.7. Số loại vắc xin đối tượng được tiêm Số loại vắc xin đã tiêm Tần số (N) Tỷ lệ (%) 4 loại 2 0,6 Chưa tiêm bao giờ 151 45,8 Tổng 330 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng chưa tiêm bất kỳ loại vắc xin nào chiếm tỉ lệ cao 45,8%, tiêm dưới 2 loại chiếm 40,3%; tỉ lệ tiêm 2-4 loại chỉ chiếm 13,3%. 3.2.4 Nơi đối tượng thường đến tiêm ngừa Bảng 3.8. Đặc điểm nơi tiêm ngừa của đối tượng Nơi thường tiêm ngừa Tần số (N) Tỷ lệ (%) Trạm y tế xã 2 1,1 TTYT huyện 175 97,7 TT KSBT 1 0,6 Viện Pasteur 0 0 Khác 1 0,6 Tổng 179 100,0 Nhận xét: Trong số các đối tượng đã tiêm ngừa, đa số các đối tượng đến tiêm ngừa tại TTYT huyện chiếm 97,7% 3.2.5 Tỉ lệ đối tượng tiêm đủ và đúng lịch Bảng 3.9. Tỉ lệ đối tượng tiêm đủ và đúng lịch Tiêm đủ lịch Tần số (N) Tỷ lệ (%) Có 177 98,9 Không 2 1,1 Tổng 179 100.0 Tiêm đúng lịch Có 134 75,9 Không 45 25,1 Tổng 179 100
  34. 26 Nhận xét: Đa số đối tượng tiêm ngừa tiêm đầy đủ lịch 98,9%. Tuy vậy trong số đối tượng đã tiêm ngừa, tỉ lệ đi đúng lịch chiếm 75,9%, đối tượng tiêm không đúng lịch chiếm 25,1%. 3.2.6 Lý do đối tượng không đi đúng lịch Bảng 3.10. Lý do đối tượng không đi đúng lịch Lý do không đi đúng lịch Tần số (N) Tỷ lệ (%) Quên 42 93,3 Mất lịch tiêm 1 2,2 Thấy không cần thiết 2 4,5 Tổng 45 100,0 Nhận xét: Trong số đối tượng tiêm không đúng lịch, tỉ lệ đối tượng quên lịch tiêm chiếm đa số 93,3%; 4,5% đối tượng tự thấy không cần thiết phải tiêm và 2,2% đối tượng mất lịch tiêm. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại phòng tiêm ngừa Chợ Gạo 3.3.1 Thái độ của nhân viên y tế đối với đối tượng khi đến tiêm ngừa Bảng 3.11. Đánh giá của đối tượng về thái độ của nhân viên y tế Thái độ nhân viên y tế Tần số (N) Tỷ lệ (%) Rất quan tâm, chu đáo 196 59,4 Quan tâm, chu đáo 128 38,8 Bình thường 6 1,8 Lạnh nhạt, hờ hửng 0 0 Rất lạnh nhạt, hờ hửng 0 0 Tổng 330 100,0 Nhận xét: Đa số đối tượng cảm thấy NVYT rất quan tâm đến đối tượng 59,4%, cảm thấy quan tâm, chu đáo là 38,8% và cảm nhận thái độ làm việc bình thường là 1,8%. Nhìn chung mức độ hài lòng về nhân viên y tế là 98,2%. 3.3.2 Đối tượng được khám sàng lọc, tư vấn tiêm ngừa và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm
  35. 27 Bảng 3.12. Đặc điểm nơi tiêm ngừa của đối tượng Khám sàng lọc trước tiêm Tần số (N) Tỷ lệ (%) Có 330 100 Không 0 0 Tổng 330 100,0 Tư vấn tiêm chủng Có 330 100 Không 0 0 Tổng 330 100 Hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm Có 329 99,7 Không 1 0,3 Tổng 330 100 Nhận xét: 100% đối tượng được khám sàng lọc trước tiêm và được tư vấn trong tiêm ngừa dịch vụ, 99,7% đối tượng trả lời được hướng dẫn theo dõi sau tiêm. 3.3.3 NYYT giải thích cho đối tượng Bảng 3.13. Những điều đối tượng được NVYT giải thích NVYT giải thích cho đối Tần số (N) Tỷ lệ (%) tượng Tác dụng của vắc xin 66 20 Các phản ứng sau tiêm 36 10,9 Dặn dò chế độ ăn uống 29 8,8 Cách xử trí vết thương 11 3,3 Lịch tiêm ngừa 315 95,5 Nhận xét: Đa số các đối tượng được giải thích lịch tiêm ngừa 95,5%, 20% đối tượng được giải thích tác dụng của vắc xin và 10,9% đối tượng trả lời được hướng dẫn các phản ứng sau tiêm. 3.3.4 Cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ đảm bảo tiêm ngừa
  36. 28 Bảng 3.14. Đặc điểm Cơ sở vật chất tại phòng tiêm ngừa Đầy đủ cơ sở vật chất Tần số (N) Tỷ lệ (%) Có 293 88,8 Không 37 11,2 Tổng 330 100.0 Nhận xét: 88,8% đối tượng trả lời Phòng tiêm ngừa đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết cho công tác chuyên môn; 37% đối tượng trả lời phòng tiêm ngừa thường xuyên thiếu vắc xin gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêm ngừa của đối tượng. 3.3.5 Thời gian chờ đợi trung bình của các đối tượng đến tiêm ngừa Bảng 3.15. Thời gian chờ đợi tiêm ngừa trung bình và sự hài lòng của đối tượng Thời gian chờ đợi Tần số (N) Tỷ lệ (%) Chưa tới 15 phút 306 92,7 15- 60 phút 0 0 Không nhớ 16 4,9 Tổng 330 100.0 Thời gian chờ đợi là hợp lý Có 296 89,7 Không 34 10,3 Tổng 330 100 Nhận xét: 92,5% đối tượng chờ chưa tới 15 phút để hoàn thành quá trình tiêm ngừa và 2,4% đối tượng phải đợi từ 15-30 phút để được tiêm. 89,7% đối tượng cho biết thời gian chờ đợi của bản thân là hợp lý và 10,3% không cảm thấy thoải mái với thời gian tiêm ngừa của mình. 3.3.6 Khâu chưa hài lòng của đối tượng trong suốt quá trình tiêm ngừa
  37. 29 Bảng 3.16. Đặc điểm nơi tiêm ngừa của đối tượng Khâu chưa hài lòng Tần số (N) Tỷ lệ (%) Sàng lọc trước tiêm 0 0 Đóng tiền phí tiêm ngừa 34 100 Chờ tiêm 0 0 Theo dõi sau tiêm 0 0 Tổng 34 100,0 Nhận xét: Trong số các đối tượng không hài lòng về thời gian chờ đợi tiêm ngừa thì 100% đối tượng cho rằng vấn đề năm ở khâu nhập máy và đóng tiền phí tiêm ngừa. 3.3.7 Đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng đối với dịch vụ tiêm ngừa tại TTYT Bảng 3.17. Mức độ hài lòng chung của đối tượng đối với dịch vụ tiêm ngừa tại TTYT huyện chợ Gạo Đánh giá mức độ hài Tần số (N) Tỷ lệ (%) long chất lượng dịch vụ Rất tôt 121 36,7 Tốt 177 53,6 Bình thường 31 9,4 Khá 1 0,3 Kém 0 0 Tổng 330 100,0 Nhận xét: Mức độ hài lòng chung của đối tượng đối với dịch vụ tiêm ngừa tại TTYT là 90,3%. 0,3% đối tượng đánh giá mức độ hài lòng khá và không có đối tượng đánh giá mức độ kém. 3.4 Mối liên quan giữa mức độ hài lòng chung và các yếu tố ảnh hưởng 3.4.1 Mối liên quan giữa sự hài lòng của đối tượng và giới tính
  38. 30 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sự hài lòng và giới tính Giới Mức độ hài lòng OR tính Hài lòng Chưa hài lòng (KTC 95%) p n % n % Nam 141 91,6 13 8,4 1,313 Nữ 157 89,2 19 10,8 0,471 (0,625-2,754) Tổng 298 90,3 32 9,7 Nhận xét: Nhóm đối tượng nam có tỉ lệ hài lòng là 91,6% và tỉ lệ hài lòng ở nhóm đối tượng nữ là 89,2%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 3.4.2 Mối liên quan giữa sự hài lòng của đối tượng và nhóm tuổi Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sự hài lòng và nhóm tuổi Nhóm Mức độ hài lòng OR tuổi Hài lòng Chưa hài lòng (KTC 95%) p n % n % 17- 35 80 92,0 7 8,0 1 36- 55 0,613 140 87,5 20 12,5 0,288 (0,248-1,512) 56-86 1,365 78 94,0 5 6,0 0,608 (0,416-4,484) Tổng 298 90,3 32 9,7 Nhận xét: Nhóm tuổi 36-55 có tỉ lệ hài lòng là 87,5%, ở nhóm tuổi 17- 35 là 92% và nhóm tuổi 56-86 là 94%. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 3.4.3 Mối liên quan giữa sự hài lòng của đối tượng và tình trạng kinh tế Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sự hài lòng và tình trạng kinh tế Tình Mức độ hài lòng OR trạng Hài lòng Chưa hài lòng (KTC 95%) p kinh tế n % n % Hộ trung 125 92,6 10 7,4 bình 0,629 0,242 Hộ khá, (0,288-1,375) 173 88,7 22 11,3 giàu Tổng 298 90,3 32 9,7
  39. 31 Nhận xét: Nhóm đối tượng co kinh tế trung bình có tỉ lệ hài lòng là 92,6% và tỉ lệ hài lòng ở nhóm đối tượng kinh tế khá, giàu là 88,7%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 3.4.2 Mối liên quan giữa sự hài lòng của đối tượng và thái độ của nhân viên y tế Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sự hài lòng và thái độ của nhân viên y tế Thái độ Mức độ hài lòng OR NVYT Hài lòng Chưa hài lòng (KTC 95%) p n % n % Rất quan 182 92,9 14 7,1 1 tâm Quan 0,626 114 89,1 14 10,9 0,238 tâm (0,288-1,362) Bình 0,038 2 33,3 4 66,7 0,000 thường (0,006-0,229) Tổng 298 90,3 32 9,7 Nhận xét: Tỉ lệ hài lòng ở nhóm đối tượng đánh giá thái độ NVYT rất quan tâm là 92,9% và cao gần gấp 3 lần tỉ lệ hài lòng ở nhóm đánh giá thái độ NVYT bình thường là 33,3 %. Sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê (p 0,05). 3.4.3 Mối liên quan giữa sự hài lòng của đối tượng và mức độ đầy đủ cơ sở vật chất Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sự hài lòng và mức độ đầy đủ cơ sở vật chất Đầy đủ Mức độ hài lòng OR cơ sở Hài lòng Chưa hài lòng (KTC 95%) p* vật chất n % n % Có 270 92,2 23 7,8 0,265 0,004 Không 28 75,7 9 24,3 (0,112-0,628) Tổng 298 90,3 32 9,7 p*: kiểm định Fisher’s Exact Test
  40. 32 Nhận xét: Nhóm đối tượng đánh giá đầy đủ cơ sở vật chất có tỉ lệ hài lòng là 92,2% và tỉ lệ hài lòng ở nhóm đối tượng đánh giá thiếu cơ sở vật chất là 75,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 3.4.4 Mối liên quan giữa sự hài lòng của đối tượng và thời gian chờ đợi Bảng 3.23. Mối liên quan giữa sự hài lòng và thời gian chờ đợi Thời Mức độ hài lòng OR gian chờ Hài lòng Chưa hài lòng (KTC 95%) p* đợi n % n % Có 289 97,6 7 2,4 0,009 0,000 Không 9 26,5 25 73,5 (0,003-0,025) Tổng 298 90,3 32 9,7 p*: kiểm định Fisher’s Exact Test Nhận xét: Nhóm đối tượng đánh giá thời gian chờ đợi hợp lý có tỉ lệ hài lòng là 97,6%, cao hơn so với tỉ lệ hài lòng ở nhóm đối tượng đánh giá thời gian chờ đợi chưa hợp lý (26,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
  41. 33 Chương 4: BÀN LUẬN Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết quả phỏng vấn của 330 người dân đến tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa TTYT huyện Chợ Gạo. Qua nghiên cứu, chúng tôi có một số bàn luận như sau: 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Trong số 330 đối tượng được nghiên cứu, tỉ lệ nam giới chiếm 53,3%, cao hơn so với nữ giới (46,7%). Không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ. Về nhóm tuổi, ta thấy nhóm tuổi 36-55 chiếm gần 50% số đối tượng được nghiên cứu (48,5%) . Nhóm tuổi 17-35 và nhóm tuổi 56-86 chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi khác biệt rất lớn so với phân nhóm tuổi trong nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng. Có sự khác biệt này có thể do cách con đối tượng nghiên cứu. Vì trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng là người dân còn trong nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng đối tượng là bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng. Về phân bố nơi cư trú của đối tượng, ta thấy đa số các đối tượng đến tiêm chủng sinh sống và làm việc trong huyện nhà (87,6%), các đối tượng ngoài huyện đến tiêm chiếm tỉ lệ 10,6 %. Tỷ lệ này tương đối cao do đặc điểm vị trí địa lý của TTYT gần các huyện Gò Công Tây, Tân Phú Đông và thành phố Mỹ Tho nên nhiều người dân ở các huyện này đến tiêm ngừa. Bên cạnh đó TTYT cũng gần với huyện Châu Thành (Long An) và huyện Bình Đại (Bến Tre) và điểm điểm nằm trên trục đường chính quốc lộ 50 nên cũng có không ít đối tượng vãng lai từ các huyện và tỉnh lân cận đến tiêm ngừa. Trong nghiên cứu này, nông dân là đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất 40,9%, cao hơn gần 7 lần so với nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng. Có sự khác biệt này là do đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội của địa phương: huyện Chợ Gạo phát triển nông nghiệp là chủ yếu, còn huyện Phong Điền là huyện có nền công nghiệp phát triển nên công nhân chiếm tỉ lệ cao. Về trình độ học vấn, đối tượng mù chữ và cấp 1 chiếm 49,7%, cấp 2-3 chiếm 41,5%. Điều này phù hợp với đặc điểm nông dân, nội trợ và công nhân chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu. Về tình trạng kinh tế, không có hộ nghèo và cận nghèo trong mẫu nghiên cữu, tỉ lệ hộ khá giàu chiếm tỉ lệ cao gần 60%. 4.2. Đặc điểm về thông tin tiêm ngừa của đối tượng
  42. 34 Đa số các đối tượng đến tiêm ngừa được hướng dẫn và tư vấn bởi nhân viên y tế (80%), bên cạnh đó người thân và bạn bè là nguồn thông tin quan trọng chiếm 48,2%. Về các loại vắc xin mà đối tượng biết, theo nghiên cứu của chúng tôi thì trong số >20 loại vắc xin đang có tại phòng tiêm ngừa thì các đối tượng chỉ mới tiếp cận với 3 loại vắc xin phổ biến là: uốn ván (89,1%), viêm gan B (44,2%) và dại (32,1%). Các vắc xin khác được người dân tiêm rất hạn chế, nguyên nhân là do các vắc xin này giá cao, số lượng nhập hàng hạn chế, nguồn cung không ổn định, công tác tư vấn, giới thiệu vắc xin chưa được chú trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 45,8% chưa được tiêm bất kì loại vắc xin nào, số đới tượng tiêm >4 loại chiếm tỉ lệ rất thấp 0,6%, tiêm <2 loại chiếm tỉ lệ cao 40,3%. Điều đó cho thấy nhận thức về vai trò của vắc xin trong cộng đồng chưa cao. Vì vậy công tác tuyên truyền, truyền thông là rất cần thiết. Đại đa số các đối tượng đến tiêm ngừa tại TTYT, số ít tiêm ngừa tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (0,6%) và các nơi khác (0,6%). Nguyên nhân hàng đầu là do hết vắc xin, đặc biệt là vắc xin dại, bên cạnh đó vắc xin tại phòng tiêm ngừa chưa đa dạng về chủng loại nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của một bộ phận người dân. Nghiên cứu cho thấy, trong số 179 đối tượng đã được tiêm ngừa trước đó, đa số các đối tượng tiêm đủ lịch (98,9%) và 75,5% đối tượng tiêm đúng lịch. Điều này cho thấy việc tiêm ngừa của các đối tượng không được quan tam đúng mực, bên cạnh đó thời gian giữa các mũi tiêm quá lâu cũng ảnh hưởng đến mức độ đi đúng lịch, dẫn đến 93,3% trong số đối tượng không tiêm đúng lịch quên lịch tiêm ngừa, bên cạnh đó việc mất mất lịch tiêm và hiểu biết hạn chế về vắc xin dẫn đến thái độ chủ quan không cần thiết phải tiêm đủ và đúng lịch. 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại TTYT Trong nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng, đối tượng nhận xét thái độ của NVYT ở mức quan tâm, chu đáo chiểm tỉ lệ là 54,8%, tỉ lệ này gần tương đương với nghiên cứu của chúng tôi ở mức rất quan tâm, chu đáo (59,4%). Sự khác biệt cơ bản này thể hiện đúng ở mô hình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ: Tiêm chủng dịch vụ chú trọng thái độ phục vụ của NVYT hơn TCMR nhằm đảm bảo sự thoái mái cho đối tượng và sự cầu thị của NVYT.
  43. 35 Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy mức độ hài lòng với NVYT là 98,2% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Hồ Hữu Hoàng. Về vấn đề sàng lọc, tư vấn trước tiêm và tư vấn sau tiêm cho thấy 100% các NVYT đã làm tốt nhiệm vụ của mình, giải thích đầy đủ cho đối tượng các kiến thức cần thiết về loại vắc xin và nhu cầu tiêm của đối tượng, hướng dẫn xử trí vết thương, phản ứng sau tiêm, Về đặc điểm cơ sở vật chất của Phòng tiêm ngừa, đa số các đối tượng hài lòng về các trang thiết bị cần thiết, tuy vậy có tới 11,2% đối tượng nhận xét chưa hài lòng vì điều này. Các ý kiến đưa ra đa phần tập trung vào việc phòng tiêm ngừa thường xuyên thiếu vắc xin, thiếu bảng hướng dẫn, khu chờ đợi nóng nực, chật chội, thiếu phòng chờ tiêm cho trẻ em, máy vi tính lạc hậu, thiếu các thiết bị tuyên truyền, chưa có khu riêng biệt thẻ hiện tính hiện đại và chuyên nghiệp đúng với hai từ “dịch vụ”. Về thời gian chờ đợi trung bình, qua khảo sát 330 đối tượng ghi nhận 92,7% đối tượng chờ đợi dưới 15 phút để được khám, tư vấn, đóng phí và tiêm ngừa và 2,4% đối tượng phải đợi từ 15-30 phút. Nguyên nhân của sự chậm trễ này thì theo nhận xét của đa số đối tượng là do chậm ở khâu nhập máy và đóng tiền phí: đối tượng phải đợi từ 5-7 phút, thậm chí là 10 phút đế đợi nhập dự liệu vào 2 phần mềm và phải di chuyển >100m vừa đi và về để đóng phí. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các đối tượng bị thương nặng, người già, bệnh tật, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, đặc biệt là các đối tượng lần đầu đến tiêm hoặc từ vùng khác đến. Nhìn chung, qua các phân tích trên và nhận định khách quan của các đối tượng, nghiên cứu ghi nhận mức độ hài lòng chung của các đối tượng đói với chất lượng dịch vụ tại Phòng tiêm ngừa là 90,3%, 9,4% đối tượng nhận xét chất lượng ở mức bình thường và 0,3% đánh giá ở mức khá. Vì vậy làm sao và làm thế nào để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng là yêu cầu cấp thiệt đặt ra trong thời gian tới, giải quyết được các vấn đề này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của phòng tiêm ngừa nói riêng và của TTYT Chợ Gạo nói chung trong tương lai. 4.4 Mối liên quan giữa mức độ hài lòng chung và các yếu tố ảnh hưởng Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, ta thấy giữa giới tính và mức độ hài lòng của các đối tượng không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p>0,05). Song song đó, nhóm tuổi và tình trạng kinh tế gia đình cũng không ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng (p>0,05).
  44. 36 Về thái độ của nhân viên y tế, ta thấy mức độ quan tâm của nhân viên y tế tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của đối tượng, cụ thể là 92,9% đối tượng hài lòng nằm trong nhóm nhân viên y tế rất quan tâm và và trong nhóm NVYT có thái độ làm việc bình thường chỉ có 33,3% đối tượng hài lòng. Sự khác biệt giữa hai nhóm trên có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Về mối liên quan giữa mức độ hài lòng và sự đầy đủ về cơ sở vật chất, kết quả từ bảng 3.22 cho thấy tỉ lệ hài lòng của nhóm đánh giá đầy đủ cơ sơ vật chất có tỉ lệ hài lòng là 92,2%, cao hơn so với mức độ hài lòng ở nhóm đánh giá cơ sở vật chất không đầy đủ (75,5%). Sự khác biệt giữa hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Dựa vào kết quả trong bảng 3.23, ta thấy có mối liên quan giữa sự hài lòng và thời gian chờ đợi tiêm ngừa trung bình của đối tượng (p<0,001). Theo đó, đối tượng có thời gian chờ đợi hợp lý có tỉ lệ hài lòng cao hơn so với nhóm có thời gian chờ đợi không hợp lý.
  45. 37 KẾT LUẬN Qua phân tích kết quả phỏng vấn 330 người dân đến tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa TTYT huyện Chợ Gạo, chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng 1.1. Thái độ của NVYT đối với các đối tượng đến tiêm ngừa 59,4% đối tượng đanh giá NVYT có mức độ rất quan tâm, chu đáo; 38,8% đánh giá mức độ quan tâm chu đáo và 1,8% đối tượng đánh giá NVYT có thái độ bình thường không quá nhiệt tình trong đối xử với các đối tượng. 1.2.Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cần thiết tại phòng tiêm ngừa: Tỉ lệ đối tượng đánh giá Phòng tiêm ngừa đầy đủ cở sở vật chất là 88,8%, 11,2% chỉ ra nhiều thiếu thốn trong việc trang bị cơ sở vật chất và vật tư tiêm chủng dịch vụ. 1.3.Thời gian chờ đợi trung bình để được tiêm ngừa Tỉ lệ đối tượng chờ đợi chưa đến 15 phút là 92,7%; 4,9% đối tượng không nhớ rõ và 2,4% đối tượng khẳng định phải đợi từ 15-30 phút. Trong đó, 100% đối tượng phàn nàn về khâu chờ đợi đóng tiền phí tiêm ngừa. 1.4.Mức độ hài lòng chung của người dân đến tiêm ngừa tại TTYT Mức độ hài lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại TTYT là 90,3%. 2. Mối liên quan giữa mức độ hài lòng và một số yếu tố 2.1. Liên quan giữa mức độ hài lòng và thái độ của NVYT Mức độ hài lòng ở nhóm đối tượng đánh giá NVYT có thái độ rất quan tâm, chu đáo cao hơn nhóm đánh giá NVYT có thái độ bình thường (p<0,001) 2.2. Liên quan giữa mức độ hài lòng và mức độ đầy đủ cơ sở vật chất Mức độ hài lòng của nhóm đối tượng đánh giá mức độ đầy đủ về cơ sở vật chất cao hơn so với nhóm đánh giá cơ sở vật chất không đầy đủ (p<0,05) 2.3. Liên quan giữa mức độ hài lòng và thời gian chờ đợi trung bình Mức độ hài lòng của nhóm đối tượng đánh giá thời gian chờ đợi hợp lý cao hơn so với nhóm đánh giá thời gian chờ đợi không hợp lý (p<0,05)
  46. 38 KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: mức độ hài lòng của người dân phụ thuộc vào toàn vào 3 yếu tố: con người-thái độ nhân viên y tế; vật chất-trang thiết bị và cơ sở vật chất; và thời gian chờ đợi . Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ của phòng tiêm ngừa đồng thời sẽ nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Để làm được điều đó, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 1. Về con người: có chế độ đãi ngộ, chính sách khuyến khích đặc thù nhằm hỗ trợ và động viên thái độ phục vụ của nhân viên phòng tiêm ngừa( bồi dưỡng hiện vật, bồi dưỡng mũi tiêm, thưởng vượt chỉ tiêu, ) bên cạnh việc thường xuyên tập huấn quy tắc ứng xử của NVYT và thái độ làm việc mang tính” dịch vụ” trong thời đại y tế công- tư cùng phát triển. 2. Về cơ sở vật chất: đầu tư trang thiết bị vật tư y tế cần thiết (đảm bảo cung cấp đầy đủ vắc xin, hợp tác với các công ty tư nhân đảm bảo nguồn cung ổn định, trang bị phòng chờ trước và sau tiêm, ti vi, ) 3. Về thời gian chờ đợi: đảm bảo đường truyền internet ổn định, tách bộ phận nhập máy và kế toán riêng cho khối dự phòng, trang bị phòng xét nghiệm riêng để thuận lợi cho việc xét nghiệm phục vụ cho công tác tiêm ngừa và phòng bệnh- phòng tiêm ngừa có thể chỉ định các xét nghiệm khác mang tính dịch vụ để phục vụ các khách hàng có nhu cầu như xét nghiệm đường huyết, chức năng gan, bộ mỡ, công thức máu, 4. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là công tác truyền thông: treo pano, áp phích, bài tuyên truyền, tại TTYT và các TYT trên địa bàn huyện.
  47. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Sở Y tế tỉnh Điện Biên (2014), "Báo cáo khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã". 2. Dương Thị Hồng (2009), "Vài nét về tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới", Y học thực hành, tr. 641+642, tr.3. 3. Phòng tiêm ngừa (2019), "Báo cáo tình hình tiêm ngừa tại Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo năm 2014-2018". 4. Quách Hoàng Mỹ, Nguyễn Phú Thạch, Cao Đăng Hưng (2014), "Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đến tiêm phòng tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Dương năm 2014", Nghiên cứu khoa học năm 2014 tỉnh Bình Định. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương. 5. Bộ y tế (2013), "Quyết định về việc phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác tiêm chủng"". 6. Bộ Y tế (2015), "Quyết định về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em". 7. Bộ y tế (2016), "Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng". 8. Bộ y tế (2017), "Thông tư ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc". 9. Bộ y tế (2017), "Thông tư hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ". 10. Bộ Y tế (2018), "Thông tư Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng". 11. Bộ Y tế (2019), "Quyết định về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em". 12. Đoàn Hữu Thiển (2017), "Tổng quan về vắc xin", Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế. vac-xin-c18-492.aspx. 13.Hồ Hữu Hoàng (2016), "Khảo sát sự hài lòng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi về dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại các Trạm Y tế xã, thị trấn huyện Phú Vang, năm 2016", Đề Tài Nghiên cứu Khoa Học TTYT huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Tiếng Anh 14. EU (2018), "The organization and delivery of vaccination services in the European Union", Prepared for the European Commission. 15. UNICEF (2018), " health/immunization/". 16. WHO(2019), " ".
  48. 17. WHO (2019), " sheets/detail/immunization-coverage". PHỤ LỤC 1 Lịch tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia 2018: Độ tuổi Loại vắc xin Đường dùng Số liều 24 giờ sau sinh Viêm gan B Tiêm bắp 1 mũi duy nhất Sau sinh (càng 1 mũi duy nhất Lao - BCG Tiêm trong da sớm càng tốt) (0.1ml) 5 trong 1 Quinvaxem: bạch hầu – ho gà – uốn Tiêm bắp Mũi 1 02 tháng tuổi ván – viêm gan B – Hib. Bại liệt OPV Uống Lần 1 5 trong 1 Quinvaxem Tiêm bắp Mũi 2 03 tháng tuổi Bại liệt OPV Uống Lần 2 5 trong 1 Quinvaxem Tiêm bắp Mũi 3 04 tháng tuổi Bại liệt OPV Uống Lần 3 09 tháng tuổi Sởi Tiêm dưới da 1 mũi Bạch, hầu, ho gà, uốn ván Tiêm bắp Nhắc lại mũi 4 18 tháng tuổi DPT Sởi Tiêm dưới da Tiêm nhắc lại - Mũi 1; Mũi 2 (2 tuần sau mũi 1); Từ 12 tháng tuổi Viêm não Nhật Bản Tiêm dưới da Mũi 3 (1 năm sau mũi 2) Một số vắc xin dịch vụ cần thiết: Loại vacxin Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Ghi chú 5 trong 1 hoặc 6 trong Cách mũi Tiêm khi trẻ 2 Cách mũi 2 ít Mũi 4 khi trẻ 1 (Pentaxim, Infanrix 1 ít nhất 1 tháng tuổi nhất 1 tháng 15-18 tháng Hexa) tháng Não mô cầu BC (VA Tiêm khi trẻ từ Cách mũi 1 ít nhất 6 tuần Mengoc BC) 6 tháng trở lên Uống khi trẻ Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng Tiêu chảy (Rotarix) từ 6 - 15 tuần ( nên trước 24 tuần)
  49. Uống khi trẻ Cách mũi Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng Tiêu chảy Rotateq từ 7.5 – 12 1 ít nhất 1 (nên trước 32 tuần) tuần tháng • 6 tuần - dưới 7 tháng: 3 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 4 ít nhất 6 tháng sau mũi 3 Phế cầu (Synflorix) • 7 tháng - dưới 12 tháng: 2 mũi đầu cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 2 tháng • Trên 1 tuổi: 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. +1-13 tuổi: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng Tiêm khi trẻ Thủy đậu +Từ 13 tuổi trở lên: cách mũi 1 ít nhất trên 12 tháng 1 tháng Sởi– quai bị- rubella Tiêm khi trẻ 4-6 tuổi (MMR) trên 12 tháng Sau mũi 3 Tiêm khi trẻ 1 – 2 tuần 1 năm sau Viêm não Nhật Bản B tiêm nhắc trên 12 tháng sau mũi 1 mũi 2 mỗi 3 năm - Trẻ 6 tháng - <9 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng (đối với trẻ chưa tiêm cúm lần nào), sau đó 1 Cúm mũi mỗi năm. - Từ 9 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi mỗi năm Tiêm khi trẻ Viêm gan siêu vi A Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng trên 1 tuổi Thương hàn Tiêm khi trẻ từ Sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm (Typhim Vi) 2 tuổi trở lên Não mô cầu AC Tiêm khi trẻ từ Sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm (Meningo AC) 2 tuổi trở lên Cách mũi Tiêm cho trẻ Ung thư cổ tử cung 1 ít nhất 2 Cách mũi 1 ít nhất 6 tháng. từ 9 – 26 tuổi tháng
  50. PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TẠI PHÒNG TIÊM NGỪA TTYT HUYỆN CHỢ GẠO Mã số phiếu: Ngày thu thập: Nhằm nâng cao chất lượng tiêm chủng dịch vụ tại địa phương, Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo thực hiện khảo sát về dịch vụ tiêm chủng tại Phòng tiêm ngừa khoa Kiểm soát dịch bệnh- TTYT huyện Chợ Gạo. Mục đích của cuộc khảo sát này là lắng nghe ý kiến của người dân về dịch vụ tiêm ngừa và tìm kiếm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của phòng tiêm ngừa nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân. Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác và đánh giá cao sự góp ý của ông/bà/cô/bác/anh/chị trong cuộc khảo sát này. Chúng tôi xin bảo đảm mọi thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. A.THÔNG TIN CHUNG A1. Họ và tên người được phỏng vấn: A2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ A3. Năm sinh (tuổi): A4. Nơi cư trú (ghi rõ ấp, khu phố ): A5. Dân tộc: 1. Kinh 2. Hoa 3. Khơ me 4. Khác A6. Nghề nghiệp (ghi công việc dành nhiều thời gian nhất): 1. Nội trợ 2. Nông dân 3. Học sinh, sinh viên 4. Cán bô, công chức, viên chức 5. Công nhân 6. Buôn bán 7. Không nghề 8.Khác(ghi rõ): A7. Trình độ học vấn: 1. Mù chữ 2. Cấp 1 3. Cấp 2 và 3 4. Trên cấp 3 A8. Tình trạng kinh tế gia đình: 1. Hộ nghèo (Thu nhập bình quân đầu người từ 900.000 đồng/ tháng trở xuống)
  51. 2. Hộ cận nghèo (Thu nhập bình quân đầu người trên 900.000 đồng đến 1300.000 đồng/ tháng) 3. Hộ có mức sống trung bình(Thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.) 4. Hộ khá, giàu B. THÔNG TIN VỀ TIÊM NGỪA B1. Anh/Chị biết thông tin tiêm ngừa từ nguồn nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) 1. Người thân, bạn bè 2. TV, radio 3. Loa phát thanh 4. Sách, báo, internet 5. Nhân viên y tế 6. Khác (Ghi rõ) . B2. Anh/chị thường đi tiêm ngừa ở đâu? (Chọn một đáp án phù hợp nhất) 1. Trạm y tế xã 2. Trung tâm y tế huyện 3. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (Dự phòng tỉnh) 4. Viện Pasteur 5. Khác (ghi rõ) . B3. Anh/chị cho biết lý do vì sao phải tiêm ở nơi khác ngoài TTYT Chợ Gạo 1. Do hết vắc xin 2. Do sợ xảy ra tai biến 3. Khác (ghi rõ) B4. Kể tên các loại vắc xin mà anh/ chị biết: (Có thể chọn nhiều đáp án) 1. Vắc xin ngừa dại 2. Vắc xin ngừa uốn ván (khi đạp đinh,sắt, ) 3. Vắc xin ngừa viêm gan B 4. Vắc xin ngừa cúm 5. Vắc xin ngừa thủy đậu 6. Vắc xin ngừa sởi, quai bị, Rubella 7. Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản 8. Vắc xin ngừa tiêu chảy 9. Vắc xin ngừa não mô cầu 10. Vắc xin ngừa viêm màng não mũ do Hib 11. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung 12. Khác (ghi rõ) . B5. Anh/chị đã tiêm ngừa bao nhiêu loại vắc xin? 1. 4 loại 4. Chưa tiêm bao giờ
  52. (Nếu chọn (4) chuyển sang câu C1) B6. Anh/chị có tiêm đủ lịch các loại vắc xin không? 1. Có 2. Không B7. Anh/chị đã được tiêm chủng hay uống những loại vắc xin nào ? ( Ghi rõ tên vắc xin) B8. Anh/chị có đi đúng lịch hẹn không? 1. Có 2. Không (Nếu chọn “Có” chuyển sang câu C1) B9. Tại sao anh/chị không đi đúng lịch? 1. Quên 2. Do mất lịch tiêm ngừa 3. Nghỉ đã tiêm đủ mũi 4. Thấy không cần thiết phải tiêm nữa 5.Khác (ghi rõ) C. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI PHÒNG TIÊM NGỪA CHỢ GẠO *VỀ NHÂN VIÊN Y TẾ (NVYT) C1. Thái độ của nhân viên y tế đối với anh/chị khi đến tiêm ngừa? 1. Rất quan tâm, chu đáo 2. Quan tâm, chu đáo 3. Bình thường 4. Lạnh nhạt, hờ hửng 5. Rất lạnh nhạt, khó chịu C2. NVYT có kiểm tra sức khỏe anh/chị trước tiêm chủng (Khám sàng lọc) không? 1. Có 2. Không C3. NVYT có nhiệt tình giải thích cho anh/chị không? 1. Có 2. Không (Nếu chọn “ Không” chuyển sang câu C5) C4. NVYT đã giải thích những gì cho anh/chị? 1. Tác dụng của vắc xin 2. Các phản ứng sau tiêm 3. Dặn dò về chế độ ăn uống 4. Cách xử trí vết thương 5. Lịch tiêm ngừa và thời gian tiêm mũi tới 6. Khác (ghi rõ) . C5. Anh/ chị có được hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm không? (Dặn ở lại tối thiểu 30 phút sau tiêm ngừa) 1. Có 2. Không *VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT C6. Theo anh/chị, Phòng tiêm ngừa đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết chưa? 1. Có 2. Không
  53. (Nếu chọn “Có” chuyển sang câu C8) C7. Nếu chưa đủ thì cần bổ sung những gì? *VỀ THỜI GIAN C8. Khi đến tiêm chủng, anh/chị thường phải đợi bao nhiêu phút để được tiêm? 1. Chưa tới 15 phút 2. Từ 15 đến dưới 30 phút 3. Từ 30 – 60 phút 4. Trên 60 phút 5. Không nhớ C9. Anh/Chị thấy thời gian chờ đợi như vậy có hợp lý không? 1. Có 2. Không (Nếu chọn “Có” , kết thúc khảo sát) C10. Anh/chị chưa hài lòng về thời gian ở khâu nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) 1. Khâu sàng lọc trước tiêm 2. Khâu đóng tiền phí tiêm ngừa 3. Khâu chờ tiêm ngừa 4. Khâu theo dõi sau tiêm C11. Vì sao anh/chị chưa hài lòng về khâu đó? (Ghi rõ lý do) . C12. Anh/chị đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ tiêm ngừa tại Phòng tiêm ngừa TTYT huyện Chợ Gạo? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Khá 5. Kém Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị, Phòng tiêm ngừa sẽ tiếp thu và cố gắng sửa đổi để phục vụ tốt hơn trong thời gian tới !